You are on page 1of 4

WXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZ

Bài 1.1. Hai xe chuyển động trên cùng một đường thẳng với các vận tốc không đổi. Nếu đi ngược chiều
thì sau 15 phút khoảng cách giữa hai xe giảm 25 km. Nếu đi cùng chiều thì sau 15 phút khoảng cách
giữa hai xe chỉ giảm 5 km. Tính vận tốc của mỗi xe.
Bài 1.2. Lúc 8 giờ một người đi xe đạp với vận tốc đều 12 km/h gặp một người đi bộ ngược chiều với
vận tốc đều 4 km/h trên cùng đoạn đường thẳng, tới 8 giờ 30 phút người đi xe đạp dừng lại, nghỉ 30

B&T
phút rồi quay trở lại đuổi theo người đi bộ với vận tốc có độ lớn như trước.
a. Lập phương trình chuyển động của người đi xe đạp và của người đi bộ suy ra nơi và lúc đuổi kịp.
b. Giải bằng phương pháp đồ thị.
Bài 1.3. Hai chất điểm A và B chuyển động theo hai phương vuông góc nhau tại O. Ban đầu A cách O
đoạn 40 m chuyển động đều về phía O với vận tốc v1 = 4 m/s. Cùng lúc đó B cách O đoạn 10 m
chuyển động đều ra xa O với vận tốc v2 = 3 m/s. Tìm khoảng cách ngắn nhất giữa hai chất điểm trong
quá trình chuyển động bằng phương pháp tọa độ.
Bài 1.4. Một đoàn vận động viên chạy đều với vận tốc v1 = 1 m/s, họ cách đều nhau. Chiều dài của đoàn
2
là 20 m. Huấn luyện viên chạy với vận tốc v 2 = m/s theo chiều ngược lại. Khi gặp huấn luyện viên
3
thì vận động viên chạy quay lại theo vận tốc của huấn luyện viên. Sau lúc tất cả chạy về cùng chiều
với huấn luyện viên thì chiều dài của đoàn là bao nhiêu?
Bài 1.5. Một xe ô tô đi từ địa điểm A đến địa điểm B cách A một khoảng S. Cứ 15 phút chuyển động
đều, ô tô lại dừng và nghỉ 5 phút. Trong khoảng 15 phút đầu ô tô chuyển động với vận tốc vo = 16
km/h và trong khoảng thời gian kế tiếp sau đó xe có vận tốc lần lượt là 2vo, 3vo, 4vo ... Tìm vận tốc
trung bình của xe trên quãng đường AB trong hai trường hợp:
a. S = 84 km.
b. S = 91 km.
Bài 1.6. Một người đi từ A đến B theo trên một đường thẳng. Nửa đoạn đường đầu người ấy đi với vận
tốc trung bình 16 km/h. Trong nửa thời gian còn lại người ấy đi với vận tốc 10 km/h và sau đó đi bộ
với vận tốc 4 km/h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả đoạn đường AB.
Bài 1.7. Một xe khởi hành từ địa điểm A lúc 6 giờ sáng đi đến địa điểm B cách A 110 km, chuyển động
thẳng đều với vận tốc 40 km/h. Một xe khác khởi hành từ B lúc 6 giờ 30 phút sáng đi về A, chuyển
động thẳng đều với vận tốc 50 km/h.
a. Tìm vị trí mỗi xe và khoảng cách giữa chúng lúc 7 giờ và lúc 8 giờ sáng.
b. Xác định vị trí và thời điểm lúc hai xe gặp nhau.
Bài 1.8. Lúc 6 giờ sáng, một chiếc xe khởi hành từ A tới B với vận tốc không đổi 15 km/h. Lúc 6 giờ 30
phút, một chiếc xe thứ hai cùng khởi hành từ A đến B nhưng lại đến B sớm hơn xe thứ nhất 30 phút.
Biết AB = 45 km.
a. Tính vận tốc xe thứ hai.
b. Tìm thời điểm và vị trí xe thứ hai đuổi kịp xe thứ nhất.
c. Vẽ đồ thị của hai xe trên cùng một hệ trục tọa độ.
Bài 1.9. Lúc 9 giờ một ô tô khởi hành từ Hà Nội đi Hải Phòng với vận tốc đều 60 km/h. Sau khi đi được
45 phút, xe dừng 15 phút rồi tiếp tục chạy với vận tốc như lúc đầu. Lúc 9 giờ 30 phút một ô tô thứ hai
khởi hành từ Hà Nội đuổi theo xe thứ nhất, xe thứ hai có vận tốc đều 70 km/h.
a. Vẽ đồ thị tọa độ theo thời gian của mỗi xe.
b. Xác định vị trí và lúc xe thứ hai đuổi kịp xe thứ nhất.
Bài 1.10. ** Một ô tô khách đang chạy đều trên đường thẳng với vận tốc 54 km/h. Một hành khách nhìn
thấy xe đang chạy về phía mình. Người đó đang đứng cách xe 400 m và cách đường ô tô khách đang
đi 80 m tìm cách chạy đến gặp xe ô tô. Hỏi người đó phải chạy với vận tốc nhỏ nhất bằng bao nhiêu
và theo hướng nào để có thể gặp được xe ô tô?
Bài 1.11. Hai ô tô A và B chuyển động theo hai phương vuông góc nhau tại O và đang cùng tiến về giao
điểm O. Ban đầu ô tô A cách O 4 km chuyển động đều với vận tốc v1 = 30 km/h. Cùng lúc đó ô tô B
cách O 4,4 km chuyển động đều với vận tốc v2 = 50 km/h. Tìm thời điểm mà khoảng cách giữa hai xe
là:
a. Ngắn nhất.
b. Bằng lúc xuất phát của hai xe.
WXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZ
Bài tập ôn chuyên đề lớp 10 môn: Vật lí, năm học 2009 - 2010 - Trang 1
WXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZ
Bài 1.12. Một vật chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu vo = 36 km/h. Trong giây thứ tư kể từ
khi vật bắt đầu chuyển động vật đi được 13,5 m. Tìm gia tốc của vật, quãng đường vật đi được sau 8 s.
Bài 1.13. Một người đứng ở sân ga thấy toa thứ nhất của đoàn tàu đang tiến vào ga qua trước mặt mình
trong 5 s và thấy toa thứ hai trong 4,5 s. Khi tàu dừng lại, đầu toa thứ nhất cách người ấy 75 m. Coi

