You are on page 1of 2

Làng

I. Tìm hiểu chung


1. Tác giả: Kim Lân (1920 – 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài quê ở Bắc Ninh, là nhà văn có sở trường
về truyện ngắn thiên về những sinh hoạt của nông thôn và cảnh ngộ của người nông dân.
- Ông là người am hiểu sâu sắc gắn bó với nông thôn và nông dân
- Các tác phẩm chính: Làng, Vợ nhặt, Con chó xấu xí
2. Văn bản:
a) Tóm tắt: Ông Hai là một người nông dân rất yêu làng, vì hoàn cảnh ông phải len vùng tản cư nhưng không
lúc nào ông không nhớ tới cái làng Chợ Dầu thân yêu của mình. Ông Hai có đặc điểm nổi bật là hay khoe
làng. Bất ngờ ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, quá đau đớn, xấu hổ, ông chẳng dám đi đâu; buồn
quá ông nói chuyện với con thực ra để giãi bày lòng mình với cách mạng. Yêu làng ông quyết định thù làng,
rồi tin đồn thất tiệt được cải chính, ông Hai như người chết đi sống lại, lại đi khắp nơi, múa tay lên mà khoe
về làng.
b) Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp. Lúc này người dân ở vùng kháng chiến đi tản cư ra vùng tự do.
c) Nhan đề tác phẩm: tác giả đặt tên Làng không phải là Làng Chợ Dầu vì nếu chỉ nói làng Chợ Dầu thì chỉ
được một ngôi làng cụ thể; tác giả viết Làng mang tính khái quát cho tất cả làng quê Việt Nam đều có những
người dân yêu nước sâu sắc như ông Hai
d) Phương thức biểu đạt: tự sự + miêu tả + biểu cảm
e) Thể loại: truyện ngắn
f) Ngôi kể: ngôi thứ ba, đảm bảo tính khách quan cho người được kể, gơi cảm giác thực cho người đọc
g) Tình huống chính: ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo tây, đây là tình huống thắt nút câu chuyện. Nghe tin
làng Chợ Dầu được cải chính, đây là tình huống mở nút câu chuyện.
II. Diễn biến tâm trạng của ông Hai
3. Những ngày tản cư
a) Ở nơi tản cư, ông luôn nhớ về làng, ông luôn khoe làng, khoe những ngày tham gia kháng chiến cùng anh
em đào hảo đắp ủ
→ Nhớ làng, khoe làng là điều không thiếu đối với ông
b) Theo dõi tin tức kháng chiến, ông thường xuyên vào phòng thông tin, nghe đọc báo để biết tin tức, dù
không biết đọc, ông cũng lắng nghe chẳng sót một câu nào, nghe được nhiều tin hay, tin chiến thắng của
quân ta, ruột gian ông như múa cả lên, lòng ông náo nức bao nhiêu ý nghĩ, ý thích chen chúc trong đầu.
→ Có thể nói hình ảnh ông Hai với dáng đi đặc biệt “cái đầu cung cúc lao về phía trước”, đó là hình ảnh của
một lão nông thuần phát nhiệt hành, trong trái tim nhân hậu của ông luôn có cả làng quê đất nước.
c) Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe làng theo Tây
- Ông Hai bên mấy bà tản cư lên cho biết “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây” tin dữ ấy đã tác động mạnh
vào suy nghĩ và tình cảm của ông Hai : “Cổ ông nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân, ông tưởng như không
thở được”
→ Ông sững sờ ngạc nhiên cao độ, hốt hoảng, nghẹn giọng, khó thở, một tin động trời không thể ngờ
→ Ông cảm thấy choáng váng và hụt hẫng
- Khi trấn tỉnh phần nào, ông gắng hỏi lại hi vọng tin ấy không phải là sự thật nhưng những người đưa tin kề
về làng ông rành rọt quá, ông không còn nghi ngờ gì nữa
- Ông cười nhảm và đánh trống lảng đi về → cái cười của ông là cái cười của sự bẽ bàng, tủi hổ.
- Nghệ thuật xây dựng tình huống gay cấn, độc đáo
- Tác dụng: thử thách lòng yêu làng của ông tác động mạnh vào suy nghĩ và tình cảm của ông
- Câu nói của người đàn bà đuổi theo ông làm cho ông càng xấu hổ, ê chề, họ đang chửi cái làng đốn mạt như
chửi chính ông
- Ông cúi gằm mặt xuống mà đi, ông trốn tránh, tủi hổ, nhục nhã và ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà
