Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Thiền Ba: la - mật.
Thiền Ba: la - mật.
Thiền Ba: la - mật.
Ebook546 pages10 hours

Thiền Ba: la - mật.

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Quyển Thiền Ba-la-mật còn gọi là “Thích Thiền Ba-la-mật Thứ Đệ Pháp Môn”, tác phẩm của Đại sư Trí Giả. Ngài giải thích phương pháp tu thiền thứ lớp vững chắc, căn cứ trong các kinh luận, theo thứ tự từ thấp đến cao, mỗi thứ đều rõ ràng, bất cứ người nào cũng tu được, nếu cố gắng bền chí.
Chúng tôi chuyển dịch ra Việt văn, với dụng ý nghiên cứu chuẩn bị trước khi nhập thất dài hạn, để tránh trường hợp đắm chấp thiền cảnh, tự mãn, bể thất v.v Trong thời gian nhập thất, cần chuyên một việc phản quan tự kỷ tức là kiểm nghiệm nội tâm, nên rất cần hiểu biết về ý nghĩa thiền định và phương tiện tu tập.

LanguageTiếng việt
PublisherDong A Sang
Release dateJul 18, 2016
ISBN9781370129799
Thiền Ba: la - mật.
Author

Dong A Sang

1. Quê quán : Làng Trường Xuân, xã Hải Trường, tỉnh Quảng Trị.2. Học trường : + Tiểu học Trường Sanh. + Trung học Hải Lăng (đệ nhất cấp) + Trung học Nguyễn Hoàng (đệ nhị cấp)+ Đại học Sư Phạm Huế (Ban Việt Hán -Khóa Lương Văn Can)+ Đại học Văn khoa Huế (Cử nhân năm 4 - Việt Văn)3. Dạy học : + Trường Phan Châu Trinh- ĐN (1973-1975) + Trường PTTH Hòa Vang (1976- 1981)+ Trường PTHT Phan Châu Trinh (lớp chuyên).+ Trường chuyên Lê Quý Đôn - ĐN..4. Làm việc : NXBGD.VN.5. Bút danh Đông A Sáng (chuyên dịch tiếng Trung).6. Đã dịch và xuất bản : Trên 100 cuốn sách, gồm các thể loại : Triết học (Kinh Dịch, Đạo đức kinh), lịch sử,mưu kế, thư pháp, dưỡng sinh, Trung y, nhân tướng, phong thủy, tượng kỳ, võ thuật v.v.7. Liên kết với Công ty Hương Trang xuất bản sách trên Smashwords.com và Amazon.com.

Read more from Dong A Sang

Related to Thiền Ba

Related ebooks

Reviews for Thiền Ba

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Thiền Ba - Dong A Sang

    THIỀN BA-LA-MẬT

    By Thiên Thai Trí Giả Đại Sư

    Thích Đạt Ma Ngộ Nhất (dịch)

    MỤC LỤC

    PHẦN I: KHÁI QUÁT

    1. Lời giới thiệu.

    2. Lời đầu sách.

    3. Tiểu sử tác giả Đại sư Trí Khải.

    4. Quán Đảnh.

    5. Tựa Thiền Ba- la - mật.

    6. Nguyên văn.

    PHẦN II:THIỀN BA -LA- MẬT

    1.Quyển 1 : (Từ chương 1- chương 5)

    2.Quyển 2: (Chương 6)

    3.Quyển 3: Giải thích tiền phương tiện Ba- la -mật.

    4.Quyển 4 :Thể nghiệm căn tính ác.

    5.Quyển 5: (Chương 7)

    6.Quyển 6 (A): Tứ vô lượng tâm.

    7.Quyển 6 (B) :Tứ có sắc định.

    8.Quyển 7 (A): Lục diệu pháp môn.

    9.Quyển 7(B):Thập lục đặc thắng.

    10.Quyển 8 (A) : Thông minh thiền.

    11.Quyển 8 (B): Trung căn tu chứng sơ thiền.

    12.Quyển 8 (C): Thượng căn tu chứng sơ thiền.

    13.Quyển 9 (A): Thuyết minh tu chứng thiền xuất thế gian (vô lậu)

    14.Quyển 9 (B) : Thập tưởng.

    15.Quyển 10 (A): Pháp quán bất hoại.

    16.Quyển 10(B) : Bát thắng xứ.

    17.Quyển 10 (C) : Luyện thiền.

    18.Quyển 10 (D) : Tam tam muội.

    PHẦN I : KHÁI QUÁT

    1.LỜI GIỚI THIỆU

    Trên 10 năm tu tập, thầy Đạt Ma Ngộ Nhất dùng thời gian nghiên cứu pháp môn thiền. Các loại thiền như thiền Đại thừa, thiền Tổ sư tối thượng… Nhất là thiền Tổ sư tối thượng, không lúc nào thầy rời tu tập, luôn chiêm nghiệm và trân trọng như báu vật.

    Có lần thầy trình lên rằng: Làm sao vào được để bảo nhậm cái đó. Tôi luôn nhắc nhở cũng là cảnh báo thầy Chỗ đó có thể như thế, cũng không phải là cái gì bên ngoài, phải thực lực vào được, sống được mới là ổn đáng. Thầy luôn quan tâm thiền Đại thừa của chư tổ Thiên Thai. Vì vậy thầy đã nghiên tầm loại thiền Đại thừa này, đồng thời phát tâm dịch ra tiếng Việt tập Thiền ba-la-mật.

    Mượn ngã Đại thừa để tiến thẳng vào thiền tông, đó là chủ đích của dịch giả khi chuyển ngữ tác phẩm này. Hy vọng cách nhìn và việc làm của thầy có thể giúp cho một số vị chuyển hướng về thiền mà chưa tìm được lối vào. Qua đây, tôi mong chính dịch giả có thể khoan khoái vượt qua và vào được ngôi nhà thiền tông. Đồng thời các bạn lành hữu duyên cũng xin thử có lần từ ngã này mà thẩm thấu sự việc. Mạnh dạn bước vào thiền. Thể hiện tỏ rõ thiền qua sức sống lẩm liệt từ công phu của mình.

    Sẽ có một tiếng cười đồng vọng từ cõi an tâm. Theo bước ông cha thuở nào trên Tung đảnh Ta đã an tâm cho con rồi. Để từ đó các ngõ ngách ba-la-mật cũng không còn là cái gì khác bên ngoài. Đó chính là sự tùy duyên tự tại của hành giả trong tông môn.

    Để khích lệ cho tinh thần nghiên cứu và tu thiền của thầy Đạt Ma Ngộ Nhất, tôi trân trọng giới thiệu dịch phẩm này đến chư huynh đệ trong tông môn và quý độc giả ngưỡng mộ thiền tông khắp nơi. Đồng thời cũng mong chư thiện hữu tri thức bổ khuyết và chỉ dẫn thêm cho những sai sót trong dịch phẩm này.