B&T
tàu chuyển động chậm dần đều. Tính gia tốc của đoàn tàu.
Bài 1.14. Cùng một lúc một ô tô và một xe đạp khởi hành từ hai điểm A và B cách nhau 120 m và chuyển
động cùng chiều, ô tô đuổi theo xe đạp. Ô tô bắt đầu chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,4 m/s2,
xe đạp chuyển động đều. Sau 40 s ô tô đuổi kịp xe đạp. Xác định vận tốc của xe đạp và khoảng cách
giữa hai xe sau 60 s.
Bài 1.15. Hai ô tô cùng khởi hành một lúc từ địa điểm A sau thời gian 2 giờ chúng đều đi đến địa điểm B.
Ô tô thứ nhất đã đi hết nửa đầu quãng đường với vận tốc trung bình 30 km/h và đi nửa còn lại với vận
tốc trung bình 45 km/h. Còn ô tô thứ hai thì đã đi cả quãng đường với gia tốc không đổi.
a. Tính vận tốc của ô tô thứ hai khi đến B.
b. Tại thời điểm nào hai ô tô có vận tốc bằng nhau.
c. Trên đường đi có lúc nào hai ô tô vượt nhau không.
Bài 1.16. Có một xe mô tô bắt đầu xuất phát từ A với gia tốc 2 m/s2 cùng lúc đó tại điểm B cách A 250 m
có một xe mô tô đang hãm phanh chuyển động chậm dần đều với gia tốc 2 m/s2 đi về phía A, vận tốc
lúc hãm là 36 km/h.
a. Tính thời gian và quãng đường mô tô đi từ B từ lúc hãm đến lúc dừng hẳn.
b. Sau bao lâu thì hai xe gặp nhau và vị trí gặp cách A là bao nhiêu?
Bài 1.17. Một xe đạp đang đi với vận tốc 2 m/s thì xuống dốc chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,2
m/s2. Cùng lúc đó một ô tô đang chạy với vận tốc 20 m/s thì lên dốc, chuyển động chậm dần đều với
gia tốc 0,4 m/s2. Biết dốc dài 570 m.
a. Xác định vị trí hai xe gặp nhau và quãng đường xe đạp đi được cho đến lúc gặp nhau kể từ lúc bắt
đầu xuống dốc.
b. Xác định vị trí của mỗi xe khi chúng cách nhau 170 m.
Bài 1.18. Trên quốc lộ song song với đường sắt một ô tô bắt đầu khởi hành, chuyển động nhanh dần đều
với gia tốc 0,5 m/s2 đúng vào lúc một đoàn tàu hỏa vượt qua nó với vận tốc 18 km/h với gia tốc 0,3
m/s2. Hỏi khi ô tô đuổi kịp đầu tàu hỏa thì vận tốc của ô tô là bao nhiêu và cách điểm khởi hành của ô
tô bao nhiêu? Sau 1 phút kể từ lúc ô tô khởi hành ô tô cách đầu tàu cách nhau bao nhiêu?
Bài 1.19. Lúc 6 giờ sáng một ô tô khởi hành từ địa điểm A đi về phía địa điểm B cách A 300 m, chuyển
động nhanh dần đều với gia tốc 0,4 m/s2. 10 giây sau một xe đạp khởi hành từ B chuyển động đều
cùng chiều với ô tô. Lúc 6 giờ 50 giây thì ô tô đuổi kịp xe đạp. Tìm vận tốc của xe đạp và khoảng
cách hai xe lúc 6 giờ 1 phút.
Bài 1.20. Hãy cho biết tính chất chuyển động của một thang máy v(m/s) C D
theo các giai đoạn trong đồ thị vận tốc - thời gian trong hình 1.1.
Tính gia tốc của chuyển động trong từng giai đoạn.
Bài 1.21. Thang máy của một tòa nhà cao tầng bắt đầu đi xuống với
vận tốc ban đầu bằng không theo ba giai đoạn liên tiếp: Δt 1 Δt 2 Δt 3 Δt 4 t(s)
0 B E
- Giai đoạn 1: Chuyển động nhanh dần đều với, sau khi đi được
12,5 m thì đạt vận tốc 5 m/s.
A Hình 1.1
- Giai đoạn 2: Chuyển động đều trên đoạn đường 25 m.
- Giai đoạn 3: Chuyển động chậm dần đều và dừng lại cách nơi xuất phát 50 m.
a. Lập phương trình chuyển động của mỗi giai đoạn.
b. Vẽ các đồ thị vận tốc - thời gian và đồ thị tọa độ - thời gian của chuyển động thang máy.

WXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZ
Bài tập ôn chuyên đề lớp 10 môn: Vật lí, năm học 2009 - 2010 - Trang 2
WXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZ
Bài 1.22. Một vật nhỏ trượt lên một mặt phẳng nghiêng chậm dần đều với gia tốc của xe không đổi là 6
m/s2, lúc xe đi ngang qua gốc tọa độ vận tốc của nó là v 0 = −3 m/s. Hệ quy chiếu được chọn là trục
tọa độ Ox có gốc tọa độ ở vị trí vật có vận tốc v0, chiều dương hướng xuống chận mặt phẳng
nghiêng, gốc thời gian là lúc vật đi ngang qua gốc tọa độ.

B&T
a. Viết phương trình chuyển động của vật.
b. Hỏi sau bao lâu thì vật dừng lại, vị trí của xe lúc đó.
c. Sau khi dừng vật chuyển động như thế nào. Viết phương trình chuyển động của vật ở giai đoạn này
và xác định vị trí, tính vận tốc của vật sau 4 s kể từ lúc dừng lại.
d. Vẽ đồ thị vận tốc - thời gian của vật ứng với các giai đoạn chuyển động.
Bài 1.23. Một người đứng ở sân ga nhìn đoàn tàu chuyển bánh nhanh dần đều. Toa thứ nhất đi qua trước
mặt người ấy trong thời gian t1 giây. Hỏi toa thứ n đi qua trước mặt người ấy trong thời gian bao lâu?
Bài 1.24. Một vật chuyển động thẳng theo phương trình: x = 4t 2 + 20t (cm; s)
a. Tính quãng đường vật đi được từ thời điểm t1 = 2 s đến thời điểm t2 = 5 s và suy ra vận tốc trung
bình trong thời gian này.
b. Tính vận tốc lúc t = 3 s.
Bài 1.25. Một người quan sát một đoàn tàu đi qua trước mặt mình. Đoàn tàu gồm một đầu tàu và chín
toa, chiều dài các toa và đầu tàu bằng nhau và bằng 10 m. Người đó thấy đầu tàu đi qua trong 4 s và
toa cuối cùng đi qua trong 1,72 s. Tìm vận tốc của đoàn tàu khi nó vừa đi tới người quan sát và thời
gian đoàn tàu đi qua trước mặt người đó.
Bài 1.26. Một vật chuyển động chậm dần đều trên đường thẳng lần lượt qua các điểm A, B, C, và dừng
lại tại D. Biết AB = BC = CD và thời gian vật đi hết đoạn BC là 10 s.
a. Tìm thời gian vật đi từ A đến D.
b. Nếu biết vận tốc của vật khi đi qua điểm A là 3,87 m/s thì đoạn đường AD dài bao nhiêu?
Bài 1.27. Tìm vận tốc ban đầu và gia tốc của một chuyển động biến đổi đều. Biết giây đầu tiên đi được
9,5 m, giây cuối cùng (trước khi dừng hẳn) đi được 0,5 m.
Bài 1.28. Một nhân viên đường sắt đứng cạnh đường sắt quan sát một đoàn tàu đang chuyển động chậm
dần đều vào ga. Các toa có cùng chiều dài, bỏ qua chiều dài đoạn nối giữa các toa. Toa thứ nhất qua
