You are on page 1of 64

1

TÀI LIỆU THAM KHẢO


HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM

Lưu ý: đây là tài liệu tham khảo do những người không phải là Luật sư viết ra.
Khuyến cáo người đọc tùy vào thực tế để đi đảm bảo an toàn giao thông.

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


2

THAY ĐỔI VĂN HÓA GIAO THÔNG


BẮT ĐẦU TỪ CHÍNH BẠN
--------------------------------------------------------------------------------------
Phần 1: Mục tiêu chung.
1. Trang bị cơ bản:

Phần mềm Ithong tra lỗi và bảng giá

NĐ 46.2016, QC41.2016, Luật GTĐB 2008, Luật XLVPHC 2013, luật khiếu nại
2011…

2. Mục tiêu:

-Tuân thủ luật giao thông đường bộ và tạo văn hóa giao thông.

- Học luật để tránh mất tiền oan.

-Không tàu nhanh dưới mọi hình thức khi bị vẫy (nhiều trường hợp tàu nhanh xong
vẫn có thông báo gửi về nhà vì xử phạt nguội). Chấp nhận sai đến đâu thì chịu đến
đấy, cứng luật là không bị lừa tránh mất tiền oan.

3. Phương hướng.

Chúng tôi tạo ra tài liệu này để giúp đỡ mọi người học luật & tham gia giao thông
an toàn. Hướng đến sự thay đổi về văn hóa giao thông của cộng đồng.

Mọi người có thể trực tiếp vào group hoặc fanpage để trao đổi, học hỏi về luật giao
thông để tránh mất tiền oan mỗi khi ra đường. Không phải sợ CSGT hay ai đó vì vi
phạm giao thông chỉ là vi phạm hành chính bình thường, không phải là tội phạm.
Mình vi phạm với pháp luật chứ không sai với xxx, sai thì nộp ngân sách nhà nước còn
hơn cho riêng cá nhân nào.

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


3

MỨC PHẠT LỖI CƠ BẢN (NĐ 46/2016) , ĐVT: 1000


Lỗi Xe Máy OTO
Chuyển làn 80 - 100 300 - 400
Xi Nhan
Chuyển hướng 300 - 400 600 - 800
Vượt đèn Đỏ 300 - 400 1200 - 2000
Vượt đèn vàng KHÔNG CÓ LỖI
Sai làn 300 - 400 800 - 1200
Biển báo & vạch kẻ đường 60 - 80 100 - 200
Đi ngược chiều 300 - 400 800 - 1200
Đi vào đường cấm 300 - 400 800 - 1200
Chở hàng cồng kềnh 300 - 400
Gương chiếu hậu 80 - 100 300 - 400
Đèn chiếu sáng 19h – 5h 100 - 200 600 - 800
Không có 800 - 1200 4000 - 6000
Bằng lái
Quên 80 - 120 200 - 400
Không có 300 - 400 4000 - 6000
Đăng ký
Quên 80 - 120 200 - 400
Không có =
80 - 120 400 - 600
Bảo hiểm Quên
Quên 0 200 - 400
Kiểm định Không có 0 4000 - 6000
Dây an toàn 0 100 - 200
Vượt Phải 0 2000 - 3000
Đỗ xe 600 - 800
Dừng đỗ 100 - 200
Dừng xe 300- 400
< 0.25 0 2000 - 3000
Nồng độ cồn: mili gam/ lít.
(không chấp hành 0.25 ->0.4 1000 - 2000 7000 - 8000
= cao nhất) 3000 - 4000 16000 - 18000
> = 0.4
= 5 dưới 10 100 - 200 600 - 800
= 10 đến =20 500 - 1000 2000 - 3000
Tốc độ (km)
20 dưới 35 3000 - 4000 5000 - 6000
> =35 3000 -4000 7000 -8000
1 100 - 200 400 - 600
Chở quá số người
2 300 - 400 người

Ghi chú: lỗi dưới 250.000( cá nhân), 500.000( tổ chức) ra quyết định xử phạt, xé biên lai tại chỗ.
Những lỗi phát hiện bằng thiết bị nghiệp vụ như tốc độ, cồn.. thì phải lập biên bản.
Trên cao tốc có mức phạt riêng và cao hơn.

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


4

PHẦN 2: ĐIỀU LUẬT HAY GẶP.


I. Quy chuẩn 41.2016.( Quy định về báo hiệu đường bộ như đèn tín hiệu
,biển báo, vạch kẻ đường, cọc tiêu…. )

3.30. Xe con: Khối lượng hàng hóa ghi ở giấy đăng kiểm dưới 1500kg.

3.31. Xe tải: Xe có khối lượng chuyên chở hàng hóa ghi ở giấy đăng kiểm trên
1500kg (không tính xác xe).

3.33 . Xe khách: chở người trên 9 chỗ ngồi theo giấy đăng kiểm.

