You are on page 1of 87

Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình thiết kế tính toán lắp đăt điện, việc thiết kế chi tiết và chính
xác các thiết bị được sử dụng trong công trình là việc hết sức quan trọng. Cho
nên, với một công trình cụ thể, việc tính toán và sử dụng tất cả các catalogue để
tra cưu lựa chọn là việc làm hết sức mất thời gian và không đảm bảo việc lựa
chọn đó mang lại kết quả tính toán chuẩn xác nhất.
Cũng từ lý do muốn đơn giản hóa cũng như rút ngắn thời gian trong việc thiết
kế các công trình điện có quy mô lớn, các nhà sản xuất thiết bị cũng như các
hãng phần mềm đã cho ra các phần mềm ứng dụng hỗ trợ người thiết kế trong
việc tính toán và lựa chọn thiết bị theo các tiêu chuẩn quốc tế được định sẵn
trong tiêu chuẩn của phần mềm.
Riêng trong ngành thiết kế lắp đặt điện, thời gian gần đây phần mềm hỗ trợ
được cải tiến đáng kể tiêu biểu trong đó có phần mềm hỗ trợ thiết kế, tính toán
như Ecodial, Visual, DIAlux,Gem, Benji,…. Và các phần mềm thiết kế bản vẽ như
AutoCad, Autocad Electrical, Microsoft Visio,…và một số phần mềm chuyên
nghiệp trong thiết kế và mô phỏng trong lĩnh vực kỹ thuật điện như
DOCWin,OrCad, Matlab,…
Vì thế trong đề tài này tôi xin trích dẫn một số phần mềm tiêu biểu và gần gũi
đối với người thiết kế trong lĩnh vực thiết kế lắp đặt thiết bị điện.

1
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
MỤC LỤC

Chương 1: GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHẦN MỀM TRONG THIẾT KẾ ĐIỆN....................... 4


I. Phần mềm thiết kế mạng phân phối điện ECODIAL ............................................. 4
1. Tổng quan về phần mềm Ecodial:...................................................................... 4
2. Cách sử dụng phần mềm:.................................................................................. 5
3. Ưu và khuyết điểm của phần mềm: ................................................................... 6
II. Phần mềm thiết kế nối đất GEM............................................................................ 7
1. Tổng quan về phần mềm GEM .......................................................................... 7
2. Cách sử dụng phần mềm................................................................................... 7
3. Đặc tính của hóa chất GEM ............................................................................... 9
4. Ưu điểm và nhược điểm của phần mềm.......................................................... 10
III. Phần mềm thiết kế chống sét BENJI................................................................ 10
1. Cách sử dụng công cụ thiết kế BENJI PROCALC ........................................... 10
2. Ưu điểm và nhược điểm của công trình........................................................... 13
IV. Phần mềm thiết kế chiếu sáng VISUAL ........................................................... 14
1. Trình tự thiết kế chiếu sáng bằng phần mềm VISUAL ..................................... 14
2. Ưu điểm và nhược điểm của phần mềm.......................................................... 20
V. Phần mềm MICROSOFT OFFICE VISIO......................................................... 22
1. Một số thư viện thường dùng trong Microsoft Office Visio ............................... 22
2. Các bước thực hiện bản vẽ với phần mềm Microsoft Office Visio ................... 24
Chương 2: THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN PHÂN XƯỞNG CƠ KHÍ ............................... 26
I. Số liệu ban đầu cho phân xưởng cơ khí ............................................................. 26
1. Đặc điểm của phân xưởng............................................................................... 26
2. Thông số phụ tải và sơ đồ bố trí phụ tải........................................................... 26
3. Nhiệm vụ thiết kế ............................................................................................. 27
4. Quan điểm thiết kế ........................................................................................... 27
II. Thiết kế................................................................................................................ 28
1. Thiết kế chiếu sáng .......................................................................................... 28
2. Thiết kế mạng phân phối hạ áp........................................................................ 42
3. Kết quả chọn lựa thiết bị .................................................................................. 57
4. Lựa chọn thiết bị bảo vệ máy biến áp (T1) ....................................................... 67

2
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
5. Thiết kế chống sét trực tiếp.............................................................................. 68
6. Thiết kế hệ thống chống sét lan truyền trên đường dây truyền tải ................... 71
7. Thiết kế hệ thống cọc nối đất ........................................................................... 71
8. Thực hiện bản vẽ bằng phần mềm Microsoft Office Visio................................ 75
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 76

3
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

Chương 1: GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHẦN MỀM TRONG THIẾT KẾ ĐIỆN

Trong đề tài này, sinh viên sẽ thiết kế mạng điện cho một xưởng cơ khí thực
tế gồm các thiết bị được sử dụng cụ thể. Nên một số phần mềm thiết kế - tính
toán được đề cập đến là ECODIAL, VISUAL, GEM, BENJI, MICROSOFT VISIO
và một số phần mềm hỗ trợ khác.
I. Phần mềm thiết kế mạng phân phối điện ECODIAL
Phần mềm Ecodial đã được tìm hiểu trong ĐỒ ÁN MÔN HỌC 1: “TÌM HIỂU
PHẦN MỀM ECODIAL” . Dưới đây là phần trích dẫn lại nội dung trong đề tài
trước.

1. Tổng quan về phần mềm Ecodial:


Ecodial 3.0 là một chương trình chuyên dùng h ỗ trợ việc tính toán, thiết lập,
lắp đât mạng điện hạ áp. Chương trình này cung c ấp cho người thiết kế đầy đủ
các loại nguồn, thư viện linh kiện, các kết quả đồ thị tính toán… với một nửa cửa
sổ giao diện làm việc đầy đủ các chức năng cho việc lắp đặt hạ áp.
Chú ý: Ecodial 3.0 là chương trình cho các k ết quả tương thích với tiêu chuẩn
quốc tế IEC.
 Một sô tiêu chuẩn kỹ thuật của Ecodial
 Mức điện áp: Điện áp nguồn từ 220V đến 690V
 Tần số: từ 50Hz đến 60Hz
 Các sơ đồ hệ thống nối đất: IT, TT, TN-C, TN-S
 Nguồn được sử dụng: 4 nguồn chính và 4 nguồn dự phòng
 Tính toán và lựa chọn thiết bị: theo tiêu chuẩn IEC364 ,
EN60-898,..
 Tiết điện cho phép tối đa của dây dẫn: 95-120-150-185-240-300-400-
500-630 (mm)
 Sai số khi lựa chọn tiết diện dây: từ 0% đến 5%
 Các đặc điểm chung của Ecodial
 Thiết lập sơ đồ đơn tuyến
 Phụ tải tính toán
 Lựa chọn kích thước dây dẫn
 Xác định các giá trị định mức và cầu chì
 Chọn máy biến áp và nguồn dự phòng
 Tính toán dòng điện ngắn mạch và độ sụt áp
 Xác định yêu cầu chọn lọc cho các thiết bị bảo vệ
 Đảm bảo an toàn cho người – chống điện giật
 In toàn kết quả tính toán ra giấy
 Nguyên tắc tính toán cơ bản của Ecodial
 Ecodial lấy các đặc tính của tải (thiết bị tai của mạch cần lắp đặt)
được bảo vệ để chọn cách bảo vệ phù hợp nhất cho tải

4
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

 Ecodial tự xác định tiết diện cáp, tính toán các dòng ngắn mạch và
dòng sự cố
 Ecodial kiểm tra tính nhất quán của thông tin được nhập vào
 Trong quá trình tính toán, Ecodial sẽ báo lỗi bất kỳ các trục trặc nào
gặp phải và đưa các yêu cầu cần thực hiện.
2. Cách sử dụng phần mềm:
 Khởi động chương trình Ecodial (ở đây sinh viên sử dung version 3.38)
: Star > All Programs > Ecodial 338 > Ecodial 3.38
 Hộp thoại giới thiệu đặc tính chung ( General characteristics) và hộp
thoại thư viện (Library)
 Trong hộp thoại đặc tính chung, chương trình đã thi ết kế sẵn các danh
mục thiết bị tổng quát nhất khi thiết hệ thống cung cấp điện.
 Hiệu chỉnh các thông số trong cửa sổ General characteristics

 Ph-Ph V (V): điện áp pha-pha (dây) định mức phía hạ áp: 220 – 230
– 240 – 380 – 400 – 415 – 440 – 500 – 525 – 660 – 690 V
 Earthing arrangement (các dạng nối đất phía hạ áp): TT-IT-TNC-TNS
 Max.permissible CSA (mm2) (tiết diện CSA) cho phép tối đa của dây
dẫn: 95 – 120 – 150 – 185 – 240 – 300 – 400 – 500 – 630
 N CSA/ Ph CSA: tỷ số giữa tiết diện dây trung tính trên tiết diện dây
pha
 Target power factor : giá trị hệ số công suất mặc định (dùng khi tính
điện áp rơi) chúng ta có thể nhập thông só tùy theo dự án thiết kế
 Standard : chọn chuẩn khi thiết kế ( IEC947)
 System frequency (Hz): tần số của hệ thống
 CSA tolerance (%): sai số tiết diện tính theo phần trăm cho phép. Sai
số lựa chọn dây dẫn trong khoảng 0 đến 5%

5
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

 Sau khi chọn xong các thông số, nếu muốn lưu lại các giá trị đã nhập
cho việc tính các sơ đồ hay dự án khác sau này hãy chọn Defaut
 Nhấp OK để hoàn tất việc cài đặt thông số
 Thư viện Library

Các phần tử thiết bị có trong thư viện Library


 Thư viện nguồn (Source)
 Thư viện thanh cái ( Busbars)
 Thư viện mạch (Feeder circuit)
 Thư viện tải (Load)
 Thư viện máy biến áp hạ áp/hạ áp ( LV LV Transformer)
 Thư viện các đường dẫn khác (Misellaneuos)

3. Ưu và khuyết điểm của phần mềm:


 Ưu điểm:
 Vẽ và tính toán các sơ đồ đơn tuyến rừ đơn giản đến phức tạp
 Ecodial cho phép thiết kế các sơ đồ điên trong mạng sinh hoạt dân
dụng, các mạng điện cơ quan xí nghiệp và các mạng điện khu vực
 Tính toán và lựa chọn công suât phát của các trạm biến áp
 Tính toán giá trị các dòng đi ện và công suất của các thiết bị, tính
toán điện kháng, điện trở, độ sụt áp, lựa chọn thiết bị dây dẫn và
thiết bị đóng cắt….
 Khuyết điểm:
 Ecodial không thực hiện được tính toán chống sét cho mạng hạ áp
 Ecodial không tính toán việc nối đất mà chỉ đưa ra sơ đồ nối đất, để
tính toán và lựa chọn các thiết bị khác
 Trong mỗi dự án Ecodial chỉ cho phép tối đa 75 phần tử của mạch

 Các phương pháp tính toán trong phần mềm và lưu đồ thiết kế chi tiết
mạng phân phối sẽ được trình bày cụ thể trong phần thiết kế một xưởng cơ khí
trong phần sau.

6
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

II. Phần mềm thiết kế nối đất GEM


1. Tổng quan về phần mềm GEM
Hệ thống cung cấp điện làm nhiệm vụ truyền tải và phân phối và đặc đểm
phân bố trên điện tích rộng và thường xuyên có người làm việc với các thiết
bị điện. Cách điện bị đánh thủng và người vận hành không tuân theo các quy
tắc an toàn…là những nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn điện. Do đó, trong
hệ thống hệ thống cung cấp điện nhất thiết phải có biện pháp an toàn chống
điện giật. Một trong những biện pháp an toàn có hiệu quả và tương đối đơn
giản là thực hiện nối đất cho các thiết bị điện.
Trang bị nối đất gồm các điện cực và dây dẫn nối đất. Điện cục nối đất
bao gồm điện cực thẳng đứng được đóng sâu vào trong đất và điện cực
ngang được chôn ngầm ở một độ sâu nhất định. Các dây nối đất được dùng
để nối liền các bộ phận được nối đất với các điện cực nối đất.
Để tăng an toàn thì đòi h ỏi hệ thống nối đất khi thiết kế phải đảm bảo
rằng dòng điện rò hoặc sét tản vào đất theo con đường cực tiểu hóa điện áp
tiếp xúc và điện áp bước. Như vậy, tổng trở nối đất phải đủ nhỏ. Muốn giảm
điện trở nối đất phải giảm điện trở suất mà điện trở suất của đất giảm khi độ
ẩm càng tăng. Do đó, cần phải giữ độ của đất tại nơi đặt hệ thống nối đất.
Một giải pháp duy trì độ ẩm là sử dụng một loại hóa chất mà tập đoàn quốc tế
ERICO sản xuất.

Và phần mềm GEM được xây dựng bởi tập đoàn ERICO có thể tính toán giá
trị điện trở nối đất của hệ thống nối đất và số lượng hóa chất cần sử dụng.

