You are on page 1of 178

Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH.

Ngô Công Thành

MỤC LỤC

Ý nghĩa quốc kỳ của các nước ...........................................................................02

Phong tục tập quán của các nước......................................................................32

Các loại tiền của các nước..................................................................................96

Tên viết tắt của các tổ chức quốc tế.................................................................135

Giao tiếp thương lượng trong nền kinh tế thị trường........................................139

Cách sắp xếp bàn ghế, chỗ ngồi trong giao tiếp...............................................162

Tài liệu tham khảo.............................................................................................171

Lớp 06CQD1 1
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

1. Ý NGHĨA QUỐC KỲ CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI


1.1. Một số điều cần biết về quốc kỳ

Quốc kỳ là một lá cờ biểu trưng cho một quốc gia.


Những công trình công cộng và tư nhân như trường học và cơ quan chính
phủ thường treo quốc kỳ. Ở một vài nước, quốc kỳ chỉ được treo ở những công
trình phi quân sự vào những ngày treo cờ cụ thể.
Có ba loại quốc kỳ phân biệt để sử dụng trên đất liền, và ba loại để sử dụng
trên biển, mặc dù nhiều nước sử dụng cùng một kiểu thiết kế cho vài (đôi khi tất
cả) các loại cờ.
1.1.1.Nguồn gốc quốc kỳ

Từ xa xưa, người ta đã biết dùng lá cờ để biểu trưng cho một nhân vật lãnh
đạo hay một gia tộc lãnh chúa. Trong quân sự, các vị thống lãnh đều dùng lá cờ
của bên mình làm điểm hội tập binh sĩ, nơi xuất phát các hiệu lệnh hành quân.
Trong các cuộc giao chiến, việc cắm được cờ của mình trên đất địch hay cướp
đoạt được cờ của địch đều được xem là một chiến công rạng rỡ.
Thời quân chủ chuyên chế, lá cờ của nhà vua cũng là biểu tượng của quốc
gia, nhưng chỉ được dựng lên tại những nơi có vua ở. Ở những nơi khác thì dựng
cờ của các vị lãnh chúa địa phương. Ý niệm quốc kỳ là biểu tượng chủ quyền
quốc gia trên toàn thể lãnh thổ chỉ mới xuất hiện về sau này.
1.1.2.Quốc kỳ sử dụng trên đất liền

Trên đất liền, có sự phân biệt giữa cờ dân sự (ký hiệu FIAV ), cờ chính
quyền ( ) và cờ chiến tranh hay quân sự ( ).
Cờ chính quyền là những loại cờ được sử dụng chính thức bởi những cơ
quan chính phủ.
Trong khi cờ dân sự có thể được treo bởi bất cứ ai bất kể họ có liên quan đến
chính phủ hay không.
Cờ chiến tranh (hay cờ quân sự) được sử dụng bởi những tổ chức quân sự
như quân đội.
Trong thực tế, nhiều quốc gia (trong đó có Hoa Kỳ và Anh) dùng chung một
loại cờ cho ba mục đích trên; "quốc kỳ" đôi khi được dùng như một thuật ngữ
trong môn kỳ học để chỉ loại cờ dùng chung cho ba mục đích ( ) như vậy. Tuy
nhiên, ở một số quốc gia—đặc biệt là ở Châu Mỹ Latinh—có một sự khác nhau rõ

Lớp 06CQD1 2
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

ràng giữa cờ dân sự và cờ chính quyền. Đa phần cờ dân sự là phiên bản đơn
giản hóa của cờ chính quyền, sự khác nhau thường ở chỗ cờ chính quyền có
hình huy hiệu của chính quyền, còn cờ dân sự thì không có.
Một số rất ít quốc gia sử dụng lá cờ quân sự khác với cờ chính quyền; Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa là một ngoại lệ đáng chú ý.
1.1.3.Cờ hiệu quốc gia trên biển

Nhiều quốc gia có những quốc kỳ đặc biệt để sự dụng trên biển gọi là cờ hiệu
quốc gia. Cũng như vậy, có ba loại khác nhau:
+ Cờ hiệu dân sự ( ), được treo trên các tàu tư nhân.
+ Cờ hiệu chính quyền (còn được gọi là cờ hiệu chính phủ ), được treo
trên tàu thủy của chính quyền.
+ Cờ hiệu chiến tranh (còn được gọi là cờ hiệu hải quân ), được treo
trên tàu hải quân.
Cờ hiệu được treo trên một cột cờ hiệu nằm ở đuôi tàu, hoặc từ một cây lao
khi di chuyển. Cả hai vị trí này phải là điểm cao nhất trên con tàu, ngay cả đỉnh
cột buồm cao hơn. Khi không có cột cờ, cờ hiệu có thể được treo trên mũi tàu.
Quốc kỳ cũng có thể được treo trên hàng không mẫu hạm và những phương tiện
đi lại của những quan chức quan trọng.
Ở một vài quốc gia, như Hoa Kỳ và Pháp, cờ hiệu quốc gia đồng nhất với
quốc kỳ, trong khi ở những nước khác, như Anh và Nhật Bản, có những cờ hiệu
riêng để sử dụng trong hàng hải. Đa số các quốc gia không có cờ hiệu chính
quyền riêng biệt, mặc dù Anh là một ngoại lệ hiếm hoi, cờ hiệu đỏ dùng cho dân
sự, cờ hiệu trắng dùng cho hải quân và cờ hiệu xanh dương dùng cho những con
tàu phi quân sự của chính quyền.
1.1.4.Những lá cờ tương tự nhau

Quốc kỳ của Tchad Quốc kỳ của Romania

Mặc dù quốc kỳ đồng nghĩa với một biểu tượng độc nhất của một quốc gia,
nhiều quốc gia có những lá cờ khá giống và do đó rất dễ nhầm với nhau. Ví dụ

Lớp 06CQD1 3
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

như cờ của Monaco và Indonesia, chỉ khác nhau rất ít về tỷ lệ cờ; của Hà Lan và
Luxembourg, khác nhau về tỷ lệ và độ đậm nhạt của màu xanh trên cờ; và của
Romania và Tchad, gần như giống hệt nhau.
Trong khi một vài sự tương đồng là tình cờ, những sự tương đồng khác lại
xuất phát từ những lịch sử chung. Ví dụ như lá cờ của Venezuela, Colombia và
Ecuador tất cả đều là những biến thể của lá cờ Đại Colombia, một đất nước bao
gồm các quốc gia trên cho đến khi họ độc lập khỏi Tây Ban Nha, được lập nên
bởi anh hùng giải phóng người Venezuela Francisco de Miranda; còn lá cờ của Ai
Cập, Iraq, Syria và Yemen đều là những biến thể tương tự nhau từ lá cờ của cuộc
khởi nghĩa Ả rập vào 1916–1918.
Nhiều sự tương đồng khác có thể được tìm thấy giữa những quốc kỳ hiện
thời, nếu xem xét đến sự đảo thứ tự các màu (như cờ của Bờ Biển Ngà với cờ
Ireland). Còn nhiều sự đồng nhất hoặc gần giống nhau hơn nữa nếu so sánh
những lá cờ hiện nay và trong lịch sử; ví dụ như, quốc kỳ hiện nay của Albania
chính là cờ chiến tranh của Đế chế Byzantine (Đông Roma).
1.1.5.Quy ước chung của quốc kỳ

Có rất nhiều quy ước liên quan đến cách trình bày quốc kỳ sao cho đúng.
Ví dụ như, quốc kỳ không bao giờ được treo ngược trừ khi như một biểu hiện của
treo cờ rũ.
Có nhiều quy định liên quan đến sự trình bày quốc kỳ, nhưng quy tắc
chung đó là quốc kỳ phải được treo ở vị trí danh dự, và không bao giờ ở vị trí
thấp hơn các lá cờ khác (mặc dù vài quốc gia có ngoại lệ dành cho những tiêu
chuẩn hoàng gia). Những quy định sau là tiêu biểu:
 Khi lá quốc kỳ được treo cùng với những lá cờ khác, nó phải được kéo lên
đầu tiên và hạ xuống cuối cùng.
 Khi lá quốc kỳ được treo cùng với các quốc kỳ của quốc gia khác, tất cả
các lá cờ phải có kích thước xấp xỉ bằng nhau và phải được treo ở cùng
độ cao, mặc dù quốc kỳ của quốc gia chủ nhà có thể được đặt ở vị trí danh
dự (ở trung tâm của số lẻ các cột cờ hoặc ở ngoài cùng bên phải – tức là
bên trái từ vị trí một người quan sát – của số chẵn các cột cờ).
 Khi lá quốc kỳ được treo cùng với những lá cờ khác không phải là quốc kỳ,
nó phải được treo trên cột cờ riêng, hoặc cao hơn hoặc phải đứng ở vị trí
danh dự.

Lớp 06CQD1 4
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

 Khi lá quốc kỳ được treo cùng với bất cứ lá cờ nào khác trên cùng một cột
cờ, nó phải nằm trên cùng, mặc dù sử dụng cột cờ phân biệt thường được
dùng nhiều hơn.
 Khi lá quốc kỳ được treo cùng với một lá cờ khác trên cột chéo, quốc kỳ
phải nằm ở phía trái người quan sát và cột treo quốc kỳ phải ở phía trước
cột cờ còn lại.
 Khi lá quốc kỳ được treo cùng với một hoặc nhiều lá cờ khác trong cuộc
diễu hành, quốc kỳ phải ở bên phải nhóm diễu hành. Nếu có một hàng cờ,
quốc kỳ nên nằm ở vị trí danh dự.
 Khi lá quốc kỳ, trong vài trường hợp ngoại lệ, được treo ngược, đó là biểu
hiện của lá cờ rũ.
1.1.6.Thông tin khác

Quốc kỳ Nepal
Quốc kỳ Nepal là quốc kỳ duy nhất không phải hình chữ nhật.
Dannebrog, quốc kỳ của Đan Mạch, là lá cờ chính quyền cổ
nhất còn tồn tại.
Cờ Scotland là một trong những lá cờ cổ xưa nhất trên thế
giới, xuất hiện từ thế kỷ thứ 9, và là quốc kỳ cổ xưa nhất còn
được dùng ngày nay.
Lá cờ của Thụy Sỹ và Thành quốc Vatican là những lá cờ vuông duy nhất.
Cờ của Philippines là lá cờ độc nhất được treo ngược (màu đỏ ở trên cùng) khi
đất nước có chiến tranh.
Sự phối hợp các màu phổ biến nhất là:
 Đỏ, trắng, xanh dương (chủ yếu các nước Châu Âu và phương Tây)
 Đỏ, vàng, xanh lá cây (chủ yếu các nước Châu Phi)
 Đỏ, trắng, đen (chủ yếu các nước Trung Đông/Hồi giáo)
Vòng tròn Olympic – xanh dương (Châu Âu), vàng (Châu Á), đen (Châu Đại
Dương), xanh lá cây (Châu Phi) và đỏ (Bắc và Nam Mỹ) đại diện cho những màu
được sử dụng ít nhất một lần ở tất cả các quốc kỳ trên thế giới.
 Cờ của Libya là lá cờ duy nhất chỉ gồm một màu, xanh lá cây.
 Cờ Đảo Síp là lá cờ duy nhất vẽ hình quốc gia mà nó đại diện.

Lớp 06CQD1 5
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

1.2. Việt Nam

QUỐC KỲ VIỆT NAM

Lá cờ đỏ sao vàng ngày nay đã trở


nên quen thuộc, nhưng nhiều
người còn chưa biết lần đầu tiên lá
cờ ấy xuất hiện cách nay 60 nǎm
và người vẽ lá cờ ấy là một chiến
sĩ cách mạng tham gia khởi nghĩa
Nam Kỳ 23/11/1940. Đó là Nguyễn Hữu Tiến, nguyên là thầy giáo,
sinh ngày 5/3/1901 tại xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
ngày nay. Nǎm 1927, Nguyễn Hữu Tiến tham gia tổ chức Thanh niên
cách mạng đồng chí hội. Nǎm 1931 ông bị bắt và bị địch đưa ra nhà
tù Côn Đảo. Nǎm 1935, ông cùng một số tù chính trị vượt ngục Côn
Đảo, trở về đất liền, ông hoạt động cách mạng tại Cần Thơ, sau đó
được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu cách
mạng.

Chính trong thời gian này, ông được Xứ uỷ Nam Kỳ trao nhiệm vụ
vẽ cờ Tổ quốc để sử dụng trong các cuộc đấu tranh. Ông đã vẽ lá cờ
có nền đỏ và ngôi sao vàng nǎm cánh, thể hiện ý tưởng máu đỏ da
vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân
bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc
Việt Nam. Mẫu cờ do Nguyễn Hữu Tiến vẽ đã được Xứ uỷ Nam Kỳ
nhất trí và đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 23-
11-1940, sau đó xuất hiện ở nhiều nơi trong phong trào Việt Minh
(1941 - 1945). Nǎm 1945, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh quy định mẫu
Quốc kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là nền đỏ với ngôi sao
vàng nǎm cánh như mẫu vẽ của Nguyễn Hữu Tiến. Ngày 2-9-1945,
cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập.
Quốc hội khoá 1 ngày 2-3-1946 quy định cụ thể: ngôi sao vàng nǎm
cánh đặt giữa nền đỏ hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba
chiều dài. Trong cuộc họp này, Bác Hồ đã nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã
thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ
này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu á, cờ đã có mặt trên
Lớp 06CQD1 6
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai
có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca".

Thế nhưng hiện nay thì có nguồn tin cho rằng Quốc kỳ là do Lê
Quang Sô vẽ chứ không phải là Nguyễn Hữu Tiến. Và sự thật thì đến
nay vẫn chưa khẳng định được ai chính là tác giả của nó. Có thể
tham khảo thêm bài viết của phóng viên báo tuổi trẻ về 2 nhân vật này
qua dòng link dưới:

Ý nghĩa quốc huy: Quốc huy Việt Nam hình


tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm
cánh tượng trưng cho lịch sử cách mạng
của dân tộc ta và tiền đồ xán lạn của nước
ta, bông lúa vàng bao quanh tượng trưng
cho nông nghiệp, bánh xe tượng trưng cho
công nghiệp và chính giữa, phía dưới là
dòng chữ tên nước. Tại kỳ họp thứ năm,
Quốc hội khóa đầu của nước ta (họp từ 15
đến 20/9/1955), Quốc hội đã quyết định
chọn mẫu Quốc huy do Chính Phủ đề nghị
1.3. Mỹ

Quốc kỳ Hoa Kỳ có hai phần. Một phần nhỏ ở


góc trái trên cùng có hình ảnh của 50 ngôi sao
trên nền màu xanh dương, tượng trưng cho 50
tiểu bang hiện tại. Phần chính gồm 7 xọc đỏ và
6 xọc trắng, tượng trưng cho 13 tiểu bang sơ
khai

Hợp chúng quốc Hoa


Kỳ là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu
bang và một quận liên bang. Quốc gia này nằm gần
như hoàn toàn trong tây bán cầu: 48 tiểu bang lục
địa và Thủ đô Washington, D.C. nằm giữa Bắc Mỹ, giáp
Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía
đông, Canada ở phía bắc và Mexico ở phía nam.
Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục
địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đông. Tiểu bang
Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương. Hoa Kỳ cũng có 14 lãnh thổ hay còn được gọi
là vùng quốc hải rải rác trong Biển Caribbe và Thái Bình Dương.

Lớp 06CQD1 7
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

1.4. Nhật Bản

Quốc kỳ:

Màu trắng, ở giữa là một vầng Mặt trời đỏ, còn gọi là cờ Mặt
trời. Màu trắng tượng trưng cho thuần khiết và chính trực, màu
đỏ tượng trưng cho sự chân thành và nhiệt tình. Từ "Nước
Nhật Bản" có nghĩa là nước Mặt trời mọc. Theo sử liệu ghi lại
thì vào thế kỷ VIII sau CN, Hoàng cung tổ chức nghi thức đón
năm mới, khi đó đã có lá cờ Mặt trời, sau đó lá cờ Mặt trời được gọi là cờ Thiên
hoàng. Tết nguyên đán dương lịch năm thứ 5 đời Minh Trị, người dân thành
Tokyo yêu cầu treo cờ chúc mừng và việc này đã được quan Thái chính cho
phép, từ đó về sau lá cờ Mặt trời chính thức được quy định là quốc kỳ Nhật Bản.

Quốc huy:

Là một huy trưng của nhà Vua. Đồ án là một bông hoa cúc vàng 16 cánh bằng
nhau. Hình vẽ này cũng là hình vẽ trên huy trưng của Hoàng thất. Thiên hoàng là
tượng trưng của Nhật Bản, huy trưng của Thiên hoàng là biểu tượng của Hoàng
thất. Năm 1867, xác định Hoàng huy là quốc huy của nước Nhật Bản.

1.5. Thái Lan

Quốc kỳ:

Do 5 hình chữ nhật nằm ngang song song màu đỏ, trắng và lam hợp
thành. Hai hình chữ nhật trên cùng và dưới cùng có màu đỏ. Hình chữ
nhật màu lam ở giữa, trên và dưới hình chữ nhật màu lam là hai hình chữ
nhật màu trắng. Chiều rộng của hình chữ nhật màu lam bằng chiều rộng
của hai hình chữ nhật màu đỏ hoặc chiều rộng của hai hình chữ nhật màu
trắng. Thái Lan có hơn 30 dân tộc, trong đó có dân tộc Thái, dân tộc Lào.
Màu đỏ tượng trưng cho sức mạnh và tinh thần xả thân của các dân tộc. Thái Lan
lấy đạo Phật làm quốc giáo, màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết của tôn
giáo. Màu lam đại diện cho nhà Vua, nằm giữa lá cờ, tượng trưng vương thất ở
trong nhân dân các dân tộc và tôn giáo thuần khiết. Năm 1917, vua Rama VI xác
định đồ án quốc kỳ hiện nay.

* Quốc huy:

Tức Hoàng Huy (Huy trưng nhà Vua). Đồ án là một con chim
bằng lớn, người ta gọi loài chim bằng này là vua của các loài
chim, là một thần linh có hai cánh trong truyền thuyết dân

Lớp 06CQD1 8
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

gian. Trên lưng chim bằng là Narai, ông là thần bảo hộ trong truyền thuyết. Thần
bảo hộ cưỡi chim bằng dang rộng đôi cánh, hành trình vạn dặm bảo vệ nhân dân,
tiêu diệt yêu quái. Một thuyết khác nói rằng: chim bằng là chim thần được nói đến
trong Ấn Độ giáo, do một trong ba thượng thần trong Ấn Độ giáo là Vishnu cưỡi.
Ông cưỡi chim thần, bảo hộ cho nhân gian được bình an. Đồ án quốc huy nước
này do vua Rama VI chọn lựa và xác định vào năm 1910. Năm 1932, Thái Lan
xây dựng chính thể quân chủ lập hiến và vẫn sử dụng quốc huy này.

1.6. Lào

Quốc kỳ Quốc huy

Lào bắt đầu sử dụng lá cờ hiện nay từ 2 tháng 12 năm 1975. Đây cũng là lá cờ
mà chính phủ quốc gia Lào sử dụng năm 1945.

Lá cờ này hình chữ nhật, tỷ lệ hai cạnh là 2:3. Lá cờ được chia thành 3 dải ngang
gồm một dải màu xanh ở giữa có chiều rộng bằng hai lần chiều rộng của hai dải
màu đỏ ở phía trên và phía dưới. Ở giữa dải xanh có một hình tròn màu trắng
(đường kính bằng 0,8 lần chiều rộng dải xanh).

Màu đỏ trên lá cờ tượng trưng cho máu của người Lào đã hy sinh cho độc lập,
còn màu xanh tượng trưng cho sự thịnh vượng của đất nước. Vòng tròn trắng
tượng trưng cho Mặt Trăng trên dòng sông Mekong cũng như sự thống nhất đất
nước.

1.7. Campuchia

Quốc kỳ Quốc huy

Lá cờ Campuchia thể hiện hình của khu đền nổi tiếng Angkor Vat – công trình nổi
tiếng khi nhắc đến đất nước này.

Lớp 06CQD1 9
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

1.8. Malaysia

* Quốc kỳ:

Hình chữ nhật. Nền cờ do 14 sải dọc ngang màu đỏ và trắng xen kẽ nhau,
góc trên bên trái phía cán cờ là hình chữ nhật màu lam, trên đó có một
vành trăng non lưỡi liềm màu vàng và một ngôi sao vàng 14 cánh nhọn. 14
sọc ngang màu đỏ và trắng xen kẽ nhau tượng trưng cho 13 bang và chính
phủ của Malaysia; màu lam tượng trưng cho sự đoàn kết của nhân dân,
đồng thời biểu thị mối quan hệ giữa Malaysia và liên bang Anh (quốc kỳ
nước Anh có nền màu lam); trăng non lưỡi liềm tượng trưng Malaysia tính
ngưỡng đạo Hồi; ngôi sao 14 cánh nhọn tượng trưng cho sự đoàn kết giữa chính
phủ và 13 bang của Malaysia; màu vàng biểu thị của nguyên thủ quốc gia
Malaysia. Năm 1948, thành lập liên hiệp bang Malaysia, năm 1957 tuyên bố độc
lập trong khối Liên Hiệp Anh, năm 1963 cùng với Singapore, Sarawak, Shaba hợp
thành Malaysia, chế định quốc kỳ này. Năm 1965, Singapore tách ra khỏi
Malaysia, quốc kỳ Malaysia vẫn không thay đổi.

* Quốc huy:

Hình tấm khiên. Hình vẽ và những mảng màu


trên tấm khiên tượng trưng cho sự hợp thành của
Malaysia và sự phân khu hành chính của nước này.
Trong hình chữ nhật màu đỏ phía trên tấm khiên là
5 thanh đoản kiếm xếp thành hàng ngang, chuôi
kiếm hướng lên trên, lưỡi kiếm hướng xuống dưới,
tượng trưng cho 5 châu lục của nước Malaysia cũ: Rohore, Kedah, Perlis,
Kelantan và Trengganu. Hình vẽ thực vật bên trái tấm lá chắn tượng trưng cho
đảo dừa, cây phía bên phải tượng trưng cho bang Malacca, hai bang này là vùng
dân cư mới khai phá ở eo biển Malacca. Giữa tấm khiên có bốn hình chữ nhật
bằng nhau đặt đứng màu đỏ, đen, trắng và vàng. Màu đen trắng là màu của bang
Pahang; màu vàng - đỏ là màu của bang Selanggor; màu đen - trắng - vàng là
màu của bang Perak; màu đỏ - vàng - đen là màu của bang Semeran, chúng lần
lượt tượng trưng cho bốn bang. Phía dưới tấm khiên có vẽ ba hình vẽ, hình vẽ
bên trái tượng trưng cho Shaba, hình vẽ bên phải tượng trưng cho Sarawak, ở
giữa có vẽ một đóa quốc hoa của Malaysia, hoa dâm bụt, người dân ở đây gọi là
"bangalaya", là một loài hoa đỏ thẫm thuộc họ dâm bụt. Phía trên tấm khiên còn
có một vành trăng non lưỡi liềm màu vàng và ngôi sao 14 cánh nhọn, hàm nghĩa
của nó giống với quốc kỳ. Hai bên tấm khiên là hai con hổ Malaysia đang nâng
cầm trên dải trang trí màu vàng phía dưới tấm khiên lần lượt là dòng chữ "Đoàn
kết là sức mạnh" bằng tiếng La Tinh và tiếng Malay. Quốc huy này được chế định
năm 1967.

1.9. Singapore

Lớp 06CQD1 10
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

* Quốc kỳ:

Do hai hình chữ nhật bằng nhau nằm ngang song song
màu đỏ và trắng hợp thành. Góc trên bên trái lá cờ có một
vành trăng non lưỡi liềm màu trắng và 5 ngôi sao năm cánh
màu trắng. Màu đỏ biểu thị bốn biển đều là anh em và sự
bình đẳng của mọi người, màu trắng tượng trưng cho sự
thuần khiết và phẩm chất đẹp đẽ, trăng non lưỡi liềm
tượng trưng quốc gia non trẻ này không ngừng phát triển đi lên, ngày càng đổi
mới, 5 ngôi sao năm cánh tượng trưng cho tư tưởng xây dựng dân chủ, hòa bình,
tiến bộ, chính nghĩa và bình đẳng của đất nước này. Singapore vốn là một bộ
phận của vương quốc Malaya Johore, sau trở thành thuộc địa của thực dân Anh.
Tháng 6 năm 1959, được tự trị nội bộ. Cùng năm đó, hội nghị lập pháp Singapore
thông qua đồ án quốc kỳ này. Và tháng 12 năm 1989, quốc kỳ này được bắt đầu
chính thức sử dụng khi vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên của Singapore lên nhậm
chức.

Quốc huy:

Đồ án được chọn năm 1959. Ở trung tâm là một tấm khiên


màu đỏ, trên mặt tấm khiên có một vầng trăng non lưỡi liềm
trắng cong lên trên và 5 ngôi sao năm cánh màu trắng. Hàm
nghĩa của chúng giống như của quốc kỳ. Bên trái là một con
sư tử đỡ lấy tấm khiên, nó tượng trưng cho Singapore có
nghĩa là "tòa thành sư tử". Bên phải là một con hổ, tượng
trưng cho mối quan hệ giữa Singapore và Malaysia trong lịch sử. Phía dưới tấm
khiên là một dải trang trí màu lam, trên đó có câu cách ngôn bằng tiếng Malaysia,
nghĩa là "Tiến lên, Singapore".

1.10. Philipine

Quốc kỳ:

Nền cờ phía bên cán cờ là hình tam giác đều màu


trắng, giữa hình tam giác có một Mặt trời màu vàng,
mặt trời phát ra tám chùm ánh sáng. Ở mỗi góc hình tam
giác là một ngôi sao vàng năm cánh. Từ đỉnh của tam
giác chỗ giữa nền cờ đến cạnh bên phải nền cờ phía
trên là màu lam, phía dưới màu đỏ. Nhưng vị trí của
hai màu lam và đỏ có thể thay đổi. Thời bình màu lam ở trên, còn thời chiến thì
màu đỏ ở trên. Hình mặt trời và tám chùm ánh sáng tượng trưng cho ánh sáng tự
do chiếu khắp đất nước Philippines, trong đó tám tia tương đối dài trong tám
chùm sáng đó đại diện cho tám tỉnh đầu tiên khởi nghĩa giành độc lập và giải
phóng dân tộc, những tia sáng còn lại biểu thị các tỉnh khác. Ba ngôi sao vàng

Lớp 06CQD1 11
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

năm cánh tượng trưng cho ba khu vực lớn của Philippines:
Luzon, Samar và Mindanao. Màu lam biểu thị lòng trung thành,
chân thật và chính trực; màu đỏ biểu thị lòng dũng cảm và can
đảm; màu trắng tượng trưng cho hòa bình và thuần khiết. Lá quốc kỳ này ra đời
trong cuộc đấu tranh chống lại sự thống trị của thực dân Tây Ban Nha, giành lấy
độc lập tự do của nhân dân Philippines. Ngày 12 tháng 6 năm 1898, Philippines
tuyên bố độc lập và đã chính thức tuyên bố lấy lá cờ này làm quốc kỳ.

Quốc huy:

Hình tấm khiên bầu dục, trung tâm quốc huy là một Mặt trời vàng với tám chùm
ánh sáng, hàm nghĩa của nó giống như của quốc kỳ. Trên mặt tấm khiên phần
màu trắng có ba ngôi sao vàng năm cánh, đại diện cho Luzon, Samar và
Mindanao. Phía dưới trái là nền màu lam, trên đó vẽ một con chim ưng đầu trắng,
phía dưới bên phải là nền màu đỏ, trên đó vẽ một con sư tử đực màu vàng đang
đứng. Chim ưng đầu trắng bắt nguồn từ hình vẽ phù hiệu trong thời kỳ Mỹ thống
trị, sư tử vàng bắt nguồn từ hình vẽ phù hiệu trong thời kỳ Tây Ban Nha thống trị.
Chúng lần lượt biểu thị nhân dân Philippines giành được độc lập là từ cuộc đấu
tranh chống lại sự thống trị của thực dân Tây Ban Nha và sự chiếm đóng của Mỹ.
Phần dưới quốc huy là một dải trang trí màu trắng, trên đó viết dòng chữ màu
vàng bằng tiếng Anh "Nước Cộng hòa Philippines". Quốc huy này được chế định
năm 1946, sau khi Philippines được độc lập.

1.11. Myammar

Quốc kỳ:

Hình chữ nhật, nền cờ màu đỏ, góc trên bên trái lá cờ có một
hình chữ nhật nhỏ màu lam sậm, trên đó là hình vẽ màu
trắng. Hình vẽ trung tâm là hai bông lúa nước, xung quanh
bông lúa nước là bánh răng có 14 cái răng, xung quanh bánh
răng còn có 14 ngôi sao năm cánh. Bông lúa và bánh răng
tượng trưng cho nông nghiệp và công nghiệp, 14 ngôi sao năm cánh tượng trưng
cho 14 tỉnh và bang của Liên bang Myanmar. Màu đỏ trên quốc kỳ tượng trưng
cho lòng dũng cảm và quyết đoán, màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết và
đức tính tốt đẹp, màu lam sậm tượng trưng cho hòa bình và thống nhất. Quốc kỳ
này được công bố trong Hội nghị nhân dân Myanmar lần thứ nhất năm 1974.

Quốc huy:

Hình vẽ trung tâm là một hoa văn hình tròn gồm có bánh
răng 14 răng và bản đồ nước Myanmar, bao quanh bởi
vòng tròn bằng bông lúa vàng. Bánh răng tượng trưng cho
công nghiệp, 14 răng tượng trưng cho 14 tỉnh và bang, bản

Lớp 06CQD1 12
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

đồ biểu thị hình dạng biên giới Myanmar, bông lúa tượng trưng Myanmar là đất
nước có nền nông nghiệp trồng lúa nucớ là chính. Hai bên hình tròn có hai con
thánh sư màu vàng cảnh giác canh gác. Myanmar là một quốc gia tín ngưỡng
Phật giáo, trong Phật giáo, thánh sư là biểu tượng của sự tốt lành, còn là hoá
thân của thần bảo hộ, tượng trưng cho việc bảo vệ quốc gia, bảo vệ tổ quốc. Trên
đỉnh chính giữa quốc huy có một ngôi sao màu vàng năm cánh, tượng trưng cho
độc lập của đất nước. Phía dưới quốc huy là một dải trang trí màu vàng, trên đó
có dòng chữ "Liên băng Myanmar" bằng tiếng Myanmar. Quốc huy này được chế
định đồng thời với quốc kỳ năm 1974. Khi đó dòng chữ trên dải trang trí phía dưới
quốc huy là "nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa liên bang Myanmar". Ngày
23/9/1988, đổi tên thành "Liên bang Myanmar", tên nước trên quốc huy cũng thay
đổi theo.

1.12. Indonesia

Quốc kỳ:

Do hai hình chữ nhật bằng nhau màu đỏ và trắng tạo


thành. Màu đỏ tượng trưng cho dũng cảm và chính
nghĩa, màu trắng tượng trưng cho tự do, công bằng
và thuần khiết. Lá cờ hai màu đỏ trắng của Indonesia
có lịch sử lâu đời, được gọi là thánh kỳ (cờ thánh).
Khi vương triều phong kiến Madjapahit hùng mạnh
nhất trong lịch sử được dựng lập tại Đông Java
(1293-1478), đã bắt đầu sử dụng lá cờ hai màu đỏ trắng. Sau này, nhân dân
Indonesia khi tiến hành chiến tranh chống thực dân Hà Lan đã lấy lá cờ đỏ trắng
làm lá cờ chiến đấu. Ngày 17/8/1945, nước Cộng hoà Indonesia thành lập, lá cờ
đỏ trắng chính thức thành quốc kỳ của Indonesia.

Quốc huy:

Chế định năm 1950, đồ án trung tâm của quốc huy là một con
thần ưng vàng dang rộng hai cánh, hai chân doạng ra. Phần ức
chim ưng có một tấm lá chắn. Thần ưng tượng trưng cho vinh
quang và thắng lợi, tấm lá chắn tượng trưng cho sức mạnh tự
vệ. Tấm lá chắn có hai màu đỏ trắng, giống với màu quốc kỳ.
Trên mặt tấm lá chắn có 5 hình vẽ, tượng trưng 5 nền tảng xây
dựng đất nước. Sao vàng tượng trưng cho thần đạo, trâu tượng trưng cho dân
quyền, cây đa xanh lục tượng trưng cho chủ nghĩa dân tộc, vòng dây vàng tượng
trưng cho chủ nghĩa nhân đạo, bông và lúa tượng trưng cho phúc lợi và cái ăn,
cái mặc của nhân dân và chính nghĩa xã hội. Đường ngang màu đen giữa tấm lá
chắn tượng trưng cho xích đạo, đi qua đất nước nghìn đảo này. Tám chiếc lông
đuôi thần ưng biểu thị tháng 8, 17 chiếc lông ở mỗi bên cánh chim biểu thị ngày
17, nghĩa là ngày 17 tháng 8, ngày độc lập của Indonesia. Hai chân thần ưng

Lớp 06CQD1 13
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

quắp một dải trang trí, trên đó viết một câu cách ngôn bằng cổ văn Indonesia,
nghĩa là khác đường cùng đích.

1.13. Trung Quốc

* Quốc kỳ:

Nền cờ là hình chữ nhật màu đỏ, tỷ lệ giữa chiều dài và


chiều rộng là 3:2. Góc trên bên trái nền cờ có 5 ngôi sao
vàng 5 cánh, trong đó có một ngôi sao tương đối lớn với
đường kính đường tròn ngoại tiếp bằng 3/10 chiều rộng lá
cờ, nằm ở bên trái. Đường kính đường tròn ngọai tiếp của
4 ngôi sao nhỏ bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chúng được
xếp vòng bên phải ngôi sao lớn. Góc nhọn của ngôi sao
nhỏ quay đúng vào tâm của ngôi sao lớn. Màu đỏ nền cờ tượng trưng cho cách
mạng. Sao vàng tỏa sáng trên nền đỏ, ngôi sao lớn biểu thị sự lãnh đạo của đảng
Cộng sản Trung Quốc; 4 ngôi sao nhỏ đại biểu cho 4 giai cấp xây dựng lên nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp
tiểu tư sản thành thị và giai cấp tư sản dân tộc. Ngày 27 tháng 9 năm 1949, Hội
nghị toàn quốc lần I Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc đã quyết
định lấy lá cờ này làm quốc kỳ.

* Quốc huy:

Hình tròn. Phần trung tâm thành lầu Thiên An Môn màu vàng trên nền đỏ. Phía
trên chính giữa thành lầu là một ngôi sao vàng năm cánh lớn, phía dưới ngôi sao
lớn là 4 ngôi sao nhỏ xếp thành hình cánh cung. Xung
quanh quốc huy là vòng tròn được kết bằng các bông lúa
vàng. Ở giao điểm giữa hai bó lúa là một bánh răng tròn,
giữa bánh răng là dải lụa đỏ được buộc thắt lại. Hình vẽ
quốc huy tượng trưng cho cuộc đấu tranh cách mạng chủ
nghĩa tân dân chủ của nhân dân Trung Quốc từ phong trào
Ngũ Tứ tới nay và sự ra đời của nước Trung Quốc mới
chuyên chính dân chủ nhân dân, mà nền tảng là liên minh công - nông do giai cấp
công nhân lãnh đạo. Hình vẽ quốc huy do Hội nghị lần II, Ủy ban toàn quốc nhiệm
kỳ I, Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc đưa ra tháng 6 năm
1950. Tháng 9 cùng năm, được Hội nghị lần VIII chính phủ nhân dân Trung ương
chính thức thông qua.

1.14. Mông Cổ

* Quốc kỳ:

Lớp 06CQD1 14
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Từ trái qua phải do ba hình chữ nhật đặt đứng màu đỏ, lam và
đỏ tạo thành. Trong hình chữ nhật đứng màu đỏ phía bên trái
có các hình vẽ và phù hiệu lửa, Mặt trời, Mặt trăng, hình tam
giác v.v.. đều là màu vàng. Màu đỏ và màu lam là những màu
người dân Mông Cổ yêu thích. Màu đỏ tượng trưng cho niềm
vui và thắng lợi, màu lam tượng trưng cho lòng trung thành với tổ quốc. Hình vẽ
và phù hiệu màu vàng là biểu tượng của tự do và độc lập dân tộc, trong đó các
hòn lửa, mặt trời, mặt trăng v.v... biểu thị nhân dân đời đời hưng thịnh sống mãi.
Hình tam giác và hình chữ nhật biểu thị trí tuệ, sự thông minh, chính trực và lòng
trung thành của nhân dân. Hình thái cực âm dương tượng trưng cho sự hài hòa.
Hình chữ nhật đứng tượng trưng cho sự che chở bảo vệ nhân dân. Quốc kỳ này
được chế định năm 1940, năm 1990, khi sửa đổi đã bỏ đi hình ngôi sao vàng
năm cánh phía trên cùng góc bên trái lá cờ.

* Quốc huy:

Hình tròn. Nền quốc huy có màu lam, chính giữa quốc huy có hình vẽ một
con tuấn mã đang phi, hình vẽ ở giữa con ngựa giống với hình vẽ trên quốc
kỳ và cùng ngụ ý. Phía dưới tuấn mã là một bánh xe công lý.

1.15. Ấn Độ

Quốc kỳ:

Do ba hình chữ nhật bằng nhau màu cam, trắng và lục nằm
ngang song song hợp thành. Chính giữa nền cờ màu trắng
có một bánh xe Phật pháp màu lam với 24 chiếc nan hoa.
Hình bánh xe này là một trong những đồ án đầu sư tử ở đầu
trụ đá Thánh địa Phật giáo đời vua Asoka thuộc vương triều Khổng tước (vương
triều Maurya Dynasty) Ấn Độ. Màu cam tượng trưng cho lòng dũng cảm, hiến
thân và tinh thần hy sinh thân mình, đồng thời cũng là màu pháp y của giáo đồ
Phật giáo; màu trắng tượng trưng cho thuần khiết và chân lý; màu lục biểu thị
lòng tin, đại diện cho sức sinh sản mà sự sống nhân loại dựa vào để sinh tồn.
Bánh xe Phật pháp là bánh xe linh thiêng của nhân dân Ấn Độ, bánh xe chân lý,
bánh xe chuyển động tiến về phía trước, bánh xe quay mãi trời xanh. Đồ án quốc
kỳ ra đời năm 1921, khi đó chính giữa nền cờ là một bánh xe quay sợi tượng
trưng cho văn minh cần lao của nhân dân Ấn Độ. Ngày 22 tháng 7 năm 1947,
quyết định đổi bánh xe quay sợi thánh bánh xe Phật pháp, chính thức được xem
là quốc kỳ Ấn Độ. Ngày 26 tháng 1 năm 1950, Ấn Độ tuyên bố là nước cộng hòa
và vẫn sử dụng quốc kỳ này.

* Quốc huy:

Lớp 06CQD1 15
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Đồ án trung tâm do bốn con sư tử đực đứng châu lưng lại với nhau hợp thành,
chúng đứng vững chắc trên một bệ đài hình tròn, mặt hướng ra bốn phía. Sư tử
tượng trưng cho lòng tin, uy nghiêm, dũng khí và sức mạnh. Chung quanh bệ đài
có bốn con thù canh giữ: hướng tây là con bò, hướng bắc là sư tử, hướng đông
là voi, hướng nam là ngựa. Giữa bốn con thú có bánh xe Phật pháp. Quốc huy
của Ấn Độ được chế định theo hình tượng điêu khắc đầu sư tử trên đầu trụ đá ở
vườn thánh địa Phật giáo đời vua Asoka (khoảng 324 - 187 trước CN), vương
triều Maurya Dynasty nổi tiếng trong lịch sử Ấn Độ. Những cột đá khắc những tín
điều thống trị này dùng để kỉ niệm Phật tổ Thích ca Mâu Ni lần đầu tiên truyền
giáo lý đạo Phật khắp thiên hạ. Đồ án quốc huy Ấn Độ đã phản ánh Ấn Độ là một
nước có nền văn minh cổ xưa và lịch sử lâu đời.

1.16. Triều Tiên

* Quốc kỳ:

Hình chữ nhật, tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng là 2 : 1.


Giữa nền cờ là một mặt rộng màu đỏ, trên dưới là hai dải
hẹp màu lam, giữa hai màu lam và màu đỏ được cách bởi
một viền trắng nhỏ, lệch về phía bên cán cờ, trên nền đỏ,
có một nền tròn màu trắng, giữa nền tròn là một ngôi sao đỏ năm cánh. Sao đỏ
năm cánh tượng trưng cho chính quyền nước Cộng hòa kế thừa toàn diện truyền
thống cách mạng rực rỡ của cuộc đấu tranh cách mạng kháng Nhật, tượng trưng
cho nhân dân Triều Tiên đi theo tư tưởng cách mạng của Chủ tịch Kim Nhật
Thành (Kim II Sung), phấn đấu tiến lên vì sự thống nhất độc lập của Tổ quốc và
sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Mặt rộng màu đỏ tượng
trưng cho cuộc đấu tranh đẫm máu và tinh thần yêu nước cao cả của các chiến sĩ
trong công cuộc giải phóng Tổ quốc và vì tự do của nhân dân, nó còn tượng
trưng cho cuộc đấu tranh ngoan cường của nhân dân Triều Tiên vì thống nhất
độc lập của Tổ quốc và thắng lợi của Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản.
Nền tròn màu trắng và hai đường trắng nhỏ tượng trưng Triều Tiên là một dân tộc
đơn nhất. Màu lam tượng trưng cho chí hướng nhiệt thành của nhân dân Triều
Tiên đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân toàn thế giới phấn đấu
đến cùng cho nền hòa bình lâu dài của nhân loại. Quốc kỳ được chế định năm
1948.

* Quốc huy:

Hình bầu dục, ở trung tâm có một con đập lớn và một trạm phát điện, thác nước
và cột điện cao áp. Phía trên hình trung tâm có một ngôi
sao đỏ năm cánh chiếu sáng. Xung quanh hình trung tâm
được bao bọc bởi các bông lúa buộc bằng một dải lụa đỏ,
trên dải lụa đỏ có dòng chữ vàng bằng tiếng Triều Tiên
"Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên". Ngôi sao

Lớp 06CQD1 16
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

5 cánh trên quốc huy tượng trưng cho chính quyền nước Cộng hòa kế thừa toàn
diện truyền thống cách mạng rực rỡ, đồng thời tượng trưng cho tinh thần một
lòng trung thành đi theo tư tưởng cách mạng vĩ đại của chủ tịch Kim Nhật Thành,
dũng mãnh tiến lên độc lập thống nhất của Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội. Trạm
thủy điện tượng trưng cho nền công nghiệp hiện đại lấy công nghiệp nặng và giai
cấp lãnh đạo cách mạng - giai cấp công nhân làm nền tảng. Bông lúa tượng
trưng cho nông nghiệp và nông dân, đồng minh của giai cấp công nhân. Dải lụa
màu đỏ tượng trưng cho sức mạnh vĩnh hằng bất khuất của nhân dân đoàn kết
xung quanh lãnh tụ, đi theo tư tưởng và ý chí cách mạng vĩ đại của chủ tịch Kim
Nhật Thành. Quốc huy được chế định năm 1948.

1.17. Thổ Nhĩ Kỳ

Hình chữ nhật màu đỏ. Trên nền cờ phía bên cán cờ có
một vành trăng non lưỡi liềm màu trắng và một ngôi sao
năm cánh màu trắng nằm hơi nghiêng. Thổ Nhĩ Kỳ là
quốc gia Hồi giáo, trăng non lưỡi liềm màu trắng và sao
năm cánh màu trắng vừa là biểu tượng tín ngưỡng tôn
giáo của nước này, vừa tượng trưng cho sự tốt lành và
hạnh phúc. Năm 336 trước CN, quân đội của Maccedonia
nhiều lần bao vây đánh Byzantine (sau gọi là Constantinople,
nay có tên là Istanbul) nhưng đều bị đẩy lùi. Một đêm nọ,
quân đội Maccedonia lại tập trung binh lực đột kích, lúc này
trên bầu trời có một vầng trăng non lưỡi liềm, ánh trăng sáng
đã làm lộ ra sự bố trí của quân Maccedonia nên nhân dân
trong thành lại một lần nữa đẩy lùi cuộc đột kích, bảo vệ
được thành. Sau đó nhân dân Byzantine lấy trăng non lưỡi liềm làm phù hiệu của
thành này. Năm 1453, sau khi Mehemmed II công hãm thành Constantinople do
đế quốc La Mã chiếm lĩnh, biểu tượng trăng lưỡi liềm càng huy hoàng rực rỡ.
Theo truyền thuyết, ông đã mơ thấy một vầng trăng lưỡi liềm đi xuyên qua bầu
trời từ Đông sang Tây, ông cho rằng đây là điềm báo đế quốc vĩ đại sẽ xuất hiện,
liền dùng trăng lưỡi liềm và ngôi sao làm biểu tượng cho đế quốc Ottoman, đồng
thời vẽ trăng lưỡi liềm và sao năm cánh lên lá cờ đỏ, chế định làm quốc kỳ. Quốc
kỳ hiện hành của Thổ Nhĩ Kỳ được thông qua năm 1936.

1.18.Tây Ban Nha

Quốc kỳ:

Hình chữ nhật .Do 3 hình chữ nhật ănmf ngang sông sông
màu đỏ , vàng và đỏ hợp thành .Hai dải sọc màu đỏ trên
và dưới mỗi dải chiếm 1/4 nền cờ , dải sọc vàng ở giữa
chiếm 1/2 nền cờ , bên phía cán cờ có hình quốc huy .Hai màu vàng và đỏ là màu
truyền thống được người TBN yêu thích và đại diện cho 4 vương quốc cổ xưa
của TBN.

Lớp 06CQD1 17
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Quốc huy:

Trung tâm là hình tấm lá chắn.Trên mặt tấm lá chắn có 6 nhóm


hình vẽ .Góc trên bên trái là nền đỏ , trên đó có toà lâu đài
thành luỹ màu vàng , góc trên bên phải là con sư tử đầu đội
vương miện , hai chân trước giơ lên , hình vẽ này là biểu
tượng của đất nước TBN cổ xưa , lần lượt tượng trưng cho
Castila và Leon .Góc dưới bên trái nền vàng sọc đỏ , goc dưới
bên phải là lưới xích màu vàng lần lượt tương trưng cho Aragon (nằm ở phía
Đông Bắn TBN) và Navarra (nằm ở phía Bắc TBN)Phía dưới tấm lá chắn là thạch
lựu mà đỏ , tượng trưng cho Granada(nằm ở phía Nam TBN).Trong hình bầu dục
nền lam viền đỏ ở giữa tấm lá chắn có 3 đoá hoa Bách hợp .Phía trên tấm lá
chắn là 1 chiếc vương miện lớn .Hai bên tấm lá chắn là 2 chiếc trụ Hercules , trụ
được quấn bằng dải trang trí màu đỏ , phái trên trụ bên trái là 1 chiếc vương miện
, phái phải là 1 chiếc mũ đế quốc , dong chữ trên dải trang trí có nghĩa là "Ngaòi
biển còn có đất liền". Quốc huy này được sử dụng kể từ năm 1981.

1.19.Áo

Quốc kỳ.

(Loại cờ thường, dùng trong những dịp thường)

(Các cơ quan của Áo ở nước ngoài, Tổng thống, Bộ trưởng


và các thành viên của Chính phủ đều dùng quốc kỳ này)

Do ba hình chữ nhật bằng nhau màu đỏ, trắng, đỏ nằm song song hợp thành.
Giữa quốc kỳ có hình quốc huy của nước Áo. Năm 1230, lá cờ Áo đã có ba màu
đỏ,trắng,đỏ. Theo lịch sử, công tước Babenberg của đế quốc Áo Hung khi quyết
chiến với vua Anh Richard I, bộ quân phục màu trắng của Công tước gần như
nhuộm đầy máu, chỉ có chỗ đeo kiếm là giữ được một đường trắng. Từ đó quân
đội của Công tước đã dùng lá cờ màu đỏ, trắng, đỏ làm cờ chiến. Năm 1786,
quốc vương Joseph II đã hạ lệnh lấy lá cờ ba màu đỏ, trắng, đỏ làm cờ chiến cho
toàn quân. Năm 1919, chọn lá cờ này làm quốc kỳ. Các cơ quan của Áo ở nước
ngoài, Tổng thống, Bộ trưởng và các thành viên của Chính phủ đều dùng quốc kỳ

Lớp 06CQD1 18
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

có thêm quốc huy, trong trường hợp bình thường thì dùng quốc kỳ không có thêm
quốc huy.

Quốc huy.

Hình chim ưng. Trước ngực chim ưng treo một tấm lá chắn, mặt
lá chắn là ba hình chữ nhật nằm ngang màu đỏ, trắng, đỏ hợp
thành hình quốc kỳ Áo. Biểu tượng chim ưng có thể lần về
khoảng năm 1100. Hình tượng, tư thế, trang sức của chim ưng
có khác nhau theo sự thay đổi của thời đại. Sau thế chiến I, đế
quốc Áo Hung tan rã, 11/1918, tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Áo, chiếc
vương miện trên quốc huy cũ tượng trưng cho vương quyền được thay thế bằng
chiếc mũ tròn dẹt (bêrê) vàng tượng trưng cho thị dân (cổ La Mã dùng mũ bêrê
vàng để thưởng cho những dũng sĩ trèo lên được thành luỹ quân địch trước tiên),
chiếc bảo kiếm vốn tượng trưng cho vương quyền nay được thay thế bằng cái
liềm và cái búa tượng trưng cho công-nông. Năm 1945, đảng Nhân dân, đảng Xã
hội và đảng Cộng sản Áo hợp lại thành chính phủ liên hiệp, cùng năm đó quốc
huy sử dụng đồ án mới, trong đó xiềng xích của chim ưng bị đứt tung, tượng
trưng cho tự do và giải phóng nhân dân và được sử dụng cho đến ngày nay.

1.20. TAJIKISTAN

Quốc kỳ:

Do ba hình chữ nhật màu đỏ, trắng, lục hợp thành. Chiều
rộng hình chữ nhật màu trắng chiếm 50% nền cờ, đỏ và lục
mỗi màu chiếm 25%. Chính giữa nền cờ màu trắng có một
chiếc vương miện, phía trên vương miện có 7 ngôi sao vàng
năm cánh tạo thành nửa hình tròn. Tỷ lệ chiều dài và chiều
rộng lá cờ là 2:1. Năm 1868, miền bắc Tajikistan nhập vào nước Nga. Năm 1918,
xây dựng chính quyền Xô Viết. Năm 1924, trở thành nước cộng hòa tự trị thuộc
nước cộng hòa Uzebek. Năm 1929, gia nhập Liên Xô, đổi tên thành nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết Tajiks. Tháng 8 năm 1991, đổi tên thành nước cộng
hòa Tajikistan. Ngày 9 tháng 9 cùng năm, tuyên bố độc lập, khi độc lập đã sử
dụng quốc kỳ này.

* Quốc huy:

Hình tròn. Hình trung tâm là một chiếc vương miện và 7 ngôi
sao năm cánh cùng với mặt trời và đỉnh núi. Hai bên quốc huy
được trang trí bằng hoa bông và bông lúa mạch. Phần dưới
quốc huy là một cuốn sách đang mở.

1.21. OMAN

Lớp 06CQD1 19
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

* Quốc kỳ:

Do ba màu đỏ, trắng và lục hợp thành. Phần màu đỏ tạo


thành hình chữ T nằm ngang trên mặt lá cờ. Bên phải
phía trên là màu trắng, phía dưới màu lục, ở giữa bị ngăn
cách bởi dải rộng màu đỏ. Phía trên bên gần cán cờ có
hình quốc huy của Oman. Màu đỏ là màu truyền thống
mà nhân dân Oman yêu thích, tượng trưng cho sự tốt
lành; màu trắng tượng trưng cho hòa bình và thuần khiết;
màu lục tượng trưng cho đất đai Tổ quốc . Năm 1967, thành lập nước Sultan
Muscat và Oman. Ngày 9 tháng 8 năm 1970, đổi tên thành nước Sultan Oman,
đồng thời chế định lá quốc kỳ này.

* Quốc huy:

Đồ án quốc huy gồm có một dao găm Ả Rập, hai dao cong
và một đai đeo. Hai dao cong có bao dao, trên bao dao có
hoa văn trang trí. Con dao găm giống như đoản kiếm hình
cung, bao dao nạm hoa văn vàng bạc, chạm khắc các
hình vẽ rất tinh xảo. Dao găm là vật mang đeo mà đàn ông
Oman ưa thích, tượng trưng cho vẻ đẹp và sức mạnh.
Toàn bộ quốc huy thể hiện quyết tâm không ngại dùng vũ lực để bảo vệ chủ
quyền và độc lập quốc gia của nhân dân Oman

1.22.SYRIA

* Quốc kỳ:

Do ba hình chữ nhật nằm ngang song song màu đỏ,


trắng và đen hợp thành, giữa dải màu trắng có hai
ngôi sao năm cánh màu lục. Bốn màu đỏ, trắng, đen
và lục là màu sắc của Pan-Arabia. Màu đỏ trên quốc
kỳ tượng trưng cho lòng dũng cảm, màu trắng tượng
trưng cho sự thuần khiết và khoan hồng, độ lượng,
màu đen tượng trưng cho thắng lợi mà Mohammed
đã giành được, màu lục là màu tốt lành mà con cháu của Mohammed yêu thích,
sao năm cánh tượng trưng cho cách mạng Ả Rập tất thắng. Năm 1958, khi Syria
và Ai Cập hợp lại thành lập "Nước cộng hòa liên hợp Ả Rập", đã chế định lá cờ
ba màu đỏ, trắng và đen; chính giữa nền cờ có 2 ngôi sao năm cánh màu lục.
Sau đó, hình vẽ trên lá cờ ba màu nhiều lần thay đổi. Cho đến nay năm 1981,
chính phủ Syria ra quyết định khôi phục lá cờ ba màu đỏ, trắng và đen, có hai
ngôi sao năm cánh màu lục làm quốc kỳ.

Quốc huy:

Lớp 06CQD1 20
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Ở trung tâm là một con chim ưng trống, trên ức chim ưng có
hình tấm khiên, hình trên mặt khiên giống như hình trên quốc
kỳ. Hình tấm khiên chim ưng vốn là phù hiệu của bộ lạc
Mohammed. Hàm nghĩa của hình trên tấm khiên giống với của
quốc kỳ. Dưới đáy quốc huy có hai bông tiểu mạch chéo
nhau, tượng trưng cho nông sản chủ yếu của nước này. Trên
dải trang trí màu trắng có dòng chữ "Nước cộng hòa Ả Rập
Syria" bằng tiếng Ả Rập. Quốc huy này được chế định năm 1964

1.23.Lebanon (Libăng)

Quốc kỳ.

Phía trên và dưới của lá cờ là hình chữ nhật nằm


ngang song song màu đỏ, mỗi hình chiếm 1/4 nền
cờ, giữa là hình chữ nhật màu trắng, chiếm một
nửa nền cờ. Giữa phần màu trắng có một cây
thông tuyết Lebanon màu lục từng được nhắc đến
trong "Kinh Thánh", thân cây màu cà phê, cành
cây màu lục sẫm. Màu đỏ trên lá cờ tượng trưng
cho tinh thần hy sinh xả thân, màu trắng tượng trưng cho hoà bình, cây thông
tuyết tượng trưng cho sức mạnh quật cường, biểu thị sự thuần khiết, trường tồn.
Sau thế chiến I, Lebanon là đất uỷ nhiệm cai trị của nước Pháp, lấy ba màu đỏ
trắng và lam của Pháp làm màu quốc kỳ và thêm vào giữa lá cờ hình vẽ cây
thông tuyết. Năm 1943, sau khi độc lập, bản Hiến pháp sửa đổi quy định đổi màu
lam trên quốc kỳ cũ thành màu đỏ, đồng thời cây thông tuyết ở chính giữa, chiếm
1/3 chiều dài hình chữ nhật màu trắng, chiều cao của cây thông tuyết phải chạm
tới cạnh của hình chữ nhật màu đỏ.

