Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Hoàng Đế nội kinh -Thiên Linh khu (tập 2)
Hoàng Đế nội kinh -Thiên Linh khu (tập 2)
Hoàng Đế nội kinh -Thiên Linh khu (tập 2)
Ebook237 pages6 hours

Hoàng Đế nội kinh -Thiên Linh khu (tập 2)

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Hoàng Đế nội kinh là cuốn sách kỳ lạ bậc nhất trong kho tàng văn hoá Trung Quốc, vì sách đề cập đến nhiều môn học, liên quan đến y học, như thiên văn học, địa lý học, triết học, lịch pháp, khí hậu học, phong thuỷ học, dưỡng sinh học, tâm lý học, nhân tướng học, giải phẩu học.
Điểm sáng của sách : Là thể hiện lòng thương dân, nuôi dân, chăm lo sức khoẻ của dân; đề cao y thuật, y đức của và học vấn của người thầy thuốc.
Người thầy thuốc trên phải thông thiên văn, dưới tường địa lý, giữa hiểu nhân sự, mới có thể dạy dân dưỡng sinh, phòng bệnh, trị liệu bệnh tật cho dân.
Muốn có học vấn, y thuật, y đức, người thầy thuốc phải đọc Hoàng Đế nội kinh.
Tập này giới thiệu từ thiên 41 - 81 (thiên Linh khu) của Hoàng Đế nội kinh.

LanguageTiếng việt
PublisherDong A Sang
Release dateFeb 6, 2014
ISBN9781311166234
Hoàng Đế nội kinh -Thiên Linh khu (tập 2)
Author

Dong A Sang

1. Quê quán : Làng Trường Xuân, xã Hải Trường, tỉnh Quảng Trị.2. Học trường : + Tiểu học Trường Sanh. + Trung học Hải Lăng (đệ nhất cấp) + Trung học Nguyễn Hoàng (đệ nhị cấp)+ Đại học Sư Phạm Huế (Ban Việt Hán -Khóa Lương Văn Can)+ Đại học Văn khoa Huế (Cử nhân năm 4 - Việt Văn)3. Dạy học : + Trường Phan Châu Trinh- ĐN (1973-1975) + Trường PTTH Hòa Vang (1976- 1981)+ Trường PTHT Phan Châu Trinh (lớp chuyên).+ Trường chuyên Lê Quý Đôn - ĐN..4. Làm việc : NXBGD.VN.5. Bút danh Đông A Sáng (chuyên dịch tiếng Trung).6. Đã dịch và xuất bản : Trên 100 cuốn sách, gồm các thể loại : Triết học (Kinh Dịch, Đạo đức kinh), lịch sử,mưu kế, thư pháp, dưỡng sinh, Trung y, nhân tướng, phong thủy, tượng kỳ, võ thuật v.v.7. Liên kết với Công ty Hương Trang xuất bản sách trên Smashwords.com và Amazon.com.

Read more from Dong A Sang

Related to Hoàng Đế nội kinh -Thiên Linh khu (tập 2)

Related ebooks

Related categories

Reviews for Hoàng Đế nội kinh -Thiên Linh khu (tập 2)

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Hoàng Đế nội kinh -Thiên Linh khu (tập 2) - Dong A Sang

    HOÀNG ĐẾ NỘI KINH - THIÊN LINH KHU (tập 2)

    By Đông A Sáng

    Copyring Đông A Sáng

    Smashwords Edition.

    QUYỀN NĂM (Thiên 41- 50)

    QUYỂN SÁU (Thiên 51-60)

    QUYỂN BẢY (Thiên 61-70)

    QUYỂN TÁM (Thiên 71- 81)

