You are on page 1of 52

ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG MẠNG MÁY TÍNH D08VT4 - 2011

A.PHẦN LÝ THUYẾT

Câu 1(Khoa ): Phân biệt chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói.

Chuyển mạch kênh Chuyển mạch gói


Thông tin được truyền từ nguồn tới đích trên một Thông tin truyền đi dưới dạng gói,các gói có thể có
kênh truyền được xác lập trước và kênh này được kích thước khác nhau. Một gói tin thường gồm ba
duy trì đến khi ngắt kết nối. khối: khối thông tin điều khiển, khối dữ liệu hữu
ích và khối chứa thông tin kiểm tra, sửa lỗi. Các gói
tin được truyền độc lập trên mạng .
Ưu điểm:
Ưu điểm: - Hiệu suất truyền tin cao.
- Tốc độ truyền dữ liệu được đảm bảo do - Băng thông sử dụng có thể thay đổi.
kênh truyền được giành riêng trong suốt - Có các cơ chế điều khiển lỗi đảm bảo sự
quá trình giao tiếp. truyền tin tin cậy trong mạng.
- Thời gian trễ nhỏ. - Nếu một đường truyền bị lỗi, dữ liệu vẫn
- Không cần thêm các tín hiệu điều khiển. có thể đến đích theo những đường khác.
- Dùng cho các ứng dụng thời gian thực như
truyền audio, video. Nhược điểm:
Nhược điểm: - Độ trễ của các gói tin lớn.
- Hiệu suất sử dụng đường truyền thấp. - Cần có các tín hiệu điều khiển, kiểm tra
- Tốn thời gian để thiết lập kênh truyền giũa nên làm tăng dung lượng dữ liệu cần
hai trạm. truyền.
- Khi kênh truyền bị lỗi, phải thiết lập lại từ
đầu.

Câu 2(Khoa): Khái niệm độ trễ trong truyền thông? Trình bày các loại trễ trong quá trình gửi một
gói tin từ nguồn tới đích trong mạng, loại trễ nào có giá trị cố định, loại nào không?

Khái niệm: Độ trễ (L)là khoảng thời gian truyền một thông điệp từ nút này đến nút khác trong hệ
thống mạng.

Các loại trễ trong quá trình truyền gói tin từ nguồn tới đích.

- Trễ xử lý: là thời gian đóng gói hay xử lý gói tin tại các nút. Trễ này phụ thuộc vào từng loại thiết
bị khác nhau.

- Trễ truyền lan( Ls .): thời gian truyền một bit thông tin trên đường liên kết từ nguồn tới đích.

Kí hiệu trễ truyền lan :

D
Ls =
Vs

Trong đó: D: khoảng cách truyền giữa hai nút mạng.

Vs : vận tốc ánh sáng.

D08-VT4 pro Page 1


- Trễ truyền tin ( Ti ): là khoảng thời gian cần thiết để truyền đi một đơn vị dữ liệu. Ví dụ trong
chuyển mạch gói, đó là khoảng thời gian để truyền hết tất cả các bit của một gói tin lên đường
truyền.

Si
Ta có: Ti =
B

Trong đó : Si : kích thước của gói tin

B: băng thông.

- Trễ hàng đợi ( Qs ): là thời gian xử lý tại hàng đợi trong các nút mạng. Trong mạng chuyển mạch
gói, trễ hàng đời được tính bằng khoảng thời gian gói chờ từ khi vào hàng đời đến khi ra khỏi
hàng đợi. Trễ hàng đợi biến động phụ thuộc vào số lượng gói tin gửi đến một nút mạng. Khi mà
số lượng gói tin gửi đến vượt quá tốc độ xử lý của nút, những gói tin chưa kịp xử lý được đưa lên
hàng đợi để xử lý sau theo nguyên tắc vào trước, ra trước.

- Những loại trễ có giá trị cố định là: trễ truyền lan, trễ xử lý. Những loại trễ này chủ yếu phụ thuộc
vào thiết bị phần cứng.

- Những loại trễ có giá trị thay đổi : trễ hàng đợi, trễ truyền tin. Trễ hàng đợi phụ thuộc vào số
lượng gói tin truyền trong mạng. Trễ truyền tin phụ thuộc vào độ dài gói tin cần truyền. vì trong
mạng chuyển mạch gói, độ dài gói tin là thay đổi.

Câu 3 (Khoa): Phân biệt khái niệm bandwidth, throughput, goodput khi xác định tốc độ truyền
thông trên mạng máy tính.

Bandwidth là khối lượng dữ liệu có thể truyền tải được trong một thời gian nhất định.có thể hiểu
bandwidth là tốc độ tối đa của kênh truyền. Bandwidth được tính bằng đơn vị bps(bit per second), hay
Bps (byte per second). Còn đối với tín hiệu analog, bandwidth được hiểu là độ rộng băng tần,là khoảng
chênh lệch giữa tần số cao nhất và tần số thấp nhất trên một kênh truyền thông. Bandwidth ở đây đo bằng
đơn vị Hertz.

Throughput là lượng dữ liệu đi qua đường truyền trong một đơn vị thời gian. Throughput được
hiểu là tốc độ thực tế của một kênh truyền tại thời điểm nào đó, giá trị này thay đổi và thường nhỏ hơn
nhiều so với bandwidth. Throughput cũng có đơn vị giống với bandwidth.

Goodput là tốc độ dữ liệu hữu ích đi qua đường truyền trong một đơn vị thời gian. Ví dụ trong
mạng máy tính, dữ liêu hữu ích ở đây là dữ liệu mà tầng ứng dụng(trong mô hình TCP/IP) gửi xuống mà
chưa qua quá trình đóng gói thêm các thông tin điều khiển hay sửa lỗi. trong mạng chuyển mạch gói, giá
trị goodput thường nhỏ hơn throughput và đơn vị của goodput cũng giống đơn vị của bandwidth và
throughput.

Câu 4 (Mai): Khái niệm về giao thức. Trình bày vai trò của các giao thức trong truyền thông

- Khái niệm giao thức( protocol): là một tập hợp các quy tắc chuẩn dành cho việc biểu diễn dữ liệu, phát
tín hiệu, chứng thực và phát hiện lỗi dữ liệu nhờ đó mà các máy tính (và các thiết bị) có thể kết nối và
trao đổi thông tin với nhau.Nói một cách dễ hiểu giao thức là tiêu chuẩn giao tiếp giữa hai hệ thống giúp
chúng hiểu và trao đổi dữ liệu được với nhau.

D08-VT4 pro Page 2


Một giao thức mạng quen thuộc là giao thức TCP/IP - một trong những giao thức của bộ giao thức
TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol). TCP/IP được coi là xương sống của mạng
Internet.
- Vai trò của giao thức trong truyền thông:
+ Đóng gói : trong quá trình trao đổi thông tin , các gói dữ liệu được thêm vào 1 số thông tin điều khiển ,
bao gồm địa chỉ đích , mã phát hiện lỗi , điều khiển giao thức …việc thêm thông tin điều khiển vào gói
dữ liệu được gọi là quá trình đóng gói (Encapsulation).Bên thu sẽ được thực hiện ngược lại , thông tin
điều khiển sẽ được gỡ bỏ khi gói tin chuyển từ tầng dưới lên tầng trên.
+Phân đoạn và tái hợp: mạng truyên thông chỉ chấp nhận kích thước các gói dữ liệu cố định.Các giao
thức ở các tầng thấp cần phải cắt dữ liệu thành những gói có kích thước qui định.Quá trình này gọi là quá
trình phân đoạn.Ngược với quá trình phân đoạn bên phát là quá trình hợp lại bên thu.Dữ liệu phân đoạn
cần phải được hợp lại thành thông điệp thích hợp ở tầng ứng dụng (application).Vì vậy vấn đề bảo đảm
thứ tự các gói đến đích là rất quan trọng .Gói dữ liệu trao đổi giữa hai thực thể qua giao thức gọi là đơn
vị giao thức dữ liệu PDU (Protocol Data Unit).
+Điểu khiển liên kết : Trao đổi thông tin giữa các thực thể có thể thực hiện theo 2 phương thức : hướng
liên kết (Connection -- Oriented) và ko liên kết (Connectionless). Truyền thông liên kết ko yêu cầu có độ
tin cậy cao, ko yêu cầu chất lượng dịch vụ và ko yêu cầu xác nhận (do giao thức UDP đảm nhận).Ngược
lại truyền theo phương thức hướng liên kết yêu cầu độ tin cậy cao, đảm bảo chất lượng dịch vụ và có xác
nhận , trước khi 2 thực thể trao đổi thông tin với nhau giữa chúng 1 kết nối được thiết lập và sau khi trao
đôi xong kết nối sẽ được giải phóng (do giao thức TCP đảm nhận).
+Giám sát : các gói tin PDU có thể lưu chuyển độc lập theo các con đườn khác nhau, khi đến đích có
thể ko theo thứ tự như khi phát.Trong phương thức hướng liên kết , các gói tin phải được yêu cầu giám
sát. Mỗi một PDU có một mã tậphợp duy nhất và được đăng ký theo tuần tự. Các thực thể nhận sẽ khôi
phục thứ tự các gói tin như thứ tự bên phát.
+Điều khiển lưu lượng: liên quan đến khả năng tiếp nhận các gói dữ liệu của thực thể bên thu và số
luợng or tốc độ của dữ liệu được truyền bởi thực thể bên phát sao cho bên thu ko bị tràn ngập, đảm bảo
tốc độ cao nhất.Một dạng đơn giản của điều khiển lưu lượng là thủ tục dừng và đợi (Stop anh wait) ,
trong đó mỗi PDU đã phát cần phải được xác nhận trước khi truyền gói tin tiếp theo.Có độ tin cậy cao
khi truyền 1 số lượng nhất định dữ liệu mà ko cần xác nhận.Kỹ thuật cửa sổ trượt là thí dụ cơ chế này.
Điều khiển lưu lượng là 1 chức năng quan trọng cần phải được thực hiện trong 1 số giao thức.
+Điêu khiển lỗi :là kỹ thuật cần thiết nhằm bảo vệ dữ liệu ko bị mất or bị hỏng trong qua trình trao đổi
thông tin.Phát hiện và sửa lỗi bao gồm việc phát hiện lỗi trên cở sở kiểm tra khung và truyền lại các
PDU khi có lỗi.Nếu một thực thể nhận xác nhận PDU lỗi , thông thường gói tin đó sẽ được gửi trả lại.
+Đồng bộ hoá : các thực thể giao thức có các tham số về các trạng thái và định nghĩa trạng thái, đó lá
các tham số về kích thước cửa sổ, tham số liên kết và giá trị thời gian. Hai thực thể truyền thông trong
giao thức mạng.cần phải đồng thời trong cùng 1 trạng thái xác định.Ví dụ cùng trạng thái khởi tạo, điểm
kiểm tra và huỷ bỏ , được gọi là đồng bộ hoá. Đồng bộ hoá sẽ khó khăn nếu thực chỉ xác định được trạng
thái của hực thể khác khi nhận các gói tin.Các gói tin ko đến ngay mà phải mất 1 thời gian để lưu chuyển
từ nguồn đến đích và các gói tin PDU cũgn có thể bị thất lạc trong quá trình truyền.
+Địa chỉ hoá : 2 thực thể có thể truyền thông được với nhau cần phải nhận dạng được nhau.Trong mạng
quảng bá các thực thể phải nhạn dạng định danh của nó trong gói tin. Trong gói các mạng chuyển mạch ,
mạng cần phân biệt thực thể đích để định tuyến dữ liệu trước khi thiết lập kết nối

Câu 5 (Mai) Ưu điểm của mô hình phân lớp. Trình bày các tầng (layer) của mô hình OSI: tên,
chức năng, đơn vị dữ liệu của từng layer?

- Ưu điểm của mô hình phân lớp :


+ Chia hoạt động thông tin mạng thành những phần nhỏ hơn, đơn giản hơn giúpchúng ta dễ
khảo sát, tìm hiểu và nghiên cứu.
+Chuẩn hóa các thành phần mạng để cho phép phát triển mạng từ nhiều nhà cung cấp sản phẩm.
+Ngăn chặn được tình trạng sự thay đổi của một tầng làm ảnh hưởng đến cáctầng khác, giúp mỗi tầng có
thể phát triển độc lập và nhanh chóng hơn.
D08-VT4 pro Page 3
+Thêm, xóa, sửa các chức năng của mỗi tầng dễ dàng hơn.

- Trình bày các tầng của mô hình OSI

+ Tầng vật lý
Tầng vật lý là tầng cung cấp các phương thức truy cập vào đường truyền vật lý để truyền các dòng bit (0,1)
không cấu trúc.Ngoài ra nó còn cung cấp các chuẩn về điện, dây cáp, đầu nối, điện áp, tốc độ truyền dẫn,
giao diện kết nối….Trong các hệ thống, tầng vật lý còn được thiết kế để giảm thiểu lỗi khi hoạt động
.Trong trường hợp có lỗi thì các tầng trên cũng sẽ bị ảnh hưởng.
+ Tầng liên kết dữ liệu
Tầng liên kết dữ liệu có nhiệm vụ tạo lập các khung từ các bit dữ liệu và gửi chúng lên kênh truyền thông
vật lý thông qua tầng vật lý (đồi với máy gửi),nhận khung, kiểm tra lỗi và chuyển khung không có lỗi lên
tầng mạng ( đối với máy nhận).Tầng data-link phía nhận gửi tín hiệu xác nhận cho tầng data-link phía
truyền .Nếu sau một khoảng thời gian nhất định mà không thấy phản hồi xác nhận từ phía nhận thì phí
truyền có thể sẽ truyền lại khung.
+Tầng mạng
Là tầng định vị và quản lý địa chỉ logic mạng, quản lý đường đi giữa các node bên trong mạng chuyển
mạch gói và có nhiệm vụ xác định việc chuyển hướng, định tuyến cho các gói tin trong mạng.Đơn vị dữ
liệu của tầng mạng là các gói .Các giao thức thường được sử dụng ở tầng mạng là IP,RIP,OSPF,apple
talk…
Trong các mạng dữ liệu công cộng, chức năng tính cước thường được xây dựng bên trong tầng mạng.Phần
mềm trong tầng mạng phải dếm xem có bao nhiêu gói tin hoạc ký tự mà mỗi khách hàng đã gửi để đưa ra
thông tin tính cước.
+Tầng giao vận
Tầng giao vận hoạt động như một tầng giao diện giữa các tầng thấp (dành cho việc kết nối mạng) và các
tầng cao (dành cho các dịch vụ ứng dụng).Tầng giao vận cung cấp dịch vụ chuyên dụng chuyển dữ liệu
giữa các người dùng tại hai đầu cuối (end to end).Để đảm bảo cho quá trình truyền thông không bị lỗi và
các gói tin không bị mất, tầng giao vận thường đánh số các gói tin ,đảm báo chúng chuyển theo đúng thứ
tự.
Tầng giao vận thường cung cấp 2 lớp dịch vụ cơ sở cho tầng phiên:
- Truyền các thông điệp và gói dữ liệu riêng biệt qua mạng.Các thông điệp được truyền có thể tới đích theo
thứ tự khác nhau và có thể không xuất hiện lỗi.VD : Giao thức UDP
- Kênh truyền điểm-điểm không lỗi sẽ chuyển tiếp các gói tin theo thứ tự giống như khi chúng được bắt
đầu gửi.VD :giao thức TCP
+Tầng phiên
Tầng phiên cho phép sử dụng trên các máy khác nhau thiết lập các phiên làm việc với
nhau.VD như cho phép truyền tệp tin giữa 2 máy tính.
Tầng phiên cho phép truyền thông các dữ liệu bình thường giống như tầng giao vận
nhưng nó còn cung cấp một số dịch vụ mở rộng hữu ích cho các ứng dung.VD:dịch vụ quản lý đàm
thoại,các phiên làm việc có thể cho phép truyền thông 2 hường hoặc 1 hướng tại 1 thời điểm.Nếu truyền
thông 1 hường được cho phép, tầng phiên có thể biết được hường nào đang sử dụng.
Một dịch vụ khác của tầng phiên là dịch vụ truyền thành công các tệp có kích thước
lớn.Nếu không có dịch vụ này thì chỉ cần1 lỗi nhỏ trong quá trình truyền ucngx xo sthể phá hủy cả 1 tệp và
phải truyền lại.Để thực hiện điều này, tầng phiên chèn các điểm kiểm tra vào tron luôngd dữ liệu, do vậy
nếu có lỗi chỉ cần truyền lại dữ liệu từ điểm kiểm tra cuối cùng.
+Tầng trình diễn
D08-VT4 pro Page 4
Là tầng chuyển đổi các thông tin từ cú pháp ngường sử dụng sang cú pháp để truyền dữ
liệu .VD:chuyển đổi tệp văn bản từ mã ASCII sang mã unicode
Ngoài ra, tầng trình diễn còn có thể nén dữ liệu truyền và mã hóa chúng trước khi truyền để bảo mật.
+Tầng ứng dụng
Là tầng gần với người sử dụng nhất.Nó cung cấp phương tiện cho người dùng truy cập
các thông tin và dữ liệu trên mạng thông qua chương trình ứng dụng.Tầng này là giao diện chính để người
dùng tương tác với chương trình ứng dụng.
Một số ứng dụng trong tầng này như telnet, email, FTP,STM…
VD:Trong giao thức ứng dụng email (thư điện tử), ngoài các chức năng giống với các chức năng của giao
thức truyền tệp, nó còn cung cấp các chức năng như xóa,gửi, đọc thư.

Câu 6 (Mai) : Các layer trong mô hình TCP/IP và mối tương quan với mô hình OSI

Bộ giao thức điều khiển truyền dẫn/giao thức internet TCP/IP là một tên dùng chung cho một họ
các giao thức tiêu chuẩn dùng cho việc trao đổi thông tin giữa máy tính-máy tính.
Hiện nay, TCP/IP được sử dụng rất phổ biến trong mạng máy tính mà điển hình là trong mạng
Internet.TCP/IP được phát triển trước mô hình OSI nên các tầng trong TCP/IP không tương ứng hoàn
toàn với các tầng trong mô hình OSI
Bộ giao thức TCP/IP được chia thành 4 tầng :tầng truy cập mạng (network acess), tầng liên mạng
(internet) , tầng giao vận(transport) và tầng ứng dụng(application).

Mô hình TCP Mô hình OSI


Ưng dụng
Ứng dụng Trình diễn
Phiên
Giao vận Giao vận
Liên mạng Mạng
Truy cập mạng Liên kết dữ liệu
Vật lý

Mô hình phân tầng TCP/IP

- Tầng truy câp mạng


Tầng truy cập mạng cung cấpmột giao tiếp với mạng vật lý, khả năng kiểm soát lỗi cho dữ liệu
phân bố trên mạng vật lý.Các định dạng dữ liệu cho môi trường truyền và các địa chỉ dữ liệu cho mạng
con được dựa trên các địa chỉ vật lý.

D08-VT4 pro Page 5


Các chức năng của tầng truy cập mạng bao gồm:ánh xạ địa chỉa IP sang địa chỉ vật lý, đóng gói
dữ liệu IP vào khung.Dựa trên kiểu phần cứng và giao diện mạng,tầng giao diện mạng sẽ xác đinh kếy
nối với phương tiện vật lý của mạng
Tầng truy cập mạng hỗ trợ tất cả các giao thức chuẩn và độc quyền Ethernet, token ring, frame
relay, X25…
- Tầng liên mạng
Lớp liên mạng trong chồng giao thức TCP/Ip tương ứng với lớp mạng trong mô hình OSI.Chức
năng chính của lơp sliên mạng là đánh địa chỉ logic và định tuyến gói tin tới đính.VD một số giao thức ở
tầng này như là IP,ICMP,ARP, RARP…
Trong đó giao thức chính hoạt động ở tầng này là giao thưc IP.Giao thưc IP là giao thức truyền
thông kkhông tin cậy .nó cung cấp dịch vụ chuyển gói tin phi kết nối vơi phương thức "nỗ lực tối đa"
(best-effort) để tới đích.Best-effort ở đây có nghĩa là Ip không cung cấp chức năng theo dõi và kiểm tra
lỗi gói tin, nó chỉ cố gắng chuyển gói tin đến được đích nhưng không đảm bảo độ tin cậy.Nếu độ tin cậy
là yếu tố quan trọng thì Ip phải hoạt động với một giao thức tầng trên tin cậy , chẳng hạn như là TCP.
- Tầng giao vận
Tầng giao vận có chức năng chuyển phát toàn bộ thông báo từ tiến trình đến tiến trình (process to
process)Tầng này có 2 giao thức FTP và UDP,mỗi giao thức cung cấp một loại dịch vụ giao vận:hướng
kết nối và phi kết nối.
+ TCP là một giao thức truyền thông hướng kết nối tin cậy, nghĩa là phải thiết lập liên kết giữa 2 thực
thể TCP trước khi chúng trao đổi dữ liệu với nhau.Nhiệm vụ của TCP là sắp xếp và bảo đảm các gói đến
đúng thứ tự từ phía thu.
+UDP là giao thức truyền thông phi kết nối và không tin cậy.UDP có trách nhiệm truyền các thông báo
từ tiến trình đến tiến trình nhưng không cung cấp các cơ chế để giám sát và quản lý.UDP cũng cung cấp
cơ chế gán và quản lý các số cổng để định danh duy nhất cho các ứng dụng chạy trên một trạm của
mạng.Do đơn giản nên UDP thường được sử dụng cho các ứng dụng không đòi hỏi độ tin cậy cao
- Tầng ứng dụng
Tầng ứng dụng cung cấp các dịch vụ dưới dạng các giao thức cho ứng dụng của người dùng.Một
số giao thức tiêu biểu tại tầng này gồm
+ FTP (File Transfer Protocol): Đây là một dịch vụ hướng kết nối và tin cậy, sử dụng giao

thức TCP để cung cấp truyền các tập tin giữa các hệ thống hỗ trợ FTP.

