You are on page 1of 5

VÀI KINH NGHIỆM RÚT RA TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KCN

TỈNH BÌNH THUẬN

Bình Thuận là tỉnh duyên hải nằm gần TP Hồ Chí Minh, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là
điểm trung tâm của 3 vùng kinh tế Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, có
vị trí địa lý quan trọng trong sự phát triển chung của vùng và cả nước.
Là tỉnh có tiềm năng phong phú, đa dạng về đất đai, biển, rừng, khóang sản, cảnh quan thiên
nhiên để phát triển các ngành kinh tế. Song Bình Thuận lại là tỉnh có nền công nghiệp kém phát
triển.
Nhận thức rõ: Hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung nhằm tạo ra địa bàn thuận
lợi để thu hút đầu tư phát triển các cơ sở công nghiệp mới; phát triển mạnh công nghiệp nông
thôn và ven đô thị.
Là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong quá trình đổi mới, mở cửa. Năm 1997, thực
hiện chủ trương của Thường vụ Tỉnh ủy về việc chuẩn bị tốt mọi điều kiện để xây dựng trước 1
khu công nghiệp Phan Thiết với quy mô nhỏ để rút kinh nghiệm;
Do đó, Khu công nghiệp Phan Thiết đã được chọn quy hoạch có vị trí nằm kề trung tâm Thành
phố Phan Thiết, trên giao lộ quốc lộ 1A và quốc lộ 28, với diện tích tự nhiên 68 ha, trong đó diện
tích xây dựng các xí nghiệp công nghiệp 42,4 ha, tổng vốn đầu tư 69,685 tỷ đồng.
Ngày 11/9/1998 Khu Công nghiệp Phan Thiết –tỉnh Bình Thuận được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt dự án đầu tư và cho phép thành lập tại Quyết định số 827/QĐ-TTg do Công ty Vật liệu xây
dựng và Khoáng sản Bình Thuận làm chủ đầu tư.
Ngày 24/5/1999 Khu Công nghiệp Phan Thiết chính thức được khởi công xây dựng và đi vào
hoạt động, và ngày 1/10/1999 Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Thuận cũng chính thức đi
vào hoạt động theo Quyết định số 164/1999/QĐ/TTg ngày 9/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ để
thực hiện chức năng quản lý trực tiếp các khu công nghiệp của tỉnh theo cơ chế “một cửa, tại
chỗ”.
Sau 5 năm xây dựng và phát triển trong điều kiện khó khăn nhiều hơn thuận lợi; Cuối năm 2004,
KCN Phan Thiết đã lấp đầy diện tích đất cho thuê và qua đánh giá tổng kết 5 năm xây dựng và
phát triển KCN Phan Thiết được tổ chức vào cuối năm 2004, Tỉnh Bình Thuận đã bước đầu đánh
giá bước đi đúng hướng của Tỉnh trong việc chỉ đạo xây dựng phát triển KCN và thấy được sự
cần thiết của phát triển KCN trong sự phát triển KT-XH của Tỉnh. Đó là, từ sự ra đời của KCN
Phan Thiết và những kết quả bước đầu về thu hút đầu tư, SX-KD của các DN KCN đã khẳng
định vai trò, vị trí của KCN đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Mặc dù vai trò, vị trí
hiện tại còn khiêm tốn, nhưng KCN đã có tác động tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển trong
công nghiệp chế biến thủy sản, chế biến nông sản, cơ khí ... nâng giá trị sản phẩm một số nguyên
liệu của địa phương nhờ thông qua chế biến, tinh chế; thúc đẩy sự phát triển hình thành các vùng
nguyên liệu tập trung; góp phần làm tăng tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế địa phương.
và đóng góp vào ngân sách nhà nước, Từng bước đã tạo được sự nhận thức đúng đắn trong cán
bộ và nhân dân về vai trò không thể thiếu của những khu công nghiệp tập trung trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Bình Thuận là tỉnh đi sau đi chậm về sự phát triển các KCN, hơn nữa KCN Phan Thiết lại có quy
mô rất nhỏ. Song qua thực tế hình thành và phát triển KCN Phan Thiết, qua những kết quả làm
được, chưa làm được chúng tôi cũng đã tự rút ra một số bài học kinh nghiệm riêng cho mình
trong công tác chỉ đạo, điều hành xây dựng phát triển các KCN mới của Tỉnh trong giai đoạn
2006-2010 - Đó là :
+ Một là: Quá trình quy hoạch phát triển KCN, đặc biệt là việc lựa chọn vị trí xây dựng, quy mô
xây dựng, chọn ngành công nghiệp ưu tiên thu hút đầu tư vào KCN phải phù hợp quy hoạch phát
triển KT-XH chung với tiềm năng và lợi thế của địa phương, với điều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế -
xã hội của khu vực.
