You are on page 1of 8

Lm.

Jack Mc Ardie ss cc

150 TRUYỆN KỂ
Giúp giảng thuyết và dạy giáo lý

1. CHIẾC HANG VÀ MẶT TRỜI

Có một chiếc hang nằm sâu tít bên dưới lòng đất. Quả thật, chiếc hang chưa bao giờ nhìn thấy
ánh sáng, và do đó, chiếc hang không biết ánh sáng là gì cả.
Một ngày kia, mặt trời mời chiếc hang xuất hiện và lên thăm mặt trời. Khi trồi lên để đi thăm
mặt trời, chiếc hang hết sức kinh ngạc và vui mừng, bởi vì từ trước tới nay, nó chưa bao giờ
được nhìn thấy ánh sáng. Tự nhiên, chiếc hang cảm thấy có nghĩa vụ phải mời mặt trời khi
nào rảnh rỗi xuống ghé thăm nó, bởi vì mặt trời cũng chưa bao giờ biết bóng tối là gì.
Thế rồi ngày ấy đã đến. Mặt trời xuống và được dẫn vào hang. Khi bước vào hang, mặt trời
nhìn chung quanh và bỡ ngỡ hỏi: "Bóng tối đâu rồi?". Khi ấy, khi mặt trời đã có mặt thì làm
gì còn bóng tối ở đó nữa.

Một khi các bạn mở rộng tâm hồn cho Thiên Chúa và mời ánh sáng của Người đến trên
bóng tối của các bạn, thì chính Chúa, Đấng xưng mình là Ánh Sáng Thế Gian, cũng sẽ nhìn
quanh và hỏi, "Bóng tối đâu rồi?".

2. THIÊN ĐÀNG

Thiên đàng phải là điều cần được nhắc đi nhắc lại. Thiên đàng là một ân ban hoàn toàn nhưng
không. Tôi sẽ được lên thiên đàng bởi vì Chúa Giêsu đã chịu chết cho tôi. Ơn gọi của tôi, đặc
biệt là ơn gọi linh mục, không phải là đi đây đi đó để cứu lấy một người nào đó, nhưng là để
loan báo rằng họ đã được Thiên Chúa cứu độ. Ơn gọi của tôi không phải là hoạt động để đưa
người ta lên thiên đàng, nhưng là đưa thiên đàng đến với người ta. Tôi dám bảo đảm với các
bạn rằng việc đưa thiên đàng đến với người ta khó hơn là đưa người ta lên thiên đàng rất
nhiều. nhưng chúng ta không thể nào tự sức mình làm được điều đó-vì đó là một tặng ân hoàn
toàn nhưng không.