+Telnet (Terminal Network): Cho phép các phiên đăng nhập từ xa giữa các máy tính. Do

Telnet hỗ trợ chế độ văn bản nên giao diện người dùng thường ở dạng dấu nhắc lệnh tương

tác. Chúng ta có thể đánh lệnh và các trả lời sẽ được hiển thị.

+ HTTP (Hyper Text Transfer Protocol): Trao đổi các tài liệu siêu văn bản để hỗ trợ cho

WEB.

+ WWW (World Wide Web): là một khung làm việc có kiến trúc để truy cập các tài liệu liên

kết trải khắp hàng ngàn máy trên tất cả mạng Internet.

+ SMTP (Simple Mail Transfer Protocol): Truyền thư điện tử giữa các máy tính. Đây là dạng

đặc biệt của việc truyền tập tin được sử dụng để gửi các thông báo tới một máy chủ thư điện

tử (mail server) hoặc giữa các máy mail server với nhau.

D08-VT4 pro Page 6


+ POP3 (Post Office Protocol version 3): Cho phép lấy thư điện tử từ hộp thư trên máy mail

server.

+ DNS (Domain Name System): Hệ thống chuyển đổi tên miền thành địa chỉ IP và ngược lại.Khi cần
truy cập đến một Website trên Internet, người dùng có thể gõ địa chỉ IP của Website đó hoặc gõ tên
DNS. Vì các địa chỉ IP rất khó nhớ, DNS là một dịch vụ đáng giá. Nó giúp

mọi người dùng tên để truy cập Internet.

+ DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol): Giao thức cung cấp các thông tin cấu hình

động cho các máy trạm, ví dụ như gán IP cho các host ở trong mạng.

+ NNTP (Network News Transfer Protocol): Giao thức được đưa ra nhằm phục vụ nhóm tin trong hệ
thông mạng. Nó cho phép trao đổi thư tín, bài báo và bản tin điện tử trên Internet.

Câu 7(Huyền). Trình bày đặc điểm của các ứng dụng mạng và giao thức tầng ứng dụng.

Trả lời:

Tầng ứng dụng cung cấp các dịch vụ dưới dạng giao thức cho ứng dụng của người dùng. Đặc
điểm của một số giao thức tiêu biểu của tầng này như sau:

1. FTP (file transfer protocol)

FTP là một dịch vụ cho phép sao chép file từ một hệ thống máy tính này đến hệ thống máy tính
khác FTP bao gồm thủ tục và chương trình ứng dụng, và là một trong những dịch vụ ra đời sớm nhất trên
Internet.

FTP có thể được dùng ở mức hệ thống, trong Web browser hay một số tiện ích khác. FTP vô
cùng hữu ích cho những người dùng Internet, bởi vì khi tìm kiếm trên Internet, người dùng sẽ tìm thấy vô
số những thư viện phần mềm có ích về rất nhiều lĩnh vực và có thể tải chúng về để sử dụng.

2. Dịch vụ tên miền DNS (Domain Name Server)

Việc định vị các máy tính trên mạng bằng các địa chỉ IP có nhiều lợi ích, tuy nhiên với người sử
dụng, việc nhớ các con số đó là một việc rất khó khăn. Hơn nữa, địa chỉ IP không mang thông tin về địa
lý, tổ chức hay người dùng. Vì thế, người ta xây dựng hệ thống đặt tên gọi là Domain Name Server để
cung cấp cho người dùng cách đặt tên cho các máy tính với cách đặt tên thông thường quen thuộc.

Một domainame thông thường có dạng: Tên_người_dùng@Tên_miền. Với tên miền được phân
làm các cấp nối với nhau bởi dấu ".". Tên miền được NIC cung cấp. Tên miền cao nhất là cấp quốc gia
được đặt bởi 2 chữ cái: Việt nam là VN , Pháp là FR .... nếu không có gì thì được hiểu như thuộc USA
Mức tiếp theo chỉ lãnh vực hoạt động: edu: giáo dục , gov: chính phủ , com: thương mại, mil: quân sự.

Sau đó có thể là tên công ty và tên máy tính. Một máy tính có thể có nhiều tên nhưng trên mạng
mỗi tên là duy nhất. Việc ánh xạ địa chỉ IP vào tên miền được thực hiện bởi các Name Server cài đặt tại
máy Server và Name Resolver cài đặt trên máy trạm.

3. Dịch vụ WEB

WEB là dịch vụ Internet ra đời gần đây nhất, nhưng phát triển nhanh nhất hiện nay. Nó cung cấp một giao
diện vô cùng thân thiện với người dùng, dễ sử dụng, vô cùng thuận lợi và đơn giản để tìm kiếm thông tin.
Web liên kết thông tin dựa trên công nghệ hyper-link (siêu liên kết), cho phép các trang Web liên kết với
nhau trực tiếp qua các địa chỉ của chúng.

D08-VT4 pro Page 7


4. Telnet (terminal network)

Cho phép các phiên đăng nhập từ xa giữa các máy tính. Do telnet hỗ trợ các chế độ văn bản nên giao diện
người dùng thường ở dạng dấu nhắc lệnh tương tác. Người dùng có thể đánh lệnh và các trả lời sẽ dc hiển
thị.

5. SMTP (Simple Mail Transfer Protocol)

SMTP là giao thức được sử dụng để truyền thư điện tử giữa các máy tính. Đấy là dạng đặc biệt của truyền
tập tin được sử dụng để gửi các thông báo tới một máy chủ thư điện tử (mail server) hoặc giữa các máy
mail server với nhau
SMTP sử dụng TCP và IP để định hướng các thông báo về thư tín qua liên mạng.

6. NFS (Network File System)

NFS là giao thức hoạt động ở tầng ứng dụng nhằm cung cấp các dịch vụ về tệp và các thao tác từ xa.
Điểm mạnh của NFS là nó hoàn toàn trong suốt đối với người sử dụng nó cho phép các hệ thống tệp từ xa
được thể hiện như là một phần của hệ thống tệp của máy đang được sử dụng.

7. HTTP (Hyper Text Transfer Protocol)

Trao đổi các tài liệu siêu văn bản để hỗ trợ cho WEB

8. POP 3 (Post Office Protocol version 3)

Cho phép lấy thư điện tử từ hộp thư trên máy mail server

9. IMAP4 (Internet Mail Access Protocol version 4)

Giao thức internet để mở rộng các tính năng của POP3, dc sử dụng trong những năm gần đây trên internet

10. DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol)

Giao thức cung cấp các thông tin cấu hình động cho các máy trạm, ví dụ gán IP cho các host ở trong
mạng.

11. NNTP( Network News Transfer Protocol)

Giao thức được đưa ra nhằm phục vụ nhóm tin trong hệ thống mạng. Nó cho phép trao đổi thư tín, bài báo
và bản tin điện tử trên internet.

12. SNMP ( Simple Network managament Protocol)

Giao thức được dùng để quản trị từ xa các thiết bị mạng chạy TCP/IP. SNMP thường được thực thi trên
các trạm của mạng quản lý, cho phép người quản lý tập trung nhiều chức năng giám sát và điều khiển hệ
thống mạng

Câu 8(Huyền ). Trình bày mô hình ứng dụng client-server. Đặc điểm của các thực thể trong mô
hình này

Mạng khách chủ (client- server) liên quan đến việc xác định vai trò của các thực thể truyền thông
trên mạng. Mạng này xác định thực thể nào có thể tạo ra các yêu cầu dịch vụ và thực thể nào có thể phục
vụ nhu cầu đó. Các máy tính được gọi là các file server thực hiện việc xử lý dữ liệu và giao tiếp giữa các
máy tính khác trong mạng. Các máy tính khác đó được gọi là workstation (máy tính trạm). Các máy trạm
được nối với các máy chủ, nhận quyền truy nhập mạng và tài nguyên mạng từ các máy chủ. Đối với
window NT các máy được tổ chức thành các miền (domain). An ninh trên các domain được quản lý bởi
một máy chủ đặc biệt gọi là domain controller.
D08-VT4 pro Page 8
Các mạng khách chủ được dùng cho các mạng có số máy > 10 và thực hiện các công việc chuyên biệt
sau:

- File và print Server: quản lý truy xuất của user tới các file và các máy in

- Application Server: Máy chủ có nhiệm vụ cung cấp các ứng dụng, các phần mềm cho các máy
trạm trong môi trường client- server.

- Database Server: Máy chủ có cài đặt hệ thống cơ sở dữ liệu, phục vụ cho những nhu cầu ứng
dụng truy xuất dữ liệu trên mạng.

- Communication Server: máy chủ phục vụ cho công tác truyền thông giao tiếp trên mạng như
WEB, mail, truyền nhận file

- Mail server: Hoạt động như một server ứng dụng, trong đó có các ứng dụng server và ứng dụng
client, với dữ liệu được tải xuống từ server tới client

*Đặc điểm của mạng khách chủ

- Khó khăn trong việc cài đặt, cấu hình và quản trị hơn so với mạng peer-to-peer
- Cung cấp bảo mật tốt hơn cho các tài nguyên mạng
- Dễ dàng hơn trong việc quản trị sao chép dự phòng dữ liệu. Thậm chí có thể lập lịch cho công
việc này thực hiện tự động. Trong thực tế, phần lớn các mô hình mạng máy tính được thiết kế
theo mô hình mạng lai nghĩa là kết hợp giữa mô hình mạng khách chủ và mô hình mạng ngang
hàng

* Đặc điểm của các thực thể trong mô hình này

Mô hình gồm 2 thực thể chính là máy chủ (server) và máy khách (client).
Máy tính đóng vai trò là một client là máy tính có nhu cầu cần được phục vụ dịch vụ và máy tính
đóng vai trò là server là máy tính có thể đáp ứng được các nhu cầu về dịch vụ đó từ các client.
Khái niệm client- server chỉ mạng tính tương đối, điều này nghĩa là một máy có thể lúc này đóng
vai trò là client và lúc khác lại đóng vai trò là server. Nhưng nhìn chung, cllient thường là một
máy tính cá nhân, còn server là các máy tính có cấu hình mạnh, có chứa các cơ sở dữ liệu và các
chương trình ứng dụng để phục vụ một dịch vụ nào đó từ các yêu cầu của client
Ví dụ: Dịch vụ WEB là một dịch vụ cơ bản trên mạng internet hoạt động theo mô hình client-
server. Trình duyệt WEB trên các máy client sử dụng giao thức TCP/IP để đưa ra các yêu cầu
HTTP tới máy server. Trình duyệt có thể đưa ra yêu cầu về một trang web cụ thể hay yêu cầu
thông tin trong cơ sở dữ liệu. Máy server sử dụng các phần mền của nó phân tích các yêu cầu từ
các gói tin nhận được, kiểm tra tính hợp lệ của client và thực hiện phục vụ các yêu cầu đó. Cụ thể
là gửi trả lại client một trang web cụ thể hay các thông tin trên cơ sở dữ liệu dưới dạng một trang
web. Sever là nơi lưu trữ nội dung các thông tin các website, phần mềm trên server giúp cho
serever xác định được trang cần yêu cầu và gửi tới client. Cơ sở dữ liệu và các ứng dụng tương tự
khác trên trên máy chủ được khai thác và kết nối qua các chương trình như Common Gateway
Interface, khi các máy server nhận dc yêu cầu về tra cứu trong cơ sở dữ liệu, nó chuyển yêu cầu
tới server có chứa dữ liệu đó để xử lý
Câu 9 (Huyền). Trình bày mô hình ứng dụng ngang hàng peer-to-peer và đặc điểm của các thực
thể?

Mô hình mạng peer- to- peer là một ví dụ rất đơn giản của các mạng LAN. Chúng cho
phép mọi nút mạng vừa đóng vai trò là thực thể yêu cầu các dịch vụ mạng, vừa là thực thể cung cấp

D08-VT4 pro Page 9


các dịch vụ mạng. Trong môi trường này người dùng trên từng máy tính chịu trách nhiệm điều hành
và chia sẻ tài nguyên máy tính của mình. Mô hình này chỉ phù hợp với các tổ chức nhỏ và không
quan tâm đến vấn đề bảo mật. Phần mềm mạng peer- to- peer được thiết kế sao cho các thực thể
ngang hàng thực hiện cùng các chức năng tương tự nhau. Các đặc điểm của peer-to-peer:
- mạng peer-to-peer được sử dụng cho mạng có ít hơn 10 người sử dụng

-Mạng peer-to-peer ko đòi hỏi phải có nhà quản trị mạng

Ưu điểm của peer-to-peer:


- Đơn giản cho việc cài đặt
-Chi phí tương đối rẻ
Nhược điểm của mạng peer-to-peer:
- Không quản lý tập trung, đặc biệt trong trường hợp có nhiều tài khoản cho một người sử dụng
truy xuất vào các trạm làm việc khác nhau
-Việc bảo mật mạng có thể bị vi phạm với các user có chung username, password truy xuất tới
cùng tài nguyên
- Không thể sao chép dự phòng dữ liệu tập trung

Câu 10 (Hà) :Liệt kê một số ví dụ về ứng dụng theo mô hình lai ghép:

Đây là một kiến trúc của tầng ứng dụng, mô hình này là sự kết hợp giữa mô hình client-server và
peer-to-peer. Phần lớn các mạng máy tính trên thực tế thuộc mô hình này.
- Truyền file theo kiểu peer-to-peer
- Tìm kiếm file tập trung: + các peer đăng ký nội dung tại server trung tâm.
+ các peer gửi yêu cầu server trung tâm xác định vị trí của nội dung.
- Giao tiếp giữa 2 user là giao tiếp ngang hàng.
- Quản lý tập trung vị trí của user:
+ user đăng ký địa chỉ IP với server trung tâm khi kết nối.
+ user thông qua server trung tâm để tìm địa chỉ IP của đối tượng cần giao tiếp.
- Ví dụ như dịch vụ chia sẻ file Napter là dịch vụ sử dụng mô hình này.
+ ví dụ như dịch vụ Skype: máy chủ Skype quản lý các phiên đang nhập. mật khẩu…; sau khi
kết nối thì các máy sẽ gọi VoIP trực tiếp cho nhau.

D08-VT4 pro Page 10


Câu 11(Hà):Ứng dụng WEB và giao thức HTTP: đặc điểm, mục đích, cấu trúc các bản tin trao
đổi. Phân biệt hai dạng HTTP Persistent và HTTP Non Persisten, ưu nhược điểm của các dạng
này?

Trả lời:
*) ứng dụng web:
- cung cấp một giao diện vô cùng thân thiện với người dùng, dễ sử dụng, thuận lợi và đơn giản để
tìm kiếm thông tin, cho phép các trang Web liên kết với nhau trực tiếp qua các địa chỉ của chúng.
- rất dễ dàng cho bất kỳ cá nhân nào thực hiện các ứng dụng có sẵn trên nền web, tất cả mọi
người có thể trở thành một nhà xuất bản với chi phí rất thấp.Siêu liên kết và công cụ tìm kiếm
giúp chúng ta tìm vị trí trang web trong vô số web sites.
*) giao thức HTTP:
- đặc điểm, mục đích:
+ HTTP là một giao thức cho phép Web B rowsers và server có thể giao tiếp nhau. nó chuẩn hóa
các thao tác cơ bản mà một Webserver phải làm được.
+HTTP sử dụng mô hình client/server:-client: browser yêu cầu, nhận, hiển thị các đối tượng Web.
-server: web server gửi các đối tượng khi có yêu cầu.
+ HTTP sử dụng giao thức TCP; HTTP là giao thức “ không trạng thái” tức là server không lưu
lại thông tin về yêu cầu của client.
- Cấu trúc các bản tin trao đổi: HTTP có hai loại bản tin là bản tin yêu cầu(request) và bản tin
trả lời(respone).
+ bản tin HTTP request: theo mã định dạng ASCII, gồm 3 thành phần chính: dòng yêu
cầu( lệnh GET, POST, HEAD), các dòng header, kết thúc thông điệp(CR,LF).

Ví dụ:
Dòng yêu cầu GET /somedir/page.html HTTP/1.0
(Lenh GET, POST, HEAD) User-agent: Mozilla/4.0
Các dòng header Accept: text/html, image/gif, image/jpeg
CR,LF: Kết thúc thông điệp Accept-language: fr
(CR,LF)
+ bản tin HTTP trả lời: gồm 3 thành phần chính là: dòng trạng thái( mã trạng thái), các dòng tiêu
đề, dữ liệu ( chẳng hạn file html được yêu cầu). mã trạng thái được ghi ở dòng đầu tiên trong
thông điệp server trả lời client.
Ví dụ:
Dòng trạng thái HTTP/1.0 200 OK
Các dòng tiêu đề Date: Thu, 06 Aug 1998 12:00:15 GMT
Server: Apache/1.3.0 (Unix)
Last-Modified: Mon, 22 Jun 1998 …...
Content-Length: 6821
Content-Type: text/html
Dữ liệu data data data data………….

D08-VT4 pro Page 11


*) Phân biệt hai dạng HTTP Persistent và HTTP Non Persisten, ưu nhược điểm của các dạng này.
HTTP Non Persisten HTTP Persistent
- chỉ có một đối tượng web được gửi qua liên - nhiều đối tượng có thể được gửi qua một liên
kết TCP. kết TCP.
- sử dụng mặc định trong HTTP/1.0 - sử dụng mặc định trong HTTP/1.1
- server phân tích yêu cầu, trả lời rồi đóng kết - server phân tích yêu cầu, trả lời, phân tích yêu
nối TCP. cầu kế tiếp: trên cùng một kết nối TCP.
- mỗi lần truyền, chịu một đỗ trễ do thiết lập - client gửi yêu cầu cho tất cả các đối tượng khi
kết nối. nhận được file HTML cơ sở.
- nhược điềm: Các thông điệp dùng để thiết - ưu điểm: giảm thiểu chi phí cho việc thiết
lập và giải phóng nối kết sẽ phải được trao lập/giải phóng kết nối; do client gởi nhiều
đổi qua lại giữa client và server và khi mà tất thông điệp yêu cầu qua một kết nối TCP, cơ
cả client muốn lấy thông tin mới nhất của một chế điều khiển tắc nghẽn của TCP sẽ hoạt động
trang Web, server sẽ bị quá tải. hiệu quả hơn.
-nhược điểm: client và server sẽ không biết
được kết nối đó sẽ kéo dài bao lâu. Điều này
thực sự gây khó khăn cho phía server bởi vì tại
mỗi thời điểm, nó phải đảm bảo duy trì kết nối
đến rất nhiều client.

Câu 12(Đức Anh): Trình bày về giải pháp sử dụng WEB Proxy caching để tăng tốc độ truy nhập
Internet cho mạng nội bộ.

Với WEB Proxy các máy tính truy cập Internet thông qua một Proxy Server với tài khoản truy cập nhất
định. Chỉ duy nhất Proxy Server này cần modem và account truy cập internet, các các máy client trực
thuộc muốn truy cập Internet qua ProxyServer chỉ cần nối LAN tới nó và truy cập địa chỉ yêu cầu.
Những yêu cầu của client sẽ qua trung gian là ProxyServer thay thế cho server thật mà người sử dụng
muốn giao tiếp. ProxyServer giúp kiểm soát được mọi giao tiếp từ trong mạng cục bộ ra ngoài internet và
từ internet vào trong mạng, nó sẽ quyết định có đáp ứng các yêu cầu từ client hay không, nếu có, Proxy
Server sẽ kết nối với server thật và tiếp tục chuyển tiếp yêu cầu từ client đến đó, cũng như chuyển đáp
ứng từ server thật về client. Một Proxy Server thường nằm bên trong tường lửa, giữa trình duyệt web và
server thật, giống cầu nối trung gian giữa server và client làm nhiệm vụ lọc thông tin điều khiển truy nhập
và ngăn chặn hiệu quả sự xâm nhập của các đối tượng không mong muốn vào mạng cục bộ.
Web Proxy caching: Proxy lưu trữ được các thông tin mà khách hàng cần trong bộ nhớ, do đó làm giảm
thời gian truy tìm làm cho việc sử dụng băng thông hiệu quả.
Mọi yêu cầu của máy khách phải qua Proxy server là vị trí trung tâm để người dùng mạng cục bộ có thể
truy cập mạng Internet. Nếu địa chỉ IP có trên proxy, nghĩa là website này được lưu trữ cục bộ, trang này
sẽ được truy cập mà không cần phải kết nối Internet, nếu nó không có trên Proxy server và không bị cấm,
yêu cầu sẽ được chuyển đến DNS server, server thật,... và ra Internet. Proxy server lưu trữ cục bộ các
trang web hay dữ liệu được truy cập thường xuyên trên Internet trong bộ đệm để giảm chi phí kết nối,
giúp tốc độ duyệt web nhanh hơn.
Ví dụ như, hàng ngàn người dùng có thể truy cập mục hài Dilbert mỗi ngày. Nếu một công ty có một
máy proxy server lưu trữ, mục hài này sẽ được lưu trữ đầu tiên trong ngày. Người dùng sau sẽ truy cập
mục nầy từ máy lưu trữ nội bộ mà không phải từ Web site của Dilbert.