    SÁCH THAM KHẢO

    MỤC LỤC

    AUTHOR

    Thiên 41 : Âm dương hệ nhật nguyệt luận

    Thiên 42 : Bệnh truyền

    Thiên 43 : Dâm tà phát mộng

    Thiên 44 : Thuận khí nhất nhập phân vi tứ thời

    Thiên 45 : Ngoại suỷ

    Thiên 46 : Ngũ biến

    Thiên 47 : Bản tạng

    Thiên 48 : Cấm phục

    Thiên 49 : Ngũ sắc

    Thiên 50 : Luận dũng

    Thiên 51 : Bối du

    Thiên 52 : Vệ khí

    Thiên 53 : Luận thống

    Thiên 54 : Thiên niên

    Thiên 55 : Nghịch luận

    Thiên 56 : Ngũ vị

    Thiên 57 : Thuỷ trướng

    Thiên 58 : Tặc phong

    Thiên 59 : Vệ khí thất thường

    Thiên 60 : Ngọc bản

    Thiên 61 : Ngũ cấm

    Thiên 62 : Động du

    Thiên 63 : Ngũ vị luận

    Thiên 64 : Âm dương nhị thập ngũ nhân

    Thiên 65 : Ngũ âm ngũ vị

    Thiên 66 : Bách bệnh thỉ sinh

    Thiên 67 : Hành châm

    Thiên 68 : Thượng cách

    Thiên 69 : Ưu uế vô ngôn

    Thiên 70: Hàn nhiệt

    Thiên 71 : Tà khách

    Thiên 72 : Thông thiên

    Thiên 73 : Quan năng

    Thiên 74 : Luận tật chẩn xích

    Thiên 75 : Thích tiết chân tà

    Thiên 76 : Vệ khí hành

    Thiên 77 : Cửu cung bát phong

    Thiên 78 : Cửu châm luận

    Thiên 79 : Tuế lộ luận

    Thiên 80 : Đại hoặc luận

    Thiên 81 : Ung thư

    QUYỂN NĂM (Thiên 41- 50)

    Thiên 41 : ÂM DƯƠNG HỆ NHẬT NGUYỆT

    1. Tự nhiên và nhân thể :

    Hoàng Đế hỏi :

    - Ta nghe nói, trời là dương, đất là âm, Mặt Trời là dương, Mặt Trăng là âm, (những hiện tượng tự nhiên) ứng với nhân thể như thế nào ?

    Kỳ Bá thưa :

    - Đối với nhân thể, từ thắt lưng trở lên, gọi là trời (thiên); từ thắt lưng trở xuống, gọi là đất (địa); 12 kinh mạch tương ứng với 12 của 1 năm.

    Mặt Trăng do Thuỷ sinh ra, thuộc âm, nên (từ thắt lưng xuống) thuộc âm; Mặt Trời do Hoả sinh ra, thuộc dương, nên (từ thắt lưng trở lên), thuộc dương; 10 ngón tay, tương ứng với 10 ngày.

    2. Sự vận hành của kinh mạch khí huyết trong 12 tháng và thuộc tính của ngũ tạng :

    1) Các kinh túc :

    Hoàng Đế hỏi :

    - 12 kinh mạch tương ứng với 12 tháng và 10 ngày như thế nào ?

    Kỳ Bá thưa :

    - Tháng giêng, kiến Dần, tháng mà khí dương bắt đầu sinh ra, ứng hợp với kinh Túc thiếu dương, bên trái.

    Tháng 6, kiến Mùi, ứng hợp với kinh Túc thiếu dương, bên phải.

    Tháng 2, kiến Mão, ứng hợp với kinh Túc thái dương, bên trái.

    Tháng 5, kiến Ngọ, ứng hợp với kinh Túc thái dương, bên phải.

    Tháng 3, kiến Thìn, ứng hợp với kinh Túc dương minh, bên trái.

    Tháng tư, kiến Tỵ, ứng hợp với kinh Túc dương minh, bên phải.

    Tháng 3, tháng tư, ứng hợp với kinh mạch giữa kinh Thái dương, kinh Thiếu dương, hai dương hợp với nhau, thì sáng, nên gọi là dương minh.

    Tháng 7, kiến Thân, là khí âm bắt đầu sinh ra, ứng hợp với kinh Túc thiếu âm, bên trái.

    Tháng chạp, kiến Sửu, ứng hợp với kinh Túc thái âm, bên trái.

    Tháng 8, kiến Dậu, ứng hợp với kinh Túc thái âm, bên phải.

    Tháng 11, kiến Tý, ứng hợp với kinh Túc thái âm, bên trái.