Việc quy hoạch phát triển KCN phải đảm bảo đồng bộ giữa phát triển công nghiệp với cơ sở hạ
tầng ngoài hàng rào KCN và quá trình đô thị hóa; Trước hết là quy hoạch các khu TĐC, khu dân
cư dịch vụ phục vụ cho KCN. Đồng thời việc chọn chủ đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng
KCN có đủ năng lực là điều kiện tiên quyết quyết định đến kết quả, hiệu quả hoạt động của
KCN.
+ Hai là: Quá trình đầu tư xây dựng KCN theo phương thức cuốn chiếu, nhằm kết hợp chặt chẽ
giữa khả năng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và mặt bằng KCN với khả năng tiến
độ vận động thu hút đầu tư vào KCN cho phù hợp là phương châm đầu tư chung của các KCN.
Song hiểu đầu tư cuốn chiếu không phải bó hẹp hay dàn đều mà phải có sự tập trung giải quyết
dứt điểm một số hạng mục, trong đó phải đặc biệt ưu tiên thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng
tòan khu đi trước một bước (cần có những chính sách đảm bảo đời sống tốt hơn nơi cũ cho
những hộ dân bị di dời giải toả), kế đến là phát triển xây dựng hệ thống đường trục chính, đường
nội bộ KCN, rồi đến xây dựng các công trình hạ tầng khác như: cấp điện, cấp nước, thóat nước,
san lấp mặt bằng ... chỉ có như vậy mới sớm tạo ra bộ mặt của một KCN nhằm hấp dẫn các nhà
đầu tư và có cơ sở vững chắc để thực hiện việc bố trí sắp đặt các dự án đầu tư vào KCN đúng với
quy họach các khu chức năng, các cụm lọai hình doanh nghiệp theo dự án đề ra.
+ Ba là: Đầu tư xây dựng -kinh doanh hạ tầng KCN là một họat động yêu cầu vốn đầu tư rất lớn
và tập trung, nhưng thu hồi vốn đầu tư lại rất chậm, bởi chỉ có nguồn thu cố định từ cho thuê lại
đất, phí hạ tầng và các dịch vụ khác, hiệu quả kinh tế mang lại cho chủ đầu tư - nhất là ở các tỉnh
xa các trung tâm kinh tế lớn - là không cao, ít hấp dẫn các nhà đầu tư.
Do đó, ở các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, thì để phát triển các KCN ngòai việc
phải có sự hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đầu tư cho xây dựng các công trình hạ tầng
ngòai hàng rào, cho đền bù giải tỏa, xét miễn giảm tiền thuê đất xây dựng KCN thoả đáng; cần
phải huy động các nguồn vốn khác từ các đơn vị kinh doanh cấp điện, nước, thông tin liên lạc
cùng tham gia đầu tư xây dựng và kinh doanh các dịch vụ này.
Có như vậy mới giảm bớt được chi phí đầu tư, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Chủ đầu tư xây
dựng- kinh doanh hạ tầng KCN.
+ Bốn là: Thực hiện quản lý đối với KCN theo cơ chế “một cửa, tại chỗ” tại Ban Quản lý các
KCN tỉnh đang là cơ chế quản lý phát huy tác dụng tốt, vừa đảm bảo nâng cao vai trò và năng
lực thực hiện chức năng quản lý trực tiếp đối với KCN và các doanh nghiệp KCN của Ban Quản
lý, vừa đảm bảo yêu cầu giải quyết nhanh gọn, chính xác các yêu cầu của KCN và doanh nghiệp
KCN đặt ra.