2. Cách sử dụng phần mềm.

Giao diện
màn hình
làm việc

7
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

 Cách tính toán với phần mềm

 Single Ground Rod (without GEM) : điện cực nối đất đơn chôn
đứng không có hóa chất
 Single Ground Rod (with GEM) : điện cực nối đất đơn chôn
đứng có dùng hóa chất Gem
 Multiple Ground Rods in a Line (without GEM): điện cực nối đất gồm
nhiều cọc chôn không có hóa chất
 Multiple Ground Rods in a Line (with GEM) : điện cực nối đất gồm nhiều
cọc chôn có dùng hóa chất Gem
 Bare Ground Wire in a Line (without GEM): điện cực nối đất với hệ thống
dây nối đất nằm ngang không có hóa chất
 Bare Ground Wire in a Line (with GEM) : điện cực nối đất với hệ thống
dây nối đất nằm ngang có dùng hóa chất Gem
 Bare Ground Wire in a Ring (without GEM): điện cực nối đất với hệ thống
dây nối đất đặt theo mạch vòng không có hóa chất
 Bare Ground Wire in a Ring (with GEM) : điện cực nối đất với hệ thống
dây nối đất đặt theo mạch vòng có dùng hóa chất Gem

8
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
 Chọn “Multiple Ground in a Line (with GEM)”

 Resistivity of Soil [ohm-m]: điện trở suất của đất


 Length of Ground Rods [m]: chiều dài của cọc nối đất
 Diameter of Ground Rods [cm]: đường kính của cọc nối đất
 Diameter of Holes [cm] : đường kính của hố đào chứa hóa chất (nếu phương
pháp thiết kế có dùng hóa chất)
 Spacing between Rods [m] : khoảng cách giữa hai cọc kề nhau (nếu dùng
nhiều cọc )
 Number og Rods : số cọc nối đất
 Nhập các thông số cần thiết kế vào các mục trên và nhấn “Calculate” để
phần mềm tự động tính các thông số
 Electrode Resistance [ohm] : điện trở điện cực nối đất
 Bags of Gem required: số lượng hóa chất cần dùng
 Lưu ý: đơn vị tính toán có thể được chuyển đổi giữa “Imperial” và “Metric”
 Kết quả tính toán được in ra hoặc xuất thành file .pdf khi nhấn nút “Print”

3. Đặc tính của hóa chất GEM


Gem (chất cải thiện đất) là chất làm giảm điện trở nối đất, không thay đổi
theo nhiệt độ, không bị ăn mòn bởi muối và hóa chất khác, đảm bảo duy trì điện

9
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
trở đất thấp theo thời gian, đáp ứng tính dẫn cao trong thời gian tồn tại của hệ
thống nối đất.
Được sử dụng ở nhiều môi trường khác nhau.
GEM có điện trở suất không vượt quá 200Ωcm

4. Ưu điểm và nhược điểm của phần mềm.


 Ưu điểm:
 Phần mềm có thể tính toán điện trở nối đất kết hợp với việc xác định
khối lượng hóa chất GEM cần thiết sử dụng
 Tính toán cho điện cực nằm ngang hay thẳng đứng
 Nhược điểm:
 Công thức sử dụng tính toán trong phần mềm được xây dựng dựa vào
công thức cơ bản trong các ấn phẩm của IEEE.
 Cách tính toán đơn giản nhưng kết quả giá trị điện trở nối đất chỉ
dừng lại ở mức gần đúng.
III. Phần mềm thiết kế chống sét BENJI
Như đã bi ết, trong những điều kiện khí hậu thời tiết mưa bão hiện tượng sấm
sét sẽ xảy ra. Sét đặc biệt nguy hiểm đối với con người và các thiết bị sử dụng
điện. Và con người chưa tìm ra cách để ngăn chặn hiện tượng sét xảy ra mà chỉ
có thể tránh những ảnh hưởng do sét gây ra. Với hệ thống chống sét an toàn
cho các tòa nhà hay các công trình , thiệt hại do sét sẽ giảm ở mức thấp nhất.
Điều quan trọng là phải xây dựng hệ thống bảo vệ chống sét hiệu quả và đáp
ứng bảo vệ theo yêu cầu. Chính vì thế phần mềm BENJI được giới thiệu sau đây
sẽ đưa ra các giải pháp thiết kế bảo vệ chống sét an toàn nhất.
Thông qua hệ thống bảo vệ chống sét 3000, người sử dụng có thể nắm bắt
một cách tổng quát các thành phần, thiết bị cần lắp đặt cũng như đ ặc điểm và
chức năng của chúng trong hệ thống.
Hệ thống gồm các thành phần sau:
 Kim thu sét phóng điện sớm Dynasphere
 Cáp thoát sét Ericore
 Cột đỡ
 Thiết bị đếm sét
 Hệ thống nối đất
1. Cách sử dụng công cụ thiết kế BENJI PROCALC
Khởi động chương trình Benji

10
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

Thanh công cụ thiết kế “Design”: quy trình thiết kế chống sét cho một công
trìnhsử dụng kim thu sét phóng điện sớm Dynasphere của Erico Inc sẽ được
kích hoạt. Người sử dụng nhập thông số và theo các bước hướng dẫn sau để
thực hiện thiết kế.

Màn hình làm việc của Benji


Protection Level: cấp độ bảo vệ yêu cầu của công trình 85%, 93%, 98%...
 Tạo tòa nhà cần bảo vệ

Nhấp vào biểu tượng New Structure . Có thể tạo thành một cấu
trúc phức tạp hơn (tối đa là 8 cấu trúc) bằng cách ghép nhiều tòa nhà lại với
nhau để tạo thành tòa nhà yêu cầu.

11
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
Điều chỉnh kích thước tòa nhà bằng cách nhấp vào cạnh cần thay đổi và
nhập thông số vào hộp thoại.

 Tạo kim thu Dynasphere

Nhấp vào biểu tượng New Dynasphere . Sau đó, dịch chuyển
kim thu sét đến vị trí thích hợp. Nhấp chuột phải vào kim thu thì các thông số
của kim sẽ hiện ra đó là: thông số về chiều cao công trình, bán kính hấp thu
và chiều cao kim thu sét (bao gồm cả chiều cao cột đỡ)

Dysasphere Mast Height : điều chỉnh thông số chiều cao kim thu sét
Protection Radius: bán kính bảo vệ của kim thu sét
 Xem thể tích hấp thu của kim và đặc tính của cấu trúc

12
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

Nhấp vào biểu tượng Plan View hoặc từ chọn View / Plan

Vùng màu xanh là vùng mà công trình đư ợc bảo vệ. Nếu có vùng màu đỏ,
tức là vùng đó chưa được bảo vệ thì cần phải tăng chiều cao kim thu sét.
 Quan sát mặt chiếu

Nhấp vào biểu tượng Front Elevation quan sát phía trước mặt chiếu

Nhấp vào biểu tượng Side Elevation quan sát phía cạnh mặt chiếu

Nhấp vào biểu tượng 3D View quan sát không gian 3D

2. Ưu điểm và nhược điểm của công trình


 Ưu điểm:
 Xác định thể tích hấp thu của các điểm nhô cao trên cấu trúc và
phân biệt chúng với các điểm khác mà đã có sẵn vùng bảo vệ.
 Dễ dàng xác định vùng bảo vệ của cấu trúc
 Đặt kim thu sét tại vị trí mong muốn bất kì, phần mềm sẽ tính
toán và so sánh bán kính hấp thu của các điểm cạnh tranh.
Bảo vệ đạt yêu cầu khi vùng bảo vệ do kim cung cấp bao phủ
cả công trình và các vùng lân cận.
 Xác định tỷ lệ phần trăm sét đánh mà hệ thống không thu được
 Nhược điểm:
 Chỉ tính toán đối với những cấu trúc hình chữ nhật và hình
vuông
 Chiều cao kim chống sét bị giới hạn không được thấp hơn 4m
 Chiều cao tối đa mà Benji Procalc có thế tính được là 150m
 Phần mềm bị giới hạn trong việc thiết kế chính xác kích thước
một cấu trúc cho nên kết quả tính toán chỉ ở giá trị gần đúng.
13
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
Nhưng có thể chấp nhận được trong việc thiết kế những công
trình không đòi h ỏi cấp bảo vệ tuyệt đối của hệ thống thu sét.
IV. Phần mềm thiết kế chiếu sáng VISUAL

Ngày nay, chiếu sáng đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày
cũng như trong công việc. Vấn đề chiếu sáng không còn là tạo ra ánh sáng để
làm việc vào ban đêm mà còn là sử dụng ánh sáng hợp lý nhằm đảm bảo sức
khỏe cho người lao động , tạo cho con người cảm giác thỏa mái, an toàn trong
lao động, vui chơi giải trí. Do đó, việc tính toán, phân bố và lựa chọn thiết bị
chiếu sáng rất là phức tạp, đòi h ỏi người thiết kế mất nhiều thời gian trong tính
toán, lắp đặt và vận hành.
Phần mềm Visual 2.0 Basic Edition có thể giúp các kỹ sư thiết kế chiếu sáng
một cách nhanh chóng và trình bày các bản vẽ về các thông số và các tính toán,
cách phân bố của các thiết bị chiếu sáng rất rõ ràng, chi tiết, đầy đủ. Bên cạnh
đó, Visual cho phép chỉnh sửa dễ dàng và tự động tính toán tất cả các giá trị cho
phù hợp với thông số vừa sửa đổi.

1. Trình tự thiết kế chiếu sáng bằng phần mềm VISUAL


Khởi động chương trình Visual 2.0 Basic Edition

Phần mềm được tính toán dựa trên “ Lumen Method Tool “ tức là trên
phương pháp quang thông cho chiếu sáng nội thất.
Bước 1: nhập kích thước phòng

14
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
1.Chọn đơn vị
tính toán : Metric
2.Demension:
nhập kích thước
chiều dài, rộng, cao
của công trình
3.Reflectance
(hệ số phản xạ của
trần, tường, nền
4.Next

Standard Reflectance:
 Commercial (thuộc về thương mại): 80 – 50 – 20
 Light Industrial (công nghiệp nhẹ) : 50 – 30 – 10
 Heavy Industrial (công nghiệp nặng): 0 – 30 – 10
Bước 2: Xác định mặt phẳng làm việc
1.Work Plance:
nhập độ cao mặt
phẳng làm việc
2.Luminaire
Plance: nhập độ
cao treo đèn
3.Ceiling Grid:
chọn lưới cho trần.
Chọn một trong bốn
lưới cho sẵn trong
hộp thoại: 2x2
Ceiling, 4x2 Ceiling,
2x4 Ceiling.
4.Next

15
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
Bước 3: Lựa chọn đèn

1.Chọn các
thông số của đèn
trong mục
Photometric.Nhấn
vào tab file chọn
đường dẫn đến
catalogue có sẵn
trong phần mềm:
C:\Program File\
Visual 2.0\
Photometric\

Lithonia\Fluorescent\Architectural\AV… ở đây ta chọn file .IES để xuất thông số


bộ đèn (quang thông, số bóng đèn trong một bộ, hệ số sử dụng quang thông và
công suất của đèn ứng với loại đèn đã chọn) được chọn để thiết kế.

2.Chọn hệ số mất ánh sáng: lựa chọn trong hộp thoại có sẵn Standard hoặc
tính toán theo các đặc tính của đèn như: loại đèn sử dụng, chu kỳ lau chùi, chất
lượng không khí, loại Ballast và các đặc tính khác bằng cách nhấp vào biểu
tượng Run the ISE LLF Calculator

Chọn hệ số khấu hao của đèn

1.Chọn một trong


ba kiểu đèn:
Incandedscent:
đèn điện cao áp
Fluorescent: đèn
huỳnh quang
HID: đèn HID
2.Chọn loại bóng
được dùng và hệ số
mất sáng (LLD)sẽ
được hiển thị ở cột
phía tay phải.
3.Next

16
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

Chọn hệ số khấu hao bám bẩn của đèn


1.Chọn hình thức
bảo trì có sẵn trong
mục Maintenance
Category
2.Chọn môi
trường làm việc ở
Operating
Atmosphere
3.Chọn chu kỳ bảo
trì theo tháng ở
Maintenance Cycle
4.Next

Chọn lựa đặc tính của chấn lưu


1.Chọn đặc tính
chấn lưu có sẵn trong
hộp thoại Ballast
Type. Kết quả lựa
chọn sẽ hiển thị trong
(Ballast)
2.Next

Chọn các đặc tính hỗn hợp khác

17
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

Click Finish để hoàn


thành tính toán hệ số tổn thất công suất. Giá trị LLF sẽ được đưa vào hộp thoại
“LLF Value” ở mục lựa chọn đèn.
Bước 4: Thiết kế sơ bộ

1.Chọn đơn tính


toán là Lux
2.Nhập các
thông số cần thiết
trong mục Design
Parameter (chỉ cần
nhập 1 trong 3 thông
số sau)

 Illuminance: độ rọi yêu cầu


 Number Luminaires: số bộ đèn
 Power Density: suất chiếu sáng trên đơn vị diện tích
3.Hoặc có thể thiết kế theo phương pháp cho sẵn số đèn và khoảng cách
theo yêu cầu trong mục “Design Constraints”

18
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
4.Click Next
Bước 5: Xác định lưới chiếu sáng
1.Chọn các
khoảng cách từ bốn
loại có sẵn hoặc tự
chọn giá trị khoảng
cách cho lưới ở mục
Specified Spacing
2.Bấm Finish để
hoàn tất việc thiết kế
chiếu sáng.

Bước 6: Vẽ đường cong đẳng rọi


Sau khi hoàn thành việc tính toán chiếu sáng, có thể vẽ đường cong đẳng rọi.
Đường cong đẳng rọi là các đường viền chiếu sáng mà những đường viền này
được vẽ trên khu vực có cùng giá trị về độ rọi. Mỗi đường viền sẽ có một màu và
giá trị chiếu sáng khác nhau, có thể lựa chọn chúng trong hộp thoại. Giá trị độ rọi
ở từng khu cực chiếu sáng sẽ được hiển thị trên mỗi đường viền. Để vẽ biểu đồ
cường độ sáng thực hiện các bước sau:
Vào Tool chọn Opition.
1.Lable
increment: chọn
khoảng tăng giá trị
độ rọi cho các
đường viền chiếu
sáng
2.Contour value:
nhập các giá trị độ
rọi chiếu sáng từ lớn
nhất đến nhỏ nhất.
3.Bật các nút
điều khiển ở chế độ
mở
4.Nhấn OK để

19
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
hoàn tất việc vẽ biểu đồ.
Sau đó click vào biểu tượng “Contours” trên thanh công cụ ta được các
đường cong đẳng rọi có dạng như sau:

Bước 7: Phần mềm còn hỗ trợ tính năng xuất kết quả thiết kế thông qua tính
năng in.
 Lumen Method Summary: in kết quả tính toán chiếu sáng
 Lumen Method Layout: in bản vẽ mặt bằng

2. Ưu điểm và nhược điểm của phần mềm


 Ưu điểm:
 Bố trí đèn hoàn toàn tự động trong không gian kiến trúc theo các
thông số cho trước về độ rọi, số lượng đèn, khoảng cách giữa các
đèn và quang thông của đèn.
 Có thể tính toán, trình bày, in ấn và vẽ biểu đồ cường độ chiếu
sáng của đèn.
 Các thông số của đèn có sẵn trong catalogue chỉ cần lựa chọn cho
phù hợp.
 Hệ số phản xạ trần/tường có thể tùy biến theo công trình thực tế
 Phần mềm hỗ trợ việc chọn lọc độ rọi và hệ số tổn thất công suất
ánh sáng.
 Nhược điểm:

20
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
 Chỉ giới hạn cho không gian bên trong hình chữ nhật
 Chỉ duy nhất một loại đèn được bố trí sử dụng trong cùng một thời
điểm
 Các đèn chiếu sáng bắt buộc nằm đúng hướng Đông-Tây hoặc
Nam-Bắc trong thiết kế.

