You are on page 1of 8

TỈNH ỦY VĨNH PHÚC

BAN TUYÊN GIÁO


BAN TỔ CHỨC CUỘC THI
*

GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI


Cuộc thi tìm hiểu “Vĩnh Phúc - 70 năm xây dựng và phát triển”
(Kèm theo Thể lệ số 01-TL/BTC, ngày 31/7/2019 của Ban Tổ chức Cuộc thi)
-----
Câu 1: Hãy nêu bối cảnh thành lập tỉnh và những lần thay đổi về địa giới
hành chính của tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1950 đến nay?
Gợi ý trả lời:
- Tỉnh Vĩnh Yên được thành lập ngày 29/12/1899; tỉnh Phúc Yên được thành
lập ngày 6/10/1901.
- Ngày 12/2/1950 tỉnh Vĩnh Phúc hợp nhất từ hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc
Yên, với tổng diện tích 1.715km 2, dân số 47 vạn người.
- Ngày 26/01/1968, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết số 504/NQ-QH
về hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú. Tỉnh Vĩnh Phú có
diện tích 5.103km2, gần 1,3 triệu dân, gồm có các đơn vị hành chính: Thành phố Việt
Trì, 3 thị xã (Phú Thọ, Vĩnh Yên, Phúc Yên), 18 huyện, 4 thị trấn và 422 xã.
- Tháng 11/1996, Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 10 đã thông qua Nghị quyết
chia tách tỉnh Vĩnh Phú thành 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Tỉnh Vĩnh Phúc được
tái lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997 với diện tích
1.370,73km2, dân số 1,1 triệu người, với 6 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị xã
Vĩnh Yên và 5 huyện: Mê Linh, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Lập Thạch, Yên Lạc.
- Hiện nay tỉnh có diện tích tự nhiên là 1.235,87 km 2, dân số trên 1,1 triệu
người. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính (2 thành phố và 7 huyện) là: thành phố Vĩnh
Yên, thành phố Phúc Yên và các huyện Sông Lô, Lập Thạch, Tam Dương, Vĩnh
Tường, Yên Lạc, Tam Đảo, Bình Xuyên; 137 xã, phường, thị trấn.
Câu 2: Hãy cho biết sự ra đời của tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam đầu
tiên trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc? Số tổ chức cơ sở đảng và đảng viên hiện nay
của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc là bao nhiêu? (số liệu được tính đến tháng 6/2019).
Gợi ý trả lời:
1. Sự ra đời của tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên trên địa b àn
tỉnh Vĩnh Phúc:
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Vĩnh Phúc là nơi sớm tiếp thu ánh
sáng cách mạng của Đảng, trên cơ sở đó, các tổ chức Đảng lần lượt được ra đời.
2

