You are on page 1of 23

Autodesk Revit Architecture 2009 - Tường kính 1

Mục lục
V.1 MẶT PHẲNG LÀM VIỆC - WORK PLANES ............................................................. 2
V.1.1 MẶT PHẲNG QUI CHIẾU - REFERENCE PLANE ...................................................... 2
V.1.1.1 Tạo mặt phẳng qui chiếu............................................................................................... 2
V.1.1.2 Sửa mặt phẳng qui chiếu ............................................................................................... 3
V.1.2 MẶT PHẲNG LÀM VIỆC - WORK PLANE.................................................................. 4
V.1.2.1 Chọn mặt phẳng làm việc ............................................................................................. 4
V.1.2.2 Cho hiện mặt phẳng làm việc ........................................................................................ 5
V.1.2.3 Thay đổi mặt phẳng làm việc của các đối tượng ............................................................ 6
V.2 CÁC TẤM NGĂN - CURTAIN ELEMENTS ............................................................... 6
V.2.1 TƯỜNG NGĂN - CURTAIN WALL .............................................................................. 8
V.2.1.1 Tạo tường ngăn ............................................................................................................ 8
V.2.1.2 Chọn chức năng của tường ........................................................................................... 8
V.2.2 HỆ THỐNG VÁCH, MÁI CHE - CURTAIN SYSTEMS ................................................ 9
V.2.2.1 Tạo hệ thống vách ngăn theo hình phác - Curtain System by Lines ............................ 9
V.2.3 LƯỚI CHIA Ô - GRID LINES ...................................................................................... 10
V.2.3.1 Tạo lưới (Grid) dùng lệnh thay đổi cấu trúc tường hoặc hệ thống tấm ngăn ................. 10
V.2.3.2 Dùng lệnh Curtain Grid .............................................................................................. 11
V.2.3.3 Dùng lệnh Create Similar - tạo đối tượng đồng dạng ................................................... 12
V.2.3.4 Thay đổi lưới .............................................................................................................. 12
V.2.4 TẤM PANEN - CURTAIN PANEL .............................................................................. 14
V.2.4.1 Chọn kiểu tấm panen cho cả bức tường ....................................................................... 15
V.2.4.2 Chọn tấm panen cho từng ô ........................................................................................ 16
V.2.5 CHẤN SONG - MULLION........................................................................................... 17
V.2.5.1 Tạo chấn song trong lệnh tạo tường ............................................................................ 17
V.2.5.2 Dùng lệnh Mullion ..................................................................................................... 18
V.2.5.3 Thay đổi vật liệu và kích thước tiết diện chấn song ..................................................... 19
V.2.5.4 Các thanh chấn song nối góc giữa các bức tường ........................................................ 21
V.2.5.5 Chọn chấn song nhanh theo trình đơn động ................................................................. 22

Nguyễn Văn Thiệp


2 Autodesk Revit Architecture 2009 – Tường kính

Tường kính

Trong bài này, chúng ta nghiện cứu:


1. Mặt phẳng làm việc.
2. Tường, mái bằng kính và bằng tấm panel.

V.1 MẶT PHẲNG LÀM VIỆC - WORK PLANES


Các bài trước, chúng ta vẫn sử dụng các mặt bằng tầng và mặt đứng làm mặt phẳng làm
việc. Đối với các đối tượng như tường, nền, trần, mặt phẳng làm việc chính là mặt bằng cao độ
các tầng. Đối với các đối tượng kiến trúc cầu kỳ và phức tạp, Revit cung cấp cho chúng ta công
cụ tạo mặt phẳng làm việc (Work Plane) để tạo hình.
Đối với các biên dạng hình khối, mặt phẳng làm việc có thể là mặt phẳng bất kỳ trong
không gian.
Đối với các khung nhìn như mặt bằng tầng (plan), các mặt phẳng tọa độ, mặt phẳng chứa
tờ giấy vẽ, mặt phẳng làm việc được xác định tự động.
Một số khung nhìn như mặt bằng cao độ, mặt cắt, mặt phẳng chứa hình phác tạo khối
chúng ta phải tự xác định.
Trong phần này chúng ta nghiên các vấn đề sau:
• Mặt phẳng qui chiếu - Reference Plane.
• Thiết lập mặt phẳng làm việc - Setting the Work Plane.
• Cho mặt phẳng làm việc nhìn thấy - Making the Work Plane Visible.
• Tạo lưới trên mặt phẳng làm việc- Selecting the Work Plane Grid.
• Xoay mặt phẳng làm việc - Rotating a Work Plane.
• Các thành phần liên kết với mặt phẳng làm việc - Elements Associated with Work
Planes.