Để thực hiện tốt cơ chế quản lý trên, một mặt cần phải nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ -
công chức của Ban Quản lý. Đồng thời chủ động đề nghị UBND tỉnh và các Sở, Ngành chuyên
môn xem xét thực hiện phân cấp, ủy quyền cho Ban thực hiện thêm một số chức năng liên quan;
Mặt khác xây dựng quy chế phối hợp với các Sở Ngành trong việc giải quyết các yêu cầu của các
Doanh nghiệp KCN một cách rõ ràng. Các lĩnh vực thực hiện cơ chế quản lý hành chánh “1 cửa”
tại Ban quản lý phải được công khai, minh bạch, có hướng dẫn chi tiết, cụ thể.
+ Năm là: Vận động thu hút đầu tư vào KCN là vấn đề có tính quyết định đến hiệu quả hoạt
động của KCN. Song vận động thu hút đầu tư là một công việc khó khăn, phức tạp đòi hỏi phải
kiên trì, thực hiện liên tục và phải có sự đầu tư lớn và có sự phối hợp chặt chẽ, hổ trợ tích cực
của các Ngành, các cấp.
Đồng thời, phải được thực hiện trên cơ sở những chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư thông
thoáng, hấp dẫn và có sự thống nhất, ổn định cao. Hàng năm, tỉnh có kế hoạch cấp thêm kinh phí
ngoài định mức cho Ban Quản lý các KCN và Sở Kế hoạch & Đầu tư để thực hiện công tác in ấn
phát hành tài liệu, tổ chức hội thảo, giao lưu giới thiệu kêu gọi đầu tư vào các KCN.
Tuy nhiên giải pháp đẩy mạnh vận động thu hút đầu tư có hiệu quả nhất, rẻ nhất vẫn là thông qua
các nhà đầu tư đã và đang thực hiện đầu tư tại địa phương tại các KCN.
Điều đó cũng có nghĩa là để vận động, thu hút được nhiều nhà đầu tư mới, việc trước hết và mãi
mãi vẫn là xây dựng một “chính quyền thân thiện”, một “cơ chế minh bạch” trong quản lý, coi sự
tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn các nhà đầu tư trong thực hiện dự án đầu tư và thực hiện tốt
pháp luật của nhà nước là nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý và vận động đầu tư.
+ Sáu là : Thu hút nhiều dự án đầu tư vào KCN, nâng cao hiệu quả kinh tế của các doanh
nghiệp KCN để phát triển KT-XH của tỉnh là mục tiêu cuối cùng của phát triển các KCN, song
phát triển SX phải gắn với bảo đảm môi trường và phát triển bền vững.
Do đó, trong quá trình vận động thu hút đầu tư, bố trí dự án đầu tư phải tuân thủ các quy định về
ngành nghề thu hút đầu tư và Điều lệ quản lý xây dựng trong KCN. Ưu tiên thu hút các dự án
đầu tư có quy mô lớn, công nghệ cao, đồng thời đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý bảo vệ
môi trường.
Các cơ quan quản lý, các Chủ đầu tư các KCN phải luôn xác định tạo mọi điều kiện thuận lợi
nhất, giải quyết nhanh chóng và tốt nhất các yêu cầu của các doanh nghiệp KCN để hoạt động
SX-KD của doanh nghiệp phát triển, có hiệu quả cao là trách nhiệm, nhiệm vụ chính trị của
mình.
Đến lượt nó, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp KCN và các nhà đầu tư trong KCN sẽ
chính là cộng tác viên vận động kêu gọi đầu tư vào KCN và tham gia quản lý KCN một cách tốt
nhất.
Qua thực tiễn đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Phan Thiết, trong điều kiện xét về lợi thế môi
trường đầu tư của Tỉnh còn nhiều hạn chế so với khu vực miền Đông Nam Bộ, khu vực Trung
Trung Bộ như: không có cảng biển, cảng hàng không, nguồn nhân lực hạn chế, ...