Trong đó, Chi bộ đồn điền Tam Lộng là tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên
ra đời trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Để gây cơ sở, mở rộng địa bàn hoạt động, Chi bộ Đa Phúc (thành lập tháng
3/1933) đã chọn đồn điền Tam Lộng, huyện Bình Xuyên của địa chủ Đỗ Đình Tiến
để tuyên truyền giác ngộ, gây cơ sở và phát động phong trào đấu tranh.
- Tháng 6/1933, đồng chí Lê Đình Tuyển của Chi bộ đồn điền Đa Phúc đã
đến Tam Lộng hoạt động, tìm cách tiếp xúc với quần chúng, chọn lọc người tốt để
tuyên truyền giác ngộ. Sau 4 tháng, đồng chí đã xây dựng được tổ chức Nông hội,
Tự vệ, Thanh niên cộng sản đoàn ở hầu hết các ấp trong đồn điền. Một số hội viên
xuất sắc đã được kết nạp vào Đảng.
- Giữa tháng 10/1933, đồng chí Lê Đình Tuyển đã triệu tập các đảng viên
mới kết nạp đến họp tại một địa điểm ở ấp Hương Đà tuyên bố thành lập chi bộ.
Chi bộ có 6 đảng viên (gồm các đồng chí: Lê Đình Tuyển, Trần Văn Nhiên,
Nguyễn Như Tĩnh, Nguyễn Văn Dung, Đỗ Văn Cửa và đồng chí Tư). Đồng chí
Trần Văn Nhiên (tức Trần Quang Sơn) được cử làm Bí thư Chi bộ. Chi bộ đồn điền
Tam Lộng ra đời.
2. Số tổ chức cơ sở đảng và đảng viên hiện nay của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc
Tính đến Quý II/2019, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc có 13 đảng bộ trực thuộc
Tỉnh ủy, gồm 9 huyện, thành ủy và 4 đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy, với tổng số 618
chi bộ cơ sở, 2.912 chi bộ dưới cơ sở và hơn 6 vạn đảng viên.
Câu 3: Những đóng góp và thành tích tiêu biểu của quân và dân Vĩnh
Phúc trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ? Nêu
khái quát về một số chiến thắng tiêu biểu trên địa bàn tỉnh?
Gợi ý trả lời:
1. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)
Sau Cách mạng tháng Tám thành công, cùng với việc khắc phục nhiều khó
khăn do chế độ cũ để lại, nhân dân Vĩnh Phúc đã tích cực chuẩn bị về mọi mặt cho
cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.
- Về xây dựng lực lượng: Ngay say khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi
toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), các cơ quan quân sự từ tỉnh đến huyện, xã
được thành lập. Các đơn vị du kích tập trung cũng lần lượt ra đời ở tỉnh và huyện,
đây chính là lực lượng nòng cốt để tỉnh xây dựng các đơn vị chủ lực sau này.
- Về thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến và xây dựng làng chiến đấu,
Vĩnh Phúc cũng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
- Về chiến đấu: Sau 9 năm kháng chiến (1946 - 1954), trong đó có 5 năm
trực tiếp hàng ngày đối đầu với kẻ thù, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc đã mưu trí,
dũng cảm bám đất, bám dân, xây dựng cơ sở kháng chiến trong lòng dân, biến hậu
phương của địch thành tiền phương của ta, đã chiến đấu kiên cường, góp phần vào
3

thắng lợi của cuộc kháng chiến của dân tộc ta. Không ngại hy sinh, không nề gian
khổ, phối hợp với bộ đội chủ lực đánh địch với 6.122 trận lớn nhỏ, trong đó có
những trận nổi tiếng được đi vào lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam như trận Khoan
Bộ (Sông Lô) trên dòng sông Lô Thu Đông 1947; trận Xuân Trạch (Lập Thạch) tháng
12-1950; trận núi Đinh (núi Đanh - Vĩnh Yên) tháng 1/1951.
- Về sản xuất: Toàn tỉnh đã phá hoang 16.420 mẫu ruộng vành đai trắng để sản
xuất, đóng góp hàng trăm tấn lương thực, hàng chục tấn thực phẩm để phục vụ kháng
chiến, huy động 15 triệu ngày công xây dựng làng chiến đấu, phá trên 200 km đường
giao thông, đóng góp 45.700 dân công (gần 1 triệu ngày công) phục vụ từ chiến dịch
Hòa Bình đến chiến dịch Điện Biên Phủ, huy động 24.350 người tham gia dân quân
du kích, 28.500 thanh niên lên đường nhập ngũ chiến đấu khắp mọi miền Tổ quốc.
Với những đóng góp to lớn trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân
Pháp xâm lược (1946 - 1954), quân và dân Vĩnh Phúc đã được Quốc hội và Chính
phủ tặng nhiều phần thưởng cao quý: 4.191 Huân chương, 14.768 Huy chương và
hàng nghìn Bằng khen cho các đơn vị, cá nhân.
2. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954-1975)
- Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng bộ và nhân dân
Vĩnh Phúc bước vào giai đoạn lịch sử mới, giai đoạn đồng thời thực hiện 2 nhiệm vụ
chiến lược cách mạng: tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc và đấu tranh giải
phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.
- Hòa chung khí thế quyết tâm đánh thắng đế quốc Mỹ, quân dân Vĩnh Phúc
với tuyền thống cách mạng vẻ vang đã xiết chặt đội ngũ trong tư thế “Tay cày tay
súng”, “Tay búa tay súng”... quyết tâm bảo vệ vững chắc những thành quả xây dựng
CNXH, đồng thời tích cực chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam.
- Năm 1966, chủ trương “Khoán hộ” ra đời đã tạo động lực mới làm cho nhiều
HTX vươn lên đạt năng suất cao trở thành điển hình tiên tiến của tỉnh. Chủ trương
“Khoán hộ” đã làm thay đổi căn bản đời sống của người nông dân ở nông thôn trong
tỉnh, từng bước thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp phát triển, đáp ứng yêu cầu trong
tình hình vừa sản xuất, vừa chiến đấu và chi viện cho tiền tuyến miền Nam đánh Mỹ.
Trong 10 năm chống Mỹ, Vĩnh Phúc đã hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ lương thực,
thực phẩm, được Chính phủ khen ngợi.
- Trong phục vụ chiến đấu và tham gia chiến đấu, quân dân Vĩnh Phúc cũng thu
được những thành tích rất vẻ vang. Vĩnh Phúc đã tiếp nhận nhiều cơ quan, trường
học, các vụ, viện, đơn vị quân đội, kho tàng của Trung ương, quân đội, thủ đô Hà Nội
sơ tán về địa phương. Nhân dân Vĩnh Phúc đã dành đất đai, nhà cửa, phương tiện,
nguyên vật liệu, ngày công giúp đỡ các cơ quan, đơn vị sơ tán đến sử dụng, ăn ở và
làm việc. Ngoài ra, quân dân Vĩnh Phúc còn đóng góp hàng triệu công lao động phục
vụ chiến đấu, bảo đảm giao thông liên lạc, đào hầm hào phòng tránh máy bay tại gia
4

