You are on page 1of 17

Trường Đại học Y dược Huế

Khoa Răng Hàm Mặt


Bộ môn Phẫu thuật miệng

BỆNH ÁN THI
PHẪU THUẬT MIỆNG 1

Lớp RHM4A
SV: Nguyễn Hoàng Khuyên
I. PHẦN HÀNH CHÍNH
1. Họ và tên: NGUYỄN LÊ THÙY TRANG
2. Tuổi: 21
3. Giới tính: Nữ
4. Nghề Nghiệp: Sinh viên
5. Địa chỉ: 176 Phan Chu Trinh, TP. Huế
6. Ngày khám: 30/05/2018
7. Ngày làm bệnh án: 30/05/2018

II. LÝ DO ĐẾN KHÁM


Sưng đau vùng răng sau cùng hàm dưới bên trái.

III. QUÁ TRÌNH BỆNH LÝ


Theo lời khai của bệnh nhân, cách đây 2 năm bệnh nhân sưng đau vùng răng
sau cùng hàm dưới bên trái. Từ đó đến nay đã sưng đau tại vùng này khoảng 3 lần
với triệu chứng đau tương tự. Mỗi lần sưng khoảng 5 ngày sau đó chảy mủ rồi tự
khỏi. Bệnh nhân có mua thuốc uống (loại Paracetamol 500mg) và thấy có đỡ nên
không đi khám. Cách đây 3 ngày, vùng răng sau cùng hàm dưới bên trái lại sưng,
nhưng đau nhiều hơn so với những lần trước làm bệnh nhân khó há miệng. Bệnh
nhân lo lắng nên đến Bệnh viện Răng – Hàm – Mặt Huế để khám và điều trị.