3.6.0: Vượt phải xảy ra với đường chỉ có 1 làn, phương tiện vượt về phía bên phải
của phương tiện khác.

3.8.3 Biển phải nhắc lại sau nút giao, không nhắc lại coi như hết hiệu lực.

10.3.2: tín hiệu vàng: nếu cảm thấy nguy hiểm thì nhanh chóng đi ra khỏi nơi giao
nhau. => Cảm tính vì người ngồi trên xe mới biết là nguy hiểm hay không. => vượt
đèn vàng không có lỗi.

13.1: Đèn phải đặt ở bên phải chiều đi, vuông góc với chiều đi => đèn đặt bên trái
chiều đi là sai.

20.6: “Trên mỗi chiều xe chạy từ 2 làn trở lên, biển được treo trên giá long môn
hoặc cột cần vươn. Trong trường hợp biển không đặt trên giá long môn hoặc cột
cần vươn thì CÓ THỂ lắp đặt bên trái phía chiều xe chạy”

Hiểu từ “CÓ THỂ” như nào?

20.2 Biển đặt đứng, bên phía tay phải: MẶC ĐỊNH biển báo thông thường đặt bên
tay PHẢI.
- “CÓ THỂ ĐẶT BÊN TRÁI CHIỀU XE CHẠY”: TỨC LÀ BIỂN THAY THẾ
CHO GIÁ LONG MÔN = BIỂN BÊN TRÁI + BÊN PHẢI.
89.1: Các tuyến đường khi đưa vào sử dụng phải lắp đặt đầy đủ báo hiệu theo

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


5

quy chuẩn

89.2.2 biển báo có nội dung sai khác, không đúng với quy chuẩn phải được thay
thế điều chỉnh ngay.

89.2.3 Biển báo có nội dung chưa hoàn toàn phù hợp, KHÔNG gây hiểu lầm
cần hoàn thành thay thế trước 20.8.2019

89.2.4 : Biển báo ngoài quy định tại điều 89.2.2 sẽ thay thế dần trước 20.8.2025.

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


6

II. Luật giao thông đường bộ 2008.

Quy định những hành vi vi phạm và được xử lý mức phạt theo NĐ 46.2016.

Thứ tự hiệu lệnh giao thông: Người => đèn => biển => vạch.

Câu hỏi: Vạch mắt võng cấm dừng, không may dừng khi đèn đỏ có là lỗi không
chấp hành vạch?

TL: đèn cao hơn thì chấp hành trước. Đèn đỏ là phải dừng.

Điều 18+19. Dừng đỗ.

CẤM ĐỖ/DỪNG XE:

- Bên trái đường 1 chiều.

- Trên đoạn đường cong, tầm nhìn bị che khuất.

- Trên cầu, gầm cầu vượt.

- Song song với 1 xe khác đang dừng đỗ.

- Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5m từ mép đường giao nhau.

- Trong phạm vi an toàn của đường sắt.

- Trong phạm vi 5m từ cổng cơ quan, tổ chức.

- Bánh xe gần nhất quá 0,25m từ mép lề đường, hè phố.

- Trên miệng cống thoát nước.

- Tắt máy và rời khỏi vị trí lái khi dừng xe

***Lưu ý VỚI ĐƯỜNG PHỐ


+ Đỗ xe bánh xe gần nhất quá 0,25m từ mép lề đường, hè phố.

+ ĐỖ XE TRÊN HÈ PHỐ LÀ KHÔNG SAI nếu cách đủ 1.5m cho người đi bộ và


không đỗ ở tuyến phố trong danh sách cấm của UBND TP quy định theo Luật GTĐB.

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


7

III. Nghị định

A. NĐ 46.2016 Quy định mức phạt các hành vi vi phạm trong luật GTĐB.

- Các lỗi đơn giản, hay gặp lực lượng “ khác”(CAP, 113, CSCĐ, CSTT) được
phối hợp xử lý trong luật GTĐB:

Được phép: Nồng độ cồn, mũ bảo hiểm, dừng đỗ, quá số người, dùng ô, dù,
điện thoại… đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, đường cấm, bám và kéo đẩy xe, các
hành vi nguy hiểm: đua xe, lạng lách đánh võng,buông cả 2 tay, điều khiển xe
bằng chân…

KHÔNG được phép: gương, bảo hiểm, bằng lái( được lập biên bản), đăng kí (
được lập biên bản), tốc độ, xi nhan, sai làn, đè vạch…

Ghi chú: được lập biên bản sau đó giao lên cơ quan cấp cao hơn để ra quyết
định xử lý: Trưởng CAP, Quận, 113….

