You are on page 1of 15

ĐẤT NƯỚC

NGUYỄN KHOA ĐIỀM

TRÍCH TRƯỜNG CA MẶT ĐƯỜNG KHÁT VỌNG.


• Tác giả:
-Sinh 15-4-1943 Phong Hoà-Phong Điền-Thừa Thiên-Huế.,trong gia đình trí
thức cách mạng. Tốt nghiệp ĐHSP HN 1964, NKD vào Nam tham gia chiến
đấu chống Mĩ. Từ chiến khu Trị Thiên vào hoạt động trong nội thành Huế,
từng bị bắt giam.Tổng tiến công Mậu Thân 1968 được giải thoát và lên
chiến khu
-Làm thơ trong thời kì này.tiêu biểu cho thế hệ thơ trẻ chống Mĩ. Thơ NKD giàu
chất suy tư, cảm xúc dồn nén, thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia
tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân
-Sau 1975 tiếp tục hoạt động văn nghệ công tác chính trị ở Huế; là Tổng thư kí
hội nhà văn VN khoá V. Giữ chức Bí thưTW Đảng, Trưởng ban tư tưởng
văn hoá TW, Bộ trưởng Bộ văn hoá – thông tin.
-Tác phẩm: Đất ngoại ô(tập thơ 1972), MDKV(trường ca 1974), Ngôi nhà có
ngọn lửa ấm 1986
*Trường ca là bài ca dài thường dàn ý tưởng và tình cảm theo một cốt truyện,
một câu chuyện. Trường ca của NKD không có cốt lõi tự sự-đó là một nét
mới
II.Xuất xứ:
-MĐKV gồm 9 chương. Đoạn trích thuộc chương V-MĐKV được tác giả hoàn
thành ở chiến khu Trị Thiên cuối 1971, đưa ra Bắc in 1974.