V.1.1 MẶT PHẲNG QUI CHIẾU - REFERENCE PLANE


Mặt phẳng qui chiếu - Reference Plane là mặt phẳng sử dụng làm mặt phẳng làm việc
để vẽ hình phác tạo các hình khối phục vụ cho việc tạo các đối tượng kiến trúc, đặc biệt là việc
tạo các hình mẫu chủng loại đồ vật thư viện - Family.

V.1.1.1 Tạo mặt phẳng qui chiếu


Lệnh tạo mặt phẳng qui chiếu được kích hoạt tại các khung nhìn mặt bằng và mặt đứng.
1. Mở khung nhìn cần thiết.
2. Ra lệnh bằng một trong các cách sau:
• Thanh lệnh:

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 - Tường kính 3

o Basics  Ref Plane


o Draft Ref Plane
3. Thanh công cụ hiện ra.

4. Có hai cách tạo mặt phẳng:

• - vẽ thành đoạn thẳng:


o Nhấn chuột xác định điểm đầu của mặt phẳng. Cạnh mép mặt phẳng hiện ra là
một đường nét đứt màu xanh lá cây.
o Nhấn điểm thứ hai. Mặt phẳng tạo ra vuông góc với mặt phẳng khung nhìn
được hiển thị là đường nét đứt màu xanh lá cây.

• - nhấn chọn đoạn thẳng đã có từ trước để tạo mặt phằng qui chiếu.
o Nhấn ON  Lock hoặc nhấn vào hình chiếc khóa để khóa mặt phẳng, không
thay đổi được vị trí.
o Offset: khoảng cách giữa mặt phẳng sẽ tạo và đường sẽ vẽ.
o Nếu có các giá trị kích thước hiện ra, có thể thay đổi giá trị như với các đối
tượng khác.
5. Nhấn Modify, kết thúc lệnh.

V.1.1.2 Sửa mặt phẳng qui chiếu


1. Nhấn vào mặt phẳng cần sửa. Các tham số hiện ra ngay tại hình mặt phẳng.

2. Có thể kéo tạo bề rộng và cho góc nghiêng để thay đổi tư thế.

3. Trên thanh Options nhấn nút Properties – thông số của đối tượng. Hộp thoại
hiện ra.

Nguyễn Văn Thiệp


4 Autodesk Revit Architecture 2009 – Tường kính

4. Tại ô Name, cho tên mặt phẳng. Tên này sẽ đưa vào danh sách các mặt phẳng có trong
dự án để sử dung sau này.
5. Nhấn OK, kết thúc hộp thoại.
6. Nhấn Modify, kết thúc sửa.

V.1.2 MẶT PHẲNG LÀM VIỆC - WORK PLANE


Các mặt phẳng làm việc được mặc định khi mở khung nhìn là các mặt bằng cao độ tầng:
Levelx. Các khung nhìn còn lại đều phải xác định bằng lệnh chọn mặt phẳng làm việc.

V.1.2.1 Chọn mặt phẳng làm việc


1. Ra lệnh bằng một trong các cách sau:
• Trình đơn: Tools  Work Plane  Set Work Plane.
• Thanh công cụ:
2. Hộp thoại xuất hiện.

3. Curent Work Plane: mặt làm việc hiện hành.


Trong này có tên mặt phẳng làm việc hiện hành.
Nhấn nút Show, mặt phẳng hiện ra.
4. Specify a new Work Plane : chọn mặt làm việc khác. Tại đây nhấn chọn một trong
các phương án sau:

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 - Tường kính 5

•  Name: chọn theo tên các mặt đã có. Nhấn nút , chọn tên. Các mặt phẳng có
tên trong danh sách gồm:
o Các mặt phẳng Level x.
o Các mặt phẳng qui chiếu đã đặt tên khi tạo ra.
o Mặt phẳng đã được sử dụng lần trước.
•  Pick a plane: chọn bằng cách nhấn vào mặt đã có trong bản vẽ.
o Nhấn OK, sau đó đưa con trỏ đến mặt cần chọn, nhấn chuột.
o Có thể chọn bất kỳ mặt nào phẳng của các đối tượng đã được tạo ra trong bản
vẽ. Ví dụ: các mặt b ằn g tần g (Level), mặt tường (wall faces), mặt của mái
bằng hoặc dốc phẳng (Roof), mặt nền (Floor), mặt phẳng trần (Ceiling), mặt
liên kết của các mô hình kiến trúc, mặt hình khối ( extrusion faces), lưới
(Grid), mặt phẳng qui chiếu (reference planes).
•  Pick a line and use the work plane it was sketched in: nhấn chuột vào hình
phác để chọn mặt phẳng chứa hình phác đó làm mặt phẳng làm việc.
o Nhấn OK, sau đó đưa con trỏ đến hình phác cần chọn, nhấn chuột.

