You are on page 1of 5

Đoàn viên thanh niên và nhiều người đều thuộc lời dạy của Bác Hồ với thanh niên

“Không có
việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, ...
Tác giả Trần Thị Lợi kể lại câu chuyện về Bác Hồ rằng “ở Việt Bắc, mỗi lầnBác đi công tác
thường có hai đồng chí đi cùng. Sợ Bác mệt hai đồng chí muốn mang hộ ba lô cho Bác. Bác nói
“Điđường rừng leo núi ai cũng mệt, tập trung cho một người mang thì người đó càng chóng mệt,
chi bằng chia ra mỗi người mang một ít. Khi mọi thứ được chia đều vào ba chiếc ba lô rồi Bác
còn hỏi “Các chú chia đều rồi chứ?” “Thưa bác đều rồi ạ”. Đi được một đoạn, Bác đến chỗ đồng
chí bên cạnh xách chiếc ba lô lên “ Sao ba lô của chú nặng hơn ba lô của Bác?” Bác nhất định
đòi mở ba chiếc ba lô ra chia lại và nói “Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con
người.”
(Tác phẩm “Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh.
NXB Chính trị Quốc gia. H. 2007).

Trong cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ luôn quan
tâm đến sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam. Bác đã dành rất nhiều tâm huyết cho việc
tổ chức, dẫn dắt các thế hệ thanh niên đến với cách mạng, tham gia vào quá trình đấu
tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc…

Cuối năm 1924, sau khi tham dự Quốc tế Cộng sản từ Liên Xô về, Bác Hồ đã tới Quảng Châu
(Trung Quốc), trực tiếp lựa chọn những thanh niên ưu tú trong tổ chức “Tâm tâm xã” và một số
thanh niên có chí hướng và tinh thần cách mạng trong nước vừa vượt biên giới sang Trung
Quốc, để mở các lớp huấn luyện chính trị, trang bị cho họ những bài học về kiến thức cách
mạng, về chủ nghĩa Mác - Lê nin, về những phương pháp đấu tranh cách mạng; đào tạo họ trở
thành những cán bộ cốt cán cho phong trào cách mạng trong nước sau này. Những thanh niên
cách mạng ưu tú trên đồng thời đã là những hạt nhân để tiến tới việc thành lập Việt Nam Thanh
niên cách mạng đồng chí Hội, tiền thân của Đảng Cộng sản Việt nam sau này.

Luôn nhấn mạnh đến việc học tập, vấn đề cốt lõi để các thế hệ thanh niên trang bị cho mình sự
hiểu biết, vốn kiến thức, một trong những điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho các thế hệ thanh
niên có thể tham gia hoạt động cách mạng, phấn đấu cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân
tộc; trong thời gian hoạt động bận rộn nhất trong những ngày chuẩn bị cho cao trào cách mạng
trong nước, Bác Hồ vẫn dành thời gian chỉ đạo thành lập “Hội truyền bá Quốc ngữ” để tổ chức
dạy học chữ quốc ngữ và tạo ra phong trào sâu rộng, vận động các tầng lớp nhân dân, đặc biệt
là các thế hệ thanh thiếu niên tham gia học tập chữ quốc ngữ; nhờ đó giúp thế hệ trẻ nhanh
chóng tiếp cận sách báo cách mạng, có đủ kiến thức để làm hành trang tham gia phong trào
cách mạng và sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Đồng thời với việc nhấn mạnh đến vấn đề học tập của các thế hệ thanh, thiếu niên, Bác Hồ cũng
đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục đạo đức cách mạng cho họ. Theo Bác, bên cạnh việc có đủ
trình độ, kiến thức để có thể tham gia cách mạng, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thì thế
hệ trẻ cũng không thể thiếu việc tu dưỡng và rèn luyện đạo đức cách mạng. Bởi nếu không có
đạo đức cách mạng thì không thể trở thành người cách mạng chân chính, và không thể phục vụ
tốt cho dân, cho nước. Trong bài phát biểu của mình tại Hội nghị Cán bộ toàn miền Bắc (tháng 9-
1962), Bác đã nhấn mạnh: “Thanh niên cần phải luôn luôn rèn luyện đạo đức cách mạng” Người
cũng chỉ rõ: “Đạo đức cách mạng có thể tóm tắt như sau: Trọn đời trung thành với sự nghiệp
cách mạng, với Đảng, với giai cấp”. Riêng đối với thanh niên, Bác dặn thêm: Phải không sợ khổ,
không sợ khó, thực hiện đâu cần thanh niên có, việc khó có thanh niên, gặp gian khổ phải đi lên
phía trước, khi hưởng thụ phải hưởng thụ sau mọi người.