- Lập biên bản PHẢI kí để lấy 1 liên của biên bản đảm bảo quyền lợi người
VPHC.

B. MỨC PHẠT HAY GẶP.


1.NĐ 46.2016 là chế tài xử lý cho các hành vi vi phạm trong luật giao thông đường bộ.
NĐ không phải là căn cứ xác định lỗi.
- Áp dụng theo nđ46 với trường hợp tại thời điểm kiểm tra không xuất trình được bằng
lái hoặc đăng ký sẽ bị tạm giữ phương tiện 7 ngày trước khi ra qdxp.
*Các lỗi giam bằng (lỗi ý thức):
- Cồn, vượt đèn đỏ, các lỗi liên quan trên cao tốc: dừng đỗ, ngược chiều, đi vào làn khẩn
cấp...
- Mức phạt giống nhau( đường thường) sai làn = đường cấm= đi lên vỉa hè =ngược
chiều = không đi về bên phải....
*Các lỗi tạm giữ phương tiện. (liên quan đến an toàn, phương tiện có nguy cơ gây tai
nạn).
Cồn, đăng ký, bằng lái, đăng kiểm, xe máy đi vào cao tốc cấm xe máy, đua xe,.....
*Các lỗi trên cao tốc có mức phạt riêng và nặng hơn đường thường do nguy cơ gây
mất ATGT nhiều hơn và sẽ bị tước bằng lái: xi nhan chuyển làn, dừng đỗ, ngược
chiều, lùi, đi vào làn khẩn cấp. (Tra ithong để ra mức phạt).
Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM
8

2.Những lỗi có thể gây mất an toàn có thể tạm giữ phương tiện: xe hết hạn kiểm định,
nồng độ cồn, xe máy đi vào cao tốc cấm xe máy, không có bằng lái tại thời điểm kiểm
tra....
Lưu ý: tại thời điểm kiểm tra không có bằng lái hoặc đăng ký là tạm giữ phương tiện.
- Lúc lập biên bản không có giấy tờ khi nhận qdxp (trong hạn 7 ngày) xuất trình ra sẽ
được chuyển từ không có sẽ thành quên. Để quá thời hạn coi như không có bằng.
- Với đăng ký không có thì không lấy được phương tiện vì không chứng minh được tài
sản hợp pháp là của mình.
3. Những lỗi đánh mạnh về ý thức có thể tước bằng lái, trong thời gian tước tiếp tục lái
xe coi như không có bằng: Cồn, đèn đỏ, quá tốc độ trên 20km, ngược chiều, đường
cấm....
4. Thứ tự giữ giấy tờ: bằng lái, đăng kí, đăng kiểm.
Nếu xxx làm sai có thể khiếu nại.
Vd: vi phạm lỗi quá tốc độ 10km/h. Trong thời gian chờ nhận qdxp tiếp tục vi phạm sẽ
bị lập biên bản tạm giữ đăng ký.

C. NĐ 165.2013 THIẾT BỊ KIỂM ĐỊNH.


Điều 3. Các hành vi bị nghiêm cấm
6. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ không bảo đảm đúng tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định hoặc chưa được kiểm định, hiệu chuẩn,
thử nghiệm theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 9. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trước khi đưa vào sử dụng phải bảo đảm
được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Sử dụng, bảo quản kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị
kỹ thuật nghiệp vụ
2. Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ chỉ được sử
dụng để xử phạt vi phạm hành chính khi bảo đảm các điều kiện sau:

a) Được phát hiện bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đảm bảo đúng
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và phải được kiểm định, hiệu chuẩn, thử
nghiệm theo đúng quy định của pháp luật.

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


9

IV.Luật XLVPHC.

Điều 3:

e, 1 hành vi vi phạm hành chính được xử lý 1 lần.

đ.Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành
chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại
diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.
=> Phải chứng minh vi phạm sau đó ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Người dân được phép chứng minh mình không vi phạm.

Điều 11: những hành vi KHÔNG bị xử lý VPHC.

4. Sự việc bất khả kháng.

5. Sự việc xảy ra do yếu tố bất ngờ

VD: đi tốc độ chậm hơn so với quy định trên cao tốc khi trời mưa => viết đơn giải
trình xin không ra QĐXPHC.

