You are on page 1of 73

June 21 

Multimedia 
Module  2008 
Giới thiệu, hướng dẫn download, cài đặt, sử dụng một số phần Lê Văn Huỳnh
mềm Multimedia
ESTIH 

 
 
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh Trang |2

Mục lục
 
I.  GOLDWAVE - CHƯƠNG TRÌNH THIẾT KẾ ÂM THANH ............................................................................. 1 
A.  ĐÔI NÉT VỀ GOLDWAVE : ........................................................................................................................................... 1 
B.  HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG GOLDWAVE : ............................................................................................................ 1 
C.  GHI ÂM QUA MICRO .................................................................................................................................................. 1 
1.  Thiết lập Windows Mixer .................................................................................................................................... 1 
2.  Ghi âm ................................................................................................................................................................. 3 
3.  Lưu tệp ................................................................................................................................................................ 3 
4.  Mở tệp ................................................................................................................................................................. 3 
D.  NGHE NHẠC.............................................................................................................................................................. 4 
1.  Nghe cả bài ......................................................................................................................................................... 4 
2.  Nghe đoạn đã chọn ............................................................................................................................................. 4 
E.  XOÁ MỘT ĐOẠN ....................................................................................................................................................... 5 
1.  Xoá các đoạn câm ............................................................................................................................................... 5 
2.  Xoá đoạn đã chọn ............................................................................................................................................... 5 
3.  Xoá phần không chọn ......................................................................................................................................... 5 
F.  SOẠN THẢO ........................................................................................................................................................... 6 
1.  Chép một đoạn .................................................................................................................................................... 6 
2.  Chèn một đoạn .................................................................................................................................................... 6 
3.  Chép một đoạn sang tệp mới .............................................................................................................................. 6 
G.  THAY ĐỔI ÂM LƯỢNG ........................................................................................................................................... 7 
H.  BÀI TẬP .................................................................................................................................................................... 8 
1.  Chuyển đổi tệp mp3 cho điện thoại ................................................................................................................... 8 
2.  Chuyển đổi các file video sang âm thanh .......................................................................................................... 9 
3.  Tách, loại bỏ tiếng ca sĩ trong bản nhạc bằng AnalogX vocal remover .......................................................... 9 
4.  Ghép các đoạn nhạc lại với nhau .................................................................................................................... 10 
II.  BIÊN SOẠN NHẠC BẰNG COOL EDIT PRO ................................................................................................... 12 
A.  ĐA KÊNH LÀ GÌ?...................................................................................................................................................... 12 
B.  TỔNG QUAN VỀ GIAO DIỆN ............................................................................................................................ 13 
1.  Menu: ................................................................................................................................................................ 15 
2.  Vùng âm thanh: ................................................................................................................................................. 15 
3.  Các nhóm công cụ: ........................................................................................................................................... 16 
Các nút chơi nhạc và zoom: ....................................................................................................................................... 17 
4.  CD Menu:.......................................................................................................................................................... 18 
5.  Âm lượng:.......................................................................................................................................................... 19 

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH

Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội


MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh Trang |3

C.  CÁC GIAO DIỆN KHÁC NHAU: CHẾ ĐỘ ĐƠN KÊNH................................................................................... 19 
1.  Khởi động .......................................................................................................................................................... 19 
2.  EDIT:................................................................................................................................................................. 20 
3.  VIEW: ................................................................................................................................................................ 20 
4.  TRANSFORM (Effects) ..................................................................................................................................... 20 
5.  GENERATE: ..................................................................................................................................................... 21 
6.  ANALYZE/FAVORITES:................................................................................................................................... 21 
7.  OPTIONS: ......................................................................................................................................................... 22 
8.  WINDOWS: ....................................................................................................................................................... 22 
D.  CÁC GIAO DIỆN KHÁC NHAU: CHẾ ĐỘ ĐA KÊNH: .................................................................................... 23 
1.  Khởi động .......................................................................................................................................................... 23 
2.  FILE: ................................................................................................................................................................. 23 
3.  Edit .................................................................................................................................................................... 23 
4.  VIEW: ................................................................................................................................................................ 24 
5.  INSERT: ............................................................................................................................................................ 25 
6.  TRANSFORM (Effects) ..................................................................................................................................... 25 
7.  OPTIONS: ......................................................................................................................................................... 25 
E.  BÀI TẬP COOL EDIT .......................................................................................................................................... 26 
1.  BÀI TẬP 1: GHI ÂM TỪ Ổ CD ........................................................................................................................ 26 
2.  BÀI TẬP 2: Ghi âm từ micro ............................................................................................................................ 28 
3.  BÀI TẬP 3: MỞ VÀ BIÊN SOẠN MỘT TRACK. 15 min ................................................................................. 30 
4.  BÀI TẬP 4: MỞ VÀ BIÊN SOẠN ĐA KÊNH. 20 min ...................................................................................... 34 
5.  BÀI TẬP 5: Trộn xuống và Lưu ........................................................................................................................ 38 
F.  ĐỀ KIỂM TRA: 15 MIN ......................................................................................................................................... 39 
III.  VIDEOCAPTURE BẰNG CHƯƠNG TRÌNH FRAPS .................................................................................. 40 
A.  TẢI VỀ VÀ CÀI ĐẶT ........................................................................................................................................... 40 
B.  SỬ DỤNG .............................................................................................................................................................. 41 
1.  Quay phim ......................................................................................................................................................... 41 
2.  Chụp ảnh ........................................................................................................................................................... 41 
C.  CÁC CHƯƠNG TRÌNH DÙNG ĐỂ XỬ LÝ PHIM ............................................................................................. 42 
IV.  CHỤP MÀN HÌNH BẰNG SUPERSCREENCAPTURE............................................................................... 43 
V.  CHƯƠNG TRÌNH SAO CHỤP MÀN HÌNH SNAGIT ............................................................................................. 45 
A.  GIỚI THIỆU ............................................................................................................................................................. 45 
B.  TẢI VỀ VÀ CÀI ĐẶT............................................................................................................................................. 45 

1.  Loại cơ sở : ....................................................................................................................................................... 46 


2.  Các loại khác .................................................................................................................................................... 46 
C.  THIẾT LẬP CẤU HÌNH ....................................................................................................................................... 46 

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH

Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội


MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh Trang |4

D.  BÀI TẬP ................................................................................................................................................................ 47 


1.  Chụp vùng màn hình ......................................................................................................................................... 47 
2.  Chụp cửa sổ chương trình Calculator.............................................................................................................. 47 
3.  Chụp cửa sổ Calculator và cho vào tệp PowerPoint đang mở. ...................................................................... 48 
4.  Chụp toàn màn hình, đánh dấu một vị trí trên ảnh, lưu và tệp Word ............................................................. 48 
5.  Chép trang Web dài .......................................................................................................................................... 48 
6.  Chép trang Web dài vào tệp PDF .................................................................................................................... 49 
7.  Chép các đối tượng ........................................................................................................................................... 49 
8.  Sao chép tranh ảnh từ trang Web ..................................................................................................................... 49 
9.  Thu hình bài hướng dẫn tập vẽ ......................................................................................................................... 50 
VI.  HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ADOBE PRESENTER .......................................................................................... 52 
A.  YÊU CẦU CẤU HÌNH .......................................................................................................................................... 52 
B.  DOWNLOAD VÀ CÀI ĐẶT ........................................................................................................................................ 52 
C.  SỬ DỤNG ADOBE PRESENTER................................................................................................................................ 53 
1.  Các bước cơ bản ............................................................................................................................................... 53 
2.  Tạo tiểu sử Presenter. ....................................................................................................................................... 53 
3.  Thêm âm thanh và đồng bộ âm thanh với các slide ......................................................................................... 54 
4.  Thêm các tệp đa phương tiện............................................................................................................................ 54 
5.  Thu hình ............................................................................................................................................................ 54 
6.  Tạo câu hỏi trắc nghiệm (Quizzes) và bài kiểm tra ......................................................................................... 55 
7.  Tuỳ biến trình diễn ............................................................................................................................................ 59 
8.  Xuất bản trình diễn ........................................................................................................................................... 59 
9.  Các nguồn tài liệu liên quan............................................................................................................................. 59 
VII.  CHUYỂN DẠNG VIDEO BẰNG TOTALVIDEOCONVERTER................................................................ 60 
1.  Chuyển đổi qua lại giữa các định dạng ........................................................................................................... 60 
1.  Bài tập ............................................................................................................................................................... 62 
VIII.  WINDOWS MOVIE MAKER ........................................................................................................................... 63 
A.  CÁC BƯỚC CƠ BẢN ........................................................................................................................................... 63 
1.  Capture video .................................................................................................................................................... 63 
2.  Edit video (chỉnh sửa video) ............................................................................................................................. 63 
3.  Xuất thành phẩm của bạn ................................................................................................................................. 63 
B.  THỰC HÀNH TẠO MỘT VIDEO CLIP .............................................................................................................. 64 
1.  Khởi động chương trình.................................................................................................................................... 64 
2.  Thu thập dữ liệu ảnh ......................................................................................................................................... 64 
3.  Thu nạp dữ liệu nhạc ........................................................................................................................................ 64 
4.  Thu nạp dữ liệu Video....................................................................................................................................... 65 
5.  Thiết lập thời gian ............................................................................................................................................. 65 

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH

Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội


MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh Trang |5

C.  SẮP XẾP HÌNH ẢNH ........................................................................................................................................... 65 


1.  Chèn các hiệu ứng chuyển tiếp ......................................................................................................................... 66 
2.  Chọn các hiệu ứng video .................................................................................................................................. 67 
3.  Chèn video......................................................................................................................................................... 67 
4.  Chỉnh lại thời gian ............................................................................................................................................ 67 
5.  Xem video .......................................................................................................................................................... 67 
6.  Lưu tệp .............................................................................................................................................................. 67 
IX.  TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................... 68 

 
 

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH

Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội


MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh Trang |1

I. GOLDWAVE - CHƯƠNG TRÌNH THIẾT KẾ ÂM THANH

A. ĐÔI NÉT VỀ GOLDWAVE :


GoldWave là một phần mềm chuyên nghiệp dùng đề tạo, chơi, thu, chuyển đổi âm thanh, nếu bạn
đang cần một phần mềm để tạo, biên tập âm thanh thì GoldWave thật sự cần thiết cho bạn. Đây là
một phần mềm thiết kế âm thanh chuyên nghiệp bao gồm đầy đủ các công cụ, chức năng, hiệu ứng
cần thiết cho việc tạo ra âm thanh. Bạn có thể tạo mới một file âm thanh một cách dễ dàng bằng
micro hay từ một nguồn nào đó. File âm thanh này có thể được định dạng như: Voice (tần số 11025
Hz); Radio (22050 Hz); CD (44100 Hz) theo chuẩn âm thanh mono hay stereo. GoldWave cung cấp
cho ta rất nhiều hiệu ứng (effect) âm thanh như : Doppler, Dynamics, Echo, Invent, Flange, Offset,
Pitch, Reverse … kể cả một số bộ lọc (filter) : Noise gate, Noise reduction, Low/Highpass,
Bandpass/Stop, Equalizer… GoldWave còn có thêm một số tính năng khác như chuyển đổi một file
âm thanh từ stereo sang mono, từ 8 bits sang 16 bits, từ .wav sang .mp3 v.v…

B. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG GOLDWAVE :


GoldWave chuyển đổi rất nhiều định dạng của file nhạc như *.wma, *.mp3, *.ogg, *.wmv... Sau đây
là hướng dẫn vài cách chuyển đổi thông dụng. Các bước Convert này sử dụng để chuyển đổi các file
nhạc cho vào Điện Thoại Di Động để nghe nhưng các bạn cũng có thể dùng các bước chuyển đổi này
để nghe nhạc trên PC :

C. GHI ÂM QUA MICRO

1. Thiết lập Windows Mixer


Trước khi bắt đầu bạn phải thiết lập lại Windows Mixer để đặt luồng vào máy thu là micro.
Vào menu Options, chọn “Windows Recording Mixer.”

