You are on page 1of 107

MỤC LỤC

THỜI KHÓA BIỂU HÀNG NGÀY ....................................... 2


NỘI QUY KHÓA THIỀN ................................................... 3
HƯỚNG DẪN THIỀN VIPASSANĀ ................................... 7

KIẾN THỨC CĂN BẢN VỀ THIỀN VIPASSANĀ .............. 7

HƯỚNG DẪN CÁCH NGỒI THIỀN ............................. 19

HƯỚNG DẪN ĐI KINH HÀNH ................................... 33

HƯỚNG DẪN THIỀN TRONG SINH HOẠT ................. 37

TÓM LƯỢC CÁCH TRÌNH PHÁP .................................... 41

CUỘC PHỎNG VẤN THIỀN SƯ MAHĀSI SAYADAW ........ 44

ĐÔI NÉT VỀ THIỀN SƯ MAHĀSI SAYADAW .............. 44

CÁC CÂU HỎI TIÊU BIỂU VỀ THIỀN VIPASSANĀ ....... 48

PHÁP HÀNH THIỀN THA THỨ ....................................... 90

PHÁP HÀNH THIỀN TÂM TỪ ........................................ 90

THỌ BÁT QUAN TRAI GIỚI ........................................... 94

KINH TAM BẢO (TÓM TẮT) .......................................... 98

KINH RẢI TÂM TỪ ..................................................... 104

1
THỜI KHÓA BIỂU HÀNG NGÀY

03:30 – 04:00 Thức dậy, vệ sinh cá nhân


04:00 – 04:30 Đi kinh hành
04:30 – 05:30 Ngồi thiền
05:30 – 07:00 Ăn sáng và sinh hoạt cá nhân

07:00 – 08:00 Xin giới, ngồi thiền


08:00 – 09:00 Đi kinh hành
09:00 – 10:00 Ngồi thiền
10:00 – 10:30 Vệ sinh thiền đường và xung quanh
10:30 – 13:30 Ăn trưa và sinh hoạt cá nhân

13:30 – 14:00 Đi kinh hành


14:00 – 15:00 Ngồi thiền
15:00 – 15:30 Đi kinh hành
15:30 – 16:30 Ngồi thiền
16:30 – 18:00 Uống nước và sinh hoạt cá nhân

18:00 – 19:00 Nghe pháp thoại


19:00 – 20:00 Đi kinh hành
20:00 – 20:30 Ngồi thiền
20:30 – 21:00 Rải tâm từ

 Lưu ý: Thời khóa biểu tu tập có thể thay đổi


tùy theo tính chất của khóa thiền và yêu cầu
của Thiền Sư.

2
NỘI QUY KHÓA THIỀN
Để đảm bảo sự lợi ích và tu tập tiến bộ của mình
cũng như các thiền sinh khác, tất cả các thiền sinh phải
tuân thủ nghiêm túc theo nội quy khóa thiền như sau:
 Giới luật
Nền tảng của sự tu tập là Sīla – giới luật hay đạo
đức. Sīla tạo căn bản cho sự phát triển Samādhi – định
tâm; và sự thanh lọc tâm đạt được nhờ Paññā – trí tuệ
hay tuệ giác. Cho nên, quý vị Tỳ khưu, Sadi, Tỳ khưu
Ni và Tu nữ phải nghiêm túc thọ trì giới luật của mình.
Còn các thiền sinh khác phải triệt để giữ bát quan trai
giới (tám giới).
 Tin phục Thiền Sư và Phương Pháp
Trong thời gian khóa thiền, thiền sinh phải tuân
theo mọi sự hướng dẫn tu tập của Thiền Sư. Đó là,
tuân theo kỷ luật và hành thiền đúng như sự yêu cầu
của Thiền Sư, không bỏ bớt một phần nào cũng như
không thêm vào điều gì.
Sự tin phục phải rõ ràng với sự hiểu biết, chứ
không phải là sự phục tùng mù quáng. Chỉ với thái độ
tín cẩn này, thiền sinh mới có thể tu tập chuyên cần và
nỗ lực. Đặt niềm tin trọn vẹn vào Thiền Sư và phương
pháp thiền là yếu tố quan trọng cho sự thành công khi
thiền tập.
 Không Hành Theo Các Phương Pháp Khác
Thiền sinh chỉ chuyên tâm tu theo phương pháp
thiền này. Còn tất cả những phương pháp thiền khác,
kỹ thuật chữa bệnh hay luyện tập về tâm linh khác

3
cũng phải tạm ngưng để thực hành phương pháp thiền
này một cách thuần khiết, trọn vẹn, chuẩn xác nhất.
 Sự Im Lặng Thánh Thiện
Mọi thiền sinh phải giữ Sự Im Lặng Thánh Thiện
trong suốt khóa thiền, nghĩa là sự im lặng của thân,
khẩu, và ý. Mọi hình thức liên lạc với người đồng tu,
bằng cử chỉ, ra dấu, ghi giấy, … đều không được
cho phép. Nếu cần thiết, xin hãy nói ngắn gọn và cách
xa nhau. Tuy nhiên, thiền sinh có thể nói chuyện với
Thiền Sư và ban tổ chức khi thực sự cần thiết.
Thiền sinh tuyệt đối không nên trao đổi, chia sẻ
kinh nghiệm thiền tập với nhau, nhất là không hướng
dẫn các thiền sinh khác tu tập. Nếu có khó khăn, thắc
mắc, thiền sinh nên gặp Thiền Sư hay ban tổ chức.
 Thu Thúc Lục Căn
Việc thu thúc lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý),
hạn chế tối đa tiếp xúc với ngoại cảnh; tránh đánh giá,
phê bình người khác, giúp cho thiền sinh yên tâm tu
tập, các phiền não không khởi sinh. Do đó, khi đi, thiền
sinh phải nhìn xuống khoảng 1 mét trước mặt; tránh
nhìn, ngó đó, đây. Thiền sinh phải giữ thái độ là mình
đang tu tập trong sự cô lập, luôn chánh niệm liên tục
mọi lúc, mọi nơi.
 Tu tập nghiêm túc theo thời khóa biểu
Thiền sinh nên chuyên tâm thiền tập theo thời
khóa biểu; phải có mặt tại thiền đường, không được ở
phòng để sinh hoạt cá nhân (tắm, giặt,…) trong giờ
hành thiền; không làm những việc khác như nghe
nhạc, xem phim, mở radio, chơi game, chụp ảnh, phục
vụ, chăm sóc người bệnh… Thiền sinh cũng không nên
4
làm mình phân tâm bằng cách đọc sách (ngay cả kinh
điển), ghi chép, cũng như không được mang sách, báo,
giấy bút vào khóa thiền để nhấn mạnh tính thực tế của
phương pháp thiền này.
 Sự Cách Biệt giữa Nam và Nữ
Phải duy trì sự cách biệt hoàn toàn giữa nam và
nữ. Những cặp vợ chồng hay người yêu, không được
liên lạc với nhau dưới bất cứ hình thức nào trong khóa
thiền. Điều này cũng áp dụng cho bạn bè và người
thân trong cùng gia đình, …
 Đụng Chạm Thân Thể
Vì bản chất cô lập của phương pháp thiền, nên
trong suốt khóa, thiền sinh tránh mọi sự đụng chạm
thân thể với người cùng phái hay khác phái.
 Thuốc Lá
Vì sức khỏe và sự thoải mái cho tất cả thiền sinh,
hút, nhai, ngửi thuốc lá đều bị cấm trong khóa thiền.
 Thực Phẩm
Không thể nào làm thỏa mãn sở thích và nhu cầu
của từng thiền sinh, nên thiền sinh vui lòng chấp nhận
những món ăn đơn giản được phục vụ. Ban tổ chức cố
gắng chuẩn bị những thực đơn bổ dưỡng và quân bình,
thích hợp cho sự thực hành thiền. Thiền sinh cũng không
được phép nhịn ăn.
 Quần Áo
Quần áo nên giản dị, lịch sự, và thoải mái. Không
nên mặc quần áo chật bó, mỏng manh, hở hang hoặc sặc
sỡ (như quần soọc, váy ngắn, quần hoặc vớ bó, áo quá
ngắn hoặc không có tay); Không được phép phơi nắng

5
hoặc để thân thể hở hang. Điều này quan trọng để tránh
gây phân tâm cho người khác.
 Giữ vệ sinh phòng và tiết kiệm
Thiền sinh vui lòng giữ gìn, dọn dẹp phòng, nhà
vệ sinh, thiền đường và khu vực tu tập sạch sẽ theo chỉ
dẫn; sử dụng tiết kiệm điện, nước; khi ra khỏi phòng,
nhà vệ sinh, nhớ tắt điện, khóa nước cẩn thận.
 Liên Lạc với Bên Ngoài
Thiền sinh phải ở trong phạm vi trường thiền
trong suốt khóa, chỉ được phép rời trường thiền với sự
đồng ý của Thiền Sư và ban tổ chức. Thiền sinh nên
hạn chế tối đa việc liên lạc với bên ngoài bằng điện
thoại, máy tính…. Điện thoại di động, máy tính, mọi
thiết bị điện tử và các tài sản có giá trị khác nên được
giao cho văn phòng giữ cho tới khi khóa thiền chấm
dứt. Trong trường hợp khẩn cấp, thiền sinh hoặc thân
nhân của thiền sinh có thể liên hệ với ban tổ chức.
 Trình pháp
Theo lịch trình pháp, thiền sinh phải đến phòng
trình pháp trước 10 phút. Thiền Sư sẽ giành thời gian
khoảng 10 phút cho thiền sinh trình bày kinh nghiệm
hành thiền và giải đáp các câu hỏi thiết thực, liên quan
đến việc thiền tập một cách ngắn gọn, súc tích.

Trên đây là những điều lệ nhằm đảm bảo cho tất


cả các thiền sinh tu tập được nhiều lợi lạc và tiến bộ
nhanh chóng. Thiền sinh nào không thật sự hành trì,
không tuân theo nội quy, có thể được yêu cầu rời khỏi
thiền viện và trong tương lai không được nhận trở lại.
Nếu có các vấn đề cần thiết, thiền sinh có thể
liên hệ với văn phòng hay ban tổ chức.
6
HƯỚNG DẪN THIỀN VIPASSANĀ
Thiền Sư Sayadaw U Jaṭila

 Giới thiệu
Tài liệu tiếng Việt này được dịch ra từ video tựa
đề “Vipassanā Meditation Instructions by Sayadaw U
Jaṭila”. Bản dịch này do Thiền viện Kyunpin thực hiện.
Trong suốt bản dịch, danh từ Sư có nghĩa là Thiền Sư
U Jaṭila (U Zatila)1. Để cho người xem dễ dàng thâu
nhận được ý nghĩa của bài pháp thoại này, thiền viện
Kyunpin đặc biệt chú tâm đến cả hai lời và ý của Sư
trong Video khi dịch tài liệu này ra tiếng Việt. Mọi thắc
mắc, nếu có, xin liên hệ với Thiền Sư U Jaṭila, hay ban
tổ chức thiền viện Kyunpin.

 Kiến thức căn bản về Thiền Vipassanā


Trước khi mở đầu buổi pháp thoại hôm nay, xin
mọi người hãy cùng Sư niệm hồng danh Đức Phật:
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammā Sambuddhassa
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammā Sambuddhassa
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammā Sambuddhassa
Hôm nay, Sư sẽ hướng dẫn các thiền sinh ở đây
về phương pháp hành thiền Vipassanā hay thiền
Satipaṭṭhanā. Vipassanā và Satipaṭṭhanā chỉ khác
nhau trên danh từ, nhưng hoàn toàn giống nhau về ý
nghĩa. Cũng có thể nói là kinh Satipaṭṭhanā (Tứ Niệm
Xứ) dạy thiền Vipassanā (Minh sát tuệ). Mục đích của

1 “Jaṭila” là tên Pāli, còn “Zatila” là tên trong hộ chiếu của Ngài.

7
thiền Vipassanā là phát triển chánh niệm, mà trong
tiếng Anh, Sư hay gọi là Mindfulness. Vì thế, thiền
Vipassanā còn được gọi là thiền chánh niệm. Bình
thường trong cuộc sống hàng ngày, ngay trong giây
phút hiện tại chúng ta đang sống, chúng ta ít có chánh
niệm nên cuộc sống của mình đầy phiền não. Vì lý do
này, hôm nay, Sư sẽ hướng dẫn quý vị thực hành thiền
Vipassanā cho đúng để vun bồi chánh niệm trong từng
giây phút, mang lại an vui và hạnh phúc trong cuộc
sống hàng ngày.
Hầu hết, chúng ta ai cũng nghĩ là thiền
Vipassanā rất khó thực hành. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ
nguyên tắc của thiền Vipassanā thì chúng ta thiền
không mấy khó khăn. Trước tiên, thiền sinh phải hiểu
và nắm vững những nguyên tắc căn bản của thiền
Vipassanā. Hành thiền Vipassanā hay Satipaṭṭhanā
nghĩa là thiền sinh phải thường xuyên, liên tục và
chuyên chú quan sát, ghi nhận bất cứ điều gì đang xảy
ra trong thân và tâm của mình, ngay khi chúng xuất
hiện. Tại sao chúng ta phải quan sát, ghi nhận những
điều này?
Bởi vì thông thường chúng ta chẳng thật sự hay
biết cái gì đang xảy ra trong thân và tâm của mình; do
đó, ta bị chúng gây phiền não mà không biết. Vì vậy, để
cuộc sống được bình an và hạnh phúc hơn, thiền sinh
cần phải thường xuyên quan sát, ghi nhận và theo dõi
chúng để thực sự hiểu bản chất của thân và tâm của
mình. Vậy bản chất thật sự của thân và tâm là gì? Vì
ảnh hưởng của 4 yếu tố như thời tiết, thức ăn, nghiệp
lực và tâm thức, thân thể chúng ta thay đổi liên tục.
Thân của mình có lúc nóng, lạnh, mệt mỏi, khi thì khỏe
8
mạnh, đau đớn, tê nhức, ngứa ngáy hết chỗ này đến
chỗ khác. Cũng có khi thiền sinh cảm thấy thân thể
mạnh mẽ đầy năng lực, lúc khác lại mệt mỏi yếu đuối.
Tâm của mình cũng vậy; bình thường, tâm thích suy
nghĩ điều này, điều nọ, hết chuyện quá khứ đến chuyện
tương lai, lúc vui, lúc buồn, khi thì sân hận, lúc thì an
lạc và để mặc cho những tập khí tham, sân, si sẵn có
trong tâm thêu dệt, bày vẽ.
Khi hành thiền Vipassanā, chúng ta phải kịp thời
quan sát, ghi nhận những điều thiện hay bất thiện, tốt
hay xấu, ngay khi chúng nảy sinh trong tâm. Khi tâm
thiện phát sinh, chúng ta hoan hỉ, phát tâm cúng dường
hay bố thí, nghiêm trì giới hạnh, hay muốn thiền tập.
Lúc khác, khi tâm bất thiện phát sanh, chúng ta lại
nóng giận, bực bội, ray rức, bất an. Khi tham lam hay
mong cầu phát sanh, tâm của mình nghĩ ngợi lung
tung, tính toán hết điều này đến điều khác. Cho nên,
chúng ta phải cẩn thận ghi nhận hay quan sát những gì
đang xảy ra trong tâm của mình, ngay lúc chúng phát
sanh, để đừng cho chúng lôi cuốn mình vào phiền não.
Khổ thay, khi hành thiền Vipassanā, nhiều thiền
sinh chỉ cầu mong sao thân tâm được an lạc trong lúc
ngồi thiền. Vì vậy, trong lúc thiền tập, nếu thấy cảm
giác khó chịu trong thân như đau nhức chỗ này, ngứa
ngáy chỗ kia, tê cứng chỗ nọ. Khi cảm thấy đầu và
người nặng nề, thiền sinh không thấy hứng thú chút
nào. Nói một cách khác, khi kinh nghiệm những trạng
thái này, thiền sinh không hiểu rằng chúng do tập khí
tham, sân, si sẵn có của mình gây ra. Thay vì chuyên
chú quan sát, ghi nhận chúng, theo dõi chúng, để làm
chúng yếu đi, thiền sinh lại sợ hãi tránh né chúng.
9
Đúng ra, khi hành thiền Vipassanā chúng ta phải quan
sát, ghi nhận các sự kiện này ngay khi chúng xảy ra
trong thân của mình. Bản chất cố hữu của thân khiến
mình cảm thấy nóng, lạnh, tê cứng, nặng nề, đau nhức,
ngứa ngáy, nhẹ nhàng, thoải mái hay mệt mỏi. Tương
tự như vậy, tâm của mình khi thì nghĩ đến điều thiện,
khi thì nghĩ đến điều bất thiện. Nhiệm vụ của thiền sinh
là phải kịp thời chánh niệm, chuyên chú quan sát, ghi
nhận chúng ngay khi chúng đang xảy ra, mà không
chọn lựa đề mục theo ý của mình trong khi hành thiền.
Như thế, khi thiền tập, chúng ta chỉ cần biết cách
quan sát, ghi nhận bất cứ điều gì xảy ra trong thân và
tâm của mình ngay khi chúng xuất hiện. Quan sát, ghi
nhận ở đây có nghĩa là thuần túy quan sát, ghi nhận
bằng tâm, mà không phân tích hay phán đoán. Cũng
không nên cố gắng kiểm soát tâm, bắt tâm phải làm
điều này, điều nọ theo ý mình. Cũng chớ bực bội, khi
tâm cứ tự ý hoạt động, không theo ý của mình.
Nếu chúng ta nắm vững những nguyên tắc này
thì sự thiền tập của mình sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Ngược lại, nếu khi ta cảm thấy buồn ngủ, tâm phóng đi
hết chỗ này đến chỗ nọ, nghĩ chuyện quá khứ, tương
lai; hay thân cứ đau hết chỗ này đến chỗ kia, rồi chúng
ta trở nên bực mình, không muốn ngồi thiền nữa, đứng
lên đi làm việc khác, thì khi đó, chúng ta không hành
thiền Vipassanā đúng đắn. Thiền sinh phải luôn nhớ
rằng điều cần thiết khi hành thiền là phải có một sự
quyết tâm mạnh mẽ. Chúng ta phải quyết tâm ngồi suốt
1 giờ, dù cho thân có bị đau nhức, khó chịu đến đâu
hay tâm cứ phóng đi lung tung cách mấy. Thật ra,
những cảm giác khó chịu trong thân và tâm, hay chính
10
sự phóng tâm đều là những đề mục hành thiền. Nếu
mỗi ngày khi ngồi thiền, với sự quyết tâm mạnh mẽ
như vậy thì chỉ trong vài giờ hay vài ngày, thiền sinh sẽ
phát triển chánh niệm và chánh định của mình. Trong
thiền Vipassanā, chánh niệm và chánh định đi liền với
nhau; trong tiếng Anh, Sư hay dùng danh từ
Mindfulness-Concentration. Khi liên tục quan sát, ghi
nhận phồng xẹp hay bất cứ đề mục nào đang xảy ra,
từ khi nó bắt đầu đến khi nó chấm dứt, là chúng ta
đang thực tập chánh niệm; và khi tâm an trụ trên đề
mục đó, không phóng đi nơi khác là chúng ta đang phát
triển chánh định. Một khi chánh niệm và chánh định bắt
đầu vững vàng, việc thiền tập của thiền sinh sẽ ngày
càng thêm dễ dàng và càng có nhiều tiến bộ.
Phương pháp thiền mà chúng ta thực tập ở đây
hoàn toàn dựa trên lời dạy của Đức Phật trong kinh Tứ
Niệm Xứ (Satipaṭṭhanā). Theo phương pháp này, để
phát triển chánh niệm và chánh định, chúng ta phải
ngồi thiền mỗi lần 1 giờ, đi kinh hành 1 giờ, và chúng ta
phải duy trì chánh niệm trong mọi hoạt động hàng ngày
như khi ăn, khi uống, khi vệ sinh, khi tắm rửa…. Chúng
ta phải thực tập chánh niệm liên tục trong mọi oai nghi,
ở mọi thời, mọi chốn, chứ không phải chỉ trong lúc ngồi
thiền hay đi kinh hành mà thôi. Mục đích của mình là
huấn luyện tâm làm sao cho tự nó lúc nào cũng liên tục
chánh niệm.
Trong kinh Đại Niệm Xứ (Maha Satipaṭṭhanā
Sutta), Đức Phật dạy rất rõ ràng về 4 đối tượng quán
niệm của thiền Vipassanā, đó là niệm Thân (Kaya-
nupassanā), niệm Thọ (Vedanā-nupassanā), niệm Tâm
(Cittā-nupassanā), và niệm Pháp (Dhammā-
11
nupassanā). Mục đích của mình khi hành thiền
Vipassanā là phát triển chánh niệm đủ mạnh để có thể
quán niệm, hay biết bất cứ đối tượng nào nổi bật nhất
đang xảy ra lúc đó.
Thân của mình được cấu tạo chỉ bởi 4 yếu tố:
Đất (Pathavi), Nước (Āpo), Lửa (Tejo), và Gió (Vāyo).
Khi hành thiền, nếu kinh nghiệm được những yếu tố
này, và chánh niệm, chuyên chú quan sát, ghi nhận
chúng là chúng ta đang quán Thân. Có khi, chúng ta
cảm thấy thân thể nóng rực hay lạnh ngắt, tê cứng hay
đau nhức; một phần của thân hay toàn thân nặng trĩu,
ngứa ngáy ngoài da hay tận trong xương tủy; cũng có
lúc, thân mình nhẹ nhàng, thoải mái, có lúc nặng nề
mệt mỏi.
Chúng ta có thể kinh nghiệm thân tâm tràn đầy
sự thanh tịnh, hỷ lạc hay bực bội, bức rức, khó chịu.
Những cảm thọ này có thể là lạc thọ (Sukkha Vedanā),
hoặc khổ thọ (Dukkha Vedanā). Những khi khác, chúng
ta kinh nghiệm một loại cảm thọ không vui cũng không
buồn, không khó chịu cũng không dễ chịu, đó là xả thọ
(Upekkhā Vedanā). Khi chánh niệm, thuần túy quan
sát, ghi nhận các cảm giác này, đó là chúng ta đang
quán Thọ. Bất cứ cảm giác gì xảy ra trong khi thiền tập,
chúng ta cứ chuyên chú quan sát, ghi nhận chúng ngay
lúc chúng xảy ra.
Chúng sanh ai cũng có sẵn tâm thiện (Kusala),
và tâm bất thiện (Akusala). Phàm nhân (Puthujjana) có
nhiều tâm bất thiện hơn là tâm thiện. Vì vậy, khi chúng
ta thiền tập, các cảm xúc bức rức trong tâm hay
thường xuyên xuất hiện nhiều hơn là sự bình an, hỷ
lạc. Khi chánh niệm quan sát, ghi nhận các cảm xúc
12
này, đó là chúng ta đang quán Tâm. Khi tiếp xúc với
thế giới xung quanh và chánh niệm, thuần túy quan sát,
ghi nhận sự thấy, nghe, ngửi, nếm, và xúc chạm của
thân với vật thể xung quanh, đó là lúc chúng ta đang
quán Pháp. Dù đề mục thuộc về Thân, Thọ, Tâm, hay
Pháp, công việc của mình là phải kịp thời chánh niệm,
thuần túy quan sát, ghi nhận các đề mục này, ngay khi
chúng xuất hiện, càng sít sao và liên tục càng tốt, mà
không phân tích, không phán đoán.
Lúc ngồi thiền, thiền sinh nên cố gắng đừng thay
đổi thế ngồi, sửa đổi chân tay, hay vươn vai, ưởn ngực
khi khó chịu mà hãy ngồi thoải mái, để hơi thở tự
nhiên, nhắm mắt, hướng tâm đến nơi bụng ngay dưới
rốn, rồi quan sát, ghi nhận sự chuyển động ở nơi này
khi thở vào hay thở ra. Sư nhắc lại là khi Sư nói bụng,
là phần bụng ngay dưới rốn. Khi Sư nói để hơi thở tự
nhiên là để cho thân tự nhiên thở. Sự chuyển động nơi
bụng, hay phồng xẹp, là đề mục chính để chúng ta
quan sát, ghi nhận trong khi ngồi thiền. Khi Sư nói
phồng xẹp là sự chuyển động của gió nơi bụng. Cũng
như khi Sư nói quan sát (Observe) là ý Sư muốn nói
đến sự liên tục ghi nhận đề mục bằng tâm chứ không
phải bằng mắt hay sờ bằng tay.
Đừng lo sợ nếu thiền sinh thấy có lúc thân mình
lắc lư, quay qua, quay lại, giựt mạnh, bị đẩy về trước
hay ra sau, hay bị nghiêng qua một bên…. Khi cảm
thấy đau hay tê quá, không thể tiếp tục ngồi yên được
nữa, thiền sinh mới thay đổi thế ngồi một chút cho bớt
khó chịu. Tuy nhiên, càng ít thay đổi càng tốt, và thiền
sinh nhớ phải chậm rãi thay đổi thế ngồi một cách
chánh niệm. Tương tự như vậy, khi thân bị nghiêng tới
13
trước, ra sau, hay qua một bên mà không chịu được
nữa, thiền sinh hãy chậm rãi, chánh niệm điều chỉnh
thân về đúng tư thế như cũ. Quan trọng nhất là trong
suốt 1 giờ ngồi thiền, thiền sinh cố gắng giữ chánh
niệm liên tục trên đề mục, và đừng mở mắt ra xem thân
mình có thật sự bị gì không.
Ngay cả lúc thay đổi thế ngồi, thiền sinh cũng
đừng mở mắt. Điều rất quan trọng là chúng ta phải cố
gắng giữ sao cho chánh niệm và chánh định của mình
liên tục, không bị đứt đoạn trong suốt 1 giờ, càng liên
tục càng tốt, càng sít sao càng tốt. Điều này rất cần
thiết để phát triển chánh niệm và chánh định của mình,
để chúng ngày càng thêm vững mạnh. Vì vậy, trong
suốt 1 giờ ngồi thiền, chúng ta phải cố gắng nhắm mắt,
hai tay để yên, giữ thân và đầu ngay ngắn nhưng thoải
mái, và đừng lo lắng khi thân bị đau, bị lắc lư, bị giựt, bị
đẩy, hay bị nghiêng. Nếu kiên trì thực tập theo lời
hướng dẫn này, việc thiền tập của thiền sinh sẽ tiến bộ
nhanh chóng.
Khi ngồi thiền, thiền sinh phải quan sát, ghi nhận
đề mục chính, đó là sự chuyển động phồng xẹp ở
bụng. Chúng ta phải quan sát, ghi nhận sự phồng xẹp
này. Tuy cố gắng để tâm nơi bụng, nhưng có người
vẫn chưa ghi nhận được phồng xẹp, hay phồng xẹp
chưa rõ ràng. Đó là vì sự chú tâm nơi bụng chưa đủ sít
sao và liên tục nên chánh niệm không đủ mạnh để thấy
chuyển động này. Trong giai đoạn đầu, để dễ dàng
theo dõi sự chuyển động nơi bụng, chúng ta có thể
niệm thầm trong miệng “phồng-phồng, xẹp-xẹp” ngay
khi các chuyển động này đang xảy ra. Chúng ta phải
niệm mỗi chuyển động ngay từ khi nó bắt đầu cho đến
14
khi nó chấm dứt, và phải niệm liên tục mà không cần
phải niệm ra tiếng. Và khi chánh niệm bắt đầu phát
triển, sự ghi nhận phồng xẹp bắt đầu dễ dàng thì thiền
sinh không cần phải niệm thầm bằng miệng nữa, mà
chỉ cần kiên trì chú tâm ghi nhận sự chuyển động. Sự
chú tâm tự động ghi nhận phồng xẹp cũng được gọi là
niệm bằng tâm. Điều quan trọng là tâm chúng ta phải
ghi nhận, quan sát chuyển động này càng sít sao càng
tốt, càng liên tục càng tốt, càng thường xuyên càng tốt.
Khi quan sát chuyển động nơi bụng, thiền sinh sẽ thấy
sự phồng xẹp này khác nhau tùy người, tùy lúc, và tùy
theo trình độ thiền tập.
Những ai đã thực tập tốt có thể kinh nghiệm
được nhiều trạng thái phồng xẹp khác nhau và thấy
chúng thay đổi liên tục. Cho nên, tuy chúng ta gọi
chuyển động nơi bụng là phồng xẹp nhưng trong thực
tế, chuyển động này có nhiều hình dáng và tư thế khác
nhau. Chuyển động có khi nhanh, khi chậm, có khi
mạnh, khi yếu, khi nhẹ nhàng, khi nặng nề, khi đi theo
hướng này, khi quẹo qua hướng nọ.
Chuyển động có thể phồng lên xẹp xuống giống
như khi ta để tay trên bụng, có khi nó đi lên đi xuống
theo chiều dọc, có khi đi qua đi lại theo chiều ngang, có
khi từ trái qua phải hay từ phải qua trái; cũng có khi nó
đi theo vòng cung hay vòng xoắn; cũng có khi nó đi
vòng vo không theo một trật tự nào. Nó cũng có thể
thay đổi hình dáng, lộ trình, và sự mạnh yếu ngay trong
một chuyển động ngắn ngủi.
Công việc của thiền sinh là phải chánh niệm rốt
ráo, liên tục quan sát, ghi nhận bất cứ chuyển động
nào đang xảy ra, và ngay lúc nó đang xảy ra.
15
Mục đích của sự quan sát chuyển động nơi bụng
là để giúp chúng ta hiểu được bản chất thật sự của
thân mình. Khi quan sát sự chuyển động nơi bụng,
chúng ta không những thấy những gì xảy ra ở bụng mà
cũng đồng thời cảm nhận được những hiện tượng
khác đang xảy ra trong toàn thân. Thiền sinh chỉ cần
kiên trì, tinh tấn quan sát, ghi nhận chuyển động nơi
bụng. Hơn thế nữa, khi thiền tập tiến bộ, thiền sinh sẽ
thấy được bản chất của tâm với nhiều trạng thái khác
nhau. Khi thiền tập càng tiến bộ, thiền sinh càng thấy
các trạng thái của tâm mình rõ ràng hơn.
Đức Phật dạy mọi trạng thái trong thân và tâm
của chúng ta sinh rồi diệt liên tục và nhanh chóng vô
cùng. Chúng ta chưa kinh nghiệm được điều đó vì
mình chưa thực tập đầy đủ. Cũng như, khi chúng ta
nhìn dòng sông, dòng sông dường như đứng yên,
nhưng khi nhìn kỹ hơn, gần hơn, chúng ta sẽ thấy dòng
sông đang trôi chảy không ngừng. Khi quan sát thân và
tâm của mình, chúng ta cũng cảm nhận tương tự như
vậy. Dòng tâm của mình trôi chảy, sinh diệt không
ngừng trong mỗi phút giây. Tâm ghi nhận, các cảm
giác trong thân và sự chuyển động nơi bụng cũng thay
đổi không ngừng.
Tuy nhiên, các thiền sinh mới bắt đầu có thể
chưa thấy được sự thay đổi của chuyển động nơi bụng
hay sự thay đổi trong tâm. Thiền sinh đừng nên lo lắng
mà chỉ cần chuyên cần, tinh tấn, nhẫn nại quan sát
chuyển động nơi bụng, hay phồng xẹp càng nhiều càng
tốt. Khi chánh niệm và chánh định đủ mạnh, chúng ta
sẽ tự nhiên thấy phồng xẹp ngày càng rõ ràng và thay
đổi liên tục và rất nhanh. Hơn thế nữa, chúng ta cũng
16
sẽ thấy các cảm giác xảy ra khắp nơi trong thân, và
chúng cũng thay đổi không ngừng. Nói một cách khác,
khi chánh niệm và chánh định đủ mạnh, chúng ta sẽ
ghi nhận được nhiều đề mục khác nhau xảy ra trong
thân, và bất cứ đề mục gì chúng ta ghi nhận cũng thay
đổi rất nhanh và liên tục. Không phải chỉ có thân thay
đổi mà tâm cũng thay đổi. Vì thế, trong khi thiền tập,
thiền sinh sẽ thấy các đề mục mà mình đang quan sát
trong thân và tâm thay đổi liên tục, nhanh chóng, không
thể kiểm soát hay điều khiển được.
Khi ghi nhận được sự thay đổi liên tục của các
đề mục xảy ra trong thân và tâm, thấy chúng đến rồi đi,
không có cái gì tồn tại lâu dài, thiền sinh kinh nghiệm
được tính chất Vô thường (Aniccā) của thân và tâm. Lại
nữa, trong khi ghi nhận đề mục, thiền sinh thấy rằng
các hiện tượng xảy ra trong thân và tâm chẳng hứng
thú hay phù hợp với sự mong cầu của mình chút nào,
khi đó, thiền sinh đang kinh nghiệm được tính chất Bất
toại nguyện (Dukkha) của thân và tâm.
Thiền sinh cũng sẽ thấy rằng mình không thể
kiểm soát được đề mục nào sẽ đến, đến lúc nào hay ở
lại bao lâu; như vậy, thiền sinh đang kinh nghiệm được
tính chất Vô ngã (Anattā) của thân và tâm. Chỉ khi nào
tự mình kinh nghiệm được tính chất Vô thường, Bất
toại nguyện, và Vô ngã của thân và tâm này, chúng ta
mới từ bỏ được Tham ái (Taṇhā). Taṇhā là tập khí ô
nhiễm (Kilesa) tạo ra Ái dục. Chính vì tập khí tham ái
này mà ái dục tự nó phát sanh trong tâm mình khi
chúng ta tiếp xúc với các đối tượng bên ngoài qua mắt,
tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Và cũng chỉ khi nào tự mình
kinh nghiệm được tính chất Vô thường, Bất toại nguyện
17
và Vô ngã, chúng ta mới từ bỏ được tập khí Ngã mạn
(Māna). Cũng chính vì tập khí hay Kilesa ngã mạn này
mà Tà kiến phát sanh cho rằng mình là chủ nhân của
thân và tâm này, mình có thể sai khiến chúng theo ý
mình. Đức Phật dạy rằng cái mà chúng ta gọi là Ta hay
Tôi thực ra chỉ gồm có 2 phần, đó là Thân (Rūpa) và
Tâm (Nāma). Nói rộng hơn, Đức Phật cũng dạy rằng
mỗi người chúng ta chỉ là một tập hợp của 5 yếu tố
(Ngũ uẩn), đó là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành và Thức. Sắc
là Thân; Thọ, Tưởng, Hành, Thức thuộc về Tâm. Ngũ
uẩn tự nó làm việc khi hội đủ nhân duyên, chúng ta
không thể kiểm soát hay sai khiến chúng theo ý mình.
Nói tóm lại, chỉ khi nào thật sự tự mình kinh
nghiệm được tính chất Vô thường, Bất toại nguyện và
Vô ngã của thân và tâm, chúng ta mới có thể giảm bớt
hay từ bỏ hai tập khí (ô nhiễm): Tham ái và Ngã mạn.
Chúng ta kinh nghiệm được tính chất Vô thường, Bất
toại nguyện và Vô ngã này là nhờ việc tự mình kinh
nghiệm được bản chất thật sự của thân và tâm, đó là
sự thay đổi liên tục của chúng. Một khi đã từ bỏ được
hai tập khí Tham ái và Ngã mạn này, việc thiền tập của
chúng ta đã tiến một bước đáng kể, và từ đây mọi việc
sẽ dễ dàng trôi chảy hơn.
Đó là lý do tại sao Sư nói hành thiền Vipassanā
là quan sát thân và tâm của mình. Một khi thiền tập tiến
bộ, chúng ta sẽ thấy các hiện tượng trong thân và tâm
của mình thay đổi liên tục trong từng giây phút. Tuy
nhiên, trong giai đoạn đầu mới hành thiền, chúng ta
chưa kinh nghiệm được sự thay đổi này và cũng đừng
mong cầu điều đó. Công việc của thiền sinh chỉ đơn
giản là kiên trì chánh niệm, chú tâm theo dõi sự chuyển
18
động nơi bụng khi ngồi thiền; kiên trì chánh niệm, chú
tâm theo d i m i bước chân khi đi kinh hành; cũng như
kiên trì chánh niệm chú tâm ghi nhận m i hoạt động
trong mọi sinh hoạt hàng ngày. Một khi chánh niệm và
chánh định vững vàng, thiền sinh sẽ tự nhiên kinh
nghiệm được sự thay đổi liên tục của thân và tâm, và
thật sự hưởng được lợi ích của việc thiền tập.

