You are on page 1of 52

CHÀO MỪNG CÁC BẠN THAM

GIA BUỔI THẢO LUẬN HỌC


TẬP!
BÀI TẬP NHÓM
MÔN: QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG VÀ
CƠ SỞ GIÁO DỤC
Đề bài: Quản lý trường mầm non

Thực hiện: Nhóm 6 lớp QLGD K2G


Lời mở
đầu Chức
năng,
ế t nhiệm vụ
K n ộ
N g
i
luậ du
n

Cơ cấu tổ
Nội dung và chức
biện pháp
Lời Mở Đầu
Là một bậc học đầu tiên
Hình thành những yếu
tố đầu tiên của nhân
cách, chuẩn bị tâm thế
sẵn sàng cho trẻ bước
vào bậc Tiểu học.
Đầu tư cho giáo dục mầm non chính là sự
đầu tư sáng suốt cho tương lai của đất nước.
I. NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CỦA
TRƯỜNG MẦM NON
• Nhiệm vụ của trường mầm non nói chung
được quy định tại Điều 2, Chương I, Điều lệ
trường mầm non năm 2008 được sửa đổi bổ
sung một số điều tại Thông tư số 44/2010/TT-
BGDĐT năm 2010.
Trường mầm non có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba
tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; tổ chức giáo dục hoà
nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật; thực hiện
phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. Hằng năm, tự kiểm tra
theo tiêu chuẩn quy định về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm
tuổi, báo cáo cấp có thẩm quyền bằng văn bản.
3. Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng,
chăm sóc và giáo dục trẻ em.
4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.
5. Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại
hoá hoặc theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó
khăn.
6. Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực
hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
7. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ
em tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.
8. Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và
giáo dục trẻ em theo quy định.
9. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định
của pháp luật.
 Đối với trường mầm non tư thục còn có thêm Quy
định tại khoản 7, Điều 3, Quyết định 41/2008/QĐ-
BGDĐT, ban hành quy chế tổ chức và hoạt động
trường mầm non tư thục.

7. Tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch


phát triển, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và
phát triển đội ngũ giáo viên, huy động, sử dụng và quản lý
các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non,
góp phần cùng Nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục, đáp
ứng yêu cầu xã hội.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ
CHỨC NĂNG CỦA TỪNG BỘ PHẬN
 Được quy định trong: Điều lệ trường mầm non 2008
được sửa đổi bổ sung một số điều năm 2010 và Quyết
định 41/2008/QĐ-BGDĐT ban hành quy chế tổ chức
và hoạt động trường mầm non tư thục.
 Trường mầm non tư thục còn được quy định riêng
tại Quyết định số 41/2008/QĐ-BGDĐT, ban hành
quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư
thục (hiện nay Bộ đang có dự thảo Thông tư sửa đổi).
2.1. Cơ cấu tổ chức bao gồm:
Hội đồng trường
Hiệu trưởng
(HĐ Quản trị)
Phó hiệu trưởng Các Hội đồng khác
Tổ chức Đảng và đoàn
Tổ Chuyên môn
thể
Ban đại diện cha mẹ
Tổ Văn phòng
trẻ em
2.2. SƠ ĐỒ HÓA VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC
BỘ PHẬN.
2.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BỘ PHẬN.

a.Tổ chức Đảng với Ban giám hiệu:

- Chi bộ Đảng lãnh đạo nhà trường về các mặt tư


tưởng, chính trị, an ninh, quốc phòng, công tác tổ
chức cán bộ…

- BGH hực hiện sự chỉ đạo theo các nghị quyết của
Chi bộ Đảng, pháp luật của Nhà nước…
b. Hội đồng trường với Ban giám hiệu
- HĐT tự chủ quyết định những vấn đề quan trọng về quy hoạch, kế hoạch
phát triển, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, bảo đảm thực hiện mục tiêu
giáo dục, phù hợp với quy định của pháp luật. Đồng thời giám sát công
việc quản lý của Hiệu trưởng và các thành viên khác trong nhà trường.

- Hiệu trưởng thực hiện các nghị quyết của HĐT, quản lý theo quy hoạch, kế
hoạch của HĐT đưa ra và đồng thời nêu nên những kiến nghị, đề xuất
cũng như phản hồi những khó khăn vướng mắc gặp phải trong quá trình
quản lý với HĐT.
c. Hội đồng thi đua khen thưởng với BGH:

- HĐ thi đua khen thưởng giúp Hiệu trưởng tổ chức


phong trào thi đua và xét khen thưởng, kỷ luật đối với
cán bộ, giáo viên, nhân viên, trẻ em.