trước mặt người đó trong 20 s, toa thứ hai mất 25 s. Hỏi toa thứ ba qua trước mặt người đó trong thời
gian bao lâu?
Bài 1.29. Thả hòn bi lăn nhanh dần đều không vận tốc đầu từ đỉnh của dốc AB dài 1,8 m. Xuống hết dốc
hòn bi tiếp tục lăn chậm dần đều trên đoạn đường nằm ngang và dừng lại ở điểm C cách chận dốc B
1,8 m. Biết rằng sau khi lăn qua B được 4 s, hòn bi đến điểm D với vận tốc 0,2 m/s. Tính đoạn đường
BD và khoảng thời gian bi bắt đầu lăn từ A cho đến khi dừng hẳn.
Bài 1.30. Trong 0,5 s cuối trước khi chạm đất vật rơi tự do vạch được quãng đường gấp đôi quãng đường
vạch được 0,5 s liền trước đó. Xác định độ cao từ đó vật được thả rơi. Lấy g = 10 m/s2.
Bài 1.31. Một vật rơi tự do từ độ cao 53 m. Khi vật còn cách 14 m thì một người đứng tại mặt đất nhìn
lên thấy nó đang rơi thẳng xuống mình. Hỏi người này có bao nhiêu thời gian để lách sang một bên,
biết anh ta cao 1,8 m và lấy g = 10 m/s2.
Bài 1.32. Các giọt nước được tách ra từ mái nhà một cách đều đặn và cùng rơi tự do. Đúng lúc giọt thứ
nhất tiếp đất thì giọt thứ năm bắt đầu rơi, khoảng cách giữa giọt thứ hai và giọt thứ ba khi đó là 2,5
m. Tìm chiều cao của mái nhà.
Bài 1.33. Từ trên cao người ta thả hòn bi rơi, sau đó t giây người ta thả một thước dài cho rơi thẳng đứng,
trong lúc thước đang rơi thước luôn luôn đứng thẳng. Ban đầu điểm cao nhất của thước thấp hơn độ
cao ban đầu của viên bi 3,75 m. Khi hòn bi đuổi kịp thước thì chênh lệch vận tốc giữa bi và thước là
5 m/s. Sau khi đuổi kịp thước 0,2 s thì bi vượt qua được thước. Lấy g = 10 m/s2. Tính:
a. Khoảng thời gian t, chiều dài của thước.
b. Quãng đường mà bi đi được cho đến khi đuổi kịp thước.
c. Độ cao ban đầu tối thiểu phải thả rơi viên bi để nó có thể vượt qua được thước.
WXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZ
Bài tập ôn chuyên đề lớp 10 môn: Vật lí, năm học 2009 - 2010 - Trang 3
WXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZ
Bài 1.34. Một tàu thủy chạy trên sông với vận tốc v1 = 28 km/h so với bờ sông gặp đoàn xà lan dài 200 m
chạy ngược chiều với vận tốc v2 = 16 km/h so với bờ sông. Trên tàu một thủy thủ đi từ phía đầu tàu
về phía cuối tàu với vận tốc v3 = 4 km/h. Thủy thủ đó nhìn thấy đoàn xà lan qua trước mặt mình trong
thời gian bao lâu?
Bài 1.35. Một người đang đứng ở A cách đường quốc lộ BC một đoạn d = 40 m, nhìn thấy một xe buýt ở

lâu người đó gặp được xe buýt?


