You are on page 1of 87

KỸ THUẬT TRUYỀN SỐ LIỆU

CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH OSI (OPEN SYSTEMS INTERCONECTION)

ISO (International Standards Organization) liên đoàn quốc tế các tổ chức quốc gia
về tiêu chuẩn, gồm các đại diện của nhiều quốc gia. Nó là một tổ chức phi chính phủ
được sáng lập năm 1947 với nhiệm vụ đẩy mạnh việc phát triển của các tiêu chuẩn quốc
tế. Một chuẩn ISO bao hàm tất cả kết nối mạng là mô hình OSI. Hệ thống mở là một mô
hình mà nó cho phép một hay nhiều hệ thống khác không quan tâm tới nó ở dạng kiến
trúc nào. Mục đích của mô hình OSI là tính mở trong kết nối các hệ thống khác nhau
ngoại trừ yêu cầu thay đổi về mặt logic dưới phần cứng và phần mềm. Mô hình OSI
không phải là một giao thức, nó là một mô hình cho thoả thuận và thiết kế một kiến trúc
mạng sao cho linh linh động, thiết thực và dễ xâm nhập.

3.1. Mô hình
Mô hình OSI là một lớp khung cho thiết kế hệ thống mạng cho phép kết nối tới tất
cả các kiểu hệ thống máy tính. Nó gồm có 7 phần riêng biệt nhưng có mối quan hệ giữa
các tầng, mỗi tầng được định nghĩa cách xử lý việc di chuyển thông tin dọc mạng như
hình 3.1. Việc nắm vững mô hình này thì nắm chắc được việc kết nối dữ liệu.

Kiến trúc tầng


Mô hình OSI được xây dựng 7 tầng theo thứ tụ: tầng vật lý (tầng 1), tầng liên kết dữ
liệu (tầng 2), tầng mạng (tầng 3), tầng giao vận (tầng 3), tầng phiên (tầng 5), tầng trình
diễn (tầng 6), và tầng ứng dụng (tầng 7). Thể hiện như hình 3.2 khi chuyển một thông báo
(message) đi từ máy A tới máy B nó phải thông qua nhiều tầng trung gian. Nốt trung gian
luôn bao hàm chỉ ba tầng đầu của mô hình. Trong đà phát triển của mô hình thì người
thiết kế việc chuyển đổi dữ liệu được thông qua tất hết cả các tầng cơ bản. Mỗi tầng
mạng có một chức năng mạng sử dụng và tập hợp các chức năng thành một tầng. Mỗi
tầng định nghĩa cho một nhóm chức năng để phân biệt với các tầng khác. Nhưng phần
quan trọng là mô hình OSI cho phép hoàn thành một chuyển đổi một thông báo giữa các
hệ thống.

1
Hình 3.1 Mô hình OSI

Hình 3.2 Các lớp OSI

Xử lý ngang hàng:
Với một máy đơn, mỗi tầng chỉ phục vụ tầng trên và dưới của nó. Ví dụ tầng 3 chỉ
được dùng để phục vụ bởi tầng 2 và yêu cầu phục vụ đối với tầng 4. Giữa các máy, tầng x
trên máy này kết nối với tầng x trên máy khác là việc kết nối mang ý nghĩa về mặt logic.
Việc kết nối này chỉ thực hiện với sự thoả thuận ngầm gọi là giao thức. Trên mỗi máy
việc xử lý giữa các lớp gọi là xử lý ngang hàng (peer to peer processes).
Tại tần vật lý thì việc kết nối mới là trực tiếp như hình vẽ 3.2. Khi chuyển một dòng
bít từ máy A tới máy B. Tại các tầng cao, việc kết nối chỉ di chuyển xuống thông qua các

2
lớp ở máy A, và ngược lại thông qua các lớp ở máy B. Tại mối tầng thì dòng bí này phải
thêm một số thông tin của tầng và chuyển tới tầng thấp và ngược lại ở máy B thì qua mỗi
tầng thì thông tin này được tách ra và cuối cùng được tới máy B là dong bít ban đầu.

Giao diện giữa các tầng


Dữ liệu và thông tin mạng qua các tầng của máy gửi và trở lại qua các tầng của máy
nhận được thực hiện nhờ và giao diện giữa các cặp tầng liền kề. Mỗi giao diện này được
định nghĩa bởi các thông tin của tầng đó. Với giao diện định nghĩa đúng và chức năng
làm phù hợp tới một mạng. Như vậy ở mỗi tầng chỉ phục vụ yêu cầu tới tầng nó mong
đợi.

Tổ chức của các tầng


Bẩy tầng có thể thuộc về 3 nhóm con. Tầng 1, 2, và 3- tương ứng với tầng vậy lý,
liên kết dữ liệu và mạng- gọi là tầng hỗ trợ mạng; Sự thoả thuận với diện mạo vật lý cho
việc chuyển dữ liệu từ một thiết bị này tới một thiết bị khác (như phần điện, kết nối vật
lý, địa chỉ vật lý và thời gian giao vận và độ tin cậy). Tầng 5, 6 và 7 – tương ứng với tầng
phiên, trình diễn và ứng dụng- có thể thông qua một nhóm là hỗ trợ sử dụng tầng nó làm
việc thông qua phần mềm hệ thống, Tầng 4, tầng giao vận thực hiện việc truyền dữ liệu
giữa hai đầu mút (end to end) thực hiện việc kiểm soát lỗi và kiểm soát luồng dữ liệu
giữa 2 đầu mút. Dưới mô hình OSI phần lớp là được xây dựng bởi phần mềm ngoại trừ
lớp vật lý là được xây dựng chỉ bởi phần cứng.
Hình 3.3 Trao đổi thông tin trên mô hình OSI

3
Hình 3.3 Cho ta một cách nhìn toàn bộ của các tầng trong mô hình OSI. L7 là đơn
vị dữ liệu chính tại tầng 7, L6 là đơn vị dữ liệu chính tại tầng 6 bằng cách thêm vào L7
một phần H6 và tương tự như vậy cho tới tầng vật lý là một chuỗi bít truyền trên đường
truyền sang tới thiết bị khác và ngược lại với tiến trình trước là thêm vào các H thì bây
giờ lược bỏ cá H tương ứng khi đi qua mỗi tầng và đến tầng cuối cùng thì được một đơn
vị dữ liệu như ban đầu định truyền sang.

3.2 Chức năng của các tầng

Tầng vật lý
Liên quan đến nhiệm vụ truyền dòng bít không có cấu trúc qua đường truyền vật lý.
Việc truy cập nầy nhờ các phương tiện cơ điện, hàm và thủ tục. Với hình 3.4 thể hiện vị
trí tầng vật lý với khía cạnh đường truyền và lới liên kết dữ liệu.

Tính chất vật lý của giao diện và phương tiện truyền thông
Tầng vật lý được định nghĩa các tính chất của giao diện giữa thiết bị và đường
truyền. Còn kiểu truyền thì ta có thể xem xét ở chương 7

Biểu diễn của bít


Tầng vật lý dữ liệu gồm một dòng bít (có thể là 0 hoặc 1) không theo bất cứ một
cấu trúc nào. Và việc truyền này thông qua tín hiệu điện hoặc tín hiệu quang, Tầng vật lý
định nghĩa các kiểu mã hoá.
Hình 3.4 Tầng vật lý

Tốc độ truyền dữ liệu


Tốc độ truyền (số bít truyền trên một giây ) cũng được xác định bởi tầng vật lý. Hay
nói cách khác tầng vật lý sẽ xác định thời gian truyền của một bít.
Sự đồng bộ hoá các bít
Người gửi và người nhận cần phải đồng bộ hoá tại các mức.

4
Cấu hình đường truyền
Tầng vật lý liên quan tới sự kết nối của các thiết bị với đường truyền. Trên cấu hình
điểm tới điểm, hai thiết bị được nới với nhau thông qua một đường dẫn. Trong cấu hình
nhiều điểm thì một đường nối được chia sẻ giữa một số thiết bị

Cấu trúc liên kết vật lý


Xác định cách thức các thiết bị liên kết nhau để tạo thành một mạng. Các thiết bị có
thể liên kết bằng cách sử dụng một cấu trúc mạng lưới (tất cả các thiết bị được liên kết
với nhau), một cấu trúc hình sao (các thiết bị được liên kết thông qua một thiết bị trung
tâm), Một cấu trúc hình vòng (thiết bị này được nối tiếp thiết bị kia tạo thành một vòng),
một cấu trúc bus (mọi thiết bị trên đường truyền thông thường)

Phương thức truyền


Tầng vật lý cũng xác định hướng truyền giữa hai thiết bị, simplex, half – duplex ,
hoặc full duplex. Theo phương thức simplex một thiết bị chỉ gửi và một thiết bị chỉ nhận.
Phương thức simplex là cách kết nối một chiều. Trong phương thức half- duplex cả hai
thiết bị đều có thể gửi và nhận nhưng không đồng thời. Trong phương thức Full – duplex
(hoặc simply duplex), hai thiết bị có thể giữ và nhận đồng thời tại một thời điểm.

Tầng liên kết dữ liệu


Cung cấp phương tiện để truyên thông tin qua liên kết vậy lý (tầng vật lý) đảm bảo
tin cậy; gửi các khối dữ liệu (frame) với các cơ chế đồng bộ hoá, kiểm soát lỗi và kiểm
soát luồng dữ liệu cần thiết. Hình 3.5 thể hiện mối quan hệ giữa tầng liên kết dữ liệu với
mạng và tầng vật lý
Các đặc trưng cơ bản của tầng liên kết dữ liệu gồm:
Framing. Tầng liên kết dữ liệu phân chia dữ liệu nhận từ tầng mạng cho vào một
đơn vị dữ liệu có thể quản lý gọi là Frames.

5
Hình 3.5 Tầng liên kết dữ liệu

Địa chỉ vật lý. Nếu frames được phân chia vào các hệ thống khác nhau trên
mạng, thêm vào tầng liên kết dữ liệu một header của frames được định nghĩa là địa
chỉ vật lý và gửi địa (địa chỉ nguồn) chỉ gốc sang nơi nhận (địa chỉ đích) của frame.
Nếu frame được dùng để giữ cho người nhận ngoài mạng thì địa chỉ nhận là địa chỉ
của thiết bị kết nối tới mạng tiếp.
Điều khiển luồng. Nếu tốc độ dữ liệu là tuyệt đối với người nhận thì luôn luôn
nhỏ hơn tốc độ của thủ tục người gửi, tầng liên kết dữ liệu lợi dụng kỹ thuật điều
khiển luồng để tránh vấn đề tràn dữ liệu đối với người nhận.
Điều khiển lỗi. Tầng liên kết dữ liệu tăng thêm tính tin cậy cho tầng vật lý bởi
thêm máy dò và phát lại dữ liệu lại hoặc frames mất. Nếu sử dụng kỹ thuật ngăn
chặn không lặp lại của frames
Điều khiển truy nhập. Khi có hai hay nhiều thiết bị kết nối giống nhau, giao
thức tầng liên kết dữ liệu là cần thiết để dò thấy thiết bị vừa bị điều khiển liên kết ở
bất kỳ thời gian nào.
Ví dụ 3.1 Trong hình 3.6, một nút với địa chỉ vật lý 10 gửi 1 frame đến một nút với
địa chỉ 87. Hai nút được kết nối bởi một liên kết. Tại tầng liên kết dữ liệu, frame này
chứa đựng địa chỉ vật lý trong phần header. Đây chỉ là những địa chỉ cần. Phần sau của
header chứa các thông tin khác. Phần móc nối thường chứa các bit thêm để phát hiện lỗi.
Hình 3.6 tầng liên kết dữ liệu (ví dụ 3.1)

6
Tầng mạng
Là tầng đáp ứng sự phát tán các gói tin dọc trên các liên kết mạng từ nguồn tới đích.
Bất cứ nơi nào tầng liên kết dữ liệu quan sát thấy sự phân tán của gói tin giữa hai hệ
thống trong cùng một mạng, tầng mạng đảm bảo rằng mỗi gói tin đi từ điểm xuất phát tới
điểm kết thúc.
Nếu hai hệ thống được nối với cùng một liên kết, thì không cần thiết phải có tầng
mạng. Tuy nhiên nếu hai hệ thống được kết nối với hai liên kết mạng khác nhau trong
một mạng lớn thông qua các thiết bị kết nối thì cần phải có tầng mạng để đạt được sự
phân tán gói tin từ nguồn tới đích. Hình minh hoạ là hình 3.7
Hình 3.7 Tầng mạng

Tính chất của tầng mạng bao gồm hai thành phần như sau:
Địa chỉ logic. Địa chỉ logic được tạo bởi tầng liên kết dữ liệu điều khiển các vấn
đề liên quan tới địa chỉ cục bộ. Nếu một gói tin vượt qua được hàng rào mạng
chúng ta cần có một hệ thống địa chỉ khác để giúp phân biệt hệ thống nguồn và hệ
thống đích. Tầng mạng thêm vào một địa chỉ cho gói tin đi từ tầng trên xuống nó,
địa chỉ logic thể hiện địa chỉ của người gửi và của người nhận.
Chọn đường. Khi các mạng hoặc liên kết độc lập được nối với nhau để tạo nên
một mạng lớn hơn, các thiết bị kết nối (định tuyến, hoặc là cổng) định tuyến đường
truyền các gói tin này tới điểm kết thúc. Một trong các chức năng của tầng mạng là
cung cấp kỹ thuật định tuyến đường truyền.
Ví dụ 3.2. hãy tưởng tượng rằng hình 3.8, chúng ta muốn gửi dữ liệu từ một nút với
địa chỉ mạng là A và địa chỉ vật lý là 10, trên một mạng cục bộ (LAN) đến một nút có địa
chỉ mạng là E và địa chỉ vật lý là 87 trên một mạng cục bộ khác. Vì hai thiết bị đặt trên
hai mạng khác nhau, nên chúng ta không thể chỉ dùng địa chỉ vật lý được; địa chỉ vật lý
chỉ có tính cục bộ. Cái chúng ta cần ở đây là các địa chỉ phổ biến mà có thể vượt qua ranh

7
giới của vùng mạng cục bộ. Các địa chỉ mạng logic có đặc trưng này. Gói tin tại tầng
mạng chứa đựng các địa chỉ logic, phần còn lại giống với bản gốc để truyền đến đích (A
và E, minh hoạ trong hình vẽ). Chúng sẽ không đổi khi ta đi từ mạng này đến mạng kia.
Tuy nhiên, địa chỉ vật lý sẽ thay đổi khi gói tin di chuyển từ mạng này đến mạng khác.
Hộp R là bộ định tuyến (router).

Hình 3.8 Tầng mạng (ví dụ 3.2)

Tầng Chuyển tải:


Tầng chuyển tải chịu trách nhiệm cho nguồn tới đích của việc gửi và nhận tin nhắn.
Khi mà tầng mạng nhìn thấy tới địa chỉ cuối của các gói tin, nó không được nhận dạng
một số mối quan hệ giữa các gói tin đó. các gói tin thực sự độc lập giữa khi gửi đi. Mặt
khác, tầng chuyển tải chắc nhìn thấy cả hai lỗi điều khiển và luồn điều khiển từ nguồn tới
đích. Hình 3.9 thể hiện mối quan hệ giữa tầng chuyển tải, tầng mạng và tầng phiên.
Về khía cạnh bảo mật, tầng chuyển tải phải khởi tạo một kết nối giữa hai cổng. Một
kết nối là một đường dẫn logic giữa nguồn tới đích để kết hợp các gói tin được gửi. Khởi
tạo một kết nối bao gồm ba bước: Thiết lập kết nối, truyền dữ liệu và giải phóng kết nối.

Hình 3.9 Tầng chuyển tải


8
Các khả năng đặc tả của tầng chuyển tải gồm:
•Dịch vụ - điểm địa chỉ: Máy tính thường chạy một vài chương trình trong cùng một thời
gian, vì thế việc phát từ nguồn tới đích không phải từ một máy tính tới máy tính khác mà
từ một chương trình riêng ở một máy tính tới một chương trình đang xử lý ở máy
khác.Dòng đầu của tầng dữ liệu phải bao gồm một kiểu dữ liệu được gọi là dịch vụ điểm
địa chỉ hay cổng địa chỉ. Tầng mạng lấy mỗi gói dữ liệu, tầng chuyển tải lấy các gói tin
vào để xử lý.
•Phân đoạn và lắp ráp: Một tin nhắn được chia thành nhiều đoạn, mỗi đoạn bao gồm một
số thứ tự, số này qua tầng chuyển tải sẽ được lắp ráp đúng ở địa chỉ đến và định danh
thay thế các gói bị mất của tin nhắn.
•Điều khiển kết nối: Tầng chuyển tải có thể không kết nối hay kết nối. Một kết nối bị từ
chối ở tầng chuyển tải được xem như mỗi đoạn như là độc lập của các gói và được gửi
nó tới tầng chuyển tải ở máy nhận. Một kết nối định hướng ở tầng chuyển tải là tạo một
kết nối với tầng chuyển tải ở máy nhận dữ liệu sau đó mới gửi dữ liệu, sau khi dữ liệu đã
gửi hết kết nối được ngắt ra.
•Điều khiển luồng: Như tầng liên kết, tầng chuyển tải chịu trách nhiệm cho điều khiển
luồng, tuy nhiên điều khiển luồng ở tầng chuyển tải thực hiện cuối.
•Điều khiển lỗi: Như tầng dữ liệu, tầng chuyển tải chịu trách nhiệm kiểm soát lỗi. Tuy
nhiên kiểm soát lỗi ở tầng chuyển tải thực hiện cuối nhanh hơn như một liên kết đơn.
Khi gửi dữ liệu qua tầng chuyển tải phải chắc chắn rằng dữ liệu đến và đi từ tầng chuyển
tải không có lỗi.
Ví dụ 3.3 Hình 3.10 minh hoạ mọt tầng chuyển tải. Dữ liệu đến từ tầng dưới có dịch
vụ điểm địa chỉ j và k (j là địa chỉ của ứng dụng gửi và k là địa chỉ của ứng dụng nhận).
Khi kích thước dữ liệu quá lớn hơn điều khiển của tầng mạng, dữ liệu sẽ được chia thành
hai gói, mỗi gói đều có địa chỉ j và k. Sau đó ở tầng mạng, địa chỉ mạng được thêm vào
9
mỗi gói. Các gói có thể được chuyển qua các đường khác nhau và đến đích theo thứ tự
khác nhau. Hai gói sẽ được chuyển tới tầng mạng đích nơi sẽ chịu trách nhiệm cho việc
chuyển các dòng tầng mạng. Hai gói này được đưa qua tầng chuyển tải nơi chúng được
ghép lại.
Hình 3.10 Tầng chuyển tải (ví dụ 3.3)

Internet

Tầng phiên
Dịch vụ được cung cấp bởi ba tầng vật lý, liên kết dữ liệu và mạng khung đủ cho
một vài xử lý. Tầng phiên là một người điều khiển hộp thoại mạng, nó thiết lập, duy trì
và đồng bộ lại giữa hệ thống kết nối.
Các khả năng đặc tả của tầng phiên gồm:
•Điều khiển thoại: Tầng phiên cho phép hai hệ thống vào cung một hộp thoại, nó cũng
cho phép kết nối giữa hai hệ xử lý ở cùng một thời điểm(bán song song) hay hai thời
điểm khác nhau (song song). Ví dụ hộp thoại giữa thiết bị kết nối đầu cuối tới máy chủ
lớn có thể là bán song song.
•Đồng bộ: Tầng phiên cho phép một xử lý thêm một kiểm tra một điểm ở dòng dữ liệu.
Ví dụ nếu hệ thống gửi một file gồm 2000 trang, nó nên được kiểm tra sau khi cứ 100
trang đã được nhận một cách độc lập. Trong trường hợp nếu có lỗi xẩy ra trong khi truyền
đến trang 523 thì quá trình truyền lại sẽ bắt đầu từ trang 501: trang 1 đến trang 500 không
cần thiết phải truyền lại.

10
Hình 3.11 minh hoạ quan hệ giữa tầng phiên và tầng chuyển tải, tầng hiển thị.

Tầng trình diễn


Tầng trình diễn đề cập đến vấn đề cú pháp và nghĩa của thông tin được chuyển giữa
hai hệ thống. Hình 3.12 thể hiện mối quan hệ giữa tầng trình diễn, tầng ứng dụng và tầng
phiên.
Hình 3.12 Tầng trình diễn

Các khả năng đặc tả của tầng thể hiện gồm:


•Dịch: Các bộ xử lý ở hai hệ thống thường chuyển thông tin vào một mẫu gồm các xâu
ký tự, số. thông tin sẽ bị chuyển thành dòng bit trước khi bị chuyển. Bởi vì hai hệ thống
mã hoá của hai máy tính khác nhau nên tầng trình diễn sẽ chịu trách nhiệm thao tác giữa
hai phương thức mã hoá khác nhau. Tầng trình diễn gửi các thông tin phụ thuộc vào các
định dạng chung. Tầng trình diễn ở máy nhận chuyển thành thông tin của máy đó.
•Bảo mật: Khi mang các thông tin nhạy cảm, hệ thống phải thiết lập chắc chắn một vùng
riêng. Bảo mật có nghĩa là người gửi thay đổi các định dạng của thông tin thành những
mẫu khác và gửi kết quả lên mạng. Việc giải mã các mẫu này thành thành những mẫu đã
gửi thông qua xử lý của tầng trình diễn.
11
•Nén: Dữ liệu được nén để giảm số lượng bit để truyền, dữ liệu nén trở thành một phần
quan trọng trong khi truyền văn bản, âm thanh, hình ảnh.

