You are on page 1of 2

Nguoi-viet Online Page 1 sur 2

Song tịch: một vấn đề cần phải cảnh giác khi về Việt Nam
Monday, January 08, 2007

* Hà Ngọc Cư

LTS – Giáo sư Hà Ngọc Cư trong ban biên tập Ngày Nay, hiện là Giám đốc điều hành cơ
quan CIS chuyên lo về di dân và tị nạn, văn phòng tại: 2701 Fannin, Suite # 100-107,
Houston, TX 77002.

Sở dĩ có vấn đề song tịch (dual citizenship) vì luật lệ của quốc gia cấp quốc tịch cho họ có
quyền hạn về quốc tịch của mình. Luật lệ quốc tế dăt ra rất ít giới hạn đối với các quốc gia
trong quyết định về quốâc tịch của công dân của nước đó. Dĩ nhiên quyền đó cũng có một
giới hạn nào đó. Các thỏa ước và công ước quốc tế về quốâc tich cũng có những giới hạn vì
mỗi quôc gia có một luật quốâc tịch riêng trái ngược với luật quốc tịch của quốc gia khác.

Đa số các quốc gia tôn trọng hai nguyên tắc về quốc tịch: một là quốc tịch theo huyết thống
(jus sanguinis), hai là quốc tịch theo lãnh thổ ra đời (jus soli). Theo luật của Mỹ thì con của
người (bố hoặc mẹ) có quốc tịch Mỹ thì sinh trưởng ở đâu cũng có quốâc tịch Mỹ vì đó là
nguyên tắc theo huyết thống. Mặt khác bất cứ đứa trẻ nào ra đời trên đấât Mỹ, dù bố mẹ ở
Mỹõ hợp pháp hay bấât hợp pháp, cũng đều có quốc tịch Mỹ, vì đó là nguyên tắc lãnh thổ.
Nếu một đứa nhỏ sinh trưởng tại Mỹ thì có quốââc tịch Mỹ theo luật lệ Hoa Kỳ, nhưng nếu
bố/mẹ đứa trẻ là người Việt Nam thì lại có quốc tịch Việt Nam vì luật lệ Việt Nam công nhận
quốc tịch theo huyết thống. Ngược lại con của công dân Hoa Kỳ sinh tại Việt Nam vừa có
quốc tịch Mỹ (theo luật về huyết thống của Mỹ) vừa có quốc tịch Việt Nam (vì sinh trưởng
tại Việt Nam, theo luật cuả Việt Nam).

Đối với những người nhập tịch Mỹ (naturalized) thì vấn đề quốc tịch ra sao? Sứ quán Mỹ giải
thích vấn đề song tịch như sau

Nước ngoài có thể coi bạn là công dân của họ nếu:

- Bạn sinh trưởng tại quốc gia của họ

- Bố hoặc mẹ hay cả hai từng là công dân của nước đó

- Bạn đã nhập tịch Mỹ nhưng vẫn được luật pháp của quốc gia gốc công nhân còn là công
dân của nước đó.

Luật lệ của CHXHCN Việt Nam vẫn coi người Mỹ gốc Việt là công dân Việt Nam. Muốn bỏ
quốc tịch Việt Nam thì phải nộp đơn xin từ bỏ quốc tịch. Đơn Xin Thôi Quốc Tịch Việt Nam
phải gửi cho Chủ tịch nước CHXhCN Việt Nam thông qua sứ quán VN tại Hoa Kỳ, lệ phí
150 Mỹ kim.

Một số vị cao niên nếu vì muốn hồ hương mà có ý dịnh làm đơn xin trở lại quốc tịch Việt
Nam thì xin lưu tâm: Nếu xin nhập tịch một quốc gia khác sau khi đã có quốc tịch Mỹ thì tức
là mình đã tự nguyện bỏ quốc tịch Mỹ, nghĩa là quốc tịch Mỹ của mình đương nhiên bị mất.

Nhiều quốc gia gốc của mình vẫn cho mình giữ quốc tịch cũ sau khi mình đã vào quốc tịch
khác, trong khi đa số quốc gia khác lại coi mình mất quốc tịch gốc khi tuyên thệ nhập tịch
một quốc gia khác.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=53991&print=yes 27/07/2007
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Nguoi-viet Online Page 2 sur 2

Sau đây là một vài thí dụ:

l Úc: mất
l Căm Bốt: còn
l Gia Nã Đại: mất
l Trung Quốc: mất
l Đức: mất
l Nhật Bản: mất
l Mễ Tây Cơ: còn
l Nga: còn
l Việt Nam: còn.

Sứ quán Mỹ tại Saigon luôn luôn nhắc nhở người Mỹ gốc Việt là họ rất khó can thiệp cho
người song tịch. Nếu vì lý do nào đó bạn bị chính quyền Việt Nam bắt giữ thì Sứ quán Mỹ
được thông báo, được thăm viếng, được giúp đỡ tìm luật sư biện hộ cho bạn nhưng rất khó
bảo vệ bạn được vì bạn còn được chính quyền Việt Nam coi là công dân Việt, nghĩa là bạn
vẫn bị xét xử như mọi công dân Việt Nam khác.

Bởi vậây khi về Việt Nam xin nhớ đến tình trạng song tịch của mình để đề phòng tai bay vạ
gió.

Thông báo: về chiếu khán di dân của tháng Giêng năm 2007.

Dưới đây là thông báo của Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (National Visa Center) về ngày
đáo hạn visa (cut-off date) của các đơn xin định cư tại Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình (family
based immigrant) của tháng 1 năm 2007:

l F1 (Con độc thân trên 21 tuổi của người có quốc tịch): 22 tháng 4 năm 2001.
l F2A (Vợ/chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của thường trú nhân): 15 tháng 3 năm
2002.
l F2B (Con độc thân từ 21 tuổi trở lên của thường trú nhân): 8 tháng 4 năm 1997.
l F3 (Con đã có gia đình của người có quốc tịch): 1 tháng 1 năm 1999.
l F4 (Anh Chị Em của người có quốc tịch): 8 tháng 1 năm 1996.

Như vậy so với tháng 10/06 thì:

l Diện F1, không lên được ngày nào.


l Diện F2A, lên được gần nửa tháng
l Diện F2B lên được 1 tháng.
l Diện F3 lên được 3 tuần
l Diện F4 lên được 5 tuần.

ĐT: (713) 651-0371


FAX: (713)715-5801

Copyright © 2002 by Nguoi Viet, Inc.


Nguoi-viet Online
http://www.nguoi-viet.com/

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=53991&print=yes 27/07/2007
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

You might also like