You are on page 1of 9

Đỗ Thị Hoa Lớp Cao học 13A

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC


HÀNH CHÍNH
I. KHÁI NIỆM VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Khái niệm thủ tục hành chính
Để đảm bảo hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước có hiệu lực,
hiệu quả, pháp luật quy định về cơ cấu tổ chức, thẩm quyền và trình tự thực
hiện thẩm quyền của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức trong việc giải
quyết các nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước nhằm giải quyết các công việc
thuộc nội bộ nhà nước, các công việc liên quan đến công dân và tổ chức công
dân.
Tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về trình tự thực hiện thẩm quyền
của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết nhiệm vụ của nhà nước tạo
thành một hệ thống quy phạm thủ tục. Các quy phạm thủ tục này là nhưng
quy tắc bắt buộc các cơ quan nhà nước cũng như cán bộ công chức nhà nước
phải tuân theo trọng giải quyết cộng việc thuộc thẩm quyền của mình.
Vậy: Thủ tục hành chính là trình tự thực hiện thẩm quyền của các cơ quan
hành chính nhà nước hoặc cá nhân, tổ chức được uỷ quyền quản lý nhà nước
trong việc giải quyết các công việc của nhà nước nhằm thi hành nghĩa vụ
quản lý hành chính, đảm bảo công vụ nhà nước và phục vụ nhân dân
2. Đặc điểm của thủ tục hành chính
- Được Luật Hành chính quy định chặt chẽ, toàn bộ các quy phạm pháp luật
về thủ tục hành chính tạo thành chế định quạn trọng của Luật Hành chính.
- Thủ tục hành chính được phân biệt với thủ tục tố tụng của Toà án và phần
lớn nằm ngoài thẩm quyền của Toà án
- Chỉ các hoạt động quản lý hành chính nhà nước được quy phạm thủ tục
hành chính điều chỉnh mới là thủ tục hành chính. Hiện nay, các quy phạm
pháp luật quy định về thủ tục hành chính ngày càng được quy định cụ thể,
chặt chẽ, rõ ràng theo hướng cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo xây

1
Đỗ Thị Hoa Lớp Cao học 13A

dựng nền hành chính trong sạch, hiệu lực, hiệu quả trong điều kiện xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
3. Các loại thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính được chia thành ba nhóm: thủ tục nội bộ, thủ tục liên hệ,
thủ tục văn thư.
- Thủ tục hành chính nội bộ là trình tự thực hiện các công việc nội bộ cơ
quan nhà nước, bao gồm: Thủ tục ban hành quyết định; thủ tục khen
thưởng - kỷ luật; thủ tục thành lập các tổ chức, thi tuyển, bổ nhiệm cán
bộ, công chức nhà nước.
- Thủ tục hành chính liên hệ là trình tự các cơ quan hành chính, công chức,
công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện hoạt động áp dụng pháp
luật. Thủ tục hành chính liên hệ rất đa dạng, thủ tục này bao gồm:
+ Thủ tục giải quyết các yêu cầu, đề nghị của công dân, tổ chức. Đó là thủ
tục kiến nghị, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; thủ tục giải quyết
các yêu cầu của các cơ quan, tổ chức khác của nhà nước;
+ Thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính, việc áp dụng các
biện pháp cưỡng chế hành chính pảhi đc pháp luật quy định chặt chẽ để
tránh lạm quyền, xâm phạm đến các quyền, lợi ích hợp pháp của công
dân, tổ chức. Đó là thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính;
thủ tục xử phạt vi phạm hành chính; thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý
hành chính khác;
- Thủ tục văn thư là trình tự tiến hành các hoạt động lưu trữ, xử lý, cung
cấp công văn giấy tờ và đưa ra các quyết định dưới các hình thức văn bản.
Thủ tục văn thư mang nhiều tính chất kỹ thuật nghiệp vụ hành chính, đòi
hỏi quá trình thực hiện phải tỉ mỉ, đúng thể thức, trình tự các bước tiến
hành.
Tóm lại, việc phân nhóm các thủ tục hành chính căn cứ vào tính chất hoạt
động của các cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình giải quyết công
việc của nhà nước và của công dân như trên chỉ có tính chất tương đối và để