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh Trang |2

Check vào ô Select của Microphone.


Chỉnh lại mức âm thanh đầu vào
Thoát ra khỏi Windows Mixer.

Tạo tệp mới


Mở File Menu, chọn New (hoặc click vào nút New trên thanh công cụ).

Trong hộp thoại New Sound, khung Quality and duration:


Number of chanel: Chọn 1 (mono) hoặc 2 (stereo)
Sampling rate (Tần số lấy mẫu): 44100
Initial file length (HH:MM:SS.T): đặt trước thời g.ian ghi theo mẫu giờ:phút:giây.phần lẻ giây.
Có thể chọn trong khung Presets các giá trị mặc định.

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh Trang |3

2. Ghi âm
Click vào nút Record

Khi nào xong thì click vào nút Stop

3. Lưu tệp

Chọn File\Save hoặc Save As. Cũng có thể click vào nút Save trên thanh công cụ. Trong hộp thoại
Save As, nhập tên tệp vào ô File name. Chọn kiểu tệp trong ô Save as type. Chọn chất lượng âm
thanh trong ô Attributes.

4. Mở tệp
Chọn File\Open, hoặc click vào nút Open trên thanh công cụ Sound, tìm và mở các ổ đĩa, các thư
mục, chọn tệp cần mở và click vào nút Open.

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh Trang |4

Có thể chọn lọc các tệp âm thanh theo kiểu bằng nút File of type ở phía dưới hộp thoại.

D. NGHE NHẠC

1. Nghe cả bài
Chọn cả bài bằng cách click vào nút Select All (hoặc Ctrl-a)

Click vào nút Play màu xanh.

2. Nghe đoạn đã chọn 
Chọn một đoạn bằng cách click vào đầu đoạn (bên trái) và kéo rê sang bên phải.
Click vào nút Play mày vàng.

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh Trang |5

E. XOÁ MỘT ĐOẠN

1. Xoá các đoạn câm


Chọn một đoạn.
Chọn Effect\Auto Trim
Các đoạn câm trong phần được chọn sẽ bị xoá.

2. Xoá đoạn đã chọn


Chọn một đoạn
Chon nút Cut (Ctrl-X), hoặc nút Del (phím Del).

3. Xoá phần không chọn
Đó là xoá đoạn trước và sau đoạn đã chọn, hay xén đầu và đuôi.
Chọn đoạn cần giữ lại.

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh Trang |6

Chọn Edit/Trim (Ctrl-T) hay click vào nút Trim.

F. SOẠN THẢO

1. Chép một đoạn


Chọn đoạn cần chép.
Click nút Copy (Ctrl-C)

2. Chèn một đoạn


Click chọn vị trí chèn.
Click vào nút Past (Ctrl-V)

3. Chép một đoạn sang tệp mới


Chọn đoạn cần chép.
Nhìn dòng trạng thái dưới đáy cửa sổ để biết chiều dài (thời gian) của đoạn.

Mở tệp mới (File\New).


Chọn thời lượng của tệp (Duration) đúng như đã thấy.
Chọn Paste (Ctrl-V).

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh Trang |7

G. THAY ĐỔI ÂM LƯỢNG


Chọn đoạn cần tăng âm lượng.
Chọn Effect\Volume.
- Chọn Change Volume, kéo rê thanh trượt để tăng hoặc giảm âm lượng.
- Chọn Fade Out… để làm tắt dần. Trong đó có thể tắt dần đều, hoặc tắt dần logarit.
- Chọn Fade In… để làm to dần. Trong đó có thể to dần đều, hoặc to dần logarit.
- Chọn Match Volume trong trường hợp có nhiều tệp cùng mở. Chức năng này sẽ làm các
tệp có âm lượng tương đương nhau (ví dụ khi bạn muốn ghi đĩa CD).
- Chọn Maximize Volume để chuẩn hoá đoạn đã chọn, có nghĩa là tăng âm lượng mà âm
thanh không bị méo.
- Chọn Shape Volume để tạo đường bao cho âm thanh.

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh Trang |8

H. BÀI TẬP 

1. Chuyển đổi tệp mp3 cho điện thoại


Bước 1: Mở file cần convert (có thể convert file dạng wav, wma, mp3, ogg và 1 số dạng file khác)
sang dạng mp3 để chơi bằng trình Ultra Mp3 hoặc Mp3 Player trên điện thoại bằng cách nhấn vào
File chọn open
Bước 2: Nếu file cần convert âm thanh nhỏ, có thể chỉnh âm thanh lớn lên bằng cách chọn Effect -
Volume - Change, ấn mouse vào dấu + ở mục Volume để "thổi" âm thanh lên hoặc gõ trực tiếp vào ô
Preset
Chú ý: chỉ nên tăng khoảng 170% là cao nhất, nếu quá khi play bằng điện thoại sẽ bị rè
Nếu thấy âm thanh lớn rồi thì có thể bỏ qua bước này
Bước 3: Chọn file - Save nếu bạn không muốn giữ lại file gốc, hoặc file - Save as để lưu file vào 1
thư mục khác (giữ lại file gốc), ở phần này
bạn chọn thông số cho file như sau:
Mục save in: chỉ định thư mục để lưu file
Mục File name: đặt tên cho file
Mục save as type: chọn dạng cần lưu (chọn dạng mp3)
Mục Attributes: chọn tần số
Đối với các máy có hỗ trợ mp3 như Ngage, 6230, 6230i, v.v... bạn nên để bitrate cao 1 chút, ví dụ
chọn Layer 3, 44100khz, 96kbps, stereo (chuẩn là 44100khz, 128kbps, stereo)
thì khi chơi trên điện thoại bằng chương trình Music Player tích hợp sẵn của máy (nghe bằng tai
nghe) sẽ thấy tương đương như nghe phone disc.

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh Trang |9

Riêng đối với máy 6230, 6230i nếu bạn để bitrate thấp quá, máy sẽ không chơi được, Ngage hoặc
các máy Symbian có thể play được cả các file bitrate thấp hơn
Đối với các máy không hỗ trợ mp3 (phải cài Ultra Mp3 hoặc Mp3 player) như 6600, 7610, 3650 thì
chỉ cần chọn Layer 3, 24000khz, 64kbps, stereo là được
Nếu muốn để cao hơn cũng được nhưng khi nghe bằng loa ngoài cũng không thấy khác biệt mấy.
Đến đây bạn ấn save để lưu lại file.

2. Chuyển đổi các file video sang âm thanh
GoldWave hỗ trợ việc chuyển đổi các file video như :*.wmv, *.avi, *.dat, *.divx... sang các file âm
thanh như : *.mp3, *.wma...
Bước 1 : Nhấn File\Open, chọn một file hình trong ổ đĩa cần chuyển đổi sang dạng âm thanh
Bước 2 : Nhấn File\Save As
- Ở ô File name : Đặt 1 tên tùy ý
- Ô Save as type : Chọn đuôi âm thanh xuất ra (ví dụ *.mp3, *.wma...)
- Ô Attributes : Chọn tần số thích hợp (ví dụ *.mp3 chuẩn là Layer 3, 44100khz, 128kbps, stereo)
- Ô Save in : Chọn ổ đĩa, thư mục cần lưu trữ file nhạc, nhấn Save để Convert
Bước 3 : Vào thư mục lưu trữ xuất file để nghe lại file nhạc

3. Tách, loại bỏ tiếng ca sĩ trong bản nhạc bằng AnalogX vocal 
remover 
Cách này không hoàn toàn loại bỏ hẳn được nhưng sẽ làm cho nó nhỏ tiếng ca sĩ đi tối đa
Sau khi cài GoldWave và đăng kí xong bạn tiến hành cài AnalogX vocal remover sau đó tiến hành
như sau :
- Mở GoldWave lên vào menu Option-Plugin-DirectX- đánh dấu vào ô AnalogX vocal remover, Sau
đó tắt GoldWave đi rồi mở lại để nạp plugin vào
Xong bây giờ hãy mở 1 bài hát = GoldWave rồi chọn Effect-Plugin-DirectX-AnalogX vocal remover
rồi chọn Ok, nó sẽ ngắt tiếng của ca sĩ.

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 10

4. Ghép các đoạn nhạc lại với nhau

Trước tiên, Mở File\Open, chọn 2 bài nhạc. Như trong hình Hướng Dẫn muốn nối 2 đoạn của 2 bài
nhạc WMA là "Phía sau ánh mắt buồn" & "Mỗi đêm trong giấc mơ" (các bạn có thể chọn nguyên 1
bài nhạc cũng OK, cách làm tương tự)
Khi 2 bài nhạc được mở ra thì bạn chọn 2 đoạn ưng ý nhất, các bạn chỉ việc dùng chuột kéo qua lại
để chọn, sau đó nhấn Play để nghe thử. Nếu OK thì nhấn vào File\New\Channels thì chọn 2 (Stereo),
Rate là 44100. Click OK

Khung mới sẽ xuất hiện với tên là Untitled. Bây giờ các bạn nhấn vào khung bài hát, chọn bài nào
trước cũng được. Chọn 1 bài nhấn Ctrl+C. Chọn khung Untitled và nhấn Ctrl+V để dán nó vào. Sau
đó kéo chuột về đến cuối đoạn như trong hình:

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 11

Tiếp tục chọn bài còn lại, nhấn Ctrl+C và nhấn Ctrl+V để paste vào khung Untitled. Nhấn Play để
nghe

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 12

II. BIÊN SOẠN NHẠC BẰNG COOL EDIT PRO


Cool Edit Pro là một trình biên soạn dữ liệu âm thanh đa kênh tiên tiến trong môi trường Windows.
Nó có các tính năng chính sau (nhưng không chỉ hạn chế trong số các tính năng đó)
Lọc âm DSPE (Digital Signal Processing Effect).
Các chức năng đa kênh (64 kênh đồng thời.
Chấp nhận plug-ins để mở rộng khả năng.
Có khả năng lập trình xử lý lô.

A. ĐA KÊNH LÀ GÌ?
Đa kênh cho phép một chương trình âm thanh chơi đồng thời nhiều tệp âm thanh khác nhau. Cool
Edit có khả năng chơi đồng thời 64
kênh khác nhau.

Trong hình bên trái là 4 kênh đang


được xử lý đồng thời:

Tệp âm
thanh

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 13

B. TỔNG QUAN VỀ GIAO DIỆN


Khi bạn khởi động Cool Edit Pro, rất có thể cửa sổ chương trình sẽ thấy như thế này.:

Trong chế độ khởi động mặc định, bạn thấy trước mắt là một cửa sổ đơn kênh hoàn toàn rỗng. Để
chuyển đổi giữa chế độ đơn kênh và đa kênh, hãy nháy chuột vào nút công cụ đầu tiên bên trái của
thanh công cụ.

