You are on page 1of 12

MỤC LỤC

1/ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG WIMAX.......... 2


1.1 WIMAX là gì? ................................................................ 2
1.2 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ................................................. 2
1.3 MÔ HÌNH HỆ THỐNG .................................................. 3
2/ CÁC ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT CỦA WIMAX ................ 3
2.1. Băng tần cho WIMAX ................................................... 3
2.2 Cấu trúc phân lớp ............................................................ 4
2.2.1 Tầng vật lý PHY........................................................ 5
2.2.2 Lớp kiểm soát truy cập MAC .................................... 6
3.SO SÁNH VỚI WIFI VÀ 1 SỐ CÔNG NGHỆ KHÁC .... 7
3.1 Wifi là gì? ....................................................................... 7
3.2 Wi-fi và wimax giống nhau ở điểm nào? ........................ 7
3.3 Sự khác biệt của wi-fi và wimax: .................................... 8
3.4 So sánh 1 số công nghệ khác: ......................................... 9
4. TƢƠNG LAI ỨNG DỤNG CỦA WIMAX .................... 10

Tìm hiểu về công nghệ WIMAX-Group 3 Page 1


TÌM HIỂU VỀ CÔNG NGHỆ
WIMAX

1/ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG WIMAX


1.1 WIMAX là gì?
Wimax là một thuật ngữ viết tắt của Worldwide Interoperability for Microwave
-
Access Khả năng tương tác toàn cầu với truy nhập vi ba.
Hệ thống WIMAX được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn IEEE 802.16 Wireless Metropolitan
Area Network (WLAN)
Wimax là một chuẩn công nghệ không dây cung cấp các kết nối băng thông cao, dải băng
rộng trên một khoảng cách lớn. Wimax có thể được sử dụng cho các ứng dụng như kết
nối băng rộng “đoạn cuối” (last mile), điểm nóng truy cập, tế bào chuyển mạch và các kết
nối tốc độ cao cho doanh nghiệp.
WIMAX có hai phiên chính:
 WIMAX cố định (Fixed WIMAX)
 WIMAX di động (Mobile WIMAX)

1.2 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN


Các hoạt động của 802.16 đã được bắt đầu từ tháng 8-1998, được gọi là National
Wireless Electronics Systems Testbed (N-WEST) của U.S
 Từ 7-1999, cứ 2 tháng 1 lần, các nhóm làm việc về 802.16 lại gặp mặt 1 lần, ngay
sau đó, dải tần 10-66GHz được hoạt động
 1-2001 : dải tần 2-11GHz được hoàn thành và được dùng cho đường truyền
NLOS
 11-2001: phiên bản đầu tiên ra đời, các giao thức và kỹ thuật hỗ trợ WMAN
 6-2004: chuẩn 802.16d ra đời (bây giờ gọi là 802.16-2004). Tiêu chuẩn này sử
dụng phương thức điều chế OFDM và có thể cung cấp các dịch vụ cố định,
nomadic (người sử dụng có thể di chuyển nhưng cố định trong lúc kết nối) theo
tầm nhìn thẳng (LOS) và không theo tầm nhìn thẳng (NLOS).

Hiện nay, chuẩn 802.16e đã được thông qua 12-2005. Tiêu chuẩn này sử dụng
phương thức điều chế SOFDMA (Scalable Orthogonal Frequency Division
Multiplexing), cho phép thực hiện các chức năng chuyển vùng và chuyển mạng, có thể
cung cấp đồng thời dịch vụ cố định, nomadic, mang xách được (người sử dụng có thể di
chuyển với tốc độ đi bộ), di động hạn chế và di động.