    Tháng 9, kiến Tuất, ứng hợp với kinh Túc quyết âm, bên phải.

    Tháng 10, kiến Hợi, ứng hợp với kinh Túc quyết âm, bên trái.

    Tháng 9, tháng 10, ứng hợp ở giữa hai kinh âm, hai âm giao hội, nên gọi là quyết âm.

    2) Các kinh thủ :

    Ngày Giáp, tương ứng với kinh Thủ thiếu dương, bên trái.

    Ngày Kỷ, tương ứng với kinh Thủ thiếu dương, bên phải.

    Ngày Mậu, tương ứng với kinh Thủ thái dương, bên phải.

    Ngày Bính, tương ứng với kinh Thủ dương minh, bên trái.

    Ngày Đinh, tương ứng với kinh Thủ dương minh, bên phải.

    Bính, Đinh thuộc Hoả; hai ngày Hoả hợp với nhau, nên gọi là Dương minh.

    Ngày Canh, tương ứng với kinh Túc thiếu âm, bên phải.

    Ngày Quý, tương ứng với kinh Thủ thiếu âm, bên trái.

    Ngày Tân, tương ứng với kinh Thủ thái âm, bên phải.

    Ngày Nhâm, tương ứng với kinh Thủ thái âm, bên phải.

    Túc (chân) ở bên dưới, thuộc âm; kinh dương (túc), là thiếu dương trong âm; kinh âm (túc), là thái âm trong âm.

    Thủ (tay) ở trên, thuộc dương; kinh dương (thủ), là thái dương trong dương; kinh âm (thủ), là thiếu dương trong âm.

    Như đã nói, từ thắt lưng trở lên, thuộc dương; từ thắt lưng xuống, thuộc âm.

    3) Về ngũ tạng :

    Tâm là thái dương trong dương.

    Phế là thiếu âm trong dương.

    Gan là thiếu dương trong âm.

    Tỳ là chí âm trong âm.

    Thận là thái âm trong âm.

    3. Phương pháp trị liệu và những điều cấm kỵ :

    Hoàng Đế hỏi :

    - Phương pháp trị liệu như thế nào ?

    Kỳ Bá thưa :

    - Tháng giêng, tháng 2, tháng 3, khí dương thiên trọng ở phía bên trái; không châm thích 3 kinh dương (túc) ở bên trái.

    Tháng tư, tháng 5, tháng 6, khí dương thiên trọng ở bên phải; không châm thích 3 kinh dương (túc), ở bên phải.

    Tháng 7, tháng 8, tháng 9, khí âm thiên trọng ở bên phải; không châm thích 3 kinh âm (túc) ở bên phải.

    Tháng 10, 11, tháng chạp, khí âm thiên trọng ở bên trái; không châm thích 3 kinh âm (túc), ở bên trái.

    4. Nghĩa của âm - dương :

    Hoàng Đế hỏi :

    - Theo ngũ hành, Đông phương, Giáp Aát, Mộc, tương ứng với Mùa Xuân, tương ứng với Mùa Xuân là sắc xanh; tương ứng với tạng là gan; kinh mạch của gan là kinh Quyết âm (can Giáp và kinh Quyết âm).

    Bên trên, tiên sinh giảng, ngày Giáp, tương ứng với kinh Thủ thiếu dương, bên trái. Như vậy, có hợp với ngũ hành hay không ?

    Kỳ Bá thưa :

    - Phải căn cứ vào quy luật biến hoá của trời, đất, âm dương để thuyết minh về thuộc tính của các kinh mạch (thủ, túc). Không nên căn cứ vào thứ tự của ngũ hành và bốn mùa mà hoạch định, phân chia âm dương.

    Âm dương, vốn có tên gọi (hữu danh) nhưng vô hình, (âm – dương) là hai mặt đối lập để thuyết minh về sự vật; cho nên từ 1 có thể suy ra 10, có thể suy diễn đến trăm, ngàn, vạn (trường hợp).

    (Đó là nghĩa âm – dương, đã bàn trên).

    Thiên 42: BỆNH CHUYỂN

    1. Bệnh tà xâm nhập vào nội tạng :

    Hoàng Đế hỏi :

    - Ta đã theo tiên sinh học được những tri thức về phương pháp trị liệu bằng Cửu châm.