21
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

V. Phần mềm MICROSOFT OFFICE VISIO


Microsoft Office Visio là một trong những phần mềm ứng dụng rất phổ biến
nhằm tạo ra những bản vẽ nhanh chóng và hiệu quả cho người sử dụng. Hiện
nay, phần mềm Microsoft Office Visio đang áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành
và lĩnh vực khác nhau, từ các ngành kỹ thuật như xây dựng, kiến trúc, cơ khí, kỹ
thuật điện,…đến lĩnh vực quản lý và văn phòng.
Đối với kỹ sư điện đây là phần mềm rất hữu dụng vì chỉ cần những thao tác
đơn giản là có thể tạo ra những sơ đồ, những bản vẽ kỹ thuật, những mạch điện.
Microsoft Office Visio có giao diện thân thiện và rất quen thuộc với người đã
từng sử dụng bộ Microsoft Office. Ngoài ra, thư viện của Microsoft Office đã tích
hợp sẵn tất cả các khối hình vẽ các linh kiện điện, điện tử, cơ khí, xây dựng,
kiến trúc… Và người sử dụng chỉ cần chọn ra và kết nối chúng lại để tạo ra
những bản vẽ theo đúng yêu cầu sử dụng.

1. Một số thư viện thường dùng trong Microsoft Office Visio


 Map and Floor Plans (sơ đồ trong xây dựng nhà)
Trong mục này có rất nhiều thư viện được định dạng sẵn: Directional
Map, Electrical and Telecom Plan, Floor Plan, Security and Access
Plan,…
Electrical and Telecom (điện và truyền
thông): thư viện chứa các biểu tượng về
các loại đèn, ổ cắm điện, công tắc, máy
điều nhiệt, quạt trần,…
Wall,Shell and Structure: thư viện chứa
các biểu tượng về hình dạng phòng, các
loại tường, cửa, cấu trúc nhà,…
Drawing Tool Shapes (các công cụ
dùng để vẽ)
Annotations: thư viện chú thích
Office Equipment: thư viện chứa các
thiết bị văn phòng
Office Furniture: thư viện chứa nội thất
trang trí
Resources: các thiết bị nguồn khác

 Engineering:

22
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
Analog and Digital Logic: thư viện chứa
phần tử tương tự và số, các cổng logic, bộ
khuếch đại, bộ biến đổi, op-amp,..
Composition Assembli: thư viện chứa
các biểu tượng của những bộ khuếch đại
op-amp và bộ chỉnh lưu, bộ lọc, bộ ngắt
điện, cơ cấu chỉ thị, bộ nhận phát, các loại
cảm biến, cầu diode, biến tần,..
Fundamental Items: chứa các phần tử
nối đất, các thiết bị đẳng thế, các loại
nguồn, điện trở, biến trở, các loại đèn,..
Integrated Circuit Components: thư viện
chứa các phần tử mạch tích hợp như
mux, decoder, bộ biến đổi điện áp từ
tương tự sang số
Maintenance Symbols: thư viện các loại
nguồn máy phát tín hiệu, cuộn dây relay, công tắc relay, mạch đa
hợp,…
Maps and charts: thư viện chứa các hộp dây nối, các loại nhà máy
điện (hạt nhân, thủy điện, nhiệt điện,…), các thiết bị điện tín, điện
thoại.
Qualifying Symbols: thư viện chứa các kí hiệu về sự phóng xạ, cực
dương, cực âm, trung tính, và các loại bảo vệ của hệ thống điện như
loại có ba cuộn dây riêng, loại hai pha ba dây, hai pha bốn dây,…
Rotating Equip and Mech Func: thư viện chứa các thiết bị như máy
quay, trục, phần ứng, chổi than, nam châm vĩnh cửu,…
Semiconductors and Electron: thư viện chứa các linh kiện bán dẫn
và điện tử như diode, triac, transistor, UJT, MostFet,..
Switches and Relays: thư viện chứa các loại công tắc và timer, khóa
liên động, các máy cắt trì hoãn theo thời gian, contactor của timer,
cuộn dây timer,…
Telecoms Switch and Peripheral equip: thư viện các thiết bị ngoại vi
như mạch khuếch đại, tạo xung, công tắc chuyển mạch, bộ lọc,..
Terminals and Connectors: thư viện chứa các thiết bị kết nối và cổng
nối như bộ tiếp hợp, kết nối mạch, kết nối cáp, bo kết nối,…
Transformer and Windings: thư viện chứa các loại máy biến áp và
phần cảm, van điều tiết, lõi từ, cảm biến, cuộn dây của máy biến áp,
cuộn cảm đồng trục,…
Transmission Paths: thư viện chứa các loại đường truyền.
 Ngoài ra còn một số thư viện khác như: Process Engineering, Visio
Extra,…..

23
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
2. Các bước thực hiện bản vẽ với phần mềm Microsoft Office Visio
Bước 1:Khởi động phần mềm Microsoft Office Visio

Bước 2: Chọn phạm trù làm việc trong hộp thoại Template Categories và
chọn đối tượng thiết kế cụ thể trong hộp thoại Recent Pemplates. Chọn xong
click Create để vào màn hình làm việc.

Bước 3: Chọn thư viện làm việc


Để lấy các biểu tượng cần thiết cho bản vẽ, chỉ cần click chuột và kéo các
biểu tượng có sẵn trong khung bên trái của bản vẽ ra màn hình.
Để chèn thêm các thư viện, vào File/ Shapes và chọn thư viện muốn thêm
trong danh sách xổ ra của thư mục.
Bước 4: Vẽ sơ đồ

24
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
Phần mềm Microsoft Office Visio hỗ trợ các thao tác vẽ đường thẳng, tròn,
cung,… và các phần tử dùng để hiệu chỉnh bản vẽ sau khi đã thi ết kế
Bước 5: In bản vẽ (hỗ trợ xuất ra file .pdf )

25
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

Chương 2: THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN PHÂN XƯỞNG CƠ KHÍ


Sau đây là phần thiết kế chi tiết một phân xưởng cơ khí bằng phần mềm
CAD với các số liệu cụ thể.
I. Số liệu ban đầu cho phân xưởng cơ khí
1. Đặc điểm của phân xưởng
 Nguồn điện vào: Đường dây 22kV, công suất ngắn mạch SN =
250MVA
 Yêu cầu nguồn điện dự phòng: có
 Kích thước xưởng cơ khí: 30m x 9m x 8m (dài x rộng x cao)
 Lưới trung áp: 15kV, công suất ngắn mạch phía nguồn
SN=250MVA, dây nhôm lõi thép thiết diện 240mm2, dài 2km
 Lưới hạ áp: 400V, 50Hz, hệ thống nối đất TNC, hệ số công suất
yêu cầu cosφ=0.95
 Thông số nối đất: Điện trở suất 220Ωm, đất khô, nhiệt độ đất 250C
 Môi trường làm việc: sạch, ít bụi, khô ráo và thông gió. Nhiệt độ
trung bình của phân xưởng 350C

2. Thông số phụ tải và sơ đồ bố trí phụ tải


Số Pn Ghi
STT Tên thiết bị η cosφ ku
lượng [kW] chú
1 Máy bào 3 15 0.88 0.8 0.8
2 Máy tiện 1 3 7.5 0.86 0.8 0.8
3 Máy tiện 2 5 22 0.88 0.8 0.8
4 Máy doa 3 10 0.87 0.8 0.8
5 Máy phay 5 10 0.87 0.8 0.8
6 Máy tiện CNC 1 1 11 0.88 0.8 0.8
7 Máy tiện CNC 2 2 18.5 0.88 0.8 0.8
8 Máy khoan 3 6.3 0.86 0.8 0.8
9 Máy doa CNC 3 11 0.88 0.8 0.8
10 Máy phay CNC 3 15 0.88 0.8 0.8
11 Máy bào CNC 2 22 0.88 0.8 0.8
12 Máy công cụ 2 15 0.88 0.8 0.8
13 Ổ cắm 16 1.76 - 0.8 0.8

Sơ đồ mặt bằng bố trí thiết bị điện của phân xưởng

26
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

Hình 2.1. Sơ đồ mặt bằng phân xưởng

3. Nhiệm vụ thiết kế
 Thiết kế mạng động lực phần trung áp và hạ áp: tính toán lựa chọn
máy biến áp, máy phát dự phòng, dây dẫn phía cao áp, thiết bị bảo
vệ máy biến áp phía cao áp, tủ điện hạ áp, dây dẫn/ cáp điện hạ áp
và thiết bị đóng cắt bảo vệ phần hạ áp.
 Thiết kế hệ thống chiếu sáng
 Thiết kế hệ thống chống sét trực tiếp, hệ thống chống sét lan truyền
trên đường cấp nguồn.
 Thiết kế hệ thống nối đất chống sét và nối đất bảo vệ.
 Thành lập các bản vẽ thiết kế chi tiết.

4. Quan điểm thiết kế


Để thực hiện các nhiệm vụ thiết kế nêu trên, nhiệm vụ thiết kế lựa chọn
dây dẫn, phần tử bảo vệ phía sơ cấp máy biến áp và phần thiết kế hệ thống
chống sét lan truyền trên đường nguồn sẽ thực hiện bằng tay. Các nhiệm vụ
thiết kế còn lại sẽ được thực hiện với sự hỗ trợ của các phần mềm CAD đã
được giới thiệu ở chương I. Cụ thể, sử dụng:
 Phần mềm Ecodial: thiết kế mạng động lực, máy biến áp, máy phát
dự phòng và tụ bù
 Phần mềm Visual: thiết kế hệ thống chiếu sáng
 Phần mềm Benji: thiết kế hệ thống chống sét sử dụng kim thu sét
phóng điện sớm
 Phần mềm GEM: thiết kế hệ thống nối đất
 Phần mềm Microsoft Office Visio 2007: thực hiện các bản vẽ

27
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

II. Thiết kế
1. Thiết kế chiếu sáng
Để có số liệu đầu vào về công suất chiếu sáng cho phần thiết kế mạng động
lực, phần thiết kế chiếu sáng thực hiện đầu tiên.
Vì phần mềm Visual chỉ áp dụng thiết kế cho các khu vực hình chữ nhật, do
đó ta cần phân mặt bằng làm việc thành các vùng theo chức năng để tiện cho
việc thiết kế.
 Khu vực làm việc chính: khu A và khu B có kích thước 11m x 9m x8m
 Khu vực làm việc phụ: khu C có kích thước 8m x 6m x 8m
 Khu vực văn phòng: phòng điều hành có kích thước 8m x 3m x 4m

Hình 2.2. Phân vùng mặt bằng thiết kế chiếu sáng

a. Thiết kế chiếu sáng cho khu A và khu B (11m x 9m x 8m)


Khởi động phần mềm thiết kế chiếu sáng Visual

Bước 1: Nhập thông số kích thước (chiều dài, chiều rộng, chiều cao) theo
đơn vị Metric cho khu vực được thiết kế trong phần Dimensions.
Chọn hệ số phản xạ của trần, tường và sàn, trong mục Standard chọn
Light Industrial [50-30-10] (công nghiệp nhẹ), các hệ số phản xạ được gán
lần lượt là 50% - 30% - 10%. Trong trường hợp người thiết kế muốn chọn
các giá trị khác của hệ số phản xạ, người thiết kế có thể nhập trực tiếp các
giá trị mong muốn vào các ô Celling, Walls, Floor bên dưới.

28
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

Click Next để tiếp tục quá trình thiết kế

Bước 2: Xác định mặt phẳng làm việc (tức là vị trí tính toán chiếu sáng để
đảm bảo yêu cầu về cường độ sáng cho người làm việc).
 Nhập chiều cao mặt phẳng làm việc (Work Plane): 1m
 Nhập chiều cao treo đèn (Mouting Heigh): 8m (đèn treo âm trần)
 Chọn kiểu trần: Open Ceiling (trần hở: không có phông chắn giữa
mái và đèn)

Click Next để tiếp tục quá trình thiết kế

Bước 3: Chọn bộ đèn sử dụng

29
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
Trong mục Photometric File, click vào đường dẫn C:\Program Files\Visual
2.0\Photometrics\Lithonia trong thư mục này chứa các loại đèn định sẵn của
hãng Lithonia.
 Downlighting and Track:
 Emergency:
 Fluorescent: đèn huỳnh quang
 Indoor HID: đèn phóng điện trong nhà
 Outdoor: đèn ngoài trời
Vì đèn được treo cách mặt đất 8m nên ta sử dụng loại đèn phóng điện
trong nhà (Indoor HID). Trong loại Indoor HID có 3 nhóm,
 General Area : dùng chung
 High Bay
 Low Bay
Ta chọn loại đèn có công suất lớn (High Bay), từ đó chọn loại đèn theo
mong muốn của nhà thiết kế và phụ thuộc vào nguồn hàng cung cấp từ thị
trường (C:\PROGRA~1\Visual 2.0\Photometrics\Lithonia\Indoor HID\High
Bay\TE\11860.IES).

Bộ đèn ta chọn có ký hiệu TE 250M E17W (tra catalogue cung cấp bởi
nhà sản xuất)
 TE: Series của nhà sản xuất cấp cho loại đèn
 250M (Wattage/lamp):Bóng đèn loại Metal Halide, công suất 250W
 E17 (Reflector):Đuôi kiểu vặn mà E17
 W: Kiểu phân bố ánh sáng rộng

30
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

Hình minh họa kiểu đèn trong thực tế


Phần chọn hệ số mất sáng: trong hộp thoại Standard chọn chọn bóng đèn
Metal Halide có LLF = 0.72. Chú ý thông số LLF có thể được tính theo ý muốn.