• Khi về nhà, ông nằm vật ra giường nghĩ đến lũ trẻ, nhiều câu hỏi dồn dập oắn xít bủa vây ông, tâm trạng
ông rối bời trong cơn đau đớn hụt hẫng đến mê dại, ông cảm thấy như chính ông mang nỗi nhục của một
tên bán nước theo giặc và các con ông cũng phải mang nỗi nhục ấy
• Khi trò chuyện với vợ, ông cũng gắt gỏng, vô cớ làm cho không khí trong gia đình càng nặng nề, sợ sệt,
càng ám ảnh nỗi nhục phảm bội Tổ quốc
• Ông Hai lắng nghe tiếng mụ chủ nói ở gian trên mà trống ngực ông đập thình thịch, tay chân nhũn ra, nín
thở, nỗi tủi hổ đè nặng lên tâm hồn ông, hàng ngày ông vẫn khoe làng với mụ chủ nhà vậy mà giờ đây
làng ông phản bội, ông sợ mụ chủ đuổi đi
→ Tâm trạng của ông Hai càng u ám, bế tắc, tuyệt vọng, không biết đi đâu về đâu, ai chứa chấp dân của cái
làng bán nước
- Ông Hai suy nghĩ về làng mấy ngày nằm ở nhà, ông suy nghĩ rất nhiều, xung đột nội tâm, gay gắt đau đớn,
dằn vặt xấu hổ tột cùng đã đẩy ông Hai vào một tình huống tuyệt vọng buộc ông Hải phải lựa chọn quê
hương và Tổ quốc bên nào nặng hơn. Quê hương đáng yêu đáng tự hào, nhưng giờ đây mới chỉ nghĩ tới đó,
lòng ông lại nghẹn đắng lại, tình yêu quê hương là tình yêu Tổ quốc, xung đột dữ dội trong lòng ông, một ý
nghĩ tiêu cực thoáng qua trong đầu ông “hay là quay về làng” rồi ông thấy rợn cả người. Ông đã từng nhớ
làng da diết, từng ao ước được trở về làng nhưng nay vừa mới chớm nghĩ lập tức ông lão đã phản đối ngay
bởi vì về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ
- Cuối cùng ông đã đưa ra một quyết định hết sức đúng đắn: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo tây thì phải
thù”
→ Ở ông Hai bây giờ tình yêu làng có tha thiết mãnh liệt tới đâu cũng không bằng tình yêu nước.
d) Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi trò chuyện với con ( Cao trào trong tâm trạng ông Hai)
- Khi tâm sự với đứa con ngây thơ, nghe con nói ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh, nước mắt ông giàn ra chảy ròng trên
má, giọng ông nghẹn lại (ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ)
→ Phải chăng trong tâm hồn người nông dân chất phác không lúc nào nguôi ngoai nỗi nhớ quê hương, yêu
quê hương và đau đớn khi nghe tin về quê hương
- Ông tâm sự với con nhưng thực chất là ông tâm sự cới chính mình để giãi bày nỗi lòng: tình yêu sâu nặng
thiêng liêng, bền vững với kháng chiến, với cách mạng không bao giờ thay đổi, “cái lòng bố con ông như thế
đấy, có bao giờ dám đơn sai”
- Đây là sự phát triển đến cao trào trong tâm trạng của ông Hai, một biểu hiện sâu sắc và cảm động về tình yêu
làng tha thiết
4. Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính
- Ngôi nhà với người nông dân vô cùng quan trọng, vừa quý giá, vừa thân thiết vì đó là một gia sản, một cơ
nghiệp của cả một đời chân lấm tay bùn, mồ hôi nước mắt mới làm ra, thân thiết vì nó giữ bao kỉ niệm buồn
vui, nếu vì một lí do nào đó mà nó không còn thì đó là một mất mát lớn cả về tinh thần và vật chất
→ Vậy mà khi nghe tin nhà mình bị Tây đốt, làm mình bị đốt, ông vẫn vui vì đó là bằng chứng hùng hồn
nhất khẳng định làng ông không theo giặc, không phản bội
→ Như vậy nhà cháy nhưng danh dự còn
• Nét riêng trong truyện ngắn này là tình yêu làm của ông Hai trở thành niềm say mê hãnh diện thành thói
quen khoe làng, tình yêu làng phải đặt trong tình yêu nước thống nhất với cuộc kháng chiến
III.Tổng kết
- Nội dung: tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải nói làng đi tản
cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm dộng ở nhân vật ông Hai trong truyện “Làng”
- Nghệ thuật: tác giả đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lí và
ngôn ngữ nhân vật

You might also like