Một vị giáo chức vừa tắt thở và bay lên trời. Ông ta đến gõ cửa thiên đàng. Thánh Phêrô lên
tiếng:
- Khoan đã! Lại đây xem nào! Chú mày đi đâu đấy?
- Tôi vào thiên đàng.
- Ồ không được, chú mày không được vào.
- Tại sao không?
- Vào thiên đàng đâu có đơn giản như chú mày tưởng. Ở đây có một thang điểm cho
chú mày đối chiếu, chú mày phải đủ số điểm qui định mới được vào.
- Mèn đét ơi, cái kiểu điểm chuẩn đó mà cũng được áp dụng ở đây à?
- Đúng vậy, ở đây cũng đang thử nghiệm kiểu đó.
- Thế tôi phải có bao nhiêu điểm mới được vào thiên đàng?
- Phải đủ một ngàn điểm, không được thiếu một điểm nào, không được cò kè bớt một
thêm hai.
Vị giáo chức nghe thánh Phêrô nói chắc nịch như thế nên hơi sững người một chút, nhưng rồi
bình tĩnh trở lại.
Thánh Phêrô nói tiếp: OK! Nghe hỏi đây, thế chú mày làm được những gì dưới trần gian?
Vị giáo chức ưỡn ngực trả lời: Sáng nào tôi cũng đi lễ nhà thờ, suốt bốn mươi năm trời ròng
rã, bất kể trời nắng, trời mưa, trời giông, trời tuyết, xuân, hạ, thu, đông. Đó là một điều không
dễ lắm đâu, như ngài đã biết!
Thánh Phêrô nói tiếp: Khá lắm, thế thì chú mày kể như đã được một điểm rồi.
Lúc này, vị giáo chức tội nghiệp kia tỏ vẻ thất vọng và rầu rĩ. Thánh Phêrô hất hàm hỏi tiếp:
Còn gì nữa không?
- À, con đã gia nhập nhiều tổ chức thuộc Giáo Hội, nào là Hội Bác Ái thánh Vinh Sơn
và nhiều hội đoàn đạo đức khác nữa, chẳng hạn như là hội…
Thánh Phêrô vội vàng ngăn lại: Ngắn gọn một chút đi, đừng cà kê dê ngỗng! Phái sau chú
mày còn cả khối người nữa kìa! Thế chú mày đã lập được những thành tích nào?
- Qua những năm tháng hoạt động trong lãnh vực vận động quyên góp từ thiện, có lẽ
con đã nhận được khoảng hai mươi, hai mươi lăm ngàn đô la.
Thánh Phêrô gật gù: Thế thì cũng tốt, cũng tốt, không đến nỗi nào. Chú mày kể như được
thêm một điểm nữa. Tổng cộng là hai điểm.
Đến lúc này, vị giáo chức hoàn toàn chán nản và lẩm nhẩm một mình: Ôi, may ra chỉ nhờ ơn
Chúa mình mới được vào được thiên đàng mà thôi.
Vừa nghe đến đó, thánh Phêrô quay sang nhìn vị giáo chức và vui vẻ nói: Ừ, giả như chú mày
nói sớm điều đó thì chú mày đã được một ngàn điểm rồi. Bây giờ, chú mày mà tin chắc như
thế thì cứ việc vào đi, bởi vì thiên đàng là một ân huệ hoàn toàn, tuyệt đối, thuần túy nhưng
không.

3.VẾT CHÂN TRÊN CÁT

Một đêm nọ, một người kia mơ thấy mình đang cùng với Chúa Giêsu lang thang dọc theo bãi
biển. Trên nền trời lóe lên những cảnh trạng đời sống của anh ta. Trong mỗi cảnh trạng, anh
ta đều nhìn thấy có hai vết dấu chân bước trên nền cát, một của anh ta, còn một của Chúa
Giêsu.
Khi cảnh trạng cuối cùng của cuộc đời lóe sáng, anh ta quay lại nhìn những dấu chân trên nền
cát và nhận ra trong suốt quãng đời của anh ta nhiều lúc chỉ có một vết dấu chân. Anh ta hồi
tưởng lại và gẫm ra đó là những thời gian tăm tối và ảm đạm nhất trong cuộc đời của mình.
Điều này khiến anh ta thắc mắc và anh ta đã quay sang hỏi Chúa:
- Lạy Chúa, Chúa đã phán rằng một khi con đã quyết định theo chân Chúa, thì Chúa sẽ
đồng hành với con trên mọi nẻo đường. Nhưng con thấy trong những lúc đường của
con gặp nhiều gian truân thử thách nhất thì chỉ có một vết dấu chân của con mà thôi.
Con không hiểu tại sao như vậy, những khi con rất cần đến Chúa thì Chúa lại bỏ con
bơ vơ một mình.
Chúa từ tốn trả lời:
- Hỡi con nhỏ rất dấu ái của Cha, Cha yêu thương con và Cha đâu nỡ để con mồ côi
trong những lúc thử thách và đau khổ. Những quãng thời gian con nhìn thấy chỉ có
một cỡ dấu chân trên nền cát, ấy là những khi Cha đang bồng ẵm và chở che con trên
cánh tay của Cha.