Quốc huy.

Hình tấm khiên, chia chéo thành 3 phần: đỏ, trắng, đỏ. Chính giữa
dải màu trắng có một cây thông tuyết, hàm nghĩa về màu sắc giống
như quốc kỳ. Phần dưới quốc huy còn có một dải trang trí, trên đó
viết dòng chữ "nước Cộng hoà Lebanon" bằng tiếng Ả Rập và
tiếng Pháp. Quốc huy được chế định và năm 1943 khi đất nước
này giành độc lập.

1.24.Đảo SIP – CYPRUS

* Quốc kỳ:

Hình chữ nhật. Chính giữa nền cờ trắng có bản đồ


Cyprus màu vàng, phía dưới bản đồ là hai cành ôliu màu
lục bắt chéo nhau. Cyprus trong tiếng La Tinh có nghĩa là
"đồng", màu vàng trên lá cờ tượng trưng Cyprus là một

Lớp 06CQD1 21
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

nước sản xuất đồng. Cành ôlui màu lục tượng trưng cho hòa bình và phồn vinh,
đồng thời cũng biểu thị hướng về hòa bình của dân tộc Hy Lạp và dân tộc Thổ
Nhĩ Kỳ của quốc gia này và sự đoàn kết hợp tác của hai dân tộc. Ngày 16 tháng 8
năm 1960, Cyprus giành được độc lập từ sự thống trị của thực dân Anh và đã chế
định lá quốc kỳ này.

* Quốc huy:

Đồ án trung tâm là một tấm lá chắn màu vàng. Trên mặt tấm
lá chắn có một con chim bồ câu trắng mỏ ngậm cành ôliu và
có con số 1960. Xung quanh tấm lá chắn được trang trí bởi
vòng hoa kết bằng cành ôliu. Cyprus chủ yếu gồm người Hy
Lạp theo chính thống giáo và người Thổ Nhĩ Kỳ theo đạo
Hồi. Hình vẽ quốc huy đã biểu đạt tâm nguyện chung của hai dân tộc là chung
sống hòa bình, cũng biểu trưng cho cây ôliu xanh tươi có thể thấy ở mọi nơi trên
đảo quốc này. Số 1960 trên quốc huy là năm đất nước này độc lập.

1.25.SOLVENIA

Quốc kỳ

Hình chữ nhật, do ba hình chữ nhật nằm ngang bằng nhau
màu trắng, lam và đỏ hợp thành. Phía trên bên trái có hình
quốc huy. Năm 1992, chính thức sử dụng lá cờ ba màu này
làm quốc kỳ.

Quốc huy:

Hình tấm lá chắn. Nền quốc huy có màu lam, phía dưới tấm lá chăn
có gơn sóng trắng-lam xen kẽ nhau, nền là ba ngọn núi. Phần trên
của quốc huy có ba ngôi sao vàng sáu cánh.

1.26.SRI LANCA

Quốc kỳ:

Là một lá cờ sư tử cổ xưa, được thiết kế trên cơ sở vốn


của Hoàng gia. Phía trên cán cờ lần lượt là hai hình chữ
nhật màu lục và màu cam đặt đứng. Bên phải nền cờ là
màu cà phê, ở giữa là một con sư tử màu vàng cầm chặt
chiến đao. Mỗi góc của hình chữ nhật màu cà phê là một
lá cây bồ đề. Xung quanh quốc kỳ và giữa hai hình chữ
nhật màu lục, màu cam và hình chữ nhật màu cà phê đều
có dải viền và dải phân cách. Màu cà phê tượng trưng cho dân tộc Sinhalese
chiếm 72% dân số Sri Lanka; hai màu cam và lục tượng trưng cho các dân tộc
thiểu số là Tamil, Morbaige và Malai. Bốn lá bồ đề tượng trưng cho niềm tin đối

Lớp 06CQD1 22
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

với Phật giáo. Sri Lanka vốn tên là Tích Lan (Ceylon), sách
cổ gọi là nước sư tử, hình vẽ bắt nguồn từ tên gọi lịch sử
của đảo quốc này, sư tử tượng trưng cho tính kiên cường, dũng cảm.

* Quốc huy:

Hình tròn. Ở trung tâm là một con sư tử màu vàng có


chân trước cầm chặt chiến đao. Ngụ ý giống như của
quốc kỳ. Xung quanh hình trung tâm là 16 cánh hoa sen,
cánh hoa sen tượng trưng cho sự linh thiêng, thuần
khiết và tốt lành. Vành ngoài vòng hoa sen có hai vòng
tròn do hai bông lúa nước tạo thành, lúa nước tượng
trưng cho sự được mùa. Phía dưới vòng lúa nước là
một chậu hoa. Ở Sri Lanka, nam nữ hành hương
thường mang hoa vào chùa thắp hương lên Phật để tỏ
lòng thành kính. Hai bên chậu hoa là hình mặt trời và
mặt trăng. Hình trên quốc huy là một bánh xe Phật pháp
tượng trưng cho tín ngưỡng tôn giáo, bánh xe Phật pháp chuyển động vĩnh hằng,
thể hiện đất nước này chuyển động không ngừng và trường tồn cùng thế giới.

1.27.QATAR

* Quốc kỳ:

Hình chữ nhật. Do màu cà phê và màu trắng hợp thành,


phía bên cán cờ là màu trắng, chỗ tiếp giáp giữa hai
màu có dạng răng cưa. Quốc kỳ của Qatar vốn là màu
đỏ, năm 1860, thêm dải màu trắng có răng cưa. Năm
1949, đổi lại phần màu đỏ trên nền cờ thành màu cà
phê để phân biệt với quốc kỳ của Bahrain. Vào thế kỷ VII, Qatar là một bộ phận
của đế quốc Ả Rập, sau trở thành đất bảo hộ của Anh. Ngày 1 tháng 9 năm 1971,
tuyên bố độc lập và chế định lá quốc kỳ này.

* Quốc huy:

Do hai hình tròn đồng tâm tạo thành. Trên hình tròn màu vàng có hai thanh kiếm
cong Ả Rập, tượng trưng cho sức mạnh bảo vệ độc lập của đất nước. Bên trong
hai thanh kiếm cong có sóng nước màu lam và màu trắng xen nhau, trên mặt
biển có một chiếc thuyền buồm Ả Rập màu trắng thừa gió lướt sóng tiến lên,
tượng trưng cho việc mậu dịch trên biển và sản xuất ngư nghiệp của Qatar. Bờ
biển bên kia có vẽ hai cây dừa Ả Rập cao to tượng trưng cho nguồn tài nguyên
phong phú của Qatar. Hình tròn đồng tâm khoác bên ngoài có màu sắc giống với
màu quốc kỳ, trên là màu trắng, dưới màu cà phê, trên đó viết dòng chữ "nước
Qatar" bằng tiếng Ả Rập.

Lớp 06CQD1 23
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

1.28.TURKMENISTAN

Quốc kỳ:

Hình chữ nhật màu lục sẫm. Phía bên cán cờ có một dải
sọc đỏ, trên dải sọc từ trên xuống dưới là đồ án thiết kế
của 5 loại thảm trên nền. Ở góc bên phải dải sọc đỏ có vẻ
một vành trăng non lưỡi liềm và 5 ngôi sao năm cánh màu
trắng. Trăng non lưỡi liềm vừa tượng trưng cho tiền đồ
xán lạn của nhân dân Turkmenistan, vừa biểu thị niềm tin
đối với đạo Hồi. Năm ngôi sao năm cánh biểu thị chức năng của năm khí quan
của con người: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác. Đồ án thảm trải
trên nền tượng trưng cho chính trị, xã hội và quan niệm văn hóa cũng như tín
ngưỡng tôn giáo truyền thống của nhân dân Turkmenistan, đồng thời biểu thị
nghề dệt thảm là nghề thủ công truyền thống của quốc gia. Màu lục là màu truyền
thống mà nhân dân Turkmenistan yêu thích, tượng trưng cho hạnh phúc. Quốc kỳ
này được sử dụng sau khi Turkmenistan thông qua luật độc lập nước cộng hòa
tháng 10 năm 1991.

* Quốc huy:

Hình tròn, do ba vòng tròn đồng tâm hợp thành.Nền tròn


ngoài cùng màu đỏ tím, phía dưới có 7 quả bông cả lá
xanh, hai bên có bông lúa mạch màu vàng, chính giữa phía
trên có một vành trăng non lưỡi liềm và 5 ngôi sao năm
cánh màu trắng. Nền tròn giữa màu vàng, trên đó có 5 loại
đồ án thảm trải nền. Nền tròn trong cùng màu lam, trong đó
có một con ngựa màu trắng chạy nhanh, uy vũ dũng mãnh, chịu được khô hạn,
khi được thuần phục thì rất nghe lời chủ. Nó là biểu tượng của người
Turkmenistan. Toàn bộ đồ án quốc huy tượng trưng Turkmenistan là một nước lấy
nông nghiệp làm gốc, có tiền đồ rất xán lạn và tốt đẹp. Quốc huy được chế định
năm 1991.

1.29.SAUDI ARABIA

Quốc kỳ:

Cờ màu lục, hình chữ nhật. Màu lục là màu tốt lành mà
các quốc gia Hồi giáo yêu thích, tượng trưng cho hòa
bình. Trên mặt lá cờ có một câu danh ngôn Hồi giáo
bằng tiếng Ả Rập màu trắng. "Vạn vật không Chúa, chỉ
một chân chúa, Mohammed chính là sứ giả của chân
Chúa". Phía dưới câu danh ngôn này còn một cây bảo đao Ả Rập, tượng trưng
cho thánh thiện và tự vệ. Saudi Arabia là đất gốc của đạo Hồi, màu sắc và hình

Lớp 06CQD1 24
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

trên quốc kỳ thể hiện rõ tín ngưỡng tôn giáo của đất
nước này. Quốc kỳ được chế định năm 1946, khi đó trên mặt ngưỡng tôn giáo
của đất nước này. Quốc kỳ được chế định năm 1946, khi đó trên mặt lá cờ hình
hai cây bảo đao bắt chéo nhau, năm 1981 đổi thành một cây bảo đao.

* Quốc huy:

Do hai cây bảo đao màu lục bắt chéo nhau và một cây dừa
màu lục hợp thành. Bảo đao tượng trưng cho thánh chiến và vũ
lực, tượng trưng cho ý chí bảo vệ niềm tin của mình đối với đạo
Hồi. Cây dừa tượng trưng cho nông nghiệp của Saudi Arabia,
và cũng tượng trưng cho ốc đảo trong sa mạc. Dừa là một loại
thức ăn của người dân nước này, nó có một vai trò rất quan trọng. Quốc huy này
được chế định trong thập kỷ 50 của thế kỷ XX.

1.30.PALESTINE

Quốc kỳ:

Hình chữ nhật. Phía bên cán cờ là hình tam giác màu đỏ, bên phải là ba sọc
ngang màu đen, trắng, lục. Màu đỏ trên lá cờ tượng trưng cho cách mạng, màu
đen tượng trưng cho sự dũng cảm và ngoan cường đấu tranh của nhân dân, màu
trắng tượng trưng cho tính thuần khiết của cách mạng, màu lục tượng trưng cho
niềm tin của nhân dân đối với đạo hồi. Lá quốc kỳ này vốn là lá cờ của Tổ chức
giải phóng Palestine. Tháng 11 năm 1988, Hội ngị đặc biệt lần thứ 19 Ủy ban toàn
quốc Palestine đã ra quyết định chọn lá cờ này làm quốc kỳ của Palestine.

* Quốc huy:

Vẫn chưa chính thức chế định, nhưng hiện nay các sứ quán
của Palestine tại nước ngoài đều sử dụng biểu tượng của Tổ
chức giải phóng Palestine. Biểu tượng này là một tấm
khiên, trên mặt khiên có bản đồ nước Palestine, phía trên bản
đồ là một lá quốc kỳ của Palestine, phía trên lá quốc kỳ là một
ngọn đuốc. Đầu trên mặt khiên có dòng chữ bằng tiếng Ả Rập "Tổ chức giải
phóng Palestine", giữa mặt khiên có dòng chữ "Thống nhất, ái quốc, tổng động
viên dân tộc, giải phóng".

1.31.MALDIVES

* Quốc kỳ:

Do ba màu đỏ, lục và trắng hợp thành. Nền cờ là hình


chữ nhật màu lục, bốn phía có viền đỏ, chiều rộng của
viền đỏ bằng 1/4 chiều rộng của toàn lá cờ, chiều rộng

Lớp 06CQD1 25
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

của hình chữ nhật màu lục bằng nửa chiều rộng toàn lá cờ. Chính giữa hình chữ
nhật màu lục có một vành trăng non lưỡi liềm. Màu đỏ tượng trưng cho máu của
các anh hùng dân tộc đã hiến thân cho chủ quyền và độc lập của đất nước, màu
lục tượng trưng cho sự sống, tiến bộ và phồn vinh, màu trắng tượng trưng cho
hòa bình, an ninh và niềm tin của nhân dân đạo Hồi. Maldives có nghĩa là "Đảo
cung điện". Năm 1116, thành lập nước Sultan lấy đạo Hồi làm quốc giáo, quốc kỳ
là một lá cờ đỏ. Năm 1990, quyết định thêm hình chữ nhật màu lục lên lá cờ,
đồng thời thêm hình vành trăng non lưỡi liềm màu trắng lên nền màu lục. Ngày 11
tháng 11 năm 1968, nước cộng hòa Maldives thành lập, quyết định tiếp tục sử
dụng quốc kỳ này.

* Quốc huy:

Do một vành trăng non lưỡi liềm, một ngôi sao năm cánh,
hai lá quốc kỳ và một cây dừa biển hợp thành. Trăng non lưỡi
liềm màu trắng biểu thị cho hòa bình, an ninh và niềm tin vào
đạo Hồi. Đồng thời, trăng non lưỡi liềm và ngôi sao năm cánh
còn biểu thị Maldives là quốc gia lấy đạo Hồi làm quốc giáo.
Quốc kỳ tượng trưng cho sự tôn nghiêm của đất nước,
cây dừa biển tượng trưng cho vai trò quan trọng của nó
trong đời sống của nhân dân Maldives, người dân nước này coi nó là cây của sự
sống. Đáy quốc huy là một dải trang trí màu trắng, trên đó viết dòng chữ bằng
tiếng Ả Rập "Nước Cộng hòa Maldives".

1.32.Canada

Quốc kỳ Canada, hay còn gọi là Cờ Lá Phong,


Maple Leaf (tiếng Anh), l'Unifolié (tiếng Pháp), là lá
cờ màu đỏ tươi có hình vuông màu trắng ở giữa.
Chính giữa là hình lá phong cách điệu 11 điểm màu
đỏ. Nó được thông qua và dùng từ năm 1965 cho tới nay để chính thức thay cờ
Liên hiệp của Anh Quốc được dùng trước đó. Vào năm 1964, Thủ tướng Lester
B. Pearson chỉ định một ủy ban để bàn việc thiết kế một lá cờ đặc trưng riêng cho
Canada. Việc này châm ngòi cho một loạt tranh cãi về việc thay đổi quốc kỳ,
nhưng cuối cùng thiết kế của George F. G. Stanley cũng được chọn và nó xuất
hiện lần đầu tiên vào ngày 15 tháng 2 năm 1965; đây cũng còn gọi là Ngày Quốc
kỳ Canada được tổ chức hàng năm.
Có nhiều lá cờ khác được tạo ra để cho các cơ quan chính phủ và lực lượng
quân sự dùng. Hầu hết các lá cờ đó có hình lá phong. Cờ Liên hiệp Hoàng gia
cũng còn được dùng chính thức ở Canada nhưng với tư cách như là biểu tượng

Lớp 06CQD1 26
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

thành viên của Khối Thịnh vượng chung Anh. Ngoài ra, cờ các tỉnh bang Ontario
và Manitoba cũng chứa biểu tượng cờ Liên hiệp trong đó.
1.33.Pháp

Cờ tam sắc của Pháp gồm ba màu xanh, trắng, đỏ,


xếp ngang nhau theo thứ tự kể trên đây. Sự hình
thành của lá cờ này là kết quả của một sự thương
lượng giữa hoàng gia Pháp và nhân dân thị xã Paris.
Lá cờ tiêu biểu cho hoàng gia Pháp từ nhiều đời vốn
nền trắng trên có thêu một hoa huệ màu vàng. Thời quân chủ Pháp, Paris là một
thị xã được hưởng quyền tự trị và có lá cờ riêng gồm hai màu xanh và đỏ xếp
ngang nhau. Khi người dân Paris nổi lên làm cách mạng đòi chính quyền cải tổ
chế độ, họ vẫn còn chấp nhận nền quân chủ.
Nhà vua Pháp lúc đó là Louis XVI một mặt vì nhu nhược, một mặt vì thiếu
phương tiện nên không dùng vũ lực đối phó một cách quyết liệt với phong trào
cách mạng và chịu chấp nhận các yêu sách của nhân dân Paris. Do đó, hai bên
đã đồng ý lấy cờ của hoàng gia và cờ của thị xã Paris trộn lại làm huy hiệu cho
nước Pháp. Nhà vua là quốc trưởng nắm quyền Hành Pháp nên màu trắng của
cờ hoàng gia được đặt ở giữa, hai màu xanh đỏ của cờ thị xã.
Paris được ghép hai bên thành một huy hiệu tam sắc. Huy hiệu này lần lần được
phổ biến khắp nơi trong nước, và đến năm 1793, Quốc Ước Hội Nghị đã chánh
thức biểu quyết lấy cờ tam sắc làm quốc kỳ cho nước Pháp.
Phải nói rằng về mặt thẩm mỹ, cờ tam sắc này rất đẹp. Mặt khác, Cách Mạng
Pháp thời đó lấy làm tiêu ngữ ba khẩu hiệu Liberté - Égalité - Fraternité là Tự Do -
Bình Ðẳng - Bác Ái. Ba màu của quốc kỳ Pháp được xem là tiêu biểu cho ba tiêu
ngữ trên đây: màu xanh tiêu biểu cho Tự Do, màu trắng tiêu biểu cho Bình Ðẳng
và màu đỏ tiêu biểu cho Bác Ái.
Cờ tam sắc của Pháp đã đẹp mà còn được giải thích một cách đầy đủ ý nghĩa
tượng trưng rất phù hợp với lý tưởng chung của nhân loại nên quốc dân Pháp đã
nhiệt liệt hoan nghênh nó và chấp nhận nó làm biểu tượng cho mình. Về sau,
nhiều nước Tây Phương khác chịu ảnh hưởng của Cách Mạng Pháp đã chọn ba
màu xanh, trắng, đỏ, làm quốc kỳ với những giải thích hơi khác nhau, nhưng vẫn
dùng ba màu này làm tiêu biểu cho các lý tưởng tự do, bình đẳng và bác ái là nền
tảng chung của các xã hội dân chủ tự do.

Lớp 06CQD1 27
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

1.34.Ý

Quốc kỳ Italy gồm có ba dải màu nằm dọc gồm


xanh lá cây, trắng và đỏ. Trong đó màu xanh lá cây
được quy định là màu nằm cạnh cột cờ khi treo.
Phiên bản được sử dụng đầu tiên của quốc kỳ Italy là
cờ của nước Cộng hòa Cispadane vào năm 1797, khi những đoàn quân của
Napileon I tiến qua Italy. Nhiều nước cộng hòa nhỏ đã được thành lập tại Ý dựa
trên mô hình Jacobin và sử dụng lá cờ ba màu tương tự như cờ Cách mạng
Pháp nhưng mang màu sắc khác biệt đôi chút. Nước Cộng hòa Cispadane đã
chọn lá cờ 3 màu với những dải màu nằm ngang lần lượt từ trên xuống là đỏ,
trắng và xanh lá cây. Màu đỏ và màu trắng được lấy từ lá cờ Milan, còn màu xanh
lá cây là màu quân phục của quân đoàn Lombardy. Từ đó cho đến khi thống nhất
đất nước năm 1848, nhiều tiểu vương quốc ở Italy đã sử dụng lá cờ 3 màu xanh
lá cây - trắng - đỏ này.
Về sau khi lá cờ ba màu được sử dụng làm quốc kỳ Italy, các màu sắc của nó đã
được mang nhiều ý nghía mới. Có người cho rằng, màu xanh lá cây tượng trưng
cho đồng bằng xanh tươi, màu trắng cho những ngọn núi tuyết phủ và màu đỏ
cho máu của những chiến sĩ ngã xuống vì nền độc lập của tổ quốc. Nhưng một
số khác lại dựa trên những phẩm hạnh tôn giáo: màu xanh lá cây tượng trưng
cho hy vọng, màu trắng cho niềm tin còn màu đỏ thể hiện lòng nhân ái.

1.35.Cộng hòa SÉC

Quốc kỳ Cộng hòa Séc cũng là quốc kỳ của Tiệp


Khắc cũ trước kia. Sau sự giải thể của Tiệp Khắc, lá
cờ Tiệp Khắc vẫn được giữa làm lá cờ của Cộng hòa
Séc trong khi Slovakia chuyển sang sử dụng một lá
cờ mới.
Lá cờ của Cộng hòa Séc có tỉ lệ 2:3. Màu trắng và màu đỏ trên lá cờ là hai màu
sắc của lá cờ Bohemia, vùng ở miền tây Cộng hòa Séc ngày nay. Lúc đầu lá cờ
gồm hai dải màu nằm ngang bằng nhau trắng và đỏ được sử dụng nhưng do
trùng với hình ảnh quốc kỳ Ba Lan nên có thêm một hình tam giác màu xanh lam
được thêm vào năm 1920, tượng trưng cho xứ Moravia. Lá cờ chính thức được
công nhận là quốc kỳ của Tiệp Khắc bởi Hội đồng Quốc gia Tiệp Khắc vào ngày
30 tháng 3 năm 1920.
1.36.Phần Lan

Lớp 06CQD1 28
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Quốc kỳ Phần Lan, còn được gọi là Siniristilippu ("cờ


chữ thập xanh") xuất hiện lần đầu vào đầu thế kỉ 20. Lá
cờ này chính thức được công nhận là quốc kỳ của
nước Cộng hòa Phần Lan vào năm 1918. Chữ thập Bắc Âu trên lá cờ gợi sự liên
hệ gần gũi với 4 quốc gia Bắc Âu láng giềng khác là Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy
và Iceland. Những màu sắc trên lá cờ biểu hiện các đặc điểm thiên nhiên của đất
nước này. Màu xanh lam tượng trưng cho bầu trời và sông hồ, còn màu trắng
tượng trưng cho tuyết và những đêm trắng, một hiện tượng thiên nhiên thường
thấy vào mùa hè tại Phần Lan.
1.37. Anh

Tuy là một quốc gia nhưng Vương Quốc Anh (United King Kingdom of Great
Britain) lại có đến năm lá cờ khác nhau:
Cờ Tô Cách Lan: Thánh Giá chéo màu trắng, biểu hiệu
của thánh Andrew - quan thầy của Tô Cách Lan, trên nền
xanh dương.
Cờ Anh Quốc: Thánh Giá màu đỏ, biểu hiệu của thánh
George - quan thầy của Anh Quốc, trên nền trắng.

Cờ Bắc Ái Nhĩ Lan: Thánh Giá chéo màu đỏ, biểu hiệu
của thánh Patrick - quan thầy của Ái Nhĩ lan, trên nền trắng.

Cờ xứ Wales: Con rồng đỏ trên nền trắng & xanh lá cây

Cờ Liên Hiệp: là quốc kỳ chính thức của Vương Quốc


Anh Cát Lợi.
Lá quốc kỳ này đã trải qua nhiều biến đổi tùy theo từng
giai đoạn lịch sử. Năm 1603 vua James VI của Tô Cách Lan
đã thống nhất được Anh Quốc và Tô Cách Lan lại với nhau và xưng là Vua James
I của Anh Quốc. Do đó, Liên Hiệp Anh Quốc & Tô Cách Lan (Union of England
and Scotland) được thành hình. Năm 1606, Cờ Liên Hiệp (Union Flag) ra đời do
sự kết hiệp của của cờ Anh Quốc và cờ Tô Cách Lan lại với nhau. Có lẽ từ đó nó
thường được gọi là Union Jack (Cờ cắm ở mũi tàu để chỉ quốc tịch) vì đó là lá cờ
thường thấy nhất trên các con tàu thời Anh Quốc gần như làm bá chủ các đại

Lớp 06CQD1 29
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

dương. Ðến năm 1801, theo hiệp ước Anh-Ái mới được ký kết, Liên Hiệp Anh
Quốc & Ái Nhĩ Lan (Union of England and Ireland) ra đời, và Cờ Liên Hiệp được
mang thêm Thánh Giá chéo đỏ hơi được thu nhỏ của Bắc Ái Nhĩ Lan để thành lá
cờ như hiện nay.
Sự vắng mặt của cờ xứ Wales trên Cờ Liên Hiệp là do xứ Wales đã bị sát
nhập vào Anh Quốc trong những năm Cải Cách (1536-43). Tuy Cờ Liên Hiệp nhìn
có vẻ cân đối, nhưng khi thượng kỳ cần chú ý là phần có Thánh Giá chéo trắng
lớn hơn ở phía trên sẽ là phần gần cột cờ / dây cờ hơn.
1.38. Úc

Góc trái của lá cờ là hình lá cờ Anh (Union Jack) thu nhỏ,


hàm ý là nước Úc dù thế nào đi nữa cùng là một phần
của mẫu quốc Anh, nằm trong khối liên hiệp Anh. Bên
dưới lá cờ Úc có một ngôi sao màu trắng có 7 cánh biểu
tượng cho 6 tiểu bang và các lãnh thổ. Thoạt đầu ngôi sao nầy chỉ có 6 cánh,
nhưng sau đó nước Úc có thêm các lãnh thổ, nên nhà phác họa phải vẽ lại ngôi
sao có 7 cánh vào năm 1908. Bên phải của lá cờ Úc là ngôi sao Thập Tự phương
nam (Southern Cross) mà đêm về thường xuất hiện trên nền trời nước Úc, ngôi
sao mà người Việt gọi là Nam Tào, đối diện với sao Bắc Đẩu ở phía bắc mà lúc
còn ở quê nhà chúng ta thường thấy. Nền cờ màu xanh nước biển, vì Nước Úc là
một hải đảo lớn nhất thế giới, bao quanh quanh quốc gia nầy là biển cả mênh
mông.

Có một ý nghĩa tiềm ẩn trong lá cờ nầy mà ít ai để ý là trên lá cờ Úc là sao


thập tự phương nam (Southern Cross) có ngôi sao lớn hình thập tự và ngôi sao
nhỏ ở giữa, biểu tượng cho Chúa Cứu Thế Jêsus hai ngàn năm trước đã bị treo
mình trên cây thập tự để cứu nhân loại ra khỏi tội lỗi và khỏi án phạt đời đời trong
hỏa ngục. Khi chúng ta ăn mừng lễ Quốc Khánh của nước Úc, chúng ta cũng có
dịp nhìn lại lá cờ của quốc gia nầy, một quốc gia tôn thờ Chúa, một đất nước đặt
luật pháp của mình trên quyển Thánh Kinh.

Quốc huy:

Là hình ảnh của hai loài vật chỉ có ở Châu Úc – Chuột túi
và chim KiWi. Nhắc đến chúng ai cũng nghĩ ngay đến nước
Úc.

1.39.Nga

Là một lá cờ gồm ba dải màu nằm ngang bằng nhau, màu


trắng ở trên cùng, màu xanh lam ở giữa và màu đỏ ở dưới.
Lá cờ này xuất hiện từ thời Đế quốc Nga. Trong khoảng thời
gian 1917-1991, nước Nga sử dụng các lá cờ màu đỏ mang
các biểu tượng cộng sản. Năm 1991, Liên Xô sụp đổ, Lá cờ

Lớp 06CQD1 30
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

ba trắng-lam-đỏ lại trở thành quốc kỳ của Liên bang Nga (có một lần sửa đổi vào
năm 1993).
Quốc huy mới của nước Nga chính thức được thông qua tháng 12/2000. Hiện,
quốc huy giống như của một nhà nước quân chủ với tất cả
những chi tiết đại diện cho quyền lực của Sa hoàng được phục
hồi. Song nó lại là biểu tượng cho một chế độ cộng hoà liên
bang.
Chú đại bàng hai đầu được mô phỏng trên một chiếc khiên màu
đỏ mũi hướng xuống dưới. Chú đại bàng mang trên đầu hai
vương miện nhỏ và một vương miện lớn. Cả ba vương miện
được bao quanh bởi một dải ruy băng. Ở móng phải của đại bàng có một cây gậy
và bên trái là quả cầu. Trên ngực đại bàng lại có một chiếc khiên mang hình quốc
huy Nga - một kỵ sĩ bằng bạc trong chiếc áo choàng xanh ngồi trên lưng con
ngựa bạc đang giết một con rồng đen bằng chiếc giáo bạc.
Hình ảnh này có thể được hiểu như sau: Nga vẫn được bảo vệ bởi Chúa ba ngôi,
đặt niềm tin vào Chúa trời, Sa hoàng và tổ quốc. Nga đặt trọng tâm vào việc
thống nhất lãnh thổ, ngoài ra không có gì khác. Nga tuân thủ theo luật pháp và
công lý trong trật tự thế giới, thể hiện bởi trật tự của ruy băng. Nga không đe doạ
các nước khác. Những ý định của Nga trong sáng như bạc, quân đội Nga tuân
thủ các nguyên tắc chân chính như màu xanh và mũi giáo hướng xuống dưới
nhằm chống lại mọi tội ác xấu xa của loài người.
Với tất cả những ý nghĩa ấy, quốc huy của nước Nga tượng trưng cho lời thề của
quân đội và lời cầu nguyện của người Nga.

Lá cờ của đế quốc Nga Lá cờ của Đế quốc


Lá cờ của Đế quốc Lá cờ của Đế quốc
1699 - 1858 Nga 1914-1917
Nga 1858-1883 Nga 1883-1917

Lá cờ của Cộng hòa


Lá cờ của Lá cờ Liên bang Nga
Liên bang Xã hội Chủ
CHLBXHCN Nga (từ 1993 đến nay)
nghĩa Nga 1918-1937

Lớp 06CQD1 31
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

2. PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
2.1. Việt Nam

 Phong tục Việt Nam

Lễ cưới hỏi

 Lễ vấn danh

"Lễ vấn danh" là lễ nhà trai đến nhà gái để hỏi tên tuổi cô gái, ngày nay gọi là
lễ "Chạm ngõ" hay là lễ "Dạm" (có nơi kiêm cả lễ dạm và hỏi cùng một lúc gọi là
lễ dạm hỏi). Truyện Kiều có câu "Tiện đưa canh thiếp trước cầm làm ghi". "Canh
thiếp" là giấy ghi họ tên, tuổi, quê quán, con ai.

Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, ở nhiều vùng nông thôn, con gái từ khi
sinh đến khi lấy chồng vẫn chưa đặt tên, nếu như gia đình không cho con gái đi
học. Con gái không cần vào sổ họ, sổ làng, không đi học nên cũng không cần dặt
tên vội. ở trong nhà con gái mới sinh ra được gọi là con Hĩm, con Mực, con Chắt
em...Trong nhà gọi tên gì thì xóm giềng gọi theo tên đó. Đến làm lễ vấn danh, ông
bác hoặc bố mới đặt cho cái tên để ghi trong giấy hôn thú, có khi chính người
mang tên cũng không biết mình mang tên gì trong giấy hôn thú, vì khi về nhà
chồng lại gọi theo tên chồng, khi có con gọi theo tên con, có cháu đích tôn gọi
theo tên cháu. Lễ vấn danh không phải để hỏi tên mà chủ yếu là hỏi tuổi, để hai
họ quyết định đôi nam nữ hợp tuổi nhau thì lấy được nhau, tuổi xung khắc thì
thôi.

Trong hôn nhân xưa chỉ chú trọng có môn đăng hộ đối hay không, có hợp tuổi
hay không, gia đình nào thận trọng mới tìm hiểu kỹ "Công, dung, ngôn, hạnh"
(thường là các gia đình gia giáo). Chẳng những các chàng trai, trước khi cưới
chưa biết mặt vợ, mà có những ông bố chồng là người chủ động đi hỏi dâu cũng
không biết mặt con dâu, do đó trong gia đình sau này mới xảy ra nhiều chuyện
oái oăm:

-"Cảm ơn ông bà thương đến, tôi xin đồng ý gả, nhưng xin thưa chuyện trước:
con tôi mồm mép chẳng bằng ai!"

Tưởng như vậy là mình tìm được con dâu hiền hậu, không đanh đá chua
ngoa, ai ngờ cưới về mới biết con dâu sứt môi!. Nhưng đã nhỡ việc, biết tính
sao?

Lại có trường hợp đánh tráo: Khi đi hỏi thì cho thằng em nhanh nhẹn và "sạch
mặt" hơn đóng vai chàng rể, đến khi cưới thì lại cưới cho thằng anh đần độn, xấu

Lớp 06CQD1 32
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

xí. "Miếng trầu để dâu nhà người", biết tính sao đây? Dầu sao cũng mang tiếng
một đời chồng.

 Lễ lại mặt

Lễ thành hôn, tơ hồng, hợp cẩn xong xuôi, hai vợ chồng tân hôn trở về nhà
gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên ông bà cha mẹ, đi chào họ hàng thân nhân bên
nhà gái sau đó đón bố mẹ và vài thân nhân sang nhà chú rể. Kể từ buổi đó, mẹ
cô dâu mới chính thức tới nhà chú rể và nhà thông gia, vì trong lễ cưới, mẹ cô
dâu (có nơi cả bố) không đi đưa dâu. Lễ lại mặt thường tiến hành vào ngày thứ
hai hoặc thứ tư sau ngày cưới (gọi là nhị hỷ hoặc tứ hỷ) tuỳ theo khoảng cách xa
gần và hoàn cảnh cụ thể mà định ngày. Thành phần chủ khách rất hẹp, chỉ gói
gọn trong phạm vi gia đình.

Phỏng theo tục cổ Trung Quốc: nếu trong lễ lại mặt, có cái thủ lợn cắt lỗ tai tức
là ngầm báo với nhà gái rằng nhà trai trả lại, vì con gái ông bà đã mất trinh (Đêm
tân hôn có lót giấy bản, gọi là giấy thám trinh, để xem người con gái còn trinh tiết
hay không. Nếu còn trinh thì trên giấy bản sẽ có mấy giọt máu. Mã Giám Sinh sau
khi cưỡng ép phá trinh nàng Kiều xong dùng "Nước vỏ Lựu", "Máu mào gà" hòng
lường gạt làng chơi tưởng nhầm là Kiều vẫn còn trinh).

Trường hợp hai nhà xa xôi cách trở, ông già bà lão thì nên miễn cho nhau, cô
dâu chú rể nếu bận ông tác cũng nên được miễn thứ. Nếu điều kiện cho phép thì
nên duy trì, vì lễ này mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp:

-Nhắc nhủ con đạo hiếu, biết tạ ơn sinh thành, coi bố mẹ vợ cũng như bố mẹ
mình.

-Thắt chặt và mở rộng mối quan hệ thông gia, họ hàng ngay từ buổi đầu, tình
cảm được nhân đôi.

- Hai gia đình cùng trao đổi rút kinh nghiệm về việc tổ chức hôn lễ và bàn bạc
về trách nhiệm của hai bên bố mẹ trong việc tác thành cuộc sống cho đôi trẻ
trong tương lai.

 Lễ xin dâu

Lễ này rất đơn giản: Trước giờ đón dâu, nhà trai cử một hai người, thường là
bà bác, bà cô, bà chị của chú rể đưa một cơi trầu, một be rượu đến xin dâu, báo
trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến, để nhà gái sẵn sàng đón tiếp.

Phong tục này có nhiều ý nghĩa hay:

Lớp 06CQD1 33
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Mặc dù hai gia đình đã quy ước với nhau từ trước về ngày giờ và thành phần
đưa đón rồi, nhưng để đề phòng mọi sự bất trắc, mọi tin thất thiệt, nên mới định
ra lễ này, biểu hiện sự cẩn trọng trong hôn lễ.

Thời gian này chú rể và cha mẹ chú rể rất bận rộn không thể sang nhà gái,
nên nhờ người đại diện sang báo trước như bộ phận "Tiền trạm".

Để trong trường hợp vạn nhất hoặc do thời tiết, hoặc do trở ngại giao thông,
gần qua giờ quy ước mà đoàn đón dâu chưa đến, nhà gái biết để chủ động làm lễ
gia tiên hoặc phái người sang nhà trai thăm dò.

Trường hợp hai gia đình cách nhau quá xa hoặc quá gần, hai gia đình có thể
thoả thuận với nhau miễn là bớt lễ này, hoặc nhập lễ xin dâu và đón dâu làm một.

Cách nhập lễ xin dâu và đón dâu tiến hành như sau:

Khi đoàn đón dâu đến ngõ nhà gái, đoàn còn chỉnh đốn tư trang, sắp xếp lại ai
đi trước, ai đi sau, trong khi đó một cụ già đi đầu họ cùng với một người đội lễ
(một mâm quả trong đựng trầu cau, rượu... )vào trước,đặt lên bàn thờ, thắp
hương vái rồi trở ra dẫn toàn đoàn vào làm lễ chính thức đón dâu. Lễ này phải
tiến hành rất nhanh. Thông thường nhà gái vái chào xong, chủ động xin miễn lễ
rồi một vị huynh trưởng cùng ra luôn để đón đoàn nhà trai vào.

 Sự tích tơ hồng

"Tơ hồng Nguyệt lão thiên tiên" dựa theo tích Vi Cố gặp ông lão trong một
đêm trăng, ngồi kiểm sách hướng về phía mặt trăng, sau lưng có cái túi đựng đầy
dây đỏ. Ông lão bảo cho biết đây là những văn thư kết hôn của toàn thiên hạ.
Còn những dây đỏ để buộc chân những đôi trai gái sẽ thành vợ thành chồng. Một
hôm, Vi Cố vào chợ gặp một bà già chột mắt ẵm đứa bé đi qua. Bỗng ông già lại
hiện lên cho biết đứa bé kia sẽ là vợ anh. Vi Cố giận, bảo đày tớ tìm giết đứa bé
ấy đi. Người đầy tớ lẻn đâm đứa bé giữa đám đông rồi bỏ trốn. Mười bốn năm
sau, quan Thứ Sử Trương Châu là Vương Thái gả con gái cho Vi Cố. Người con
gái dung nhan tươi đẹp, giữa lông mày có đính một bông hoa vàng. Vi Cố gạn
hỏi, vợ mới bảo: Thuở còn bé, một bà vú họ Trần bế vào chợ bị một tên cuồng tặc
đâm phải. Vi Cố hỏi: Có phải bà vú đó chột mắt không? người vợ bảo: Đúng thế!
Vi Cố kể lại chuyện trước, hai vợ chồng càng quý trọng nhau cho là duyên trời
định sẵn.

Mẩu chuyện vui: Tình yêu làm cho con người lú lẫn.

..."Tâu Thượng đế, theo hạ thần thì thượng đế không cần đòi lại trí khôn của
con người. làm như thế không khỏi mang tiếng là trời nhỏ nhen. Điều mà thượng
đế nên làm là hạn chế trí khôn của con người."

Lớp 06CQD1 34
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

-"Bằng cách nào"?

-"Chỉ có tình yêu-Không có gì làm con người lú lẫn đi như trong tình yêu. Trời
chỉ cần phái một vị thần mang vòng dây xuống trần, cứ đôi trai gái nào ở gần
nhau thì quăng cho một vòng. Người nào càng thông minh thì cần quăng thêm
cho nhiều vòng. Con người chỉ luẩn quẩn trong những vòng ấy mà chẳng bao giờ
nghĩ tới chuyện lên quấy nhiễu nhà trời nữa".

Trời khen "Thật là diệu kế"!, bèn truyền cho ông tiên già mang những chiếc
vòng của trời xuống trần gian.

Từ ngày bị ông tiên già khoác vào người mình những vòng dây tình ái, con
người chỉ luẩn quẩn với nhau, không còn nghĩ tới chuyện đánh nhau với trời nữa.
Ông tiên già ấy được gọi là ông "Tơ" .

 Bánh su sê hay bánh phu thê?

Trong lễ cưới có nhiều lễ vật, nhưng không thể thiếu bánh "Su sê", nguyên
xưa là bánh "Phu thê", một số địa phương nói chệch thành bánh "Su sê".

Bánh su sê làm bằng bột đường trắng, dừa, đậu xanh và các thứ hương ngũ
vị, nặn hình tròn, bọc bằng hai khuôn hình vuông úp lại với nhau vừa khít, khuôn
làm bằng lá dừa, lá cau hoặc lá dứa, vỏ để nguyên không luộc để giữ màu xanh
thắm.

Sở dĩ gọi là bánh phu thê (chồng vợ) vì đó là biểu tượng của đôi vợ chồng
phận đẹp duyên ưa: vuông tròn, trong trắng mềm dẻo, ngọt ngào, thơm tho, xanh
thắm, đồng thời cũng là biểu tượng của đất trời (trời tròn, đất vuông) có âm
dương ngũ hành: Ruột trắng, nhân vàng, hai vỏ xanh úp lại buộc bằng sợi dây
hồng.

 Tiền nạp theo (hay treo)

Tiền "cheo" là khản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái. Trai gái cùng
làng xã lấy nhau cũng phải nạp cheo song có giảm bớt. Xuất xứ của lệ "Nạp
cheo" là tục "Lan nhai" tức là tục chăng dây ở dọc đường hoặc ở cổng làng. Đầu
tiên thì người ta tổ chức đón mừng hôn lễ, người ta chúc tụng, có nơi còn đốt
pháo mừng. Để đáp lễ, đoàn đưa dâu cũng đưa trầu cau ra mời, đưa quà, đưa
tiền biếu tặng. Dần đần có những người làm ăn bất chính, lợi dụng cơ hội cũng
chăng dây, vòi tiền, sách nhiễu, trở thành tục lệ xấu. Vì thói xấu lan dần, gây
nhiều cản trở, triều đình phải ra lệnh bãi bỏ. Thay thế vào đó, cho phép làng xã
được thu tiền cheo. Khi đã nạp cheo cho làng, tức là đám cưới được làng công
nhận có giấy biên nhận hẳn hoi. Ngày xưa, chưa có thủ tục đăng ký kết hôn, thì
tờ nạp cheo coi như tờ hôn thú. Nạp cheo so với chăng dây là tiến bộ. Khoản tiền
cheo này nhiều địa phương dùng vào việc công ích như đào giếng, đắp đường,
Lớp 06CQD1 35
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

lát gạch, xây cổng làng...Nhưng nhiều nơi chỉ cung đốn cho lý hương chè chén.
Đã hơn nửa thế kỷ, lệ này bị bãi bỏ rồi.

Giao tiếp

 Xưng hô

Vấn đề này thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học, giáo dục học, nhưng dính dáng nhiều
đến phong tục cổ truyền. Mới nghe tưởng đơn giản quá, đứa bé lên ba cũng biết.
Quả vậy, trẻ con vừa học nói đã được cha mẹ, anh chị bày cho cách xưng hô, thế
nhưng đến lớn đến già vẫn còn sai sót. Nhiều khi chỉ vì một sai sót nhỏ trong các
xưng hô mà gây nên thành kiến nặng nề.

Đối với các nước khác châu á, đại từ nhân xưng có 3 ngôi: Người nói, người
nghe và người, vật, sự việc được đề cập đến trong câu nói. Chỉ có sáu từ cơ bản
nếu dịch mộc mạc ra tiếng Việt là: tao, mày, nó, chúng nó, chúng tao, chúng mày.

Ví dụ: "Bố mẹ cháu bảo cháu đưa ba cháu sang thăm hai cụ". Câu này nếu
dịch từ đối ra tiếng nước ngoài thì như sau: "Chúng nó bảo tao đưa nó sang gặp
chúng mày".
ở Việt Nam ta đã quen từ nhỏ, đáng tuổi ông thì gọi là ông, đáng tuổi bác thì
gọi là bác không đươc "mày tao chí tớ", "cá mè một lứa". Chúng ta nên thông
cảm với người nước ngoài học tiếng Việt. Đại từ nhân xưng tiếng Việt rất đa dạng
phong phú nhưng cũng rất phúc tạp, điều khó khăn phức tạp nhất là, ngay trong
đại từ nhân xưng của ta đã mang sắc thái tình cảm, thể hiện sự yêu thương tức
giận, kính trọng, khinh ghét, khách sáo, thân mật...

Trong cách xưng hô của ta có phân biệt tôn ti trật tự rõ ràng. Cháu bé hỏi rằng:
Tại sao ông bảo cháu thưa bẩm, thế mà cháu gọi ông ông lại không thưa bẩm
cháu. Cháu cũng không hiểu sao cha mẹ gọi con thì gọi thằng Giáp con ất được
còn con gọi tên cha mẹ thì không được. Tại sao ông chú già rồi lại còn gọi là "ông
trẻ".

Cách dùng từ để xưng hô của ta còn tuỳ thuộc vào mức độ thân sơ giữa
người nói và người nghe. Ví dụ, thật thân tình bạn bè gọi nhau bằng mày tao, hắn
thì quí; gọi nhau bằng thưa quí anh hoặc bằng ông thì coi như giễu cợt kích bác
nhau. Ngược lại, mới quen biết sơ sơ mà mày tao thì coi như bất lịch sự, đôi khi
nghe bực mình bỏ đi không thèm trả lời. Cụ già và Lão già đồng nghĩa nhưng khi
nói "Tôi hỏi cụ già" thì rất khác "Tôi hỏi lão già". Cũng có trường hợp "lão" chưa
hẳn đã già, mà là cách gọi thân mật.

Nếu có quan hệ họ nội, họ ngoại thì gọi theo quan hệ thân thuộc gắn bó tình
thân thiết hơn; mặc dầu ít tuổi hơn mình nhưng ngang hàng cha mẹ mình thì gọi

Lớp 06CQD1 36
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

bằng chú, bác, cô, dì theo đúng vai vế trong họ. Ngược lại, đối với người đã lớn
tuổi mặc dầu là bậc cháu nhưng để cho khỏi "chướng" nên gọi bằng anh, ông,
bác ông... Coi như gọi thay con, cháu mình, như vậy thanh nhã và lịch sự hơn.

Thuần tuý quan hệ xã hội, không có quan hệ họ hàng nhưng theo phép xã giao
"trưởng nhất tuế vi huynh, trưởng thập tuế vi phụ" (hơn một tuổi làm anh, hơn
mười tuổi làm cha), tức là tôn lên ngang bằng với cha mà gọi chú, bác. Đây là
phép tôn xưng.

 Cách ứng xử

Người Việt Nam chúng ta cũng là một dân tộc rất xem trọng phong cách trong
giao tiếp. Từ việc tiếp khách tại tư gia cho đến các cuộc hội họp đều đòi hỏi sự
tinh tế lịch thiệp ở cả chủ lẫn khách. Chúng ta có thể liệt kê ra một số điều cần
nắm rõ trước những buổi gặp gỡ với đối tác Việt Nam

• Tránh biểu lộ tình cảm thân thiện với người khác giới.

• Không được xoa tay lên đầu người khác.

• Khi đưa hay chuyển bất kỳ vật gì đều phải dùng 2 tay.

• Không được chỉ trỏ bằng ngón tay, khi muốn hướng người nghe quan
sát theo hướng mình muốn đề cập phải dùng cả bàn tay.

• Không được chống nạnh khi đứng nói chuyện.

• Không nên khoanh tay trước ngực.

• Không được chuyền vật gì qua đỉnh đầu của người khác.

• Không được chạm vai khi gặp mặt.

• Không được vô tư động chạm đến người khác phái.

• Nếu ở bãi biển thì nam giới nên mặc quần short.

• Khi tham dự các buổi tiệc:

• Nếu bạn được mời đến nhà của người Việt bạn nên:

Lớp 06CQD1 37
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

• Mang theo trái cây bánh kẹo để làm quà.

• Các món quà nên được gói ghém cẩn thận bằng giấy màu.

• Không được trao khăn tay, những vật có màu vàng, đen và hoa cúc.

Cư xử trên bàn ăn:

• Không được tự do ngồi vào bàn cho đến khi bạn được hướng dẫn chỗ
ngồi.

• Bạn nên ngồi vào bàn sau khi những người lớn hơn đã ngồi vào bàn.

• Khi chuyền những đĩa thức ăn phải dùng cả 2 tay.

• Đũa phải được đặt trên bàn ăn cạnh chén khi bạn nghỉ tay chờ phục vụ
món kế tiếp hay dừng đũa khi tay bạn phải nâng ly.

• Dùng muỗng bằng tay trái với món soup.

• Cố gắng dùng hết những gì có trong đĩa của mình, không để sót.

• Khi đã ăn xong, đũa phải đặt trên miệng chén.

• Che miệng khi xỉa răng.

Nghi thức trong kinh doanh:

• Những cuộc hẹn nên được thỏa thuận trước vài tuần.

• Cách tốt nhất để sắp xếp cuộc hẹn là thông qua đại diện hay chính các
thông dịch viên của bạn.

• Phải đến cuộc hẹn đúng giờ.

• Ăn mặc lịch sự.

• Hãy bắt đầu và kết thúc cuộc hẹn bằng 1 cái bắt tay thân thiện, nhưng chỉ
đối với người cùng giới.

Lớp 06CQD1 38
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

• Một vài người Việt Nam có thói quen dùng cả 2 tay khi bắt tay, tay trái sẽ
đặt trên cổ tay phải.

• Nếu bạn là nam giới, phải đợi người phụ nữ chủ động trong việc bắt tay,
nếu không thì chỉ gật đầu chào.

• Name card nên được trao đổi vào đầu cuộc gặp và được trao bằng cả 2
tay. Khi cầm name card của đối tác thì cần tỏ ra trân trọng, quan tâm và tỏ
ra bạn đang đọc thật cẩn thận từng chi tiết, không được liếc nhìn rồi cất
vào túi.

• Người có chức vụ cao hơn sẽ được ưu tiên vào phòng họp trước.

• Mối quan hệ có tính quan trọng rất cao trong đối tác kinh doanh. Cần phải
bỏ nhiều thời gian để xây dựng các mối quan hệ vững mạnh với cả các cá
nhân lẫn công ty. Tất cả cá buổi gặp mặt lần đầu tiên chỉ nên dừng lại ở
mức là 2 bên muốn tìm hiểu lẫn nhau.

• Việc quà biếu sau các cuộc gặp là rất quan trọng nhưng không được quá
lớn hay đắt tiền. Những món quà như logo công ty của bạn hay những
món quà đặc trưng cho quốc gia của bạn là rất ý nghĩa.

Tang lễ

 Thời gian để tang

Việc để tang ở nước ta chia ra đại tang và tiểu tang. Về tiểu tang có 4 bậc, đại
tang chỉ có 1 bậc. Đại tang và tiểu tang gồm tất cả 5 bậc, gọi là ngũ phục.

1. Đại tang: để tang 3 năm.

Thời gian để đại tang là 3 năm, nhưng trên thực tế, người ta chỉ để đại tang có 27
tháng. Trong thơ bà Hồ Xuân Hương cũng đã nói tới điều này. Khi ông Phủ Vĩnh
Tường mất, bà làm bài thơ để khóc ông ta trong đó có hai câu nói về việc để
tang: "Hai bảy tháng trời là mấy chốc,/ Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ơi!"

Lớp 06CQD1 39
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Đại tang dành cho con để tang cha mẹ ruột và cha mẹ nuôi, nàng dâu để tang
cha mẹ chồng, vợ để tang chồng, cháu đích tôn thừa trọng (thay cha khi cha mất)
để tang ông bà, và chắt thừa trọng (thay cha và ông khi cha và ông đều mất) để
tang cụ ông cụ bà.

2. Tiểu tang

Theo tục lệ, tiểu tang có nhiều loại với tên khác nhau và thời gian để tiểu tang
cũng khác nhau tùy theo thân sơ.

a. Cơ niên: để tang một năm

Để tang một năm còn gọi là cơ niên. Để tang một năm dành cho cha mẹ để tang
cho con trai, con dâu trưởng, và con gái (chưa đi lấy chồng); chồng để tang cho
vợ; con rể để tang cho cha mẹ vợ; anh em và chị em (chưa đi lấy chồng) kể cả
anh chị em cùng cha khác mẹ để tang cho nhau; em để tang cho chị dâu trưởng;
cháu trai và cháu gái (chưa đi lấy chồng) để tang cho ông bà nội; cháu để tang
cho chú bác ruột và cô ruột (chưa đi lấy chồng); cháu dâu để tang cho ông bà nhà
chồng.

b. Đại công: để tang 9 tháng

Để tang 9 tháng còn gọi là đại công. Để tang 9 tháng dành cho cha mẹ để tang
con gái (đã đi lấy chồng) và con dâu thứ; chị em ruột (đã đi lấy chồng) để tang
cho nhau; anh em con chú con bác ruột để tang cho nhau; chị em con chú con
bác ruột (chưa đi lấy chồng) để tang cho nhau.

c. Tiểu công: để tang 5 tháng

Để tang 5 tháng còn gọi là tiểu công. Để tang 5 tháng dành cho anh chị em cùng
mẹ khác cha để tang cho nhau; chị em con chú con bác ruột (đã đi lấy chồng) để
tang cho nhau; con để tang cho dì ghẻ; cháu để tang cho ông chú, bà bác, và bà
thím; cháu để tang cho bà cô (chưa đi lấy chồng), chú họ, bác họ, thím họ, cô họ
(chưa đi lấy chồng), ông bà ngoại, cậu, và dì ruột; và chắt để tang cho cụ ông cụ
bà bên nội.

d. Ti ma: để tang 3 tháng

Để tang 3 tháng còn gọi là ti ma. Để tang 3 tháng dành cho cha mẹ để tang cho
con rể; con cô con cậu và đôi con dì để tang cho nhau; cháu để tang cho ông chú
họ, ông bác họ, bà cô họ (chưa đi lấy chồng), bà cô (đã đi lấy chồng), và cụ cô
(chưa đi lấy chồng); chắt để tang cho cụ chú cụ bác; và chút để tang cho kỵ ông
kỵ bà bên nội.

Lớp 06CQD1 40
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Chúng ta nhận thấy một điều nổi bật nhất trong việc để tang của người Việt là
quan niệm "trọng nam khinh nữ," chẳng hạn như thời gian vợ để tang chồng là 27
tháng, tức là đại tang. Còn chồng để tang vợ chỉ có một năm và được coi là tiểu
tang mà thôi. Một điều đặc biệt nữa là khi người con gái đã đi lấy chồng thì bị coi
là ngoại tộc, đúng với quan niệm “nữ nhân ngoại tộc" và "dâu là con rể là khách.”
Người đàn bà, nếu đã đi lấy chồng, khi mất đi, được thân nhân để tang một thời
hạn ngắn hơn là lúc chết mà chưa có chồng.

Việc để tang của ta đã thể hiện một nền văn minh lâu đời, có tôn ti trật tự, có
phép tắc hẳn hoi, và thân sơ phân biệt rõ ràng.

Việc để tang cần phải học hỏi và được giáo dục mới biết và thực hiện đúng theo
phong tục được. Nhìn vào việc con cái để tang ông bà hay cha mẹ mà người ta
biết được gia đình đó có giáo dục theo nếp Việt hay không.

