You are on page 1of 219

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thời gian thực hiện : Tháng 08/2008 – 12/2008


Cơ quan chủ trì : UBND Huyện Thống Nhất
Cơ quan quản lý nhiệm vụ : Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thống Nhất
Cơ quan thực hiện : Chi cục Bảo vệ môi trường Tp.HCM - HEPA
Chủ trì : PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
Thư ký : ThS. Nguyễn Trọng Khanh
Danh sách cán bộ tham gia thực hiện chính :

TT Họ và tên Học hàm, học vị Đơn vị/nhiệm vụ


1 Nguyễn Đinh Tuấn PGS.TS Hiệu phó Trường Cao Đẳng TN&MT
TP.HCM
2 Nguyễn Hiệp Quế CN Trưởng phòng TN&MT Thống Nhất
3 Trần Thị Minh Hải CN Phòng TN&MT Thống Nhất
4 Phạm Nguyễn Bảo Hạnh ThS Chi cục BVMT TP.HCM
5 Lê Thị Thanh Thủy ThS Chi cục BVMT TP.HCM
6 Nguyễn Trọng Khanh ThS Chi cục BVMT TP.HCM
7 Trần Ngọc Định ThS Chi cục BVMT TP.HCM
8 Nguyễn Kim Chung ThS Chi cục BVMT TP.HCM
9 Trần Thị Kim Liên ThS Chi cục BVMT TP.HCM
10 Trần Lê Ngọc Quyên ThS Chi cục BVMT TP.HCM
11 Trần Thị Ngọc Hường KS Chi cục BVMT TP.HCM
12 Hoàng Minh Châu CN Chi cục BVMT TP.HCM
13 Nguyễn Thị Tú Uyên CN Chi cục BVMT TP.HCM
14 Châu Ngọc Cẩm Vân KS Chi cục BVMT TP.HCM
15 Lê Sanh Quốc Tuấn CN Chi cục BVMT TP.HCM
16 Lê Như Lộc CN Chi cục BVMT TP.HCM
MỤC LỤC
Chương 1: MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1.1 SỰ CẦN THIẾT........................................................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU................................................................................................................................3
1.3 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN...............................................................................................3

Chương 2: KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, KINH
TẾ -XÃ HỘI HUYỆN THỐNG NHẤT TỈNH ĐỒNG NAI.....................................4
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN...........................................................................................................4
2.1.1 Vị trí địa lý ..........................................................................................................................4
2.1.2 Địa hình ...............................................................................................................................7
2.1.3 Thổ nhưỡng..........................................................................................................................7
2.1.4 Điều kiện khí hậu.................................................................................................................8
2.1.5 Chế độ thủy văn...................................................................................................................9
2.2 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN...............................................................................................9
2.2.1 Tài nguyên đất .....................................................................................................................9
2.2.2 Tài nguyên rừng.................................................................................................................11
2.2.3 Tài nguyên nước.................................................................................................................11
2.2.4 Tài nguyên khoáng sản.......................................................................................................12
2.2.5 Cảnh quan môi trường........................................................................................................13
2.3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI.........................................................................................14
2.3.1 Khái quát tăng trưởng kinh tế, xã hội:................................................................................14
2.3.2 Kinh tế ...............................................................................................................................15
2.3.3 Cơ sở hạ tầng......................................................................................................................19
2.3.4 Thực trạng xã hội:..............................................................................................................21

Chương 3: HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG HUYỆN THỐNG NHẤT..............................................................29
3.1 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC................................................................................29
3.1.1 Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước......................................................................29
3.1.2 Hiện trạng môi trường nước mặt........................................................................................32
3.1.3 Hiện trạng môi trường nước dưới đất.................................................................................33
3.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ TIẾNG ỒN........................................35
3.2.1 Các nguồn gây ô nhiễm .....................................................................................................35
3.2.2 Vị trí và các chỉ tiêu đo đạc ..............................................................................................35
3.2.3 Hiện trạng môi trường không khí .....................................................................................36
3.3 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN....................................................................37
3.3.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn tại huyện Thống Nhất.........................................................37
3.3.2 Thành phần CTR phát sinh................................................................................................38
3.3.3 Khối lượng chất thải rắn phát sinh:....................................................................................39
3.3.4 Hiện trạng lưu giữ Chất thải rắn.........................................................................................40
3.3.5 Công tác Quản lý, thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn..........................................41
3.4 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP...............................................................42
3.5 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT...................................................................................45
3.6 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP...............................................................47
3.6.1 Hiện trạng và định hướng phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Thống Nhất...........47
3.6.2 Các vấn đề môi trường chủ yếu trong nông nghiệp...........................................................49
3.7 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC KHAI THÁC KHÓANG SẢN....................54
3.7.1 Hiện trạng thăm dò, cấp phép hoạt động khoáng sản........................................................54
3.7.2 Sản lượng khai thác khoáng sản thực tế.............................................................................55
3.7.3 Hiện trạng môi trường khu vực khai thác khoáng sản.......................................................56
3.8 HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HUYỆN THỐNG NHẤT.......57
3.8.1 Bộ máy quản lý môi trường tại huyện Thống Nhất...........................................................57
3.8.2 Chức năng và Quyền hạn của phòng Tài nguyên và môi trường huyện Thống Nhất........57
3.8.3 Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ các cán bộ quản lý..........................................................58
3.8.4 Công tác quan trắc môi trường...........................................................................................59
3.9 HIỆN TRẠNG NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG..................59
3.9.1 Phạm vi và đối tượng thực hiện.........................................................................................59
3.9.2 Mục tiêu điều tra................................................................................................................59
3.9.3 Nội dung điều tra................................................................................................................59
3.9.4 Thời gian thực hiện............................................................................................................60
3.9.5 Kết quả điều tra..................................................................................................................60
3.9.6 Đánh giá.............................................................................................................................62

Chương 4: NỘI DUNG QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI
HUYỆN THỐNG NHẤT TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN 2020...................................................................................................65
4.1 MỤC TIÊU CỦA QUY HOẠCH...........................................................................................65
4.2 CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA QUY HOẠCH...................................................................66
4.2.1 Ngành nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản:..............................................................66
4.2.2 Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp........................................................................72
4.2.3 Ngành dịch vụ....................................................................................................................74
4.2.4 Quy hoạch các lĩnh vực văn hoá – xã hội..........................................................................78
4.2.5 Dân số - lao động...............................................................................................................81
4.2.6 Xây dựng kết cấu hạ tầng...................................................................................................83
4.2.7 An ninh quốc phòng...........................................................................................................88
4.2.8 Tổ chức không gian lãnh thổ..............................................................................................89

Chương 5: NHỮNG THÁCH THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
ĐỐI VỚI HUYỆN THỐNG NHẤT TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC MỤC
TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 2010, 2020.............................................91
5.1 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CỦA SỰ PHÁT TRIỂN GIỮA KINH TẾ - XÃ HỘI –
MÔI TRƯỜNG HUYỆN THỐNG NHẤT TRONG TƯƠNG LAI...............................91
5.1.1 Áp lực của sự gia tăng dân số............................................................................................92
5.1.2 Áp lực của đô thị hóa.........................................................................................................92
5.1.3 Áp lực của phát triển công nghiệp.....................................................................................94
5.1.4 Áp lực của phát triển nông nghiệp.....................................................................................95
5.1.5 Áp lực từ hoạt động khai thác khóang sản.........................................................................96
5.1.6 Áp lực phát triển du lịch.....................................................................................................96
5.2 PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN, DỰ BÁO MỨC ĐỘ Ô NHIỄM VÀ SUY THOÁI MÔI
TRƯỜNG............................................................................................................................97
5.2.1 Phân tích diễn biến, dự báo mức độ ô nhiễm môi trường không khí.................................97
5.2.2 Phân tích diễn biến, dự báo mức độ ô nhiễm môi trường nước.......................................101
5.2.3 Phân tích diễn biến, dự báo mức độ ô nhiễm môi trường do chất thải rắn......................105
5.2.4 Phân tích diễn biến, dự báo mức độ ô nhiễm suy thoái môi trường đất...........................108

Chương 6: XÂY DỰNG KẾ HOACH HÀNH ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HUYỆN
THỐNG NHẤT ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020...........111
6.1 KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ.....................111
6.1.1 Các vấn đề chủ yếu:.........................................................................................................111
6.1.2 Mục tiêu quy hoạch .........................................................................................................111
6.1.3 Giải pháp thực hiện:.........................................................................................................112
6.1.4 Kế hoạch thực hiện:..........................................................................................................113
6.2 KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC..............................................117
6.2.1 Các vấn đề môi trường chủ yếu........................................................................................117
6.2.2 Mục tiêu...........................................................................................................................118
6.2.3 Giải pháp thực hiện..........................................................................................................118
6.2.4 Kế hoạch thực hiện và kinh phí dự kiến...........................................................................125
6.3 KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN......................................................................128
6.3.1 Các vấn đề môi trường chủ yếu........................................................................................128
6.3.2 Mục tiêu quy họach..........................................................................................................128
6.3.3 Giải pháp thực hiện..........................................................................................................129
6.3.4 Kế hoạch thực hiện...........................................................................................................142
6.4 KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP.................................................144
6.4.1 Các vấn đề cần giải quyết ...............................................................................................144
6.4.2 Mục tiêu chung:................................................................................................................144
6.4.3 Quy hoạch phát triển các ngành chủ lực..........................................................................144
6.4.4 Kế hoạch thực hiện...........................................................................................................149
6.5 KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN TRONG KHAI THÁC
KHOÁNG SẢN.................................................................................................................154
6.5.1 Mục tiêu kế hoạch............................................................................................................154
6.5.2 Giải pháp thực hiện..........................................................................................................154
6.5.3 Kế hoạch thực hiện...........................................................................................................159
6.6 KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP.......163
6.6.1 Kế hoạch quản lý môi trường chăn nuôi..........................................................................163
6.6.2 Kế hoạch quản lý môi trường trồng trọt...........................................................................168
6.6.3 Kế hoạch thực hiện...........................................................................................................173
6.7 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
180
6.7.1 Các vấn đề chủ yếu..........................................................................................................180
6.7.2 Mục tiêu chương trình .....................................................................................................180
6.7.3 Giải pháp thực hiện..........................................................................................................181
6.7.4 Kế hoạch thực hiện...........................................................................................................186

Chương 7: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NHIỆM VỤ, DỰ ÁN VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ, TỔ CHỨC


THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HUYỆN THỐNG
NHẤT........................................................................................................................189
7.1 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NHIỆM VỤ, DỰ ÁN PHỤC VỤ CHO KẾ HỌACH BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG..........................................................................................................................189
7.2 ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG.................................................................................................................197
7.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý môi trường tại huyện Thống Nhất............................................197
7.2.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường ..............................................................200

Chương 8: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................206


8.1 KẾT LUẬN............................................................................................................................206
8.2 KIẾN NGHỊ...........................................................................................................................206
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các đơn vị hành chính huyện Thống Nhất......................................................................5

Bảng 2.2: Địa hình huyện Thống Nhất phân theo cấp độ dốc.........................................................7

Bảng 2.3: Các chỉ tiêu về khí hậu.......................................................................................................8

Bảng 2.4: Cơ cấu các nhóm đất chính.............................................................................................10

Bảng 2.5: Chỉ tiêu cơ bản về kinh tế theo ngành qua các năm.....................................................14

Bảng 2.6: Tình hình các cây trồng chính trên địa bàn huyện qua các năm................................15

Bảng2.7: Tình hình chăn nuôi qua các năm trên địa bàn huyện Thống Nhất............................17

Bảng 2.8: Các trục giao thông chính của huyện Thống Nhất.......................................................19

Bảng 2.9 : Thực trạng xã hội theo từng đơn vị hành chính...........................................................23

Bảng 2.10 : Số liệu thống kê về chỉ tiêu lao động...........................................................................23

Bảng 3.1. Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại các vị trí lấy mẫu.....................................30

Bảng 3.2. Kết quả phân tích nước mặt tại các vị trí lấy mẫu........................................................32

Bảng 3.3. Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất tại các vị trí lấy mẫu.............................34

Bảng 3.4. Vị trí và các chỉ tiêu đo đạc chất lượng không khí xung quanh..................................35

Bảng 3.5. Kết quả phân tích chất lượng không khí tại các vị trí đo đạc.....................................36

Bảng 3.6 Nguồn và các loại CTR tiêu biểu.....................................................................................37

Bảng 3.7: Thành phần rác thải sinh hoạt tại huyện Thống Nhất...............................................38

Bảng 3.8: Khái quát về vấn đề quản lý môi trường và hiện trạng xả thải...................................43

Bảng 3.9. Kết quả phân tích chất lượng đất tại các vị trí lấy mẫu...............................................46

Bảng 3.10. Đánh giá mức độ ô nhiễm đất tại một số điểm ở huyện Thống Nhất........................46

Bảng 3.11: Số lượng chất thải của một số loài gia súc gia cầm.....................................................49

Bảng 3.12: Hiệu quả xử lý phân của hệ thống Biogas....................................................................51

(Nguồn:Nguyễn Thị Hoa Lý,1994)...................................................................................................51

Bảng 3.13: Thành phần nước chảy tràn từ đất canh tác (dạng đất nông nghiệp hỗn hợp, có
sử dụng phân bón).....................................................................................................53
Bảng3.14: Tính tóan hiện trạng tải lượng chất dinh dưỡng trong nước chảy tràn từ đất trồng
trọt trên địa bàn huyện Thống Nhất........................................................................53

Bảng 3.15: Các mỏ đá xây dựng đang khai thác trên địa bàn huyện Thống Nhất.....................54

Bảng 3.16: Các mỏ puzlan trên địa bàn huyện Thống Nhất.........................................................55

Bảng 3.17: Sản lượng khai thác khoáng sản thực tế tại huyện Thống Nhất................................56

Bảng 4.1: Dự báo một số chỉ tiêu phát triển ngành nông nghiệp..................................................67

Bảng 4.2. Dự báo diện tích – sản lượng các cây trồng chủ lực......................................................68

Bảng 4.3: Dự kiến quy mô phát triển chăn nuôi............................................................................69

Bảng 4.4: Dự báo chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp....................................................70

Bảng 4.5: Dự báo các chỉ tiêu phát triển công nghiệp...................................................................73

Bảng 4.6: Dự báo các chỉ tiêu phát triển thương mại....................................................................75

Bảng 4.7: Dự báo một số chỉ tiêu phát triển về dịch vụ vận chuyển.............................................77

Bảng 4.8: Dự báo các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển giáo dục.......................................................78

Bảng 4.9: Dự báo dân số huyện Thống Nhất đến năm 2020.........................................................82

Bảng 4.10: Dự báo lao động huyện Thống Nhất đến năm 2020....................................................83

Bảng 4.11. Dự báo một số chỉ tiêu về giao thông huyện thống nhất.............................................84

Bảng 4.12: Danh mục đầu tư và giải tỏa nghĩa địa........................................................................87

Bảng 5.1. Hệ số phát thải ô nhiễm từ các phương tiện giao thông...............................................98

Bảng 5.2: Tải lượng ô nhiễm do giao thông vào năm 2010..........................................................100

Bảng 5.3: Tải lượng ô nhiễm do giao thông vào năm 2020..........................................................100

Bảng 5.4: Dự báo tải lượng khí thải phát sinh khi các KCN tại huyện Thống Nhất được lấp
đầy vào năm 2020....................................................................................................101

Bảng 5.5 . Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải công nghiệp đến năm
2020...........................................................................................................................102

Bảng 5.6. Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại huyệnThống Nhất
đến năm 2010, năm 2020 chưa xử lý......................................................................102

Bảng 5.7. Dự báo tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại
huyệnThống Nhất đến năm 2010, năm 2020 được xử lý qua bể tự hoại............103

Bảng 5.8. Dự báo tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi..............104
Bảng 5.9. Tải lượng ô nhiễm trong nước thải y tế đến năm 2020..............................................104

Bảng 5.10: Dự báo khối lượng CTR sinh hoạt huyện Thống Nhất đến năm 2020...................106

Bảng 5.11: Tính toán dự báo khối lượng chất thải y tế phát sinh huyện Thống Nhất đến năm
2020...........................................................................................................................107

Bảng 5.12: Dự báo tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh đến năm 2010, 2020 trên toàn
huyện Thống Nhất...................................................................................................108

Bảng 5.13: Diễn biến sử dụng tài nguyên đất của huyện Thống Nhất.......................................108

Bảng 6.1: Phân loại quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn...............................................................139

Bảng 6.2: Quy định về khoảng cách tối thiểu từ hàng rào bãi chôn lấp tới các công trình.....139

Bảng 6.3: Tỷ lệ các loại đất trong khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp................................147

Bảng 6.4: Mật độ xây dựng thuần (net-tô) tối đa đối với đất xây dựng nhà máy ...................147

Bảng 7.1: Các chương trình, đề án, dự án và nhiệm vụ BVMT trong giai đoạn từ đây đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020.........................................................................190
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Thống Nhất – tỉnh Đồng Nai.................................................6

Hình 3.1. Bộ máy quản lý môi trường huyện Thống Nhất............................................................57

Hình 6.1: Đề xuất sơ đồ tổng quát hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị.................................129

Hình 6.2: Đề xuất sơ đồ tổng quát hệ thống quản lý chất thải rắn Y tế ....................................130

Hình 7.1. Sơ đồ quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường huyện Thống Nhất........................197

Hình 7.2. Sơ đồ tóm tắt mô hình QLMT cấp Huyện, thị............................................................199

Hình 7.3. Các nội dung triển khai thực hiện kế hoạch BVMT huyện........................................200

Hình 7.4. Chương trình và nội dung đào tạo cho hệ thống quản lý môi trường cấp huyện.....202
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Chương 1: .................................................................................................MỞ ĐẦU


1.1 SỰ CẦN THIẾT
Quá trình phát triển kinh tế đã làm nảy sinh nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng. Môi
trường đất, nước, không khí ở các đô thị, khu công nghiệp tập trung và các khu đông dân cư
đang bị suy thoái, ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học đang bị cạn kiệt, sự cố
môi trường có chiều hướng gia tăng. Phát triển để thoả mãn các nhu cầu của hôm nay mà
không tổn hại đến sự phát triển của tương lai là đòi hỏi lớn lao đối với nhân loại, muốn đạt
được điều này phải có các quyết sách nhằm đạt được cả ba mục tiêu Kinh tế-Xã hội -Môi
trường. Đó là phát triển bền vững, là mục tiêu cần đạt tới của tất cả các nước trên thế giới
ngày nay. Nhiều luật và nghị định của Chính Phủ được ban hành bắt buộc các tổ chức phải
xem xét, tính đến các tác động môi trường trong các quyết định của họ. Sự quan tâm ngày
càng tăng đối với các ảnh hưởng môi trường do các hoạt động của con người buộc phải có
những nghiên cứu, khảo sát, phân tích và đánh giá hiện trạng môi trường ở tất cả các vùng,
các quốc gia trên thế giới và trong mọi lĩnh vực.
Huyện Thống Nhất là huyện mới được thành lập và đi vào hoạt động theo Nghị định
số 97/2003/NĐ-CP ngày 21/08/2003 của Chính phủ trên cơ sở chia tách 8 xã của huyện
Thống Nhất (cũ) và 2 xã thuộc huyện Long Khánh (cũ) thành huyện Thống Nhất (mới).
Hiện tại huyện Thống Nhất chưa có khu đô thị, tòan bộ huyện là khu vực nông thôn, dự kiến
và đang từng bước thành lập khu đô thị Dầu Giây là khu trung tâm kinh tế của huyện.
Huyện Thống Nhất có vị trí nằm ở trung tâm của tỉnh Đồng Nai: phía Đông giáp
huyện Long Khánh; phía Tây giáp huyện Trảng Bom; phía Nam giáp huyện Long Thành và
huyện Cẩm Mỹ; phía Bắc giáp huyện Định Quán. Tổng diện tích tự nhiên là 24.719ha, thành
phần dân cư và các họat động kinh tế, văn hóa xã hội tương đối phong phú và đa dạng.
Là huyện mới thành lập, các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp còn ít, chủ yếu là các cơ
sở tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ. Toàn huyện có 621 cơ sở CN-TTCN, những cơ sở này
không tập trung mà nằm rải rác trong khu dân cư, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, công nghệ còn
lạc hậu, năng suất và chất lượng sản phẩm còn thấp, sức cạnh tranh kém. Những Khu, Cụm
Công nghiệp chưa đi vào hoạt động, hiện đang trong thời kỳ quy hoạch, chờ đợi phê duyệt,
mời gọi đầu tư…Đó là một trong những vấn đề tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
trong tương lai.
Về nông nghiệp, hiện trên địa bàn huyện có khoảng 376 trang trại chăn nuôi gia súc,
gia cầm. Các trang trại đều có hệ thống xử lý chất thải, chất thải rắn thường được thu gom
vào bao hoặc ủ sau đó mang đi phục vụ cho các vườn cây; nước thải được xử lý qua hệ

1
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

thống biogas; có nhiều trang trại kết hợp trồng cây lâu năm và chăn nuôi tạo môi trường bền
vững cho phát triển nông nghiệp. Nhưng hiện nay trên địa bàn huyện vẫn còn tình trạng chăn
nuôi trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, hầu hết các hộ chăn nuôi này là hình thức
chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình theo phong tục tập quán. Một số hộ chăn nuôi đã có hầm
biogas để xử lý chất thải, nước thải; một số hộ không có hầm biogas, chỉ có hố chứa chất
thải nên phát tán mùi hôi, nước thải ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Các khu dân cư hiện nay chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nước thải tại các
khu dân cư thải trực tiếp ra các mương thoát nước và chảy ra suối gây ô nhiễm môi trường
tại các con suối. Bên cạnh đó vấn đề xử lý chất thải rắn cũng còn nhiều khó khăn, hiện trên
địa bàn huyện đã quy hoạch bãi chôn lấp, xử lý chất thải tập trung, nhưng đang trong quá
trình hoàn tất thủ tục xây dựng. Do đó, hiện nay lượng chất thải rắn trên địa bàn huyện được
xử lý chủ yếu tại các bãi rác hở, phương thức xử lý đơn giản, không đảm bảo yêu cầu về vệ
sinh môi trường. Trước mắt, môi trường trên địa bàn huyện đang chịu tác động từ các ngành
chủ yếu như: chăn nuôi gia súc, gia cầm, giết mổ gia súc, ô nhiễm môi trường trong việc thu
gom, xử lý chất thải.
Trong tương lai, khi huyện đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là chuyển
dịch cơ cấu kinh tế thuần nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ thì các vấn đề môi
trường sẽ xuất hiện nhiều hơn, đó là ô nhiễm môi trường do khí thải, nước thải công nghiệp
chưa được xử lý xả vào môi trường; ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp (bao gồm
cả chất thải nguy hại); vấn đề các cơ sở SXKD có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, nằm xen
kẽ trong khu dân cư đô thị….
Để công tác quản lý môi trường đạt được hiệu quả cao, cần thiết phải có đầy đủ dữ
liệu về tài nguyên môi trường như không khí, nước, đất, rừng, đa dạng sinh học,…, đặc biệt
là dữ liệu về các nguồn thải trên địa huyện gồm số lượng các cơ sở sản xuất trên địa bàn, số
cơ sở đã áp dụng các biện pháp xử lý chất thải (khí thải, nước thải, chất thải rắn), lượng chất
thải rắn phát sinh, tỷ lệ chất thải được thu gom, xử lý…
Đồng thời, căn cứ vào các cơ sở pháp lý đã được đưa ra ở trên và trước yêu cầu phát
triển bền vững KTXH huyện Thống Nhất, nhiệm vụ “Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi
trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” là cần thiết và
cấp bách, xác định đúng và toàn diện các vấn đề môi trường, dự báo các vấn đề môi trường
trong quá trình thực hiện quy hoạch chung và các chương trình trọng điểm; đưa ra các giải
pháp cụ thể và lộ trình thực hiện các mục tiêu, kế hoạch quản lý môi trường; cũng như đưa
ra phương hướng giảm thiểu các tác động môi trường cho huyện Thống Nhất, phục vụ cho
công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Huyện.

2
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

1.2 MỤC TIÊU


Xây dựng các kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 nhằm cung cấp cơ sở khoa học để kế hoạch hóa các
nhiệm vụ, dự án thành phần liên quan đến bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện.
1.3 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
 Thu thập tài liệu và kế thừa những kết quả từ các đề tài đã nghiên cứu trong thời gian
qua tại tỉnh Đồng Nai và huyện Thống Nhất, các tư liệu thống kê của huyện, của các cơ
quan chuyên ngành liên quan đến địa bàn.
 Khảo sát thực địa thu thập mẫu và phân tích ở các phòng thí nghiệm môi trường theo
phương pháp đã được các cơ quan chức năng qui định
 Tham khảo ý kiến cán bộ nghiên cứu và quản lý của các cơ quan khoa học, Viện
nghiên cứu, Cục môi trường với các Sở, Ban ngành của Tỉnh, các phòng ban của huyện
thông qua các cuộc trao đổi, hội thảo.
 Phương pháp chuyên gia: Tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia, sử dụng kinh nghiệm
và kiến thức chuyên gia trong xây dựng kế họach và hoạch định chiến lược.
 Thực hiện thống kê, lập phiếu điều tra, phỏng vấn thu thập thông tin vào phiếu;
 Phương pháp đánh giá nhanh;
 Phương pháp phân tích hệ thống;
 Phương pháp lựa chọn ưu tiên;

3
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI


Chương 2:
NGUYÊN THIÊN NHIÊN, KINH TẾ -XÃ HỘI HUYỆN
THỐNG NHẤT TỈNH ĐỒNG NAI
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1 Vị trí địa lý
Căn cứ Nghị định số 97/2003/NĐ-CP ngày 21/08/2003 của Chính phủ về việc thành
lập huyện Thống Nhất, địa giới hành chính của huyện Thống Nhất được xác định như sau:
Tọa độ địa lý:
- Từ 107o03’4” đến 107o15’42” độ vĩ Bắc;
- Từ 10o51’11” đến 10o50’58” độ kinh Đông.

Ranh giới hành chính:


- Phía Bắc giáp huyện Định Quán;
- Phía Đông giáp Huyện Long Khánh;
- Phía Nam giáp huyện Cẩm Mỹ và huyện Long Thành;
- Phía Tây giáp huyện Trảng Bom;
Huyện có 10 đơn vị hành chính cấp xã là: Gia Tân 1, Gia Tân 2, Gia Tân 3, Gia Kiệm,
Quang Trung, Bàu Hàm 2, xã Lộ 25, Hưng Lộc (tách từ huyện Thống Nhất cũ), Xuân
Thạnh, Xuân Thiện. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 24.720,78 ha và tổng dân số
155.790 người (năm 2006).
Với vị trí địa lý nêu trên, huyện có những lợi thế và hạn chế sau:
- Về lợi thế:
+ Huyện là nơi hội tụ của các đầu mối giao thông quốc gia quan trọng, nối huyện
với các trung tâm kinh tế lớn trong vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam và khu
vực Nam Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ nên khá thuận lợi trong việc
thu hút đầu tư từ bên ngoài để hình thành các khu và cụm công nghiệp. Tranh
thủ sự trợ giúp của các cơ quan nghiên cứu và dịch vụ ứng dụng khoa học –
công nghệ vào sản xuất. Phát triển mạnh dịch vụ - thương mại.

4
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

+ Những năm trước mắt, huyện sẽ có lợi thế để trở thành vành đai thực phẩm
phục vụ cho các đô thị lớn và các khu công nghiệp.
+ Do gần các khu công nghiệp nên có điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch lao
động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, tranh thủ sự trợ giúp của các cơ sở
chế biến thức ăn gia súc vào phát triển mạnh chăn nuôi tập trung.
- Về hạn chế:
Sức ép tăng thu nhập đối với sản xuất nông nghiệp, yêu cầu bảo vệ ngày càng
nghiêm ngặt hơn về môi trường ảnh hưởng đến quy mô phát triển các khu vực CNTT.
Do có nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ đi qua nên hạn chế đến số lượng, quy mô
diện tích các khu CNTT và bị ảnh hưởng lớn về lây lan dịch bệnh từ nguồn ngoài
huyện, ngoài tỉnh.
Các đơn vị hành chính:
Huyện có 10 xã, xã có diện tích lớn nhất là xã Quang Trung, xã có diện tích
nhỏ nhất là xã Gia Tân 2. Các xã phân bố dọc theo quốc lộ 1A và QL20 (ngoại trừ xã
Lộ 25 và xã Xuân Thiện) rất thuận lợi trong việc giao thông giữa các vùng.
Bảng 2.1: Các đơn vị hành chính huyện Thống Nhất
Đơn vị Diện tích (Km2) Tỷ lệ (%)
Bàu Hàm 2 20,19 8,17
Gia Kiệm 33,26 13,45
Gia Tân 1 20,66 8,35
Gia Tân 2 14,52 5,90
Gia Tân 3 19,04 7,70
Hưng Lộc 21,08 8,53
Lộ 25 19,52 7,89
Quang Trung 36,48 14,76
Xuân Thạnh 31,23 12,64
Xuân Thiện 31,18 12,61
Toàn huyện 247,17 100,00
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thống Nhất, năm 2007)

5
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Thống Nhất – tỉnh Đồng Nai

6
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

2.1.2 Địa hình


Thống Nhất nằm trong vùng địa hình đồi núi thấp xen kẻ với các trảng bằng, thoải và
lượn sóng. Địa hình của huyện bị chia cắt mạnh, có hướng dốc chính nghiêng dần từ Bắc
xuống Nam. Diện tích tự nhiên của huyện phân theo cấp độ dốc như sau:
Bảng 2.2: Địa hình huyện Thống Nhất phân theo cấp độ dốc
STT Phân cấp Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
1 1 - 80 15.140 61,2
2 8 - 150 5.973 24,2
3 > 150 2.496 10,1
4 Sông, suối 1.112 4,5
Tổng 24.721 100,0
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thống Nhất, năm 2006)
Hầu hết các khu vực đất bằng (0-80) được sử dụng cho trồng cao su, chỉ còn khoảng
5000 ha sử dụng cho trồng lúa và rau màu; khu vực đất sườn thoải (8-15 0) chủ yếu sử dụng
cho trồng cây lâu năm và khu vực đất dốc (>15 0), bao gồm các núi Sóc Lu, Võ Dõng và
Bình Lộc, phần lớn diện tích sử dụng cho trồng chuối và các cây lâu năm khác.
2.1.3 Thổ nhưỡng
Đất đai của huyện Thống Nhất phần lớn là đất bazan, phân bố trên địa hình tương đối
bằng hoặc ít dốc, thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp. Đất bazan
trong khu vực có tỷ lệ diện tích lớn bị lẫn nhiều sỏi sạn và đá lộ đầu, hiện đang được trồng
điều, cây ăn quả, cây rừng; đất bazan tầng dày (loại tốt) đã được sử dụng trồng cao su, số ít
là cây ăn trái. Đến nay, hầu hết diện tích tự nhiên đã được sử dụng, cơ cấu đất nông nghiệp
có chiều hướng ổn định.
Tại thời điểm năm 2005, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 24.717 ha, đất nông
nghiệp 21.608 ha (87,4%), trong đó: đất cây hàng năm 4.796 ha, cây lâu năm 16.363 ha, đất
lâm nghiệp 316 ha, đất nuôi trồng thủy sản 85 ha; đất phi nông nghiệp 2.916 ha (11,8%); đất
chưa sử dụng 193 ha (0,8%). Trong phần diện tích đất trồng cây hàng năm, đất lúa chiếm
1.879 ha, đất màu chiếm 2351 ha.
Các khu vực đất tốt đã được sử dụng trồng cao su và do Công ty Cao su quản lý, các
khu vực đất thấp thường nằm cạnh các suối lớn và đang trồng cây hàng năm (chuyên lúa và
lúa màu); việc xác định các khu vực chăn nuôi cần hướng vào các khu vực trồng cây lâu
năm có chất lượng kém hiện đang trồng điều và cây ăn quả. Với cơ cấu sử dụng đất như

7
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

trên, vấn đề hạn chế đến lựa chọn địa điểm và quy mô của từng khu vực chăn nuôi phụ thuộc
nhiều vào các quy định bảo vệ môi trường.
2.1.4 Điều kiện khí hậu
Huyện Thống Nhất nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo với
những đặc trưng là nóng ẩm, mưa nhiều. Lượng mưa phân bố theo mùa rõ rệt, trong đó:
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa 2139mm/năm chiếm 85 -
90% tổng lượng mưa cả năm, lượng bốc hơi trung bình từ 1100 - 1400mm/năm.
- Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, với lượng mưa chỉ chiếm 10 -
15% tổng lượng mưa cả năm. Bên cạnh đó, mùa khô có gió mùa Đông Bắc, mang đặc
tính chủ yếu của vành đai tín phong và không khí nhiệt đới ít hơi ẩm nên ảnh hưởng
rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng cũng như trong
sinh hoạt.
+ Nhiệt độ trung bình trong năm là: 25 – 260C
+ Nhiệt độ trung bình cao nhất: 34 – 350C
+ Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 21 – 220C
+ Độ ẩm trung bình trong năm từ 80 – 85%
+ Độ ẩm cao nhất 90 – 93%, tập trung chủ yếu vào mùa mưa.
+ Độ ẩm thấp nhất 20 – 28%, tập trung chủ yếu vào mùa khô.
+ Tổng số giờ nắng trong năm trung bình 2600 – 2700 giờ/năm, trong đó mùa khô
chiếm 50 – 60% số giờ nắng trong năm, tổng tích ôn trung bình 9490 0C và phân
bố đều theo mùa nên thuận lợi cho các loại cây trồng phát triển và đa dạng hoá
cây trồng, đặc biệt là cây trồng nhiệt đới.
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu về khí hậu
Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị
Lượng mưa trung bình năm mm 2.200
0
Nhiệt độ trung bình năm C 25 – 26
0
Nhiệt độ trung bình tối cao C 34 – 35
0
Nhiệt độ trung bình tối thấp C 21 – 22
Tổng số giờ nắng trung bình năm Giờ 2.600 – 2.700
0
Tổng tích ôn C 9490
Độ ẩm trung bình năm % 80 – 85

8
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị


Độ ẩm cao nhất % 90 – 93
Độ ẩm thấp nhất % 20 – 28
Lượng bốc hơi trung bình năm mm 1.100 – 1.400
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thống Nhất, năm 2006)
Với đặc điểm khí hậu nêu trên, hầu hết cây trồng - vật nuôi đều thiếu nước trong mùa
khô. Trong quy hoạch cần quan tâm đến việc khai thác các nguồn nước phục vụ cho sinh
hoạt và cho sản xuất.
2.1.5 Chế độ thủy văn
Thủy văn chịu sự chi phối của ảnh hưởng khí hậu và điều kiện địa hình. Mùa mưa của
huyện chia ra 2 mùa rõ rệt, đó là mùa lũ và mùa khô. Mùa lũ làm tăng nguồn nước dự trữ
trong các dòng chảy và nước ngầm, ít xảy ra hiện tượng lũ quét.
Theo đặc điểm thủy văn Đồng Nai thì huyện Thống Nhất mới có modul dòng chảy
bình quân năm đạt 30 – 35l/s/km2, modul dòng chảy bình quân mùa lũ đạt 60 – 70 l/s/km2 và
mùa cạn đạt 10 – 12 l/s/km2.
2.2 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
2.2.1 Tài nguyên đất
Trên cơ sở bản đồ đất tỉnh Đồng Nai tỷ lệ 1/50.000 (đơn vị thực hiện: Phân Viện Quy
hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Nam) xây dựng theo quy trình của FAO – UNESCO
và kết quả điều tra, chỉnh lý bổ sung xây dựng bản đồ đất, chuyển đổi theo FAO/UNESCO
của huyện Thống Nhất cũ và huyện Long Khánh tỷ lệ 1/25.000 do Bộ môn Quản lý Đất đai
– MT&TN trường Đại học Nông Lâm TP.HCM thực hiện năm 1996 & 1997, thông qua quá
trình điều tra bổ sung ngoài thực địa, toàn huyện có 4 nhóm (Gruopings) đất chính với 07
đơn vị đất (Units).

9
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Bảng 2.4: Cơ cấu các nhóm đất chính


STT Ký Tên đất theo Diện tích Tỷ lệ
Tên đất Việt Nam
hiệu FAO/UNESCO (ha) (%)
I AN Nhóm đất đá bọt núi lửa Andosols 65,67 0,27
1 ANH Đất đá bọt điển hình Haplic Andosols 65,67 0,27
II FR Nhóm đất đỏ vàng Ferrasols 12.050,93 48,75
2 FRr Đất đỏ thẩm Rhodic Ferrasols 7.556,78 30,57
3 FRx Đất đỏ vàng Xathic Ferrasols 4.494,15 18,18
III LP Nhóm đất tầng mỏng Leptosols 170,65 0,69
4 LPd Đất tầng mỏng chua DystricLeptosols 170,65 0,69
IV LV Nhóm đất đen Luvisols 11.321,31 45,80
5 LVf Đất đen có tầng kết von Ferric Luvisols 4.032,84 16,31
6 LVg Đất đen có gley Gleyic Luvisols 2.333,89 9,45
7 LVx Đất nâu thẫm Chromic Luvisols 4.954,53 20,04
V Đất sông suối, hồ đập 1.112,23 4,50
Tổng cộng 24.720,78 100,00
(Nguồn Bộ môn Quản lý Đất đai – MT&TN trường Đại học Nông Lâm TP.HCM)
Hầu hết đất đai của huyện được hình thành trên đá mẹ bazan có độ phì nhiêu tương
đối khá, được phân cấp theo các nhóm như sau:
Nhóm đất đá bọt (Andosols – AN): loại đất này có diện tích nhỏ nhất 65,67 ha,
chiếm 0,27% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố tập trung quanh miệng núi lửa Võ
Dõng. Đất có thành phần cơ giới trung bình, đất ít chua. (pH H2O = 6,5 – 7,0; pH KCl = 5,5 –
5,6); đạm, lân tổng số và mùn giàu, nhưng do phân bố trên địa hình dốc nên đất bị rửa trôi
mạnh. Mặt khác, loại đất này có tỷ lệ đá lẫn cao (69 - 90%) nên không có khả năng cơ giới
hoá khâu làm đất.
Nhóm đất đỏ vàng (Ferralsols – FR): Nhóm đất này có diện tích cao nhất 12.050,93
ha, chiếm 48,75% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố chủ yếu trên địa hình đồi thấp và
lượn sóng của xã Xuân Thiện và Xuân Thạnh. Đất có thành phần cơ giới nặng, đất chua
(pHH2O = 5 – 6, pHKCl = 4 – 5); đạm, lân tổng số và mùn khá giàu. Tuy nhiên đất nghèo kali.
Đây là loại đất đồi núi tốt nhất nước ta, thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày như: cao
su, cà phê, tiêu và cây ăn quả.

10
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Nhóm đất tầng mỏng (Leptosols – LP): Loại đất này có diện tích 170 ha, chiếm
0,69% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố tập trung ở đỉnh núi Sóc Lu, thảm thực vật che
phủ kém, quá trình bào mòn bề mặt xảy ra mạnh nên tầng đất canh tác mỏng ≤ 30 cm, có
nhiều kết von và đá lẫn, ít thích hợp cho canh tác nông nghiệp.
Nhóm đất đen (Luvisols – LV): loại đất này có diện tích 11.321,31 ha, chiếm 45,8%
diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố tập trung ở khu vực quanh các núi lửa thuộc xã Gia
Kiệm, Quang Trung và một phần ở Hưng Lộc và xã Lộ 25. Đất có thành phần cơ giới trung
bình, độ chua trong đất từ ít chua đến trung tính, pHKCl 5,0 – 6,5; đạm, lân tổng số và mùn
giàu, có nhiều đá lộ đầu và đá phiến, tỉ lệ sử dụng đất thấp, hầu như không có khả năng cơ
giới hoá. Hiện trạng trồng chuối trên địa hình cao. Ngoài ra một phần diện tích trồng các cây
trồng cạn như thuốc lá, bắp, bông vải, đậu đỗ các loại… Trên địa hình bằng thấp có thể sử
dụng cho trồng lúa nước hoặc canh tác lúa – màu.
Nhận xét chung: đất đai của huyện tuy có nguồn gốc từ đá bazan, đất có hàm lượng
đạm, lân tổng số và mùn cao, nhưng có những hạn chế cơ bản sau:
- Đất nghèo kali; có tầng kết von nông và nhiều 6.366,8 ha, chiếm 25,8%.
- Đất có đá lộ đầu và tầng đá nông 4.954,5 ha, chiếm 20,0%.
- Đất có tầng canh tác mỏng 8.602,9 ha, chiếm 33,9%.
2.2.2 Tài nguyên rừng
Rừng của huyện trong những năm qua có xu hướng giảm dần cả diện tích và trữ
lượng, đến nay chỉ còn 316,1074 ha rừng trồng tập trung, phân bố phần lớn ở xã Gia Tân 1.
Các khu vực núi cao chủ yếu là trồng chuối, điều và một số cây lâu năm khác. Trong tương
lai, cần chú trọng phủ xanh các khu vực núi cao bằng các cây công nghiệp lâu năm hoặc
trồng rừng nhằm hạn chế xói mòn, bảo vệ đất đai.
2.2.3 Tài nguyên nước
Tài nguyên nước mặt
+ Nguồn nước sông suối:
- Mạng lưới sông, suối trong phạm vi huyện có mật độ khá dày và phân bố tương
đối đều, nhưng phần lớn là dốc và ngắn, trong đó các hệ thống sông suối lớn như:
• Sông Nhạn, phân bố ở khu vực phía Nam huyện (xã Lộ 25).
• Suối Gia Rung, phân bố ở khu vực phía Đông các xã Gia Tân 1 – 3.
• Suối Gia Đức, phân bố khu vực xã Quang Trung…

11
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

- Các suối này có lưu lượng dòng chảy rất lớn giữa mùa lũ và mùa kiệt (trung bình
vào mùa lũ có thể đạt 30 – 35 l/s/Km2, nhưng mùa kiệt chỉ còn 10 – 12 l/s/km2).
- Các nhánh suối nhỏ khác thường là cạn kiệt vào mùa khô. Hiện nay, nhân dân
trong huyện đang tận dụng đến mức tối đa khả năng xây dựng các hồ chứa, đập
dâng nhỏ để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nhưng mức độ khai thác rất hạn
chế.
+ Nguồn nước hồ đập: Ngoài một phần hồ Trị An thuộc xã Gia Tân 1 thì trên địa bàn
huyện hiện có 17 công trình đập dâng và hồ chứa nhỏ, khả năng tưới theo thiết kế khoảng
800 – 900 ha đất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là tưới lúa.
Tài nguyên nước ngầm
+ Nước ngầm tầng mặt trên địa bàn huyện khá hạn chế, đặc biệt là khu vực phía Nam
huyện (xã Lộ 25), lưu lượng khai thác nhỏ (Q = 0,5 – 20 l/s), nhưng chất lượng nước tốt.
Nước ngầm tầng sâu (dưới tầng không thấm nước) có lưu lượng khá hơn, nhưng việc khoan
khai thác khó khăn do nhiều khu vực có đá tảng tầng nông. Hiện nay, đa số người dân trong
huyện đang khai thác nguồn nước ngầm để phục vụ cho sinh hoạt và tưới cho một số cây lâu
năm như cà phê, cây ăn trái. Gần đây đã tập trung khai thác cho phát triển chăn nuôi. Qua
khảo sát trên địa bàn từng xã thì mức nước ngầm thường ở độ sâu từ 30 – 40m, nơi sâu từ 50
– 60m. Các hộ có quy mô chăn nuôi lớn thường khoan sâu và chỉ cần khoan 1 giếng là đủ.
Trong những năm trước mắt, khai thác nước ngầm cho chăn nuôi là cần thiết và thuận lợi
cho kiểm soát dịch bệnh, nhưng về lâu dài cần nghĩ đến phương án sử dụng nguồn nước mặt
được xử lý để phát triển bền vững.
+ Nhìn chung, vị trí địa lý và mặt bằng cho phát triển chăn nuôi tập trung là thuận lợi,
hiệu quả của chăn nuôi cao hơn so với trồng trọt, nguồn nước ngầm đảm bảo; nhưng vị trí cụ
thể và quy mô phát triển chăn nuôi tập trung từng khu vực còn phụ thuộc vào các tiêu chuẩn
cho phép và phải tùy thuộc đặc điểm phân bố dân cư, đường trục, cơ sở vật chất kỹ thuật và
phân bố các nguồn nước mặt cần được bảo vệ
2.2.4 Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản trên địa bàn huyện không phong phú về chủng loại, chỉ có đá và đất sỏi
sạn làm nguyên vật liệu phục vụ cho xây dựng, giao thông và san lấp mặt bằng nhưng trữ
lượng khá lớn, tập trung nhiều nhất ở khu vực núi Sóc Lu, có tổng trữ lượng khoảng 133
triệu m3 và có thể xem là một trong những lợi thế của huyện, hiện đang được khai thác cho
nhu cầu sử dụng trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

12
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

2.2.5 Cảnh quan môi trường


Là một huyện thuộc Đông Nam Bộ có đồng bằng và đồi núi nên có nhiều cảnh quan
đẹp để phát triển du lịch. Công nghiệp của huyện chưa phát triển nên mức độ ô nhiễm chưa
đáng kể. Tuy nhiên do hệ thống thoát nước kém gây ngập úng cục bộ vào mùa mưa (khu vực
Kiệm Tân). Do việc sử dụng phân bón, nông dược chưa hợp lý và việc phân bố dân cư dọc
theo ven lộ nên dễ bị ô nhiễm của bụi và tiếng ồn cũng như chất thải nhiên liệu là các
nguyên nhân gây ô nhiễm chính hiện nay.
 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên:
Lợi thế:
- Huyện Thống Nhất có một vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và sản xuất
nông sản.
- Khí hậu rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, cho
năng suất và chất lượng cao nếu đủ nước tưới vào mùa khô.
- Tài nguyên đất có khả năng sản xuất nông nghiệp khá nhiều, nếu sử dụng khai thác
hợp lý nguồn tài nguyên này và có những biện pháp đầu tư đúng mức sẽ góp phần
không nhỏ vào quá trình đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của huyện.
- Tài nguyên nước ngầm có chất lượng và trữ lượng khá nhưng phân bố sâu, nguồn
nước mặt từ hồ đập và sông suối phong phú; nếu được đầu tư thích đáng về thủy lợi
sẽ tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp, các ngành kinh tế và nước sinh hoạt.
- Tài nguyên khoáng sản tuy không phong phú về chủng loại nhưng đá xây dựng đủ đáp
ứng cho nhu cầu sử dụng trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
Hạn chế:
- Lượng bốc hơi vào mùa khô chiếm tỷ lệ khá cao, gây ra tình trạng mất cân đối
nghiêm trọng về chế độ ẩm trong mùa khô, ảnh hưởng rất lớn đến việc sinh trưởng và
phát triển của cây trồng.
- Đất đai nhiều vùng không bằng phẳng, độ dốc cao gây xói mòn rửa trôi lớn.
- Phần đất đai có độ dốc cao nhưng chủ yếu được sử dụng trồng chuối, cây nông nghiệp,
những năm gần đây rừng có xu hướng giảm. Trong quy hoạch cần tăng độ che phủ
rừng, tăng cường trồng cây nông nghiệp lâu năm nhằm điều tiết khí hậu, đồng thời
hạn chế xói mòn và bao vệ đất đai.

13
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

- Đất đai trên địa bàn huyện phong phú, có chất lượng tốt nhưng đa phần có tầng canh
tác mỏng, đá lộ đầu, tầng kết von nông và nhiều vì vậy khó khăn trong cơ giới hóa
trong nông nghiệp.
- Nguồn nước mặt bị cạn kiệt vào mùa khô, việc khai thác nước ngầm gặp khó khăn vì
phân bố sâu và nhiều đá bàn.
2.3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI
2.3.1 Khái quát tăng trưởng kinh tế, xã hội:
Huyện Thống Nhất có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế trong các lĩnh vực nông
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ. Huyện có nền sản xuất hàng hoá khá
phong phú và đa dạng, đáp ứng phần lớn nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu của tỉnh
Đồng Nai.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây của huyện được tăng lên đáng
kể. GDP của huyện thời kỳ thời kỳ 1996 – 2003 đạt bình quân 11% năm. GDP có xu hướng
giảm trong 3 năm gần đây. (Giai đoạn 1996 – 2000 tăng bình quân 14% năm; trong 3 năm
2001 – 2003 chỉ tăng có 6,2% năm). Mức thu nhập và mức sống của người dân tăng lên
(bình quân GDP đạt 318 USD/người/năm). Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ mới đạt được 50% thu
nhập bình quân đầu người của huyện Trảng Bom và bằng 48% mức bình quân chung của
tỉnh Đồng Nai và bằng 66% mức bình quân chung của cả nước.
Bảng 2.5: Chỉ tiêu cơ bản về kinh tế theo ngành qua các năm
Năm Năm Năm Năm
Chỉ tiêu Đơn vị
1995 2000 2003 2004
1. GDP (giá cố định 94) Tỷ đồng 215,1 415,2 497,1 517,5
Nông – Lâm nghiệp Tỷ đồng 120,9 221,6 255,4 265,9
Công nghiệp – Xây dựng Tỷ đồng 9,2 32,8 53,8 56,0
Thương mại – Dịch vụ Tỷ đồng 85,0 160,8 187,9 195,6
2. GDP (giá thực tế) Tỷ đồng 286,9 542,9 668,5 725,0
Nông – Lâm nghiệp Tỷ đồng 170,4 300,2 349,6 363,2
Công nghiệp – Xây dựng Tỷ đồng 10,3 39,1 60,8 74,7
Thương mại – Dịch vụ Tỷ đồng 266,3 464,6 258,0 287,1
3. Cơ cấu GDP % 100,0 100,0 100,0 100,0
Nông – Lâm nghiệp % 59,4 55,3 52,3 50,1
Công nghiệp – Xây dựng % 3,6 7,2 9,1 10,3
Thương mại – Dịch vụ % 37,0 37,5 38,6 39,6
(Nguồn:Phòng Tài nguyên môi trường huyện Thống Nhất)
14
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

2.3.2 Kinh tế
 Nông nghiệp
Trong những năm qua, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện luôn
đứng hàng đầu nhưng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng ở mức thấp -3,9% năm
Bảng 2.6: Tình hình các cây trồng chính trên địa bàn huyện qua các năm
CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
A. Giá trị SX N-L-T Triệu 377.106,0 381.112,0 392.181,0 422.503,0 442.060,0
TỔNG DTGT Ha 17.254,3 17.154,0 17.011,4 11.223,7 11.003,0
HÀNG NĂM
I. CÂY LƯƠNG THỰC
1. Lúa
DT Ha 4.296,2 4.070,0 4.174,5 4.216,1 4.081,0
NS Tạ/ha 38,9 37,3 39,8 40,0 41,1
SL Tấn 16.712,2 15.181,1 16.614,5 16.864,4 16.772,9
2. Bắp
DT Ha 3.866,5 4.521,0 4.097,5 4.114,5 4.259,0
NS Tạ/ha 39,8 36,5 41,2 42,6 45,3
SL Tấn 15.388,7 16.501,7 16.81,7 17.527,8 19.293,3
II. CÂY THỰC PHẨM
1. RCL
DT Ha 770,2 899,0 994,5 1.191,1 1.164,0
NS Tạ/ha 122,8 132,3 126,3 123,3 118,4
SL Tấn 9.458,1 11.893,8 12.560,5 14.686,3 13.781,8
2. ĐCL
DT Ha 786,0 786,0 713,0 612,0 532,0
NS Tạ/ha 8,5 8,2 9,0 9,7 9,8
SL Tấn 665,0 627,5 643,8 592,4 521,4
III. CÂY CNNN – DT
1. Đậu nành
DT Ha 591,0 142,0 437,0 335,0 322,0
NS Tạ/ha 10,0 13,2 10,6 11,4 9,9
SL Tấn 591,0 187,4 463,2 381,9 318,8

15
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
2. Đậu phộng
DT Ha 144,0 156,0 80,0 43,0 35,0
NS Tạ/ha 9,4 8,5 7,8 8,5 8,8
SL Tấn 135,4 132,6 62,4 36,5 30,8
3. Mía
DT Ha 123,4 274,0 156,0 141,0 101,0
NS Tạ/ha 499,8 499,3 533,1 498,6 600,0
SL Tấn 6.167,5 13.680,8 8.316,4 7.030,3 6.060,0
IV. CÂY TAGS Ha 376,0 401,0 345,0 345,0 344,0
C. CÂY LÂU NĂM
1. Cao su – DT Ha 5.747,6 5.748,0 5.748,4 5.738,5 5.729,3
DT Thu hoạch – DT Ha 5.553,0 5.553,0 5.738,4 5.733,5 5.715,3
NS Tạ/ha 11,5 12,5 12,8 11,6 11,8
SL Tấn 6.369,3 6.913,5 7.339,4 6.650,9 6.744,1
2. Cà phê – DT Ha 3.151,0 2.489,0 2.092,8 1.645,8 1.501,4
DT Thu hoạch – DT Ha 2.091,9 1713,0 1.852,2 1.488,7 1.501,4
NS Tạ/ha 11,7 13,1 9,5 10,7 11,0
SL Tấn 2.449,6 2.250,9 1.767,0 1.595,9 1.651,5
3. Điều – DT Ha 1.546,0 1.132,0 1.569,2 2.151,8 2.099,1
DT Thu hoạch – DT Ha 1.169,4 925,6 1.243,9 1.598,6 1.584,1
NS Tạ/ha 5,6 9,4 9,9 9,7 10,0
SL Tấn 658,4 870,1 1.227,7 1.550,6 1.584,1
4. Tiêu – DT Ha 111,0 220,0 352,0 356,5 366,0
DT Thu hoạch – DT Ha 60,5 133,0 202,0 206,5 226,0
NS Tạ/ha 14,1 16,8 13,5 15,8 16,0
SL Tấn 85,3 223,4 272,7 326,3 361,6
5. Cây ăn quả - DT Ha 5.432,2 5.325,3 5.228,4 5.129,3 4.971,3
DT Thu hoạch – DT Ha 3.257,7 3.456,2 3.754,8 3.845,3 4.052,3
NS Tạ/ha 96,7 97,5 99,8 101,8 103,7
SL Tấn 31.502,0 33.698,0 37.472,9 39.145,2 42.022,4

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Thống Nhất, năm 2006)

16
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Năm 2003, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 412,8 tỷ đồng, trong đó ngành trồng
trọt đạt 278,4 tỷ (chiếm 67,4% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp), chăn nuôi đạt 125,9 tỷ
(chiếm 30,5% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp), dịch vụ nông nghiệp đạt 8,5 tỷ (chiếm
2,1% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp). Sản xuất nông nghiệp của huyện đóng vai trò chủ
đạo trong nền kinh tế nhưng tăng chậm và nuôi trồng thủy sản giảm mạnh. Đặc biệt, trong
nội bộ ngành nông nghiệp, do giá cả hàng hoá nông sản không ổn định, nhất là giá cả của
một số hàng hóa nông sản chủ lực (cà phê và cao su trước năm 2003) có xu thế giảm mạnh,
dẫn tới giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng chậm. Tuy nhiên, ngành trồng trọt cũng đã đi
vào hướng thâm canh tăng năng suất, đầu tư giống mới cho năng suất cao. Ngược lại, chăn
nuôi phát triển khá ổn định và đạt tốc độ tăng trưởng cao (12,5% năm). Đây có thể xem là
một trong những thành tựu trong sản xuất nông nghiệp của huyện.
 Chăn nuôi
Chăn nuôi của huyện trong những năm qua phát triển khá nhanh cả về quy mô đàn
lẫn chất lượng sản phẩm; đang từng bước hình thành vùng chăn nuôi tập trung theo kiểu
công nghiệp. Theo kết quả điều tra trang trại năm 2004, trong tổng số 344 trang trại, có tới
316 trang trại là chăn nuôi (chiếm gần 92%). Chăn nuôi chủ yếu là bò, heo, gà vịt.
Bảng2.7: Tình hình chăn nuôi qua các năm trên địa bàn huyện Thống Nhất
Chỉ tiêu Đơn vị Năm Năm Năm Năm Năm Năm
1995 2000 2001 2002 2003 2004
1. Số lượng đàn
Đàn trâu Con 64 2 2 2
Đàn bò Con 514 806 703 1563 1668 2358
Đàn heo Con 22834 38959 60277 60846 56687 108125
Gia cầm Con 232600 411114 736104 565298 797444 448000
2. SL chăn nuôi
Thịt trâu Tấn 1,4
Thịt bò Tấn 16,2 29,5 25,7 57,2 61,0 86,0
Thịt heo Tấn 2.443,2 4.558,2 7.052,4 7.121,0 7.265,0 12.560
Thịt gia cầm Tấn 316,9 591,1 1.058,4 821,8 1.146,6 644,1
3. Giá trị sản xuất Tỷ đồng 95,0 87,5 95,9 102,2 125,9 115,7
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Thống Nhất, năm 2006)
- Chăn nuôi trâu, bò (đại gia súc): Đàn trâu có xu hướng giản dần vì không còn nhu
cầu sức kéo và hiệu quả kinh tế thấp. Đàn bò tăng nhanh từ 514 con năm 1995 lên

17
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

1.668 con (tăng hơn 3,2 lần) và có xu hướng hình thành vùng chăn nuôi bò thịt tập
trung thuộc các xã: Hưng Lộc, Bàu Hàm 2, Xuân Thiện, Xuân Thạnh (chiếm 91%
tổng đàn). Đặc biệt trên địa bàn Huyện bước đầu đã hình thành được các trang trại
nuôi bò có qui mô lớn. Dự báo đàn bò của Huyện sẽ tăng trong thời gian tới.
- Chăn nuôi heo: qui mô đàn heo tăng nhanh từ 22.834 con năm 1995 lên 56.687 con
năm 2003 (tăng 2,5 lần). Địa bàn phân bố tập trung ở 5 xã, khu vực Kiệm Tân (chiếm
68% tổng đàn) và đang từng bước chuyển dần sang chăn nuôi trang trại (heo nái kết
hợp với heo thịt). Chất lượng đàn heo đã được cải thiện đáng kể, tỉ lệ nạc hóa đàn heo
tăng. Hướng tới cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển đàn heo theo hướng nuôi công
nghiệp nhưng chú ý giảm chi phí thức ăn tinh để hạ giá thành và xử lý về mặt môi
trường.
- Chăn nuôi gia cầm: đàn gia cầm của Huyện tăng nhanh từ 232,6 ngàn con năm 1995
lên 797,4 ngàn con năm 2003 (tăng hơn 3,4 lần), trong đó, đàn gà chiếm trên 98%.
Bên can5h phương thức chăn nuôi truyền thống ở hộ gia đình, đã xuất hiện nhiều
trang trại nuôi theo phương thức công nghiệp có qui mô lớn từ 2.000 – 15.000 con, cụ
thể: năm 2003, toàn Huyện có 43 trang trại chăn nuôi gà công nghiệp với qui mô 690
ngàn con (chiếm 88% tổng đàn gà), phân bố tập trung ở 2 xã Quang Trung và Xuân
Thiện. Năm 2004, do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, đàn gia cầm của Huyện giảm
chỉ còn hơn 400 ngàn con. Hướng tới, cần tiến hành qui hoạch, sắp xếp lại các trang
trại chăn nuôi gà công nghiệ thành vùng sản xuất tập trung; Đồng thời tăng cường
hơn nữa công tác phòng chống dịch bệnh.
 Lâm nghiệp
Sản xuất ngành lâm nghiệp của Huyện có qui mô nhỏ. Đến năm 2004, toàn Huyện chỉ
còn 316,1074 ha rừng trồng phân bố tập trung ở xã Gia tân 1 (311,5000 ha). Tuy nhiên, tính
cả rừng và cây lâu năm thì tỉ lệ che phủ toàn Huyện ở mức cao là 66%. Hướng tới, cần tiếp
tục đẩy mạnh trồng rừng tập trung ở những nơi có độ dốc cao (>150) vàphát động nhân dân
trồng cây Lâm nghiệp phân tán.
 Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp
So với các Huyện khác trong tỉnh, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên
địa bàn Huyện hết sức nhỏ bé, chủ yếu là sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở hộ gia đình nên tỉ
trọng GDB của ngành năm 2004 chiếm 10,7% tổng GDP trên địa bàn toàn Huyện. Toàn
Huyện có 506 cơ sở sản xuất, tăng 60 cơ sở so với năm 1995; giá trị sản xuất năm 2003 đạt
82,588 triệu đồng, tăng bình quân 11,2% năm. Trong đó, ngành công nghiệp khai thác đá
xây dựng đóng vai trò hàng đầu trong cơ cấu của ngành, 29,6%; kế đến là ngành chế biến
18
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

lương thực, thực phẩm (24,4%), các ngành sản xuất đồ gỗ chiếm 19%; sản xuất sản phẩm
kim loại 9,2%; may, đo giày da 8,3% ….
 Dịch vụ - Thương mại
Mạng lưới dịch vụ ở Huyện Thống Nhất bao gồm: chợ, trung tâm thương mại, các cửa
hàng kin doanh, các điểm cung ứng vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, thức ăn gia súc,
lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, buôn bán nông sản, hàng điện máy, dịch vụ vận tải,
dịch vụ tài chính, thông tin bưu điện…. các tổ chức này hoạt động khá tốt nên hiện nay
ngành dịch vụ đang chiếm tỉ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế của Huyện. Năm 2003, toàn
Huyện có 4.532 cơ sở kinh doanh.
2.3.3 Cơ sở hạ tầng
So với mặt bằng chung của toàn tỉnh Đồng Nai, cơ sở hạ tầng Huyện Thống Nhất mới,
còn thiếu về số lượng lẫn chất lượng, cần phải được ưu tiên đầu tư xây dựng mới đáp ứng
được yêu cầu phát triển theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hóa.
 Giao thông:
Giao thông chính trên địa bàn Huyện hiện nay là đường bộ và đường sắt.
Đường bộ: mạng lưới đường bộ khá phát triển, tuy nhiên, hấu hết các công trình chất
lượng còn kém, mật độ đường bộ chính (tư đường Huyện trở lên) khá dày 0,58 km/km2 (toàn
quốc khoảng 0,51km/km2, toàn tỉnh là 0.57km/km2).
Đường sắt chạy song song với quốc lộ 1A. đoạn nằm trong Huyện có chiều dài khoảng
10 km, khổ đường 1,2m. Có ga Dầu Giây phục vụ vận chuyển hàng hóa và hành khách nội
vùng nhưng lưu lượng không đáng kể, hiện tại cũng như lầu dài khả năng sử dụng đường sắt
làm phương tiện vận tải phục vụ sản xuất trên địa bàn Huyện là không lớn.
Bảng 2.8: Các trục giao thông chính của huyện Thống Nhất
Tên đường Cấp Điểm đầu Điểm cuối Dài Hiện
(Km) trạng
Quốc lộ 1A II H.Trảng Xuân 26 Tốt
Bom Thạnh
Quốc lộ 20 II Dầu Giây Gia Tân 1 13 Tốt
Tỉnh lộ 25 IV Dầu Giây Long 17 Trung
Thành bình
Hưng Lộc – Lộ 25 VI Hưng Lộc Lộ 25 29 Trung
bình

19
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thống Nhất, năm 2006)


 Mạng lưới điện:
Nguồn điện cung cấp trên địa bàn Huyện từ 2 trạm 110/22-15, torng đó trạm Kiệm Tân
có công suất 1x25MVA và trạm Thống Nhất có công suất 1x25MVA. Khó khăn lớn nhất
trong việc cung cấp điện là các tuyến trung thế chủ yếu phân bố dọc theo các trục lộ chính,
thiếu các tuyến xương cá, dẫn tới dân cư có xu hướng phát triển thành tuyến dọc theo trục lộ
hơn là phát triển thành cụm và thiếu các tuyến trung thế đến các khu vực sản xuất nông
nghiệp nên đã hạn chế không nhỏ đến việc hình thành các vùng sản xuất tập trung theo mô
hình trang trại.
 Cấp nước
Hiện nay, dân cư trên địa bàn huyện chủ yếu sử dụng nguồn nước ngầm tầng mặt
(giếng khoan, giếng đào) để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp
vệ sinh toàn huyện đạt 93,2%, là mức cao so với các huyện khác trong tỉnh, trong đó xã đạt
tỷ lệ cao nhất là 98,5% (xã Quang Trung) và xã đạt tỷ lệ thấp nhất 92,4% (xã Hưng Lộc).
Một số vấn đề cần quan tâm trong việc khai thác, sử dụng nước ngầm hiện nay là:
+ Một số khu vực khi khoan giếng thường gặp đá tảng (vùng Kiệm Tân) hoặclưu lượng
nước ngầm tầng mặt nhỏ (vùng xã Lộ 25), thậm chí không có nước.
+ Xu thế phát triển công nghiệp, dịch vụ và đặc biệt là phát triển chăn nuôi trên địa bàn
huyện trong thời gian tới sẽ tăng, có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm tầng
mặt.
+ Hiện tại có những khu vực trên địa bàn huyện, nhất là vùng Kiệm Tân, theo báo cáo
của Phòng Nông nghiệp, mực nước ngầm tầng mặt trong những tháng kiệt nhất tụt
xuống so cùng thời điểm trước kia 3 – 4m.
Để khắc phục tình trạng trên, trước mắt cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và sử dụng
tiết kiệm nguồn nước này, lâu dài cần chuyển hướng sang khai thác nguồn nước ngầm tầng
sâu bằng các giếng khoan công nghiệp và trạm cấp nước tập trung có quy mô vừa và nhỏ.
 Bưu chính – Viễn thông:
Mạng lưới bưu chính viễn thông trên địa bàn huyện trong những năm qua phát triển
khá nhanh với hệ thống cơ sở vật chất bao gồm 11 điểm bưu điện văn hóa phân bố ở tất cả
10 xã trong huyện, trong đó có 4 bưu cục và 7 điểm bưu điện văn hóa xã.