D08-VT4 pro Page 12


Câu 13(ĐứcAnh): Giao thức FTP: đặc điểm, mục đích, cấu trúc các bản tin trao đổi.

Giao thức FTP : giao thức truyền tải tập tin qua mạng lưới truyền thông dùng giao thức TCP/IP. Thông
qua giao thức FTP, người dùng có thể tải dữ liệu như hình ảnh, văn bản, các tập tin media (nhạc, video)...
từ máy tính của mình lên máy chủ đang đặt ở một nơi khác hoặc tải các tập tin có trên máy chủ về máy
tính cá nhân.
Đặc điểm của FTP:
-FTP là một giao thức chuẩn công khai. Hầu như bất cứ một nền tảng hệ điều hành máy tính nào cũng hỗ
trợ giao thức FTP.
-FTP là một phương pháp truyền tập tin có truyền thông không an toàn.
-FTP sử dụng 2 kênh truyền TCP : TCP cổng 20 dùng cho truyền dữ liệu, TCP cổng 21 dùng cho truyền
các lệnh.
-Mật khẩu và nội dung của tập tin được truyền qua đường dây ở dạng văn bản thường.
-Cần phải có nhiều kết nối TCP/IP: một dòng dành riêng cho việc điều khiển kết nối, một dòng riêng cho
việc truyền tập tin lên, truyền tập tin xuống, hoặc liệt kê thư mục.
-FTP là một giao thức có tính trì trệ rất cao do phải giải quyết một số lượng lớn các lệnh khởi đầu một
phiên truyền tải.
-Phần nhận không có phương pháp để kiểm chứng tính toàn vẹn của dữ liệu được truyền sang.Nếu kết nối
truyền tải bị ngắt giữa lưng chừng thì giao thức không giúp cho phần nhận biết được tập tin nhận được là
hoàn chỉnh hay còn vẫn còn thiếu sót.
-Người ta có thể dùng tính năng ủy quyền, được cài đặt sẵn trong giao thức, để sai khiến máy chủ gửi dữ
liệu sang một cổng tùy chọn ở một máy tính thứ ba.
Mục đích của giao thức FTP:
-Khuyến khích việc dùng chung tập tin (như chương trình ứng dụng vi tính hoặc dữ liệu)
-Khuyến khích việc sử dụng máy tính ở xa một cách gián tiếp / âm thầm.
-Che đậy sự khác biệt về hệ thống lưu trữ tập tin giữa các máy chủ, hầu cho người dùng không cần phải
quan tâm đến những sự khác biệt riêng tư của chúng.
-Truyền tải dữ liệu một cách đáng tin cậy và có hiệu quả cao.
Cấu trúc các bản tin trao đổi:
-Thiết lập kênh điều khiển:
+ Mở 1 kết nối TCP từ client đến cổng 21 của server
-Điều khiển truy nhập và chọn nguồn cung cấp:
+Bản tin yêu cầu kết nối từ phía client (gồm cả username /pass world )
+Server gửi bản tin trả lời thiết lập kết nối
+Client gửi các lệnh điều khiển, server xử lý và gửi các bản tin phản hồi
-Quản lý kênh dữ liệu:
Với kết nối dạng chủ động: +Server mở cổng 20 cho phía client để khởi tạo kênh dữ liệu
+Client mở 1 cổng và gửi bản tin phản hồi tới server
+Sau khi kênh được thiết lập dữ liệu sẽ được trao đổi
Với kết nối dạng bị động: +Client gửi yêu cầu kết nối, dùng lệnh PASV
+Server gửi bản tin phản hồi có giá trị cổng mà được nó sử dụng
+Client tạo phiên kết nối từ cổng của nó tới cổng của server
+Server gửi bản tin phản hồi
+Sau khi kênh được thiết lập, dữ liệu bắt đầu được trao đổi

Câu 14(Ngân):Các giao thức ứng dụng tạo nên hệ thống thư điện tử và đặc điểm của chúng

Dịch vụ thư điện tử (hay còn gọi là điện thư) là một dịch vụ thông dụng nhất trong mọi hệ thống
mạng dù lớn hay nhỏ. Thư điện tử được sử dụng rộng rãi như một phương tiện giao tiếp hàng ngày
trên mạng nhờ tính linh hoạt và phổ biến của nó.

Một hệ thống điện thư được chia làm hai phần, MUA (Mail User Agent) và MTA (Message
Transfer Agent). MUA thực chất là một chương trình làm nhiệm vụ tương tác trực tiếp với người

D08-VT4 pro Page 13


dùng cuối, giúp họ nhận thông điệp, soạn thảo thông điệp, lưu các thông điệp và gửi thông điệp.
Nhiệm vụ của MTA là định tuyến thông điệp và xử lý các thông điệp đến từ hệ thống của người
dùng sao cho các thông điệp đó đến được đúng hệ thống đích

a)Giao thức NNTP (Network News Transfer Protocol)

Giao thức NNTP là cơ chế được đưa ra cho dịch vụ nhóm tin của hình thức USENET.

USENET hoạt động trên Internet và các mạng máy tính dựa trên TCP/IP khác, nó cho phép trao
đổi thư tín, bài báo và bản tin điện tử (bulletin) xuyên suốt Internet. Các bài báo được đặt tại các
trung tâm cơ sở dữ liệu trên suốt không gian Internet và các user truy cập vào cơ sở dữ liệu để lấy
về các cột báo họ cần. Điều này làm giảm tắc nghẽn trên mạng và loại trừ việc lưu trữ nhiều bản
sao không cần thiết của mỗi bài báo trên từng hệ thống của người đăng ký sử dụng.

Có hàng ngàn nhóm tin khác nhau liên quan đến các lĩnh vực điện toán, tin tức xã hội, khoa học,
con người, giải trí, … và nhiều đề tài khác. Xin xem “USENET” để biết thêm thông tin.

Đề tài này bàn về hoạt động của giao thức NNTP. Các Server USENET sử dụng NNTP để trao đổi
các tin tức báo chí khắp nơi với nhau. NNTP cũng được sử dụng bởi các khách hàng cần đọc tin
tức trên server USENET. Các loại liên kết giữa server với server, hay user với server được mô tả
sau đây:

− Các trao đổi giữa server với server: Trong quá trình trao đổi giữa các server, một server vừa yêu
cầu các tin báo mới nhất từ server khác (gọi là quá trình pull: kéo về) vừa cho phép server khác
push (đẩy đi) các tin mới. Trong trường hợp này, hai server cùng sắp xếp một “cuộc nói chuyện”
để chỉ định nhóm tin nào được yêu cầu thì mới gửi đi. Mục đích trước hết là tránh việc “hệ thống
gửi” chuyển đi những tin báo mà “hệ thống nhận” đã có rồi. Việc tuyển lựa các nhóm tin và bài
báo có thể phân thành khối.

− Các kết nối giữa user và server: User chính là những độc giả, hiện nay họ có mặt trên hầu hết các
trình duyệt web. Trước hết, user nối kết với một server newsgroup-thường cũng là nhà cung cấp
ISP (Internet service provider), rồi download danh sách các nhóm tin đang hoạt động. Sau đó user
có thể đăng ký vào một newgroup và bắt đầu đọc các tin báo có giá trị trong nhóm đó, hay gửi lên
(gọi là post) những tin mới.

Trước khi có NNTP, USENET server sử dụng UUCP (UNIX - to - UNIX Copy Program:

Chương trình sao chép giữa các hệ UNIX) để trao đổi thông tin. UUCP là kỹ thuật “flood
broadcast” (phát tán bùng nổ). Các máy chủ gửi các tin mới mà chúng nhận được đến các host
khác và nhận lại các thông tin trên host khác mà chúng cần.

Thường thường, một host nhận đi nhận lại một tin báo và phải loại bỏ những bản lặp lại này – một
quá trình tiêu tốn thời gian và lãng phí băng thông.

NNTP sử dụng kỹ thuật “yêu cầu và đáp ứng tương tác ” cho phép các host quyết định bài báo nào
phải được chuyển đi. Một host hoạt động như một khách hàng liên lạc với host server bằng giao
thức NNTP, sau đó sẽ đặt yêu cầu khi có một nhóm tin mới được tạo ra trên bất cứ hệ thống host
phục vụ nào.

Trong một phiên hoạt động của NNTP, khách hàng yêu cầu thông tin về các bài báo mới vừa đến
từ tất cả hay một vài nhóm tin. Lúc đó server sẽ gửi đến khách hàng một danh sách tin báo mới để
họ có thể yêu cầu truyền tải trong số các tin báo đó. Khách hàng có thể từ chối nhận những tin đã
có rồi.

D08-VT4 pro Page 14


b)Giao thức SMTP (Simple Mail Tranfer Protocol)

SMTP là giao thức chuyển thư điện tử đơn giản, là một cơ chế trao đổi thư trên Internet. Nó có
trách nhiệm chuyển thông điệp từ một mail server (máy chủ chuyên lo về dịch vụ thư tín điện tử)
này đến mail server khác. Mail server chạy một giao thức kiểm soát thông điệp gọi là

POP (giao thức bưu điện) hay IMAP4 (giao thức truy cập thư Internet, phiên bản 4). IMAP4 là một
giao thức mới và linh động hơn thay thế cho POP. SMTP giống như người mang thư có trách
nhiệm chuyển thư trong khi POP và IMAP4 giống như các bưu điện có trách nhiệm nhận, trữ và
chuyển tiếp thư. SMTP dùng địa chỉ thư Internet mà mọi người đều quen thuộc -
username@company.com

POP trữ các thư trong hộp thư của người sử dụng. Khi người sử dụng kết nối vào mail server thì
tên thư điện tử của họ được dùng để xác minh họ là ai và cho phép họ truy cập vào hộp thư của họ.
Những thông điệp sẽ được tải xuống máy của họ. IMAP4 cải tiến mô hình này bằng cách cho phép
người sử dụng giữ thư điện tử trong những hộp thư riêng trên mail server thay vì các lá thư này tự
động được tải xuống máy của họ. Điều này có ích cho người sử dụng ở những nơi xa xôi.

SMTP dùng một cơ chế yêu cầu và đáp ứng cơ bản để chuyển thư giữa các máy POP hay IMAP4
trên Internet hay mạng nội bộ. Chỉ cần một lệnh rất đơn giản để thực hiện trao đổi thư. Lệnh này
được format ở dạng văn bản ASCII. Cấu trúc lệnh đơn giản làm dễ dàng hơn khi xây dựng những
mail server và các trạm cho khách hàng.

Mạng mail server trên Internet thì khá phức tạp. Trong hầu hết các trường hợp, một thông điệp
được gởi từ người này sang người khác phải đi theo một con đường thông qua một số SMTP server
trước khi đến đích.

Hình 1: Minh họa quá trình trao đổi email giữa hai hệ thống Mail

Định dạng thư điện tử chuẩn của giao thức SMTP:

− To: Tên người nhận (địa chỉ email của người nhận).

− From: Tên người gửi (địa chỉ email của người gửi).

− CC: Tên các người nhận khác (địa chỉ email của các người nhận khác).
D08-VT4 pro Page 15
− Subject: Tên tiêu đề của thư gửi.

− Date: Ngày tháng năm gửi.

− Nội dung: Nội dung thư muốn gửi.

Sau khi soạn xong thư, hệ thống thư tín cục bộ xác định tên người nhận thuộc hòm thư cục bộ hay
phải gửi ra ngoài . Để gửi bức thư, giao thức SMTP ở máy khách phải biết địa chỉ IP của nơi nhận
qua DNS và gởi qua cổng địa chỉ SMTP (25) để bắt đầu thiết lập mối nối với SMTP của máy chủ
nơi nhận. Khí mối nối được thiết lập, máy khách bắt đầu chuyển bức thư đến máy chủ bởi các lệnh
của SMTP.

Hình 2: Quá trình tương tác giữa máy khách và máy chủ

Câu 15(Ngân)Hệ thống DNS: mục đích, cách thức hoạt động và các giao thức sử dụng

(theo sgk)
* DICH VỤ DNS (DOMAIN NAME SERVER)
DNS quản lý việc ánh xạ địa chỉ giữa tên host với địa chỉ IP. Ngoài ra, đây còn là một kỹ thuật
chuẩn được sử dụng để quảng cáo và truy xuất tất cả các thông tin về các host không chỉ riêng về
địa chỉ trên Internet. DNS giúp cho thông tin các host được phổ biến trên khắp Internet. DNS cung
cấp các cách thức lấy các thông tin từ xa ở bất kỳ vị trí nào trong hệ thống mạng.

a) Hệ thống tên miền và cấu trúc DNS


Hệ thống tên miền là một cơ sở dữ liệu phân tán. Điều này cho phép kiểm soát riêng từng phần
trong toàn bộ cơ sở dữ liệu. Chương trình gọi là name server chứa một phần cơ sở dữ liệu tên miền
và cung cấp thông tin này cho các client. Các client được gọi là resolver.
Resolver thường tạo các truy vấn và gởi chúng qua mạng đến name server. Hình 1 chỉ ra cấu trúc
cơ sở dữ liệu của DNS.

D08-VT4 pro Page 16


Hình 1: Cơ sở dữ liệu của DNS và cấu trúc file của UNIX

Mỗi node trong cây thể hiện một phần của cơ sỡ dữ liệu và chúng được gọi là
domain. Một domain có một domain name, domain name này xác định vị trí của nó trong cơ sỡ dữ
liệu.

Hình 2: Cách đọc tên trong DNS

Trong DNS, mỗi domain có thể được quản trị bởi các tổ chức khác nhau. Mỗi tổ chức có thể chia
domain của mình thành các domain con. Hình 3, minh họa cách phân chia một domain thành các
domain con.

Mỗi host trên mạng có một domain name thể hiện thông tin của host này. Thông tin này có thể là
địa chỉ IP, hay lộ trình của mail. Mỗi host có thể có một hay nhiều bí danh domain name. Hình 4,
minh họa cơ chế này.

D08-VT4 pro Page 17


Hình 4 Sử dụng bí danh để trỏ đến một giá trị tên hợp lệ

Hình 5: Giải quyết vấn đề xung đột tên

b) Cơ chế hoạt động của DNS


Mỗi đơn vị dữ liệu trong cơ sỡ dữ liệu phân tán DNS được gán một tên. Các tên này kết hợp lại với
nhau hình thành một cây rất lớn. Cây này được gọi là domain name space.

* Domain name
Minh họa domain name trong hình 6.10:

D08-VT4 pro Page 18


Hình 6.10: Đảm bảo tên duy nhất trong domain name
* Domain
Domain đơn giản là một cây con của cây DN space

* Sự ủy quyền

Một tổ chức quản lý một domain có thể chia chúng thành các domain con. Mỗi domain con có thể
được quản lý bởi một tổ chức nào đó. Họ có thể tự do thay đổi dữ liệu của mình và thậm chí có thể
chia domain của mình thành các domain con. Domain cha dùng con trỏ để trỏ đến dữ liệu của
domain con, con trỏ này giúp domain cha dễ dàng truy cập dữ liệu khi cần.

* Name Server
Chương trình lưu trữ thông tin về không gian tên miền gọi là name server. Một phần của không
gian tên miền gọi là “zone”.

c) Cấu hình DNS


Để cấu hình dịch vụ DNS, trên máy chạy dịch vụ DNS phải chứa 2 file:
− File db.DOMAIN chứa thông tin để ánh xạ từ tên file đến địa chỉ.
− File db.ADDR chứa thông tin để ánh xạ từ địa chỉ đến tên file.
Dựa vào hai file này, DNS server có thể trả lời được các truy vấn khi có yêu cầu.

(theo tìm trên mạng)

a)Mục đích của DNS

Mỗi Website có một tên (là tên miền hay đường dẫn URL:Uniform Resource Locator) và một địa
chỉ IP. Địa chỉ IP gồm 4 nhóm số cách nhau bằng dấu chấm(IPv4). Khi mở một trình duyệt Web và
nhập tên website, trình duyệt sẽ đến thẳng website mà không cần phải thông qua việc nhập địa chỉ
IP của trang web. Quá trình "dịch" tên miền thành địa chỉ IP để cho trình duyệt hiểu và truy cập
được vào website là công việc của một DNS server. Các DNS trợ giúp qua lại với nhau để dịch địa

D08-VT4 pro Page 19


chỉ "IP" thành "tên" và ngược lại. Người sử dụng chỉ cần nhớ "tên", không cần phải nhớ địa chỉ IP
(địa chỉ IP là những con số rất khó nhớ).[1]

b)Nguyên tắc làm việc của DNS

- Mỗi nhà cung cấp dịch vụ vận hành và duy trì DNS server riêng của mình, gồm các máy bên trong
phần riêng của mỗi nhà cung cấp dịch vụ đó trong Internet. Tức là, nếu một trình duyệt tìm kiếm
địa chỉ của một website thì DNS server phân giải tên website này phải là DNS server của chính tổ
chức quản lý website đó chứ không phải là của một tổ chức (nhà cung cấp dịch vụ) nào khác.

- INTERNIC (Internet Network Information Center) chịu trách nhiệm theo dõi các tên miền và các
DNS server tương ứng. INTERNIC là một tổ chức được thành lập bởi NFS (National Science
Foundation), AT&T và Network Solution, chịu trách nhiệm đăng ký các tên miền của Internet.
INTERNIC chỉ có nhiệm vụ quản lý tất cả các DNS server trên Internet chứ không có nhiệm vụ
phân giải tên cho từng địa chỉ.

- DNS có khả năng tra vấn các DNS server khác để có được một cái tên đã được phân giải. DNS
server của mỗi tên miền thường có hai việc khác biệt. Thứ nhất, chịu trách nhiệm phân giải tên từ
các máy bên trong miền về các địa chỉ Internet, cả bên trong lẫn bên ngoài miền nó quản lí. Thứ
hai, chúng trả lời các DNS server bên ngoài đang cố gắng phân giải những cái tên bên trong miền
nó quản lí. - DNS server có khả năng ghi nhớ lại những tên vừa phân giải. Để dùng cho những yêu
cầu phân giải lần sau. Số lượng những tên phân giải được lưu lại tùy thuộc vào quy mô của từng
DNS.

c)Cách sử dụng DNS

Do các DNS có tốc độ biên dịch khác nhau, có thể nhanh hoặc có thể chậm, do đó người sử dụng có
thể chọn DNS server để sử dụng cho riêng mình. Có các cách chọn lựa cho người sử dụng. Sử dụng
DNS mặc định của nhà cung cấp dịch vụ (internet), trường hợp này người sử dụng không cần điền
địa chỉ DNS vào network connections trong máy của mình. Sử dụng DNS server khác (miễn phí
hoặc trả phí) thì phải điền địa chỉ DNS server vào network connections. Địa chỉ DNS server cũng là
4 nhóm số cách nhau bởi các dấu chấm.[2]

Giao thức DNS

Giao thức DNS bao gồm rất nhiều loại bản tin DNS, các bản tin này được xử lý dựa trên dữ liệu
trong trường tin của nó.

Giao thức DNS bao gồm 3 loại bản tin :truy vấn, cập nhật và phản hồi

Câu 16(Ngân):Đặc điểm của các giao thức tầng giao vận. Trình bày các khái niệm ghép kênh,
phân kênh?

1.Đặc điểm các giao thức tầng giao vận:

Tầng vận chuyển chịu trách nhiệm chuyển phát toàn bộ thông báo từ tiến trình-tới tiến trình
(process-to-process ). Tầng này có hai giao thức là TCP và UDP, mỗi giao thức cung cấp một loại
dịch vụ vận chuyển: hướng kết nối và không kết nối.

Giao thức TCP (Transmission Control Protocol):

D08-VT4 pro Page 20


− TCP là một giao thức hướng kết nối (connection - oriented), nghĩa là cần phải thiết lập liên kết
giữa hai thực thể TCP trước khi chúng trao đổi dữ liệu với nhau. Một tiến trình ứng dụng trong một
máy tính truy nhập vào các dịch vụ của giao thức TCP thông qua một cổng (port ) của TCP. Số
hiệu cổng TCP được thể hiện bởi 2 bytes (16 bit).

