You are on page 1of 10

Bài tập Vật lý 11 – Điện học

Tô Lâm Viễn Khoa


Phần 1 Điện học – Điện từ học 11Đ
Chương 1 Điện tích – Điện trường 11Đ-ĐTr
Dạng bài Mô tả Mức độ SL
11Đ-TD 1.1 Lực Coulomb giữa 2 điện tích điểm Bắt đầu 13
11Đ-TD 1.2 Lực Coulomb giữa nhiều điện tích điểm Bắt đầu 11
11Đ-TD 2.1 Cường độ điện trường Bắt đầu 3
11Đ-TD 2.2 Chồng chất điện trường Bắt đầu 4
11Đ-TD 2.3 Hạt mang điện chuyển động trong điện trường đều Bắt đầu 5

Tải toàn bộ bài tập tại đây: http://www.scribd.com/doc/7693234/vl11ddtr-bai-


tap-vat-ly-11-dien-truong

11Đ-TD 1.1: Lực Coulomb giữa 2 điện tích

1 Hai điện tích điểm q1 = q2 = 5.10-9 C được đặt tại 2 điểm A, B cách nhau
8 cm. Tính lực tĩnh điện do chúng tác dụng lên nhau trong trường hợp được
đặt trong:
a. Không khí
b. Môi trường có ε = 102.
ĐS:

2 Một điện tích điểm q0 = 1,6.10-9 C được đặt ở điểm A. Một điện tích điểm
Q được đặt tại B thì thấy Q bị kéo về phía q0 bằng một lực F = 3.10-6 N.
a. Xác định dấu của Q.
b. Nếu AB = 10 cm thì Q có độ lớn là bao nhiêu?
c. Nếu |Q| = 3,2.10-9 C thì khoảng cách AB là bao nhiêu?
ĐS:

3 (1.6/4-SBT) Tính lực hút tĩnh điện giữa hạt nhân trong nguyên tử heli với
electron trong lớp vỏ nguyên tử. Cho rằng electron này nằm cách nhân
2,94.10-11 m.
ĐS:

4 (1.7/4-SBT) Hai quả cầu nhỏ giống nhau bằng kim loại, có khối lượng 5
g, được treo vào cùng một điểm O bằng hai sợi chỉ không dãn, dài 10 cm.
Hai quả cầu tiếp xúc với nhau. Tích điện cho một quả cầu thì thấy hai quả
cầu đẩy nhau cho đến khi dây treo hợp với nhau một góc 600. Tính điện tích
đã truyền cho quả cầu.
ĐS:

[Gõ văn bản] Cập nhật lần cuối 09/08/2009


Bài tập Vật lý 11 – Điện học
Tô Lâm Viễn Khoa

5 (1.10/5-SBT) Hai quả cầu nhỏ giống nhau bằng kim loại, được tích điện
lần lượt là q1 và q2, được treo vào cùng một điểm O bằng hai sợi chỉ không
dãn, dài bằng nhau thì thấy hai sợi dây hợp với nhau một góc 600. Cho hai
quả cầu tiếp xúc thì thấy góc của hai sợi dây tăng lên thành 900. Tính tỉ số
q1/q2
ĐS:

6 Hạt nhân nguyên tử hydro có điện tích Q = +e. Electron của nguyên tử
này cách xa hạt nhân một khoảng r = 5.10-11 m. Xác định lực điện tác dụng
giữa electron và hạt nhân của nguyên tử hydro.
ĐS:

7 Một hạt nhỏ mang điện tích q = 6 µC, một hạt nhỏ khác mang điện tích q’
= 12 µC. Khi đặt chúng trong dầu hỏa có hằng số điện môi là 2, lực điện tác
dụng lên mỗi hạt là 2,6 N. Tìm khoảng cách giữa chúng.
ĐS:

8 Hai quả cầu nhỏ mang điện tích q = 1.10-8 C và q’ = - 4.10-8 C đặt cách
nhau một khoảng r = 3 cm trong chân không. Xác định lực điện tác dụng lên
từng quả cầu đó.
ĐS:

9 Có hai sợi dây mảnh dài 2 m, hai đầu dây treo hai quả cầu giống nhau
có trọng lượng 2.10-2 N. Các quả cầu mang điện tích cùng dấu, có độ lớn
bằng 5.10-8 C. Khoảng cách giữa tâm của các quả cầu khi chúng nằm cân
bằng là bao nhiêu?
ĐS:

10 Quả cầu q1 có khối lượng 1g, điện tích q1 = 9,8.10-8 C được treo ở đầu
sợi dây mảnh, không giãn. Đưa điện tích âm q2 lại gần điện tích q1, dây sẽ
bị treo lệch khỏi phương thẳng đứng 450. Khi đó khoảng cách giữa hai điện
tích là 4 cm. Độ lớn của q2 là bao nhiêu?
ĐS:

11 Hai quả cầu kim loại giống nhau, tích điện trái dấu (bằng nhau về độ
lớn), đặt cách nhau 20 cm thì chúng hút nhau bằng một lực F1 = 4.10-3 N.
Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau, sau đó lại tách chúng ra vị trí cũ. Khi đó
các quả cầu đẩy nhau với lực là 2,25.10-3 N. Xác định điện tích mỗi quả
cầu.
ĐS:

12 Hai quả cầu nhỏ có điện tích 10-7 C và 4.10-7 C tác dụng vào nhau một
lực 0,1 N trong chân không. Tính khoảng cách giữa chúng.
ĐS: 6 cm.

[Gõ văn bản] Cập nhật lần cuối 09/08/2009


Bài tập Vật lý 11 – Điện học
Tô Lâm Viễn Khoa

13 Hai điện tích điểm bằng nhau, đặt trong chân không, cách nhau một
khoảng r1 = 2 cm. Lực đẩy giữa chúng là 1,6.10-4 N.
a. Tìm độ lớn của các điện tích đó.
b. Khoảng cách r2 giữa chúng phải là bao nhiêu để lực tác dụng là F2
= 2,5.10-4 N?
ĐS: 2,7.10-9 C; 1,6 cm

14 Một quả cầu khối lượng 10g, được treo vào một sợi chỉ cách điện. Quả
cầu mang điện tích q1 = 0,10 µC. Đưa quả cầu thứ hai mang điện tích q2 lại
gần thì quả cầu thứ nhất lệch khỏi vị trí lúc đầu, dây treo hợp với phương
thẳng một góc α = 300. Khi đó hai quả cầu nằm trên một đường thẳng nằm
ngang, cách nhau 1 khoảng 3cm. Hỏi dấu, độ lớn của q2? Độ lớn lực căng?
ĐS: q2 = 0,058µC; T = 0,115N

11Đ-TD 1.2: Lực Coulomb giữa nhiều điện tích

1 (1.8/5-SBT) Một hệ điện tích có cấu tạo gồm một ion dương +e và hai ion
âm giống nhau nằm cân bằng. Khoảng cách giữa hai ion âm là a. Bỏ qua
trọng lượng của các ion.
a. Mô tả hệ và tính khoảng cách ion dương và âm theo a.
b. Tính điện tích của ion âm theo e.
ĐS:

2 (1.9/5-SBT) Một hệ gồm 3 điện tích dương q giống nhau và một điện Q
nằm cân bằng. Ba điện tích q nằm tại ba đỉnh của một tam giác đều. Xác
định dấu, độ lớn (theo q) và vị trí của Q.
ĐS:

3 Có hai điện tích điểm q1 = 5.10-9 C và q2 = 10-8 C đặt cách nhau 20 cm


trong không khí. Để điện tích này cân bằng thì phải đặt một điện tích thứ ba
q0 = 5.10-9 C tại vị trí nào?
ĐS:

[Gõ văn bản] Cập nhật lần cuối 09/08/2009


Bài tập Vật lý 11 – Điện học
Tô Lâm Viễn Khoa

4 Một hệ hai điện tích điểm 10-6 C và -2.10-6 C đặt trong không khí, cách
nhau 20 cm. Lực tác dụng của hệ lên một điện tích điểm q0 = 5.10-8 C đặt
tại trung điểm của đoạn thẳng nối 2 điện tích trên là bao nhiêu?
ĐS:

5 Ba điện tích dương bằng nhau q = 3,465.10-3 C được đặt ở ba đỉnh của
một tam giác đều trong chân không. Hỏi phải đặt tại tâm tam giác một điện
tích bao nhiêu để lực tập hợp tác dụng lên mỗi điện tích bằng 0 (hệ cân
bằng)?
ĐS:

6 Một hệ 4 điện tích điểm dương bằng nhau q0 = 3.3.10-9 C đặt thẳng hàng
trong chân không, điện tích nọ cách điện tích kia một đoạn bằng nhau là 5
cm. Để hệ bốn điện tích trên nằm cân bằng, phải tác dụng lực lên mỗi điện
tích là bao nhiêu?
ĐS:

7 Tại mỗi đỉnh của hình vuông, người ta đặt một điên tích dương q = 5.10-7
C. Ở tâm hình vuông, người ta đặt một điện tích q0 bằng bao nhiêu để hệ
này cân bằng?
ĐS:

8 Tại ba đỉnh A,B,C của hình vuông ABCD cạnh 5 cm, người ta đặt ba điện
tích dương giống nhau q1 = q2 = q3 = 10-8 C.
a. Xác định lực Coulomb tác dụng lên điện tích q2 đặt tại B.
b. Để q2 được cân bằng, người ta đặt thêm một điện tích q tại D. Xác
định dấu và độ lớn của q.
ĐS:

9 Có hai điện tích q1 = a và q2 = -a được đặt tại hai điểm A và B cách nhau
một khoảng AB = 2d. Một điện tích dương q0 = a được đặt trên đường trung
trực của đoạn AB, cách AB một khoảng x. Xác định lực điện tác dụng lên q0
theo a trong các trường hợp:
a. q0 nằm ở trung điểm AB.
b. q0 nằm cách AB một đoạn là d.
c. q0 nằm cách AB một đoạn là x.
ĐS:

10 Một hệ gồm 3 điện tích dương và 3 điện tích âm có độ lớn |q| = 3.10-6 C
được đặt xen kẽ trên sáu đỉnh của một hình lục giác đều có cạnh là 10 cm.
Xác định lực Coulomb tác dụng lên một điện tích dương q0 = 1,5.10-6 C đặt
ở tâm lục giác đều.
ĐS:

[Gõ văn bản] Cập nhật lần cuối 09/08/2009


Bài tập Vật lý 11 – Điện học
Tô Lâm Viễn Khoa

11 Một hệ hai điện tích điểm q1 = 2q2 = 3.10-7 C được đặt trên hai điểm AB
cách nhau 1 cm. Đặt thêm một điện tích q0 vào giữa hai điểm A, B thì thấy
q0 cân bằng.
a. q0 có ở trạng thái cân bằng bền không?
b. Nếu q0 = 10-7 C thì q0 phải nằm ở đâu? Kết quả này có phụ thuộc
vào độ lớn q0 không?
ĐS:

12 Có hai điện tích điểm q và 4q đặt cách nhau một khoảng r. Cần điện tích
Q có độ lớn bao nhiêu và đặt ở đâu trên đường thẳng nối 2 điện tích điểm
trên để 2 điện tích q và 4q cùng được giữ cố định?
ĐS: Q = 4/9q; r1 = r/3

13 2 ion Na+ và ion O2- đặt tại 2 điểm A và B cách nhau 2 µm. Người ta phải
đặt thêm một điện tích q = 3.10-15 C tại một điểm C thì thấy q cân bằng. Tìm
vị trí điểm C.
ĐS:

14 Hai điện tích điểm q1 = 9.10-7 C và q2 = - 1,6.10-6 C đặt tại hai điểm A, B
cách nhau 10 cm.
a. Tính lực Coulomb tương tác giữa hai điện tích điểm.
b. Đặt một điện tích q > 0 tại điểm C sao cho B nằm giữa A, C. BC =
2,5 cm thì thấy q cân bằng. Xác định độ lớn của q.
c. Nên đặt điện tích q ở điểm D ở vị trí nào để q1 cân bằng?

11Đ-ĐTr 2.1: Bài tập cường độ điện trường và lực tĩnh điện

1 Một điện tích điểm q = 10-7C đặt trong điện trường của một điện tích
điểm Q, chịu tác dụng lực F = 3.10-3N. Tính cường độ điện trường E tại
điểm đặt điện tích q và tìm độ lớn của điện tích Q, biết rằng hai điện tích đặt
cách nhau r = 30cm trong chân không.
ĐS: E = 3.104 V/m; Q = 3.10-7C

2 Một điện tích điểm q = -3.10-6C được đặt tại điểm mà tại đó điện trường
có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, và cường độ E =
12000V/m. Hỏi phương, chiều và độ lớn của lực tác dụng lên q.
ĐS: F = 0,036N

