You are on page 1of 10

A – Đặt vấn đề

Lịch sử phát triển của xã hội có giai cấp là lịch sử đấu tranh giai cấp.Trong
mỗi thời kỳ chuyển biến cách mạng từ hình thái kinh tế – xã hội này sang hình
thái kinh tế-xã hội khác cao hơn luôn có một giai cấp đứng ở vị trí trung tâm, đó
là giai cấp cách mạng, đóng vai trò là động lực chủ yếu, là lực lượng lãnh đạo
quá trình chuyển biến đó.Giai cấp cách mạng này có sứ mệnh lịch sử là thủ tiêu
xã hội cũ, xây dựng xã hội mới phù hợp với tiến trình phát triển khách quan của
lịch sử. Trong thời đại ngày nay đó là giai cấp công nhân. Mác đã khẳng định
“Chỉ có giai cấp công nhân mới có Sứ Mệnh Lịch Sử”. Vậy những điều kiện
khách quan cũng như chủ quan nào đã giúp cho giai cấp công nhân hoàn thành
sứ mệnh lịch sử ?

B- Nội dung
I- Khái niệm về giai cấp công nhân
1. Quan niệm của Mác giai cấp công nhân
C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ: “Vấn đề là ở chỗ tìm hiểu xem giai cấp vô
sản thực ra là gì và phù hợp với tồn tại ấy của bản thân nó, giai cấp vô sản buộc
phải làm gì về mặt lịch sử “. Để phân biệt rõ sự khác nhau giữa giai cấp công
nhân và giai cấp vô sản. Khi trình bày “Lịch sử phát triển giai cấp vô sản” thì
Mác và Ăngghen đã loại dần những người vô sản nói chung ra, để cuối cùng chỉ
nói đến “những người vô sản đầu tiên xuất hiện trong công nghiệp và trực tiếp
do công nghiệp sản sinh ra”. Vì vậy, chúng ta chỉ chú ý trước tới những công
nhân công nghiệp... Như vậy, không phải Mác nói vô sản chung chung, bất kỳ,
mà chỉ là “vô sản trong công nghiệp”, do nền đại công nghiệp sản sinh ra. Theo
cách đặt vấn đề như trên thì giai cấp công nhân hiện đại chỉ bắt đầu sản sinh từ
cuộc cách mạng công nghiệp cơ khí - là công nhân đại công nghiệp. Các ông rất

1
thận trọng khi nói vô sản công nghiệp, phân biệt rất rõ với loại vô sản lưu manh,
các loại tầng lớp vô sản nông thôn và thị thành là những lực lượng khác nhau về
chất lượng. Các ông đã viết: "còn tầng lớp vô sản lưu manh, cái sản phẩm tiêu
cực ấy của sự thối nát của những tầng lớp thấp nhất trong xã hội cũ, có thể được
cách mạng vô sản lôi cuốn vào phong trào; nhưng điều kiện sinh hoạt của họ lại
khiến họ sẵn sàng bán mình cho phe phản động hơn”. Để tìm hiểu bản chất giai
cấp công nhân là gì, C.Mác và Ph.Ăngghen đã xét trên 2 tiêu chí:
Thứ nhất, về phương thức lao động, phương thức sản xuất: Giai cấp công
nhân là lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính
chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hoá cao.
Thứ hai, về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: đó là những
người lao động không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản
và bị nhà tư bản bóc lột về giá trị thặng dư.
Trong hai tiêu chí này, C.Mác và Ph.Ăngghen nói tới tiêu chí một đó là
công nhân công xưởng, được coi là bộ phận tiêu biểu cho giai cấp công nhân
hiện đại. Hai ông cho rằng: “Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với
sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của nền
đại công nghiệp”; “công nhân cũng là một phát minh của thời đại mới, giống
như máy móc cũng vậy ... công nhân Anh là đứa con đầu lòng của nền đại công
nghiệp hiện đại”.

II – Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân.
1 – Nội dung sứ mệnh lịch sử
Lịch sử phát triển của thế giới chính là lịch sử phát triển của các hình thái
kinh tế xã hội từ thấp đến cao. Trong xã hội có giai cấp luôn có mâu thuẫn giữa
lực lượng sản xuất phát triển đến trình độ xã hội hóa cao với Quan hệ sản xuất
cũ, lạc hậu; mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp lao động.

