You are on page 1of 20

Quyết định Số 17/2002/QĐ-BKHCN

ngày 23-12-2002 của Bộ trưởng


Bộ Khoa học và Công nghệ
Ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam
Bộ trưởng
Bộ Khoa học và Công nghệ

Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22-5-1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền
hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ
Khoa học và Công nghệ);
Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá ngày 24 tháng 12 năm 1999;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng,

Quyết định:

Điều 1. Ban hành 32 Tiêu chuẩn Việt Nam sau đây:

1. TCVN 7171 : Chất lượng không khí - Xác định ôzôn trong không khí
2002 xung quanh - Phương pháp trắc quang tia cực tím
(ISO 13964 :
1998)
2. TCVN 7172 : Sự phát thải nguồn tĩnh - Xác định nồng độ khối lượng
2002 nitơ oxit - Phương pháp trắc quang dùng
(ISO 11564 : naphtyletylendiamin
1998)
3. TCVN 7175 : Chất lượng nước - Xác định nồng độ hoạt động của các
2002 hạt nhân phóng xạ bằng phổ gamma có độ phân giải cao
(ISO 10703 :
1997)
4. TCVN 7176 : Chất lượng nước - Phương pháp lấy mẫu sinh học -
2002 Hướng dẫn lấy mẫu động vật không xương sống đáy cỡ
(ISO 7828 : 1985) lớn dùng vợt cầm tay
5. TCVN 7177 : Chất lượng nước - Thiết kế và sử dụng dụng cụ lấy mẫu
2002 định lượng để lấy mẫu động vật không xương sống đáy cỡ
(ISO 8265 : 1988) lớn trên nền có đá ở vùng nước ngọt nông
6. TCVN 6663-1 : Chất lượng nước - Lấy mẫu
2002 Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu
(ISO 5667-1 :
1980)
7. TCVN 7199 : Phân định và thu nhận dữ liệu tự động - Mã số địa điểm
2002 toàn cầu EAN - Yêu cầu kỹ thuật
8. TCVN 7200 : Mã số mã vạch vật phẩm - Mã côngtenơ vận chuyển theo
2002 xê-ri (SSCC) - Yêu cầu kỹ thuật
9. TCVN 7201 : Phân định và thu nhận dữ liệu tự động - Nhãn pallet EAN
2002 - Yêu cầu kỹ thuật
10. TCVN 7202 : Phân định và thu nhận dữ liệu tự động - Mã vạch 3.9 -
2002 Yêu cầu kỹ thuật
11. TCVN 7203 : Mã số mã vạch vật phẩm - Yêu cầu kiểm tra xác nhận
2002 chất lượng mã vạch
12. TCVN 7022 : Trạm y tế cơ sở - Yêu cầu thiết kế
2002
13. TCVN 7181 : Bàn tiểu phẫu
2002
14. TCVN 7182 : Đèn mổ - Yêu cầu kỹ thuật
2002
15. TCVN 7183 : Hệ thống thiết bị xử lý nước sạch dùng trong y tế - Yêu
2002 cầu kỹ thuật
16. TCVN 7184-2 : Máy hút y tế -
2002 Phần 2: Máy hút thủ công
(ISO 10079-2 :
1999)
17. TCVN 5699-2-8 : An toàn đối với thiết bị điện gia dụng và các thiết bị điện
2002 tương tự - Phần 2-8: Yêu cầu cụ thể đối với máy cạo râu,
IEC 335-2-8 : công đơ điện và các thiết bị tương tự
1992
18. TCVN 5699-2- An toàn đối với thiết bị điện gia dụng và các thiết bị điện
10:2002 tương tự - Phần 2-10: Yêu cầu cụ thể đối với máy xử lý
IEC 335-2-10 : sàn và máy cọ rửa
1992
19. TCVN 5699-2- An toàn đối với thiết bị điện gia dụng và các thiết bị điện
11:2002 tương tự - Phần 2-11: Yêu cầu cụ thể đối với máy làm khô
IEC 60335-2-11 : có cơ cấu đảo
2001
20. TCVN 5699-2- An toàn đối với thiết bị điện gia dụng và các thiết bị điện
12:2002 tương tự - Phần 2-12: Yêu cầu cụ thể đối với tấm giữ
IEC 335-2-12 : nhiệt và các thiết bị tương tự
1992
21. TCVN 5699-2- An toàn đối với thiết bị điện gia dụng và các thiết bị điện
13:2002 tương tự - Phần 2-13: Yêu cầu cụ thể đối với chảo rán
IEC 60335-2-13 : ngập dầu, chảo rán và các thiết bị tương tự
1999
22. TCVN 5699-2- An toàn đối với thiết bị điện gia dụng và các thiết bị điện
26:2002 tương tự - Phần 2-26: Yêu cầu cụ thể đối với đồng hồ
IEC 335-2-26 :
1994
23. TCVN 5699-2- An toàn đối với thiết bị điện gia dụng và các thiết bị điện
27:2002 tương tự - Phần 2-27: Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị chiếu
IEC 335-2-27 : lên da bằng bức xạ cực tím và hồng ngoại
1995
24. TCVN 5699-2- An toàn đối với thiết bị điện gia dụng và các thiết bị điện
28:2002 tương tự - Phần 2-28: Yêu cầu cụ thể đối với máy khâu
IEC 335-2-28 :
1994
25. TCVN 5699-2- An toàn đối với thiết bị điện gia dụng và các thiết bị điện
29:2002 IEC 335- tương tự - Phần 2-29: Yêu cầu cụ thể đối với bộ nạp acqui
2-29 : 1994
26. TCVN 5699-2- An toàn đối với thiết bị điện gia dụng và các thiết bị điện
34:2002 tương tự - Phần 2-34: Yêu cầu cụ thể đối với động cơ -
IEC 60335-2-34 : máy nén
1999
27. TCVN 5699-2- An toàn đối với thiết bị điện gia dụng và các thiết bị điện
54:2002 tương tự - Phần 2-54: Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị làm
IEC 335-2-54 : sạch bề mặt có sử dụng chất lỏng
1995
28. TCVN 5699-2- An toàn đối với thiết bị điện gia dụng và các thiết bị điện
56:2002 tương tự - Phần 2-56: Yêu cầu cụ thể đối với máy chiếu
IEC 60335-2-56 : và các thiết bị tương tự
1997
29. TCVN 7186 : Giới hạn và phương pháp đo đặc tính nhiễu tần số radio
2002 của thiết bị chiếu sáng và thiết bị tương tự
CISPR 15 : 1999
30. TCVN 7187 : Hướng dẫn sử dụng phương pháp thay thế để đo bức xạ
2002 của lò vi sóng ở tần số lớn hơn 1 GHz
CISPR 19 : 1983
31. TCVN 7188 : ảnh hưởng của tạp xung đến hệ thống thông tin di động
2002 tần số rađio - Phương pháp đánh giá độ suy giảm và biện
CISPR 21 : 1999 pháp để cải thiện tính năng
32. TCVN 7189 : Thiết bị công nghệ thông tin - Đặc tính nhiễu tần số rađio
2002 - Giới hạn và phương pháp đo
CISPR 22 : 1997
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
KT. Bộ trưởng
Bộ Khoa học và Công nghệ
Thứ trưởng
Bùi Mạnh Hải

