You are on page 1of 51

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ

MINH
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU


HẠN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ NAM THÀNH

SV: Đỗ Thị Như Quỳnh


SV: Đỗ Thị Linh
Lớp : DHHO1OC
GVHD: Ts. Phạm Thị Hồng Phượng

TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 01 năm 2018


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình rèn luyện Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh,
chúng em đã được tiếp cận và trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về cơ sở ngành và
chuyên ngành. Tuy nhiên, sự thành công của một người sinh viên không chỉ nắm vững lý
thuyết mà còn phải nắm bắt được thực tế sản xuất, nghĩa là lý thuyết phải đi đôi với thực
nghiệm.

Vì vậy, nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng em tiếp cận với thực tế, kết hợp với
lý thuyết đã học, từ đó có được nhận thức khách quan về công nghệ và quy trình sản xuất
của công ty. Đồng thời chúng em cũng học tập được phong cách và kinh nghiệm làm việc,
đây chính là yếu tố quan trọng đối với một sinh viên sắp ra trường như chúng em.

Trong thời gian thực tập tai Công ty Dệt Nhuộm Nam Thành, chúng em đã nhận
được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của ban lãnh đạo công ty nói chung, ban Giám đốc
nhà máy nhuộm nói riêng, cùng tất cả các anh chị, cán bộ nhân viên công ty. Cùng với sự
tao điều kiện thuận lợi của Nhà trường và sự hướng dẫn của cô Phạm Thị Hồng Phượng đã
cho chúng em hoàn thành tốt khóa thực tập.

Chúng em xin chân thành cảm ơn.


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

----- // -----

BẢN NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY THỰC TẬP

Công ty: Dệt nhuộm Nam Thành

Xác nhận anh ( chị ): Đỗ Thị Linh

Đỗ Thị Như Quỳnh

Là sinh viên lớp DHHO10C – Ngành Công Nghệ Hóa Học, Trường Đại Học Công
Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh đã đến công ty thực tập từ ngày 25 tháng 12 năm 2017
đến ngày 25 tháng 01 năm 2018.

Nội dung nhận xét:

…...................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
........................................................................

Tp.Hồ Chí Minh, ngày …..tháng…..năm 2018

Người nhận xét


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
...............

Tp.Hồ Chí Minh, ngày…..tháng…..năm 2018

Giáo viên hướng dẫn


CHƯƠNG 1: KHÁT QUÁT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ NAM THÀNH ....................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Thông tin chung về doanh nghiệp .......................................................................... 7
1.2. Đối tác thương mại .................................................................................................. 7
1.3. Sơ đồ tổ chức công ty ............................................................................................... 8
1.4. Giới thiệu khái quát về công ty trách nhiệm hữu hạn thương mai sản xuất Nam
Thành ............................................................................................................................... 9
CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT ..................................................................... 11
2.1. Nguyên liệu dệt ...................................................................................................... 11
2.1.1. Sợi polyester ................................................................................................... 11
2.2. Nguyên liệu nhuộm ................................................................................................ 12
2.2.1. Thuốc nhuộm phân tán ................................................................................... 13
2.2.2. Chất tiền xử lý ................................................................................................. 14
2.3. Kiểm tra và thử nghiệm vật liệu ............................................................................ 16
2.3.1. Kiểm tra và thử nghiệm vật liệu trước khi nhập ............................................. 16
2.3.2. Kiểm tra và thử nghiệm trong quá trình sản xuất ........................................... 17
2.4. Khả năng thay thế nguyên liệu .............................................................................. 18
2.4.1. Khả năng thay thế thuốc nhuộm cho vải PE ................................................... 18
CHƯƠNG 3: CÁC THIẾT BỊ CHÍNH TRONG NHÀ MÁY ........................................... 19
3.1. Các thiết bị nhuộm chính trong xí nghiệp.............................................................. 19
3.2. Sơ đồ thiết bị nhuộm .............................................................................................. 19
3.4 Máy nhuộm Jet ......................................................................................................... 19
3.4.1. Quy định an toàn .............................................................................................. 20
3.4.2. Quy trình vận hành........................................................................................... 23
3.5. Máy căng hoàn tất ................................................................................................... 25
3.5.1. Giới thiệu ........................................................................................................ 25
3.5.2 Cấu tạo ............................................................................................................. 26
CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT.................................................. 32
4.1. Sơ đồ quy trình thí nghiệm và thử nghiệm mẫu .................................................... 32
4.2. Sơ đồ quy trình kế hoạch sản xuất ......................................................................... 33
4.3. Quy trình công nghệ nhuộm .................................................................................. 34
4.4. Các công đoạn ......................................................................................................... 35
4.4.1. Quy trình công nghệ nhuộm PE ( 100% ) ........................................................ 35
CHƯƠNG 5: HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI ............................................................ 40
5.1. Xử lý phế thải và vệ sinh công nghiệp ................................................................... 40
5.1.1. Tính chất nước thải sản xuất ........................................................................... 40
5.1.2. Phương án xử lý nước thải .............................................................................. 40
5.1.3. Các cơ sở xây dựng và lựa chọn phương án xử lý .......................................... 42
5.1.4. Kết quả thực nghiệm tại phòng thí nghiệm..................................................... 42
5.1.5. Các căn cứ lựa chọn phương pháp xử lý......................................................... 42
5.1.6. Lựa chọn phương án xử lý .............................................................................. 43
CHƯƠNG 6: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM .......... 44
6.1. Các phương pháp kiểm tra đến sản phẩm .............................................................. 44
6.2. Các sự cố xảy ra trong sản xuất-nguyên nhân và cách khắc phục ......................... 45
6.2.1. Sự cố về máy móc ........................................................................................... 45
6.2.2. Sự cố về sản phẩm .......................................................................................... 45
6.3. Một số vấn đề về môi trường ................................................................................. 46
6.4. An toàn lao động .................................................................................................... 47
6.5. Công tác phòng cháy chữa cháy ............................................................................ 48
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 50
1.1. Thông tin chung về doanh nghiệp
Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mai dịch vụ Nam Thành
Địa chỉ: 263 Bàu Cát, P.12, Q. Tân Bình, TP. HCM
Nhà xưởng: Lô 5, Đường D, KCN Tân Tạo, Q. Bình Tân
Điện thoại: 090.999.27.99
Mail: nhuom.namthanh@gmail.com
Wesite: http://www.detnamthanh.com/

Công ty trách nhiệm hữu hạn sản suất thương mại dịch vụ Nam Thành tiền thân là
công ty Vũ Thịnh. Công ty chuyên cung cấp các các dịch vụ đa dạng và chuyên nghiệp
trong ngành dệt nhuộm vải may mặc như sau:

Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu vải sợi các loại, sản phẩm may mặc. Sản xuất
kinh doanh, mua bán xuất nhập khẩu hóa chất, nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ
liệu, thuốc nhuộm và các sản phẩm của ngành dệt may. Phục vụ sản xuất vải dệt kim theo
yêu cầu Tư vấn nhuộm các loại vải

1.2. Đối tác thương mại


Một số thị trường và khách hàng truyền thống của Nam Thành như:
- Trong nước : Trịnh Vương, Vân Sinh, Kim Nguyễn, Thuận Phát, Khánh Liên…

- Hàn Quốc: Jung- sung…


1.3. Sơ đồ tổ chức công ty

Hình 1.1: Sơ đồ công ty

Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty


1.4. Giới thiệu khái quát về công ty trách nhiệm hữu hạn thương mai sản
xuất Nam Thành
Trong một ca sản xuất, phân xưởng nhuộm gồm 11-13 nhân viên được bố trí như sau:

Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại sản xuất Nam Thành. Địa điểm sản xuất tại nhà
xưởng Lô 5, Đường D, KCN Tân Tạo, quận Bình Tân
Tổng số nhân viên trong công ty là 70 người, trong đó số người trong tổ quản lí khoảng 12
người.
 Giờ làm việc: Giờ hành chính từ 8h đến 5h
 Giờ sản xuất: Mỗi ca 12 giờ đượ chia theo lịch làm việc như sau
Ca 1: 6 giờ sáng – 6 giới tối
Ca 2: 6 giờ tối – 6 giờ sáng hôm sau

Trưởng ca

Kỹ thuật ca

Tổ trưởng sản xuất

Công nhân vận hành

Hình 1.3: Sơ đồ phân cấp thực hiện sản xuất


Trong đó:

- Trưởng ca: điều hành nhân lực, thiết bị, phương tiện, tài liệu nhằm đảm bảo công
việc được tiến hành theo đúng yêu cầu quy định.
- Kỹ thuật ca: theo dõi các quá trình sản xuất về mặt kiểm tra hóa chất, thuốc nhuộm,
so mẫu màu sau khi nhuộm, kiểm tra thao tác công nhân theo quy trình, kiểm tra từng công
đoạn trong quá trình của quy trình công nghệ tổng quát.
- Tổ trưởng sản xuất: đi khảo sát và giải quyết các sự cố xảy ra của các máy, khi cần
thì dừng máy.
Ngoài ra trong quá trình sản xuất, tổ nghiệp vụ có trách nhiệm chuẩn bị kế hoạch sản
xuất, lập sổ theo dõi đơn hàng, phiếu yêu cầu may hàng, yêu cầu hàng mộc chuyển đến tổ
may hàng may nối đầu cây. Nhân viên thống kê hóa chất lập bảng tính nhu cầu hóa chất
chuyển đến tổ pha chế và phiếu yêu cầu hóa chất đến kho hóa chất. Nhân viên điều độ
nhuộm sẽ lập phiếu sản xuất theo dõi tiến độ thực hiện.

Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm ở từng công đoạn do tổ KCS đảm nhận, cùng

với cáckỹ thuật ca, trưởng ca. Ở giai đoạn thành phẩm cùng với sự giám sát của phó giám
đốc kỹ thuật khi đưa lên phúc tra ở phòng quản lý chất lượng của công ty.
CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
2.1. Nguyên liệu dệt

2.1.1. Sợi polyester

2.1.1.1. Cấu tạo


- PE là loại xơ sợi tổng hợp mạch dị thể, được sản xuất từ nguyên liệu ban đầu là hai
loại monomer: acid terephthalic và ethylene glycol.

- Terephthalic acid thu được từ quá trình tổng hợp bezen nhưng do acid terephthalic
khó hòa tan nhiều trong dung môi hữu cơ nên ngày nay người ta dùng dimethyl terephthate
hoặc 1,4 bis hydroxyl methyl cyclohexane.

- Ethylen glycol thu được từ quá trình tổng hợp ethylene trên cơ sở oxy hóa ethylene
thành ethylene oxide.

Polyethylene terephthalate

Poly(1,4-butylene terephthalate)

- Đại phân tử PE có công thức phân tử: -[CO-C6H4-CO-O-(CH2)-O-]-


- Tính bất đối xứng rất cao giữa chiều dọc và chiều ngang.
- Kém linh động, dễ bó chặt vào nhau.
- Có độ phân cực lớn.

2.1.1.2. Tính chất


 Độ bền cơ lý:
Có độ bền cơ lý cao.
Có khả năng đàn hồi lớn, modun đàn hồi cao.
Do đó các sản phẩm nhuộm từ PE giữ được hình dạng bề mặt, ít bị nhăn sau mỗi lần
giặc.
Kém bền với ma sát.
Bền dưới tác dụng nhiệt của ánh sáng.
Độ bền nhiệt cao, nhiệt độ cho phép < 235oC.
Độ bền giảm dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời.
 Độ bền hóa học:

Tác dụng của acid: sợi polyester tương đối bền với tác dụng của acid ở nồng độ và nhiệt
độ thấp. Acid có nồng độ cao sẽ làm cho polyester bị tổn thương.

Tác dụng của bazơ: polyester kém bền với môi trường bazơ vì trong mạch có nhóm ester
dễ bị thủy phân.

Tác dụng của các chất oxi hóa- khử: hydro peroxide, natri hypocloric và natri
hydrosunfix làm tổn thương nhẹ polyester.

Tác dụng của dung môi: polyester rất bền với các dung môi thường dùng trong giặc và
tẩy mỡ (chứa hydrocacbon và clo).

2.2. Nguyên liệu nhuộm


2.2.1 Lý thuyết về nhuộm
Nhuộm là quá trình gia công trong dung dịch nhằm đưa thuốc nhuộm trong môi trường
ngoài dung dịch vào sâu bên trong vật liệu dệt tạo sản phẩm có nhiều màu khác nhau, đạt
một số chỉ tiêu chất lượng cần thiết
Động học của quá trình nhuộm được chia làm 5 giai đoạn
Giai đoạn 1: Thuốc nhuộm và chất trợ khuyết tán từ dung dịch tới bề mặt xơ. Giai đoạn
này xảy ra rất nhanh
Giai đoạn 2: Thuốc nhuộm và chất trợ hấp phụ từ dung dịch đến bề mặt xơ. Thuốc nhuộm
thực hiện liên kết với xơ sợi một cách nhanh chóng ( liên kết Vander- waals)
Giai đoạn 3: Thuốc nhuộm và chất trợ từ thuốc nhuộm hấp phụ từ mặt ngoài vào trong lõi
xơ. Giai đoạn này xảy ra khó khăn nhất, nhiều trở lực nhất và là giai đoạn chậm nhất,
quyết định tốc độ quá trình nhuộm
Giai đoạn 4: Thuốc nhuộm thực hiện liên kết với xơ, bám chặt vào vật liệu, người ta
thường gọi giai đoạn này là giai đoạn gắn màu
Giai đoạn 5: Khuếch tán chất trợ và thuốc nhuộm không tạo liên kết từ vật liệu ra môi
trường ngoài
Trong năm giai đoạn trên giai đoạn 3 là giai đoạn diễn ra chậm nhất. Do đó giai đoạn 3 sẽ
quyết định tốc độ, thời gian nhuộm và các chit tiêu kinh tế
Mục đích xử dụng chất trợ nhuộm
Làm cho vải ướt nhanh và hoàn toàn thường dùng chất ngấm
Làm cho thuốc nhuộm hấp thụ điều trên xơ dùng đều màu
Làm cho thuốc nhuộm ổn định ở trạng thái phân tán cao dùng chất phân tán

2.2.2. Thuốc nhuộm phân tán


Thuốc nhuộm phân tán là những hợp chất màu không tan trong nước do trong phân
tử không chứa nhóm tạo tính tan –SO3Na, -COONa, có kích thước phân tử nhỏ, khối lượng
phân tử không lớn (250-300) và cấu tạo không phức tạp, trong phân tử chứa các nhóm: -
NH2, -HR2, -NR1R2, -OH, -OR (R có thể là gốc alkyl, aryl, alkyl hydroxyl).
Thuốc nhuộm phân tán là thuốc nhuộm có tính trung tính hoặc bazơ yếu, độ hòa tan
trong nước rất thấp (0,2-8 mg/l ở 25oC), nhiệt độ nóng chảy tương đối cao (150-300oC),
thích hợp nhuộm các loại xơ ghét nước như acetat, polyester, polyamit,… cho độ bền màu
tương đối cao.
Theo phân lớp kỹ thuật thuốc nhuộm phân tán có thể chia thành ba phân nhóm sau:
Loại thông thường có thể diazo hóa sau nhuộm.
Loại trong phân tử chứa nguyên tử kim loại.
Loại phân tán hoạt tính, có thể liên kết với xơ bằng liên kết hóa trị.
Hiện nay thuốc nhuộm phân tán được sản xuất ở dạng bột mịn phân tán cao và siêu
mịn chứa từ 15-50% chất màu từ mặt hàng của mỗi hãng, phần còn lại là chất phân tán, chất
ngấm và phụ gia khác.
Một số thuốc nhuộm phân tán được các hãng trên thế giới sản xuất: Rozolin, Vialon
fast (Bayer/Đức); Synten P (Ciech/Ba Lan); Palanil, Celliton fast, Perliton (BASF/Đức);
Terasil, Cibacet, Elanin, Setasyl, Avilon (Ciba- Geigy/Thụy Sĩ); Sumikaron
(Sumitomo/Nhật Bản); Terindosol, Foron, Artizin (Sandoz/Thụy Sĩ); Disersol, Serizol,
Serilen, Duranol T (ICI/Anh).
Chỉ tiêu quan trọng đối với thuốc nhuộm phân tán là bền màu với gia công ướt, độ
bền màu giặt giũ có thể coi là hàm số ái lực thuốc nhuộm đối với xơ. Thuốc nhuộm phân
tán được giữ trên xơ bằng các ái lực: liên kết phân tử, liên kết hydro. Ở nhiệt độ cao xơ bắt
đầu mở mạch, thuốc nhuộm đi sâu vào trong xơ, khi hạ nhiệt độ thì các mạch phân tử lại
liên kết chặt chẽ với nhau, giữ thuốc nhuộm lại trong xơ, tăng độ bền với gia công ướt.
Các thuốc nhuộm phân tán nhà máy đang sử dụng: Terasil, Dianix, Lonspere.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc nhuộm Terasil:
- Tiền xử lý: vải phải được loại bỏ hoàn toàn các chất bẩn, dầu mỡ. Nếu không sẽ ảnh
hưởng đến quá trình nhuộm và màu sắc của vải.
- pH thích hợp từ 4-5. Để có kết quả tốt thường dùng hệ (NH4)2SO4/HCOOH, để có
dãy pH rộng và ổn định cho nhiều loại thuốc nhuộm phân tán có thể điều chỉnh bằng
acid acetic hay hệ đệm.
- Sau xử lý: trong khi xử lí nhiệt, thuốc nhuộm có thể đi từ trong ra ngoài bề mặt sợi
nên làm giảm độ ma sát, độ bền giặt.

- Sự khử: một vài loại thuốc nhuộm nhạy cảm với chất khử vì vậy cần thêm một số chất
để ngăn ngừa sự khử nếu trong môi trường nhuộm có sự hiện diện của tác nhân khử.

2.2.3. Chất tiền xử lý

 Chất tẩy
- NaOH: chất tẩy chính, làm nhiệm vụ phá hủy các tạp chất của xơ sợi, giúp xơ trương
nở để quá trình ăn màu tốt hơn.
- H2O2: hợp chất quan trọng để tẩy trắng xơ bông.
- SSC1: chất ổn định, càng hóa và tẩy dầu.

 Chất trợ hoạt tính


Na2CO3: chất tạo môi trường kiềm giúp thuốc nhuộm gắn màu vào xơ sợi.

Na2SO4: chất điện ly giúp thuốc nhuộm thấm đều trên bề mặt vải.

DRL: chất đều màu hoạt tính.

 Chất trung hòa


CH3COOH: đóng vai trò là chất trung hòa và cũng là chất tạo môi trường acid để nhuộm
polyester.

