You are on page 1of 25

Giải thưởng Nobel Vật lí năm 2008

“cho việc khám phá ra


cơ chế của sự đối xứng “cho việc khám phá ra nguồn gốc của sự đối xứng bị
bị phá vỡ tự phát trong phá vỡ tiên đoán sự tồn tại của ít nhất ba họ nhà quark
ngành vật lí hạ nguyên trong tự nhiên”
tử”

Yoichiro Nambu Makoto Kobayashi Toshihide Maskawa

1/2 giải 1/4 giải 1/4 giải

Mĩ Nhật Bản Nhật Bản

Viện Enrico Fermi, Tổ chức nghiên cứu Đại học Kyoto Sangyo;
Đại học Chicago, máy gia tốc năng lượng Viện Vật lí lí thuyết
Chicago, IL, USA cao (KEK), Yukawa (YITP),
Tsukuba, Nhật Bản Đại học Kyoto,
Kyoto, Nhật Bản

Sinh năm 1921 Sinh năm 1944 Sinh năm 1940

© hiepkhachquay _ thuvienvatly.info _ Nobel 2008 (1)


Cơ sở khoa học
Tại sao lại có cái gì đấy thay vì chẳng có gì ? Tại sao lại có quá nhiều hạt cơ bản khác
nhau ? Các nhà đoạt giải thưởng Nobel Vật lí năm nay đã đưa ra những khảo sát lí thuyết cung
cấp cho chúng ta một sự hiểu biết sâu sắc hơn về cái diễn ra ở sâu bên trong những viên gạch
cấu trúc nhỏ bé nhất của vật chất.
Hé lộ những đối xứng tiềm ẩn của tự nhiên
Các định luật đối xứng của tự nhiên nằm tại tâm điểm của chủ đề này: nói đúng ra là
những đối xứng bị phá vỡ, cả hai kiểu đối xứng đó dường như đã tồn tại trong vũ trụ của chúng
ta từ rất sớm và chúng đã tự phát đánh mất sự đối xứng của mình ở đâu đó trong hành trình của
chúng.
Thật vậy, chúng ta đều là con trẻ của sự đối xứng bị phá vỡ. Nó phải xảy ra ngay tức thì
sau Big Bang chừng 14 tỉ năm về trước khi có nhiều phản vật chất như vật chất được tạo ra. Sự
gặp gỡ giữa hai đối tượng là số mệnh cho cả hai phía; chúng hủy nhau và tất cả những gì còn lại
là bức xạ. Tuy nhiên, rõ ràng là vật chất đã chiến thắng phản vật chất, nếu không thì chúng ta đã
chẳng có mặt ở đây. Nhưng chúng ta có mặt nơi đây, và chỉ một sự lệch nhỏ xíu khỏi sự đối
xứng hoàn hảo dường như là đủ - có thêm một hạt vật chất trong mỗi 10 tỉ hạt phản vật chất đủ
để làm cho thế giới của chúng ta tồn tại. Sự dư thừa vật chất này là nguồn gốc của toàn bộ vũ trụ
của chúng ta, nơi chứa đầy các thiên hà, các sao và hành tinh – và cuối cùng là sự sống. Nhưng
cái nằm ẩn phía sau sự vi phạm đối xứng này trong vũ trụ vẫn là một bí ẩn lớn và là một lĩnh vực
nghiên cứu sôi nổi.

Sự đối xứng bị phá vỡ không giải thích được lúc khai sinh ra vũ trụ. Trong Big Bang, nếu như vật chất
và phản vật chất được tạo ra nhiều như nhau, thì chúng phải hủy lẫn nhau. Nhưng sự dư thừa nhỏ xíu của
một hạt vật chất trong mỗi 10 tỉ hạt phản vật chất đủ để làm cho vật chất thắng thế so với phản vật chất. Vật
chất dư thừa này lấp đầy vũ trụ với các thiên hà, các sao, hành tinh, và cuối cùng là sự sống.

© hiepkhachquay _ thuvienvatly.info _ Nobel 2008 (2)


Nhìn ngắm thế giới qua gương soi
Trong nhiều năm, ngành vật lí đã tập trung vào việc tìm kiếm các định luật tự nhiên ẩn
sâu bên trong một phạm vi rộng các hiện tượng mà chúng ta trông thấy xung quanh mình. Các
định luật tự nhiên phải đối xứng hoàn hảo và tuyệt đối; chúng phải có giá trị trong toàn thể vũ trụ.
Cách tiếp cận này có vẻ đúng trong đa số tình huống, nhưng không luôn luôn như vậy. Đây là
nguyên nhân vì sao các đối xứng bị phá vỡ trở thành đề tài nghiên cứu vật lí nhiều như bản thân
sự đối xứng, chúng không xem xét nổi bật lắm thế giới bất đối xứng của chúng ta nơi sự đối
xứng hoàn hảo là một sự lí tưởng hiếm gặp.
Các loại đối xứng và đối xứng bị phá
vỡ khác nhau là một phần của cuộc sống hàng
ngày của chúng ta, kí tự A không thay đổi khi
chúng ta nhìn nó trong một cái gương, trong
khi kí tự Z phá vỡ sự đối xứng này. Mặt khác,
chữ Z trông giống như cũ khi bạn lộn ngược
đầu nó xuống, nhưng nếu bạn làm điều tương
tự với chữ A, sự đối xứng sẽ bị phá vỡ.
Lí thuyết cơ bản đối với các hạt sơ cấp
mô tả ba nguyên lí khác nhau của sự đối xứng:
đối xứng gương, đối xứng điện tích, và đối
xứng thời gian (trong ngôn ngữ vật lí, đối xứng
Đối xứng gương. Nó bị phá vỡ trong hình bên trái và gương gọi là P, từ chữ parity (chẵn lẻ), C cho
vẫn giữ được trong hình bên phải, trong đó người ta đối xứng điện tích (charge) và T cho đối với
không thể nào quả quyết là bạn đang ở trong thế giới
riêng của bạn hay ở trong thế giới gương soi. thời gian (time)).

Trong đối xứng gương, tất cả các sự kiện sẽ xảy ra theo kiểu giống hệt nhau cho dù là
chúng được nhìn trực tiếp hay nhìn qua gương. Không có sự khác biệt nào giữa bên trái và bên
phải và không ai có thể quả quyết chúng đang ở trong thế giới riêng của họ hay đang ở trong thế
giới gương soi. Đối xứng điện tích phát biểu rằng các hạt phải hành xử giống hệt như các bản
ngã thay thế của chúng, các phản hạt, chúng có những tính chất giống hệt nhưng điện tích thì
ngược lại. Theo sự đối xứng thời gian, các sự kiện vật lí ở cấp độ vi mô sẽ độc lập như nhau cho
dù là chúng xảy ra tiến về trước hay lùi ra sau trong thời gian.
Các đối xứng không chỉ có giá trị thẩm mĩ trong vật lí học. Chúng đơn giản hóa nhiều
phép tính bất tiện và do đó giữ một vai trò quyết định trong sự mô tả toán học của thế giới vi mô.
Một thực tế còn quan trọng hơn là những sự đối xứng này bao hàm một số lượng lớn các định
luật bảo toàn ở cấp độ hạt vật chất. Ví dụ, có một định luật rằng năng lượng không thể mất đi
trong va chạm giữa các hạt sơ cấp, nó phải bằng nguyên trước và sau va chạm, điều đó hiển
nhiên trong sự đối xứng của các phương trình mô tả các va chạm hạt. Hay có định luật bảo toàn
điện tích liên quan đến sự đối xứng trong lí thuyết điện từ.
Mô hình xuất hiện ngày càng rõ hơn
Khoảng giữa thế kỉ 20, sự đối xứng bị phá vỡ lần đầu tiên xuất hiện trong nghiên cứu về
những nguyên lí cơ bản của vật chất. Lúc này, vật lí học đã hoàn toàn bị cuốn vào việc đạt tới
giấc mơ lớn nhất của nó - hợp nhất tất cả những viên gạch cấu trúc nhỏ nhất và tất cả các lực của
tự nhiên trong một lí thuyết thống nhất. Nhưng bắt tay vào thực hiện, ngành vật lí hạt càng lúc
càng trở nên phức tạp hơn. Các máy gia tốc mới được xây dựng sau Thế chiến thứ hai tạo ra một

© hiepkhachquay _ thuvienvatly.info _ Nobel 2008 (3)


dòng hạt ổn định chưa bao giờ được trông thấy trước đó. Đa phần trong số chúng không phù hợp
với những mô hình mà các nhà vật lí có vào lúc ấy, rằng vật chất gồm các nguyên tử với proton
và neutron trong hạt nhân và electron xung quanh nó. Những nghiên cứu sâu hơn vào những
vùng trong cùng nhất của vật chất cho thấy proton và neutron mỗi loại hạt còn che giấu một bộ
ba quark. Các hạt đã được phát hiện cho đến khi ấy cũng tỏ ra là chứa các quark.

Bên trong vật chất. Electron và quark là những viên gạch cấu trúc nhỏ nhất của toàn bộ vật chất.

Mô hình Chuẩn ngày nay. Nó hợp nhất toàn bộ những viên gạch cấu trúc cơ bản của vật chất và ba trong
số bốn lực cơ bản. Trong khi toàn bộ vật chất đã biết được xây dựng với những hạt thuộc họ thứ nhất, thì
những hạt kia tồn tại nhưng chỉ trong những khoảng thời gian cực kì ngắn. Để hoàn chỉnh Mô hình, cần
một hạt mới – hạt Higgs – mà cộng đồng vật lí hi vọng tìm thấy trong cỗ máy gia tốc mới xây dựng LHC
tại CERN gần Geneva.
Ngày nay, hầu như toàn bộ các mảnh của nan đề đã rơi vào cùng một nơi; một Mô hình
Chuẩn cho các bộ phận không thể chia cắt của vật chất gồm ba họ hạt (xem hình). Các họ hạt này
tương tự nhau, nhưng chỉ những hạt trong họ thứ nhất và họ nhẹ nhất là đủ bền để cấu thành nên
vũ trụ. Các hạt thuộc hai họ nặng hơn sống dưới những điều kiện rất không bền và phân hủy
ngay tức thì thành những hạt thuộc loại nhẹ hơn.
Mọi thứ được điều khiển bởi các lực. Mô hình Chuẩn, ít nhất là trong thời gian tồn tại,
bao gồm ba trong số bốn lực cơ bản của tự nhiên cùng với các đối tượng trung chuyển của chúng,
các hạt vận chuyển tương tác giữa các hạt sơ cấp (xem hình). Hạt trung chuyển của lực điện từ là
photon với khối lượng zero; lực yếu gây ra sự phân rã phóng xạ và làm cho Mặt trời và các ngôi
sao tỏa sáng được mang bởi các hạt boson nặng W và Z; còn lực mạnh được mang bởi các hạt
gluon, cái giữ hạt nhân nguyên tử lại với nhau. Lực hấp dẫn, lực thứ tư, lực đảm bảo cho chúng
ta được giữ chân trên mặt đất, cho đến nay chưa được hợp nhất vào mô hình này và có một thách
thức rất lớn đối với các nhà vật lí ngày nay.

© hiepkhachquay _ thuvienvatly.info _ Nobel 2008 (4)


