You are on page 1of 16

Ôzôn (O3) là một dạng thù hình của ôxy, trong phân tử của nó chứa ba nguyên tử ôxy

thay vì hai như thông thường.

Trong điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn ôzôn là một chất khí có màu xanh nhạt.
Ôzôn hóa lỏng màu xanh thẫm ở -112°C, và hóa rắn có màu xanh thẫm ở -193°C. Ôzôn
có tính ôxy hóa mạnh hơn ôxy, do nó không bền, dễ dàng bị phân huỷ thành ôxy phân tử
và ôxy nguyên tử. Ví dụ:

O3 → O2 + O

O3 dễ dàng oxi hóa iodua đến iốt tự do:

O3 + 2KI + H2O → I2 + O2 + 2 KOH

Giấy tẩm dung dịch iodua kali và hồ tinh bột (giấy iốt tinh bột) chuyển ngay thành màu
xanh khi có mặt ôzôn trong không khí, nhưng nó kém bền hơn ôxy, dễ bị phân hủy thành
ôxy thường theo phản ứng:

2O3 → 3O2

Ôzôn là một chất độc có khả năng ăn mòn và là một chất gây ô nhiễm chung. Nó có mùi
hăng mạnh. Nó tồn tại với một tỷ lệ nhỏ trong bầu khí quyển Trái Đất. Nó có thể được
tạo thành từ O2 do phóng tĩnh điện, tia cực tím, ví dụ như trong các tia chớp, cũng như
bởi tác động của bức xạ điện từ trường cao năng lượng. Ôzôn được điều chế trong máy
ôzôn khi phóng điện êm qua ôxi hay qua không khí khô, tinh khiết. Trong thiên nhiên,
ôzôn được tạo thành khi có sự phóng điện trong khí quyển (sấm, sét), cũng như khi ôxi
hóa một số chất nhựa của các cây thông [cần dẫn nguồn].

Một số thiết bị điện có thể sản sinh ra ôzôn mà con người có thể ngửi thấy dễ dàng. Điều
này đặc biệt đúng với các thiết bị sử dụng điện cao áp, như ti vi và máy phôtôcopy. Các
động cơ điện sử dụng chổi quét cũng có thể sản sinh ôzôn do sự đánh lửa lặp lại bên
trong khối. Các động cơ lớn, ví dụ những chiếc được sử dụng cho máy nâng hay máy
bơm thủy lực, sản sinh nhiều ôzôn hơn các động cơ nhỏ.

Mật độ tập trung cao nhất của ôzôn trong khí quyển nằm ở tầng bình lưu(khoảng 20 đến
50 km tính từ mặt đất), trong khu vực được biết đến như là tầng ôzôn. Tại đây, nó lọc
phần lớn các tia cực tím từ Mặt Trời, là tia có thể gây hại cho phần lớn các loại hình sinh
vật trên Trái Đất. Phương pháp tiêu chuẩn để đo lượng ôzôn trong khí quyển là sử dụng
đơn vị Dobson (DU). Ôzôn sử dụng trong công nghiệp được đo bằng ppm (ví dụ các giới
hạn phơi nắng của OSHA), và phần trăm theo khối lượng hay trọng lượng.

Ôzôn do Christian Friedrich Schonbein phát hiện năm 1840.

Mục lục
[ẩn]
• 1 Ôzôn tầng bình lưu
• 2 Ôzôn như chất gây ô nhiễm
• 3 Sử dụng trong công nghiệp
• 4 Sử dụng trong y tế
• 5 Ôzôn ứng dụng trong nuôi trồng thuỷ sản
• 6 Chú thích
• 7 Xem thêm

• 8 Liên kết ngoài

[sửa] Ôzôn tầng bình lưu


Ôzôn được biết đến do khả năng hấp thụ bức xạ UV-B. Ôzôn được tạo thành một cách tự
nhiên trong tầng ôzôn. Sự suy giảm ôzôn và lỗ thủng ôzôn diễn ra bởi cloroflorocacbon
(CFC) và các chất gây ô nhiễm khác trong bầu khí quyển.

Ôzôn trong bầu khí quyển Trái Đất nói chung được tạo thành bởi tia cực tím, nó phá vỡ
các phân tử O2, tạo thành ôxy nguyên tử. Ôxy nguyên tử sau đó kết hợp với phân tử ôxy
chưa bị phá vỡ để tạo thành O3. Trong một số trường hợp ôxy nguyên tử kết hợp với N2
để tạo thành các ôxít nitơ; sau đó nó lại bị phá vỡ bởi ánh sáng nhìn thấy để tái tạo ôzôn.

Khi tia cực tím chiếu vào ôzôn, nó chia ôzôn thành phân tử O2 và nguyên tử của ôxy
nguyên tử, quá trình liên tục này được gọi là chu trình ôzôn-ôxy. Chu trình này có thể bị
phá vỡ bởi sự có mặt của các nguyên tử clo, flo hay brôm trong khí quyển; các nguyên tố
này tìm thấy trong những hợp chất bền vững, đặc biệt là cloroflorocacbon (CFC) là chất
có thể thấy ở tầng bình lưu và được giải phóng dưới tác động của tia cực tím.

Chu trình ôxít nitơ để tạo thành ôzôn cũng có thể bị phá vỡ do sự có mặt của hơi nước
trong khí quyển vì nó làm biến đổi các ôxít nitơ thành các dạng bền vững hơn.

[sửa] Ôzôn như chất gây ô nhiễm


Xem thêm Ôzôn tầng đối lưu.

[sửa] Sử dụng trong công nghiệp


Ôzôn được sử dụng để tẩy trắng đồ vật và tiêu diệt vi khuẩn. Rất nhiều hệ thống nước
sinh hoạt công cộng sử dụng ôzôn để khử vi khuẩn thay vì sử dụng clo. Ôzôn không tạo
thành các hợp chất hữu cơ chứa clo, nhưng chúng cũng không tồn tại trong nước sau khi
xử lý, vì thế một số hệ thống cho thêm một chút clo vào để ngăn cản sự phát triển của vi
khuẩn trong đường ống.

Trong công nghiệp ôzôn được sử dụng để:


• Khử trùng nước uống trước khi đóng chai,
• Khử các chất gây ô nhiễm có trong nước bằng phương pháp hóa học (sắt, asen,
sulfua hiđrô, nitrit, và các chất hữu cơ phức tạp liên kết với nhau tạo ra "màu" của
nước,
• Hỗ trợ trong quá trình kết tụ (là quá trình kết tụ của các phân tử, được sử dụng
trong quá trình lọc để loại bỏ sắt và asen),
• Làm sạch và tẩy trắng vải (việc sử dụng để tẩy trắng được cấp bằng sáng chế),
• Hỗ trợ trong gia công chất dẻo (plastic) để cho phép mực kết dính,
• Đánh giá tuổi thọ của mẫu cao su để xác định chu kỳ tuổi thọ của cả lô cao su.