1. TCVN 6384:1998
Mã số mã vạch vật phẩm. Mã UPC-A. Yêu cầu kỹ thuật
Article Number and Bar Code. The Universal Product Code (UPC-A). Specification
2. TCVN 6383:1998
Mã số mã vạch vật phẩm. Mã vạch tiêu chuẩn 8 chữ số (EAN-VN8). Yêu cầu kỹ thuật
Article Number and Bar Code. The standards Bar Code for 8 digit Number (EAN-VN8).
Spencification
3. TCVN 6382:1998
Mã số mã vạch vật phẩm. Mã vạch tiêu chuẩn 13 chữ số (EAN - VN13). Yêu cầu kỹ thuật
Article Number and Bar Code. The Standards Bar Code for 13 digit Number (EAN-VN13).
Specification
4. TCVN 6756:2000
Mã số và mã vạch vật phẩm. Mã số mã vạch EAN cho sách và xuất bản phẩm nhiều kỳ.
Quy định kỹ thuật
Article number and barcode. EAN number and barcode for book and serial publication.
Specification
5. TCVN 7200:2002
Mã số mã vạch vật phẩm. Mã côngtenơ vận chuyển theo xê-ri (SSCC). Yêu cầu kỹ thuật
Article number and bar code. Serial shipping container code (SSCC). Specification
6. TCVN 7203:2002
Mã số mã vạch vật phẩm. Yêu cầu kiểm tra xác nhận chất lượng mã vạch
Article number and bar code. Bar code quality verifying requirements
7. TCVN 6513:1999
Mã số mã vạch vật phẩm. Mã vạch ITF. Yêu cầu kỹ thuật
Article number and Barcode. ITF barcode. Specification
8. TCVN 6512:1999
Mã số mã vạch vật phẩm. Mã số đơn vị gửi đi. Yêu cầu kỹ thuật
Article Number and Barcode. Dispatch Units Number. Specification
Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế:
Qua hơn 20 năm hoạt động, EAN Quốc tế đã xây dựng và phổ biến áp dụng Bộ tiêu chuẩn kỹ
thuật EAN trên toàn thế giới gồm các phần sau :
Mã vật phẩm: EAN-13, EAN-8, EAN-14;
Mã vạch: EAN-13, ITF14; 128 và một số mã khác;
Mã địa điểm EAN;
Mã Côngtenơ và seri vận chuyển EAN và mã cho tài sản vận chuyển;
Nhãn thùng hàng EAN;
Bộ tiêu chuẩn trao đổi thông tin EAN COM.
Danh mục các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) hiện hành về MSMV:
Việt Nam tham gia tổ chức EAN Quốc tế từ năm 1995 và từ đó đến nay đã có nhiều tiêu chuẩn
Việt Nam về Mã số, mã vạch.

Số Số hiệu Tên tiêu chuẩn


TT TCVN
6382:1998 Mã số mã vạch vật phẩm - Mã vạch tiêu chuẩn 13 chữ số
(EAN-VN 13) - Yêu cầu kỹ thuật
6383:1998 Mã số mã vạch vật phẩm - Mã vạch tiêu chuẩn 8 chữ số
(EAN-VN 8) - Yêu cầu kỹ thuật
6384:1998 Mã số mã vạch vật phẩm - Mã UPC-A - Yêu cầu kỹ thuật
6512:1999 Mã số mã vạch vật phẩm - Mã số đơn vị gửi đi - Yêu cầu
kỹ thuật
6513:1999 Mã số mã vạch vật phẩm - Mã vạch ITF - Yêu cầu kỹ
thuật
6939:2000 Mã số vật phẩm - Mã số tiêu chuẩn 13 chữ số - (EAN-
VN 13) - Yêu cầu kỹ thuật
6940:2000 Mã số vật phẩm - Mã số tiêu chuẩn 8 chữ số - (EAN-VN
8) - Yêu cầu kỹ thuật
6754:2000 Mã số mã vạch vật phẩm - Số phân định ứng dụng
EAN.UCC
6755:2000 Mã số mã vạch vật phẩm - Mã vạch EAN.UCC 128 -
Qui định kỹ thuật
6756:2000 Mã số mã vạch vật phẩm - Mã số mã vạch EAN cho sách
và xuất bản phẩm nhiều kì - Qui định kỹ thuật
7200:2002 Mã số mã vạch vật phẩm. Mã côngtenơ vận chuyển theo
xê-ri (SSCC). Yêu cầu kỹ thuật
7202:2002 Phân định và thu nhận dữ liệu tự động. Mã vạch 3.9. Yêu
cầu kỹ thuật
7203:2002 Mã số mã vạch vật phẩm. Yêu cầu kiểm tra xác nhận chất
lượng mã vạch
7322:2003 Công nghệ thông tin. Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ
liệu tự động. Công nghệ mã vạch. Mã QR

Có thể tìm hiểu thêm các thông tin về Mã số, mã vạch trên trang web của GS1 Việt Nam là:
www.gs1vn.org.vn (đang được cập nhật) hoặc trên trang web: http://www.vsc.org.vn của Trung
tâm Tiêu chuẩn Chất lượng (vào mục EAN-VN).
Nhằm tạo điều kiện, hướng dẫn và thúc đẩy các cơ quan, tổ chức, cá nhân tự nguyện
ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả công nghệ mã số mã vạch (MSMV) vào các lĩnh vực
quản lý KT-XH, đặc biệt vào các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ; nâng cao
hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động MSMV, Bộ trưởng Bộ Khoa
học và Công nghệ vừa ký Quyết định số 18/2002/QĐ-BKHCN phê duyệt "Đề án phát
triển và quản lý hoạt động mã số mã vạch".

Đề án tập trung nghiên cứu thúc đẩy việc ứng dụng các loại công nghệ MSMV đã
được quốc tế hóa; Chấn chỉnh hệ thống cơ quan, tổ chức cấp mã thuộc ngân hàng
mã số quốc gia theo hướng phân biệt rõ giữa hoạt động quản lý nhà nước với hoạt
động dịch vụ kỹ thuật, hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động và quản lý hoạt động
MSMV.

Việc phát triển ứng dựng công nghệ MSMV bao gồm các nội dung: Tổ chức nghiên
cứu về công nghệ MSMV và xây dựng các tiêu chuẩn về MSMV; Tuyên truyền, phổ
biến kiến thức, đào tạo, huấn luyện về công nghệ và tiêu chuẩn về MSMV; Mở rộng
phạm vi ứng dụng công nghệ MSMV; Thúc đẩy việc sử dụng các kỹ thuật điện tử,
nghiên cứu phát triển phần mềm ứng dụng kết hợp với công nghệ thông tin, Tăng
cường hợp tác quốc tế, tạo các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển ứng
dụng công nghệ MSMV; Tạo điều kiện cho Hội Khoa học- Kỹ thuật MSMV Việt Nam
thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với chức năng của Hội.

Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động MSMV bao gồm: Ban hành các văn bản
quy phạm pháp luật và tiêu chuẩn về MSMV; Thống nhất quản lý ngân hàng mã số
quốc gia và việc cấp mã số cho các doanh nghiệp; Hoạt động hợp tác quốc tế về
MSMV; Quản lý và sử dụng phí MSMV; Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm.

(theo Khoa học và Phát triển)


Chế độ thu, nộp, và quản lý sử dụng phí cấp MSMV.

Chế độ này được quy định tại thông tư số 88/TT- BTC của Bộ Tài chính, có hiệu lực thi hành từ
ngày 17/10/2002.

Theo đó, các doanh nghiệp các tổ chức của Việt Nam và nước ngoài khi được cơ quan quản lý
nhà nước về mã số mã vạch hoặc cơ quan được uỷ quyền thực hiện việc cấp giấy phép sử dụng
mã số mã vạch, phải nộp phí theo mức: phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch
1.000.000 đồng/lần; phí duy trì và sử dụng mã số mã vạch 5.000.000 đồng/năm.

Cơ quan thu phí được để lại 90% để phục vụ cho công tác tổ chức thu. Số còn lại 10% phải nộp
vào ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, thông tư còn quy định cụ thể về tổ chức thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp mã số mã
vạch; tổ chức thực hiện...
Mã số mã vạch của hàng hoá

Để tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản lý kho người ta
thường in trên hàng hoá một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số mã vạch của hàng hoá. Mã số mã
vạch của hàng hoá bao gồm hai phần: mã số của hàng hoá và mã vạch là phần thể hiện mã số
bằng vạch để cho máy đọc.

Mã số của hàng hoá là một dãy con số dùng để phân định hàng hoá, áp dụng trong quá trình
luân chuyển hàng hoá từ người sản xuất, qua bán buôn, lưu kho, phân phối, bán lẻ tới người tiêu
dùng. Nếu thẻ căn cước giúp ta phân biệt người này với người khác thì mã số hàng hoá là “thẻ
căn cước” của hàng hoá, giúp ta phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hoá
khác nhau.

Mã số của hàng hoá có các tính chất sau:


- Nó là con số duy nhất đặc trưng cho hàng hoá. Mỗi loại hàng hoá được nhận diện bởi một dãy
số và mỗi dãy số chỉ tương ứng với một loại hàng hoá.
- Bản thân mã số chỉ là một dãy số đại diện cho hàng hoá, không liên quan đến đặc điểm của
hàng hoá. Nó không phải là số phân loại hay chất lượng của hàng hoá, trên mã số cũng không
có giá cả của hàng hoá.
Hiện nay, trong thương mại trên toàn thế giới chủ yếu áp dụng hai hệ thống mã số hàng hoá sau:
- Hệ thống UPC (Universal Product Code) là hệ thống thuộc quyền quản lý của Hội đồng mã
thống nhất Mỹ UCC (Uniform Code Council, Inc.), được sử dụng từ năm 1970 và hiện vẫn đang
sử dụng ở Mỹ và Canada.
- Hệ thống EAN (European Article Number) được thiết lập bởi các sáng lập viên là 12 nước châu
Âu với tên gọi ban đầu là Hội EAN (European Article Numbering Association), được sử dụng từ
năm 1974 ở châu Âu và sau đó phát triển nhanh chóng, được áp dụng ở hầu hết các nước trên
thế giới. Chính vì lý do này nên từ năm 1977, EAN trở thành một tổ chức quốc tế với tên gọi EAN
quốc tế (EAN International)

Trong hệ thống mã số EAN cho sản phẩm bán lẻ có hai loại, một loại sử dụng 13 con số (EAN-
13) và loại kia sử dụng 8 con số (EAN-8)
Mã số EAN-13 gồm 13 con số có cấu tạo như sau: từ trái sang phải
+ Mã quốc gia: hai hoặc ba con số đầu
+ Mã doanh nghiệp: có thể gồm từ bốn, năm hoặc sáu con số
+ Mã mặt hàng: có thể là năm, bốn, hoặc ba con số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp
+ Số cuối cùng là số kiểm tra
Để đảm bảo tính thống nhất và tính đơn nhất của mã số, mã quốc gia phải do tổ chức mã số vật
phẩm quốc tế cấp cho các quốc gia là thành viên của tổ chức này. Mã số quốc gia của Việt Nam
là 893. Danh mục mã số quốc gia của các nước trong phụ lục kèm theo.
Mã doanh nghiệp do tổ chức mã số vật phẩm quốc gia cấp cho các nhà sản xuất là thành viên
của họ. ở Việt Nam, mã doanh nghiệp do EAN-VN cấp cho các doanh nghiệp thành viên của
mình.
Mã mặt hàng do nhà sản xuất quy định cho hàng hoá của mình. Nhà sản xuất phải đảm bảo mỗi
mặt hàng chỉ có một mã số, không được có bất kỳ sự nhầm lẫn nào.
Số kiểm tra C là một con số được tính dựa vào 12 con số trước đó, dùng để kiểm tra việc ghi
đúng những con số nói trên.
Từ năm 1995 đến tháng 3/1998, EAN-VN cấp mã M gồm bốn con số và từ tháng 3/1998, theo
yêu cầu của EAN quốc tế, EAN-VN bắt đầu cấp mã M gồm 5 con số.

Mã số EAN-8 gồm 8 con số có cấu tạo như sau:


+ Ba số đầu là mã số quốc gia giống như EAN-13
+ Bốn số sau là mã mặt hàng
+ Số cuối cùng là số kiểm tra

Mã EAN-8 chỉ sử dụng trên những sản phẩm có kích thước nhỏ, không đủ chỗ ghi mã EAN-13
(ví dụ như thỏi son, chiếc bút bi). Các doanh nghiệp muốn sử dụng mã số EAN-8 trên sản phẩm
của mình cần làm đơn xin mã tại Tổ chức mã số quốc gia (EAN-VN). Tổ chức mã số quốc gia sẽ
cấp trực tiếp và quản lý mã số mặt hàng (gồm 4 con số) cụ thể cho doanh nghiệp.