Ký hiệu cửa sổ hiện tại là đa kênh. Click vào đây sẽ chuyển sang cửa sổ đơn kênh.

Ký hiệu cửa sổ hiện tại là đơn kênh. Click vào đây sẽ chuyển sang cửa sổ đa kênh.

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 14

Dưới đây là hình ảnh của hai cửa sổ đơn kênh và đa kênh để bạn so sánh.

Chế độ đơn kênh Chế độ đa kênh


Khi có các tệp đang ở trong các cửa sổ đó thì dễ phân biệt hơn.

Cả hai giao diện có chung nhiều công cụ và vùng làm việc giống nhau.

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 15

A: Menus: Các lựa chọn trong Cool Edit.


B: Sound Area: Biểu diễn đồ họa của âm thanh đang xử lý.
C: CD Control: Bộ điều khiển ổ CD, các nút điều khiển và các rãnh trên CD.
D: Thanh công cụ (có thể thiết lập được).
E: Playback/Zoom: Các công cụ để phóng to thu nhỏ và lựa chọn vùng âm thanh.
F: Levels: Biểu diễn mức âm thanh khi chơi và khi thu.
Cool Edit Pro tuy có hai giao diện khác nhau, nhưng chúng lại chia sẻ nhiều công cụ và chức năng
chug.

1. Menu:

File: Bạn có thể lưu tệp, mở tệp và mở các kênh khác nhau.
Edit: Có lệnh Undo, các chức năng dán trộn và các chức năng trên kênh.
View: Ẩn hoặc hiện các thanh công cụ, các lựa chọn.
Transform: Chứa các lựa chọn lọc.
Options: Các lựa chọn chơi nhạc và phần cứng.
Help: Các trợ giúp ngoại tuyến và trên web.

2. Vùng âm thanh:
Có sự khác nhau giữa hai chế độ Đơn kênh và đa kênh.
File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH
Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 16

A : Vùng này điều khiển chung vùng âm thanh nhìn thấy trên cửa sổ. Vạch sáng xanh trên đó thể
hiện phần ân thanh hiện thấy trong cửa sổ.
B: Thanh trượt dọc kiểm soát chuyển động lên xuống của các tệp.
C: Thanh này chỉ ra vị trí hiện thời của bản nhạc trên trục thời gian và cũng có thể dùng để tua nhanh
bài nhạc.
Hình dạng con trỏ có thể thay đổi trong vùng điều khiển phía trên cửa sổ. Nó có thể kéo vùng được
chọn từ chỗ này đến chỗ kia trên toàn bộ khung thời gian của bài nhạc.

Dùng để phóng to, thu nhỏ âm thanh từ hai sườn của vùng nhìn thấy.
Để thực hiện, bấm chuột vào một trong hai đầu của đoạn màu xanh và kéo.

3. Các nhóm công cụ:


Các nhóm công cụ là các biểu tượng đại diện cho một số công cụ có trên thanh menu. Không gian
này có thể tùy biến được.

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 17

Bằng cách click phải chuột lên vùng trống trên thanh công cụ, bạn có thể chọn để hiện hoặc ẩn nút
công cụ nào.

Các nút chơi nhạc và zoom:


Đây là vùng có các nút điều khiển cần thiết để điều khiển chơi nhạc, phóng to thu nhỏ hình biểu diễn
sóng âm. Bạn có thể chọn một vùng và phóng to nó lên. Bạn cũng có thể nhìn thấy vị trí tương đối
(về thời gian) của vùng được chọn, hay của con trỏ trên bản nhạc qua chỉ số thời gian ở giữa và cuối
vùng.

A: Playback (vùng điều khiển chơi nhạc)


B: Zoom (phóng to, thu nhỏ)
C: Vị trí con trỏ. Vị trí và chiều dài vùng được chọn.
D: Zoom (Theo chiều dọc)
Các nút điều khiển chơi nhạc:

A: Stop (Dừng)
B: Play (Chơi vùng được chọn)
C: Pause (Nghỉ)
D: Play to End (Chơi đến hết)
E: Loop (Quay vòng)
F: Rewind to Begin (Tua về đầu)
G: Fast Forward (Tua lại)
H: Fast Rewind (Tua đi)
I: Forward to End (Tua về cuối)
J: Record (Ghi âm)

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 18

Các công cụ zoom chia làm hai nhóm. Nhóm bên trái là nhóm zoom ngang (theo thời gian). Nhóm
bên phải là nhóm zoom dọc (theo biên độ). Nhớ là việc phóng to thu nhỏ ở đây chỉ là thay đổi tỷ lệ
vẽ để dễ nhìn, chứ không làm thay đổi biên độ và tốc độ chơi.
A: Zoom In (phóng to)
B: Zoom Out (thu nhỏ)
C: Zoom to full file (Zoom để thấy toàn bộ tệp)
D: Zoom to Selection (phóng vùng chọn ra hết cửa sổ)
E: Zoom to Selection Beginning (zoom đoạn trước vùng
chọn)
F: Zoom to Selection End (zoom đoạn sau vùng chọn)
G: Thu nhỏ dọc
H: Phóng to dọc
Phần từ giữa đến cuối thanh là các chỉ số thời gian.

Số chỉ thời gian ở giữa biểu diễn vị trí con trỏ (đầu đọc). Số chỉ bên phải, hàng trên là điểm đầu,
điểm cuối và chiều dài đoạn được chọn, hàng dưới là điểm đầu, điểm cuối và chiều dài vùng nhìn
thấy trong cửa sổ. Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh bằng cách trực tiếp thay đổi các số liệu trong đó.

4. CD Menu:

A: Vị trí hiện tại trên Track F: Tua đi 10 giây


B: Các track và track hiện tại Track G: Đánh dấu vị trí hiện thời
C: Stop H: Nhảy về vị trí đã đánh dấu
D: Play I: Đẩy đĩa ra
E: Tua lại 10 giây J: Tổng thời gian chơi đĩa CD

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 19

Đầu đọc CD làm việc độc lập với chức năng ghi trên phần playback. Để ghi từ đĩa CD, cần thiết lập
sound card để ghi từ wave files, và nhấn nút ghi trên menu playback.

5. Âm lượng:
Là một phần trên giao diện để chỉ thị âm lượng. Khi được kích hoạt, nó cho biết mức âm thanh hiện
tại của tệp tin âm thanh.

C. CÁC GIAO DIỆN KHÁC NHAU: CHẾ ĐỘ ĐƠN KÊNH


Chế độ đơn kênh cho phép định dạng và thay đổi một tập tin âm thanh riêng biệt.

1. Khởi động

File : Dùng để mở, đóng, lưu tệp.


Edit : Undo, dán trộn và các chức năng trên kênh.
View : Hiện và ẩn các công cụ và các chức năng.
Transform : Các chức năng lọc.
Generate : Thêm và tạo ra các tiếng ồn.
Analyze : Phân tích các thuộc tính của âm.
Options : Các lựa chọn về chơi nhạc và phần cứng.
Help : Trợ giúp ngoại tuyến và trợ giúp trên web.
FILE:
Menu File trong giao diện đơn kênh cho phép mở các khuôn dạng âm thanh sau:

8 bit signed .sam Microsoft ADPCM .wav


A/mu-Law Wave .wav Next/Sun .au, .snd
ACM Waveform .wav NMS vce .vce
AmigaIFF-8SVX .iff , .sux Pika ADPCM/8000 Hz .vox
ASCII Text Data .txt Samplevision .smp
AIFF .aif, .snd Vbase ADPCM .vba
Creative Sound Blaster .voc Windows PCM .wav
Dialogic ADPCM .vox PCM Raw Data .pcm, .raw
Diamond Wave Digitized .dwd MPEG3 .mp3
DVI/IMA ADPCM .wav

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 20

2. EDIT:
Edit menu trong giao diện đơn kênh cho phép soạn thảo và sao chép các rãnh nhạc.

Cut/Copy: Cắt/sao chép đọan đã chọn


Mix Paste: Chép một đoạn và dán ra trộn vào một đoạn
khác.

Insert into multi track: Chèn một bản nhạc chép trong
clipboard vào thời tuyến của giao diện đa kênh.

Delete Silence: Loại bỏ các phần không có âm thanh trong


bản nhạc.

Trim: Xóa toàn bộ các phần ngoài đoạn đã chọn.


About Sample Rate: Hiển thị tần số lấy mẫu hiện thời.
Convert sample Type: Chuyển dạng tập tin âm thanh, ví dụ
từ stereo sang mono.

3. VIEW:
Cho phép bật và tắt nhiều hạng mục trên giao diện. Trong giao diện
đơn kênh, nó cho phép bật tắt nhiều chức năng liên quan tới rãnh
nhạc.
Multi track View: Chuyển sang giao diện đa kênh.
Waveform/Spectral View: Chuyển đổi từ dạng sóng sang dạng phổ. Nên giữ ở dạng
sóng.
Show Grid, Boundaries, Cue Bars, Status Bar,
level Meters, CD Player: Tự giải thích.
Viewing Range: Cho phép xem các vùng của rãnh nhạc. Giống như các chức năng phóng to, thu
nhỏ.
Display Time Format: Cho phép làm việc với tệp âm thanh với các khuôn thời gian khác nhau.
Vertical Scale Format: Thay đổi thang đo biên độ.
Convert Sample Type: Thay đổi khuôn dạng âm thanh,
ví dụ từ stereo sang mono.

Status bar: Các thông tin về trạng thái cửa sổ.

4. TRANSFORM (Effects)
Tất cả các bộ lọc để biến đổi âm thanh đặt ở đây.
Invert: Đảo ngược biên độ sóng âm trong phần đã chọn.
Reverse: Đảo chiều âm thanh trong đoạn đã chọn.
Silence: Làm tắt tệp hay phần đã chọn.

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 21

Amplitude: Bộ lọc để thay đổi âm lượng của tệp hoặc phần đã chọn.
Delay Effects: Thêm tiếng vang, tiếng dội cho tệp hoặc phần đã chọn.
Filters: Lọc để thay đổi âm thanh.
Noise Reduction: Lọc bớt tiếng ồn trong tệp hay phần đã chọn.
Special: Lọc bằng các chức năng đặc biệt.
Time/Pitch: Lọc để thay đổi tốc dộ hoặc độ cao của âm thanh.
.

5. GENERATE:
Tạo âm trong tệp hay trong phần đã chọn.
Silence: Tạo thêm các đoạn im lặng tại điểm đánh dấu.
DTMF Signals: Tạo các âm điện thoại có cao độ ứng
với các chữ cái trong xâu ký tự.

Noise: Tạo tiếng ồn nền.


Tones: Tạo âm nền với các tính chất tùy chọn.

6. ANALYZE/FAVORITES:
Đây là các tính năng cao cấp, không đề cập trong tài liệu này.

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 22

7. OPTIONS:
Dùng để bật/Tắt một số chức năng của Cool Edit có trong menu này.

Đa phần các khái niệm tự nó giải thích ý nghĩa của nó.


Điều quan trọng cần nhớ là bộ trộn âm của Windows (Windows Mixer), mà các âm thanh được đưa
vào có thể được tác động từ đó.
Xử lý băng ngôn ngữ kịch bản và chương trình xử lý lô: Cho phép bạn thay đổi và xử lý đồng
thời nhiều âm thanh.
Settings: Chức năng cao cấp, không đề cập.
Toolbars: Thêm, bớt các thanh công cụ trên giao diện.