 Hướng dẫn cách ngồi thiền


 Quán thân
Bây giờ, Sư sẽ hướng dẫn các thiền sinh cách
ngồi thiền. Trước tiên, Sư sẽ dùng những bức tranh
này để trình bày cách ngồi thiền, và sau đó Sư sẽ ngồi
thiền cho quý vị xem.

Trước khi ngồi thiền, chúng ta sẽ đứng như


người đàn ông trong bức tranh. Chúng ta thấy người
này đứng thoải mái, hai bàn tay khoan thai nắm lại với
nhau ở phía trước. Khi đang đứng trong tư thế này,
chúng ta phải ghi nhận rằng mình “đang đứng, đang
đứng”. Điều quan trọng là mình phải ghi nhận tư thế
đứng bằng tâm, chứ không phải bằng mắt. Rồi chúng
19
ta từ từ đi đến chỗ mình ngồi thiền. Trong khi đi, chúng
ta phải chánh niệm ghi nhận “trái, phải, trái, phải”. Khi
đến trước tọa cụ ngồi thiền, thiền sinh đừng ngồi hay
quỳ xuống ngay, mà phải chánh niệm ghi nhận “đứng,
đứng” trước khi ngồi hay quỳ xuống. Khi ngồi hay quỳ
xuống, thiền sinh phải chánh niệm ghi nhận các cử
động của mình như thân từ từ hạ xuống, hai chân co
lại, có các cảm giác gì đó trong thân. Để đảnh lễ Đức
Phật trước khi ngồi thiền, chúng ta chánh niệm, nhẹ
nhàng chấp tay, chậm rãi đưa hai bàn tay lên trước
trán, khoan thai cúi mình xuống cho đến khi đầu chạm
sàn nhà, rồi từ từ nhấc người lên (làm như thế 3 lần).
Sau khi đảnh lễ xong, chúng ta ngồi thiền như
người đàn ông trong bức tranh này. Người này ngồi
xếp bằng trong tư thế bán già với chân phải để trên
chân trái. Thiền sinh cũng có thể ngồi xếp bằng theo
kiểu người Miến Điện với chân phải và chân trái không
gác lên nhau mà chân ngoài, chân trong song song với
nhau. Thiền sinh không bắt buộc phải ngồi trong tư thế
kiết già. Sau đó, thiền sinh giữ cho đầu và thân ngay
ngắn nhưng thoải mái, rồi từ từ nhắm mắt lại.
Như thế, chúng ta phải chánh niệm quan sát, ghi
nhận mọi cử động như khi đưa tay lên, khi chấp tay lại,
ngay cả khi nhắm mắt lại. Sau khi nhắm mắt, chúng ta
ngồi ngay ngắn, thoải mái, để hơi thở tự nhiên, chánh
niệm hướng tâm về bụng, rồi chú tâm quan sát, ghi
nhận bất cứ chuyển động nào đang xảy ra ở bụng. Khi
Sư nói bụng (trong tiếng Anh gọi là abdomen), nghĩa là
Sư muốn nói đến phần bụng ngay dưới rốn. Cũng như
khi Sư nói để hơi thở tự nhiên, nghĩa là để thân mình
thở tự nhiên, đừng ép nó thở mạnh hơn hay yếu hơn.
20
Thân mình lúc nào cũng thở tự nhiên. Khi hấp tấp hay
lo sợ, hơi thở mạnh; khi an lạc hay bình an, hơi thở
nhẹ nhàng. Thiền sinh sẽ cảm thấy bụng phồng lên khi
hơi thở vào; hãy chánh niệm ghi nhận trong tâm
“phồng, phồng”. Tương tự, khi hơi thở ra, thiền sinh sẽ
cảm thấy bụng xẹp xuống; hãy chánh niệm ghi nhận
“xẹp, xẹp”. Nếu muốn, thiền sinh có thể niệm thầm
“phồng xẹp, phồng xẹp”.
Chúng ta phải liên tục ghi nhận mỗi chuyển động
phồng hay xẹp ngay từ lúc nó bắt đầu cho đến khi nó
chấm dứt; đừng theo hơi thở từ lỗ mũi xuống bụng, mà
chỉ cần để tâm tại phần bụng ngay dưới rốn. Một lần
nữa, Sư nhắc lại, thiền sinh phải để hơi thở tự nhiên,
khi thân thở vào, cảm thấy bụng phồng lên, hãy ghi
nhận hay niệm “phồng”; khi thân thở ra, cảm thấy bụng
xẹp xuống, hãy ghi nhận hay niệm “xẹp”. Thiền sinh
đừng chú tâm vào l mũi, cũng đừng chạy theo hơi thở
từ mũi xuống ngực đến bụng, mà chỉ cần chú tâm bụng
ngay dưới rốn, và ghi nhận “phồng xẹp, phồng xẹp”.
Vài thiền sinh có thể ghi nhận được sự phồng
xẹp khá rõ ràng, nhưng một số thiền sinh khác thì chưa
ghi nhận được chuyển động nào, hay chỉ ghi nhận
được một cách yếu ớt, rời rạc. Tuy nhiên, quý vị nhớ
đừng làm thêm điều gì khác, như cố ý thở mạnh hơn
hay nhanh hơn cho phồng xẹp dễ ghi nhận hơn, hay
liên tục để tay trên bụng. Thiền sinh phải hiểu rằng khi
chưa ghi nhận được chuyển động nơi bụng hay thấy
chuyển động yếu ớt, là vì tâm của mình chưa chịu
hướng về bụng đủ lâu và liên tục, hay chánh niệm
chưa đủ mạnh. Thiền sinh chỉ cần kiên nhẫn, kiên trì
giữ tâm ở bụng. Khi tâm phóng đi hay suy nghĩ, mình
21
chỉ cần nhẫn nại kéo nó về. Nó đi nữa, mình lại kiên
nhẫn kéo nó về. Điều này rất quan trọng. Nếu kiên trì
thực tập, chúng ta sẽ thấy chánh niệm và chánh định
của mình ngày càng mạnh hơn, và khi nó đủ mạnh thì
chúng ta sẽ tự nhiên thấy phồng xẹp, hay sự chuyển
động của bụng. Chỉ giản dị như vậy!
Một số thiền sinh khác lại chỉ mong được thấy
phồng xẹp rõ ràng ngay theo sự hiểu biết thô sơ về
phồng xẹp của mình. Cho nên, khi họ chưa thấy phồng
xẹp hay thấy phồng xẹp yếu ớt, rời rạc, hay không
đúng với ước muốn, họ trở nên chán nản. Nói một
cách khác, họ đang mong cầu một điều gì khác, họ
không hiểu nguyên tắc, họ không thật sự hành thiền
Vipassanā.
Nếu họ cứ mong cầu, rồi bất mãn như thế, thì họ
không thể nào chú tâm liên tục vào nơi bụng, mà nếu
không giữ tâm nơi bụng liên tục được thì không làm
sao thấy được phồng xẹp. Kết quả là họ trở nên buồn
bực, mệt mỏi, chán nản, mất tự tin, rồi trở nên giải đãi.
Đó là lý do tại sao thiền sinh cần phải nắm vững
nguyên tắc căn bản khi hành thiền: dù thấy chuyển
động phồng xẹp mạnh hay yếu, rõ ràng hay rời rạc, hay
chưa thấy chuyển động, chúng ta chỉ cần tiếp tục kiên
trì chú tâm thuần túy, ghi nhận bất cứ điều gì đang xảy
ra nơi bụng.
Sư nhắc lại một lần nữa, tuy Sư dùng danh từ
phồng xẹp cho dễ hiểu, nhưng trong thực tế sự chuyển
động nơi bụng không phải lúc nào cũng là phồng xẹp
giống như khi quý vị để tay trên bụng. Tùy theo trình độ
thiền tập của mình, m i thiền sinh sẽ kinh nghiệm sự
chuyển động nơi bụng một cách khác nhau. Thiền sinh
22
thực tập lâu có thể kinh nghiệm rất nhiều trạng thái
chuyển động hay phồng xẹp khác nhau, chúng thay đổi
liên tục, và chúng rất khác với những gì họ hiểu về
phồng xẹp lúc ban đầu. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu,
chúng ta rất có thể chỉ mới thấy một trạng thái phồng
xẹp nào đó, và nó cứ lặp đi lặp lại. Bất cứ trạng thái
phồng xẹp loại nào, mạnh hay yếu, nhanh hay chậm,
thay đổi hay không, chúng ta chỉ cần chánh niệm chú
tâm, kiên trì ghi nhận nó, bám chặt vào nó, mà đừng
mong cầu, đừng so sánh, đừng phán đoán.
Theo kinh Tứ Niệm Xứ (Satipaṭṭhanā), khi hành
thiền Vipassanā, thiền sinh phải chánh niệm quán sát,
ghi nhận bất kỳ đề mục gì nổi bật nhất đang xảy ra
trong 4 đối tượng Thân, Thọ, Tâm, hay Pháp. Tuy
nhiên, trong khi thực hành thiền Vipassanā theo
phương pháp này, và trong giai đoạn này, thiền sinh
đừng bận tâm về quán Thọ, quán Tâm hay quán Pháp,
mà chỉ cần chú tâm quán thân, lấy chuyển động phồng
xẹp làm đề mục chính.
Khi chúng ta hiểu đúng phương pháp, nắm vững
nguyên tắc, và kiên trì thiền tập theo lời hướng dẫn, thì
việc thiền tập tiến bộ, khi đó, quý vị sẽ thấy phồng xẹp
rõ ràng, cũng sẽ tự nhiên, đồng thời ghi nhận được
những đề mục khác cùng sanh khởi trong các đối
tượng quán Thọ, quán Tâm và quán Pháp.
Nói một cách ngắn gọn, phồng xẹp chỉ là
phương tiện giúp thiền sinh dùng để quán thân, và khi
cửa quán Thân đã mở thì các cửa quán Thọ, quán
Tâm, quán Pháp cũng cùng được mở. Trong giai đoạn
này, nếu thiền sinh cứ lăng xăng quán đối tượng này
rồi nhảy qua quán đối tượng nọ, thì phồng xẹp cũng
23
không sao thấy rõ được, chứ đừng nói chi quán Thọ,
quán Tâm, hay quán Pháp. Chỉ giản dị như vậy!
 Quán tâm
Do đó, Sư cứ luôn nhắc thiền sinh là chỉ cần
chánh niệm kiên trì ghi nhận chuyển động phồng xẹp
thật cẩn thận. Một khi thiền tập tiến bộ, thiền sinh cũng
sẽ tự nhiên thấy được tâm mình. Làm sao thiền sinh
biết mình thấy được tâm của mình? Thỉnh thoảng,
trong khi đang ghi nhận phồng xẹp, tâm phóng đi nơi
khác mà mình không biết. Đến khi ý thức được rằng
mình đang suy nghĩ, đang tính toán chuyện tương lai,
đang nhớ chuyện quá khứ, đó là lúc tâm mình không
còn quan sát phồng xẹp hay quán thân nữa.
Lúc đó, nếu chúng ta chánh niệm ghi nhận, quan
sát sự suy nghĩ, tính toán, nhớ chuyện quá khứ là
chúng ta đang quán tâm; hay nói cách khác, tâm ta tự
động đổi từ quán thân qua quán tâm. Khi chánh niệm
càng phát triển, thiền sinh sẽ ý thức sự phóng tâm
càng mau lẹ và thấy tâm mình ngày càng nhiều.
Khi sự suy nghĩ, tính toán hay phóng tâm đang
xảy ra, thiền sinh có 2 cách xử lý:
- Thứ nhất, thiền sinh có thể kiên trì quan sát, ghi
nhận sự phóng tâm, suy nghĩ hay tính toán cho
đến khi nó biến mất, rồi trở về đề mục phồng xẹp.
- Nếu quán sát một lúc lâu mà những đề mục này
không biến mất hay cứ lặp đi lặp lại nhiều lần,
thiền sinh hãy quay về với đề mục phồng xẹp.
Khi sự thiền tập vững vàng, thiền sinh sẽ khám
phá ra rằng lúc chánh niệm và chánh định đủ mạnh, khi
thấy phồng xẹp rõ ràng thì sự suy nghĩ, phóng tâm hay
24
tính toán ngày càng ít xảy ra. Nói một cách khác, khi
thấy tâm mình cứ suy nghĩ, tính toán, phóng đi nơi này
nơi nọ, đó là lúc chúng ta không thật sự chú tâm vào
đề mục phồng xẹp. Do đó, chúng ta phải cố gắng
chánh niệm chú tâm vào nơi bụng nhiều hơn. Cũng có
khi chúng ta vừa mới ghi nhận sự phóng tâm hay suy
nghĩ thì nó đã biến mất. Trong trường hợp này, chúng
ta không cần bận tâm về nó, mà cứ tiếp tục quan sát
phồng xẹp.
 Quán thọ
Bây giờ, Sư sẽ nói đến các đề mục phụ khác liên
quan đến quán thọ và quán pháp mà thiền sinh sẽ gặp
phải trong khi quý vị đang theo dõi phồng xẹp.
Trong khi ngồi thiền, đang cố gắng theo dõi
phồng xẹp, chúng ta có thể cảm thấy toàn thân hay một
phần trong thân phát nóng, lạnh, tê, cứng, đau, nhức,
vọp bẻ, hay nặng trĩu; có khi cảm thấy thân mình lắc lư,
đẩy qua, đưa lại, bị nghẹt thở, hay bị giựt…. Chúng ta
gọi các cảm giác này là đề mục phụ, để phân biệt với
đề mục chính là phồng xẹp hay chuyển động nơi bụng.
Khi những đề mục phụ không rõ ràng, thiền sinh chỉ
cần ghi nhận chúng, rồi tiếp tục kiên trì chú tâm vào đề
mục phồng xẹp.
Tuy nhiên, nếu cảm thấy sự nóng, lạnh, đau,
nhức, tê, cứng, ngứa, hoặc khó chịu rõ ràng hơn sự
phồng xẹp khiến mình không thể chú tâm vào phồng
xẹp được, thì quý vị có thể chánh niệm quan sát, ghi
nhận các đề mục phụ này. Khi quan sát chúng, cũng có
2 cách để ứng phó. Chúng ta có thể chánh niệm và
kiên trì quan sát chúng cho đến khi chúng biến mất.
Nhưng nếu chúng cứ tiếp tục khá lâu mà không biến
25
mất, hay cứ lặp đi lặp lại, chúng ta có thể quay lại quan
sát đề mục chính phồng xẹp. Như thế, trong lúc ngồi
thiền, thiền sinh sẽ kinh nghiệm nhiều cảm thọ kỳ lạ
khác nhau; Có khi, mình thấy mình nghẹt thở, có khi
toàn thân tê cứng, nhức nhối chỗ này, chỗ nọ. Đừng
hoảng sợ và cũng đừng mở mắt ra xem thân thể mình
có ra sao không! Chúng ta cứ chánh niệm, kiên trì, chú
tâm quan sát, ghi nhận những cảm thọ này.
Sở dĩ, các cảm thọ này xảy ra là vì sự chú tâm
của chúng ta vào phồng xẹp chưa được vững vàng
lắm, nên tâm mình mới có thể đồng thời thấy sự
chuyển động của gió ở những nơi khác trong thân. Sự
chuyển động của gió tạo ra các cảm thọ này. Có khi
chúng ta cảm thấy đau nơi ngực, khó chịu trên đầu,
các chuyển động quặn thắc đi lên, đi xuống, từ bụng
lên ngực, từ ngực xuống bụng, toàn thân cứng đơ, hay
bị nghẹt thở. Không có gì nguy hiểm cả! Thiền sinh
không có bệnh gì cả.
Đây chỉ là những kinh nghiệm thiền tập đương
nhiên xảy ra, và cần thiết cho sự tiến bộ. Thật ra,
những chuyển động và cảm thọ này lúc nào cũng hiện
diện trong thân của mình, mà chúng ta không thường
xuyên hay biết. Còn bây giờ, nhờ chánh niệm nên
chúng ta mới ghi nhận được chúng. Nói một cách khác,
khi chánh niệm bắt đầu phát triển nhưng chưa đủ
mạnh để vượt qua các cảm giác này, chúng ta cứ yên
tâm thiền tập, không có gì phải lo sợ.
Sư nhắc lại một lần nữa là vì chánh niệm chưa
được vững vàng lắm nên tâm chúng ta chưa an trụ liên
tục trên chuyển động phồng xẹp ở bụng được, và do