2
Đỗ Thị Hoa Lớp Cao học 13A

nghiên cứu; còn trên thực tế, các thủ tục hành chính có sự đan xen, thống
nhất với nhau, đảm bảo hoạt động quản lý hành chính nhà nước thống nhất,
thông suốt, có hiệu lực và hiệu quả.
4. Các giai đoạn của thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính là tổng thể các hoạt động mang tính thủ tục diễn ra theo
trình tự thời gian, vì vậy, có thể chia ra thành các giai đoạn sau:
- Thủ tục ban hành văn bản quy phạm, thủ tục áp dụng các biện pháp phòng
ngừa hành chính, ngăn chặn hành chính có những đặc điểm riêng, được
xem xét trong các quy định về trách nhiệm hành chính, văn bản quản lý
hành chính…
- Thủ tục giải quyết các vụ việc cá biệt cụ thể, bao gồm các thủ tục xử phạt
vi phạp hành chính, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo đều có những nét
chung đó là các thủ tục đều được thực hiện trong phạm vi hoạt động quản
lý hành chính nhà nước, được tiến hành chủ yếu bởi cơ quan hành chính
nhà nước, có tính thống nhất về cơ cấu tổ chức.
II. CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Trong giai đoạn hiện nay, pháp luật tố tụng hành chính được thể hiện phần
lớn và chủ yếu các nội dung cơ bản trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ
án hành chính. Vì vậy khi nghiên cứu về thủ tục hành chính cũng nhưng cải
cách thủ tục hành chính chúng ta không thể không nghiên cứu đến nội dung
của pháp lệnh này.
1. Những nội dung chủ yếu và nhưng bất cập của Pháp lệnh thủ tục giải

quyết các vụ án hành chính


a. Những nội dung và bất cập trong các quy định về thủ tục tiền tố tụng
Khác với trước đây, theo quy định của pháp luật hiện hành, cá nhân, tổ chức
hoàn toàn có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại toà sau khi đã thực hiện
khiếu nại lần đầu, nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà
không đồng ý và không khiếu nại lên cơ quan nhà nước tiếp theo, hoặc hết
thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầumà không trả lời khiếu nại và không

3
Đỗ Thị Hoa Lớp Cao học 13A

khiếu nại lên cơ quan nhà nước tiếp theo. Ngay cả cá nhân, tổ chức đã khiếu
nại lần thứ 2, nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần thứ 2 mà không
đồng ý hoặc hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần thứ 2 theo quy định của
pháp luật mà không trả lời đơn khiếu nại thì cá nhân, tổ chức đó vẫn có
quyền khởi kiện tại toán án nhân dân có thẩm quyền. Tuy nhiên, trong một số
trường hợp cụ thế như khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai, khiếu
kiện quyết dịnh kỉ luật buộc thôi việc thì cá nhân, tổ chức chỉ có quyền khởi
kiện sau khi đã nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, hoặc
quyết định giải quyết khiếu nại lần thứ 2 mà không đồng ý với quyết định đó.
b. Những nội dung và bất cập trong các quy định về thời hiệu khởi kiện

Pháp lệnh sửa đổi năm 2006 ngoài việc quy định thời hiệu chung cho mọi vụ
án là 30 ngày hoặc 45 ngày, Pháp lệnh còn quy định thời hiệu riêng cho từng
trường hợp cụ thể nhằm đảm bảo sự phù hợp với pháp luật hiện hành. Quy
định nhiều loại thời hiệu khởi kiện như vậy tạo ra sự phức tạp khi cá nhân, tổ
chức cấp hành pháp luật. Nên chăng chỉ quy định một loại thời hiệu khởi
kiện thì sẽ thuận lợi hơn trong việc chấp hành pháp luật của công dân. Điều
này cũng thể hiện tính khoa học của pháp luật tố tụng hành chính.
c. Những nội dung và bất cập trong các quy định về thẩm quyền xét xử các

loại việc
Pháp lệnh đã liệt kê 22 loại việc khác nhau thuộc thẩm quyền xét xử của toà
án. Việc mở rộng phạm vi thẩm quyền xét xử của toà án nhân dân là bước
phát triển mới của luật tố tụng hành chính. Tuy nhiên, đã đến lúc chúng ta
không nên liệt kê các loại việc, bởi các tranh chấp hành chính ngày càng đa
dạng, diễn biến phức tạp và ngày càng xảy ra nhiều trong quản lý hành chính
nhà nước. Chính vì vậy, pháp luật tố tụng hành chính nên quy định thẩm
quyền xét xử của toà án nhân dân bằng cách loại trừ các loại việc không
thuộc thẩm quyền xét xử hành chính của toàn án. Trên thế giới, rất nhiều
quốc gia đã sử dụng phương pháp loại trừ này để quy định về thẩm quyền xét