Tầng ứng dụng


Tầng ứng dụng thiết lập giao diện giữa người dùng truy cập vào mạng. Nó cung cấp
giao diện người dùng và hỗ trợ các dịch vụ thư thư điện tử, chuyển file truy cập và
chuyển giao, chia sẽ dữ liệu quản lý các kiểu dữ liệu phân tán. Hình 3.13 thể hiện mối
quan hệ của tầng ứng dụng tới người dùng và tầng hiển thị. Rất nhiều dịch vụ ứng dụng
có sẵn; hình thể hiện ba: X.400 (dịch vụ điều khiển tin); X.500(dịch vụ thư mục); và
chuyển, nhận và quản lý file (FTAM). Người dùng ở ví dụ này dùng X.400 để gửi một tin
nhắn điện tử. Chú ý: đầu và đuôi của gói tin không được thêm vào ở tầng này.
Hình 3.13 Tầng ứng dụng

•Thiết bị cuối mạng ảo: một thiết bị cuối mạng ảo là một phiên bản phần mềm của một
thiết bị cuối và cho phép người dùng truy cập từ xa vào máy chủ. Để làm thế, ứng dụng
tạo một phần mềm mô phỏng đầu cuối của máy chủ từ xa. Máy tính của người dùng dùng
phần mềm thiết bị cuối mà có thể truy cập nói chuyện với máy chủ từ xa. Máy chủ từ xa
tin tưởng rằng nó đang kết nối với một trong thiết bị cuối của nó và cho phép người dùng
đó truy cập vào.
•Chuyển, nhận và quản lý file: cho phép người người dùng truy cập, chuyển và quản lý
file từ máy điều khiển từ xa.
•Dịch vụ mail: cung cấp cơ bản cho gửi và lưu trữ thư điện tử.
•Dịch vụ thư mục: cung cấp hệ thống phân tán dữ liệu nguồn và truy cập các thông tin
chung.

12
Tóm tắt chức năng của các tầng
Hình 3.14 Tóm tắt chức năng của các tầng

3.3 Giao thức TCP/IP


Hình 3.15 TCP/IP và mô hình OSI
TELNET

Application SNMP
SMTP

TFTP
DNS

RPC
NFS
FTP

Presentation Application

Session

Transport
TCP UDP

ICMP IGMP

IP
Network ARP RARP

Data link
Protocols defined by
the underlying networks
Physical

Giao thức TCP/IP được dùng trên internet, nó đã được phát triển thành chuẩn OSI.
Giao thức TCP/IP tạo ra năm tầng: vật lý, mạng, chuyển tải và ứng dụng. Từ tầng thứ
nhất đến tầng bốn tin cung cấp các chuẩn vật lý, giao diện mạng, mạng trong và chức
năng chuyển tải.

13
TCP/IP là một trong các giao thức tạo nên sự tương tác giữa các modul, mỗi một
modul có một chức năng riêng nhưng chung không nhất thiết hoạt động độc lập. ở chuẩn
OSI các chức năng thuộc về các tầng, các tầng của giao thức TCP/IP bao gồm các giao
thức tương đối độc lập và được trộn và nối trong hệ thống khi cần thiết. Từ khoá “Phân
hệ - hierarchical” nghĩa là mỗi mức cao hơn của giao thức được hỗ trợ bằng một hay
nhiều mức thấp hơn.
Ở tầng chuyển tải, TCP/IP được định nghĩa hai giao thức: TCP-Transmission
Control Protocol và UDP. Ở tầng mạng, giao thức chính được định nghĩa bằng TCP/IP là
IP, tuy nhiên có một vài giao thức hỗ trợ chuyển dữ liệu ở tầng này. Xem chương 24 và
25 để biết thêm về giao thức TCP/IP.

3.4 Từ khoá
Application layer error
bit frame
data link layer header
destination address interface
logical layer pressentation layer
network layer session layer
node to node delivery source address
open system source destination delivery
Open systems Interconnection trailer
peer to peer process transmission control protocol/
Internet-working Protocol(TCP/IP)
Physical address transmission rate
physical layer transport layer
port address

3.5 Tóm tắt:


1.Tổ chức chuẩn quốc tế tạo ra một chuẩn gọi là hệ thống kết nối mở cho phép các
hệ thống khác nhau kết nối.
2.Mô hình bảy tầng OSI cung cấp các nguyên tắc cho sự phát triển của các tính
năng chung của kiến trúc phần mềm và phần cứng.
3.Tầng vật lý, liên kết dữ liệu, và tầng mạng là các tầng hỗ trợ mạng.
4.Các tầng Phiên, hiển thị và ứng dụng là các tầng hỗ trợ người dùng.
5.Tầng chuyển tải liên kết giữa các tầng mạng và tầng người dùng.
6.Tầng liên kết dữ liệu chịu trách nhiệm gửi các đơn vị dữ liệu đến các vùng khác
mà không có lỗi.
7.Tầng mạng chịu trách nhiệm gửi các gói dữ liệu từ nguồn tới đích thông qua các
liên kết mạng.
8.Tầng chuyển tải chịu trách nhiệm chuyển toàn bộ thông tin từ nguồn tới đích.

14
9.Tầng phiên chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và đồng bộ các tương tác giữa hai
thiết bị kết nối.
10.Tầng hiển thị thao tác giữa các phần giữa hai thiết bị thông qua truyền dữ liệu
vào một định dang lẫn nhau ở trên.
11.tầng ứng dụng thiết lập người dùng truy cập vào mạng
12.TCP/IP giao thức kiến trúc 5 tầng được phát triển trước chuẩn OSI, nó là giao
thức dùng cho Internet.

CHƯƠNG 4
TÍN HIỆU

Trọng tâm của lớp vật lý là chuyển thông tin ở dạng các tín hiệu điện thông qua
thiết bị truyền tin. Ta có thể chọn nhiều tiêu chuẩn truyền tin khác nhau giữa hai máy
tính, gửi ảnh, chuông cảnh báo, làm việc với các thông tin chuyển qua kết nối mạng.
Thông tin có thể là tiếng, ảnh, số, chữ hoặc dạng mã.
Thông tin được phân theo từng loại: dữ liệu, tiếng, ảnh,...
Để gửi thông tin, ví dụ dạng hình ảnh, ta phải mã hoá ảnh thành dòng các số 0 và 1
và chuyển đến thiết bị thu, thiết bị thu khôi phục lại ảnh, để làm được việc như vậy, thiết
bị gửi phải thông báo cho thiết bị thu cách thức khôi phục.
Nhưng các tín hiệu 0 và 1 không thể gửi qua liên kết mạng, chúng phải được
chuyển thành các dạng mà thiết bị truyền tin chấp nhận được nên các số 0 và 1 phải được
chuyển thành dạng tín hiệu điện từ.
Để truyền được, thông ti phải được chuyển thành tín hiệu điện từ.
4.1. Tương tự và số
Dữ liệu và tín hiệu phải được biểu diễn dưới dạng tương tự hoặc số. Tương tự là nói
đến đối tượng (thông tin) dạng liên tục. Số là nói đến đối tượng rời rạc.
Dữ liệu tương tự và số.
Dữ liệu có thể là tương tự hoặc số. Ví dụ tiếng nói của con người là dạng tương tự.
Dữ liệu lưu trữ trong máy tính là ở dạng số (lưu trữ dưới dạng số 0 và 1).
Tín hiệu tương tự và số.
Tín hiệu có thể dạng tương tự hoặc số. Tín hiệu tương tự là dạng sóng liên tục, thay
đổi liên tục theo thời gian. Tín hiệu số là dạng rời rạc, có thể tín hiệu rời rạc chỉ là các số
0 và 1.

15
Ta có thể minh hoạ tín hiệu bằng việc chấm điểm, trục đứng xác định độ lớn của tín
hiệu, trục ngang xác định thời gian tồn tại của tín hiệu. Đồ thị dạng tương tự là đường
cong liên tục, đồ thị dạng số là đường gấp khúc.
Tín hiệu có thể ở dạng tương tự hoặc số. Tín hiệu tương tự luôn tồn tại không giới
hạn tín hiệu nằm giữa hai tín hiệu; tín hiệu dạng số luôn tồn tại xác định số tín hiệu nhất
định nằm giữa hai tín hiệu.

Hình 4.1 So sánh tín hiệu tương tự và tín hiệu số


4.2. Tín hiệu tuần hoàn và không tuần hoàn.
Tín hiệu tương tự và số gồm 2 dạng: Tuần hoàn và không tuần hoàn.
Tín hiệu tuần hoàn:
Tín hiệu tuần hoàn là tín hiệu mà nó kết thúc một mẫu trong một khoảng thời gian
xác định, khoảng thời gian đó gọi là chu kỳ và tin shiêụ lặp lại ở chu kỳ khác. Chu kỳ gọi
lại T (tính theo giây), chu kỳ các tin shiêụ có thể khác nhau theo từng tín hiệu. Hình dưới
minh hoạ tín hiệu tuần hoàn.
Tín hiệu tuần hoàn là tín hiệu tồn tại mẫu lặp lại liên tục. Thời gian lặp lại ngắn
nhất gọi là chu kỳ (T) tính theo giây.

Hình 4.2 Ví dụ về tín hiệu tuần hoàn

16
Tín hiệu không tuần hoàn:
Là tín hiệu thay đổi, không lặp lại theo thời gian, không tồn tại chu kỳ.
Tín hiệu không tuần hoàn là tín hiệu không lặp lại mẫu.

Hình 4.3 Ví dụ về tín hiệu không tuần hoàn


Qua nghiên cứu, ứng dụng, bằng ký thuật biến đổi Fourier, một tín hiệu có thể được
chuyển thành số xác định các tín hiệu tuần hoàn. Bằng việc xem xét tín hiệu tuần hoàn
cho ta cách xem xét tín hiệu không tuần hoàn dễ dàng và tốt hơn.
Tín hiệu không tuần hoàn có thể được chuyển thành tập các tín hiệu tuần hoàn.
Sóng hình sin là tín hiệu tuần hoàn đơn giản nhất.
4.3. Tín hiệu tương tự
Tín hiệu tương tự phân thành hai loại: đơn giản hoặc ghép hợp. Một tín hiệu đơn
giản (tín hiệu hình sin) không thể chuyển thành tín hiệu đơn giản hơn. Tín hiệu ghép hợp
là tín hiệu có thể chuyển thành nhiều tín hiệu hình sin.
Tín hiệu tương tự đơn giản:
Sóng hình sin là dang cơ sở của tín hiệu tương tự tuần hoàn. Về mặt trực quan tín
hiệu hình sin là đường cong, thay đổi theo chu kỳ, liên tục.. Mỗi chu kỳ là một đường
cong đơn theo trục thời gian, tín hiệu hình sin đặc trưng bởi 3 tham số: biên độ, chu kỳ
hoặc tần số, pha.

Hình 4.4 Sóng hình sin


Biên độ:
Như trên hình, biên độ của tín hiệu là giá trị của tín hiệu tại mỗi điểm trên sóng.
Biên độ có giá trị bằng khoảng cách từ điểm trên đường cong đến trục ngang của hệ toạ

17
độ (là trục thời gian). Giá trị lớn nhất của biên độ sóng hình sin bằng giá trị cao nhất mà
theo trục đứng trên hình.
Biên độ có thể được đo theo đơn vị: vôn, wat phụ thuộc kiểu tín hiệu. Vôn dùng cho
nói đến dòng điện, wat nói đến công suất.
Biên độ là độ cao của tín hiệu, đơn vị đo phụ thuộc vào kiểu tín hiệu (V, W).
Chu kỳ và tần số:
Chu kỳ (T) là khoảng thời gian theo giây mà tín hiệu hoàn thành một vòng. Tần số
(f) là số chu kỳ trong 1 giây. Hình dưới minh hoạ chu kỳ và tần số.
Hình 4.5 Biên độ
Hình 4.6 Chu kỳ và tần số
Đơn vị đo chu kỳ: Theo giây. Trong kỹ thuật truyền tin sử dụng 5 đơn vị đo: s, ms,
µs, ns, ps
Đơn vị Giá trị Đơn vị Giá trị
S 1s Hz 1Hz
ms 10-3s KHz 10-3Hz
µs 10-6s MHz 10-6Hz
Ns 10-9s GHz 10-9Hz
Ps 10-12s THz 10-12Hz

Đơn vị đo tần số: Là Hz, trong kỹ thuật truyền tin sử dụng 5 loại đơn vị đo: Hz,
KHz, MHz, GHz, THz.
Chuyển tần số thành chu kỳ và ngược lại:
Chu kỳ = 1/(Tần số)
T=1/f hoặc f=1/T
Chu kỳ là khoảng thời gian tín hiệu hoàn tất một vòng, tần số là số chu kỳ trong
một giây. Chu kỳ và tần số có thể chuyển đổi với nhau f=1/T hoặc T=1/f.
Như chúng ta biết tần số là tham số thiết lập quan hệ giữa tín hiệu và thời gian, tần
số là số chu kỳ trong một giây. Theo một cách nhìn khác, tần số là tham số thể hiện tốc
độ thay đổi, các tín hiệu điện có thể dao động theo dạng sóng mà mức nang lượng biến
đổi quanh mức trung bình. Tốc độ sóng sin thay đổi sóng từ mức thấp nhất lên mức cao
nhất là tần số của sóng.
Tần số là tốc độ thay đổi mức tín hiệu theo thời gian. Sự thay đổi khoảng năng
lượng trong thời gian càng ngắn thì tần số càng cao ngược lại thì tấn số càng thấp.

18
Nếu giá trị tín hiệu thay đổi trong thời gian cực ngắn gọi là tần số cao, ngược lại gọi
là tần số thấp.
Hai giá trị cực: Nếu tín hiệu không thay đổi hay mức điện thế không thay đổi thì
có tần số bằng 0. Nếu tín hiệu thay đổi tức thì tần số là không xác định.
Nếu tín hiệu không thay đổi thì tần số bằng 0. Nếu tín hiệu thay đổi tức thì tần số
không xác định.
Pha: Là vị trí của dạng sóng tại thời điểm 0. Pha xác định trạng thái của chu kỳ đầu
tiên.
Pha xác định vị trí dạng sóng tại thời điểm 0.
Pha được đo theo độ hoặc radian. Sự dịch chuyển của pha 360 0 dẫn đến dịch chuyển
một chu kỳ. Sự dịch chuyển của pha 1800 sẽ dịch chuyển ½ chu kỳ..
Hình 4.7 Mối quan hệ giữa các pha khác nhau
Quan sát trên hình để so sánh theo biên độ, tần số, pha và chức năng của từng tham
số trên. Sự thay đổi của 3 tham số liên quan đến tín hiệu và điều khiển điện tử.

Hình 4.8 Thay đổi biên độ

Hình 4.9 Tần số thay đổi


4.4. Miền thời gian và tần số
Sóng hình sin có thể xác định bởi các tham số: biên độ, tần số, pha. Ta có thể vẽ
sóng hình sin bằng cách chấm điểm trong một thời gian nào đó gọi là miền thời gian.
Miền thời gian cho biết sự thay đổi biên độ trong một khoảng thời gian. Pha và tần số
không hoàn toàn có thể đo được theo miền thời gian.

19
Hình 4.10 Thay đổi pha
Để đưa ra mối quan hệ giữa biên độ và tần số ta có thể khái niệm miền tần số. Hình
sau so sánh miền thời gian (biên độ tín hiệu theo thời gian) và miền tần số (biên độ lớn
nhất với một tần số xác định).

Hình 4.11 Vùng thời gian và tần số


Hình sau mô ta ví dụ miền thời gian và miền tần số với 3 tín hiệu thay đổi về biên
độ và tần số.
Tín hiệu có tần số thấp trong miền tần số tương ứng với tín hiệu có chu kỳ lớn trong
miền thời gian và ngược lại. Một tín hiệu thay đổi nhanh trong miền thời gian tương ứng
có tần số cao trong miền tần số.

Hình 4.12 Vùng thời gian và tần số cho các tín hiệu khác nhau

20
4.5. Tín hiệu hỗn hợp
Ta đã xem xét tín hiệu đơn giản hình sin. Nhưng nhiều dạng sóng không thay đổi
theo đường cong trơn từ biến độ thấp nhất đến biên độ cao nhất. Nếu tín hiệu là tuần hoàn
thì nó có thể được chuyển một cách logic về dạng hình sin. Trong thực tế với mỗi tín hiệu
tuần hoàn ta có thể chuyển thành ghép hợp của nhiều tín hiệu hình sin. Mỗi tín hiệu sóng
hình sin có các tham số biên độ, tần số, pha có thể khác nhau.
Để xác định một tín hiệu hỗn hợp thành tập các tín hiệu đơn giản, ta sử dụng phép
phần tích Fourier. Ta xem xét khái niệm hỗn hợp trên ví dụ trên hình. Trên hình cho thấy
một tín hiệu tuần hoàn được phân tích thành 2 sóng hình sin. Sóng thứ nhât có tần số là 6
trong khi sóng hình sin thứ 2 có tần số là 0. Việc thêm hai điểm này bởi kết quả trong
đỉnh của đồ thị. Chú ý rằng tín hiệu gốc trông như một sóng hình sin mà có trục thời gian
được dịch chuyển xuống. Biên độ trung bình của tín hiệu này khác 0. Yếu tố này chỉ cho
biết sự hiện diện của thành phần tần số bằng 0, tức là dòng diện một chiều. Thành phần
DC này là nguyên nhân của việc dịch chuyển về phía trên 10 đơn vị của sóng hình sin.

Hình 4.13 Tín hiệu với thành phần DC


Trái ngược với đồ thị theo miền thời gian mô tả từng tín hiệu đơn lẻ, đồ thị theo
miền tần số đưa ra theo tín hiệu hỗn hợp là một loạt các tần số, đưa ra được tập các tần số
độc lập nhau.
Đồ thị miền thời gian tiện lợi trong việc xem xét chuyển từ hai tín hiệu thành một
tín hiệu hỗn hợp, đồ thị theo miền tần số có các thanh đứng xác định tần số với độ lớn
của biên độ trong tín hiệu hỗn hợp.

21
Hình 4.14 Dạng sóng hỗn hợp
Trên hình mô tả một tín hiệu hỗn hợp được phân tích thành 4 tín hiệu. Tín hiệu này
là gần giống với tín hiệu số. Cho một tín hiệu số chính xác, chúng ta cần một lượng vô
hạn các tín hiệu điều hoà lẻ (f, 3f, 5f, 7f, 9f,...), mỗi tín hiệu điều hoà đó với một biên độ
khác nhau. Đồ thị tần số được minh hoạ như trên.
Phổ tần số và băng thông:
Hai khái niệm ở đây là phổ tần số và băng thông. Phổ tần số của một tín hiệu là tập
tất cả các tần số thành phần, được thể hiện theo đồ thị miền tần số. Băng thông của một
tín hiệu là độ rộng phổ tần số, nói theo cách khác băng thông là phạm vi các tần số thành
phần, phổ tần số nói đến các thành phần trong phạm vi tần số.
Băng thông = (Tấn số thành phần lớn nhất) – (Tần số thành phần nhỏ nhất)
Phổ tần số của một tín hiệu tổ hợp các tín hiệu sóng hình sin cấu thành

Hình 4.15 Băng thông


4.6. Tín hiệu số
Tín hiệu có thể được biểu diễn dưới dạng tín hiệu số. Ví dụ số 1 là mã của điện thế
dương, 0 mã của điện thế 0.

22
Hình 4.18 Một tín hiệu số
Bit Interval và Bit Rate:
Hầu hết các tín hiệu số là không tuần hoàn, chu kỳ và tần số không xác định. Hai
khái niệm đặt ra ở đây là Bit Interval và Bit Rate. Bit Interval là khoảng thời gian cần
thiết để gửi một bit. Bit Rate là số lượng Bit Interval trong 1 giây, theo cách nói khác, Bit
Rate là số bit được gửi đi trong 1 giây (bps).

Hình 4.19 Bit Interval và Bit Rate


Phân tích tín hiệu số:
Một tín hiệu số có thể phân tích thành số xác định các sóng sin được gọi là tín hiệu
điều hoà. Mỗi tín hiệu điều hoà xác định bởi 3 tham số: biên độ, tần số, pha. Điều này có
nghĩa là khi ta gửi một tín hiệu số lên một phương tiện truyền tin là ta đang gửi một số
các tín hiệu đơn giản. Để nhận được các tín hiệu đã truyền, tất cả các tần số thành phần
phải được xác định và truyền trên thiết bị truyền tin. Nếu một thành phần tần số trong tín
hiệu không được truyền thì tín hiệu nhận được bị sai lệch.
Trong thực tế mỗi thiết bị truyền tin chỉ thực hiện truyền tin với một phạm vi tần số
nhất định, nên ta luôn nhận được tín hiệu sai lệch.

23
Hình 4.20 Tín hiệu số điều hoà
Mặc dù phổ tần số của tín hiệu số chứa một số lượng xác định các tần số với các
biên độ khác nhau, nếu ta chỉ gửi các thành phần tần số có ý nghĩa (theo ngưỡng xác
định) thì ta sẽ nhận được tín hiệu với độ chính xác hợp lý (với độ méo nhỏ nhất). Ta gọi
phần phổ xác định là phổ ý nghĩa, và băng thông của vùng phổ tần số có ý nghĩa là băng
thông có ý nghĩa.