    Thường Chiếu, ngày 01/ 07/ Canh Dần

    THÍCH NHẬT QUANG

    2.LỜI ĐẦU SCH

    Quyển Thiền Ba-la-mật còn gọi là Thích Thiền Ba-la-mật Thứ Đệ Pháp Môn, tác phẩm của Đại sư Trí Giả. Ngài giải thích phương pháp tu thiền thứ lớp vững chắc, căn cứ trong các kinh luận, theo thứ tự từ thấp đến cao, mỗi thứ đều rõ ràng, bất cứ người nào cũng tu được, nếu cố gắng bền chí. Chúng tôi chuyển dịch ra Việt văn, với dụng ý nghiên cứu chuẩn bị trước khi nhập thất dài hạn, để tránh trường hợp đắm chấp thiền cảnh, tự mãn, bể thất v.v Trong thời gian nhập thất, cần chuyên một việc phản quan tự kỷ tức là kiểm nghiệm nội tâm, nên rất cần hiểu biết về ý nghĩa thiền định và phương tiện tu tập. Nội dung sách nói về phương tiện tu tập thiền định có hai thứ: Ngoại phương tiện và Nội phương tiện.

    Ngoại phương tiện: Giải thích Phương pháp Chuẩn Bị. Đó là 25 thứ Tiền Phương Tiện: Đủ 5 duyên, Trách 5 dục, Xả 5 chướng, Điều hòa 5 sự, Hành 5 pháp.

    Nội phương tiện: Giải thích các Phương pháp Tu Thiền Định, gồm có: Tứ vô lượng tâm, Tứ vô sắc định, Tứ thiền, Lục diệu pháp môn, Thập lục đặc thắng,

    Thông minh quán, Cửu tưởng, Bát niệm, Thập tưởng, Bát bối xả, Bát thắng xứ, Thập nhất thiết xứ, Lục thần thông, Cửu thứ đệ định, Tam tam-muội, Sư tử phấn tấn tam-muội, Siêu việt tam-muội.

    Các phương tiện này là pháp tu tập thiền định từ phàm phu đếm quả A-la-hán, Duyên giác, Bồ-tát và chỉ rõ trong quá trình tu hành có những biến động nội tâm, để tránh khỏi những ma sự. Thiền cần phải thật tu, thật chứng, tuyệt đối không nên học để nói suông. Sách này giúp cho hành giả hiểu rõ các phương pháp dụng tâm thiền định, biết được chỗ thủ xả, có thể làm nền tảng trên đường tu hành không bị sai lạc.

    Với tâm nguyện muốn chia sẻ niềm vui trong tu tập thiền định cộng với sự khuyến khích của quý thầy, bạn cùng tu học trong thiền viện, khiến chúng tôi quên mất cái ngu dốt của mình, cố gắng dịch bản văn này. Nếu đúng được đôi phần âu cũng là công đức của Thầy Tổ dạy dỗ, thì phước đức xin nguyện hồi hướng cho pháp giới Lục đạo chúng sinh để đền ơn Tam bảo, còn những lỗi lầm phạm phải, kính mong Chư tôn cùng Thiện hữu tri thức niệm tình bổ chánh lại cho. Dịch giả thật muôn vàn cảm tạ.

    Thiền viện Thường Chiếu 15-10-Kỷ Sửu (2009)

    Thích Đạt Ma Ngộ Nhất

    3.TIỂU SỬ TÁC GIẢ ĐẠI SƯ TRÍ KHẢI (538-579)

    Ngài là Sơ tổ sáng lập Tông Thiên Thai, mặc dầu cũng có thuyết cho Ngài là Tổ thứ ba, trước đó là hai ngài Huệ Văn và Huệ Tư. Ngài sinh năm 538, vào đời Tùy, người xứ Hoa Dung, Kinh Châu, họ Trần, tên Đức An, được tôn xưng là Trí Giả Đại sư, cũng gọi là Thiên Thai Trí Giả Đại sư, vì Ngài hoằng hóa ở núi Thiên Thai và sáng lập Tông Thiên Thai cũng tại đó. Năm 7 tuổi Ngài đã thích đến chùa, nghe chư Tăng đọc kinh, phẩm Phổ Môn, chỉ nghe qua một lần đã thuộc và tụng lại được trọn vẹn. Năm 18 tuổi, theo ngài Pháp Tự chùa Quả Nguyện xuất gia. Không bao lâu theo ngài Huệ Khoáng học luật tạng, lại thông thạo cả giáo điển. Sau Ngài vào núi Thái Hiền tụng đọc các kinh: Pháp Hoa, Vô Lượng Nghĩa, Phổ Hiền chỉ trong vài mươi ngày đã thông đạt hết ý nghĩa.

    Niên hiệu Thiên Gia thứ nhất nhà Trần (580), năm 23 tuổi Ngài vào núi Đại Tô, Quang Châu tham yết ngài Huệ Tư. Huệ Tư vì Ngài lập đạo tràng giảng thuyết Tứ Hạnh An Lạc, Ngài bèn lưu lại đó. Một hôm, Ngài tụng kinh Pháp Hoa, phẩm Dược Vương đến đoạn Đây là chân tinh tấn, gọi là chân pháp cúng dường Như Lai, bỗng nhiên nhập định, trong định, Ngài thấy Thế tôn vẫn còn đang thuyết pháp tại núi Linh Thứu. Từ đó, Đại sư ngộ được huyền chỉ kinh Pháp Hoa. Ngài đem chỗ chứng bạch với Tôn giả Huệ Tư, Huệ Tư đánh giá về biện tài của Ngài Chẳng phải ta thì không biết được chỗ chứng của ông, đây là Pháp Hoa tammuội, là tiền phương tiện, là sơ triền Đà-la-ni. Dù cho cả ngàn vị pháp sư đến biện luận với ông, họ cũng không thể đánh ngã được biện tài của ông. Trong số những người giảng Phật pháp, ông là bậc nhất, sau đó Ngài thay Tôn giả Huệ Tư thuyết giảng và nhận lời phó chúc của thầy, Ngài vào núi Kim Lăng xiển dương pháp tu thiền, tại chùa Ngõa Quan khai giảng Kinh Pháp Hoa. Thành lập giáo nghĩa căn bản của Tông Thiên Thai sau này (Thiền ba-la-mật Thứ đệ thiền môn được giảng trong thời điểm khởi đầu này).

    Niên hiệu Thái Kiến thứ 7, đời Trần (575), Ngài vào núi Thiên Thai vùng Triết Giang, đến ở chùa Bắc Kiến, Phật Lũng. Ngài thường một mình đến ngọn núi Hoa Lĩnh tọa thiền. Một đêm bỗng nhiên gió thổi mạnh, sấm chớp vang rền cả núi rừng, cây cối nghiêng ngã, ma quỷ hiện hình hàng ngàn, biến hóa trăm dạng chớp nhoáng không tính kể. Chúng lại hiện hình cha mẹ, thầy, chư Tăng, chợt ôm hoặc dựa, khóc lóc bi thương. Nhưng Ngài vẫn ngồi, an tâm bất động, quán Thật tướng, nên hai thủ đoạn cương và nhu của ma mỵ không thể lay động. Lúc sao Mai vừa mọc, có một thần Tăng xuất hiện nói: Chế phục kẻ địch, thắng được kẻ oán, đáng gọi là dũng, vượt qua chướng nạn không ai bằng ông. Sau Ngài đến Kinh Châu, Ngọc Tuyền nhập định dưới một cây to. Một hôm có con rắn rất lớn, dài hơi 10 trượng, há miệng biến hiện âm binh, mây cuộn mù mịt, tên đá như mưa hướng vào Ngài. Trải qua một tuần như thế, Đại sư Trí Khải vẫn không chút sợ hãi, mà còn thương xót khuyên răn: Ngươi tạo nghiệp sanh tử, tham đắm phước thừa, sao chẳng tự hối. Ngài vừa dứt lời yêu ma biến mất.