[sửa] Sử dụng trong y tế


Ôzôn, cùng với các ion hypoclorit, được sản xuất tự nhiên bởi các tế bào máu trắng (bạch
cầu) cũng như rễ của cây cúc vạn thọ như là phương pháp để tiêu diệt các vật thể lạ. Khi
ôzôn phân rã nó tạo thành các gốc tự do của ôxy, là những chất có hoạt tính cao và gây
nguy hiểm hay tiêu diệt phần lớn các phân tử hữu cơ.

Ôzôn được sử dụng trong một số trường hợp trong y tế. Nó có thể được sử dụng để ảnh
hưởng tới cân bằng chống ôxi hóa-hỗ trợ ôxi hóa của cơ thể, khi đó thông thường cơ thể
sẽ phản ứng với sự hiện diện của nó bằng cách sản sinh ra các enzym chống ôxi hóa.

Liệu pháp ôzôn được sử dụng trong y học thử nghiệm, việc này đang gây ra nhiều nghi
vấn do nó chưa được nghiên cứu và kiểm nghiệm một cách khoa học và cẩn thận. Liệu
pháp này là nguy hiểm bởi vì ôzôn là một chất ăn mòn rất mạnh.

Tại Mỹ, liệu pháp ôzôn là bất hợp pháp, vì FDA vẫn chưa cho phép thử nghiệm nó trên
người. Ít nhất đã có một người chết vì sử dụng nó tại Mỹ. Các máy "làm sạch không khí"
để sản xuất "ôxy hoạt hóa", tức ôzôn, vẫn được bày bán trên thị trường Mỹ.

Ôzôn được tìm thấy để chuyển đổi cholesteron trong máu thành cục (làm cứng và hẹp các
động mạch). Sản phẩm cholesteron này cũng gây ra bệnh Alzheimer.

Ôzôn được nghiên cứu rất nhiều và nó bị coi là chất gây ung thư cho một số động vật (số
khác thì không), cũng như là tác nhân gây đột biến ở một số vi khuẩn.

[sửa] Ôzôn ứng dụng trong nuôi trồng thuỷ sản


Ôzôn giúp loại bỏ vi rút gây bệnh và làm tôm luôn khỏe mạnh. Không cần đến các loại
hóa chất có hại, và giúp các hộ nuôi tôm giống nuôi trồng tôm hữu cơ.

1. Tăng thu nhập do tăng trọng lượng tôm và tăng cường độ phân hủy đối với các
thức ăn thối rữa lắng đọng.
2. Tỉ lệ tôm chết thấp hơn đồng nghĩa với việc năng suất sản lượng tôm trong cùng
một diện tích ao nuôi.
3. Giảm chi tiêu đối với các chất hoạt chất mà lượng tôm trong ao nuôi cần dùng
trước đó.
4. Tích kiệm chi phí do điện năng tiêu thụ thấp.
5. Hạn chế thay nước, giúp tránh rủi ro do mầm bệnh từ ngoài đưa vào

So sánh/Đối chiếu với quá trình nuôi:

I/ Ozone:
Ozone là 1 dạng thù hình của oxy, có công thức phân tử là O3 , công thức cấu tạo

Ở điều kiện tiêu chuẩn, khí ozone có màu xanh thẫm. Ozone có nóng chảy ở -1930C và
sôi ở -1190C.
II/ Tầng ozone
Tầng ozone là một lớp trong bầu khí quyển của Trái Đất chứa nồng độ tương đối cao của
ozone (O3). Lớp này hấp thụ 93-99% của ánh sáng mặt trời cao tần số tia cực tím, mà là
khả năng gây tổn hại đến cuộc sống trên trái đất. Hơn 91% của ozon trong khí quyển của
Trái Đất có mặt ở đây. Nó là chủ yếu nằm ở dưới phần của tầng bình lưu từ khoảng 10
km đến 50 km trên Trái đất, mặc dù chiều dày thay đổi theo mùa và địa lý. Tầng ozone
được phát hiện vào năm 1913 bởi các nhà vật lý người Pháp Charles Fabry và Henri
Buisson.
Ozone trong tầng bình lưu được hình thành bời phản ứng:
3 O2 2 O3
Ngoài ra, ozone có thể được hình thành bởi phản ứng:
NO2 NO + O
O2 + O O3
Mặc dù vậy, phân tử ozone không bền. Nó hoàn toàn có thể phân hủy trở lại thành 1 phân
tử oxy và 1 nguyên tử oxy
Sự hình thành ozone trong tự nhiên:
Tia cực tím
Ánh sáng mặt trời
Đo lượng ozone trong khí quyển
Người ta dùng đơn vị Dosbon (DU) để đo lượng ozone trong khí quyển.
Đơn vị Dobson (DU) là đơn vị đo lường ozone trong khí quyển, đặc biệt là trong tầng
bình lưu. Một đơn vị Dobson bằng 2,69 x 1016 phân tử ozone trên một cm2 hay 2,69 ×
1020 trên một m2, tương đương với một lớp ôzôn dày 0,001 xentimét trong điều kiện tiêu
chuẩn.
III/ Vai trò của tầng ozone:
Vai trò quan trọng nhất của tầng ozone là ngăn ngừa tia cực tím.
.

1) Tác hại của tia cực tím

Tia cực tím gây hại cho ADN của sinh vật theo nhiều cách. Một trong những cách phổ
biến nhất tác động liên kết bất thường giữa 2 đơn phân kế cận thay vì giữa các đơn phân
bổ sung trên 2 mạch đối nhau (tạo bậc thang). Kết quả là ADN có một chỗ phình trong
cấu trúc và nó không còn có thể thực hiện những chức năng bình thường nữa.
Khoa học đã cho thấy các tia bức xạ có hại tác động đến nhiều mặt của sự sống trên trái
đất: tác động đối với sức khỏe con người. Sự gia tăng bức xạ tử ngoại gây ảnh hưởng lớn
đến sức khỏe con người. Trước hết, bức xạ tử ngoại tác động đến hệ thống miễn dịch của
cơ thể, là các tế bào da. Nhiều bệnh sẽ phát sinh do hệ thống miễn dịch bị suy giảm. Tăng
bức xạ tử ngoại UV-B sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư da.