Các hệ số được gán sau khi chọn đèn:


 Hệ số sử dụng (CU Value) : 0.37
 Số bóng đèn trong một bộ đèn(Lamps per Luminaire): 1 bóng
 Quang thông bóng đèn (Lumens per Lamp) : 20500 lm
 Công suất điện tiêu thụ của bộ đèn (Input Power): 292 W ( kể cả
Ballast)
 Hệ số mất mát ánh sáng (LLF Value): 0.72
Click Next để tiếp tục quá trình thiết kế

31
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
Bước 4: Chọn phương pháp thiết kế mong muốn.
Ở đây có ba giải pháp cho việc thiết kế được đề cập trong phần Design
Parameters đó là:
 Illuminance: theo độ rọi yêu cầu
 Number Luminaires:theo số bộ đèn yêu cầu
 Power Density: theo suất chiếu sáng trên đơn vị diện tích
Trong các loại thông số này, thường thông số độ rọi theo yêu cầu được
lựa chọn vì được các tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng đề cập (đảm bảo cường
độ sáng làm việc theo yêu cầu). Để xác định thông số độ rọi theo yêu cầu ta
xem phần hướng dẫn khi click vào biểu tượng chọn phần Industrial
Group ( thuộc về công nghiệp). Trong phần này, chọn mục Assembly (nhiệm
vụ lắp ráp), chọn mục Simple (đơn giản). Bên phải mục Occupants Ages
chon Under 40 (độ tuổi lao động dưới 40), mục Accuracy chọn Important,
mục Task Reflectances chọn 30% to 70%. Kết quả giá trị độ rọi gợi ý là 323
lux.

Nếu trong phần thiết kế ta chọn đúng giá trị 323lux là yêu cầu tính toán thì
phần mềm cho ra kết quả tính toán sơ bộ như sau.

32
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

 Giá trị độ rọi tính toán (illuminance): 331lux


 Tổng số bộ đèn được sử dụng (total Luminaires): 6 bộ
 Số cột phân bố (Number Columns): 3 cột
 Số hàng phân bố (Number Rows): 2 hàng
 Khoảng cách giữa các cột (Column Spacing): 3.67m
 Khoảng cách giữa các hàng (Row Spacing) : 4.50m
 Khoảng cách từ tường đến cột đầu gần nhất (Column Start): 1.83m
 Khoảng cách từ tường đến hàng đầu gần nhất (Row Start): 2.25m
 Suất chiếu sáng (Power Density): 17.70W/m2
Nếu người thiết kế cần chỉnh sửa các số liệu tính toán cho phù hợp với
đặc điểm và kết cấu của phân xưởng thì có thể nhập các ràng buộc thiết kế
vào Design Constraints.
Click Next để tiếp tục quá trình thiết kế

Bước 5: Kiểm tra độ rọi trên mặt phẳng làm việc, tức là kiểm tra sự phân
bố độ rọi trên mặt phẳng làm việc có đảm bảo yêu cầu độ rọi theo yêu cầu
không?
Khoảng cách giữa các điểm tính toán được lựa chọn theo ¼ hoặc ½
khoảng cách giữa hai bộ đèn hay khoảng cách theo ý muốn của người thiết
kế. Ngoài ra, có thể không chọn cùng kiểm tra nếu thấy không cần thiết.
Ở bước này, ta chọn khoảng cách giữa các điểm tính toán là 0.5m

33
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

Các dấu + màu đỏ là những điểm mà phần mềm sẽ tính toán độ rọi.
Click Finish để hoàn thành công việc thiết kế.

Cột bên phải là kết quả tính toán sau khi đã ki ểm tra của phần mềm.
Trong phần này, chúng ta chú ý đ ến thông số Max/Min phản ánh sự không
đồng đều về độ rọi trên mặt phẳng làm việc. Tỷ số EMax/EMin thường để chấp
nhận là vào khoảng 1.6÷1.8.

34
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
Để độ rọi phân bố đồng đều hơn, ta phân bố lại các bộ đèn theo chiều
rộng và chiều dài theo hướng tăng khoảng cách giữa hai bộ đèn.
Để thực hiện điều này, cần quay lại bước 4. Nhấp chuột vào Tool/Lumen
Method → nhấp Next bốn lần để trở lại giao diện của bước 4.
Trong hộp thoại Design Constraints, thay đổi hai giá trị:
 Khoảng cách giữa các cột (Column Spacing): 5.00m
 Khoảng cách giữa các hàng (Row Spacing) : 5.50m
Nhấp Next và sau đó nhấp Finish ở màn hình kế tiếp ta có kết quả hiệu
chỉnh. Cộng với thiết lập các đường đẳng rọi, được kết quả như sau:

 Mặt phẳng làm việc:


 Độ rọi trung bình (Average): 300.6 lux
 Độ rọi cực đại (Maximum): 377.1 lux
 Độ rọi cực tiểu (Minimum): 204.3 lux
 Tỷ số EMax/EMin : 1.8:1 (thỏa yêu cầu thiết kế)
 Tỷ số ETB/EMin : 1.5:1
 Phương pháp Lumen:
 Độ rọi trung bình (Average illuminance): 331lux > Eyc = 323lux
 Tổng số bộ đèn được sử dụng (Number Luminaires): 6 bộ
 Số cột phân bố (Number Columns): 3 cột
 Số hàng phân bố (Number Rows): 2 hàng
 Khoảng cách giữa các cột (Column Spacing): 5.00m
 Khoảng cách giữa các hàng (Row Spacing) : 5.50m

35
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
 Khoảng cách từ tường đến cột đầu gần nhất (Column Start): 0.5m
 Khoảng cách từ tường đến hàng đầu gần nhất (Row Start): 1.75m
 Suất chiếu sáng (Power Density): 17.70W/m2
Qua các thông số nêu trên, nhận thấy việc bố trí lại các bộ đèn giúp phân
bố độ rọi trên mặt phẳng làm việc đều hơn: độ rọi cực đại giảm từ 457.7 lux
xuống 337.1 lux nhưng không làm thay đổi độ rọi trung bình là 331 lux để
đảm bảo yêu cầu thiết kế theo phương pháp Lumen.

Bước 6: Xuất kết quả tính toán ra bản vẽ


File → Project : trong giao diện Project Properties nhập tên dự án, mô tả
về dự án, tên người thiết kế, tên công ty thiết kế,…
File → Print để in các báo cáo (hoặc xuất ra file .pdf). Phần mềm Visual sẽ
in hai báo cáo gồm các nội dung:
 Lumen Method Summary
 Lumen Method Layout
Kết quả và bản vẽ sẽ được đưa vào phần phụ lục.
Tổng công suất đèn dùng cho khu vực A & B:
PA&B = Pbộđèn x (số bộ đèn)
= 292 x (6 x 2) = 3.504 [W]
b. Thiết kế chiếu sáng cho khu C (8m x 6m x 8m)
Khu C dùng để ra vào và chuyển/nhận hàng nên về yêu cầu chiếu sáng
không cần yêu cầu quang trọng. Thực hiện tương tự 5 bước như thiết kế
chiếu sáng khu A & B với các yêu cầu sau:
 Sử dụng bộ đèn TE 250M E17W, treo cao 8m so với mặt đất
 Độ rọi yêu cầu là 215 lux
Ở bước 4, yêu cầu thiết kế về độ rọi là 215lux (Not Important)

36
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

Kết quả thiết kế như sau:

 Mặt phẳng làm việc:

37
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
 Độ rọi trung bình (Average): 157.6 lux
 Độ rọi cực đại (Maximum): 180.9 lux
 Độ rọi cực tiểu (Minimum): 125.0 lux
 Tỷ số EMax/EMin : 1.4:1 (chưa thỏa yêu cầu thiết kế)
 Tỷ số ETB/EMin : 1.3:1
 Phương pháp Lumen:
 Độ rọi trung bình (Average illuminance): 172lux < Eyc = 215lux
 Tổng số bộ đèn được sử dụng (Number Luminaires): 2 bộ
 Số cột phân bố (Number Columns): 2 cột
 Số hàng phân bố (Number Rows): 1 hàng
 Khoảng cách giữa các cột (Column Spacing): 5.20m
 Khoảng cách giữa các hàng (Row Spacing) : 6.00m
 Khoảng cách từ tường đến cột đầu gần nhất (Column Start): 1.40m
 Khoảng cách từ tường đến hàng đầu gần nhất (Row Start): 3.00m
 Suất chiếu sáng (Power Density): 12.17W/m2
Quá trình thiết kế chưa thỏa được độ rọi trung bình theo yêu cầu (172lux
< 215lux yêu cầu), nhưng vì đây là khu v ực không quan trọng trong phân
xưởng nên chỉ cần đảm bảo chiếu đủ sáng là đã h ợp lý.
Tổng công suất đèn dùng cho khu vực C:
PC = Pbộđèn x (số bộ đèn)
= 292 x 2 = 582 [W]
Xuất kết quả ra file .pdf
c. Thiết kế chiếu sáng cho khu Phòng điều hành ( 8m x 3m x 4m)
Phòng đi ều hành phục vụ cho công việc văn phòng, tr ần được thiết kế
thấp (4m) so với khu làm việc cơ khí. Và phòng đư ợc thiết kế cách ly với các
khu còn lại trong phân xưởng.
Yêu cầu thiết kế:
 Sử dụng bộ đèn TE 250M E17W, treo cao 4m so với mặt đất
 Độ rọi yêu cầu là 215 lux
Bước 1: Phần chọn hệ số phản xạ (Reflectances) theo khu thương mại,
có hệ số 80% - 50% - 20%

38
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

Bước 2:
 Nhập chiều cao mặt phẳng làm việc (Work Plane): 1m
 Nhập chiều cao treo đèn (Mouting Heigh): 4m (đèn treo âm trần)
 Chọn kiểu trần: 2 x2 Ceiling

Bước 3: chọn đèn


Chọn đèn huỳnh quang (Fluorescent) → loại đèn sử dụng cho kiến trúc
dân dụng (Architectural) → loại bộ đèn đôi huỳnh quang.
Mã hiệu đèn sử dụng CRRS 2 32 TUBI SSR
 CRRS: series
 2 (number of lamps): bộ đèn gồm 2 bóng

39
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
 32 (lamp type): đèn huỳnh quang T8 (48ʺ) công suất 32W/1 đèn
 SSR : sự phản chiếu của chóa đèn là 95%
Hệ số mất sáng LLF = 0.71

Bước 4: chọn độ rọi tối thiểu theo yêu cầu


Trong mục Illuminance → chọn mục thương mại – dân dụng (Commercial
and Residential Interiors) → chọn mục văn phòng (Offices) → chọn mục nghe
nhìn ( Audio – Visual Areas). Nhập độ tuổi lao động (<40), mức độ chính xác
của công việc (Important), biên dao động của các hệ số phản xạ (30% to
70%).

40
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
Độ rọi yêu cầu khi thiết kế: Eyc = 323lux

Bước 5: Kiểm tra độ rọi và vẽ các đường đẳng rọi.

 Mặt phẳng làm việc:


 Độ rọi trung bình (Average): 302.3 lux
 Độ rọi cực đại (Maximum): 367.0 lux
 Độ rọi cực tiểu (Minimum): 208.1 lux
 Tỷ số EMax/EMin : 1.8:1 (thỏa yêu cầu thiết kế)
 Tỷ số ETB/EMin : 1.5:1
 Phương pháp Lumen:
 Độ rọi trung bình (Average illuminance): 302lux < Eyc = 323lux
 Tổng số bộ đèn được sử dụng (Number Luminaires): 4 bộ
 Số cột phân bố (Number Columns): 4 cột
 Số hàng phân bố (Number Rows): 1 hàng
 Khoảng cách giữa các cột (Column Spacing): 2.00m
 Khoảng cách giữa các hàng (Row Spacing) : 0.61m
 Khoảng cách từ tường đến cột đầu gần nhất (Column Start): 1.00m
 Khoảng cách từ tường đến hàng đầu gần nhất (Row Start): 1.20m
 Suất chiếu sáng (Power Density): 10.50W/m2
Tổng công suất đèn dùng cho khu phòng đi ều hành:
Ppđh = Pbộđèn x (số bộ đèn)
= (32 x 2 x 1.1) x 4= 281.6 [W]
Xuất kết quả ra file .pdf

41
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

2. Thiết kế mạng phân phối hạ áp


a. Chuẩn bị số liệu
 Phân nhóm phụ tải và xác định vị trí đặt tủ phân phối, trạm biến áp
Bảng 2.1: Thông số phụ tải điện của các nhóm thiết bị
Kí hiệu
Tên nhóm và Pn ku (hệ
trên Số
số sử
thiết bị điện mặt lượng [kW]
dụng)
bằng
Nhóm 1: Phụ tải động lực 263.3
Máy tiện A 3 2 22 0.8
Nhánh 1.1
Máy tiện B 2 2 7.5 0.8
Máy tiện CNC 6 1 11 0.8
Nhánh 1.2
Máy tiện A 3 3 22 0.8
Máy bào 1 3 15 0.8
Nhánh 1.3
Máy phay 5 2 10 0.8
Máy tiện B 2 1 7.5 0.8
Nhánh 1.4 Máy doa 4 3 10 0.8
Máy khoan 8 1 6.3 0.8
Nhánh 1.5 Ổ cắm 13 10 1.85 0.2
Nhóm 2: Phụ tải động lực 238.3
Máy phay CNC 10 1 15 0.8
Nhánh 2.1
Máy phay 5 2 10 0.8
Máy doa CNC 9 3 11 0.8
Nhánh 2.2
Máy phay 5 1 10 0.8
Máy tiện CNC 7 2 20 0.8
Nhánh 2.3
Máy công cụ 12 2 15 0.8
Máy bào CNC 11 2 22 0.8
Nhánh 2.4 Máy khoan 8 2 6.3 0.8
Máy phay CNC 10 1 15 0.8
Nhánh 2.5 Ổ cắm 13 10 1.85 0.2
Nhóm 3: Phụ tải chiếu sáng 7.89