2
Nội dung tổng quát sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là: xoá bỏ chế
độ tư bản chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi sự áp bức bóc lột,
nghèo nàn lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản văn minh.
Ph.Ăngghen viết:” Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy- đó là sứ
mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại ”. Còn Lênin đã chỉ rõ:” Điểm chủ yếu
trong học thuyết của C.Mác là ở chỗ nó làm sáng tỏ vai trò lịch sử thế giới của
giai cấp vô sản là người xây dựng xã hội chủ nghĩa”.

2 – Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân.
Học thuyết C.Mác và Ph.Ăngghen về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân là luận chứng khoa học về địa vị kinh tế xã hội và vai trò lịch sử của giai
cấp công nhân, về mục tiêu và con đường để giai cấp đó hoàn thành sứ mệnh lịch
sử của mình. Học thuyết đã chứng minh sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
được quy định bởi những điều kiện kinh tế, xã hội khách quan.

a.Về địa vị kinh tế xã hội:


Dưới chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân là sản phẩm của nền đại công
nghiệp tư bản chủ nghĩa, nó ra đời và phát triển cùng với sự hình thành phát triển
của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, được nền sản xuất công nghiệp hiện
đại rèn rũa tổ chức lại thành một lực lượng xã hội hùng mạnh. Đại công nghiệp
càng phát triển, tập trung làm phá sản những người sản xuất hàng hoá nhỏ, bổ
xung lực lượng cho giai cấp công nhân. Mặt khác, đại công nghiệp phát triển tiếp
tục bổ xung lực lượng cho giai cấp công nhân, thu hút lực lượng lao động từ
nhiều ngành, nhiều nghề khác nhau tạo nên tập đoàn hùng mạnh. Bản thân sự
phát triển nền đại công nghiệp cũng yêu cầu cao với từng người lao động, tập thể
lao động về tác phong lao động, kỷ luật lao động…

3
Dưới chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân là bộ phận quan trọng nhất
trong các bộ phận tiêu biểu cấu thành của lực lượng sản xuất của xã hội tư bản.
Họ đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến nhất với trình độ xã hội hoá ngày
càng cao. Nhưng chủ nghĩa tư bản lại được xây dựng trên nền tảng của chế độ
chiếm hữu tư nhân về tư lệu sản xuất mà giai cấp tư sản là đại diện. Bởi thế, ở
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn tồn tại mâu thuẫn giữa lực
lượng sản xuất có tính chất xã hội hoá ngày càng cao (mà giai cấp công nhân là
đại diện) với quan hệ sản xuất có tính chất chiếm hữu tư nhân (mà giai cấp tư sản
là đại diện). Đây là mâu thuẫn cơ bản vốn có và không thể khắc phục được nếu
không xoá bỏ đợc chế độ tư bản. Biểu hiện về mặt chính trị, xã hội của mâu
thuẫn cơ bản đó là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Sự vận
động phát triển của những mâu thuẫn tất yếu trên dẫn đến cách mạng xã hội chủ
nghĩa, dẫn tới sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản và thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
Như vậy giai cấp công nhân gắn liền với nền lao động sản xuất vật chất, đi liền
sự phát triển của công nghiệp ngày càng hiện đại kể cả khi xuất hiện nền kinh tế
tri thức.
Do không có tư liệu sản xuất, giai cấp công nhân phải bán sức lao động
làm thuê, bị nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư, bị lệ thuộc hoàn toàn vào quá
trình phân phối các kết quả lao động của chính họ. Trong nền sản xuất tư bản
chủ nghĩa, giai cấp công nhân bị toàn bộ giai cấp tư sản bóc lột, là giai cấp trực
tiếp đối kháng với giai cấp tư sản, không có quyền trong tổ chức, điều hành lao
động, phân phối sản phẩm lao động. Do đó giai cấp công nhân không được làm
chủ trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Họ bị bần cùng hoá so với giai cấp tư sản (bị
bóc lột trong quá trình sản xuất, ngoài quá trình sản xuất và bị bóc lột theo chiều
sâu).

