You are on page 1of 3

QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÀ CHUA AN TOÀN

I. CÀ CHUA AN TOÀN
Là cà chua đựoc sản xuất theo một quy trình chặt chẽ, sản phẩm cà chua an
toàn phải đạt 4 tiêu chuẩn:
1.Hàm lượng nitrate (NO3):
Không vượt quá ngưỡng tối đa cho phép ( Cà chua = 150.mg/kg)
2. Dư lượng thuốc BVTV:
Không dùng thuốc cấm sủ dụng trên cây rau và chủ yếu dùng thuốc có gốc
sinh học và gốc Pyrethroid nhưng phải đảm bảo mức dư lượng tối đã cho phép
trong sản phẩm quy định.
3. Dư lượng kim loại nặng:
Dưới ngưỡng tối đa cho phép (mg/kg).
As = 0,2; Pb = 1 ; Cd = 0,02 ; Hg = 0,005 ; Ti = 0,3 ; Zn = 10 ;
Bo = 1,8 ; Sn = 200
4. Hàm lượng vi sinh vật:
Hạn chế tối đa các vi sinh vật có hại cho người và gia súc.
Solmonell = 0
Escher chia Coli = 102 khuẩn lạc.
Alfaxion = 0,005 mg/kg.
Putalin = 0,05 mg/kg.
Coliform = 10mg/kg.
II. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÀ CHUA AN TOÀN
1.Chọn đất, làm đất:
* Chọn đất:
Đất cát pha, thịt nhẹ,, tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Độ pHkcl = 6-7 là thích hợp
nhất.
Đất phải đảm bảo tưới tiêu tốt, đất phải xa khu công nghiệp, bãi rát, bệnh viện,
nghĩa trang, xa nguồn nước thải.
* Làm đất:
Cày bừa phơi ải trước 15 ngày, thu dọn tàn dư thực vật. Lên luống rộng 1,2
m , cao 30 cm , rãnh 30 cm.
2. Chọn giống:
Giống cà chua thích hợp với khí hậu ở Gia Lai: Hai mũi tên đỏ, F1190 ...
Luợng giống gieo ươm từ 75g – 1kg cho 1ha.
3. Gieo ươm hạt giống:
Hạt giống được gieo ươm theo luống, cây con được 20- 30 ngày. Chọn cây
khoẻ, cứng cáp đồng đều có từ 4- 5 lá thật thì nhổ trồng, và nên trồng vào buổi
chiều mát.
4. Mật độ và khoảng cách trồng:
Trồng hàng đôi:
- Hàng cách hàng 45 cm – 50 cm
- Cây cách cây 40 cm ( tuỳ từng giống).
5. Phân bón và cách bón phân:
+ Lượng phân bón cho 1 ha
- Phân chuồng hoai mục 20 tấn. Vôi 100 kg, lân vi sinh 400 kg, Urê 220 kg,
Kali 250 kg.
+ Cách bón:
- Bón thúc lần 1: Sau khi cấy 10 – 15 ngày ( cây đã hồi xanh); ½ luợng Kali +
1/3 lượng Urê kết hợp với vun gốc.
- Bón thúc lần 2: (20-25 ngày): ½ luợng Đạm + ½ lượng Kali còn lại, khi bón
xong phải phối hợp tưới nước cho phân tan.
- Bón thúc đợt 3: sau khi trồng 35- 40 ngày: 1/2 lượng Đạm + ½ luợng Kali
còn lại ( có thể dùng phân bón lá bổ sung thêm dinh dưõng)
Chú ý: tuyệt đối không dùng phân tươi để bón, tất các loại phân trên đều
ngừng bón trước khi thu hoạh 15 ngày.
6. chăm sóc:
- Làm cỏ xới xáo kết hợp với lúc bón phân đảm bảo cho vườn rau luôn sạch cỏ
dại, tỉa bỏ lá già, lá sâu bệnh và lá đọt chen chúc nhau.
- Tưới nước: cà chua có nhu cầu nước ở từng giai đoạn khác nhau. Khi cây
con, nước chỉ cần đủ ẩm, vào giai đoạn cây ra hoa rất cần nước để đảm bảo khả
năng đậu quả, đồng thời giai đoạn này cà chua cần đủ ẩm ở gốc, giãm tưới phun
trên ngọn. Nếu giai đoạn này tưới trên ngọn nhiều cây dễ nhiễm bệnh.
7. Làm giàn:
Khi cây cà chua cao 40 cm thì tiến hành bắt dàn cho cây có điểm tựa. Tuỳ
từng giống mà độ cao của giàn khác nhau (từ 0,6m đến 1,2 m) và có nhiều tầng
đỡ.
8. Phòng trừ sâu bệnh:
* Sâu hại:cà chua có nhiều loại sâu như sâu xám, sâu xanh, sâu ăn tạp hại cây
con. Mật độ ít nên bắt bằng tay, Mật độ cáôc thể dùng các thuốc như Sherpa 20
EC, Cymerin 15 EC, phun 0,8 lit / 1 ha. Giai đoạn cà ra hoa, cho quả, sâu đục quả
gây hại mạnh nên phòng trừ khi sâu còn là các ổ trứng dùng tay ngắt bỏ những ổ
trứng, mật độ cao có thể dùng thuốc Ammate 150 SC, Macht 050 EC phun với
lượng 0,5 – 1 lít/ ha.
* Bệnh hại:
Bệnh mốc sương: Bệnh này thường gậy hại vào giai đoạn cà chớm cho hoa lứa
đầu tiên, bệnh hại thưuờng xuất hiện và gây hại mạnh trong vụ Đông xuân. Bệnh
do nấm gây hại, hại cả trên thân, lá và quả.
Phòng trừ bằng thuốc Alliete 80 WP, Ridomil gold 68 WP phun 1kg/ ha hai
lần cách nhau 7 ngày.
Bệnh vàng lá, bệnh hại chủ yếu ở bộ phận lá già.
9. Thu hoạch:
Cà chua khi đã chuyển từ màu vàng sang hồng là chuyển sang giai đoạn chín
sinh lý qua chín hình thái, nếu như sản xuất đại trà và tiêu thụ xa thì nên tiến hành
thu hoạch, để khi vận chuyển tránh dập nát, cà chua được thu thành nhiều đợt, thời
gian thu hoạch kéo dài từ 30- 60 ngày tuỳ giống.

You might also like