    Đêm ấy trăng sáng. Có hai người tướng mạo oai nghi đến trước Ngài, chắp tay cung kính thưa: Tôi là Quan Vũ (Quan Vân Trường). Cuối đời nhà Hán quan quân rối loạn, Cửu Châu bị tàn phá, Tào Tháo bất nhân, Tôn Quyền cố thủ. Tôi là nghĩa thần nhà Thục Hán, mong khôi phục ngôi vua, nhưng thời thế ngang trái, tuy có chí mà không toại nguyện, sau khi chết, còn chút phước nghiệp được làm vua núi này. Đại đức thánh sư sao nhọc sức đến đây làm gì. Ngài đáp: Muốn trụ ở đây kiến lập đạo tràng để báo đáp đức song thân. Quan Vũ thưa: Xin Ngài thương xót, rủ lòng nhiếp thọ con. Cách đây 30 dặm, có núi như thuyền úp, đệ tử sẽ dựng chùa để cúng dường, mong Ngài an thiền, 7 ngày sẽ làm hoàn tất.

    Khi Ngài xuất định, thấy đầm sâu đã được san bằng, có một ngôi chùa trang nghiêm. Ngài dẫn đồ chúng vào ở, và diễn pháp một ngày. Vị thần thưa: Đệ tử hôm nay nghe được pháp xuất thế, mong sửa đổi tâm tính, cầu thọ Tam quy, Ngũ giới, gieo nhân Bồ-đề. Ngài bèn truyền giới. Hai năm sau (577), vua sắc ban hiệu chùa là Tu Thiền Tự, niên hiệu Chí Đức thứ 2 (584), hậu phi của vua Trần cũng đến xin Ngài thọ giới Bồ-tát. Năm sau nữa (585), lại vâng chiếu vua ra khỏi núi, đến ở chùa Linh Diệu, Kim Lăng, không bao lâu Ngài ở lại điện Thái Cực tuyên giảng Luận Đại Trí Độ, Kinh Nhân Vương Bát Nhã, và ở chùa Quang Trạch tuyên giảng Kinh Pháp Hoa… gặp khi quân Tùy đánh phá Kim Lăng, Ngài theo hướng tây đi về Kinh Châu.

    Niên hiệu Khai Hoàng thứ 11, đời Tùy (591), Tấn Vương Dương Quảng (Tùy Dạng Đế) nhiều lần cung thỉnh Ngài về lại phương đông. Ngài xét thấy lòng chân thành của vua nên trở lại Dương Châu, nhân đó truyền thọ Bồ-tát giới cho vua. Vua sắc chỉ tôn xưng Ngài hiệu là Trí Giả Đến niên hiệu Khai Hoàng thứ 17 (597), Ngài ngồi đối trước tượng Phật đá trong núi, quay lại bảo thị giả: Ta biết mạng dứt tại đây, không cần đi nữa, dây đàn đã dứt tuyệt hôm nay, nói xong Ngài xướng đề Kinh Quán Vô Lượng Thọ, lại nói: Bốn mươi tám nguyện trang nghiêm tịnh độ. Ao hoa cây báu, tuy dễ đến mà không người đi. Khi xe lửa hiện mà một niệm hối cải còn được vãng sanh, huống chi người tu giới định, đạo lực hạnh thánh, công phu chẳng phế bỏ. Lúc đó tượng Phật đá phóng ánh sáng trùm khắp núi. Đệ tử thưa thỉnh: Chưa rõ Đại sư ở giai vị nào? Sanh thế nào?. Ngài đáp: Nếu ta không lãnh chúng thì chứng được Lục căn thanh tịnh(1), vì làm lợi ích cho mọi người nên chỉ lên Ngũ phẩm vị(2). Các ông hỏi sinh thế nào ư? Các thầy bạn của ta theo hầu Quan Âm đều đến rước ta.

    Nói xong Ngài an nhiên thị tịch.

    Một đời Ngài kiến lập 36 ngôi chùa lớn, độ Tăng vô số, đệ tử đắc pháp 32 vị, như Quán Đảnh, Trí Việt, Trí Tảo ….

    Trước tác của Ngài còn để lại 28 bộ, tất cả đều là các tác phẩm soạn thuật và sớ giải: Tứ Niệm Xứ (4q), Tu Tập Chỉ Quán Tọa Thiền Pháp Yếu (1q), Thích Thiền Ba-la-mật Thứ Đệ Pháp Môn (12q), Thích Ma-ha-bát-nhã Ba-lamật Giác Ý Tam-muội (1q). Ma-ha Chỉ Quán (20q) Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Nghĩa (20q) v.v

    *CHÚ THÍCH:

    (1) Lục căn thanh tịnh: giai vị Thập tín trong 52 vị của Biệt giáo, (Tông Thiên Thai) tương đương với giai vị Tương tợ tức trong Lục tức vị của Viên giáo. Hành giả ở giai vị này đã đoạn trừ Kiến hoặc và Tư hoặc, nên sáu căn được thanh tịnh.

    (2) Ngũ phẩm vị (Ngũ phẩm đệ tử vị): giai vị ngoại phàm trước Thập tín, là hành vị thứ nhất trong tám hành vị của Viên giáo Tông Thiên Thai, tương đương với Quán hành vị trong Lục tức vị. Vì giai vị này dùng năm phẩm tu hành, chuyên tâm vào chính mình mà thực tiễn hành trì, nên gọi là Ngũ phẩm đệ tử vị.

    Năm phẩm là: Tùy hỷ: nghe pháp thật tướng vi diệu, tâm vui mừng tin theo. Đọc tụng: sau khi tin hiểu đọc tụng nhớ nghĩ. Thuyết pháp: tự tu và giảng pháp mầu dẫn dắt người khác. Kiêm hành lục độ: quán tâm và gồm tu thêm lục độ. Chánh hành lục độ: công phu thuần thục, sự lý đầy đủ tự lợi, lợi tha. Đây là lấy hành lục độ làm chính yếu.

    4. QUÁN ĐẢNH (561-632)

    Cao tăng Trung quốc đời nhà Tùy, Sư người huyện Lâm Hải, tỉnh Chiết Giang, họ Ngô, tự là Pháp Vân, tên là Quán Đảnh. Người đời gọi là Chương An Đại sư, là vị Tổ thứ 5 của Tông Thiên Thai. Năm 7 tuổi, Sư xuất gia với ngài Huệ Chẩn, chùa Nhiếp Tịnh, năm 20 tuổi thọ giới cụ túc. Năm 583 sau khi Huệ Chẩn thị tịch, Sư đến chùa Tu Thiền ở núi Thiên Thai làm thị giả và học Thiên Thai Giáo Quán với ngài Trí Khải. Sư có trí giải và biện tài khó ai sánh được. Sư sưu tập ghi chép những di cảo của ngài Trí Khải gồm hơn 100 quyển để truyền lại đời sau như: Pháp Hoa Huyền Nghĩa, Pháp Hoa Văn Cú, Ma Ha Chỉ Quán, Tiệm Thứ Chỉ Quán (Thích thiền ba-la-mật thứ đệ pháp môn).