[Gõ văn bản] Cập nhật lần cuối 09/08/2009


Bài tập Vật lý 11 – Điện học
Tô Lâm Viễn Khoa

3 Một quả cầu nhỏ mang điện tích dương Q = 10-7 C đặt trong dầu hỏa có
ε = 2.
a. Xác định vectơ cường độ điện trường tại một điểm M đặt cách A
một đoạn 30 cm.
b. Từ đó xác định lực điện tác dụng lên một điện tích q = - 2.10-7 C đặt
tại M.
ĐS: a. 5000 V/m; b. 10-3 N

4 Xác định cường độ điện trường gây ra bởi một ion hóa trị 2 tại một điểm
cách ion đó một đoạn 2.10-8 cm.
ĐS: 7,2.1010 V/m

5 Một quả cầu nhỏ tích điện, có khối lương m = 0,1 g, được treo ở đầu một
sợi chỉ mảnh, trong một điện trường đều, có phương nằm ngang và có
cường độ điện trường E = 103 V/m. Dây chỉ hợp với phương thẳng đứng
một góc 100. Tính điện tích của quả cầu.
ĐS: ± 1,76.10-7 C

11Đ-TĐ 2.2: Chồng chất điện trường:

1 Cho 2 điện tích điểm +q và –q đặt tại 2 điểm A và B cách nhau một đoạn
3cm trong chân không. Cho q = 2.10-6C
a. Xác định cường độ điện trường tại điểm C là trung điểm của đoạn
AB.
b. Xác định cường độ điện trường tại điểm D nằm trên được trung
trực của AB, cách A một khoảng 3 cm.
c. Xác định lực tĩnh điện tác dụng lên một điện tích +q khác được đặt
tại C và D.
ĐS: a. 16.107 V/m; b. ED = 2.107 V/m; c. FC = 320N; FD = 40N

2 Xác định vectơ cường độ điện trường gây ra bởi một hệ hai điện tích
điểm q1 = +2.10-7 C và q2 = -4.10-7 C tại điểm đặt giữa hai đoạn thẳng nối
hai điện tích. Cho biết hai điện tích đặt cách nhau 10 cm trong rượu (ε =
2,2).
ĐS: 9,9.105 V/m

3 Cho hệ hai điện tích điểm q1 = +q và q2 = -2q cách nhau r = 10 cm đặt


trong chân không. Xác định vị trí của điểm mà tại đó cường độ điện trường
gây ra bởi hệ điện tích bằng không.
ĐS:

[Gõ văn bản] Cập nhật lần cuối 09/08/2009


Bài tập Vật lý 11 – Điện học
Tô Lâm Viễn Khoa

4 Có 3 điện tích điểm, cùng độ lớn q đặt tại 3 đỉnh của một tam giác đều.
Xác định cường độ điện trường tại điểm đặt của mỗi điện tích điểm, do hai
điện tích kia gây ra trong 2 trường hợp:
a. Ba điện tích cùng +
b. 2 điện tích +, 1 điện tích -
ĐS:

5 Hai điện tích điểm q1 = +3.10-8C và q2 = -4.10-8C được đặt cách nhau
10cm trong chân không. Xác định vị trí nằm trên đường thẳng nối 2 điện
tích điểm, mà tại đó cường độ điện trường bằng 0. Tại đó có điện trường
không?
ĐS:

6 Tại hai điểm A và B cách nhau 5cm trong chân không có hai điện tích q1
= +16.10-8C và q2 = -9.10-8C. Tính cường độ điện trường tổng hợp và vẽ
vectơ cường độ điện trường tại điểm C nằm cách A 4cm và cách B 3cm.
ĐS:

7 Cho 4 điện tích điểm có cùng độ lớn q được đặt 4 đỉnh của hình vuông
có cạnh là a. Xác định cường độ điện trường tại điểm O là tâm của hình
vuông trong các trường hợp sau:
a. 4 điện tích (+)
b. 2 điện tích (+) và 2 điện tích (-) đặt xen kẽ trên các đỉnh.
Áp dụng: q = 10-8 C, a = 5 cm.
ĐS:

11Đ-TĐ 2.3: Hạt mang điện chuyển động trong điện trường đều:

1 Một electron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều
có cường độ 364 V/m. Electron xuất phát từ điểm M với vận tốc 3,2.106 m/s
theo hướng đường sức điện. Hỏi electron đi được đoạn đường bao xa thì
dừng lại?