Tia cực tím đến Trái Đất sẽ bị tầng Ozone ngăn lại:

O3 O2 + O
Thực tế cho thấy tầng ozone đã ngăn chặn được 97 – 99% lượng tia cực tím từ Mặt Trời.
Nếu lượng ozone giảm 1% sẽ làm tăng khoảng 2% lượng tia cực tím xuống Trái Đất
. Các nghiên cứu khoa học cho thấy nếu ozone tầng bình lưu giảm 1%, số người mắc
bệnh ung thư da sẽ tăng 2%. Sự suy giảm tầng ozone còn làm tăng nguy cơ đục thủy tinh
thể và các bệnh về mắt khác.
2) Tầng ozone bảo vệ Trái Đất khỏi tia cực tím:
Tia cực tím
III/ Bảo vệ tầng ozone:
Tầng ozone vô cùng quan trọng đối với Trái Đất nhưng không phải ai cũng biết. Chính vì
vậy, trước đây, con người đã vô tình sản xuất ra những chất phá hoại tầng ozone mà tiêu
biểu nhất là CFC.
Tầng ozone có thể suy giảm do chất như nitơ oxide (NO), nitơ đioxit (N2O), nguyên tử
clo (Cl), và nguyên tử brôm (Br). Trong đó, tiêu biểu nhất là cloflocacbon (CFC). Khí
này vào tầng bình lưu có phản ứng giải phóng gốc Cl tự do. Sau đó, gốc Cl tự do này sẽ
có phản ứng:
Cl + O3 ClO + O2
ClO + O Cl + O2
Gốc Cl tự do sinh ra cứ thế lại phá hủy O3 . Chính vì vậy, lượng CFC con người đã thải
ra có thể phá hủy tầng ozone đến hàng trăm năm sau.
Tầng ozone bị phá hủy ra sao?
GiẢI PHÁP BẢO VỆ
TẦNG OZONE
Trên thế giới
Công ước Viên về bảo vệ tầng ozone đã được thông qua vào tháng 03/1985 tại Viên, Áo.
Công ước gồm 21 điều, thúc đẩy các bên để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường
trước tiên hãy bảo vệ tầng ozone. Nghị định thư mang tính lịch sử về các chất làm suy
giảm tầng ozone (ODS) được thông qua tại Montreal, Canada vào tháng 9-1987. Nghị
định thư Montreal áp đặt các biện pháp và nghĩa vụ loại trừ hoàn toàn sản xuất và sử
dụng các chất làm suy giảm tầng ozone đối với các nước thành viên, trong đó có xem xét
đến hoàn cảnh đặc biệt của các nước đang phát triển.

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều chất thay thế đã được phát minh và đưa
vào áp dụng, đồng thời nhằm đẩy nhanh tiến trình loại trừ sản xuất và sử dụng các chất
ODS, Nghị định thư Montreal đã được sửa đổi bổ sung tại cuộc họp các bên: Luân Ðôn
(1990), Cô-pen-ha-gen (1992), Montreal (1997) và Bắc Kinh (1999). Nghị định thư
Montreal với các sửa đổi, bổ sung quy định: các nước phát triển loại trừ hoàn toàn sản
xuất và sử dụng các chất CFC vào halon vào năm 1996, các chất HCFC vào năm 2020,
trong khi các nước đang phát triển được ưu đãi sử dụng các chất CFC và halon đến năm
2010 và các chất HCFC đến năm 2040.

Năm 1992, các bên tham gia Nghị định thư Montreal đã thành lập Quỹ đa phương thi
hành Nghị định thư do các nước phát triển đóng góp tài chính. Quỹ đa phương về ozone
được dành riêng để cung cấp hỗ trợ tài chính và công nghệ cho các nước đang phát triển
thực hiện tiến trình loại trừ sản xuất và sử dụng các chất ODS theo quy định của Nghị
định thư Montreal. Ðến nay, hơn 90% lượng tiêu thụ CFC và halon trên toàn cầu đã được
loại trừ; hầu hết các nước trên thế giới đã thực hiện các biện pháp như cấm sử dụng CFC
trong sản xuất, cấm nhập khẩu hàng hóa có, hoặc sử dụng CFC.Học sinh có thể làm gì?
Hưởng ứng các cuộc vận động cắt giảm khí CFC.
Sử dụng tủ lạnh, máy điều hòa có lượng khí CFC thấp.
Không mở cửa tủ lạnh quá lâu, chỉnh nhiệt độ quá thấp trên máy điều hòa vì những hoạt
động làm lạnh này đều sản sinh ra CFC.
ự suy giảm tầng ôzôn là hiện tượng giảm lượng ôzôn trong
tầng bình lưu. Từ năm 1979 cho đến năm 1990 lượng ôzôn
trong tầng bình lưu đã suy giảm vào khoảng 5%. Vì lớp ôzôn
ngăn cản phần lớn các tia cực tím có hại không cho xuyên
qua bầu khí quyển Trái đất, sự suy giảm ôzôn đang được
quan sát thấy và các dự đoán suy giảm trong tương lai đã trở
thành một mối quan tâm toàn cầu, dẫn đến việc công nhận
Nghị định thư Montreal hạn chế và cuối cùng chấm dứt hoàn
toàn việc sử dụng và sản xuất các hợp chất cácbon của clo và
flo (CFC - chlorofluorocacbons) cũng như các chất hóa học
gây suy giảm tầng ôzôn khác như tetraclorit cácbon, các hợp
chất của brôm (halon) và methylchloroform.
Sự suy giảm ôzôn thay đổi tùy theo vùng địa lý và tùy theo
mùa. Lỗ thủng ôzôn dùng để chỉ sự suy giảm ôzôn nhất thời
hằng năm ở hai cực Trái đất, những nơi mà ôzôn bị suy giảm
vào mùa Xuân (cho đến 70% ở 25 triệu km2 của Nam Cực
và cho đến 30% ở Bắc Cực) và được tái tạo trở lại vào mùa
hè. Nồng độ clo tăng cao trong tầng bình lưu, xuất phát khi
các khí CFC và các khí khác do loài người sản xuất ra bị
phân hủy, chính là nguyên nhân gây ra sự suy giảm này.
Trong các thảo luận chính trị công khai "suy giảm tầng ôzôn"
đồng nghĩa với lý thuyết cho rằng xu hướng suy giảm ôzôn
toàn cầu, được gây ra vì thải các khí CFC, sẽ tạo điều kiện
cho các bức xạ cực tím đến mặt đất nhiều hơn.
Cường độ gia tăng của các bức xạ cực tím đang được nghi
ngờ chính là nguyên nhân gây ra nhiều hậu quả trong sinh
học, thí dụ như gia tăng các khối u ác tính, tiêu hủy các sinh
vật phù du trong tầng có ánh sáng của biển.