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


10

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


11

IV. Thông tư .

A. TT 01 quyền hạn nhiệm vụ tuần tra kiểm soát.


Điều 12. Các trường hợp được dừng phương tiện
1. Việc dừng phương tiện phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) An toàn, đúng quy định của pháp luật;
b) Không làm cản trở đến hoạt động giao thông;
c) Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm
phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
2. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện
để kiểm soát trong các trường hợp sau:
a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;
b) ) Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm
trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc
Trưởng Công an cấp huyện trở lên;
2. Kiểm soát thông qua các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
a) Khi đã ghi nhận được hành vi vi phạm phải lập biên bản vi phạm hành chính và
xử lý theo quy định. Trường hợp người vi phạm yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả
ghi, thu được về hành vi vi phạm thì phải cho xem ngay nếu đã có hình ảnh, kết quả ghi
thu được tại đó; nếu chưa có ngay hình ảnh, kết quả ghi, thu được thì hướng dẫn
người vi phạm xem hình ảnh, kết quả ghi thu được khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở
đơn vị;

B. TT46 kích thước hàng quá tải.


Điều 18. Chiều cao xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ
1. Đối với xe tải thùng hở có mui, chiều cao xếp hàng hóa cho phép là chiều cao
giới hạn trong phạm vi thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế
cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đối với xe tải thùng hở không mui, hàng hóa xếp trên xe vượt quá chiều cao
của thùng xe (theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt) phải được chằng buộc, kê, chèn chắc chắn đảm bảo
Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM
12

an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ. Chiều cao xếp hàng hóa cho phép
không vượt quá chiều cao quy định dưới đây, tính từ điểm cao nhất của mặt
đường xe chạy trở lên:
a) Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 5 tấn trở lên (ghi trong Giấy chứng
nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng
hóa không quá 4,2 mét;
b) Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 2,5 tấn đến dưới 5 tấn (ghi trong
Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều
cao xếp hàng hóa không quá 3,5 mét;
c) Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở dưới 2,5 tấn (ghi trong Giấy chứng
nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng
hóa không quá 2,8 mét.
3. Xe chuyên dùng và xe chở container: chiều cao xếp hàng hóa tính từ điểm cao
nhất của mặt đường xe chạy trở lên không quá 4,35 mét.

4.Trường hợp xe chở hàng rời, vật liệu xây dựng như đất, đá, cát, sỏi, than, quặng
hoặc các hàng có tính chất tương tự, chiều cao xếp hàng hóa không vượt quá chiều
cao của thùng xe ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ
môi trường của xe.
Điều 19. Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông
đường bộ khi lưu thông trên đường bộ
1. Chiều rộng xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường
bộ là chiều rộng của thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải
tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế của nhà sản xuất
hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không lớn
hơn 20,0 mét. Khi chở hàng hóa có chiều dài lớn hơn chiều dài của thùng xe phải
có báo hiệu theo quy định và phải được chằng buộc chắc chắn, bảo đảm an toàn
khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM
13

3. Xe chở khách không được phép xếp hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước
bao ngoài của xe.
4. Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá
đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau
giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy
không vượt quá 1,5 mét.
5. Xe thô sơ không được xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều
dài thân xe và không quá 1,0 mét; không được vượt quá 0,4 mét về mỗi bên bánh
xe.

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


14

PHẦN 3: BIỂN BÁO & VẠCH HAY GẶP.


I. Vạch.

1. Vạch cấm đè.

a. Vạch tim đường vàng liền: 1.2, 1.3.

b. Vạch liền trắng 2.2.

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


15

2. Vạch được đè.

a. Vạch tim đường đứt.

b. Vạch trắng liền 3.1: rộng từ 15 – 20cm, vạch trắng đứt 2.1.

c. Vạch mắt võng 4.4: chỉ cấm dừng, không cấm đè, đi.

Ý nghĩa: Cấm dừng, xe không được dừng ở trong vạch này.


Tiêu chuẩn: Vạch mắt võng phải đủ ít nhất 3 tiêu chuẩn sau.
- Màu vàng
- Vạch vành ngoài: rộng 20cm
- Vạch mắt võng bên trong: rộng 10cm, nghiêng 45 độ so với vành ngoài,
khoảng cách giữa các đường chéo từ 1 đến 5m
VẠCH MẮT VÕNG THƯỜNG SAI VÌ TRONG VẠCH HAY LỒNG VẠCH MŨI
TÊN 9.3 => VẠCH CHỒNG VẠCH KHÔNG CÓ TRONG QUY CHUẨN.

Với vạch mắt võng cùng lắm là đi sai vạch, không có sai làn, sai đường.

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


16

d. Vạch mũi tên 9.3: hướng đi trên mỗi làn: đi sai mũi tên là đi sai vạch, mức
phạt xe máy 70k, oto 150k xé biên lai tại chỗ.