b.Về đặc điểm chính trị, xã hội:

4
Do những đặc điểm về kinh tế chính trị xã hội của giai cấp công nhân: từ
địa vị kinh tế xã hội của giai cấp công nhân, điều đó cũng quy định những đặc
điểm xã hội chính trị của giai cấp công nhân, do vậy giai cấp công nhân có vai
trò sứ mệnh cao cả. Những đặc điểm đó là:
Giai cấp công nhân bị giai cấp tư sản bóc lột, áp bức rất nặng nề. Đề tăng
giá trị thặng dư cho giai cấp tư sản: đã tăng thêm giờ làm. Tăng lao động và biến
người công nhân thành công cụ phụ thuộc máy móc, giai cấp công nhân bị bần
cùng hóa… theo sự khách quan: đã có áp bức tất có đấu tranh.
Giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất: Giai cấp công nhân là đại
diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa– phương thức sản xuất tiên tiến
nhất và là lực lượng sản xuất có trình độ xã hội hoá cao, là lực lượng quyết định
sự phá vỡ phương thức sản xuất tư bản, thiết lập phương thức sản xuất mới.
Giai cấp công nhân luôn đi đầu trong các cuộc cách mạng và làm cách
mạng cho đến khi thắng lợi. Lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân đối lập với lợi
ích cơ bản của giai cấp tư sản, nhưng phù hợp với lợi ích, khát vọng giải phóng
của nhân dân lao động. Do đó giai cấp công nhân càng có đủ điều kiện, khả năng
trở thành lực lượng tổ chức lãnh đạo các giai cấp và tầng lớp lao động khác trong
công cuộc xoá bỏ áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản, xây dựng thành công xã
hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
Giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để, tính triệt để
đó được thể hiện trong các lĩnh vực kinh tế xã hội: Về kinh tế, lợi ích của giai
cấp công nhân đối lập với lợi ích của giai cấp tư sản, họ là những người không
có tư liệu sản xuất, làm thuê cho các nhà tư bản và bị áp bức bóc lột nặng nề. Vì
thế, họ phải đứng thực hiện cuộc cách mạng vô sản thành công, đa họ từ địa vị
của người làm thuê trở thành người làm chủ bản thân, và làm chủ xã hội. Về xã
hội, khi làm cách mạng, giai cấp công nhân đa cách mạng đến thành công, đập

5
tan nhà nước tư sản, thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản – nhà nước của giai
cấp vô sản. Tính triệt để cách mạng của giai cấp công nhân còn được thể hiện ở
chỗ nó được vũ trang bởi hệ tư tưởng tiên tiến là học thuyết Mác – Lênin được
đội ngũ tiên phong của nó là Đảng cộng sản lãnh đạo.
Giai cấp công nhân là giai cấp có tính tổ chức kỷ luật cao: Điều kiện sản
xuất tập trung và trình độ kỹ thuật ngày càng hiện đại, cơ cấu tổ chức sản xuất
chặt chẽ đã tôi luyện cho giai cấp công nhân hiện đại tính tổ chức và kỷ luật cao,
tác phong công nghiệp; trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản thống trị,
giai cấp công nhân phải đoàn kết lại, tổ chức chặt chẽ và có tính cách mạng cao
vì cách mạng đòi hỏi đúng thời điểm, thời cơ thuận lợi mới có thể thành công.
Giai cấp công nhân là giai cấp có bản chất quốc tế: Gắn với nền công
nghiệp hiện đại, chẳng những giai cấp công nhân có trình độ xã hội hoá ngày
càng cao ở mỗi nước mà còn có mối quan hệ quốc tế ngày càng tăng. Giai cấp
công nhân ở các nước tư bản nói chung đều có địa vị kinh tế xã hội giống nhau.
Vì vậy họ có mục tiêu đấu tranh chung là xoá bỏ chế độ áp bức bóc lột tư bản
chủ nghĩa, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, không còn tình trạng người áp bức
bóc lột người. Mặt khác, giai cấp tư sản cũng là một lực lượng quốc tế và để duy
trì địa vị thống trị của mình, giai cấp tư sản luôn thực hiện sự liên minh trên
phạm vi quốc tế để chống lại cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và các dân
tộc bị áp bức. Do đó muốn hoàn thành sự nghiệp giải phóng, giai cấp công nhân
phải đoàn kết lại, đấu tranh trên phạm vi toàn quốc tế. Bản chất quốc tế đó thể
hiện trước hết ở việc giai cấp công nhân lãnh đạo nhân dân, dân tộc mình hoàn
thành nhiệm vụ tự giải phóng. Lợi ích quốc tế của giai cấp công nhân không tách
rời mà gắn bó mật thiết với lợi ích chân chính của dân tộc mà giai cấp công nhân
làm đại diện.