26
đó, chúng ta mới cảm thấy chuyển động của gió ở
những nơi khác nhau trong thân.
Kinh điển Pāḷi có nói đến 6 loại gió. Một loại gió
mà quý vị hay nghe đến là Ānāpāna, hay gió đi qua lỗ
mũi. Một loại gió khác đi từ bụng lên ngực gọi là
Uddhangamā. Gió đi từ ngực xuống bụng gọi là
Adhogamā. Một loại gió khác ở tại bụng, ngay dưới
rốn. Một loại gió khác ở trong các bộ phận của thân
như tim hay gan. Và một loại gió khác nữa di chuyển
khắp nơi trong thân.
Khi quan sát phồng xẹp, chúng ta quan sát
chuyển động của gió ở trong bụng, ngay nơi dưới rốn.
Vì vậy, chúng ta phải chánh niệm kiên trì giữ tâm ngay
tại đây. Nếu sự chú tâm của mình ở nơi bụng không đủ
mạnh, phồng xẹp ở bụng sẽ yếu ớt và rời rạc, chúng ta
sẽ cảm nhận chuyển động của gió ở nhiều nơi khác
trong thân rõ ràng hơn phồng xẹp. Ngược lại, khi
chánh niệm vững vàng, chúng ta sẽ thấy phồng xẹp rõ
ràng hơn.
Trong khi ngồi thiền, có người thấy chuyển động
của gió ở trên ngực; có người thấy nó ở cổ, lại có khi
thấy nó ở trán hay mắt; lúc thấy nó ở trên đầu, lúc thấy
ở cánh tay, khi thấy ở đùi, hay ở bàn chân. Nếu thiền
sinh cứ chạy theo những cảm thọ này, từ nơi này đến
nơi khác, thì chánh niệm và chánh định không thể nào
phát triển cho đủ mạnh được. Cho nên, thiền sinh chỉ
cần kiên trì chú tâm vào phồng xẹp.
Sư nhắc lại mục đích của thiền Vipassanā là để
thấy được bản chất thật sự của thân và tâm mình. Bản
chất đó là thân và tâm luôn thay đổi liên tục không
ngừng. Muốn thấy được điều đó, thiền sinh phải có
27
chánh niệm và chánh định đủ mạnh. Thiền sinh phải
hiểu rằng trong khi hành thiền, nếu thấy thân mình lắc
lư, đẩy qua, đưa lại, hay cứ mở mắt là vì sự chú tâm
của mình trên đề mục chính phồng xẹp chưa được
vững vàng. Đó cũng là lý do thiền sinh thấy những đề
mục phụ khác như ngực bị đau, tê, hay nghẹt thở. Cho
nên khi ngồi thiền, thiền sinh phải cố gắng chánh niệm
chú tâm quan sát, ghi nhận đề mục chính phồng xẹp
nơi bụng. Nhờ sự kiên trì này mà chánh niệm, chánh
định ngày càng mạnh hơn, thiền sinh thấy phồng xẹp
ngày càng rõ hơn, và những cảm thọ khó chịu sẽ từ từ
ít dần, rồi không còn nữa.
 Quán pháp
Cũng trong khi ngồi thiền, có người thấy trong
tâm mình hiện lên hình ảnh người này, người nọ, hay
cảnh đồi núi sông hồ, màu sắc, hình ảnh Đức Phật,
mây bay trên trời, bộ xương người, hay thân mình nằm
chết…; Lúc khác thì thiền sinh nghe như có ai gọi mình
hay nói chuyện với mình, hay nghe tiếng người nói
văng vẳng đâu đây. Có người thì ngửi thấy mùi hương
lạ, hay nếm thấy vị gì trong miệng, hay cảm thấy như
có ai đụng mình. Khi kinh nghiệm những đề mục phụ
này, thiền sinh cũng có thể quan sát, ghi nhận chúng
ngay khi chúng xảy ra, rồi quay về đề mục chính. Thiền
sinh cứ yên tâm thiền tập, đừng thích thú với nó, cũng
đừng lo sợ nó.
Tại sao các đề mục thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc
chạm này cứ lặp đi lặp lại hoài? Đó là vì sự chú tâm
của mình trên đề mục chính phồng xẹp chưa đủ mạnh.
Thiền sinh phải kiên trì chánh niệm thuần túy, ghi nhận
phồng xẹp từng giây, từng phút, và mỗi khi tâm phóng
28
đi nơi khác thì chỉ cần kiên nhẫn kéo nó trở về. Điều
này rất cần thiết để phát triển chánh niệm và chánh
định ngày càng mạnh hơn. Một khi chánh niệm và
chánh định đủ mạnh, quý vị sẽ thấy phồng xẹp ngày
càng rõ ràng hơn và những đề mục phụ như thấy,
nghe, ngửi, nếm, xúc chạm và suy nghĩ ngày càng ít
dần, và nếu có xuất hiện thì không ở lâu và không lặp
đi lặp lại.
Thế nên, nếu chúng ta còn sợ đau, sợ nóng, sợ
lạnh, sợ tê, sợ nhức, sợ bị vọp bẻ, sợ hình ảnh, hay sợ
bất kỳ kinh nghiệm gì xảy ra trong khi ngồi thiền, thì
mình sẽ mất nhiều thời gian lắm mới tiến bộ. Ngược
lại, nếu chúng ta hiểu nguyên tắc hành thiền, kiên trì
chú tâm ghi nhận đề mục khi nó xuất hiện, không
hoảng sợ, cũng không mong cầu, thì mình có thể bắt
đầu kinh nghiệm được các tuệ minh sát trong vòng vài
ngày hay vài tuần.
Còn nếu mình không làm đúng theo lời hướng
dẫn, không tin vào phương pháp, không kiên trì, thiếu
nhẫn nại, thì dù chúng ta có thiền tập 5 năm, 10 năm,
hay 20 năm cũng không có kết quả gì đáng kể. Tóm lại,
để thiền tập mau có kết quả, thiền sinh phải hiểu đúng
phương pháp, nắm vững nguyên tắc, rồi kiên trì thiền
tập đúng theo lời hướng dẫn. Chỉ giản dị như vậy!
Khi chúng ta thiền tập là chúng ta luyện thân và
tâm của mình. Cho nên nếu quý vị còn sợ chết, sợ đau,
hay hoảng sợ khi kinh nghiệm những điều mới lạ xảy
ra trong thân và tâm, thì việc thiền tập sẽ khó tiến bộ
lắm. Trong khi ngồi thiền, nếu thấy thân cứng ngắc,
không cử động được, không có cảm giác gì, hay thấy
nghẹt thở, đau nhức, ngứa ngáy, hay quặn thắc trong
29
bụng, quý vị chớ hoảng sợ cho rằng mình bị bệnh, rồi
đi tìm thuốc để uống, hay xin đi gặp bác sĩ, hay xin nghỉ
thiền tập vài hôm. Thật ra, trong kinh điển, Đức Phật ví
mình như là một thầy thuốc đại tài (Maha-Bhisaka), vì
phương pháp của ngài có thể chữa tuyệt những chứng
bệnh trong thân và tâm của mình. Thế nên, nếu chúng
ta tin vào Đức Phật, tin vào lời dạy của ngài, thì chúng
ta phải có một sự quyết tâm mạnh mẽ mà đừng hoảng
sợ khi kinh nghiệm những sự khó chịu lúc hành thiền.
Thay vào đó, chúng ta phải kiên trì quan sát, ghi
nhận bất cứ điều gì xảy ra trong thân và tâm của mình,
dù nó có khó chịu đến đâu, để giữ cho chánh niệm và
chánh định được liên tục, và ngày càng mạnh mẽ.
Thiền sinh đừng thay đổi điều gì để làm cho mình bớt
đau hay dễ chịu hơn, vì như vậy chánh niệm và chánh
định sẽ bị gián đoạn, không liên tục. Nếu thiền sinh làm
được điều này thì tuệ minh sát sẽ phát triển mau lẹ, trí
tuệ hiểu biết Vipassanā ngày càng rõ ràng hơn, hành
thiền càng đúng hơn và càng có nhiều tiến bộ hơn.
Sư nhắc lại một lần nữa công việc chính của
thiền sinh là kiên trì chú tâm quan sát, ghi nhận sự
chuyển động phồng xẹp ở bụng, ngay ch dưới rốn,
càng sít sao càng tốt, càng liên tục càng tốt, dù khó
chịu đến đâu, và tránh đừng mong cầu, đừng phán
đoán.
Một khi chánh niệm và chánh định đủ mạnh, tâm
mình cũng sẽ tự nó quan sát và ghi nhận được bất cứ
đề mục nào khác hiện ra trong thân và tâm. Nói một
cách khác, lúc thiền sinh thấy phồng xẹp được rõ ràng
là lúc việc thiền tập đang tiến bộ và nếu kiên trì, sẽ tiến

30
xa hơn nữa, và đến một lúc nào đó, Sư sẽ không cần
các thiền sinh trình pháp về phồng xẹp của mình nữa.
Sư nhắc lại một lần nữa là trong giai đoạn đầu,
khi ngồi thiền, thiền sinh phải kiên trì, tinh tấn quan sát
đề mục chính là chuyển động phồng xẹp nơi bụng. Khi
thiền tập tiến bộ, thiền sinh có thể quan sát các đề mục
phụ khác nếu các đề mục phụ này nổi bật hay rõ ràng
hơn phồng xẹp. Các đề mục phụ có thể là phóng tâm,
suy nghĩ, đau, ngứa, tê cứng, nóng, lạnh; hay thấy,
nghe, ngửi, nếm, xúc chạm. Khi những đề mục phụ này
biến mất, hay sau một lúc mà nó không chịu đi, thì
thiền sinh quay về với đề mục chính phồng xẹp.
Mỗi thời thiền, thiền sinh phải ngồi ít nhất 1 giờ.
Hết thời ngồi thiền, thiền sinh không được mở mắt ra
ngay, mà phải chánh niệm khi mở mắt. Ngay cả lúc
nghe tiếng chuông hay đồng hồ, thiền sinh cũng phải
ghi nhận “nghe, nghe”, và phải chánh niệm ghi nhận
tác ý muốn mở mắt, mở tay, và đứng dậy. Lúc đứng
lên, thiền sinh phải chánh niệm ghi nhận “đứng lên,
đứng lên”. Nói một cách khác, thiền sinh phải chánh
niệm ghi nhận tất cả mọi cử động trong thân và tác ý
trong tâm, càng nhiều càng tốt, càng chặt chẽ càng tốt.
Đây là phương pháp thiền tập mà thiền sinh cần phải
làm theo, không có cách nào khác.
Bây giờ, Sư sẽ ngồi thiền cho quý vị xem:
Từ chỗ này, Sư sẽ chậm rãi đi đến chỗ ngồi
thiền. Đến nơi, Sư không ngồi xuống ngay mà đứng
yên một lúc. Từ từ, Sư quỳ xuống, chậm rãi chấp hai
tay đưa lên trước trán. Sư đảnh lễ Đức Phật 3 lần. Mỗi
lần đảnh lễ, đầu, hai bàn tay, hai cùi chỏ của Sư đều
chạm sàn nhà, rồi Sư chậm rãi kéo người lên. Đảnh lễ
31
xong, Sư chậm rãi ngồi trên tọa cụ, hai chân bắt chéo.
Kế đến, Sư chậm rãi đưa cả hai tay lên nhẹ nhàng lấy
kính đeo mắt ra, để kính trên sàn nhà trước mặt mình.
Nhẹ nhàng, Sư điều chỉnh thân hình và đầu cho thẳng
thắn, để hai bàn tay ngửa và chồng lên nhau, bàn tay
để trên chân. Rồi Sư chậm rãi nhắm mắt, để hơi thở tự
nhiên, thân hình thoải mái, theo dõi sự chuyển động
nơi bụng. Sau khi ngồi thiền xong, Sư sẽ từ từ mở mắt
ra, chậm rãi mở hai bàn tay ra, đặt bàn tay trên đầu
gối. Chậm rãi và nhẹ nhàng, Sư dùng hai tay cầm kính
đeo mắt lên, đeo kính vào.
Khi đảnh lễ Đức Phật, chúng ta phải làm trong
chánh niệm và ý thức từng cử động của mình. Không
cần phải cố ý làm thật chậm! vì khi cố ý làm chậm như
vậy, chúng ta có thể không thật sự chánh niệm, mà chỉ
điều khiển các động tác của mình. Trong thiền
Vipassanā không có điều khiển, mà chỉ thuần túy ghi
nhận. Chúng ta chỉ cần chậm rãi, tự nhiên, và chánh
niệm là được. Điều quan trọng là khi đảnh lễ, chúng ta
phải chánh niệm ghi nhận từng động tác của mình
ngay khi nó đang xảy ra, chứ không phải là suy nghĩ về
nó trước khi nó xảy ra, hay ghi nhận nó sau khi nó đã
xảy ra rồi. Sau khi đảnh lễ xong, chúng ta ngồi xuống
trong tư thế ngồi thiền thích hợp với mình.
Nếu cần tháo kính đeo mắt ra, quý vị phải chậm
rãi dùng hai tay nhẹ nhàng tháo kính ra, và chánh niệm
ghi nhận từng cử động của hai bàn tay, rồi nhẹ nhàng
sửa thân mình và đầu cho ngay ngắn, nhưng thoải mái,
chánh niệm nhắm mắt lại, hướng tâm về bụng nơi dưới
rốn, để hơi thở tự nhiên. Khi hơi thở đi vào, cảm thấy
bụng phồng lên, thiền sinh niệm thầm trong tâm
32
“phồng”. Khi hơi thở đi ra, cảm thấy bụng xẹp xuống,
thiền sinh niệm thầm trong tâm “xẹp”. Như Sư đã
giảng giải ở trước, thiền sinh chỉ cần chú tâm kiên trì
ghi nhận phồng, xẹp càng chặt chẽ càng tốt, càng liên
tục càng tốt, mà không lý luận hay phân tích.
Khi nghe tiếng chuông hay đồng hồ chấm dứt
thời thiền, chúng ta phải kịp thời ghi nhận hay niệm
thầm trong tâm “nghe, nghe”, sau đó cố gắng ghi nhận
tác ý muốn mở mắt, rồi mới từ từ chánh niệm mở mắt.
Khi mang kính đeo mắt vào, chúng ta cũng phải làm
chậm rãi nhẹ nhàng và chánh niệm ghi nhận từng cử
động của hai bàn tay. Khi giơ tay lên, chúng ta phải
chánh niệm ghi nhận động tác này. Khi có tác ý muốn
đứng lên, chúng ta phải kịp thời ghi nhận tác ý đứng
lên và từng cử động trong khi đứng lên và niệm trong
tâm “đứng lên, đứng lên”. Khi đứng thẳng người, hãy
niệm “đứng, đứng”, và ghi nhận tác ý trước khi bước đi.
Thiền Vipassanā đòi hỏi thiền sinh phải cố gắng
chánh niệm ghi nhận, quan sát từng cử động, càng liên
tục càng tốt, càng sít sao càng tốt, và ngay khi nó đang
xảy ra.

 Hướng dẫn đi kinh hành


Sau khi ngồi thiền xong, quý vị đi kinh hành 1
giờ. Từ chỗ ngồi đến chỗ đi kinh hành, quý vị phải đi
chậm rãi, chánh niệm ghi nhận “chân phải bước, chân
trái bước”. Khi đi, quý vị có thể chắp hai tay lại để ở
phía trước bụng hay sau lung, mắt nhìn xuống đất
khoảng 1 mét trước mặt.
Bây giờ, Sư sẽ đi kinh hành cho quý vị xem:

33
Từ tư thế ngồi, Sư sẽ chậm rãi, nhẹ nhàng
chống một tay xuống sàn nhà để nhổm người dậy; sau
đó, Sư chống hai tay vào hai đầu gối nhẹ nhàng đẩy
người thẳng lên. Sư nhẹ nhàng kéo lại y áo cho ngay
thẳng, rồi đứng yên một chút, cánh tay thòng xuống,
hai bàn tay chắp lại với nhau ở phía trước, rồi chậm rãi
quay người, bước đến chỗ đi kinh hành. Sư đi từng
bước một, mỗi bước hay đạp rõ ràng, không quá chậm.
Khi một bàn chân chạm đất hoàn toàn, bàn chân kia
mới dở lên.
Khi đi kinh hành, Sư bước chậm rãi hơn lúc đi
bình thường, nhưng không quá chậm. Thân và đầu
thẳng nhưng thoải mái. Tay vẫn chắp vào nhau và mắt
nhìn xuống. Hết đoạn đường kinh hành, Sư chậm rãi
dừng lại, đứng yên một lúc; từ từ xoay lại, đứng yên
một lúc, rồi bắt đầu chậm rãi bước đi trở lại. Sư đi
chậm rãi, mỗi bước rõ ràng. Đoạn đường đi kinh hành
dài khoảng 10 đến 20 bước là đủ.
Khi đi kinh hành 1 giờ, thiền sinh nên chia thời
gian ra làm 3 phần: Trong 20 phút đầu, chúng ta ghi
nhận “chân phải bước, chân trái bước”. Chúng ta phải
ghi nhận mỗi cử động ngay từ khi nó bắt đầu cho đến
khi nó chấm dứt. Thiền sinh phải nhớ là chánh niệm ghi
nhận bằng tâm, chứ không phải nhìn bằng mắt. Trong
20 phút tiếp theo, thiền sinh ghi nhận “chân phải dở -
đạp, chân trái dở - đạp”.
Trong 20 phút cuối cùng, thiền sinh ghi nhận
“chân phải dở - bước - đạp, chân trái dở - bước - đạp”.
Trước khi bắt đầu đi, thiền sinh phải ghi nhận thân
mình đang đứng, niệm “đứng, đứng”. Khi đi kinh hành,
điều quan trọng là mình phải tránh đừng kiểm soát
34
bước đi, cũng đừng điều khiển bước đi theo ý mình mà
chỉ cần đi như khi đi bình thường, nhưng chậm hơn một
chút, rồi chánh niệm ghi nhận m i cử động của bàn
chân. Sư nhắc một lần nữa, quý vị không được điều
khiển bước đi, mà chỉ chánh niệm, thuần túy ghi nhận
m i bước đi của mình.
Khi đi đến cuối đoạn đường kinh hành, quý vị
đừng quay người lại ngay mà hãy đứng yên một lúc,
nhưng không quá lâu, ghi nhận “đứng, đứng”. Rồi quý
vị chậm rãi quay người lại, trong khi quay ghi nhận
“quay, quay”. Quay xong, quý vị đừng đi ngay, hãy
đứng yên một lúc, ghi nhận “đứng, đứng” và cảm nhận
những gì đang xảy ra trong toàn thân. Nếu không thấy
có cảm giác gì thì chỉ ghi nhận “đứng, đứng”. Hãy nhớ
là ghi nhận bằng tâm, chứ không phải nhìn bằng mắt!
Đừng tìm kiếm một cái gì đặc biệt, mà chỉ ghi nhận cái
gì xảy ra!
Trong khi đi, nếu tâm phóng chạy vì suy nghĩ,
thấy, nghe, hay ngửi,…., hãy chánh niệm kéo tâm về
việc đi kinh hành. Nếu quý vị thấy chân trái đạp xuống
chưa xong mà chân phải đã dở lên rồi, là vì ngay trong
lúc đó, mình không thật sự có chánh niệm. Và khi ý
thức là mình vừa mới thất niệm, thì ngay lúc đó, quý vị
có chánh niệm trở lại. Chỉ giản dị như vậy! Trong vòng
20 phút thứ nhì, quý vị theo dõi bước đi sâu sắc hơn và
niệm “dở - đạp”.
Khi bàn chân phải dở lên, ta ghi nhận “dở”; khi
bàn chân phải đạp xuống, ta ghi nhận “đạp”. Tương tự
như vậy, khi bàn chân trái dở, ta ghi nhận “dở”; khi bàn
chân trái đạp, ta ghi nhận “đạp”. Khi dở bàn chân, quý
vị đừng tìm kiếm cái gì đặc biệt mà chỉ ghi nhận là bàn
35
chân đang nhấc lên. Tương tự như vậy, khi đạp bàn
chân, chỉ cần ghi nhận là bàn chân đang đạp. Khi
chánh niệm và chánh định tiến bộ, quý vị sẽ thấy mỗi
cái dở hay đạp ngày càng rõ ràng và nhiều chi tiết hơn.
Cho nên, khi đi kinh hành, chúng ta chỉ cần chú tâm ghi
nhận bước đi của mình. Khi đến hết đoạn đường kinh
hành, mình dừng lại một lúc, nhưng không lâu lắm, ghi
nhận “đứng, đứng”, rồi chậm rãi quay người lại, trong
khi quay người ghi nhận “quay, quay”.
Khi đi kinh hành, chúng ta phải chánh niệm chờ
cho cả một bàn chân hoàn toàn chạm xuống đất trước
khi dở bàn chân kia. Khi dở bàn chân trái lên, mình
phải chờ cho đến khi bàn chân này bước tới xong, rồi
cả bàn chân chạm xuống đất trước khi mình dở bàn
chân phải lên. Sau đó, chúng ta mới dở bàn chân phải
lên, chờ cho đến khi bàn chân bước tới xong, rồi cả
bàn chân chạm xuống đất trước khi mình dở bàn chân
trái lên. Nói thì dài dòng, nhưng trong thực tế bước
chân chuyển động chậm rãi nhưng liên tục.
Trong khi đi, nếu chúng ta kiên trì quan sát, ghi
nhận từng cử động của bàn chân, chánh niệm và
chánh định sẽ phát triển nhanh chóng. Đừng tìm kiếm
một điều gì hay một cảm thọ nào mà chỉ thuần túy ghi
nhận bàn chân đang dở lên, bàn chân đang đạp xuống!
Và nếu trong khi đi nếu có cảm thọ nào nổi lên trong
thân, hay suy nghĩ nào xảy ra trong tâm, hay nghe một
âm thanh gì…, thì quý vị chỉ cần ghi nhận chúng rồi
quay về bước chân. Khi đến cuối đoạn đường kinh
hành, chúng ta dừng lại, niệm “đứng, đứng” và khi quay
người, niệm “quay, quay”.

36
Bây giờ, Sư hướng dẫn kinh hành với 3 động
tác: dở - bước - đạp. Khi đi kinh hành dở - bước - đạp,
quý vị nên đi chậm hơn hai cách đi kinh hành trước.
Khi đi, quý vị phải chú tâm ghi nhận mỗi cử động của
bàn chân: Khi bàn chân dở lên, ta phải kịp thời ghi
nhận “dở”; khi bàn chân đẩy tới trước, ta phải kịp thời
ghi nhận “bước”; khi bàn chân đạp xuống đất, ta phải
kịp thời ghi nhận “đạp”. Phải ghi nhận m i cử động dở -
bước - đạp ngay từ khi nó bắt đầu cho đến khi nó chấm
dứt, càng sít sao càng tốt, càng liên tục càng tốt! Điều
quan trọng là phải chánh niệm ghi nhận bằng tâm, chứ
không phải nhìn bằng mắt, cũng không tưởng tượng
bước chân. Khi đến cuối đoạn đường kinh hành, quý vị
dừng lại một chút, ghi nhận “đứng, đứng” trước khi
chậm rãi quay người.
Đến đây, Sư đã hướng dẫn xong phần đi kinh
hành. Bây giờ, Sư sẽ hướng dẫn quý vị cách phát triển
chánh niệm trong các sinh hoạt hàng ngày.

 Hướng dẫn thiền trong sinh hoạt


Thiền sinh hãy theo dõi cử chỉ của Sư khi Sư đi
từ đây ra đến bàn ăn và trong lúc Sư đang ăn. Từ đây,
Sư sẽ chậm rãi đi đến cửa. Khi tới cửa, Sư dừng lại,
không mở cửa ngay. Sau đó, Sư mới nhẹ nhàng giơ
tay chạm vào cửa, chậm rãi đẩy nó qua một bên. Sau
khi mở cửa xong, Sư bỏ tay xuống, chậm rãi bước ra
bên ngoài.
Đến bàn ăn, Sư không ngồi vào ghế ngay mà
đứng yên một chút, rồi mới chậm rãi kéo cái khăn ngồi
từ vai xuống, nhẹ nhàng mở khăn ra, chậm rãi trải khăn
lên ghế. Sư chậm rãi ngồi vào ghế, sửa cho người

37
ngay thẳng nhưng thoải mái. Đồ ăn đã có sẵn trong đĩa
nên Sư sẽ chậm rãi cầm cái muỗng lên, múc thức ăn
từ trong đĩa, chậm rãi đưa thức ăn vào miệng. Rồi Sư
nhẹ nhàng để tay cầm muỗng xuống. Sư chậm rãi ăn,
mắt không nhìn nơi này, nơi nọ. Ăn xong một miếng,
Sư lại chậm rãi múc một muỗng thức ăn khác, chậm rãi
đưa thức ăn vào miệng, rồi để tay xuống.
Tương tự như vậy, khi đi vào phòng ăn, thiền
sinh cũng phải chánh niệm ghi nhận mỗi bước chân
của mình. Khi lấy thức ăn, quý vị phải cố gắng ghi nhận
mỗi cử động, mỗi tác ý, càng nhiều càng tốt. Khi đến
bàn, quý vị đừng ngồi xuống ngay mà phải chánh niệm
khi kéo ghế, khi ngồi xuống. Khi thấy hay ngửi mùi thức
ăn trên bàn, quý vị phải kịp thời ghi nhận “thấy, thấy”
hay “ngửi, ngửi”.
Nếu có tác ý muốn ăn ngay, hãy ghi nhận “muốn
ăn, muốn ăn”. Khi gặp món ăn ngon làm quý vị thèm,
hãy ghi nhận “thèm, thèm”. Khi gặp món ăn không
thích, hãy ghi nhận “không thích”. Khi lấy thức ăn bỏ
vào miệng, quý vị phải chánh niệm chậm rãi giơ tay ra,
cầm cái muỗng, đưa muỗng lên, múc thức ăn ở trong
đĩa, đưa muỗng vào miệng.
Khi nhai, quý vị phải ghi nhận “nhai, nhai”. Khi
nuốt, quý vị phải ghi nhận “nuốt, nuốt”. Nói thì dài dòng
nhưng các cử động và tác ý này xảy ra rất nhanh và
liên tục. Trong khi nhai và nuốt, thiền sinh đừng khua
tay hay khuấy thức ăn trong đĩa, hay làm một động tác
gì khác mà chỉ chú tâm đến sự nhai, nuốt và ghi nhận
mùi vị thức ăn.
Thiền sinh có thể đặt cái muỗng trên bàn hay
trong bình bát của mình và buông tay ra khỏi cái
38
muỗng khi nhai và nuốt. Sau khi nhai nuốt xong một
miếng ăn, thiền sinh lại chánh niệm chậm rãi múc một
muỗng thức ăn khác đưa vào miệng, rồi lại đặt bàn tay
xuống, chậm rãi chánh niệm “nhai, nuốt”.
Quả thật, rất khó mà ghi nhận hết tất cả mọi
động tác và tác ý trong khi ăn. Tuy nhiên, thiền sinh
phải cố gắng chánh niệm ghi nhận m i cử động trong
thân và tác ý trong tâm, càng nhiều càng tốt, càng liên
tục càng tốt. Thiền sinh phải ghi nhận khi múc thức ăn,
khi mở miệng ra, khi bỏ thức ăn vào miệng, khi nhai,
khi nuốt. Nhất là khi gặp món ăn ngon hay hợp khẩu vị,
thiền sinh sẽ có tác ý muốn nhai nhanh, nuốt nhanh để
ăn miếng tiếp; khi đó, thiền sinh phải cố gắng chánh
niệm ghi nhận tác ý này, hay động tác nhai nhanh và
nuốt nhanh này. Nếu khi gặp món ăn ngon, thiền sinh
thấy mình ăn nhanh, ăn nhiều thì phải ý thức rằng lúc
đó có thể mình không thật sự chánh niệm.
Tương tự như vậy, thiền sinh phải tập chánh
niệm trong các hoạt động hàng ngày như khi đi từ
phòng đến thiền đường, từ thiền đường về phòng, khi
tắm, khi giặt quấn áo, khi đi nhà vệ sinh, khi đóng cửa,
khi mở cửa, khi phơi quần áo, ngay cả khi co tay, khi
duỗi chân, khi tháo dép ra, khi mang dép vào, khi uống
nước….
Thiền sinh phải cố gắng chánh niệm trong bất cứ
hoạt động gì, trong mọi oai nghi, bất cứ nơi nào, và bất
cứ lúc nào, trừ khi đang ngủ. Nói một cách khác, thiền
sinh phải thực tập chánh niệm từ khi thức dậy từ sáng
sớm, cho đến khi ban đêm đi ngủ. Khi biết mình vừa
quên ghi nhận, hay thất niệm, là ngay trong lúc đó mình
có chánh niệm trở lại. Chúng ta cần phải cố gắng
39
chánh niệm trên đề mục càng chặt chẽ càng tốt, càng
liên tục càng tốt, càng thường xuyên càng tốt.
Nếu chúng ta kiên trì tập chánh niệm trong khi
ăn hay trong những sinh hoạt tương tự hàng ngày
đúng theo lời hướng dẫn, thì chánh niệm của mình sẽ
nhanh chóng phát triển. Một khi chánh niệm và chánh
định vững vàng, chúng ta sẽ thấy việc đi kinh hành,
ngồi thiền của mình ngày càng dễ dàng hơn. Chúng ta
cũng sẽ dễ dàng bắt vào đề mục khi đi kinh hành hay
ngồi thiền. Và ngược lại, khi chúng ta thấy được phồng
xẹp rõ ràng, liên tục, thì chánh niệm trong các sinh hoạt
hàng ngày cũng sẽ tự nhiên dễ dàng hơn. Nói một
cách khác: ngồi thiền, kinh hành và chánh niệm hàng
ngày hỗ trợ mật thiết lẫn nhau.
Nói một cách khác, khi tâm chánh niệm tự động
ghi nhận đề mục, ngày càng sít sao và liên tục, thì
chánh định cũng ngày càng mạnh, và việc thiền tập của
quý vị cũng sẽ ngày càng tiến bộ, và tiến bộ nhanh
chóng hơn. Cũng có thể nói một cách khác, quý vị
đang gặt hái kết quả của thiền Vipassanā, đang hưởng
được lợi ích của thiền Vipassanā.
Đến đây, Sư xin chấm dứt bài pháp thoại hôm
nay. Sư hy vọng các thiền sinh ở đây hiểu và nắm
vững nguyên tắc thiền Vipassanā để thực tập cho đúng
nhằm mang lại sự lợi ích cho chính bản thân mình.
Cầu mong cho tất cả thiền sinh tu tập theo
phương pháp Vipassanā này, hay tại thiền viện này,
tinh tấn thiền tập, sớm đạt được kết quả và kinh
nghiệm được Niết bàn trong ngày vị lai.

