You are on page 1of 4

Những khái niệm cơ bản về bệnh Ung thư

Ung thư là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở cả
các nước đã và đang phát triển. Tổng số ca ung thư mới mắc trên thế giới
mỗi năm mỗi tăng (Năm 1980: 6,4 triệu, Năm: 1985: 7,6 triệu, Năm
2000: 10,3 triệu ). Tại TP.HCM số ca ung thư mới tăng dần theo mỗi năm
( Năm 1999: 5108. Năm 2003: 5661 ). Ở TP.HCM các ung thư hay gặp
là: cổ tử cung, gan ,phổi, vú, vòm. Tỉ lệ mắc bệnh ung thư thường gia
tăng theo tuổi, ngoại trừ 1 số bệnh: ung thư máu, ung thư tinh hoàn…

STT Vị trí CR ASR STT Vị trí CR ASR


1 Phổi 18.5 29.5 1 Vú 18.1 19.4
2 Gan 17.1 25.4 2 Cổ tử cung 14.0 16.5
3 Dạ dày 9.8 15.3 3 Phổi 10.1 12.4
4 Đại- trực tràng 10.3 16.2 4 Đại-trực tràng 7.4 9.0
5 Thanh quản 3.0 4.8 5 Gan 4.8 6.0
6 Lympho KH 3.9 4.6 6 Dạ dày 4.6 5.5
7 Vòm hầu 3.4 4.2 7 Buồng trứng 3.4 3.8
8 Thực quản 2.5 4.0 8 Tuyến giáp 4.0 3.8
9 Da 2.0 3 9 Lympho KH 2.9 3.2
10 Tiền liệt tuyến 1.6 2.8 10 Da 2.2 2.6

Bảng 1: 10 loại ung thư thường gặp ở nam giới và nữ giới- 2003

Bản chất của bệnh Ung thư:


Ung thư là bệnh lý “ác tính” của tế bào. Khi bị kích thích bởi các
tác nhân sinh ung thư, tế bào tăng sinh 1 các vô hạn độ, vô tổ chức, không
tuân theo các cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể.
Đa số người bị ung thư hình thành các khối u. Khác với các khối u
lành tính ( chỉ phát triển tại chỗ thường rất chậm, có vỏ bọc xung quanh ),
các khối u ác tính ( ung thư ) xâm lấn vào các tổ chức lành xung quanh
giống như hình “ con cua” với các càng cua bám vào các tổ chức lành
trong cơ thể hoặc giống như rễ cây lan trong đất. Các tế bào của khối u ác
tính có khả năng di căn tới các hạnh bạch huyết hoặc tới các tạng ở xa
hình thành các khối u mới và cuối cùng dẫn tới tử vong.
Về cơ chế sinh bệnh ung thư đó là sự phát triển vô tổ chức của các
tế bào ngoài sự kiểm soát của cơ thể.Nguồn gốc của sự phát triển này là
những ổ gien ung thư ( Oncogien ).Có 3 giả thuyết cho việc hình thành
Oncogien:
¾ Oncogien là những gien để phát triển tế bào, do tác động của các
yếu tố ngoại lai hay nội tại gây kích thích oncogien quá mức sinh ung thư
¾ Oncogien là những đoạn DNA bị tổn thương bởi các tác nhân gây
bệnh như hóa học, vật lý, sinh học. Cơ thể đã sửa chữa những DNA này
nên không hoàn hảo, nên cùng tác nhân ung thư, có người bị ung thư có
người không
¾ Oncogien là do các gien của virus bơm vào cơ thể người
Nguồn gốc của tế bào ung thư: có 3 giả thuyết
¾ khối u sinh ra từ 1 tế bào mẹ nhân lên
¾ Tổ chức ung thư có nhiều loại tế bào nên chẩn đoán về hình thái
học dễ nhầm lẫn
¾ Có thể ban đầu là 1dòng tế bào, do gien ung thư không ổn định nên
có các tế bào biến dị sinh ra hàng loạt các tế bào hỗn hợp.
Đặc tính của tế bào ung thư:
¾ Xâm lấn lan rộng. Tế bào thoát mạch – di chuyển và di căn do hiện
tượng phân bào mạnh
¾ Tế bào biệt hóa thấp, không làm được chức năng bình thường, nếu
bị thiếu dưỡng dễ hoại tử, nhất là vùng trung tâm u.
¾ Đôi khi tiết ra những hoạt chất lạ mà ta có thể gián tiếp thấy được
hiện diện tế bào ung thư khá đặc hiệu
Nguyên nhân ung thư:
1. Các nguyên nhân bên trong:
¾ Yếu tố di truyền: ung thư liên bào võng mạc, Ung thư vú có
khuynh hướng dễ gặp trong cùng gia đình, cùng dòng họ…
¾ Yếu tố nội tiết: Dùng lâu dài thuốc nội tiết ngừa mãn kinh và ngừa
loãng xương ở phụ nữ >40 tuổi làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử
cung…
2. Các nguyên nhân bên ngoài:
¾ Tia phóng xạ: Tác động của tia xạ gây ung thư ở người phụ thuộc 3
yếu tố quan trọng: (1)Tuổi tiếp xúc càng nhỏ càng nguy hiểm ( nhất là
bào thai ). (2)Mối liên hệ liều – đáp ứng. (3)Cơ quan bị chiếu xạ ( tuyến
giáp, tủy xương rất nhạy với tia xạ)
¾ Tia cực tím: làm tăng nguy cơ ung thư da
¾ Thuốc lá: thuốc lá gây ra khoảng 30% trong số các trường hợp ung
thư chủ yếu là ung thư phế quản, vùng mũi họng, tụy, đường tiết niệu.
¾ Chế độ ăn uống và ô nhiễm thực phẩm: Ngũ cốc bị nấm mốc có
chất Aflatoxin gây Ung thư gan nguyên phát, ăn nhiều chất béo động vật
làm tăng nguy cơ ung thư vú, đại tràng…
¾ Do tiếp xúc thường xuyên với 1 số chất trong công nghiệp: chất
dẻo, sản phẩm thô của dầu mỏ…
¾ Virus: Epstein- Barr: ung thư vòm mũi họng. Virus viêm gan B, C :
ung thư gan…
Các dấu hiệu báo động ung thư:
¾ Ho kéo dài hoặc khàn tiếng
¾ Chảy máu hoặc tiết dịch bất thường: chảy máu bất thường âm đạo,
đi cầu ra máu, nhầy, chảy dịch bất thường ở đầu núm vú…
¾ Có sự thay đổi thói quen của ruột và bọng đái: đại, tiểu tiện
¾ Đau đầu, ù tai 1 bên
¾ Ăn không tiêu hoặc khó nuốt
¾ Một chổ lở loét không chịu lành
¾ Thay đổi tính chất, kích thước nốt ruồi
¾ Nổi u cục cứng phát triển nhanh ở vú hoặc ở nơi nào đó trong cơ
thể, hoặc nổi hạch bất thường, cứng, ít đau.
Một số phương tiện xét nghiệm dùng để chẩn đoán:
¾ Nội soi: đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán ung thư dạ dày,
đại trực tràng, thực quản, phế quản, bàng quang…Nội soi cho phép tiến
hành sinh thiết, cắt polyp, điều trị 1 số tổn thương
¾ X-quang: Giúp chẩn đoán ung thư phổi, xương, vú…
¾ CT- Scan: có thể phát hiện được những u rất nhỏ, ở sâu : u não…
¾ Siêu âm: u gan, u buồng trứng, u thận…
¾ Đồng vị phóng xạ: Ung thư tuyến giáp, Ung thư di căn xương…
¾ MRI:
¾ Chất chỉ điểm ung thư: αFP : ung thư gan. CEA: ung thư đại trực
tràng. PSA: ung thư tiền liệt tuyến. CA 125: ung thư buồng trứng…
¾ Ngoài ra còn có: tế bào học, mô học. Trong đó chẩn đoán bằng giải
phẫu bệnh là phương pháp quyết định nhất để chẩn đoán ung thư. Kết quả
giải phẫu bệnh còn giúp đánh giá tiên lượng và là cơ sở chọn lựa phác đồ
điều trị.
Một số phương pháp điều trị và phòng ngừa
1. Các phương pháp điều trị: Ung thư cũng như nhiều bệnh khác, có
thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm.
Phẫu thuật: Có khoảng 80% bệnh nhân ung thư được điều trị bằng
phẫu thuật. Tùy theo mục đích điều trị phẫu thuật có thể được dùng để:
¾ Phẫu thuật dự phòng: Cắt bỏ chít hẹp bao quy đầu trước 10 tuổi…
¾ Phẫu thuật chẩn đoán: Bấm sinh thiết, sinh tiết bằng kim, sinh thiết
qua nội soi, mổ bụng thăm dò…
¾ Phẫu thuật điều trị: có 2 loại chỉ định phẫu thuật: triệt để áp dụng
với những tổn thương còn nhỏ, khu trú, chưa có di căn xa và rộng, hoặc
chỉ là tạm thời cho những trường hợp bệnh ở giai đoạn muộn, tổn thương
đã lan rộng.
Xạ trị: Tương tự như phẫu thuật, tùy theo giai đoạn mà có chỉ định
điều trị triệt để hay tạm thời. Xạ trị có thể điều trị đơn độc, hay phối hợp
với phẫu thuật, hóa chất. Xạ trị thường có 1 số phản ứng và biến chứng
như sau:
¾ Phản ứng sớm: Vài ngày sau điều trị bệnh nhân có hiện tượng mệt
mỏi, chán ăn, buồn nôn. Sau đó có các biểu hiện như: viêm loét da, niêm,
ỉa chảy, giảm HC, BC, TC…
¾ Phản ứng và biến chứng muộn: Xơ hóa, hoại tử các tổ chức ở vùng
bị chiếu xạ, tổn thương mạch máu…
Hóa trị: Đối với những trường hợp di căn xa hoặc đã có di căn tiềm
tàng thì cần phải có những phương pháp điều trị toàn thân, trong đó có
hóa trị. Tùy theo từng loại thuốc mà có các tác dụng phụ khác nhau:
Rụng tóc, tiêu chảy, rối loạn chức năng gan, thận…
Ngoài ra còn 1 số phương pháp điều trị khác: miễn dịch liệu pháp,
kháng thể đơn dòng…
2. Phòng ngừa bệnh ung thư:
Tác nhân sinh ung thư chủ yếu từ môi trường bên ngoài ( >80% )
cho nên phòng bệnh ung thư có hiệu quả khi ngăn chặn tốt các tác nhân
do môi trường tác động vào cơ thể con người:
¾ Ngưng hút thuốc lá
¾ Ngưng uống rượu
¾ Chống lạm dụng các hóa chất công nghiệp
¾ Chống ô nhiễm môi trường
¾ Hạn chế tác động của các tia xạ, ánh nắng mặt trời
¾ Chích ngừa: viêm gan siêu vi B…
¾ Chế độ ăn uống: hạn chế thức ăn có nhiều mỡ động vật, ăn nhiều
hoa quả có các loại vitamin: A,B,C,E, Giảm việc dùng các thức ăn nướng,
rán bị cháy…
¾ Tầm soát và phát hiện ung thư sớm đối với những trường hợp có
nguy cơ cao.

You might also like