You are on page 1of 4

Nhóm 1 – A1K61

Đề cương Seminar Kinh tế chính trị


Chủ đề 1:
1. Vai trò của tăng trưởng kinh tế (TTKT)?
2. Mối quan hệ giữa TTKT, phát triển kinh tế (PTKT) và tiến bộ xã hội (TBXH)?
3. Tình hình thực tiễn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay?


1. Vai trò của TTKT
a. Khái niệm: TTKT là sự gia tăng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) trong 1 thời gian nhất định (thường tính là 1 năm)
- Chỉ tiêu biểu hiện: tỷ lệ tăng GNP, GDP của thời kỳ sau so với thời kỳ trước:
GNP1 – GNP0 GDP1 – GDP0
.100% hoặc .100%
GNP0 GDP0
- Do có sự biến động về giá cả, xét về mặt giá trị mà phân định ra:
+ TTKT danh nghĩa
+ TTKT thực tế
b. Vai trò của TTKT
* Mặt tích cực của TTKT
- Là điều kiện cần thiết đầu tiên để khắc phục tình trạng đói nghèo, lạc hậu, để cải thiện
và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân
- Là điều kiện vật chất tạo công ăn việc làm cho người dân, giảm tỷ lệ thất nghiệp và
nâng cao mức sống của người dân
- Là tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng
* Mặt tiêu cực của TTKT
- TTKT quá mức → lạm phát, làm cho nền KTXH kém bền vững
- TTKT quá thấp → ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống KT – CT – XH
* Kết luận
- Cần TTKT hợp lý: TTKT phù hợp với khả năng của đất nước trong mỗi thời kỳ nhất
định
- Cần xác định mức TTKT hợp lý để đảm bảo cho nên KT ở trạng thái tăng trưởng bền
vững
- Cần gắn liền TTKT với bảo vệ môi trường và TBXH
c. Các nhân tố ảnh hưởng tới TTKT
- Vốn: thể hiện ở mức vốn đầu tư, các yếu tố đầu vào và hiệu suất sử dụng
- Con người: là nhân tố cơ bản của TTKT bền vững bởi vì:
+ Tài năng, trí tuệ của con người là vô hạn, còn vốn và tài nguyên thiên nhiên… là
hữu hạn
+ Con người sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật và sử dụng chúng để sản xuất
- KHCN: tạo nguồn tích lũy lớn để đầu tư cho TTKT nhanh và bền vững, trở thành LLSX
trực tiếp và là động lực của TTKT
- Cơ cấu KT: nếu hợp lý sẽ phát huy thế mạnh, tiềm năng, các yếu tố SX của đất nước có
hiệu quả và ngược lại
- Thể chế chính trị và quản lý Nhà nước: thể chế chính trị ổn định và tiến bộ cùng với
quản lý có hiệu quả của Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho TTKT nhanh và bền vững
=> Kết luận: yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất, bởi vì đây là yếu tố quyết định
cho toàn bộ các yếu tố còn lại. Đầu tư cho phát triển chính là phát huy yếu tố con người
bằng phát triển giáo dục, y tế…
2. Mối quan hệ giữa TTKT, PTKT và TBXH
a. Mối quan hệ giữa TTKT và PTKT
* Khái niệm PTKT: là sự TTKT gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế và
nâng cao chất lượng cuộc sống
Biểu hiện của PTKT
- Sự tăng lên của GNP, GDP hoặc GNP/người/năm và GDP/người/năm
- Sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp, tỷ
trọng ngành nông nghiệp giảm nhưng giá trị tuyệt đối của các ngành đều tăng.
- Chất lượng cuộc sống đại bộ phận dân cư được cải thiện, tăng lên.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến PTKT
- LLSX
- QHSX
- Kiến trúc thượng tầng
* Mối quan hệ giữa TTKT và PTKT
- TTKT là điều kiện, tiền đề cho PTKT
+ Mặt tích cực
+ Mặt tiêu cực
TTKT cao, góp phần đáp ứng 3 biểu hiện của PTKT
- PTKT là động lực thúc đấy nhanh tốc độ TTKT
+ PTKT thể hiện mặt xã hội của TTKT, thể hiện trong TTKT
+ PTKT làm tăng trình độ kỹ thuật của nên SX → làm phát triển TTKT
b. Mối quan hệ giữa PTKT và TBXH
* Khái niệm TBXH
- Là sự phát triển con người một cách toàn diện, phát triển các quan hệ XH công bằng và
dân chủ
- Biểu hiện của TBXH dựa trên sự phát triển của nhân tố con người – chỉ số HDI với 3