đình, trên các trục đường, nơi công cộng; tham gia xây dựng hàng chục trận địa pháo
cao xạ, tên lửa cho bộ đội chủ lực; san lấp hố bom, sửa chữa gấp sân bay Nội Bài khi
bị địch bắn phá.
Về chiến đấu, trong 2 lần chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, quân dân
trong tỉnh đã phối hợp với bộ đội chủ lực đánh 783 trận, bắn rơi 120 máy bay Mỹ,
trong đó có 2 chiếc pháo đài bay B52; 1 chiếc F111 “cánh cụp cánh xòe” là những
loại máy bay hiện đại nhất của Mỹ.
Trong 10 năm (1965-1975), Vĩnh Phúc đã lần lượt tiễn đưa 145.437 thanh niên
lên đường nhập ngũ (trong đó có 4.773 nữ). Ngoài ra, toàn tỉnh có 3.850 thanh niên
hoạt động trong các đội thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước, phục vụ trên các
chiến trường.
Ngày 30/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã toàn thắng. Cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã giành thắng lợi hoàn toàn. Trong chiến
công chung ấy có sự đóng góp xứng đáng của Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc. Với
những đóng góp đó, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Vĩnh Phúc được Quốc hội và
Chính phủ tặng nhiều phần thưởng cao quý: 2 Huân chương Kháng chiến hạng Nhất;
1 Huân chương Chiến công hạng Nhất; 42.174 người được tặng thưởng Huân chương
Kháng chiến chống Mỹ các loại; 67.803 người được tặng thưởng Huy chương Kháng
chiến chống Mỹ các loại...
Câu 4. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã về thăm và làm việc tại tỉnh
Vĩnh Phúc mấy lần? Nêu rõ thời gian, địa điểm những lần Bác về thăm tỉnh?
Gợi ý trả lời:
Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã về thăm và làm việc tại tỉnh Vĩnh
Phúc 8 lần (không tính 2 lần Bác về thăm và làm việc ở các địa phương hiện nay
thuộc địa bàn thành phố Hà Nội).
1. Ngày 19/5/1955, Bác Hồ Bác về thăm công trường xây dựng Khu nghỉ mát
Tam Đảo.
2. Ngày 12/2/1956 (tức ngày mồng 1 Tết năm Bính Thân), Bác Hồ về thăm và
chúc Tết nhân dân thôn Yên Định, xã Tân Phong, huyện Bình Xuyên.
3. Ngày 30/3/1958, Bác Hồ về thăm cán bộ và xã viên Hợp tác xã nông nghiệp
Lai Sơn, xã Cộng Hoà, huyện Tam Dương (nay là phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh
Yên).
4. Ngày 24/12/1958, Bác Hồ về thăm thị xã Phúc Yên, thăm các cơ quan tỉnh
Vĩnh Phúc, thăm một đơn vị quân đội đóng tại Thành Trắng, thăm lớp tập huấn bồi
dưỡng chủ nhiệm và kế toán hợp tác xã nông nghiệp, tại đây Bác đã nói chuyện thân
mật với cán bộ, đảng viên.
5. Ngày 25/1/1961, Bác Hồ về thăm Hợp tác xã Lạc Trung, xã Bình Dương,
huyện Vĩnh Tường.
5

