Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Trà: văn hóa đặc sắc Trung Hoa
Trà: văn hóa đặc sắc Trung Hoa
Trà: văn hóa đặc sắc Trung Hoa
Ebook202 pages3 hours

Trà: văn hóa đặc sắc Trung Hoa

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Muốn thụ hưởng được chén trà ngon trọn vẹn về vật chất lẫn tinh thần và ý nghĩa, người uống trà cần phải có những kiến thức cơ bản; từ lịch sử cây trà, những thần thoại truyền thuyết về các loại danh trà đến nguồn nước danh tiếng nấu trà; từ những dụng cụ nấu trà, chế trà giàu tính nghệ thuật đến phong tục tập quán uống trà độc đáo xưa nay của các dân tộc; từ nghệ trà, trà đạo tôn nghiêm đến các loại quán trà, hội trà xôn xao trong cuộc sống và cả trà trận của giới bạt mạng giang hồ lãng tử
.Nếu không có kiến thức về trà, đôi khi vô tình thất thố, xúc phạm đến người khác, bị đánh giá là thô lỗ, thiếu văn hóa, nhất là khi giao tiếp với những người hiểu biết tinh thần nghệ thuật trà.

LanguageTiếng việt
PublisherDong A Sang
Release dateJul 3, 2015
ISBN9781310015861
Trà: văn hóa đặc sắc Trung Hoa
Author

Dong A Sang

1. Quê quán : Làng Trường Xuân, xã Hải Trường, tỉnh Quảng Trị.2. Học trường : + Tiểu học Trường Sanh. + Trung học Hải Lăng (đệ nhất cấp) + Trung học Nguyễn Hoàng (đệ nhị cấp)+ Đại học Sư Phạm Huế (Ban Việt Hán -Khóa Lương Văn Can)+ Đại học Văn khoa Huế (Cử nhân năm 4 - Việt Văn)3. Dạy học : + Trường Phan Châu Trinh- ĐN (1973-1975) + Trường PTTH Hòa Vang (1976- 1981)+ Trường PTHT Phan Châu Trinh (lớp chuyên).+ Trường chuyên Lê Quý Đôn - ĐN..4. Làm việc : NXBGD.VN.5. Bút danh Đông A Sáng (chuyên dịch tiếng Trung).6. Đã dịch và xuất bản : Trên 100 cuốn sách, gồm các thể loại : Triết học (Kinh Dịch, Đạo đức kinh), lịch sử,mưu kế, thư pháp, dưỡng sinh, Trung y, nhân tướng, phong thủy, tượng kỳ, võ thuật v.v.7. Liên kết với Công ty Hương Trang xuất bản sách trên Smashwords.com và Amazon.com.

Read more from Dong A Sang

Related to Trà

Related ebooks

Related categories

Reviews for Trà

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Trà - Dong A Sang

    Nhiều người Trung Quốc cho rằng, ngày thường có thể thiếu ăn, thiếu mặc nhưng không thể thiếu trà; có người còn nói, không biết uống trà, không nghiện trà thì không phải là người Trung Quốc hoặc trà không quyến rũ người mà người tự mê trà.

    Trà đối với người Trung Quốc không chỉ dùng để làm thuốc, giải khát mà còn là phương pháp tu thân, di dưỡng tính tình; là quốc hồn quốc túy; là đạo; là triết lý sâu xa, là sự hòa hợp giữa tiểu vũ trụ với đại vũ trụ, giữa mình với người, giữa bản thân với sự vật; là một môn nghệ thuật tổng hợp, tinh tế; là văn hóa giao tiếp, cách đối nhân xử thế, xác lập mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

    Muốn thụ hưởng được chén trà ngon trọn vẹn về vật chất lẫn tinh thần và ý nghĩa, người uống trà cần phải có những kiến thức cơ bản; từ lịch sử cây trà, những thần thoại truyền thuyết về các loại danh trà đến nguồn nước danh tiếng nấu trà; từ những dụng cụ nấu trà, chế trà giàu tính nghệ thuật đến phong tục tập quán uống trà độc đáo xưa nay của các dân tộc; từ nghệ trà, trà đạo tôn nghiêm đến các loại quán trà, hội trà xôn xao trong cuộc sống và cả trà trận của giới bạt mạng giang hồ lãng tử.