Chiếc gương vỡ
Mô hình Chuẩn là một sự tổng hợp tất cả những cái nhìn vào những bộ phận trong cùng
nhất của vật chất mà vật lí học đã thu thập được trong thế kỉ qua. Nó trụ vững trên một nền tảng
lí thuyết gồm các nguyên tắc đối xứng của vật lí lượng tử và thuyết tương đối và đã trụ vững qua
vô số kiểm nghiệm. Nhưng trước khi mô hình trở nên khá rõ ràng, một số khủng hoảng đã xuất
hiện đe dọa sự xây dựng ổn định này. Những khủng hoảng này liên quan đến thực tế là các nhà
vật lí đã giả sử các định luật đối xứng áp dụng được cho thế giới kì lạ của các hạt sơ cấp. Nhưng
hóa ra điều này không hoàn toàn đúng.
Bất ngờ thứ nhất xuất hiện năm 1956 khi hai nhà lí thuyết người Mĩ-Trung Hoa, Tsung
Dao Lee và Chen Ning Yang (giải thưởng Nobel năm 1957) không thừa nhận đối xứng gương
(đối xứng P) trong lực yếu. Bản chất tôn trọng đối xứng gương, đối xứng liên quan đến bên trái
và bên phải, được xem xét, giống như các nguyên lí đối xứng khác, là một thực tế tồn tại lâu dài.
Chúng ta cần phải đánh giá lại các nguyên lí cũ trong thế giới lượng tử, nơi các hạt sơ cấp
tồn tại, Lee và Yang khẳng định. Họ đã đề xuất một loạt thí nghiệm để kiểm tra sự đối xứng
gương này. Và đủ đảm bảo, chỉ vài tháng sau đó phân hủy của hạt nhân nguyên tử ở nguyên tố
phóng xạ cobalt 60 cho thấy nó không tuân theo các nguyên lí của sự đối xứng gương. Sự đối
xứng bị phá vỡ khi các electron rời khỏi hạt nhân cobalt ưu tiên một hướng này so với hướng kia.
Giống như là bạn đang đứng trước quãng trường trung tâm Stockholm và nhìn thấy đa số mọi
người rẽ trái ra khỏi quãng trường.
Sự bất đối xứng cố hữu xác định số phận của chúng ta
Có khả năng là các đối xứng điện tích và đối xứng gương bị phá vỡ độc lập nhau, nhưng
cả hai chúng, cái gọi là đối xứng CP, nhất định không bị phá vỡ đồng thời. Cộng đồng vật lí đã
tự an ủi với quan niệm rằng sự đối xứng này vẫn không bị phá vỡ. Họ tin tưởng các định luật của
tự nhiên sẽ không thay đổi nếu bạn bước vào một thế giới gương soi nơi toàn bộ vật chất được
thay thế bởi phản vật chất.
Điều này cũng có nghĩa là nếu bạn gặp một người ngoài hành tinh, thì không có cách nào
quả quyết rằng người ngoài hành tinh đến từ thế giới của chúng ta hay đến từ phản thế giới. Một
cái ôm chặt xã giao khi đó có thể có những hệ quả thảm hại. Chỉ một làn năng lượng sẽ còn lại
khi vật chất và phản vật chất hủy lẫn nhau ở lần tiếp xúc đầu tiên.
Cho nên, có lẽ thật hợp lí khi lực yếu trở lại sân
khấu vào năm 1964. Một sự vi phạm mới của các định
luật đối xứng xuất hiện trong sự phân rã phóng xạ của
một hạt lạ, gọi là kaon (giải thưởng Nobel được trao cho
James Cronin và Val Fitch năm 1980). Một phần nhỏ
trong số các kaon không tuân theo các đối xứng gương
và điện tích hiện nay; chúng phá vỡ đối xứng kép CP và
thách thức toàn bộ cấu trúc của lí thuyết.
Nghĩ về cuộc gặp gỡ với người ngoài hành tinh,
khám phá này mang lại một sự cứu rỗi. Có thể kịp để
yêu cầu người ngoài địa cầu kia trước khi nó ôm chặt
Một cái ôm chặt ? Hãy chờ cho đến khi sự
đối xứng được phân loại đã! Nếu người ngoài lấy bạn trước hết hãy nhìn thật thận trọng vào phân rã
hành tinh cấu thành từ phản vật chất, một cái kaon ở nhà và kiểm tra xem nó cấu thành từ cùng loại
ôm chặt sẽ làm cho hai người bạn biến mất vật chất như chúng ta hay phản vật chất.
thành một làn năng lượng.

© hiepkhachquay _ thuvienvatly.info _ Nobel 2008 (5)


Người đầu tiên chỉ ra tầm quan trọng có tính quyết định của sự đối xứng bị phá vỡ đối
với nguồn gốc của vũ trụ là nhà vật lí người Nga và là người đoạt giải Nobel Hòa bình Andrei
Sakharov. Năm 1967, ông đã đặt ra ba điều kiện cho sự tạo ra một thế giới giống như thế giới
của chúng ta, không có phản vật chất. Thứ nhất, các định luật vật lí phân biệt giữa vật chất và
phản vật chất, thật ra chúng được phát hiện cùng với đối xứng CP bị phá vỡ; thứ hai, vũ trụ bắt
nguồn từ sức nóng của Big Bang; và thứ ba, các proton trong mỗi hạt nhân nguyên tử phân rã.
Điều kiện cuối cùng có thể đưa đến sự kết thúc của thế giới, vì nó ngụ ý rằng toàn bộ vật chất
cuối cùng có thể biến mất. Nhưng từ trước đến nay điều đó đã không xảy ra; và các thí nghiệm
cho thấy các proton vẫn bền vững trong 1033 năm, thời gian gấp 10 nghìn tỉ lần tuổi của vũ trụ,
nhiều hơn 1010 năm một chút. Và vẫn chẳng có ai biết được làm thế nào chuỗi sự kiện của
Sakharov xảy ra trong vũ trụ sơ khai.
Giải bí ẩn của sự đối xứng bị phá vỡ
Có khả năng là các điều kiện của Sakharov cuối cùng sẽ được hợp nhất vào Mô hình
Chuẩn của vật lí học. Khi đó, sự dư thừa vật chất tạo ra lúc ra đời của vũ trụ sẽ được giải thích.
Tuy nhiên, điều đó yêu cầu một sự vi phạm đối xứng lớn hơn nhiều sự đối xứng bị phá vỡ kép
mà Fitch và Cronin đã tìm thấy trong thí nghiệm của họ.
Tuy nhiên, ngay cả một sự đối xứng bị phá vỡ nhỏ hơn nhiều mà các kaon thật đáng trách,
nó cần được làm rõ; nếu không thì toàn bộ Mô hình Chuẩn sẽ bị đe dọa. Câu hỏi tại sao các đối
xứng bị phá vỡ vẫn là một bí ẩn cho đến năm 1972, khi hai nhà nghiên cứu trẻ đến từ trường Đại
học Kyoto, Makoto Kobayashi và Toshihide Maskawa, những người đã quen thuộc với các phép
tính vật lí lượng tử, tìm ra lời giải ở dạng một ma trận 3 x 3.
Làm thế nào sự đối xứng bị phá vỡ kép này xảy ra ? Mỗi hạt kaon gồm một sự kết hợp
của một quark và một phản quark. Lực yếu làm cho chúng chuyển đổi nhân dạng mãi mãi theo
thời gian: quark trở thành phản quark, còn phản quark trở thành quark, vì thế biến đổi kaon thành
phản kaon của nó. Theo cách này, hạt kaon đảo giữa bản thân nó và phản hạt của nó. Nhưng nếu
gặp các điều kiện phù hợp, sự đối xứng giữa vật chất và phản vật chất sẽ bị phá vỡ. Ma trận phép
tính của Kobayashi và Maskawa chứa các xác suất mô tả làm thế nào sự chuyển hóa của các
quark sẽ xảy ra.

Vật lí lượng tử nằm đằng sau hoạt động chuyển hóa kì lạ này. Một kaon có thể chuyển giữa bản thân nó
và phản hạt của nó – từ kaon sang phản kaon và chuyển ngược trở lại. Tất cả các họ quark được biết tới
ngày nay phải đóng góp cho quá trình trong đó một vài trường hợp sự đối xứng sẽ bị phá vỡ. Lời giải thích
làm thế nào điều này xảy ra đã mang lại cho Kobayashi và Maskawa giải thưởng Nobel Vật lí của năm nay.

© hiepkhachquay _ thuvienvatly.info _ Nobel 2008 (6)


Hóa ra các quark và phản quark tráo đổi nhân dạng với nhau bên trong họ riêng của
chúng. Nếu sự trao đổi nhân dạng này đi cùng với sự đối xứng bị phá vỡ kép xảy ra giữa vật chất
và phản vật chất, thì cần thêm một họ quark nữa ngoài hai họ kia (xem trang 4). Đây là một quan
niệm táo bạo, và Mô hình Chuẩn tiếp nhận các quark mới suy đoán này, chúng xuất hiện như tiên
đoán trong các thí nghiệm sau đó. Quark duyên được khám phá ngay từ năm 1974, quark bottom
năm 1977 và quark cuối cùng, quark top, muộn nhất, năm 1994.
Các xưởng meson mang lại câu trả lời
Có khả năng lời giải thích của đối xứng bị phá vỡ CP cũng mang lại một lí do tồn tại cho
các họ hạt thứ hai và thứ ba. Những họ này giống với họ thứ nhất ở nhiều khía cạnh, nhưng sống
quá ngắn nên chúng không thể nào hình thành nên bất kì thứ gì tồn tại trong thế giới của chúng ta.
Một khả năng là các hạt đồng bóng này đã hoàn thành chức năng quan trọng nhất của chúng lúc
bắt đầu của thời gian khi mà sự có mặt của chúng đảm bảo cho đối xứng bị phá vỡ làm cho vật
chất chiến thắng phản vật chất. Làm thế nào tự nhiên đã giải bài toán này, như đã đề cập ở phần
trước, là cái cho đến nay chúng ta không biết một cách tường tận. Đối xứng bị phá vỡ yêu cầu
được sao lại nhiều, nhiều lần để tạo ra toàn bộ vật chất mang lại cho chúng ta bầu trời tán xạ ánh
sáng sao của chúng ta ngày nay.
Lí thuyết của Kobayashi và Maskawa cũng cho thấy rằng người ta có thể nghiên cứu một
sự vi phạm chủ yếu của sự đối xứng ở các hạt meson B, chúng nặng hơn những người anh em
kaon của mình 10 lần. Tuy nhiên, đối xứng bị phá vỡ xảy ra cực kì hiếm ở các meson B, cho nên
cần lượng rất nhiều những hạt này để tìm chỉ một vài hạt phá vỡ sự đối xứng. Hai công trình
khổng lồ chứa các máy dò hạt BaBar tại máy gia tốc SLAC ở Stanford, California, và Belle tại
máy gia tốc KEK ở Tsukuba, Nhật Bản, đã tạo ra hơn một triệu meson B mỗi ngày để theo dõi
sự phân hủy của chúng một cách chi tiết. Ngay từ năm 2001, cả hai thí nghiệm độc lập đã xác
nhận sự vi phạm đối xứng của các meson B, đúng như mô hình của Kobayashi và Maskawa tiên
đoán gần 30 năm trước đó.
Đây có nghĩa là sự hoàn thành của Mô hình Chuẩn, cái đã hoạt động tốt trong nhiều năm.
Hầu như tất cả các mảnh còn thiếu của câu đố đã rơi vào một nơi phù hợp với sự táo bạo nhất
của tiên đoán. Đồng thời, các nhà vật lí vẫn không bằng lòng.
Sự đối xứng nằm ẩn dưới các vi phạm tự phát
Như vừa giải thích, Mô hình Chuẩn bao gồm tất cả các hạt sơ cấp đã biết và ba trong số
bốn lực cơ bản. Nhưng tại sao những lực này quá khác biệt như vậy ? Và tại sao các hạt có khối
lượng khác nhau như vậy ? Hạt nặng nhất, quark top, nặng hơn electron ba trăm nghìn lần. Tại
sao chúng không có bất kì khối lượng nào ? Lực yếu một lần nữa lại nổi bật ở khía cạnh này: các
hạt trung chuyển của nó, W và Z, thì nặng hơn nhiều, trong khi người bạn đồng hành của nó,
photon, hạt chuyên chở lực điện từ, cuối cùng lại không có khối lượng.
Đa số các nhà vật lí tin rằng một đối xứng bị phá vỡ tự phát khác, gọi là cơ chế Higgs,
phá hủy sự đối xứng ban đầu giữa các lực và cho các hạt khối lượng của chúng trong những giai
đoạn sớm nhất của vũ trụ.
Con đường đưa đến khám phá này đã được phác thảo ra bởi Nambu khi, vào năm 1960,
ông lần đầu tiên đưa sự vi phạm đối xứng tự phát vào nền vật lí hạt cơ bản. Với khám phá này,
bây giờ ông được trao giải Nobel Vật lí. Để bắt đầu, Nambu nghiên cứu về các tính toán lí thuyết
của những hiện tượng đáng chú ý khác trong vật lí học, sự siêu dẫn, khi các dòng điện đột ngột
chảy mà không bị cản trở. Sự vi phạm đối xứng tự phát mô tả sự siêu dẫn sau đó được Nambu

© hiepkhachquay _ thuvienvatly.info _ Nobel 2008 (7)


chuyển tải vào thế giới của các hạt sơ cấp, và các công cụ toán học của ông ngày nay thâm nhập
vào hầu như mọi lí thuyết về Mô hình Chuẩn.
Chúng ta có thể tận mắt thấy những sự vi phạm đối xứng tự phát tầm thường hơn trong
cuộc sống hàng ngày. Một cái bút chì đứng trên đầu nhọn của nó đưa đến một sự tồn tại hoàn
toàn đối xứng trong đó mọi hướng là như nhau. Nhưng sự đối xứng này không còn khi nó ngã
xuống – bây giờ thì chỉ có một hướng có giá trị. Mặt khác, điều kiện của nó trở nên bền hơn, cái
bút chì không thể rơi thêm nữa, nó đã đạt tới mức năng lượng thấp nhất của nó.