V.1.2.2 Cho hiện mặt phẳng làm việc


1. Ra lệnh bằng một trong các cách sau:
• Trình đơn: Tools  Work Plane  Work Plane Visibility.

• Thanh công cụ: .


2. Mặt phẳng làm việc hiện hành sẽ hiện ra. Nhấn ngược lại sẽ ẩn đi.

3. Thay đổi lưới trên mặt phẳng làm - Modiffy Work Plane Grid Spacing
Việc thay đổi khoảng cách của lưới trên mặt phẳng làm việc tùy theo nhu cầu bắt điểm
vào các nút lưới khi vẽ thiết kế.
• Cho hiển thị mặt phẳng làm việc.

Nguyễn Văn Thiệp


6 Autodesk Revit Architecture 2009 – Tường kính

• Nhấn trái chuột vào mặt phẳng làm việc.


• Thay đổi giá trị tại ô Spacing:

V.1.2.3 Thay đổi mặt phẳng làm việc của các đối tượng
Khi tạo các đối tượng không phải là phụ hoặc hình phác trên các mặt phẳng làm việc, các
đối tượng này gắn kết với mặt phẳng làm việc của mình. Chúng ta có thể thay đổi bằng cách
chuyển các đối tượng này sang mặt phẳng khác.
1. Nhấn chọn đối tượng cần thay đổi mặt phẳng làm việc.
2. Trên thanh Option hiện ra các nút liên quan.

3. Rehost: chọn vật chủ khác. Đối với các hình khối phụ thuộc phải có vật để gắn vào như
cửa, cửa sổ hoặc hình phác.
Sau khi nhấn nút, nhấn chọn đối tượng có mặt phẳng hoặc mặt phẳng làm việc khác.
Các đối tượng phụ thuộc được chuyển đến mặt phẳng mới.
4. Edit Work Plane: chọn mặt phẳng làm việc khác. Hộp thoại hiện ra.

5. Các phương án lựa chọn và cách làm giống như tạo mặt phẳng làm việc mới.
6. Các đối tượng phụ thuộc được chuyển đến mặt phẳng mới.

V.2 CÁC TẤM NGĂN - CURTAIN ELEMENTS


Các thành phần che chắn gồm tường ngăn ( Curtain Wall), lưới ngăn (Grid), chấn song
(Mullions). Hình dưới minh họa các đối tượng này.

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 - Tường kính 7

Một bức ngăn - Curtain Element là sự kết hợp mật thiết giữa tường, lưới khung và chấn
song. Bức ngăn được hiểu là không phải tường chịu lực được xây bằng gạch hoặc bê tông, nó là
những tấm ngăn được gia cố bằng khung, các thanh ngang, dọc được gắn trên dầm. Nó cũng có
thể gọi là tường ngăn hoặc mái che. Vì vậy, khi tạo một bức ngăn chúng ta phải làm các công
việc sau đây:
1. Tạo biên dạng. Lúc này mới có hình dạng bằng đường nét, chưa có tấm ngăn.
2. Tạo khung và thanh gia cường (Grid - lưới).
3. Chọn tấm ngăn.

Nguyễn Văn Thiệp


8 Autodesk Revit Architecture 2009 – Tường kính

V.2.1 TƯỜNG NGĂN - CURTAIN WALL


V.2.1.1 Tạo tường ngăn
Việc tạo tường được thực hiện như các loại tường khác (xem phần tạo tường). Hình dạng
của tường là bất kỳ.
1. Tại ô Type Selection, nhấn chọn Curtain wall. Có các loại tường ngăn sau:
• Curtain wall: tường ngăn thường. Tường này được tạo ra là một tấm lớn,
chưa có các lưới chia ô và các chấn song.
• Curtain wall: Exterior glazing: tường ngăn ngoài bằng kính. Tường này được tạo
ra có các lưới chia sẵn theo khoảng cách mặc định, chưa có chấn song.
• Curtain wall: Storefront: tường mặt trước cửa hàng. Tường này được tạo ra
có các lưới chia sẵn theo khoảng cách mặc định và có cả chấn song
2. Các cách tạo ra một bức tường như sau:

• - vẽ bằng công cụ vẽ phác. Xem phần vẽ tường.