    Tự ta cũng đọc nhiều phương thư, trong đó đã chỉ dẫn các phương pháp trị liệu khác như hành khí, án ma (xoa bóp), cứu, chườm, kim thích, hoả châm, đến cách dùng thuốc.

    Nhưng khi ứng dụng (trị liệu cho một bệnh nhân) có nên dùng tất cả các phương pháp vừa nêu hay không ?

    Kỳ Bá thưa :

    - Các phương thư, bàn rất nhiều về những phương pháp trị liệu, nhưng tuỳ theo bệnh tình mà chọn phương pháp thích hợp, không nên đem tất cả những phương pháp đã học, đã đọc, để trị liệu cho một bệnh nhân.

    Hoàng Đế nói :

    - Phải nắm chắc nguyên tắc, cái gọi là một (bất biến), thì có thể giải quyết nhiều vấn đề phức tạp (ứng vạn biến).

    Ta đã nghe, điểm trọng yếu của âm dương; lý luận về hư thực; về sự mất điều hoà, phát sinh bệnh tật; các phương pháp trị liệu.

    Nhưng ta muốn nghe tiên sinh giảng về sự biến hoá của bệnh tình; bệnh tà chuyển biến, khiến khí tạng bị bại tuyệt, khó chữa trị ?

    Kỳ Bá thưa :

    - Đây là vấn đề rất trọng yếu !

    Đạo lý của y học, (đôi khi) đầu óc tỉnh táo, thấy (sự việc) rõ ràng như ban ngày; (đôi khi) như người nhắm mắt đi trong đêm đen.

    Cũng không thể ngày một, ngày hai, mà tiếp thụ, nắm bắt được đạo lý (y học), mà phải vận dụng vào thực tế, tập trung tinh thần (tụ tinh, hội thần), vừa thể nghiệm, vừa rút kinh nghiệm, đến khi lý giải được toàn bộ mới thôi.

    Trong quá trình ứng dụng, mới nắm bắt được yếu lĩnh, mới xuất thần, nhập hoá, tâm ứng vào tay (đắc tâm, ứng thủ).

    Từ đó, rút ra lý luận, ghi chép vào trúc, lụa, truyền lại cho hậu thế, không nên chỉ truyền cho con cháu mà thôi !

    Hoàng Đế hỏi :

    - (Khi nào) thì đầu óc tỉnh táo, thấy rõ ràng như ban ngày ?

    Kỳ Bá thưa :

    - Đứng trước vấn đề (tình huống bệnh tật) nan giải, như bị mê hoặc.

    Nhưng vận dụng đạo lý âm dương để lý giải, giải đáp vấn đề một cách rõ ràng như ban ngày, như người say rượu vừa tỉnh cơn say.

    Hoàng Đế hỏi :

    - (Khi nào) như người nhắm mắt đi trong đêm tối ?

    Kỳ Bá thưa :

    - Bệnh tà xâm nhập vào cơ thể, dẫn đến nội bộ, (bệnh tà) biến hoá, không có thanh âm, không có hình tượng, nhìn không thấy, sờ không ra; (đối với thầy thuốc) khác nào, nhắm mắt đi trong đêm tối.

    Đối với bệnh nhân, bất tri bất giác, xuất hiện các hiện tượng : lông tóc bị huỷ gãy, thấu lý mở ra, đổ nhiều mồ hôi, chính khí bị tổn thương nặng nề; tà khí lớn mạnh, thông qua mạch máu chuyển đến nội tạng, khiến bụng đau, công năng của ngũ tạng nghịch loạn; tà khí thịnh, chính khí hư, bệnh đã đến thời kỳ trầm trọng, khó mà chữa trị.

    Hoàng Đế hỏi :

    - Đại khí (tà khí mạnh) sau xâm nhập vào nội tạng, thì bệnh phát sinh, biến hoá, như thế nào ?

    2. Bệnh chuyển đến các tạng (theo ngũ hành tương khắc):

    1) Tim :

    Kỳ Bá thưa :

    - Tà khí xâm nhập vào nội tạng :

    Trước tiên bệnh phát sinh tại tim (Hoả), 1 ngày sau chuyển đến phổi (Kim), 3 ngày chuyển đến gan (Mộc), 5 ngày chuyển đến tỳ (Thổ).