*Lịch sử nghiên cứuNăm 1970 giáo sư Paul Crutzen chỉ ra


khả năng các ôxít của nitơ từ phân bón và máy bay siêu âm
có thể làm thâm thủng tầng ôzôn.
Năm 1974 Frank Sherwood Rowland và Mario J. Molina
nhận biết các CFC, giống như các khí khác, là chất xúc tác
có hiệu quả cao khi phá vỡ các phân tử ôzôn.
James Lovelock (tác giả nổi tiếng của giả thuyết Gaia), trong
chuyến đi biển Nam Đại Tây Dương vào năm 1971, khám
phá rằng phần lớn các thành phần của CFC từ khi phát minh
ra chúng vào năm 1930 vẫn còn tồn tại trong bầu khí quyển.
Crutzen, Rowland và Molina nhận giải thưởng Nobel về Hóa
học năm 1995 cho những công trình của mình. Dựa trên các
công trình của họ, các nhà khoa học dự tính nếu lượng sản
xuất CFC tiếp tục tăng hằng năm 10% cho đến năm 1990 và
sau đó không đổi, các khí CFC sẽ làm giảm 5% đến 10%
lượng ôzôn toàn cầu vào năm 1995 và 30% đến 50% vào
năm 2050.
Mặc dù vậy, lỗ thủng ôzôn ở Nam Cực do Farman, Gardiner
và Shanklin khám phá (đăng trên báo Nature vào tháng 5
năm 1985) vẫn là một sự kiện ngạc nhiên. Trong tầng bình
lưu giá lạnh ở Nam Cực các phản ứng hóa học trong các đám
mây tầng bình lưu ở địa cực gây nên sự thâm thủng nhanh
hơn dự đoán, gây sự chú ý của toàn cầu.
Cùng thời gian đó, đo đạc từ vệ tinh nhân tạo cho thấy ôzôn
bị thâm thủng nặng ở Nam Cực. Mặc dù vậy, các dữ kiện
này đầu tiên bị coi là vô lý và bị bác bỏ bởi các thuật toán
kiểm tra chất lượng dữ kiện (chúng bị xem là lỗi và bị sàng
lọc ra vì các trị nhỏ ngoài dự đoán); lỗ thủng ôzôn chỉ được
khám phá qua các dữ liệu của vệ tinh khi các dữ liệu thô
được xử lý lại sau khi lỗ thủng ôzôn được chứnh minh qua
quan sát tại chổ.
Thâm thủng ôzôn được quan sát thấy trên toàn cầu nhưng
nhiều nhất là ở các vĩ độ cao (tức là gần các địa cực). Thí dụ
được biết đến nhiều nhất là lớp ôzôn ở Nam Cực bị mỏng đi
hằng năm vào mùa xuân ở địa cực.
Từ năm 1981 UNEP bảo trợ cho một loạt các báo cáo về
đánh giá khoa học sự thâm thủng ôzôn. Bản mới nhất là của
năm 1002.

*Tổng quát chu kỳ ôzôn


Tạo thành ôzôn .Ôzôn trong bầu khí quyển được tạo thành
khi các tia cực tím chạm phải các phân tử ôxy (O2), chứa hai
nguyên tử ôxy, tạo thành hai nguyên tử ôxy đơn, được gọi là
ôxy nguyên tử. Ôxy nguyên tử kết hợp cùng với một phân tử
ôxy tạo thành ôzôn (O3). Phân tử ôzôn có hoạt tính cao, khi
bị tia cực tím chạm phải, lại tách ra thành phân tử ôxy và một
ôxy nguyên tử, một quá trình liên tục gọi là chu kỳ ôxy-ôzôn.

Trước khi bắt đầu xu hướng suy giảm ôzôn, lượng ôzôn
trong tầng bình lưu được giử ổn định nhờ vào cân bằng giữa
tạo thành và phân hủy các phân tử ôzôn nhờ vào tia cực tím.
Phân hủy ôzôn .Ôzôn có thể bị phá hủy bởi các nguyên tử
clo, flo hay brôm trong bầu khí quyển. Các nguyên tố này có
trong một số hợp chất bền nhất định, đặc biệt là
chlorofluorocacbon (CFC), đi vào tầng bình lưu và được giải
phóng bởi các tia cực tím.
Quan trọng nhất là các nguyên tử clo được tạo thành như thế
sẽ trở thành chất xúc tác hủy diệt các phân tử ôzôn trong một
chu kỳ khép kín. Trong chu kỳ này, một nguyên tử clo tác
dụng với phân tử ôzôn, lấy đi một nguyên tử ôxy (tạo thành
ClO) và để lại một phân tử ôxy bình thường. Tiếp theo, một
ôxy nguyên tử tự do sẽ lấy đi ôxy từ ClO và kết quả cuối
cùng là một phân tử ôxy và một nguyên tử clo, bắt đầu lại
chu kỳ. Một nguyên tử clo đơn độc sẽ phân hủy ôzôn mãi
mãi nếu như không có các phản ứng khác mang nguyên tử
clo ra khỏi chu kỳ này bằng cách tạo nên các nguồn chứa
khác như axít clohydric và clo nitrat (ClONO2).
Phản ứng của nguyên tử clo trong các nguồn chứa này thông
thường chậm nhưng được gia tăng khi có các đám mây tầng
bình lưu ở địa cực, xuất hiện trong mùa Đông ở Nam Cực,
dẫn đến chu kỳ tạo thành lỗ thủng ôzôn theo mùa.

Chữ ký của Thành Hưng

Sat Nov 22, 2008 9:03 am


Thành Hưng

Sử học , Sinh Học và Địa lý


Thành viên
năng động
Tiêu đề: Re: Hiểu biết cơ bản về ozon .