2.2.3 Các loại hồ và mục đích xử dụng


Các mặt hàng sau khi giũ hồ, giặt nhuộm… nên các chất bôi trơn, sáp thiên nhiên bị làm
sạch làm cho vải trở nên khô cứng, khó chuyển động, khó phục hồi biến dạng do đó hay
để lại nếp nhăn. Do đó các chất hồ mềm có mục đích khôi phục lại độ mềm cho sản phẩm,
tăng cảm giác mịn tay, tăng khả năng phục hồi biến dạng và làm cho vải ít bị nhàu hơn.
Hồ mềm là chất hoạt động bề mặt chủ yếu là dẫn xuất của silicon
Hồ tăng độ đầy đặn và hồ cứng: một số mặt hàng vải quá mỏng, thưa do đó cần thiết phủ
lên một lớp hồ để vải đầy đặn hơn, dày hơn.
Hồ chống nhàu, chống co.
Bản chất của màu là thiếu cấu trúc mắc lưới, thiếu các cầu nối ngang. Mặt khác là do
trong phân tử có nhiều nhóm có cực (OH-, COOH-) dưới tác dụng của ngoại lực vật liệu
bị biến dạng và những nhóm có cực này tương tác với nhau ở vị trí mới ngăn cản mạch
phân tử phục hồi biến dạng. mục đích của hồ chống màu là đưa lên vải một màng
polymer, một phần tham gia tạo phản ứng liên kết giữa các mạch phân tử làm cho vật liệu
có khả năng phục hồi biến dạng. mặt khác một phần nhựa nằm trong khoang trống của xơ
sợi làm cho vải đầy đặn hơn, ít co hơn.
Xử lý chống tĩnh điện tăng hàm ẩm
Vải tổng hợp để sinh tĩnh điện do phân tử của chúng không chứa nhóm ưa nước, mặt khác
hàm ẩm thấp nên nên không thoáng khí. Để xử lý giảm tĩnh điện và tăng hàm ẩm người ta
có các phương pháp sau:
Phương pháp hóa học
Người ta phun vào vật liệu các HĐBM, các chất này tạo màng mỏng trên vải, hướng phần
kỵ nước vào vải và phần ưa nước ra ngoài. Biến tính mặt ngoài của vải. Làm tăng các
nhóm có cực cho vải.
- Sunsofter B.
- Chemsofter AS (hồ trơn).

2.3. Kiểm tra và thử nghiệm vật liệu

2.3.1. Kiểm tra và thử nghiệm vật liệu trước khi nhập

2.3.1.1. Vải
Phòng quản lý chất lượng (KCS mộc) có trách nhiệm kiểm tra, phân loại vải, cổ, bo
mộc theo sản phẩm cấp A, B, C, phế phẩm (HD 10-001/1) và bộ tiêu chuẩn phân loại vải,
kết quả kiểm tra được ghi nhận vào phiếu kiểm tra phân loại vải (BM 10-01/1) và dán etiket
lên sản phẩm (BM 08-01/04-06) tại xí nghiệp dệt trong công ty. Nếu chất lượng BC vượt
quá mức chất lượng quy định, tổ trưởng KCS mộc có trách nhiệm thông báo các xí nghiệp
dệt nhằm đề ra biện pháp khắc phục. KCS phúc tra có trách nhiệm theo dõi, nếu việc khắc
phục không có hiệu quả, KCS phúc tra có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo BGĐ xí nghiệp
nhuộm. BGĐ chỉ đạo hành động khắc phục nhằm đảm bảo yêu cầu quy định.

2.3.1.2. Hóa chất thuốc nhuộm


Trường hợp 1:

Hóa chất, thuốc nhuộm sử dụng do nhà cung cấp sản phẩm đạt chất lượng, có kèm
chứng thư xác nhận theo sản phẩm, thủ khoa hóa chất chỉ cần kiểm tra ngoại quan, số lượng,
chủng loại, bao bì nguyên đai, nguyên kiện.
Trường hợp 2:
Hóa chất, thuốc nhuộm dùng thường xuyên do nhà thầu uy tín cung cấp sản phẩm
đạt chất lượng, có kèm chứng thư xác nhận chất lượng sản phẩm, nhưng bao bì bị rách, sai
xuất xứ, hoặc khách hàng cung ứng lần đầu và những hóa chất, thuốc nhuộm không có
chứng thư đi kèm theo sản phẩm thì phòng quản lý vật tư có trách nhiệm thông báo cho
BGĐ xí nghiệp nhuộm phân công tổ thí nghiệm kiểm tra theo HD 10-01/26, kết quả kiểm
tra sự cố được ghi nhận vào BM 10-01/5 và chuyển đến phòng quản lý chất lượng:
Nếu đạt, phòng quản lý chất lượng hoặc nhân viên được chỉ định xác nhận cho nhập
kho.
Nếu không đạt, hóa chất, thuốc nhuộm được trả lại cho nhà thầu. Trưởng phòng quản
lý chất lượng có nhiệm vụ thông báo cho trưởng phòng quản lý vật tư, trưởng phòng quản
lý vật tư có nhiệm vụ ghi nhận sự việc vào BM 06-02/6. Xí nghiệp nhuộm (hay kỹ thuật ca)
có trách nhiệm đo độ pH bằng pH mỗi sáng ghi vào phiếu theo dõi pH nước BM 09-01/12.
Kỹ thuật ca dựa trên độ pH này để điều chỉnh độ pH sao cho phù hợp với quy trình nhuộm.
Trong trường hợp cần sản xuất gấp, nguyên liệu cần nhập kho miễn kiểm tra thì xí
nghiệp nhuộm lập phiếu đề nghị BM 05-01/15 và phải được giám đốc công ty phê duyệt.
Trường hợp 3:
Hóa chất, thuốc nhuộm hết thời hạn dùng hoặc không xác định thời hạn dùng, trước
khi đưa vào sản xuất thì phải được tổ thí nghiệm thử nghiệm và sản xuất thử, nếu đạt yêu
cầu và được xác nhận của trưởng phòng quản lý chất lượng mới được đưa vào sử dụng.
Trường hợp 4:
Hóa chất, thuốc nhuộm nếu cần thiết phòng quản lý chất lượng gửi mẫu đến cơ quan
chức năng bên ngoài kiểm tra thử nghiệm.

2.3.2. Kiểm tra và thử nghiệm trong quá trình sản xuất
Xí nghiệp nhuộm phải đảm bảo các bán thành phẩm được kiểm tra và thí nghiệm
theo các yêu cầu của kế hoạch kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất tương ứng với
từng quy trình công nghệ tổng quát.
Xí nghiệp nhuộm (hay kỹ thuật ca) phải tiến hành kiểm tra các công đoạn trong quá
trình nhuộm đã được quyết định trong kế hoạch kiểm tra chất lượng quy trình công nghệ
sản xuất tổng quát và kết quả được ghi nhận vào phiếu sản xuất BM 09-01/06.
Chỉ những bán thành phẩm đạt yêu cầu thì mới được đi vào công đoạn tiếp theo của
quy trình sản xuất. Nếu không đạt yêu cầu, kỹ thuật ca báo cáo xử lý theo BM 09-01/14,
trường hợp không thể xử lý được thì BGĐ xí nghiệp nhuộm có trách nhiệm về lập phiếu xử
lý sản phẩm không phù hợp BM 13-01/1 và phối hợp các bộ phận có liên quan trình BGĐ
công ty giải quyết (TT13-01).
Xí nghiệp nhuộm (KCS ca) có kế hoạch kiểm tra theo kế hoạch kiểm tra chất lượng
sản phẩm (màu sắc, khối lượng, độ bền màu giặt, độ co giản, kích thước,…) xí nghiệp
nhuộm chỉ giao cho phòng quản lý chất lượng các sản phẩm đã hoàn thành đủ chỉ tiêu đã
kiểm tra theo kế hoạch kiểm tra chất lượng và xác nhận là phù hợp với phiếu sản xuất.
Phòng quản lý chất lượng có trách nhiệm kiểm tra phân loại thành phẩm theo kế
hoạch kiểm tra chất lượng thành phẩm như sau:
- KCS thành phẩm có trách nhiệm kiểm tra, xác định chiều dài theo HD 10-01/8, số
lượng, trọng lượng.
- KCS phúc tra có trách nhiệm kiểm tra so màu các lô nhuộm lại, 5 lô nhuộm chọn
ngẫu nhiên 1 lô kiểm tra theo HD 10-01/7.
- KCS thành phẩm có trách nhiệm kiểm tra, phân loại theo HD 10-01/6. Kết quả phân
loại được phân vào BM 10-01/31, BM 10-01/32; dán etiket BM 01-01/7, BM 08-01/9 và
các mẫu vải lưu giao cho KCS phúc tra xử lý cho hạ loại hoặc sửa chữa lại.
Nếu có yêu cầu phòng quản lý chất lượng sẽ gửi mẫu đến cơ quan chức năng bên
ngoài để kiểm tra và thử nghiệm các chỉ tiêu cần thử.
Phòng quản lý chất lượng có nhiệm vụ báo cáo tình hình chất lượng vải, bo cổ, thành
phẩm hàng tháng cho BGĐ.

2.4. Khả năng thay thế nguyên liệu

2.4.1. Khả năng thay thế thuốc nhuộm cho vải PE


Để nhuộm cho vải PE, ngoài thuốc nhuộm phân tán, chúng ta còn có thể sử dụng
thuốc nhuộm pigment.

Thuốc nhuộm pigment: có khả năng nhuộm màu cao, bền màu, có khả năng phối
trộn với các loại pigment khác với bất kỳ tỉ lệ nào để mở rộng gam màu. Tuy nhiên, nó
không bền màu với ma sát và làm cho vải bị cứng.
CHƯƠNG 3: CÁC THIẾT BỊ CHÍNH TRONG NHÀ MÁY
3.1. Các thiết bị nhuộm chính trong xí nghiệp
Hiện nay nhà máy chỉ sử dụng các máy nhuộm có họng jet là chính. Có hai loại: máy
có họng jet phía trên và máy có họng jet phía dưới, thông thường thì máy có họng jet phía
trên hút yếu hơn máy họng dưới nên chủ yếu dùng để nhuộm hàng dệt kim vì lực hút của
máy yếu không làm mất độ đàn hồi của vải.
Máy nhuộm jet là máy đa năng, nó có thể đảm nhận các vai trò sau:
- Nấu tẩy.
- Nhuộm.
- Giặt xả.

