You are on page 1of 68

Phân tích kỹ thuật (1): Tổng quan

Newton một nhà vật lý, toán học thiên tài cũng là một nhà đầu tư chứng khoán. Kết quả
kinh doanh của ông: phá sản với câu nói nổi tiếng của mình “Tôi có thể cân được khối
lượng của linh hồn nhưng không thể đo được sự điên rồ của con người”. Câu chuyện trên
là một ví dụ về phân tích kỹ thuật bằng phép cân linh hồn của Newton. Vậy bản chất
phân tích kỹ thuật là gì và tại sao một thiên tài về cân đo đong đếm như Newton vẫn có
thể thất bại trên thị trường?

Bài viết này sẽ giới thiệu tổng quan về phân tích kỹ thuật: khái niệm, các yếu tố liên quan
và cách thức sử dụng chung.

1. Phân tích kỹ thuật là gì

Phân tích kỹ thuật sử dụng các mô hình toán học (đồ thị, biến đổi miền, xác suất thống
kê, …) dựa trên dữ liệu thu thập về thị trường trong quá khứ và hiện tại để chỉ ra trạng
thái của thị trường tại thời điểm xác định, thông thường là nhận định xu hướng thị trường
đang lên, xuống hay “dập dềnh” hoặc nhận định tương quan lực lượng giữa sự tăng và sự
giảm giá. Phân tích kỹ thuật không để ý đến các chỉ số tài chính, tình hình phát triển hay
các thông tin về thị trường về doanh nghiệp mà chỉ chú trọng vào tập các dữ liệu về giá
cả, khối lượng, … của cổ phiếu thu thập được tại các phiên giao dịch trong quá khứ.

Chính vì chỉ dựa vào tập dữ liệu đã tồn tại trên thị trường – tức là các thông tin trong quá
khứ - phân tích kỹ thuật không phải là công cụ để dự đoán tương lai giá cả của cổ phiếu.
Những kết luận thu được từ các biện pháp phân tích kỹ thuật chỉ thị trạng thái của thị
trường đã xảy ra trong quá khứ; thời điểm rút ra kết luận về trạng thái của thị trường luôn
luôn đi sau so với sự kiện đã xảy ra. Khoảng thời gian chênh lệch đó gọi là độ trễ.

Xét ví dụ về một phương pháp phân tích kỹ thuật sử dụng trung bình động.
Giá CK trong 5 phiên đến ngày 18/05/2007 của Công ty cổ phần nhựa Đồng Nai – Mã
CK DNP

Ngày Giá Thay đổi %thay đổi Khối lượng


18/05 76.000 2.000 2,70% 56.350
17/05 74.000 2.000 2,78% 36.190
16/05 72.000 -3.500 -4,64% 43.350
15/05 75.500 3.500 4,86% 30.550
14/05 72.000 3.000 4,35% 52.750
(Nguồn SSI)

Vậy giá trị trung bình động trong 5 phiên của DNP vào ngày 18/05/2007 là

(76.000 + 74.000 + 72.000 + 75.500 + 72.000) / 5 = 73.900 đ


Tập hợp các giá trung bình động của DNP trong các ngày khác nhau sẽ được đường trung
bình động giá trong 5 phiên của DNP

Nhấn để xem kích thước thật

Nguồn ảnh đồ thị www.vietstock.com.vn

Bằng mắt thường quan sát đường trung bình động có thể nhận định rằng xu thế của DNP
đến thời điểm ngày 18/05/2007 là tăng giá, liệu sau ngày 18/05/2007 giá CP của DNP có
tiếp tục tăng không?

Trở lại với câu chuyện về Newton, với khả năng toán học của mình, việc am hiểu và áp
dụng các biện pháp toán học trong phân tích kỹ thuật đối với ông không phải là điều khó
khăn. Nhưng phân tích thị trường không phải là khoa học chính xác, không thể dùng toán
học để dự đoán một mong đợi 100%; do đó sự thất bại của Newton là một điều hợp lý bởi
ông không thể dự đoán được tương lai chỉ bằng phép cân khối lượng của linh hồn.

2. Các thuộc tính và tính chất

Một phép phân tích kỹ thuật thông thường có các thuộc tính và tính chất sau.
- Số phiên tính toán: số phiên lấy dữ liệu tính toán cho một giá trị của phân tích. Trong ví
dụ về trung bình động của DNP ở phần đầu, số phiên lấy dữ liệu là 5 phiên. Nhà đầu tư
càng ngắn hạn bao nhiêu thì càng chọn số phiên tính toán càng nhỏ bấy nhiêu.
- Độ trễ: Khoảng thời gian từ lúc trạng thái thị trường đã xảy ra cho đến khi phép phân
tích chỉ ra được trạng thái đó. Trong cùng 1 phương pháp phân tích, số phiên tính toán
càng lớn thì độ trễ càng lớn. Nhà đầu tư càng ngắn hạn bao nhiêu thì càng mong muốn độ
trễ nhỏ bấy nhiêu.
- Độ nhạy: Sự kịp thời trong phản ánh các biến động của thị trường của thị trường.. Tính
chất này ngược lại với độ trễ.
- Độ chính xác: Tính ít sai xót trong phản ánh các biến động của thị trường. Tuy nhiên độ
chính xác và độ nhạy lại đối nghịch với nhau.

3. Vai trò của phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật đóng vai trò là công cụ trợ giúp nhà đầu tư với ba chức năng chính:
báo động, xác thực và dự đoán.

Với vai trò là công cụ báo động, phân tích kỹ thuật cảnh báo sự xuyên phá các ngưỡng an
toàn (resistance và support: chúng ta sẽ tìm hiểu về hai khái niệm này trong các bài viết
khác) và thiết lập nên các ngưỡng an toàn mới hay nói cách khác là thiết lập mức giá mới
thực sự thay vì dao động quanh một mức giá cũ. Đối với nhà đầu tư việc nhận biết các
dấu hiệu về sự thay đổi mức giá càng sớm càng tốt giúp cho họ sớm có hành động mua
vào hoặc bán ra kịp thời.

Với vai trò là công cụ xác nhận, mỗi phương pháp phân tích kỹ thuật được sử dụng kết
hợp với các phương pháp kỹ thuật khác hoặc các phương pháp phi kỹ thuật để xác nhận
về xu thế của giá. Việc kết hợp và bổ trợ lẫn nhau giữa các phương pháp kỹ thuật khác
nhau giúp nhà đầu tư có được kết luận chính xác và tối ưu hơn.

Với vai trò là công cụ dự đoán, nhà đầu tư sử dụng các kết luận của phân tích kỹ thuật để
dự đoán giá cả của tương lai với kỳ vọng về khả năng đoán tốt hơn. Tuy nhiên như trên
đã nói, bản chất của phân tích kỹ thuật không phải là dự báo tương lai mà là chỉ thị trạng
thái thị trường trong quá khứ với một độ trễ; do đó nếu sử dụng như một công cụ dự đoán
nhà đầu tư cần phải tính đến một xác suất an toàn và chấp nhận rủi ro khi dự đoán là
không phù hợp. Không ai có thể nói trước tương lai chỉ bằng thông tin trong quá khứ.
Tuy nhiên nhờ có phân tích kỹ thuật, khả năng đoán sai do đoán mò hoặc a dua đám đông
được hạn chế rất nhiều.

Mỗi phương pháp kỹ thuật được áp dụng sẽ thể hiện các vai trò trên với các ưu nhược
điểm khác nhau. Chi tiết về các vai trò sẽ được nêu trong các bài viết trình bày cụ thể về
từng phương pháp.

4. Biến động giá, Resistance và Support

Giá một CP biến động liên tục trên thị trường theo thời gian trải qua nhiều giai đoạn khác
nhau. Trên quan điểm phân tích kỹ thuật, sự biến động giá trong một giai đoạn nhất định
được chia làm 2 loại: “dập dềnh” (trading market) và có xu thế (trending market). Biến
động có xu thế được chia ra làm hai loại là biến động tăng và biến động giảm (trending
up và trending down). Các loại biến động này đều có thể nhận ra bằng mắt thường hoặc
thực hiện thống kê.

Biến động “dập dềnh” là giai đoạn giá CP thực sự tăng và không thực sự giảm. Trong giai
đoạn này, giá của CP liên tục dao động lúc lên lúc xuống nhưng xoay quanh một mức giá
cố định. Trong một vài phiên ngắn hạn giá cả có thể đi lên hoặc đi xuống nhưng nhìn
chung trong cả thời kỳ giá không lên và cũng không xuống.
Biến động có xu thế là giai đoạn giá CP đi lên hoặc đi xuống rõ ràng. Mặc dù có sự tăng
và giảm giá xen kẽ trong ngắn hạn một vài phiên nhưng nhìn chung trong cả giai đoạn giá
theo xu hướng đi lên hoặc đi xuống. Nếu giá đi lên ta gọi là giai đoạn biến động tăng, nếu
giá đi xuống ta gọi là biến động giảm

Nhấn để xem kích thước thật

Nguồn ảnh đồ thị www.vietstock.com.vn

Hình trên là ví dụ về các giai đoạn biến động giá các nhau. Các dải nằm giữa hai đường
màu xanh và màu đỏ là là các biến động dập dềnh không có xu hướng tăng hay giảm.
Mỗi giai đoạn biến động dập dềnh đều có hai giá trị ngưỡng là Resistance và Support
(Tạm dịch là kháng cự và hỗ trợ). Hai giá trị ngưỡng này là phạm vi dao động giá của
biến động dập dềnh. Theo đó sự xuyên phá hai ngưỡng này đồng nghĩa với việc thị
trường không còn ở giai đoạn biến động dập dềnh nữa mà đã chuyển sang biến động có
xu thế. Nếu giá vượt lên trên ngưỡng Resistance thì thị trường đã chuyển sang xu thế biến
động tăng, phe bò tót thắng thế. Nếu giá trị vượt xuống dưới ngưỡng Support thì thị
trường đã chuyển sang xu thế biến động giảm, phe gấu đã thắng.

5. Biến động giá và nhiệm vụ của phân tích

Trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, giá của CP trải qua nhiều loại biến động. Đối với mỗi
giai đoạn biến động dập dềnh hoặc có xu thế, các câu sau hỏi được đặt ra đối với phân
tích kỹ thuật:

• Nếu CP đang ở giai đoạn biến động dập dềnh thì giai đoạn tiếp theo là biến động
tăng hay biến động giảm?
• Nếu CP đang ở giai đoạn biến động có xu thế thì thời điểm hiện tại đã là lúc kết
thúc chưa hay biến động có xu thế này vẫn còn tiếp tục và kéo dài trong bao lâu?
• Nếu CP đang ở giai đoạn biến động có xu thế thì sau khi kết thúc biến động này
thì giai đoạn tiếp theo liệu có phải là giai đoạn biến động theo xu thế ngược lại
không hay sẽ biến động dập dềnh?
Nếu giải đáp được các câu hỏi trên nhà đầu tư sẽ nhanh chóng có được quyết định mua
vào hoặc bán ra đúng đắn, đặc biệt đối với các chuyên gia lướt sóng kiếm lợi nhuận bằng
giá chênh lệch khi bán và khi mua:

• Nếu CP đang ở giai đoạn biến động dập dềnh mà giai đoạn tiếp theo là biến động
tăng thì nên mua vào. Khi giá đã lên cao hơn có thể bán ra để kiếm lời. Ngược lại
nếu giai đoạn tiếp theo là biến động giảm thì nên bán ra để tránh lỗ.
• Nếu xu thế hiện tại là xu thế tăng và đang ở giai đoạn đầu của xu thế này thì nên
mua vào thuận theo xu thế để bán ra khi giá đã lên cao hơn. Ngược lại nếu xu thế
hiện tại là xu thế giảm và đang ở giai đoạn đầu của xu thế này thì nên bán ra thuận
theo xu thế để giảm lỗ. Khi giá đã xuống thấp hơn có thể mua vào lại để bán ra
khi thị trường phục hồi.

Việc áp dụng một phép phân tích kỹ thuật cần phải giải đáp được một vài trong số các
câu hỏi trên, cũng có khi phải phối hợp các phép phân tích kỹ thuật và phi kỹ thuật khác
để trả lời được nhiều hơn một câu hỏi và tăng độ chính xác cho mỗi câu trả lời.

6. Phân loại các biện pháp phân tích kỹ thuật

a. Phân tích tương quan (Leading Indicators)

Các phương pháp phân tích tương quan chỉ ra tương quan lực lượng giữa sự tăng giá và
sự giảm giá, tương quan lực lượng giữa phe mua và phe bán trong một thời kỳ xác định.
Sự tương quan đó ánh xạ thành một giá trị đại diện xác định. Nếu sự tăng giá là lớn hơn
sự giảm giá thì giá trị này lớn, nếu sự tăng giá là nhỏ hơn sự giảm giá thì giá trị này nhỏ.
Sự tăng giá càng áp đảo bao nhiêu thì giá trị này càng lớn bấy nhiêu, sự giảm giá càng áp
đảo bao nhiêu thì giá trị này càng nhỏ bao nhiêu. Tên tiếng anh của nhóm phương pháp
này là Leading Indicators – leading có nghĩa là dẫn dắt hàm ý chỉ ra sự tăng giá hay sự
giảm giá đang giữ thế chủ đạo trên thị trường, dẫn dắt diễn biến của thị trường.

Ví dụ điển hình của nhóm phương pháp này là phương pháp RSI. Để tính RSI trên dữ
liệu giá cổ phiếu DNP trong 5 phiên như ví dụ ở phần đầu:

Trung bình sự thay đổi giá các phiên tăng trong 5 phiên

AG = (2.000 + 2.000 + 3.500 + 3.000) / 5 = 2.100

Trung bình sự thay đổi giá các phiên giảm trong 5 phiên

AL = (3.500) / 5 = 700

Hệ số tương quan phản ánh giữa sức tăng và sức giảm giá là tỷ số AG/AL, quy chuẩn về
thang 100 sẽ tính được RSI là:

RSI = 100 – 100/ (1 + AG/AL) = 75


Căn cứ vào tiêu chuẩn của RSI khi giá trị lớn hơn 70, có thể kết luận sự tăng giá đang dẫn
dắt thị trường với sức mạnh nghiêng về sự tăng giá.

Xét ví dụ về một phương pháp phân tích tương quan là đồ thị RSI của Công ty Cổ phần
Nhựa Đồng Nai - DNP

Nhấn để xem kích thước thật

Nguồn ảnh đồ thị www.vietstock.com.vn

(1) Sớm phản ánh sức tăng giá mạnh của thị trường, tại nơi mà RSI vượt qua 70 sức mua
vào rất lớn, giá cả tăng vọt. Trạng thái này gọi là oversold.

(2) RSI vượt qua giá trị 50 phản ánh sức mua đang thắng thế trên thị trường, giá cả đang
tăng lên nhưng chưa mạnh.

Phân tích tương quan là căn cứ để nhà đầu tư nhận biết các tín hiệu mua và bán. Sử dụng
phân tích tương quan khi thị trường đang ở trạng thái biến động dập dềnh là một ý kiến
tốt.Đối với thị trường biến động có xu thế, các tín hiệu mua và bán của phân tích tương
quan sẽ chính xác hơn nếu tuân theo xu thế chung của thị trường: mua khi giá đang lên và
bán khi giá đang xuống. Chi tiến hơn về sử dụng phân tích tương quan sẽ được nêu trong
các phần sau.
b. Phân tích xu thế (Lagging Indicators)

Các phương pháp thuộc nhóm này chỉ ra xu thế chung của thị trường trong một thời kỳ
xác định. Xu thế đó có thể là tăng giá, có thể là giảm giá hoặc trạng thái “dập dềnh”.
Theo cách đó nếu chỉ dựa vào 1 giá trị tính toán được của phương pháp này thì không đủ
để nhận định xu thế của thị trường mà phải dựa vào một dãy các giá trị của các thời kỳ
khác nhau để vẽ nên đường xu thế của thị trường (Xem lại ví dụ ở phần đầu về công ty cổ
phần nhựa Đồng Nai).

Các phương pháp phân tích xu thế có tính chất trễ nghĩa là khi phát hiện ra dấu hiệu thị
trường đang theo xu thế tăng hay giảm giá thì thực chất xu thế này đã xảy ra – vì vậy tên
tiếng Anh của phương pháp này là Lagging Indicators với lagging có nghĩa là trễ.

Phân tích xu thế không trực tiếp phát sinh các tín hiệu mua và bán cho các nhà đầu tư
nhưng phân tích xu thế xác nhận và bổ sung tính chất đúng đắn trong các quyết định mua
và bán của nhà đầu tư. Tuy nhiên Khi sử dụng phân tích xu thế cần chú ý khi thị trường
biến động dập dềnh sẽ làm mất tác dụng của phân tích xu thế. Chi tiết hơn về sử dụng
phân tích xu thế sẽ được nên trong các phần sau.

c. Phối hợp sử dụng phân tích tương quan và phân tích xu thế

Phân tích tương quan cung cấp những tín hiệu cảnh báo sớm về tiềm năng của thị trường.
Những cảnh báo sớm này tỏ giúp cho các nhà đầu tư nhanh chóng đưa ra quyết định mua
và bán phù hợp. Phân tích xu thế tuy không đưa ra được các tín hiệu nhanh chóng như
phân tích tương quan nhưng phân tích xu thế là một công cụ xác thực tính đúng đắn của
phân tích tương quan. Phân tích tương quan chỉ có thể cảnh báo chính xác nhất nếu được
kết hợp với phân tích xu thế, giảm thiểu các tín hiệu không chính xác, giảm rủi ro cho
nhà đầu tư. Chi tiết hơn về việc sử dụng phối hợp phân tích tương quan và phân tích xu
thế sẽ được nêu trong các phần sau.

7. Nghịch lý

Mong đợi của nhà đầu tư là có một phân tích nhạy cảm ánh xạ kịp thời các biến động của
thị trường, đồng thời phải mô tả chính xác ý nghĩa của các biến động đó. Tuy nhiên hai
yếu tố nhạy cảm và chính xác không bao giờ song hành. Nếu một phương pháp càng
nhạy bén với các biến động của thị trường thì nó càng phản ánh thiếu chính xác trạng thái
của thị trường. Sử dụng phân tích kỹ thuật quá nhạy và thiếu chính xác, nhà đầu tư sẽ
nhận được các kết luận sai lầm dẫn đến các quyết định sai lầm. Ngược lại một phương
pháp nếu muốn mô tả thị trường càng ít sai sót bao nhiêu thì nó càng phải ít nhạy với các
biến động thị trường nghĩa là luôn đi sau sự biến động của thị trường. Nếu sử dụng phân
tích quá chính xác lại không nhạy cảm, nhà đầu tư sẽ chậm chân để mất cơ hội làm ăn vì
kết luận chính xác được rút ra là quá muộn.

Xét ví dụ về đường trung bình động Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre
Nhấn để xem kích thước thật

Nguồn ảnh đồ thị www.vietstock.com.vn

Hình trên mô tả hai phân tích sử dụng trung bình động: đường màu tím (SMA – 5) là
trung bình động trong 5 kỳ nhạy cảm với thị trường, đường màu đỏ (SMA – 20) là trung
bình động trong 20 kỳ ít nhạy cảm hơn với thị trường.