*Các quan sát

Mức ôzôn tối thiểu hằng năm trong lỗ thủng ôzôn ở Nam Cực
Phấn lớn các giảm sút ôzôn được công bố thuộc về phần phía dưới của tầng bình lưu. Tuy
vậy, lỗ hổng ôzôn thường không được đo bằng nồng độ của ôzôn ở độ cao này (chỉ vào
khoảng vài phần triệu – parts per million) mà qua giảm sút của cột ôzôn trên một điểm ở
mặt đất, thường được thể hiện bằng đơn vị Dobson. Dùng các thiết bị như Total Ozone
Mapping Spectrometer (TOMS) người ta đã quan sát thấy cột ôzôn giảm sút rõ rệt trong
mùa xuân và đầu hè ở Nam cực so sánh với thập niên 1970 và trước đó.
Giảm sút cho đến 70% cột ôzôn được quan sát thấy vào mùa xuân ở nam bán cầu trên Nam
Cực được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1985 vẫn đang tiếp tục.
Trong thập kỷ 1990 tổng lượng cột ôzôn vào tháng chín và tháng mười vẫn tiếp tục ít hơn
các trị trước lỗ thủng ôzôn 40-50%. Ở Bắc Cực, giảm sút nhiều nhất là vào mùa đông và
xuân, lượng giảm dao động từ năm này sang năm khác nhiều hơn ở Nam Cực: khi tầng
bình lưu lạnh hơn giảm sút tăng lên đến 30%.
Các phản ứng trên mây tầng bình lưu ở địa cực rất quan trọng. Các đám mây này chỉ tạo
thành trong nhiệt độ rất lạnh; tầng bình lưu ở Nam Cực lạnh hơn ở Bắc Cực vì thế mà các
lỗ thủng ôzôn được hình thành trước tiên ở Nam Cực và cũng vì thế mà các lỗ thủng ở Bắc
Cực không to bằng. Các dự đoán đầu tiên không tính toán đến các đám mây này cho nên lỗ
thủng thình lình ở Nam Cực thay vì một suy giảm dần trên toàn cầu đã tạo nên một bất ngờ
như thế. Ở các vĩ độ trung bình, thường người ta hay nói giảm sút ozôn thay vì lỗ thủng
ôzôn. Lượng ôzôn giảm vào khoảng 3% so với các trị trước thập kỷ 1980 ở 35-60 vĩ độ bắc
và vào khoảng 6% ở 35-60 vĩ độ nam. Vùng nhiệt đới không có xu hướng đáng kể.
Giảm sút ôzôn cũng giải thích phần lớn việc giảm sút nhiệt độ ở tầng bình lưu và phía trên
của tầng đối lưu được quan sát thấy. Đó là vì nguyên do cho việc sưởi ấm tầng bình lưu là
do ôzôn hấp thụ các tia cực tím, vì thế giảm sút ôzôn dẫn đến việc tầng bình lưu lạnh đi.
Một phần giảm sút nhiệt độ ở tầng bình lưu được dự đoán là vì lượng các khí nhà kính tăng
lên, mặc dù vậy lạnh đi vì giảm sút ôzôn được coi là lý do vượt trội. Dự đoán cho lượng
ôzôn còn lại là một khoa học phức tạp. Bản báo cáo số 44 của dự án quan sát và nghiên cứu
ôzôn toàn cầu của Tổ chức khí tượng thế giới nhận định rằng các dự đoán giảm sút ôzôn
của UNEP vào năm 1994 cho thời gian 1994-1997 là quá nhiều.
*Các nguyên nhân của lỗ thủng ôzôn
Lỗ thủng ôzôn Nam Cực là phần của tầng bình lưu Nam Cực mà mức độ ôzôn hiện tại đã
giảm xuống chỉ còn 33% so với các trị trước năm 1975. Lỗ thủng ôzôn xuất hiện vào mùa
xuân ở Nam Cực, từ tháng 9 cho đến đầu tháng 12, khi gió tây mạnh bắt đầu thổi tuần hoàn
trên lục địa và tạo thành bầu chứa khí quyển. Trong các "gió xoáy địa cực" này, hơn 50%
ôzôn vùng phía dưới của tầng bình lưu bị phân hủy trong mùa xuân. [1]
Ánh sáng mặt trời ở các vùng địa cực dao động nhiều hơn ở các nơi khác và trong ba tháng
mùa Đông hầu như là tối tăm không có bức xạ mặt trời. Nhiệt độ không khí ở vào khoảng
-80°C hay lạnh hơn gần như trong suốt mùa Đông đã tạo nên các đám mây ở tầng bình lưu
trên địa cực. Các phần tử của những đám mây này bao gồm axít nitric hay nước đóng băng
tạo nên bề mặt cho các phản ứng hóa học gia tăng tốc độ phân hủy các phân tử ôzôn.
Như đã giải thích ở phần trên, nguyên nhân chính của giảm sút ôzôn ở Nam Cực và các nơi
khác là sự hiện diện của các khí gốc có chứa clo (trước nhất là các CFC và các hợp chất clo
với các bon liên quan) bị phân giải khi có tia cực tím tạo thành các nguyên tử clo trở thành
chất xúc tác phân hủy ôzôn. Sự giảm sút ôzôn do clo là chất xúc tác có thể xảy ra ở trạng
thái khí nhưng sẽ tăng đột ngột khi có sự hiện diện của các đám mây tầng bình lưu trên địa
cực. Các quá trình quang hóa tham gia tuy phức tạp nhưng đã được tìm hiểu tốt. Quan sát
chủ yếu là thông thường phần lớn các clo trong tầng bính lưu ở trong các "hợp chất chứa"
bền, chủ yếu là các hydro clorua (HCl) và clo nitrat (ClONO2). Mặc dù vậy trong mùa
Đông và Xuân Nam Cực các phản ứng trên bề mặt của các phần tử mây chuyển hóa các
hợp chất chứa này trở lại thành các gốc tự do có hoạt tính cao, Cl và ClO. Các đám mây
cũng có thể lấy đi NO2 từ khí quyển bằng cách biến đổi chúng thành axít nitric, ngăn
không cho ClO vừa được tạo thành có thể bị biến đổi trở lại ClONO2. Ánh sáng cực tím
gia tăng trong mùa xuân tạo cho các hợp chất clo phản ứng hủy diệt trên 17% ôzôn trong
khi các hợo chất brôm làm giảm sút thêm 33%. Vai trò của ánh sáng mặt trời trong giảm
sút ôzôn chính là lý do tại sao giảm sút ôzôn ở Nam Cực lớn nhất vào mùa xuân. Trong
mùa Đông, mặc dù có nhiều mây nhất, không có ánh sáng trên địa cực để thúc đẩy các
phản ứng hóa học. Phần lớn các ôzôn bị phá hủy ở phía dưới của tầng bình lưu đối ngược
với việc giảm sút ôzôn ít hơn rất nhiều thông qua các phản ứng thể khí đồng nhất xảy ra
trước hết là ở phía trên của tầng bình lưu. Nhiệt độ sưởi ấm vào cuối Xuân phá vỡ các gió
xoáy vào trung tuần tháng 12. Khi ấm lên, không khí giàu ôzôn bay về các vĩ độ thấp, các
đám mây tầng bình lưu bị phá hủy, các quá trình làm giảm sút ôzôn ngưng lại và lỗ thủng
ôzôn được hàn gắn trở lại.
*Hậu quả của giảm sút ôzôn
Vì tầng ôzôn hấp thụ tia cực tím từ mặt trời, giảm sút tầng ôzôn dự đoán sẻ cường độ tia
cực tím ở bề mặt Trái Đất, có thể dẫn đến nhiều thiệt hại bao gồm cả gia tăng bệnh ung thư
da. Đấy là lý do dẫn đến Nghị định thư Montreal. Mặc dù các giảm sút của ôzôn ở tầng
bình lưu gắn liền với các CFC và có nhiều lý lẽ trên lý thuyết để tin rằng giảm sút ôzôn sẽ
dẩn đến tăng tia cực tím trên bề mặt Trái Đất, chưa có nhiều quan sát trực tiếp chứng minh
liên hệ giữa giảm sút ôzôn và gia tăng tỷ lệ phát bệnh ung thư da ở con người.
Gia tăng tia cực tím vì lỗ thủng ôzôn:Mặc dầu chỉ là một thành phần nhỏ của khí quyển,
ôzôn có vai trò chính trong việc hấp thụ phần lớn tia bức xạ cực tím. Lượng bức xạ cực tím
xuyên qua lớp ôzôn giảm theo hàm mũ với độ dầy đặc của lớp ôzôn. Do đó việc giảm ôzôn
trong không khí được dự đoán sẽ cho phép tăng mức độ các tia cực tím ở gần mặt đất một
cách đáng kể.
Việc tăng các bức xạ của tia cực tím trên bề mặt Trái Đất vì lỗ thủng ôzôn chỉ có thể suy ra
một phần từ các mô hình tính toán di chuyển nhưng chưa có thể tính toán từ các đo lường
trực tiếp vì thiếu các dữ liệu lịch sử (thời kỳ trước lỗ thủng) đáng tinh cậy của tia cực tím
mặc dù có nhiều chương trình mới đo lường quan sát tia cực tím trên bề mặt.
Bởi vì cũng chính những tia cực tím chiếm vị trí đầu tiên trong việc tạo thành ôzôn trong
lớp ôzôn ở tầng bình lưu bằng ôxy, giảm bớt ôzôn ở tầng bình lưu sẽ tạo ra xu hướng gia
tăng các quá trình quang hóa sản xuất ôzôn ở tầng thấp hơn (tầng đối lưu).
Các tác động sinh học do tăng cường tia cực tím :Mối quan tâm chính của dư luận về lỗ
thủng ôzôn là các tác động của ôzôn đến sức khỏe con người. Khi lỗ thủng ôzôn trên Nam
Cực tăng to đến mức bao phủ các phần phía nam của Úc và New Zealand, những người
bảo vệ môi trường lo rằng các tia cực tím trên bề mặt Trái Đất có thể gia tăng đáng kể.
Các tia bức xạ cực tím có năng lượng cao được hấp thụ bởi ôzôn được công nhận chung là
một yếu tố tham gia tạo thành các khối u ác tính (ung thư da). Thí dụ như theo một nghiên
cứu, tăng 10% các tia cực tím có năng lượng cao được liên kết với tăng 19% các khối u ác
tính ở đàn ông và 16% ở phụ nữ.
Cho đến nay thâm thủng ôzôn ở phần lớn các địa điểm tiêu biểu chỉ vào khoảng vài phần
trăm. Nếu sự thâm thủng ở mức độ cao được quan sát thấy ở lỗ thủng ôzôn trở thành chung
cho toàn cầu, các tác động thực chất có thể sẽ tăng nhiều hơn nữa. Thí dụ như một nghiên
cứu mới đây đã phân tích cho thấy việc tiêu hủy rộng lớn các phiêu sinh vật 2 triệu năm
trước đây trùng khớp với một sao băng đến gần. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự hủy diệt
được gây ra bởi vì lớp ôzôn suy yếu đi trong thời gian này khi các bức xạ từ sao băng tạo
thành các ôxít của nitơ làm chất xúc tác phá hủy ôzôn (các phiêu sinh vật đặc biệt rất nhạy
đối với tác động của tia cực tím và rất quan trọng trong dây chuyền thức ăn dưới biển.
Tăng cường bức xạ tia cực tím có thể cũng ảnh hưởng đến mùa màng. Sản lượng nhiều loại
cây trồng có tầm quan trọng về kinh tế như lúa phụ thuộc vào quá trình cố định nitơ của vi
khuẩn lam cộng sinh ở rễ cây. Mà vi khuẩn lam rất nhạy cảm với ánh sáng cực tím và có
thể bị chết khi hàm lượng tia cực tím gia tăng.
Bên cạnh các ảnh hưởng trực tiếp của bức xạ cực tím đối với sinh vật, gia tăng tia cực tím
trên bề mặt sẽ làm gia tăng lượng ôzôn ở tầng đối lưu. Ở mặt đất ôzôn thông thường được
công nhận là một yếu tố gây nguy hiểm đến sức khỏe vì ôzôn có độc tính thể theo tính chất
ôxy hóa mạnh. Vào thời điểm này ôzôn trên mặt đất được tạo thành chủ yếu qua tác dụng
của bức xạ cực tím đối với các khí thải từ xe cộ.