Mã vạch là một nhóm các vạch và khoảng trống song song đặt xen kẽ dùng để thể hiện mã số
dưới dạng máy quét có thể đọc được.
Mã vạch thể hiện mã số EAN gọi là mã vạch EAN. Trong mã vạch EAN, mỗi con số được thể
hiện bằng hai vạch và hai khoảng trống theo ba phương án khác nhau (Set A, B, C). Mỗi mã
vạch hay khoảng trống có chiều rộng từ 1 đến 4 môđun. Như vậy mã vạch EAN thuộc loại mã đa
chiều rộng, mỗi môđun có chiều rộng tiêu chuẩn là 0,33 mm.
Mã vạch EAN là loại mã vạch sử dụng riêng để thể hiện mã số EAN. Mã vạch EAN có những tính
chất sau đây:
Chỉ thể hiện các con số (từ O đến 9) với chiều dài cố định (13 hoặc 8 con số)
Là mã đa chiều rộng, tức là mỗi vạch (hay khoảng trống) có thể có chiều rộng từ 1 đến 4 môđun.
Do vậy, mật độ mã hoá cao nhưng độ tin cậy tương đối thấp, đòi hỏi có sự chú ý đặc biệt khi in
mã.
Mã vạch EAN có cấu tạo như sau: Kể từ bên trái, khu vực để trống không ghi ký hiệu nào cả, ký
hiệu bắt đầu, ký hiệu dãy số bên trái, ký hiệu phân cách, ký hiệu dãy số bên phải, số kiểm tra, ký
hiệu kết thúc, sau đó là khoảng trống bên phải. Toàn bộ khu vực mã vạch EAN-13 tiêu chuẩn có
chiều dài 37,29 mm và chiều cao là 25,93mm.
Mã vạch EAN-8 có cấu tạo tương tự nhưng chỉ có chiều dài tiêu chuẩn là 26,73mm và chiều cao
21,31mm.

Làm thế nào để có mã số mã vạch trên sản phẩm?


Muốn có mã số mã vạch trên hàng hoá để xuất khẩu hay bán tại các siêu thị, trước tiên các
doanh nghiệp phải gia nhập EAN Việt Nam. EAN Việt Nam sẽ cấp mã M cho doanh nghiệp và
hướng dẫn doanh nghiệp lập mã mặt hàng (mã I) cho từng sản phẩm. Để được là thành viên của
EAN Việt Nam, doanh nghiệp sẽ phải đóng phí gia nhập và phí hàng năm. Hai loại phí này do đại
hội các thành viên quyết định, được ghi trong điều lệ của EAN Việt Nam và có thể thay đổi sau
một thời gian áp dụng.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của doanh nghiệp khi áp dụng mã số mã vạch là
quản lý mã mặt hàng (mã I) của mình theo nguyên tắc mỗi mã số tương ứng với một loại sản
phẩm duy nhất, không được nhầm lẫn. Những sản phẩm khác nhau về tính chất (ví dụ như bia
và nước ngọt), về khối lượng, về bao gói… đều phải được cho những mã số mặt hàng khác
nhau. Những mã số này sẽ sử dụng lâu dài cùng với sự tồn tại của mặt hàng đó. Những mặt
hàng này khi được cải tiến (thay đổi trọng lượng, cách bao gói…) đều phải được cấp mã mặt
hàng mới.
Tình hình ứng dụng công nghệ mã số mã vạch ở Việt Nam

Năm 1995, Thấy rõ lợi ích của công nghệ mã số mã vạch, đồng thời để đáp ứng nhu cầu của
một số doanh nghiệp cần sử dụng mã số mã vạch trên sản phẩm xuất khuẩu theo yêu cầu của
bạn hàng nước ngoài, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công
nghệ) đã đề nghị và Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho phép Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng tham gia EAN quốc tế nhằm đưa công nghệ mã số mã vạch vào ứng dụng ở nước ta
(Công văn số 3395/QHQT ngày 23 tháng 6 năm 1995 của Văn phòng Chính phủ). Từ đó đến nay
công nghệ mã số mã vạch EAN bước đầu được áp dụng ở nước ta.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ cho phép tham gia EAN quốc tế. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng đã tích cực triển khai việc ứng dụng công nghệ mã số mã vạch vào nước ta; tiến
hành quản lý ngân hàng mã số quốc gia với số đầu là 893 do EAN quốc tế cấp cho Việt Nam và
cấp mã số cho các doanh nghiệp; đồng thời thực hiện vai trò đại diện cho Việt Nam tại EAN quốc
tế và cũng là đại diện của EAN quốc tế tại Việt Nam.

Tính đến nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành 10 tiêu chuẩn Việt Nam về mã số mã
vạch trên cơ sở chấp nhận các tiêu chuẩn của EAN quốc tế và đã cấp mã số cho hơn 1600
doanh nghiệp thuộc nhiều ngành khác nhau. Các doanh nghiệp này đã sử dụng mã số EAN trên
hàng vạn sản phẩm để bán trong nước và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.

Ngoài lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, công gnhệ mã số mã vạch còn được ứng dụng trong một số
lĩnh vực khác ở nước ta như hàng không, bưu điện, y tế, xuất bản...

Tuy nhiên, việc ứng dụng và quản lý công nghệ mã số mã vạch ở nước ta còn có những tồn tại
sau đây:

- Việc ứng dụng công nghệ mã số mã vạch mới chỉ dừng ở việc cấp mã số doanh nghiệp, hướng
dẫn doanh nghiệp in ấn số mã vạch trên sản phẩm, hàng hóa để phục vụ bán hàng, chưa triển
khai ứng dụng các loại mã số mã vạch trên các đơn vị giao nhận, vận chuyển, trong trao đổi dữ
liệu điện tử (EDI- Electronic Data Interchange) và phân định các bên đối tác trong giao dịch sản
xuất, kinh doanh (chuỗi cung cấp). Số lượng các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mã số mã
vạch chiếm tỷ lệ thấp, số lượng hàng hoá của Việt Nam sử dụng mã số mã vạch chưa nhiều.

- Chưa có biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh việc nghiên cứu và triển khai ứng dụng rộng rãi mã
số mã vạch trong lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân cũng như các ngành dịch vụ và văn
hoá xã hội. Việc ứng dụng công nghệ mã số mã vạch chậm, chưa có nhiều hiệu quả, việc ứng
dụng đôi khi tự phát, tản mạn, chưa có sự hướng dẫn về công nghệ và kỹ thuật của cơ quan
quản lý nhà nước nên đôi khi các doanh nghiệp đã nhập phải các thiết bị in đọc và phần mềm mã
số mã vạch lạc hậu so với các tiêu chuẩn quốc tế hiện hành.

Có thể nói, việc quản lý và ứng dụng công nghệ mã số mã vạch thời gian qua tuy có bước tiến
bộ ban đầu, nhưng về cơ bản vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi của quá trình phát triển
kinh tế- xã hội và hội nhập về kinh tế với khu vực và thế giới.

- Hoạt động mã số mã vạch chưa được quản lý thống nhất. Như đã trình bày ở trên, từ năm
1995 đến nay Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng được EAN quốc tế cấp mã số quốc gia,
tiến hành việc quản lý ngân hàng mã số quốc gia cho các doanh nghiệp. Từ sau khi được thành
lập (cuối năm 1999) đến nay, hội Khoa học- kỹ thuật mã số mã vạch Việt Nam cũng thực hiện
cấp mã số cho khoảng 500 doanh nghiệp một cách biệt lập nên gây ra nguy cơ cấp trùng, làm
cho các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền lúng túng, còn tổ chức EAN
quốc tế phải lo ngại do không bảo đảm được tính đơn nhất của hệ thống mã EAN.
Để tăng cường hiệu lực quản lý và đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ mã số mã vạch ở Việt
Nam phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập với nền kinh tế xã hội và hội nhập với
nền kinh tế khu vực và thế giới, ngày 27/3/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 45/2002/QĐ- TTg quy định nội dung quản lý nhà nước về mã số mã vạch, trong đó có việc
quản lý ngân hàng mã số quốc gia, cấp mã số cho các doanh nghiệp, thực hiện hợp tác quốc tế
về Mã số mã vạch, và giao Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công
nghệ) chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về hoạt
động mã số mã vạch trên phạm vi cả nước.