20
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Thiết bị truyền dẫn trên địa bàn huyện có 3 trạm, gồm: trạm VIBA Gia Kiệm, trạm
VIBA Hưng Lộc và trạm VIBA Dầu Giây, đã phủ sóng 100% địa bàn toàn huyện, phục vụ
tốt nhu cầu nghe nhìn và thông tin liên lạc của người dân.
 Trường học:
Năm học 2003 – 2004, tất cả các xã trong huyện đều có trường mầm non với tổng số 50
trường (49 trường mẫu giáo độc lập và 1 trường nhà trẻ - mẫu giáo liên hợp), trong đó công
lập 10 trường (chiếm 20%) và các hình thức khác 40 trường (chiếm 80%), 21 trường tiểu
học, 12 trường THCS, trong đó có 3 trường bán công (chiếm 23%) và 3 trường THPT, trong
đó có 1 trường bán công. Tổng số phòng học có 641 phòng, trong đó: nhà trẻ 7 phòng, mẫu
giáo 139 phòng, tiểu học 303 phòng, trung học cơ sở 165 phòng và trun học phổ thông có 27
phòng.
 Công trình văn hóa – thể thao:
Các công trình văn hóa – thể thao cấp huêỵn thuộc khu trung tâm hành chính huyện
đang có kế hoạch đầu tư. Các công trình văn hóa – thể thao cấp xã, hiện có 5/10 xã có trung
tâm văn hóa (Gia Tân 2, Quang Trung, Lộ 25, Hưng Lộc, Xuân Thiện) và 5/10 xã có sân
bóng đá, trong đó có 3 sân đạt tiêu chuẩn về quy mô đất đai (Quang Trung 1 ha, Lộ 25 1,7
ha, Xuân Thiện 3,265 ha), 2 sân còn lại cần mở rộng quy mô diện tích (Hưng Lộc 0,605 ha,
Xuân Thạnh 0,581 ha). Tuy nhiên, việc bố trí đất đai cho các công trình văn hóa – thể thao
của các xã hiện rất khó khăn và chi phí cho việc đền bù rất cao.
 Mạng lưới chợ:
Toàn huyện có 18 chợ với trên 1.149 hộ kinh doanh, trong đó có 3 chợ loại 2 thuộc
huyện quản lý và 15 chợ loại 3 do xã quản lý. Trong số 18 chợ, chỉ có 4 chợ được xây dựng
kiên cố, còn lại 14 chợ tạm thời chưa đảm bảo về điều kiện vệ sinh cũng như phòng cháy
chữa cháy. Hiện mới có 6 chợ có ban quản lý hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi, các
chợ còn lại do UBND xã cử 1 – 2 cán bộ đảm nhận công tác quản lý.
Hiện nay huyện đã lập danh mục trình Sở Thương mại – Du lịch bổ sung quy hoạch
phát triển mạng lưới chợ đến năm 2010. Tuy nhiên, tiến độ triển khai xây dựng, nâng cấp
còn chậm do việc huy động vốn, nhất là vốn trong dân và công tác đền bù giải tỏa gặp nhiều
khó khăn.
2.3.4 Thực trạng xã hội:
 Dân số:

21
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Theo số liệu thống kê dân số trên địa bàn toàn huyện năm 2006 là 155.790 người, với tổng
số hộ 31.122 hộ, mật độ dân số trung bình 630 người/km2

22
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Bảng 2.9 : Thực trạng xã hội theo từng đơn vị hành chính
Dân số
Diện tích tự Mật độ dân số
Stt ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH Số ấp trung bình
nhiên (km2) (người/km2)
(người)
Toàn huyện 46 247,17 155.790 630
1. Xã Gia Tân 1 3 20,66 15.090 730
2. Xã Gia Tân 2 5 14,52 15.363 920
3. Xã Gia Tân 3 4 19,04 21.186 1112
4. Xã Gia Kiệm 7 33,26 22.573 679
5. Xã Quang Trung 7 36,48 22.241 610
6. Xã Bàu Hàm 2 5 20,19 19.303 956
7. Xã Hưng Lộc 4 21,08 9.638 457
8. Xã Lộ 25 6 19,52 12.267 828
9. Xã Xuân Thạnh 3 31,23 10.209 327
10. Xã Xuân Thiện 2 31,18 9.920 318
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Thống Nhất, năm 2007)
 Lao động:
Theo số liệu thống kê, số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn toàn huyện năm
2006 là 83.750 người
Bảng 2.10 : Số liệu thống kê về chỉ tiêu lao động
Tăng BQ
CHỈ TIÊU 2004 2005 2006 2004 – 2006
(%)
A 1 2 3 4
I. Lao động trong độ tuổi toàn huyện 80.05 81.49 83.75 2,28
0 1 0
Trong đó
1. Số người trong tuổi lao động không có khả 1.422 1.432 1.484 2,16
năng lao động
2. Số người trong tuổi lao động có khả năng lao 78.62 80.05 82.26 2,29
động 8 9 6
II. Số người ngoài tuổi lao động tham gia 2.161 2.215 2.372 4,77
lao động

23
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Tăng BQ
CHỈ TIÊU 2004 2005 2006 2004 – 2006
(%)
III. Nguồn lao động 80.78 82.27 84.63 2,35
9 4 8
IV. Cân đối lao động
1. Lao động làm việc trong ngành KTQD 62.74 64.12 65.30 2,02
Trong đó: 4 2 9
- Trong tuổi lao động 1,92
- Ngoài tuổi lao động. 60.58 61.90 62.93 4,77
3 7 7
2.161 2.215 2.372
2. Số người trong tuổi lao động đang đi học 5.785 6.015 7.020 10,16
3. Số người trong tuổi lao động làm nội trợ 7.125 7.130 7.185 0,42
4. Số người trong tuổi lao động đang có việc 1.503 1.321 1.480 - 1,65
làm tạm thời
5. Số người trong tuổi lao động chưa có việc 3.110 3.176 3.120 0,16
làm
6. Số người trong tuổi lao động không có nhu 495 510 524 2,89
cầu làm việc
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Thống Nhất, năm 2007)
 Dân tộc:
Trên địa bàn toàn huyện có 18 dân tộc anh em sinh sống và làm việc, trong đó dân tộc
Kinh chiếm nhiều nhất 144.315 người, dân tộc Nùng 2.372 người, dân tộc Hoa 2.079 người,
dân tộc Chơro 1.431 người, dân tộc Tày 556 người, còn lại là các dân tộc khác 509 người.
Số hộ đồng bào dân tộc tuy không nhiều nhưng phân bố rải rác ở tất cả các xã và đặc
biệt trong thời gian qua nhà nước đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ cho các đối tượng
này, song đến nay đa phần các hộ dân tộc vẫn nằm trong diện hộ nghèo, khó khăn.
 Tôn giáo:
Tôn giáo trên địa bàn huyện Thống Nhất rất đa dạng, trong đó Thiên chúa giáo chiếm
nhiều nhất (76% tổng dân số, sau đó đến Phật giáo và các tôn giáo khác (Tin Lành, Cao
Đài…).
Huyện Thống Nhất mới được chia tách nên việc ổn định về cơ cấu nhân sự, quản lý nhà
nước trong hoạt động tôn giáo còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đặc thù của huyện có đông

24
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

đồng bào có đạo sinh sống. Song trong thời gian qua được sự quan tâm và chỉ đạo của cấp
trên nên các chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước đã được thực hiện tốt; giáo dân
trong huyện phát huy tốt các nguồn nội lực, tính cộng đồng trong việc phát triển kinh tế, xây
dựng cơ sở hạ tầng và nếp sống văn minh làng xã.
 Giáo dục:
Trong những năm gần đây, cơ sở vật chất về giáo dục của huyện đã có được những đầu
tư đáng kể, đảm bảo tốt yêu cầu giảng dạy và học tập, đội ngũ giáo viên quản lý và giảng
dạy đã được bổ sung, chuẩn hóa. Công tác huy động học sinh trong độ tuổi vào lớp một đạt
99%, công tác chống và xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học được duy trì, phổ cập giáo
dục trung học cơ sở được giữ vững.
Bên cạnh đó, công tác giáo dục đào tạo của huyện còn một số khó khăn:
+ Hiện còn 40 phòng học nằm trong khuôn viên nhà thờ, không thuận lợi cho công tác
giáo dục.
+ Số phòng học là nhà tạm trên địa bàn huyện còn 21 phòng, chiếm 3,2%, trong đó:
mẫu giáo 6 phòng,tiểu học 4 phòng và trung học phổ thông 11 phòng. Số phòng học
kiên cố chiếm 21%, còn lại 75,8% là phòng học bán kiên cố.
+ Hầu hết các trường đều thiếu các phòng chức năng và thiết bị giảng dạy và có quy
mô đất nhỏ, thiếu sân chơi, bãi tập và khuôn viên cây xanh…
+ Khó khăn trong việc triển khai chương trình đổi mới, thay sách giáo khoa do cơ sở
vật chất của các trường còn thiếu.
+ Chất lượng về chuyên môn của giáo viên không đồng đều, thiếu giáo viên một số
môn như ngoại ngữ, nhạc họa, công nghệ thông tin…, tuổi đời của giáo viên bậc
mầm non cao, khả năng thu hút giáo viên trẻ khó khăn.
 Y tế:
Cơ sở vật chất ngành y tế đã được tăng cường một bước, gồm có một phòng khám khu
vực ở xã Quang Trung xây dựng kiên cố và 10 trạm xá xã xây dựng bán kiên cố với tổng số
60 giường bệnh. 46/46 ấp đều có nhân viên y tế cộng đồng đủ sức khám bệnh ban đầu cho
nhân dân. Các chương trình y tế quốc gia tiếp tục được triển khai khá tốt.
Tuy nhiên, đây là huyện mới nên trung tâm y tế huyện đang phải tạm thời sử dụng
phòng khám khu vực để hoạt động và đặc biệt là trang thiết bị y tế nhìn chung còn thiếu và
lạc hậu.
 Văn hóa – Thể dục thể thao
25
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao những năm gần đây có nhiều tiến bộ,
đi đúng hướng, phát huy được tính giáo dục, tuyên truyền và phục vụ thiết thực nhiệm vụ
chính trị của huyện. Trong đó có các thành tựu đáng ghi nhận sau đây:
- Gia tăng số lượng thư viện và phòng đọc sách.
- Tổ chức được nhiều đội văn nghệ quần chúng, hội diễn văn nghệ.
- Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và xây dựng mô
hình ấp, xã, cơ quan văn hóa được triển khai rộng khắp.
- Phong trào thể dục thể thao trong nhân dân và các cơ quan được duy trì thường
xuyên, hàng năm đều tổ chức các cuộc hội thao nhân các ngày lễ lớn.
Tuy nhiên, các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao cũng còn nhiều hạn chế như: tỷ lệ
hộ, ấp và cơ quan đạt tiêu chuẩn văn hóa còn thấp, các phong trào có những mặt còn
thiếu nội dung và biện pháp triển khai cụ thể nhằm đạt được kết quả cao nhất, đặc biệt
là đội ngũ cán bộ hoạt động phong trào còn thiếu kinh nghiệm chỉ đạo.
 An ninh – Quốc phòng
Thực hiện NQ 08/TW về công tác an ninh, quốc phòng trong tình hình mới, huyện đã
tổ chức, xây dựng lực lượng an ninh – quốc phòng từ cấp huyện xuống cấp xã và
xóm, ấp; triển khai tốt các công tác về quản lý hộ khẩu, cấp phát CMND và lập lại
trật tự, an toàn giao thông đường bộ; tăng cường công tác phòng chống cháy nổ; quản
lý chặt chẽ các ngành nghề kinh doanh đặc biệt; ngăn chặn và hạn chế đến mức thấp
nhất các tệ nạn xã hội.
Bên cạnh đó, thường xuyên duy trì chế độ trực và quản lý chặt vũ khí, trang thiết bị
bảo đảm sẵn sàng chiến đấu; hàng năm tổ chức tốt các lớp huấn luyện cho lực lượng
dân quân tự vệ và triển khai diễn tập ở quy mô toàn huyện ; phối hợp cùng chính
quyền các cấp và đoàn thể tổ chức công tác tuyển quân, đạt chỉ tiêu 100% ở hai cấp
huyện và xã.
Tuy nhiên tỷ lệ huy động lực lượng dân quân tự vệ hiện nay còn thấp, chỉ đạt khoảng
1,9 – 2% dân số.
 Đánh giá chung:
Thuận lợi:
- Huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
gần với các trung tâm kinh tế lớn, có hệ thống giao thông bộ tương đối phát triển

26
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

nên thuận lợi cho phát triển một nền kinh tế toàn diện cả nông lâm nghiệp, công
nghiệp và dịch vụ.
- Đất đai của huyện phần lón là đất bazan, phân bố trên địa hình tương đối bằng,
thuận lợi để hình thành các vùg chuyên canh nông nghiệp có khối lượng sản phẩm
hàng hóa cao.
- Nguồn lao động trên địa bàn huyện dồi dào, có trình độ văn hóa khá cao và có
truyền thống lao động cần cù, nhạy bén với kinh tế thị trường, đây sẽ là lợi thế
không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện, nhất là về y tế, giáo dục đã được đầu tư
bước đầu, nếu tiếp tục tăng cường đầu tư sẽ phát huy tác dụng thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện điều kiện sống của người dân.
Khó khăn:
- Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện chậm, nông nghiệp chiếm tỷ trọng
cao, thu nhập bình quân đầu người đang ở mức thấp, khả năng tích lũy từ nội bộ
kinh tế cho đầu tư phát triển không cao, rất cần nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài,
nhất là lĩnh vực công nghiệp – dịch vụ.
- Sản xuất nông nghiệp còn thiếu ổn định, giá thành nông sản hàng hóa cao, chất
lượng nông sản hàng hóa nhìn chung còn thấp, chưa có sự hỗ trợ tích cực của
công nghiệp chế biến nên sức cạnh tranh trên thị trường còn hạn chế, giá cá biến
động và hiệu quả sản xuất thấp.
- Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tuy đã có mức tăng trưởng cao song
nhìn chung vẫn còn gặp nhiều khó khăn, việc vay vốn đầu tư chiều sâu cải tiến
công nghệ ở một số cơ sở sản xuất còn chậm. Tiểu thủ công nghiệp địa phương có
quy mô vừa và nhỏ, chưa có các khu công nghiệp cũng như các cơ sở công nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài.
- Hoạt động thương mại dịch vụ chủ yếu là buôn bán nhỏ quy mô hộ gia đình, chưa
có các doanh nghiệp thu mua nông sản hàng hóa lớn.
- Cơ sở hạ tầng nói chung, đặc biệt là cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp, giao
thông, hệ thống chợ và cơ sở làm việc còn thiếu, chưa đồng bộ và chưa tạo được
sức hút đầu tư bên ngoài.
- Việc bố trí đất đai cho các công trình công cộng và các khu, cụm công nghiệp tập
trung hiện nay hết sức khó khăn, chi phí đền bù, giải tỏa cao, đặc biệt là chưa có

27
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

cơ chế giải quyết khi huyện quy hoạch các công trình vào đất do Công ty Cao su
Đồng Nai quản lý.

28
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ


Chương 3:
CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HUYỆN THỐNG
NHẤT
3.1 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
3.1.1 Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước
Hiện nay, trên địa bàn huyện Thống Nhất hầu hết lượng nước thải từ các họat động
sinh họat cũng như công nghiệp chưa được thu gom xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường
bằng nhiều hình thức: tự thấm, hố chứa nước thải, xả vào hệ thống sông suối của huyện. Bên
cạnh đó, do đây là huyện mới thành lập nên hệ thống cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước
thải còn yếu kém cộng thêm các cơ sở sản xuất, thương mại dịch vụ và chăn nuôi nằm rãi rác
xen kẽ gây khó khăn cho công tác quản lý và quy họach hệ thống thoát và xử lý nước thải
của huyện. Hiện trạng này đã và đang gây ra những tác động xấu lên chất lượng nước mặt và
nước ngầm của huyện Thống Nhất
Để đánh giá tính chất nước thải tại huyện Thống Nhất, Chi cục BVMT Tp.HCM đã
tiến hành lấy mẫu trong tháng 08/2008 tại các cống xả tại 5 vị trí sau: nước thải của công ty
TNHH Gia Kiệm - nước thải từ cơ sở chế biến nông sản; nước thải của cơ sở nuôi heo –
nước thải đặc trưng cho hoạt động chăn nuôi; nước thải của cây xăng Huyền Hậu, nước thải
của khu vực chợ Dầu Giây, nước thải tại khu vực hành chính của huyện Thống Nhất – nước
thải đặc trưng cho hoạt động sinh hoạt. Do tính chất nước thải tại các vị trí lấy mẫu khác
nhau nên khi đánh giá, phân tích số liệu, cả 2 tiêu chuẩn: TCVN 6772 – 2000 và TCVN
5945 – 2005 được áp dụng.
• Nước thải tại công ty Gia Kiệm và nước thải từ cơ sở nuôi heo, áp dụng: TCVN 5945 –
2005, loại B.
• Nước thải tại cây xăng Huyền Hậu, khu vực chợ Dầu Giây và khu vực hành chính huyện
áp dụng: TCVN 6772 – 2000, mức II (mức khắt khe nhất đối với chất lượng nước thải
sinh hoạt).

29
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Bảng 3.1. Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại các vị trí lấy mẫu
Tiêu chuẩn áp
Chất lượng nước thải tại cống xả
dụng
TCV
TCV
ST Chỉ Đơn N
Cây N
T tiêu vị Công ty Cơ sở Khu 6772
xăng Chợ Dầu 5945
TNHH nuôi Hành –
Huyền Giây –
Gia Kiệm heo chính 2000
Hậu 2005
(Mức
(B)
II)
5.5 –
1 pH - 2,72 7,12 7,15 7,11 7,15 5–9
9
SS mg/L 960 750 56 270 28 50 100
6 COD mg/L 1 613 1 240 280 453 48 - 80
7 BOD5 mg/L 960 750 56 270 28 30 50
216,5
8 Cl- mg/L 44,38 62,13 205,19 51,48 - 600
5
9 N-NO2- mg/L KPH 0,15 1,30 KPH 1,92 - -
10 N-NO3- mg/L 1,20 15,53 0,026 3,23 9,40 30 -
188,1
11 N-NH3 mg/L 1,13 56,67 47,60 5,67 - 10
3
12 SO42- mg/L 12,08 3,47 3,47 9,30 2,64 - -
3-
13 P-PO4 mg/L KPH 14,00 KPH 10,78 KPH 6 6
14 Fe mg/L 0,28 1,54 0,17 3,31 0,041 - 5
15 Pb µg/L 6 14,5 6,3 8,2 5,5 - 500
16 Hg µg/L KPH KPH KPH KPH KPH - 10
Tổng
MPN/10 4,6.10
17 Colifor 23 6 1,1.106 9,3.105 2,4.105 1000 5000
0 ml
m
Dầu
18 mg/L 13,8 19,2 6,8 16,2 8,8 6 5
tổng
(Nguồn: Chi cục Bảo vệ Môi trường TP.HCM, 2008)
• Nước thải từ hoạt động sinh hoạt
Kết quả phân tích mẫu nước thải so với TCVN 6772 – 2000 (hoạt động sinh hoạt) tại các vị
trí đặc trưng nêu trên cho thấy:
 pH có giá trị từ 7,11 đến 7,15, nằm trong giới hạn cho phép.

30
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

 Chất rắn lơ lửng ở Khu hành chính đạt TCCP, còn tại 2 vị trí còn lại vượt TCCP
từ 1,1 đến 5,4 lần.
 Giá trị BOD5 tại cây xăng Huyền Hậu và chợ Dầu Giây vượt tiêu chuẩn 1,9 và 90
lần. Tại khu hành chính huyện, giá trị BOD5 nằm trong TCCP
 Tất cả các chỉ tiêu tổng coliforms và dầu tổng khi phân tích đều không đạt TCCP.
Tổng coliforms vượt TCCP từ 240 đến 1.100 lần, dầu tổng vượt TCCP từ 1,2 đến
2,7 lần
• Nước thải từ hoạt động công nghiệp
Kết quả phân tích mẫu nước thải so với TCVN 5945 – 2005 (hoạt động công nghiệp) tại cơ
sở nuôi heo và công ty TNHH Gia Kiệm cho thấy:
 Giá trị COD vượt TCCP 15,5 lần tại công ty Gia Kiệm và vượt TCCP 20 lần tại
cơ sở nuôi heo.
 Giá trị BOD5 vượt TCCP 19,2 lần tại công ty Gia Kiệm và vượt TCCP 15 lần tại
cơ sở nuôi heo.
 Chất rắn lơ lửng vượt TCCP 7,5 tại cơ sở nuôi heo và 9,6 lần tại công ty Gia
Kiệm.
 Hầu hết các giá trị Cl- , N-NO2-, N-NO3-, N-NH3+, P-PO43-, Fe, Pb, Hg khi phân tích
đều đạt TCCP.
 Giá trị tổng Coliforms tại công ty Gia Kiệm đạt TCCP, tuy nhiên tại cơ sở nuôi
heo, giá trị này vượt TCCP 920 lần.
 Giá trị dầu tổng vượt TCCP từ 2,76 – 3,84 lần.
• Nhận xét chung
Nhìn chung, phần lớn các chỉ tiêu đo đạc trong thành phần nước thải từ các hoạt động sinh
hoạt và sản xuất công nghiệp tại huyện Thống Nhất đều không đạt TCCP. Tại cơ sở nuôi
heo, tuy nước thải có qua hầm biogas nhưng đầu ra nước rất đục và có nhiều cặn. Hệ thống
cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải còn yếu kém cộng thêm các cơ sở sản xuất,
thương mại dịch vụ và chăn nuôi nằm rãi rác xen kẽ gây khó khăn cho công tác quản lý và
quy họach hệ thống thoát và xử lý nước thải của huyện. Hiện trạng này đã và đang gây ra
những tác động xấu lên chất lượng nước mặt huyện Thống Nhất.

31
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

3.1.2 Hiện trạng môi trường nước mặt


Nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt tại huyện Thống Nhất,
Chi cục BVMT đã thực hiện lấy mẫu và phân tích vào tháng 08/2008 tại các vị trí như sau:
đập Ông Thọ - xã Gia Tân 3, suối Cải – xã Gia Tân 3, suôi Mủ - xã Xuân Thạnh, suối Sông
Nhạn – xã Lộ 25 và hồ Trị An. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại các vị trí lấy mẫu
được thể hiện trong bảng sau.
Bảng 3.2. Kết quả phân tích nước mặt tại các vị trí lấy mẫu
Kết quả phân tích
ST Suối TCVN
Chỉ tiêu Đơn vị Đập Ông Suối Suối Hồ Trị
T Sông 5942:1995 (A)
Thọ Cải Mủ An
Nhạn
1 pH 7,54 6,85 7,24 7,40 6,76 6 – 8.5
4 TSS mg/L 16 55 12 38 20 20
6 COD mg/L 8 48 35 8 8 < 10
7 BOD5 mg/L 5 28 21 5 4 <4
8 Cl- mg/L 12,43 17,40 7,46 8,17 6,04 -
9 N-NO2- mg/L 1,92 2,60 0,31 0,026 0,023 0.01
-
10 N-NO3 mg/L 4,65 0,34 1,00 3,90 0,91 10
11 N-NH3 mg/L KPH 15,87 12,47 KPH KPH 0.05
12 SO42- mg/L KPH KPH 2,64 29,44 KPH -
3-
13 P-PO4 mg/L KPH KPH KPH KPH KPH -
14 Fe mg/L 0,17 0,21 0,27 0,098 0,11 1
15 Pb µg/L 13 11 6,3 5 4,6 50

16 Hg µg/L KPH KPH KPH KPH 1


21
Tổng số
MPN/1
17 Colifor 9,3.105 4,6.105 2,4.106 1,1.106 2,4.102 5000
00 ml
m
Dầu
18 mg/L 0 0,6 0,2 KPH 0,5 0
tổng
(Nguồn: Chi cục Bảo vệ Môi trườnng TP.HCM, 2008)
Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại huyện Thống Nhất cho thấy:
 Giá trị pH tại 5 vị trí lấy mẫu dao động trong khoảng từ 6,75 đến 7,54, đều nằm trong
giới hạn cho phép của TCVN 5942:1995 loại A.

32
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

 Giá trị TSS đạt tiêu chuẩn tại đập Ông Thọ, Suối Mủ và hồ Trị An; còn tại suối Cải
vượt TCCP 2,75 lần và tại suối Sông Nhạn vượt TCCP 1,9 lần.
 Giá trị COD vượt TCCP 3,5 – 4,8 lần tại suối Cải và suối Mủ; còn 3 vị trí còn lại giá
trị COD đạt TCCP.
 Giá trị BOD5 hầu hết đều đạt TCCP.

 N-NO2- vượt TCCP từ 2,3 đến 192 lần tại cả 5 vị trí lấy mẫu.

 Hầu hết các giá trị Cl- , SO42-, N-NO3-, P-PO43-, Fe, Pb, Hg đều nằm trong giới hạn
TCCP. Đáng lưu ý là tại đập Ông Thọ, giá trị Hg đo được là 21µg/L, vượt TCCP đến
21 lần.
 Tổng coliforms có giá trị vượt giới hạn cho phép từ 92 – 480 lần tại các vị trí đập Ông
Thọ, suối Cải, suối Mủ, suối Sông Nhạn; chỉ duy nhất tại hồ Trị An có giá trị tổng
coliforms đạt TCCP.
Tóm lại
Suối Cải là vị trí có nhiều chỉ tiêu không đạt TCCP nhất trong số 10 vị trí lấy mẫu (7
chỉ tiêu), tại vị trí lấy mẫu là đầu vào Suối Cải, tại thời điểm lấy mẫu nước có mùi hôi, các
chỉ tiêu phân tích có giá trị cao do ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi xung quanh khu vực
suối Cải.
Nhìn chung chất lượng nước tại các vị trí lấy mẫu còn khá tốt, tuy nhiên, bắt đầu có
dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, vi sinh và một số chỉ tiêu khác. Điều này cho thấy tác động từ
nước thải đô thị, công nghiệp và hoạt động chăn nuôi đến nguồn nước mặt khá rõ rệt. Vì vậy
cần có những biện pháp kịp thời nhằm bảo vệ nguồn nước mặt hiện có.
3.1.3 Hiện trạng môi trường nước dưới đất
Diễn biến chất lượng nước dưới đất
Để đánh giá hiện trạng môi trường nước dưới đất của huyện Thống Nhất, Chi cục Bảo vệ
Môi trường đã thực hiện lấy mẫu tại 5 vị trí như sau: gần bãi rác Gia Tân 1, khu trồng sau
thuộc xã Gia Tân 3, gần nghĩa trang Gia Kiệm, trại heo ông Đại và khu dân cư Trần Cao
Vân – xã Bàu Hàm 2 .Hiện trạng môi trường nước dưới đất thị huyện Thống Nhất tại một số
vị trí lấy mẫu được trình bày trong bảng dưới:

33
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Bảng 3.3. Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất tại các vị trí lấy mẫu
Kết quả phân tích
ST Đơn Gần bãi Khu trồng Gần nghĩa KDC TCVN
Chỉ tiêu Trại heo
T vị rác Gia rau Gia trang Gia Trần Cao 5944 -
ông Đại
Tân 1 Tân 3 Kiệm Vân 1995
6.5 –
1 pH 5,29 8,34 7,69 5,56 6,60
8.5
300 –
2 Độ cứng mg/L 4,5 213,9 83,7 14,6 22,8
500
3 As µg/L KPH KPH KPH KPH KPH 50
-
4 Cl mg/L 9,59 8,88 9,59 13,85 13,14 -
5 Pb µg/L 3,1 3,3 4,2 23 3,5 50
6 Cr(VI) µg/L KPH KPH KPH KPH KPH 50
-
7 CN µg/L KPH KPH KPH KPH KPH 10
8 Cu µg/L KPH KPH KPH KPH KPH 1
9 Zn µg/L KPH KPH KPH KPH KPH 5
0.1 –
10 Mn mg/L 0,035 0,13 KPH 0,033 KPH
0.5
11 N-NO3- mg/L 4,01 3,06 2,25 11,01 11,50 45
13 Fe mg/L KPH KPH KPH KPH KPH 1–5
200 –
14 SO42- mg/L KPH 1,67 2,08 KPH KPH
400
15 Hg µg/L KPH KPH KPH KPH KPH 1
MPN
Tổng /
16 Colifor KPH 23 1,1.104 43 2,4.103 3
m 100
ml
(Nguồn: Chi cục Bảo vệ Môi trường TP.HCM, 2008)
Nhận xét chung:
Kết quả phân tích cho thấy chất lượng nước dưới đất tại huyện Thống Nhất khá tốt.
Hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép, ngoại trừ giá trị pH tại khu vực gần
bãi rác Gia Tân I và trại heo ông Đại không đạt TCCP và chỉ tiêu tổng coliforms có giá trị
cao hơn TCCP nhiều lần. So với tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5944-1995), hàm lượng
coliforms trong nước ngầm tại các vị trí lấy mẫu cao hơn từ 7,7 – 3.667 lần (trừ khu vực gần
nghĩa trang Gia Kiệm, hàm lượng coliforms có trong nước ngầm tại khu vực gần nghĩa trang

34
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Gia Kiệm là cao nhất (1,1.104MNP/100ml). Điều này chứng tỏ nước ngầm bị nhiễm bẩn từ
nước thải sinh họat từ các hộ dân do điều kiện vệ sinh của các hộ dân chưa được tốt, chưa
đảm bảo khoảng cách an toàn giữa giếng và nơi sinh hoạt. Tại vị trí khu trồng rau Gia Tân 3,
nước ngầm tại đây được khai thác cho mục đích tưới rau, khi thực hiện lấy mẫu phát hiện có
mùi thuốc trừ sâu do tác động của việc người dân sử dụng thuốc để giảm trừ sâu bệnh.
3.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ TIẾNG ỒN
3.2.1 Các nguồn gây ô nhiễm
Nguồn gây ô nhiễm chính của huyện Thống Nhất chủ yếu do:
Các họat động từ giao thông: Nằm trên các trục giao thông quan trọng của cả nước,
quốc lộ 1, quốc lộ 20 và đường sắt chạy Bắc – Nam nên nguồn ô nhiễm từ giao thông được
coi là nguồn gây ô nhiễm chủ yếu đối với huyện. Các thông số ô nhiễm về không khí chủ
yếu từ họat động giao thông là: NOx, bụi, ồn, THC, CO.
Các họat động công nghiệp: Hiện nay so với các huyện khác trong tỉnh, sản xuất công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện còn thấp, chủ yếu là sản xuất tiểu thủ
công nghiệp ở hộ gia đình. Tuy nhiên trong tương lai khi các khu công nghiệp, cụm khu
công nghiệp đã qui hoạch đi vào hoạt động sẽ tạo nên áp lực về môi trường đối với các khu
dân cư của huyện.
3.2.2 Vị trí và các chỉ tiêu đo đạc
Để đánh giá chất lượng môi trường không khí huyện Thống Nhất tại thời điểm nghiên
cứu, Chi cục BVMT Tp.HCM đã tiến hành khảo sát và đo đạc vào tháng 08/2008 tại một số
vị trí đặc trưng trên địa bàn huyện:
Bảng 3.4. Vị trí và các chỉ tiêu đo đạc chất lượng không khí xung quanh
STT Vị trí Các chỉ tiêu đo đạc
1 Khu Gia Tân 2 NO2, SO2, CO, CO2,
2 Chợ Phúc Nhạc Bụi, Ồn
3 Trường tiểu học Hoàng Hoa Thám
4 Bãi đá Soklu6
5 Cơ sở sấy chuối (Quang Trung)
6 Ngã ba Dầu Giây
7 Công ty gỗ Hưng Nhơn
8 Khu dân cư Hưng Hiệp
9 Khu dân cư ấp Trần Cao Vân

35
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

10 Khu hành chính Huyện Thống Nhất


3.2.3 Hiện trạng môi trường không khí
Kết quả phân tích chất lượng không khí tại các vị trí khảo sát trên địa bàn thị huyện
Thống Nhất được trình bày trong bảng sau
Bảng 3.5. Kết quả phân tích chất lượng không khí tại các vị trí đo đạc
Tên mẫu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TCCP
NOx
0,153 0,172 0,188 0,058 0,008 0,059 0,019 0,017 0,013 0,017 0,2
(mg/m3)
SO2
0,018 0,015 0,009 0,020 0,009 0,037 0,041 0,017 0,029 0,018 0,35
(mg/m3)
CO
6,53 9,23 7,68 5,39 4,48 6,27 4,79 4,53 4,51 4,43 30
(mg/m3)
CO2
581 508 617 762 653 544 690 726 581 690 -
(mg/m3)
Bụi
0,27 0,24 0,28 1,36 0,30 0,41 0,21 0,07 0,25 0,13 0,3
(mg/m3)
Ồn
75 66 70 75 65 76 64 51 70 53 60
(dB)
(Nguồn: Chi cục Bảo vệ Môi trường TP.HCM, 2008)
Ghi chú:
- Các chỉ tiêu SO2, NO2, CO và bụi áp dụng TCVN 5937:2005 – Tiêu chuẩn Chất lượng
Không khí xung quanh – Giá trị TB 1 giờ.
- Chỉ tiêu tiếng ồn áp dụng TCVN 5949:1998: Tiếng ồn khu vực công cộng và cộng đồng
dân cư – Mức ồn tối đa cho phép (Khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính
từ 6h -18h: 60 dB).
Nhận xét chung
Nhìn chung, chất lượng môi trường không khí tại huyện Thống Nhất vẫn còn khá tốt,
hầu hết các chỉ tiêu đo đạc đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép ngoại trừ chỉ tiêu bụi không
đạt TCCP tại vị trí đo đạc bãi đá Soklu 6 và ngã ba Dầu Giây và chỉ tiêu độ ồn cao hơn
TCCP tại hầu hết các vị trí thực hiện đo đạc.
Tại khu vực ngã ba Dầu Giây có hàm lượng bụi cao hơn TCCP và cao hơn những vị
trí đo đạc khác do nằm trên hướng giao thông chính Bắc – Nam, tuy nhiên các chỉ tiêu đo

36
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

đạc khác tại đây (trừ chỉ tiêu tiếng ồn) vẫn nằm trong mức cho phép do lượng xe lưu thông
qua khu vực này chỉ ở mức trung bình.
Khu vực Gia Tân 2 và ngã ba Dầu Giây là hai trong số ba vị trí có chỉ tiêu tiếng ồn
cao nhất trong số những vị trí đo đạc. Tại hai vị trí này có tiếng còi xe lưu thông trên tuyến
đường Bắc – Nam lớn, lượng xe trung bình.
Tại bãi đá Soklu 6, vào thời điểm đo đạc mọi hoạt động diễn ra bình thường, do đó đây là
một trong ba vị trí có chỉ tiêu tiếng ồn cao nhất, đồng thời tại đây có chỉ tiêu bụi đo được cao
gấp 4,5 lần TCCP và cao nhất trong những vị trí thực hiện đo đạc.
3.3 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
3.3.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn tại huyện Thống Nhất
Các nguồn phát sinh chất thải rắn tại huyện Thống Nhất chủ yếu từ các khu dân cư,
trung tâm thương mại, các công sở, trường học, công trình công cộng, từ các hoạt động nông
nghiệp, công nghiệp, …
Bảng 3.6 Nguồn và các loại CTR tiêu biểu
STT Nguồn phát sinh CTR Thành phần chủ yếu
Rau quả, thực phẩm dư thừa, giấy, carton, nhựa, túi
01 Nhà ở, hộ gia đình nilon, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy tinh, lon thiếc, nhôm,
kim loại, tro, lá cây…
Giấy, dụng cụ học tập, bao bì, vỏ hộp, hóa chất phòng
02 Trường học
thí nghiệm…

03 Cơ quan, công sở Giấy, đồ dùng văn phòng, nhựa, thủy tinh, bao bì,…

Rác thực phẩm các loại, giấy, nhựa, bao bì, vỏ hộp,
04 Nhà hàng, khách sạn, quán ăn
thực phẩm,…
Khu di tích lịch sử văn hóa, khu
05 Rác thực phẩm và bao bì các loại, giấy nhựa…
vui chơi giải trí
Rác sinh hoạt thông thường, rác y tế (bệnh phẩm, bông
06 Bệnh viện, cơ sở y tế băng, kim tiêm, dụng cụ y tế,…), các chất độc hại khác,

Cành lá cây khô, xác chết động vật, phân súc vật và các
07 Đường phố
loại rác sinh hoạt thông thường khác
Rác sinh hoạt thông thường, rác công nghiệp và rác
08 Các cơ sở sản xuất công nghiệp
nguy hại
Chợ và các trung tâm thương Rau quả, đầu ruột tôm cá, thức ăn dư thừa và các loại
09
mại rác sinh hoạt thông thường khác

37
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Rác sinh hoạt thông thường, những chất thải đặc thù
10 Các cơ sở dịch vụ
khác tùy theo loại hình dịch vụ sản xuất kinh doanh,…
11 Công trình xây dựng Gỗ, thép, bêtông, đất, cát…
Rác sinh hoạt thông thường, giấy, túi nilon, lá cây, xác
12 Khu công cộng
chết động vật, phân súc vật,…
13 Phân hầm cầu Phân hầm cầu
3.3.2 Thành phần CTR phát sinh
Thành phần và tính chất của rác sẽ quyết định tỷ trọng, tốc độ phân hủy và độ giảm
thể tích của rác trong toàn bộ quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý. Nhìn chung thành
phần các chất trong rác thải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thói quen và tập quán sinh hoạt,
mức sống và các mùa trong năm.
Qua khảo sát và phân tích một số mẫu chất thải sinh hoạt tại các hộ gia đình, trường
học, khách sạn nhà hàng, chợ, các cơ quan công sở tại huyện Thống Nhất, thành phần chất
thải rắn sinh hoạt được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.7: Thành phần rác thải sinh hoạt tại huyện Thống Nhất

STT Thành phần Tỷ lệ %


1 Giấy 12,86
2 Thủy tinh 0,54
3 Kim loại 1,45
4 Nhựa 8,15
5 Chất hữu cơ 66,1
6 Các chất độc hại 0,03
7 Sành sứ, xà bần 8,51
8 Chất hữu cơ khó phân hủy -
9 Các chất dễ đốt cháy 2,36
Tổng cộng 100,00

(Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường, 2008)


Nhận xét: Từ kết quả thực hiện điều tra, thống kê nêu trên cho thấy tỷ lệ của các
thành phần trong rác thải sinh hoạt huyện Thống Nhất cũng tương tự như các huyện khác.
Thành phần chất thải hữu cơ dễ phân hủy (bao gồm thức ăn thừa, rau quả,…) chiếm tỷ lệ cao
khoảng 66,1%, kế đến là các thành phần có thể tái chế như giấy, thủy tinh, kim loại, nhựa
38
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

chiếm 23%,… Thành phần chất hữu cơ chiếm tỷ trọng lớn sẽ là nguồn nguyên liệu dồi dào
để chế biến phân compost. Tuy nhiên cần phải chú ý đến các thành phần có thể tái sinh, tái
chế cũng chiếm tỷ lệ lớn, thành phần náy có thể tận thu lại được.
3.3.3 Khối lượng chất thải rắn phát sinh:
Chất thải rắn sinh hoạt
Hiện nay trên địa bàn huyện Thống Nhất, các xã đều hình thành các tổ thu gom hoặc
các hợp tác xã đảm trách việc thu gom, vận chuyển rác thải về các điểm xử lý chất thải rắn
sinh hoạt của địa phương. Theo số liệu thống kê của các xã và ngành chuyên môn trên địa
bàn huyện, lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom được mỗi ngày là 16 tấn/ngày; chưa tính
đến lượng rác thải do các hộ gia đình tự xử lý, không hợp đồng thu gom rác với đội thu gom
rác của xã hoặc hợp tác xã dịch vụ vệ sinh môi trường. Toàn bộ lượng chất thải rắn sinh hoạt
phát sinh trên địa bàn huyện được đổ tại các bãi rác hở mà hiện nay chủ yếu được xử lý theo
phương thức phân loại sơ bộ sau đó đốt và chôn lấp. Hiện tỷ lệ trung bình lượng chất thải
rắn sinh hoạt được thu gom trên địa bàn đạt khoảng 60%. Vì Huyện Thống Nhất chủ yếu
phát triển nghề nông nghiệp, diện tích đất nông – lâm nghiệplà 24,720 ha chiếm 86,7% do
đó phần lớn người dân tự xử lý rác thải sinh hoạt tại vườn của gia đình bằng cách đốt và đào
hố để chôn lấp.
Chất thải rắn y tế
Chất thải rắn y tế phát sinh từ các bệnh viện, trạm y tế chủ yếu từ 02 nguồn chính:
Chất thải từ quá trình khám bệnh, điều trị bệnh ở người
Chất thải từ các nguồn dược phẩm quá hạn không còn sử dụng
Thành phần của chất thải y tế gồm: bông băng, chai nhựa PVC, PE, PP, vỏ hộp kim
loại, kim tiêm, ống tiêm, giấy loại, carton và các bệnh phẩm sau mổ. Trong thành phần của
chất thải rắn y tế bao gồm cả thành phần nguy hại và không nguy hại.
Hiện nay tại huyện Thống Nhất có 01 bệnh viện và 10 trạm y tế xã với tổng số
giường bệnh là 88 giường. Theo số liệu báo cáo của Huyện Thống Nhất, ước tính lượng chất
thải y tế hiện nay khoảng 7kg/ngày (bình quân khoảng 0,3-1kg/trạm y tế/ngày). Rác y tế
hiện nay vẫn do bệnh viện và các trạm y tế tự xử lý tại cơ sở bằng cách đốt trong các lò đốt
thô sơ được xây dựng trong khuôn viên trạm y tế, phần còn lại sẽ được đổ vào hố đất đốt lại
và chôn lấp.
Đối với các chất thải là dược phẩm hết hạn, vì hầu hết là các loại dược phẩm của các
chương trình y tế quốc gia được cấp từ tuyến tỉnh nên khi không còn sử dụng được các cơ sở

39
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

y tế lập biên bản và trả lại cho tuyến đã cung cấp. Đối với một số chất thải sắc bén như kim
tiêm từ chương trình tiêm chủng được thu hồi và trả lại cho Trung tâm y tế dự phòng tỉnh xử
lý. Ngoài ra trong địa bàn huyện còn có các dịch vụ y tế, các phòng nha khoa, chất thải các
cơ sở này tự xử lý bằng cách chôn lấp.
Chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất
Hiện nay trên địa bàn huyện Thống Nhất chưa có khu đô thị, toàn bộ là khu vực nông
thôn. Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ khác chưa được phát triển
và chiếm tỉ lệ thấp, do đó các lĩnh vực ảnh hưởng đến môi trường chủ yếu là các cơ sở sản
xuất quy mô vừa và nhỏ. Theo niên giám thống kê năm 2006, trên địa bàn huyện Thống
Nhất có 569 cơ sở sản xuất công nghiệp – TTCN, chủ yếu là các cơ sở chế biến lương thực -
thực phẩm, dệt, may, các sản phẩm từ kim loại, gỗ, công nghiệp khai thác đá mỏ,...
Hiện tại chưa có một điều tra chính thức nào để thống kê tình hình cũng như lượng
thải của các cơ sở sản xuất này, hầu hết rác thải được thu gom chung với rác thải sinh hoạt.
Tuy nhiên, theo kết quả chương trình điều tra ô nhiễm công nghiệp trên địa bàn TP.HCM do
Chi cục BVMT TP.HCM tiến hành từ năm 2005 đến nay, thì lượng rác thải phát sinh trung
bình từ các cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ là khoảng 5 tấn/năm. Như vậy hoạt động sản
xuất của Thống Nhất sẽ phát sinh một lượng rác khoảng 2.845 tấn/năm tức 7,79 tấn/ngày.
3.3.4 Hiện trạng lưu giữ Chất thải rắn
Tại các hộ gia đình: hiện tại các gia đình thường sử dụng các thùng chứa chất thải rắn bằng
nhựa, một số ít sử dụng các thùng chứa bằng kim loại hoặc các giỏ tre nứa. Phổ biến nhất
hiện nay, người dân sử dụng các loại túi xốp, nylon để chứa chất thải. Khi đến thời gian giao
rác, thông thường các hộ đem thùng chứa hoặc túi nylon để trước cửa để công nhân thu gom.
Một số hộ khác thường bỏ rác vào các bọc nylon buộc chặt để trước cửa nhà chính hành
động này đã tạo điều kiện cho những người thu mua ve chai có thể bươi móc gây ô nhiễm
làm mất vẻ mỹ quan đô thị.
Đối với các hộ gia đình khu vực nông thôn, không tiếp cận được với dịch vụ thu gom rác
hoặc không hợp đồng với đơn vị thu gom rác thường bỏ rác vào một nơi nào đó cạnh nhà
sau đó đem đi đốt hoặc thải xuống kênh, nơi công cộng, một số ít ủ thành phân để trồng cây,
số còn lại là đem chôn.
Tại các chợ: do diện tích kinh doanh có hạn nên hầu hết rác phát sinh đều được thải bỏ ngay
tại các lối đi trong chợ. Sau khi tan chợ, công nhân vệ sinh sẽ thu gom rác.

40
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Đối với các trường học, công sở, nhà hàng, khách sạn: rác được lưu trữ trong các thùng
chứa nhỏ được trang bị ngay trong đơn vị, sau đó được thu gom bởi đội vệ sinh môi trường
tại xã đó.
Rác bệnh viện và các trạm y tế: được lưu giữ trong các thùng nhựa và được tiêu hủy tại chỗ
bằng lò đốt thủ công.
3.3.5 Công tác Quản lý, thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn
Công tác quản lý
Đối với công tác quản lý chất thải, hiện nay trên địa bàn huyện Thống Nhất các xã
đều hình thành các tổ thu gom (mỗi tổ thu gom có 4 nhân công) hoặc các hợp tác xã đảm
trách việc thu gom và vận chuyển rác thải về các điểm xử lý chất thải rắn sinh hoạt của địa
phương.
Công tác thu gom chất thải sinh hoạt được thực hiện thường xuyên với tần suất 01
ngày/01 lần. Đối với những vùng sâu vùng xa do mật độ dân số thấp nên được thu gom 02
ngày/01 lần. Ngoài ra, UBND tại các xã cũng kết hợp với Đội Đội Duy tu công trình giao
thông thường xuyên thu gom rác trên các tuyến đường quốc lộ chính của huyện, đảm bảo
môi trường cảnh quan không để tình trạng ô nhiễm môi trường cục bộ ảnh hưởng đến người
dân xung quanh.
Phương tiện thu gom, vận chuyển
Các phương tiện thu gom vận chuyển rác hiện nay chủ yếu do các tổ thu gom tác tại
các xã tự trang bị và cũng đang từng bước có sự chuyển biến tích cực từ các loại xe tự chế
của người dân sang các loại xe thu gom chuyên dụng điển hình như: phương tiện thu gom,
ép rác chuyên dụng của đội Duy tu và HTX Thành Phát. Tuy nhiên việc chuyển đổi phương
tiện thu gom chưa đồng bộ nên việc xử lý chất thải rắn hiện nay hầu hết chưa hợp vệ sinh và
không đồng bộ.
Công tác xử lý
Trên địa bàn huyện Thống Nhất hiện tại chưa có bãi chôn lấp hợp vệ sinh nên hầu
hết lượng chất thải rắn sinh hoạt sau khi thu gom đều được đổ bỏ tại các bãi rác hở của
Huyện và được xử lý chủ yếu theo phương thức phân loại sơ bộ sau đó đốt và chôn lấp. Đây
chính là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm cảnh quan môi trường khu vực xung
quanh bãi rác và có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Bên cạnh đó vì Huyện thống Nhất chủ yếu phát triển nghề nông nghiệp, diện tích đất
nông – lâm nghiệp chiếm khoảng 86,7% do đó nhiều người dân tự xử lý rác thải sinh hoạt tại
vườn của gia đình bằng cách đốt và đào hố để chôn lấp.
41
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Đối với chất thải rắn y tế: phần lớn chất thải y tế không độc hại được thu gom chung
với chất thải rắn sinh hoạt, phần chất thải nguy hại được các hộ lý thu gom riêng và tiêu hủy
bằng lò đốt thủ công
Hiện nay huyện đã quy hoạch bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn với
diện tích 10 ha và dự kiến sẽ mở rộng 130 ha tại xã Quang Trung. Đây sẽ là bãi xử lý rác
liên huyện, không những xử lý rác thải sinh hoạt mà còn xử lý rác thải công nghiệp. Ngoài ra
tại các xã còn lại sẽ bố trí bãi rác trung chuyển có quy mô từ 0.1-0.5 ha.
 Một số điểm hạn chế của công tác quản lý CTR trên địa bàn huyện Thống
Nhất:
− Chưa xây dựng kế hoạch quản lý chất thải rắn phù hợp.
− Chưa có cán bộ chuyên ngành về quản lý chất thải rắn.
− Công tác thu gom và xử lý chất thải rắn chưa tiến hành đồng bộ, nhiều khu vực
dân cư chưa tiếp cận được với dịch vụ thu gom CTR.
− Chưa có doanh nghiệp chuyên trách cho cả huyện (chỉ có tổ, HTX theo xã)
làm nòng cốt trong việc thu gom, vận chuyển, xây dựng và vận hành xử lý các loại
chất thải
− Phương tiện và lực lượng thu gom CTR còn hạn chế, CTR sinh hoạt chưa
được thu gom triệt để, rác còn rơi vãi trên đường phố.
− Chưa có bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh.
− Chưa xây dựng hệ thống phân loại CTR tại nguồn đối với CTR sinh hoạt
− Người dân vẫn còn duy trì thói quen xả rác bừa bãi, nhận thức của cộng đồng
về bảo vệ môi trường và an toàn sức khỏe liên quan tới công tác thu gom, xử lý và
quản lý CTR vẫn ở mức độ thấp.
− Chưa tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý địa phương và các chương
trình nâng cao ý thức trong việc xả thải, tồn trữ và thu gom CTR của người dân.
3.4 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP
Là huyện mới được thành lập nên so với các huyện khác trong tỉnh, qui mô và sản lượng
sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện còn rất thấp, chủ yếu là sản
xuất tiểu thủ công nghiệp ở hộ gia đình với kỹ thuật còn khá lạc hậu, tập trung vào một số
ngành nghề như: ngành công nghiệp khai thác đá xây dựng (29,6%); ngành chế biến lương
thực, thực phẩm (24,4%), các ngành sản xuất đồ gỗ chiếm 19%; sản xuất sản phẩm kim loại
42
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

9,2%; may, đo giày da 8,3% ….