Hình 4.21 Các phổ tần quan trọng và chính xác


4.7. Các thuật ngữ và khái niệm
Amplitude Code frequency period
Analog composite signal gigahertz (GHz) periodic signal
analog data Cycle harmonics phase
analog signal Digital hertz (Hz) picosecond
aperiodic signal digital data kilohertz (KHz) signal
Bandwidth digital signal megahertz (MHz) sine wave
bit interval direct current DC microsecond spectrum
bit rate Fourier analysis milisecond terahertz (THz)
bits per second Fourier transform nanosecond time-domain plot

24
4.8 Tóm tắt

25
CHƯƠNG 5
MÃ HOÁ VÀ ĐIỀU CHẾ

Như chúng ta đã thảo luận ở chương 4; thông tin cần phải được biến đổi thành tín
hiệu trước khi nó có thể được truyền sang hệ thống thông tin.
Ta phải biến đổi dữ liệu sang tín hiệu để truyền đi từ nơi này sang nơi khác.
Tuy nhiên thông tin được biển đổi phụ thuộc vào dạng thức ban đầu của nó và trên
dạng thức sử dụng bởi phần cứng truyền thông. Nếu bạn muốn gửi một bức thư tình yêu
bằng tín hiệu khói bạn cần phải biết mẫu của khói nào phù hợp với những từ nào trong
thông điệp của bạn trước khi bạn thực sự xây dựng đống lửa của bạn.Từ ngữ là thông tin
và những luồng khói phụt ra là sự miêu tả của thông tin đó.
Một tín hiệu đơn giản bản thân nó không mang nhiều thông tin truyền đạt. Tín hiệu
cần phải được vận dụng đến mức nó chứa đựng những thay đổi có thể nhận biết được và
sự thay đổi này phải được nhận ra bởi người gửi và người nhận giống như việc miêu tả
thông tin đã dự định. Đầu tiên, thông tin phải được dịch sang các mẫu định trước của các
bít 0 và 1; ví dụ như mã trao đổi thông tin chuẩn của Mỹ (ASCII) được trình bày trong
phụ lục A.
Dữ liệu lưu trữ trong một máy tính là ở dạng các bít 0 và 1. Để có thể mang được từ
nơi này sang nơi khác (ở trong hoặc ở ngoài máy tính), thì dữ liệu thường được chuyển
đổi sang dạng tín hiệu số. Điều này được gọi là sự chuyển đổi tín hiệu số sang tín hiệu số
(digital to digital – D/D) hoặc mã hoá dữ liệu số sang tín hiệu số.
Đôi lúc chúng ta cần chuyển đổi một tín hiệu tương tự (ví dụ đoạn nói chuyện trong
điện thoại) sang tín hiệu số vì một vài lý do nào đó như giảm bởt hiệu ứng của tiếng ồn.
Điều này được gọi là sự chuyển tín hiệu tương tự sang tín hiệu số (A/D) hoặc số hoá một
tín hiệu tương tự.
Vào lúc khác chúng ta lại cần chuyển một tín hiệu số từ đầu ra của một máy tính
qua một phương tiện truyền thông được thiết kế cho dạng tín hiệu tương tự. Ví dụ như
việc gửi tín hiệu từ nơi này đến nơi khác qua mạng điện thoại công cộng, tín hiệu số cung
cấp bởi máy tính sẽ được chuyển sang tín hiệu tương tự. Điều này được gọi là biến đổi
tương tự sang số hay điều chế tín hiệu số.
Thường thì một tín hiệu tương tự được truyền qua một khoảng cách dài sử dụng
phương tiện truyền thông tương tự. Ví dụ âm thanh, âm nhạc từ một trạm radio, bản thân
nó đã là một tín hiệu tương tự được phát qua không khí. Tuy nhiên, tần số của âm thanh
hoặc âm nhạc không thích hợp cho việc truyền phát. Tín hiệu phát đi phải được mang bởi

26
một tín hiệu có tần số cao hơn. Điều này được gọi là biến đổi tương tự sang tương tự
(A/A) hay điều chế tín hiệu tương tự.

Các phương thức


chuyển đổi

Số/số Tương tự/số Số/tương tự Tương tự/tương


(D/D) (A/D) (D/A) tự (A/A)

Hình 5.1. Các phương thức chuyển đổi tín hiệu khác nhau
5.1. Biến đổi D/D.
Chuyển đổi hoặc mã hoá số / số là sự miêu tả thông tin dạng số sang một tín hiệu
số. Ví dụ khi chúng ta truyền tín hiệu từ máy tính đến máy in, cả hai dữ liệu gốc và dữ
liệu được truyền đều ở dạng số. Trong kiểu mã hoá này các số nhị phân 0 và 1 phát ra bởi
máy tính được chuyển thành các xung điện thế, các xung này có thể truyền được qua dây
dẫn điện. Hình 5.2 Chỉ ra mối quan hệ giữa thông tin dạng số, phần cứng mã hoá số / số,
và kết quả tín hiệu số:

01011101
Mã hoá số /số

Hình 5.2: Mã hoá số / số

Trong rất nhiều kỹ thuật mã hoá số / số, chúng ta chỉ bàn đến những kỹ thuật hữu
dụng nhất cho việc truyền thông dữ liệu. Có 3 loại phổ biến: đơn cực, cực và lưỡng cực
được chỉ ra như hình 5.3:

Mã hoá số / số

Đơn cực Cực Lưỡng cực

Hình 5.3: Các kiểu mã hoá số / số


Mã hoá đơn cực: là dạng đơn giản với chỉ một kỹ thuật được sử dụng.

27
Mã hoá cực có 3 kiểu con: NRZ, RZ, và biphase. Hai trong số chúng có những sự
biết đổi phức tạp.
Dạng thứ 3 là dạng mã hoá lưỡng cực có ba sự biến đổi: AMI, B8ZS, và HDB3.
Mã hoá đơn cực:
Mã hoá đơn cực rất đơn giản và thô sơ. Mặc dù ngày nay nó gần như đã lỗi thời, tuy
nhiên tính đơn giản của nó cung cấp sự chỉ dẫn dễ dàng làm cơ sở phát triển cho các hệ
thống mã hoá phức tạp hơn và cho phép chúng ta nghiên cứu các loại bài toán mà bất kỳ
hệ thống truyền số nào cũng phải thực hiện.
Hệ thống truyền số làm việc dựa trên xung điện cùng với một kết nối trung gian,
thường là dây dẫn hoặc cáp. Trong hầu hết các kiểu mã hoá, mức điện áp cao thấp ứng
với giá trị nhị phân 1 hoặc 0. Tính có cực của một xung ám chỉ việc lựa chọn là cực
dương hay cực âm. Mã hoá đơn cực có tên như vậy là bởi vì nó chỉ sử dụng một cực.
Tính có cực này chỉ định 1 trong 2 trạng thái 0 hoặc 1 (thường là 1). Trạng thái còn lại
(thường là 0) được đại diện bởi điện áp 0.
Mã hoá đơn cực chỉ sử dụng một mức điện áp.
Hình 5.4 chỉ ra ý tưởng việc mã hoá đơn cực. Trong ví dụ này, mã nhị phân 1 được
mã hoá ứng với giá trị dương và mã nhị phân 0 được mã hoá ứng với giá trị 0. Hơn nữa
việc mã hoá đơn cực không phức tạp và dễ thực hiện.

Biên độ

0 1 0 0 1 1 1 0

thời gian

Hình 5.4: Mã hoá đơn cực


Tuy nhiên, mã hoá đơn cực có ít nhất 2 vấn đề làm cho nó ít mong muốn: thành
phần một chiều và sự đồng bộ hoá.
Thành phần một chiều (DC):
Biên độ trung bình của một tín hiệu mã hoá đơn cực là khác 0. Điều này tạo ra
thành phần dòng một chiều (DC) – một thành phần có tần số bằng 0. Khi một tín hiệu
chứa thành phần DC, nó không thể truyền đi mà không xử lý.

28
Đồng bộ hoá:
Khi một tín hiệu không ổn định, bên nhận không thể xác định điểm đầu và điểm
cuối của mỗi bit. Vì thế vấn đề đồng bộ hoá trong việc mã hoá đơn cực có thể xảy ra bất
cứ khi nào dòng dữ liệu gồm một loạt các chữ số 0 hoặc 1. Quá trình số hoá dùng sự thay
đổi mức điện áp để chỉ ra sự thay đổi giá trị bit. Sự thay đổi tín hiệu cũng chỉ ra rằng một
bit vừa kết thúc và một bit mới đã bắt đầu. Tuy nhiên trong mã hoá đơn cực một loạt các
bít cùng giá trị, như 7 số 1, tức là không có sự thay đổi điện áp, mức điện áp dương
không bị phá vỡ sau 7 lần miễn là nhận giá trị bit 1. Bất cứ khi nào không có tín hiệu thay
đổi để chỉ ra điểm bắt đầu của bit tiếp theo trong chuỗi, bên nhận phải dựa trên một mức
thời gian. Chẳng hạn với tốc độ bit 1000 bps, nếu bên nhận xác định một điện áp dương
trễ 0.005s, mà tốc độ đọc 1 bít là 0.001s, hay 5 bit.
Sự thiếu đồng bộ giữa đồng hồ của bên nhận và bên gửi làm sai lệch thời gian của
tín hiệu, ví dụ 5 bít 1 bị kéo dài thành 0.006s, và do đó bên nhận sẽ hiểu thành 6 bít 1.
Một bit phụ trong dòng dữ liệu gây ra mọi thứ sau khi nó được giải mã nhầm. Một giải
pháp được phát triển để điều khiển việc đồng bộ hoá trong truyền phát một cực là sử
dụng một dấu tách, mắc song song một đường mang một xung đồng hồ và cho phép bên
nhận phân chia để đồng bộ hoá lại thời gian của nó. Nhưng việc nhân đôi số đường sử
dụng cho truyền phát đồng nghĩa với việc làm tăng chi phí và vì vậy sẽ không kinh tế.
Mã hoá cực:
Mã hoá cực sử dụng 2 mức điện thế, một điện áp dương và một điện áp âm. Bằng việc
sử dụng cả 2 mức, trong phương pháp mã hoá cực, mức điện thế trung bình trên đường
truyền được giảm xuống và vấn đề về thành phần DC của mã hoá đơn cực vì thế được
giảm nhẹ. Trong mã hoá Manchester và Manchester vi sai (xem trang sau), mỗi bit gồm
có cả hai điện thế dương và điện thế âm, vì vậy thành phần DC hoàn toàn có thể loại ra.
Mã hoá cực sử dụng 2 mức biên độ (mức dương và mức âm)
Trong số rất nhiều kiểu mã hoá cực đa dạng, chúng ta sẽ chỉ kiểm tra 3 kiểu thông
dụng nhất: nonreturn to zero (NRZ), return to zero (RZ), và biphase. Mã hoá NRZ
bao gồm 2 cách: nonreturn to zero, level (NRZ-L), và nonreturn to zero, invest (NRZ-I).
Biphase cũng có 2 phương pháp. Đầu tiên, Manchester là phương pháp được sử dụng bởi
mạng LAN. Kế đến, Manchester vi sai, là phương thức được sử dụng bởi mạng Token
Ring LAN (xem hình 5.5).

29
Polar

NRZ RZ Biphase

Manchester
NRZ-L NRZ-I Manchester
vi sai
Hình 5.5: Kiểu mã hoá cực

Mã hoá Nonreturn to Zero (NRZ):


Trong mã hoá NRZ, mức của tín hiệu luôn là dương hoặc âm. Hai phương thức
thông dụng nhất của việc truyền phát NRZ được trình bầy như sau:
Mã hoá NRZ-L: Trong mã hoá NRZ-L, mức của tín hiệu phụ thuộc vào kiểu của bit
mà nó trình bày. Điện thế dương quy ước là bit 0, tín hiệu điện thế âm quy ước là bit 1;
theo cách đó mức của tín hiệu phụ thuộc vào trạng thái của các bit.
Trong NRZ-L mức của tín hiệu phụ thuộc vào trạng thái của bit
Một vấn đề có thể nảy sinh khi có một dãy dài các bit 0 và 1 trong dữ liệu. Bên
nhận nhận một dòng điện thế liên tục và có thể xác định có bao nhiêu bit được gửi dựa
vào đồng hồ của chúng, điều này có thể được đồng bộ hoặc không được đồng bộ với
đồng hồ người gửi.
Mã hoá NRZ-I: Trong NRZ-I . Một sự đảo ngược của điện thế miêu tả một bit 1. Sự
chuyển đổi trạng thái giữa điện thế dương và điện thế âm đưa ra một bit 1. Một bit 0 được
miêu tả như một sự không thay đổi. NRZ-I tốt hơn NRZ-L vì sự đồng bộ hoá cung cấp
bởi sự thay đổi tín hiệu trong mỗi thời điểm một bit 1 gặp phải. Hiện trạng của chuỗi bit 1
trong luồng dữ liệu cho phép bên nhận đồng bộ hoá thời gian của nó đến nơi nhận thực
sự của việc truyền. Một chuỗi bit 0 có thể gây ra vấn đề, tuy nhiên do các bít 0 không hẳn
như vậy, chúng giảm thiểu vấn đề xảy ra.
Trong NRZ-I các tín hiệu được đảo ngược nếu một bit 1 được gặp.
Hình 5.6 Miêu tả mẫu các bit của NRZ-L và NRZ-I. Trong chuỗi NRZ-L, điện thế
dương và âm có nghĩa rõ ràng; dương đối với 0 và âm đối với 1. Trong chuỗi NRZ-I , bên
nhận tìm kiếm sự thay đổi từ một mức này đến mức khác như là cơ sở để nhận ra bít 1.

30
Biên độ
0 1 0 0 1 1 1 0

thời gian
NRZ-L

thời gian
NRZ-I

Hình 5.6: Mã hoá NRZ-L và NRZ-I

Mã hoá Return to Zero (RZ)


Như chúng ta có thể thấy, ở bất cứ thời điểm nào thì dữ liệu gốc cũng chứa đựng
các số 1 và không liên tiếp nhau. Bên nhận có thể mất vị trí của nó. Và như chúng ta đã
đề cập đến trong phần thảo luận về mã hoá đơn cực, một cách để đảm bảo đồng bộ hoá là
gửi các tín hiệu thời gian phân tách trên một kênh phân tách. Tuy nhiên giải pháp này sẽ
làm tăng chi phí đồng thời dễ xảy ra lỗi của bản thân chúng. Một giải pháp tốt hơn là
bằng cách nào đó chứa đựng việc đồng bộ hoá trong tín hiệu mã hoá. Một vài thứ giống
như giải pháp được cung cấp bởi NRZ-I, nhưng khả năng trình bày trình bày chuỗi 0 và 1
là như nhau.
Để đảm bảo việc đồng bộ hoá, cần phải có một tín hiệu thay đổi cho mỗi bit. Bên
nhận có thể sử dụng những thay đổi này để xây dựng, cập nhật và đồng bộ hoá đồng hồ
của nó. Như chúng ta đã biết ở trên, NRZ-I thực hiện điều này cho một chuỗi tuần tự các
bít 1. Nhưng để thay đổi với mỗi bit, chúng ta cần phải có nhiều hơn 2 mức. Một giải
pháp đó là mã hoá theo kiểu Return to Zero (RZ), bằng việc sử dụng 3 giá trị: dương, âm
và không. Trong RZ, những thay đổi tín hiệu không phải giữa các bít, nhưng ở trong mỗi
bit. Giống như NRZ-L, điện thế dương có nghĩa là 0, và điện thế âm có nghĩa là 1. Nhưng
không hẳn như vậy, trong khoảng thời gian của một nửa, một nửa tín hiệu còn lại trở về
0. Một bit 1 thực tế được miêu tả là dương-0 và một bit o được miêu tả là âm-0 sẽ tốt hơn
chỉ có một mình dương và âm. Hình 5.7 minh hoạ khái niệm này.

Giá trị

0 1 0 0 1 1 1 0

Thời gian
31
Hình 5.7: Mã hoá RZ
Sự bất lợi chính của mã hoá RZ là đòi hỏi 2 thay đổi tín hiệu để mã hoá 1 bit, và vì
vậy nó chiếm giữ giải rộng hơn. Tuy nhiên có ba khả năng để chúng ta kiểm tra tốt hơn,
đó là hiệu quả tốt nhất.
Biphase: Có lẽ giải pháp tốt nhất cho đến nay để giải quyết vấn đề đồng bộ hoá là
mã hoá Biphase. Trong phương pháp này sẽ thay đổi tín hiệu trong khoảng thời gian của
mỗi bit nhưng không trở về 0. Thay vào đó nó chuyển sang cực đối diện. Giống như RZ,
ở giữa khoảng thời gian truyền cho phép đồng bộ hoá.
Mã hoá Biphase được bổ sung là: Manchester và Manchester vi sai.
Manchester: Mã hoá Manchester sử dụng cách đảo ngược mỗi bít trong khoảng
thời gian của nó để đồng bộ và miêu tả bit. Việc chuyển trạng thái âm-dương tương ứng
với bít 1 và dương-âm tương ứng với bít 0. Ở đây ta sử dụng việc một chuyển trạng thái
đơn cho hai mục đích. Mã hoá Manchester đạt được theo mức của đồng bộ hoá như RZ,
nhưng chỉ có 2 giá trị biên độ.
Manchester vi sai: Trong Manchester vi sai việc đảo ngược trong khoảng thời gian
của mỗi bít được sử dụng cho vấn đề đồng bộ hoá, nhưng sự có mặt hoặc thiếu vắng của
việc biến đổi được thêm vào ở đầu trong khoảng thời gian tạm ngưng được sử dụng để
xác định cho bit. Một sự biến đổi có nghĩa là bít 0 và sự không biến đổi có nghĩa là bít 1.
Manchester vi sai yêu cầu 2 sự thay đổi tín hiệu để trình bày bít 0 nhưng chỉ có 1 để trình
bày bit 1. Hình 5.8 Chỉ ra các tín hiệu Manchester và Manchester vi sai đối với các mẫu
bít giống nhau:

32
Biên độ

Thời gian
Manchester

Manchester Thời gian


vi sai

Hình 5.8: Mã hoá Manchester và Manchester vi sai


Mã hoá lưỡng cực:
Mã hoá lưỡng cực, giống như RZ, sử dụng 3 mức điện thế: dương, âm và 0. Tuy
nhiên không giống như RZ, mức 0 trong mã hoá lưỡng cực được sử dụng để miêu tả bit
0, còn bít 1 ứng với điện thế âm hoặc dương. Nếu đầu tiên một bit được miêu tả bởi biên
độ dương, thì bít 1 thứ hai sẽ được miêu tả ở biên độ âm, còn bít 1 thứ ba lại được miêu
tả bằng biên độ dương ... Việc luân phiên này xuất hiện cả khi các bit 1 rời rạc nhau.
Ba kiểu của mã hoá lưỡng cực thông thường để truyền thông dữ liệu là: AMI,
B8ZS, và HDB3 (xem hình 5.9).

Lưỡng cực

AMI B8ZS HDB3

Hình 5.9: Các kiểu mã hoá lưỡng cực

Mã hoá AMI (đảo dấu xen kẽ lưỡng cực): đây là kiểu mã hoá lưỡng cực đơn giản
nhất; trong tên gọi của nó; từ “dấu” xuất phát từ điện tín và có nghĩa là 1. Vì vậy AMI có
nghĩa là đảo 1 xen kẽ nhau. Một vị trí trung lập, điện thế 0 sẽ trình bày bít 0. Những bít 1
được miêu tả bởi các điện áp dương âm đan xen nhau. Hình 5.10 đưa ra ví dụ này.

33
Biên độ

0 1 0 0 1 1 1 0

Thời gian

Hình 5.10: Mã hoá AMI

Một sự biến đổi của AMI được gọi là giả ba bậc với bít 0 nằm xen kẽ giữa điện thế
dương và điện thế âm.
Với việc đảo lộn trong mỗi lần xuất hiện của 1, AMI đạt được 2 mục đích: thứ nhất
các thành phần DC là 0, và thứ 2 một dẫy dài các số 1 được đồng bộ hoá. Không có kỹ
thuật nào để chắc chắn việc đồng bộ hoá cho một chuỗi dài các số 0.
Hai biến đổi của AMI vừa được phát triển để giải quyết vấn đề đồng bộ hoá chuỗi 0,
đặc biệt cho việc truyền phát ở khoảng cách lớn. Đầu tiên, được sử dụng ở Bắc Mỹ, được
gọi là B8ZS (lưỡng cực thay thế 8-zero). Thứ hai, được sử dụng ở Nhật và Châu Âu,
được gọi là HDB3 (lưỡng cực mật độ cao 3). Cả hai kiểu này đều là sự thích nghi với
AMI mà chỉ thay đổi mẫu gốc trong trường hợp có nhiều chuỗi 0 liên tiếp.
B8ZS: là một sự thoả thuận được chấp nhận ở Bắc Mỹ để cung cấp việc đồng bộ
hoá cho chuỗi 0. Trong tất cả các tình huống, các chức năng B8ZS tương tự như của
AMI. AMI thay đổi cực với mọi 1 gặp phải. Những thay đổi này cung cấp sự đồng bộ hoá
cần thiết bởi bên nhận. Nhưng tín hiệu không thay đổi trong suốt chuỗi 0, vì vậy việc
đồng bộ hoá thường bị mất.
Sự khác nhau giữa B8ZS và AMI xuất hiện bất cứ khi nào có 8 hoặc nhiều hơn các
bít 0 liên tiếp gặp phải trong dòng dữ liệu. Giải pháp cung cấp bởi B8ZS là áp đặt sự thay
đổi tín hiệu giả bên trong chuỗi 0 (được gội là violation). Ở mọi thời điểm có 8 bit 0 xuất
hiện liên tiếp, B8ZS đưa vào những thay đổi trong mẫu dựa trên sự khác biệt của bit 1
trước đó (1 chỉ xuất hiện ở phía trước của chuỗi 0). Xem hình 5.11 để hiểu rõ hơn.

