You are on page 1of 57

HIỆP ĐỊNH GIỮA

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VÀ HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ

VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI

Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ
(dưới đây được gọi là “các Bên” và gọi riêng là “Bên”),

Mong muốn thiết lập và phát triển các quan hệ kinh tế và thương mại bình đẳng và cùng
có lợi trên cơ sở tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau;

Nhận thức rằng, việc các Bên chấp nhận và tuân thủ các qui tắc và tiêu chuẩn thương
mại quốc tế sẽ giúp phát triển các quan hệ thương mại cùng có lợi, và làm nền tảng cho các mối
quan hệ đó;

Ghi nhận rằng, Việt Nam là một nước đang phát triển có trình độ phát triển ở mức thấp,
đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế và đang tiến hành các bước hội nhập vào kinh tế khu vực
và thế giới, trong đó có việc tham gia Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Khu vực
Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
(APEC) và đang tiến tới trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Thoả thuận rằng, các mối quan hệ kinh tế, thương mại và việc bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ là những nhân tố quan trọng và cần thiết cho việc tăng cường các mối quan hệ song phương
giữa hai nước; và

Tin tưởng rằng, một hiệp định về các quan hệ thương mại giữa các Bên sẽ phục vụ tốt
nhất cho lợi ích của các Bên;

Đã thoả thuận như sau:

CHƯƠNG I

THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ

Điều 1
Quy chế Tối huệ Quốc (Quan hệ Thương mại Bình thường)1

và Không Phân biệt Đối xử

1. Mỗi Bên dành ngay lập tức và vô điều kiện cho hàng hoá có xuất xứ tại hoặc được xuất
khẩu từ lãnh thổ của Bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho
hàng hoá tương tự có xuất xứ tại hoặc được xuất khẩu từ lãnh thổ của bất cứ nước thứ
ba nào khác trong tất cả các vấn đề liên quan tới:

A. mọi loại thuế quan và phí đánh vào hoặc có liên quan đến việc nhập khẩu hay xuất
khẩu, bao gồm cả phương pháp tính các loại thuế quan và phí đó.

B. các phương thức thanh toán đối với hàng nhập khẩu và xuất khẩu, và việc chuyển
tiền quốc tế của các khoản thanh toán đó;

C. những qui định và thủ tục liên quan đến nhập và xuất khẩu, kể cả những qui định về
thanh quan, quá cảnh, lưu kho và chuyển tải;

D. các loại thuế và các loại phí nội địa đánh trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hàng hoá
nhập khẩu;

E. luật, qui định và các yêu cầu khác có ảnh hưởng đến việc bán, chào bán, mua, vận
tải, phân phối, lưu kho và sử dụng hàng hoá trong thị trường nội địa; và

F. việc áp dụng các hạn chế số lượng và cấp giấy phép.

2. Các qui định tại khoả 1 của Điều này sẽ không áp dụng đối với hành động của mỗi Bên
phù hợp với nghĩa vụ của Bên đó trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các hiệp
định trong khuôn khổ của tổ chức này. Tuy vậy, một Bên sẽ dành cho các sản phẩm có
xuất xứ tại lãnh thổ Bên kia sự đối xử Tối huệ quốc trong việc giảm thuế do các đàm
phán đa phương dưới sử bảo trợ của WTO mang lại, với điều kiện là Bên đó cũng dành
lợi ích đó cho tất cả các thành viên WTO.

3. Những quy định tại khoản 1 của Điều này không áp dụng đối với:
1
Trong Hiệp định này, thuật ngữ “quan hệ thương mại bình thường” có nội dung với thuận
ngữ đối xử “tối huệ quốc”.
A. những thuận lợi mà một trong hai Bên dành cho liên minh thuế quan hoặc khu vực
mậu dịch tự do mà Bên đó là thành viên đầy đủ; và

B. những thuận lợi dành cho nước thứ ba nhằm tạo thuận lợi cho giao lưu biên giới.

4. Các qui định tại mục 1.F của Điều này không áp dụng đối với thương mại hàng dệt và
các sản phẩm dệt.

Điều 2

Đối xử Quốc gia

1. Mỗi Bên điều hành các biện pháp thuế quan và phi thuế quan có ảnh hưởng tới thương
mại để tạo cho hàng hoá của Bên kia những cơ hội cạnh tranh có ý nghĩa đối với các
nhà cạnh tranh trong nước.

2. Theo đó, không Bên nào, dù trực tiếp hay gián tiếp, quy định bất cứ loại thuế hoặc phí
nội địa nào đối với hàng hoá của Bên kia nhập khẩu vào lãnh thổ của mình cao hơn mức
được áp dụng cho hàng hoá tương tự trong nước, dù trực tiếp hay gián tiếp.

3. Mỗi Bên dành cho hàng hoá có xuất xứ tại lãnh thổ của Bên kia sự đối xử không kém
thuận lợi hơn sự đối xử dành cho hàng hoá nội địa tương tự về mọi luật, qui định và các
yêu cầu khác có ảnh hưởng đến việc bán hàng, chào bán, mua, vận tải, phân phối, lưu
kho và sử dụng trong nước.

4. Ngoài những nghĩa vụ ghi trong khoản 2 và 3 của Điều này, các khoản phí và biện pháp
qui định tại khoản 2 và 3 của Điều này sẽ không được áp dụng theo cách khác đối với
hàng nhập khẩu hoặc hàng hoá trong nước nhằm tạo ra sự bảo hộ đối với sản xuất trong
nước.

5. Các nghĩa vụ tại các khoản 2, 3 và 4 của Điều này phải tuân thủ các ngoại lệ được qui
định tại Điều III của GATT 1994 và trong Phục lục A của Hiệp định này.
6. Phù hợp với các qui định của GATT 1994, các Bên bảo đảm không soạn thảo, ban hành
hoặc áp dụng những qui định và tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm tạo ra sự trở ngại đối với
thương mại quốc tế hoặc bảo hộ sản xuất trong nước. Ngoài ra, mỗi Bên dành cho hàng
nhập khẩu từ lãnh thổ của Bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sử đối xử tốt nhất
dành cho hàng nội địa tương tự hoặc hàng tương tự có xuất xứ từ bất cứ nước thứ ba
nào liên quan đến những qui định và tiêu chuẩn kỹ thuật nêu trên, kể cả việc kiểm tra và
chứng nhận đạt tiêu chuẩn. Theo đó, các Bên:

A. bảo đảm rằng, mọi biện pháp vệ sinh hoặc vệ sinh thực bật không trái với các quy
định của GATT 1994 chỉ được áp dụng ở mức cần thiết để bảo vệ cuộc sống hoặc
sức khoẻ của con người, động vật hoặc thực vật, được dựa trên cơ sở các nguyên
lý khoa học và không được duy trì nếu không có bằng chứng đầy đủ (cụ thể như
đánh giá mức độ rủi rõ), có tính đến của những thông tin khoa học sãn có và điều
kiện khu vực có liên quan, chẳng hạn những vùng không có côn trùng gây hại;

B. bảo đảm rằng, những quy định về kỹ thuật không được chuẩn bị, ban hành hoặc áp
dụng nhằm tạo ra hoặc có tác dụng tạo ra những trở ngại không cần thiết cho
thương mại quốc tế. Vì mục tiêu này, những quy định về kỹ thuật sẽ không mang tính
chất hạn chế thương mại cao hơn mức cần thiết để hoàn thành một mục tiêu chính
đáng có tính đến những rủi ro mà việc không thi hành có thể gây ra. Những mục tiêu
chính đáng như vậy bao gồm các yêu cầu an ninh quốc gia; ngăn ngừa những hành
vi lừa đảo; bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho con người; đời sống và sức khoẻ động
thực vật, hoặc môi trường. Trong việc đánh giá những rủi ro như vậy, các yếu tố liên
quan để xem xét bao gồm những thông tin khoa học kỹ thuật có sẵn, công nghệ chế
biến có liên quan hoặc các ý định sử dụng cuối cùng của sản phẩm.

7. Ngay sau khi Hiệp định này có hiệu lực, mỗi Bên dành cho công dân và công ty Bên kia
quyền kinh doanh. Đối với Việt Nam, quyền kinh doanh đó được dành theo lộ trình sau:

A. Ngay sau khi Hiệp định này có hiệu lực và phù hợp với các hạn chế được quy định
tại Phục lục B và C, tất cả các doanh nghiệp trong nước được phép kinh doanh xuất
nhập khẩu mọi hàng hoá;

B. Ngay sau khi Hiệp định này có hiệu lực và phù hợp với các hạn chế được quy định
tại Phụ lục B và C, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của công dân và công
ty Hoa Kỳ được phép nhập khẩu các hàng hoá và sản phẩm để sử dụng vào/hay có
liên quan đến hoạt động sản xuất, hoặc xuất khẩu của doanh nghiệp đó cho dù các
sản phẩm nhập khẩu đó có được xác định một cách cụ thể hay không trong giấy
phép đầu tư ban đầu của họ.
C. Ba năm sau khi Hiệp định này có hiệu lực, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
của các công dân và công ty Hoa Kỳ vào các lĩnh vực sản xuất và chế tạo được
phép kinh doanh xuất nhập khẩu, phù hợp với các hạn chế được qui định tại Phụ lục
B, C và D, với điều kiện là các doanh nghiệp này (i) có các hoạt động kinh doanh
thực sự trong các lĩnh vực sản xuất và chế tạo; và (ii) đang hoạt động hợp pháp tại
Việt Nam.

D. Ba năm sau khi Hiệp định này có hiệu lực, các công dân và công ty Hoa Kỳ được
phép tham gia liên doanh với các đối tác Việt Nam để tiến hành kinh doanh xuất
nhập khẩu tất cả các mặt hàng, phù hợp với các hạn chế được qui định tại Phụ lục
B, C và D. Phần góp vốn của các công ty Hoa Kỳ sẽ không vượt quá 49% vốn pháp
định của liên doanh đó. Ba năm sau đó, mức hạn chế này đối với sở hữu của Hoa
Kỳ sẽ là 51%.

E. Bảy năm sau khi Hiệp định này có hiệu lực, các công ty Hoa Kỳ sẽ được cho phép
thành lập công ty 100% vốn Hoa Kỳ để kinh doanh xuất nhập khẩu mọi mặt hằng,
phù hợp với các hạn chế được qui định trong Phụ lục B, C và D.

8. Nếu một Bên chưa tham gia Công ước Quốc tế về Hệ thống Điều hoà về Miêu tả và Mã
Hàng hoá, thì Bên đó sẽ thực hiện những nỗ lực hợp lý để tham gia ngay khi có thể,
những không trễ hơn một năm sau khi Hiệp định này có hiệu lực.

Điều 3

Những Nghĩa vụ Chung về Thương mại

1. Các Bên tìm kiếm nhằm đạt được sự cân bằng thoả đáng về các cơ hội tiếp cận thị
trường thông qua việc cùng cắt giảm thoả đáng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan
trong thương mại hàng hoá do các thoả thuận đa phương mang lại.

2. Các bên sẽ, ngoại trừ được qui định cụ thể trong Phục lục B và C của Hiệp định này, loại
bỏ tất cả các hạn chế, hạn ngạch, các yêu cầu giấy phép, và các kiểm soát nhập và xuất
khẩu đối với tất cả các loại hàng hoá và dịch vụ, ngoại trừ các hạn chế, hạn ngạch, các
yêu cầu giấy phép, và các kiểm soát này đã được GATT 1994 cho phép.

3. Trong vòng hai năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, các Bên sẽ hạn chế tất cả các phí và
phụ phí dưới bất kỳ hình thức nào (trừ thuế nhập và xuất khẩu và các loại thuế khác theo
Điều 2 của Chương này) áp dụng hoặc có liên quan đến việc nhập khẩu hoặc xuất khẩu
ở mức tương xứng với chi phí của dịch vụ đã cung ứng, và đảm bảo rằng những khoản
phí và phụ phí này không phải là một sự bảo vệ gián tiếp cho các sản phẩm trong nước
hoặc không là khoản thuế trên hàng hoá nhập và xuất khẩu vì các mục đích ngân sách.

4. Trong vòng hai năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, các Bên sẽ áp dụng một hệ thống
định giá hải quan dựa trên cơ sở giá trị giao dịch của hàng hoá nhập khẩu để tính thuế,
hoặc của hàng hoá tương tự, chứ không dựa trên giá trị hàng hàng hoá của nước xuất
xứ, hoặc giá trị được xác định một cách chủ quan hoặc không có căn cứ, với giá trị giao
dịch là giá thực tế đã trả hoặc phải trả cho hàng hoá khi hàng hoá được bán để xuất
khẩu sang quốc gia nhập khẩu phù hợp với các tiêu chuẩn được thiết lập trong Hiệp định
về Thi hành Điều VII của GATT 1994; và

5. Trong vòng hai năm kể từ khi Hiệp định này có hiệu lực, các bên sẽ đảm bảo rằng các
loại phí và phụ phí được qui định tại khoản 3 của Điều này và hệ thống định giá hải quan
qui định tại khoản 4 của Điều này được qui định hoặc thực hiện một cách thống nhất và
nhất quán trên toàn lãnh thổ hải quan của mỗi Bên.

6. Ngoài các nghĩa vụ được qui định tại Điều 1, Việt Nam sẽ cung cấp sự đối xử về thuế
cho các sản phẩm có nguồn gốc từ lãnh thổ hải quan của Hoa Kỳ phù hợp với các quy
định của Phụ lục E.

7. Không bên nào yêu cầu công dân hoặc công ty của mình tham gia vào các giao dịch
hàng đổi hàng hay đối lưu với các công dân hoặc công ty của Bên kia. Tuy nhiên, khi các
công dân hoặc công ty quyết định tiến hành các giao dịch hàng đổi hàng hay giao dịch
đối lưu, thì các Bên có thể cung cấp thông tin nhằm tạo thuận lợi cho giao dịch và hỗ trợ
họ như khi họ thực hiện đối với các hoạt động xuất và nhập khẩu khác.

8. Hoa Kỳ sẽ xem xét khả năng phù hợp của Việt Nam hưởng Hệ thống Ưu đãi Phổ cập
(GSP)

Điều 4

Mở rộng và Xúc tiến Thương mại

Mỗi Bên sẽ khuyến khích và tạo thuận lợi việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại như
hội trợ, triển lãm, phái đoàn và hội thảo thương mại tại lãnh thổ của mình và trên lãnh thổ của
Bên kia. Tương tự, mỗi Bên sẽ khuyến khích và tạo thuận lợi cho các công dân và công ty của
nước mình trong những hoạt động đó. Tuỳ thuộc vào luật pháp đang hiệu lực tại lãnh thổ của
mình, các Bên đồng ý cho phép tất cả hàng hoá sử dụng cho các hoạt động đó được nhập khẩu
và tái xuất trên cơ sở miễn thuế, với điều kiện các hàng hoá đó không được bán hoặc chuyển
nhượng dưới hình thức khác.

Điều 5

Văn phòng Thương mại Chính phủ

1. Tuỳ thuộc vào luật pháp và qui định của mình điều chỉnh các cơ quan đại diện nước
ngoài, mỗi Bên sẽ cho phép các văn phòng thương mại chính phủ của bên kia thuê các
công dân của nước chủ nhà và, phù hợp với luật và các thủ tục nhập cư, được thuê các
công dân của nước thứ ba.

2. Mỗi Bên sẽ bảo đảm không gây cản trở các công dân chủ nhà tiếp cận với các văn
phòng thương mại chính phủ của Bên kia.

3. Mỗi Bên sẽ cho phép các công dân và các công ty của mình tham gia vào các hoạt động
thương mại của các văn phòng thương mại chính phủ của Bên kia.

4. Mỗi Bên sẽ cho phép nhân viên của văn phòng chính phủ của Bên kia tiếp cận với các
quan chức của nước chủ nhà, và với các đại diện của công dân và công ty của Bên chủ
nhà.