    Về già, Sư trụ ở Tinh xá Xứng Tâm, xứ Cối Khê, thuyết giảng Kinh Pháp Hoa. Năm 632 Sư thị tịch, thọ 72 tuổi. Vua ban thụy hiệu là Tổng Trì Tôn giả. Tác phẩm gồm có: Đại Bát Niết Bàn Kinh Huyền Nghĩa (2 quyển), Đại Bát Niết Bàn Kinh Sớ (33q), Quán Tâm Luận Sớ (5q), Thiên Thai Bát Giáo Đại Ý (1q) Tùy Thiên Thai Trí Giả Đại Sư Biệt Truyện (1q) Quốc Thanh Bách Lục (4q)

    5.TỰA THIỀN BA-LA-MẬT

    Thiền ba-la-mật, trong mục lục Chỉ Quán Phụ Hành Truyền Hoằng Quyết 46, tr. 141, sh. 1912 của ngài (Trạm Nhiên), gọi là Thứ Đệ Thiền Môn, (Tiệm Thứ Chỉ Quán) ghi rằng: Do Đại sư Trí Khải giảng tại chùa Ngõa Quan Tự và Đại Trang Nghiêm Tự, đệ tử Pháp Thận ghi lại, sau được Thiền sư Quán Đảnh ở Chương An chỉnh lý thành 10 quyển, chia làm 10 chương:

    ĐẠI Ý

    THÍCH DANH

    MINH MÔN

    THUYÊN THỨ

    PHÁP, TÂM

    PHƯƠNG TIỆN

    TU CHỨNG

    QUẢ BÁO

    KHỞI GIÁO

    (3 chương này đã được lược bớt)

    10. QUY THÚ

    Trong phần giải thích tu chứng chia ra bốn loại thiền, nhưng chỉ giảng đến chương 7, nói về tu chứng. Ba chương cuối được lược bớt ở trong phần tu chứng lại chia 4 loại thiền: 1. Thế gian; 2. Cũng thế gian cũng xuất thế gian; 3. Xuất thế gian;

    4. Chẳng phải thế gian chẳng phải xuất thế gian.

    Trong đó có hai phần: Đối trị vô lậu và Duyên lý vô lậu. Đối trị vô lậu lại có 9 loại thiền: Cửu tưởng, Bát niệm, Thập tưởng, Bát bối xả, Bát thắng xứ, Nhất thiết xứ, Cửu thứ đệ định, Phấn tấn, Siêu việt. Những cảnh giới tu chứng không thể diễn tả đầy đủ. Truyện kể rằng: Đại sư từng nói: Nếu giảng thứ lớp về thiền định, cả năm chỉ nói hết một thiên, nếu chú giải phải tới 50 quyển. Nay khắc lại để truyền bá rộng rãi, mong học giả hiểu rõ gốc ngọn mà không bị sai lạc vậy.

    6. NGUYÊN VĂN

    Sách này giải thích thứ lớp pháp môn Thiền ba-la-mật chia thành mười chương :

    Chương 1: Tu Thiền ba-la-mật đại ý

    Chương 2: Thích Thiền ba-la-mật danh

    Chương 3: Minh Thiền ba-la-mật môn

    Chương 4: Biện Thiền ba-la-mật thuyên thứ

    Chương 5: Giảng Thiền ba-la-mật pháp, và tâm

    Chương 6: Phân biệt Thiền ba-la-mật tiền phương tiện

    Chương 7: Thích Thiền ba-la-mật tu chứng

    Chương 8: Hiển thị Thiền ba-la-mật quả báo

    Chương 9: Tùng Thiền ba-la-mật khởi giáo Chương 10: Kết hội Thiền ba-la-mật quy thú

    Dùng 10 chương này điều chỉnh giảng giải Thiền ba-la-mật trên văn tự, đây là phương pháp giáo hóa từ xưa nay của chư Phật. Về nghĩa lý thì thấu suốt, hiển bày kho tàng bí mật Như Lai và pháp giới vi diệu viên mãn, hoặc giáo lý, hạnh chứng, hoặc sự tướng hay lý thể, từ phàm phu tu thẳng đến địa vị Phật, gồm có đủ Nhân tu, Quả chứng đều bao hàm trong đó.

    Nếu người tu hành có thể thấu đạt, thâm nhập ý thú của thiền, thì tự nhiên hiểu rõ tất cả Phật Pháp, chẳng cần chạy đông chạy tây nương nhờ vào chỗ khác để tìm cầu. Cho nên Kinh Ma Ha Diễn ghi: Ví như kéo chéo áo, động cả toàn thân.

    Chương 1: Nội dung giảng giải ĐẠI Ý VỀ PHƯƠNG PHÁP HÀNH THIỀN BA-LA-MẬT, là nói về Bồ-tát phát tâm tu thiền định để cầu đạo Bồ-đề, mà thiền định chính là phương pháp vi diệu, thanh tịnh để chứng đạt, do đó cần phải biết thật giả và bí quyết của thiền định. Nếu muốn đầy đủ tất cả pháp tạng của chư Phật, chỉ có phương pháp thiền định là tốt nhất. Giống như đến được chỗ châu báu vàng ngọc, thì các của báu đều có thể lấy được. Cho nên cần phát tâm tu tập thiền định.

    Chương 2: Tuy nhiên khi đã phát tâm tu tập thiền định cần phải biết về danh tự các loại thiền định, sau đó mới lý giải ý nghĩa của mỗi môn thiền định. Nên chương này GIẢI THÍCH VỀ DANH TỰ THIỀN.

    Chương 3: Từ nơi danh tự thiền định mà tìm cầu thâm nhập lý thiền thì chẳng cửa nào mà không thông suốt. Nên chương này GIẢI THÍCH VỀ THIỀN MÔN.

    Chương 4: Thiền định rất vi tế sâu xa, không có biện pháp tức thời mà thành tựu, cần phải từ cạn đến sâu, nương theo thứ lớp mà tu. Nên chương này GIẢI THÍCH VỀ THỨ LỚP CỦA THIỀN ĐỊNH.

    Chương 5: Nếu muốn nhập thiền định từ thấp đến cao, từ cạn đến sâu phải hiểu biết cảnh giới và trí tuệ trong thiền định. Do đó chương này GIẢI THÍCH VỀ PHÁP VÀ TÂM.

    Chương 6: Sau khi phân biệt hiểu rõ Pháp và Tâm, trong lúc tu tập thiền định, cần phải có những phương tiện thiện xảo. Nên chương này NÓI RÕ CÁC PHÁP PHƯƠNG TIỆN THIỆN XẢO.

    Chương 7: Y theo pháp thiện xảo để tu tập thiền định thì chắc chắn sẽ có chỗ chứng đắc. Nên chương này GIẢI THÍCH VỀ SỰ TU CHỨNG CỦA CÁC THIỀN ĐỊNH.

    Chương 8: Nếu tu tập thiền định được thích ứng trong nội tâm thì có Nhân, tức Quả tự đến. Cho nên chương này GIẢI THÍCH VỀ QUẢ BÁO CỦA THIỀN ĐỊNH.

    Chương 9: Từ tu Nhân đến chứng Quả, tức là tự mình đã tu hành viên mãn rồi, cho nên công đức lợi ích chúng sinh cũng đuợc đầy đủ viên mãn. Nên chương này GIẢI THÍCH VỀ GIÁO MÔN.

    Chương 10: Lý pháp và giáo tướng đã viên mãn đầy đủ, vì thế mà giáo tướng đồng quy về chỉ một đạo thể chân thật, bình đẳng.

    Nên chương này GIẢI THÍCH CHỖ QUY THÚ.