Tìm hiểu về công nghệ WIMAX-Group 3 Page 2


Hai chế độ song công được áp dụng cho WiMax là song công phân chia theo thời
gian TDD (Time Division Duplexing) và song công phân chia theo tần số (Frequency
Division Duplexing). FDD cần có 2 kênh, một đường lên, một đường xuống. Với TDD
chỉ cần 1 kênh tần số, lưu lượng đường lên và đường xuống được phân chia theo các khe
thời gian

1.3 MÔ HÌNH HỆ THỐNG


Một hệ thống wimax gồm 2 phần:
 Một trạm cơ bản Wimax: bao gồm các thiết bị điện tử trong nhà (indoor
electronics) và một cột phát (WIMAX TOWER). Bất kỳ node không dây nào nằm
trong vùng bao phủ đều có thể truy cập tới Internet
 Một trạm thu WIMAX- Trạm thu hoặc anten nhỏ có thể chỉ là 1 hộp chuẩn stand-
alone hoặc 1 PCMCIA card cái mà có trong máy vi tính hoặc laptop của bạn

2/ CÁC ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT CỦA WIMAX


2.1. Băng tần cho WIMAX

Các băng được WiMax Forum tập trung xem xét và vận động cơ quan quản lý tần
số các nước phân bổ cho WiMax là: 3600-3800MHz, 3400-3600MHz (băng 3.5GHz),
3300-3400MHz (băng 3.3GHz), 2500-2690MHz (băng 2.5GHz), 2300-2400MHz (băng
2.3GHz), 5725-5850MHz (băng 5.8GHz) và băng 700-800MHz (dưới 1GHz).

Loại băng tần Đăc điểm chính Trên thế giới Việt Nam
3400-3600MHz sử dụng chuẩn 802.16- nhiều nước phân bổ băng tần này
2004 để cung cấp các ứng cho hệ thống truy được ưu tiên dành
dụng cố định và nomadic, cập không dây cố cho hệ thống vệ
độ rộng phân kênh là định (Fixed tinh Vinasat nên
3.5MHz hoặc 7MHz, chế Wireless Access – hiện tại không thể
độ song công TDD hoặc FWA) hoặc cho hệ triển khai cho
FDD. thống truy cập WiMax.
không dây băng
rộng (WBA).

3600-3800MHz nước châu Âu xem


xét để cấp cho
WBA.Nhưng ít khả
năng băng tần này
sẽ được chấp nhận
cho WiMax ở châu
Á.
3300-3400MHz là WiMax cố định, chế độ được phân bổ ở Ấn đang xem xét

Tìm hiểu về công nghệ WIMAX-Group 3 Page 3


song công FDD hoặc TDD, Độ, Trung Quốc phân bổ chính
độ rộng kênh 3.5MHz hoặc thức
7MHz.
2500-2690MHz băng tần này thích hợp cho sử dụng phổ biến đã quy định băng
các ứng dụng di động. cho các hệ thống tần 2500-2690
độ rộng kênh là 5MHz, chế truyền hình MMDS MHz sẽ được sử
độ song công TDD, FDD. dụng cho các hệ
thống thông tin di
động thế hệ mới.
2300-2400MHz đặc tính truyền sóng tương một số nước phân đây cũng là một
tự như băng 2.5GHz nên bổ băng tần này cho băng tần có khả
là băng tần được WiMax WBA như Hàn năng sẽ được sử
Forum xem xét cho Quốc (triển khai dụng để triển khai
WiMax di động. WiBro), Úc, Mỹ, WBA/WiMax.
Canada, Singapore.
5725-5850MHz thích hợp để triển khai là băng tần được
WiMax cố định, độ rộng nhiều nước cho
phân kênh là 10MHz, phép sử dụng
phương thức song công không cần cấp phép
được sử dụng là TDD, và với công suất tới
không có FDD. cao hơn so với các
đoạn băng tần khác
trong dải 5GHz
dưới 1GHz tần số thấp, sóng vô tuyến một số nước đang do đặc điểm có
truyền lan xa, số trạm gốc thực hiện việc rất nhiều đài
cần sử dụng ít, tức mức chuyển đổi từ truyền hình địa
đầu tư cho hệ thống thấp đi truyền hình tương phương nên các
tự sang truyền hình kênh trong giải
số, nên sẽ giải 470-806MHz
phóng được một dành cho truyền
phần phổ tần sử hình được sử
dụng cho dụng dày đặc cho
WBA/WiMax các hệ thống
truyền hình tương
tự.