(1) Cho thấy SMA – 5 quá nhạy với xu thế của thị trường khi mô tả xu thế tăng của thị
trường trong ngắn hạn, tuy nhiên xu thế đúng của thị trường lúc này là “dập dềnh” tăng
nhẹ và SMA – 20 đã phản ánh chính xác.

(2) Cho thấy SMA – 20 tuy đúng nhưng không kịp phản ánh xu thế tăng của thị trưởng:
phải sau 12 phiên tăng giá liên tiếp SMA – 20 mới cho thấy xu thế tăng, trong khi SMA –
5 đã chỉ ra điều này từ phiên thứ tăng thứ 3. Lúc này nhà đầu tư đã để vượt mất quá nhiều
cơ hội.

8. Máy hiển thị giao động và phân tích tương quan

Do phân tích tương quan đóng vai trò phát sinh các tín hiệu mua và bán chủ đạo, vì vậy
cần nghiên cứu chi tiết hơn về phân tích tương quan với công cụ phổ biến của nó là máy
hiển thị dao động.

Máy hiển thị dao động là đồ thị các giá trị của một phân tích tương quan theo thời gian.
Mục này sẽ nêu các yếu tố phân tích sử dụng trong máy hiển thị dao động để phát hiện và
củng cố các quyết định mua và bán của nhà đầu tư.
Nhấn để xem kích thước thật

Các yếu tố phân tích sử dụng trong máy dao động


Nguồn ảnh đồ thị www.vietstock.com.vn

a. Phân kỳ

Phân kỳ đóng vai trò phát sinh các tín hiệu mua và bán hoặc giữ vai trò là một cảnh báo
về sự thay đổi xu thế. Có 2 loại phân kỳ là phân kỳ dương và phân kỳ âm. Phân kỳ dương
là phân kỳ mà giá trị của phân tích tăng nhưng giá của chứng khoán đang có xu hướng
giảm; phân kỳ dương báo hiệu về sự thay đổi xu hướng sắp tới của giá là tăng giá. Phân
kỳ âm là phân kỳ mà giá trị của phân tích giảm nhưng giá của chứng khoán tăng; phân kỳ
âm báo hiệu về sự thay đổi xu thế sắp tới sẽ là giảm giá.

Điều này không có nghĩa là tại thời điểm mà nhà đầu tư nhìn thấy chu kỳ dương hoặc chu
kỳ âm thì xu thế giá sẽ thay đổi trong tương lai gần, rất khó xác định khi nào sự thay đổi
xu thế sẽ xảy ra. Vì vậy không thể ra quyết định mua hoặc bán chỉ dựa vào phân kỳ mà
phải sử dụng với vai trò củng cố bổ trợ với các tín hiệu khác.

b. Siêu mua /Siêu bán

Siêu mua và siêu bán là hai ngưỡng giá trị của phân tích. Mọi giá trị nằm trên ngưỡng
siêu mua thì tại đó nó thể hiện phe bò tót đang thắng thế áp đảo trên thị trường, giá CP
tăng. Mọi giá trị nằm dưới ngưỡng siêu bán là giá trị mà tại đó nó thể hiện phe gấu đang
thắng thế áp đảo khiến giá CP giảm.

Phân tích việc xuyên phá các ngưỡng giá trị này nhằm chỉ ra khi giá CP đang biến động
dập dềnh nhằm chỉ ra xu thế sắp tới của giá CP sẽ là tăng giá hay giảm giá. Trong trường
hợp giá CP biến động có xu thế, sử dụng các ngưỡng siêu mua hoặc siêu bán thường hay
cho tín hiệu không phù hợp nếu việc mua và bán đi ngược lại xu thế của thị trường. Tuy
nhiên vẫn có thể sử dụng các tín hiệu mua hoặc bán khi giá trị siêu mua hoặc siêu bán bị
xuyên phá nhưng phải thuận theo xu thế chung thị trường mà không được đi ngược lại.
Cụ thể nếu có tín hiệu mua và biến động là tăng thì có thể mua, nếu có tín hiệu bán và
biến động là giảm thì có thể bán; xu thế càng mạnh mẽ thì tín hiệu càng đáng tin cậy. Nếu
đi ngược lại xu thế: mua khi đang biến động giảm hoặc bán khi biến động tăng thì nhiều
khả năng các tín hiệu mua hoặc bán được sinh ra do sự xuyên phá các ngưỡng siêu mua
hoặc siêu bán này không đáng tin cậy.

c. Đường trung bình

Đường trung bình là ngưỡng trung bình giá trị của phân tích. Sự xuyên phá ngưỡng này
báo hiệu sự đổi chiều phần thắng thuộc về phe bò tót hay gấu. Nếu sự xuyên phá là vượt
ngưỡng trung bình, thế trận đổi chiều nghiêng phần thắng về phe bò tót. Ngược lại nếu sự
xuyên phá là xuống dưới ngưỡng trung bình điều đó có nghĩa thế trận đổi chiều nghiêng
phần thắng về phe gấu.

9. Nhận biết các tín hiệu mua và bán

Để đưa ra các quyết định mua và bán hợp lý, cần có một số tín hiệu khác nhau bổ trợ lẫn
nhau nhằm tăng cường độ chính xác của các tín hiệu và giảm thiểu rủi ro đối mới mỗi
quyết định. Các dấu hiệu sau được sử dụng để báo hiện việc mua hoặc bán:

• Nếu giá trị của máy dao động từ dưới vượt qua ngưỡng siêu mua rồi quay trở lại
xuống dưới ngưỡng này, đồng thời xu thế giá là đi xuống hoặc biến động dập
dềnh. Điều đó cảnh báo thị trường sẽ chuyển sang xu thế giảm giá hoặc đang ở
giai đoạn đầu của xu thế giảm giá. Đây là tín hiệu bán ra.
• Nếu giá trị của máy dao động từ dưới vượt qua ngưỡng siêu bán rồi quay trở lại
lên trên ngưỡng này, đồng thời xu thế giá là đi lên hoặc biến động dập dềnh. Điều
đó cảnh báo thị trường sẽ chuyển sang xu thế tăng giá hoặc đang ở giai đoạn đầu
của xu thế tăng giá. Đây là tín hiệu mua vào.

• Nếu xu thế giá đang tăng mạnh, khi giá trị của máy dao động vượt qua ngưỡng
siêu mua có nghĩa là đang ở giai đoạn đầu của xu thế tăng giá và sẽ tiếp tục tăng.
Đây là tín hiệu mua vào.
• Nếu xu thế giá đang giảm mạnh, khi giá trị của máy dao động vượt qua ngưỡng
siêu bán có nghĩa là đang ở giai đoạn đầu của xu thế giảm giá và sẽ tiếp tục giảm,
Đây là tín hiệu bán ra.

• Nếu giá trị máy dao động đang ở dưới ngưỡng siêu bán nhưng có sự xuất hiện của
phân kỳ dương thì đó là tín hiệu mua vào. Chú ý tính thuận theo xu thế: nếu thị
trường ở trạng thái dập dềnh hoặc xu thế là tăng hoặc giảm nhẹ thì có thể mua,
nếu thị trường ở trạng thai giảm mạnh thì tín hiệu này không đáng tin.
• Nếu giá trị máy dao động đang ở trên ngưỡng siêu mua nhưng có sự xuất hiện của
phân kỳ âm thì đó là tín hiệu bán ra. Chú ý tính thuận theo xu thế: nếu thị trường
ở trạng thái dập dềnh hoặc xu thế là giảm hoặc tăng nhẹ thì có thể bán, nếu thị
trường ở trạng thái tăng mạnh thì tín hiệu này không đáng tin.

• Nếu giá trị máy dao động tăng vượt qua giá trị trung bình và có sự xuất hiện của
phân kỳ dương và xu thế giá đi lên thì đó là tín hiệu mua vào.
• Nếu giá trị máy dao động giảm xuống xuyên qua giá trị trung bình và có sự xuất
hiện của phân kỳ âm và xu thế giá đi xuống thì đó là tín hiệu bán ra.

Xét ví dụ về sử dụng ngưỡng siêu mua và siêu bán của phân tích RSI đối với cổ phiếu
Công ty Cổ phần Hàng Hải Hà Nội - MHC

Nhấn để xem kích thước thật

Nguồn ảnh đồ thị www.vietstock.com.vn

• Thời điểm số (1), (5) là thời điểm giai đoạn đầu của xu thế tăng giá mạnh, ngưỡng
siêu mua bị xuyên phá, thuận theo xu thế của thị trường, đây là lúc nên mua vào.
• Thời điểm số (2), (3), (4) là thời điểm mà giá CP đã vượt từ dưới ngưỡng siêu bán
lên trên. Tại các thời điểm này còn có sự xuất hiện của phân kỳ dương, đây là tín
hiệu mua vào. Để tăng cường chính xác cần theo dõi thêm xu thế lúc đó của thị
trường. Tại thời điểm số (2), về dài hạn giá CP đang theo xu thế giảm, nhưng
trong ngắn hạn 5 ngày thì tại thời điểm đó giá đang tăng, nếu tuân theo xu thế
ngắn hạn thì có thể mua vào nhưng phải bán ngay ra khi có thể vì sự tăng giá chỉ
là ngắn hạn. Tại thời điểm số (3) và số (4) cho thấy những dấu hiệu chắc chắn hơn
vì biến động lúc đó là dập dềnh, các tín hiệu khẳng định nên mua vào vì tin tưởng
ở sự lên giá trong tương lai.
• Thời điểm số (6) là thời điểm nên bán ra vì ngưỡng siêu bán đã bị xuyên phá
trong xu thế biến động giảm giá mạnh của thị trường. Việc bán ra ở thời điểm này
nhằm mục đích giảm lỗ, chờ đợi sự hồi phục lại của thị trường để tiếp tục mua
vào.

Xét ví dụ về sử dụng ngưỡng trung bình của phân tích MACD đối với chứng chỉ quỹ VF1

Nhấn để xem kích thước thật

Nguồn ảnh đồ thị www.vietstock.com.vn

• Tại thời điểm số (2) có sự xuyên phá vượt lên trên ngưỡng trung bình, đồng thời
có sự xuất hiện của phân kỳ dương, đây là tín hiệu mua vào.
• Tại thời điểm (1) và (3) có sự xuyên phá xuống dưới ngưỡng trung bình, đồng
thời có sự xuất hiện của phân kỳ âm, đây là các tín hiệu bán ra. Đặc biệt điểm số
(4) có xu thế biến động giá đi xuống, việc bán ra là cần thiết để giảm lỗ.

10. Kết luận

Phân tích chứng khoán là một nghệ thuật hơn là một ngành khoa học chính xác. Vì vậy
cần phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để đạt đến kết quả tốt nhất. Thậm
chí ngay trong cùng một phương pháp cũng có nhiều cách sử dụng khác nhau tùy thuộc
vào ngữ cảnh cụ thể. Vì vậy cần phải trải qua rèn luyện kiến thức và thực hành để tự đào
tạo bản thân đạt được sự nhạy bén và chính xác mà không một phương pháp nào có thể
đạt được.
Phân tích kỹ thuật (2): Trung bình động và xu thế
Trung bình động tại một thời điểm là giá trị trung bình của giá trong một giai đoạn tính
đến thời điểm đó. Trung bình động là kim chỉ nam xác định xu thế đi lên hay đi xuống
của giá.

Trong phân tích khoa học kỹ thuật và quản lý, trung bình động đã được ứng dụng rất rộng
rãi. Vì vậy tất yếu trong phân tích thị trường chứng khoán với tư cách là một khoa học,
trung bình động đã được ứng dụng ơhổ biến và rộng khắp.

(Xem Phân tích kỹ thuật (1): Tổng quan. để có khái niệm tổng quát về phân tích kỹ
thuật)

Về phân loại các phương pháp phân tích kỹ thuật, trung bình động thuộc nhóm phương
pháp phân tích xu thế, vì vậy trung bình động có các thuộc tính và tính chất của các
phuơng pháp phân tích xu thế - Xem Phân tích kỹ thuật (1): Tổng quan.

1. Các phương pháp trung bình động

Trung bình bình động được tính bằng nhiều phương pháp khác nhau. Khuôn khổ bài viết
này chỉ giới thiệu hai phương pháp tính trung bình động được sử dụng phổ biến.

1.1. Trung bình đơn SMA

Trung bình đơn tại một phiên là lấy giá trị trung bình của phiên đó và các phiên trước.

Gọi

• SMAt là giá trị trung bình động tại phiên t.


• Pt là giá của CP tại phiên t.
• n là số phiên tính trung bình động

Giá trị của trung bình đơn tại phiên t là

SMAt = (Pt + Pt – 1 + Pt – 2 + … + Pt – n + 1) / n

1.2. Trung bình hàm mũ EMA

Gọi

• EMAt là giá trị trung bình động hàm mũ tại phiên t


• Gọi Pt là giá CP tại phiên t
• n là số phiên tính trung bình động

Giá trị của trung bình hàm mũ tại phiên t là

EMAt = ((Pt – EMAt – 1) * M) + EMAt – 1


(Với hệ số M thường được lấy với giá trị = 2 / (1 + n))

Nhấn để xem kích thước thật


Đường trung bình động giá CP của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội - MHC
nguồn ảnh đồ thị - www.vietstock.com.vn

2. Trung bình động và độ trễ

Cũng như phần lớn các mô hình kỹ thuật khác, trung bình động dựa vào thông tin trong
quá khứ mà không tính toán đến các giá trị tương lai, vì vậy trung bình động chỉ thị xu
thế tăng hoặc giảm trễ hơn sau khi sự kiện đã xảy ra. Như vậy trung bình động không dự
đoán trước tương lai mà chỉ là công cụ xác định xu thế hiện thời của thị trường.

Để điều chỉnh độ trễ của trung bình động, cần phải điều chỉnh số phiên tính trung bình độ
hoặc lựa chọn phương pháp tính trung bình động có độ trễ ít hơn. Nếu số phiên lấy trung
bình động càng lớn thì độ trễ càng cao và ngược lại số phiên lấy trung bình động càng
nhỏ thì đỗ trễ càng thấp. Trong hai loại trung bình động nêu ở trên thì với cùng số phiên
lấy trung bình động thì EMA cho độ trễ thấp hơn so với SMA.

Việc điều chỉnh độ trễ sẽ ảnh hưởng đến tính chính xác và tính nhạy đối với các biến
động của thị trường. Nếu độ trễ nhỏ, trung bình động rất nhạy với các biến động thị
trường, phản ánh kịp thời các biến động này nhưng khả năng trung bình động phản ánh
sai càng lớn. Ngược lại đỗ trễ càng lớn, trung bình động càng ít nhạy và phản ánh muộn
các biến động của thị trường nhưng sự phản ánh của trung bình động chính xác hơn so
với độ trễ nhỏ. Nếu sử dụng đỗ trễ nhỏ, nhà đầu tư có thể nhanh chóng nhận biết biến
động của thị trường để kịp thời nắm bắt cơ hội nhưng có thể phải trả giá cho các dấu hiện
sai lầm do khả năng sai là rất lớn. Nếu sử dụng độ trễ lớn, nhà đầu tư có thể hạn chế khả
năng sai xót nhưng lại chậm nắm bắt cơ hội đầu tư.

3. Chọn số các phiên tính trung bình động

Số phiên tính trung bình động càng lớn thì các phân tích rút ra từ trung bình động càng
thể hiện trong dài hạn, vì vậy lựa chọn số phiên tính trung bình động phụ thuộc vào chiến
lược của các nhà đầu tư. Các chuyên gia khuyên rằng số phiên tính trung bình động nên
bằng ½ số phiên trong một chu kỳ “lướt sóng” mà nhà đầu tư dự định:
Số phiên tính trung bình động = Số phiên trong 1 chu kỳ lướt sóng / 2 + 1

Bảng sau số phiên tính trung bình động tùy thuộc theo mục tiêu của nhà đầu tư

Mục tiêu
Rất ngắn hạn 5 – 10 ngày
Ngắn hạn 11 – 25 ngày
Trung bình 25 – 100 ngày
Dài hạn 100 – 200 ngày

Thông thường nhà đầu tư nên sử dụng cùng lúc 2 trung bình động trong phân tích, một
trung bình động với số phiên tính toán ngắn và một trung bình động có số phiên tính toán
dài. Hai trung bình động này sẽ bổ trợ lẫn nhau trong phân tích của nhà đầu tư và làm
giảm các yếu điểm về tính nhạy và tính chính xác của cả hai do độ trễ của cả hai mang
lại.

4. Sử dụng trung bình động để xác định và xác nhận xu thế

Mục này sẽ giới thiệu cụ thể về cách thức xác định và xác nhận biến động có xu thế của
thị trường bằng phương pháp phân tích trung bình động.

• Nếu đường trung bình động đi lên, xu thế hiện tại của thị trường là đi lên. Nếu
đường trung bình động đi xuống, xu thế hiện tại của thị trường là đi xuống. Chú ý
đến tính ngắn hạn và dài hạn của trung bình động do việc lựa chọn số phiên tính
toán.
• Nếu giá ở trên đường trung bình động, xu thế hiện tại của thị trường là đi lên, nếu
giá ở dưới đường trung bình động, xu thế hiện tại là đi xuống. Hãy cảnh giác với
thị trường khi đang ở trạng thái dập dềnh. Khoảng cách giữa giá và trung bình
động càng lớn thì biểu hiện của xu thế càng mạnh.
• Nếu trung bình động ngắn hạn vượt lên trên trung bình động dài hạn hơn, xu thế
của thị trường là đi lên. Nếu trung bình động ngắn hạn nằm dưới trung bình động
dài hạn, xu thế của thị trường là đi xuống. Nếu khoảng cách này càng lớn thì biểu
hiện của xu thế càng mạnh.
• Nếu giá vượt qua ngưỡng Resistance trước báo hiện xu thế tăng giá, việc đường
trung bình động xuyên phá ngưỡng này khẳng định chắc chắn xu thế tăng của giá.
Nếu giá vượt xuống dưới ngưỡng Support trước báo hiệu xu thế giảm giá, việc
đường trung bình động xuyên phá ngưỡng này khẳng định chắc chắn xu thế giảm
của giá.

Xét ví dụ về đường trung bình động của Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển công nghệ
– FPT
Ví dụ này sử dụng 2 đường trung bình động tính toán trong 5 phiên SMA - 5 (màu tím)
và trung bình động tính toán trong 20 phiên SMA – 20 (màu đỏ), đường màu xanh nước
biển thể hiện biểu đồ giá. Ví dụ này minh hoạ về sử dụng trung bình động xác nhận xu
thế biến động giá.

Nhấn để xem kích thước thật


Nguồn ảnh đồ thị - www.vietstock.com.vn

• Giai đoạn từ giữa tháng 2 đến giữa tháng 3, thị trường ở trạng thái biến động dập
dềnh với hai ngưỡng resistance và support thể hiện bằng hai đường kẻ ngang xanh
và đỏ.
• Tại các thời điểm số (1) và (2) giá CP xuyên phá các ngưỡng resistance và
support, tuy nhiên việc xuyên phá này chỉ là tạm thời và giá sớm trở lại dao động
trong các ngưỡng resistance và support. Việc khẳng định thị chuyển hướng sang
biến động có xu thế chỉ dựa vào việc giá xuyên phá các ngưỡng resistance và
support không đủ chắc chắn với xác suất sai xót lớn.
• Đến thời điểm số (3), giá CP xuyên phá ngưỡng support, đến thời điểm số (4) sau
đó đến lượt trung bình động SMA – 5 xuyên phá ngưỡng này, lúc này có thể
khẳng định giá CP đã chuyển hướng sang biến động có xu thế với một xác suất
chắc chắn hơn.