    Nghĩa lý của mười chương này lớp lớp liên quan lẫn nhau. Nếu đem toàn bộ những chương giải thích về Thiền ba-la-mật, có thể tổng nhiếp các pháp môn tu hành, nếu hành giả nghiên cứu đoạn văn dưới đây tự nhiên có thể lý giải được.

    Kinh Đại Phẩm Bát Nhã nói: Bồ-tát từ khi mới phát tâm tu đến nay, an trụ trong thiền định ba-la-mật, tu hành đầy đủ tất cả các Phật pháp, đến lúc ngồi đạo tràng chứng ngộ thành tựu Nhất thiết trí, là trí tuệ của Phật. Sau đó khởi thiền định vận hành bánh xe pháp hóa độ chúng sinh. Đây gọi là Bồ-tát tu hành thứ lớp, học tập thứ lớp và thành đạo thứ lớp vậy.

    PHẦN 2: THIỀN BA -LA - MẬT.

    1.QUYỂN 1.

    Chương 1 :ĐẠI Ý VỀ PHƯƠNG PHÁP HÀNH THIỀN BA-LA-MẬT

    (Nói về đại ý toàn sách, luận sơ lược về tâm đại bi, đồng thời trình bày rõ về Tứ hoằng thệ nguyện của Bồ-tát)

    Nay giải thích rõ Bồ-tát tu tập Thiền ba-lamật. Được chia làm hai phần:

    A. Dùng nguyên nhân không chính đáng tu tập thiền định

    B. Người hành hạnh Bồ-tát tu tập thiền định

    A. DÙNG NGUYÊN NHÂN KHÔNG CHÍNH ĐÁNG TU TẬP THIỀN ĐỊNH

    Có mười hạng người phát tâm tu thiền định không giống nhau, kết quả bị rơi vào những hành vi tư tưởng thiên lệch, sai lầm, nên không thể nhập pháp môn Thiền ba-la-mật.

    Mười hạng người đó là:

    Vì lợi ích bồi dưỡng thân mạng của mình mà phát tâm tu thiền. Những người này phần nhiều thuộc về tâm Địa ngục.

    Khởi tâm hư dối tà kiến, vì tham danh tiếng, khen ngợi mà phát tâm tu thiền. Những người này phần nhiều thuộc về tâm Quỷ thần.

    Vì muốn ủng hộ bà con quyến thuộc của mình mà phát tâm tu thiền. Những người này phần nhiều thuộc về tâm Súc sanh.

    Vì ganh tỵ muốn hơn người khác mà phát tâm tu thiền. Những người này phần nhiều thuộc về tâm A-tu-la(1).

    Vì sợ đầu thai vào đường ác chịu quả báo đau khổ và muốn dứt hết những nghiệp lực bất thiện mà phát tâm tu thiền. Những người này phần nhiều phát tâm tái sanh làm người.

    Vì muốn bồi dưỡng tâm thiện của mình và mong cầu được an lạc mà phát tâm tu thiền. Những người này phần nhiều phát tâm sinh về sáu tầng trời cõi Dục(2).

    Vì muốn có được thế lực và thần thông tự tại mà phát tâm tu thiền. Những người này phần nhiều thuộc về tâm La-sát(3).

    Vì muốn được thông minh lanh lợi, phản ứng nhạy bén mà phát tâm tu thiền. Đây thuộc về tâm của Ngoại đạo(4).

    9. Vì muốn được sinh lên cõi trời Phạm thiên mà phát tâm tu thiền. Đây thuộc về cõi trời Sắc và Vô sắc(5).

    10.Vì muốn thoát khỏi thống khổ sinh, lão, bệnh, tử, mong chóng chứng Niết-bàn mà phát tâm tu thiền. Đây thuộc về tâm của hàng Nhị thừa.

    Mười hạng người tu tập thiền định này, tuy họ phát tâm thiện hoặc ác có khác nhau, cảnh giới giải thoát hay trói buộc cũng khác. Chỉ vì họ không có tâm đại bi và mục đích phát tâm không chính đáng, kết quả đọa lạc vào nhị biên, (Đoạn kiến và Thường kiến(6) chẳng vào Trung đạo (7). Nếu dùng tâm này tu thiền định, cuối cùng cũng không thể thấu hiểu và thích ứng với Thiền ba-la-mật.

    B. NGƯỜI HÀNH HẠNH BỒ TÁT TU TẬP THIỀN ĐỊNH

    Có hai ý:

    I- Vì sao gọi là Bồ-tát phát tâm

    II- Vì sao Bồ-tát cần phải tu thiền?

    I- VÌ SAO GỌI LÀ BỒ TÁT PHÁT TÂM ?

    Bồ-tát phát tâm nghĩa là tâm Bồ-đề. Tức là khi Bồ-tát quán trung đạo và quán thật tướng của các pháp, do thương xót tất cả chúng sinh mà phát tâm đại bi, từ đó phát Tứ Hoằng Thệ Nguyện, tức là bốn điều nguyện rộng lớn:

    Người chưa được độ thoát, ta phải độ thoát, cũng gọi là Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ.

    Người chưa hiểu rõ Phật pháp, ta phải giảng rõ Phật pháp, cũng gọi là Pháp môn vô lượng thệ nguyện học.

    Nếu chưa được an lạc, ta phải được an lạc, cũng gọi là Phiền não vô lượng thệ nguyện đoạn.

    Nếu chưa chứng đạt Niết-bàn(8), ta phải chứng Niết-bàn, cũng gọi là Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.

    Tứ hoằng thệ nguyện này chính là pháp môn Tứ đế. Cho nên Kinh Anh Lạc ghi: Người chưa được thoát khỏi Khổ đế, khiến họ thoát được Khổ đế. Người chưa hiểu rõ Tập đế cần hiểu rõ Tập đế. Người chưa an trụ ở Đạo đế cần an trụ nơi Đạo đế. Chưa chứng Diệt đế khiến chứng Diệt đế.

    Bốn pháp này nếu theo tâm của hàng Nhị thừa gọi là pháp Tứ thánh đế. Pháp Tứ đế là pháp Nhân duyên sinh, đạo lý này chân thật không hư dối cho nên gọi là Đế pháp. Nhưng bốn pháp này nếu theo tâm của Bồ-tát thì gọi là Tứ hoằng thệ nguyện. Vì sao vậy? Vì hàng Bồ-tát tuy biết rõ bốn pháp này rốt ráo rỗng lặng, nhưng vì lợi ích chúng sinh mà dùng bốn pháp này để làm phương tiện.

    Thế nào là Hoằng thệ nguyện?

    Vì tâm lượng quảng đại của Bồ-tát cho nên gọi là hoằng.

    Vì tâm từ bi, thương xót chúng sinh, nên hạ quyết tâm phải độ chúng sinh, phát tâm kiên cố bền chắc như kim cương, giữ gìn tâm nguyện này không thối chuyển, nhất định thành công viên mãn, nên gọi là thệ nguyện.

    Nếu người tu hành có thể phát bốn thệ nguyện này, biết rất rõ bốn tâm nguyện, bao gồm tất cả tâm, tất cả tâm thật ra chính là một tâm, cũng chẳng phải một tâm, mà tâm vốn đã đầy đủ tất cả, nên gọi là Tâm Bồ-đề thanh tịnh. Do phát khởi tâm Bồ-đề thanh tịnh, nên gọi là Bồ-tát. Vì thế trong Luận Ma Ha Diễn ghi:

    Ngay khi mới phát tâm Thệ nguyện sẽ thành Phật Đã vượt qua thế gian Nên nhận sự cúng dường.