• - chọn các đường đã có để tạo thành tường. Các đường này là:
Các đường vẽ bằng lệnh Lines trong Models.
Các cạnh mép của các đối tượng như mái, tấm chắn, hoặc bức tường khác.
• - chọn mặt của hình khối để tạo thành tường. Hình khối được tạo bằng lệnh
Massing.

V.2.1.2 Chọn chức năng của tường


Chọn chức năng của tường cũng giống như các loại tường khác.
1. Nhấn trái chuột vào tường đã tạo.

2. Trên thanh Options nhấn nút Properties – thông số của đối tượng. Hộp thoại
Element Properties - các thông số của đối tượng hiện ra.
3. Tại hộp thoại này, nhấn nút Edit/New – sửa thông số hoặc tạo kiểu tường mới. Nội
dung hộp thoại trở thành Type Properties – thông số của kiểu.
4. Nhấn nút tại dòng Wall Function, trong hộp thoại chọn một trong các chức năng
sau:
• Foundation: tường móng.
• Exterior: tường bao ngoài.
• Interior: tường bên trong.
• Retaining: tường ngăn.
• Soffit: tường mặt dưới bao lơn hoặc mặt dưới vòm.
5. Automatically Embed: tự động gắn kết.
• ON - tường ngăn được tự động gắn kết với các bức tường khác liền kề khi vẽ.
• OFF - không gắn kết.

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 - Tường kính 9

V.2.2 HỆ THỐNG VÁCH, MÁI CHE - CURTAIN


SYSTEMS
Hình dưới minh họa một mái vòm cũng là một đối tượng thuộc nhóm Curtain - tấm che.

Hệ thống tấm ngăn là một thành phần tổng hợp cũng như vách ngăn gồm tấm, lưới và
chấn song.
Chúng ta không thể tạo tường hoặc mái như là hệ thống tấm ngăn.

V.2.2.1 Tạo hệ thống vách ngăn theo hình phác - Curtain


System by Lines
Trong mục này, chúng ta nghiên cứu cách tạo ra một tấm che được nối từ hai đường biên
dạng là hình phác.
• Hình phác có thể lấy từ cạnh mép của các hình khối đã có như mép tầng dưới và
mép tầng trên hoặc vẽ bằng lệnh Lines.
• Hình phác phải có hai đường. Hai đường này là hai cạnh mép đáy và đỉnh của vách
ngăn.
• Hai đường này có hình dạng bất kỳ, có thể nằm trong một mặt phẳng hoặc bất kỳ
trong không gian nhưng việc nối chúng lại phải thuận lợi, không được vặn xoắn
quá mức.
1. Dùng lệnh Lines vẽ hình phác. Vẽ hai đường. Hình dưới minh họa hai đường cong nằm
trên hai tầng khác nhau.

2. Ra lệnh tạo hệ thống vách ngăn bằng một trong hai cách:
• Trình đơn: Modelling  Curtain System  Curtain System by lines.
• Thanh lệnh: Modelling  Curtain System  Curtain System by lines.

Nguyễn Văn Thiệp


10 Autodesk Revit Architecture 2009 – Tường kính

3. Nhấn chọn hai đường biên. Hai đường này có thể là:
• Vẽ bằng lệnh Lines.
• Cạnh mép của hình khối đã có như tường, mái, mái vòm v.v...
4. Trong ví dụ này chúng ta chọn hai đường cong đã vẽ.
• Kết quả là một tấm phẳng nối hai mép của biên dạng.
• Khi tạo lưới, các tấm ghép sẽ bám theo biên dạng cong.
• Càng nhiều đường lưới, hình càng bám sát biên dạng.

V.2.3 LƯỚI CHIA Ô - GRID LINES


Sau khi đã tạo được tường hoặc hệ thống tấm ngăn, chúng ta phải tạo các đường lưới chia
ô cho các đối tượng nói trên.
Lưới là vị trí của các chấn song gắn vào các vách ngăn làm nhiệm vụ giữ các tấm ngăn
cũng như gia cường cho vách hoặc hệ thống tấm ngăn.

V.2.3.1 Tạo lưới (Grid) dùng lệnh thay đổi cấu trúc tường hoặc
hệ thống tấm ngăn
Đối tượng áp dụng:
• Tường ngăn.
• Hệ thống tấm ngăn được tạo bằng lệnh Curtain System by Face - tạo hệ thống
theo mặt hình khối.
1. Nhấn trái chuột vào tường đã tạo.