    Nếu không có kiến thức về trà, đôi khi vô tình thất thố, xúc phạm đến người khác, bị đánh giá là thô lỗ, thiếu văn hóa, nhất là khi giao tiếp với những người hiểu biết tinh thần nghệ thuật trà.

    Cuốn sách Trà – văn hóa đặc sắc Trung Hoa sẽ giúp chúng ta hiểu biết những điều đã nêu trên một cách thú vị và hấp dẫn; sách đầy ắp tư liệu quý giá cổ kim, cô đọng, giàu tính văn chương, nhiều hình ảnh sinh động; có thể xếp vào loại sách bách khoa bỏ túi về văn hóa trà Trung Quốc.

    Từ những kiến thức cơ bản chúng ta vận dụng vào thực tế hàng ngày một cách thích hợp với điều kiện sống của mình.

    Hy vọng, sau một ngày vất vả với công việc, tất bật với mưu sinh; bạn sẽ tự pha ấm trà thật nóng, bên chén trà và cuốn sách, bạn rủ sạch mỏi mệt, lo toan, nhớ đến câu nói bất hủ của Trang tử : Được cá quên nơm, được ý quên lời

    Chương một :LỊCH SỬ CÂY TRÀ

    I.QUÊ HƯƠNG CỦA TRÀ

    1.Trà hoang dã – một chứng nhân quan trọng:

    Mặc dù cây trà xuất hiện trên đất nước Trung Quốc đã mấy ngàn năm, một trong những chứng cớ chứng minh quê hương của trà nhưng sách vở thời cổ viết rất ít về cây trà hoang dã.

    Đồng quân lục, cuốn sách sớm nhất viết về trà, đại ý : phương Nam có cây qua lô, tựa cây minh, đắng chát, uống chút trà mất ngủ thâu đêm.

    Sách Chứng loại bản thảo của Đào Hoằng Cảnh, đời Lương, cũng dẫn lại sách Đồng quân lục và không có gì phát hiện mới mẻ về cây trà hoang dã.

    Cuốn sách Trà kinh của thánh trà Lục Vũ, đời Đường, viết : Phương Nam có những cây trà cao 1 thước, 2 thước, có loại cao đến 10 thước ở Ba Sơn, Hiệp Xuyên.

    Nói chung, sách vở xưa của Trung Quốc ít đề cập đến cây trà hoang dã và những cây trà đại thụ ngàn năm sống yên ổn nơi rừng sâu, núi thẳm.

    2.Người phương Tây vào cuộc :

    1) Từ Ấn Độ truyền sang Trung Quốc:

    Từ thế kỷ 18, người phương Tây đã chú ý đến cây trà ở Ấn Độ, Miến Điện và Trung Quốc, đã nêu các giả thuyết và tranh luận vì quê hương, nguồn gốc của trà khá sôi nổi.

    Samnel Baildon với cuốn Ala mẫu đích trà thụ, cho rằng Ấn Độ là quê hương của trà.

    Lindley căn cứ vào thần thoại và truyền thuyết của Nhật Bản, xác định là cây trà từ Ấn Độ đem sang Trung Quốc, đời Lương Vũ Đế, năm 517.

    Còn C.Stuart cho rằng, có hai loại trà là trà lá nhỏ và trà lá to, trà lá to ở Ấn Độ, Miến Điện, Việt Nam, Vân Nam (Trung Quốc); trà lá nhỏ ở Nam bộ, Đông bộ - Trung Quốc; hai loại trà này không quan hệ gì với nhau cả.