Điều 6

Hành động Khẩn cấp đối với Hàng Nhập khẩu

1. Các Bên đồng ý tham khảo một cách nhanh chóng theo yêu cầu của Bên kia mỗi khi việc
nhập khẩu hàng hoá hiện tại và tương lai các sản phẩm có nguồn gốc từ lãnh thổ của
Bên kia gây ra hoặc đe doạ gây ra hoặc góp phần đáng kể làm rối loạn thị trường. Sự rối
loạn thị trường xảy ra trong một ngành công nghiệp nội địa khi những việc nhập khẩu
một sản phẩm, tương tự hoặc trực tiếp cạnh tranh với một loại sản phẩm được ngành
công nghiệp nội địa sản xuất ra, tăng lên một cách nhanh chóng, cả về tuyệt đối và
tương đối, trở thành một nguyên nhân đáng kể hoặc đe doạ gây ra thiệt hại vật chất cho
ngành công nghiệp nội địa đó. Việc tham khảo được quy định trong khoản này sẽ có mục
đích: (a) trình và và xác định các yếu tố liên quan đến những việc nhập đó mà có thể gây
ra hoặc đe doạ gây ra hoặc góp phần đáng kể làm rối loại thị trường, và (b) tìm ra biện
pháp ngăn ngừa hoặc khắc phục sự rối loạn thị trường đó. Những tham khảo như vậy sẽ
được giải quyết trong vòng sáu mươi ngày kể từ ngày yêu cầu tư vấn, trừ khi các Bên có
thoả thuận khác.

2. Trừ khi một thoả thuận khác được các bên đồng ý trong thời gian tham khảo, bên nhập
khẩu có thể: (a) áp đặt các giới hạn số lượng nhập khẩu, các biện pháp thuế quan hoặc
các giới hạn hoặc biện pháp được coi là phù hợp, và trong khoảng thời gian cần thiết, để
ngăn chặn hay khắc phục tình trạng thị trường bị đe doạ hoặc thực tế rối loạn, và (b)
tiến hành các biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo các hàng hoá nhập khẩu từ lãnh thổ
của Bên kia tuân thủ các hạn chế số lượng đó hoặc các hạn chế khác được áp dụng liên
quan đến sự rốI loạn thị trường. Trong trường hợp này, Bên kia được tự ý bỏ các trách
nhiệm của mình theo Hiệp định này về giá trị thương mại cơ bản tương đương.

3. Nếu theo ý kiến của Bên nhập khẩu, hành động khẩn cấp là cần thiết để ngăn chặn hoặc
khắc phục sự rối loạn thị trường như vậy, thì Bên nhập khẩu có thể tiến hành hành động
đó với bất kỳ thời điểm nào mà không phải thông báo hoặc tham khảo trước, với điều
kiện các thảm khảo sẽ được thực hiện ngay khi tiến hành hành động đó.

4. Các Bên thừa nhận rằng việc chi tiết hoá các quy định bảo vệ sự rối loạn thị trường tại
Điều này không làm tổn hại đến quyền của mỗi Bên áp dụng luật và các qui định của
mình đối với hàng dệt và các sản phẩm dệt, và các luật và qui định áp dụng cho thương
mại không công bằng, kể cả luật chống phá giá và luật thuế đối kháng.

Điều 7

Các Tranh chấp Thương mại

Cho mục đích của Chương I của Hiệp định này:

1. Các công dân và công ty của mỗi bên sẽ được dành sự đối sử quốc gia trong việc tiếp
cận tất cả các toà án và cơ quan hành chính có thẩm quyền trong lãnh thổ của Bên kia,
với tư cách là các nguyên đơn, bị đơn hoặc những người có liên quan. Họ sẽ không
được đòi hoặc được hưởng quyền miễn bị kiện hoặc thi hành án, thủ tục công nhận và
thi hành các quyết định trong tài, hoặc nghĩa vụ khác trên lãnh thổ của bên kia liên quan
tới các giao dịch thương mại. Học cũng không được đòi hoặc hưởng quyền miễn thuế
đối với các giao dịch thương mại, ngoại trừ đã được quy định trong các hiệp định song
phương.

2. Các bên khuyến khích việc sử dụng trọng tài để giải quyết các tranh chấp nảy sinh từ
các giao dịch thương mại ký kết giữa các công dân hoặc các công ty của Hợp chủng
Quốc Hoa Kỳ và các công dân hoặc công ty của Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thể được qui định bằng các thoả thuận trong
các hợp đồng giữa các công dân và công ty đó, hoặc bằng những thoả thuận văn bản
riêng giữa họ.

3. Các bên trong các giao dịch này có thể qui định việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
theo bất kỳ qui tắc trọng tài nào được công nhận quốc tế, kể các các Quy tắc UNCITRAL
ngày 15 tháng 12 năm 1976, và mọi sửa đổi của các quy tắc này, trong trường hợp này
các bên cần xác định một cơ quan Chỉ định theo qui tắc nói trên trong một nước không
phải là Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ hoặc cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

4. Các bên tranh chấp, trừ trường hợp có các thoả thuận khác giữa họ, cần cụ thể hoá địa
điểm trọng tài tại một nước không phải là Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ hoặc Công hoà Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam, và nước đó là một thành viên tham gia Công ước New York
ngày 10 tháng 6 năm 1958 về Công nhận và Thi hành các Phán quyết Trọng tài Nước
ngoài.

5. Không có qui định nào trong Điều này sẽ được hiểu là ngăn cản, và các Bên sẽ không
ngăn cấm các bên tranh chấp đồng ý về bất cứ hình thức trọng tài nào khác hoặc về luật
được áp dụng trong giải quyết trọng tài, hoặc các hình thức giải quyết tranh chấp khác
mà họ cùng mong muốn và cho là phù hợp nhất cho các nhu cầu cụ thể của họ.

6. Mỗi bên sẽ bảo đảm rằng có một cơ chế hiệu quả tồn tại trong lãnh thổ của mình để
công nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài.

Điều 8

Thương mại Nhà nước

1. Các bên có thể thành lập hoặc duy trì một doanh nghiệp nhà nước, hoặc cấp cho một
doanh nghiệp nhà nước nào đó, trên thực tế hay trên danh nghĩa, sự độc quyền hoặc
đặc quyền nhập khẩu hoặc xuất khẩu các sản phẩm được liệt kê tại Phụ lục C, tuy nhiên
với điều kiện là doanh nghiệp này, trong các hoạt động mua và bán của mình liên quan
đến hàng hoá xuất nhập khẩu, sẽ hoạt động phù hợp với những nguyên tắc chung là
không phân biệt đối xử được qui định trong Hiệp định này đối với các biện pháp chính
phủ có ảnh hưởng đến hàng nhập khẩu và xuất khẩu của các công ty thương mại tư
nhân.
2. Các qui định tại khoản 1 của Điều này sẽ được hiệu là yêu cầu các doanh nghiệp sẽ, có
cân nhắc thích đáng tới các quy định khác của Hiệp định này, thực hiện bất kỳ việc mua
và bán nói trên hoàn toàn chỉ căn cứ vào các tính toán thương mại, bao gồm giá, chất
lượng, khả năng cung ứng, khả năng tiếp thị, vận tải và các điều kiện mua bán khác, và
sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp của Bên kia cơ hội thoả đáng, phù hợp với tập quán
kinh doanh thông thường, để cạnh tranh trong việc tham gia vào các việc mua hoặc bán
này.

3. Những qui định tại khoảng 1 của Điều này sẽ không áp dụng cho việc nhập khẩu các loại
hoàng hoá cho tiêu dùng trước mắt và lâu dài của chính phủ và không được bán lại hoặc
sử dụng trong sản xuất ra các hàng hoá để bán. Đối với những việc nhập khẩu này, mỗi
Bên sẽ dành sự đối xử công bằng và bình đằng cho thương mại của Bên kia.

Điều 9

Định nghĩa

Các thuận dùng trong Chương này sẽ được hiểu như sau:

1. “công ty,” có nghĩa là bất kỳ một thực thể nào được thành lập hay tổ chức theo luật áp
dụng, bất kỳ v ì mục đích phi lợi nhuận hoặc lợi nhuận, và do chính phủ hay tư nhân sở
hữu hoặc kiểm soát, và bao gồm một công ty, công ty tín thác, công ty hợp doanh, coanh
nghiệp một chủ, chi nhánh, liên doanh, hiệp hội, hoặc các tổ chức khác.

2. “doanh nghiệp,” có nghĩa là một công ty.

3. ‘công dân,” có nghĩa là một thể thể nhân là một công dân của một Bên theo luật áp dụng
của bên đó.

4. “tranh chấp thương mại,” có nghĩa là một chanh chấp giữa các bên trong một giao dịch
thương mại mà này sinh từ giao dịch đó.

5. “quyền kinh doanh,” có nghĩa là quyền tham gia vào các hoạt động nhập khẩu hoặc xuất
khẩu.

CHƯƠNG II
CÁC QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Điều 1

Mục tiêu, Nguyên tắc và Phạm vi của các Nghĩa vụ

1. Mỗi bên dành cho công dân của Bên kia sự bảo hộ và thực thi đầy đủ và có hiệu quả đối
với quyền sở hữu trí tuệ trong lãnh thổ của mình.

2. Các Bên thừa nhận các mục tiêu chính sách xã hội cơ bản của các hệ thống quốc gia về
bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm các mục tiêu phát triển và mục tiêu công nghệ và bảo
đảm rằng các biện pháp bảo vệ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ không tự nó trở
thành những cản trở hoạt động thương mại chính đáng.

3. Để dành sự bảo vệ và thực thi thích đáng và hiệu quả các quyền sở hữu trí tuệ, mỗi Bên
sẽ tối thiểu thực hiện Chương này và các qui định có nội dung kinh tế của:

A. Công ước Geneva về Bảo hộ người Sản xuất Ghi âm Chống lại sự Sao chép Trái
phép, năm 1971 (Công nước Geneva);

B. Công ước Berne về Bảo hộ Tác phẩm Văn học và Nghệ thuật, năm 1971 (Công
ước Brene);

C. Công ước Paris về Bảo hộ Sở hữu Công nghiệp, năm 1967 (Công ước Paris);

D. Công ước Quốc tế về Bảo hộ Giống thực vật mới, năm 1978 (Công ước UPOV
(1978)), hoặc Công ước Quốc tế về Bảo hộ Giống thực vật mới, năm 1991 (Công
ước UPOV (1991)); và

E. Công ước Liên quan đến Phân phối Tiến hiệu mang Chương trình Truyền qua Vệ
tinh (1974).

Nếu một Bên chưa tham gia bất kỳ Công ước nào trên đây vào hoặc trước ngày Hiệp định này
có hiệu lực thì Bên đó sẽ phải nhanh chóng cố gắng tham gia Công ước đó.
4. Một bên có thể thực hiện việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo luật pháp
quốc gia của mình ở mức độ rộng hơn so với yêu cầu của Chương này, với điều kiện là
việc bảo hộ và thực thi đó không mâu thuẫn với Chương này.

Điều 2

Các định nghĩa

với các mục tiêu của Chương này:

1. “thông tin bí mật” bao gồm các bí mật thương mại, thông tin đặc quyền, và các thông tin
không bị tiết lộ khác chưa trở thành đối tượng phải bị tiết lộ công khai không hạn chế
theo phép luật quốc gia của Bên liên quan.

2. “tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hoá” là tín hiệu vệ tinh mang chương
trình được truyền đi dưới dạng mã trong đó các đặc tính âm thanh hoặc các đặc tính
hình ảnh, hoặc cả hai đặc tính đó đã được biến đổi hoặc thay đổi nhằm mục đích ngăn
cản việc thu trái phép chương trình truyền trong tín hiệu đó được thực hiện bởi những
người không có thiết bị hợp pháp được thiết kế nhằm loại bỏ tác dụng của việc biến đổi
hoặc thay đổi nó.

3. “quyền sở hữu trí tuệ” bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan, nhãn hiệu hàng hoá,
sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp, tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã
hoá, thông tin bí mật (bí mật thương mại), kiểm dáng công nghiệp vá quyền đối với giống
thực vật.

4. “ôngườiphân phối hợp pháp tín hiệu vệ tinh đã được mã hoá” trong lãnh thổ một Bên là
người đầu tiên truyền đi tín hiệu đó.

5. “công dân” của một Bên, tương ứng với từng loại quyền sở hữu trí tuệ, được hiểu là
những thể nhân hoặc pháp nhân có thể đáp ứng các tiêu chuẩn để được hưởng sự bảo
hộ qui định trong Công ước Paris, Công ước Berne, Công ước Geneva, Công ước về
Phân phối Tín hiệu Mang Chương trình Truyền qua Vệ tinh, Công ước Quốc tế về Bảo
hộ Người biểu diễn, Người ghi âm và Tổ chức phát sóng, Công ước UPOV (1978), Công
ước UPOV (1991), hoặc Hiệp định về Quyền Sở hữu Trí tuệ đối với Mạch tích hợp được
lập tại Washington năm 1989, như thể mỗi Bên đều là thành viên của các Công ước nói
trên thì khái niệm “công dân của một Bên” ít nhất được hiểu là bao gồm bất kỳ người nào
là công dân của Bên đó hoặc người thường trú tại Bên đó.

6. “công chúng” bao gồm, đối với các quyền thông tin và biểu diễn tác phẩm qui định tại
Điều 11, 11bis (1) và 14(1)(ii) của Công ước Berne, đối với tác phẩm kịch, nhạc kịch, âm
nhạc và điện ảnh, bao gồm ít nhất bất kỳ tập hợp những cá nhân nào dự tính là đối
tượng của sự thông tin hay biểu diễn tác phẩm đó và có khả năng cảm nhận được
chúng, bất kể là những cá nhân này có thể thực hiện được điều đó tại cùng một thời
điểm hay tại nhiều thời điểm khác nhau, tại cùng một địa điểm hay tại nhiều địa điểm
khác nhau, với điều kiện là tập hợp những cá nhân đó phải ở quy mô lớn hơn một gia
đình cộng thêm những người có mối quan hệ thân thích trực tiếp của gia đình đó, hoặc
không phải là một nhóm với số lượng người hạn chế cố mối quan hệ gần gũi tương tự,
được lập ra không phải với mục đích chính là thu nhận chương trình biểu diễn và sự
thông tin tác phẩm đó.

“người có quyền” bao gồm bản thân người có quyền, bất kỳ thể nhân hoặc pháp nhân nào khác
được người có quyền cấp giấy phép độc quyền với quyền đó, hoặc là người được uỷ quyền
khác, kể cả các liên đoàn và hiệp hiệp có tư cách pháp lý để thụ hưởng quyền đó theo quy định
của luật pháp quốc gia.

Điều 3

Đối xử Quốc gia

1. Mỗi Bên sẽ dành cho các công dân của Bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự
đối xử mà họ dành cho công dân của mình trong việc thụ đắc, bảo hộ, hưởng và thực thi
tất cả các quyền sở hữu trí tuệ và mọi lợi ích có được từ các quyền đó.

2. Một bên sẽ không, như là một điều kiện để hưởng sự đối sử quốc gia theo qui định tại
Điều này, đòi hỏi những người có quyền phải tuân thủ bất kỳ yêu cầu về thủ tục hình
thức hoặc điều kiện nào (kể cả việc định hình, công bố hoặc khai thác trong lãnh thổ của
một Bên) để thụ đắc, hưởng, thực thi và thực hiện các quyền và lợi ích liên quan đến
quyền tác giả và các quyền liên quan.

3. Một Bên có thể không thi hành qui định tại khoản 1 đối với các thủ tục tư pháp và hành
chính liên quan đến việc bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ, kể cả bất kỳ thủ tục
nào yêu cầu công dân của Bên kia phải chỉ định địa chỉ tiếp nhận giấy tờ tống đạt tố tụng
tại lãnh thổ của Bên đó hoặc phải chỉ định một đại diện tại lãnh thổ của Bên đó nếu việc
không thi hành này là phù hợp với các Công ước liên quan được liệt kê ở khoản 3 Điều 1
trên đây, với điều kiện là việc không thi hành qui định nói trên:
A. là cần thiết để bảo đảm việc thi hành các biện pháp không trái với qui định của Hiệp
định này; và

B. không được áp dụng theo phương thức có thể gây hạn chế đối với thương mại.

4. Không bên nào phải có bất kỳ nghĩa vụ gì theo Điều này đối với các thủ tục qui định
trong các thoả thuận đa phương được ký kết dưới sự bảo trợ của Tổ chức Sở hữu Trí
tuệ Thế giới liên quan đến việc thụ đắc và duy trì các quyền sở hữu trí tuệ.