4. BẦY NGỖNG TRỜI

Khi nào chúng ta nhận ra Thiên Chúa đã tự khiêm xuống với chúng ta là để kinh nghiệm và
chia sẻ những yếu đuối phận người của chúng ta, khi ấy chúng ta mới thấm được phần nào
điều cốt lõi của mầu nhiệm Nhập Thể. Xét trên bình diện nhân loại, điều ấy chẳng có nghĩa
lý gì, bởi vì trần gian không thể hiểu được quyền năng tiềm tàng trong những sự nhỏ bé. Khi
Chúa Giêsu đến trong hình hài một con trẻ bé mọn, những Hêrôđê của trần gian này đã hết
sức hoảng hốt vì không biết phải đối phó như thế nào. Trần gian đã đành phải giết chết một
Mahatma Ghandi hoặc một Martin Luther King bởi vì trong sức mạnh kỳ diệu ấy có một thứ
quyền năng mà chiều kích hung bạo của trần gian này không còn cách nào khác để đối phó.

Vào một đêm Giáng Sinh nọ, một người kia thắc mắc không hiểu vì sao Thiên Chúa lại chọn
con đường tự hạ trở thành một con trẻ yếu ớt.
Trong lúc triền miên suy tư về điều ấy, ông ta bỗng nghe những tiếng động đạc bên ngoài cửa
sổ. Ông ta nhìn ta và thấy một bầy ngỗng trời đã đáp xuống khu vườn sau nhà ông ta. Tuyết
đang trôi dạt và bầy ngỗng trời đã đậu trên tuyết. Bầy ngỗng trời này từ vùng Bắc Cực bay
xuôi về vịnh Mexico, nhưng một con đã bị thương, và vì loài ngỗng trời có tập quán bay từng
đàn, nếu như một con trong quần thể bị thương, thì cả bầy cùng đáp lại chứ không bỏ rơi cá
thể kia. Người đàn ông thấy cảm động, không kịp suy nghĩ, vội vã chạy ra để giúp đỡ đàn
chim thiên di đáng thương.
Thế nhưng, khi xuất hiện như thế, ông ta chẳng khác nào dọa giết bầy ngỗng, và thế là chúng
bay tan tát, chìm xuống dưới lớp tuyết và đã có những con bị thương. Ông ta mở cửa nhà xe,
cố gắng dồn chúng tất cả vào đó và gọi điện cho hội Bảo Vệ Ngỗng Trời cử các nhân viên
của họ đến giúp đỡ. Tuy nhiên, càng gắng sức dồn bầy ngỗng vào nhà xe, ông ta càng gây hại
và càng làm cho nhiều ngỗng bị thương hơn. Giữa lúc hốt hoảng, người đàn ông đã ước gì
mình cũng biến thành một con ngỗng trời, biết được ngôn ngữ của chúng đế nói cho chúng
biết rằng ông chỉ cố gắng giúp chúng mà thôi! Và ngay khi ấy, trong đầu ông lóe lên một tia
sáng giúp ông hiểu ra vì sao Chúa Giêsu đã giáng thế như vậy!

Chúa đã đến trong hình hài một con trẻ yếu ớt, giống như từng người chúng ta, để có thể nói
thứ ngôn ngữ của chúng ta. Như vậy, Chúa có thế âu yếm các con trẻ, tha thứ cho các tội
nhân, nuôi sống những ai đói khát và hướng dẫn cho chúng ta phải sống như thế nào.