3.2. Sơ đồ thiết bị nhuộm

3.3 Máy nhuộm Jet


Nhà máy đang sử dụng máy nhuộm JET của TAIWAN, với công suất tối đa: 300 kg/mẻ.
Máy nhuộm gián đoạn cao áp là loại máy nhuộm theo phương pháp gián đoạn dùng để
Relax, giảm trọng, nhuộm các loại vải tổng hợp, vải dệt kim, dệt thoi ở dạng dây xoắn tự
do và nhuộm ở nhiệt độ cao và áp suất cao (nhiệt độ < 130℃ và áp suất từ 2 – 2,5 kg/m3).
Đây là thiết bị không có sự kéo căng nên rất thích hợp cho các loại vải hàng có độ xốp dịu.
Dung tỉ thường là 1:8 đến 1:12. Đây là loại thiết bị nhuộm kín, hoạt động theo nguyên lý
hàng và dung dịch cùng chuyển động. Vì là máy nhuộm cao áp nên thường được nhuộm
với phẩm nhuộm phân tán ở nhiệt độ cao và áp suất cao. Tuy nhiên cũng có thể nhuộm các
loại phẩm nhuộm khác như hoạt tính, acid, và phẩm CD (cation).
Theo thực trạng hiện nay của nhà máy, máy nhuộm JET được dùng chủ yếu cho vải PE là
chính

3.3.1. Quy định an toàn


Trong khi vận hành máy, công nhân phải tuyệt đối tuân thủ các quy định an toàn sau:

Công nhân phải sử dụng đầy đủ trang bị bảo hộ đã được cấp phát.Phải ngừng bơm tuần
hoàn, bơm cấp hóa chất và ngưng nâng nhiệt độ hay hạ nhiệt độ khi xả nước trong máy.Chỉ
được mở cửa máy khi nhiệt độ trong máy dưới 80oC và áp suất ở 0.Chỉ được mở nắp bộ
phận trao đổi nhiệt khi bơm tuần hoàn đã ngừng và nhiệt độ trong máy dưới 80oC, áp suất
chỉ số 0 và mức chất lỏng trong máy thấp hơn bộ phận trao đổi nhiệt.Tuyệt đối cấm dùng
tay mở van cấp nước khi nhiệt độ máy lớn hơn 80oC.

Trong trường hợp máy đang vận hành bị mất điện đột ngột thì công nhân vận hành
phải ngắt ngay CB chính và các Cb trong tủ điện chính và chỉ được phép mở lại khi có điện
ổn định trong 5 phút.

Không được tiến hành sửa chữa khi máy đang vận hành và khi đang có áp suất.

3.3.2 Các bộ phận chính

Thùng nhuộm: được làm bằng inox, hình trụ, đặt nằm song song với mặt đất. Đầu
ống dẫn vải là họng Jet, phía trước thùng đầu nhuộm có nắp đậy là cửa ra vào vải, có nắp
kính để quan sát hàng vải trong suốt quá trình tẩy nhuộm. Thùng được chế tạo bằng inox
nhằm chống sự ăn mòn trong quá trình tẩy nhuộm hàng vải trong môi trường acid, kiềm,
khử, oxy hóa.

Trục guồng: có tác dụng trong việc tải và thường xuyên đổi được vị trí các nếp gấp
nên tránh được việc tạo nếp gấp chết ở một điểm cố định, nếu đang chạy mà ngưng luân
chuyển do dồn hàng hay kẹt hàng thì còi báo động vang lên và bơm sẽ tự động dừng lại chờ
người công nhân đến xử lý.

Trục guồng có chiều ngang với bề rộng của thùng nhuộm được chuyển động nhờ
mô-tơ đặt ngoài thùng nhuộm, với hệ thống bánh nhông dây xích. Guồng có thể chạy xuôi
chạy ngược tùy theo người điều chỉnh.

Họng Jet: được xem là bộ phận chính của máy Jet. Là bộ phận quan trọng của máy
nhuộm gián đoạn cao áp. Khi cho vải vào dưới tác dụng của bơm áp lực tuần hoàn ta sẽ hút
vải chạy vào trong máy qua họng Jet. Ngoài ra trong họng Jet còn có chén để tạo thêm áp
lực nước cho vải qua nhờ các lỗ chén. Có hai loại chén là chén lỗ và chén tầng tùy theo yêu
cầu công nghệ, tùy theo loại vải mà sử dụng chén tầng hay chén lỗ. Thường người ta sử
dụng chén lỗ cho các loại vải dày ít bị dạt chân chim và dùng chén tầng cho các loại vải
mỏng, dễ bị dạt, vì tuy lượng nước trong chén tầng nhiều hơn chén lỗ nhưng khi vào chén
tầng thì dưới sức hút của nước vải sẽ được đi thẳng xuyên suốt trong máy, còn chén lỗ thì
có lỗ xung quanh nên nó sẽ tạo ra một lực xoáy ở ngay giữa tâm vì thế dễ làm cho vải dễ bị
dạt, về cấu tạo thì chén lỗ gồm có 2 phần: phần đế và phần miệng chén, còn chén tầng thì
cũng có phần đế và tầng riêng phần tầng thì có 2 loại : có gờ và tầng không gờ.

Bơm tuần hoàn: đây là loại bơm ly tâm có nhiệm vụ hút dung dịch hóa chất, thuốc
nhuộm hay nước để đưa vào máy. Bơm còn có nhiệm vụ luân chuyển dung dịch trong thùng,
tạo áp lực cho họng Jet kéo hàng vải đi. Ngoài ra bơm còn duy trì ổn định sự phân bố đều
nhiệt độ và dung dịch trong máy.

Hệ thống trao đổi nhiệt: là một thiết bị ống chum dùng để đun nóng hay làm nguội
dung dịch hóa chất thuốc nhuộm đi một cách gián tiếp, nhờ bơm đẩy dung dịch đi trong
ống, còn bên ngoài là hơi nước nóng hay lạnh làm nguội, hơi nóng sẽ được cung cấp từ hệ
thống lò hơi, còn hơi lạnh được cấp từ nguồn nước lạnh lấy từ bên ngoài. Hệ thống này gồm
một bộ phận cấp bù phần kim loại bị giãn nở ở nhiệt độ cao và co lại khi nhiệt độ thấp.

Van điều chỉnh áp lực trong họng Jet: được lắp đặt với đường ống đẩy của bơm trước
khi dung dịch đi vào hệ thống trao đổi nhiệt. Van này được dùng để điều chỉnh lưu lượng
bơm, áp lực tốc độ, lưu lượng phải điều chỉnh cho phù hợp và đúng theo yêu cau62cong6
nghệ để hàng vải chạy đều, không bị kẹt vải hay bị xếp ly. Trên thùng nhuộm 3 van điều
chỉnh sức căng hàng vải, tùy theo trọng lượng của mỗi loại hàng.

Van nén và xả khí: Khi máy hoạt động thì áp suất sẽ được cấp vào máy ở nhiệt độ
khoảng 800C, khi đó bộ phận nén khí sẽ hoạt động liên tục và khi kết thúc một quy trình
nhiệt độ được hạ xuống thì bộ phận xả khí sẽ tự động xả áp ra từ từ để giảm áp suất trong
máy.

Chú ý: khi ra hàng cần phải xem áp suất có hạ xuống hết chưa. Tuyệt đối không được mở
nắp máy khi còn áp suất vì rất nguy hiểm có thể gây nổ. Ngoài ra máy còn có bồn hóa chất
để pha và trộn hóa chất, thuốc nhuộm cho thật đều trước khi bơm vào máy

3.3.3 Nguyên tắc hoạt động

Dung dịch được gia nhiệt qua hệ thống trao đổi nhiệt vào họng Jet theo trục dẫn vải
vào thùng. Hàng vải sẽ chuyển động cùng một lúc với dung dịch nhờ áp lực của bơm và
chuyển động của trục guồng. Để vải được ngấm dung dịch đều màu, sau khi cho vải vào hết
ta chỉnh lại lượng nước đúng theo quy trình (vd: khi giặt theo quy trình ta sẽ lấy nước là
2600 l nhưng ta chỉ lấy khoảng 2000 l sau khi cho vải vào hết ta mới canh lại lượng nước
cho đúng 2600 l, sau đó cho các chất phụ trợ và hóa chất vào bồn hóa chất, khuấy cho đều
trước khi cho vào máy và gia nhiệt theo yêu cầu.

Các yếu tố ảnh hưởng của máy Jet:

Tùy theo loại vải mà ta có thể giặt, nhuộm, giảm trọng trong các quy trình khác nhau,
mỗi quy trình sẽ có áp lực, thời gian và nhiệt độ khác nhau. Nhiệt độ và thời gian cũng có
ảnh hưởng rất lớn nếu nhiệt độ quá cao thì vải sẽ bị biến tính ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm, độ dày mỏng hoặc màu sắc của sản phẩm. Đối với quy trình nhuộm khi nhiệt độ lên
cao quá sẽ làm cho vải chuyển sang màu khác, loang màu hoặc là vải có thể bị mục nếu
dùng thước nhuộm acid. Lưu ý đối với máy nhuộm cao áp chỉ được mở máy, xả bỏ dung
dịch, lấy mẫu sau khi nhiệt độ đã hạ thấp xuống 600C và áp suất bằng 0.

3.3.4. Quy trình vận hành

Chuẩn bị
Kiểm tra tổng quát toàn bộ máy.

Kiểm tra nguồn khí nén điều khiển phải lớn hơn 4 kg/cm2.

Kiểm tra nguồn cấp hơi nóng phải lớn hơn 5 kg/cm2.

Kiểm tra nguồn nước cung cấp, các van nước phải ở tình trạng tốt và đã được mở.

Chuẩn bị hàng đầy đủ theo đúng lô hàng quy định của lịch điều độ. Vải cho vào các
hộc của máy phải đều nhau.

Chuẩn bị đầy đủ hóa chất, thuốc nhuộm theo bản tính chi tiết hóa chất sử dụng cho
lô hàng.