Điều 4

Quyền Tác giả và Các Quyền Liên quan

1. Mỗi bên sẽ bảo hộ mọi tác phẩm có sự thể hiện nguyên gốc theo nghĩa qui định tại Công
ước Berne. Cụ thể là

A. mọi loại chương trình máy tính đều được coi là các tác phẩm viết theo nghĩa qui
định tại Công ước Berne và mỗi Bên sẽ bảo hộ chúng như các tác phẩm; và

B. mọi biên soạn dữ liệu hoặc tự liệu khác, bất kể dưới dạng có thể đọc được bằng
máy hoặc dưới dạng khác, mà việc lựa chọn và sắp xếp nội dung là sự sáng tạo trí
tuệ, đầu được bảo hộ như những tác phẩm.

Sự bảo hộ của một Bên qui định theo mục phụ (B) sẽ không áp dụng cho chính bản thân dữ liệu
hoặc tư liệu, hoặc làm phương hại đến quyền tác giả đang tồn tại đối với dữ liệu hoặc tư liệu đó.

2. Mỗi bên sẽ cung cấp cho các tác giả và những người kế thừa quyền lợi của họ những
quyền được liệt kê tại Công ước Berne đối với các tác phẩm thuộc khoảng 1, và sẽ cung
cấp quyền cho phép hoặc cấm:

A. nhập khẩu vào lãnh thổ của Bên đó những bản sao của tác phẩm;
B. phân phối công khai lần đầu bản gốc và mỗi bản sao của tác phẩm dưới hình thức
bán, cho thuê hoặc các hình thức khác;

C. truyền đạt một tác phẩm tới công chúng; và

D. cho thuê bản gốc hoặc một bản sao của chương trình máy tính cho mục đích lợi
tích thương mại.

Không áp dụng mục D trong trường hợp bản sao chương trình máy tính mà bản thân nó không
phải là đối tượng chính để cho thuê. Mỗi Bên qui định rằng việc đưa bản gốc hoặc bản sao một
chương trình máy tính ra thị trường với sự đồng ý của người có quyền không làm chấm dứt
quyền cho thuê.

3. Mỗi bên sẽ qui định rằng với quyền tác giả và các quyền liên quan:

A. bất kỳ người nào có được hoặc nắm giữa bất kỳ quyền kinh tế nào đều có thể tự do
chuyển giao các quyền đó bằng hợp đồng; và

B. bất kỳ người nào thụ đắc hoặc nắm giữ quyền kinh tế nào đó theo hợp đồng, kể cả
những hợp đồng lao động là cơ sở để sáng tạo tác phẩm và bản ghi âm, đều được
tự đứng tên thực hiện các quyền đó và được hưởng đầy đủ các lợi ích thu được từ
các quyền đó.

4. Mỗi bên sẽ qui định rằng, trường hợp thời hạn bảo hộ của một tác phẩm được tính
không căn cứ theo đời người, thì thời hạn đó không ít hơn 75 năm kể từ khi kết thúc năm
lịch mà tác phẩm đó công bố hợp pháp lần đầu tiên, hoặc nếu tác phẩm không được
công bố hợp pháp trong vòng 25 năm kể từ khi tác phẩm đó được tạo ra, thì thời hạn đó
không ít hơn 100 năm kể từ khi kết thúc năm lịch mà tác phẩm được tạo ra.

5. Không Bên nào được cấp phép dịch hoặc sao chép theo qui định tại Phụ lục của Công
ước Brene khi nhu cầu hợp pháp về bản dịch hoặc bản sao tác phẩm trong lãnh thổ của
Bên đó có thể được người có quyền đáp ứng một cách tự nguyện nếu không gặp những
trở ngại do Bên đó tạo ra.
6. Mỗi bên sẽ cung cấp cho người có quyền đối với bản ghi âm quyền cho phép hoặc cấm:

A. trực tiếp hoặc gián tiếp sao chép toàn bộ hoặc một phần bản ghi âm;

B. nhập khẩu vào lãnh thổ của Bên đó bản sao của bản ghi âm;

C. phân phối công khai lần đầu bản gốc hoặc bản sao của bản ghi âm dưới hình thức
bán, cho thuê hoặc các hình thức khác; và

D. cho thuê, mượn bản gốc hoặc bản sao của bản ghi âm nhằm đạt lợi ích thương
mại.

7. Mỗi bên sẽ cung cấp cho những người biểu diễn quyền cho phép hoặc cấm:

A. định hình các buổi biểu diễn nhạc sống của họ trong bản ghi âm;

B. sao chép bản định hình trái phép của các buổi biểu diễn nhạc sống của họ;

C. phát hoặc truyền đạt theo các khác tới công chúng âm thanh của buổi biểu diễn
nhạc sống; và

D. phân phối, bán, cho thuê, chuyển nhượng hoặc chuyển giao các bản định hình trái
phép các buổi biểu diễn trực tiếp của họ, bất kể việc định hình đó được thực hiện ở
đâu.

8. Mỗi Bên sẽ, thông qua việc thực hiện của Hiệp định này, áp dụng các qui định của Điều
18 của Công ước Berne đối với các tác phẩm và, với những sửa đổi cần thiết, đối với
các bản ghi âm đang tồn tại.
9. Mỗi Bên sẽ giới hạn các hạn chế hoặc ngoại lệ đối với các quyền được qui định tại Điều
này trong một số trường hợp đặc biệt nhất định mà không mâu thuẫn với việc khai thác
bình thường tác phẩm và không gây phương hại một các bất hợp lý tới các lợi ích chính
đáng của người có quyền.

Điều 5

Bảo hộ Tín hiệu Vệ tinh mang Chương trình đã được Mã hoá

1. Đối với các vi phạm nghiêm trọng liên quan đến việc bảo hộ tín hiệu vệ tinh mang
chương trình đã được mã hoá, mỗi Bên qui định các biện pháp xử lý thích hợp, bao gồm
các biện pháp, chế tài dân sự và hình sự.

2. Vi phạm nghiêm trọng liên quan đến việc bảo hộ tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã
được mã hoá bao gồm các hành vi sau:

A. Sản xuất, lắp đặt, biến đổi, hoặc phân phối (bao gồm nhập khẩu, xuất khẩu, bán
hoặc cho thuê) một thiết bị hoặc hệ thống, do bất kỳ người nào thực hiện khi biết
hoặc có cơ sở để biết rằng thiết bị hoặc hệ thống đó chủ yếu để giúp cho việc giải
mã trái phép một tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hoá; và

B. Cố ý thu hoặc tiếp tục phân phối một tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được
mã hoá tín hiệu đã được giải mã không được phép của người phân phối hợp pháp
tín hiệu đó (bất kể người đó ở đâu) hoặc của bất kỳ người hoặc những người nào
được người đầu tiên phát tín hiệu chỉ định là người được phép phân phối tín hiệu tại
Bên đó.

3. Mỗi Bên qui định rằng những biện pháp chế tài dân sự được qui định phù hợp với
khoảng 1 Điều này được dành cho bất cứ người nào có lợi ích đối với tín hiệu vệ tinh
mang chương trình đã được mã hoá hoặc đối với nội dung của tín hiệu đó.

Điều 6

Nhãn hiệu Hàng hoá


1. Cho những mục đích của Hiệp định này, nhãn hiện hàng hoá gồm bất kỳ dấu hiệu nào,
hoặc sự kết hợp nào của các dấu hiệu, có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ
của một người với hàng hoá hoặc dịch vụ của người khác, bao gồm từ ngữ, tên người,
mẫu thiết kế, chữ cái, chữ số, tổ hợp mầu sắc, các yếu tố hình hoặc hình dáng của hàng
hoá hoặc hình dạng của bao bì hàng hoá. Nhãn hiệu hàng bao gồm cả nhãn hiệu dịch
vụ, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiện chứng nhận.

2. Mỗi bên sẽ cung cấp cho chủ của nhãn hiệu đã đăng ký quyền ngăn cản tất cả những
người không có sự cho phép của người chủ về việc sử dụng trong kinh doanh các dấu
hiệu trùng hoặc tương tự cho các hàng hoá và dịch vụ đã được mà trùng hoặc giống với
những hàng hoá dịch vụ đó mà người chủ nhãn hiệu đã đăng ký, nếu việc sử dụng
những vậy có nguy cơ gây nhầm lẫn. Các quyền được miêu tả ở trên sẽ không ảnh
hưởng đến bất kỳ quyền nào trước đây, và sẽ không ảnh hưởng đến khả năng tạo cho
các quyền có thể đạt được trên cơ sở sử dụng.

3. Một Bên có thể qui định khả năng đăng ký phụ thuộc vào việc sử dụng. Tuy nhiên, việc
sử dụng thực sự một nhãn hiệu không là một điều kiện để nội đơn đăng ký. Không Bên
nào có thể từ chối đơn đăng ký chỉ vì do ý định sử dụng chưa được thực hiện trước khi
kết thúc thời hạn ba năm từ ngày nộp đơn đăng ký.

4. Mỗi Bên qui định một hệ thống đăng ký nhãn hiệu hàng hoá bao gồm:

A. việc thẩm tra đơn xin;

B. thông báo cho người nộp đơn về các lý do từ chối đăng ký một nhãn hiệu hàng hoá;

C. cơ hội hợp lý cho người nộp đơn để trình bày ý kiến về thông báo;

D. công bố nhãn hiệu hàng hoá trước hoặc ngay sau khi nó được đăng ký; và

E. một cơ hội hợp lý cho những người có quyền lợi được yêu cầu huỷ bỏ việc đăng ký
một nhãn hiệu hàng hoá.
5. Bản chất của hàng hoá hoặc dịch vụ sẽ mang nhãn hiệu trong mọi trường hợp không
hình thành cản trở việc đăng ký một nhãn hiệu thương mại.

6. Điều 5bis Công ước Paris sẽ được áp dụng, với những sửa đổi cần thiết, đối với dịch vụ.
Trong xác định một nhãn hiệu hàng hoá có phải là nổi tiếng hay không phải xem xét sự
hiểu biết về nhãn hiệu hàng hoá trong bộ phận công chúng có liên quan, gồm cả sử hiểu
biết đạt được trong lãnh thổ của Bên liên quan do kết quả của hoạt động xúc tiến nhãn
hiệu hàng hoá này.

7. Mỗi Bên sử dụng Bảng Phân loại Quốc tế về Hàng hoá và Dịch vụ cho việc đăng ký.
Không Bên nào được sử dụng phân loại đó làm cơ sở duy nhất để xác định khả năng
gây nhầm lẫn.

8. Mỗi Bên qui định rằng đăng ký ban đầu của một nhãn hiệu hàng hoá có thời hạn ít nhất
là 10 năm và được gia hạn không hạn chế số lần, mỗi lần gia hạn có thời hạn không ít
hơn 10 năm, khi các điều kiện gia hạn được thoả mãn.

9. Mỗi Bên yêu cầu việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá là điều kiện để duy trì hiệu lực của
việc đăng ký. Việc đăng ký có thể bị huỷ bỏ do không sử dụng chỉ sau thời gian ít nhất là
ba năm liên tục không sử dụng, trừ trường hợp chủ nhãn hiệu hàng hoá chứng minh
được rằng việc không sử dụng đó có lý do chính đáng vì có những cản trở đối với việc
sử dụng đó. Pháp luật phải công nhận những điều kiện phát sinh ngoài ý muốn của chủ
nhãn hiệu hàng hoá gây cản trở cho việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, chẳng hạn như
việc chính phủ hạn chế nhập khẩu hoặc qui định các yêu cầu khác đối với các hàng hoá
và dịch vụ mang nhãn hiệu hàng hoá, là lý do chính đáng của việc không sử dụng.

10. Mỗi Bên sẽ công nhận việc sử dụng nhãn hiệu của một người không phải người chủ
nhãn hiệu, nếu sự sử dụng chịu sự kiểm soát của người chủ, việc sử dụng nhãn hiệu
hàng hoá đó cho những mục đích duy trì hiệu lực đăng ký.

11. Không Bên nào được gây trở ngại cho việc sử dụng một nhãn hiệu hàng hoá trong
thương mại bằng các yêu cầu đặc biệt, chẳng hạn việc sử dụng làm giảm chức năng của
nhãn hiệu như một chỉ dẫn nguồn gốc sử dụng hoặc sử dụng với một nhãn hiệu hàng
hoá khác.

12. Một Bên có thể xác định các điều kiện về cấp giấy phép và chuyển nhượng nhãn hiệu
hàng hoá, điều này phải được hiểu là việc cấp giấy phép bắt buộc nhãn hiệu hàng hoá
sẽ không được cho phép. Người chủ của nhãn hiệu hàng hoá đã được đăng ký sẽ có
quyền chuyển nhượng nhãn hiệu đó có hoặc không chuyển nhượng doanh nghiệp mà có
nhãn hiệu hàng hoá đó. Tuy nhiên, một Bên có thể yêu cầu chuyển giao uy tín của nhãn
hiệu hàng hoá đó như là một phần của chuyển nhượng hợp pháp nhãn hiệu.

13. Một bên có thể qui định một số lượng ngoại lệ có giới hạn các quyền về nhãn hiệu hàng
hoá, như việc sử dụng trung thực các thuật ngữ mô tả, với điều kiện các loại lệ như vạy
có tính tới các lợi ích hợp pháp của chủ nhãn hiệu hàng hoá và những người khác.

14. Một bên có thể từ chối đăng ký những nhãn hiệu hàng hoá gồm hoặc chứa các dấu hiệu
trái đạo đức, mang tính lừa dối hoặc gây tai tiếng, hoặc dấu hiệu có thể bêu xấu hoặc
gây hiểu sai về một người đang sống hay đã chết, tổ chức, tín ngưỡng hoặc biểu tượng
quốc gia của một Bên hoặc làm cho các đối tượng đó bị khinh thị hoặc mất uy tín. Mỗi
Bên đều cấm đăng ký do nhãn hiệu hàng hoá loại chữ cái chỉ dẫn chung về hàng hoá và
dịch vụ hoặc các loại hàng hoá hoặc dịch vụ mà nhãn hiệu sử dụng.

Điều 7

Sáng chế

1. Tuân thủ qui định của khoản 2 tại Điều này, mỗi Bên sẽ cấp bằng sáng chế đối với mọi
phát minh, bất kể đó là một sản phẩm hoặc một quy trình, trong tất cả các lãnh vực công
nghệ, với điều kiện phát minh này là mới, là kết quả của trình độ sáng tạo và có khả
năng áp dụng công nghiệp. Cho các mục đích của Điều này, một Bên có thể hiểu thuật
ngữ “trình độ sáng tạo” và “có khả năng áp dụng công nghiệp” một cách tương ứng đồng
nghĩa với các thuật ngữ “không hiểu nhiên” và “hữu ích”.

2. Các bên có thể loại trừ khả năng cấp bằng sáng chế

A. các phát minh, bị cấm khai thác thương mại trong lãnh thổ của mình để bảp vệ trật
tự công cộng hoặc đạo đức công cộng, kể cả bảo vệ cuộc sống hoặc sức khoẻ của
cong người, động và thực vật hoặc tránh gây nguy hại nghiêm trọng đến môi trường,
với điều kiện sự loại trừ này được qui định chỉ vì việc khai thác bị luật pháp ngăn
cấm.