5. BIẾT CHÚA MỚI QUAN TRỌNG

Một ngày nọ, một nhóm người ngồi lại với nhau để kể cho nhau nghe những ký ức vui buồn.
Sau một hồi trao đổi, họ đưa ra một số vấn đề để thách đố nhau.
Một thanh niên đứng lên đọc: “Chúa là Mục Tử tôi, tôi không thiếu gì.” Thanh niên này là
một người ăn học, nói năng rất bài bản. Anh ta đọc làu làu Thánh Vịnh ấy lần thứ hai, rồi lần
thứ ba giữa những tràng pháo tay hoan hô của mọi người.
Người thứ hai lên tiếng là một ông cụ, lưng đã gù và giọng nói yếu ớt, nghe rất khó. Ông cụ
khom cả người, đứng trong một góc nhà và đọc: “Thiên Chúa là Mục Tử tôi, tôi không còn
thiếu gì.” Khi ông cụ vừa dứt lời, cả gian phòng bỗng im lặng như tờ, mọi người đều cúi đầu,
ai lấy lặng lẽ cầu nguyện.
Người thanh niên học thức bấy giờ mới lên tiếng giải thích hai cách nhận thức Thánh Vịnh.
Anh ta nói: “Quả thật, tôi nhận thực mình cũng hiểu biết Thánh Vịnh ấy; tuy nhiên, chính ông
cụ mới là người hiểu biết vị Mục Tử.”

Chúng ta chỉ học biết Thánh Vịnh. Chúng ta đã học biết tất cả những câu giải đáp, nhưng lại
không biết gì về chính vị Mục Tử. Nếu như tôi không biết vị Mục Tử là ai, (Kitô giáo quy
hướng về một ngôi vị, đó là Đức Giêsu Kitô), khi tôi lên tiếng, không ai sẽ nghe lời tôi mà
cầu nguyện cả.
6. QUẦY TÁO BỊ ĐỔ
Sống ơn gọi Kitô hữu là phát triển một tinh thần gia đình để Chúa Thánh Thần là Đấng đã
hoạt động trong Chúa Kitô cũng tiếp tục hoạt động trong chúng ta. Nói cách khác là chúng
ta hãy trở nên Chúa Kitô cho tha nhân và hãy nhìn Chúa Kitô nơi tha nhân.

Một nhóm bạn trẻ vừa từ một cuộc hội nghị về vi tính ra về. họ vội vã đáp taxi đến nhà ga
cho kịp chuyến tàu lửa sang một thị trấn kế cận. Khi họ vừa xuống taxi thì tàu lửa đã chuyển
bánh. Họ ba chân bốn cẳng chạy băng qua sân ga nhảy lên tàu, nhưng không may, một bạn trẻ
trong nhóm đã vô tình đụng vào quầy táo của một người ở đó.
Một bạn trẻ trong nhóm ấy đang trong quá trình phấn đấu để trở thành một Kito hữu đích
danh. Thực ra, chúng ta không bao giờ là, nhưng chúng ta mãi mãi-như lời văn hào
Chesterson đã nói-“trong quá trình để trở thành” Kito hữu mà thôi. Vậy người bạn trẻ kia
đang cố gắng để trở thành một Kito hữu đích thực.
Bạn ấy không phải là người đụng đổ quầy táo, nhưng điều đó không hề gì. Anh ta nói với các
bạn: “mình sẽ gặp các bạn sau. Các bạn cứ đi trước vui vẻ nhé!”. Nói xong, anh ta nhảy
xuống khỏi tàu lửa.
Người bạn trẻ ấy quay trở lại. anh ta ngạc nhiên khi nhìn thấy một đứa bé trai đang ngồi sau
chiếc quầy, với một số táo đang lăn lóc la liệt dưới đất. Đứa bé trai chỉ độ bảy tám tuổi,
nhưng bị mù. Nó đang ngồi chờ mẹ vì bà ấy đã qua đường đi mua đồ trong một cửa hiệu nào
đó. Người bạn trẻ nhặt những trái táo lên, xếp lại cho ngay ngắn và đặt riêng những trái bị
dập sang một bên. Anh ta lấy trong túi ra một ít tiền và đặt vào bàn tay đứa trẻ, rồi nói: “Anh
xin lỗi về những gì vừa xảy ra. Hy vọng các anh không làm hỏng mất ngày hôm nay của em.
Xin Chúa chúc lành cho em.”
Sau đó anh ta ra đi, trong khi đứa trẻ mù, mặc dù không nhìn thấy gì, nhưng quay về hướng
đi của anh thanh niên và gọi lớn: “Anh ơi, anh ơi, anh có phải là Chúa Giêsu không?”