2.2 Cấu trúc phân lớp


Về cấu trúc phân lớp, hệ thống WIMAX được phân chia thành 4 lớp:
 Lớp con tiếp ứng (Convergence)
 Lớp điều khiển truy nhập (MAC layer)
 Lớp truyền dẫn (Transmission)
 Lớp vật lý (Physical)

Tìm hiểu về công nghệ WIMAX-Group 3 Page 4


2.2.1 Tầng vật lý PHY
Physical layer đinḥ nghiã các đă ̣c tính vâ ̣t lý của giao diê ̣n , như các thiế t bi ̣kế t
nố i, những vấ n đề liên quan đế n điê ̣n như điê ̣n áp đa ̣i diê ̣n là các số nhi ̣phân , các khía
cạnh chức năng như cài đặt , bảo trì và tháo dỡ các nố i kế t vâ ̣t lý. Các giao diện của tầng
vâ ̣t lý gồ m EIA RS-232 và RS-499, kế thừa của RS-232. RS-449 cho phép khoảng cách
cáp nối dài hơn. Hê ̣ thố ng LAN (Local Network Area: mạng cục bộ) phổ biế n là Ethernet,
Token Ring, và FDDI (Fiber Distributed Data Interface).
Lớp vật lý (PHY) được 802.16 định nghĩa có ba biến thể:
 Sóng mang đơn
 OFDM 256
 OFDMA 2048.

Sóng mạng đơn ở dải băng tần 10-66 Ghz ở dải băng tần này những tham số
truyền, bao gồm các kế hoạch điều biến và mã hóa, có thể được điều chỉnh riêng cho mỗi
trạm thuê bao (subscriber station, SS) trên cơ sở từng khung (frame) một.
OFDM 256 VÀ OFDMA 2048 sử dụng dải băng tần 2-11 ghz.Lớp vật lý 2–11
GHz được thiết kế do nhu cầu theo hướng hoạt động NLOS (non-line-of-sight). Vì các
ứng dụng mang tính dân cư, sự truyền phải được thực hiện theo nhiều đường. Hơn nữa,
những ăngten gắn ngoài trời thường đắt do cả chi phí phần cứng và cài đặt cao.
Chuẩn được thiết kế hỗ trợ cho cả phương thức song công theo thời gian (Time
Division Duplex - TDD) và song công theo tần số (Frequency Division Duplex - FDD)
cho việc phân chia truyền dẫn hướng lên và hướng xuống. TDD, tại đó đường lên và
đường xuống dùng chung một kênh nhưng không truyền cùng lúc và FDD, tại đó đường
lên và đường xuống hoạt động trong những kênh riêng biệt.

Giữa PHY và MAC là một lớp con hội tụ truyền Transmission. Lớp này thực hiện
sự biến đổi các PDU (protocol data units) giữa 2 lớp.

Tìm hiểu về công nghệ WIMAX-Group 3 Page 5


2.2.2 Lớp kiểm soát truy cập MAC
Lớp MAC 802.16 được thiết kế hỗ trợ ứng dụng điểm-đa điểm dựa trên
CSMA/CA (Collision Sense Multiple Access with Collision Avoidance). MAC AP
802.16 quản lý tài nguyên UL, DL và gồm luôn cả chức năng định thời truyền và nhận.
Lớp MAC còn có một số chức năng hỗ trợ ứng dụng diện rộng mà tính di động không ổn
định như tích hợp dịch vụ di động: bình chọn tức thời (realtime Polling Service) và không
tức thời (non-realtime Polling Service)...; Đóng gói/phân mảnh để tăng độ hiệu quả sử
dụng băng tần; Quản lý khóa riêng tư (PKM-privacy key management) để bảo mật từ lớp
MAC; Hỗ trợ phát đa luồng; Chuyển mạch tốc độ cao; Quản lý năng lượng. PKM phiên
bản 2 còn có khả năng kết hợp với giao thức xác thực mở rộng (EAP-Extensible
Authentication Protocol).
MAC được thiết kế đặc biệt cho môi trường truy cập không dây điểm tới đa điểm
(point-to-multipoint PMP). Nó hỗ trợ cho các lớp cao hơn và giao thức giao vận như
ATM, Ethernet hay Internet Protocol IP và cũng được thiết kế sao cho có khả năng phù
hợp với các giao thức trong tương lai. MAC có tốc độ bit rất cao lên đến 268 mbps mỗi
chiều.
MAC bao gồm những lớp con quy tụ chuyên biệt về dịch vụ giao diện với những
lớp cao hơn, phía trên lớp con phần chung (common part) MAC nòng cốt thực hiện
những chức năng MAC chủ yếu. Bên dưới lớp con phần chung là lớp con bảo mật