Sự đối xứng bị phá vỡ tự phát. Thế giới của cái bút chì này hoàn toàn đối xứng. Mọi hướng là hoàn toàn
như nhau. Nhưng sự đối xứng này không còn khi cái bút chì ngã xuống. Sự đối xứng tồn tại trước đó bị ẩn
giấu đằng sau cái bút chì ngã xuống.
Chân không có mức năng lượng khả dĩ thấp nhất trong vũ trụ. Thật vậy, chân không
trong vật lí chính xác là một trạng thái với năng lượng thấp nhất có thể có. Nhưng nó không
trống rỗng theo mọi ngữ nghĩa. Kể từ khi ra đời vật lí lượng tử, chân không được định nghĩa là
chứa đầy thứ súp sủi bọt của các hạt xuất hiện bất ngờ, chỉ lập tức biến mất trở lại trong các
trường lượng tử không nhìn thấy nhưng có mặt ở khắp nơi. Chúng ta bị vây quanh bởi nhiều
trường lượng tử khác nhau trong toàn không gian; bốn lực cơ bản của tự nhiên cũng được mô tả
dưới dạng các trường. Một trong số chúng, trường hấp dẫn, là cái tất cả chúng ta đều biết. Nó là
trường đã giữ chúng ta ở trên Trái đất và xác định cái gì hướng lên và cái gì hướng xuống.
Nambu đã thấy rõ ngay từ rất sớm rằng các tính chất của chân không thật hấp dẫn cho
nghiên cứu sự đối xứng bị phá vỡ tự phát. Chân không, tức là trạng thái năng lượng thấp nhất,
không tương ứng với trạng thái đối xứng nhất. Như cái cái bút chì ngã, sự đối xứng của trường
lượng tử bị phá vỡ và chỉ có một trong số nhiều hướng trường khả dĩ được chọn. Trong những
thập niên gần đây, các phương pháp của Nambu xem xét sự vi phạm đối xứng tự phát trong Mô
hình Chuẩn đã được trau chuốt; chúng được sử dụng thường xuyên ngày nay để tính các hiệu
ứng của lực mạnh.
Higgs mang lại khối lượng
Câu hỏi về khối lượng của các hạt sơ cấp cũng đã được trả lời sự đối xứng bị phá vỡ tự
phát của trường Higgs giả thuyết. Người ta cho rằng lúc Big Bang, trường đó hoàn toàn đối xứng
và tất cả các hạt có khối lượng zero. Nhưng trường Higgs, giống như cái bút chì đứng trên đầu
nhọn của nó, là không bền, cho nên khi vũ trụ lạnh đi, trường đó rơi xuống mức năng lượng thấp
nhất của nó, tức chân không riêng của nó theo định nghĩa lượng tử. Sự đối xứng của nó biến mất
và trường Higgs trở thành một loại xi rô cho các hạt sơ cấp; chúng hấp thụ những lượng khác
nhau của trường và có khối lượng khác nhau. Một số, như các photon, không bị hút vào và vẫn

© hiepkhachquay _ thuvienvatly.info _ Nobel 2008 (8)


không có khối lượng; nhưng tại sao cuối cùng các electron lại đòi hỏi một chút khối lượng là một
câu hỏi khác cho đến nay chưa có ai trả lời.
Giống như các trường lượng tử khác, trường Higgs có đại diện riêng của nó, hạt Higgs.
Các nhà vật lí háo hức tìm kiếm hạt này ngay trong cỗ máy gia tốc hạt mạnh nhất của thế giới,
LHC nhánh mới tại CERN ở Geneva. Có khả năng là một vài hạt Higgs khác nhau sẽ được phát
hiện – hoặc rốt cuộc chẳng có hạt nào. Các nhà vật lí đã chuẩn bị cái gọi là một lí thuyết siêu đối
xứng được ưa chuộng trong số nhiều mở rộng cho Mô hình Chuẩn. Còn tồn tại những lí thuyết
khác nữa, một số kì lạ hơn, một số ít kì lạ hơn. Trong bất kì trường hợp nào, chúng có khả năng
là đối xứng, cho dù sự đối xứng có thể không hiển hiện ngay từ đầu. Nhưng nó ở ngoài kia, giữ
chính nó ẩn giấu trong sự trình hiện có vẻ như hỗn độn.
Các bài báo khoa học gốc:
M. Kobayashi, T. Maskawa: ”CP Violation in the Renormalizable Theory of Weak Interaction”. Progress of
Theoretical Physics 49 (1973) sid. 652-657.
Y. Nambu, G. Jona-Lasinio: ”A Dynamical Model of Elementary Particles based on an Analogy with
Superconductivity II”, Physics Review 124 (1961) sid. 246.
Y. Nambu, G. Jona-Lasinio: ”A Dynamical Model of Elementary Particles based on an Analogy with
Superconductivity I”, Physics Review 122 (1961) sid. 345.
Các bài báo phổ biến khoa học:
Sarah Graham: ”In Search of Antimatter”, Scientific American, August 2001.
Helen Quinn, Michael Witherell: ”The Asymmetry between Matter and Antimatter”, Scientific American,
October 1998.
Madhusree Mukerjee: ”Profi le: Yoichiro Nambu”, Scientific American, February 1995.

Các giải thưởng Nobel trước đây trong cùng lĩnh vực:
Giải Nobel Vật lí 1999: http://nobelprize.org/nobel_prizes/physics/laureates/1999/index.html
Giải Nobel Vật lí 1980: http://nobelprize.org/nobel_prizes/physics/laureates/1980/index.html
Giải Nobel Vật lí 1969: http://nobelprize.org/nobel_prizes/physics/laureates/1969/index.html
Giải Nobel Vật lí 1957: http://nobelprize.org/nobel_prizes/physics/laureates/1957/index.html
Yoichiro Nambu: http://physics.uchicago.edu/research/areas/particle_t.html#Nambu
Makoto Kobayashi: www.kek.jp/intra-e/press/2007/EPSprize2_e.html
Toshihide Maskawa: www.yukawa.kyoto-u.ac.jp/english

nghiemth17617@kiengiang.edu.vn

An Minh, ngày 09/10/2008


(theo nobelprize.org)

© hiepkhachquay _ thuvienvatly.info _ Nobel 2008 (9)


Các đối xứng bị phá vỡ
Các đối xứng và các nhóm
Loài người đã bị cuốn hút vào những sự đối xứng của Tự nhiên như lịch sử có thể kể lại.
Các vật thể đối xứng quá dễ nhận ra trong thế giới xung quanh chúng ta nên chúng thường được
cho một vị thế đặc biệt. Nỗi ám ảnh của người Hi Lạp với các đối xứng đã đưa họ đến chỗ phân
loại nhiều hình dạng có giá trị đáng chú ý, và nhiều nền văn hóa đã sử dụng các đối xứng và
những vật đối xứng làm biểu tượng trong đời sống của họ. Tất nhiên, đa số các hình dạng trong
Tự nhiên biểu hiện chút ít hoặc không biểu hiện sự đối xứng, nhưng nhiều vật gần như là đối
xứng. Một quả cam gần như là một quả cầu hoàn hảo, trong khi thể chất con người gần như đối
xứng xung quanh một trục đi qua cơ thể, nhưng không đều lắm. Phải có những nguyên nhân cho
điều này. Hình dạng đối xứng của quả cam giúp nó lớn lên, nhưng những sai lệch nhỏ cũng giúp
nó phát triển. Cũng có những tình huống hoàn toàn đối xứng trong cuộc sống mà chúng ta phải
phá vỡ đối xứng để tiến lên. Tại một bàn tròn ăn tối với những chiếc khăn ăn đặt giữa các đĩa, ai
sẽ là người lấy cái khăn ở bên trái hay cái khăn ở bên phải ? Cả hai tình huống tương ứng với
những kết quả giống hệt nhau. Tuy nhiên, một ai đó phải bắt đầu bằng cách phá vỡ đối xứng.
Một khi điều này được thực hiện thì mọi người mới biết bên nào để mà chọn. Chúng ta sẽ thấy
hiện tượng này cũng xảy ra ở những cấp độ cơ bản của vật lí học. Nó đưa các nhà toán học bước
vào thế kỉ 19 nghiên cứu có hệ thống cấu trúc toán học ẩn sau những mẫu hình đối xứng, và
trong thế kỉ 20 đề tài toán học Lí thuyết Nhóm trở thành một trong những công cụ quan trọng
nhất trong tìm hiểu vật lí hiện đại.
Người ta đã biết vào thế kỉ thứ 19 rằng cơ học Newton là bất biến dưới các phép quay và
tịnh tiến. Tuy nhiên, hệ phương trình Maxwell lại bất biến dưới một tập hợp phép biến đổi khác
do Hendrik Lorentz tìm ra (Giải Nobel 1902) [1] Cần đến trí tuệ lỗi lạc của nhà toán học và vật lí
học người Pháp Henri Poincaré [2] để nhận ra vào năm 1905 rằng những phép biến đổi đối xứng
này thật sự hình thành nên một nhóm và do đó phải tuân theo một cơ chế toán học kinh khủng.
Tuy nhiên, điều này được phản ánh về mặt lịch sử bởi khám phá của Albert Einstein (Giải Nobel
1921) [3] ra Thuyết Tương đối đặc biệt, cũng năm 1905, theo đó các phép biến đổi Lorentz cũng
làm cơ sở cho cơ học. Khi cơ học lượng tử được khám phá trong thập niên 1920, ban đầu người
ta nhìn nhận như thể cơ học lượng tử phi tương đối tính sẽ đủ để giải thích phổ của nguyên tử
hydrogen. Tuy nhiên, việc khám phá ra spin của electron ngụ ý một cấu trúc tinh tế hơn trong
quang phổ đã thúc giục Wolfgang Pauli [4] (Giải Nobel 1945) đưa thêm các hiệu chỉnh spin vào
phương trình Schrödinger [5] (Giải Nobel 1933 trao cho Erwin Schrödinger). Sau đó, Paul Dirac
cho một lời giải thích hoàn toàn khác và tốt hơn vào năm 1928 [6] (Giải Nobel 1933) trước sự
ngạc nhiên của cộng đồng vật lí, khi ông đưa ra phương trình của ông, phương trình Dirac, thỏa
mãn các bất biến dưới Thuyết Tương đối đặc biệt. Dirac đã sử dụng kiến thức lí thuyết nhóm của
ông và đã tìm ra một biểu diễn đặc biệt của đối xứng Poincaré. Phương trình của ông khi đó bao
gộp spin một cách tự nhiên. Một sự xem xét đầy đủ của đối xứng này cuối cùng được mang lại
vào năm 1939 bởi Eugene Wigner [7] (Giải Nobel 1963), người sử dụng toán học hình thức trọn
vẹn để xem xét đối xứng Poincaré và kết luận rằng các biểu diễn có thể được mô tả bằng một
spin nguyên hay bán nguyên (theo hằng số Planck) và một khối lượng cho trước (Wigner đã
được Dirac khuyến khích tiến hành phân tích này ngay từ năm 1927. Bài báo hoàn thành năm
1935 nhưng mất tới vài năm nó mới được công bố). Nhóm Poincaré là một thí dụ thuộc loại đối
xứng động học, tức là một đối xứng trong đó đưa vào các bất biến động học.

© hiepkhachquay _ thuvienvatly.info _ Nobel 2008 (10)


Nhóm Poincaré còn là ví dụ của một nhóm vô hạn, một nhóm trong đó có nhiều vô hạn
các toán tử đối xứng có thể có. Vào thập niên 1920, các phép biến đổi đối xứng hữu hạn liên
quan đến không gian và thời gian có khả năng nối liền các đối xứng Poincaré cũng đã được khám
phá ra. Năm 1924, Otto Laporte [8] nhận thấy các mức năng lượng trong các nguyên tử phức tạp
có thể phân loại theo các mức chẵn hoặc lẻ. Laporte nhận thấy khi một photon được phát ra, mứ
năng lượng bị biến đổi từ chẵn sang lẻ và ngược lại. Năm 1927, Wigner [9] tiến thêm một bước
sâu sắc tới chỗ chứng tỏ rằng quy luật theo lối kinh nghiệm của Laporte là một hệ quả của sự đối
xứng phản chiếu của các tương tác điện từ. (Điều này có nghĩa là một quá trình nhìn thấy trong
gương có khả năng xảy ra như một quá trình thực) Vì thế, đối xứng này bao hàm toán tử chẵn lẻ
trong đó các tọa độ không gian bị phản chiếu. Nhóm đối xứng bao gồm hai thành phần, toán tử
đồng nhất và toán tử chẵn lẻ P. Các hạt sơ cấp còn phải được cho một tính chẵn lẻ định trước.
(Tính chẵn lẻ của photon là âm, vì sự phát xạ từ một mức chẵn sang mức lẻ hay ngược lại) Dirac
còn tìm ra một toán tử đối xứng hữu hạn nữa, khi ông nhận thấy rằng phương trình của ông thật
ra mô tả hai hạt spin 1/2 có điện tích trái dấu. Ban đầu ông nghĩ hai hạt đó là electron và proton,
nhưng sau đó Igor Tamm và Robert Oppenheimer đã chỉ cho ông thấy rằng chúng phải có cùng
khối lượng, và hạt mới trở thành phản electron, positron. Nó được phát hiện ra bởi Carl
Anderson [10] năm 1932 (Giải Nobel 1936). Đối xứng liên hợp điện tích C biến đổi một hạt
thành một phản hạt. Wigner đưa một phép đối xứng hữu hạn thứ ba vào năm 1932 [11], đối xứng
đảo ngược thời gian T. Toán tử đối xứng này biến đổi thời gian thành giá trị âm của nó. Nếu như
tác dụng toán tử đầy đủ CPT lên phương trình Dirac, thì kết quả của nó là đơn nhất. Sau đó
Julian Schwinger [12] (Giải Nobel 1965) năm 1951, Gerhard Lüders và Pauli [13] và John Bell
[14] năm 1954, đã tìm thấy rằng dưới những điều kiện khá tổng quát, CPT được bảo toàn trong
một lí thuyết trường lượng tử tương đối tính.
Các nhà vật lí thường hài lòng với việc xem xét các phép biến đổi vi phân của các nhóm
vô hạn. Các nhóm này thỏa mãn một phép tính đại số thường gọi là đại số Poincaré sử dụng thay
cho lí thuyết nhóm. Nó có mười yếu tố phần tử, bốn phép biến đổi, ba phép quay và ba phép tăng
bậc, chúng thỏa mãn những mối quan hệ thay thế nhất định. (Trong vật lí học, người ta gọi đó là
SO(3,1). Các nhà vật lí thường không phân biệt giữa lí thuyết nhóm và đại số kí hiệu). Đây là cái
gọi là đại số Lie, và nhiều cấu trúc đại số khác như vậy đã tìm thấy con đường của chúng đi vào
vật lí học. Cấu trúc thứ nhất là đối xứng isospin (SU(2)). Nó được Werner Heisenberg [15] (Giải
Nobel 1932) đưa ra để giải thích các đối xứng của neutron và proton mới được phát hiện khi đó.
Đối xứng này giả sử rằng neutron và proton có khối lượng bằng nhau và không thể nào phân biệt
chúng dưới các tương tác mạnh. Các đối xứng phi động học kiểu như đối xứng này được gọi là
đối xứng nội. Chúng biến đổi trong một không gian nội.
Tất cả những đối xứng này là đối xứng toàn cầu. Chúng tác động cách giống nhau tại mỗi
điểm không-thời gian. Khái niệm về một đối xứng cục bộ, đối xứng chuẩn, tức là đối xứng trong
đó các phép biến đổi thay đổi từ điểm này sang điểm khác trong không-thời gian, được đưa ra
bởi Hermann Weyl. Năm 1918, ông đã trình bày một khái niệm như thế trong khuôn khổ hấp dẫn
và năm 1929 [16] ông nhận ra rằng điện từ học có thể hiểu là một sự hiện thực hóa của một bất
biến chuẩn như vậy. Bằng cách đặt lí thuyết là bất biến dưới những phép quay pha cục bộ của
hàm sóng electron, lí thuyết hoàn chỉnh theo sau đó và trường điện từ được đưa ra là một trường
chuẩn. Lí thuyết chuẩn là U(1), là một nhóm abel, nghĩa là các phép biến đổi thay thế lẫn nhau.
Vì thế, điện từ học được gọi là Lí thuyết Abel chuẩn.
Bốn tương tác cơ bản
Sau khi neutron được khám phá ra bởi James Chadwick năm 1932 [17] (Giải Nobel
1935), người ta thấy rõ ràng là có những lực đặc biệt tác dụng bên trong hạt nhân nguyên tử, và