Trong đó, công nghiệp khai thác đá xây dựng, các ngành sản xuất đồ gỗ; sản xuất sản
phẩm kim loại là những ngành phát sinh ra rất nhiều bụi và NOx, CO2, SO2 gây ảnh hưởng
đến chất lượng môi trường không khí; các ngành chế biến lương thực, thực phẩm tiêu thụ và
thải ra môi trường một lượng nước khá lớn giàu các chất dinh dưỡng, sinh vật gây bệnh và
ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước; phần lớn rác thải công nghiệp đặc biệt là rác thải
nguy hại chưa được phân loại và hợp đồng với các đơn vị có chức xử lý.
Bên cạnh đó hiện nay, do cơ sở hạ tầng của huyện còn hạn chế, cho nên hệ thống nước
mưa và nươc thải tại các nhà máy, cơ sở chưa được tách riêng và xử lý trước khi đưa vào hệ
thống kênh rạch làm tăng nguy cơ suy giảm chất lượng nước mặt.
Kết quả do Chi cục BVMT phối hợp với phòng TNMT huyện khảo sát và thu thập thông
tin về một số hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn của huyện
cho thấy khái quát về vấn đề quản lý môi trường và hiện trạng xả thải, theo bảng thống kê
dưới đây:
Bảng 3.8: Khái quát về vấn đề quản lý môi trường và hiện trạng xả thải
Phát sinh
Hình thức/hệ thống xử lý
St Ngành Nhiên Từ quá trình sản xuất
t nghề liệu Rác thải
Khí Nước Khí Nước Rác
(nguy hại)
Sản xuất Điện không Vệ sinh không không không không
1 nước đóng thùng
chai
Sản xuất Điện, Bụi, Làm Lá chuối, không không Hợp
2 bún trấu, CO2, bún bún hư và đồng
củi SO2 bao bì
Mổ heo Củi Bụi, Rửa Lông, phân không Có xử lý, Hầm
đun NH3, thịt, vệ và các bộ không biogas
3
nước CO2 sinh nơi phận bỏ đi nghiệm
làm thu
Mổ bò Củi Bụi, Rửa thịt Lông, phân Không không không
CO2, và làm và các bộ
4 SO2 vệ sinh phận bỏ đi
nhà
xưởng
5 Sản xuất Điện, Bụi, Rửa Vỏ nguyên không không Phân
nông sản củi NOx, nguyên liệu, bao bì xanh

43
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Phát sinh
Hình thức/hệ thống xử lý
St Ngành Nhiên Từ quá trình sản xuất
t nghề liệu Rác thải
Khí Nước Khí Nước Rác
(nguy hại)
DO CO2, liệu
SO2
Xay đá Điện Bụi không không không Có xử lý, không
không
6
nghiệm
thu
Sản xuất Điện, Từ lò Vệ sinh Giẻ lau dầu khôn Có xử lý Bán và
cống than hơi: nhà và đổ rác
bêtông Bụi, xưởng nghiệm
7
NOx, thu
CO2,
SO2
Sản xuất Điện VOC Làm Bao bì Không Có xử lý, không
ống nhựa từ quá mát ống không
8 trình nghiệm
ép thu
nhựa
Làm đũa Điện Bụi, không Mùn tre, Không không Bán ve
tre củi NO x , bao bì chai
9
CO2,
SO2
Gia công Điện Bụi không Mùn cưa không không không
10 cưa xẻ gỗ,
ván lạng
Làm Chuối Củi Bụi, Rửa Vỏ chuối, Không Có xử lý, không
chiên CO2, chuối bao bì không
11
SO2 nghiệm
thu
Kinh doanh Điện, Mùi Rửa đồ Rác dư không Có xử lý, Hợp
ăn uống gas chế ăn và thừa từ không đồng
12 biến chén thức ăn, nghiệm
thức dĩa bao bì thu
ăn
13 Kinh doanh Điện không Sản không không Có xử lý, không
xe gắn máy xuất không
nghiệm
44
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Phát sinh
Hình thức/hệ thống xử lý
St Ngành Nhiên Từ quá trình sản xuất
t nghề liệu Rác thải
Khí Nước Khí Nước Rác
(nguy hại)
thu
Xăng dầu, Điện Bụi do Rửa không không Có xử lý, không
nhớt xe ra tay, không
14
vào thiết bị nghiệm
thu

Nhận xét:
- Qua kết quả khảo sát, điều tra cho thấy:
+ Quy mô sản nhà xưởng, khu vực sản xuất khá nhỏ: phần lớn chỉ vài trăm mét
vuông, số cơ sở trên vài ngàn mét vuông rất ít.
+ Các cơ sở sản xuất và hộ kinh doanh còn dùng các trang thiết bị lạc hậu, nguồn
nhiên liệu là củi và than còn khá phổ biến.
+ Phần lớn các cơ sở sản xuất chưa có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng chỉ
mang tính chất xử lý sơ bộ, không được nghiệm thu và đánh giá mức độ vượt tiêu
chuẩn cho phép
+ Về phần khí thải, toàn bộ các cơ sở khảo sát đều không có biện pháp hoặc hệ thống
giảm thiểu và xử lý khí thải, tiếng ồn.
+ Rác thải, đặc biệt là rác thải nguy hại hầu như chưa được quan tâm xử lý đúng mức,
theo ghi nhận không có cơ sở nào đăng ký sổ chủ nguồn thải và hợp đồng thu gom,
xử lý rác thải nguy hại theo quy định.
- Trên thực tế theo kết quả phân tích của Chi Cục BVMT cũng đã cho thấy: phần lớn
các chỉ tiêu đo đạc trong thành phần nước thải sản xuất công nghiệp tại huyện
Thống Nhất đều không đạt TCCP với các chỉ tiêu như: COD, BOD5, TSS và coliform
… Chất lượng môi trường không khí còn khá tốt do mật độ, quy mô và số lượng cơ
sở sản xuất còn thấp so với diện tích chung của huyện và nằm rải rác.
3.5 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng đất tại các vùng canh tác các loại cây trồng đặc
trưng trên địa bàn huyện Thông Nhất, Chi cục BVMT Tp.HCM đã tiến hành lấy mẫu và

45
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

phân tích mức độ ô nhiễm đất vào tháng 08/2008 tại những vị trí như sau: bãi rác xã Gia Tân
1, đất trồng bắp xã Gia Tân 2, đất trồng cao su xã Xuân Thiện, đất trồng lúa xã Lộ 25 và đất
trồng cây ăn trái, kết quả phân tích được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.9. Kết quả phân tích chất lượng đất tại các vị trí lấy mẫu
MẪU ĐẤT
ĐƠN
CHỈ TIÊU Trồng Trồng Trồng Trồng cây
VỊ Bãi rác
bắp cao su lúa ăn trái
pHH2O - 6,99 4,33 4,41 5,08 5,29
Ẩm % 9,21 14,43 28,11 42,31 16,30
N tổng mg/kg 78,29 82,02 87,90 64,67 157,32
P tổng mg/kg 1,38 2,94 21,53 44,59 35,77
Hg mg/kg 0,070 0,11 0,093 0,036 0,045
Al % 1,77 1,65 2,08 1,69 1,32
Ca mg/kg 533,14 30,53 KPH 7,18 30,02
Mg mg/kg 631,45 305,62 208,10 237,82 74,99
Fe % 7,51 10,17 7,83 8,43 5,08
Dư lượng
thuốc BVTV µg/kg KPH 7,94 KPH 0,48 KPH
họ Clo
(Nguồn: Chi cục Bảo vệ Môi trườnng TP.HCM, 2008)
Hiện nay tại Việt Nam chỉ có một số tiêu chuẩn đánh giá chất lượng môi trường đất:
đối với một số kim loại nặng, hàm lượng nitơ tổng, hàm lượng photpho, hàm lượng kali tổng
số. Các tiêu chuẩn đánh giá mức độ ô nhiễm đất khác có thể sử dụng tiêu chuẩn của Hà Lan
để đánh giá.
Bảng 3.10. Đánh giá mức độ ô nhiễm đất tại một số điểm ở huyện Thống Nhất
TT Chất ô nhiễm Kết quả phân TCCP Tiêu chuẩn Hà Lan
tích (ppm)
1 N tổng (%) 0,065 – 0,157 0.065 - 0.530 (*) -
2 P tổng (%) 0,001 – 0,045 0.05 -0.60 (**) -
3 Hg (mg/kg) 0,036 – 0,11 - 0.3
(Nguồn: Chi Cục Bảo vệ Môi trường TP.HCM, 2008)
Ghi chú:

46
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

TCVN 7209-2002: Chất lượng đất – Giới hạn tối đa cho phép của kim loại nặng trong đất
(*): TCVN 7373-2004: Chất lượng đất – Giá trị chỉ thị về hàm lượng Nitơ tổng số trong đất
Việt Nam.
(**): TCVN 7374-2004: Chất lượng đất – Giá trị chỉ thị về hàm lượng Photpho tổng số
trong đất Việt Nam.
Nhận xét chung
Kết quả phân tích các chỉ tiêu cơ bản cho thấy tại 5 vị trí thực hiện lấy mẫu phân tích,
hàm lượng Nitơ tổng số dao động trong khoảng 0,065 – 0,157% và hàm lượng photpho tổng
số dao động trong khoảng 0,001 – 0,045% đều đạt tiêu chuẩn cho phép, tại khu vực trồng
bắp và trồng lúa phát hiện tồn dư thuốc bảo vệ thực vật gốc Clo. Giá trị Hg nằm trong
khoảng 0,036 – 0,11mg/kg, nếu so sánh với tiêu chuẩn của Hà Lan thì giá trị Hg đạt TCCP.
Nhìn chung, chất lượng đất nông nghiệp của huyện Thống Nhất vẫn còn khá tốt.
3.6 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP
3.6.1 Hiện trạng và định hướng phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Thống
Nhất
3.6.1.1 Hiện trạng chăn nuôi
Huyện Thống Nhất có ngành chăn nuôi phát triển mạnh nhất tỉnh Đồng Nai. Các loại
vật nuôi ở Thống Nhất khá đa dạng, bao gồm, trâu, bò, heo, gà, vịt, ngan, ngỗng, cút, dê…
nhưng loại vật nuôi chiếm ưu thế trong những năm qua là heo và gà. Đến tháng 4/2007, đàn
heo toàn huyện đạt 157.024 con và đàn gà đạt 539.200 con.
Ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện có xu hướng phát triển theo mô hình trang trại,
thu hẹp dần các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư. Đến tháng 1 năm 2007, toàn huyện
có 391 trang trại trong đó có 352 trại heo và 39 trại gà. Tỉ lệ chăn nuôi tập trung so với tổng
đàn đạt 43% về chăn nuôi heo và 65 – 70% về chăn nuôi gà, vượt trội nhiều lần so với bình
quân toàn quốc (20 -22% đối với heo, 23 -25% đối với gà).
3.6.1.2 Hiện trạng và định hướng phát triển trồng trọt
Trong những năm qua, giá trị sản xuất ngành trồng trọt bình quân 2 năm (2006
– 2007) tăng 2,5%/năm (năm 2006 đạt 330 tỷ đồng, tăng 1,07% và năm 2007 đạt 343,96 tỷ
đồng tăng 3,96%) ; trong 6 tháng đầu năm đạt 94,9 tỷ đồng tăng 2,5% so với cùng kỳ.
Tổng diện tích cây lâu năm 2007 là : 16.678 ha tăng 394 ha so năm 2005 ;
trong đó diện tích các cây trồng cà phê giảm chuyển sang trồng cây ăn trái và cây điều.

47
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm năm 2007 là 8987 ha, giảm 1310 ha so với
năm 2005. Trong đó, diện tích cây lương thực giảm 1082 ha (13,5%), cây công nghiệp
ngắn ngày giảm 61 ha (16%) ; diện tích cây thực phẩm giảm 169 ha (10,8%). Tuy nhiên diện
tích rau đạt 1321 ha tăng 220 ha (2,24%)
Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất, sử dụng giống mới phù hợp với điểu kiện thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước, gắn
với nhu cầu của thị trường và quá trình phát triển công nghiệp của địa phương đã mang lại
hiệu quả nhất định. Trong 2 năm qua diện tích chuyển đổi là 394 ha trong đó diện tích cà phê
chuyển đổi là 228 ha chủ yếu chuyển sang điều và cây ăn trái, đặc biệt cao su tiểu điền đang
có chuyển hướng phát triển năm 2007 tăng 41 ha chuyển từ cây màu và chôm chôm sang.
Tình hình các cây trồng chính trên địa bàn huyện qua các năm :
Cây trồng hàng năm

Tên Diện tích (ha) Năng suất (Tạ/ha) Sản lượng (Tấn)
2006 2007 2006 2007 2006 2007
Đậu 67 73 9,1 9,45 61 69
Rau 1.289 1.321 124,66 122,78 16,069 16,219
Đậu nành 61 69 13,24 13,87
Đậu tương 105.000 124 - - 139 172
Sắn 36 120 240 240 864 2880
(Nguồn : Niên Giám thống kê Tỉnh Đồng Nai, năm 2007)

Cây lương thực có hạt


Tên Diện tích (nghìn ha) Năng suất (Tạ/ha) Sản lượng (nghìn
Tấn)
2006 2007 2006 2007 2006 2007
Lúa 3,542 3,321 41,33 44,27 14,640 14,701
Ngô 3,416 3,493 48,80 51,39 16,671 17,952
(Nguồn : Niên Giám thống kê Tỉnh Đồng Nai, năm 2007)
Cây trồng lâu năm
Diện tích thu
Diện tích (ha) Sản lượng (Tấn)
Tên hoạch (ha)
2006 2007 2006 2007 2006 2007
Cà phê 813 717 813 717 967 813

48
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Cao su 5061 4842 5042 4087 7593 7109


Hồ tiêu 377 367 348 355 494 508
Điều 3205 3231 2049 2485 2602 2873
Chôm chôm 2627 2643 2114 2306 26975 29591
Xoài 41 49 20 21 118 124
Sầu riêng 208 218 126 144 829 962
Cam, quýt 14 22 14 14 82 84
Chuối 3323 3257 3293 3257 39516 40595
(Nguồn : Niên Giám thống kê Tỉnh Đồng Nai, năm 2007)

Nhờ làm tốt công tác chuyển giao kỹ thuật nên đến nay : tỷ lệ giống mới cây ngắn
ngày đưa vào sản xuất là 98% trong đó, các loại cây trồng chính như lúa, mỳ, bông, đậu
nành, bắp sử dụng 100% giống mới. Tỷ lệ sử dụng đất như cây lâu năm : điều 29,7%, chôm
chôm 13,6%, sầu riêng 32,2%. Các vùng chuyên canh cây trồng được giữ vững ổn định như
diện tích trồng chuối ổn định 3.280 ha tập trung ở các xã : Gia Kiệm, Quang Trung, Gia Tân
1, Gia Tân 3… Diện tích mía ổn định 100 ha tập trung ở các xã Hưng Lộc, diện tích chôm
chôm ổn định 2700 ha tập trung ở các xã vùng Kiệm Tân.
3.6.2 Các vấn đề môi trường chủ yếu trong nông nghiệp
3.6.2.1 Các vấn đề môi trường chủ yếu từ hoạt động chăn nuôi
a. Chất thải chăn nuôi
Các chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi được chia làm ba loại: chất thải rắn
(phân, nước tiểu, xác súc vật chết, thức ăn dư thừa, vật liệu lót chuồng,…), chất thải lỏng
(nước thải vật nuôi, nước rửa chuồng và phần phân lỏng hòa tan,…) và chất thải khí (khí độc
và mùi hôi). Trong chất thải chăn nuôi có nhiều hỗn hợp hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật và trứng
ký sinh trùng có thể gây ô nhiễm môi trường không khí, đất, nguồn nước (nước mặt, nước
ngầm) và gây bệnh cho động vật và con người nếu không được xử lý đúng cách.
Chất thải rắn
 Phân và nước tiểu gia súc
Theo Nguyễn Thị Hoa Lý (1994), lượng phân và nước tiểu gia súc thải ra trong ngày
đêm trung bình như sau:
Bảng 3.11: Số lượng chất thải của một số loài gia súc gia cầm

Lượng phân Lượng nước tiểu


Loài gia súc, gia cầm
(kg/ngày) (kg/ngày)

49
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Trâu bò lớn 20 - 25 10 - 15

Heo < 10 kg 0,5 - 1 0,3 - 0,7

Heo 15 – 45 kg 1-3 0,7 - 2

Heo 45 – 100 kg 3-5 2-4

Gia cầm 0,08 -

(Nguồn: Nguyễn Thị Hoa Lý (1994) ĐHNL TP.HCM).


Hiện nay, tại huyện Thống Nhất, hầu hết phân heo và gia cầm đề được thu gom để
bán và sử dụng, nhưng việc tiêu thụ phân còn gặp nhiều khó khăn vào mùa mưa, nhất là thời
kỳ mưa nhiều và khu tập trung. Trong khi đó, các hộ chăn nuôi tập trung chưa đầu tư xây
dựng khu dự trữ phân. Một số đơn vị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã thu mua phân để để chế
biến thành phân hữu cơ vi sinh, nhưng công suất còn rất nhỏ. Hầu hết được chuyển thẳng lên
Lâm Đồng bán cho các hộ trồng cà phê, chè.
 Xác súc vật chết
Xác súc vật chết do bệnh được quy định trong danh mục chất thải nguy hại. Kết quả
khảo sát của Chi cục BVMT TP.HCM năm 2008 cho thấy tất cả các hộ chăn nuôi điều tra
đều tự xử lý bằng cách đem chôn cách xa khu vực chăn nuôi và khu dân cư. Tuy nhiên,
không đề cập là khu vực chôn này có nằm trong quy hoạch hoặc được sự cho phép của cơ
quan chức năng hay chưa.
 Thức ăn dư thừa, vật liệu lót chuồng
Loại chất thải này có thành phần đa dạng gồm: thức ăn thừa, bao bì đựng thức ăn, bao
bì đựng thuốc kháng sinh, vacxin, trấu lót sàn… Theo kết quả khảo sát, thì lượng rác này TB
khoảng 4 -6 kg/ trang trại/ngày đêm. Loại rác này thường tự xử lý tại chỗ chủ yếu bằng cách
đốt cùng với chất thải sinh hoạt. Tuy nhiên, đối với một số loại rác được quy định là rác thải
nguy hại như bao bì đựng thuốc thú y vẫn được xử lý chung với các loại rác thông thường.
 Chất thải sinh hoạt
Phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân trong trang trại. Tuy nhiên lượng rác
thải này không lớn khoảng 1,5 -3kg/ngày đêm/trang trại. Rác này thường tự xử lý trong
khuôn viên trang trại, chủ yếu bằng phương pháp đốt.
Nước thải

50
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Nuớc thải chăn nuôi phát sinh chủ yếu từ lượng nước thải rửa chuồng được hòa chung
với nước tiểu của vật nuôi và nước tắm vật nuôi. Khảo sát cho thấy, các trang trại nuôi gà
chủ yếu là dùng trấu trải sàn, chỉ dọn phân sau 20 ngày nuôi và tiếp theo cứ 3 ngày 1 lần nên
lượng nước thải rất ít, khoảng 2-3 m3/ngày đêm/trang trại, và hầu như không qua xử lý mà
được sử dụng trực tiếp để tưới cây trong khuôn viên trang trại.
Trong khi đó, các trang trại nuôi heo đều thu gom phân heo mỗi ngày 2 lần kèm theo
rửa sạch nền chuồng; nên lượng nước thải lớn hơn nhiều 10 -20 m3/ngày đêm/trang trại. Đối
với các hộ chăn nuôi quy mô lớn đền có đầu tư hệ thống biogas để xử lý nước thải. Trong
khi, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ hầu như không xử lý nước thải mà xả trực tiếp ra môi trường (tự
thấm xuống đất, sông suối) làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước mặt và nước
ngầm đe dọa sức khỏe con người và vật nuôi do sự phát tán của các mầm bệnh trong nước
thải. Trong khi đó, kết quả khảo sát cho thấy tất cả các hộ chăn nuôi đều sử dụng nước ngầm
cho sản xuất chăn nuôi mà không qua xử lý
Thành phần của cặn nước thải sau khi qua Biogas có các chất dinh dưỡng thấp hơn để
làm phân bón hoặc làm thức ăn cho cá. Đặc biệt theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị
Hoa Lý số lượng các ấu trùng và trứng giun sán giảm rõ rệt so với phân tươi, do đó an toàn
hơn khi dùng nước thải này để tưới cây.
Bảng 3.12: Hiệu quả xử lý phân của hệ thống Biogas

Chỉ tiêu Trước khi xử lý Sau khi xử lý

pH 7,4 7,9 – 8
COD (mg/l) 32.000 5.800 - 6.600
BOD (mg/l) 10.600 3.400 - 3.900
Ecoli (MPN/ ml) 15,76 x 107 12 - 15,26 x 104
Coliform (MPN/l) 18,97 x 1010 12,3 x 103 - 25,74 x 105
Streptococcus (MPN/l) 54,5 x 106 0,31 - 2,7 x 102
Trứng ký sinh trùng (trứng/g) 2.750 105 - 175

(Nguồn:Nguyễn Thị Hoa Lý,1994)


Khí độc và mùi hôi
Trong chất thải chăn nuôi luôn tồn tại một lượng lớn vi sinh vật hoại sinh. Nguồn gốc
thức ăn của chúng là các chất hữu cơ, vi sinh vật hiếu khí sử dụng oxy hòa tan tạo ra những
sản phẩm vô cơ: NO2, NO3, SO3, CO2 quá trình này xảy ra nhanh không tạo mùi thối. Nếu
lượng chất hữu cơ có quá nhiều vi sinh vật hiếu khí sẽ sử dụng hết lượng oxy hòa tan trong

51
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

nước làm khả năng hoạt động phân hủy của chúng kém, gia tăng quá trình phân hủy yếm khí
tạo ra các sản phẩm CH4, H2S, NH3, H2, Indol, Scortol… tạo mùi hôi nước có màu đen,
vàng là nguyên nhân làm gia tăng bệnh đường hô hấp, tim mạch ở người và động vật. Cường
độ của mùi hôi phụ thuộc vào điều kiện mật độ vật nuôi cao, sự thông thoáng kém, nhiệt độ
và ẩm độ không khí cao.
Các hộ chăn nuôi điều tra hiện nay đều giảm mùi hôi bằng cách thu gom chất thải vả
vệ sinh chuồng trại thường xuyên, lập tường rào và trồng cây xanh trong khuôn viên trang
trại. Các trang trại lớn thường áp dụng hệ thống chuồng kín với các trang thiết bị hiện đại
như hệ thống điều khiển tự động phân phối thức ăn, nước, thu gom trứng…Hệ thống tự
động điều khiển nhiệt độ, ẩm độ, thông gió, hệ thống làm mát gióp giảm thiểu ô nhiễm và
mùi hôi.
b. Chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ lẻ và trình độ công nghệ lạc hậu
So với chăn nuôi phân tán, chăn nuôi tập trung quy mô nhỏ thì chăn nuôi quy mô vừa
và lớn ít gây ô nhiễm đối với các khu dân cư và môi trường tự nhiên hơn; do các trang trại
này hầu hết tách biệt với các khu dân cư tập trung, nằm xa các đầu mối giao thông chính và
các nguồn nước mặt đồng thời có ý thức cao và có khả năng đầu tư hệ thống xử lý chất thải
và chuồng trại hiện đại giúp hạn chế ô nhiễm môi trường và dịch bệnh.
Tuy nhiên, như đã nêu trên tỉ lệ chăn nuôi tập trung (trang trại) tại huyện Thống Nhất
mới đạt 43% đối với đàn heo và 65 -70% đối với đàn gà. Bên cạnh đó, theo thống kê của
Báo cáo quy hoạch phát triển chăn nuôi 2007 -2010 và định hướng đến 2020 huyện Thống
Nhất thì tỉ lệ các trang trại quy mô khá lớn đến lớn trên địa bàn huyện đối với trang trại gà
(>8000 con gà) chỉ đạt trên 20,6% và đối với trang trại heo (>500 con heo) chỉ đạt 24%. Do
đó, số lượng hộ chăn nuôi và các trang trại quy mô vừa và nhỏ của huyện vẫn còn chiếm ưu
thế trong khi trình độ công nghệ và khả năng đầu tư vào hệ thống chuồng trại hiện đại cũng
như xử lý chất thải của các trang trại này còn hạn chế.
Cũng theo báo cáo này, huyện còn khoảng hơn 87 trang trại heo, 4 trang trại gà và
hàng trăm hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nằm trong vùng cấm nuôi (vd: nằm trong khu dân cư, gần các
trục đường giao thông chính,…) chủ yếu thuộc các xã Gia Tân 1, 2, 3, Gia Kiệm và Quang
Trung làm tăng nguy cơ ô nhiễm và lan truyền dịch bệnh ở các khu vực này.
c. Công tác thú y và tình hình dịch bệnh
Nhìn chung công tác thú y trên địa bàn huyện Thống Nhất được thực hiện tốt và ở
mức cao so với mặt bằng chung của cấp huyện toàn quốc. Do triển khai tốt công tác thú y
trên địa bàn huyện và xử lý nghiêm với sản phẩm chăn nuôi của địa phương khác vận
chuyển qua địa bàn (qua Quốc lộ 20 và quốc lộ 1), nên huyện Thống Nhất là huyện duy nhất

52
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

của Đồng Nai đã tranh được bùng phát dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng. Hầu hết các
trang trại đều tự giác tiêm chủng các loại vac xin và khi có sự cố bệnh tật khả nghi là dịch
đều báo cáo cho trạm thú y và phòng kinh tế nên xử lý rất tốt. Tuy nhiên về dịch tả, một số
trang trại còn chủ quan.
Trên địa bàn huyện hiện có trạm thú y với biên chế 3 người và 10 nhân viên hợp
đồng. Ngoài ra còn có cộng tác viên ở mỗi xã (10 người). Do quy mô chăn nuôi ở nhiều xã
rất lớn gây nên tình trạng quá tải về công việc, nhất là ở thời điểm chống dịch.
3.6.2.2 Các vấn đề môi trường chủ yếu từ hoạt động trồng trọt
Kết quả phân tích mẫu đất tháng 8/2008 tại các khu đất trồng bắp, cao su, trồng lúa và
cây ăn trái, cho thấy các chỉ tiêu cơ bản cho thấy tại 5 vị trí thực hiện lấy mẫu phân tích, hàm
lượng Nitơ tổng số dao động trong khoảng 0,065 – 0,157% và hàm lượng photpho tổng số
dao động trong khoảng 0,001 – 0,045% đều đạt tiêu chuẩn cho phép, tại khu vực trồng bắp
và trồng lúa phát hiện tồn dư thuốc bảo vệ thực vật gốc Clo. Giá trị Hg nằm trong khoảng
0,036 – 0,11mg/kg, nếu so sánh với tiêu chuẩn của Hà Lan thì giá trị Hg đạt TCCP. Nhìn
chung, chất lượng đất nông nghiệp của huyện Thống Nhất vẫn còn khá tốt. Ô nhiễm nguồn
đất chính chủ yếu là do thuốc bảo vệ thực vật gốc Clo.
Nước thải nông nghiệp, nước mưa chảy tràn trên đất canh tác, lôi cuốn theo các chất
dinh đưỡng có trong các loại phân bón cho cây trồng xuống sông, suối gây ra hiện tượng phú
dưỡng hóa, tác động nghiêm trọng đến đời sống thủy sinh vật, đồng thời làm mất vẻ mỹ
quan của môi trường thiên nhiên. Ngoài ra, các loại thuốc bảo vệ thực vật, nếu không được
sử dụng một cách khoa học và hợp lý, cũng sẽ hiện diện trong nước mưa chảy tràn và gây
ảnh hưởng xấu đến đời sống thủy sinh vật.
Bảng 3.13: Thành phần nước chảy tràn từ đất canh tác (dạng đất nông nghiệp hỗn hợp,
có sử dụng phân bón)
Đơn vị Tổng N Tổng P
Tải lượng chất thải trong nước thải kg/km2/năm 1.400 – 3.000 21-50
(Nguồn: WHO, 1993)

Tổng diện tích đất gieo trồng của huyện Thống Nhất 25.665 ha. Khi đó, tổng tải
lượng chất dinh dưỡng có trong nước chảy tràn từ hoạt động trồng trọt tại huyện Thống Nhất
được tính tóan như sau:
Bảng3.14: Tính tóan hiện trạng tải lượng chất dinh dưỡng trong nước chảy tràn từ đất
trồng trọt trên địa bàn huyện Thống Nhất.
Đơn vị Tổng N Tổng P
Tải lượng chất thải trong nước thải Tấn/năm 360 - 770 5 – 13
53
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

3.7 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC KHAI THÁC KHÓANG SẢN
3.7.1 Hiện trạng thăm dò, cấp phép hoạt động khoáng sản
Hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Thống Nhất diễn ra khá
sôi động. Sản phẩm khai thác tài nguyên khoáng sản không những đáp ứng nhu cầu trên địa
bàn huyện mà còn cung cấp cho tỉnh Đồng Nai và các tỉnh lân cận như TP.HCM, các tỉnh
miền Tây nam Bộ. 2 loại khoáng sản chủ yếu trên địa bàn huyện Thống Nhất là đá xây dựng
và puzlan.
Tỉnh Đồng Nai hiện có 16 mỏ đá xây dựng đang khai thác với tổng công suất là
6.841.000 m3/năm và diện tích khai trường 566,9 ha; trong đó huyện Thống Nhất có 4 mỏ
với tổng công suất khai thác là 1.126.000 m3/năm chiếm khoảng 16,5% sản lượng khai thác
của toàn tỉnh và diện tích khai trường là 198,3 ha. Hiện trạng thăm dò khai thác đá xây dựng
tại huyện Thống Nhất cụ thể như sau:
Bảng 3.15: Các mỏ đá xây dựng đang khai thác trên địa bàn huyện Thống Nhất
STT Tên mỏ Diện tích (ha) Công suất (m3/năm)
1 Mỏ đá Sóc Lu 1, Quang Trung 70,0 100.000
2 Mỏ đá Sóc Lu 2, Quang Trung 50,0 200.000
3 Mỏ đá Sóc Lu 5, Quang Trung 26,0 676.000
4 Mỏ đá Sóc Lu 6, Quang Trung 52,3 150.000
Tổng cộng 198,3 1.126.000
(Nguồn: Báo cáo Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dung
khoáng sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Đồng Nai, 2006)
Hiện nay toàn tỉnh Đồng Nai chỉ có 3 mỏ puzlan được cấp giấy phép hoạt động khai
thác, trong đó có 2 mỏ tại huyện Thống Nhất. Với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa
đang diễn ra mạnh mẽ tại huyện Thống Nhất nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung thì nhu
cầu sử dụng puzlan trong những năm tới là rất cao, mặt khác puzlan thường đi kèm với đá
xây dựng nên trong quá trình khai thác đá xây dựng cần kết hợp tận thu puzlan nhằm tăng
hiệu quả kinh tế trong khai thác mỏ. Tuy nhiên hiện nay 2 mỏ puzlan tại huyện Thống Nhất
hiện đang tạm ngừng khai thác. Hiện trạng thăm dò khai thác puzlan tại huyện Thống Nhất
cụ thể như sau:

54
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Bảng 3.16: Các mỏ puzlan trên địa bàn huyện Thống Nhất
STT Tên mỏ Diện tích Công suất Hiện trạng khai
(ha) (m3/năm) thác
1 Mỏ puzlan Gia Kiệm 9,0 100.000 Ngừng khai thác
2 Mỏ puzlan Đồi Khỉ, Quang Trung 50,0 200.000 Ngừng khai thác
Tổng cộng 198,3 1.126.000
(Nguồn: Báo cáo Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dung
khoáng sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Đồng Nai, 2006)
3.7.2 Sản lượng khai thác khoáng sản thực tế
Cho đến nay, công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn huyện Thống
Nhất vẫn đang được áp dụng công nghệ truyền thống trong khai thác mỏ lộ thiên. Đối với
mỗi loại hình mỏ thường có một công nghệ riêng, tương ứng với loại hình khoáng sản đó.
Tuy nhiên bên cạnh công nghệ khai thác, chế biến truyền thống, trên địa bàn huyện trong
những năm gần đây đã áp dụng một số tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khai thác nhằm giảm
thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, đảm bào an toàn cho người
lao động, nhất là khâu nổ mìn và phá đá quá cỡ.
Theo báo cáo Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dung khoáng
sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thì sản lượng khai thác
khoáng sản thực tế huyện Thống nhất giai đoạn 2000 – 2005 như sau:

55
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Bảng 3.17: Sản lượng khai thác khoáng sản thực tế tại huyện Thống Nhất
Sản lượng
Tên mỏ
Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Sản lượng đá xây dựng (m3/năm)
Sóc Lu 1 34.000 60.000 60.000 13.977 53.360
Sóc Lu 2 59.140 71.200 106.700 285.970 104.359 126.658
Sóc Lu 5 132.000 166.144 255.233 228.740 216.287 163.114
Sóc Lu 6 37.826 33.137 24.888 35.257 178.483 150.000
Sản lượng puzlan (tấn/năm)
Gia Kiệm 35.000 35.485
(Nguồn: Báo cáo Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dung
khoáng sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Đồng Nai, 2006)
Tài nguyên khoáng sản huyện Thống Nhất không đa dạng theo chủng loại song lại tập trung
cao về một số khoáng sản vật liệu xây dựng tự nhiên, nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây
dựng. Đây là nguồn nội lực quan trọng cho việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Vì
vậy định hướng quy hoạch trong thời gian tới là sẽ tạo điều kiện cho các mỏ được thăm dò
xuống sâu để tận dụng hết tài nguyên khoáng sản. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 sẽ
gia tăng dần công suất khai thác, chế biến với tỷ lệ tăng bình quân 20%/năm để có thể đáp
ứng nhu cầu sử dụng của huyện, tỉnh và khu vực; giai đoạn từ 2011 – 2020 sẽ thăm dò mở
rộng các khu mỏ hiện hữu để nâng công suất khai thác chế biến với tỷ lệ gia tăng bình quân
20%/năm
3.7.3 Hiện trạng môi trường khu vực khai thác khoáng sản
Hoạt động khai thác mỏ đá trên địa bàn huyện chủ yếu là khai thác kiểu lộ thiên và
phương pháp khai thác là gạt bỏ lớp đất thổ nhưỡng, cho nổ mìn phá đá, sử dụng máy nghiền
đá để cho ra các lọai đá theo yêu cầu xây dựng.
Qua khảo sát tại các mỏ khai thác đá trên địa bàn huyện cho thấy hiện trạng môi
trường khu vực khai thác:
- Đối với môi trường không khí: Không khí xung quanh khu vực mỏ bị ô nhiễm bụi, tiếng
ồn chủ yếu do công tác nổ mìn, nghiền sàng, quá trình vận chuyển lớp phủ, sản phẩm.
- Đối với môi trường nước: chất lượng nước xung quanh khu vực khai thác có thể bị ô
nhiễm do việc xả nước thải. Nước thải tại các mỏ khai thác bao gồm chủ yếu là các chất
rắn lơ lửng, dầu mỡ rơi vãi phát sinh từ quá trình phun khống chế bụi, nước mưa chảy
tràn, từ các họat động cơ giới làm rơi vãi, nước thải sinh họat công nhân.

56
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

- Đối với môi trường đất: có sự thay đổi cảnh quan khu vực do việc bóc lớp phủ, gia tăng
các nguy cơ sạt lở, xói mòn đất. Bên cạnh đó một số chất thải như dầu mỡ, chất thải rắn
phát sinh trong quá trình khai thác có thể gây ô nhiễm môi trường đất.
3.8 HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HUYỆN THỐNG
NHẤT
3.8.1 Bộ máy quản lý môi trường tại huyện Thống Nhất

Bộ TN & MT UBND tỉnh

Sở TN & MT UBND huyện

Phòng TN & MT huyện

Hình 3.1. Bộ máy quản lý môi trường huyện Thống Nhất


Hiện nay, phòng Tài nguyên và môi trường huyện Thống Nhất chỉ có 2 cán bộ phụ
trách về quản lý môi trường, tại mỗi xã thì có 1 cán bộ địa chính kiêm nhiệm thêm công tác
môi trường tại xã đó. Trình độ chuyên môn quản lý môi trường tại huyện Thống Nhất chưa
cao vì chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm.
3.8.2 Chức năng và Quyền hạn của phòng Tài nguyên và môi trường huyện Thống
Nhất
Phòng Tài nguyên và môi trường huyện thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường tại địa bàn huyện. Về công tác quản lý môi trường hiện nay thì phòng Tài
nguyên và môi trường huyện có những chức năng và quyền hạn sau:
- Tham mưu cho UBND huyện xây dựng các chương trình hoạt động và quản lý nhà nước
về môi trường trên địa bàn huyện; xây dựng các dự án phù hợp với kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội của huyện và quy hoạch của tỉnh.

57
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

- Là bộ phận thường trực về bảo vệ môi trường của UBND huyện, có nhiệm vụ phối hợp
với các phòng, ban, ngành của các xã trong việc triển khai công tác quản lý môi trường
trên địa bàn huyện.
- Xem xét, đánh giá về mặt môi trường đối với cá dự án sản xuất dịch vụ, kinh doanh
thuộc thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động trong việc chấp hành các quy định, tiêu chuẩn
về bảo vệ môi trường theo luật định. Phối hợp với Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh
trong công tác thanh tra, kiểm tra các đơn vị sản xuất, dịch vụ, kinh doanh thuộc thẩm
quyền quản lý của tỉnh.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra định kì và đột xuất các đơn vị hoạt động sản xuất,
kinh doanh trong việc chấp hành các quy định tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường theo luật
định. Đề xuất biện pháp xử lý vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
đối với các đơn vị thuộc cấp huyện quản lý.
- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc gây ô nhiễm môi trường, các sự cố
môi trường trên địa bàn huyện trong trường hợp cần thiết cần phối hợp với Sở Tài
nguyên và Môi trường để cùng giải quyết.
- Tham gia các chương trình, dự án về quản lý và bảo vệ môi trường do Sở Tài nguyên và
Môi trường tổ chức thực hiện theo quyết định của UBND tỉnh.
- Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật, chủ trương,
chính sách và kế hoạch bảo vệ môi trường của nhà nước đến người dân trên địa bàn. Tổ
chức tuyên truyền, vận động, giáo dục ý thức bảo vệ môi trương và tổ chức phong trào
toàn dân tham gia bảo vệ môi trường nhằm xây dựng nếp sống văn minh đô thị.
- Lập báo cáo thống kê hiện trạng môi trường theo định kì; thu thập, quản lý lưu trữ tư liệu
về tài nguyên và môi trường.
- Quản lý vệ sinh đô thị.
3.8.3 Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ các cán bộ quản lý
Hiện nay lực lượng làm công tác quản lý môi trường cấp huyện, xã còn quá mỏng,
trình độ chuyên môn chưa được đào tạo nhiều, kiến thức kỹ năng về quản lý môi trường còn
ít ỏi, nhất là các cán bộ ở xã, chủ yếu là kiêm nhiệm. Trong năm vừa qua các cán bộ quản lý
môi trường tại huyện đã được tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ
về môi trường như Tập huấn về Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định 80/2006; Nghị đinh
81/2006 tại Biên Hoà - Đồng Nai do Cục Bảo vệ môi trường tổ chức; tập huấn về tiêu chuẩn,
quy chuẩn quốc gia.

58
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

3.8.4 Công tác quan trắc môi trường


Hiện nay huyện Thống Nhất chưa thực hiện công tác quan trắc môi trường định kì,
việc thực hiện quan trắc chỉ được thực hiện bởi TTQTMT. Do đây là huyện mới được thành
lập nên tập trung chủ yếu vào việc xây dựng và ổn định cơ sở hạ tầng.
3.9 HIỆN TRẠNG NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Để đánh giá về mức độ quan tâm của người dân huyện Thống Nhất đối với các vấn đề
về môi trường cũng như để có cơ sở cho việc lập kế hoạch và xây dựng các chương trình
tuyên truyền, hoạt động bảo vệ môi trường của địa phương phù hợp và hiệu quả, một cuộc
điều tra xã hội học đã được tổ chức thực hiện từ tháng 10-11/2008.
3.9.1 Phạm vi và đối tượng thực hiện
- Phạm vi thực hiện: Công tác điều tra nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường tại
huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai được triển khai trên toàn huyện.
- Đối tượng: Người dân sinh sống và làm việc trên địa bàn huyện với 300 phiếu điều tra.
3.9.2 Mục tiêu điều tra
- Xác định các vấn đề môi trường tồn tại.
- Đánh giá mức độ quan tâm và nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường
Qua đó làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng
đồng phù hợp với điều kiện của địa phương.
3.9.3 Nội dung điều tra
Để có cơ sở cho việc lập kế hoạch và xây dựng các chương trình tuyên truyền, hoạt
động bảo vệ môi trường của địa phương phù hợp và hiệu quả, chương trình điều tra tập trung
vào các nội dung sau:
- Nghề nghiệp, nguồn thu nhập, trình độ văn hóa của nhóm dân cư để có cái nhìn khái quát
về tình hình kinh tế xã hội của địa phương;
- Tình hình vệ sinh môi trường tại điạ phương để xác định các vấn đề môi trường còn tồn
tại.
- Các vấn đề môi trường cần quan tâm và mức độ quan tâm đến các vấn đề về môi trường
của người dân để xây dựng các nội dung hoạt động cụ thể.
- Tình hình phát động và phổ biến các thông tin, hoạt động bảo vệ môi trường trong khu
vực.

59
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

- Nhận thức ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe cộng đồng.
- Đề xuất của người dân để làm môi trường khu vực tốt hơn.
3.9.4 Thời gian thực hiện

Nội dung thực hiện Tiến độ thực hiện


Lập kế hoạch điều tra 3 ngày
Điều tra 15 ngày
Xử lý số liệu 5 ngày
Viết báo cáo 3 ngày
Lập kế hoạch tuyên truyền 5 ngày
3.9.5 Kết quả điều tra
Kết quả điều tra nhận thức về bảo vệ môi trường cuả 200 người dân trên địa bàn
huyện Thống Nhất như sau:
- Dân tộc:

Kinh Dân tộc khác


87.5% 12.5%
- Nghề nghiệp

Nông dân Nội trợ Cán bộ HS-SV Buôn bán Nghề khác
69.5% 4% 11% 7.5% 8% 2.50%
- Trình độ văn hóa

Mù chữ < 5/12 5 - 8/12 9 -12/12 Trên 12


0% 9% 24.50% 65.50% 1%
- Thời gian cư trú

< 5 năm 5-10 năm > 10 năm


2% 1.5% 96.5%
- Nguồn thu nhập

Kinh doanh
Nông nghiệp Lương Nguồn khác
buôn bán
60.47% 18.03% 10.3% 11.2%
- Nguồn nước sử dụng
60
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Nước ngầm Nước mặt Nước máy Nguồn khác


97.5 - 2.5 -
- Hiện trạng rác thải

Đăng ký đổ
Đốt rác Chôn rác Vất lung tung Khác
rác
33% 35% 31.5% 0.5% 0%
- Mức độ quan tâm (nghe/đọc) các thông tin về môi trường

Hoàn toàn không


Thường xuyên Ít Rất ít
nghe/đọc
79.5% 16% 5% 0%
- Nhận thức về tầm quan trọng của môi trường đối với con người

Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng Không quan tâm
94.52% 5.34% 0.00% 0.14%
- Mức độ ô nhiếm môi trường khu vực sinh sống

Nặng Ít ô nhiễm Không ô nhiễm Không quan tâm


22.5% 71.5% 6% 0%
- Nguyên nhân gây ô nhiễm là do:

Nhận thức Hoạt động Hoạt động Chính sách Nguyên nhân
người dân công nghiệp nông nghiệp quản lý khác
65.98% 4.60% 7.67% 0.72% 21.03%
- Mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng.

Không ảnh
Nhiều ít Không quan tâm
hưởng
95.5% 4% 0.5% 0%
- Các thông tin môi trường được phổ biến và phát động qua:

Phương tiện Họp tổ dân Người dân xung Cơ quan quản


truyền thông phố quanh lý
70.25% 8.5% 15.23% 6.02%
- Tần suất tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương

Nhiều Ít Không có Không quan tâm


61
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

32.05% 56.23% 3.74% 7.98%


- Mức độ quan tâm và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương

Biết và có tham Biết nhưng Không quan


Không biết
gia không tham gia tâm
72.45% 13.77% 5.16% 8.62%
- Các vấn đề môi trường được quan tâm nhất tại địa phương

Bụi, mùi Thuốc BVTV,


Rác Tiếng ồn Nước thải Sông suối
hôi phân bón
58.16% 35.28% 2% 3.16% 0.5% 0.9%
- Ai là người làm cho môi trường sống tốt hơn

Nhà nước & nhân


Người dân Nhà nước
dân
23.12% 74.55% 2.33%
3.9.6 Đánh giá
Qua quá trình điều tra nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường trên địa bàn
huyện Thống Nhất cho thấy:
- Dân tộc: chủ yếu là người Kinh, dân tộc thiểu số ít, đây là vấn đề cần chú ý
khi xây dựng các chương trình hoạt động cho phù hợp với tình hình địa phương.
- Nghề nghiệp và thu nhập:
• Nghề nghiệp: Nông dân chiếm trên 50%
• Thu nhập từ nông nghiệp chiếm khoảng 60%, phần còn lại là thu nhập
từ lương và các hoạt động khác.
Qua đó nhận thấy, hoạt động nông nghiệp sẽ là một trong những nguồn gây ô nhiễm cho
môi trường và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng nếu người dân không được
cung cấp thông tin đầy đủ.
- Hiện trạng môi trường
Ô nhiễm môi trường: Bụi, rác thải và ô nhiễm nguồn nước hiện nay là 3 trong những
vấn đề môi trường cần quan tâm.

62
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

• Bụi chủ yếu từ hoạt động giao thông (một phần do tình trạng cơ sở vật chất kém),
khai thác khoáng sản….
• Hiện nay theo số liệu điều tra 300 hộ trên địa bàn huyện thì chỉ có hơn 30% có
đăng ký đổ rác, số còn lại chủ yếu là đốt và chôn.
• Nguồn nước: Nước ngầm là nguồn nước sử dụng chính cho người dân, nhưng với
tình trạng khai thác tự do, tình trạng rác thải và nước thải công, nông nghiệp và
tốc độ khai thác rừng hiện nay là những nguồn tác động tiêu cực làm suy giảm
chất lượng nguồn nước này trong tương lai.
- Nhận thức của người dân về mối quan hệ giữa con người và môi trường:
• Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của người dân;
• Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chủ yếu do ý thức bảo vệ môi
trường của người dân chưa cao;
• Tác động của ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng đến sức khỏe cộng
đồng;
• Để bảo vệ môi trường sống tốt hơn cần có sự phối hợp của nhà nước
và người dân;
• Ngoài ra họ mong muốn địa phương phát động nhiều hoạt về môi
trường và mở rộng công tác tuyên truyền xuống các cấp cơ sở.
- Các hoạt động Bảo vệ môi trường của địa phương:
• Hiện nay số lượng các chương trình phát động bảo vệ môi trường có
sự tham gia của cộng đồng địa phương còn khá khiêm tốn.
• Các thông tin tuyên truyền được phổ biến qua các phương tiện thông
tin đại chúng (báo, đài truyền hình…), chưa tận dụng và phát huy các kênh
tuyên truyền từ các cấp cơ sở như khóm, ấp, tổ dân phố và lực lượng tuyên
tuyền viên của từng khu vực.
- Các đề xuất của người dân tập trung vào nội dung sau:
• Tăng cường xây dựng và phát động các chương trình tuyên truyền
nâng cao nhận thức cộng đồng sâu rộng xuống địa phương tập trung vào: Bỏ rác
đúng nơi quy định, tác hại rác thải, chống phá rừng, dọn dẹp vệ sinh khơi thông
cống rãnh, sử dụng nước sạch ….

63
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

• Chính quyền địa phương quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động bảo
vệ môi trường, tăng cường thanh kiểm tra và có biện pháp chế tài đối với các
trường hợp gây ô nhiễm môi trường.
• Xây dựng chính sách bảo vệ môi trường dựa vào cộng đồng, kế hoạch
đào tạo chuyên môn cho cán bộ chuyên trách về lĩnh vực môi trường và tổ chức
tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng cho người dân.

64
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

NỘI DUNG QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH PHÁT


Chương 4:
TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI HUYỆN THỐNG NHẤT TỈNH
ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020
4.1 MỤC TIÊU CỦA QUY HOẠCH
Đẩy mạnh phát triển kinh tế ở mức độ cao để đảm bảo đạt tốc độ tăng trưởng GDP
ổn định ở mức 13 – 14% trong suốt thời kỳ 2006 – 2020, trong đó: tốc độ tăng GDP nông
nghiệp phải đạt trên 5,5% cho giai đoạn 2006 – 2010 và trên 4.6% cho giai đoạn 2011 –
2020; tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp đạt 38 – 39% cho giai đoạn 2006 – 2010 và 21 –
22% cho giai đoạn 2011 – 2020; tốc độ tăng GDP dịch vụ 10 – 12% cho cả 2 giai đoạn 2006
– 2010 và 2011 – 2020.
GDP bình quân đầu người đạt 11.5 triệu đồng (630 USD) vào năm 2010 và 30,8 triệu
đồng (1.400 USD) vào năm 2020.
Cơ cấu kinh tế huyện có sự chuyển dịch mạnh mẽ, đến năm 2010 đạt: Nông lâm
nghiệp chiếm 31%, công nghiệp – xây dựng chiếm 28.5%, dịch vụ chiếm 40.5% và đến năm
2020 đạt: Nông lâm nghiệp chiếm 15 - 16%, công nghiệp – xây dựng chiếm 49 - 50%, dịch
vụ chiếm 34 - 35%.
Khai thác và nuôi dưỡng tốt nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện, phấn đấu đảm
bảo tốc độ tăng thu ngân sách địa phương đạt 25 – 26% năm, đưa tỉ lệ huy động GDP vào
ngân sách từ 2.3% năm 2005 lên 3% năm 2010 và 9 – 10% năm 2020.
Giảm tỉ lệ tự nhiên từ 1.45% năm 2003 xuống còn 1.39% năm 2005, 1.28% năm 2010
và 1.02% năm 2020. Đồng thời thu hút lực lượng lao động có tay nghề từ bên ngoài vào
huyện với tốc độ tăng trưởng khoảng 1% năm trong giai đoạn 2006 – 2010 và 2% năm trong
giai đoạn 2011 – 2020. Có như vậy mới bảo đảm lực lượng lao động cho yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hoá nền kinh tế.
Thực hiện phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở trên toàn địa bàn huyện vào năm 2004
và phổ cập giáo dục phổ thông trung học cho khoảng 60% dân số vào năm 2010 và 100%
dân số vào năm 2020.
Bảo đảm 100% số trẻ em được tiêm chủng, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5
tuổi từ 22% năm 2004 xuống còn 20% vào năm 2010 và xuống dưới 10% vào năm 2020;
giảm thiểu tới mức cao nhất và kiềm chế số người mắc bệnh nguy hiểm như sốt rét, bướu cổ,
sốt xuất huyết và các bệnh xã hội nguy hiểm khác.

65
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Năm 2010 có 100% số hộ được sử dụng điện, được cấp nước hợp vệ sinh, được xem
truyền hình và nghe đài phát thanh.
Phấn đấu đến năm 2010 không còn hộ đói, giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 3% và
cơ bản không còn hộ nghèo vào năm 2020.
Củng cố an ninh quốc phòng, đảm bảo trật tự xã hội, nâng cao cảnh giác cách mạng,
tăng cường lực lượng dân quân tự vệ để đạt tỉ lệ tham gia thường xuyên khoảng 2.5% dân số
vào năm 2010 và trên 3% dân số vào năm 2020.
4.2 CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA QUY HOẠCH
4.2.1 Ngành nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản:
4.2.1.1 Phương hướng phát triển:
Phát triển nền nông nghiệp hàng hoá có chất lượng cao, trên cơ sở đẩy mạnh điện tích
trồng lúa, màu một vụ năng suất thấp hoặc 2 vụ nhưng năng suất bấp bênh sang trồng cây ăn
trái đặc sản hoặc trồng điều; phát triển mạnh vành đai rau sạch kết hợp với phát triển hoa,
cây cảnh theo hướng công nghệ cao, nhằm hình thành các vùng chuyên canh nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến, gia tăng hiệu quả đầu tư trên đơn vị diện tích canh tác và trên đơn
vị sản phẩm.
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn nuôi heo, gia cầm, bò thịt và bò sữa theo hướng
hình thành các vùng chăn nuôi tập trung gắn với phương thức chăn nuôi trang trại, kỹ thuật
tiên tiến và công nghiệp chế biến thực phẩm hướng vào thị trường trong nước và xuất khẩu.
Sử dụng có hiệu quả diện tích mặt nước của các hồ đập có khả năng khai thác để nuôi
trồng thủy sản, trong đó chú trọng phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp với
trồng trọt và chăn nuôi như: mô hình VAC, RVC, …
Quản lý và bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, thực hiện tốt chương trình 661/CP về
phủ xanh đất trống đồi núi trọc gắn với việc bảo vệ môi trường, đồng thời phát động rộng rãi
người dân tham gia trồng cây lâm nghiệp phân tán.
Ưu tiên đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhất là các công trình về thủy
lợi, giao thông và điện cho các xã nghèo thuộc Chương trình 135 như Xuân Thiện, Xuân
Thạnh, xã Lộ 25 và các vùng sản xuất tập trung theo hướng công nghiệp.
4.2.1.2 Mục tiêu phát triển:
Một số chỉ tiêu chính về phát triển nông nghiệp của huyện Thống Nhất từ nay đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 như sau:

66
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Bảng 4.1: Dự báo một số chỉ tiêu phát triển ngành nông nghiệp
Tốc độ tăng BQ (%)
Hiện Kế Qui Định
Số Đơn 2001- 2006 2011-
Chỉ tiêu trạng hoạch hoạch hướng
TT vị tính 2005 - 2020
2003 2005 2010 2020
2010
1 Lao động N-L Người 36.759 37.500 40.000 45.000 1,04 1,30 1,18
nghiệp
2 GTSX N – L Tỉ 422,5 475,2 638,0 1.017,3 4,73 6,07 4,78
nghiệp đồng
a Nông nghiệp Tỉ 412,8 464,5 623,0 983,3 4,63 6,05 4,67
đồng
- Trồng trọt Tỉ 278,4 313,9 394,1 500,4 3,38 4,66 2,42
đồng
Tỉ lệ với tổng % 67,4 67,6 63,3 50,9
số
- Chăn nuôi Tỉ 125,9 139,9 210,1 433,8 7,50 8,47 7,52
đồng
Tỉ lệ với tổng % 30,5 30,1 33,7 44,1
số
- Dịch vụ Tỉ 8,5 10,7 18,7 49,2 8,09 11,83 10,16
đồng
Tỉ lệ với tổng % 2,1 2,3 3,0 5,0 3,31 5,46 5,24
số
b Lâm nghiệp Tỉ 7,9 8,5 10,0 14,0 35,60 3,30 3,42
đồng
c Nuôi trồng Tỉ 1,8 2,2 5,0 20,0 - 17,84 14,87
thủy sản đồng 14,27
3 GDP N-L Tỉ 255,4 288,0 380,0 590,0 5,38 5,70 4,50
nghiệp (94) đồng
4 Vốn đầu tư cho Tỉ 48,5 55,4 47,8 55,7
NLN đồng
5 Diện tích đất Ha 21.339, 21.126, 20.379, 19.074, -0,11 -0,72 -0,66
NN 9 8 5 9
6 D.tích G.trồng Ha 11.153, 10.836, 8.580,0 5.400,0 -1,67 -4,56 -4,52
cây HN 2 7
7 Một số chỉ tiêu
bình quân
GDPNN/dân số 103 dg 1.714,8 1.870,1 2.602,7 3.189,2 3,71 6,83 2,05
N.Thôn
L.Thực BQ đầu kg 118,4 116,6 104,2 63,8 1,50 -2,23 -4,78
người
Đất NN trên M2 1.432,6 1.371,9 1.213,1 811,7 -1,69 -2,43 -3,94
đầu người
GTSXNN BQ Tr/ha 19,8 22,6 31,3 53,3 5,28 6,78 5,48
ha đất NN
67
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

4.2.1.3 Quy hoạch phát triển các ngành hàng chủ lực:
Về trồng trọt: Dự kiến quy mô diện tích gieo trồng và sản lượng thu hoạch các cây
trồng chủ lực đến năm 2010 và 2020 như sau:
Bảng 4.2. Dự báo diện tích – sản lượng các cây trồng chủ lực
HT ƯTH KH QH và ĐH B.Động
Hạng mục Đơn vị
2003 2004 2005 2010 2020 2020/2003
I. Cây hàng năm DT (ha) 11.153 11.029 10.837 8.580 5.400 -5.753
1. Lúa cả năm DT (ha) 4.216 4.213 4.134 3.400 3.000 -1.216
Sl (tấn) 17.063 17.235 17.273 14.380 14.975 -2.088
2. Bắp DT (ha) 4.115 4.110 4.080 3.500 2.500 -1.615
Sl (tấn) 17.637 17.755 17.952 17.500 15.000 -2.637
3. Rau các loại DT (ha) 1.191 1.191 1.193 1.500 2.000 809
Sl (tấn) 14.688 14.770 15.270 21.000 30.000 15.312
4. Cây TAGS DT (ha) 343 350 375 600 1.000 657
Sl (tấn) 4.653 4.747 5.175 12.000 30.000 25.347
II. Cây lâu năm DT (ha) 16.451 17.542 17.488 17.297 16.817 366
1. Cây CN lâu năm DTT 9.700 10.791 10.673 10.072 9.467 -233
(ha)
a. Cây cao su DTT 5.730 5.730 5.654 5.142 4.917 -813
(ha)
SL (tấn) 6.647 6.758 6.997 7.636 8.763 2.115
b. Cây cà phê DTT 1.792 1.776 1.628 1.000 500 -1.292
(ha)
SL (tấn) 1.753 1.786 1.954 1.500 1.000 -753
c. Cây tiêu DTT 357 355 395 430 550 194
(ha)
SL (tấn) 327 339 446 697 1.078 751
d. Cây Điều DTT 1.822 2.930 2.995 3.500 3.500 1.678
(ha)
SL (tấn) 1.231 1.343 1.898 4.792 10.935 9.706
2. Cây ăn quả DTT 6.751 6.752 6.815 7.225 7.350 599
(ha)
SL (tấn) 55.667 58.818 66.569 90.417 109.27 53.608
5
Về chăn nuôi: Dự báo một số chỉ tiêu về phát triển chăn nuôi đến năm 2010 và 2020
như sau:
68
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Bảng 4.3: Dự kiến quy mô phát triển chăn nuôi


Hiện trạng Quy hoạch Tốc độ tăng bình quân (%)
Kế
Đơn 2001 2006 2011
Chỉ tiêu Năm Năm hoạch Năm Năm 1996-
vị – – -
1995 2000 2005 2010 2020 2000
2005 2010 2020
I. Số
lượng
đàn
1. Trâu Con 64 2 -50,0 -100
2. Bò Con 514 806 2.200 3.500 7.500 9,4 22,2 9,7 7,9
3. Heo Con 22.834 38.959 65.000 100.000 200.000 11,3 10,8 9,0 7,2
4.Gia cầm 1000 232,96 411,1 600,0 910,0 2.200,0 12,1 7,9 8,7 9,2
con
- Đàn gà 1000 221,3 393,2 588,0 900,0 2.090,0 12,2 8,4 8,9 8,8
con
Tỉ lệ nuôi % 40,0 50,0 90,0 90,0 90,0
C.N
II. SL
sản phẩm
1. Trâu Tấn 1,4 0,1 -43,2 -100
2. Bò Tấn 16,2 29,5 62,9 100,1 243,8 12,7 16,4 9,7 9,3
3. Heo Tấn 2.443, 4.558, 7.800, 12.480, 27.200, 13,3 11,3 9,9 8,1
2 2 0 0 0
4. Gia Tấn 316,9 591,1 1.080, 1.679,0 3.960,0 13,3 12,8 9,2 9,0
cầm 0
III. Giá Tỉ 95,0 87,5 139,9 210,1 433,8 -1,6 9,9 8,5 7,5
trị SX đồng

Về lâm nghiệp: Dự kiến đưa diện tích rừng trồng từ 316 ha năm 2003 lên 370 ha
năm 2010 và 450 ha năm 2020.
Về nuôi trồng thủy sản: Đẩy mạnh phát triển mô hình VAC, đưa diện tích nuôi cá
các loại từ 87 ha năm 2003 lên 110 ha vào năm 2010 và lên 130 ha vào năm 2020.
Một số biện pháp cần tập trung:
(1) Đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sau:

69
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Bảng 4.4: Dự báo chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
HT ƯTH KH QH Biến động (ha)
Loại đất
2003 2004 2005 2010 2020 T.số 2005/03 2010/05 2020/10
Đất nông 21340 21303 21070 20379 19070 - -270 -690 -1.310
nghiệp 2.270
% so với 86,3 86,2 85,2 82,4 77,1
DNTN
1. Đấy cây 4.560 4.541 4.425 3.900 2.300 - -135 -525 -1.600
hàng năm 2.260
a. Đất lúa, 1.926 1.926 1.908 1.500 1.300 -626 -18 -408 -200
lúa màu
- Ruộng 3 266 266 280 300 300 34 14 20
vụ
- Ruộng 2 666 667 687 1.200 1.000 334 21 513 -200
vụ
- Ruộng 1 994 994 941 -994 -53 -941
vụ
b. Cây HN 2.634 2.615 2.516 2.400 1.000 - -117 -116 -1.400
khác 1.634
2. Đất vườn 698 698 650 -698 -48 -650
tạp
3. Đất cây 15.99 15.97 15.88 16.06 16.14 145 -106 181 70
Lâu năm 5 6 9 9 0
a. Đất cây 10.51 10.49 10.27 9.642 8.917 - -239 -635 -725
CNLN 6 1 7 1.599
- Cao su 5.730 5.730 5.654 5.142 4.917 -813 -76 -512 -225
- Cà phê 1.856 1.831 1.628 1.000 500 - -228 -628 -500
1.356
- Điều 2.930 2.930 2.995 3.500 3.500 570 65 505
b. Đất cây 5.129 5.131 5.250 5.877 6.522 1.393 121 627 645
ăn quả
c. Đất cây 349 355 395 550 700 351 46 155 150
LN khác
4. Đất trồng 0 10 300 500 500 10 290 200
cỏ
5. Đất có 87 87 96 110 130 43 9 14 20
MN NTTS

70
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

- Chuyển 600 -700 ha lúa 1 vụ và 2 vụ bấp bênh và 1.100 – 1.200 ha đất màu sang
trồng các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn, chủ yếu là cây ăn trái, rau các loại, hoa
– cây cảnh, cây thức ăn gia súc và cỏ trồng phục vụ chăn nuôi heo, bò.
- Giảm 813 ha đất trồng cao su, chủ yếu được chuyển sang đất chuyên dùng (khu và
cụm công nghiệp) và đất ở đô thị; đồng thời giảm 1.300 – 1.400 ha cà phê, chủ yếu được
chuyển sang trồng cây ăn trái và điều.
- Tăng diện tích trồng cây ăn trái 1.300 – 1.400 ha, diện tích trồng cỏ và thức ăn gia
súc 500 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản 43 ha.
(2) Tăng cường các hoạt động dịch vụ nông nghiệp, nhất là dịch vụ giống để bảo đảm
cung ứng đủ giống có chất lượng cao cho nông dân, dịch vụ tín dụng, dịch vụ cung ứng vật
tư nông nghiệp với giá cả ổn định.
(3) Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, chú ý tập trung
vào những cây trồng chủ lực của huyện như bắp, đậu nành, cao su, điều, cây ăn trái, rau các
loại. Tăng cường hoạt động bảo vệ thực vật và thú y, phòng chống tốt khi có dịch, bệnh xảy
ra.
(4) Tập trung đầu tư sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới các công trình thủy lợi đầu
mối kết hợp với hoàn chỉnh hệ thống kênh mương nội đồng, phấn đấu đến năm 2010 hoàn
thành công tác thủy lợi hóa.
(5) Tăng cường đầu tư phát triển hệ thống điện phục vụ sản xuất nông nghiệp và hệ
thống giao thông nội đồng, đặc biệt là các vùng sản xuất tập trung có sản lượng hàng hóa
cao; đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, gắn với sơ chế và chế biến các nông sản hàng hóa
chủ lực.
(6) Tạo mọi điều kiện thuận lợi về quản lý đất đai cho người dân, kể cả việc sang
nhượng đất đai để thành lập trang trại, Kiến nghị TW sớm ban hành thủ tục cấp giấy chứng
nhận kinh tế trang trại để các chủ trang trại có thể sử dụng để vay vốn phát triển sản xuất.
(7) Đi đối với thực hiện các chính sách nhằm khuyến khích kinh tế hộ và kinh tế trang
trại phát triển, sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn và hỗ trợ kinh tế hợp tác phát
triển.
Để triển khai các giải pháp nêu trên đạt hiệu quả cao, từ nay đến năm 2010 cần triển
khai một số dự án ưu tiên sau:
(1) Dự án đầu tư nâng cao chất lượng cây ăn quả.
(2) DA phát triển vùng rau sạch và rau ứng dụng công nghệ cao.