8. WINDOWS:

Danh sách các tệp âm thanh đang được nhìn thấy và bất kỳ tệp nào được xử lý nhưng không nhìn
thấy. Dấu check chỉ ra tệp nào đang được xử lý (nằm trên cùng). Còn các tệp khác không được
check cũng đang được mở nhưng ở dưới nền.

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 23

D. CÁC GIAO DIỆN KHÁC NHAU: CHẾ ĐỘ ĐA KÊNH:


Chế độ đa kênh (Multi Track mode) cho phép thay đổi và định dạng nhiều tệp theo nhóm trên thời
tuyến (timeline).

1. Khởi động

File: Lưu tệp, mở tệp.


Edit: Undo, dán trộn đặc biệt và các chức năng về kênh.
View: Hiện, ẩn các thanh công cụ và các chức năng.
Insert: Thêm một tệp vào trong số các kênh.
Transform: Chứa các chức năng lọc.
Options: Lựa chọn các chức năng chơi nhạc và phần cứng.
Help: Hỗ trợ ngoại tuyến và trên web.

2. FILE:
Khác với chế độ đơn kênh, chế độ đa kênh chỉ làm việc với một khuôn dạng tệp gọi là Session (phần
mở rộng là .ses). Tệp này sẽ tham chiếu tới tất cả các tệp âm thanh có khuôn dạng khác nhau trong
thời tuyến. Khi là việc ở chế độ này, nhớ để tất cả các tệp liên quan chung trong một thư mục, nếu
không có thể sẽ không mở được một vài tệp âm thanh.

3. Edit
Cho phép soạn thảo và sao chép các rãnh nhạc.
Undo: Hủy bỏ tác dụng của lệnh cuối cùng
Cross fade: Mờ chồng hai kênh âm thanh kề nhau.
Mix Down: Trộn phần đã chọn hoặc toàn bộ một thời tuyến với
một tệp stereo hay mono.
Loop Duplicate: Đúp lê một đoạn đã chọn hay toàn bộ tệp âm
thanh.
Mute Waveform: Câm, làm tắt một đoạn sóng âm.
Lock in Time: Khóa thời gian. Không cho phép một phần âm
thanh di chuyển trên thời tuyến.
Split: Cho phép cắt một rãnh nhạc thành hai hay nhiều đoạn để di
chuyển sang vị trí khác trong thời tuyến.
Merge/Rejoin: Trộn, nối lại. Ngược với chức năng Split.

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 24

Insert/Delete Time: Thêm hoặc xóa các đoạn câm.


Select all waves: Chọn tất cả các dạng sóng trong thời tuyến.
Adjust Boundaries: Tạm thời cắt bỏ các phần thừa của âm thanh
bên ngoài thời tuyến đã chọn.
Trim:Xóa tất cả phần trước và sau đoạn đã chọn.
Cut: Cắt bỏ phần đã chọn.
Group Waves: Nhóm một số rãnh âm thanh lại để cùng di chuyển
trên thời tuyến.
Snapping: “Gắn” hoặc ghép phần âm thanh vào thời tuyến theo
các lựa chọn khác nhau.
Remove Wave Blocks: Loại bỏ một phần sóng âm khỏi thời
tuyến, nhưng vẫn giữ trong dự án.
Destroy Waves: Xóa bỏ âm thanh trong thời tuyến và trong cả dự
án.

4. VIEW:
Thay đổi bố cục và các công cụ trên giao diện.

Edit Waveform View: Chuyển sang giao diện đơn kênh để biên soạn tệp đã chọn.
Show Pan, Envelope: Hiển thị các thanh công cụ của một tệp âm thanh để thay đổi âm lượng.
Show Level Meters: Hiển thị âm lượng tín hiệu ra.
Show CD Player: Hiển thị đầu chơi CD.
Display Time Format: Đặt dạng thời gian hiển thị.

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 25

Viewing Range: Giống như phóng to thu nhỏ, nhưng bằng cách gõ giá trị số trực tiếp.
Vertical Scale Format: Đặt chế độ hiển thị biên độ.
Status Bar: Các thông tin trạng thái cửa sổ.
Info: Cho phép thay đổi mốc thời gian của thời tuyến.
Cue List: Thêm và bớt các điểm dừng, và nhẩy tới đó.
Show Time Window: Hiển thị vị trí tức thời.

5. INSERT:
Menu Insert trong chế độ đa kênh hiển thị và đưa con trỏ nhảy tới một tệp đang dùng trong phiên làm
việc. Nó cũng cho phép nhập khẩu một tệp mới vào trong phiên.
Wave from File: Mở một tệp âm thanh từ tệp vào
thời tuyến.
All Below: Tất cả các tệp âm thanh từ tệp hiện thời
sẽ được chọn.

6. TRANSFORM (Effects)
Menu Transform trong chế độ đa kênh cho phép thay
đổi các tệp âm thanh trong thời tuyến bằng cách trộn
chúng với nhau.

Envelope Follower:
Vocoder:
Cả hai đều là các chức năng cao cấp và không được đề cập ở đây.

7. OPTIONS:
Giống như trong chế độ đơn kênh, chế độ đa kênh cho phép bật hoặc tắt một số chức năng của Cool
Edit. Đa số các chức năng đó tự khái niệm đã giải thích
chúng.
Một điều cần ghi nhớ là Windows Mixer, là bộ phận
kiểm tra các luồng vào.
Scripts and batch Processing: Cho phép thay đổi cùng
lúc nhiều tệp âm thanh.
Settings: Không đề cập đến.
Toolbars: Thêm và bớt các thanh công cụ trên giao diện.

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 26

E. BÀI TẬP COOL EDIT

1. BÀI TẬP 1: GHI ÂM TỪ Ổ CD


a) Thiết lập Windows Mixer:
Trước khi bắt đầu bạn phải thiết lập lại Windows Mixer để đặt luồng vào máy thu là ổ CD.
Vào menu Options, chọn “Windows Recording Mixer.”

Vào menu Options, chọn “Properties.”

Trong hộp thoại properties chọn “Recording”, sau đó “OK”.

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 27

Trong hộp thoại vừa mở, chắc chắn là đã check vào hộp “CD Recording” .

(1) Vì các bạn sẽ nhận được các tín hiệu tương tự nên chú ý đừng để
volume cao quá. Nếu không kết quả thu được sẽ có âm lượng quá lớn.
Thoát ra khỏi hộp thoại.

b) Thu và phát:
Bây giờ, ta sẽ chọn trên CD bài nhạc cần ghi..
Đầu tiên tạo một tệp âm thanh mới trong chế độ đơn
kênh. Vào menu File, chọn New.
Hộp thoại mới xuất hiện. Chắc chắn trong đó đã chọn
stereo, 16 bít và 44100khz. Nhấn “OK”.
Một rãnh đơn trống xuất hiện. Cho đĩa Audio CD vào ổ.
Chương trình Windows Media Player có thể chạy. Nếu có
thì tắt nó đi.

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 28

Chắc chắn là menu CD đã được cho phép. Để cho phép, vào menu View, chọn “Show CD Player”.

CD Player sẽ hiển thị số rãnh trên CD. Nháy chọn Track 1.


Nếu nháy đúp lên Track 1, hay nhấn nút Play trên CD Player, ổ
CD bắt đầu chơi.
Nháy vào nút Stop.
Chuyển lên phía trên CD player và click vào nút Record.
Hộp thoại cảm ngữ cảnh có tên Recording Time xuất hiện. Đặt
tham số “No Time Limit”, và “Right Away”, và nhấn “OK”.

Nhanh chóng tua lại từ đầu ổ CD và


nhấn nút Play.
Để CD chơi một lúc, sau đó click vào
nút Stop.
Trở về Playback menu và cũng nhấn
Stop.
Bạn có thể chơi lại những gì vừa thu
bằng cách nhấn nút spacebar, hoặc nhấn
nút Play trên Playback menu.

2. BÀI TẬP 2: Ghi


âm từ micro
a) Thiết lập Windows Mixer
Trước khi bắt đầu bạn phải thiết lập lại
Windows Mixer để đặt luồng vào máy thu là
micro.
Chuyển về chế độ đơn kênh.
Vào menu Options, chọn “Windows Recording
Mixer.”

Check vào ô Select của Microphone.


Thoát ra khỏi Windows Mixer.

b) Tạo tệp mới


Mở File Menu, chọn New

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 29

Chắc chắn là Sample Rate chọn 44100, Stereo, 16 bít

c) Ghi âm
Click vào nút Record

Record

Thong thả đếm Một… Hai… Ba… Bốn… Năm


Click vào nút Stop.

Stop

d) Cắt bỏ các đoạn tạp âm


Chọn Edit, Delete Silence
Chọn mức Signal bellow là -30
Chọn mức Signal above là – 29

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 30

Click OK

e) Tạo tiếng vang


Chọn Effects, chọn Delay Effects,
chọn Delay
Trong danh sách Presets, chọn Stereo-
Elvis
Chọn OK

Kết quả là bạn đã thu được giọng nói


của mình, và là cho nó hơi khàn giống
như giọng của Elvis.

f) Lưu tệp
Chọn File, Save As
Chọn kiểu tệp: PCM Raw Data
Đặt tên tệp là “MyVoice”
Click vào nút Save

3. BÀI TẬP 3: MỞ VÀ BIÊN SOẠN MỘT TRACK. 15 min


Bây giờ ta sẽ mở một track nhỏ, biên soạn và lưu nó lại..
Mở tệp âm thanh có tên là “moo.wav”.
Phải chắc chắn là bạn đang ở chế độ đơn kênh.
Mở File menu, Open, chọn trong danh sách kiểu tệp ‘Windows PCM (*wav).
Vào thư mục có lưu giữ tệp moo.wav và mở tệp.

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 31

a) Chuẩn hóa tệp


Bây giờ chúng ta sẽ chuẩn hóa một đọan âm thanh được chọn. Chức năng chuẩn hóa sẽ đọc biên độ
tối đa của sóng âm, sau đó tăng âm lượng sao cho biên độ tối đa tăng mà không làm âm thanh bị
méo.
Mở Edit menu và chọn “Select Entire Wave”. Lúc đó sóng âm được chọn sẽ dảo màu.
Mở Transform menu, chọn “Amplitude”, sau đó chọn “Normalize”.
Trong hộp thoại Normalize đổi giá trị 100% thành 95% và click “OK”.

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 32

Chưa chuẩn hóa Sau khi chuẩn hóa

b) Chọn và thay đổi


Bây giờ ta sẽ chọn một đoạn sóng âm và thay đổi một phần đã chọn của tệp, áp dụng các phép lọc
trên đoạn đó. Vùng à bạn chọn để thực hiện điều đó cũng sẽ đảo màu.

Ví dụ về chọn
Lưu ý: Nhấn phí SpaceBar bất kể lúc nào cũng khởi động hoặc dừng nghe phát phần đang chọn.
Mở Transform menu, chọn “Time Pitch”, sau đó chọn Pitch Bender. Trong Pitch Bender Menu chọn
“Squirrley”. Click “OK” và phép lọc sẽ tác động lên phần được chọn.

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 33

c) Tắt dần (Fade Out)


Mục cuối cùng trong phần này là làm âm thanh tắt dần.
Có thể dùng các cách khác nhau để chọn vùng tác động. Trên giao diện, dịch xuống phía dưới đường
biểu diễn sóng, phía bên phải sẽ thấy Current Position/Track.