(security sublayer).

Những lớp con quy tụ chuyên biệt về dịch vụ


Tiến hành chuyển đổi các gói tin từ các định dạng của mạng khác thành các gói
tin phù hợp với định dạng IEEE 802.16. Lớp này nằm trên đỉnh của MAC, thực hiện

Tìm hiểu về công nghệ WIMAX-Group 3 Page 6


nhận các PDU từ các lớp cao hon, phân lớp dịch vụ các PDU đó và phân phối xuống lớp
con phần chung.

Lớp con phần chung (common part sublayer


Cung cấp các chức năng chính của MAC bao gồm
 Chức năng truy nhập
 Phân bố băng thông
 Thiết lập
 Quản lí kết nối.
Sự trao đổi thông tin giữa các trạm gốc (Base Station - BS) và trạm thuê bao
(Subcriber Station - SS) trong một vùng địa lí theo các kiến trúc: Điểm – Điểm (Point to
Point), Điểm – Đa điểm (Point to MultiPoint) và kiến trúc kết hợp (Mesh).

Lớp con bảo mật (security sublayer)


Cung cấp các cơ chế chứng thực, trao đổi khóa và mã hóa. Lớp con bảo mật cung
cấp cơ chế điều khiển truy nhập tin cậy, đảm bảo an toàn dữ liệu trên đường truyền, khắc
phục việc truy cập trái phép các dịch vụ bằng việc mã hóa các luồng dịch vụ.
Lớp con tiếp ứng (Convergence) làm nhiệm vụ giao diện giữa lớp đa truy cập và
các lớp trên.

3.SO SÁNH VỚI WIFI VÀ 1 SỐ CÔNG NGHỆ KHÁC


3.1 Wifi là gì?
 Là viết tắt cho độ trung thực không dây, một chuẩn mạng không dây 802.11. Một
mạng không dây wi-fi còn được sử dụng để kết nối với mạng cục bộ (LAN),
mạng diện rộng (WAN), hoặc Internet.
 Về mặt kỹ thuật, wifi là công nghệ 802.11 A, B và mới nhất là G.
 Chuẩn 802.11 B là phổ biến nhất nhưng lại chậm nhất. A và G có tốc độ
nhanh hơn. Tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa về lý thuyết của chuẩn B đạt
11 Mbps, còn của A và G tới 54 Mbps.

3.2 Wi-fi và wimax giống nhau ở điểm nào?


 Wi-fi và wimax đều là chuẩn công nghệ không dây cho phép chúng mang các gói
dữ liệu ra và tải về từ internet.
 Wi-fi và wimax cho phép người dùng truy cập internet ở những điểm có phủ sóng
mà không cần phải kết nối qua cáp, dây điên thoại,… nếu máy có tích hợp thẻ
thông minh (smart-card) hay dùng USB hoặc bộ tiếp sóng chuyên dùng để nối
mạng.

