You are on page 1of 4

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

NGÀNH ĐÀO TẠO: QUẢN TRỊ KINH DOANH


ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN BẮT BUỘC
1. Tên học phần: QUẢN TRỊ DỰ ÁN
2. Số đơn vị học trình: 03
3. Trình độ: Sinh viên năm thứ 4.
4. Phân bố thời gian:
4.1. Số giờ lý thuyết trên lớp: 30 tiết
4.2. Bài tập, kiểm tra: 15 tiết
5. Điều kiện tiên quyết:
Sinh viên được trang bị kiến thức các môn học như: Kế toán quản
trị, Kế toán tài chính, Quản trị tài chính (hoặc tài chính doanh nghiệp),
Quản trị rủi ro, Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư.

6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:


Môn học này trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về quản trị
một dự án đầu tư từ việc lựa chọn giám đốc cho DA, tổ chức thực hiện
dự án, lập tiến độ thực hiện dự án, kiểm soát dự án và kết thúc dự án.
Môn học này giúp cho sinh viên có kỹ năng cao hơn về đánh giá và
quản trị một DAĐT sau khi đã học môn thẩm định DAĐT.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:


Sinh viên có nhiệm vụ phải dự giờ giảng trên lớp, nghiên cứu các tài
liệu do giáo viên giới thiệu, tích cực làm bài tập tình huống và tham
gia thảo luận trên lớp.

8. Tài liệu học tập:


i. Jack Clark Francis, Management of Investments International Edition,
Mc- Graw Hill Inc. 1993.

ii. Viện Ngân hàng Thế giới, Phân tích kinh tế các hoạt động đầu tư.
NXB Văn hoá – thông tin. Năm 2002.

iii. Bộ môn Quản trị dự án , Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư, NXB
Thống Kê, năm 2005.

iv. Vũ Công Tuấn. Quản trị dự án. NXB Thành Phố HCM, 1999.

9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:


- Làm bài tập tình huống: 20%
- Điểm bài thi hết môn: 80%

10. Thang điểm: 10/10


11. Mục tiêu học phần:
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quản trị dự án.
Hoc xong học phần này sinh viên có thể:
- Nắm được các vấn đề cơ bản về quản trị một dự án
- Lập mô hình quản trị một dự án đầu tư từ việc lựa chọn giám đốc
cho dự án, tổ chức thực hiện dự án, lập tiến độ thực hiện dự án, kiểm
soát dự án và kết thúc dự án
Sinh viên có kỹ năng cao hơn về đánh giá và quản trị một DAĐT

12. Nội dung chi tiết học phần:


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ QUẢN TRỊ DỰ ÁN
1.1 Thế nào là dự án ?
1. Dự án và các đặc điểm của dự án
2. Chu kỳ sống của dự án
3. Sự cần thiết của dự án
1.2 Tiêu chuẩn thành công của dự án
1.3 Thế nào là quản trị dự án?
1. Lịch sử quản trị dự án
2. Khái niệm và chu trình quản trị dự án
3. Các đặc trưng cơ bản của quản trị dự án
4. Môi trường quản trị dự án : các yếu tố ảnh hưởng tới sự thành
công của một dự án, những trở lực trong quản lý dự án
5. Các kỹ thuật quản trị dự án tổng quát
6. Tại sao học quản trị dự án?

CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN GIÁM ĐỐC DỰ ÁN VÀ TỔ CHỨC DỰ ÁN


2.1 Vai trò và trách nhiệm của giám đốc dự án
2.2 Những kỹ năng và những phẩm chất cần có của một giám đốc dự
án hiệu quả
2.3 Tổ chức dự án
2.4 Đội dự án (Project team)
2.5 Các công cụ kỹ thuật cho việc hoạch định tổ chức dự án

CHƯƠNG 3: HOẠCH ĐỊNH VÀ ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ DỰ ÁN


3.1 Các bước hoạch định dự án
3.2 Các thành phần chủ yếu của kế hoạch dự án
3.3 Tiêu chuẩn đánh giá việc hoạch định dự án thành công
3.4 Tại sao hoạch định dự án bị thất bại ?
3.5 Ước lượng chi phí dự án : khai niệm, tiến trình, mục tiêu
3.6 Tiêu chuẩn cho việc ước lượng chi phí tốt
3.7 Các loại chi phí của dự án
3.8 Điều chỉnh và thuyết minh các ước lượng chi phí
3.9 Dự toán ngân sách của dự án

CHƯƠNG 4: LẬP TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN


4.1 Các vấn đề cơ bản về lập tiến độ dự án
4.2 Các phương pháp lập tiến độ dự án : Gantt, CPM, PERT
4.3 Lập tiến độ dự án theo sơ đồ mạng
4.4 Sự đánh đánh đổi giữa thời gian và chi phí
4.5 Cân bằng nguồn lực

CHƯƠNG 5: QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ MUA SẮM


5.1 Khuôn khổ quản trị rủi ro : Nhận dạng, phân tích, đánh giá, đối
phó
5.2 Các biện pháp xử lý rủi ro : né tránh, lưu giữ, giảm nhẹ, chuyển
giao
5.3 Hoạt động mua sắm của dự án
5.4 Quản lý mua sắm của dự án
5.5 Hợp đồng mua sắm và chiến lược hợp đồng : khái niệm, mục tiêu
5.1 Chiến lược hợp đồng

CHƯƠNG 6: KIỂM SOÁT DỰ ÁN


6.1 Vai trò của kiểm soát dự án trong việc thực hiện dự án
6.2 Tiến trình kiểm soát dự án
6.3 Nguyên tắc và các công cụ kiểm soát dự án
6.4 Các loại kiểm soát dự án : kiểm soát chất lượng, kiểm soát thời
gian, kiểm soát chi phí và kiểm soát sự thay đổi
6.5 Kiểm soát dự án truyền thống
6.6 Kiểm soát dự án theo giá trị thu nhập (Earned Value)

CHƯƠNG 7: KẾT THÚC DỰ ÁN


7.1 Các hình thức kết thúc dự án
7.2 Thiết kế cho việc kết thúc dự án
7.3 Nhiệm vụ cơ bản của giám đốc phụ trách chấm dứt dự án
7.4 Báo cáo tổng kết

You might also like