© hiepkhachquay _ thuvienvatly.info _ Nobel 2008 (11)


năm 1934 Wigner đã chứng tỏ rằng phải có hai lực hạt nhân khác nhau tác dụng, một lực yếu gây
ra sự phóng xạ và một lực mạnh liên kết neutron và proton lại với nhau. Như vậy, có bốn lực cơ
bản trong Tự nhiên, lực hạt nhân mạnh và yếu, lực điện từ và lực hấp dẫn. Nhiều nỗ lực trong
ngành vật lí kể từ những năm 1930 đã được thực hiện để tìm hiểu bốn lực này.
Nỗ lực đầu tiên được hiểu theo cách thức phù hợp với cơ lượng tử là Điện động lực học
lượng tử (QED). Những nhân vật chủ chốt trong sự phát triển này là Richard Feynman [18],
Julian Schwinger [19] và Sin-Itiro Tomonaga [20] (họ cùng nhận giải Nobel 1965) và Freeman
Dyson [21]. Họ còn tìm ra một lí thuyết xáo trộn đối xứng có vẻ phù hợp có thể thiết lập cho lí
thuyết này. Đồng thời, họ nhận thấy tất cả các vô hạn dường như ở từng trật tự trong triển khai
xáo trộn có thể hấp thụ vào một tập hợp nhỏ các thông số sau đó có thể định rõ bằng các giá trị
thực nghiệm của họ; lí thuyết khi ấy được gọi là có thể tái chuẩn hóa. Bất biến chuẩn giữ một vai
trò thiết yếu ở đây. Một thực tế rất quan trọng phát sinh từ bất biến chuẩn là lí thuyết phải có một
tích được bảo toàn, trong trường hợp này là điện tích. Bằng cách sử dụng phép phân tích đối
xứng của Emmy Noether [22], người ta nhận thấy một đối xứng vô hạn đưa đến một dòng bảo
toàn, thành ra nó đưa đến một tích bảo toàn. Trong QED, dòng đó đi cùng với trường electron
e(x)
  J e  e  x    e  x 
Điều kiện bảo toàn khi đó là
  J e  0

trong đó     / x  . Toán tử Hamilton trong QED bây giờ có thể viết là

H  eJ e A

trong đó e (điện tích) là hằng số ghép đôi trong QED. Nếu trường điện từ ghép đôi với các
trường khác, thì dòng sẽ gồm tổng các số hạng như phương trình ở trên, và tất cả các phần của
dòng của một tích cho trước sẽ ghép đôi với cường độ e bằng nhau. Sự ghép đôi này là phổ quát.
Trong sự tái chuẩn hóa, đó là hằng số ghép đôi bị tái chuẩn hóa. Nếu sự ghép đôi phổ quát được
tìm thấy đối với các hạt khác nhau, nó có thể được hiểu là một dấu hiệu của một lí thuyết tải
chuẩn hóa cơ sở với một đối xứng vô hạn dẫn tới một dòng bảo toàn.
Kể từ khi QED đặt nền tảng cho việc mô tả các lí thuyết nhiều vật tương đối tính, thật tự
nhiên là cố gắng tử một cách tiếp cận tương tự cho lí thuyết đã được đề xuất đối với các tương
tác mạnh, bởi Hideki Yukawa [23] vào năm 1935 (Giải Nobel 1949). Ông đề xuất rằng tương tác
giữa các nucleon dược trung chuyển bởi các pion với khối lượng nhỏ nhưng khác không, dẫn đến
một tương tác tầm ngắn. Lí thuyết này cũng được tìm thấy là có khả năng tái chuẩn hóa được,
nhưng cường độ ghép đôi được tìm thấy là lớn hơn 1, nên một triển khai xáo trộn là vô nghĩa, vì
nó có bán kính phân kì zero. Thất bại của lí thuyết Yukawa đưa cộng đồng vật lí tới chỗ nghi ngờ
sự thích đáng của lí thuyết trường lượng tử tương đối tính, và nhiều nỗ lực tìm những cơ chế thay
thế cho tương tác mạnh đã được thực hiện trong những năm 1950.
Sự không bảo toàn tính chẵn lẻ và các tương tác yếu
Cơ sở cho một thiết lập lí thuyết trường của các tương tác yếu được thực hiện bởi Enrico
Fermi [24] (Giải Nobel 1938) vào năm 1934. Quan sát phổ electron liên tục trong phân rã  của
các nucleon đã thuyết phục Pauli [25] rằng quá trình cơ bản là

Z X  Z 1 X  e 

© hiepkhachquay _ thuvienvatly.info _ Nobel 2008 (12)


trong đó  là neutrino do Pauli nêu ra.
Sau đó, Fermi đề xuất một toán tử Hamilton tương tác có dạng
H  Gn  x    p  x  e  x     x   h.c..
Dạng này có thể xem là một tương tác dòng-dòng với một tương tác kiểu chất điểm. Trong hai
thập kỉ tiếp sau đó, nhiều thí nghiệm mới đã được tiến hành và các hạt mới và các phân rã mới đã
được khám phá. Để mang lại thứ loại trong số những hạt mới, Murray Gell-Mann [26] (Giải
Nobel 1969) và Kazuhiko Nishijima [27] đã đưa ra một số lượng tử mới, số lạ. Số lượng tử mới
này giải thích được tại sao các hạt nhất định luôn luôn sinh ra theo từng cặp trong những sự tán
xạ nơi trạng thái ban đầu không có tính lạ; các hạt trong cặp có số lạ ngược dấu nhau. Vẫn còn
một vấn đề lớn. Có hai hạt gọi là  và , chúng rõ ràng có cùng số lượng tử và khối lượng nhưng
tương ứng phân hủy thành hai và ba pion.
Bằng cách kiểm tra tính chẵn lẻ của trạng thái cuối cùng, người ta thấy chúng có tính
chẵn lẻ khác nhau. Phải chăng có thể có hai hạt với cùng tính chất nhưng với tính chẵn lẻ khác
nhau ? Chen-Ning Yang và Tsung-Dao Lee [28] đã giải bài toán này vào năm 1956 (Giải Nobel
1957). Họ đã nghiên cứu cẩn thận những thí nghiệm đã thực hiện và nhận thấy các định luật chẵn
lẻ được tin tưởng không được kiểm tra trong các quá trình yếu. Mặt khác, đối với các tương tác
mạnh và điện từ, có bằng chứng thuyết phục ủng hộ cho định luật chẵn lẻ. Sau đó, họ đã đề xuất
kiểm tra nó tương ứng trong phân rã  của 60Co và muon. Những thí nghiệm này cho thấy rõ
ràng rằng tương tác yếu không phải bất biến dưới một phép biến đổi gương trong không gian
[29], và bài toán các hạt  và  đã được giải. Chúng đơn giản là cùng một hạt, meson K hay kaon,
có phân rã yếu không tuân thủ tính chẵn lẻ. Thật hấp dẫn lưu ý rằng Dirac, trong một bài báo gửi
tới sinh nhật lần thứ 70 của Albert Einstein vào năm 1949 [30], đã viết rằng ông thấy chẳng có lí
do gì bất biến P và T phải đươc bảo toàn, nhưng các lí thuyết hiện có thật sự thỏa mãn yêu cầu
này.
Cả Abdus Salam [31] (Giải Nobel 1979) lẫn Lev Landau [32] (Giải Nobel 1962) đều
tranh luận không bao lâu sau khám phá ra tính chẵn lẻ không đươc bảo toàn trong các tương tác
yếu rằng tương tác đó có thể là bất biến dưới các biến đổi thuận một bên của neutrino. Nó có thể
“thuận tay trái” và chỉ tồn tại với một loại xoắn ốc. Khi đó nó có thể được mô tả bằng một spinor
hai thành phần, spinor Weyl. Bây giờ, người ta có thể thử mở rộng tương tác dòng-dòng của
Fermi, nó thuộc loại vector, cho bất kì dòng nào trong năm dòng hiệp biến Lorentz S (vô hướng),
P (giả vô hướng), V (vector), A (vector trục) hoặc T (tensor). Các thí nghiệm cho những câu trả
lời khác nhau và không cung cấp một manh mối rõ ràng. Robert Marshak và E.C.G. Sudarshan
[33] cùng Feynman và Gell-Mann [34] sau đó đề xuất vào năm 1957 rằng tương tác đó phải
thuộc dạng V-A. Cả hai nhóm đã đưa ra một đề xuất táo bạo mâu thuẫn với một số thí nghiệm đã
thực hiện. Tuy nhiên, với dạng thức này, họ có thể tính được một số quá trình yếu và phù hợp
với những thí nghiệm khác đang gây chú ý.
Lí thuyết V-A không phải là một lí thuyết trường có thể tái chuẩn hóa, cũng chẳng phải là
một lí thuyết chuẩn. Feynman và Gell-Mann đã chỉ ra rằng tương tác đó có thể dược trung
chuyển bởi một vector hạt nặng. Đề xuất này cũng được đưa ra bởi Schwinger, người gọi hạt đó
là W (Gell-Mann gọi nó là X). Feynman và Gell-Mann tập trung vào vector dòng hadron tính có
thể viết (bây giờ bỏ đi chỉ số không-thời gian x) là
J   p  n
Bằng cách đưa ra một không gian isospin trong đó

© hiepkhachquay _ thuvienvatly.info _ Nobel 2008 (13)


 p
N  
n 
và các ma trận Pauli , vector dòng có thể viết là
J h  N   N
và có thể so sánh với vector dòng điện từ bảo toàn