Để tiện công ăn việc làm và lo cho đời sống hằng ngày, ngày nay đồ tang phục
chỉ được mặc cho đến khi chôn cất thân nhân xong. Sau đó, người ta đeo một cái
băng màu đen ở tay áo trái rộng độ 10 phân đối với đàn ông trong trường hợp đại
tang, và đeo một miếng vải đen nhỏ bằng đầu ngón tay cái ở nẹp áo trước ngực
hay ở trên mũ trong trường hợp tiểu tang. Còn đàn bà, người ta thường vấn khăn
trắng hay cài miếng vải đen ở trước ngực phía trái khi mặc áo dài.

Giỗ tết, tế lễ

 Tết Đoan Ngọ (Mồng 5 tháng 5)

Ở nước ta, Tết Đoan Ngọ được coi trọng, xếp vào hàng thứ hai sau Tết
Nguyên Đán. Vì vậy các cụ thường nói "Mồng 5 ngày Tết". Học trò tết thầy, còn rể
tết bố mẹ vợ... quanh năm cũng chỉ tập trung vào hai lễ Tết đó.

Tết Đoan Dương còn nhiều tục lưu truyền đến nay; sáng sớm cho trẻ ăn hoa
quả, rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để
giết sâu bọ. Người lớn thì giết sâu bọ bằng cách uống rượu (hoà ít tam thần đơn)
hoặc ăn rượu nếp. Trẻ em giết sâu bọ xong khi còn ngồi trên giường, rồi rửa mặt
mũi, chân tay xong bắt đầu nhuộm móng tay móng chân, đeo chỉ ngũ sắc. Em gái
đến độ tuổi xâu lỗ tai cũng chọn ngày này mà xâu. Vì là đoan ngọ nên lễ cúng gia
tiên phải cúng vào giờ ngọ (buổi trưa). Tục hái thuốc mồng năm cũng bắt đầu từ
giờ ngọ, đó là giờ có dương khí tốt nhất trong cả năm, lá cây cỏ thu hái được
trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, các chứng
âm hư. Người ta hái bất kỳ loại lá gì có sẵn trong vườn, trong vùng, miễn sao đủ
trăm loại, nhiều ít không kể. Tuy vậy, nhân dân ta quen dùng thảo mộc chữa các
chứng bệnh, biết phân biệt loại có độc, chẳng hạn lá ngón, cà độc dược, lá sắn...
dẫu người nặng đầu óc mê tín cũng chẳng dám hái. Ngược lại, các cây cỏ chữa

Lớp 06CQD1 41
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

bệnh thông thường có tác dụng trừ phong ích khí thì hái nhiều hơn như ích mẫu,
ngải cứu, sả, tử tô, kinh giới, lá tre, lá bưởi, cam, chanh, quýt, mít, muỗm, hành,
tỏi, gừng, chè, ổi, trầu không, sài đất, sống đời, bồ công anh, sen, vông, lạc tiên,
nhọ nồi...

 Tết nguyên đán

Nguồn gốc Tết Nguyên Đán, hay nói ngắn hơn là Tết có từ đời Ngũ Đế, Tam
Vương.

Đời Tam Vương, nhà Hạ, chuộng mẫu đen, nên chọn tháng đầu năm, tức
tháng Giêng, nhằm tháng Dần.

Nhà Thương, thích màu trắng, lấy tháng Sửu (con trâu), tháng chạp làm tháng
đầu năm.

Qua nhà Chu (1050-256 trước công nguyên), ưa sắc đỏ, chọn tháng Tý (con
chuột), tháng mười một làm tháng Tết.

Các vua chúa nói trên, theo ngày giờ, lúc mới tạo thiên lập địa: nghĩa là giờ Tý
thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người mà đặt ra ngày tết khác
nhau.

Đến đời Đông Chu, Khổng Phu Tử ra đời, đổi ngày tết vào một tháng nhất
định: tháng Dần.

Mãi đến đời Tần (thế kỷ III trước Công nguyên), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua
tháng Hợi (con lợn), tức tháng Mười.

Cho đến khi nhà Hán trị vì, Hán Vũ Đế (140 trước Công nguyên) lại đặt ngày
Tết vào tháng Dần (tức tháng Giêng) như đời nhà Hạ, và từ đó về sau, trải qua
bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa.

Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống
Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày
thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loại Người và
ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc.

Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng Một cho đến hết ngày mồng
bảy.

Dân tộc ta có nhiều ngày Tết. Tết là cách nói tắt hai chữ lễ tiết. Có Tiết
Thương Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên, Thanh Minh, Đoan Ngọ,
TrungThu... Ngày tết nêu ở đây tức là nói tắt Lễ tiết Nguyên Đán (ngày đầu năm).

Lớp 06CQD1 42
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong
như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ... Từ trẻ đến già ai ai
cũng biết, không nhắc thì thanh thiếu niên cũng mua cho được cành hoa bánh
pháo, nghèo cũng có chiếc bánh chưng, chai rượu. Vì vậy xin miễn liệt kê dài
dòng, để trao đổi một vài phong tục đáng được duy trì phát triển.

• Tống cựu nghênh tân: cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ,
vứt bỏ những thứ rác rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, đình chùa,
đường sá phong quang, tắm giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang
trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng.
• Nhiều gia đình nhắc nhở, dặn dò con cháu từ phút giao thừa trở đi
không quấy khóc, không nghịch ngợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi
bậy, không vứt rác viết vẽ bừa bãi. Cha mẹ, anh chị cũng không quở
mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm
nở dầu lạ dầu quen.
• Đối với bà con xóm giềng dù trong năm cũ có điều gì không hay không
phải, điều nặng tiếng nhẹ hay xích mích gì đều xúy xoá hết. Dầu có
thực lòng hay không nhưng không để bụng, cũng không ai nói khích
bác hoặc bóng gió, ác ý gì trong những ngày đầu năm. Dẫu mới gặp
nhau ít phút trước, nhưng sau phút giao thừa coi như mới gặp, người
ta chúc nhau những điều tốt lành.
• Hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi: ai cũng hy vọng một năm mới tài
lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khỏe tiến bộ, thành đạt hơn năm
cũ. Lộc tự nhiên đến, đi hai lộc (chỉ là một cành non ở đình chùa, ở
chốn tôn nghiêm mang về nhà), tự mình xông nhà hoặc dặn trước
người "Nhẹ vía" mà mình thích đến xông nhà. Bạn nào vinh dự được
người khác mời đến xông thì nên chú ý, chớ có sai hẹn sẽ xúi quẩy cả
năm đối với gia đình người ta và cả đối với bạn. ở thành thị thời trước,
sáng mồng một, có một số người nghèo gánh một gánh nước đến các
gia đình giầu có lân cận và chúc họ "Lộc phước dồi dào". Những người
này được thưởng tiền rất hậu. Nhiều người không tin tục xông nhà
nhưng cũng phải dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới
gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay đổ tại mình "Nặng vía".
Chính vì vậy, đáng lẽ sáng mồng một đông vui lại hoá ít khách, trừ
những nhà đã tự xông nhà, vì tục xông nhà chỉ tính người đầu tiên đến
nhà, từ người thứ hai trở đi không tính.
• Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc Tết. Trước hết con cháu mừng
tuổi ông bà, cha mẹ. Ông bà cha mẹ cùng chuẩn bị một ít tiền để mừng
tuổi cho con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè
thân thích. Lời chúc có ca có kệ hẳn hoi nhưng xem người ta thích nhất
điều gì thì chúc điều đó, chúc sức khoẻ là phổ biến nhất. Chú ý tránh
phạm tên huý gia tiên, tránh nhắc tới lỗi lầm sai phạm cũ, xưng hô hợp
với lứa tuổi và quan hệ thân thuộc. Chúc Tết nhưng người trong năm

Lớp 06CQD1 43
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

cũ gặp rủi ro tai hoạ thì động viên nhau "Của đi thay người", "Tai qua
nạn khỏi", nghĩa là ngay trong cái hoạ cũng tìm thấy cái phúc, hướng
về sự tốt lành. Kể cả đối với người phạm tội vẫn với thái độ nhẹ nhàng,
khoan dung. Nhưng, nhìn chung trong những ngày đầu năm, người ta
kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa.
• Quanh năm làm ăn vất vả, ít có điều kiện qua lại thăm hỏi nhau, nhân
ngày Tết đến chúc mừng nhau, gắn bó tình cảm thật là đặm đà ý vị;
hoặc điếu thuốc miếng trầu, hoặc chén trà ly rượu, chẳng tốn kém là
bao. Hiềm một nỗi, nhiều người còn quá câu nệ, công thức ruờm rà,
không chủ động được kế hoạch. Nhiều vùng nông thôn, hễ đến chúc
Tết nhau nhất thiết phải nâng ly rượu, nếm vài món thức ăn gì đó chủ
mời vui lòng, năm mới từ chối sợ bị giông cả năm.
• Quà Tết, lễ Tết: Bình thường qua lại hỏi thăm nhau có khi cũng có quà,
biểu lộ mối ân tình, nhưng phong tục ta đi lễ Tết vẫn có ý nghĩa hơn,
nhất là đi trước Tết càng quý. Loại trừ động cơ hối lộ quan trên để cầu
danh cầu lợi thì việc biếu quà Tết, tổ ân nghĩa tình cảm là điều đáng
quý. Học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết bố mẹ
vợ... quà biếu, quà Tết đó không đánh giá theo giá thị trường. Nhưng
cũng đừng nên gò bó, câu nệ sẽ hạn chế tình cảm: Không có quà, ngại
không dám đến. Dân tộc ta tuy nghèo nhưng vẫn trọng nghĩa tình, "Lời
chào cao hơn mâm cỗ".
• Lễ mừng thọ: ở các nước Tây Âu thường mừng thọ vào dịp kỷ niệm
ngày sinh, ở ta ngày xưa ít ai nhớ chính xác ngày sinh tháng đẻ nên
vào dịp đầu xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thấp tuần, cửu
tuần... tính theo tuổi mụ. Ngày tết ngày Xuân cũng là dịp mọi người
đang rảnh rỗi, con cháu tụ tập đông vui.
• Cũng vào dịp đầu xuân, người có chức tước khai ẩn, học trò sĩ phu
khai bút, nhà nông khai canh, thợ thủ công khai công, người buôn bán
mở hàng lấy ngày: Sĩ, Nông, Công, thương "Tứ dân bách nghệ" của
dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thôn làm ăn
suôn sẻ, đầu xuân chọn ngày tốt đẹp, bắt tay lao động sớm, tránh tình
trạng cờ bạc, rượu chè, hội hè đình đám, vui chơi quá đà. Sau ngày
mồng một, dù có mãi vui tết, hoặc còn kế hoạch du xuân, đón khách,
cũng chọn ngày "Khai nghề", "Làm lấy ngày". Nếu như mồng một là
ngày tốt thì chiều mồng một đã bắt đầu. Riêng khai bút thì giao thừa
xong, chọn giờ hoàng đạo bắt đầu không kể mồng một là ngày tốt hay
xấu. Người thợ thủ công nếu chưa ai thuê mướn đầu năm thì cũng tự
làm cho gia đình mình một sản phẩm, dụng vụ gì đó (nguyên vật liệu đã
chuẩn bị sẵn). Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ
đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ
phần lớn là đi chơi xuân.
• Cờ bạc: Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con
cháu không được cờ bạc rượu chè nhưng trong dịp tết, nhất là tối 28,

Lớp 06CQD1 44
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

29; gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thì ông bố cho phép vui
chơi, có cả trẻ con người lớn những nhà hàng xóm, những gia đình
thân cận cùng vui. Tam cúc, cơ gánh, cờ nhảy, cờ tướng, kiệu, chắn, tổ
tôm... ai thích trò nào chơi trò ấy. Đế lế khai hạ, tiễn đưa gia tiên, coi
như hết Tết thì xé bộ tam cúc, thu bàn cờ tướng, cất bộ tổ tôm hoặc
đốt luôn khi hoá vàng.

Tóm lại, ngày Tết là ngày tiêu biểu cho truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân
tộc. Giá như phát huy thuần phong mỹ tục đó, từ gia đình ra xã hội, ai ai cũng đối
xử với nhau trên thuận dưới hoà, kính giá yêu trẻ... thì đất nước quê hương sẽ
tươi đẹp, giàu mạnh, bộ máy pháp luật bớt đi bao nhiêu khó khăn.

 Giỗ tổ Hùng Vương

"Dù ai đi ngược về xuôi


Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba"

Hằng năm vào dịp mồng mười tháng ba âm lịch, hàng triệu lượt đồng bào từ
khắp mọi miền trong cả nước về Đền Hùng trẩy hội, thắp hương thơm thành kính
lễ Tổ tiên, tưởng nhớ công đức to lớn của các Vua Hùng dựng nước.

Theo sử cũ và truyền thuyết để lại, nước Văn Lang ta lúc bấy giờ có 15 bộ
lạc Lạc Việt sinh sống chủ yếu ở miền trung du và đồng bằng châu thổ sông
Hồng. Hàng chục bộ lạc Âu Việt sinh sống ở vùng Việt Bắc. Do nhu cầu trị thủy,
chống giặc ngoại xâm và do việc trao đổi kinh tế, văn hóa ngày càng được đẩy
mạnh, giữa các bộ lạc gần gũi nhau về huyết thống có xu hướng tập hợp và
thống nhất với nhau. Trong số các bộ lạc Lạc Việt, có bộ lạc Văn Lang là hùng
mạnh hơn cả, lãnh thổ của bộ lạc này trải dài từ chân núi Ba Vì tới sườn Tam
Đảo. Thủ lĩnh của bộ lạc Văn Lang đã giữ vai trò lịch sử là người đứng ra thống
nhất các bộ lạc Lạc Việt dựng nên nước Văn Lang.

Hùng Vương với Quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (nay là xã
Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ), chia nước ra là 15 bộ (vốn là 15 bộ
lạc trước đó) là:
1. Văn Lang (Bạch Hạc, Phú Thọ)
2. Chu Diên (Sơn Tây)
3. Phúc Lộc (Sơn Tây)
4. Tân Hưng (Hưng Hoá - Tuyên Quang)
5. Vũ Định (Thái Nguyên - Cao Bằng)
6. Vũ Ninh (Bắc Ninh)
7. Lục Hải (Lạng Sơn)

Lớp 06CQD1 45
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

8. Ninh Hải (Quảng Yên)


9. Dương Tuyền (Hải Dương)
10. Giao Chỉ (Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình)
11. Cửu Chân (Thanh Hoá)
12. Hoài Hoan (Nghệ An)
13. Cửu Đức (Hà Tĩnh)
14. Việt Thường (Quảng Bình, Quảng Trị)
15. Bình Văn.
Đứng đầu nước Văn Lang là Hùng Vương. Ngôi Hùng Vương cha truyền con
nối. Hùng Vương đồng thời là người chỉ huy quân sự, chủ trì các nghi lễ tôn giáo.
Dưới Hùng Vương và giúp việc cho Hùng Vương có các lạc hầu, lạc tướng. Lạc
tướng (trước đó là tù trưởng) còn trực tiếp cai quản công việc của các bộ. Kế tục
nhà nước Văn Lang là Quốc gia Âu Lạc, ra đời đầu thế kỷ thứ III trước công
nguyên do Thục Phán thay thế Hùng Vương đứng đầu Nhà nước gọi là Thục An
Dương Vương. Năm 179 trước công nguyên, Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà
Triệu, thời đại Hùng Vương kết thúc. Nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng là
nhà nước phôi thai đầu tiên của Việt Nam, còn rất đơn giản, mặc dù mới hình
thành nhưng đã cố kết được lòng người. Hùng Vương là thủ lĩnh của Việt Nam
thời kỳ bắt đầu dựng nước. Lãnh thổ sinh trưởng đầu tiên của tổ tiên là miền Bắc
Việt Nam. Thời kỳ Hùng Vương là một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử dân
tộc ta. Chính thời kỳ này đã xây dựng nên một nền tảng của dân tộc Việt Nam,
nền tảng văn hoá Việt Nam và truyền thống yêu nước Việt Nam. Từ khối đoàn kết
của toàn thể thành viên của một làng, nhân dân nước Văn Lang, nước Âu Lạc đã
tiến đến khối đoàn kết toàn bộ nhân dân cả nước để một lòng đấu tranh chống
thiên tai, địch hoạ, bảo vệ giống nòi, non sông, đất nước với tinh thần thượng võ
và chiến thuật chiến tranh nhân dân chống ngoại xâm còn lưu truyền mãi đến
muôn đời sau.

Trong thời kỳ bị thực dân Pháp thống trị, nhân dân 18 tỉnh, thành miền Bắc
đã góp 6.000 đồng Đông Dương để đại tu Đền Hùng (từ 1918 đến 1922 thì hoàn
thành) để có các công trình kiến trúc như hiện nay. Những năm sau Cách mạng
Tháng Tám, Chính phủ Lâm thời đã cử Cụ Huỳnh Thúc Kháng, quyền Chủ tịch
nước lên dự Giỗ Tổ năm đầu tiên (1946). Sau 9 năm trường kỳ kháng chiến
chống thực dân Pháp thắng lợi, mặc dù bận trăm công ngàn việc, Bác Hồ vẫn rất
quan tâm đến việc giáo dục các thế hệ con cháu hướng về cội nguồn dân tộc.
Trước khi về Hà Nội, Bác từ Thái Nguyên sang Đền Hùng nghỉ lại một đêm ở Đền
Giếng, sáng ngày 19-9-1954, Bác gặp gỡ các chiến sĩ Đại đoàn 308 (Đại đoàn
Quân Tiên phong) trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội, Bác Hồ đã căn dặn bộ
đội phải ghi nhớ công lao của các Vua Hùng và trách nhiệm của thế hệ hôm nay
trong công cuộc bảo vệ đất nước : "Vua Hùng là người có công dựng nước ta.
Như vậy Vua Hùng chính là Ông Tổ của nước Việt Nam. Uống nước phải nhớ
nguồn. Con cháu thì phải nhớ đến Tổ tiên. Ngày xưa, các Vua Hùng đã có công
dựng nước. Ngày nay, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước! Đó mới chính là
uống nước nhớ nguồn, mới là nhớ Tổ tiên vậy".

Lớp 06CQD1 46
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Do tính chất quan trọng của Khu di tích, năm 1963 Bộ Văn hóa đã xếp hạng
Di tích Quốc gia, năm 1967 Chính phủ quyết định xếp hạng khu rừng Đền Hùng
là Rừng cấm Quốc gia. Từ năm 1969, Ngày Hội Đền Hùng đã thu hút hàng triệu
lượt người đến dự, rồi từ đó nhân dân quyên góp xây dựng công quán, Nhà nước
đầu tư xây dựng Bảo tàng Hùng Vương, xây dựng cơ sở hạ tầng, tôn tạo khu di
tích ngày càng khang trang khiến cho Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng Vương trở thành
tâm thức, lẽ sống của người Việt Nam chúng ta.

Hội Đền Hùng là một lễ hội đặc biệt của dân tộc Việt Nam, người Việt về dự
Giỗ Tổ tỏ lòng kính hiếu tôn trọng Tổ tiên, nhưng cũng để nhân thêm tình yêu
thương con người, xứ sở, niềm tin vào cộng đồng của dân tộc Việt Nam.

Với lòng tôn kính các Vua Hùng, nhiều nơi trong cả nước đã lập đền thờ các
Vua Hùng và vợ con các tướng lĩnh thời Hùng Vương.

Dưới bộ là các công xã nông thôn (bấy giờ có tên gọi là kẻ, chạ, chiềng) với
người đứng đầu là các bộ chính (nghĩa là già làng). Theo ngọc phả Hùng Vương,
có 18 chi Hùng Vương:

1. Chi Càn - Kinh Dương Vương, húy Lộc Tục, tôn dâng miếu hiệu là Hùng
Dương - vị vua viễn tổ, 86 năm (từ 2879 - 2794 trước công nguyên).
2. Chi Khản - Lạc Long Quân, huý Sùng Lãm, thụy hiệu Hùng Hiền - vị vua
cao tổ, 269 năm (từ 2793 - 2525 tr.CN).
3. Chi Cấn - Hùng Quốc Vương, huý Hùng Lân - vị vua mở nước, 282 năm
(từ 2524 - 2253 tr.CN).
4. Chi Chấn - Hùng Hoa Vương, huý Bửu Long, 342 năm (từ 2252 - 1918
tr.CN).
5. Chi Tôn - Hùng Hy Vương, huý Bảo Lang, 200 năm (từ 1912 - 1713 tr.CN).
6. Chi Ly - Hùng Hồn Vương, huý Long Tiên Lang, 2 đời, 80 năm (từ 1712 -
1632 tr.CN).
7. Chi Khôn - Hùng Chiêu Vương, huý Quốc Lang, 5 đời, 200 năm (từ 1631 -
1432 tr.CN).
8. Chi Đoài - Hùng Vi Vương, huý Văn Lang, 5 đời, 80 năm (từ 1431 - 1332
tr.CN).
9. Chi Giáp - Hùng Định Vương, huý Châu Nhân Lang, 3 đời, 80 năm (từ
1331 - 1252 tr.CN).
10. Chi Ất - Hùng Uy Vương, huý Hoàng Long Lang, 3 đời, 90 năm (từ 1251 -
1162 tr.CN).
11. Chi Bính - Hùng Trinh Vương, huý Hưng Đức Lang, 4 đời, 107 năm (từ
1161 - 1055 tr.CN).
12. Chi Đinh - Hùng Vũ Vương, huý Đức Hiền Lang, 3 đời, 86 năm (từ 1054 -
969 tr.CN).
13. Chi Mậu - Hùng Việt Vương, huý Tuấn Lang, 5 đời, 195 năm (từ 968 -
854 tr.CN).

Lớp 06CQD1 47
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

14. Chi Kỷ - Hùng Anh Vương, huý Viên Lang, 4 đời, 99 năm (từ 853 - 755
tr.CN).
15. Chi Canh - Hùng Triệu Vương, huý Cảnh Chiêu Lang, 3 đời, 94 năm (từ
754 - 661 tr.CN).
16. Chi Tân - Hùng Tạo Vương, huý Đức Quân Lang, 3 đời, 92 năm (từ 660 -
569 tr.CN).
17. Chi Nhâm - Hùng Nghi Vương, huý Bảo Quang Lang, 4 đời, 160 năm (từ
568 - 409 tr.CN).
18. Chi Quý - Hùng Duệ Vương, huý Huệ Lang, 150 năm (từ 408 - 258 tr.CN).
Ngay ở Thành phố Sài Gòn xưa cũng có đền thờ Hùng Vương ở Thảo Cầm
Viên được xây dựng vào những năm sau Đại chiến thế giới lần thứ nhất và sau
năm 1954 được đổi tên là Đền Quốc Tổ Hùng Vương, rồi sau 30-4-1975 được gọi
là Đền Hùng Vương thờ các Vua Hùng cùng với các bài vị thờ Tổ tiên bách tính
và lương thần danh tướng. Nơi đây được toàn thể nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh xem là ngôi đền chính thức ở Thành phố thờ các Vua Hùng, nơi để đồng
bào Thành phố tụ họp về dự lễ Giỗ Tổ vào ngày mùng Mười tháng Ba hàng năm.

Năm 1992, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khánh thành Khu
tưởng niệm các Vua Hùng trong khuôn viên Công viên Văn hoá ở Vườn Tao Đàn
với các kiến trúc, hiện vật mô tả sự tích dựng nước và giữ nước của Tổ tiên ta từ
hơn 4 ngàn năm về trước. Thành phố còn xây dựng một Khu Công viên Văn hóa
quy mô hoành tráng trên địa bàn Quận 9 mà trong đó có Đài tưởng niệm các Vua
Hùng rất tráng lệ mang tầm vóc quốc gia. Ngoài ra trên địa bàn Thành phố còn rất
nhiều đền, miếu thờ các Vua Hùng như Đền Hùng Vương ở khu Tân Định Quận
1; Đền Quốc Tổ Hùng Vương ở Quận 4; Đền Quốc Tổ Hùng Vương ở Quận 5;
Đền Hùng Vương ở Quận Phú Nhuận; Tổ đình Quốc Tổ Lạc Hồng ở Quận Gò
Vấp; Miếu Hùng Vương ở Huyện Củ Chi; và ở nhiều quận, huyện khác đều có
các địa điểm để nhân dân hương khói tưởng niệm Tổ tiên mỗi kỳ Giỗ Tổ hàng
năm.

Với truyền thống ấy, nhân dân ta lấy ngày mùng Mười tháng Ba âm lịch hằng
năm làm Ngày Giỗ Tổ để cùng nhau trảy hội Đền Hùng, tưởng nhớ đến cội
nguồn, Tổ tiên của dân tộc Việt Nam theo đúng đạo lý "Uống nước nhớ nguồn"
của dân tộc ta, đúng như câu đối ở cổng Đền Hùng:

"Lăng tẩm tự năm nào, núi Tản sông Đà, non nước vẫn quay về đất Tổ.

Văn minh đang buổi mới, con Hồng cháu Lạc, giống nòi còn biết nhớ mồ
Ông".

Nhằm góp phần giáo dục truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc, phát huy
tinh thần đại đoàn kết toàn dân, tôn vinh công đức các Vua Hùng, bảo tồn và phát
huy di sản văn hoá của dân tộc, Quốc hội khoá XI tại kỳ họp thứ 11 xem xét việc
tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động và nhân dân tham gia Giỗ Tỗ Hùng

Lớp 06CQD1 48
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Vương - thực hiện cho người lao động nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong
Ngày Giỗ Tổ hàng năm, bắt đầu từ năm 2007. Điều này thể hiện sự quan tâm sâu
sắc của Đảng và Nhà nước ta, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, thực hiện
đạo lý uống nước nhớ nguồn cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

Thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ, nhất là trong cuộc vận động "Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", chúng ta luôn nhớ về cội nguồn với
sự trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc, lòng tự hào và niềm kiêu hãnh về Tổ tiên,
nòi giống của mình, từ đó ra sức đóng góp công sức, trí tuệ cùng nhau đoàn kết
dựng xây đất nước Việt Nam ngày càng phồn vinh, giàu mạnh, xứng đáng với
truyền thống Lạc Hồng của Tổ tiên để lại.

Uống trà- một tập tục tao nhã

Chẳng biết từ bao giờ người Việt Nam ta đã coi việc uống trà là một tập tục
tao nhã. Từ nhiều thế kỷ trước đây, ông cha ta đã xem uống trà là thú vui thanh
đạm, tinh tế. Nó có tác dụng di dưỡng tinh thần, kích thích sự gợi mở những suy
tư lắng đọng. Đặc biệt nó còn được sự sủng ái, đón nhận của tầng lớp nho giáo,
sĩ phu, các gia đình quyền quý và tầng lớp trung lưu... lâu dần cách thưởng thức
trà đó đã làm nên một nét vǎn hoá độc đáo

Nó độc đáo ở chỗ không giống với cách uống trà của một số nước trong khu
vực như Trung Quốc, Nhật Bản... Về kỹ thuật, thao tác, chế biến, và cách thưởng
lãm... người Việt Nam có một phong cách khác biệt bởi phụ thuộc vào những yếu
tố như kinh tế, văn hoá xã hội... mang đặc thù riêng

Người xưa cho rằng, vào lúc trời đất còn tranh tối tranh sáng (thời điểm âm
dương giao hoà), uống trà sẽ là cách vận động thần khí một cách khôn ngoan
nhất và có lợi cho sức khoẻ nhất. Không khí trong lành của đất trời lúc ban mai sẽ
làm cho cơ thể con người giảm bớt được những căng thẳng, mệt mỏi của một
ngày làm việc. Uống trà vào lúc này là để giữ cho thần khí được sáng suốt minh
mẫn, đây là thời điểm tĩnh lặng để rồi phát tiết ra cá thần thái linh thiêng, do vậy
sẽ có nhiều ý nghĩ khôn ngoan, đúng đắn nảy sinh...

Để có một chén trà ngon, thì bộ đồ pha trà đóng một vai trò rất quan trọng.
Mỗi bộ đồ trà thường có: 1 ấm, 1 lồng, 1 chuyên, 4 chiếc quân, 1 đĩa thành giầm,
1 khay, 1 hoả lò, 2 ấm đun nước bằng đồng tú. Có lẽ người xưa chỉ khuôn lại cho
4 người dùng trà là tối đa, để hạn chế tạp khách làm mất đi cái ý nghĩa linh
thiêng, tĩnh lặng và tao nhã của bữa trà vì đối tượng thưởng lãm phải là người có
tâm hồn đồng điệu, bậc tri kỷ, cố nhân... Thông thường trong một bữa trà thường
sử dụng " nhất tống tam quân" (1 ấm, 3 chén).

Bộ đồ trà đẹp phải đồng bộ, không lai tạp, nếu là bộ đồ về lịch sử thì phải
cùng theo một điển cố.

Lớp 06CQD1 49
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

- Khay: Chân quỳ, gỗ trắc hoặc khay quả đào gỗ mít. Khay không khảm quý
hơn khay có khảm, loại khảm dùng cho việc cúng lễ. Bát tháo bã, thường là loại
Bạch định, hoặc loại bát cổ có vẽ: Xích Bích hay Quần long. Ấm trà tháo bã rồi,
chỉ được súc nước lã cho sạch, không được kỳ cọ mất cao bám trong thành ấm.

- Bình đựng trà: Bằng sứ hoặc đất nung, nút bằng lá chuối khô.

Song chỉ với bộ đồ trà nói trên thì chưa đủ, muốn "thưởng lãm" trà một cách
nghệ thuật, mỗi mùa trong năm người uống trà đều "thửa riêng" một bộ đồ trà cho
mình. Ví như sang đông (Đông ẩm): Chén và tống dáng khẩu mía, cao thành và
khá dầy có thể nằm gọn trong lòng bàn tay. Hạ ẩm: Chén thấp, choáng, sứ mỏng.
Xuân, thu ẩm: Chén hình quả nhót, quý nhất là Bạch định, nhưng trong chén phải
có chữ, thường thì người ta ghi: "Thành Hoá niên chế", "Khang Hy niên chế". Có
loại ấm không có chữ, thường thì ấm chén thường được vẽ các điển cố có trong
lịch sử.

Có lẽ mỗi một phong cách, mỗi một nét đẹp đều có một bí quyết để có thể
được công nhận. Bí quyết pha trà của ông cha ta quy tụ lại gồm 4 điểm: "Nhất
thuỷ, nhì trà, tam pha, tứ ấm".

Thủy: Là một vấn đề quan trọng nhất, tốt nhất là nước mưa, có thể là nước
giếng mà là giếng có đá ong càng tốt, tránh được mùi tanh của bùn. Nhiều người
cầu kỳ, còn đi thu gom những hạt sương đọng trên tàu lá sen, nó được coi là thứ
nước đặc biệt, tinh khiết mà lại có sẵn mùi thơm của sen. Nếu là nước máy thì
phải để một số ngày cho bay hết mùi hoá chất. Nước để pha trà phải đun sôi kỹ.
Có nhà xếp một hàng chum sành, dăm bảy chiếc quanh gốc cau hứng nước mưa
dùng dần.

Trà: Phải là trà chính hiệu, búp nhỏ, săn, sao tẩm đúng quy cách. Người ta
cũng hay dùng trà mạn, là loại trà để lâu đã toả hương, đem ướp sen, sói, thuỷ
tiên hoặc nhài. Nhưng những người được coi là "sành điệu" trong việc uống trà
thì chỉ ưa dùng trà mộc. Phương pháp ướp tẩm rất cầu kỳ, do nhu cầu này mà
trong dân gian đã nảy sinh nhiều người có tay nghề cao được giới yêu trà rất mến
mộ.

Pha: Rót nước sôi tráng ấm cho kỹ, tưới đều nước sôi lên những chiếc
chuyên quân. Tráng ấm xong cho trà vào, rót nước sôi để chừng vài phút, đoạn
chắt hết nước trong ấm ra chuyên. Phải rót hết, muốn uống nữa, rót tiếp nước sôi
vào ấm. Sở dĩ làm vậy là để trà khỏi chín nhừ không mất đi hương vị, lại tránh bị
nồng. Tất cả mọi động tác của người pha trà thuần thục, nhẹ nhàng, chính xác,
theo một chu trình định sẵn như một nghi lễ vậy.

Ấm: Là yếu tố cuối cùng trong công đoạn pha trà. Có rất nhiều loại ấm, thế
nhưng đối với những người "sành" trong việc uống trà thì thứ nhất là ấm Thế Đức

Lớp 06CQD1 50
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

gan gà, thứ nhì Lưu Bội, và thứ ba là Mạnh Thân. Đặc biệt hơn nữa người ta còn
có những quy định về màu sắc cho ấm pha trà, muốn thưởng thức trà thật ngon
thì màu ấm phải là màu gan trâu, gan gà, chu sa trong số đó mầu chu sa là màu
quý nhất. Về hình dáng ấm pha trà có những kiểu chính là: Trái lê, Trái cau, Trái
hồng, Bánh xe (quý), Tang trống (quý). Tuỳ từng trường hợp và số lượng người
cùng "thưởng trà" người ta còn chia ra 4 loại ấm được đặt tên khác nhau: Ngưu
ẩm, Quần ẩm, Song ẩm và Độc ẩm.

Quan niệm uống trà của người xưa, ngoài ý nghĩa thưởng lãm nó còn mang
một ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa tâm linh, đó là tinh thần trọng Chân, trọng Thực,
trọng cái hay cái Đẹp. Nó thể hiện tâm hồn, tình cảm và nhân cách của con người
Việt Nam chúng ta. Chính vì thế uống trà và thưởng thức trà đối với người Việt
Nam đã trở thành một nghệ thuật, không chỉ là một thú ẩm thực nữa việc uống trà
còn là một nét vǎn hoá rất riêng, rất đẹp trong nền văn hoá Việt Nam.

Từ những cuộc tiếp xúc quan trọng nơi quốc gia đến hội hè đình đám ở làng
quê, ở thành thị và trong từng gia đình khi có khách đều phải mời trà. Nó đã được
diễn ra như một lễ nghi trong đó trà đã giữ vai trò giao lưu giữa các giai tầng
trong xã hội, không phân biệt tôn giáo tín ngưỡng, đẳng cấp. Chủ đưa mời chén
trà, không bao giờ có người từ chối. Chén trà đã làm con người xích lại gần nhau.
Ngoài ra con người cũng đã sử dụng trà như một phương tiện giao tiếp, người ta
biếu xén, làm quà tặng, lễ lạt trong cầu phúc, chúc phúc, trong cưới xin, dạm
hỏi... Trà cũng đóng vai trò kết thúc trong bữa ăn của mỗi người, mỗi gia đình.
Nói cách khác: Trà là cái mở đầu và cũng là cái kết thúc của một ngày, để rồi hôm
sau lại mở ra một ngày mới: Bình minh số chán trà.

Trò chơi dân gian - nét văn hóa dân tộc giàu bản sắc

Mỗi người chúng ta ai cũng đã từng là một đứa trẻ và đã từng chơi những trò
chơi của trẻ. Những vòng quay của con quay (chơi cù) hay những bước nhảy lò
cò của trò chơi ăn quan... tất cả như một bức tranh sinh động của cuộc sống.
Những điệu nhảy mềm mại, những cánh diều bay nhè nhẹ trên cao như đưa văn
hóa Việt Nam đến khắp năm châu.

Trò chơi trẻ em Việt Nam thường bắt nguồn từ những bài đồng dao, một thể
loại văn vần độc đáo của dân tộc. Đấy là những bài ca có nhịp điệu đơn giản gieo
vần một cách thoải mái, có thể ngắn dài bất kỳ hoặc lặp đi lặp lại không dứt.

Lớp 06CQD1 51
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Chơi chọi gà là một trong những thú chơi được trẻ em thích thú vì không chỉ
nó là con vật gần gũi với đời sống của trẻ mà nó còn mang ý nghĩa như một chiến
binh khát vọng chiến thắng:

“Con gà cục tác cục ta/ Hay đỗ đầu hè hay chạy rông rông/ Má gà thì đỏ hồng
hồng/ Cái mỏ thì nhịn, cái mồng thì tươi/ Cái chân hay đạp hay bơi/ Cái cánh hay
vỗ lên trời gió bay”.

Hay bài đồng dao của trò chơi ô ăn quan: “Hàng trầu hàng cau/ Là hàng con
gái/ Hàng bánh hàng trái/ Là hàng bà già/ Hàng hương hàng hoa/ Là hàng cúng
Phật...”. Vì đặc tính của trò chơi rất đơn giản, chỉ là những hòn sỏi được rải trên
nền đất và khi chơi phải đếm từng hòn sỏi một nên nó là trò chơi hiền lành, không
đòi hỏi nhiều lắm vào trí tuệ, sức lực nhưng lại yêu cầu tính kiên nhẫn nên người
chơi chủ yếu là các em gái.

Rồng rắn lên mây là trò chơi gắn với đồng dao nhằm rèn luyện sự nhanh
nhẹn, khéo léo, phát huy tinh thần đoàn kết, tôn trọng kỷ luật và khả năng đối
đáp, có liên quan đến nghi thức cầu mưa của cư dân nông nghiệp: “Rồng rắn lên
mây/ Có cây núc nắc/ Có nhà khiển binh/ Hỏi thăm thầy thuốc có nhà hay
không...” .

Đồng dao được cấu trúc theo một lôgic riêng, đôi khi không có nghĩa gì cả,
nhưng bằng tư duy liên tưởng, trẻ em vẫn có thể nhập vào câu hát để dẫn đến
những kết cục bất ngờ: cái ngược đời, cái phi lý, lại có thể chấp nhận vì đấy là bài
hát của trẻ em.

“Cây mốt, cây mai, lá trai, lá hến, con nhện chăng tơ, quả mơ có hạt...” là bài
đồng dao mà các cô bé thường hát để chơi chuyền. Đây là trò chơi chủ yếu dành
cho bé gái, dụng cụ là một quả bóng (có thể được thay bằng một hòn đá hoặc
quả ổi xanh) và 10 que tre được vót tròn (có thể thay bằng đũa).

“Cút ca cút kít/ Làm ít ăn nhiều/ Nằm đâu ngủ đấy/ Nó lấy mất cưa/ Lấy gì mà
kéo...” là bài đồng dao của trò chơi quay (cù) cũng được trẻ em yêu thích. Ta có
thể bắt gặp những đứa trẻ túm năm tụm ba, bỏ quên hết nhọc nhằn của cuộc
sống, những bài học khó để cuốn theo vòng xoáy của những con quay.

Từng vòng, từng vòng xoay tít, vui thú với những cú đánh lắc bổ nhào trúng
quay của đối phương, cuộc sống của chúng dường như chỉ có vậy. Con quay
được tiện hay đẽo bằng gỗ, hình giống quả ổi; tuỳ theo từng địa phương, dân tộc
mà con quay có thể có hoặc không có núm (còn gọi là tu) ở phía trên. Bên dưới
thân quay có “chân” làm bằng gỗ hoặc bằng đinh hình chóp nón hoặc không có
“chân”. Khi chơi, các em quấn dây một vòng quanh tu, sau đó quấn dần xuống
thân. Kẹp đầu dây còn lại có nút thắt vào giữa hai ngón tay để giữ dây, sau đó
vung tay liệng hoặc bổ quay rơi xuống đất. Lúc này, theo quán tính con quay sẽ

Lớp 06CQD1 52
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

quay tít, gần như đứng yên (ngủ), sau đó các em khác ra bổ quay hoặc cứu quay
và xác định người thắng cuộc.

Trò chơi dân gian có nhiều thể loại phù hợp với các sở thích, cá tính khác
nhau của nhiều đối tượng người chơi như sôi nổi, điềm đạm hay trầm tĩnh. Mỗi
trò lại có một quy luật riêng, mang những sắc thái khác nhau khiến trẻ em chơi
suốt ngày mà không thấy chán.

Rồng rắn lên mây, cướp cờ... là trò chơi nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo
léo, phát huy tinh thần đoàn kết, tôn trọng kỷ luật và khả năng đối đáp.

Đẩy gậy lại có nhiều nét tương đồng và gần gũi với môn thi đấu vật hay chọi
trâu của người lớn.

Trò kéo co cũng thể hiện tinh thần thượng võ, rèn luyện thể lực và sự nhanh
nhẹn, khéo léo.

Đánh đáo, chơi chuyền, chơi ô ăn quan lại rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cá nhân,
khả năng tính toán, phán đoán chính xác. Từ chỗ ganh đua mang tính chất tượng
trưng, dần dần các trò chơi trở thành những cuộc thi tài, thi khéo, các cuộc thi
đấu thể thao như bi sắt, nhẩy ngựa, đá cầu...

Trò chơi dân gian chủ yếu dành cho trẻ em ở các vùng nông thôn nên cái tên
cũng giản đơn, nôm na như tên thằng Tí, con Na, thằng Ốc, cái Hến vậy: nào là
đánh đáo, đánh quay, nào là đi cà kheo, nổ pháo đất...

Hơn nữa, các trò chơi dân gian Việt Nam thường giản tiện, không cầu kỳ, tốn
kém nên có thể dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi, dụng cụ dễ kiếm, dễ làm, chủ yếu
lấy từ trong tự nhiên, thậm chí chỉ là cái gậy, hòn đá, hòn bi chúng có thể nhặt
trong vườn, dưới ruộng là có thể lập được một hội chơi.

Người chơi thường là những trẻ chăn trâu lê la túm tụm ngoài bãi cỏ, ngoài
việc vui đùa, rèn luyện thân thể, còn thể hiện nỗi khát khao chiến thắng tiềm ẩn
trong mỗi đứa trẻ.

 Những ngày lễ chính:

Ngày tháng Số ngày Tên Ghi chú


1/ 1 1 Tết Dương Lịch
Từ 30 /12 (AL, hay 29 / 12 nếu
4 Tết Nguyên Đán AL
tháng thiếu) đến 3 / 1
10 / 3 (AL) 1 Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương AL
Ngày Chiến thắng,
30 / 4 1
thống nhất đất nước
1/5 1 Ngày Quốc tế Lao động

Lớp 06CQD1 53
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

2/9 1 Quốc khánh

2.2. Mỹ

Người Mỹ không chỉ bắt tay mà còn ôm choàng lấy nhau và vỗ lên vai nhau 2,
3 lần khi gặp nhau; thường hay "high-five" với nhau (bàn tay phải giương cao
đánh vào bàn tay phải của bạn bày tỏ vui mừng chiến thắng); giơ ngón cái nắm
chặt để khen ai đó, hoặc đưa hai ngón trỏ và ngón giữa thành hình chữ "V" để
chúc thành công, chiến thắng (Victory). Người Mỹ, tuy ở lần đầu giao tiếp nhưng
nhanh chóng xưng mình bằng tên.

Thế nhưng là khách ngoại, mới quen, bạn đừng vội vã có những cử chỉ ấy khi
giao tiếp với đối tác Mỹ. Và tuy đã thân quen nhau từ lâu nhưng nếu ta gõ cửa
nhà hàng xóm thăm hỏi mà không gọi điện báo trước sẽ bị xem là khiếm nhã.
Ngoài ra, hai người bạn trai không bao giờ nắm tay nhau (vì sợ bị xem là "gay",
tức đồng tính luyến ái) và khi đám bạn rủ nhau đi ăn, sau đó họ "going Dutch"
hoặc "splitting the bill" tức phần ai nấy trả, hoặc chia đều hoá đơn.

Và tuy vừa nhận danh thiếp từ tay khách ngoại quốc và có sẵn danh thiếp
trong túi áo, họ sẽ không chìa nó ra trừ khi được yêu cầu!

Trong làm ăn, người Mỹ trọng nhất sự đúng giờ. Nhưng bạn có thể trễ đến
nửa tiếng nếu dự… cocktail.

Trong xã giao hàng ngày, người Mỹ thường thích khen và nhận lời khen. Sau
cái bắt tay chặt, mạnh, mắt nhìn thẳng vào mắt là vài câu hỏi thăm sức khoẻ, tình
hình công việc tiến triển ra sao.

Nếu bạn được giới thiệu với phu nhân một doanh nhân Mỹ thì nhớ tránh hỏi
tuổi. Và cũng đừng quên rằng tặng mỹ phẩm, dầu thơm, áo quần cho bà ta là
không phù hợp với văn minh kiểu Mỹ.

 Những nét đặc trưng

1-Yêu thích sự tự do, độc lập và phóng khoáng

2- Thích chan hòa, cởi mở, chia sẻ và vui vẻ

3- Thích bình đẳng, không lệ thuộc và chỉ dạy người khác

Lớp 06CQD1 54
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

4- Luôn năng động, tự lập và cầu tiến cho bản thân

5- Không ưa dè dặt, nề nếp kín đáo bề ngoài

6- Thích làm việc thật sự sáng tạo, có năng suất và hiệu quả cao

7- Tiết kiệm thời gian, thích giải quyết công việc dứt khoát và nhanh chóng

8- Làm việc khoa học và trật tự với những khuôn khổ được tiêu chuẩn hóa

9- Phụ nữ được quý trọng và bình đẳng trong công việc và trong cuộc sống

10- Thích được phục vụ chu đáo và cởi mở

2.3. Trung Quốc

 Thói quen và cách ứng xử, xưng hô


Người Trung Quốc có một “chức danh” cho mỗi một thành viên trong gia
đình. Điều đó là do về mặt lịch sử gia đình Trung Quốc là một gia đình mở rộng
với vài thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà. Xưng hô cũng là vấn đề khá
rắc rối và phức tạp.
− Nếu gặp người đứng tuổi bạn nên xưng “lao” có nghĩa “già” đặt trước họ của
người đó.
− Nếu gặp người trẻ tuổi hơn bạn nên xưng “xiao” có nghĩa là “tiểu” được gắn
với tên của người đó.
− Người Trung Quốc thường xưng hay gọi nhau bằng “xian sheng”có nghĩa là
“tiên sinh” được đặt sau họ của người mà bạn muốn xưng hô. Ví dụ như ông
Trương thì được xưng hô “zhang xian sheng”. Còn đối với phụ nữ nếu đã có
chồng thì nên xưng “tai tai” theo họ của chồng, còn đối với phụ nữ chưa
chồng thì nên xưng “xiao jie” có nghĩa “tiểu thư”.
− Ngày nay, giới chủ (doanh nghiệp) thường gọi nhau bằng họ rồi mới tới chức
vụ, thông thường nhất gọi là “lao ban” có nghĩa là “Ông Chủ”.
− Người Hoa thích sử dụng bí danh. Họ thích làm nổi bật những gì đặc biệt ở
người khác. Ví dụ: nếu có một người gọi là Hùng mập, điều đó chỉ vì người
đó mập và có tên là Hùng. Nhưng điều này đôi lúc lại làm cho người nước
ngoài khó chịu. Đồng thời người Hoa cũng rất thích đùa cợt nên bạn đừng
bao giờ tỏ ra giận dữ khi được hỏi “sao bạn mập thế?”

Lớp 06CQD1 55
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

− Có rất nhiều người Trung Quốc có một tên Tiếng Anh để dễ xưng hô hơn với
người Phương Tây và Bắc Mỹ. Họ luôn cố tạo ra sự khác biệt với người
khác, nên bạn sẽ nghe được những tên tiếng Anh rất lạ và ít gặp.
Người Trung Quốc không thích nói thẳng, trực tiếp. Họ chẳng bao giờ nói
không với bất kỳ một lời yêu cầu nào hay lộ vẻ không đồng ý ra ngoài mặt với bất
kỳ điều gì. Họ luôn che giấu tình cảm của mình, thường là bằng một nụ cười mỉm
hay cười to. Nếu có ai đáp lại một lời yêu cầu bằng cách nói “để sau” rồi sau đó
“quên mất” thì điều đó thường có nghĩa là họ không thể đáp ứng lời yêu cầu đó
được. Đừng nên trả lời thẳng thừng vì điều đó bị xem là bất lịch sự. Thay vì nói
không bạn nên nói là “có lẽ”; “tôi sẽ nghĩ về điều này”; “chúng ta sẽ xem sau”. Và
để nó vào dịp sau. Người Trung Quốc sẽ cũng làm như vậy. Bạn nên chú ý vì
rằng cho dù đối tác Trung Quốc của bạn cười hay ẩn ý, hay nói “không vấn đề gì
đâu” ; “vấn đề không quá nghiêm trọng” thì thật sự ý họ là “vẫn có vấn đề”. Chính
vì họ không thích bị nói thẳng nên nếu có phê bình họ thì nên khéo léo hoặc là
trình bày trong một dịp nào đó thích hợp. Vì thế những người thành công ở Trung
Quốc là những bậc thầy về tâm lý ngoại giao hơn là kinh tế. Cách cư xử của họ ít
nhiều cũng phụ thuộc vào cảm tính.
Người Hoa thường tránh biểu lộ cảm xúc của mình. Nếu muốn biểu lộ sự
ham muốn về điều gì đó thì họ chỉ diễn đạt bằng cách nói bóng gió hay những
điệu bộ giả vờ. Còn trong tình cảm, họ thường cảm thấy bối rối khi phải thổ lộ tâm
sự của mình. Họ thường có cử chỉ thẹn thùng, hai tay nắm chặt lại, khẽ quay mặt
đi. Người Hoa thường từ chối trả lời những câu hỏi về cảm xúc bởi lẽ họ có quá
nhiều xúc cảm. Khi bộc lộ cảm xúc, họ thường không giữ được bình tĩnh. Nếu có
dịp bạn sẽ thấy có khoảng 20 người Hoa khi tiễn đưa người thân ra nước ngoài
thì không hề to tiếng, nhưng bầu không khí thì buồn và có người chỉ rưng rưng
nước mắt và ngậm ngùi, họ chỉ giấu cảm xúc ở trong lòng.
Khi vấn đề gặp rắc rối thì người Hoa thường tỏ ra ngại ngùng khi trình bày.
Ngược lại nếu công việc đơn giản và đúng sở trường thì họ sẽ luôn làm việc và
luôn miệng nói cười.
Sự khiêm tốn của người Trung Quốc không cho phép họ nhận những lời tán
dương; thay vì thế họ thường khen người khác. Lời khen thường bị gạt sang một
bên bằng một nụ cười bối rối và đáp lại bằng một lời khen trả.
Chú ý:

Lớp 06CQD1 56
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Khi xưng hô, thì bạn nên có từ “ông” hay “bà” trước họ của đối tác. Chỉ khi
nào bạn đã thiết lập được một mối quan hệ thật sự thân thiết thì mới xưng hô
bằng tên. Đây là điểm khác biệt đối với Việt Nam.
Thái độ của người Trung Quốc đối với cuộc sống được ảnh hưởng bởi đạo
đức Khổng giáo, nó dạy cho người Trung Quốc biết kính trọng và yêu thương
đồng bào họ. Không được biểu lộ cảm xúc quá đáng về bất kỳ cái gì trong bối
cảnh Trung Quốc, tránh bộc lộ những cảm xúc “khó ưa” như giận dữ và thất
vọng, thậm chí còn bị coi là không đứng đắn.
 Cử chỉ khi xã giao
Khi tiến hành xã giao thì bạn nên làm tốt công tác chuẩn bị và lưu ý một số vấn
đề sau:
 Người Trung Quốc rất thích được người khác nói tiếng Hoa với họ vì vậy
tót nhất bạn nên có một người biết tiếng Hoa để đón tiếp họ.
 Người Trung Quốc thường gật đầu như là chào xã giao. Chào cúi đầu chỉ
được sử dụng trong các buổi lễ.
 Bắt tay rất thường được sử dụng, nhưng hãy chờ đối tác bắt đầu trước.
 Tránh biểu hiện những cử chỉ không cần thiết và khuôn mặt không được
bình thường.
 Người Trung Quốc không dùng tay trong khi nói chuyện, điều này sẽ làm
khó chịu người đối thoại với bạn.
Tuy nhiên một số cử chỉ bằng tay cũng rất cần thiết trong hai trường hợp sau:
• Nếu bạn muốn tạo sự chú ý hãy úp bàn tay xuống và vẫy những
ngón tay về phía mình.
• Sử dụng cả bàn tay để chỉ thay vì chỉ sử dụng ngón trỏ.
 Người Trung Quốc không thích bị chỉ bởi người lạ mặt, trừ khi đó là người có
tuổi và ở vị trí vị trí cao hơn họ.
 Cười không được coi là tạo sự chú ý ở Trung Quốc, do đó là sự biểu lộ cảm
xúc quá mức.
 Những người cùng giới có thể nắm tay nhau để thể hiện tình bạn .Và sự khác
biệt giới tính được đặt lên trên hết ở nơi công cộng.
 Không cho tay vào miệng vì cử chỉ đó rất thô tục. Do đó nên tránh cắn móng
tay hay xỉa răng và những hành động tương tự ở nơi công cộng.
 Khạc nhổ nơi công cộng là không thể chấp nhận.

Lớp 06CQD1 57
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

 Người Trung Quốc rất quan tâm đến việc trao danh thiếp, vì thế hãy chắc
chắn rằng bạn có mang đủ danh thiếp, một mặt in tiếng Anh, mặt khác in tiếng
Trung Quốc, đặc biệt in bằng tiếng địa phương rất được hoan nghênh. Trong
danh thiếp bạn nên in chức danh. Đặc biệt bạn có thâm niên để ra quyết định.
Trong văn hóa kinh doanh Trung Quốc, cốt lõi chính của việc trao đổi danh
thiếp là quyết định ai là người có khả năng quyết định bên phía của bạn. Nếu
công ty của bạn lâu năm và lớn nhất ở quốc gia của bạn hoặc có tiếng tăm thì
hãy thể hiện nó trên danh thiếp. Bạn nên in danh thiếp bằng mực màu vàng vì
màu vàng ở Trung Quốc thể hiện sự tiếng tăm và giàu có.
 Đọc danh thiếp khi được trao và không cất ngay vào túi, điều đó thể hiện sự
tôn trọng.
 Trong khi giao tiếp thương lượng
Nói những câu ngắn gọn và đơn giản. Khi dùng những từ ngữ chuyên môn và
tiếng lóng. Đừng một cách thường để mọi người có thể hiểu kịp gì bạn nói.
Giữ thể diện là một khái niệm quan trọng phải hiểu. Trong văn hóa kinh doanh
của Trung Quốc, tiếng tăm và vị trí xã hội của một người vẫn còn lại trong khái
niệm này. Lúng túng hay mất bình tĩnh ngay cả trong trường hợp không chú tâm
là những điều có thể gây thất bại trong những cuộc đàm phán.
Theo thông lệ trong văn hóa kinh doanh Trung Quốc. Khi bước vào phòng họp
người trưởng đoàn sẽ vào trước. Bạn cần chú ý điều này và làm giống như họ để
tránh xác định sai người trưởng đoàn, người có tư cách quyết định.
Trong cuộc đàm phán người có quyền chức cao nhất là người được mong đợi
để dẫn đầu cuộc thảo luận, sự ngắt ngang của bất kỳ cấp dưới nào được xem
như là cú sốc đối với người Trung Quốc. Khi đàm phán, thương lượng bạn nên
khiêm tốn, vì trong văn hóa kinh doanh của người Trung Quốc, khiêm tốn là có
đạo đức. Những yêu cầu cường điệu, thái quá sẽ được xem xét với sự ngờ vực,
và những yêu cầu cá biệt sẽ bị điều tra.
Trong thương lượng nổi nóng sẽ chẳng đem lại một sự tôn trọng nào, mà
chính sự kiên nhẫn, mềm mỏng, sáng tạo lại là chiếc chìa khóa thương lượng
thành công của Trung Quốc. Hầu hết người Trung Quốc coi thương lượng là một
tình huống ăn thua, thái độ này hòan toàn tương phản với các nước Châu Á
khác, nơi mà người ta luôn cố gắng để cho cả đôi bên sau khi thương lượng đều
đạt đến trạng thái ăn.