− Một cổng TCP kết hợp với địa chỉ IP tạo thành một đầu nối TCP/IP (socket) duy nhất trong liên
mạng. Dịch vụ TCP được cung cấp nhờ một liên kết logic giữa một cặp đầu nối TCP/IP.

Một đầu nối TCP/IP có thể tham gia nhiều liên kết với các đầu nối TCP/IP ở xa khác nhau.

Trước khi truyền dữ liệu giữa 2 trạm cần phải thiết lập một liên kết TCP giữa chúng và khi không
còn nhu cầu truyền dữ liệu thì liên kết đó sẽ được giải phóng.

− Các thực thể của tầng trên sử dụng giao thức TCP thông qua các hàm gọi (function calls ) trong
đó có các hàm yêu cầu để yêu cầu, để trả lời. Trong mỗi hàm còn có các tham số dành cho việc
trao đổi dữ liệu.

Giao thức UDP (User Datagram Protocol):

− UDP là giao thức không kết nối (connectionless) được sử dụng thay thế cho TCP ở trên IP theo
yêu cầu của từng ứng dụng. Khác với TCP, UDP không có các chức năng thiết lập và kết thúc liên
kết. Tương tự như IP, nó cũng không cung cấp cơ chế báo nhận (acknowledgment), không sắp xếp
tuần tự các gói tin (datagram) đến và có thể dẫn đến tình trạng mất hoặc trùng dữ liệu mà không có
cơ chế thông báo lỗi cho người gửi. Qua đó ta thấy UDP cung cấp các dịch vụ vận chuyển không
tin cậy như trong TCP.

− UDP cũng cung cấp cơ chế gán và quản lý các số hiệu cổng (port number ) để định danh duy
nhất cho các ứng dụng chạy trên một trạm của mạng. Do ít chức năng phức tạp nên UDP thường có
xu thế hoạt động nhanh hơn so với TCP. Nó thường được dùng cho các ứng dụng không đòi hỏi độ
tin cậy cao trong vận chuyển nhưng cần tốc độ xử lý nhanh.

2.Trình bày khái niệm ghép kênh phân kênh:

Trong viễn thông, ghép kênh là quá trình ghép nhiều tín hiệu (hoặc chuỗi dữ liệu) thành
một tín hiệu (hoặc chuỗi dữ liệu) để truyền đi xa nhằm tiết kiệm tài nguyên. Thiết bị thực hiện việc
này gọi là bộ ghép kênh

Phân kênh :chia luồng tín hiệu có dung lượng lớn thành các luồng có lưu lượng nhỏ hơn
phục vụ cho quá trình sử dụng.

Câu 17 (Duy) Khái niệm socket. Phân biệt giữa TCP socket và UDP socket

TCP Socket

-Khách hàng phải liên hệ với máy chủ


quá trình máy chủ đầu tiên phải chạy
máy chủ phải có tạo socket (cửa) mà chào đón liên hệ với khách hàng
-Khách hàng liên hệ máy chủ bằng cách:
tạo ra các khách hàng địa phương TCP socket
xác định địa chỉ IP, số cổng của máy chủ quá trình
Khi khách hàng tạo ra socket: khách hàng thiết lập kết nối TCP đến máy chủ TCP
Khi liên lạc với khách hàng, tạo ra các máy chủ TCP socket mới cho quá trình máy chủ để giao
D08-VT4 pro Page 21
tiếp với khách hàng
cho phép máy chủ để nói chuyện với khách hàng nhiều
nguồn cổng số được sử dụng để phân biệt khách hàng

Ví dụ:
1) khách hàng đọc dòng từ đầu vào tiêu chuẩn (trong FromUser dòng), gửi đến máy chủ thông qua ổ
cắm (outToServer dòng)
2) dòng máy chủ đọc từ ổ cắm
3) dòng máy chủ chuyển đổi thành chữ hoa, gửi lại cho khách hàng
4) khách hàng đọc, in đổi dòng từ socket (inFromServer dòng)

UDP Socket

-UDP: không có "kết nối" giữa máy khách và máy chủ


không bắt tay
người gửi rõ ràng gắn địa chỉ IP và cổng của đích đến từng gói
máy chủ phải trích địa chỉ IP, cổng của người gửi gói tin nhận được từ
UDP: dữ liệu truyền qua đường có thể nhận ra trật tự, hoặc bị mất
Ứng dụng
UDP cung cấp chuyển giao không đáng tin cậy của nhóm các byte ("datagrams") giữa máy
khách và máy chủ

Câu 18 (Duy )Phân biệt khái niệm tiến trình client, tiến trình server với ứng dụng client và ứng
dụng server. Trong ứng dụng ngang hàng có các tiến trình client và server không?

- Tiến trình (process)

+ Tiến trình client :là tiến trình(chương trình) gửi bản tin yêu cầu tới một tiến trình server , yêu cầu server
phải thực hiện một yêu cầu nào đó.Tiến trình client quản lý phần giao diện người sử dụng của ứng dụng,
xác nhận dữ liệu mà người sử dụng nhập vào và phát yêu cầu tới chương trình server (chủ).
+Tiến trình server : Thực hiện yêu cầu từ khách (client) bằng cách thi hành chương trình mà khách yêu
cầu.Tiến trình chủ nhận yêu cầu từ tiến trình khách,tiến hành truy hồi cơ sở dữ liệu, sau đó gửi phản hồi
những điều mà tiến trình khách yêu cầu.

- Ứng dụng (application)

+Ứng dụng khách :Truy nhập hay điểu khiển các dịch vụ ở một máy tính hoặc 1 hệ thống chủ khác.Khái
niệm này đầu tiên được dùng để chỉ các thiết bị mà bản thân nó không thể chạy được chương trình,nhưng
nó có thể tương tác với các máy tình điều khiển thông qua một mạng ,
+Ứng dụng chủ :Cung cấp một môi trường mà tại đó các ứng dụng có thể chạy , bất kể là loại hình ứng
dụng nào hay ứng dụng đó thực hiện điều gì.

- Trong ứng dụng ngang hàng peer to peer có các tiến trình client/server. Ta lấy ví dụ là các mạng LAN .
Chúng cho phép mọi nút mạng vừa đóng vai trò là thực thể yêu cầu các dịch vụ mạng (client), vừa là các
thực thể cung cấp các dịch vụ mạng (server).

Câu 19(Duy) Trình bày các đặc điểm của giao thức UDP. Tại sao nói UDP là giao thức truyền thông
không tin cậy và không hướng kết nối. UDP được sử dụng cho các loại ứng dụng nào

UDP là giao thức hướng thông điệp nhỏ nhất của tầng giao vận hiện được mô tả trong RFC 768 của IETF.

D08-VT4 pro Page 22


Trong bộ giao thức TCP/IP, UDP cung cấp một giao diện rất đơn giản giữa tầng mạng bên dưới (thí
dụ, IPv4) và tầng phiên làm việc hoặc tầng ứng dụng phía trên.

UDP không đảm bảo cho các tầng phía trên thông điệp đã được gửi đi và người gửi cũng không có trạng
thái thông điệp UDP một khi đã được gửi (Vì lý do này đôi khi UDP còn được gọi
là Unreliable Datagram Protocol).

UDP chỉ thêm các thông tin multiplexing và giao dịch. Các loại thông tin tin cậy cho việc truyền dữ liệu
nếu cần phải được xây dựng ở các tầng cao hơn.
+ Bits 0 - 15 16 - 31
0 Source Port Destination Port
3
Length Checksum
2

6
Data
4

Phần header của UDP chỉ chứa 4 trường dữ liệu, trong đó có 2 trường là tùy chọn (ô nền đỏ trong bảng).
Source port
Trường này xác định cổng của người gửi thông tin và có ý nghĩa nếu muốn nhận thông tin phản
hồi từ người nhận. Nếu không dùng đến thì đặt nó bằng 0.
Destination port
Trường xác định cổng nhận thông tin, và trường này là cần thiết.
Length
Trường có độ dài 16 bit xác định chiều dài của toàn bộ datagram: phần header và dữ liệu. Chiều
dài tối thiểu là 8 byte khi gói tin không có dữ liệu, chỉ có header.
Checksum
Trường checksum 16 bit dùng cho việc kiểm tra lỗi của phần header và dữ liệu. Phương pháp tính
checksum được định nghĩa trong RFC 768.

Do thiếu tính tin cậy, các ứng dụng UDP nói chung phải chấp nhận mất mát, lỗi hoặc trùng dữ liệu. Một
số ứng dụng như TFTP có nhu cầu phải thêm những kỹ thuật làm tin cậy cơ bản vào tầng ứng dụng. Hầu
hết các ứng dụng UDP không cần những kỹ thuật làm tin cậy này và đôi khi nó bị bỏ đi. Streaming
media, game trực tuyến và voice over IP (VoIP) là những thí dụ cho các ứng dụng thường dùng UDP.
Nếu một ứng dụng đòi hỏi mức độ cao hơn về tính tin cậy, những giao thức như TCP hoặc mã erasure có
thể dùng thay.

Thiếu những cơ chế kiểm soát tắc nghẽn và kiểm soát luồng, các kỹ thuật dựa trên mạng là cần thiết để
giảm nguy hiệu ứng cơ tắc nghẽn dây chuyền do không kiểm soát, tỷ lệ tải UDP cao. Nói cách khác, vì
người gởi gói UDP không thể phát hiện tắc nghẽn, các thành phần dựa trên mạng như router dùng hàng
đợi gói (packet queueing) hoặc kỹ thuật bỏ gói như là những công cụ để giảm tải của UDP. Giao
thức Datagram Congestion Control Protocol (DCCP) được thiết kế như một giải pháp cho vấn đề bằng

D08-VT4 pro Page 23


cách thêm hành vi kiểm soát tắc nghẽn cho thiết bị đầu cuối cho các dòng dữ liệu UDP như streaming
media.

Mặc dù tổng lượng lưu thông của UDP trên mạng thường chỉ vài phần trăm, nhưng có nhiều ứng dụng
quan trọng dùng UDP, bao gồm DNS, SNMP, DHCP và RIP.
Các giao thức ứng dụng UDP:

Bao gồm các giao thức: truyền tệp (file) có tính không quan trọng TFTP, NFS, SNMP, BOOTP, dịch vụ
tên miền DNS và đặc biệt VoIP

Câu 20 (Tuấn Anh)Các đặc điểm của giao thức TCP

• Là giao thức thuộc tầng Giao vận.


• Là giao thức hướng kết nối
• TCP là giao thức giao vận tin cậy.
• Có trách nhiệm thiết lập một kết nối tới phía nhận, chia luồng dữ liệu thành các đơn vị có thể vận
chuyển, đánh số chúng và sau đó gửi chúng lần lượt.
• Sử dụng cổng và giao thức cửa sổ trượt để thực hiện điều khiển luồng.
• Sử dụng gói xác nhận, thời gian chờ và truyền lại để thực hiện điều khiển lỗi.
• Gói tin TCP gồm phần tiêu đề có chiều dài từ 20 – 60 byte, theo sau là tải trọng.

Câu 21(Tuấn Anh)Các vấn đề đảm bảo việc truyền thông tin cậy tại tầng giao vận và liên hệ tới
hoạt động của TCP

Để đảm bảo việc truyền thông tin cậy, cần có các quá trình sau:

• Thiết lập kết nối


• Điều khiển luồng dữ liệu
• Điều khiển lỗi

Hoạt động của các quá trình này trong TCP:

Thiếp lập kết nối:

Bên cạnh địa chỉ IP, giao thức TCP sử dụng địa chỉ cổng (port) để xác định tiến trình. Trong TCP/IP, số
cổng là một số nguyên nằm trong khoảng từ 0 đến 65535.

Chương trình khách tự xác định bằng số cổng được chọn ngẫu nhiên. Chương trình chủ cũng xác định số
cổng tương ứng, tuy nhiên địa chỉ này không được chọn ngẫu nhiên. Trong giao thức TCP/IP, ở phía
chương trình chủ, các ứng dụng thông dụng được định sẵn. Các cổng từ 0 đến 1023 là cổng thông dụng.

Ngoài ra còn có các cổng đăng ký (từ 1024 đến 49151) hoặc cổng ngẫu nhiên (49152 đến 65535).

D08-VT4 pro Page 24


Điều khiển luồng dữ liệu:

Việc điều khiển luồng định nghĩa lượng dữ liệu mà nguồn có thể gửi trước khi nhận một xác nhận từ đích.

Để đảm bảo được tốc độ nhanh mà vẫn không bị mất dữ liệu, TCP sử dụng cửa sổ trượt và bộ đệm.

Hai trạm ở hai đầu kết nối TCP đều sử dụng một cửa sổ trượt. Cửa sổ này bao phủ phần dữ liệu trong bộ
đệm mà một trạm có thể gửi trước khi quan tâm tới xác nhận từ trạm kia. Nó được gọi là cửa sổ trượt do
có thể trượt trên bộ đệm khi trạm gửi nhận được xác nhận.

Kích thước của cửa sổ trượt có thể thay đổi, và trong mỗi xác nhận đích có thể định nghĩa kích thước của
cửa sổ.

Hoạt động của cửa sổ: TCP bên gửi có một bộ đệm lưu dữ liệu đến từ chương trình ứng dụng gửi.
Chương trình ứng dụng tạo dữ liệu và ghi chúng vào bộ đệm. Bên gửi đặt cả sổ lên bộ đệm và gửi các
phân đoạn khi kích thước của cửa sổ lớn hơn 0.

TCP bên nhận cũng có một bộ đệm. Nó nhận dữ liệu, kiểm tra chúng, và lưu trữ chúng trong bộ đệm để
chương trình ứng dụng nhận dùng.

Thường thì kích thước của cửa sổ được thông báo bằng với kích thước còn rỗi trong bộ đệm nhận.

Điều khiển lỗi:

Điều khiển lỗi gồm các cơ chế phát hiện phân đoạn bị hỏng, bị mất, sai thứ tự hoặc nhân đôi. Nó cũng
gồm cơ chế sửa lỗi sau khi chúng được phát hiện.

Phát hiện lỗi trong TCP được thực hiện thông qua việc sử dụng ba công cụ đơn giản: tổng kiểm tra, xác
nhận và thời gian chờ (time-out).

Mỗi phân đoạn có chứa một trường tổng kiểm tra để phát hiện phân đoạn lỗi. Nếu phân đoạn được phát
hiện là có lỗi, nó sẽ bị TCP bên nhận bỏ đi.

TCP sử dụng phương pháp xác nhận để thông báo gói đã tới đích mà không hỏng. Không có xác nhận gói
hỏng trong TCP. Nếu một phân đoạn không được xác nhận trước khi thời gian chờ hết hiệu lực thì nó
được xem như bị hỏng hoặc bị mất trên đường đi.

Cơ chế sửa lỗi trong TCP: TCP nguồn đặt một bộ định thời cho mỗi phân đoạn được gửi đi, và bộ định
thời này được kiểm tra định kì. Khi nó tắt, phân đoạn tương ứng được xem như bị hỏng hoặc bị mất và nó
sẽ được truyền lại.

Câu 22 (Thùy )Trình bày các vấn đề về kiểm soát nghẽn trong truyền thông tại tầng giao vận.
Liên hệ tới hoạt động của giao thức TCP.

Nghẽn xảy ra khi số lượng các gói tin đưa vào mạng vượt qua số lượng các gói tin mạng có thể xử lý
được. Khi đó, các gói tin phải mất thời gian lâu hơn để di chuyển qua mạng, hoặc bị loại bỏ tại các hàng
đợi bị tràn (overflow), làm cho bộ định thời (timer) ở bên gửi kích hoạt việc gửi lại các gói tin. Điều này
làm tăng lưu lượng không cần thiết vào mạng đang trong tình trạng nghẽn. Tình trạng nghẽn dẫn đến suy
giảm hiệu suất tổng thể và lãng phí tài nguyên mạng (như băng thông, năng lực xử lý). Nghẽn cũng gây ra

D08-VT4 pro Page 25


các vấn đề nghiêm trọng cho các hệ thống đầu cuối: sự sẵn sàng và thông lượng bị giảm sút trong khi thời
gian đáp ứng tăng lên.

Cơ chế kiểm soát nghẽn của TCP cố gắng ngăn chặn nghẽn bằng cách kiểm soát và tăng dần lượng dữ
liệu được đưa vào mạng. Khi nhận thấy nghẽn xảy ra, tốc độ truyền sẽ được giảm xuống tương ứng.Ngoài
ra, cơ chế kiểm soát nghẽn cũng cho phép TCP thích ứng tốc độ luồng dữ liệu với tình trạng của mạng.
TCP sử dụng một bộ các giải thuật kiểm soát nghẽn: khởi động chậm (slow start), tránh nghẽn
(congestion avoidance), truyền lại và khôi phục nhanh (fast retransmission and fast recovery) Những giải
thuật này rất quan trọng và cùng kiến tạo nên bộ khung cho cơ chế kiểm soát nghẽn của TCP.

Giải thuật slow start

Sau khi kết nối TCP được mở, nếu bên gửi tiến hành gửi ngay toàn bộ số lượng segment dữ liệu bằng với
kích thước cửa sổ được bên nhận thông báo (advertised window size), các router trung gian và các đường
kết nối có tốc độ chậm giữa bên gửi và bên nhận có thể gặp vấn đề tràn bộ đệm hay vượt quá băng thông
kết nối (link saturation). Giải thuật slow start sẽ tránh tình trạng này.

Bên gửi chỉ có thể gửi một lượng dữ liệu tới mức nhỏ nhất giữa cửa sổ nghẽn (cwnd) và cửa sổ nhận
(receive window) được bên nhận thông báo cho bên gửi. Kích thước khởi đầu của cwnd là một segment.
Sau đó, ứng với mỗi ACK nhận được, giá trị cwnd được tăng thêm. Việc tăng này gần với hàm mũ, cho
thấy số lượng các gói tin được đưa vào mạng tăng lên khá nhanh.

Bên gửi giữ nguyên trạng thái slow start tới khi kích thước của cwnd đạt tới một mức ngưỡng (ssthresh -
slow start threshold).

Giải thuật tránh nghẽn (congestion avoidance)

Giai đoạn congestion avoidance được sử dụng khi kích thước cửa sổ cwnd bằng hoặc lớn hơn ngưỡng
ssthresh để thăm dò khả năng của mạng.. Trong pha congestion avoidance, kích thước cửa sổ cwnd tăng
lên tuyến tính và chậm hơn so với trong pha slow start, do cwnd được tăng lên một segment cho mỗi chu
trình di chuyển (round-trip time), tức là đối với mỗi ACK không lặp (non-duplicate), cwnd được tăng
thêm 1/cwnd. Việc tăng này diễn ra cho đến khi cwnd đạt tới kích thước cửa sổ mà bên nhận thông báo,
hoặc tới khi xảy ra mất gói

Giải thuật Fast retransmit

Một segment được truyền lại khi quá thời gian chờ gửi lại (thực chất là khoảng thời gian chờ gói tin hồi
đáp). TCP có thể truyền lại segment bị mất nhanh hơn bằng cách sử dụng giải thuật fast retransmit, dựa
trên nguyên tắc khuyến cáo bên nhận nên gửi ngay một ACK lặp lại khi nhận được một gói dữ liệu sai thứ
tự. Khi nhận được 3 ACK lặp lại, giải thuật fast retransmit sẽ lập tức truyền lại segment bị mất mà không
phải chờ cho tới khi quá thời gian chờ gửi lại. Sau đó giá trị ngưỡng ssthresh được gán bằng một nửa giá
trị cwnd, với giá trị tối thiểu là 2 segment. Giá trị cwnd được gán bằng ssthresh + 3 segment, theo đó
cwnd tăng thêm số segment gây nên ACK lặp lại (tức là 3). Đối với mỗi ACK lặp lại nhận được tiếp theo,
cwnd tăng thêm 1 segment. Nếu giá trị mới của cwnd cho phép, một segment mới sẽ được gửi đi. Sau khi
thực hiện fast retransmit, TCP sẽ thực hiện pha fast recovery.

Giải thuật Fast recovery

Pha fast recovery được sử dụng khi nhận được một gói tin ACK hồi đáp cho dữ liệu đã gửi. Kích thước
cwnd được gán bằng giá trị ssthresh (đã được thay đổi trong pha fast retransmit). Thực tế, khi này giai
đoạn congestion avoidance được thực hiện với tốc độ giảm đi một nửa so với tốc độ khi segment bị

D08-VT4 pro Page 26


mất.Lưu ý rằng nếu quá thời gian chờ hồi đáp (retransmission timer), bên gửi bắt buộc thực hiện slow
start.

Giải thuật fast recovery được áp dụng đầu tiên trong biến thể TCP-Reno. Đây là biến thể được dùng phổ
biến nhất.