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


17

e. Vạch phân chia làn thô sơ, được đè.

f. Vạch xương cá: cấm đè

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


18

II. Biển báo

1. QC41.2016

20.1 Biển báo đặt tại vị trí người giao thông dễ nhìn thấy

20.2 Biển đặt đứng, bên phía tay phải

24.1 Cột biển báo kích thước đường kính tối thiểu 8cm

22.1 Tại nơi đô thị biển có thể đặt lên cột điện, kiến trúc vĩnh cữu

38.3 Tại nơi giao nhau, biển hiệu lệnh phải được nhắc lại. Nếu không có biển
nhắc lại biển hiệu lệnh mặc nhiên hết hiệu lực

Các biển cấm đơn giản như cấm dừng đỗ, cấm xe oto, cấm rẽ có kích
thước: ĐƯỜNG VIỀN TRÒN GẤP ĐÔI ĐƯỜNG GẠCH CHÉO( tỉ lệ
viền: chéo = 2:1)

2. Kích thước biển báo hay gặp.

A. Biển cấm: Viền ngoài/ gạch chéo = 2:1

B. Biển 403 (Phần đường dành riêng),412 (Làn dành riêng): ngang/ dọc = 3/4

C. Biển 411 (Hướng đi): ngang/dọc = 2 : 1

D. Biển 415 (gộp làn): ngang/ dọc= 2 : 1

E. Biển khu đông dân cư: 2 chiều gần bằng nhau ( 20z và 24z )

F. Biển tốc độ kết hợp gộp làn: 2 chiều gần bằng nhau ( 34z và 36z )

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


19

Biển báo hay gặp:

Phân làn (hình phương tiện có mũi tên): Phương tiện bắt buộc phải đi theo làn quy
định.

Biển phần đường dành riêng(chỉ có hình phương tiện): dành cho phương tiện
được phép lưu thông, hay nhầm với phân làn: 1 đường gồm nhiều làn.

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


20

Gộp làn: ngược với phân làn, không có sai làn

Câu hỏi tại sao 415 lại không có sai làn?


1. Biển 415 là gộp làn,gộp các phương tiện đi chung các làn, ngược với phân làn
nên không sai làn.
2. Phương tiện chuyển làn không bị cấm (vì không có biển cấm phương tiện đi vào
làn ấy) => không cấm phương tiện đi bất kì làn nào.
3. Khi đến gần nơi giao nhau: các phương tiện được chuyển làn để đi theo hành
trình mong muốn. Vậy theo tôi 10km cũng là gần => càng không cấm phương
tiện đi sang làn khác.
=> Để đảm bảo ATGT phương tiện nên đi theo hình vẽ hướng dẫn để tránh
xung đột hay va chạm với phương tiện khác.

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


21

Biển chỉ hướng đi trên mỗi làn phải theo.

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


22

Đường cấm: hình phương tiện và có gạch chéo.

Cấm rẽ: KHÔNG cấm quay đầu, cấm quay đầu KHÔNG cấm rẽ.

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


23

Biển cấm vượt:

Biển hạn chế toàn bộ tải trọng xe.

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


24

Biển chỉ dẫn cho đường cấm.

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


25

Biển hướng dẫn rẽ 410.

Biển báo khu đông dân cư.

- 38.3 QC41: Biển báo không nhắc lại sau nút giao, ngã 3, ngã 4 mặc nhiên
hết hiệu lực.

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


26

Phân tích trường hợp biển báo sai, không có giá trị xử phạt.

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


27

Phần 4:Phân tích lỗi hay gặp.


1. Tốc độ.
A.GIẢI THÍCH ĐIỀU 20.6 KHI BỊ LỖI TỐC ĐỘ

20.6: “Trên mỗi chiều xe chạy từ 2 làn trở lên, biển được treo trên giá long môn
hoặc cột cần vươn. Trong trường hợp biển không đặt trên giá long môn hoặc cột
cần vươn thì CÓ THỂ lắp đặt bên trái phía chiều xe chạy”

Hiểu từ “CÓ THỂ” như nào?

20.2 Biển đặt đứng, bên phía tay phải: MẶC ĐỊNH biển báo thông thường đặt bên
tay PHẢI.

- “CÓ THỂ ĐẶT BÊN TRÁI CHIỀU XE CHẠY”: TỨC LÀ BIỂN THAY THẾ
CHO GIÁ LONG MÔN = BIỂN BÊN TRÁI + BÊN PHẢI.