71
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

(3) Dự án phát triển điều tập trung.


(4) Dự án phát triển bò thịt chất lượng cao và chăn nuôi dê.
(5) Dự án phát triển chăn nuôi heo tập trung.

(6) Dự án phát triển chăn nuôi gà công nghiệp.


(7) Dự án đầu tư các công trình thủy lợi (có danh mục kèm theo)
(8) Dự án phát triển hệ thống giao thông nội đồng
(9) Dự án phát triển hệ thống điện sản xuất và cơ giới hóa nông nghiệp.
(10) Dự án phát triển ngành nghề nông thôn
(11)Dự án xây dựng mô hình nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, hợp tác hóa và dân chủ hóa.

4.2.2 Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

4.2.2.1 Quan điểm, phương hướng phát triển:


Tập trung đầu tư hình thành các khu và cụm công nghiệp tập trung, thực hiện các
chính sách ưu đãi để kêu gọi, thu hút các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, tạo động lực cho
các nghành công nghiệp phát triển, trong đó chú trọng phát triển các ngành công nghiệp sử
dụng nguyên liệu tại chỗ và sử dụng nhiều lao động tại địa phương, ít gây ô nhiễm môi
trường, nhất là các ngành công nghiệp chế biến phục vụ nông – lâm nghiệp; đồng thời
khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực ngành nghề nông thôn, nhằm tạo
thêm việc làm, gia tăng thu nhập cho lực lượng lao động, thúc đẩy kinh tế nông thôn.

4.2.2.2 Mục tiêu và quy hoạch phát triển các ngành hàng chủ lực:
Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm từ 39-40%
giai đoạn 2006-2010 và từ 20-21% giai đoạn 2011-2020; đưa tỉ trọng công nghiệp – xây
dựng trong cơ cấu kinh tế huyện từ 9,1% năm 2003 lên 12,3% năm 2005, 28,5% năm 2010
và 50% năm 2020.

72
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Bảng 4.5: Dự báo các chỉ tiêu phát triển công nghiệp
Tốc độ tăng BQ (%)
Hiện Kế Qui Định
Số Đơn vị 2001- 2006 2011-
Chỉ tiêu trạng hoạch hoạch hướng
TT tính 2005 - 2020
2003 2005 2010 2020
2010
1 Tổng giá trị SX Tỉ đg 56,5 107,9 535,0 3.150, 13,8 37,8 19,4
(GCĐ 1994) 0
2 Lao động công Người 1.155 2.338 7.000 25.000 15,1 24,5 13,6
nghiệp
3 Các khu công
nghiệp
Khu CN Dầu Giây Ha 100 350 13,3
Khu CN Lộ 25 Ha 100 250 9,6
Cụm CN-TTCN Ha 50 50 0,0
Quang Trung
Cụm CN-TTCN Gia Ha 50 50 0,0
Kiệm
Cụm CN-TTCN Gia Ha 50 100 7,2
Tân 2
4 Sản phẩm chủ yếu
(CNĐP)
- Đá xây dựng các 103m3 35 55 90 150 9,5 10,4 5,2
loại
- Chế biến nông sản, Tấn 12500 17.000 20.000 30.000 6,3 3,3 4,1
TP
- Chế biến rau quả Tấn 2.004 2.300 3.000 5.000 2,8 5,5 5,2
- May mặc, giày da 1000cái 78 150 350 1.000 14,0 18,5 11,1
- SX các SP từ gỗ m3 1.297 2.200 2.500 3.000 11,1 2,6 1,8
- SX gạch các loại Tr.viên 5,6 6,0 10,0 10,0 1,4 10,8 0,0
2
- Cửa sắt các loại M 4250 7.000 10.000 18.000 10,5 7,4 6,1
- Sửa chữa máy bơm, Chiếc 220 900 3.000 3.500 67,5 0,7 1,6
máy NN
- Trung tiểu tu ô tô Chiếc 167 300 500 1.000 12,4 10,8 7,2
3
- Cung cấp nước m
- Cung cấp điện Kwh
a. Về phát triển các khu và cụm công nghiệp – TTCN tập trung:

73
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Đề nghị tỉnh bổ sung danh mục đầu tư các khu và cụm công nghiệp – TTCN tập trung
trên địa bàn huyện như sau:
- Khu công nghiệp Dầu Giây có quy mô 350 ha (đợt đầu 100 ha), dự kiến phát triển
các ngành công nghiệp nhẹ, ít ảnh hưởng ô nhiễm.
- Khu công nghiệp xã Lộ 25 có quy mô 250 ha (đợt đầu 100 ha) phát triển các loại
hình công nghiệp tiêu dùng.
- Cụm CN – TTCN Quang Trung có quy mô 50 ha, phát triển các ngành chế biến
nông – lâm nghiệp và may mặc.
- Cụm CN – TTCN Sóc Lu có quy mô 200 ha (đợt đầu 50 ha), phát triển các ngành
sản xuất vật liệu xây dựng, kể cả vật liệu xây dựng mới.
- Cụm CN – TTCN Gia Tân 2 có quy mô khoảng 100 ha (đợt đầu 50 ha), phát triển các
ngành sản xuất vật liệu xây dựng, cơ sở chế biến nông, lâm nghiệp và may mặc.
b. Quy hoạch phát triển các ngành hàng CN-TTCN địa phương:
Công nghiệp-TTCN địa phương sẽ tập trung vào phát triển một số ngành hàng chủ
lực như: khai thác đá, vật liệu san lấp (bố trí điểm khai thác tập trung tại Quang Trung) và
sản xuất gạch ngói, chế biến nông sản và thực phẩm (xay xát lúa bắp, chế biến cao su, điều,
thức ăn gia súc…), chế biến rau quả (chuối sấy, đồ hộp…) may mặc và giầy da xuất khẩu;
sản xuất các sản phẩm từ gỗ và kim loại; sửa chữa ô tô và các loại máy móc phục vụ sản
xuất nông nghiệp; đồng thời phát triển nhanh ngành cung cấp và phân phối điện nước.
4.2.3 Ngành dịch vụ

4.2.3.1 Phương hướng phát triển:


Chú trọng phát triển các loại hình thương mại phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời
sống nông thôn; tiến tới hình thành các loại hình thương mại phục vụ đô thị và các khu công
nghiệp, trên cơ sở khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực này, nhất là đầu
tư phát triển hệ thống chợ nông thôn, các khu thương mại gắn với nhà ở, các trung tâm
thương mại ở đô thị, phát triển hệ thống bán buôn và bán lẻ rộng khắp.
Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ở nông thôn, trước mắt tập trung vào phát triển
mạnh dịch vụ khoa học kỹ thuật, dịch vụ du lịch, dịch vụ vận tải, dịch vụ bưu chính – viễn
thông, dịch vụ nhà hàng, dịch vụ nhà trọ cho công nhân và từng bước hình thành hệ thống
dịch vụ đầu tư, pháp lý, cung ứng lao động và giới thiệu việc làm tại địa bàn huyện.

74
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

4.2.3.2 Quy hoạch phát triển các ngành hàng và giải pháp:
a. Thương mại – dịch vụ:
Dự báo các chỉ tiêu phát triển ngành thương mại đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020 như sau:
Bảng 4.6: Dự báo các chỉ tiêu phát triển thương mại
Kế Tốc độ tăng BQ (%)
Hiện Kế hoạch Qui Định
Số Đơn 2001- 2006 2011-
Chỉ tiêu trạng hoạch 2005 hoạch hướng
TT vị tính 2005 - 2020
2000 2004 2010 2020
2010
I Tổng D. số Tỉ 420,4 672,7 729,0 1700 5000 11,6 18,5 11,4
bán ra đồng
- Doanh số bán Tỉ 412,0 618,5 668,0 1520, 4250,0 10,1 17,9 10,8
lẻ đồng 0
- Doanh số bán Tỉ 8,4 54,3 61,0 180,0 750,0 48,6 24,2 15,3
buôn đồng
1 T.Nghiệp nhà Tỉ
nước đồng
Tỷ lệ so với %
tổng số
2 T.N ngoài N. Tỉ 420,4 672,7 729,0 1700, 5000,0 11,6 18,5 11,4
Nước đồng 0
Tỷ lệ so với % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 0,0 0,0 0,0
tổng số
II L. động T. Người 6565 7070 7254 8540 12560 2,0 3,3 3,9
nghiệp
1 T. Nghiệp Nhà Người
nước
Tỷ lệ so với %
tổng số
2 T.N ngoài nhà Người 6565 7070 7254 8540 12560 2,0 3,0 3,9
nước
Tỷ lệ so với % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
tổng số
Một số giải pháp chính:
- Quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới chợ, bao gồm:
(1) Nâng cấp 4 chợ: Dốc Mơ, Dầu Giây (chợ cấp 2) và Võ Dõng, Nguyễn Huệ (chợ
cấp 3)
75
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

(2) Đầu tư mới 3 khu thương mại – dịch vụ Dầu Giây và 8 chợ xã.
(3) Từng bước giải tỏa 9 chợ xã, trong đó có 5 chợ tự phát.
- Quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới trạm cung cấp xăng dầu, trong đó dự kiến đầu tư
thêm trên địa bàn huyện 20 trạm cung cấp xăng dầu.
- Quy hoạch, sắp xếp lại các điểm giết mổ: hiện tại toàn huyện có 55 điểm giết mổ,
trong đó có 33 điểm thuộc HTX, còn lại là các điểm cá thể. Giải pháp trước mắt là rà soát,
sắp xếp lại toàn bộ các điểm giết mổ, kiên quyết chỉ giữ lại các điểm có khả năng đáp ứng
được các yêu cầu về quản lý, đặc biệt là về môi trường; lâu dài, mỗi xã sẽ quy hoạch một
hoặc vài điểm giết mổ tập trung để thuận lợi cho việc quản lý và kiểm soát dịch bệnh và môi
trường.
- Phát triển sâu rộng các hình thức liên kết, liên doanh giữa thương mại với sản xuất,
hình thành các điểm thu mua nông sản, các đại lý tiêu thụ sản phẩm và cung ứng dịch vụ;
tiến tới thành lập các hợp tác xã tiêu thụ, nhất là trong lĩnh vực cung ứng vật tư nông nghiệp
và tiêu thụ nông sản hàng hóa.
b. Về du lịch:
Do huyện có tiềm năng phát triển du lịch cảnh quan và du lịch vườn, đồng thời lợi thế
nằm trên một số tuyến du lịch của vùng như tuyến Đà Lạt, Mũi Né và gần các đô thị lớn, nên
hướng tới cần tập trung kêu gọi đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ ngắn ngày như du lịch
cảnh quan và du lịch vườn, dịch vụ nghỉ ngơi, vui chơi giải trí kết hợp với tham quan, thể
thao, leo núi.
Để đáp ứng mục tiêu đặt ra, ngoài việc tăng cườn đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du
lịch tham quan vườn cây ăn trái thuộc khu vực Kiệm Tân, núi Sóc Lu, … dự kiến phát triển
2 khu du lịch tập trung sau:
- Khu du lịch suối Reo (xã Gia Tân) có quy mô diện tích khoảng 100 ha, vốn đầu tư
ước 15 tỉ đồng.
- Khu du lịch Sông Nhạn (xã Lộ 25) có quy mô diện tích khoảng 50ha và vốn đầu tư
khoảng 7 tỉ đồng.
c. Dịch vụ vận tải:
Phát huy lợi thế là đầu mối giao thông của nhiều tuyến đường bộ, khuyến khích các
thành phần kinh tế đầu tư mua sắm phương tiện, tham gia vào các hoạt động vận tải liên
tỉnh, coi trọng nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách. Phấn đấu đến năm 2010
và 2020 đạt được những chỉ tiêu cơ bản sau:

76
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Bảng 4.7: Dự báo một số chỉ tiêu phát triển về dịch vụ vận chuyển
Kế Tốc độ tăng BQ (%)
Hiện Kế hoạch Qui Qui
Số 1996- 2001- 2006 2011-
Chỉ tiêu Đơn vị tính trạng hoạch 2005 hoạch hoạch
TT 2000 2005 - 2020
2000 2004 2010 2020
2010
I KL vận
chuyển
1 KLVC hàng 160,0 220,0 250 480 1.500 12,9 4,6 13,9 12,1
hóa
- Đường bộ 1000tấn 160,0 220, 250 500 1.500 12,9 4,6 14,9 11,6
- Đường thủy 1000tấn
2 KLVC hành 588,0 857,0 950 1.700 4.500 8,1 4,0 12,3 10,2
khách
- Đường bộ 1000 HK 588,0 857,0 950 1.700 4.500 8,1 4,0 12,3 10,2
- Đường thủy 1000 HK
II KL luân
chuyển
1 Hàng hóa Tr.Tấn-Km 6,3 10,5 13 26 85 21,1 5,9 14,9 12,6
2 Hành khách Tr.HK-Km 34,2 41,4 50 95 270 15,0 4,8 13,7 11,0
III Một số chỉ
tiêu BQ
1 KLVCHH/đầ T-Km/ng 44,4 69,4 84 154 361 19,8 5,2 12,9 8,9
u người
2 KLVCHK/đầ HK-Km/ng 240,9 273,6 324 565 1.148 13,8 4,1 11,7 7,3
u người
d. Dịch vụ tài chính, tín dụng và các dịch vụ khác:
- Thu, chi ngân sách: Tăng cường quản lý và nuôi dưỡng các khoản thu; thực hành
tiết kiệm và chống lãng phí chi ngân sách; khoán định mức chi phí hành chính cho các cơ
quan đơn vị; tăng ngân sách đầu tư kết cấu hạ tầng. Phấn đấu tăng mức thu ngân sách từ 13,8
tỉ đồng năm 2003 lên 18,5 tỉ đồng năm 2005, 59 tỉ đồng năm 2010 và 710 tỉ đồng năm 2020
(nhịp độ tăng bình quân giai đoạn 2006 – 2010 là 25-26% năm và giai đọan 2011 – 2020 là
28-29%/năm)
- Tín dụng: Củng cố hệ thống tín dụng nhà nước, phát triển hệ thống tín dụng nhân
dân, đa dạng hóa các hình thức và điều kiện cho vay phù hợp với đặc điểm của từng đối
tượng vay, tăng cường vay trung và dài hạn. Phấn đấu đến ăm 2010 đạt mức cho vay tăng
gấp trên 2 lần so với hiện nay.

77
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

- Phát triển mạnh hệ thống dịch vụ bưu chính, viễn thông, internet, chuyển giao khoa
học – công nghệ, thông tin thị trường, tư vấn pháp lý, bảo hiểm,… nhằm đáp ứng nhu cầu
phục vụ sản xuất và đời sống, nhất là phát triển các khu, cụm công nghiệp – TTCN và đô thị.

4.2.4 Quy hoạch các lĩnh vực văn hoá – xã hội

4.2.4.1 Về giáo dục – đào tạo:


a. Phương hướng, mục tiêu phát triển:
Ưu tiên đầu tư cho giáo dục phổ thông để tạo điều kiện thuận lợi cho đào tạo nghề
nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nhu cầu lao động có tay nghề của
các khu công nghiệp; đồng thời chú trọng phát triển giáo dục mầm non nhằm tạo thuận lợi
cho giáo dục phổ thông phát triển và tạo điều kiện để giải phóng phụ nữ.
Bảng 4.8: Dự báo các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển giáo dục

STT Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2010 2020

I Số học sinh Học sinh 36.568 36.183 37.233 39.856 40.746

1 Nhà trẻ - Mẫu giáo Học sinh 3.033 3.033 3.282 4.305 4.605

2 Tiểu học Học sinh 16.926 16.464 16.549 16.141 15.931

3 Trung học cơ sở Học sinh 11.657 11.686 12.287 13.910 14.510

4 Phổ thông trung học Học sinh 4.952 5.000 5.115 5.500 5.700

II SỐ LỚP HỌC Lớp học 952 974 984 1.128 1.137

1 Nhà trẻ - Mẫu giáo Lớp học 110 110 121 163 166

2 Tiểu học Lớp học 540 540 536 525 517

3 Trung học cơ sở Lớp học 257 257 258 317 328

4 Phổ thông trung học Lớp học 44 67 69 122 127

III SỐ PHÒNG HỌC Phòng 572 589 654 811 816

1 Nhà trẻ - Mẫu giáo Phòng học 81 81 107 142 147

2 Tiểu học Phòng học 303 303 321 355 355

3 Trung học cơ sở Phòng học 152 151 172 230 230

78
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

STT Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2010 2020

4 Phổ thông trung học Phòng học 36 54 54 84 84

IV SỐ GIÁO VIÊN Giáo viên 1.338 1.453 1.522 1.778 2.410

1 Nhà trẻ - Mẫu giáo Giáo viên 133 221 254 330 640

2 Tiểu học Giáo viên 601 635 640 700 820

3 Trung học cơ sở Giáo viên 455 442 468 558 700

4 Phổ thông trung học Giáo viên 149 155 160 190 250

Phấn đấu nâng tỉ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ đến trường đạt 6-8% vào
năm 2010 và 30% vào năm 2020; tỉ lệ trong độ tuổi mẫu giáo đến trường đạt 70% vào năm
2010 và 80% vào năm 2020, trong đó tỉ lệ huy động trẻ 5 tuổi đến trường đạt trên 90%; tỉ lệ
trẻ trong độ tuổi vào học lớp 1 đạt 100%, phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở trong năm 2004
và phổ thông trung học vào năm 2020; nâng tỉ lệ lao động được đào tại nghề từ 7-8% như
hiện nay lên 15-20% năm 2010 và 40-50% năm 2020.
Bảo đảm cả về số lượng và chất lượng giáo viên cho từng cấp học và từng môn học.
Tăng cường cơ sở vật chất để bảo đảm đến năm 2010 mỗi cấp có ít nhất 1 trường đạt chuẩn
quốc gia và năm 2020 mỗi cấp có trên 50% trường đạt chuẩn quốc gia.
b. Các giải pháp phát triển:
- Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa và đa dạng hóa các loại hình tổ chức để khai thác
nhiều nguồn lực cho phát triển giáo dục – đào tạo.
- Tăng cường cơ sở vật chất cho ngành giáo dục từ nguồn ngân sách và huy động sức
dân, đặc biệt là bố trí đất đai (Bảng 11)
- Thành lập quỹ hỗ trợ nhân tài, quỹ học bổng cho học sinh nghèo; có chính sách đào
tạo và đãi ngộ phù hợp cho đội ngũ giáo viên.

4.2.4.2 Y tế:
a. Phương hướng và mục tiêu phát triển:
Thực hiện tốt các chương trình quốc gia về chăm sóc sức khỏe, các chương trình tiêm
chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ
em; thực hiện tốt chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình và chương trình môi trường;
nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân, nhất là cấp cứu; bảo đảm 98% trẻ em

79
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

trong độ tuổi được tiêm phòng đủ 7 loại vắc xin; giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5
tuổi từ 24% năm 2004 xuống dưới 15% vào năm 2010 và dưới 10% năm 2020; 100% trạm y
tế xã có Bác sỹ tại chỗ vào năm 2005; trên 90% hộ gia đình có nhà vệ sinh hợp vệ sinh vào
năm 2010; nâng số Bác sỹ trên một vạn dân từ 1,1 năm 2004 (tổng số 16 Bác sỹ) lên 1,3 bác
sỹ năm 2005 (tổng số 20 Bác sỹ), 3,0 Bác Sỹ năm 2010 (tổng số 49 Bác sỹ) và 3,5 Bác sỹ
năm 2020 (tổng số 63 Bác sỹ); quản lý và xử lý tốt chất thải y tế; tăng cường quản lý vệ sinh
và an toàn thực phẩm.
b. Giải pháp thực hiện:
- Hình thành mạng lưới y tế hoàn chỉnh từ huyện (Trung tâm y tế) đếnxã (Trạm y tế
xã) và tất cả các thôn, ấp (các tổ y tế), tăng cường y yế học đường, phấn đấu đến năm 2010
có 2 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia và năm 2020 có 100% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia.
- Đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất ngành y tế, bao gồm: đầu tư Trung tâm y tế huyện
có quy mô 50 giường vào năm 2010 và 100 giường cho những năm tiếp theo; xây dựng trạm
y tế xã Xuân Thạnh, trạm y tế xã Bàu Hàm 2 và phân trạm y tế ở khu C, xã Xuân Thiện (mỗi
cơ sở có 5 giường).
- Củng cố phòng khám đa khoa khu vực Kiệm Tân (năm 2005 có 20 giường), nâng
cấp trạm y tế xã Lộ 25 thành phòng khám đa khoa khu vực (có 20 giường vào năm 2015)
- Đầu tư trang thiết bị y tế cho Trung tâm y tế, các phòng khám đa khoa khu vực và
các trạm y tế xã theo danh mục quy định của Bộ Y Tế.

4.2.4.3 Phát triển ngành văn hóa, thông tin, thể thao:
a. Phương hướng và mục tiêu phát triển:
Bảo tồn và phát triển đa dạng về văn hóa dân tộc, văn hóa truyền thống, nhằm góp
phần làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân; củng cố và phát triển các phong trào
văn nghệ, thể dục, thể thao trong nhân dân; phát huy dân chủ, nâng cao tính cộng đồng trong
việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trong cơ quan và cộng đồng.
Phấn đấu đến năm 2005 có trên 75% số hộ gia đình, 50% cơ quan, 100% ấp đạt tiêu
chuẩn văn hóa và đến năm 2010 có trên 90% số gia đình, 100% cơ quan và 2 xã đạt tiêu
chuẩn văn hóa; cấp huyện có đầy đủ các công trình văn hóa – thể thao đạt chuẩn quốc gia,
100% xã có trung tâm văn hóa, trung tâm giáo dục cộng đồng và sân bóng đá, 100% dân số
nông thôn và thành thị được tiếp nhận và hưởng thụ các sản phẩm văn hóa, thông tin qua đài
phát thanh, truyền hình, báo chí và các thông tin đại chúng khác; 30% dân số tham gia
phong trào thể dục – thể thao quần chúng.

80
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

b. Giải pháp thực hiện:


Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, kết hợp với phát động sâu rộng các
phong trào về văn hóa – thể thao trong nhân dân, đặc biệt là trong các cơ quan, các tổ chức
chính trị - xã hội và trong các trường học.
Củng cố và phát triển các đội tuyên truyền về văn hóa, các đội văn nghệ quần chúng,
đội bóng đá, đội bóng chuyền và thể thao khác… Thường xuyên tổ chức hội diễn, hội thi,
nhất là trong các ngày lễ lớn.
Tăng cường quản lý Nhà nước đối với các hoạt động văn hóa, văn nghệ; phát hiện và
ngăn chặn kịp thời các tệ nạn xã hội, mê tín, dị đoan, bói toán.
Tăng cường đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật cho hoạt
động văn hóa – thể thao (bảng 12) bao gồm:
- Các công trình văn hóa: khu trung tâm văn hóa huyện (Nhà văn hóa, Thư viện –
Nhà truyền thống, Nhà thông tin – Triển lãm), Nhà sách và văn hóa phẩm, Đài tưởng niệm
huyện, Công viên và 4 trung tâm văn hóa các xã: Gia Tân 1, Gia Kiệm, Bàu Hàm 2, Xuân
Thạnh.
- Các công trình thể thao: Trung tâm thể dục – thể thao cấp huyện (Nhà thi đấu đa
môn, bể bơi, sân tenis, sân vận động); đầu tư mới 7 sân bóng các xã: Gia Tân 1, Gia Tân 2,
Gia Tân 3, Gia Kiệm, Bàu Hàm 2, Xuân Thạnh và Hưng Lộc; đồng nâng cấp 3 sân bóng đá
các xã còn lại là: Quang Trung, Lộ 25, Xuân Thiện.
- Đầu tư xây dựng Trung Tâm sinh hoạt cộng đồng ở 10 xã và thị trấn.

4.2.5 Dân số - lao động

4.2.5.1 Dân số:


Phấn đấu giảm tỉ lệ tăng tự nhiên dân số từ 1,45% năm 2003 xuống còn 1,28% vào
năm 2010 và ổn định ở mức 1,02% vào năm 2020.
Dự báo dân số tăng cơ học của huyện từ nay đến năm 2010 ở mức bình quân 0,8 –
0,9% năm, thì tổng dân số tăng cơ học vào khoảng 8.000 người, riêng thời kỳ 2011-2020
được dự báo theo 3 phương án:
- Phương án I: Dự báo nền kinh tế tăng trưởng ở mức khá và tỉ lệ dân số đô thị đạt 15
– 16%, thì yêu cầu tăng dân số cơ học khoảng 24-25 ngàn người, tốc độ tăng cơ học bình
quân là 1% năm.

81
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

- Phương án II: Dự báo nền kinh tế sẽ tăng trưởng ở mức cao và tỉ lệ dân số đô thị
tăng mạnh đạt 21-22%, thì yêu cầu tăng dân số cơ học khoảng 49-50 ngàn người, tốc độ tăng
dân số cơ học bình quân là 1,9-2,0% năm.
- Phương án III: Dự báo nền kinh tế sẽ tăng trưởng ở mức rất cao và tỉ lệ dân số đô thị
tăng nhanh đạt 28-30%, thì yêu cầu tăng dân số cơ học 69-70 ngàn người, tốc độ tăng dân số
cơ học bình quân là 2,8-3,0% năm.
Bảng 4.9: Dự báo dân số huyện Thống Nhất đến năm 2020
Hiện Kế Qui Định hướng 2020
Đơn vị
Chỉ tiêu trạng hoạch hoạch
tính PA.I PA.II PA.III
2003 2005 2010
1. Dân số trung Người 149.955 154.000 171.50 210.00 230.00 250.000
bình 0 0 0
- Tăng tự nhiên Người 149.145 153.403 163.50 181.00 181.00 181.000
0 0 0
- Tăng cơ học Người -190 597 8.000 29.000 49.000 69.000
2. Tỷ lệ dân số % 1,32 1,78 2,18 2,05 2,98 3,84
- Tỷ lệ tăng dân % 1,45 1,39 1,28 1,02 1,02 1,02
số tự nhiên
- Tỷ lệ tăng dân % -0,13 0,39 0,89 1,02 1,96 2,82
số cơ học
3. Mật độ dân số Người/km2 603 623 694 850 930 1.011
4. Dân số phân
theo khu vực
- Thành thị Người 0 0 22.000 30.000 50.000 70.000
+ Tỉ lệ với tổng % 0 0 12,8 14,3 21,7 28,0
dân số
- Nông thôn Người 148.955 154.000 149.50 180.00 180.00 180.000
0 0 0
+ Tỉ lệ với tổng % 100,0 100,0 87,2 85,7 78,3 72,0
dân số

4.2.5.2 Lao động:


Dự báo nguồn lao động của huyện tăng từ 78.500 người năm 2003 (chiếm 52,7% dân
số) lên 82.000 người vào năm 2005 (chiếm 53,2% dân số), lên 94.000 người vào năm 2010
(chiếm 56% dân số), 121.000 người đối với PA.I (chiếm 58% dân số), 135.700 người đối
với PA.II (chiếm 59% dân số), và 150.000 người đối với PA.III (chiếm 60% dân số) vào
năm 2020.
Phấn đấu đưa tỉ lệ lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân từ 79,1% năm
2003 lên 81% năm 2005, 85% năm 2010 và 90% năm 2020.

82
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Cơ cấu lao động của huyện sẽ chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng: tỉ trọng lao động
nông – lâm nghiệp sẽ giảm từ 59,2% năm 2003 xuống còn 56,5% năm 2005, 50,1% năm
2010 và 39,2%, 36,0%, 33,3% cho mỗi phương án năm 2020; tương ứng tỉ trọng lao động
dịch vụ tăng từ 21,6% (2003) lên 23,2% (2005), 26,2% (2010), 33,4%, 35,3% và 37,0% cho
mỗi phương án (2020)
Bảng 4.10: Dự báo lao động huyện Thống Nhất đến năm 2020
Hiện Kế Qui Định hướng 2020
Đơn
Chỉ tiêu trạng hoạch hoạch PA.I PA.II PA.III
vị tính
2003 2005 2010
1. Số người trong độ tuổi Người 78.500 82.000 94.000 121.800 135.700 150.000

- Tỉ lệ với tổng dân số % 82,7 53,2 54,8 58,0 59,0 60,0
2. LĐ làm việc trong nền Người 62.104 66.420 79.900 109.620 122.130 135.000
KT
- Tỉ lệ so với tổng Lđ trong % 79,1 81.0 85,0 90,0 90,0 90,0
độ tuổi
a. Lao động phân theo các
ngành
+ Nông nghiệp Người 36.759 37.500 40.000 43.000 44.000 45.000
+ Công nghiệp – xây dựng Người 11.952 13.500 19.000 30.000 35.000 40.000
+ Dịch vụ Người 13.393 15.420 20.900 36.620 43.130 50.000
b. Cơ cấu lao động theo % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
ngành
+ Nông nghiệp % 59,2 56,5 50,1 39,2 36,0 33,3
+ Công nghiệp – Xây dựng % 19,2 20,3 23,8 27,4 28,7 29,6
+ Dịch vụ % 21,6 23,2 26,2 33,4 35,3 37,0
3. Lao động khác Người 16.396 15.580 14.100 12.180 13.570 15.000
- Tỉ lệ so với tổng Lđ trong % 20,9 19,0 15,0 10,0 10,0 10,0
độ tuổi

4.2.6 Xây dựng kết cấu hạ tầng

4.2.6.1 Giao thông


a. Phương hướng, mục tiêu phát triển:
Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để đẩy mạnh tiến độ thi công các công trình giao
thông do TW quản lý trên địa bàn huyện; tranh thủ các nguồn vốn từ cấp trên và bên ngoài,
kết hợp với phân cấp đầu tư cho các xã, thị trấn nhằm đẩy mạnh phong trào huy động sức

83
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

dân cho sự nghiệp phát triển giao thông nông thôn. Phấn đấu đến năm 2010 và 2020 đạt
được một số chỉ tiêu cơ bản sau:
Bảng 4.11. Dự báo một số chỉ tiêu về giao thông huyện thống nhất
Số Đơn vị 2003 KH 2005 QH 2010 ĐH 2020
Chỉ tiêu
TT tính T. số % T. số % T. số % T. số %
I Tổng chiều dài km 429, 436, 445, 458,
4 6 0 0
1 Đường bộ km 419, 426, 435, 448,
4 6 0 0
a Quốc lộ km 26,5 6,3 26,5 6,2 34,5 7,9 47,5 10,6
- Tỉ lệ nhựa hóa % 100, 100, 100, 100,
0 0 0 0
b Tỉnh lộ km 27,4 6,5 27,4 6,4 64,4 14,8 64,4 14,4
- Tỉ lệ nhựa hóa % 100, 100,
0 0
c Huyện lộ km 53,6 12,8 53,6 12,6 16,6 3,8 16,6 3,7
- Tỉ lệ nhựa hóa % 34,5 100, 100,
0 0
d Đường nông km 311, 74,4 319, 74,8 319, 73,5 319, 71,3
thôn 9 1 5 5
- Tỉ lệ nhựa và % 11,8 16,5 51,0 100,
BT hóa 0
2 Đường sắt km 10,0 10,0 10,0 10,0
II Một số chỉ tiêu Km/km2
BQ
1 Số km đường Km/km2 1,74 100, 1,77 100, 1,80 100, 1,85 100,0
bộ BQ/1km2 0 0 0
- Đường trục Km/km2 0,43 25,0 0,43 24,6 0,47 26,0 0,52 28,1
chính
- Đường nông Km/người 1,26 75,0 1,29 75,4 1,29 74,0 1,29 71,9
thôn
2 Số km Đ.Bộ 3,19 2,83 2,65 1,95
BQ đầu người
b. Giải pháp đầu tư:
(1) Công trình do trung ương quản lý: Nâng cấp QL 1A và QL20, đồng thời đầu tư
mới đường cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Thống Nhất với tổng chiều dài nằm trong
huyện 21 km, trong đó chia ra làm 2 giai đoạn: giai đoạn 2006-2010 đầu tư từ TP.HCM –

84
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Long Thành – Dầu Giây (đoạn năm trong huyện dài 8 m) và giai đoạn 2011 – 2020 đầu tư
phần còn lại (đoạn nằm trong huyện dài khoảng 13 km)
(2) Công trình do tỉnh quản lý: Nâng cấp tuyến tỉnh lộ 769 (đoạn chạy qua huyện
dài 17 km) và đề nghị nâng cấp 5 tuyến đường hiện nay đang do Huyện quản lý thành đường
do Tỉnh quản lý, gồm: đường Đức huy – Thanh Bình (7,5 km), đường Tây Kim – Thanh
Bình (8,6 km), đường Đông Kim – Xuân Thiện (6,4 km), đường Lạc Sơn – Xuân Thiện (7,0
km) và đường Hưng Nghĩa – Chợ ấp 5, xã lộ 25 (7,5 km). Các tuyến đường này sau khi nâng
cấp có lộ giới 22m, mặt tráng nhựa rộng 12m.
(3) Các công trình do huyện quản lý:
- Đường huyện: Dự kiến nâng cấp (tráng nhựa mặt rộng 9m, lộ giới 19m) 4 tuyến
đường huyện: đường Ông Hùng (3,0 km), đường Chu Văn An – Định Quán (5,1 km), đường
Võ Dõng 3 – Sóc Lu (4, 5 km) và đường chợ Lê Lợi – Bàu Hàm (4,0 km). Đồng thời đầu tư
hoàn chỉ hệ thống đường nội bộ và bến xe của thị trấn Dầu Giây.
- Đường nông thôn: Huy động người dân tham gia đóng góp bằng tiền và ngày công
để cứng hóa (nhựa hoặc bê tông) 282,56 km đường nông thôn, bao gồm: xã Gia Tân 1: 23,03
km, xã Gia Tân 2: 9,57 km, xã Gia Tân 3: 10,76km, xã Gia Kiệm 59,79km, xã Quang Trung
88,66 km, xã Bàu Hàm 2: 16,94 km, xã Hưng Lộc 18,49km, xã Xuân Thiện 14,2 km và xã
Xuân Thạnh 12,85 km.

4.2.6.2 Cung cấp điện:


Theo báo cáo “Quy hoạch cải tạo và phát triển lưới điện tỉnh Đồng Nai thời kỳ 1999 –
2010”, định hướng đầu tư lưới điện trên địa bàn huyện đến năm 2010 như sau:
- Nâng cấp nguồn cung cấp điện 110/22-15 của trạm Kiệm Tân có công suất từ 1x25
MVA lên 2x25 MVA và đầu tư 4 trạm 110/22 tại 2 khu công nghiệp có công suất 1 x 40
MVA. Về lâu dài (2020) tiếp tục nâng cấp trạm khu công nghiệp Dầu Giây và Lộ 25 lên
2x40 MVA.
- Lưới phân phối 22-15 KV: Cải tạo và đầu tư mới 52 km đường trung thế, bao gồm:
xã Gia Tân 1: 5,7 km, Gia Tân 2: 4,2 km, Quang Trung 17,1 km. Hưng lộc 19,0 km và Xuân
Thiện 6,0 km.
- Nâng tỉ lệ dùng điện toàn huyện lên trên 95% vào năm 2010 và 99-100% vào năm
2020. Ước tính có khoảng 15-16 ngàn hộ có nhu cầu cấp điện.

4.2.6.3 Cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường:


a. Về cấp nước:

85
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Cấp nước đô thị: Theo báo cáo Quy hoạch chung thị trấn Dầu Giây, trong giai đoạn
đầu (đến năm 2010), thị trấn Dầu Giây là đô thị loại V với quy mô dân số khoảng 25-30
ngàn người và giai đoạn 2020 là đô thị loại IV với quy mô dân số 48-50 ngàn người. Tổng
nhu cầu dùng nước dự báo là 18.000 m3/ngày, bao gồm: dân dụng 6.800 m3/ngày và công
nghiệp 12.000 m3/ngày. Nguồn cung cấp nước được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 2006 –
2010, khai thác nguồn nước ngầm ở độ sâu ≥ 100m, trong đó: xây dựng một trạm cấp nước
tập trung tại khu trung tâm hành chính huyện có công suất 700 – 80 m3/ngày – đêm, tổng
vốn đầu tư ước 1.561 triệu đồng và các khu vực khác người dân vẫn tiếp tục sử dụng nguồn
nước giếng khoan, nhưng chú ý chuyển sang sử dụng nước ngầm tầng sau; giai đoạn sau
năm 2010, sẽ hòa mạng với nguồn nước cung cấp từ Nhà máy nước hồ Trị An (do tỉnh Đầu
tư) qua hệ thống đường ống D600 theo QL 20.
Cấp nước nông thôn: Giai đoạn từ nay đến năm 2010, tại trung tâm mỗi cụm xã các
xã sẽ bố trí 1 trạm cấp nước tập trung có quy mô công suất 400-500 m3/ngày –đêm, các khu
vực khác sử dụng nguồn nước giếng khoan và giai đoạn sau 2010, toàn bộ khu vực nông
thôn sẽ sử dụng nguồn nước cung cấp từ Nhà máy nước hồ Trị An.
b. Về xử lý nước thải bẩn:
(1) Khu vực đô thị: Dự báo tổng lưu lượng nước thải đến năm 2020 khoảng 15.000
m /ngày, trong đó: nước thải sinh hoạt 6.000 m3/ngày và nước thải CN 9.000 m3/ngày. Hệ
3

thống thoát nước thải dự kiến bố trí như sau:


- Đối với khu dân cư, nước thải từ nhà dân và các công trình công cộng phải được xử
lý bằng bể tự hoại trước khi thải ra hệ thống cống chung về khu xử lý tập trung.
- Đối với khu công nghiệp, nước thải phải được xử lý giai đoạn 1 tại nơi sản xuất đạt
tiêu chuẩn quy định trước khi đưa về khu xử lý tập trung và sau khi xử lý được thoát ra suối
phía Tây.
Nhu cầu đầu tư: Xây dựng 2 khu xử lý nước thải, bao gồm: khu xử lý nước thải sinh
hoạt 2 ha và khu xử lý nước thải công nghiệp 3 ha, xây dựng 24 ngàn m đường ống thoát
nước thải có D = 600, 400 và 300.
(2) Khu vực nông thôn: Các cụm dân cư sống ven các trục đường sẽ được xây dựng
các tuyến đường ống thoát nước bẩn và nước mưa. Các hộ sống rải rác sẽ tự xử lý bằng
phương pháp tự thấm.
c. Xử lý chất thải rắn:

86
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

(1) Khu vực đô thị: Dự báo nhu cầu rác thải bình quân khu vực đô thị là 1
kg/người/ngày, thì tổng lượng rác thải toàn thị trấn khoảng 45 tấn. Hướng xử lý là rác thải từ
các hộ gia đình được đội vệ sinh công cộng của thị trấn gom về bãi rác tập trung để xử lý.
(2) Khu vực nông thôn:
- Xử lý rác: Các khu dân cư tập trung, nhất là các chợ, rác sẽ được đội vệ sinh thu
gom về bãi rác trung chuyển, sau đó đưa về bãi rác tập trung của huyện để xử lý; khu vực
dân cư phân tán sẽ xử lý bằng cách tự đốt hoặc ủ với phân gia súc để làm phân bón.
- Nhà vệ sinh: Vận động nhân dân làm nhà cầu tự hoại và tự thấm.
- Xử lý phân gia súc, gia cầm: Các cơ sở chăn nuôi hộ gia đình có quy mô lớn bắt
buộc phải đầu tư công trình xử lý hoặc xử lý bằng hầm biogas. Các hộ chăn nuôi có quy mô
nhỏ chủ yếu xử lý theo phương pháp ủ hoại.
Dự kiến bố trí 2 bãi rác tập trung, mỗi bãi có quy mô diện tích khoảng 10 ha tại xã
Quang Trung (đã có dự án đầu tư) và xã Lộ 25. Ngoài ra, các xã còn lại sẽ bố trí bãi rác
trung chuyển có quy mô từ 0,1 – 0,5 ha.
d. Quy hoạch nghĩa trang – nghĩa địa:
Nhằm bảo đảm yêu cầu vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị và nông thôn, hướng bố
trí hệ thống nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn huyện như sau:
Bảng 4.12: Danh mục đầu tư và giải tỏa nghĩa địa
Ước vốn đầu tư (triệu
Số D. tích đồng) Thời kỳ
Hạng mục Địa điểm
TT (m2) Tổng N. đầu tư
Dân
vốn sách
1 Các công trình đầu tư 180.31 5.033 5.033
8
- Nghĩa địa ấp Bắc Sơn Quang 10.000 400 400 2004-
Trung 2005
- Nghĩa địa Bàu Hàm 2 (lô Bàu Hàm 57.000 100 100 2006-
cao su) 2 2010
- Nghĩa địa Bàu Hàm 2 Bàu Hàm 8.010 320 320 2006-
2 2010
- Nghĩa địa Thạnh Xuân Xuân 5.308 212 212 2004-
Thạnh 2005
- Nghĩa trang huyện Thống Bàu Hàm 50.000 1.000 1.000 2006-

87
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Nhất 2 2010
- Nghĩa trang huyện Thống Xuân 20.000 3.000 3.000 2011-
Nhất Thạnh 2020
2 Các công trình giải tỏa 124.52
4
- Nghĩa địa Suối Mủ Bàu Hàm 17.652 2006-
2 2010
- Nghĩa địa đập Sáu Bé Bàu Hàm 9.419 2006-
2 2010
- Nghĩa địa nông trường Xuân 97.453 2004-
cao su Thạnh 2005
Tổng cộng 454.84 5.033 5.033
2
Từ nay đến năm 2010, sẽ tập trung giải tỏa 2 nghĩa địa ở xã Bàu Hàm 2 và 1 nghĩa
địa ở xã Xuân Thạnh. Đồng thời đầu tư xây dựng mới 1 nghĩa trang huyện (Bàu Hàm 2) có
quy mô khoảng 5 ha và 4 nghĩa địa: 2 cái ở xã Bầu Hàm 2, 1 cái ở xã Quang Trung và 1 cái
ở xã Xuân Thạnh. Giai đoạn 2011 – 2020 xây dựng nghĩa trang cấp huyện (Xuân Thạnh) có
quy mô khoảng 20ha.

4.2.7 An ninh quốc phòng


Huyện Thống Nhất có vị trí trọng yếu trong hệ thống an ninh – quốc phòng của tỉnh
Đồng Nai và của khu vực. Vì vậy, bên cạnh việc ưu tiên đất đai, đặc biệt là toàn bộ các cao
điểm, để bố trí các công trình phục vụ an ninh – quốc phòng, tăng cường cơ sở vật chất cũng
như tiềm lực chiến đấu cho lực lượng công an và quân đội chính quy, việc quy hoạch các
công trình phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, nhất là hệ thống giao thông, đô thị,
các khu công nghiệp và kể cả việc bố trí cơ cấu cây trồng – lâm nghiệp, đều được chú trọng
kết hợp với củng cố và tăng cường an ninh – quốc phòng trên địa bàn huyện và khu vực.
Tiếp tục củng cố hệ thống an ninh – quốc phòng từ huỵện xuống xã và ấp. Tăng
cường xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đạt 2,5% dân số vào năm 2005 và 3% dân số vào
năm 2010. Chú trọng công tác giáo dục an ninh – quốc phòng toàn dân sâu rộng trong các
tầng lớp nhân dân, cơ quan và trường học. Thực hiện tốt công tác tuyển quân, phấn đấu hoàn
thành chỉ tiêu giao quân hàng năm ở cả 2 cấp huyện và xã.
Đẩy mạnh các biện pháp phối hợp với các ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện, tiến
hành tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương và

88
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

pháp luật của nhà nước, chủ động phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, phòng chống
cháy nổ, giữ gìn trật tự giao thông và trật tự công cộng…

4.2.8 Tổ chức không gian lãnh thổ

4.2.8.1 Định hướng điều chỉnh ranh giới xã và thị trấn:


• Giai đoạn từ nay đến năm 2010:
Dự kiến nâng cấp khu vực đô thị Dầu Giây thành thị trấn Dầu Giây, trung tâm kinh tế
- văn hóa – chính trị của huyện Thống Nhất, trước năm 2010 và lâu dài, thị trấn Dầu Giây sẽ
được xây dựng thành đô thị loại IV với quy mô khoảng 49-50 ngàn dân và diện tích tự nhiên
dự kiến khoảng 810 – 1040 ha.
Theo ranh giới dự kiến, khi thị trấn được thành lập sẽ chia xã Bầu Hàm 2 thành hai
khu vực riêng biệt. Vì vậy, để thuận lợi cho việc quản lý hành chính, đề nghị điều chỉnh lại
ranh giới 2 xã Bàu Hàm 2 và xã Thạnh Xuân này như sau:
- Xã Bàu Hàm 2: Bao gồm toàn bộ phần diện tích tự nhiên nằm ở phía Bắc QL 1 của
2 xã và trung tâm của xã này sẽ chuyển về khu vực cầu Gia Đức.
- Xã Xuân Thạnh: bao gồm toàn bộ phần diện tích tự nhiên nằm ở phía nam QL1 của
2 xã và trung tâm của xã này sẽ chuyển về khu vực đường tỉnh 769.
• Giai đoạn 2011 – 2020:
Hiện tại 3 xã Gia Tân 3, Gia Kiệm và Quang Trung có quy mô dân lớn (mỗi xã có
trên 20 ngàn dân), đặc biệt khu vực dọc theo QL20 có mật độ dân số cao. Mặt khác, khi cụm
công nghiệp Quang Trung, Gia Kiệm và tuyến cao tốc Dầu Giây – Định Quán hình thành,
dân cư của các xã này sẽ tiếp tục tăng đáng kể. Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho công
tác quản lý cũng như giảm áp lực gia tăng dân số cho các cụm dân cư hiện hữu, đề nghị điều
chỉnh ranh giới 3 xã này thành 4 đơn vị hành chính như sau:
- Tách khu vực có mật độ dân số cao dọc theo QL20 của 3 xã để thành lập thị trấn và
lấy thị tứ Quang Trung làm trung tâm.
- Phần còn lại của 3 xã đề nghị điều chỉnh như sau:
+ Phần còn lại của 2 xã Gia Tân 3 và Gia Kiệm nằm ở phía Tây Ql20 điều chỉnh
thành 1 xã, trung tâm cụm xã đặt ở khu vực ngã ba giữa tỉnh lộ Sóc Lu – Trị An và ĐH Võ
Dòng – Sóc Lu.
+ Phần còn lại nằm ở phía Đông Ql 20 của 2 xã Gia Tân 2, Gia Kiệm và 1 phần phía
Bắc ĐH Lạc Sơn – Xuân Thiện (sau này nâng cấp thành tỉnh lộ) của xã Quang Trung điều
chỉnh thành 1 xã, trung tâm cụm xã đặt trên tỉnh lộ Lạc Sơn – Xuân Thiện.
89
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

+ Phần còn lại của xã Quang Trung điều chỉnh thành 1 xã, trung tâm cụm xã đặt trên
tỉnh lộ Sóc Lu – Trị An, cách Ql.20 khoảng 100m.

4.2.8.2 Định hướng phát triển các tiểu vùng:


Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và xu thế phát triển kinh tế - xã
và dân cư, dự kiến phân huyện thành 3 tiểu vùng phát triển sau:
- Vùng I: Địa bàn bao gồm thị trấn Dầu Giây và đây là vùng phát triển đô thị, công
nghiệp và dịch vụ.
- Vùng II: Địa bàn bao gồm 5 xã Kiệm Tân, xã Bàu Hàm 2 và xã Xuân Thiện. Đây là
vùng phát triển cây ăn quả, rau, hoa, cây cảnh; chăn nuôi heo, gia cầm, bò tập trung và dịch
vụ Quốc lộ 20. Trung tâm tiểu vùng đặt tại trung tâm cụm xã Quang Trung.
- Vùng III: Địa bàn bao gồm 3 xã Xuân Thạnh, Lộ 25 và Hưng Lộc. Đây là vùng
phát triển cây công nghiệp dài ngày (điều, cao su), chăn nuôi bò tập trung. Trung tâm tiểu
vùng đặt tại trung tâm cụm xã Lộ 25.
.

90
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Chương 5:NHỮNG THÁCH THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ


PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỐI VỚI HUYỆN THỐNG
NHẤT TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU
PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 2010, 2020
5.1 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CỦA SỰ PHÁT TRIỂN GIỮA KINH TẾ -
XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG HUYỆN THỐNG NHẤT TRONG TƯƠNG LAI
Huyện Thống Nhất được thành lập theo Nghị định số 97/2003/NĐ-CP ngày
21/08/2003 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004. Huyện
Thống Nhất có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế trong các lãnh vực nông nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Hiện tại chưa có khu đô thị, tòan bộ là khu vực nông
thôn, dự kiến và đang từng bước thành lập khu đô thị Dầu Giây là trung tâm kinh tế chính trị
của huyện. Quá trình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong các năm qua cho
thấy tỷ trọng tăng trưởng các ngành nông – lâm- thủy giảm; ngành dịch vụ, công nghiệp
tăng. Trong thời kỳ này, các họat động công nghiệp hóa và đô thị hóa sẽ diễn ra ở cường độ
cao giúp tạo việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống nhân dân. Tuy nhiên quá
trình phát triển này sẽ tạo ra các tác động tiêu cực lên môi trường tự nhiên và xã hội. Việc
phân tích mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội – môi trường trong thời kỳ phát triển sẽ giúp
chúng ta có một cái nhìn tổng quan về nhưng biến đổi của môi trường tự nhiên và xã hội của
huyện trong tương lai, từ đó giúp họach định được các chiến lược và chính sách phát triển
bền vững.
Căn cứ Quy họach phát triển kinh tế xã hội tới năm 2010 và định hướng đến năm
2020 thì mục tiêu của huyện Thống Nhất trong tương lai sẽ đẩy mạnh phát triển kinh tế ở
mức độ cao để đảm bảo đạt tốc độ tăng trưởng GDP ổn định ở mức 13 – 14% trong suốt
thời kỳ 2006 – 2020, trong đó: tốc độ tăng GDP nông nghiệp phải đạt trên 5,5% cho giai
đoạn 2006 – 2010 và trên 4.6% cho giai đoạn 2011 – 2020; tốc độ tăng trưởng GDP công
nghiệp đạt 38 – 39% cho giai đoạn 2006 – 2010 và 21 – 22% cho giai đoạn 2011 – 2020; tốc
độ tăng GDP dịch vụ 10 – 12% cho cả 2 giai đoạn 2006 – 2010 và 2011 – 2020. GDP bình
quân đầu người đạt 11.5 triệu đồng (630 USD) vào năm 2010 và 30,8 triệu đồng (1.400
USD) vào năm 2020. Bên cạnh đó, cơ cấu kinh tế huyện có sự chuyển dịch mạnh mẽ, đến
năm 2010 đạt: Nông lâm nghiệp chiếm 31%, công nghiệp – xây dựng chiếm 28.5%, dịch vụ
chiếm 40.5% và đến năm 2020 đạt: Nông lâm nghiệp chiếm 15 - 16%, công nghiệp – xây
dựng chiếm 49 - 50%, dịch vụ chiếm 34 - 35%....

91
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Cũng với việc đặt ra các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội thì việc gia tăng của các vấn đề
ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên trong quá trình phát triển là điều không thể tránh
khỏi.
5.1.1 Áp lực của sự gia tăng dân số
Trong những năm sắp tới huyện Thống Nhất sẽ hình thành nhiều khu dân cư tập trung
do quá trình phát triển kinh tế xã hội. Theo dự báo thì từ nay đến năm 2010 dân số huyện
Thống Nhất sẽ tăng lên khỏang 171.500 người và đến năm 2020 sẽ là 230.000 người, do đó
lượng chất thải thải ra môi trường sẽ tăng lên gây khó khăn trong công tác quản lý môi
trường và ngăn ngừa dịch bệnh.
Sức ép do gia tăng dân số khiến cho sản lượng lương thực tính theo đầu người giảm
đi dẫn đến việc thâm canh tăng vụ, vắt kiệt nguồn tài nguyên đất, tăng cường sử dụng phân
bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật khiến cho tài nguyên đất bị thoái hoá, nguồn nước ao
hồ, kênh rạch bị ô nhiễm.
Dân số tăng nhanh kéo theo đó là nhu cầu về các tiện ích công cộng như điện, bệnh
viện, trường học, nhà ở, cấp thoát nước và các nhu cầu về mặt dân sinh khác cũng tăng. Khi
đó các công trình đô thị và hệ thống dịch vụ như cấp thoát nước, thu gom rác và vệ sinh môi
trường đô thị, đường giao thông và giao thông công cộng… sẽ bị quá tải do tăng dân số, do
các hoạt động thương mại, công nghiệp.
Các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, trẻ lang thang… sẽ phát sinh theo sự phát
triển đô thị mới. Ngoài ra vấn đề người nhập cư với thành phần khá phức tạp, khó kiểm soát
cũng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự xã hội.
5.1.2 Áp lực của đô thị hóa
Việc thành lập và phát triển khu đô thị Dầu Giây thành trung tâm kinh tế chính trị của huyện
sẽ tạo ra các áp lực như làm cho kiến trúc đô thị bị thay đổi, các di tích lịch sử hoặc các công
trình có giá trị về mặt văn hoá sẽ được thay thế bằng khu nhà cao tầng, khu dân cư mới....
Phát triển đô thị còn làm bùng nổ phương tiện cơ giới, thải ra nhiều bụi, khí độc hại, tiếng ồn
gây ô nhiễm môi trường không khí. Đồng thời đô thị hoá sẽ làm tăng dòng người di dân từ
nông thôn ra thành thị, làm tăng sức ép về nhà ở, giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường đô thị.
- Di dời, tái định cư để giải phóng mặt bằng: Trong những năm sắp tới huyện Thống
Nhất sẽ phải chỉnh trang, giải phóng mặt bằng tại một số khu vực và các dự án mở rộng,
nâng cấp đường giao thông, xây dựng các khu dân cư mới. Như vậy, diện tích bị ảnh hưởng
tương đối lớn và số hộ dân bị ảnh hưởng do di dời tương đối cao. Tuy nhiên, với nhiều dự án

92
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

qui hoạch khu dân cư trên địa bàn huyện nếu có chính sách hợp lý việc tái định cư có thể
thực hiện theo phương án tại chỗ, như vậy sẽ không gây xáo trộn lớn trong xã hội.
- Thay đổi giá trị sử dụng đất và nước: Trong quá trình đô thị hóa, việc thay đổi giá trị sử
dụng đất diễn ra theo hướng tích cực vì đất nông nghiệp khi chuyển đổi qua đất đô thị sẽ làm
tăng giá trị sử dụng lên nhiều lần. Bên cạnh đó giá trị sử dụng nước sẽ được chuyển nhượng
cho đối tượng sử dụng mới; trước đây nước được sử dụng chủ yếu cho mục đích nông
nghiệp và giải trí; khi thành lập đô thị mới nước được dùng để phục vụ công nghiệp và sinh
hoạt. Mặt khác nước sau khi sử dụng cũng sẽ bị ô nhiễm hơn, gây thiệt hại cho khu vực hạ
lưu.
- Ảnh hưởng đến giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa: Khi xây dựng một đô thị mới, nền
văn hóa truyền thống địa phương có thể biến đổi hoặc mất đi thay vào là nền văn minh đô thị
mới, đặc biệt là nền văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số. Một số di tích văn hóa, lịch sử
cũng có thể bị tổn hại về vị trí, cảnh quan, tầm nhìn theo cấu trúc đô thị mới (như am, chùa,
tượng đài…). Tác động gián tiếp là ô nhiễm môi trường đô thị gây ra hiện tượng ăn mòn,
xâm thực các công trình kiến trúc văn hóa.
- Xâm hại các hệ sinh thái và mất đất canh tác: Khi xây dựng đô thị đất canh tác bị mất đi để
thay vào nhà cửa và các công trình kiến trúc đô thị khác. Việc chuyển đổi đất nông nghiệp
sang đất đô thị sẽ làm hệ sinh thái tự nhiên khu vực bị phá vỡ, đa dạng sinh học bị ảnh
hưởng, diện tích bề mặt thảm thực vật giảm. Điều này có khả năng ảnh hưởng đến việc tiêu
thoát nước cho đô thị tương lai.
- Các tác động do sản xuất và tiêu thụ năng lượng: Các đô thị tiêu thụ và sản xuất năng
lượng cho sinh hoạt, sản xuất-dịch vụ và giao thông nhiều hơn hẳn các vùng khác tính trên
cả đầu người và diện tích mặt bằng. Tác động trực tiếp đến môi trường là làm ảnh hưởng đến
cân bằng nhiệt tự nhiên. Nhiệt phát sinh do sinh hoạt gia đình, phương tiện giao thông, hấp
thu nhiệt mặt trời do cấu trúc đô thị….có thể làm tăng nhiệt trong đô thị lên 5-100C. Tác
động gián tiếp là suy giảm nguồn nhiên liệu hóa thạch là tài nguyên không tái tạo được.
- Nhu cầu về người lao động có tay nghề và được đào tạo chuyên nghiệp: Theo xu hướng
sản xuất trong các cụm CN-TTCN ngày càng trang bị máy móc thiết bị và công nghệ tiên
tiến, hiện đại hơn do đó đòi hỏi lực lượng lao động ngày càng có trình độ kỹ thuật cao hơn.
Trong khi đó, lực lượng lao động của huyện phần lớn xuất thân từ nông nghiệp, trình độ học
vấn thấp, chưa đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ nên khó đáp ứng được các yêu cầu về việc
làm trong các Cụm CN-TTCN. Mâu thuẫn giữa dư thừa lao động địa phương với làn sóng di
dân lao động từ nơi khác đến là điều không tránh khỏi.