6. Ngày 2/3/1963, Bác Hồ về thăm Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, nơi có
thành tích xuất sắc chống hạn, bảo đảm thắng lợi vụ sản xuất đông xuân năm 1963.
7. Ngày 16/7/1963, Bác Hồ tới thăm và nói chuyện với Đại hội đại biểu lần thứ
III Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức tại thị xã Vĩnh Yên.
8. Ngày 27/7/1968, Bác có một chuyến công tác lên Tam Đảo. Tại đây, Người
họp với các đồng chí Quân uỷ Trung ương, phát biểu ý kiến với Quân uỷ rồi trở về
ngôi nhà gỗ ở khu Giao tế.
Câu 5. Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức
bao nhiêu kỳ đại hội? thời gian, địa điểm tổ chức các kỳ đại hội? các đồng chí
Bí thư Tỉnh ủy từ khi thành lập tỉnh đến nay?
Gợi ý trả lời:
* Từ khi thành lập tỉnh đến nay, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức 16
kỳ đại hội.
- Giai đoạn 1950-1968: tổ chức 3 kỳ đại hội
1. Đại hội lần thứ I diễn ra từ ngày 20 - 30/4/1951, tại thôn Đồng Giong, xã
Quang Yên, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc.
2. Đại hội lần thứ II diễn ra từ ngày 26/6 - 7/7/1960, tại thị xã Vĩnh Yên.
3. Đại hội lần thứ III diễn ra từ ngày 15 - 20/7/1963, tại thị xã Vĩnh Yên.
- Giai đoạn 1968-1996 (Thời kỳ tỉnh Vĩnh Phúc sáp nhập với tỉnh Phú Thọ
thành tỉnh Vĩnh Phú): tổ chức 8 kỳ đại hội
1. Đại hội lần thứ I diễn ra từ ngày 28/4 - 5/5/1971, tại huyện Vĩnh Tường.
2. Đại hội lần thứ II diễn ra từ ngày 5-11/4/1976, tại TP Việt Trì.
3. Đại hội lần thứ III diễn ra từ ngày 25/4 - 1/5/1977, tại TP Việt Trì.
4. Đại hội lần thứ IV diễn ra từ ngày 24-28/12/1979, tại TP Việt Trì.
5. Đại hội lần thứ V diễn ra từ ngày 17-22/1/1983, tại TP Việt Trì.
6. Đại hội lần thứ VI diễn ra từ ngày 23-28/10/1986, tại TP Việt Trì.
7. Đại hội lần thứ VII khai mạc ngày 25/1/1991, tại thành phố Việt Trì. Đại
hội lần này được tiến hành qua 2 vòng. Vòng 1, từ ngày 25-28/4/1991; vòng 2, từ
ngày 18-20/11/1991.
8. Đại hội lần thứ VIII diễn ra từ ngày 3-6/5/1996, tại thành phố Việt Trì.
- Giai đoạn 1997-2019 (Thời kỳ tái lập tỉnh Vĩnh Phúc): tổ chức 5 kỳ đại hội
1. Đại hội lần thứ XII diễn ra từ ngày 5-7/11/1997 tại thị xã Vĩnh Yên.
2. Đại hội lần thứ XIII diễn ra từ ngày 12-15/3/2001 tại thị xã Vĩnh Yên.
3. Đại hội lần thứ XIV diễn ra từ ngày 5-8/12/2005 tại thị xã Vĩnh Yên.
4. Đại hội lần thứ XV diễn ra từ ngày 13-15/10/2010, tại thành phố Vĩnh Yên.
6