34
Hình 5.11: Mã hoá B8ZS
Nếu bít 1 trước đó là dương, 8 bít 0 sẽ được mã hoá là 0, 0, 0, +, -, 0, -, +. Hãy nhớ
rằng bên nhận đang tìm kiếm sự thay đổi để xác định 1. Khi nó thấy có 2 điện tích dương
liên tiếp bao quanh 3 bít 0, nó nhận ra mẫu, tính toán và đưa vào violation để không gây
ra lỗi. Sau đó nó tìm kiếm phần còn lại của những violation trông đợi. Khi tìm thấy
chúng, bên nhận chuyển 8 bít thành 0 và quay trở lại chế độ AMI thông thường.
Nếu cực của bít 1 trước đó là âm, mẫu của các violation sẽ là tương tự nhưng đảo
ngược lại cực. Cả mẫu dương và âm được chỉ ra trong hình 5.11.
HDB3: Vấn đề đồng bộ hoá chuỗi liên tiếp các số 0 được giải quyết ở Nhật và Châu
Âu khác với Mỹ. Quy ước này, gọi là HDB3, đưa sự thay đổi vào mẫu AMI mỗi thời
điểm 4 bít 0 liên tiếp thay cho 8 bit như của Bắc Mỹ. Mặc dù tên gọi của nó là HDB3, các
mẫu thay đổi bất cứ khi nào có 4 bít 0 liên tiếp. Xem hình 5.12.

Hình 5.12: Mã hoá HDB3

Như trong B8ZS, mẫu của các violation trong HDB3 được dựa trên sự phân cực của
bít 1 trước đó. Tuy nhiên khác với B8ZS, HDB3 cũng nhìn vào số các bít 1 vừa xuất hiện
trong dòng bít kể từ lần thay thế cuối cùng. Bất cứ khi nào số của bít 1 kể từ lần thay thế
cuối cùng là lẻ, B8ZS đẩy một violation vào vị trí thứ 4 của các bít 0 liên tiếp. Nếu sự
phân cực của bít trước đó là dương, violation là dương. Nếu sự phân cực của bit trước đó
là âm, violation là âm.

35
Bất cứ khi nào số của bít 1 kể từ lần thay thế cuối cùng là chẵn, B8ZS đẩy violation
vào vị trí đầu tiên và vị trí thứ 4 của các bít 0 liên tiếp. Nếu cực của bít trước là dương, cả
hai violation là âm. Nếu cực của bit trước đó là âm, cả hai violation là dương. Cả 4 mẫu
này được chỉ ra ở hình 5.12.
Ví dụ 5.1: Sử dụng B8ZS, mã hoá dòng bít 10000000000100; áp dụng với cực của
bít 1 đầu tiên là 1.
Giải pháp: Xem hình 5.13

Biên độ

1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0

Thời gian

Hình 5.13: Giải pháp cho ví dụ 5.1


Ví dụ 5.2: Sử dụng HDB3, mã hoá dòng bít 10000000000100; áp dụng với số các
bít 1 ở trước nó là chẵn và bít 1 đầu tiên là dương.
Giải pháp: Xem hình 5.14

Biên độ

1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0

Thời gian

Hình 5.14: Giải pháp cho ví dụ 5.2


5.2 Chuyển đổi tín hiệu tương tự(analog) thành tín hiệu số(digital)
Đôi khi chúng ta cần số hoá một tín hiệu tương tự. Ví dụ để gửi giọng nói của con
người trong một khoảng cách xa. Chúng ta cần số hoá nó để giảm nhiễu và ồn. Vấn đề
này được gọi là “chuyển đối tín hiệu tương tự về tín hiệu số” hoặc là số hoá tín hiệu
tương tự. Điều này cần giảm bớt sự số lượng bức xạ lớn của các giá trị trong thông điệp
của tín hiệu tương tự. Như vậy cần đưa ra luồng tín hiệu số với sự mất mát thông tin là

36
nhỏ nhất. Một vài phương thức để chuyển từ tín hiệu tương tự về tín hiệu số sẽ được thảo
luận ở phần sau.

Analog/Digital
conversion
(codec)

Hình 5.15 Biến đổi tương tự sang số


Trong sự chuyển đổi từ tín hiệu tương tự về tín hiệu số, chúng ta đưa ra các thông
tin dưới dạng sóng liên tục như là một dãy nhịp của các tín hiệu số (1s hoặc 0s).
Chuyển đổi tín hiệu tương tự về tín hiệu số cần sử dụng một vài tín hiệu số đã được
trình bày tại phần 5.1. Cấu trúc của sự chuyển đổi là không có vấn đề gì. Vấn đề là làm
như thế nào để chuyển các thông tin từ số lượng lớn các giá trị tới số rời rạc của các giá
trị mà không ảnh hưởng tới giác quan con người và chất lượng của tín hiệu.
Điều chế biên độ xung (Pulse Amplitude Modulation - PAM):
Bước đầu tiên trong quá trình chuyển đổi tín hiệu tương tự về tín hiệu số được gọi
là điều chế biên độ xung. Kỹ thuật này thao tác với tín hiệu thương tự, đơn giản nó và tạo
ra những dải của xung cơ bản có kết quả mẫu tín hiệu tương tự. Thuật ngữ “mẫu” có
nghĩa là đơn vị biên độ của tín hiệu trong 1 khoảng thời gian là bằng nhau.
Lý thuyết mẫu được dùng trong điều chế biên độ xung là hiệu quả hơn trong các
vùng khác của năng lượng, nó là dữ liệu truyền thông. Tuy nhiên PAM là nền tảng quan
trọng trong chuyển đổi tín hiệu tương tự về tín hiệu số lý thuyết này được gọi là điều chế
xung theo mã (pulse code modulation - PCM)
Trong PAM, tín hiệu ban dầu là mẫu tại thời gian nghỉ bằng nhau (hình vẽ 5.16 dưới
đây mô tả điều này).
Amplitud Amplitud

Time Time

a. Anaglog signal b. PAM signal

Hình 5.16:PAM
PAM gọi là kỹ thuật mẫu và giữ. Ở hiện tại, cấp độ tín hiệu là đọc, tiếp theo là trợ
giúp tổng hợp. Những mẫu giá trị xảy ra chỉ trong sự xuất hiện của sóng, nhưng nhìn
chung kết quả trong PAM vẫn còn ngắn.

37
Lý do PAM không hữu dụng trong dữ liệu truyền thông là, mặc dù nó truyền đổi
sóng gốc từ một dải của xung, những xung này vẫn còn có biên độ(vẫn là tín hiệu tương
tự, không phải là tín hiệu số). Để tạo ra tín hiệu số chúng ta phải sửa đổi chúng bằng cách
dùng PCM.
Lưu ý: PAM có một vài ứng dụng, nhưng bản thân nó không dùng trong dữ liệu truyền
thông. Tuy nhiên đây là bước quan trọng phổ biến đầu tiên trong lý thuyết chuyển đổi và được
gọi là PCM.
Điều chế xung theo mã (PCM):
PCM sửa đổi vấn đề tạo ra xung bằng PAM để hoàn thành một tín hiệu số. Làm như
vậy, PCM đầu tiên lượng tử hoá những xung của PAM. Sự lượng tử là lý thuyết thừa
hưởng những giá trị trong một dãy đã biết tới mẫu đặc biệt. Kết quả của lượng tử hoá
được đưa ra trong hình 5.17

Amplitude +127
+125
+110
+90
+88
+77
+52
+48 +39
+38
+24 +26

-15 Time

-50

-80

Hình 5.17
Hình 5.18 trình bày 1 mẫu phương thức của thừa kế tín hiệu và giá trị độ lớn lượng
tử hoá mẫu. Mỗi giá trị chuyển đổi vào tương đương 7 bít nhị phân. Bít thứ 8 là bít dấu
(+ là 0 và – là 1).

38
+024 00011000 -015 10001111 +125 01111101
+038 00100110 -080 11010000 +110 01101110
+048 00110000 -050 10110010 +090 01011010
+039 00100111 +052 00110110 +088 01011000
+026 00011010 +127 01111111 +077 01001101

Số nhị phân sau đó truyền vào tín hiệu số sử dụng một kỹ thuật mã hoá tín hiệu số
thành tín hiệu số. Hình 5.19 đưa ra kết quả của điều chế xung theo mã của tín hiệu gốc
khi mã hoá lần cuối vào một cực tín hiệu với giá trị của 3 mẫu đầu.

+024 +038 +048


0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 1 0 0 0 0

Hướng dịch chuyển

Hình 5.19:PCM
PCM trên thực tế được tạo ra từ 4 bộ xử lý song song: PAM, lượng tử hoá, mã nhị
phân và mã chuyển tín hiệu số thành tín hiệu số. Hình 5.20 thể hiện các phần tử xử lý.
PCM là mẫu phương thức dùng để số hoá giọng nói trong đường kiểu T (T-line) trong hệ
thống của trạm truyền thông bắc Mỹ (xem chương 8).

000110000010011
Lượng tử
0…
hóa

Mã hóa
số/số
PAM

+024 +038
0001100 0010011 Mã nhị
phân
Hướng dịch chuyển

Hình 5.20 Từ tín hiệu tương tự sang mã số PCM

39
Tốc độ lấy mẫu(Sampling Rate).
Như chúng ta đã thấy từ các hình vẽ trước, sự chính xác của mỗi tín hiệu số được tái
tạo lại từ các tín hiệu tương tự phụ thuộc vào số mẫu đã đem theo. Sử dụng PAM và PCM
chúng ta tái tạo lại sóng chính xác bằng cách đem theo số lượng mẫu không xác định,
hoặc chúng ta có thể tái tạo sự phát ra trống không của chính nó. Rõ ràng chúng ta muốn
tìm một số ở đâu đó trên trục số. Như vậy, câu hỏi là “Có bao nhiêu mẫu thì đủ?”
Trên thực tế, rất ít thông tin đáng chú ý cho việc gửi và nhận để tạo lại cấu trúc của
tín hiệu tương tự. Theo định lý Nyquist để đảm bảo tính chính xác trong sự tái tạo tín
hiệu tương tự nguyên bản ta sử dụng PAM, sự tốc độ lấy mẫu phải tiến hành hai lần ở tần
số cao nhất của tín hiệu gốc. Như vậy, nếu chúng ta muốn mẫu giọng nói điện thoại với
tần số lớn nhất 4000 Hz, chúng ta cần tốc độ lấy mẫu của 8000 mẫu trên 1 giây.
Lưu ý: Theo định lý Nyquist, sự tốc độ lấy mẫu ít nhất phải tiến hành 2 lần ở tần số
cao nhất.
Một sự tốc độ lấy mẫu hai lần ở tần số x Hz có nghĩa tín hiệu phải được lấy mẫu
mỗi ½ x giây. Dùng giọng nói qua đường dây điện thoại ở trên là một ví dụ, điều này có
nghĩa là một mẫu mỗi 1/8000 giây. Hình 5.21 minh hoạ cho khái niệm này.

Amplitude

Tần số cao nhất = x Hz


Tốc độ mẫu = 2x mẫu/giây

Time

Thời gian giữa 2 mẫu = ½ x

Hình 5.21 Định lý Nyquist

40
Để hiểu rõ hơn về định lý xét ví dụ sau: Tốc độ lấy mẫu là bao nhiêu ở dải băng
rộng 10000 Hz (1000 tới 11000)?
Giải:
Tốc độ lấy mẫu hai lần ở tần số cao nhất của tín hiệu
⇒ Tốc độ lấy mẫu = 2(11000) = 22000 mẫu/giây.
Bao nhiêu bit cho một mẫu?
Sau khi chúng ta tìm được tốc độ lấy mẫu, chúng ta cần xác định số bit cần truyền
cho mỗi mẫu. Điều này phục thuộc vào mức độ của độ chính xác cần thiết. Số bit là
những lựa chọn cho tín hiệu gốc cần tái tạo với độ chính xác mong muốn trong biên độ.
Ví dụ: Một tín hiệu là mẫu, mỗi mẫu yêu cầu ít nhất 12 mức của độ chính xác (+0
đến +5 và –0 đến -5). Bao nhiêu bit sẽ được gửi cho mỗi mẫu?
Giải: Chúng ta cần 4 bit: 1 bit cho dấu và 3 bit cho giá trị. 3 bit giá trị có thể biểu
diễn bằng 23 = 8 mức (000 đến 111), điều đó là nhiều hơn cái ta cần. Với 2 bit giá trị là
không đủ vì 22 = 4. Với 4 bit giá trị thì quá lớn vì 24 = 16(thừa quá nhiều).
Tốc độ Bit (Bit Rate).
Sau khi tìm được số bit trên mỗi mẫu, ta cần tính toán Bit Rate theo công thức:
Bit Rate = Tốc độ lấy mẫu x Số bit trên mỗi mẫu
Ví dụ. Chúng ta muốn số hoá giọng nói con người. Bit Rate là gì? với giả thiết 8 bit
trên một mẫu.
Giải:
Giọng nói bình thường của người thường ở tần số từ 0 đến 4000 như vậy tốc độ lấy
mẫu là: Tốc độ lấy mẫu = 2 x 4000 = 8000 mẫu/giây.
Bit Rate có thể tính toán như sau:
Bit Rate = Tốc độ lấy mẫu x Số bit trên một mẫu
= 8000x8 = 64000 bit/s = 64 Kbps.
5.3. Biến đổi d/a (digital/analog): từ số sang tương tự
Biến đổi D/A (hay còn gọi là điều biến D/A) là quá trình thay đổi một trong những
đặc trưng của tín hiệu tương tự dựa vào thông tin trong tín hiệu số (0 và 1). Khi bạn
truyền dữ liệu từ một máy tính đến máy tính khác qua đường điện thoại công cộng, chẳng
hạn như: dữ liệu gốc là số, nhưng vì các đường dây điện thoại mang các tín hiệu tương
tự, nên dữ liệu phải được chuyển đổi. Dữ liệu số phải được điều biến thành tín hiệu tương
tự, điều đó được thực hiện trông như hai giá trị phân biệt tương ứng với số nhị phân 0 và

41
1. Hình 5.22 chỉ ra mối quan hệ giữa 3 thành phần: đầu vào là thông tin số, bộ biến đổi
D/A, và kết quả ra là tín hiệu tương tự.

Hình 5.22 Điều chế số sang tương tự


Có nhiều thiết bị biến đổi D/A, nhưng chúng ta sẽ chỉ bàn đến những thiết bị có lợi
nhất cho việc truyền dữ liệu.
Trong chương 4, một tín hiệu hình sin có 3 đặc trưng: biên độ, tần số và pha. Khi
thay đổi một trong 3 đặc trưng này, ta sẽ tạo được phiên bản mới của tín hiệu hình sin đó.
Chẳng hạn tín hiệu gốc là mức 1, có thể biến đổi thành mức 0 hoặc ngược lại. Vì thế,
bằng sự thay đổi liên tục hình dáng của một tín hiệu điện đơn giản, ta có thể dùng nó để
mô tả dữ liệu số. Bất cứ ba đặc trưng trên có thể được thay đổi theo cách này, đưa cho ta
ít nhất 3 thiết bị để biến đổi dữ liệu số thành tín hiệu tương tự: ASK (Amplitude Shift
Keying - dời biên độ), FSK (Frequency Shift Keying - dời tần số) và PSK (Phase Shift
Keying - dời pha). Hơn nữa, thiết bị thứ tư tốt hơn cả là thay đổi hỗn hợp của cả biên độ,
tần số và pha được gọi là bộ điều chế biên độ cầu phương QAM (Quadrature Amplitude
Modulation). QAM là hiệu quả nhất so 3 thiết bị trước, và là thiết bị được dùng trong tất
cả các MODEM hiện đại (hình 5.23).

Các thành phần của bộ biến đổi D/A:


Trước khi thảo luận các phương pháp cụ thể để biến đổi D/A, có hai vấn đề cơ bản
phải được định nghĩa: tốc độ truyền bit/baud và tín hiệu mang.
Bit Rate and Baud Rate:
Hai thuật ngữ được dùng thường xuyên trong việc truyền dữ liệu là bit rate và baud
rate. Bit rate là số bit được truyền trong một giây. Baud rate chỉ ra số đơn vị tín hiệu trên
một giây được yêu cầu để mô tả những bit đó. Khi thảo luận về hiệu quả máy tính, thì bit
42
rate là quan trọng hơn, vì ta muốn biết thời gian xử lý từng mẩu tin.Tuy nhiên, trong việc
truyền dữ liệu, thì chú trọng đến tính hiệu quả của việc chuyển dữ liệu từ nơi này đến nơi
khác trong các mẩu tin hay các khối tin. Các đơn vị tín hiệu ít hơn được yêu cầu là hiệu
quả hơn cho hệ thống và băng thông hẹp hơn được yêu cầu để truyền các bit; vì vậy,
chúng ta chú trọng hơn vào baud rate. Baud rate xác định băng thông yêu cầu để gửi tín
hiệu.
Baud rate = Bit rate / (số bít trên một đơn vị tín hiệu)
Sóng mang:
Điều chế biên độ (ASK):
Cường độ tín hiệu mang được biến đổi sang dạng số nhị phân 0 hoặc 1. Trường hợp
này tần số và pha là không đổi trong khi biên độ thay đổi. Điện áp biểu diễn ở mức 1 và
mô tả mức 0 là sang trái với hệ thống. Khoảng thời gian 1 bit là là giai đoạn được định
nghĩa là 1 bit. Đỉnh biên độ của tín hiệu trong suốt khoảng thời gian mỗi bít là không đổi
và sự thay đổi của nó phụ thuộc vào bit (0 hoặc 1). Tốc độ truyền dùng ASK bị giới hạn
bởi các tính chất vật lý của môi trường truyền.
Không may, việc truyền ASK là nhạy cảm cao với nhiễu. Thuật ngữ tiếng ồn (nhiễu)
ám chỉ đến điện áp không định trước can thiệp vào đường truyền bởi các hiện tượng khác
như là sự nóng lên hay điện từ được sinh ra bởi các nguồn khác. Các điện áp không định
trước này trộn lẫn với tín hiệu làm thay đổi biên độ. Mức 0 có thể bị đổi thành mức 1
hoặc ngược lại. Rõ ràng nhiễu là vấn đề khó giải quyết đối với ASK, do chỉ có dựa vào
biên độ để nhận biết. Nhiễu thường tác động lên biên độ; vì thế ASK là phương pháp điều
chế bị ảnh hưởng nhất bởi nhiễu.
Kỹ thuật ASK phổ biến được gọi là OOK (on-off-keying). Với OOK, các giá trị bit
được mô tả không theo điện áp. Sự tiến bộ là giảm bớt trong năng lực yêu cầu để truyền
thông tin.

43
Hình 5.24 ASK
Băng thông ASK:
Như đã trình bày trong chương 4, băng thông của một tín hiệu là tổng dải tần đang
sử dụng bởi tín hiệu đó. Khi ta phân tích một tín hiệu điều chế ASK, ta sẽ nhận được phổ
của nhiều tần số đơn. Tuy nhiên, các tần số quan trọng nhất nằm trong khoảng f c – Nbaud/2
và fc + Nbaud/2 với tần số mang fc ở giữa.
Băng thông yêu cầu cho ASK được tính toán theo công thức.
BW = (1+d)×Nbaud
BW: băng thông
Nbaud: baud rate
d: hệ số truyền (d ≥ 0)

Hình 5.25 Mối quan hệ giữa tần số và băng thông trong ASK
Mặc dù chỉ có tần số mang, quá trình điều chế một tín hiệu phức tạp thực ra là sự
hoà trộn bởi nhiều tín hiệu đơn với tần số khác nhau.

44
Điều chế tần số (FSK)
Tần số tín hiệu mang được biến đổi để mô tả các chữ số nhị phân 0 hoặc 1. Tần số
tín hiệu mang trong suốt thời gian mỗi bit là không đổi, giá trị của phụ thuộc vào bit 0
hoặc 1: còn lại biên độ và pha là không đổi.
FSK tránh được hầu hết các vấn đề nhiễu của ASK. Bởi vì thiết bị nhận coi tần số
tiêu biểu thay đổi qua số chu kỳ đã cho, nó có thể bỏ qua các đỉnh điện áp. Các yếu tố
giới hạn của FSK là môi trường vật lý của sóng mang.
Băng thông FSK
Mặc dù FSK dịch giữa 2 tần số mang, nó dễ phân tích thành 2 tần số trong cùng thời
điểm. Ta có thể nói phổ FSK là sự hỗn hợp của 2 phổ ASK tập trung quanh tần số f c0 và
fc1. băng thông yêu cầu cho việc truyền FSK bằng tốc độ baud rate của tín hiệu cộng với
tần số dịch (khác nhau giữa hai tần số mang): BW = (fc1-fc0) + Nbaud.

Hình 5.27: FSK

Hình 5.28 Quan hệ giữa baud rate và băng thông FSK


Điều chế pha (PSK)
Pha của sóng mang được biến đổi để biểu diễn sang số nhị phân 0 hoặc 1. Cả biên
độ và tần số là không đổi, còn pha thì thay đổi. Ví dụ, nếu ta bắt đầu với một pha 0 o để
mô tả bít 0, thì ta có thể thay đổi pha sang 180o để gửi số nhị phân 1. Pha của tín hiệu
trong suốt thời gian mỗi bít là không đổi và giá trị của nó phụ thuộc vào bit 0 hoặc 1.
45
Phương pháp ở trên thường được gọi là 2-PSK hoặc PSK nhị phân, bởi vì 2 pha
khác nhau (0o và 180o) được dùng. Hình 5.30 chỉ rõ điều này bằng mối quan hệ giữa pha
sang giá trị bit. Sơ đồ thứ hai, được gọi là chòm sao (constellation) hoặc sơ đồ trạng thái
pha, chỉ ra cùng mối quan hệ được minh hoạ chỉ bằng các pha.