Click vào ô “Begin” và gõ “ 0:01.448”. Click vào ô “End” và gõ 0:02.146. Ta sẽ thấy phần cuối của
tệp được chọn.
Mở Transform menu, chọn
“Amplitude”, sau đó chọn
“Amplify”. Sau đó chọn bảng thứ
hai “Fade”.
Cuộn xuống dưới đế khi thấy và
chọn “Fade Out” sau đó click
“OK”. Tệp âm thanh bây giờ sẽ
tắt dần.

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 34

d) Lưu tệp
Bây giờ chúng ta sẽ lưu tệp trước khi đóng tệp.
Mở File Menu, chọn “Save As”, trong hộp thoại hiện ra chọn lưu tệp trong cùng thư mục cũ của nó,
nhưng đổi tên thành “moo0.wav”. Click “Save”.

4. BÀI TẬP 4: MỞ VÀ BIÊN SOẠN ĐA KÊNH. 20 min


a) Mở
Đầu tiên phải chắc chắn là bạn đang ở trong chế độ
Multi track. Sau đó mở File menu, chọn Open, trong
danh sách File of Type, chọn ‘Windows PCM (*wav).
Mở các tệp sau đây, “beat.wav”, “drum.wav”,
“moo0.wav”, và “waves.wav”. Bạn sẽ không thấy có
tệp nào xuất hiện trong các kênh. Vì các tệp này được
mở theo kiểu đơn kênh.
Giờ thì nhập khẩu các tệp vào chế độ đa kênh. Chọn
một kênh, nháy phải chuột lên kênh đó. Menu cảm
ngữ cảnh xuất hiện.

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 35

Trong menu ngữ cảnh, chọn “Insert”, sau đó từ danh sách thả xuống, chọn tệp “waves.wav”. Tệp
được mở trong kênh đầu tiên bắt đầu từ vị trí của tệp âm thanh của bạn trước đây.
Chọn kênh thứ 2. Nháy phải chuột và chọn “beat.wav”.

Trên kênh thứ 3 chọn “drum.wav”


Trên kênh thứ 4 chọn “moo0.wav”

b) Di chuyển
Bây giờ chúng ta sẽ di chuyển các kênh âm nhạc để chúng bắt đầu chơi tại các thời điểm xác định.
Click trái lên “waves.wav” trên kênh 1. Bài này được chọn.

Nháy phải chuột lên đường sóng âm và kéo về bên trái. Bạn sẽ thấy tệp được di chuyển dọc theo
thời tuyến như thế nào.
Đẩy tệp đó về sát đầu trái.

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 36

Tùy theo vị trí hiện thời của kênh thứ 2 (“beat.wav”), điều chỉnh vị trí bắt đầu của kênh này sau
kênh trước khoảng 5 giây.
Kéo kênh 3, “drum.wav”, sao cho nó bắt đầu sau khi kênh 2 kết thúc.
Chuyển kênh 4 “mo0.wav” về bên phải..

c) Lặp đúp
Để tạo nhịp cho đề án này, chúng ta sẽ lặp và quay vòng một số âm thanh.
Click trái lên “beat.wav” trên rãnh 2. Sau đó click phải lên đó. Từ trên menu ngữ cảnh chọn “Loop
Duplicate”.

Trong hộp thoại, đặt số lần lặp 10 lần không dừng. Sau đó nháy “OK”. Kênh này sẽ được chơi lặp đi
lặp lại 10 lần.
Nháy đúp lên kênh 2. Giao diện chuyển sang chế độ đơn kênh. Lưu ý là chiều dài của kênh này là
2.192 (s).
Quay lại chế độ đa kênh bằng cách click vào nút chuyển ở đầu trái của thanh công cụ.
Click trái lên kênh 3 “drum.wav”. Lại chọn Loop duplicate 10 lần. Lần này chọn thêm “Evenly
Spaced”, và nhập 2.192 . Click “OK”.

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 37

Trên kênh 3, lần lặp sau cùng không cần thiết. Click chọn đoạn này và nhấn vào phím “Delete” trên
bàn phím.
Chọn kênh thứ 3 “drum.wav”, lại chọn loop duplicate bằng cách nháy phải chuột lên hình sóng,
chọn số lần lặp là 10 lần, thời gian trễ giữa các lần là“1.096”. Nháy vào “OK”.

Finalized Loop Editing

d) Editing
Bây giờ chúng ta sẽ hoàn thiện việc biên soạn tệp âm thanh.
Trên kênh 4, di chuyển “moo0.wav” qua trái sao cho nó nằm ở chính giữa của các kênh đã tạo ra.
Click lên đoạn cuối cùng của kênh 2. Tùy theo các công cụ đã mở trong menu View, bạn có thể nhìn
thấy một đường màu xanh lá cây chạy xuyên qua phần đỉnh của kênh. Click trái lên thanh này và kéo
xuống bên phải. Đó chính là thanh âm lượng, và thao tác vừa rồi là làm cho đoạn này tắt dần.

Finalized Version
File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH
Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 38

5. BÀI TẬP 5: Trộn xuống và Lưu

Hộp thoại trộn xuống

Bước cuối cùng là trộn xuống tệp và lưu tệp.


Mở Edit menu, Chọn “Mix Down”, Mix Down Menu và sau đó là “All Waves”.
Một kênh đơn được tạo ra, trong đó chứa tất cả các kênh từ giao diện đa kênh vừa rồi. Click chọn
File menu, chọn “Save As”. Chọn Windows pcm làm kiểu tệp và “final.wav” là tên tệp.

Tệp đã trộn xong

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 39

F. ĐỀ KIỂM TRA: 15 MIN


Điểm khác nhau cơ bản giữa hai giao diện đơn kênh và đa kênh là gì?
Trong Multi Track mode có bao nhiêu kênh khác nhau có thể cùng chơi đồng thời?
16
32
64
Phím nào trên bàn phí khi nhấn sẽ khởi động chơi đoạn nhạc được chọn?
Trong thư mục có tên là Test năng trong thư mục chứa các tệp ví dụ vừa rồi có một tệp có tên là
“myname.wav”. Mở tệp đó ra trong chế độ đơn kênh, áp dụng một kiểu lọc tùy ý, sau đó chuẩn hóa
cả tệp và ghi lại thành tệp “mynametest.wav”.
Trên CD kèm theo, thu lấy một đoạn khoảng vài giây. Lưu lại thành tệp “track3.wav”.
Trong chế độ đa kênh, mở tệp “mynametest.wav”, và “track3.wav” . Nhập khẩu hai tệp này trên hai
kênh, sau đó mờ chồng lên nhau và lưu lại thành tệp “complete.wav”.

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 40

III. VIDEOCAPTURE BẰNG CHƯƠNG TRÌNH FRAPS


A. TẢI VỀ VÀ CÀI ĐẶT
Ghi lại tất cả những gì diễn ra trên màn với chất lượng cao là một nhu cầu tất yếu của những ai muốn
lưu giữ được nhiều tài liệu video dùng để tự lắp ghép biên soạn thành các bộ phim phục vụ cho giải
trí, học tập và giảng dạy.

Một công cụ rất tốt nên dùng là chương trình FRAPS. Có thể tải bản crack tại đây:
http://esnips.com/doc/4aea19c8-0c00-4464-91db-81dc13f8ef65/FRAPS-cracked
Đây là phần mềm cho phép quay phi, chụp ảnh toàn màn hình, đặc biệt thích hợp đối với các cảnh
game dùng công nghệ đồ họa DirectX hay OpenGL. Sau khi tải về, bạn dùng WinZip hoặc Winrar ở
ra và chạy chương trình FRAPSREG272.EXE trong đó để cài đặt.

Cài đặt xong, chương trình chạy ngay. Ta sẽ thấy Giao diện chương trình Fraps như trong hình bên.
File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH
Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 41

B. SỬ DỤNG
Fraps có 2 chức năng chính là quay phim và chụp ảnh:

1. Quay phim
Chọn mục Movies:
Bấm Change để thay đổi vị trí bạn sẽ lưu file movie bạn quay.
Bấm View để xem vị trí bạn sẽ lưu file movie.
Ở ô trống trong phần Video Capture Hotkey bạn điền phím tắt để bắt đầu và kết thúc cảnh quay
Half-size: Chọn hình ảnh nhỏ bằng1/2 so với hình ảnh thật.
Full-size: Hình ảnh đúng kích cỡ.
Record Sound: Ghi âm thanh trong phim.
No cursor: Không hiển thị chuột khi quay phim.
No sync: Bỏ qua thủ pháp nhẩy frame nhằm đồng bộ tiếng và hình. Nếu phim tải lên từ đĩa thì có thể
dùng cách này để đảm bảo có kết quả trơn tru, không bị giật cục.
FPS: Khung hình/giây. Phần này các bạn để mặc định 30 fps là vừa.

2. Chụp ảnh
Chọn Screenshots

Bấm Change để thay đổi vị trí bạn sẽ lưu file ảnh bạn chụp.
Bấm View để xem vị trí bạn sẽ lưu file ảnh.
Ở ô trống trong phần Screen Capture Hotkey bạn điền phím tắt để chụp ảnh.
BMP, JPG, PNG: Các định dạng file ảnh. Nếu bạn muốn ảnh chất lượng thì nên để BMP hoặc PNG.
Include frame rate overlay on screenshots: Chụp cả tần số khung hình trên màn hình (không nên
đánh dấu vào ô này).
File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH
Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 42

Repeat screen capture every: xx seconds: Tự động chụp hình sau xx giây. Sau khi bấm phím tắt để
chụp hình, chương trình sẽ tự động chụp hình theo thời gian bạn đặt sẵn cho đến khi bạn bấm phím
tắt chụp hình lại 1 lần nữa.
Khi quay phim xong thì các bạn nên dùng chương trình chỉnh sửa và chuyển định dạng file sang định
dạng khác vì định dạng ban đầu rất lớn.

