You are on page 1of 15

A.

Công Nhân:
Nhận thức đúng vai trò của giai cấp công nhân trong điều kiện ngày nay để xây dựng
và phát triển giai cấp công nhân đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước.
Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử vô cùng trọng đại, xóa bỏ xã hội cũ, lạc hậu, xây dựng xã hội mới tiến bộ, giải phóng giai
cấp mình đồng thời giải phóng toàn nhân loại trên phạm vi toàn thế giới. Ngày nay đứng trước tình hình phát triển mới của đất
nước và thế giới, nhân loại bước vào thiên niên kỷ mới, nhiều ý kiến đặt ra cho việc xây dựng và phát triển giai cấp công nhân.
Đảng ta khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam vẫn là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa
(HĐH) đất nước. Trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập tới việc nhận thức vai trò của giai cấp công nhân trong điều kiện ngày
nay để xây dựng và phát triển giai cấp công nhân đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước.
1. Trong thời đại ngày nay, giai cấp công nhân vẫn là lực lượng đi đầu trong quá trình xây dựng và bảo vệ chế độ mói,
trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Do tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, nên cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội đã có những biến đổi mới
làm cho “giai cấp công nhân hiện đại” khác với “giai cấp công nhân cổ điển” ở thời kỳ thế kỷ XIX, thời kỳ Mác còn sống, trên một
số điểm như là : Tỉ lệ số người làm dịch vụ so với số người sản xuất trực tiếp tăng lên; trình độ văn hóa chung và tay nghề
chuyên môn cao hơn; mức thu nhập khá hơn trước, làm cho một bộ phận người lao động trở thành “trung lưu hóa”. Một bộ phận
trong giai cấp công nhân đã mua cổ phần và được chia lợi nhuận với giai cấp tư sản. Tầng lớp quản lý ngày càng có vai trò quan
trọng và kiêm nhiều chức năng phụ của giới chủ. Những biểu hiện trên đây chứng tỏ giai cấp công nhân ngày càng phát triển,
chứ không phải "teo đi" như một số người quan niệm.
Ở thế kỷ XIX giai cấp công nhân chủ yếu là lao động chân tay, điều kiện sản xuất lúc đó còn hạn chế. Ngày nay trong điều kiện
mới, khi lực lượng sản xuất đang trên đà phát triển mạnh, giai cấp công nhân không chỉ bao gồm những người lao động chân tay
mà còn cả lao động trí óc thông qua các máy điện toán với những thành tựu của tin học. Giai cấp công nhân có sự phát triển về
chất lượng để đảm đương được nhiệm vụ của mình trong điều kiện mới, hay nói cách khác “công nhân hóa trí thức” và “trí thức
hóa công nhân” là xu thế tất yếu của nền đại công nghiệp, của quá trình tự động hóa, tin học hóa. Giai cấp công nhân đang lớn
lên với đội ngũ trí thức của mình và giai cấp công nhân luôn luôn là người trực tiếp sản xuất, tham gia vào quá trình tạo ra những
giá trị vật chất, những của cải to lón cho xã hội.
Giai cấp công nhân bao gồm những người lao động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ công nghiệp; những nhà nghiên cứu,
sáng chế, áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ phục vụ cho sản xuất; những kỹ sư, kỹ thuật viên, cán bộ kỹ thuật
thực hiện chức năng của công nhân lành nghề trong sản xuất và tái sản xuất của cải vật chất. Giai cấp công nhân có mặt trong
các ngành kinh tế: Công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, trong đó công nhân công xưởng, nhà
máy sản xuất công nghiệp hiện đại, tiên tiến là bộ phận nòng cốt, tiêu biểu cùng với quá trình phát triển của giai cấp công nhân,
bộ phận trí thức gắn trực tiếp với lao động công nghiệp, với quy trình sản xuất công nghiệp tạo ra của cải vật chất cho xã hội
cũng nằm trong nội dung khái niệm giai cấp công nhân.
Trong điều kiện ngày nay, cơ cấu của giai cấp công nhân hiện đại rất đa dạng, có nhiều trình độ khác nhau và không ngừng biến
đổi theo hướng không thuần nhất: Công nhân kỹ thuật ngày càng tăng công nhân ngày càng được nâng cao về trình độ, đóng vai
trò chính trong quá trình phát triển, công'nhân truyền thống giảm dần. ở các nước tư bản phát triển “công nhân áo xanh” chỉ
chiếm 12 - 15% tổng số công nhân (l). ở Italia công nhân kỹ thuật cao “công nhân áo trắng” chiếm 53% tổng số công nhân. ở
Nhật 90% công nhân có trình độ đại học. ở Tây Ban Nha công nhân kỹ thuật chiếm 53%. Công nhân làm việc trong các ngành
dịch vụ tăng lên xấp xỉ 50% tổng số công nhân (2). Mặc dù một số ít trong giai cấp công nhân có cổ phần trong các xí nghiệp của
tư bản, nhưng về cơ bản giai cấp công nhân vẫn bị bóc lột, mâu thuẫn giữa tư bản và lao động, sự phân biệt giàu nghèo và tình
trạng bất công xã hội vẫn tăng lên, bản chất bóc lột giá trị thặng dư vẫn tồn tại, dù được biểu hiện dưới hình thức tinh vi hơn. Cả
sự bần cùng hóa tuyệt đối lẫn bần cùng hóa tương đối của giai cấp công nhân vẫn đang tồn tại. Tuy đại bộ phận tầng lớp trí thức
và lao động có kỹ năng đang có việc làm được cải thiện mức sống và gia nhập vào tầng lớp trung lưu, nhưng vẫn không xóa
được sự phân hóa giàu nghèo. Chính những nhà xã hội học tư sản tiến bộ đã chứng minh ở các nước tư bản hiện nay sự bóc lột
còn cao hơn và với cơ chế càng tinh vi hơn thời Mác. Tỉ lệ m/v thời Mác là 1/1 thì thời nay là 3/1.
Như vậy dù mức sống có cao hơn trước, dù công nhân có được tham gia quản lý thông qua đại biểu trong hội đồng xí nghiệp
theo “chế độ tham dự” và “chế độ ủy nhiệm”' nhưng họ vẫn là người làm thuê bán sức lao động, ý chí của chủ nghĩa tư bản vẫn là
quyền lực chi phối, tầng lớp “nhà quản lý” vẫn chỉ là kẻ phụ thuộc vào giới chủ. Giai cấp công nhân là giai cấp của những người
lao động ra của cải vật chất trong lĩnh vực công nghiệp với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại. Sản phẩm thặng
dư do họ làm ra là nguồn gốc chủ yếu cho sự giàu có và sự phát triển của xã hội.
Giai cấp công nhân vừa là người lãnh đạo, đồng thời cùng với nông dân, trí thức và các giai cấp, tầng lớp lao động khác họp
thành lực lượng tổng hợp của quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử đó.
Giai cấp công nhân Việt Nam đã và đang là lực lượng xã hội đi đầu trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất
nước. Trong điều kiện hiện nay chúng ta phải xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đáp ứng yêu cầu CNH,
HĐH, mở cửa, hội nhập với bên ngoài nhằm phát huy tốt nhất bản chất và những đặc điểm của giai cấp công nhân.
2. Những đặc điểm chi phối quá trình xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH gắn với quá trình
mở của hội nhập với thế giới.
Một là: Chúng ta đang chuẩn bị bước vào thiên niên kỷ mới. Thế giới có nhiều chuyển biến. Cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ phát triển rất mạnh mẽ làm cho lực lượng sản xuất thế giới phát triển nhanh chóng càng tăng nhanh xu hướng quốc tế hóa,
khu vực hóa và càng làm cho xu thế phụ thuộc lẫn nhau trong cộng đồng quốc tế về kinh tế, chính trị ngày càng rõ. Biểu hiện mới
nhất là cuộc khủng hoảng tài chính ở Đông á, Đông Nam á năm 1997 đã tác động đến kinh tế, chính trị ở nhiều khu vực trên tất