2. Trên thanh Options nhấn nút Properties – thông số của đối tượng.
3. Hộp thoại Element Properties - các thông số của đối tượng hiện ra.
4. Tại hộp thoại này, nhấn nút Edit/New – sửa thông số hoặc tạo kiểu tường mới.
5. Nội dung hộp thoại trở thành Type Properties – thông số của kiểu.
• Vertical Grid Pattern: lưới dọc. Đây chính là tạo các chấn song dọc.
• Horizontal Grid Pattern: lưới ngang. Đây chính là tạo các chấn song ngang. Cả
hai lưới này đều có các tham số sau:
• Layout: sắp xếp. Tham số này thiết lập các đường lưới theo phương thẳ ng đứng
và nằm ngang của tường ngăn. Nhấn vào dòng Layout, nhấn nút , các lựa chọn
tạo lưới hiện ra bên dưới, nhấn chọn.

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 - Tường kính 11

o None: không tạo lưới.


o Fixed Distance: cho khoảng cách giữa các đường lưới. Nếu chiều rộng tường
không chia hết cho giá trị này thì khoảng dư sẽ nằm trước đường lưới đầu tiên.
o Ô Spacing được kích hoạt để nhập khoảng cách giữa các đường lưới.

o Adjust for Mullion Size:


ON - giá trị này phải tính đến cả bề rộng chấn song, nghĩa là không được cho
nhỏ hơn giá trị bề rộng chấn song.
OFF - không tính đến chấn song
o Fixed Number: cho số đường lưới. Số đường lưới này sẽ chia bề rộng tường
thành những phần bằng nhau. Khi chọn phương án này, nhấn OK, trở lại hộp
thoại trước, cho số đường lưới tại tham số Number.

o Maximum Spacing: cho khoảng trống lớn nhất. Lưới được tạo ra khi bề rộng
tường lớn hơn giá trị được xác định cho một ô lưới.
o Minimum Spacing: cho khoảng trống nhỏ nhất. Ô Spacing được kích hoạt
để nhập giá trị nhỏ nhất.

V.2.3.2 Dùng lệnh Curtain Grid


Phương án này áp dụng cho cả tường và hệ thống tấm ngăn nói chung.
1. Ra lệnh bằng một trong các cách sau:
• Trình đơn: Modelling  Curtain Grid.
• Thanh lệnh: Modelling  Curtain Grid.
2. Thanh công cụ hiện ra.

3. Chọn một trong các phương thức tạo lưới sau:


•  All Segments: đường lưới chạy suốt toàn bộ chiều ngang hoặc dọc của tường.
•  One Segment: đường lưới chỉ tạo ra tại ô được nhấn chuột.
•  All Segments: đường lưới chạy suốt toàn bộ chiều ngang hoặc dọc của tường,
nhưng bị ngắt quãng tại chỗ nhấn trái chuột lần hai.
4. Đưa con trỏ đến vị trí cần thiết, nhấn trái chuột. Mỗi lần nhấn chuột được một đường
lưới.

Nguyễn Văn Thiệp


12 Autodesk Revit Architecture 2009 – Tường kính

5. Mỗi khi có đường lưới tạo ra, các kích thước khoảng cách đến các đường liền kề hiện
ra. Nhấn vào ô giá trị để cho giá trị mới (nếu cần).
6. Nhấn Modify, kết thúc lệnh.

V.2.3.3 Dùng lệnh Create Similar - tạo đối tượng đồng dạng
1. Nhấn vào đường lưới cần chọn.
2. Nhấn phải chuột, chọn Create Similar: tạo đối tượng đồng dạng.
3. Nhấn vào khoảng cần đặt đường mới. Mỗi lần nhấn chuột được một đường mới.
4. Nhấn Modify kết thúc lệnh.

V.2.3.4 Thay đổi lưới


1. Đảo chiều giữa lưới và tường
• Nhấn trái chuột vào tường đã tạo. Đường lưới hiện ra màu đỏ kèm theo mũi tên đảo
chiều.

• Nhấn vào - mũi tên đảo chiều, thân tường vào lưới đổi chỗ cho nhau (hình trên
bên phải).
2. Thay đổi độ nghiêng
• Nhấn vào tường hoặc hệ thống ngăn, nhấn vào hình , lưới màu đỏ hiện ra.
• Nhấn đúp vào ô giá trị góc. Ô nhập liệu hiện ra, cho góc nghiêng. Các chấn song bị
nghiêng (hình dưới).