Băng thông PSK

46
CHƯƠNG 8: ĐA KÊNH

Bất cứ khi nào dung lượng đường truyền nối hai thiết bị lớn hơn nhu cầu
truyền của các thiết bị, thì đường truyền đó có thể được dùng chung. Cũng giống
như một đường ống nước lớn có thể dẫn nước tới nhiều nhà trong cùng một lúc. Đa
kênh là tập hợp các kỹ thuật cho phép việc truyền đồng thời nhiều tín hiệu qua một
đường truyền dữ liệu đơn.
Do việc sử dụng, trao đổi dữ liệu và thông tin liên lạc ngày càng tăng nên
đường truyền cũng cần như vậy. Chúng ta có thể điều tiết sự gia tăng này bằng
cách nối thêm các đường truyền đơn riêng rẽ mỗi khi có một kênh mới cần được
liên kết hoặc chúng ta có thể thiết lập các đường truyền dung lượng cao hơn và
dùng mỗi đường này để truyền nhiều tín hiệu khác nhau. Công nghệ ngày nay sử
dụng các thiết bị băng thông rộng như như cáp đồng trục, cáp quang, sóng mặt đất,
sóng vệ tinh v.v.. Các công nghệ này có khả năng truyền với dung lượng cao hơn
rất nhiều so với nhu cầu truyền trung bình của tín hiệu. Nếu dung lượng truyền của
một liên kết lớn hơn nhu cầu truyền của các thiết bị trong liên kết đó, thì dung
lượng cao đó là lãng phí. Một hệ thống hiệu quả là sử dụng tối đa tất cả các
phương tiện của nó. Hơn nữa, một công nghệ đắt tiền chỉ phát huy hiệu quả khi các
đường liên kết được dùng chung.
8.1 Nhiều một/ một nhiều
Trong một hệ thống ghép kênh, n thiết bị dùng chung một đường truyền.
Hình 8.1b thể hiện mô hình cơ bản của một hệ thống ghép kênh. Bốn thiết bị ở bên
trái điều khiển dòng dữ liệu của chúng tới một thiết bị ghép kênh (Multiplexer –
MUX), thiết bị ghép kênh hợp các dòng dữ liệu này thành một dòng dữ liệu đơn
(nhiều tới một). Ở đầu nhận, dòng dữ liệu đó được đưa vào một thiết bị phân kênh
(demultiplexer – DEMUX), thiết bị phân kênh tách dòng dữ liệu đó thành các dòng
dữ liệu thành phần (một tới nhiều) và điều khiển chúng tới thiết bị nhận.

47
Hình 8.1 Hệ thống ghép kênh và hệ thống không ghép kênh
Trong hình 8.1b, từ “đường truyền” liên quan đến đường kết nối vật lý. Từ
“kênh” liên quan đến một phần của đường truyền mà nó mang dữ liệu giữa hai cặp
thiết bị cho trước. Một đường truyền có thể có nhiều (n) kênh.
Các tín hiệu được ghép kênh sử dụng ba kỹ thuật cơ bản: Ghép tần (FDM),
Ghép thời gian (TDM), và ghép sóng (WDM). TDM được phân chia thành TDM
đồng bộ (thường được gọi là TDM) và TDM không đồng bộ, còn được gọi là TDM
tĩnh.

Hình 8.2 Các dạng ghép kênh


8.2 Ghép tần
Ghép tần (FDM) là một kỹ thuật được áp dụng khi băng thông của đường
truyền lớn hơn băng thông kết hợp của các tín hiệu được truyền. Trong FDM, các
tín hiệu được sinh ra bởi các thiết bị gửi điều chế tín hiệu trên các tần số sóng
mang khác nhau. Những tín hiệu được điều chế này được kết hợp thành một tín
hiệu phức hợp đơn để truyền trên đường truyền. Các tần số mang được tách biệt
bởi băng thông đủ rộng để chứa các tín hiệu điều chế. Những dải băng thông này là
những kênh cho phép các tín hiệu khác nhau có thể truyền qua. Các kênh phải
được tách biệt bởi các dải băng thông không sử dụng (băng thông đứng gác - guard
48
bands) để ngăn ngừa các tín hiệu không bị chồng lấp băng thông. Hơn nữa các tần
số sóng mang phải không bị nhiễu bởi các tần số dữ liệu gốc. Nếu không tuân thủ
theo một trong hai điều kiện trên thì có thể không khôi phục được các tín hiệu gốc.

Hình 8.3 Ghép tần (FDM)


Hình 8.3 cho cái nhìn khái quát về FDM. Trong minh hoạ này, đường truyền
được chia thành ba phần, mỗi phần đại diện cho một kênh. Cũng giống như ở một
nút nơi mà ở đó có ba đường nhỏ hợp vào để hình thành nên một con đường có ba
làn xe. Mỗi đường tương ứng với một làn đường của xa lộ. Mỗi chiếc xe khi đi vào
xa lộ từ một đường nào đó thì nó vẫn có làn đường dành riêng cho nó và có thể đi
qua mà không bị chen lấn bởi các chiếc xe ở các làn đường khác.
Mặc dù hình 8.3 minh hoạ đường truyền như là được chia thành các kênh tách
biệt, nhưng sự phân chia kênh thực tế được phân theo tần số chứ không phải theo
không gian.
Quá trình ghép tần FDM

Hình 8.4 Quá trình ghép tần theo miền thời gian (FDM)
Hình 8.4 là một minh hoạ theo miền thời gian của quá trình ghép kênh. FDM
là một quá trình tương tự và chúng ta coi thiết bị vào/ra là những chiếc điện thoại.
Mỗi chiếc điện thoại sinh ra một tín hiệu có phạm vi tần số giống nhau. Trong thiết
49
bị ghép kênh, các tín hiệu giống nhau này được điều chế trên các tần số mang khác
nhau (f1, f2, và f3). Các tín hiệu sau khi được điều chế được kết hợp thành một tín
hiệu phức hợp đơn và được đưa lên đường truyền có đủ băng thông để chứa tín
hiệu phức hợp này.

Hình 8.5 Quá trình ghép tần theo miền tần số (FDM)
Hình 8.5 là minh hoạ trên miền tần số của quá trình ghép kênh.(Chú ý rằng
trục hoành của hình vẽ này là tần số, chứ không phải là thời gian). Cả ba tần số
sóng mang tồn tại cùng một lúc trong các dải tần khác nhau). Trong FDM, các tín
hiệu được điều chế trên các tần số mang tách biệt (f1, f2, và f3) sử dụng kỹ thuật
điều biên hoặc điều tần. Ta biết rằng, điều chế một tín hiệu trên một tần số mang
thì kết quả là băng thông của tín hiệu sau khi điều chế lớn hơn ít nhất hai lần băng
thông của tín hiệu gốc. Để sử dụng đường truyền hiệu quả hơn thì băng thông thực
tế có thể được hạ thấp hơn bằng việc nén nửa băng thông, sử dụng các kỹ thuật nén
mà ta không đề cập ở đây. Trong hình minh hoạ này, băng thông của tín hiệu phức
hợp lớn hơn ba lần băng thông của mỗi tín hiệu vào: ba lần băng thông của tín hiệu
vào để chứa các kênh cần thiết cộng thêm với băng thông phụ để cho phép các
băng thông canh gác cần thiết.
Tách kênh
Thiết bị tách kênh dùng một dãy các bộ lọc để phân tích tín hiệu được ghép
kênh thành các tín hiệu thành phần cấu thành. Các tín hiệu thành phần được
chuyển tới các thiêt bị giải điều chế để tách chúng khỏi tần số sóng mang, sau đó
được chuyển tới thiệt bị nhận đang chờ. Hình 8.6 minh hoạ quá trình tách kênh trên
miền thời gian, quá trình tách kênh trên miền tần số được minh hoạ trên hình 8.7.

50
Hình 8.6 Quá trình tách kênh FDM, miền thời gian

Hình 8.7 Quá trình tách kênh FDM, miền tần số


8.3 Ghép sóng (WDM)
Ghép sóng cũng giống như ghép tần, ngoại trừ quá trình ghép và tách kênh liên
quan đến tín hiệu ánh sáng được truyền qua các kênh quang. Ý tưởng của chúng
giống nhau: đó là kết hợp các tín hiệu có các tần số khác nhau. Tuy nhiên sự khác
nhau đó là tần số của các tín hiệu rất cao.
Hình 8.8 cho cái nhìn khái quát về một quá trình tách kênh và ghép kênh
WDM. Các dải tần rất hẹp của ánh sáng từ các nguồn khác nhau được kết hợp để
tạo ra một dải tần ánh sáng rộng hơn. Ở đầu nhận, tín hiệu được tách ra bởi thiết bị
tách kênh.
Ai đó có thể vẫn còn phân vân về kỹ thuật của WDM. Mặc dù công nghệ là rất
phức tạp, nhưng ý tưởng lại rất đơn giản. Chúng ta muốn kết hợp nhiều nguồn ánh
sáng thành một ánh sáng đơn ở thiết bị ghép kênh và làm ngược lại ở thiết bị tách
kênh. Hợp và tách nguồn ánh sáng được dễ dàng xử lý bởi một lăng kính. Từ kiến
thức vật lý cơ bản là lăng kính khúc xạ ánh sáng dựa trên góc tới và tần số ánh
sáng. Sử dụng kỹ thuật này, thiết bị ghép kênh sẽ kết hợp nhiều tia ánh sáng vào
(mỗi tia chứa một dải các tần số hẹp) thành một tia ra có dải tần rộng hơn. Thiết bị
tách kênh sẽ làm ngược lại quá trình trên.

51
8.4 Ghép thời gian (TDM)
Ghép thời gian là một tiến trình kỹ thuật số được áp dụng khi dung lượng tốc
độ truyền dữ liệu của phương tiện truyền lớn hơn tốc độ truyền được yêu cầu của
các thiết bị gửi và nhận. Trong trường hợp đó, nhiều nhiệm vụ truyền có thể dùng
một đường kết nối đơn bằng cách chia nhỏ dữ liệu ở các thiết bị gửi và đan xen các
phần dữ liệu đó vào với nhau.

Hình 8.10 Quá trình ghép thời gian


Hình 8.10 cho cái nhìn khái quát về TDM. Chú ý rằng đường truyền được sử
dụng giống như ở FDM, tuy nhiên ở đây đường truyền được thể hiện bằng các
phần theo thời gian chứ không phải theo tần số.
Trong hình vẽ, các phần của các tín hiệu 1, 2, 3 và 4 chiếm đường truyền một
cách tuần tự. Nó giống như một cái thang trượt, phục vụ nhiều dòng khác nhau.
Mỗi dòng có đường riêng của nó, và những người trượt trên mỗi đường chờ đến
lượt rồi lên thang. Khi lên đến đỉnh, người trượt trượt xuống theo dòng mà trước
đây anh ta đợi lên thang.
TDM có thể được thực hiện theo hai cách: TDM đồng bộ và TDM không đồng
bộ.
TDM đồng bộ
Trong ghép thời gian đồng bộ, thuật ngữ “đồng bộ” có nghĩa hơi khác so với
nghĩa khi nó được sử dụng trong các lĩnh vực khác của truyền thông. Ở đây “đồng
bộ” có nghĩa là thiết bị ghép kênh phân bổ chính xác các khe thời gian giống nhau
cho mỗi thiết bị trong mọi thời điểm mà không quan tâm thiết bị đó có dữ liệu để
truyền hay không. Ví dụ khe thời gian A được phân bổ riêng cho thiết bị A thì các
thiết bị khác không thể sử dụng khe A này được. Ở mỗi thời điểm, khe thời gian
được phân bổ của nó xuất hiện, một thiết bị có cơ hội gửi một phần dữ liệu của nó.

52
Nếu một thiết bị không thể truyền hoặc không có dữ liệu để truyền thì khe thời
gian của nó vẫn để trống.
Khung – frame
Các khe thời gian được nhóm lại thành những frame. Mỗi frame bao gồm một
vòng trọn vẹn các khe thời gian, một vòng bao gồm một hoặc nhiều khe thời gian
dành cho mỗi thiết bị gửi. Trong một hệ thống với n đường vào thì mỗi frame sẽ có
ít nhất n khe, mỗi khe được phân bổ để mang dữ liệu từ một đường vào xác định.
Nếu tất cả các thiết bị vào dùng chung một đường truyền và cùng truyền với một
tốc độ truyền giống nhau thì mỗi thiết bị sẽ có một khe thời gian trên mỗi frame.
Khi tốc độ truyền ở mỗi thiết bị là khác nhau, ta hoàn toàn có thể vẫn điều tiết
được đường truyền. Một đợt truyền với hai khe thời gian trên một frame sẽ đến
nhanh hơn hai lần so với đợt truyền với một khe thời gian trên một frame. Những
khe thời gian được phân bổ cho một thiết bị chiếm những vị trí giống nhau trong
mỗi frame và cấu thành kênh của thiết bị đó. Trong hình 8.11 thể hiện thiết bị ghép
kênh với 5 đường vào ghép thành một đường đơn dùng TDM đồng bộ. Trong ví dụ
này, tất cả các đường vào có cùng tốc độ truyền, do vậy số khe thời gian trong mỗi
frame là bằng số đường vào.

Hình 8.11 TDM đồng bộ


Quá trình đan xen - Interleaving
TDM đồng bộ có thể được so sánh với bộ chuyển mạch có tốc độ quay vòng
rất nhanh. Khi bộ chuyển mạch mở ở trước một thiết bị, thiết bị đó có cơ hội gửi
một số lượng dữ liệu xác định (x bít) lên đường truyền. Bộ chuyển dịch dịch

53
chuyển từ thiết bị này đến thiết bị khác với một tốc độ không đổi theo một trật tự
cố định. Quá trình này được gọi là interleaving.
Interleaving có thể được thực hiện theo bít, byte hoặc các đơn vị dữ liệu khác.
Nói cách khác, thiết bị ghép kênh có thể lấy lần lượt từ các thiết bị đó 1 hoặc 8 bít.
Trong một hệ thống đã cho, các đơn vị dữ liệu luôn luôn có cùng kích thước.
Hình 8.12 minh hoạ quá trình interleaving và xây dựng frame. Trong ví dụ,
chúng ta đan xen các đợt truyền bằng kí tự, nhưng khái niệm là giống nhau cho
những đơn vị dữ liệu có chiều dài tuỳ ý. Như chúng ta thấy, mỗi thiết bị gửi một
thông điệp khác nhau. Thiết bị ghép kênh đan xen các thông điệp khác nhau và
hình thành những frame trước khi đưa lên đường truyền.
Ở đầu nhận, thiết bị tách kênh phân tích mỗi một frame bằng cách lấy ra lần
lượt từng kí tự. Khi một kí tự được loại bỏ khỏi frame, nó được chuyển tới thiết bị
nhận thích hợp.
Hình 8.12 và 8.13 cũng chỉ ra nhược điểm chính của TDM đồng bộ. Bằng việc
phân bổ mỗi một khe thời gian cho một đường vào xác định, chúng ta sẽ có những
khe rỗng khi các đường vào không cùng hoạt động. Trong hình 8.12, chỉ có 3
frame đầu là đầy. Ba frame cuối có tổng cộng 6 khe rỗng. Có 6 khe rỗng trên tổng
số 24 khe có nghĩa là ¼ dung lượng đường truyền bị lãng phí.

Hình 8.12 TDM đồng bộ, Quá trình ghép kênh

54
Hình 8.13 TDM đồng bộ, Quá trình tách kênh

Các bit khung


Bởi vì trật tự khe thời gian trong hệ thống TDM đồng bộ không thay đổi trên
các frame, rất ít thông tin cần phải gộp vào trong mỗi frame. Trật tự của các thành
phần chỉ cho thiết bị tách kênh biết nơi để điều khiển mỗi khe thời gian, vì vậy
việc đánh địa chỉ là không cần thiết. Tuy nhiên do nhiều nhân tố khác nhau có thể
gây ra sự thiếu nhất quán về thời gian. Vì những lý do này, một hoặc nhiều bít
đồng bộ thường được thêm vào phần đầu của mỗi frame. Những bít này được gọi
là bít frame, nó cho phép thiết bị tách kênh đồng bộ dòng dữ liệu đến để nó có thể
tách các khe thời gian một cách chính xác. Trong phần lớn các trường hợp, những
thông tin đồng bộ này thường bao gồm một bít trên mỗi frame, luân phiên giữa 0
và 1.

Hình 8.14 Các bít khung


Ví dụ về TDM đồng bộ: Giả sử rằng chúng ta có 4 nguồn vào trên một đường
truyền TDM đồng bộ, các đợt truyền được đan xen bởi kí tự. Nếu mỗi một nguồn
tạo ra 250 kí tự/giây, và mỗi frame mang một kí tự từ mỗi nguồn, đường truyền sẽ
phải mang 250 frame/giây.
Nếu chúng ta giả sử mỗi kí tự bao gồm 8 bít, thì mỗi frame là 33 bít, 32 bít cho
4 kí tự và một bit đồng bộ. Như vậy mỗi thiết bị tạo ra 2000 bps, nhưng đường
truyền phải vận chuyển 8250 bps.

55
Hình 8.15 Tính toán tốc độ truyền đối với các khung
Nhồi bít
Như đã lưu ý ở trên, hoàn toàn có thể kết nối các thiết bị có tốc độ truyền khác
nhau vào một hệ thống TDM đồng bộ. Ví dụ, thiết bị A dùng một khe thời gian,
trong khi thiết bị B nhanh hơn dùng 2 khe. Số khe ở mỗi frame và số khe được
phân bổ cho mỗi đường vào vẫn cố định trong hệ thống, nhưng các thiết bị có tốc
độ khác nhau có thể kiểm soát một số lượng khe khác nhau. Nhớ rằng chiều dài
khe thời gian là cố định. Vì vậy, để kỹ thuật này hoạt động được thì những tốc độ
truyền phải là bội số của nhau.
Ví dụ chúng ta có thể điều tiết một thiết bị nhanh gấp 5 lần thiết bị khác bằng
việc phân bổ cho nó 5 khe thời gian và một khe thời gian cho các thiết bị khác. Tuy
nhiên chúng ta không thể điều tiết một thiết bị nhanh hơn 5½ lần thiết bị khác theo
cách này, bởi vì chúng ta không thể đưa một nửa khe thời gian vào một frame.
Khi các tốc độ không phải là bội số của nhau, chúng ta có thể làm cho nó hoạt
động bằng một kỹ thuật được gọi là nhồi bít. Trong kỹ thuật nhồi bít, bộ ghép kênh
thêm các bít phụ vào dòng nguồn của thiết bị để tốc độ của các thiết bị thoả mãn
điều kiện tốc độ là bội số của nhau. Ví dụ, nếu chúng ta có một thiết bị có tốc độ
gấp 2.75 lần tốc độ của các thiết bị khác, chúng ta có thể thêm các bít để nâng tốc
độ của nó lên gấp 3 lần tốc độ của các thiết bị khác. Những bít thêm sẽ được thiết
bị tách kênh loại bỏ.
TDM không đồng bộ
Như chúng ta thấy ở phần trước, TDM đồng bộ không đảm bảo toàn bộ dung
lượng của đường truyền được sử dụng. Thực tế, ở một thời điểm nào đó chỉ có một
số các khe thời gian trong frame là được sử dụng. Bởi vì các khe thời gian được

56
phân bổ trước và cố định, bất cứ khi nào thiết bị được kết nối mà không hoạt động,
thì khe thời gian tương ứng là rỗng, và như vậy kênh truyền bị lãng phí. Ví dụ
chúng ta có một thiết bị ghép kênh đầu ra của 20 máy tính giống nhau lên một
đường truyền đơn. Sử dụng TDM đồng bộ, thì tốc độ của đường truyền đó phải
gấp ít nhất 20 lần tốc độ của mỗi đường vào. Nhưng nếu chỉ có 10 máy tính hoạt
động thì một nửa dung lượng đường truyền bị lãng phí.
TDM không đồng bộ được thiết kế để tránh kiểu lãng phí này. Cũng giống như
thuật ngữ “đồng bộ”, thuật ngữ “không đồng bộ” có nghĩa hơi khác so với nghĩa
được dùng ở trong các lĩnh vực khác trong truyền thông. Ở đây nó có nghĩa là
mềm dẻo hoặc không cố định.

Hình 8.16 Ghép thời gian không đồng bộ


Cũng giống như TDM đồng bộ, TDM không đồng bộ cho phép một số đường
vào tốc độ thấp hơn được ghép vào một đường đơn tốc độ cao hơn. Tuy nhiên,
không giống như TDM đồng bộ, trong TDM không đồng bộ tổng tốc độ của các
đường vào có thể lớn hơn dung lượng đường truyền. Trong hệ thống đồng bộ, nếu
chúng ta có n đường vào, thì frame chứa một số cố định các khe thời gian ít nhất là
n. Trong hệ thống không đồng bộ, nếu chúng ta có n đường vào thì frame chứa
không nhiều hơn m khe, với m < n. Theo cách này, TDM không đồng bộ hỗ trợ
một số đường vào như TDM đồng bộ nhưng với dung lượng đường truyền thấp
hơn. Nói cách khác, cho trước một đường truyền, TDM không đồng bộ có thể hỗ
trợ nhiều thiết bị hơn TDM đồng bộ.
Số khe thời gian m trong một frame của TDM không đồng bộ được dựa trên
một sự phân tích thống kê theo số lượng đường vào có thể đồng thời cùng truyền ở
mọi thời điểm. Các khe thời gian không được phân bổ trước mà nó sẵn sàng phục
vụ cho bất kỳ các đường vào nào mà có dữ liệu để gửi. Thiết bị ghép kênh quét qua
57
các đường vào, chấp nhận các phần của dữ liệu cho đến khi một frame được đổ
đầy, sau đó gửi frame lên đường truyền. Nếu ở đó dữ liệu không đủ để đổ đầy tất
cả các khe trong frame, khi đó frame chỉ đầy một phần sẽ được truyền đi; như vậy
dung lượng đường truyền không được sử dụng 100%. Nhưng các khe thời gian
được phân bổ động, tốc độ thấp hơn cho các đường vào, đã giảm bớt đáng kể mức
độ lãng phí đường truyền.
Hình 8.17 minh hoạ một hệ thống có 5 máy tính dùng chung một đường truyền
dữ liệu sử dụng TDM không đồng bộ. Trong ví dụ này, kích thước frame là ba khe
thời gian. Hình vẽ minh hoạ thiết bị ghép kênh xử lý ba mức vào khác nhau. Trong
trường hợp thứ nhất, chỉ có 3 trong 5 máy tính có dữ liệu để gửi. Trong trường hợp
thứ hai, có 4 thiết bị đang cần gửi dữ liệu đi, nhiều hơn một so với số lượng khe
trong mỗi frame. Trong trường hợp thứ 3, tất cả các thiết bị đều có dữ liệu gửi đi
(trường hợp này theo thống kê là hiếm khi xảy ra). Trong mỗi trường hợp thiết bị
ghép kênh quét qua các thiết bị theo thứ tự từ 1 đến 5, đổ vào các khe thời gian khi
nó gặp dữ liệu cần gửi.