-1-
cả các châu lục. Điều đáng chú ý là sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế bị chi phối bỏi các tổ chức, tập đoàn kinh tế khổng lồ của
các nước tư bản phát triển. Các công ty xuyên quốc gia đang trở thành hình thức chủ yếu của sự quốc tế hóa tư bản độc quyền.
Do thực lực mạnh mẽ của chúng, các công ty xuyên quốc gia đang thao túng nền kinh tế và chính trị của các nước sở tại, từ đó
tăng cường thế lực của các trùm tài chính trên lĩnh vực kinh tế và chính trị quốc tế. Các công ty xuyên quốc gia có đặc điểm mới
mà các tổ chức độc quyền khác không có. Họ có chiến lược toàn cầu của mình, lấy thị trường thế giới làm mục tiêu cạnh tranh,
lấy nhân dân toàn thế giới làm đối tượng bóc lột. Hệ thống các công ty con rải khắp thế giới đảm bảo cho việc kinh doanh và thực
hiện mục tiêu lâu dài của các công ty xuyên quốc gia. Hiện nay, trong nền kinh tế thế giới có khoảng 3700 công ty xuyên quốc gia
thực thụ kiểm soát 80% hoạt động nghiên cứu và triển khai, 60% mậu dịch quốc tế, 40% sản lượng công nghiệp, 90% đầu tư trực
tiếp từ nước ngoài.
Với tiềm lực kinh tế to lớn, với hệ thống chi nhánh trải rộng khắp thế giới, các công ty xuyên quốc gia vừa là sản phẩm của quá
trình quốc tế hóa sản xuất và tư bản lại vừa thúc đẩy mạnh hơn nữa quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế, vừa hợp tác vừa cạnh
tranh dưới những hình thức mới, phong phú, đa dạng. Nó vừa tạo thời cơ cho những nước đi sau có thể rút ngắn quá trình phát
triển của mình, vừa đặt ra những thách thức lón dẫn đến nguy cơ tụt hậu xa hơn của những nước đang phát triển. Từ thách thức
này, đòi hỏi các nước đang phát triển phải nắm được thời cơ, phát huy thế mạnh của mình, ra sức xây dựng và phát triển lực
lượng sản xuất, áp dụng tốt những thành tựu của khoa học và công nghệ để đưa nền kinh tế của đất nước mình phát triển
nhanh hơn.
Hai là: Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử thủ tiêu chế độ tư bản và tiền tư bản chủ nghĩa; từng bước xây dựng xã hội mới -
xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa; xóa bỏ áp bức bóc lột; giải phóng mình đồng thời giải phóng toàn nhân loại... Sứ
mệnh này được thực hiện trên phạm vi thế giới với hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất giai cấp công nhân và chính đảng của nó
tiến hành cuộc đấu tranh giành chính quyền, trở thành giai cấp thống trị “giai cấp công nhân phải tự mình trở thành dân tộc”; giai
đoạn thứ hai, giai cấp công nhân liên minh với quảng đại quần chúng nhân dân do đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo tiến
hành xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Mối quan hệ giữa giai cấp với dân tộc, giải quyết trước hết trên địa bàn dân tộc có ý nghĩa rất quan trọng. Trong điều kiện ngày
nay việc giải quyết tốt nhiệm vụ trên địa bàn dân tộc, phát huy nội lực của dân tộc mình để khỏi tụt hậu để phát triển lại càng có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng. Giai cấp công nhân là một bộ phận trong dân tộc Việt Nam, bộ phận lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Phải phát huy sức mạnh to lớn của giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. . Điều này càng
đặt ra cho chúng ta phải xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam như thế nào để xứng đáng với sứ mệnh lịch sử của mình, xứng
đáng với truyền thống vẻ vang của dân tộc trong thời kỳ phát triển mới của đất nước.
Ba là : Nước ta đang xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Do nền kinh tế nhiều thành phần nên cơ cấu xã hội cũng có nhiều giai cấp với những lợi ích kinh tế
khác nhau, làm việc trong các xí nghiệp khác nhau. Kinh tế thị trường có những mặt tích cực, đem lại sự phát triển lực lượng sản
xuất, tăng trưởng kinh tế cao. Nhưng bên cạnh đó còn nhiều khuyết tật về mặt xã hội như : Phá sản, khủng hoảng, phân hóa giàu
nghèo, lừa đảo, giả dối, áp bức, bất công, tàn phá môi trường. Những khuyết tật này đòi hỏi phải có sự quản lý vĩ mô của Nhà
nước, phải sử dụng các công cụ quản lý : Pháp luật, tài chính, thông tin, kế hoạch. và thực hiện nhất quát các chính sách phù
họp với quá trình phát triển, gắn với lợi ích để tạo ra được động lực phát triển xã hội. Có như vậy mới phát huy được khả năng
sáng tạo của giai cấp công nhân trong hnh hình mới.
Bốn là : ở nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng nhiều nước trên thế giới và khu vực đã nói nhiều
đến nền kinh tế tri thức. Trong tháng 6 năm 2000, tại Hà Nội đã có cuộc hội thảo bàn về kinh tế tri thức. Kinh tế tri thức là nền
kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải,
nâng cao chất lượng cuộc sống. Kinh tế tri thức có những ngành mới như công nghiệp thông tin (công nghiệp phần cứng, công
nghiệp phần mềm), các ngành công nghiệp dịch vụ mới dựa vào công nghệ cao, và cũng có thể là những ngành truyền thống
(nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) được cải tạo bằng khoa học, công nghệ cao.
Trong các nước OECD, kinh tế tri thức đã chiếm hơn 50% GDP, công nhân trí thức chiếm trên 60% lực lượng lao động (3).
Chúng ta không thể rập khuôn theo mô hình công nghiệp hóa mà các nước đi trước đã đi. Cũng không nên hiểu công nghiệp hóa
chủ yếu là xây dựng công nghiệp, mà phải hiểu đây là sự chuyển nền kinh tế từ tình trạng lạc hậu, năng suất chất lượng hiệu quả
thấp, dựa vào phương pháp sản xuất nông nghiệp, lao động thủ công là chính sang nền kinh tế có năng suất, chất lượng hiệu
quả cao, theo phương pháp sản xuất công nghiệp, dựa vào tiến bộ khoa học và công nghệ mới nhất; vì vậy công nghiệp hóa phải
đi đôi với hiện đại hóa. Như vậy kinh tế tri thức là vận hội để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Để có thể làm được việc đó, cần phải có đủ năng lực trí tuệ, có khả năng sáng tạo nắm bắt và làm chủ các tri thức mới nhất của
thời đại, phảI chủ động hội nhập quốc tế, phát huy lợi thế so sánh của mình. Muốn vậy phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, xây
dựng đội ngũ người lao động nói chung, giai cấp công nhân nói riêng để phát triển đất nước.
Như vậy chúng ta đã tìm hiểu những nét cần chú ý cả về sự tác động bên ngoài, của nội lực bên trong; cả tình hình phát triển
trong cơ chế thị trường hiện nay trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự chuyển dần của thế giới sang nền kinh tế
tri thức. Những vận hội và thách thức này đòi hỏi chúng ta phải xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân Việt Nam có sự phát triển
mới về chất.
3. Những nội dung quan trọng nhất để xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong điều kiện ngày nay.
gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ : Chuyển kinh tế nông nghiệp sang kinh
tế công nghiệp và từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức. Hai nhiệm vụ ấy phải thực hiện đồng thời. Điều đó có nghĩa là phải
nắm bắt các tri thức và công nghệ mới nhất của thời đại để hiện đại hóa nông nghiệp, đồng thời với phát triển các ngành công
nghiệp và dịch vụ dựa vào tri thức, vào khoa học và công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành
kinh tế tri thức. Thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ ấy sẽ đặt nước ta trước một tình huống vừa thừa quá nhiều lao động giản đon,
công nhân tạp vụ, vừa thiếu gay gắt công nhân có trình độ cao. Ngày nay phát triển được quan niệm là tăng trưởng kinh tế gắn

-2-
với xóa đói giảm nghèo, giảm thất nghiệp và giảm bất bình đẳng trong xã hội. Chính vì vậy theo chúng tôi có hai nội dung chính,
đáng quan tâm nhất trong việc xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay :
Một là : Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam tiên tiến, hiện đại, phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng, có khả năng
nắm bắt khoa học hiện đại để xây dựng và phát triển đất nước.
Muốn vậy phải chăm lo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài. Đẩy mạnh giáo dục đào tạo để cung cấp đủ
yêu cầu về “công nhân cổ vàng” và “công nhân cổ xanh” cho quá trình công nghiệp hóa, nhất là công nhân cho những ngành dệt,
may, công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và xuất khẩu lao động. Có phương sách thích hợp để tuyển
chọn đúng nhân tài và đào tạo “công nhân cổ trắng”. Do ngân sách Nhà nước giành cho giáo dục thấp nên người dân phải tự
trang trải chi phí giáo dục quá lớn so với thu nhập của họ. Con em nông dân và công nhân nghèo thường không có điều kiện học
lên cao, mặc dù có nhiều em rất thông minh, có năng khiếu. Cần tổ chức những trường, lóp như các trường bổ túc công nông
trước đây ở các tỉnh, tuyển chọn những học sinh giỏi con nhà nghèo được bao cấp ít nhất từ lớp 10 đến tốt nghiệp đại học. Sau
khi tốt nghiệp, Nhà nước bố trí vào những ngành kinh tế tri thức, trả lưong xứng đáng để họ có thể trả nợ ngân hàng (nếu họ vay
trong thời gian học). Đồng thời có chính sách khuyến khích các cơ quan, doanh nghiệp cấp học bổng cho các học sinh giỏi con
nhà nghèo và sử dụng họ sau khi tốt nghiệp.
Về lâu dài, lao động nông nghiệp sẽ dần dần được chuyển sang công nghiệp và dịch vụ, nhưng phải qua đào tạo.
Có thể nói đào tạo để phát triển giai cấp công nhân là một vấn đề vô cùng quan trọng mà mỗi ngành mỗi cấp, mỗi cơ quan xí
nghiệp cần có kế hoạch để thực hiện tốt nhất. Trong những năm tới phải tăng mạnh đầu tư để phát triển giáo dục nhằm xây dựng
thế hệ người Việt Nam có bản lĩnh, có lý tưởng, có khả năng sáng tạo, làm chủ được tri thức hiện đại, để phát triển đất nước.
Hai là : Giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, ý thức và vai trò sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân để thực hiện tốt các nhiệm vụ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hội nhập với khu vực và thế giới. Điều
quan trọng là vừa kế thừa được tinh hoa của nhân loại nhưng phải giữ gìn phát huy được bản sắc tốt đẹp của dân tộc, phát huy
được nội lực, sức mạnh Việt Nam trong quá trình phát triển.
Con người Việt Nam, giai cấp công nhân Việt Nam phải thấm sâu chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, đó là : có lòng tự hào dân tộc
sâu sắc; có hoài bão khát vọng ý chí thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” vững bước tiến lên
chủ nghĩa xã hội; sẵn sàng làm mọi việc vì dân vì nước; không dung thứ với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và
nhân dân.
Để xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thấm nhuần chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cần áp dụng đồng bộ các giải pháp, đó là :
giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho toàn dân, trọng điểm là thanh niên công nhân, thế hệ trẻ; không ngừng đẩy mạnh phong trào thi
đua yêu nước; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ giáo dục chủ nghĩa yêu nước; xây dựng môI trường văn hóa trong giáo
dục chủ nghĩa yêu nước; các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị xã hội có kế hoạch giáo dục thường xuyên chủ nghĩa
yêu nước cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên. ..
Có thể nói có rất nhiều nội dung, nhưng nếu chúng ta triển khai tốt, làm tốt hai nội dung trên đây, chắc chắn giai cấp công nhân
Việt Nam sẽ phát huy được bản chất tiên tiến, cách mạng, tính kỷ luật và bản chất quốc tế và sẽ làm tốt vai trò lãnh đạo, vai trò đi
đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
B.Quá Độ:
Việt Nam lên Chủ Nghĩa Xã Hội không qua Tư Bản Chủ Nghĩa là hợp lý luận khách quan và
thực tiễn như thế nào
I./Khái niệm : quá độ là gi?
---Thời kỳ quá độ(TKQĐ) lên CNXH :là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc tòan bộ lĩnh vực đời sống xã hội ,bắt đầu
từ khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền nhà nứớc cho tới khi tạo ra được những cơ sở
của CNXH trên lĩnh vực đời sống xã hội .Có 2 kiểu quá độ tùy thuộc vào điểm đi lên CNXH của các nước.:
Quá độ◊ trực tiếp :từ TBCN lên XHCN
Quá độ gián tiếp :từ xã hội tiền TBCN len◊ CNXH,bỏ qua TBCN
Đặc điểm của thời kỳ quá độ:↓ :Υ
Các nhân tố xã hội thời kỳ mới đan xen với thời kỳ chế độ cũ,đồng thời đấu tranh với nhau trên từng lãnh vực đời
sống chính trị ,văn hóa,tư tửởng tập quán..
Đặc điểm cụ thể:
-Chính trị: cái bản chất của thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ quá độϖchuyển tiếo về mặt chính trị Do nhà nứớc
chuyên chính vô sản và ngày càng được cũng cố hòan thiện.
-Kinh tế: đặc trưng của TKQĐ là nền kinh tế nhiềuϖthành phần ,tập trung là thành phần kinh tế nhà nứơc .Các thành
phần kinh tế vừa hộ trợ vừa cạnh tranh lẫn nhau .
-Xã hội : đây là thế mạnh của TKQĐ,đã gầnϖnhư loại bỏ sự hằng thù của sự đấu tranh giai cấp .Tương ứng với từng
lọai thành phần kinh tế có những cơ cấu giai cấp-tầng lớp khác nhau ,vừa mang tính đối kháng ,vừa hỗ trợ nhau.
-Văn hóa,tư tửởng : có tồn tại nhiều lọai tư tưởngϖ,văn hóa tinh thần khác nhau ,có xen lẫn sự đối lập.nhưng vẫn họat
động trên phương châm :”tốt đạo ,đẹp đời “
II./ Tính tất yếu ở VN:

-3-
Như đã biết,Xh có áp bứt ắt hẳn có đấu tranh,và nhân dân ta đã lấy đấu tranh để chống lại áp bức bóc lột,của Thực dân
Pháp và Đế quốc Mỹ.Là 1 dân tộ yêu chuộng hòa bình ,từ ngàn đời khát khao về 1 Xh công bằng tốt đẹp ;được thể hiện
qua những cuộc đấu tranh chống ngọai xâm .Và chân lý này mong muốn được ước mơ giải phóng dân tộc mình,dân ta
phải đấu tranh với kẻ thù đàn áp .Đó là tính tất yếu của Xh .Nhưng vì sao chúng ta lựa chọn con đường đi lên XHCN
,bỏ qua TBCN?Có thể thấy những nhà yêu nước như Phan Bội Châu ,Phan Chu Trinh cũng đã từng lựa chọn con đường
cách mạng tư sản để đấu tranh nhưng không thành công.Điều đó cho thấy con đường đấu tranh bằng cách mạng Tư sản
không phù hợp với thực trạng nước ta bấy giờ .
Đến với con đường đấu tranh của HCM,người đã chọn hình thức đấu tranh vô sản ,do giai câp công nhân ,nông dân
lãnh đạo,và đã giành được thắng lợi thể hiện ở CMT8 thành công ,miền Bắc đi lên xây dựng XHCN,cuộc cm này
chứng minh sự lựa chọn đúng đắng của Đảng và nhân dân ta là đúng đắn, phù hợp với thực tế VN.
Đồng thời ,theo lý luận của khoa học của Lê Nin thì :
a) CNXH có thể diễn ra ở các nước thuộc địa.
b) Giữa 2 giai đọan của CĐCNXH ko có vách ngăn phù hợp ,vì vậy miền Bắc đi lên CNXH trước miền Nam.
c) “Quá độ bỏ qua” cđ TBCN trong thời đại hịên nay chỉ là sự vận dụng đúng lịch sử của nhân lọai đã có như Nga Đức
Pháp Mỹ ..từ chế độ nô lệ bỏ qua chết độ pk lên TBCN
Tóm lại ,có thể trả lời câu hỏi :”vì sao VN đi lên CNXH bỏ qua TBCN ?”do:
-Phù hợp với chí ý nguyện vọng của nhân dân
-Phù hợp với hiện thực VN
-Phù hợp với cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lê
Và đây chính là cơ sở lý luận mang tính tất yếu của thời kỳ qúa độ(TKQĐ)
lâu dài ở VN.Vậy tính tất yêu của TKQĐ lên CNXH ở VN là gì?
1. Đây chính là quy luật phù hợp với sự chuyển đổi đối với các nước đi lên xhcn trong thời đài ngày nay .hay nói cách
khác đấy chính là sự phù hợp với lý luận CM ko ngừng của C/nghĩa Mác Lê Nin.Sau cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
thành công,dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN ở miền Bắc,nước ta chuyển ngay sang cmXHCN,vừa xây dựng XHCN ở
miền Bắc ,vừa đấu tranh chống Đế Quốc Mỹ ở miền Nam;Đồng thời đấy cũng là sự phù hợp với xu thế của thời đại
ngày nay :CNTB với những mâu thuẫn ngày càng gay gắt và sâu sắc chắc chắn sẽ bị thay thế bởi hệ thống XHCN trên
phạm vi tòan thế giới .CNTB không phải là tương lai của lòai người .-> Đây là xu hướng khách quan thích hợp với lịch
sử.
2. Đây là sự phù hợp với lịch sử của Vn thể hiện ở sự phù hợp TKQĐ ở nước ta với lý luận chung về tính chất tất yếu
của TKQĐ ;cụ thể là:
-Nhà nứớc ta đã thực hiện rõ điều này trên quan điểm:”Bỏ qua CNTB,tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của
quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN nhưng hấp thu kế thừa nhừng thành tựu mà nhân lọai đã đạt được
dứới thời TBCN.”
- Đất nước ta còn yếu kém,nhìều tàn dư của chế độ XH cũ và chiến tranh để lại .Công cuộc đi lên CNXHlà 1 công việc
khó khăn phức tạp .do đó cần phải có thời gian để cải tạo XH ,tạo điều kiện để vật chất tinh thần cho CNXH .
-Và sự thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở nứoc ta đã có đủ điều kiện quá độ lên TBCN ,đó là những điều
kịên:
a) Nhân dân đòan kết tin tửởng vào chế độ XHCN
b) Chính quyền thuộc về giai cấp của công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng CS
c) Có sự giúp đỡ của các nứớc tiên tiến ,các nứoc XHCN an em và phong trào CM tiến bộ của thế giới
→Tóm lại : thời kỳ qúa độ lên CNXH bỏ qua thời kỳ TBCN là tính tất yếu ,là sự lựa chọn sáng suốt của Đảng và nhân
dân ta.
III./ Tính tất yêu chung:
-Phân tích bối cảnh hiện thực ở Châu Âu trong nhũng năm 80-90 của thế kỷ XIX ,và triển vọng của cuộc CMXH do
giai cấp công nhân và chính đảng CM của nó lãnh đạo .Engel cho rằng:đã đến lúc chính đảng của giai cấp công nhân
phải nắm lấy quyền quản lý đất nước ,tiếp thu những thành quả kinh tế ,Xh do giai cấp tư sản taho ra .và lấy đó làm tiền
đề vật chất để “tạo lập ra chế độ XH mới cũng như sinh ra những con người mà chỉ có họ mới đủ sức mạnh ,ý chí nghị
lực ,có năng lực sang tạo lý luận &họat động thực tiễn ,luôn nhạy bén với sự biến đổi của hiện thực lịch sử là 1 trong
những nhiệm vụ hàng đầu của Đảng CM “.Bởi tiếp theo thắng lợi của cuộc cm vô sản sẽ là 1 TKQĐ lâu dài ,hết sức
phức tạp và khó khăn.Coi thời kỳ quá độ này là 1 cuộc đấu tranh lâu dài ác liệt.Engel cho rằng : “cuộc đấu tranh này
chỉ đi đến thắng lợi cuối cùng khi chính đảng Cm của giai cấp công nhân có được đội ngũ những ngừời công nhân sang
suốt về chính trị ,kiên trì nhẫn nại nhất trí ,có kỹ luật,những phẩm chất mà nhờ đóhọ thu đượcnhững thành công rực
rỡ”.Bời vì họ là những người đang nắm trong tay “tính tất yếu của lịch sử”của cuộc đấu tranh này
IV./Những đặc điểm cơ bản của VN :
-4-
A:yếu tố khó khăn:
-Nước ta quá độ lên CNXh ,bỏ qua chế độ TBCN,từ 1 XH vốn là ½ thực dân ,1/2 phong kiến ,lực lượng sản xuất rất
thấp ,trình độ nghèo nàn.
-Đất nước trải qua hàng chục năm chiến tranh đã để lại hậu qủa nặng nề,những tàn dư của Thực dân phong kiến ,chế độ
cũ để lại còn nhiều .
-Các thế lực thừờng xuyên tìm cách chống phá chế độ XHCN nền độc lập dân tộc của nhân dân ta.
B.Thuận lợi :
-Đất nứớc còn nhiều tiềm năng thuận lợi về tài nguyên ,vị trí địa lý ,lao động,và đặc biệt là tiềm năng tin thần ,truyền
thốn ,trí tuệ của người VN
-Những thành tựu của quốc tế về đổi mới đã tạo ra thế lực của Đất nước về nhiều mặt :đời sống vật chất của người dân
được nâng lên ,chính trị ổn định ,đất nước hòa bình và có quan hệ quốc tế rộng mở .
• Vận dụng những cơ bản mà Lê Nin đã nêu ra về đặc điểm TKQĐ lên CNXH ở VN :
-Đảng và nhân dân ta đã có những thành quả bước đầu quan trọng xây dựng XHCN ,bảo vệ độc lập tự do của tổ
quốc.Những năm khỏang thời gian 1975-1985,chúng ta đã phạm sai lầm ,trong đó có 1 số biểu hiện chủ quan ,nóng vội
,giản đơn ,quan liêu ,.đặc biệt là về vấn đề kinh tế :đó là chỉ chú trọng 2 thành phần kinh tế chính :
a) kinh tế quốc doanh b) kinh tế tập thể,hợp tác xã..
→chỉ tập trung tính hình thức,thực hiện cơ chế tập trung quan liêu hành chính bao cấp của Nhà nước,nhận thức chưa
đúng đắng tầm quan trọng quan điểm của lê nin ,tư tưởng HCM về nền kinh tế hàng hóa dẫn đến biến chế độ sở hữu
tòan dân trở nên trừu tựợng,nhìều tư liệu sản xuất,đẩt đai trở nên tình trạng”cha chung không ai khóc”,gây lãng phí .Đó
là 1 trong những nguyên nhân làm triệt tiêu các động lực tiềm năng của tòan dân ta ,của đất nước,dẫn đất nứớc lâm vào
hòan cảnh trì trệ ,khủng hỏang.
-Đại hội đảng cộng sản Việt Nam lần VI đánh dấu sự đổi mới đât nứớc theo định hứơng XHCN,bắt đầu đổi mới về tư
duy ,lý luận .,Nhất là tư duy về kinh tế.Đổi mới tòan diện nhưng trên quan điểm:phát triển kinh tế trên cơ sở ổn định
,cải thiện từng bước đời sống nhân dân ,đồng thời đổi mới hệ thống chính trị để phát triển đất nước đúng đinh hứớng
XHCN.
-*Đặc điểm đặc trưng của TKQĐ XHCN là: 1 con đường rút ngắn để xây dựng đất nước văn minh ,hiện đại.
- Mặc dù nền ktế nước ta còn lạc hậu ,nước ta vẫn còn khả năng và tiền để để quá độ lên CNXH,bỏ qua TBCN
**Về khả năng khách quan :
-Cuộc CM khoa học công nghệ hiên đại đang phát triển, tòan cầu hóa kinh tế đang phát triển mạnh mẽ,,hòa nhập kinh
tế thế giới trở thành điều kiện tất yếu ,nó mở ra khả năng thuận lợi để khắc phục những hạn chế của nước kém phát
triển như: thiếu vốn ,công nghiệp lạc hậu ,năng lực quản lý kém ..
-Thời đại ngày nay ,qúa độ lên CNXH là xu hướng khách quan của lòai người .Đi trong dòng lịch sử ,chúng ta đã và
đang nhận được sự đồng tình ủng hộ ngày càng mạnh mẽ của lòai người ,của các quốc gia độc lập đang đấu tranh để
lựa chọn con đường phát triển tiến bộ của mình .
*-* Những tiền đề chủ quan:
-Có nguồn lao động dồi dào ,cần cù ,thông minh ,trong đó có đội ngũ công nhân kỹ thuật cao ,lành nghề có hàng chục
ngàn người là tiền đề quan trọng để tiếp thu ,sử dụng khoa học ,công nghệ tiên tiến trên thế giới .
-Có vị trí tự nhiên thuận lợi :
*có bờ biển kéo dài hơn 3.246 km2 ,có nhiều mỏ dầu khí chưa đựợc khám phá hết, có ngư trường rộng lớn ….đó là
nhiều ưu đãi thiên nhiên,tạo điều kiện cho giao lưu hội nhập quốc tế
*Có hai vựa lúa lớn nhất nước :đồng bằng Sông Hồng,Đồng bằng Sông Cửu long, có các vị trí thuận lợi trồng cây công
nghiệp khác như Bình Dương,Đồng Nai ..
-Quá độ lên CNXH phù hợp với qui luật phát triển của lịch sử mà còn phù hợp với nguyện vọng của nhân dân ,những
người đã chiến đấu hi sinh thân mình vì độc lập tự do của dân tộc ,vì sự ấm no của mọi người ,xây dựng xã hội công
bằng ,dân chủ văn minh mà những yêu cầu ấy chỉ có XHCN mới đáp ứng được.
-Xây dựng CNXH dứới sự lãnh đạo của Đảng CSVN ,đó là nhà nước của Dân ,do Dân và vì Dân Đó là nhân tố vô cùng
quan trọng giúp giữ gìn sự tồn tại và phát triển của công cuộc xây dựng và phát triển của tổ quốc VN XHCN
V.Mục tiêu và phương hướng cơ bản của thời kỳ quá độ lên CNXH:
-Theo cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH đã chỉ rõ: xã hội XHCN mà nhân dân ta đang xây
dựng là 1 chế độ có 6 đặc trưng cơ bản chính:
1) Do nhân dân lao động làm chủ
2) Có nề kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu
3) Có nền văn hóa tiên tiến ,đậm đà bản sắc dân tộc