4
Đỗ Thị Hoa Lớp Cao học 13A

xử loại việc của toà án. Đó là các quy định mang tính khoa học, ít xảy ra mâu
thuẫn với các văn bản pháp luật ban hành sau.
Ngoài ra, các quy định về giai đoạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và các vấn đề
khác có liên quan cũng đã được Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn
với thực tiễn xét xẻ trong giai đoạn hiện nay
d. Những nội dung và bất cập trong các quy định về đối tượng khởi kiện
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính sửa đổi đã quy định đối
tượng khởi kiện vụ án hành chính là quyết định hành chính và hành vi hành
chính. Tuy nhiên, ngoài hai đối tưọng trên, Pháp lệnh còn quy định thêm đối
tượng khởi kiện là quyết định kỉ luật buộc thôi việc đối với cán bộ, công
chức. Về quy định mới này chúng tôi cho rằng không cần thiết mà chỉ cần coi
đó là một loại việc xét xử của toà án quy định tại Điều 11 Pháp lệnh là được.
Bởi lẽ, xét về mặt lí luận, quyết định kỉ luật buộc thôi việc cũng là quyết định
hành chính. Do vậy, nếu quy định như vậy, sẽ khiến người đọc hiểu quyết
định kỉ luật buộc thôi việc và quyết định hành chính là 2 loại khác nhau.
Ngoài ra, quyết định hành chính tại Pháp lệnh sửa đổi năm 1998 cũng được
định nghĩa khác với quyết định hành chính tại Pháp lệnh năm 1996. Theo
Pháp lệnh này thì quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ
quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành
chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ
thể… Điểm mới này là bước thụt lùi so pháp Pháp lệnh năm 1996. Bởi lẽ,
theo các định nghĩa mới này sẽ mâu thuẫn với điều 12 Pháp lệnh sửa đổi năm
1998 khi xác định thẩm quyền xét xử của toà án nhân dân cấp tỉnh không chỉ
đối với quyết định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước mà còn của
toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, Văn phòng Chủ tịch nước… Cách
định nghĩa về quyết định hành chính như Pháp lệnh năm 1996, không tạo ra
sự mâu thuẫn này. Ngoài ra, tại Nghị quyết số 03/HĐTPTANDTC năm 2003
còn quy định rằng quyết định hành chính là đối tượng khởi kiện phải là quyết
định hành chính lần đầu.

5
Đỗ Thị Hoa Lớp Cao học 13A

e. Những nội dung và bất cập trong các quy định về người tham gia tố tụng
Pháp lệnh đã xác định người tham gia tố tụng hành chính gồm: Người khởi
kiện, người bị kiện, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và người tham gia
tố tụng khác. So với Pháp lệnh cũ thì Pháp lệnh sửa đổi đã không dùng thuật
ngữ bên bị kiên mà gọi là người bị kiện. Sự thay đổi ngày thể hiện tính cụ thể
hơn trong từng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, từ
cách định nghĩa “người bị kiện” trong Pháp lệnh đã dẫn đến trong thực tiến
xét xử không có sự đồng nhất khi xác định người bị kiện. Đặc biệt là việc xác
định người bị kiện trong trường hợp nào là tổ chức, trường hợp nào là cá
nhân thì Pháp lệnh không quy định cụ thể, do vậy rất khó xác định. Theo
Pháp lệnh sửa đổi năm 1998 thì người bị kiện trong vụ án hành chính là
người có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện. Như vậy, người
có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện có thể là người trực tiếp
kí ban hành quyết định hành chính, trực tiếp thực hiện hành vi hành chính
nhưng cũng có thể là người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính,
có thẩm quyền tổ chức thực hiện hành vi hành chính theo quy định của pháp
luật
2. Giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về thủ tục hành

chính.
- Quy định về thẩm quyền tại điều 11 Pháp lệnh sửa đổi năm 2006 nhưng
hiện nay là không khoa học, khá rườm rà. CHúng toà án loại trừ những
loại việc không thuộc thẩm quyền của toà án mà không nên liệt kê như
pháp luật hiện hành
- Về điều kiện khởi kiện, cụ thể là điều tiện tiền tố tụng nên quy định một
cách thống nhất ở tất cả các vụ án; cần quy định giải quyết khiếu nại trong
thời gian ngắn nhất và thời hiệu khơi kiện dài hơn để người dân có nhiều
cơ hội thực hiện quyền khởi kiện
- Về khoảng thời gian xác định thời hiệu khởi kiện cũng nên có sự thống
nhất chung ở tất cả các trường hợp. Tránh hiện tượng quy định quá nhiều