- Hiệu trưởng lấy ý kiến đề xuất thi đua khen thưởng


hoặc kỷ luật của HĐ thi đua khen thưởng và xem xét để
ra quyết định khen thưởng hoặc kỷ luật.
d. Hội đồng tư vấn với Ban giám hiệu.

- Hội đồng tư vấn giúp tư vấn cho Hiệu trưởng về chuyên


môn, quản lý nhà trường.

- Hiệu trưởng quy định nhiệm vụ, quyền hạn, thời gian
hoạt động của Hội đồng tư vấn, lấy ý kiến của Hội đồng
tư vấn để đưa ra các biện pháp quản lý, cải tiến nhà
trường.
e. Ban giám hiệu với các Tổ chuyên môn, Tổ văn phòng.

- BGH quản lý việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của


các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường trực
tiếp và thông qua các tổ trưởng chuyên môn.

- Các Tổ chuyên môn và Tổ văn phòng thực hiện nhiệm


vụ chức năng của mình được quy định trong điều lệ,
theo sự chỉ đạo của BGH, đồng thời đề xuất khen
f. Đoàn thanh niên với BGH:
- Đoàn TN xung kích trong các phong trào đoàn, giúp
Hiệu trưởng tổ chức các ngày lễ, hội, các hoạt động tham
quan, ngoại khóa của nhà trường…

- Hiệu trưởng cần phát huy sức mạnh, vai trò gương mẫu,
đi đầu và sáng tạo của Đoàn thanh niên, tạo điều kiện để
Đoàn hoạt động, phát huy sáng kiến, cải tiến nhà trường.
g. Công đoàn với BGH:

- Công đoàn hoạt động theo luật công đoàn, có vai trò chăm lo đời
sống tinh thần, đảm bảo các quyền lợi lao động của người cán bộ,
giáo viên, giúp tư vấn và giải quyết mối quan hệ giữa nhà trường
với cán bộ, giáo viên.

- Hiệu trưởng cần tôn trọng tính độc lập và tạo điều kiện làm việc để
công đoàn thực hiện chức năng trách nhiệm của mình. Hiệu trưởng
thực hiện mối quan hệ bình đẳng dân chủ, hợp tác và phối hợp với
công đoàn thông qua các hội nghị liên tịch.
h. Ban đại diện cha mẹ trẻ em với BGH:

- Hiệu trưởng phối hợp với BĐD cha mẹ trẻ tổ chức thực hiện nhiệm vụ
theo nghị quyết của cuộc họp đầu năm; Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ
biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ trẻ
nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em; Động
viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực nâng cao chất lượng dạy học và
giáo dục toàn diện.

- Căn cứ ý kiến của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để kiến nghị với
hiệu trưởng về những biện pháp cần thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ năm
học của trường và về quản lý học tập của học sinh.
III. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÁC HOẠT
ĐỘNG NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ.

3.1. Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng:

a. chăm sóc dinh dưỡng.

b. chăm sóc giấc ngủ.

c. chăm sóc vệ sinh.

d. chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an toàn.


a) Chăm sóc dinh dưỡng

 Trẻ em trong giai đoạn này


nhu cầu dinh dưỡng rất
cao, nếu không cung cấp
đầy đủ các chất dinh dưỡng
cần thiết trẻ rất dễ bị còi
xương, suy dinh dưỡng,
hoặc cung cấp các chất
dinh dưỡng không hợp lý
dễ gây tình trạng béo phì.
Biện pháp quản lý việc chăm sóc dinh dưỡng

- Chỉ đạo tính khẩu phần ăn cho trẻ theo nhu cầu
khuyến nghị về năng lượng và các chất dinh dưỡng
dành cho người Việt Nam của Bộ Y tế (Quyết định
số 2824/2007/QĐ-BYT) và chương trình GDMN;
Tăng cường quản lý chất lượng bữa ăn.
- Thực đơn hàng ngày được xây dựng trên cơ sở chế
độ dinh dưỡng cần thiết cho mỗi lứa tuổi.