    II- VÌ SAO HÀNH BỒ TÁT CẦN PHẢI TU THIỀN ĐỊNH

    Khi Bồ-tát phát khởi tâm Bồ-đề, nghĩ rằng muốn thành đạt đầy đủ Tứ hoằng thệ nguyện, nhất định phải hành Bồ-tát đạo.

    -Vì sao phải hành Bồ-tát đạo ?

    Vì có nguyện vọng mà không thực hành cũng giống như muốn đưa người qua sông mà chẳng chịu làm thuyền bè, nên vĩnh viễn vẫn ở bờ bên này, không cách gì đưa người sang sông được. Ví như người bệnh cần thuốc chữa trị, nhưng có thuốc rồi mà không chịu uống, thì bệnh làm sao lành? Như người nghèo khổ muốn có châu báu, nhưng khi thấy châu báu rồi mà chẳng chịu lấy nên mãi mãi phải chịu nghèo khổ. Như người muốn đi xa lại không chịu bước, nhất định người ấy không thể đi đến mục đích. Bồ-tát phát Tứ hoằng thệ nguyện mà chẳng chịu tu bốn hạnh này thì cũng như vậy.

    Bồ-tát nghĩ rằng: Ta phải tu pháp môn nào để hành Bồ-tát đạo, mới có thể thực hành Tứ hoằng thệ nguyện được tốt đẹp viên mãn?. Vậy thì phải hiểu và trụ thâm sâu thiền định mới viên mãn được bốn thệ nguyện. Vì cớ sao? Nếu không chứng được Lục thông và Tứ biện tài, làm sao độ chúng sinh? Nếu không có công phu thiền định thì lục thông chẳng phát. Cho nên trong kinh có ghi: Thiền định thật thâm sâu mới có thể đạt được Ngũ thần thông. Muốn đoạn trừ phiền não, mà không thiền định thì trí tuệ không hiện tiền. Trí tuệ phát xuất từ nơi thiền định mới có thể đoạn trừ các kiết sử, bởi vì trí tuệ mà không có thiền định cũng giống như đèn ra trước gió. Chúng ta nên hiểu rõ tất cả công đức trí tuệ đều ở tại pháp môn thiền định. Trong Luận Ma Ha Diễn ghi: Chư Phật thành đạo, chuyển bánh xe pháp độ chúng sinh, hết duyên, nhập Niết-bàn, những công đức ấy hoàn toàn ở trong thiền định.

    Lại nữa, khi Bồ-tát nhập Vô lượng nghĩa xứ tam-muội(9), trong một tâm đầy đủ muôn hạnh mới có thể thông suốt tất cả vô lượng pháp môn. Nếu muốn đầy đủ Phật đạo vô thượng mà không tu thiền định, thì các cõi trời Sắc và Vô sắc cho đến cảnh giới Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát, đều chẳng đạt được, huống chi quả Vô thượng Bồ-đề. Nên biết muốn chứng Diệu giác vô thượng, trước tiên cần nhập Kim cương tam-muội, lúc này Phật pháp mới hiện tiền. Thế nên sau khi Bồ-tát đã nghiền ngẫm, tư duy, xác định rõ chỉ có thiền định mới có thể làm viên mãn Tứ hoằng thệ nguyện. Như trong bài Kệ Ma Ha Diễn ghi:

    Thiền là kho trí tuệ, Ruộng phước của công đức, Thiền như nước trong sạch, Công năng rửa sạch bụi Thiền là giáp kim cương Ngăn chặn tên phiền não, Tuy chưa chứng vô vi (10) Quả Niết-bàn có phần, Được Kim cương tam-muội(11) Đập tan núi kiết sử, Chứng được lục thần thông Độ chúng sinh vô lượng, Bụi trần che vầng dương, Mưa lớn đều trôi sạch,

    Gió giác quán động tâm, Thiền định ngăn lặng gió.

    Bài kệ này chứng tỏ là phải tu tập thiền định, mới có thể thành tựu đầy đủ viên mãn Tứ hoằng thệ nguyện.

    HỎI: Bồ-tát muốn đầy đủ viên mãn Tứ hoằng thệ nguyện, cần phải thực hành mười pháp Ba-la-mật (Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Bátnhã, Phương tiện, Trí, Nguyện, Lực) vì sao chỉ tán thán thiền định ?

    ĐÁP: Nếu so sánh bốn pháp trước có thấp kém, còn năm pháp sau thì hoàn toàn đều do nơi thiền định mà có, nên ở đây chỉ nói riêng về thiền định. Vì sao? Vì Bồ-tát do tu thiền định mà được đầy đủ bốn pháp trước, còn năm pháp sau lại càng thêm thù thắng. Như người phát tâm Bồ-tát vì muốn tu tập thiền định, cho nên xả bỏ tất cả gia nghiệp, trong thì bỏ vợ con, quyến thuộc, ngoài thì xả bỏ tài vật, không tiếc thân mạng, chỉ ở nơi chỗ vắng vẻ tịch tịnh, bố thí tất cả không luyến tiếc, đây gọi là Đại bố thí.

    Lại nữa, vì Bồ-tát tu tập thiền định, nên thân và tâm không dấy động, ngăn dứt sáu tình(12) v.v…

    Những tâm niệm xấu không thể thâm nhập được, đây gọi là Đại trì giới.

    Do Bồ-tát tu tập thiền định có thể kham nhẫn những việc khó nhẫn, đối với những vinh dự, chê bai, đều an tâm kham nhẫn. Giả sử có các việc xấu đến, vì sợ chướng ngại chánh định nên một chút phiền não sân hận cũng không sinh khởi, đây gọi là Đại nhẫn nhục.

    - Bồ-tát do tu tập thiền định, nhất tâm nhất ý tinh tấn, dù thân thể bệnh tật khổ não, cũng không thoái tâm, không ngừng nghỉ. Như dùi cây lấy lửa, dù một chút cũng không ngừng nghỉ, nếu chưa có lửa quyết không dừng nghỉ. Bồ-tát thường ngồi thiền, ít nằm, luôn luôn nhiếp phục tâm niệm không sinh khởi vọng tưởng, chưa từng phóng dật giải đãi, cho dù trải qua nhiều năm nhiều tháng mà chưa được chứng ngộ cũng không thoái tâm nhụt chí. Bồ-tát hành những việc khó khăn như thế, đây gọi là Đại tinh tấn.

    Do nhân duyên tu thiền định, dù Bồ-tát không cố ý tu bốn pháp này, mà bốn pháp này tự nhiên thành tựu.

    -Vì sao Bồ-tát tu thiền định, được đầy đủ Trí tuệ Bát-nhã ba-la-mật ?

    Vì khi Bồ-tát tu tập thiền định, nhất tâm trụ trong chánh định. Do tâm được an trụ trong định, nên có thể biết rõ tất cả tướng sinh diệt của pháp thế gian, nhờ đó mà phát xuất trí tuệ, giống như mạch nước trong đá phóng vọt ra. Kinh Ma Ha Diễn ghi:

    Trí tuệ Bát-nhã ba-la-mật,

    Là pháp chân thật không điên đảo,

    Vọng niệm ô nhiễm đã diệt trừ,

    Ngôn ngữ văn tự đều vắng bặt,

    Tội chướng vô lượng kiếp đã dứt,

    Trong tâm thanh tịnh thường một tướng,

    Tự nhiên thấy được pháp chân thật.