B. LỖI TỐC ĐỘ

NĐ 46 quy định chạy quá tốc độ >=5km/h


- QC41 điều 20.6 :Trên những đường mà xe chạy có 2 làn trở lên, biển phải đặt trên giá
long môn hoặc cột cần vươn. Nếu không thì phải lắp đặt cả 2 bên : bên phải & bên trái
- Lỗi này PHẢI chứng minh bằng hình ảnh có đủ cơ sở pháp lý để xử phạt
- NĐ 46 chỉ có quy đinh xử phạt khi xe quá tốc độ quy định từ 5km/h trở lên, nếu
hình ảnh ghi dưới 5km/h thì chưa bị phạt.
Kiểm tra ảnh:
1.Có tốc độ xe ( bắn ở phía sau phải có dấu “-”)
2.Có dấu chấm xác định xe của mình hay không?
3.Có điểm giằng ( Điểm mốc cố định : nhà cửa, cây cối, cột điện, biển báo) xem có
đúng là bị bắn ở đoạn đường trên ảnh hay không.
4.Ảnh đúng là xe vi phạm?

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


28

5. Có thấy rõ biển số không?

6. Có ngoại cảnh, cảnh vật xung quanh hay không?

7. Có ngày tháng không?

LƯU Ý: HÌNH ẢNH KHÔNG RÕ BIỂN SỐ XE MÌNH THÌ KHÔNG CÔNG NHẬN

( nhỡ có 5 xe giống nhau đi cạnh nhau, xe bị bắn là xe khác không phải xe mình).

C.LƯU Ý LỖI TỐC ĐỘ.


1. KHU VỰC HAY BẮN TỐC ĐỘ.
Khu vực có biển hạn chế tốc độ hoặc khu vực đông dân cư.
2. THÔNG SỐ.
* Tốc độ giới hạn: tra bảng.
* Kiểm tra ảnh: xem ảnh.
3. XỬ LÝ.
BẮT BUỘC phải lập bb và ra qđxp sau.
* Quá tốc độ =, >5 km/h đã bị phạt.
* Từ 20km là bị tước bằng lái.
4. LƯU Ý QUAN TRỌNG.
* Yêu cầu kiểm tra ảnh trên máy bắn ngay khi bị dừng xe.
* Biển giới hạn tốc độ phải chuẩn.
+ PHẢI NHẮC LẠI sau nút giao, không nhắc lại mặc nhiên hết hiệu lực, kể cả biển
đông dân cư.
+ Với mỗi chiều từ 2 làn trở lên BẮT BUỘC phải đặt trên giá long môn hoặc cột cần
vươn hoặc cắm cả 2 bên chiều đi. ( lý do là để lái xe nhìn thấy biển, tránh tình trạng xe
to che mất biển, xe nhỏ không nhìn thấy).
+ PHẢI RÕ BIỂN SỐ.
+ Thiếu 1 yếu tố trên ảnh, biển thì không đủ căn cứ xử phạt.
CÂU HỎI:
1. xe đi quá tốc độ 5km/h có bị phạt không?

Có, mức phạt từ 5 đến dưới 10km.


2. Khu vực đông dân cư và không đông đi tốc độ như nào để không vi phạm?

- Tùy theo biển cắm bên đường để đi tốc độ phù hợp. Có nơi vẫn còn biển 30,
Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM
29

40km/h do khu vực công trường, khu hay xảy ra tai nạn, đường nhỏ…..
3. Có lỗi đi dưới tốc độ không?

Có, đường cao tốc giới hạn tốc độ tối đa, tối thiểu. Đi dưới tốc độ cho phép là sai,
nếu trời mưa, đường trơn thì viết đơn giải trình yêu cầu không ra QĐXP.
D. Hạn chế tốc độ.(TT91. 2015 Bộ GTVT)

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


30

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


31

2. Xi nhan.
PHẢI có tín hiệu báo rẽ khi: Chuyển làn, chuyển hướng, biển báo rẽ.

Phân biệt chuyển làn & chuyển hướng:

- Chuyển làn: đường có làn oto, xe máy, xe bus … Cần xi nhan để xin chuyển
giữa các làn báo hiệu cho xe đi sau. Rất hay nhầm chuyển làn, chuyển hướng
và mức phạt.
- Chuyển hướng: rẽ trái, rẽ phải.
- Đi thẳng qua vòng xuyến không phải xi nhan.

Lưu ý: không bắt bằng mồm, không rõ biển số KHÔNG CÔNG NHẬN.