Lưới lọc tại bộ phận trao đổi nhiệt phải được vệ sinh sạch sẽ, nắp bộ phận trao đổi
nhiệt phải được khóa chặt.

3.4.2.2. Vận hành


Nếu điều kiện chuẩn bị bình thường, tiến hành mở các CB trong tủ điện về vị trí
“ON”.

Vận hành ở chế độ tay (MANUAL)

Chỉnh công tắc chế độ nhuộm trên tủ điện chính qua vị trí “MANUAL”.

Vặn công tắc điều khiển sang “FILL” để cấp nước vào máy, van cấp nước sẽ tự động
đóng lại khi đã cấp nước đủ (vị trí giữa). Vặn công tắc kiểm soát nước về vị trí giữa.

Các van xả ngược xả tràn, phun rửa máy, bơm hóa chất phải ở vị trí đóng.

Nhấn nút “MAIN PUMP” để khởi động bơm tuần hoàn. Thực hiện nhập liệu vào
máy.
Vặn công tắc “LIFTER REEL” về phía ngược chiều kim đồng hồ để khởi động motor
guồng cho thích hợp. Khi hàng đã vào máy phải may đầu cây, khóa chặt 2 cửa thăn hàng.

Khi lên chế độ: nhấn nút nâng nhiệt độ “HEATING” (nút màu đỏ) trên tủ điện chỉnh
một lần, van cấp hơi vào bộ phận trao đổi nhiệt mở. Ở chế độ vận hành tay không kiểm soát
được tốc độ gia nhiệt, vì vậy công nhân vận hành phải đặc biệt chú ý để nhiệt độ trong máy
không quá chỉ số mà quy trình công nghệ yêu cầu. Khi đạt nhiệt độ cho phép thì nhấn nút
“HEATING” để ngưng cấp hơi gia nhiệt.

Chú ý: Trong quá trình gia nhiệt lên đến 130oC khi đến nhiệt độ máy đạt 80oC thì
vặn công tắc “AIR INLET” qua “MANU” để cấp khí nén vào máy cho nhiệt độ tăng đều và
không bị kẹt hàng.

Khi hạ nhiệt độ, nhấn nút hạ nhiệt “COOLING” (nút màu xanh) trên tủ điện chính
một lần, van cấp nước vào bộ phận trao đổi nhiệt mở. Khi nhiệt độ đạt tới mức yêu cầu,
nhấn nút “COOLING” để ngưng hạ nhiệt độ.

Khi giặt xả: chỉnh công tắc xả tràn sang vị trí “RINSE”.

Khi hoàn tất việc nhuộm tiến hành ra hàng.

Vận hành ở chế độ tự động (AUTO)

Bật công tắc chế độ nhuộm trên tủ điện chính sang vị trí “AUTO”.

Nhấn nút “START” trên bộ xử lý sau khi đã chọn chương trình và các bước thực
hiện, máy sẽ tự động vận hành theo chương trình đã cài sẵn.

Trong quá trình vận hành theo chế độ tự động, công nhân phải vận hành thực hiện
các tín hiệu bao gồm:

Chuẩn bị hóa chất.

Lấy mẫu.

Chú ý: trong quá trình vận hành, công nhân vận hành phải trực tại máy, thường xuyên
kiểm tra các thông số trên đồng hồ chỉ thị, ghi nhận đầy đủ vào sổ theo quy định. Nếu có
thông số sai lệch phải báo cáo với trưởng ca và kỹ thuật ca để xem xét xử lý.
Ngừng máy

Ở chế độ tay nhấn nút “MAIN PUMP” một lần nữa để ngưng bơm tuần hoàn. Ở chế
độ tự động nhấn nút “STOP” trên bộ xử lý để ngưng máy.

Tắt công tắc ở tủ điện chính.

3.5. Máy căng hoàn tất

3.5.1 Mục đích


Trong quá trình sản xuất vải thành phẩm. Công đoạn xử lý hồ hoàn tất ngoài việc
đưa vải trở về hình dáng ban đầu sau các công đoạn trước, nó còn có tác dụng làm cho vải
chất lượng tốt hơn như vải sau khi qua hoàn tất sẽ láng mịn, bóng, chống màu, co rút dạt
khổ, chống thấm chống mốc. Tùy theo loại vải mà ta có quy trình khác nhau.

3.5.2. Giới thiệu


Sau quá trình vắt ( nếu cần, tùy vải) và quá trình căng hàng, xẻ khổ thì vải đã được
căng một phần. Tuy nhiên vải vẫn còn ướt và khá nhăn nên ta phải thêm công đoạn định
hình. Để vải được mềm mại và bóng theo yêu cầu thì cần phải đi qua một bước hồ hoàn tất.
Qúa trình sấy ngoài mục tiêu để làm khô vải, việc sấy còn là quá trình dùng tác nhân nhiệt
để làm đóng rắn đa tụ chất làm mềm hồ hoàn tất khi đã hấp phụ vào xơ sợi làm mềm
Máy căng hoàn tất có cấu tạo giống như máy căng định hình nhưng nó khác máy
căng định hình ở chỗ máy căng hoàn tất có thêm máng chứa dung dịch hồ vải và nó không
có nhiệm vụ định hình mà nó chỉ kéo căng vải và gia nhiệt để cho các chất hồ bám lên mình
vải. Ngoài ra nhiệt độ máy căng hoàn tất thấp hơn máy căng định hình, nhiệt độ nó khoảng
1700C, tốc độ máy 30 – 35 m/p số vòng quay tương tự máy căng định hình

3.5.3 Cấu tạo

Là một hệ thống thiết bị liên hợp bao gồm


 Hệ thống kẹp vải, định hình vải
- Trục thẳng: có chức năng giữ vải để đưa vải lên, đồng thời căng vải sơ bộ
- Trục xoắn: gồm 1 nửa xoắn theo chiều kim đồng hồ và 1 nửa xoắn theo chiều ngược
kim đồng hồ giúp tán vải đều ra 2 bên để căng vải
- Trục thẳng tự động: giúp cân bằng vải, khi vải bị lệch sang 1 phía trục này sẽ tự
động dịch cao thấp để cho vải được cân bằng
 Hệ thống ngấm ép hồ: Bể đựng hồ, trục gạt hồ, ống dẫn hồ
- Bể đựng hồ là một máng có hệ thống chảy nước liên tục được thêm hồ (slicon) vào,
tùy theo loại vải mà ta có công thức pha chế hồ khác nhau
 Hồ mềm tạo cho sản phẩm có cảm giác mền mại, tăng độ rũ, giảm tĩnh điện
và dễ cắt may. Có rất nhiều hợp chất hồ mềm như : silicon, một số nhũ tương
của polyetylen, nhũ tương của các loại dầu, chất béo, mỡ động vật
 Trong nhà máy sử dụng hồ slicon vì nó có độ mền mai cao và bền
 Silicon có rất nhiều loại nhưng loại thông thường có công thức

- Trục ép: là hai trục lớn được ma sát vào nhau nhưng lại làm cho lớp hồ bám lên vải
được dàn đều đồng thời loại bỏ một phần nước trong vải

 Hệ thống căng
- Hệ thống cố định vải – căng ghim: mô tơ, bánh đè vải, bánh xe chổi và đường ray
có ghim, cây kẹp giữ vải
 Hệ thống sấy
 Quạt thổi không khí
 Đường ống dẫn dầu
 Hệ thống trục
 Cửa gió
 Lưới sắt hứng chất bẩn ( sơ, vải, vụn vải)
 Ống dẫn hơi nước thoát ra
 Hệ thống lỗ khí xếp so le với nhau
 Hệ thống chỉnh vải sau khi sấy ( bộ phận chỉnh khô)
Đây khá giống với công đoạn định hình vải. Tuy nhiên có một vài điểm khác biệt
- Bộ phận làm nguội vắt ngay khi vừa ra khỏi bộ phận sấy thì ta sẽ dùng không khí
ngoài môi trường. thổi mát làm cho vải có thể củng cố lớp hồ trên bề mặt
- Bộ phận khử từ: Vải trong quá trình vận chuyển trong dây truyền với vận tốc lớn
nên trên bề mặt đã tích điện tích nên cần bộ phận khử từ nhằm triệt tiêu điện tích

3.6 Máy comfit

Muốn cho vải thành phẩm đẹp, mình vải mịn, vải có độ bóng mềm mại, thẳng tạo vẻ
mỹ quan tốt. Muốn vậy vải phải qua công đoạn này.