Mối liên hệ giữa các giải thuật kiểm soát nghẽn


Đầu tiên, giải thuật slow start được sử dụng để thử “sức chứa” của mạng và tăng dần số lượng các
segment được đưa vào mạng, tức tăng dần tốc độ truyền dữ liệu. Nếu kích thước cửa sổ cwnd bằng hoặc
lớn hơn ngưỡng ssthresh (được gán bằng kích thước cửa sổ bên nhận), bên gửi sẽ thận trọng hơn với việc
tăng tốc độ truyền.Khi này, giải thuật congestion avoidance làm chậm lại tốc độ đưa các segment mới
(chưa được hồi báo) vào mạng. Nếu phát hiện mất gói thông qua việc nhận được các ACK trùng lắp (3
gói tin ACK trùng lặp), trong khi chưa quá hạn thời gian chờ gửi lại, bên gửi sử dụng giải thuật fast
retransmit để truyền lại segment bị mất, sau đó thực hiện fast recovery để đảm bảo tốc độ truyền không
quá nhanh. Trong trường hợp quá thời gian chờ gửi lại, chứng tỏ tình trạng của mạng đã trở nên tồi tệ
hơn, bên gửi sẽ phải quay trở lại pha slow start để thích ứng với trạng thái hiện tại (mới) của mạng.

Câu 23 (thùy )Trình bày hai thuật toán GoBackN và Selective Repeated. Ý nghĩa của hai thuật toán
này trong việc đảm bảo tính tin cậy của truyền thông và ưu nhược điểm của chúng.

• Go-back-N ARQ
Với cơ chế phát lại Go-back-N, phía phát sẽ được phát nhiều hơn một khung thông tin trước khi nhận được báo
nhận từ phía thu. Số khung thông tin cực đại mà phía phát có thể phát (ký hiệu là W) được gọi là kích thước cửa
sổ. Với cơ chế hoạt động này, Go-back-N (và cả phương pháp selective repeat trình bày ở phần sau) được gọi là
cơ chế cửa sổ trượt (sliding window)
Mỗi khi phát xong một khung thông tin, phía phát giảm kích thước cửa sổ đi 1, khi kích thước cửa sổ bằng 0,
phía phát sẽ không được phát thêm khung thông tin nào nữa (điều này đảm bảo số khung thông tin đồng thời
đến phía thu không vượt quá W, và do đó, không vượt quá khả năng xử lý của phía thu).
Mỗi khi phía thu nhận được một khung thông tin đúng và xử lý xong, phía thu sẽ gửi lại một báo nhận ACK
cho phía phát. Khi nhận được báo nhận này, phía phát sẽ tăng kích thước cửa sổ W lên 1. Điều này đồng nghĩa
với việc phía phát sẽ được phát thêm một khung nữa, ngoài W khung đã phát trước đó, vì phía thu đã xử lý
xong một khung, và như vậy, tổng số khung mà phía thu phải xử lý tại một thời điểm vẫn không vượt quá W.
Để có thể phân biệt các khung trên đường truyền, các khung cần được đánh số thứ tự. Nếu dùng k bit để đánh số
thì tổng số khung được đánh số sẽ là 2 k (từ 0 đến 2k – 1) và do đó, kích thước cửa sổ tối đa W max = 2k (về mặt lý
thuyết).
Trong trường hợp lý tưởng (không có lỗi xảy ra) thì cơ chế cửa sổ trượt đảm bảo số khung thông tin từ phía phát
đến phía thu không vượt quá kích thước cửa sổ. Trong trường hợp này, không có sự phân biệt giữa Go-back-N
và selective repeat (và chúng được gọi chung là sliding window).
Khi có lỗi xảy ra, việc truyền lại các khung lỗi của cơ chế cửa sổ trượt được thực hiện theo hai cách khác nhau:
Go-back-N: phía phát sẽ thực hiện phát lại khung thong tin bị sai và tất cả các khung thông tin khác đã được
truyền đi tính từ khung bị sai.
Selective repeat: phía phát sẽ chỉ phát lại các khung thông tin bị sai
Ưu điểm của phương pháp ARQ Go-back-N là hiệu suất cao hơn so với phương pháp ARQ dừng và đợi. Bên
cạnh đó, cơ chế xử lý thông tin ở phía thu khá đơn giản và không cần bộ đệm. Nhược điểm là cần truyền lại quá
nhiều khung thông tin trong trường hợp khung thông tin bị lỗi. Để khắc phục nhược điểm này, người ta đề xuất
sử dụng cơ chế ARQ phát lại theo yêu cầu (Selective repeat ARQ)

D08-VT4 pro Page 27


• Selective repeat ARQ

Tương tự như cơ chế phát lại Go-back-N, cơ chế phát lại có lựa chọn (selective repeat ARQ) cũng dựa trên
phương pháp cửa sổ trượt. Phía phát được phép phát tối đa W khung thông tin (kích thước cửa sổ) trước khi
nhận được báo nhận.
Điểm khác biệt giữa selective repeat và Go-back-N nằm ở cách hai phương thức này xử lý khung thông tin bị
lỗi. Với trường hợp selective repeat, phía phát sẽ chỉ thực hiện phát lại khung thông tin bị lỗi mà không cần phát
lại tất cả các khung khác sau khung lỗi nếu như các khung đó không bị sai. Cơ chế này giúp tăng hiệu quả sử
dụng đường truyền so với cơ chế Go-back-N.
Cơ chế selective repeat cho hiệu suất hoạt động trên đường truyền cao hơn so với Go-back-N do cơ chế này sử
dụng đường truyền hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cơ chế selective repeat hoạt động phức tạp hơn do nó yêu cầu phía
thu phải có khả năng xử lý các khung thông tin đến phía thu không theo thứ tự. Ngoài ra, phía thu cần phải có
bộ đệm để có thể lưu tạm thời các khung thông tin này.

Câu 24.(xuyến)Vai trò của tầng mạng và các giao thức tầng mạng trong truyền thông. Nêu đặc
điểm và các chức năng chính của các giao thức tầng mạng

Bài làm :

Vai trò tầng mạng.


Tầng mạng là tầng định vị và quản lý địa chỉ logic mạng, quản lý đường đi giữacác node bên trong
mạng chuyển mạch gói và có nhiệm vụ xác định việc chuyểnhướng, vạch đường các gói tin đi trong
mạng, các gói tin này có thể phải đi qua nhiều chặng trước khi đến được đích cuối cùng mà vẫn duy
trì chất lượng dịch vụ(quality of service) mà tầng vận chuyển yêu cầu. Đơn vị dữ liệu của tầng mạng
làcác gói (packets) lớn hơn các khung (frames). Các giao thức hay sử dụng ở đây làIP, RIP, IPX,
OSPF, AppleTalk.

1. Giao thức IP
Là giao thức phi kết nối và không tin cậy. Nó cung cấp dịch vụ chuyển gói tin với phương thức
“nỗ lực hết mình” đến đích. Nỗ lực hết mình ở đây có nghĩa là IP không cung cấp chức năng theo
dõi và kiểm tra lỗi gói tin, nó chỉ cố gắng chuyển gói tin đến được đích nhưng không có sự đảm
bảo độ tin cậy. Nếu độ tin cậy là yếu tố quan trọng thì IP phải hoạt động với một giao thức tầng
trên tin cậy, chẳng hạn TCP.

2. Giao thức IPX/SPX


Được công ty Novell thiết kế sử dụng cho các sản phẩmmạng của chính hãng. SPX hoạt động
trên tầng Transport của OSI, có chức năngbảo đảm độ tin cậy của liên kết truyền thông giữa hai
đầu mút (end–to–end). Nóđảm bảo chuyển giao các gói tin đúng trình tự, đúng đích nhưng không
có vai tròtrong định tuyến. IPX tuân theo chuẩn OSI, hoạt động tầng mạng, chịu trách nhiệmthiết
lập địa chỉ cho các thiết bị mạng. Nó là giao thức định tuyến, kết hợp với cácgiao thức Routing
Information Protocol (RIP) và Netware Link Services Protocol(NLSP) để trao đổi thông tin định
tuyến với các bộ định tuyến lân cận.

3. Giao thức AppleTalk

D08-VT4 pro Page 28


AppleTalk là kiến trúc mạng do hãng Apple Computer phát triển cho họ cácmáy tính cá nhân
Macintosh. Giao thức AppleTalk cũng được phát triển trên tầngvật lý của Ethernet và Token
Ring.
• Các vùng tối đa trên một phân mạng: Phase 1 là 1, Phase 2 là 255.
• Các node tối đa trên mỗi mạng: Phase 1 là 254, Phase 2 là khoảng 16 triệu.
• Địa chỉ động dựa trên các giao thức truy nhập: Phase 1 là Node ID(Ethernet), Phase 2
là Network + Node ID (IEEE 802.2, IEEE 802.5), Phase1&2: LocalTalk.
• Định tuyến Split-horizon: Phase 1 là không, Phase 2 là có

4. Giao thức X25 PLP


Được CCITT công bố lần đầu tiên vào 1970 lúc lĩnh vực viễn thông lần đầu tiên
tham gia vào thế giới truyền dữ liệu với các đặc tính:
− X25 cung cấp quy trình kiểm soát luồng giữa các đầu cuối đem lại chất
lương đường truyền cao cho dù chất lương đương dây truyền không cao.
− X25 được thiết kế cho cả truyền thông chuyển mạch lẫn truyền thông
kiểu điễm nối điểm.
− Được quan tâm và tham gia nhanh chóng trên toàn cầu.
Trong X25 có chức năng dồn kênh (multiplexing) đối với liên kết logic (virtual
circuits) chỉ làm nhiệm vụ kiểm soát lỗi cho các frame đi qua. Điều này làm tăng độ phức tạp trong
việc phối hợp các thủ tục giữa hai tầng kề nhau, dẫn đến thông lượng bị hạn chế do tổng phí xử lý
mỗi gói tin tăng lên. X25 kiểm tra lỗi tại mỗi nút trước khi truyền tiếp, điều này làm cho đường
truyền có chất lượng rất cao gần như phi lỗi. Tuy nhiên do vậy khối lượng tích toán tại mỗi nút khá
lớn, đối với những đường truyền của những năm 1970 thì điều đó là cần thiết nhưng hiện nay khi kỹ
thuật truyền dẫn đã đạt được những tiến bộ rất cao thì việc đó trở nên lãng phí.

• Đặc điểm:
− Là mạng truyền dữ liệu công cộng đầu tiên.
− Vận chuyển dữ liệu hướng kết nối
− Để sử dụng X.25, máy tính đầu tiên phải thiết lập kết nối tới một máy tính ở xa,
nghĩa là phải thiết lập một cuộc gọi (telephone call)
− Kết nối này được gán 1 connection number để sử dụng cho các gói (packet) số liệu
vận chuyển:
+ Nhiều kết nối có thể được sử dụng đồng thời giữa 2 máy tính.
+ Kết nối trong X.25 là kết nối ảo (Virtual Circuit)
• Nguyên tắc hoạt động
− X.25 là một dịch vụ truyền thông máy tính công cộng, dựa trên hệ thống viễn
thông diện rộng (PSTN).
− X.25 được CCITT và sau này là ITU chuẩn hoá (1976).
− X.25 chỉ đặc tả giao diện giữa DTE và DCE:

D08-VT4 pro Page 29


+ DTE (Data Terminal Equipment)- thiết bị đầu cuối dữ liệu
+ DCE (Data Circuit-terminating Equipment) - thiết bị mạch đầu cuối dữ liệu,
hay là thiết bị kết nối mạng.
− X.25 không quy định cụ thể kiến trúc và tổ chức hoạt động nội bộ của mạng.
− Tổ chức và thực hiện hệ thống mạng để cung cấp dịch vụ X.25 tại giao diện
với NSD là nhiệm vụ của nhà cung cấp dịch vụ X.25 - thường là nhà cung cấp
dịch vụ viễn thông công cộng.

Các giao thức chuẩn: X.25 qui định sử dụng các giao thức chuẩn ở các mức như sau:
• Mức vật lý:
– X.21 cho truyền số liệu số (Digital) giữa DTE và DCE
– X.21 bis cho truyền số liệu tương tự (Analog) giữa DTE và DCE
• Mức liên kết:
– LAPB (Link Access Protocol Balanced), là một phần của HDLC, để trao
đổi số liệu tin cậy giữa DTE và DCE
• Mức mạng:
– PLP (Packet Level Protocol): giao thức chuyển mạch gói + hướng kết nối,
các subscriber sử dụng để thiết lập VC và truyền thông với nhau.
– là giao thức được đặc tả mới trong X.25
• Ba mức trên tương ứng với 3 mức thấp nhất của mô hình ISO/OSI
Các đặc điểm quan trọng nhất của X.25:
– Các gói tin điều khiển cuộc gọi, được dùng để thiết lập và huỷ bỏ các kênh ảo,
được gửi trên cùng kênh và mạch ảo như các gói in dữ liệu.
– Việc dồn kênh của các kênh ảo xảy ra ở tầng 3
– Cả tầng 2 và tầng 3 đều áp dụng cơ chế điều khiển lưu lượng và kiểm soát lỗi.
– X.25 được sử dụng rộng rãi trong khoảng 10 năm.
– Khoảng năm 1980, X.25 được thay thế bởi một mạng mới – Frame Relay.

Câu 25(xuyến). Trình bày cấu trúc của bộ định tuyến và các thành phần đảm bảo chức năng định
tuyến và chuyển tiếp của thực thể này

Bài làm:
Router (Bộ định tuyến)
• Router là bộ định tuyến dùng để nối kết nhiều phân đoạn mạng, hay nhiều kiểu mạng
(thường là không đồng nhất về kiến trúc và công nghệ) vào trong cùng một mạng tương
tác. Thông thường có một bộ xử lí, bộ nhớ, và hai hay nhiều cổng giao tiếp ra/vào.

D08-VT4 pro Page 30


• Router là thiết bị định tuyến đường đi cho việc truyền thông trên mạng, khả năng vận
chuyển dữ liệu với mức độ thông minh cao bằng cách xác định đường đi ngắn nhất cho
việc gửi dữ liệu.
• Nó có thể định tuyến cho một gói dữ liệu đi qua nhiều kiểu mạng khác nhau và dùng
bảng định tuyến lưu những địa chỉ đường mạng để xác định đường đi tốt nhất để đến
đích.
• Router làm việc ở tầng 3 – tầng network trong mô hình OSI.

Hiện nay, lợi thế của việc sử dụng Router là hơn Bridge (Routers là sự kết hợp của Bridge và
Switch) vì Router có thể xác định đường đi tốt nhất cho dữ liệu đi từ điểm bắt đầu đến đích của
nó.
Ứng dụng trong các kết nối LAN-LAN, LAN-WAN, WAN-WAN, ví dụ kết nối giữa mạng LAN
của bạn với ISP mà bạn đang sử dụng (có thể là đường truyền Dialup, Leasline, xDSL, ISDN,…),
xây dựng một mạng WAN (từ 2 router trở lên), kết nối 2 mạng LAN vật lý thành một LAN logic,
kết nối giữa 2 ISP với nhau.

Các thành phần đảm bảo chức năng định tuyến và chuyển tiếp của thực thể này:
Khi một trạm muốn gửi gói tin qua Router thì nó phải gửi gói tin với địa chỉ trực tiếp của
Router (Trong gói tin đó phải chứa các thông tin khác về đích đến) và khi gói tin đến Router thì
Router mới xử lý và gửi tiếp.
Khi xử lý một gói tin Router phải tìm được đường đi của gói tin qua mạng. Để làm được điều
đó Router phải tìm được đường đi tốt nhất trong mạng dựa trên các thông tin nó có về mạng,
thông thường trên mỗi Router có một bảng định
tuyến (Routing table). Dựa trên dữ liệu về Router gần đó và các mạng trong liên mạng, Router
tính được bảng định tuyến tối ưu dựa trên một thuật toán xác định trước.
Người ta phân chia Router thành hai loại là Router có phụ thuộc giao thức (The protocol protocol
dependent routers) và Router không phụ thuộc vào giao thức (The independent router) dựa vào
phương thức xử lý các gói tin khi qua Router.
− Router có phụ thuộc giao thức: chỉ thực hiện việc tìm đường và truyền gói tin từ mạng này sang
mạng khác chứ không chuyển đổi phương cách đóng gói của gói tin cho nên cả hai mạng phải
dùng chung một giao thức truyền thông.
− Router không phụ thuộc vào giao thức: có thể liên kết các mạng dùng giao thức truyền thông
khác nhau và có thể chuyển đổi gói tin của giao thức này sang gói tin của giao thức kia, Router
cũng chấp nhận kích thức các gói tin khác nhau (Router có thể chia nhỏ một gói tin lớn thành
nhiều gói tin nhỏ trước khi truyền trên mạng). Để ngăn chặn việc mất mát số liệu, Router còn
nhận biết được đường nào có thể chuyển vận và ngừng chuyển vận khi mất liên kết (đường bị
tắc).

− Router có các phần mềm lọc ưu việt hơn là Bridge do các gói tin muốn đi qua Router cần phải
gửi trực tiếp đến nó nên giảm được số lượng gói tin qua nó. Router thường được sử dụng trong
khi nối các mạng thông qua các đường dây thuê bao đắt tiền do nó không truyền dư lên đường
truyền.
− Router có thể dùng trong một liên mạng có nhiều vùng, mỗi vùng có giao thức
riêng biệt.
− Router có thể xác định được đường đi an toàn và tốt nhất trong mạng nên độ an toàn của thông
tin được đảm bảo hơn.
D08-VT4 pro Page 31
− Trong một mạng phức hợp khi các gói tin luân chuyển các đường có thể gây nên tình trạng tắc
nghẽn của mạng thì các Router có thể được cài đặt các phương thức nhằm tránh được tắc nghẽn.

Câu 26(quỳnh) Đặc điểm, cấu trúc tiêu đề, không gian địa chỉ và các loại địa chỉ IPv4

Đặc điểm, cấu trúc IPv4

Địa chỉ IP đang được sử dụng hiện tại (IPv4) có 32 và chia thành 4 Octet ( byte, các Octet tách biệt nhau
bằng dấu chấm

VD 1 địa chỉ IP như sau: 196.84.156.67. Địa chỉ IP được chia thành 4 số giới hạn từ 0 – 255.

Cấu trúc tiêu đề: .


Các gói IP bao gồm dữ liệu từ lớp bên trên đưa xuống và thêm vào một IP Header.IP Header gồm các
thành phần sau:
· Version chỉ ra phiên bản hiện hành của IP đang được dùng, có 4 bit. Nếu trường này khác với phiên
bản IP của thiết bị nhận, thiết bị nhận sẽ từ chối và loại bỏ các gói tin này.
· IP Header Length (HLEN) – Chỉ ra chiều dài của header theo các từ 32 bit. Đây là chiều dài của tất
cảc các thông tin Header.
· Type Of Services (TOS): Chỉ ra tầm quan trọng được gán bởi một giao thức lớp trên đặc biệt nào
đó, có 8 bit.
· Total Length – Chỉ ra chiều dài của toàn bộ gói tính theo byte, bao gồm dữ liệu và header,có 16
bit..Để biết chiều dài của dữ liệu chỉ cần lấy tổng chiều dài này trừ đi HLEN.
· Identification – Chứa một số nguyên định danh hiện hành, có 16 bit. Đây là chỉ số tuần tự.
· Flag – Một field có 3 bit, trong đó có 2 bit có thứ tự thấp điều khiển sự phân mảnh. Một bit cho biết
gói có bị phân mảnh hay không và gói kia cho biết gói có phải là mảnh cuối cùng của chuỗi gói bị phân
mảnh hay không.
· Fragment Offset – Được dùng để ghép các mảnh Datagram lai với nhau, có 13 bit.
· Time To Live (TTL) – Chỉ ra số bước nhảy (hop) mà một gói có thể đi qua.Con số này sẽ giảm đi
một khi một gói tin đi qua một router. Khi bộ đếm đạt tới 0 gói này sẽ bị loại. Đây là giải pháp nhằm ngăn
chặn tình trạng lặp vòng vô hạn của gói nào đó.
· Protocol – Chỉ ra giao thức lớp trên, chẳng hạn như TCP hay UDP, tiếp nhận các gói tin khi công
đoạn xử lí IP hoàn tất, có 8 bit.
· Header CheckSum – Giúp bảo dảm sự toàn vẹn của IP Header, có 16 bit.
· Source Address – Chỉ ra địa chỉ của node truyền diagram, có 32 bit.
· Destination Address – Chỉ ra địa chỉ IP của Node nhận, có 32 bit.
· Padding – Các số 0 được bổ sung vào field này để đảm bảo IP Header luôn la bội số của 32 bit.
· Data – Chứa thông tin lớp trên, chiều dài thay đổi đến 64Kb.
Trong khi địa chỉ IP của nguồn và đích là quan trong của hoạt động của IP, các trường khác làm cho IP
rất linh hoạt.Các Header Field là thông tin được cung cấp cho các giao thức lớp trên xác định dữ liệu
đóng gói.
Các lớp địa chỉ IP:
Địa chỉ IP chia ra 5 lớp A,B,C, D, E. Trong lớp A,B,C chứa địa chỉ IP được dùng để cấu hình cho các
host trên mạng Internet. Địa chỉ IP lớp D dành cho kĩ thuật multicasting. Bit nhận dạng là những bit đầu
tiên - của lớp A là 0, của lớp B là 10, của lớp C là 110. Lớp D có 4 bit đầu tiên để nhận dạng là 1110, còn
lớp E có 4 bít đầu tiên để nhận dạng là 1111. Bit nhận dạng để xác định địa chỉ IP thuộc lớp nào.
Một địa chỉ IP được phân biệt bởi hai phần, phần đầu gọi là Network ID (địa chỉ mạng) và phần sau là
Host ID.