2 Một giọt dầu khối lượng 320 mg mang điện tích dương q chuyển động
thẳng đều trong một điện trường đều E = 40000 V/m ở giữa hai tấm kim loại
đặt nằm ngang. Xác định vectơ cường độ điện trường và số electron bị mất
của giọt dầu.

3 Cho hai tấm kim loại song song, nằm ngang, nhiễm điện trái dấu.
Khoảng không gian giữa hai tấm kim loại đó chứa đầy dầu. Một quả cầu
bằng sắt bán kính R = 1cm mang điện tích q nằm lơ lửng trong lớp dầu.
Điện trường giữa hai tấm kim loại là điện trường đều hướng từ trên xuống
dưới và có cường độ 20000 V/m. Hỏi độ lớn và dấu của điện tích q? Cho
biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3, của dầu là 800kg/m3. Lấy g =
10m/s2.

[Gõ văn bản] Cập nhật lần cuối 09/08/2009


Bài tập Vật lý 11 – Điện học
Tô Lâm Viễn Khoa

4 Một electron bắt đầu chuyển động từ bản này đến bản kia của một điện
trường đều E = 100 V/m dưới tác dụng của lực điện. Hai bản cách nhau 40
cm. Xác định vectơ E và vận tốc của eletron khi đập vào bản kia của điện
trường.

5 Một hạt mang điện q có khối lượng 2.10-17 g đang chuyển động thẳng
đều với vận tốc 106 m/s thì bay vào một điện trường đều có E = 20000 V/m
hướng ngược chiều chuyển động. Sau khi bay được 10 cm thì hạt mang
điện có vận tốc là 1,5.106 m/s. Hỏi hạt mang điện có dấu và độ lớn điện tích
là bao nhiêu?
ĐS: -3,125.10-9 C

6 Một electron chuyển động với vận tốc ban đầu 106 m/s dọc theo một
đường sức điện của một điện trường đều được một quãng đường 1 cm thì
dừng lại. Xác định cường độ điện trường.
ĐS: 284 V/m

11Đ-ĐTr 2.1: Bài tập tính công của điện trường


Một điện  'ch điêm q =  +10μC chuyển động  từ  đỉnh  B  đến đỉnh  C của tam giác 
đều ABC cạnh 10cm. Tam giác ABC nằm trong điện trường đều có cường độ 5000 V/
m. Đường sức của điện trường  này song  song với cạnh BC  và  có chiều từ  B đến C. 
Tính công trong các trường hợp sau:
a. q chuyển động theo đoạn thẳng BC chiều từ B đến C.
b. q chuyển động theo đoạn thẳng BC chiều từ C đến B.
c. q chuyển động  theo đường  gấp  khúc  BAC. Xem  công  này bằng  tổng  công 
dịch chuyển trên 2 đoạn BA và AC.

11Đ-ĐTr 2.2: Bài tập về năng lượng, điện thế


Cho 2  tấm  kim loại nhiễm  điện  trái dấu đặt dọc song  song  trong  chân  không, cách 
nhau 5cm. Hiệu điện thế giữa 2 tấm là 50V.
a. Tính cường độ điện trường trong khoảng không gian giữa 2 tấm kim loại.
b. Một electron rời khỏi bản âm và bay về phía  bản dương. Vận tốc ban đầu 
bằng 0. Lúc đó electron biến đổi năng lượng như thế nào? Tính động năng 
của electron lúc chạm vào bản dương. Bỏ qua tác dụng của trọng lực.

[Gõ văn bản] Cập nhật lần cuối 09/08/2009


Bài tập Vật lý 11 – Điện học
Tô Lâm Viễn Khoa
Một proton bay trong  điện trường đều E  = 200 V/m từ A  đến B cách nhau 10cm. 
Biết điện thế tại A là 15V.
a. Tìm điện thế tại B.
b. Giả sử tại A vận tốc của proton là 0m/s thì khi đến B, vận tốc của nó là bao 
nhiêu?
Cho một điện trường  đều có cường  độ 4.103  V/m song  song với cạnh huyền BC 
của tam giác vuông ABC, chiều từ B đến C.
a. Tính hiệu điện thế giữa BC, AB. AC. Cho biết AB = 6cm, AC = 8cm.
b. Gọi H là chân  đường  cao hạ  từ  đỉnh  A  xuống cạnh huyền. Tính hiệu điện 
thế giữa hai điểm A và H.
Một giọt dầu khối lượng 320 mg mang điện 'ch dương q chuyển động thẳng đều 
trong  một điện trường  đều ở giữa  hai tấm kim loại đặt nằm ngang cách nhau một 
khoảng d =  40 cm và được nối với hai cực nguồn điện có hiệu điện thế U =  4 kV. Xác 
định vectơ cường độ điện trường và số electron bị mất của giọt dầu.