3.6.1 Cấu tạo


- Bộ phận làm nhẵn có tác dụng làm cho vải láng, bóng, chúng có cấu tạo từ tấm nì
và phần lót. Khi vải qua trục lớn vải sẽ được hủy các nếp nhăn.
- Nỉ, hệ thống láy băng, bộ phận gia nhiệt đều làm bằng chất chịu nhiệt cao. Hơi
được cung cấp vào đây để ổn định lại vải sau khi ra khỏi máy với nhiệt độ 1000C.
Nỉ cũng được khép kín và hệ thống láy băng điều chỉnh tấm cao su và rơle nhiệt lực
ép của trục làm mềm vải.
Hệ thống băng tải gồm:
• Bộ phận tạo sức căng.
• Bộ phận gia nhiệt ổn định

3.6.2 Nguyên tắc hoạt động


Trước tiên ta may vải đầu cây, tập kết vải, đưa vải vào đầu máy. Sau đó mở máy cho
vải đi qua các bộ phận trục và bộ phận phun sương làm ẩm vải đồng đều. Vải tiếp
tục đi vào bộ phận làm mềm vải sẽ nằm dưới tấm cao su và bao quanh rơle nhiệt.
Rơle nhiệt đã được cung cấp hơi, lúc này ở nhiệt độ 1200C ở giai đoạn này vải được
làm co vì trong quá trình tẩy hồ vải được kéo dãn theo chiều ngang vì thế khi qua
máy comfit vải sẽ co lại và trở nên đẹp hơn.
Tấm cao su được ép lên rơle nhiệt làm cho đường kính trục lớn hơn lúc ra nhờ vậy
vải co lại. Tỷ lệ co này tùy theo máy( do điều chỉnh vải đi qua trục cong điều chỉnh
sọc và lại đi qua rơle làm mát và được giải nhiệt để làm cho vải nguội lại vải đi qua
các trục đến bộ phận ủi, vải qua các trục cong, qua các trục dẫn băng, có hệ thống
láy băng và đi qua các trục làm mát, sau đó vải theo trục cuộn ra xe chở vải.
Kiểm tra vệ sinh trước khi chạy máy:
- Kiểm tra tấm cao su phải đảm bảo yêu cầu.
- Không có gì kẹt vào.
- Bề mặt và hai biên không có vết trầy xước nếu có dù là nhỏ cũng phải báo cáo với
người có trách nhiệm để xử lý.
Kiểm tra bôi trơn với yêu cầu:
- Chất bơi trơn là tấm mềm cao su phải đủ, ta dùng hóa chất bôi trơn là vetanol 1:5
(1 l vetanol + 5 l nước)
- Dầu trong bình dầu hộp gió nén phải đầy đủ.
- Dầu bôi trơn các hộp giảm tốc đầy đủ.
- Kiểm tra tổng quát máy, đảm bảo máy bình thường.
- Vệ sinh quanh máy và máy.
- Vệ sinh tấm cao su và các trục dẫn cho thật sạch.
3.6.3 Vận hành máy
- Nhận kế hoạch sản xuất: loại vải, chiều dài, công đoạn.
- Xem phiếu công nghệ của công đoạn yêu cầu.
- Xem trước loại vải để đặt nhiệt độ, thể tích, lực ép,mức độ ép
- Kiểm tra tấm cao su không để vật lạ lên theo đúng quy trình, không có vết tì nứt
nhỏ.
- Mở cầu dao nguồn, kiểm tra nguồn điện.
- Mở Compressor (áp lực theo quy định xả đọng và kiểm tra dầu bôi trơn)
- Mở tất cả các van xả đọng của đường hơi
- Kiểm tra hóa chất bôi trơn tấm cao su, bổ sung hóa chất đúng quy định.
- Mở van hơi chính điều chỉnh ổn áp theo đúng quy trình.
- Mở công tắc cho mô-tơ chính chạy (10m/p)
- Đặt nhiệt độ trục đúng theo quy trình.
- Kiểm tra định vị tấm cao su
- Khi các van xả đọng hết nước thì khóa lại.
- Khi nhiệt độ đủ cho vải vào trục ép.
- Mở van nước làm nguội, van xong hơi
- Mở van điều chỉnh trục ép vải (áp lực 2 bên thật đồng đều)
- Điều chỉnh tốc độ máy đạt yêu cầu công nghệ.
CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
4.1. Sơ đồ quy trình thí nghiệm và thử nghiệm mẫu

Nhận mẫu gốc của khách hàng

Phân công

Nhuộm thí nghiệm

Dán mẫu

Xác nhận

Kiểm tra ý kiến khách hàng

Đặt mẫu đề ra quy trình công nghệ tổng


quát và công thức thuốc nhuộm tạm thời

Nhận lệnh thử nghiệm

Nhuộm thử nghiệm

Xác nhận

Phê duyệt quá trình công nghệ tổng quát


và hoàn chỉnh thuốc nhuộm chính thức

Giao cho phòng sản xuất và tổ nghiệp vụ

Cài đặt quy trình công nghệ mới

Lưu hồ sơ

Kết thúc

Hình 4.1: Sơ đồ thí nghiệm và thử nghiệm mẫu


4.2. Sơ đồ quy trình kế hoạch sản xuất

Nhận lệnh điều độ màu

Xem xét

Chuẩn bị kế hoạch sản xuất

Nhận hàng mộc Nhận hàng


mộc
Nhận hàng mộc Nhận hàng
Triển khai sản xuất
mộc

Thực hiện sản xuất theo QTCNTQ


và CTTN tạm

Kiểm tra chất lượng

Xem xét

Phúc tra

Kiểm tra phân loại

Bao gói

Nhập kho

Báo cáo thực hiện tiến độ

Lưu hồ sơ

Kết thúc
Hình 4.2:Sơ đồ kế hoạch sản xuất
4.3. Quy trình công nghệ nhuộm
Tùy vào chất liệu vải và cách dệt mà có những quy định nhuộm khác nhau.

Vải mộc

May đầu cây

Vải dệt kiếm Vải dệt kim

Tiền định hình Nấu tẩy

Nấu tẩy Nhuộm

Giảm trọng Vắt, xả xoắn


Giảm

Nhuộm Xẻ khổ

Tuôn Sấy

Giảm trọng Hoàn tất

Sản Sản
phẩm phẩm

Hình 4.3: Sơ đồ quy trình công nghệ nhuộm vải tổng quát
4.4. Các công đoạn

4.4.1. Quy trình công nghệ nhuộm PE ( 100% )

45 phút (60 phút nếu đậm)


130oC
2oC/phút
60 -70oC
Xả

1,5oC/phút
Hóa
Chất
Vải

Over flow 15 phút


40oC
Xả
H2O Thuốc nhuộm H2 O

Hình 4.6: Giản đồ công nghệ nhuộm PE ( 100% )

Thuyết minh quy trình nhuộm PE 100%.

Các hóa chất sử dụng:

- Tanapol DL 506: giúp thuốc nhuộm bám đều lên xơ polyester.


- Acid acetic: điều chỉnh pH về môi trường acid thuận lợi trong quá trình nhuộm.
- Thuốc nhuộm: giúp vải có màu như mong muốn.
Cách tiến hành:
- Cấp hóa chất vào trong máy theo thứ tự sau: cho acid acetic vào để điều chỉnh pH
trước, sau đó lần lượt là DL 506, thuốc nhuộm.
Chú ý: cho thuốc nhuộm vào từ từ tránh tình trạng vải sau nhuộm bị loang màu hay
đốm màu,…
- Sau đó cho vải vào chạy lạnh khoảng 15 phút để phân tán đều hóa chất cũng như
thuốc nhuộm trong máy.
- Lên độ theo quy trình 1,5oC/ phút, khi đạt đến 130oC thì giữ trong khoảng 45 phút
(có thể từ 45- 60 phút tùy theo độ đậm nhạt).
- Sau đó, hạ nhiệt độ xuống 80oC (2oC/phút), công nhân vận hành, cắt mẫu giao cho
kỹ thuật ca kiểm tra.
- Giặt xả thuốc nhuộm còn dư.
- Sau đó tiếp tục cho nước vào giặt khử trong 15 phút (nếu nhuộm màu đậm) rồi xả.
- Nhuộm polyester 100% hoàn tất.
Lưu ý:
- Đối với nhuộm vải trắng thì nhuộm từ 40C đến tối đa là 115C đối với vải mỏng,
còn vải dày thì 130C.

Các sản phẩm nhuộm tại xưởng nhuộm:

Vải trước nhuộm Vải sau nhuộm

Vải 75/72 trước nhuộm Vải sau nhuộm


Quy trình nhuộm màu nhạt:

130
C
115
C
85C 70C

Hóa
Vải chất
Tháo
40 nước giặt
C
45’
15 15’
Thuốc ’
H2O
nhuộm

Một số mẫu màu được sản xuất:

Red FB( Red 2B) 0,2% Blue 2BLN (0,2%)


Quy trình màu đậm:

130
C
105
C
85
70
C
Hóa
Vải Tháo
chất
nước giặt
40
C
60’
15 15’
Thuốc ’
H2 O
nhuộm

Một số mẫu màu được sản xuất:

Navy HGL(200) Đen 300


Quy trình sửa hàng:

135C

70C

Vải Hóa
Tháo
chất
nước giặt

40
C
60’

Thuốc
H2O nhuộm

Dành cho những mặt hàng bị sai màu do khách hàng đặt hoặc màu gặp các vấn đề
sự cố trong quá trình nhuộm không đạt yêu cầu.
Sau quá trình này vải không được giảm quá 20% tính cơ lý của vải.
Hàng bị loang màu, đốm màu, sọc màu; hàng dệt bị lỗi, vải bị lỗi trong quá trình tiền
định hình, tẩy hồ không sạch, pha màu không đều vì vậy ta phải nhuộm lại vải.

Hàng sai mẫu: pha màu không đúng nồng độ, vận hành không đúng quy định vì vậy
tiến hành đắp màu hoặc tẩy nhuộm lại.
CHƯƠNG 5: HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
5.1. Xử lý phế thải và vệ sinh công nghiệp
Để hội nhập và cạnh tranh trên thị trường quốc tế các nhà máy, xí nghiệp, công ty
dệt gần như tiến tới bắt buộc phải có chứng chỉ về môi trường ISO 14000, trong đó phải xử
lý nước thải. Tuy nhiên nhà máy không có hệ thống xử lý nước thải, nước thải được thải
trực tiếp ra cống, vẫn còn áp dụng phương pháp xử lý tạm thời đó là: Vệ sinh công nghiệp
được thực hiện định kỳ, có kiểm tra hàng tháng.

Trong thời gian tới nhà máy dự định sẽ xây dựng một hệ thống xử lý nước thải,
phương án đề xuất.

5.1.1. Tính chất nước thải sản xuất


Cũng như các nhà máy nhuộm khác trong cả nước, nước thải sản xuất của nhà máy
nhuộm - Công ty dệt nhuộm Nam Thành mang nét đặc trưng cho nước thải sản xuất cho
ngành nhuộm đó là:

- Chế độ nước thải gián đoạn.