Lớp 06CQD1 58
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Người Trung Quốc thích thương lượng theo kiểu "trả giá", họ bắt đầu với giá
cao và mong bạn sẽ đồng ý. Bạn nên chờ đến giai đoạn cuối của cuộc thương
lượng, khi đối tác Trung Quốc bắt đầu đánh đòn quyết định về mặt giá cả, hãy
làm bộ đưa ra một sự giảm giá, điều này sẽ đem lại cho các thương nhân Trung
Quốc một sự vui sướng ra mặt, vì họ sẽ nghĩ rằng bạn đã nhượng bộ họ.
Trong quá trình ký hợp đồng thì vai trò và quyền hạn của bản hợp đồng pháp
lý đối với các bên là khác nhau. Đối với phương tây thì hợp đồng được coi là văn
bản ràng buộc hàm nghĩa pháp lý, còn đối với người Hoa thì họ xem hợp đồng
như là những nguyên tắc tổng quát và “tinh thần” trong một giao dịch. Vì các mối
quan hệ tiến triển và các tình huống thay đổi, người Hoa quan niệm rằng các hợp
đồng quá cứng nhắc để có thể đưa được các tình huống mớí vào thực hiện. Do
đó chẳng có gì phải áy khi thay đổi một điều khoản của một thỏa thuận đã ký.
Vì người Hoa rất coi trọng chức tước thứ bậc của người đàm phán nên trong
quá trình ký hợp đồng nếu các quan chức cao cấp của bạn không thể đến, bạn có
thể tìm những cách sáng tạo để phía đối tác coi trọng hơn địa vị của những ngừơi
được cử đến đàm phán. Sắp đặt một cú điện thoại gọi đến từ một quan chức cao
cấp của công ty hoặc bổ nhiệm những người đàm phán vào các chức vụ có thanh
thế trong công tác đặc biệt này.
Người Trung Quốc có khuynh hướng kéo dài của cuộc đàm phán về phía thời
hạn hiệu lực chính thức để đạt được thuận lợi. Vào ngày cuối cùng của cuộc
viếng thăm của bạn, họ có thể cố gắng đàm phán mọi điều khoản lần nữa. Một
điều nữa nên nhớ, thể hiện ít cảm xúc, bình tĩnh chấp nhận nếu có bất kỳ sự trì
hoãn nào, hơn nữa không nên đặt ra thời hạn hiệu lực.

 Sau khi giao tiếp thương lượng


Kết thúc cuộc giao tiếp bạn nên rời khỏi trước đối tác Trung Quốc. Rời khỏi
này được hiểu linh hoạt theo từng trường hợp, một ví dụ điển hình là sau khi đàm
phán xong bạn nên đứng dậy trước sau đó đợi đối tác Trung Quốc đứng dậy, bắt
tay rồi bước ra khỏi phòng trước.
Sau quá trình đàm phán. Nếu kết quả tốt đẹp bạn nên giữ mối quan hệ tốt với
họ để có các thuận lợi sau này. Còn nếu như bạn đàm phán thất bại, cũng đừng
quá tuyệt vọng, bạn nên nhìn đối phương dưới lăng kính tích cực. Một đàm phán

Lớp 06CQD1 59
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

thất bại có thể là một đầu tư cho tương lai đừng để lại sau lưng những cảm giác
không tốt.
Để duy trì mối quan hệ bạn nên viếng thăm lui tới vài lần để đạt được mục tiêu
của bạn. Người Trung Quốc thích thiết lập một mối quan hệ thân thiết trước khi
kết thúc vụ làm ăn. Ngay cả khi hợp đồng đã được ký, người Trung Quốc vẫn tiếp
tục thúc ép để có vụ làm ăn tốt hơn.
Bạn có thể bị hỏi một số câu hỏi liên quan đến tuổi tác, thu nhập, tình
trạng hôn nhân. Nếu bạn không muốn cung cấp những thông tin này, hãy vẫn trả
lời tránh đi. Không nên thể hiện sự cáu giận đối với người hỏi. Bởi vì “mất mặt”
thể hiện sự ngụ ý xấu trong văn hóa nước này. Mặc khác, nếu không quan hệ
thân hữu với người chủ nhà Trung Quốc, bạn không nên hỏi họ về gia đình của
họ, mặc dù, một cách điển hình bàn có thể hỏi “con bạn bao nhiêu tuổi?”; “bạn
còn làm việc bao lâu nữa?” hoặc “con anh học ở đâu?”, vì chúng cùng nghĩa với
tình trạng hôn nhân và tuổi tác.
 Ứng xử trên bàn ăn
Người Trung Quốc rất xem trọng cách cư xử trên bàn ăn vì nó nói lên ý nghĩa
của buổi tiệc mời. Thêm vào đó cách bày biện cũng thể hiện lòng mến khách hay
khinh thường đối với người ngồi cùng bàn. Chiếc bàn là nơi thể hiện cách cư xử
và phép xã giao.
Để thể hiện lòng kính trọng, lòng mến khách bạn phải thường xuyên châm trà
vào ly của người đối diện.
Người Hoa sẽ ưu tiên gắp cho khách những miếng ăn thật ngon. Nếu bạn
không ăn được thì cũng không nên từ chối và ngược lại nếu ngon thì cũng đừng
nên ăn hết, phải chừa lại một ít để tỏ ý nhường nhịn người đối diện.
Khi được gắp thức ăn, bạn đừng nên tỏ ra khó chịu vì đó là cử chỉ thể hiện
lòng mến khách. Ngoài ra, người Hoa cũng rất sành về khoa ăn uống. Họ biết rõ
phần nào là ngon, bổ trong các món ăn cá, thịt...
Không nên dùng nĩa, dao để tách xẻ thịt, cá. Người Hoa thích dùng tay cầm
đùi gà lên ăn. Dùng đũa hay muỗng để lùa mì vào miệng theo từng miếng lớn.
Đừng ngạc nhiên nếu thấy một người Trung Quốc ăn uống phát ra tiếng ầm ĩ.
Húp nước canh soàn soạt không bị coi là vô ý vô tứ, mặc dù nhai nhóp nhép quá
to có thể bị coi là không được văn hóa cho lắm.

Lớp 06CQD1 60
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Người ta trước hết sẽ gắp cho mình những món ăn ở gần nhất. Khi gắp thức
ăn từ bất kỳ đĩa nào cũng phải gắp ở phía gần với mình. Thức ăn cũng phải được
gắp từ trên xuống. Sẽ là rất thô lỗ nếu dùng đũa đảo đĩa thức ăn để gắp những
miếng ở dưới. Người ta cũng không bao giờ chọn cho mình miếng ngon nhất
trong đĩa mà thường gắp chúng cho người già nhất trong gia đình hay là gắp cho
khách. Người Trung Quốc cho rằng sẽ chẳng làm sao cả khi bỏ xương thậm chí
còn được bỏ ngay xuống sàn nhà.
Chỉ nên dùng đũa gắp những gì mà bạn có thể gắp một cách dễ dàng. Nghĩa
là khi bạn đã đụng đũa đến miếng thịt nào thì phải gắp miếng thịt đó.
Không gắp chuyền từ đũa này sang đũa khác vì như vậy là mất vệ sinh.
Không nên chọc đũa xuyên qua thịt hoặc cá. Không chống đũa thẳng trong bát
cơm vì đó thể hiện sự tang tóc hoặc ám chỉ thức ăn quá dở. Không bao giờ được
dùng đũa đễ chỉ vào người khác hoặc để làm các cử chỉ khi nói chuyện.
 Cách tặng quà
Trong bất cứ nền văn hóa nào thì tặng quà đều cần thiết để thể hiện thiện chí,
trân trọng mối quan hệ hợp tác. Tuy nhiên, mỗi nền văn hóa lại có những khác
biệt nhau. Vì thế bạn cũng cần tìm hiểu vài điều khi tặng quà cho đối tác của
mình.
Tặng một món quà giá trị cao là một phần quan trọng trong nét văn hoá kinh
doanh trong quá khứ của Trung Quốc. Ngày nay, việc tặng quà trong kinh doanh
đã bị cấm vì hành vi này được xem là hối lộ, là một hành động bất hợp pháp. Vì
vậy, quà tặng của bạn có thể bị từ chối. Tuy nhiên, trong nhiều tổ chức, quan
điểm về vấn đề tặng quà đã được cởi mở nhưng bạn phải thận trọng khi tặng quà
và lưu ý những nguyên tắc chung dưới đây:
 Tặng quà cho một cá nhân, bạn phải tiến hành một cách kín đáo, trong một
hoàn cảnh mang tính chất bạn bè, không phải là kinh doanh.
 Người Trung Quốc sẽ khước từ món quà 3 lần trước khi chấp nhận món
quà này, để không tỏ ra là kẻ tham lam. Bạn phải tiếp tục nài nỉ họ. Một khi
món quà được chấp nhận bạn hãy bày tỏ lòng biết ơn. Hy vọng là bạn
cũng sẽ tuân theo thủ tục này nếu bạn được trao tặng một món quà.
 Nếu có mặt người khác, không bao giờ tặng một món quà có giá trị cho
một người nào đó. Hành vi này sẽ khiến cho người ta bối rối, và thậm chí
là những vấn đề khó xử cho người nhận.

Lớp 06CQD1 61
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

 Dựa vào các nguyên tắc nghiêm ngặt chống lại hành vi đút lót trong văn
hoá kinh doanh của người Trung Quốc. Không bao giờ chụp ảnh bất cứ
cảnh trao tặng quà nào trừ khi đó là một món quà tặng tượng trưng trao
tặng chung cho tổ chức, cơ quan.
 Trao tặng một món quà cho toàn bộ cơ quan, hơn là một cá nhân cụ thể,
điều này có thể chấp nhận trong văn hoá kinh doanh của người Trung
Quốc miễn là bạn phải tuân theo những nguyên tắc sau:
 Tất cả các cuộc thương lượng, giao tiếp cần phải kết luận trước khi trao
đổi quà tặng.
 Đặc biệt là quà tặng phải là sản phẩm của công ty mà bạn đại diện. Nếu có
thể, giải thích ý nghĩa của món quà cho người nhận.
 Hãy gói quà trong giấy màu đỏ, vì màu đỏ được coi là một màu may mắn.
Giấy màu đỏ hoàn toàn là một trong những lựa chọn an toàn vì nó có
nhiều ý nghĩa, trong đó có ý nghĩa phủ định, được tượng trưng cho bản
sắc văn hoá của người Trung Quốc.
 Giấy màu hồng và màu vàng hoặc bạc cũng có thể chấp nhận được để gói
quà. Bọc giấy màu vàng với chữ màu đen là quà tặng được quy định dành
cho người chết. Ngoài ra, hãy kiểm tra sự khác biệt giữa các vùng về màu
sắc.
 Vì các màu sắc có nhiều ý nghĩa khác nhau trong nét văn hoá của người
Trung Quốc, lựa chọn an toàn nhất của bạn là phó thác nhiệm vụ gói quà
cho một của hàng hoặc khách sạn có cung cấp dịch vụ này.
 Thông thường, các món quà không được mở ra khi có mặt của người trao
quà.
 Những món quà được đánh giá cao
 Một chai rượu Cô-nhắc, hoặc loại rượu ngon khác
 Một cái bút đẹp [không phải là bút mực đỏ (Viết mực đỏ tượng trưng cho
sự chia cắt mối quan hệ)
 Một máy tính dùng năng lượng mặt trời
 Các đồ dùng trong bếp
 Những con tem, nếu người nhận thích sưu tầm tem (sưu tầm tem rất phổ
biến ở Trung Quốc)
 Một cái bật lửa hút thuốc, nếu người nhận hút thuốc.

Lớp 06CQD1 62
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

 Một bữa tiệc nhỏ cũng sẽ được coi là một món quà đáng hoan nghênh; bởi
lẽ nếu bạn được mời đi ăn tiệc, bạn sẽ phải tuân theo nghi thức kinh doanh
của Trung Quốc và tiến hành trao đổi quà. Ở một số nơi trên đất nước
Trung Quốc, mặc dù các quan chức địa phương là chủ của bữa tiệc, có thể
người ta vẫn mong chờ bạn thanh toán chi phí của bữa tiệc. Hãy kiểm tra
điều này và cần phải chuẩn bị.
 Quà tặng là thức ăn cũng được chấp nhận, nhưng không phải là trong các
bữa tiệc. Những gói kẹo hoặc giỏ trái cây như là những món quà tặng
mang ý nghĩa cảm ơn sau tất cả những sự kiện này.
 Số 8 là con số may mắn trong văn hoá Trung Quốc. Nếu bạn nhận được 8
gói quà, hãy coi đó là một hành động thiện chí. Số 6 được coi là phúc lành
cho sự việc hanh thông và thuận lợi không vướng mắc điều gì. Số 4 là con
số phải kiêng vì nó có ý nghĩa 'cái chết'. Những con số khác ví dụ như '73'
có nghĩa là 'đám tang' và '84' có nghĩa là 'gặp tai ương' vì thế cần phải
tránh những con số này.
 Những món quà cần tránh
Kéo, dao, hoặc những vật sắc nhọn có thể được hiểu là cắt đứt quan hệ hoặc
lời cam kết. Nếu bạn muốn dùng nó làm quà tặng hãy nói với người được tặng
quà đưa cho bạn một ít tiền, có thể là 10 xu hoặc một đồng Nhân dân tệ để trả
cho những mặt hàng này. Bằng cách làm như vậy có nghĩa là bạn đã “bán”
những mặt hàng đó cho anh ta hơn là trao tặng.
 Những mặt hàng dưới đây cần phải tránh vì chúng gắn liền với lễ
tang
 Một đôi sandal bằng rơm
 Cái khoá
 Khăn tay
 Bất cứ 4 mặt hàng gì (Tiếng Quảng Đông từ số “bốn” nghe tương tự như
từ “chết”)
 Những quà tặng hoặc giấy gói quà màu trắng, đen, hoặc xanh.
 Ý nghĩa các con số
 Các con số đóng vai trò quan trọng trong văn hoá Trung Quốc đặc biệt là
chọn ngày sinh, ấn định ngày cưới và đặt tên. 6,8,9 là các con số may mắn
trong khi 1,4,7 mang lại sự xui xẻo.

Lớp 06CQD1 63
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

 Số 9 khi phát âm có nghĩa là "bất diệt" trong khi số 6 có nghĩa là mọi việc
sẽ xuôi chèo mát mái. Các số điện thoại, các biển số đăng ký xe và ngay
cả số nhà bao gồm các số này ngày càng nhiều. Trái lại, người ta tránh
mọi thứ liên quan đến 4, 7, 1 một cách triệt để. 4 nghe giống như là chết, 7
phát âm cũng giống "qua đời" còn 1 có nghĩa là sự cô đơn.
 Vì vậy, khi chọn phòng cho khách Trung Quốc, chúng ta nên chọn những
phòng gắn liền với những con số may mắn này, điều này sẽ làm cho khách
cảm thấy yên tâm và thoải mái hơn. Và nên tránh tất cả những gì liên quan
đến con số mang lại sự xui xẻo, người Trung Quốc có thể cho đây là điềm
gỡ, không may khi tiếp xúc với chúng ta. Nhất là khi bày biện thức ăn trên
bàn ta cũng nên tránh các món ăn có số lượng liên quan đến số 4 và 7.
 Những đề tài được khuyến khích thảo luận khi bạn nói chuyện
với người Trung Quốc
 Danh lam thắng cảnh Trung Quốc.
 Thời tiết, khí hậu và địa lý Trung Quốc.
 Những chuyến du lịch của bạn ở quốc gia khác.
 Ấn tượng đẹp đẽ của bạn khi du lịch ở Trung Quốc.
 Nghệ thuật của Trung Quốc.
 Những đề tài nên tránh
 Không nên dùng cụm từ “Trung Quốc Đại Lục (Mainland China)”, “Trung
Quốc Cộng Sản (Communist China)”, “Trung Quốc Xô Viết (Red China)”.
 Bạn cần tránh đề cập đến vấn đề Đài Loan. Nếu nói đến đề tài này bạn
đừng bao giờ xem đây như là một “Nước Cộng Hòa ( The Repulic of
China)” hay “Dân tộc ( Nationalist China)” thuộc Quốc Trung Hoa. Cụm từ
đúng được dùng là “Địa phận Đài Loan ( Taiwan Province)”, hay chỉ đơn
giản là “Taiwan”.

2.4. Nhật Bản

 Lễ hội Aizu:
Lớp 06CQD1 64
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Đây là lễ hội nổi bật nhất , đặc sắc nhất , lễ hội này diễn ra 4 lần trong 1 năm tại
tỉnh Wakamatsu. Trong 4 lần lễ hội ấy thì lần tổ chức lớn nhất là lễ hội mùa thu 3
ngày (đuợc bắt đầu từ ngày 22/9 hàng năm) . Khi ấy , những người đàn ông sẽ
cải trang thành các samurai và tổ chức diễu hành qua các con đuờng lớn của
thành phố, sau đó đám rước sẽ trở về cúng lễ tại lâu đài Tsuragajo. Ngoài ra ,
trong suốt lễ hội mùa đông diễn ra vào tháng 2 , bầu trời của thành phố sẽ đầy ắp
những bông pháo hoa được bắn lên vào buổi tối.

 Lễ hội Ashinokami Ayu:

Lễ hội này được tổ chức vào ngày 1-5/8 hàng năm tại tỉnh Wakamatsu . Ayu là 1
địa danh nằm gần con sông Okawa thơ mộng . Nơi này là 1 trong những thắng
cảnh du lịch nổi tiếng vào mùa xuân . Tại lễ hội này , mọi người sẽ có dịp thưởng
thúc kawara-yaki (món thịt nướng chả) , và đuợc ngắm các vũ công xinh đẹp
trong điệu vũ bon-odori , tất nhiên là không thể thiếu đuợc màn bắn pháo hoa
hằng đêm.

 Lễ hội Ava odori:

Đây là lễ hội múa dân gian ở Tokusima diễn ra vào giữa tháng 8 và lễ hội ở Nikko
diễn ra vào giữa tháng 10.

 Lễ hội Aoi:

Aoi Matsuri nổi danh là lễ hội cổ xưa nhất thế giới. Nó được tổ chức vào ngày 15
tháng Năm giữa lúc những bông anh đào cuối cùng sắp rụng và những bông diên
vĩ đầu tiên sắp nở. Cao điểm của lễ hội là đám rước Hoàng gia, diễn ra với trang
phục của thời kì Heian, với những chiếc xe bò của Nhật hoàng được sơn phết
đẹp đẽ. Mọi người mặc những bộ Kimono gấm thêu có tay áo rộng thùng thình,
những cái mũ đen ngộ nghĩnh ngự trên đầu những người tùy tùng, những bộ yên
cương trang trí cầu kì, cùng cái lọng khổng lồ được trng trí bằng hoa đã làm cho
Aoi Matsuri trở thành 1 cảnh tượng lóa mắt.

 Lễ hội Bon:

Lớp 06CQD1 65
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Mục đích của lễ Bon ,hay O-Bon,là việc dâng những lời cầu nguyện và thực
hiện các nghi lễ múa hát trong tháng Đức Phật ,là tháng mà người ta cho là các
hồn ma của người chết quay trở lại trái đất .Từ thế kỉ 14 đến nay,phong tục này
đã trở thành 1 lễ hội ca múa và đèn lồng của mùa hè.

Những chiếc đèn lồng và các ngọn nến được thả rơi trên các dòng sông (ngày
nay bổ sung thêm pháo hoa) để hướng dẫn các linh hồn trở lại nơi cư ngụ của
chúng ở thiên đường hay địa ngục.Tại các đền miếu và nghĩa địa ,nhưng ngọn
đèn lập lòe mang 1 không khí lễ hội mê tín kì lạ và đầy cảm xúc.

Tại các bãi đất trống trong làng ,người ta dựng lên các ngọn tháp.Ở đó những
người đánh trống ,hoặc thêm 1 ban nhạc ,họ dựng sân khấu và nhảy múa suốt
thâu đêm .Nắm tay nhau thành 1 vòng tròn quanh các ngọn tháp ,họ lập đi lập lại
những cử động đơn giản hết giờ này đến giờ khác ,mê mệt như bị thôi miên.

 Lễ hội Bandai:

Đây là 1 lễ hội vô cùng sống động, lễ hội này được tổ chức tại Inawashiro vào 2
ngày 25-26/8 hằng năm . Lễ hội đuợc bắt đầu bằng 1 buổi cầu nguyện cho linh
hồn những nạn nhân của thảm hoạ núi lửa từng xảy ra vào năm 1888 . Ngoài ra,
sẽ có 1 cuộc diễu hành bao gồm nghi thức sau: những ngọn đuốc nhỏ sẽ đuợc
chuyền tay từ người này sang người khác để cùng nhau thắp sáng ngọn đuốc
trung tâm rong tiếng trống và tiếng sáo trúc dặt dìu.

 Lễ hội Chichibu:

Diễn ra vào ban đêm tại tỉnh Saitama vào ngày 2-12. Trong buổi hoà nhạc dân
gian , kịch rối Kabuki sẽ đuợc diễn trên những sân khấu đặc biệt, đó là các kiệu
hoa lộng lẫy. Vào buổi chiều tối, 4 chiếc kiệu hoa sẽ đuợc thắp sáng. Nguời ta sẽ
bắn lên trời đúng 18000 phát phaó hoa. Đuờng kính của 1 hình pháo hoa to nhất
là 310m.

 Lễ hội Daimonji:

Mỗi năm khi lễ hội O_Bon vào tháng của các hồn ma lên đến đỉnh điểm vào đêm
đốt lửa mừng và thắp đèn lồng trên toàn Nhật Bản, người dân Kyoto và các quận
xung quanh im lặng theo dõi ngọn núi Nyoigatake. Vào tối ngày 16 tháng Tám

Lớp 06CQD1 66
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

,ngọn lửa mừng được thắp lên và từ từ lan ra thành 1 chữ dai trên sườn núi .Chữ
dai giống như 1 người đang dang tay dang chân ra. Những ngọn lửa mừng bao
trùm trên 1 vùng khoảng 30.000 km2 . Rồi lửa bắt đầu được đốt lên tại các sườn
đồi khác, cái nào cũng là chữ dai .Nó là sự kết thúc đẹp mắt tháng của lễ hội
chào đón các hồn ma đến từ thế giới khác.

 Lễ hội Gion:

Diễn ra vào ngày 17-7. Đây là 1 trong 3 lễ hội lớn nhất Nhật Bản . Lễ hội này đã
được tổ chúc từ hơn 1100 năm nay. nguồn gốc của lễ hội này là để xua tan
những ý nghĩ độc ác và những tệ nạn ra khỏi xã hội. Ngày 17/7 là cao điểm của lễ
hội. Một tá những xe kiệu hoa lộng lẫy sẽ diểu hành trên đuờng phố. Những ngôi
nhà cổ ở Kyoto sẽ treo các tấm mành che dát vàng bên cửa sổ , đây là những di
sản quí giá nhất của cố đô.

 Lễ hội Hina (Ngày hội các bé gái):

Ngày 3/3 là ngày Tết dành cho các em bé gái, còn gọi là “Tết ngẫu nhân”
( ngẫu là những pho tượng hình người). Mục đích của ngày Tết này là cầu chúc
cho hạnh phúc sẽ đến với các em trong tương lai. Vào ngày đó, gia đình có các
em bé gái sẽ tiến hành một số nghi lễ phong tục. Họ sẽ mua về những bộ búp bê
thật đẹp. Thường phải có đến trên 10 con búp bê, 2 con búp bê vua và hoàng hậu
được bày ở hàng cao nhất. Búp bê thường được bày cùng với những đồ đạc và
thức ăn đồ chơi cũng thanh tú và tinh xảo như những con búp bê vậy.

Một loại kẹo đặc biệt cùng với sake nhẹ được mang ra để uống. Và các cô bé
gái đóng vai chủ nhà tiếp đãi các chú bé trai và bạn bè đến chơi nhà cùng chiêm
ngưỡng những con búp bê. Hina matsuri là ngày của chúng.

 Lễ hội Hanami (Ngày hội ngắm hoa anh đào):

Khoảng từ tháng 3 đến tháng 4 là mùa hoa anh đào nở, và Nhật Bản đã chọn
khoảng thời gian từ 15/3 đến 15/4 làm “ Tết anh đào”. Đến đầu tháng 4 hàng
năm, tại Tokyo, chính phủ có cử hành lễ hội thưởng thức hoa anh đào, họ mời
các quan chức, những người có tên tuổi trong xã hội Nhật và các vị khách quốc
tế tới cùng tham dự, và đích thân Thủ tướng Nhật phải chủ trì lễ hội này. Do sự
khác nhau về khí hậu giữa miền Nam và miền Bắc, nên ở Nhật hoa anh đào nở

Lớp 06CQD1 67
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

dần từ phía Nam lên phía Bắc, kết thúc ở 4 hòn đảo ở biển Bắc. Vì thế thời gian
hoa anh đào nở kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7. Trong khoảng thời gian ấy, nhân
dân trong nước khắp nơi nơi đều cử hành các hoạt động thưởng thức hoa anh
đào truyền thống, hầu hết tất cả mọi người, từ người già cho tới các em nhỏ đều
đến công viên hoặc một nơi nào đó để thưởng hoa. Tại công viên Thượng Dã ở
Tokyo hàng năm có tới hàng chục vạn người tới để xem hoa anh đào. Mọi người
tụ họp dưới gốc cây ngửa mặt lên trời ngắm hoa. uống rượu và nhảy múa náo
nhiệt thâu đêm suốt sáng.

 Lễ hội Hirosa (Lễ hội trồng lúa):

Diễn ra vào ngày CN đầu tiên của tháng 6. Tại Nhật Bản, tháng 6 là tháng để bắt
đầu 1 vụ mùa mới. Có rất nhiều lễ hội trồng lúa đã được tổ chúc tại Nhật Bản. Tại
khu phố Mibu, các cô gái Satome sẽ hát những bài dân ca Nhật Bản về vụ mùa
lúa và hi vọng rằng sẽ có 1 vụ mùa bội thu vào cuối tháng.

 Lễ hội Higashiyama Bon-odori:

Lễ hội này được xem như là nơi tụ họp của các vũ công Bon-odori nổi tiếng nhất
Nhật Bản . Llễ hội này đuợc tổ chức tại tỉnh Wakamatsu từ ngày 13-20/8 hằng
năm . Nhửng pháo đài đầy màu sắc sẽ đuợc dưng lên cạnh bờ sông Yugawa ,
các vũ công sẽ nhảy múa suốt cả ngày đêm trong tiếng nhạc dặt dìu của 1 bài hát
dân tộc, bài Aizu Bandai-san.

 Lễ hội Hanamatsu:

Lễ hội đền Suwa ở Hanamatsu tại Shizuoka không giống như các lễ hội đền
khác. Nó bao gồm cả Hanamatsu Odakoage-1 cuộc thi chọi diều trên bãi biển
Nakatajima. Có tới khoảng 60 đội chơi tham dự, họ điều khiển hết sức khéo léo
những con diều khổng lồ và cố gắng xoay sở để cắt đứt dây diều đối phương
bằng cách cọ đứt nó bằng dây diều của mình trong 1 không khí rất náo nhiệt và
vui vẻ.

 Lễ hội Hakone Torii:

Đây là lễ hội được tổ chức bởi những du lịch ở hồ Hakone. Lễ hội được bắt đầu
bằng việc thả 1 cái cổng chào (Torii) giả bằng giấy trên 1 cái bè xuống mặt hồ để

Lớp 06CQD1 68
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

cầu được bình yên lúc đi du lịch. Nó cứ trôi bồng bềnh như thế cho đến ngày lễ
hội và làm lóa mắt người xem bằng 1 cảnh tượng chói lọi khi người ta thắp sáng
cái cổng chào có kích thước to như thật bằng hàng ngàn chiếc đèn lồng trang trí
ở trên đó.

 Lễ hội Hanagasha Odori:

Là 1 trong những lễ hội lớn nhất tại Tohoku, tổ chức ở Yamagata từ mùng 8 đến
16 tháng Tám. Vũ điêu Hanagasha (Cái nón vẽ hoa) tràn ngập những cô gái múa
những chiếc nón trên đầu vòng xuống đầu gối thành 1 hình tròn trong giai điệu
đều đều của tiếng nhạc cùng hàng ngàn giọng nói cùng hét lên thật đều: “
Yassho! Masako! Yassho! Masako! ”

 Lễ hội Karatsu Kunchi:

Tháng 11 là tháng của lễ hội Karatsu Kunchi. Lễ hội này đuợc tổ chức hơn 300
năm nay. Những tác phẩm nghệ thuật thủ công khổng lồ đuợc làm tỉ mỉ , tinh xảo
và đuợc mạ vàng hình sư tử , cá heo , cá vàng... sẽ đuợc diễu hành khắp thị trấn.

 Lễ hội Kaze no bon:

Diễn ra từ 20-8 đến 3-9. Bài hát Owara là bài dân ca nổi tiếng nhất của vùng
Toyama. Nhịp điệu bài hát rất hay, tinh xảo và mọi nguời nhảy múa với những
động tác khéo léo như đồng loạt vẫy tay tạo thành con sóng nhỏ. Nguời dân địa
phương mặc những bộ áo kimono bằng cotton và nhảy múa khắp thị trấn.

 Lễ hội Kurofune

Được tổ chức vào ngày 17 tháng Năm, kỉ niệm ngày Đô đốc Perry đổ bộ lên
Shimoda ở bán đảo Izu. Kuro nghĩa là “đen”, và fune nghĩa là “con tàu”.

 Lễ hội Nebuta:

Diễn ra từ mùng 3 đến mùng 5 tháng Tám tại Aomori. Nebuta matsuri là lễ hội
mùa hè tại Nhật Bản. Lễ hội đựơc tổ chức để xua đi sự oi bức và buồn chán của
mùa hè. Những vũ công sẽ hét lên "Rassena, Rassena , Rasse, Rasse..." và
những chiếc đèn lồng khổng lồ sẽ diểu hành dọc trên đuờng phố.

Lớp 06CQD1 69
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

 Lễ hội Nada Fighting:

Diễn ra vào ngày 14 tháng Mười tại Hyogo. Lễ hội này diễn ra như sau: 1 chiếc
kiệu hoa Danjiri xuất hiện cùng với 1 cái trống to. Nguời ta vừa đánh trống vừa tổ
chức khênh 3 bàn thờ nhỏ đến thánh đưòng. Những nguời đàn ông khênh 3 bàn
thờ nhỏ này sẽ phải chạy và tông thẳng vào nhau. Nguời ta nghĩ rằng càng tông
vào nhau nhiều thì thần linh sẽ càng vui và sẽ mang đến sự thịnh vuợng cho thị
trấn.

 Lễ hội Namahage:

Được tổ chức tại ngôi đền Akagami ở thành phố Oga. Sau khi cầu nguyện trước
ngọn lửa mừng, các thanh niên chưa vợ khoác lên người những bộ quần áo làm
bằng rơm cùng với những cái mặt nạ gớm ghiếc. Họ đi từng nhà gõ cửa và hỏi:
“Ngoào! Ngoào! Đứa trẻ hư trong nhà đâu nào?” rồi được mời vào nhà, ăn bánh
gạo và uống sake rồi lại kéo nhau sang nhà khác.

 Lễ hội Okunchi:

Diễn ra ở Nagasaki vào tháng Mười là một ngày hội nổi tiếng với điệu múa rồng
có nguồn gốc từ Trung Quốc. Các xe diễu hành về những chiêc thuyền buồm thời
Edo , các voi phun nước và những hình tượng khác đi diễu hành trong khắp
thành phố.

 Lễ hội Onbashira:

Lễ hội này đuợc tổ chức 6 năm 1 lần , vào năm Dần(cọp) và năm Thân (khỉ) theo
lịch của Trung Hoa. Nguời ta đốn những cái cây to nhất từ đỉnh đồi để dựng thành
4 cái cột quanh 4 góc của thánh đường Sawa. Quang cảnh thú vị nhất của lễ hội
là khi những người đàn ông ngồi trên những cái cây to để truợt xuống từ đỉnh đồi.

 Lễ hội O-Taeu:

Lễ hội này được tổ chức tại thánh đuờng Isamushi thuộc tỉnh Takada vào ngày
12/7 hằng năm . Đây là 1 trong 3 lễ hội trồng lúa lớn nhất tại Nhật Bản đề cập đến
1 Tại lễ hội này , các cô thôn nữ sẽ múa điệu vũ "sa-otome" . Ngoài ra, sẽ có 1
đám rước diễu hành qua thành phố gồm những biểu tượng của cây lúa và những

Lớp 06CQD1 70
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

người đàn ông sẽ đội trên đầu những chiếc mũ được làm từ giấy trắng với những
đường rua dài.

 Lễ hội Segazu (Lễ hội năm mới):

Bắt đầu từ 27-12 người Nhật Bản đã lo chuẩn bị đón Tết và gọi 3 ngày chuẩn
bị này là “3 ngày trước Tết”. Họ làm các loại bánh để ăn trong những ngày Tết
nhưng ngày 29 thì tuyệt đối không ai làm bánh cả vì theo tiếng Nhật “chín” phát
âm giống chữ “khổ”. Họ cho rằng hôm đó mà làm bánh thì sẽ là thứ “bánh khổ”. Ai
ăn phải chiếc “bánh khổ” cả năm sẽ gặp toàn chuyện rủi ro. Vì vậy người Nhật
Bản rất kiêng làm bánh vào ngày 29.

Nhà nào nhà nấy đều lo dọn dẹp, dựng cổng chào kado-matsu (cổng gồm 3
cây tre trang hoàng thêm những cành thông nhỏ) trước nhà. Chắn ngang qua
cổng là những sợi shimenawa (rơm bện với những giải băng giấy ngũ sắc dán
xung quanh). Trong nhà, phòng nào cũng được trang trí thêm những vật trang
sức bằng rơm rạ. Đồ trang trí phải bày biện trước 30 tết và tới mùng 7 tháng 1
mới dọn đi. Trong 7 ngày đó, người Nhật đi thăm viếng người thân, bạn bè. Ba
ngày đầu, nhà nào cũng uống rượu sake ngọt, ăn bánh canh bột gạo và chúc
nhau mạnh khỏe.

Trước cửa nhà sẽ đặt một chiếc khay để đựng thiệp chúc mừng của hàng
xóm, người quen, bạn bè. Ngoài ra người ta còn chúc miệng nhau những lời chúc
tốt lành. Thường còn gửi cả thiệp mừng tân xuân cho người cao tuổi, thân thích,
họ hàng kèm theo quà tặng (gọi là oto shidama) nếu họ ở xa.

Mùng 2 tết là khai trương nếp sinh hoạt thường nhật của năm mới. Mọi thứ
vào ngày hôm đó đều diễn ra lần đầu: quét dọn, làm lụng, vui chơi. Giấc ngủ đầu
tiên trong năm mới gọi là hatsuyume. Ngày xưa, trước lúc ngủ, người ta thường
đặt dưới gối bức vẽ những chiếc thuyền chở đầy vàng bạc, châu báu để đem lại
may mắn cho năm mới.

Mùng 7, cả nhà sẽ quây quần bên mâm cháo nấu bằng 7 thứ rau để trừ ma.
Ngày nay, người Nhật thường dùng các thứ rau đậu dễ kiếm như: mùi tây(seri),
rau hakobe, rau tề (nazuna), tía tô đốm trắng (hotokenoza), cải củ (suzuna), củ
cải đen (suzuhiro), rau khúc (hahakogusa). Hồi trước gia đình nào cũng ăn mừng
rất thịnh sọan, cắt đồ, gia vị vào nồi cháo chỉ chủ nhà mới được làm, còn kẻ dưới
Lớp 06CQD1 71
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

thì chỉ đứng nhìn, tay khoanh trước ngực rất mực cung kính. Hiện giờ lệ đó hầu
như không còn nữa.

Ngày nay, việc đón mừng năm mới của người Nhật không còn cầu kỳ, trang
trọng như trước, một số nghi lễ được bỏ qua, đặc biệt ở các đô thị. Tuy nhiên
nhiều điều vẫn được duy trì như đi chùa cầu an, khai bút đầu xuân.... và hiển
nhiên, trong các ngày tết, phụ nữ Nhật sẽ mặc kimono truyền thống.

 Lễ hội Sanja:

Lễ hội Sanja là lễ hội tiêu biểu của phố chợ Tokyo. Lễ hội này đã đuợc tổ chứv từ
hơn 200 năm nay. người ta sẽ khênh trên vai 3 bàn thờ tổ chính và bắt đầu diểu
hành từ thánh đuờng Sensou , sau đó 80 bàn thờ tổ khác cũng sẽ đuợc khênh
diễu hành qua 44 quận của vùng Asakusa.

 Lễ hội Shiraoi-no-Iomante:

Đây là lễ hội săn bắn trọng thể của người Ainu, những cư dân bản địa của Nhật
Bản mà giờ đây chỉ còn sinh sống ở Hokkaido.

 Lễ hội Tana bana:

Lễ hội Tana bana được tổ chức hàng năm vào ngày 7 tháng Bảy, một vài địa
phương khác lại tổ chức vào ngày 7 tháng Tám. Lễ hội Tana bana có nguồn gốc
từ truyền thuyết dân gian Trung Quốc về cuộc gặp gỡ thơ mộng mỗi năm một lần
của hai vì sao trong dải Ngân hà là Ngưu Lang (Altair) và Chức Nữ (Vega). Trong
lễ hội này người ta viết những ước mong của mình lên những băng giấy màu và
treo chúng lên cành tre.

 Lễ hội Tenjin:

Trong lễ hội Tenjin, nguyên cũng là một nghi lễ tôn giáo , vô vàn những con
thuyền nhỏ mang trống và búp bê hộ tống các thuyền diễu hành trang hoàng rực
rỡ đi dọc theo các con sông của vùng Osaka .

 Lễ hội Toshogu:

Đây là lễ hội tôn giáo phóng túng của Thần đạo. Ba bình đựng hài cốt được rước
quanh rất nhiều lọ đựng hài cốt khác trong ngôi đền Toshogu quanh co bởi 1 đám

Lớp 06CQD1 72
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

rước của hàng ngàn người mặc trang phục của thời Tokugawa,theo sau là đám
đông ăn mặc lòe loẹt nhiều màu giả trang thành khỉ , sư tử , samurai , người nuôi
chim ưng và tiên nữ... Có đủ mọi thứ cho mọi người :các điệu múa tôn giáo ,các
điệu múa đặc biệt khác được các nhà sư biểu diễn và thậm chí còn biểu diễn tài
bắn cung.

 Lễ hội Tooku Ebisu :

Diễn ra vào ngày 10 tháng 1 ở Osaka. Naniwa là 1 khu phố buôn bán sầm uất tại
Osaka. Lễ mừng năm mới ở Naniwa thường bắt đầu bằng lễ hội này. Những
thiếu nữ may mắn đuợc chọn sẽ ngồi trên kiệu diễu hành qua những con đuờng
lớn và tung những thanh tre với lời nguyện cầu 1 năm mới buôn bán thành công
tốt, thuận lợi cho mọi nguời.

 Lễ hội Ura-Bandai Hi no Yama:

Đây là lễ hội lớn nhất tại Ura-bandai , nơi đuợc mệnh danh là vùng đất của sông
hồ và núi lửa. lễ hội này đuợc tổ chức tại khu phố Kitashiobara vào ngày 21/7
hằng năm. Những vũ công sẽ khoác trên người bộ áo Yukata (áo kimono bằng
cotton) và trình diễn vũ điệu "bon-odori" nổi tiếng. Những chiếc đèn lồng nhỏ với
những ngọn nến lung linh sẽ được thả trôi lênh đênh theo dòng nước, mang theo
ước vọng của mọi nguời về 1 cuộc sống an bình, hạnh phúc.

 Lễ hội Yuky (Lễ hội tuyết):

Diễn ra ở Sapporo vào đầu tháng 2. Tại lễ hội này, nguời ta sẽ đặt 170 nguời
tuyết lớn dọc theo những con đuờng chính của thành phố. Đây là lễ hội tuyết lớn
nhất tại Nhật Bản . Người tuyết to nhất sẽ có chiều cao khoảng 15m. Vào buổi tối,
các nguời tuyết đuợc thắp sáng bằng các bóng đèn diện và tạo nên những cảnh
tượng đẹp tuyệt vời.

2.5. Malaysia

 Tặng quà

 Đất nước Malaysia có luật nghiêm cấm nhận hối lộ. Việc nhận một món
quà quá đắt tiền có thể bị xem là hành động hối lộ. Do vậy, bạn có thể sẽ
gặp rắc rối với chính quyền.

Lớp 06CQD1 73
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

 Cách tốt nhất là bạn nên tặng những món quà vừa phải. Ngoài ra, bạn nên
lưu ý không nên đáp lại những món quà có giá trị lớn hơn giá trị món quà
bạn đã nhận trước đó.

 Bạn không nên mở quà trước mặt người tặng

 Nên tặng quà bằng hai tay

 Những quà mang tính chất kinh doanh nên tặng như: những cây viết chất
lượng tốt, những vật biểu tượng của đất nước hay thành phố của bạn.

 Những quà mang tính chất xã hội như những vật tượng trưng của đất
nước bạn hay những thực phẩm cao lương mỹ vị

 Thông thường, trong văn hoá của người Malaysia, nam giới tặng quà cho
nữ giới thường dễ xảy ra hiểu nhầm. Do vậy, nếu đồng nghiệp nam muốn
tặng quà cho một đồng nghiệp nữ thì nên giải thích rằng vợ mình đã gửi
tặng nước hoa, khăn quàng cổ hay những món quà tương tự cho họ.

 Không nên gói quà bằng giấy màu trắng vì màu này được xem như là màu
của sự chết chóc. Ngoài ra, cũng nên tránh gói quà bằng giấy màu xanh,
đen hay vàng

 Cách xưng hô

 Đọc chính xác tên riêng của người Malaysia là rất khó. Do vậy, bạn nên lặp
lại tên và chức vụ của người đó và sau đó hỏi xem bạn đã phát âm chính
xác chưa.

 Khi gặp các doanh nhân Malaysia, bạn nên xưng hô tên lẫn chức vụ. Nếu
không có các chức danh như giáo sư, tiến sĩ, kĩ sư…thì có thể dùng “Mr.”
hoặc “Mrs.” cộng với tên.

 Cách hành xử nơi công cộng

 Ngoài bắt tay, không nên có sự tiếp xúc nào nơi công cộng giữa những
người khác giới. Ngược lại, điều này được chấp nhận ở những người cùng
giới. Bạn có thể bắt gặp hai người đàn ông nắm tay nhau hay thậm chí tay

Lớp 06CQD1 74
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

trong tay đi dạo trước mọi người. Hành động này được xem như là cử chỉ
của tình bạn.

 Khi gặp một người Malaysia, bạn nên chủ động bắt tay.Đôi khi, họ có thể
chào bạn bằng cái chào của người Malaysia, được gọi là “namaste”.
Namaste là hình thức hai lòng bàn tay chạm vào nhau và được đặt ngang
trước ngực, kèm theo là một cái gật đầu nhẹ. Đôi khi, namaste cũng diễn
ra ngay sau cái bắt tay đầu tiên. Bạn có thể đáp lại bằng cách đặt bàn tay
phải trước ngực sau khi bắt tay.

 Khi bạn được giới thiệu với một phụ nữ Malaysia, bạn chỉ nên bắt tay khi
họ đã đưa tay ra bắt trước. Nếu họ không chủ động đưa tay ra bắt trước
thì bạn chỉ nên cười và cúi chào

 Khi giới thiệu thì nữ giới được giới thiệu trước

 Các thành viên của hoàng gia là những người được tôn trọng nhất. Nếu
bạn có cuộc gặp với một người quan trọng trong hoàng gia thì bạn nên
chuẩn bị một món quà. Khi bạn được chào đón ở hoàng gia thì bạn phải
đứng nghiêm. Để các thành viên của hoàng gia rời khỏi phòng thì bạn mới
được phép.

 Khi gặp người lớn tuổi hơn thì bạn nên cúi chào khi gặp.

 Khi chào một người Malaysia vào buổi sáng thì bạn dùng “Salamat pagi”,
vào buổi chiều là “Salamat petang”

 Không nên bỏ tay vào túi quần nơi công cộng

 Khi ra khỏi phòng thì nên nói “Xin lỗi” và kèm theo là cái gật đầu nhẹ

 Khi chỉ một vật hoặc một ai đó, tốt nhất là sử dụng tay phải (bàn tay được
đặt ngửa). Ngoài ra, bạn cũng có thể chỉ bằng ngón tay cái hay ngoắc cả 4
ngón tay. Nhưng chắc rằng các ngón tay được vẫy xuống. Những người
Malaysia lớn tuổi đôi khi hiểu ngón tay cái và ngón út là một sự xúc phạm.

Lớp 06CQD1 75
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

 Khi vẫy tay ra hiệu một ai đó thì lòng bàn tay úp xuống. Tuy nhiên, khi vẫy
tay ra hiệu một ai đó mà lòng bàn tay ngửa ra và vẫy bằng một ngón thì
được xem là một sự xúc phạm

 Chỉ một ai đó bằng ngón trỏ bị xem là một hành động thô lỗ. Ngoài ra,
người Malaysia chỉ dùng ngón trỏ khi chỉ vào các động vật

 Khi trao một vật, lấy một cái gì hay chạm ai đó (như bắt tay) thì nên dùng
tay phải. Tay trái được xem là không sạch sẽ, và không nên sử dụng để ăn
hay trao một vật gì. Qui luật này cũng được áp dụng đối với những người
thuận tay trái.

 Bàn chân được xem là không sạch sẽ. Do đó, không nên lấy các vật gì
bằng chân
- Không nên chỉ chân vào người khác. Bạn sẽ phải xin lỗi bất cứ khi nào
giày hay mũi giày của bạn chạm vào người khác

 Bạn có thể bắt chéo chân ngang đầu gối, nhưng không được đặt một mắt
cá chân lên đầu gối. Ngoài ra, bạn cũng đừng bao giờ ngồi bắt chéo chân
khi có sự hiện diện của những người trong hoàng gia Malaysia

 Không nên để chân lên bất kỳ vật gì như bàn..

 Bạn nên bỏ giày trước khi bước vào nhà hay những nơi linh thiêng

 Bạn cũng nên bỏ giày và mũ trước khi vào nhà thờ Hồi giáo hay các đền

 Khi vào các nhà thờ Hồi giáo hay các đền, bạn nên chú ý đến trang phục.
Đối với nữ giới, nên mặc váy ngang đầu gối hoặc dài hơn và áo dài tay.
Ngoài ra, tránh mặt áo không tay.

 Theo quan niệm của người Ấn Độ, đầu là nơi ngự trị của linh hồn. Do vậy,
không nên chạm vào đầu của bất kỳ ai, thậm chí không nên chạm vào tóc
của một đứa trẻ.

 Đứng tay chống nạnh được xem là một thái độ giận dữ

Lớp 06CQD1 76
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

 Một trận cười phá ra không bày tỏ niềm thích thú trong văn hoá của người
Malaysia. Hơn nữa, cười cũng bày tỏ sự căng thẳng, xấu hổ hay không tán
thành.

 Bạn không cần phải boa cho tài xế taxi.

 Bạn sẽ phải boa cho các ngưòi khuân vác. 1 ringgit cho mỗi hành lý là đủ.
Ngoài ra, bạn cũng nên boa 50 sen cho những người phục vụ phòng
khách sạn cho bạn.

 - Bạn nên lưu ý rằng, bạn sẽ bị xử phạt rất nặng nếu như xả rác ngoài
đường phố, đặc biệt là ở thủ đô Kuala Lumpur.

 Buôn bán ma tuý sẽ bị tử hình

 Cách ăn mặc

 Bởi vì Malaysia nóng quanh năm, áo quần được làm từ chất liệu cotton và
linen là sự lựa chọn tốt nhất.

 Bạn nên tránh mặc các trang phục màu vàng vì màu này được xem là màu
của hoàng gia.

 Do thời tiết ở Malaysia khá nóng và ẩm nên thời trang công sở của nam là
những chiếc quần âu sẫm màu, áo sơ mi dài tay sáng màu và caravat
(không khoác áo vest ngoài). Đôi khi các doanh nhân thường chỉ mặc áo
ngắn tay và không thắt caravat Tuy nhiên cách tốt nhất là bạn nên mặc áo
vest và thắt caravat, và có thể bỏ chúng ra khi thấy thích hợp

 Đối với nữ thì nên mặc áo dài tay và váy.

 Khi gặp những phụ nữ theo đạo Hồi hoặc đạo Hindu thì bạn nên mặc
áodài ít nhất đến nửa cánh tay. Váy có thể dài ngang đầu gối hoặc hơn.
- Ở Malaysia, trang phục của các nữ doanh nhân thường có xu hướng
rườm rà và có nhiều đồ trang sức đi kèm

 Nam giới ở Malaysia thường mặc áo được dệt theo lối in hoa batic hở cổ
đến công sở. Đây cũng là những trang phục phổ biến

Lớp 06CQD1 77
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

 Jean có thể được chấp nhận

 Bạn nên tránh mặc quần soọc

 Bạn cũng lưu ý ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ

 Các chủ đề trò chuyện

 Khi trò chuyện với người Malaysia, bạn có thể hỏi về cân nặng, thu nhập,
tình trạng hôn nhân và các chủ đề liên quan. Tuy nhiên, bạn cũng có thể
được hỏi lại những câu hỏi như thế này

 Nếu bạn không muốn trả lời những câu hỏi riêng tư này thì bạn cũng phải
lịch sự, không nên tỏ vẻ bực mình hay có những thái độ tương tự.

 Những chủ đề nên thảo luận như kinh doanh, thể thao đặc biệt là bóng
đá, nghệ thuật, du lịch, những kế hoạch của tương lai, khen ngợi các món
ăn của địa phương

Những chủ đề nên tránh

 Chỉ trích bất kỳ khía cạnh nào của văn hoá Malaysia

 Chính trị

 Nạn quan liêu

2.6. Thái Lan

Trong giao tiếp hàng ngày, người Thái có nhiều điểm mà bạn cần lưu ý, đó là:

 Chào người Thái theo cách chắp 2 tay trước ngực, đầu hơi cúi,

 Khi bước vào nhà phải bỏ dày dép ra, đặc biệt khi bước vào nhà người
Thái cần tránh dẫm lên ngưỡng cửa nhà họ vì người Thái cho rằng Thần
linh cư ngụ ngay ở ngưỡng cửa.

 Người Thái cũng kiêng đụng chạm vào đầu của người khác, không xoa
đầu trẻ em, không vỗ vai người khác.

Lớp 06CQD1 78
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

 Người Thái cũng cho rằng, tỳ cánh tay lên lưng chiếc ghế đang ngồi hoặc
vỗ vai hay vỗ lưng người khác hoặc dùng ngón tay để chỉ vào ai đó đều
được coi là những cử chỉ xúc phạm.

 Người Thái cũng rất coi trọng sự kiềm chế trong tiếp xúc, vì vậy trong việc
đàm phán với người Thái, điều kiêng kỵ nhất là hành động bức xúc hay tức
giận.

2.7. Lào

Nền văn hóa Lào chịu ảnh hưởng nặng của Phật giáo Thượng tọa bộ. Sự ảnh
hưởng này được phản ánh trong ngôn ngữ và nghệ thuật, văn học và nghệ thuật
biểu diễn của Lào.

Về âm nhạc, người Lào sử dụng nhạc cụ khaen. Các ban nhạc thường sử
dụng (mor lam) và khaen (mor khaen) cùng với đàn kéo cùnv các nhạc công
khác. Lam saravane là loại nhạc Lào phổ biến nhất. Người Lào ở Thái Lan đã
phát triển một dạng gọi là mor lam sing.

Các địa điểm có tính văn hóa lịch sử cao của Lào có thể kể tới Cánh đồng
chum ở tỉnh Xieng Khouang.

Ngôn ngữ Lào và Thái có vẻ giống nhau nhưng thực tế khác biệt nhau. Dù
phần lớn người Lào hiểu tiếng Thái khẩu ngữ và viết và thậm chí nói được tiếng
Thái, phần lớn người Thái bên ngoài vùng Isan không hiểu tiếng Lào. Chữ viết
Lào và Thái cũng khác nhau và nhìn chung ít người Thái đọc được chữ Lào.
Điểm tương đồng giữa hai ngôn ngữ này nhìn chung chúng có có nhiều danh từ
như nhau nhưng phần lớn động từ và tính từ thì khác biệt và tiếng Lào không sử
dụng các hậu tố giống đực và giống cái như trong tiếng Thái.

Lễ hội ở Lào hay được gọi là Bun. Nghĩa đúng của Bun là phước. Làm Bun
nghĩa là làm phước để được phước. Cũng như các bước trong khu vực Đông
Nam Á, lễ hội tại đất nước Lào cũng chia làm 2 phần, phần lễ và phần hội. Lào là
xứ sở của lễ hội, tháng nào trong năm cũng có. Mỗi năm có 4 lần tết: Tết Dương
Lịch, Tết Nguyên Đán (như ở một số nước Á Đông), Tết Lào (Bun PiMay vào
tháng 4) và Tết H'mong (tháng 12). Ngoài ra còn các lễ hội: Bun PhaVet ( Phật
hóa thân) vào tháng 1 ; Bun VisakhaPuya (Phật Đản) vào tháng 4; Bun BangPhay
(pháo thăng thiên) vào tháng 5; Bun Khao PhanSa (mùa chay) vào tháng 7; Bun
Khao Padapdin (tưởng nhớ người đã mất) vào tháng 9; Bun Suanghua (đua
thuyền) vào tháng 10. Sau đây là một số lễ hội chính tại đất nước Lào.

 Bun That Luang

Lớp 06CQD1 79
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Lễ hội này diễn ra ở chùa That Luang và chùa Si Muong - cũng gồm 2 phần: phần
lễ và phần hội.

 Phần lễ

Lễ là nghi thức tế tự do chính con người tưởng tượng ra để giao cảm với thần
linh. Ngoài tính cách tín ngưỡng dân gian như nghi thức rước Phí Mương (thần
bảo hộ tỉnh) từ Chùa Si Muong đến That Luang, lễ trong Boun That Luang còn
mang ý nghĩa chính trị của Một Ngày Hội Thề. Từ thời vua Fa Ngum (thế kỷ 14)
cho đến 1975, lễ nầy do quốc vương Lào làm chủ tế. Trong lễ Hội Thề người ta
thấy có mặt đầy đủ chức sắc, đại biểu, tỉnh mường, làng bản trưởng được mời về
bàn việc nước ... và mỗi vị có một cái kiệu bằng sáp ong (hó phợng), xếp thành
hàng ngang trước nơi hành lễ. Nhà sư chủ trì cầm một cuộn dây bằng sợi vải
trắng đi vòng nối các tỉnh mường, làng bản lại với nhau. Biểu tượng nầy phản ánh
sự cam kết trung thành, thống nhất, đoàn kết quốc gia, cấm chia rẽ.

 Phần hội

Câu cửa miệng của nguời Lào là "Khôn Lao mặc muồn" (người Lào thích vui)
được thể hiện rõ nét trong phần hội. Hội chủ yếu là vui chơi, giải trí dưới nhiều
hình thức từ ẩm thực đến văn nghệ, văn hoá, thể thao, mua bán, triển lãm. Đặc
biệt Bun That Luang cũng là thời điểm của Hội Chợ triển lãm tầm vóc quốc tế,
kéo dài ba ngày, ba đêm.

 Bun Pi Mày
Hóa trang các nhân vật trong truyền thuyết trong lễ hội vào năm mới

Đây là Tết năm mới theo lịch cổ truyền ở Lào còn được gọi là Bunpimay,(Pi Mai,
Pee Mai, Koud Song Kane hay Bunhot Nậm) có nghĩa là Hội té nước diễn ra từ
13 đến 15/4 hằng năm. Đây là Tết theo Phật lịch vì ở Lào, đạo Phật từ lâu đã trở
thành quốc đạo. Người dân té nước để cầu may, bình yên cho cả năm. Cũng như
người dân Thái Lan và Campuchia , lễ hội Bunpimay mang ý nghĩa đem lại sự
mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc thanh khiết hóa cuộc sống của
con người. Bunpimay là dịp để nuôi dưỡng và hun đúc nghệ thuật dân tộc.