Xét ví dụ về đường trung bình động của Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh – REE
Ví dụ này sử dụng 2 đường trung bình động tính toán trong 5 phiên SMA - 5 (màu tím)
và trung bình động tính toán trong 20 phiên SMA – 20 (màu đỏ), đường màu xanh nước
biển thể hiện biểu đồ giá.
Nhấn để xem kích thước thật

Nguồn ảnh đồ thị - www.vietstock.com.vn

• Trong giai đoạn trước tháng 11 năm 2006, biến động thị trường luôn ở trạng thái
dập dềnh, việc sử dụng phân tích xu thế trong giai đoạn này tiềm ẩn nhiều khả
năng sai xót. Xét về tính chính xác trong giai đoạn này SMA – 20 tỏ ra chính xác
hơn, đường trung bình động không đi lên không đi xuống, SMA – 5 trong ngắn
hạn vẫn có lúc lên hoặc xuống nhưng chỉ thể hiện xu thế trong giai đoạn rất ngắn.
• Tại thời điểm số (1) các dấu hiện sau thể hiện xu thế tăng của giá:

• Các đường trung bình động của SMA – 5 và SMA – 20 đi lên.


• Ngưỡng Resistance bị xuyên phá bởi giá, tiếp đó các đường trung bình động SMA
– 5 và SMA – 20 lần lượt xuyên phá ngưỡng này khẳng định xu thế tăng của giá.
• Giá cao hơn giá trị trung bình động.
• Giá trị trung bình động SMA – 5 vượt giá trị trung bình động SMA – 20

• Tại thời điểm số (2) các dấu hiện sau thể hiện xu thế giảm của giá:

• Các đường trung bình động SMA – 5 và SMA – 20 đi lên.


• Ngưỡng Support bị xuyên phá bởi giá, tiếp đó các đường trung bình động SMA –
5 và SMA – 20 lần lượt xuyên phá ngưỡng này khẳng định chắc chắn xu thế giảm
của giá.
• Giá đã xuống thấp hơn giá trị trung bình động.
• Giá trị trung bình động SMA – 5 đã xuống thấp hơn giá trị trung bình động SMA
– 20.
Tại cả 2 thời điểm số (1) và số (2): SMA – 5 thể hiện tính nhạy bén, nhanh chóng thể hiện
và xác nhận xu thế tăng hoặc giảm của giá trước SMA – 20.

Phân tích kỹ thuật (3) : Chỉ số sức mua/bán tương đối RSI

Năm 1978 J. Welles Wilder giới thiệu chỉ số RSI, từ đó đến nay RSI và trở thành một
trong các chỉ số phổ biến và hiệu quả được sử dụng trong phân tích kỹ thuật. Đây là một
chỉ số thuộc nhóm các phương pháp tương quan phản ánh tương quan sức mạnh sự tăng
giá và giảm giá trong một thời kỳ.

Ôn lại – Phân tích kỹ thuật (1): Tổng quan

1. Tính toán RSI

RSI phản ánh mối quan hệ giữa sức tăng giá và sức giảm giá của một CP trong một thời
kỳ xác định bằng cách lấy tỷ số giá trung bình của các phiên tăng và giá trung bình các
phiên giảm trong thời kỳ đó.

Gọi n là số các phiên trong thời kỳ xác định cần tính RSI.
Gọi giá trung bình các phiên tăng trong n phiên là AIn = Tổng giá các phiên tăng / n
Gọi giá trung bình các phiên giảm trong n phiên là ADn = Tổng giá các phiên giảm / n

Chỉ số sức bền tương đối được tính bằng công thức
RSI = 100 – 100 / (1 + RS) (1)

Trong đó RS = AIn / ADn là tỷ số giá trung bình các phiên tăng và giá trung bình các
phiên giảm

Xét ví dụ về một phương pháp phân tích kỹ thuật sử dụng trung bình động.
Giá CK trong 5 phiên đến ngày 18/05/2007 của Công ty cổ phần nhựa Đồng Nai – Mã
CK DNP

Ngày Giá Thay đổi %thay đổi Khối lượng


18/05 76.000 2.000 2,70% 56.350
17/05 74.000 2.000 2,78% 36.190
16/05 72.000 -3.500 -4,64% 43.350
15/05 75.500 3.500 4,86% 30.550
14/05 72.000 3.000 4,35% 52.750
(Nguồn SSI)

Trung bình sự thay đổi giá các phiên tăng trong 5 phiên

AG = (2.000 + 2.000 + 3.500 + 3.000) / 5 = 2.100

Trung bình sự thay đổi giá các phiên giảm trong 5 phiên

AL = (3.500) / 5 = 700

Hệ số tương quan phản ánh giữa sức tăng và sức giảm giá là tỷ số AG/AL, quy chuẩn về
thang 100 sẽ tính được RSI là:

RSI = 100 – 100/ (1 + AG/AL) = 75

2. Ý nghĩa

RSI xác định tương quan sức mạnh giữa phe mua và phe bán bằng cách phản ánh tỷ số
tăng giá và tỷ số tăng giá vào giá trị của RSI. Giá trị này nằm trong khoảng 0 đến 100.

Giá trị 50 của RSI gọi là giá tị trung bình tại đây sức mua và bán có tương quan ngang
bằng nhau. RSI lớn hơn 50 và càng lớn thì phản ánh sức mua càng lớn hơn sức bán, giá
cả đang tăng. RSI nhỏ hơn 50 và càng nhỏ thì phản hánh sức bán càng lớn hơn sức mua,
giá cả đang xuống.

RSI có hai ngưỡng siêu mua và siêu bán là 70 và 30, nếu giá trị của RSI lớn hơn 70 thị
trường đang ở trạng thái siêu mua với sự áp đảo của phe mua, nếu RSI nhỏ hơn 30 thị
trường đang ở ngưỡng siêu bán và phe bán đang áp đảo

Số phiên (giá trị của n) sử dụng để tính trung bình giá các phiên tăng và giá các phiên
giảm càng lớn thì RSI càng chính xác theo ý nghĩa của công thức là phản ánh tương quan
sức tăng và sức giảm của giá. Tác giả J. Welles Wilder cho rằng nên lấy 14 phiên để tính
RSI.
Nhấn để xem kích thước thật

(nguồn ảnh đồ thị: http://www.vietstock.com.vn )

3. Sử dụng RSI

Đồ thị của RSI là một máy dao động, chi tiết về sử dụng máy dao động trong phân tích
chứng khoán đã được nên trong bài Phân tích kỹ thuật (1): Tổng quan

Như mọi loại máy hiển thị dao động kác, phân tích RSI dựa vào 3 ngưỡng:

• Siêu mua: mọi giá trị RSI ≥ 70 được gọi là siêu mua.
• Siêu bán: mọi giá trị RSI ≤ 30 được gọi là siêu bán.
• Trung bình: Ngưỡng 50 được gọi là trung bình, RSI > 50 báo hiệu về sự thắng thế
của phe mua, RSI < 50 báo hiệu sự thắng thế của phe bán

Chi tiết về các thông số của RSI và cách thức sử dụng RSI giống như mọi máy hiển thị
dao động khác đã được nêu trong Phân tích kỹ thuật (1): Tổng quan. Năm 1995, Tushar
Chande giới thiệu Aroon với tư cách là phương pháp phân tích kỹ thuật xác định xu thế
giá cả của thị trường và cho biết xu thế đó mạnh đến đâu?

Ý tưởng tính toán Aroon dựa trên việc xác định phiên có giá cao nhất (hoặc nhỏ nhất)
cách phiên hiện tại bao xa trong số các phiên lấy dữ liệu tính. Nếu phiên có giá cao nhất
nằm cách xa phiên hiện tại thì xu thế thị trường có sự chuyển mình sang giảm giá, nếu
phiên có giá thấp nhất nằm cách xa phiên hiện tại thì xu thế thị trường có sự chuyển mình
sang xu thế tăng giá.

Với vai trò nhận định xu thế giả trên thị trường, đồ thị giá trị của Aroon có hai loại: Loại
thứ nhất bao gồm 2 đồ thị biểu thị hai giá trị là Aroon up và Aroon down thể hiện sức
mạnh tăng và giảm giá trên thị trường. Loại thứ 2 biểu thị sự tương quan giữa sức tăng và
sức giảm giá trên thị trường bằng cách lấy hiệu của Aroon up và Aroon down, đồ thị loại
này có dạng một máy dao động.

Xem trước Phân tích kỹ thuật (1): Tổng quan

1. Cách tính Aroon

Giả sử cần tính giá trị Aroon up và Aroon down cho phiên hiện tại: gọi n là số phiên lấy
dữ liệu để tính Aroon, tup là số phiên trước phiên hiện tại có giá cao nhất trong n phiên,
tdown là số phiên trước phiên hiện tại có giá thấp nhất trong n phiên.

Aroon up = 100 (n – tup) / n


Aroon down = 100 (n – tdown) / n
Aroon tương quan = Aroon up – Aroon down

Ví dụ tính Aroon cho phiên hiện tại với dữ liệu lấy trong 14 phiên trước đó. Trong 14
phiên này, phiên có giá cao nhất xảy ra cách hiện tại 5 phiên, phiên có giá thấp nhất xảy
ra cách phiên hiện tại 8 phiên.

Aroon up = 100 (14 – 5) / 14 = 64,29


Aroon down = 100 (14 – 8) / 14 = 42,86
Aroon tương quan = Aroon up – Aroon down

2. Sử dụng Aroon

Bằng cách dựa vào khoảng cách từ phiên hiện đến phiên có giá cao nhất hoặc thấp nhất.
Nếu giá cao nhất vừa được thiết lập trong các phiên gần phiên hiện tại, Aroon up có giá
trị lớn hơn 50, theo thời gian nếu giá cao nhất này không được phá bỏ thì giá trị Aroon up
sẽ giảm dần. Nếu giá thấp nhất vừa được thiết lập trong các phiên gần phiên hiện tại thì
Aroon down có giá trị lớn hơn 50, theo thời gian nếu giá thấp nhất này không được phá
bỏ thì giá trị Aroon down sẽ giảm dần

Nếu Aroon up có giá trị nhỏ hơn 50 nghĩa là phiên có giá cao nhất nằm cách xa phiên
hiện tại, xu thế tăng giá đã mất nếu đang là xu thế tăng giá. Nếu Aroon down có giá trị
nhỏ hơn 50 nghĩa là phiên có giá thấp nhất nằm cách xa phiên hiện tại, xu thế giảm giá đã
không còn nếu đang là xu thế giảm giá. Nếu Aroon up và Aroon down xấp xỉ nhau, tức là
phiên có giá thấp nhất và phiên có giá cao nhất ở gần nhau, thị trường không đi theo xu
hướng rõ rệt, xu thế nếu có cũng rất yếu.

Để rõ ràng hơn, Aroon tương quan được sử dụng để xác định tương quan giữa Aroon up
và Aroon down đại diện cho tương quan giữa xu thế tăng và xu thế giảm. Aroon tương
quan càng gần 0 thì biến động càng không có xu thế tăng hoặc giảm rõ ràng mà có dạng
dập dềnh, Aroon tương quan lớn hơn 0 và càng lớn hơn bao hiêu thì xu thế tăng giá của
thị trường càng lớn bấy nhiêu, Aroon tương quan nhỏ hơn 0 và càng nhỏ hơn bao nhiêu
thì xu thế giảm giá của thị trường càng lớn bấy nhiêu.
Xét ví dụ về Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Safoco (SAF)

Nhấn để xem kích thước thật


Nguồn ảnh đồ thị www.vietstock.com.vn

• Tại vòng tròn số (1): Aroon tương quan rât lớn, xu thế giá là tăng và xu thế này rất
mạnh.
• Tại vòng tròn số (2): Aroon tương quan rât nhỏ, xu thế giá là giảm và xu thế này
rất mạnh.

Tại vòng tròn số (3): Xu thế giá xấp xỉ 0, xu thế tăng và giảm không rõ ràng.

Phân tích kỹ thuật (5): MACD - Trung bình động hội tụ/phân kỳ Kể từ khi được Gerald
Appel giới thiệu, MACD đã trở thành một trong những công cụ phân tích kỹ thuật đơn
giản và tin cậy nhất. MACD được tính toán dựa trên hiệu số của hai đường trung bình
động dài hạn và ngắn hạn, giá trị trả về thuộc nhóm phân tích tương quan: tương quan
giữa trung bình động dài hạn và trung bình động ngắn hạn.

Chi tiết về phân tích tương quan xem: Phân tích kỹ thuật (1): Tổng quan.

Chi tiết về trung bình động xem: Phân tích kỹ thuật (2): Trung bình động và xu thế.
Xem trước

• Phân tích kỹ thuật (3): RSI - Chỉ số sức mua/bán tương đối.
• Phân tích kỹ thuật (2): Trung bình động và xu thế.
• Phân tích kỹ thuật (1): Tổng quan.

1. Tính toán

Về mặt tính toán MACD lấy một giá trị trung bình động của giá trong ngắn hạn trừ cho
giá trị trung bình động trong dài hạn. Thông thường MACD sử dụng EMA – 12 làm trung
bình động ngắn hạn và EMA – 26 làm trung bình động dài hạn và cho hiệu số trên.

Như vậy nếu MACD > 0 thì trung bình động ngắn hạn lớn hơn trung bình động dài
hạn.Nếu MACD < 0 thì trung bình động dài hạn nhỏ hơn trung bình động ngắn hạn.

Đồ thị các giá trị của MACD là một máy hiển thị dao động phản ánh tương quan giữa
trung bình động ngắn hạn và trung bình động dài hạn. Thông thường đồ thị này được vẽ
kèm với đồ thị trung bình động EMA – 9 của chính MACD và đồ thị MACD – Histogram
là hiệu số của MACD và trung bình động EMA – 9 của chính MACD. Về MACD -
Histogram sẽ được nêu trong một bài khác.

2. Ý nghĩa

So với các phương pháp phân tích khác, MACD thuộc về cả hai nhóm phân tích xu thế và
phân tích tương quan, MACD vừa chỉ ra xu thế của thị trường vừa xác định các tín hiệu
mua và bán trên cùng một đồ thị.

Như đã biết trong bài viết về trung bình động, khoảng cách giữa trung bình động ngắn
hạn và trung bình động dài hạn thể hiện xu thế tăng hoặc giảm của thị trường. Nếu trung
bình động ngắn hạn lớn hơn trung bình động dài hạn thì xu thế là tăng giá và MACD có
giá trị dương. Nếu giá trị MACD dương và ngày càng lớn thì xu thế thị trường tăng ngày
càng mạnh, phe bò tót ngày càng thắng áp đảo. Nếu trung bình động ngắn hạn nhỏ hơn
trung bình động dài hạn thì xu thế là giảm giá và MACD có giá trị âm. Nếu giá trị
MACD âm và ngày càng nhỏ thì xu thế thị trường giảm ngày càng mạnh, phe gấu ngày
càng thắng áp đảo. Đường trung bình của MCAD là 0 nơi mà trung bình động giá ngắn
hạn gặp trung bình động giá dài hạn, tại đây bắt đầu có sự đổi chiều về xu thế của thị
trường.

Ví dụ về MCAD giá cổ phiếu Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai - DNP


Nhấn để xem kích thước thật

(Nguồn ảnh đồ thị www.vietstock.com.vn )

• Đồ thị trên tại các thời điểm số 1 và 2, đường MACD (Màu xanh) giao cắt đường
zero, tại đây các đường đồ thj trung bình động EMA - 12 và EMA - 26 giao cắt
nhau trên đồ thị giá.
• Trên đồ thị MACD, đường EMA - 9 của chính MACD được vẽ trên cùng đồ thị
với màu tím và MACD - Histogram được vẽ trên cùng đồ thị với các cột màu
xanh dương.

3. Sử dụng

Khi sử dụng MACD cần chú ý các tín hiệu sau để phát lênh mua hoặc bán:

• Sự giao cắt giữa MCAD và đường trung bình động EMA của chính MACD: Nếu
đường MACD ở cắt đường trung bình động EMA của chính nó và đi xuống dưới
đường này thì đó là tín hiệu bán ra để cắt lỗ. Nếu đường MACD cắt đường EMA
của chính nó và đi lên trên đường này thì đó là tín hiệu mua vào. Sự giao cắt này
được gọi là cò súng khai hỏa các tín hiệu mua và bán khác chính xác. Tuy nhiên
cũng chú ý rằng khi các tín hiệu này xảy ra thì thường sự việc đã xảy ra rồi. Tuy
không thể mua đáy bán đỉnh được nhưng việc bạn sớm mua vào hay bán ra ở đầu
một xu thế lên giá hoặc giảm giá cũng là một món hời.
• Sự giao cắt giữa MCAD và đường zero. Sự giao cắt này chỉ là sự khẳng định lại
tăng phần chắc chắn về xu thế mà các phép phân tích khác chỉ ra. Thông thường
sự giao cắt này xảy ra khá muộn với độ trễ lớn nhất là khi sử dụng MCAD với hai
đường trung bình động trong 9 ngày và 26 ngày. Do đó không thể dùng sự giao
cắt này làm tín hiệu để phát lệnh mua/bán.
Các tín hiệu trên cần kết hợp với nhiều tín hiệu trên các phân tích khác để có kết quả
chính xác hơn.

• Xác định xu thế tăng hoặc giảm hoặc dập dềnh.


• Các dấu hiện về phân kỳ âm, phân kỳ dương.
• Ngưỡng siêu mua/siêu bán

Về các tín hiệu này đã trình bày trong 3 bài

• Phân tích kỹ thuật (3): RSI - Chỉ số sức mua/bán tương đối.
• Phân tích kỹ thuật (2): Trung bình động và xu thế.
• Phân tích kỹ thuật (1): Tổng quan.

Khi phối hợp các tín hiệu trên với nau cần nhớ đến nghịch lý của việc áp dụng phân tích
kỹ thuật: Việc áp dụng và chờ đợi càng nhiều tín hiệu để tăng phần khẳng định chính xác
hơn của một quyết định mua bán có thể làm tăng phần chậm trễ cho quyết định mua bán
đó và ngược lại việc áp dụng quá ít tín hiệu để ra quyết định mua bán cho kịp thời cơ có
thể lại kém phần chính xác. Quyết định chính xác nhất là không quyết định.