- Nhiệt độ cao (max = 800C).
- Độ pH dao động, phụ thuộc vào từng công đoạn sản xuất (pH=3-12).
- Độ màu cao và luôn thay đổi màu sắc.
- Các chỉ danh ô nhiễm khác như chất rắn lơ lửng (ss), BOD, COD, đều ở mức cao.
- Các giá trị của thông số trên luôn thay đổi, phụ thuộc vào mặt hàng sản xuất.

5.1.2. Phương án xử lý nước thải

5.1.2.1. Phương án 1
Công nghệ xử lý nước thải sản xuất có thể áp dụng cho ngành dệt nhuộm bao gồm
các bước sau:

- Xử lý sơ bộ: sàng tách.


Bao gồm sàng lọc, cân bằng nhằm loại bỏ tạp chất thô như: dây cột, vải rác, sợi rối.
- Xử lý bậc một: trung hòa, phản ứng hóa học, lắng, lọc.
+ Công đọan này còn có mục đích điều hòa lưu lượng, nồng độ chất thải, pH của
nước thải.

+ Sử dụng theo phương pháp keo tụ và lắng cặn.

+ Sử dụng Ca(OH)2, Al2(SO4)3 làm các chất keo tụ và lắng cặn. Tuy nhiên sử dụng
hai loại hóa chất trên dễ tạo ra dạng lắng dạng sợi gây hiện tượng “BULKI” cản trở cho quá
trình xử lý sinh học kế tiếp, để tránh hiện tượng trên ta có thể sử dụng các chất hữu cơ
(Floculante), để làm trợ chất lắng.

Với phương pháp này có thể giảm được 70% COD và 90% màu.

- Xử lý bậc hai: xử lý sinh học

Chủ yếu dựa vào sự hoạt động của các vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ ở
trong nước thải dưới dạng keo và hòa tan. Phương pháp làm sạch bằng sinh học để loại bỏ
hầu hết các chất bẩn hữu cơ còn lại trong nước thải sau khi đã làm sạch bằng phương pháp
cơ học và hóa lý.

5.1.2.2. Phương án 2
Xử lý nước thải là một chuyện khó khăn, tốn kém, làm tăng giá thành sản xuất.
Nhưng ta có thể làm giảm bớt gánh nặng quá trình xử lý và giá cả chi phí cho việc xử lý
nước thải hàng tháng hoặc theo định kỳ, đó là cần tiến hành sản xuất sạch hơn với nhiều
giải pháp về công nghệ và thiết bị, trong đó vần đề quan trọng nhất là các thuốc nhuộm, hóa
chất (đầu vào), lựa chọn xử lý hợp lý, chính xác theo hướng dùng các chất ít độc hại, thân
thiện với môi trường. Như vậy tính toán cân đối chung lại giảm được giá thành sản xuất,
tuy có thể mua các loại hóa chất trợ dùng trong xử lý trước thân thiện với môi trường tuy
có cao hơn loại thông thường.

Ta có thể tham khảo bảng danh mục ngắn giới thiệu một số chất trợ thân thiện với
môi trường tiêu biểu.
5.1.3. Các cơ sở xây dựng và lựa chọn phương án xử lý
- Chế độ thải: chế độ thải của xí nghiệp mang tính chất gián đoạn, chu kỳ thải
là 8 giờ.
- Nguồn thải: nước thải sản xuất sinh ra từ các công đoạn giũ hồ, giặt tẩy,
nhuộm và làm bóng.
- Lưu lượng: hiện nay lưu lượng khoảng 600m3 /ngày (25m3/giờ). Để tránh tiêu
hao hóa chất, chi phí đầu tư cao cho hệ thống xử lý nước thải.
- Hệ thống thu gom và thoát nước thải sản xuất sẽ được tách ra để dẫn riêng
nước thải sinh hoạt và hệ thống thu gom nước mưa.
- Nồng độ chất thải, pH, nhiệt độ, … thay đổi tùy thuộc vào chế độ xử lý nguyên
liệu, sản phẩm (tẩy, giặt, nhuộm) và màu sắc của vải (đậm, trung bình, nhạt).

5.1.4. Kết quả thực nghiệm tại phòng thí nghiệm


Để làm cơ sở xây dựng phương án xử lý, đánh giá hiệu quả xử lý bằng lựa chọn
phương án xử lý phù hợp và tối ưu. Viện công nghệ môi trường đã tiến hành khảo sát thực
tế một số công ty có loại hình sản xuất tương tự như: Công ty dệt Phước Long, công ty dệt
Sài Gòn. Ban đầu lấy mẫu phân tích, đánh giá chất lượng nước thải. Sau đó, lấy nước thải
sản xuất tại nhiều địa điểm để tiến hành thí nghiệm.

Cách tiến hành:


- Lượng nước thải đưa vào thử nghiệm: 100 lít.
- Nước thải được chỉnh về pH thích hợp, được keo tụ bằng các chất keo tụ thông
thường sau đó bảo lưu chất trợ lắng.
- Sau khi để lắng, nước trong được tách riêng. Lượng nước trong được tách làm đôi.
- Một nửa họ nuôi cấy bèo Nhật Bản, lượng nước còn lại đem nuôi cấy vi khuẩn với
sự bổ sung N:P theo tỉ lệ 5:1 với phương pháp nuôi cấy hiếu khí.

5.1.5. Các căn cứ lựa chọn phương pháp xử lý


Hệ thống xử lý nước thải xí nghiệp được dựa trên nguyên lý sau:
- Thành phần và tính chất nước thải.
- Lưu lượng nước thải.
- Yêu cầu làm sạch nước thải.
- Căn cứ vào kế hoạch phát triển của công ty.
- Căn cứ vào đặc điểm khí hậu tự nhiên của khu vực.
- Căn cứ vào tính phù hợp giữa đầu tư công nghệ và kiệu quả kinh tế.

5.1.6. Lựa chọn phương án xử lý


Dựa vào cơ sở xây dựng phương án xử lý nêu trên. Sơ đồ dây chuyền xử lý nước thải
sản xuất được phát biểu như sau:

Nước dùng sản xuất trong quá trình nhuộm

Nước thải

Sàng lọc

Trung hòa

Phản ứng hóa học

Lắng

Lọc

Nước đã qua sử dụng

Nguồn tiếp nhận

Hình 2.1 - Sơ đồ dây chuyền xử lý nước thải sản xuất.


CHƯƠNG 6: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM
6.1. Các phương pháp kiểm tra đến sản phẩm
Nhà máy nhuộm của công ty được thực hiện trên dây chuyền khép kín nên các
phương pháp kiểm tra đến chất lượng sản phẩm là rất quan trọng. Do đó vải sau khi qua mỗi
công đoạn đều được nhân viên cắt mẫu để kiểm tra vải có đạt yêu cầu để đi tiếp công đoạn
tiếp không.

Các yếu tố được kiểm tra:

- Độ bền màu: dùng máy thử độ bền giặt


- Độ bền xé: kiểm tra bằng máy xé
- Độ bền ánh sáng: dùng máy kiểm tra
- Độ bền mịn: thường thì dùng bằng tay

Tất cả các phương pháp kiểm tra trên đều được thực hiện ở trong phòng thí nghiệm
và được thực hiện nghiêm túc.

Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm: nhiệt độ, thời gian, vận tốc, áp suất.

- Nhiệt độ: nếu lên nhiệt độ quá nhanh thì thuốc nhuộm sẽ không ăn sâu vào sơ sợi và
ngược lại nếu lên nhiệt độ quá chậm thì thuốc nhuộm sẽ ăn sâu vào sơ sợi làm vải không
đều màu, nên khi nhuộm cần phải thực hiện đúng theo quy trình công nghệ mà nhà đề ra.
- Thời gian: nếu thời gian nhuộm quá ngắn thì thuốc nhuộm không thực hiện liên kết
chặt chẽ với xơ sợi làm cho vải bị phai màu khi sử dụng. Và ngược lại nếu thời gian nhuộm
quá lâu thì thuốc nhuộm khuếch tán vào vải nhiều hơn làm vải bị đốm màu. Nên khi nhuộm
thì cần phải thực hiện đúng theo quy trình công nghệ mà nhà máy đưa ra.
- Vận tốc: nếu vận tốc nhuộm quá nhanh thì thuốc nhuộm liên kết chặt với xơ sợi làm
vải không đều màu, và ngược lại nếu vận tốc quá chậm thì thuốc nhuộm phân tán vào lõi
xơ và làm cho vải bị đốm màu, loang màu.
- Áp suất: nếu áp suất không đủ thì thuốc nhuộm sẽ không phân tán kịp vào xơ dẫn
tới loang màu và ngược lại.
6.2. Các sự cố xảy ra trong sản xuất-nguyên nhân và cách khắc phục
Trong nhà máy nhuộm thường xảy ra 3 sự cố chính:

- Do thiết bị.
- Do công nhân làm việc.
- Do hóa chất.

6.2.1. Sự cố về máy móc


Máy nhuộm cao áp: hay bị kẹt vải do chỉnh áp lực họng jet không phù hợp vì vậy ta
phải chỉnh áp lực phù hợp cho phù hợp với từng loại vải.

Máy định hình: bị hư kim căng do lực kéo căng ở nhiệt độ cao làm kim bị căng, bị
lục hoặc bị gãy vì vậy ta phải điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp, dùng kim đúng chuẩn thay
kim định hình.

Máy sấy: lưới bị rách do nhiệt độ cao và sử dụng lâu năm vì vậy thay mới sau thời
gian sử dụng.

6.2.2. Sự cố về sản phẩm


Quá trình nhuộm: kẹt vải, nghẹt họng jet. Để lâu gây hiện tượng đụn vải nghiêm
trong hơn có thể làm máy ngưng hoạt động do đầu cây bị đứt trong quá trình chuyển đông
do quá trình may đầu cây không kĩ vì vậy ta phải cho máy ngừng hoạt động, giảm nhiệt
xuống dưới 80C và kiểm tra áp suất về bằng 0. Sau đó dùng mốc kéo vải ra và may lại đầu
cây vải cho thật kĩ.