-5-
4) Con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột,bất công,làm theo năng lực,hưởng theo lao động có cuộc sống ấm no
,hạnh phúc,có điều kiện phát triển bản thân.
5) Các dân tộc trong nước bình đẳng ,đòan kết cùng gíup nhau tiến bộ
6) Có quan hệ hợp tac hữ nghị với nhân dân các nước trên thế giới
các đặc trưng trên góp phần hình thành ưu điểm của các nước XHCN
,các đặcđiểm này ngày càng được hòan chỉnh ,duy trì.
Qua suốt 20 năm đổi mới ,hòan thiện trên con đường đi lên XHCN ,Đảng đã xác định là con đường mà TKQĐ đất
nước còn dài ,có nhiều khó khăn ,phải trải qua nhiều chặn đường:
Mục¬tiêu quan trọng của chặng đường đầu là :đổi mới tòan diện,xã hội đạt tới trạng thái ổn định và vững chắc,tạo tiền
đề cho sự phát triển sau này .
Mục tiêu¬kế tiếp là đẩy mạnh công nghiêp hóa,hiện đại hóa nhằm đến năm 2020 nước ta trở thành nước cơ bản công
nghiệp hiện đại (tập trung xây dựng đội ngũ kỹ thuật ,kỹ sư lành nghề trình độ cao, xây dựng mối quan hệ tổ chức sản
xuất hiện đại.,quốc phòng được cũng cố..)
Vậy đường lối phương hướng cơ bản để thực hiện TKQĐ∇này là cần phải:
Xây dựng nhà nước XHCN, nhà nước của dân ,do dân vì dân,lấy dân là nền tảng họat động,dựa trên cơ cấu thành phần
chính là công nhân ,nông dân ,thành phần tri thức ,tất cả do Đảng CS lãnh đạo .
Phát triển lực lượng sản xuất,công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền móng nông
nghiệp tòan diện ,không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội ,cải thiện đời sống cá nhân .
Thiết lập từng bước mối quan hệ sản xuất XHCN từ thấp đến cao phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất,đa
dạng về hình thức sở hữu và phân phối phát triển thành phần hàng hóa nhìều thành phần vận hành theo nền kinh tế thị
trường theo định hứớng XHCN
Tiến hành CM XHCN trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa làm cho chủ nghĩa Mác Lê nin trở nên vai trò chủ đạo trong đời
sống tinh thần xã hội ,Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
Thực hiện chính sách đại đòan kết dân tộc,chính sách đối ngọai hòa bình ,hợp tác hữu nghị với tất cả các nước,đòan kết
với các phong trào đấu tranh vì hòa bình ,độc lập của dân tộc ,dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới
Xây dựng XHCN gắn liền với bảo vệ tổ quốc
Xây dựng Đảng trong sạch và vững mạnh về chính trị ,bồi dưỡng công các chính trị ,tư tưởng các cán bộ.Đảm bảo công
tác giữ an ninh trật tự xã hội ,bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp XHCN ở nước ta.
Như vậy: với 7 phương hướng cơ bản và 6⊗đặc trưng => hình thành định hướng XHCN ở VN
VI./ Thời cơ và thách thức :
A) Thời cơ:
-TKQĐ đã tạo ra cho vận mệnh đất nước một cơ hội mới ,nâng tầm Việt Nam trên thế giới
-Nhiều phương hướng ,mục tiêu mới để xây dựng nền công nghiêp hóa cho đất nước đang được đặt ra
-Mở rộng giao lưu với các nứơc bè bạn trên thế giới ,tạo ra những thị trường rộng mở cho các Doanh nghiêp Việt Nam
.,đồng thời thu hút vốn đầu tư của nước ngòai làm giàu cho nước nhà.
-Hợp tác trao đỗi thong tin giữa các nước nhằm tăng cường hiểu biết (giao lưu về quốc phòng,kinh tế,chính trị.) trên
nguyên tắc bình đẳng ,đôi bên cùng có lợi ,tôn trọng độc lập lãnh thổ.
B) Thách thức:
Trong cuộc họp đại biểu giữa nhiệm kỳ VII đã xác định các vấn đề quan trọng đáng quan tâm:
-Nguy cơ bị tụt hậu xa về kinh tế so với các nước trên thế giới
-Nguy cơ lệch khỏi định hướng XHCN
-Tệ nạn tham nhũng ,quan liêu ở các cơ quan nhà nước.
-Nguy cơ về các “diễn biến hòa bình” của thế lực thù địch ngày càng phức tạp tinh vi nhằm phá họai công cuộc CM
của Đảng và nhà nước
cần tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ tri thức trẻ ,nâng cao trình độ nhận thức .Đìêu tra ,xử lý nghiêm ,kip thời công
khai các vụ việc tham nhũng được phát hiện ,ban hành các quy định ,nghị định ,thành lập ban chỉ đạo chống tham
nhũng ,tăng cừong hợp tác trao đổi thong tin với người dân ,tuyên truyền chống tham nhũng- vốn đang là vấn nạn tại
VN .Tăng cường an ninh quốc phòng, đòan kết tòan dân nhằm chống lại sự chia rẽ của các thế lực thù địch

-6-
Để hệ giá trị của giai cấp công nhân Việt Nam trở thành một hệ
thống giá trị xã hội

Trong bài viết này, tác giả đã phân tích một cách khái quát hệ giá trị của giai cấp công nhân biểu hiện trên một số khía
cạnh cơ bản: lao động, công bằng, bình đẳng, sự phát triển tự do và toàn diện, phân tích những tiền đề, điều kiện cần
thiết cho sự hình thành và phát triển hệ giá trị của giai cấp công nhân. Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề đang đặt ra
trong quá trình xác lập và phát triển hệ giá trị giai cấp công nhân ở Việt Nam, tác giả đã luận chứng những yêu cầu về
mặt nhận thức và mặt hành động nhằm khẳng đinh và phát huy hệ giá trị của giai cấp công nhân Việt Nam đưa hệ giá
trị đó trở thành một hệ giá trị xã hội.
Vài nét về hệ giá trị của giai cấp công nhân

Trong đời sống hiện thực, cùng với sự phát triển của phương thức sản xuất công nghiệp và sự ra đời của chế độ xã hội
chủ nghĩa, bên cạnh những giá trị hiện tồn của nhân loại đã và đang xuất hiện một hệ giá trị mới của giai cấp công
nhân. Với tư cách một hệ thống những phẩm chất, phẩm giá, quan niệm về chuẩn mực xã hội của một cộng đồng người,
hệ giá trị của giai cấp công nhân có những biểu hiện cơ bản sau:

Thứ nhất, lao động - giai cấp công nhân xác định sự tồn tại của mình bằng lao động theo phương thức công nghiệp với
những đặc trưng: sản xuất bằng máy móc, năng suất cao, mang tính xã hội hóa, tự giác và sáng tạo trên cơ sở của tri
thức hiện đại và kỹ năng ngày càng hoàn thiện... Giá trị này vừa phản ánh quá trình giải phóng con người thoát khỏi
"tính chất cực nhọc cổ truyền của lao động", vừa là tiền đề để nhân loại thoát khỏi tình trạng bóc lột lao động và "lao
động bị tha hóa" mà các phương thức sản xuất trước đây đã tạo ra.

Thứ hai, công bằng - với việc xác lập chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu và thực hiện nguyên tắc phân
phối theo lao động, giai cấp công nhân đã và đang từng bước hiện thực hóa một lý tưởng của nhân loại trên lĩnh vực cơ
bản nhất: công bằng trong phân phối thành quả lao động.

Thứ ba, sự bình đẳng giữa các công dân và giữa các dân tộc. Giá trị này được hiện thực hóa thông qua việc xác lập và
không ngừng hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.

Thứ tư, "sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do và toàn diện của mọi
người", con người "được phát triển mọi năng lực bản chất người" và biết tôn trọng những chuẩn mực đạo đức xã hội,
như sống có lý tưởng, nhân ái, vị tha... và dần vươn lên làm chủ xã hội, làm chủ bản thân và làm chủ tự nhiên.