93
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

5.1.3 Áp lực của phát triển công nghiệp


Cùng với sự gia tăng dân số và quá trình đô thị hoá đang diễn ra thì sự hình thành và
phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đang là những thách
thức lớn đối với tài nguyên và môi trường của huyện Thống Nhất. Theo quy hoạch tổng thể
phát triển KT-XH huyện Thống Nhất đến năm 2020, dự kiến phát triển 2 KCN là KCN Dầu
Giây (quy mô 350 ha), KCN xã Lộ 25 (quy mô 250 ha) và 3 cụm CN – TTCN là Quang
Trung (50 ha), Sóc Lu (200 ha), Gia Tân 2 (100 ha).
Việc phát triển các ngành công nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã góp
phần quan trọng trong quá trình tăng trưởng kinh tế của huyện Thống Nhất nhưng cũng gây
ra rất nhiều áp lực đối với môi trường, như:
- Các ngành công nghiệp phát triển kéo theo là việc khai thác các
nguồn tài nguyên ngày một tăng cao. Do đó, nếu không có biện pháp quy hoạch và
quản lý thích hợp thì nguồn tài nguyên sẽ bị khai thác bất hợp lý và nhanh chóng cạn
kiệt. Điều này sẽ tác động ngược trở lại nền kinh tế theo hướng tiêu cực.
- Việc quy họach các KCN sẽ giúp tổ chức quản lý các cơ sở công
nghiệp tốt hơn so với tình trạng phân tán rải rác hiện nay, trong đó bao gồm cả khía
cạnh môi trường (giảm thiểu tác động đến khu dân cư). Tuy nhiên, nếu các KCN,
TTCN không được quản lý tốt thì sẽ làm gia tăng mức độ ô nhiễm gấp nhiều lần ở một
số vị trí cục bộ. Bên cạnh đó, việc quy họach các KCN, TTCN cũng nhằm khuyến
khích phát triển các ngành, các cơ sở CN cả về lượng và chất. Tuy nhiên nếu chất
không được chú trọng (ví dụ: ứng dụng công nghệ tiên tiến ít gây ô nhiễm) thì các vấn
đề ô nhiễm môi trường như nước thải, rác thải, khí thải phát sinh từ các họat động
công nghiệp sẽ càng trầm trọng.
- KCN, TTCN bố trí gần khu vực đô thị phải được quy họach cho các
ngành sản xuất ít ô nhiễm như may mặc, lắp ráp, chế biến nông sản sẽ giúp giảm tải
lượng ô nhiễm trong đô thị. Các KCN bố trí ở khu vực xa ít có khả năng ảnh hưởng
trực tiếp đến khu đô thị nhưng có thể có tiềm năng ảnh hưởng do phát tán và lan
truyền chất ô nhiễm trong môi trường nước và không khí nếu không được xử lý tốt.
- Việc phát triển công nghiệp thu hút một nguồn nhân lực rất lớn, gây
nên áp lực gia tăng dân số cơ học, gây khó khăn trong công tác quản lý hành chính và
ngăn ngừa các tệ nạn xuất phát từ các khu dân cư gần khu công nghiệp, cụm tiểu thủ
công nghiệp.

94
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

5.1.4 Áp lực của phát triển nông nghiệp


Huyện Thống Nhất có tỉ lệ dân số lao động nông nghiệp cao chiếm trên 85%, các
ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ khác chưa được phát triển, chiếm tỉ
lệ rất thấp. Theo qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thì trong tương lai huyện sẽ ưu
tiên phát triển nông nghiệp hàng hoá có chất lượng cao, trên cơ sở đẩy mạnh công tác
chuyển đổi diện tích canh tác, phát triển các vùng chuyên canh nguyên liệu cho công nghiệp
chế biến; bên cạnh đó cũng thúc đẩy phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng hình
thành các vùng chăn nuôi tập trung. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển này sẽ phát sinh
không ít thách thức đối với lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.
* Đối với trồng trọt:
- Thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ và các chất kích thích sinh
trưởng:
+ Sử dụng nhiều sẽ dẫn đến thóai hóa đất,ô nhiễm nguồn nước và gây hại cho sức khỏe
con người
+ Khả năng lưu tồn và tích lũy sinh học của các lọai thuốc trừ sâu và BVTV có khả năng
gây hại qua cơ chế tác động lâu dàinhư ung thư, gây ức chế các enzimehay phá vỡ các hệ
thống nội tiết, giảm khả năng sinh sản...
+ Sử dụng thuốc trừ sâu có tính xông hơi gây ô nhiễm không khí
+Rửa trôi gây ô nhiễm nguồn nước
+ Bao bì các lọai thuốc là chất thải nguy hại
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Khai thác nước dưới đất để tưới tiêu
+ Ô nhiễm nguồn nước ngầm
+ Hạ thấp mực nước và nguy cơ cạn kiệt nguồn nước dưới đất
* Chăn nuôi (gia cầm, gia súc)
- Phân gia súc tươi gồm phân và thức ăn dư thu gom ở các chuồng
trại. Trong phân chứa chất độn và thức ăn thừa sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường đất,
không khí và chứa những mầm bệnh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
- Nước thải chăn nuôi ô nhiễm hữu cơ; ô nhiễm N, P và chứa nhiều
loại vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Do đó nước thải chăn nuôi có thể trở thành nguyên nhân
trực tiếp phát sinh dịch bệnh cho đàn gia súc
95
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

- Ô nhiễm môi trường không khí do phát sinh khí NH3, H2S, các chất
gây mùi hôi như diamin, mercaptan...
5.1.5 Áp lực từ hoạt động khai thác khóang sản
Huyện Thống Nhất có nguồn khoáng sản làm vật liệu xây dựng (đá) tập trung nhiều nhất
ở khu vực núi Sóc Lu, có tổng trữ lượng khoảng 133 triệu m 3 và có thể xem là một trong
những lợi thế của huyện, hiện đang được khai thác cho nhu cầu sử dụng trong tỉnh và các
tỉnh lân cận. Việc khai thác khóang sản tất yếu sẽ làm gia tăng các ảnh hưởng tiêu cực đến
môi trường như:
• Việc đào xới đất làm cảnh quan môi trường bị tàn phá nặng nề, địa hình khu
vực khai thác bị biến dạng. Ngoài ra hoạt động này cũng làm phát sinh bụi ảnh hưởng
đến một số hộ dân sống cạnh nơi khai thác.
• Kéo theo sự biến đổi địa hình là môi trường đất bị xáo trộn, thảm thực vật bị
mất, diện tích rừng bị giảm. Tính ổn định của mặt đất cũng yếu hơn, các quá trình sụt
lở, trượt đất có nguy cơ xảy ra mạnh hơn.
• Môi trường nước khu vực khai thác và lân cận bị ô nhiễm do nước thải của quá
trình tháo khô mỏ, sa lắng hoặc chế biến, ...
• Khí thải phát sinh trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản, bụi do nổ
mìn, vận chuyển, xúc bốc hoặc do các phương tiện giao thông vận chuyển gây chấn
động và tiếng ồn.
5.1.6 Áp lực phát triển du lịch
Do lợi thế nằm trên một số tuyến du lịch của vùng như tuyến Đà Lạt, Mũi Né và gần
các đô thị lớn, nên qui hoạch hướng tới cần tập trung kêu gọi đầu tư phát triển các loại hình
dịch vụ ngắn ngày như du lịch cảnh quan và du lịch vườn, dịch vụ nghỉ ngơi, vui chơi giải trí
kết hợp với tham quan, thể thao, leo núi. Hiện nay ngoài việc tăng cường đầu tư cơ sở hạ
tầng phục vụ du lịch tham quan vườn cây ăn trái thuộc khu vực Kiệm Tân, núi Sóc Lu, … dự
kiến trong tương lai phát triển 2 khu du lịch tập trung sau: Khu du lịch suối Reo (xã Gia
Tân) có quy mô diện tích khoảng 100 ha ; Khu du lịch Sông Nhạn (xã Lộ 25) có quy mô
diện tích khoảng 50ha. Bên cạnh lợi thế về điều kiện cảnh quan thích hợp để hình thành các
loại hình du lịch sinh thái, lợi nhuận thu được của từ hoạt động này là khá cao. Tuy nhiên,
song song với những mặt tích cực thì phát triển du lịch cũng có thể gây ra các tác động bất
lợi đối với môi trường nếu như không có các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ hợp lý.
Những áp lực đến môi trường và tài nguyên do hoạt động du lịch gây ra có thể kể đến
như sau:
96
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

- Việc khai thác du lịch theo hướng du lịch vườn, du lịch cảnh quan
là một trong những nét đặc trưng của huyện Thống Nhất, tuy nhiên nếu quy hoạch du
lịch không phù hợp hoặc khai thác du lịch quá mức cho phép sẽ tác động đến môi
trường sống của các loài động thực vật hoang dã sống trong khu vực, hậu quả làm
giảm sút tài nguyên và đa dạng sinh học, kéo theo sự xuống cấp của chất lượng môi
trường.
- Sự gia tăng số lượng khách du lịch sẽ dẫn đến gia tăng khối lượng
rác thải, gia tăng lượng xe cộ và mật độ giao thông tăng vào cao điểm mùa du lịch,…
sự gia tăng đó đồng nghĩa với sự gia tăng mức độ ô nhiễm môi trường khu vực ở cả
môi trường không khí, nước, đất,...
- Đối với hoạt động du lịch cụm sông suối... vấn đề môi trường cần
quan tâm đầu tiên là ô nhiễm môi trường nước, do việc xả thải bừa bãi không ý thức
của khách du lịch và của các hộ dân sống gần khu vực. Hiện nay, đa số các khu du
lịch chưa có hệ thống xử lý nước thải nội bộ mà thải trực tiếp vào hồ. Các chất phế
thải từ hoạt động du lịch theo địa hình dốc dễ bị cuốn trôi, dồn vào lòng hồ cũng dễ
dàng gây ô nhiễm cho nguồn nước mặt.
- Một vấn đề cần được quan tâm nữa đó là phát triển du lịch sẽ kéo
theo một số tác động không nhỏ đến môi trường xã hội. Bên cạnh các loại hình dịch
vụ có đăng ký kinh doanh tại các điểm du lịch, sẽ có phát sinh các cửa hàng kinh
doanh tư nhân và cá thể (đồ lưu niệm, hàng quán,...), đồng thời cũng kéo theo một
lượng lớn lao động địa phương và lao động từ các nơi khác tham gia vào loại hình
dịch vụ này, điều này có thể gây ảnh hưởng đến tình hình trật tự trong khu vực.
Như vậy, với hàng loạt các tác động xảy ra trước mắt cũng như các nguy cơ tác động tiềm ẩn
lâu dài đến môi trường và cân bằng sinh thái đã cho thấy những áp lực phát triển kinh tế - xã
hội huyện Thống Nhất là rất cao. Vì vậy, nhằm duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng
tài nguyên và môi trường huyện Thống Nhất trong thời gian tới, tất yếu phải lồng ghép
chương trình bảo vệ môi trường vào chương trình phát triển kinh tế xã hội nhằm mục tiêu
phát triển bền vững.
5.2 PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN, DỰ BÁO MỨC ĐỘ Ô NHIỄM VÀ SUY THOÁI
MÔI TRƯỜNG
5.2.1 Phân tích diễn biến, dự báo mức độ ô nhiễm môi trường không khí
Chất lượng môi trường không khí xung quanh huyện Thống Nhất còn tương đối tốt.
Mặc dù các cơ sở sản xuất sử dụng những công nghệ, thiết bị lạc hậu nhưng do mật độ, quy

97
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

mô và số lượng các cơ sở còn thấp so với diện tích chung của huyện nên tác động ít hơn vào
vấn đề ô nhiễm không khí. Ô nhiễm môi trường không khí tại huyện Thống Nhất chủ yếu do
hoạt động giao thông. Kết quả phân tích chất lượng không khí cho thấy các chỉ tiêu đều nằm
trong tiêu chuẩn cho phép, riêng chỉ một vài khu vực (như ngã ba Dầu Giây, bãi đá Soklu 6)
có chỉ tiêu bụi vượt tiêu chuẩn. Về độ ồn do ảnh hưởng nhiều bởi giao thông nên phần lớn
các kết quả đo đac tại các vị trí đều vượt tiêu chuẩn.
Theo quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 thì ngành công nghiệp phát triển nhanh và mạnh sẽ góp
phần đáng kể vào mức độ ô nhiễm không khí. Chính vì vậy mà huyện cần có những chính
sách, kế hoạch hành động phù hợp nhằm ngăn ngừa ô nhiễm không khí.
Theo quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế của huyện thì trong những năm tới
nguyên nhân gây ô nhiễm không khí chủ yếu là do công nghiệp và giao thông., có thể dự báo
mức độ ô nhiễm không khí vào năm 2020 như sau:
Dự báo mức độ ô nhiễm không khí do giao thông
Căn cứ nội dung “Quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Thống Nhất
tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, dự báo khối lượng luân chuyển
hàng hóa là khoảng 26 triệu tấn/km vào năm 2010, khoảng 85 triệu tấn/km vào năm 2020;
về luân chuyển hành khách, dự báo đạt khoảng 95 triệu người/km vào năm 2010, khoảng
270 triệu người/km vào năm 2020. Lượng xe vận tải ước tính trung bình cho loại xe quy đổi
3,5 tấn là khoảng 7.428.571 lượt xe vào năm 2010 và 24.285.714 lượt xe vào năm 2020; và
lượng xe chở khách tính trung bình trên loại xe quy đổi (16 chổ) là khoảng 5.937.500 lượt xe
vào năm 2010 và 16.875.000 lượt xe vào năm 2020. Tổng chiều dài đường giao thông các
cấp loại trong huyện Thống Nhất vào năm 2010 đến 2020 ước tính là khoảng 448km.
Căn cứ theo các hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới WHO thiết lập năm 1993 như
sau:
Bảng 5.1. Hệ số phát thải ô nhiễm từ các phương tiện giao thông

Loại xe Hệ số tải lượng ô nhiễm (g/km)

Bụi SO2 NOx CO THC

Xe ôtô 0.07 0.24 1.78 15.73 2.23

Tải 3,5T 0.2 0.58 0.7 1 0.15

(Nguồn: WHO 1993 và Dự án VIE/95/053)

98
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Chúng ta có thể tính tải lượng ô nhiễm do giao thông vào năm 2010 và năm 2020 tại
huyện Thống Nhất được trình bày trong bảng :

99
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Bảng 5.2: Tải lượng ô nhiễm do giao thông vào năm 2010

Tải lượng ô nhiễm (tấn/năm)

Loại xe Bụi SO2 NOx CO THC

Ô tô 186 638 4735 41842 5932

Tải 3,5T 666 1930 2330 3328 499

Tổng cộng 852 2569 7064 45170 6431

Bảng 5.3: Tải lượng ô nhiễm do giao thông vào năm 2020

Tải lượng ô nhiễm (tấn/năm)

Loại xe Bụi SO2 NOx CO THC

Ô tô 529 1814 13457 118919 16859

Tải 3,5T 2176 6310 7616 10880 1632

Tổng cộng 2705 8125 21073 129799 18491

Dự báo mức độ ô nhiễm không khí do công nghiệp


Dự kiến đến năm 2020 các KCN tại huyên được lấp đầy với tổng diện tích các KCN
(đợt 1) là 350 ha. Theo kết quả điều tra của Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường;
Viện Môi trường và Tài nguyên tại các KCN Biên Hòa I, Biên Hòa II, Tân Thuận, Linh
Trung có thể đưa ra hệ số phát thải các chất ô nhiễm trong không khí là: 7,2 kg bụi/ngày/ha;
128,3kg SO2/ngày/ha; 13,4 kg NO2/ngày/ha và 2 kg CO/ngày/ha. Như vậy có thể dự báo
khối lượng các chất ô nhiễm không khí phát thải ra môi trường như sau:

100
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Bảng 5.4: Dự báo tải lượng khí thải phát sinh khi các KCN tại huyện Thống Nhất được lấp
đầy vào năm 2020
Hệ số phát thải Tải lượng năm
Chất ô nhiễm
(kg/ngày/ha) 2020 (tấn/năm)
Bụi 7,2 919.8
SO2 128,3 16.390
NO2 13,4 1.711
CO 2 255

5.2.2 Phân tích diễn biến, dự báo mức độ ô nhiễm môi trường nước
Môi trường nước mặt tại huyện Thống Nhất hiện còn khá tốt. Tuy nhiên với việc nước thải
từ các hoạt động sinh hoạt cũng như công nghiệp không được thu gom xử lý mà thải trực
tiếp ra môi trường đã và đang gây ra những tác động xấu lên môi trường mà nếu không có
những biện pháp quy hoạch, quản lý kịp thời thì môi trường nước sẽ bị ô nhiễm và gây suy
thoái khiến nguồn nước không sử dụng được. Đây là vấn đề mà các đô thị lớn tại Việt Nam
đang phải đối mặt.
Là huyện mới thành lập, các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp còn ít, chủ yếu là các cơ sở tiểu
thủ công nghiệp quy mô nhỏ nhưng lại nằm rãi rác, xen cài trong khu dân cư, và hệ thống
thoát nước và xử lý nước thải hiện yếu kém là vấn đề mà chính quyền cần quan tâm, có các
biện pháp phù hợp, nhanh chóng để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường nước.
Đối với nước thải trong ngành chăn nuôi, theo dự báo sẽ tăng nhanh trong thời gian tới,
nguồn nước thải này có chứa nhiều hợp chất hữu cơ, vi sinh, vi trùng, trứng giun sán… cần
phải được xử lý triệt để nhằm tránh gây ô nhiễm môi trường vì nguồn nước thải này có nguy
cơ lớn trở thành nguyên nhân trực tiếp phát sinh dịch bệnh cho đàn gia súc đồng thời lây lan
một số bệnh cho người
Đối với chất lượng nước dưới đất mặc dù còn khá tốt nhưng với việc các hộ dân tự khai thác
nhưng không biết và không có biện pháp bảo vệ nguồn nước là mối nguy cơ lớn gây ô nhiễm
nguồn nước dưới đất, đặc biệt ở tầng nông.
Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm thải vào môi trường nước
* Nước thải từ hoạt động công nghiệp

101
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Dự kiến đến năm 2020 các KCN tại huyên được lấp đầy với tổng diện tích các KCN (đợt 1)
là 350 ha. Theo tiêu chuẩn cấp nước sạch là 40 m3/ha/ngày.đêm thì tổng lưu lượng nước xả
thải từ các KCN là 11.200 m3/ngày.đêm (tính bằng 80% lượng nước cấp cho toàn KCN).
Theo kết quả điều tra 10 KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2001 của Trung tâm
Trung tâm Công nghệ môi trường ENTEC, trung bình hàng ngày mỗi KCN thải ra môi
trường khoảng 5,7 kg TSS/ha/ngày; 4,8 kg BOD/ha/ngày; 10,2 kg COD/ha/ngày; 1,9 kg tổng
N/ha/ngày và 0,3 kg tổng P/ha/ngày. Từ đó, ta có thể dự báo được tải lượng các chất ô
nhiễm từ các KCN tại huyện Thống Nhất như sau:
Bảng 5.5 . Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải công nghiệp đến năm
2020
Tải lượng trung Nồng độ trung
STT Chất ô nhiễm
bình (kg/ngày.đêm) bình (mg/l)
1 TSS 1995 178.125
2 BOD5 1680 150
3 COD 3570 318.75
4 Tổng N 665 59.375
5 Tổng P 105 9.375
* Nước thải từ hoạt động sinh hoạt
Do huyện Thống Nhất chưa có nhà máy cấp nước sạch, người dân hiện tự khai thác
nước để sử dụng, có thể lấy mức thoát nước bình quân vào năm 2010 là 100
lít/người/ngày.đêm, năm 2020 là 120 lít/người/ngày.đêm.Vào năm 2010 dân số tại huyên là
171.500 người và năm 2020 (theo phương án 2) là 230.000 người. Như vây tổng lượng nước
thải sinh hoạt của toàn huyện vào năm 2010 là 17.150 m3/ngày.đêm và vào năm 2020 là
27.600 m3/ngày.đêm.
Dựa vào phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1993), ta có
thể ước tính được tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt vào năm 2010 và 2020 theo 2
kịch bản như sau:
Kịch bản 1: Tòan bộ nước thải sinh hoạt không được xử lý
Bảng 5.6. Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại huyệnThống
Nhất đến năm 2010, năm 2020 chưa xử lý
Hệ số ô nhiễm của Tải lượng (tấn/ngày)
Chất ô nhiễm WHO (g/người/ ngày) Năm 2010 Năm 2020
TSS 70 - 145 12,01 – 24,87 16.10-33,35
BOD5 45 - 54 7.72-9,26 10.35-12,42
COD 72 - 102 12.35-17,49 16.56-23,46
102
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Amoni 2.4 – 4.8 0.41-0,82 0.55-1,1


Tổng N 6 - 12 1.03-2,06 1.38-2,76
Tổng P 0.8 – 4.0 0.14-0,69 0.18-0,92
Hàm lượng dầu mỡ 10 - 30 1.72-5,15 2.30-6,9

Kịch bản 2: Tòan bộ nước thải được xử lý qua bể tự họai


Bảng 5.7. Dự báo tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại
huyệnThống Nhất đến năm 2010, năm 2020 được xử lý qua bể tự hoại
Hệ số ô nhiễm của Tải lượng (tấn/ngày)
Chất ô nhiễm WHO (g/người/ ngày) Năm 2010 Năm 2020
TSS 70 - 145 8.40-17,41 11.27-23,35
BOD5 45 - 54 5.40-6,48 7.25-8,69
COD 72 - 102 8.64-12,25 11.59-16,42
Amoni 2.4 – 4.8 0.29-0,58 0.39-0,77
Tổng N 6 - 12 0.72-1,44 0.97-1,93
Tổng P 0.8 – 4.0 0.10-0,48 0.13-0,64
Hàm lượng dầu mỡ 10 - 30 1.20-3,6 1.61-4,83
Ghi chú: Hiệu suất xử lý của bể tự hoại khoảng 65 – 80%, trong tính toán ở bảng trên lấy
hiệu suất bằng 70%.
Từ kết quả dự báo trên cho thấy chất lượng nước thải sau khi qua bể tự hoại vẫn còn
cao. Vì vậy, Huyện cần có trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung để đảm bảo chất lượng
xả thải, không gây ảnh hưởng cho môi trường và con người.
* Nước thải từ hoạt động chăn nuôi
Tải lượng nước thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn huyện căn cứ vào số lượng
đàn, dựa vào hệ số phát thải (WHO, 1993) có thể ước tính mức phát thải như sau:

103
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Bảng 5.8. Dự báo tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi
Lưu BOD5 Tổng N
lượng (Tấn/năm (Tấn/năm Tổng P
Nguồn thải (m3/năm) ) COD(Tấn/năm) ) (Tấn/năm)
Giai đoạn 2010
Bò 32000 656 4.816 175,2 45,2
Heo 3285000 7.402,5 16.425 1642,5 517,5
Gà 19350000 1.449 3.780 3.240 0
22.667.00
Tổng 0 9.507,5 25.021 5057,7 562,7
Giai đoạn 2020
Bò 68000 1.394 10.234 372,3 96,05
Heo 6132000 13.818 30.660 3.066 966
Gà 30100000 2.254 5.880 5.040 0
Tổng 36300000 17.466 46.774 8.478,3 1.062,05

* Nước thải y tế
Theo phương hướng phát triển y tế đến năm 2020 thì huyện Thống Nhất sẽ có 100
giường. Theo tiêu chuẩn, lưu lượng nước thải từ mỗi giường bệnh là 400 lít/ngày.đêm, nghĩa
là lưu lượng nước thải y tế năm 2020 là 40 m3/ngày.đêm.
Nước thải từ khám và điều trị bệnh có mức độ ô nhiễm hữu cơ và vi trùng gây bệnh
cao. Qua nhiều kết quả khảo sát của Trung tâm ENTEC và các đơn vị nghiên cứu khác cho
thấy nồng độ trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải y tế như sau: TSS – 150 mg/l,
BOD5 – 250 mg/l, COD – 350 mg/l, Tổng N – 40 mg/l và tổng P – 5 mg/l. Từ đó có thể tính
tải lượng ô nhiễm trong nước thải bệnh viện như sau:
Bảng 5.9. Tải lượng ô nhiễm trong nước thải y tế đến năm 2020
STT Chất ô nhiễm Tải lượng(kg/ngày)
1 TSS 6

2 BOD5 10

3 COD 14

4 Tổng Nitơ 1,6

5 Tổng Phốtpho 0,2

104
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

So với lưu lượng nước thải từ sinh hoạt và sản xuất công nghiệp thì lưu lượng nước
thải phát sinh từ hoạt động y tế chiếm tỉ lệ thấp, không nhiều, tuy nhiên đây là nguồn nước
thải mang mầm bệnh dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng nên cũng cần phải có biện
pháp xử lý triệt để trước khi thải vào môi trường.
5.2.3 Phân tích diễn biến, dự báo mức độ ô nhiễm môi trường do chất thải rắn
Hiện nay, huyện Thống Nhất mới bắt đầu giai đoạn phát triển với dân số trung bình
năm 2006 là 155.790 người thì tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên toàn huyện là
62,316 tấn rác/ngày (hệ số thải rác là 0,4 kg/người/ngày). Bên cạnh đó, các họat động sản
xuất công nghiệp hầu như chưa phát triển nên lượng rác thải phát sinh từ các họat động này
còn khá khiêm tốn. Tuy nhiên, với hiện trạng hệ thống thu gom xử lý còn nghèo nàn lạc hậu,
hiệu suất thu gom chỉ đạt khoảng 60%, thêm vào đó, hầu hết các bãi rác hiện nay là bãi rác
hở, tạm thời, không đảm bảo tiêu chuẩn bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Do đó, trong những năm
tới, khi dân số gia tăng và các họat động kinh tế phát triển, lượng rác thải sẽ tăng lên kéo
theo sự gia tăng tình trạng ô nhiễm không khí, nước và đất (nếu hệ thống thu gom xử lý
không được đầu tư) do hai nguyên nhân:
a. Hiệu suất thu gom giảm xuống dưới mức 60% làm tăng lượng rác không được xử lý
bị vứt bỏ hoặc đốt bừa bãi.
b. Các bãi rác tạm bị vượt quá khả năng chứa, ô nhiễm đất, nước ngầm và không khí
xung quanh bãi rác tăng lên.
Ngòai ra, chất thải y tế hiện nay cũng chưa được xử lý triệt để chủ yếu xử lý bằng các
lò đốt thủ công do đó nếu trong tương lai khi lượng rác y tế tăng mà vẫn tiếp tục xử lý theo
phương pháp này sẽ làm tăng nguy cơ ô nhiễm các chất độc hại trong không khí.
Dự báo mức độ ô nhiễm môi trường cho chất thải rắn đến năm 2010 và 2020
a. Chất thải rắn sinh họat
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, thành phần CTR của huyện Thống Nhất sẽ
không có biến động lớn, thành phần chất thải hữu cơ vẫn chiếm tỷ lệ cao nhưng khối lượng
chất thải rắn phát sinh trong khu vực lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: qui mô, tình hình
phát triển kinh tế, mức sống và văn hóa của người dân,…
Trong số các phương pháp tính toán dự báo khối lượng chất thải rắn, phương pháp dự
báo dựa trên số dân và hệ số phát thải đang được áp dụng phổ biến hiện nay, hơn nữa
phương pháp này còn cho kết quả tính toán có độ tin cậy cao. Vì vậy, chúng tôi sử dụng
phương pháp trên để tính toán dự báo khối lượng CTR phát sinh tại huyện Thống Nhất đến
năm 2020.

105
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Dựa vào kết quả khảo sát thực tế hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại huyện Thống
Nhất, tốc độ thải rác trung bình hiện nay ở Huyện ước tính khoảng 0,4 kg/người/ngày. Theo
xu hướng phát triển kinh tế và đời sống xã hội của huyện Thống Nhất, tốc độ thải rác bình
quân đầu người sẽ ngày một tăng lên. Dự báo đến năm 2010 dân số huyện Thống Nhất
khoảng 171.500 người (trong đó dân thành thị 22.000 người), theo quy hoạch dự kiến tiêu
chuẩn thải rác khu vực đô thị là 0,7kg/người/ngày.đêm, khu vực nông thôn là 0,5
kg/người/ngày.đêm và tỷ lệ thu gom đạt khoảng 70%. Như vậy lượng rác thải sinh hoạt của
huyện Thống Nhất đến năm 2010 ước tính sẽ là 90,15 tấn/ngày.đêm (trong đó lượng chất
thải tại khu vực đô thị là 15,4 tấn/ngày.đêm) và lượng rác thải sinh hoạt thu gom được là
63,11 tấn/ngày.đêm.
Tương tự, theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thống Nhất thời
kỳ 2011 – 2020 dân số huyện Thống Nhất được dự báo theo 03 phương án lần lượt là
210.000 người, 230.000 người, 250.000 người; để dự báo lượng chất thải rắn phát sinh trong
thời kỳ này chúng tôi dựa vào phương án III là phương án có nền kinh tế sẽ tăng trưởng ở
mức cao và tỉ lệ dân đô thị tăng nhanh. Do đó, với dân số vào năm 2020 là 250.000 người
(dân số đô thị 70.000 người), tiêu chuẩn thải rác khu vực đô thị là 1 kg/người/ngày.đêm , các
khu vực nông thôn là 0,7 kg/người/ngày.đêm và tỷ lệ thu gom đạt khoảng 80% thì ước tính
được tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại huyện là 196 tấn/ngày.đêm (lượng chất
thải tại khu vực đô thị là 70 tấn) và lượng chất thải thu gom được đến năm 2020 là 156,8
tấn/ngày.đêm
Bảng 5.10: Dự báo khối lượng CTR sinh hoạt huyện Thống Nhất đến năm 2020

Số dân Hệ số thải rác Lượng rác phát sinh


Năm Tổng lượng rác
(Người) (kg/người/ngày) (tấn/ngày.đêm)
phát sinh
Thành thị Nông thôn Khu vực Khu vực (tấn/ngày.đêm)
Khu đô thị Khu đô thị
nông thôn nông thôn

2010 22.000 149.500 0,7 0,5 15,4 74,75 90,15

2020 70.000 180.000 1,0 0,7 70 126 196

b. Chất thải y tế
Để có thể tính toán dự báo được khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh, ta có thể tính
toán dựa trên các hệ số phát sinh chất thải nguy hại và hệ số phát sinh chất thải sinh hoạt trên
mỗi giường bệnh. Theo hệ số phát thải do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập thì trung
bình mỗi giường bệnh mỗi năm thải ra 706 kg rác thải, trong đó có 243 kg rác thải y tế lây

106
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

nhiễm (chất thải nguy hại) và 463 kg chất thải sinh hoạt. Theo chỉ tiêu phát triển y tế đến
năm 2010 huyện Thống Nhất sẽ có 5,8 giường bệnh/1 vạn dân (gồm 02 bệnh viện và 11 trạm
y tế tuyến xã) và năm 2020 là 7,1 giường bệnh/1 vạn dân (gồm 03 bệnh viện và 10 trạm y tế
tuyến xã). Như vậy tổng số giường bệnh đến năm 2010 là 100 giường và năm 2020 là 177,5
giường. Do đó có thể ước tính vào năm 2010 lượng chất thải y tế của Huyện vào khoảng
70,6 tấn/năm hay khoảng 193,42 kg/ngày, trong đó có khoảng 66,58 kg/ngày chất thải nguy
hại. Lượng chất thải y tế phát sinh vào năm 2020 là 125,32 tấn/năm tương 343,33 kg/ngày,
trong đó có 118,17 kg/ngày chất thải nguy hại.
Kết quả dự báo khối lượng CTR y tế được trình bày trong bảng sau:
Bảng 5.11: Tính toán dự báo khối lượng chất thải y tế phát sinh huyện Thống Nhất đến năm
2020
Khối lượng Khối lượng chất Tổng khối
Số giường
CTR sinh hoạt thải nguy hại lượng CTR y tế
bệnh
(Kg/ngày) (Kg/ngày) (Kg/ngày)
Năm 2010 100 126,84 66,58 193,42
Năm 2020 177,5 225,16 118,17 343,33

c. Chất thải rắn công nghiệp


Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Huyện Thống Nhất sẽ hình thành
các khu và cụm công nghiệp – TTCN như sau :
Khu CN Dầu Giây có quy mô 350 ha (đợt đầu 100 ha) ;
Khu CN xã Lộ 25 có quy mô 250 ha (đợt đầu 100ha) ;
Cụm CN-TTCN Quang Trung có quy mô 50ha ;
Cụm CN-TTCN Sóc Lu có quy mô 200 ha (đợt đầu 50 ha) ;
Cụm CN-TTCN Gia Tân 2 có quy mô 100 ha (đợt đầu 50ha)
Trên cơ sở tham khảo số liệu khảo sát thực tế tại một số KCN trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai như KCN Biên Hòa I, KCN Biên Hòa II, KCN Nhơn Trạch III (Giai đoạn 1 và giai đoạn
2), KCN AMATA và một số KCN trong vùng KTTĐPN có thể ước tính được hệ số phát thải
chất thải công nghiệp trung bình của KCN là 104 tấn/ha/năm hay 285 kg/ha/ngày.đêm và
lượng chất thải rắn nguy hại bằng 20% khối lượng chất thải công nghiệp. Như vậy, trong
tương lai nếu các khu công nghiệp này được lấp đầy với tổng quy mô đợt đầu là 350 ha (giai
đoạn 2010) và đợt cuối 950 ha (giai đoạn 2020) thì dự kiến đến năm 2010 lượng chất thải
rắn công nghiệp phát sinh trên toàn địa bàn Huyện là 36.400 tấn/năm hay 99,73 tấn/ngày,
107
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

trong đó có 19,95 tấn/ngày chất thải nguy hại. Tương tự đến năm 2020 lượng chất thải rắn
công nghiệp phát sinh là 98.800 tấn/năm hay 270,69 tấn/ngày, trong đó lượng chất thải nguy
hại chiếm 54,14 tấn/ngày.
Nhận xét chung
Dựa trên kết quả tính toán dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, y tế và KCN,
cụm CN – TTCN trên địa bàn huyện Thống Nhất, ta có thể dự báo tổng khối lượng chất thải
rắn phát sinh như sau:
Bảng 5.12: Dự báo tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh đến năm 2010, 2020 trên toàn
huyện Thống Nhất
Năm 2010 Năm 2020
Nguồn phát sinh
(kg/ngày) (kg/ngày)
Chất thải rắn sinh hoạt 90.150 196.000
Chất thải rắn từ KCN, cụm CN-TTCN 99.730 270.690
Chất thải rắn y tế 193,42 343,33
Tổng 190.073,42 467.033,33
5.2.4 Phân tích diễn biến, dự báo mức độ ô nhiễm suy thoái môi trường đất
Thống Nhất là một huyện mới thành lập đầu năm 2004, với dân số bình quân trên 150
ngàn người, có khoảng 80% dân số sống bằng nghề nông nghiệp. Để đạt được các mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội với cơ cấu kinh tế huyện có sự chuyển dịch mạnh mẽ, đến năm
2010 đạt: Nông lâm nghiệp chiếm 31%, công nghiệp – xây dựng chiếm 28,5%, dịch vụ
chiếm 40,5% và đến năm 2020 đạt: Nông lâm nghiệp chiếm 15 - 16%, công nghiệp – xây
dựng chiếm 49 - 50%, dịch vụ chiếm 34 - 35% , do đó cần phải dành 1 phần quỹ đất để phát
triển xây dựng các nhà máy chế biến, các khu công nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng và phát
triển ngành nghề nông thôn.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Thống Nhất là 24.717,92 ha. Dự báo diễn biến
tài nguyên đất của huyện được trình bày trong bảng sau:
Bảng 5.13: Diễn biến sử dụng tài nguyên đất của huyện Thống Nhất
Hiện trạng năm Kế hoạch đến năm Tăng (+),
2005 2010 giảm (-)
STT Chỉ tiêu
Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu
(ha) (%) (ha) (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 24.717,9 24.717,92
2
I. Đất nông nghiệp 21.609,0 87,42 18.894,51 76,44 -2.714,57

108
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

8
I.1 -Đất sản xuất nông nghiệp 21.197,5 85,76 18.274,60 73,93 -2.922,91
1
I.2 -Đất Lâm nghiệp 296,00 1,20 296,00 1,20
I.3 -Đất nưôi trồng thủy sản 113,48 0,46 101,94 0,41 -11,55
I.4 -Đất nông nghiệp khác 1,88 0,01 221,98 0,90 +220,09
II. Đất phi nông nghiệp 2.915,37 11,79 5.650,21 22,86 +2.734,84
II.1 -Đất ở 815,67 3,30 1.368,37 5,54 +552,70
II.2 -Đất chuyên dùng 1.061,69 4,30 3.186,43 12,89 +2.124,74
II.3 -Đất tôn giáo, tín ngưỡng 35,39 0,14 34,36 0,14 -1,02
II.4 -Đất nghĩa trang, nghĩa địa 66,82 0,27 106,24 0,43 39,43
II.5 -Đất sông suối và mặt nước 935,80 3,79 954,80 3,86 18,99
chuyên dùng
III Đất chưa sử dụng 193,47 0,78 173,20 0,70 -20,26
(Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của
huyện Thống Nhất, UBND tỉnh Đồng Nai, 2007)
Theo dự kiến trên có thể thấy đất sản xuất nông nghiệp và đất chưa sử dụng giảm khá
nhiều. Đất chuyên dùng và đất ở gia tăng đáng kể.
Sự gia tăng dân số sẽ làm cho vùng đất hiện tại chưa sử dụng (bao gồm các loại đất
hoang hóa, đồi trọc, diện tích mặt nước, sông rạch,…) chắc chắn sẽ được khai phá để sử
dụng cho nhiều mục đích khác nhau của con người. Dân số gia tăng thì nhu cầu chỗ ở, nhu
cầu phát triển công nghiệp và dịch vụ cũng gia tăng nên kéo theo việc phải thay đổi mục
đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, nên phải dành quỹ đất phát
triển hạ tầng. Việc này nếu không được tính toán kỹ có thể là một trong những nguyên nhân
dẫn đến tình trạng thoái hóa, bạc màu và rửa trôi đất.
Chất thải từ các hoạt động sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ hiện chưa được xử lý
một cách thích hợp cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường đất tại địa
phương. Thâm canh hoá nông nghiệp với việc sử dụng nhiều phân bón hoá học và thuốc bảo
vệ thực vật sẽ làm cho đất bị chai cứng, tồn lưu các dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất
làm cho nhiều sinh vật hữu ích trong đất bị tuyệt chủng, dẫn đến nguy cơ thoái hoá đất. Việc
lạm dụng nước tưới và tưới không hiệu quả trong hoạt động nông nghiệp sẽ làm cho đất bị
ngập úng, kết hợp với tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm, gây nên những xáo trộn về mặt hoá
học và vật lý của đất. Cho nên hiện nay đất nông nghiệp đang bị suy thoái dần và lại có xu
hướng giảm mạnh đến năm 2010, hiện nay bình quân đất nông nghiệp trên đầu người tại

109
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

huyện đã giảm mạnh. Quá trình đô thị hoá và công nghiệp hóa làm ô nhiễm đất bởi sự rò rĩ
thẩm thấu các hóa chất độc hại xuống đất. Các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản (đá
xây dựng, Puzzland…) trong huyện cũng gây nên những ảnh hưởng đến tài nguyên đất.
Mặt khác, do huyện Thống Nhất nằm trong vùng địa hình đối núi thấp xen kẽ với các trảng
bằng, thoải và lượn sóng, có hướng dốc chính nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, địa hình của
huyện bị chia cắt mạnh, trong đó diện tích đất có độ dốc từ 0-8o chiếm 61,2%, diện tích đất
có độ dốc từ 8-15o chiếm 24,2% và diện tích đất có độ dốc trên 15o chiếm 10,1% nên vấn đề
xói mòn đất, rửa trôi dinh dưỡng của đất do mưa ở những khu vực canh tác nông nghiệp
tương đối cao. Hiện tượng xói mòn đất, rửa trôi dinh dưỡng của đất làm cho đất trở nên
nghèo, chua, khô, rắn và suy giảm sức sản xuất.

110
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Chương 6: XÂY DỰNG KẾ HOACH HÀNH ĐỘNG BẢO VỆ


MÔI TRƯỜNG HUYỆN THỐNG NHẤT ĐẾN NĂM 2010
VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
6.1 KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
6.1.1 Các vấn đề chủ yếu:
Hiện nay, ngoài chỉ tiêu ồn và bụi thì các chỉ tiêu khác trong không khí tại huyện Thống
Nhất đều đạt tiêu chuẩn cho phép, điều này cho thấy chất lượng không khí hiện nay tại đây
vẫn còn khá tốt, tuy nhiên nếu không có kế hoạch cụ thể để bảo vệ môi trường không khí thì
trong tương lai, việc khắc phục những hậu quả do ô nhiễm không khí mang lại sẽ rất nan
giải. Một số nguồn gây ô nhiễm không khí tại huyện Thống Nhất:
• Các hoạt động giao thông vận tải trên những trục đường giao thông chính của huyện:
phát sinh bụi và các chất gây ô nhiễm không khí: CO, CO2, NOx, SO2….
• Những hoạt động thu gom, đốt rác nông nghiệp: phát sinh khói bụi cùng với các chất
khí độc hại: CO, CO2, NOx, SO2
• Các cơ sở sản xuất công nghiệp: cơ sở khai thác đá, sản xuất
• Mùi hôi từ bãi rác hở
• Mùi hôi xuất phát từ các cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm
6.1.2 Mục tiêu quy hoạch
6.1.2.1 Mục tiêu tổng quát:
• Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm không khí,
• Hạn chế ảnh hưởng của các hoạt động công – nông nghiệp lên môi trường không khí,
• Bổ sung nguồn nhân lực có trình độ cho Tổ Môi trường – Phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện Thống Nhất.
6.1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
 Mục tiêu 1: Kiểm soát được mức độ gia tăng ô nhiễm không khí trên địa bàn huyện
bao gồm cả các nguồn gây ô nhiễm do giao thông, nông nghiệp và công nghiệp.
 Mục tiêu 2: Có những biện pháp thích hợp nhằm hạn chế ảnh hưởng của các hoạt
động giao thông vận tải, sản xuất nông nghiệp cũng như công nghiệp lên môi trường không
khí.

111
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

 Mục tiêu 3: Đào tạo, nâng cao trình độ, bổ sung thêm nhân lực có trình độ cho tổ môi
trường.
6.1.3 Giải pháp thực hiện:
 Mục tiêu 1: Kiểm soát được mức độ gia tăng ô nhiễm không khí trên địa bàn huyện
bao gồm cả các nguồn gây ô nhiễm do giao thông, nông nghiệp và công nghiệp.
Giải pháp:
• Thực hiện giám sát môi trường không khí định kỳ trên địa bàn huyện cũng như giám
sát môi trường tại những điểm nóng về ô nhiễm không khí trên địa bàn huyện: ngã ba
Dầu Giây, bãi khai thác đá...
• Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với những cơ sở sản xuất công nghiệp có khả
năng gây ra ô nhiễm không khí.
• Yêu cầu các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện lập báo cáo giám sát môi
trường định kỳ 3 tháng/lần gửi về Phòng TNMT huyện.
 Mục tiêu 2: Có những biện pháp thích hợp nhằm hạn chế ảnh hưởng của các hoạt
động giao thông vận tải, sản xuất nông nghiệp cũng như công nghiệp lên môi trường không
khí.
Giải pháp:
• Nâng cấp đường giao thông hiện tại và thực hiện tráng nhựa trên các tuyến đường
giao thông chính của huyện nhằm giảm thiểu bụi.
• Tuyên truyền cho người dân hạn chế đốt rác thải nông nghiệp.
• Ra quy định các cơ sở chăn nuôi phải có biện pháp thu gom phân, rác… làm vệ sinh
chuồng trại thường xuyên, phải có hầm biogas để ủ phân, tránh phát thải chất thải rắn,
khí thải ra môi trường xung quanh; các cơ sở chăn nuôi phải được che chắn để không ảnh
hưởng đến môi trường cũng như dân cư xung quanh
• Các bãi rác của huyện phải được quy hoạch làm bãi rác kín, tránh xa khu dân cư.
• Hiện nay, các phương tiện giao thông chưa gây ô nhiễm nghiêm trọng vì số lượng dân
còn chưa nhiều, phương tiện giao thông còn ít, nhưng trong thời gian tới, khi kinh tế phát
triển, đây cũng là điều các cơ quan quản lý nhà nước cần quan tâm, cần quy hoạch hệ
thống đường giao thông hợp lý, phát triển các phương tiện giao thông công cộng nhằm
giảm áp lực ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông cá nhân trong tương lai.

112
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

• Kiểm soát chặt chẽ, xử phạt nghiêm minh các phương tiện giao thông không đảm bảo
chất lượng, gây ô nhiễm môi trường.
• Đối với những cơ sở công nghiệp đã hoạt động: phải có hệ thống xử lý khí thải và có
báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo quy định. Đối với các xí nghiệp chưa thực hiện
ĐTM thì phải làm ngay để xác định các giải phảp bảo vệ môi trường.
• Đối với các xí nghiệp đã có báo cáo ĐTM thì phải lắp đặt các hệ thống xử lý bụi, khí
như trong kết luận của Hội đồng thẩm định, đúng yêu cầu và thời hạn.
• Đối với những cơ sở công nghiệp sẽ đầu tư xây dựng: không cấp phép cho những dự
án xây dựng nhà xưởng trong khu vực có đông dân cư sinh sống nhằm giàm thiểu tác
động của ô nhiễm không khí lên sức khỏe người dân; tập trung các doanh nghiệp vào
những cụm công nghiệp hay khu công nghiệp đã được quy hoạch của huyện.
 Mục tiêu 3: Đào tạo, nâng cao trình độ, bổ sung thêm nhân lực có trình độ cho tổ môi
trường.
Giải pháp:
• Tạo điều kiện, cử cán bộ đi đào tạo các khóa ngắn hạn về quản lý môi trường để phục
vụ cho công việc của phòng Tài nguyên – Môi trường.
• Bổ sung thêm nhân lực cho tổ môi trường. Hiện nay, tổ môi trường chỉ có 03 người là
không đủ cho nhu cầu quản lý môi trường trên địa bàn huyện, trong thời gian tới nên bổ
sung thêm từ 3 – 5 người cho tổ môi trường.
6.1.4 Kế hoạch thực hiện:

113
Mục tiêu Giải pháp Kinh phí Giai đoạn thực hiện Chủ trì
thực hiện 2009 2010 2015 Phối hợp
(triệu đồng) -2010 -2015 -2020
Mục tiêu 1: Kiểm soát Thực hiện giám sát môi trường không -
150 X X X P. TNMT
được mức độ gia tăng khí định kỳ Sở TN&MT
ô nhiễm không khí Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối -
trên địa bàn huyện 45 X X X P. TNMT
với những cơ sở sản xuất công nghiệp Sở TN&MT
bao gồm cả các nguồn
gây ô nhiễm do giao Gửi thông báo yêu cầu các cơ sở sản
-
thông, nông nghiệp và xuất công nghiệp lập báo cáo giám sát 20 X X X P. TNMT
Sở TN&MT
công nghiệp. môi trường định kỳ
Mục tiêu 2: Có những Nâng cấp và làm mới các tuyến UBND -
- X X X
biện pháp thích hợp đường giao thông chính của huyện huyện Sở GTCC
nhằm hạn chế ảnh Tuyên truyền cho người dân hạn chế -
hưởng của các hoạt 240 X X X P. TNMT
đốt rác thải nông nghiệp Sở TN&MT
động giao thông vận
tải, sản xuất nông Ra quy định về vệ sinh môi trường -
10 X P. TNMT
nghiệp cũng như công cho các cơ sở chăn nuôi Sở TN&MT
nghiệp lên môi trường Quy hoạch bãi rác kín, tránh xa khu Sở -
không khí. 10.000 X X
dân cư. TN&MT P. TNMT
Quy hoạch hệ thống đường giao
-
thông hợp lý, phát triển các phương 35.000 X X X UBND tỉnh
Sở GTCC
tiện giao thông công cộng
Kiểm soát chặt chẽ, xử phạt nghiêm
minh các phương tiện giao thông
- X X X UBND tỉnh - Công an tỉnh
không đảm bảo chất lượng, gây ô
nhiễm môi trường.
Gửi yêu cầu phải có hệ thống xử lý 20 X X X P. TNMT -
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Mục tiêu Giải pháp Kinh phí Giai đoạn thực hiện Chủ trì
thực hiện 2009 2010 2015 Phối hợp
(triệu đồng) -2010 -2015 -2020
khí thải và có báo cáo giám sát môi
trường định kỳ theo quy định đối với
những cơ sở công nghiệp đã hoạt
động. Đối với các xí nghiệp chưa Sở TN&MT
thực hiện ĐTM thì phải làm ngay để
xác định các giải phảp bảo vệ môi
trường.
Gửi yêu cầu đối với các xí nghiệp đã
có báo cáo ĐTM: phải lắp đặt các hệ
-
thống xử lý bụi, khí như trong kết 11 X X X P. TNMT
Sở TN&MT
luận của Hội đồng thẩm định, đúng
yêu cầu và thời hạn.
Tập trung các doanh nghiệp mới vào
những cụm công nghiệp hay khu -
- X X X P. TNMT
công nghiệp đã được quy hoạch của Sở TN&MT
huyện.
Tạo điều kiện, cử cán bộ đi đào tạo
các khóa ngắn hạn về quản lý môi -
50 X X X P. TNMT
trường để phục vụ cho công việc của Sở TN&MT
Mục tiêu 3: Đào tạo, phòng Tài nguyên – Môi trường.
nâng cao trình độ, bổ
sung thêm nhân lực có Bổ sung thêm nhân lực cho tổ môi
trình độ cho tổ môi trường. Hiện nay, tổ môi trường chỉ
trường, có 03 người là không đủ cho nhu cầu
-
quản lý môi trường trên địa bàn - X P. TNMT
UBND huyện
huyện, trong thời gian tới nên bổ sung
thêm từ 3 – 5 người cho tổ môi
trường.

115
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

116
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

6.2 KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC


6.2.1 Các vấn đề môi trường chủ yếu
Huyện Thống Nhất là huyện mới được thành lập và đi vào hoạt động theo Nghị định
số 97/2003/NĐ-CP ngày 21/08/2003 của Chính phủ trên cơ sở chia tách 8 xã của huyện
Thống Nhất (cũ) và 2 xã thuộc huyện Long Khánh (cũ) thành huyện Thống Nhất (mới).
Hiện tại huyện Thống Nhất chưa có khu đô thị, toàn bộ huyện là khu vực nông thôn, dự kiến
và đang từng bước thành lập khu đô thị Dầu Giây là khu trung tâm kinh tế của huyện.
Nhìn chung mạng lưới sông, suối trong phạm vi huyện Th ống Nhất có mật độ khá dày
và phân bố tương đối đều, nhưng phần lớn là dốc và ngắn, lũ lớn trong mùa mưa và kiệt
nước trong mùa khô.
Theo báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường thì chất lượng nước mặt tại huyện
Thống Nhất còn khá tốt, tuy nhiên, bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, vi sinh và một số
chỉ tiêu khác. Điều này cho thấy tác động từ nước thải đô thị, công nghiệp và hoạt động chăn
nuôi đến nguồn nước mặt khá rõ rệt. Vì vậy cần có những biện pháp kịp thời nhằm bảo vệ
nguồn nước mặt hiện có.
Theo kết quả phân tích mẫu nước dưới đất trong đợt tháng 2/2008 của Chi cục Bảo vệ
môi trường TPHCM cho thấy chất lượng nước dưới đất tại huyện Thống Nhất khá tốt. Hầu
hết các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép, ngoại trừ giá trị pH không đạt TCCP và
chỉ tiêu tổng coliforms có giá trị cao hơn TCCP nhiều lần. Điều này chứng tỏ nước dưới đất
bị nhiễm bẩn bởi nước thải sinh họat từ các hộ dân do điều kiện vệ sinh của các hộ dân chưa
được tốt, chưa đảm bảo khoảng cách an toàn giữa giếng và nơi sinh hoạt.
Với những đặc điểm như trên, các vấn đề môi trường chủ yếu trong công tác quản lý
chất lượng nguồn nước tại huyện Thống Nhất bao gồm :
- Tình trạng thiếu nước sạch nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất công nghiệp và
chăn nuôi của người dân trong huyện.
- Tài nguyên nước chưa được quản lý hiệu quả:
o Định chế và quản lý nguồn nước không đầy đủ, chưa có sự phối hợp đồng bộ
giữa các cơ quan chức năng và cộng đồng.
o Thiếu sự phối hợp quản lý với các xã, huyện và các tỉnh lân cận trong quản lý
nguồn nước mặt.
o Nguy cơ ô nhiễm các nguồn nước mặt, nước dưới đất do hoạt động sinh hoạt,
sản xuất của người dân trong huyện Thống Nhất.
117
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

6.2.2 Mục tiêu


6.2.2.1 Mục tiêu tổng quát
Ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường nước mặt và nước dưới
đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hóa tại huyện Thống Nhất.
6.2.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Đảm bảo về cấp nước đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của người dân trong huyện Thống
Nhất.
 Nâng cao hiệu quả về mặt quản lý nhà nước.
 Đảm bảo chất lượng nước mặt của huyện Thống Nhất.
 Điều tra cơ bản đối với môi trường nước.
 Nâng cao nhận thức trong việc sử dụng và quản lý, bảo vệ tài nguyên nước.
6.2.3 Giải pháp thực hiện
Mục tiêu 1: Đảm bảo về cấp nước đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của người dân trong huyện
Thống Nhất.
Khu vực đô thị: bao gồm thị trấn Dầu Giây. Theo báo cáo Quy hoạch chung thị trấn Dầu
Giây, trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 thị trấn Dầu Giây là đô thị loại IV với quy mô
dân số khoảng 25-30 ngàn người và giai đoạn 2020 là đô thị loại IV với quy mô dân số 48-
50 ngàn người. Tổng nhu cầu dùng nước dự báo là 18.800 m3/ngày, bao gồm: dân dụng
6.800 m3/ngày và công nghiệp 12.000 m3/ngày. Nguồn cung cấp nước được chia làm 2 giai
đoạn:
• Giai đoạn từ nay đến năm 2010: Khai thác nguồn nước dưới đất ở độ sâu ≥ 100m,
trong đó: xây dựng một trạm cấp nước tập trung tại khu trung tâm hành chính huyện
có công suất 700 – 800 m3/ngày.đêm, và các khu vực khác người dân vẫn tiếp tục sử
dụng nguồn nước giếng khoan, nhưng chú ý chuyển sang sử dụng nước dưới đất tầng
sâu.
• Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020: Sẽ hòa mạng với nguồn nước cung cấp từ Nhà
máy nước hồ Trị An (do tỉnh Đồng Nai đầu tư) qua hệ thống đường ống D600 theo
Quốc lộ 20.
• Khu vực nông thôn: bao gồm các xã còn lại.

118
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

• Giai đoạn từ nay đến năm 2010: Tại trung tâm mỗi cụm xã sẽ bố trí 1 trạm cấp nước
tập trung có quy mô công suất 400-500 m3/ngày.đêm, các khu vực khác sử dụng
nguồn nước giếng khoan.
• Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020: Toàn bộ khu vực nông thôn sẽ sử dụng nguồn
nước cung cấp từ Nhà máy nước hồ Trị An.
Mục tiêu 2: Nâng cao hiệu quả về mặt quản lý nhà nước
• Có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành chức năng trong huyện Thống Nhất cũng
như toàn tỉnh Đồng Nai và phối hợp tốt với các tỉnh thành lân cận trong quản lý và
bảo vệ nguồn nước.
• Các cán bộ quản lý công tác bảo vệ môi trường huyện thường là cán bộ kiêm nhiệm
nhiều lĩnh vực nên kiến thức bảo vệ môi trường thường không sâu, đặc biệt là trong
lĩnh vực bảo vệ tài nguyên nước. Do đó cần phải bổ sung cho Phòng Tài nguyên và
môi trường huyện ít nhất là một cán bộ có chuyên môn về bảo vệ môi trường tài
nguyên nước. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo về tài nguyên nước mặt và
nước dưới đất, hoặc cử các cán bộ môi trường của huyện tham gia các khóa học ngắn
hạn về tài nguyên nước để nâng cao trình độ chuyên môn trong công tác quản lý và
bảo vệ tài nguyên nước.
• Yêu cầu tất cả các dự án tuân thủ thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường,
bản cam kết đạt tiêu chuẩn môi trường và thực hiện báo cáo giám sát môi trường định
kì.
• Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc xây dựng các công trình xử lí nước thải và
công tác vận hành đúng theo thiết kế tại mỗi doanh nghiệp.
• Triển khai thực hiện tốt việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp
theo nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 và nghị định 04/2007/NĐ-CP ngày
08/01/2007.
• Xử lý các cơ sở gây ô nhiễm theo quyết định 64/2003/QĐ-TTg (Quyết định về việc
phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của
Thủ tướng chính phủ ngày 22/4/2003)
• Tuân thủ cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước theo quy định tại điều 18, Luật
Tài nguyên nước và nghị định 2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 quy định việc thăm dò,
khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và thông tư số
2/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 hướng dẫn việc thực hiện Nghị định 149.