Ôxy là nguyên tố hóa học có ký hiệu là O thuộc nhóm nguyên tố 16 và số nguyên tử bằng
8 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố. Ôxy là nguyên tố phi kim hoạt động mạnh nó có
thể tạo thành hợp chất với hầu hết các nguyên tố khác. Ở điều kiện nhiệt độ và áp suất
tiêu chuẩn hai nguyên tử ôxy kết hợp với nhau tạo thành phân tử ôxy không màu, không
mùi, không vị có công thức O2. Ôxy phân tử (O2, thường được gọi là ôxy tự do) trên Trái
Đất là không ổn định về mặt nhiệt động lực học. Sự xuất hiện trong thời kỳ đầu tiên của
nó trên Trái Đất là do các hoạt động quang hợp của vi khuẩn kỵ khí (vi khuẩn cổ và vi
khuẩn). Sự phổ biến của nó từ sau đó đến ngày nay là do hoạt động quang hợp của cây
xanh. Ôxy là nguyên tố phổ biến xếp hàng thứ 3 trong trong vũ trụ theo khối lượng sau
hydro và heli[1] và là nguyên tố phổ biến nhất theo khối lượng trong vỏ Trái Đất.[2] Khí
ôxy chiếm 20,9% về thể tích trong không khí.[3]

Khí ôxy thường được gọi là dưỡng khí, vì nó duy trì sự sống của cơ thể con người.