Xét ví dụ sau về giá của chứng chỉ quỹ VF1:

Nhấn để xem kích thước thật

(Nguồn ảnh đồ thị www.vietstock.com.vn )


• Trong giai đoạn cuối tháng 2 năm 2007, RSI đạt trên ngưỡng 50 và tiến dần đến
ngưỡng siêu mua, phân kỳ dương xuất hiện và có sự giao cắt giữa MACD và
đường trung bình động của chính nó tại thời điểm số (1) là tín hiệu mua vào. Từ
lúc đó cho đến thời điểm số (2) (giao đoạn ngay trước và ngay sau tết), thị trường
có dạng dập dềnh nhưng MACD luôn ở trên đường trung bình động EMA của
chính nó vì vậy nhà đầu tư vẫn ôm chặt chứng chỉ quỹ của VF1 chờ thời.
• Sang đầu tháng 3 giá của VF1 vẫn tăng tốt, ngưỡg siêu mua đã bị xuyên phá tại
thời điểm số (2). Sang đến giữa tháng 3 tại thời điểm số (3), MACD đã giao cắt
đường trung bình động EMA của chính nó và đi xuống dưới đường này, các tín
hiệu trên đồ thị RSI đã phá vỡ và đi xuống dưới ngưỡng siêu mua cùng với sự
xuất hiện của phân kỳ dương khẳng định đã đến lúc cần phải rút lui khỏi thị
truờng.
• Vào giữa tháng 4, tại thời điểm số (4), lúc này RSI đã phá vỡ ngưỡng siêu bán và
đi lên trên giá trị này, phân kỳ dương xuất hiện cho thấy sự khởi sắc của thị
trường. sự giao cắt giữa MACD và EMA của chính nó báo hiệu tín hiệu mua vào.
Tuy nhiên sự giao cắt này không đảm bảo một sự chắc chắn cho những sự kiện
bất ngờ xảy ra sau đó đối việc phát hành của chứng chỉ quỹ VF1 đã đẩy giá của
VF1 tụt dốc.

Hãy chú ý đến các thời điểm RSI xuyên phá các ngưỡng siêu mua, siêu bán và sự giao cắt
của MACD và các đường trung bình động EMA của chính nó xảy ra sau đó trên đồ thị Kể
từ khi được Gerald Appel giới thiệu, MACD đã trở thành một trong những công cụ phân
tích kỹ thuật đơn giản và tin cậy nhất. MACD được tính toán dựa trên hiệu số của hai
đường trung bình động dài hạn và ngắn hạn, giá trị trả về thuộc nhóm phân tích tương
quan: tương quan giữa trung bình động dài hạn và trung bình động ngắn hạn.

Chi tiết về phân tích tương quan xem: Phân tích kỹ thuật (1): Tổng quan.

Chi tiết về trung bình động xem: Phân tích kỹ thuật (2): Trung bình động và xu thế.

Xem trước

• Phân tích kỹ thuật (3): RSI - Chỉ số sức mua/bán tương đối.
• Phân tích kỹ thuật (2): Trung bình động và xu thế.
• Phân tích kỹ thuật (1): Tổng quan.

1. Tính toán

Về mặt tính toán MACD lấy một giá trị trung bình động của giá trong ngắn hạn trừ cho
giá trị trung bình động trong dài hạn. Thông thường MACD sử dụng EMA – 12 làm trung
bình động ngắn hạn và EMA – 26 làm trung bình động dài hạn và cho hiệu số trên.

Như vậy nếu MACD > 0 thì trung bình động ngắn hạn lớn hơn trung bình động dài
hạn.Nếu MACD < 0 thì trung bình động dài hạn nhỏ hơn trung bình động ngắn hạn.
Đồ thị các giá trị của MACD là một máy hiển thị dao động phản ánh tương quan giữa
trung bình động ngắn hạn và trung bình động dài hạn. Thông thường đồ thị này được vẽ
kèm với đồ thị trung bình động EMA – 9 của chính MACD và đồ thị MACD – Histogram
là hiệu số của MACD và trung bình động EMA – 9 của chính MACD. Về MACD -
Histogram sẽ được nêu trong một bài khác.

2. Ý nghĩa

So với các phương pháp phân tích khác, MACD thuộc về cả hai nhóm phân tích xu thế và
phân tích tương quan, MACD vừa chỉ ra xu thế của thị trường vừa xác định các tín hiệu
mua và bán trên cùng một đồ thị.

Như đã biết trong bài viết về trung bình động, khoảng cách giữa trung bình động ngắn
hạn và trung bình động dài hạn thể hiện xu thế tăng hoặc giảm của thị trường. Nếu trung
bình động ngắn hạn lớn hơn trung bình động dài hạn thì xu thế là tăng giá và MACD có
giá trị dương. Nếu giá trị MACD dương và ngày càng lớn thì xu thế thị trường tăng ngày
càng mạnh, phe bò tót ngày càng thắng áp đảo. Nếu trung bình động ngắn hạn nhỏ hơn
trung bình động dài hạn thì xu thế là giảm giá và MACD có giá trị âm. Nếu giá trị
MACD âm và ngày càng nhỏ thì xu thế thị trường giảm ngày càng mạnh, phe gấu ngày
càng thắng áp đảo. Đường trung bình của MCAD là 0 nơi mà trung bình động giá ngắn
hạn gặp trung bình động giá dài hạn, tại đây bắt đầu có sự đổi chiều về xu thế của thị
trường.

Ví dụ về MCAD giá cổ phiếu Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai - DNP

Nhấn để xem kích thước thật

(Nguồn ảnh đồ thị www.vietstock.com.vn )


• Đồ thị trên tại các thời điểm số 1 và 2, đường MACD (Màu xanh) giao cắt đường
zero, tại đây các đường đồ thj trung bình động EMA - 12 và EMA - 26 giao cắt
nhau trên đồ thị giá.
• Trên đồ thị MACD, đường EMA - 9 của chính MACD được vẽ trên cùng đồ thị
với màu tím và MACD - Histogram được vẽ trên cùng đồ thị với các cột màu
xanh dương.

3. Sử dụng

Khi sử dụng MACD cần chú ý các tín hiệu sau để phát lênh mua hoặc bán:

• Sự giao cắt giữa MCAD và đường trung bình động EMA của chính MACD: Nếu
đường MACD ở cắt đường trung bình động EMA của chính nó và đi xuống dưới
đường này thì đó là tín hiệu bán ra để cắt lỗ. Nếu đường MACD cắt đường EMA
của chính nó và đi lên trên đường này thì đó là tín hiệu mua vào. Sự giao cắt này
được gọi là cò súng khai hỏa các tín hiệu mua và bán khác chính xác. Tuy nhiên
cũng chú ý rằng khi các tín hiệu này xảy ra thì thường sự việc đã xảy ra rồi. Tuy
không thể mua đáy bán đỉnh được nhưng việc bạn sớm mua vào hay bán ra ở đầu
một xu thế lên giá hoặc giảm giá cũng là một món hời.
• Sự giao cắt giữa MCAD và đường zero. Sự giao cắt này chỉ là sự khẳng định lại
tăng phần chắc chắn về xu thế mà các phép phân tích khác chỉ ra. Thông thường
sự giao cắt này xảy ra khá muộn với độ trễ lớn nhất là khi sử dụng MCAD với hai
đường trung bình động trong 9 ngày và 26 ngày. Do đó không thể dùng sự giao
cắt này làm tín hiệu để phát lệnh mua/bán.

Các tín hiệu trên cần kết hợp với nhiều tín hiệu trên các phân tích khác để có kết quả
chính xác hơn.

• Xác định xu thế tăng hoặc giảm hoặc dập dềnh.


• Các dấu hiện về phân kỳ âm, phân kỳ dương.
• Ngưỡng siêu mua/siêu bán

Về các tín hiệu này đã trình bày trong 3 bài

• Phân tích kỹ thuật (3): RSI - Chỉ số sức mua/bán tương đối.
• Phân tích kỹ thuật (2): Trung bình động và xu thế.
• Phân tích kỹ thuật (1): Tổng quan.

Khi phối hợp các tín hiệu trên với nau cần nhớ đến nghịch lý của việc áp dụng phân tích
kỹ thuật: Việc áp dụng và chờ đợi càng nhiều tín hiệu để tăng phần khẳng định chính xác
hơn của một quyết định mua bán có thể làm tăng phần chậm trễ cho quyết định mua bán
đó và ngược lại việc áp dụng quá ít tín hiệu để ra quyết định mua bán cho kịp thời cơ có
thể lại kém phần chính xác. Quyết định chính xác nhất là không quyết định.
Xét ví dụ sau về giá của chứng chỉ quỹ VF1:

Nhấn để xem kích thước thật

(Nguồn ảnh đồ thị www.vietstock.com.vn )

• Trong giai đoạn cuối tháng 2 năm 2007, RSI đạt trên ngưỡng 50 và tiến dần đến
ngưỡng siêu mua, phân kỳ dương xuất hiện và có sự giao cắt giữa MACD và
đường trung bình động của chính nó tại thời điểm số (1) là tín hiệu mua vào. Từ
lúc đó cho đến thời điểm số (2) (giao đoạn ngay trước và ngay sau tết), thị trường
có dạng dập dềnh nhưng MACD luôn ở trên đường trung bình động EMA của
chính nó vì vậy nhà đầu tư vẫn ôm chặt chứng chỉ quỹ của VF1 chờ thời.
• Sang đầu tháng 3 giá của VF1 vẫn tăng tốt, ngưỡg siêu mua đã bị xuyên phá tại
thời điểm số (2). Sang đến giữa tháng 3 tại thời điểm số (3), MACD đã giao cắt
đường trung bình động EMA của chính nó và đi xuống dưới đường này, các tín
hiệu trên đồ thị RSI đã phá vỡ và đi xuống dưới ngưỡng siêu mua cùng với sự
xuất hiện của phân kỳ dương khẳng định đã đến lúc cần phải rút lui khỏi thị
truờng.
• Vào giữa tháng 4, tại thời điểm số (4), lúc này RSI đã phá vỡ ngưỡng siêu bán và
đi lên trên giá trị này, phân kỳ dương xuất hiện cho thấy sự khởi sắc của thị
trường. sự giao cắt giữa MACD và EMA của chính nó báo hiệu tín hiệu mua vào.
Tuy nhiên sự giao cắt này không đảm bảo một sự chắc chắn cho những sự kiện
bất ngờ xảy ra sau đó đối việc phát hành của chứng chỉ quỹ VF1 đã đẩy giá của
VF1 tụt dốc.
Hãy chú ý đến các thời điểm RSI xuyên phá các ngưỡng siêu mua, siêu bán và sự giao cắt
của MACD và các đường trung bình động EMA của chính nó xảy ra sau đó trên đồ thị
giá của cổ phiếu của công ty Cổ phần Hàng Hải Hà Nôi (MHC).

Nhấn để xem kích thước thật

Phân tích kỹ thuật (6): MACD-Histogram dự đoán MACD


Thomas Aspray giới thiệu MACD – Histogram vào năm 1968 như một giải pháp làm
giảm thiểu độ trễ của MACD. Như đã biết sự giao cắt giữa MACD và đường trung bình
động EMA của chính nó là phát pháo lệnh cho các hành vi mua và bán của nhà đầu tư.
Tuy nhiên nếu ngồi chờ phát pháo lệnh này thì sự việc có thể đã trễ. Vì vậy MACD –
Histogram được ra nhằm mục đích dự đoán sự xuất hiện của phát pháo lệnh trước khi nó
xảy ra, nhờ đó nhà đầu tư có thể ra quyết định mua/bán kịp thời hơn so với việc chờ đợi
sự giao cắt giữa MACD và đường trung bình động của chính nó.

Xem trước:

• Phân tích kỹ thuật (5): MACD - Trung bình động hội tụ/phân kỳ.
• Phân tích kỹ thuật (3): RSI - Chỉ số sức mua/bán tương đối.
• Phân tích kỹ thuật (2): Trung bình động và xu thế.
• Phân tích kỹ thuật (1): Tổng quan.

1. Tính toán
Giá trị của MACD – Histogram được tính bằng hiệu của MACD và giá trị trung bình
động EMA của chính MACD. Thông thường nếu chọn MACD được tính bằng hiệu hai
đường trunhg bình động của giá là EMA – 12 và EMA – 26 thì giá trị trung bình động
EMA của chính MACD được chọn là 9 phiên.

Đồ thị MACD – Histogram được vẽ trên cùng đồ thị với MACD dưới dạng biểu đồ hình
cột. Nếu MACD vượt đường trung bình động EMA của chính nó thì MACD – Histogram
dương và biểu đồ cột quay lên trên. Nếu MACD nằm dưới đường trung bình động EMA
của chính nó thì MACD – Histogram âm và biểu đồ cột quay xuống dưới.

Hình dưới là đồ thị MACD – histogram của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá (DXP)
minh hoạ về đồ thị MACD – Histogram dưới dạng các cột màu xanh. Khi MACD –
Histogram bằng 0 là lúc có sự giao cắt giữa MACD và trung bình động của chính nó.

Nhấn để xem kích thước thật

(Nguồn ảnh đồ thị: www.vietstock.com.vn )

2. Ý nghĩa

MACD phản ánh sự chênh lệch giữa giá trị của MACD và giá trị trung bình động EMA –
9 của chính MACD.

Nếu giá trị của MACD – histogram dương và càng lớn thể hiện phe bò tót càng thắng thế
trên thị trường. Nếu giá trị MACD – histogram âm và càng nhỏ thì phe gấu càng thắng
thế trên thị trường.

Việc giao cắt giữa MACD và đường trung bình động của chính nó là một hiệu lệnh cho
hành vi mua vào hoặc bán ra. Tại điểm giao cắt này MACD – Histogram có giá trị 0.
Bằng việc dựa vào sự tăng giảm của MACD – Histogram để dự đoán việc MACD –
Histogram bằng 0 sẽ xảy ra, nhờ đó MACD – Histogram đưa ra khuyến cáo về một hành
vi mua bán của nhà đầu tư nên đến sớm hơn. Kỹ thuật sử dụng để dự đoán như vậy chính
là phân kỳ dương và phân kỳ âm.

Hình dưới là đồ thị MACD – histogram của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá (DXP) minh
hoạ về sự xuất hiện của phân kỳ dương và âm trên MACD – Histogram sớm dự báo sự
giao cắt cắt của MACD và trung bình động của chính nó.
Nhấn để xem kích thước thật

(Nguồn ảnh đồ thị: www.vietstock.com.vn )

3. Sử dụng

Nếu đường MACD đang ở trên đường trung bình, giá cả đang lên nhưng MACD –
Histogram có sự xuất hiện của phân kỳ âm thì dấu hiệu này cảnh báo về sự giao cắt của
MACD với trung bình động của chính nó và sẽ thấp hơn trung bình động. Lúc này nhà
đầu tư có thể ra quyết định bán ra sớm hơn việc chờ đợi sự giao cắt mới ra quyết định
bán.

Nếu đường MACD đang ở dưới đường trung bình, giá cả đang xuống nhưng MACD –
Histogram có sự xuất hiện của phân kỳ dương thì dấu hiệu này cảnh báo sự giao cắt của
MACD và đường trung bình động EMA của chính nó và cao hơn trung bình động. Lúc
này nhà đầu tư có thể ra quyết định mua vào sớm hơn là việc chờ đợi sự giao cắt mới ra
quyết định mua.

Chú ý rằng việc sử dụng MACD – Histogram để phán đoán cũng như sử dụng MACD
giao cắt trung bình động EMA của chính nó được sử dụng dựa trên sự phối hợp bổ trợ với
các phép phân tích khác.

Ngoài ra vì MACD – Histogram dự đoán sự giao cắt của MACD nên dù có độ trễ ít hơn
so với MACD nhưng tính chính xác lại kém hơn. Sử dụng một biện pháp phỏng đoán
gián tiếp qua một dấu hiện dự đoán khác thì sẽ kém an toàn hơn là sử dụng phép dự đoán
trực tiếp.

Xét ví dụ về giá cổ phiếu của Công ty Cổ phần bao bì Bình Dương – HBD
Nhấn để xem kích thước thật

(Nguồn ảnh đồ thị: www.vietstock.com.vn )

• Tại khoảng thời gian số 1, có rất nhiều tín hiệu xuất hiện lần lượt tại các thời điểm
khác nhau: sự giao cắt của giá và đường trung bình động SMA – 5, giá rót rất
mạnh sau khi giao cắt đường này, RSI cắt ngưỡng siêu mua và đi xuống dưới, sự
xuất hiện của phân kỳ âm trên MACD – Histogram và sự giao cắt của MACD với
đường trung bình động của nó. Tín hiệu cuối cùng về sự giao cắt của MACD với
đường trung bình động của nó là phát pháo lệnh chắc chắn nhất đòi hỏi nhà đầu tư
phải rút lui gấp nếu không muốn bị thua lỗ thêm mặc dù lúc đó giá có tăng trong
ngắn hạn một vài phiên. Ví dụ này cho thấy việc sớm dự báo giảm giá giúp nhà
đầu tư sớm thoát khỏi thị trường hơn là chờ đợi phát pháo lệnh cuối cùng.
• Tại khoảng thời gian số (2), có nhiều tín hiệu báo hiệu về sự tăng giá mạnh: Giá
giao cắt trung bình động SMA – 5 và vượt lên rất mạnh so với trung bình động, sự
xuất hiện của phân kỳ dương trên MACD - Histogram, RSI vượt lên ngưỡng siêu
bán. Tuy nhiên phát pháo lệnh cuối cùng và chắc chắn nhất là sự giao cắt của
MACD và trung bình động của nó đã không xảy ra và giá đã không thực sự tăng
mạnh và nhanh chóng giảm. Ví dụ này điểm hình cho tính chất sớm nắm bắt thời
cơ mang lại nhiều lợi nhuận hơn nhưng khả năng chính xác kém hơn.
• Tại khoảng thời gian số (3), nhiều dấu hiệu về sự tăng giá xuất hiện: phân kỳ
dương xuất hiện đồng thời trên RSI và MACD – histogram, RSI vượt lên trên
ngưỡng siêu bán. Những tín hiệu này xảy ra trước phát pháo lệnh cuối cùng là sự
giao cắt giữa MACD và trung bình động của chính nó. Tuy nhiên cũng cần cảnh
giác với biến động dập dềnh của giá trong giai đoạn này.
Tại khoảng thời gian số (4): sự xuất hiện của phân kỳ âm, ngưỡng siêu mua trên RSI
không còn và sự giao cắt và rớt mạnh của giá so trung bình động thúc giục sự rút lui của
nhà đầu tư. Lúc này chưa có phát pháo lệnh cuối cùng là sự giao cắt MACD và trung
bình động của chính nó, giá đã có sự tăng trở lại. Giá sắp tới sẽ như thế nào? Cần phải
chờ đợi những tín hiệu chắc chắn hơn hay phải rút lui cho kịp thời?

Phân tích kỹ thuật (7): Vấn đề khối lượng

Các bài viết trước đã đề cập đến một số phương pháp phân tích phổ biến dựa trên giá cả
của cổ phiếu qua các phiên. Tuy nhiên sự phỏng đoán và xác nhận về giá cả trong tương
lai không chỉ phụ thuộc vào giá của cổ phiếu tại mỗi phiên mà còn tùy thuộc vào nhiều
yếu tố khác trong đó có khối lượng giao dịch trong ngày. Do đó kỳ này sẽ đề cập đến các
vấn đề về khối lượng giao dịch trên thị trường và nguyên tắc chung của các phương pháp
phân tích dựa trên khối lượng giao dịch trước khi đề cập cụ thể đến một số phương pháp
phân tích thuộc loại này trong các bài viết tiếp theo. Xem trước:

• Phân tích kỹ thuật (1): Tổng quan.