C. CÁC CHƯƠNG TRÌNH DÙNG ĐỂ XỬ LÝ PHIM


Windows Media Maker,
Ulead Video Studio,
Inter WinDVD Creator,
Inter WinDVD Creator .
DivX Author.
Các chương trình này dùng để chỉnh sửa các đoạn movie và ghép hoặc thêm các kỹ xảo nhằm làm
cho bộ phim thêm sinh động.
Chương trình convert, thu gọn dung lượng video:
MPEG4Direct Maker 4.2.0.980
TotalVideoConverter.
Nguồn cung cấp Video là http://www.youtube.com, http://www.veoh.com.
Xem hướng dẫn download phim trên Youtube tại đây:
http://forum.conduongtolua.com.vn/sh...ad.php?t=18870

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 43

IV. CHỤP MÀN HÌNH BẰNG SUPERSCREENCAPTURE


Thông thường người dùng máy tính hay sử dụng nút “Print Screen” để chụp ảnh màn hình dùng,
nhưng cách này thường không mang lại hiệu quả cao cho bức ảnh.
Nếu bạn thường xuyên phải “capture” mọi thứ trên màn hình thì nên sử dụng một công cụ “Pro”
mang tên “Super Screen Capture”(SSC). Đây là một công cụ có thể chụp ảnh mọi thứ trên màn hình
nhanh và chất lượng sau khi chụp khá cao. Đặc biệt thích hợp khi bạn muốn làm các bài giảng trực
tuyến hướng dẫn sử dụng phần mềm, cài đặt hoặc thiết lập hệ thống, làm bài tập toán bằng phần
mềm như GeoSketchpad.
SSC bản Pro Edition cung cấp cho bạn tính năng chụp màn hình phong phú và tiện dụng. Sau khi cài
đặt và kích hoạt thành công, giao diện chính của SSC sẽ cung cấp 6 chức năng chụp ảnh màn hình
chính như sau:
Chức năng “Full Screen” sẽ chụp màn hình ở mức độ toàn cảnh, tức chụp toàn bộ màn hình đang
hiện hữu.
Chức năng “Window” sẽ chỉ chụp riêng cửa sổ màn hình của ứng dụng đang chạy. Đây được xem là
tính năng hết sức hữu dụng cho những ai làm công tác biên tập web, thường xuyên phải “capture”
hình ảnh để minh họa. Chức năng “Window” này sẽ giúp bạn giảm thiểu được rất nhiều thao tác
“Crop” trong Photoshop, ACDsee…
Scroll là tính năng giúp bạn chụp ảnh tất cả những gì đã được đóng khung sẵn trên màn hình. Nó có
thể chụp riêng rẽ hầu như tất cả những chi tiết nào có sẵn dạng ô vuông như các cửa sổ, các bảng
biểu, các khung thể hiện menu…
“Shape” là tính năng chụp ảnh một khu vực nào đó trên màn hình với 3 kiểu thể hiện Rectangle (chữ
nhật), Ellipse (Ê líp) và Polygon (đa giác). Bạn nhấn vào mũi tên chỉ xuống ở bên phải nút “Shape”
để chọn 1 trong 3 kiểu này trước khi nhấn “Shape” để bắt đầu sử dụng.
SSC sẽ cung cấp ngay cho bạn các tính năng xuất và biên tập hình ảnh ngay khi thực hiện xong quá
trình “capture” thông qua giao diện “output”. Sau đây là một số chức năng chính của giao diện
“Output”:
Nhấn vào nút “Save” để lưu lại hình chụp bằng 1 trong 4 định dạng ảnh số phổ biến nhất là BMP,
JPG, PNG và GIF.
Nhấn và “Print” để in ra hình ảnh đúng bằng kích cỡ hình đã chụp.
Nhấn vào “Clipboard” để lưu hình đã chụp vào clipboard.
Nhấn vào “Mail” để gửi đi ngay hình đã chụp đến các địa chỉ e-mail cần gửi.
Nhấn vào “Editor” để dán ngay hình chụp vào ứng dụng “Paint” của Windows.
Nhấn vào “Tool” để biên tập hình ảnh ngay tức khắc bằng công cụ biên tập riêng của SSC. Đây thực
sự là một công cụ biên tập đa năng với đầy đủ mọi công cụ biên tập hình ảnh phổ biến như cắt ảnh,
chèn chữ, đổi kích thước, xoay, chụp ảnh theo kiểu qua gương, chuyển tổng thể màu ảnh, chỉnh màu,
chèn khung, xem lại toàn bộ những hình ảnh đã chụp…
Giao diện biên tập hình ảnh hết sức độc đáo của SSC
Nhưng đặc biệt nhất là tính năng “capture” Video và Audio. Đây chính là 2 tính năng đưa SSC lên
hàng “Pro” thực sự.

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 44

Nhấn vào nút “Video” để SSC sẽ “quay phim” lại toàn bộ những bộ phim hoặc video clip đang chiếu
trên màn hình với chất lượng âm thanh và hình ảnh cũng gần như bản phim gốc. Đây được xem là
tính năng tuyệt chiêu để đối phó với những video clip trên mạng chỉ cho xem mà không cho tải về.
Sau khi nhấn vào nút “Video”, cửa sổ chuyên dùng để “capture” sẽ hiện ra, bạn có thể chỉnh sửa cửa
sổ này cho phù hợp với cửa sổ video đang chiếu, sau đó nhấn nút “Record” là quá trình quay phim
bắt đầu. Nhấn “Stop” để ngừng quay và nhấn “Save as” để xuất phim quay sang định dạng AVI.
Nhấn vào nút “Audio” để thu lại toàn bộ mọi âm thanh đang phát ra từ máy tính. Chỉ riêng tính năng
này cũng đã có thể thay thế tốt cho mọi ứng dụng riêng rẽ chuyên ghi lại mọi âm thanh từ PC. Nhấn
vào nút “Record” để thu và “Save as” để xuất nguồn âm thanh đã thu thành dạng nhạc số WAV.
Bạn nên vào “Option” để tinh chỉnh mọi tính năng của SSC như chất lượng nén video, số khung
hình/giây, chất lượng âm thanh, phím nóng cho từng tính năng, thư mục lưu…
Người dùng có thể vào đây http://www.free-screen-capture.com/fscsetup.exe để tải về bản dùng
thử của Super Screen Capture 2.5 với dung lượng khoảng 1,53 MB.

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 45

V. CHƯƠNG TRÌNH SAO CHỤP MÀN HÌNH SNAGIT
A. GIỚI THIỆU
Là phần mềm của thương mại của hãng Techsmith. Phiên bản cuối cùng là Snagit 9.0. Các phiên bản
cũ cùng với Serial Number có đầy trên mạng. Có người tuyên truyền là Techsmith tháo khoán các
phiên bản cũ, nhưng chắc là nói cho vui.

B. TẢI VỀ VÀ CÀI ĐẶT


Bước 1 : Download chương trình bằng link bên dưới
http://download2.techsmith.com/snagit/enu/snagit.exe
Bước 2 : Chạy tập tin SnagIt.exe. Khi chương trình đòi kích hoạt, nhấn đăng ký và nhập vào một
trong các dãy số sau :
Serial:
ES5CF-CCMB5-M2JHC-6GMVF-Q6D8D
UCMHA-BA4FC-KV7AK-Z63SR-LF63D
RTWMZ-FAH5S-MBECH-5MQ4S-UMD9A
CYCC4-46WCM-55DYN-Q8YGD-A49R3
YCMBS-KXCAD-BDDVQ-N934C-6693F
BZS3C-BMAQM-4HG5C-XMLQ4-B84FF
BVCMC-DCYKA-Q6DJB-Q85PD-JM6D9
Bước 3 : Giao diện chương trình Snagit

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 46

Có các tuỳ chọn chụp ảnh màn hình, gọi là các profile, bao gồm hai loại:

1. Loại cơ sở :
-Region : chụp 1 vùng bất kỳ do mình rê chuột chọn,
-Window : chụp một cửa sổ,
-Full Screen : chụp toàn màn hình,
-Scrolling Window : chụp nguyên trang web dài...
-Web page (keep links) : Chụp màn hình, sau đó có thể chọn từng vùng trên màn hình và gán
các siêu liên kết (hot spot)

2. Các loại khác


Scrolling Window to PDF : Chụp một trang dài cho ra khuôn dạng nhiều trang PDF.
Menu with time delay : Chụp có thời gian chờ (giống như chụp tự động bằng máy ảnh)
Object : Chụp đối tượng (dùng chuột chọn đối tượng cần chụp)
Image from Web page : Chụp hình ảnh trên trang web.
Text from window : Sao chép văn bản trên cửa sổ, cho ra kết quả dạng văn bản.
Record Screen Video : Quay lại các hoạt động diễn ra trên màn hình.

C. THIẾT LẬP CẤU HÌNH


Bạn vào Menu Capture \ Output \ Properties...

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 47

Chọn Image Files


Trong khung File Format, nên chọn Always use this format. Trong đó bạn có thể chọn khuôn dạng
file ảnh theo ý muốn.
Trong khung File name, bạn có 3 lựa chọn:

(a) Ask for file name: Chương trình sẽ yêu cầu bạn đặt tên tệp ảnh.

(b) Fix File name: Chương trình sử dụng một tên cố định.

(c) Automatic file name: Chương trình tự động đặt tên cho mỗi tệp.
Bước 5 : Click OK
Hộp thoại đóng lại, cửa sổ Snagit cũng đóng luôn. Chương trình thường trú và chờ bạn sử dụng. Trên
khay Notification, bạn thấy có biểu tượng của Snagit.

Có thể nhấn Ctrl + Shift + X để hiện lại cửa sổ.

D. BÀI TẬP

1. Chụp vùng màn hình


Bước 1: Mở cửa sổ Snagit. Chọn chế độ Region.
Bước 2: Click vào nút Capture.
Nếu lần chụp trước bạn đã chọn chế độ này rồi thì bỏ qua 2 bước này và nhấn PrtScr.
Bước 3: Click trái chuột vào một góc vùng định chụp và kéo rê sang góc đối diện.
Step4: Chỉ cần nhả tay chuột, bạn sẽ thấy cửa sổ Snagit có chứa hình ảnh vùng đã chụp.
Bước 5: Dùng các công cụ có ở bên trái cửa sổ để thêm thắt, hiệu chỉnh, đổi màu hình ảnh.
Bước 6: Chọn File\Save hoặc click vào nút Save As để lưu tệp.

2. Chụp cửa sổ chương trình Calculator


Bước 1: Mở All Programs, chọn Accessories.
Bước 2: Mở Calculator.
Bước 3: Mở cửa sổ Snagit. Chọn chế độ Window.
Bước 4: Click vào nút Capture.
Nếu lần chụp trước bạn đã chọn chế độ này rồi thì bỏ qua 2 bước này và nhấn PrtScr.
Bước 5: Click chuột vào cửa sổ Calculator.
Bước 6: Chỉnh sửa và lưu tệp.

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 48

3. Chụp cửa sổ Calculator và cho vào tệp PowerPoint đang mở.


Bước 1: Mở tệp PowerPoint. Thêm Slide mới.
Bước 2: Mở cửa sổ Calculator,
Bước 3 đến 5: Giống trong bài trước.
Bước 6: Click vào nút PowerPoint trên thanh công cụ.
Bước 7: Đóng cửa sổ Snagit. Chọn cửa sổ PowerPoint. Chỉnh sửa lại vị trí và kích thước ảnh.

4. Chụp toàn màn hình, đánh dấu một vị trí trên ảnh, lưu và tệp
Word
Bước 1: Mở cửa sổ Snagit.
Bước 2: Chọn chế độ Full Screen. Click vào nút Capture.
Nếu lần trước bạn đã chọn chế độ này thì chỉ cần nhấn PrtScr.
Bước 3: Click chọn nút công cụ Shape.
Bước 4: Chọn kiểu Shape
Bước 5: Chọn màu Shape.

Bước 6: Vẽ Shape để đánh dấu.

5. Chép trang Web dài


Bước 1: Mở trang http://www.dantri.com
Bước 2: Mở cửa sổ Snagit. Chọn chế độ Scrolling Window (Web page). Click vào nút Capture.
Nếu lần trước bạn đã chọn chế độ này thì chỉ cần nhấn PrtScr.
File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH
Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 49

Bước 3: Click vào giữa trang web.


Bước 4: Đợi màn hình tự động cuộn cho đến hết.
Bước 5: Chỉnh sửa và lưu hình ảnh.