Để đẩy mạnh phát triển các KCN tiếp theo, tỉnh Bình Thuận cần phải làm rất nhiều việc nữa, đặc
biệt là phải học hỏi nhiều kinh nghiệm hay của các Ban quản lý các KCN của các tỉnh đàn anh -
nhất là Ban quản lý các KCN – KCX TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa -Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng
Nai và một số tỉnh khác nhiều hơn thế nữa… Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HDND
Tỉnh và sự chỉ đạo sát sao của UBND Tỉnh, sự phối hợp hỗ trợ của các Ngành, các cấp trong tỉnh
Bình Thuận đã và đang thực hiện cụ thể như:
- Tỉnh ủy Bình Thuận có Nghị quyết 28/NQ-TU về phát triển công nghiệp và TTCN đến năm
2010 và định hướng đến năm 2015 và Nghị quyết Đại hội tỉnh đảng bộ lần thứ XI nhiệm kỳ
2006-2010 đã xác định rõ: phát triển công nghiệp và TTCN là một nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh
suốt thời kỳ 2006-2010; trong đó coi đầu tư phát triển các KCN là trọng tâm của nhiệm vụ trọng
tâm phát triển công nghiệp – TTCN.
- HĐND Tỉnh có Nghị quyết về phát triển công nghiệp - TTCN giai đoạn 2006-2010, UBND
Tỉnh có chương trình hành động thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy và HDND Tỉnh về phát triển
công nghiệp – TTCN đến năm 2010.
Cụ thể hoá các chủ trương, Nghị quyết của Tỉnh ủy và HĐND tỉnh nêu trên; UBND tỉnh đã có
những chính sách, cơ chế cụ thể để phát triển các KCN của Tỉnh trong những năm tới, như:
+ Chi ngân sách Nhà nước để hỗ trợ 100% kinh phí cho đền bù giải tỏa đất xây dựng các
KCN và tổ chức việc giải toả mặt bằng KCN giao đất sạch cho chủ đầu tư xây dựng hạ tầng
KCN và cho thuê đất với giá ưu đãi nhất.
+ Chỉ đạo các ngành điện, cấp nước, bưu chính viễn thông bỏ vốn đầu tư và kinh doanh hệ
thống điện, nước, thông tin liên lạc trong và ngoài hàng rào KCN.
+ Song song với việc quy hoạch KCN, Tỉnh đã chỉ đạo lập quy hoạch chung xây dựng
KCN - đô thị và quy hoạch phát triển các khu dân cư-dịch vụ-thương mại KCN nhằm tạo sự
đồng bộ, gắn kết cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội trong và ngoài hàng rào KCN phục vụ cho phát
triển KCN, hình thành khu đô thị - công nghiệp.
+ Hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho người lao động.
+ Chỉ đạo đẩy mạnh công tác Cải cách hành chính từ chính quyền địa phương đến các cấp các
ngành nhằm tạo mọi thuận lợi, giải quyết nhanh chóng công việc cho công dân, cho nhà đầu tư.
Từ những kinh nghiệm rút ra từ thực tế hình thành phát triển KCN Phan Thiết, những nhận thức
mới về phát triển các KCN và những chủ chương, chính sách; Mục tiêu xây dựng phát triển 4
KCN tập trung tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006-2010 gồm:
* KCN Phan Thiết đang triển khai thực hiện dự án mở rộng giai đoạn II thêm 55,7 ha, liền kề với
giai đoạn I -sát cạnh TP Phan Thiết).
+ Đến tháng 6/2006 khởi công xây dựng 1 phần KCN;
+ Phấn đấu trong 2 năm 2006-2007 hoàn thành xây dựng cơ bản và lấp đầy KCN Phan Thiết.
· KCN Hàm Kiệm - Quy mô 579 ha: thuộc địa bàn xã Hàm Mỹ và Hàm Kiệm huyện
Hàm Thuận Nam, nằm ngay cạnh QL 1A Phan Thiết- TP Hồ Chí Minh, cách TP. Phan Thíêt
10km, cách TP Hồ Chí Minh 190 km, cách ga đường sắt (Mương Mán) 3 km.
· Đã được Thủ tướng Chính Phủ chấp thuận về chủ trương xây dựng tại văn bản số
1022/CP-CN ngày 19/7/2004, trong đó Chính phủ đồng ý đưa KCN Hàm Kiệm vào quy hoạch
phát triển các KCN cả nước đến 2010.