J e  N 
1
2
1 3  N

Sau đó, họ yêu cầu rằng vector dòng yếu cũng được bảo toàn, giả thuyết Vector Dòng
Bảo toàn, CVC, và chỉ ra rằng nó phải có một nguồn gốc chung với dòng điện từ. Ở đây, người
ta có thể tìm thấy những tư tưởng về một lí thuyết thống nhất. Đồng thời phải có một sự đối xứng
ẩn đằng sau dòng yếu. Feynman và Gell-Mann đã trình bày nó theo kiếu cái gọi là Mô hình
Sakata [35]. Shoichi Sakata đã đề xuất vào năm 1956 rằng có ba hadron cơ bản, p, n và , cùng
ba lepton cơ bản e,  và . Khi đó, người ta đã nhận ra proton, neutron và hạt  cùng electron,
muon và neutrino. Kiến thức học đường Nagoya này khá thuyết phục và các hạt Sakata cuối
cùng trở thành các quark của Gell-Mann, mặc dù với một mục đích phần nào đó khác. Giả thuyết
CVC đã từng được đưa ra sớm hơn bởi Zel‟dovich và Gerstein [36] nhưng nó không thu được
bất kì sự chú ý nào ở phương Tây.
Một vài nhà khoa học bấy giờ đề xuất một tương tác phổ quát Fermi thứ tư cho lực yếu
có dạng
HV  GJ  J 
với
J   J h  J l

trong đó J h là dòng hadron tính. Có hai vấn đề phát sinh với mô tả này. Thứ nhất, không có
ghép đôi G phổ quát nào được tìm thấy khi nghiên cứu các phân hủy hadron tính. Số hạng vector
trục A trong V-A ghép đôi với một sự ghép đôi mạnh hơn 26%, ghép đôi Gamow-Teller GA, so
với số hạng vector V. Thứ hai, có một sự không nhất quán trong sự ghép đôi vector khi đo phân
hủy của oxygen phóng xạ, 14O. Nó không bằng G mà bằng 0,97G. Vấn đề thứ nhất được nêu ra
trong hai bài báo nổi bật, một của Gell-Mann và Lévy [37] và một của Yoichiro Nambu [38], đệ
trình trước sau nhau 4 ngày trong năm 1960. Cả hai đề xuất rằng vector dòng trục chỉ được bảo
toàn một phần, PCAC. Trước khi bàn về những bài báo này, chúng ta nói ra ngoài lề một chút.
Sự siêu dẫn
Năm 1956, John Bardeen, Leon Cooper và Robert Schrieffer [39] (Giải Nobel 1972) tìm
ra lời giải đã tìm kiếm từ lâu cho câu đố siêu dẫn. Lời giải dựa trên việc các electron hình thành
cặp, cặp Cooper, thông qua tương tác với phonon. Các cặp là boson khi đó có thể hóa đặc và lập
thành một dải khe. Lí thuyết này dựa trên điện từ học, vậy thì làm thế nào bất biến chuẩn bị vi
phạm và cái gì của nó vẫn còn lại ? Đây là điểm xuất phát cho Nambu [40] khi ông muốn tìm
hiểu lí thuyết mới trong một khuôn khổ lí thuyết trường. Ông mất chừng hai năm để tìm hiểu vấn
đề này và để chỉ ra rằng bất biến chuẩn vẫn có mặt ở đó nhưng được nhận thấy là phi tuyến tính.
Vấn đề là ở chỗ trạng thái chân không là một sự hóa đặc của các cặp Cooper với tích -2 và vì thế
trên nguyên tắc là có tích. Nikolay Bogoliubov [41] đưa ra vào năm 1958 các giả trạng thái là

© hiepkhachquay _ thuvienvatly.info _ Nobel 2008 (14)


những kết hợp tuyến tính của electron và lỗ trống. Chúng không phải là trạng thái eigen của toán
tử điện tích nhưng có thể dùng để định nghĩa một chân không mới. Vả lại, Phillip Anderson [42]
(Giải Nobel 1977) nhận thấy có các kích thích tập thể trong vùng khe trống. Bấy giờ, Nambu xét
toán tử BCS trong công thức Feynman-Dyson và cho thấy bằng cách đưa vào “các hiệu chỉnh
bức xạ” cho các cực, các đồng nhất Ward có thể được thiết lập (một dấu hiệu của bất biến chuẩn)
và các kích thích tập thể làm cho sự biểu hiện của chúng là lời giải cho các phương trình cực của
ông. Sau đó, ông nhận thấy có thể thu được những lời giải khác nhau. Một trong số chúng là pha
siêu dẫn, và Nambu có thể tiến hành tất cả các phép tính theo một kiểu bất biến chuẩn. Ví dụ,
ước tính hiệu ứng Meissner, tống khứ các đường sức từ khỏi một chất siêu dẫn, có thể thực hiện
theo một kiểu hoàn toàn bất biến chuẩn, một phép tính đã bị thách thức trong cách xem xét BCS
ban đầu. Nambu đã khám phá ra sự phá vỡ đối xứng tự phát trong một khuôn khổ lí thuyết
trường. Cái đẹp của sự phá vỡ này là mặc dù trạng thái cơ bản là không đối xứng, nhưng tất cả
những tác dụng của đối xứng vẫn có ở đó trong lí thuyết, và các phép tính có thể tiến hành sử
dụng các giới hạn mà đối xứng mang lại.
Sự phá vỡ đối xứng tự phát đã được biết tới từ lâu trong ngành vật lí vật chất hóa đặc là
một trạng thái trật tự. Heisenberg [43] đã đưa ra nó vào năm 1928 trong lí thuyết của ông về từ
học. Ở đây, toán tử Hamilton là bất biến quay, nhưng trạng thái thấp nhất là trạng thái có spin
sắp trật tự theo một hướng, hiển nhiên phá vỡ đối xứng quay. Hiểu biết mới mà Nambu mang lại
là dạng phá vỡ này cũng có thể thực hiện trong một lí thuyết trường.
Sự phá vỡ đối xứng tự phát trong vật lí hạt
Giả thuyết thật sự táo bạo mà Nambu đưa ra vào năm 1960 [44] là sự phá vỡ đối xứng tự
phát cũng có thể tồn tại trong một lí thuyết trường lượng tử cho các hạt sơ cấp. Trong từ học hay
trong hiện tượng siêu dẫn, “chân không” thật sự là một trạng thái cơ bản, trong trường hợp thứ
nhất là của các nguyên tử và trong trường hợp thứ hai là của các electron và nguyên tử. Người ta
có thể cho một giá trị chân không trông đợi cho một đại lượng vật lí như spin. Trong vật lí hạt,
chân không là một trạng thái khó hiểu và được cho là trống rỗng ngoài các thăng giáng lượng tử.
Bây giờ Nambu đưa ra các giá trị chân không trông đợi cho những trường nhất định.Thật vậy,
ông đã đặt ra một cơ chế cho lí thuyết của các tương tác mạnh bắt chước sự siêu dẫn theo kiểu
sau đây
Sự siêu dẫn Tương tác mạnh
Các electron tự do Các fermion giả định với khối lượng nhỏ
Tương tác phonon Tương tác chưa biết
Khe năng lượng Khối lượng quan sát được của nucleon
Các kích thích tập thể Các meson, các trạng thái liên kết
Điện tích Tích lạ
Bất biến chuẩn Bất biến lạ, có lẽ gần như thế

Bất biến lạ ứng với dòng trục và Nambu lần đầu tiên sử dụng quan niệm này để giải bài
toán PCAC trong một bài báo đã đề cập ở trên [34]. Đồng thời, bằng cách giả sử một sự phá vỡ
hiển nhiên nhỏ của bất biến lạ, ông kết luận rằng pion có một khối lượng nhỏ, nhỏ hơn nhiều bậc
so với các hạt khác trong bài toán, và ông đã trình bày rõ ràng về PCAC và sau đó có thể tính
được cái gọi là liên hệ Goldberger-Treiman [45] là một liên hệ giữa vector ghép đôi trục GA,
hằng số phân hủy của pion và ghép đôi giữa hai nucleon và một pion. Goldberger và Treiman
suy luận ra nó từ lí thuyết tán sắc từ một số giả thuyết rất táo bạo. Ở đây, nó xuất hiện tự nhiên từ
quan điểm của Nambu. Ông đã theo đuổi ý tưởng của ông trong hai bài báo cùng với Giovanni

© hiepkhachquay _ thuvienvatly.info _ Nobel 2008 (15)


Jona-Lasinio [46] và với các cộng tác viên khác [47]. Vì không có lí thuyết nào cho các tương
tác mạnh, cho nên họ trình bày hai trường hợp có khả năng xảy ra. Trong trường hợp thứ nhất,
họ sử dụng một lí thuyết chỉ với các fermion và trong trường hợp kia, họ trình bày một lí thuyết
với các hạt vector trung chuyển. Nambu hiểu rõ công thức hàm Feynman về các lí thuyết trường
lượng tử và thật ra đã nghiên cứu về nó ở Nhật Bản khoảng năm 1950. Ông nhận ra rằng mô
hình fermion chỉ là một lí thuyết hiệu quả với các trường vật lí khác tích hợp vào, nhưng nó sẽ
cho những kết quả tương tự như một lí thuyết đầy đủ kiểu như trường hợp thứ hai. Ông đã quay
lại một lí thuyết hoàn chỉnh một vài năm sau đó như mô tả dưới đây. Nambu và các cộng sự đã
đưa ra mô hình tính toán độc lập và có thể kiểm tra ý tưởng của họ một cách trực tiếp. Trong
trường hợp các pion “mềm” (pion có sự truyền động lượng nhỏ), họ có thể tính được tiết diện tán
xạ giữa các pion và nucleon phù hợp với dữ liệu thực nghiệm.
Lưu ý là bức tranh của Nambu rất khác với của Yukawa. Trong bức tranh của Yukawa,
pion là hạt trung chuyển giữa các nucleon. Trong bức tranh của Nambu, pion là một trạng thái
liên kết của các hạt thành phần với khối lượng nhỏ. Bức tranh này có bốn năm trước khi Gell-
Mann [48] và George Zweig đưa ra các quark. Pion cũng là dấu hiệu của sự phá vỡ đối xứng lạ.
Cách xem xét của Nambu về lí thuyết BCS là phi tương đối tính vì có một mặt Fermi.
Trường hợp vật lí hạt được xem là tương đối tính. Pion là một hạt ghép và hạt ghép này trở thành
không có khối lượng khi không có sự phá vỡ rõ ràng của đối xứng. Năm 1961, Jeffrey Goldstone
[50] đã tiến hành một phép tính tương tự với một trường vô hướng, thu được một giá trị chân
không mong muốn, và chứng tỏ rằng điều này còn đưa đến một hạt không có khối lượng trong
phổ hạt, boson Nambu-Goldstone. Trong cách xử lí của ông về lí thuyết BCS, Nambu còn nhận
thấy có một trạng thái với năng lượng và xung lượng zero, một phonon “không khối lượng”. Khi
ông đưa trường Coulomb vào, thì những trạng thái này bị biến đổi thành các plasmon “nặng”.
Lưu ý rằng đối xứng lạ ở trên là một đối xứng toàn cầu và khi một đối xứng toàn cầu bị phá vỡ
tự phát, thì một hạt không khối lượng xuất hiện. Trong sự siêu dẫn, đối xứng là một đối xứng
chuẩn và điều này dẫn đến các trạng thái khối lượng lớn. Các ý tưởng giống như vậy đã được
Robert Brout và François Englert [51] và Peter Higgs [52] thử nghiệm trong năm 1964 đối với lí
thuyết chuẩn tương đối tính. Họ nhận thấy một đối xứng chuẩn bị phá vỡ tự phát, như trong
phiên bản phi tương đối tính của Nambu, không tạo ra một hạt không khối lượng. Thay vào đó,
cơ chế này cho trường vector một khối lượng và một trạng thái vô hướng, ngày nay vẫn còn là
hạt Higgs giả thuyết, đây cũng là một dấu hiệu đặc trưng của một lí thuyết như vậy.
Năm 1965, Nambu, cùng với M.-Y. Han [53], đề xuất rằng lí thuyết nền tảng cho các
tương tác mạnh sẽ là một lí thuyết chuẩn phi abel dựa trên nhóm chuẩn SU(3). Đây là một năm
sau nghiên cứu về quark của Gell-Mann và Han và Nambu đã chọn có các quark với điện tích
nguyên. Lúc này họ còn phải thêm một số lượng tử mới gọi là màu. Sự chọn lựa của họ về điện
tích hóa ra không đúng, nhưng ngoài điều đó ra về cơ bản thì quan niệm là đúng. Năm 1971,
Gerhard „t Hooft, cùng với Martinus Veltman [54] (Giải Nobel 1999), đã chứng minh được rằng
các lí thuyết chuẩn phi Abel là có thể tái chuẩn hóa được cho dù là đối xứng chuẩn bị phá vỡ tự
phát. Việc này đã bắt đầu thời kì hiện đại của Mô hình Chuẩn của ngành vật lí hạt. Khi đó rõ
ràng là một lí thuyết chuẩn phi Abel với đối xứng chuẩn SU(2) ⊗ U(1) đối với các tương tác yếu
và điện từ đã được Steven Weinberg đề xuất vào năm 1967 [55] và Abdus Salam [56] năm 1968,
dựa trên công trình trước đó của Sheldon Glashow [57] thật sự có thể là một mô hình có giá trị
cho Tự nhiên (Giải Nobel cho bộ ba, năm 1979). Các tỉ lệ phân chia trong mô hình xuất hiện qua
sự phá vỡ đối xứng tự phát. Thật vậy, lí thuyết điện-yếu của Glashow, Salam và Weinberg ngày
nay đã được kiểm tra với độ chính xác rất tốt tại máy gia tốc LEP và toàn bộ dữ liệu ủng hộ cho