Tìm hiểu về công nghệ WIMAX-Group 3 Page 7


3.3 Sự khác biệt của wi-fi và wimax:
 Dịch vụ Wimax có đặc điểm khác biệt gì so với dịch vụ WiFi?

 Bán kính phủ sóng của 1 hotspot của WiFi chỉ là 150m trong khi 1 trạm
BTS của Wimax có thể phủ sóng từ 10 đến 50km, lại chỉ cần ít trạm phát
sóng, nhưng chất lượng dịch vụ vẫn được đảm bảo và công nghệ này cũng
cần nhiều trạm hotspot cho một khu vực nhất định. Vì vậy, dịch vụ này
khó triển khai rộng. Để dễ hiểu, chúng ta có thể ví Wifi giống như dịch vụ
CityPhone - dịch vụ điện thoại nội vùng. Một trạm của CityPhone cũng có
bán kính như vậy, không phủ hết được các “lỗ trống”.
 Mặt khác, nếu càng có đông người sử dụng WiFi thì tốc độ càng giảm
xuống. Đồng thời, chất lượng của WiFi không được tốt bằng ADSL,
không đảm bảo được chế độ ưu tiên như Wimax.
 Những lợi ích về mặt kỹ thuật của Wimax so với Wifi:

 Bởi vì mạng IEEE 802.16 sử dụng chung lớp LLC (Logical Link Control)
như trong mạng LAN và WAN, nên nó có thể sử dụng chuyển mạch và
định tuyến.
 Một đặc điểm quan trọng của 802.16 là nó định nghĩa lớp MAC riêng để
có thể hỗ trợ nhiều đặc tả lớp vật lý khác nhau. Điều này cho phép nhà sản
xuất thiết bị đề xuất những chuẩn riêng của mình. Nó cũng đóng vai trò
quan trọng trong việc Wimax được xem như là “cơ sở cho sự phát triển
của mạng không dây băng rộng” hơn chỉ là một chuẩn cài đặt tỉnh của
công nghệ không dây. Việc mở rộng các công nghệ hiện tại sang các công
nghệ mới và tiềm năng sẽ được tích hợp trong lớp vật lý. Xu thế hội tụ
trong việc sử dụng đa chế độ (multi-mode), đa tần số (multi-radio) và thiết
kế hệ thống sẽ được kết hợp hài hòa thông qua việc sử dụng chung lớp
MAC, quản trị hệ thống, chuyển vùng, các băng tần ISM (Industrial
Scientific & Medical) và các mức khác của hệ thống. Wimax có thể được
xem như là một cố gắng liều lĩnh trong việc ép nhiều công nghệ phục vụ
nhiều nhu cầu thông qua việc sử dụng nhiều tần số phổ vô tuyến khác
nhau.
 Lớp con MAC trong 802.16 có một sự khác biệt đáng kể so với chuẩn
802.11 (và cả Ethernet). Trong Wifi (802.11), MAC sử dụng chế độ giành
quyền truy cập, tất cả các trạm thuê bao muốn truyền dữ liệu thông qua
Access Point (AP) đều đấu tranh để thu hút sự chú ý của AP một cách
ngẫu nhiên. Điều này có thể làm cho các trạm ở xa sẽ thường xuyên bị
chặn bởi các trạm ở gần AP hơn, nên sẽ giảm băng thông đáng kể cho
trạm ở xa. Ngược lại, MAC trong 802.16 là MAC đã đưa vào lịch trình cụ
thể trong đó, các trạm thuê bao chỉ phải cạnh tranh một lần (lúc khởi đầu