Hiện nay, các chủ đầu tư xây dựng -kinh doanh hạ tầng KCN Hàm Kiệm đang tích cực hoàn
chỉnh hồ sơ quy hoạch và dự án đầu tư để có thể triển khai khởi công xây dựng đồng thời trong
quý III/2006.
Cùng với việc xây dựng KCN; quy hoạch chung xây dựng đô thị Ngã Hai-Hàm Mỹ (720 ha) và
quy hoạch chi tiết khu dân cư-dịch vụ-thương mại ngoài hàng rào KCN (230 ha) cũng được tiến
hành đồng thời, tạo mối quan hệ đồng bộ cơ sở hạ tầng giữa trong và ngoài KCN.
* KCN Sơn Mỹ: thuộc xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân. nằm ngay trên trục QL 55 Hàm Tân – Bà
Rịa-Vũng Tàu và cách cảng Thị vải 70 km
Đây là KCN -dịch vụ dầu khí với các dự án trung tâm điện khí, hoá dầu, sản xuất các sản phẩm
sau dầu khí, các ngành công nghiệp VLXD; chế biến khoáng sản; luyện cán thép, nhôm; công
nghiệp cơ khí, chế tạo, lắp ráp và các ngành công nghiệp hàng tiêu dùng khác. Tổng diện tích
2.800 ha. Gồm 2 KCN:
+ KCN Sơn Mỹ 1 – 1500 ha do Tổng Công ty đầu tư phát triển đô thi và khu công nghiệp
(IDICO) làm chủ đầu tư;
+ KCN Sơn Mỹ 2 – 1300 ha do Liên doanh Sumitomo và Belgas làm chủ đầu tư
KCN Sơn Mỹ sẽ được xây dựng vào cuối năm 2006 đầu năm 2007.
Một đề án quy hoạch Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân” bao gồm:
KCN Sơn Mỹ 1 và 2 (2.800 ha), khu đô thị và dịch vụ KCN (1.000 ha), khu vực sân Golf (200
ha) với tổng diện tích 4.000 ha đang được thực hiện.
* KCN Tân Đức: thuộc xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, ngay sát trục đường QL1A, giáp ranh tỉnh
Đồng Nai.
Quy mô 800 ha, dự kiến phát triển lên 1.500 ha
Là KCN ưu tiên đón nhận các dự án di dời từ khu kinh tế trọng điểm phía Nam ra. Hiện đang
xúc tiến kêu gọi Chủ đầu tư KCN.
Sự hình thành, phát triển 4 KCN tập trung trên sẽ tạo điều kiện mới để ngành công nghiệp
và hoạt động của các KCN Bình Thuận chuyển sang bước phát triển mới, cùng với cả nước và
khu vực thực hiện chương trình CNH, HĐH đất nước, đưa tỉnh Bình Thuận thoát khỏi Tỉnh kém
phát triển vào năm 2010, để có điều kiện phát triển nhanh, mạnh vào những năm sau 2010.
Ban Quản Lý các KCN Bình Thuận qua bài viết này, với hy vọng từ một số bài học kinh nghiệm
rút ra từ thực tiễn đầu tư xây dựng KCN Phan Thiết góp cùng với Hội nghị để khẳng định rằng:
những kinh nghiệm chung đã rút ra từ sự hình thành phát triển các KCN chung của cả nước, vẫn
luôn là những kinh nghiệm quý báu cho các KCN, các Ban Quản lý các KCN và các tỉnh nhỏ lẻ,
có điều kiện KT-XH khó khăn vận dụng, phát triển để vững bước đi lên;
Đồng thời qua đó, Ban cũng muốn được giới thiệu thêm về các KCN của tỉnh chuẩn bị xây dựng
- phát triển trong giai đoạn 2006-2010 với mong muốn kêu gọi sự quan tâm của các nhà đầu tư
đến tìm hiểu và đầu tư vào các KCN của Tỉnh, cùng Tỉnh Bình Thuận trong việc xây dựng phát
triển các KCN để làm giàu cho bản thân, cho doanh nghiệp và góp phần tạo động lực thúc đẩy
phát triển ngành CN - TTCN của Tỉnh, góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển CN -
TTCN của Tỉnh trong thời gian tới.
Ông Giang Công Tuyên
Phó Trưởng Ban
Ban Quản lý các KCN Bình Thuận

You might also like