Lớp A: Bit đầu tiên của byte đầu tiên là bit 0. Những đ/c IP có byte đầu tiên nằm trong khoảng
0(00000000)-127(01111111) sẽ thuộc lớp A. 7 bit còn lại trong Octet thứ nhất dành cho địa chỉ mạng, 3
Octet còn lại có 24 bit dành cho địa chỉ của máy chủ. Do vậy, trên lớp A, có thể phân cho 126 mạng khác
nhau, và mỗi mạng có thể có tối đa 16777214 máy host.

D08-VT4 pro Page 32


Lớp B, 2 byte đầu tiên cho Net ID, 2 byte sau cho Host ID, 2bit đầu của byte đầu là 10. Địa chỉ nằm trong
khoảng 128-191 thuộc lớp B. VD: 172.29.20.1. Phần NetID chiếm 16 bit, bỏ 2 bit đầu tiên làm nhận dạng
lớp B, còn lại 14 bit cho phép đánh thứ tự 16384 mạng khác nhau. Phần Host ID dài 16 bit.

Lớp C dành 3 byte đầu cho NetID và 1 byte sau cho HostID. Byte đầu bắt đầu= 3bit 110. n~ địa chỉ nằm
trong khoảng 192(11000000)-223(11011111) sẽ thuộc lớp C.

Các loại địa chỉ IPv4

IPv4 định nghĩa ba dạng địa chỉ: unicast, broadcast, và multicast. Mỗi loại địa chỉ cho phép thiết bị gửi dữ
liệu đến các dạng nơi nhận đã được chọn trước.

- Một địa chỉ unicast cho phép thiết bị gửi dữ liệu đến một nơi nhận duy nhất.

- Một địa chỉ broadcast cho phép thiết bị gửi dữ liệu đến tất cả các host trong một mạng con.

- Một địa chỉ multicast cho phép thiết bị gửi dữ liệu tới một tập xác định trước các host, được biết đến
như các nhóm multicast, trong các mạng con khác nhau.

Dải địa chỉ IP không được định tuyến trên Internet:

• 1 địa chỉ lớp A : 10.0.0.0/8.


• 16 địa chỉ lớp B : 172.16.0.0 – 172.31.255.255 (172.16.0.0/12).
• 256 địa chỉ lớp C : 192.168.0.0 – 192.168.255.255 (192.168.0.0/16).

Câu 27 (Trang):Khái niệm prefix và subnet mask. Mục đích, mối tương quan giữa hai khái niệm
này.

Trong phương pháp phân chia mạng con (subnetting) ở ipv4, người ta có nhắc đến 2 khái niệm subnet
mask và prefix.
Subnet mask trong ipv4 là một chuỗi số 32 bit bao gồm các bit 0 và 1.
Nó có thể được hiểu là giá trị trần địa chỉ mạng được định nghĩa trước cho từng lớp địa chỉ A,B,C.
Thựcchất là giá trị thập phân cao nhất (khi tất cả 8 bit đều bằng 1) trong các ô 8 bit dành cho địa chỉ
mạng- Net ID.

Address Class Subnet mask trong dạng nhị phân Subnet mask

D08-VT4 pro Page 33


Class A 11111111 00000000 00000000 00000000 255.0.0.0
Class B 11111111 11111111 00000000 00000000 255.255.0.0
Class C 11111111 11111111 11111111 00000000 255.255.255.0

Prefix là một dạng viết tắt của subnet mask. Prefix là số lượng các bit 1 trong subnet mask.
Ví dụ một subnet mask là 255.255.255.0 thì ta nhận thấy có 24 bit 1 trong subnet mask, vì vậy
prefix sẽ là 24 bits. Nếu subnet mask là 255.0.0.0 thì có 8 bit 1 trong subnet mask, vậy prefix sẽ là 8.

Câu 28: Ipv6: đặc điểm, cấu trúc, tiêu đề, các ưu điểm so với Ipv4. Các dải triển khai, chuyển đổi
Ipv6 phổ biến hiện nay

1. Các đặc trưng cơ bản và ưu điểm của Ipv6 so với Ipv4:

- Không gian địa chỉ lớn hơn

Ipv4 là 32 bit địa chỉ trong khi Ipv6 là 128 bit địa chỉ
Với phạm vi của địa chỉ IPv6, việc cung cấp địa chỉ trở nên thoải mái hơn rất nhiều. (Về mặt lý
thuyết, 128bit địa chỉ có khả năng cung cấp 2^128 địa chỉ, nhiều hơn địa chỉ của IPv4 khoảng 8
tỷ tỷ tỷ lần. Số địa chỉ này nếu rải đều trên bề mặt trái đất thì trung bình mỗi mét vuông sẽ có
khoảng 665 570 tỷ tỷ địa chỉ.) Một số nhà phân tích tính toán và kết luận rằng, cho dù sử dụng
như thế nào, chúng ta cũng không thể dùng hết địa chỉ IPv6. Số lượng địa chỉ này sẽ đáp ứng
được sự bùng nổ của các thiết bị IP trong tương lai. Ngoài ra IPv6 còn cung cấp phương thức mới
tự động cấu hình địa chỉ và xây dựng một phép kiểm tra tính duy nhất của địa chỉ IP.
- Header đơn giản hơn

Phần Header của IPv6 được giảm xuống tới mức tối thiểu bằng việc chuyển tất cả các trường phụ
thuộc hoặc không cần thiết xuống phần header mở rộng nằm ngay sau phần header của IPv6 .
Việc này làm giảm thời gian xử lý và tăng thời gian truyền.
- Khả năng địa chỉ hóa và định tuyến linh hoạt hơn: Địa chỉ IPv6 được thiết kế để tạo ra cơ sở
định tuyến phân cấp, hiệu quả và có khả năng tập hợp lại dựa trên sự phân cấp thành nhiều mức của
các nhà cung cấp dịch vụ (ISP). Ipv6 cho phép các mạng đa mức và phân chia thành các mạng con
riêng lẻ. Có khả năng tự động trong việc đánh địa chỉ. Mở rộng khả năng định tuyến bằng cách thêm
trường Scop vào địa chỉ quảng bá.

- Tự động cấu hình địa chỉ : Tương tự như IPv4, IPv6 cũng cung cấp khả năng cấu hình địa chỉ tự
động bởi DHCP, ngoài ra còn đưa thêm khả năng tự động cấu hình địa chỉ khi không có DHCP
Server. Trong một mạng, các host có thể tự động cấu hình địa chỉ của nó bằng cách sử dụng IPv6
Prefix nhận được từ router(gọi là địa chỉ link-local). Hơn nữa trong một mạng mà không có router thì
host cũng có thể tự động cấu hình địa chỉ link-local để liên lạc với các host khác.

- Bảo mật : Hỗ trợ IPSec đã được hỗ trợ ở ngay bản thân của IPv6. Yêu cầu bắt buộc này như là một
tiêu chuẩn cho an ninh mạng, đồng thời mở rộng khả năng làm việc được với nhau của các loại sản
phẩm.

- Mã hóa dữ liệu: Phía gửi sẽ tiến hành mã hóa gói tin trước khi gửi.

- Toàn vẹn dữ liệu: Phía nhận có thể xác nhận gói tin nhận được để đảm bảo rằng dữ liệu
không bị thay đổi trong quá trình truyền.

- Xác nhận nguồn gốc dữ liệu: Phía nhận có thể biết được phía gửi gói tin.

D08-VT4 pro Page 34


- Antireplay: Phía nhận có thể phát hiện và từ chối gói tin gửi lại.

- Chất lượng dịch vụ tốt hơn (QoS) : Phần header của IPv6 được đưa thêm một số trường
mới. Trường nhãn luồng (Flow Label) ở IPv6 header được dùng để đánh nhãn cho các luồng
dữ liệu. Từ đó các router có thể có những xử lý khác nhau với các gói tin thuộc các luồng dữ
liệu khác nhau. Do trường Flow Label nằm trong IPv6 header nên QoS vẫn được đảm bảo khi
phần tải trọng được mã hóa bởi IPSec.

- Khả năng mở rộng tốt : IPv6 có khả năng mở rộng tốt bằng việc sử dụng phần header mở
rộng ngay sau phần IPv6 header. Điều này cho phép thêm vào các chức năng mạng mới.
Không giống như IPv4, phần lựa chọn chỉ có 40 byte thì với IPv6, phần mở rộng chỉ bị hạn
chế bởi kích thước của gói tin IPv6.

- Giao thức phát hiện lân cận NDP (Neighbor Discovery Protocol) của Ipv6 là một dãy các
thông báo ICMPv6 cho phép quản lý tương tác giữa các node lân cận, thay thế ARP trong
Ipv4. Các thông báo ICMPv4 Router Discovery và ICMPv4 Redirect được thay thế bởi các
thông báo Multicast, Unicast Neighbor Discovery.

- Tính di động: Ipv4 không hỗ trợ cho tính di động. Ipv4 cho phép nhiều thiết bị di động kết
nối vào internet theo chuẩn của PCMCIA qua mạng công cộng nhờ sóng vô tuyến.

2. Cấu trúc Ipv6:

Địa chỉ Ipv6 có thể chia thành 3 loại như sau:

- Địa chỉ Unicast: là địa chỉ của một giao diện. Mỗi gói tin được chuyển đến địa chỉ Unicast sẽ
chỉ được định tuyến đến giao diện gắn với địa chỉ đó.

- Địa chỉ Anycast: Là địa chỉ của một tập giao diện thuộc của nhiều node khác nhau . Mỗi gói
tin gửi tới địa chỉ Anycast sẽ được chuyển tới chỉ một trong tập giao diện gắn với địa chỉ đó
(là giao diện gần node gửi nhất và có Metrics nhỏ nhất)

- Địa chỉ Multicast: Địa chỉ của tập các giao diện thuộc về nhiều node khác nhau. Một gói tin
gửi tới địa chỉ Multicast sẽ được gửi tất cả các giao diện trong nhóm.

3. Chiến lược chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6


Do số lượng nút trên Internet là một con số khổng lồ, nên việc chuyển dịch từIPv4
sang IPv6 không thể xảy ra đột ngột. Phải mất một khoảng thời gian đáng kể đểcác
hệ thống trên Internet có thể chuyển từ IPv4 sang IPv6. Việc chuyển dịch phải trôichảy để không
có vấn đề gì giữa hệ thống IPv4 và IPv6.Ba chiến lược đã được IETF phát triển để sự
chuyển dịch trôi chảy hơn, gồm:chồng giao thức kép, đường hầm và dịch tiêu đề.
Chồng giao thức kép
Chiến lược này khuyến nghị rằng mọi trạm trước khi di trú hoàn toàn
s a n g IPv6, phải có một chồng giao thức kép. Nói cách khác, một trạm phải chạy
IPv4 vàIPv6 đồng thời cho đến khi toàn bộ Internet đều sử dụng IPv6.
Đường hầm
Đường hầm là chiến lược được sử dụng khi hai đầu cuối IPv6 muốn
t r u y ề n thông với nhau, nhưng gói phải đi qua một khu vực sử dụng IPv4. Để qua khu vực
này,gói phải có một địa chỉ IPv4. Gói IPv6 được đóng gói trong gói IPv4 khi nó đi vào khuvực,

D08-VT4 pro Page 35


và được mở gói khi nó rời khỏi khu vực. Dường như gói IPv6 đi vào đường hầmở
một đầu và ló ra ở đầu kia.
Dịch tiêu đề
Chiến lược dịch tiêu đề cần thiết khi phần lớn Internet đã chuyển sang IPv6 vàchỉ
còn một phần nhỏ sử dụng IPv4. Máy gửi muốn sử dụng IPv6, nhưng trạm
nhậnk h ô n g h i ể u I P v 6 . Đ ư ờ n g h ầ m k h ô n g h o ạ t đ ộ n g t r o n g t r ư ờ n g h ợ p n à y
v ì g ó i p h ả i ở định dạng IPv4 để trạm nhận có thể hiểu được. Trong trường hợp
này, định dạng tiêuđ ề p h ả i đ ư ợ c t h a y đ ổ i t o à n b ộ t h ô n g q u a q u á t r ì n h d ị c h
t i ê u đ ề . T i ề u đ ề I P v 6 đ ư ợ c chuyển đổi thành tiêu đề IPv4.

Câu 29(Hồng): Trình bày nguyên lý hoạt động của DHCP và việc cấp phát địa chỉ động dựa trên
DHCP.

Trả lời:

Giao thức DHCP làm việc theo mô hình client/server. Quá trình tương tác giữa DHCP client và server sẽ
diễn ra theo các bước sau:

 Khi máy client khởi động, máy sẽ gửi Broadcast gói tin DHCPDISCOVER, yêu cầu máy server
phục vụ. Gói tin náy cũng chứa địa chỉ MAC của máy client.
 Các máy server trên mạng khi nhận được gói tin yêu cầu đó, nếu còn khả năng cung cấp địa chỉ
IP, đều gửi lại cho máy client gói tin DHCPOFFER trong một khoảng thời gian nhất định, kèm
theo là một subnet mask và địa chỉ IP của máy server. Server sẽ không cấp phát địa chỉ IP vừa đề
nghị cho những client khác trong suốt quá trình đàm phán.
 Máy client sẽ lựa chọn một trong các lời đề nghị (DHCPOFFER) và gửi broadcast lại gói tin
DHCPREQUEST chấp nhận lời đề nghị đó. Điều này cho phép các lời đề nghị không được chấp
nhận sẽ được các máy server rút lại và dùng cấp phát cho máy client khác.
 Máy server được máy client chấp nhận sẽ gửi ngược lại một gói tin DHCPACK như là một lời
xác nhận, cho biết địa chỉ IP đó, subnet mask đó và thời gian cho phép sử dụng sẽ chính thưc
được áp dụng. Ngoài những thông tin của máy server nó còn gửi kèm theo những thông tin cấu
hình bổ sung như địa chỉ của gateway mặc định, DNS server…
Việc gán địa chỉ dựa vào DHCP:

Địa chỉ Ethernet được cấu hình vào trong card mạng bởi nhà sản xuất, điều này đảm bảo rằng tất cả
các host nối vào mạng có một địa chỉ Ethernet duy nhất. Trong khi đó địa chỉ IP không chỉ là duy nhất
cho tất cả các host mà nó còn phản ánh cấu trúc của mạng. Do đó không thể cấu hình trực tiếp địa chỉ IP
vào trong card mạng bởi nhà sản xuất, bởi vì nhà sản xuất sẽ không biết card mạng gắn vào mạng nào. Do
đó địa chỉ IP phải được cấu hình lại.

Hầu hêt các hệ điều hành cung cấp các cách thức quản lý địa chỉ IP bởi máy tính quản trị hệ thống
mạng, thậm chí người sử dụng có thể cấu hình bằng tay các thông tin IP cần thiêt cho các host. Tuy nhiên
có một số hạn chế trong việc cấu hình bằng tay:

 Có rất nhiều việc phải làm để cấu hình tất cả host trong một mạng nối kết trực tiếp rông lớn thậm
chí các host đó không thể nối tới mạng khi chúng chưa được cấu hình.
 Quá trình xử lý thường hay gặp lỗi, bởi vì cần thiết để đảm bảo rằng mỗi host có đúng phần mạng
và không có hai host nhận cùng địa chỉ đó. Do đó, việc cấu hình tự động là một giải pháp tốt và
được yêu cầu.
DHCP được đặt trên DHCP server mà nó có nhiệm vụ cung cấp các thông tin cấu hình cho các host.
Chúng ta phải có ít nhất một DHCP server cho một quản trị vung (domain). Các thông tin cấu hình tại các

D08-VT4 pro Page 36


host được lưu lại tại DHCP server và tự động cấp phát cho mỗi host khi chúng được nối hay khởi động và
mạng.

DHCP tiết kiệm khả năng quản trị mạng bằng cách gán địa chỉ cho từng host.

Câu 30(Hồng): Trình bày nguyên tắc hoạt động của NAT và PAT, ý nghĩa của chúng trong việc bảo
mật và sử dụng tối ưu trong địa chỉ public.

Trả lời:

1. Nguyên tắc hoạt động của NAT và PAT:


 Nguyên tắc hoạt động của NAT :
 NAT làm việc như một router, công việc của nó là chuyển tiếp các gói tin (packet) giữa
những lớp mạng khác nhau trên một mạng lớn. Chúng ta có thể xem Internet là một mạng
đơn nhưng có vô số subnet. Routers có đủ khả năng để hiểu được các lớp mạng khác nhau
xung quanh nó và có thể chuyển tiếp những gói tin đến đúng nơi cần đến.
 NAT sử dụng IP của chính nó làm IP công cộng cho mỗi máy con (client) với IP riêng. Khi
một máy con thực hiện kết nối hoặc gửi dữ liệu tới một máy tính nào đó rồi gửi gói dữ liệu
tới NAT, sau đó NAT sẽ thay đổi địa chỉ IP gốc của máy con đó rồi gửi gói dữ liệu đi với địa
chỉ IP của NAT. Máy tính từ xa hoặc máy tính nào đó trên mạng Internet khi nhận được tín
hiệu sẽ gửi gói tin trở về cho NAT computer bởi vì chúng nghĩ rằng NAT computer là máy đã
gửi những gói dữ liệu đến chúng. NAT ghi lại bảng thông tin của những máy tính đã gửi tin
đi ra ngoài trên mỗi cổng dịch vụ và gửi những gói tin nhận được về đúng máy tính đó
(client) và tin cậy
 NAT làm những công việc sau đây:
- Thay thế địa chỉ IP nguồn của gói dữ liệu thành địa chỉ IP của chính nó, có nghĩa là
dữ liệu nhận được bởi máy tính từ xa (remote computer) giống như nhận được gói dữ
liệu từ máy tính có cấu hình NAT.
- Gửi dữ liệu tới máy tính từ xa và nhớ được gói dữ liệu đó đã sử dụng cổng dịch vụ
nào và địa chỉ IP của máy gửi.
- Dữ liệu khi nhận được từ máy tính từ xa sẽ được chuyển tới cho các máy con đã gửi
dữ liệu ra ngoài tương ứng thông qua bảng chuyển đổi địa chỉ mạng (NAT
translation table)
 PAT là cơ chế mở rộng của NAT (port address translation) cung dùng cho mục đích tương ứng. Lúc
này thay vì chỉ chuyển đổi địa chỉ IP thì cả cổng dịch vụ (port) cũng được chuyển đổi ( do router
NAT quyết định).
2. Ý nghĩa của chúng trong việc bảo mật và việc sử dụng tối ưu địa chỉ public:
Việc sử dụng NAT và PAT sẽ dẫn đến tính bảo mật cao hơn do bằng cách không mở được những cổng
mặc định trên server, ta có thể gây khó khăn hơn trong việc tấn công ác ý. Chẳng hạn ta có thể chạy web
server trên port 4000 và liên kết port 80 của Virtual IP của Router đến port 4000 của server thật. Lúc này,
kẻ tấn công sẽ không khai thác lên port 80 của server thật được vì nó không mở được.

Việc sử dụng NAT và PAT nhằm giải quyết thiếu hụt địa chỉ của IPv4.