IV. TIỀN SỬ
1. Bản thân:
a) Toàn thân:
• Không mắc các bệnh lý toàn thân.
• Chưa phát hiện tình trạng dị ứng với thuốc và thức ăn.
• Không bị chảy máu kéo dài khi đứt tay hay chấn thương.
b) Răng miệng:
• Đã từng được tiêm thuốc tê để nhổ răng sữa.
• R16, 27, 36, 37, 46, 47 trám GIC cách đây 3 năm.
• Thói quen vệ sinh răng miệng: đánh răng ngày 2 lần/ngày (sáng và tối),
chải răng theo chiều ngang và chiều dọc, sử dụng nước muối tự pha để
súc miệng vào buổi tối trước khi đi ngủ.
• Không có thói quen xấu về răng miệng như nghiến răng, bệnh nhân ăn
nhai đều cả 2 bên.
• Chưa lấy cao răng lần nào.
2. Gia đình:
• Chưa phát hiện bệnh lý liên quan.
V. THĂM KHÁM HIỆN TẠI
1. Toàn thân:
• Bệnh tỉnh táo tiếp xúc tốt.
• Tổng trạng chung bình thường.
• Da, niêm mạc hồng hào.
• Tuyến giáp không lớn, hạch ngoại biên không sờ thấy
• Không có kinh nguyệt lúc thăm khám.
• Dấu hiệu sống: + Mạch: 70 lần/phút
+ Nhiệt độ: 370C
+ Huyết áp: 110/70mmHg
+ Nhịp thở: 19 lần/phút
+ Cân nặng : 45kg
+ Chiều cao: 155 cm
 BMI= 18.73
2. Cơ quan khác:
• Chưa phát hiện các bệnh lý liên quan.
3. Khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt
a) Khám ngoài mặt
• Mặt cân xứng qua đường giữa.
• Màu sắc da bình thường.
• Hạch ngoại biên không sờ thấy.
• Tuyến nước bọt không sưng, không đau.
b) Khám khớp cắn
• Phân loại khớp cắn theo Angle:
+ Bên phải: hạng III
+ Bên trái: hạng III
• Cắn đối đầu.
c) Khớp thái dương hàm
• Há miệng tối đa #35 mm, đau khi há miệng.
• Khớp thái dương hàm 2 bên cân xứng, không sưng, không đau.
• Không nghe tiếng kêu bất thường ở ổ khớp.
• Đường đóng hàm thẳng trên mặt phẳng dọc giữa.
d) Khám mô mềm
• Niêm mạc môi, má, lưỡi bình thường.
• Khẩu cái mềm, lưỡi gà, amidan không có dấu hiệu bệnh lý.
• Vị trí bám của thắng môi, thắng má, thắng lưỡi bình thường.
• Lỗ ống Stenon, Wharton bình thường, không sưng, không đau, nước bọt
trong.
e) Khám mô nha chu
 Mô mềm xung quanh răng 38:
• Niêm mạc phủ trên răng R38 hơi sưng đỏ.
• Đau khi há và khi thăm khám.
• Đè ép thấy có ít dịch mủ vàng chảy ra, có mùi hôi.
 Các vùng còn lại:
o Vùng I, III:
• Có ít cao răng và mảng bám trên nướu, không vượt quá 1/3 thân
răng, không có cao răng dưới nướu  Cao răng độ I.
• Nướu viền, nướu dính săn chắc, có màu hồng nhạt, bề mặt lấm
tấm da cam, gai nướu nhọn, không phù nề, không sung huyết,
không chảy máu khi thăm khám.
• Không tụt nướu, không có túi nha chu, độ sâu khe nướu 2-
3mm.
o Vùng II:
• Mặt ngoài: Có ít cao răng và mảng bám trên nướu, không vượt
quá 1/3 thân răng, không có cao răng dưới nướu  Cao răng độ
I.
• Mặt trong: Có nhiều cao răng, mảng bám và vết dính trên nướu
ở mặt trong, vượt quá 2/3 chiều cao thân răng, ít cao răng dưới
nướu  Cao răng độ 3.
• Nướu mặt ngoài săn chắc, có màu hồng nhạt, bề mặt lấm tấm da
cam, gai nướu nhọn, không phù nề, không sung huyết, không
chảy máu khi thăm khám.
• Nướu viền và gai nướu mặt trong hơi đỏ, phù nề nhẹ, chảy máu
khi thăm khám.
• Không tụt nướu, không có túi nha chu, độ sâu khe nướu 2-
3mm.
o Vùng IV, VI:
• Cao răng và mảng bám trên nướu, không vượt quá 2/3 thân
răng, ít có cao răng dưới nướu  Cao răng độ II.
• Nướu viền và gai nướu mặt trong hơi sưng, đỏ, chảy máu khi
thăm khám.
• Nướu viền và nướu dính mặt ngoài săn chắc, có màu hồng nhạt,
bề mặt lấm tấm da cam, gai nướu nhọn, không phù nề, không
sung huyết, không chảy máu khi thăm khám.
• Không tụt nướu, không có túi nha chu, độ sâu khe nướu 2-
3mm.
o Vùng V:
• Nhiều cao răng trên nướu phủ <2/3 thân răng, có ít cao răng
dưới nướu  Cao răng độ II.
• Nướu viền hơi đỏ, gai nướu hơi nề, chảy máu khi thăm khám.
• Không tụt nướu, không có túi nha chu, độ sâu khe nướu từ 2-
3mm.

f. Khám cung hàm


• Cung răng hàm trên, hàm dưới rộng, hình móng ngựa: phía trước thẳng,
chuyển hướng ở vùng răng nanh.
• Các răng sắp xếp đều đặn trên cung hàm.

• Vòm khẩu ở hàm trên sâu, rộng.