Chúa Giêsu hỏi các tông đồ: “Các con bảo Thầy là ai?”. Các con đối xử với tha nhân thế
nào, cho dù các con bẳn gắt, bất nhẫn, hung dữ hay kiêu căng, các con vẫn là những đại sứ,
những địa diện của Thầy. Các con bảo Thầy là ai?
Các bạn thử nghĩ xem, điều quan trọng không phải là chúng ta làm gì, nhưng vì sao chúng ta
làm điều đó.

7. SỐNG MÀ NHƯ CHẾT

Trên những cửa sổ của một cửa tiệm dịch vụ tang lễ nằm trên một đại lộ ở thành phố San
Francisco có treo các bức màn màu vàng sậm in hàng chữ: “Tại sao bạn lại phải kéo lê cái
mạng nửa sống nửa chết của bạn, trong khi chúng tôi có thể chôn cất bạn chỉ tốn có chín
mươi tám đô la?”.

Đó là một câu hỏi mà ai nấy cũng nên tự vấn chính mình, tất cả các tác giả trong bộ Thánh
Kinh, mỗi người một cách, cũng đã đặt ra câu hỏi trên. “Tại sao bạn lại kéo lê cái mạng nửa
sống nửa chết trong khi có một cách tăng cường sức mạnh của bạn?” Như các bạn thấy, có
một sự khác biệt rất lớn giữa chết và sống. Mọi người ai cũng phải chết, nhưng không phải
ai ai cũng sống. Một số người chỉ hiện diện, và khi họ chết đi, bạn chỉ phải đi mời bác sĩ đến
xác nhận rằng họ đã chết bởi vì bạn không thể nhìn ra một khác biệt nào giữa sống và chết
nơi họ cả - ở nơi họ, hầu như chẳng có được bao nhiêu sự sống!
8. THỜI GIAN ĐÃ HẾT

Cách đây vài năm, một nhiếp ảnh gia đã đoạt được một giải thưởng lớn nhờ bức ảnh ông ta
đã ghi lại một cái chết.
Một thiếu nữa đã chết trên chiếc xe hơi thể thao. Cô ấy chết vì sử dụng ma túy quá liều. Nhà
nhiếp ảnh đã dùng một ống kính góc rộng để có được một bức ảnh đặc biệt, không những
chụp được thân thể trong tư thế đau đớn đang trườn lên băng ghế trước, mà còn ghi rõ được
cả mặt đồng hồ đỗ xe với hàng chữ “thời gian đã hết.”

Không ai thoát được cái chết. Nhắc đến cái chết là một điều đáng sợ và ảm đạm. Tất cả
chúng ta đều phải chết; mọi người yêu dấu của chúng ta cũng phải chết. mỗi ngày, bằng
nhiều cách khác nhau, chúng ta được nhắc nhở rằng chúng ta chỉ cách cái chết không bao
lâu nữa. Rõ ràng, mấy chữ “thời gian đã hết” có thể áp dụng cho tất cả chúng ta.