6. Chép trang Web dài vào tệp PDF


Bước 1: Mở trang http://www.dantri.com
Bước 2: Mở cửa sổ Snagit. Chọn chế độ Scrolling Window to PDF. Click vào nút Capture.
Nếu lần trước bạn đã chọn chế độ này thì chỉ cần nhấn PrtScr.
Bước 3: Click vào giữa trang web.
Bước 4: Đợi màn hình tự động cuộn cho đến hết.
Bước 5: Chỉnh sửa và chọn File\Save As.
Bước 6: Trong Save In, chọn thư mục để lưu.
Bước 7: Trong File Name, gõ tên tệp.
Bước 8: Trong Save as Type, chọn kiểu tệp là *.PDF
Bước 6: Click Save

7. Chép các đối tượng


Ta hãy tập chép lấy một phần trên đầu hộp thoại Save As của chương trình Word. Trước tiên mở một
tệp văn bản Word, chọn File\Save As.
Bước 1: Mở cửa sổ Snagit.
Bước 2: Chọn chế độ Object. Click Capture.
Nếu trước đây bạn đã chọn chế độ này thì chỉ cần nhấn PrtScr.
Bước 3: Đưa con trỏ lên phía trên của hộp thoại. Chương trình sẽ tự động phát hiện và đánh dấu đối
tượng mà nó tìm thấy (thanh menu, thanh công cụ, nút công cụ, nút điều khiển).
Bước 4: Click lên đối tượng cần chép.
Bước 5: Chỉnh sửa, sao chép hoặc lưu đối tượng vào tệp.

8. Sao chép tranh ảnh từ trang Web


Ta hãy vào trang http://www.flickr.com/photos. Chọn và chép địa chỉ URL này vào Clipboard (Ctrl-
Ins).
Bước 1: Mở cửa sổ Snagit.
Bước 2: Chọn chế độ Images from Web page. Click Capture.
Nếu trước đây bạn đã chọn chế độ này thì chỉ cần nhấn PrtScr.
Bước 3: Hộp thoại hiện ra. Click vào nút Clear History.
Bước 4: Chọn ô Web page address, địa chỉ từ Clipboard vào đó. (Có thể gõ trực tiếp địa chỉ mà bạn
nhớ).
Bước 5: Click OK
File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH
Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 50

Bước 6: Trong cửa sổ Web capture summary, click OK.


Bước 7: Trong cửa sổ SnagIt Capture Preview, click vào Finish.
Bước 8: Đợi các tệp tải về xong, click vào OK.
Bước 9: Cửa sổ SnagIt Catalog Browser xuất hiện, có thể thu nhỏ trên thanh tác vụ. Click vào đó để
mở cửa sổ.

Bước 10: Trong cây thư mục, bạn sẽ thấy thư mục SnagIt Catalog. Mở thư mục đó sẽ thấy thư mục
www.flickr.com.
Bước 11. Click chọn thư mục www.flickr.com, sẽ thấy các tệp ảnh từ trang web này đã được tải về.

9. Thu hình bài hướng dẫn tập vẽ


Bước 1: Mở chương trình Paint. Nhớ bật micro.
Bước 2: Mở chương trình SnagIt. Chọn chế độ Record screen video. Click nút Capture.
Nếu trước đó bạn đã chọn chế độ này thì chỉ cần nhấn nút PrtScr.
Bước 3: Dùng chuột kéo rê để giới hạn vùng màn hình cần thu.
Bước 4: Trong cửa sổ SnagIt Video Capture, Click Start để bắt đầu thu.
Bước 5: Vẽ một hình trang trí. Tô màu. Trong khi vẽ, có thể hướng dẫn bằng miệng.
Bước 6: Nhấn PrtScr để hiện lại cửa sổ SnagIt Video Capture.
Bước 7: Click Stop để ngừng thu.
File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH
Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 51

Bước 8: Click nút Start để xem lại bài hướng dẫn.


Bước 9: Click Save Video để lưu.

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 52

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ADOBE PRESENTER


Đây là một Add-in cho Microsoft PowerPoint của hãng Adobe. Nó cho phép nhanh chóng tạo ra một
trình diễn Flash đầy ấn tượng và những bài giảng điện tử từ một trình diễn PowerPoint có sẵn.
Chỉ với một vài cú nhấp chuột trong PowerPoint, bạn có thể biến một trình diễn sơ thảo thành một
sản phẩm đa phương tiện Adobe® dễ dàng tích hợp lời thoại, các hoạt hình, tương tác, trắc nghiệm
trực tuyến và các phầm mềm mô phỏng vào các giáo án điện tử.
Chắc chắn đây là công cụ lý tưởng cho eLearning.
Các tính năng chủ yếu
Dễ dàng tạo ra các trình diễn Flash chuyên nghiệp, các bài giảng tự phân bổ hoàn chỉnh có lời thoại
và t tương tác.
Nhập khẩu và biên soạn các đoạn video với khuôn dạng bất kỳ và xuất khẩu dưới dạng SWF.
Thu và biên soạn âm thanh chất lượng cao.
Hỗ trợ đảm bảo thương hiệu và chăm sóc khách hàng.
Cung cấp các bài thi và trắc nghiệm tiên tiến với các câu hỏi lấy từ ngân hàng câu hỏi và xáo trộn
ngẫu nhiên.
Xuất bản nội dung dưới dạng PDF, bảo toàn tất cả các hoat hình có trong đó.
Tạo ra các giáo án điện tử hợp chuẩn AICC và SCORM.
Tích hợp với phần mềm Adobe Acrobat® Connect™ Pro để cài đặt, quản trị, chuyển giao và bảo trì
nội dung.

A. YÊU CẦU CẤU HÌNH

Mục đích Yêu cầu

Phần cứng, hệ điều Microsoft® Windows® XP with Service Pack 2 or Windows Vista®
hành và phần mềm  Microsoft Office XP, 2003, or 2007 (Brazilian Portuguese, Dutch, English,
French, German, Italian, Japanese, Korean, Simplified Chinese, Spanish)
1,024x768 screen resolution
Microsoft Internet Explorer 6 or later
600MHz Intel® Pentium® III processor or equivalent
256MB of RAM
250MB of available hard-disk space

B. DOWNLOAD VÀ CÀI ĐẶT


Bạn phải có trước, hoặc tạo mới một tài khoản trong website của Adobe. Vào trang
https://www.adobe.com/cfusion/tdrc/index.cfm?loc=en%5Fus&product=presenter
Sau đó đăng nhập với tài khoản đó và download phần mềm dùng thử 30 ngày. Adobe sẽ hỏi bạn
nhiều thứ. Mục nào bắt buộc thì bạn phải khai.
File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH
Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 53

Sau đó vào trang http://www.adobe.com/products/presenter/. Chọn link Free trial ở đầu cột bên
phải. Trong ô SELECT, chọn phiên bản English | Windows | 49.7 MB. Click vào Download và chờ.
Tệp tải được có tên là Presenter_WWE.exe.
Việc cài đặt không có gì khó. Chỉ cần nháy đúp vào tệp đã tải về (Presenter_WWE.exe), chấp nhận
hết các yêu cầu.

C. SỬ DỤNG ADOBE PRESENTER

1. Các bước cơ bản


1. Cài đặt Presenter.
2. Tạo một trình diễn từ Microsoft PowerPoint.
3. Thêm âm nhạc và ghi lời thoại
4. Thêm các đoạn video và flash
5. Thêm câu hỏi trắc nghiệm
6. Xác lập các thông số Presenter.
7. Chuyển đổi trình diễn PowerPoint thành trình diễn Presenter.
8. Xuất bản trình diễn lên Internet.

2. Tạo tiểu sử Presenter.


Tức là thiết lập máy chủ Adobe Connect Enterprise nơi bạn sẽ xuất bản các trình diễn của bạn. Muốn
vậy, bạn phải có một tài khoản người dùng của hệ thống Adobe Acrobat Connect Pro. Tài khoản này
phải mua, hoặc có thể đăng ký miễn phí để dùng thử 30 ngày. (Chú ý là tài khoản người dùng để
download bản Adobe Presenter 7.0 dùng thử 30 ngày cũng miễn phí, nhưng có thể dùng mãi mãi.
Còn tài khoản này tuy có thể dùng ngay tài khoản Adobe, nhưng phải đăng ký lại. Bạn sẽ có một
host để upload các trình diễn lên đó. Và đó cũng sẽ là nơi diễn ra các hoạt động dạy học từ xa của
bạn.
Khi đã có tài khoản, và đã kích hoạt tài khoản bằng email, bạn có thể

• Đăng nhập vào trang Web Adobe Acrobat Connect Pro,


• Xuất bản các trình diễn
• Tạo tài khoản người dùng (mở lớp học từ xa)
• Tạo các buổi học trực tuyến (Meeting)
File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH
Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 54

3. Thêm âm thanh và đồng bộ âm thanh với các slide


Chọn Record Audio từ menu Adobe
Presenter.
Đặt mức cho microphone.
Băt đầu thu : Nhấn nút Record.
Trong khi thu, click vào nút Next >> để
chuyển sang slide tiếp theo.
Trong khi thu, click vào Next
Animation để chuyển sang hoạt hình
tiếp theo.
Nếu trong slide không có hoạt hình thì
click vào nút Stop để dừng thu. Click
vào nút Next để chuyển sang slide tiếp theo, và click vào nút Record để thu thanh cho slide mới.
Chú ý: Với Adobe Presenter, bạn cũng có thể soạn thảo, chỉnh sửa âm thanh khá tốt mà không cần
đến các chương trình soạn thảo âm thanh chuyên nghiệp như GoldWave hay CoolEditPro.

4. Thêm các tệp đa phương tiện


Chọn Insert Swf hoặc Import Video trên Menu Adobe Presenter.
Chọn Insert Flash hoặc Import Video để mở hộp thoại.
Tệp Flash/Video được chèn / hay Nhập khẩu vào slide.
Để xem trước tệp đã chèn, chọn chế độ Slide Show.

5. Thu hình
Chọn Capture Video trong Menu Adobe Presenter.
Chọn Attach to slide <Slide #> as <Slide video> hoặc <Sidebar
video>
Bắt đầu thu hình bằng nút Start Recording và dừng bằng nút Stop
Recording.

Click Ok to để chèn đoạn hình thu được vào Slide. Click vào save it để dùng về sau.
File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH
Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 55

6. Tạo câu hỏi trắc nghiệm (Quizzes) và bài kiểm tra


Chọn Quiz Manager trong Menu Adobe Presenter. Trong hộp thoại của Quiz Manager có các bảng
sau đây:

a) Quizzes
Add Quiz để thêm câu hỏi.
Add Question Group là để thêm nhóm câu hỏi.
Add Question là để thêm câu hỏi. Đây là chỗ nên tìm hiểu kỹ. Click vào Add Question, thấy :

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 56

Trong đó, bạn có thể chọn:


• Multiple Choice: Đây là loại câu hỏi có nhiều phương án trả lời, trong đó có thể có nhiều
phương án đúng.
• True/False: Là loại câu hỏi chỉ có hai phương án trả lời loại trừ nhau là Đúng hoặc Sai.
• Fill-in-the-blank: Là dạng câu hỏi điền khuyết.
• Short answer: Là loại câu hỏi mà học sinh phải trả lời bằng một câu ngắn gọn.
• Matching: Là loại câu hỏi trong đó học sinh được cung cấp hai dãy thông tin, và phải ghép
mỗi dòng trong dãy này với một dòng duy nhất trong dãy kia sao cho phù hợp.
• Rating Scale (Likert): Là câu hỏi trong đó hoc sinh phải trả lời Đồng ý hay Không đồng ý với
vấn đề đã nêu.
Có thể nói, công cụ của Adobe Presenter hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu tạo các bài trắc nghiệm đa
dạng, thích ứng với nhều đề tài, nhiều môn học, cấp học khác nhau.
Click Add New Question để thêm câu hỏi hoặc Import Quizzes để nhập khẩu câu hỏi từ một trình
diễn đã có được tạo bằng Adobe Presenter hoặc Articulate.