g. Khám răng
o Vùng 1:
• R16 có miếng trám GIC ở mặt nhai dọc theo các trũng rãnh của răng,
miếng trám còn tốt, bờ miếng trám khít sát với mô răng, chưa phát hiện
sâu thứ phát.
• R18 chưa xuất hiện trên cung hàm
• Các răng khác chưa phát hiện bất thường.
o Vùng 2:
• R26 có miếng trám GIC ở mặt nhai dọc theo các trũng rãnh của răng,
miếng trám tốt, bờ khít sát với mô răng, chưa phát hiện sâu thứ phát.
• R27 có miếng trám GIC mặt nhai-trong, miếng trám còn tốt, bờ khít sát
với mô răng, chưa phát hiện sâu thứ phát.
• R28 chưa xuất hiện trên cung hàm
• Các răng còn lại chưa phát hiện bất thường.
o Vùng 3:
• R36, R37: có miếng trám GIC ở mặt nhai, miếng trám còn tốt, bờ khít sát
với mô răng, chưa phát hiện sâu thứ phát.
• R38: Không nhìn thấy R38 trong miệng. Vùng R38 nằm sâu, khó quan
sát. Nướu phía xa răng R37 hở, không ôm sát cổ răng, bị R38 đẩy lên trên
cổ răng lâm sàng.
• Các răng khác chưa phát hiện bất thường.
o Vùng 4:
• R46, R47 có miếng trám GIC ở mặt nhai, miếng trám còn tốt, bờ khít sát
với mô răng, chưa phát hiện sâu thứ phát.
• R48 chưa xuất hiện trên cung hàm
• Các răng khác chưa phát hiện bất thường.
Sơ đồ răng

Răng mọc ngầm.

Răng đã trám GIC.

VI. CẬN LÂM SÀNG

 PhimPanorama:
45° 35°

40°
70°
o R38:
• R38 các múi gần đâm vào vùng cổ răng phía xa R37.
• R38 mọc kẹt, trục răng hướng nghiêng gần khoảng 40 độ so với
trục răng R37  Lệch gần (theo Winter’s, 1926).
• Khoảng cách giữa mặt xa R37 đến cành lên xương hàm dưới nhỏ,
không đủ để R38 mọc lên  phân loại II (theo Pell – Gregory,
1933).
• Thân răng R38 to hơn nhiều so với chân răng. Chân răng có 2 chân
chụm, xuôi chiều, thon.
• Điểm cao nhất của R38 nằm ngang mặt nhai R37  phân loại A
(theo Pell – Gregory, 1933).
• Ống thần kinh răng dưới: ngay mức chóp chân răng, chồng lấp với
hình ảnh cản quang của chóp chân răng.
• Các cấu trúc giải phẫu xung quanh bình thường, không có dấu hiệu
bệnh lý.
o R18: trục răng nghiêng gần 45° so với trục răng R17.
o R28: trục răng nghiêng gần 35°so với trục răng R27.
o R48: trục răng nghiêng gần khoảng 70° so với trục răng R47.

VII. TÓM TẮT – BIỆN LUẬN – CHẨN ĐOÁN


1. Tóm tắt:
Bệnh nhân nữ, 21 tuổi, đến khám vì sưng đau vùng răng sau cùng hàm dưới bên
trái. Qua thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, em rút ra được các dấu chứng sau:
 Viêm quanh thân răng R38 mạn tính đợt cấp/ R38 mọc kẹt:
• Từ khi bắt đầu mọc đến nay, vùng niêm mạc quanh răng 38 đã bị
sưng đau 3 lần, sưng đau khoảng 5 ngày, có mủ chảy ra rồi tự khỏi.
• Thăm khám hiện tại thấy bệnh nhân há miệng hạn chế #35mm,
niêm mạc phủ trên R38 hơi sưng đỏ, ấn đau.
• Đè ép thấy có ít dịch mủ màu vàng chảy ra.
Trên phim Panorama:
• R38 các múi gần đâm vào vùng cổ răng phía xa R37.
• R38 mọc kẹt, trục răng hướng nghiêng gần khoảng 40 độ so với
trục răng R37  Lệch gần (theo Winter’s, 1926).
• Khoảng cách giữa mặt xa R37 đến cành lên xương hàm dưới nhỏ,
không đủ để R38 mọc lên  phân loại II (theo Pell – Gregory,
1933).
• Thân răng R38 to hơn nhiều so với chân răng. Chân răng có 2 chân
chụm, xuôi chiều, thon.
• Điểm cao nhất của R38 nằm ngang mặt nhai R37  phân loại A
(theo Pell – Gregory, 1933).
 Viêm nướu do mảng bám (theo Hiệp Hội Nha chu Hoa Kỳ 1999):
• Cao răng, mảng bám 2 hàm:
- Vùng lục phân I, III , IV và VI: cao răng độ I.
- Vùng lục phân II: cao răng độ III.
- Vùng lục phân V: Cao răng độ II.
• Màu sắc: Nướu viền và gai nướu hơi đỏ, mất lấm tấm da cam ở
một số vị trí: mặt trong vùng lục phân II, IV, V, VI. Nướu viền
viêm tương ứng với mức độ mảng bám, cao răng.
• Hình dạng: Hơi nề ở một số vị trí.
• Chảy máu khi thăm khám.
 Răng R18, R28, R48 lệch gần: (Theo Winter 1926)
• R18 lệch gần 45°
• R28 lệch gần 35°
• R48 tạo góc 70° với trục R37.