    Nếu trong 3 ngày nữa, bệnh không lui, thì tử vong.

    Mùa Đông, chết lúc nửa đêm, mùa Hạ, chết vào giữa trưa.

    2) Phổi :

    Đầu tiên, bệnh phát sinh tại phổi (Kim), qua 3 ngày chuyển đến gan (Mộc), 1 ngày chuyển đến tỳ (Thổ), 5 ngày chuyển đến vị.

    Nếu quá 10 ngày nữa, bệnh không lui, tất tử vong.

    Mùa Đông, chết vào buổi chiều (mặt trời lặn), mùa Hạ chết vào buổi sáng (mặt trời mọc).

    3) Gan :

    Đầu tiên, bệnh phát sinh tại gan, quá 3 ngày chuyển đến tỳ, 5 ngày chuyển đến vị, 3 ngày chuyển đến thận.

    Nếu quá 3 ngày nữa, bệnh không lui, ắt tử vong.

    Mùa Đông, chết vào lúc mặt trời lặn, mùa Hạ chết vào lúc ăn cơm sáng.

    Đầu tiên, bệnh phát sinh tại tỳ, qua 1 ngày chuyển đến vị, 2 ngày chuyển đến thận, 3 ngày chuyển đến cột sống, lưng, bàng quang.

    Nếu quá 10 ngày nữa, bệnh không lui, ắt tử vong.

    Mùa Đông, chết lúc mọi người sắp đi ngủ, mùa Hạ chết vào lúc mọi người an cơm chiều (vãn phạn).

    4) Vị :

    Đầu tiên, bệnh phát sinh tại vị, qua 5 ngày chuyển đến gan, 3 ngày chuyển đến lưng, cột sống, bàng quang, 5 ngày chuyển đến tim.

    Nếu quá 2 ngày nữa, bệnh không lui, ắt tử vong.

    Mùa Đông, chết vào lúc nửa đêm, mùa Hạ chết vào giữa trưa.

    5) Thận :

    Đầu tiên, bệnh phát sinh tại thận, qua 3 ngày chuyển đến cột sống, lưng, bàng quang, 3 ngày chuyển đến tim, 3 ngày chuyển đến tiểu trường.

    Nếu quá 3 ngày nữa, bệnh không lui, ắt tử vong.

    Mùa Đông chết vào lúc buổi sáng (trời còn mờ tối), mùa Hạ chế vào lúc hoàng hôn.

    6) Bàng quang :

    Đầu tiên, bệnh phát sinh tại bàng quang, quá 5 ngày chuyển đến thận, 1 ngày chuyển tiểu trường.

    Nếu quá 2 ngày nữa, bệnh không lui, ắt tử vong.

    Mùa Đông, chết vào lúc gà gáy, mùa Hạ chết sau buổi trưa.

    3. Không thể trị liệu, có thể trị liệu :

    Bên trên vừa thuật các tạng phát sinh bệnh tật, bệnh chuyển theo thứ tự (ngũ hành) tương khắc, nhất định tử vong theo thời gian, không thể châm thích.

    Bệnh chuyển biến theo thứ tự, nhưng chuyển cách 1 tạng, hoặc 2, 3, 4 tạng, thì có thể trị liệu bằng châm thích.

    Thiên 43 :DÂM TÀ PHÁT MỘNG

    1. Khí thịnh, trị liệu bằng phép tả :

    Hoàng Đế hỏi :

    - Ta muốn nghe khí tà bao phủ dày đặc và biến hoá ở bên trong cơ thể như thế nào ?

    Kỳ Bá thưa :

    - Chính tà (nhân tố kích thích thân, tâm hoạt động bình thường, hoạt động của tình chí, no đói, làm việc, nghỉ ngơi) xâm nhập vào cơ thể, từ bên ngoài (cơ thể) đi vào bệnh trong các bộ vị và nội tạng, nhưng không ở cố định ở bộ vị, hoặc tạng nào.