© hiepkhachquay _ thuvienvatly.info _ Nobel 2008 (16)


một lí thuyết chuẩn bị phá vỡ tự phát [58]. Ý tưởng của Nambu về sự đối xứng tự phát là một
trong các trụ cột của mô hình đó.
Năm 1973, David Gross và Frank Wilczek [59] và David Politzer [60] đã chỉ ra rằng một
lí thuyết chuẩn phi Abel biểu hiện sự tự do tiệm cận, tức là hằng số ghép đôi hiệu quả tiến tới
không ở những năng lượng lớn, trái với hành trạng trong một lí thuyết chuẩn Abel tính như QED
(Giải Nobel cho ba người năm 2004). Sau đó, Gross và Wilzcek [61] đề xuất một lí thuyết chuẩn
phi Abel giống như lí thuyết do Han và Nambu đề xuất, nhưng với các quark tích phân số, giống
như lí thuyết tương tác mạnh. Đây là cái được gọi là Sắc động lực học lượng tử (QCD) (Mô hình
này cũng được đề xuất trước đó một năm bởi Harald Fritsch và Gell-Mann [62]). Mô hình Chuẩn
cho Vật lí hạt ra đời dựa trên đối xứng chuẩn SU(3) ⊗ SU(2) ⊗ U(1), với đối xứng bị phá vỡ tự
phát thành SU(3) ⊗ U(1). Mô hình này trong ba thập niên qua đã được xác nhận với độ chính xác
cực đẹp, và dường như rõ ràng là Mô hình Chuẩn là mô hình đúng đối với thang năng lượng mà
chúng ta có thể đo ngày nay.
Mặc dù QCD là lí thuyết phù hợp cho các tương tác mạnh, nhưng nó không thể sử dụng
để tính toán ở tất cả các thang năng lượng và xung lượng. Đối với nhiều mục đích, ý tưởng
nguyên gốc của Nambu và Jona-Lasinio hoạt động tốt hơn. Lí thuyết Xáo trộn Lạ về cơ bản là
chương trình của họ và là một lí thuyết hiệu quả được xây dựng với một toán tử Hamilton phù
hợp với sự phá vỡ (gần đúng) của đối xứng lạ của QCD [63]. Nó cho phép chúng ta nghiên cứu
động lực học năng lượng thấp của QCD, một vùng trong đó phương pháp xáo trộn không hoạt
động đối với QCD. Vì nó là một lí thuyết hiệu quả theo cách mà Nambu và Jona-Lasinio ban đầu
thiết lập chương trình của họ, nên mức độ tự do không phải cho các quark và gluon mà là các
hadron phát hiện bằng thực nghiệm. Mô hình này là một công cụ chuẩn để tính các quá trình
tương tác mạnh ở ngưỡng năng lượng này và hết sức quan trọng trong những năm qua cho việc
tìm hiểu số liệu, cả trong những quá trình liên quan đến meson và trong các va chạm ion nặng.
Sự phá vỡ đối xứng tự phát giữ một vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khoa học.
Một sự chuyển pha thường là do sự phá vỡ tự phát của một đối xứng. Đây là một hiện tượng phổ
biến trong ngành vật lí vật chất hóa đặc, trong vũ trụ học, và đồng thời trong hóa học và sinh học.
Boson Nambu-Goldstone trong trường hợp này được chuyển thành mối quan hệ giữa năng lượng
và xung lượng, phát biểu rằng với xung lượng nhỏ thì năng lượng có xu hướng tiến tới không.
Hỗn hợp quark
Như đề cập ở trên, còn có một vấn đề đi cùng với tính phổ quát của sự ghép đôi vector
tìm thấy trong sự phân hủy của oxygen phóng xạ, 14O. Một giá trị 0,97G đã đo đực trong quá
trình đó. Gell-Mann và Lévy [37] trình bày những cách lí giải khác nhau nhưng cuối cùng đưa ra
ý tưởng rằng nó có khả năng là sự đóng góp của S = 0- và S = 1 cho dòng hadron tính, trong
đó S là số lạ, có độ lớn khác nhau. Họ trình bày vấn đề này theo mô hình Sakata và viết cho phần
vector

và tương tự cho phần trục. Phương trình này rốt cuộc là một phép biến đổi đơn nhất của các
trạng thái n và . Với giá trị 2 = 0,06 họ đã tìm thấy một giá trị đúng cho cường độ ghép đôi của
phân rã. Đây là một đề xuất tài tình dựa trên chỉ một thí nghiệm. Những người khác trước đấy đã
đề xuất rằng các hiệu ứng tái chuẩn hóa có thể tác dụng, nhưng Gell-Mann và Lévy muốn giữ
tính phổ quát ghép đôi và tìm những con đường khác nữa. Họ tin rằng một lí thuyết có khả năng
tái chuẩn hóa phải nằm đằng sau, với một hằng số ghép đôi phổ biến.

© hiepkhachquay _ thuvienvatly.info _ Nobel 2008 (17)


Mô hình Sakata thật quan trọng và ngay khi các dòng bộ ba tuyến tính được trình bày, nó
thật hữu ích. Mô hình đó thật sự xem meson và baryon khác nhau. Trong một bước đột phá khác
vào năm 1961, Gell-Mann [64] đã giữ lại kết quả cho các dòng và yêu cầu rằng các hạt biến đổi
là biểu diễn của một SU(3) (bị phá vỡ). Bằng cách sử dụng biểu diễn thấp nhất, ông thu được 3, 3
⊗ 3. = 8 ⊕ 1. Giờ thì Gell-Mann loại bỏ các hạt Sakata và đòi hỏi rằng tất cả meson thuộc về
biểu diễn 8, “phương pháp bậc 8”. Tương tự, các baryon nằm thấp nhất thuộc về một 8. Yuval
Ne‟eman [65] cũng đưa ra đề xuất này. Tất cả hadron đã biết được tìm thấy là thuộc về các biểu
diễn của nhóm này. Đối xứng bị phá vỡ, nhưng theo kiểu điều khiển được, và Gell-Mann sử
dụng nó để đưa ra các hạt còn thiếu sau đó đã được tìm thấy. Bây giờ ông bỏ ý tưởng về các hạt
sơ cấp, ít nhất là trong thời gian hiện tại. Trong một bài báo [66] một năm sau đó, ông tiếp tục
con đường này và cho rằng đối xứng SU(3) là phổ quát. Các dòng yếu và điện từ phải biến đổi là
các thành phần của một bộ tám. Có một bộ tám của các dòng vector và một bộ tám của các dòng
vector trục. Từ những giả thuyết này, ông có thể suy luận ra một loạt quy tắc chọn lọc như sự có
mặt của các quá trình với S = - Q, trong đó S là số lạ, và Q là tích.
Năm 1959, các máy gia tốc hạt lớn tại Brookhaven và CERN đi vào hoạt động và người
ta đã thu được rất nhiều dữ liệu thực nghiệm mới. Một bức tranh rõ ràng hơn nhiều của các phân
rã yếu của các hadron đã đạt được, và với những kết quả này, Nicola Cabibbo [67] vào năm 1963
đã đưa ra một đóng góp rất quan trọng. Ông lấy xuất phát điểm của mình là ba giả định từ nghiên
cứu trước đó của Gell-Mann
 Dòng yếu Jh biến đổi là một thành phần của một bộ tám dưới SU(3)
 Bộ phận vector là một phần của cùng bộ tám đó dưới dạng dòng điện từ
 Dòng yếu là phổ quát và có chiều dài 1
Hai giả thuyết đầu là cái cốt lõi của bài báo của Gell-Mann trước đó một năm và giả
thuyết thứ ba là giống như đề xuất bởi Gell-Mann và Lévy. Ông đưa ra một góc thay cho thông
số  của họ qua
1
cos  ,
1   2 
1/2


sin  
1    2 1/2

Sau đó ông có thể sử dụng dạng tổng quát này cho dòng hadron tính sử dụng ngôn ngữ
SU(3)

Biểu thức này được viết theo ngôn ngữ SU(3) của Gell-Mann. Các ma trận V và A là ma
trận  của Gell-Mann, chúng là tám ma trận 3 x 3 biểu diển cho nhóm. Chúng là một sự khái
quát hóa của các ma trận  của Pauli. Ông đã sử dụng dòng này để so sánh tỉ số phân nhánh của
kaon và pion và tìm được một giá trị phù hợp với một giá trị do Gell-Mann và Lévy tìm ra. Sau
đó, ông tiếp tục tính tỉ số phân nhánh cho các baryon lạ và nhận thấy giá trị của góc  dường như
là phổ quát. Lí thuyết Cabibbo với góc Cabibbo  nhanh chóng trở thành một khuôn khổ chuẩn
cho các tương tác yếu. Hóa ra nó là phổ quát và vô số dữ liệu không ngừng bổ sung thêm có thể
phù hợp với nó. Nó là một cột trụ của các tương tác yếu.

© hiepkhachquay _ thuvienvatly.info _ Nobel 2008 (18)


Năm 1964, Gell-Mann [48] trở lại ý tưởng các thành phần sơ cấp từ đó người ta có thể
xây dựng các hadron lẫn các dòng hadron tính. Ông đưa ra ba quark, quark-u, quark-d, và
quark-s với điện tích 2/3, - 1/3 và -1/3. Các quark này biến đổi dưới dạng một bộ ba dưới phép
SU(3). Các phản hạt của chúng biến đổi dạng 3 . Các meson cấu thành bởi một cặp quark-phản
quark và các hadron cấu thành bởi ba quark. Ý tưởng này cũng được George Zweig [49] đưa ra.
Gell-Mann đã sử dụng một mô hình ba quark để rút ra vector điện từ cũng như dòng vector trục
theo trường quark và sau đó chúng nhận lấy dạng thức tự nhiên

Dòng hadron bây giờ trông lại giống như dòng của Gell-Mann và Lévy. Ông sử dụng các
dòng này để rút ra các mối quan hệ đảo cho các dòng vật lí và điều này dẫn đến nhiều kết quả
đưa tới Mô hình Chuẩn. Một khi được khám phá ra, những mối liên hệ này có thể đặt trên một cơ
sở vững chắc.
Kaon trung hòa và bất biến CP
Sau khi đưa ra số lượng tử lạ, Gell-Mann, cùng với Abraham Pais [68] vào năm 1955, đã
chỉ ra rằng các kaon phải có những tính chất bất thường. (Họ trình bày theo các hạt  và , nhưng
ở đây chúng ta sử dụng ngôn ngữ hiện đại). Các kaon xuất hiện dạng hai cặp đôi iso (K+, K0) và
phản hạt của chúng ( K  , K 0 ) với số lạ + 1 và – 1. Dưới các tương tác mạnh, hai hạt trung hòa đó
khác nhau, vì lực này tôn trọng tính lạ, nhưng dưới lực yếu chúng có thể bị trộn lẫn vì lực này
không tôn trọng tính lạ. Gell-Mann và Pais nhận thấy thật tiện lợi hơn là sử dụng một hỗn hợp
của những hạt này. Vì người ta tin rằng phép liên hợp điện tích được tôn trọng bởi tất cả các lực,
cho nên trạng thái eigen của toán tử C phải được sử dụng. Họ đưa ra các trạng thái

K 0 
1
2

K0  K0 
K 0 
1
2

K0  K0 
Những trạng thái này là trạng thái eigen với giá trị eigen +1 và – 1 nếu như pha tùy ý
trong toán tử C được chọn là K 0  CK 0 .
Hai trạng thái trung hòa này có các mode phân rã khác nhau và vì thế có thời gian sống
khác nhau. Trong phân rã K0  2, các pion phải có một mômen động lượng tương đối giống
như spin của kaon, vì các pion không có bất kì spin nào. Một cặp trung hòa hai pion là một trạng
thái eigen của C. Do đó chỉ một trong K 0 có thể phân rã thành hai pion, đó là K 0 . Còn kaon
trung hòa kia, K 0 , khi đó có thời gian sống lâu hơn vì không gian pha để phân rã thành ba pion
nhỏ hơn không gian pha cho phân rã thành hai pion. Kết quả này dẫn tới một loạt hiện tượng có
thể phát hiện được [69]. Một tên gọi mới của K 0 và K 0 là K S0 và K L0 bây giờ được chấp nhận.
Bức tranh rất thành công này đã bị nghi vấn sau đề xuất của Yang và Lee rằng lực yếu không bảo
toàn tính chẵn lẻ. Họ còn đề xuất rằng bất biến C bị phá vỡ trong các phân rã yếu. Tuy nhiên,
Landau [32] đã cứu nguy cho bức tranh này bởi việc chỉ ra rằng CP là một đối xứng tốt và bằng
cách tráo đổi toán tử C với toán tử CP, các kết quả vẫn giữ được.

© hiepkhachquay _ thuvienvatly.info _ Nobel 2008 (19)


Sự không bảo toàn CP
Bức tranh trên hoạt động tốt trong bảy năm nữa. Sau đó, năm 1964, James Cronin, Val
Fitch và các cộng tác viên [70] (Giải Nobel 1980 trao cho Cronin và Fitch) công bố kết quả rất
bất ngờ rằng họ đã tìm ra quá trình K L0     . Mode phân hủy được tìm thấy là phần nhỏ
2 x 10-3 của tất cả các mode phân hủy điện tích. Kết quả này hoàn toàn bất ngờ. Tất cả lí thuyết
đã xây dựng là bất biến dưới đối xứng CP. Vì có bằng chứng rất mạnh mẽ cho thấy đối xứng kết
hợp CPT phải bảo toàn, cho nên sự phá vỡ của CP ngụ ý rằng bất biến T cũng phải bị phá vỡ
trong quá trình này. Chẳng bao lâu sau, sự phá vỡ CP chỉ được tìm thấy trong ngành vật lí kaon.
Để giữ lại cơ chế của Gell-Mann và Pais, cần phải cho các hệ số trong công thức hỗn hợp của họ
những thành phần ảo nhỏ.