• Phân tích kỹ thuật (5): MACD - Trung bình động hội tụ/phân kỳ.
• Phân tích kỹ thuật (6): MACD Histogram dự đoán MACD.

1. Giới thiệu chung

Như đã biết, giá cả trên thị trường được quyết định bằng cuộc đấu giữa cung và cầu theo
nguyên tắc thuận mua và bán. Sự thuận mua vừa bán này được phản ánh không chỉ qua
mức giá cân đối cung cầu mà qua cả khối lượng khớp thành công giữa hai bên: nói cách
khác bán phải có người mua. Mua mà không có người bán hoặc bán không có người mua
là những trạng thái cần phải chú ý trên thị trường, phản ánh mức cung cầu mất cân đối
nghiêm trọng. Hãy xem xét các tình huống sau đây:

• Không ai mua mà cũng chẳng ai bán: đây là trường hợp thị trường đóng băng, hai
phe mua bán lừng chừng thăm dò, hàng hóa không được giao dịch hoặc giao dịch
với số lượng rất ít trên thị trường.
• Mua mà không ai bán: số lượng mua vào rất lớn nhưng số lượng bán ra nhỏ, khối
lượng giao dịch thành công rất ít hoặc không có giao dịch thành công. Tình huống
này xảy ra khi hàng hoá khan hiếm, rất nhiều người muốn mua, nhưng không có
hàng bán trên thị trường, những người có hàng thì ôm chặt không bán ra để chờ
giá lên cao hơn. Lúc này cầu lấn át cung.
• Bán mà không ai mua: số lượng bán ra rất lớn nhưng số lượng mua vào nhỏ. Khối
lượng giao dịch thành công là không có hoặc rất nhỏ. Tình huống này xảy ra khi
hàng hóa bị coi rẻ, người có hàng thì bán tống bán tháo tìm cách rút lui khỏi thị
trường, người chưa có hàng thì chẳng muốn mua vào. Lúc này cung lấn át cầu.
• Mua và bán đều thỏa mãn: khối lượng giao dịch trao đổi trên thị trường lớn, bên
mua và bán gặp nhau và đều thỏa mãn. Cung cầu lúc này ở trạng thái cân bằng.
2. Dòng chảy tiền tệ

Một số phương pháp dựa trên khối lượng thường được đặt tên goi là dòng chảy tiền tệ
(money flow) hàm ý chỉ lượng tiền được rút ra hoặc đưa vào thị trường đối với một loại
cổ phiếu. Lượng tiền này thực chất là kết quả của khối lượng giao dịch thành công trên
thị trường và giá cả của cổ phiếu trên thị trường. Nếu giá cả tăng thì tương ứng với khối
lượng là một lượng tiền được đổ vào thị trường: giá càng tăng cao, khối lượng giao dịch
càng lớn thì lượng tiền đổ vào càng lớn. Nếu giá giảm thì tương ứng với khối lượng là
một lượng tiền được rút ra khỏi thị trường: giá càng giảm mạnh, khối lượng giao dịch
càng lớn thì tiền rút ra càng lớn.

3. Ý nghĩa chung

• Khi giá cả đang tăng, khối lượng giao dịch ít phản ánh tình trạng hàng hóa trên thị
trường khan hiếm. Khi đến một mức giá nào đó hoặc đến một giai đoạn mùa vụ
nào đó, khi những người nắm giữ cổ phiếu cảm thấy được giá thì họ sẽ tìm cách
bán ra, sự bán ra của họ gặp đúng nhu cầu hàng của phe mua khiến cho khối
lượng giao dịch thành công tăng cao, tốc độ tăng giá sẽ hãm lãi hoặc giảm giá.
Một trường hợp khác là phe mua vào cảm thấy nếu tiếp tục mua vào với giá cao
sẽ nguy hiểm nên họ chấm dứt việc mua vào, lượng cầu giảm khiến cho khối
lượng khớp thành công không có sự biến đổi tăng đột biến.
• Khi giá cả đang giảm, khối lượng giao dịch ít phản ánh tình trạng hàng hóa trên
thị trường bị coi rẻ. Khi đến một mức giá nào đó hoặc đến một giai đoạn mùa vụ
nào đó, một số nhà đầu tư cảm thấy được giá hời và muốn mua vào. Nhu cầu của
họ gặp lượng cung bán ra lớn trên thị trường khiến cho khối lượng khớp thành
công tăng cao, tốc độ giảm giá chậm lại hoặc tăng giá. Một trường hợp khác là
phe bán ra cảm thấy nếu tiếp tục bán ra sẽ bị hớ nên họ chấm dứt bán ra, lượng
cung giảm khiến cho khối lượng khớp thành công không có sự biến đổi tăng đột
biến.
• Khi giá cả “dập dềnh” với khối lượng giao dịch nhỏ, thị trường ở trạng thái đóng
băng. Lúc này không dễ đoán trước được điều gì.
• Khi giá cả “dập dềnh” với khối lượng giao dịch lớn tiềm ẩn một khả năng về sự
thay đổi xu thế trong tương lai gần nhưng khó dự đoán. Trong trạng thái này cần
theo dõi liên tục và thường xuyên các biến động trạng thái của thị trường dựa trên
sự kết hợp với các phương pháp phân tích khác.

Dưới đây là hai ví dụ minh họa vềý nghĩa của khối lượng. Chú ý rằng ví dụ này chỉ minh
họa về ý nghĩa chứ không minh họa về cách sử dụng.

Xét ví dụ về Công ty Cổ phần Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh(HAX)


Nhấn để xem kích thước thật
(Nguồn ảnh đồ thị http://www.vietstock.com.vn )

• Suốt giai đoạn số 1, giá cả biến động dập dềnh, khối lượng giao dịch quá nhỏ, nhà
đầu tư không hào hứng nhiều với cổ phiếu này, đường MACD luông sát với
đường trung bình động EMA của chính nó, giai đoạn này khó có thể dự đoán
trước được điều gì.
• Trong suốt giai đoạn từ thời điểm số (2) đến thời điểm số (5) là thời điểm giá CP
tăng vọt. Xuất phát từ thời điểm số (2) với sự không hào hứng của nhà đầu tư nên
khối lượng giao dịch nhỏ. Tiếp theo đó với sự tăng giá liên tiếp, nhiều nhà đầu tư
găm hàng lại không bán ra nên khối lượng giao dịch vẫn thấp. Đến thời điểm số
(3) một số nhà đầu tư cảm thấy được giá liền bán ra gặp đúng cơn khát của các
nhà đầu tư khác nên khối lượng giao dịch lớn, giá vẫn tiếp tục tăng vì cầu vẫn lấn
át. Những người có hàng lại tiếp tục găm hàng cho đến thời điểm số (4) thì cảm
thấy được giá và lại bán ra nhưng vẫn bị cầu lấn át. Lúc này khả năng về một sự
thay đổi xu thế đã gần kề khi đã hai lần xảy ra hiện tượng những người có hàng
cảm thấy được giá trong đợt tăng giá liên tục này.
• Từ thời điểm số (5) đến số (6) có thể coi là biến động dập dềnh với khối lượng lớn
tiềm ẩn nguy cơ về sự thay đổi giá khó đoán trước. Trong giai đoạn này nếu quan
sát trên MACD sẽ thấy sự tiến sát đến EMA – 9 của chính MACD và khi hai
đường này giao nhau đã khẳng định sự xuống giá.

Xét ví dụ khác về công ty CP Hàng Hải Hà Nội - MHC


Nhấn để xem kích thước thật

(Nguồn ảnh đồ thị http://www.vietstock.com.vn )

• Giai đoạn số 1 có thể coi là một giai đoạn biến động dập dềnh với khối lượng lớn
tiềm ẩn nguy cơ khó đoán trước, trong ngắn hạn giai đoạn này được chia thành
các kỳ giảm và tăng giá với khối lượng lớn.
• Giai đoạn số 2 là giai đoạn giảm giá, khối lượng giao dịch nhỏ được kết thúc bằng
những cú xốc lại về khối lượng giao dịch lớn hơn trong những phiên giảm giá
cuối cùng. Ở cuối giai đoạn này có một phiên giá lên với khối lượng lớn hơn các
phiên trước, đây là lúc mà một số nhà đầu tư vội vàng bán ra để giảm lỗ khi thấy
có dấu hiệu phục hồi lại.
• Các giai đoạn số (3) và (4) là lúc giá biến động dập dềnh, khối lượng giao dịch
nhỏ bởi sự giằng co giữa phe mua và bán. Giai đoạn này rất khó dự đoán tuy
nhiên cần chú ý xu hướng đi xuống.

4. Cách sử dụng chung

Khối lượng giao dịch thành công, khối lượng đặt mua hoặc đặt bán được coi là nhiều hay
ít còn tùy thuộc vào số lượng của cổ phiếu được phát hành trên thị trường và phụ thuộc
vào tương quan với khối lượng giao dịch trong các phiên giao dịch của cổ phiếu đó. Một
khối lượng có thể được coi là nhiều đối với cổ phiếu này những cũng có thể ít với khối
lượng khác. Hơn nữa sự biến đổi của khối lượng giao dịch mới tạo thành ý nghĩa nếu dựa
vào khối lượng để phân tích, Vì vậy, thông thường, các phương pháp phân tích dựa trên
khối lượng đều dựa vào sự biến đổi khối lượng giao dịch trên thị trường chứ không phụ
thuộc vào một giá trị cụ thể của phân tích. Điều đó có nghĩa là các phương pháp này nhìn
nhận vào chiều, hướng của đồ thị mà không chú ý đến giá trị hiện tại trên đồ thị hoặc nếu
có thì giá trị này phải được quy chuẩn.
Dựa theo xu thế của đồ thị, các phương pháp phân tích theo khối lượng sử dụng hai yếu
tố trên đồ thị là sự xuất hiện của các phân kỳ dương/phân kỳ âm và tốc thay đổi đột biến
về khối lượng giao dịch trên thị trường:

• Theo đó một phân kỳ dương xuất hiện thì phỏng đoán và xác nhận về một xu thế
tăng giá trên thị trường, một phân kỳ âm xuất hiện thì phỏng đoán và xác nhận về
một xu thế giảm giá trên thị trường.
• Một sự biến động đột biến về khối lượng giao dịch sẽ phỏng đoán và xác nhận về
sự thay đổi xu thế trên thị trường.

Các phương pháp phân tích về khối lượng cần kết hợp với các phương pháp phân tích
khác nhằm tăng cường tính chính xác, giảm độ trễ trong phỏng đoán và xác nhận về sự
xu thế giá cả trên thị trường.

Về cách sử dụng chi tiết sẽ được nêu cụ thể theo từng phương pháp phân tích trong các
bài viết tiếp theo.

Phân tích kỹ thuật (8): OBV - Chỉ số cân bằng khối lượng

Tiếp theo bài viết số 7 đã giới thiệu một số vấn đề cơ bản về khối lượng và các phương
pháp phân tích dựa trên khối lượng; bài viết này sẽ giới thiệu về một phương pháp phân
tích đơn giản dựa trên khối lượng giao dịch trong ngày - chỉ số cân bằng khối lượng
(OBV – On balance volume). Phương pháp này đã được Joe Granville trình bày trong
cuốn sách của ông Granville's New Key to Stock Market Profits xuất bản năm 1963.

Xem trước:

• Phân tích kỹ thuật (7): Vấn đề về khối lượng.


• Phân tích kỹ thuật (1): Tổng quan.

1. Tính toán

OBV được định nghĩa tính toán như sau:


Gọi i là giao dịch ngày hôm nay, i – 1 là giao dịch của ngày hôm trước.

• Nếu giá đóng cửa phiên ngày hôm nay cao hơn phiên trước:
OBVi = OBVi – 1 + khối lượng giao dịch ngày i

• Nếu giá đóng cửa ngày hôm nay thấp hơn ngày hôm trước:
OBVi = OBVi – 1 - khối lượng giao dịch ngày i

• Nếu giá đóng cửa ngày hôm nay bằng với hôm trước:
OBVi = OBVi – 1
Phương pháp phân tích bằng OBV sử dụng phương hướng của OBV trên đồ thị chứ
không dựa vào giá trị cụ thể của OBV, nghĩa là giá trị của OBV không quan trọng. Vì vậy
có thể quy ước OBV của thời điểm i = 0 hoặc i = -1 sử dụng làm gốc đồ thị có giá trị
OBV = 0

2. Ý nghĩa

OBV là giá trị tích lũy khối lượng giao dịch thành công trải các phiên: cộng thêm khối
lượng giao dịch nếu tăng giá và trừ đi khối lượng giao dịch nếu giảm giá.

Ý nghĩa của OBV đánh giá sức tăng hoặc giảm của giá dựa trên khối lượng được giao
dịch thành công. Nếu giá tăng nhưng khối lượng giao dịch nhỏ, đồ thị OBV tăng chậm,
giá giảm nhưng khối lượng giao dịch nhỏ, đồ thị OBV giảm chậm. Nếu giá tăng với khối
lượng giao dịch lớn OBV tăng mạnh, nếu giá giảm với khối lượng giao dịch lớn thì OBV
giảm mạnh.

Như vậy căn cứ vào sức tăng của OBV và việc hình thành phân kỳ âm hoặc dương của
OBV để kết luận và khẳng định tính chắc chắn của xu thế tăng hoặc giảm giá hiện tại.

Ví dụ về OBV của Chứng chỉ quỹ VF1 – Nguồn đồ thị www.vietstock.com.vn:

• Tại thời điểm số (1), tuy giá cả đang lên nhưng có sự chững lại về khối lượng giao
dịch, OBV tăng nhẹ không đáng kể, dự đoán thời kỳ thay đổi xu thế sắp bắt đầu.
• Tại thời điểm số (2), giá giảm, khối lượng giao dịch giảm, OBV giảm nhẹ không
đáng kể. Đây là thời điểm ngày 03 và 04/05/2007 khi VF1 thay đổi giá trị phát
hành và được cho là “lừa” nhà đầu tư. Diễn biến thị trường lúc đó số lượng đặt
bán tăng rất mạnh nhưng số lượng mua vào ít, giá của VF1 giảm mạnh nhưng
khối lượng giao dịch thành công không lớn.
Xét ví dụ khác về OBV của công ty Cổ phần cáp treo núi Bà Tây Ninh TCT – Nguồn đồ
thị www.vietstock.com.vn

Nhấn để xem kích thước thật

(Nguồn đồ thị: www.vietstock.com.vn )

• Trong giai đoạn từ cuối tháng tư cho đến đầu tháng 6, giá cổ phiếu của TCT liên
tục tăng, đồ thị RSI cho thấy giao dịch của cổ phiếu này ở trạng thái siêu mua.
Tuy nhiên OBV tăng rất nhẹ thể hiện khối lượng giao dịch trên thị trường rất nhỏ.
Đây là thời điểm TCT bị nghi đang làm giá: những người nắm phần lớn cổ phiếu
này đặt lệnh mua rất lớn và đặt lệnh bán rất nhỏ giọt nên giá tăng nhưng khối
lượng giao dịch mỗi phiên không lớn, dư mua sau mỗi phiên còn rất nhiều.

3. Sử dụng

Như đã biết sử dụng OBV cần phải dựa vào tính chất lên xuống tăng giảm của OBV chứ
không phải dựa vào giá trị: cụ thể là tính chất phân kỳ âm và phân kỳ dương để xác nhận
tăng phần chắc chắn của khẳng định về xu thế tăng hoặc giảm của giá.

Nếu đồ thị OBV thể hiện một phân kỳ âm trong khi giá đang có xu thế lên, điều này cảnh
báo về khả năng thay đổi xu thế của giá sang giảm. Nguyên nhân là các phiên giá giảm có
khối lượng giao dịch xen lẫn các phiên giá tăng có khối lượng giao dịch nhỏ. Điều này có
nghĩa là giữa các phiên tăng giá do cầu lớn và khan hiếm hàng dẫn đến khối lượng giao
dịch nhỏ, đã xuất hiện xen kẽ những phiên giảm giá do một số nhà đầu tư bán ra vì cảm
thấy được giá dẫn đến khối lượng khớp lớn. Vậy xu thế tăng giá đã bắt đầu suy yếu.

Nếu đồ thị OBV thể hiện một phân kỳ dương trong khi giá đang có xu thế giảm, điều này
cảnh báo về khả năng thay đổi xu thế của giá sang tăng. Nguyên nhân là các phiên giá
tăng có khối lượng giao dịch lớn xen kẽ các phiên giảm giá có khối lượng giao dịch nhỏ.
Điều này có nghĩa là giữa các phiên giảm giá do cung lớn và bán tháo hàng thừa dẫn đến
khối lượng giao dịch nhỏ, đã xuất hiện xen kẽ những phiên tăng giá do một số nhà đầu tư
gom hàng vì cảm thấy giá hời dẫn khối lượng khớp lớn. Vậy xe thế giảm giá đã bắt đầu
suy yếu.

Về vấn đề bán tháo và thu gom khi giá đang lên hoặc giảm, xem lại bài Phân tích kỹ thuật
(7): Vấn đề khối lượng.

Xét ví dụ về giá cổ phiếu của công ty CP Nhựa Bình Minh - BMP – Nguồn đồ thị
www.vietstock.com.vn:

Nhấn để xem kích thước thật

(Nguồn đồ thị: www.vietstock.com.vn)

• Trên đồ thị OBV có sự xuất hiện của phân kỳ dương trong khi trên đồ thị gia thể
hiện một xu thế giá giảm. Điều này cảnh báo về sự xuất hiện trở lại của xu thế giá
tăng.

Xét ví dụ về công ty Cổ phần nhựa Đã Nẵng – DNP – Nguồn đồ thị


www.vietstock.com.vn:
Nhấn để xem kích thước thật

(Nguồn đồ thị: www.vietstock.com.vn )

• Trong giai đoạn giữa tháng 3, phân kỳ âm xuất hiện trên đồ thị giá và đồ thị OBV
khẳng định xu thế giảm của giá.
• Trong giai đoạn cuỗi tháng 3 đầu tháng 4, thể hiện sự biến động dập dềnh của giá.

Trong giai đoạn giữa tháng 5, phân kỳ dương xuất hiện trên đồ thị giá và đồ thị OBV
khẳng định xu thế tăng của giá.

Phân tích kỹ thuật (9): A/D Line - Đường tích lũy/phân bổ

Sau khi chỉ số cân bằng khối lượng OBV ra đời , Marc Chaikin đã công bố đường tích
lũy/phân bổ - Accumlation/Distribution Line A/D Line như một trong những phương
pháp phân tích dựa vào tổng khối lượng tích lũy qua các phiên. Tuy nhiên khác với OBV
chỉ thuần túy dựa khối lượng , A/D Line đưa thêm vào một hệ số điều chỉnh căn cứ theo
giá đóng cửa qua mỗi phiên nhằm phản ánh chính xác hơn trạng thái của thị trường bằng
sự kết hợp tính toán giữa giá và khối lượng.

Xem trước

• Phân tích kỹ thuật (8): OBV - Chỉ số cân bằng khối lượng
• Phân tích kỹ thuật (7): Vấn đề về khối lượng.
• Phân tích kỹ thuật (1): Tổng quan.