11Đ-ĐTr 3.1: Bài tập về tụ điện


Hai bản của tụ điện phẳng có dạng hình tròn, điện dung 5.10‐9 F, khoảng cách giữa 
2 bản là 2mm.
a. Đặt tụ vào một hiện điện thế 300V, tụ 'ch được một lượng điện 'ch là bao 
nhiêu?
b. Cường độ điện trường lớn nhất vật có thể chịu được là 3.105  V/m. Hỏi hiệu 
điện thế  cực đại có thể  đặt vào 2 đầu tụ điện là bao nhiêu? Khi đó vật 'ch 
một điện 'ch là bao nhiêu?
ĐS: 600V; 3.10‐6C
Một tụ điện không khí có điện dung C = 2000 pF được mắc vào hai cực của  nguồn 
điện có hiệu điện thế U = 5000V.
a. Tính điện 'ch của tụ điện.
b. Người ta ngắt tụ  điện  ra khỏi nguồn rồi nhúng  nó chịu  hẳn  vào trong  một 
điện môi lỏng có ε  =  2. Tính hiệu điện thế giữa 2 đầu tụ điện và điện dung 
của tụ khi đó.
ĐS: a. 10‐5C; b. 2500V
Một tụ điện không khí phẳng  có điện dung  24 nF  được 'ch trong hiệu điện thế 
450V thì có bao nhiêu electron di chuyển đến bản âm của tụ điện?
ĐS: 6,75.1013 electron
Bộ tụ điện trong một chiếc đèn chụp ảnh có điện dung 750 μF được 'ch điện đến 
hiệu điện thế 330V.
a. Xác định năng lượng mà đèn jêu thụ trong mỗi lần đèn loé sáng.
b. Mỗi lần đèn loé sáng  tụ điện phóng điện trong thời gian 5ms. Tính công suất 
phóng điện trung bình của tụ.
ĐS: a. 40,8J; b. 8,16W

11Đ-ĐTr 1.2 Bài tập về lực điện trường

[Gõ văn bản] Cập nhật lần cuối 09/08/2009


Bài tập Vật lý 11 – Điện học
Tô Lâm Viễn Khoa
Tính lực  tương  tác điện  giữa electron và hạt  nhân  trong  nguyên  tử  Hidro. Biết 
khoảng cách giữa chúng là 5.10‐9C.
ĐS: 0,92.10‐7N
Hai quả cầu nhỏ có điện 'ch 10‐7C à 4.10‐7C tác dụng vào nhau một lực 0,1N trong 
chân không. Tính khoảng cách giữa chúng.
ĐS: 6cm
Hai điện 'ch điểm bằng nhau, đặt trong chân không cách nhau một khoảng r1  = 
2cm. Lực đẩy giữa chúng là F1 = 1,6.10‐4N.
a. Tính độ lớn q.
b. Khoảng cách r2 giữa chúng phải là bao nhiêu để lực tác dụng là F2 = 2,5.10‐4N?
ĐS: a. 2,7.10‐9C; b. 1,6cm
Một  quả  cầu  khối  lượng  10g,  được  treo  vào  một  sợi  chỉ  cách  điện.  Quả  cầu 
mang điện 'ch q1  =  0,10 μC. Đưa quả cầu thứ hai mang  điện 'ch  q2  lại gần  thì quả 
cầu thứ nhất lệch khỏi vị trí lúc đầu, dây treo hợp với phương thẳng một góc α = 300. 
Khi đó hai quả cầu nằm trên một đường thẳng nằm ngang, cách nhau 1 khoảng 3cm. 
Hỏi dấu, độ lớn của q2? Độ lớn lực căng?
ĐS: q2 = 0,058μC; T = 0,115N
Có hai điện 'ch điểm q và 4q đặt cách nhau một khoảng r. Cần điện 'ch Q có độ 
lớn bao nhiêu và  đặt ở đâu trên đường thẳng nối 2 điện 'ch điểm trên để 2 điện 'ch 
q và 4q cùng được giữ cố định?
ĐS: Q = 4/9q; r1 = r/3

[Gõ văn bản] Cập nhật lần cuối 09/08/2009

You might also like