Trong những năm miền Bắc nước ta bước vào thời kỳ xây dựng đất nước, xây dựng hậu
phương lớn, tất cả cho tiền tuyến miền Nam trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước, Bác
Hồ càng nhấn mạnh đến việc giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ, trang bị cho họ những kiến thức khoa
học tiên tiến để trở thành chủ nhân của đất nước, giúp họ có thể làm chủ các tiến bộ khoa học kỹ
thuật, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn đấu tranh mới.
Căn dặn thanh niên cần vươn lên, làm chủ khoa học kỹ thuật để phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Bác nhấn mạnh: “Nếu không chịu khó học tập thì không tiến bộ mà
chỉ có thoái bộ. Xã hội ngày càng phát triển, công việc ngày càng phức tạp, máy móc ngày càng
tinh xảo. Mình mà không chịu học tập thì sẽ bị lạc hậu, mà lạc hậu cũng chính là bị đào thải, tự
mình đào thải mình”. Người viết thư căn dặn thế hệ trẻ “cần ra sức học tập nâng cao trình độ
chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật và quân sự để có thể cống hiến ngày càng nhiều cho Tổ
quốc, cho nhân dân”.

Bác nói"Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà
phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho lợi ích nước nhà nhiều
hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?".

Thấm nhuần lời dạy của Bác, ngày nay hơn lúc nào hết, khi toàn Đảng toàn dân ta đang triển
khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, thực hiện cuộc vận động “Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các thế hệ thanh thiếu niên cần ra sức rèn luyện,
học tập nâng cao mọi mặt trình độ, kiến thức, làm chủ khoa học công nghệ, đặc biệt là trau dồi,
tu dưỡng đạo đức cách mạng, trở thành những người “Vừa hồng vừa chuyên” như lời Bác dạy,
để xứng đáng là những chủ nhân của đất nước trong thời kỳ mới.

Chú còn trẻ, chú vào hầm trú ẩn trước đi

Một ngày tháng 7-1967 ở Hà Nội, đồng chí Mai Văn Bộ được Bác Hồ gọi đến mời cơm tiễn chân
trước khi đồng chí lên đường đi Paris nhận nhiệm vụ Tổng đại diện Chính phủ ta bên cạnh Chính
phủ Pháp.

Trong bữa cơm, Bác kể chuyện về khu Luýcxămbua, Môngpacnát, nơi Bác có nhiều kỷ niệm. Bác
nói Bác rất yêu Paris, Paris đã dạy cho Người nhiều điều...

Bỗng tiếng còi báo động rú lên. Một chiến sĩ bảo vệ yêu cầu Bác và các đồng chí khác xuống hầm.
Ít phút sau đã nghe tiếng đạn nổ.

- Thưa Bác, tác chiến báo cáo chúng nó đánh cầu Long Biên. Mời Bác vào hầm trú ngay cho.

Bác quay lại đồng chí Bộ, nói:

- Bác già rồi, chẳng bom đế quốc nào ném đâu. Chú còn trẻ, chú cần vào hầm trú ẩn trước.

Rồi Bác đẩy đồng chí Bộ đi trước, sau đó đến đồng chí Phạm Văn Đồng, đồng chí cảnh vệ.

Bác là người vào hầm trú ẩn sau cùng.

5 ÐIỀU BÁC HỒ DẠY THANH NIÊN (2/9/1965)

1. Phải luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng. Trung với nước, hiếu
với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ
thù nào cũng đánh thắng. Không sợ gian khổ, hy sinh, hăng hái thi đua
tăng gia sản xuất và anh dũng chiến đầu, xung phong đi đầu trong sự
nghiệp chống mỹ, cứu nước.