K S0 
1
2 1   2 
1  i  K 0
 1  i  K 0 
K L0 
1
2 1   2
 1  i  K 0
 1  i  K 0 
Nhanh chóng có một vài đề xuất cách giải thích hiệu ứng mới này. Lincoln Wolfenstein
[71] đưa ra một tương tác siêu yếu S = 2 có thể giải thích hiệu ứng đó. Nó chỉ tác động đến
phân hủy của các kaon, cho nên bất kì phân hủy nào khác vi phạm bất biến CP cũng sẽ bác bỏ đề
xuất này. Mất thêm chừng 35 năm nữa điều này mới được phát hiện ra trong các phân hủy B.
Các phép biến đổi CP trong một lí thuyết trường lượng tử
Chúng ta thấy từ công thức ở trên là để có các hiệu ứng vi phạm CP trong một lí thuyết
trường lượng tử, chúng ta phải có các thông số phức. Chúng ta thật sự có các trường phức nhưng
đồng thời yêu cầu các hằng số ghép đôi phức. Một phép biến đổi CP của một trường phức có thể
viết là
UCPUCP 1  ei *
trong đó  là một góc bất kì. Bây giờ giả sử số hạng tương tác có dạng
HV  gO  g * *O*
trong đó g là một hằng số ghép đôi và O là toán tử ba tuyến tính trong trường. Bây giờ chúng ta
hãy tiến hành một phép biến đổi CP trên số hạng này
UCP HVUCP 1  gei *O*  g *eiO
Bằng cách chọn góc sao cho
  2arg  g 
người ta nhận thấy tương tác đó bất biến cho dù là chúng ta bắt đầu với một hằng số ghép đôi
phức. Vì thế, để có một sự vi phạm CP, đòi hỏi có thêm nhiều trường và nhiều sự ghép đôi nữa.
Chúng ta phải kiểm tra xem các ghép đôi có còn là phức không khi chúng ta tiến hành định nghĩa
lại trường và sử dụng sự tự do trong các phép biến đổi CP. Từ đây, chúng ta thấy chúng ta không
thể có sự vi phạm CP trong lí thuyết Gell-Mann-Lévy-Cabibbo. Phải có thêm những trường khác
nữa.

© hiepkhachquay _ thuvienvatly.info _ Nobel 2008 (20)


Công trình của Kobayashi và Maskawa
Sau bước đột phá to lớn vào năm 1971, thế giới vật lí hạt trở nên tập trung vào Mô hình
Glashow-Salam-Weinberg. Cuối cùng đã có một lí thuyết trường lượng tử thỏa mãn tất cả những
yêu cầu mà nghiên cứu trước đó đã đặt ra cho một lí thuyết như thế. Đồng thời, nó có vẻ phù hợp,
và có thể tính được các hiệu chỉnh lượng tử. Tất nhiên, không hẳn đây đã là một mô hình chính
xác. Trong vòng một năm, nhiều lí thuyết có khả năng khác như vậy đã được xây dựng đều phù
hợp với dữ liệu thực nghiệm của thời kì đó. Chúng chỉ khác nhau ở kết quả của các hiệu chỉnh
lượng tử bậc cao trước đây không có khả năng kiểm tra. Lần này, năm 1972, hai nhà vật lí trẻ
người Nhật đến từ trường Nagoya của Sakata, Makoto Kobayashi và Toshihide Maskawa [72] đã
giải bài toán vi phạm CP, lần đầu tiên theo Mô hình Glashow-Salam-Weinberg. Vì họ đã biết
phép phân tích ở trên, nên họ nhận thấy họ phải mở rộng mô hình để cho một số hạng một hằng
số ghép đôi phức. Họ tập trung vào sự ghép đôi của các boson W với các trường quark. Dưới
dạng giản đồ, nó có dạng
gW  qi  1   5  q j
Một số hạng như vậy có thể có một hằng số ghép đôi phức hay không ? Họ bắt đầu bằng
cách nghiên cứu các mô hình với hai họ nhà quark. Họ nhận thấy không có cách nào đạt tới một
hằng số ghép đôi phức, tuy vậy, họ đã thử làm việc với các biểu diễn khác nhau dưới nhóm đối
xứng SU(2), trừ khi họ thêm các trường vô hướng mới. Cuối cùng, họ nghiên cứu một mô hình
có ba họ với các số lượng tử SU(2), khái quát hóa mô hình mà Salam và Weinberg đã sử dụng
cho các quark u, d và s

Sau đó, họ nhận thấy rằng qua một phép biến đổi đơn nhất của các quark d, s và q3, một
sự ghép đôi với một pha tự do thu được không thể hấp thụ trong số hạng khác đó.
Thật ra, đây là kết quả đã biết tới trong toán học kể từ khoảng năm 1950, nhưng tiếp xúc
giữa toán học và vật lí không lớn như trong khoảng năm 1970. Giả sử có hai vector với các thành
phần N

liên kết qua một ma trận đơn nhất U là QUq . Khi đó người ta có thể thực hiện cái gọi là phân
tích Iwasawa [73] sao cho U  D1VCKM D2 . Các ma trận D1 và D2 là ma trận chéo, và mỗi ma trận
chứa n pha. Các pha này có thể bị hấp thụ trong các trường quark. Một trong số chúng là pha
chung không thể quan sát được. Tổng mức độ tự do khi đó là VCKM và U có n2 độ tự do. Các ma
trận chéo D lấy đi 2n – 1 độ tự do. Vì thế, độ tự do còn lại cho VCKM là n2   2n  1   n  1 .
2

Khi n = 2, kết quả bằng 1 như trong trường hợp lí thuyết Gell-Mann-Lévy-Cabibbo. Trong
trường hợp n = 3, có bốn mức độ tự do có thể biểu diễn là ba góc và một pha. Trong không gian

© hiepkhachquay _ thuvienvatly.info _ Nobel 2008 (21)


ba chiều, chỉ có ba góc độc lập. Vì thế, mức độ tự do thứ tư phải là ảo. Kobayashi và Maskawa
viết các ma trận còn lại như sau

trong đó s1  sin 1 , c1  cos1 … và pha  được thấy rõ ràng. Góc 1 là góc Cabibbo. Khi trình
bày về hỗn hợp quark, ma trận đó thường được gọi tên là ma trận Cabibbo-Kobayashi- Maskawa
(CKM). Ngày nay, ma trận này được viết ở dạng hơi khác một chút, do Nhóm dữ liệu Hạt đề
nghị [58]

trong đó sij  sin ij , cij  cosij , i, j  1, 2,3. Một lần nữa, thực tế lí thuyết ba họ chứa sự vi phạm
CP được chứng kiến bởi sự có mặt của một góc pha không thể nào biến đổi ra ngoài. Một biểu
thức tiện lợi tổng kết điều kiện cho sự vi phạm CP sử dụng một toán tử đảo tích của các ma trận
khối lượng được đưa ra vào năm 1985 bởi Cecilia Jarlskog [74].
Sự xác nhận thực nghiệm của lí thuyết Kobayashi-Maskawa
Bài báo của Kobayashi-Maskawa được công bố vào hôm 01/09/1972. Lúc đó, chỉ có ba
quark được biết tới. Lí thuyết của họ chứa sáu quark và không được chú ý cho lắm vào khi ấy.
Có bằng chứng mạnh mẽ cho một quark thứ tư đã được nêu ra hồi năm 1970 bởi Sheldon
Glashow, Jean Iliopoulos và Luciano Maiani [75]. Có một vấn đề phát sinh với lí thuyết tồn tại
khi đó cho các tương tác yếu. Nó dẫn tới dòng trung hòa biến thiên lạ không nhìn thấy trong các
thí nghiệm. Ba tác giả đã đề xuất đưa ra một quark thứ tư gọi là quark duyên, c. Bằng cách đưa
ra quark này, người ta thu được hai họ đầy đủ và các dòng trung hòa biến thiên lạ thật sự ẩn kín.
Năm 1974, một hạt mới, khá nặng, hạt J/, thật sự được tìm thấy bởi Samuel Ting [76] và
Burton Richter [77] (Giải Nobel cho Richter và Ting năm 1976). Nó khá nhanh chóng được hiểu
là một trạng thái cc . Các hạt với một số lượng tử duyên đã được phát hiện ra vài năm sau đó.
Dấu hiệu của một lepton nặng mới bắt đầu xuất hiện năm 1975 và khám phá đã được thiết lập
vào năm 1977 [78] (Giải Nobel cho Martin Perl 1995). Kết quả này ngụ ý một họ nhà thứ ba của
các lepton. Ở giai đoạn này, bài báo của Kobayashi-Maskawa bắt đầu đi vào tiêu điểm chú ý, lúc
bắt đầu cho việc xây dựng mô hình nhưng đồng thời còn sớm cho các mục đích hiện tượng học.
Lúc này, bằng chứng cho thấy Mô hình Glashow-Salam-Weinberg thật sự là mô hình đúng cho
tương tác yếu và tương tác điện từ cũng đang được tích lũy. Đồng thời, năm 1977, Leon
Lederman (Giải Nobel 1988) và nhóm của ông đã tìm ra quark thứ năm, quark-b [79]. Mãi cho
đến năm 1994 thì quark thứ sáu, quark t, mới được khám phá [80].
Việc khám phá ra quark b và thời gian sống lâu của nó đưa đến những khả năng mới
kiểm tra sự vi phạm CP và chọn lựa giữa Mô hình KM và đề xuất của Wolfenstein. Quark b có
số lượng tử bằng như quark s, ngoại trừ số lượng tử cố hữu của nó. Các meson B trung hòa (có
một quark b) khi đó phải có tính chất CP giống như các kaon. Thật vậy, người ta cho rằng sự vi
phạm sẽ khá lớn đối với các phân hủy phi lepton tính trong Mô hình KM. Điều này dẫn tới việc

© hiepkhachquay _ thuvienvatly.info _ Nobel 2008 (22)


thành lập “xưởng B” tại SLAC ở Stanford và KEK ở Nhật Bản. Các chương trình hợp tác tương
ứng BaBar và Belle bây giờ đã đo được sự vi phạm CP phù hợp đặc biệt với mô hình [81] và
toàn bộ dữ liệu thực nghiệm ngày nay phù hợp một cách ấn tượng với mô hình [58]. Nó cho thấy
Tự nhiên tuân theo Mô hình Kobayashi-Maskawa để mô tả các tương tác yếu trong vật lí hạt.
Các thành phần sơ cấp của Tự nhiên có mặt trong ba họ, ít nhất là ở những năng lượng mà chúng
ta có thể đo, và cho phép một vi phạm CP phân biệt giữa vật chất và phản vật chất. Người ta đã
nhắc tới quá nhiều rằng mô hình đó cũng đã trải qua mọi phép kiểm tra lí thuyết mà các nhà vật
lí đặt ra.
Năm 1967, Andrei Sakharov [82] (Giải Nobel Hòa bình năm 1975) đã chỉ ra trong một
nghiên cứu nổi tiếng rằng sự vi phạm CP phải là nguyên nhân của sự bất đối xứng trong vũ trụ.
Vũ trụ có nhiều vật chất hơn phản vật chất. Sự vi phạm CP mà Mô hình KM gây ra hầu như chắc
chắn nhất không đủ để giải thích hiện tượng này. Để tìm nguồn gốc của sự vi phạm CP này,
chúng ta có thể phải vượt xa hơn Mô hình Chuẩn. Một mở rộng như thế cũng phải tồn tại vì
những nguyên do khác nữa. Người ta tin rằng ở những cao hơn nữa, các địa phận khác của các
hạt, quá nặng nên các máy gia tốc ngày nay không thể tạo ra chúng, sẽ làm tăng thêm cho mô
hình. Thật tự nhiên là các hạt này cũng sẽ gây ra các vi phạm CP và trong vũ trụ hỗn độn ngay
sau Big Bang, các hạt này có thể đã được tạo ra. Các hạt này là một bộ phận của vũ trụ sơ khai
nóng bỏng và có thể ảnh hưởng tới nó, bằng một cơ chế ngày nay chưa rõ, để bị thống trị bởi vật
chất. Chỉ nghiên cứu trong tương lai mới cho chúng ta biết bức tranh này có đúng hay không.
Tài liệu tham khảo
[1] H. A. Lorentz, “Electromagnetic Phenomena in a System Moving with any Velocity smaller than that of Light,”
Proc. Acad. Science Amsterdam 6 (1904) 809.
[2] H. Poincaré. “Sur la dynamiquie de l‟électron”, Rendiconti del Circolo matematico del Circolo di Palermo 21
(1906) 494.
[3] A. Einstein, “Zur Elektrodynamik bewegter Körper”, Annalen der Physik und Chemie 17 (1905) 891.
[4] W. Pauli, “Zur Quantenmechanik des magnetischen Elektrons”, Zeitschrift für Phys. 43 (1927) 601.
[5] E. Schrödinger, “Quantisierung als Eigenwertproblem”, Annalen de Physik, 79 (1926) 361.
[6] P.A.M. Dirac, “The Quantum Theory of the Electron”, Proc. Roy. Soc. A117 (1928) 610.
[7] E.P. Wigner, “On Unitary Representations of the Inhomogeneous Lorentz Group”, Annals of Math. 40 no 1
(1939) 149.
[8] O. Laporte, “ Zur Struktur des Eisensspectrum I”, Zeitschrift für Phys. 23 (1924) 135.
[9] E.P. Wigner, “Einige Folgerungen aus der Schrödingerschen Theorie für die Termstrukturen”, Zeitschrift für
Phys. 43 (1927) 624.
[10] C.D. Anderson, “The Positive Electron”, Phys. Rev. 43 (1933) 491.
[11] E.P. Wigner, “Über die Operation der Zeitumkehr in der Quantenmechanik,” Gött. Nachr. (1932) 546.
[12] J. Schwinger, “The Theory of Quantized Fields”, Phys. Rev. 82 (1951) 914.
[13] G. Lüders, Math. Phys. Medd. Kgl. Danske Akad. 28 (1954) 5; W. Pauli, in Niels Bohr and the Development of
Physics, ed. W. Pauli, Mc Graw-Hill (1955).
[14] J.S. Bell, “The Time Reversal in Field Theory”, Proc. Roy. Soc. A 231 (1955) 479.
[15] W.Heisenberg, “Über den Bau der Atomkerne I”, Zeitschrift für Phys. 77 (1932) 1.
[16] H. Weyl, “Electron und Gravitation I”, Zeitschrift für Phys. 56 (1929) 330.
[17] J. Chadwick, “The Existence of a Neutron” Proc. Roy. Soc. A 136 (1932) 692.
[18] R. P. Feynman, “Space-Time Approach to Quantum Electrodynamics”, Phys. Rev. 76 (1949) 769.
[19] J.S. Schwinger, “Quantum Electrodynamics. III: The Electromagnetic Properties of the Electron: Radiative
Corrections to Scattering”, Phys. Rev. 76 (1949) 790.
[20] S. Tomonaga, “On a Relativistically Invariant Formulation of the Quantum Theory of Wave Fields”, Prog.
Theor. Phys. 1 (1946) 27.
[21] F.J. Dyson, “The Radiation Theories of Tomonaga, Schwinger and Feynman”, Phys. Rev. 75 (1949) 486.
[22] E. Noether, “Invariante Variationsprobleme”, Nachr. d. König. Gesellschaft d. Wiss. Zu Göttingen, Math-Phys.
(Klasse 1918), 235.
[23] H. Yukawa, “On the Interaction of Elementary Particles”, Proc. Phys. Math. Soc. Jap. 17 (1935) 48.