Sadhu ! Sadhu ! Sadhu !


40
TÓM LƯỢC CÁCH TRÌNH PHÁP
Thiền Sư Sayadaw U Pandita

1. Tất cả những gì diễn ra trong thời gian hành


thiền đều phải được diễn tả tuần tự như sau:
a) Ðối tượng xuất hiện
b) Ghi nhận
c) Quán sát
Hãy trình bày các diễn biến tuần tự trước sau,
khởi đầu là đề mục chính, đó là chuyển động phồng
xẹp của bụng. Chẳng hạn như: Khi bụng phồng lên,
"Tôi ghi nhận: phồng và quán sát sự căng thẳng, sức
ép và sự rung chuyển...". Khi bụng xẹp xuống, "Tôi ghi
nhận: xẹp và quán sát sự dãn ra, sự bẹp xuống, sự
căng cứng giảm dần."
2. Diễn tả cho biết: thiền sinh đã nhận biết ngay
tức khắc đề mục và đã quán sát liên tục đề mục
như thế nào?
Chẳng hạn như: "Tôi chỉ nhận biết sự phồng xẹp
sau khi chúng đã đi và tôi chỉ nhận biết độ một hay hai
phồng xẹp thì bị phóng tâm", hoặc "Tôi nhận biết được
đề mục ngay khi chúng xảy ra và tôi có thể quán sát
liên tục từ hai mươi đến ba mươi phồng xẹp rồi tâm
phóng đi nơi khác."
Cần phải diễn tả đề mục chính một cách rõ ràng,
đơn giản, chính xác và đầy đủ chi tiết. Sau khi đã trình
bày đầy đủ đề mục chính, thiền sinh mới trình bày đề
mục phụ mà thiền sinh đã ghi nhận và hiểu biết rõ ràng
trong lúc ngồi thiền.
41
3. Diễn tả đề mục phụ mà thiền sinh đã quán sát,
ghi nhận và hiểu biết một cách rõ ràng.
Chẳng hạn như: Các cảm giác trên cơ thể như
đau, ngứa, ..., sự suy nghĩ, liên tưởng, ý kiến, dự tính,
hồi tưởng, nhớ chuyện đã qua, ..., hay các trạng thái
tâm như giận, buồn, hoan hỉ, vui vẻ, thoải mái, tự hào...
a) Ðề mục xuất hiện: "Ðau nơi đầu gối..."
b) Thiền sinh đã ghi nhận như thế nào? "Tôi ghi
nhận: đau, đau".
c) Thiền sinh quán sát cái gì? "Tôi quán sát sự đau
nhói".
d) Ðề mục diễn ra như thế nào? "Ðau nhói chuyển
sang đau cứng".
e) Tiếp đó thiền sinh làm gì? "Tôi ghi nhận: cứng,
cứng".
f) Thiền sinh quán sát gì? "Tôi quán sát sự cứng
đang rung chậm.
g) Rồi chuyện gì diễn ra? "Khi tôi ghi nhận thì sự
đau cứng giảm dần".
h) Tiếp đó thiền sinh làm gì? "Tôi trở về với chuyển
động phồng xẹp của bụng".
i) Khi tâm rời khỏi đề mục "Thoạt đầu tôi không
nhận biết để ghi nhận, nhưng khi tôi nhận biết mình
đang phóng tâm tôi liền ghi nhận phóng tâm. Rồi thì sự
phóng tâm biến mất, tôi bèn trở về với chuyển động
phồng xẹp của bụng".
Thiền sinh phải trình bày toàn thể tiến trình của
mỗi đề mục phụ.
4. Sau khi trình bày về việc ngồi thiền, thiền
sinh phải trình với Thiền Sư về việc đi kinh hành.
Trước tiên phải diễn tả đề mục chính của sự đi: dở,
bước, đạp. Chẳng hạn như:
42
- Trong khi đi, lúc chân dở lên tôi ghi nhận dở, và
quán sát như thế này, thế này...
- Trong khi bước, tôi ghi nhận bước, và quán sát như
thế này, thế này...
- Trong khi đạp chân xuống, tôi ghi nhận đạp, và
quán sát như thế này, thế này...
- Tôi theo d i và ghi nhận liên tục từ mười đến mười
lăm phút thì tâm bị phóng đi.
- Tôi bị phóng tâm bởi hình ảnh hay tiếng động.
Thiền sinh phải trình bày toàn thể tiến trình của
mỗi đề mục phụ trong khi đi:
a) Khi bị phóng tâm, tôi ghi nhận được ngay.
b) Khi ghi nhận phóng tâm, thì sự suy nghĩ biến
mất dần và biến mất.
c) Rồi tôi quán sát dở, bước đạp trở lại.
Cách trình bày những kinh nghiệm trong lúc
hành thiền này giúp ích rất nhiều cho thiền sinh. Nhờ
vậy, tâm thiền sinh hướng đến đề mục và theo dõi
khắn khít trên các diễn biến của thân-tâm.
Bất kỳ những gì thiền sinh kinh nghiệm được
trong lúc hành thiền đều phải được trình bày với Thiền
Sư, dù đó là trạng thái hoan hỉ của tâm định, những
cảm xúc, cảm giác khó chịu, hay những chướng ngại to
lớn đi nữa. Lợi ích lớn lao nhất của lối trình pháp này
là giúp thiền sinh chú tâm trực tiếp trên những diễn
biến trong lúc hành thiền, chứ không để tâm lạc khỏi đề
mục, suy nghĩ đến những gì đang xảy ra. Phương pháp
này giúp cho việc trình pháp được dễ dàng, giúp cho
chánh niệm mạnh mẽ và khiến thiền sinh có sự hiểu
biết rõ ràng chính xác trong lúc hành thiền.
43
CUỘC PHỎNG VẤN
THIỀN SƯ MAHĀSI SAYADAW
Thiền Sư Tharmanay Kyaw

 ĐÔI NÉT VỀ THIỀN SƯ MAHĀSI SAYADAW


Trước khi trở thành một vị Thiền Sư hàng đầu,
Trưởng Lão Mahāsi Sayadaw đã từng là một học giả
đa văn và bậc thầy của kinh điển Pāli. Sinh ra trong
một huyện lỵ ở vùng thôn quê, năm lên sáu ngài đã bắt
đầu đi học trong một ngôi trường thuộc tu viện địa
phương nơi làng quê của ngài, và năm mười hai tuổi
ngài được thọ giới làm Sadi.
Ngài trở thành một
vị Tỳ Kheo khi vừa đến
tuổi hai mươi, tuổi sớm
nhất có thể được để thọ
cụ túc giới (thọ đầy đủ giới
luật của một người xuất
gia), với pháp danh
Sobhana (đây là tên do
chùa hay tu viện đặt khi
thọ cụ túc, còn Mahāsi
Sayadaw chỉ là một tước
hiệu tôn kính, tuy nhiên
qua tên này, ngài đã trở
nên nổi tiếng khắp mọi HT. Thiền Sư Mahāsi
nơi). Trong những năm sau đó ngài đã theo đuổi những
nghiên cứu cao hơn về Phật học và cổ ngữPāli, đạt
đến những danh hiệu cao nhất trong học tập và đã
44
cống hiến một thời gian cho việc giảng dạy những đề
tài này. Tuy nhiên, một ngày kia, ở tuổi hai mươi tám,
ngài cảm thấy có một nhu cầu bức thiết muốn chuyển
từ lĩnh vực hiểu biết và trình bày có tính tri thức sang
lĩnh vực thực hành triệt để. Vì vậy, mang theo những
vật dụng cần thiết của một tăng sĩ du phương (chủ yếu
là tam y và bình bát - những vật bất ly thân của một vị
Tỳ Kheo. Tam y gồm có: Y tăng già lê, y vai trái, và y
hạ; bình bát để đi khất thực), ngài rời tu viện nổi tiếng,
nơi ngài đã được dạy dỗ, và lên đường, giống như một
trong những vị đệ tử buổi đầu của Đức Phật, đi tìm một
bậc thầy (Thiền Sư) có thể dạy cho ngài một phương
pháp rõ ràng và hiệu quả để thực hành thiền.
Ngài đã được diện kiến Trưởng Lão Mingun
Jetawan Sayadaw (U Nārada Mahāthera, 1868-
1955), được thừa nhận như người khai sáng ra cách
sự đổi mới cho phù hợp với thời đại hiện nay về kỹ
thuật Tứ Niệm Xứ cổ điển nhằm thực hành thiền Minh
sát, hay Vipassanā. Về sự kiện này, ở đây chúng tôi có
thể trích dẫn những gì Trưởng Lão Nyānaponika đã
viết trong The Heart of Buddhist Meditation (Trọng Tâm
Thiền Phật Giáo) như sau:
Vào đầu thế kỷ này một vị sư Miến Điện, tên là U
Nārada, có khuynh hướng muốn thực chứng những lời
dạy của Đức Phật mà ngài đã học, tha thiết đi tìm một
hệ thống thiền đưa ra được một lối vào trực tiếp Mục
Đích Cao Thượng, không vướng víu thêm gì nữa cả.
Lang thang khắp xứ sở, ngài gặp rất nhiều người được
xem là đã hành thiền thật nghiêm túc, nhưng không ai
cho ngài được một sự chỉ dẫn nào thoả mãn. Trên
bước đường tìm kiếm, đến những hang thiền nổi tiếng
45
trong vùng đồi núi của Sagaing ở thượng Miến, ngài
gặp một vị sư mà người ta đồn là đã bước vào những
Thánh Đạo cao thượng (tức đã đắc các đạo quả) ở đây
sự giải thoát cuối cùng là bảo đảm. Khi Trưởng Lão U
Nārada đặt ra những Câu hỏi cho vị này, ngài đã hỏi
ngược lại: “Tại sao ông lại đi tìm (chân lý) ngoài lời dạy
của bậc Đạo Sư? Chẳng phải Satipaṭṭhāna, Con Đường
Độc Nhất, đã được Ngài (Đức Phật) công bố đó sao?” U
Nārada đón nhận lời chỉ dẫn này. Nghiên cứu lại kinh
điển và những bản Chú giải theo truyền thống, suy xét
sâu xa trên đó, và bước vào thực hành một cách năng
nổ, cuối cùng ngài đã đi đến chỗ thấu triệt những đặc
tính của nó.
Những kết quả đạt được trong thực hành đã làm
cho ngài tin chắc rằng ngài đã khám phá ra cái ngài
đang đi tìm: một phương pháp tu tập tâm rõ ràng và
hiệu quả để đạt đến sự chứng ngộ cao nhất. Từ kinh
nghiệm riêng của mình, ngài đã phát triển những
nguyên tắc và những chi tiết của pháp hành tạo thành
căn bản hướng dẫn cho những ai theo đường lối tu tập
của ngài dù như những đệ tử trực tiếp hay gián tiếp…
Ngài viên tịch ngày 18 tháng 3 năm 1955, ở tuổi 87.
Nhiều người tin rằng ngài đã đạt đến sự giải thoát cuối
cùng (Quả vị A-la-hán).
Dưới sự hướng dẫn của bậc thầy tài ba này,
Mahāsi Sayadaw đã hành thiền tích cực dựa trên bốn
nền tảng chánh niệm (Tứ Niệm Xứ), bắt đầu với quán
thân, và đạt được những tiến bộ đáng kể. Sau này,
không xao lãng việc thực hành Vipassanā, ngài quay
lại những nghiên cứu Phật học và những hoạt động
giảng dạy của mình như trước, và ngày càng được
46
công nhận như một học giả danh tiếng nhất. Năm
1941, tức mười tám năm sau ngày thọ cụ túc, ngài
quyết định trở về quê của ngài, nơi đây ngài cư trú
trong một tu viện địa phương và bắt đầu dạy các khóa
thiền Vipassanā, thực hành theo hệ thống, trên căn bản
của kinh Tứ Niệm Xứ.
Nhiều người, tại gia cũng như xuất gia, đã đến
với những khóa thiền này và gặt hái được nhiều lợi ích
từ sự hướng dẫn của ngài. Chẳng bao lâu, ngài nổi
tiếng khắp đất nước như một bậc thầy rất hiệu quả về
thiền Vipassanā. Thực vậy, Ngài nổi tiếng đến nỗi, năm
1949 - một thời gian ngắn sau ngày độc lập của Miến
Điện - U Nu, thủ tướng của nước này, đã thỉnh cầu
Trưởng lão Mahāsi Sayadaw trở về Rangoon (thủ đô
Miến Điện) để dạy những khóa thiền tích cực tại
Thathana Yeiktha, trụ sở Trung ương của Hội Phật
Giáo Quốc Gia.
Từ đó, cho đến khi ngài viên tịch ở tuổi bảy
mươi tám, năm 1982, nhiều ngàn người đã học thiền
Minh sát tại trung tâm Rangoon này (cho đến năm
1973, hơn 15.000 thiền sinh đã tham dự ở đó), và hàng
trăm ngàn người đã được chỉ dẫn trong hơn một trăm
trung tâm thiền địa phương khắp nước Miến, dưới sự
hướng dẫn của các vị thầy đã được chính Trưởng lão
Mahāsi huấn luyện. Tương tự như thế ở các trung tâm
thiền ngoài Miến Điện như Sri Lanka, Ấn Độ, Thái lan.
Trong việc nhìn nhận những thành tựu nổi bật
của ngài như một học giả, một vị thầy và một bậc Thiền
Sư, Mahāsi Sayadaw đã được chỉ định vào vị trí chính
yếu của “Người Hỏi” (tức người làm nhiệm vụ đặt ra
những Câu hỏi liên quan đến Tam Tạng Kinh Điển và
47
Chú giải, theo thể thức giống như các cuộc kết tập kinh
điển (KTKĐ) kể từ thời Đức Phật. Như vậy vai trò của
ngài ở đây tương đương với vai trò của Đại Trưởng
Lão Ca-diếp trong cuộc KTKĐ lần thứ nhất. Và Người
Trả Lời là Trưởng Lão Tam Tạng Bhaddanta
Vicittasārā Bhivaṁsa. ND) tại Đại Hội Phật Giáo lần
Thứ Sáu (Kết Tập Tam Tạng Lần Thứ Sáu) tổ chức tại
Rangoon từ năm 1954 đến 1956 nhân kỷ niệm 2.500
năm Phật lịch. Người Hỏi đóng một vai trò cực kỳ quan
trọng trong Đại Hội Kết Tập Kinh Điển, vì chính ngài là
người nêu ra những Câu hỏi có thực chất hay những
Câu hỏi có hình thức có thể xem như thích hợp trong
trình tự kiểm xét lại toàn bộ Tam tạng kinh điển mà tại
mỗi cuộc kết tập đã thực hiện.

 CÁC CÂU HỎI TIÊU BIỂU VỀ THIỀN VIPASSANĀ


Câu hỏi 1: Kính bạch Ngài Mahāsi Sayadaw, khi
mới bắt đầu thực hành pháp Satipaṭṭhāna Vipassanā
(Minh sát Tứ Niệm Xứ), Ngài có niềm tin trọn vẹn nơi
pháp hành này không?
Không, thực lòng mà nói tôi không có. Lúc đầu
tôi không có niềm tin mấy nơi pháp hành Vipassanā. Vì
thế, tôi không trách bất cứ người nào về điều này trước
khi họ bắt đầu thực hành thiền Minh sát. Đó cũng chỉ là
vì họ có ít hay không có kinh nghiệm gì về nó mà thôi.
Năm 1931 khi tôi mới chỉ có tám hạ (tuổi hạ của người
xuất gia tính từ lúc thọ cụ túc giới), trước sự tò mò và
mơ hồ của tôi, Thiền Sư Miṅgun Jetawan Sayadawji
dạy rằng: Khi đi ghi nhớ đang đi (Chữ ghi nhớ hay ghi
nhận (note) dùng ở đây trong nghĩa của từ “Sati” là
niệm mà theo giải thích của ngài Mahāsi mục đích là để
48
hay biết các hiện tượng đang thực sự xảy ra từ sát-na
này đến sát-na khác, xem Câu hỏi 37); khi đứng ghi
nhớ đang đứng; khi ngồi ghi nhớ đang ngồi; khi nằm
ghi nhớ đang nằm; khi co (tay chân) ghi nhớ đang co;
khi du i (tay chân) ghi nhớ đang du i; khi ăn ghi nhớ
đang ăn… Tôi lấy làm bối rối bởi sự thật là ở đây
không có đối tượng để quan sát trong nghĩa cùng tột
(pháp chân đế), như là danh và sắc, và tính chất vô
thường, khổ, vô ngã của chúng.
Nhưng tôi cũng dành cho nó một sự lưu tâm nào
đó và nghĩ: “Cách ngài Sayadaw dạy thật lạ lùng làm
sao”, Tôi chắc chắn “ngài là bậc đa văn, và đang dạy từ
kinh nghiệm riêng của ngài.” Đối với tôi có lẽ còn quá
sớm để quyết định xem nó là hay hay dở trước khi tự
thân tôi thực hành nó. Tôi đã khởi sự thực hành với
ngài như vậy.
Câu hỏi 2: Bạch ngài, chúng con tin là ngài đã
đạt được sự tiến bộ rất nhanh trong pháp hành của
ngài, khơi dậy được hết tuệ Minh sát này đến tuệ Minh
sát khác, có phải vậy không, thưa ngài?
Không, Tôi không tiến nhanh như vậy đâu. Thực
sự, ba hoặc bốn tuần lễ sau khi khởi sự thực hành tôi
vẫn không hiểu hết được pháp hành bởi vì tôi chưa
vận dụng đủ nỗ lực. Tuy nhiên, một số thiền sinh ở
đây, mặc dù pháp hành có vẻ mới lạ đối với họ, đã
khéo léo phát triển đủ định và niệm sau một tuần hoặc
hơn, để thấy được vô thường, khổ và không thực thể
hay vô ngã tới một mức độ nào đó. Phần tôi, sau một
tháng hoặc khoảng hơn một tháng tôi vẫn không thể
đạt được một tiến bộ đáng lưu ý nào trong pháp hành
này, nói gì đến bốn hay năm ngày.
49
Thực sự lúc đó việc thực hành của tôi vẫn không
tiến triển gì cả. Điều này là do đức tin nơi pháp hành
của tôi không đủ mạnh, và tôi không vận dụng tinh tấn
đầy đủ lắm. Ở điểm này, hoài nghi hay còn gọi là
Vicikicchā, thường thường cản trở không cho tuệ Minh
sát và Đạo - Quả (Magga - Phala) xảy ra.
Vì thế, điều rất quan trọng là phải loại trừ hoài
nghi ấy. Nhưng, tôi đã phí hết cả thì giờ của mình do
lầm hoài nghi đó là sự phân tích hữu ích. Tôi nghĩ rằng
việc người ta quan sát các đối tượng như đang đi,
đang co, đang duỗi, .... chẳng qua chỉ là cách thực
hành theo khái niệm chế định, chứ không phải theo
chân nghĩa pháp hay chân đế.
Có lẽ ngài Sayadaw đã dạy tôi cách này như một
luyện tập cơ bản, sau đó ngài sẽ dạy cho tôi cách làm
thế nào để phân biệt giữa danh (tâm) và sắc (thân), ....
Nhưng về sau, trong lúc đang tiếp tục với pháp hành
này tôi tự nhiên nhận ra: “Trời! Đây không chỉ là một sự
luyện tập cơ bản, mà ghi nhớ các hoạt động thân tâm,
như đang đi, đang co, đang duỗi, .... cũng còn là cách
thực hành ở những giai đoạn cao hơn nữa. Đây là tất
cả cái mà tôi cần để quan sát. Không còn gì khác nữa.
Câu hỏi 3: Bạch Ngài, có phải ngài đã khởi
xướng cách quan sát sự “phồng - xẹp' ở bụng khi thở?
Không, tôi không phải là người khởi xướng cách
quan sát 'phồng - xẹp'. Thực sự chính Đức Phật đã
khởi xướng nó vì Ngài dạy quan sát Vāyo-dhātu, tức
quan sát phong đại hay yếu tố gió gồm trong năm uẩn.
Sự phồng - xẹp là do phong đại tạo thành.

50
Mới đầu, một số người đã chất vấn cách quan
sát sự phồng - xẹp của bụng này. Tuy nhiên, do bạn bè
khuyến khích, sau đó họ đã thử và hiểu được giá trị
của nó nhiều đến độ thậm chí họ đã chỉ trích lại những
kẻ ưa bới lông tìm vết trước đây. Tôi chắc chắn rằng
người nào thử rồi cũng sẽ hiểu được giá trị của nó từ
kinh nghiệm cá nhân của mình, cũng giống như việc
nếm đường người nào cũng có thể trực tiếp hiểu vị
ngọt của nó từ kinh nghiệm riêng của mình.
Câu hỏi 4: Liệu có thể ghi nhận một đối tượng
sau khi nó đã xảy ra một khoảnh khắc (sát-na) được
không?
Không, tất nhiên không thể được. Mặc dù bạn có
thể mua thiếu một món gì rồi sẽ trả tiền sau được, song
trong trường hợp của Minh sát không cho phép mua
thiếu. Vì thế, bạn phải ghi nhận một đối tượng ngay
sát-na nó xảy ra để khỏi bị dính mắc vào nó.
Câu hỏi 5: Sẽ không hại gì cho sức khoẻ nếu một
người thực hành quá tích cực chứ?
Trong kinh điển Pāli có nói: “kāye ca jīvite ca
anapekkhātaṃ upaṭṭhapeti - (thực hành) không quan
tâm đến mạng sống và chân tay của mình.” Điều này
khích lệ người ta thực hành với sức tinh tấn của đấng
trượng phu, ngay cả phải hy sinh mạng sống và chân
tay của mình. Một số người có thể nghĩ: “Thực hành
sao mà khủng khiếp đến thế!” Thật sự là, không người
nào thực hành tích cực mà chết cả, và thậm chí nó
cũng không làm tổn hại đến sức khoẻ của họ. Thực tế,
có nhiều bằng chứng cho thấy rằng một số người đã
chữa khỏi những chứng bệnh kinh niên nhờ thực hành
thiền này.
51
Câu hỏi 6: Bạch ngài, trong việc thực hành thiền
Minh sát có cần thiết phải gán nhãn hay gọi tên một
đối tượng, như là ‘phồng xẹp’ .... không?
Những cái tên, dù chúng được gọi bằng thuật
ngữ hay ngôn ngữ thông thường, cũng đều là khái
niệm hay chế định, và không quan trọng lắm. Cái được
xem là quan trọng nhất ở đây là làm sao hay biết được
về hiện tượng có liên quan trong một đối tượng như
„trạng thái phồng và xẹp của bụng khi thở.‟ Thực ra, chỉ
hay biết được đối tượng, hoàn toàn không gọi tên,
cũng đã đáp ứng được yêu cầu rồi. Tuy nhiên, không
gán nhãn hay gọi tên thì lại khó có thể biết được trọn
vẹn đối tượng một cách chính xác.
Lại nữa, nó sẽ không dễ dàng cho thiền sinh khi
trình bày kinh nghiệm của mình cho Thiền Sư, hoặc
không dễ cho vị thầy khi đưa ra lời khuyên cho thiền
sinh (yogi). Đó là lý do vì sao người hành thiền được
hướng dẫn nên gán nhãn, gọi tên một đối tượng khi họ
ghi nhận nó. Ngay cả như thế, việc sử dụng thuật ngữ
cho hết mọi đối tượng mà một thiền sinh gặp cũng sẽ
là khó. Vì lẽ đó tôi hướng dẫn thiền sinh dùng ngôn
ngữ thông thường như „phồng, xẹp‟ khi họ thực hành.
Câu hỏi 7: Bạch ngài, ngài có luôn luôn khuyến
khích thiền sinh gọi tên một đối tượng không?
Không, không phải lúc nào cũng gọi tên. Có
những lúc bạn thấy các đối tượng xuất hiện cho bạn
nhanh đến nỗi bạn không có thì giờ đâu mà gán nhãn
hay gọi tên từng mỗi đối tượng. Lúc đó bạn phải chạy
theo cho kịp đối tượng bằng cách chỉ hay biết chúng từ
sát-na này đến sát-na khác, không gọi tên.