119
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

• Thiết lập một hệ thống phí đánh vào việc dùng nước cũng như thải nước thải đối với
các cơ sở sản xuất công nghiệp. Mức thu phí cần được thiết lập làm sao để khuyến
khích các doanh nghiệp đầu tư vào thực hiện sản xuất sạch hơn, hoặc đầu tư cuối
đường ống hơn là trả phí thải nước thải.
Mục tiêu 3: Đảm bảo chất lượng nước mặt của huyện Thống Nhất.
- Xác định các nguồn thải: xác định lưu lượng và nồng độ ô nhiễm của nước thải từ các cơ
sở sản xuất công nghiệp, nước thải từ KCN & cụm CN-TTCN, nước thải sinh hoạt từ các hộ
dân cư và nước thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Nước thải công nghiệp: do hiện nay phần lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp thải trực tiếp
nguồn nước thải vào môi trường mà không qua xử lý hoặc có xử lý nhưng không đạt tiêu
chuẩn. Vì vậy khả năng gây ô nhiễm nguồn nước từ nguồn thải này là rất lớn.
Nước thải sinh hoạt từ dân cư: Các khu dân cư hiện nay chưa có hệ thống xử lý nước thải tập
trung, nước thải tại các khu dân cư thải trực tiếp ra các mương thoát nước và chảy ra suối
gây ô nhiễm môi trường tại các con suối. Vấn đề vứt rác bừa bãi cũng là nguyên nhân gây ô
nhiễm nguồn nước vì hiện nay vẫn còn 1 lượng rác thải bị vất xuống suối.
Nước thải từ hoạt động nông nghiệp: việc sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật và phân bón
hóa học gây ô nhiễm đất, nước. Ngoài ra chất thải từ hoạt động chăn nuôi, đặc biệt là tại các
hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ được xả thẳng ra môi trường cũng là nguồn gây ô nhiễm môi
trường nước nghiêm trọng.
- Quản lý các nguồn xả thải:
• Nước thải công nghiệp: Đối với các nhà máy, xí nghiệp quy mô nhỏ nằm rải rác trong
khu dân cư, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, công nghệ còn lạc hậu, năng suất và chất
lượng sản phẩm còn thấp, sức cạnh tranh kém cần phải được di dời vào các KCN hay
cụm CN-TTCN. Các doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải,
không được xả thải nước thải vượt tiêu chuẩn ra ngoài môi trường. Cần phải tiến hành
kiểm tra, thanh tra chất lượng nước thải tại các cống thoát của các cơ sở sản xuất.
Thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và phí xả thải vào môi trường.
• Nước thải sinh hoạt từ dân cư: yêu cầu tất cả các hộ gia đình và các công trình công
cộng phải xây dựng hệ thống bể tự hoại. Rác thải phải được thu gom triệt để, không
vứt rác xuống sông suối. Phải đảm bảo khoảng cách an toàn giữa khu vực giếng với
khu vực nhà vệ sinh, khu vực chăn nuôi.
• Nước thải từ hoạt động nông nghiệp: mở các lớp tập huấn, hướng dẫn các phương
pháp, các mô hình canh tác giảm thiểu thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và tưới tiêu
120
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

tiết kiệm. Từ đó khuyến khích người dân ứng dụng các mô hình trên, còn đối với các
hộ chăn nuôi quy mô hộ gia đình thì khuyến khích tận dụng nước thải chăn nuôi trong
trồng trọt, đối với các trại chăn nuôi quy mô lớn thì phải luôn vận hành hệ thống xử lý
nước thải, đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải vào môi trường.
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải:
Trước khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho huyện Thống Nhất thì cần phải tách
2 đường thoát nước riêng biệt: hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải.
Dự báo tổng lưu lượng nước thải khu vực đô thị đến năm 2020 khoảng 15.000 m3/ngày,
trong đó: nước thải sinh hoạt 6.000 m3/ngày và nước thải công nghiệp khoảng 9.000
m3/ngày. Như vậy sẽ phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung cho khu
vực thị trấn Dầu Giây với công suất là 6.000 m3/ngày để tiếp tục xử lý nước thải từ nhà dân
và các công trình công cộng sau khi được xử lý bằng bể tự hoại trước khi thải ra môi trường.
Trạm xử lý nước thải tập trung này sẽ chỉ xử lý nước thải sinh hoạt cho khu vực đô thị, với
diện tích của khu xử lý khoảng 2ha. Trong giai đoạn 1 (từ nay đến năm 2010) sẽ áp dụng
công nghệ xử lý tự nhiên bằng hồ sinh học, sang giai đoạn 2 (từ sau năm 2010) khi lượng
nước thải tăng lên sẽ thay thế dần bằng các công đoạn xử lý hóa cơ hiệu suất cao để tránh
không cần tăng thêm quỹ đất cho trạm xử lý nước thải. Nước thải sau xử lý phải đạt tiêu
chuẩn loại B theo TCVN 5945:2005.
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện Thống Nhất đến năm
2020 huyện sẽ phát triển 2 khu du lịch tập trung sau: Khu du lịch Suối Reo (xã Gia Tân) có
quy mô diện tích khoảng 100 ha và Khu du lịch Sông Nhạn (xã Lộ 25) có quy mô diện tích
khoảng 50ha. Để đảm bảo cho chất lượng nguồn nước của huyện thì tại 2 khu du lịch này
cũng cần phải có hệ thống xử lý nước thải. Sẽ tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải
tại khu du lịch Suối Reo có công suất 2.300 m3/ngày.đêm và tại khu du lịch Sông Nhạn là
1.200 m3/ngày.đêm để xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh từ hoạt động du lịch (chủ yếu
là nước thải sinh hoạt) đạt tiêu chuẩn loại A theo TCVN 5945:2005 trước khi thải vào môi
trường.
Đối với nước thải phát sinh từ các KCN, cụm CN – TTCN: Mỗi KCN, cụm CN-
TTCN bắt buộc phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung và hệ thống này được đặt
trong phạm vi của KCN, cụm công nghiệp đó. Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong KCN, cụm
CN-TTCN cần phải xử lý nước thải sơ bộ để đạt tiêu chuẩn loại C theo TCVN 5945:2005,
sau đó nước thải sẽ theo hệ thống thoát nước của KCN dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập
trung của khu để xử lý đạt tiêu chuẩn loại B theo TCVN 5945:2005 trước khi thải vào môi
trường. Cụ thể như sau:

121
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

KCN Dầu Giây: dự kiến phát triển các ngành công nghiệp nhẹ. Trong giai đoạn từ
nay đến năm 2010 sẽ xây dựng KCN này với diện tích 100ha, như vậy sẽ phải xây dựng
trạm xử lý nước thải tập trung với công suất 4.000 m3/ngày.đêm và đến năm 2020 khi KCN
này mở rộng diện tích lên 350ha thì đồng thời sẽ phải tiến hành xây dựng thêm 1 hệ thống
xử lý nước thải tập trung với công suất 10.000 m3/ngày.đêm.
KCN Xã Lộ 25: phát triển các loại hình công nghiệp tiêu dùng. Trong giai đoạn từ
nay đến năm 2010 sẽ xây dựng KCN này với diện tích 100ha, như vậy sẽ phải xây dựng
trạm xử lý nước thải tập trung với công suất 4.000 m3/ngày.đêm và đến năm 2020 khi KCN
này mở rộng diện tích lên 250ha thì đồng thời sẽ phải tiến hành xây dựng thêm 1 hệ thống
xử lý nước thải tập trung với công suất 6.000 m3/ngày.đêm hoặc có thể tiến hành nâng cấp
hệ thống xử lý nước thải tập trung trong giai đoạn đầu lên công suất 10.000 m3/ngày.đêm.
Cụm công nghiệp Quang Trung: có quy mô 50 ha, phát triển các ngành chế biến nông
– lâm nghiệp và may mặc. Như vậy cụm công nghiệp Quang Trung sẽ phải đầu tư, xây dựng
hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất 2.000 m3/ngày.đêm.
Cụm công nghiệp Gia Tân 2: phát triển các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, cơ sở
chế biến nông, lâm nghiệp và may mặc. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 sẽ xây dựng
cụm công nghiệp này với diện tích 50ha, như vậy sẽ phải xây dựng trạm xử lý nước thải tập
trung với công suất 2.000 m3/ngày.đêm và đến năm 2020 khi cụm công nghiệp này mở rộng
diện tích lên 100ha thì đồng thời sẽ phải tiến hành nâng công suất hệ thống xử lý nước thải
tập trung lên 4.000 m3/ngày.đêm.
Cụm CN – TTCN Sóc Lu: phát triển các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, kể cả vật
liệu xây dựng mới. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 sẽ xây dựng cụm công nghiệp này
với diện tích 50ha, như vậy sẽ phải xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung với công suất
2.000 m3/ngày.đêm và đến năm 2020 khi cụm công nghiệp này mở rộng diện tích lên 200ha
thì đồng thời sẽ phải tiến hành xây dựng thêm 1 hệ thống xử lý nước thải tập trung với công
suất 6.000 m3/ngày.đêm.
Mục tiêu 4: Điều tra cơ bản đối với môi trường nước.
• Để có cơ sở dữ liệu nền nhằm quản lý chất lượng nước một cách tốt hơn thì hoạt động
quan trắc môi trường định kì là quan trọng, nhằm phát hiện và cảnh báo kịp thời các
vấn đề ô nhiễm khi mới xuất hiện hoặc đang tiềm tàng. Cần xây dựng hệ thống quan
trắc chất lượng nước định kỳ của huyện:
• Trang bị các thiết bị lấy mẫu và phòng thí nghiệm phân tích mẫu quan trắc chất lượng
nước của huyện Thống Nhất và của cả tỉnh Đồng Nai.

122
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

• Đào tạo các cán bộ có chuyên môn quan trắc môi trường.
Xây dựng chương trình quan trắc và báo cáo định kỳ chất lượng nước, cụ thể như sau :
• Đối với nguồn nước mặt: Tiến hành quan trắc định kì nguồn nước mặt với:
Thông số quan trắc: DO, SS, BOD5, COD, tổng N, tổng P, dầu mỡ, tổng hóa chất bảo
vệ thực vật, coliform.
Tần suất quan trắc: 1 lần/quý.
Vị trí quan trắc: đầu nguồn và cuối nguồn sông suối, 18 hồ, đập. Tổng số vị trí quan
trắc là 28.
• Đối với nguồn nước dưới đất: Tiến hành quan trắc định kì nguồn nước dưới đất với:
Thông số quan trắc: pH, độ cứng, Fe, Mn, Pb, As, Zn, Hg, Cu, Cr(VI), Cl-, CN-, N-
NO3-, SO42- và tổng coliform.
Tần suất quan trắc: 1 lần/quý.
Vị trí quan trắc: tại mỗi xã sẽ bố trí 1 giếng để tiến hành quan trắc nước dưới đất định
kì. Tổng số vị trí quan trắc là 10.
Mục tiêu 5: Nâng cao nhận thức trong việc sử dụng và quản lý, bảo vệ tài nguyên nước.
Các công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức nên tập trung vào các nhóm đối tượng, giải
thích và chứng minh cho cộng đồng thấy các lợi ích mang lại trong việc sử dụng hợp lý
thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hữu cơ và việc kiểm soát nước thải sinh hoạt đối với việc
giảm nguy cơ về sức khỏe, nâng cao chất lượng nước sử dụng. Phát huy đầy đủ sự tham gia
của cộng đồng vào các quá trình ra quyết định, hoạch định chính sách và các hoạt động bảo
vệ nguồn nước.
• Đối với cộng đồng nói chung: tuyên truyền về tầm quan trọng và lợi ích của việc bảo
vệ nguồn nước đối với cuộc sống người dân; vận động người dân không vứt rác
phóng uế bừa bãi xuống các lòng hồ, sông suối; xây dựng các công trình vệ sinh
trong nhà (ví dụ: hố xí tự hoại), đặc biệt là khu vực nông thôn.
• Đối với nông dân: vận động người dân hạn chế sử dụng thuốc BVTV, thuốc trừ sâu,
thu gom xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định.
• Đối với doanh nghiệp: tuyên truyền các quy định pháp luật về trách nhiệm của doanh
nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường.

123
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

• Các hình thức tuyên truyền có thể thông qua các đoàn thể, chính quyền địa phương
(xã, tổ dân phố), phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo chí) và
qua các tờ bướm, áp phích tuyên truyền.

124
6.2.4 Kế hoạch thực hiện và kinh phí dự kiến

Kinh phí Giai đoạn thực hiện


Mục tiêu Giải pháp (triệu 2008 2010 2015 Chủ trì Phối hợp
đồng) -2010 -2015 -2020
Xây dựng một trạm cấp nước tập trung tại Sở Xây dựng
Mục tiêu 1: Đảm bảo khu trung tâm hành chính huyện có công 1.560 X Sở Giao thông vận tải
về cấp nước đáp ứng suất 700 – 800 m3/ngày.đêm Sở Tài nguyên & môi
cho nhu cầu sử dụng Sẽ hòa mạng với nguồn nước cung cấp từ trường
1.000 X X UBND Tỉnh
của người dân trong Nhà máy nước hồ Trị An UBND huyện
huyện Thống Nhất. Tại trung tâm mỗi cụm xã sẽ bố trí 1 trạm Công ty Cấp thoát
cấp nước tập trung có quy mô công suất 800 X nước huyện
400-500 m3/ngày.đêm Sở Tài chính
Có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban Sở TN&MT
Mục tiêu 2: Nâng cao ngành chức năng
UBND huyện
hiệu quả về mặt quản
lý nhà nước - X X X UBND Tỉnh Sở Tài chính
Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo,
Phòng TN&MT huyện
tham gia các khóa học về tài nguyên nước.
Thống Nhất
Mục tiêu 2: Nâng cao Yêu cầu tất cả các dự án tuân thủ thực hiện - X X X Phòng UBND huyện
hiệu quả về mặt quản báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản TN&MT Sở Tài chính
lý nhà nước (tt) cam kết đạt tiêu chuẩn môi trường và thực huyện kiến Phòng TN& MT huyện
hiện báo cáo giám sát môi trường định kì. nghị lên Sở Thống Nhất
Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc xây TN&MT Sở TN&MT
dựng các công trình xử lí nước thải và Chủ dự án
công tác vận hành đúng theo thiết kế tại
mỗi doanh nghiệp.
Triển khai thực hiện tốt việc thu phí bảo vệ
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

môi trường đối với nước thải công nghiệp


Xử lý các cơ sở gây ô nhiễm theo quyết
định 64/2003/QĐ-TTg.
Tuân thủ cấp giấy phép xả nước thải, giấy
phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Mục tiêu 2: Nâng cao Phòng TNMT UBND huyện


hiệu quả về mặt quản Thiết lập một hệ thống phí đánh vào việc huyện xây
Sở Tài chính
lý nhà nước (tt) dùng nước cũng như thải nước thải đối với 20 X dựng đề án
các cơ sở sản xuất công nghiệp. trình Sở Phòng TN& MT huyện
TN&MT Thống Nhất

Xác định các nguồn thải 10 X Sở TN& MT


Phòng Phòng Cảnh sát MT
Kiểm soát chặt chẽ các nguồn xả thải vào TN&MT
huyện Sở Công thương
nguồn nước (công nghiệp, sinh hoạt, chăn - X X X
Sở NN&PTNT
Mục tiêu 3: Đảm bảo nuôi)....
chất lượng nước mặt Xây dựng hệ thống thoát nước mưa và 15.000 X
Sở Xây dựng
của huyện Thống Nhất nước thải tách riêng Sở GTVT
Sở TN&MT
UBND Tỉnh UBND huyện
Xây dựng các trạm xử lý nước thải (sinh
15.000 X X X Công ty Cấp thoát
hoạt, công nghiệp, du lịch)
nước huyện
Sở Tài chính
Mục tiêu 4: Điều tra cơ Sở TN&MT
Xây dựng chương trình quan trắc và báo Phòng TNMT
bản đối với môi trường 150 X X X TT QTMT
cáo định kỳ chất lượng nước. huyện
nước. Phòng Cảnh sát MT
Mục tiêu 5 : Nâng cao Nâng cao nhận thức cho các đối tượng X X X Sở TN&MT Phòng TNMT Huyện
nhận thức trong việc sử cộng đồng, nông dân, doanh nghiệp trong UBND xã
dụng và quản lý, bảo sử dụng, quản lý và bảo vệ Tài nguyên Các tổ chức đoàn thể
vệ tài nguyên nước. nước

126
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

127
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

6.3 KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN


6.3.1 Các vấn đề môi trường chủ yếu
Qua khảo sát thực tế công tác quản lý CTR, hiện trạng phát sinh rác thải cũng như dự báo
lượng chất thải rắn phát sinh trên toàn địa bàn huyện Thống Nhất đến năm 2020 cho thấy
lượng rác thải thải ra môi trường là khá lớn. Tuy nhiên hiện nay công tác quản lý CTR và
nhận thức của người dân ở địa phương trong công tác bảo vệ môi trường còn nhiều vấn
đề cần quan tâm giải quyết như:
Trong công tác quản lý CTR: Huyện chưa xây dựng được kế hoạch quản lý CTR phù hợp
cho địa phương, chưa có cán bộ chuyên ngành phụ trách về quản lý CTR.
Nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường và an toàn sức khỏe liên quan đến công
tác thu gom, xử lý và quản lý chất thải rắn chưa cao.
Hiện nay, hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn còn nhiều vấn
đề bất cập như:
Chưa thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn để có thể tận dụng tối đa các thành phần
có thể tái sử dụng và giúp giảm thiểu lượng rác đưa về bãi đổ.
Rác sinh hoạt chưa được thu gom đồng bộ, phương tiện thu gom rác còn nghèo nàn, lạc
hậu, tại một số khu vực rác bị thải bỏ bừa bãi, nhất là tại các khu vực chợ, khu tập trung
đông dân cư,… Chưa thực hiện được xã hội hóa trong công tác đầu tư và dịch vụ công
ích về giải quyết rác thải.
Chưa có doanh nghiệp chuyên trách cho cả huyện (chỉ có tổ, HTX theo xã) làm nòng cốt
trong việc thu gom, vận chuyển, xây dựng và vận hành xử lý các loại chất thải đạt tiêu
chuẩn theo quy định, nên chưa đồng bộ và chưa đạt yêu cầu
Rác y tế: hiện tại Huyện chưa có lò đốt rác y tế đạt chuẩn, hầu hết lượng rác y tế phát
sinh đều được xử lý bằng cách đốt trong các lò đốt thô sơ, hoặc chôn lấp.
6.3.2 Mục tiêu quy họach
6.3.2.1 Mục tiêu tổng quát
Tăng cường quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp, y tế và chất thải nguy hại
trên địa bàn Huyện. Tiến tới thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn nhằm phục vụ sản
xuất và sinh hoạt. Xây dựng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh đạt trình độ hiện đại và tiêu
chuẩn vệ sinh môi trường, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống, lối sống hành vi thân
thiện với môi trường của cộng đồng tại địa phương.

128
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

6.3.2.2 Mục tiêu cụ thể


- Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý chất thải rắn
- Nâng cao nhận thức cộng đồng, xã hội hóa công tác quản lý CTR
- Nâng cao năng lực và hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển
chất thải rắn:
• Tăng cường năng lực thu gom và vận chuyển chất thải rắn
• Nâng cao tỷ lệ thu gom rác tại các hộ dân
• Bước đầu thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn, tiến tới áp dụng
đồng bộ trên toàn Huyện vào năm 2020
- Quy hoạch bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.
6.3.3 Giải pháp thực hiện
Mục tiêu 1: Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý chất thải rắn
• Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý chất thải rắn huyện Thống Nhất.
Mô hình tổ chức hệ thống quản lý có thể tham khảo như sau:
Nguồn phát sinh

Tồn trữ tại nguồn

Thu gom

Tái sinh, tái chế & xử


Trung chuyển & vận

chuyển

Bãi chôn lấp

Hình 6.1: Đề xuất sơ đồ tổng quát hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị

129
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Xe ñaàu keùo > Baõi choân


CTR Boâ eùp kín 4 taán laáp CTRSH
SINH HOAÏT


Sôû Xe ba gaùc
Y
Teá Xe gaén
maùy
CTR Nhaø chöùa Loø ñoát
Y TEÁ Thuøng kín
raùc TTYT CTRYT

Xe taûi nheï < 2 taán


hoaëc xe 4 taán
Baõi choân
tro

Hình 6.2: Đề xuất sơ đồ tổng quát hệ thống quản lý chất thải rắn Y tế

• Đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý CTR.
Mục tiêu 2: Nâng cao nhận thức cộng đồng, xã hội hóa công tác Quản lý CTR
 Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng
- Tập trung mạnh mẽ cho công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao
nhận thức của cộng đồng về các vấn đề có liên quan đến việc lưu trữ, xả thải CTR;
các lợi ích thu được khi rác thải được thu gom triệt để và xử lý đúng cách; công
tác tuyên truyền cần có kế hoạch một cách lâu dài và được các ban ngành đoàn thể
tham gia, có người phụ trách theo dõi thường xuyên.
• Xây dựng đội nhóm chuyên trách truyền thông về môi trường,
được trang bị các kỹ năng về công tác tuyên truyền môi trường.
• Phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp lãnh đạo địa phương
để tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm truyền thông thực hiện các hoạt động
tuyên truyền.
• Hình thức tuyên truyền:

130
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

+ Tổ chức các chương trình dưới nhiều hình thức khác nhau như phát
tờ rơi, tổ chức diễu hành vì môi trường, tuyên tryền trên các phương
tiện thông tin đại chúng: báo, đài,…
+ Tổ chức các buổi thảo luận theo từng chủ đề đối với từng khu vực,
đồng thời kết hợp tổ chức các buổi dọn vệ sinh đường phố, khu công
cộng,…
 Phổ cập kiến thức cơ bản về môi trường cho các trường học.
Đưa chương trình giáo dục môi trường và PTBV vào chương trình giáo các cấp
trên toàn huyện Thống Nhất nhằm nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên.
 Trang bị kiến thức chuẩn bị thực hiện phân loại rác tại nguồn.
• Tổ chức thu thập ý kiến cộng đồng về chương trình phân loại
rác tại nguồn
• Trang bị cho người dân các kiến thức cơ bản về CTR: thành
phần, tính chất,…
• Giới thiệu sự cần thiết phải phân loại rác thải sinh hoạt tại
nguồn
• Các tài liệu hướng dẫn phân loại, thu gom và đóng gói rác tái
chế
 Xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn.
Kêu gọi và khuyến khích các thành phần kinh tế, tổ chức tư nhân trong và ngoài
nước tham gia quản lý chất thải rắn từ công tác thu gom, vận chuyển (đầu tư trang thiết
bị) đến công tác xử lý (góp vốn, tham gia đầu tư dây chuyền xử lý CTR,…); đồng thời có
chính sách hỗ trợ phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho họ thấy được các lợi ích kinh tế và
xã hội có thể thu được khi tham gia vào công tác này.
Bên cạnh việc khuyến khích, tuyên truyền, cần có chế tài thích hợp bắt buộc mọi
hộ gia đình trong khu vực nội thị phải đăng ký thu gom rác thải, có quy định xử phạt đối
với trường hợp không tuân thủ quy định.
Mục tiêu 3: Nâng cao năng lực và hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển CTR
 Tăng cường năng lực thu gom và vận chuyển chất thải rắn
• Tăng cường trang thiết bị thu gom và vận chuyển:
Như đã trình bày trong phần hiện trạng môi trường huyện Thống Nhất, trang thiết
bị phục vụ cho công tác thu gom và vận chuyển rác của Huyện còn thiếu và lạc hậu, hiệu
suất thu gom hiện nay chỉ đạt khoảng 60%. Do đó trong tương lai với lượng rác tăng

131
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

nhanh năm 2010 là 190,073 tấn/ngày và năm 2020 tăng lên 467,033 tấn/ngày và để đạt
được tỉ lệ thu gom 70 – 80% thì việc tăng cường các phương tiện thủ công và cơ giới cho
đơn vị thu gom rác của địa phương là hết sức cần thiết.
Sau đây là một số định mức quy định đối với các loại trang thiết bị thu gom và
vận chuyển rác:
- Xe kéo tay thu gom rác hộ dân tuyến hẻm và rác đường phố: 02
công nhân/xe, định mức 300-400 hộ/xe.
- Xe kéo tay thu gom rác đường phố: 02 công nhân/xe, định mức
5.000 m/xe/ngày
- Xe ép rác chuyên dùng 2,5 – 4 tấn thu gom rác ở các hộ mặt tiền
đường chính, cơ quan, chợ,…: định mức 03 công nhân/xe, số lần quay vòng
trong ngày là 04 lần tính cho cự ly vận chuyển trung bình là 20-40km (cả lượt
đi và về cộng tuyến đường thu gom), thời gian trung bình cho 1 lần xoay vòng
là 2-3 giờ (vận tốc 10-30km/h)
- Xe ép rác chuyên dùng 6-8 tấn thu gom rác tại các điểm hẹn,
trạm trung chuyển: định mức 3 công nhân/xe, số lần quay vòng trong ngày là 3
lần tính cho cự ly vận chuyển trung bình là 20 -50km (cả lượt đi và về cộng
tuyến đường thu gom), thời gian trung bình cho 1 lần xoay vòng là 2-3,5 giờ
(vận tốc 10-30km/h)
• Bố trí các điểm hẹn và trạm trung chuyển:
Lựa chọn vị trí làm điểm hẹn: Việc chọn một địa điểm trong khu dân cư để làm điểm hẹn
cần phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
+ Chất lượng tuyến đường, chiều rộng của tuyến đường và lề đường
phải đảm bảo hoạt động của điểm hẹn không ảnh hưởng đến giao thông đi lại.
+ Không bố trí điểm hẹn tại các khu vực danh lam thắng cảnh, khu du
lịch, các di tích lịch sử, chùa, nhà thờ. Trong trường hợp bất khả kháng, việc
bố trí điểm hẹn tại các khu vực này phải được thực hiện vào thời điểm phù hợp
trong ngày, sau khi hoàn tất việc lên rác, điểm hẹn phải được xịt rửa nước để
vệ sinh và khử mùi hôi.
+ Vị trí điểm hẹn có thể thay đổi tùy theo thời gian hoạt động, thời
tiết...
+ Một xe ép rác có thể phải tập kết rác nhiều điểm hẹn (trung bình 1-3
tùy theo tải trọng xe, tuyến thu gom) hoặc vừa thu gom rác hộ dân dọc đường

132
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

phố chính vừa thu gom rác tại các xe đẩy dọc tuyến đường hay tiếp nhận rác từ
các xe đẩy tay thu gom rác trong các hẻm.
Thời gian hoạt động của điểm hẹn: Thời gian hoạt động của các điểm hẹn cũng phải tuân
theo một số các yêu cầu sau:
+ Phân bố thời gian gom rác tại các khu vực hợp lý để phù hợp với
thời gian hoạt động của điểm hẹn, tạo điều kiện cho việc vận chuyển rác được
liên tục, tránh tình trạng xe rác phải lưu lại khá lâu và sự nối đuôi của các xe
đẩy vào giờ cao điểm. Cụ thể tùy theo thời gian xoay vòng của xe ép, thời gian
chuyển rác lên xe mà quy định thời gian gom rác từng nơi.
+ Thời gian hoạt động của điểm hẹn không được nằm trong giờ cao
điểm về giao thông.
Vệ sinh môi trường tại các điểm hẹn:
+ Các loại xe đẩy tay và xe ép rác phải được thiết kế phù hợp để
việc chuyển rác lên xe ép nhanh chóng và không rơi vải rác thải xuống lòng
đường.
+ Xe ép rác phải có ngăn chứa nước rỉ của rác tránh tình trạng nước
rác bị ép chảy xuống lòng đường.
+ Sau khi hoàn thành công việc tập kết rác, điểm hẹn phải được rửa
nước bằng hệ thống vòi áp lực cao lắp đặt tại xe ép rác hoặc bằng xe xịt nước
đường phố.
• Vạch tuyến thu gom hợp lý:
Việc vạch tuyến thu gom CTR cho huyện Thống Nhất dựa trên những nguyên tắc sau:
+ Mạng lưới thu gom phải đi theo các tuyến lớn của đô thị và đảm bảo trải
đều khắp đô thị.
+ Ở những khu vực có độ dốc cao, tuyến thu gom phải được bắt đầu ở đỉnh
dốc và đi tiến xuống dốc khi xe thu gom được chất tải nặng dần.
+ Tuyến thu gom phải được bố trí sao cho container cuối cùng được thu gom
trên tuyến đặt ở gần bãi đổ nhất.
+ Tuyến đường vận chuyển của xe đẩy tay từ các khu vực thu gom đến tuyến
thu gom chính không quá 2 km.
+ Những điểm thu gom nằm rải rác (nơi có khối lượng CTR nhỏ) có cùng số
lần thu gom phải sắp xếp để thu gom trên cùng 1 chuyến trong cùng 1 ngày.
• Xây dựng lực lượng công nhân vệ sinh chuyên nghiệp:

133
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

+ Tăng cường lực lượng công nhân vệ sinh.


+ Nâng cao trình độ công nhân vệ sinh: để thực hiện tốt công tác quản
lý rác thải đô thị, đội ngũ công nhân vệ sinh phải được phát triển thành lực
lượng chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn, có ý thức trách nhiệm trong
công việc.
+ Cải thiện điều kiện lao động của công nhân vệ sinh: Điều kiện lao
động của công nhân vệ sinh nhìn chung rất xấu do phải chịu khí hậu khắc
nghiệt, thời gian làm việc kéo dài, cường độ lao động cao, điều kiện vệ sinh
nghỉ ngơi nơi làm việc kém. Tỷ lệ công nhân vệ sinh mắc bệnh nghề nghiệp
khá cao. Do đó, phải tăng cường công tác phòng bệnh và điều trị bệnh kết hợp
các giải pháp an tòan lao động, đảm bảo điều kiệm vệ sinh nơi làm việc.
 Bước đầu thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn, tiến tới áp dụng đồng bộ
trên toàn Huyệnvào năm 2020
• Giai đoạn thí điểm từ nay đến 2010
Trong giai đoạn bước đầu thực hiện phân loại rác tại nguồn, các cơ quan chuyên
trách về quản lý CTR của Huyện cần phối hợp thực hiện với các ban ngành, đoàn thể
tuyên truyền rộng rãi đến mọi tầng lớp nhân dân hiểu về ý nghĩa của việc phân loại rác tại
nguồn và cách thức phân loại. Phương pháp phân loại chất thải rắn tại nguồn bước đầu sẽ
được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm 1: rác hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học với thành
phần chủ yếu là các loại thực phẩm thừa, rau củ, quả…
- Nhóm 2: bao gồm các thành phần còn lại.
Việc phân loại rác thải tại nguồn trong giai đoạn này sẽ được tiến hành thí điểm tại
thị trấn Dâu Giây (dự kiến sẽ trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa- chính trị của Huyện
Thống Nhất). Nếu thành công sẽ tiếp tục tiến hành mở rộng sang các xã khác.
• Giai đoạn thực hiện triệt để việc phân loại chất thải rắn tại nguồn
A. Đối với CTR sinh hoạt:
Phương thức thu gom và vận chuyển chất thải rắn trong giai đoạn này cho từng
nhóm đối tượng: hộ gia đình, chợ, cơ quan, … được trình bày cụ thể sau đây:
Thu gom rác ở các hộ gia đình:
+ Đối với rác nhóm 1 (rác hữu cơ): hệ thống thu gom và vận chuyển vẫn là hệ thống
hiện tại, tần suất thu gom 01 lần/ngày do tính dễ phân hủy của chất hữu cơ nếu
không thu gom ngay sẽ gây mùi hôi thối.

134
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

+ Đối với rác nhóm 2 (rác tái chế): sử dụng loại xe đẩy tay với thùng rác tiêu chuẩn
có dung tích 660 L, trên thùng có ghi “Phân loại chất thải rắn tại nguồn”. Chất thải
loại này được thu gom 02 lần/tuần, sau khi thu gom các thùng này được vận
chuyển đến điểm hẹn, sau đó đưa lên xe chuyên dùng vận chuyển về trạm phân
loại.
Thu gom rác chợ: Do đặc tính rác ở các chợ có thành phần chất hữu cơ chiếm khối lượng
lớn (ước tính khoảng 75-95%). Vì vậy giải pháp đưa ra là xây dựng các bô rác tại khu
vực chợ, rác thải sẽ lưu trữ tại đây và được thu gom hàng ngày.
Thu gom rác ở các cơ quan, trường học: Ở các cơ quan, trường học do tính chất đặc thù
của các nơi này nên thành phần rác chiếm tỷ lệ lớn là các loại giấy, chai PET, túi plastic
và các loại thực phẩm thừa. Vì vậy ở các cơ quan này đề nghị nên phân loại rác thành 4
loại: (1) giấy; (2) nhựa, plastic; (3) chất hữu cơ; (4) thành phần khác.
Việc thu gom và vận chuyển rác cũng thực hiện tương tự với rác sinh hoạt từ các hộ gia
đình, nghĩa là phần rác hữu cơ vẫn do hệ thống thu gom hiện tại thực hiện. Riêng 3 loại:
giấy, nhựa và các thành phần khác cũng sẽ được thực hiện thu gom 02 lần/tuần, nhưng
phương tiện thu gom ở đây sẽ sử dụng loại xe vận chuyển rác chuyên dùng có 3 ngăn để
thu gom rác theo 3 thành phần khác nhau.
Thu gom rác ở các công trình công cộng, khu vui chơi, giải trí: Ở các công trình công
cộng, khu vui chơi, giải trí để hạn chế nạn vứt rác bừa bãi, cần trang bị các thùng rác có
nắp đậy và được đặt tại các vị trí dễ nhìn thấy, ở các khu vực này thường sử dụng loại
thùng nhựa có dung tích 240 lít. Nhân viên vệ sinh sẽ thu gom rác tại các thùng hàng
ngày bằng xe lấy rác lưu động, các xe đẩy tay dung tích 660L hoặc các xe cơ giới chạy
dọc theo lộ trình thu gom.
Đối với các hộ gia đình nhà vườn: khuyến khích sử dụng các phương pháp ủ phân hoặc
nuôi giun bằng rác để hạn chế lượng rác thu gom, tạo nguồn phân bón hữu ích trong
trồng trọt.
B. Đối với chất thải rắn công nghiệp:

Khuyến khích các cơ sở thực hiện phân loại rác tại nguồn: tùy theo đặc trưng của
từng loại hình sản xuất mà cơ sở sẽ thực hiện phân loại rác thành các loại. Thông thường
CTR công nghiệp được phân thành 03 loại sau:
+ Chất thải rắn độc hại: gồm kim loại nặng, chất phóng xạ, các chất độc,…
+ Thành phần có thể tái sử dụng gồm nhựa, kim loại, thủy tinh, giấy….
+ Phần chất thải rắn còn lại.
Hệ thống thu gom và vận chuyển CTR công nghiệp:

135
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

- Chất thải rắn độc hại được chứa vào thùng chứa riêng biệt bằng thép hoặc
thùng composite cho đến khi đầy, chu kỳ thu gom sẽ được nhà máy xác định với
đơn vị vận chuyển. Xe chuyên chở CTR công nghiệp phải là loại xe chuyên dùng
và các container chở rác phải được đậy kín trong quá trình vận chuyển.
- Thành phần có thể tái sử dụng nên chứa trong một hoặc nhiều
thùng chứa khác nhau để thuận tiện trong việc vận chuyển đến các nhà máy tái
chế.
- Chất thải rắn không độc hại và không có giá trị tái sử dụng được
chứa trong các thùng chứa lớn cho tới khi đầy và được vận chuyển định kỳ.
- Đối với chất thải rắn công nghiệp chế biến thực phẩm và chất
thải rắn sinh hoạt được chứa trong các thùng nhựa riêng biệt để thu gom hàng
ngày và số lượng cũng như dung tích thùng chứa tùy thuộc vào từng nhà máy.
C. Đối với chất thải rắn y tế: Chất thải rắn y tế sẽ được phân loại tại nguồn và được
đựng trong các túi hoặc thùng theo đúng qui định của Bộ Y tế.
Qui định màu sắc các túi và thùng đựng chất thải:
− Thùng màu vàng (hoặc túi nylon màu vàng) : đựng chất thải lâm sàng, bên ngoài
có biểu tượng về nguy hại sinh học
− Thùng màu xanh (hoặc túi nylon màu xanh): đựng chất thải sinh hoạt
− Riêng tại các phòng xét nghiệm, phẩu thuật,… bố trí thêm các thùng màu đen
(hoặc túi nylon màu đen): đựng chất thải hóa học, chất thải phóng xạ, thuốc gây
độc tế bào.
− Thùng chứa các vật sắc nhọn như kiêm tiêm, dao mổ…
Kích cỡ thùng rác có thể thay đổi tùy theo lượng rác phát sinh và tùy theo khu vực
bố trí thùng rác. Có thể bố trí các loại thùng rác như sau: (i): loại thùng rác 24L bố trí tại
các phòng khoa; (ii): loại thùng rác 54L bố trí dọc các hành lang…Các túi và thùng đựng
trên chỉ được sử dụng để đựng chất thải và không dùng cho các mục đích khác.
Thu gom chất thải nơi phát sinh:
Hiện tại công tác thu gom và xử lý CTR y tế chưa được đầu tư đúng mức hầu hết
trạm y tế, phòng khám tư nhân tự xử lý bằng cách đốt thủ công hay chôn lấp. Do đó, cần
thành lập một đội thu gom CTR Y tế riêng biệt, đội thu gom này sẽ thực hiện thu gom
CTR y tế tại các trạm y tế phường, xã và các phòng khám tư nhân theo đúng quy định của
Bộ Y tế. Tần suất thu gom rác có thể dao động tùy thuộc vào lượng rác phát sinh, có thể
từ 2-3 lần/ngày. Tuy nhiên thời gian thực hiện thu gom rác nên tiến hành vào lúc ít có
người qua lại (có thể vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối) và phải quy định tuyến đường vận

136
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

chuyển rác nội bộ trong cơ sở tránh qua các khu vực chăm sóc người bệnh, khu vực nhà
ăn… Sử dụng xe gắn máy 2 bánh có lắp đặt thùng chứa kín để thu gom CTR y tế từ các
cơ sở y tế.
 Phân tích lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn đô thị cho huyện Thống Nhất.

Các công nghệ thường được sử dụng trong xử lý CTR sinh hoạt gồm: chôn lấp
hợp vệ sinh, đốt và sản xuất phân Compost. Tính thích ứng của mỗi phương pháp đối với
điều kiện thực tế tại huyện Thống Nhất được phân tích như sau :
 Đối với công nghệ đốt: do rác sinh hoạt tại huyện Thống Nhất có độ ẩm cao, nhất
là vào mùa mưa nên việc áp dụng công nghệ đốt CTR sinh hoạt là không khả thi vì
tiêu hao nhiều nhiên liệu. Đối với những loại rác có độc tính cao như rác y tế,
bệnh phẩm chứa các loại vi trùng nguy hiểm, các chất hữu cơ nguy hại... bắt buộc
phải tiêu hủy bằng phương pháp đốt vì các phương pháp khác không bảo đảm an
toàn.
 Công nghệ sản xuất phân compost
Sản xuất phân compost không những giảm được lượng rác thải cần chôn lấp mà
còn tạo ra sản phẩm phân bón hữu ích phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nguyên liệu để sản
xuất phân compost là các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (chiếm đến 70% thành phần
CTR sinh hoạt ở Thống Nhất). Do đó, sau khi phân loại rác để ủ phân, lượng rác cần
chôn lấp chỉ còn khoảng 30% và 20% lượng chất trơ không phân hủy sau khi ủ phân. Từ
đó giảm diện tích cần chôn lấp rác xuống 50% so với việc chỉ sử dụng công nghệ chôn
lấp hợp vệ sinh. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là lựa chọn công nghệ ủ phân phù hợp.
 Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh:
Chôn lấp hợp vệ sinh là một bộ phận không thể thiếu, là khâu cuối cùng của hệ
thống quản lý CTR và cũng là khâu cuối cùng của quá trình xử lý rác. Trong các phương
pháp xử lý và tiêu hủy CTR đảm bảo an toàn đối với môi trường, chôn lấp hợp vệ sinh là
phương pháp phổ biến, đơn giản và dễ thực hiện nhất do :
– Công nghệ đơn giản
– Không yêu cầu trình độ kỹ thuật cao như đối với lò đốt
– Chi phí đầu tư và vận hành thấp nhất
– Thích hợp với bất kỳ loại rác nào, linh hoạt dễ tăng công suất khi cần thiết
Phương pháp này được áp dụng phổ biến tại Việt Nam và trên Thế giới.
Qua phân tích các khả năng đáp ứng của từng phương pháp, nhận thấy công nghệ
chôn lấp hợp vệ sinh phù hợp để xử lý CTR sinh hoạt cho huyện Thống Nhất. Tuy nhiên,
xét thấy thành phần chất thải rắn tại Huyện phù hợp với công nghệ ủ phân cùng với nhu

137
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

cầu sử dụng phân bón lớn. Do vậy, đề xuất công nghệ xử lý CTR sinh hoạt cho huyện
Thống Nhất là áp dụng đồng thời công nghệ ủ phân và công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh.
Cụ thể công nghệ áp dụng đối với từng loại rác như sau :
– CTR sinh hoạt thu gom được đưa về khu xử lý phân loại. Rác thải hữu cơ dễ phân
hủy được sử dụng để ủ phân. Các thành phần rác còn lại và chất trơ không phân
hủy trong quá trình sản xuất phân được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ
sinh.
– Đối với chất thải rắn khu vực ngoại thành chưa tiếp cận được mạng lưới thu gom
chung tiến hành vận động người dân tự xử lý rác thải bằng phương pháp ủ phân
qui mô hộ gia đình.
– Đối với chất thải rắn y tế nguy hại, do tính chất nguy hại của các loại chất thải này
nên phương pháp đốt là thích hợp nhất. Tuy nhiên, cần chọn công nghệ đốt tiên
tiến, đảm bảo xử lý triệt để lượng khí thải sinh ra trong quá trình đốt.
Mục tiêu 4: Quy hoạch bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh
Căn cứ theo thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18 tháng
01 năm 2001 của Bộ Xây dựng và bộ KHCN&MT thì quy trình để lựa chọn vị trí và địa
điểm của bãi rác như sau:
Thu thập các tài liệu liên quan đến yêu cầu của BCL, khối lượng chất thải cần
chôn lấp và dự kiến trong tương lai. Quy định về mức độ điều tra khi lập dự án
xây dựng BCL được quy định tại theo bảng dưới đây..
Xác định phương án các địa điểm có khả năng để xây dựng BCL. Các vị trí này có
thể được xem xét và đề xuất trên cơ sở nghiên cứu phân tích các bản đồ địa hình,
địa chất, địa chất thuỷ văn, bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã có, hiện trạng phân
bố dân cư .
So sánh và lựa chọn phương án với các chỉ tiêu của BCL và loại bỏ bớt một số địa
điểm dự định. Lựa chọn chính thức, trong bước này so sánh đánh giá chi tiết các
địa điểm còn lại trên cơ sở phân tích đánh giá dựa theo các chỉ tiêu: kỹ thuật, kinh
tế và xã hội, lựa chọn tối ưu, áp dụng các phương pháp chập bản đồ, tính điểm các
chỉ tiêu. Để thực hiện được bước này cần phải có đầy đủ các tài liệu điều tra hiện
trạng môi trường, đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tất cả các địa điểm dự
định. Từ đó, cho điểm từng yếu tố đối với từng địa điểm và lựa chọn địa điểm
thích hợp nhất.
Các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn bãi chôn lấp
a) Quy mô bãi

138
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn phụ thuộc vào quy mô của đô thị như dân số,
lượng rác thải phát sinh, đặc điểm rác thải… Có thể căn cứ vào đặc điểm đô thị Việt Nam
có tính đến khả năng phát triển đô thị để phân loại quy mô bãi và có thể tham khảo cho
huyện Thống Nhất như sau:
Bảng 6.1: Phân loại quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn
Quy mô bãi Dân số Lượng chất thải rắn Diện tích bãi Thời hạn sử dụng
TT
chôn lấp (ngàn người) (tấn/năm) (ha) (năm)
1 Loại nhỏ 5 – 10 20.000 5 < 10
2 Loại vừa 100 – 350 65.000 10 – 30 10 – 30
3 Loại lớn 350 – 1000 200.000 30 - 50 30 – 50
4 Loại rất lớn > 1000 > 20.000 > 50 > 50
(Nguồn : Phụ lục thông tư số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD)
b) Vị trí
Vị trí bãi chôn lấp phải gần nơi phát sinh chất thải, nhưng phải có khoảng cách
thích hợp với những vùng dân cư gần nhất. Các yếu tố ảnh hưởng đến các vùng dân cư
này là loại chất thải (mức độ độc hại), điều kiện hướng gió, nguy cơ gây lụt lội… Địa
điểm các bãi chôn lấp cần phải xa các sân bay, là các nơi có các khu vực đất trống vắng,
tính kinh tế không cao.
Vị trí bãi chôn lấp phải nằm trong tầm khoảng cách hợp lý, nguồn phát sinh rác
thải. Điều này tùy thuộc vào bãi đất, điều kiện kinh tế, địa hình, xe cộ thu gom rác thải.
Đường sá đi đến nơi thu gom rác thải phải đủ tốt và đủ chịu tải cho nhiều xe tải hạng
nặng đi lại trong cả năm. Tác động của việc mở rộng giao thông củng cần được xem xét.
Tất cả vị trí đặt bãi chôn lấp phải được quy hoạch cách nguồn nước cấp sinh hoạt
và nguồn nước sử dụng cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ít nhất là
1000m. Ngoài ra chú ý các khoảng cách khác để đảm bảo an toàn cho khu vực xung
quanh.
Bảng 6.2: Quy định về khoảng cách tối thiểu từ hàng rào bãi chôn lấp tới các công trình
Công trình Khoảng cách tối thiểu (m)
Khu trung tâm đô thị 3.000
Sân bay, hải cảng 3.000
Khu công nghiệp 3.000
Đường giao thông quốc lộ 500
Các công trình khai thác nước ngầm
• Công suất lớn hơn ≥ 500
10.000m3/ngđ ≥ 100
• Công suất nhỏ hơn ≥ 50

139
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

10.000m3/ngđ 5.000
• Công suất nhỏ hơn
3
100m /ngđ
Các cụm dân cư ở miền núi
(Nguồn : Phụ lục thông tư số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD)
Cần đặc biệt lưu ý các vấn đề sau:
- Bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh không được đặt tại các khu vực ngập lụt;
- Không được đặt vị trí bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh ở những nơi có tiềm năng
nước ngầm lơn;
- Bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh phải có một vùng đệm rộng ít nhất 50m cách biệt
với bên ngoài. Bao bọc bên ngoài vùng đệm là hàng rào bãi;
- Bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh phải hòa nhập với cảnh quan môi trường tổng thể
trong vòng bán kính 1000m. Để đạt mục đích này có thể sử dụng các biện pháp như
tạo vành đai cây xanh, các mô đất hoặc các hình thức khác để bên ngoài bãi không
nhìn thấy được.
c) Địa chất công trình và thủy văn
Địa chất tốt nhất là có lớp đá nền chắc và đồng nhất, nên tránh vùng đá vôi và các
vết nứt kiến tạo, vùng đất dễ bị rạn nứt. Nếu lớp đá nền có nhiều vết nứt và vỡ tổ ong thì
điều cực kỳ quan trọng là phải đảm bảo lớp phủ bề mặt phải dày và thẩm thấu chậm. Việc
lựa chọn vật liệu phủ bề mặt phù hợp là rất cần thiết trong suốt thời gian hoạt động của
bãi thải. Đất cần phải mịn để làm chậm lại quá trình rò rỉ. Hàm lượng sét trong đất càng
cao càng tốt để tạo ra khả năng hấp thụ cao và thẩm thấu chậm. Hỗn hợp giữa đất sét bùn
và cát là lý tưởng nhất. Không nên sử dụng cát sỏi và đất hữu cơ. Dòng chảy nước mặt
cần tập trung tại một nơi. Cần kiểm soát sự chuyển dịch của mạch nước ngầm và biết
chắc chắn tất cả các giếng sử dụng làm nước uống trong khu vực.
Khi xem xét cần sử dụng bản đồ địa chất, thủy văn, địa hình đồng thời tham khảo
ý kiến của các cơ quan địa phương đang hoạt động trong lĩnh vực này.
d) Những khí cạnh môi trường
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ tại bãi chôn lấp có thể gây ra một số nguy hại
cho môi trường. Các nguy hại này bao gồm:
- Tạo ra một số vật chủ trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi, các loại côn trùng có
cánh và các loài gặm nhấm.
- Mang rác rưởi cuốn theo gió gây ô nhiễm cho các khu vực xung quanh
- Gây các vụ cháy, nổ.

140
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

- Gây ô nhiễm nguồn nước.


Ngoài các yếu tố đã nêu, cần xem xét thêm các tác động môi trường. Ví dụ một
bãi chôn lấp sẽ tạo ra bụi do xử lý và vùi lấp chất thải, chất thải tươi và sự phân hủy của
nó tạo ra mùi hôi thối. Gió có thể cuốn theo rác rưởi rơi vãi ra ngoài khu vực và các
phương tiện chuyên chở củng làm rơi vãi rác trong quá trình vận chuyển đến nơi chôn
lấp. Lưu lượng phương tiện xe cộ tăng lên có thể gây ách tắc. Tiếng ồn và khí xả gây xáo
trộn. Điều quan trọng để chấp nhận đối với một bãi chôn lấp là cố gắng bố trí bãi chôn
lấp xa khỏi tầm nhìn và xa các khu vực giải trí, địa điểm nên khuất gió và có hướng gió
xa hẳn khu dân cư. Một điều quan trọng nữa là bãi chôn lấp không ở gần các ngã tư
đường hoặc không gây cản trở nào khác đối với trục đường giao thông chính. Sau cùng là
phải giử gìn khu vực sạch sẽ, đây là khả năng đạt được kết quả tốt nhất về chi phí, hiệu
quả và làm giảm bớt sự phản kháng của công chúng.
e) Các chỉ tiêu kinh tế
Lựa chọn bãi chôn lấp phế thải còn phải chú ý đến kinh tế, cố gắng giảm mọi chi phí có
thể được để đạt được yêu cầu về vốn đầu tư hợp lý nhưng không được giảm nhẹ lợi ích
công cộng và hiệu quả xã hội

141
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

6.3.4 Kế hoạch thực hiện


Mục tiêu Giải pháp Kinh phí Giai đoạn thực hiện Chủ trì
(triệu đồng) 2008 2010 2015 Đề xuất Phối hợp
-2010 -2015 -2020
Thực hiện chương trình đào UBND Phòng TNMT
tạo, nâng cao năng lực cho cán 100 X Huyện
Mục tiêu 1: Hoàn bộ quản lý CTR Thống Nhất Đơn vị tư vấn
thiện mô hình tổ chức
quản lý chất thải rắn UBND Phòng TNMT
Hoàn thiện hệ thống tổ chức
100 X Huyện
quản lý chất thải rắn Đơn vị thu gom
Thống Nhất

Sở TN&MT
UBND Phòng TNMT
Tuyên truyền, giáo dục nâng
X X Huyện
cao nhận thức của cộng đồng Bao gồm UBND xã
Thống Nhất
trong kinh Các tổ chức đoàn thể
phí chương
Mục tiêu 2: Nâng cao trình nâng
cao nhận thức UBND Huyện đề xuất lên UBND Tỉnh
nhận thức cộng đồng, Phổ cập kiến thức cơ bản về
BVMT cho X X X xin ý kiến chỉ đạo để Sở GD&ĐT cùng
xã hội hóa công tác môi trường cho các trường học phối hợp thực hiện trong các trường học.
QLCTR cộng đồng
UBND Sở TN&MT
Trang bị kiến thức phân loại
X X Huyện UBND xã
rác tại nguồn
Thống Nhất Các tổ chức đoàn thể
UBND UBND Tỉnh
Khuyến khích xã hội hóa công
100 X X Huyện Sở TN&MT
tác QLCTR
Thống Nhất Các Tổ chức, cá nhân
Mục tiêu 3: Nâng cao Tăng cường năng lực thu gom 4.000 X X UBND UBND Tỉnh
năng lực và hiệu quả và vận chuyển chất thải rắn Huyện Sở TN&MT
công tác thu gom, Thống Nhất UBND xã

142
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Mục tiêu Giải pháp Kinh phí Giai đoạn thực hiện Chủ trì
(triệu đồng) 2008 2010 2015 Đề xuất Phối hợp
-2010 -2015 -2020
Các Đơn vị thu gom
Nâng cao tỷ lệ thu gom rác tại
các hộ dân bằng việc yêu cầu UBND Sở TN&MT
các hộ dân (khu vực đô thị) 100 X Huyện UBND xã
vận chuyển CTR thực hiện hợp đồng cam kết Thống Nhất Các Đơn vị thu gom
thu gom rác thải.
Bước đầu thực hiện thí điểm
1.000 X UBND Tỉnh
phân loại rác tại nguồn UBND Sở TN&MT
Huyện
Thực hiện phân loại rác tại UBND xã
Thống Nhất
nguồn đồng bộ trên toàn 3.000 X X Các Đơn vị thu gom
Huyện
UBND Huyện đề xuất lên UBND Tỉnh và
Mục tiêu 4: Quy
Đầu tư xây dựng bãi chôn lấp Sở TN&MT hỗ trợ về mặt kinh tế và kỹ
hoạch xây dựng bãi 6.000 X X
hợp vệ sinh thuật. Các sở ban ngành khác phối hợp
rác hợp vệ sinh
thực hiện.

143
6.4 KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP
6.4.1 Các vấn đề cần giải quyết
Là huyện mới thành lập, các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp còn ít, chủ yếu là
các cơ sở tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ. Toàn huyện có 621 cơ sở CN-TTCN,
những cơ sở này không tập trung mà nằm rải rác trong khu dân cư, sản xuất manh
mún, nhỏ lẻ, công nghệ còn lạc hậu, năng suất và chất lượng sản phẩm còn thấp, sức
cạnh tranh kém. Những Khu, Cụm Công nghiệp chưa đi vào hoạt động, hiện đang
trong thời kỳ quy hoạch, chờ đợi phê duyệt, mời gọi đầu tư…Đó là một trong những
vấn đề tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong tương lai. Khi huyện đẩy mạnh
tốc độ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu kinh tế thuần nông nghiệp
sang công nghiệp và dịch vụ thì các vấn đề môi trường sẽ xuất hiện nhiều hơn, đó
là ô nhiễm môi trường do khí thải, nước thải công nghiệp chưa được xử lý xả vào
môi trường; ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp (bao gồm cả chất thải nguy
hại); vấn đề các cơ sở SXKD có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, nằm xen kẽ trong khu
dân cư đô thị….
Để công tác quản lý môi trường đạt được hiệu quả cao, cần thiết phải có các
mục tiêu và giải pháp cụ thể từ nay đến năm 2020 đối với các lĩnh vực sau:
- Nước thải, khí thải và rác thải công nghiệp và rác thải nguy hại.
- Ý thức và hiểu biết của doanh nghiệp về lĩnh vực môi trường nói chung và
các văn bản pháp luật môi trường nói riêng.
- Công nghệ sản xuất lạc hậu, dẫn đến việc tiêu tốn nhiều năng lượng và
nguyên liệu đầu vào, mức độ phát thải cao.
- Phân bố các cơ sở sản xuất, đặc biệt là các ngành gây ô nhiễm cao.
6.4.2 Mục tiêu chung:
- Ngăn ngừa và giải quyết hiệu quả các vấn đề ô nhiễm môi trường gây ra do
hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện.
- Hoàn thiện hệ thống quản lý môi trường, hoàn thiện khung pháp lý, chính
sách ưu đãi phù hợp.
- Nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp.
6.4.3 Quy hoạch phát triển các ngành chủ lực
Tập trung đầu tư hình thành các khu và cụm công nghiệp tập trung, thực hiện các
chính sách ưu đãi để kêu, gọi, thu hút các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài tạo động lực
cho các ngành công nghiệp phát triển, trong đó chú trọng phát triển các ngành công
nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ và sử dụng nhiều lao động tại địa phương, ít gây ô
nhiễm môi trường.
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Danh mục đầu tư các khu và cụm công nghiệp – TTCN sau:
- Khu công nghiệp Dầu Giây có quy mô 350ha (đợt đầu 100ha), dự kiến phát
triển các ngành công nghiệp nhẹ, ít ảnh hưởng ô nhiễm.
- Khu công nghiệp xã Lộ 25 có quy mô 250ha (đợt đầu 100ha) phát triển các loại
hình công nghiệp tiêu dùng.
- Cụm CN – TTCN Quang Trung có quy mô 50ha, phát triển các ngành chế biến
nông – lâm nghiệp và may mặc.
- Cụm CN – TTCN Sóc Lu có quy mô 200ha (đợt đầu 50ha), phát triển các
ngành sản xuất vật liệu xây dựng, kể cả vật liệu xây dựng mới.
- Cụm CN – TTCN Gia Tân 2 có quy mô khoảng 100ha (đợt đầu 50ha), phát
triển các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, cơ sở chế biến nông, lâm nghiệp và may
mặc.
Quy hoạch phát triển các ngành CN – TTCN địa phương:
Công nghiệp-TTCN địa phương sẽ tập trung vào phát triển một số ngành hàng
chủ lực như: khai thác đá, vật liệu san lấp (bố trí điểm khai thác tập trung tại Quang
Trung) xây đỡ; sản xuất gạch ngói, chế biến nông sản và thực phẩm (xay xát lúa
bắp, chế biến cao su, điều, thức ăn gia súc…), chế biến rau quả (chuối sấy, đồ hộp…)
may mặc và giầy da xuất khẩu; sản xuất các sản phẩm từ gỗ và kim loại; sửa chữa ô tô
và các loại máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp; đồng thời phát triển nhanh ngành
cung cấp và phân phối điện nước.
*Các yêu cầu khi bố trí Khu công nghiệp theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
quy hoạch xây dựng(QCXDVN01:2008/BXD)ban hành theo quy định số
04/2008/QD-BXD ngày 3/4/2008 của Bộ xây dựng
1) Quy hoạch xây dựng, cải tạo, mở rộng các khu, cụm công nghiệp phải đảm
bảo các yêu cầu sau:
- Bảo vệ môi trường:
+ Phải đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
+ Vị trí các xí nghiệp công nghiệp phải đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất
những ảnh hưởng xấu tới môi trường đô thị, tuân thủ các quy định tại mục 2 và mục 3
trong mục 2.7.1 này.
- Tổ chức sản xuất thuận lợi và hợp lý.
- Bố trí các công trình phù hợp với điều kiện địa hình, địa chất, cảnh quan, hài
hoà với các quần thể kiến trúc khác trong đô thị và đảm bảo các yêu cầu về phòng
chống cháy nổ.

145
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

- Bố trí hợp lý mạng lưới kỹ thuật hạ tầng và cây xanh


- Sử dụng hợp lý đất đai.
2) Vị trí các xí nghiệp công nghiệp
Vị trí các xí nghiệp phải đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sống
của khu dân cư:
- Những xí nghiệp có thải chất độc hại, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường phải
ở cuối hướng gió chính, cuối các dòng sông, suối so với khu dân cư.
- Tuỳ theo tác động độc hại tới môi trường và khối lượng vận tải ra vào nhà máy
mà bố trí như sau:
+ Bố trí ở ngoài phạm vi đô thị: các xí nghiệp dùng các chất phóng xạ mạnh
hoặc dễ gây cháy nổ; các bãi phế liệu công nghiệp có quy mô lớn hoặc chứa các phế
liệu nguy hiểm.
+ Bố trí ở xa khu dân dụng, trường hợp được phép bố trí ngay trong khu dân cư:
các xí nghiệp có chất thải và mức độ gây ồn, gây rung chấn đảm bảo tiêu chuẩn cho
phép đối với khu dân cư, và phải được kiểm soát nghiêm ngặt về các tiêu chí môi
trường.
3) Dải cách ly vệ sinh:
- Tùy theo mức độ độc hại về môi trường, giữa các công trình công nghiệp và
khu dân cư phải có dải cách ly vệ sinh.
- Chiều rộng dải cách ly phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu theo tiêu chuẩn môi
trường Việt nam.
- Trong dải cách ly vệ sinh, tối thiểu 50% diện tích đất phải được trồng cây xanh
và không quá 40% diện tích đất có thể được sử dụng để bố trí bãi đỗ xe, trạm bơm, trạm
xử lý nước thải, trạm trung chuyển chất thải rắn.
4) Bãi phế liệu, phế phẩm:
- Bãi phế liệu, phế phẩm công nghiệp phải được rào chắn và không làm ảnh
hưởng xấu tới điều kiện vệ sinh của các xí nghiệp xung quanh và không làm nhiễm bẩn
môi trường.
- Bãi chứa các phế liệu nguy hiểm (dễ gây cháy nổ, dịch bệnh...) phải có biện
pháp xử lý các chất độc hại và đảm bảo khoảng cách ly.
* Quy định về sử dụng đất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp theo Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng(QCXDVN01/2008/BXD)ban hành
theo quy định số 04/2008/QD-BXD ngày 3/4/2008 của Bộ xây dựng

146
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

- Đất xây dựng khu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (TTCN) phải được quy
hoạch phù hợp với tiềm năng phát triển công nghiệp, quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội và các chiến lược phát triển có liên quan của từng đô thị.
- Đất kho tàng phục vụ đô thị: các khu kho tàng không độc hại phục vụ đô thị có
thể bố trí trong các khu dân dụng. Các khu kho tàng có nguy cơ phát thải độc hại phải
được bố trí trong các khu, cụm công nghiệp hoặc bố trí độc lập và phải đảm bảo các
điều kiện cách ly và xử lý chất thải đảm bảo yêu cầu về quản lý môi trường.
Quy hoạch sử dụng đất trong khu công nghiệp – TTCN cần đảm bảo các yêu cầu
về chức năng hoạt động của khu công nghiệp. Tỷ lệ các loại đất trong khu công nghiệp
phụ thuộc vào vị trí của khu công nghiệp, mô-đun diện tích của các lô đất xây dựng nhà
máy, kho tàng, nhưng cần phù hợp với các quy định ở bảng sau.
Bảng 6.3: Tỷ lệ các loại đất trong khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Loại đất Tỷ lệ (% diện tích toàn khu)
Nhà máy, kho tàng ≥55
Các khu kỹ thuật ≥1
Công trình hành chính, dịch vụ ≥1
Giao thông ≥8
Cây xanh ≥10
Nguồn: QCXDVN 01/2008/BXD
- Mật độ xây dựng:
Bảng 6.4: Mật độ xây dựng thuần (net-tô) tối đa đối với đất xây dựng nhà máy
Chiều cao xây dựng Mật độ xây dựng tối đa (%) theo diện tích lô đất
công trình trên mặt đất ≤ 5.000m2 10.000m2 ≥ 20.000m2
(m)
≤10 70 70 60
13 70 65 55
16 70 60 52
19 70 56 48
22 70 52 45
25 70 49 43
28 70 47 41
31 70 45 39
34 70 43 37
37 70 41 36
40 70 40 35
>40 70 40 35

147
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Mật độ xây dựng thuần tối đa đối với đất xây dựng nhà máy, kho hàng
+ Mật độ xây dựng gộp (brut-tô) tối đa trong toàn khu công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp là 50%.