Mặc dù có Quyết định số 45/2002/QĐ- TTg nêu trên, cho đến nay tình trạng hai tổ chức cùng tiến
hành cấp mã số mã vạch cho các doanh nghiệp vẫn chưa được chấm dứt, gây khó khăn cho
việc thống nhất quản lý nhà nước và áp dụng các biện pháp đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công
nghệ mã số mã vạch vào các lĩnh vực kinh tế- xã hội.

Theo KH&PT
Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL quy định phân công nhiệm vụ
trong hoạt động quản lý mã số mã vạch

Ngày 23/02/2004, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã ký
quyết định số 46/QĐ-TĐC quy định phân công nhiệm vụ trong hoạt động quản lý mã
số mã vạch (MSMV). Theo quyết định này, các đơn vị trong Tổng cục có nhiệm vụ
sau:

1.Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng:

-Thẩm xét hồ sơ MSMV, đề xuất mã số doanh nghiệp và trình Tổng cục trưởng Tổng
cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV; lưu
giữ hồ sơ MSMV và quản lý Ngân hàng mã số quốc gia 893 của Việt Nam.

-Hướng dẫn nghiệp vụ đối với các Tổ chức tiếp nhận hồ sơ.

-Đầu mối liên lạcvới EAN quốc tế; thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về MSMV
theo chỉ đạo của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

-Tổ chức xây dựng tiêu chuẩn; tiến hành nghiên cứu khoa học công nghệ; tuyên
truyền, phổ biến, đào tạo về MSMV; tổ chức các dịch vụ tư vấn kỹ thuật về MSMV.

-Thực hiện nhiệm vụ của đơn vị tiếp nhận hồ sơ MSMV theo Quyết định của Tổng cục.

-Thực hiện việc thu, nộp và quản lý, sử dụng phí MSMV theo quy định của Bộ Tài
chính và của Tổng cục.

-Phối hợp với các đơn vị có liên quan của Tổng cục thực hiện Đề án phát triển và
quản lý hoạt động MSMV.

2.Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL3:

-Thực hiện nhiệm vụ của đơn vị tiếp nhận hồ sơ MSMV theo Quyết định của Tổng cục
đã giao.

-Thực hiện việc thu, nộp và quản lý, sử dụng phí MSMV theo quy định của Bộ Tài
chính và của Tổng cục.

3.Ban Tổng hợp Pháp chế

-Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức xây dựng văn bản quy phạm pháp luật,
chính sách, đề án phát triển MSMV ở Việt Nam về MSMV trình Tổng cục để Tổng cục
trình cấp có thẩm quyền ban hành và thực hiện.

-Thẩm xét hồ so xin chỉ định làm Tổ chức tiếp nhận hồ sơ MSMV trình Tổng cục
trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quyết định và quản lý các tổ chức
này.

-Tham mưu cho lãnh đạo Tổng cục về quản lý và hỗ trợ hoạt động Hội Khoa học Kỹ
thuật MSMV Việt Nam.
4.Văn phòng Tổng cục:

-Thẩm tra pháp chế các hồ sơ xin cấp MSMV đề nghị Lãnh đạo Tổng cục quyết định
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV.

-Tiếp nhận hồ sơ kèm theo dự thảo Quyết định chỉ định tổ chức tiếp nhận hồ sơ
MSMV do Ban THPC chuyển đến; trình lãnh đạo Tổng cục duyệt.

-Theo dõi, lưu trư hồ sơ MSMV (hồ sơ chỉ định, bản sao Giấy chứng nhận quyền sử
dụng MSMV).

-Định kỳ hàng tháng thông báo cho Bộ Thương mại danh sách các cơ sở đã được cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV.

5.Ban Kế hoạch hợp tác:

-Tổ chức xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển, kế hoạch xây dựng và áp dụng
tiêu chuẩn, kế hoạch nghiên cứu khoa học về MSMV.

-Quản lý tổng hợp hoạt động quốc tế về MSMV.

6.Phòng Tài chính Kế toán Tổng cục:

-Hướng dẫn chế độ quản lý Tài chính và hạch toán, kế toán trong hoạt động MSMV.

-Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các quy định, chế độ thu, nộp và quản lý sử
dụng phí cấp MSMV của Bộ Tài chính và của Tổng cục.

7.Thanh tra Tổng cục:

-Thanh tra việc chấp hành pháp luật về MSMV, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các vi phạm
theo thẩm quyền.

8.Các đơn vị khác có liên quan:

-Trong khuôn khổ chức năng nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm thực hiện các hoạt
động liên quan về MSMV.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các quy định của Tổng cục về
quản lý MSMV trước đây trái với Quy định này đều bị bãi bỏ.

(STAMEQ)
Áp dụng mã số mã vạch - giải pháp hội nhập toàn cầu và khu vực

MÃ QUỐC GIA 893

Từ năm 1995, xuất phát từ nhu cầu thực tế sản xuất và kinh doanh thương mại trong
nước và xuất khẩu, theo đề nghị của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa
học và công nghệ (KH&CN)), Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng (TCĐLCL) tham gia tổ chức mã số mã vạch (sau đây viết tắt là MSMV) quốc tế EAN
International - nay đổi tên là GS1, để có được mã số quốc gia của Việt Nam là 893 và hướng
dẫn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa (chè, cà phê, thủy sản...) trong việc ghi
MSMV lên sản phẩm hàng hóa, phục vụ cho việc quét và thu thập dữ liệu tự động, nhằm đáp
ứng nhu cầu của bạn hàng trong nước và quốc tế.

Để thúc đẩy ứng dụng công nghệ MSMV ở Việt Nam và nâng cao hiệu quả quản lý hoạt
động MSMV, ngày 27 tháng 3 năm 2002 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 45/2002/QĐ -
TTg trong đó qui định nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động MSMV và giao cho Bộ
KH&CN là cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động MSMV. Dưới đây là tình hình hoạt động
triển khai áp dụng MSMV và thực hiện quyết định số 45/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI ÁP DỤNG MSMV

Để thực hiện Quyết định số 45/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH&CN đã
giao cho Tổng cục TCĐLCL tổ chức thực hiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động MSMV và
thúc đẩy ứng dụng các công nghệ và tiêu chuẩn mới liên quan quan. Dưới đây là kết quả cũng
như các khó khăn vướng mắc trong

quản lý hoạt động MSMV và thúc đẩy áp dụng các công nghệ, tiêu chuẩn mới liên quan

* Hoạt động quản lý ngân hàng mã số quốc gia, cấp và quản lý sử dụng MSMV

Từ năm 1995, sau khi được cấp mã quốc gia 893, Tổng cục TCĐLCL đã triển khai cấp mã số
doanh nghiệp cho các cơ sở có nhu cầu sử dụng MSMV. Hiện nay, Tổng cục TCĐLCL đã qui
hoạch lại ngân hàng mã số 893 và triển khai cấp và quản lý 03 loại mã số gồm: Mã doanh nghiệp
(Company Prefix), Mã rút gọn (EAN8) và mới triển khai cấp Mã địa điểm toàn cầu (GLN- Global
Location Number) cho các doanh nghiệp và cơ quan có nhu cầu sử dụng mã GLN để trao đổi
thông tin thương mại và dữ liệu điện tử EDI.