© hiepkhachquay _ thuvienvatly.info _ Nobel 2008 (23)


[24] E. Fermi, “Trends to a Theory of Beta Radiation. (In Italian),” Nuovo Cim. 11 (1934) 1, “An attempt of a
theory of beta radiation. 1,” Z. Phys. 88 (1934) 161.
[25] W. Pauli, postcard to participants at a conference in Tübingen, (1930).
[26] M. Gell-Mann, “Isotopic Spin and New Unstable Particles,” Phys. Rev. 92 (1953) 833.
[27] T. Nakano and K. Nishijima, Progr. Theo. Phys. 10 (1953) 581.
[28] T. D. Lee and C. N. Yang, “Question of Parity Conservation In Weak Interactions,” Phys. Rev. 104 (1956) 254.
[29] C. S. Wu, E. Ambler, R. W. Hayward, D. D. Hoppes and R. P. Hudson, “Experimental Test of Parity
Conservation in Beta Decay,” Phys. Rev. 105 (1957) 1413; R. L. Garwin, L. M. Lederman and M. Weinrich,
“Observations of the Failure of Conservation of Parity and Charge Conjugation in Meson Decays: The Magnetic
Moment of the Free Muon,” Phys. Rev. 105, 1415 (1957); J. I. Friedman and V. L. Telegdi, “Nuclear Emulsion
Evidence for Parity Nonconservation in the Decay Chain π+- μ+-e+,” Phys. Rev. 105 (1957) 1681.
[30] P.A.M. Dirac, ”Forms of Relativistic Dynamics”, Rev. Mod. Phys. 21 (1949) 392.
[31] A. Salam, “On parity conservation and neutrino mass,” Nuovo Cim. 5 (1957) 299.
[32] L. D. Landau, “On The Conservation Laws For Weak Interactions,” Nucl. Phys. 3 (1957) 127.
[33] E.C.G. Sudarshan and R. E. Marshak, Proc. Padua Conference on Meson and Recently Discovered Particles,
(1957).
[34] R. P. Feynman and M. Gell-Mann, “Theory of the Fermi interaction,” Phys. Rev. 109, 193 (1958).
[35] S. Sakata, “On A Composite Model For The New Particles,” Prog. Theor. Phys. 16 (1956) 686.
[36] S. S. Gershtein and Y. B. Zeldovich, “Meson Corrections in the Theory of Beta Decay, Zh. Eksp. Teor. Fiz. 29
(1955) 698.
[37] M. Gell-Mann and M. Levy, “The Axial Vector Current In Beta Decay,” Nuovo Cim. 16 (1960) 705.
[38] Y. Nambu, “Axial Vector Current Conservation in Weak Interactions,” Phys. Rev. Lett. 4 (1960) 380.
[39] J. Bardeen, L.N. Cooper and J.R. Schrieffer, ” Theory of Superconductivity”, Phys. Rev. 108 (1957) 1175.
[40] Y. Nambu, ”Quasi-Particles and Gauge Invariance in the Theory of Superconductivity”, Phys. Rev. 117 (1960)
648.
[41] N.N. Bogoliubov, ”On a New Method in the Theory of Superconductivity”, J. of Exp. and Theor. Phys. 34
(1958) 58.
[42] P.W. Anderson, ”Coherent Excited States in the Theory of Superconductivity: Gauge Invariance and the
Meissner Effect”, Phys. Rev. 110 (1958) 827.
[43] W. Heisenberg, ”Zur Theorie des Ferromagnetismus”, Zeitschrift für Phys. 49 (1928) 619.
[44] Y. Nambu, “A „Superconductor‟ Model of Elementary Particles and its Consequencies”, Talk given at a
conference at Purdue (1960), reprinted in “Broken Symmetries, Selected Papers by Y. Nambu”, ed:s T. Eguchi and
K. Nishijima, World Scientific (1995).
[45] M. L. Goldberger and S. B. Treiman, “Decay of the pi meson,” Phys. Rev. 110 (1958) 1178.
[46] Y. Nambu and G. Jona-Lasinio, ”A Dynamical Model of Elementary Particles based on an Analogy with
Superconductivity I”, Phys. Rev. 122 (1961) 345; Y. Nambu and G. Jona-Lasinio, ”A Dynamical Model of
Elementary Particles based on an Analogy with Superconductivity II”, Phys. Rev. 124 (1961) 246;
[47] Y. Nambu and D. Lurié, ”Chirality Conservation and Soft Pion Production”, Phys. Rev. 125 (1962) 1429; Y.
Nambu and E. Shrauner, ”Soft Pion Emission Induced by Electromagnetic and Weak Interactions” Phys. Rev. 128
(1962) 862.
[48] M. Gell-Mann, “A Schematic Model Of Baryons And Mesons,” Phys. Lett. 8 (1964) 214.
[49] G. Zweig, “An SU3 Model for Strong Interaction Symmetry and its Breaking”, CERN Report 8419/TH.412,
(1964), unpublished.
[50] J. Goldstone, ”Field Theories with Superconductor Solutions”, Nuovo Cim. 19 (1961) 154.
[51] F. Englert and R. Brout, “Broken Symmetry and the Mass of the Gauge Vector Mesons”, Phys. Rev. Lett. 13
(1964) 321.
[52] P.W. Higgs, “Broken Symmetries and the Mass of the Gauge Bosons”, Phys. Rev. Lett. 13 (1964) 508.
[53] M.Y. Han and Y. Nambu, “Three-triplet Model with Double SU(3) Symmetry”, Phys. Rev. 139 (1965) B1006.
[54] G. ‟t Hooft, “Renormalizable Lagrangians for Massive Yang-Mills Fields,” Nucl. Phys. B 3 (1971) 167;
G. ‟t Hooft and M. J. G. Veltman, “Regularization And Renormalization of Gauge Fields,” Nucl. Phys. B 44 (1972)
189
[55] S. Weinberg, “A Model of Leptons,” Phys. Rev. Lett. 19 (1967) 1264.
[56] A. Salam, “Weak And Electromagnetic Interactions,” Originally printed in “N. Svartholm: Elementary Particle
Theory, Proceedings of The Nobel Symposium Held 1968 At Lerum, Sweden” (1968) 367-377.
[57] S. L. Glashow, “Partial Symmetries of Weak Interactions,” Nucl. Phys. 22 (1961) 579.
[58] The Particle Data Group, http://pdg.lbl.gov .
[59] D.J. Gross and F. Wilczek, “Ultraviolet Behavior of Non-Abelian Gauge Theories”, Phys. Rev. Lett. 30 (1973)
1343.

© hiepkhachquay _ thuvienvatly.info _ Nobel 2008 (24)


[60] H.D. Politzer, “Reliable Perturbative Results for Strong Interactions?”, Phys. Rev. Lett. 30 (1973) 1346.
[61] D.J. Gross and F. Wilczek, “Asymptotically Free Gauge Theories. 1,” Phys.Rev. D 8 (1973) 3633.
[62] H. Frizsch and M. Gell-Mann, “Current Algebra: Quarks and what else?” eConf C70906V2 (1972) 135.
[63] S. Weinberg, “Phenomenological Lagrangians,” Physica A 96 (1979) 327.
[64] M. Gell-Mann, “The Eightfold Way: A Theory of Strong Interaction Symmetry,” (1961) unpublished.
[65] Y. Ne‟eman, “Derivation of Strong Interactions from a Gauge iInvariance,” Nucl. Phys. 26 (1961) 222.
[66] M. Gell-Mann, “Symmetries of Baryons and Mesons,” Phys. Rev. 125 (1962) 1067.
[67] N. Cabibbo, “Unitary Symmetry and Leptonic Decays,” Phys. Rev. Lett. 10 (1963) 531.
[68] M. Gell-Mann and A. Pais, “Behavior of Neutral Particles under Charge Conjugation,” Phys. Rev. 97 (1955)
1387.
[69] A. Pais and O. Piccioni, “Note on the Decay and Absorption of the θ0,” Phys. Rev. 100 (1955) 1487.
[70] J. H. Christenson, J. W. Cronin, V. L. Fitch and R. Turlay, “Evidence For The 2 pi Decay of The k(2)0 Meson,”
Phys. Rev. Lett. 13 (1964) 138.
[71] L. Wolfenstein, “Violation of CP Invariance and the Possibility of Very Weak Interactions,” Phys. Rev. Lett. 13
(1964) 562.
[72] M. Kobayahsi and K. Maskawa, “CP Violation in the Renormalizable Theory of Weak Interactions”, Progr.
Theor. Phys. 49 (1973) 652.
[73] K. Iwasawa, “On some Types of Topological Groups”, Ann. Of Math, 50 (1949) 507.
[74] C. Jarlskog, “Commutator of the Quark Mass Matrices in the Standard Electroweak Model and a Measure of
Maximal CP violation”, Phys. Rev. Lett. 55 (1985) 1039.
[75] S. L. Glashow, J. Iliopoulos and L. Maiani, “Weak Interactions with Lepton-Hadron Symmetry,” Phys. Rev. D
2 (1970) 1285.
[76] J. J. Aubert et al. [E598 Collaboration], “Experimental Observation of A Heavy Particle J,” Phys. Rev. Lett. 33
(1974) 1404.
[77] J. E. Augustin et al. [SLAC-SP-017 Collaboration], “Discovery of a Narrow Resonance in e+ e- Annihilation,”
Phys. Rev. Lett. 33 (1974) 1406.
[78] M. L. Perl et al., “Evidence for anomalous lepton production in e+ e- annihilation,” Phys. Rev. Lett. 35 (1975)
1489.
[79] S. W. Herb et al., “Observation of a dimuon resonance at 9.5-GeV in 400-GeV proton - nucleus collisions,”
Phys. Rev. Lett. 39 (1977) 252.
[80] F. Abe et al. [CDF Collaboration], “Observation of Top Quark Production in pp Collisions,” Phys. Rev. Lett. 74
(1995) 2626 [arXiv:hep-ex/9503002];
S. Abachi et al. [D0 Collaboration], “Observation of the Top Quark,” Phys. Rev. Lett. 74 (1995) 263 [arXiv:hep-
ex/9503003].
[81] B. Aubert et al. [BABAR Collaboration], “Measurement of the CP-violating Asymmetry Amplitude sin 2β ,”
Phys. Rev. Lett. 89 (2002) 201802 [arXiv:hep-ex/0207042]; K. Abe et al. [Belle Collaboration], “An Improved
Measurement of Mixing-induced CP violation in the Neutral B Meson System. ((B)),” Phys. Rev. D 66 (2002)
071102 [arXiv:hep-ex/0208025].
[82] A. D. Sakharov, “Violation of CP Invariance, C Asymmetry, and Baryon Asymmetry of the Universe,” Pisma
Zh. Eksp. Teor. Fiz. 5 (1967) 32 [JETP Lett. 5 1967, SOPUA,34,392-393.1991, UFNAA,161,61-64.1991, 24].

nghiemth17617@kiengiang.edu.vn

An Minh, ngày 14/10/2008


(theo nobelprize.org)

© hiepkhachquay _ thuvienvatly.info _ Nobel 2008 (25)

You might also like