6
Đỗ Thị Hoa Lớp Cao học 13A

khoảng thời hiệu cho các loại việc khác nhau như hiện nay gây ra sự phức
tập trong hoạt động áp dụng pháp luật
- Về tổ chức, hiện nay, thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính thuộc về
toà án hành chính của thẩm phán hành chính trong hệ thống toà án nhân
dân. Điều này đã tạo ra sự không khác quan khi xét xử hành chính. Bởi
toà án nhân dân địa phương bao giờ cũng chịu sự lệ thuộc nhất định về
quản lí hành chính nhà nước với cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương. Do vậy, phán quyết của các thẩm phán hành chính sẽ bị chi phối
bởi các quan hệ quản lí hành chính nhà nước. Khắc phục tình trạng này,
chúng toà án nên thành lập hệ thống toà án hành chính độc lập theo khu
vực chuyên xét xử các vụ án hành chính sẽ đẩm bảo hoạn động xét xử
hành chính khách quan và không bị lệ thuộc vào cơ quan quản lí. Về vấn
đề này, hiện nay, Đảng và Nhà nước toà án đang có chủ trương thiếp lập
cơ quan tài quán hành chính trực thuộc Chính phủ chuyên giải quyết các
tranh chấp hành chính. Vậy liệu khi cơ quan tài phán hành chính ra đời thì
thì sự tồn tại của toà hành chính với tư cách là cơ quan tư pháp giải quyết
khiếu kiện hành chính sẽ bị tác động thế nào
Ngoài những công tác nhằm sửa đổi Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ
việc hành chính kế trên. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải có sự
thay đổi điều chỉnh về việc áp dụng pháp luật trên thực tế cũng như cần xem
xét lại cơ chế hành chính, đặc biệt là về thủ tục hành chính.
- Các thủ tục hành chính hiện này mặc dù đã có nhiều cải cách đáng ghi
nhận, song trong một số trường hợp, các thủ tục hành chính vẫn đòi hỏi
quá nhiều giấy tờ, điều này gây rất nhiều phiền hà cho nhân dân
- Các thủ tục hành chính vẫn còn rất rườm ra, nhiều khâu trung gian không
cần thiết
- Nên chăng, tại mỗi cơ quan tiếp đón người dân đến làm thủ tục hành
chính cần có một đội ngũ cán bộ công chức chuyên làm nhiệm vụ hướng
dẫn nhân dân thực hiện các thủ tục hành chính. Vì lý do, người dân khi

7
Đỗ Thị Hoa Lớp Cao học 13A

đến các cơ quan hành chính có thẩm quyền để thực hiện quyền và nghĩa
vụ của mình thì đa phần là họ không nắm vững các bước trong thủ tục
hành chính, chính vì lẽ đó đã gây tâm lý hoang mang trong người dân.
Thậm chí nhiều người dân phải “chạy ngược, chạy xuôi” để lo thủ tục
hành chính do sự hướng dẫn thiếu tận tình đầy đủ của các cán bộ, công
chức hành chính.
- Xây dựng quy chế công vụ và quy chế phối hợp giữa các cơ quan, công
chức có trách nhiệm giải quyết công việc của dân và thực hiện nguyên tắc
“một cửa” để mọi hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính cũng
nhưng của người dân được diễn ra dễ dàng, thông suốt và có tính hệ thống
- Chỉnh đốn thái độ và năng lức công tác của một bộ phận cán bộ, công
chức. Trên thực tế, rất nhiều cán bộ, công chức có thẩm quyền trong các
hoạt động hành chính có thái độ hạch sách, cửa quyền, quan liêu trong các
hoạt động của mình…

8
Đỗ Thị Hoa Lớp Cao học 13A

MỤC LỤC

You might also like