Tính đến 20/4/2007 Tổng cục TC ĐL CL đã cấp 6149 mã doanh nghiệp; cấp 201 mã rút
gọn (EAN 8); đăng ký sử dụng 2312 mã địa điểm vào mạng Mạng toàn cầu đăng ký điện tử
thông tin về các cơ sở sử dụng MSMV (viết tắt tiếng Anh là GEPIR- Global Electronic Party
Information Registry); cấp 111 giấy phép sử dụng mã nước ngoài; làm thủ tục cho 18 doanh
nghiệp xin cấp mã UPC để xuất khẩu.

Như vậy, trong hơn mười năm qua, tốc độ phát triển vượt bậc số doanh nghiệp sử dụng
MSMV ở Việt Nam đã làm cho các bạn quốc tế và khu vực ngạc nhiên và đánh giá cao. Đặc biệt
hai năm gần dây, trung bình mỗi năm số cơ sở đăng ký mới tăng khoảng hơn 1000 cơ sở/năm.
Thủ tục đăng ký cấp mã đơn giản, thuận tiện và nhanh chóng, được các doanh nghiệp đăng ký
thường xuyên tỏ ý hài lòng và đánh giá tốt.

Hiện nay, Tổng cục TCĐLCL (Trung tâm TCCL) đã thiết lập một cơ sở dữ liệu về các
doanh nghiệp sử dụng MSMV của Việt Nam và đưa lên mạng Internet để các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước có nhu cầu tra cứu thông tin có thể truy cập để tra cứu. Cơ sở dữ liệu này
đã được nối mạng với cơ sở dữ liệu của các nước khác trên thế giới thông qua mạng GEPIR
nêu trên.

* Hoạt động nghiên cứu triển khai ứng dụng công nghệ mới

Căn cứ Đề án phát triển và quản lý hoạt động MSMV của Bộ KHCN, Tổng cục TCĐLCL đã
tổ chức các hoạt động nghiên cứu triển khai áp dụng công nghệ và tiêu chuẩn mới, cụ thể:

- Nghiên cứu triển khai phổ biến áp dụng các loại MSMV mới như sau: Mã địa điểm toàn cầu
(GLN); Mã toàn cầu phân định tài sản (GRAI;GIAI); Mã cho đơn vị giao nhận vận chuyển
(SSCC); Nhãn đơn vị hậu cần của GS1 (Logistic Label).

- Tổ chức nghiên cứu triển khai áp dụng các tiêu chuẩn, công nghệ mới liên quan hệ thống GS1
và mở rộng các lĩnh vực áp dụng MSMV, cụ thể: áp dụng mã QR (viết tắt của tiếng Anh là “quick
response”) trong quản lý nhân sự; áp dụng MSMV trong truy tìm nguồn gốc sản phẩm; triển khai
áp dụng mã điện tử cho sản phẩm (EPC) và công nghệ nhận dạng tự động bằng tần số radio
(RFID); nghiên cứu hỗ triển khai áp dụng các tiêu chuẩn mô tả dữ liệu về sản phẩm sử dụng
MSMV và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia Mạng đồng bộ hóa dữ liệu toàn cầu (GDSN) do tổ
chức MSMV quốc tế thiết lập và quản lý; triển khai hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất và kinh
doanh bán lẻ áp dụng giải pháp “Đáp ứng có hiệu quả cho khách hàng – ECR”, nhằm hội nhập
với hoạt động RCR của quốc tế và khu vực.

* Tuyên truyền phổ biến và hỗ trợ áp dụng công nghệ và tiêu chuẩn mới

Tổng cục TCĐLCL thường xuyên tổ chức và phối hợp với các Chi cục TCĐLCL địa
phương hàng năm tổ chức các hội thảo đào tạo về ứng dụng mã số mã vạch trong sản xuất kinh
doanh. Phối hợp với một số công ty nước ngoài (như DENSO và Marubeni của Nhật, công ty
NEC của Xingapo...) tổ chức các hội thảo ứng dụng công nghệ mới, nhằm hỗ trợ các bộ, ngành
trong việc đưa các công nghệ nhận dạng và thu nhận dữ liệu tự động áp dụng trong quản lý
chuyên môn nghiệp vụ, cụ thể như: hội thảo tại Bộ Nội vụ nhằm giới thiệu kinh nghiệm áp dụng
mã QR trong quản lý công chức; và hội thảo tại Cục Kỹ thuật Bộ Công an nhằm đưa mã QR vào
áp dụng cho thiết kế mẫu chứng minh nhân dân mới; hội thảo tại Hàng không Việt Nam về Công
nghệ phân định bằng tần số radio RFID; hội thảo tại Tổng cục TCĐLCL về Hộ chiếu điện tử có sự
tham gia của đại diện từ các bộ, ngành liên quan như Bộ Ngoại giao, Bộ Công An, Bộ Nội vụ,
Văn phòng Chính phủ...

Ngoài ra, Tổng cục TCĐLCL đã phối hợp giúp đỡ một số bộ, ngành khác áp dụng công
nghệ MSMV vào thực tế hoạt động của ngành mình, cụ thể như: áp dụng hệ thống MSMV
EAN.UCC cho sách. áp dụng để truy tìm nguồn gốc thủy sản, phục vụ cho việc xuất khẩu hàng
thủy sản đáp ứng các yêu cầu qui định của Luật An toàn thực phẩm của Châu Âu 178/EU (có
hiệu lực từ tháng 1/2005); giới thiệu áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về MSMV (EAN-COM) cho
trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) và ứng dụng các công nghệ nhận dạng tự động kết hợp với công
nghệ tin học để mã hóa cảng biển và quản lý hàng hóa qua cảng biển; áp dụng công nghệ
MSMV trong quản lý hành lý, quản lý khách hàng và quản lý kinh doanh Cửa hàng miễn thuế
trong sân bay (Duty Free); áp dụng MSMV cho quản lý dược phẩm…

* Xây dựng các văn bản pháp luật và tiêu chuẩn về MSMV

Đến nay, Tổng cục đã tổ chức soạn thảo 5 văn bản văn bản pháp luật liên quan quản lý
hoạt động MSMV để trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Đặc biệt, Tổng cục TCĐLCL đã
phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng các quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm
sử dụng mã số mã vạch, thuộc nội dung nghị định 126/2005/NĐ-CP (ngày 10/10/2005) của
Chính phủ “Qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản
phẩm, hàng hóa”. Vừa qua, Tổng cục TCĐLCL đã trình Bộ KHCN ban hành văn bản “Qui
định về cấp, sử dụng và quản lý MSMV”, kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-KHCN ngày
23/8/2006, góp phần tạo hành lang pháp lý về MSMV cho các doanh nghiệp của Việt Nam có thể
nhanh chóng hội nhập thương mại điện tử toàn cầu.