1. Tính toán

Marc Chaikin sử dụng hệ số giá đóng tỷ lệ - Close Location Value CLV làm hệ số điều
chỉnh căn cứ theo giá đóng cửa của cổ phiếu trong mỗi phiên:

CLV = ((C - L) - (H - C)) / (H - L) )

Trong đó C là giá đóng cửa


L là giá sàn
H là giá trần

Theo công thức trên thì:

• Nếu giá đóng cửa tăng kịch trần thì CLV = +1


• Nếu giá đóng cửa giảm kịch sàn thì CLV = -1
• Nếu giá đóng cửa bằng giá tham chiếu thì CLV = 0
• Nếu giá đóng cửa trên giá tham chiếu và dưới giá trần thì CLV là số âm nằm trong
khoảng 0 .. +1
• Nếu giá đóng cửa dưới giá tham chiếu và trên giá sàn thì CLV là số âm nằm trong
khoảng 0 .. -1

Nếu như OBV đơn thuần sử dụng tổng tích lũy khối lượng thì A/D Line sử dụng tổng tích
lũy khối lượng nhân với hệ số giá đóng tỷ lệ (Volume x CLV), nghĩa là:

Gọi A/D Linei là giá trị của đường tích lũy tại phiên i. Khi đó:

A/D Linei = A/D Linei – 1 + Volume x CLV

Cũng giống như OBV, A/D Line chỉ quan tâm đế phương hướng mà không để ý đến giá
trị nên A/D Line0 hoặc A/D Line-1 được quy ước có giá trị bằng 0.

2. Ý nghĩa

OBV là giá trị tích lũy khối lượng giao dịch thành công đã có sự điều chỉnh về tỷ lệ tăng
giá trải các phiên. Về ý nghĩa A/D Line cũng giống như OBV nhưng không giống OBV
chỉ dựa thuần túy vào khối lượng giao dịch thành công để xét đoán tâm lý, hành vi nhà
đầu tư và trạng thái của thị trường, A/D Line còn thể hiện các yếu tố trên trong mối quan
hệ với giá cả qua các phiên nhờ hệ số điều chỉnh CLV. Do có sự tham gia của giá và khối
lượng, nên A/D Line có thể coi một dạng phân tích phản ánh dòng chảy tiền tệ vào và ra
khỏi thị trường đối với loại cổ phiếu đang xem xét nên A/D Line cho nhiều tín hiệu và sự
xác nhận hơn OBV.
Nếu OBV đánh giá sức tăng hoặc giảm của giá dựa trên khối lượng được giao dịch thành
công và sự tăng giảm của giá. Nếu giá tăng mạnh nhưng khối lượng giao dịch nhỏ hoặc
giá giảm nhẹ nhưng khối lượng giao dịch lớn thì đồ thị A/D Line tăng chậm. Nếu giá
giảm mạnh nhưng khối lượng giao dịch lớn hoặc giá tăng mạnh nhưng khối lượng giao
dịch nhỏ thì đồ thị A/D Line giảm chậm. Chỉ khi khối lượng giao dịch lớn với giá tăng
mạnh thì đồ thị A/D Line mới tăng mạnh và chỉ khi cả giá và chỉ khi khối lượng giao dịch
lớn với giá giảm mạnh thì đồ thị A/D Line mới giảm mạnh.

Như vậy căn cứ vào sức tăng của A/D Line và việc hình thành phân kỳ âm hoặc dương
của A/D Line để kết luận và khẳng định tính chắc chắn của xu thế tăng hoặc giảm giá
hiện tại. Do có hệ số điều chỉnh CLV nên cách hiểu về ý nghĩa phân kỳ âm và phân kỳ
dương của OBV sẽ có sự khác biệt cần phải điều chỉnh.

Khi một phân kỳ âm xuất hiện, điều này nghĩa là đã có sự xen kẽ một số phiên bán tháo
với khối lượng lớn với giá giảm mạnh, các phiên tăng tiếp theo có khối lượng nhỏ hoặc
giá tăng không mạnh nên không thiết lập được đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ. Các hiện tượng
này cảnh báo về sự suy giảm sức tăng của giá nếu giá đang ở xu thế tăng hoặc củng cố
cho sức mạnh sụt giảm nếu giá đang trên xu thế giảm.

Khi một phân kỳ dương xuất hiện, điều này nghĩa là đã có sự xen kẽ một số phiên thu
gom với khối lượng lớn với giá tăng mạnh, các phiên tăng tiếp theo có khối lượng nhỏ
hoặc giá giảm không mạnh nên không thiết lập được đáy mới thấp hơn đáy cũ. Các hiện
tượng này cảnh báo về sự suy giảm sức giảm của giá nếu giá đang ở xu thế giảm hoặc
củng cố cho sức mạnh tăng nếu giá đang trên xu thế tăng.

3. Cách sử dụng

Cũng giống như OBV, A/D Line sử dụng phân kỳ âm và phân kỳ dương làm tín hiệu cảnh
báo về sự thay đổi xu thế của giá cả hoặc xác nhận và củng cố tính chắc chắn của xu thế
này.

• Nếu phân kỳ âm xuất hiện trong khi giá đang ở xu thế tăng thì phân kỳ âm cảnh
báo về khả năng thay đổi xu thế giá tăng hiện tại.
• Nếu phân kỳ âm xuất hiện trong khi giá đang giảm thì phân kỳ âm khẳng định
tính chắc chắn của sự giảm giá.
• Nếu phân kỳ dương xuất hiện trong khi giá đang ở xu thế giảm thì phân kỳ dương
cảnh báo về khả năng thay đổi xu thế giá giảm hiện tại.

Nếu phân kỳ dương xuất hiện trong khi giá đang ở xu thế tăng thì phân kỳ dương

• khẳng định tính chắc chắn của sự tăng giá.

Xét ví dụ về giá cổ phiếu của Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh – BMP – Nguồn đồ thị
www.vietstock.com.vn
Nhấn để xem kích thước thật

Nguồn đồ thị www.vietstock.com.vn

Trong suốt 2 tháng 11 và 2 năm 2006, giá của cổ phiếu BMP có xu thế tăng, phân kỳ
dương trên đồ thị A/D Line xuất hiện liên tục trong hai tháng này xác nhận tính chắc chắn
của xu thế tăng giá. Thực tế xu thế này đã kéo dài sang hết tháng 01/2007 với sức tăng
giá mạnh. Tuy nhiên trong tháng 01/2007 này, đồ thị A/D Line có dạng dập dền không
hình thành phân kỳ dương tạo thành cảnh báo về sự suy yếu của xu thế tăng giá hiện tại.
Kết quả là bước sang tha giá cổ phiếu chuyển sang trạng thái dập dềnh, dao động mạnh
và bắt đầu đi xuống trong tháng 03, 04 nắm 2007.

Xét ví dụ về giá cổ phiếu của công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ - FPT – Nguồn đồ thị
www.vietstock.com.vn
Nhấn để xem kích thước thật

Nguồn đồ thị www.vietstock.com.vn

Một phân kỳ âm đã xuất hiện trên đồ thị A/D Line vào tháng 01 năm 2007 trong khi giá
của cổ phiếu FPT đang theo xu thế tăng lên. Hiện tượng này cảnh báo về sự thay đổi xu
thế tăng giá hiện thời trong giai đoạn tới. Kết quả thể hiện ở giá cổ phiếu của FPT bắt đầu
ngừng xu thế tăng vào tháng 2 và bắt đầu đi xuống từ tháng 03 năm 2007.

Phân tích kỹ thuật (10): Chaikin Oscillator - Máy dao động Chaikin

Như đã giới thiệu trong bài viết trước về đường tích lũy phân bổ A/D Line, bài viết này sẽ
giới thiệu về phương pháp bổ trợ cho A/D Line. Phương pháp này được đặt tên là
Chaikin oscillator – Máy dao động Chaikin lấy then tên của tác giả Marc Chaikin.

Xem trước

• Phân tích kỹ thuật (9): A/D Line - Đường tích lũy/phân bổ


• Phân tích kỹ thuật (7): Vấn đề về khối lượng.
• Phân tích kỹ thuật (6): MACD Histogram dự đoán MACD.
• Phân tích kỹ thuật (5): MACD - Trung bình động hội tụ/phân kỳ.
• Phân tích kỹ thuật (1): Tổng quan.

1. Tính toán
Giống như MACD tính bằng hiệu số hai giá trị trung bình hàm mũ của giá thì phương
pháp Chaikin Oscillator được tính toán bằng hiệu số hai giá trị trung bình hàm mũ của
A/D Line . Hiệu số giữa trung bình hàm mũ trong 3 phiên và trung bình hàm mũ trong 10
phiên thường được sử dụng.

2. Ý nghĩa

Do cùng một cách tính toán, vì vậy xét về ý nghĩa, Chalkin Oscillator áp dụng đối với sự
tăng giảm của A/D Line có ý nghĩa tương tự như MACD áp dụng đối với sự tăng gjảm
của giá cả. Theo đó, Chalkin Oscillator xác nhận xu thế tăng hoặc giảm của A/D Line từ
đó xác định xu thế tăng hoặc giảm của giá.

Nếu Chaikin Oscillator dương tức là trung bình động ngắn hạn lớn hơn trung bình động
dài hạn, xu thế của A/D Line là tăng; ngược lại nếu Chaikin Oscillator âm tức là trung
bình động ngắn hạn nhỏ hơn trung bình động dài hạn, xu thế của A/D Line là giảm. Nếu
đường trung bình động ngắn hạn giao cắt đường trung bình động dài hạn Chaikin
Oscillator sẽ thay đổi giá trị từ dương sang âm (hoặc ngược lại) xuyên qua đường trung
bình (giá trị 0); tín hiệu này cảnh báo về sự thay đổi xu thế từ tăng sang giảm hoặc từ
giảm sang tăng hoặc ngừng xu thế tăng, giảm chuyển sang biến động dập dềnh.

Về thực chất Chaikin Oscillator phân tích chỉ ra xu thế của A/D Line chứ không trực tiếp
chỉ ra xu thế của giá cả. Tính chất gián tiếp này giúp cho Chaikin Oscillator phán đoán
với độ trễ ít hơn A/D Line; tuy nhiên, bù lại Chaikin Oscillator sẽ phản ánh kém chính
xác hơn A/D Line. Do đó việc sử dụng Chaikin Oscillator cần phải chú ý kết hợp với các
phương pháp khác nhằm tăng tính chính xác phân tích.

Chi tiết hơn về ý nghĩa của MACD và A/D Line, xin đọc các bài viết:

• Phân tích kỹ thuật (9): A/D Line - Đường tích lũy/phân bổ


• Phân tích kỹ thuật (5): MACD - Trung bình động hội tụ/phân kỳ.

3. Sử dụng

Giống như MACD, Chalkin Oscillator sử dụng hai dấu hiệu là phân kỳ âm (hoặc dương)
và sự giao cắt giữa đường Chalkin Oscillator và giá trị trung bình 0. Khi sử dụng Chalkin
Oscillator cần phải có sự phối hợp với các tín hiệu khác để đảm bảo sự chính xác hơn
trong dự đoán và xác nhận.

Chi tiết hơn về sử dụng, Chalkin Oscillator, có thể tham tham khảo về cách dùng tương tự
của phương pháp MACD nêu trong bài viết: Phân tích kỹ thuật (5): MACD - Trung bình
động hội tụ/phân kỳ. Phân tích kỹ thuật (5): MACD - Trung bình động hội tụ/phân kỳ.

Ví dụ về công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai - DNP


Nhấn để xem kích thước thật

Nguồn đồ thị - www.vietstock.com.vn

Trên đồ thị Chaikin Oscillator xuất hiện phân kỳ dương trong thời gian đủ dài vào tháng
2 và tháng 3 năm 2007. Sự phân kỳ dương kéo dài đến khi đường Chaikin Oscillator giao
cắt đường trung bình giá trị 0, sự giao cắt này xảy ra trước khi đồ thị A/D Line thiết lập
các đỉnh cao mới để tạo thành phân kỳ dương. Đồng thời trên đồ thị giá, ngưỡng kháng
cự (Resistance) bọ phá bỏ. Các tín hiệu liên tiếp trên củng cố và khẳng định sự tăng giá
của DNP.

Vào tháng 6/2007, phân kỳ âm xuất hiện trên Chaikin Oscillator với độ dốc rất lớn, trước
đó phân kỳ dương trên đồ thị A/D Line đã chấm dứt đồng thời với dấu hiện đồ thị
Chaikin Oscillator giao cắt giá trị 0 cảnh báo về xu thế giảm giá. Tiếp đó, phân kỳ âm
xuất hiện trên cả hai đồ thị A/D Line và Chaikin Oscillator liên tục trong thời gian dài
xác nhận xu thế giảm giá đang xảy ra của DNP.

Phân tích kỹ thuật (11): Độ lệch chuẩn

Độ lệch chuẩn là khái niệm sử dụng bổ biến trong toán học thống kê. Bài viết này sẽ bàn
luận về ý nghĩa độ lệch chuẩn khi sử dụng làm công cụ phân tích kỹ thuật, các bài viết
sau sẽ trình bày cụ thể từng phương pháp thuộc nhóm này.

Xem trước

• Phân tích kỹ thuật (2): Trung bình động và xu thế.


• Phân tích kỹ thuật (1): Tổng quan.

1. Tính toán

Nếu gọi X là giá trị của cổ phiếu, E(X) là trung bình động của X, S là phương sai, d là độ
lệch chuẩn. Độ lệch chuẩn sẽ được tính toán như sau:

S = E[(X – EX)2] = E(X2) – [E(X)]2

d = Căn bậc hai của S


Về trung bình động E(X) xem bài - Phân tích kỹ thuật (2): Trung bình động và xu thế.

2. Ý nghĩa độ lệch chuẩn

Trong thống kê độ lệch chuẩn xác định mức độ ổn định của số liệu thống kê xoay quanh
giá trị trung bình . Giá trị của độ lệch chuẩn càng thấp thì mức độ ổn định của số liệu
càng lớn, dao động quanh giá trị trung bình càng nhỏ. Giá trị độ lệch chuẩn càng cao thì
mức độ ổn định của số liệu càng nhỏ, dao động quanh giá trị trung bình càng lớn. Như
vậy nếu giá của cổ phiếu có độ lệch chuẩn nhỏ, mức độ biến thiên giá của cổ phiếu này
quanh trung bình động thấp, nếu độ lệch chuẩn lớn, mức độ biến thiên giá của cổ phiếu
quanh trung bình động cao.

Hãy hình dung trong ví dụ sau: vào cuối học kỳ người ta lấy hai học sinh cùng có điểm
trung bình 5,0 để xét cho đi thi học sinh giỏi. Học sinh thứ nhất có độ lệch chuẩn là 0 vì
điểm trong học kỳ của học sinh này toàn điểm 5; học sinh thứ 2 có độ lệch chuẩn lớn hơn
0 vì điểm trong học kỳ của học sinh này có cả hai loại điểm 10 và điểm 0. Người ta nói
học sinh thứ nhất học đều và ổn định hơn học sinh thứ hai. Nếu cử học sinh thứ nhất đi
thi thì sẽ an toàn hơn vì không sợ bị điểm liệt và mang tiếng xấu về cho trường, nhưng cử
học sinh thứ hai sẽ có khả năng sinh lợi lớn hơn vì có thể đoạt giải nhất mặc dù rủi ro bị
liệt là tương đương. Điều này cũng có ý nghĩa tương tự về mức độ sinh lời và rùi ro trong
chứng khoán, càng chấp nhận rủi ro cao thì sinh lời càng lớn.

Trong xác xuất thống kê, nếu gọi X là giá cổ phiếu với trung bình là a, theo mô hình phân
phối chuẩn có các xác suất sau:

• P(a – d < X < a + d) = 68,26%


• P(a – 2d < X < a + 2d) = 95,44%
• P(a – 3d < X < a + 3d) = 99,74%

Điều này có nghĩa xác suất để giá cổ phiếu nằm trong khoảng từ trung bình giá trừ đi độ
lệch chuẩn (a – d) cho đến trung bình giá cộng với độ lệch chuẩn (a + d) là 68.26% tức là
gần 70%. Chú ý rằng 70% là ngưỡng mà nhiều nhà kinh doanh và quân sự mong đợi:
“nếu khả năng chắc thắng 70% thì cứ việc tiến hành”. Vì vậy nếu giá cổ phiếu không nằm
trong khoảng 70% (vượt trên ngưỡng a + d hoặc xuống dưới ngưỡng a - d) thì đó sẽ là
các tín hiệu cảnh báo cần phải chú ý.
Phân tích kỹ thuật (12) - Bollinger Band - Dải băng Bollinger

Tiếp theo bài trước bàn về độ lệch chuẩn, bài này sẽ giới thiệu một phương pháp sử dụng
độ lệch chuẩn là dải băng Bollinger (Bollinger Bands) của tác giả John Bollinger.

Xem trước

• Phân tích kỹ thuật (11): Độ lệch chuẩn


• Phân tích kỹ thuật (2): Trung bình động và xu thế.
• Phân tích kỹ thuật (1): Tổng quan.

1. Tính toán

Về tính toán và vẽ đồ thị, dải băng Bollinger sử dụng độ lệch chuẩn và được vẽ bởi hai
đường đồ thị trên cùng đồ thị giá của cổ phiếu: một đường goi là băng trên (upper band)
và một đường gọi là băng dưới (lower band):

• Băng trên được vẽ bởi giá cổ phiếu cộng với độ lệch chuẩn.
• Băng dưới được vẽ bởi giá cổ phiếu trừ đi độ lệch chuẩn.

Về cách tính độ lệch chuẩn, xem bài Phân tích kỹ thuật (11): Độ lệch chuẩn

2. Ý nghĩa

Trong bài viết về độ lệch chuẩn đã chỉ ra xác suất giá cổ phiếu nằm trong dải băng
Bollinger là xấp xỉ 70%. Nếu giá cổ phiếu không nằm trong dải băng Bollinger, tức là
thuộc về phần xác suất 30% còn lại thì các tín hiệu này cần phải chú ý.

• Khi sức tăng của giá quá mạnh, cầu lớn hơn cung nhiều, giá cổ phiếu sẽ vượt quá
băng trên (upper band). Nếu giá cổ phiếu liên tục nằm trên dải băng trên thì điều
này có nghĩa là sức tăng giá của cổ phiếu vẫn rất mạnh và được khẳng định chắc
chắn.
• Khi sức giảm của giá quá mạnh, cung lớn hơn cầu nhiều, giá cổ phiếu sẽ đi thấp
hơn băng dưới (lower band). Nếu giá cổ phiếu liên tục nằm dưới dải băng dưới thì
điều này có nghĩa là sức giảm giá của cổ phiếu vẫn rất mạnh và được khẳng định
chắc chắn.

Nếu giá cổ phiếu vượt ra ngoài dải băng bollinger rồi trở lại vào trong dải băng ngay sau
đó thì đây là tín hiệu cảnh báo về sự suy giảm sức mạnh của tăng hoặc giảm giá khi sự
tăng hoặc giảm giá đã đạt đến sự căng thẳng quá mức. Điều này giống như sự bùng phát
cuối cùng rồi lịm dần của sự sống vào thời điểm hấp hối.