B. các phương pháp chuẩn đoán, các phương pháp nội khoa và ngoại khoa để điều trị
cho người và động vật.

C. các quy trình có bản chất sinh học cho việc sản xuất các loại thực vật hoặc động
vật mà không phải là các quy trình phi sinh học và qui trình vi sinh; giống động vật;
gống thực vật. Việc loại trừ các gi61ng thực vật được giới hạn đối với các giống thực
vật theo định nghĩa qui định tại Điều 1(vi) của Công ước UPOV (1991); định nghĩa
này áp dụng những sửa đổi chi tiết cho các loại giống động vật. Việc loại trừ giống
thực vật và động vập sẽ không áp dụng đối với những phát minh thực vật và động
vật mà có thể bao gồm nhiều giống. Ngoài ra, các Bên sẽ dành sự bảo hộ các giống
thực vật theo một hệ thống riêng hữu hiệu phù hợp với phụ khoản 3.D Điều 1 của
Chương này.

3. Mỗi Bên sẽ qui định rằng:

A. nếu đối tượng của bằng sáng chế là một sản phẩm, thì bằng sáng chế sẽ dành cho
chủ bằng sáng chế quyền ngăn cấm người khác chế tạo, sử dụng, bán, chào bán
hoặc nhập khẩu cho các mục đích trên đối tượng của bàng sáng chế, mà không có
sự chấp thuận của người chủ bằng sáng chế.

B. nếu đối tượng của bằng sáng chế là một qui trình, thì bằng sáng chế sẽ dành cho
chủ bằng quyền ngăn cấm người khác sử dụng quy trình đó và sử dụng để bán,
chào bán hoặc nhập khẩu cho các mục đích này ít nhất đối với sản phẩm thu được
trực tiếp từ quy trình đó, mà không có sự đồng ý của chủ bằng.

4. Một Bên có thể qui định một số lượng ngoại lệ có giới hạn đối với quyền độc quyền của
bằng sáng chế, với điều kiện những ngoại lệ đó không mâu thuẫn với việc khai thác bình
thường bằng sáng chế và không gây phương hại một chách bất hợp lý đến các lợi ích
chính đáng của người chủ bằng sáng chế.

5. Bằng sáng chế và việc hưởng các quyền theo bằng sáng chế phải được đáp ứng một
cách không phân biệt đối xử trong lĩnh vực công nghệ hoặc sản phẩm dù sản phẩm
được sản nhập khẩu hoặc sản xuất nội địa.

6. Một Bên có thể thu hồi bằng sáng chế chỉ khi tồn tại các căn cứ mà dựa vào đó bằng
sáng chế đó đáng lẽ đã bị từ chối cấp bằng sáng chế.

7. Mỗi bên sẽ cho phép những người chủ bằng sáng chế chuyển nhượng và chuyển giao
thừa kế các bằng sáng chế của họ, và thực hiện các hợp đồng cấp giấy phép của họ.
8. Mỗi Bên có thể từ chối cho phép sử dụng sáng chế khi không được phép của người giữ
quyền của bằng sáng chế. Tuy nhiên, nếu luật pháp của một Bên cho phép sử dụng đối
tượng của một bằng sáng chế, ngoài việc cho phép sử dụng theo khoản 4, mà không có
sự uỷ quyền của người giữ quyền, kể cả việc sử dụng của chính phủ hoặc người được
uỷ quyền của chính phủ, thì Bên đó phải tôn trọng các qui định sau:

A. việc cho phép sử dụng sẽ được xem xét từng trường hợp cụ thể;

B. việc sử dụng đó có thể được cho phép chỉ khi trước khi sử dụng, người sử dụng đã
dự định đã nố lực để xin phép quyền từ người giữ quyền với những điều kiện và qui
định thương mại hợp lý và những cố gắng như vậy không đạt được kết quả trong
một thời gian hợp lý. Yêu cầu thực hiện những nỗ lực như vậy có thể được một Bên
bỏ qua trong trường hợp khẩn cấp quốc gia hoặc các điều kiện cực kỳ khẩn cấp
khác hoặc trong những trường hợp sử dụng công cộng phi thương mại. Tuy nhiên,
trong các trường hợp khẩn cấp quốc gia hoặc các trường hợp cực kỳ khẩn cấp
khác, người giữ quyền phải được thông báo trong hời gian hợp lý sớm nhất. Trong
trường hợp sử dụng công cộng phi thương mại, nếu chính phủ hoặc người được uỷ
quyền, không thực hiện nghiên cứu sáng chế, bết hoặc có những cơ sở chứng minh
để biết rằng bằng sáng chế có giá trị được hoặc sẽ được chính phủ sử dụng, người
giữ quyền phải được thông báo kịp thời.

C. phạm vi và thời hạn của những sử dụng này sẽ được giới hạn trong mục đích mà
được cho phép, và trong trường hợp của ký thuật bán dẫn sẽ chỉ được sử dụng cho
mục đính công cộng phi thương mại hoặc nhằm xử lý một hành vi đã được xác định
là phản cạnh tranh sau thủ tục tư pháp hoặc hành chính;

D. những sử dụng đó là không có độc quyền;

E. những sử dụng đó không được chuyển nhượng, ngoại trừ trường hợp cùng một
phần của một doanh nghiệp hoặc uy tính gắn với sử dụng đó;

F. việc sử dụng đó chủ yếu nhằm cung cấp cho thị trường nội địa của Bên đó;

G. việc cho phép sử dụng nó trên, phụ hợp với việc bảo vệ đầy đủ lợi ích chính đáng
của những người được phép, bị đình chỉ nếu và khi các tình huống dẫn đến việc cho
phép sử dụng đó chấm dứt và có ít khả năng tái diễn. cơ quan có thẩm quyền phải
xem xét lại, theo đề nghị của bên có lợi ích, sự tiếp tục tồn tại của những tình huống
này;
H. người giữ quyền sẽ phải được trả thù lao thoả đáng tuỳ theo hoàn cảnh của từng
trường hợp, có tính đến giá trị kinh tế của việc cho phép;

I. hiệu lực pháp lý của bất kỳ quyết định nào liên quan đến việc cấp phép sử dụng đó
có thể được xem xét lại theo thủ tục tư pháp hoặc thủ tục độc lập khác bời cơ quan
có thẩm quyền cao hơn;

J. bất kỳ quyết định nào liên quan đến thù lao trả cho việc sử dụng đó có thể được
xem xét lại theo thủ tục tư pháp hoặc thủ tục khác bời cơ quan có thẩm quyền cao
hơn;

K. một Bên sẽ không có nghĩ a vụ phải áp dụng các điều kiện qui định tại các điểm B
và F nếu việc cấp phép sử dụng nhằm xử lý hành vi được xác định là phản cạnh
ranh theo thủ tục tư pháp hoặc thủ tục hành chính. Mức độ cần thiết phải điều chỉnh
các hành vi phản cạnh tranh có thể được tính đến khi xác định mức thù lao trong các
trường hợp đó. Các cơ quan thẩm quyền được phép từ chối việc đình chỉ giấy phép
sử dụng nếu và khi các điều kiện dẫn đến việc cấp phép đó có khả năng tái diễn; và

L. một Bên sẽ không được cấp phép sử dụng đối tượng của một bằng sáng chế để
khi tách một bằng sáng chế khác, trừ khi đó là chế tài áp dụng đối với một hành vi đã
bị phán xét là vi phạm pháp luật quốc gia về cạnh tranh.

9. Nếu đối tượng của bằng sáng chế là qui trình sản xuất một sản phẩm, thì trong bất kỳ
thủ tục xử lý xâm phạm nào, mỗi Bên phải yêu cầu bị đơn chứng minh rằng sản phẩm bị
khiếu kiện là xâm phạm đã được sản xuất theo một qui trình khác với qui trình được cấp
bằng độc quyền trong một hoặc một số tình huống sau:

A. sản phẩm được sản xuất theo qui trình được cấp bằng sáng chế là sản phẩm mới;
hoặc

B. rất có khả năng sản phẩm bị khiếu kiện là xâm phạm đã được sản xuất theo qui
trình nó trên và chủ bằng sáng chế mặc dù đã có những nỗ lực thích hợp như không
thể xác định được qui trình thực sự được sử dụng.
Trong quá trình thu thập và đánh giá chứng cứ, các lợi ích hợp pháp của bị đơn trong việc bảo
vệ các bí mật thương mại của họ phải được quan tâm.

10. Mỗi Bên qui định thời hạn bảo hộ đối với bằng độc quyền không dưới hai mươi năm kể
từ ngày nội đơn. Mỗi Bên có thể kéo dài thời hạn bảo hộ trong các trường hợp cần thiết
để bù lại sự chậm trễ do thủ tục cấp bằng gây ra.

Điều 8

Thiết kế Bố trí (Topography) Mạch Tích hợp

1. Mỗi Bên sẽ bảo vệ thiết kế bố trí (topography) mạch tích hợp (“thiết kế bố trí”) theo qui
định từ Điều 2 đến Điều 7, 12 và 16(3), trừ điều 6(3), của Hiệp định về Sở hữu Trí tuệ đối
với Mạch Tích hợp đang được để chờ cho các bên ký kết từ ngày 26 tháng 5 năm 1989,
và còn tuân thủ các qui định của khoản 2 đến khoảng 3 của Điều này.

2. Đồng thời với việc tuân thủ qui định của khoản 3, mỗi Bên coi các hành vi sau đây là bất
hợp pháp nếu do bất kỳ người nào không được phép của người có quyền thực hiện: làm
bản sao, nhập khẩu hoặc phân phối thiết kế bố trí đã được bảo vệ, mạch tích hợp có
thiết kế bố trí đã được bảo vệ hoặc một vật phẩm chứa mạch tích hợp nói trên chừng
nào mà vật phẩm đó vẫn còn chứa thiết kế bố trí bị sao chép một cách bất hợp pháp.

3. Không Bên nào được tiến hành bất cứ hành vi bất hợp pháp nào được nêu trong khoảng
2 đối với mạch tích hợp có thế kế bố trí bị sao chép một cách bất hợp pháp, hoặc bất kỳ
một vật phẩm nào có chứa mạch tích hợp như vậy, nếu người thực hiện hành vi đó hoặc
đặt hàng thực hiện những hàng hoá đó không biết và không có căn cứ hợp lý nào để
biết, khi tiếp nhận mạch tích hợp hoặc vật phẩm chứa một mạch tích hợp như vậy, rằng
mạch tích hợp có bố trí bị sao chép một cách bất hợp pháp.

4. Mỗi Bên sẽ qui định rằng, sau khi người được đề cập trong khoảng 3 đã nhận được
thông báo đầy đủ rằng thiết kế bố trí đã bị sao chép bất hợp pháp, người này có thể thực
hiện bất kỳ hành vi nào đối với hàng hoá đã có hoặc đã đặt hàng trước thông báo đó, tuy
nhiên phải trả cho người giữ quyền một khoản tiền tương được với khoản tiền đáng lẽ
phải trả cho việc cấp giấy phép thoả thuận tự do cho thiết kế bố trí đó.

5. Không bên nào được cho phép cấp giấy phép không tự nguyệnđốI với thiết kế bố trí của
mạch tích hợp.
6. Bất ký bên nào yêu cầu đăng ký như một điều kiện bảo hộ thiết kế bố trí sẽ qui định thời
gian bảo hộ sẽ không chấm dứt trước ngày cuối cùng của thời kỳ 10 năm kể từ ngày nộp
đơn đăng ký hoặc từ ngày mà thiết kế bố trí đó lần đầu tiên được khai thác thương mại
trên thế giới, tuỳ thuộc thời điểm nào sớm hơn.

7. Nếu một Bên không yêu cầu việc đăng ký như là một điều kiện bảo hộ một thiết kế bố trí,
thì Bên đó sẽ qui định một thời kỳ bảo hộ không ít hơn 10 năm kể từ ngày đưa ra khai
thác thương mại thiết kế bố trí ở bất kỳ đâu trên thế giới.

8. Không phụ thuộc vào khoảng 6 và 7, một Bên có thể qui định rằng việc bảo hộ sẽ chất
dứt sau 15 năm từ ngày thiết kế bố trí đó được tạo ra.

Điều 9

Thông tin Bí mật (Các Bí mật Thương mại)

1. Để bảo đảm sự bảo hộ hiệu quả chống lại việc cạnh tranh không công bằng theo qui
định tại Điều 10bis của Công ước Paris (1967), mỗi Bên sẽ bảo vệ thông tin bí mật theo
khoản 2 dưới đây và dữ liệu được nộp trình cho chính phủ hoặc các cơ quan của chính
phủ phù hợp với khoản 5 và 6 dưới đây.

2. Mỗ Bên qui định các biện pháp pháp lý cho bất kỳ người nào cũng có thể ngăn chặn
thông tin bí mật bị tiết lộ, hoặc bị người khác tiếp nhận, hoặc bị người khác sử dụng mà
không có sự cho phép của người kiểm soát thông tin hợp pháp theo cách thức trái
ngược với các hình vi thương mại trung thực, ở mức độ và trong chừng mực mà:

A. thông tin không phải là hiểu biết thông thường hoặc không dễ dàng có được;

B. thông tin có gía trị thương mại vì có tính bí mật; và

C. người có quyền kiểm soát hợp pháp thông tin đã thực hiện những biện pháp hợp lý
trong hoàn cảnh để giữ bí mật.
3. cho mới các mục tiêu của Hiệp định này, “theo phương thức trái với các hành vi thương
mại trung thực” sẽ có nghĩa là những hành vi như vi phạm hợp đồng, bội tín và xui khiến
vi phạm vả kể cả việc chiếm đoạt các thông tin không được tiết lộ của một bên thứ ba
mà biết, hoặc bất cẩn không biết rằng, những hành vi đó liên quan đến việc chiếm đoạt
thông tin đó.

4. Không bên nào được cản trở hoặc hạn chế việc cấp giấy phép tự nguyện thông tin mật
bằng việc áp đặt trên các giấy phép đó những điều kiện quá mức hoặc mang tính phần
biệt đối xử hoặc những điều kiện làm giảm giá trị của thông tin mật đó.

5. Nếu một Bên yêu cầu, như là một điều kiện cho việc chấp thuận tiếp thị cho các sản
phẩm dược phẩm và nông hoá phẩm, trình kết quả thử nghiệm hoặc các dữ liệu khác
bắt nguồn từ nỗ lực đáng kể thì Bến đó sẽ bảo vệ những dữ liệu này chống lại việc sử
dụng thương mại không công bằng. Ngoài ra, mỗi Bên sẽ bảo vệ những dữ liệu đó
chống lại việc tiết lộ, ngoại trừ khi cần thiết để bảo vệ lợi ích công cộng.

6. Mỗi bên sẽ qui định rằng đối với các dữ liệu thuộc loại nêu tại khoản 5 được nội trình cho
Bên đó sau khi Hiệp định này có hiệu lực, nếu không được phép của người đã nộp trình
dữ liệu đó, không người nộp đơn xin phê duyệt sản phẩm nào khác được sử dụng các
dữ liệu đó làm dữ liệu hỗ trợ cho đơn trong một thời hạn thích hợp kể từ khi dữ liệu được
nộp trình. Nhằm mục đích đó, thời hạn thích hợp thông thương không ít hơn 5 năm kể từ
ngày Bên đó phê duyệt đơn của người đã trình dữ liệu để xin phép đưa sản phẩm của
mình ra thị trường, có tính đến tính chất của dữ liệu và sự đầu tư, chi phí trong việc tạo
ra các dữ liệu đó.

Điều 10

Kiểu dáng Công nghiệp

1. Mỗi bên sẽ qui định việc bảo hộp các kiểu dáng công nghiệp được tạo ra một cách độc
lập có tính mới hoặc nguyên gốc. Một Bên có thể qui định rằng:

A. các thiết kế đó không mới hoặc nguyên gốc nếu chúng không khác biệt đáng kể với
các thiết kế đã biết hoặc các kết hợp của các đặc điểm thiết kế đã biết; và

B. sự bảo hộ như vậy sẽ không áp dụng cho những thiết kế được xác định chủ yếu
bằng những đặc điểm kết thuật hoặc chức năng.
2. Mỗi Bên sẽ đảm bảo rằng các yêu cầu cho việc bảo hộ các kiểu dáng của hàng dệt, đặc
biệt về chi phí, xét nghiệm và công bố, không ảnh hưởng một cách bất hợp lý cho cơ hội
một người tìm đến và đạt được những bảo hộ này. Một Bên có thể thực hiện nghĩa vụ
này thông qua luật kiểu dáng công nghiệp hoặc luật quyền tác giả.