Tính đến cuối năm 2006, Tổng cục TCĐLCL đã tổ chức xây dựng và trình Bộ KH&CN ký
ban hành ban hành 21 TCVN về MSMV. Các tiêu chuẩn đã ban hành được chia làm 3 nhóm
chính như sau: Các tiêu chuẩn về các loại mã số được chấp nhận toàn cầu; Các tiêu chuẩn về
một số loại mã vạch được chuẩn hóa để thể hiện các loại mã số toàn cầu; Các tiêu chuẩn về mô
tả dữ liệu sản phẩm sử dụng MSMV (nhằm phục vụ cho thương mại điện tử toàn cầu).

* Hoạt động hợp tác quốc tế về MSMV

Với vai trò đại diện cho Việt nam tại tổ chức MSMV quốc tế GS1(với tên đăng ký là GS1
Việt Nam) và đại diện cho GS1 quốc tế tại Việt Nam, Tổng cục TCĐCL đã duy trì các hoạt động
hợp tác quốc tế và song phương, cụ thể: làm tròn nghĩa vụ thành viên (nghĩa vụ tham gia các
cuộc họp, các hoạt động chuyên môn kỹ thuật, đóng phí...) của tổ chức EAN quốc tế, nay đổi tên
thành GS1 quốc tế; giúp nước bạn Campuchia hình thành Tổ chức MSMV quốc gia; đào tạo cán
bộ quản lý MSMVgiúp Bạn; hợp tác song phương với các nước bạn Singapore và Úc (bằng hình
thức ký biên bản ghi nhớ MOU) để tranh thủ sự hỗ trợ của các nước phát triển đối với Việt Nam
trong hoạt dộng MSMV.

* Quản lý các loại phí về hoạt động MSMV

Thực hiện quyết định 45/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục đã phối hợp với Bộ
Tài chính xây dựng Thông tư số 88/2002/TT-BTC ngày 2/10/2002 của Bộ Tài chính về “Quy định
chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp MSMV” và sau đó, Bộ KHCN đã ủy quyền cho Tổng
cục TCĐLCL ban hành Quyết định số 890/QĐ-TĐC ngày 31/12/2003 của Tổng cục TCĐLCL về
“Quy định tạm thời về việc quản lý, sử dụng phần phí cấp mã số mã vạch được trích để lại sau
khi nộp vào ngân sách nhà nước”. Mới đây, Tổng cục đã soạn thảo nội dung đề nghị sửa đổi bổ
sung Thông tư 88/2002/TT-BTC, đề nghị và đã được Bộ Tài chính ban hành kèm theo Thông tư
số 36/2007/TT-BTC ngày 11/4/2007. Tổng cục TCĐLCL đã quản lý việc sử dụng tiền thu được
theo đúng các văn bản qui định có liên quan của Bộ Tài chính.

* Hoạt động kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các văn bản qui phạm pháp luật và giải
quyết khiếu nại tố cáo, xử lý vi phạm về hoạt động MSMV

Tổng cục thường xuyên duy trì việc hướng dẫn các doanh nghiệp sử dụng MSMV theo
đúng các qui đinh và tiêu chuẩn của quốc tế và quốc gia; tổ chức thanh tra kiểm tra việc chấp
hành các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động MSMV. Tổng cục cũng phối hợp với các cơ
quan có thẩm quyền tiến hành giải quyết các khiếu nại và khi cần xử lý vi phạm về sử dụng
MSMV.

MSMV – GIẢI PHÁP HỘI NHẬP THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU

Năm 2005 là năm chuyển mình đối với tổ chức MSMV quốc tế, với việc tổ chức đổi tên
thành tổ chức GS1, trong đó GS1 Việt nam là một nước thành viên. Tính đến 30/12/2006 số
thành viên tham gia tổ chức GS1 Quốc tế là 104 tổ chức, đại diện cho 106 nước. Tổng số các
doanh nghiệp sử dụng các tiêu chuẩn về MSMV trên toàn thế giới hiện nay là hơn một triệu
doanh nghiệp. Hệ thống GS1 quốc tế đã được triển khai ứng dụng không chỉ trong lĩnh vực sản
xuất và kinh doanh thương mại, cho đa ngành công nghiệp, mà còn đang được mở rộng ứng
dụng cho các lĩnh vực hoạt động khác của nền kinh tế quốc dân như chăm sóc sức khỏe cộng
đồng, an ninh quốc phòng, truy tìm nguồn gốc sản phẩm thực phẩm... và đặc biệt là trong trao
đổi dữ liệu điện tử (EDI) và trao đổi dữ liệu thông tin qua mạng Internet. Mục tiêu của tổ chức là:
thiết lập một hệ thống tiêu chuẩn thống nhất toàn cầu làm “Ngôn ngữ cho thương mại toàn cầu”
(Language for Global Business).

Để có thể theo kịp với các nước trên thế giới và trong khu vực, các nhiệm vụ của GS1
Việt Nam cho thập niên tiếp theo cần phải hài hòa với các hoạt động củaGS1 quốc tế. Cụ thể cần
tiến hành các hoạt động triển khai thúc đẩy áp dụng hệ thống GS1 ở Việt Nam, tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp tham gia hội nhập thương mại điện tử, bao gồm:

* Nghiên cứu triển khai đưa vào áp dụng các công nghệ và mã tiêu chuẩn mới:

- Áp dụng Công nghệ nhận dạng bằng bằng tần số radio (RFID - Radio Frequency
Identification) trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

- Phổ biến áp dụng Mã điện tử sản phẩm (EPC - Electronic Product Code) phục vụ cho công
nghệ RFID.

- Tổ chức triển khai hoạt động Đáp ứng có hiệu quả cho khách hàng (ECR - Efficience
Customer Response) để tham gia hội nhập hoạt động của khu vực - ECR Asia.

- Phổ biến áp dụng các loại mã số và mã vạch mới được tiêu chuẩn hóa và chấp nhận quốc
tế.

* Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam

- Cập nhật và hoàn thiện Cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp sử dụng MSMV, bằng tiếng
Anh và tiếng Việt.

- Tham gia mạng Đăng ký thông tin toàn cầu của GS1 - mạng GEPIR Global.

- Nghiên cứu triển khai thiết lập Catalô điện tử sản phẩm sử dụng MSMV của Việt Nam.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp của Việt Nam chuẩn bị điều kiện đăng ký tham gia các mạng toàn
cầu - GR (Global Registry); GDSN (Global Data Synchronization Network); EPC Global.

* Thúc đẩy và giúp các bộ ngành trong hoạt động ứng dụng MSMV

- Thúc đẩy áp dụng mã QR cho quản lý nhân sự (quản lý công chức, thẻ chứng minh nhân
dân….)