    2) Trung Quốc truyền sang Ấn Độ:

    Thế kỷ 19 (1923) R. Bruce, người Anh, đã phát hiện được những cây trà hoang dã rất lớn ở Miến Điện và Sibsagar.

    Từ đó, các chuyên gia Anh và Ấn Độ đã kết hợp nghiên cứu qua cây trà hoang dã để truy tìm nguồn gốc, quê hương của cây trà.

    Kết quả, các chuyên gia đã kết luận những giống trà do anh em họ Bruce phát hiện ở Trung Ấn, Sadiya, Sibsagar là do giống trà Trung Quốc truyền sang.

    3. Những phát hiện mới:

    Cuối thế kỷ 19, A.Wilson, người Anh đã viết trong cuốn Trung Quốc Tây bộ du ký, tại Tứ Xuyên có những cây trà hoang cao hơn 10m.

    Từ đó đến nay, người ta liên tiếp phát hiện được rất nhiều cây trà hoang dã ở nhiều nơi trên đất nước Trung Quốc như Quý Châu, Mãnh Hải, Khổng Minh Sơn.. có cây cao đến 32.12m; có cây đã có 1700 năm tuổi, gọi là cổ thụ trà, có cây còn được đặt tên là trà thụ vương.

    4.Cái nôi của trà:

    Ngày nay, các chuyên gia đã căn cứ vào sự phát hiện những cây trà hoang dã kết hợp với các ngành khoa học khác như địa chất học, di truyền học đã kết luận Suyễn – Tây Nam chính là cái nôi của trà; Từ Hải giải thích Suyễn (diàn) là tên của dân tộc, tên nước có từ (799 TCN) thời Chiến quốc, nay thuộc tỉnh Vân Nam – Tứ Xuyên.

    Vân Nam- Tứ Xuyên là trung tâm, là quê hương của trà, nếu di chuyển xuống phía Nam như Miến Điện, Sadiya, Sibsagar…thì lá trà lớn, nếu di chuyển về phía Bắc thì lá trà nhỏ, nhiều cành, thành từng bụi, cụm.

    2.NHỮNG CON ĐƯỜNG TRÀ

    1.Đất Ba Thục:

    Sách Hoa âm quốc chí – Ba chí cho biết cách đây hơn 3 ngàn năm, thời Vũ Vương phạt Trụ, người Ba Thục đã biết đến trà, uống trà và trà là một trong những cống phẩm của Ba Thục cống cho vua nhà Chu.

    Tư Mã Tương Như, người Tứ Xuyên, đời Hán, trong thiên Phàm tướng có nói, trong 20 loại thuốc, trong đó có loại thuốc tên xuyễn sá tức là trà.

    Dương Hùng, cuối đời Tây – Hàn, trong Phương ngọn viết, người Thục, Tây Nam gọi trà là thiết.

    Qua sử sách và tư liệu trên, cho thấy thói quen uống nước trời ban, đất đai phì nhiêu, bốn bề núi non trùng điệp, ít quan hệ với các nước Trung Nguyên.

    Năm 316 (TCN) Tần Huệ Vương sai Tư Mã Thác đem binh đến Thiểm Tây vào Ba Thục, diệt các nước Ba, Thục… và đưa hàng vạn hộ dân Tần vào đất Thục; sau này Tần lại thôn tính nước Sở, Ba Thục lại được vãn hồi.

    Qua những cuộc chiến tranh liên miên, lượt người vào ra Ba Thục – Trung Nguyên chắc cũng không kể xiết, có lẽ trà và thói quen uống trà của người Ba Thục lan đến Trung Nguyên.

    Sách Nhật tri lục, đời Thanh viết, từ lúc Tần vào Thục về sau, thì thói quen uống trà của Tần bắt đầu.

    Sách Thần Nông bản thảo kinh, thời Tần – Hán thì cho rằng, trà sinh ở Ích Châu, ngày 3 tháng 3 thì hái. Như vậy, khả năng thứ hai là trà cũng từ Ích Châu du nhập vào Trung Nguyên.