3. Mỗi bên sẽ dành cho người chủ của kiểm dáng công nghiệp quyền ngăn cấm người
khác không có sự cho phép của người chủ chế tạo, bán, hoặc nhập khẩu hoặc các hình
thức phân phối khác của sản phẩm mang hoặc thể hiện một kiểu dáng là một bản sao,
hoặc cơ bản là một bản sao, của kiểm dáng đã được bảo hộ, nếu các hành vi đó được
thực hiện cho các mục đích thương mại.

4. Một bên có thể qui định những ngoại lệ giới hạn đối với việc bảo hộ các kiểu dáng công
nghiệp, với điều kiện là những ngoại lệ này không mẫu thuẫn với việc khai thác bình
thường của kiểu dáng công nghiệp đã được bảo vệ và không gây phương hại một cách
bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của người chủ kiểu dáng công nghiệp.

Mỗi Bên sẽ qui định một thời hạn bảo hộ những kiểm dáng công nghiệp với tổng cộng ít nhất 10
năm.

Điều 11

Thực thi Quyền Sở hữu Trí tuệ

1. Theo qui định cụ thể của Điều này và từ Điều 12 đến 15, mỗi Bên sẽ qui định trong luật
quốc gia những thủ tục cho phép hành động chống lại việc xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ được qui định ở Chương này. Những thủ tục này sẽ bao gồm các biện pháp kịp thời
để ngăn chặn xâm phạm và các chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa các xâm phạm trong
tương lai. Mỗi bên sẽ áp dụng các thủ tục thi hành theo cách thức không tạo ra những
rào cản đối với hoạt động thương mại chính đáng và có các biện pháp an toàn hiệu quả
chống lại sự lạm dụng.

2. Mỗi bên bảo đảm rằng các thủ tục thực hiện của mình là công bằng và hợp lý, và không
quá phức tạp hoặc tốn kém, và không có những giới hạn thời gian bất hợp lý hoặc
những chậm trễ không có lý do chính đáng.

3. Mỗi Bên sẽ bảo đảm rằng các quyết định giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính và
thủ tục xét xử phải:
A. bằng văn bản và nêu rõ các lý do mà các quyết định dựa trên;

B. sẵn sàng không chậm trễ quá đáng ít nhất cho các bên trong một vụ kiện; và

C. chỉ dựa trên chứng cứ mà các bên liên quan có cơ hội trình bày và được nghe.

4. Mỗi Bên sẽ bảo đảm rằng các biên torng một vụ kiện có cơ hội đề nghị cơ quan tư pháp
của Bên đó xem xét lại những quyết định hành chính cuối cùng và, thuỳ thuộc vài qui
định về thẩm quyền tài phán của pháp luật quốc gia của Bên đó về mức độ quan trọng
của vụ kiện, được đề nghị xem xét lại ít nhất là các khía cạnh pháp lý của các quyết định
xét xử vụ việc ở cấp sơ thẩm. Không phụ thuộc vào qui định trên đây, không Bên nào
phải qui định việc xem xét lại theo thủ tục tư pháp đối với quyết định tha bổng trong vụ
án hình sự.

Điều 12

Các Qui định Cụ thể về Thủ tục và Chế tài trong

Tố tụng Dân sự và Hành chính

1. Mỗi bên sẽ dành cho người giữ quyền được tham gia thủ tục tố tụng dân sự để thực thi
các quyền sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi Hiệp định này. Mỗi bên sẽ qui định rằng:

A. bị đơn có quyền được thông báo bằng văn bản một cách kịp thời và đầy đủ các chi
tiết, kể cả cơ sở của các khiếu kiện;

B. các bên tham gia vụ kiện được phép được đại diện thông qua luật sư độc lập;

C. các thủ tục thực thi không được bao gồm việc áp đặt những yêu cầu quá mức về
việc bắt buộc đương sự có mặt;
D. tất cả các bên tham gia vụ kiện được quyền chứng minh yêu cầu của mình và đưa
ra những chứng cứ liên quan; và

E. các thủ tục phải bao gồm các biện pháp để xác định và bảo vệ thông tin bí mật.

2. Mỗi Bên cho phép các cơ quan tư pháp của mình:

A. trong trường hợp một bên trong vụ kiện đã đưa ra chứng cứ có thể có được đủ để
chứng minh cho yêu cầu của bên đó và chỉ rõ chứng cứ thích hợp để chứng minh
những yêu sách của bên đó nằm dướI sự kiểm soát của phía bên kia, được quyền
buộc phía bên kia đưa ra chứng cứ nêu trên, và tuỳ vào vụ việc thích hợp, tuân theo
các điều kiện bảo đảm việc bảo vệ thông tin bí mật;

B. trong trường hợp một bên trong vụ kiện tự ý và không có lý do chính đáng từ chối
không cho tiếp cận với chứng cứ, hoặc không cung cấp chứng cứ liên quan đang
nằm dưới sự kiểm soát của bên đó trong một thời hạn hợp lý, hoặc gây cản trở đáng
kể cho tiến trình thực thi quyền, được quyền đưa ra kết luận sơ bộ và cuối cùng, có
tính chất khẳng định hoặc phủ định, căn cứ vào chứng cứ đã được đưa ra, bao gồm
cả đơn khiếu nại hoặc cáo buộc của bên bị ảnh hưởng bất lợi do việc từ chối không
cho tiếp cận với chứng cứ, nhưng phải dành cho các bên cơ hội được trình bày ý
kiến về các lý lẽ hoặc chứng cứ;

C. buộc một bên trong vụ kiện chấm dứt sự xâm phạm, kể cả các biện pháp ngăn
ngừa sự xâm nhập vào các kênh thương mại của những hàng hoá nhập khẩu xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ, ngay sau khi hoàn thành thủ tục hải quan đối với hàng
hoá đó;

D. buộc người xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trả cho người giữ quyền một khoản bồi
thường thoả đáng để đền bù thiệt hại mà người có quyền đã phải chịu do hành vi
xâm phạm và trả những lợi nhuận mà người xâm phạm thu được từ hành vi xâm
phạm nhưng không được tính trog thiệt hại thực tế;

E. buộc người xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trả các chi phí của người giữ quyền,
trong đó có thể bao gồm cả chi phí hợp lý thuê luật sư; và
F. buộc một bên tham gia vụ kiện, mà theo yêu cầu của bên đó các biện pháp thực thi
đã được áp dụng và bên đó đã lạm dụng những thủ tục thực thi, phải bồi thường
thoả đáng cho bất kỳ bên nào đã bị cưỡng chế hoặc bị ngăn cản một cách sai trái,
những thiệt hại mà bên đó đã phải chịu do sự lạm dụng trên gây ra và phải trả các
chi phí của bên bị thiệt hại đó, trong đó có thể bao gồm các chi phí hợp lý thuê luật
sư.

3. Đối với thẩm quyền nêu tại phụ khoản 2.D, ít nhất là đối với các tác phẩm đã được bảo
hộ quyền tác giả hoặc quyền liên quan, một Bên dành cho các cơ quan tư pháp quyền
buộc bồi thường thiệt hại theo mức ấn định trước. Các cơ quan tư pháp được tự quyết
định việc thực hiện quyền đó.

4. Nhằm ngăn ngừa một cách có hiệu quả hành vi xâm phạm và làm hàng giả, mỗi Bên
phải cho phép các cơ quan tư pháp của mình được ra lệnh:

A. xử lý ngoài kênh thương mại, mà không có bồi thường dưới bất kỳ hình thức nào,
những hàng hoá mà các cơ quan đó coi là xâm phạm, theo cách thức tranh mọi thiệt
hại cho người có quyền, hoặc tiêu huỷ hàng hoá đó trừ trường hợp làm như vậy là
trái với qui định hợp hiến hiện hành; và

B. xử lý ngoài kênh thương mại, mà không có bồi thường dưới bất kỳ hình thức nào,
những nguyên liệu và phương tiện có công dụng chủ yếu là tạo ra hàng hoá xâm
phạm, theo cách thức nhằm giảm đến mức tối thiểu nguy cơ tiếp tục xâm phạm.

Trong khi xem xét việc có ban hành lênh như vậy hay không, các cơ quan tư pháp phải tính đến
yếu tố tỷ lệ tương xứng giữa mức độ nghiêm trong của sự xâm phạm và các biện pháp chế tài áp
dụng, cũng như lợi ích của những người khác. Đối với hàng giả mạo nhãn hiệu hàng hoá, việc
đơn thuần loại bỏ nhãn hiệu hàng hoá đã được gắn bất hợp pháp không đủ để cho phép đưa các
hàng hoá đó vào các kênh thương mại, trừ các trường hợp ngoại lệ.

5. Trong việc thi hành bất kỳ một luật nào liên quan đến bảo hộ hoặc thực thi các quyền sở
hữu trí tuệ, mỗi Bên có thể miễn trách nhiệm pháp lý cho các cơ quan nhà nước và các
công chức, trừ khi những hành vi của họ không được thực hiện hoặc không được dự
định thực hiện một cách thiện ý trung thực trong quá trình thi hành luật đó.

6. Không phụ thuộc vào các qui định khác từ Điều 11 đến 15 của Chương này, trường hợp
một Bên ký kết Hiệp định bị kiện về việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì các biện
pháp chế tài áp dụng đối với Bên đó có thể giới hạn trong việc trả cho người giữ quyền
khoản đền bù thoả đáng, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của từng trường hợp, có tính đến giá
trị kinh tế của việc sử dụng.

Mỗi Bên qui định rằng khi một chế tài dân sự có thể được quyết định áp dụng trên cơ sở kết quả
của thủ tục hành chính thì thủ tục đó phải phù hợp với các nguyên tắc tương đương về bản chất
với các nguyên tắc qui định tại Điều này.

Điều 13

Các Biện pháp Tạm thời

1. Mỗi Bên cho phép các cơ quan tư pháp của mình được ban hành lệnh áp dụng các biện
pháp tạm thời một cách kịp thời và có hiệu quả;

A. để ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và đặc biệt là ngăn chặn sự
xâm nhập của hàng hoá bị kiện là xâm phạm, vào các kênh thương mại thuộc thẩm
quyền tài phán của họ, kể cả hàng hoá nhập khẩu ngay sau khi hoàn thành thủ tục
hải quan; và

B. để bảo vệ chứng cứ liên quan đến hành vi đang bị kiện và xâm phạm.

2. Mỗi Bên cho phép các cơ quan tư pháp của mình buộc người nộp đơn yêu cầu áp dụng
các biện pháp tạm thời phải cung cấp cho các cơ quan tư pháp mọi chứng cứ mà người
đó có thể có được một cách hợp lý và các cơ quan tư pháp cho là cần thiết để họ có thể
xác định với đủ độ tin cậy rằng:

A. người nộp đơn là người giữ quyền;

B. quyền của người nộp đơn đang bị xâm phạm, hoặc có nguy cơ bị xâm phạm; và

C. bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc đưa ra các biện pháp đó đều có thể gây ra thiệt
hại không thể khắc phục được đối với người có quyền, hoặc có nguy cơ rõ ràng là
chứng cứ đang bị tiêu huỷ.
Mỗi Bên cho phép các cơ quan xét xử của mình được yêu cầu người nộp đơn phải nộp một
khoản bảo chứng hoặc khoản bảo đảm tương đương đủ để bảo vệ lợi ích của bị đơn và ngăn
ngừa sự lạm dụng.

3. Mỗi Bên cho phép các cơ quan tư pháp của mình được yêu cầu người nộp đơn yêu cầu
áp dụng các biện pháp tạm thời phải cung cấp các thông tin khác cần thiết cho cơ quan
có thẩm quyền thực thi các biện pháp tạm thời để nhận biết hàng hoá liên quan.

4. Mỗi Bên cho phép các cơ quan tư pháp của mình được ban hành lệnh áp dụng các biện
pháp tạm thời theo yêu cầu của nguyên đơn mà không nghe bị đơn trình bày ý kiến, đặc
biệt trong trường hợp bất kỳ sự chậm trễ nào đều có thể gây ra thiệt hại không thể khắc
phục được cho người giữ quyền, hoặc trường hợp có nguy cơ rõ ràng là chứng cứ đang
bị tiêu huỷ.

5. Mỗi Bên qui định rằng trong trường hợp các biện pháp tạm thời do các cơ quan tư pháp
của mình đưa ra theo yêu cầu của nguyên đơn mà không nghe bị đơn trình bày ý kiến,
thì:

A. người bị ảnh hưởng phải được thông báo về các biện pháp này một cách không
chậm trễ, nhưng trong mọi trường hợp không được chậm hơn ngay sau khi các biện
pháp đó được thực hiện;

B. bị đơn được quyền yêu cầu cơ quan tư pháp của Bên đó xem xét lại các biện pháp
nói trên trong một thời hạn hợp lý sau khi nhận được thông báo về việc ban hành
các biện pháp đó, để quyết định có hay không sửa đổi, huỷ bỏ hoặc giữ nguyên các
biện pháp đó, và bị đơn phải có cơ hội được trình bày ý kiến trong quá trình xem xét
lại này.

6. Không làm giảm hiệu lực của khoản 5, mỗi Bên qui định rằng theo yêu cầu của bị đơn,
các cơ quan tư pháp của Bên đó phải huỷ bỏ hoặc đình chỉ lệnh áp dụng các biện pháp
tạm thời được ban hành trên cơ sở các khoản 1 và 4 nếu thủ tục giải quyết vụ việc
không được bắt đầu:

A. trong một thời hạn hợp lý được cơ quan tư pháp đã ban hành lệnh áp dụng các
biện pháp tạm thời ấn định, nếu luật quốc gia của Bên đó cho phép; hoặc
B. trường hợp không có thời hạn ấn định như trên, trong thời hạn không quá 20 ngày
làm việc hoặc 31 ngày lịch, tuỳ theo thời hạn nào dài hơn.

7. Mỗi Bên cho phép cá cơ quan tư pháp của mình, theo yêu cầu của bị đơn, buộc người
nộp đơn phải bồi thường thiệt hại do việc áp dụng các biện pháp tạm thời gây ra:

A. nếu các biện pháp tạm thời đó bị huỷ bỏ hoặc đình chỉ do bất kỳ hành động hoặc
thiếu sót nào của người nộp đơn, hoặc

B. nếu sau đó các cơ quan xét xử thấy rằng không có sự xâm phạm hoặc nguy cơ
xâm phạm đối với bất kỳ quyền sở hữu trí tuệ nào.

8. Mỗi Bên qui định rằng, nếu một biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được quyết định áp
dụng trên cơ sở kết quả của thủ tục hành chính thì thủ tục đó phải phù hợp với những
nguyên tắc tương đương về bản chất với các nguyên tắc qui định tại Điều này.

Điều 14

Các Thủ tục Tố tụng Hình sự và Hình phạt

1. Mỗi Bên đều qui định các thủ tục tố tụng hình sự và hình phạt được áp dụng ít nhất trong
các trường hợp cố ý làm giả nhãn hiệu hàng hoá hoặc xâm phạm quyền tác giả hoặc
quyền liên quan nhằm mục đích thương mại. MỗI Bên qui định rằng các hình phạt có thể
được áp dụng bao gồm phạt tù hoặc phạt tiền hoặc cả hai, đủ để ngăn ngừa xâm phạm,
phù hợp với mức hình phạt áp dụng đối với tội danh có mức độ nghiêm trọng tương tự.

2. Mỗi bên có thể qui định rằng, trong các trường hợp thích hợp, các cơ quan tư pháp của
mình có thể ra lệnh thu giữ, tịch thu, tiêu huỷ hàng hoá xâm phạm và các nguyên liệu,
phương tiện có công dụng chủ yếu để thực hiện tội phạm.