52
Thiền sinh cũng có thể biết bốn hay năm đối
tượng một lúc, dù chỉ gán nhãn được một trong số
những đối tượng ấy. Đừng lo lắng về chuyện đó. Như
thế cũng đã đáp ứng được yêu cầu của bạn rồi. Nếu
bạn cố gắng gán nhãn hết mọi đối tượng đang xuất
hiện, rất có thể bạn sẽ bị kiệt sức sớm. Vấn đề là phải
hay biết cẩn thận về các đối tượng, nghĩa là hay biết
dưới dạng các đặc tính của chúng (nóng, lạnh, cứng,
mềm, chuyển động, co, giản…, vô thường, khổ, vô
ngã). Trong trường hợp này, bạn cũng có thể ghi nhận
các đối tượng xuất hiện ngang qua sáu căn từ sát-na
này đến sát-na khác thay vì ghi nhận theo cách thông
thường.
Câu hỏi 8: Bạch ngài, nếu không gán nhãn hay
gọi tên một đối tượng thiền, giống như phồng, xẹp,
ngồi, đứng, đi, nằm v.v... thì có gì bất lợi không?
Tất nhiên là có, có một số bất lợi trong việc
không gán nhãn một đối tượng thiền, đó là sự trùng
hợp, không chính xác của tâm và đối tượng thiền, sự
hay biết hời hợt, giảm thiểu tinh tấn, ....
Câu hỏi 9: Bạch ngài, nhờ ghi nhận ‘phồng, xẹp’
người hành thiền giữ được sự quân bình giữa định và
tinh tấn như thế nào?
Ghi nhận „phồng và xẹp‟ không đòi hỏi phải có
quá nhiều định vì nó không phải là một loại đối tượng
đơn điệu, cũng không cần thiết phải nhiệt tâm thái quá
vì chỉ có hai loại đối tượng để ghi nhận. Như vậy sự
quân bình có thể được duy trì giữa định và tinh tấn.
Câu hỏi 10: Bạch ngài, mục đích cho việc luân
phiên ngồi một giờ và đi kinh hành một giờ trong pháp

53
hành này là gì? (Thời khoá hàng ngày tại Trung Tâm
Thiền Mahāsi bao gồm các giờ ngồi và đi xen kẽ.)
Đi kinh hành nhiều có khuynh hướng khơi dậy
tinh tấn nhiều hơn, nhưng ít định, và có thể làm tổn hại
đến sức khoẻ. Vì thế, thiền sinh được sắp xếp ngồi và
đi xen kẽ nhau mỗi thời một tiếng. Nhờ vậy họ có thể
giữ được sự quân bình giữa định và tinh tấn.
Câu hỏi 11: Bạch ngài, nếu một thiền sinh ghi nhận
‘phồng và xẹp’, có phải họ chỉ hay biết duy nhất chính cái
bụng đang phồng và xẹp thôi?
Quả thực đúng như vậy, lúc mới đầu thực hành,
thiền sinh chỉ đơn giản hay biết về chính cái bụng
(đang phồng và xẹp) thôi. Không có vấn đề gì trong đó
cả. Dĩ nhiên, sự giác ngộ đạo quả magga phala không
phải là chuyện trông đợi lúc ban đầu. Ngay cả Tuệ thứ
nhất phân biệt giữa danh - sắc (Nāma-rūpa pariccheda-
ñāṇa) cũng không thể nào đạt đến. Buổi đầu thực
hành, thiền sinh phải làm việc để tránh các chướng
ngại (năm triền cái, đặc biệt là những ý nghĩ lang thang
hay phóng tâm) bằng cách ghi nhận chúng thật sít sao.
Chỉ khi các triền cái được tránh xa trong một thời
gian dài bằng vikkhambhana (Vikkhambhana hay trấn
phục là một trong ba cách đoạn trừ phiền não trong tu
tập gồm: Trấn phục đoạn trừ (vikkhambhanapahāna),
đoạn trừ bằng tâm thiền; nhất thời đoạn trừ
(Tadaṅgapahāna) nghĩa là đoạn trừ bằng cách đối trị;
và Tuyệt diệt đoạn trừ (Samucchedapahāna) nghĩa là
đoạn trừ bằng Đạo Quả). Khi đó, tâm thoát khỏi chúng
và thiền sinh mới bắt đầu kinh nghiệm được hiện
tượng thực liên quan đến sự „phồng và xẹp‟, như là sự

54
cứng, căng, rung động, v.v…, ngoài cái bụng bình
thường.
Câu hỏi 12: Bạch ngài, khối lượng phước báu -
puñña, hay công đức tối đa mà người ta có thể tích luỹ
do thực hành thiền Minh sát là thế nào?
Nếu tính một sát-na ghi nhận có hiệu lực trong
mỗi giây. Như vậy có 60 sát-na trong một phút, 3.600
sát-na trong một giờ, và 72.000 sát-na trong một ngày,
ngoại trừ bốn giờ ngủ. Đây quả là một khối phước báu
khổng lồ!
Câu hỏi 13: Bạch ngài, thiền sinh nên làm gì
trong trường hợp thấy việc quan sát sự ‘phồng và xẹp’
quá dễ hoặc có một khoảng hở dễ thấy giữa chúng?
Trường hợp đang ở oai nghi ngồi, thiền sinh
thêm vào sự 'phồng, xẹp' chữ „ngồi‟ nữa và ghi nhận ba
đối tượng: phồng, xẹp, ngồi; phồng, xẹp, ngồi. Thiền
sinh phải hay biết về sự „ngồi‟ theo cùng cách như
'phồng, xẹp'. Ngay cả khi một khoảng hở được thấy ở
giữa, thiền sinh chỉ cần thêm vào một điểm xúc chạm
nổi bật nhất, và ghi nhận bốn đối tượng: „phồng, xẹp,
ngồi, chạm‟. Khi nằm, ghi nhận theo cách tương tự:
„phồng, xẹp, nằm, chạm‟, hay „phồng, nằm, xẹp, nằm‟.
Câu hỏi 14: Bạch ngài, phải mất bao lâu một
thiền sinh mới hoàn tất tiến bộ của mình về các tuệ
Minh sát?
Điều đó còn tuỳ. Chỉ một vài người có thể mô tả
sự hoàn thành các tuệ Minh sát của họ trong vòng một
tuần lễ hoặc khoảng đó, trong khi hầu hết mọi người
thường đề cập đến sự hoàn tất các tuệ Minh sát của họ
sau một tháng rưỡi, hoặc hai tháng. Tuy nhiên, có số
55
người phải mất ba hoặc bốn tháng mới hoàn tất được
nó. Dù thế nào đi nữa, nếu một người thực hành một
cách nghiêm túc như đã được chỉ dẫn, họ có thể mô tả
thành tựu của mình trong một tháng hoặc khoảng một
tháng. Đó là lý do vì sao một thiền sinh điển hình ở đây
được khuyến khích nên thực hành trong ít nhất một
tháng.
Câu hỏi 15: Bạch ngài, rất có thể phải mất bao
lâu một thiền sinh mới đat đến mức độ tuệ gọi là
Udayabbaya ñāṇa - tuệ sanh diệt (tuệ thấy sự sanh và
diệt của các hiện tượng danh và sắc)?
Hầu hết mọi người, nếu họ thực hành chăm chỉ,
có thể mất một tuần hoặc khoảng một tuần để đạt đến
tuệ Minh sát này. Tuy nhiên, một vài người ngoại lệ, chỉ
một hoặc hai trong số một trăm người, có thể hoàn tất
tuệ này trong vòng ba hoặc bốn ngày. Song cũng có số
người phải mất mươi mười lăm ngày để đạt đến nó vì
tinh tấn không đầy đủ, hoặc khả năng tâm linh yếu.
Cũng có những người không thể đạt đến được thậm
chí sau cả tháng hoặc hơn do sự khiếm khuyết nào đó.
Dẫu sao, một thiền sinh bình thường vẫn hy vọng hoàn
tất tuệ này trong vòng một tuần hoặc khoảng một tuần,
nếu họ làm việc một cách chuyên cần.
Câu hỏi 16: Bạch ngài, một thiền sinh phải làm gì
để thấy các hiện tượng (danh và sắc) một cách rõ
ràng?
Ban đêm, chẳng hạn, người ta không thể thấy
được vật gì một cách rõ ràng. Nhưng nếu họ dùng đèn
pin, mọi vật có thể được thấy rõ trong vùng ánh sáng
ấy. Theo cách tương tự, định có thể được so sánh với
ánh sáng, qua đó người ta có thể thấy các hiện tượng
56
một cách rõ ràng: tính cách sanh và diệt, sự căng
thẳng, cứng đơ và chuyển động ....
Câu hỏi 17: Bạch ngài, có nhất thiết không chấp
nhận điều gì mà mình chưa kinh nghiệm?
Sẽ là không thực tiễn nếu bạn chỉ chấp nhận
những kinh nghiệm đã kinh qua. Nói cách khác, không
có lý do gì để không tin nơi thực tại phi kinh nghiệm.
Mặc dù bạn không thể thấy một vật gì đó với mắt trần
của bạn, nhưng nó có thể được thấy qua một ống kính
phóng đại hay kính viễn vọng. Mặc dù bạn chưa từng
sống ở một số vùng nào đó trên thế giới, thì cũng là
điều hợp lý để bạn tin nơi điều mà những người đã
từng sống ở đó nói. Tất nhiên, chúng ta phải chấp nhận
những khám phá của các nhà du hành vũ trụ mặc dù
chúng ta chưa từng đi ra ngoài không gian.
Quy luật của Pháp - dhamma, rất là vi tế. Lý do
người ta không thể kinh nghiệm được nó, có thể là do
sự khiếm khuyết nơi khả năng tâm linh và nỗ lực tinh
tấn, hoặc những cản trở của Kamma, Kilesa, vipāka,
Vītikkama và Ariyūpavāda (Kamma (Nghiệp) ở đây
muốn nói đến ngũ nghịch đại tội: giết mẹ, giết cha, giết
một vị Alahán, làm cho Đức Phật bị thương, hoặc gây
chia rẽ Tăng chúng. Kilesa (Phiền não) muốn nói đến
tà kiến cho rằng không có nghiệp và quả của nghiệp.
Vipāka (Quả) ở đây có nghĩa là khiếm khuyết
bẩm sinh về khả năng tâm linh. Vītikkama (Vi phạm) ở
đây có nghĩa một hoạt động đi ngược lại với thẩm
quyền của Đức Phật, đó là vi phạm giới luật.
Ariyūpavāda (Phỉ báng bậc Thánh) muốn nói tới sự sỉ
vả, báng bổ các bậc Giác Ngộ. Tuy nhiên, rất thường
tuệ Minh sát không chứng được ở đây là do yếu tinh
57
tấn và định. Vì thế, nếu bạn không thực hành tích cực
như những người khác, bạn không thể trông đợi chứng
đắc một điều gì như những người khác được.
Câu hỏi 18: Bạch ngài, vì sao ngài hướng dẫn
các thiền sinh ở đây khởi sự công việc thực hành của
họ với việc ghi nhận 'phồng, xẹp'?
Nếu bạn ghi nhận một đối tượng quá đa dạng,
hoặc quá vi tế, sẽ phải mất thời gian để phát triển định,
trong khi nếu bạn quan sát một đối tượng rõ rệt và giới
hạn thì định có thể được khơi dậy nhanh hơn. Đó là lý
do vì sao chúng tôi hướng dẫn các thiền sinh ở đây bắt
đầu công việc thực hành của họ với việc quan sát bụng
biểu thị đặc tính bằng sự căng cứng, sức ép, rung
động, được xem là đồng nhất với vāyo-dhātu hay yếu
tố gió.
Câu hỏi 19: Bạch ngài, liệu có thể phát sinh tuệ
Minh sát do quan sát các đối tượng như 'đi' hay 'phải
bước, trái bước', vốn được mọi người biết theo lối
thông thường được không?
Bạn biết pháp hành niệm hơi thở, Anāpāna,
quan sát hơi thở vào-và-hơi thở ra. Đối tượng, 'sự thở
vào và sự thở ra' dường như không được quan sát,
như nó vẫn được mọi người biết theo lối thông thường.
Nhưng không ai dám chỉ trích điều đó.
Tương tự, nếu bạn phê bình rằng niệm, định và
tuệ Minh sát không thể nào phát triển được bằng cách
ghi nhận 'phải, trái', mà người ta so sánh với việc huấn
luyện quân sự, sẽ là không hợp lý.
Việc huấn luyện quân sự là nhằm vào mục đích
thể thao hay sức khỏe, trong khi việc ghi nhận được
58
dùng để phát triển niệm, định, và tuệ Minh sát. Nếu bạn
bác bỏ phần thực hành này, điều đó cũng có nghĩa là
bạn bác bỏ lời dạy của Đức Phật.
Câu hỏi 20: Bạch ngài, vì mục đích gì ngài hướng
dẫn chúng con hoạt động một cách rất chậm rãi như vậy?
Chỉ khi bạn hoạt động môt cách chậm rãi thì
định, niệm, và tuệ Minh sát mới có thể theo kịp các đối
tượng. Đó là lý do vì sao bạn phải bắt đầu việc thực
hành của mình bằng cách làm mọi việc một cách chậm
rãi và chánh niệm. Thực sự, lúc ban đầu, nếu bạn làm
mọi việc nhanh quá, niệm hay sự hay biết của bạn
không thể nào theo kịp.
Câu hỏi 21: Bạch ngài, vì sao những người đắc
thiền (jhāna) không thể khám phá ra thân, tâm này là vô
thường, .… dù họ chứng được các tầng thiền?
Bởi vì họ không quan sát các hiện tượng tâm và
vật lý, vốn thực sự nổi bật trong từng khoảnh khắc họ
đi, đứng, ngồi, thấy, nghe v.v...,do đó mà họ không thể
khám phá ra được thân tâm này là vô thường, ....
Câu hỏi 22: Bạch ngài, định hay niệm của chúng ta
có tạo ra sự khác biệt gì trong kinh nghiệm của chúng ta
về cái đau?
Khi định và niệm(sự hay biết) của bạn chưa đủ
mạnh, bạn sẽ thấy cái đau gia tăng trong khi bạn ghi
nhận sự đau đớn, căng cứng, hay nóng bức. Nhưng
nếu bạn cứ tiếp tục ghi nhận cái đau với sự kiên trì và
nhẫn nại. Cái đau thường tan đi khi định và niệm đủ
mạnh. Có khi, trong lúc bạn đang ghi nhận cái đau, bạn
có thể thấy nó biến mất tại chỗ. Loại đau như vậy có
thể không còn quay trở lại.

59
Câu hỏi 23: Bạch ngài, liệu chúng con có thể
chứng được Đạo, Quả trong thời buổi này không?
Tại sao không? Giả sử, nếu bạn có một công
thức để bào chế một loại thuốc nào đó, bạn có thể chế
thuốc và dùng nó để chữa bệnh của bạn. Theo cách
tương tự, lời dạy của Đức Phật, giống như một công
thức, có sẵn, và bạn cũng có các Ba-la-mật, Vì thế, tất
cả cái bạn cần làm là đưa nó vào thực hành. Bạn chắc
chắn sẽ đạt đến Đạo Quả. Hãy ghi nhớ điều đó trong
tâm bạn. Hơn nữa, không có bản kinh Pāli nào nói rằng
ngày nay người ta không thể giác ngộ.
Thực tế, kinh thậm chí còn nói rằng ngày nay
người ta có thể trở thành một bậc A-la-hán với Tam
Minh (Te-vijjā). Alahán Tam Minh (Tevijjo) là bậc thánh
lậu tận có được ba minh khi giác ngộ, đó là Túc mạng
minh, Sanh tử minh và Lậu tận minh.) Ngay cả Chú giải
về Tạng Luật (Vinaya) cũng nói, đến mức tối thiểu ngày
nay người ta vẫn có thể trở thành bậc Thánh Anahàm
(Anāgāmī), bậc thánh thứ ba trong Tứ quả Thanh văn.
Nguồn tham khảo đáng tin cậy nhất xin trích dẫn
ở đây là: “Ime ca subhadda bhikkhu samma vihareyyum,
suñño loko arahantehi assa, “Oh Subhadda”. Đức Phật nói:
“Bao lâu còn có những vị Tỳ Kheo thực hành một cách
chân chánh, thế gian này sẽ không bao giờ rỗng không
(vắng bóng) các bậc A-la-hán.”
Chúng ta thấy, ngày nay cũng có những người
thực hành đúng cách dưới sự hướng dẫn khéo léo của
các bậc Thiền Sư. Vì thế, tôi tin chắc, thế gian không
rỗng không các bậc thánh nhân kể cả các bậc A-la-
hán, ngay cả hiện nay.

60
Câu hỏi 24: Bạch ngài, ngài có thể mô tả kinh
nghiệm giác ngộ đạo quả của một người giống như thế
nào được không?
Trạng thái tâm của một người thay đổi một cách
phi thường và đột ngột khi họ chứng ngộ Đạo Quả.
Người ấy cảm thấy như thể mình vừa mới tái sanh.
Đức tin của họ phát triển một cách rõ rệt dẫn đến sự hỷ
lạc, ngây ngất và hạnh phúc tột độ. Đôi khi, những
trạng thái tâm này xảy ra nhiều đến nỗi họ không thể
thể nhập sâu vào đối tượng giống như trước được nữa
mặc dù họ vẫn tập trung sự chú ý vào chúng hàng giờ
hay hàng ngày sau.
Tuy nhiên, những trạng thái tâm như vậy có
khuynh hướng dịu lại, và người ấy có thể tiến triển tốt
trở lại trong pháp hành. Đối với một số người, họ có
thể cảm thấy rất thanh thản; hoặc rõ ràng không muốn
hành; hoặc dường như đã thoả mãn với những gì họ
vừa thành tựu, và có lẽ do đó mà họ không có ý định
thành tựu cao hơn nữa.
Câu hỏi 25: Bạch ngài, đối với những người đa
văn học rộng có đúng là kiến thức ấy tạo thành một
chướng ngại cho tiến bộ trong việc thực hành của họ
không (sở tri chướng)?
Không, sẽ không hợp khi nói như vậy. Kiến thức
của một người không thể nào là chướng ngại cho việc
thực hành. Như bạn biết, một vị sư rất đa văn tên là
Poṭṭhila đã trở thành bậc A-la-hán sớm hơn thay vì trễ
hơn, nhờ thực hành dưới sự hướng dẫn của một vị
sadi trẻ. Xét điều này, rõ ràng chúng ta thấy rằng sự
giáo dục hay kiến thức của một người không thể nào là
một chướng ngại đối với tiến bộ trong việc thực hành
61
Đúng ra mà nói, những chướng ngại thực sự
nằm ở chỗ kiêu hãnh với sự giáo dục hay kiến thức
của mình, có ít hay không có niềm tin nơi pháp hành,
hoài nghi, không tuân thủ nghiêm ngặt sự hướng dẫn
của người thầy, thiếu sức tinh tấn của đấng trượng phu
v.v... Đó là những chướng ngại đích thực cho sự phát
triển định và tuệ Minh sát.
Câu hỏi 26: Bạch ngài, có sự khác biệt nào giữa
những người hành thiền và người không hành thiền
khi cả hai phải đương đầu với bệnh đau?
Tất nhiên là có. Người không hành thiền chỉ có
thể nhớ đến việc thọ trì giới, nghe kinh Paritta-kinh bảo
hộ (đem lại an lành), đến việc cúng dường y áo, thực
phẩm,... Thật là tội nghiệp, họ chỉ có thể thực hiện
được việc bố thí và giữ giới như vậy thôi! Còn thiền
sinh, họ nhớ đến việc hành thiền ở mức cao hơn cho
đến khi họ được giác ngộ nhờ ghi nhận thường trực
chính cái đau của họ từ sát-na này sang sát-na khác.
Câu hỏi 27: Bạch ngài, có loại đau hay khó chịu
nào thuộc về tự thân pháp hành không? Nếu có, chúng
con phải đương đầu với nó như thế nào?
Có, bạn có thể cảm nghiệm một vài loại cảm thọ
khó chịu như ngứa ngáy, nóng bức, đau đớn, nhức
nhối, nặng nề, cứng đơ, v.v... khi sự tập trung hay định
của bạn trở nên rất mạnh. Một khi bạn ngưng hành,
những cảm thọ nầy có chiều hướng biến mất. Song,
chúng có thể tái xuất hiện nếu bạn thực hành trở lại.Vì
thế, đây không phải là một chứng bệnh hay ốm đau gì
cả, mà chỉ là cảm thọ khổ (khó chịu) thuộc về pháp
hành. Đừng lo lắng. Nếu bạn cứ tiếp tục ghi nhận, cuối
cùng rồi nó sẽ tan đi.
62
Câu hỏi 28: Bạch ngài, khi sự phồng và xẹp mờ
nhạt đi chúng con phải ghi nhận cái gì?
Khi sự phồng, xẹp mờ nhạt (không thể ghi nhận
được nữa) bạn phải ghi nhận: "ngồi, chạm", hay "nằm,
chạm". Bạn có thể thay đổi những điểm xúc chạm.
Chẳng hạn, bạn ghi nhận "ngồi,chạm" chú ý tới một
điểm xúc chạm trên chân phải, và rồi ghi nhận "ngồi,
chạm" tập trung vào điểm xúc chạm trên chân trái. Như
vậy, bạn có thể chuyển hướng sự chú ý của bạn từ một
điểm xúc chạm này đến một điểm xúc chạm khác.
Hoặc, bạn có thể chuyển hướng sự chú ý của bạn đến
bốn, năm, hay sáu điểm xúc chạm xen kẽ nhau.
Câu hỏi 29: Bạch ngài, chúng ta cứ kiên trì thực
hành không cần (làm cho) các Ba-la-mật đủ sức mạnh
cho sự giác ngộ Đạo Quả sao?
Nếu bạn không thực hành, các Ba-la-mật
(Pāramī) của bạn không cách nào có thể thành tựu
được. Nói khác hơn, cho dù balamât của bạn đã được
tích lũy đầy đủ, nếu không thực hành bạn cũng không
giác ngộ được. Ngược lại, nếu bạn thực hành, bạn sẽ
tạo được Ba-la-mật, và điều này sẽ giúp bạn kinh
nghiệm Niết-bàn sớm hơn. Nếu Ba-la-mật của bạn đã
được phát triển đầy đủ, bạn sẽ giác ngộ ngay trong
kiếp hiện tại này. Bằng không, ít nhất nó cũng góp
phần như hạt giống cho sự giác ngộ trong tương lai
Câu hỏi 30: Bạch ngài, ngài có thể mô tả một
người mà ngài tin là đã kinh nghiệm Niết-bàn không?
Được chứ. Trong số những người đầu tiên thực
hành dưới sự hướng dẫn của tôi, người em họ của tôi
gọi là U Pho Chon đã gây ấn tượng nhất. Khi ông đạt

63
đến giai đoạn Bhaṇga ñāṇa (Tuệ diệt - cấp độ thứ năm
của tuệ Minh sát), ông bắt đầu thấy cây cối hay con
người ta thay đổi liên tục. Ông nghĩ chắc có một cái gì
đó trục trặc với cái nhìn của mình rồi bởi vì theo ông
được học từ một vị thầy thì mọi vật như cây cối, củi gỗ,
trụ, đá, thân người v.v…, kéo dài trong một giai đoạn
thích hợp, trong khi các hiện tượng vật lý do tâm hay
do nghiệp gây ra (Sắc do tâm sanh, và sắc do nghiệp -
kamma sanh), sẽ diệt liền sau khi chúng sanh lên.
Ngược lại, ở đây ông thấy mọi vật trôi chảy liên tục.
Vì thế, ông đến tôi để hỏi chừng xem cái nhìn
của ông có gì sai không. Tôi khuyến khích ông rằng
không có gì sai với cái nhìn của ông cả, mà đó là Tuệ
diệt - bhaṇga ñāṇa, cấp độ thứ năm của tuệ Minh sát,
Tuệ này đã giúp ông thấy mọi vật diệt ngay tức thời.
Sau một vài ngày, ông đã mô tả thật rõ ràng kinh
nghiệm của ông về Niết-bàn, sự diệt của tâm và thân
hay danh và sắc.
Câu hỏi 31: Bạch ngài, sự mô tả Niết-bàn do
những người mà ngài tin đã đạt đến là như thế nào?
Một số mô tả về Niết-bàn do những người, theo
tôi tin, đã chứng ngộ thực sự, là như sau:
Tôi thấy các đối tượng và tâm ghi nhận(hay tâm
chánh niệm) đột nhiên ngừng lại.
Tôi thấy rằng các đối tượng và tâm chánh niệm
bị cắt đứt giống như một sợi dây leo bị chặt đứt vậy.
Tôi thấy các đối tượng và tâm chánh niệm rơi
xuống như thể tôi không còn cầm được chúng nữa.
Tôi thấy các đối tượng và tâm ghi nhận rơi xuống
thình lình giống như vất xuống một gánh nặng vậy.
64
Tôi cảm thấy như thể tôi đã thoát khỏi các đối
tượng và tâm ghi nhận.
Tôi phát hiện ra rằng các đối tượng và tâm ghi
nhận đột nhiên ngừng lại giống như một ngọn nến bị
thổi tắt.
Tôi cảm thấy như thể tôi đã rời khỏi các đối
tượng và tâm ghi nhận, giống như thoát ra khỏi bóng tối
đi vào ánh sáng vậy.
Tôi cảm thấy rằng tôi đã thoát khỏi đối tượng và
tâm ghi nhận, như thể tôi vừa từ ch tối tăm vào nơi
sáng sủa.
Tôi thấy cả đối tượng lẫn tâm ghi nhận chìm
xuống như thể chúng bị dìm vào nước vậy.
Tôi khám phá ra rằng cả đối tượng lẫn tâm ghi
nhận đột nhiên dừng lại giống như một vận động viên
chạy nước rút bị đẩy lại từ phía trước vậy.
Tôi thấy cả đối tượng lẫn tâm ghi nhận đột nhiên
biến mất.
Câu hỏi 32: Bạch ngài, liệu đó có phải là sự
chứng ngộ về vô thường, chẳng hạn như khi chúng ta
thấy một cái bình đất bể, hay sự chứng ngộ về khổ như
khi chúng ta bị đau đớn do một cái gai đâm vào thịt?
Đôi lúc, bạn nhận ra tính chất vô thường khi bạn
thấy một cái bình đất bể, hay nhận ra khổ khi bạn có
một cái đau do bị gai đâm vào thịt. Thực sự đó chỉ là tri
kiến về vô thường theo quy ước, loại trí vốn không thể
giúp bạn thực chứng vô ngã trong nghĩa tối hậu.
Ngược lại, sự thực chứng vô thường xảy ra khi bạn
thấy các hiện tượng hay các pháp hiện tại đang sanh
và diệt, và sự thực chứng về khổ xảy ra khi bạn thấy
65
các hiện tượng ấy bị hành hạ bởi sự thay đổi (vô
thường) liên tục. Chỉ khi đó, bạn mới có thể thực chứng
vô ngã trong nghĩa tối hậu.
Câu hỏi 33: Bạch ngài, Ngài có thể mô tả cho
chúng con biết chúng con phải nhận ra vô ngã như thế
nào trong nghĩa tối hậu?
Một số người tin rằng sự thực chứng vô ngã xảy
ra nếu như một lúc nào đó bạn mất cảm giác về hình
dáng của thân mình bằng cách mường tượng sắc thân
này như những phân tử. Thực ra, thực chứng vô ngã
không phải là bạn đơn thuần mất đi cảm giác về tính
rắn chắc hay hình dáng của thân thể do thực hành bất
cứ cách nào. Mà chính vì bạn đang kinh nghiệm một
cách rõ ràng cái tâm biết, và sự đồng nhất nó với cái
“Tôi” hay tự ngã.
Điều này tương tự như các vị Phạm thiên gọi là
Arūpa Brahma (Phạm thiên vô sắc là các chúng sanh
khi ở c i người tu tập thiền vô sắc, sau khi chết sanh
lên cõi trời vô sắc, ở đây họ không có sắc thân vật lý
như con người), không có sắc thân vật lý, nhưng vẫn
lầm chấp tâm họ là cái “Tôi” hay tự ngã. Vì thế, chỉ đơn
thuần mất cảm giác về hình thể rắn chắc thôi thì không
thể xem như đó là sự thực chứng vô ngã được.
Chỉ khi bạn quan sát tâm và thân (danh - sắc)
ngay sát-na chúng xảy ra, và thấy chúng sanh và diệt
liên tục theo tự nhiên của chúng, không có quyền lực
của bất kỳ ai can thiệp vào, bạn mới thực sự thực
chứng vô ngã trong nghĩa tối hậu.
Câu hỏi 34: Bạch ngài, chúng con phải làm thế
nào để thực chứng tính vô thường của tâm và thân?