    Chính tà tuần hành cùng với doanh khí, vệ khí, khiến hồn phách con người lay động, ngủ không yên hay nằm mộng.

    Nếu chính tà xâm nhập vào phủ, thì khí dương ở bên ngoài dư thừa (hữu dư), khí âm ở bên trong không đủ (bất túc).

    Nếu chính tà tràn vào tạng, thì khí âm ở bên trong dư thừa (hữu dư), khí dương ở bên ngoài không đủ (bất túc).

    Hoàng Đế hỏi :

    - Khí dư thừa, khí không đủ, thì nằm mộng thấy những gì ?

    Kỳ Bá thưa :

    - 1) Khí âm thịnh, nằm mộng thấy vượt qua sông lớn, cảm thấy sợ hãi.

    2) Khí dương thịnh, nằm mộng thấy đám cháy lớn, có cảm giác nóng.

    3) Khí âm, khí dương đều thịnh, nằm một thấy đánh nhau, tàn sát lẫn nhau.

    4) Tà thịnh ở thân trên, nằm mộng thấy tự mình bay lên cao.

    5) Tà thịnh ở thân dưới, nằm mộng thấy ngã xuống chỗ thấp.

    6) Quá đói, nằm mộng thấy cầm thức ăn.

    7) Quá no, nằm mộng thấy cho người khác thức ăn.

    8) Khí gan thịnh, nằm mộng thấy nổi giận.

    9) Khí phổi thịnh, nằm mộng thấy sợ hãi, khóc chảy nước mắt.

    10) Khí tim thịnh, nằm mộng thấy vui cười, hoặc sợ sệt.

    11) Khí tỳ thịnh, nằm mộng thấy ca hát, vui vẻ hoặc cảm thấy thân mình nặng nề, không thể cử động.

    12) Khí thận thịnh, nằm mộng thấy xương sống và lưng lìa nhau, không liền lại được.

    Bên trên vừa nêu 12 nguyên nhân, do khí thịnh, dẫn đến nằm mộng (bệnh), căn cứ vào mộng triệu, phán đoán tà khí ở chỗ nào, để trị liệu châm thích bằng phép tả.

    2. Khí hư, trị liệu bằng phép bổ :

    1) Khí tà xâm phạm tim, nằm mộng thấy núi, gò, có khói lửa.

    2) Khí tà xâm phạm phổi, nằm mộng thấy bay lên, hoặc thấy thép chế tạo những vật dụng kỳ quái

    3) Khí tà xâm phạm gan, nằm mộng thấy rừng núi, cây lớn.

    4) Khí tà xâm phạm tỳ, nằm mộng thấy gò, lăng, đầm, nhà cửa bị gió mưa làm hư sập.

    5) Khí tà xâm phạm thận, nằm mộng thấy đi tới vực sâu, bị chìm trong nước.

    6) Khí tà xâm phạm bàng quang, nằm mộng thấy đi đó, đi đây.

    7) Khí tà xâm phạm vị, nằm mộng thấy ăn uống.

    8) Khí tà xâm phạm đại trường, nằm mộng thấy cánh đồng rộng lớn.

    9) Khí tà xâm phạm tiểu trường, nằm mộng thấy đi trên đường yếu đạo, giao thông.

    10) Khí tà xâm phạm mật, nằm mộng thấy đấu tranh, kiện tụng, mổ bụng tự sát.

    11) Khí tà xâm phạm sinh thực khí, nằm mộng thấy tính giao.

    12) Khí tà xâm phạm ở cổ, nằm mộng thấy bị chặt đầu.

    13) Khí tà xâm phạm ở bắp chân, nằm mộng thấy đi nhưng không tới, như bị hãm nơi hầm hố.

    14) Khí tà xâm phạm ở bắp vế, cánh tay, nằm mộng thấy quỳ lạy lễ bái.

    15) Khí tà xâm phạm bàng quang, trực trường, nằm mộng thấy đại tiện, tiểu tiện.

    Bên trên vừa nêu 15 nguyên nhân, do khí hư, dẫn đến nằm mộng (bệnh), căn cứ vào mộng triệu, phán đoán tà khí ở chỗ nào, để trị liệu

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1