Thứ năm, quan hệ hòa bình, hữu nghị giữa các quốc gia - dân tộc. Gọi là hệ giá trị của giai cấp công nhân vì tính riêng
của nó, nhưng nó không hề biệt phái. Hệ giá trị này vừa tiếp nối vừa phân biệt với những "giá trị cổ truyền". Nó tiếp
nối, phát triển những lý tưởng và cũng là những giá trị vĩnh hằng của nhân loại, như lao động, công bằng, tự do, hòa
bình và hữu nghị… Hệ giá trị này phân biệt với hệ giá trị tư sản, bởi nó đối lập với chế độ bóc lột lao động và phê phán
quan niệm coi xã hội có đẳng cấp, bất bình đẳng là lẽ tự nhiên, nó đối lập với lẽ sống thực dụng tư sản, với "lối tính
-7-
toán vị kỷ, trả tiền ngay, không tình không nghĩa"… Sự khác biệt về nguyên tắc giữa hai hệ giá trị của tư bản và lao
động là có thực và được khẳng định bằng cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực văn hóa, xã hội.

Những tiền đề, điều kiện cho sự hình thành hệ giá trị của giai cấp công nhân có thể được phân thành hai nhóm. Nhóm
tiền đề thứ nhất là sự xuất hiện của phương thức sản xuất công nghiệp mang tính tất yếu khách quan, tạo cơ sở cho việc
định hình những giá trị của giai cấp công nhân. Chính sản xuất lớn và những yêu cầu đặc thù của nó đã tạo cơ sở kinh
tế - kỹ thuật cho tác phong lao động, lối sống và rộng hơn, cho những giá trị xã hội mới. Lao động có kỹ thuật bằng
công cụ máy móc với năng suất cao, sản xuất mang tính xã hội, tính kỷ luật, tự giác và tinh thần hợp tác... là những tiền
đề vật chất để xác lập và định hình hệ giá trị của giai cấp công nhân.

Nhóm tiền đề thứ hai góp phần quy định hệ giá trị này, đó là chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa. Nhóm này thể hiện tính
chủ động, tự giác của "giai cấp công nhân với tư cách là giai cấp thống trị" trong quá trình xác lập hệ giá trị mới cho
toàn xã hội. Hơn nữa, chế độ xã hội đó cũng là tiền.đề cơ bản nhất cho việc xác lập hệ giá trị mới. Từ khi chế độ xã hội
xã hội chủ nghĩa ra đời, bằng việc thiết lập cơ sở kinh tế (quá trình xác lập, hoàn thiện sở hữu công hữu với tư cách
quan hệ sở hữu chủ đạo và phương thức phân phối theo lao động bằng chế độ chính trị (pháp luật và các thể chế chính
trị - xã hội...) và bằng cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa giữa hai hệ giá trị của giai cấp công nhân
và giai cấp tư sản, hệ giá trị của giai cấp công nhân dần được khẳng định trong đời sống hiện thực. Cần phải thấy rằng,
cuộc đấu tranh để khẳng định hệ giá trị của giai cấp công nhân chống lại những phản giá trị hoặc sự tái lập của những
tư tưởng, lối sống phi vô sản... đã và đang diễn ra gay go, quyết liệt, nhất là trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Như vậy, nhìn một cách khái quát, hệ giá trị của giai cấp công nhân là một chất lượng mới của quan hệ giữa người với
người, được hình thành bởi quy định khách quan của tồn tại xã hội hiện đại và cũng là thành quả của những nỗ lực chủ
quan, tự giác của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong quá trình sáng tạo xã hội mới. Xác lập hệ giá trị của
giai cấp công nhân là một quá trình lâu dài và cần phải có cả những tiền đề khách quan lẫn các điều kiện chủ quan. Tiền
đề kinh tế - kỹ thuật cho dù rất quan trọng, nhưng một mình nó chưa thể quyết định việc xác lập và phát huy hệ giá trị
của giai cấp công nhân. Chế độ xã hội có tác động mạnh mẽ và ở khâu hiện thực hóa, nó có vai trò quyết định tới mức
độ và tiến trình xác lập hệ giá trị mới.

Ở Việt Nam, hệ giá trị của giai cấp công nhân đã từng bước được xác lập trên thực tế Độc lập, tự do của dân tộc, chế độ
xã hội chủ nghĩa và quá trình công nghiệp hóa… là những tiền đề cơ bản cho việc hình thành hệ giá trị của giai cấp
công nhân. Hệ giá trị mới đã nhanh chóng tiếp hợp với những giá trị truyền thống của dân tộc và bước đầu đã phát huy
vai trò cũng như sức hấp dẫn của nó trong quá trình công nghiệp hóa ở miền Bắc giai đoạn từ 1954 - 1975. Chế độ xã
hội chủ nghĩa và quá trình công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa đã tạo cơ sở, tiền đề cho sự xác lập hệ giá trị mới. Nhiều
giá trị của giai cấp công nhân, như lao động, sáng tạo, kỷ luật, vị tha, tinh thần cộng đồng, tình đoàn kết giai cấp đã
xuất hiện trên thực tế cùng với những biểu tượng văn hoá đầy sức thuyết phục, lối sống và tác phong của công nhân đã
lan tỏa trong xã hội, công nhân trở thành một nghề có sức hấp dẫn lớn trong xã hội.

Nhưng, thực tế gần đây cũng cho thấy một vấn đề có tính quy luật: quá trình xác lập hệ giá trị của giai cấp công nhân ở
nước ta không hề dễ dàng và đơn tuyến, nhất là trong bối cảnh mới hiện nay.

Một số vấn đề đang đặt ra trong quá trình xác lập và phát triển hệ giá trị giai cấp công nhân từ thực tiễn Việt
Nam hiện nay

Hệ giá trị của giai cấp công nhân nước ta không tồn tại độc lập và tự nó, mà gắn liền với mô hình, mục tiêu và bối cảnh
của xã hội. Bối cảnh hiện nay của nước ta đã có những thay đổi đáng kể so với thời kỳ trước đổi mới, trong đó đặc
điểm nổi bật là chúng ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chuyển đổi cơ chế
quản lý kinh tế từ hành chính - kế hoạch hoá bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh và cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Một cơ sở mới cho việc xác lập giá trị của giai cấp công nhân đã hình thành mà theo đó, có sự
sắp xếp lại về thứ tự ưu tiên trong thang bậc giá trị. Năng suất, chất lượng và hiệu quả, sản xuất phải hướng về những
nhu cầu của thị trường và lấy đó làm căn cứ quan trọng nhất, lợi ích chính đáng của người lao động được quan tâm và
có sự kết hợp hài hòa với lợi ích của tập thể và xã hội… Nét mới trong bối cảnh của nước ta hiện nay còn là việc xã hội
thừa nhận sự tồn tại khách quan của nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Theo đó, vị thế của nhiều giai cấp, tầng lớp,
nhóm xã hội cũng khác trước. Bên cạnh hệ giá trị của giai cấp công nhân, đã xuất hiện nhiều hệ giá trị xã hội khác
tương đối đa dạng. Đây cũng có thể xem là lẽ tự nhiên của cơ cấu xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
-8-
Vấn đề là ở chỗ, bối cảnh trên đang có những tác động như thế nào và đặt ra vấn đề gì với quá trình xác lập hệ giá trị
của giai cấp công nhân?

Tác động thứ nhất mang tính tích cực, hỗ trợ cho việc xác lập hệ giá trị mới. Đó là chế độ xã hội chủ nghĩa, sự nghiệp
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với kinh tế tri thức, là sự nghiệp xây dựng một "xã hội dân giàu, nước
mạnh, công bằng, dân chủ,văn minh", "con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do,
hạnh phúc, phát triển toàn diện"... Những tiền đề và mục tiêu đó tạo ra những xu hướng khẳng định hệ giá trị của giai
cấp công nhân.

Quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà
nước, nguyên tắc phân phối theo lao động, đảm bảo lợi ích chính đáng của người lao động, tôn vinh người lao động và
thành quả lao động... đang là những nguyên tắc của hiện thực. Nhu cầu của thị trường sức lao động trong sự nghiệp đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng đòi hỏi nhiều ở nguồn lực con người, nhất là lao động có trình độ cao. Công
nhân cũng trở nên năng động hơn trong kinh tế thị trường, vị thế giữa công nhân trong thành phần kinh tế nhà nước và
công nhân trong thành phần kinh tế tư nhân không còn cách biệt nhiều... Có thể xem đây là những tác động xã hội trực
tiếp và thuận chiều với quá trình xác lập hệ giá trị của giai cấp công nhân.

Tác động thứ hai. Trên bình diện quốc tế, cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội hiện thực và cùng với đó là những sự
xuyên tạc phủ nhận sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân đã tác động bất lợi đối với quá trình xác lập hệ giá
trị của giai cấp công nhân. ở nước ta, trên thực tế, cũng đã xuất hiện một nhóm các yếu tố, tuy không hoàn toàn là tiêu
cực, song hiện nay, trong giai đoạn đầu của quá trinh xây dựng cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thể
chế của thị trường sức lao động, trạng thái còn bất cập về nhiều mặt của nguồn lực lao động công nghiệp và khả năng
tổ chức, định hướng các hệ giá trị xã hội còn nhiều hạn chế… thì các yếu tố này đang bộc lộ nhiều hiệu ứng không
mong đợi:

Cơ chế kinh tế nhiều thành phần mặc nhiên thừa nhận sự tồn tại của nhiều hệ giá trị khác nhau, chẳng hạn, hệ giá trị
của các nhóm xã hội doanh nhân, trí thức - công chức, lãnh đạo - quản lý và cả của giai cấp nông dân cùng nhiều nhóm
xã hội khác... Mỗi hệ giá trị tiêu biểu cho từng nhóm xã hội hoặc nghề nghiệp có những đặc thù và xu hướng vận động
phân biệt với những giá trị của giai cấp công nhân. Cũng cần phải thấy rằng, một số "mẫu số chung' đang được xác lập
trong hệ giá trị xã hội, chẳng hạn, lao động có năng suất, thừa nhận tính chất xã hội hóa, tính nhân bản của lao động.
Tuy nhiên, trên thực tế, hiện đang có sự cạnh tranh giữa các hệ giá trị trong xã hội. Trong cuộc cạnh tranh này, một vài
hệ giá trị khác, với những biểu hiện "hào nhoáng' của nó đang tỏ ra có một sự lấn lướt nhất định. Điều đáng quan tâm
là, những biểu hiện này lại không hoàn toàn tiêu biểu cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước
ta. Chính từ phương diện này, cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai hệ giá trị "tư bản và lao động” lại một lần nữa được đặt
ra trong bối cảnh mới với nội dung, biểu hiện mới.