3. Cách sử dụng:

Dựa vào giá vượt ra ngoài dải bollinger: khi giá cổ phiếu vượt ra ngoài dải Bollinger và
tiếp tục nằm ở ngoài dải thì xu thê tăng hoặc giảm giá hiện tại sẽ tiếp tục:
• Nếu giá nằm quá dải trên (upper band) và kéo dài liên tục thì tín hiệu này khẳng
định xu thế tăng sẽ tiếp tục tăng mạnh.
• Nếu giá nằm dưới dải dưới (lower band) và kéo dài liên tục thì tín hiệu này khẳng
định xu thế giảm sẽ tiếp tục giảm mạnh.

Dựa vào giá vượt ra ngoài dải bollinger rồi quay trở lại nằm trong dải:

• Nếu giá cổ phiếu vượt quá dải trên (upper band) rồi sau đó thiết lập một đỉnh giá
khác nằm trong dài bollinger thì tín hiệu này cảnh báo sự chấm dứt xu thế tăng giá
hiện tại và chuyển sang xu thế giảm hoặc dập dềnh. Tín hiệu này sẽ là cảnh báo
đảo chiều sang giảm và được khẳng định chắc chắn hơn nếu sau đó giá cổ phiếu
rớt xuống dưới đường trung bình động tương ứng của dải băng Bollinger Band.
• Nếu giá cổ phiếu xuống dưới dải dưới (lower band) rồi sau đó thiết lập một đáy
giá khác nằm trong dài bollinger thì tín hiệu này cảnh báo sự chấm dứt xu thế
giảm giá hiện tại và chuyển sang xu thế tăng hoặc dập dềnh. Tín hiệu này sẽ là
cảnh báo đảo chiều sang tăng và được khẳng định chắc chắn hơn nếu sau đó giá
cổ phiếu vượt lên trên dưới đường trung bình động tương ứng của dải băng
Bollinger Band.

Tuy nhiên để có kết luận chính xác hơn về các dấu hiệu đảo chiều này, cần phải có sự kết
hợp với các phương pháp phân tích khác.

Xét ví dụ về công ty Cổ phần Vận Tải Hà Tiên – HTV sử dụng Dải băng bollinger tính
trong 20 phiên.

Nhấn để xem kích thước thật


Nguồn đồ thị http://www.vietstock.com.vn

• Tại các thời điểm xác định bằng các đường kẻ màu đỏ và xanh, giá cổ phiếu đã
vượt quá băng trên (upper band) hoặc xuống thấp hơn băng dưới (lower band),
nếu so sánh lên đồ thị RSI sẽ thấy các thời điểm này tương ứng với các ngưỡng
siêu mua và siêu bán. Điều này khẳng định sức tăng (hoặc giảm giá) hiện tại là rất
mạnh. Đặc biệt trong giai đoạn tháng 2, các đỉnh của giá liên tục được thiết lập
cao hơn băng trên (upper band) khẳng định sức tăng giá rất mạnh và còn tiếp diễn
dài trong giai đoạn này.
• Tại các vùng được khoanh tròn là các tín hiệu giá cổ phiếu vượt ra ngoài dải băng
bollinger rồi trở lại vào trong dải băng này.
• Vòng tròn số 1 và số 4 là khoảng thời gian mà một đỉnh của giá cổ phiếu được
thiết lập nằm trên băng trên và một đỉnh tiếp theo sau đó được thiết lập nằm trong
dải băng bollinger. Tín hiệu này cảnh báo về sự đảo chiều của giá cổ phiếu sang
giảm và càng được khẳng định chắc chắn hơn khi giá cổ phiếu đi xuống dưới
đường trung bình động SMA-20.

Vòng tròn số 2 và số 3 là khoảng thời gian mà một đáy của giá cổ phiếu được thiết lập
nằm thấp hơn băng dưới và một đdáy tiếp theo sau đó được thiết lập nằm trong dải băng
bollinger. Tín hiệu này cảnh báo về sự đảo chiều của giá cổ phiếu sang tăng. Tuy nhiên
vòng tròn số 3 được khẳng định chắc chắn và có sức tăng mạnh mẽ hơn vì giá cổ phiếu
sau đó đã xuyên phá và vượt lên trên đường trunh bình động SMA – 20.

Phân tích kỹ thuật (13): Độ rộng băng Bollinger - Bollinger Band

Tiếp theo bài viết trước về dải băng Bollinger, bài viết này giới thiệu về một phương pháp
khác sử dụng độ lệch chuẩn: Phương pháp này dựa vào độ rộng của dải băng bollinger.

Xem trước

• Phân tích kỹ thuật (1): Tổng quan


• Phân tích kỹ thuật (11): Độ lệch chuẩn
• Phân tích kỹ thuật (12): Dải băng Bollinger - Bollinger Band

1. Tính toán

Phương pháp này lấy giá trị dải trên trừ cho giá trị của dải dưới của dải băng Bollinger –
(Bollinger Band) để lấy khoảng cách giữa hai dải vì vậy phương pháp này được gọi là độ
rộng của dải băng Bollinger Band. Giá trị này bằng hai lần độ lệch chuẩn.

BBW = Giá trị dải trên - Giá trị dải dưới = 2 x Độ lệch chuẩn

2. Ý nghĩa
Độ lệch chuẩn phản ánh mức độ biến đổi đồng đều của giá. Nếu giá trị của BBW lớn thể
hiện giá cả có sự biến động đột biến. Nếu giá trị của BBW nhỏ thể hiện giá cả có sự biến
động đồng đều và ổn định.

Thông thường trong một thị trường có xu thế tăng giá hoặc thị trường suy thoái với xu
thế giảm giá, BBW sẽ có giá trị lớn, giá trị này càng lớn thể hiện tốc độ tăng hoặc giảm
giá càng mạnh. Còn trong một thị trường biến động dập dềnh không xu thế, giá cả ổn
định, BBW sẽ có giá trị nhỏ, giá trị này càng nhỏ thể hiện mức độ biến động giá càng
nhỏ.

Trong thị trường tăng trưởng, khi BBW đạt đến mức cực đại tạo thành 1 đỉnh, giá cả trên
thị trường sẽ có chiều hướng đi vào ổn định trong ngắn hạn, những ngày này được gọi là
những ngày phân phối, một chu kỳ tăng trưởng sẽ có một số ngày phân phối – thông
thường từ 3 đến 5 ngày phân phối. Khi BBW đạt đến mức rất lớn, thể hiện thị trường
đang ở trạng thái phấn khích với giá cả tăng vọt rất nhanh, lúc này khả năng thị trường đi
vào suy thoái rất cao và khi BBW đạt đến cực đại với giá trị rất lớn và bắt đầu đi xuống
chính là lúc báo hiệu về một thị trường suy thoái đang bắt đầu.

Khi thị trường suy thoái và bắt đầu đi vào ổn định trong trung hạn, BBW sẽ có giá trị nhỏ
và kéo dài, khi BBW tăng trở lại sẽ là tín hiệu cảnh báo về khả năng thị trường sẽ có một
xu thế mới hình thành – tăng hoặc giảm giá.

3. Cách sử dụng

BBW chỉ được sử dụng như một công cụ thẩm tra lại tính chính xác về sự tăng trường và
suy thoái của thị trường, không nên dùng BBW như một công cụ độc lập để dự đoán. Sử
dụng BBW cần chú ý đến đỉnh có giá trị lớn và đáy có giá trị nhỏ của BBW.

Khi BBW đạt đến đỉnh với giá trị lớn và bắt đầu đi vào suy giảm, tín hiệu này là dấu hiệu
cho thấy xu thế hiện tại đã kết thúc. Khi BBW đạt đến đáy với giá trị nhỏ và bắt đầu tăng
trở lại, tín hiệu này là dấu hiệu cho thấy xu thế dập dềnh kết thúc và khả năng thị trường
sẽ hình thành xu thế tăng hoặc giảm giá.

Xét ví dụ về giá cổ phiếu của công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết (BBT)
Nhấn để xem kích thước thật

Nguồn đồ thị http://www.vietstock.com.vn

Tại những thời điểm được kẻ bằng đường thẳng màu đỏ, BBW đã đạt đến đỉnh với giá trị
lớn, đây cũng là lúc kết thúc xu thế tăng giá của BBT. Tại thời điểm được kẻ bằng đường
thẳng màu xanh, BBW đã đạt đến đáy với giá trị nhỏ và bắt đầu tăng trở lại, đây là lúc xu
thế dập dềnh kết thúc, thị trường bắt đầu tăng trưởng trở lại.

Phân tích kỹ thuật (14): Thống kê - Ngày tích lũy.phân phối

Một số nhà phân tích sử dụng thống kê để xác nhận và dự đoán xu thế. Biện pháp họ sử
dụng là tổng hợp số liệu trong quá khứ để nhận biết ra các hình mẫu đặc trưng đại diện
cho các tình huống trên thị trường, thậm chí ngày nay một số nhà phân tích đầu tư sử
dụng những hệ thống máy tính tốc độ cao để tăng cường khả năng tổng hợp thống kê số
liệu với mong muốn rút ra quy luât của thị trường.

Xem trước

• Phân tích kỹ thuật (7): Vấn đề khối lượng.


• Phân tích kỹ thuật (8): Chỉ số cân bằng khối lượng - On Balance Volume - OBV

1. Thống kê

Một số nhà phân tích sử dụng thống kê để xác nhận và dự đoán xu thế. Biện pháp họ sử
dụng là tổng hợp số liệu trong quá khứ để nhận biết ra các hình mẫu đặc trưng đại diện
cho các tình huống trên thị trường, thậm chí ngày nay một số nhà phân tích đầu tư sử
dụng những hệ thống máy tính tốc độ cao để tăng cường khả năng tổng hợp thống kê số
liệu với mong muốn rút ra quy luât của thị trường. Quay ngược lại, khi nhìn ra các hình
mẫu đặc trưng này, họ suy đoán với giả định rằng lịch sử có thể tái lập lại với một xác
suất nào đó. Việc này xem chừng có sự nhầm lẫn giữa nguyên nhân và kết quả: sử dụng
kết quả là các hình mẫu để khẳng định nguyên nhân là sự vận động của thị trường. Tuy
nhiên thống kê là một phương pháp nghiên cứu khoa học lâu đời và có tính bền vững của
nó. Tâm lý hành vi của nhà đầu tư tác động đến thị trường cũng là một lĩnh vực khoa học
cần được nghiên cứu, bản chất của việc dùng thống kê để phân tích chính là nghiên cứu
ứng xử của nhà đầu tư theo phương pháp thống kê. Vì vậy khi nhận ra một hình mẫu dựa
vào thống kê, để khẳng định rằng hình mẫu này không chỉ là hình ảnh của lịch sử mà còn
là kim chỉ nam trong tương lai của các nhà đầu tư, cần phải xác định nguyên nhân tâm lý
của các nhà đầu tư trên thị trường gắn liền với hình mẫu đó.

Bài viết này sẽ đề cập đến một số phương pháp được phát hiện ra nhờ các chuyên gia
thống kê thường xuyên quan sát thị trường và phát hiện ra quy luận biến động của thị
trường.

2. Ngày tích lũy và ngày phân phối

Giá tăng, giá giảm là chuyện bình thường trên thị trường chứng khoán. Vấn đề là bản
chất các ngày tăng và ngày giảm là gì. Ai cũng biết giá cả trên thị trường được xác định
bằng cung và cầu của các nhà đầu tư. Điều gì ẩn giấu sau cung và cầu. Qua thống kê
người ta chỉ ra rằng trong một thị trường tăng (hoặc giảm) sẽ có các ngày tích lũy và ngày
phân phối được thể hiện qua giá cả và khối lượng.

Khi xu thế của thị trường là tăng giá: trong các ngày tích lũy giá sẽ tăng mạnh hoặc khối
lượng giao dịch sẽ nhỏ hoặc là cả hai; trong các ngày tích phân phối sẽ tăng yếu thậm chí
đứng giá hoặc giảm giá hoặc khối lượng giao dịch lớn (có thể xảy ra trước) hoặc là cả
hai.

Khi xu thế của thị trường là giảm giá: trong các ngày tích lũy giá sẽ giảm mạnh hoặc khối
lượng giao dịch sẽ nhỏ hoặc là cả hai; trong các ngày phân phối giá sẽ giảm yếu thậm chí
đứng giá hoặc tăng giá hoặc khối lượng giao dịch lớn (có thể xảy ra trước) hoặc là cả hai.

Đó là quy luật thống kê mà các nhà đầu tư đã chỉ ra khi nghiên cứu các số liệu của thị
trường. Quy luật này cần được giải thích bằng hành vi tâm lý của các nhà đầu tư để có
được tính chính xác cao.

Khi thị trường đi lên, đối với các nhà đầu tư lẻ, họ tìm cách “tích lũy”: người có cổ phiếu
thì tìm cách giữ chặt không bán ra để chờ giá lên cao hơn, người không có thì tìm cách
mua vào gây nên tình trạng khan hiếm hàng trong khi nhu cầu lớn; kết quả là giá cổ phiếu
tăng mạnh trong các ngày tích lũy nhưng khối lượng giao dịch nhỏ. Trong quá trình tích
lũy đó, một số nhà đầu tư cảm thấy được giá và không muốn tiếp tục mạo hiểm thêm sẽ
bán cổ phiếu ra thị trường: hành động bán ra gặp đà mua vào khi giá tăng của các nhà đầu
tư khác nên khối lượng giao dịch thành công sẽ tăng vọt, đi kèm đó là sự tăng giá sẽ yếu
hơn, thậm chí là đứng giá hoặc giảm giá do có sự pha loãng cầu bằng lượng cung được
bán ra; những ngày này được gọi là ngày “phân phối”. Tương tự khi thị trường đi xuống,
các nhà đầu tư nhỏ có xu thế bán tống bán tháo cổ phiếu và hạn chế mua vào trong các
ngày tích lũy khiến hàng hóa trở nên thừa thãi vượt quá lượng cầu nhỏ đẩy giá giảm
mạnh. Khi tích lũy xảy ra vài ngày, một số nhà đầu tư cảm thấy giá cả đã đạt đến mức
hấp dẫn để mua vào họ sẽ tìm cách thu gom khiến giá giảm chậm lại thậm chí đứng giá
hoặc tăng giá đi cùng với khối lượng giao dịch lớn.

Tuy nhiên con cá mập của thị trường lại là các quỹ đầu tư chứ không phải là các nhà đầu
tư lẻ, những quỹ đầu tư này cũng tham gia vào sự hình thành của các ngày tích lũy và
phân phối nhưng cách tiếp cận của họ khác với các nhà đầu tư lẻ. Hãy hình dung thế này
nếu một quỹ đầu tư muốn thâu tóm 10 triệu cổ phiếu A nào đó, giả sử khối lượng giao
dịch trung bình của cổ phiếu A là 1 triệu cổ phiếu/ngày, họ sẽ phải mất 10 ngày để mua
vào. Nếu ngày nào họ cũng mua vào 1 triệu cổ phiếu sẽ tạo ra hiện tượng khan hiếm đẩy
giá cổ phiếu tăng vọt và họ sẽ mất một khoản tiền lớn. Vì vậy xen kẽ các ngày thu gom
mang tính chất tích lũy, họ sẽ bán ra tại một số ngày, “phân phối” lại cổ phiếu để điều
chỉnh làm chững lại sự tăng giá, qua đó thâu tóm 10 triệu cổ phiếu với khoản tiền phải bỏ
ra thấp hơn so với việc mua vào liên tục. Tương tự nếu muốn bán cổ phiếu, các quỹ đầu
tư cũng thực hiện bán dần và xen kẽ các ngày phân phối bên cạnh các ngày tích lũy khiến
cho tốc độ giảm giá chậm lại nhờ đó họ sẽ bán được giá hơn.

Như vậy thị trường đang trong xu thế tăng hoặc giảm giá bao gồm các ngày tích lũy được
xen kẽ bởi các ngày phân phối điều chỉnh. Thông thường sau 3 đến 5 ngày phân phối, xu
thế tăng hoặc giảm sẽ kết thúc. Nguyên nhân là tính chất mạo hiểm ngày càng tăng khi
giá đã tăng cao, các ngày phân phối xen kẽ gây ra trạng thái căng thẳng cho các nhà đầu
tư lẻ và loại bỏ dần các nhà đầu tư yếu bóng vía; đối với các quỹ đầu tư khoảng thời gian
sau 3 đến 5 ngày phân phối cũng là lúc họ hoàn thành kế hoạch thu gom hoặc bán tháo.
Các phép thống kê cũng chỉ ra thông thường sau khoảng 3 đến 5 phân phối là chấm dứt
xu thế tăng hoặc giảm.

Hai hình dưới là các đợt có ngày phân phối trong 1 chu kỳ tăng giá của công ty cổ phần
Bê Tông Châu Thới (BT6) và công ty Cổ phần Hóa An (DHA). Những ngày này có giá
giảm, chững lại hoặc có khối lượng giao dịch tăng đột biết (có thê xảy ra trước khi giá cả
đang ở mức đỉnh).
Nhấn để xem kích thước thật

Nguồn đồ thị http://www.vietstock.com.vn

Nhấn để xem kích thước thật

Nguồn đồ thị http://www.vietstock.com.vn

Xét ví dụ về giá cổ phiếu của công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết (BBT) đã nêu trong bài
Độ rộng dải băng Bollinger - Bollinger Band Width
Nhấn để xem kích thước thật

Nguồn đồ thị http://www.vietstock.com.vn

Để ý rằng trong đợt tích lũy tăng giá của BBT có xen lẫn các ngày phân phối lân cận các
ngày mà BBW lập một đỉnh và đáy tương ứng.

Phân tích kỹ thuật (15): Thống kê - Sóng Elliot Những người yêu thích phân tích kỹ thuật
không lạ gì với lý thuyết sóng Elliot – lấy theo tên tác giả là Ông Ralph Nelson Elliott
(1871-1948). Bản chất lý thuyết này được Elliot phát hiện dựa vào thống kê tổng hợp các
số liệu trong quá khứ: lý thuyết này khẳng định rằng một chu kỳ tăng giá tuân theo 5
sóng chủ và 3 sóng điều chỉnh.

Xem trước

• Phân tích kỹ thuật (14): Thống kê, tích lũy và phân phối.