Cơ chế này giúp chia sẻ kết nối Internet (hay một mạng khác) với nhiều máy trong LAN chỉ với một địa
chỉ IP duy nhất.

câu 31: Giao thức ICMP và nguyên tắc hoạt động của lệnh ping và tracerout.
Trả lời:

D08-VT4 pro Page 37


 Giao thức ICMP:
Giao thức IP không có cơ chế soát lỗi và kiểm soát luồng dữ liệu. Các nút mạng cần biết tình trạng các
nút khác, các gói dữ liệu phát đi có tới đích hay không...
Các chức năng chính của giao thức ICMP( Internet control message protocol) là giao thức điều khiển
của tầng IP, sử dụng để trao đổi các thông tin điều khiển dòng dữ liệu, thông báo lỗi và các thông tin
trạng thái của bộ giao thức TCP/IP.
- Điều khiển lưu lượng (flow control) khi các gói dữ liệu đến quá nhanh, thiết bị đích hoặc thiết bị
định tuyến ở giữa sẽ gửi một thông điệp ICMP trở lại thiết bị gửi, yêu cầu thiết bị gửi tạm thời
ngừng gửi dữ liệu.
- Thông báo lỗi: Trong trường hợp không tới được địa chỉ đích thì hệ thống sẽ gửi một thông báo
lỗi “Destination unsearchable”
- Định hướng lại các tuyến (Redirect Router) Một Router gửi một thông điệp ICMP cho một trạm
thông báo nên sử dụng Router khác. Thông điệp này có thể chỉ được dùng khi trạm nguồn ở trên
cùng một mạng với hai thiết bị định tuyến.
- Kiểm tra các trạm xa: Một trạm có thể gửi một thông điệp ICMP “Echo” để kiểm tra trạm có hoạt
động hay không.
Các loại thông điệp ICMP là các thông điêpj ICMP được chia thánh hai nhóm: các thông điệp truy vấn
và các thông điệp thông báo lỗi. Các thông điệp truy vấn giúp người quản trị mạng nhận các thông tin xác
định từ một node mạng khác. Các thông điệp thông báo lỗi liên quan đến các vấn đề mà bộ định tuyến
hay trạm phát hiện ra khi xử lý gói IP. ICMP sử dụng địa chỉ IP nguồn để gửi thông điệp thông báo lỗi
cho node nguồn của gói IP.
- Thông điệp truy vấn:
+ Hỏi và phúc đáp Echo ( Echo Request và Echo Reply)
+ Hỏi và phúc đáp nhãn thời gian ( Timestamp Request và Timestamp Reply)
+ Yêu cầu và phúc đáp mặt nạ địa chỉ ( Address mask Resquest và Address mask Reply)
+ Yêu cầu và quảng bá bộ định tuyến (Router soliciation và Router advertisement)
- Thông điệp thông báo lỗi:
+ Không thể đạt tới đích ( Destination Unreachable)
+ Yêu cầu ngừng hoặc giảm tốc phát (Source Quench)
+ Định hướng lại (Redirection)
+ Vượt ngưỡng thời gian (Time Exceeded)
 Nguyên tắc hoạt động của lênh Ping và Tracerout:
 Lệnh ping:
Lệnh này để kiểm tra một máy tính có kết nối với mạng không. Người sử dụng dùng cặp thông
báo Echo Request và Echo Reply. Lệnh Ping sẽ gửi các gói tin từ máy tính bạn đang ngồi tới
máy tính đich. Thông qua giá trị mà máy đích trả về đối với từng gói tin, bạn có thể xác định
được đường truyền( ví dụ : 4 gói mà bạn chỉ nhận được một gói, chứng tỏ đường truyền rất chậm
và xấu. Hoặc cũng có thể xác định máy tính có kết nối hay không( nếu không kết nối thì kết quả
là unkown host)
 Lênh Tracerout:
Là công cụ dòng lệnh nền tảng của Windows dùng để xác định đường đi từ nguồn tới đích của một
gói tin giao thức mạng Internet( IP: Internet Protocol). Tracerout tìm đường tới đích bằng cách gửi
các thông báo Echo Request (yêu cầu báo hiệu lại) Internet Message Control Protocol IMCP tới từng

D08-VT4 pro Page 38


đích. Sau mỗi lần gặp đích, giá tri TTL( time to live) tức là thời gian cần gửi sẽ tăng đến khi gặp đúng
đích cần đến. Đường đi sẽ được xác định từ quá trình này.

C©u 32(Yến ): Tr×nh bµy thuËt to¸n ®Þnh tuyÕn theo tr¹ng th¸i ®êng
truyÒn. Liªn hÖ ®Õn ho¹t ®éng mét giao thøc trªn thùc tÕ (OSPF). ¦u nhîc
®iÓm cña OSPF.

Tr¶ lêi:

 Gi¶i thuËt Dijkstra:

• TÊt c¶ c¸c nót m¹ng cã th«ng tin nh nhau vÒ c¸c liªn kÕt cña toµn bé m¹ng.

• Cho phÐp t×m ®êng ®i tõ mét nót tíi tÊt c¶ c¸c nót cßn l¹i.

KÝ hiÖu:

• C(i,j): chi phÝ ph¶i tr¶ ®Ó ®i tõ i tíi j (trùc tiÕp)

• D(v): gi¸ trÞ hiÖn t¹i cña chi phÝ ph¶i tr¶ ®Ó ®i tõ ®Ønh xuÊt ph¸t tíi ®Ønh
v.

• P(v): ®Ønh tríc ®Ønh v trªn ®êng ®i ng¾n nhÊt.

• N: tËp hîp ®Ønh mµ ®êng ®i ng¾n nhÊt ®· ®îc x¸c ®Þnh.

Dijkstra’s Algorithm:

1 Initialization:

2 N= {A}

3 for all nodes v

4 if v kÓ víi A then

5 D(v)= c(A,v)

6 else D(v)= ∞

8 Loop

9 T×m w kh«ng thuéc N sao cho D(w) nhá nhÊt

10 N= N+ w

11 for all v kÒ víi w vµ kh«ng phô thuéc N:

12 D(v)= min ( D(v), D(w)+ c(w,v))

13 until tÊt c¶ nót thuéc N

D08-VT4 pro Page 39


 Ho¹t ®éng cña giao thøc thùc tÕ OSPF

Khi c¸c router nhËn ®îc gãi tin LSA( link state acknowledgement), nã sÏ x©y
dung link- state database vµ dïng thuËt to¸n Dijkstra’s shortest path first
(SPF) ®Ó t¹o ra SPF free. Khi nhËn th«ng tin m¹ng thay ®éi th× sÏ tÝnh l¹i
SPF.
 ¦u nhîc ®iÓm cña OSPF

 ¦u ®iÓm:

• Tèc ®é héi tô nhanh.

• Hç trî m¹ng con (VLSM)

• Cã thÓ ¸p dông cho m¹ng lín.

• Chän ®êng theo tr¹ng th¸i ®êng link hiÖu qu¶ h¬n vector
kho¶ng c¸ch.

• §êng ®i linh ho¹t h¬n.

• Cã hç trî x¸c thùc (Authenticate)

C©u 33(Yến ): Tr×nh bµy thuËt to¸n ®Þnh tuyÕn vector kho¶ng c¸ch. Liªn
hÖ víi ho¹t ®éng mét giao thøc ®Þnh tuyÕn thùc tÕ (RIP). ¦u nhîc ®iÓm
cña RIP.Tr¶ lêi:

 ThuËt to¸n ®Þnh tuyÕn vector kho¶ng c¸ch:

X©y dung d÷ liÖu cho b¶ng kho¶ng c¸ch (Distance table)


 Mçi nót m¹ng cã mét b¶ng ®Þnh tuyÕn kho¶ng c¸ch.

 Hµng dµnh cho c¸c ®Ých cã thÓ ®Õn ®îc.

 Cét dµnh cho c¸c nót cã thÓ ®Õn trùc tiÕp (nót hµng xãm)

 VÝ dô: t¹i nót X, víi ®Ých Y ®Õn qua nót Z:

Dx(Y,Z)= chi phÝ cho ®êng ®i( X Y … Y), Z lµ nót tíi kÕ tiÕp
Z
= c(X, Z)+ Minw(D (Y,w)}
Tõ Distance table , ta x©y dung Routing table b»ng gi¶i thuËt Distance
vector:
DV Algorithm:
T¹i tÊt c¶ nót m¹ng, gi¶ sö nót X:
1 Initialization:
2 for all adjacent nodes v: ( mäi nót m¹ng kÒ víi nót v, ta tÝnh:)
3 DX(*, v)= ∞ /*khëi t¹o b»ng ∞ víi mäi dßng */
4 DX(v,v)= c(X, v) /* c¸c gi¸ trÞ trªn c¸c nót kÒ víi X*/
5 for all destinations,y
D08-VT4 pro Page 40
6 send minw DX(y,w) to each neighbor /*w lµ tÊt c¶ nót kÒ víi X*/
7
8 Loop
9 wait (until I see a link cost change to neighbor V
10 or until I receive update from neighbor V)
11
12 if (c(X,Y) changes by d)
13 /* change cost to all dest’s via neighbor v by d*/
14 /* note: d could be positive or negative*/
15 for all destinations y: DX (x,V)= DX(x, Y)+ d
16
17 else if (update received from V wrt destination Y)
18 /* shortest path from V to some Y has changed*/
19 /* V has sent a new value is minw DV(Y,w)*/
20 /* call this received new value Ý “newal:*/
21 for the single destination y: DX(Y,V)= c(X,V) + newval
22
23 if we have a new minw DX(Y,w) for any destination Y
24 send new value of minw DX(Y,w) to all neighbors
25 forever
 Ho¹t ®éng giao thøc ®Þnh tuyÕn thùc tÕ RIP

Mçi mét bé giao thøc ®Þnh tuyÕn ®Òu cã mét b¶ng ®Þnh tuyÕn chøa c¸c
môc ®Þnh tuyÕn cña tÊt c¶ c¸c ®Þa ®iÓm cã thÓ truy cËp. C¸c thñ tôc:
1 Sau khi RIP ®îc kÝch ho¹t, router göi th«ng ®iÖp tíi router l©n cËn yªu cÇu
router l©n cËn tr¶ lêi b¶n tin tr¶ vÒ bao gåm tÊt c¶ c¸c th«ng tin vÒ b¶ng
®Þnh tuyÕn cña nã.
2 C¸c router cËp nhËp b¶ng ®Þnh tuyÕn cña c¸c router l©n cËn vµ ph¸t c¸c
b¶n tin th«ng b¸o cËp nhËp ®îc kÝch ho¹t ®Ó c¸c router l©n cËn kh¸c cËp
nhËp.
TÊt c¶ c¸c router trªn m¹ng ®Òu lµm nh vËy ®Ó gi÷ cho th«ng tin ®Þnh
tuyÕn míi nhÊt.
3 khi mét tuyÕn ®êng ®· hÕt h¹n b»ng c¸ch ¸p dông mét c¬ chÕ nã sÏ lo¹i
bá khái b¶ng ®Þnh tuyÕn.
 ¦u nhîc ®iÓm cña RIP

 ¦u ®iÓm:

• Lµ giao thøc kh¸ ®¬n gi¶n

• ¸p dông cho c¸c m¹ng nhá.

 Nhîc ®iÓm
D08-VT4 pro Page 41
• Héi tô chËm

• Giíi h¹n quy m« m¹ng do tèi ®a lµ 15 bíc nh¶y.

• Metric tÜnh: gi¸ trÞ nµy lµ cè ®Þnh do ®ã kh«ng phï hîp víi
nh÷ng m¹ng ®ßi hái viÖc lùa chän tuyÕn dùa trªn c¸c th«ng sè
vÒ trÔ, b¨ng th«ng

• ThiÕu tuyÕn thay thÕ

C©u 34: (Yến)tr×nh bµy ®Þnh tuyÕn ph©n cÊp vµ giao thøc ®Þnh tuyÕn
BGP. V× sao nãi giao thøc ®Þnh tuyÕn BGP lµ giao thøc ®Þnh tuyÕn theo
chÝnh s¸ch( policy routing)

Tr¶ lêi:

 §Þnh tuyÕn ph©n cÊp vµ giao thøc ®Þnh tuyÕn BGP:

BGP ®îc ®Þnh nghÜa trong RFC 1772. Chøc n¨ng cña BGP lµ trao ®æi th«ng
tin ®Þnh tuyÕn gi÷a c¸c hÖ tù trÞ vµ ®¶m b¶o viÖc lùa chän ®êng ®i kh«ng
vßng lÆp. C¸c giao thøc ®Þnh tuyÕn phæ biÕn trong nh RIP, OSPF, EIGRP sö
dông metric ®Ó chän ®êng tèi u. BGP kh«ng sö dông metric mµ nã ®a ra
quyÕt ®Þnh ®Þnh tuyÕn dùa trªn chÝnh s¸ch.
C¸c cËp nhËp BGP ®îc truyÒn ®i b»ng c¸ch sö dông TCP cæng 179. BGP thõa
hëng ®Æc tÝnh híng kÕt nèi vµ tin cËy tõ TCP.
§Ó ®¶m b¶o viÖc lùa chän ®êng ®i kh«ng lÆp BGP x©y dùng ®å thÞ vÒ c¸c
hÖ tù trÞ dùa vµo th«ng tin ®îc trao ®æi víi c¸c BGP hµng xãm. BGP coi toµn
bé m¹ng nh mét ®å thÞ ( c©y) hÖ tù trÞ. KÕt nèi gi÷a hai hÖ tù trÞ bÊt kú
t¹o nªn mét ®êng ®i trong ®å thÞ.
Mét sè tÝnh chÊt cña BGP:
• §¶m b¶o th«ng tin liªn l¹c gi÷a c¸c AS

• Trao ®æi th«ng tin ®Þnh tuyÕn gi÷a c¸c AS

• Cung cÊp th«ng tin vÒ tr¹m kÕ tiÕp cho mçi ®Ých ®Õn

• Thùc thi chÝnh s¸ch

• Dïng TCP port 179 ®Ó th«ng tin liªn l¹c vµ chuyÒn tin mét c¸ch tin cËy.

• ThuËt to¸n cña BGP lµ path vector routing

• Hç trî c¸c ®Þa chØ CIDR

• Gióp tiÕt kiÖm b¨ng th«ng b»ng c¸ch chØ göi ®i 1 lÇn th«ng tin vÒ
tuyÕn ®êng cho nhiÒu ®Ých.

• BGP cho phÐp bªn nhËn chøng thùc th«ng®iÖp, kiÓm chøng tªn cña
bªn göi .

 BGP ®îc coi lµ giao thøc ®Þnh tuyÕn theo chÝnh s¸ch

D08-VT4 pro Page 42


EGP lµ giao thøc ®Þnh tuyÕn qua nhiÒu miÒn tù trÞ kh¸c nhau, mçi miÒn tù
trÞ cã mét chÝnh s¸ch ®Þnh tuyÕn kh¸c nhau chÝnh v× thÕ ®Æc ®iÓm
chÝnh cña BGP lµ policy routing. Do c¸c thuéc tÝnh ®êng ®i sÏ ®îc sö dông
mét c¸ch réng r·i khi cÊu h×nh chÝnh s¸ch ®Þnh tuyÕn, cã 4 lo¹i thuéc tÝnh
kh¸c nhau:
• Th«ng dông b¾t buéc: lµ thuéc tÝnh b¾t buéc ph¶i cã trong gãi cËp
nhËp BGP. Nã ph¶i ®îc nhËn ra bëi tÊt c¶ c¸c triÓn khai BGP. NÕu
thiÕu thuéc tÝnh nµy, th«ng b¸o lçi sÏ ®îc t¹o ra. §iÒu nµy ®¶m b¶o
r»ng tÊt c¶ c¸c triÓn khai BGP ph¶i thèng nhÊt víi nhau mét tËp thuéc
tÝnh chuÈn. vÝ dô: AS PATH.

• Th«ng dông tuú chän: lµ thuéc tÝnh ph¶i ®îc nhËn ra bëi tÊt c¶ triÓn
khai BGP nhng cã thÓ kh«ng ®îc göi kÌm víi gãi cËp nhËp. Mét vÝ dô lµ
LOCAL_PREF.

• Tuú chän chuyÓn tiÕp: lµ thuéc tÝnh cã thÓ ®îc hoÆc kh«ng ®îc nhËn
ra bëi tÊt c¶ triÓn khai BGP. Cã nghÜa nã lµ tuú chän. Tuy nhiªn do lµ
thuéc tÝnh chuyÓn tiÕp nªn BGP ph¶I chÊp nhËn vµ qu¶ng b¸ thuéc
tÝnh ngay c¶ khi nã kh«ng nhËn ra ®îc th«ng tÝnh.

• Tuú chän kh«ng chuyÓn tiÕp: lµ thuéc tÝnh cã thÓ ®îc hoÆc kh«ng ®-
îc nhËn ra bëi tÊt c¶ triÓn khai BGP. Cho dï BGP cã nhËn ra thuéc tÝnh
hay kh«ng, cã còng kh«ng chuyÓn tíi c¸c BGP hµng xãm v× ®©y lµ
thuéc tÝnh kh«ng chuyÓn tiÕp.

Câu 35(Ngọc): Đặc diểm vai trò ý nghĩa của các giao thức liên kết dữ liệu

-Giao thức điểm tới điểm

PPP là giao thức được sử dụng chủ yếu khi người dùng truy cập Internet từ nhà thông qua đường điện
thoại quay số, do đó PPP là một trong những giao thức tầng nên kết dữ liệu được sử dụng nhiều nhất nhất
ngày nay

Đặc điểm ppp

Đóng gói gói tin (Framing): phía gửi trong giao thức PPP phải có khả năng lấy gói tin ở tầng mạng, đặt
nó trong frame tầng liên kết dữ liệu. Phía nhận xác định được vị trí bắt đầu và kết thúc của frame cũng
như vị trí gói tin tầng mạng trong frame.

Tính trong suốt: Giao thức PPP không được đặt ra bất kỳ hạn chế nào trên gói dữ liệu tầng mạng. Tức là
nó có khả năng chuyển đi bất kỳ gói dữ liệu tầng mạng nào.

Hỗ trợ nhiều giao thức tầng mạng: Giao thức PPP phải có khả năng hỗ trợ nhiều giao thức tầng mạng
(ví dụ, IP và DECnet) trên cùng đường truyền vật lý tại cùng một thời điểm. Điều này cũng giống như

D08-VT4 pro Page 43


giao thức IP có khả năng phân kênh cho nhiều giao thức giao vận khác nhau (ví dụ, TCP và UDP). Như
vậy PPP cũng cần có một cơ chế để khi nhận được một frame, thực thể PPP phía nhận xác định được cần
chuyển gói dữ liệu cho thực thể tầng mạng nào.

Hỗ trợ nhiều kiểu đường truyền: Ngoài khả năng hỗ trợ nhiều giao thức ở tầng cao hơn, PPP phải có
khả năng vận hành trên nhiều kiểu đường truyền khác nhau bao gồm đường truyền tuần tự (truyền lần
lượt từng bit một) hoặc song song (truyền nhiều bit cùng một lần), đồng bộ (truyền tín hiệu đồng hồ cùng
với bit dữ liệu) hoặc dị bộ, truyền với tốc độ chậm hoặc cao, tín hiệu điện tử hoặc quang học.

Phát hiện lỗi: PPP phía nhận có khả năng phát hiện liệu có lỗi bit trong frame nhận được hay không.

Thời gian kết nối: PPP phải có khả năng phát hiện đường truyền bị lỗi ở mức link (ví dụ, không có khả
năng để truyền dữ liệu từ phía gửi sang phía nhận) vả phải thông báo tình trạng lỗi này cho tầng mạng.

Thoả thuận địa chỉ tầng mạng: PPP phải cung cấp cơ chế cho phép hai thực thể tầng mạng tham gia
truyền thông (IP) có thể học hay đặt cấu hình địa chỉ tầng mạng cho nhau.

Đơn giản: Người ta đòi hỏi PPP đáp ứng nhiều yêu cầu ngoài những yêu cầu nêu trên. Một trong những
yêu cầu quan trọng nhất là tính “đơn giản”. Hiện nay hơn 50 RFC định nghiã những khía cạnh “đơn giản”
của giao thức này.

-Giao thức HLDC

+Giao thức này sử dụng trên nguyên tắc hướng bit và sử dụng kĩ thuật bit stuffing để làm trong suốt dữ liệu
Khuôn dạng tiêu đề HDLC hình 2.45 sgk trang 62
+ Trường địa chỉ ;à trường quan trọng được dùng để định danh tbi đầu cuối địa chỉ đích có thể là địa chỉ quảng bá hay
địa chỉ nhóm
+ Trường điều khiển là trường kết nối truyền và kết thúc kết nối
+ Trường kiểm tra tồng (check sum) là một mã kiểm tra dư theo chu kỳ

Câu 36(Ngọc):Vấn đề dò lỗi ,khắc phục lỗi tại tâng liên kết .Trình bày các kỹ thuật kiểm tra chẵn lẻ
,checksum và CRC

1.1.1. * Tính chẵn lẽ (Parity)


Parity thì được sử dụng trong chuỗi giao thức truyền thông tuần tự, theo đó chúng ta chuyển một ký tự
tại một thời điểm. ví dụ, nếu các bít thông tin 1 0 1 1 0 1 0

Sau đó bit bổ sung được thêm vào, được gọi là một bit parity(chẵn lẽ). bit chẵn lẽ có thể được thêm vào
một cách như vậy mà tổng số 1 trở nên chẵn. Trong trường hợp này, nó được gọi là parity chẵn. Trong
dòng bit ở trên, đã có 4 bit 1, do đó bit 0 được thêm vào như là một bit chẳn lẽ. Các dòng bit truyền là : 1
0 1 1 0 1 0 0 Trong trường hợp bit chẵn lẻ là bit lẻ, thì bit được thêm vào sẽ làm cho tổng số 1 trong dãy
bit lẻ. Đối với bit chẵn lẽ là bit lẻ, các bit được thêm vào trong trường hợp trên là 1 và dòng bit truyền là :
1 0 1 1 0 1 0 1 Ở đầu bên nhận, từ 7 bit đầu tiên, bên nhận sẽ tính toán bit chẵn lẽ dự kiến. Nếu nhận được
bit chẵn lẽ và tính toán tính chẵn lẽ là hợp lý, thì người ta cho rằng bên nhận nhận được chuỗi bit đúng.