2. Phải tin tưởng sạu sắc ở lực lượng và trí tuệ của tập thể, của
nhân dân. Tăng cường đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau. Nâng cao ý thức tổ
chức và kỷ luật. Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tự do.

3. Luôn luôn trao dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn và giản dị.
Chống kiêu căng, tự mãn. Chống lãng phí, xa hoa. Thực hành tự phê
bình và phê bình nghiêm chỉnh để giúp nhau cùng tiến bộ mãi.

4. Ra sức học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ
thuật và quân sự để cống hiến ngày càng nhiều cho Tổ quốc, cho nhân
dân.

5. Luôn luôn chú ý dìu dắt và giáo dục thiếu niên và nhi đồng, làm gương
tốt về mọi mặt cho đàn em noi theo.
5 điều này được Bác viết trong "Thư gửi Thanh niên" ngày 2/9/1965.
THƯ GỬI THANH NIÊN
Các cháu thanh niên thân mến,
Ngày 2 tháng 9 năm nay, chúng ta chúc mừng lần thứ 20 Cách mạng Tháng Tám thành
công và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà 20 tuổi. Nhiều cháu thanh niên gái và trai
năm nay cũng vừa đúng hoặc xấp xỉ tuổi 20.

Nhân dịp này, Bác thân ái chúc mừng các cháu thanh niên trong cả nước và Bác có mấy
lời nhắn nhủ các cháu như sau:

Hai mươi năm trước đây, thực dân Pháp cùng bọn vua quan phong kiến còn thống trị
nước ta, dân ta còn là những người nô lệ.

Cách mạng Tháng Tám thành công đã giải phóng 25 triệu đồng bào ta. Nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà thành lập là Nhà nước đầu tiên của nhân dân ta. Từ đó nhân dân ta
làm chủ đất nước của mình, cùng nhau ra sức xây dựng cuộc đời độc lập, tự do, hạnh
phúc.

Nhưng thực dân Pháp lại đến xâm lược nước ta một lần nữa. Đồng bào cả nước ta từ
Nam đến Bắc đã kháng chiến cực kỳ anh dũng trong suốt chín năm. Cuối cùng chúng ta
đã đánh thắng thực dân Pháp và bè lũ bù nhìn. Hoà bình được lập lại. Miền Bắc nước ta
được hoàn toàn giải phóng đã chuyển sang một giai đoạn mới: Giai đoạn Cách mạng Xã
hội chủ nghĩa.

Mười một năm qua, miền Bắc ta xây dựng không ngừng, ngày càng đổi mới. Chúng ta
đã xoá bỏ chế độ người bóc lột người, nhân dân lao động hoàn toàn làm chủ cuộc đời
của mình, cùng nhau xây dựng chủ nghĩa xã hội và đã thu được nhiều thành tích rực rỡ.

Trong sự nghiệp vĩ đại ấy, thanh niên ta ở miền Bắc được sự giáo dục của Đảng và sự dìu
dắt của Đoàn đã tỏ ra rất xứng đáng là thế hệ của Cách mạng Tháng Tám vẻ vang. Đại đa
số các cháu thanh niên đều hăng hái thi đua trên mọi mặt trận: nông nghiệp, công nghiệp,
quốc phòng, khoa học kỹ thuật, giáo dục, văn hoá, y tế, v.v...

Cũng trong mười một năm qua, dưới ách thống trị tàn bạo của đế quốc Mỹ và bè lũ tay
sai, đồng bào miền Nam ta đã chiến đấu vô cùng anh dũng, ngày nay đang liên tiếp đánh
mạnh kẻ địch trên khắp các chiến trường và đã giành được nhiều thắng lợi vẻ vang.

Hơn một năm nay, đế quốc Mỹ và bọn tay sai càng điên cuồng đẩy mạnh chiến tranh ở
miền Nam và mở rộng chiến tranh đến miền Bắc, gây thêm đau thương tang tóc cho
đồng bào ta. Quân và dân ta ở cả hai miền một lòng chống Mỹ, cứu nước, đã chiến đấu
anh dũng vô cùng, càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng.

Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước hiện nay, theo tiếng gọi của Tổ quốc, thanh niên
cả nước ta càng giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều
thành tích xuất sắc.

You might also like