6
Từ sự phân tích về địa vị kinh tế xã hội và những đặc điểm xã hội chính trị
của giai cấp công nhân, chính đó là những cơ sở khách quan để khẳng định giai
cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử là đấu tranh để thủ tiêu chế độ tư bản chủ
nghĩa và từng bước xây dựng thành công xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa và
chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới.
Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử đó, giai cấp công nhân phải tự tổ chức ra
chính Đảng của mình, tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, thiết lập
chuyên chính vô sản, thực hiện quá trình cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội
mới – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

III – Những yếu tố chủ quan và quy luật hình thành, phát triển chính đảng
của GCCN.
1 – Những yếu tổ chủ quan.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được hình thành một cách khách
quan, nhưng để thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử đó phải kể đến vai trò của
các yếu tổ chủ quan.
Giai cấp công nhân ra đời cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp
tư bản chủ nghĩa. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới
kéo theo sự phát triển của giai cấp công nhân.
Về số lượng, điều này được khẳng định: theo thống kê, năm 1900, toàn thế
giới có 80 triệu công nhân, đến 1990 có hơn 600 triệu, đến 1998 tăng đến 800
triệu. Nguyên nhân của sự gia tăng này đó là do chiến lược công nghiệp hóa –
hiện đại hóa của các nước tư bản, và ngày nay là của các nước đang phát triển.
Về chất lượng, bản thân giai cấp công nhân luôn có sự nâng cao về học
vấn, tay nghề, ý thức giác ngộ về chính trị. Sự phát triển về số lượng cho họ thấy
rõ lực lượng của mình hơn. Ý thức giai cấp thông qua quá trình đấu tranh chống
giai cấp tư sản: ban đầu là đấu tranh về kinh tế trước mắt, đã từng bước chuyển
sang hoạt động chính trị, đấu tranh thông qua tổ chức, nghiệp đoàn, cồng đoàn.

7
Qua quá trình đấu tranh, họ gắn bó hơn. Trong “Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản”
C.Mác viết “tư sản ngày càng cạnh tranh với nhau hơn và vì khủng hoảng
thương mại do sự cạnh tranh ấy sinh ra, cho nên tiền công càng trở nên bấp
bênh; việc cải tiến máy móc không ngừng và ngày càng nhanh chóng hơn làm
cho tình cảnh của công nhân ngày càng bấp bênh, những cuộc xung đột cá nhân
giữa công nhân và tư sản ngày càng có tính chất những cuộc xung đột giữa hai
giai cấp. Công nhân bắt đầu thành lập những Liên minh (Công đoàn) chống lại
bọn tư sản để bảo vệ tiền công của mình.”; và “Kết quả thực sự của những cuộc
đấu tranh của họ là sự đoàn kết ngày càng rộng của những người lao động, hơn
là sự thành công tức thời.”; “Sự tổ chức như vậy của người vô sản thành giai
cấp và do đó thành chính đảng, luôn luôn bị sự cạnh tranh giữa công nhân với
nhau phá vỡ. Nhưng nó luôn luôn được tái lập và luôn luôn mạnh mẽ hơn, vững
chắc hơn, hùng mạnh hơn. Nó lợi dụng những bất hoà trong nội bộ giai cấp tư
sản để buộc giai cấp tư sản phải thừa nhận, bằng luật pháp, một số quyền lợi
của giai cấp công nhân : chẳng hạn như đạo luật 10 giờ ở Anh”.
Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng yêu cầu rất cao sự gia
tăng về chức năng “lao động trí tuệ”. Điều đó đòi hỏi người lao động phải
thường xuyên học tập nâng cao trình độ, phải được đào tạo và đào tạo lại liên
tục. Đặc biệt, hiện nay đất nước ta đang ngày càng hội nhập sâu vào kinh tế thế
giới, đòi hỏi giai cấp công nhân phải vươn lên làm chủ khoa học - kỹ thuật và
công nghệ mới; tự mình trí thức hóa, đồng thời có chính sách đoàn kết và động
viên giới trí thức đem hết tâm huyết tài năng phục vụ sự nghiệp đổi mới toàn
diện của đất nước.