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 - Tường kính 13

3. Xóa đường lưới


• Chỉ xóa được những chấn song tạo thêm bằng các lệnh Curtain Grid và Create
Similar.
• Nhấn vào đường cần chọn.
• Nhấn phải chuột, chọn Delete, thanh đó bị xóa.
4. Thay đổi khoảng cách giữa các đường lưới
• Trước khi thay đổi khoảng cách phải thay đổi thông số phụ thuộc của đường bằng
một trong hai cách sau:
o Nhấn trái chuột vào đường lưới, hình cuộn chỉ hiện ra. Nhấn vào cuộn chỉ, nó
bị gạch chéo màu đỏ là không phụ thuộc.

o Nhấn phải chuột vào đường cần chọn, chọn Elements Properties. Hộp thoại
hiện ra.

o Tại thông số Type Association, nhấn chọn Independent: không phụ thuộc.
(Dependent: phụ thuộc - khoảng cách sẽ không thay đổi được).
• Có hai cách thay đổi khoảng cách:
o Nhấn vào đường cần chọn, giữ và rê chuột. Đường được di chuyển đến vị trí
mới.
o Nhấn vào đường cần chọn, các khoảng cách đến các đường liển kề hiện ra.
Nhấn vào ô nhập giá trị, cho khoảng cách mới.

Nguyễn Văn Thiệp


14 Autodesk Revit Architecture 2009 – Tường kính

5. Xóa hoặc thêm một khoảng


• Nhấn trái chuột vào một đường lưới.

• Trên thanh Options xuất hiện nút . Khi nhấn nút này, có
hai trường hợp xảy ra:
o Nhấn trái chuột vào khoảng liền của đường lưới vừa chọn, khoảng này bị cắt
bỏ.
o Nhấn vào khoảng trống của đường của đường lưới vừa chọn, khoảng này được
nối liền.
• Nếu trên đường lưới đã có thanh chấn song, khi xóa một đoạn lưới, xuất hiện hộp
thoại nhắc nhở là thanh chấn song đang có sẽ bị xóa.

• Nhấn , đoạn lưới và thanh chấn song bị xóa.


Hình dưới minh họa các đường lưới không đều nhau tạo ra các ô có kích thước tùy ý.

V.2.4 TẤM PANEN - CURTAIN PANEL


Mỗi bức tường ngăn hoặc hệ thống tấm ngăn có thể có một tấm panen duy nhất, các
đường lưới chia tấm này thành những ô khác nhau nhưng cùng một loại vật liệu hoặc mỗi ô
một kiểu panen khác nhau.

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 - Tường kính 15

V.2.4.1 Chọn kiểu tấm panen cho cả bức tường


Một bức tường vừa tạo ngăn vừa tạo ra chưa có panen, trong ô Curtain panel có giá trị
mặc định là None, chúng ta phải chọn kiểu để tạo panen.
1. Nhấn trái chuột vào tường đã tạo.

2. Trên thanh Options nhấn nút Properties – thông số của đối tượng. Hộp thoại
Element Properties - các thông số của đối tượng hiện ra.
3. Tại hộp thoại này, nhấn nút Edit/New – sửa thông số hoặc tạo kiểu tường mới. Nội
dung hộp thoại trở thành Type Properties – thông số của kiểu.
4. Nhấn vào dòng Curtain Panel, nhấn nút , chọn một trong các loại tấm hiện ra bên
dưới.

• Các loại tấm này gồm các kiểu tường bình thường và một số tấm:
• Empty System Panel: Empty: tấm rỗng (không có vật liệu).
• System Panel: Glazed: tấm kính.
• System Panel: Solid: tấm đặc.
Hình dưới minh họa sự kết hợp giữa tường ngăn và tường xây.

Nguyễn Văn Thiệp


16 Autodesk Revit Architecture 2009 – Tường kính

V.2.4.2 Chọn tấm panen cho từng ô


Một bức tường có nhiều ô do lưới chia ra, chúng ta có thể chọn kiểu tường cho từng ô
riêng.
1. Nhấn phải chuột vào tường đã tạo.
2. Trình đơn động hiện ra, chọn Select Panels on Host - chọn tấm trên tường.

3. Nhấn trái chuột vào cạnh mép ô cần chọn, ô đó chuyển màu đỏ.
4. Nhấn nút trên ô Select Type, chọn kiểu tường cần thiết.

5. Ô đó được nhận kiểu tường đã chọn.