Nhánh 3.1 Chiếu sáng khu - 6 3.51 0.8


A

42
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

Nhánh 3.2 Chiếu sáng khu - 6 3.51 0.8


B
Chiếu sáng khu
Nhánh 3.3 C và phòng - 4-2 0.87 0.8
điều hành
Nhóm 4: Tụ bù Xác định bằng phần mềm Ecodial

Hình 2.3.Sơ đồ bố trí các tủ phân phối và sơ đồ đi dây phân xưởng


Việc phân bố nhánh phụ tải trong Bảng 2.1 là dựa vào cách bố trí các
thiết bị trong khu vực. Những thiết bị nằm gần nhau sẽ gôm về một nhánh.
Ngoài ra còn có thể phân nhánh phụ tải theo sự phân chia đồng đều công
suất hoặc theo chức năng của nhóm thiết bị.
 Các yêu thiết kế cầu chung
Trong thiết kế, yêu cầu đồng bộ các nhóm thiết bị là rất quan trọng. Điều
này giúp dễ dàng trong việc tìm mua thiết bị và dự trữ cho việc thay thế. Vì
thế trong mỗi khu vực hay trong một thiết bị sẽ được đồng bộ cho khâu thiết
kế mạng điện hạ áp.
Bảng 2.2: Các đặc tính chung khi thiết kế
Đặc điểm
 Sử dụng sơ đồ đi dây hình tia
Từ thanh góp hạ
 Cáp tải điện: đồng (Cu), đơn lõi, cách đi ện PVC,
áp trạm biến áp
tiết diện tối đa là 240 mm2. Nếu dòng tải lớn hơn
đến đến tủ phân
dòng phát nóng của cáp, phần mềm Ecodial sẽ tự
phối chính
tách pha (sử dụng nhiều cáp đơn lõi cho một pha)

43
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
 Cáp trung tính có tiết diện bằng 0.5 tiết diện cáp
pha
 Cáp được đi ngầm dưới đất, có lớp bọc cơ khí
Từ tủ phân phối  Sử dụng sơ đồ đi dây hình tia
chính đến các tủ  Truyền tải điện bằng Busway
phân phối phụ
 Sử dụng sơ đồ đi dây hình tia
 Cáp tải điện: cáp hạ áp, đồng đơn lõi, cách điện
Từ tủ phân phối
PVC
chính đến tủ tụ
 Cáp trung tính có tiết diện bằng 0.5 tiết diện cáp
bù, tủ chiếu sáng
pha
 Cáp được đi nổi trên thang và máng cáp
 Sử dụng sơ đồ phân phối hình tia cho các động cơ
có công suất lớn và sơ đồ phân nhánh cho các
Từ tủ phân phối động cơ có công suất nhỏ.
đến các động cơ  Dây tải điện: dây đồng ba lõi, cách điện PVC. Dây
được đi chìm dư ới đất, chôn trong ống PVC

 Sử dụng sơ đồ phân nhánh


 Các ổ cắm một pha sẽ được phân đều trên 3 pha ở
Từ tủ phân phối mức có thể
đến các ổ cắm  Dây tải điện: dây đồng đơn cứng, cách điện PVC.
Dây được đi chìm dư ới đất, chôn trong ống PVC

 Sử dụng sơ đồ phân nhánh


Từ tủ chiếu sáng  Các bộ đèn sẽ được phân đều trên 3 pha
đến các bộ đèn  Dây tải điện: dây đồng đơn cứng, bọc cách điện
PVC. Dây đi nổi trên máng cáp

 Khoảng cách dây dẫn giữa các phần tử


Trạm biến áp
Tủ phân phối chính 10m
Tủ phân phối chính
Tủ phân phối khu A (nhóm 1) 30m
Tủ phân phối khu B (nhóm 2) 30m
Tủ phân phối khu C (nhóm 3) 20m
Tủ tụ bù 20m

b. Thiết kế bằng phần mềm Ecodial

44
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
Bước 1: Khởi động phần mềm Ecodial 3.4, sau đó thiết lập các thông số
chung cho phần thiết kế:

Hình 2.4. Giao diện nhập các thông số chung


 Ph-Ph V (V): điện áp pha-pha (dây) định mức phía hạ áp: 400 V
 Earthing arrangement (các dạng nối đất phía hạ áp): TNC
 Max.permissible CSA (mm 2) (tiết diện CSA) cho phép tối đa của
dây dẫn: 240 mm2
 N CSA/ Ph CSA: tỷ số giữa tiết diện dây trung tính trên tiết diện
dây pha: ½
 Target power factor : giá trị hệ số công suất mặc định (dùng khi
tính điện áp rơi) chúng ta có thể nhập thông só tùy theo dự án
thiết kế: 0.95
 Standard : chọn chuẩn khi thiết kế ( IEC947)
 System frequency (Hz) :tần số của hệ thống: 50 Hz
 CSA tolerance (%): sai số tiết diện tính theo phần trăm cho phép.
Sai số lựa chọn dây dẫn trong khoảng 0 đến 5% : 0%
Nhấp Ok để xác nhận các thông số đã nh ập.

Bước 2: Thành lập sơ đồ điện theo các nhóm phụ tải 1,2,3,4

45
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

T1 G2

Circuit1 Circuit2
C1 C2

Q1 Q2

Switchboard3
B3

Q4 Q5 Q6 Q7

Circuit4 Circuit5 Circuit6 Circuit7


C4 C5 C6 C7

nhom 1 nhom 2 nhom 3 R7

Hình 2.5. Sơ đồ nguyên lý mạng phân phối chính


 Nhập máy biến áp: vào thư viện Sources, nhấp biểu tượng máy biến
áp (Transformer – Conductor – Protection), rê chuột đặt máy biến áp
vào vị trí mong muốn.
 Nhập máy phát dự phòng: vào thư vi ện Sources, nhấp biểu tượng máy
phát (Generator – Conductor – Protection), rê chuột đặt máy phát vào
vị trí mong muốn.
 Nhập khóa liên động: vào thư viện Drawing, nhấp biểu tượng khóa liên
động (Interlock), rê chuột đặt khóa vào vị trí mong muốn. Lưu ý, khi
dùng khóa liên động, Ecodial yêu xác nhận phần tử chính và phần tử
dự phòng. Ở đây, máy phát là phần tử dự phòng vì vậy nhập chuột
vào phần tử máy phát đánh dấu ô Replacement.
 Nhập tủ phân phối: vào thư viện Busbar, nhấp biểu tượng thanh cái
(Busbar Trunking System), rê chuột đặt thanh cái vào vị trí mong muốn
(khi đặt biểu tượng Busbar vào gần máy biến áp và máy phát thì
Ecodial sẽ tự thực hiện chức năng bắt dính để kết nối vào phần tử
này)
 Nhập nhánh 1: vào thư viện Feeder Circuits, nhấp biểu tượng
(Protection - Conductor), rê chuột đặt nhánh đường dây vào vị trí
mong muốn.
 Nhánh 2 và 3 thực hiện tương tự nhánh 1
 Nhập nhánh 4 (bộ tụ bù): vào thư viện Sources, nhấp biểu tượng bộ tụ
bù (Protection – Conductor - Capacitor), rê chuột đặt bộ tụ bù vào vị trí
mong muốn.
 Để liên kết với các tập tin mô tả phụ tải nhánh 1, nhánh 2, nhánh 3 vào
thư viện Miscellaneous, nhấp chuột vào biểu tượng OutGoing, đặt biểu
tượng vào đầu cuối nhánh tương ứng.

Bước 3: Nhập thông số cho các phần tử

46
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
 Máy biến áp: nhập chiều dài cáp nối từ máy biến áp đến tủ phân phối.
Các thông số còn lại sẽ do Ecodial tự tính hoặc lấy từ thông số cài đặt
chung.
 Nhánh 1, nhánh 2, nhánh 3: nhập chiều dài cáp nối, số nhánh tương
tự, dòng làm việc cực đại hay công suất nhánh, cực tính mạch phía
tải, kiểu hệ thống nối đất, hệ số công suất, thời gian cực đại cắt ngắn
mạch pha – đất
 Nhánh 4: nhập chiều dài cáp nối, công suất nguồn phát sóng hài (nếu
có). Các thông số còn lại do Ecodial tự xác định hay lấy theo mặc định.

 Máy biến áp và máy phát dự phòng

 Thanh cái và nhánh 1

47
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

 Nhánh 2 và nhánh 3

 Nhánh tụ bù

48
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

Bước 4: Tính toán tổng công suất cho trạm biến áp


Trên thanh công cụ, nhấp Calculation → Power sum…
Vì chỉ tính toán sơ bộ chọn công suất máy biến áp và máy phát nên khi
nhập công suất phụ tải cho nhánh có thể tính tổng công suất suất phụ tải của
từng thiết bị có trong nhánh để tính cho bước này.
Trong bước này, cần chú ý đến hệ số sử dụng (ku) và hệ số đồng thời trên
thanh cái (ks). Giá trị ku chọn theo bảng 2.1, giá trị ks chọn theo bảng sau,
Bảng 2.3: Hệ số đồng thời Kđt cho tủ phân phối (IEC 439)
Số mạch Hệ số Kđt
2 và 3
0.9
(tủ được kiểm nghiệm toàn bộ)
4 và 5 0.8
6 đến 9 0.7
10 và lớn hơn 0.6
Minh họa công việc lựa chọn

49
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

 KS = 0.9
Kết quả tính toán tổng công suất cho máy biến áp và máy phát
Máy biến áp Máy phát dự phòng
Công suất tính toán [kVA] 482.38 459.41
Công suất chọn [kVA] 500 500

Bước 5: Tính toán gần đúng


Sau khi tính toán tổng công suất, khởi động tính toán gần đúng bằng
cách: vào thực đơn Calculation → Pre-sizing. Ecodial sẽ tự động tính gần
đúng và sơ bộ chọn dây dẫn, cáp, thanh cái, các thiết bị đóng cắt và bảo vệ.
Đây là bước xác định sơ bộ để người thiết kế đánh giá khái quát về
phương án cấp điện. Nếu không cần thiết, người thiết kế có thể bỏ qua bước
này.

Bước 6: Tính toán từng bước


Bước này phần mềm có thể tính chính xác theo yêu cầu lắp đặt và điều
kiện làm việc thực tế. Vào thực đơn Calculation → Calculate Step by Step..
Giao diện tính toán hiện ra và trong cửa sổ bên tay trái sẽ hiện cờ màu đỏ
cho các nhánh chưa được tính toán.

50
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

Nhập giá trị yêu cầu thiết kế lần lượt cho từng nhánh Circuit 1, Circuit 2,
Switchboard3, Circuit 4, Circuit 5, Circuit 6, Circuit 7.
 Trong Circuit 1, Circuit 2 chọn loại cáp (Conductor type), cách đi cáp
(Insulation) và chiều dài cáp (Length) theo bảng 2.2 ở mục Cable.

Và mục Circuit breaker có thể áp đặt việc lựa chọn CB (Range) theo các
dòng Compact, Multi9,Easypact, Masterpact.
Sau khi nhập thông số nhấp Calculate để Ecodial tính toán cho bước này.
Nếu có sai sót trong quá trình chọn phương án thiết kế Ecodial sẽ tự động
báo lỗi và chỉ dẫn vị trí thông số đặt không đúng. Sau khi chỉnh sửa nhấp

51
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
chuột vào Calculate để tính toán lại. Cờ báo của nhánh chuyển sang màu
xanh là tính toán thành công.
 Circuit 4, Circuit 5 : hai nhánh này chú ý chọn busway cho phù hợp với
dòng làm việc cực đại của nhánh. CB ép chọn theo dòng Compact

Busway: Terminal distribution (phân phối cho thiết bị đầu cuối); KSA800 –
Straight Distribution (phân phối thẳng) - dòng làm việc định mức 800A ( việc
chọn dòng làm việc định mức dựa vào giá trị tính toán Power sum để ước
lượng).
Sau khi nhập thông số nhấp Calculate để Ecodial tính toán cho bước này.
 Circuit 6, Circuit 7 chọn loại cáp (Conductor type), cách đi cáp
(Insulation) và chiều dài cáp (Length) theo bảng 2.2 ở mục Cable.

52
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
Vì dòng làm việc ở hai mạch 6 và 7 tương đối nhỏ nên chọn CB loại
Multi9 trong Circuit breaker → Range.
Sau khi nhập thông số nhấp Calculate để Ecodial tính toán cho bước này.
 Ngoài ra có thể nhập hết tất cả thông số rồi nhấp Calculate all để
Ecodial bắt đầu tính toán từ trên xuống dưới theo thứ tự…
Sau khi tính toán thành công các cờ hiển thị sang màu xanh.

Bước 7: Xây dựng phân phối cho nhánh nhóm 1


 Vào thư viện Miscellaneous, nhấp vào biểu tượng Upstream project, rê
chuột vào vị trí mong muốn và nhấp chuột trái xác nhận thực hiện
xong thao tác.
 Nhập tủ phân phối: vào thư viện Busbar, nhấp biểu tượng thanh cái
(Busbar), rê chuột và đặt biểu tượng Busbar vào vị trí mong muốn.
 Nhập nhánh 1.1: vào thư viện Feeder circuits, nhấp chuột vào biểu
tượng Protection – Conductor, rê chuột và đặt biểu tượng nhánh
đường dây vào vị trí mong muốn.
Lưu ý: vì Ecodial không hỗ trợ sơ đồ nối dây kiểu phân nhánh, do đó
để có thể thực hiện sơ đồ nối dây này phải thêm các thanh góp phụ.
Nhưng chỉ trên mô phỏng, thanh góp này không tồn tại trong quá trình
thi công thực tế.
 Nhập các nhánh dây phụ tải của nhánh 1.1: vào thư viện Feeder
circuits, nhấp chuột vào biểu tượng Protection – Conductor, rê chuột
và đặt biểu tượng nhánh đường dây vào vị trí mong muốn.