 Chẩn đoán sơ bộ: - R38 viêm quanh thân răng mạn tính đợt cấp/ mọc kẹt
- Viêm nướu do mảng bám
- Răng R18, R28, R48 lệch gần
2. Biện luận:
a) Đợt cấp viêm quang thân răng mạn tính R38/ R38 mọc kẹt
 Đợt cấp viêm quanh thân răng mạn tính:
 Về chẩn đoán: ở bệnh nhân này, em nghĩ đến bệnh lí viêm quanh thân
răng R38 mạn tính vì răng R38 đã từng bị viêm quanh thân răng nhiều
lần trước đây(1 lần khời phát và 3 lần tái phát) với các triệu chứng
tương tự. Còn về tính trạng cấp là do lúc thăm khám thấy niêm mạc
nướu quanh răng sưng đỏ, đè ép có mủ vàng chảy ra, có mùi hôi; gây
đau nhức làm bệnh nhân khó há miệng chứng tỏ bệnh đang tiến triển.
 Về nguyên nhân: răng 38 mọc lệch gần, có lợi trùm toàn bộ thân răng
chỉ có một khe hở hẹp ở phía xa cổ răng R37, làm bao răng R38 thông
ra môi trường miệng tạo thành một túi tương đối kín, thuận lợi cho
việc tích tụ thức ăn và vi khuẩn. Kết hợp với răng nằm ở vị trí xa
trong góc hàm gây khó phát hiện, khó vệ sinh dẫn đến tồn đọng thức
ăn và vi khuẩn kỵ khí xảy ra ở vị trí này. Chính từ sự nhồi nhét thức
ăn gây kích thích và tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ, đặc biệt là vi
khuẩn kỵ khí (do túi kín), kết hợp với phản ứng miễn dịch của cơ thể
là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm quanh thân răng tại đây.
 Răng R38 mọc kẹt:
 Thuật ngữ:
o Theo J-M. Korbendau (Sách “Lâm sàng tiểu phẫu răng khôn”):

 Răng ngầm là răng có bao mầm của nó không thông với môi
trường miệng.
 Răng mọc kẹt một phần là răng có bao mầm thông một phần hay
hoàn toàn với môi trường bên ngoài.
 Răng R38 mọc kẹt một phần.

o Theo Perter Tets và Wifried Wagner:

• Răng kẹt (embedded teeth): là răng khôn không mọc tới mặt phẳng
cắn sau khi đã hoàn thành quá trình phát triển của răng.
• Răng lạc chỗ (Etopic teeth): là răng khôn không nằm ở vị trí bình
thường của nó trên cung hàm.
R38 mọc kẹt.
o Theo Fare:
• Răng ngầm trong xương: là răng nằm hoàn toàn trong xương.
• Răng ngầm dưới niêm mạc (sub mucosa): là răng có phần lớn thân
răng đã mọc ra khỏi xương nhưng vẫn bị niêm mạc bao phủ một
phần hay toàn bộ.
• Răng kẹt (embedded teeth): là răng có một phần thân răng mọc ra
khỏi xương nhưng bị kẹt và không thể mọc thêm nữa.
 R38 mọc kẹt

 Dịch tễ
o Ở Việt Nam, tỉ lệ các rối loạn mọc răng cao hơn so với các nước phát
triển. Mai Đình Hưng cho biết tỉ lệ răng khôn hàm dưới mọc lệch
chiếm 30 - 40%. Theo thống kê của Học viện Quân y, ở 2000 bộ đội tỉ
lệ răng khôn hàm dưới mọc lệch chiếm 36 %.