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


32

3. Sai làn.
Khi nào xảy ra sai làn?
Sai làn xảy ra khi đi sai làn đường quy định của phương tiện tham gia giao
thông. VD oto đi làn xe máy, làn xe thô sơ…
Điều kiện xảy ra sai làn:
1.Đường có biển 412 theo quy chuẩn, treo trên giá long môn hoặc cột cần vươn
2. Có vạch 2.3 trắng liền: vạch giới hạn làn đường dành riêng hoặc làn
đường ưu tiên; độ rộng 30 cm.
3. Trường hợp đi vào làn đường thô sơ có kết hợp biển dành cho xe thô sơ và
vạch kẻ đường trắng liền, sơn chữ hoặc hình xe đạp .
Lưu ý: các trường hợp KHÔNG hội tụ đủ 2 điều kiện 1 và 2 trên thì KHÔNG
XẢY RA SAI LÀN

Để xảy ra lỗi sai làn và phạt là rất khó. Tại thời điểm biên soạn tài liệu thì chỉ có
BRT- xe bus nhanh Hà Nội có sai làn.

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


33

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


34

4. Hướng dẫn đi qua ngã tư cơ bản.


1. Vòng xuyến điển hình: đi thẳng không cần xi nhan.

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


35

2.Đi theo đường cong không cần xi nhan.

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


36

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


37

3. Vạch mắt võng 4.4: chỉ có lỗi sai vạch, không có sai làn. Vạch sai coi như
không có vạch, đi thoải mái.

a. Vạch xịn

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


38

b.Vạch đểu.

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


39

C.T ổng hợp.

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


40

Phần 5: Phân tích chi tiết các trường hợp hay


gặp gây hiểu nhầm.
1. Đèn tín hiệu.
QC41.2016

13.1 Mặt đèn tín hiệu đặt vuông góc chiều đi và đặt bên PHẢI chiều đi

Nhiều trường hợp đặt bên trái chiều đi là sai

A, QC41:10.3.2 Tín hiệu vàng báo hiệu sự thay đổi từ xanh sang đỏ , NẾU dừng lại
nguy hiểm phải đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau (cảm tính) .Biên bản được lập ghi
“không chấp hành tín hiệu đèn” thì phải yêu cầu ghi cụ thể : vượt đèn vàng.

Lý do: Xxx không ngồi trên xe nên không biết tình huống đó có nguy hiểm hay
không, chẳng may mình bị xe sau đâm thì ai chịu trách nhiệm???

=> VƯỢT ĐÈN VÀNG KHÔNG CÓ LỖI.

B.T ín hiệu đỏ: phải dừng lại

Nhiều khi bị vẫy khi đèn đỏ là CẢM TÍNH của xxx mặc dù mình không vượt,hoặc
đi đường xanh qua ngã tư bất ngờ đèn đỏ lúc ấy yêu cầu hình ảnh vi phạm.

- Xxx quay lưng lại với đèn, quay mặt lại nhìn người tham gia giao thông mà
biết được xe có vượt đèn hay không???
- Không có hình ảnh thì ghi vào biên bản không đồng ý hoặc chưa được xem
hình ảnh khi lập biên bản, yêu cầu xem ảnh khi nhận QĐXP.
- Hình ảnh yêu cầu rõ biển số,xe trước vạch(cột đèn) và sau vạch.
- Bánh xe trước đi qua vạch sơn khi đèn vàng thì mình vượt đèn vàng chứ
không phải đỏ.
- Không nên cãi cùn khi vượt đèn đỏ, sài lè. Bắt bẻ xxx.

KHÔNG TÀU NHANH VỚI VƯỢT ĐÈN ĐỎ VÌ RẤT HAY XẢY RA THÔNG
BÁO VI PHẠM VỀ TẬN NHÀ(PHẠT NGUỘI) -> NỘP PHẠT.

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


41

Lý do: Đội dừng xe mình là đội khác, đội gửi giấy thông báo về nhà mình là đội
khác( đội tín hiệu đèn).

CÂU HỎI:

1. Em vượt đèn vàng mà xxx ghi thành không chấp hành hiệu lệnh và em kí rồi, giờ
tìm hiểu em biết không có lỗi đèn vàng thì phải làm sao?
TL: yêu cầu xem hình ảnh vượt đèn khi nhận qdxp, ảnh chụp đèn gì thì phải ghi rõ
đèn ấy: Vàng hoặc đỏ
2. Em dừng đèn đỏ và 1 nửa xe trước vạch dừng (7.1), xxx lập biên bản em lỗi vượt
đèn đỏ có đúng không?
Đúng. Quy chuẩn 41 tín hiệu đỏ phải dừng xe trước vạch dừng.
3. Đèn ở ngã tư Phạm Ngọc Thạch- Xã Đàn cột đèn ở bên trái, em rẽ vào khi vượt
đèn có lỗi không?
TL: đèn sai thì không đủ điều kiện xử phạt.
Lời khuyên: NÊN chấp hành quy tắc giao thông và hệ thống báo hiệu, KHÔNG
dựa vào cái sai để thông chốt, cố tình làm sai.