66
Nếu bạn theo dõi tâm và thân từ sát-na này đến
sát-na khác, bạn chắc chắn sẽ kinh nghiệm những đặc
tính thực của các hiện tượng, và thấy chúng sanh lên
và diệt tức thì.
Câu hỏi 35: Bạch ngài, có thực rằng do chứng
ngộ vô thường, người ta cũng hiểu khổ và vô ngã một
cách tự nhiên không?
Đúng, quả thực là vậy. Bất cứ cái gì vô thường
đều được xem là khổ, và đồng thời cũng là vô ngã.
Thực ra trong nghĩa tối hậu chúng là năm uẩn cấu
thành các hiện tượng tâm-vật lý mặc dù chúng có
những tên gọi khác nhau.
Câu hỏi 36: Bạch ngài, có số người nói, sẽ không
hợp lý nếu một vị Thiền Sư không thể xác nhận rằng
thiền sinh này, thiền sinh nọ trong số những thiền sinh
của ông đã trở thành bậc thánh Tu-đà-hoàn
(Sotāpanna). Điều đó có thực không?
Đúng vậy, điều đó có thể đúng theo quan điểm
của họ, song nó lại rất thích hợp đối với truyền thống
Phật giáo - Sāsana, một vị Thiền Sư không thể xác
nhận, rằng người như vậy, như vậy trong số những
thiền sinh của ông đã trở thành bậc Tu-đà-hoàn.
Đức Phật là người duy nhất trong địa vị này, để
xác nhận sự giác ngộ của một người nào đó, như là
Sotāpanna (bậc Tu-đà-hoàn), Sakadāgāmi (bậc Tư-đà-
hàm), Anāgāmi (bậc A-na-hàm), hay Arahant (bậc A-la-
hán). Ngay cả Tôn giả Sāriputta (Xá-lợi-phất) cũng
không bao giờ xác nhận theo cách đó. Vì thế, chúng tôi
cũng không làm điều này. Đây là cách thích hợp trong
truyền thống Sāsana.

67
Câu hỏi 37: Có nhất thiết phải phân tích hay
nhận dạng tâm (danh), vật chất (sắc) và tính chất vô
thường,… của chúng theo kinh điển hay lời đồn không?
Có số người nghĩ rằng chỉ quan sát sự khởi
sanh của tâm và thân (danh - sắc) ngay sát-na chúng
xảy ra thôi thì chưa đủ để đưa đến tri kiến Minh sát. Chỉ
có phân tích danh và sắc cũng như phân tích tính chất
vô thường, khổ và vô ngã của chúng mới có thể thoả
mãn yêu cầu ấy. Thực sự, phân tích không phải là kinh
nghiệm riêng của một người, mà tri kiến sách vở hay tri
kiến do nghe đồn ấy cũng giống như học thuộc lòng
một điều gì đó. Vì thế, tri kiến ấy không đem lại hiệu
quả. Chỉ khi người ta quan sát danh và sắc từ sát-na
này đến sát-na khác, họ mới có thể có được tri kiến
Minh sát dựa trên kinh nghiệm cá nhân của họ.
Chẳng hạn, nếu bạn cứ để mắt trông vào cổng
làng, chắc chắn bạn sẽ thấy kẻ ra người vô, như vậy
bạn không cần phải xem xét theo kinh điển hay lời đồn
làm gì. Giả sử, bạn đem dựng đứng một tấm gương
sáng bên lề đường, thì tự nhiên nó sẽ phản chiếu hình
ảnh của bất kỳ người nào hay bất kỳ vật gì đi qua.
Theo cách ấy, nếu bạn quan sát bất cứ cái gì bạn kinh
nghiệm qua sáu căn (của bạn), các đặc tính thực của
hiện tượng tự nhiên cũng sẽ rõ ràng cho bạn vậy thôi.
Câu hỏi 38: Làm thế nào Tôn giả Tissa đã chấm
dứt được sự đau đớn từ vết cắn của một con cọp?
Ở đây câu hỏi được nêu ra, làm thế nào để
chấm dứt được sự đau đớn từ vết cắn của một con
cọp. Trong câu chuyện về Tôn giả Tissa, người đã
chắc chắn hoàn thành phạm hạnh của mình bằng cách
đập nát bắp đùi, Chú giải nói rằng ngài đã chấm dứt sự
68
đau đớn và suy xét đến giới đức trong sạch của mình
khởi lên hỷ và định, .... Xét theo Chú giải thì rõ ràng là
ngài đã chấm dứt cái đau trước, và suy xét đến giới
đức sau. Điều này hợp với định nghĩa của Chú giải về
đoạn, Dukkha-domanassānaṃ atthaṅgamāya (con
đường độc nhất để vượt qua sự đau đớn [của thân] và
sầu muộn [của tâm]), thật hợp lý để cho rằng chính
nhờ chánh niệm mà ngài đã chấm đứt được sự đau
đớn do vết cắn của một con cọp.
Đối với một người hành thiền, họ có thể cảm
nhận được cái đau hay sự tổn thương bình thường
đang tan dần đi khi họ ghi nhận nó cẩn thận. Đây là sự
quan sát giúp cho một thiền sinh chấm dứt cái đau. Tuy
nhiên, sau một lúc cái đau vẫn có thể khởi lên trở lại
nếu định và tuệ Minh sát chưa đủ thành thục. Đó là
cách dừng lại cái đau hợp theo từ, Vikkhambhana (trấn
phục hay loại trừ lâu dài [bằng tâm thiền]). Khi định của
Minh sát đã đủ thành thục, cái đau có thể đươc đoạn
trừ. Đó là lý do vì sao Đức Phật, với sự trợ giúp của
Vipassanā, đã có thể chế ngự được chứng bệnh trầm
kha mà ngài phải chịu trong suốt mùa hạ cuối cùng.
Thực sự, người ta cũng có thể cho rằng cái đau
được loại trừ nhờ đơn thuần suy xét đến giới đức của
ngài. Tuy nhiên, câu chuyện nhằm chứng minh là
Vipassanā có thể giúp người ta loại trừ cái đau, và Vì
thế, sẽ hợp lý hơn khi đưa ra kết luận rằng cái đau do
vết cắn của con cọp gây ra đã được loại trừ bằng
Vedanā-nupassanā Satipaṭṭhāna, tức là bằng Thọ
quán niệm xứ.
Câu hỏi 39: Liệu có thể hoàn thành Minh sát -
Vipassanā, chỉ nhờ đọc hay nghe không?
69
Không thực hành để thực chứng Tứ Thánh Đế,
đức tin của một người nơi các lễ nghi và tín điều được
xem như Sīla-vata-parāmāsa (chấp thủ giới hay tà kiến
về pháp hành). Ngày nay, một số người dạy rằng chỉ
cần học thuộc lòng những đặc tính của tâm và thân
(danh - sắc) là có thể đưa đến sự hoàn thành đời sống
tâm linh rồi. Ý họ muốn nói ở đây là không cần thực
hành Vipassanā hay giữ giới người ta cũng được giải
thoát nhờ học pháp. Vì thế, chúng ta cần phải xét xem
đức tin của họ có thoát khỏi tà kiến về pháp hành (sīla-
vata-parāmāsa) hay không. Theo ý kiến của tôi, đức tin
của họ phải được kể trong sīla-vata-parāmāsa, tà kiến
về pháp hành, vì nó không liên quan gì đến giới, định
và tuệ cả.
Câu hỏi 40: Có thể thực hành thiền Minh sát mà
không cần hoàn tất sự thanh tịnh tâm trước qua định
của bậc thiền được không?
Có người dạy rằng chỉ nên hành thiền Vipassanā
với tâm đã hoàn toàn thanh tịnh qua định của bậc thiền
(tức phải đắc một bậc thiền nào đó trước). Nếu không
thì, họ nói, không thể hoàn thành việc Minh sát được.
Đó chẳng qua chỉ là chủ nghĩa cực đoan.
Thực ra, Thanh Tịnh Đạo (Visuddhi-magga) nói
rõ rằng chuẩn bị định (parikamma-samādhi, trong thiền
Minh sát thì gọi là sát-na định) là vừa đủ để hành Minh
sát cho đến A-la-hán Thánh Quả (sự giác ngộ viên
mãn) vì nó thanh tịnh tâm khỏi các triền cái. Còn trong
các bản Kinh như Mahā-satipatthāna (Đại Niệm Xứ)
Đức Phật đề cập một cách minh bạch rằng người ta có
thể đạt đến A-la-hán, sự giác ngộ cao tột nhất, bằng
sát na định bằng cách quán tứ oai nghi - đi, đứng, ngồi,
70
nằm,... Trong Anusati Sutta - Kinh Tuỳ Niệm (Anussati
Sutta, A.II.235), một bài kinh thuộc Tăng Chi Kinh, Đức
Phật có nói, một người có thể trở thành bậc A-la-hán
qua định (Định do tu tập các đề mục tuỳ niệm ân Đức
Phật, Pháp, Tăng, .... cần phải hiểu là cận định. Còn
giai đoạn trước định này gọi là chuẩn bị định. Xem
thêm chi tiết trong Biết và Thấy trang 181) được tu tập
bằng cách quán những ân đức của Phật.
Cũng trong Chú giải về Sampajjaññapabba,
phần nói về tỉnh giác có nói rõ ràng là người ta có thể
đề khởi định bằng cách quán những ân đức của Phật
hoặc Tăng, và rồi quan sát chính(tâm) định ấy đang
sanh và diệt cho đến khi đắc A-la-hán quả.
Câu hỏi 41: Sát na định (khaṇika samādhi) có
giúp phát triển Vipassanā được không?
Hãy nhớ rằng Thanh Tịnh Đạo đã đề cập minh
bạch trong Dhātu-manasikāra-pabba là: do quán tứ đại,
hay quan sát bốn yếu tố căn bản (đất, nước, lửa, gió)
ngay sát-na chúng xảy ra, người hành thiền sẽ khơi
dậy sát na định loại trừ tạm thời các triền cái. Còn
Mahā-tika hay phụ Chú giải của bộ Visuddhimagga nói
rằng, thực ra nó không phải chuẩn bị định vì không có
định thuộc các bậc thiền (jhānic) cho nó dẫn đến.
Tuy nhiên, nó được xem như vậy theo lối ẩn dụ
gọi là Sadisu-pacara, nghĩa là nó tương tự với bậc
thiền thực sự dưới dạng khả năng loại trừ các triền cái
của nó. Định như vậy gọi là sát-na định hay nhất thời
định (khaṇka samādhi) trong trường hợp của thiền
Minh sát. Đó là lý do vì sao tôi luôn luôn gọi nó là
Vipassanā Khaṇika Samādhi (sát-na định Minh sát). Có
số người, không thể hiểu được điều này, đã lý luận
71
rằng sát-na định không thể giúp đưa đến Minh sát
được, vì nếu nó làm được như vậy, những người hành
thiền ắt hẳn có thể tạo ra tuệ Minh sát. Tôi đồng ý với
họ về điểm này, nếu các thiền sinh đã tu tập định đủ
mạnh để thoát khỏi các triền cái, do quan sát các hiện
tượng tâm-vật lý hiện tại hợp với tinh thần kinh Đại
Niệm Xứ (Mahā-sāti-paṭṭhāna Sutta). Trong thực tế, rõ
ràng là định được đề khởi bằng cách suy luận, xét
đoán, hay phân tích những con số thống kê mà thiền
sinh đã học thuộc lòng, không cách nào thoát khỏi năm
triền cái, và rằng thực sự họ cũng hoàn toàn không
quan sát tâm và thân hay danh -sắc hiện tại.
Vì thế, những người ưa thích lý luận này hẳn
phải là những người có ít hay không có kiến thức về
cách tiến hành Minh sát thực sự. Trong Thanh Tịnh
Đạo, sát-na định được nói đến như Khaṇika
Cittekaggatā, tức sát-na tâm nhất cảnh tánh, và trong
phụ Chú giải của bộ luận, sự định nghĩa được đưa ra là
Khaṇa-matta-thitiko samādhi, tức định kéo dài từ sát-na
này đến sát-na khác. Dựa trên căn bản của Chú giải và
phụ Chú giải của Thanh Tịnh Đạo này, tôi gọi nôm na
nó là sát-na định - Khaṇika samādhi, loại định thường
được gọi theo lối ẩn dụ là cận định (Upacāra Samādhi).
Tuy nhiên cũng không nên lúng túng nếu gọi như
thế không hợp. Định khởi lên ở sát-na chánh niệm
được gọi là Khaṇika Samādhi, tức định kéo dài từng
mỗi sát-na thiền sinh quan sát. Không có sát-na định
này, thiền Minh sát không thể tu tập được. Vì thế, nhất
thiết phải có sự định tâm đủ mạnh như vậy cho tuệ
Minh sát. Đối với các thiền sinh thực hành thuần Minh
sát (thuần quán thiền sinh) không dựa vào bậc thiền
72
(jhāna), sát-na định này là định dẫn thiền sinh đến sự
chứng ngộ Đạo Quả (Magga Phala). Thiền Minh sát
không quan sát một đối tượng duy nhất, thay vào đó nó
đòi hỏi phải có sự quan sát các đối tượng từ sát-na này
đến sát-na khác. Dù đối tượng thay đổi tâm vẫn có thể
khéo tập trung trên chúng từ khoảnh khắc này đến
khoảnh khắc khác. Điểm này có lẽ rất sáng tỏ đối với
những thiền sinh đã thực hành một cách hiệu quả.
Câu hỏi 42: Liệu việc một thiền sinh phải xử sự
như thể mình là một người đang bệnh làm mọi việc
một cách chậm chạp, từ tốn, nhẹ nhàng có quan trọng
không?
Một thiền sinh phải xử sự như mù dù họ có mắt
sáng; như điếc dù họ có tai thính; như câm dù có thể
họ là người nói rất hay, như yếu ớt dù họ cảm thấy rất
khỏe. Điều này được đề cập trong Trưởng Lão Tăng
Kệ (Thera Gāthā) và trong Mi Tiên Vấn Đáp (Milinda
Pañha) như sau:
“Cakkhumassa yathā andho, sotavā badhiro yathā.
Paññāvassa yathā mugo, bālavā dubbalorivā.
Atha atthe samuppanne, sayetha matasayikaṃ.”
Dịch: Mặc dù có mắt sáng, cư xử như thể ta bị
mù, (Điều đó có nghĩa là người hành thiền không chú ý
tới bất cứ cái gì ngoài đối tượng thiền). Dù có thính
giác tốt, cư xử như thể ta bị điếc. Mặc dù có đủ trí tuệ
để nói, cư xử như thể ta bị câm. Mặc dù khỏe mạnh,
cư xử như thể ta yếu ớt. Trong trường hợp mục đích
đòi hỏi phải bất động, cư xử như thể ta là một xác chết,
nằm im không cục cựa. Nói chung, thiền sinh phải xử
sự như thể mình là người tàn tật yếu ớt. Người trong
73
tình trạng khỏe mạnh bình thường sẽ đứng dậy một
cách dễ dàng, nhanh nhẹn và tức thời. Đối với người
tàn tật yếu ớt thì không làm được như vậy, mà họ đứng
dậy một cách chậm chạp, nhẹ nhàng. Trường hợp của
người bị đau lưng cũng vậy, họ đi đứng một cách nhẹ
nhàng sợ lưng bị tổn thương và sẽ gây ra đau đớn.
Với người hành thiền cũng phải như vậy. Họ nên
thay đổi oai nghi một cách chậm chạp và nhẹ nhàng;
chỉ khi đó chánh niệm, định và tuệ Minh sát của họ mới
tiến triển tốt đẹp. Do đó, hãy bắt đầu với những chuyển
động từ từ, nhẹ nhàng. Khi đứng, thiền sinh phải đứng
một cách nhẹ nhàng giống như một người tàn tật, đồng
thời ghi nhận 'đứng, đứng'. Ngoài ra, mặc dù có mắt
sáng để thấy, thiền sinh phải làm như mình không thấy.
Tương tự khi tai nghe.
Trong lúc hành thiền, thiền sinh chỉ quan tâm tới
việc ghi nhận. Những gì bạn thấy và nghe không phải
là chuyện quan tâm. Vì thế, bất luận điều gì lạ lùng hay
đáng kinh ngạc thiền sinh phải làm như thể không thấy
hay không nghe, mà chỉ ghi nhận một cách thận trọng.
Khi cử động thân thể, thiền sinh phải làm các động tác
một cách từ từ như thể thiền sinh là một người tàn tật
yếu đuối, nhẹ nhàng cử động chân tay, co hay duỗi
chúng, cúi đầu hoặc ngửng đầu, ....
Câu hỏi 43: việc quan sát sự phồng và xẹp của
bụng có phù hợp với lời dạy của Đức Phật không?
Đối tượng phồng và xẹp của bụng được bao
gồm trong các hiện tượng vật lý, và cũng nằm trong
sắc uẩn (rūpa-kkhandha). Dưới dạng Mười hai xứ (Xứ -
Ayatana - ch tâm thức khởi sanh: 1. Nhãn xứ; 2. Nhĩ
xứ; 3. Tỷ xứ; 4. Thiệt xứ; 5. Thân xứ; 6. Ý xứ; 7. Sắc
74
xứ; 8. Thinh xứ; 9. Hương xứ; 10. Vị xứ; 11. Xúc xứ;
12. Pháp xứ), nó được kể trong Xúc xứ (photthabba-
yatana).
Còn về Giới (Dhātu), nó là Xúc giới (Photthabba-
dhātu) trong số Mười tám giới (Giới - Dhātu: 1. Nhãn
giới; 2. Sắc giới; 3. Nhãn thức giới; 4. Nhĩ giới; 5. Thinh
giới; 6. Nhĩ thức giới; 7. Tỷ giới; 8. Hương giới; 9. Tỷ
thức giới; 10. Thiệt giới; 11. Vị giới; 12. Thiệt thức giới;
13. Thân giới; 14. Xúc giới; 15 Thân thức giới; 16. Ý
giới; 17. Pháp giới; 18. Ý thức giới). Trong Tứ đại, nó
được gồm trong phong đại hay yếu tố gió. Dưới dạng
Tứ Thánh Đế, nó được nói là Khổ Đế (Dukkha sacca),
tức sự thực của khổ.
Như vậy, trong nghĩa tối hậu, đối tượng phồng
và xẹp của bụng này nằm dưới Sắc uẩn (Rūpa-
kkhandha), Xúc xứ (Photthabba yatana), Phong đại
(Vāyo Dhātu), và Khổ đế (Dukkha Sacca), được xem
như đủ điều kiện làm một đối tượng cho Vipassana
(Minh sát) để nhận thức Tam Tướng vô thường, khổ và
vô ngã, theo lời dạy của Đức Phật.
Câu hỏi 44: Quan sát sự 'phồng, xẹp', co và duỗi
(chân tay), …. phải chăng chỉ là tri kiến theo chế định,
chứ không phải sự thực cùng tột?
Những nhận xét đại loại như thế này thường do
những người chưa bao giờ thực hành một cách triệt để
đưa ra: nếu người ta ghi nhận „co và duỗi‟, nó sẽ đưa
đến cái nhìn hão huyền về hình thù hay tướng của
cánh tay; còn ghi nhận „phải bước, trái bước‟ sẽ làm
phát sinh tri kiến theo khái niệm về tướng rắn chắc của
chân đang di chuyển trong một tư cách vụng về; quan
sát sự phồng và xẹp sẽ khơi dậy sự tưởng tượng về
75
hình tướng của bụng. Những nhận xét của họ có thể
hơi đúng đối với những người mới thực hành. Tuy
nhiên, sẽ là không đúng khi nói rằng lúc nào cũng chỉ
có tri kiến theo khái niệm xảy ra. Lúc mới bắt đầu thực
hành, có lúc tri kiến theo khái niệm xảy ra, và có lúc
(trí) hay biết về sự thực cùng tột giống như (biết) sự
chuyển động hay rung động cũng nảy sinh. Lại nữa
một số vị thầy hướng dẫn quan sát chỉ sự chyển động
mà thôi. Tuy nhiên, đối với người mới bắt đầu hành
thiền, quan sát sự chuyển động duy nhất là điều không
thể. Lúc ban đầu, người hành thiền không thể nào
tránh được sự hiểu biết theo khái niệm.
Người ta có thể phát triển cái biết (trí tuệ) bằng
cách dùng sự hiểu biết theo khái niệm, và ngôn ngữ
hàng ngày. Chính Đức Phật cũng dùng ngôn ngữ hàng
ngày để dạy đạo: “khi đi, biết đi”; “co, biết co”, “duỗi,
biết duỗi”, v.v... Đức Phật không dùng ngôn ngữ cùng
tột hay chân đế để giảng dạy như „Hãy biết trạng thái
căng cứng‟, „Hãy biết sự chuyển động‟, v.v... Mặc dù
người hành thiền dùng ngôn ngữ hàng ngày như co,
duỗi, .... họ chắc chắn sẽ biết được những đặc tính
thực, chẳng hạn như sự căng cứng, chuyển động, ....
ngoài hình tướng hay hình thù rắn chắc, khi định và
niệm của họ trở nên thành thục.
Câu hỏi 45: Nếu chúng ta cứ duy trì việc quan sát
cái đau, sự nóng bức hay tê cứng mà không chịu thay
đổi oai nghi liền, thì thực sự đó có phải là tự ép xác hay
khổ hạnh (Atta-kilamatha-nuyoga) không?
Có người bảo tôi một vị thiền sư cư sĩ kia nói
rằng nếu bạn có cái đau, nóng bức hay sự tê cứng do
ở trong một tư thế (oai nghi) nào đó quá lâu, bạn nên
76
thay đổi oai nghi. Nếu không, đó sẽ là một loại pháp
hành khổ hạnh. Thực ra quan điểm đó không có căn
cứ, và chú trọng quá nhiều đến “lợi ích tỉnh giác”,
Satthakasampajañña, tức suy xét xem điều gì có lợi
(Có bốn loại tỉnh giác: 1. Satthakasampajañña - Lợi ích
tỉnh giác; 2. Sappāyasampajañña - Thuận lợi tỉnh giác;
3. Gocārasampajañña – Hành xứ tỉnh giác; 4.
Asammohasampajañña – Bất mê tỉnh giác).
Khi bạn thực hành thiền chỉ và thiền Minh sát,
chủ yếu là phải có Khantī-saṃvara, nghĩa là tự chế,
hay phòng hộ với sự trợ giúp của pháp kham nhẫn
(Saṃvara hay phòng hộ có năm cách: 1. Pāṭimokkha
Saṃvara – phòng hộ bằng giới bổn Ba la đề mộc xoa;
2. Sati Saṃvara – phòng hộ bằng niệm; 3. Ñāṇa
Saṃvara – phòng hộ bằng trí tuệ; 4. Khanti Saṃvara –
phòng hộ bằng kham nhẫn; 5. Viriya Saṃvara – phòng
hộ bằng tinh tấn. Xem thêm trong Đoạn Trừ Lậu Hoặc).
Chỉ khi bạn duy trì việc thực hành với pháp kham
nhẫn, tức kham nhẫn chịu đựng cái đau, .... ngoại trừ
trường hợp không thể chịu đựng nổi, thì định và tuệ
mới phát sanh. Ngược lại, nếu bạn thường xuyên thay
đổi oai nghi, sẽ không còn lại chỗ nào cho định và tuệ
Minh sát nữa. Mọi người, nếu đã từng hành một cách
nghiêm túc, đều biết rõ điều đó. Vì thế, bạn nên thực
hành với pháp kham nhẫn cho đến mức có thể, đừng
thay đổi oai nghi thường xuyên quá. Đó đích thực là
phòng hộ bằng kham nhẫn - Khantī-saṃvara, chứ hoàn
toàn không phải là khổ hạnh, hay ép xác gì cả, bởi vì
một sự nhẫn nại như vậy không cố ý tự làm khổ mình,
mà chỉ giúp cho người hành thiền phát triển khả năng
kham nhẫn phòng hộ, chánh niệm, định và tuệ Minh sát
77
mà thôi. Thực sự, Đức Phật muốn người hành thiền
duy trì việc thực hành một cách không khoan nhượng
hơn là cứ thay đổi oai nghi của mình cho đến khi hoàn
thành A-la-hán Thánh đạo ngay tại chỗ ấy. Điều này
được nói đến trong "Đại Kinh Rừng Sừng Bò" - Mahā
Gosinga Suttaṃ (Trung Bộ I): Giả sử, nếu người hành
thiền ngồi tư thế ngồi kiết già, hạ quyết tâm, "Ta sẽ
không đứng dậy khỏi thế ngồi kiết gìa này cho đến khi
loại trừ tâm khỏi tham, và đoạn tận hết mọi tâm phiền
não.", thời người này được chấp nhận như một người
làm chói sáng khu rừng Gosinga.
Do đó, những ai dạy rằng nếu một người thực
hành kham nhẫn với các cảm thọ khổ, thì giống như ép
xác khổ hạnh, là đang xúc phạm những người hành
thiền dưới sự hướng dẫn của Đức Phật, và làm hỏng
giáo Pháp của Ngài. Hơn nữa, họ còn hủy diệt viễn
cảnh của những người hành thiền đang cố gắng hoàn
thành định và tuệ Minh sát.
Trong Kinh nói đến Khanti-Saṃvara – Phòng hộ
bằng kham nhẫn: “Này các Tỳ kheo, trong giáo Pháp
này, một vị Tỳ kheo có như lý tác ý (suy xét chân
chánh) tu tập kham nhẫn với lạnh, nóng, đói, khát, ruồi,
mu i, gió, sức nóng mặt trời, rắn, rít, bò cạp, và những
lời mắng nhiếc sỉ vả. Thậm chí vị ấy còn phải kham
nhẫn với những đau đớn về thể xác hoặc những bệnh
hoạn gay gắt, nghiệt ngã, khủng khiếp và chết người.
Này các Tỳ kheo, đối với một vị Tỳ kheo như vậy,
những phiền não tàn hại và làm cho đau đớn không
còn xảy ra nữa. Vị ấy có thể vượt qua những phiền não
như thế với sự trợ giúp của pháp kham nhẫn và chịu
đựng.” (Majjhimā I,113)
78
Đoạn văn vừa đề cập ở trên, nằm trong bài kinh
gọi là Kinh Tất Cả các Lậu Hoặc (Sabbāsava Sutta), ở
đây Đức Phật đã chỉ dẫn người hành thiền phải chịu
đựng ngay cả với cái đau chết người. Điều đó cần phải
ghi nhớ trong tâm. Thêm nữa, trong Chú giải, có một
số câu chuyện giống như câu chuyện của Trưởng lão
Lomasanaga, người đã không từ bỏ quyết tâm, mà
dành hết thời gian của mình vào việc thực hành giữa
trời trong suốt giai đoạn Antara-ratthaka. Đây là giai
đoạn chuyển tiếp giữa hai tháng cuối cùng của một
năm, và được xem như là thời kỳ lạnh nhất. Thậm chí
có cả tuyết.
Vì thế, bạn không nên thay đổi oai nghi do cái
đau vừa phải như tê cứng, nóng bức, hay đau nhức.
Bạn nên duy trì việc quan sát và kham nhẫn với quyết
tâm không thay đổi oai nghi. Nếu có thể, thậm chí bạn
nên cứ tiếp tục thực hành bất kể đến mạng sống. Nhờ
làm như vậy bạn có thể tạo ra Kham nhẫn phòng hộ,
tuệ Minh sát và định. Nếu cái đau không thể chịu đựng
nổi, thì bạn nên thay đổi oai nghi bằng cách ghi nhận
sự thay đổi này thật cẩn thận để cho chánh niêm, định
và tuệ Minh sát không bị đánh động.
Có số người giải thích Atta-kilamatha (tự hành
xác) theo cách trái ngược lại với giáo Pháp của Đức
Phật. Theo họ, thực hành là một hình thức tự hành
xác. Sự giải thích như vậy rõ ràng là ngược lại với lời
dạy của Đức Phật, vì thậm chí Ngài còn dạy chúng ta
thực hành không màng đến mạng sống và chân tay.
“Dù chỉ còn lại da và xương, dù máu thịt ta có khô cạn,
ta sẽ không ngừng thực hành cho đến khi hoàn thành
sự giác ngộ Đạo Quả ta mong muốn”. Đức Phật nói
79
chúng ta nên quyết tâm kiên định và tiếp tục thực hành
một cách không khoan nhượng. Do đó, một sự thực
hành tích cực như thế không thể nói là ép xác Atta-
kilamatha vì nó giúp người hành thiền tạo ra định và
tuệ Minh sát. Nói gì đến hành thiền, ngay như việc giữ
giới, người ta cũng phải chịu khó chịu khổ ở một mức
nào đó, song không thể bảo như thế là hành khổ hạnh
ép xác vì nó giúp cho định và tuệ Minh sát phát triển.
Chẳng hạn, khi giữ bát quan trai giới hay thập giới,
người ta phải nhịn ăn vào buổi chiều, điều này có thể
làm khó chịu, đặc biệt đối với những người còn trẻ. Tuy
nhiên, không thể nói đó là hành xác vì nó hỗ trợ cho
việc hoàn thành giới của một người.
Dĩ nhiên, đối với một số người, đầu tư nỗ lực
cho việc giữ giới không sát sanh, .... là rất khó, song
Đức Phật tán dương nỗ lực này như „hiện tại khổ,
tương lai lạc‟ trong Đại Kinh Pháp hành – Mahā-
dhamma-dayada, Mūla paṇnāsa (M. I) như sau:
“Ở đây, này các Tỳ kheo, có người với khổ với
ưu, từ bỏ sát sanh, và do duyên từ bỏ sát sanh cảm thọ
khổ ưu (đối với 9 giới còn lại cũng vậy). Vị ấy sau khi
thân hoại mạng chung, nhất định sanh vào thiện thú,
thiên giới, c i đời này. Này các Tỳ kheo, thực hành
mười giới như thế được gọi là, „hiện tại khổ; tương lai
quả báo lạc.‟”
Vì thế, một pháp hành không nên xem là tự hành
xác khi nó giúp người ta trau dồi giới đức, thiền định và
tuệ Minh sát, vì đó là Trung Đạo, Majjhimā-paṭipadā.
Trái lại nếu một pháp hành không liên quan đến giới,
định và tuệ, dĩ nhiên, pháp hành đó phải được xem
như tự hành xác.
80
Câu hỏi 46: Có thực rằng việc quan sát các cảm
thọ lạc sẽ làm phát sanh dục lạc, trong khi chánh niệm
trên các cảm thọ khổ là đồng nhất với tự hành xác. Nếu
vậy, phải chăng người hành thiền không quan sát gì
hết, ngoại trừ duy nhất cảm thọ trung tính (thọ xả)?
Ngay cả trong trường hợp của việc hành thiền
Minh sát, có số người cũng nói một cách lạ lùng rằng
việc quan sát các cảm thọ lạc sẽ làm phát sanh dục
lạc, còn chánh niệm trên các cảm thọ khổ là đồng nhất
với tự hành xác. Do đó, người hành thiền không quan
sát cả hai. Cảm thọ trung tính là cảm thọ duy nhất nên
quán. Đó là một quan niệm sai lầm không có bằng
chứng nào chứng minh được. Trong phần quán thọ
của Kinh Đại Niệm Xứ - Mahāsatipaṭṭhāna Sutta, Đức
Phật đã chỉ dẫn chúng ta một cách rõ ràng là phải quan
sát tất cả mọi loại thọ, như sau:
“Sukhaṃ vā vedanaṃ vedayamāno ‘sukhaṃ
vedanaṃ vedayāmī’ ti pajānāti
Dukkhaṃ vā vedanaṃ vedayamāno ‘dukkhaṃ
vedanaṃ vedayāmī’ ti pajānāti”
Nghĩa là: Khi cảm giác một cảm thọ lạc, người
hành thiền biết ta đang cảm giác một cảm thọ lạc. Khi
cảm giác một cảm thọ khổ, người hành thiền biết ta
đang cảm giác một cảm thọ khổ. Hơn nữa, có nhiều bài
Kinh khác còn đưa ra những bằng chứng tương tự để
chứng minh rằng tất cả các loại thọ phải được ghi nhận
như sau:
“Yapidaṃ cakkhu- samphassa- paccayā uppajjhāti
vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā.
Tampi aniccanti yathā- bhūtaṃ pajānātī.”
81
Dịch: Duyên nhãn xúc, các thọ, lạc, khổ, trung
tính sanh, những thọ ấy phải được như thực quan sát
là vô thường.
Kết luận lại là bất cứ hiện tượng hay pháp nào
nằm dưới năm thủ uẩn - Upādānakkhandha (năm uẩn
vốn bị chấp thủ và tà kiến, xem đó là tôi, v.v…) đều có
thể là một đối tượng để quan sát.
Câu hỏi 47: Gì là sự khác nhau giữa học thông
qua tưởng (sañña) và ghi nhận thông qua niệm (sati)?
Chính „tưởng‟ (sañña) ghi nhận các đối tượng
giác quan để khắc sâu chúng vào trong trí nhớ của một
người, trong khi „niệm‟ (Sati) chỉ hay biết về các đặc
tính và Tam Tướng (vô thường, khổ và vô ngã) của
những đối tượng ấy, chứ không nhớ hay nhận thức
những hình ảnh, .... của chúng. Tuy nhiên, chữ „sati‟,
hay niệm nghĩa đen của nó lại là nhớ, Vì thế, nó được
giải thích như là “ghi nhận” cho phù hợp. Ghi nhận ở
đây chỉ là sự quan sát tâm và thân hay danh và sắc
ngay sát-na chúng xảy ra để hay biết đúng như chúng
thực sự là. Do đó, mặc dù về ngữ pháp hai chữ nghe
có vẻ tương tự, song trên thực tế chúng lại khác nhau.
Câu hỏi 48: Phải chăng đức Bồ Tát (Bodhisatta)
đã đạt đến giác ngộ tối thượng nhờ quan sát hơi thở
vô – ra (Anāpānā)?
Đức Phật – tương lai hay đức Bồ Tát lúc đó đã
đề khởi Vipassana, bằng cách thấy các hiện tượng bên
trong và bên ngoài trong toàn thể vũ trụ (thân - tâm),
đang sanh và diệt. Vì thế, Đức Phật nói:
“Pañcannaṃ upādāna-kkhandhanaṃ udaya-yabba-
nupassī vihasiṃ”
82
“Ta đã dùng thời gian để quán năm thủ uẩn đang
sanh và diệt.” (Ở đây, năm thủ uẩn -
Upādānakkhandha, có nghĩa là Năm uẩn bị chấp thủ và
tà kiến)
Quan sát năm thủ uẩn đang sanh và diệt, Ngài
khởi lên trí tuệ Minh sát, dần dần từng bước dẫn đến
sự chứng ngộ Niết-bàn qua việc đắc Tu-đà-hoàn Đạo
(Sotāpannā Magga). Rồi Ngài lại thực hành Minh sát
theo cách tương tự, và chứng nghiệm Niết-bàn qua
Tư-đà-hàm Đạo (Sakadāgāmī Magga), tầng giác ngộ
thứ hai. Một lần nữa Ngài trở lại với việc Minh sát, và
chứng ngộ Niết-bàn qua A-na-hàm Đạo (Anāgāmī
Magga), tầng giác ngộ thứ ba. Và cuối cùng Ngài trở lại
với Minh sát, và chứng đắc viên mãn Niết-bàn qua tầng
giác ngộ cuối cùng, A-la-hán Đạo (Arahanta Magga)
còn gọi là Lâụ Tận (Tận diệt mọi phiền não lậu hoặc
Asāvakkhaya), trở thành Phật, bậc Toàn giác.
Câu hỏi 49: Liệu có thể phát sanh tuệ Minh sát do
đọc, “sanh và diệt” mà không quan sát danh và sắc
đang thực sự sanh - diệt không?
Thực sự không thể thấy vô thường, khổ và vô
ngã mà không kinh nghiệm những đặc tính thực của
tâm và thân. Chẳng hạn, nếu bạn không thấy tia chớp
ngay khoảnh khắc nó chớp lên, bạn không thể nào biết
được tia chớp xuất hiện và biến mất như thế nào, có
phải vậy không? Theo cách tương tự, bạn không thể
thấy vô thường, khổ và vô ngã mà không quan sát tâm
và thân ngay sát-na chúng xảy ra. Vì thế, kết luận đưa
ra ở đây là người ta không thể phát sanh tuệ Minh sát
thực vào tính chất vô thường, khổ và vô ngã, chỉ bằng
cách đọc “sanh và diệt” mà không quan sát tâm và thân
83
đang thực sự sanh và diệt được. Đó là lý do vì sao
người hành thiền phải ghi nhớ rằng chỉ khi họ quan sát
tâm và thân đang sanh diệt, và nhờ đó kinh nghiệm
được tính chất vô thường, .... của chúng, thì đó mới là
tuệ Minh sát thực.
Câu hỏi 50: Liệu có thể biết được các hiện tượng
(các pháp) quá khứ, vị lai, đúng như chúng là không?
Trong Anupada Sutta, Uparipaṇṇāsa (Kinh Bất
Đoạn, TB.III), bài kinh đặc biệt đề cập rằng trong
trường hợp thực hành Minh sát của các vị đệ tử (ở đây
nói về ngài Xá-lợi-phất), chỉ có các hiện tượng bên
trong là quan trọng đối với việc thực hành, và những gì
còn lại có thể được kinh nghiệm bằng cách phán đoán
hay suy luận. Vì thế, điều quan trọng là phải hay biết
các hiện tượng bên trong từ kinh nghiệm của chính
mình. Trong số đó, các hiện tượng tương lai không thể
kinh nghiệm như chúng thực sự là, bởi vì chúng vẫn
chưa đi vào hiện hữu.
Đối với các hiện tượng quá khứ, chẳng hạn
những hiện tượng trong các kiếp quá khứ không cách
nào có thể kinh nghiệm chúng như thực được, mà chỉ
nhờ suy luận hay phán đoán. Ngay cả trong kiếp sống
này cũng vậy, không dễ gì kinh nghiệm các đối tượng
đã gặp những năm, tháng, tuần hay ngày, trước. Thực
sự ra, ngay cả các hiện tượng của giờ trước cũng đã
khó mà kinh nghiệm trong nghĩa tối hậu, bởi vì ngay khi
người bình thường thấy hay nghe một đối tượng thì họ
liền xem đó như một con người, ngã hay tha, nam hay
nữ. Vì thế, theo Bhaddeka-ratta Sutta (Kinh Bhaddeka-
ratta) thì chúng ta phải khởi sự việc thực hành Minh sát
của chúng ta bằng cách quan sát các hiện tượng hiện
84
tại ngay sát-na chúng xảy ra. Và điều này cũng hợp với
Kinh Niệm Xứ vốn dạy 'khi đi, biết đang đi', .... bạn phải
khởi sự hành Minh sát với các đối tượng hiện tại như
đi, đứng, ngồi, nằm, v.v... Sở dĩ có sự phức tạp ở đây
là vì Kinh Vô Ngã Tướng (Anattā-lakkhaṇa Sutta) này
bắt đầu với các hiện tượng quá khứ, do đó, người ta có
thể lầm lẫn cho rằng thiền sinh nên bắt đầu Minh sát
với các hiện tượng quá khứ.
Câu hỏi 51: Có nên thực hành bằng cách đọc
thầm và suy xét "thân này là vô thường, thân này là vô
thường'' không?
Giả sử, bạn thực hành bằng cách đọc thầm và
suy xét "Rūpaṃ Aniccaṃ, Rūpaṃ Aniccaṃ” (sắc là vô
thường, sắc là vô thường), các thuật ngữ bạn dùng tất
nhiên là đúng.Tuy nhiên, nếu bạn được hỏi đích xác
bạn đang quán cái gì, hay sắc nào bạn muốn nói là vô
thường, thì câu trả lời chắc sẽ chỉ là tên gọi suông mà
thôi. Có rất nhiều câu hỏi được nêu ra ở đây, chẳng
hạn: bạn đang quán sắc nào, sắc quá khứ, sắc hiện tại,
hay sắc tương lai; và đó là sắc bên ngoài hay bên
trong. Câu trả lời tất sẽ mơ hồ.
Giả sử, nếu đó là sắc bên trong, thì nó ở phần
nào trong thân, ở đầu, mình, chân tay, da, thịt, ruột,
gan hay ở phần nào khác? Câu trả lời không là gì
ngoại trừ tên gọi hay danh xưng suông, và vô thường
do suy nghĩ. Đó chẳng qua là những gì bạn nghĩ tới
nghĩ lui nhiều lần, cũng giống như tụng kinh chứ không
có gì hơn.
Câu hỏi 52: Vì sao người hành thiền không được
chỉ dẫn quán hơi thở vô và hơi thở ra?