Tất cả các nhóm phân tử cấu trúc chính trong các cơ thể sống như các protein,
cacbohydrat, và mỡ chứa ôxy, cũng như trong các hợp chất vô cơ quan trọng cấu tạo tạo
nên các vỏ sò, răng và xương. Ôxy ở dạng O2 được tạo ra từ nước bởi vi khuẩn lam, tảo
và thực vật thông qua quá trình quang hợp và được sử dụng trong quá trình hô hấp của
các cơ thể sống bậc cao. Ôxy là chất độc đối với các sinh vật kỵ khí bắt buộc, là các sinh
vật thống trị trong thời buổi đầu trên Trái Đất cho đến khi O2 bắt đầu tích tụ trong khí
quyển cách đây 2,5 triệu năm.[4] Một dạng khác (thù hình) của ôxy là ôzôn (O3) tích tụ tạo
thành lớp ôzon, khí này giúp bảo vệ sinh quyển khỏi tia tử ngoại, nhưng nó sẽ là chất ô
nhiễm nếu nó nằm gần mặt đất ở dạng sương mù. Thậm chí ở quỹ đạo trái đất tầm thấp,
nguyên tử ôxy cũng tồn tại và làm mòn các tàu không gian. [5]

Ôxy được Carl Wilhelm Scheele phát hiện ở Uppsala năm 1773 hoặc sớm hơn và Joseph
Priestley ở Wiltshire năm 1774 độc lập nhau, nhưng Priestley thường được cho là phát
hiện ra trước bởi vi ấn phẩm của ông được xuất bản trước. Tên gọi ôxy (oxygen) được
Antoine Lavoisier đặt năm 1777,[6] các thí nghiệm của ông với ôxy đã giúp loại trừ thuyết
phlogiston về sự cháy và ăn mòn phổ biến vào thời đó. Ôxy được sản xuất trong công
nghiệp bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng, sử dụng zeolit để loại bỏ carbon
dioxide và nitơ ra khỏi không khí, điện phân nước và các cách khác. Ôxy được sử dụng
trong sản xuất thép, nhựa và dệt; nhiên liệu tên lửa; ôxy trị liệu; và hỗ trợ sự sống của con
người trên tàu không gian, hay khi lặn dưới biển.

Mục lục
[ẩn]

• 1 Các đặc trưng quan trọng


o 1.1 Cấu trúc
o 1.2 Lý tính
• 2 Ứng dụng
• 3 Lịch sử
• 4 Sự phổ biến
• 5 Hợp chất
• 6 Đồng vị
• 7 Phòng ngừa
• 8 Điều chế
• 9 Xem thêm
• 10 Tham khảo

• 11 Liên kết ngoài


[sửa] Các đặc trưng quan trọng
[sửa] Cấu trúc

Ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn, ôxy là chất khí không màu, không mùi và không vị có
công thứ phân tử là O2, trong đó hai nguyên tử ôxy liên kết với nhau với cấu hình
electron có 3 cặp electron tự do. Liên kết này có thể là liên kết đôi,[7] hoặc chúng kết hợp
một liên kết có 2 electron và 2 liên kết có 3 electron.[8]

Ôxy 3 (không phải ôzôn, O3) là trạng thái năng lượng cơ bản của phân tử O2.[9] Cấu hình
electron của phân tử này có 2 electron không tạo cặp mà tách ra riêng lẻ chiếm 2 orbital
phân tử để sẵn sàng tạo liên kết.[10] Các orbital này được xếp vào nhóm phản liên kết (cấp
liên kết nằm giữa liên kết 2 và 3), vì vậy liên kết ôxy 2 nguyên tử yếu hơn liên kết 3 của 2
nguyên tử nitơ, theo đó tất cả cà orbital nguyên tử liên kết đều được lấp đầy còn các
orbital phản liên kết thì không đầy.[9]

Ở dạng ôxy 3, phân tử O2 là thuận từ— Chúng tạo thành nam châm trong trường từ — do
mô men từ Spin của cặp đôi electron không liên kết trong phân tử, và năng lượng trao đổi
âm giữa các phân tử O2 lân cận.[11]

Singlet oxygen là tên gọi cho các phân tử O2 ở mức năng lượng cao, ở mức đó các tất cả
electron spin đều có cặp, có khuynh hướng linh động hơn đốoi với phân tử hữu cơ thông
thường. Trong tự nhiên, singlet ôxy thường được tạo thành từ nước qua quá trình quang
hợp sử dụng năng lượng mặt trời.[12] Nó cũng được tạo ra trong tầng đối lưu bằng phản
ứng quang phân ôzôn dưới ánh sáng bước sóng ngắn,[13] và từ hệ thống miễn dịch với vai
trò là nguồn ôxy chủ động.[14] Các carotinoit trong các sinh vật quan hợp (và cũng có thể
trong các động vật) đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu năng lượng từ singlet ôxy
và chuyển hóa nó thành trạng thái ổn định không bị kích thích trước khi nó có thể gây hại
cho các tế bào.[15]

Ôxy là một thành phần quan trọng của không khí, được sản xuất bởi cây cối trong quá
trình quang hợp và là cần thiết để duy trì sự hô hấp của người và động vật. Từ ôxy có
nguồn gốc từ các chữ cổ Hy Lạp, οξυς oxus (oxys là axít) và γεινομαι (geinomai là sinh
ra). Tên "ôxy" được chọn vì tại thời điểm phát hiện ra nó vào cuối thế kỷ 18 người ta cho
rằng mọi axít đều chứa ôxy. Còn hiện nay thì người ta đã biết rằng các axít không nhất
thiết phải có ôxy trong thành phần.

Ôxy lỏng và ôxy rắn có màu xanh nhạt và cả hai đều là chất thuận từ. Ôxy lỏng thông
thường được chưng cất từng phần từ không khí hóa lỏng. Cả ôzôn lỏng và ôzôn rắn (O3)
có màu xanh thẫm.

Một thù hình khác của ôxy, O4, mới được phát hiện gần đây là chất rắn có màu đỏ thẫm
được tạo thành bằng cách ép O2 dưới áp lực 20 GPa. Các thuộc tính của nó đang được
nghiên cứu để sử dụng làm nguyên liệu cho tên lửa và các ứng dụng tương tự khác, vì nó
là một chất ôxi hóa mạnh hơn nhiều so với O2 hay O3.
[sửa] Lý tính
Xem thêm: Ôxy lỏng và Ôxy rắn

Oxy hòa tan trong nước nhiều hơn so với nitơ; nước chứa chứa khoảng một phân tử O2
cho mỗi 2 phân tử N2, so với tỉ số trong không khí là 1:4. Độ hòa tan của ôxy trong nước
phụ thuộc vào nhiệt độ, và ở 0 °C thì lượng hòa tan tăng gấp đôi (14,6 mg·L−1) so với ở
20 °C (7,6 mg·L−1).[16][17] Ở nhiệt động không khí 25 °C và 1 atm, nước ngọt chứa khoảng
6,04 mililit (mL) ôxy trong một lít, trong khi đó, nước biển chứa khoảng 4,95 mL/L.[18] Ở
5 °C, độ hòa tan tăng đến 9,0 mL/L (tăng 50% so với ở 25 °C) trong nước ngọt và
7,2 mL/L (tăng hơn 45%) đối với nước biển.