3. Mỗi Bên có thể qui định rằng, trong những trường hợp thích hợp, các cơ quan tư pháp
của Bên đó có thể áp dụng các hình phạt hình sự đối với hành vi xâm phạm các loại
quyền sở hữu trí tuệ khác, ngoài những trường hợp được qui định tại khoản 1 của Điều
này, khi các hành vi đó được thực hiện một cách cố ý và nhằm mục đích thương mại.
Điều 15

Thực thi Quyền Sở hữu Trí tuệ tại Biên giới

1. Mỗi Bên qui định các thủ tục cho phép người giữ quyền, khi có cơ sở hợp pháp để nghi
ngờ có hoạt động nhập khẩu hàng giả mạo nhãn hiệu hàng hoá hoặc bản sao trái phép
các tác phẩm được bảo hộ theo quyền tác giả hoặc quyền liên quan, nộp đơn bằng văn
bản cho các cơ quan hành chính hoặc cơ quan tư pháp có thẩm quyền yêu cầu cơ quan
hải quan đình chỉ việc thông quan đưa hàng hoá đó vào lưu thông tự do. Không Bên nào
có nghĩa vụ áp dụng những thủ tục như trên đối với hàng hoá quá cảnh. Mỗi Bên có thể
cho phép nộp đơn như trên đối với các xâm phạm khác về quyền sở hữu trí tuệ khác, với
điều kiện tuân thủ những qui định tại Điều này. Mỗi Bên cũng có thể qui định những thủ
tục tương ứng liên quan đến việc cho phép cơ quan hải quan đình chỉ thông quan hàng
hoá xâm phạm tập kết để xuất khẩu từ lãnh thổ của Bên đó.

2. Mỗi Bên yêu cầu nộp đơn theo khoản 1 cung cấp đầy đủ các chứng cứ để:

A. thuyết phục các cơ quan có thẩm quyền của Bên đó rằng có dấu hiệu ban đầu về
sự xâm phạm quyền sở hũu trí tuệ của người đó theo luật pháp quốc gia; và

B. cung cấp bản mô tả hàng hoá đủ chi tiết để cơ quan hải quan có thể nhận biết ngay
được hàng hoá đó.

Trong một thời hạn hợp lý, các cơ quan có thẩm quyền phải thông báo cho người nộp đơn rằng
đơn đó có được chấp nhận hay không, nếu được chấp nhận thì thông báo thời hạn cơ quan hải
quan sẽ hành động.

3. Mỗi Bên sẽ cho phép cơ quan có thẩm quyền của mình bắt buộc người nộp đơn theo
khoản 1 nộp một khoản bảo chứng hoặc khoản bảo đảm tương đương đủ để bảo vệ bị
đơn và các cơ quan có thẩm quyền và tránh sự lạm dụng. Khoản bảo chứng hoặc khoản
bảo đảm tương đương nói trên không được cản trở việc áp dụng các thủ tục này.

4. Cơ quan hải quan của một Bên, khi nhận được đơn nộp theo thủ tục qui định phù hợp
với Điều này, có thể đình chỉ việc thông quan đưa hàng hoá liên quan đến kiểu dáng
công nghiệp, sáng chế, mạch tích hợp hoặc bí mật thương mại vào lưu thông tự do, trên
cơ sở một quyết định không phải của cơ quan tư pháp hoặc cơ quan có thẩm quyền độc
lập khác; nhưng với điều kiện là nếu thời hạn qui định từ khoản 6 đến khoản 8 đã hết mà
cơ quan có thẩm quyền không đưa ra biện pháp tạm thời và với điều kiện là tất cả các
điều kiện khác về thủ tục nhập khẩu đã được đáp ứng, Bên đó cho phép chủ sở hữu,
người nhập khẩu hoặc người nhập khẩu uỷ thác hàng hoá nói trên được nhận hàng để
đưa và lưu thông sau khi nộp một khoản bảo chứng đủ để bảo vệ người có quyền chống
hành vi xâm phạm. Việc nộp khoản bảo chứng này không ảnh hưởng đến bất kỳ chế tài
nào khác mà người giữ quyền có thể vận dụng, nhưng phải hiểu là khoản bảo đảm này
được trả lại nếu người giữ quyền không thực hiện quyền kiện của mình trong khoảng
thời gian hợp lý.

5. Mỗi Bên bảo đảm rằng, cơ quan hải quan của mình thông báo kịp thời cho người nhập
khẩu và người nộp đơn khi cơ quan hải quan đình chỉ việc thông quan hàng hoá như quy
định ở khoản 1.

6. Mỗi Bên bảo đảm rằng, cơ quan hải quan của mình cho thông quan hàng hoá bị tạm giữ,
nếu trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày người nộp đơn theo khoản 1
nhận được thông báo về việc đình chỉ thông quan mà cơ quan hải quan không nhận
được thông báo rằng:

A. một bên không phải là bị đơn đã khởi kiện để yêu cầu giải quyết vụ việc;

B. cơ quan có thẩm quyền đã thực hiện những biện pháp tạm thời để kéo dài thời hạn
tạm giữ hàng hoá, với điều kiện là tất cả các điều kiện khác liên quan đến nhập khẩu
đã được đáp ứng. Mỗi Bên phải qui định rằng, trong trường hợp thích hợp, cơ quan
hải quan có thể kéo dài thời hạn đình chỉ thông quan thêm 10 ngày làm việc nữa.

7. Mỗi Bên bảo đảm rằng nếu thủ tục quải quyết vụ việc đã được khởi kiện, thì việc xem xét
lại, bao gồm cả quyền được trình bày ý kiến, phải được tiến hành theo yêu cầu của bị
đơn trong một thời hạn hợp lý để quyết định có hay không sửa đổi, huỷ bỏ hoặc giữ
nguyên các biện pháp nói trên.

8. Không phụ thuộc vào qui định tại các khoản 6 và 4, trường hợp việc đình chỉ thông quan
hàng hoá được thực hiện hoặc tiếp tục được thực hiện theo biện pháp tạm thời của cơ
quan tư pháp thì áp dụng khoản 6 Điều 13 của Chương này.

9. Mỗi Bên bảo đảm rằng các cơ quan có thẩm quyền của mình có quyền buộc người nộp
đơn theo khoản 1 phải trả cho người nhập khẩu, người nhập khẩu uỷ thác, chủ sở hữu
hàng hoá khoản tiền bồi thường thoả đáng đối với thiệt hại gây ra do việc thu giữa hàng
hoá sai hoặc do việc thu giữ hàng hoá đã được thông quan theo qui định tại khoản 6.
10. Với điều kiện không gây phương hại đến việc bảo hộ thông tin mật, mỗi Bên đảm bảo
rằng các cơ quan có thẩm quyền của mình được quyền dành cho người giữ quyền đủ cơ
hội để yêu cầu kiểm tra mọi hàng hoá bị cơ quan hải quan giữ nhằm chứng minh các yêu
cầu của mình. Mỗi Bên cũng bảo đảm rằng các cơ quan có thẩm quyền của mình có
quyền dành cho người nhập khẩu cơ hội tương đương để yêu cầu kiểm tra hàng hoá đó.
Trường hợp các cơ quan có thẩm quyền có quyết định giải quyết vụ việc thuận theo yêu
cầu của nguyên đơn, mỗi Bên có thể qui định cho phép các cơ quan có thẩm quyền
được thông báo cho người giữa quyền tên và địa chỉ của người uỷ thác nhập khẩu,
người nhập khẩu và người nhập khẩu uỷ thác, và số lượng hàng hoá liên quan.

11. Nếu một Bên yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền của mình chủ động hành động và đình
chỉ thông quan hàng hoá khi họ có được các chứng cứ rõ ràng về việc quyền sở hữu trí
tuệ bị xâm phạm, thì:

A. các cơ quan có thẩm quyền đó có thể, tại bất kỳ thời điểm nào, yêu cầu người giữ
quyền cung cấp mọi thông tin có thể giúp cho các cơ quan đó thực thi các quyền hạn
nói trên;

B. người nhập khẩu và người giữ quyền phải được thông báo ngay về việc các cơ
quan có thẩm quyền của Bên đó tạm giữ hàng hoá, và trường hợp người nhập khẩu
khiếu nại việc tạm giữa hàng hoá với các cơ quan có thẩm quyền, việc tạm giữ này
phải tuân theo các điều kiện qui định từ khoản 6 đến khoản 8 với những sửa đổi cần
thiết; và

C. Bên đó có thể miễn trách nhiệm cho các cơ quan nhà nước và các công chức nhà
nước, trừ khi hành vi vi phạm được thực hiện hoặc dự định thực hiện với ý đồ không
trung thực.

12. Với điều kiện không gây phương hại đến các quyền khiếu kiện khác dành cho người giữ
quyền và tuỳ thuộc vào quyền yêu cầu xem xét lại theo thủ tục tư pháp của bị đơn, mỗi
Bên qui định rằng các cơ quan có thẩm quyền của mi92nh có quyền buộc huỷ hoặc xử lý
hàng hoá xâm phạm theo các nguyên tắc qui định tại khoản 4 Điều 12. Đối với hàng giả
mạo nhãn hiệu hàng hoá, các cơ quan có thẩm quyền không được cho phép tái xuất
khẩu nguyên trạng hàng hoá xâm phạm hoặc chuyển sang các thủ tục hải quan khác, trừ
các trường hợp đặc biệt.

Một Bên có thể không áp dụng qui định từ khoản 1 đến khoản 12 đối với số lượng nhỏ hàng có
tích chất phi thương mại nằm trong hành lý cá nhân hoặc được giửi bằng kiện nhỏ và không lặp
lại nhiều lần.
Điều 16

Đối tượng Đang tồn tại

Trong phạm vi của Hiệp định này đòi hỏi một Bên tăng cường mức độ bảo hộ và thực thi quyền
sở hữu trí tuệ của Bên đó, Hiệp định này làm phát sinh các nghĩa vụ đối với tất cả những đối
tượng đang tồn tại tại thời điểm áp dụng Hiệp định này đối với Bên đó mà đang được bảo hộ ở
Bên đó tại thời điều Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực hoặc đang đáp ứng hoặc sau đó trở nên
đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ theo các điều khoản của Hiệp định này. Liên quan đến Điều này,
nghĩa vụ bảo hộ quyền tác giả đối với những tác phẩm đan gtồn tại chỉ được xác định theo Điều
18 Công ước Berne (1971) và nghĩa vụ bảo hộ quyền của những người ghi âm và người biểu
diễn đối với những bản ghi âm đang tồn tại chỉ được xác định theo Điều 18 Công ước Berne
(1971), được áp dụng với những sửa đổi cần thiết.

Điều 17

Hợp tác Kỹ thuật

1. Các bên đồng ý tăng cường hợp tác cùng có lợi trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ.
Nhằm mục đ0ích này, Hoa Kỳ đồng ý dành cho Việt Nam sự trợ giúp kỹ thuật để tăng
cường chế độ bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ của mình. Sử trợ giúp đó được
cung cấp theo các điều kiện do hai Bên thoả thuận và tuỳ thuộc vào khả năng tài chính
được phân bổ. Sự trợ giúp này có thể được cung cấp thông qua, hoặc phối hợp với, các
ngành công nghiệp tư nhân hoặc các tổ chức quốc tế.

2. Hoạt động hợp tác theo Điều này có thể được thực hiện trong các lĩnh vực sở hữu trí tuệ
qui định tại Điều 2.3 của Chương này, cũng như trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Hoạt động hợp tác theo Điều này có thể bao gồm, nhưng khôgn chỉ giới hạn ở các hoạt
độn như trao đổi kinh nghiệp, đào tạo cán bộ, nhằm tăng cườn khuôn khổ pháp luật về
sở hữu trí tuệ, tăng cường hệ thống quản lý đối với việc bảo hộ sở hữu trí tuệ và tăng
cường việc thi hành và thực thi có hiệu quả pháp luật về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam.

3. Nhằm góp phần tăng cường hơn nữa chế độ bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ
của mình, Việt Nam đồng ý tìm kiếm sự trợ giúp kỹ thuật thích hợp từ các tổ chức quốc
tế thích hợp hoặc các nước, tổ chức hoặc cơ quan có liên quan khác.

Điều 18
Quy định Chuyển tiếp

1. Việt Nam đồng ý thi hành đầy đủ các nghĩa vụ thuộc Chương này trong thời hạn sau đây:

A. Đối với tất cả các nghĩa vụ tại Điều 6 và 7, mười hai tháng kể từ ngày Hiệp định này
bắt đầu có hiệu lực;

B. Đối với tất cả các nghĩa vụ tại Điều 4 trừ nghĩa vụ tại khoản 4 Điều 4 và đối với tất
cả các nghĩa vụ tại Điều 9: mười tám tháng kể từ ngày Hiệp định này bắt đầu có hiệu
lực;

C. Đối với các nghĩa vụ tại khoản 3.A và khoản 3.E thuộc Điều 1, khoản 4 thuộc Điều 4
và Điều 5; ba mươi tháng kể từ ngày Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực;

D. Đối với tất cả nghĩa vụ không được liệt kê tại các khoản 1.A, 1.B và 1.C Điều này;
hai mươi bốn tháng kể từ ngày Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực.

2. Hoa kỳ đồng ý thi hành đầy đủ các nghĩa vụ qui định tại Chương này kể từ ngày Hiệp
định này bắt đầu có hiệu lực, trừ các nghĩ a vụ tại Điều 8 và Điều 3.1 liên quan đến việc
bảo hộ thiết kế bố trí (topography) mạch tích hợp được thi hành sau hai mươi bốn tháng
kể từ ngày Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực.

3. Nếu Việt Nam gia nhập WTO trước khi kết thúc các thời hạn qui định tại khoản 1 Điều
này thì kể từ ngày gia nhập Việt Nam thi hành đầy đủ những nghĩa vụ thuộc Chương này
mà trùng với những nghĩa vụ trong Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại
của quyền sở hữu trí tuệ (1994) của WTO.

4. Mỗi Bên thi hành ngay các nghĩa vụ thuộc Chương này trong phạm vi mà pháp luật quốc
gia hiện hành của Bên đó cho phép, và trong các thời hạn được qui định tại khoản 1 và
khoản 2 mỗi bên không được thực hiện bất kỳ biện pháp nào mà có thể làm giảm mức
độ phù hợp của Chương này.

Trong trường hợp có xung đột giữa các qui định của Hiệp định này và Hiệp định giữa Chính phủ
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ về thiết lạp quan
hệ về quyền tác giả, ký tại Hà Nội ngày 27 tháng 6 năm 1997, thì các qui định của Hiệp định này
được ưu tiên áp dụng trong phạm vi xung đột.

CHƯƠNG III

THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ

Điều 1

Phạm vi và Định nghĩa

1. Chương này áp dụng đốI vớI các biện pháp của các Bên tác động đến thương mạI dịch
vụ

2. Cho các mục đích của Chương này, thương mạI dịch vụ được định nghĩa là việc cung
cấp một dịch vụ:

A. từ lãnh thổ một Bên vào lãnh thổ của Bên kia;

B. tạI lãnh thổ của một Bên cho ngườI sử dụng dịch vụ của Bên kia;

C. bởI một nhà cung cấp dịch vụ của một Bên, thông qua sự hiện diện thương mạI tạI
lãnh thổ của Bên kia;

D. bởI một nhà cung cấp dịch vụ của một Bên, thông qua sự hiện diện của các thể
nhân của một Bên tạI lãnh thổ của Bên kia.

3. Trong phạm vi điều chỉnh của Chương này:

A. “các biện pháp của một Bên” là các biện pháp được tiến hành bởI:
(i) các cơ quan chính phủ và chính quyền trung ương, vùng và địa phương; và

(ii) các cơ quan phi chính phủ khi thi hành các chức năng theo sự ủy quyền của
các cơ quan chính phủ và chính quyền trung ương, vùng và địa phương.

Khi thi hành các nghĩa vụ và cam kết của mình theo Chương này, mỗI Bên tiến hành các biện
pháp hợp lý sẵn có nhằm bảo đảm rằng, các cơ quan chính phủ và chính quyền ở cấp vùng và
địa phương và các cơ quan phi chính phủ tuân thủ các nghĩa vụ và cam kết đó trong phạm vi
lãnh thổ của mình;

B. “các dịch vụ” bao gồm bất kỳ dịch vụ nào trong bất kỳ lĩnh vực nào, trừ các dịch vụ
được cung cấp khi thi hành thẩm quyền của chính phủ;

C. “một dịch vụ được cung cấp khi thi hành thẩm quyền của chính phủ” là mọI dịch vụ
được cung cấp không trên cơ sở thương mạI cũng như không có cạnh tranh vớI một
hay nhiều nhà cung cấp dịch vụ.