85
Theo quan niệm của tôi, tôi đồng ý với điều cho
rằng có thể tu tập Vipassanā bằng cách quán hơi thở
vô ra, cảm giác yếu tố gió hay Phong đại, và tâm ghi
nhận liên quan trong đó. Tuy nhiên, trong Thanh Tịnh
Đạo mười bốn phần quán thân (kāya-nupassanā) được
chia ra làm 2 phần, Samātha và Vipassanā. Anāpānā
(quán hơi thở) được sắp vào thiền chỉ (Samātha) như:
“Iriyāpatha-pabbaṃ catu- sampajjañā- pabbaṃ
dhātu- manasikāra pabbanti imāni tīni vipassanā-
vāsena vuttanti- ānāpāna-pabbaṃ pana paṭikūla-
manasikāra-pabbañca imānevettha dve samādhi-
vasena vuttanti.” (Visuddhi-magga I,p232)
Dịch: “Ba phần như quán bốn oai nghi, bốn loại
tỉnh giác và bốn đại chủng (bốn yếu tố căn bản), được
dạy dưới dạng thiền Minh sát, trong khi chỉ có hai phần
như quán hơi thở vô ra, và quán ba mươi hai thể trược
dạy dưới dạng thiền chỉ.”
Như trên đã đề cập, Thanh Tịnh Đạo rõ ràng sắp
quán hơi thở (ānāpāna) như tu tập thiền chỉ hay thiền
định. Nếu tôi hướng dẫn các thiền sinh quán hơi thở vô
ra để phát triển Vipassanā, thì theo những gì Thanh
Tịnh Đạo đã đề cập ở trên, tôi chắc chắn sẽ bị đổ lỗi là
đang dạy thiền định, chứ không phải thiền Minh sát.
Vì thế, hẳn là tôi không thể cứ khăng khăng nói
ngược với Thanh Tịnh Đạo rằng tôi đang dạy thiền
Minh sát. Đó là lý do vì sao tôi không hướng dẫn người
hành thiền thực hành quán hơi thở vô ra như thiền
Minh sát. Tuy nhiên, tôi cũng cho phép người hành
thiền quán hơi thở nếu anh ta hay cô ta nài nỉ. Tôi chưa
bao giờ bảo họ không được.

86
Có một điều cần phải ghi nhớ là: Thanh Tịnh
Đạo, và Vô Ngại Giải Đạo (Patisambhidā Magga) đều
nói rõ rằng khi bạn thực hành quán hơi thở, tâm bạn
phải tập trung độc nhất vào lỗ mũi, chứ không theo hơi
thở đi vào và đi ra. Mục đích là để đề khởi chuẩn bị
định và định của bậc thiền (jhānic). Tuy nhiên, trong
trường hợp của thiền Minh sát, đối tượng không giới
hạn cho hiện tượng vật lý ở một nơi đặc biệt nào.
Song, nếu tôi chỉ dẫn người hành thiền quan sát
các hiện tượng khác như cảm giác xúc chạm hay tâm
lang thang hoặc thấy, nghe, .... thì những chỉ dẫn của
tôi sẽ ngược lại với hai bộ sách có thẩm quyền đã nói
ở trên, và tôi cũng buộc phải bị chỉ trích về việc đó. Tôi
hy vọng những câu trả lời này sẽ thỏa mãn được câu
hỏi tại sao tôi không hướng dẫn người hành thiền thực
hành quán hơi thở để phát triển Minh sát.
Câu hỏi 53: Nếu một người quan sát sự 'phồng,
xẹp' có phải là tu tập định hay thiền chỉ (Samātha)
không?
Sự 'phồng, xẹp' được kể trong yếu tố gió hay
phong đại gọi là Assasa-passasa, một trong sáu loại
gió thuộc phong đại. Thực sự ra, sự 'phồng, xẹp' thuộc
về bốn loại gió của phong đại là: Aṇga-maṇga-nusari-
vāyo (gió đi qua các phần của thân), Assasa-passasa-
vāyo (hơi thở vô và hơi thở ra), Kucchisaya-vāyo (gió
trong bao tử), và Yam-va-taṃ-va-vāyo (gió thông
thường).
Đối tượng, sự 'phồng, xẹp', được kể trong hơi
thở vô ra vì nó liên quan chính yếu đến hơi thở, và thể
hiện ra như kết quả của việc thở. Tuy vậy, tôi vẫn

87
không có ý muốn nói nó là ānāpāna - niệm hơi thở, vì
trong trường hợp của thực hành niệm hơi thở, người
hành thiền được hướng dẫn tập trung tâm trên hơi gió
đi qua mũi và môi trên theo Vô Ngại Giải Đạo và Thanh
Tịnh Đạo, ....
Vì thế, quán 'phồng, xẹp' không phải là thực
hành niệm hơi thở mặc dù người hành thiền cũng quan
sát hơi thở vô ra nếu nó chuyển động trong bụng.
Nhưng, khi ấy nó là Dhātu-vavaṭṭthāna (quán trên sự
phân tích các giới hay tứ đại), bởi vì bất kỳ đại nào
cũng có thể được quan sát để phát triển Vipassanā.
Câu hỏi 54: Người hành thiền có thấy vô thường,
khổ và vô ngã lúc mới bắt đầu hành Minh sát không?
Cách thức một Quán thừa thiền sinh (Vipassanā-
yānika) hay một người thực hành Minh sát không có
định của thiền chỉ, thực hành được giải thích như sau:
“Idhekacco pana vuttapakaram samatham
anuppadetvā pañcupadanak-khadhe aniccadihi
vipassati. Ayaṃ vipassanā.”
Nghĩa là: Ở đây, trong Thánh Chúng này, một vị
thực hành Vipassanā quan sát năm uẩn (các hiện
tượng thân tâm) dưới dạng vô thường, khổ và vô ngã,
mà không đề khởi thiền định. Đó được gọi là thuần
quán.
Như đã đề cập ở trên, một thiền sinh bắt đầu
quán hay quan sát năm uẩn (các hiện tượng tâm và
thân) dưới dạng vô thường, khổ và vô ngã, mà không
đề khởi thiền định, tức không có cận định (Upacāra-
samādhi) và an chỉ định (Appanā samādhi). Tuy nhiên,
điều đó không có nghĩa là vị ấy thấy được vô thường,
88
.... ngay lúc bắt đầu thực hành. Bao lâu người hành
thiền không tránh xa được các triền cái, ở đây là những
ý nghĩ lang thang, họ không thể trông đợi kinh nghiệm
các đặc tính thực của tâm và thân. Để tịnh hoá tâm
khỏi các triền cái ấy, điều cần thiết là vị ấy phải phát
triển nhất thời định (sát-na định) dựa trên Minh sát. Chỉ
khi đó,vị ấy mới có thể hay biết về các đặc tính thực
của tâm và thân, phát sanh tuệ Minh sát gọi là Danh
sắc phân tích trí (Nāma-rūpa pariccheda-ñāṇa).
Kế đến, tuệ này được theo sau lần lượt bởi các
tuệ gọi là Tuệ phân biệt nhân quả (Paccaya-pariggaha-
ñāṇa), và Tuệ thẩm sát tam tướng - vô thường, khổ và
vô ngã (Sammasana-ñāṇa). Vì sự giải thích chi tiết về
điều này đã được nói đến trong Thanh Tịnh Đạo
(Vissuddhi Magga), ở đây chúng tôi chỉ giải thích tóm
tắt rằng một người quan sát năm uẩn dưới dạng vô
thường v.v…mà thôi. Ngược lại, nếu một thiền sinh
thấy được vô thường, khổ và vô ngã ngay lúc bắt đầu
thực hành, điều đó sẽ trái ngược với sự giải thích của
Thanh Tịnh Đạo.
Nó cũng ngược lại với cách tiến hành của Thất
thanh tịnh (Bảy giai đoạn thanh tịnh gồm: 1. Giới tịnh
(Sīlavisuddhi); 2.Tâm tịnh (Cittavisuddhi); 3. Kiến tịnh
(Diṭṭhivisuddhi); 4. Đoạn nghi tịnh
(Kaṇkhāvitaraṇavisuddhi); 5. Đạo phi đạo tri kiến tịnh
(Maggāmaggañāṇadassanavisuddhi); 6. Đạo tri kiến
tịnh (Paṭipadāñaṇadassanavisuddhi); 7. Tri kiến tịnh
(Ñāṇadassanavissuddhi). Vì thế, điều đó cần phải tin là
không đúng sự thực.

89
PHÁP HÀNH
THIỀN THA THỨ VÀ THIỀN TÂM TỪ
Thiền Sư Sayadaw U Sīlānanda

1. Pháp Hành Thiền Tha Thứ


Khi hành Thiền Tha Thứ, thiền sinh chấp hai tay
đọc 5 đến 10 lần :
Vì lầm lạc và không minh mẫn nên con đã có
hành động, lời nói và ý nghĩ sai lầm làm thiệt hại và gây
ra đau khổ cho người khác, cho chúng sanh khác. Xin
tất cả chúng sinh mở rộng lòng từ bi và trí tuệ tha thứ
cho con.
Con xin thành thật tha thứ cho tất cả những ai đã
có hành động, lời nói và ý nghĩ sai lầm làm thiệt hại và
gây ra đau khổ cho con.
Con xin thành thật tha thứ cho chính con và
nguyện từ nay về sau làm lành, lánh dữ, giữ tâm ý
trong sạch.
2. Pháp Hành Thiền Tâm Từ
Sau khi hành Thiền Tha Thứ, thiền sinh có thể
hành Thiền Tâm Từ như sau:
a. Rải Tâm Từ đến chúng sanh theo nơi chốn
Thiền sinh có thể niệm thầm trong tâm vào
khoảng 10 lần những câu sau đây:
Nguyện cho con thoát khỏi thù hận, có đầy đủ
sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thanh tịnh, tĩnh lặng,
thân không bệnh tật, tâm không phiền não, hàng ngày
an vui, không gặp chướng ngại.