B&T
B cách anh ta a = 200 m đang chạy về phía C với vận tốc v1 = 36 km/h. Hỏi muốn gặp được xe buýt
người đó phải chạy với vận tốc nhỏ nhất bằng bao nhiêu và theo hướng nào? Với vận tốc đó sau bao

Bài 1.36. Một ca nô xuất phát từ bến A để đến bến B, ở cùng một phía bờ sông với vận tốc so với dòng
nước là v1 = 30 km/h. Cùng lúc đó một xuồng máy xuất phát từ B chạy về A với vận tốc so với dòng
nước là v2 = 9 km/h. Trong thời gian xuồng máy chạy từ B về A thì ca nô chạy liên tục không nghỉ
được 4 lần khoảng cách đó và đến B cùng một lúc với xuồng máy. Tìm vận tốc và hướng chảy của
dòng nước.
Bài 1.37. Hai người đều khởi hành cùng một lúc. Người thứ nhất khởi hành từ A với vận tốc v1, người
thứ hai khởi hành từ B với vận tốc v2 (v2 < v1). Biết AB = 20 km. Nếu hai người đi ngược chiều nhau
thì sau 12 phút họ gặp nhau. Nếu hai người đi cùng chiều nhau thì sau 1 giờ người thứ nhất đuổi kịp
người thứ hai. Tính vận tốc của mỗi người.
Bài 1.38. Đoàn tàu thứ nhất có chiều dài 900 m chuyển động đều với vận tốc 36 km/h. Đoàn tàu thứ hai
có chiều dài 600 m chuyển động đều với vận tốc 20 m/s song song với đoàn tàu thứ nhất. Hỏi thời
gian mà một hành khách ở đoàn tàu này nhìn thấy đoàn tàu kia đi qua trước mặt mình là bao nhiêu?
Giải bài toán trong hai trường hợp: Hai tàu chạy cùng chiều. Hai tàu chạy ngược chiều.
Bài 1.39. Một chiếc canô đi từ A đến B xuôi dòng nước mất thời gian t, đi từ B trở về A ngược dòng
nước mất thời gian t2. Nếu canô tắt máy và trôi theo dòng nước thì nó đi từ A đến B mất thời gian bao
nhiêu?
Bài 1.40. Trên một đường thẳng, có hai xe chuyển động đều với vận tốc không đổi. Xe 1 chuyển động
với vận tốc 35 km/h. Nếu đi ngược chiều nhau thì sau 30 phút khoảng cách giữa hai xe giảm 25 km.
Nếu đi cùng chiều nhau thì sau bao lâu khoảng cách giữa chúng thay đổi 5 km?
Bài 1.41. Một thuyền đi từ A đến B (với s = AB = 6km) mất thời gian 1 giờ rồi lại đi từ B trở về A mất
1giờ 30 phút. Biết vận tốc của thuyền so với nước và vận tốc của nước so với bờ không đổi. Hỏi:
a. Nước chảy theo chiều nào?
b. Vận tốc thuyền so với nước và vận tốc nước so với bờ?
Bài 1.42. Một thuyền máy dự định đi xuôi dòng từ A đến B rồi lại quay về A. Biết vận tốc của thuyền so
với nước là 15 km/h, vận tốc của nước so với bờ là 3 km/h và AB = 18 km. Tính thời gian chuyển
động của thuyền.
Bài 1.43. Một chiếc thuyền xuôi dòng từ A đến B, rồi ngược dòng từ B về A hết 2 giờ 30 phút. Biết rằng
vận tốc thuyền khi xuôi dòng là v1 = 18 km/h và khi ngược dòng là v2 = 12 km/h. Tính khoảng cách
AB, vận tốc của dòng nước, thời gian xuôi dòng và thời gian ngược dòng.
Bài 1.44. Một thang cuốn tự động đưa khách từ tầng trệt lên lầu (khách đứng yên trên thang) mất thời
gian 1 phút. Nếu thang chạy mà khách bước lên đều thì mất thời gian 40s. Hỏi nếu thang ngừng thì
khách phải đi lên trong thời gian bao lâu ? Biết vận tốc của khách so với thang không đổi.
Bài 1.45. Một người đi trên thang cuốn. Lần đầu khi đi hết thang người đó bước được n1 = 50 bậc. Lần
thứ hai đi với vận tốc gấp đôi theo cùng hướng lúc đầu, khi đi hết thang người đó bước được n2 = 60
bậc. Nếu thang nằm yên, người đó bước bao nhiêu bậc khi đi hết thang?
Bài 1.46. Một người lái xuồng dự định mở máy cho xuồng chạy ngang một con sông rộng 240 m theo
phương vuông góc với bờ sông. Nhưng do nước chảy nên xuồng bị trôi theo dòng nước và sang đến
bờ bên kia tại điểm cách bến dự định 180 m và mất thời gian 1 phút. Xác định vận tốc của xuồng so
với bờ sông.

WXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZWXYZ
Bài tập ôn chuyên đề lớp 10 môn: Vật lí, năm học 2009 - 2010 - Trang 4

You might also like