III.Chủ đề đoạn trích


Bằng sự vận dụng đầy sáng tạo hình thức thơ trữ tình-chính trị,đoạn trích ĐN
quy tụ mọi cảm nhận, mọi cái nhìn, quy tụ vốn liếng sách vở cũng như
những trải nghiệm cá nhân của nhà thơ để làm nên một tuyên ngôn về tư
tưởng, ấy là tư tưởng “Đất nước của nhân dân “
IV.Phân tích:
1.Phần một:Từ đầu…muôn đời: Sự phát hiện và khám phá về DN từ chiều sâu
văn hoá, lịch sử, không gian địa lí,tâm hồn và tính cách dân tộc.
a.Đoạn 1: “Khi ta …ngày đó”
_ĐN có từ bao giờ? Trạng từ, trạng ngữ chỉ thời gian xác định thời điểm “bắt
đầu và lớn lên” của ĐN.
• IV.Phân tích
_ ĐN là những gì ta có thể bắt gặp ngay trong cuộc sống mỗi gia đình,mỗi ngôi
nhà ,mỗi con người: câu chuyện cổ tích mẹ kể, miếng trầu bà ăn,trong cái kèo
,cái cột, ngôi nhà ta ở, hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã , giần ,
sàng…
_Đoạn thơ mở đầu gợi nhớ những truyền thuyết và cổ tích xa xưa:Trầu cau,
Thánh Gióng; đồng thời cũng là nét sinh hoạt, phong tục từ ngàn đời truyền lại
(tục ăn trầu, bới tóc…) nền văn minh lúa nước hình thành từ thời Âu Lạc…
=>Đất Nước thân thuộc và gần gũi, bình dị mà rất sâu xa.
b.Đoạn 2: “Đất là… giỗ tổ”
_Đất nước là gì? Kiểu câu định nghĩa : Đất là…; Nước là…
_Tách thành tố ĐN làm hai. ĐN trường tồn trong “ thời gian đằng đẵng, không gian
mênh mông”.
_Chiều dài lịch sử ĐN: huyền thoại Lạc Long Quân vàAu Cơ “đẻ ra đồng bào ta
trong bọc trứng”.
_Con Rồng cháu Tiên; truyền thuyết các vua Hùng và ngày giỗ Tổ
_ Không gian địa lí:từ 2 yếu tố hợp thành Đ và N. ĐN là núi và sông; là rừng và
bể; ĐN trường tồn là ở những con người truyền qua các thế hệ, từ “ những ai
đã khuất” đến “ những ai bây giờ”.
_Không gian sinh tồn, gần gũi với cuộc sống mỗi người:Đ là nơi anh đến
trường, N là nơi em tắm; ĐN là nơi ta hò hẹn. ĐN phân thân Đ-N để Cminh,
cảm nhận sự thiêng liêng, gắn bó của tình yêu tuổi trẻ,của anh và em.
Cái nhìn toàn vẹn , tổng hợp ,nhiều chiều về ĐN của tác giả.
c.Đoạn 3: “Trong anh và em…muôn đời”:
_Mạch thơ dẫn đến những suy ngẫm về trách nhiệm của mỗi người đối với ĐN. ĐN
không chỉ là khách thể ở bên ngoài mỗi con người mà ĐN cũng được kết tinh trong
sự sống, trong máu thịt của mỗi con người: “Trong anh và em…nồng thắm’.ĐN là
của nhân dân nên mỗi người đều mang trong mình dấu ấn của một ĐN nhất định,
trở thàng một bộ phận khắng khít. Tác giả nhắc nhở mọi người phải có trách nhiệm
xây đắp, gìn giữ và bảo vệ ĐN: “ĐN là máu xương …muôn đời”
(Hoá thân: chính dáng hình núi sông, xứ sở do những người dân bình thường hoá
thân tạo thành.Đây là cách nhìn nhận mới, giàu ý nghĩa. Trong phần tiếp theo, tác
giả minh chứng: những tên người , tên vật thường quen thuộc đã đem “ cuộc đời
hoá núi sông ta”.
_Điệu thơ chân thành, tha thiết , nhắn nhủ thế hệ trẻ có trách nhiệm đối với ĐN: “Em
ơi em…muôn đời
2.Phần 2: Tư tưởng “ĐN của Nhân Dân”(còn lại)
_Hình ảnh “Những người vợ nhớ chồng…những cuộc đời …”=> sự gắn bó mật thiết
giữa danh lam địa lí với đời sống dân tộc, đời sống của cha ông, với cuộc sống bình dị
của mỗi người. Hình ảnh người vợ thuỷ chung đợi chồng trong các cuộc chiến tranh giữ
nước đã làm nên sự trọn vẹn cho sự cảm nhận về núi Vọng Phu. ĐN gắn bó thân thiết
từ ruộng đồng gò bãi, từ trong lối sống ông cha,từ truyền thuyết dựng nước của vua
Hùng đến sự hi sinh của bao thế hệ để làm nên ĐN. Núi non và cuộc đời dân tộc gắn
bó nhau. Đoạn thơ quy tụ chọn lọc các sự việc , hiện tượng thiêng liêng và gần gũi với
mọi người.( Núi Vọng Phu, hòn Trống Mái,đất tổ Hùng Vương, Vịnh Hạ Long, Ông Đốc
Ông Trang,Bà Đen Bà Điểm…)
_Khái quát sâu sắc: “Ôi ĐN…núi sông ta”
_Bốn nghìn năm ĐN, tác giả không điểm lại các triều đại,các anh hùng nổi tiếng mà
trước hết nhắc đến vô vàn những lớp người vô danh bình dị “:Trong bốn nghìn …
Làm ra ĐN” Họ gìn giữ và truyền lại cho thế hệ sau mọi giá trị văn minh , tinh thần và
vật chất của dân tộc: hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc cho đến tên làng
tên xã. Họ là những người khi “Có ngoại xâm…đánh bại”
_Hội tụ xúc cảm của nhà thơ- tư tưởng trung tâm đoạn thơ: “Để ĐN này là ĐN của
nhân dân
Câu thơ 2 vế song song đồng đẳng: ĐN của nhân dân, ĐN của ca dao thần
thoại.=> Định nghĩa ĐN thật giản dị mà độc đáo. Bởi vẻ đẹp tâm hồn , tinh thần dân
tộc hơn đâu hết có thể tìm thấy ở ca dao, cổ tích , thần thoại.
_Ba câu ca dao nói về phương diện quan trọng nhất trong truyền thống nhân dân
và tâm hồn dân tộc VN:+Thật say đắm trong tình yêu (yêu em …nôi)
+Quý trọng tình nghĩa (biết quý công …lặn lội)
+Quyết liệt với kẻ thù(biết trồng tre…dài lâu)
_Vẻ đẹp của ĐN kết đọng trong những câu ca dao trên sông nước hay có thể nói
chính tâm hồn giàu chất thơ của dân tộc hoà nhập , soi bóng cùng vẻ đẹp núi sông
nên thơ: “Ôi những dòng sông…sông xuôi”
*NKD làm sâu sắc thêm ý niệm về ĐN của thơ chống Mĩ. Tiếng thơ chân thành ,
nhiều trăn trở, nghĩ suy về tráchg nhiệm , ý thức tinh thần dân tộc của thế hệ trẻ
Miền Nam, thức tỉnh họ đứng về phía CM và nhân dân trong cuộc kháng chiến
giành độc lập , tự do cho dân tộc.
3.Đặc sắc nghệ thuật:
_Tuỳ bút kết hợp trữ tình chính luận được trình bày như một cuộc trò chuyện
với một giọng kể đặc biệt.
_Độc thoại nhưng có sự hiện diện của người nghe.
_Diễn giải sự kiện theo cảm hứng, khai thác những mặt trữ tình của các tài liệu
mang tính dân gian để định nghĩa về ĐN .
_Tạo không khí, không gian nghệ thuật mang màu sắc sử thi giúp người đọc đi
từ thế giới bay bổng của dân gian ,của nền văn học lâu đời đến với thực tại
bằng tình cảm thiết tha gắn bó.
CÂU HỎI ỨNG DỤNG:
1.Phân tích cảm nhận về ĐN vừa quen thuộc vừa mới mẻ của NKD qua
chương ĐN.
2.Tư tưởng “ĐN của nhân dân “ được thể hiện như thế nào qua chương ĐN?

You might also like