o Theo Mai Đình Hưng tổng kết 83 trường hợp phẫu thuật răng 8 hàm
dưới tại khoa Răng Hàm Mặt bệnh Viện Bạch Mai từ tháng 6-1971
đến tháng 10-1972 cho thấy tư thế răng khôn hàm dưới như sau:
Biểu đồ 1: Tỷ lệ % tư thế răng khôn hàm dưới theo Mai Đình Hưng 6/1971-10/1972 tại Khoa Răng
Hàm Mặt BV Bạch Mai.

o Năm 1991 Mai Đình Hưng báo cáo trên 72 sinh viên Răng Hàm Mặt
ở Đại Học Y dược Thành Phố Hồ Chí Minh cho thấy:

Biểu đồ 2: Tỷ lệ % các tư thế răng khôn hàm dưới của 72 SV Răng Hàm Mặt theo Mai Đình Hưng 1991, tại
ĐH Y Dược Tp Hồ Chí Minh.

do đó trình trạng sai lệch tư thế răng khôn trên bệnh nhân là một trình
trạng thường gặp.
 Nguyên nhân và cơ chế:
• Về mặt phôi thai học, mầm răng 8 được sinh ra sau mầm răng số 7. Trong
thời gian răng 8 hình thành và vôi hóa thì góc hàm dưới cũng được nảy
nở và hàm dưới phát triển ra ngay ở góc hàm về phía sau. Khi phát triển
về phía sau, hàm kéo theo mầm răng số 8 đang hình thành, nhất là phần
chưa được vôi hóa là chân răng, do đó răng số 8 nghiêng bởi độ nghiêng
khởi thủy của lá răng và nghiêng thêm do sự nảy nở ra phía sau của góc
hàm  R8 mọc nghiêng từ dưới lên và từ sau ra trước.

• Xương hàm của con người càng ngày càng nhỏ, trong khi răng vẫn giữ
nguyên kích thước  R8 không đủ chỗ mọc. Do đó răng 8 dễ đâm vào
cổ răng R7 gây ra tình trạng mọc kẹt, và tình trạng lệch gần.

 Phân loại:
• R38 mọc kẹt, trục răng hướng nghiêng gần khoảng 40 độ so với
trục răng R37  Lệch gần (theo Winter’s, 1926).
• Khoảng cách giữa mặt xa R37 đến cành lên xương hàm dưới nhỏ,
không đủ để R38 mọc lên  phân loại II (theo Pell – Gregory,
1933).
• Điểm cao nhất của R38 nằm ngang mặt nhai R37  phân loại A
(theo Pell – Gregory, 1933).
DO ĐÓ CHẨN ĐOÁN TRÊN ĐÃ RÕ
b) Viêm nướu do mảng bám:
Chẩn đoán trên đã rõ với các triệu chứng lâm sàng đặc trưng:
• Cao răng, mảng bám 2 hàm:
- Vùng lục phân I, III, IV và VI: cao răng độ I.
- Vùng lục phân II: cao răng độ III.
- Vùng lục phân V: Cao răng độ II.
• Màu sắc: Nướu viền và gai nướu hơi đỏ, mất lấm tấm da cam ở
một số vị trí: mặt trong vùng lục phân II, IV, V, VI. Nướu viền
viêm tương ứng với mức độ mảng bám, cao răng.
• Hình dạng: Hơi nề ở một số vị trí.
• Chảy máu khi thăm khám.
• Trên phim chưa phát hiện tiêu xương trên phim tia X.
c) Răng R18, R28, R48 lệch gần:
Theo tác giả Winter 1926:
 R18: lệch gần 45 độ.
 R28 lệch gần 35 độ.
 R48: lệch gần 70 độ.
3. Chẩn đoán
 Viêm quanh thân răng 48 mạn tính đợt cấp/ Răng 48 mọc kẹt.
 Viêm nướu do mảng bám
 Răng R18, R28, R49 lệch gần