9. MẠCH NƯỚC

Một linh mục đạo đức thánh thiện kia coi sóc một giáo xứ lớn ở thành phố suốt nhiều năm
trời. Khi tuổi đời đã tương đối cao, ngài quyết định xin về một giáo họ nhỏ ở miền quê. Tuy
sự việc đã xảy ra nhiều năm rồi, nhưng ngài vẫn thường kể lại câu chuyện về bữa ăn thịnh
soạn đầu tiên của ngài tại nhà một người giáo dân ở giáo họ ấy.
Bữa ăn rất thịnh soạn; có thể nói được là có phần xa xỉ: nào là đùi heo xông khói, gà chiên,
bò nướng; khoai lang và khoai tây nghiền, rau nhúng bơ; bánh mì nóng giòn, bánh mì ngọt;
tráng miệng thì có bánh quả vệt quất còn nóng, bên trên có những khối kem lớn mùi vanilla
do nhà tự làm nấy.
Tuy nhiên, bữa ăn ấy như một điều làm tôi khó chịu. tôi không thể thưởng thức được. trong
suốt thời gian bữa ăn tối hôm ấy, tôi nghe có tiếng nước chảy rỉ rả liên tục và thực sự làm tôi
bực mình. Nếu như điều ấy xảy ra ở thành phố, thì tiếng động kia là một tin xấu. một người
nào đó có lẽ đã quên tắt vòi nước, hoặc hệ thống ống nước bị rò rỉ, hoặc trần nhà sắp sửa ụp
xuống đầu. Suốt hai giờ đồng hồ, tôi hầu như không nghe được thanh âm nào khác ngoài
tiếng nước chảy. Tuy nhiên, vì đây là lần đầu tiên đến thăm viếng gia đình người giáo dân
này, tôi đành không nói gì. Sau cùng, không thể chịu hơn được hơn nữa, tôi đành phải lên
tiếng.
Gia chủ mỉm cười, rồi giải thích hiện tượng ấy cho tôi nghe:
Bốn mươi năm trước, khi xây dựng trang trại này, người ta đã phát hiện được mạch suối
ngầm nằm ngay giữa mảnh đất của họ. Thế là họ xây dựng một gian phòng bao lấy mạch
nước, rồi lại thiết kế toàn bộ trang trại chung quanh gian phòng ấy. Suốt bốn mươi năm qua,
mọi người sống trong trang trại này đã sử dụng nguồn nước từ mạch suối vọt lên từ giữa ngôi
nhà của họ.
Lúc ấy tôi thầm nhủ trong lòng, “Đây chính là điều Chúa Giêsu vẫn thường phán dạy chúng
ta hãy xây dựng gian phòng cuộc sống của chúng ta chung quanh mạch suối ân sủng hằng
sống của Người.”

10. SỬA LẠI BẢNG CHỈ ĐƯỜNG

Theo Chúa Giêsu là bước theo con đường của Người, không được thay đổi những dấu hiệu
hoặc luật lệ của Người. Chúa Giêsu đã không xưng mình là một trong những con đường;
nhưng xưng rằng: “Ta là Đường”.

Ngày xưa có một người lên đường đến thị trấn Shadeyville. Khi đến một ngã ba, ông ta phân
vân khi nhìn thấy một bảng chỉ đường có hai mũi tên. Một mũi tên chỉ về hướng con đường
thênh thang, trải nhựa bằng phẳng; còn mũi tên kia, với hàng chữ Thị Trấn Shadeyville, chỉ
về hướng một con đường chật hẹp, lầy lội, chưa được trải nhựa. Bỗng nhiên, trong đầu ông ta
lóe lên một ý tưởng. Ông ta trèo lên cột đường, xoay lại bảng chỉ đường và vui vẻ đi theo con
đường bằng phẳng. Dĩ nhiên, làm sao người ấy có thể đến được Shadeyville.
11. ĐƯA ĐẾN CÙNG THIÊN CHÚA

Vai trò của Giáo Hội là hướng dẫn mọi người đến cùng Thiên Chúa. Vai trò của thánh Gioan
Tẩy Giả là làm một dấu chỉ đường, giúp mọi người nhìn về phía Chúa Giêsu.
Một vị giáo trưởng Do Thái giáo kia đã làm cho cả cộng đoàn phải sửng sốt khi xác quyết
Moses thực sự không phải là một người lãnh đạo. Họ thực sự sôi máu và điên tiết khi nghe vị
giáo trưởng tuyên bố một điều không thể nào tưởng tượng được nổi đối với các thính giả Do
Thái.
Vị giáo trưởng tiếp tục giải thích rằng khi dẫn dân chúng ra khỏi Ai Cập, nếu như Moses rẽ
phải thay vì rẽ trái, thì người Do Thái ngày nay có lẽ đã có dầu hỏa, còn người ta sẽ gặp sa
mạc.
Tuy nhiên, nói gì thì nói, Moses vẫn là một người lãnh đạo tài ba; ông biết điều ông đang
làm. Thực vậy, đó là sự tuyệt vời trong câu chuyện của Cựu Ước về chuyến Xuất Hành:
Moses đã dẫn đưa dân chúng vào sa mạc, và đó là nơi họ đã gặp được Thiên Chúa.

12. CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG

Sức mạnh lòng tin tưởng sẽ hướng dẫn các bạn vượt qua những dò bẫy của thời buổi lạc
lõng và tuyệt vọng. Tuyệt vọng ngã lòng là một tội lỗi mang tính quyết định và đích thực với
các tín hữu.

Có một câu chuyện cổ kể về một giáo trưởng Do Thái nọ đến với ngày lễ Xá Tội trong tâm
trạng chán chường. Ngày lễ Xá Tội, theo truyền thống Do Thái, là một ngày sám hối và canh
tân. Vị giáo trưởng rất chán nản, uể oải và mỏi mệt. Ông cảm thấy vô cùng buồn nản. Vị giáo
trưởng lúc ấy đang đứng trước ngưỡng cửa ngôi nhà nhỏ bé của ông; trong khi đó, dưới
đường có một thợ dạo đẩy một chiếc xe nhỏ với những vật dụng và hàng hóa đi qua. Khi đến
trước ngôi nhà và nhìn thấy vị giáo trưởng đứng ở ngưỡng cửa, người thợ dạo rao lớn: “Ông
có cần sửa chữa gì không?”. Theo lời vị giáo trưởng kể lại, lời rao ấy giống như tiếng nói của
Thiên Chúa, bởi vì ông sực nhìn thấy rõ ràng nguyên nhân thực sự của vấn đề ông đang gặp
phải “Ông có cần sửa chữa không?”.

13. TÌM GẶP THIÊN CHÚA

Còn nhớ nhiều năm trước đây, tôi đã được nghe biết về một chàng trai nọ tại chính miền quê
của tôi. Anh ta là một con người chân chất, bao giờ cũng ngồi ở hàng ghế đầu tiên tại các nhà
thờ, các nhà nguyện và các buổi họp.
Thế rồi một hôm, có một vị giảng thuyết Tin Lành đứng ở phía sau một chiếc xe tải đậu ở
cổng trường, tay lần giở Thánh Kinh và giảng về đề tài tìm gặp Thiên Chúa.
Như thông lệ, San vẫn ngồi ở hàng đầu, ngước nhìn lên với ánh mắt ngây ngô. Dường như
nhận thấy ở Sam có một nét hoan lạc sâu xa đầy cảm xúc đạo đức, vị giảng thuyết xa lạ quay
sang nhìn anh và hỏi “Hỡi người bạn yêu dấu, bạn đã tìm thấy Thiên Chúa chưa?” Sam trố
mắt hỏi lại, “Chưa, thế ra ngài đã đánh mất Thiên Chúa rồi à?”.
Lần này, Sam xem ra thật thông minh, mặc dù câu hỏi của anh có vẻ ngu ngốc. Chúng ta
không làm mất Thiên Chúa. Chúng ta là những người lúc nào cũng có thể làm mất chính
mình.

14. BÓP NGẠT


Chúa Giêsu đã đến để cho chúng ta được sống và được sống dồi dào. Chính thánh Irenaeus
đã nói rằng con người sống viên mãn tức là làm vinh danh Thiên Chúa.

Trong một chuyến lưu giảng tại các đại học của nữ văn sĩ Flannery O’ Connor, có người đã
nêu lên một câu hỏi cho bà: “Bà có cảm thấy các đại học bóp ngạt các văn sĩ không?”
Flanney O’ Connor đã đáp lại: “Tôi cảm thấy các đại học không đủ sức để bóp ngạt các văn
sĩ”.
Cũng có một câu chuyện tương tự, về câu hỏi “Các chủng viện thần học có bóp ngạt các nhà
giảng thuyết hay không?” và câu trả lời chính là: “Các chủng viện không đủ sức bóp ngạt các
nhà giảng thuyết.”