Hình 8.17 Các ví dụ về các khung TDM không đồng bộ


Trong trường hợp thứ nhất, có ba đường vào hoạt động tương ứng với ba khe
trong mỗi frame. Đối với 4 frame đầu tiên, dữ liệu vào được phân phối một cách
cân đối giữa tất cả các thiết bị liên lạc. Tuy nhiên, trong frame thứ 5, thiết bị 3 và 5
đã hoàn thành việc truyền dữ liệu của mình, nhưng thiết bị 1 vần còn hai kí tự cần
gửi. Thiết bị ghép kênh nhặt kí tự A từ thiết bị 1, nó quét sang các thiết bị khác
nhưng các thiết bị này đều không có dữ liệu cần gửi, nó trở lại thiết bị 1 nhặt kí tự
A cuối cùng. Vì lúc này không có dữ liệu để đổ đầy các khe thời gian, thiết bị ghép
kênh truyền frame thứ 5 khi chỉ có hai khe được đổ dữ liệu. Nếu trong hệ thống
TDM đồng bộ khi đó nó sẽ cần tới 6 frame, mỗi frame có 5 khe để truyền toàn bộ
dữ liệu - tổng cộng có 30 khe. Nhưng chỉ có 14 khe được đổ dữ liệu, khi đó đường
truyền rỗi hơn nửa thời gian truyền. Với hệ thống không đồng bộ, chỉ có một frame
58
là không đầy. Trong suốt thời gian truyền, toàn bộ dung lượng của đường truyền
được sử dụng tối đa.

Trong trường hợp thứ hai, có một đường vào hoạt động nhiều hơn các đường
khác. Lúc này, vì thiết bị ghép kênh quét từ 1 đến 5, nó đổ đầy frame trước khi tất
cả các đường vào được kiểm tra. Vì vậy frame thứ nhất mang dữ liệu của thiết bị 1,
3 và 4 không có dữ liệu từ thiết bị 5. Thiết bị ghép kênh tiếp tục quét từ nơi nó tạm
dừng, đẩy phần đầu tiên của thiết bị 5 vào khe đầu tiên của frame tiếp theo, sau đó
thiết bị ghép kênh trở lại thiết bị 1 lấy phần dữ liệu thứ hai của thiết bị 1 đổ vào
khe thứ hai, quá trình cứ tiếp tục như vậy. Như chúng ta thấy, khi số người gửi
không bằng số khe trong mỗi frame, thì các khe không được đổ một cách cân đối.
Trong ví dụ này, thiết bị 1 chiếm khe đầu tiên của frame thứ nhất, nhưng lại chiếm
khe thứ hai trong frame thứ hai, v.v.

Trong trường hợp thứ ba, các khung được đổ như trên, nhưng ở đây 5 đường
vào đều hoạt động. Trong ví dụ này, thiết bị 1 chiếm khe đầu tiên trong frame thứ
nhất, khe thứ 3 trong frame thứ 2 và không có khe nào trong frame thứ 3.
Trong trường hợp 2 và 3, nếu tốc độ của đường truyền bằng tổng tốc độ của 3
đường vào thì dữ liệu cần truyền sẽ đến thiết bị ghép kênh nhanh hơn dữ liệu mà
thiết bị ghép kênh đưa lên đường truyền. Trong trường hợp đó cần phải có một bộ
đệm để lưu dữ liệu cho đến khi thiết bị ghép kênh sẵn sàng đưa nó lên đường
truyền.

59
Đánh địa chỉ và chi phí phụ trội
Trường hợp 2 và 3 trong ví dụ trên cho thấy yếu điểm chính của TDM không
đồng bộ: Làm thế nào thiết bị tách kênh biết được khe nào thuộc vào đường ra nào.
Trong TDM đồng bộ dữ liệu của một thiết bị thuộc vào khe thời gian được chỉ định
bởi vị trí của khe trong frame. Nhưng trong TDM không đồng bộ, dữ liệu từ một
thiết bị đã cho có thể ở khe đầu của một frame và ở khe thứ ba của frame kế tiếp.
Do thiếu sự ràng buộc vị trí cố định, mỗi khe phải mang địa chỉ để chỉ dẫn cho
thiết bị tách kênh điều khiền dữ liệu. Địa chỉ này chỉ được dùng cục bộ, nó được
gắn vào bởi thiết bị ghép kênh và được loại bỏ bởi thiết bị tách kênh. Trong hình
8.17, địa chỉ được xác định bởi 1 số thập phân.
Việc thêm những bít địa chỉ vào mỗi khe làm tăng tổng chi phí của hệ thống
không đồng bộ và hạn chế phần nào hiệu quả tiềm năng của hệ thống. Để hạn chế
tác động của nó, các địa chỉ thường chỉ bao gồm một số lượng bít nhỏ và có thể
làm cho số lượng bít địa chỉ ít hơn bằng việc mở rộng một địa chỉ đầy đủ cho phần
đầu của đợt truyền và được rút gọn trong các đợt truyền sau đó.
Nhu cầu của việc đánh địa chỉ làm cho TDM không đồng bộ thiếu hiệu quả
đối với việc đan xen theo bít hoặc byte. Nếu đan xen theo bít thì mỗi bít dữ liệu
cần mang theo một địa chỉ, giả sử là 3 bít địa chỉ. Như vậy phải mất 4 bít để truyền
một bít dữ liệu. Cho dù đường truyền luôn đầy thì chỉ ¼ dung lượng là được sử
dụng để truyền dữ liệu, phần còn lại là chi phí phụ trội. Vì những lý do này, TDM
không đồng bộ chỉ hiệu quả khi kích thước của các khe thời gian là khá rộng.
Khe thời gian có độ dài thay đổi
TDM không đồng bộ có thể điều tiết quá trình truyền với những tốc độ khác
nhau bằng việc thay đổi độ dài các khe thời gian. Các trạm truyền có tốc độ nhanh
hơn có thể được phân cho khe thời gian dài hơn. Để quản lý các trường độ dài thay
đổi này cần phải thêm những bít điều khiển vào phần đầu của mỗi khe thời gian để
thông báo chiều dài của phần dữ liệu đang tới. Những bít thêm này cũng làm tăng
chi phí của hệ thống và hệ thống chỉ có hiệu quả với những khe thời gian rộng hơn.
Đa kênh đảo
Đa kênh đảo ngược lại với quá trình ghép kênh. Hệ thống phân kênh lấy
dòng dữ liệu từ một đường truyền tốc độ cao và chia nó thành các phần để có thể
truyền đồng thời qua các đường truyền tốc độ thấp hơn mà không làm giảm tốc độ
truyền dữ liệu chung.
Tạo sao chúng ta cần đa kênh đảo? Giả sử một tổ chức nào đó muốn gửi dữ
liệu, âm thanh, hình ảnh, mỗi dạng dữ liệu đòi hỏi tốc độ truyền dữ liệu khác nhau.
60
Để gửi âm thanh nó cần một đường truyền 64 Kbps, để gửi dữ liệu nó cần một
đường truyền 128 Kbps, và để gửi hình ảnh nó có thể cần một đường truyền 1.544
Mbps. Để điều tiết tất cả các nhu cầu này, tổ chức đó có hai sự lựa chọn. Thứ nhất,
tổ chức đó có thể thuê một kênh 1.544 Mbps từ một công ty viễn thông, nhưng rất
ít khi sử dụng đến dung lượng tối đa, rõ ràng điều này là sử dụng không hiệu quả
thiết bị. Thứ hai, tổ chức đó có thể thuê một vài kênh riêng có tốc độ thấp hơn.
Bằng việc sử dụng một thoả thuân được gọi là băng thông khi yêu cầu, tổ chức này
có thể dùng những kênh này bất cứ khi nào nó cần. Truyền dữ liệu âm thanh có thể
được truyền trên bất kỳ kênh nào. Tín hiệu dữ liệu và hình ảnh có thể được chia ra
và được gửi đi trên nhiều hơn hai đường truyền. Nói cách khác tín hiệu dữ liệu và
hình ảnh có thể chia kênh trên nhiều đường truyền.

Hình 8.18 Đa kênh thuận và ngược

8.5 Ứng dụng ghép kênh: Hệ thống điện thoại:


Ghép kênh là công cụ thiết yếu trong ngành công nghiệp điện thoại. Bằng cách
xem xét một vài hệ thống điện thoại ta sẽ hiểu đươck các ứng dụng của FDM và
TDM. Tất nhiên các hệ thống điện thoại khác nhau trên thế giới sẽ sử dụng các
công nghệ khác nhau, nhưng ta chỉ xem xét các hệ thống ở Bắc Mỹ.
Một số nhà cung cấp dịch vụ điện thoại ở Bắc Mỹ cung cấp các dịch vụ cục bộ
và dịch vụ đường dài. Một số nhà cung cấp như: AT&T, MCI và Sprint.
Vì mục đích này của phần này, ta coi các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau như
một mạng điện thoại. Đường dậy nối từ một thuê bao đến mạng điện thoại gọi là
đường dịch vụ.

61
Hình 8.19: Mạng điện thoại.
Hệ thống dịch vụ chung
Khởi đầu các công ty điện thoại cung cấp dịch vụ tương tự. Sau đó công nghệ
cho phép họ đưa ra dịch vụ kỹ thuật số và và mạng. Cho đến này, các nhà cung
cấp vần đang chuyển từ dịch vụ tương tự sang dịch vụ kỹ thuật số. Và tương lai sẽ
toàn bộ mạng sẽ cung cấp dịch vụ kỹ thuật số. Các công nghệ FDM và TDM vẫn
đang được sử dụng.

Hình 8.20 Các loại dịch vụ điện thoại.


Dịch vụ tương tự
Có rất nhiều dịch vụ tương tự, trong đó có hai loại được đề cập ở đây: Dịch vụ
chuyển mạch và dịch vụ thuê bao.

Hình 8.21 Các loại dịch vụ dịch vụ tương tự


Dịch vụ chuyển mạch tương tự
Đây chính là dịch vụ quay số quen thuộc, thường gặp khi sử dụng điện thoại ở
nhà. Nó sử dụng một đôi dây thường hoặc cáp đôi dây xoắn nối điện thoại khách

62
hàng với mạng điện thoại thông qua tổng đài cục bộ. Kết nối này gọi là kết nối cục
bộ (Local Loop). Mạng điện thoại khách hàng kết nối đến gọi là mạng điện thoại
chuyển mạch công cộng (PSTN).
Tín hiệu ở kết nối cục bộ là tương tự và có tần số từ 0 đến 4000 Hz. Khi mà
người gọi quay số đến số điện thoại khác, cuộc gọi được chuyển đến các bộ chuyển
mạch ở các tổng đài điện thoại. Bộ chuyển mạch tương ứng tạo ra một kênh truyền
dẫn nối người gọi đến người nhận. Bộ chuyển mạch kết nối hai đường dây trong
khoảng thời gian thực hiện cuộc gọi.

Hình 8.22 Dịch vụ chuyển mạch tương tự


Dịch vụ thuê bao tương tự:
Một dịch vụ tạo cho khách hàng cơ hội thuê đường truyền, còn gọi là đường
chuyên dụng, được kết nối liên tục. Mặc dù sự kết nối vẫn đi qua các chuyển mạch
trên mạng điện thoại nhưng khách hàng sẽ coi đó như một đường đơn vì bộ chuyển
mạch luôn đóng và không cần phải quay số.

Hình 8.23 Dịch vụ thuê bao tương tự


Đường điều kiện:
Công ty viễn thông còn đưa ra dịch vụ gọi là dịch vụ điều kiện (Conditioning).
Nó sẽ tăng chất lượng của đường truyền bằng cách giảm sự suy giảm tín hiệu,
giảm méo, giảm thay đổi trễ. Đường này là đường tương tự nhưng vì chất lượng
đường truyền nên có thể truyền dữ liệu số nếu nó được nối với modem.
Hệ thống tương tự phân cấp:
Để tối đa hiệu năng của cơ sở hạ tầng mạng, các hãng điện thoại ghép các tín
hiệu từ các đường có băng thông thấp thành đường có băng thông cao hơn. Theo
cách này thì các đường chuyển mạch tương tự, các đường thuê bao có thể được kết

63
hợp lại để tạo ra số đường truyền ít hơn và to hơn. Đối với các đường tín hiệu
tương tự, kỹ thuật FDM được sử dụng.
Trong hệ thống phân cấp của AT&T được tạo bởi các nhóm, siêu nhóm, nhóm
chủ, hay nhóm cực lớn.

Hình 8.24 Analog hierarchy


Trong hệ thống phân cấp tương tự này, 12 đường âm thanh được ghép lại thành
một đường băng thông rộng hơn tạo thành một nhóm (). Một group có băng thông
48 KHz và hỗ trợ 12 đường âm thanh.
Ở mức tiếp theo, tối đa 5 nhóm có thể kết hợp với nhau để tạo nên tín hiệu
ghép gọi là siêu nhóm (Supergroup). Một đường cấp siêu nhóm có băng thông 240
KHz và hỗ trợ tới 60 đường âm thanh. Một đường siêu nhóm có thể được kết hợp
bởi 5 nhóm hoặc 60 đường âm thanh riêng biệt.
Mức tiếp theo, 10 siêu nhóm kết hợp với nhau để tạo thành một nhóm chủ
(Mastergroup). Một đường nhóm chủ phải có băng thông là 2,4 MHz. Nhưng vì
cần phải có dải băng thông canh gác nên tổng băng thông cần thiết cho đường dây
nhóm chủ cần tới 2,52 MHz. Một đường dây nhóm chủ cần tới 600 kênh âm thanh.
Mức cuối cùng, 6 nhóm chủ có thể kết hợp để tạo ra một nhóm cực lớn
(Jumbogroup). Một đường dây nhóm cực lớn cần có băng thông 15,12 MHz nhưng
được tăng lên 16,984 MHz để chèn các băng thông canh gác vào giữa các nhóm
chủ.
Có nhiều sự khác nhau trong kiến trúc này giữa các hãng điện thoại khác nhau.
Trong tương lai, hệ thống tương tự sẽ được thay bằng hệ thống số nên ta sẽ hạn chế
việc xem xét hệ thống tương tự ở đây.

64
Dịch vụ kỹ thuật số:
Gần đây các công ty điện thoại bắt đầu cung cấp các dịch vụ kỹ thuật số cho
khách hàng. Ưu điểm của dịch vụ kỹ thuật số là ít nhậy cảm hơn dịch vụ tương tự
đối với nhiễu và các dạng khác nhau của xuyên nhiễu. Một đường dây điện thoại
hoạt động như ăngten, nó sẽ bị nhiễu trong khi truyền tín hiệu tương tự lẫn tín hiệu
số. Trong việc truyền tín hiệu tương tự, cả tín hiệu và nhiễu đều dạng tương tự nên
không thể tách ra được. Trong truyền tín hiệu kỹ thuật số, tín hiệu dạng số còn
nhiễu vẫn ở dạng tương tự nên tín hiệu có thể dễ dàng được phân biệt và tách ra dễ
dàng. Ưu điểm khác của truyền số là giá thành rẻ. Do hệ thống số chỉ cần phân biệt
giữa 2 hay 3 mức điện thế của tín hiệu thay cho một dải tín hiệu liên tục như trong
truyền tương tự nên truyền số sẽ tiết kiện điện năng hơn so với truyền tương tự.
Chúng ta sẽ xem xét các dịch vụ kỹ thuật số khác nhau: switch/56, DDS và
DS.
Dịch vụ chuyển mạch 56 (switch/56):

Thiếu trang 249.


Dịch vụ tín hiệu số (DS):
Sau khi cung cấp các dịch vụ switch/56 và DDS, các công ty viễn thông nhận
thẫy cần phải phát triển hệ thống dịch vụ kỹ thuật số phân cấp như hệ thống tương
tự. Vì vậy bước phát triển tiếp theo là dịch vụ DS. Đây chính là sự phân cấp của hệ
thống tín hiệu số. Hình 8.28 chỉ ra tốc độ dữ liệu được hỗ trợ trong các mức khác
nhau.

Hình 8.28 Sự phân cấp tín hiệu số


- Một đường DS-0 giống như DDS. Nó là một kênh đơn 64 Kbps.
- DS-1 là dịch vụ 1,544 Mbps, gấp 24 lần 64 Kbps cộng thêm 8 Kbps cho chi
phí phụ trội. Nó có thể được dùng như một dịch vụ đơn để truyền 1,544
Mbps hoặc có thể dùng để kết hợp 24 đường DS-0 khác nhau.
- DS-2 là dịch vụ 6,312 Mbps, gấp 96 lần 64 Kbps cộng với 168 Kps cho chi
phí phụ trội. Nó có thể được dùng như đường dịch vụ đơn hoặc có thể dùng
để kết hợp 4 đường DS-1 hoặc 96 đường DS-0 hoặc kết hợp các loại dịch
vụ trên.

65
- DS-3 là dịch vụ 44,376 Mbps, gấp 672 lần 64 Kps cộng thêm 1,368 Mbps
cho chi phí phụ trội. Nó có thể được dùng như đường dịch vụ đơn hoặc kết
hợp các dịch vụ trên.
- DS-4 là dịch vụ 274,176 Mbps gấp 4032 lần 64 Kbps cộng thêm 16,128
Mbps cho chi phí phụ trội. Nó thường được dùng để kết hợp các đường
dịch vụ ở trên.
Các đường T:
DS-0, DS-1… là tên dịch của dịch vụ số. Để triển khai các dịch vụ này, công ty
viễn thông phải sử dụng các đường T (T-1 đến T-4). Dung lượng của các đường
này chính là tốc độ của các dịch vụ DS-1 đến DS-4.

Rate
Service Line (Mbps) Voice Channels
DS-1 T-1 1,544 24
DS-2 T-2 6,312 96
DS-3 T-3 44,736 672
DS-4 T-4 274,176 6032

Bảng 8.1 Tốc độ dữ liệu của DS và đường T.


T-1 để triển khai dịch vụ DS-1 và cứ như vậy. DS-0 không được cung cấp như
một dịch vụ nhưng được định nghĩa là cơ sở cho các mục đích phụ. Các hãng viễn
thông tin rằng DS-0 sẽ thay thế DDS.
Các đường T để truyền tương tự:
Các đường T để truyền tín hiệu số như: dữ liệu số, âm thanh, tiếng nói... Nó
còn được sử dụng để truyền các tín hiệu tương tự.
Khả năng sử dụng đường T để truyền tín hiệu đã mở ra thế hệ mới của dịch vụ
điện thoại. Trước kia, một tổ chức cần 24 đường dây điện thoại cần tới 24 cặp dây
cáp kéo từ tổng đài đến nơi công ty. Ngày nay có thể kết hợp 24 đường dây thành
một đường T-1 và chỉ phải kéo một đường đến tổng đài. Hình 8.29 chỉ ra cách thức
25 đường âm thanh có thể kết hợp thành một đường T-1.

66
Hình 8.29 Đường T-1 để ghép nhiều đường điện thoại.
Khung T-1:
Như đã đề cập ở trên, dịch vụ DS-1 cần 8 Kbps cho chi phí phụ trội. Để hiểu
được chi phí phụ trội này được tính thế nào, chúng ta hãy xem xét định dạng của
một khung dữ liệu 24 kênh âm thanh.
Một khung dữ liệu của đường T-1 có 193 bits bao gồm: 24 khe thời gian - mỗi
khe thời gian có 8 bits và 1 bit thêm vào để đồng bộ (24x8+1=193).

Hình 8.30 Cấu trúc khung dữ liệu của đường T-1


Nếu mặt khác mỗi khe thời gian chuyển một đoạn dữ liệu cho một kênh âm
thanh. 24 kênh âm thanh sẽ được xen kẽ rải trên một khung dữ liệu. Nếu đường T-1
67
có khả năng truyền 8000 khung/s thì tổng tốc độ bits của đường truyền là:
8000x193=1,544 Mbps.
Các đường T nhỏ:
Có rất nhiều khách hàng thuê bao không sử dụng hết khả năng truyền của một
đường T. Để mà cung cấp một dung lượng thích hợp cho các khách hàng này các
công ty viễn thông cung cấp dịch vụ đường T nhỏ. Dịch vụ này cho phép các
khách hàng thuê bao chia sẻ một đường dây T bằng cách ghép các kênh truyền của
khách hàng với nhau.
Ví dụ: Một công ty nhỏ cần đường có dung lượng bằng ¼ đường T. Nếu có 4
công ty như vậy trong một tòa nhà thì họ có thể chia sẻ nhau một đường T. Để làm
như vậy, các đường truyền của các công ty được đưa đến thiết bị gọi là DSU/CSU
(Digital service unit/Channel service unit). Thiết bị này cho phép chia đường T
thành 4 kênh riêng rẽ.