VIII. ĐIỀU TRỊ


1. Mục tiêu điều trị:
Ở bệnh nhân có đợt cấp của viêm quanh thân răng mạn, với răng nguyên nhân
răng R38 lệch về phía gần, bao răng đã thông với môi trường miệng qua một khe
hở hẹp ở khe nướu phía xa răng R37 dễ tích tụ thức ăn, vi khuẩn gây viêm. Đứng
trước tình huống lâm sàng này, việc đầu tiên cần làm là giải quyết tình trạng viêm
cấp của bệnh nhân, sau khi bệnh ổn định ta sẽ tiến hành xử lý răng nguyên nhân.
Răng 38 mọc lệch đã gây biến chứng viêm quanh thân răng nhiều lần. Ngoài ra
răng 38 không thể mọc lên đầy đủ (do tương quan loại II với cành đứng xương
hàm dưới) nên không có chức năng ăn nhai hay thẩm mĩ trên cung hàm. Do đó, em
đề nghị nhổ để giải quyết triệt để tình trạng viêm quanh thân răng, ngăn ngừa các
biến chứng khác có thể xảy ra.
Hơn nữa, bệnh nhân chưa lấy cao răng lần nào kèm với trình trạng đợt viêm cấp tái
phát trên. Do đó, việc cần phải giải quyết đầu tiên là làm vệ sinh răng miệng và
giải quyết tình trạng cấp, sau khi hoàn thành công việc trên và sự ổn định của bệnh
nhân thì bắt đầu tiến hành nhổ răng nguyên nhân.
Ngoài ra, tư vấn cho bệnh nhân để có thể giải quyết các răng khôn mọc lệch gần
còn lại để tránh các biến chứng sau này có thể xảy ra.
2. Điều trị cụ thể:
a. Buổi 1: Lấy cao răng + Giải quyết tình trạng viêm cấp:
o Vệ sinh răng miệng: Cạo cao răng.
o Giải quyết tình trạng viêm cấp:
• Bơm rửa túi quanh răng bằng hỗn hợp dung dịch Betadin và nước muối
sinh lý để làm sạch mảnh vụn thức ăn và mảng bám.
 Kê kháng sinh, kháng viêm, giảm đau cho bệnh nhân:
- Cephalexin 500mg x 15 viên uống ngày 3 viên chia 3 lần
- Alphachymotrypsin 4200UIx20 viên ngày 4 viên chia 2 lần
- Paracetamol 500mgx15 viên ngày 3 viên chia 3 lần
 Hướng dẫn bệnh nhân súc miệng với nước muối ấm 2h/lần.
 Dặn dò bệnh nhân tới điều trị tiếp sau khi tình trạng viêm kết thúc, ăn no
và tránh ngày hành kinh.
b. Buổi 2: Làm xét nghiệm công thức máu; Ts, Tc + nhổ răng 38 nếu mọi
điều kiện cho phép:
 Đánh giá một số yếu tố gây khó khăn cho cuộc nhổ R38
 Các bệnh lý, rối loạn về máu: chưa phát hiện tình trạng bất thường. Đề
nghị cho bệnh nhân làm thêm xét nghiệm chức năng đông máu
 Tăng huyết áp: tiền sử bệnh nhân không tăng huyết áp, huyết áp 120/80
mmHg
 Đái tháo đường: không
 Há miệng hạn chế, khít hàm, tăng trương lực cơ, lưỡi lớn: không
 Bệnh nhân được dặn dò ăn no trước khi nhổ. Bệnh nhân tránh ngày hành
kinh
 Đánh giá răng 38
Theo phân loại đánh giá độ khó nhổ của răng khôn hàm dưới theo Giáo sư
Mai Đình Hưng và cộng sự tại Bộ môn Phẫu Thuật Miệng 1995:
 Tương quan cành đứng loại II 2 điểm
 Vị trí độ sâu so với mặt nhai răng 7 loại A 2 điểm
 Trục răng nghiêng gần 1 điểm
 Hai chân dang, xuôi chiều 2 điểm
Tổng điểm 7 điểm
Em đánh giá độ khó nhổ trung bình, răng bị mọc lệch và ngầm một phần
trong xương, nên em đề nghị nhổ răng R38 theo phương pháp phẫu thuật.
 Các bước tiến hành phẫu thuật
• Chuẩn bị dụng cụ, chuẩn bị bệnh nhân và nha sĩ.
• Vô cảm: gây tê vùng thần kinh răng dưới phải kết hợp gây tê tại chỗ bổ
sung mặt ngoài răng 38, kiểm tra độ tê.
• Tạo vạt: Rạch niêm mạc nướu, tạo vạt hình tam giác. Đường rạch bắt đầu
từ gai nướu phía gần răng R37, băng qua niêm mạc trên răng R38, kéo về
phía sau chếch lên bờ trước của xương hàm dưới. Dùng cây bóc tạch lật
vạt đến khoảng đường chéo ngoài.
• Mở xương
• Cắt răng: cắt 1 phần thân răng ở mặt gần.
• Dùng nạy để lấy phần răng đã được chia cắt, nạy phần răng còn lại.
• Làm sạch vùng xương ổ răng, bơm rửa bằng nước muối sinh lý
• Khâu đóng ổ răng.
• Cho bệnh nhân cắn chặt bông, dặn dò
 Chăm sóc hậu phẫu
Dặn dò bệnh nhân:
• Cắn gòn trong 1 tiếng, không khạc nhổ vặt, không súc miệng mạnh
• Hạn chế ăn nhai vùng mới phẫu thuật, ăn thức ăn mềm, nguội, không ăn
các thức ăn quá mặn, cay, ngọt
 Vệ sinh răng miệng:
- Không súc miệng mạnh trong 6h đầu sau khi nhổ răng hoặc ngậm nước
muối đậm, nên dung nước muối sinh lý.
- Không đụng chạm huyệt ổ răng.
- Đánh răng bình thường, nhẹ nhàng, tránh huyệt ổ răng.