- Làm tốt công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ


năng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ cho các cô
nuôi và giáo viên.
b) Chăm sóc giấc ngủ
- Ngủ là một nhu cầu thiết yếu, rất quan trọng đối với sự sinh trưởng
và phát triển của trẻ.

- Lợi ích của giấc ngủ với trẻ con:


+ Tế bào não của trẻ phát dục vẫn chưa thành thục, công năng cũng chưa kiện toàn,
tổ chức não rất dễ dàng mệt mỏi. Khi ngủ tiêu hao ôxy và năng lượng rất ít, có lợi
cho tế bào não mệt mỏi được khôi phục.
+ Trẻ được ngủ, đúng giờ giấc, tinh thần luôn thoải mái, phát triển tốt. Còn, trẻ ngủ
không tốt, thường hay quấy khóc, buồn bã không yên, ăn uống thất thường, tăng
cân chậm, sức đề kháng giảm.
Biện pháp quản lý việc chăm sóc giấc ngủ
- Cho trẻ ngủ đúng giờ và đủ giấc,
buổi trưa cho trẻ ngủ một giấc
ngủ ngắn.

- Cần tạo cho trẻ một không gian


trong phòng ngủ phải vừa thoáng
khí, lại yên tĩnh mà kín đáo, tạo
cho trẻ cảm giác an toàn như ở
nhà của mình vậy để trẻ có được
Biện pháp quản lý việc chăm sóc giấc ngủ
- Chuẩn bị đến giờ ngủ, cô kiểm tra lại
chăn, gối, đệm... Sau đó trải ra cho trẻ.

- Trước khi ngủ, cô có thể cho trẻ nghe một


số bài dân ca quen thuộc, điều đó sẽ dần
dần đưa trẻ vào giấc ngủ một cách nhẹ
nhàng, êm ái.

- Trong suốt buổi trưa, cô luôn ở bên trẻ,


nâng giấc ngủ cho trẻ, sửa tư thế nằm
c) Chăm sóc vệ sinh
 Mục đích để bảo vệ sức khỏe
của trẻ và góp phần bảo vệ môi
trường.

 Hình thành cho trẻ lối sống


khỏe mạnh và tình yêu thiên
nhiên, để từ đó trẻ có ý thức
bảo vệ môi trường sống quanh
mình.
Biện pháp tổ chăm sóc vệ sinh
 Đối với lứa tuổi từ 24 - 36 tháng, giáo viên sẽ giúp trẻ làm quen
một số thói quen trong vệ sinh cá nhân như rửa tay trước khi
ăn, lau mặt, lau miệng, bỏ rác đúng nơi quy định…

 Đối với lứa tuổi mẫu giáo thì giúp trẻ có ý thức rửa tay bằng xà
phòng, rửa tay sau khi chơi, đi vệ sinh, trước khi ăn. Tâp luyện
cho trẻ một một số thói quen tốt trong sinh họạt hàng ngày
như: vệ sinh đồ dùng đồ chơi, đi vệ sinh khi có nhu cầu và đúng
nơi quy định…
 Giáo dục cho trẻ tình yêu thiên nhiên, hình thành ý thức tự
d) Chăm sóc sức khoẻ và an toàn cho trẻ
 Trẻ mầm non sức đề kháng của cơ thể
yếu dễ mắc phải bệnh dịch, đặc biệt là
trong môi trường tập thể đông người.
 Trong quá trình trẻ hoạt động vui
chơi dễ xảy ra tai nạn, xây sát vì vậy
cần có các biện pháp phòng chống tai
nạn thương tích cho trẻ.
 Trẻ nhỏ chưa nhận biết hết được địa
hình, đường sá dễ bị lạc hoặc gặp tai
nạn trên đường đi…do đó cần có
người đưa đón trẻ.
Biện pháp quản lý chăm sóc sức khoẻ và an toàn cho
trẻ.
 Chăm sóc Y tế cho trẻ theo Quyết định số 58/2008/QĐ-BGDĐT,
Về hoạt động y tế trong các cơ sở giáo dục mầm non.
 Khám sức khoẻ cho trẻ 2 lần/ năm; tẩy giun cho trẻ mỗi năm
một lần.
 Theo dõi sức khoẻ hàng tháng theo quy định: cân, đo 3 tháng/
lần.
 Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm GDMN theo quy định hiện
hành.
 Chỉ đạo tốt việc tính khẩu phần ăn cho trẻ theo nhu cầu khuyến
nghị về năng lượng và các chất dinh dưỡng dành cho người Việt
Biện pháp quản lý chăm sóc sức khoẻ và an toàn cho
trẻ (tiếp).
 Tạo môi trường sạch, thoáng trong lành, đồ dùng
thiệt bị chất liệu không gây độc hại, ảnh hưởng đến
sức khoẻ của trẻ.
 Làm tốt công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ
năng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ cho các cô
nuôi và giáo viên.
 Có kế hoạch quản lý chặt chẽ và bổ sung sửa chữa kịp
thời các thiết bị đồ dùng đồ chơi, kiểm tra hệ thống
dẫn điện, ga…để đảm bảo an toàn thuận lợi cho trẻ
3.2. Các hoạt động giáo dục