5. Đại hội lần thứ XVI diễn ra từ ngày 14-16/10/2015, tại thành phố Vĩnh Yên.
* Các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy từ khi thành lập tỉnh đến nay:
- Giai đoạn 1950-1968: Đ/c Phan Lang, Đ/c Vũ Ngọc Linh, Đ/c Kim Ngọc,
Đ/c Dương Đức Lâm, Đ/c Hồ Ngọc Thu.
- Giai đoạn 1968-1996 (tỉnh Vĩnh Phúc sáp nhập với tỉnh Phú Thọ thành
tỉnh Vĩnh Phú): Đ/c Kim Ngọc, Đ/c Hoàng Quy, Đ/c Nguyễn Văn Tôn, Đ/c Lê
Huy Ngọ, Đ/c Trần Văn Đăng, Đ/c Bùi Hữu Hải.
- Giai đoạn 1997-2019 (tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập): Đ/c Bùi Hữu Hải, Đ/c
Phan Thế Hùng, Đ/c Chu Văn Rỵ, Đ/c Trịnh Đình Dũng, Đ/c Phạm Văn Vọng,
Đ/c Hoàng Thị Thúy Lan.
Câu 6. Nêu những kết quả nổi bật mà Đảng bộ, chính quyền và nhân
dân Vĩnh Phúc đạt được trong thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là “ Xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN” từ năm 1976 đến nay?
Gợi ý trả lời:
1. Giai đoạn 1976-1996 (tỉnh Vĩnh Phú)
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dưới sự lãnh đạo
của Đảng, nhân dân Vĩnh Phúc nói riêng và Vĩnh Phú nói chung cùng nhân dân cả
nước thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
XHCN.
- Trong 10 năm từ 1976-1985, đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã
hội. Trong đó, năm 1978-1979, đất nước trong tình trạng vừa có hòa bình, vừa có
chiến tranh ở biên giới Tây Nam và phía Bắc của Tổ quốc. Đảng bộ và nhân dân
Vĩnh Phú tiếp tục đóng góp sức người, sức của phục vụ chiến đấu. Trong tình
hình như vậy, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh đều đạt thấp; công tác lưu
thông phân phối có nhiều khuyết điểm cả về phương thức kinh doanh và quản lý
hàng hóa. Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.
Năm 1981, Chỉ thị 100-CT/TW của Trung ương Đảng ra đời đã tạo động
lực cho các hộ xã viên và người lao động cả nước nói chung và tỉnh Vĩnh Phú nói
riêng phấn khởi sản xuất. Năm 1985, Vĩnh Phú đã chặn được đà giảm sút của sản
xuất, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, sự phát triển
kinh tế - xã hội chưa thực sự vững chắc.
- Trong 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986-1996), Đảng
bộ và nhân dân trong tỉnh đã đoàn kết một lòng vượt qua thử thách, giành được
những thành tựu rất quan trọng: Kinh tế phát triển tương đối toàn diện và đạt mức
tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp và
dịch vụ tăng lên, nông, lâm nghiệp giảm xuống; cơ chế kinh tế mới được khẳng
định và đem lại hiệu quả rõ rệt; nhiều công trình quan trọng được xây dựng và
7