90
Nguyện cho tất cả chúng sanh trong nhà này
thoát khỏi thù hận, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh
phúc, thanh tịnh, tĩnh lặng, thân không bệnh tật, tâm
không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng
ngại.
Nguyện cho tất cả chúng sanh trong khu vực
này thoát khỏi thù hận, có đầy đủ sức khỏe, bình an,
hạnh phúc, thanh tịnh, tĩnh lặng, thân không bệnh tật,
tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp
chướng ngại.
Nguyện cho tất cả chúng sanh trong thành
phố này thoát khỏi thù hận, có đầy đủ sức khỏe, bình
an, hạnh phúc, thanh tịnh, tĩnh lặng, thân không bệnh
tật, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp
chướng ngại.
Nguyện cho tất cả chúng sanh trong đất
nước này thoát khỏi thù hận, có đầy đủ sức khỏe, bình
an, hạnh phúc, thanh tịnh, tĩnh lặng, thân không bệnh
tật, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp
chướng ngại.
Nguyện cho tất cả chúng sanh trên thế giới
thoát khỏi thù hận, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh
phúc, thanh tịnh, tĩnh lặng, thân không bệnh tật, tâm
không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng
ngại.
Nguyện cho tất cả chúng sanh trong vũ trụ
thoát khỏi thù hận, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh
phúc, thanh tịnh, tĩnh lặng, thân không bệnh tật, tâm
không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng
ngại.
Nguyện cho tất cả chúng sanh thoát khỏi thù
hận, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thanh
91
tịnh, tĩnh lặng, thân không bệnh tật, tâm không phiền
não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.
b. Rải Tâm Từ qua từng hạng người
Thiền sinh có thể niệm thầm trong tâm vào
khoảng 10 lần những câu sau đây:
Nguyện cho con thoát khỏi thù hận, có đầy đủ
sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thanh tịnh, tĩnh lặng,
thân không bệnh tật, tâm không phiền não, hàng ngày
an vui, không gặp chướng ngại.
Nguyện cho Thầy Tổ con thoát khỏi thù hận, có
đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thanh tịnh, tĩnh
lặng, thân không bệnh tật, tâm không phiền não, hàng
ngày an vui, không gặp chướng ngại.
Nguyện cho cha mẹ con thoát khỏi thù hận, có
đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thanh tịnh, tĩnh
lặng, thân không bệnh tật, tâm không phiền não, hàng
ngày an vui, không gặp chướng ngại.
Nguyện cho những người trong gia đình thoát
khỏi thù hận, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc,
thanh tịnh, tĩnh lặng, thân không bệnh tật, tâm không
phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.
Nguyện cho thân bằng quyến thuộc con thoát
khỏi thù hận, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc,
thanh tịnh, tĩnh lặng, thân không bệnh tật, tâm không
phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.
Nguyện cho bạn bè con thoát khỏi thù hận, có
đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thanh tịnh, tĩnh
lặng, thân không bệnh tật, tâm không phiền não, hàng
ngày an vui, không gặp chướng ngại.
Nguyện cho tất cả thiền sinh thoát khỏi thù
hận, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thanh
92
tịnh, tĩnh lặng, thân không bệnh tật, tâm không phiền
não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.
Nguyện cho những người không quen biết
con thoát khỏi thù hận, có đầy đủ sức khỏe, bình an,
hạnh phúc, thanh tịnh, tĩnh lặng, thân không bệnh tật,
tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp
chướng ngại.
Nguyện cho những người không có thiện
cảm với con thoát khỏi thù hận, có đầy đủ sức khỏe,
bình an, hạnh phúc, thanh tịnh, tĩnh lặng, thân không
bệnh tật, tâm không phiền não, hàng ngày an vui,
không gặp chướng ngại.
Nguyện cho tất cả chúng sanh thoát khỏi thù
hận, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thanh
tịnh, tĩnh lặng, thân không bệnh tật, tâm không phiền
não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.
Nguyện cho tất cả chúng sanh trong mười
phương không oan trái lẫn nhau, tránh khỏi các rủi ro,
tai hại, được an vui và thành tựu những hạnh phúc,
khiến cho tất cả sự khổ não, kinh sợ và bệnh hoạn đều
được tiêu tan.
 Lợi ích khi thực hành Thiền Tâm Từ
- Ngủ an lành, không gặp ác mộng, Thức dậy an
lành
- Được mọi người và phi nhân thương mến
- Được chư thiên bảo vệ
- Lửa, thuốc độc và vũ khí không làm hại được
- Dễ tập trung tâm ý
- Mặt mày trong sáng dễ mến
- Không bối rối khi chết, và nếu Tâm từ được phát
triển cao hơn sẽ được tái sanh về cõi Phạm Thiên.

93
THỌ BÁT QUAN TRAI GIỚI

Vị Sư đọc phần truyền Tam quy và Bát giới,


các thiền sinh cư sĩ đọc theo 3 lần:
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammā Sambuddhassa
Nam mô, tas sá, phá gá vá tô, á rá há tô, sam ma
sam but thas sá.
Chúng con xin hết lòng thành kính, làm lễ Đức
Phá gá va đó, Ngài là bậc Á rá hăn cao thượng, được
chứng quả Chánh Biến Tri, do Ngài tự ngộ, không thầy
chỉ dạy. (3 lần 1 lạy)

 Phần Tam Quy (Vị Sư đọc trước, Phật tử đọc theo)


Buddhaṃ saranaṃ gacchāmi.
But thăn, sá rá năn, gach cha mí.
Con đem hết lòng thành kính, xin quy y Phật.
Dhammaṃ saranaṃ gacchāmi.
Tham măn, sá rá năn, gach cha mí.
Con đem hết lòng thành kính, xin quy y Pháp.
Sanghaṃ saranaṃ gacchāmi.
Xăng khăn sá rá năn gach cha mí.
Con đem hết lòng thành kính, xin quy y Tăng.

Dutiyampi, …. Đú tí dam pí, … Lần thứ nhì.

Tatiyampi, .... Tá tí dam pí, … Lần thứ ba.

Sư truyền giới: Tisaraṇaggahanaṃ paripuṇṇaṃ


Phép Quy Y Tam Bảo tròn đủ chỉ có bấy nhiêu.
Thiền sinh: Āma bhante ! A má phành tê !
Dạ xin vâng.
94
 Phần Bát Giới (Vị Sư đọc trước, Phật tử đọc theo)
1. Pāṇātipātā veramaṇī sikkhā-padaṃ samādiyāmi.
Pa na tí pa ta, vê rá má ni, sic kha pá đăn, sá ma
đí da mí. Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự
sát sanh.
2. Adinnādānā veramaṇī sikkhā-padaṃ samādiyāmi.
Á đin na đa na, vê rá má ni, sic kha pá đăn, sá ma
đí da mí. Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự
trộm cắp.
3. Kāmesu-micchācārā veramaṇī sikkhā-padaṃ
samādiyāmi.
Ka mê sú mich cha- chá ra, vê rá má ni, sic kha
pá đăn, sá ma đí da mí. Con xin vâng giữ điều học là
cố ý tránh xa sự tà hạnh.
4. Musā-vādā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Mú sa va đa, vê rá má ni, sic kha pá đăn, sá ma đí
da mí. Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự
nói dối.
5. Surā-meraya-majjap-pamādaṭ-ṭhānā veramaṇī
sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Sú ra mê rá dá mach chap pá ma đat tha na, vê rá
má ni, sic kha pá đăn, sá ma đí da mí.
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự dễ
duôi uống rượu và các chất say.
6. Vikālabojanā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Ví ka lá bô chá na, vê rá má ni, sic kha pá đăn, sá
ma đí da mí.
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự ăn
sái giờ.

95
7. Nacca-gīta-vādita-visukadassana mālā-gandha-
vilepana-dhārana-mandana-vibhūsanaṭṭhana
veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Nát chá gi tá va đí tá ví su kas đát sá na, vê rá má
ni, sic kha pá đăn, sá ma đí da mí.
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự múa
hát, thổi kèn đàn, xem múa hát, nghe đàn kèn, trang
điểm, thoa dầu thơm, dồi phấn và đeo tràng hoa.
8. Uccāsayana mahāsayanā veramaṇī sikkhāpadaṃ
samādiyāmi.
Út cha sá dá ná má ha sá dá na, vê rá má ni, sic
kha pá đăn, sá ma đí da mí.
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa chỗ
nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp.

Sư truyền giới: ‘‘Imāni aṭṭha sikkhā-padāni


uposathasīlavasena imaňca rattiṃ imaňca divasaṃ
sādhukaṃ katvā appamādena sammā rakkhitabbaṃ’’.
Í ma ní át thá sít kha pá da ní ú po sá thá si lá vá
sê ná í măng chá rát tim í măng chá đí vá săng sa thú
kăng ká toa áp pá ma đê ná sám ma rắt khí táp băng
Thiền sinh: Āma bhante ! A má phành tê !
Sư truyền giới: Chư thiện tín sau khi thọ trì Tam quy
và Bát Quan Trai Giới nơi Tam Bảo, phải vâng giữ
hành theo, cho được trong sạch trọn ngày nay, đêm
nay và cho đến trọn đời, chẳng nên dễ duôi.
Thiền sinh: Dạ xin vâng. (lạy)*
Sư truyền giới: “Sīlena sugatiṃ yanti, Sīlena
bhogasampadā; Sīlena nibbutiṃ yanti, Tasmā sīlaṃ
visodhaye”.
Tất cả chúng sanh được sanh về cõi Trời cũng
nhờ giữ giới. Tất cả chúng sanh được giàu sang cũng
96
nhờ giữ giới. Tất cả chúng sanh giải thoát, nhập Niết
Bàn cũng nhờ giữ giới. Bởi các cớ ấy, nên thiện tín
(hoặc Chư thiện tín) phải ráng thọ trì giới luật cho được
trong sạch đừng để lấm nhơ.
Thiền sinh: Sādhu ! Sādhu ! Sādhu !
Sa thú ! Sa thú ! Lành thay!

Phật tử đọc bài hồi hướng phước báu :


Chư Thiên ngự trên hư không,
Địa cầu thượng ngự r thông mọi điều,
Long Vương thần lực có nhiều,
Đồng xin hoan hỷ phước đều chúng con.

Hộ trì Phật giáo Tăng bồi,


Các bậc Thầy Tổ an vui lâu dài,
Quyến thuộc tránh khỏi nạn tai,
Chúng sanh được hưởng phước dài bền lâu.

Chúng con vui thú đạo mầu,


Tu hành tinh tấn ngõ hầu vô sanh. (Lạy)

Do sự phước báu mà chúng con đã trong sạch


làm đây, xin hồi hướng đến thân bằng quyến thuộc đã
quá vãng, cầu mong cho các vị ấy siêu sanh về nơi
nhàn cảnh.
Do sự phước báu mà chúng con đã trong sạch
làm đây, xin cầu an đến thân bằng quyến thuộc còn
hiện tại , cầu mong cho các vị ấy hằng được sự yên
vui.
Do sự phước báu mà chúng con đã trong sạch
làm đây, hãy là mối duyên lành, để dứt khỏi những điều
ô nhiễm, ngủ ngầm nơi tâm trong ngày vị lai. (Lạy)

97
KINH TAM BẢO
(TÓM TẮT)

1. LỄ BÁI PHẬT BẢO


Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammā Sambuddhassa
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammā Sambuddhassa
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammā Sambuddhassa

Con đem hết lòng thành kính làm lễ Ðức


Bhagavā đó. Ngài là bậc Arahăng cao thượng, được
chứng quả Chánh Biến Tri, do Ngài tự ngộ, không thầy
chỉ dạy. (đọc 3 lần, lạy 1 lạy).

2. BUDDHA GUṆA - ÂN ÐỨC PHẬT BẢO


Itipiso Bhagavā: Arahaṃ, Sammā-sambuddho,
Vijjācarana-sampanno, Sugato, Lokavidū, Anuttaro,
Purisadammasārathi, Satthā-devamanus-sānaṃ, Buddho,
Bhagavāti.
1 - Arahaṃ (Ứng Cúng): Ðức Thế Tôn hiệu Arahaṃ,
bởi Ngài đã xa lìa các tội lỗi, nên tiền khiên tật, thân và
khẩu của Ngài đều được trọn lành.
2 - Sammā-sambuddho (Chánh Biến Tri): Ðức Thế
Tôn hiệu Sammā Sambuddho, bởi Ngài đã thành bậc
Chánh Ðẳng, Chánh Giác, tự Ngài ngộ lấy, không thầy
chỉ dạy.
3 - Vijjācarana-sampanno (Minh Hạnh Túc): Ðức
Thế Tôn hiệu Vijjācaranasampanno, bởi Ngài toàn đắc
3 cái giác, 8 cái giác và 15 cái hạnh.
4 - Sugato (Thiện Thệ): Ðức Thế Tôn hiệu Sugato,
bởi Ngài đã ngự đến nơi an lạc, bất sanh, bất diệt, Ðại
Niết Bàn.
98
5 - Lokavidū (Thế Gian Giải): Ðức Thế Tôn hiệu
Lokavidū , bởi Ngài đã thông suốt Tam Giới.
6 - Anuttaro (Vô Thượng Sĩ): Ðức Thế Tôn hiệu
Anuttaro, bởi Ngài có đức hạnh không ai bì.
7 - Purisadammasārathi (Ðiều Ngự Trượng Phu):
Ðức Thế Tôn hiệu Purisadammasārathi, bởi Ngài là
Đấng tế độ những người hữu duyên nên tế độ.
8 - Satthā-devamanus-sānaṃ (Thiên Nhơn Sư):
Ðức Thế Tôn hiệu Satthādevama-nussānaṃ, bởi Ngài
là thầy cả Chư Thiên và nhân loại.
9 - Buddho (Phật): Ðức Thế Tôn hiệu Buddho, bởi
Ngài Giác Ngộ lý Tứ Diệu Ðế, và đem ra giáo hóa
chúng sanh cùng biết.
10 -Bhagavāti (Thế Tôn): Ðức Thế Tôn hiệu
Bhagavā, bởi Ngài đã siêu xuất Tam Giới, tức là Ngài
không còn luân hồi lại nữa. (lạy)

3. DHAMMA GUṆA - ÂN ÐỨC PHÁP BẢO


1 - Svākkhāto Bhagavatā: Nghĩa là tam tạng Pháp
Bảo của Ðức Thế Tôn, đã khẩu truyền y theo chánh
pháp.
2 - Dhammo: là Pháp Thánh có 9 hạng: "4 đạo, 4 quả
và 1 Niết Bàn".
3 - Sandiṭṭhiko: là Pháp mà Chư Thánh đã thấy
chắc, biết chắc, bởi nhờ kiến tánh, chẳng phải vì nghe,
vì tin kẻ nào khác, nghĩa là tự mình thấy rõ chơn lý.
4 - Akāliko: là Pháp độ cho đắc quả không chờ ngày
giờ, khi nào đắc đạo thì đắc quả không chậm trễ.
5 - Ehipassiko: là Pháp của Chư Thánh đã đắc quả
rồi, có thể ứng hóa cho kẻ khác biết được.

99
6 - Opanayiko: là Pháp của Chư Thánh đã có trong
mình, do nhờ phép Thiền Ðịnh.
7 - Paccattaṃ veditabbo viññū hīti: là Pháp mà các
hàng trí tuệ, nhất là bậc Thượng Trí được biết, được
thấy tự nơi tâm. (lạy)

4. SAṄGHA GUṆA - ÂN ÐỨC TĂNG BẢO


1 - Suppaṭipanno bhagavato sāva-kasaṅgho: Tăng
là các bậc Thinh Văn đệ tử Phật. Các Ngài đã tu hành
chín chắn y theo chánh pháp.
2 - Ujupaṭipanno bhagavato sāva-kasaṅgho: Tăng
là các bậc Thinh Văn đệ tử Phật. Các Ngài đã tu hành
chín chắn y theo chánh Pháp.
3 - Ñayapaṭipanno bhagavato sāva-kasaṅgho: Tăng
là các bậc Thinh Văn đệ tử Phật. Các Ngài tu hành để
Giác Ngộ Niết Bàn, là nơi an lạc dứt khỏi các sự thống
khổ.
4 - Sāmīcipaṭipanno bhagavato sāva-kasaṅgho:
Tăng là các bậc Thinh Văn đệ tử Phật. Các Ngài đã tu
theo phép Giới Ðịnh Tuệ.
5 - Yadidaṃ cattāri purisa-yugāni: Tăng nếu đếm
đôi thì có bốn bậc:
Tăng đã đắc đạo cùng quả Tu Ðà Hoàn,
Tăng đã đắc đạo cùng quả Tư Ðà Hàm,
Tăng đã đắc đạo cùng quả A Na Hàm,
Tăng đã đắc đạo cùng quả A La Hán.
6 - Aṭṭha purisa-puggalā: Tăng nếu đếm chiếc thì có
tám bậc:
Tăng đã đắc đạo Tu Ðà Hoàn,
Tăng đã đắc quả Tu Ðà Hoàn,
100
Tăng đã đắc đạo Tư Ðà Hàm,
Tăng đã đắc quả Tư Ðà Hàm,
Tăng đã đắc đạo A Na Hàm,
Tăng đã đắc quả A Na Hàm,
Tăng đã đắc đạo A La Hán,
Tăng đã đắc quả A La Hán,
7 - Esa Bhagavato sāvakasaṅgho: Chư Tăng ấy là
các bậc Thinh Văn Đệ tử Phật.
8 – Āhuneyyo: Các Ngài đáng thọ lãnh bốn món vật
dụng của tín thí, ở phương xa đem đến dâng cúng cho
những người có giới hạnh.
9 – Pāhuneyyo: Các Ngài đáng thọ lãnh của tín thí,
mà họ dành để cho thân quyến cùng bầu bạn ở các
nơi, nhưng họ lại đem đến dâng cúng cho các Ngài.
10 - Dakkhiṇeyyo: Các Ngài đáng thọ lãnh của Tín
thí, tin lý nhân quả đem đến dâng cúng.
11 – Añjalikaranīyo: Các Ngài đáng cho chúng sanh
lễ bái.
12 - Anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokas-sāti: Các Ngài
là phước điền của chúng sanh không đâu bì kịp.

5. NĂM ĐIỀU QUÁN TƯỞNG


Thế Tôn lời dạy tỏ tường,
Năm điều quán tưởng phải thường xét ra:
Ta đây phải có sự già,
Thế nào tránh thoát lúc qua canh tàn.

Ta đây bệnh tật phải mang,


Thế nào tránh thoát đặng an mạnh lành.

101
Ta đây sự chết sẵn dành,
Thế nào tránh thoát tử sanh đến kỳ,
Ta đây phải chịu phân ly,
Nhân vật quý mến ta đi biệt mà.

Ta đi với nghiệp của ta,


Dù cho tốt xấu tạo ra tự mình,
Theo ta như bóng theo hình,
Ta thọ quả báo phân mình kết thành.

6. HỒI HƯỚNG PHƯỚC ĐẾN CHƯ THIÊN


Aakāsaṭṭhā ca bhummaṭṭhā
Devānāgā mahiddhikā
Puññaṃ no anumodantu
Ciraṃ rakkhantu
1. Sāsanaṃ 2. No garū 3. Ñātayo
4. Pānino 5. No sadā.
Chư Thiên ngự trên hư không,
Địa cầu thượng ngự rõ thông mọi điều,
Long Vương thần lực có nhiều,
Đồng xin hoan hỷ phước đều chúng con.

Hộ trì Phật giáo Tăng bồi,


Các bậc Thầy Tổ an vui lâu dài,
Quyến thuộc tránh khỏi nạn tai,
Chúng sanh được hưởng phước dài bền lâu.

Chúng con vui thú đạo mầu,


Tu hành tinh tấn ngõ hầu vô sanh. (Lạy)

102
7. NGUYỆN GIẢI THOÁT
Idaṃ no (vo) nātīnaṃ hontu sukhitā hontu
nātayo (3 lần)
Do sự phước báu mà chúng con đã trong sạch
làm đây:
1. Xin hồi hướng đến thân bằng quyến thuộc đã
quá vãng, cầu mong cho các vị ấy siêu sanh về nơi
nhàn cảnh.
2. Xin cầu an đến thân bằng quyến thuộc còn hiện
tại , cầu mong cho các vị ấy hằng được sự yên vui.
Idaṃ vata me puñnñaṃ āsavakkhayāvahaṃ
hotu ānagate kāle (Lạy)
Do sự phước báo mà chúng con đã trong sạch
làm đây, hãy là pháp duyên lành, để dứt khỏi những
điều ô nhiễm, ngủ ngầm nơi tâm trong ngày vị lai. (Lạy)

103
METTĀ SUTTA
(KINH RẢI TÂM TỪ)

Aham avero homi Mong cho tôi thoát khỏi:


abyãpajjho homi Hận thù và hiểm nguy,
anĩgho homi Tâm nhiễm ô, phiền não,
sukhĩ-attãnam pariharãmi Thân đau khổ, đọa đày;
Thân tâm được an lạc.
Mama mãtãpitu ãcariya ca Mong cha mẹ, thầy tổ,
nãtimittã ca sabrahmã- Cùng thân quyến, bạn bè
carino ca Không hiểm nguy, thù hận,
Averã hontu abyãpajjhã Tâm trí hết muộn phiền,
hontu, anĩgha hontu Khổ thân không còn nữa,
sukhĩ-attãnam pariharantu. An lạc cả thân tâm.
Imasmim ãrãme sabbe Mong tất cả thiền sinh,
yogino Không hiểm nguy, thù hận,
averã hontu abyãpajjhã Tâm trí hết muộn phiền,
hontu, anĩgha hontu Khổ thân không còn nữa,
sukkhĩ-attãnam pariharantu. An lạc cả thân tâm.
Imasmim ãrãme sabbe Mong toàn thể Tăng Ni,
bhikkhu Cư sĩ nam và nữ,
sãmanera ca upãsaka- Không hiểm nguy, thù hận,
upasikãyo ca Tâm trí hết muộn phiền,
averã hontu abyãpajjhã
Khổ thân không còn nữa,
hontu, anĩgha hontu An lạc cả thân tâm.
sukkhĩ-attãnam pariharantu.
Amhãkam catupaccaya- Mong cho các thí chủ,
dãyakã Không hiểm nguy, thù hận,
averã hontu abyãpajjha Tâm trí hết muộn phiền,
hontu, Khổ thân không còn nữa,
anĩgha hontu An lạc cả thân tâm.
sukkhĩ-attãnam pariharantu
104
Amhãkam ãrakkha devatã Mong chư thiên hộ Pháp,
imasmim vihãre Cư ngụ tại nơi này,
imasmim ãvãse imasmim Không hiểm nguy, thù hận,
ãrãme, ãrakkha devatã Tâm trí hết muộn phiền,
averã hontu abyãpajjhã
Khổ thân không còn nữa,
hontu, anĩgha hontu
An lạc cả thân tâm.
sukkhĩ-attãnam pariharantu.
Sabbe sattã sabbe pãnã Mong tất cả chúng sanh; Có
sabbe bhũta sabbe puggalã thân và có tâm,
sabbe attabhãva- Giới nam hay giới nữ; Bậc
pariyãpannã Thánh hay phàm nhân,
sabba itthiyo sabbe purisã Chư thiên hay loài người,
sabbe ariyã sabbe anariyã Những ai không hạnh
sabbe devã phúc,
sabbe manussã sabbe Không hiểm nguy, thù hận,
vinipãtikã. Tâm trí hết muộn phiền,
averã hontu abyãpajjhã Khổ thân không còn nữa,
hontu, anĩgha hontu
An lạc cả thân tâm,
sukkhĩ-attãnam pariharantu.
Hết khổ đau cả thảy,
Dukkhã muccantu
Hạnh phúc không mất đi,
Yatha-laddha-sampattito
mavigacchantu Kamassakã chúng sinh là chủ nhân;
Nghiệp lực do mình tạo.
Puratthimãya disãya Nơi hướng Đông, hướng
pacchimãya disãya Tây; Hướng Nam hay
uttarãya disãya dakkhinãya hướng Bắc;
disãya Hướng Tây - Bắc , Đông –
puratthimãya anudisãya Nam;
pacchimãya anudisãya Hướng Tây - Nam, Đông -
uttarãya anudisãya Bắc;
dakkhinãya anudisãya Ở hướng dưới, hướng trên,
hetthimãya disãya Mong tất cả chúng sanh; có
uparimãya disãya thân và có tâm,
Sabbe sattã sabbe pãnã Giới nam hay giới nữ; Bậc
105
sabbe bhũta Thánh hay phàm nhân,
sabbe puggalã sabbe Chư thiên hay loài người,
attabhãva-pariyãpannã Những ai không hạnh
sabba itthiyo sabbe purisã phúc,
sabbe ariyã sabbe anariyã Không hiểm nguy, thù hận,
sabbe devã Tâm trí hết muộn phiền,
sabbe manussã sabbe
Khổ thân không còn nữa,
vinipãtikã.
An lạc cả thân tâm,
averã hontu abyãpajjhã
Hết khổ đau cả thảy,
hontu, anĩgha hontu
sukkhĩ-attãnam pariharantu. Hạnh phúc không mất đi,
Dukkhã muccantu chúng sinh là chủ nhân,
Yatha-laddha-sampattito Nghiệp lực do mình tạo.
mavigacchantu, Kamassakã
Uddham yãva bhavaggã ca Từ cảnh giới cao nhất; Đến
adho yãva avĩccito cảnh giới thấp nhất,
samantã cakkavãlesu Toàn vũ trụ bao la,
ye sattã pathavĩ-carã Bất cứ chúng sinh nào; di
Abyãpajjha niverã ca chuyển trên mặt đất,
niddukkhã ca nupaddavã Mong thoát khổ thân tâm,
Thoát hiểm nguy, thù hận.
Uddham yãva bhavaggã ca Từ cảnh giới cao nhất; Đến
adho yãva avĩccito cảnh giới thấp nhất,
samantã cakkavãlesu Toàn vũ trụ bao la,
ye sattã udakecarã Bất cứ chúng sinh nào,
abyãpajjha niverã ca Di chuyển trong dòng nước,
niddukkhã ca nupaddavã Mong thoát khổ thân tâm,
Thoát hiểm nguy, thù hận.
Uddham yãva bhavaggã ca Từ cảnh giới cao nhất;
adho yãva avĩccito samantã Đến cảnh giới thấp nhất,
cakkavãlesu Toàn vũ trụ bao la; Bất cứ
chúng sinh nào,
ye sattã akãsecarã
Di chuyển trong hư không,
abyãpajjha niverã ca
Mong thoát khổ thân tâm,
106
niddukkhã ca nupaddavã Thoát hiểm nguy, thù hận.
Imãya dhammã Với việc hành chánh pháp,
nudhammapatipattiyã
Buddham pũjemi Con cúng dường Phật Bảo.
Imãya dhammã
nudhammapatipattiyã
Với việc hành chánh pháp,
Dhammam pũjemi
Con cúng dường Pháp Bảo.
Imãya dhammã
nudhammapatipattiyã
Sangham pũjemi Với việc hành chánh pháp,
Imãya dhammã Con cúng dường Tăng Bảo.
nudhammapatipattiyã Với việc hành chánh pháp,
mãtãpitaro pũjemi Con cúng dường cha mẹ.
Imãya dhammã
Với việc hành chánh pháp,
nudhammapatipattiyã
ãcariye pũjemi Con cúng dường Thầy, Tổ.
Addhã imãya patipadãya Với việc hành thiền này,
jarãmaranamhã Nguyện cho tôi thoát khỏi;
Parimusisãmi sự khổ của già, chết,
Idam me pũnnam Nguyện công đức của tôi;
ãsavakkhayãvaham hotu tận diệt hết lậu hoặc,
Idam me sīlam magga-phala Nguyện giới đức của tôi;
nãnassa paccayo hotu dẫn đến Đạo và Quả.
Idam no pũnna-bhãgam Xin hồi hướng phước báu,
sabbasattãnam dema Đến tất cả chúng sanh;
Sabbe sattã sukhitã hontu Được thân tâm an lạc.
Sadhu!Sadhu!Sadhu! Lành thay! Lành thay!
Lành thay!

107

You might also like