Thị trường sức lao động nước ta còn ở trạng thái chưa hoàn thiện cũng đang tác động khá mạnh mẽ. Tính "hoang dã"
của thị trường này là khá rõ. Cuộc cạnh tranh diễn ra khá gay gắt và ưu thế đang thuộc về người có nhu cầu sử dụng lao
động. Công nhân - người bán hàng hoá sức lao động lại thường là người bị "ép giá" và bản thân họ cũng đang cạnh
tranh khá quyết liệt với nhau: lao động ở địa phương và lao động ngoại tỉnh, người có tay nghề và người chưa có
nghề… Cái khát vọng về việc làm, đời sống đôi lúc đã làm cho quan niệm về giá trị của giai cấp công nhân dường như
còn bị ẩn khuất đâu đó.

Hai nhu cầu lao động trình độ cao và lao động phổ thông đều là những đòi hỏi khách quan của thực tiễn. Song, có một
điều gì đó đang diễn ra trong một vài phương tiện thông tin đại chúng khiến người ta có thể ngộ nhận rằng, những nhu
cầu về các nhóm nhân lực quản lý, dịch vụ... đang bức xúc đến độ dường như trở thành mối quan tâm chính của xã hội.
Còn các nhu cầu khác về nhóm nhân lực trực tiếp sản xuất công nghiệp (mà bản thân nó cũng bao hàm cả lao động
trình độ cao và lao động kỹ thuật) thì bị cho là chỉ ở hàng "thứ hai". Chính ngộ nhận đó đã góp phần quan trọng làm
cho một bộ phận dân cư của xã hội rơi vào trạng thái lệch lạc, ảo tưởng xã hội về hệ giá trị.

Khả năng tổ chức và định hướng hệ giá trị giai cấp công nhân trong xã hội cũng còn nhiều hạn chế. Với vị thế là giai
cấp trung tâm của xã hội mới, nhiều giá trị, lối sống của giai cấp công nhân trước đây đã được khẳng định và tôn vinh.
Điều đó là hoàn toàn xứng đáng và cần được tiếp tục phát huy. Song, trong khoảng một thập niên gần đây, vấn đề đáng
-9-
quan tâm là có nhiều dấu hiệu cho thấy hệ giá trị của giai cấp công nhân đang bị tác động tiêu cực của xã hội và của
nền kinh tế thị trường xâm hại.

Ở phương diện xã hội, quan niệm chưa đầy đủ về thang giá trị, cách ứng xử còn nhiều thiếu sót với người lao động, sự
kích hoạt tâm lý xã hội từ các phương tiện thông tin đại chúng về một nền "kinh tế tri thức" nào đó dường như tách rời
sản xuất công nghiệp... đang làm méo mó nhận thức về nghề công nhân và đang làm nhạt dần hình ảnh người công
nhân. Đây là những tác nhân chủ yếu đang gây nhiều ngộ nhận, lầm lẫn, thậm chí có cả hiện tượng đánh tráo giá trị.
Đây đó, trên những lễ đài danh dự của các sinh hoạt chính trị - xã hội lớn, trong những thống kê riêng rẽ nói về những
ngành nghề của tương lai, hay ngay cả trong những quảng cáo… hình ảnh công nhân vắng dần. Lựa chọn nghề của lớp
trẻ cũng ít thấy hướng về các trường dạy nghề công nhân. Mỗi năm xã hội xuất hiện nhu cầu từ 1,2 đến 1,5 triệu chỗ
làm việc mới, đều đặn mỗi năm các Trường Đại học và cao đẳng thu hút được khoảng 20% số nhân lực đó - tạm có thể
coi là tinh hoa của nhóm nhân lực trẻ. Số còn lại sẽ tự "bươn chải" theo hai hướng chính: trở về làng quê hoặc vào
thành phố kiếm việc làm. Chắc chắn vẫn còn nhiều người tài giỏi trong số đó, song không phải là nhiều. Công nghiệp
Việt Nam hàng năm vẫn tăng nguồn nhân lực cho mình chủ yếu từ nguồn này. Rõ ràng, xã hội chưa có quan điểm đúng
về hệ giá trị công nhân và chưa cung cấp nhân liệu tất nhất cho giai cấp công nhân.
Bản thân đời sống của đa số công nhân còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều quyền lợi chính đáng: việc làm, nhà ở, những
nhu cầu của đời sống tinh thần công nhân chưa được quan tâm chu đáo. Lợi ích chính đáng của một bộ phận công nhân
trong những quan hệ xã hội phức tạp, đa dạng của thị trường sức lao động chưa được bảo vệ... Thực tế ấy đã tạo ra ấn
tượng nghề công nhân bị suy giảm trong thang bậc giá trị của xã hội.

Bản thân chủ thể của hệ giá trị giai cấp công nhân cũng đang xuất hiện nhiều vấn đề Không ít bất cập, bỡ ngỡ trong bối
cảnh mới và cũng không ít những hạn chế, lệch lạc đang xuất hiện và chi phối chính giai cấp công nhân. Quá trình
chuyển đổi cơ chế kinh tế, những tác động nhiều chiều và không phải lúc nào cũng thuận lợi của cơ chế thị trường,
những khó khăn bước đầu của cung cách làm ăn mới và nhất là yêu cầu to lớn của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá... đôi lúc làm cho một bộ phận công nhân và một số tổ chức chính trị - xã hội của công nhân cảm thấy
lúng túng…

Tinh thần thực tế và xu hướng thực dụng đang cùng xuất hiện và làm thành mâu thuẫn chi phối quan niệm về giá trị xã
hội của nhiều công nhân. Công nhân bắt đầu có ý thức về "giá trị" của bản thân thông qua quan hệ lao động. Quan tâm
đến lợi ích, nhu cầu thiết thân là một nét mới đang từng bước trở thành phổ biến trong quan niệm của công nhân. Tuy
nhiên, thị trường sức lao động cũng đang làm cho một bộ phận công nhân trở nên thực dụng nhiều hơn.

Những biểu hiện ấy có thể được xem là bình thường trong bối cảnh kinh tế thị trường, song điều cần quan tâm là ở chỗ,
công nhân nước ta không chỉ là những người lao động, mà còn là giai cấp đang đảm nhận sứ mệnh lịch sử trước toàn
dân tộc. Nếu chỉ dừng lại ở quan niệm của những người bán sức lao động và tính toán làm sao bán được "đúng giá"...
thì họ sẽ lùi trở về giai đoạn tự phát với chủ nghĩa công liên, chủ nghĩa kinh tế đơn thuần và từ bỏ địa vị chính trị của
một giai cấp tiên phong, lãnh đạo. Từ bỏ địa vị này, công nhân cũng từ bỏ một điều kiện rất căn bản để xác lập vị thế
chủ nhân trong những thương thuyết với người sử dụng lao động. Thực tế đang nhắc nhở những người ham mê chủ
nghĩa kinh tế điều ấy: cuộc đình công của hàng vạn lao động có thể tạo nên sức ép xã hội khá lớn, nhưng nó không thể
có được một thành quả căn bản và vững chắc nếu như không có sự hỗ trợ của Nhà nước và của Nghị định 03/2006/NĐ-
CP...

Những vấn đề trên đang chỉ báo hai điều: thứ nhất, sự suy giảm vai trò chủ đạo của hệ giá trị của giai cấp công nhân ở
nước ta hiện nay là một thực tế, thứ hai, sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với kinh tế tri thức và
sự nghiệp phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay đặt ra nhu cầu khách quan là cần phải
khẳng định địa vị chủ đạo của hệ giá trị của giai cấp công nhân trong một xã hội thống nhất trong đa dạng.

Giải pháp cơ bản để khẳng định và phát huy hệ giá trị của giai cấp công nhân trong sự nghiệp đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá

Về mặt nhận thức, cần tiếp tục khắc sâu trong nhận thức xã hội rằng, giai cấp công nhân là sản phẩm của quá trình công
nghiệp hóa và chính từ thực tiễn này mà những tiền đề vật chất của một hệ giá trị mới được xác lập. Vì vậy, đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với kinh tế tri thức và phát triển giai cấp công nhân là "tiền đề thực tiễn
tuyệt đối cần thiết” cho việc xác lập và phát triển hệ giá trị của giai cấp công nhân nước ta. Mặt khác, những giá trị cơ
- 10 -
bản của giai cấp công nhân là mẫu số chung cho nhiều giá tri lớn của nhân loại hiện nay và trong tương lai. Không có
sự phát triển và hoàn thiện hệ giá trị của mình, giai cấp công nhân Việt Nam không thể thành công trong sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và cũng không thể có cơ sở xã hội cho mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh" và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn hôm nay của Việt Nam đang chứng minh
cho tư tưởng của C.Mác về mối quan biện chứng giữa công nghiệp - công nhân và chủ nghĩa xã hội. Theo đó, cần xem
việc phát triển giai cấp công nhân và hệ giá trị của nó trong xã hội là những nội dung quan trọng của quá trình phát
triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong cuộc chiến đấu tiêu diệt nghèo nàn, lạc hậu, bất công và tình trạng chậm phát triển, đưa nước ta trở thành một
nước công nghiệp, chúng ta biết chịu đựng và dám hi sinh nhưng không phải là vô điều kiện. Chúng ta không được để
mất đi cơ sở xã hội quan trọng nhất của quá trình phát triển lên một xã hội văn minh là giai cấp công nhân. Sự suy giảm
vai trò của hệ giá trị của giai cấp công nhân hiện nay đang tác động xấu tới quá trình trên và ảnh hưởng tiêu cực đến
việc tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Giai cấp công nhân cần phải trở thành chủ thể xã hội quan trọng
nhất, lực lượng đi đầu trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì họ tạo ra cơ sở vật chất cho chủ
nghĩa xã hội và tạo ra năng suất lao động xã hội cao hơn cho toàn bộ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và gắn với kinh tế tri thức.

Về mặt hành động. Sự hình thành hệ giá trị mới là hành động tự giác được xây dựng trên cơ sở nhận thức tính quy luật
của nó. Để hệ giá trị cua giai cấp công nhân tỏa sáng thì không chỉ bằng những tiền đề kinh tế - kỹ thuật, như quá trình
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển giai cấp công nhân về số lượng chất lượng và tổ chức, xây dựng cơ
sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội... mà còn bằng những tác động của thể chế chính trị, bao gồm định hướng giá trị xã
hội, bảo vệ và tôn vinh những giá trị của giai cấp công nhân.

Về định hướng giá trị xã hội, cùng với những hệ giá trị xã hội khác, hệ giá trị của giai cấp công nhân cần có được
những điều kiện như nhau để phát huy bản chất. Một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là xã hội trong đó lao động
và phân phối theo lao động phải là nguyên tắc chủ đạo và được hiện thực hóa. Giai cấp công nhân đang góp phần cơ
bản trong việc tạo ra 60% GDP cho đất nước, công nghiệp đang đóng góp 70% nguồn thu ngân sách của nhà nước... Đó
là những giá trị thực không thể phủ nhận. Những chuẩn mực về lối sống, tác phong của công nhân: lao động, bình
đẳng, liên kết xã hội… cũng đang là mẫu số chung của xã hội hiện đại - những giá trị ấy cần được tiếp tục nêu cao và
tỏa sáng.