• +Hạn chế cử động môi má


• Uống thuốc theo đơn:
- Cefalexin 500mg x 15 viên uống ngày 3 viên chia 3 lần
- Paracetamol 500mg x 15 viên uống ngày 3 viên chia 3 lần
- Alphachymotrypsin 4200 UI x 20 viên uống ngày 4 viên chia 2 lần
• Chườm lạnh trong 24h đầu để giảm chảy máu, sau đó nếu sưng thì
chườm nóng
• Nghỉ ngơi hoàn toàn trong 24h đầu, tránh các hoạt động mạnh.
• Báo trước cho bệnh nhân những phản ứng bình thường sau nhổ răng và
dặn dò bệnh nhân tái khám nếu có dấu hiệu bất thường
• Tư vấn bệnh nhân nhổ các răng khôn còn lại: tuy chưa gây bệnh lý nhưng
răng 48 cũng có những đặc điểm giống răng 38 nên khả năng cao sẽ gây
biến chứng trong tương lai. Răng 18,28 mọc lệch, không có chức năng gì
trên cung hàm.

IX. TIÊN LƯỢNG


o Gần: Khá
• Do răng mọc lệch gần, lại nằm dưới niêm mạc nên quá trình nhổ răng
cần lấy bớt xương ổ răng, tạo sang chấn. Phẫu trường vùng R8 hạn
chế, các cấu trúc giải phẫu lân cận tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai biến.
• Bệnh nhân nữ, chưa từng trải qua cuộc nhổ răng lớn lần nào.
o Xa: Tốt
 Tuy nhiên vùng xương hàm dưới được cung cấp máu tốt nên quá trình
lành thương thường thuận lợi. Bệnh nhân uống thuốc và tuân thủ các
chỉ dẫn của bác sĩ thì vết thương sẽ lành tốt.
 Bệnh nhân trẻ, tình trạng vệ sinh răng miệng tương đối tốt. Sức khỏe
ổn định, không có bệnh toàn thân.
 Răng 38 có độ khó nhổ trung bình.
X. BIẾN CHỨNG SAU NHỔ:
Một số biến chứng có khả năng xảy ra trên bệnh nhân này:
• Sưng, đau, chảy máu.
• Chậm lành thương và nhiễm trùng.
• Gãy, sót chóp chân răng.
• Các chấn thương thần kinh sau nhổ.
• Bầm tím, dập môi má do dụng cụ chèn ép hoặc cắn không kiểm soát do còn
tác dụng tê.
• Viêm ổ răng khô.

You might also like