2.8. Campuchia

Nền văn hóa Campuchia có lịch sử phong phú đa dạng trải qua nhiều thế kỷ
và chịu ảnh hưởng nặng của Ấn Độ. Nền văn hóa Campuchia cũng gây ảnh
hưởng mạnh lên Thái Lan, Lào và ngược lại. Trong lịch sử Campuchia, tôn giáo
có vai trò lớn trong các hoạt động văn hóa. Trải qua gần 2000 năm, người dân
Campuchia đã phát triển một tín ngưỡng Khmer độc đáo với các tín ngưỡng hỗn
hợp gồm tín ngưỡng thuyết vật linh bản địa và các tôn giáo Ấn Độ như Phật giáo

Lớp 06CQD1 80
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

và Hindu giáo. Nền văn hóa và văn minh Ấn Độ bao gồm cả nghệ thuật và ngôn
ngữ đã vươn đến lục địa Đông Nam Á khoảng vào thế kỷ thứ nhất trước Công
nguyên. Người ta cho rằng, những nhà buôn đi bằng đường biển đã mang phong
tục và văn hóa Ấn Độ đến các cảng dọc theo Vịnh Thái Lan và vùng Thái Bình
Dương khi họ buôn bán với Trung Quốc. Quốc gia đầu tiên hấp thụ nền văn hóa
và văn minh này là Phù Nam. Vào những thời điểm nhất định, Cao Miên cũng hấp
thụ các yếu tố của văn hóa Java, Trung Hoa, Lào và Thái Lan.

Đa số dân Campuchia (gần 90%) là người Khmer và một tỷ lệ lớn hơn thế nói
tiếng Khmer. Các ngôn ngữ khác được sử dụng ở Campuchia có: tiếng Pháp,
tiếng Hoa, tiếng Việt và tiếng Anh (đang ngày càng trở nên phổ biến).

Người Campuchia cũng giống như các quốc gia khác đều sử dụng lịch Tây. Tuy
nhiên, trừ một số ngày lễ của người Khmer, họ sử dụng lịch Campuchia như ngày
lễ Tết, lễ nhập điền hay lễ cầu hôn. Lịch Khmer có thể sớm hay muộn hơn lịch
Tây tùy vào thời điểm của năm. Dự giao thoa về văn hóa và dân cư khiến cho
một số ngày lễ của Campuchia có thêm một số ngày lễ như Tết Việt Nam và
Trung Quốc, tết Đoan Ngọ ,v..v…

• Ngày 07 tháng 01 hàng năm: ngày giải phóng đất nước khỏi chế độ Khmer
Đỏ.

• Ngày 13, 14, 15 tháng 4 năm 2008: ngày tết của người Khmer

• Ngày 13, 14, 15 tháng 5 hàng năm: sinh nhật nhà vua Sihamoni

• Ngày 19 tháng 5 năm 2008: ngày lễ Phật giáo năm 2007 trùng với ngày
Quốc tế lao động

• Ngày 23 tháng 5 năm 2008: ngày lễ cầu mùa Hoàng Cung

• Ngày 18 tháng 6 hàng năm: ngày sinh nhật Hoàng thái hậu Norodom
Monineath Sihanouk

• Ngày 24 tháng 9 hàng năm: ngày hiến pháp quốc gia

• Ngày 28, 29, 30 tháng 09 năm 2008: ngày báo hiếu cha

• Ngày 23 tháng 10 hàng năm: ngày ký hiệp định hoà bình Paris

• Ngày 29 tháng 10 hàng năm: ngày nhà vua đăng quang

• Ngày 31 tháng 10 hàng năm: ngày sinh nhật Thượng hoàng Sihanouk

Lớp 06CQD1 81
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

• Ngày 09 tháng 11 hàng năm: ngày Quốc khánh

• Ngày 11, 12, 13 tháng 11 năm 2008: ngày lễ hội rước nước, đua thuyền.

• Ngày 10 tháng 12 hàng năm: ngày lễ nhân quyền


2.9. Anh

 Giao thừa

Vào đêm giao thừa, người dân Anh thường tập trung tại quảng trường
Trafalgar, rạp xiếc Piccadilly hay tụ tập ở những khu vực lân cận để lắng nghe
tiếng chuông đồng hồ Big Ben báo hiệu năm mới đến. Đúng giờ phút chuyển giao
năm cũ và năm mới, tất cả mọi người nắm tay nhau và cùng hát vang bài Auld
Lang Syne.

Tại xứ sở suơng mù, phong tục bước chân đầu tiên vẫn rất quan trọng. Tục lệ
này cũng giống như xông nhà ở Việt Nam. Người ta cho rằng nó sẽ đem lại may
mắn cho những người ở trong nhà. Người đặt bước chân đầu tiên vào nhà phải
là đàn ông, trẻ, khoẻ mạnh và đẹp trai, tóc nâu. Khi vào nhà, nhân vật này sẽ
mang theo một mẩu than, ít tiền, bánh mỳ và muối - những biểu tượng của thịnh
vượng.

Trong ngày đầu tiên của năm mới, trẻ em nước Anh thường dậy từ sớm và
sang nhà hàng xóm hát. Chúng sẽ nhận được xu, bánh, táo và kẹo. Cũng vào
ngày nay, các cô gái Anh thường thả một quả trứng trắng vào nước. Người dân
Anh tin rằng hành động này sẽ làm hiện lên chữ cái đầu tiên của tên người chồng
tương lai của cô gái đó.

Ở một số vùng khác của nước Anh như Radnorshire và Herefordshire, nông
dân sẽ dậy từ trước khi bình minh hé rạng và đem một bụi táo gai ra đồng. Bụi
cây này được đốt ra tro vì đây được coi là biểu tượng may mắn cho nông dân.
Đôi khi, bụi táo gai sẽ được treo ở bếp cho tới năm sau.

2.10. Úc

 Giao thừa

Từ ngày 31/12 của năm cũ, người dân đã tổ chức nhiều bữa tiệc linh đình.
Vào đêm giao thừa, mọi người sẽ huýt sáo, bấm còi inh ỏi và rung chuông để báo
hiệu năm mới đã tới.

Tại Australia, năm mới là thời gian dành cho các hoạt động ngoài trời. Người
dân thường đi picnic, cắm trại trên bờ biển, chơi trò lướt sóng hay cưỡi ngựa

2.11. Đức

 Giao thừa

Lớp 06CQD1 82
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Trong bữa tiệc giao thừa, mọi người đều để thừa một chút thức ăn trên đĩa
cho tới nửa đêm với ý nghĩa chạn thức ăn luôn có đồ dự trữ.

Vào năm mới, người Đức thường thả chì nấu chảy vào nước lạnh và cố gắng
đoán tương lai từ miếng chì được định hình. Một hình tròn hay trái tim đồng nghĩa
với đám cưới, con thuyền sẽ nói về chuyến đi và hình còn lợn là một năm thừa
thãi thức ăn.

 Những nét đặc trưng

1-Chú trọng chức tước khi chào hỏi phụ nữ. Phụ nữ trên 20 tuổi được
chào là bà.
2- Ăn mặc giản dị trong đời thường, nhưng chu đáo trong các buổi tiệc và
lễ hội.
3- Thích đúng giờ, trật tự và kỷ luật.
4- Luôn mang quà tặng khi dự tiệc.
5- Các bữa tiệc thường bắt đầu trễ, khách uống nhiều hơn ăn.
6- Rất nghiêm túc trong câu chuyện, thích thảo luận những vấn đề thời sự
trong các buổi gặp mặt.
7- Phụ nữ ít tham gia vào các công việc xã hội.
8- Tuân thủ chặt chẽ luật lệ nơi công cộng.
9- Quan tâm đến bề ngoài và môi trường

Người Đức rất chuộng hư danh, họ rất thích được gọi là bác sỹ hay tiến sỹ
(Doctor). Muốn nói với bất kỳ viên chức nào, người ta thường bắt đầu “Thưa bác
sỹ,..”, dù là người đó không làm trong ngành y. Đây là một cách gọi nhầm để tỏ ý
tâng bốc đối phương, nếu không bị coi là “vô lễ”. Khi xưng hô bằng tên thì luôn
kèm theo “Ông”, “Bà”,” Ngài”,… trước tên người đó như “Ngài giáo sư Wolf”. Phụ
nữ trên 20 tuổi chưa chồng vẫn được gọi bằng “Bà”. Tuy nhiên, giữa bạn bè,
đồng nghiệp vẫn có thể xưng hô thân mật với nhau.

Người Đức thông minh, tư duy chặt chẽ, nhanh nhạy tiếp thu mọi điều cũng
nhanh và dứt khoát. Người Đức có phong cách giao tiếp rõ ràng, rành mạch,
song phẳng, họ có kế hoạch chi tiết rất cụ thể và tiết kiệm. Người Đức có tài tổ
chức, ý chí cao và làm việc luôn theo một kế hoạch cụ thể.

Khi giao tiếp với người Đức thường đứng cách đối tượng trên 50cm. Họ rất
hay bắt tay khi gặp nhau.

Khi chào nhau, nếu là người thân thì hơi nghiêng người về phía trước và bắt
tay nhau, họ không ôm hôn nhau.

Lớp 06CQD1 83
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Bình thường người Đức mặc đồ rất giản dị, nhưng khi đi dự tiệc, đi xem hát, đi
dạo hay tới nhà thăm bạn bè, họ mặc đồ đẹp và trang trọng hơn. Khi được mời
dự tiệc chiêu đãi, bao giờ người Đức cũng mang món quà đến tặng gia chủ như:
lọ mứt, hộp bánh, chai rượu, bó hoa,…

Người Đức rất nghiêm túc về giờ giấc, nghiêm túc trong quan hệ và chi tiêu
rất chặt chẽ và ít khi phung phí tiền bạ. Vì thế khi vào quán ăn, các món ăn luôn
được khách dùng hết, họ thích ăn vừa và đủ, không thừa thứ gì.

Người Đức rất thích tiệc tùng, và buổi tiệc bắt đầu rất muộn, thường là sau khi
mọi người dùng xong bữa tối, nên họ không ăn mà chỉ uống với nhau. Câu
chuyện thường là những vần đề phức tạp cùng nhau thảo luận, không như người
Pháp chỉ nói chuyện vui tại bàn tiệc.

Họ thích ăn các món thịt hun khói. Trong nấu ăn họ sử dụng nhiều bơ, thích
ăn các món co sốt, đặt biệt là sốt trắng có sữa, kem tươi. Họ hay ăn thịt bò, các
món chế bíên từ cá và khoai tây. Thích các loại bánh ngọt , uống càfê. Khi ăn
uống không nói chuyện ồn ào, không có tiếng va chạm mạnh.

2.12.Đan Mạch

Trong năm, có nhiều ngày lễ tôn giáo và quốc gia khi trẻ em được nghỉ học,
hầu hết người lớn đều được nghỉ làm, và các cửa hàng đóng cửa hoàn toàn hoặc
một phần trong ngày. Các buổi lễ được tổ chức trong Giáo hội Quốc gia Đan
Mạch vào tất cả những ngày lễ tôn giáo. Những ngày nghỉ lễ quan trọng nhất đều
liên quan đến ba lễ hội nhà thờ lớn: Giáng Sinh - mừng ngày Chúa Jesus ra đời,
lễ Phục sinh - lễ tưởng niệm ngày Chúa bị đóng đinh trên thánh giá, ngày mất và
phục sinh của Chúa, và lễ Hạ trần và Tuần lễ hiện xuống để nhớ đến sự đón
nhận của Chúa thánh thần.

Nhiều truyền thống xoay quanh các lễ hội tôn giáo - đặc biệt là Giáng Sinh - và
đối với hầu hết mọi người, các lễ hội luôn là những dịp vui vẻ để dành thời gian
với gia đình, họ hàng và bạn bè của mình.

 Các ngày lễ tôn giáo khác gồm có:

 ·Năm Mới, ngày 1 tháng Một.

Lớp 06CQD1 84
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

· Lễ Bededag Lớn (Ngày của Tất cả Lời cầu nguyện - một ngày lễ tôn giáo
Đan Mạch, rơi vào thứ Sáu tuần thứ tư sau lễ Phục sinh). Nó được biết
đến cách đây vài năm khi những ngày cầu nguyện theo lịch nhà thờ được
gộp lại thành một.

 Lễ thăng thiên, khi những người theo đạo Cơ-đốc kỉ niệm sự kiện chúa
Jesus lên thiên đàng.

 Những ngày lễ quốc gia quan trọng nhất là:

Ngày 1 tháng Năm, ngày quốc tế lao động.

Ngày 5 tháng Sáu, Ngày Hiến pháp, để nhớ đến việc ra đời bản Hiến pháp
Đan Mạch đầu tiên vào năm 1849.

Các dịp lễ hội chính nêu trên là dịp để tụ họp, bày tiệc ăn uống cùng nhau
trong một gia đình hoặc giữa các gia đình. Con trẻ được quan tâm đặc biệt với
những món quà. Ngoài ra, người Đan Mạch có thể có các buổi tiệc và gặp gỡ với
muôn vàn lý do - cưới xin, rửa tội, lễ kiên tín, sinh nhật và các lễ hội tôn giáo, khi
có người chuyển đến nhà mới, đã tốt nghiệp, chuẩn bị ra nước ngoài - hoặc chỉ vì
họ muốn thế. Bạn bè, họ hàng và đồng nghiệp được mời đến ăn uống, và thỉnh
thoảng sẽ có khiêu vũ đến tối khuya.

Nếu bạn được mời đi dự tiệc hoặc một bữa tối nghi lễ như vậy, thì việc mang
theo một món quà nhỏ cho nữ hoặc nam chủ nhân, ví dụ một chai rượu, hoa,
sôcôla, v.v. là một ý tưởng hay, đặc biệt trong các tiệc mừng sinh nhật, và sinh
nhật của trẻ em. Một lưu ý khác, ở Đan Mạch, bố mẹ thường tổ chức sinh nhật
cho con và mời các bạn cùng lứa tuồi, cùng lớp tới dự và chắc chắn, người được
mời nên có quà.

 Tính châm biếm và hài hước

Tại Đan Mạch, tính hài hước là một phương tiện giao tiếp quan trọng. Đây là
lý do vì sao tại nhiều nơi làm việc thỉnh thoảng có những lời nói đùa khá mạnh,
về mọi thứ, thậm chí nghe có vẻ thô thiển và có thể gây giật mình cho những
người xung quanh vốn không quen lắm với hình thức giao tiếp này. Tuy nhiên, đó

Lớp 06CQD1 85
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

thường là cách thể hiện rằng bạn thích và tôn trọng lẫn nhau, và một chút trêu
đùa nên được chấp nhận giữa những người bạn.

 Thói quen đúng giờ

Người Đan Mạch sống rất “theo giờ giấc”. Họ trông chờ bạn đến đúng giờ hẹn
- không trễ cũng không sớm hơn. Điều này cũng áp dụng cho công việc và những
cuộc gặp giống như hẹn gặp cá nhân, và những lần gặp bác sĩ, nha sĩ và các nhà
chức trách nhà nước. Đến trễ hoặc không hoàn toàn trễ mà không có lý do xác
đáng chắc chắn bạn đã gây một ấn tượng không tốt về mình.

2.13.Hàn Quốc

 Giao thừa

Vào đêm giao thừa, người dân thường đặt rơm, cào hoặc sàng ở cửa ra vào,
tường để bảo vệ gia đình khỏi linh hồn ác độc.

Ngày đầu tiên của năm mới được gọi là Sol-nal. Đây là thời điểm để gia đình
thắt chặt lại quan hệ và chuẩn bị cho năm mới. Tới ngày thứ 2 của năm mới, tất
cả thành viên trong gia đình sẽ mặc quần áo mới, biểu hiện cho một sự khởi đầu
tươi mới, và tập trung tại nhà thành viên nam lớn tuổi nhất. Tại đây, lễ thờ cúng tổ
tiên diễn ra, người ít tuổi nhất trong gia đình sẽ cúi đầu trước người lớn tuổi nhất,
chúc sức khoẻ và thịnh vượng trong năm tới. Tiếp đó, người già sẽ trao những
đồng tiền mới hay quà cho con trẻ.

Các món ăn đặc trưng năm mới của Hàn Quốc thường là bánh gạo và súp
ttokkuk. Người Hàn Quốc tin rằng ăn loại súp này sẽ giúp họ kéo dài tuổi thọ.

 Thói quen

Karaoke của Hàn Quốc

Trong tiếng Triều Tiên không có từ nghĩa tương đương với karaoke. Thay vào
đó, họ gọi loại hình giải trí này là norae (노래, tiếng hát). Các quán karaoke (노래
방, noraebang) được tìm thấy ở khắp các ngóc ngách. Cả thanh niên lẫn người
lớn tuổi đều mê loại hình giải trí này.

 Các ngày lễ

Trước đây, lễ hội chỉ là thời gian cử hành những lễ nghi tôn giáo. Cho tới thời
kỳ các vương quốc liên minh thì lễ tạ ơn Trời đã cho vụ mùa bội thu mới được

Lớp 06CQD1 86
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

chính thức tổ chức. Các lễ hội đó là yeonggo (múa trống gọi hồn) của Buyeo,
dongmaeng (nghi lễ cúng tổ tiên) của Goguryeo, và mucheon (thiên vũ) của
Dongye. Các lễ hội thường được tổ chức vào tháng 10 âm lịch, sau mỗi vụ mùa.
Riêng lễ yeonggo được tổ chức vào tháng 12 âm lịch.
Một số ít ngày lễ vẫn được kỷ niệm tưng bừng ngày nay như lễ Seol - ngày
đầu tiên của năm lịch âm (thường rơi vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 lịch
dương). Đây là dịp để mọi thành viên trong gia đình đoàn tụ. Mọi người đều mặc
áo truyền thống hanbok hoặc chọn cho mình những bộ quần áo đẹp nhất. Cả nhà
cùng làm lễ cúng tổ tiên. Sau nghi lễ này, những người ít tuổi trong gia đình sẽ cúi
lạy những người lớn tuổi trong gia đình.
Một ngày lễ lớn khác trong năm là Daeboreum, ngày trăng tròn đầu tiên trong
năm sau năm mới. Vào ngày này, nông dân và ngư dân thường cầu nguyện cho
một mùa trồng trọt và một vụ cá bội thu. Các gia đình cầu mong một năm làm ăn
phát đạt, tránh được mọi điều rủi ro, xui xẻo bằng cách chuẩn bị các món ăn đặc
biệt từ các loại rau xanh có trong mùa.
Vào dịp lễ Dano (Tết Đoan Ngọ), ngày 5/5 âm lịch, nông dân nghỉ công việc
đồng áng cả ngày để tham gia lễ hội đánh dấu việc gieo trồng đã hoàn thành. Phụ
nữ gội đầu bằng loại nước thơm đặc biệt đun từ lá mống mắt với hy vọng sẽ
tránh khỏi mọi điều không may mắn. Dano từng được coi là ngày lễ lớn, nhưng
nay chỉ còn được duy trì theo nghi thức truyền thống ở một số ít nơi.
Chuseok (Rằm trung thu) - ngày trăng tròn nhất trong năm rơi vào ngày 15/8
âm lịch - có lẽ là ngày lễ được người Hàn Quốc ngày nay tham gia đông đủ nhất.
Những dòng xe chật kín đường cao tốc và tất cả các cơ quan, cửa hàng đều
đóng cửa trong ba ngày. Các thành viên trong gia đình đoàn tụ, bày tỏ lòng thành
đối với tổ tiên và đi tảo mộ. Người thành phố thường trở về quê hương để tham
dự lễ Chuseok. Những người trở về quê trong dịp lễ này thường phải đặt trước
vé tàu hoả hay máy bay vài tháng.
Trong số những ngày lễ còn tồn tại đến ngày nay có lễ Phật Đản, rơi vào ngày
8/4 âm lịch. Vào ngày Phật Đản, một nhóm đông Phật tử diễu hành qua trung tâm
Seoul. Các đường phố lớn hôm đó cũng được trang hoàng với những chiếc đèn
Phật giáo hình hoa sen.
Có một số ngày lễ dành cho gia đình cũng có ý nghĩa quan trọng đối với người
Hàn Quốc và người ta thường cử hành bằng cách tổ chức tiệc tùng và các trò vui
chơi. Đó là ngày baegil (kỷ niệm 100 ngày kể từ ngày em bé ra đời), dol (kỷ niệm
Lớp 06CQD1 87
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

sinh nhật đầu tiên của bé), hoegap hay hwangap (sinh nhật lần thứ 60) - được coi
là lễ kỷ niệm tròn một vòng quay 60 năm trong đời một con người theo quan niệm
Hoàng đạo Phương đông. Những ngày đặc biệt này thường được tổ chức náo
nhiệt, đặc biệt khi tỷ lệ tử vong sơ sinh cao và tuổi thọ con người còn thấp.
Những dịp như vậy từng được tổ chức như một ngày hội, trong đó có sự góp
mặt của cả những người họ hàng xa. Ngày nay chỉ có thành viên trong gia đình
tham gia các dịp này. Đối với lễ hoegap, ngày càng có nhiều người đi du lịch
nước ngoài thay cho làm lễ kỷ niệm tại nhà.
 Các ngày quốc lễ
 1/1: Năm mới - Seol: Đây là ngày đầu tiên trong năm theo âm lịch và là
ngày nghỉ đối với cả nước. Một ngày trước và một ngày sau ngày này cũng
là ngày nghỉ.
 1/3: Ngày độc lập: Ngày này đánh dấu các phong trào giành độc lập trên
quy mô rộng lớn đòi tự do từ ách thực dân Nhật năm 1919.
 5/4: Tết trồng cây: Ngày cả nước trồng cây xanh.
 5/5: Tết thiếu nhi: Ngày có nhiều hình thức vui chơi cho trẻ em.
 Lễ Phật Đản: Ngày 8/4 âm lịch. Các nghi lễ trang nghiêm được tổ chức tại
các đền chùa Phật giáo. Đỉnh cao của các hoạt động lễ hội trong ngày này
là lễ rước đèn lồng ở trung tâm Seoul.
 6/6: Lễ tưởng niệm. Cả nước viếng hồn các liệt sĩ đã hy sinh trong chiến
tranh bảo vệ đất nước. Lễ tưởng niệm được tổ chức ở Nghĩa trang Quốc
gia.
 17/7: Ngày lập pháp. Ngày kỷ niệm sự công bố chính thức hiến pháp của
Đại Hàn Dân Quốc năm 1948.
 15/8: Ngày giải phóng. Vào ngày này năm 1945, Hàn Quốc được giải
phóng khỏi ách thống trị kéo dài 35 năm của thực dân Nhật. Ngày này
cũng đánh dấu sự thiết lập Chính phủ Hàn Quốc năm 1948.
 Chuseok: Ngày 15/8 âm lịch. Các gia đình tổ chức các nghi thức kỷ niệm
tại nhà hoặc đi thăm mộ gia tiên. Họ cùng ngắm trăng tròn và cầu mong
những điều tốt đẹp.
 3/10: Ngày Quốc khánh. Ngày thành lập nhà nước do Dangun lập nên,
năm 2333 TCN.

Lớp 06CQD1 88
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

 25/12: Lễ Giáng Sinh. Cả các tín đồ theo đạo và người không theo đạo Cơ
đốc đều kỷ niệm ngày này, giống như ở các nước phưong Tây.
2.14.Inodnesia

 Một số điều lưu ý khi giao tiếp

o Không được vuốt đầu của người Indonesia cũng như những người Châu
Á, vì như thế là mất lịch sự. Người Indonesia khi chào người lớn thường
không ngẩng cao đầu mà hạ thấp cổ hay hạ thấp vai khi đi qua để thể hiện
sự tôn trọng.

o Khi đưa hay nhận một vật gì bạn nhớ dùng tay phải (không được dùng tay
trái vì tay trái đối với phần lớn người Indonesia là không sạch sẽ). Để an
toàn, bạn nên dùng cả hai tay khi trao hoặc nhận vật gì để sự kính trọng và
lịch sự. Nên nhớ, người Indonesia rất kính trọng người cao tuổi, vì vậy khi
giao tiếp với người cao tuổi cần thể hiện sự kính trọng, lịch sự.

o Không được chống nạnh, cũng không nên mang kính mát khi nói chuyện
với người Indonesia vì như thế là không lịch sự và bị xem như là có thái độ
coi khinh. Không được bỏ tay vào túi quần, vì như thế bị xem là kiêu ngạo.

o Bắt tay là thói quen của đàn ông lẫn phụ nữ khi được giới thiệu và chào
hỏi. Khi bắt tay cần vừa phải, không nắm chặt qúa cũng không buông lơi,
không giữ tay quá lâu.

o Cách đúng đắn khi vẫy gọi một người nào đó là mở rộng bàn tay và cử
động các ngón tay theo hướng đi xuống giống như vẫy tay chào tạm biệt.
Những cách vẫy gọi khác có thể bị coi là mất lịch sự

 Phong tục tặng quà

o Trong các cuộc gặp đầu tiên, tặng các món quà nhỏ là một cách tốt nhất
biểu thị sự quan tâm và chân thành trong việc thiết lập các mối quan hệ lâu
dài. Tuy nhiên, các món quà phải vừa phải, có thể là biểu tượng của đất
nước hay chỉ là logo của đơn vị bạn, của tỉnh bạn. Quà không cần gói cũng
được. Khi nhận quà, người nhận thường nói “Cám ơn” và đặt quà sang một

Lớp 06CQD1 89
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

bên và chỉ mở quà ra khi nào bạn đi khỏi. Vì vậy, khi được người Indonesia
tặng quà, bạn không nên mở gói quà trước mặt họ.

o Bạn có thể tặng những món quà nhân dịp trở về nhà, khi được mời đến
nhà của người Indonesia, hay là cảm ơn một ai đó đã giúp đỡ bạn..

o Người Indonesia gốc Trung Quốc rất thích được tặng thực phẩm, nhưng
không phải vào lúc bạn được mời đến dự tiệch (trừ khi đã được đồng ý
trước đó). Việc mang thức ăn đến sẽ có hàm ý là chủ nhà không có đủ
thức ăn để thết đãi bạn. Thay vào đó, việc gửi tặng thức ăn sau đó được
xem như là món quà cảm ơn. Kẹo hay lẵng trái cây là sự lựa chọn tốt nhất.
Họ có thể từ chối nhận quà đến đến 3 lần rồi mới nhận vì họ sợ cho là
tham lam.

o Hoa cũng là món quà phổ biến. Nhưng không được tặng số lượng hoa lẻ
vì như thế là điềm không may mắn.

o Khi đàn ông tặng hoa hay quà cho một phụ nữ có thể xảy ra hiểu nhầm.
Do vậy, khi tặng quà họ thường nói, và bạn cũng nên nói, là món quà này
là do vợ mình gửi tặng.

o Trong dịp Tết nguyên đán, người ta thường tặng tiền cho trẻ em và những
người có quan hệ làm ăn buôn bán thường xuyên với họ và đựng trong
bao đỏ lì xì. Các ông chủ thường lì xì cho nhân viên một khoản bằng một
tháng lương.

 Những món quà nên tránh tặng:

 Tránh tặng dao, kéo hay các đồ vật nhọn khác vì họ cho là dễ bị cắt đứt
mối quan hệ

 Nên tránh tặng các vật thường được sử dụng trong tang lễ như những đôi
dép bằng rơm, đồng hồ, khăn tay, quà tặng được gói bằng giấy màu trắng,
đen hay màu xanh

 Không được tặng rượu, nước hoa, thịt heo, những sản phẩm làm từ da lợn
hay những đồ như: dao, chó đồ chơi, tranh hình con chó cho người theo
đạo Hồi.

Lớp 06CQD1 90
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

 Đối với những người theo đạo Hindu thì không nên phục vụ những món
làm từ thịt bò hay sản phẩm làm từ súc vật khác. Ngoài ra, cũng không nên
tặng các đồ vật làm từ da.

 Những điều cấm kỵ

 Trang phục của người nghèo có thể được chấp nhận thiếu thốn, Nhưng
những người du khách ăn mặc thiếu thốn: không dép, quần sóc, áo dây...
bị coi là không lịch sự. Có thể chấp nhận quần lửng,nhưng phải rộng và ít
nhất là đến gối.

 Mặc dầu những nơi thờ phụng được mở cửa cho tất cả mọi người, nhưng
khi muốn vào cũng phải có sự cho phép, đặc biệt là khi những nghi lễ đang
được tiến hành, và bạn phải bảo đảm rằng bạn đã ăn mặc chỉnh tề. Bạn
phải luôn luôn cởi giầy trước khi vào nhà thờ Hồi giáo và thông thường
phải cởi giầy trước khi vào nhà ai đó.

 Không nên có các cuộc hẹn vào lúc 11h sáng đến 1h chiều vào các ngày
thứ 6 vì thời gian này hầu hết mọi người Hồi giáo đều đến nhà thờ

2.15.Ấn Độ

 Những nét đặc trưng

 Ấn Độ là đất nước rộng lớn, có dân số đông thứ hai trên thế giới (chỉ sau
Trung Quốc) và một nền văn hóa lâu đời. Nền văn hóa này ảnh hưởng đến
nước ta, nhất là các tỉnh phía nam.

 Phong tục tập quán ơ Ấn Độ gắn liền với sự phân chia giai cấp và lễ nghi tôn
giáo. Mỗi cử chỉ hành vi của con người trong giao tiếp được quy định chặt chẽ
và tỉ mỉ. Hai người không cùng đẳng cấp không bao giờ ngồi chung một bàn,
làm chung một việc. những người thuộc đạo Bà-la-môn (tôn giáo thuộc đẳng
cấp cao nhất) ít khi nào tiếp xúc với những người thuộc đạo khác thấp hơn.
Và họ cũng không xài đồ bằng da vì cho rằng đó là da động vật bị giết.

 Người Ấn Độ thường chào nhau bằng cách chắp tay trước ngực hay ngang
trán thể hiện sự kính trọng với bề trên. Còn những người quen biết ngang

Lớp 06CQD1 91
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

hàng nhau thì họ mỉm cười và lắc đầu. Bắt tay thì dành cho giới thượng lưu,
và ít khi chào phụ nữ bằng cái bắt tay.

 Người Ấn Độ rất mến khách, thường hay chiêu đãi một cách nồng nhiệt. khi
ăn, họ có thói quen ăn bốc, bốc thức ăn gọn gành, không làm rơi vãi. Tay trái
thì cốc nước, khi uống thì đổ thẳng cốc nước vào miệng, chứ không ngậm
miệng cốc rồi nghiêng cốc uống nước như người Việt. Thức ăn Ấn Độ thường
rất cay và có nhiều gia vị. Khi tiễn khách, chủ nhà thường đi sau, nhường
khách đi trước và tránh quay lại với khách.

 Các lễ hội

Hôm nay 21/10, những người theo đạo Hindu tại Ấn Độ và khắp nơi trên
thế giới cùng nhau chào đón lễ hội lớn nhất trong năm - Lễ hội Ánh sáng
Diwali.
Lễ hội Diwali của đạo Hindu giống như lễ Giáng sinh của Thiên Chúa
Giáo và Tết Nguyên Đán của Phật Giáo.
Trong những ngày này, người dân theo đạo Hindu đều tất bật mua sắm, trang
hoàng nhà cửa bằng các loại đèn, hoa, sáp nến, tặng quà lưu niệm cho người
thân và chúc nhau những điều tốt lành.
Diwali năm nay diễn ra vào ngày 21/10. Khi màn đêm buông xuống, người
dân Ấn Độ bắt đầu đốt đèn, bắn pháo hoa và vui mừng đón một năm mới.
Lễ hội trên bắt nguồn từ sự trở về của thần Ram đem sức mạnh và ánh sáng
đến cho nhân loại.

Lễ hội Diwali - Lễ hội Ánh sáng là sự bắt đầu cho một năm mới tốt lành và
hạnh phúc của người Hindu.

Ấn Độ cũng được biết tới là một đất nước của các lễ hội. Vì là quốc gia đa tôn
giáo, Ấn Độ có các lễ hội rất đa dạng, nhiều lễ hội dành cho mọi thành phần xã
hội. Các lễ hội nổi tiếng và có nhiều người tham gia nhất gồm các lễ hội Hindu tại
Diwali, Holi, Pongal và Dussehra và lễ hội của người Hồi giáo tại Eid.

Một số lễ hội được tổ chức ở đa phần đất nước; tuy nhiên, chúng được gọi
theo những cái tên khác nhau tùy theo vùng hay có thể được tổ chức dưới hình
thức khác biệt. Mọi lễ hội đều được chào mừng theo một kiểu duy nhất.

Lớp 06CQD1 92
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Ấn Độ có ba ngày lễ quốc gia. Những ngày lễ khác, từ chín đến mười hai, gắn
liền với các lễ hội, ngày lễ tôn giáo và ngày sinh các lãnh đạo được quy định theo
từng bang.

Ngày Ngày lễ Ghi chú


Hiến pháp Ấn Độ bắt đầu có hiệu lực từ ngày
26 tháng 1 Ngày Cộng hoà
này năm 1950.
Ấn Độ giành lại độc lập từ Đế quốc Anh ngày
15 tháng 8 Ngày độc lập
này năm 1947.
2 tháng 10 Gandhi Jayanti Ngày sinh Mahatma Gandhi.

2.16.Singapore

 Những nét đặc trưng

 Họ thường bắt tay theo kiểu phương Tây.

 Card visit thường được trao hai tay một cách trịnh trọng.

 Đánh giá cao sự đúng giờ giấc.

 Tiếng Anh mang màu sắc và âm hưởng rất đậm đà của người Trung Quốc.

 Họ thường không hút thuốc.

 Họ luôn tìm đến sự chuẩn mực để làm động lực thúc đẩy.

 Phụ nữ cũng được đối xử ngang với nam giới trên thương trường.

 Đề tài ưa thích: sạch sẽ, trong lành và phồn thịnh của Singapore.

 Đề tài nên tránh: diện tích quá nhỏ bé của Singapore

2.17.Nga

 Những nét đặc trưng

Khi gặp, người Nga bắt tay và xưng tên. Giữa bạn bè thường ôm và hôn má.

 Tặng quà thường là quần bò, bút, đĩa nhạc, sách, huy hiệu biểu tượng quê
hương của du khách.

Lớp 06CQD1 93
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

 Hay giơ ngón tay cái để biểu thị một điều rất hoàn hảo.

 Khi từ biệt họ vẫy tay nhưng lại ngửa lòng bàn tay về phía ngoài và khua
lên, xuống (nếu lòng bàn tay hướng về phía mình và khua ra trước và sau
là hãy đến đây).

 Người Nga rất thích uống rượu (loại rượu mạnh) nhất là vào mùa đông.

 Tính tình đặc trưng là cởi mở, dễ gần và có tính tập thể khá cao.

 Rất thích nói về chủ đề hòa bình, rất ghét bình luận về những nhân vật nổi
tiếng.

 Người Nga thật thà , thẳng thắn, dứt khoát, dễ thỏa thuận, dễ gần, ít lễ
nghi cởi mở, dễ hòa mình và thích nghi với môi trường chung quanh, rộng
lượng và chân thành trong mọi quan hệ.

 Khi đón tiếp khách quí thường có lễ mời bánh mì và muối để tỏ tình cảm
chân thành, chớ nên từ chối hãy bẻ một mẩu bánh mì, chấm vào muối và
nhấm nháp. Họ thích ăn các món quay, các món nấu nhừ, các loại thịt băm
viên bỏ lò hay om có sốt. Trước khi ăn các món chính thì họ ăn súp (súp
có lẫn thịt và rau, đôi khi có cả gạo ở trên có rưới một ít váng sữa). Dưa
chuột, cà chua muối, cá hun khói là các món ăn khá phổ biến của họ. Sau
khi ăn xong họ hay uống trà đen có thêm lát chanh pha đường và uống
bằng cốc to, hoặc uống nước hoa quả, càfê, cacao. Đồ uống của họ là
Voska, Cognac, và Lúa mới cũng được ưa chuộng.

 Ngày lễ

Nước Nga, những ngày lễ lớn trong năm bắt đầu bằng lễ đón Năm Mới, được
tổ chức giống như Lễ Giáng sinh ở một số nước khác. Ông già Nôen và nàng
Bạch Tuyết đi phát quà cho trẻ em. Trong đêm giao thừa, cả nhà quây quần bên
cây thông được trang trí rực rỡ để ăn tiệc và mở quà. Lễ Giáng sinh ở Nga được
tổ chức vào ngày 7/1 vì Giáo hội Chính giáo vẫn theo lịch cũ, chậm 13 ngày soi
với lịch được sử dụng ở các nước khác trên thế giới. Lệ Phục sinh, ngày lễ tôn
giáo chính trong năm được duy trì rộng khắp ngay cả dưới chính quyền Xôviết.

Hội tiễn mùa đông


Lớp 06CQD1 94
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Trước khi bắt đầu mùa ăn chay trước Lễ Phục sinh là những ngày Hội tiền
mùa đông - Maslenisa. Trong những ngày này, mọi người được ăn bánh kếp thỏa
thích. Tuyết vẫn còn chất đầy trên mặt đất, những những người bạo gan thì vẫn
đục lỗ trên mặt sông hồ đóng băng và đắm mình vào nước lạnh buốt.

Lễ phục sinh

Lễ bắt đầu từ đên khuya trước ngày Chúa phục sinh và kép dài đến tận sáng
hôm sau. Lúc nửa đêm, vị linh mục dẫn đầu đám rước tay nâng những ngọn nến
sáng rực đi vòng quanh nhà thờ, để tưởng nhớ những người phụ nữ đã đến mộ
Chúa Giêsu và phát hiện ra Ngài không còn năm trong đó nữa. Tại cửa nhà thờ,
vị linh mục hô to:" Chúa Giêsu sống lại rồi!". Các tín đồ sẽ đồng thanh đáp lại "
Ngài sống lại thật rồi!" và ôm hôn những người đứng cạnh.

Lễ phục sinh kết thúc vào lúc bình minh, các tín đồ ai về nhà nấy để kết thúc
mùa ăn chay bằng bữa điểm tâm với các món ăn đặc biệt trong ngày Lễ Phục
sinh và trứng nhuộm màu. Bánh Kulich và paskha có các thành phần cấm dùng
trong ký ăn chay. Khách được mời thỏa thê.

Tuần lễ trước Lễ Phục sinh, mọi người ai cũng bận rộn với việc nhuộm trứng.
Có người chỉ luộc trứng với vỏ hành để tạo màu lốm đốm vàng và nâu đẹp mắt.
Những cũng có những người cầu ký, lấy hết lòng đỏ và lòng trắng trứng qua
những lỗ châm kim ở đầu, rồi vẽ những bức tranh tôn giáo hoặc những cảnh vui
nhọn lên vỏ trứng. Những quả trứng sẽ được mọi người ăn trong bữa điểm tâm
đầu tiên sau mùa chay kéo dài trước Lễ Phục sinh.
Hội băng
Cái lạnh của mùa đông nước Nga được làm dịu bớt bằng những ngày hội,
trong đó người ta tổ chức những cuộc thi điêu khắc trên băng. Đã từ lâu người
Nga thích tạc các tòa nhà bằng băng. Năm 1740, Nữ hoàng Anna, người nổi tiếng
với những trò đùa độc ác đã ra lệnh phải làm một tòa lâu đài bằng băng trên sông
Neva để tổ chức đám cưới cho anh hề của bà.
2.18.Pháp

 Những nét đặc trưng

1-Coi trọng văn hóa trong việc tiếp xúc và trang phục bề ngoài

Lớp 06CQD1 95
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

2- Coi trọng cách dùng ngôn ngữ

3- Cảm nhận cao về thẩm mỹ, văn hóa và nghệ thuật

4- Thích ăn ngon, phục vụ đúng qui cách

5- Rượu vang là thức uống không thể thiếu trong mọi bữa ăn và tiếp khách tại
nhà

6- Thích trật tự và nề nếp

7- Khá kiểu cách trong giao tiếp ban đầu nhưng thích sự chân thành và bền vững

8- Dành ưu tiên cho người lớn tuổi và phụ nữ

9- Thích nuôi thú vật cưng và quan tâm đến môi trường

 Lễ hội

 14 tháng 2: lễ tình yêu


 1 tháng 5: Ngày quốc tế lao động. Người ta thường mua hoa muget tặng cho
người yêu, và mọi người được ra đường bán hoa muget không cần thuê chỗ.
 Ngày lễ của Mẹ: chủ nhật cuối cùng của tháng 5 hằng năm.
 Ngày lễ của Cha: chủ nhật thứ hai của tháng 6 hằng năm.
 14 tháng 7: Quốc khánh.
 15 tháng 8: ngày lễ được nghỉ
 Chủ nhật đầu tiên tháng 9: ngày lễ Ông Bà
 11 tháng 11, ngày chiến thắng, kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất.
2.19.Hà Lan

 Những nét đặc trưng

Nếu mới đến Hà Lan lần đầu tiên, chắc chắn bạn sẽ khá ngỡ ngàng khi thấy
người dân ở đây khá xa cách. Người dân ở đây thường không bắt chuyện với
người lạ, nếu lên xe lửa, người ta sẽ chọn những chỗ nào để có thể ngồi một
mình và những du khách nước ngoài thường mau chóng nhận ra họ đang bị phớt
lờ. Tuy nhiên, du khách đã nhầm, chỉ cần bạn bắt chuyện với một ai đó, bạn sẽ
rất ngạc nhiên khi nhận được những phản ứng rất thân thiện của người dân Hà
Lan.

Lớp 06CQD1 96
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Ngôi nhà của người Hà Lan đậm chết riêng tư, họ rất ít khi mời khách đến nhà
chơi vì người Hà Lan luôn luôn giữ sự kín đáo về nơi ở của họ. Họ phải quen biết
ai đó hàng tháng trời rồi mới mời người ta đến nhà chơi. Và người Hà Lan cũng
không có thói quen tiếp khách bằng thức ăn. Bạn chỉ có thể được họ mời đến sau
khi đã là bạn bè rất lâu ngày với nhau.Tuy là một trong những quốc gia đông dân
nhất thế giới, nhưng người Hà Lan thích giữ một khoảng cách nhất định với
những người khác.
Người ta cũng thường nhận xét là người Hà Lan rất khoan dung, nét tính cách
được miêu tả rất chính xác qua cụm từ “live and let live”, đại để là “Nếu anh
không đụng đến tôi thì tôi sẽ không đụng đến anh” như thế sẽ bớt đi được rất
nhiều mâu thuẫn.
Người Hà Lan không thích bộc lộ sự giàu có và địa vị của mình. Nếu bạn đi
cùng một nhóm bạn đến quán rượu, bạn sẽ thấy mỗi người tự trả phần tiền của
mình nhiều hơn là việc có một hai người trả tiền cho cả nhóm. Ngay cả khi chỉ có
hai người cùng nhau đi ăn tối, thì cũng ai trả tiền người nấy. Vì thế nên thói quen
này được cả thế giới gọi tên là “Dutch treat”- “ đãi kiểu Hà Lan”.
Bên cạnh những giá trị truyền thống, đất nước Hà Lan tuy nhỏ bé, nhưng vốn
chuyên về thương mại, luôn sẵn lòng đón chào những tinh hoa từ rất nhiều nước
trên thế giới để làm giàu thêm nền văn hóa của mình.
Người dân Hà Lan mong muốn mình có một ngoại hình cao ráo và cân đối,
thực tế họ là những người có ngoại hình lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên xã hội
Hà Lan ngày càng có nhiều người đến từ các nền văn hóa khác nhau, vì vậy bạn
sẽ thấy nhiều loại ngoại hình khác nhau, nhất là ở các thành phố lớn, với nhiều
tộc người đến từ Indo, Surinam (tổ tiên là người Phi, Ấn, Trung Quốc…), vùng
biển Caribbe.
Bạn cũng sẽ gặp nhiều người sống ở Hà Lan có nguồn gốc Địa trung hải. Đó
là những người lao động được tuyển dụng từ Thổ Nhĩ Kỳ, Maroc, Ý, Tây Ban
Nha… để bổ sung nguồn nhân lực thiếu hụt, thúc đẩy phát triển nền công nghiệp
Hà Lan trong những năm 1950-1960. Nhiều người trong số họ đã đưa gia đình
sang Hà Lan và định cư tại đây.
 Lễ hội

Ngày tháng Tên tiếng Hà Lan Tên tiếng Việt Ghi chú
1/ 1 Nieuwjaar Năm mới
Tháng 3/tháng Pasen Lễ Phục Sinh Thứ Sáu Tốt Lành (Goede vrijdag); ngày nghỉ

Lớp 06CQD1 97
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

cho một số người), Chủ Nhật Phục Sinh và


4
Thứ Hai Phục Sinh
Sinh nhật của nguyên nữ hoàng Juliana (mẹ
30/ 4 Koninginnedag Ngày Nữ hoàng
của Beatrix). Lễ Quốc khánh
Ngày tưởng niệm những người đã chết trong
4/ 5 Dodenherdenking
chiến tranh (không phải là ngày nghỉ)
Ngày Giải Lễ kỷ niệm quân đội Đức đầu hàng trong Đệ
5/ 5 Bevrijdingsdag
phóng nhị thế chiến (ngày nghỉ cho một số người)
40 ngày sau Lễ
Hemelvaartsdag Lễ Thăng Thiên
Phục Sinh
Lễ Chúa Thánh
7 tuần sau Lễ
Pinksteren Thần Hiện Chúa Nhật và thứ Hai
Phục Sinh
Xuống
Sinterklaasavond hay Ngày trẻ em được tặng quà thay vì Lễ Giáng
5 /12
Pakjesavond Sinh (không nghỉ)
25/12&26 /12 Kerstmis Lễ Giáng Sinh
31/ 12 Oudejaar(sdag) Giao Thừa (không nghỉ)

Lớp 06CQD1 98
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

3. CÁC LOẠI TIỀN CỦA CÁC NƯỚC


3.1. Nguồn gốc và sự phát triển của tiền

Trong mịt-mùng lịch-sử, các nhà khảo-cổ đều đồng-ý rằng: những người sơ-
khai đã biết thực-hiện việc đổi-chác. Họ trao đổi hàng-hoá với nhau, để điều-hoà
nhu-cầu đơn-giản của đời sống họ. Vấn-đề đổi chác là phương-cách duy-nhất
của thương-mại vào thời-kỳ ấy. Chẳng hạn, một ngư-phủ đem con cá mới bắt
được ở ven sông đổi lấy con chim do bác thợ săn vừa bắn được trong rừng núi.
Hoặc người chăn nuôi đem một con chiên đổi cho kẻ làm ruộng rẫy để lấy mấy
thúng khoai hay vài giạ lúa.

Nhưng với cách-thức trao đổi nầy thì quả thực là bất-tiện. Những con vật khi
di-chuyển thì khó-khăn, chúng lại dễ mắc bệnh hoạn. Do đó, người ta đã bắt đầu
dùng những vật-thể có tính-cách «đại-diện» như vỏ sò, lông chim, mẩu xương
đặc-biệt, đá quí, muối…và về sau, lại còn dùng những thỏi sắt hay dụng-cụ bằng
kim-loại để làm đơn-vị tính-toán hàng-hoá. Đó là tiền-thân của tiền-tệ sau nầy.

Thời ấy, dù những vật-liệu đó tự nó có một giá-trị nhất định, nhưng hành-động
thừa-nhận chúng là đại-biểu của giá-trị hàng-hoá đã là một bước tiến vượt bực
trong quan-hệ giữa người với người, nói lên khả-năng trừu-tượng của con người.

3.1.1.Tiền vỏ ốc

Qua những di-chỉ khảo-cổ, nhiều nhà nghiên-cứu trên thế-giới đã thống-nhất
ý-kiến cho rằng loại tiền được sử-dụng sớm nhất của loài người, chính là Tiền Vỏ

Lớp 06CQD1 99
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Ốc và xã-hội dùng tiền sớm nhất chính là xã-hội nô-lệ. Nhưng tại sao lại dùng Vỏ
ốc làm tiền?

Ngày nay, chúng ta thấy khó có thể tin được, vì nghĩ rằng vỏ ốc rất nhiều. Nếu
dùng vỏ ốc làm tiền thì bất cứ ai cũng có thể kiếm được, như vậy tiền ấy còn có
giá-trị gì nữa! Nhưng trên thực-tế, ở vào thời-kỳ thái-cổ ấy, con người đang ở
trong tình-trạng hoang-sơ, lẻ loi, cách biệt. Họ sống tập-hợp thành những bộ-tộc
xa hẳn nhau. Không có phương-tiện gì để giao-thông liên-lạc. Hàng-hoá vận-
chuyển rất khó-khăn.

Đối với những bộ-tộc sống xa bờ biển, thì việc kiếm được vỏ ốc không phải
dễ-dàng gì. Trong khi đó, họ lại rất trân quý vỏ ốc, vì là thứ trang-sức đầu tiên của
con người. Có thể nói đây là một loại xa-xỉ-phẩm. Do đó, người ta đồng-thuận
dùng các đồ trang-sức bằng vỏ ốc đổi lấy các loại hàng-hoá khác.

Một đặc-điểm thuận-lợi của vỏ ốc là được xâu thành những vòng chuỗi trang-
sức để đeo vào cổ hay ở chân tay. Khi trao đổi, tùy theo giá-trị cao thấp của món
hàng mà người ta có thể thêm hay bớt vỏ ốc để thành những vòng chuỗi lớn hơn
hoặc nhỏ lại.

Ốc dùng để làm tiền này có tới hơn 150 loại, sống ở miền nước nông Ấn-độ-
dương và Thái-bình-dương. Dân mỗi vùng thường quen dùng một loại riêng: Thổ-
dân ở Alaska và California bên châu Mỹ dùng loại Dentilium Pretiosum. Các bộ-
lạc ở Úc châu dùng nhiều loại khác nhau. Còn ở Á châu thường dùng loại ốc
Cypraea annulus, nhưng đặc-biệt thông-dụng nhất là loại ốc Cauri mà danh-từ
khoa-học gọi là Cypraea moneta. Loại ốc nầy được tìm thấy ở các hải-đảo
Maldives và Soulou (giữa Phi-luật-tân và Bornéo).

Danh-từ Cauri do tiếng Phạn (Sanskrit) là Kauri. Tiếng Pháp gọi là Cauris,
tiếng Anh là Cowrie hay Cowry, tiếng Nhật là Koyasugai (từ an bối), tiếng Hán là
Mã-não-bối (bối = ốc). Vì nó được dùng làm tiền nên còn gọi là hoá-bối (ốc tiền).

Ốc tiền được người Trung-hoa sử-dụng để làm tiền (dụng bối xác tác hoá tệ)
kể từ đời nhà Hạ (2205-1766) trước Chúa giáng-sinh, mãi cho đến triều-đại nhà
Tần (221-206) trước công-nguyên, tức là gần hai ngàn năm sau, ốc tiền nầy mới
bị cấm-chỉ, không cho dân chúng dùng để làm tiền-tệ nữa.

Lớp 06CQD1 100


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Tại Việt-nam, từ năm 2879 trước Chúa giáng-sinh, thuở ấy đất nước ta còn
gọi là Văn-lang với 18 đời Hùng-vương, rồi qua ba lần bị Bắc-thuộc cho tới đời
nhà Đinh (968-980), chưa thấy sử sách nào chép về việc người dân Việt bắt đầu
sử-dụng tiền từ bao giờ và loại tiền gì.

Tuy nhiên, trong Đại-Việt Sử-Ký Toàn-Thư của Lê Văn Hưu, tập 1, trang 145,
có nhắc đến vỏ ốc: vào năm 179 trước công-nguyên, khi Triệu Vũ-vương (tức
Triệu-Đà, cựu tướng nhà Tần) về thần-phục nhà Hán, đã đem tiến cống cho vua
Hán Văn Đế 1 đôi ngọc bích trắng, 1000 bộ lông chim trả, 10 sừng tê và 500 tử-
bối, tức vỏ ốc màu tía.

Ông Đỗ Văn Ninh, tác-giả cuốn Tiền cổ Việt-nam, sau khi dẫn-chứng trong
Đại-Nam Thực-Lục Chính-Biên do Quốc-sử-quán triều Nguyễn biên-soạn là:
«Tháng 9 năm Minh-Mệnh thứ 9 (1828), nước Nam-Chưởng Trấn-Ninh, dân-số
độ hai vạn người, chợ búa mua bán lấy vỏ ốc thay tiền», thì đã đưa ra ý-kiến như
sau:

«Nam-Chưởng ngày nay là nước Lào, khi đó có nhiều sự giao-dịch với Việt-
Nam. Điều ghi chép trên xẩy ra vào đầu thế-kỷ XIX, đã rất gần ngày nay. Như vậy,
ở thời xa xưa hơn nữa, việc dùng tiền ốc chắc là phải có. Vì ngày nay, ở các dân-
tộc miền núi tỉnh Nghệ-Tĩnh hãy còn bảo-lưu một tập-tục: Các đám cưới, nhà trai
dù nộp bao nhiêu lợn, gạo, rượu mặc lòng, vẫn phải có ít vỏ ốc tiền, mới coi như
là đủ. Rõ ràng đó là tàn-dư của một thời lấy vỏ ốc làm hoá-tệ».

Hiện nay, người Khờ Mú vẫn còn dùng vỏ ốc tiền, với những chức-năng mang
hình-ảnh rõ nét về đồng tiền. Các phụ-nữ hầu như mỗi người đều có một chuỗi
vỏ ốc mà họ gọi là Kxôông. Kxôông là đồ trang-sức phổ-biến. Nhân-dân trong
vùng xác-quyết: Kxôông trước đây là tiền. Nhưng khi có đồng bạc hoa xoè rồi,
đồng-bào Điện-Biên tính 20-30 vỏ ốc là một đồng hoa xoè.

Theo phong-tục Khờ Mú, người quá-cố nhất-thiết phải được chôn theo loại
tiền cổ nhất để «con ma» có tiền mà tiêu xài ở âm-phủ. Nhưng họ không chôn
theo tiền đang thông-dụng hoặc vàng bạc, mà chỉ chôn theo vỏ ốc tiền.

Người con trai sắc-tộc Khờ Mú khi đi dạm vợ phải có mấy cái Kxôông. Và
người con gái Khờ Mú khi về nhà chồng cũng được cha mẹ cho chuỗi Kxôông để
đeo trong mình suốt buổi hôn-lễ. Kxôông được coi như là của hồi-môn.

Lớp 06CQD1 101


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Báo Tuổi Trẻ Online ngày 25/06/2006, trong bài «Phát-hiện khảo-cổ lạ nhất từ
đầu năm 2006» cũng cho biết: «Những vỏ ốc tiền tìm thấy lác-đác ở hang Tọ,
hang Thạch-sơn (Thanh-hoá), hang Báy, làng Vố, Hạ-bì, hang Bưng (Hoà–
bình)…». Thực vậy, qua các cuộc khảo-cổ, người ta đã chứng-minh sự tồn-tại
của con người trên lãnh-thổ Việt-nam từ thời-kỳ đồ đá cũ. Đến thời-kỳ đồ đá mới,
các nền Văn-hoá Hoà-binh - Bắc-sơn (gần 10.000 năm trước công-nguyên) đã
qui-tụ những nhóm dân-cư tiền-sử, chứng tỏ sự xuất-hiện của nông-nghiệp và
chăn nuôi, có thể là cả nghệ-thuật trồng lúa nước nữa.

Nhìn chung, việc sử-dụng vỏ ốc làm tiền, vì nó bao-hàm một số tính-chất làm
thoả-mãn một số điều-kiện như: tính được chấp-nhận, tính dễ nhận biết, tính lâu
bền, tính chia nhỏ được, dễ vận-chuyển, nhất là tính đồng-nhất và khan-hiếm.
Tuy-nhiên, khi sử-dụng chúng cũng có nhiều sự hạn-chế của nó. Đặc-biệt là khi
xã-hội loài người phát-triển, người ta lại tìm thấy những vật-liệu có tính-cách ưu-
việt hơn vỏ ốc, hơn các vật-liệu cổ xưa. Nó lại mang một ý-nghĩa lớn, đối với sự
phát-triển của con người, đó là kim-loại, thì ắt hẳn vỏ ốc sẽ bị thay thế là điều tất-
yếu. Vì chúng chỉ là đồng tiền nguyên-thủy ở giai-đoạn manh-nha của nền kinh-tế
hoá-tệ mà thôi.