    2.Đường thủy trong nước:

    Ngày xưa, giao thông chủ yếu dựa vào đường thủy và đường bộ, do đó trà và thói quen uống trà cũng theo hai đường này từ Ba Thục vào Trung Nguyên.

    Khoa khảo cổ phát hiện ở Trường Sa, Hồ Nam những ngôi mộ, gọi là Mã Vương Đồi Hán mộ (160 – 65TCN), trong đó có những vật gọi là thanh sách, trúc giản văn, ghi chữ giả, dị thể, loại chữ khác của chữ giả ngày nay, có nghĩa là trà hoặc trà đắng.

    Theo sử sách ghi lại, dọc theo sông Trường Giang đổ về đông, vùng Nghi Hưng, Giang Tô, có Minh Lĩnh (minh : là trà), chiêu tập những người trẻ tuổi giảng về kỹ thuật trồng cây trà.

    Đời Hán, có một danh sĩ tên là Kiệt Huyền, đã lên Ngũ Đài sơn, Triết Giang, thiết lập vườn trà, gọi là thực trà phố; chứng tỏ việc trồng trà đã trở thành chuyên nghiệp và hấp dẫn cả những bậc danh sĩ.

    Danh y Hoa Đà, đời Đông Hán đã từng bôn ba đi qua các vùng đông bộ Hà Nam, nam bộ Sơn Đông, Giang Tô, Từ Châu, Dương Châu để tìm thuốc chữa bệnh cứu người và tích lũy được nhiều kinh nghiêm về cây thuốc.

    Cuốn Thực luận đã nêu cây trà là một trong những loại thuốc mà Hoa Đà thường dùng.

    Điều này đã phản ảnh dân gian vùng Giang Hoài, cây trà được dùng làm thuốc, phổ biến và thông dụng.

    Sông Hán Thủy bắt nguồn từ Thiểm Tây, thuận theo Tần Lĩnh nam hướng đông nam đến Hồ Bắc, Vũ Hán nhập vào Trường Giang. Trường Giang có nhiều chi lưu, khuếch tán hai hướng nam, bắc, rồi tung hoành ngang dọc như mắc võng trên đất nước Trung Hoa. Trà, thói quen uống trà hoặc dùng trà làm thuốc, từ đó theo Trường Giang tỏa nhiều nơi.

    Theo các nhà nghiên cứu, phương Nam cũng không thiếu sông ngòi như Châu Giang cũng tiếp sức cho Trường Giang để trà phiêu du đến những vùng đất lạ.

    3.Đường sạn đạo Ba Thục:

    Chiến quốc sách – Tần sách, cho rằng, sạn đạo thiên lý thông Thục – Hán; tức là sự liên thông bằng cách đục vách núi hoặc quanh co khúc khuỷu theo sườn núi, gian khổ, hiểm nguy. Trà cũng theo những cuộc hành trình gian nan, kiên nhẫn từ Thục đến Hán.

    Đến đời Đường, gọi là đế quốc đại Đường được kiến lập, chấm dứt sự phân tranh kịch liệt hàng năm, thì văn hóa cả hai miền nam – bắc Trung Quốc giao lưu với nhau, thì lúc ấy trà cũng đã theo con đường thủy, bộ giao lưu đi khắp nước Trung Hoa.

    4.Thời gian đằng đẵng – không gian mênh mông:

    Theo sách Hoa âm quốc chí, trà đã là cống phẩm của Thục đối với nhà Chu, thời Vũ Vương phạt Trụ (770 TCN) đến đời Đường (618). Con đường đi của trà là thời gian đằng đẵng gần 1000 năm từ Ba Thục mới đến được những vùng xứ sổ mênh mông Trung Nguyên – Trung Quốc.