Điều 2

ĐốI xử TốI huệ quốc

1. ĐốI vớI bất kỳ biện pháp nào được Chương này điều chỉnh, mỗI Bên sẽ dành ngay lập
tức và vô điều kiện cho các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của Bên kia sự đốI xử
không kém thuận lợI hơn sự đốI xử mà Bên đó dành cho các dịch vụ và nhà cung cấp
dịch vụ tương tự của bất kỳ nước nào khác.

2. Một Bên có thể duy trì một biện pháp trái vớI khoản 1, vớI điều kiện là biện pháp như
vậy được liệt kê trong Danh mục các NgoạI lệ của điều 2 trong Phụ lục G.

3. Các qui định của Chương này không được hiểu là để cản trở bất kỳ Bên nào trao hay
dành các ưu đãi cho các nước láng giềng nhằm thúc đẩy sự lưu thông thương mạI dịch
vụ được cung cấp và tiêu thụ tạI chỗ trong các vùng tiếp giáp biên giới.

Điểu 3
HộI nhập Kinh tế

1. Chương này không áp dụng đốI vớI các ưu đãi do một Bên đưa ra do việc Bên đó là
thành viên hoặc tham gia vào một hiệp định tự do hoá thương mạI dịch vụ giữa các bên
trong các hiệp định đó, vớI điều kiện là hiệp định đó:

A. có phạm vi bao quát nhiều lĩnh vực dịch vụ 2, và

B. có qui định việc không có hoặc loạI bỏ hầu hết mọI phân biệt đốI xử giữa các bên ,
theo tinh thần của Điều 7, trong những lĩnh vực dịch vụ thuộc diện điều chỉnh của
mục (A), thông qua:

(i) việc loạI bỏ các biện pháp phân biệt đốI xử hiện có, và/hoặc

(ii) việc cấm các biện pháp phân biệt đốI xử mớI hoặc cao hơn, tạI thờI
điểm hiệp định đó có hiệu lực hoặc trên cơ sở một khoảng thờI gian nhất
định, trừ những biện pháp được phép theo các Điều 1, 2 và 3 của
chương VII.

2
Điều kiện này được hiểu theo số lượng lĩnh vực, khốI lượng thương mạI bị ảnh hưởng
và phương thức cung cấp. Để thỏa nãm được điều kiện này, các hiệp định không được qui định
về sự loạI trừ trước đốI vớI bất kỳ phương thức cung cấp nào
Một nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ Bên nào là một pháp nhân được thành lập theo luật pháp
của một bên trong một hiệp định được dẫn chiếu tạI khoản 1 sẽ được hưởng sự đốI xử theo qui
định của hiệp định đó, vớI điều kiện là nhà cung cấp dịch vụ đó có các hoạt động kinh doanh
đáng kể trên lãnh thổ của các bên trong hiệp định đó.

Điều 4

Pháp luật Quốc gia

1. Trong các lĩnh vực mà các cam kết cụ thể được đưa ra, mỗI Bên bảo đảm rằng, tất cả
các biện pháp áp dụng chung có ảnh hưởng đến thương mạI dịch vụ được quản lý một
cách hợp lý, khách quan và vô tư.

2.

A. Ngay khi thực tiễn cho phép, mỗI Bên duy trì hay thiết lập các cơ quan tài phán hay
thủ tục tư pháp, trọng tài hay hành chính để bảo đảm nhanh chóng xem xét lạI các
quyết định hành chính ảnh hưởng đến thương mạI dịch vụ theo đề nghị của ngườI
cung cấp dịch vụ bị ảnh hưởng và trong trường hợp chính đáng, có các biện pháp
khắc phục thích hợp. Trong trường hợp các thủ tục đó không độc lập vớI cơ quan đã
đưa ra quyết định hành chính có liên quan, Bên này bảo đảm trên thực tế rằng các
thủ tục này cho phép xem xét lạI một cách vô tư và khách quan.

B. Các qui định trong mục (A) không được hiểu là yêu cầu một Bên thiết lập các cơ
quan tài phán hay thủ tục như vậy nếu như việc đó trái vớI cơ cấu hiến pháp hay đặc
điểm của hệ thống pháp luật của Bên đó.

3. Khi đưa ra yêu cầu cấp phép đốI vớI việc cung cấp một dịch vụ mà một cam kết cụ thể
về dịch vụ đó đã được đưa ra, các cơ quan có thẩm quyền của một Bên sẽ, trong khoản
thờI gian hợp lý khi hồ sơ được coi là hoàn chỉnh theo luật và qui định quốc gia đã được
nộp, thông báo cho ngườI nộp đơn về quyết định liên quan đến đơn. Theo đề nghị của
ngườI nộp đơn, các cơ quan có thẩm quyền của một Bên sẽ cung cấp không chậm trễ
hoặc nếu chậm trễ phảI có lý do hợp lý, các thông tin liên quan đến tình trạng giảI quyết
của đơn.

4.
A. Một Bên không đưa ra các đòi hỏI về cấp phép và tiêu chuẩn nghề nghiệp, và tiêu
chuẩn kỹ thuật làm vô hiệu hoá hay phương hạI đến các cam kết cụ thể mà theo
cách thức đó sẽ:

(i) không tuân thủ những tiêu chí sau:

(a) các yêu cầu hay tiêu chuẩn đó dựa trên các tiêu chí khách
quan và minh bạch, chẳng hạn như năng lực và khả năng cung
cấp dịch vụ;

(b) các yêu cầu hay tiêu chuẩn đó không nặng nề hơn mức cần
thiết để đảm bảo đảm chất lượng dịch vụ;

(c) đốI vớI các thủ tục cấp phép, bản thân chúng không tạo ra sự
hạn chế đốI vớI việc cung cấp dịch vụ.

(ii) không được mong đợI một cách hợp lý bở Bên đó tạI thờI điểm các
cam kết về các lĩnh vực đó được đưa ra.

B. Khi quyết định việc một Bên có tuân thủ các nghĩa vụ của mục 4.A hay không, sẽ
tính đến các tiêu chuẩn quốc tế của các tổ chức quốc tế 3 liên quan được Bên đó áp
dụng.

Điều 5

độc quyền và Nhà cung cấp Dịch vụ Độc quyền

1. MỗI Bên bảo đảm rằng, bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ độc quyền nào trên lãnh thổ của
nước mình khi cung cấp dịch vụ độc quyền tạI thị trường liên quan, khôn ghành động trái
vớI các nghĩa vụ của Bên đó theo Điều 2 và các cam kết cụ thể.

2. Khi một nhà cung cấp dịch vụ độc quyền của một Bên cạnh tranh một cách trực tiếp hay
thông qua một công ty phụ thuộc, trong việc cung cấp một dịch vụ nằm ngoài phạm vi
độc quyền được phép của mình và thuộc diện điều chỉnh của các cam kết cụ thể đã
được Bên đó đưa ra, Bên này bảo đảm rằng, nhà cung cấp dịch vụ đó không lạm dụng vị
trí độc quyền của mình để hoạt động trên lãnh thổ của Bên đó một cách không phù hợp
vớI các cam kết đó.

3. Các qui định của Điều này cũng áp dụng đốI vớI trường hợp các nhà cung cấp dịch vụ
độc quyền, khi một Bên, về hình thức hay trên thực tế, (a) cho phép hay thành lập một số
lượng nhỏ các nhà cung cấp dịch vụ và (b) cản trở một cách đáng kể sự cạnh tranh giữa
các nhà cung cấp dịch vụ đó trên lãnh thổ của mình

3
thuật ngữ “các tổ chức quốc tế có liên quan” là dẫn chiếu tớI các tổ chức quốc tế mà qui
chế thành viên của các tổ chức này được dành cho các cơ quan có liên quan của ít nhất là tất cả
thành viên của WTO

Điều 6

Tiếp cận thị trường

1. ĐốI vớI sự tiếp cận thị trường thông qua các phương thức cung cấp dịch vụ qui định
tạI Điều 1, mỗI Bên dành cho các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của Bên kia sự đốI xử
không kém thuận lợI hơn sự đốI xử đã được qui định theo các qui định, hạn chế và điều
kiện đã được thỏa thuận và chỉ rõ trong Lộ trình Cam kết cụ thể của mình tạI Phụ lục G4.

2. Trong các lĩnh vực mà các cam kết về tiếp cận thị trường đã được đưa ra, các biện
pháp mà một Bên không duy trì hoặc áp dụng trên một phần hay toàn bộ lãnh thổ của
mình, trừ khi được qui định khác trong Lộ trình Cam kết cụ thể của mình, được xác định
là:

A. các hạn chế về số lượng nhà cung cấp dịch vụ dướI các hình thức hạn ngạch số
lượng, độc quyền, các nhà cung cấp dịch vụ độc quyền hay các đòi hỏI kiểm định
nhu cầu kinh tế cần thiết;

B. các hạn chế về tổ trị giá của các giao dịch dịch vụ hay tài sản dướI các hình thức
hạn ngạch số lượng hay các đòi hỏI kiểm định nhu cầu kinh tế cần thiết;
C. các hạn chế về tổng số các giao dịch dịch vụ hay tổng số lượng đầu ra của dịch vụ
thông qua các đơn vị số lượng dướI hình thức hạn ngạch hay đòi hỏI kiểm định nhu
cầu kinh tế;5

D. các hạn chế về tổng thể nhân mà có thể được thuê trong một lĩnh vực dịch vụ cụ
thể hay một nhà cung cấp dịch vụ có thể thuê và họ là những ngườI cần thiết và liên
quan trực tiếp tớI việc cung cấp một dịch vụ nhất định dướI hình thức hạn ngạch số
lượng hay đòi hỏI kiểm định nhu cầu kinh tế cần thiết;

E. các biện pháp hạn chế hay đòi hỏI phảI theo các hình thức thực thể pháp lý nhất
định hay liên doanh thông qua đó một nhà cung cấp dịch vụ có thể cung cấp một
dịch vụ; và

4 Nếu một Bên đưa ra một cam kết về tiếp cận thị trường liên quan tớI việc cung cấp dịch
vụ thông qua phương thức cung cấp được dẫn chiếu tớI tạI khoản 2(A) của Điều 1 và nếu việc di
chuyển vốn qua biến giớI là một bộ phận thiết yếu của bản thân dịch vụ, thì Bên đó theo đó cam
kết cho phép việc di chuyển vốn đó. Nếu một Bên đưa ra một cam kết về tiếp cận thị trường liên
quan tớI việc cung cấp dịch vụ thông qua phương thức cung cấp được dẫn chiếu tớI khoản 2(C)
của Điều 1, thì Bên đó theo đó cam kết cho phép thực hiện các khoản chuyển vốn có liên quan
vào lãnh thổ của mình.

5 Khoản 2(C) không áp dụng cho các biện pháp của một Bên làm hạn chế đầu vào đốI vớI
việc cung cấp dịch vụ.

F. các hạn chế về sự tham gia góp vốn nước ngoài như hạn chế tỉ lệ tốI đa đốI vớI
phần nắm giữ vốn của bên nước ngoài hay tổng trị giá của từng dự án hay tổng số
dự án đầu tư nước ngoài.

Điều 7

ĐốI xử Quốc gia

1. Trong các lĩnh vực dịch vụ nêu trong Lộ trình Cam kết của mình trong Phụ lục G, phù
hợp vớI các điều kiện và các chuẩn mực được đua ra tạI đó, mỗI Bên dành cho các dịch
vụ và nhà cung cấp dịch vụ của Bên kia, đốI vớI tất cả các biện pháp ảnh hưởng đến
việc cung cấp các dịch vụ, sự đốI xử không kém thuận lợI hơn sự đốI xử mà Bên đó
dành cho các dịch vụ và ngườI cung cấp dịch vụ tương tự của mình. 6
2. Một Bên có thể đáp ứng yêu cầu của khoản 1 thông qua việc dành cho các dịch vụ và
nhà cung cấp dịch vụ của Bên kia sự đốI xử tương đồng hay khác biệt về hình thức so
vớI sự đốI xử mà Bên đó dành cho các dịch vụ hay nhà cung cấp dịch vụ tương tự của
mình.

3. Sự đốI xử tương đồng hay khác biệt về hình thức được coi là kém thuận lợI hơn nếu
nó làm thay đổI các điều kiện cạnh tranh có lợI hơn cho các dịch vụ và nhà cung cấp
dịch vụ của Bên này so vớI các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ tương tự của Bên kia.

Điều 8

Các cam kết Bổ sung

Các Bên có thể đàm phán các cam kết đốI vớI các biện pháp ảnh hưởng đến thương mạI dịch vụ
không phảI là đốI tượng điều chỉnh của Điều 5 hoặc 7, bao gồm các cam kết về chuẩn mực, tiêu
chuẩn hay các vấn đề về cấp phép. Các cam kết này sẽ được đưa vào Lộ trình cam kết của mỗI
Bên.

Điều 9

Lộ trình Cam kết cụ thể

1. MỗI Bên qui định rõ trong Phụ lục G các cam kết cụ thể mà Bên đó đưa ra theo Điều 6
và 7 của Chương này. ĐốI vớI các lĩnh vực mà các cam kết này được đưa ra, Phụ lục đó
sẽ chỉ rõ:

A. các qui định, hạn chế và điều kiện về tiếp cận thị trường;

B. các điều kiện và chuẩn mực về đốI xử quốc gia;

6 Các cam kết cụ thể theo Điều này sẽ không được hiểu là yêu cầu một trong các Bên
phảI bồI thường cho bất kỳ một sự bất lợI cạnh tranh vốn có pháp sinh từ tính chất nước ngoài
của dịch vụ hay nhà cung cấp dịch vụ có liên quan
C. các nghĩa vụ liên quan đến các cam kết bổ sung;

D. lịch trình thực hiện các cam kết đó nếu cần; và

E. thờI điểm các cam kết đó có hiệu lực.

2. Các biện pháp không phù hợp vớI cả Điều 6 và 7 sẽ được liệt kê trong cột liên quan
đến điều 6. Trong trường hợp này, việc liệt kê sẽ được coi là sự qui định một điều kiện
hay chuẩn mực đốI vớI cả Điều 7.

3. Lộ trình cam kết cụ thể sẽ là phụ lục của Chương này và là bộ phận không thể tách rờI
của Chương này.

Điều 10

Khước từ LợI ích

Một Bên có thể từ chốI các lợI ích của Chương này:

1. đốI vớI việc cung cấp một dịch vụ, nếu Bên này xác định rằng dịch vụ đó được cung
cấp từ hoặc tạI lãnh thổ của một nước không phảI là một Bên của Hiệp định này;

2. đốI vớI việc cung cấp một dịch vụ vận tảI đường biển, trường hợp có thể áp dụng, nếu
Bên này xác định rằng dịch vụ đó được cung cấp bởI:

A. một tàu được đăng ký theo luật của một nước không phảI là một Bên của Hiệp
định này, và

B. một ngườI điều hành hay sử dụng toàn bộ hay một phần tầu đó nhưng của một
nước khôn gphảI là một Bên của Hiệp định này;
3. đốI vớI một nhà cung cấp dịch vụ là một pháp nhân, nếu Bên đó xác định rằng đó
không phảI là nhà cung cấp dịch vụ của Bên kia.

Điều 11

Các định nghĩa

Cho mục đích của Chương này và Phụ lục G:

1. “biện pháp” là bất kỳ biện pháp nào của một Bên, dướI hình thức luật, qui định, thể lệ,
thủ tục, quyết định, hành vi hành chính, hay dướI bất kỳ một hình thức nào khác;

2. “cung cấp một dịch vụ” bao gồm việc sản xuất, phân phốI và tiếp thị, bán và cung ứng
một dịch vụ;

3. “các biện pháp của các Bên ảnh hưởng đến thương mạI dịch vụ” bao gồm các biện
pháp đốI vớI:

A. việc mua, thanh toán hay sử dụng một dịch vụ;

B. việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ mà một Bên yêu cầu phảI chào cho công
chúng cùng vớI việc cung cấp một dịch vụ;

C. sự hiện diện, bao gồm cả sử hiện diện thương mạI, của các thể nhân của một Bên
để cung cấp một dịch vụ tạI lãnh thổ của Bên kia.