- Thúc đẩy ứng dụng MSMV trong truy tìm nguồn gốc thực phẩm, bao gồm cả thuỷ sản và
rau sạch.

- Thúc đẩy ứng dụng MSMV trong ngành Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

- Hỗ trợ các ngành ứng dụng các công nghệ mới liên quan (như : RFID; ECR; Mã hỗn hợp
RSS; EDI...). Đặc biệt, nghiên cứu áp dụng thử và phổ biến ứng dụng rộng rãi công nghệ RFID
cho các cơ sở tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và trong nước.

- Mở rộng ứng dụng MSMV trong các hoạt động dịch vụ công cộng (chú trọng các ngành:
bưu chính viễn thông; giao thông vận tải; vận chuyển hàng không; vận chuyển hàng hải; quản lý
rau và thực phẩm sạch...).
Qua bốn năm thực hiện Quyết định số 45/2002/QĐ-TTg, với các kết quả đạt được nêu
trên, có thể thấy rằng việc ban hành quyết định là cần thiết và kịp thời vì văn bản đã là cơ sở
pháp luật cho việc tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động MSMV, qua đó thúc đẩy ứng
dụng công nghệ nhận dạng tự động mới, hiện đại, có hiệu quả thiết thực trong hoạt động quản lý
đa ngành của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động cấp và sử dụng MSMV phù hợp với thông lệ quốc
tế và đã đi vào nền nếp, ổn định và phát triển.

Lưu Thị Kim Thanh


Tình hình ứng dụng công nghệ mã số mã vạch ở Việt Nam

Năm 1995, Thấy rõ lợi ích của công nghệ mã số mã vạch, đồng thời để đáp ứng nhu cầu của
một số doanh nghiệp cần sử dụng mã số mã vạch trên sản phẩm xuất khuẩu theo yêu cầu của
bạn hàng nước ngoài, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công
nghệ) đã đề nghị và Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho phép Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng tham gia EAN quốc tế nhằm đưa công nghệ mã số mã vạch vào ứng dụng ở nước ta
(Công văn số 3395/QHQT ngày 23 tháng 6 năm 1995 của Văn phòng Chính phủ). Từ đó đến nay
công nghệ mã số mã vạch EAN bước đầu được áp dụng ở nước ta.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ cho phép tham gia EAN quốc tế. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng đã tích cực triển khai việc ứng dụng công nghệ mã số mã vạch vào nước ta; tiến
hành quản lý ngân hàng mã số quốc gia với số đầu là 893 do EAN quốc tế cấp cho Việt Nam và
cấp mã số cho các doanh nghiệp; đồng thời thực hiện vai trò đại diện cho Việt Nam tại EAN quốc
tế và cũng là đại diện của EAN quốc tế tại Việt Nam.

Tính đến nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành 10 tiêu chuẩn Việt Nam về mã số mã
vạch trên cơ sở chấp nhận các tiêu chuẩn của EAN quốc tế và đã cấp mã số cho hơn 1600
doanh nghiệp thuộc nhiều ngành khác nhau. Các doanh nghiệp này đã sử dụng mã số EAN trên
hàng vạn sản phẩm để bán trong nước và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.

Ngoài lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, công gnhệ mã số mã vạch còn được ứng dụng trong một số
lĩnh vực khác ở nước ta như hàng không, bưu điện, y tế, xuất bản...

Tuy nhiên, việc ứng dụng và quản lý công nghệ mã số mã vạch ở nước ta còn có những tồn tại
sau đây:

- Việc ứng dụng công nghệ mã số mã vạch mới chỉ dừng ở việc cấp mã số doanh nghiệp, hướng
dẫn doanh nghiệp in ấn số mã vạch trên sản phẩm, hàng hóa để phục vụ bán hàng, chưa triển
khai ứng dụng các loại mã số mã vạch trên các đơn vị giao nhận, vận chuyển, trong trao đổi dữ
liệu điện tử (EDI- Electronic Data Interchange) và phân định các bên đối tác trong giao dịch sản
xuất, kinh doanh (chuỗi cung cấp). Số lượng các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mã số mã
vạch chiếm tỷ lệ thấp, số lượng hàng hoá của Việt Nam sử dụng mã số mã vạch chưa nhiều.

- Chưa có biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh việc nghiên cứu và triển khai ứng dụng rộng rãi mã
số mã vạch trong lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân cũng như các ngành dịch vụ và văn
hoá xã hội. Việc ứng dụng công nghệ mã số mã vạch chậm, chưa có nhiều hiệu quả, việc ứng
dụng đôi khi tự phát, tản mạn, chưa có sự hướng dẫn về công nghệ và kỹ thuật của cơ quan
quản lý nhà nước nên đôi khi các doanh nghiệp đã nhập phải các thiết bị in đọc và phần mềm mã
số mã vạch lạc hậu so với các tiêu chuẩn quốc tế hiện hành.

Có thể nói, việc quản lý và ứng dụng công nghệ mã số mã vạch thời gian qua tuy có bước tiến
bộ ban đầu, nhưng về cơ bản vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi của quá trình phát triển
kinh tế- xã hội và hội nhập về kinh tế với khu vực và thế giới.

- Hoạt động mã số mã vạch chưa được quản lý thống nhất. Như đã trình bày ở trên, từ năm
1995 đến nay Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng được EAN quốc tế cấp mã số quốc gia,
tiến hành việc quản lý ngân hàng mã số quốc gia cho các doanh nghiệp. Từ sau khi được thành
lập (cuối năm 1999) đến nay, hội Khoa học- kỹ thuật mã số mã vạch Việt Nam cũng thực hiện
cấp mã số cho khoảng 500 doanh nghiệp một cách biệt lập nên gây ra nguy cơ cấp trùng, làm
cho các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền lúng túng, còn tổ chức EAN
quốc tế phải lo ngại do không bảo đảm được tính đơn nhất của hệ thống mã EAN.
Để tăng cường hiệu lực quản lý và đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ mã số mã vạch ở Việt
Nam phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập với nền kinh tế xã hội và hội nhập với
nền kinh tế khu vực và thế giới, ngày 27/3/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 45/2002/QĐ- TTg quy định nội dung quản lý nhà nước về mã số mã vạch, trong đó có việc
quản lý ngân hàng mã số quốc gia, cấp mã số cho các doanh nghiệp, thực hiện hợp tác quốc tế
về Mã số mã vạch, và giao Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công
nghệ) chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về hoạt
động mã số mã vạch trên phạm vi cả nước.

Mặc dù có Quyết định số 45/2002/QĐ- TTg nêu trên, cho đến nay tình trạng hai tổ chức cùng tiến
hành cấp mã số mã vạch cho các doanh nghiệp vẫn chưa được chấm dứt, gây khó khăn cho
việc thống nhất quản lý nhà nước và áp dụng các biện pháp đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công
nghệ mã số mã vạch vào các lĩnh vực kinh tế- xã hội.

You might also like