    -Vì sao Bồ-tát tu tập thiền định được đầy đủ Phương tiện ba-la-mật ? Vì những phương tiện thiện xảo ấy, cần phải thấy rõ căn cơ của chúng sinh mới sử dụng được. Nếu không thể tiến sâu vào thiền định, thì làm sao biết rõ căn cơ của chúng sinh, nên từ đó mới dùng phương tiện thiện xảo nào thích hợp để dìu dắt chúng sinh.

    -Vì sao Bồ-tát tu tập thiền định được đầy đủ Lực ba-la-mật ?

    Vì tất cả sự biến hóa tự tại đều dựa vào sức thần thông, mà sức thần thông cần nương nhờ thiền định mới phát.

    -Vì sao Bồ-tát tu tập thiền định được đầy đủ Nguyện ba-la-mật ?

    Trong Ma Ha Diễn ghi: Thiền định của hàng Bồ-tát như đàn cầm của A-tu-la(13), (Khi muốn nghe đàn, không cần gảy đàn mà đàn vẫn tự phát âm thanh, đó là do phước đức của A-tu-la), đây là ví dụ cho tâm Bồ-tát không còn phân biệt, tự nhiên thích ứng với căn cơ của chúng sinh, dùng pháp phương tiện để giáo hóa chúng sinh. Đây chính là tướng thành tựu thệ nguyện lớn của Bồ-tát.

    -Vì sao Bồ-tát do tu tập thiền định mà đầy đủ Trí ba-la-mật ?

    Nếu không được thiền định hiện tiền thì chẳng do đâu mà phát sinh Đạo chủng trí(14), Nhất thiết trí và Nhất thiết chủng trí(15). Nghĩa này có thể thấy rõ.

    Bởi vì người tu hành chỉ cần khéo tu tập thiền định thì tự nhiên thành tựu mười pháp Ba-la-mật và đầy đủ muôn hạnh cùng tất cả pháp môn. Cho nên Bồ-tát muốn thệ nguyện đầy đủ, thực hành các Ba-la-mật, nhất định phải tu thiền định. Việc nầy trong Luận Ma Ha Diễn có nói rộng.

    HỎI: Công hạnh Bồ-tát là độ chúng sinh, nhưng vì sao lại sống riêng một mình, xa lìa chúng sinh, để được rảnh rang, nhàn nhã thôi sao?

    ĐÁP: Tuy Bồ-tát đã xả bỏ thân thể, nhưng thâm tâm không bao giờ bỏ chúng sinh. Ví như người bệnh cần uống thuốc để điều trị, bồi dưỡng thân thể, nên tạm thời đình chỉ các công tác, để sau khi bệnh lành rồi mới trở lại làm việc. Bồ-tát cũng vậy, thân tuy xa lánh chúng sinh, mà tâm thường nhớ nghĩ thương xót chúng sinh không thôi. Bồ-tát ở nơi an nhàn vắng vẻ, uống thuốc thiền định, được trí tuệ chân thật, trừ sạch vô minh, phiền não, đợi sau khi tu hành thành tựu lục thần thông, sẽ tái sinh trong sáu đường mà rộng độ chúng sinh.

    Do những nguyên nhân đó mà Bồ-tát phát tâm tu tập Thiền định ba-la-mật, quyết tâm của các ngài bền chắc như kim cương, thiên ma ngoại đạo và hàng Nhị thừa không có cách gì phá hoại được.

    *CHÚ THÍCH:

    (1) A-tu-la: một loài quỷ thần hiếu chiến của Ấn Độ bị xem là ác thần và thường tranh đấu với trời Đế Thích; 1 trong 6 đường, 1 trong tám bộ, 1 trong 10 giới.

    Theo Phẩm Tu-la-luân trong Kinh Tăng Nhất A Hàm 3, thân hình của A-tu-la cao 84.000 do tuần, miệng rộng mỗi bề 1000 do tuần. Còn Phẩm A-tula trong Kinh Trường A Hàm 20, Phẩm A-tu-la trongKinh Đại Lâu Thán 2, Kinh Khởi Thế Nhân Bản 5, đều ghi rõ nơi ở và sự tích của A-tu-la. Các kinh thường nêu, do ba nguyên nhân: sân, mạn, nghi nên khiến chúng sinh sinh vào loài A-tu-la. Nhưng Kinh Phật Vị Thủ Ca Trưởng Giả Thuyết Nghiệp Báo Sai Biệt

    liệt kê ra 10 nguyên nhân sinh vào loài A-tu-la: 1/ Thân làm việc ác nhỏ, 6/ Tăng thượng mạn, 2/ Miệng nói lời ác nhẹ, 7/ Đại mạn, 3/ Ý nghĩ điều ác nhỏ, 8/ Tâm tà mạn, 4/ Khởi tâm kiêu mạn, 9/ Tâm mạn mạn, 5/ Khởi tâm ngã mạn, 10/ Lui sụt căn lành.

    Hình tượng A-tu-la có nhiều thuyết khác nhau. Có thuyết cho rằng A-tu-la có 9 đầu, 1.000 mắt, 990 tay hoặc 10.000 đầu, 20.000 tay hoặc 3 đầu, 6 tay. Có chỗ lại cho rằng A-tu-la có ba mặt, màu xanh đen, hiện tướng 6 tay, lõa hình giận dữ.

    (2) Trời Lục dục (Sáu tầng trời cõi Dục):

    1/ Tứ Thiên Vương (Đại Thiên vương, Tứ Vương thiên): gồm có bốn thiên tử Trì Quốc, Tăng Trưởng, Quảng Mục, Đa Văn và các thiên chúng phụ thuộc. 2/ Tam Thập Tam thiên (Đao Lợi thiên): gồm có 33 cõi, trời Đế Thích ở giữa, bốn phương mỗi phương đều có 8 cõi trời. 3/ Diệm Ma thiên (Dạ Ma thiên, Viêm Ma thiên, Thời Phần thiên): đứng đầu cõi trời này là Tu Dạ Ma thiên. 4/ Đâu Xuất thiên (Đổ Sử Đathiên, Đâu Xuất Đà thiên, Hy Tức thiên): đứng đầu cõi trời này là San Đâu Xuất Đà thiên. 5/ Hóa Tự Tại thiên (Lạc Biến Hóa thiên, Vô Kiêu Lạc thiên, Vô Cống Cao thiên, Ni Ma La thiên): đứng đầu cõi trời này là Vua Thiện Hóa thiên. 6/ Tha Hóa Tự Tại thiên (Tha Hóa Chuyển thiên, Tha Hóa Lạc thiên, Hóa Ứng Thinh thiên, Ba-la-ni-mật thiên): đứng đầu cõi trời này là Tự Tại thiên. Trong đó, trời Tứ Thiên Vương ở lưng chừng núi Tu Di, trời Đao Lợi ở trên đảnh núi Tu Di, nên gọi hai tầng trời này là Địa Cư thiên. Bốn tầng trời từ cõi Dạ Ma thiên trở lên và các tầng trời cõi Sắc đều trụ giữa hư không, nên gọi là Không Cư thiên. Sáu tầng trời cõi Dục này tuy đối với thế gian có ba thứ thọ dụng khác nhau nhưng cũng thuộc về loại thọ hưởng dục, nên gọi là Dục sinh. (tđphhq)

    (3) La-sát (Khả Úy, Tốc Tật Quỷ, Hộ Giả): loài ác quỷ trong thần thoại Ấn Độ, được thấy ghi đầu tiên trong bộ Lê Câu Phệ Đà, tương truyền La-sát nguyên là tên gọi dân tộc thổ trứ ở Ấn Độ, sau khi người A-ri-a chinh phục Ấn Độ, La-sát trở thành một đại danh từ chỉ cho kẻ ác, dần dần dùng làm tên gọi chung loài ác quỷ.