3.1.2.Tiền kim loại

Kim-loại, nhất là đồng, đã được sử-dụng làm tiền ở hầu hết các quốc-gia trên
thế-giới trong một giai-đoạn lịch-sử rất dài. Thực thế, có lẽ đồng đã được sử-dụng
sớm nhất bởi con người, do các đồ đồng có niên-đại khoảng năm 8.700 trước
Chúa giáng-sinh đã được tìm thấy nhiều nơi. Đồng cũng đã được ghi chép trong
các tư-liệu của một số nền văn-minh cổ-đại và nó có lịch-sử sử-dụng ít nhất là
10.000 năm trước công-nguyên. Hoa tai bằng đồng đã được các nhà khảo-cổ tìm
thấy ở miền Bắc Irak, có niên-đại 8.700 năm trước công-nguyên. Trong khi vàng,
các dấu hiệu sớm nhất của việc sử-dụng, chỉ vào khoảng 4.000 năm trước công-
nguyên mà thôi.

Người ta còn tìm thấy đồ vật bằng đồng và đồng thau ở các thành phố người
Sumériens, ở thung-lũng sông Euphrate, có niên-đại 3.000 năm trước công-
nguyên và các đồ vật cổ-đại của người Ai-cập bằng đồng và hợp-kim của đồng
với thiếc, cũng có niên-đại tương-tự. Trong một kim-tự-tháp ở Ai-cập, một hệ-
thống hàn đồng đã được tìm thấy, có niên-đại 5.000 năm trước công-nguyên.

Lớp 06CQD1 102


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Người Ai-cập cũng đã phát-hiện ra rằng: nếu thêm một lượng nhỏ thiếc vào, sẽ
làm cho kim-loại trở nên dễ đúc hơn. Vì thế, các hợp-kim đồng thau đã được tìm
thấy ở Ai-cập, gần như là đồng-thời cùng với đồng.

Đối với sắt, người Sumériens và người Ai-cập, vào khoảng năm 4.000 trước
công-nguyên, cũng đã biết lấy từ các thiên-thạch, để chế-tạo những vũ-khí như
mũi giáo, mũi tên hoặc các đồ-vật trang-sức.

Khoảng năm 1.500 trước Chúa giáng-sinh, người Hittites, dân-tộc Ấn-Âu ở
miền Trung Tiểu-Á, đã xâm-lược vùng Lưỡng-Hà (Mésopotamie = Irak ngày nay),
khai-thác các mỏ bạc, rồi đúc thành những thỏi nhỏ, nặng khoảng 500 gam, làm
tiền để trả lương cho lính.

Ở Trung-hoa cổ-đại, việc sử-dụng đồng, theo lịch-sử ghi nhận, có nhiều đồ vật
mang niên-đại 2.000 năm trước công-nguyên. Vào khoảng 1.200 năm trước
công-nguyên, Trung-hoa đã sản-xuất được những đồ đồng thau hoàn-hảo.

Vì nhu-cầu trao đổi ngày càng phát-triển, mà vỏ ốc tiền lại càng ngày càng khó
kiếm, nên về sau, người Trung-hoa đã nung ốc bằng gốm (đào-bối), gọt ốc bằng
xương (cốt-bối), mài ốc bằng đá (thạch-bối), thậm-chí mài ngọc quí (dao-bối) để
làm tiền, hầu đáp-ứng nhu-cầu tiền-tệ. Cuối cùng, người ta đã đúc ốc bằng đồng
(đồng-bối). Việc nầy, đánh dấu sự ra đời của tiền bằng kim-loại, trong lịch-sử tiền-
tệ Trung-hoa.

3.1.3.Tiền giấy

Tiền bằng kim-loại, xét trên phương-diện vật-liệu chế-tạo, thì rất đáng quý. Vì
chính nó đã có một giá-trị nội-tại, nhưng lại không mấy tiện-lợi khi cần mang theo
một số-lượng lớn. Do đó, khi được lòng tín-nhiệm giữa người với người, ý-niệm
tiền giấy đã được phát sinh. Không ai có thể chối cãi, tiền giấy có phần thực-tế
hơn nhiều, trong vấn-đề lưu-thông chuyển-tải.

3.2. Việt Nam

3.2.1.Các loại tiền xưa

Thời Bắc thuộc

Căn cứ vào những đồng tiền thu được khi tiến hành khảo cổ, từ thời Bắc thuộc
tiền đồng Trung quốc đã được sử dụng ở Việt Nam như tiền Hán nguyên thông

Lớp 06CQD1 103


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

bảo của nhà Hán, đồng Khai nguyên thông bảo của nhà Đường. Bên cạnh đó,
những đĩnh vàng, đĩnh bạc của Trung quốc cũng được lưu hành.

Thời phong kiến độc lập

Ngoài những đĩnh vàng, đĩnh bạc, tiền tệ Việt Nam chủ yếu là tiền đồng, tiền kẽm.

• Thời Đinh, Lê: Đinh Tiên Hoàng cho đúc tiền đồng hiệu Thái bình thông
bảo sau đó Lê Đại Hành cho đúc tiền đồng Thiên phúc trấn bảo.
• Thời Lý: dưới triều vua Lý Thái Tông, tiền đồng có hiệu Minh đạo thông
bảo, sang đến triều Lý Thần Tông, tiền đồng hiệu là Thuận thiên thông
bảo.
• Thời Trần, Hồ: các triều vua cũng cho đúc tiền đồng, đến đời Trần Minh
Tông (1323) thì chuyển sang đúc tiền kẽm, tuy nhiên do tiền kẽm sử dụng
không được thuận tiện nên nhanh chóng bị bãi bỏ. Dưới triều vua Trần
Thuận Tông, Hồ Quý Ly chấp chính đã bắt đầu cho phát hành tiền giấy gọi
là Thông bảo hội sao. Tiền giấy Thông bảo hội sao có các loại mệnh giá
sau: 1 quan vẽ rồng, 30 đồng vẽ sóng nước, 10 đồng vẽ cây đào, 5 tiền vẽ
chim phượng, 3 tiền vẽ kỳ lân, 2 tiền vẽ rùa, 1 tiền vẽ mây. Dân cư có tiền
cũ phải nộp hết vào kho của Nhà nước và cứ 1 quan tiền đồng đổi thành 1
quan 2 tiền giấy, ai tàng trữ sẽ bị tử hình nhằm loại bỏ hẳn tiền đồng và bắt
buộc sử dụng tiền giấy.
• Thời Lê, Mạc: trải qua giai đoạn bị nhà Minh đô hộ, khi Lê Thái Tổ lật đổ
ách thống trị của nhà Minh và lên ngôi vua, tiền đồng trong nước không
còn, ông cho đúc tiền đồng Thuận thiên thông bảo và quy định 1 tiền bằng
50 đồng. Triều vua Lê Thái Tông đúc tiền đồng hiệu Thiệu bình và quy định
1 tiền bằng 60 đồng. Năm 1528, Mạc Đăng Dung cho đúc tiền kẽm và cả
tiền sắt, đến năm 1658, tiền kẽm và tiền sắt bị cấm sử dụng. Dưới triều
vua Lê Hiển Tông (niên hiệu Cảnh Hưng), do những cuộc nội chiến liên
miên tốn kém chi phí nên nhà vua cho mở rất nhiều sở đúc tiền để đúc tiền
kẽm. Năm 1726 (Cảnh Hưng thứ 37), tiền đồng niên hiệu Cảnh Hưng
thuận bảo lại được đúc từ binh khí và đại bác bằng đồng không sử dụng
nữa.
• Thời Nguyễn: Sau khi lên ngôi, vua Gia Long cho mở các sở đúc tiền ở
Bắc thành, Gia Định để đúc tiền đồng Gia Long thông bảo. Các triều vua
sau của nhà Nguyễn tiếp tục đúc tiền đồng và có lúc đúc cả tiền kẽm. Song
song với tiền đồng, các loại thoi bạc, thoi vàng và tiền bạc, tiền vàng cũng
xuất hiện từ khoảng năm 1820, cuối triều Gia Long, đầu triều Minh Mạng.
Vàng được định giá gấp 17 lần bạc và mỗi lạng bạc giá 2 quan 3 tiền đồng.

Thời kỳ Việt Nam là một phần của Đông Dương thuộc Pháp

Trong thời kỳ này, đơn vị tiền tệ của cả khu vực Đông Dương là piastre, được
dịch ra tiếng Việt là "đồng" hay đôi khi là "bạc". Tiền tệ do chính quyền trong giai

Lớp 06CQD1 104


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

đoạn này lấy bạc làm bản vị nhưng những đồng tiền của các triều vua nhà
Nguyễn vẫn được lưu hành chủ yếu ở các vùng nông thôn mặc dù bất hợp pháp.
Tiền đúc lúc đầu có đồng bạc Mexico nặng 27 gam 073 (độ tinh khiết 902 phần
nghìn), sau đó là đồng bạc Đông Dương được đúc ở Pháp nặng 27 gam (độ tinh
khiết 900 phần nghìn). Tiền giấy thời kỳ này được Ngân hàng Đông Dương phát
hành và có thể đem đến ngân hàng đổi thành bạc. Một sắc lệnh ngày 16 tháng 5
năm 1900 cho phép Ngân hàng Đông Dương in tiền giấy gấp ba lần số bạc đảm
bảo nhưng khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất xảy ra thì tỷ lệ này không còn giữ
được nữa, tiền giấy phát hành gấp nhiều lần số bạc đảm bảo. Sau một số biện
pháp cải cách tiền tệ, ngày 31 tháng 5 năm 1930, Tổng thống Pháp có sắc lệnh
quy định đồng bạc Đông Pháp (Đông Dương) có giá trị là 655 miligam vàng (độ
tinh khiết 900 phần nghìn), từ đó chấm dứt chế độ bản vị bạc mà chuyển sang
bản vị vàng.

 Đơn vị đếm và tên gọi của chúng

Tiền Đông Dương có các đơn vị đếm là piastre, cent và sapèque. Một piastre
bằng 100 cent. Một cent lại bằng 5 sapèque. Mặt trước của các tờ tiền giấy hoặc
tiền kim loại ghi bằng tiếng Pháp. Mặt sau ghi bằng chữ Hán, chữ quốc ngữ, chữ
Lào và chữ Khmer, song cũng có lúc ghi chỉ chữ Pháp. Piastre phiên sang chữ
Hán thành 元 (nguyên), phiên sang chữ quốc ngữ thành đồng, hoặc đồng bạc hay
thậm chí ngắn gọn là bạc (khi tiền Đông Dương còn theo chế độ bản vị bạc cho
đến trước tháng 5/1930), hoặc đồng vàng (khi tiền Đông Dương theo chế độ bản
vị vàng từ tháng 5/1930). Cent khi phiên sang chữ quốc ngữ thành xu. Người Việt
Nam còn có thói quen gọi các tiền mệnh giá hàng chục xu trở lên là cắc (gọi
chệch từ âm giác của chữ Hán 角). Về sau, người Pháp viết chính thức bằng chữ
quốc ngữ là hào và bằng chữ Hán là 毛.

 Lịch sử

Đồng bạc Đông Dương được phát hành để tăng tính ổn định về tiền tệ tại các
thuộc địa của Pháp. Ban đầu, nó được lấy giá trị tương đương với đồng bạc hoa
xòe (peso Mexico) khi đó đang được lưu hành rộng rãi trong khu vực. Đồng tiền
này thay thế cho đồng franc tại Campuchia, baht Thái tại Lào, và quan (???? ) tại
Việt Nam. Ban đầu, nó lấy bạc làm bản vị, 1 đồng bạc Đông Dương = 24,4935
gram bạc nguyên chất. Năm 1895, con số này giảm xuống còn 24,3.

Giấy bạc Đông Dương đã được lưu hành đầu tiên ở Việt Nam, từ Nam kỳ lục
tỉnh. Sau khi chiếm xong Nam kỳ lục tỉnh, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh ra ngày 5
tháng 7 năm 1881 bắt buộc phải dùng đơn vị tiền tệ là đồng bạc Đông Dương
trong việc lập ngân sách, kể từ niên khóa 1882, mọi việc thu chi đều phải dùng
đơn vị tiền tệ do Ngân hàng Đông Dương phát hành. [2]

Lớp 06CQD1 105


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Ngày 25 tháng 8 năm 1883, Pháp buộc triều đình Huế của Việt Nam phải cho
lưu dụng khắp Trung kỳ và Bắc kỳ loại tiền do Ngân hàng Đông Dương phát
hành. Trong phạm vi cả nước, 3 loại tiền cùng tồn tại và lưu hành: Tiền Việt Nam
(tiền, quan tiền - tiền đồng, tiền kẽm), đồng bạc Mexico (tức đồng bạc hoa xòe),
và giấy bạc Đông Dương.[3]

Đồng bạc Đông Dương giữ bản vị bạc cho đến năm 1920, khi nó bị ràng buộc
với đồng Franc Pháp theo một tỷ giá thay đổi do giá bạc tăng cao. Bản vị bạc lại
được phục hồi vào năm 1921 và giữ đến tháng 5 năm 1930, khi nó bị ràng buộc
với đồng Franc Pháp theo tỷ giá 1 đồng = 10 franc. Từ tháng 5 năm 1930 đến
năm 1939, nó theo bản vị vàng. Trong thời kì Nhật chiếm đóng trong Chiến tranh
thế giới lần thứ 2, tỷ giá với đồng yen Nhật là 0,976 đồng = 1 yen. Sau chiến
tranh, tỷ giá với đồng franc Pháp lại được khôi phục. Tuy nhiên, tháng 12 năm
1945, để tránh sự mất giá của đồng franc, tỷ giá hối đoái đã bị thay đổi thành 1
đồng = 17 franc.

Năm 1946, tiền cụ Hồ được phát hành và được sử dụng song song với đồng
bạc Đông Dương. Trong các năm 1952,1953, các đồng kip của Lào (1952), riel
của Campuchia (1953), và đồng Việt Nam Cộng hòa (1953) được phát hành và
sử dụng song song với đồng bạc cũ. Tỷ giá 1 đồng = 10 franc được khôi phục
vào năm 1953. Các tờ tiền ghi 2 mệnh giá được lưu hành cho đến năm 1955 tại
Việt Nam Cộng hòa và Campuchia, và đến năm 1957 tại Lào.

 Tiền kim loại

Năm 1885, tiền đồng trị giá 1 xu, tiền bằng bạc trị giá 10, 20, 50 xu, và 1 đồng
được phát hành. Tiếp theo là các đồng trinh bằng đồng đục lỗ phát hành năm
1887. Năm 1895, các đồng xu bằng bạc bị giảm khối lượng, do giảm tỉ lệ tiền so
với bạc. Từ năm 1896, đồng 1 xu cũng có lỗ. Năm 1923, phát hành đồng 5 xu
bằng hợp kim cupro-nickel đục lỗ, tiếp theo là đồng nửa xu đục lỗ bằng đồng vào
năm 1935.

Năm 1939, đồng nửa xu bằng kẽm và các loại đồng 10 và 20 xu bằng nickel
và cupro-nickel được phát hành. Các đồng xu Etat Française được phát hành
trong thời gian 1942 và 1944 với các mệnh giá ¼, 1 và 5 xu. Cả 3 loại này đều có
lỗ, đồng ¼ xu bằng kẽm, hai đồng kia bằng nhôm. Năm 1945, các đồng 10 và 20
xu bằng nhôm được phát hành, theo sau là các đồng 5 xu và 1 đồng bằng nhôm
không đục lỗ. Những đồng tiền kim loại cuối cùng được phát hành dưới tên "Liên
bang Đông Dương" (Indochinese Federation).

Những đồng tiền kim loại kip đầu tiên của Lào ra đời năm 1952, trong khi các
đồng Việt Nam Cộng hòa và đồng riel Campuchia ra đời năm 1953.

 Tiền giấy

Lớp 06CQD1 106


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Năm 1892, Ngân hàng Đông Dương phát hành các tờ 1 đồng, năm sau là các
tờ tiền 5, 20, và 100 đồng. Giữa các năm 1920 và 1922, các tờ bạc 10, 20, và 50
xu cũng được phát hành. Năm 1939, tờ 500 đồng mới được phát hành. Cùng
năm, Chính phủ toàn quyền Đông Dương (Gouvernement General de l'Indochine)
phát hành các tờ bạc 10, 20, và 50 xu, tiếp theo là tờ 5 xu vào năm 1942. Năm
1945, Ngân hàng Đông Dương phát hành tờ 50 đồng, năm 1947 phát hành tờ
1947.

Năm 1953, Institut d'Emission des Etats du Cambodge, du Laos et du Vietnam


(???) đảm nhận việc phát hành tiền giấy. Năm đó, tờ bạc 1 đồng đã được phát
hành với danh nghĩa của cả 3 nước. Thêm nữa, trong các năm 1952-1954, các tờ
bạc được phát hành với mệnh giá đồng thời bằng đồng Đông Dương và đơn vị
tiền tệ mới của nước sở tại, riel Campuchia, kip Lào, và đồng Việt Nam Cộng
hòa. Tại Campuchia, các tờ bạc có mệnh giá 1, 5, 10, 100, và 200 đồng/riel được
phát hành. Tại Lào là các tờ bạc 1, 5, 10 và 100 đồng/kip. Còn ở Nam Việt Nam
là các tờ bạc 1, 5, 10, 100 và 200 đồng/đồng Việt Nam.

Thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám

Từ 1945-1954: Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, ngày 31
tháng 1 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký nghị định phát hành tiền Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa. Và ngày 31 tháng 11 năm 1946, giấy bạc Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa ra đời. Một mặt in chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng chữ quốc
ngữ, chữ Hán và hình Hồ Chí Minh; một mặt in hình Nông - Công - Binh. Các loại
giấy bạc đều có số Ả Rập, chữ quốc ngữ, chữ Hán, Lào, Campuchia chỉ mệnh
giá, có ký tên Bộ trưởng Bộ Tài chính (Phạm Văn Đồng hoặc Lê Văn Hiến) và
Giám đốc Ngân khố trung ương. Do đó ngoài tên gọi là giấy bạc cụ Hồ, nhân dân
còn gọi là giấy bạc tài chính. Ngày 5 tháng 6 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký
Nghị định thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và phát hành giấy bạc ngân
hàng. Giấy bạc ngân hàng đổi lấy giấy bạc tài chính theo tỷ lệ 1 đồng ngân hàng
đổi 10 đồng tài chính. Giấy bạc ngân hàng có các loại mệnh giá: 1 đồng, 10 đồng,
20 đồng, 50 đồng, 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng và 5.000 đồng. Một
mặt in chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (chữ Hán và chữ quốc ngữ) và hình Hồ
Chí Minh; một mặt in hình Công - Nông - Binh, hình bộ đội ở chiến trường. Trên
tờ giấy bạc có số hiệu, mệnh giá ghi bằng số Ả Rập, chữ quốc ngữ và chữ Hán.
Sau đó, việc liên lạc giữa địa phương và trung ương có nhiều khó khăn, nên
chính quyền trung ương cho phép Trung Bộ và Nam Bộ phát hành tiền riêng. Tiền
này có mệnh giá 1 đồng, 5 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng. Hình ảnh trang trí
cũng tương tự như giấy bạc ngân hàng chỉ khác là trên giấy bạc có chữ ký của
Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Nam Bộ (Phạm Văn Bạch), đại diện Bộ trưởng Tài
chính và Giám đốc Ngân khố Nam Bộ. Một số tỉnh được phát hành tín phiếu,
phiếu đổi chác, phiếu tiếp tế.... hoặc giấy bạc chỉ lưu hành trong tỉnh. Thời kỳ đó,
ở Nam Bộ nền kinh tế chia ra hai vùng, sử dụng hai loại tiền khác nhau, vùng
thuộc sự kiểm soát của Pháp lưu hành tiền do Pháp phát hành. Mặt khác, mặc dù

Lớp 06CQD1 107


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Chính phủ phát hành tiền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng do phương tiện
giao thông còn khó khăn nên loại tiền này không lưu hành đến Nam Bộ. Chính vì
thế, sau Cách mạng tháng Tám, nhân dân Nam Bộ vẫn sử dụng các loại tiền giấy,
tiền kim loại do chế độ cũ phát hành.

Từ 1954-1975: Sau khi Pháp rời khỏi Việt Nam, miền Bắc và miền Nam có hai
chế độ khác nhau, mỗi chế độ in tiền riêng, đều gọi là đồng. Ở miền Nam, từ năm
1953, lưu hành Đồng (tiền Việt Nam Cộng hòa).

Mặt trước của các loại tiền chất liệu cotton

Sau 30 tháng 4 năm 1975: tiền miền Nam phải đổi thành tiền giải phóng với
giá 500 đồng miền Nam cho mỗi đồng giải phóng từ Quảng Nam-Đà Nẵng trở
vào, ở Thừa Thiên-Huế trở ra, 1000 đồng tiền miền Nam đổi được 3 đồng giải
phóng. Vào năm 1978, sau khi thống nhất hai miền về mặt hành chính, đã có một
cuộc đổi tiền nữa. Tỷ giá đổi tiền miền Bắc là 1 đồng cũ thành 1 đồng thống nhất
trong khi tại miền Nam 1 đồng giải phóng thành 8 hào tiền thống nhất. Lần đổi
tiền thứ ba xảy ra vào năm 1985, khi 10 đồng tiền cũ đổi thành 1 đồng tiền mới.

Trong tiếng Việt, "đồng" cũng có thể dùng để chỉ đến những đơn vị tiền tệ
nước ngoài, đặc biệt là những đơn vị ít người biết đến. Trong một số cộng đồng
dùng tiếng Việt ở hải ngoại, đồng cũng có thể dùng để chỉ đến đơn vị tiền tệ địa
phương.

Những năm gần đây, Việt Nam cho ra đời tiền kim loại có mệnh giá nhỏ kết
hợp với việc in tiền mới (đổi chất liệu in từ giấy cotton sang polymer), nhưng một
số tờ tiền mới in đã gặp vài lỗi kĩ thuật.

 Đồng tiền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa

 Đơn vị nhỏ hơn 1/10 hào 1/100 xu , Ký hiệu ₫


 Tiền kim loại 1, 2, 5 xu
 Tiền giấy 2, 5 xu, 1, 2, 5 hào, 1, 2, 5, 10, 20, 50, 100, 500 ,1000 ,5000
,10000 đồng
 Đồng tiền Việt Nam Cộng Hòa

• Tiền kim loại

Năm 1953, tiền kim loại các mệnh giá 10, 20, 50 xu đã được đưa vào lưu
thông. Năm 1960, có thêm tiền kim loại mệnh giá 1 đồng; sau đó là 10 đồng năm
1964, 5 đồng năm 1966 và 20 đồng năm 1968. 50 đồng được đúc năm 1975
nhưng chưa kịp lưu hành thì Việt Nam Cộng hòa sụp đổ; toàn bộ tiền bị hủy bỏ
dưới dạng kim loại phế thải, rất hiếm tiền xu này còn tồn tại. Các tiền kim loại đã
phát hành có thể tạm chia ra 5 xê ri.

Lớp 06CQD1 108


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Xê ri đầu
Mệnh Đường Năm
Vật liệu Mặt trước Mặt sau
giá kính đúc
10 xu 23 mm cây lúa, "Việt Nam"
3 phụ nữ, "Quốc gia Việt
20 xu 27 mm Nhôm Hai con rồng, "Việt 1953
Nam"
50 xu 30 mm Nam"

Xê ri thứ hai

Mệnh giá Đường kính Vật liệu Mặt trước Mặt sau Năm đúc

50 xu 30 mm Nhôm
Ngô Đình Diệm, "Việt Nam Cộng
tre 1960
Đồng- Hòa"
1 đồng 23 mm
nickel

 Đơn vị nhỏ hơn 1/100 xu/su , Ký hiệu Đ.


 Tiền kim loại 10, 20, 50 xu, 1, 5, 10, 20 đồng
 Tiền giấy 1, 2, 5, 10, 20, 50, 100, 200, 500, 1000, 5000, 10.000 đồng

ĐỒNG TIỀN ĐÔNG DƯƠNG

Mặt
trước của đồng 5 piastre Mặt trước của đồng 100 piastre

Lớp 06CQD1 109


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

French Indochina 200 Piastres 1954, Vietnam

French Indochina 10 Piastres 1953, Vietnam

French Indochina Piastre 1885

ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM DÂN CHỦ CÔNG HÒA

Tiền giấy mệnh giá 100 đồng, mặt trước và mặt sau

Tiền giấy mệnh giá 50 đồng, mặt sau

ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA

Lớp 06CQD1 110


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Tiền giấy mệnh giá 5 đồng, mặt trước và sau

Tiền giấy mệnh giá 10 đồng, mặt trước và sau

Tiền giấy mệnh giá 200 đồng, mặt trước và sau

Tiền giấy mệnh giá 500 đồng, mặt trước và sau

ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM CÔNG HÒA – sau Cách Mạng Thánh Tám

Lớp 06CQD1 111


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Tiền giấy mệnh giá 100 đồng và 200 đồng

Tiền giấy mệnh giá 1000 đồng và 2000 đồng

Tiền giấy mệnh giá 5,000 đồng và 10,000 đồng

Tiền giấy mệnh giá 20,000 đồng và 50,000 đồng

Lớp 06CQD1 112


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Vietnam first issue 1945-1946

Dồng 20 xu Đồng 5 hào

French Union issue for Vietnam 1953

Đông 10 xu Đồng 20 xu

South Vietnam 50 Xu 1960-1963

Đông 50 xu Đồng 1 đồng

Socialist Republic of Vietnam coins: 1989 Issue

5 Đông 20 Đồng

Lớp 06CQD1 113


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

3.2.2.Các loại tiền bây giờ

 Tiền Việt Nam đang lưu hành

200 Quốc huy Hoa văn dân tộc

500 Quốc huy Hoa văn dân tộc

1000 Quốc huy Thuỷ đình, Đền Đô

2000 Quốc huy Nhà Rông

5000 Quốc huy Chùa Một Cột Tiền giấy

100 Quốc huy Tháp Phổ Minh

200 Hồ Chí Minh Sản xuất nông nghiệp

500 Hồ Chí Minh Cảng Hải Phòng

1000 Hồ Chí Minh Khai thác gỗ

2000 Hồ Chí Minh Xưởng dệt

5000 Hồ Chí Minh Nhà máy Thuỷ điện Trị An

10000 Hồ Chí Minh Vịnh Hạ Long

10000 (mới) Hồ Chí Minh Cảnh khai thác dầu khí

20000 (cũ) Hồ Chí Minh Xưởng sản xuất đồ hộp

20000 (mới) Hồ Chí Minh Chùa Cầu, Hội An - Quảng Nam

50000 (cũ) Hồ Chí Minh Bến Nhà Rồng

50000 (mới) Hồ Chí Minh Huế

100000 (cũ) Hồ Chí Minh Nhà sàn Bác Hồ

100000 (mới) Hồ Chí Minh Quốc Tử Giám

200000 Hồ Chí Minh Vịnh Hạ Long

500000 Hồ Chí Minh Nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh ở làng Kim Liên

Lớp 06CQD1 114


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Mặt trước tờ tiền mệnh giá 10,000 VND và 20,000 VND

Mặt trước tờ tiền mệnh giá 50,000 VND và 100,000 VND

Mặt trước tờ tiền mệnh giá 200,000 VND và 500,000 VND

Tiền xu loại 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng

Tiền xu loại 2000 đồng, 5000 đồng

Lớp 06CQD1 115


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

3.3. Mỹ

Đồng đô la Mỹ hay Mỹ kim (United States dollar), còn được gọi ngắn là đô la
hay đô, là đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ. Nó cũng được dùng để dự trữ
ngoài Hoa Kỳ. Hiện nay, việc phát hành tiền được quản lý bởi các hệ thống ngân
hàng của Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve). Ký hiệu phổ biến nhất cho
đơn vị này là dấu $. Mã ISO 4217 cho đô la Mỹ là USD; Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
dùng US$. Trong năm 1995, trên 380 tỷ đô la đã được lưu hành, trong đó hai
phần ba ở ngoài nước. Đến tháng 4 năm 2004, gần 700 tỷ đô la đã được lưu
hành, trong đó hai phần ba vẫn còn ở nước ngoài.
Nước Mỹ là một trong một số quốc gia dùng đơn vị tiền tệ gọi là đô la. Một vài
quốc gia dùng đô la Mỹ làm đơn vị tiền tệ chính thức, và nhiều quốc gia khác cho
phép dùng nó trong thực tế (nhưng không chính thức).
3.2.1 Sơ lược:
Đồng đô la Mỹ thông thường được chia ra thành 100 xu (cent, ký hiệu ¢).
Trong một cách chia khác, có 1.000 min (mill) trong mỗi đô la; thêm vào đó, 10 đô
la còn được gọi là Eagle (đại bàng). Tuy nhiên, chỉ có đơn vị xu mới được dùng
rộng rãi; dân chúng Mỹ ít nghe đến "eagle" hay "mill", tuy mill có khi được dùng
trong việc thu thuế. Trong tiền được lưu hành, các đơn vị ít hơn hoặc bằng 1 đô la
được phát hành với dạng tiền kim loại trong khi các đơn vị nhiều hơn hoặc bằng 1
đô la được phát hành với dạng tiền giấy (đơn vị 1 đô la có thể theo dạng tiền giấy
hay tiền kim loại, nhưng tiền giấy được lưu hành hơn nhiều). Trước đây, tiền giấy
đôi khi được phát hành cho các đơn vị ít hơn 1 đô la, và tiền đúc bằng vàng đã
được phát hành cho các đơn vị tới 20 đô la.
Tiền kim loại được đúc bởi Sở đúc tiền Hoa Kỳ (United States Mint). Tiền
giấy được in bởi Cục Khắc và In (Bureau of Engraving and Printing) cho Cục
Dự trữ Liên bang từ năm 1914. Chúng được bắt đầu in giấy bạc cỡ lớn, nhưng từ
năm 1928 đã đổi thành cỡ nhỏ, không biết vì lý do gì.
Tiền giấy trên 100 đô la không còn được in nữa sau 1946 và đã chính thức
ngưng lưu hành trong năm 1969. Những tờ tiền giấy này thường được dùng bởi
các ngân hàng để trao đổi với nhau hay bởi các thành phần tội phạm có tổ chức
(vì lẽ này mà tổng thống Richard Nixon đã đưa ra lệnh ngừng lưu hành). Sau khi
việc trao đổi tiền điện tử được ra đời, chúng trở thành dư thừa. Các đơn vị tiền
lớn đã được phát hành gồm có $500, $1.000, $5.000, $10.000 và $100.000.

Lớp 06CQD1 116


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Các loại tiền giấy đôla Mỹ có chung dạng trang trí, chung màu sắc (đen bóng
mặt trước và xanh lá cây mặt sau) có cùng kích thước (156 x 66 mm) cho dù
chúng có giá trị khác nhau, từ 1 USD trở lên. Mỗi loại tiền giấy, ứng với một mệnh
giá, mang hình một tổng thống Mỹ theo đúng quy định.

3.3.1.Nguồn gốc của tên “dollar”

Đồng đô la Mỹ lấy tên từ đồng 8 real của Tây Ban Nha, có khối lượng bạc ít
hơn 1 ounce. Trong thời kỳ thuộc địa, tiền này khá phổ biến đối với người Mỹ - họ
gọi nó là đồng đô la Tây Ban Nha, từ tên của đồng tiền của Đức có cỡ và cấu tạo
tương đương được gọi là thaler). Các đồng đô la đầu tiên được chính phủ Hoa
Kỳ đúc có cùng cỡ và cấu tạo với đồng đô la Tây Ban Nha và ngay sau chiến
tranh Cách mạng Hoa Kỳ đồng đô la Tây Ban Nha và Hoa Kỳ vẫn được lưu hành
tương đương nhau.

3.3.2.Dầu hiệu “$”

Có nhiều huyền thoại về nguồn gốc của dấu "$" để chỉ đồng đô la. Vì đô la
thoạt tiên là đồng 8 real của Tây Ban Nha, có người cho rằng hình chữ 'S' có
nguồn từ số '8' được viết trên đồng tiền này. Giải thích được nhiều người chấp
nhận nhất là dấu "$" được bắt nguồn từ chữ "PS" (cho 'peso' hay 'piastre') được
viết trên nhau trong tiếng Tây Ban Nha. Về sau, chữ 'P' biến thành một dấu gạch
thẳng đứng - | - vì vòng cong đã biến vào trong vòng cong của chữ 'S'. Giải thích
này được ủng hộ khi khám xét vào tài liệu cũ. Dấu "$" đã được sử dụng trước khi
tiền đô la Tây Ban Nha đã được dùng làm tiền tệ chính thức trong năm 1785.
Ký hiệu đô la đôi khi còn được viết với hai dấu gạch thẳng đứng. Có lẽ đây chỉ
là thói quen viết ba nét để viết dấu hiệu cũ: một nét cho chữ 'S', một nét cho
đường gạch đứng, và nét cuối cho đường cong trong chữ 'P'. Những người viết
nhanh không chú ý đến việc viết một chữ 'P' cho đúng cho nên tiện tay viết một
dấu gạch nữa.
Có một số giải thích khác cho dấu gạch thứ hai - có người cho rằng dấu "$"
xuất thân từ hai chữ 'U' và 'S' viết chồng trên nhau (vòng cong của chữ 'U' cùng
nét với vòng cong ở dưới chữ 'S'), cũng có người cho rằng hai đường gạch
tượng trưng cho hai cây cột trụ trong Đền thờ Solomon tại Jerusalem. Hai giải
thích này không có chứng cớ vì cách viết này đã có trước khi nước Hoa Kỳ (US)
được thành lập, hay vì không có bằng chứng trong lịch sử đồng Tây Ban Nha.

3.3.3.Sử dụng quốc tế

Một số quốc gia ngoài Hoa Kỳ sử dụng đồng đô la Mỹ làm đơn vị tiền tệ chính
thức. Ecuador, El Salvador và Đông Timor dùng đô la Mỹ. Các cựu thành viên
trong nhóm Lãnh thổ Tín nhiệm Các đảo Thái Bình Dương (Trust Territory of the
Pacifi Islands) dưới sự quản lý của Hoa Kỳ, kể cả Palau, Micronesia và Quần đảo
Marshall, đã không phát hành tiền riêng sau khi họ độc lập.

Lớp 06CQD1 117


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Thêm vào đó, đơn vị tiền địa phương của Bermuda, Bahamas, Panama và
một số quốc gia khác có thể hoán đổi với đồng USD với tỷ giá 1:1. Đơn vị tiền tệ
của Barbados được hoán đổi với tỷ giá 2:1. Argentina đã dùng tỷ giá hoán đổi 1:1
giữa đồng peso Argentina và đô la Mỹ từ 1991 đến 2002. Tại Lebanon, 1 đô la
được đổi thành 1500 lira Lebanon, và cũng có thể được sử dụng để mua bán như
đồng lira. Tại Hồng Kông, đồng đô la Mỹ và đô la Hồng Kông đã được ràng buộc
với giá HK$7,8/USD từ năm 1983. Đồng Pataca của Macao, được ràng buộc với
đô la Hồng Kông với giá MOP1,03/HKD, được gián tiếp hoán đổi với đô la Mỹ với
tỷ giá khoảng MOP8/USD. Đồng Nhân dân tệ của CHND Trung Hoa đã được ổn
định giá với đô la Mỹ từ giữa thập niên 1990 với giá Y8,28/USD cho đến ngày 21
tháng 7, 2005. Malaysia cũng đã ổn định giá của đồng ringgitt với giá MR3,8/USD
từ 1997. Ngày 21 tháng 7, 2005, cả hai quốc gia đã thả giá tiền họ để theo giá thị
trường.
Đồng đô la còn được dùng làm đơn vị tiêu chuẩn trong các thị trường quốc tế
cho các mặt hàng như vàng và dầu hỏa. Ngay cả các công ty ngoại quốc ít buôn
bán tại Hoa Kỳ, như Airbus, liệt kê và bán sản phẩm của họ bằng đô la (tuy trong
trường hợp này một số người cho rằng lý do là vì các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang
thống trị ngành hàng không).
Vào thời điểm này, đồng đô la Mỹ vẫn là đơn vị tiền dự trữ hàng đầu, hầu hết
trong đơn vị $100. Phần đông tiền giấy Hoa Kỳ đang ở ngoài Hoa Kỳ. Theo kinh
tế gia Paul Samuelson, nhu cầu cho tiền đô la cho phép Hoa Kỳ giữ sự thiếu hụt
trong xuất-nhập khẩu mà không dẫn đến sự suy sụp của đồng tiền.
Không lâu sau khi đồng euro (€; mã ISO 4217 EUR) được ra mắt như tiền mặt
trong năm 2002, đồng đô la đã bị từ từ giảm giá trên thị trường quốc tế. Sau khi
đồng euro lên giá trong tháng 3 năm 2002, việc thiếu hụt trong chi tiêu và thương
mại của Hoa Kỳ ngày càng gia tăng. Đến Giáng Sinh năm 2004 đồng đô la đã tụt
giá thấp nhất đối với các đơn vị tiền quan trọng khác, đặc biệt là đồng euro.
Đồng euro lên giá cao hơn $1,36/€ (dưới 0,74€/$) lần đầu tiên cuối năm 2004,
khác hẳn với đầu năm 2003 ($0,87/€). Bắt đầu từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6
năm 2005 đồng đô la lại lên giá nhanh chóng so với đồng euro sau khi nền kinh tế
các nước châu Âu đang ứ đọng và Hiến pháp Liên minh châu Âu không được
phê chuẩn trong cuộc trưng cầu dân ý ở hai nước Pháp và Hà Lan. Trong khi tỷ lệ
thất nghiệp tại các nước sử dụng euro và sự phát triển kinh tế bị chậm lại tại các

Lớp 06CQD1 118


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

nước thuộc Liên Minh, đồng euro có thể bị xuống giá so với đồng đô la, tuy đồng
euro vẫn giữ sức mạnh.
3.3.4.Tiền kim loại

Đang được lưu hành có tiền kim loại 1¢ (penny), 5¢ (nickel), 10¢ (dime), 25¢
(quarter), 50¢ (nửa đô la, không thịnh hành) và $1 (không thịnh hành).
Tiền kim loại 1 đô la chưa bao giờ là phổ biến tại Hoa Kỳ. Đồng bạc được đúc
giữa 1794 đến 1935 với một vài thời gian bị gián đoạn; tiền đúc bằng đồng và
niken cùng cỡ được đúc từ 1971 đến 1978. Đồng Susan B. Anthony được ra
mắt trong năm 1979; chúng không được ưa chuộng vì dễ bị nhầm lẫn với đồng
quarter (25¢) có cỡ gần bằng, có viền răng cưa và màu sắc tương tự. Những
đồng này bị ngừng đúc ngay sau đó, nhưng vẫn là có thể dùng làm tiền hợp
pháp.
Trong năm 2000, một đồng $1 mới có hình Sacagawea được ra mắt, chúng
có viền phẳng và có màu vàng kim loại. Dù vậy, chúng không được ưa chuộng
bằng đồng tiền giấy $1 và ít được dùng trong công việc hằng ngày. Sự thất bại
của tiền kim loại đã bị đổ lỗi vào sự thất bại trong việc đồng thời thu hồi tiền giấy
và cố gắng yếu kém trong việc phổ biến tiền kim loại. Hầu hết các máy bán hàng
tự động không thối tiền bằng giấy được, cho nên chúng thường được thiết kế để
thối bằng đồng đô la hay nửa đô la kim loại.
Trong quá khứ, Hoa Kỳ đã đúc tiền kim loại với giá trị: nửa xu, hai xu, ba xu,
hai mươi xu, $2,50, $3,00, $4,00, $5,00, $10,00 và $20,00. Chúng vẫn là tiền tệ
chính thức theo giá trị trên mặt, nhưng cao giá hơn đối với những nhà sưu tầm
tiền cổ.
Sở Đúc tiền Hoa Kỳ cũng sản xuất tiền thoi vàng và bạch kim, được gọi là
"American Eagles" (Đại bàng Mỹ), đều là tiền tệ chính thức tuy chúng rất hiếm
khi được dùng. Lý do là chúng không được sản xuất để trao đổi, do đó giá trị mặt
của chúng thấp hơn giá kim loại quý được dùng để tạo chúng. Đồng thoi
American Silver Eagle (Đại bàng bạc Mỹ) được lưu hành với giá trị $1 (1 ounce
troy). Đồng thoi American Gold Eagle (Đại bàng vàng Mỹ) có giá trị $5 (1/10
ounce troy), $10 (1/4 ounce troy), $25 (1/2 ounce troy) và $50 (1 ounce troy).
Đồng thoi American Platinum Eagle (Đại bàng bạch kim Mỹ) có giá trị $10 (1/10
ounce troy), $25 (1/4 ounce troy), $50 (1/2 ounce troy) và $100 (1 ounce troy).
Đồng bạc có 99,9% bạc, đồng vàng có 91,67% vàng (22 karat) và đồng bạch kim

Lớp 06CQD1 119


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

có 99,95% bạch kim. Các đồng tiền này không có bán lẻ cho cá nhân, mà phải
mua từ các cơ quan có phép.
Sở Đúc tiền còn sản xuất tiền kim loại dành cho các nhà sưu tầm, có cùng giá
mặt và thể tích vàng thoi, để bán lẻ. Hiện giờ đơn vị lớn nhất được lưu hành là tờ
$100 và đồng $100 ounce troy Platinum Eagle.
Hiếm có cho một đơn vị tiền tệ quan trọng, giá trị của tiền kim loại Mỹ không
được viết bằng số. Thay vào đó, giá trị của chúng được viết bằng chữ tiếng Anh,
có thể tạo ra sự khó khăn cho những du khách không biết tiếng này. Hơn nữa,
các chữ được viết không theo khuôn mẫu: "One Cent" (1 cent), "Five Cents" (5
cent), "One Dime" (cho dime, giá trị 10 cent), "Quarter Dollar" (cho quarter, có giá
trị 25 cent) và "Half Dollar" (nửa đô la, giá trị 50 cent). Để hiểu các thuật ngữ này,
người đọc phải hiểu các từ "penny", "nickel", "dime", "quarter" và "half dollar".
Vì lý do lịch sử, cỡ tiền không lớn lên theo giá trị mặt. Tiền 1 cent (penny) và 5
cent (nickel) đều lớn hơn đồng 10 cent (dime), và đồng 50 cent lại lớn hơn đồng
$1 có hình Sacagawea hay Susan B. Anthony. Cỡ của đồng dime, quarter và
nửa đô la đã có từ trước 1964, khi chúng được đúc từ 90% bạc; cỡ của chúng tuỳ
thuộc vào giá trị của chúng bằng bạc, và điều đó giải thích tại sao đồng dime có
cỡ nhỏ nhất. Đường kính hiện nay của đồng đô la được ra mắt năm 1979 với
đồng Susan B. Anthony, vì thế cỡ của chúng không tuỳ thuộc vào số lượng bạc,
và được chọn tuỳ ý, không có liên quan đến đồng đô la Eisenhower cùng cỡ với
đồng Peace và Morgan bằng bạc được dùng trong đầu thế kỷ 20.

Tiền kim loại và giấy Hoa Kỳ đang lưu hành


Đơn vị ($) Hình trong mặt trước Hình trong mặt sau
Tiền kim loại
0,01 Abraham Lincoln Tượng đài Lincoln
0,05 Thomas Jefferson Hành trình về hướng tây
0,10 Franklin D. Roosevelt đuốc, nhánh cây sồi, cành ôliu
0,25 George Washington Biểu tượng các tiểu bang
0,50 John F. Kennedy Dấu ấn của Tổng thống Hoa Kỳ
0,50 Benjamin Franklin Chuông Độc lập
1 Sacagawea Đại bàng trắng đang bay
1 Dwight Eisenhower Đại bàng trắng đáp trên Mặt Trăng
1 Susan B. Anthony Đại bàng trắng đáp trên Mặt Trăng
Tiền giấy

Lớp 06CQD1 120


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

1 George Washington Dấu ấn Hoa Kỳ


2 Thomas Jefferson Tuyên ngôn độc lập
5 Abraham Lincoln Tượng đài Lincoln
10 Alexander Hamilton Toà ngân khố
20 Andrew Jackson Nhà Trắng
50 Ulysses S. Grant Toà Quốc hội
100 Benjamin Franklin Toà Độc lập
Đơn vị lớn hơn (không dùng nữa)

Tiền kim loại

Mặt trước tờ tiền mệnh giá 1 và 2 USD

Mặt trước tờ tiền mệnh giá 5 và 10 USD

Lớp 06CQD1 121


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Mặt trước tờ tiền mệnh giá 50 và 100 USD

3.4. Euro

3.4.1.Tiền Euro

Euro (€; mã ISO: EUR), còn gọi là Âu kim là đơn vị tiền tệ của Liên minh tiền
tệ châu Âu, là tiền tệ chính thức trong 15 nước thành viên của Liên minh châu Âu
(Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đức, Hà Lan, Hy Lạp, Ireland, Luxembourg, Pháp, Phần
Lan, Tây Ban Nha, Ý, Slovenia, Malta, Cyprus) và trong 6 nước và lãnh thổ không
thuộc Liên minh châu Âu.
Các đồng tiền kim loại euro cùng một mệnh giá giống nhau ở mặt trước,
nhưng có trang trí khác nhau ở mặt sau, đặc trưng cho từng quốc gia phát hành.
Euro có thể được phát âm như iu-rô hoặc ơ-rô, oi-rô, u-rô tùy từng nơi ở châu
Âu và thế giới.
Euro là tiền tệ thống nhất trong châu Âu có nguồn gốc từ thời kỳ đầu tiên của
Liên minh châu Âu và trong lịch sử kinh tế toàn cầu. Một mặt việc hòa nhập kinh
tế thông qua liên minh thuế quan 1968 đã có những bước tiến dài, mặt khác sự
sụp đổ của hệ thống tỷ giá hối đoái Bretton Woods dẫn đến việc tỷ giá hối đoái
dao động mạnh mà theo như cách nhìn của giới chính trị thì đã cản trở thương
mại.
Năm 1970 lần đầu tiên ý tưởng về một liên minh tiền tệ châu Âu được cụ thể
hóa. Trong cái gọi là kế hoạch Werner, Thủ tướng Luxembourg, Pierre Werner, đã

Lớp 06CQD1 122


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

cùng nhiều chuyên gia soạn thảo một Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu với
tiền tệ thống nhất. Dự tính với mục đích thành lập liên minh này cho đến năm
1980 đã thất bại mà một trong những nguyên nhân là sự sụp đổ của hệ thống
Bretton Woods. Thay vào đó Liên minh Tỷ giá hối đoái châu Âu được thành lập
vào năm 1972 và sau đó là Hệ thống Tiền tệ châu Âu vào năm 1979.
Hệ thống tiền tệ châu Âu có nhiệm vụ ngăn cản việc các tiền tệ quốc gia dao
động quá mạnh. Đơn vị Tiền tệ châu Âu (tiếng Anh: European Currency Unit –
ECU), một đơn vị thanh toán, ra đời vì mục đích này và có thể xem như là tiền
thân của đồng Euro. Năm 1988 một ủy ban xem xét về liên minh kinh tế và tiền tệ
dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jacques Delors, đã soạn thảo
cái gọi là báo cáo Delors, dự định thành lập Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu
qua 3 bước.
3.4.2.Các nước tham gia

Ngoài 13 nước trong Khu vực đồng Euro đã lưu hành và sử dụng chính thức
đồng Euro, một số quốc gia khác đã tham gia vào Liên minh tiền tệ với thành viên
trong khu vực và sử dụng đồng Euro như tiền tệ chính thức. Bên cạnh các thành
viên chính thức, một số quốc gia hay địa phận khác cũng đã tự quyết định chọn
Euro làm tiền tệ chuẩn (không có quyết định của EU). Thêm vào đó, nhiều quốc
gia khác bắt đầu coi đồng Euro là một ngoại tệ quan trọng, thay chỗ cho đồng Đô
la Mỹ.
Các thành viên EU như Đan Mạch, Estonia, Latvia, Litva, Malta, và Síp cam
kết giữ tỉ giá tiền tệ của mình đối với đồng Euro trong khoảng giao động cho phép
của Cơ chế Tỷ giá hối đoái II (ERM II). Các quốc gia Anh, Đan Mạch, Thụy Điển
đã quyết định không dùng đồng Euro và vẫn giữ tiền tệ chính thức của quốc gia.
Các quốc gia Ba Lan, Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Litvia, Malta,
Slovakia, và Síp gia nhập EU năm 2004 chỉ có thể gia nhập vào Liên minh Kinh tế
và Tiền tệ châu Âu sau khi thỏa mãn được các điều kiện hội tụ (qua 2 năm là
thành viên của Cơ chế Tỷ giá hối đoái II và các điều kiện khác).
Các nước mới gia nhập EU vào ngày 1 tháng 1 năm 2007, Bulgaria, Romania
có kế hoạch gia nhập Khu vực đồng Euro lần lượt vào các năm 2010 và 2011.
3.4.3.Tác động kinh tế

Khi đưa đồng Euro vào lưu hành người ta hy vọng là thương mại và cộng tác
kinh tế giữa các thành viên trong vùng Euro sẽ vững mạnh thêm vì các rủi ro về tỷ

Lớp 06CQD1 123


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

giá hối đoái và kèm theo đó là việc bảo hộ tiền tệ (tiếng Anh: currency hedging)
của các doanh nghiệp châu Âu sẽ không còn tồn tại nữa. Người ta cũng đoán
rằng việc này sẽ mang lại lợi thế cho người dân trong vùng Euro vì trong quá khứ
thương mại là một trong những nguồn chính của tăng trưởng kinh tế. Thêm vào
đó người ta cũng tin rằng giá cả của sản phẩm và dịch vụ sẽ không còn chênh
lệch nhau nhiều nữa. Điều này dẫn đến cạnh tranh mạnh hơn giữa các doanh
nghiệp và vì thế sẽ làm giảm lạm phát và tăng sức mua của người tiêu thụ.
Một số nhà kinh tế học bày tỏ lo ngại về những nguy hiểm của một đồng tiền
tệ chung cho một vùng kinh tế không đồng nhất và rộng lớn như vùng Euro. Đặc
biệt là khi các nền kinh tế phát triển không đồng bộ sẽ tạo khó khăn cho một
chính sách tiền tệ thích ứng. Về mặt chính trị vẫn còn câu hỏi là liệu Ngân hàng
Trung ương châu Âu và Ủy ban châu Âu có khả năng kiềm chế các nước thành
viên giữ kỷ luật trong ngân sách quốc gia hay không. Trên thực tế, thời gian vừa
qua dường như đã xác thực nổi lo ngại này, ít nhất là trong trường hợp của nước
Đức: Từ khi đưa đồng Euro vào lưu hành nước Đức chưa có năm nào đạt được
điều kiện về thâm hụt ngân sách quốc gia (không được vượt quá 3% tổng sản
phẩm quốc nội).
Cho tới nay, các biện pháp trừng phạt thật ra là đã được quy định trước trong
Hiệp ước Ổn định và Tăng trưởng đã không được Hội đồng các bộ trưởng Bộ Tài
chính châu Âu áp dụng.
3.4.4.Mã tiền tệ ISO

Ký hiệu quốc tế bao gồm ba mẫu tự của đồng Euro (mã tiền tệ ISO) là EUR.
Ký hiệu này là một trường hợp đặc biệt trong mã tiền tệ ISO vì nhiều lý do:Thông
thường thì chữ cái đầu tiên của ký hiệu cho một loại tiền tệ được sử dụng trong
khuôn khổ của một liên minh tiền tệ là chử X. Vì thế ký hiệu nếu như theo như
tiêu chuẩn phải là XEU. Nếu như chữ đầu tiên không phải là X thì hai mẫu tự đầu
tiên là mã quốc gia theo ISO 3166.
Ký hiệu EU dành cho Liên minh châu Âu cũng được định nghĩa trong tiêu
chuẩn này nhưng thật ra là trường hợp đặc biệt vì Liên minh châu Âu không phải
là một quốc gia có chủ quyền. Chữ cái cuối cùng của mã tiền tệ thường là chữ cái
đầu tiên của tiền tệ. Không có ký hiệu chính thức và cũng không có cách viết tắt
chính thức cho Cent của Euro.
3.4.5.Ký hiệu tiền tệ

Lớp 06CQD1 124


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Dấu hiệu Euro được Ủy ban châu Âu đưa vào sử dụng như là ký hiệu của
đồng tiền tệ cộng đồng châu Âu vào năm 1997. Ký hiệu này dựa trên cơ sở của
phát thảo nghiên cứu năm 1974 của người trưởng đồ họa của Cộng đồng châu

Mệnh giá Kích Màu Kiến trúc Thời Vị trí mã


thước chính kỳ nhà in

5 5 € 120 x 62 Xám Kiểu Cổ điển Trước thế Cạnh phía trái


Euro mm kỷ thứ 5

10 10 € 127 x 67 Đỏ Kiểu Lãng Thế kỷ 11– Ngôi sao phía 8


Euro mm mạn Thế kỷ 12 giờ

20 20 € 133 x 72 Xanh Kiểu Gô tích Thế kỷ 13– Ngôi sao hướng


Euro mm da trời Thế kỷ 14 9 giờ

50 50 € 140 x 77 Da cam Thời kỳ Phục Thế kỷ 15– Cạnh phải


Euro mm Hưng Thế kỷ 16

100 100 147 x 82 Xanh lá Barock và Thế kỷ 17– Bên phải của
Euro € mm cây Rococo Thế kỷ 18 ngôi sao hướng
9 giờ

200 200 153 x 82 Vàng- Kiến trúc Thế kỷ 19– Bên phải của
Euro € mm Nâu bằng thép và Thế kỷ 20 ngôi sao hướng
kính 8 giờ

500 500 160 x 82 Tía Kiến trúc hiện Thế kỷ 20– Ngôi sao ở
Euro € mm đại Thế kỷ 21 hướng 9 giờ

Âu, Arthur Eisenmenger. Ký hiệu này là một chữ E tròn và lớn có hai vạch nằm
ngang. Ký hiệu này gợi nhớ đến chữ epsilon của Hy Lạp và vì vậy là gợi nhớ đến
châu Âu thời cổ điển. Hai vạch ngang tượng trưng cho sự bền vững của Euro.

3.4.6.Tiền kim loại Euro

Các đồng tiền kim loại Euro có mặt trước hoàn toàn giống nhau trong tất cả
các nước nhưng mặt sau là hình ảnh của từng quốc gia. Thế nhưng vẫn có thể
trả bằng tiền kim loại trong khắp liên minh tiền tệ. Một euro được chia thành 100

Lớp 06CQD1 125


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

cent, tại Hy Lạp thay vì cent người ta dùng lepto (số ít) hay lepta (số nhiều) trên
các đồng tiền kim loại của Hy Lạp.
3.4.7.Tiền giấy Euro

Tiền giấy Euro có 7 mệnh giá, mỗi mệnh giá có một màu khác nhau. Các tờ
tiền giấy mang hình của kiến trúc châu Âu từ các thời kỳ khác nhau trong lịch sử
nghệ thuật.
Mặt trước có hình của một hay nhiều cửa sổ hay cổng vào và mặt sau là một
chiếc cầu. Đó không phải là công trình kiến trúc có thật mà chỉ là tập hợp của
những đặc điểm phong cách của từng thời kỳ kiến trúc một.
Tất cả các tờ tiền giấy đều có cờ hiệu châu Âu, chữ đầu tự của Ngân hàng
Trung ương châu Âu bao gồm 5 ngôn ngữ (BCE, ECB, EZB, EKT, EKP), một bản
đồ châu Âu (bao gồm cả các khu hành chính hải ngoại của Pháp) ở mặt sau, tên
"Euro" bằng chữ La tinh và chữ Hy Lạp, chữ ký của Giám đốc Ngân hàng Trung
ương Châu Âu đương nhiệm. Vì Wim Duisenberg đã trao lại chức giám đốc cho
Jean-Claude Trichet trong mùa thu 2003 nên trên các tờ tiền giấy in sau này chữ
ký cũng đã thay đổi. 12 ngôi sao của EU cũng có trên tờ tiền giấy Euro.