Hoạt động giáo dục trẻ bao gồm:

a) Hoạt động chơi.

b) Hoạt động học

c) Hoạt động lao động


a) Tổ chức hoạt động vui chơi;
Kích thích trí tưởng tượng
 Hoạt động chơi của trẻ
là một hoạt động chính Rèn luyện sức khỏe
của trẻ, thông qua trò
chơi trẻ sẽ phát triển
được thể chất và trí tuệ, Hình thành ý thức kỷ luật
hình thành được các kỹ
năng nhất định. Giúp trẻ hòa nhập
Biện pháp quản lý việc tổ chức hoạt động vui chơi.

 Giáo viên hướng dẫn cho


trẻ chơi các trò chơi bổ ích,
lành mạnh, kích thích trí
tưởng tượng.
 Chú ý đến việc giáo dục tinh
thần đoàn kết, kỷ luật cho
trẻ trong các hoạt động vui
chơi.
b) Tổ chức hoạt động học tập.
 Cho trẻ làm
quen với chữ
viết và các môn
học như: văn
học, toán, hát
nhạc, vẽ tranh,
thể dục ...
Biện pháp quản lý việc tổ chức hoạt động học tập

- Chỉ đạo giáo viên thực hiện đúng


chương trình giáo dục theo quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Tăng cường tổ chức các buổi chuyên


đề để cho các giáo viên học tập, chia
sẻ kinh nghiệm giáo dục lẫn nhau.
Biện pháp quản lý việc tổ chức hoạt động học tập (tiếp).

 Ứng dụng công nghệ


thông tin trong giảng
dạy.
 Khuyến khích giáo
viên sáng tạo các đồ
dùng học tập cho trẻ
em.
c) Tổ chức hoạt động lao động;
 Là một bộ phận quan
trọng của giáo dục phát
triển toàn diện.
 Hình thành ở trẻ những
phẫm chất của người lao
động mới : yêu lao động,
quý trọng người lao
động.
d) Tổ chức hoạt động lao động (tiếp)
 Hình thành thói quen lao
động tự phục vụ, tự mang
giày dép, thay và xếp quần
áo gọn gàng…
 Hình thành các kỹ năng, kỹ
xảo đồng thời phát triển các
tố chất nhanh, mạnh, bền,
khéo léo và một thể lực để
giúp trí tuệ phát triển tốt.
Biện pháp quản lý tổ chức hoạt động lao động.

 Tổ chức, gợi ý cho trẻ tham


gia vào hoạt động trực nhật
lớp, biết thỏa thuận phân
công với công việc trực nhật,
với ý thức tự giác giúp đỡ
nhau cùng thực hiện.
 Cho trẻ đi tham quan các
làng nghề thủ công truyền
thống.
e) Tổ chức ngày hội, ngày lễ, dạo chơi và
tham quan.
 Tổ chức ngày hội, ngày lễ là nội
dung của việc giáo dục thẩm mỹ cho
trẻ. Nó có tác dụng quan trọng góp
phần phát triển trí tuệ, thể chất.
 Qua việc tổ chức ngày Hội, ngày Lễ,
trẻ có khái niệm về một số ngày hội,
ngày lễ gần gũi với trẻ và thể hiện
tình cảm thái độ của mình với các
ngày đó.
g) Tổ chức ngày hội, ngày lễ, dạo chơi và
tham quan.
 Thông qua hoạt động nghệ
thuật trong các ngày Hội, ngày
Lễ trẻ được ôn luyện, củng cố
các nội dung đã học, giáo dục
tình cảm thẩm mỹ
 Hoạt động dạo chơi và tham
quan giúp trẻ hiểu biết được
đời sống hàng ngày, hiểu biết
hơn về thiên nhiên.
Biện pháp quản lý việc tổ chức ngày hội, ngày
lễ, dạo chơi và tham quan.
 Phối hợp với hội cha mẹ của trẻ và các tổ
chức đoàn thể tổ chức các ngày lễ, hội, các
buổi tham quan dã ngoại cho trẻ, đảm bảo an
toàn, vui khỏe và bổ ích.
 Có kế hoạch tổ chức tổ chức các ngày lễ, hội,
tham quan và dã ngoại.
3.3. Hoạt động giáo dục hoà nhập trẻ khuyết
tật trong nhà trường
Giáo dục hòa nhập là "hỗ trợ mọi học
sinh, trong đó có trẻ khuyết tật, cơ hội
bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với
những hỗ trợ cần thiết trong lớp học phù
hợp tại trường phổ thông nơi trẻ sinh
sống nhằm chuẩn bị trở thành những
thành viên đầy đủ của xã hội".
Biện pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