4. “sự hiện diện thương mạI” là một hình thức tổ chức kinh doanh hay ngành nghề bất kỳ
kể cả thông qua:
A. việc thiết lập, mua lạI hay duy trì một pháp nhân, hay

B. việc thiết lập hay duy trì một chi nhánh hay một văn phòng đạI diện,

tạI lãnh thổ của một Bên nhằm mục đích cung cấp một dịch vụ;

5. “lĩnh vực” của một dịch vụ là

A. một hay nhiều, hay tất cả, các ngành của dịch vụ đó khi dẫn chiếu đến một cam kết
cụ thể, như đã được chỉ rõ trong Lộ trình Cam kết của một Bên,

B. toàn bộ lĩnh vực dịch vụ đó, bao gồm tất cả các ngành dịch vụ của nó nếu không
dẫn chiếu tớI một cam kết cụ thể;

6. “dịch vụ của Bên kia” là một dịch vụ được cung cấp:

A. từ hay tạI lãnh thổ của Bên kia, hay đốI vớI dịch vụ vận tảI hàng hảI, bởI tàu được
đăng ký theo luật của Bên kia, hay bởI một thể nhân của Bên đó cung cấp dịch vụ
thông qua vận hành hay sử dụng một phần hay toàn bộ tài đó; hay

B. trong trường hợp cung cấp dịch vụ thông qua sự hiện diện thương mạI, hay sự
hiện diện của thể nhân, bởI nhà cung cấp dịch vụ của Bên kia;
7. “nhà cung cấp dịch vụ” là bất kỳ ngườI cung cấp một dịch vụ nào 8;

8. “nhà cung cấp dịch vụ độc quyền” là bất kỳ ngườI nào, thuộc nhà nước hay tư nhân,
được một Bên cho pép hay thành lập một cách chính thức hay trên thực tế như là một
nhà cung cấp duy nhất dịch vụ đó tạI thị trường liên quan trên lãnh thổ củ Bên đó;

9. “ngườI tiêu dùng dịch vụ” là bất kỳ ngườI nào tiếp nhận hay sử dụng một dịch vụ;

10. “ngườI’ là một thể nhân hoặc pháp nhân;

11. “thể nhân của Bên kia” là một thể nhân cư trú tạI lãnh thổ của Bên kia, và theo luật của
Bên kia:

A. là công dân của Bên kia; hay

B. có quyền cư trú dài hạn tạI Bên kia, trong trường hợp một Bên mà

(i) không có công dân; hoặc

(ii) dành cho ngườI cư trú dài hạn của mình sử đốI xử về cơ bản giống hệt như sử
đốI xử dành cho công dân của mình liên quan đến các biện pháp có ảnh
hưởng đến thương mạI dịch vụ;

12. “pháp nhân” là một thực thể pháp lý bất kỳ được thiết lập hay tổ chức một cách hợp
pháp theo luật áp dụng, bất kể vì mục đích lợI nhuận hay phi lợI nhuận, và dướI hành
thức sở hữu tư nhân hay Nhà nước, bao gồm mọI công ty, công ty tín thác, công ty hợp
danh, liên doanh, doanh nghiệp một chủ hay hiệp hộI;

13. “pháp nhân của Bên kia” là một pháp nhân:


A. được thiết lập hay tổ chức theo luật của Bên kia và tiến hành hoạt động kinh doanh
một cách đáng kể tạI lãnh thổ của Bên kia; hay

B. trong trườn hợp cung cấp một dịch vụ thông qua sự hiện diện thương mạI, được
sở hữu hay kiểm soát bởI:

8 Khi dịch vụ không được một pháp nhân cung cấp một cách trực tiếp mà thông qua các
hình thái hiện diện thương mạI khác như chi nhánh hay văn phòng đạI diện, thì ngườI cung cấp
dịch vụ (tức là pháp nhân) sẽ, mặc dù, thông qua sự hiện diện đó, được hưởng sự đốI xử được
qui định cho các nhà cung cấp dịch vụ theo Chương này. Sự đốI xử này sẽ được dành cho sự
hiện diện mà thông qua đó dịch vụ được cung cấp và không cần thiết phảI được bất kỳ bộ phận
nào khác của nhà cung cấp nằm ngoài lãnh thổ nơi mà dịch vụ được cung cấp.
(i) các thể nhân của Bên kia; hay

(ii) các pháp nhân của Bên kia được xác định theo mục (i).

14. một pháp nhân được coi là

A. “thuộc sở hữu” của những ngườI của một Bên nếu những ngườI đó sở hữu hơn
50% vốn cổ phần của pháp nhân đó;

B. “bị kiểm soát” bởI những ngườI của một Bên nếu những ngườI đó xó quyền chỉ
định đa số các giám đốc của pháp nhân hay chỉ đạo một cách hợp pháp các hoạt
động của pháp nhân này;

C. “phụ thuộc” vớI một ngườI khác khi pháp nhân kiểm soát hay bị kiểm soát bởI
ngườI khác đó; hoặc khi pháp nhân và ngườI khác đó nằm dướI sự kiểm soát của
cùng một ngườI;

15. “công ty” là bất kỳ thực thể nào được thiết lập hay tổ chức theo luật áp dụng, bất kỳ vì
mục đích lợI nhuận hay phi lợI nhuận, và do chính phủ hay tư nhân sở hữu hay kiểm
soát, và bao gồm một công ty, công ty tín thác, công ty hợp danh, doanh nghiệp một chủ,
chi nhánh, liên doanh, hiệp hộI hay tổ chức khác;

16. “doanh nghiệp” là một công ty.

Các vấn đề chung cần nắm vững khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ

Luật trách nhiệm sản phẩm (Product Liability Law): theo luật này, nhà sản xuất và người bán
hàng phải chịu trách nhiệm đối với người tiêu dùng về chất lượng hàng hoá bán ra trên thị
trường Hoa Kỳ.

Những đạo luật khác qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn hiệu sản phẩm lưu hành trên
thị trường...

Có hai loại bảo hành hàng hoá cho người tiêu dùng là
• Bảo hành rõ ràng: được hiểu là khi trên hàng hoá có ghi mẫu mã, qui cách, thành phẩm
chất... tứ là bên bán đã cam kết bảo đảm.
• Bảo hành mực nhiên: sự bảo đảm hàng hoá bán ra phù hợp với mục đích sử dụng của
người mua.

Vến đề liêu quan đến Bảo hiểm: để bảo đảm về thương mại đối với hàng hoá khi thâm nhập vào
thị trường này, nến mua bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm có tiếng của Mỹ.

Luật chống phá giá và xử lý hàng hoá được trợ cấp.

Đối vời từng sản phẩm khi thâm nhập vào thị thị trường Hoa Kỳ, các nhà xuất kẩu cần phải quan
tâ CHƯƠNG V

TẠO THUẬN LỢI CHO KINH DOANH

Điều 1

1. Để tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, và tuỳ thuộc vào các qui định của các
Chương I (kể cả các Phụ lục A, B, C, D và E), III (kể cả các Phụ lục F và G), và IV (kể cả
các Phụ lục H và I) của Hiệp định này, mỗi Bên:

A. Cho phép các công dân và công ty của Bên kia được nhập khẩu và sử dụng phù
hộp với các thực tiễn thương mại thông thường, thiết bị văn phòng và các thiết bị
khác, như máy chữ, máy photocopy, máy tính, máy fax liên quan đến việc tiến hành
các hoạt động của họ trên lãnh thổ của Bên đó;

B. Tuỳ thuộc vào các luật và thủ tục của mình về nhập cảnh và các cơ quan đại diện
nước ngoài, cho phép các công dân và các công ty của Bên kia được tiếp cận và sử
dụng nơi làm việc và nơi ở trên cơ sở không phân biệt đối xử và theo giá thị trường;

C. Tuỳ thuộc vào các luật, qui định và thủ tục của mình về nhập cảnh và các cơ quan
đại diện nước ngoài, cho phép các công dân và công ty của Bên kia thuê các đại lý,
nhà tư vấn và phân phối của một trong hai Bên cho hoạt động sản xuất và đầu tư
theo Hiệp định này của họ theo giá cả và điều kiện được thoả thuận giữa các bên.

D. Cho phép các công dân và công ty của Bên kia quảng cáo các sản phẩm và dịch
vụ của họ (i) bằng cách thoả thuận trực tiếp với các tổ chức thông tin quảng cáo, bao
gồm đài truyền hình, đài phát thanh, đơn vị kinh doanh in ấn và bảng hiệu, và (ii)
bằng cách gửi thư trực tiếp, bao gồm cả việc sử dụng các phong bì thư và bưu thiếp
được ghi sẵn địa chỉ đến công dân hoặc công ty đó;
E. Khuyến khích liên hệ và cho phép bán trực tiếp những hàng hoá và dịch vụ giữa
các công dân và công ty của Bên kia với người sử dụng cuối cùng và các khách
hàng khác, và khuyến khích liên hệ trực tiếp với các cơ quan, tổ chức mà quyết định
của họ sẽ ảnh hưởng đến khả năng bán hàng;

F. Cho phép các công dân và các công ty của Bên kia tiến hành nghiên cứu thị trường
trên lãnh thổ của mình một cách trực tiếp hoặc thông qua hợp đồng;

G. Cho phép các công dân và công ty của Bên kia được dự trữ đầy đủ hàng mẫu và
phụ tùng thay thế phụ vụ dịch vụ sau bán hàng đối với các sản phẩm của đầu tư
theo Hiệp định này; và

H. Cho phép các công dân và công ty của Bên kia tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ
do chính phủ cung cấp, bao gồm các tiện ích công cộng, trên cơ sở không phân biệt
đối xử và theo giá cả công bằng và thoả đáng (và trong mọi trường hợp không cao
hơn giá cả áp dụng cho các công dân và công ty của các nước thứ ba khi các giá cả
đó được qui định hoặc kiểm soát bởi chính phủ liên quan đến hoạt động của các
hiện diện thương mại của họ);

Điều 2

Cho các mục đích của Chương này, thuật ngữ “không phân biệt đối xử” là sự đối sử ít nhất là
thuận lợi bằng sự đối xử quốc gia hoặc xự đối xử tối huệ quốc, tuỳ theo sự đối xử nào tốt hơn.

Điều 3

Trong trường hợp có xung đột giữa các qui định của Chương này và các qui định của
Chương I (bao gồm Phụ lục A, B, C, D và E), Chương III (bao gồm Phụ lục F và G) và
Chương IV (bao gồm Phụ lục H và I) thì các qui định của các Chương I, III và IV sẽ
được áp dụng đối với các xung đột này.

m vào các qui định riêng khác.

CHƯƠNG VI

CÁC QUI ĐỊNH LIÊN QUAN TỚI TÍNH MINH BẠCH, CÔNG KHAI VÁ QUYỀN KHIẾU KIỆN
Điều 1

Mỗi Bên công bố một cách định kỳ và kịp thời tất cả các luật, qui định và thủ tục hành chính có
tính áp dụng chung, liên quan đến bất kỳ vấn đề nào được qui định trong Hiệp định này. Việc
công bố các thông tin và các biện pháp nêu trên được tiến hành sao cho các cơ quan chính phủ,
xí nghiệp và các cá nhân tham gia hoạt động thương mại có thể làm quen với chúng trước khi
chúng có hiệu lực và áp dụng chúng theo đúng qui định. Việc công bố như vậy cần bao gồm
thông tin về ngày có hiệu lực của biện pháp, các sản phẩm (theo dòng thuế) hoặc dịch vụ bị tác
động bởi biện pháp đó, thông tin về tất cả các cơ quan xét duyệt hoặc phải được tham vấn trong
quá trình thực thi các biện pháp đó và cung cấp địa chỉ liên hệ tại mỗi cơ quan mà từ đó có thể
nhận được các thông tin liên quan.

Điều 2

Mỗi Bên cho phép các công dân và công ty của Bên kia được tiếp cận dữ liệu về nền kinh tế
quốc dân và từng khu vực kinh tế, kể cả những thông tin về ngoại thương. Các qui định của
khoản này và khoản trên không đòi hỏi phải tiết lộ các thông tin mật nếu như việc tiết lộ ấy có thê
gây cản trở cho việc thi hành luật pháp, hoặc trái với lợi ích công cộng, hoặc phương hại đến các
quyền lợi thương mại chính đáng của một số doanh nghiệp cụ thể nào đó, dù là doanh nghiệp
nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân. Cho các mục đích của Hiệp định này, những thông tin mật
mà có thể làm phương hại đến quyền lợi thương mại chính đáng của một số doanh nghiệp cụ
thể nào đó được hiểu là các thông tin đặc thù có liên quan đến việc nhập khẩu một mặt hàng nào
đó mà có ảnh hưởng bất lợi đáng kể đến giá cả hoặc số lượng sẵn có của sản phẩm đó, nhưng
không bao gồm những thông tin phải được công bố theo các hiệp định trong khuôn khổ WTO.

Điều 3

Ở mức độ có thể, mỗi Bên cho phép Bên kia và các công dân của Bên kia cơ hội đóng góp ý kiến
đối với việc xây dựng luật, qui định và thủ tục hành chính có tính áp dụng chung mà có thể ảnh
hưởng đến việc tiến hành các hoạt động thương mại trong Hiệp định này.

Điều 4

Tất cả các luật, qui định và thủ tục hành chính có tính áp dụng chung được nêu tại khoản 1 của
Điều này mà tại ngày ký Hiệp định này chưa được công bố hoặc có sẵn cho các cơ quan chính
phủ và các cá nhân khác hoạt động trong lĩnh vực thương mại, thì sẽ được công bố và có sẵn
nhanh chóng. Chỉ những luật, qui định và thủ tục hành chính có tính áp dụng chung mà đã được
công bố và có sẵn cho các cơ quan chính phủ và các cá nhân tham gia vào hoạt động thương
mại mới được thi hành và có khả năng thực thi.

Điều 5

Các Bên có hoặc giao cho một hoặc một số tạp chí chính thức đăng tất cả các biện pháp có tính
áp dụng chung. Các Bên xuất bản định kỳ các tạp chí này và có sẵn các bản của chúng cho công
chúng.

Điều 6

Các Bên điều hành một cách thống nhất, vô tư và hợp lý tất cả các luật, qui định và thủ tục hành
chính có tính áp dụng chung của mình thuộc tất cả các loại được nêu tại khoản 1 của Điều này.

Điều 7

Các Bên duy trì các cơ quan tài phán và thủ tục hành chính và tư pháp nhằm mục đích, ngoài
những điều khác, xem xét và sửa đổi nhanh chóng theo yêu cầu của người bị ảnh hưởng các
quyết định hành chính liên quan đến các vấn đề được qui định tại Hiệp định này. Các thủ tục này
cần bao gồm cơ hội khiếu kiện mà không bị trừng phạt cho người bị ảnh hưởng bởi quyết định
có liên quan. Nếu như quyền khiếu kiện ban đầu là quyền khiếu nại lên một cơ quan hành chính
thì phải có cơ hội để khiếu nại quyết định của cơ quan hành chính đó lên một cơ quan tư pháp.
Kết quả giải quyết khiếu kiện phải được trao cho người khiếu kiện và các lý do của quyết định đó
phải được cung cấp bằng văn bản. Người khiếu kiện cũng phải được thông báo về quyền được
khiếu kiện tiếp.

Điều 8

Các Bên đảm bảo rằng các thụ tục cấp phép nhập khẩu, tự động và không tự động, được thực
hiện theo cách thức minh bạch và có thể dự đoán trước được, và phù hợp với các tiên chuẩn
của Hiệp định của WTO về Thụ tục Cấp phép Nhập khẩu.

You might also like