3.4.8.Số seri

Khác với tiền kim loại Euro các tờ tiền giấy Euro không có một mặt đặc trưng
cho từng quốc gia và vì thế mà không thể nhận biết qua hình ảnh là tờ tiền giấy là
của quốc gia nào. Thay vào đấy, thông tin này có trong số xê ri trên mặt sau. Mẫu
tự đầu tiên của số xê ri có 12 chữ số là dấu hiệu của Ngân hàng Trung ương
Quốc gia chịu trách nhiệm in tờ tiền giấy này. Ngân hàng Trung ương Quốc gia
này hoặc là đã đưa tờ tiền giấy vào lưu hành trong phạm vi thẩm quyền của ngân
hàng hoặc là đã cung cấp cho một Ngân hàng Trung ương Quốc gia khác để
ngân hàng này đưa vào lưu hành trong phạm vi thẩm quyền của ngân hàng đó.
Các mẫu tự W, K und J được dành riêng cho các quốc gia EU không tham gia
vào Euro trong thời gian này.
Sau mẫu tự của Ngân hàng Trung ương Quốc gia là một số bao gồm 10 con
số và cuối cùng là một con số kiểm định. Tổng số ngang (cộng tất cả các con số
của dãy số lại cho đến khi nào chỉ còn một con số) của 11 con số này là một tổng
số kiểm định trong bảng phía dưới. Con số kiểm định cũng có thể được kiểm tra

Lớp 06CQD1 126


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

bằng cách thay thế mẫu tự bằng thứ tự của mẫu tự đó trong bảng chữ cái
(A=1;Z=26). Tổng số ngang của các con số kể cả số thay cho chữ cái phải là 8.
Một con số kiểm định đúng tất nhiên không phải là một sự bảo đảm là tờ tiền
giấy này là tờ tiền thật. Chỉ có con số kiểm định đúng thôi thì tờ tiền giả không trở
thành tờ tiền thật nhưng kinh nghiệm cho thấy nhiều người giả mạo đã in số kiểm
định sai trên tờ tiền giả. Để kiểm tra tiền giả hay thật nên dùng những phương
pháp khác.
Các mẫu tự được phân phát bắt đầu từ Z (ngược với bảng chữ cái), thứ tự
của các quốc gia là tên của các nước trong ngôn ngữ của từng nước. Hy Lạp
đúng ra là nhận chữ W nhưng vì W không có trong bảng chữ cái của tiếng Hy Lạp
nên Hy Lạp đã đổi lấy chữ Y của Đan Mạch.

Dấu hiệu của ngân hang trung ươc quốc gia:

Mã Quốc gia Số kiểm Ghi chú Ngôn ngữ quốc gia


định
Z Bỉ 9 Belgique/België
Y Hy Lạp 1 Ελλάδα
X Đức 2 Deutschland
W Đan Mạch 3 Hiện không sử Danmark
dụng
V Tây Ban 4 España
Nha
U Pháp 5 France
T Ireland 6 Ireland
S Ý 7 Italia
R Luxembourg 8 Hiện không sử Lëtzebuerg
dụng
Q còn trống 9
P Hà Lan 1 Nederland
O còn trống 2
N Áo 3 Österreich
M Bồ Đào Nha 4 Portugal
L Phần Lan 5 Suomi
K Thụy Điển 6 Hiện không sử Sverige
dụng
J Anh 7 Hiện không sử United Kingdom
dụng

3.4.9.Các đặc điểm của từng mệnh giá

Các tờ tiền giấy Euro có nhiều đặc điểm an toàn nhằm để ngăn cản hay làm
cho việc giả mạo khó khăn hơn.

Lớp 06CQD1 127


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

+ Các đặc điểm chung:


 Giấy dùng để in tiền được làm từ sợi bông vải, có thể được xác minh
bằng bút thử đặc biệt, nếu là tiền thật thì dùng loại bút thử này không
để lại dấu vết.
 Hình chìm trên giấy.
 Dây an toàn, khi đưa giấy lên trước ánh sáng có thể nhìn thấy.
 Một vài phần của hình có thể cảm nhận được khi sờ lên.
 Một mệnh giá được in một phần ở mặt trước và một phần ở mặt sau,
khi đưa lên trước ánh sáng sẽ nhìn thấy toàn phần (Hai mặt bổ sung
chính xác cho nhau).
 Chữ siêu nhỏ.
 Dưới ánh sáng của tia cực tím có thể nhìn thấy các sợi có nhiều màu.
+ Các đặc điểm của từng mệnh giá:
 Vạch bằng lá kim loại đặc biệt có ảnh ba chiều (tiếng Anh: Hologram),
khi nhìn nghiêng ảnh sẽ thay đổi giữa ký hiệu Euro và mệnh giá (ở các
mệnh giá 5, 10 và 20 Euro).
 Vạch đặc biệt khi nhìn nghiên tờ tiền giấy sẽ có màu vàng với ký hiệu
Euro và mệnh giá (ở các mệnh giá 5, 10 và 20 Euro).
 Ảnh ba chiều với hình của kiểu kiến trúc hay mệnh giá (ở các mệnh giá
50, 100, 200 và 500 Euro).
 Đổi màu: Khi nhìn nghiên tờ tiền giấy màu sẽ thay đổi ở các mệnh giá
lớn (ở các mệnh giá 50, 100, 200 và 500 Euro).
 + Các đặc điểm bí mật:
 Trên các tờ tiền giấy Euro còn có những đặc điểm an toàn bí mật (được
gọi là "M-Features"). Những đặc điểm này được kiểm tra một cách tự
động trong các chi nhánh của Ngân hàng Trung ương châu Âu.
 Cho đến nay các phương pháp kiểm tra này đã có thể nhận biết được
tiền giả một cách chắc chắn. Mỗi một tờ tiền giấy trung bình được kiểm
tra 3 tháng một lần trong một chi nhánh của Ngân hàng Trung ương
châu Âu nhằm khám phá và ngăn chặn tiền giả trong lưu hành.

Ký hiệu tiền tệ
Tiền kim loại Euro

Lớp 06CQD1 128


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Tiền giấy Euro

3.5. Bảng Anh

Bảng Anh (ký hiệu £, mã ISO: GBP) tức Anh kim là đơn vị tiền tệ chính thức
của Vương quốc Anh và các lãnh thổ hải ngoại, thuộc địa. Một bảng Anh gồm 100
xu (pence hoặc penny).
Ký hiệu của đồng bảng ban đầu có hai gạch trên thân (₤), sau này mới chuyển
thành một gạch (£), ký hiệu này xuất xứ từ ký tự L trong LSD – tên viết tắt của các
đơn vị trong hệ đếm 12 – librae, solidi, denarii, chuyển sang tiếng Anh là Pound,
shilling và pence (hoặc penny).
Đồng bảng Anh là đồng tiền lâu đời nhất còn được sử dụng sau khi một số
quốc gia thuộc khối EU chuyển sang dùng đồng Euro (€). Nó là đồng tiền được
lưu trữ trong các quỹ dự trữ ngoại tệ toàn cầu, mức phổ biến chỉ sau đồng đô la
Mỹ và đồng Euro. Đồng bảng đứng thứ tư về khối lượng giao dịch ngoại tệ toàn
cầu sau đồng đô la Mỹ, đồng Euro và đồng Yên Nhật.
Trước năm 1971, một bảng là 20 shilling, một shilling là 12 xu (pence). Như
vậy một bảng là 240 xu. Ngày nay, đơn vị shilling không tồn tại nữa, một bảng
Anh (£1) bằng một trăm xu (100p). Đồng xu kim loại kiểu cũ rút ra khỏi hệ thống
thanh toán năm 1980

Lớp 06CQD1 129


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

3.5.1.Giá trị của đồng bảng Anh

Năm 2006, thư viện của Hạ Nghị viện Vương quốc Anh phát hành một ấn bản
[2] thống kê giá trị của bảng Anh từng năm từ 1750 đến 2005 với giá trị của năm
1974 (là năm bỏ bản vị vàng của nền kinh tế Mỹ) là 100. Tài liệu này là bản cập
nhật của những ấn bản phát hành năm 1998 và 2003.
Về giai đoạn 1750-1914, tài liệu nhận xét: "Mặc dù giá cả có những biến động
đáng kể theo từng năm trước năm 1914 (phản ánh tình hình mùa màng, chiến
tranh, v.v..) nhưng trong thời gian dài mức tăng giá không thể so sánh với giai
đoạn sau 1945". Bản nhận xét tiếp tục, "từ năm 1945, giá cả tăng hàng năm tổng
cộng đến 2005 là hơn 27 lần mức giá năm 1945".
Chỉ số giá trị đồng bảng năm 1750 là 5,1, tăng đến đỉnh cao ở con số 16,3
năm 1813, và sau đó nhanh chóng giảm xuống quanh 10,0 ngay sau kết thúc
chiến tranh Napoleon. Cho đến hết thế kỷ 19, chỉ số dao động trong khoảng 8,5
đến 10,0. Chỉ số đồng bản năm 1914 là 9,8; lên đỉnh cao 25,3 năm 1920 để rồi
giảm xuống 15,8 năm 1933 và 1934. Như vậy giá cả thời điểm này đã gấp ba lần
so với 180 năm trước đó.
Lạm phát đã có ảnh hưởng to lớn trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai: -
chỉ số 20,2 năm 1940 và 757,3 năm 2005.
3.5.2.Giá trị so với đồng tiền khác

Hiện nay, bảng Anh là đồng tiền được mua bán tự do trên toàn thế giới và do
đó, giá trị của nó so với các đồng tiền khác biến động hàng ngày. Đây là một
trong những đồng tiền có giá trị cao nhất trên thế giới. Tại thời điểm ngày 22
tháng 4 năm 2007, một bảng Anh bằng hai đô la Mỹ

3.5.3.Tiền kim loại


Tiền kim loại do Xưởng đúc tiền Hoàng gia (Royal Mint) phát hành, bao gồm
các mệnh giá: 1 xu, 2 xu, 5 xu, 10 xu, 20 xu, 50 xu, 1 bảng, và 2 bảng. Có cả
đồng 5 bảng, nhưng ít được sử dụng.
 Trên đồng 1 xu có hình một cổng thành.
 Trên đồng 2 xu có hình biểu tượng của Huân tước xứ Wales.
 Trên đồng 5 xu có hình hoa Thistle, quốc hoa của xứ Scotland.
 Trên đồng 10 xu có hình một con sư tử, tượng trưng cho xứ England.
 Đồng 20 xu có hình Tudor Rose.
 Đồng 50 xu có hình Britannia, nữ thần tượng trưng cho đại đế quốc Anh và
hình một con sư tử.
 Đồng 1 bảng (hình trên) có biểu tượng của cây thánh giá Celtic xứ
Northern Ireland.

Lớp 06CQD1 130


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

 Đồng 2 bảng có in câu nói của Isaac Newton "Standing on the Shoulders of
Giants" (đứng trên vai những người khổng lồ).
3.5.4.Tiền giấy
Tiền giấy do Ngân hàng Anh và các ngân hàng ở Scotland, Bắc Ireland phát
hành, bao gồm các loại mệnh giá: 5 bảng, 10 bảng, 20 bảng và 50 bảng. Việc
phát hành tiền giấy của các ngân hàng ở Scotland và Bắc Ireland tuân thủ
nghiêm ngặt yêu cầu là phải đặt thế chấp tại Ngân hàng Anh cho toàn bộ lượng
tiền giấy đưa vào lưu thông.
Loạt tiền giấy hiện đang sử dụng gọi là loạt E phát hành từ tháng 7 năm 2005.
Mặt sau có in hình một số nhân vật lịch sử:
 Tờ 5 bảng có in hình Elizabeth Fry, một nhà hoạt động xã hội đã có
công cải cách chế độ giam tù.
 Trên tờ 10 bảng có in hình Charles Darwin, nhà khoa học tự nhiên,
người đề xuất Thuyết Tiến hóa.
 Ở 20 bảng có hình Edward Elgar, một nhà văn.
 Ở 50 bảng có hình John Houblon, người sáng lập Ngân hàng Anh và là
thống đốc đầu tiên.
 Có cả tiền giấy mệnh giá 100 bảng, nhưng không lưu thông trên thị
trường.Tiền giấy mệnh giá 1 bảng được dùng ở quần đảo Channels và
Scotland.

Lớp 06CQD1 131


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Tiền kim loại Mặt trước và sau tờ tiền mệnh giá 10 bảng Anh

Mặt trước và sau tờ tiền mệnh giá 20 và 50 bảng Anh

3.6. Nhật

Mặt trước và sau tờ tiền mệnh giá 1000, 500và 100 yenr

Tiền kim loại

Yên là đơn vị tiền tệ của Nhật Bản (tiếng Nhật viết là 円 (En); tiếng Anh viết là
Yen), có ký hiệu là ¥, và có mã là JPY trong bảng tiêu chuẩn ISO 4217. Yên trở
thành đơn vị tiền tệ của Nhật Bản từ ngày 27/6/1871. Hiện tại yên gồm cả hình
thức tiền kim loại (6 loại) lẫn tiền giấy (4 loại). Các loại tiền kim loại gồm đồng 1
yên, đồng 5 yên, đồng 10 yên, đồng 50 yên, đồng 100 yên và đồng 500 yên. Các

Lớp 06CQD1 132


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

loại tiền giấy gồm tờ 1000 yên, tờ 2000 yên, tờ 5000 yên và tờ 10.000 yên. Yên
do Ngân hàng Nhật Bản phát hành. 1 yên bằng khoảng 133 VND.

Yên Nhật
日本円 (tiếng Nhật)

Mã ISO 4217 JPY

Sử dụng tại Nhật Bản

Lạm phát 0,3%

Nguồn The World Factbook, ước tính năm 2006.

Đơn vị nhỏ hơn

1/100 sen

1/1000 rin

Ký hiệu ¥

Số nhiều Ngôn ngữ của tiền tệ này không có sự phân biệt số nhiều
số ít.

Tiền kim loại ¥1, ¥5, ¥10, ¥50, ¥100, ¥500

Tiền giấy

Thường dùng ¥1000, ¥5000, ¥10.000

Ít dùng ¥2000

Ngân hàng trung ương Ngân hàng Nhật Bản

Trang web www.boj.or.jp

Nơi in tiền Cục in ấn quốc gia Nhật Bản

Trang web www.npb.go.jp

Nơi đúc tiền Cục in tiền Nhật Bản

3.7. Nga

Ở Nga, ngân hàng cổ phần được thiết lập vào năm 1768. Lúc này tiền giấy đã
được dư luận rộng rãi chấp nhận. Tuy nhiên, khi chính phủ bắt đầu cho lưu hành
với một số lượng lớn tiền giấy trong thời kỳ cuộc chiến tranh lần thứ hai chống
Thổ Nhĩ kỳ (1787 - 1792) thì sự tín nhiệm của dân chúng giảm dần và tiền giấy đi

Lớp 06CQD1 133


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

đến mất giá trị. Từ lúc ấy trở đi, Nga tiếp tục phát hành không ngừng tiền giấy
chính phủ.

Tiền NGA hiệncó các loại đồng Rubles:

10 rubles, 50 rubles, 100 rubles, 500 rubles, 1000 rubles, 5000 rubles,

Coins:1 kopek, 2 kopek (USSR), 3 kopek (USSR), 5 kopeks, 10 kopeks, 15


kopek (USSR), 20 kopek (USSR), 50 kopecks, 1 ruble, 2 rubles, 5 rubles, 10
rubles (usually, minted with some special insignia for some events, like the city
jubilees).

3.8. Jamaica

Mặt trước và sau tờ tiền mệnh giá 100 và 50Jamica dollar

Mặt trước và sau tờ tiền mệnh giá 1000 và 500Jamica dollar

3.9. Liberia

Lớp 06CQD1 134


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Mặt trước và sau tờ tiền mệnh giá 100 và 50 Liberia dollar

Mặt trước và sau tờ tiền mệnh giá 10 và 20 Liberia dollar

3.10.Guyna

Mặt trước và sau tờ tiền mệnh giá 100 và 500GUYNA dollar

Mặt trước và sau tờ tiền mệnh giá 20 và 1000GUYNA dollar

3.11.Zambadwe

Lớp 06CQD1 135


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Mặt trước và sau tờ tiền mệnh giá 20, 10 và 5 Zimbadwe dollar 2006

3.12.Beliza

Mặt trước và sau tờ tiền mệnh giá 5 và 2 Beliza dollar

Mặt trước và sau tờ tiền mệnh giá100 và 50 Beliza dollar

3.13.Hong Kong

Lớp 06CQD1 136


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Mặt trước và sau tờ tiền mệnh giá 20 và 100 Hongkong dollar

Mặt trước và sau tờ tiền mệnh giá 50 và 10 Hongkong dollar

3.14.Úc

Mặt trước và sau tờ tiền mệnh giá 5 và 10 Australia dollar

Lớp 06CQD1 137


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Mặt trước và sau tờ tiền mệnh giá 100 và 20 Australia dollar

3.15.Pháp

Mặt trước và sau tờ tiền mệnh giá 50 và 20 France

Lớp 06CQD1 138


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

4. TÊN VIẾT TẮC CỦA CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ


WIPO ( World Intellectual Property Organization): Tổ chức quốc tế về quyền
sở hữu trí tuệ .
WCC ( World Council of Churches): Hội đồng nhà thờ thế giới.
WHO (World Health Organization): Tổ chức y tế thế giới.
WWF (World Wildlife Fund) : Quỹ quốc tế bảo tồn động vật hoang dã.
WTO ( World Trade Organization): Tổ chức mậu dịch quốc tế.
ILO (International Labor Organization): Tổ chức lao động quốc tế.
FAO (Food and Agriculture Organization): Tổ chức lương thực và nông
nghiệp.
CIA (Central Intelligence Agency) : Cục tình báo trung ương Mĩ.
FBI (Federal Bureau of Investigation) : Cục điều tra liên bang Mĩ.
FIFA (Fédération Internationale de Football Association) : Liên đoàn bóng đá
quốc tế.
UEFA (Union of European Football Association) : Liên đoàn bóng đá Châu
Âu.
AFC (Asian Football Confederation) :Liên đoàn bóng đá Châu Á.
CAF (Confédération Africaine de Football) : Liên đoàn bóng đá Châu Phi.
OFC (Oceania Football Confederation) : Liên đoàn bóng đá Châu Đại
Dương.
CONCACAF (The Confederation of North, Central America and Caribbean
Association Football) : Liên đoàn bóng đá Bắc Trung Mĩ.
CONMEBOL (Confederación Sudamericana de Fútbol) : Liên đoàn bóng đá
Nam Mĩ.
IMF (International Monetary Fund) : Quỹ tiền tệ quốc tế.
UNESCO (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization)
: Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa.

Lớp 06CQD1 139


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

UNICEF (The United Nations Children's Fund) : Quỹ nhi đồng Liên Hợp
Quốc.
UN (United Nations) : Liên hợp quốc.
UNIDO (United Nations Industrial Development Organization) : Tổ chức
phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc.
WMO (World Meteorological Organization) : Tổ chức khí tượng thế giới.
ICC (International Chamber of Commerce) : Phòng thương mại quốc tế.
APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation) : Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu
Á - Thái Bình Dương.
UNCITRAL (United Nations Commission on International Trade Law) : Ủy
ban liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế.
UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development) : Hội
nghị của liên hợp quốc về thương mại và phát triển.
ASEM (Asia-Europe Meeting) : Hội nghị các nguyên thủ quốc gia về hợp tác
Á – Âu.
ASEAN (Association of Southeast Asian Nations) : Hiệp hội các nước Đông
Nam Á.
WB (World Bank) : Ngân hàng thế giới.
TI (Transparency International) : Tổ chức minh bạch thế giới.
OECD (Organization for Economic Cooperation and Development) : Tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế.
FATF (Financial Action Task Force) : Nhóm hành động tài chính chống nạn
rửa tiền.
NOWC (New Open World Corporation) : Tổ chức bầu chọn kỳ quan thế giới
mới.
IAEA (International Atomic Energy Agency) : Cơ quan năng lượng nguyên
tử quốc tế.
IDLO (International Development Law Organization) : Tổ chức phát triển
luật quốc tế.

Lớp 06CQD1 140


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

IAL (International Association of Lawyers) : Hiệp hội luật sư quốc tế.


USCIRF (United States Commission on International Religious Freedom) :
Ủy ban Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế.
HRW (Human Rights Watch) : Tổ chức nhân quyền thế giới.
ILA: Hội luật pháp quốc tế.
OIJ: Tổ chức nhà báo quốc tế.
IUS: Hội liên hiệp sinh viên quốc tế.
LRA: Quân đội kháng chiến hoàng gia.
UNDP: Chương trình phát triển liên hợp quốc.
NUH: Trung tam bảo vệ sức khỏe.
ISP: Cung cấp dịch vụ internet.
PPO: Cơ quan bảo vệ địa cầu.
CAA: Hiệp hội hàng không dân dụng.
IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế.
MOSSAD: Tổ chức tình báo Israel.
EEC: Khối thị trường chung châu Âu.
SNG: Cộng đồng các quốc gia độc lập.
SEV: Hội dồng tương trợ kinh tế thé giới.
ANC: Đại hội dân tộc châu Phi.
ICAO: Hội liên hiệp hàng không thế giới.
UEA: Hội quốc tế ngữ quốc tế.
UPU: Liên minh bưu chính thế giới.
FAU: Tổ chức nông lươqng quốc tế.
FIDE: Liên đoàn cờ vua thế giới.
USDA: Bộ nông nghiệp Mĩ.
OPCW: Tổ chức hành động vì mục tiêu cấm vc hoá học.
DEA: Cục kiểm soát ma túy Mĩ.
BATF:Cục quản lí rựu, thuốc lá vũ khí Mĩ.
UNICORN: Hệ thống thông tin khu vực Caribê.

Lớp 06CQD1 141


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

OAA: Cơ quan năng lượng nguyên tử Mĩ.


NED: Quỹ hỗ trợ quân chủ quốc gia.
IOC: Ủy ban olimpic quôc tế .
UNDP: Quỹ xóa đói giảm nghèo.
UNESCO: Tổ chức văn hóa khoa học giáo dục của LHQ.
IATA: Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế.
Tổ chức Hợp tác kinh tế Châu á-Thái Bình Dương ( Asia-Pacific Economic
Co-operation)
Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( Association of South-East Asian Nations)
Hiệp hội cảnh sát Đông Nam á ( Police Association of Southeast Asian
Nations)
Công ty phát thanh Anh quốc ( British Broadcasting Corporation)
Hội đồng kiểm duyệt phim của Anh ( British Board of Film Censors)
Cơ quan điều tra những vụ phạm pháp và bảo vệ an ninh quốc gia của Hoa
Kỳ; Cục điều tra liên bang ( Federal Bureau of Investigation)
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa, trong tiếng Anh viết tắt là OPEC (viết
tắt của Organization of Petroleum Exporting Countries).
OPEC là một tổ chức đa chính phủ được thành lập bởi các nước Iran, Iraq,
Kuwait, Ả Rập Saudi và Venezuela trong hội nghị tại Baghdad (từ 10
tháng 9 đến 14 tháng 9 năm 1960). Các thành viên Qatar (1961),
Indonesia (1962), Libya (1962), Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống
nhất (1967), Algérie (1969) và Nigeria (1971) lần lượt gia nhập tổ chức
sau đó. Ecuador (1973–1992) và Gabon (1975–1994) cũng từng là
thành viên của OPEC. Trong năm năm đầu tiên trụ sở của OPEC đặt ở
Genève, Thụy Sĩ, sau đấy chuyển về Wien, Áo từ tháng 9 1965.
Các nước thành viên OPEC khai thác vào khoảng 40% tổng sản lượng

dầu lửa thế giới và nắm giữ khoảng ¾ trữ lượng dầu thế giới.

Lớp 06CQD1 142


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

5. GIAO TIẾP THƯƠNG LƯỢNG TRONG NỀN KINH TẾ


THỊ TRƯỜNG
5.1. Kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường là nền kinh tế lấy khu vực kinh tế tư nhân làm chủ đạo.
Những quyết định kinh tế được thực hiện một cách phi tập trung bởi các cá nhân
người tiêu dùng và công ty. Việc định giá hàng hóa và phân bổ các nguồn lực của
nền kinh tế được cơ bản tiến hành theo quy luật cung - cầu. Trái với kinh tế thị
trường là kinh tế kế hoạch hóa tập trung.

5.1.1.Ưu điểm

Ưu điểm của kinh tế thị trường là bốn vấn đề sản xuất cái gì, ai sản xuất, sản
xuất như thế nào và sản xuất cho ai được giải quyết rất hiệu quả.

Trong nền kinh tế thị trường, nếu lượng cầu hàng hóa cao hơn lượng cung, thì
giá cả hàng hóa sẽ tăng lên, mức lợi nhuận cũng tăng khuyến khích người sản
xuất tăng lượng cung.

Người sản xuất nào có cơ chế sản xuất hiệu quả hơn, thì cũng có tỷ suất lợi
nhuận cao hơn cho phép tăng quy mô sản xuất, và do đó các nguồn lực sản xuất
sẽ chảy về phía những người sản xuất hiệu quả. Những người sản xuất có cơ
chế sản xuất kém hiệu quả sẽ có tỷ suất lợi nhuận thấp, khả năng mua nguồn lực
sản xuất thấp, sức cạnh tranh kém sẽ bị đào thải.

5.1.2.Nhược điểm

kể vấn đề thông tin không hoàn hảo có thể dẫn tới việc phân bổ nguồn lực
không hoàn toàn hiệu quả. Do một số nguyên nhân, giá cả có thể không linh hoạt
trong các khoảng thời gian ngắn hạn khiến cho việc điều chỉnh cung cầu không
suôn sẻ, dẫn tới khoảng cách giữa tổng cung và tổng cầu. Đây là nguyên nhân
của các hiện tượng thất nghiệp, lạm phát.

Trong thực tế hiện nay, không có một nền kinh tế thị trường hoàn hảo, cũng
như không có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung hoàn toàn (trừ nền kinh tế Bắc
Triều Tiên). Thay vào đó là nền kinh tế hỗn hợp. Tùy ở mỗi nước mà các yếu tố
thị trường nhiều hay ít.

Trong thương mại quốc tế, mức độ thị trường hóa nền kinh tế có thể được sử
dụng làm tiêu chí trong xác định điều kiện thương mại giữa hai nước.

Lớp 06CQD1 143


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

5.2. Giao tiếp trong kinh tế thị trường

Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, nghệ thuật giao tiếp đóng góp một
vai trò khá quan trọng trong việc gặp gỡ, đàm phán, hớp tác và ký kết giữa các
đối tác trong và ngoài nước. Có một số điều cần biết dưới đây:

5.2.1.13 điều tối kỵ trong kinh doanh

Đừng bao giờ mắc những lỗi ngớ ngẩn dưới đây, để có lúc bị các đối tác loại
ra khỏi nhóm.
- Ngồi chờ “sung rụng”
Nhiều người chỉ thấy được tác dụng của “mạng lưới các mối quan hệ” khi đã
thất nghiệp hoặc thất bại trong làm ăn. Đây là thói quen hoàn toàn sai lầm. Bạn
nên giữ chặt lấy các mối quan hệ ở mọi thời điểm vì ai mà biết, sẽ có lúc nào bạn
cần đến họ.
- Không mục đích
Sai lầm nhất của bạn là tạo những mối quan hệ mà không biết để làm gì. Nếu
bạn không biết mình muốn gì ở người đối diện, ắt những thể hiện tình cảm của
bạn sẽ hời hợt và vô duyên.
- Không chuẩn bị
Chỉ cần bạn có thái độ không quan tâm hay không tôn trọng một ai đó, rất có
thể bạn sẽ không còn ở trong nhóm đó nữa.
- Quên danh thiếp
Còn gì tệ hơn việc bạn vừa làm quen được một đối tác “sộp”, họ đã trao danh
thiếp cho bạn. Và bạn cũng thò tay vào ví, nhưng chẳng có chiếc card nào trong
đó cả.
- Sử dụng địa chỉ email thật ngộ nghĩnh
Bạn vừa ghi lại cho một cộng sự làm ăn địa chỉ e-mail kèm theo lời nhắn: “Hãy
gửi báo giá cho tôi theo địa chỉ thư này nhé”. Và bạn khiến người đó xuýt ngã
ngửa với dòng địa chỉ: emmoiyeulandau@... hay anhchangdeptrai@...
- “Thùng rỗng kêu to”
Nếu muốn được nhận lời khuyên chân thành từ những người có nhiều kinh
nghiệm, hãy biết khiêm tốn và tỏ ra là người muốn học hỏi thật sự. Nếu bạn đã là
anh chàng biết tuốt thì bạn cần gì phải học hỏi ai nữa?
- Chiếm dụng thời gian của người khác

Lớp 06CQD1 144


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Đừng coi mình là “cái rốn của vũ trụ” và đừng nghĩ rằng chỉ câu chuyện của
bạn mới đáng quan tâm. Hãy biết lắng nghe người khác.
- Không nghiêm túc
Trang phục và thái độ của bạn cần phù hợp với môi trường xung quanh.
- Là kẻ ngoài cuộc
Chẳng ai có thể có ấn tượng tốt với người luôn đứng ngoài cuộc, cho dù
người đó có một bề ngoài ưa nhìn. Hãy ra dáng là một người chuyên nghiệp và
tự tin.
- Thụ động
Nếu có ai đó bỗng nhiên nói với bạn rằng: “Xin lỗi, hôm nay chúng ta không có
việc gì cả”. Đừng vội bỏ đi mà không một lời nhận xét. Sao bạn không chủ động
đưa ra việc cho cả nhóm? Hoặc ít ra cũng nêu một câu hỏi: “Vậy lần tới chúng ta
sẽ bàn về vấn đề gì?”.
- Dối trá
Đừng có dại mà đưa bất kì thông tin sai lệch nào về bạn hay về đối phương
bởi vì sớm muộn gì thì bạn cũng sẽ bị lộ tẩy và khi đó chẳng còn đường mà rút
lui.
- Cư xử như thể đây là một mối quan hệ ngắn hạn
Thật tồi tệ nếu bạn nghĩ rằng đây chỉ là nhóm mà bạn cần trong thời gian hiện
tại và nó chẳng có giá trị gì trong tương lai. Chính suy nghĩ đó sẽ giết chết các
mối quan hệ của bạn.
- Quên mất bạn là ai
Dù cho bạn có gia nhập nhóm trước hay sau, sớm hay muộn thì tất cả mọi
người đều được đối xử như nhau. Trong làm ăn, người thành công là người có
thực tài. Vì thế, hãy bỏ ngay tư tưởng “ma cũ bắt nạt ma mới” và tuân thủ theo
mọi điều lệ của nhóm.

5.2.2.Phong cách giao tiếp

Trong một bữa tiệc hay một sự kiện có đông người, bạn sẽ thấy có những
người nổi lên giữa đám đông với một phong cách hòa đồng bên cạnh những
người có vẻ kín đáo hơn. Họ thường chủ động bắt chuyện với mọi người, niềm
nở và có thể bắt chuyện với bất cứ ai. Đó là một kỹ năng rất cần thiết cho người
kinh doanh, nhưng trong thực tế, không phải ai cũng có phẩm chất này. Dưới đây
là một số cách để bạn trở thành người có khả năng thích ứng nhanh với những
tình huống giao tiếp trong xã hội.

Lớp 06CQD1 145


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

 Đến dự với tinh thần thoải mái


Nếu bạn đi mà cho rằng đó là bất đắc dĩ và thấy không thoải mái, bạn sẽ làm
cho buổi gặp gỡ trở nên miễn cưỡng. Hãy nghĩ rằng đó là một cơ hội tốt để tiếp
xúc với nhiều người và bạn sẽ có buổi gặp gỡ vui vẻ và thú vị. Thay vì đứng lặng
lẽ, dựa vào tường, vắt chéo tay và khuôn mặt không mấy vui vẻ, bạn sẽ luôn cười
nói, đi tới đi lui để tiếp chuyện và tỏ ra rất thoải mái trong giao tiếp với mọi người.
 Ăn mặc nghiêm túc
Trang phục thích hợp với hoàn cảnh sẽ làm cho bạn tự tin lên rất nhiều. Mỗi
sự kiện khác nhau, bạn cần có trang phục thích hợp và đó là cách bạn tôn trọng
người khác và chính mình. Điều đó giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi giao tiếp
với người khác.
 Hãy cười và chào mọi người một cách thân thiện
Người Trung Quốc có câu: “Nếu bạn không biết cười thì đừng bao giờ kinh
doanh”. Nếu bạn nhìn vào mắt ai đó từ cách 10 bước, hãy biểu hiện sự thân thiện
bằng cách gật đầu hoặc mỉm cười. Còn nếu cách 5 bước thì bạn hãy nói: “Chào
anh!” hoặc “Dạo này bên anh còn nhập hàng từ Nga nữa không?” tùy thuộc vào
bối cảnh và đối tượng bạn gặp. Đừng bao giờ cố tình làm như bạn không thấy
người khác.
 Chuẩn bị câu chuyện trước khi nói
Người ta cảm thấy dễ gần người khác hơn khi có cái để nói. Hãy thường
xuyên cập nhật thông tin trên báo chí để biết những gì đang xảy ra trên thế giới.
Tìm đọc những tạp chí chuyên ngành hoặc sách để cập nhật kiến thức trong lĩnh
vực của bạn.
 Luôn sẵn sàng chủ động giới thiệu mình với người khác
Chủ động giới thiệu mình và bắt tay làm quen là cách tốt nhất để hòa nhập với
những người lạ. Hãy luôn cầm ly rượu bằng tay trái để tay phải có thể sẵn sàng
bắt tay. Nếu bạn ngồi, quay sang hai bên, chào mọi người và tự giới thiệu mình.
 Luyện tập kỹ năng nghe
Người ta thường nói “Nói là gieo, nghe là gặt”, nhưng thực tế phần lớn mọi
người có xu hướng thích “gieo” nhiều hơn “gặt”. Người có kỹ năng nghe tốt là
người biết khuyến khích người khác nói. Hãy đặt câu hỏi hoặc đưa ra lời bình
luận để tiếp tục câu chuyện. Bạn có thể dùng một số cách bình luận như: “Nghe
có vẻ giống như ”, “Không biết có đúng là anh A làm ở công ty XYZ không?”, “Tôi

Lớp 06CQD1 146


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

cũng gặp trường hợp tương tự năm ngoái ”, “Cuối cùng anh ta làm gì?” Có rất
nhiều câu hỏi để đào sâu thêm câu chuyện, nhưng cũng cần chú ý bối cảnh để
đưa ra cách tiếp chuyện thích hợp.
 Đừng uống quá nhiều
Nhiều người nghĩ rằng uống sẽ làm tăng hưng phấn trong giao tiếp, nhưng
mặt trái của nó là bạn có thể sẽ không kiểm soát được bạn đã nói gì. Sẽ rất tệ hại
khi bạn tỉnh táo và nhận ra rằng lẽ ra không nên nói như vậy khi gặp gỡ người
khác. Lúc đó thì đã quá muộn.
 Lịch sự lúc chia tay
Bạn không chỉ cần lịch sự lúc ban đầu gặp nhau mà cách bạn rút lui, chia tay
cũng là một phần của kỹ năng giao tiếp. Nhiều người tìm cách lặng lẽ rút khỏi
cuộc gặp gỡ và cho rằng để không ảnh hưởng tới không khí của người khác. Đó
là cách lý giải không hợp lý vì bạn sẽ không gây được ấn tượng. Trong kinh
doanh, cách bạn chia tay sẽ góp phần tăng cường hình ảnh của bạn và có thể
mở ra những cơ hội mới với đối tác. Những câu nói: “Rất hân hạnh được gặp
ông!”, “Hy vọng được gặp lại ông tại ”, “Tôi rất vui mừng được nghe anh nói về ”
không phải là vô ích.
5.2.3.Bí quyết chào hỏi

Một ngày làm việc của một doanh nhân chắc chắn sẽ diễn ra nhiều cuộc gặp
gỡ và chào hỏi. Một số nhà kinh doanh với thái độ chủ động, niềm nở, thân thiện
đã tạo ra những ấn tượng rất tốt đẹp trong lòng khách hàng và đối tác ngay trong
lần gặp gỡ đầu tiền.

Và sự khởi đầu tốt đẹp này chính là tiền đề cho những lần gặp gỡ và đàm
phán kinh doanh tiếp theo trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. Người ta gọi đó là kỹ
năng giao tiếp, một phẩm chất rất cần thiết cho các doanh nhân.

Nhưng trên thực tế, không phải ai cũng có phẩm chất này. Dưới đây là một số
cách để bạn thành công ngay từ những tình huống giao tiếp đầu tiên.

 Hãy đứng lên khi bạn gặp gỡ một ai đó

Điều này sẽ khiến bạn giành được sự thiện cảm của người đối diện và tạo ra
cảm giác hai người đang ở một vị trí ngang bằng nhau, mắt đối mắt. Nếu như bạn
không đứng lên, mà vẫn tiếp tục ngồi để chào hỏi, có nghĩa bạn muốn gửi đến
người đó một thông điệp rằng anh ta không đủ quan trọng khiến bạn phải rời bỏ
công việc đang dở dang để tiếp chuyện với anh ta. Còn nếu trong trường hợp, vì
một lý do khách quan nào đó mà bạn không thể đứng lên được (ví dụ như bị kẹt
giữa một đống hồ sơ, tài liệu), hãy đưa ra một lời xin lỗi và giải thích. Bạn có thể

Lớp 06CQD1 147


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

nói như thế này: “Tôi rất xin lỗi vì đã không đứng lên được. Tôi không thể tìm
được cách thoát ra khỏi đống tài liệu này được”.

 Hãy mỉm cười

Sự biểu lộ trên gương mặt còn có ý nghĩa hơn lời nói rất nhiều. Hãy nhìn
khách hàng và đối tác như thể là bạn rất vui mừng được gặp gỡ họ mà không chú
ý tới những gì đang diễn ra trong đầu óc và suy nghĩ của bạn. Người Trung Quốc
có câu: “Nếu bạn không biết cười, thì đừng bao giờ kinh doanh”. Hãy luôn đặt nụ
cười trên môi khi gặp gỡ và trò chuyện với khách hàng và đối tác.

 Hãy thể hiện sự giao tiếp bằng mắt

Hãy nhìn trực diện vào mắt người đối diện, như muốn nói với họ rằng bạn tập
trung sự chú ý và quan tâm đến những gì họ nói. Nếu bạn nhìn sang hướng khác
hay nhìn chằm chằm vào một nơi nào khác, bạn sẽ khiến họ nghĩ bạn đang mong
chờ sự có mặt của một ai đó và như muốn chấm dứt nhanh chóng cuộc gặp gỡ
này.

 Chủ động giới thiệu bản thân

Ngay khi bạn tiếp cận một đối tượng mà trước đây bạn chưa từng quen biết
biết, hoặc có ai đó tiếp cận bạn, hãy nói với họ bạn là ai. Đừng đứng im và yên
lặng như thể ai đó có nhiệm vụ phải giới thiệu họ với bạn trước.

 Kèm theo lời giới thiệu bản thân bạn tên là gì, bạn nên nói cho họ biết khi
nào họ có thể cần đến bạn

Nếu mà chỉ nói: “Xin chào, tôi là Mary Jones.”, thì chưa đủ. Hãy đưa thêm thông
tin về bạn và nói đầy đủ: “Xin chào, tôi là Mary Jones. Tôi đang làm việc cho Tập
đoàn XYZ”.

 Bắt tay dứt khoát và mạnh mẽ

Trong cuộc sống hiện đại, việc bắt tay đã trở thành một thông lệ không thể thiếu.
Tuy nhiên, không chỉ là một hành động đơn thuần, bắt tay đã gần như trở thành
một tín hiệu cho đối tác biết về con người, cá tính và mức độ tự tin của bạn trước
đối tác. Vậy bí quyết để có được một cái bắt tay hoàn hảo là gì? Đó là:

 Chủ động bắt tay trước. Nói như bác sĩ tâm lý, nhà tâm thần học nổi
tiếng Nancy B.Iwin thì “thông thường những người đưa tay chủ động là
những người mạnh mẽ. Ở Mỹ, bắt tay trước còn cho thấy bạn là người
cởi mở, tự tin và thú vị”.

 Đặt lòng bàn tay của bạn vào lòng bàn tay của đối tác.

Lớp 06CQD1 148


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

 Nắm chặt tay đối phương. Những cái bắt tay uể oải chẳng khác gì
chuyển tới đối tác một thái độ giao tiếp miễn cưỡng và tất nhiên đối tác
của bạn cảm thấy chán ngay từ lần gặp đầu tiên.

 Không phân biệt phái mạnh hay phái yếu. Trong môi trường làm việc
hiện đại, cả phụ nữ và nam giới đều phải bắt tay. Do đó, tư tưởng
người đàn ông phải chờ phụ nữ đưa tay ra bắt trước đã trở nên lỗi thời.
Không nhất thiết phân biệt trước sau, nam nữ.

 Hãy học cách giới thiệu như thế nào cho đúng trình tự

Trong kinh doanh, bạn thường giới thiệu từ người có vị trí quan trọng cao hơn
trước, người ít quan trọng hơn sau. Cách thực hiện điều này là bạn nói tên của
người có vị trí quan trọng nhất đầu tiên, trong một câu nói như sau: “Tôi rất hân
hạnh được giới thiệu với ông/bà, đây là…”, sau đó lần lượt giới thiệu tên của
những người tiếp theo. Đi kèm với việc giới thiệu tên, là những thông tin về chức
vụ và công việc của từng người. Điều này sẽ khiến đối tác biết được lý do tại sao
lại giới thiệu người đó với họ, và đó cũng thường là cách mở đầu thông thường
của một cuộc gặp gỡ.

 Hãy thể hiện ai là người quan trọng hơn trong cuộc gặp gỡ này

Khách hàng và đối tác kinh doanh, chắc hẳn sẽ quan trọng hơn ông chủ của
bạn trong những cuộc gặp gỡ và đám phán kinh doanh. Chắc chắn ông chủ của
bạn cũng đồng ý với bạn về điều đó.

 Hãy ghi nhớ tên đối tác ngay trong lần đầu gặp gỡ và lắng nghe họ nói

Nếu bạn không ghi nhớ tên đối tác, có nghĩa là bạn không tập trung sự chú ý
đến họ, cũng như không muốn tiếp tục gặp gỡ và làm ăn với họ trong những lần
tiếp sau. Nếu như bạn tập trung và nhắc lại tên của họ ngay lập tức sau khi bạn
nghe được, bạn đã thể hiện cho họ thấy sự quan tâm và thiện chí của bạn trong
việc thiết lập mối quan hệ, cũng như khiến cho bạn ghi nhớ lâu hơn tên của họ
trong những lần gặp gỡ sau đó.

Trong giao tiếp, người ta thường nói: “nói là gieo, nghe là gặt”, nhưng thực tế
phần lớn mọi người có xu hướng thích “gieo” hơn “gặt”. Người có kỹ năng nghe
tốt là người biết khuyến khích người khác nói và biết cách đặt ra nhiều câu hỏi để
đào sâu thêm câu chuyện, nhưng cũng cần chú ý bối cảnh để có cách tiếp
chuyện thích hợp.

 Chỉ gọi tên thân mật của người mà bạn mới gặp sau khi đã được họ cho
phép

Chẳng ai muốn được gọi tên một cách bất lịch sự và quá thân mật ngay trong
lần gặp gỡ đầu tiên. Để tránh được sai lầm này, bạn nên nắm một quy tắc quan

Lớp 06CQD1 149


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

trọng trong giao tiếp là tên của đối tác phải được nhắc đầy đủ họ tên, và bạn chỉ
gọi một cách thân mật khi được họ cho phép

Mục tiêu của bạn trong những phút gặp gỡ đầu tiên với khách hàng và đối tác
là tạo cho họ cảm giác thoải mái, thân thiện và ngay lập tức muốn làm ăn kinh
doanh với bạn. Một khi bạn đã nắm vững các quy tắc giao tiếp quan trọng trên
đây và tự tin sử dụng chúng, bạn sẽ nhanh chóng xây dựng được một mối quan
hệ lâu dài và bền vững với khách hàng.

5.2.4.Bí quyết gây thiện cảm

Để gây được cảm tình với người khác, chúng ta phải biết chiến thắng tính ích
kỷ của bản thân. Và dưới đây là một vài cách “giành” thiện cảm của đồng nghiệp,
cộng sự hay bạn hàng.

 Hãy nhớ ngày sinh nhật của đối tác để chúc mừng. Mách cho bạn một bí
quyết nhỏ để biết ngày sinh của một ai đó nhé! Trong câu chuyện vãn, bạn
gợi hỏi xem người đó có tin vào tử vi không, liệu năm sinh tháng đẻ có ảnh
hưởng đến tính cách con người không?

Sau một đôi câu, dĩ nhiên là bạn có được thông tin. Đánh dấu vào cuốn
lịch, và đến ngày sinh nhật của người đó, biết đâu bạn là đồng nghiệp duy
nhất gọi điện chúc mừng? Cơ hội thành công chính là ở những chi tiết đó
đấy!

 Trả lời điện thoại ai đó, bạn hãy tỏ ra vui vẻ ngay trong tiếng “alô”, dường
như bạn mong đợi người đó gọi điện từ lâu và thực sự sung sướng khi
người ấy đã liên lạc với bạn.

 Một bí quyết không kém phần quan trọng: Gọi tên của người đối thoại,
thay vì những đại từ chung chung. Ai cũng vậy thôi, rất nhạy cảm và rất
yêu tên mình, bởi tên chúng ta gắn liền với cá nhân, với cái vị kỷ của ta.

Nhớ được tên người đối thoại để xưng hô trong lúc trò chuyện là một cách
gây cảm tình “đảm bảo có hiệu quả”. Song điều cốt yếu là bạn phải nhớ
chính xác tên người đó, bởi nhầm tên thì sẽ tệ hại hơn nhiều.

 Hãy biết lắng nghe tâm sự của người khác. Xét cho cùng, ai trong chúng ta
mà chẳng coi những vấn đề của bản thân là quan trọng nhất? Bởi vậy, hãy
cho người đối thoại cơ hội được bộc bạch lòng mình, hãy chăm chú nghe,
cảm thông, góp vài lời khuyên nếu thấy cần thiết.

 Tỏ ra cho người khác thấy tầm quan trọng của họ, đó là một cách nữa để
gây cảm tình. Nhưng phải bằng thái độ chân thành, bởi biểu hiện giả tạo
sẽ làm người đối thoại bị xúc phạm, và cuối cùng bạn sẽ nhận được kết
quả hoàn toàn ngược lại.

Lớp 06CQD1 150


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

5.2.5.Nghệ thuật nói dối các doanh nhân

Trên thương trường, vì lợi ích kinh doanh, các doanh nhân buộc phải biết nói
dối và biết chấp nhận lời nói dối. Quan trọng là nói sao cho “ngọt” và không vi
phạm đạo đức kinh doanh.

Nói dối khéo léo là một kỹ năng

Hãy tưởng tượng bạn đang ở Nhật Bản, đất nước luôn ưu tiên hàng đầu môi
trường làm việc hòa hợp. Bạn, một nhân viên bậc trung, rơi vào một tình cảnh
khó khăn: Sếp muốn biết tại sao lại có sự chậm trễ trong việc giao hàng. Bạn biết
đó là do lỗi của đồng nghiệp. Nhưng biết chỉ là để biết thế thôi bởi ở Nhật, bạn
phải tránh tuyệt đối làm bẽ mặt đồng nghiệp trước mặt người khác nếu không
muốn bị coi là kẻ hay chỉ trích và thiếu trưởng thành

Vậy bạn phải làm gì?

Dù chẳng thú vị gì nhưng trong hoàn cảnh này, hãy xin lỗi sếp (dù bạn chẳng
phải là người mắc lỗi). Tự nghĩ ra đôi lời nói dối có thể chấp nhận được. Vấn đề
với sếp đã xong, bạn hãy nói chuyện riêng với người đồng nghiệp kia. Nếu anh ta
biết chơi đẹp, anh ta sẽ tự đi tìm sếp để thanh minh cho bạn.

Nói dối trước đám đông vì lợi ích và danh dự của ai đó là một việc nên làm.

Khi “Có” không có nghĩa là “Có”

Do nhiều nền văn hóa không chấp nhận sử dùng từ “Không” trong đối thoại
hoặc đàm phán làm ăn nên người ta đã tìm các cách khác để diễn đạt sự không
đồng ý hoặc không hài lòng của mình. Và bạn cần biết điều đó

Dĩ nhiên, từ “Có” không nhất thiết đồng nghĩa với “Tôi đồng ý”. Từ này có thể
được hiểu theo nghĩa gần hơn là “Tôi đã nghe những gì anh nói”. Nếu bạn muốn
gây áp lực với một đối tác là người Trung Quốc truyền thống, và anh ta muốn lẩn
tránh, anh ta có thể nói: “Vấn đề này khó khăn đấy” hoặc “Tôi không chắc rằng
việc này sẽ khả thi”. Hãy khôn ngoan. Những câu nói này chính là cách nói
“Không” lịch sự ở nhiều nước châu Á.

Ở Ấn Độ, công việc kinh doanh mang tính cá nhân rất cao và được tiến hành
tương đối uyển chuyển với lòng hiếu khách. Nếu bạn tạo được mối quan hệ cá

Lớp 06CQD1 151


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

nhân với khách hàng, khi cần có một câu trả lời “Có” hoặc “Không” rõ ràng, nhiều
khả năng đối tác Ấn Độ của bạn sẽ nói: “Có, dĩ nhiên rồi” mặc dù trong đầu anh ta
đang nghĩ “Không”. Tại sao một “người bạn” lại nói dối bạn?

Bởi vì từ “Không” ở Ấn Độ mang hàm ý rất gay gắt. Những lời từ chối mang
tính thoái thác được dùng phổ biến hơn và được coi là lịch sự hơn. Cũng như
vậy, khi bạn mời họ đến tham dự một sự kiện nào đó và họ nói rằng: “Tôi sẽ cố
gắng đến”, đừng ngạc nhiên nếu họ không đến.

Lẩn tránh từ “Không” cũng là một kiểu phổ biến ở đất nước Indonesia, nơi mà
việc không đồng ý với ai đó sẽ bị coi là bất lịch sự. Hầu hết người dân nước này
sẽ nói với bạn những gì họ nghĩ bạn muốn nghe, thay vì mang đến cho bạn bất
kỳ một sự buồn khổ nào dù là nhỏ.

Bạn cần phải biết phân biết giữa một câu từ chối lịch sự: “Có, nhưng tôi thực
sự có ý là không” với câu chấp thuận “Có!”. Người bản địa ở đây có tới 12 cách
nói “Không” với đối tác, và nhiều cách trong số đó có “vỏ bọc” là “Có”. Hãy làm
quen với điều này.

Ở Anh thì không thế. Phần lớn người phương Tây ghét sự dối trá, lươn lẹo,
thiếu rõ ràng trong kinh doanh. Thật ra những người Indonesia, người Ấn Độ,...
không phải đang nói dối bạn. Họ chỉ muốn thể hiện sự lịch sự theo tiêu chuẩn văn
hóa của đất nước họ.

Đó là một cách nói dối không hề ảnh hưởng đến đạo đức kinh doanh và chà
đạp lên đối tác.