148
6.4.4 Kế hoạch thực hiện

Stt Giải pháp thực hiện Kinh Giai đoạn thực hiện Chủ trì
phí 2009 2010 2015 Phối hợp
(triệu -2010 -2015 -2020
đồng)
I NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO CÁN BỘ
QUẢN LÝ CẤP HUYỆN
1 Đào tạo và bổ sung đội ngũ cán bộ chuyên trách 150 X X UBND
về quản lý môi trường, công nghệ kỹ thuật môi huyện
trường.
- Bổ sung cán bộ có chuyên môn về môi trường.
P.TNMT
- Cử các bộ chuyên trách theo học các khóa học Sở TN&MT
chuyên ngành ngắn hạn: Sản xuất sạch hơn,
Các đơn vị đào tạo
quan trắc không khí, nước, nâng cao nhận thức
cộng đồng…
- Quy hoạch cán bộ nguồn tham dư các khóa học
dài hạn: đại học, cao học, chuyên tu…
2 Thu hút và tạo cơ hội cho các cán bộ trẻ có - X X UBND Sở TN&MT
chuyên môn và kinh nghiệm trong khu vực về huyện P.TNMT
làm việc tại địa phương Doanh nghiệp
II TẬP HUẤN, HỘI THẢO VỀ LUẬT VÀ CÁC
GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM CHO
DOANH NGHIỆP
1 Phổ biến luật và các văn bản dưới luật về BVMT 100 X P.TNMT UBND huyện
P.TNMT
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Stt Giải pháp thực hiện Kinh Giai đoạn thực hiện Chủ trì
phí 2009 2010 2015 Phối hợp
(triệu -2010 -2015 -2020
đồng)
2 Hướng dẫn thực hiện các loại giấy phép, báo cáo X X P.TNMT Doanh nghiệp
môi trường cho cán bộ chuyên trách, các doanh Đơn vị chuyên môn
nghiệp có quy mô lớn. Chuyên gia
3 Giới thiệu và thí điểm áp dụng hệ thống quản lý X X X P.TNMT
môi trường ISO 14001 cho một số Doanh nghiệp
trên địa bàn
4 Phân loại các chất thải rắn: Chất thải nguy hại, X X X
sản xuất, sinh hoạt…
5 Tiêu chuẩn cho các nguồn thải áp dụng tại VN X X X
6 Chương trình thí điểm áp dụng sản xuất sạch hơn X P.TNMT
và tiết kiệm năng lượng, cho một số doanh nghiệp
sản xuất điển hình
7 Nhân rộng mô hình thí điểm áp dụng sản xuất X X P.TNMT
sạch hơn và tiết kiệm năng lượng
8 Tọa đàm và hội thảo: 40 X P.TNMT
- Hiện trạng và quy hoạch môi trường công
nghiệp của tỉnh và huyện trong thời gian tới.
- Tình hình tuân thủ pháp luật về BVMT của các
doanh nghiệp trong khu vực.
III. QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP VÀ
TIẾN HÀNH DI DỜI
1 Xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp đáp ứng - X X UBND tỉnh Sở TN&MT
các yêu cầu về quy chuẩn xây dựng, thiết kế hệ P.TNMT
thống xử lý nước thải tập trung

150
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Stt Giải pháp thực hiện Kinh Giai đoạn thực hiện Chủ trì
phí 2009 2010 2015 Phối hợp
(triệu -2010 -2015 -2020
đồng)
UBND huyện
Doanh nghiệp
Đơn vị chuyên môn
2 Xây dựng lộ trình di dời và các chính sách X X UBND tỉnh Sở TN&MT
khuyến khích di dời các cơ sở sản xuất công P.TNMT
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp vào các khu công UBND huyện
nghiệp tập trung như cho vay vốn với lãi suất thấp Doanh nghiệp
thời hạn vay kéo dài, giảm thuế, giảm giá thuê
đất…
3 X UBND tỉnh Sở TN&MT,
Tiến hành thực hiện di dời các cơ sở sản xuất
P.TNMT
đang hoạt động theo lộ trình đã xây dựng.
UBND huyện
QUẢN LÝ CÁC NGUỒN THẢI: NƯỚC
IV
THẢI, KHÍ THẢI VÀ RÁC THẢI
Ngoài khu công nghiệp
Các cơ sở phải tự thực hiện xây dựng các công Do
trình xử lý nước thải và khí thải ngay trong khuôn doanhng
viên cơ sở hoặc thuê một đơn vị chức năng khác nghiệp X X X P.TNMT
đến thu gom về xử lý. Cơ sở phải xử lý nước thải thực Sở TNMT UBND huyện
đạt tiêu chuẩn loại A – TCVN 5945-1995. hiện
Lắp đặt thiết bị xử lý khí thải trước khi thải ra -
X X X
môi trường xung quanh.
Thiết kế khu vực thu gom, hợp đồng thu gom và - X X X Sở TNMT P.TNMT
xử lý chất thải công nghiệp và nguy hại theo đúng

151
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Stt Giải pháp thực hiện Kinh Giai đoạn thực hiện Chủ trì
phí 2009 2010 2015 Phối hợp
(triệu -2010 -2015 -2020
đồng)
UBND huyện
quy định Đơn vị tư vấn và thu
gom
- P.TNMT
Sở TNMT
Tổ chức thanh kiểm tra thường xuyên X X X UBND huyện
Cảnh sát môi trường
Trong khu công nghiệp
Nhà máy xư lý bắt đầu vận hành hệ thống xử lý Công ty
BQL các Sở TN&MT
nước thải khi tỉ lệ lấp đầy từ 20 -30%, và xử lý ĐT hạ X X
KCN P. TNMT
đạt tiêu chuẩn loại A – TCVN 5945-1995; tầng
Các cơ sở trong khu, cụm CN phải xử lý cục bộ Công ty BQL các Sở TN&MT
X X
để đạt tiêu chuẩn loại B – TCVN 5945-1995. KCN P. TNMT
Các nhà máy trong khu/cụm công nghiệp phải lắp - Sở TN&MT
BQL các
đặt thiết bị xử lý khí thải trước khi thải ra môi X X
KCN P. TNMT
trường xung quanh.
Các doanh ngiệp phải thiết kế khu vực thu gom, - Sở TN&MT, P.
BQL các
hợp đồng thu gom và xử lý chất thải công nghiệp X X TNMT
KCN
và nguy hại theo đúng quy định Đơn vị thu gom
Sở TNMT BQL các KCN,
Tổ chức thanh kiểm tra thường xuyên X X X
P.TNMT UBND Huyện
V HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LÝ
Phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn quản X X UBND tỉnh Sở TN&MT
lý môi trường đối với các loại hình doanh nghiệp P.TNMT

152
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Stt Giải pháp thực hiện Kinh Giai đoạn thực hiện Chủ trì
phí 2009 2010 2015 Phối hợp
(triệu -2010 -2015 -2020
đồng)
trong và nằm ngoài KCN giữa các cơ quan chức
năng quản lý môi trường khác nhau như Sở BQL KCN
TNMT và Phòng TNMT huyện như trách nhiệm UBND huyện
thẩm định dự án, nghiệm thu môi trường, kiểm tra
giám sát định kỳ và đột xuất.
Sở TNMT, P.TNMT,
Xây dựng bổ sung những cơ chế, chính sách BQL KCN
khuyến khích việc áp dụng ISO 14001, Sản xuất X UBND tỉnh
UBND huyện
sạch hơn và tiết kiệm năng lượng tại các nhà máy.

NÂNG CAO NĂNG LỰC VÀ HOÀN THIỆN


VI
HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc 500 Sở TNMT
phục vụ công tác đo đạc, giám sát các chỉ tiêu X X P. TNMT BQL KCN
môi trường nhanh.
Áp dụng công nghệ thông tin xây dựng cơ sở dữ 200 Sở TN&MT
liệu, giám sát việc xả thải tại các khu/cụm công BQL KCN
X P.TNMT
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp để phục vụ công
tác điều hành quản lý môi trường của huyện.
Tiến hành kiểm kê và phân loại về mức độ ô 50 UBND huyện
nhiễm đối với các cơ sở sản xuất đang hoạt động P.TNMT
để đề xuất các biện pháp xử lý như: xử lý ô X X Sở TNMT
BQL KCN
nhiễm, áp dụng sản xuất sạch hơn và tiết kiệm
năng lượng, đổi mới công nghệ, hoặc phải di dời.

153
6.5 KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN TRONG
KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
6.5.1 Mục tiêu kế hoạch
6.5.1.1 Mục tiêu tổng quát
Đảm bảo khai thác tài nguyên khoáng sản hợp lý, an toàn; bảo vệ môi trường tự
nhiên và xã hội trong và sau khi thực hiện các dự án khai thác khoáng sản.
6.5.1.2 Mục tiêu cụ thể
 Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản.
 Bảo vệ môi trường và an toàn lao động trong quá trình hoạt động khai
thác khoáng sản.
 Đảm bảo cải tạo, phục hồi môi trường sau khi khai thác khoáng sản.

 Bảo vệ môi trường xã hội trong khai thác khoáng sản.


6.5.2 Giải pháp thực hiện
Khoáng sản là dạng tài nguyên không phục hồi hoặc rất chậm hồi phục, do vậy
cần được khai thác hợp lý, có hiệu quả, không được làm thất thoát tài nguyên, không
ảnh hưởng xấu đến các hoạt động phát triển khác và đảm bảo an toàn môi trường sống.
Kế hoạch trong công tác bảo vệ môi trường và tài nguyên trong hoạt động khai thác
khoáng sản phải được triển khai trên cả hai góc độ là biện pháp quản lý (hoàn thiện các
văn bản pháp quy) và các biện pháp kỹ thuật.
Mục tiêu 1: Khai thác tài nguyên khoáng sản hợp lý.
 Xây dựng kế hoạch tổng thể và từng bước hoàn thiện khung pháp lý về hoạt
động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh và huyện
- Lựa chọn các loại hình khoáng sản thuộc thế mạnh của huyện và dự báo nhu cầu sử
dụng các khoáng sản có thị trường ổn định và lâu dài để đưa vào kế hoạch.
- Xây dựng kế hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản của huyện phải phù
hợp với quy hoạch, kế hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản của cả nước
đã được Chính phủ phê duyệt.
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên khoáng sản
trên địa bàn huyện và tỉnh, định hướng cho các doanh nghiệp đầu tư công nghệ khai
thác, chế biến nhằm nâng cao giá trị khoáng sản; khai thác, chế biến khoáng sản
phải đi đôi với bảo vệ môi trường, môi sinh, đảm bảo an ninh, quốc phòng, an toàn
lao động. Trường hợp khai thác khoáng sản không thuộc quy hoạch thăm dò; khai
thác, chế biến, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng và không thuộc diện dự
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia cần phải tuân thủ theo Giấy phép khai thác
khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Xây dựng kế hoạch bảo vệ, khai thác khoáng sản kết hợp với chế biến, sử dụng hợp
lý, tiết kiệm và có dự trữ lâu dài đối với các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền quản
lý của tỉnh, tăng cường bảo vệ các khu vực tài nguyên khoáng sản thuộc thẩm
quyền quy hoạch của Trung ương.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác
quản lý khoáng sản trên địa bàn huyện phù hợp với quy định của pháp luật về điều
kiện thực tế của địa phương trình UBND tỉnh ban hành. Phối hợp với các ngành liên
quan khoanh định các khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
 Thắt chặt công tác thẩm định, cấp phép cho các dự án khai thác khoáng sản
- Các dự án khai thác khoáng sản phải tuân thủ điều 9, Nghị định số 124/2007/NĐ-
CP. Theo đó, các dự án khai thác khoáng sản muốn hoạt động phải có:
• Giấy phép khai thác khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
• Các dự án phải được khảo sát, thăm dò và thiết kế khai thác đúng quy chuẩn, tiêu
chuẩn quy định và phải được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chặt
chẽ.
• Tất cả các dự án đầu tư mới, các cơ sở sản xuất kinh doanh khi mở rộng hay cải
tiến/thay đổi công nghệ đều phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc
bản cam kết bảo vệ môi trường. Giấy phép chỉ được cấp khi báo cáo đánh giá tác
động môi trường hay bản cam kết bảo vệ môi trường đã được duyệt.
• Điều kiện về năng lực và công nghệ phải đáp ứng:
o Dự án đầu tư phải lựa chọn công nghệ tiên tiến đảm bảo sản xuất ra sản
phẩm chất lượng cao, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường.
o Quy mô, công nghệ, thiết bị khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng phải
phù hợp với báo cáo đầu tư đã được phê duyệt; phù hợp với đặc điểm của
từng loại khoáng sản để nâng cao tối đa hệ số thu hồi khoáng sản chính,
khoáng sản đi kèm.
o Đối với hoạt động khai thác phải có ban điều hành dự án theo quy định của
pháp luật về khoáng sản... Người chủ cơ sở khai thác có năng lực (phải có
chuyên môn về khai thác mỏ hoặc địa chất, có kinh nghiệm trong khai thác
mỏ); cử cán bộ phụ trách về an toàn vệ sinh lao động….

155
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

 Đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra, phát hiện và xử lý các mỏ khai thác
khoáng sản trái phép
Kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất đối với hoạt động khai thác, chế biến
khoáng sản nhằm phát hiện và xử lý các hiện tượng gây ảnh hưởng đến môi trường do
hoạt động này gây ra. Yêu cầu các tổ chức cá nhân thực hiện đầy đủ nội dung của báo
cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Kiên
quyết giải toả các tụ điểm khai thác khoáng sản trái phép. Xử lý nghiêm, kịp thời các
trường hợp vi phạm Luật Khoáng sản theo thẩm quyền. Đội ngũ cán bộ thanh tra
khoáng sản, thanh tra môi trường phải có đủ năng lực, trình độ nghiệp vụ thanh tra,
kiểm tra.
 Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các sản phẩm
khoáng sản có giá trị kinh tế cao
Việc khai thác khoáng sản tại huyện Thống Nhất chủ yếu và có tiềm năng nhất là
đá xây dựng được định hướng như sau:
- Đẩy mạnh việc khai thác đá xây dựng thông thường phục vụ các công trình xây
dựng vì nhu cầu đá xây dựng sẽ tăng trong thời gian sắp tới vì vậy cần có kế hoạch
quy hoạch các vùng có triển vọng để đưa vào khai thác cung cấp cho thị trường
huyện và khu vực miền Đông Nam bộ.
- Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan lập kế hoạch thăm dò, khai thác, chế biến
và sử dụng các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh.
- Thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định phê duyệt trữ lượng trong báo cáo thăm dò
khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.
 Xây dựng cơ chế khuyến khích chuyển đổi, áp dụng công nghệ khai thác và
chế biến khoáng sản tiên tiến, giúp tiết kiệm nguyên liệu khai thác
- Đối với các dự án đầu tư mới: phải sử dụng các công nghệ khai thác, chế biến tiên
tiến, thân thiện môi trường để tối ưu hóa hệ số thu hồi khoáng sản chính và khoáng
sản đi kèm như một điều kiện bắt buộc trong phê duyệt dự án đầu tư.
- Đối với các dự án đang hoạt động: bắt buộc phải chấm dứt ngay các công nghệ khai
thác không an toàn, nên sử dụng phương pháp bắn mìn mới như vi sai phi điện, vi
sai dây nổ kết hợp kíp nổ rải trên mặt để giảm chấn động rung, đá văng cũng như
đảm bảo an toàn cho người tham gia nổ mìn; khuyến khích chuyển đổi sang công
nghệ khai thác, chế biến tiên tiến, thân thiện môi trường tối ưu hóa hệ số thu hồi
khoáng sản. Quy mô, công nghệ, thiết bị khai thác khoáng sản làm vật liệu xây
dựng phải phù hợp với báo cáo đầu tư đã được phê duyệt. Đối với hoạt động khai
thác phải có ban điều hành dự án theo quy định của pháp luật và khoáng sản... Đối

156
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

với các mỏ khoáng sản nằm trên ranh giới của các địa phương thì phương án khai
thác phải được chính quyền các địa phương liên quan chấp thuận về công nghệ khai
thác, phân chia khu vực cho các đối tác cùng tham gia đầu tư khai thác và các nghĩa
vụ liên quan khác.
Mục tiêu 2: Bảo vệ môi trường và an toàn lao động trong quá trình hoạt động của
các mỏ khai thác khoáng sản.
Về môi trường, phát triển bền vững bên cạnh đòi hỏi phải sử dụng tài nguyên
khoáng sản hợp lý và tiết kiệm thì chúng ta phải chọn lựa kỹ thuật và công nghệ tiên
tiến để nâng cao sản lượng, cũng như đáp ứng nhu cần của dân số tăng nhanh. Mục tiêu
khai thác khoáng sản phải gắn với bảo vệ môi trường và an toàn lao động trong quá
trình hoạt động của các mỏ khai thác. Và theo kết quả khảo sát, ô nhiễm môi trường
chính gây ra trong quá trình khai thác khoáng sản là bụi và tiếng ồn. Để thực hiện mục
tiêu này, ta thực hiện một số giải pháp như sau:
 Đào tạo và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp khai
thác khoáng sản
- Tích cực tuyên truyền, phổ biến kiến thức về luận và quy định trong khai thác
khoáng sản, bảo vệ môi trường và các phương pháp khai thác tiên tiến, thân thiện
môi trường,...để nâng cao nhận thức và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong
khai thác khoáng sản cho mọi người dân và cho các tổ chức, cá nhân tham gia khai
thác, chế biến khoáng sản.
- Có chương trình đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật – công nhân
lành nghề để từng bước làm chủ việc khai thác và chế biến khoáng sản.
 Tăng cường công tác thanh tra, giám sát khai thác khoáng sản sau cấp phép
Thường xuyên kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản và sau cấp phép, nhất là
việc thuê đất, ký quỹ phục hồi môi trường, thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
môi trường, các nghĩa vụ nộp ngân sách, sử dụng lao động và an toàn lao động trong
khai thác.
Các cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản phải tự thực hiện các giải pháp giảm
thiểu ô nhiễm đất, nước và không khí:
- Bắt buộc xây dựng các công trình xử lý nước thải và khí thải đạt tiêu chuẩn môi
trường ngay trong khuôn viên cơ sở hoặc thuê một đơn vị chức năng khác đến thu
gom về xử lý.
- Xây dựng và thực hiện nghiêm túc các nội quy giảm thiểu ô nhiễm không khí trong
hoạt động vận chuyển, khai thác và chế biến khoáng sản (ví dụ: phủ bạt xe, phun
nước xung quanh mỏ, tạo vành đai cây xanh, sử dụng thiết bị đập, nghiền, sàn trong

157
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

một qui trình kín, đảm bảo dốc bờ moong an toàn trong khai thác để phòng chống
sạt lở bờ mong, …)
 Thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với các hoạt động khai thác khoáng
sản theo Nghị định số 63/2008/NĐ-CP
- Theo quy định này Hội đồng nhân dân tỉnh sẽ quyết định mức thu phí cụ thể đối với
từng loại khoáng sản cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
- Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là khoản thu ngân sách địa
phương hưởng 100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường tại địa
phương.
Mục tiêu 3: Đảm bảo cải tạo, phục hồi môi trường sau khi khai thác khoáng sản
 Doanh nghiệp phải ký quỹ cam kết cải tạo, phục hồi môi trường sau khi khai
thác để áp dụng trên địa bàn tỉnh và huyện theo Quyết định 71/2008/QÐ-TTg.
- Số tiền ký quỹ tối thiểu phải bằng chi phí thực tế để cải tạo, phục hồi môi trường
sau khai thác khoáng sản. Việc nhận ký quỹ của các tổ chức, cá nhân được phép
khai thác khoáng sản sẽ do Quỹ bảo vệ môi trường đảm trách.
- Khoản tiền ký quỹ được tính toán căn cứ vào quy mô khai thác, tác động xấu
đến môi trường, đặc thù của vùng mỏ sau khai thác, chi phí cần thiết để cải tạo,
phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản.
- Nguyên tắc tính toán số tiền ký quỹ dựa trên cơ sở dự báo tác động xấu nhất tới
môi trường sinh thái do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra. Việc sử dụng
tiền ký quỹ phải bảo đảm đúng mục đích nhằm cải tạo, phục hồi môi trường sau
khai thác khoáng sản.
- Tổ chức, cá nhân sau khi hoàn thành việc cải tạo, phục hồi môi trường từng phần
hoặc toàn bộ, được phép rút từng phần hoặc toàn bộ số tiền đã ký quỹ tại Quỹ
bảo vệ môi trường.
 Đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi giấy phép đối với tổ chức, cá nhân khai thác
khoáng sản không thực hiện việc ký quỹ, đồng thời tiến hành xử phạt vi phạm
hành chính và tổ chức, cá nhân này phải chịu trách nhiệm khắc phục các hậu
quả gây ra đối với môi trường theo quy định của pháp luật.
Mục tiêu 4: Bảo vệ môi trường xã hội trong khai thác khoáng sản
 Thực hiện phương án di dân, đền bù một cách hợp lý, hợp tình và phù hợp với quy
định hiện hành của Chính phủ.
 Khuyến khích tuyển dụng công nhân người địa phương vào làm việc tại các cơ sở
khai thác.

158
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

 Điều chỉnh vị trí khai thác khi phát hiện ra các công trình xây dựng trên các di tích
lịch sử, đảm bảo tính toàn vẹn của tài nguyên lịch sử và văn hóa.
 Bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên
thiên nhiên khác.
 Thảo luận và thống nhất với địa phương trong việc hình thành các cụm dân cư mới
là gia đình công nhân mỏ và tạo cơ hội để họ có điều kiện hào nhập với cộng đồng
dân cư địa phương về nếp sống, văn hóa, tập tục…
 Sau khi mỏ ngừng khai thác: bố trí tạo việc làm cho công nhân tại các mỏ mới hoặc
trong các ngành kinh tế khác.
6.5.3 Kế hoạch thực hiện

159
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Giai đoạn thực hiện


Kinh phí
Mục tiêu Giải pháp 2009 2010 2015 Chủ trì Phối hợp
(triệu đồng)
-2010 -2015 -2020
- Phòng
Xây dựng kế hoạch tổng thể và TN&MT UBND tỉnh
hoàn thiện khung pháp lý về hoạt huyện
200 X Sở TN&MT
động khai thác tài nguyên khoáng
sản trên địa bàn tỉnh và huyện - UBND Sở KH&ĐT
huyện
- Phòng
Thắt chặt công tác thẩm định, cấp TN&MT UBND tỉnh
Mục tiêu 1: Khai thác phép cho các dự án khai thác - Theo dự án cụ thể huyện Sở TN&MT
tài nguyên khoáng sản khoáng sản - UBND Sở KH&ĐT
hợp lý. huyện
Đẩy mạnh công tác thanh kiểm
Sở
tra, phát hiện và xử lý các mỏ 200 X X Phòng TN&MT huyện
TN&MT
khai thác khoáng sản trái phép
Xây dựng cơ chế, chính sách UBND tỉnh
khuyến khích đầu tư phát triển UBND
100 X Sở TN&MT
các sản phẩm khoáng sản có giá huyện
trị kinh tế cao Sở KH&ĐT
Mục tiêu 2: Bảo vệ môi - Phòng
Đào tạo và nâng cao nhận thức
trường và an toàn lao TN&MT
bảo vệ môi trường cho các doanh
động trong quá trình 100 X huyện Sở TN&MT
nghiệp khai thác khoáng sản
hoạt động của các mỏ - UBND
khai thác khoáng sản. huyện
Tăng cường công tác thanh tra, Phòng Phòng Cảnh sát MT
giám sát khai thác khoáng sản sau 600 X X X TN&MT
cấp phép huyện Sở TN&MT

Thực hiện thu phí bảo vệ môi - X X X Sở TN Phòng TN&MT huyện

160
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Giai đoạn thực hiện


trường đối với Kinh phí
Mục tiêu Giảicác hoạt động khai
pháp Chủ trì Phối hợp
thác khoáng sản theo Nghị định (triệu đồng) &MT
số 63/2008/NĐ-CP
Doanh nghiệp phải ký quỹ cam - Sở
kết cải tạo, phục hồi môi trường TN&MT
sau khi khai thác để áp dụng trên - Khi bắt đầu triển khai dự án - Quỹ Phòng TN&MT huyện
địa bàn tỉnh và huyện theo theo BVMT Việt
Quyết định 71/2008/QÐ-TTg. Nam
Mục tiêu 3: Đảm bảo
cải tạo, phục hồi môi Đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi
trường sau khi khai giấy phép đối với tổ chức, cá nhân
thác khoáng sản khai thác khoáng sản không thực
hiện việc ký quỹ, đồng thời tiến
Sở TN
hành xử phạt vi phạm hành chính - X X X Phòng TN&MT huyện
&MT
và tổ chức, cá nhân này phải chịu
trách nhiệm khắc phục các hậu
quả gây ra đối với môi trường
theo quy định của pháp luật.
Thực hiện phương án di dân, đền - UBND
Mục tiêu 4 : Bảo vệ bù một cách hợp lý, hợp tình và Tùy dự án cụ
Tùy dự án cụ thể huyện UBND tỉnh
môi trường xã hội phù hợp với quy định hiện hành thể
- Chủ dự án
trong khai thác khoáng của Chính phủ.
sản Khuyến khích tuyển dụng công - UBND
UBND tỉnh
nhân người địa phương vào làm - Tùy dự án cụ thể huyện
việc tại các cơ sở khai thác. Sở LĐ TB XH
- Chủ dự án
Điều chỉnh vị trí khai thác khi - Tùy dự án cụ thể - UBND UBND tỉnh
phát hiện ra các công trình xây huyện Sở TN &MT
dựng trên các di tích lịch sử, đảm - Chủ dự án
bảo tính toàn vẹn của tài nguyên
lịch sử và văn hóa.

161
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Mục tiêu Giải pháp Kinh phí Giai đoạn thực hiện Chủ trì Phối hợp
(triệu đồng) - Chủ dự án
Bảo vệ môi trường, cảnh quan - Phòng
thiên nhiên, danh lam thắng cảnh TN&MT UBND tỉnh
- Tùy dự án cụ thể
và các tài nguyên thiên nhiên huyện Sở TN &MT
khác - UBND
huyện
Thảo luận và thống nhất với địa
phương trong việc hình thành các
cụm dân cư mới là gia đình công Tùy dự án cụ - UBND UBND tỉnh
nhân mỏ và tạo cơ hội để họ có thể và quy Tùy dự án cụ thể huyện Sở Xây dựng
điều kiện hào nhập với cộng đồng hoạch huyện - Chủ dự án Sở TN &MT
dân cư địa phương về nếp sống,
văn hóa, tập tục…
Sau khi mỏ ngừng khai thác: bố - UBND
trí tạo việc làm cho công nhân tại UBND tỉnh
- Khi kết thúc dự án cụ thể huyện
các mỏ mới hoặc trong các ngành Sở LĐTB XH
kinh tế khác. - Chủ dự án

162
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

6.6 KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG


NGHIỆP
6.6.1 Kế hoạch quản lý môi trường chăn nuôi
6.6.1.1 Mục tiêu kế hoạch
a. Mục tiêu tồng quát
Giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường và tăng cường kiểm soát dịch bệnh do
hoạt động chăn nuôi trên địa bàn huyện.
b. Mục tiêu cụ thể
- Kiểm soát ô nhiễm môi trường và dịch bệnh từ hoạt động chăn nuôi
- Chuyển đổi chăn nuôi phân tán quy mô nhỏ thành các trang trại chăn nuôi tập
trung có quy mô lớn, đầy mạnh di dời vào các khu quy hoạch chăn nuôi tập
trung.
6.6.1.2 Giải pháp thực hiện
Mục tiêu 1: Kiểm soát ô nhiễm môi trường và dịch bệnh từ hoạt động chăn nuôi
 Tăng cường các biện pháp quản lý môi trường trong chăn nuôi.

- Các cơ sở chăn nuôi, nhất là các cơ sở chăn nuôi có quy mô lớn và vừa phải có các
hình thức cam kết tự xử lý môi trường đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường theo
quy định của các cơ quan chức năng, cụ thể như sau:
o Các trang trại có quy mô lớn (>1000 đầu gia súc hoặc > 20.000 đầu gia cầm)
đều phải lập báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường căn cứ theo Nghị định
21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ.
o Các cơ sở có quy mô nhỏ hơn đều phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường.
o Cũng theo nghị định này (điểm 1, khoản 9 Điều 1), các cơ sở đã hoạt động
trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 mà không có quyết định phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn
môi trường thì phải lập đề án bảo vệ môi trường trình cơ quan quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường phê duyệt hoặc xác nhận.
Phòng Tài nguyên Môi trường huyện cần vận dụng linh hoạt và hướng dẫn
người dân thực hiện các thủ tục này.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát ô nhiễm môi trường từ hoạt động
chăn nuôi, xử lý nghiêm các hộ không có biện pháp xử lý chất thải (phạt tiền, không
cấp giấy phép nuôi, siết chặt đầu ra,…)

163
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

 Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ chăn nuôi, nâng cao nhận thức cộng đồng
và tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ khuyến nông và thú y
- Huyện Thống Nhất có quy mô chăn nuôi rất lớn, để chuyển giao nhanh và kịp thời
các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ chăn nuôi, kiểm soát tốt dịch bệnh, cần tăng
cường lực lượng cán bộ khuyến nông về chăn nuôi, cán bộ thú y trong mạng lưới
khuyến nông đến từng thôn ấp (với các địa bàn trọng điểm).. Tăng thêm kinh phí để
đảm bảo đời sống, và trang thiết bị nâng cao hiệu lực quản lý thú y và hoạt động
khuyến nông.
- Lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm từ chất thải chăn
nuôi vào các chương trình khuyến nông.
- Đảm bảo các hộ nuôi quy mô tập trung đều có các tài liệu hướng dẫn về kỹ thuật và
công nghệ nuôi và công nghệ xử lý chất thải, giới thiệu về các giống mới đang
khuyến cáo nuôi, danh mục các loại hóa chất bị cấm, các yêu cầu về vệ sinh môi
trường trong chăn nuôi,…
- Tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan nghiên cứu, các doanh nghiệp chăn nuôi có
quy mô lớn ở Trảng Bom, Biên Hòa, TP.HCM, nhất là với các cơ sở nghiên cứu
đóng trên địa bàn huyện và các cơ sở giết mổ quy mô lớn để ứng dụng dụng nhanh
các tiến bộ kỹ thuật, trợ giúp về vốn và tiêu thụ sản phẩm ổn định.
 Khuyến khích ứng dụng linh hoạt các công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi.
- Trước mắt ứng dụng các mô hình các mô hình xử lý ch6át thải có hiệu quả và thiết
thực:
o Mô hình gom phân vào bao kết hợp với xây dựng hệ thống biogas phân
giải phần chất thải còn lại trong nước rửa chuồng. Khuyến khích đầu tư máy
phát điện từ nguồn biogas.
o Mô hình sử dụng hệ thống bể lắng, xả nước đã được xử lý theo hệ thống
tiêu hoặc ra ao chứa 2 cấp (2 ao), ao sau nước thải có thể sử dụng nuôi cá (đã có
một số hộ của Đồng Nai ứng dụng thành công mô hình này). Mô hình này có thể
ứng dụng cho các khu vực có địa hình thấp thuộc các xã phía Nam.
o Nhà nước đầu tư xây dựng các mô hình biogas lớn và vừa (loại bể biogas
có thể tích khoảng 50 đến 200 m3) tại các xã và trợ giúp xây dựng bể biogas để
xúc tiến xử lý tốt chất thải (phụ phẩm) trong chăn nuôi.
- Về lâu dài, thử nghiệm mô hình xử lý hiện đại khác để ứng dụng rộng rãi các mô
hình phù hợp như:
o Xử lý toàn bộ chất thải bằng phương pháp Biogas kết hợp phát điện để
điện khí hóa toàn bộ các hoạt động của trang trại và làm dịch vụ cung cấp điện
164
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

hoặc bán khí. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi và hỗ trợ chương trình phát
điện hoặc cung cấp khi đốt từ nguồn biogas tập trung.
o Xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ sinh học: Chất thải chăn nuôi
theo hệ thống dẫn áp kín áp lực âm (chìm xuống dưới đất) chuyển về giếng thu
chất thải, các chất thải được tách ra để sản xuất phân hữu cơ, chất thải lỏng được
chuyển vào hệ thống yếm khí, sau đó được bổ sung các men sinh học và chuyển
sang bể lên men, sau khi lên men được chuyển sang sục khí. Sauk hi xử lý, nước
được chuyển sang các bể chứa dùng tưới cây bóng mát, cây ăn trái trong khu
chăn nuôi hoặc xả ra môi trường.
o Sử dụng các chế phẩm sinh học bổ sung trong thức ăn chăn nuôi và ủ
phân (CTAIR-1 và CTAIR-2) nhằm giảm ô nhiễm môi trường
- Vận động bỏ các công nghệ nuôi có nguy cơ gây ô nhiễm cao như phun nước cho
gà, làm bể tăm cho heo…
 Khuyến khích sử dụng có hiệu quả nguồn phân hữu cơ
- Khuyến khích và có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi
sinh từ nguồn nguyên liệu là phân gia súc, gia cầm, kết hợp khuyến khích các hộ
dân trong vùng sử dụng nguồn phân này vào thâm canh bền vững cho các loại cây
trồng.
- Khuyến khích trồng cây lâu năm và xây ao nuôi cá trong khuôn viên trang trại giúp
tận dụng được nguồn phân ngay tại chỗ.
- Khuyến khích các trang trại chăn nuôi tập trung xây dựng khu dự trữ phân để phòng
khi việc tiêu thụ phân gặp khó khăn (nhất là vào mùa mưa).
 Đầu tư hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn
(xem phần Kế hoạch quản lý chất thải rắn)
Như đã nêu trên, qua khảo sát, các loại chất thải phát sinh từ các trang trại và hộ
chăn nuôi đều phải tự xử lý, không đảm bảo an toàn vệ sinh, đặc biệt là đối với các
chất thải nguy hại (vd: xác ĐV chết, bao bì hóa chất, thuốc thú y,…). Do đó, cần
phải đẩy mạnh hoạt động thu gom xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện nói chung
và đối với các cơ sở chăn nuôi nói riêng đảm bảo các loại chất thải được xử lý theo
đúng quy định.
Mục tiêu 2: Chuyển đổi chăn nuôi phân tán quy mô nhỏ thành các trang trại chăn
nuôi tập trung có quy mô lớn, đầy mạnh di dời vào các khu quy hoạch chăn nuôi tập
trung.
 Thành lập ban chỉ đạo phát triển chăn nuôi tập trung (Theo quy định tại điều
2 Quyết định 403/QĐ-UBND)
165
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

- Chủ quản đầu tư: UBND huyện Thống Nhất. Ủy ban nhân dân huyện Thống Nhất có
trách nhiệm:
o Là cơ quan đầu mối, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan thông báo
rộng rãi quy hoạch theo quy định. Tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch theo
các nội dung của báo cáo quy hoạch.
o Xây dựng kế hoạch cụ thể, phân kỳ đầu tư từng năm, sắp xếp thứ tự dự án ưu
tiên đầu tư để từng bước triển khai thực hiện có hiệu quả cao nhất quy hoạch đề
ra.
o Căn cứ vào nội dung chính của quy hoạch, phối hợp với các Sở ngành, các tổ
chức, thành phần kinh tế huy động các nguồn lực để cân đối và triển khai thực
hiện đầu tư kinh phí và thời gian phù hợp.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với chức năng nhiệm vụ được phân công,
phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Thống Nhất và các Sở, ngành liên quan triển
khai thực hiện quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung; kiểm tra, đôn đốc các địa
phương, các tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy hoạch.
 Chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung và xúc tiến di dời
các cơ sở chăn nuôi từ vùng cấm nuôi vào khu quy hoạch chăn nuôi tập trung
- Các hộ chăn nuôi tại khu CNTT được hưởng chính sách ưu đãi nhất về đất đai và
đất xây dựng chuồng trại cũng là đất nông nghiệp nên không phải xin giấy phép xây
dựng mà chỉ cần giấy phép chăn nuôi (hiện là gà và sau này là heo). Được hỗ trợ
nguồn vốn vay ưu đãi cho xây dựng các công trình xử lý chất thải. Miễn thuế và hỗ
trợ tiếp thị cho các cơ sở chế biến phân hữu cơ vi sinh từ nguồn chất thải chăn nuôi.
- Chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi (nên hỗ trợ theo đầu con hoặc quy mô
chuồng trại (m2) với mức 30-50% so với xây dựng mới chuồng trại. Hoặc hỗ trợ lãi
vay ngân hàng cho các hộ di dời vay cho xây dựng chuồng trại hoặc sang nhượng
quyền sử dụng đất làm trang trại chăn nuôi.
- Chính sách giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc, vải bạt làm
biogas và các vật tư kỹ thậut có liên quan đến phát triển chăn nuôi.
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai hỗ trợ các doanh nghiệp chăn nuôi tiếp
cận với nguồn vốn vay Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam.
- Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Nai, Cục Chăn nuôi đưa huyện vào Chương
trình nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi (dự án dành cho doanh nghiệp
vừa và nhỏ). Huyện có trên 400 trang trại chăn nuôi vừa và nhỏ. Dự án này sẽ được
triển khai trong giai đọan 2008 -2013.
 Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển chăn nuôi tập trung
166
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

- Bố trí cán bộ chuyên trách chăn nuôi mỗi xã 1 người, trình độ đại học. Đề nghị
chính phủ cho biên chết thành công chức nhà nước, hưởng lương từ nguồn
ngân sách.
- Trạm thú y và trạm khuyến nông theo mạng lưới tổ chứ của Chi cục thú y và
trung tâm khuyến nông của tỉnh, nhưng phải tăng cường đủ số lượng và đảm
bảo có trình độ đại học trở lên và thường xuyên tham gia các khóa tập huấn,
các hột thảo chuyên đề có liên quan.
- Chủ trang trại: đào tạo tương đối toàn diện như công nghệ sản xuất, xử lý chất
thải, quy trình phòng chống dịch bệnh, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm,
… Dự các cuộc hội thảo và tham quan. Đảm bảo đến năm 2015 tất cả các chủ
trang trại đều tham gia các khóa đào tạo.
- Các kỹ thuật viên của trang trại: các chủ trang trại cần tạo điều kiện thời gian
cho các công nhân có điều kiện làm lâu dài trong trang trại tham dự các lớp tập
huấn kỹ thuật công nghệ, phòng chống dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực
phẩm,…
 Cơ chế quản lý và đầu tư trong vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung
- UBND huyện giao việc tổ chức và quản lý phát triển các khu chăn nuôi tập trung
cho UBND các xã, UBND các xã có thể thành lập hợp tác xã chăn nuôi tùy theo tình
hình thực tế của địa phương và có chủ trang trại tham gia để tự tổ chức quản lý theo
đúng quy định của Nhà nước.
- Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung sẽ được công bố rộng rãi, công khai tại từng xã
trong huyện.
- Nhà nước sẽ xem xét hỗ trợ vốn xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các khu chăn nuôi
tập trung, các mô hình và các chương trình nghiên cứu thử nghiệm, một số hoạt
động của hiệp hội từ các chương trình lồng ghép phát triển kinh tế-xã hội trên địa
bàn.
- Quy định khi xây dựng chuồng trại, diện tích xây dựng so với khuôn viên trang trại
không vượt quá 25% với trại heo và không vượt quá 40% với trại gà. Diện tích còn
lại cần được duy trì cây lâu năm (nếu đã có), hoặc trồng mới, hoặc cải tạo vườn cũ.
Trang trại phải có hàng rào theo đúng quy định.
- Chủ trang trại có trách nhiệm thực hiện các biện pháp xử lý vệ sinh môi trường và
lập báo cáo ĐTM hoặc đăng ký cam kết bảo vệ môi trường hoặc lập đề án BVMT
với cơ quan chức năng về môi trường.
- Khuyến khích các chủ trang trại chăn nuôi đầu tư xây dựng chuồng trại theo hướng
hiện đại, khoa học, hợp lý, đặc biệt theo hướng xây dựng chuồng kín.

167
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

6.6.2 Kế hoạch quản lý môi trường trồng trọt


6.6.2.1 Các vấn đề môi trường chủ yếu
- Cấp và thoát nước trong nước thải nông nghiệp
- Quản lý chặt chẽ việc sử dụng hóa chất trong trồng trọt.
- Nhiễm bẩn và suy thoái tài nguyên đất, nước ngầm, nước mặt, không khí
6.6.2.2 Mục tiêu kế hoạch
a) Mục tiêu tổng quát
- Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững.
- Đáp ứng yêu cầu cấp và thoát nước trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.
- Đảm bảo vệ sinh môi trường
b) Mục tiêu cụ thể
- Nâng cao hiệu quả quản lý về mặt nhà nước, về quản lý môi trường nông thôn.
- Kiểm soát được nguồn cung cấp và sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc BVTV
- Đảm bảo vấn đề cấp và thoát nước trong sản xuất sinh hoạt
- Xây dựng và thực hiện quy chế vệ sinh môi trường – an toàn thực phẩm khu vực
nông thôn.
- Nâng cao nhận thức nông dân trong bảo vệ môi trường nông nghiệp – nông thôn
6.6.2.3 Giải pháp thực hiện
Mục tiêu 1: Nâng cao hiệu quả về mặt quản lý nhà nước về quản lý môi trường
nông thôn
Xây dựng và thực hiện các quy định, chính sách đồng bộ về phát triển nông
nghiệp; hệ thống quản lý và bảo vệ tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, các giống cây
trồng, vật nuôi, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác sử dụng trong nông, lâm, ngư
nghiệp; các phương pháp canh tác tiên tiến về vấn đề bảo vệ môi trường nông nghiệp,
nông thôn. Cơ sở pháp lý: dựa trên luật bảo vệ môi trường, luật tài nguyên đất, nước và
các văn bản pháp luật khác có liên quan.
o Xây dựng và thực hiện những chương trình nâng cao năng suất đất đai,
sử dụng hợp lý nguồn nước ở các địa phương. Áp dụng những hệ thống sản xuất kết
hợp nông – lâm, nông – lâm – ngư nghiệp phù hợp với điều kiện sinh thái của từng
vung nhằm sử dụng tổng hợp có hiệu quả các loại tài nguyên đất, nước và khí hậu.
o Xây dựng và thực hiện các quy đinh, chính sách, tiêu chuẩn về quản lý
và sử dụng các chất hóa học trong nông nghiệp:
168
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

 Ban hành danh mục các loại thuốc BVTV, thuốc trừ sâu, … được
phép sử dụng trong sản xuất nông nghiệp
 Quản lý tốt các cơ sở sản xuất kinh doanh hóa chất nông dược
 Tiến hành kiểm tra, giám sát định kì việc sử dụng thuốc BVTV tại
các vùng sản xuất nông nghiệp
o Xây dựng chính sách phát triển và cấp nước tưới tiêu, vệ sinh môi
trường.
- Tăng cường giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường quy định về quản lý và sử
dụng hóa chất nông dược.
- Tiến hành quy hoạch nông thông phù hợp với các tiến trình công nghiệp hóa –
hiện đại hóa.
- Củng cố năng lực đội ngũ cán bộ quản lý môi trường. Đồng thời kết hợp giữa
quyền lợi và nghĩa vụ của người dân trong việc bảo vệ môi trường.
Mục tiêu 2: Kiểm soát được nguồn cung cấp và sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc
BVTV
- Đầu tư nghiên cứu kỹ hơn về tính chất của từng loại đất, từng loại cây trồng chủ
lực trên địa bàn tỉnh để từ đó thiết kế các chương trình bón phân hợp lý trong từng
trường hợp cụ thể. Nghiên cứu đầy đủ các kỹ thuật bón phân tối ưu, cân đối cho các
loại cây trồng và đất đai khác nhau.
- Mở rộng việc áp dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, thực hiện phổ cập quy trình
phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM).
- Trên quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững, có thể đề xuất nghiên cứu
khảo nghiệm các giải pháp đặc biệt có ý nghĩa đối với Huyện Thống Nhất.
o Phân bón sinh học, phân hữu cơ,…
o Phòng trừ sinh học: sử dụng ong mắt đỏ, thuốc trừ sâu thảo mộc và các
ký sinh tự nhiên của sâu hại.
a. Sử dụng hợp lý thuốc BVTV
Hiện nay chưa có một kế hoạch hoàn hảo đơn giản cho phép phòng trừ sâu bệnh
và cỏ dại đạt hiệu quả lý tưởng, thuốc BVTV hiện đang bị chỉ trích vì những nguy hiểm
và hậu quả của chúng gây ra đối vơi môi trường và sức khỏe con người. Vì vậy, mục
tiêu kế hoạch đúng đắn hiện nay l sử dụng hợp lý thuốc BVTV nằng cách tăng cường
áp dụng biện pháp sinh học. Biện pháp quản lý tổng hợp dịch haị cây trồng (IPM), áp
dụng biện pháp vệ sinh môi trường để phòng chống các vecto truyền bệnh, đẩy mạnh

169
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

nghiên cứu áp dụng các biện pháp khác nhằm hướng tới nền nông nghiệp sạch bền
vững.
Việc sử dụng hợp lý thuốc BVTV đã làm giảm đáng kể lượng thuốc BVTV sử
dụng cũng như những rủi ro về sức khỏe con người và động vật liên quan. Để sử dụng
hợp lý thuốc BVTV cần tuyên truyền giáo dục nông dân nhận thức và hiểu được tác
dụng của từng loại thuốc đối với sâu bệnh, môi trường và sức khỏe.
Để xây dựng mô hình sử dụng hợp lý thuốc BVTV, có thể định hướng khảo
nghiệm thêm một số nội dung sau:
o Khảo nghiệm chọn bộ thuốc BVTV cho từng loại cây trồng chủ đạo trên
địa bàn tỉnh.
o Khảo nghiệm áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại trên
một số cây trồng.
o Khảo nghiệm các phương pháp sản xuất nông sản có chất lượng cao,
không có dư lượng các hóa chất dùng trong nông nghiệp.
b. Biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM), vấn đề sản xuất nông
sản chât lượng cao.
Biện pháp hóa học áp dụng để phòng trừ dịch hại do sâu bệnh gây ra tuy đã bộc
lộ nhiều nhược điểm đối với sức khỏe và đối với môi trường, nhưng đối với sản xuất
vẫn là biện pháp hiệu quả cao nhất được sự chấp nhận của cộng đồng. với hiện tạng vừa
nêu trên, nhằm hạn chế những mặt tiêu cực của thuốc BVTV, cần phải đẩy mạnh công
tác nghiên cứu cải tiến thuốc BVTV. Trong đó quan trọng nhất là việc triển khai áp
dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) với các mục tiêu chủ yếu như sau:
o Tăng cường sử dụng và bảo vệ các thiên địch tự nhiên của sâu bệnh
o Sử dụng các giống kháng sâu bệnh
o Áp dụng các kỹ thuật canh tác hợp lý để hạn chế sự bùng phát dịch của
sâu bệnh.
o Sử dụng hợp lý các thuốc BVTV có tác dụng chọn lọc với hiệu quả diệt
trừ sâu bệnh cao, ít độc hại đối với các loài thiên địch tự nhiên, các động vật và đối với
sức khỏe con người, không gây tác động rủi ro cho môi trường.
o Huấn luyện nông dân có hiểu biết và biết áp dụng các biện pháp quản lý
dịch hại hợp lý.
Mục tiêu kế hoạch chủ yếu là giảm số lượng của các quần thể sâu hại đến mức
thấp nhất (dưới ngưỡng gây hại kinh tế), giảm chi phí BVTV, không gây ô nhiễm môi
trường, và phát triển nền nông nghiệp sạch bền vững.
170
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Mục tiêu 3: Đảm bảo vấn đề cấp thoát nước trong sản xuất và sinh hoạt cho
nông dân có thể khai thác từ 2 nguồn: nước mặt và nước ngầm
- Nước sinh hoạt và sản xuất cho nông dân có thể được khai thác từ 2 nguồn :
nước ngầm, nước mặt. Mạng lưới sông, suối trong phạm vi huyện có mật độ khá dày và
phân bố tương đối đều, nhưng phần lớn là dốc và ngắn. Hiện nay, nhân dân trong huyện
đang tận dụng đến mức tối đa khả năng xây dựng các hồ chứa, đập dâng nhỏ để phục
vụ cho sản xuất nông nghiệp, nhưng mức độ khai thác rất hạn chế. Trên địa bàn Huyện,
ngoài hồ Trị An phục vụ cho thủy điện, hiện có 17 công trình đập dâng và hồ chứa nhỏ,
khả năng tưới theo thiết kế khoảng 800 – 900 ha đất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là
tưới lúa.
- Nước ngầm tầng mặt trên địa bàn huyện khá hạn chế, đặc biệt là khu vực phía
Nam huyện (xã Lộ 25), lưu lượng khai thác nhỏ (Q = 0,5 – 20 l/s), nhưng chất lượng
nước tốt. Hiện nay, đa số người dân trong huyện đang khai thác nguồn nước ngầm để
phục vụ cho sinh hoạt và tưới cho một số cây lâu năm như cà phê, cây ăn trái.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, phát triển các công trình thủy lợi nhằm
tăng diện tích được tưới tiêu chủ động. Giải quyết vấn đề cung cấp nước sạch cho người
dân ở những vùng dân cư nghèo.
- Xây dựng các hệ thống tiêu thoát nước tập trung cho các vùng sản xuất nông
nghiệp.
- Kiểm soát nguồn thải do hoạt động sản xuất nông nghiệp (tưới tiêu) vào các
nguồn nước.
Mục tiêu 4: Xây dựng và thực hiện quy chế vệ sinh môi trường – an toàn
thực phẩm khu vực nông thôn.
- Vệ sinh môi trường là một lãnh vực rộng bao hàm nhiều chuyên đề trong việc
đánh giá và phòng chống ô nhiễm môi trường. Ở đây chỉ đề cập đến một khía cạnh có
vai trò lây lan ký sinh trùng, mầm bệnh và các vấn đề liên quan đến hệ sinh thái nông
nghiệp, như việc tái sử dụng phân và nước thải cho sản xuất nông nghiệp.
- Tăng cường sử dụng phân hữu cơ một cách hiệu quả là một trong những giải
pháp góp phần hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của hóa chất nông nghiệp. Trước mắt cần áp
dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn việc sử dụng phân tươi bón cho cây trồng. Có thể
xử lý phân trước khi sử dụng theo phương thức xử lý khô (hố xí hai ngăn) và xử lý
nước (hố xí tự hoại).
- Một số gia đình ở nông thôn đã có kinh nghiệm dẫn nước thải từ hố xí tự hoại
vào ngăn chứa tro và ủ tiếp để tạo ra loại phân bón có giá trị cao và dễ vận chuyển hơn.
Phương thức xử lý phân để tái sử dụng như vừa nêu trên, qua phân tích cho thấy loại
phân này đã đạt được các chỉ tiêu môi trường.
171
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

- Hỗ trợ quy hoạch và xây dựng chuồng trại, hố xí hợp vệ sinh Xây dựng và phát
triển mô hình biogas để xử lý chất thải chăn nuôi và tăng lợi ích kinh tế. Thu gom và xử
lý phân chuồng, phân xanh theo hướng sản xuất phân compost.
- Khi xây dựng nhà ở, cơ sở sản xuất phải tuân theo các quy định của địa phương
về thiết kế, hợp cảnh quan và môi trường, đất đai. Không được xây dựng nhà ở trái
phép, phải có nhà vệ sinh nằm cách xa nguồn nước uống và sinh hoạt.
- Phát triển các ngành nghề và doanh nghiệp phi nông nghiệp ở nông thôn phải đi
đôi với việc xây dựng và mở rộng các khu công nghiệp tập trung, có đủ kết cấu hạ tầng
bảm đảm hạn chế khả năng gây ô nhiễm. việc tổ chức sản xuất cơ bản quy mô nhỏ phải
tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không ảnh hưởng đến môi trường cảnh
quan nông thôn.
- Mở rộng sản xuất và thị trường sản phẩm nông nghiệp sạch, chú trọng khâu
kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm tạo cho người tiêu dùng niềm tin vào mức độ vệ
sinh an toàn của nông sản, thực phẩm.
Mục tiêu 5: Nâng cao nhận thức nông dân trong bảo vệ môi trường nông
nghiệp – nông thôn
- Tăng cường sự phối hợp canh tác giữa các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn, môi trường và các cơ quan quản lý khác.
- Tiếp tục bồi dưỡng cán bộ quản lý ở địa phương nhằm nâng cao năng lực đội
ngũ quản lý cho phát triển nông nghiệp bền vững.

172
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

6.6.3 Kế hoạch thực hiện

Kinh phí từng giai đoạn


Kinh phí (triệu đồng)
Mục tiêu Giải pháp (triệu Chủ trì Phối hợp
đồng) 2008 - 2011 2016
2010 -2015 -2020
A. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CHĂN NUÔI
Mục tiêu 1: Tăng cường các biện pháp 1.400 400 1.000 1.000 UBND huyện - Sở TN&MT
Kiểm soát ô quản lý môi trường trong (Phòng TN&MT) - Sở NN&PTNT
nhiễm môi chăn nuôi:
trường và dịch - Quy định và hướng dẫn
bệnh từ hoạt các cơ sở chăn nuôi thực
động chăn nuôi hiện các hình thức cam kết
bảo vệ môi trường (ĐTM,
cam kết BVMT, đề án
BVMT)
- Kiểm tra giám sát ô
nhiễm các cơ sở chăn nuôi
Đẩy mạnh chuyển giao UBND huyện - Trung tâm khuyến
công nghệ chăn nuôi, nâng nông và trạm thú y
cao nhận thức cộng đồng của huyện
và tăng cường năng lực đội - Sở TN&MT
ngũ cán bộ khuyến nông - Sở NN&PTNT
3.120 720 1.200 1.200
và thú y
- Tăng cường lực lượng
cán bộ khuyến nông và thú
y đến từng thôn ấp 260 60 100 100
- Lồng ghép nội dung

173
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

BVMT vào các chương 2.600 600 1.000 1.000


trình khuyên nông
- Phát tài liệu hướng dẫn
về kỹ thuật công chăn nuôi
và xử lý chất thải cho các
hộ nuôi
Khuyến khích ứng dụng 11.000 1.000 5.000 5.000 UBND huyện - Mạng lưới
linh hoạt các công nghệ xử Chủ trang trại khuyến nông của
lý chất thải chăn nuôi huyện
- Phòng TNMT
huyện
- Sở NN&PTNT
- Sở TN&MT
Khuyến khích sử dụng có 1.300 300 500 500 UBND huyện - Mạng lưới
hiệu quả nguồn phân hữu Chủ trang trại khuyến nông của
cơ huyện
- Khuyến khích các hộ dân - Phòng TNMT
trong huyện sử dụng huyện
nguồn phân này để thâm - Sở NN&PTNT
canh cây trồng - Sở TN&MT
- Khuyến khích trang trại
trồng cây lâu năm và xây
ao nuôi cá giúp tận dụng
nguồn phân tại chỗ.
- Khuyến khích trang trại
chăn nuôi xây dựng khu
dự trữ phân.
Mục tiêu 2: Thành lập ban chỉ đạo phát 50 50 UBND huyện - UBND các xã

174
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Chuyển đổi chăn triển chăn nuôi tập trung - sở NN&PTNT


nuôi phân tán Chính sách khuyến khích 480.242 105.97 203.66 169.97 UBND huyện - UBND các xã
quy mô nhỏ phát triển chăn nuôi tập 6 2 1 - Sở NN&PTNT
thành các trang trung và xúc tiến di dời các - Sở TN&MT
trại chăn nuôi tập cơ sở chăn nuôi vào khu
trung có quy mô -Sở Xây dựng
quy hoạch chăn nuôi tập
lớn, đầy mạnh di - Sở Tài chính
trung.
dời vào các khu - Sở GTVT
- Chính sách ưu đãi về đất
quy hoạch chăn - Sở KHĐT
đai (không cần xin giấy
nuôi tập trung. phép xây dựng mà chỉ cần
giấy phép chăn nuôi)
- Chính sách hỗ trợ di dời
cơ sở chă nuôi (vd: vay ưu
đãi,..)
- Xây dựng cơ sở hạ tầng
khu quy hoạch chăn nuôi
tập trung
Đào tạo nguồn nhân lực 1.400 400 1.000 1.000 UBND huyện - UBND các xã
cho phát triển chăn nuôi Chủ các trang trại - Trạm thú y và
tập trung trạm khuyến nông
- Sở NN&PTNT
- Sở TN&MT
Hoàn thiện Cơ chế quản lý 200 200 UBND huyện - UBND các xã
và đầu tư trong vùng quy - Sở NN&PTNT
hoạch chăn nuôi tập trung - Sở TN&MT
-Sở Xây dựng
- Sở Tài chính

175
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

- Sở GTVT
- Sở KHĐT
B. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRỒNG TRỌT
Mục tiêu 1: Hoàn thiện hệ thống luật Sở Tư Pháp - Sở NN&PTNT
Nâng cao hiệu pháp, chính sách đồng bộ - Sở TN & MT
quả về mặt quản về phát triển nông nghiệp 1.500 500 1000 -
lý Nhà Nước
Xây dựng và thực hiện Sở NN&PTNT - UBND huyện
các quy định, chính sách, - Sở TN&MT
tiêu chuẩn về quản lý và
sử dụng hóa chất trong
nông nghiệp:
+ Ban hành danh mục các
loại thuốc BVTV, thuốc
trừ sâu,… được phép sử
dụng trong sản xuất nông 1.500 500 1000 -
nghiệp.
+ Quản lý tốt các cơ sở sản
xuất kinh doanh hóa chất,
nông dược.
+ Tiến hành kiểm tra, giám
sát định kỳ việc sử dụng
thuốc BVTV tại các vùng
sản xuất nông nghiệp
Tăng cường giáo dục pháp 600 200 200 200 Sở NN&PTNT - UBND xã
luật về bảo vệ môi trường, - Phòng TNMT - Chủ trang trại
quy định về quản lý và sử Huyện - Các tổ chức đoàn
dụng hóa chất nông dược.

176
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

- UBND huyện thể


Củng cố năng lực đội ngũ - Phòng TNMT - UBND các xã
cán bộ quản lý môi trường. Huyện - Các tổ chức đòan
Đồng thời kết hợp giữa - UBND huyện thể
500 150 150 200
quyền lợi và nghĩa vụ của
người dân trong việc bảo
vệ môi trường.
Mục tiêu 2: Sử dụng hợp lý thuốc UBND huyện - UBND các xã
Kiểm soát được BVTV: - Phòng TNMT - Chi cục BVTV
nguồn cấp và sử + Khảo nghiệm chọn bộ Huyện - Chủ các trang trại
dụng thuốc trừ thuốc BVTV cho từng loại
sâu, thuốc cây trồng chủ đạo trên địa
BVTV bàn tỉnh.
+ Khảo nghiệm áp dụng
biện pháp phòng trừ tổng - Tùy dự án cụ thể
hợp sâu bệnh hại trên 1 số
cây trồng.
+ Khảo nghiệm các
phương pháp sản xuất
nông sản có chất lượng
cao, không có dư lượng
của các hóa chất dùng
trong nông nghiệp.
Biện pháp phòng trừ dịch 1.500 500 500 500 UBND huyện - Phòng TNMT
hại tổng hợp (IPM), vấn đề Sở NN&PTNT huyện
sản xuất nông sản chất - Chủ các trang trại
lượng cao:
+ Tăng cường sử dụng các
thiên địch tự nhiên của sâu
177
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

bệnh.
+ Sử dụng các giống
kháng sâu bệnh.
+ Áp dụng các kỹ thuật
canh tác hợp lý.
+ Huấn luyện cho nông
dân có hiểu biết và biết áp
dụng các biện pháp quản
lý dịch hại hợp lý.
Xây dựng kết cấu hạ tầng Phòng TNMT - UBND các xã
nông thôn, phát triển các Huyện - Chủ các trang trại
Mục tiêu 3: công trình thủy điện nhằm 1.000 200 400 400 - UBND huyện
Đảm bảo vấn đề tăng diện tích được tưới
cấp thoát nước tiêu chủ động.
trong sản xuất và Xây dựng hệ thống tiêu - Phòng TNMT - UBND các xã
sinh hoạt thoát nước tập trung cho Huyện - Chủ các trang trại
các vùng sản xuất nông - Tùy dự án cụ thể
- UBND huyện
nghiệp.
Mục tiêu 4: Tăng cường sử dụng phân - Phòng TNMT - UBND các xã
Đảm bảo vệ sinh hữu cơ một cách hiệu quả. Huyện - Chủ các trang trại
môi trường - an - Tùy dự án cụ thể
Xử lý phân trong chăn - UBND huyện
toàn thực phẩm nuôi
khu vực nông
thôn Mở rộng sản xuất và thị - Tùy dự án cụ thể - Phòng TNMT - UBND các xã
trường sản phẩm nông Huyện - Chủ các trang trại
nghiệp sạch, chú trọng - UBND huyện
khâu kiểm tra chất lượng
sản phẩm nhằm tạo cho
người tiêu dùng niểm tin

178
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

vào mức độ vệ sinh, an


toàn của nông sản, thực
phẩm.
Hỗ trợ quy hoạch và xây - Phòng TNMT - UBND các xã
dựng chuồng trại, hố xí Huyện - Chủ các trang trại
hợp vệ sinh. 200 100 100 -
- UBND huyện

Xây dựng và phát triển mô - Phòng TNMT - UBND các xã


hình biogas để xử lý chất Huyện - Chủ các trang trại
- Tùy dự án cụ thể
thải chăn nuôi và tăng lợi - UBND huyện
ích kinh tế.
Thu gom xử lý phân - Phòng TNMT - UBND các xã
chuồng, phân xanh theo Huyện - Chủ các trang trại
hướng dẫn sản xuất phân 300 100 100 100
- UBND huyện - Đơn vị thu gom
compost.
Tăng cường sự phối hợp - Sở NN&PTNT Các cơ quan ban
công tác giữa các cơ quan - Phòng TNMT ngành có liên quan
quản lý ngành, lĩnh vực Huyện phối hợp.
Mục tiêu 5: nông nghiệp, nông thôn, - Tùy dự án cụ thể
- UBND huyện
Nâng cao nhận môi trường và các cơ quan
thức nông dân quản lý khác.
trong bảo vệ môi
trường nông Tiếp tục bồi dưỡng cán bộ - Phòng TNMT - Sở NN&PTNT
nghiệp – nông quản lý ở địa phương Huyện - UBND xã
thôn nhằm nâng cao năng lực - UBND huyện - Các đơn vị đào
500 150 150 200
đội ngũ quản lý cho phát tạo
triển nông nghiệp bền
vững.