2 - Tính tất yếu và quy luật hình thành, phát triển chính đảng của GCCN.
Ngoài việc bản thân giai cấp công nhân không ngừng lớn mạnh cả về số
lượng lẫn chất lượng thì việc thành lập ra chính đảng của giai cấp: Đảng Cộng

8
Sản, sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản là nhân tố chủ quan quyết định, đảm bảo
vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản, trải qua
nhiều giai đoạn từ thấp đến cao, từ tự phát đến tự giác. Sau khi ra đời, Đảng
cộng sản với vai trò là người tiếp tục sự nghiệp kết hợp chủ nghĩa Mác với
phong trào công nhân trên quy mô lớn hơn nhằm giành thắng lợi trong cuộc đấu
tranh chống giai cấp tư sản, đã xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Đảng cộng sản là người đại diện chân chính cho lợi ích của giai cấp công
nhân và lợi ích dân tộc trong phạm vi một nước, đồng thời cũng vì lợi ích chung
của phong trào cộng sản và quốc tế. Chính vì vậy, giai cấp công nhân dưới sự
lãnh đạo của Đảng đã tạo ra được cơ sở thống nhất tư tưởng và hành động, phát
huy tư cách là người lãnh đạo trong đấu tranh chống áp bức bóc lột xây dựng xã
hội mới.
Đảng Cộng sản Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân Việt Nam, là
Đảng của giai cấp công nhân và của dân tộc Việt Nam. Bởi nhiều lẽ: Đảng là con
đẻ của hai phong trào: phong trào công nhân và phong trào yêu nước (chứ không
chỉ là con đẻ của phong trào công nhân như ở những nước tư bản). Trong quá
trình lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội, trong đó đặt nhiệm vụ dân tộc lên trên và lên trước, coi
nhiệm vụ dân tộc là tiền đề, điều kiện tiên quyết và là cơ sở để hoàn thành nhiệm
vụ giai cấp, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa,
Đảng động viên sức mạnh toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân,
coi cách mạng xã hội chủ nghĩa không chỉ là nhiệm vụ giai cấp mà còn là nhiệm
vụ dân tộc, định hướng cho nhiệm vụ dân tộc, bảo đảm độc lập dân tộc, giải
phóng dân tộc triệt để, đưa dân tộc bỏ qua thời đại dân tộc tư sản, tiến vào thời
đại dân tộc xã hội chủ nghĩa.

9
C –Kết luận.
Tóm lại, từ các phân tích trên về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
cả về lý luận lẫn thực tiễn đã khẳng định tính khách quan của sứ mệh lịch sử của
giai cấp công nhân, đúng như lời của C.Mác nói. Hiểu được rõ về giai cấp công
nhân, đặc biệt là hiểu được sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một vấn đề
hết sức quan trọng trong nhận thức của mỗi chúng ta, giúp ta có những nhận thức
đúng đắn đối với các giai cấp trong xã hội nói chung và giai cấp công nhân nói
riêng. Qua đó, mỗi cá nhân trong xã hội cần không ngừng nâng cao ý thức trách
nhiệm về giai cấp, về nhận thức xã hội để nâng cao tri thức văn hóa của mình.
Trước những đòi hỏi mới của công cuộc đổi mới hiện nay, để đảm bảo
thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng ta luôn đòi
hỏi phải tăng cường hơn nữa bản chất giai cấp công nhân thì mới đáp ứng được
yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới.

10

You might also like