53
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
 Nhập phụ tải động cơ: vào thư viện Loads, nhấp chọn biểu tượng
Protection – Control of a motor feeder, rê chuột và đặt biểu tượng
nhánh đường dây vào vị trí mong muốn.
 Thực hiện tương tự cho nhánh 1.2, 1.3, 1.4
 Nhập nhánh dây phụ 1.5: vào thư viện Feeder circuits, nhấp chuột vào
biểu tượng Protection – Conductor, rê chuột và đặt biểu tượng nhánh
đường dây vào vị trí mong muốn.
 Nhập Ổ cắm: vào thư viện Loads, nhấp chọn biểu tượng Electricity
sockets, rê chuột và đặt biểu tượng nhánh đường dây vào vị trí mong
muốn.
 Đặt tên các phần tử của sơ đồ.

Hình 2.6. Sơ đồ nguyên lý mạng phân phối nhánh 1


Bước 8: Nhập các thông số nhánh 1
 Upstream project: trong phần Characteristics, nhấp “…” ngang hàng với
dòng Upstream project. Một cửa sổ phụ mở ra, chọn tập nguồn thiết kế tủ
phân phối chính ở bước 2. Nhấp chuột vào nút Open. Nhấp chuột vào
dòng Upstream circuit, sơ đồ mạng phân phối chính hiện ra, chọn nhánh
1, nhấp chuột và chọn Ok.

54
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

 Các nhánh
Protection – Conductor : còn nhập chiều dài cáp,số nhánh tương tự ,
dòng làm việc hay công suất nhánh, cực tính phía tải, kiểu hệ thống nối
đất, hệ số công suất, thời gian cực đại cắt ngắn mạch pha-đất.
 Các động cơ: nhập chiều dài dây dẫn, chọn công suất động cơ theo các
định mức có sẵn, kiểu khởi động; hệ số công suất, hiệu suất, tỷ số giữa
dòng khởi động và dòng định mức ; loại thiết bị đóng cắt.

55
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
 Các ổ cắm: nhập chiều dài cáp nối, số nhánh tương tự, dòng làm việc cực
đại hay công suất nhánh, cực tính mạch phía tải, kiểu hệ thống nối đất, hệ
số công suất, loại tải (ổ cắm - socket)
Chạy tính toán từng bước cho nhánh 1. Lưu kết quả.
Bước 9: Xây dựng sơ đồ phân phối và tính toán cho nhánh 2
Thực hiện các bước như cho nhánh 1,
New1.hil
Circuit5
W45 Circuit46

Q45

Circuit45
C45
Switchboard2
B2

Q3 Q4 Q5 Q6 Q43

Circuit3 Circuit4 Circuit5 Circuit6 Circuit43


C3 C4 C5 C6 C43
Switchboard7 Switchboard13 Switchboard22 Switchboard31
B7 B13 B22 B31

Q8 Q9 Q14 Q15 Q23 Q24 Q32 Q33 Q44

may phay CNC


Circuit9 may doa CNCCircuit15
2.1 may tien CNCCircuit24
3.1 may bao CNCCircuit33
4.1 Circuit44
C8 C9 C14 C15 C23 C24 C32 C33 C44
Switchboard10 Switchboard16 Switchboard25 Switchboard34
B10 B16 B25 B34

Q11 Q12 Q17 Q18 Q26 Q27 Q35 Q36 X44

x1
M8 M14 M23 M32
may phay 1.1may phay 1.2 may doa CNCCircuit18
2.2 may tien CNCCircuit27
3.2 may bao CNCCircuit36
4.2
C11 C12 C17 C18 C26 C27 C35 C36
Switchboard19 Switchboard28 Switchboard37
B19 B28 B37
x1 x1 x1 x1
Q20 Q21 Q29 Q30 Q38 Q39

M11 M12 M17 may doa CNCmay


2.3 phay 2.1 M26 may cong cu 3.2 M35
may cong cu 3.1 may phay CNC
Circuit39
4.1
C20 C21 C29 C30 C38 C39
Switchboard40
B40
x1 x1 x1 x1 x1
Q41 Q42

M20 M21 M29 M30 M38 may khoan 4.1


may khoan 4.2
C41 C42

x1 x1 x1 x1 x1

M41 M42

x1 x1

Hình 2.7. Sơ đồ nguyên lý mạng phân phối nhánh 2


Chạy tính toán từng bước cho nhánh 1. Lưu kết quả
Bước 10: Xây dựng sơ đồ phân phối và tính toán cho nhánh 3
New1.hil
Circuit6
W1 Circuit1

Q2

Circuit2
C2
Switchboard3
B3

Q8 Q5 Q11

Circuit8 Circuit5 Circuit11


C8 C5 C11
Switchboard7
B7
Circuit8 Circuit11
Q9 Q10
D8 D11

E8 Circuit9 Circuit10 E11


C9 C10

x1 Circuit9 Circuit10 x1
D9 D10

E9 E10

x1 x1

56
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
Hình 2.8. Sơ đồ nguyên lý mạng phân phối nhánh 3
Bộ đèn chiếu sáng cần nhập: chiều dài dây dẫn, loại đèn sử dụng ( Loại,
công suất, hệ số công suất), số bóng đèn trên bộ đèn, số bộ đèn.

Hình 2.9. Giao diện nhập thông số


bộ đèn

Bước 11: Kiểm tra tính bảo vệ chọn lọc giữa các CB phía trên và phía
dưới

3. Kết quả chọn lựa thiết bị

57
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
 Máy biến áp và máy phát dự phòng

Máy phát dự phòng


Thông số đặc tính Máy biến áp T1 G2

Công suất [kVA] 500 500

Điện áp phía thứ [V] 400 400

Dòng làm việc Ib [A] 678.32

Loại Nhúng trong dầu

Cách đấu dây Tam giác – Sao

Kiểu nối đất TNC TNC

Điện áp ngắn mạch [%] 4.00

Điện trở nguồn Rt [mΩ] 4.3747

Điện cảm nguồn Xt [mΩ] 13.4168


Ngắn mạch lớn nhất
500
phía sơ [MVA]
Zero phase-sequence 6
reactance [%]
Subtransient reactance 30
[%]
Transient reactance [%] 30

 Tủ phân phối chính

Circuit 1: nối từ MBA về thanh cái tủ phân phối Chú thích

NS 800N
In [A] 800
Trip Unit Micrologic 5.0
Circuit Hệ số chỉnh định bảo
0.9
Breaker vệ quá tải
(CB) Q1 Ir [A] 720
Hệ số chỉnh bảo vệ
10
từ
Im [A] 7200
Thời gian cắt ngắn 50

58
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
mạch tm [ms]
Cu – Đơn lõi – Chôn ngầm dưới đất,
bọc bảo vệ PVC
Chiều dài [m] 10
Cable C1
Hệ số lắp đặt Kt 0.53
2
Spha [mm ] 3x300
SN [mm2] 1x95
Sụt áp
0.08
∆U%
Ngán
mạch lớn
17.2989
nhất ISC
[kA
Circuit 2: nối từ máy phát về thanh cái tủ phân phối
NS 800N
In [A] 800
Trip Unit Micrologic 5.0
Hệ số chỉnh định bảo
0.95
Circuit vệ quá tải
Breaker Ir [A] 760
(CB) Q2 Hệ số chỉnh bảo vệ
2.5
từ
Im [A] 1900
Thời gian cắt ngắn
50
mạch tm [ms]
Cu – Đơn lõi – Chôn ngầm dưới đất,
bọc bảo vệ PVC
Chiều dài [m] 10
Cable C2
Hệ số lắp đặt Kt 0.53
Spha [mm2] 3x300
2
SN [mm ] 1x95
Sụt áp
0.06
∆U%
Ngán
mạch lớn
2.6460
nhất ISC
[kA
Circuit 4: nối từ tủ phân phối chính đến tải nhóm 1
NSX630F IScmax=36kA
In [A] 630
Circuit Trip Unit Micrologic 2.3
Breaker
Hệ số chỉnh định bảo 0.79 x 0.96 =
(CB) Q4
vệ quá tải 0.76
Ir [A] 479

59
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
Hệ số chỉnh bảo vệ
5 x 0.76 = 3.79
từ
Im [A] 1815
Thời gian cắt ngắn
50
mạch tm [ms]
KSA800
Busbar
Chiều dài [m] 30
trunking
In [A] 800
system
Tính tại đầu
(BTS) C4 ∆U% 0.67%
cuối
Sụt áp
0.75
∆U%
Ngắn
mạch lớn
17.2989
nhất ISC
[kA
Circuit 5: nối từ tủ phân phối chính đến tải nhóm 2
NSX630F IScmax =36kA
In [A] 630
Trip Unit Micrologic 2.3
Hệ số chỉnh định bảo 0.71 x 0.96 =
Circuit vệ quá tải 0.68
Breaker Ir [A] 428
(CB) Q5 Hệ số chỉnh bảo vệ
5 x 0.68 = 3.41
từ
Im [A] 1460
Thời gian cắt ngắn
50
mạch tm [ms]
Busbar KSA800
trunking Chiều dài [m] 30
system In [A] 800
(BTS) C5 ∆U%
Sụt áp
0.6
∆U%
Ngán
mạch lớn
17.2989
nhất ISC
[kA]
Circuit 6: nối từ tủ phân phối chính đến tải nhóm 3
C60L IScmax =25kA
Circuit In [A] 60
Breaker Trip Unit C Type C
(CB) Q6 Hệ số chỉnh định bảo
-
vệ quá tải

60
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
Ir [A] 16
Hệ số chỉnh bảo vệ
-
từ
Im [A] -
Thời gian cắt ngắn
50
mạch tm [ms]
Cu – đơn lõi-bọc cách điện PVC-đi trên
máng cáp đục lỗ
Chiều dài [m] 20
Hệ số lắp đặt Kt 0.98
Cable C6
A2S 8265625
I2t 76800
Spha [mm2] 1x25
SN [mm2] 1x16
Sụt áp
0.17
∆U%
Ngắn
mạch lớn
17.2989
nhất ISC
[kA]
Circuit 7: nối từ tủ phân phối chính đến tủ tụ bù
C60L IScmax=25kA
In [A] 63
Trip Unit C
Trip unit rating [A] 10
Hệ số chỉnh định bảo
Circuit -
vệ quá tải
Breaker
(CB) Q7 Ir [A] 10
Hệ số chỉnh bảo vệ
-
từ
Im [A] -
Thời gian cắt ngắn
-
mạch tm [ms]

Chiều dài [m] 20


Hệ số lắp đặt Kt 0.98
Cable C7 A2S 8265625
I2t 30000
Spha [mm2] 1x25
SN [mm2] 1x16
Sụt áp
0.09
∆U%
Ngắn
17.2989
mạch lớn

61
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
nhất ISC
[kA]
Công suất bù [kVar] 5.0
Điện áp hoạt động
400
[V]
Tụ bù Tần số [Hz] 50
Type of
Classic
Compensation
Incoming CB NSX100N

 Tủ phân phối nhóm 1 (khu A)


Circuit 51: nhánh nối từ circuit 4 tủ phân phối chính
NSX630F IScmax=36kA
In [A] 630
Trip Unit Micrologic 2.3
Hệ số chỉnh định 0.79 x 0.92 =
bảo vệ quá tải 0.73
Circuit Breaker Ir [A] 460
Q51 Hệ số chỉnh bảo
5 x 0.76 = 3.65
vệ từ
Im [A] 1680
Thời gian cắt
ngắn mạch tm 20
[ms]
Cáp nối từ đầu ra CB Q51 đến thanh
cái trong tủ phân phối nhóm 1 là
Cable C51
thanh dẫn rất ngắn nên có thể bỏ
qua phần tính toán.
Sụt áp ∆U% 0.8
Ngắn mạch lớn
14.9535
nhất ISC [kA]
Circuit2: nối từ tủ phân phối ra nhánh 1.1
NSX160B IScmax=25kA
In [A] 160
Trip Unit TM-D
Trip unit rating
Circuit Breaker Q2 125A
[A]
Hệ số chỉnh định
-
bảo vệ quá tải
Ir [A] -

62
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
Hệ số chỉnh bảo
-
vệ từ
Im [A] 1250
Thời gian cắt
ngắn mạch tm 10
[ms]
Cu-3 lõi – bọc cách điện PVC
Chiều dài [m] Nhỏ Đi trong tủ
Cable C2 Hệ số lắp đặt Kt 0.89
2
Spha [mm ] 1x70
SN [mm2] 1x35
Sụt áp ∆U% 0.88
Ngắn mạch lớn
14.7428
nhất ISC [kA]
Circuit8: máy tiện A 1.1
NSX100B IScmax=25kA
In [A] 100
Trip Unit Micrologic 2.2M Bảo vệ động cơ
Trip unit rating
50
[A]
Hệ số chỉnh định
0.8
bảo vệ quá tải
Circuit Breaker Q8
Ir [A] 40.0
Hệ số chỉnh bảo
13
vệ từ
Im [A] 520
Thời gian cắt
ngắn mạch tm 5
[ms]
LC1D80
Contactor
Coordination Type2
Cu-đa lõi -chôn ngầm có lớp bảo vệ-
cách điện PVC
Chiều dài [m] 5
Cable C8
Hệ số lắp đặt Kt 0.89
2
Spha [mm ] 10
SN [mm2] 10
Sụt áp ∆U% 1.04
Ngắn mạch lớn
14.0117
nhất ISC [kA]
Circuit 11: máy tiện A 1.2 Giống Circuit 8
Circuit 12: máy tiện B 1.1
Circuit Breaker LUB32 50kA
Q12 In [A] 32