6. Chọn Panen nhanh theo trình đơn động:


• Sau khi nhấn chọn Select Panels on Host, tất cả các ô panen hiện màu đỏ.
• Nhấn phải chuột vào một ô đã định, nhấn chọn Select Panels tiếp theo đến các
phương án:

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 - Tường kính 17

o Along Vertical Grid: tất cả các ô cùng cột dọc với ô đã chọn.
o Along Horizontcal Grid: tất cả các ô cùng hàng ngang với ô đã chọn.
o Panels on Host: tất cả các ô trong hệ thống.

V.2.5 CHẤN SONG - MULLION


• Chấn song là một phần không thể thiếu trong khi tạo tường hoặc các hệ thống che
tấm lớn.
• Chấn song luôn được gắn vào các đường lưới, nếu không tạo lưới không gắn được
chấn song.
• Chúng ta có thể tạo chấn song ngay sau khi tạo tường ngăn hoặc tạo bằng lệnh
riêng biệt sau khi đã tạo lưới.

V.2.5.1 Tạo chấn song trong lệnh tạo tường


Đối tượng áp dụng:
• Tường ngăn.
• Hệ thống tấm ngăn được tạo bằng lệnh Curtain System by Face - tạo hệ thống
theo mặt hình khối.
1. Nhấn trái chuột vào tường đã tạo.

2. Trên thanh Options nhấn nút Properties – thông số của đối tượng. Hộp thoại
Element Properties - các thông số của đối tượng hiện ra.
3. Tại hộp thoại này, nhấn nút Edit/New – sửa thông số hoặc tạo kiểu tường mới. Nội
dung hộp thoại trở thành Type Properties – thông số của kiểu.
4. Chọn điều kiện nối khung: Điều kiện này kiểm soát các đầu nối nơi giao nhau của các
chấn song gắn tấm ngăn.
• Nhấn vào dòng Joint Condition, nhấn nút , các điều kiện nối hiện ra bên dưới,
nhấn chọn.

o Not Defined: không xác định. Để mặc định.


o Vertical Grid Continuous: các đường dọc chạy liên tục. Các đường ngang bị
ngắt quãng (hình dưới bên trái).
o Vertical Grid Continuous: các đường dọc chạy liên tục. Các đường ngang bị
ngắt quãng (hình dưới bên phải).

Nguyễn Văn Thiệp


18 Autodesk Revit Architecture 2009 – Tường kính

o Border and Horizontal Grid Continuous: có khung ngoài và các ờng


đư
ngang chạy liên tục.
o Border and Vertical Grid Continuous: có khung ngoài và các đường dọc
chạy liên tục.

5. Chọn hình dạng chấn song


• Vertical Mullions: thanh song dọc.
• Horizontal Mullions: thanh ngang.
Cả hai chấn song ngang và dọc đều có các thành phần sau:
o Interior Type: chấn song bên trong.
o Border 1 Type: khung ngoài thứ nhất.
o Border 2 Type: khung ngoài thứ hai.
• Nhấn nút , chọn một trong các loại thanh hiện ra như hình dưới.

o Circular Mullion: 25mm Radius: thanh tròn bán kính 25mm.


o Rectangular Mullion: 30mm Square: thanh vuông mỗi chiều 30mm.

V.2.5.2 Dùng lệnh Mullion


Phương án này áp dụng cho cả tường và hệ thống tấm ngăn nói chung.
1. Ra lệnh bằng một trong các cách sau:
• Trình đơn: Modelling  Mullion.
• Thanh lệnh: Modelling  Mullion.
2. Thanh công cụ hiện ra.

3. Nhấn nút , chọn một trong các kiểu chấn song.


4. Chọn một trong các phương thức tạo lưới sau:
•  Grid Line Segment: gắn vào một khoang của đường lưới. Tương đương với
việc giữ phím Shift.
•  Entire Grid Line: gắn vào toàn bộ chiều dài đường lưới.

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 - Tường kính 19

•  All Empty Segments: gắn vào tất cả các đường lưới nào chưa có chấn song.
Tương đương với việc giữ phím Ctrl.
5. Đưa con trỏ đến vị trí cần thiết, nhấn trái chuộ t. Mỗi lần nhấn chuột được một thanh
chấn song.
Hình dưới minh họa các thanh chấn song tạo theo nhiều phương án khác nhau.

V.2.5.3 Thay đổi vật liệu và kích thước tiết diện chấn song
1. Nhấn trái chuột vào thanh chấn song đã tạo.

2. Trên thanh Options nhấn nút Properties – thông số của đối tượng. Hộp thoại
Element Properties - các thông số của đối tượng hiện ra.

3. Tại hộp thoại này, nhấn nút Edit/New – sửa thông số hoặc tạo kiểu chấn song mới.
Nội dung hộp thoại trở thành Type Properties – thông số của kiểu.