Hình 8.31 Đường T nhỏ


Các đường E:
Châu Âu sử dụng hệ thống đường T gọi là đường E (E-lines). Hai hệ thống này
tương đương nhưng khác nhau về dung lượng truyền.

Rate Voice
Line (Mbps) Channels
E-1 2,048 30
E-2 8,448 120
E-3 34,368 480
E-4 139,264 1920

Bảng 8.2 Tốc độ đường E


Các dịch vụ ghép kênh khác:
Chúng ta đã đề cập đến ghép kênh trên đường cáp vật lý. Tuy vậy việc ghép
kênh cũng rất cần thiết cho hiệu năng của việc truyền sóng vệ tinh và mặt đất.
Ngày nay, các công ty viễn thông còn giới thiệu và cung cấp các dịch vụ rất mạnh
khác dựa trên công nghệ ghép kênh như: ISDN, SONET, ATM. Các dịch vụ này sẽ
được đề cập ở chương 16 đến chương 20.

68
8.6 Digital subscriber line (DSL)
Một ví dụ về ghép kênh, tách kênh và điều chế là một công nghệ được gọi là
họ DSL. DSL là một công nghệ mới nó sử dụng các mạng viễn thông hiện nay như
đường điện thoại địa phương để thực hiện quá trình phân phối dữ liệu, âm thanh,
hình ảnh với tốc độ cao.
DSL là một họ các công nghệ; ở đây chúng ta sẽ chỉ đề cập đến 5 dạng trong
những họ này: ADSL, RADSL, HDSL, VDSL và SDSL.
ADSL
Các công ty điện thoại vừa lắp đặt mạng số diện rộng tốc độ cao để giải quyết
vấn đề thông tin liên lạc giữa các đầu mối trung tâm của nó. Tuy nhiên đường
truyền giữa người dùng (subscriber) và mạng vẫn là một đường tương tự. Vấn đề
đặt ra là tạo ra những đường truyền kỹ thuật số từ người thuê bao đến mạng mà
không phải thay đổi các đường cục bộ (Local Loop). Đường cục bộ là các sợi cáp
xoắn đôi với băng thông tiềm năng là 1 MHz hoặc cao hơn.
ADSL là không đối xứng, có nghĩa là nó cung cấp tốc độ truyền cao hơn theo
hướng từ đầu mối trung tâm tới khu của người dùng so với hướng từ người dùng
đến đầu mối trung tâm. Điều này chính là cái mà người dùng mong muốn. Họ
muốn nhận các file có kích thước lớn một cách nhanh chóng từ Internet , nhưng họ
thường có những file nhỏ, ví dụ như thông điệp e-mail ngắn để gửi.
ADSL chia băng thông của cáp xoắn đôi thành ba dải. Dải thứ nhất thường từ 0
– 25 KHz, được dùng cho dịch vụ điện thoại thông thường (plain old telephone
service - POTS). Dịch vụ này chỉ sử dụng 4 KHz của dải băng, dải băng thông còn
lại để làm dải canh gác tách kênh âm thanh và kênh dữ liệu. Dải thứ hai thường từ
25 – 200 KHz, được dùng cho liên lạc ngược (từ người sử dụng đến đầu mối trung
tâm). Dải thứ ba thường từ 250 KHz đến 1 MHz được dùng cho liên lạc xuôi (từ
đầu mối trung tâm đến người sử dụng). Có thể thực hiện sự chồng lấp giữa dải
xuôi và dải ngược để tạo băng thông rộng hơn cho chiều xuôi. Hình 8.32 chỉ ra các
dải băng thông:

Hình 8.32 Dải băng thông cho ADSL


Các kỹ thuật điều chế
Phần lớn việc thực hiện ADSL đều sử dụng một kỹ thuật điều chế được gọi là
điều chế biên độ (hoặc pha) không sóng mang (carrierless amplitude/phase –
CAP). Sau đó một kỹ thuật khác được biết đến là đa sắc rời rạc (discrete multitone
- DMT) được chuẩn hóa bới ANSI.
69
CAP là một kỹ thuật điều chế giống như QUAM nhưng với một sự khác biệt
quan trọng: tín hiệu mang bị loại bỏ. Kỹ thuật này phức tạp hơn QUAM và chưa
được chuẩn hoá.
DMT kết hợp QUAM và FDM. Băng thông có sẵn cho mỗi hướng được chia
thành các kênh 4 KHz, mỗi kênh có một tần số sóng mang của nó.
Hình 8.33 minh hoạ khái niệm DMT với N kênh. Các bít được tạo ra bởi các
nguồn được chuyển qua một bộ chuyển đổi tuần tự sang song song (serial to
parallel converter), ở đó một khối N bít được chia thành N đường song song, mỗi
một đường gồm 1 bít. Các tín hiệu QUAM được tạo thành từ mỗi đường được
ghép tần thành tín hiệu kết quả và được đưa lên đường truyền.

Hình 8.32 DMT


Chuẩn ANSI quy định tốc độ 60 Kbps cho mỗi kênh 4 KHz, điều đó có nghĩa
là một điều chế QUAM có tốc độ 15 bít trên một baud.
• Kênh ngược thường chiếm 25 kênh, tốc độ bít sẽ là 25 × 60 Kbps = 1.5
Mbps. Tuy nhiên tốc độ bít theo hướng này thường từ 64 KHz đến 1 Mbps
(để tránh ảnh hưởng của tiếng ồn).
• Kênh xuôi thường chiếm 200 kênh, tốc độ bít sẽ là 200 × 60 Kbps = 12
Mbps. Tuy nhiên tốc độ bít theo hướng này thường từ 500 KHz đến 8 Mbps
(để tránh ảnh hưởng của tiếng ồn).
RADSL
RADSL là một công nghệ dựa trên ADSL. Nó cho phép các tốc độ truyền dữ
liệu khác nhau phụ thuộc vào từng dạng liên lạc: âm thanh, dữ liệu, hình ảnh v.v.
Tốc độ khác nhau cũng có thể được phân bổ cho người dùng dựa trên nhu cầu băng
thông của họ. RADSL có lợi cho người dùng vì giá thành dựa trên tốc độ truyền
cần thiết.
HDSL
HDSL được thiết kế bởi công ty Bellcore (hiện nay là Tellcordia) như là một
sự thay thế cho đường T-1 (1.544 Mbps). Đường T-1 dùng cách mã AMI rất dễ bị
suy giảm ở những tần số cao. Điều này giới hạn chiều dài của đường T-1 là 1 Km.
Đối với những khoảng cách xa hơn thì cần một bộ khuếch đại, vì vậy làm tăng giá
thành đường truyền.

70
HDSL sử dụng mã 2B1Q ít bị suy giảm hơn. Một tốc độ gần 2Mbps có thể đạt
được mà không cần một bộ khuyếch đại với khoảng cách 3.6 Km. HDSL dùng hai
dây xoắn đôi để thực hiện truyền song công.
SDSL
SDSL cũng giống như HDSL nhưng sử dụng một cáp xoắn đôi đơn để đạt
được cùng tốc độ như HDSL. Một kỹ thuật được gọi là echo cancelation được sử
dụng để tạo ra đợt truyền song công.
VDSL
VDSL một cách tiếp cận tương tự như ADSL, nó sử dụng cáp đồng trục, cáp
xoắn đôi, cáp quang cho khoảng cách ngắn (300 – 1800 m). Kỹ thuật điều chế là
DMT với tốc độ bít từ 50 – 55 Mbps cho chiều xuôi và từ 1.5 đến 2.5 Mbps cho
chiều ngược.
8.7. FTTC
Ưu điểm của công nghệ cáp quang là chống nhiễu và dung lượng băng thông
cao. Như so với các công nghệ khác thì giá thành của nó khá cao. Các công ty điện
thoại và truyền hình cáp đưa ra công nghệ mới gọi là FTTC, tức là: thuê đường cáp
quang trong khi vẫn giữ giá thành hạ. Đường cáp quang triển khai từ bưu điện
trung tâm hay từ công ty cáp quang đến tuyến hành lang. Từ tuyến hành lang đến
nơi hợp đồng thuê bao sử dụng cáp xoắn hoặc cáp đồng trục.
FTTC trong mạng điện thoại:
Đường cáp quang để kết nối và ghép nhiều kênh âm thanh khác nhau. Cáp
xoắn đồng từ nơi hợp đồng thuê bao được ghép lại với nhau và chuyển sang dạng
tín hiệu quang. Tại trạm chuyển mạch, tín hiệu quang được ghép kênh sửd dụng
WDM để tạo tín hiệu quang băng thông rộng.

Hình 8.35 FFTC trong mạng điện thoại


FTTC trong mạng truyền hình cáp:
Về cấu trúc cũng giống như hệ thống FTTC trong mạng điện thoại. Nhưng
dây từ nơi hợp đồng thuê bao đến tuyến hành lang sử dụng cáp đồng trục.

Hình 8.35 FFTC trong mạng điện thoại

71
CHƯƠNG 9 PHÁT HIỆN VÀ SỬA SAI

Các mạng phải có khả năng truyền dữ liệu một cách chính xác từ thiết
bị này tới thiết bị khác. Một hệ thống không bảo đảm được sự toàn vẹn dữ
liệu trong quá trình truyền sẽ ít được sử dụng. Tuy nhiên, bất kỳ lúc nào
dữ liệu được truyền từ nơi này đến nơi khác, chúng đều có thể bị thay đổi.
Trên thực tế, hầu như thông điệp đã bị sai lệch một số phần của nó trong
quá trình truyền. Nhiều yếu tố, bao gồm cả nhiễu đường truyền đã thay đổi
hoặc xoá 1 hay nhiều bít của dữ liệu. Các hệ thống tin cậy phải có một cơ
chế phát hiện và sửa những lỗi như vậy.
Dữ liệu có thể bị thay đổi trong quá trình truyền. Hệ thống truyền
thông tin cậy phải phát hiện và sửa được lỗi.
Phát hiện và sửa sai được tiến hành cả ở tầng liªn kÕt d÷ liÖu và tầng
giao vận.

9.1 C¸c kiÓu lçi.


Mỗi khi tín hiệu điện từ truyền từ điểm này tới điểm khác, nó bị tác
động bởi nhiễu từ các nguồn nhiệt, từ và điện. Nhiễu này có thể thay đổi
hình dáng và thời gian của tín hiệu. Nếu tín hiệu đang mang dữ liệu nhị
phân đã được mã hoá, những thay đổi như vậy có thể biến đổi ý nghĩa của
dữ liệu. Trong lỗi bít đơn, một bít 0 bị thay đổi thành một bít 1 hoặc một
bít 1 bị thay đổi thành một bít 0. Trong lỗi chùm, nhiều bít bị thay đổi. Ví
dụ mét nhiÔu xung cã ®é dµi 0,01 gi©y t¸c ®éng vµo tÝn hiÖu truyÒn
víi tèc ®é 1200 bps sÏ lµm thay ®æi tÊt c¶ hoÆc mét sè trong 12 bÝt
th«ng tin.

Lçi bÝt ®¬n


ThuËt ng÷ lçi bÝt ®¬n cã nghÜa lµ chØ mét bÝt cña ®¬n vÞ
d÷ liÖu ®á cho (ch¼ng h¹n nh byte, ký tù ®¬n vÞ d÷ liÖu hoÆc
gãi d÷ liÖu) bÞ thay ®æi tõ 1 thµnh 0 hoÆc 0 thµnh 1.

72
Trong lçi bÝt ®¬n, chØ mét bÝt trong ®¬n vÞ d÷ liÖu bÞ thay
®æi.
H×nh 9.2 minh häa ¶nh hëng cña lçi bÝt ®¬n. §Ó hiÓu t¸c
®éng cña cña sù thay ®æi nµy, mét nhãm t¸m bÝt lµ mét ký tù
trong b¶ng má ASCII víi mét bÝt 0 ®îc thªm vµo bªn tr¸i. Trong
h×nh vÏ, 00000010 (má ASCII lµ STX) ®îc göi ®i, cã nghÜa lµ b¾t
®Çu v¨n b¶n, nhng l¹i nhËn ®îc 00001010 (má ASCII lµ LF), cã
nghÜa lµ xuèng dßng. (§Ó biÕt thªm th«ng tin vÒ má ASCII, tham
kh¶o phô lôc A.)

H×nh 9.2: Lçi bÝt


®¬n

Lçi bÝt ®¬n lµ lo¹i lçi Ýt gÆp nhÊt trong truyÒn d÷ liÖu tuÇn tù.
§Ó biÕt t¹i sao, tëng tîng bªn göi truyÒn d÷ liÖu ë tèc ®é 1Mbps.
Tøc lµ mét bÝt kÐo dµi chØ trong1/1.000.000 hay 1µs. §Ó bÝt
®¬n xuÊt hiÖn, nhiÔu chØ ®îc t¸c ®éng trong kho¶ng thêi gian1
µs, ®iÒu nµy hiÕm khi x¶y ra. NhiÔu thêng kÐo dµi h¬n rÊt
nhiÒu.
Tuy nhiªn, lçi bÝt ®¬n cã thÓ x¶y ra khi chóng ta göi d÷ liÖu
®i b»ng ph¬ng ph¸p song song. VÝ dô, 8 ®êng d©y ®îc dïng
®Ó göi cïng mét lóc 8 bÝt cña mét byte vµ mét ®êng d©y bÞ
nhiÔu 1 bÝt cña byte ®ã cã thÓ sÏ bÞ lçi. VÝ dô vÒ truyÒn song
song cã thÓ thÊy ®îc trong m¸y tÝnh lµ gi÷a CPU vµ bé nhí.

73
Lçi chïm
ThuËt ng÷ lçi chïm cã nghÜa lµ hai hay nhiÒu bÝt trong mét
®¬n vÞ d÷ liÖu thay ®æi tõ bÝt 0 s¸ng bÝt 1 hoÆc bÝt 1 sang
bÝt 0.
Lçi chïm cã nghÜa lµ hai hay nhiÒu bÝt trong 1 ®¬n vÞ d÷
liÖu ®á thay ®æi
Hinh 9.3 minh häa ¶nh hëng cña lçi chïm trªn mét ®¬n vÞ d÷
liÖu. Trong trêng hîp nµy 0100010001000011 ®îc göi ®i nhng l¹i
nhËn ®îc 0101110101000011. Chó ý r»ng lçi chïm kh«ng nhÊt
thiÕt lµ c¸c lçi xuÊt hiÖn trong c¸c bÝt liªn tiÕp. ChiÒu dµi cña
chïm lçi ®îc ®o tõ bÝt lçi ®Çu tiªn ®Õn bÝt lçi cuèi. Mét sè bÝt
gi÷a hai bÝt nµy cã thÓ kh«ng lçi.
Lçi chïm thêng gÆp nhÊt trong truyÒn th«ng tuÇn tù. Kho¶ng
thêi gian gÆp nhiÔu thêng lín h¬n thêi bÝt. §iÒu nµy cã nghÜa lµ
khi nhiÔu ¶nh hëng ®Õn d÷ liÖu, nã sÏ ¶nh hëng ®Õn mét lo¹t
bÝt. Sè bÝt bÞ ¶nh hëng tïy thuéc vµo tèc ®é d÷ liÖu vµ kho¶ng
thêi gian gÆp nhiÔu. VÝ dô nÕu chóng ta göi d÷ liÖu ë tèc ®é
1Kbps, 1 nhiÔu kÐo dµi trong 1/100 gi©y cã thÓ ¶nh hëng tíi 10
bÝt; nÕu chóng ta göi d÷ liÖu ë tèc ®é 1Mbps, 1 nhiÔu cã cïng
®é dµi 1/100 gi©y cã thÓ ¶nh hëng tíi 10.000 bÝt;

9.2 Ph¸t hiÖn lçi


Ngay c¶ khi chóng ta biÕt lo¹i lçi nµo cã thÓ x¶y ra, liÖu chóng
ta cã nhËn ra lçi khi chóng ta nhËn dîc d÷ liÖu? NÕu chóng ta cã
mét b¶n sao cña d÷ liÖu gèc th× tÊt nhiªn chóng ta sÏ nhËn ra lçi.
Nhng chuyÖn g× sÏ x¶y ra khi chóng ta kh«ng cã b¶n sao ®ã?
Bëi vËy chóng ta sÏ kh«ng cã c¸ch nµo ®Ó biÕt ®îc chóng ta ®á
nhËn sai cho tíi khi chóng ta gi¶i má d÷ liÖu vµ kh«ng hiÓu ®îc
th«ng tin cña nã. §èi víi m¸y mãc kiÓm tra lçi b»ng c¸ch nµy lµ
rÊt chËm, chi phÝ cao vµ Ýt gi¸ trÞ. Chóng ta kh«ng cÇn mét hÖ
thèng mµ m¸y tÝnh gi¶i má tÊt c¶ nh÷ng g× nhËn ®îc sau ®ã cè
g¾ng hiÓu bªn göi thùc sù cã ý g× khi dïng mét tõ “glbrshnif”
gi÷a mét lo¹t nh÷ng thèng kª vÒ thêi tiÕt. Nh÷ng g× chóng ta
cÇn lµ mét c¬ chÕ ®¬n gi¶n mµ hiÖu qu¶.

74
Sù d thõa
Mét c¬ chÕ ph¸t hiÖn lçi tháa mán yªu cÇu trªn lµ mçi ®¬n vÞ
d÷ liÖu sÏ ®îc göi 2 lÇn. ThiÕt bÞ thu sÏ cã thÓ so s¸nh tõng bÝt
mét gi÷a hai lÇn göi nµy. Mçi sù kh¸c biÖt sÏ chØ ra lçi, mét c¬
chÕ söa sai thÝch hîp ®îc x¸c lËp. Mét hÖ thèng nh vËy rÊt chÝnh
x¸c (tû lÖ lçi bÝt x¶y ra ë cïng mét vÞ trÝ ë hai lÇn truyÒn lµ rÊt
nhá), nhng rÊt chËm. Kh«ng nh÷ng thêi gian truyÒn t¨ng lªn gÊp
®«i mµ cßn cÇn thªm thêi gian ®Ó so s¸nh tõng bÝt.
Nhng thay v× ph¸t l¹i toµn bé d÷ liÖu, mét nhãm bÝt ng¾n h¬n
®îc thªm vµo cuèi mçi ®¬n vÞ d÷ liÖu. Kü thuËt nµy gäi lµ d thõa
v× c¸c bÝt thªm vµo lµ thõa so víi th«ng tin cÇn truyÒn. Chóng sÏ
®îc lo¹i bá ngay sau khi qu¸ tr×nh söa sai kÕt thóc.
Ph¸t hiÖn sai dïng ý tëng d thõa theo nghÜa mét sè bÝt ®îc
thªm vµo nh»m ph¸t hiÖn lçi.
H×nh 9.4 minh häa viÖc dïng c¸c bÝt d ®Ó kiÓm tra sù chÝnh
x¸c cña ®¬n vÞ d÷ liÖu. Mçi khi d÷ liÖu sinh ra , nã ®îc ®a qua
mét thiÕt bÞ ph©n tÝch vµ thªm vµo c¸c phÇn d thÝch hîp. Sau
®ã, mçi ®¬n vÞ d÷ liÖu t¨ng lªn vµi bÝt (nh h×nh minh häa lµ 7
bÝt) råi qua ®êng truyÒn tíi thiÕt bÞ t hu. M¸y thu sÏ ®a toµn bé
d÷ liÖu thu ®îc qua mét phÇn kiÓm tra. NÕu d÷ liÖu ®ã kh«ng
cã lçi nghiªm träng th× phÇn d÷ liÖu mang th«ng tin sÏ ®îc t¸ch
ra mµ phÇn d sÏ ®îc lo¹i bá.

ý tëng thªm vµo mét lîng th«ng tin thõa ®Ó so s¸nh lµ mét ý t-
ëng hay.

75
H×nh 9.4: Sù d­
thõa
Cã 4 kiÓu kiÓm tra lçi dùa vµo sù d thõa ®îc sö dông trong
truyÒn d÷ liÖu: kiÓm tra d thõa däc (Vertical Redundency Check -
VRC) ( cßn gäi lµ kiÓm tra ch½n lÎ), kiÓm tra d thõa theo chiÒu
dµi (Longitudinal Redundency Check - VRC), kiÓm tra d thõa vßng
(Cyclic Redundency Check - CRC) , vµ tæng kiÓm tra (checksum).
ba kiÓu ®Çu tiªn, VRC, LRC vµ CRC thêng ®îc thùc hiÖn ë tÇng
vËt lý ®Ó dïng trong tÇn liªn kÕt d÷ liÖu. KiÓu thø t, tæng kiÓm
tra, ®îc dïng chñ yÕu ë c¸c líp trªn. (Xem h×nh 9.5)

H×nh 9.5: c¸c ph­¬ng ph¸p


ph¸t hiÖn lçi

9.3 KiÓm tra d thõa däc (VRC)


C¬ chÕ ph¸t hiÖn lçi phæ biÕn vµ kinh tÕ nhÊt lµ lµ kiÓm tra d
thõa däc, thêng gäi lµ kiÓm tra ch½n lÎ. Trong kü thuËt nµy, 1 bÝt
d gäi lµ bÝt ch½n lÎ, ®îc thªm vµo mçi ®¬n vÞ d÷ liÖu sao cho
tæng sè bÝt 1 trong ®¬n vÞ ®ã (bao gåm c¶ bÝt ch½n lÎ) lµ
ch½n.
Gi¶ sö chóng ta muèn truyÒn ®¬n vÞ d÷ liÖu nhÞ ph©n
1100001 (Má ASCII cña ch÷ a - má 97); quan s¸t h×nh 9.6. Sè bÝt
1 ë ®©y lµ 3, lÎ. Tríc khi truyÒn. chóng ta ®a d÷ liÖu qua bé sinh
bÝt ch½n lÎ. Bé sinh nµy sÏ ®Õm sè bÝt 1 vµ thªm vµo bÝt ch½n lÎ
(bÝt 1 trong trêng hîp nµy) vµo cuèi. Tæng sè bÝt 1 b©y giê lµ 4,

76
ch½n. Sau ®ã hÖ thèng sÏ truyÒn toµn bé sè bÝt ®ã qua ®êng
truyÒn m¹ng. Khi nã tíi ®Ých, bªn nhËn sÏ ®a chóng qua bé phËn
kiÓm tra ch½n. NÕu nã nhËn ®îc 11100001, nã ®Õm ®îc 4 bÝt
1, mét sè lÎ, vµ ®¬n vÞ d÷ liÖu nµy ®îc ®i tiÕp. Nhng chuyÖn
g× sÏ x¶y ra khi ®¬n vÞ d÷ liÖu nµy bÞ lçi trªn ®êng truyÒn?
Thay v× 11100001, bªn nhËn l¹i thu ®îc 11100101? Trêng hîp
nµy, khi bé phËn kiÓm tra lçi ®Õm sè bÝt 1, nã thÊy lµ 5 bÝt, lÎ.
Bªn thu sÏ biÕt ®îc r»ng ®á bÞ lçi bÝt nµo ®ã trong ®¬n vÞ d÷
liÖu vµ nã tõ chèi kh«ng nhËn ®¬n vÞ d÷ liÖu nµy.
Trong kiÓm tra VRC, BÝt ch½n lÎ ®îc thªm vµo ®¬n vÞ d÷
liÖu sao cho tæng sè bÝt 1 lµ ch½n.