Tìm hiểu về công nghệ WIMAX-Group 3 Page 8


đăng nhập vào mạng). Sau đó, nó được trạm cơ sở cấp một Time Slot.
Time Slot có thể được mở rộng (tăng) hay thu hẹp (giảm) nhưng chúng
vẫn được lưu lại tại trạm thuê bao có nghĩa là các thuê bao khác không
được phép sử dụng Time Slot đó nhưng đã đến lượt các thuê bao khác có
thể truyền dữ liệu. Thuật toán hẹn giờ này chạy rất ổn định trong trường
hợp quá tải hay số lượng thuê bao rất lớn (không giống như trong 802.11).
Nó cũng sử dụng băng thông hiệu quả hơn. Thuật toán hẹn giờ này cũng
cho phép các trạm cơ sở điều khiển chất lượng dịch vụ bằng cách cân bằng
việc chọn lựa giữa các trạm thuê bao có nhu cầu truyền dữ liệu.
 Một bổ sung gần đây cho chuẩn Wimax là cho phép mạng chạy ở chế độ
full-mesh bằng cách cho phép các nút Wimax đồng thời hoạt động ở cả 2
chế độ “subcriber station” và “base station”. Điều này sẽ làm mờ đi sự
khác biệt lúc đầu và cho phép mạng lưới Wimax được chấp nhận rộng rãi.
Chuẩn Wimax 802.16 ban đầu xác định tần số hoạt động là từ 10 đến 66
GHz. Chuẩn mới 802.16a hỗ trợ thêm dãi tần số 2 đến 11 GHz mà phần
lớn trong dãy này đã được sử dụng phổ biến nhưng chưa được cấp phép và
chỉ còn rất ít tần số vẫn yêu cầu được cấp phép để sử dụng. Hầu hết các
mối quan tâm kinh doanh có lẽ là chuẩn 802.16a, ngược lại với các tần số
đã được cấp phép. Đặc tả Wimax cải thiện nhiều giới hạn của chuẩn Wifi,
nó cung cấp băng thông lớn hơn, mã hóa mạnh hơn, cung cấp kết nối giữa
đầu cuối mạng mà không cần quan tâm đến vấn đề LOS (Light Of Sight)
trong một số trường hợp nào đó. Hiệu năng thực sự trong trường hợp
NLOS (Non-Light Of Sight) là không rõ ràng và nó vẫn chưa được chứng
minh. Thông thường, các phổ tần số trong khoảng 5-6GHz đều cần thiết
phải cung cấp một hiệu năng NLOS hợp lý và hiệu quả cho việc phát triển
mạng PtM (Point-to-MultiPoint). Wimax sử dụng khéo léo các tín hiệu đa
đường (multi-path) nhưng không đi ngược lại các nguyên tắt vật lý.

Tóm lại: WiMAX và Wi-Fi sẽ cùng tồn tại và trở thành những công nghệ bổ sung
ngày càng lớn cho cácứng dụng riêng. Đặc trưng của WiMAX là không thay thế
Wi-Fi. Hơn thế WiMAX bổ sung cho Wi-Fi bằng cách mở rộng phạm vi của Wi-Fi
và mang lại những thực tế của người sử dụng "kiểu Wi-Fi" trên một quy mô địa lý
rộng hơn. Công nghệ Wi-Fi được thiết kế và tối ưu cho các mạng nội bộ (LAN),
trong khi WiMAX được thiết kế và tối ưu cho các mạng thành phố (MAN).

3.4 So sánh 1 số công nghệ khác:


3G : được phát triển trên nền công nghệ thông tin di động và thích hợp với những
người dùng di chuyển liên tục ở tốc độ lớn. Tuy WIMAX 802.16e có thể mang đến cho
người sử dụng khả năng truy cập dữ liệu khi đang di chuyển với tốc độ dưới 100 km/giờ
nhưng cũng chưa phù hợp với những dịch vụ không gián đoạn dù giá cước có thể rẻ hơn.
Công nghệ cáp: công nghệ cáp khẳng định vị thế ở những nơi không có tính di
động nhưng đòi hỏi chất lượng kết nối cao như thoại video, truyền hình Internet. Nhưng
những ứng dụng có tính di động thì Cap không thể,mặt khác việc triển khai cáp rất tốn
kém và chỉ có thể thực hiện ở vùng đô thị đông dân cư.

Tìm hiểu về công nghệ WIMAX-Group 3 Page 9


NHẬN XÉT
WIMAX có công suất cao hơn và băng thông rộng: sử dụng kĩ thuật OFDM
qua các cơ chế điều chế đơn sóng mang với khả năng cung cấp hiệu suất băng thông cao
hơn và do đó thông lượng dữ liệu cao hơn với tốc độ có thể đạt 70Mbit/s. Trạm gốc có
thể đánh đổi thông lượng lấy khoảng cách
Chi phí thấp hơn: CPE vô tuyến cố định có thể sử dụng cùng loại chipset modem
được sử dụng trong máy tính cá nhân (PC) và PDA, vì ở khoảng cách gần các modem có
thể tự lắp đặt trong nhà CPE sẽ tương tự như cáp, DSL và các trạm gốc có thể sử dụng
cùng loại chipset chung được thiết kế cho các điểm truy cập WIMAX
Chuẩn cho truy cập vô tuyến cố định và di động: WIMAX sẽ trở thành một
giải pháp chi phí hợp lý nhất cho các nhà khai thác triển khai các ứng dụng vô tuyến cố
định và di động cho các máy xách tay và PDA. WIMAX bổ sung trọn vẹn cho 3G và Wi-
Fi. WIMAX cho phép các dịch vụ như thoại và email là những dịch vụ đòi hỏi mạng có
độ trễ thấp hoạt động được.