5.2.6.Ngôn ngữ cử chỉ

Bạn có biết rằng 60- 75% giao tiếp được thực hiện mà không cần lời?
Nhận thức được điều này và học cách thích nghi với ngôn ngữ cử chỉ (body
language) để xây dựng sự tin tưởng, cải thiện và củng cố các mối quan hệ sẽ tạo
ra tác dụng mạnh mẽ không ngờ tới cho công việc kinh doanh của bạn.
Khi đã hiểu và “giải mã” được một số ngôn ngữ cử chỉ cơ bản, bạn cũng sẽ
biết cách phản ứng đáp lại sao cho thích hợp bằng cách tập trung chú ý vào
những gì họ muốn chuyển tải mà không dùng lời.
Sau đây là một số lời khuyên hữu ích cần biết khi giao tiếp:

Lớp 06CQD1 152


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

 Trong trường hợp cần tỏ rõ sức mạnh và quyền lực, lời khuyên đưa
ra là bạn nên đứng thay vì ngồi như bình thường. Bằng cách “chiếm
dụng” nhiều không gian hơn, bạn sẽ chuyển tải thông điệp ngầm về
sức mạnh và quyền lực. Nếu không gian không phù hợp để đứng,
có thể tạo ra hiệu ứng tương tự bằng cách duỗi thẳng chân hoặc
đặt hai tay lên thành ghế.
 Nhiều người thường có thói quen quay và ngoái đầu để tìm kiếm sự
đồng tình từ những người khác; tuy nhiên, nếu bạn muốn mình
trông có vẻ quyền lực hơn thì nên hạn chế tối đa hành động này.
 Chú ý đặc biệt tới hai bàn tay. Bàn tay có hình chóp ( ngón trỏ và
các ngón khác khít lại với nhau, lòng bàn tay rộng) thường thể hiện
sức mạnh. Hình dáng bàn tay này được ám chỉ, so sánh với hình
ảnh “tháp chuông nhà thờ” và tượng trưng cho trí tuệ. Khi nói
chuyện, hãy khép các ngón tay thật thẳng để tạo ra bàn tay hình
chóp; các nghiên cứu đã cho thấy cử chỉ này tạo cho người nghe
cảm giác tin cậy.
 Trong một số trường hợp gặp gỡ với những người không quen, bạn
có thể làm tóc thật kĩ, mặc quần áo thật đẹp; đây có thể được coi là
sự “chải chuốt” và thường thể hiện mong muốn được xuất hiện một
cách chỉnh tề và sau đó là củng cố sự tự tin. Trong những trường
hợp gặp gỡ người lạ như trên, phải nhận thức rõ ràng về khuynh
hướng ăn mặc, cư xử và xem xét kĩ lưỡng trước khi quyết định áp
dụng chúng.
 Dùng bụng để thể hiện sự tự tin và lòng tin cậy. Nghe có vẻ hơi hài
hước nhưng đây lại là một cử chỉ rất hiệu quả trong giao tiếp. Rất
nhiều người (cả nam và nữ) dùng tay đặt chéo trước bụng để che đi
vòng eo hơi quá khổ hoặc bởi họ không tự tin về vòng ngực. Tuy
nhiên, cử chỉ này sẽ khiến người khác cho rằng bạn là người khó
gần, khinh khỉnh thậm chí là dối trá.
 “Bắt chước” hành động của những người khác khi phù hợp. Chúng
ta thường bị thu hút bởi những người có ngoại hình hay cử chỉ
giống mình; vì vậy, nếu bạn muốn thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với
ai đó, hãy “bắt chước” hành động của họ. Tuy nhiên, nên nhớ điều

Lớp 06CQD1 153


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

quan trọng là phải “bắt chước” một cách tinh tế và khéo léo. Nếu
thực hiện nó một cách lộ liễu hoặc lặp lại quá nhiều sẽ khiến người
khác khó chịu và có cảm giác bị xúc phạm.
 Tránh dùng tay chạm hay nghịch tóc bởi hành động này là biểu hiện
của sự thiếu tự tin.
 Nếu bạn là một người đàn ông và muốn tạo cảm giác thoải mái cho
người phụ nữ đối diện, hãy làm bất kì điều gì có thể để giữ cho tầm
mắt của bạn ở bên dưới tầm mắt của họ. Phụ nữ thường có chiều
cao trung bình thấp hơn đàn ông là 5,5 inch (~ 14cm) và thường có
cảm giác tiêu cực khi nói chuyện đàn ông: ban đầu đó là sự không
tương xứng sau đó là sự tức giận và sau đó là thất vọng. Tuy nhiên,
những cảm xúc này có thể được trấn an khi bạn ngồi ở vị trí sao cho
tầm mắt thấp hơn của cô ấy.
 Giữ tiếp xúc bằng mắt. Đôi mắt là bộ phận có khả năng biểu hiện
cảm xúc nhiều nhất trong cơ thể con người và giao tiếp bằng mắt là
nhân tố quan trọng quyết định thành công của giao tiếp xã hội. Nó là
biểu hiện của sự tôn trọng và chú ý đồng thời cho người đối diện
biết rằng “Tôi quan tâm đến anh/ chị hơn bất kì thứ gì lúc này”.
Nếu tránh nhìn vào mắt người đối diện, bạn có thể sẽ bị đánh giá là không
trung thực, đang lo lắng hoặc không quan tâm. Họ cũng có thể cho rằng bạn nghĩ
mình ở địa vị cao hơn nên không thèm giao tiếp bằng mắt.
Để giữ được giao tiếp bằng mắt một cách đúng đắn mà không phải nhìm
chăm chăm vào người đối diện hoặc gây ra sự khó chịu cho họ, lời khuyên đưa ra
là tiếp xúc bằng mắt trong khoảng thời gian từ 1 đến 10 giây một lần sau đó lắng
nghe. Có thể tập trung mắt lâu hơn trong khi lắng nghe người đối diện nói.
 10. Cần chú ý đến tư thế ngồi khi nói chuyện với khách hàng hoặc
người có thể là khách hàng trong tương lai. Tư thế cần tránh là ngồi
vắt chéo chân và một chân đá nhè nhẹ bởi nó cho thấy sự buồn
chán và khó chịu. Tốt nhất là ngồi ở tư thế hai chân hơi mở để thể
hiện rằng bạn rất thoải mái và cởi mở.
 11. Dựa nhẹ vào người đang nói chuyện một cách từ từ. Trong lịch
sử nhiều năm nay, các chuyên gia giao tiếp đều khuyên nên nhanh
chóng dựa vào người khác khi nói chuyện bởi đó là phương thức

Lớp 06CQD1 154


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

xây dựng mối quan hệ tốt. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy
nếu dựa vào người khác quá sớm có thể gây ra phản ứng tiêu cực
vì nó khiến người đó cảm thấy không thoải mái thậm chí khó chịu.
Nếu bạn đang kinh doanh trong môi trường quốc tế hoặc đa ngôn ngữ, điều
cấp thiết là phải học cách hiểu và phản ứng với ngôn ngữ cử chỉ hay ra dấu tay.
Ví dụ: Một cử chỉ ra dấu tay thể hiện sự vui vẻ ở Bắc Mĩ lại có thể được coi là
hành độc xúc phạm ở nơi khác trên thế giới.
Giao tiếp với những người cao tuổi, phụ nữ và nam giới ở những hoàn cảnh
cụ thể có thể khác nhau tùy vào từng nền văn hóa.
Có rất nhiều phương tiện và bí quyết khác nhau để giúp giao tiếp một cách
hiệu quả và thu hút. Nếu cảm thấy những kĩ năng giao tiếp của mình chưa có
hiệu quả như mong muốn, bạn có thể sử dụng hàng trăm cách khác nhau để đạt
được mục đích, trong đó, ngôn ngữ cử chỉ là một gợi ý đáng để thử.
Để cải tiến hiệu quả giao tiếp, hãy bắt đầu bằng NỤ CƯỜI- cử chỉ giao tiếp cơ
bản.
Một nụ cười chân thật là bước khởi đầu để mở những cánh cửa tiếp theo,
sưởi ấm trái tim đồng thời xây dựng sự tin tưởng và các mối quan hệ tôn trọng.
5.2.7.Nhậu trong kinh doanh

Doanh nhân Việt gặp nhau bên bàn nhậu, làm việc trong bàn nhậu, bắt tay
qua bàn nhậu và ký hợp đồng trên bàn nhậu. Doanh nhân gặp nhau không thể
không uống cùng nhau ba ly rượu mà đã uống với nhau ba ly rượu rồi không thể
không làm ăn với nhau, nhiều khi cái lý của doanh nhân - như cái lý của người
Mèo là như thế.

Văn hóa kinh doanh của người Việt rất coi trọng quan hệ cá nhân trong kinh
doanh, coi đó như liệu pháp vàng để trị bách bệnh. Khi có vấn đề vướng mắc,
những người được mời đi uống thì phần lớn là các đối tác mà doanh nhân hy
vọng sẽ nhận được sự giúp đỡ khi gặp khó khăn. Uống rượu là phương thức hữu
hiệu để xây dựng các mối quan hệ kinh doanh mà đã uống thì phải say, “người
say hay nói thật” nên doanh nhân thường tăng cường uống để việc kinh doanh
trở nên dễ dàng hơn. Là doanh nhân không thể không biết uống rượu - cũng như
làm doanh nhân không thể không tiếp khách. Có công ty tuyển Phó Tổng giám
đốc để chuyên đi tiếp khách, để chuyên đi uống rượu. Biết uống rượu được coi là
một phẩm chất cần thiết của doanh nhân. Lửa thử vàng, gian nan thử sức và
rượu thử doanh nhân. Có doanh nhân được đánh giá cao không phải vì làm ăn
giỏi mà vì uống được nhiều rượu. Rượu với doanh nhân đôi khi thành thước đo
phẩm chất. Rượu với doanh nhân đôi khi thành thuốc thử sự nhiệt tình, sự tin cậy
lẫn nhau.

Hàng ngàn hợp đồng có giá trị đã được ký kết trong không gian đầy men rượu
với nét bút của những khối óc doanh nhân còn đang chuyếnh choáng. Cũng có

Lớp 06CQD1 155


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

lúc, doanh nhân phải tự hỏi: cái gọi là kinh doanh trên bàn nhậu có phải là phát
minh của đời sống kinh doanh không, nó đang hiện hữu hàng ngày và phải chăng
vì nó hợp lý, nên nó mới tồn tại.

Doanh nhân uống rượu khi nào? Doanh nhân thường uống rượu vào buổi tối
những cũng có khi uống vào buổi sáng và buổi trưa. Doanh nhân uống rượu khi
đi làm ăn, doanh nhân uống rượu khi vui, doanh nhân uống rượu khi buồn, doanh
nhân uống rượu khi tâm trạng. Thật ra chọn nghề làm doanh nhân là chọn nghề
lúc nào cũng có tâm trạng. Tâm trạng của doanh nhân là tâm trạng khi yêu - yêu
tiền. Doanh nhân nhiều khi kiếm tiền là vì yêu, đơn giản chỉ vì yêu mà không vì
bất cứ cái gì khác. Khi uống người ta say và khi yêu người ta cũng say. Rượu
cũng như tình yêu tiền đều làm doanh nhân say. Uống rượu và yêu ở mức hợp lý
có thể đem lại cho doanh nhân cảm giác hưng phấn, khoan khoái, lưu thông
huyết mạch…

5.2.8.Sử dụng danh thiếp trong kinh doanh

Danh thiếp luôn là một trong những “chiếc cầu nối” đưa bạn đến với các mối
quan hệ kinh doanh. Đây là một công cụ có ảnh hưởng rộng, hiệu quả lớn, tiết
kiệm chi phí, đơn giản và giúp mọi người nhớ đến bạn trong nhiều giờ, nhiều tuần
và thậm chí là nhiều năm sau khi bạn đưa danh thiếp cho họ.

Bạn có thể hình dung một thực tế rằng có tới 20 - 30 người thường mang theo
danh thiếp của bạn và sẵn sàng phân phát chúng cho bất kể khách hàng tiềm
năng nào. Điều này là hoàn toàn có thể, và sẽ thật thú vị khi mỗi lần được nghe:
“Để tôi đưa cho quý vị tấm danh thiếp kinh doanh của bạn tôi; và nếu quý vị cho
phép, tôi có thể nói với anh ta gọi điện cho quý vị”.

Một số công dụng của tấm danh thiếp là:

 Nói với mọi người về tên của bạn và của công ty bạn

 Cho khách hàng tiềm năng một cách để liên lạc với bạn

 Tạo ra một phong cách làm việc, đặc tính cá nhân và vị thế kinh doanh của
riêng bạn

 Danh thiếp có thể hấp dẫn, đặc biệt, kỳ lạ, lôi cuốn hay vui vẻ đến nỗi mọi
người không thể quên nó, cũng giống như quảng cáo trên truyền hình và
truyền thanh.

Lớp 06CQD1 156


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

 Danh thiếp có thể được tái sử dụng, truyền tay từ người tới người khác,
đưa ra cùng một thông điệp tới bất kể ai tiếp xúc với nó.

Hai chức năng chính của tấm danh thiếp là giúp bạn có thêm các cơ hội kinh
doanh từ những người nhận tấm danh thiếp đó, và phổ biến tên tuổi của bạn tới
nhiều đối tượng khác nhau. Muốn tấm danh thiếp của bạn thực hiện tốt hai chức
năng này, bạn cần quan tâm tới một số cách thức sử dụng danh thiếp dưới đây:

 Đảm bảo tấm danh thiếp của bạn luôn gần gũi với mọi người trong mọi
trường hợp.

 Bạn đừng ra khỏi nhà mà không mang theo danh thiếp bên mình. Hãy
chuẩn bị sẵn một chiếc hộp nhỏ đựng danh thiếp để sẵn trong xe hay nơi
làm việc, đề phòng trường hợp bạn thấy rằng mình phải sử dụng nhiều
danh thiếp hơn số mà bạn đang có trong ví. Bạn còn có thể đặt hộp danh
thiếp này vào trong túi áo vest, túi đựng máy tính,... và đảm bảo bạn luôn
mang nó theo dù bạn đi đâu.

 Bạn phải luôn chú ý tới lượng danh thiếp dự trữ. Khi danh thiếp gần hết,
bạn cần sớm đặt in bổ sung ngay.

Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng bạn có danh thiếp trên tay khi giao dịch với đối
tác và hãy trao cho tất cả những người có mặt trong buổi tiếp xúc. Bạn nên
thường xuyên kiểm tra xem liệu họ có cần thêm danh thiếp hay không, và sẵn
sàng cung cấp bất cứ số lượng nào theo yêu cầu của họ. Việc này có thể giúp
bạn mở rộng mạng lưới quan hệ và xúc tiến kinh doanh.

Tìm kiếm các tình huống trao đổi danh thiếp.

 Có rất nhiều cơ hội khác nhau để bạn trao đổi danh thiếp với khách hàng
hiện tại và khách hàng tiềm năng, cũng như các nguồn giới thiệu khác mà
bạn mong muốn khai thác. Một số tình huống có vẻ rất hiển nhiên, trong
khi có những trường hợp lại rất hiếm khi xảy ra.

 Bất cứ khi nào bạn có một cuộc gặp gỡ trực tiếp với một ai đó mà bạn
chưa quen biết hay không gặp trong một thời gian dài, hãy đưa cho họ tấm
danh thiếp của bạn. Tại các sự kiện xã hội, hãy chắc chắn rằng bạn có sẵn

Lớp 06CQD1 157


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

rất nhiều danh thiếp khi tham gia. Đây là những địa điểm tốt để mở rộng
mạng lưới các mối quan hệ kinh doanh của bạn. Các hội nghị và triển lãm
thương mại là những địa điểm tuyệt vời để trao đổi danh thiếp. Các nhà
cung cấp tại triển lãm thương mại luôn rất muốn trao danh thiếp cho bạn -
và đừng để điều này là con đường một chiều. Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ
đưa cho họ tấm danh thiếp của bạn. Khi bạn ghé thăm một công ty không
cạnh tranh với bạn mà các khách hàng của họ cũng chính là những khách
hàng tiềm năng của bạn, hãy hỏi xem liệu bạn có thể gửi lại một vài tấm
danh thiếp và họ sẽ giúp bạn chuyển danh thiếp cho mọi người khi có thể
hay không. Trong phần lớn các trường hợp, những công ty có liên quan tới
hoạt động kinh doanh của bạn đều tìm kiếm các đối tác mới. Chẳng hạn
như các nhà dinh dưỡng thể thao để lại các hộp danh thiếp tại các phòng
tập thể dục. Bạn hãy sáng tạo và quan tâm tới các sự kiện có thể giúp bạn
phân phối thật nhiều danh thiếp.

 Các sự kiện và hội họp quốc tế là những cơ hội tuyệt vời để bạn phân phát
danh thiếp. Bạn hãy in danh thiếp bằng hai ngôn ngữ, một mặt là tiếng Anh
và mặt khác là ngôn ngữ của quốc gia tổ chức sự kiện mà bạn tham dự.

 Gửi danh thiếp từ xa.

 Bất cứ khi nào bạn liên lạc với một ai đó bằng văn bản, hãy gửi kèm theo
tấm danh thiếp của bạn. Ngoài ra, danh thiếp nên có sẵn trong bất cứ bộ
tài liệu tiếp thị nào mà bạn gửi đi. Cùng với tấm thiệp cảm ơn một doanh
nhân nào đó đã giới thiệu cho bạn một bản hợp đồng quan trọng, bạn hãy
đưa vào đó một tấm danh thiếp để thay thế tấm danh thiếp mà họ đã gửi
đi, thậm chí có thể là một vài tấm danh thiếp.

 Sau các cuộc nói chuyện điện thoại thảo luận về hoạt động kinh doanh,
bạn thường soạn thảo thành văn bản các điều khoản cụ thể đã được nhất
trí giữa hai bên, và nên đính kèm một hoặc một vài tấm danh thiếp của
bạn. Thư điện tử là một cách liên lạc nhanh chóng và tiện lợi hiện nay,
nhưng thư thông thường mới là phương tiện hợp lý để bạn gửi kèm các
tấm danh thiếp.

 Một vài lưu ý đặc biệt.

Lớp 06CQD1 158


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Khi gửi đi tấm danh thiếp của bạn, hãy tự tay viết vào đó một vài thông tin,
chẳng hạn như số điện thoại di động, địa chỉ e-mail thứ hai,.... như vậy sẽ thu hút
được sự chú ý của đối tác nhiều hơn và tấm danh thiếp của bạn sẽ được lưu giữ
lâu hơn. Hãy gửi thêm vào đó một đôi tấm danh thiếp và đề nghị người bạn mới
này chuyển tấm danh thiếp tới các khách hàng tiềm năng.

Sau khi bạn nhận được danh thiếp của một ai đó, hãy viết một vài ghi chú lên
mặt sau của danh thiếp để khơi gợi trí nhớ của bạn về một điều gì đó đặc biệt có
thể giúp bạn nhớ đối tác. Nhưng bạn chỉ làm điều này khi họ đã ra về rồi. Và cũng
đừng viết lên mặt trước của tấm danh thiếp, bởi nếu như vậy bạn đã tự thừa
nhận mình là một người hay quên. Nếu bạn cần ghi lại ngay các thông tin trong
suốt quá trình thảo luận, chẳng hạn như số điện thoại hay các dữ liệu không có
trên danh thiếp, bạn hãy sử dụng tấm danh thiếp của bạn. Chắc hẳn bạn không
muốn đối tác nghĩ rằng bạn xem tấm danh thiếp của họ như một tờ giấy nháp để
ghi chép lên đó.

Và điều quan trọng nhất khi trao gửi danh thiếp đó là bạn cần luôn nhớ rõ
công cụ hiệu quả này đóng vai trò quan trọng như thế nào. Hãy tận dụng mọi lợi
thế tiềm năng của tấm danh thiếp và đừng bao giờ gặp gỡ một đối tác kinh doanh
nào đó mà lại quên mang theo danh thiếp.

5.2.9.Sử dụng điện thoại trong kinh doanh

Trong kinh doanh bạn thường tiếp xúc với khách hàng mới bằng điện thoại và
người ta sẽ đánh giá bạn ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên này. Bạn sẽ dễ gây ấn
tượng xấu nếu bạn tiếp chuyện điện thoại một cách không ý nhị và chuyên
nghiệp. Bài viết này sẽ giúp bạn cải thiện được điểm yếu này.

Vậy làm thế nào để thông tin hiệu quả trên điện thoại?

 Khi gọi điện thoại, hãy luôn biết rõ mình muốn nói gì và chắc rằng bạn có
đủ tài liệu để diễn đạt điều bạn muốn nói. Làm như thế bạn sẽ tiết kiệm
được thời gian cho bạn và cho cả người nghe.

 Điều chỉnh cách nói chuyện cho thích hợp với từng đối tượng

 Những người bận rộn thường thích cách tiếp cận trực tiếp, nói ngắn gọn
và hạn chế nói chuyện phiếm. Những người khác thì thích nói chuyện thân

Lớp 06CQD1 159


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

mật hơn. Cứ thế, bạn điều chỉnh cho thích hợp (trừ phi họ quá đáng hay
bất lịch sự).

 Hạn chế nói chuyện riêng

 Nói chuyện phiếm thì vui đấy nhưng nó làm mất thời gian. Và sẽ khó chịu
khi bạn đang có nhiều việc phải làm.

 Hãy trả lời thẳng vào vấn đề

 Những câu trả lời dài dòng thường gây hiểu lầm và thể hiện tính không
chuyên nghiệp. Nếu bạn không biết câu trả lời, hãy nói bạn sẽ gọi cho họ
sau khi đã có đáp án chính xác. Nếu bạn đưa ra một phán đoán sai lầm
cho người tin tưởng bạn, họ sẽ không bao giờ tin bạn nữa.

 Cuối buổi nói chuyện, hãy xác nhận lại những điều đã trao đổi

 Như thế cả hai có thể xem mình đã thống nhất với nhau được điều gì để
có thể đưa ra cách giải quyết thích hợp.

 Đừng nói chuyện riêng khi đang dùng điện thoại

 Như thế sẽ khiến bạn không trao đổi được gì. Nếu có chuyện gấp, hãy nói
người ta giữ máy để nói tiếp sau đó.

Khi gọi điện thoại, hãy luôn nhớ những điều sau:

Ưu tiên gọi đi

 Khi bạn cần gọi điện thoại thì hãy gọi, càng để lâu sẽ chỉ gây rắc rối thôi.

 Đừng gọi qua sớm hay quá trễ

 Hãy đợi người bạn muốn gọi có thời gian để uống xong cà phê và vô chỗ
ngồi. Khi người ta muốn về nhà, thì cũng đừng làm mất thời gian của họ.

 Những cuộc gọi như sắp xếp thời gian họp, tìm địa chỉ thì bạn có thể giao
cho trợ lý. Tuy nhiên bạn nên cẩn thận kẻo người khác nói bạn cậy quyền
nhé.

 Nếu bạn nhận được câu trả lời sẵn, hãy dập máy và gọi lại sau. Và nếu bạn
chưa chuẩn bị câu trả lời sẵn, tốt hơn hết bạn hãy chuẩn bị tin nhắn và gởi
đi sau.

 Đừng thúc giục người khác

Lớp 06CQD1 160


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Nếu người ta làm cái gì đó cho bạn, đừng nên cứ vài tiếng là gọi hỏi thăm
công việc tiến hành ra sao rồi. Làm như thế sẽ gây phiền hà, làm họ căng
thẳng và chậm tiến trình công việc.

Khi nhận điện thoại, bạn cần lưu ý những điểm sau:

 Đừng đợi chuông reo quá 3 lần rồi mới nhấc máy

Bạn sẽ trông khá chậm chạp và không chuyên nghiệp nếu để chuông điện
thoại reo qua nhiều lần. Nếu bạn nhấc máy cho một cuộc điện thoại đã đổ
chuông nhiều lần, hãy xin lỗi người ta.

 Mọi người đều nên có trách nhiệm trả lời điện thoại

Bạn sẽ khiến người khác bực mình nếu để họ đợi qua lâu. Bạn không chỉ làm
mất thời gian của họ mà còn đặt họ vào tình thế phải nói chuyện vào một thời
điểm nhất định. Mọi người trong một công ty đều nên có trách nhiệm trả lời
điện thoại, nếu không, giám đốc sẽ phải làm thay bạn phần việc ấy.

 Đừng trả lời điện thoại khi đang ăn

Âm thanh phát ra sẽ không rõ và có thể bạn tưởng như tai mình đang bị gặm
nhấm.

 Luôn luôn gọi lại

Không có điều gì bất mãn hơn bằng việc đợi hàng tiếng đồng hồ cho một cuộc
gọi quan trọng. Chính việc không gọi lại của bạn làm chậm công việc của
người khác đấy.

Những điều trên đây chỉ là một số phép lịch sự thông thường. Luôn luôn nhớ
rằng thời gian nói chuyện có giới hạn và người ta đang đánh giá bạn cũng
như công ty của bạn có hiệu quả hay không bằng cú điện thoại ấy

5.2.10.Nghệ thuật dùng bữa trưa

Trong kinh doanh, đôi khi các vấn đề quan trọng không được bàn thảo tại văn
phòng làm việc mà các bên sẽ có được sự nhất trí cao trong những bữa ăn thân
mật. Công thức thành công cho một bữa ăn kinh doanh như vậy nhìn bề ngoài có
vẻ rất đơn giản. "Chúng ta cùng ra ngoài ăn trưa nhé”, đôi khi bạn vẫn mời khách

Lớp 06CQD1 161


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

hàng hay đối tác bằng lời đề nghị đó. Nghe thì có vẻ đơn giản, song thực tế nhiều
khi không phải như vậy.

Bữa trưa kinh doanh một mặt là bữa ăn đơn thuần, mặt khác là cơ hội để các
bên gặp gỡ bàn thảo công việc. Tuy đây không phải cuộc gặp mặt chính thức,
nhưng vẫn có một danh sách dài các quy tắc bất thành văn cần phải tuân theo.
Lúc này là thời điểm để "khoe" sự hiểu biết ẩm thực của bạn. Có thể, trong những
bữa trưa như thế này, kiến thức về ẩm thực được đối tác đánh giá cao không
kém sự thông thạo về chuyên môn của bạn, tuy nhiên, tại những bữa ăn này có
thể bạn sẽ bộc lộ các yếu kém về giao tiếp.

Để một bữa ăn trưa kinh doanh thành công không quá khó. Theo cuộc thăm
dò gần đây của Công ty quảng cáo và tiếp thị The Creative Group thì hành động
thô lỗ với nhân viên nhà hàng là nguyên do số một khiến bữa ăn trở nên tồi tệ.
Những lý do khác là gì? Đó là việc đến muộn; phong cách ăn uống kém lịch sự;
cung cách ăn mặc không thích hợp.

Thương trường cũng không khác với đời thường bao nhiêu, sự thô lỗ bao giờ
cũng là điều làm người khác khó chịu, cho dù không phải là bạn thô lỗ với đối tác
mà là với nhân viên phục vụ. Câu châm ngôn “mật ngọt chết ruồi” bao giờ cũng
đúng. Sự đúng hẹn hay cách sử dụng khăn ăn nói lên văn hóa con người bạn. Và
hiển nhiên, việc ăn mặc lịch thiệp là cách bạn thể hiện sự tôn trọng đối tác.

Vậy đâu là những nguyên do chính làm hỏng một bữa trưa kinh doanh hoàn
hảo và làm thế nào để bạn tránh được điều này?

 Lựa chọn sai nhà hàng.

Việc lựa chọn một địa điểm thích hợp cho bữa ăn trưa nhiều khi khiến bạn khá
đau đầu, đặc biệt nếu bạn không thông thông thuộc thành phố. Và thậm chí ngay
cả khi sống ở trong thành phố của mình, vẫn có trường hợp bạn lựa chọn sai địa
điểm. Ví dụ như việc mời một khách hàng tiềm năng - người bị dị ứng với tôm,
cua, cá - đến một nhà hàng hải sản.

Có một số nhà hàng không thích hợp cho các bữa ăn kinh doanh. Brooks
Hurd, một nhà tư vấn kinh doanh tại Mỹ, nhớ lại một địa điểm như vậy - nơi mà
các đồng nghiệp của ông gặp gỡ để chúc mừng một khách hàng vừa mới ra viện.

Lớp 06CQD1 162


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

“Các món ăn được chuẩn bị khá tốt, nhưng không có gì nổi bật cả”, Hurd kể
lại, “Chất lượng không phù hợp với mức giá. Dịch vụ khá nghèo nàn. Bữa ăn kéo
dài nặng nề. Thậm chí lúc tráng miệng, một bồi bàn vô tính đánh rơi chiếc bánh
ga tô dâu tây ngay trước mặt khách. Kết quả thật tệ hại!”.

Lời khuyên: Hãy tin tưởng những nhà hàng có nhiều khách doanh nhân đến
dùng bữa. Nếu bạn tự điều tra các nhà hàng ẩm thực tại địa phương, sau đó vẫn
nên hỏi một ai đó đang sống trong cùng khu vực để xác minh cho lựa chọn của
bạn.

Và đừng quên hỏi ý kiến của đối tác kinh doanh dùng bữa với bạn. Sẽ thật sai
lầm khi mời một người ăn chay tới nhà hàng kinh doanh thịt bò bít tết.

 Mời sai đối tượng.

Hãy thử hình dung vị khách hàng sẽ như thế nào nếu họ thấy bạn đi cùng đứa
con trai nhỏ tuổi tới bữa ăn trưa. Nếu ở địa vị của bạn, chắc hẳn bạn cũng sẽ khó
chịu khi phải ngồi ăn trưa với một một đối tác khi họ đến cùng với con cái của
mình.

Có những nơi hoàn toàn không thích hợp với trẻ con và bữa trưa kinh doanh
là một trong số đó. Và con cái không phải là khách mời duy nhất có thể làm hỏng
bữa trưa kinh doanh của bạn. Đó còn có thể là vợ (hay chồng), các nhân viên
thực tập hay thậm chí là luật sư của công ty (khi mà các vấn đề pháp lý không
cần phải giải quyết trên bàn ăn).

Lời khuyên: Sau lời mời trực tiếp, bạn nên gửi một e-mail thông báo danh
sách khách mời. Tuy nhiên, lời lẽ trong e-mail không nên quá nghiêm túc.

Rất đơn giản, bạn có thể viết như sau: “Thông báo để anh biết, tôi đã đặt chỗ
cho hai người tại nhà hàng Chez Pierre vào trưa thứ Ba tuần tới. Anh thấy như
thế có được không?”. Như vậy là đủ để đối tác của bạn hiểu được thông điệp
“Không người ngoài nhé!”.

 Ngồi sai bàn ăn.

Dịch vụ có thể rất tuyệt vời, nhưng bạn vẫn không thể thảo luận về công việc
kinh doanh được thì sao? Có một nhà hàng nổi tiếng cho những bữa ăn trưa.
Thức ăn ngon, dịch vụ tiện lợi và ở vị trí đẹp nhất thành phố. Có gì sai lầm ở đây?
Lớp 06CQD1 163
Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Hãy thử liên tưởng tới một cửa hàng bán bánh sandwich. Trong suốt giờ ăn
trưa, hàng trăm người ra vào liên tục gọi bánh, đặt bánh tại quầy hàng tạo thành
một đám đông nhốn nháo trước bàn ăn của bạn. Đây rõ ràng không phải nơi lý
tưởng để nói chuyện về công việc kinh doanh.

Hoặc sẽ rất bất tiện khi bạn và người khách phải thì thầm để tránh những
người ngồi ở các bàn bên nghe thấy. Và quan trọng hơn cả bạn phải đảm bảo để
câu chuyện giữa bạn và đối tác không muốn bị nghe trộm trong bữa ăn trưa.

Vị trí ngồi ăn lý tưởng nhất nên là ở một góc hay chỗ vắng vẻ, hoặc ít nhất
những khoảng trống giữa các bàn ăn phải đủ rộng rãi để câu truyện kinh doanh
sẽ không bị ai nghe thấy.

Lời khuyên: Khi chọn bàn ăn, hãy đề nghị người phục vụ chọn cho bạn một
chỗ kín đáo. Một vài nhà hàng có thể sẵn sàng dành cho bạn một phòng ăn riêng
nếu nó còn trống.

 Vi phạm quy tắc giao tiếp.

Nên nhớ rằng trong bữa ăn kinh doanh có rất nhiều quy tắc bất thành văn. Và
trong giao tiếp kinh doanh, bạn luôn phải cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói của
mình. Đối với người Mỹ, sẽ không thích hợp chút nào nếu bắt đầu ngay vào công
việc kinh doanh trước khi người phục vụ mang thực đơn tới.

Tại các quốc gia khác, bạn sẽ không nói chuyện về công việc kinh doanh cho
đến khi chén rượu đầu tiên được rót đầy và chủ nhà nâng cốc chúc mừng. Ở một
nơi nào khác, việc gọi rượu có thể bị xem không thích hợp.

Một doanh nhân có lẽ không bao giờ quên được vẻ mặt đầy ngạc nhiên của
đối tác khi hai người vừa ngồi xuống bàn ăn. Chủ nhân đưa ra tấm danh thiếp và
bắt đầu ngay câu chuyện về công việc, còn khách mời là người đã có một thời
gian dài sống ở châu Âu và quen với việc bắt đầu câu chuyện kinh doanh một
cách chậm rãi. Trong khi đó, vị doanh nhân “ngốc ngếch” lại không cảm nhận
được sự bất tiện này, thế là bữa ăn trưa thất bại.

Lời khuyên: Có lẽ, bài viết này sẽ không đi vào chi tiết cụ thể về các nghi
thức giao tiếp kinh doanh. Tuỳ thuộc vào từng địa điểm, từng quốc gia, từng dân
tộc mà cung cách giao tiếp, ứng xử sẽ khác nhau.

Lớp 06CQD1 164


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Địa chỉ tốt nhất để nghiên cứu về các nghi thức này có lẽ là trang web
Getcustoms.com - một trang web được xây dựng bởi các tác giả của cuốn sách
nổi tiếng viết về nghệ thuật giao tiếp trong kinh doanh “Kiss, Bow or Shake
Hands: How to Do Business in Sixty Countries” (Hôn, cúi mình hay bắt tay: Giao
dịch kinh doanh thế nào tại trên 60 quốc gia). Trang web cung cấp những lời
khuyên bổ ích về cách suy nghĩ và giao tiếp khi bạn tiếp xúc với các đối tác kinh
doanh khác nhau.

 Kết thúc câu chuyện không đúng cách

Việc kết thúc câu chuyện thường không kém phần quan trọng so với việc bắt
đầu bữa ăn. Sẽ bất lịch sự nếu thiếu một lời “cảm ơn” lịch thiệp lúc kết thúc.

Cuối bữa ăn nên tổng kết lại cuộc thảo luận trước đó và có lời mời xã giao
nào đó trong tương lai. Nếu có thể, bạn hãy gửi e-mail cảm ơn và hỏi đối tác xem
bữa ăn như thế nào, mọi việc có tốt đẹp không?

Điều quan trọng là nếu bữa ăn không được kết thúc với những thỏa thuận mà
bạn hy vọng, sẽ rất quan trọng với việc khép nó lại bằng những lưu ý thích hợp.
Bạn cần cảm ơn đối tác, thậm chí cả khi bạn không mong muốn tiếp tục giao dịch
với họ trong tương lai.

Lời khuyên: Một trong những cách thức hiệu quả nhất để tránh những kết
thúc không mấy vui vẻ đó là tránh uống rượu, bia quá nhiều. Nhiều bữa ăn đã kết
thúc trong thất vọng với chai rượu rỗng không.

Nhiều khi, bạn cho rằng nên đãi đối tác một chai rượu Martini tuyệt vời, tuy
nhiên, không phải là một sáng kiến tốt khi các bên cần phải có sự tỉnh táo cần
thiết để bàn thảo các vấn đề kinh doanh quan trọng.

Cuối cùng, không phải lúc nào bữa ăn trưa kinh doanh cũng là một ý tưởng
thích hợp. Nếu bạn không cảm thấy khỏe hay công ty của bạn đang gặp vấn đề
khúc mắc cần giải quyết, bạn nên xem xét đến việc huỷ bữa ăn trưa - nếu không
vì công việc kinh doanh của bạn thì ít nhất cũng vì sức khoẻ của bạn.

Còn nếu bạn vẫn quyết định có một ăn trưa kinh doanh với đối tác, đầu tiên
hãy dành chút thời gian để lựa chọn đúng nhà hàng, mời đúng khách và ngồi

Lớp 06CQD1 165


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

đúng bàn ăn. Sau đó ứng xử theo một cung cách thích hợp nhất để có thể thu
được những kết quả đúng như mong đợi.

6. CÁCH SẮP XẾP BÀN GHẾ, CHỖ NGỒI TRONG GIAO


TIẾP THƯƠNG LƯỢNG
6.1. Nguyên tắc sắp xếp ngôi thứ

6.1.1.Cách xác định ngôi thứ

Bố trí chỗ ngồi theo cấp bậc và ngôi thứ trong một hoạt động nghi lễ, bữa tiệc,
trong một cuộc hội đàm là một trong những việc tế nhị nhất trong công tác lễ tân,
nó được xem là môn khoa học có tính nghệ thuật ứng xử, đảm bảo tính tôn trọng
và bình đẳng trong thứ bậc, góp phần quan trọng cho hoạt động ngoại giao thành

Lớp 06CQD1 166


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

công. Những căn cứ để xác lập ngôi thứ và cấp bạc xuất phát từ nhiều nguồn
khác nhau: danh sach sngôi thứ cho nhà nươc, các tổ chức, định chế công bố, từ
tập quán ngoại giao, từ sự tôn kính đối với một số thành viên trong xã hội hay
phép lịch sự xã giao trong trộng đồng. Sau đây, xin giới thiệu một số nguyên tắc
cơ bản trong xác định ngôi thứ lễ tân. Mỗi nguyên tắc có thể đúng nếu đứng riêng
một mình, nhưng chỉ là tương đối nếu kết hợp đồng thời nhiều nguyên tắc, buộc
người thực hiện linh hoạt lựa chọn nguyên tắc ắp dụng

Nguyên tắc tôn ti trật tự:, người trên trước người dưới: người được công nhận
là quan trọng nhất được xếp vào vị trí được coi là hàng đầun, người kém quan
trọng nhất được xếp ở vị trí cuối cùng. Thực hiện quy tắc này trong sắp xếp ngôi
thứ, người ta thương căn cứ vào cấp bậc, tuổi tác, thâm niên và thực tế công tác:
người có cấp bậc cao hơn sẽ ngồi ở vị trí cao hơn. Nếu hai người có cùng cấp
bậc, người có thâm niên lâu hơn sẽ được xếp vị trí cao hơn. Nếu cùng thâm niên,
thì người nhiều tuổi hơn sẽ được xếp vị trí cao hơn. Người tiền nhiệm sẽ xếp sau
người đương nhiệm, người giữ cương vị danh dự đương nhiên ở sau người giữ
chức vụ thực tế

Thứ tự chính thức của ngôi thứ: Thường phải có văn bản quy định vị trí và ngôi
thứ của một quốc gia, một đơn vị, tổ chức, căn cứ theo tầm quan trọng hay tiêu
chí đề ra của quốc gia, đơn vị hay tổ chức đó. Ngôi thứ trong cùng một đoàn của
một nước do nước đó quyết định trên cơ sở văn bản quy định ngôi thứ của họ. Vì
vậy, nên có sự phối hợp với người chịu trách nhiệm lễ tân của các đoàn nước
khách để lấy thông tin về thứ bậc của họ. Trong một cuộc hội nghị, thứ tự sắp xếp
trong phái đoàn của một nước nên để cho họ tự sắp xếp nếu trước đó chưa có
liên hệ về lễ tân

Nguyên tắc bình đẳng giữa các nhà nước

Các nhà nước có chủ quyền đều bình đẳng như nhau. Các nguyên thủ quốc
gia Trong một cuộc hội nghị hay đàm phán, nguyên tắc này được đặc biệt chú
trọng. Để giải quyết nguyên tắc ngôi thứ này, việc sắp xếp ngôi thứ của các quốc
gia (cờ, vị trí phái đoàn đại diện quốc gia) trong một cuộc hội nghị, một cuộc đàm
phán... đảm bảo được tính tổ chức và bình đẳng của các phái đoàn thì được giải
quyết theo thứ tự ABC từ A -Z hoặc theo nguyên tắc thứ thự ABC bốc thăm chữ
cái đứng đầu hoặc căn cứ vào một tiêu chí khác dựa trên tính chất của từng hội
nghị. Việc sắp xếp ngôi thứ của một vị khách trong một bữa tiệc, một buổi lễ phụ
thuộc vào định chế mà họ đại diện, vào cấp bậc và quy chế đại diện, vào cương
vị được bầu hay bổ nhiệm, vào tuổi tác, thâm nhiên và danh tiếng của người đó.
Việc sắp xếp thứ tự các cá nhân đại diện quốc gia (nguyên thủ quốc gia, đại sứ)
trong một buổi lễ, một bữa tiệc.... sẽ căn cứ vào tuổi và thâm niên công tác trên
cương vị nguyên thủ hay đại sứ hoặc dựa trên một số tiêu chí khác như mức độ
quan hệ... Cần nhớ, các tiêu chí đưa ra để sắp xếp ngôi thứ phải được đảm bảo
thống nhất từ đầu đến cuối.

Lớp 06CQD1 167


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Nguyên tắc ngôi thứ không uỷ quyền

Một người khi đại diện cho một người khác thì không thể được đối xử như
người mình đại diện, nếu người đại diện không đồng cấp, trừ trường hợp đại diện
cho nguyên thủ quốc gia, và rộng hơn cho một vị trí không thể có người đồng cấp
(bí thư tỉnh uỷ, chủ tịch UBND tỉnh..ở trong một tỉnh). Trong trường hợp sau,
người đại điện được đối xử trọng thị như người được đại diện

Nguyên tắc nhường chỗ và nguyên tắc lịch sự với phụ nữ

Thường thì chủ một buổi lễ hay một bữa tiệc ngồi ở vị trí số 1t, ngồi bên phải
hay trước mặt chủ là vị khách cho cấp bậc cao nhất. Tuy nhiên, nếu tiếp khách
chính là phụ nữ đồng cấp (nếu chủ là nam giới) hoặc là nam giới có cấp bậc cao
hơn, chủ sẽ lịch sự nhường vị trí số 1 cho khách

Nguyên tắc linh hoạt và có tiêu chí

Trong lễ tân, không phải lúc nào cũng có thể nêu hết các thứ bậc xã hội trong
văn bản quy định. Trong nhiều trường hợp, tính linh hoạt là cần thiết. Một vj khách
không dự kiến trước, không có trong văn bản quy định thứ bậc nhưng sự có mặt
của người này là cần thiết cho tính chất của sự kiện sẽ được ưu tiên dành những
vị trí trang trọng, thậm chí trang trọng nhất (người thân của người được trao tặng
huân chương tại buổi lễ trao tặng huân chương, những nguời có nhiều huân huy
chương hay được trao giải đặc biệt, hoặc người có uy tín trong lĩnh vực văn học,
nghệ thuật...). Trong các buổi lễ thường, các chức sắc tôn giáo được xếp sau các
quan chức dân sự. nhưng trong một số trường hợp khi tính chất sự kiện mang
tính tôn giáo.. thì vị trí của các chức sắc tôn giáo được đề cao. Chính vị vậy, ngôi
thứ có thể có những thay đổi, bổ sung so với văn bản quy định ngôi thứ, nhưng
nhất thiết phải có tiêu chí rõ ràng và thống nhất từ đầu đến cuối cho những thay
đổi đó

Nguyên tắc tôn trọng khách nước ngoài

Khách nước ngoài đến thăm được xếp trước khách chủ nhà, nếu hai người
cùng cấp. Chỗ của khách nước ngoài trong một đoàn khách do chính quyền nước
đó xác định chứ không phải nước chủ nhà

Nguyên tắc quan tâm đến các cặp vợ chồng

Vợ được ưu tiên vị trí hơn chồng trong sắp xếp ngôi thứ trong các sự kiện yêu
cầu sự có mặt của cả hai. Trong các buổi lễ, các cặp vợ chồng được xếp cùng
nhau căn cứ vào thứ bậc người giữ cương vị được mời. Trong các bữa tiệc, các
cặp vợ chồng thường được tách ra. ngồi ở cùng một dãy hoặc ngồi ở các bàn
khác nhau, trừ trường hợp họ là chủ nhà

6.1.2.Cách sắp xêp

Lớp 06CQD1 168


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Để đảm bảo sắp xếp ngôi thứ trong lễ tân ngoại giao trong các bàn tiệc, buổi
lễ, hội nghị, người ta dựa vào một số quy tắc. Việc sắp xếp nên được nghiên cứu
kỹ và sắp xếp trước trước khi diễn ra sự kiện. Xin giới thiệu một số quy tắc cơ
bản sau:

Bên phải trước, bên trái sau, gần trước, xa sau

Chủ nhân được xác định là vị trí quan trọng nhất. Vị khách quan trọng số 1
được xếp ở bên phải chủ nhân, vị khách quan trọng số 2 được xếp ở bên trái chủ
nhân, và cứ thế xen kẽ tiếp theo. Quy tắc này có thể linh hoạt trên thực tế vì lý do
thể chất (thuận tay trái, nặng tai phải...) của khách hay vì một lý do tế nhị nào đó,
nhưng phải báo cho khách biết.

Từ trong ra ngoài

Nguyên tắc ngày được đặc biệt lưu ý trong xếp các đoàn tham dự hội nghị,
trong việc xếp cờ. Việc áp dụng các nguyên tắc khác trong trường hợp này phải
được xét từ phía trên khán đài xuống

Quy tắc xếp theo chữ cái ABC

Nguyên tắc này được áp dụng trong các hội nghị, các cuộc đàm phán, đảm
bảo được tính tổ chức và bình đẳng của các phái đoàn. Thứ tự sắp xếp các nước
theo thứ tự chữ cái ABC tên của nước đó dịch ra ngôn ngữ của nước chủ nhà
hoặc một ngôn ngữ quốc tế hoặc một ngôn ngữ khác theo thoả thuận giữa các
bên, từ A -Z. Tuy nghiên, để bớt cứng nhắc, người ta áp dụng quy tắc này nhưng
bốc thăm chữ cái đầu tiên đại diện tên quốc gia được xếp ở vị trí số 1, các vị trí
tiếp theo sẽ theo thứ tự ABC kể từ vị trí số 1 trở đi và lộn lên phía trước (Ví dụ,
trong tiếng Anh, vị trí đầu tiên là H, thì vị trí thứ 2 sẽ là I, vị trí cuối cùng là G). Tiêu
chí sắp xếp cũng có thể thay đổi, có thể là

 Căn cứ cấp bậc, tuổi tác, thâm niên, thực tế công tác, danh dự của
khách. Việc sắp xếp ngôi thứ của một vị khách trong một bữa tiệc, một
buổi lễ phụ thuộc vào định chế mà họ đại diện, vào cấp bậc và quy chế
đại diện, vào cương vị được bầu hay bổ nhiệm, vào tuổi tác, thâm
nhiên và danh tiếng của người đó. Người có cấp bậc cao hơn được
xếp ở vị trí cao hơn; hai người có cùng cấp bậc thì người có thâm niên
công tác cao hơn được xếp cao hơn; hai người có cùng cấp bậc, cùng
thâm niên thì ai nhiều tuổi hơn được xếp trước hơn; nếu cả ba tiêu chí
giống nhau có thể căn cứ vào một số tiêu chí khác như danh tiếng,
mức độ quan hệ... Cần nhớ, các tiêu chí đưa ra để sắp xếp ngôi thứ
phải được đảm bảo thống nhất từ đầu đến cuối

Quy tắc lịch sự với phụ nữ

Lớp 06CQD1 169


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Phụ nữ cùng hàm cấp được ưu tiên xếp trước, phụ nữ không ngồi bịt đầu bàn,
không ngỗi giữa hai chân bàn. Phu nhân của khách được xếp trước khách,
(nhưng phu quân của khách laị xếp sau người có thứ bậc kế tiếp khách).

Quy tắc tôn trọng khách nước ngoài

Khách nước ngoài được ưu tiên hơn so với khách địa phương (trong nước) nếu
cùng cấp

Quy tắc xen kẽ

Xen kẽ khách trong nước và nước ngoài, nam với nữ; các cặp vợ chồng không
nên ngồi gần nhau trong một bữa tiệc trừ trường hợp cần phải đồng chủ trì một
bàn tiệc. không phải là quy tắc, nhưng khi sắp xếp ngôi thứ, cần chú ý một số vấn
đề sau, trong chừng mực nhất định, việc thay đổi không làm ảnh hưởng nhiều
đến việc sắp xếp.

 Tính tương đồng của các khách cùng dự (nghề nghiệp, ngôn ngữ...)
 Nên chọn bàn tròn hoặc bàn vuông để bố trí bữa tiệc.
 Cần lập sơ đồ sẵp xếp trước khi diễn ra hội nghị
 Xếp chủ chính và khách chính đối diện khi số người chẵn. Xếp chủ
chính và khách chính liền kề khi số người cùng dự một bàn ăn là lẻ,
hoặc chẵn.
 Khi xếp khách ở các lễ đài buổi lễ vị trí của người quan trọng nhất xác
định việc sắp xếp ngôi thứ tiếp theo. Thường thì người này ở giữa,
nhưng cũng có thể xếp đầu tiên bên phải. Lúc này, cũng tuân theo các
nguyên tắc trên nhưng linh hoạt hơn, bên phải xem như ẩn.

6.2. Sắp xếp chỗ ngồi

Có nhiều loại bàn tiệc như bàn dài, bàn vuông, bàn tròn, bàn chữ T, bàn chữ
U …. Việc chọn kiểu bàn này tùy thuộc vào tính chất cuộc chiêu đãi, số lượng và
thành phần thực khách. Về cách sắp chổ ngồi quanh bàn tiệc, cần tôn trọng một
số qui tắc.

6.2.1.Bàn dài

Lớp 06CQD1 170


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

 Chủ chính ngồi giữa, khách chính ngồi đối diện ( theo lối Pháp ): bên phải
chủ chính là khách số 1, bên trái là khách số 2, tiếp theo, xếp phía chủ và
phía khách theo thứ tự Lễ tân , xen kẽ, bên phải rối bên trái cho đến hết.

 Chủ chính và khách chính ngồi hai đầu bàn ( theo lối Anh) : Bên phải chủ
chính là khách số 1 ( ở đầu bàn ), bên trái là khách số 2 ( ở đầu bàn ); bên
phải khách chính là khách số 1 ( ở đầu bàn ), bên trái là chủ số 2( ở đầu
bàn) tiếp theo, xếp phía chủ và phía khách xen kẽ nhau vào phía bên trong
cho đến hết.

Nói chung kiểu này chỉ nên xếp đối với một bữa tiệc không nhiều người dự vì
phải đảm bảo khoảng cách không quá xa để chủ và khách chính có thể nói
chuyện dễ dàng.

Lớp 06CQD1 171


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

 Hai ông bà chủ chính ngồi giữa và đối diện : kiểu xếp này được áp dụng
trong trường hợp phía chủ và phía khách là những cặp vợ chồng, hoặc
chủ chính và khách chính có phu nhân hoặc phu quân.

Cách xếp như sau : bên phải ông chủ chính là bà khách chính, bên trái là
bà khách số 1; bên phải bà chủ chính là ông khách chính, bên trái là ông
khách số 1; tiếp theo xếp các vợ chồng ngồi chéo nhau bên phải rồi bên
trái cho đến hết

 Hai ông bà chủ tiệc ngồi hai đầu bàn : Kiểu này thường được áp dụng cho
những bữa tiệc gồm các cặp vợ chồng.

Cách xếp như sau : bên phải ông chủ chính là bà khách chính, bên trái là
bà khách số 1; bên phải là bà chủ chính là ông khách chính, bên trái là ông
khách số 1; tiếp theo xếp các cặp vợ chồng ngồi chéo đối diện bên phải rồi
bên trái cho đến hết.

Lớp 06CQD1 172


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

6.3.2 Bàn tròn

 Chủ chính và khách chính ngồi đối diện ; bên phải ông chủ chính là phu
nhân hoặc phu quân khách chính ; bên phải khách chính là phu nhân hoặc
phu quân chủ chính. Trong trường hợp không có phu quân hoặc phu nhân
dự thì hai vị trí này thuộc về người số 1 phía chủ và phía khách. Các vị trí
tiếp theo, xếp chủ và khách theo thứ tự lễ tân bên phải rồi bên trái, xen kẽ.

 Chủ chính và khách chính ngồi bên nhau ( chủ chính ngồi bên trái ,khách
chính ngồi bên phải ) bên trái là chủ chính và phu nhân hoặc phu quân
khách chính ; bên phải khách chính là phu nhân hoặc phu quân chủ chính;

Lớp 06CQD1 173


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

tiếp theo xếp phía chủ và phía khách theo thứ tự lễ tân, bên phải và bên
trái, xen kẽ nhau cho đến hết.

Chú ý : Đối với bàn tròn cũng như bàn chữ nhất, nên xếp chủ chính quay mặt ra
phí cửa ra vào ( để có thể chỉ đạo phục vụ trong khi đang nhập tiệc ).

6.2.2.Bàn hình chữ T

Xếp chủ tiệc và khách chính ngồi giữa bàn để ngang, nhìn xuống phía dươi
bàn để đứng. Khách chính ngồi bên phải chủ tiệc; bên trái chủ tiệc là khách số 1;
bên phải khách chính là chủ số 1; xếp tiếp theo bên phải,bên trái theo thứ tự lễ
tân; bàn ngang coi như bàn danh dự; phía bên trong bàn ngang để trống hoặc
xếp cho phiên dịch; xếp xem kẽ chủ và khách hai bên bàn đứng theo thứ tự lễ tân
tính từ bàn ngang trở xuống.

Lớp 06CQD1 174


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

6.2.3.Bàn hình chữ U

Xếp chủ tiệc là khách chính ngồi giữa bàn ngang nhìn xuống phía hai bàn dọc.
Cách xếp tiếp theo như đối với bàn chữ T; Phía trong bàn ngang để trống hoặc
xếp chỗ cho phiên dịch.

6.2.4.Bàn danh dự hình chữ nhật

Trong trường hợp bữa tiệc lớn, phía dưới có nhiều bàn tròn hoặc bàn chữ
nhật, thì nên xếp chổ ngồi tại bàn danh dự như sau : bàn danh dự đặt phía trên
cùng, tất cả khách ngồi quay mặt xuống phía dưới; chủ chính và khách chính ngồi
giữa; tiếp theo xếp theo kiểu bàn chữ nhật nói trên.

Đối với phiên dịch (nếu có) nên xếp phía sau hoặc ngồi phía đối diện quay
mặt lại, nhưng không nên xếp ngồi chính giữa bàn ( cản trở tầm nhìn chủ và
khách chính ).

6.2.5.Bàn danh dự hình tròn

Nên xếp theo cách chủ tiệc và khách chính ngồi bên nhau phía trước các bàn
tròn khác, ngồi về phía các bàn tròn bên dưới. Xếp xen kẽ chủ và khách.

6.2.6.Bàn hình bầu dục

Tùy theo hình dáng chiếc bàn mà sắp xếp theo kiểu bàn tròn hoặc bàn chữ nhật.

Lớp 06CQD1 175


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

6.3. Sắp xếp chỗ ngồi trên xe hơi

Trên tinh thần trọng thị và mến khách, chủ nhà dành chổ tốt nhất trên xe cho
khách, tức là thuận tiện cho việc lên xuống xe và tương đối an toàn nhất.
Theo luật giao thông Việt Nam ( Lái bên phải ), đó là chổ ngồi phía sau, bên
phải.Đối với xe ngoại giao có cắm cờ ( chở đại sứ, tổng lãnh sự ) thì lá cờ được
cắm ở đầu xe, phía bên phải. Đối với những nước áp dụng luật giao thông kiểu
Anh ( lái bên trái ) thì cách xếp chỗ ngồi của khách sẽ ngược lại.
 Chủ nhà cùng đi với khách thì ngồi phía sau, bên trái khách.
 Nếu khách có phu nhân cùng đi, thì nên xếp phu nhân ngồi bên phải phía
sau khách chính ( Đại sứ…)phải ngồi bên phía có cờ ( chủ nhà cùng đi với
khách nên ngồi xe khác ).
 Thông thường phía sau để 2 người ngồi. Trường hợp cần xếp 3 người thì
người có cương vị thấp nhất sẽ ngồi ở giữa.
 Cán bộ lễ tân, hướng dẫn, phiên dịch, bảo vệ… ngồi ở phía trước, bên
phải lái xe.
 Về cách đậu xe : Cửa xe phía sau bên phải ( phía khách chính ngồi ) phải
đối diện với cửa chính vào nhà, để khi khách bước xuống xe là có thể vào
nhà ngay ( không phải đi vòng hoặc chui ngang xe để vào nhà).
 Mở cửa để khách lên xuống là phép lịch sự thông thường. Đó là nhiệm vụ
của lái xe, kế đến là của các lễ tân, hướng dẫn….Việc chủ nhà chủ động
mở cửa xe sẽ được khách đánh giá là một cử chỉ thân tình, vừa trọng thị
khách, có tác dụng góp phần tăng thêm tình hữu nghị và sự hợp tác trong
công việc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


http://www.ambhanoi.um.dk/vi/menu/Vanhoa/

http://www.nxbkimdong.com.vn/forum/forum_posts.asp?TID=4410&PN=3

http://www.vietnamwebsite.net/vanhoa/

Lớp 06CQD1 176


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

http://www.vatgia.com/home/listudv.php?&module=product&iCat=701&p7=98353&p1=96073&sort
=6

http://www.vicas.org.vn/en/News.asp?cat=31&id=577

http://www.ambafrance-vn.org/article.php3?id_article=445

http://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_qu%E1%BB%91c_k%E1%BB%B3

http://www.mottramdo.com/blog/viewblog/63515

http://blog.timnhanh.com/minhtria2/comment/35A6FBA5

http://www.vietastro.org/forum/showthread.php?t=1075

http://danhim.net/forum3/forum_posts.asp?TID=3797

http://www.ddhsonline.com/diendan/showthread.php?t=4265

http://www.vuiveclub.net/diendan/showthread.php?t=21935

http://www.anhso.net/album.asp?id=57@8&k=0&alb=542595@25905

http://giavang.com.vn/forum/showthread.php?t=563

http://forum.viet-numis.com/viewforum.php?f=11

http://5nam.ttvnol.com/Sothich/251896.ttvn

http://www.sinhvienluathn.com/diendan/giao-dich-mua-ban/5830-tai-lieu-kinh-te-thuong-mai-cac-
nuoc-tren-gioi.html

http://forum.e-vnu.com/showthread.php?t=5478

http://cafef.vn/20081125052152757CA32/citigroup-no-luc-phat-trien-thi-truong-cac-nuoc-dang-
phat-trien.chn

http://www.vntrades.com/tintuc/name-News-file-article-sid-36194.htm

http://forum.vietstock.com.vn/forums/t/54414.aspx

http://vn.euvietnam.com/bizcenter/0/T%C3%8CM-HI%E1%BB%82U-TH%E1%BB%8A-
TR%C6%AF%E1%BB%9CNG-EU:-M%E1%BB%98T-S%E1%BB%90-R%C3%80O-
C%E1%BA%A2N-TH%C6%AF%C6%A0NG-M%E1%BA%A0I/18/232

http://nguoilanhdao.vn/Details/van-hoa-dn/nghi-thuc-giao-tiep-o-cac-nen-van-hoa-khac-
nhau/32/22468.star

http://www.ngoaivuhatinh.gov.vn/default.asp?m=14&s=124&p=1

Lớp 06CQD1 177


Môn: Giao tiếp thương lượng – BT thực hành GVHD: TSKH. Ngô Công Thành

Lớp 06CQD1 178

You might also like