179
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

6.7 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG
6.7.1 Các vấn đề chủ yếu
Kết quả điều tra nhận thức cộng đồng huyện Thống Nhất cho thấy các vấn đề tồn tại
chủ yếu như sau:
- Hầu hết người dân đều có ý thức về tác động của môi trường đến đời sống và sức
khỏe con người cũng như ảnh hưởng đến việc trồng trọt chăn nuôi phát triển kinh tế
(94,52%).
- Đa số đều đồng ý là nguyên nhân ô nhiễm môi trường hiện nay chủ yếu là do nhận
thức của người dân về bảo vệ môi trường chưa cao (65,98%), tuy nhiên một phần
không nhỏ vẫn có thái độ thờ ơ, chưa nhận thức vai trò của chính họ và những
người xung quanh trong việc gây ô nhiễm môi trường.
- Đa số đều cho rằng để làm cho môi trường tốt hơn, cần thiết phải có sự phối hợp
giữa nhà nước và nhân dân (74,55%), đây là một phần rất quan trọng quyết định sự
thành công của kế hoạch bảo vệ môi trường của các cơ quan quản lý vì có được sự
đồng thuận của người dân.
- Khó khăn hiện nay là số lượng các chương trình phát động bảo vệ môi trường có sự
tham gia của cộng đồng địa phương còn khá khiêm tốn, người dân tuy có biết
nhưng việc tham gia mang tính hình thức chưa thực sự thu hút được sự quan tâm
của người dân. Lý do chủ yếu là lực lượng cán bộ phụ trách môi trường ở địa
phương còn tương đối mỏng lại kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ và chưa được đào tạo
nâng cao trình độ chuyên môn cũng như khả năng vận động tuyên truyền một cách
thường xuyên.
- Hầu hết ý kiến của người dân được khảo sát đưa ra mong muốn địa phương phát
động nhiều hoạt động đa dạng về môi trường, đặc biệt là các vấn đề thiết thực và
gần gũi với cuộc sống hàng ngày, đồng thời mở rộng công tác tuyên truyền, vận
động đi vào chiều sâu, cụ thể và dễ hiểu hơn nữa.
6.7.2 Mục tiêu chương trình
6.7.2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu chính của giáo dục môi trường là nhằm nâng cao nhận thức và ý thức
của người dân về những vấn đề liên quan đến môi trường, thay đổi thói quen và hành vi
để người dân ngày càng có trách nhiệm với môi trường hơn. Điều quan trọng trong
nâng cao nhận thức cộng đồng là tập trung vào thay đổi hành vi hơn là chỉ tăng cường
nhận thức.

180
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Huyện Thống Nhất trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá và hiện
đại hoá sẽ gây ra nhiều tác động đến môi trường. Do đó chương trình sẽ nhấn mạnh
việc khuyến khích và thu hút sự quan tâm của cộng đồng đối với những vấn đề môi
trường cấp bách cuả địa phương, cùng chính quyền địa phương phát hiện và ngăn chặn
sớm những hậu quả về môi trường đồng thời hành động để cải thiện chất lượng môi
trường, hướng tới phát triển bền vững.
6.7.2.2 Mục tiêu cụ thể
Thu hút cộng đồng tham gia vào các hoạt động liên quan đến những vấn đề môi
trường ưu tiên ở địa phương
- Đến hết năm 2010: Hoàn thiện đội ngũ cán bộ quản lý và lực lượng tuyên truyền
viên nòng cốt về bảo vệ môi trường; đồng thời đề ra được các kế hoạch hành động
cụ thể và phù hợp với tình hình địa phương. Không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ
năng tuyên truyền của lực lượng này.
- Đến năm 2015: Trên 50% người dân được tuyên truyền và có nhận thức cơ bản đối
với những vấn đề về môi trường, bước đầu hình thành ý thức và thay đổi thói quen
trong sinh hoạt hàng ngày cũng như trong sản xuất, trồng trọt. Từ đó tiến tới tuyên
truyền sâu rộng hơn vào những năm tiếp theo.
- Đến năm 2020: 100% người dân trên địa bàn huyện tuân thủ các quy định về môi
trường, hưởng ứng các cuộc vận động cải thiện môi trường địa phương và đóng vai
trò quan trọng trong việc giám sát, phát hiện ô nhiễm, đóng góp ý kiến với cơ quan
quản lý.
6.7.3 Giải pháp thực hiện
Mục tiêu 1: Hoàn thiện đội ngũ cán bộ và lực lượng tuyên truyền viên nòng cốt về
bảo vệ môi trường.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của địa phương với đội ngũ nhân viên công tác
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn rất hạn chế, các hoạt động bảo vệ môi trường còn
khá ít, đặc biệt là các hoạt động có sự hưởng ứng của cộng đồng. Do đó, để có thể từng
bước đổi mới phương pháp tuyên truyền có hiệu quả và phong phú hơn, địa phương cần
xây dựng nguồn ngân sách cho việc đào tạo cán bộ và lực lượng tuyên truyền viên nòng
cốt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
 Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa Phòng TNMT huyện với các tổ chức đoàn
thể (Mặt trận tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội nông dân, Hội Cựu chiến
binh, Đoàn thanh niên, Liên đoàn lao động) của Huyện.
Nội dung phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường bao gồm:

181
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

- Tập huấn trang bị các kiến thức cần thiết phục vụ công tác tuyên tuyền về
môi trường cho cán bộ các ban ngành đoàn thể của Huyện, đẩy mạnh hoạt
động và hiệu quả tuyên truyền của lực lượng tuyên truyền viên nồng cốt.
- Phối hợp với chính quyền giám sát tình trạng môi trường địa phương, kịp
thời phát hiện các điểm nóng ô nhiễm.
- Phát động các chiến dịch tổng vệ sinh môi trường tại khu dân cư, kêu gọi
và khuyến khích người dân trong việc giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi
trường.
- Xác định các vấn đề môi trường ưu tiên, tập trung vào những vấn đề cụ
thể và thiết thực như: thu gom và xử lý rác thải tại khu dân cư và hộ gia
đình, ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu đối với con
người và môi trường, ô nhiễm do nước thải từ sản xuất, sinh hoạt và chăn
nuôi, tăng cường trồng cây chống xói mòn…
- Lập kế hoạch tuyên truyền đến từng hộ gia đình, đảm bảo các kênh thông
tin tuyên truyền rộng khắp và hiệu quả.

 Xây dựng kế hoạch phối hợp tuyên truyền cho học sinh tại các trường tiểu học
và trung học trên địa bàn huyện
- Đưa nội dung giáo dục môi trường vào chương trình giáo dục tiểu học và
phổ thông trên địa bàn huyện Thống Nhất. (Hiện đã có tài liệu hướng dẫn
lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào các môn học tiểu học do Bộ
Giáo dục phát hành).
- Tập huấn và trang bị các kiến thức cũng như tài liệu cần thiết cho giáo
viên để phục vụ công tác giáo dục môi trường.
- Tăng cường tổ chức các hoạt động tìm hiểu về môi trường, các chương
trình sinh hoạt ngoại khóa cho các em học sinh (tạo mảng xanh trong lớp
học, trường học, dã ngoại, tìm hiểu thiên nhiên quanh em…).
 Xây dựng kế hoạch đào tạo và trao đổi kinh nghiệm
- Cán bộ phụ trách lĩnh vực môi trường ở các xã
• Đào tạo ngắn hạn: Tạo điều kiện để các cán bộ phụ trách tham gia các
khoá đào tạo về chuyên môn do: Trường, viện, trung tâm giảng dạy, nghiên
cứu và tư vấn về môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh thành,
Cục bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường…tổ chức.

• Đào tạo dài hạn: Tạo điều kiện để cán bộ phụ trách thamgia Chương trình
đại học và thạc sỹ chuyên ngành về môi trường trong và ngoài nước.
182
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

• Đào tạo thường xuyên và tự đào tạo: Tổ chức các khóa tập huấn về
chuyên môn để cập nhật kiến thức và thông tin cho cán bộ chuyên trách.

• Cử cán bộ chuyên trách môi trường hoặc mời giảng viên bên ngoài cho
phù hợp với nội dung yêu cầu đào tạo.

• Nội dung đào tạo: Kiến thức cơ bản về môi trường; Kỹ năng truyền
thông môi trường, Nước sạch và vệ sinh môi trường; Vai trò của rừng và đa
dạng sinh học; Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, tác hại của rác
và hướng dẫn xử lý rác an toàn (compost, biogas…), Ảnh hưởng của ô nhiễm
môi trường đến sức khỏe cộng đồng, Ô nhiễm môi trường trong nhà,…
Mục tiêu 2: Người dân được tuyên truyền và có nhận thức cơ bản đối với những vấn
đề về môi trường.
Cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ môi trường ở địa
phương, tuy nhiên qua khảo sát cho thấy tần suất tổ chức các hoạt động tuyên truyền và
nâng cao nhận thức cộng đồng ở cấp cơ sở còn khá khiêm tốn. Do đó, trong giai đoạn
2010 – 2015, Phòng TN&MT Huyện Thống Nhất sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền
xuống các cấp cơ sở, với nhiều nội dung và hình thức đa dạng hơn để thu hút sự quan
tâm của cộng đồng.
 Xây dựng nguồn tài liệu tuyên truyền
a) Mục tiêu: tạo công cụ hỗ trợ công tác tuyên truyền mang tính chất trực quan sinh
động hơn.
b) Phương thức xây dựng nguồn tài liệu:
- Thu thập và xây dựng phim tài liệu, phóng sự về môi trường.
- Thu thập và thiết kế hình ảnh, sách báo về môi trường.
- Thu thập tài liệu chuyên môn, sổ tay hướng dẫn.
- Biên soạn các tài liệu tập huấn cho cộng đồng.
- Thiết kế các loại tờ bướm, poster, pano tuyên tuyền…
 Tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng
- Đối tượng: Khởi điểm từ các thành viên nòng cốt của các tổ chức đoàn
thể, các tổ trưởng tổ dân phố, sau đó phổ biến cho toàn thể các thành viên,
và sau cùng đến từng hộ dân, từng người dân.
- Phụ trách tập huấn: Cán bộ của các tổ chức đoàn thể, giáo viên của các
trường sau khi tham gia các lớp tập huấn.

183
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

- Nội dung tập huấn: Nước sạch và vệ sinh môi trường; Vai trò của rừng và
đa dạng sinh học; Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp; Tác hại
của rác, bỏ rác đúng nơi quy định và hướng dẫn xử lý rác an toàn
(compost, biogas…), Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe
cộng đồng…
 Phát động phong trào tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng
- Đối tượng tham gia: Các đoàn thể, người dân địa phương, nông dân, học
sinh, công nhân.
- Hình thức tổ chức:
• Phát động tổng vệ sinh: quét dọn rác, xóa sổ các bãi rác tự phát, khơi thông
cống rãnh, phát quang bụi rặm….
• Tổ chức hội thi về kiến thức, vẽ tranh, giải pháp bảo vệ môi trường từ cấp cơ
sở đến cấp huyện cho các đối tượng như: học sinh, đoàn viên, công nhân
viên, lực lượng tuyên truyền viên, người dân….
• Triển lãm về bảo vệ môi trường (hình ảnh, sản phẩm tái chế….)
• Hưởng ứng các chiến dịch bảo vệ môi trường: tháng hành động bảo vệ môi
trường, ngày 5/6, chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn (Clean up the world).
• Xây dựng bản cam kết bảo vệ môi trường.
• Ngoài ra có thể lồng ghép các hoạt động môi trường vào các chương trình
hoạt động trọng tâm của địa phương.
 Kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả của chương trình nâng cao nhận thức cộng
đồng
- Đoàn kiểm tra và đánh giá: Phòng TNMT phối hợp với Phòng VHTT, Ủy
ban MTTQ.
- Hình thức tổ chức:
• Kiểm tra tình hình triển khai ở cấp cơ sở cũng như nắm bắt thuận lợi và khó
khăn khi triển khai thực hiện chương trình tập huấn và tuyên truyền.
• Lập phiếu khảo sát tính hiệu quả và đánh giá mức độ chuyển biến nhận thức
của người dân sau khi thực hiện chương trình.
Mục tiêu 3: 100% người dân trên địa bàn huyện tuân thủ các quy định về môi
trường.

184
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Tổ chức các hoạt động thu hút cộng đồng tham gia vào các hoạt động liên quan
đến những vấn đề môi trường ưu tiên ở điạ phương, hưởng ứng các cuộc vận động cải
thiện môi trường và đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát, phát hiện ô nhiễm,
đóng góp ý kiến với cơ quan quản lý.
Qua khảo sát cho thấy cán bộ phụ trách môi trường ở địa phương còn tương đối
mỏng lại kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, do đó khó có thể theo dõi và kiểm soát chặt chẽ
các nguồn gây ô nhiễm và phá hoại môi trường ở địa phương. Vì vậy, để thực hiện tốt
xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường trên điạ bàn huyện Thống Nhất trong giai đoạn
2010 – 2020, cần phải đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng để “Dân biết, dân làm và
dân kiểm tra” trong sự nghiệp bảo vệ môi trường của địa phương.
 Học tập kinh nghiệm của các địa phương khác về chương trình quản lý môi trường
dựa vào cộng đồng.
 Vận dụng và lồng ghép vào các chương trình bảo vệ môi trường ở điạ phương như:
Quản lý và bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng, Quản lý và bảo vệ nguồn nước dựa vào
cộng đồng…

185
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

6.7.4 Kế hoạch thực hiện

Mục tiêu Giải pháp Kinh phí Kinh phí từng giai Chủ trì
(triệu đoạn thực hiện (triệu
đồng) đồng) Phối hợp
2008 2010 2015
-2010 -2015 -2020
Mục tiêu 1: Hoàn Xây dựng và triển khai kế Phòng - Các tổ chức
thiện đội ngũ cán bộ hoạch phối hợp giữa Phòng TNMT đoàn thể
và lực lượng tuyên TNMT huyện với các tổ chức
truyền viên nòng cốt đoàn thể (hội Liên hiệp Phụ 100 20 40 40
về bảo vệ môi trường. nữ, hội nông dân, hội Cựu
chiến binh, đoàn thanh niên,
Liên đoàn lao động).
Xây dựng kế hoạch phối hợp Phòng Các trường
với các trường tiểu học và 50 10 20 20 TNMT học
trung học
Phòng - Cán bộ MT ở
TNMT cấp cơ sở
- Sở GDĐT
- Sở TN&MT
Xây dựng kế hoạch đào tạo và Đồng Nai và
50 10 20 20
trao đổi kinh nghiệm các tỉnh khác
- Bộ TN&MT
- Các viện NC,
trường ĐH
trên cả nước
Mục tiêu 2: Người Xây dựng và cập nhật nguồn 25 5 10 10 Phòng - Sở TN&MT

186
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Mục tiêu Giải pháp Kinh phí Kinh phí từng giai Chủ trì
(triệu đoạn thực hiện (triệu
đồng) đồng) Phối hợp
2008 2010 2015
-2010 -2015 -2020
dân được tuyên TNMT Đồng Nai và
truyền và có nhận các tỉnh khác
thức cơ bản về những tài liệu tuyên truyền - Bộ TN&MT
vấn đề về môi Các viện NC,
trường. trường ĐH
Phòng - Phòng VHTT
Tập huấn nâng cao nhận thức TNMT - UBND xã
100 20 40 40
cộng đồng về BVMT - Các tổ chức
đoàn thể
Phòng - Phòng VHTT
Phát động phong trào tuyên TNMT - UBND xã
truyền nâng cao nhận thức 50 10 20 20
cộng đồng - Các tổ chức
đoàn thể
Kiểm tra và đánh giá tính hiệu Phòng - Phòng VH
quả của chương trình nâng cao 10 0 5 5 TNMT &TT
nhận thức cộng đồng - UB MTTQ
Mục tiêu 3: 100% Học tập kinh nghiệm của các 100 20 40 40 Phòng TN - Các đơn vị
người dân trên địa địa phương khác về chương MT có chuyên môn
bàn huyện tuân thủ trình quản lý môi trường dựa và chuyên
các quy định về môi vào cộng đồng, Thu hút cộng trách về vấn đề
trường và tham gia đồng tham gia vào các hoạt môi trường
vào các hoạt động động liên quan đến những vấn

187
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Mục tiêu Giải pháp Kinh phí Kinh phí từng giai Chủ trì
(triệu đoạn thực hiện (triệu
đồng) đồng) Phối hợp
2008 2010 2015
-2010 -2015 -2020
bảo vệ môi trường đề môi trường ưu tiên ở điạ
của địa phương phương.
. Vận dụng và lồng ghép vào PhòngTNMT - Các đơn vị
các chương trình bảo vệ môi chuyên môn và
trường ở điạ phương như: chuyên trách
Quản lý và bảo vệ rừng dựa 100 10 40 50 về môi trường
vào cộng đồng, Quản lý và bảo
vệ nguồn nước dựa vào cộng
đồng…

188
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NHIỆM VỤ, DỰ ÁN VÀ CƠ


Chương 7:
CHẾ QUẢN LÝ, TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HUYỆN THỐNG NHẤT
7.1 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NHIỆM VỤ, DỰ ÁN PHỤC VỤ CHO KẾ HỌACH
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Bảo vệ môi trường là một trong những nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng
cuộc sống của nhân dân địa phương, góp phần quan trọng vào việc phát triển bền vững
KT-XH, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Để đảm
bảo khả năng triển khai thực tế các kế họach bảo vệ môi trường đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020 đạt hiệu quả và chất lượng thì huyện Thống Nhất cần thực hiện một
số nhiệm vụ, đề án, chương trình bảo vệ môi trường cụ thể. Ngòai ra, do vấn đề môi
trường mang tính vùng, liên ngành và diễn biến phức tạp lên nhiều dự án đề xuất mang
tính bao quát tòan tỉnh và do đó sẽ do các cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai chủ trì
thực hiện.

189
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Bảng 7.1: Các chương trình, đề án, dự án và nhiệm vụ BVMT trong giai đoạn từ đây đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

Tên chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ Cơ quan chủ Cơ quan phối Dự kiến Thời gian Tổng Ghi chú
trì hợp kết quả Bắt Kết kinh phí
đạt đầu thúc (trịêu
được đồng)
I. Chương trình phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đến môi trường Trung hạn
1 Chương trình quan trắc môi trường hàng Sở TN&MT TT Quan trắc 100% 2009 2020 50 Hàng năm
năm nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về và PTMT,
quan trắc môi trường và đánh giá diễn Phòng TNMT
biến chất lượng môi trường hàng năm. huyện
2 Chương trình lập báo cáo hiện trạng môi Phòng TNMT Sở TN&MT, 100% 2009 2020 100 Hàng năm
trường huyện hàng năm nhằm đánh giá huyện TT Quan trắc
các xu thế biến động, đề xuất các chương và PTMT
trình BVMT hàng năm
3 Dự án xây dựng mô hình điểm về công tác Phòng TNMT Sở TN&MT, 100% 2009 2010 100 Kiểu dự án
BVMT thu gom chất thải rắn, vệ sinh môi huyện các phòng ban vệ sinh môi
trường, tuyên truyền nâng cao nhận thức trường điển
tại 01 xã của huyện nhằm đẩy mạnh hình
phong trào xây dựng công sở, xí nghiệp,
ấp xanh, sạch, đẹp và sinh thái.
4 Đề án tăng cường công tác thanh/kiểm tra Phòng TNMT Sở TN&MT, 100% 2009 2010 100 Định hướng
việc chấp hành luật BVMT tại các cơ sở huyện các phòng ban, tiếp tục đến
sản xuất, các cơ sở kinh doanh phân bón, cảnh sát môi 2020
hoá chất BVTV. trường
5 Đề án nâng cao năng lực ứng dụng và Sở KHCN Sở TN&MT, 100% 2009 2012 500 Ưu tiên chọn
chuyển giao KHKT trong lĩnh vực Phòng TNMT các công
BVMT, trong đó ưu tiên trước hết cho huyện nghệ phù
công nghệ xử lý và kiểm soát ô nhiễm hợp

190
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

6 Đề án tổ chức thực hiện việc thu phí bảo Sở TN&MT Phòng TNMT 100% 2009 2012 - Định hướng
vệ môi trường đối với chất thải, trước hết huyện tiếp tục đến
ưu tiên cho việc thực hiện Nghị Định số 2020
67/2003/NĐ-CP của Chính Phủ.
7 Đề án tăng cường thực hiện các biện pháp TT Y tế dự Phòng TNMT 100% 2009 2020 300 Hàng năm
vệ sinh ATTP, phòng trừ dịch hại tổng phòng, Phòng huyện
hợp và dịch bệnh nhằm bảo vệ môi Nông nghiệp
trường và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
8 Đề án tuyên truyền, phổ biến, ứng dụng Phòng Nông TT khuyến 100% 2009 2012 300
các mô hình canh tác giảm thiểu sử dụng nghiệp nông huyện
phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
9 Dự án đánh giá tác động môi trường do Phòng TNMT Sở TN&MT, 100% 2009 2010 100
hoạt động của các cơ sở chế biến nông sản huyện TT Quan trắc
trên địa bàn huyện gây ra nhằm điều tra, và PTMT
khảo sát, đánh giá tác động tiêu cực, đề
xuất các biện pháp khắc phục và quy
hoạch hợp lý.
10 Dự án Quy hoạch và phát triển mạng lưới Sở GTVT UBND huyện 100% 2009 2015 Phụ Định hướng
giao thông công cộng trên địa bàn huyện thuộc tiếp tục đến
phân bổ 2020
vốn
UBND
tỉnh
11 Nhiệm vụ thực hiện phun nước, quét Công ty công - 100% 2009 2020 - Hàng năm
đường tại các tuyến đường giao thông trình đô thị
chính để giảm thiểu ô nhiễm bụi
12 Nhiệm vụ giám sát chặt chẽ việc chấp Phòng CSGT - 100% 2009 2020 - Hàng năm
hành luật lệ của các xe vận chuyển vật huyện
liệu xây dựng
13 Dự án Cải tạo, xây dựng hệ thống thoát UBND huyện Sở XD, Sở 100% 2009 2020 Phụ Định hướng

191
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

nước và xử lý nước thải của huyện theo TN&MT thuộc tiếp tục đến
đúng quy hoạch đã được phê duyệt. phân bổ 2020
vốn
14 Dự án Quy hoạch hệ thống nghĩa trang Phòng TNMT Sở XD, Sở 100% 2009 2010 100
cho toàn huyện một cách hợp lý, hạn chế huyện TN&MT, các
tối đa tác động xấu của hoạt động này đối phòng ban
với môi trường chung quanh, đảm bảo
sức khoẻ của nhân dân.
15 Dự án cải tạo cảnh quan môi trường – Công ty công Phòng TNMT 100% 2009 2015 Theo kế Hàng năm
phát triển mảng xanh đô thị đảm bảo đạt trình đô thị hoạch
tiêu chuẩn đô thị loại IV được
duyệt
16 Đề án bắt buộc 100% các cơ sở mới xây Sở TN&MT, Sở CN, XD 100% 2009 2012 - Hàng năm
dựng phải đầu tư xây dựng hệ thống xử Phòng TNMT
lý chất thải đạt tiêu chuẩn mới được phép
đi vào hoạt động
17 Đề án Phối hợp với các huyện, tỉnh thành Sở TNMT, Sở NNPTNT 100% 2009 2012 - Định hướng
lân cận trong hoạt động bảo vệ chất lượng phòng TNMT tiếp tục đến
nước hồ Trị An, bao gồm các công việc 2020
thanh tra, giám sát các cơ sở sản xuất
thuộc khu vực hồ Trị An, quan trắc chất
lượng nước hồ Trị An.
18 Dự án phân lọai rác tại nguồn huyện Sở XD, Sở Phòng TNMT 100% 2009 2012 - Định hướng
Thống Nhất TNMT huyện tiếp tục đến
2020
19 Chương trình quốc gia nước sạch và vệ TT nước sạch UBND huyện, 100% 2009 2012 Phụ Định hướng
sinh môi trường nông thôn trên địa bàn VSMT các phòng ban thuộc tiếp tục đến
huyện nguồn 2020
vốn phân
bổ

192
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

20 Chương trình phòng trừ dịch hại tổng Phòng nông TT khuyến 100% 2009 2012 Phụ Định hướng
hợp và dịch bệnh nghiệp nông, các phòng thuộc tiếp tục đến
ban nguồn 2020
vốn phân
bổ
II Chương trình khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường Trung hạn
21 Dự án điều tra, đánh giá, khảo sát tòan Phòng TNMT Sở TN&MT, 100% 2009 2010 100
diện nhằm xác định các khu vực nhạy TT Quan trắc
cảm, ô nhiễm trọng điểm trên địa bàn và PTMT, các
huyện làm cơ sở cho việc hòan thiện phòng ban
mạng lưới quan trắc chất lượng môi
trường.
22 Đề án Bố trí, sắp xếp lại các khu vực chăn Sở NNPTNT, Sở TNMT, 100% 2009 2010 Phụ
nuôi trên địa bàn huyện; Ưu tiên phát phòng NN Phòng TNMT thuộc
triển ở vùng ven, vùng ngọai thành, huyện nguồn
nghiêm cấm phát triển chăn nuôi trong vốn phân
khu dân cư, khu đô thị; Khuyến khích bổ
phát triển các mô hình chăn nuôi tập
trung.
III Chương trình bảo vệ và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên Trung hạn
22 Dự án nghiên cứu hòan thiện mạng lưới Sở TN&MT Phòng TNMT 100% 2009 2012 300
quan trắc môi trường (nước, đất, không
khí, hệ sinh thái) của huyện và tỉnh
23 Dự án tổ chức điều tra cơ bản, đánh giá Phòng TNMT Sở TN&MT, 100% 2009 2012 150
hiện trạng các nguồn tài nguyên trên địa phòng NN, các
bàn huyện (đất, nước, khoáng sản, rừng, phòng ban
du lịch) để xử lý số liệu và tổng hợp thành
hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường
24 Dự án nghiên cứu, thay đổi phương thức Phòng NN Sở KHCN, Chi 100% 2009 2015 300 Định hướng
canh tác nông nghiệp theo hướng bảo cục BV nguồn tiếp tục đến

193
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

đảm cân bằng sinh thái, nâng cao chất lợi thủy sản, TT 2020
lượng đất, giảm diện tích đất thoái hóa, khuyến nông
bạc màu và tiến tới nền nông nghiệp bền huyện
vững.
25 Nhiệm vụ hạn chế khai thác nước ở tầng UBND huyện Sở TN&MT, 100% 2009 2012 - Định hướng
nông, cho phép khai thác nước ngầm ở Phòng TNMT tiếp tục đến
tầng sâu hơn. Kiểm soát chặt chẽ quá 2020
trình bổ cập nước ngầm, giảm tối đa quá
trình xâm nhập của chất ô nhiễm vào
nước ngầm.
26 Dự án điều tra, khảo sát, xác định và dự Phòng Chi cục BV 100% 2009 2011 150 -
báo nhu cầu sử dụng nước tới 2010 và TN&MT nguồn lợi thủy
định hướng tới 2020 cho các mục đích sản, NN, CN,
khác nhau. các phòng ban
27 Quy hoạch bảo vệ, khai thác và sử dụng Phòng Sở TN&MT 100% 2009 2012 200 Định hướng
tài nguyên nước ngầm (đánh giá toàn TN&MT tiếp tục đến
diện về chất lượng, hiện trạng khai thác, 2020
trữ lượng khai thác, mức độ khai thác tối
đa, các vùng bổ cập tự nhiên cho các tầng
chứa nước, phân vùng khai thác, …) của
huyện.
28 Đề án kiểm soát và giám sát việc khai Phòng Sở TN&MT 100% 2009 2012 100 Định hướng
thác nước ngầm bằng cách lắp đặt các TN&MT tiếp tục đến
đồng hồ nước tại các giếng khai thác tập 2020
trung (tập trung chủ yếu vào cơ sở công
nghiệp khai thác nước ngầm quy mô công
nghiệp, các khu công nghiệp, trang trại).
29 Đề án tổng thể bảo vệ tài nguyên và môi Sở du lịch Sở TN&MT, 100% 2009 2010 300 Định hướng
trường du lịch phòng TN&MT tiếp tục đến
2020

194
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

IV Chương trình tăng cường năng lực quản lý môi trường Trung hạn
30 Đề án Xây dựng chương trình đào tạo UBND huyện Phòng TNMT 100% 2009 2010 50 Định hướng
nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu tiếp tục đến
trước mắt và tới 2010. 2020
31 Chương trình Đào tạo nguồn nhân lực UBND huyện Sở TN&MT, 100% 2009 2012 200 Định hướng
của địa phương (huyện, xã) về môi trường Phòng TNMT, tiếp tục đến
để đủ năng lực tổ chức triển khai thực UBND xã, các 2020
hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường. phòng ban
32 Dự án hoàn thiện bộ máy quản lý môi Phòng TNMT Sở TN&MT, 100% 2009 2012 200
trường : phương diện tổ chức, cơ sở vật UBND huyện
chất, trang thiết bị - Đầu tư trang bị thiết
bị và máy móc để đáp ứng công tác đo
đạc các chỉ tiêu môi trường.
33 Đề án Lồng ghép nội dung bảo vệ môi UBND huyện Các phòng ban 100% 2009 2010 - Định hướng
trường trong tất cả các quy họach phát tiếp tục đến
triển của các ngành và địa phương. 2020
34 Ứng dụng công nghệ công thông tin xây Phòng Sở KHCN, 100% 2009 2012 150 Định hướng
dựng cơ sở dữ liệu Tài nguyên - Môi TN&MT TN&MT, các tiếp tục đến
trường phục vụ công tác điều hành các phong ban 2020
họat động quản lý môi trường huyện TN.
V Chương trình giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường Trung hạn
35 Đề án đưa chương trình giáo dục môi Phòng giáo Phòng TNMT, 100% 2009 2012 - Theo chương
trường và PTBV vào chương trình giáo dục Phòng GDĐT trình quốc
dục phổ thông trên địa bàn huyện TN. gia
36 Đề án tổ chức các tuần lễ tuyên truyền về Phòng TNMT, Phòng GDĐT, 100% 2009 2012 200 Hàng năm
BVMT hàng năm, ngày Chủ nhật xanh, phòng VHTT, Sở TN&MT,
ngày Thứ bảy tình nguyện và xây dựng MTTQ, đòan đài phát thanh,
các công trình điển hình về BVMT TNCS truyền hình
37 Đề án tổ chức các diễn đàn doanh nghiệp Phòng VHTT, Phòng TNMT, 100% 2009 2012 150 Hàng năm
thân thiện môi trường trên các phương Đài phát các phòng ban

195
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”

tiện thông tin đại chúng (Đài phát thanh thanh và Đài
và Đài truyền hình của Tỉnh). truyền hình
38 Đề án tăng cường công tác truyền thông, Phòng VHTT, MTTQ, đoàn 100% 2009 2012 200 Hàng năm
nâng cao nhận thức cộng đồng, xây dựng Đài phát TNCS, hội phụ
nếp sống và hành vi thân thiện với môi thanh và Đài nữ, Hội cựu
trường, xây dựng các phong trào quần truyền hình chiến binh
chúng bảo vệ môi trường tại các khu vực
dân cư trên địa bàn huyện

196
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

7.2 ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ


HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Theo nội dung đã trình bày ở các chương trước, có thể thấy rằng công tác bảo vệ
môi trường huyện Thống Nhất bao gồm rất nhiều mục tiêu và kế họach hành động. Do
đó, để thực hiện thành công và hiệu quả các kế họach bảo vệ môi trường, bên cạnh sự
tham gia chỉ đạo của các cấp chính quyền và các cơ quan ban ngành địa phương; đồng
thời theo Nghị định 81/2007/NĐ-CP ngày 23/05/2007 của Chính phủ qui định tổ chức,
bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước, để có thể đáp ứng được
yêu cầu công việc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa chúng tôi đề xuất cơ cấu tổ
chức bộ máy quản lý môi trường huyện Thống Nhất như sau:
7.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý môi trường tại huyện Thống Nhất

UBND huyện
Thống Nhất

UBND xã Phòng TN&MT

Cán bộ địa chính,


môi trường Văn phòng Bộ phận Bộ phận chuyên môn
ĐK QSDĐ nhận hồ sơ nghiệp vụ

Hình 7.1. Sơ đồ quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường huyện Thống Nhất
- Tổ chức bộ máy Phòng TNMT: gồm 01 Trưởng phòng và các
phó trưởng phòng; các bộ phận đất đai, đo đạc bản đồ, môi trường. Cụ thể, Phòng
TNMT huyện Thống Nhất phải bố trí ít nhất 03 nhân sự biên chế thực hiện công tác
quản lý môi trường có chuyên môn về quản lý môi trường, trong đó có 01 lãnh đạo
phòng có trình độ đại học chuyên ngành về môi trường.
- Chức năng của Phòng TNMT: Phòng TNMT là cơ quan tham
mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên và môi
trường tại địa phương. Bao gồm các nội dung:
• Trình UBND huyện các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các chính sách,
chế độ và pháp luật của nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường;
• Trình UBND huyện quy hoạch, kế hoạch về tài nguyên và môi trường và tổ
chức thực hiện sau khi được xét duyệt;
197
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

• Hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất, tài nguyên
khoáng sản, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường; phòng chống, khắc phục suy
thoái, ô nhiễm, sự cố môi trường, hậu quả thiên tai;
• Lập báo cáo thống kê, kiểm kê hiện trạng môi trường theo định kỳ; thu
thập, quản lý lưu trữ tư liệu về tài nguyên và môi trường;
• Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra và
thanh tra việc thi hành pháp luật; giúp UBND huyện giải quyết các tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo về tài nguyên và môi trường theo qui định của pháp luật;
• Tuyên truyền, phổ biến thông tin về tài nguyên môi trường;
• Báo cáo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm và đột xuất tình hình thực hiện
nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho UBND huyện và Sở TNMT;
• Quản lý cán bộ công chức, viên chức; hướng dẫn kiểm tra chuyên môn,
nghiệp vụ đối với cán bộ địa chính xã, thị trấn. Tham gia với Sở TNMT trong việc
tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý tài
nguyên và môi trường và các cán bộ địa chính xã, thị trấn.
− Để nâng cao hiệu lực quản lý môi trường, huyện Thống Nhất cần
hình thành một hệ thống QLMT dựa trên nguyên lý của chu trình Deming PDCA
(Plan – Do – Check –Art): lập kế hoạch-thực hiện-kiểm tra-cải tiến theo sơ đồ tóm tắt
sau:

198
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Cải tiến liên tục

Thiết lập chính sách môi


trường huyện
Xem xét của lãnh đạo
- cải tiến hệ thống QLMT huyện

Lập kế hoạch BVMT


Xác định khía cạnh môi trường có ý
Kiểm tra – Giám sát nghĩa tại huyện
Quan trắc – đo đạc Xác định các yêu cầu của luật pháp
Hành động khắc phục Đề ra mục tiêu chỉ tiêu MT
Đánh giá hệ thống QLMT huyện Xây dựng các chương trình MT
Quản lý hồ sơ HTQLMT huyện

Thực hiện
Phân công cơ cấu trách nhiệm
Huấn luyện
Truyền thông môi trường
Quản lý hồ sơ HTQLMT
Thanh tra
Ứng phó tình huống khẩn cấp

Hình 7.2. Sơ đồ tóm tắt mô hình QLMT cấp Huyện, thị


Hệ thống QLMT huyện được hình thành dựa trên chính sách môi trường do Lãnh
đạo huyện đưa ra. Trên cơ sở xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa trong các hoạt
động kinh tế xã hội của huyện, xác định yêu cầu của luật pháp về môi trường, huyện cần
đề ra các mục tiêu chỉ tiêu phấn đấu về môi trường. Trên cơ sở đó, huyện sẽ xây dựng các
chương trình môi trường và đưa ra thực hiện. Khi thực hiện cần phân công cơ cấu trách
nhiệm rõ ràng, tổ chức công tác huấn luyện về QLMT, thực hiện truyền thông môi
trường, quản lý hồ sơ hệ thống QLMT, triển khai thanh tra môi trường, có kế hoạch sẵn
sàng ứng phó tình huống khẩn cấp. Trong quá trình chỉ đạo cần thực hiện tốt công tác
“Kiểm tra – Giám sát” hệ thống QLMT bao gồm các công tác quan trắc, đo đạc môi
trường, phát hiện và thực hiện hành động khắc phục những chỗ chưa phù hợp trong hệ
thống, thực hiện đánh giá hệ thống QLMT định kỳ hàng năm và quản lý hồ sơ hệ thống
QLMT.
199
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

7.2.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường


Để thực hiện kế hoạch BVMT, dưới đây đề nghị 06 nội dung công việc mà huyện
Thống Nhất phải thực hiện. Tóm tắt theo sơ đồ sau:

Huấn luyện

Cơ cấu trách nhiệm Truyền thông môi trường

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH


BVMT HUYỆN

Hồ sơ quản lý và Ứng phó tình


chế độ báo cáo Thanh tra môi trường huống khẩn cấp

Hình 7.3. Các nội dung triển khai thực hiện kế hoạch BVMT huyện
Dưới đây đề xuất các hướng dẫn triển khai thực hiện:
a. Cơ cấu trách nhiệm
- Ban hành chính sách môi trường: Phòng TNMT huyện là cơ quan thường trực điều
hành hệ thống QLMT nhưng UBND huyện là người chủ trì ban hành chính sách môi
trường của huyện. Do đó, nếu UBND không nhận thức được tầm quan trọng của công tác
BVMT, không ban hành chính sách MT thì hệ thống QLMT rất khó được triển khai thực
hiện.
- Xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa: Việc xác định các khía cạnh môi trường có ý
nghĩa đề nghị giao cho Phòng TNMT phụ trách phần chung. Tuy nhiên, khi xác định các
khía cạnh môi trường có ý nghĩa của các ngành gây ô nhiễm môi trường thì cần có sự
tham gia của các ban ngành có liên quan.
- Các yêu cầu luật pháp: Việc xác định các yêu cầu luật pháp sẽ do Phòng TNMT phụ
trách và hình thành cơ sở dữ liệu luật pháp, trong đó có thể xếp loại theo ngành; ví dụ: Y
tế, công nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm,...
- Mục tiêu, chỉ tiêu, Chương trình QLMT: Việc đề ra mục tiêu chỉ tiêu và xây dựng
chương trình QLMT đề nghị phân cho Phòng TNMT phụ trách với sự hỗ trợ của các cơ
quan ban ngành có liên quan.

200
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

- Huấn luyện, đào tạo: Phòng TNMT sẽ tham mưu cho UBND huyện, đồng thời chủ trì
xây dựng các chương trình huấn luyện, đào tạo, nâng cao nhận thức về môi trường cho
các cán bộ.
- Tuyên truyền, truyền thông môi trường: Việc tuyên truyền, truyền thông môi trường
chia làm 02 phần:
• Thực hiện giáo dục môi trường trong hệ thống giáo dục phổ thông tại huyện sẽ do
Phòng Giáo dục chủ trì.
• Thực hiện truyền thông giáo dục môi trường cho nhân dân sẽ do Phòng VHTT,
Đài truyền thanh huyện phụ trách. Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội,
Đòan TN,... là các đơn vị chịu trách nhiệm phối hợp thực hiện.
- Kiểm tra, thanh tra môi trường: Việc kiểm tra thanh tra môi
trường sẽ do phòng TNMT phụ trách, kết hợp với bộ phận cảnh sát môi trường của
Công an huyện. Ngoài ra khi thanh tra kiểm tra cũng cần có sự tham gia của các
ngành có liên quan.
- Cải tiến hệ thống QLMT: Phòng TNMT là cơ quan thường trực
điều hành QLMT huyện, tham mưu cho UBND xem xét và cải tiến hệ thống QLMT.
Các phòng ban khác, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội, Đòan TN,... là các
đơn vị chịu trách nhiệm phối hợp thực hiện.
b. Huấn luyện – đào tạo nâng cao nhận thức năng lực bảo vệ môi trường
Phòng TNMT huyện Thống Nhất hiện nay do mới thành lập, nhân lực còn mỏng,
trình độ và khả năng chuyên môn chưa cao, trong khi những vấn đề môi trường ngày
càng diễn biến phức tạp, mang tính liên vùng. Do đó, để đáp ứng được yêu cầu công việc
trong thời kỳ mới cần phải tăng cường nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý tại địa
phương, bao gồm nhân lực và vật lực. Qua nghiên cứu thực tế, 02 chương trình đào tạo
được đề nghị với mục tiêu và nội dung đào tạo như sau:

201
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Đào tạo nhân lực cho hệ thống QLMT cấp huyện

CT2: Đào tạo kiến thức và năng


CT1: Bồi dưỡng kiến thức MT
lực QLMT cho cán bộ chuyên
cho cán bộ QL, lãnh đạo
môn

Mục tiêu: Trang bị kiến thức về Mục tiêu: Trang bị kiến thức và kỹ
môi trường và HTQLMT năng quản lý và điều hành HTQLMT

Nội dung đào tạo:


Nội dung đào tạo: Phát triển bền vững
Phát triển bền vững Các chiến lược ngăn ngừa ô nhiễm
Các hiện tượng môi trường Phương pháp công tác cộng đồng
Tác động của sản xuất đến MT Xây dựng và thực hiện mô hình
Các chiến lược ngăn ngừa ô nhiễm QLMT kiểu mới: xác định khía cạnh
Tác hại của chất ô nhiễm môi trường có ý nghĩa, xác định yêu
Vai trò của cộng đồng và phương pháp cầu luật pháp, mục tiệu, chương trình
công tác cộng đồng QLMT
Mô hình QLMT mới Kỹ thuật Quan trắc và phân tích MT
….. Đánh giá hệ thống QLMT
…..

Hình 7.4. Chương trình và nội dung đào tạo cho hệ thống quản lý môi trường cấp
huyện
c. Truyền thông môi trường:
Sự tham gia của cán bộ, nhân dân tại huyện trong công tác bảo vệ môi trường rất
quan trọng, do đó vấn đề thực hiện truyền thông, thông tin đối với nội bộ huyện là rất cấp
thiết. Các phương pháp và hình thức truyền thông như sau:
Truyền thông đối với công chúng:
• Đối với công chúng trong huyện, đề nghị các hình thức sau đây nên được áp dụng:
• Áp phích, biểu ngữ trên đường phố
• Phóng sự phát thanh truyền hình
• Mít tinh nhân ngày môi trường thế giới

202
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

• Tổ chức các cuộc thi: vẽ tranh, môi trường xanh


• Tổ chức thi đấu thể thào, hội diễn văn nghệ về chủ đề môi trường
• Viết bài đăng báo về các kết quả hoạt động môi trường của huyện
Truyền thông môi trường đối với cấp trên, các tổ chức quốc tế
• Thường xuyên định kỳ gởi báo cáo chuyên đề hiện trạng môi trường cho các Ban
ngành cấp Tỉnh
• Viết bài đăng báo về các kết quả hoạt động môi trường của huyện
• Tổ chức các buổi hội thảo về những vấn đề môi trường của huyện
Truyền thông đối với các cơ quan cấp cứu-khẩn cấp: Luôn tạo ra mối liên hệ thông tin
đối với các cơ quan cấp cứu như: cứu hỏa, bệnh viện, Uỷ ban phòng chống lụt bão.
d. Thiết lập hệ thống tư liệu
Hệ thống hồ sơ của hệ thống QLMT huyện cần bao gồm 3 loại chủ yếu sau:
− Các thủ tục hay qui trình: là các hướng dẫn cho cán bộ chuyên môn của Phòng
TNMT thực hiện công việc
− Các văn bản, hồ sơ có tính bắt buộc trong cơ cấu hệ thống như chính sách môi
trường của huyện, phương pháp xác định các khía cạnh môi trường,…
− Các tài liệu minh chứng là tư liệu gốc chứng minh sự hình thành và vận hành bộ
máy QLMT
Để cho các cán bộ, nhân viên thuộc các ban ngành có thể hiểu rõ sự vận hành và
vai trò trách nhiệm cuả mình, Phòng TNMT với vai trò thường trực có thể thiết kế và xây
dựng sổ tay hệ thống QLMT có nội dung như sau:
1. Chính sách môi trường của huyện

2. Mô tả những thành phần của hệ thống QLMT


3. Mô tả chương trình quản lý môi trường của huyện

4. Các mục tiêu và chỉ tiêu hàng năm


5. Các kế hoạch hành động nhằm đạt mục tiêu và chỉ tiêu
6. Theo dõi tiến độ thực hiện
7. Các qui trình của hệ thống QLMT
8. Các chỉ dẫn công việc đặc thù
9. Các tài liệu khác như kế hoạch hành động khẩn cấp, hỏi đáp về môi trường,

203
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

e. Thanh tra Môi trường


Công tác thanh tra môi trừơng có vai trò quan trọng trong việc kịp thời phát hiện
các hoạt động không phù không phù hợp nhằm đưa ra hành động khắc phục sửa chữa kịp
thời, nâng cao hiệu lực quản lý môi trường của huyện.
f. Ứng phó tình huống khẩn cấp
Chuẩn bị và đáp ứng có hiệu quả các sự cố môi trường có thể giảm thương vong,
ngăn ngừa tối thiểu các tác động môi trường, bảo vệ tính mạng và tài sản nhân dân trong
huyện. Những thiên tai lớn như nứt đất, trượt lở đất, bão lũ thường phá hủy trầm trọng
các cơ sở hạ tầng, đồng thời những vấn đề môi trường phát sinh trong và sau thiên tai là
nhiệm vụ nặng nề của cơ quan quản lý môi trường.
 Phòng chống sự cố nứt trượt lở đất:
- Thông báo cho dân và các cơ quan sở tại về những khu vực có nguy cơ nứt
trượt lở đất để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại do chúng gây ra.
- Không để dân định cư và không cho phép xây cất các công trình trên các vị trí
có nguy cơ tái trượt lở đất.
- Vào các đợt mưa lớn tập trung liên tục cần theo dõi và thông báo cho dân ra
khỏi những nơi đã được dự báo; thông báo những dấu hiệu cần theo dõi và nếu thấy xuất
hiện phải sơ tán ra khỏi nơi nguy hiểm như: nứt đất, lún đất, trôi đất; mực nước giếng vẩn
đục mạnh, dâng nhanh và dâng cao, vách bờ dưới chân các khối trượt cũ bị đào khoét
mạnh.
- Sau thiên tai cần nhanh chóng sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng về dịch vụ
môi trường (công trình cấp thoát nước, công trình vệ sinh, công trình xử lý chất thải,
đường giao thông…), dọn dẹp đất đá bồi lấp để khôi phục sản xuất. Công tác truyền
thông để ổn định tâm lý nhân dân là rất cần thiết.
 Quản lý môi trường sau bão lũ:
Hoạt động quan trọng nhất là vệ sinh môi trường để phòng chống dịch bệnh bùng phát:
• Thu gom, tập trung và xử lý rác, súc vật chết bằng các chất sát trùng như nước
Javen, Clorua vôi hoặc đơn giản bằng vôi bột sau đó đem chôn lấp hợp vệ sinh
• Khử trùng các nguồn nước sinh hoạt
• Chuẩn bị khả năng phòng chống dịch bệnh
• Kiểm soát an tòan thực phẩm sau thiên tai, do thiếu đói người dân có thể sử dụng
các sản phẩm không sạch, quá hạn sử dụng,…

204
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

• Sửa chữa, nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng về dịch vụ môi trường: công trình
cấp thoát nước, công trình vệ sinh, công trình xử lý chất thải, đường giao thông,…

205
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Chương 8: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

8.1 KẾT LUẬN


Nhiệm vụ “Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020” đã được thực hiện dựa trên cơ sở pháp lý và từ sự
bức xúc về việc gắn kết công tác BVMT với phát triển KT-XH của huyện nhằm hướng
đến phát triển bền vững.
Nhằm hòan thành nhiệm vụ Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn
huyện Thống Nhất, nhóm thực hiện nhiệm vụ đã tiến hành khảo sát, điều tra, đánh giá
điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng môi trường của
huyện. Dựa trên các thông tin về nguồn lực và hiện trạng này đồng thời kết hợp với việc
phân tích các nội dung quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện, nhóm thực hiện đã
đưa ra các dự báo về mức độ ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên của huyện
trong tương lai, cụ thể là đến năm 2010 và 2020.
Từ các kết qủa phân tích dự báo, nhóm thực hiện đã vạch ra được các kế họach
bảo vệ môi trường cụ thể đặc trưng cho điều kiện huyện Thống Nhất như sau:
− Kế họach quản lý chất lượng môi trường không khí
− Kế họach quản lý chất lượng nguồn nước
− Kế họach quản lý chất thải rắn
− Kế hoạch bảo vệ môi trường công nghiệp
− Kế hoạch bảo vệ môi trường và tài nguyên trong khai thác khóang sản
− Kế hoạch bảo vệ môi trường trong phát triển nông nghiệp
− Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường
8.2 KIẾN NGHỊ
Đề nghị chính quyền tỉnh Đồng Nai và huyện Thống Nhất quan tâm, tạo điều kiện
thuận lợi cả về cơ chế lẫn nguồn vốn để thực hiện tốt các kế họach bảo vệ môi trường đã
được đề xuất trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

206
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường phục vụ phát triển kinh tế -
xã hội quận 4 đến năm 2010, TP.HCM T6/2004.
2. Báo cáo tổng hợp Đánh giá môi trường chiến lược phục vụ quy hoạch sử dụng đất
lồng ghép với quy hoạch bảo vệ môi trường huyện An Nhơn đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2020, Qui Nhơn T7/2007
3. Bộ Tài Nguyên & Môi Trường, Điều tra, khảo sát, phân tích đánh giá phục vụ xây
dựng kế hoạch hành động BVMT thực hiện Kế hoạch Bảo vệ Môi trường Quốc gia
và Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam tại vùng đặc thù Tây Nguyên (thí điểm
cho Đăk Nông, tháng 11/2007.
4. Chi cục Bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh, Xây dựng chương trình bảo
vệ môi trường quận Bình Thạnh đến năm 2010, năm 2005.
5. Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, Phòng Thống kê huyện Thống Nhất, Niên giám
thống kê huyện Thống Nhất năm 2006, năm 2007.
6. Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam, Báo cáo Hội thảo khoa học về điều tra tai
biến ở Việt nam, Hà Nội, 2000.
7. Department of Science, Technology and Environment of HoChiMinh City, Energy
efficiency improvement of urban transport system and mitigation of GHGs anf
other harmful emissions, 2000- Report No.1.
8. Đỗ Văn Lĩnh, Ma Công Cọ, Đặng Văn Rời, Vài suy nghĩ về khả năng liên quan
giữa các trận động đất gần đây với các hệ thống đứt gãy khu vực Nam Trung Bộ
và Nam Bộ, Địa chất Tài nguyên và Môi trường Nam Việt Nam.Liên đoàn Bản đồ
địa chất Miền Nam.
9. Huỳnh Thị Minh Hằng, Địa chất môi trường, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ
Chí Minh, 2001.
10.Lê Huy Bá và Thái Lê Nguyên, Du lịch sinh thái, NXB Khoa học kỹ thuật, 2006.

11.PGS.TS Lê Huy Bá (Chủ biên), Nguyễn Trọng Hùng, Huỳnh Lưu Trùng Phùng,
PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”, NXBGiáo
dục, Năm 2007.
12.Lê Qúi An, Nguyễn Công Mẫn, Nguyễn Văn Qùi, Cơ học đất, NXB Giáo dục,
1995.
207
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

13.Lê Mục Đích (biên dịch), Kinh nghiệm phòng tránh và kiểm soát tai biến địa chất,
NXBxây dựng. Hà Nội, 2001.
14.TS. Nguyễn Thị Lan, Quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh đến
năm 2010, Khoa Môi trường đại học Bách Khoa TP.HCM.
15.Nguyễn Thế Thôn “Quy hoạch môi trường và phát triển bền vững”, NXBKhoa
học và Kỹ thuật Hà Nội, Năm 2004.
16.Nguyễn Xuân Bao và nnk, Báo cáo nghiên cứu kiến tạo và sinh khoáng Việt Nam.
Liên đoàn BĐĐC Miền Nam, Cục địa chất và khoáng sản ViệtNam, 2002.
17.Nguyễn Đình Hòe, Nguyễn thế Thôn, Địa chất môi trường (giáo trình bậc cử
nhân), Trường Đại học Khoa học tự nhiên. Hà Nội, 1997.
18.Nguyễn Văn Lâm và nnk, Điều tra, đánh giá thiệt hại môi trường và hiện tượng
nứt đất, sạt lở đất vùng núi Quảng Ngãi (sau lũ lụt năm 1999). Đề xuất các biện
pháp phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại, Trung tâm tư vấn công nghệ môi trường,
Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt nam, 2001.
19.Nguyễn Địch Dỹ và nnk, Nghiên cứu đánh giá hiện tượng nứt -trượt đất ở thị xã
Lai Châu, biện pháp xử lý và phòng chống, Lưu trữ Bộ KHCNMT,1993.
20.Nguyễn Ngọc Thạch, Viễn thám trong nghiên cứu tài nguyên và môi trường,
NXBKhoa học và Kỹ thuật. Hà Nội, 1997.
21.Nguyễn Bách Thắng và nnk, Đề án quốc gia quan trắc động thái nước dướiđất
vùng Tây Nguyên, Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT Miền Trung, Cục địa chất vàkhoáng
sản Việt Nam., 1988- 2004.
22.Nguyễn Thành Vạn, Các kiểu vỏ phong hoá thành tạo trên các đá bazan Việt
nam, Bản đổ địa chất, số 38 Hà Nội,1978.
23.Nguyễn Đình Xuyên, Nguyễn Ngọc Thủy, Bản đồ phân vùng động đất lãnh thổ
Việt Nam, Viện Vật lý địa cầu. Hà Nội, 1998.
24.Phạm Văn Thục, Những đặc điểm của chế độ động đất ở Việt Nam. Địa
chất,khoáng sản và dầu khí Việt nam, (Tuyển tập các báo cáo Hội nghị Khoa
họcđịa chất Việt nam lần thứ 3, tập I). Hà Nội, 1995.
25.PGS.TS Phùng Chí Sỹ, Bài giảng môn học “Quy hoạch và các chính sách môi
trường”, Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Cao học 2006.
26.PGS.TS. Phùng Chí Sỹ, Báo cáo đề tài cấp nhà nước, Nghiên cứu xây dựng Quy
hoạch môi trường vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung (TP. Đà Nẵng, các tỉnh

208
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi) (KC.08.03)”, Thành phố Hồ Chí
Minh năm 2004.
27.Phạm Huy Long và nnk, Điều tra địa chất về nứt đất đang diễn biến ở các tỉnh
Đắc Lắc, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Sông Bé và các miền ảnh hưởng của
chúng, Liên đoàn địa chất 6, Cục Địa chất Việt Nam, 1995.
28.Phoung Sophorn, Luận văn thạc sỹ : Nghiên cứu quy hoạch môi trường gắn với
quá trình phát triển kinh tế xã hội tại thủ đô Phnom Penh đến năm 2015, TPHCM,
tháng 7/2007.
29.Sở tài nguyên và môi trường Đồng Nai, Báo cáo Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch
thăm dò, khai thác và sử dung khoáng sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020, năm 2006.
30.Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Long An, Quy hoạch bảo vệ môi trường thị xã
Tân An từ năm 2006 đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, 02/2007.
31.Trần Huế Nhuệ cùng đồng sự, “Quản lý chất thải rắn”, NXB Xây Dựng, 2001

32.Trần Hữu Nhân. Đất xây dựng. NXBgiáo dục. Hà Nội, 1998.
33.Trịnh Ngọc Đào, luận văn thạc sỹ “Quy hoạch hệ thống thu gom vận chuyển chất
thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại cho các khu công nghiệp và khu chế
xuất tại TP. Hồ Chí Minh”, 2006.
34.UBND huyện Thống Nhất, Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội
huyện Thống Nhất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, năm 2004.
35.UBND huyện Thống Nhất, Báo cáo quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất đến năm
2010 và định hướng đến 2020 cho huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai, năm 2006
36.UBND huyện Thống Nhất, Báo cáo quy hoạch phát triển chăn nuôi, các khu vực
chăn nuôi và các cơ sở giết mổ tập trung đến giai đạon 2007 -2010 và định hướng
đến năm 2020 huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai”, năm 2007.
37.UBND huyện thống Nhất, Báo cáo kết quả 2 năm rưỡi thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội – quốc phòng an ninh 5 năm 2006 – 2010, năm 2008.
38.UBND huyện Thống Nhất, phòng Công Thương, Báo cáo kết quả 2,5 năm thực
hiện 12 chương trình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010, năm 2008.
39.UBND huyện Thống Nhất, Báo cáo 2,5 năm thực hiện chương trình BVMT, năm
2008

209
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ:“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Thống Nhất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ”

40.UBND huyện Thống Nhất, Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về
tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững, năm 2008.
41.UBND huyện Thống Nhất, Báo cáo 2,5 năm thực hiện kế hoạch 2006-2010, năm
2008.
42.UBND huyện Thống Nhất, phòng Y Tế, Báo cáo tình hình xử lý chất thải y tế,
năm 2008.
43.UBND tỉnh Đồng Nai, Quyết định số 403/QĐ-UBND ngày 29/01/2008 phê duyệt
báo cáo Quy hoạch phát triển chăn nuôi, các khu vực chăn nuôi và các cơ sở giết
mổ tập trung đến giai đoạn 2007 -2010 và định hướng đến năm 2020 huyện Thống
Nhất, tỉnh Đồng Nai, Năm 2008.
44.UBND tỉnh Đồng Nai, Sở TN&MT, Báo cáo nhiệm vụ Điều chỉnh, bổ sung quy
hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến
2020, năm 2006.
45.UBND tỉnh Bình Dương, Sở KHCN&MT Bình Dương, Đề tài nghiên cứu xây
dựng chương trình bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững tỉnh Bình Dương
đến năm 2010, năm 2000.
46.Viện Kỹ thuật Nhiệt Đới và Bảo vệ môi trường, Nghiên cứu quy hoạch môi trường
phục vụ đô thị hóa, công nghiệp hóa quận Thủ Đức đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020, năm 2005.
47.Viện Kỹ thuật Nhiệt Đới và Bảo vệ môi trường, Nghiên cứu xây dựng quy trình
quy hoạch môi trường cho các quận huyện của thành phố Hồ Chí Minh – Áp dụng
thử nghiệm cho quận 2, năm 2007.
48.Viện KHCN & QLMT, Xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường Đồng Tháp đến
năm 2010 định hướng đến năm 2020, T11/2007
49.Vũ Quyết Thắng “Quy hoạch môi trường”, NXBĐại học Quốc gia Hà Nội, Năm
2005.
50.World Health Organization, Rapid inventory techniques in environmental
pollution, 1993.

210

You might also like