    Nam La-sát có thân đen, tóc đỏ, mắt xanh; nữ La-sát gọi là: La-xoa-tư giống như người phụ nữ xinh đẹp, đầy sức quyến rũ, chuyên ăn thịt, uống máu loài người. Tương truyền trong đảo Lăng Già (Tích Lan) có cõi nước của nữ La-sát. Loài La-sát này được ghi trong Kinh Phật Bản Hạnh, tập 49, Hữu Bộ Tỳ Nại Da47, Huệ Lâm Âm Nghĩa 7 v.v… Quỷ La-sát có sức thần thông, có thể bay nhanh trong hư không hoặc đi nhanh trên mặt đất, bạo ác đáng sợ.

    La-sát cũng còn chỉ cho một loại quỷ trong địa ngục, coi về việc trừng phạt tội nhân. Hình dáng của loài này có đầu trâu tay người hoặc có móng tay móng chân hoặc là đầu nai, đầu dê, đầu thỏ v.v… Ngoài các loài La-sát kể trên, trong kinh còn có ghi một loại La-sát là thần thủ hộ của Phật giáo, gọi là La-sát thiên.

    (4) Sắc giới (Sắc thiên, Sắc Hành thiên): gọi chung là thế giới và chúng sinh có hình thể tốt đẹp, là chỗ ở của chư thiên một trong ba cõi. Chúng sinh cõi này tuy không dâm dục, không dính mắc sắc pháp, nhưng còn ràng buộc bởi các sắc pháp thanh tịnh vi tế, nên nằm giữa cõi Dục và cõi Trời vô sắc. Chư thiên cõi này không phân biệt nam nữ, áo quần tự nhiên hiện ra, lấy ánh sáng làm thức ăn và ngôn ngữ.

    Ở cõi này y cứ vào sự nhập định sâu cạn mà chia ra làm bốn địa: Sơ thiền gọi là Ly sinh hỷ lạc, Nhị thiền gọi là Định sanh hỷ lạc, Tam thiền gọi là Ly hỷ diệu lạc, Tứ thiền gọi là Xả niệm thanh tịnh. Theo Luận Câu Xá 8: Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền mỗi địa đều có riêng ba tầng trời, Tứ thiền có tám tầng trời, cộng chung là mười bảy tầng trời. Tầng trời của Sơ thiền: Phạm Chúng thiên, Phạm Phụ thiên, Đại Phạm thiên; Ba tầng trời của Nhị thiền: Thiểu Quang thiên, Vô Lượng Quang thiên, Cực Quang Tịnh thiên; Ba tầng trời của Tam thiền: Thiểu Tịnh thiên, Vô Lượng Tịnh thiên, Biến Tịnh thiên; Tám tầng trời của Tứ thiền: Vô Vân thiên, Phước Sinh thiên, Quảng Quả thiên, Vô Phiền thiên, Vô Nhiệt thiên, Thiện Hiện thiên, Thiện Kiến thiên, Sắc Cứu Kính thiên. Mười bảy tầng trời này gồm khí thế gian và những hữu tình, gọi chung là cõi Sắc, nhưng sự phân lập các tầng trời ở cõi Sắc có nhiều thuyết khác nhau.

    Vô sắc giới (Vô sắc thiên, Vô sắc hành thiên): thế giới siêu vượt vật chất. Những người nhàm chán sắc chất tu Tứ vô sắc định, sau khi chết sinh về cõi này. Sự sinh tồn của thế giới này hoàn toàn không có sắc pháp, nơi chốn, nên không có không gian cao thấp khác nhau, nhưng do quả báo tốt xấu sai biệt nên chia thành bốn chỗ. Về thọ mạng của bốn tầng trời này có nhiều thuyết khác nhau, theo Luận Đại Tỳ Bà Sa 84 ghi:

    Chư thiên ở Không vô biên xứ, sống 2 vạn kiếp, ở cõi Thức vô biên xứ, sống 4 vạn kiếp, ở Vô sở hữu xứ, sống 6 vạn kiếp và ở Phi phi tưởng xứ, sống 8 vạn kiếp. Theo Kinh Trường A Hàm 20 thì theo thứ lớp là 10.000 kiếp, 21.000 kiếp, 42.000 kiếp, 84.000 kiếp. Theo Luận Lập Thế A Tỳ Đàm 7, thì bốn tầng trời mỗi tầng chia làm ba phẩm: thượng, trung, hạ, từ 17.500 đại kiếp của hạ phẩm Không vô biên xứ, cho đến 80.000 đại kiếp của thượng phẩm Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tất cả có thọ lượng sai biệt của 12 phẩm. Ngoài ra, vì ở tầng cao nhất của thế giới hữu tình là Phi phi tưởng xứ còn được gọi là trời Hữu Đảnh. Hữu tình ở cõi Trời vô sắc đều là người nam nhưng không có nam căn.

    (5) Ngoại đạo Irthaka (Ngoại giáo, Ngoại pháp, Ngoại học): tất cả các tôn giáo không phải Phật giáo, tương đương với danh từ dị đoan của Nho giáo. Nghĩa gốc của danh từ irthaka là chỉ thần thánh hoặc người ở ẩn đáng được tôn kính. Lúc đầu là từ ngữ mà Phật giáo dùng để gọi các giáo phái khác như: Chính thuyết giả, Khổ hạnh giả. Phật giáo tự xưng là nội đạo và kinh điển Phật giáo gọi là nội điển, kinh điển ngoài Phật giáo là ngoại điển. Đến đời sau, dần dần phát minh thêm nghĩa Dị kiến, Tà thuyết, cho nên từ ngoại đạo trở thành danh từ có tính cách khinh thường, chê bai với ý nghĩa là pháp không đúng chân lý.

    Tam Luận Huyền Nghĩa, thượng, ghi: Chí diệu rỗng rang, gọi đó là đạo, tâm ở ngoài đạo, gọi là ngoại đạo. Trong các kinh luận có nêu lên nhiều phái ngoại đạo, thông thường chỉ nhóm Lục sư ngoại đạo: Phú-lan-na Ca-diếp,Mạt-ca-lợi-cùi-lê-tử, Sanxà-đa-tỳ-la-chi-tử, A-kỳ-đa-chi-xá-khâm-bà-la, Cala-câu-đà-ca-chiên-diên, Ni-càn-đà nhã-đề-tử và 6 phái triết học: Luận sư, Du già, Thắng luận, Chính lý, Thanh luận, Phệ-đàn-đa. Ngoài ra còn có sự phân biệt ngoại đạo Tứ chấp, Tứ kiến, Tứ kế, Tứ tông: là loại chuyên chấp trước các pháp là một, là khác; chấp các pháp chẳng phải đồng, chẳng phải sai khác; chấp thế gian là thường, vô thường; chấp có nhân quả không nhân quả. Lục phái ngoại đạo: Tự ngã, Đầu uyên, Phó hỏa, Tự tọa, Tịch nhiên và Ngưu cẩu (ngoại đạo học tập theo trâu, chó

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1