đưa vào sử dụng phục vụ đắc lực nền kinh tế, xã hội của tỉnh; công tác quốc
phòng được củng cố, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự, an toàn xã hội có
những mặt tiến bộ; công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân
dân có sự đổi mới bước đầu. Đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân
dân được cải thiện.
Ghi nhận những kết quả đạt được, năm 1985 nhân kỷ niệm 40 năm Cách
mạng tháng Tám thành công, Hội đồng Nhà nước tặng nhân dân các dân tộc, cán
bộ chiến sỹ tỉnh Vĩnh Phú Huân chương Sao vàng.
2. Giai đoạn 1997 - đến nay
Tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập từ ngày 01/01/1997. Sau 22 năm tái lập, trải
qua 6 kỳ Đại hội, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với
truyền thống đoàn kết, chủ động, sáng tạo, đổi mới, sự nỗ lực của các cấp, các
ngành và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, kinh tế - xã hội của tỉnh đã có những
chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Từ một tỉnh nghèo,
thuần nông, Vĩnh Phúc đã vươn lên thành một trong những điểm sáng về phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước; đặc biệt có năm tăng trưởng kinh tế đạt trên
20% đã góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh
(bình quân giai đoạn 1997-2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt
15,37%/năm; từ năm 2016-2018 tăng bình quân 7,81%; 6 tháng đầu năm 2019 tốc
độ tăng trưởng đạt 8,52%). Giá trị GRDP bình quân đầu người hiện nay đạt
khoảng 85 triệu đồng, tương đương 3.700 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch khá
nhanh, đúng hướng, chất lượng tăng trưởng từng bước được nâng lên. Từ một tỉnh
phụ thuộc vào ngân sách Trung ương, đến nay Vĩnh Phúc là một trong số các tỉnh
có số thu lớn nhất cả nước và có đóng góp cho ngân sách Trung ương (năm 1997
thu ngân sách mới chỉ đạt 114 tỷ đồng, đến năm 2002 vượt mốc 1.000 tỷ; từ năm
2004 tự cân đối được chi ngân sách và đóng góp, điều tiết về ngân sách Trung
ương; năm 2009 thu ngân sách vượt mốc 10 nghìn tỷ; năm 2014 đạt mốc vượt 20
nghìn tỷ đồng và hiện đã vượt 30 nghìn tỷ).
Thu hút đầu tư đạt kết quả khá; nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tin
tưởng lựa chọn Vĩnh Phúc là nơi đầu tư sản xuất, kinh doanh; số dự án mở rộng
quy mô vốn đầu tư có chiều hướng gia tăng.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội luôn được quan tâm đầu tư theo
hướng đồng bộ và hiện đại, diện mạo đô thi và nông thôn mới có nhiều đổi mới;
đến nay, toàn tỉnh có 02 huyện (Yên Lạc và Bình Xuyên) và 104/112 xã đã được
công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ. Chất lượng giáo dục đại trà và
mũi nhọn tiếp tục được giữ vững. Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân
8

dân được quan tâm; chính sách xã hội, an sinh xã hội thực hiện tốt, nhất là đối
tượng chính sách, gia đình có công, gia đình khó khăn, đồng bào dân tộc, công
nhân lao động. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được nâng
lên, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn tiếp cận đa chiều còn 1.71%. Công tác cải cách
hành chính, môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Tình hình an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh được giữ vững, đảm bảo chủ
động trong mọi tình huống. Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng tiếp tục
được tăng cường; chất lượng công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính
trị được nâng lên.
Với những thành tích xuất sắc đạt được sau 22 năm tái lập tỉnh, Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân Vĩnh Phúc vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng
Huân chương Độc lập hạng Nhất năm 2007, Huân chương Hồ Chí Minh năm
2010, Huân chương Độc lập hạng Nhất (lần 2) năm 2015, Huân chương Lao động
hạng Nhất năm 2017 và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Câu 7. Cảm nghĩ của bạn về sự phát triển, đổi mới trên quê hương Vĩnh
Phúc và bạn sẽ làm gì để góp phần xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng giàu
đẹp? (không quá 2.000 từ)
(Câu này thí sinh tự trả lời)

You might also like