Hàng bị loang màu, đốm màu, sọc màu; hàng dệt bị lỗi, vải bị lỗi trong quá trình tiền
định hình, tẩy hồ không sạch, pha màu không đều vì vậy ta phải nhuộm lại vải.

Mặt hàng bị gãy, bị sượng: nhiệt độ thay đổi đột ngột, vải chịu lực ma sát nhiều vì
vậy phải hồ và định hình lại.

Hàng sai mẫu: pha màu không đúng nồng độ, vận hành không đúng quy định vì vậy
tiến hành đắp màu hoặc tẩy nhuộm lại.
Quá trình vắt ly tâm: vải bị dơ do vệ sinh thiết bị không sạch vì vậy vệ sinh lồng
quay của thiết bị sau mỗi mẻ.

Quá trình hoàn tất: vải không đều màu do trên vải còn các hóa chất dư vì vậy cần
phải trung hòa vải trước khi sấy.

6.3. Một số vấn đề về môi trường


Nguồn chất thải nhà máy phát sinh từ các nguồn rất đa dạng, thành phần ô nhiễm của
chúng phụ thuộc vào việc sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào của nhà máy.

Chất thải gây ô nhiễm môi trường ở nhiều dạng khác nhau:

Đối với nước thải thì mức độ ô nhiễm của nó phụ thuộc vào lượng hóa chất sử dụng
trong quá trình sản xuất.

Đối với không khí thì mức độ ô nhiễm của chúng là do quá trình sử dụng nguyên liệu
đốt như dầu FO và các hóa chất hóa học khi được chuyển sang trạng thái khí, cùng với nhiệt
thoát ra tại lò hơi.

Với sự quan tâm tới môi trường và đời sống cán bộ nhân viên trong nhà máy thì công
ty đã đưa ra những biện pháp tích cực, bao gồm:

Thay thế nhiên liệu đốt cho lò hơi bằng cách sử dụng than đen và xử lý nguồn khói
thoát ra.

Thay xà phòng chế từ acid béo bằng xà phòng chế từ những chất tẩy rửa tổng hợp.

Thu hồi những chất có khả năng tái sử dụng như: hồ tinh bột, NaOH, xà phòng, dầu
mỡ…tận dụng tối đa lượng chất thải ra, hạn chế thải ra môi trường.

Nâng cao nhận thức hiểu biết về bảo vệ môi trường cho cán bộ công nhân viên trong
công ty.

Tuyên truyền, giáo dục việc bảo vệ môi trường.

Không bố trí khói thải ở các vị trí bất lợi như: đầu hướng gió thổi, gần nhà cao tầng.
Thay thế và sử dụng các hóa chất ít ảnh hưởng tới môi trường và thành phần kim loại
trong thuốc nhuộm nằm trong giới hạn cho phép không gây ảnh hưởng tới môi trường.

Nhà máy có những nơi để rác thải riêng biệt, phân loại chúng và mang đi xử lý.

Các nguồn nước được bố trí xa kho hóa chất.

Tất cả nước thải của nhà máy đều được đưa vào bồn và xử lý trước khi thải ra môi
trường.

Sáu yêu cầu cần thiết không thể thiếu tại nhà máy để đảm bảo vấn đề ô nhiễm môi
trường:

- Sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng, tài nguyên thiên nhiên.
- Giảm thiểu sự ô nhiễm phát sinh từ khí thải và nước thải.
- Quản lý các hóa chất nguy hại để đảm bảo an toàn .
- Hợp tác với nhà cung ứng khách hàng để giải quyết có hiệu quả các vấn đề bảo vệ
môi trường.
- Không ngừng cải thiện về môi trường.
- Tuân thủ các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khách hàng.

6.4. An toàn lao động


Để đảm bảo an toàn tài sản, tính mạng của mọi người và trật tự an ninh trong cơ
quan, quy định về việc phòng cháy chữa cháy như sau:

Điều 1 : phòng cháy chữa cháy là nghĩa vụ của toàn cán bộ, công nhân viên chức kể
cả khách hàng đến liên hệ công tác.

Điều 2 : cấm việc sử dụng lửa, củi, đun nấu, hút thuốc trong kho nơi sản xuất và nơi
cấm lửa.

Điều 3 : cấm việc câu, mắc, sử dụng điện, đèn, quạt, bếp điện … trước khi ra về.

- Dùng dây đồng, giấy bạc thay cho cầu chì.


- Dùng dây điện cắm trực tiếp vào ổ điện.
- Để các chất dễ cháy gần cầu chì, bằng điện và đường dây dẫn điện.
- Dùng khóa mở nắp phun xăng bằng sắt thép

Điều 4 : xắp sếp vật tư, hàng hóa trong kho phải gọn gang, sạch sẽ, xếp riêng từng
loại có khoảng cách ngăn cháy, xa mái xa tường, để tiện việc kiểm tra hàng và cứu chữa khi
cần thiết.

Điều 5 : khi xuất nhập hàng, không được nổ máy trong kho, nơi sản xuất và khi đậu
phải hướng đầu xe ra ngoài.

Điều 6 : không để chướng ngại vật trên các lối đi lại.

Điều 7 : phương tiện dụng cụ chữa cháy phải để nơi dễ thấy, dễ lấy, không được lấy
sử dụng vào việc khác.

Điều 8 : ai thực hiện tốt quy định này sẽ được khen thưởng, ai vi phạm tùy theo mức
độ mà xử lý cảnh báo để truy tố trước pháp luật.

- Kiểm tra an toàn thiết bị điện trước khi đóng cầu dao chính.
- Tuyệt đối không đóng điện khi có biển báo cấm.
- Cấm câu móc điện.
- Cấm sửa chữa hoặc tự ý mở các tủ điện.
- Cấm để hàng hóa, vật dụng hoặc treo móc quần áo.
- Không được sờ mó vào các bộ phận máy đang hoạt động.
- Không được tự ý lấy, di chuyển các dụng cụ phòng cháy chữa cháy và các dụng cụ
sửa điện.
- Phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động khi công tác.
- Phải báo ngay cho nhân viên kĩ thuật điện xử lý khi phát hiện các dấu hiệu mất an
toàn về điện.

6.5. Công tác phòng cháy chữa cháy


Công ty thực hiện tốt an toàn lao động, tại mỗi quy định đều có bảng quy định và
bảng hướng dẫn công nhân vận hành máy an toàn.
Tất cả công nhân viên trong công ty đều chấp hành nghiêm túc nội quy phòng cháy
chữa cháy như:

- Không hút thuốc và sử dụng nguồn nhiệt (lửa, bếp điện) ở nơi sản xuất, kho và những
nơi dễ bắt lửa.
- Hết giờ làm việc, trước khi ra về cán bộ công nhân viên có trách nhiệm tắt đèn, quạt,
bàn ủi và kiểm tra tình trạng an toàn PCCC trong khu vực làm việc.
- Bộ phận chịu trách nhiệm trong vấn đề sử dụng khí đốt lò đốt nguyên liệu.
- Không để xăng dầu, hóa chất và các chất dễ cháy nổ nơi sản xuất, ngoại trừ những
nơi được quy định.
- Phương tiện PCCC thường xuyên được kiểm tra chất lượng, luôn đầy đủ và ở tư thế
sẵn sàng chữa cháy, nghiêm cấm sử dụng dụng cụ PCCC vào việc khác.
- Ban chỉ huy đội PCCC và toàn thể đội viên PCCC thường xuyên tập luyện phòng
cháy chữa cháy.
- Nắm rõ tiêu lệnh PCCC như sau:

+ Khi phát hiện cháy thì kẻng báo lao động.

+ Nhanh chóng cúp cầu dao điện.

+ Sử dụng các công cụ PCCC đang có để dập tắt ngọn lửa.

+ Gọi điện thoại cho đội PCCC thành phố số 114 nơi xảy ra cháy.

KẾT LUẬN
Trong quá trình thực tập tại công ty, được giúp đỡ tận tình từ phía ban lãnh đạo cùng một
đội ngũ cán bộ trong công ty cũng như công nhân viên lành nghề, nhiều kinh nghiệm, nhiệt
tình và tận tụy trong công việc nên chúng em đã được tìm hiểu về cơ cấu tổ chức công ty,
nguyên liệu sản xuất và các quy trình công nghệ nhuộm tại nhà máy và các sự cố xảy ra
cũng như cách khắc phục các sự cố trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên thời gian thực tập
có hạn nên chúng em chỉ có thể tìm hiểu một số quy trình công nghệ và thiết bị phổ biến.

Về phía công ty, trong quá trình sản xuất luôn tiến hành đều đặn, liên tục và đảm bảo
chất lượng.Tuy nhiên, hiện nay công ty gặp phải không ít khó khăn. Với mặt bằng tương
đối nhỏ, trang thiết bị không tối tân hiện đại nên dù được vận hành hết công suất vẫn không
đáp ứng đủ nhu cầu đề ra, khó nâng cao sản lượng. Mặt khác, việc chuẩn hóa màu vẫn còn
phụ thuộc quá nhiều vào kinh nghiệm của nhân viên kĩ thuật phòng thí nghiệm nên đôi khi
giữa thí nghiệm và thực tế sản xuất có sự sai lệch, làm tổn thất một lượng hóa chất, năng
lượng và chi phí.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Công Toàn, Công nghệ nhuộm và hoàn tất, NXB ĐHQG Tp.HCM.
[2]. Cao Hữu Trượng, Hóa học thuốc nhuộm, NXB Khoa học và kỹ thuật 2002.
[3]. Nguyễn Trung Thu, Vật liệu dệt, ĐH Bách Khoa Hà Nội.
[4]. Phạm Thị Hồng Phượng, Giáo trình kỹ thuật nhuộm- in hoa, NXB ĐH Công nghiệp
Tp.HCM.

You might also like