Nguyễn Văn Thiệp


20 Autodesk Revit Architecture 2009 – Tường kính

4. Tại đây có thể cho các thông số giá trị khác.


Việc thay đổi này sẽ cập nhật cho tất cả các thanh có cùng một kiểu có tên trên hộp
thoại tại các ô Family và Type.
5. Nhấn nút Duplicate để tạo kiểu mới. Hộp thoại hiện ra.

Việc thay đổi thông số tại kiểu mới này chỉ có tác dụng với thanh được chọn.
6. Các thông số chung cho tất cả các kiểu thanh:
• Profile: biên dạng tiết diện. Nhấn nút để chọn một trong các loại biên dạng sau:

o Default: mặc định. Lấy biên dạng của chấn song đã gắn trước đó.
o Circular: biên dạng hình tròn.
o Rectangular: biên dạng hình chữ nhật.
• Material: vật liệu. Nhấn nút tại ô Material, bảng các loại vật liệu hiện ra, chọn
vật liệu cần thiết.
• Offset: khoảng cách tim thanh chấn song so với đường lưới. Chúng ta lưuý là
trong khi tạo lưới lại có giá trị Offset giữa đường lưới và mặt tường.

• Các thông số của thanh chấn song có tiết diện chữ nhật gồm:
o Angle: góc nghiêng. Góc này là ộđ nghiêng của tiết diện thanh so với mặt
phẳng pháp tuyến của mặt panen. Hình dưới minh họa thanh thanh bị nghiêng.

o Thickness: bề dầy. Đây là kích thước theo hướng vuông góc với mặt tường.
o Width on side 2: bề rộng của cạnh 2.
o Width on side 1: bề rộng của cạnh 1.
Nếu tiết diện thanh không phải là hình chữ nhật thì hai cạnh này sẽ nhận giá trị khác
nhau. nếu là hình chữ nhật, cạnh tiết diện sẽ nhận giá trị lớn nhấn trong hai giá trị đã
cho.

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 - Tường kính 21

• Thông số cho thanh có biên dạng tiết diện là hình tròn:


o Radius: bán kính.

V.2.5.4 Các thanh chấn song nối góc giữa các bức tường
Các thanh nối góc thường là những thanh thẳng đứng nối giữa hai bức tường ngăn tạo ví
nhau một góc nào đó hoặc nhứng thanh chấn song là khung của các tấm panen hoặc tấm kính
của bức tường có hình vòng cung.

Các kiểu thanh chấn song nối góc:


1. Kiểu chữ L - L corner mullion:

2. Kiểu chữ V - V corner mullion:

Thông số của hai kiểu này gồm:

Nguyễn Văn Thiệp


22 Autodesk Revit Architecture 2009 – Tường kính

• Thickness: bề dầy tiết diện.


• Leg 1: chiều dài cạnh 1.
• Leg 2: chiều dài cạnh 2.
3. Kiểu hình thang - Trapezoid Corner Mullion:

Thông số của kiểu này gồm:


• Depth: chiều cao tiết diện.
• Center Width: chiều dài đường trung bình (tim).
4. Kiểu hình tứ giác - Quad Corner Mullion:

Hình này có thể biến thành các hình chữ nhật hoặc vuông phụ thuộc vào góc nghiêng
giữa các tấm panen (hai hình bên phải) .
Thông số của kiểu này gồm:
• Depth 1: chiều cao thứ nhất của tiết diện.
• Depth 2: chiều cao thứ hai của tiết diện.

V.2.5.5 Chọn chấn song nhanh theo trình đơn động


1. Nhấn phải chuột vào một đoạn chấn song đã định, trình đơn động hiện ra, nhấn chọn
Select Mullions, tiếp theo chọn các phương án:

2. On Gridline: tất cả các đoạn cùng trên một đường lưới.


3. Across Gridline: chọn thêm đoạn nằm trên đường lưới đối diện qua ô panen.

Nguyễn Văn Thiệp


Autodesk Revit Architecture 2009 - Tường kính 23

4. On Vertical Grid: tất cả các đoạn nằm trên lưới dọc.


5. On Horizontal Grid: tất cả các đoạn nằm trên lưới ngang.
6. Inner Mullions: tất cả các đoạn nằm bên trong khung.
7. Border Mullions: tất cả các đoạn khung bao bên ngoài.
8. Mullions on Host: tất cả các đoạn thanh chấn song trên hệ thống.
Hết bài này

Nguyễn Văn Thiệp

You might also like