Oxy ngưng tụ ở 90,20 K (−182.95 °C, −297.31 °F), và đóng băng ở 54,36 K (−218.79 °C,
−361.82 °F).[19] Cả hai dạng lỏng và rắn O2 là những chất trong suốt với màu xanh da trời
nhạt do gây ra bởi sự hấp thụ ánh sáng đỏ (ngược lại với màu xanh da trời là do sự tán xạ
Rayleigh của ánh sáng xanh). O2 tinh khiết cao thường được chưng cất phân đoạn từ
không khí lỏng;[20] Ôxy lỏng cũng có thể được sản xuất từ sự ngưng tụ không khí bằng
cách sử dụng chất làm lạnh là nitơ lỏng. Nó là một chất dễ phản ứng và phải được cất giữ
cách xa các vật liệu dễ cháy.[21]

[sửa] Ứng dụng


Ôxy được sử dụng làm chất ôxy hóa, chỉ có flo có thế điện âm cao hơn nó. Ôxy lỏng
được sử dụng làm chất ôxy hóa trong tên lửa đẩy. Ôxy là chất duy trì sự hô hấp, vì thế
việc cung cấp bổ sung ôxy được thấy rộng rãi trong y tế. Những người leo núi hoặc đi
trên máy bay đôi khi cũng được cung cấp bổ sung ôxy. Ôxy được sử dụng trong công
nghệ hàn cũng như trong sản xuất thép và rượu mêtanon.

Ôxy, như là một chất kích thích nhẹ, có lịch sử trong việc sử dụng trong giải trí mà hiện
nay vẫn còn sử dụng. Các cột chứa ôxy có thể nhìn thấy trong các buổi lễ hội ngày nay.
Trong thế kỷ 19, ôxy thường được trộn với nitơ ôxít để làm các chất giảm đau.

[sửa] Lịch sử
Ôxy được phát hiện bởi dược sĩ người Thụy Điển Carl Wilhelm Scheele năm 1771,
nhưng phát hiện này không được công nhận ngay, và phát hiện độc lập khác của Joseph
Priestley vào ngày 1 tháng 8 năm 1774 được biết đến nhiều hơn. Nó được Antoine
Laurent Lavoisier đặt tên năm 1774.

Tên hệ thống nguyên tố của ôxy là octium.

[sửa] Sự phổ biến


Ôxy là nguyên tố phổ biến nhất ở vỏ Trái Đất. Người ta ước tính nó chiếm 46.7% khối
lượng của vỏ Trái Đất. Ôxy chiếm khoảng 87% khối lượng các đại dương (là H2O, hay
nước) và 20% theo thể tích bầu khí quyển Trái Đất (là O2, ôxy phân tử, hay O3, ôzôn).
Các hợp chất của ôxy, chủ yếu là ôxít của các kim loại, silicat (SiO44−) và cacbonat
(CO32−), tìm thấy trong đất và đá. Nước đóng băng là chất rắn phổ biến trên các hành tinh
khác cũng như sao chổi. Chỏm băng của sao Hỏa là cacbon điôxít đóng băng. Hợp chất
của ôxy tìm thấy trong khắp vũ trụ và quang phổ của ôxy được tìm thấy ở các ngôi sao.

[sửa] Hợp chất


Vì thế điện âm cao của nó, ôxy tạo thành các liên kết hóa học với phần lớn các nguyên tố
khác (đây chính là nguồn gốc của định nghĩa nguyên thủy của từ ôxy hóa). Các nguyên tố
duy nhất có thể tránh không bị ôxy hóa chỉ là một số khí trơ. Nổi tiếng nhất trong số các
ôxít tất nhiên là hiđrô ôxít, hay nước (H2O). Các chất khác cũng được nhắc đến nhiều là
hợp chất của cacbon và ôxy, như cacbon điôxít (CO2), các chất như rượu (R-OH), alđêhít
(R-CHO), và axít cacboxylic (R-COOH). Các gốc ôxy hóa như clorat (ClO3−), peclorat
(ClO4−), crômat (CrO42−), đicrômat (Cr2O72−), pemanganat (MnO4−), và nitơrat (NO3−) là
những chất ôxy hóa rất mạnh. Rất nhiều kim loại như sắt chẳng hạn liên kết với các
nguyên tử ôxy, tạo thành ôxít sắt (III) (Fe2O3). Ôzôn (O3) được tạo thành trong quá trình
phóng tĩnh điện với sự có mặt của ôxy phân tử. Ôxy phân tử đôi (O2)2 hiện nay đã biết và
tìm thấy như là một phần nhỏ trong ôxy lỏng. Các êpôxít là các ête trong đó nguyên tử
ôxy là một phần của vòng gồm ba nguyên tử.

[sửa] Đồng vị
Ôxy có ba đồng vị ổn định và mười đồng vị phóng xạ đã biết. Tất cả các đồng vị phóng
xạ có chu kỳ bán rã ít hơn 3 phút.

[sửa] Phòng ngừa


Ôxy có thể là một chất độc khi nó có áp suất thành phần được nâng cao. Để dễ hiểu có
thể giải thích nôm na là thông thường ôxy chiếm khoảng 21% thể tích của không khí.
Nếu có thể tăng lượng ôxy này lên thành 50% thì không khí khi đó sẽ không tốt cho sự hô
hấp.

Một vài dẫn xuất của ôxy, như ôzôn (O3), hiđrô perôxít H2O2 (nước ôxy già), các gốc
hiđrôxyl và superôxít, cũng là những chất độc mạnh. Cơ thể động vật nói chung và con
người nói riêng có cơ chế để tự bảo vệ chống lại các chất độc này. Ví dụ, glutathion có
nguồn gốc tự nhiên có thể phản ứng như một chất chống ôxy hóa, cũng giống như
bilirubin là chất tách ra được từ hemoglobin. Các nguồn có chứa nhiều ôxy xúc tiến sự
cháy nhanh và vì vậy là vật nguy hiểm về cháy nổ với sự có mặt của các nhiên liệu. Điều
này cũng đúng với các hợp chất của ôxy như clorat, peclorat, đicrômat, v.v. Các hợp chất
với khả năng ôxy hóa cao thông thường có thể gây ra bỏng hóa học.

Đám cháy, đã giết chết phi hành đoàn của tàu Apollo 1 trong khi phóng thử, đã lan quá
nhanh vì áp suất của ôxy nguyên chất được sử dụng khi đó là bằng áp suất khí quyển bình
thường thay vì chỉ là một phần ba lẽ ra được sử dụng cho phóng thật

You might also like