- Trước hết cần nhận biết sớm những trẻ có khuyết tật, đánh
giá được trẻ bị khuyết tật loại gì và mức độ để có biện pháp
can thiệp sớm.

- Giáo dục hòa nhập đi kèm với dạy học chuyên biệt. Có nghĩa
là phải quan tâm, gần gũi, chia sẻ, động viên, giúp đỡ từng em
một, từng việc một. Còn các sinh hoạt khác thì phải hướng
đến cho các em hòa nhập cộng đồng như cùng ăn, cùng chơi.
Biện pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

- Làm tốt công tác tuyên truyền cho cộng đồng nhận
thức và hiểu biết về pháp luật và tính nhân văn, lòng
nhân ái đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt để giúp
các em hòa vào cuộc sống xã hội.

- Lập hồ sơ theo dõi đối với từng em để xem xét quá


trình phát triển tâm sinh lý của các em.
3.4. Hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học về nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng.

 Nâng cao nhận thức về


giáo dục mầm non.
 Huy động được sự tham
gia của cộng đồng xã hội.
 Giúp trẻ phát triển toàn
diện, hài hòa các mặt, hòa
nhập hơn khi đến trường.
Biện pháp quản lý các hoạt động tuyên truyền phổ biến
kiến thức khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng.
 Các hoạt động giúp đỡ tài liệu, sách vở đồ chơi,
hỗ trợ về chuyên môn
 Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề với cha
mẹ trẻ
 Thông tin lên website riêng của trường và bảng
tin ở trường để cha mẹ trẻ tiện theo dõi…
3.5. Các biện pháp quản lý chung.
 Nâng cao nhận thức, tư tưởng đạo đức, phẩm
chất chính trị của giáo viên, nhân viên trong
nhà trường, bồi dưỡng tình yêu thương đối
với trẻ.
 Xây dựng đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng dạy
học, đồ chơi trẻ em để phục vụ giáo dục.
3.5. Các biện pháp chung (tiếp).
 Quản lý tốt các công tác quản lý nhà trường khác.
- Quản lý công tác văn thư và hệ thống hồ sơ, sổ sách theo dõi hoạt
động giáo dục:
- Quản lý việc đánh giá kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
- Quản lý việc thực hiện nội dung, chương trình, phương pháp nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và biên chế năm học
- Quản lý tài chính và cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục (Điều 23)
- Quản lý nhân sự trong nhà trường.
- Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học.
KẾT LUẬN:
 Giáo dục mầm non có vai trò rất quan trọng, nó khởi đầu
cho việc giáo dục trẻ, hình thành những phẩm chất nhân
cách đầu tiên cho trẻ, những thế hệ tương lai của đất nước.

 Nhà trường cần nâng cao được nhận thức của cộng đồng
về tầm quan trọng của giáo dục mầm non, để từ đó huy
động tối đa mọi nguồn lực để phát triển giáo dục mầm
non.
 Toàn thể cộng đồng xã hội hãy dành những tình
cảm trong sáng nhất, tốt đẹp nhất để nâng niu,
chăm sóc giáo dục trẻ, tạo mọi điều kiện tốt nhất
để trẻ phát triển toàn diện, hòa nhập với thế giới.
Cảm ơn sự chú ý theo dõi
của các bạn!

You might also like