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 57

b) Trong bảng Quiz Settings, có các lựa chọn sau:


• Name: Bạn đặt tên cho slide có chứa câu hỏi.
• Required:
• Optional: Học sinh có thể bỏ qua câu này.
• Required: Học sinh phải làm câu này trước khi chuyển sang câu khác.
• Pass required: Học sinh phải là đúng câu này mới được chuyển sang câu khác.
• Answer all: Học sinh phải trả lời mọi câu hỏi để tiếp tục.
• Allow user to review quiz: Cho phép học sinh quay lại sửa câu đã làm. Trong đó, bạn có thể
soạn một thông báo để hiển thị khi học sinh quay trở về câu trước. Ví dụ: “Bút sa gà chết!”
• Include instructions slide: Kèm theo slide hướng dẫn.
• Show score at end of quiz: Cho biết kết quả ngay sau khi làm xong.
• Bạn có thể sáng tác các thông báo về kết quả đúng/sai: Ví dụ: “Bạn giỏi thật”, hoặc “Đáng
buồn”.

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 58

• Show question in outline: Hiển thị tên của slide có chứa câu hỏi trên cửa sổ outline của trình
diễn.
• Shuffle questions: Xáo trộn các câu hỏi mỗi lần hiển thị.
• Shuffle answers: Xáo trộn các phương án trả lời của câu hỏi mỗi lần hiển thị.

c) Trong bảng Pass or Fail có các lựa chọn sau:

Pass/Fail options: Kết quả tối thiểu phải đạt được để coi như học sinh đã đỗ đạt. Kết quả này có thể
tính bằng số phần trăm, hoặc tổng số các câu hỏi trả lời đúng (có tính đến trọng số).
If passing grade: Nếu qua được bài này thì… Sẽ có ba phương án đê bạn lựa chọn:
• Go to next slide: Sang slide tiếp theo.
• Go to slide: Chuyển đến slide số (chọn ở ô dưới)
• Open URL: Mở một địa chỉ Web.
If failling grade: Nếu trượt bài thi này thì. Cũng có 3 lựa chọn giống như ở trên. Dĩ nhiên sẽ chuyển
sang slide khác hoặc mở trang Web khác.

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 59

Click OK để bắt đầu soạn câu hỏi và đáp án. Chọn Edit để soạn câu hỏi. Chọn Delete để xoá câu
hỏi.
Các slide mới sẽ được tự động thêm vào trình diễn cho mỗi câu hỏi.

7. Tuỳ biến trình diễn


Chọn Presentation Settings trong menu Adobe Presenter.
Hộp thoại Presentation Settings cho phép thay đổi tiêu đề trình diễn, thêm tóm tắt và lựa chọn các
thông số khác. Có các bảng sau đây:
Bảng Appearance:
Title: Tiêu đề
Summary: Tóm tắt
Themes: Chọn các kiểu trình bày theo chủ đề
Theme Editor: Cho phép bạn thay đổi rất nhiều thông số hiển thị, như Font chữ, kích cỡ, màu sắc
v.v… Lưu lại các thay đổi đó, bạn sẽ có các Chủ đề của riêng mình.

8. Xuất bản trình diễn


Chọn Publish trong menu Adobe Presenter.
Xác nhận các thông số đã thiết lập trong Presentation Information.
Chọn xuất bản cục bộ (trên máy của mình) My Computer hay xuất bản lên máy chủ Adobe Connect
Pro hoặc máy chủ Adobe PDF.
Click Publish. Bạn có thể chọn View output after publishing để xem trình diễn sau khi đã chuyển
đổi. Nếu bạn xuất bản trên máy chủ Adobe Connect Pro, đường link URL sẽ xuất hiện.

9. Các nguồn tài liệu liên quan


Adobe Presenter Quick Start Guide
http://www.adobe.com/go/presenter_quickstart_en
Adobe Connect Resource Center
http://www.adobe.com/go/resources_connect_en
Adobe Connect Product Documentation
http://www.adobe.com/go/connect_documentation_en

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 60

VII. CHUYỂN DẠNG VIDEO BẰNG TOTALVIDEOCONVERTER


Giao diện chính của chương trình:

1. Chuyển đổi qua lại giữa các định dạng


Trong giao diện chính của chương trình nhấn New Task, Import files:

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 61

Chọn các file nhạc cần chuyển đổi:

Tiếp tục, các bạn chọn định dạng cần xuất ra, Total Video Converter có thể xuất ra rất nhiều định
dạng:

Sau khi chọn định dạng file cần xuất ra, bạn sẽ trở lại giao diện chính, nếu cần bạn có thể nghe file

cần chuyển bằng cách nhấn nút bên góc phải. Nhấn tiếp Convert Now:

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 62

Chương trình sẽ bắt đầu chuyển đổi:

Các bạn làm tương tự với các định dạng khác.

1. Bài tập
Vào trang Youtube.com. Tải một đoạn video (có thể dùng chương trình RealPlayer để tải).
Chuyển đổi file tải về (dạng .flv) sang dạng có thể xem được trên máy điện thoại di động (dạng
.3gp).
Tải vào điện thoại để xem.

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 63

VIII. WINDOWS MOVIE MAKER


Với Windows Movie Maker, làm album ảnh không còn là chuyện khó.

A. CÁC BƯỚC CƠ BẢN

1. Capture video
Bạn có thể thêm các ảnh, nhạc hay phim vào bộ sưu tập hoặc dùng webcame quay các đoạn phim
nhỏ.
Chương trình hỗ trợ rất nhiều loại file cả phim (.avi, .mpg, .m1v, .mp2, mp4, .mp2v …), lẫn
nhạc(.wma, .mp3, .mp2, .aif, .aiff…) và hình (.jpeg, .gif, .bmp, .png…).
Khi thêm file movie bạn nhớ xem kĩ mục Create clips for video file, nếu bạn muốn chia nhỏ đoạn
video thì đánh dấu chọn vào mục này còn nếu muốn giữ nguyên thì không chọn, mặc định chọn sẵn.

2. Edit video (chỉnh sửa video)


Thêm ảnh hoặc video vào đoạn phim của bạn
Điều chỉnh độ dài chiếu đoạn phim hoặc hình ảnh.
Chèn nhạc nền
Thêm hiệu ứng
Thuyết minh.
Chú thích.

3. Xuất thành phẩm của bạn

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 64

B. THỰC HÀNH TẠO MỘT VIDEO CLIP

1. Khởi động chương trình

Chọn Start\All Programs\Windows Movie Maker.

2. Thu thập dữ liệu ảnh


Trong cửa sổ chương trình vừa mở, chọn File\New Projects
Click vào nút Collections trên thanh công cụ.
Ngăn Collections xuất hiện. Nháy phảy chuột lên Collections, chọn New Collection.
Gõ tên Collection là Vân Nam
Chọn File, Import into Collection…
Mở thư mục Dữ liệu ảnh
Chọn toàn bộ các ảnh trong đó
Chọn nút Import

3. Thu nạp dữ liệu nhạc


Chọn tiếp File, Import into Collection…
Mở thư mục Music
Chọn tệp Canh chim cuoi troi.mp3
Click vào nút Import

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 65

4. Thu nạp dữ liệu Video


Click phải chuột lên Collections
Chọn New Collection
Đặt tên là Charlotte
Chọn File, Import into Collection…
Mở thư mục Video
Chọn tệp ThemeTune23Mar07.wmv
Click vào nút Import

5. Thiết lập thời gian


Đưa con trỏ lên phía trên bản nhạc Mong ước ký niệm xưa, sẽ thấy chiều dài của bản nhạc là 4 phút
53 giây, tức là 293 giây.
Chọn Collection Charlotte.
Đưa con trỏ chuột lên từng đoạn của video trong collection, sẽ xác định được độ dài của từng đoạn.
Tổng cộng là 51 giây.
Tổng thời gian diễn cho các bức ảnh là 293-51 = 242 giây.
Số bức ảnh là 11, vậy mỗi bức ảnh lưu trên màn hình 22 giây. Trong đó thời gian ổn định là 20 giây,
thời gian chuyển tiếp là 2 giây.
Chọn Tools/Options
Chọn Advance
Thay đổi giá trị: Picture Duration: 20, Transition: 2
Click OK

C. SẮP XẾP HÌNH ẢNH


Click chọn collection Vân Nam
Lần lượt chọn các hình ảnh trong đó, kéo và thả xuống story board ở dưới

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 66

Chọn bài nhạc Mong ước ký niệm xưa.mp3


Kéo và thả xuống thanh Audio Music

1. Chèn các hiệu ứng chuyển tiếp


Chọn Video Transitions
Chọn các hiệu ứng từ trong cửa sổ hiệu ứng và kéo xuống vị trí giữa hai hình ảnh.

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 67

2. Chọn các hiệu ứng video


Trong bảng các collections, chọn Video Effects
Lần lượt chọn các hiệu ứng trong cửa sổ các hiệu ứng ở bên phải, kéo và thả vào từng bức ảnh.
Sau bước này, hình ảnh story board sẽ như sau:

Chú ý: Chọn các hiệu ứng video sẽ làm thay đổi không chỉ hình thức của các bức ảnh, mà còn tạo ra
các ấn tượng đặc biệt. Ví dụ làm cho ta có cảm giác về thời gian cũ kỹ, về tâm trạng vui buồn… Vì
vậy không nên chọn các hiệu ứng mà không có chủ định.

3. Chèn video
Chọn Collection Charlotte
Lần lượt chọn các đoạn video, kéo và thả vào chỗ thích hợp trên thanh Video

4. Chỉnh lại thời gian


Click lên một bức thanh trên thời tuyến. Trên hai mép trái và phải của bức tranh xuất hiện các tam
giác màu đen nhỏ. Đưa con trỏ chuột lên trên, con trỏ sẽ biến thành mũi tên đỏ hai chiều. Bấm trái
chuột và kéo rê sẽ làm thay đổi thời gian lưu hình trên màn hình.
Bằng cách trên có thể điều chỉnh để có hình qua nhanh, có hình ở lại lâu trên màn hình, và để đồng
bộ hình ảnh và âm nhạc.

5. Xem video
Click vào nút Play phía trên story board.

6. Lưu tệp
Lưu dự án để sau nay chỉnh sửa tiếp. Chọn File, Save Project hoặc Save Project As.
Lưu dự án thành Video Clip: Chọn File, Save Movie File.
Lựa chọn nơi lưu giữ video (Đĩa cứng, CD, Email, Web, Camera). Ta chọn mục đầu tiên là Đĩa
cứng. Click Next.
Đặt tên, chọn ổ đĩa, chọn thư mục. Click Next.
Chọn Best quality for playback on my computer. Chọn Next.
Quá trình ghi bắt đầu. Phải chờ hơi lâu.

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội
MULTIMEDIA: Tài liệu dành cho học sinh T r a n g | 68

IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO


http://www.fraps.com/
http://forum.shaiya.com.vn/showthread.php?t=23040
http://www.oscr.arizona.edu/downloads/tutorials/archive/CoolEdit_User.pdf
http://conghung.com/forum
http://www.adobe.com
http://www.free4vn.org/sitemap/t-15387.html

File name: Multimedia Biên soạn: LE VAN HUYNH


Last modified: May 31, 2008 Trường THBC KTTH Hà Nội

You might also like