Những lệch lạc xã hội cũng cần phải được điều chỉnh. Không thể để một giai cấp được coi là trung tâm của xã hội mà
vẫn có một bộ phận lớn còn gặp nhiều khó khăn trong đời sống và việc làm, tỉ lệ công nhân được đào tạo nghề quá thấp
(gần 25%) như hiện nay. Cần phải xoá bỏ hiện tượng lũng đoạn của những phản giá trị, như làm giàu bằng các thủ đoạn
phi pháp: tham nhũng, hối lộ, làm ăn kiểu chụp giựt... và sự nhiễu nhương của lối sống ích kỷ, thực dụng của chủ nghĩa
cá nhân. Chính những phản giá trị ấy đang chiếm mất chỗ lẽ ra phải dành cho các chân giá trị xã hội.

Bản thân giai cấp công nhân - chủ thể của hệ giá trị mới cũng cần tự ý thức và được học tập, nâng cao giá trị tự thân.
Nâng cao trình độ văn hóa, tay nghề và giác ngộ chính trị cho công nhân cũng cần thiết như giải quyết việc làm và nâng
cao đời sống. Hơn nữa, đó không chỉ là điều kiện để vận hành công nghệ hiện đại, mà còn là cơ sở thuận lợi để phát
triển hệ giá trị của một giai cấp "đưa ra được và thực hiện được một kiểu tổ chức lao động xã hội cao hơn so với chủ
nghĩa tư bản".

Định hướng cuộc đấu tranh của những người lao động, tổ chức, giác ngộ họ trong cuộc đấu tranh vì cả lợi ích trước mắt
lẫn lợi ích lâu dài là trách nhiệm, đồng thời là nội dung quan trọng trong quá trình đổi mới nội dung và phương thức
hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội trong công nhân. Đó cũng là quá trình tích cực để xác lập hệ giá trị của giai
cấp công nhân nước ta hiện nay.

Định hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa cần chú trọng làm cho hệ tư tưởng của giai cấp công nhân
ngày càng "trở thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội". Cần lường trước để có biện pháp ngăn chặn hiệu quả những
lối sống xa lạ với bản chất của giai cấp công nhân và truyền thống dân tộc, khi mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Xã
hội tiêu thụ, chủ nghĩa cá nhân, tâm lý thực dụng, lối sống ích kỷ và phi lý tưởng... là những dấu hiệu của sự "xâm lăng
văn hóa" và ảnh hưởng tới một bộ phận không nhỏ trong xã hội.

- 11 -
Bảo vệ và tôn vinh những giá trị của giai cấp công nhân là một yêu cầu cấp bách trong xã hội ta hiện nay. Điều đó cần
được chuyển hóa thành hành động thực tế. chăm lo đời sống và việc làm của công nhân, làm cho nghề công nhân
không những được xã hội trân trọng, mà còn trở thành nguyện vọng của nhiều thế hệ lao động, vì nó giúp cho người ta
có thể sống tốt, sống đẹp và phát huy những năng lực sáng tạo của mỗi con người.

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ ĐỊNH NGHĨA, ĐẶC ĐIỂM CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
VIỆT NAM HIỆN NAY
I. Về định nghĩa giai cấp công nhân Việt Nam

Trong các sách báo và tài liệu trong nước những năm gần đây, có nhiều tác giả bàn đến giai cấp công nhân Việt Nam,
vai trò và sứ mạng của nó trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và trong công cuộc đổi mới đất nước. Tuy nhiên, qua theo
dõi các tài liệu hiện có, chúng tôi cho rằng, có lẽ hiện nay chưa có cách hiểu thống nhất về thế nào là giai cấp công
nhân hiện đại và giai cấp công nhân Việt Nam. Nếu không xác định được rõ ràng giai cấp công nhân Việt Nam là gì và
ai sẽ được đưa vào thành phần của giai cấp công nhân thì chúng ta sẽ không thể làm rõ được thực trạng và không làm
rõ được thực trạng thì không thể đưa ra được các giải pháp để xây dựng và phát triển giai cấp đó.

Để giải quyết vấn đề thế nào là giai cấp công nhân Việt Nam, theo chúng tôi, trước hết, cần trở lại những quan điểm cơ
bản của C. Mác, Ph. Ăngghen và Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân, những người đã đặt nền móng cho cách hiểu về
giai cấp công nhân nói chung và giai cấp công nhân Việt Nam nói riêng. Trong những tác phẩm quan trọng của mình,
C. Mác và Ph. Ăngghen đã nêu ra những chỉ dẫn quan trọng về giai cấp công nhân mà các ông gọi là giai cấp vô sản
như:

- Giai cấp vô sản là giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ sống vào việc phải bán sức lao động của mình, chứ không phải sống
dựa vào lợi nhuận của bất cứ tư bản nào.

- Giai cấp vô sản hay là giai cấp của những người vô sản là giai cấp lao động thế kỷ XIX.

- Giai cấp vô sản là giai cấp do cuộc cách mạng công nghiệp sản sinh ra.

- Giai cấp vô sản là giai cấp những người công nhân làm thuê hiện đại.

- Sự ra đời của giai cấp vô sản gắn với nền đại công nghiệp hiện đại và là sản phẩm của nền đại công nghiêp. “Trong
tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng. Các giai
cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp; giai cấp vô sản trái lại là sản phẩm của
nền đại công nghiệp”.

- Giai cấp tư sản không những đã rèn những vũ khí sẽ giết mình; nó còn tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy - những
công nhân hiện đại, những người vô sản.

Chúng ta có thể nhận thấy C. Mác và Ph. Ăngghen đã có nhiều chỉ dẫn quan trọng về giai cấp công nhân. Những điều
mà các ông nói về giai cấp công nhân như vậy là cơ sở phương pháp luận để xem xét giai cấp công nhân ngày nay.

Có thể thấy, C. Mác và Ph. Ăngghen định nghĩa giai cấp công nhân thông qua 2 khía cạnh cơ bản, đó là: thứ nhất,
thông qua nghề nghiệp, thông qua tài sản, v.v. và thứ hai, thông qua địa vị lịch sử và vai trò của giai cấp đó trong hệ
thống sản xuất.

Theo cách định nghĩa thứ nhất, trong quan niệm của C. Mác và Ph. Ăngghen, người công nhân trước hết là người vô
sản, là những người lao động, không có tài sản, hoàn toàn chỉ sống dựa vào việc phải bán sức lao động, là những người
làm thuê hiện đại, là những người lao động trong nhà máy và không có tư liệu sản xuất. Vì không có tư liệu sản xuất
nên buộc phải đi bán sức lao động và trở thành người làm thuê.

Theo cách định nghĩa thứ hai, giai cấp công nhân là giai cấp gắn liền với nền đại công nghiệp hiện đại và là sản phẩm

- 12 -
của nền đại công nghiệp. Giai cấp công nhân là giai cấp thực sự cách mạng, có sứ mạng lịch sử là xóa bỏ xã hội cũ,
xây dựng xã hội mới, v.v..

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển những quan điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen về giai cấp công nhân
để xây dựng quan niệm về giai cấp công nhân Việt Nam. Những quan niệm của Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân
Việt Nam có thể được trình bày một cách vắn tắt trên một số điểm sau đây:

Thứ nhất, trong xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến, công nhân là những người lao động làm thuê cho chủ nghĩa
tư bản đế quốc, bị bóc lột nặng nề. Người viết: “Tất cả những người không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động
mà sống, là công nhân. Bất kỳ họ lao động trong công nghệ hay là trong nông nghiệp, bất kỳ họ làm nghề gì cũng đều
thuộc về giai cấp công nhân.

Chủ chốt của giai cấp ấy là những công nhân ở các xí nghiệp như: nhà máy, hầm mỏ, xe lửa, v.v. Những công nhân thủ
công nghệ, những người làm thuê ở các cửa hàng, những cố nông, v.v., cũng thuộc về giai cấp công nhân. Nhưng chỉ
công nhân công nghệ là hoàn toàn đại biểu cho cái đặc tính của giai cấp công nhân” . Đây có thể coi là một trong những
định nghĩa của Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân, trong quan niệm của Hồ Chí Minh, là tất cả
những người không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động để kiếm sống. Khái niệm giai cấp công nhân như vậy là
rất rộng, nhưng trong quan niệm của Người, chỉ có giai cấp công nhân công nghiệp, làm việc trong nhà máy mới đại
diện tiêu biểu cho giai cấp công nhân.

Thứ hai, sau khi cách mạng giành được chính quyền nhà nước, công nhân không còn là người làm thuê nữa mà cùng
với tầng lớp nhân dân lao động khác trở thành người làm chủ nhà nước về mọi mặt, làm chủ cả trong sản xuất lẫn phân
phối. Người viết: “Công nhân ta chẳng những không còn là người “culi” như dưới chế độ thực dân phong kiến, mà
cũng không phải là người vô sản theo nghĩa đen của chữ đó, tức là không có của cải gì. Ngày nay, công nhân ta là
người làm chủ tập thể của các xí nghiệp, là giai cấp lãnh đạo nước nhà” .

Thứ ba, công nhân là những người đấu tranh dũng cảm nhất, cách mạng nhất. Nhờ có lý luận cách mạng soi đường,
công nhân đã trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng. Đồng thời, giai cấp công nhân có thể hoàn thành được sứ mệnh
lịch sử của mình nhờ có Đảng tiên phong, có liên minh công nông vững chắc, có công đoàn làm trường học cách mạng
của giai cấp. Hồ Chí Minh viết: "Đặc tính cách mạng của giai cấp công nhân là: kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức,
có kỷ luật. Lại vì là giai cấp tiên tiến nhất trong sản xuất, gánh vác trách nhiệm đánh đổ chế độ tư bản và đế quốc, để
xây dựng một xã hội mới, giai cấp công nhân có thể thấm nhuần một tư tưởng cách mạng nhất, tức là chủ nghĩa Mác –
Lênin. Đồng thời tinh thần đấu tranh của họ ảnh hưởng và giáo dục tầng lớp khác. Vì vậy, về mặt chính trị, tư tưởng, tổ
chức và hành động, giai cấp công nhân đều giữ vai trò lãnh đạo” .

Thứ tư, vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong chủ nghĩa xã hội là phải nâng cao năng suất lao động và
tham gia quản lý sản xuất, quản lý xã hội, đi tiên phong trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa… “Ai xây
dựng chủ nghĩa xã hội? Nói chung là những người lao động trong xã hội gồm công nhân, nông dân, trí thức cách mạng,
v.v., nhưng lực lượng chủ chốt xây dựng chủ nghĩa xã hội là công nhân” .