D08-VT4 pro Page 44


1.1.2. Parity(chẵn lẻ) bit là một bit phụ được thêm vào chuỗi bit để kiểm tra lỗi. Trong parity chẵn, bit
phụ sẽ làm cho tổng các số 1 trong chuỗi bit chẵn. Trong trường hợp parity lẻ, thì bit phụ sẽ làm cho tổng
các số 1 trong chuỗi bit lẻ. parity bit được sử dụng trong truyền thông tuần tự. Checksum
Giả sử bạn muốn gửi 2 ký tự C và U. Giá tri ASCII 7-bit cho những ký tự này là.

C 1000011

U 1010101

Ngoài ra để truyền những chuỗi bit này,biểu diễn nhị phân caủa tổng 2 ký tự này cũng được gởi.Giá trị
của C là 67,của U là 85,tổng là 152. Biểu diễn nhị phân của 152 là 1 0 0 1 1 0 0 0. Chuỗi bit này cũng
được gắn với chuỗi nhị phân gốc, tương ứng với C và U, trong khi truyền dữ liệu. Checksum của những
bit thông tin được tính toán sử dụng số học nhị phân đơn giản. Checksum được sử dụng một cách rộng rãi
bởi vì nó tính toán rất dễ dàng. Tuy nhiên checksum không thể nhận ra tất cả các lỗi. Vì thế, chuỗi bit
truyền là

1000011101010110011000

Khi đã nhận xong, checksum lại tính toán một lần nữa. Nếu tổng kiểm tra nhận được hợp với tổng kiểm
tra tính toán. Sau đó bên nhận xác nhận đã nhận dữ liệu. Tổng kiểm tra không thể nhận ra tất cả lỗi. Ngoài
ra nếu ký tự gửi đi trong lệnh khác,tức là,nếu chuối thay đổi, tổng kiểm tra sẽ giống nhau và do đó bên
nhận xác nhận dữ liệu là đúng. Tuy nhiên, tổng kiểm tra được sử dụng chính bởi vì nó tính toán rất dễ
dàng, Và nó cung cấp khả năng phát hiện ra lỗi khá tốt.

Chú ý: Checksum được sử dụng cho việc nhận lỗi trong giao thức TCP/IP để kiểm tra dù gói được nhận
chính xác.Thuật toán khác được sử dụng cho việc tính toán của checksum.

1.1.3. CRC
CRC là kỹ thuật mạnh để phát hiện lỗi. Vì thế nó được dùng rộng rãi trong mọi hệ thống giao tiếp dữu
liệu. Các bit bổ sung thêm vào các bit thông tin được gọi là các bit CRC. Những bit này có thể là 16 hoặc
32. Nếu các bit bổ sung là 16, CRC được biểu diễn như CRC-16.CRC-32 sử dụng 32 bit bổ sung. Đó là
những tiêu chuẩn quốc tế cho việc tính toán của CRC-16 và CRC-32. Việc tính toán CRC là rất quan
trọng, chương trình C tính toán CRC-16 và CRC-32 là trong vi dụ code dưới đây. Khi chương trình này
được thi hành, các bit thông tin và CRC theo ký hiệu hệ thập lục phân sẽ được hiển thị.

Việc nhận lỗi sử dụng CRC là rất đơn giản. Ở bên truyền, CRC được thêm vào các bit thông tin. Khi việc
nhận kết thúc, bên nhận tính toán CRC từ những bit thông tin và nếu CRC tích hợp CRC nhận, vậy thì
người nhận biết được những bit thông tin là đúng. CRC-16 và CRC-32 là hai thuật toán tiêu chuẩn được
sử dụng để tính chu kỳ kiểm tra dư thừa. Các bit CRC bổ sung (16 và 32) được nối thêm vào các bit thông
tin ở bên phát. Tại phía thu, các CRC nhận được so sánh với ước tính. Nếu kết hợp hai, các bit thông tin
được coi là đã nhận được một cách chính xác. Nếu hai không phù hợp, nó cho thấy rằng có những sai sót
trong các bit thông tin.

a) Phương pháp CRC:


Một xâu bít bất kỳ đợc xem như một tập các hệ số (0 và 1) của một đa thức đại số. Nếu xâu gồm
k bít thì đa thức tương ứng sẽ có bậc là k-1 gồm các số hạng từ x0 đến xk-1.

Ví dụ: 110001 x5 + x4 + x0 = x5 + x4 + 1

D08-VT4 pro Page 45


Phương pháp CRC sẽ xây dựng một xâu các bít kiểm tra và ghép vào xâu bít cần truyền, được gọi
là dãy Checksum. Dãy Checksum được xây dựng như sau:

* Chọn trước một đa thức gọi là đa thức sinh G(x) có hệ số cao nhất và thấp nhất là 1

* Checksum được tìm thoả mãn điều kiện đa thức tương ứng với xâu ghép gồm xâu gốc và
checksum phải chia hết (Modulo 2) cho G(x).

* Khi nhận được xâu bít, để kiểm soát lỗi lấy đa thức nhận được chia (Modulo 2) cho đa thức
sinh G(x). Nếu không chia hết thì chắc chắn có lỗi, trường hợp ngược lại chưa khẳng định là không có lỗi.

b) Thuật toán CRC

Giả sử đa thức sinh được chọn là G(x) có bậc là r

Xâu bít cần truyền tương ứng với đa thức M(x) có bậc m .

Các bước để xây dựng dãy Checksum nh sau:

 Thêm r bits 0 vào cuối xâu bits cần truyền xâu ghép sẽ gồm được tìm thoả mãn điều kiện đa
thức tương ứng với xâu ghép gồm (m + r) bits tương ứng với đa thức xr M(x).
 Chia Modulo 2 xâu bits tương ứng xr M(x) cho xâu bít tương ứng với G(x).
 Lấy số bị chia ở bước trên trừ đi Modulo 2 cho số d.
Kết quả sẽ là xâu bít được truyền đi ( xâu gốc ghép với Checksum). Ký hiệu đa thức tương ứng
cho xâu đó là P(x). Rõ ràng P(x) chia hết cho G(x).

Khi nhận, giả sử xâu bít nhận được có đa thức tương ứng là Q(x) chia modulo 2 cho G(x).

Giả thiết rằng Q(x) = P(x) + E(x), trong đó E(x) được gọi là đa thức lỗi.

Ví dụ.

Giả sử xâu gốc là 1101011011 suy ra M(x) = x9 + x8 + x6 + x4 + x3 + x + 1

có bậc m = 9; Chọn 10011 tương ứng G(x)= x4 + x + 1 (r=4).

+ Bước1. Xâu gốc ghép 4 bits 0 ta đợc 11010110110000.

+ Bước 2. Chia modulo 2

11010110110000 /(modulo2) 10011 ta được thương là 1100001010 và phần d là 1110.

+Bước 3. Xâu cần truyền là

11010110110000 - (modulo2) 1110 = 11010110111110 là P(x)

Theo phương pháp này việc lựa chọn đa thức sinh chuẩn G(x) sẽ giúp cho việc phát hiện lỗi rất
hiệu quả.

Hiện nay người ta xây dựng 3 đa thức sinh chuẩn quốc tế:

CRC – 12 = x12 + x11 + x3 + x2 + x + 1

CRC – 16 = x16 + x15 + x2 + 1

D08-VT4 pro Page 46


CRC – CCITT = x16 + x12 + x5 + 1

Câu 37(Ngọc): Trình bày các loại giao thức đa truy nhập: phân kênh, truy nhập ngẫu nhiên và chờ
lượt. đặc điểm và các ví dụ

*Các loại giao thức đa truy cập phân kênh:

-Phân chia theo thời gian(TDMA)

Với cách truy cập đường truyền này mỗi người dùng được phân chia một khoảng thời gian trong băng tần
được gọi là các time-slot.Trong khoảng thời gian ngắn người dùng được sử dụng toàn bộ băng tần của
đường truyền

-Phân chia theo tần số (FDMA)

Trong cách truy nhập đường truyền này mỗi người sử dụng trong một cell sẽ được phân cho một dải tần
số nhất định .Các băng tần của người sử dụng khác nhau tại một thời điểm sẽ không chồng lấn lên
nhau .Người sử dụng chỉ được sử dụng băng tần được cấp phép do đó nhiều người trong một cell có thể
cùng truyền một lúc mà không gây nhiễu

-Phân chia theo mã(CDMA)

phương thức đa truy nhập này thì các người dùng đều được truyền trong cùng một thời gian và có thể
cùng f.Mỗi người sử dụng được gán cho một code riêng biệt và không người sử dụng nào trong cell chung
code đó

Mã này được dùng để mã hóa dữ liệu trước khi truyền đi.Tại nơi thu tín hiệu sẽ sử dụng mã của người
dùng tương ứng để lọc bớt những tín hiệu của người sử dụng khác

-Phân chia theo không gian (SDMA)

Phương pháp này sử dụng các khoảng không gian giữa người sử dụng trong một cell

Trạm gốc không truyền tín hiệu đến toàn bộ cell mà nó sẽ tập trung hướng tín hiệu vào không gian của
người dùng cần phục vụ và giảm công suất tín hiệu tới các vùng của thuê bao khác

*Phương thức đa truy nhập ngẫu nhiên ALOHA

- Ý tưởng của ALOHA là trong mạng mỗi khi nút gửi có gói dữ liệu cần gửi thì ngay lập tức nó gửi toàn
bộ gói tin vào kênh truyền dùng chung. Nếu gói tin được truyền xung đột với gói tin từ nút khác thì ngay
lập tức nút đó sẽ truyền lại gói tin đó với một xác suất p. Nếu việc tính xác suất xác định nó không được
truyền thì nút đợi trong khoảng thời gian truyền 1 gói tin và lại truyền tiếp gói tin vào kênh truyền dùng
chung với xác suất p. Lợi điểm của ALOHA là không cần đồng bộ thời gian tại các nút gửi

SLOTTED-ALOHA:

- Ý tưởng chính của Slotted-Aloha là chia thời gian thành các khoảng có độ dài bằng thời gian để truyền
một gói tin.
- Tất cả các nút có gói tin cần truyền đều chỉ truyền gói tin tại đầu mỗi khoảng thời gian. Nếu có xung đột
thì tất cả các nút sẽ phát hiện xung đột ngay trong khoảng thời gian đó và mỗi nút sẽ truyền lại gói tin với
D08-VT4 pro Page 47
xác suất p hoặc chờ cho tới đầu khoảng thời gian sau.
- Với phương thức này cần phải đồng bộ thời gian giữa các nút trong mạng.

*Các giao thức đa truy nhập chò lượt

Phương pháp Token Ring

Thẻ bài là một đơn vị dữ liệu đặc biệt trong đó có một bít biểu diễn trạng thái sử dụng của nó (bận hoặc
rối). Một trạm muốn truyền dữ liệu thì phải đợi đến khi nhận được một thẻ bài rỗi. Khi đó nó sẽ đổi bít
trạng thái thành bận và truyền một đơn vị dữ liệu cùng với thẻ bài đi theo chiều của vòng. Giờ đây không
còn thẻ bài rỗi trên vòng nữa, do đó các trạm có dữ liệu cần truyền buộc phải đợi. Dữ liệu đến trạm đích
sẽ được sao lại, sau đó cùng với thẻ bài đi tiếp cho đến khi quay về trạm nguồn. Trạm nguồn sẽ xoá bỏ dữ
liệu, đổi bít trạng thái thành rỗi cho lưu chuyển tiếp trên vòng để các trạm khác có thể nhận được quyền
truyền dữ liệu
+ Trạm đích không tồn tại hoặc không hoạt động
+ Trạm đích tồn tại nhưng dữ liệu không sao chép được
+ Dữ liệu đã được tiếp nhận
+ Mất thẻ bài: trên vòng không còn thẻ bài lưu chuyển nữa
+ Một thẻ bài bận lưu chuyển không dừng trên vòng
Đối với vấn đề thẻ bài bận lưu chuyển không dừng, trạm monitor sử dụng một bit trên thẻ bài (gọi là
monitor bit) để đánh dấu đặt giá trị 1 khi gặp thẻ bài bận đi qua nó. Nếu nó gặp lại một thẻ bài bận với bít
đã đánh dấu đó thì có nghĩa là trạm nguồn đã không nhận lại được đơn vị dữ liệu của mình và thẻ bài
“bận” cứ quay vòng mãi. Lúc đó trạm monitor sẽ đổi bit trạng thái của thẻ thành rỗi và chuyển tiếp trên
vòng. Các trạm còn lại trên trạm sẽ có vai trò bị động: chúng theo dõi phát hiện tình trạng sự cố của trạm
monitor chủ động và thay thế vai trò đó. Cần có một giải thuật để chọn trạm thay thế cho trạm monitor
hỏng.

B.PHẦN BÀI TẬP (Đức Anh, Hà,Mai)

Bài tập 1: Tính thời gian gửi xong một gói tin 1000 bytes gửi trên đường truyền khoảng cách 2500km
với tốc độ lan truyền là 2,5x108 m/s , băng thông đường truyền đạt 2Mbps

Trễ truyền lan: 2500 x 103 / (2,5 x108) =0.01(s)


Thời gian gửi xong gói tin:
0.01+ (8bit/byte x 1000byte) / (2x106) =0.014(s)

Bài tập 2: Tính checksum của một segment gồm 6 bytes (3 words) sau: A430 – 43C1 – B6F3. Viết kết
quả dạng hecxa

Biểu diễn 6 byte A430 – 43C1 – B6F3 sang dạng bit nhị phân:
1010010000110000 0100001111000001 1011011011110011
Thực hiện phép cộng nhị phân 3 từ (world) được kết quả:
1001 1110 1110 0101 (16bit)
Lấy bù 1 của kết quả
0110 0001 0001 1010
Giá trị đưa vào trường Checksume gửi từ bên gửi sang bên nhận sẽ là
0110 0001 0001 1010 (16bit)
Dạng hexa
611A
D08-VT4 pro Page 48
Bài tập 3: Cho một chuỗi bit D: 101110 , với đại lượng sinh G=1001 và số bit gắn thêm r=3, hãy tính
chuỗi bit CRC thêm vào D khi gửi trong lớp liên kết

G=1001  Đa thức sinh G(x)= x3 + 1


Chuỗi gốc là 101110  M(x)= x5 + x3 + x2 + x
Số bit gắn thêm sau chuỗi gốc là r=3 => Nâng bậc: (x3) * M(x) = x8 + x6 +x5 + x4
Thực hiện tính checksum [x3*M(x)/G(x)]|mod = x + 1
 Checksum = 011 hay chuỗi CRC thêm vào D là 011

Bài tập 4 : Cho địa chỉ mạng 139.12.0.0/16

1. Cho biết địa chỉ mạng trên thuộc lớp nào?

2. Hãy chia địa chỉ mạng trên thành 4 subnet

3. Hãy chia địa chỉ mạng trên thành /20

4. Hãy chia địa chỉ mạng trên thành các subnet sao cho số host tối đa của mỗi subnet là 8000
host.

Viết đầy đủ địa chỉ các subnet và dải địa chỉ IP khả dụng của mỗi subnet.

1. Đây là địa chỉ IP lớp B

2.Chia địa chỉ mạng thành 4 subnet

+Chia thành 4 mạng =>sử dụng 2 bit cho subnettổng số bit dùng cho phần mạng là 16+2 =18 bit.

=>subnet mask :11111111.11111111.11000000.00000000 ->255.255.192.0


+Địa chỉ IP 139.12.0.0/16 dạng nhị phân : 10001001.00001100.00000000.00000000
Ta sử dụng 2 bit đầu tiên của phần Hostid để chia mạng, như vậy địa chỉ IP của các subnet (mạng con) sẽ

Subnet Nhị phân Thập phân


1 10001001.00001100.00000000.00000000 139.12.0.0/18
2 10001001.00001100.01000000.00000000 139.12.64.0/18
3 10001001.00001100.10000000.00000000 139.12.128.0/18
4 10001001.00001100.11000000.00000000 139.12.192.0/18

+Khoảng địa chỉ IP của mỗi subnet

Subnet HostID IP address trong dạng nhị phân HostID IP address Range
1 10001011.00001100.00000000.00000001 139.12.0.1/18 -139.12.63.254/18
10001011.00001100.00111111.11111110

2 10001011.00001100.01000000.00000001 139.12.64.1/18 -139.12.127.254/18

10001011.00001100.01111111.11111110

D08-VT4 pro Page 49


3 10001011.00001100.10000000.00000001 139.12.128.1/18
10001011.00001100.10111111.11111110 -139.12.191.254/18
4 10001011.00001100.11000000.00000001 139.12.192.0/18 –139.12.255.254

10001011.00001100.11111111.11111110

3.Hãy chia địa chỉ mạng trên thành /20

- Số bit sử dụng cho subnet là :20-16 = 4 bit, số bit sử dụng cho host là 32-20=12 bit ->ta chia thành
24 = 16 mạng , mối mạng sử dụng cho 212 -2 =4094 host

- subnet mask của mạng mới:

Dạng nhị phân: 11111111.11111111.11110000.00000000

Dạng thập phân :255.255.240.0

subnet Subnet IP (Nhị phân) Thập phân Khoảng địa chỉ IP


dùng cho các host

1 10001001.00001100.00000000.00000000 139.12.0.0/20 139.12.0.1/20-

139.12.15.254/20

2 10001001.00001100.00010000.00000000 139.12.16.0/20 139.12.16.1/20-

139.12.31.254/20

3 10001001.00001100.00100000.00000000 139.12.32.0/20 139.12.32.1/20-

139.12.47.254/20

4 10001001.00001100.00110000.00000000 139.12.48.0/20 139.12.48.1/20-

139.12.63.254/20

5 10001001.00001100.01000000.00000000 139.12.64.0/20 139.12.64.1/20-

139.12.79.254/20

6 10001001.00001100.01010000.00000000 139.12.80.0/20 139.12.80.1/20-

139.12.95.254/20

7 10001001.00001100.01100000.00000000 139.12.96.0/20 139.12.96.1/20-

139.12.111.254/20

8 10001001.00001100.01110000.00000000 139.12.112.0/20 139.12.112.1/20-

139.12.127.254/20

9 10001001.00001100.10000000.00000000 139.12.128.0/20 139.12.128.1/20-

D08-VT4 pro Page 50


139.12.143.254/20

10 10001001.00001100.10010000.00000000 139.12.144.0/20 139.12.144.1/20-

139.12.159.254-/20

11 10001001.00001100.10100000.00000000 139.12.160.0/20 139.12.160.1/20-

139.12.175.254/20

12 10001001.00001100.10110000.00000000 139.12.176.0/20 139.12.176.1/20-

139.12.191.254/20

13 10001001.00001100.11000000.00000000 139.12.192.0/20 139.12.192.1/20-

139.12.207.254/20

14 10001001.00001100.11010000.00000000 139.12.208.0/20 139.12.208.1/20-

139.12.223.254/20

15 10001001.00001100.11100000.00000000 139.12.224.0/20 139.12.224.1/20-

139.12.223.254/20

16 10001001.00001100.11110000.00000000 139.12.240.0/20 139.12.240.1/20-

139.12.255.254/20

4. Chia địa chỉ mạng trên thành các subnet sao cho số host tối đa của mỗi subnet là 8000 host.

Số host tối đa của mối subnet là 8000 host ->ta sử dụng 13 bit cho HostID, như vậy số bit sử dụng
cho phần mạng (netID+subnetID) sẽ là 32-13=19bit , trong đó số bit sử dụng cho subnet là 19-
16=3bit ->ta chia thành 23 =8 mạng

->subnetmask Dạng nhị phân 11111111.11111111.11100000.000000

Dạng thập phân 255.255.224.0

subnet Subnet IP (Nhị phân) Thập phân HostID IP address


Range
1 10001001.00001100.00000000.00000000 139.12.0.0/19 139.12.0.1/19-

139.12.31.254/19

2 10001001.00001100.00100000.00000000 139.12.32.0/19 139.12.32.1/19-

139.12.63.254/19

3 10001001.00001100.01000000.00000000 139.12.64.0/19 139.12.64.1/19-

139.12.95.254/19

4 10001001.00001100.01100000.00000000 139.12.96.0/19 139.12.96.1/19-

139.12.127.254/19

D08-VT4 pro Page 51


5 10001001.00001100.10000000.00000000 139.12.128.0/19 139.12.128.1/19-

139.12.159.254/19

6 10001001.00001100.10100000.00000000 139.12.160.0/19 139.12.16.1/19-

139.12.191.254/19

7 10001001.00001100.11000000.00000000 139.12.192.0/19 139.12.192.1/19-

139.12.223.254/19

8 10001001.00001100.11100000.00000000 139.12.224.0/19 139.12.224.1/19-

139.12.255.254/19

#########The end#########

Chúc lớp mình thi tốt! 

D08-VT4 pro Page 52

You might also like