4. TƢƠNG LAI ỨNG DỤNG CỦA WIMAX


Công nghệ WIMAX là giải pháp cho nhiều loại ứng dụng băng rộng tốc độ cao
cùng thời điểm với khoảng cách xa và cho phép các nhà khai thác dịch vụ hội tụ tất cả
trên mạng IP để cung cấp các dịch vụ: dữ liệu, thoại và video.
WIMAX với sự hỗ trợ QoS, khả năng vươn dài và công suất dữ liệu cao được
dành cho các ứng dụng truy cập băng rộng cố định ở những vùng xa xôi, hẻo lánh cũng
như khu vực thành thị ở các nước đang phát triển
WIMAX có khả năng thay thế đường Leased-line - giúp triển khai dịch vụ nhanh
hơn đường cáp quang thay đường DSL – giúp tiếp cận nhanh hơn các đối tượng người
dùng băng rộng
Các điểm hotspot Wi-Fi – giúp giảm giá thành đường Leased-line và triển khai
các điểm hostspot một cách nhanh chóng hơn
Khả năng roaming giữa các dịch vụ Wi-Fi và WiMax – mang lại nhiều lợi ích cho
người sử dụng.
Tiềm năng lớn cho những người sử dụng internet không dây

Tìm hiểu về công nghệ WIMAX-Group 3 Page 10


Đánh giá về tình hình triển khai WiMax tại Việt Nam, ông David Knapp, Tổng
Giám đốc Motorola cho biết sẽ tiếp tục hợp tác với chính phủ Việt Nam và các nhà khai
thác Wimax với hy vọng sẽ biến Wimax di động trở thành hiện thực tại Việt Nam.
“Tôi nghĩ Wimax có vai trò rất quan trọng với thị trường
VN. Nó là công cụ hữu ích để triển khai các dịch vụ băng thông rộng ở những nước có
dân số đông", năm 2006, Motorola đã đạt được một số thành tựu về ký kết hợp đồng triển
khai các hệ thống WiMAX, việc ký thoả thuận với Sprint Nextel và Clearwire – 2 nhà
khai thác băng tần 2.5GHz lớn nhất tại Mỹ; Wateen Telecom của Pakistan và với công ty
Agni Systems, Ltd (Bangladesh).
Motorola cũng đã xây dựng mạng dữ liệu và thoại băng thông rộng không dây
trên toàn Pakistan với băng tần 3.5GHz cho công ty Wateen Telecom, trực thuộc tập đoàn
Viễn thông quốc tế Warid Telecom International.
Motorola dự đoán 2007 sẽ là năm WiMAX sẽ bắt đầu có những bước phát triển
vượt bậc, được nhiều người sử dụng biết đến hơn và được ứng dụng rộng rãi hơn, và
WiMAX di động sẽ được triển khai nhiều hơn trên thị trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

 http://www.wimaxforum.org/
 http://vnexpress.net
 http://wimaxpro.org
 http://wikipedia.org

Tìm hiểu về công nghệ WIMAX-Group 3 Page 11


THÀNH VIÊN NHÓM :
1/ LÊ HUY CÔNG
2/ NGUYỄN THỊ MINH HÀ
3/ PHẠM THỊ NGỌC LIÊN
4/ NGUYỄN ĐÌNH PHÚC (*)
5/ VÕ XUÂN ĐỨC QUỲNH
6/ NGUYỄN THỊ CẨM TÚ

Tìm hiểu về công nghệ WIMAX-Group 3 Page 12

You might also like