chỉ tiêu:
+ Tuổi thọ bình quân
+ Thành tựu giáo dục
+ Mức GDP/người/năm
* Mối quan hệ giữa PTKT và TBXH
- PTKT là cơ sở vật chất cho TBXH: nâng cao mức sống, giảm chênh lệch giàu nghèo,
xóa đói, giảm nghèo, nâng cao trình độ học vấn, mở rộng các hình thức phúc lợi xã hội…
- TBXH thúc đầy PTKT hơn nữa:
+ Xác định nhu cầu của đời sống XH đòi hỏi nền KT phải đáp ứng
+ Làm XH ổn định, khả năng LĐ sáng tạo và nhiệt tình LĐ của con người được
phát huy
=> Mối quan hệ giữa PTKT và TBXH là mối quan hệ biện chứng, suy cho cùng cũng là
mối quan hệ giữa LLSX với QHSX và KTTT.
c. Kết luận
Thông qua việc phân tích TTKT, PTKT, TBXH và mối quan hệ giữa chúng, rút ra kết
luận:
- TTKT hợp lý, đồng đều phù hợp → PTKT → TBXH. TBXH là mốc cuối cùng để đánh
giá sự phát triển của đất nước
- Ngược lại, TBXH thúc đẩy TTKT đi lên nhờ yếu tố con người được phát triển…
3. Tình hình thực tiễn ở VN trong giai đoạn hiện nay
a. Những thành tựu
- Trước 1986, KT VN phát triển chậm, đời sống nhân dân thấp do thời kỳ này Nhà nước
thực hiện cơ chế KT bao cấp tập trung.
- Từ 1986, nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách đổi mới, KT VN có nhiều bước phát triển
khởi sắc:
VD: TTKT liên tục 7% trong suốt 20 năm
Năm 2007 VN chính thức gia nhập WTO
Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm, tỷ trọng của ngành DV và CN tăng lên theo
hướng tích cực
- Chất lượng cuộc sống được nâng cao
+ Giảm tỷ lệ hộ đói từ 70% (1960) xuống còn 7% (2005)
+ Tuổi thọ trung bình tăng từ 50 (1960) lên 70 (2005)
- KT thị trường nhiều thành phần trong đó KTNN giữa vai trò chủ đạo
- Vị trí VN trên trường quốc tế được nâng cao
b. Hạn chế
* Về vấn đề KT
- TTKT cao gây ra lạm phát
- KHCN chưa phát triển cao, chất lượng người LĐ chưa cao, cơ sở vật chất phục vụ cho
PTKT còn yếu kém do đang trong giai đoạn xây dựng, chưa khai thác triệt để nguồn năng
lượng
- Cơ cấu KT chưa hợp lý, nguồn tài nguyên chưa được sử dụng hợp lý, gây ra ô nhiễm
môi trường…
* Về vấn đề XH
- Sự phân bố thành quả tăng GDP chưa đồng đều, vẫn còn sự phân hóa giàu nghèo giữa
các vùng miền và ngay cả trong chính vùng, miền đó
- Chất lượng cuộc sống của nhân dân chưa được đảm bảo
+ Giáo dục đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu XH, tỷ lệ thất nghiệp cao, có hiện tượng
“chảy máu chất xám”
+ Vấn đề y tế ở các vùng sau vùng xa, miền núi chưa được quan tâm đúng mức
+ Tỷ lệ tăng dân số còn cao nên giá trị GDP/người/năm còn thấp
* Về vấn đề chính trị
- Cơ chế quản lý của Nhà nước gặp nhiều bất cập, thủ tục hành chính rắc rối gây khó
khăn trong việc thực hiện
- Hệ thống Pháp luật còn có nhiều kẽ hở, bị kẻ xấu lợi dụng để tham ô, tham nhũng,… có
nhiều tệ nạn XH nảy sinh
* Nguyên nhân chủ yếu: xuất phát điểm của nền KT thấp (đi từ SX nông nghiệp), lại định
hướng XHCN từ nền SX phong kiến, tư tưởng mang đậm tính chất phong kiến.
c. Giải pháp
* Về vấn đề KT
- Đầu tư phát triển KT các vùng miền: biển, trung du, miền núi, chú trọng đến cơ cấu KT
các vùng miền sao cho hợp lý
- Áp dụng KHKT vào SX, quan tâm tới vấn đề tài nguyên môi trường, sử dụng hợp lý và
có chính sách phát triển và bảo vệ tài nguyên
- Nâng cao vai trò của ngân hàng, giảm lạm phát
* Về vấn đề XH
- Đầu tư phát triển yếu tố con người, phát triển nền giáo dục, y tế đúng theo nhu cầu của
XH
- Hạ thấp tỷ lệ tăng dân số, tăng hội nhập quốc tế của nhân dân
- Hạn chế tối đa khoảng cách giàu nghèo, có sự phân bố lại thu nhập 1 cách hợp lý, có
chính sách về phòng chống thiên tai
* Về vấn đề chính trị
- Hoàn thiện lại hệ thống Pháp luật
- Đổi mới cơ chế quản lý, hoàn chỉnh lại bộ máy nhà nước.
d. Kết luận

You might also like