Có quá nhiều nhà văn vô hồn, có quá nhiều nhà giảng thuyết vô hồn, có quá nhiều doanh
nhân vô hồn, có quá nhiều giáo chức vô hồn, có quá nhiều phụ huynh vô hồn. Thiên Chúa đã
yêu thương chúng ta quá mức, đến độ khi mời gọi chúng ta vào cuộc đời, Người đã hạ sinh
chúng ta hai lần. Một lần sinh hạ chúng ta vào trần gian này, và một lần sinh hạ chúng ta
vào cuộc sống “Ta đến cho các con được sống và sống dồi dào.”

15. CHỈ CÓ MỘT THẰNG BỊ GÃY TAY

Như chúng ta thường được nghe nói, hòa bình không phải là vắng bóng chiến tranh. Hòa
bình là sự hiện diện của một điều gì đó. Cũng như tình yêu không phải là sự thiếu vắng hận
thù.

Một người kia từ công sở làm về nhà sau một ngày bận rộn vất vả.
Ông nói với vợ: “Hôm nay thật là một ngày tồi tệ cho tôi. Tối nay, nếu như có tin gì không
được tốt, thì bà liệu mà giữ lấy cho riêng bà.”
Bà vợ chỉ đáp lại: “Được, chả có tin gì tồi tệ cả. Toàn là tin tốt thôi. Ông còn nhớ bốn đứa
nhóc của mình chứ? Có ba đứa hôm nay đã không bị gãy tay!”

16. KHÔNG BIẾT ĐƯỜNG VÀ ĐI LẠC

Có một sự khác biệt giữa “không biết đường” và “đi lạc đường”. Trong cuộc sống. chúng ta
rất thường xuyên đi lạc đường; tuy nhiên, không biết đường lại là một chuyện khác.

Có một câu chuyện kể về một người nọ đi đến một thành phố xa. Vì không quen đường xá,
anh ta hoang mang và đi lạc đường. Khi nhận ra tình cảnh của mình, anh ta dừng xe lại và hỏi
một khác bộ hành xa lạ: “Xin ông làm ơn giúp tôi một chút. Tôi không biết đường.”
Người khác bộ hành hỏi: “Thế ông đi đâu?”
“Tôi đến Dublin”
Người khác bộ hành gật gù: “Thế thì đâu phải là ông không biết đường. Ông biết ông đi đâu
mà, bây giờ ông chỉ cần biết đi về hướng nào là đủ.”

17. PHẢI GIẢNG VỀ CHÚA

Chúng ta cứ phải nói đi nói lại rằng Kitô Giáo là một tôn giáo hướng về một ngôi vị, đó là
Đức Giêsu Kitô.

Tại Thụy Điển có một ngôi thánh đường cổ xưa rất nổi tiếng, xét trên nhiều nguyên nhân lịch
sử, nhưng điều gây chú ý nhất đối với các khách tham quan là bức tượng chuộc tội rất sống
động đặt ngay phía cuối thánh đường.
Bức tượng ấy được treo đối diện với giảng đài, vị giảng thuyết có thể nhìn thấy một cách dễ
dàng. Nếu được hỏi vì sao bức tượng lại được treo ở đàng cuối, thay vì phái đầu thánh đường
cho mọi người có thể nhìn thấy, hướng dẫn viên sẽ kể lại câu chuyện sau đây.
Một Chúa Nhật nọ, vua Charles XII bất chợt đến viếng ngôi thánh đường này. Khi nhìn thấy
đức vua bước vào, vị giảng thuyết đã kịp thời gác bài giảng của mình lại để lớn tiếng tán
dương các nhân đức của nhà vua và những phúc lợi nhà vua đã thực hiện cho toàn dân.
Vài ngày sau, nhà vua đã tặng thánh đường này bức tượng chuộc tội, cùng với một bức thư.
Trong bức thư, nhà vua truyền phải treo bức tượng ở phía cuối nhà thờ, đối diện với toàn
giảng, để từ đó về sau, bất kỳ ai bước lên bục giảng sẽ được nhắc nhở cho biết họ phải giảng
về Đấng nào.

You might also like