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự cụ thể hóa thêm quan điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen về giai cấp công
nhân. Cách xác định giai cấp công nhân của Hồ Chí Minh hoàn toàn thống nhất với cách xác định giai cấp công nhân
của C. Mác và Ph. Ăngghen.

Theo chúng tôi, để hiểu giai cấp công nhân Việt Nam, cần vận dụng một cách sáng tạo quan điểm của C. Mác, Ph.
Ăngghen và Hồ Chí Minh cho phù hợp với hoàn cảnh của nước ta hiện nay. Trong định nghĩa về giai cấp công nhân,
cần nêu bật được những điểm sau:

1. Giai cấp công nhân Việt Nam là những người lao động trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra một khối lượng lớn sản
phẩm của xã hội. Sự tồn tại và phát triển của giai cấp công nhân gắn liền với sự phát triển của đại công nghiệp. Đó là
sản phẩm của đại công nghiệp.

2. Trong điều kiện của thế kỷ XIX khi mà nền đại công nghiệp chưa phát triển như ngày nay, khi mà giai cấp công nhân
chưa có chính quyền, người công nhân thực sự là người vô sản làm thuê. Còn trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay, khi
- 13 -
mà giai cấp công nhân đã có chính quyền và thực sự là giai cấp lãnh đạo đất nước thì cần phải hiểu người công nhân
khác với người vô sản làm thuê. Họ không chỉ bao gồm những người làm thuê mà còn cả những người làm chủ quá
trình sản xuất, làm chủ xã hội. Thêm vào đó, ngày nay, khái niệm làm thuê cũng có tính tương đối. Nhiều người có tư
liệu sản xuất nhưng vẫn là người làm thuê. Ngay cả các chủ doanh nghiệp vừa là ông chủ trong quan hệ với những
người lao động làm thuê cho mình, nhưng lại là người làm thuê cho các doanh nghiệp và ông chủ khác. Khi giai cấp
công nhân đã giành được chính quyền, công nhân không còn là người vô sản nữa mà trở thành người hữu sản và trở
thành người làm chủ ở các mức độ khác nhau về các quá trình sản xuất nói riêng và xã hội nói chung.

3. Giai cấp công nhân là giai cấp cách mạng, có sứ mạng lịch sử là giải phóng không chỉ giai cấp công nhân mà còn
giải phóng toàn thể nhân dân lao động khỏi áp bức bất công, là lực lượng lãnh đạo xã hội để xây dựng một nước Việt
Nam thành một nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đây là điều mà các nhà kinh điển của
chủ nghĩa Mác – Lênin và Hồ Chí Minh đã dự báo và luận chứng về sứ mạng lịch sử của giai cấp công nhân. Sứ mệnh
đó hiện nay vẫn đúng và đang được thực hiện ở Việt Nam.

Từ những điều trình bày trên đây, có thể định nghĩa giai cấp công nhân Việt Nam như sau: giai cấp công nhân Việt
Nam là giai cấp những người lao động, những người làm công ăn lương, v.v. đang làm việc trong lĩnh vực công nghiệp
hoặc trong các lĩnh vực sản xuất bằng phương thức công nghiệp; đó là sản phẩm của nền đại công nghiệp, đồng thời
là sản phẩm của sự nghiệp cách mạng và quá trình đổi mới ở Việt Nam. Giai cấp công nhân Việt Nam có sứ mạng lịch
sử là giải phóng không chỉ giai cấp công nhân mà còn giải phóng toàn thể nhân dân lao động khỏi áp bức, bất công, là
lực lượng lãnh đạo xã hội để xây dựng một nước Việt Nam thành một nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh.

Với định nghĩa như vậy, thành phần của giai cấp công nhân Việt Nam rất đông đảo. Nó bao gồm đủ các tầng lớp, từ
những người làm thuê đến những người làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh
nghiệp của nhà nước. Nhưng đúng như Hồ Chí Minh đã chỉ ra, lực lượng chủ chốt của giai cấp công nhân là tầng lớp
công nhân công nghiệp, những người trực tiếp hoặc gián tiếp sản xuất ra của cải vật chất của xã hội bằng phương thức
công nghiệp.

II. Đặc điểm và xu hướng biến đổi của giai cấp công nhân

1. Khác với thời kỳ trước đổi mới, lúc đó giai cấp công nhân là một tập đoàn tương đối thuần nhất, kể từ khi đổi mới
đến nay, cùng với chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, thành phần của giai cấp công nhân trở nên đa
dạng và có sự thay đổi to lớn. Nếu như trong thời kỳ trước đổi mới giai cấp công nhân chủ yếu làm việc trong các nhà
máy, xí nghiệp của nhà nước hoặc các hợp tác xã thủ công nghiệp thì từ khi đổi mới đến nay, giai cấp công nhân có đầy
đủ các thành phần, bao gồm từ những người lao động làm thuê không có tư liệu sản xuất đến những người làm trong
các doanh nghiệp có công nghệ hiện đại, bao gồm cả những người làm trong xí nghiệp tư nhân, trong các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài lẫn các doanh nghiệp nhà nước. Sự đa dạng về thành phần của giai cấp công nhân là một tất
yếu trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Ngay cả những nước công nghiệp như Nhật Bản và Hàn
Quốc, ngoài những người công nhân có trình độ và tay nghề cao, làm việc trong các nhà máy có công nghệ hiện đại vẫn
cần những lao động phải dùng nhiều đến chân tay và cơ bắp. Chính chính sách nhập khẩu về lao động nhằm giải quyết
sự thiếu hụt về đội ngũ lao động này.

Song, quá trình phát triển của đất nước, cái mà chúng ta đáng quan tâm chính là cơ cấu của đội ngũ này. Có thể nói
rằng, so các nước phát triển thì bộ phận có tay nghề cao, có khả năng sử dụng các công nghệ hiện đại trong giai cấp
công nhân của ta thấp hơn, còn bộ phận lao động chân tay và giản đơn nhiều hơn so với các nước đó.

2. Cùng với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, đội ngũ công nhân ngày càng được trí thức hóa. Song,
bên cạnh quá trình trí thức hóa công nhân, theo chúng tôi, còn có quá trình công nhân hóa nông dân, công nhân hóa trí
thức. Ở đây, chúng tôi muốn nói tới những người xuất thân từ giai cấp nông dân hoặc tầng lớp trí thức nhưng tự nguyện
đi theo giai cấp công nhân, nhập vào đội ngũ của những người cộng sản. Quá trình này đã từng diễn ra từ khi giai cấp
công nhân chưa giành được chính quyền. Nhưng khi giai cấp công nhân đã có chính quyền thì quá trình đó diễn ra một
cách mạnh mẽ hơn. Cùng với quá trình đô thị hóa, những người nông dân, những người xuất thân từ nông thôn ngày
càng đổ dồn về thành phố kiếm công ăn việc làm. Họ trở thành những người làm thuê dưới nhiều dạng khác nhau và
trong số họ nhiều người tham gia vào giai cấp công nhân.
- 14 -
Đây là quá trình diễn ra một cách tự phát cùng với quá trình di dân tự do. Ngoài quá trình tự phát đó còn một quá trình
diễn ra một cách có kế hoạch, đó là quá đào tạo một đội ngũ công nhân kỹ thuật và những đội ngũ kỹ sư lành nghề
được đào tạo từ các trường trung học, cao đẳng và đại học khác nhau. Họ là những người xuất thân từ nông dân hoặc trí
thức tham gia vào lĩnh vực công nghiệp và trở thành những người công nhân thực thụ. Vấn đề là ở chỗ, mặc dù là
những quá trình tất yếu, song nếu quá trình công nhân hóa được diễn ra một cách có kế hoạch thì sẽ đẩy nhanh được
công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa hơn.

3. Thành quả của hơn 20 năm đổi mới có ý nghĩa lịch sử. Xét về đời sống, giai cấp khổ nhất vẫn là nông dân, sau đó là
công nhân. Những người công nhân không có tay nghề, những người lao động chân tay khổ hơn những người có tay
nghề và lao động trí óc. Thêm vào đó, tâm lý không muốn làm công nhân vì sợ vất vả còn khá nặng nề trong xã hội ta
hiện nay. Mọi người không muốn cho con em mình đi học nghề để sau này trở thành công nhân mà cố tìm cách đưa
chúng vào các trường đại học mặc dù nhiều người học xong đại học cũng không có việc hoặc phải đi làm nghề không
đúng với công việc đào tạo của mình. Vậy nguyên nhân của việc mọi người không muốn đi làm công nhân, cha mẹ
không muốn cho con em mình đi làm công nhân là ở đâu. Bước đầu tìm hiểu, chúng tôi tạm nêu ra mấy nguyên nhân
sau:

- Công nhân phải làm những công việc hết sức vất vả.

- Khó kiếm được việc làm và giả sử có kiếm được việc thì công việc cũng không ổn định.

- Lương và thu nhập thấp

III. Các chính sách đối với việc xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân

1. Do sự đa dạng về thành phần và các bộ phận của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay, nên việc đề ra chính sách
phải cụ thể đối với từng đối tượng khác nhau. Cần có các chính sách cụ thể đối với các công nhân trong các doanh
nghiệp nhà nước, trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp tư nhân và các xí nghiệp công
xưởng nhỏ lẻ cũng như đối với những nghề nghiệp và tính chất lao động khác nhau.

2. Hiện nay, đang diễn ra quá trình công nhân hóa nông dân và trí thức, cũng như quá trình trí thức hóa nông dân. Đảng
và Nhà nước cần có chính sách để đẩy nhanh các quá trình đó. Bởi vì, như chúng ta đã khẳng định, giai cấp công nhân
là lực luợng chủ đạo và đi tiên phong trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Trong khi đó, đội ngũ
công nhân ở nước ta đều thiếu về số lượng và kém về mặt chất lượng. Đối với một nước nông nghiệp như nước ta, thì
nhiệm vụ của quá trình công nghiệp hóa là công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn, lôi kéo một bộ phận lớn lao
động ở nông nghiệp sang lao động công nghiệp và sang lĩnh vực công nghiệp. Còn quá trình trí thức hóa công nhân và
công nhân hóa trí thức là quá trình làm tăng chất lượng của đội ngũ công nhân.

3. Các chính sách có lẽ rất nhiều, từ việc tạo công ăn, việc làm, lương và thu nhập, nhà ở, bảo vệ người lao động, v.v..
Tất cả những cái đó là hết sức cần thiết. Song, ở đây, chúng tôi muốn nói đến chính sách đào tạo đội ngũ công nhân
mới. Hai yêu cầu cơ bản của chính sách đạo tạo là thu hút được đội ngũ đông đảo tham gia đào tạo và đào tạo phải gắn
với thị trường lao động và đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Ưu tiên trước hết đối với giai cấp công nhân
phải là công tác đào tạo chứ không phải là cái khác.

- 15 -

You might also like