63
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
Trip Unit LUCA
Trip unit rating
18
[A]
Hệ số chỉnh định
-
bảo vệ quá tải
Ir [A] 16
Hệ số chỉnh bảo
-
vệ từ
Im [A] 227
Thời gian cắt
ngắn mạch tm 5
[ms]
Contactor -
Cu-đa lõi -chôn ngầm có lớp bảo vệ-
cách điện PVC
Chiều dài [m] 5
Cable C12
Hệ số lắp đặt Kt 0.89
Spha [mm2] 1x4 KQ -1.5 mm2
SN [mm ]2
1x4 Chọn 4 mm2
Sụt áp ∆U% 1.5
Ngắn mạch lớn
9.7264
nhất ISC [kA]
Circuit 52: máy tiện B 1.2 Giống circuit 12
Circuit 3: nhánh 1.2
NSX160B 16kA
In [A] 160
Trip Unit TM-D
Hệ số chỉnh định
-
bảo vệ quá tải
Circuit Breaker Q3 Ir [A] 125
Hệ số chỉnh bảo
-
vệ từ
Im [A] 1250
Thời gian cắt
ngắn mạch tm 10
[ms]
Chiều dài [m] 5
Hệ số lắp đặt Kt 0.89
Cable C3
Spha [mm2] 1x95
SN [mm2] 1x50
Sụt áp ∆U% 0.87
Ngắn mạch lớn
14.7428
nhất ISC [kA]
Circuit 14: máy tiện A 2.1 Chọn thiết bị
64
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
Circuit 17: máy tiện A 2.2 giống Circuit 8
Circuit 20: máy tiện A 2.3
Circuit 21: máy tiện CNC 2.1
Integral32 130kA
In [A] 25
Trip Unit
Hệ số chỉnh định
-
bảo vệ quá tải
Circuit Breaker Ir [A] 23
Q21 Hệ số chỉnh bảo
-
vệ từ
Im [A] 300
Thời gian cắt
ngắn mạch tm 5
[ms]
Chiều dài [m] 5
Hệ số lắp đặt Kt 0.89
Cable C21
Spha [mm2] 1x4
SN [mm2] 1x4
Sụt áp ∆U% 1.28
Ngắn mạch lớn
11.9725
nhất ISC [kA]
Giống Circuit 2:
Circuit 4: nhánh 1.3
nhánh 1.1
Circuit 23: máy bào 3.1
Giống Circuit12:
Circuit 26: máy bào 3.2
máy tiện B1.1
Circuit 29: máy bào 3.3
Circuit 32: máy phay 3.1 Giống Circuit121:
máy tiện CNC
Circuit 33: máy phay 3.2 2.1
Giống Circuit 2:
Circuit5: nhánh 1.4
nhánh 1.1
Circuit 35: máy dao 4.1 Giống Circuit121:
Circuit 38: máy doa 4.2 máy tiện CNC
Circuit 41: máy dao 4.3 2.1
Circuit 44: máy tiện B 4.1 Giống Circuit12:
Circuit 48: máy khoan 4.1 máy tiện B1.1
Circuit6: nhánh 1.5 - Ổ Cắm
C60H 15kA
In [A] 63
Trip Unit C
Circuit Breaker Q6
Hệ số chỉnh định
-
bảo vệ quá tải
Ir [A] 32

65
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
Hệ số chỉnh bảo
-
vệ từ
Im [A] -
Chiều dài [m] 5
Hệ số lắp đặt Kt 0.89
Cable C6
Spha [mm2] 1x6
SN [mm2] 1x6
Sụt áp ∆U% 1.02
Ngắn mạch lớn
14.7428
nhất ISC [kA]
10 nhánh tương
Circuit 49: phân phối ổ cắm
tự
DT40 6kA
In [A] 40
Trip Unit C
Hệ số chỉnh định
-
bảo vệ quá tải
I [A] 32
Circuit Breaker r
Q49 Hệ số chỉnh bảo
-
vệ từ
Im [A] -
Cu-đơn lõi- cách điện PVC – chôn
ngầm
Chiều dài [m] 5
Cable C49
Hệ số lắp đặt Kt 0.89
Spha [mm2] 1x6
SN [mm2] 1x6
Sụt áp ∆U% 1.23
Ngắn mạch lớn
9.2956
nhất ISC [kA]

 Tủ phân phối nhóm 2 (khu B)


Khu B dùng các tải động cơ tương tự khu A nên việc chọn CB, cáp,
Contactor… gần với thiết bị được dùng trong khu A.
 Tủ phân phối nhóm 3 (chiếu sáng)

66
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
New1.hil
Circuit6
W1 Circuit1

iDPN.N-6.00 A
Q2 C
Ir=6.0 A
Im(Isd)=51 A

F-20.0m-dU=0.04%
Ph=1x25.0-Copper
C2 N=PE(N)
PE=1x16.0-Copper Ikmax=6.62 kA
B3
DT40-6.00 A C60a-3.00 A DT40-6.00 A
Q8 C Q5 C Q11 C
Ir=6.0 A Ir=3.0 A Ir=6.0 A
Im(Isd)=51 A Im(Isd)=26 A Im(Isd)=51 A

F-5.0m-dU=0.00% F-5.0m-dU=0.00% F-5.0m-dU=0.00%


Ph=1x25.0-Copper Ph=1x25.0-Copper Ph=1x25.0-Copper
C8 N=PE(N) C5 N=PE(N) C11 N=PE(N)
PE=1x16.0-Copper PE=1x16.0-Copper
Ikmax=6.05 kA PE=1x16.0-Copper
F-5.0m-dU=0.00% B7 F-5.0m-dU=0.00%
Ph=1x25.0-Copper iDPN.N-3.00 A iDPN.N-1.00 A Ph=1x25.0-Copper
N=PE(N) Q9 C Q10 C N=PE(N)
D8 Ir=3.0 A Ir=1.0 A D11
PE=1x16.0-Copper Im(Isd)=26 A Im(Isd)=9 A PE=1x16.0-Copper

Ikmin=1.65 kA F-5.0m-dU=0.00% F-5.0m-dU=0.00% Ikmin=1.65 kA


E8 id=1.65kA Ph=1x25.0-Copper Ph=1x25.0-Copper E11 id=1.65kA
C9 N=PE(N) C10 N=PE(N)
dU total=0.23 % PE=1x16.0-Copper PE=1x16.0-Copper dU total=0.23 %
F-5.0m-dU=0.00% F-5.0m-dU=0.00%
x1 Ph=1x25.0-Copper Ph=1x25.0-Copper x1
N=PE(N) N=PE(N)
D9 D10
PE=1x16.0-Copper PE=1x16.0-Copper

Ikmin=1.54 kA Ikmin=1.54 kA
E9 id=1.54kA E10 id=1.54kA
dU total=0.23 % dU total=0.23 %

x1 x1

4. Lựa chọn thiết bị bảo vệ máy biến áp (T1)


Connection to networks : IM 375 – incoming or outgoing unit
Protection: QM 375 - fuses – switch combination unit
MV metering: CM 375 – voltage transformers for mains with earthed
neutral system (TN-C)

67
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
Nguyên tắc chọn chì bảo vệ máy biến áp:
 Ichì (0.1s) > 12 IN máy biến áp
 1.4 IbMBA < IN chì
 IN máy biến áp / USC % > I3
Dòng làm việc định mức phía sơ cấp máy biến áp
Ib = = = 19.24 [A]
√ √
Dòng làm việc cực đại (có xét đến điều kiện quá tải cực đại cho phép của
máy biến áp)
Ibmax = 1.4 Ib = 1.4 x 19.24 = 27 [A]
Dòng định mức của chì : IN chì > 1.4 Ib = 27 [A]
Dòng chảy nhỏ nhất (dòng giới hạn nhỏ nhất bảo đảm chì sẽ ngắt bảo vệ
MBA) : I3 = (2-6) IN chì
.
I3 < IN máy biến áp / USC % = = 481 [A]
.
Chọn chì: Fusarc – 50A bảo vệ cho MBA 500kVA – 15kV phía sơ cấp
Tra thông số chì vừa chọn: Iminchi (0.1s) = 401.7 [A] > 12 IN máy biến áp = 230 [A]
5. Thiết kế chống sét trực tiếp
Bước 1: khởi động chương trình Benji → Design → Nhập tên công trình
thiết kế “PHAN XUONG CO KHI” → OK
Bước 2: Tạo phần cấu trúc công trình và nhập kích thước Height – Length -
Width ( chiều cao – chiều dài – chiều rộng)
Tòa nhà đầu tiên tượng trưng cho phân xương cơ khí có kích thước: chiều
cao 8m – chiều dài 30m – chiều rộng 9m.
Tòa nhà thứ hai tượng trưng cho phần mái của phân xưởng cơ khí có kích
thước: chiều cao 2m – chiều dài 30m – chiều rộng 3m. Tòa nhà này đặt ở giữa
tòa nhà thứ nhất.

Bước 3: Nhập kim thu sét

68
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
Nhấp vào biểu tượng New Dynasphere . Sau đó, dịch chuyển kim thu sét đến
vị trí trung tâm phân xưởng trên phần mái.
 Mast Height (Chiều cao kim thu sét): 5m
 Protection Radius (Bán kính bảo vệ): 45 m
 Protection Level (Mức bảo vệ): 98%
Bước 4: Kiểm tra kết quả
Kiểm tra mặt bằng, mặt cắt vùng bảo vệ.

69
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

70
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
6. Thiết kế hệ thống chống sét lan truyền trên đường dây truyền tải

7. Thiết kế hệ thống cọc nối đất


a. Yêu cầu thiết kế
Trong phân xưởng thiết kế hai hệ thống nối đất:
 Hệ thống nối đất chống sét trực tiếp: có điện trở nối đất yêu cầu R1
<10Ω. Hệ thống này gồm 6 cọc nối đất chôn cách nhau 3.5m và liên
kết nhau bằng cáp đồng trần.
 Hệ thống nối đất cho tiếp điểm tiếp đất của vỏ thiết bị và van chống sét
lan truyền: có điện trở yêu cầu R2 < 4Ω. Hệ thống này gồm 48 cọc,
phân bố đều quanh phân xưởng
Vật liệu thiết bị nối đất:
 Cọc thép bọc đồng: chiều dài l = 3m, tiết diện Φ = 16mm
 Cáp liên kết: đồng trần, tiết diện S = 50mm2 → Φ = 8mm. Chôn sâu
0.5m dưới mặt đất.
 Hóa chất GEM : giảm điện trở nối đất
Điện trở suất tính toán:
 Phân xưởng được xây dựng tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Loại
đất đặc trưng khu vực là đất sét pha cát, ít sỏi.
 Trị trung bình điện trở suất của đất ρ = 50-500 Ωm (số liệu theo giáo
trình An Toàn Điện – Phan Thị Thu Vân – NXB ĐHQG TP.HCM)
 Ta chọn ρ = 300 Ωm và sử dụng hình thức nối đất tập trung với lcọc =
2÷3m
b. Sử dụng phần mềm GEM thiết kế hệ thống nối đất
Bước 1: Tính toán điện trở cọc nối đất chống sét trực tiếp
Nhấp “Gem Calculation → Multiple Ground Rods in a Lines with GEM”

Hệ thống nối đất gồm 6 cọc xếp thẳng hàng cách nhau 3.5m
 Resistivity of Soil [ohm-m]: 300

71
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
 Length of Ground Rods [m]: 3
 Diameter of Ground Rods [cm]: 0.16
 Diameter of Holes [cm] ( đường kính của hố đào chứa hóa chất nếu
phương pháp thiết kế có dùng hóa chất): 0.16
 Spacing between Rods [m] : 3.5
 Number og Rods : 6

Nhấp Calculate:
 Điện trở nối đất của hệ thống cọc: 18.014Ω
 Số lượng hóa chất GEM sử dụng: 19 bao
Bước 2: tính toán điện trở dây nối hệ thống nối đất chống sét trực tiếp
Nhấp “ Bare Ground Wire in a Line with Line”
 Length of wire [m] (chiều dài dây cáp): 20
 Diameter of Wire [cm] (tiết diện cáp): 0.8
 Depth of Wire [m]: độ sâu chôn dây
 Width of treach [cm] (đường kính rãnh chôn dây): 12
 Thickness of Gem [cm] (độ dày lớp hóa chất): 5

72
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

Nhấp Calculate:
 Điện trở nối đất của hệ thống cọc:20.388Ω
 Số lượng hóa chất GEM sử dụng: 11 bao
Điện trở tương đương của hệ thống nối đất chống sét trực tiếp chính là điện
trở tương đương của hệ thống cọc nối đất và hệ thống cáp nối cọc có điện trở
song song
. .
R1 = Rcọc // Rdây = = 9.56 Ω < 10Ω (đạt yêu cầu)
. .
Bước 3: Tính toán hệ thống cọc nối đất vỏ thiết bị và chống sét lan truyền
 Tính toán tương tự cho hệ cọc như bước 1
Hệ thống nối đất gồm 28 cọc xếp thẳng hàng cách nhau 3.5m
 Resistivity of Soil [ohm-m]: 300
 Length of Ground Rods [m]: 3
 Diameter of Ground Rods [cm]: 0.16
 Diameter of Holes [cm] ( đường kính của hố đào chứa hóa chất nếu
phương pháp thiết kế có dùng hóa chất): 0.16
 Spacing between Rods [m] : 3.5
 Number og Rods : 28

73
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

Nhấp Calculate:
 Điện trở nối đất của hệ thống cọc: 5.279Ω
 Số lượng hóa chất GEM sử dụng: 84 bao
 Tính toán điện trở dây nối các cọc như bước 2
 Length of wire [m] (chiều dài dây cáp): 20
 Diameter of Wire [cm] (tiết diện cáp): 0.8
 Depth of Wire [m]: độ sâu chôn dây
 Width of treach [cm] (đường kính rãnh chôn dây): 12
 Thickness of Gem [cm] (độ dày lớp hóa chất): 5

Nhấp Calculate:
 Điện trở nối đất của hệ thống cọc: 5.614Ω
 Số lượng hóa chất GEM sử dụng: 54 bao

74
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
Điện trở tương đương của hệ thống nối đất an toàn chính là điện trở tương
đương của hệ thống cọc nối đất và hệ thống cáp nối cọc có điện trở song song
. .
R1 = Rcọc // Rdây = = 2.72 Ω < 4Ω (đạt yêu cầu)
. .