1. Giới thiệu

Những người yêu thích phân tích kỹ thuật không lạ gì với lý thuyết sóng Elliot – lấy theo
tên tác giả là Ông Ralph Nelson Elliott (1871-1948). Bản chất lý thuyết này được Elliot
phát hiện dựa vào thống kê tổng hợp các số liệu trong quá khứ: lý thuyết này khẳng định
rằng một chu kỳ tăng giá tuân theo 5 sóng chủ và 3 sóng điều chỉnh.
Nhấn để xem kích thước thật

Nguồn ảnh Lâm Minh Chánh, MBA -


http://www.tinnhanhchungkhoan.vn/tintuc.php?nid=1161

• Sóng chủ 1. Tích lũy xuất phát từ thị trường suy thoái và còn yếu, rất khó nhận ra
sóng số 1 này. Do vừa mới thoát ra thị trường suy thoái nên đầu tư và lúc này
mang tính chất mạo hiểm, không hấp dẫn với các nhà đầu tư do không có nhiều
kỳ vọng vào sự hồi phục của thị trường.
• Sóng chủ 2. Phân phối điều chỉnh lại sóng 1, nhiều nhà đầu tư thực hiện “bán lúa
non” do tâm lý hoảng sợ dưới ảnh hưởng của đợt suy thoái trước. Tuy nhiên sóng
2 này thực sự là cuộc kiểm tra về sự hồi phục của thị trường nếu điểm thấp nhất
của sóng 2 cao hơn điểm xuất phát của sóng 1, điều này khẳng định tính chắc
chắn của sự phục hồi, các nhà đầu tư đã hưng phấn hơn và các quỹ đầu tư đang
thực sự mua vào.
• Sóng chủ 3. Vượt qua đợt điều chỉnh tại sóng 2, tâm lý nhà đầu tư phấn khích và
tin tưởng thị trường hơn. Điểm cao nhất của sóng 2 thường cao hơn điểm cao nhất
của sóng 1 theo tỷ lệ 1,618/1.
• Sóng chủ 4. Điều chỉnh và phân phối lại sóng 3 do nhà đầu tư vẫn chưa thoát khỏi
ảnh hưởng của thị trường suy thoái, thực hiện bán ra để thu lời khi cảm nhận thấy
có lãi. Sóng 4 điều chỉnh ở mức 0.382 – 0.618 của sóng 3.
• Sóng chủ 5. Các nhà đầu tư thực sự phấn khích thoát hẳn ảnh hưởng của đợt suy
thoái. Tuy nhiên đợt sóng đang đến lúc cao trào, việc tham gia vào thị trường lúc
này thực sự nguy hiểm.
• Sóng điều chỉnh A. Thị trường đã bắt đầu điều chỉnh đi vào suy thoái. Mặc dù giá
xuống nhưng các nhà đầu tư vẫn tin tưởng và rất phấn khích với thị trường, các
quỹ đầu tư bắt đầu ngừng thu gom khi đã mua đủ số lượng theo kế hoạch.
• Sóng điều chỉnh B: Sóng B là sự kiểm tra lại tín hiệu về khả năng suy thoái. Giá
tăng trở lại nhưng đỉnh không vượt qua đỉnh của sóng 5, tuy nhiên khối lượng
giao dịch thấp và giá có thể đi ngang. Các quỹ đầu tư đã ngừng hẳn thu gom, các
nhà đầu tư vẫn tin tưởng thị trường nhưng đã có sự hoảng loạn xuất hiện. Các tín
hiệu này khẳng định thị trường đã vượt qua trạng thái đỉnh điểm và sẵn sàng đi
vào suy thoái bất kể lúc nào.
• Sóng điều chỉnh C: Con gấu đã thực sự trưởng thành lấn át bò tót, thị trường bắt
đầu đi vào suy thoái. Điểm thấp nhất của sóng C thấp hơn điểm thấp nhất của
sóng A ít nhất 1.618 lần.

2. Ý nghĩa

Nếu đối chiếu với nguyên tắc ngày phân phối sẽ nhận ra các điểm tương đồng. trong đó
các sóng số 2, 4, A, C tương ứng với các ngày phân phối phù hợp với tâm lý hành vi của
các nhà đầu tư. Tuy nhiên cần chú ý rằng ngày phân phối không chỉ là các ngày giảm giá:
đó có thể là các ngày có khối lượng giao dịch đột biến, hoặc vẫn tăng giá nhưng giá tăng
chậm lại.

Hơn nữa cần phải tránh máy móc và suy rộng hơn khi áp dụng sóng Elliot cũng như ngày
phân phối. Hai lý thuyết này không khẳng định tất yếu đến đợt sóng thứ 5 hay sau ba
ngày phân phối thì giá sẽ đi theo chiều hướng giảm mà cần phải hiểu là: khi đến đợt sóng
thứ 5 hoặc sau 3 đợt phân phối thì xác suất giá giảm sẽ cao hơn (đến 70%) và sẽ là thiếu
khôn ngoan nếu tăng cường mua chứng khoán vào thời điểm này thay vì lên kế hoạch sẵn
sàng bán ra. Thực tế ngày nay đã có nhiều đợt sóng elliot kéo dài hơn 5 đợt sóng hoặc
hơn 3 ngày phân phối.

3. Cách sử dụng

Hãy quan sát về sóng Elliot trên đồ thị VN-Index trong đợt sốt chứng khoán từ tháng
11/2006 cho đến tháng 04/2007. Sóng đỉnh cao nhất là sóng 5 diễn ra vào cuối tháng 02
đầu tháng 03/2007, do đợt sốt quá nóng nên bản thân sóng 5 không tạo thành đỉnh nhọn
theo đúng lý thuyết nội dung của sóng này tạo thành một đợt sóng Elliot nhỏ do niềm tin
vào thị trường của các nhà đầu tư vẫn còn rất lớn.
Nhấn để xem kích thước thật

Nguồn đồ thị http://www.vietstock.com.vn

Xét ví dụ về công ty Công ty cổ phần Bê tông 620 Châu Thới – BT6

Nhấn để xem kích thước thật

Nguồn đồ thị http://www.vietstock.com.vn

Đồ thị BT6 cho thấy có 2 đợt sóng dạng Elliot từ tháng 01/2007 đến đầu tháng 03/2007
và giữa tháng 04/2007 đến giữa tháng 06/2007. Qua đồ thị của BT6 chúng ta dễ nhận
thấy sóng chủ có thể nhiều hơn hoặc ít hơn 5 sóng so với lý thuyết. Vấn đề ở đây là phần
lớn số sóng chủ là từ 5 sóng trở lên và khi số sóng chủ đã đạt đến 5 sóng thì khả năng thị
trường xoay chiều là rất lớn, trạng thái nhà đầu tư đang phấn khích và rất dễ xì hơi, lúc
này cần hạn chế mua vào và có một kế hoạch để bán cổ phiếu.
Nếu để ý đến đồ thị MACD sẽ thấy khi đường MACD vượt lên trên đường trung bình
động EXP của chính nó là tín hiệu mua vào rất sát với sóng chủ 3 và khi đường MACD
cắt và đi xuống dưới đường trung bình động EXP của chính nó là tín hiệu bán ra rất sát
với sóng điều chỉnh B.

Xét lại ví dụ về công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết - BBT với phương pháp độ rộng dải
băng Bollinger - Bollinger Band Width - BBW

Nhấn để xem kích thước thật

Nguồn độ thì http://www.vietstock.com.vn

Để ý rằng khi sóng Elliot đến cao trào và xuất hiện các sóng điều chỉnh A, B, C cũng là
lúc BBW đạt đỉnh với giá trị rất lớn (thời điểm có các đường kẻ màu đỏ). Trong đợt tăng
giá theo sóng Elliot, BBW lập các đỉnh và đáy tại lân cận các sóng 2 và 4.

Phân tích kỹ thuật (16): Chiếc cốc có tay cầm

Các hình mẫu thuộc phương pháp thống kê. Các hình mẫu được đúc kết và phát hiện dựa
vào các quan sát, các kinh nghiệm, các phép thống kê. Cũng như các phương pháp thuộc
nhóm thống kê khác, mỗi hình mẫu cần phải được giải thích (hay hợp lý hóa) bằng các
hành vi tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường. Bài viết này sẽ giới thiệu một hình
mẫu: chiếc cốc có tay cầm.

1. Nhận diện
Chiếc cốc có tay cầm có 2 phần: đáy và tay cầm. Phần đáy bên trái được hình thành khi
thị trường đi đến cuối thời kỳ suy thoái, phần đáy bên phải được hình thành khi thị trường
bắt đầu tăng trưởng. Phần tay cầm được hình thành bởi giai đoạn điều chỉnh đầu tiên của
chu kỳ tăng trưởng. Phần đáy cốc càng tròn càng tốt, nhưng đặc điểm quan trọng nhất là
phần tay cầm. Phần đi xuống và đáy của tay cầm có số lượng giao dịch thấp và phần đi
lên của tay cầm có khối lượng giao dịch và sức tăng giá càng mạnh càng tốt. Khi phần đi
lên của tay cầm vượt qua miệng cốc, đó là lúc mua vào.

2. Nguyên nhân và ý nghĩa

Nếu đối chiếu với sóng Elliot thì chiếc cốc có tay cầm tương ứng với sóng 1 sóng 2 và
sóng 3. Phần đáy của chiếc cốc được hình thành khi thị trường đang ở giai đoạn chuyển
mình giữa suy thoái, dập dềnh và tăng trưởng, lúc này thị trường vẫn còn tràn ngập sự
hoang mang của các nhà đầu tư, sự tăng trưởng là chưa chắc chắn, mua vào lúc này là sự
mạo hiểm.

Khi giá tăng đến một ngưỡng nào đó, do còn thiều lòng tin vào thị trường, nhiều nhà đầu
tư thấy được giá dù không nhiều so với giá mua vào lúc đáy hoặc so với giá mua vào khi
còn cao sẽ tìm cách bán ra kiếm lời ngắn hạn hoặc cắt lỗ. Hành động này tạo nên phần
bên trái và phần đáy tay cầm của chiếc cốc, tương đương với sóng 2 Elliot, giai đoạn điều
chình đầu tiên của sự tăng trưởng.

Khi giá cả tiếp tục tăng, kỳ vọng về thị trường được nâng lên giúp đẩy giá cổ phiếu tăng
mạnh mẽ với khối lượng giao dịch lớn. Khi phần đi lên của tay cầm vượt qua miệng cốc
với khối lượng giao dịch lớn và sức tăng giá mạnh, tín hiệu này củng cố vững chắc về sự
tăng trưởng của thị trường. Đây là thời điểm tốt để mua vào vì sự mạo hiểm đã được
giảm bớt và giá cả cũng thấp vừa phải, hứa hẹn sẽ cho lợi nhuận lớn. Sau khi hoàn chỉnh
phần tay cầm, khi giá lên đến đỉnh sẽ hoàn chỉnh sóng 3 Elliot.

3. Sử dụng

Xét ví dụ về Công ty cổ phần Pin Ắcquy Miền Nam


Nhấn để xem kích thước thật

Nguồn đồ thị http://www.vietstock.com.vn

• Tại thời điểm số 1, lúc này đã hình thành nên dạng cốc có tay cầm. Phần đáy của
tay cầm có số lượng giao dịch rất nhỏ, trạng thái dằng co. Phần cuối của tay cầm
xuyên phá qua ngưỡng miệng cốc tại thời điểu số 1 với khối lượng giao dịch tăng
vọt, thời điểm số 1 chính là thời điểm mua vào.
• Tại thời điểm số 2, hình mẫu chiếc cốc tay cẩm được hình thành với phần đáy
rộng hơn chiếc cốc ở thời điểm 1 và phần tay cầm rất hẹp, phần đáy của tay cầm
có số lượng giao dịch lớn và phần miệng cốc bị xuyên phá tại thời điểm số 2 với
khối lượng giao dịch lớn củng cổ vững chắc cho sự tăng trưởng PAC.
• Tuy nhiên chú ý rằng chiếc cốc có tay cầm áp dụng đúng nhất cho giai đoạn đầu
của chu kỳ tăng trưởng tương ứng với thời điểm số 1. Tại thời điểm số, mô hình
chiếc cốc không còn được hoàn hoàn nữa, phần đáy bị biến dạng nhiều do trải
trên một thời kỳ rộng, độ chính xác của hình mẫu tại thời điểm số 2 không cao
như thời điểm 1. Tuy nhiên hình mẫu tại thời điểm số 2 dù sao cũng có tính chất
củng cố vững chắc cho chu kỳ tăng trưởng.

Xét ví dụ khác về Công ty Cổ phần DT & TM DIC

• lượng nhỏ, phần cuối của tay cầm tại thời điểm số 1 xuyên phá ngưỡng giá của
miệng cốc với khối lượng tăng vọt hứa hẹn một chu kỳ tăng trưởng cho DIC. Thời
điểm số 1 chính là điểm
mua vào.

Xét ví dụ khác về Công ty Cổ Phần Giống Cây Trồng Trung Ương NSC

Nhấn để xem kích thước thật

Nguồn đồ thị http://www.vietstock.com.vn

• Sau khi phần đáy cốc được hình thành, tại thời điểm số 1 tuy giá đã vượt quan
miệng cốc nhưng khối lượng giao dịch không mạnh vượt trội, lúc này sự tăng
trưởng là chưa đáng tin cậy, vẫn trong giai đoạn điều chỉnh giằng co. Phải đến
thời điểm số 3, giá NSC xuyên phá ở điểm cao hơn miệng cốc với số lượng vượt
trội khẳng định một giai đoạn tăng trưởng vững chắc; điểm số 3 chính là điểm
mua vào.

Đến đây sẽ có nhiều người tỏ ý tiếc vì không mua được giá tại đáy để tối đa hóa lợi
nhuận mà phải mua giá cao hơn tại các thời điểm mua vào trong các ví dụ trên. Tuy nhiên
vào thời điểm mà giá chạm đáy, chẳng ai có thể khẳng định được đó là đáy và khả năng
rủi ro rất cao. Nếu bạn áp dụng mô hình chiếc cốc có tay cầm bạn đã chấp nhận không
mua được đáy, tức là chấp nhận không đạt tối đa lợi nhuận nhưng giảm thiểu rủi ro vì xu
thế tăng trưởng là chắc chắn. Hãy nhớ: thuận theo thị trường thì sống; chống lại thị
trường thì chết; tham thì thâm.

Bàn thêm: Nhiều người hỏi tôi làm thế nào để biết thị trường đã chạm đáy - tôi sẽ chỉ
cho bạn đáy khi thị trường đã có đáy. Không có căn cứ nào để xác định đáy thị trường
khi nó chưa xảy ra, mặc dù nhiều người bằng sự nhạy cảm của mình có thể xác định
được đáy, dường như vấn đề này thuộc về năng khiếu và không có phương pháp luận rõ
ràng và không phải ai cũng có năng khiếu đó. Vì vậy nếu bạn không được cảm giác thiên
phú này, hãy chấp nhận bỏ qua một phần lợi nhuận để đổi lấy sự an toàn.

Quay lại với ba ví dụ ở trên, tôi chỉ mua vào DIC, NSC và PAC khi hình mẫu chiếc cốc
được hoàn thiện, chấp nhận mất phần lợi nhuận do không mua được giá tại đáy. Lúc này
giá của DIC là 42.0; NSC là 58.0, và PAC là 46.0. Trong ba tuần sau đó giá đỉnh của
DIC là 61.0 (tăng 45%); giá đỉnh của NSC là 73.5 (tăng 27%) và giá đỉnh của PAC là
60.0 (tăng 30%); cho đến thời điểm viết bài, cả ba cổ phiếu trên vẫn có chiều hướng tiếp
tục tăng. Những tỷ lệ lợi nhuận này dù chưa phải tối đa nhưng vẫn là những con số hấp
dẫn và chắc chắn.

Phân tích kỹ thuật (17): Nằm ngang

1. Nhận diện

Hình mẫu được hình thành sau đợt suy thoái và hình thành xu thế dập dềnh và biên độ
dao động giá nằm dưới 7 đến 8%. Khối lượng giao dịch trong thời kỳ này nhỏ giọt tạo
nên các phiên chợ chiều. Hình mẫu này cần được hình thành trong thời gian càng dài thì
đảm bảo tính chính xác cao, ít nhất là 4 tuần.

2. Nguyên nhân và ý nghĩa

Lúc này đã vào cuối đợt suy thoái, người cần bán tháo đã kịp bán tháo hết, người không
kịp bán sẽ tiếp tục nắm giữ cổ phiếu với giấc mộng hồi phục giá cả ít nhất là ngang với
lúc mua. Trong giai đoạn này, phần lớn các nhà đầu tư hời hợt với thị trường và diễn biến
tâm lý trên thị trường lúc này rất đa dạng:

• Một số người sẽ tin rằng đây là một giá cả tốt và tìm cách thu gom.
• Một số người cảm thấy sợ hãi sau đợt suy thoái nên không dám tham gia thị
trường.
• Một số người đang nắm giữ cổ phiếu sẽ cảm thấy chán ngán và mất kiên nhẫn
hoặc cần tiền để giải quyết các công việc khác nên chấp nhận bán lỗ.
• Một số người cảm thấy dùng dằng vì sợ hãi mua vào thì giá giảm, không mua thì
mất cơ hội sở hữu cổ phiếu với giá thấp.
• Một số người thực hiện chiến dịch “nhảy sạp”, mua bán với sự chênh lệch 2 đến
3%.
• Tất cả các yếu tố dùng dằng đó tạo nên một thị trường ảm đạm và dập dềnh lên
xuống kéo dài.

3. Cách sử dụng

Để tránh nhầm lẫn với các phiên điều chỉnh trong thời kỳ giảm giá giống như một cái bẫy
chết người, cần chờ đợi hình mẫu kéo dài ít nhất là một tháng. Một đặc tính khác cần phải
chú ý là khối lượng giao dịch nhỏ giọt và biên động dao động giá dưới 7 đến 8%.

Để củng cố thêm sự an toàn khi mua bán trong thời kỳ này tốt nhất là lựa chọn các công
ty có các chỉ số cơ bản tốt để tiến hành tích trữ. Nếu không phải là nhà đầu tư dài hạn, có
thể chỉ giải ngân một phần vốn để hạn chế rủi ro trong trường hợp giá cả tiếp tục đi
xuống.

Trong giai đoạn này vẽ 2 đường hỗ trợ và kháng cự mà giá dao động trong khoảng đó,
khi giá vượt qua 2 đường hỗ trợ và kháng cự này là những tín hiệu cần chú ý: có thể đó là
sự hình thành xu thế giá mới theo chiều hướng tăng hoặc giảm. Nếu nhà đầu tư không áp
dụng chiến lược nhảy sạp mà thực hiện tích trữ chờ đợi xu thế giá lên thì khi giá cả đi
xuống dưới đường hỗ trợ cần hết sức cảnh giác và thường xuyên theo dõi sự biến động
của thị trường để đề phòng thua lỗ lớn do sự chuyển đổi thành xu thế đi xuống.

Xét ví dụ về Công ty cổ phần đường Biên Hòa - BHS


Nhấn để xem kích thước thật

Giá của BHS nằm trong ngưỡng 40 – 44 kéo dài trong suốt 3 tháng 7, 8, 9. Trong suốt
thời gian này khối lượng giao dịch của BHS rất nhỏ, đường MACD gần như trùng lắp với
đường trung bình của chính nó. Vào đầu tháng 9 giá của BHS bắt đầu xuyên phá ngưỡng
44 với khối lượng giao dịch tăng vọt báo hiệu bắt đầu một chu kỳ tăng trưởng mới của
BHS.

Xét ví dụ về công ty cổ phần DIC

Nhấn để xem kích thước thật

Giá của cổ phiếu dao động trong ngưỡng 36 – 40 với khối lượng giao dịch
nhỏ giọt kéo dài từ tháng 7 đến hết tháng 8. Đặc biệt giai đoạn nửa cuối
tháng 8, giá cổ phếu gần như đi ngang và giao dịch rất yếu. Sang đầu
tháng 9, ngưỡng 40 bị xuyên phá với khối lượng giao dịch tăng vọt rồi đi
xuống nhẹ với khối lượng giao dịch yếu báo hiệu một chu kỳ tăng giá mới
sắp bắt đầu.

You might also like