    5.Con đường ra hải ngoại:

    1) Đường thủy:

    Theo các nhà nghiên cứu, Vân Nam, Quý Châu là nơi có rất nhiều trà, trà đã xuôi về phía nam theo các dòng sông như : Nguyên giang, Hồng Hà, Lan Thương, Mê Kông, Nộ giang, Ôn giang, Long Xuyên giang… để đến Việt Nam, Miến Điện, Ấn Độ, vùng Tây Á; trà cũng men theo đường duyên hải vượt biển đến Nhật Bản..

    2) Sạn đạo:

    Như đã nói, từ thời Chiến quốc những con đường sãn đạo của Thục, gọi là Thục thân độc đạo, không chỉ thông với Tần – Hán (Trung Nguyên) mà còn thông với Vân Nam, Miến Điện, Ấn Độ…

    6.Hai hướng hai loại:

    Các nhà nghiên cứu cho rằng, phương Nam như Miến Điện, Ấn Độ, độ ẩm cao, mưa nhiều nên cây trà có xu hướng phát triển cao, lá to; ví dụ : Miến Điện cây và lá trung bình, Ấn Độ thì cây cao to và lá to hơn.

    Ngược lại, phía bắc lạnh nhưng ít mưa nên những cây trà được đem trồng ở vùng này, cây lùn thấp sum sê, lá nhỏ màu sắc đậm hơn so với lá trà phương Nam – là loại trà ngon, danh trà của Trung Quốc.

    3. TRÀ – CÂY THUỐC

    1.Con cháu Viêm Đế - Thần Nông:

    Người Trung Hoa cho mình là con cháu của Viêm Đế - Thần Nông, một nhân vật bi tráng, cảm động trong truyền thuyết.

    Tương truyền, sau khi Nữ Oa tạo ra loài người, loài người càng ngày càng đông đúc, cây trái tự nhiên, thú hoang dã ngày càng đông đúc, cây trái tự nhiên, thú hoang dã ngày càng cạn kiệt, nhân loại lâm vào khốn cảnh.

    Một vị thần thấy thế liền làm cho trời xanh để mưa, làm cho mặt trời chiếu sáng nên loài người tôn ông là Viêm Đế, do ông dạy dân biết gieo trồng ngũ cốc, thuần hóa loài vật nên dân tôn ông là Thần Nông.

    2.Thần Nông nếm thuốc:

    Loài người tuy đã no đủ nhưng bệnh tật phát sinh, hoành hành, nhiều người đã chết. Thần Nông thấy vậy, rất thương xót đã tự mình nếm cây cỏ để tìm ra những vị thuốc cứu người.

    Tương truyền, da bụng, ngũ tạng của Thần Nông rất đặc biệt, khi nếm cây cỏ, thì biết được hiệu quả công dụng của loại cây đó.

    Một hôm, ông nếm liền 72 loại cây độc nhưng chưa biết cách nào để giải độc, thì ông thấy một loại cây lá xanh thẫm kỳ lạ, nếm và nuốt vào gan mật nhộn nhạo cả lên và giải được độc, đó là cây trà.

    Thuyết khác, trong lúc Thần Nông nấu nước, một là trà trôi vào, Thần Nông vô ý không biết cứ uống nhưng thất ngon khỏe và phát hiện ra cây trà.

    Thuyết nữa, Thần Nông nếm một cây leo có hoa màu vàng, ruột như muốn đút ra từng khúc, loại cực độc sau này gọi là đoạn trường thảo. Ông ta vội vàng nuốt vội một lá cây để giải chất độc, đó là cây trà.

    Cũng theo truyền thuyết Thần Nông cũng vì do nếm thuốc, gặp loại kịch độc đoạn trường thảo, đứt ruột mà chết ! Người đời thương xót ông, đời đời cúng tế.

    Trà kinh, Lục Vũ cũng dựa vào truyền thuyết để khẳng định : Trà là loại lá cây uống được, do Thần Nông tìm ra.

    Nếu căn cứ theo thần

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1