8. Thực hiện bản vẽ bằng phần mềm Microsoft Office Visio


Việc thực hiện các bản vẽ báo cáo trong dự án thiết kế đóng vai trò rất quan
trọng và chiếm rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, do phần mềm các phần mềm vẽ
CAD chuyên nghiệp thường không có hỗ trợ các công cụ và thư viện cụ thể cho
thiết kế điện nên gây rất nhiều khó khăn khi thực hiện một bản vẽ chi tiết.
Vì vậy, việc áp dụng phần mềm Microsoft Office Visio sẽ đơn giản hóa các
bước thiết kế và rút ngắn tối đa thời gian thực hiện bản vẽ.
Các bản vẽ được thực hiện gồm:
1. Sơ đồ mặt bằng phân xưởng
2. Sơ đồ hệ thống động lực
3. Sơ đồ hệ thống chiếu sáng
4. Sơ đồ phân nhóm phụ tải
5. Sơ đồ phân nhóm MDB
6. Sơ đồ phân nhóm DB-1
7. Sơ đồ phân nhóm DB-2
8. Sơ đồ phân nhóm DLB
9. Sơ đồ trạm biến áp
10. Bản vẽ hệ thống chống sét trực tiếp
11. Sơ đồ mặt bằng nối đất phân xưởng
Chi tiết các bản vẽ nêu trên được trình bày trong phần Phụ lục.

75
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
PHỤ LỤC

Các bản vẽ thiết kế


1. Sơ đồ mặt bằng phân xưởng
2. Sơ đồ hệ thống động lực
3. Sơ đồ hệ thống chiếu sáng
4. Sơ đồ phân nhóm phụ tải
5. Sơ đồ phân nhóm MDB
6. Sơ đồ phân nhóm DB-1
7. Sơ đồ phân nhóm DB-2
8. Sơ đồ phân nhóm DLB
9. Sơ đồ trạm biến áp
10. Bản vẽ hệ thống chống sét trực tiếp
11. Sơ đồ mặt bằng nối đất phân xưởng

76
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

77
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

Trạm biến áp Minh họa cách đi


ngầm cáp từ Trạm
Tủ phân phối chính biến áp
Tủ phân phối khu vực
Tủ chiếu sáng
Tủ tụ bù Minh họa đi cáp trên
máng cáp đục lỗ

MBA và Máy phát

2 3 3 3 Tủ phân phối chính


Khu C 9 9
5 5
Tủ phân phối phụ
Điều khiển chiếu sáng
3 3 6 Tủ tụ bù
9 5 10 10

Khu A Khu B
Tủ phân phối phụ khu A Tủ phân phối phụ khu B

1 1 1

12 12 7 7

2 4 8 5
Phòng điều hành

2 4 4 5 8 8 11 11 10

ĐỒ ÁN 2:
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CAD TRONG THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN CHO PHÂN XƯỞNG SINH VIÊN: PHẠM PHÚ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH
CƠ KHÍ MSSV : 40801276
KHOA TP.HỒ CHÍ MINH
-----
NODE: TITLE:
KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ SƠ ĐỒ KẾT NỐI PHẦN ĐỘNG LỰC NGÀY BÁO CÁO: 16 / 12 / 2012
NO.:

78
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

Trạm biến áp Minh họa cách đi


ngầm cáp từ Trạm
Tủ phân phối chính biến áp
Tủ phân phối khu vực
Tủ chiếu sáng
Minh họa cáp đèn đi
Tủ tụ bù trên máng cáp đục lỗ

Đèn Metal Halide

Đèn huỳnh quang

MBA và Máy phát

Tủ phân phối Tủ phân phối phụ


5m
chính
Tủ tụ bù
Khu C Điều khiển chiếu
sáng

Tủ phân phối phụ khu A Tủ phân phối phụ khu B


1.4m 5.2 m

3m
5.5 m

5.5 m
Khu A Khu A

0.5 m 5m 0.5 m
2m
1.75 m

1.2 m

1.75 m
1m
Phòng điều hành

ĐỒ ÁN 2:
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CAD TRONG THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN CHO PHÂN XƯỞNG SINH VIÊN: PHẠM PHÚ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH
CƠ KHÍ MSSV : 40801276
KHOA TP.HỒ CHÍ MINH
-----
NODE: TITLE:
KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ SƠ ĐỒ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG NGÀY BÁO CÁO: 16 / 12 / 2012
NO.:

79
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

ĐƯỜNG DÂY TRÊN KHÔNG 15kV

MDB ( Main Distribution Board) : Tủ phân phối chính


FUSES
DB ( Distribution Board ) : Tủ phân phối phụ

DLB ( Distribution Light Board ) : Tủ phân phối chiếu sáng MÁY BIẾN ÁP –
500kVA

MDB MCCB

MCCB-1 MCCB-2 MCCB-3 MCCB-4

DB1 DB2 DLB

DỰ PHÒNG

3 3 1 4 10 9 7 11

3 3 1 4 5 9 7 11
KHU KHU

2 3 1 4 5 9 12 10 A KHU C & B
PHÒNG
ĐIỀU
2 6 5 2 1 12 8 HÀNH

5 8 8

ĐỒ ÁN 2:
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CAD TRONG THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN CHO PHÂN XƯỞNG SINH VIÊN: PHẠM PHÚ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH
CƠ KHÍ MSSV : 40801276
KHOA TP.HỒ CHÍ MINH
-----
KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ SƠ ĐỒ PHÂN NHÓM PHỤ TẢI NGÀY BÁO CÁO: 16 / 12 / 2012

80
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

MÁY BIẾN ÁP MÁY PHÁT DỰ PHÒNG

Dây pha - 3x300 mm2 – Cu - PVC Dây pha - 3x300 mm2 – Cu - PVC
Dây N – 1x95 mm2 – Cu - PVC Dây N – 1x95 mm2 – Cu - PVC

2x3A R Y B 2x3A R Y B
MCCB 3P MCCB 3P
NS 800N NS 800N
In=800A In=800A

MDB Ir=0.9 In
Im=10 Ir
MICROLOGIC 5.0
S
T
E O
ATS Ir=0.9 In
Im=10 Ir
MICROLOGIC 5.0
S
T
E O
F C F C

4 CT

0-
V/S
500V
V

2x3A R Y B

V/S 0-4000A
APFC V

3 x CT
S1 S5

NSX 630F NSX 630F C60L


In=630A In=630A In=60A
Ir=0.76 In Ir=0.68 In Ir=16A
Im=5 Ir Im=5 Ir Im=85A
MICROLOGIC 2.3 MICROLOGIC 2.3 TYPE C Dây pha – 1X25 mm2 –

Dây N – 1X16 mm2 –

BUSBAR RUNKING BUSBAR RUNKING


Cu - PVC

KSA 800
Cu - PVC

KSA 800
In=800A In=800A

40 kVA 40 kVA
CAPACITOR BANK CAPACITOR BANK

5 X 40 kVAR

DB1 DB2 DLB DỰ PHÒNG

ĐỒ ÁN 2: SINH VIÊN: PHẠM PHÚ MINH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HỒ ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CAD TRONG THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN CHO PHÂN XƯỞNG CƠ KHÍ MSSV : 40801276
CHÍ MINH
-----
KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
SƠ ĐỒ TỦ PHÂN PHỐI CHÍNH - MDB NGÀY BÁO CÁO: 16 / 12 / 2012

81
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

2x3A R Y B
DB1
NSX 630F
In=630A
Ir=0.73 In
Im=5 Ir

NSX 160B – TM-D NSX 160B – TM-D NSX 160B – TM-D NSX 160B – TM-D C60H
In=160A In=160A In=160A In=160A In=63A
Ir=125 A Ir=125 A Ir=125 A Ir=125 A Ir=32 A
Im=1250A Im=1250A Im=1250A Im=1250A

DÂY PHA – 1x95mm2 – Cu – PVC – D


DÂY PHA – 1x70mm2 – Cu – PVC – D

DÂY N – 1x50mm2 – Cu – PVC - D


3 3 1 4
DÂY N – 1x35mm2 – Cu – PVC - D

DÂY PHA – 1x50mm2 – Cu – PVC – D


DÂY PHA – 1x95mm2 – Cu – PVC – D

DÂY PHA – 1x6mm2 – Cu – PVC – D


DÂY N – 1x25mm2 – Cu – PVC - D
DÂY N – 1x50mm2 – Cu – PVC - D

DÂY N – 1x6mm2 – Cu – PVC - D


3 3 1 4

2 3 1 4

2 6 5 2

5 8
10 Ổ CẮM

ĐỒ ÁN 2:
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CAD TRONG THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN CHO SINH VIÊN: PHẠM PHÚ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH
PHÂN XƯỞNG CƠ KHÍ MSSV : 40801276
KHOA TP.HỒ CHÍ MINH
-----
KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ SƠ ĐỒ TỦ PHÂN PHỐI DB-1 NGÀY BÁO CÁO: 16 / 12 / 2012

82
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

2x3A R Y B

DB-2
NSX 630F
In = 630A
Ir = 0.65 In
Im = 5 Ir

NSX 160B – TM-D NSX 160B – TM-D NSX 160B – TM-D NSX 160B – TM-D C60H - C
In = 80A In = 100A In = 160A In = 160A In = 32A
Ir = 80A Ir = 100A Ir = 160A Ir = 160A Ir = 32A
Im = 800A Im = 1000A Im = 1250A Im = 1250A

DÂY PHA – 1x50mm2 – Cu – PVC – D

DÂY PHA – 1x95mm2 – Cu – PVC – D


DÂY PHA – 1x35mm2 – Cu – PVC – D

DÂY N – 1x25mm2 – Cu – PVC - D

DÂY N – 1x50mm2 – Cu – PVC - D


10 9 7 11
DÂY N – 1x25mm2 – Cu – PVC - D

DÂY PHA – 1x95mm2 – Cu – PVC – D

DÂY PHA – 1x25mm2 – Cu – PVC – D


DÂY N – 1x50mm2 – Cu – PVC - D

DÂY N – 1x16mm2 – Cu – PVC - D


5 9 7 11

5 9 12 10

1 12 8

8
10 x Ổ CẮM

ĐỒ ÁN 2:
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CAD TRONG THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN CHO PHÂN XƯỞNG SINH VIÊN: PHẠM PHÚ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH
CƠ KHÍ MSSV : 40801276
KHOA TP.HỒ CHÍ MINH
-----
KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ SƠ ĐỒ TỦ PHÂN PHỐI DB-2 NGÀY BÁO CÁO: 16 / 12 / 2012

83
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

ĐÈN METAL HALIDE - TE 250M E17W

ĐÈN HUỲNH QUANG T8 - CRRS 2 32 TUBI SSR

DLB C60a – C
In = 6A
Ir = 6A
Im = 51A

C60a – C C60a – C C60a – C


In = 3A In = 3A In = 3A
Ir = 3A Ir = 3A Ir = 3A
Im = 26A Im = 26A Im = 26A

P = 250W P = 250W

C60a – C C60a – C
P = 250W P = 250W
In = 3A In = 1A
Ir = 3A Ir = 1A
Im = 26A Im = 9A

DÂY PHA – 1x25mm2 – Cu – PVC


P = 250W P = 32 x 2 W
P = 250W P = 250W

DÂY PHA – 1x25mm2 – Cu – PVC


DÂY N – 1x16mm2 – Cu - PVC

DÂY N – 1x16mm2 – Cu - PVC


DÂY PHA – 1x25mm2 – Cu – PVC

DÂY PHA – 1x25mm2 – Cu – PVC


DÂY N – 1x16mm2 – Cu - PVC

DÂY N – 1x16mm2 – Cu - PVC


P = 250W P = 32 x 2 W
P = 250W P = 250W

P = 32 x 2 W
P = 250W P = 250W

P = 32 x 2 W

P = 250W P = 250W

ĐỒ ÁN 2:
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CAD TRONG THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN CHO SINH VIÊN: PHẠM PHÚ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH
PHÂN XƯỞNG CƠ KHÍ MSSV : 40801276
KHOA TP.HỒ CHÍ MINH
-----
KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ SƠ ĐỒ PHÂN PHỐI TỦ DLB NGÀY BÁO CÁO: 16 / 12 / 2012

84
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

ĐƯỜNG DÂY TRÊN KHÔNG 15kV

3 Chì Fusarc – 50A

kWh Công tơ
CT
điện 3 pha

PT

Máy biến áp 3 pha –


500kVA
15 / 0.4kV

MCCB 3P
Q1 NS800N
In = 800 A
Ir = 0.9 In
Im = 10 Ir
Trip Unit – Micrologic
5.0

ĐỒ ÁN 2:
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CAD TRONG THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN CHO PHÂN XƯỞNG SINH VIÊN: PHẠM PHÚ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH
CƠ KHÍ MSSV : 40801276
KHOA TP.HỒ CHÍ MINH
-----
KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ SƠ ĐỒ TRẠM BIẾN ÁP NGÀY BÁO CÁO: 16 / 12 / 2012

85
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

1 Kim thu sét phóng điện sớm DYNASHERE

2 Cột đỡ bằng nhôm 5m

3 Cáp đồng trần tiết diện 50mm2

4 3m cáp - tính từ mặt đất được bọc ống PVC

PHÂN XƯỞNG CƠ KHÍ


5 Cọc thép bọc đồng 3m – Φ16mm

1
R = 45 m

ĐỒ ÁN 2:
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CAD TRONG THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN CHO SINH VIÊN: PHẠM PHÚ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH
PHÂN XƯỞNG CƠ KHÍ MSSV : 40801276
KHOA TP.HỒ CHÍ MINH
-----
KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ BẢN VẼ HỆ THỐNG CHỐNG SÉT TRỰC TIẾP NGÀY BÁO CÁO: 16 / 12 / 2012

86
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276

Cáp đồng 50 mm2

Cọc nối đất – 3m – d=16mm

Bản đồng nối đất 21 m

PEC

Hộp kiểm tra nối đất HỆ THỐNG NỐI ĐẤT CHỒNG SÉT
DẪN ĐẾN KIM THU SÉT
TRỰC TIẾP

MẶT BẰNG PHÂN XƯỞNG CƠ KHÍ

3.5 m
HỆ THỐNG NỐI ĐẤT AN TOÀN &
CHỐNG SÉT LAN TRUYỀN

3.5 m

ĐỒ ÁN 2:
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CAD TRONG THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN CHO SINH VIÊN: PHẠM PHÚ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH
PHÂN XƯỞNG CƠ KHÍ MSSV : 40801276
KHOA TP.HỒ CHÍ MINH
-----
KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ SƠ ĐỒ MẶT BẰNG NỐI ĐẤT PHÂN XƯỞNG NGÀY BÁO CÁO: 16 / 12 / 2012

87

You might also like