H×nh 9.6: KiÓm tra CRC

Chó ý r»ng ®Ó ®¬n gi¶n hãa, chóng ta th¶o luËn ë ®©y kiÓm
tra ch½n, tøc lµ sè bÝt 1 lµ ch½n. Mét sè hÖ thèng cã thÓ kiÓm
tra lÎ, víi sè bÝt 1 lµ lÎ. Nguyªn lý lµ gièng nhau chØ cã tÝnh to¸n
cô thÓ th× kh¸c.
VÝ dô....

77
Thùc hiÖn
VRV cã thÓ ph¸t hiÖn tÊt c¶ c¸c lçi bÝt ®¬n. Nã chòng cã thÓ
ph¸t hiÖn lçi chïm nÕu tæng sè bÝt sai lµ lÎ (1,3,5,...). XÐt trêng
hîp chóng ta cã mét ®¬n vÞ d÷ liÖu ®îc kiÓm tra ch½n, víi tæng
sè bÝt 1, bao gåm c¶ bÝt kiÓm tra, lµ 6: 1000111011. NÕu bÊt kú
ba bÝt nµo sai, sè bÝt 1 sÏ lµ lÎ vµ lçi ®îc ph¸t hiÖn:
1111111011:9, 0110111011:7, 1100010011:5 - tÊt c¶ ®Òu lÎ. Bé
kiÓm tra VRC sÏ ®a ra sè bÝt 1 vµ ®¬n vÞ d÷ liÖu sai sÏ bÞ tõ
chèi. Trêng hîp sè bÝt sai lµ lÎ hoµn tßan t¬ng tù.
Tuy nhiªn nÕu 2 bÝt cña ®¬n vÞ d÷ liÖu bÞ thay ®æi:
1110111011:8, 1100011011:6, 1000011010:4. Trong trêng hîp sè
bÝt 1 trong ®¬n vÞ d÷ liÖu vÉn lµ ch½n, VRC sÏ tinh to¸n ra kÕt
qu¶ ch½n mÆc dÇu ®¬n vÞ d÷ liÖu cã hai lçi. VRC kh«ng ph¸t
hiÖn ®îc lçi nÕu tæng sè bÝt sai lµ ch½n. NÕu hai bÝt bÞ sai
trong khi truyÒn ®¬n vÞ d÷ liÖu sÏ ®i qa ®îc phÇn kiÓm tra dï
nã vÉn bÞ lçi, hoµn toµn t¬ng tù ®èi víi trêng hîp sã bÝt sai lµ
ch½n.
VRC cã thÓ ph¸t hiÖn ®îc tÊt c¶ c¸c lçi bÝt ®¬n. Nã cã thÓ
ph¸t hiÖn ®îc lçi chïm nÕu tæng sè bÝt lçi trong mçi ®¬n vÞ d÷
liÖu lµ lÎ.

9.4 KiÓm tra phÇn d theo chiÒu dµi


Trong kiÓm tra phÇn d theo chiÒu dµi ( Longitudinal
Redundency Check - LRC), mét khèi bÝt ®îc tæ trong mét b¶ng
(gåm c¸c hµng vµ c¸c cét). VÝ dô thay v× göi mét khèi 32 bÝt,
chóng ta tæ chøc nã thµnh 1 b¶ng gåm 4 hµng vµ 8 cét, nh h×nh
9.7. Sau ®ã chóng ta tÝnh to¸n bÝt ch½n lÎ cã tõng cét vµ t¹o ra
mét hµng míi 8 bÝt, chóng lµ c¸c bÝt kiÓm tra ch½n lÎ cho c¶
khèi. Chó ý r»ng bÝt ®Çu tiªn cña hµng thø 5 ®îc tÝnh to¸n dùa
vµo tÊt c¶ c¸c bÝt ®Çu tiªn. BÝt ch½n lÎ thø hai ®îc tÝnh to¸n
dùa vµo tÊt c¶ c¸c bÝt thø hai, ...Sau ®ã chóng ta ghÐp 8 bÝt
kiÓm tra nµy vµo d÷ liÖu gèc vµ göi cho bªn thu.
Trong LRC, mét khèi bÝt ®îc chia thµnh c¸c hµng vµ mét hµng
bÝt d ®îc g¾n vµo khèi.

78
VÝ du:,,,,

Thùc hiÖn:
LRC t¨ng kh¶ n¨ng ph¸t hiÖn lçi chïm. Nh chóng ta ®á tr×nh bµy
trong vÝ dô tríc, LRC cña n bÝt cã thÓ dÔ dµng ph¸t hiÖn lçi cña n
bÝt . Lçi chïm cña h¬n n bÝt cung ®îc ph¸t hiÖn bëi LRC víi x¸c
suÊt rÊt cao. Tuy nhiªn, cã mét kiÓu lçi kh«ng ph¸t hiÖn ®îc, nÕu
hai bÝt trong mét ®on vÞ d÷ liÖu bi lçi vµ vµ hai bÝt nµy trong
cïng mét trÝ bÞ sai vµ hai bÝt ë mét ®¬n vÞ d÷ liÖu kh¸c còng
bÞ sai th× kiÓm tra LRC kh«ng ph¸t hiÖn ®îc. VÝ dô xÐt trêng hîp
hai ®¬n vÞ d÷ liÖu: 11110000 vµ 11000011. NÕu hai bÝt ®Çu
vµ hai bÝt cuèi cña chóng bÞ ®æi thµnh 01110001 vµ 01000010,
c¸c lçi nµy kh«ng bÞ ph¸t hiÖn bëi LRC.

9.5 KiÓm tra d thõa vßng (Cyclic Redundency


Check - CRC)
Kü thuËt kiÓm tra d thõa thø 3 vµ còng lµ kü thuËt m¹nh nhÊt lµ
kiÓm tra d thõa vßng (CRC). Kh«ng gièng nh VRC vµ LRC dùa vµo
viÖc thªm vµo c¸c bÝt, CRC dùa vµo phÐp chia nhÞ ph©n. Trong
CRC, thay v× thªm vµo c¸c bÝt ®Ó kiÓm tra ch½n lÎ, mét chuçi
bÝt d gäi lµ CRC hoÆc phÇn d CRC, ®îc thªm vµo cuèi cña ®¬n
vÞ d÷ liÖu sao cho nã cã thÓ chia hÕt bëi mét sè nhÞ ph©n cho
tríc. ë bªn nhËn, ®¬n vÞ d÷ liÖu l¹i ®îc chia cho chÝnh sè nhÞ
ph©n ®ã. NÕu d cña phÐp chia b»ng 0, ®¬n vÞ d÷ liÖu ®îc coi
lµ ®óng vµ ®îc chÊp nhËn. NÕu d kh¸c kh«ng cho biÕt ®¬n vÞ
d÷ liÖu ®ã bÞ háng vµ nã bÞ tõ chèi.
C¸c bÝt d dïng trong CRC ®îc x¸c ®Þnh bëi phÐp chia ®¬n vÞ
d÷ liÖu cho mét sè x¸c ®Þnh tríc; d lµ CRC. §Ó hîp lÖ, CRC ph¶i
cã 2 tÝnh chÊt sau: sè bÝt cña nã ph¶i nhá h¬n sè bÝt cña sè chia
®óng 1 vµ khi thªm nã vµo cuèi cña chuçi d÷ liÖu th× kÕt qu¶
ph¶i chia hÕt cho sè x¸c ®Þnh tríc nãi trªn.
C¶ lý thuyÕt vµ øng dông cña ph¬ng ph¸p ph¸t hiÖn lçi CRC
®Òu dÔ hiÓu. Sù phøc t¹p duy nhÊt lµ ë v©n ®Ò t¹o CRC. §Ó lµm

79
râ qu¸ tr×nh nµy, chóng ta sÏ xem xÐt tõng buíc mét. H×nh 9.8
cung cÊp mét s¬ ®å 3 bíc cña qu¸ tr×nh nµy.

H×nh 9.8: T¹o vµ kiÓm tra CRC

80
Bíc 1: Mét sè n+1 bit cho tríc (divisor). Mét chuçi n bÝt 0 ®îc
thªm vµo ®¬n vÞ d÷ liÖu.
Bíc 2: Chia ®¬n vÞ d÷ liÖu (sau khi ®á thªm c¸c sè 0 vµo) cho
sè x¸c ®Þnh tríc (divisor). D trong phÐp chia nµy lµ CRC.
Bíc 3: LÊy CRC bao gåm n bÝt nhËn ®îc tõ bíc 2 thay cho chuçi
bÝt 0 thªm vµo cuèi ®¬n vÞ d÷ liÖu. Chó ý r»ng CRC cã thÓ chøa
toµn 0.
§¬n vÞ d÷ liÖu sÏ ®Õn bªn thu tríc, tiÕp theo lµ CRC. Bªn thu sÏ
xö lý toµn bé chuçi nµy nh lµ mét ®¬n vÞ d÷ liÖu vµ nã ®îc chia
cho cïng mét sè cho tríc ®Ó t×m CRC . NÕu chuçi ®ã bÞ thay
®æi trong qu¸ tr×nh truyÒn, th¬ng cña phÐp chia ®ã cã d kh¸c
kh«ng vµ d÷ liÖu kh«ng ®îc chÊp nhËn.

Bé sinh CRC
Bé sinh CRC dïng phÐp chia ®ång d 2. H×nh 9.9 minh häa qu¸
tr×nh nµy. Trong bíc ®Çu tiªn, ®em 4 bÝt ®Çu cña sè bÞ chia trõ
®i sè chia (4bÝt). PhÐp trõ nµy lµ kh«ng nhí. Trong vÝ dô cña
chóng ta lµ 1001 trõ ®i 1101 cßn l¹i 100, sè kh«ng bªn tr¸i nhÊt
bÞ lo¹i bá.

81
Hinhf 9.9: Chia c¬ sè 2 trong bé sinh CRC
BÝt (cha tham gia vµo phÐp trõ) tiÕp theo cña sè bÞ chia ®îc h¹
xuèng ®Ó sè bÝt cña phÇn d b»ng sè bÝt cña sè chia. Bëi vËy bíc
tiÕp theo lµ: 1000-1101, kÕt qu¶ lµ 101,...
Trong qu¸ tr×nh nµy, sè chia lu«n lu«n b¾t ®Çu b»ng bÝt 1; sè
chia sÏ ®îc trõ ®i bëi phÇn ®Çu tiªn cña sè bÞ chia/sè d mµ cã
®é dµi b»ng víi nã; sè chia chØ cã thÓ bÞ trõ ®i bëi sè bÞ chia/sè
d mµ cã bÝt tr¸i nhÊt b»ng 1. BÊt kú lóc nµo mµ bÝt tr¸i nhÊt cña
sè bÞ chia/sè d b»ng 0 th× mét chuçi 0 dµi ®óng b»ng ®é dµi
cña sè chia sÏ ®îc thay thÕ sè chia ( Lu ý r»ng chóng ta ®ang xö
lý víi chuçi bÝt chóe kh«ng ph¶i gi¸ trÞ nªn 0000 kh¸c 0). Chó ý
nµy lµm cho bÊt kú bíc nµo phÐp trõ bªn tr¸i nhÊt lu«n lµ 0-0
hoÆc 1-1, ®Òu cho kÕt qu¶ lµ 0. Bëi vËy sau phÐp trõ, bÝt tr¸i
nhÊt cña kÕt qu¶ lu«n lµ 0, nã cã thÓ bÞ lo¹i bá, bÝt tiÕp theo cña
sè bÞ chia/sè d ®îc h¹ xuèng nèi vµo phÇn d. Chó ý r»ng chØ bÝt
®Çu tiªn ®îc lo¹i bá -nÕu bÝt thø hai b»ng 0 nã vÉn ®îc gi÷ l¹i, vµ
sè bÞ chia/sè d cña bíc tiÕp theo sÏ b»ng 0. TiÕn tr×nh nµy ®îc
lÆp l¹i cho ®Õn hÕt c¸c bÝt cña sè bÞ chia.

KiÓm tra CRC


Bé kiÓm tra CRC hoµn toµn gièng bé sinh. sau khi thu ®îc d÷
liÖu bao gåm c¶ CRC, nã thùc hiÖn cïng phÐp chia ®ång d 2. NÕu
phÇn d cã tÊt c¶ c¸c bÝt lµ 0, CRC bÞ lo¹i bá vµ d÷ liÖu ®îc chÊp
nhËn. Ngîc l¹i, chuçi bÝt thu ®îc kh«ng ®ùoc chÊp nh¹n vµ d÷
liÖu sÏ ®îc göi l¹i. H×nh 9.10 minh häa cïng qu¸ tr×nh thùc hiÖn
phÐp chia ë bªn nhËn. Chóng ta gi¶ thiÕt r»ng kh«ng cã lçi. Bë
vËy d lµ chuçi c¸c bÝt 0 vµ d÷ liÖu ®ùoc chÊp nhËn.

C¸c ®a thøc
Bé sinh CRC thuêng ®îc biÓu diÔn kh«ng ph¶i lµ chuçi c¸c bÝt
1 hoÆc 0 mµ lµ mét ®a thøc ®¹i sè. (xem h×nh 9.11). C¸ch biÓu
diÔn ®a thøc cã Ých ë hai khÝa c¹nh sau: ng¾n gän vµ cã thÓ
82
dïng ®Ó chøng minh c¬ së to¸n häc. ( §iÒu nµy n»m ngoµi ph¹m
vi quyÓn s¸ch nµy)

H×nh 9.11: §a thøc


Quan hÖ gi÷a ®a thøc vµ biÓu diÔn nhÞ ph©n cña nã ®îc
tr×nh bµy ë h×nh 9.12

H×nh 9.12: §a thøc biÓu diÔn sè chia

§a thøc nªn ®îc chän ®Ó cã hai thuéc tÝnh sau:


 Kh«ng chi hÕt cho x
 Chia hÕt cho x+1
§iÒu kiÖn ®Çu tiªn nh»m ph¸t hiÖn tÊt c¶ c¸c lçi chïm cã chiÒu
dµi b»ng bËc cña ®a thøc. §iÒu kiÖn thø hai ®Ó ph¸t hiÖn c¸c lçi

83
cã sè bÝt sai lµ lÎ. (ViÖc chøng minh n»m ngoµi ph¹m vi quyÓn
s¸ch nµy)
VÝ dô 9.5:...

Thùc hiÖn
H×nh 9.13: C¸c ®a thøc chuÈn
CRC lµ ph¬ng ph¸p ph¸t hiÖn lçi rÊt hiÖu qu¶. NÕu ®a thøc ®îc
chän theo c¸c nguyªn t¾c ®á nªu trªn:
a. CRC cã thÓ ph¸t hiÖn c¸c lçi chïm cã sè bÝt sai lÎ.
b. CRC cã thÓ ph¸t hiÖn tÊt c¶ c¸c lçi chïm cã ®é dµi nhá h¬n
hoÆc b»ng bËc cña ®a thøc.
c. CRC cã thÓ ph¸t hiÖn c¸c lçi chïm cã ®é dµi lín h¬n bËc cña
®a thøc víi x¸c suÊt rÊt cao

VÝ dô 9.6

9.6 Tæng kiÓm tra (checksum)


Ph¬ng ph¸p ph¸t hiÖn lçi ®îc sö dông bëi c¸c giao thøc ë tÇng
cao h¬n gäi lµ tæng kiÓm tra. Gièng nh VRC, LRC, CRC, Tæng
kiÓm tra dùa vµo ý tëng phÇn d.

Bé sinh tæng kiÓm tra


ë bªn göi, bé sinh tæng kiÓm tra sÏ chia d÷ liÖu thµnh c¸c ®o¹n
b»ng nhau, mçi ®o¹n n bÝt (thêng lµ 16 bÝt). C¸c ®o¹n nµy ®îc
céng l¹i víi nhau dïng sè häc phÇn bï (xem phô lôc C) ®îc 1 tæng
cã n bÝt. Tæng nµy ®îc lÊy phÇn bï vµ thªm (phÇn bï ) vµo cuèi
cña ®¬n vÞ d÷ liÖu gèc nh c¸c bÝt d, gäi lµ trêng tæng kiÓm tra.
Toµn bé d÷ liÖu nµy ®îc truyÒn qua m¹ng. Bëi vËy nÕu tæng cña
®o¹n d÷ liÖu lµ T, tæng kiÓm tra sÏ lµ -T ( xem h×nh 9.14 vµ
9.15)

84
KiÓm tra Checksum
Bªn thu sÏ chia ®¬n vÞ d÷ liÖu gièng nh trªn, céng tÊt c¶ c¸c
®o¹n l¹i vµ lÊy phÇn bï kÕt qu¶ thu ®îc trong phÐp céng. NÕu
d÷ liÖu bªn nhËn thu ®îc lµ ®óng th× tæng cña tÊt c¶ c¸c ®o¹n
vµ trêng tæng kiÓm tra b»ng 0. NÕu kÕt qu¶ kh¸c kh«ng, gãi tin
cã lçi vµ bªn thu kh«ng chÊp nhËn nã ( xem phô lôc C)

Bªn göi theo c¸c bíc sau:


 Mçi ®¬n vÞ d÷ liÖu ®îc chia thµnh k ®o¹n, mçi ®o¹n n
bÝt
 TÊt c¶ c¸c ®o¹n ®îc céng l¹i dïng phÇn bï sè häc ®Ó lÊy
tæng.
 Tæng ®îc lÊy phhµn bï ®Ó nhËn ®ùoc tæng kiÓm tra
 Tæng kiÓm tra dîc göi víi d÷ liÖu

H×nh 9.14: Tæng kiÓm tra

Bªn nhËn theo c¸c bíc sau:


85
 Mçi ®¬n vÞ d÷ liÖu ®îc chia thµnh k ®o¹n, mçi ®o¹n n
bÝt
 TÊt c¶ c¸c ®o¹n ®îc céng l¹i dïng phÇn bï sè häc ®Ó lÊy
tæng.
 Tæng ®îc lÊy phÇn bï
 NÕu tæng kiÓm tra b»ng 0, d÷ liÖu ®îc chÊp nhËn, ngîc
l¹i nã sÏ bÞ lo¹i

H×nh 9.15: D÷ liÖu vµ tæng kiÓm tra


Thùc hiÖn
Tæng kiÓm tra ph¸t hiÖn tÊt c¶ c¸c lçi cã sè bÝt sai lµ lÎ, còng
nh hÇu hÕt c¸c lçi sè bÝt sai lµ ch½n. Tuy nhiªn, nÕu 1 hoÆc
nhiÒu bÝt cña mét ®o¹n lµ lçi vµ bÝt t¬ng øng vµ cã gi¸ trÞ ®¶o
ë ®o¹n 2 còng bÞ lçi th× tæng vÉn kh«ng ®æi vµ sÏ kh«ng ph¸t
hiÖn ®îc lçi. NÕu bÝt cuèi cña ®o¹n 1 lµ 0 vµ nã bÞ sai trong khi
truyÒn thµnh 1 vµ bÝt cuèi cña ®o¹n 2 tõ 1 thµnh 0 th× lçi sÏ
kh«ng bÞ ph¸t hiÖn. Trong LRC, hai bÝt 0 cã thÓ bÞ thay thµnh 2
bÝt 1 mµ kh«ng bÞ ph¸t hiÖn bëi v× phÐp céng lµ kh«ng nhí.
Tæng kiÓm tra céng cã nhí bëi vËy hai bÝt 0 trë thµnh bÝt 1
kh«ng ¶nh hëng ®Õn gi¸ trÞ cña tæng ë cét ®ã nhng nã sÏ ¶nh h-
ëng ®Õn gi¸ trÞ cña cét tiÕp theo. Tuy nhiªn, bÊt kú sù thay ®æi
cña hai bÝt cã gi¸ trÞ ®èi nhau ë t¬ng øng 1 vÞ trÝ cña hai ®o¹n
kh¸c nhau th× kh«ng thÓ ph¸t hiÖn ®îc lçi.

Göi ChiÒu dµi lçi


chïm
(5 bÝt)
0 1 0 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0 1 1

NhËn

86
0 1 0 1 1 1 0 1 0 1 0 0 0 0 1 1

87

You might also like