1.1 MŨ BẢO HIỂM.


Không có lỗi người ngồi trước chở người ngồi sau và phạt 100 -200k như trong
NĐ46.2016.

 Luật GTĐB 2008 KHÔNG CẤM người ngồi trước chở người ngồi sau không đội
mũ bảo hiểm.
 Các chế tài xử phạt chỉ là căn cứ trên vi phạm Luật. NĐ 46 KHÔNG phải là căn
cứ xác định lỗi.

VD: Cồn xe máy: Lái xe có cồn là sai theo luật.

NĐ phạt cồn từ 0.25mlg trở lên, dưới 0.25 chưa bị phạt.

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


42

2. Phân tích biển cấm và mức phạt.


Các biển cấm rẽ, cấm quay đầu PHẢI có biển chỉ dẫn, KHÔNG có biển chỉ dẫn là
KHÔNG có giá trị xử phạt ( về ý thức là sai vì thấy cấm vẫn đi ).

Anh em tải phần mềm Ithong để tra bảng giá mức phạt cho tiện.

A, CẤM RẼ

Biển cấm rẽ đặt ở CUỐI nơi giao nhau của đường thể hiện cấm phương tiện rẽ
theo chiều nào đó: trái, phải, thẳng.

Mức phạt: sai biển báo xe máy 70k, oto 150k.

BẮT BUỘC PHẢI xé biên lai tại chỗ.

=> Không có biên lai: ông không đủ giấy tờ ra đường => khiếu nại về hành vi
sách nhiễu nhân dân, không đủ trang thiết bị nghiệp vụ khi ra đường

B, CẤM QUAY ĐẦU VÀ BIỂN CẤM.

Các lỗi vi phạm ngoài cấm rẽ thì có mục lỗi riêng cho từng lỗi, tra theo mức phạt
NĐ 46.2016. Ví dụ: cấm oto, cấm xe tải, cấm xe máy, taxi, đường cấm….

Anh em hay nhầm với lỗi không tuân thủ biển báo và cấm quay đầu là như nhau.
Cấm rẽ như cấm đường…

1. Lỗi quay đầu xe: tra ithong để có mức phạt với cụ thể từng hành vi trên
cao tốc, hầm đường bộ, trên cầu, nơi có biển cấm quay đầu…

Điều 15. Chuyển hướng xe (luật GTĐB 2008).


4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên
cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi
đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường
cong tầm nhìn bị che khuất.
Biển cấm quay đầu không có giá trị cấm rẽ trái để đi sang hướng khác.(QC41)

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


43

2. Lỗi đường cấm.

Biển cấm đường đặt ở ĐẦU đường, đầu ngã rẽ và có giá trị xử phạt khi phương
tiện đi vào mà trước đó đã có biển hướng dẫn.

CÂU HỎI: Giả sử em gặp biển báo cấm rẽ, sau khi rẽ thì lại biển cấm đường giờ
em đi vào thì bị lỗi gì?

TL: Xét xem biển có đủ tiêu chuẩn xử phạt hay không. Đủ thì phạt cả 2 lỗi: cấm rẽ
và đi vào đường cấm. (trường hợp này có đủ biển 416 hướng dẫn lối đi và 418
hướng dẫn rẽ).

Câu hỏi: em rẽ vào đường cấm mà trước đó có biển cấm rẽ em bị phạt như nào?

Thiếu biển theo QC41.2016 nhưng xxx giải thích theo điều 89. QC41:

89.2.3 Biển báo có nội dung chưa hoàn toàn phù hợp, KHÔNG gây hiểu lầm
cần hoàn thành thay thế trước 20.8.2019

=> Lỗi đi vào đường cấm. Giam bằng 2 tháng.

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


44

3. Lỗi sai biển báo - Sai vạch kẻ đường.


1.Mức phạt:
Xe máy 70k, oto 150k. Ra QĐXP, xé biên lai tại chỗ.
(Theo luật XLVPHC lỗi dưới 250k với cá nhân, dưới 500k với tổ chức thì phải ra
QĐXP xé biên lai tại chỗ. Với trường hợp phát hiện bằng thiết bị nghiệp vụ thì bắt
buộc phải lập biên bản).
2 Sai vạch kẻ đường.
- Đè vạch xương cá
- Đè vạch trắng liền 2.2
- Đi sai vạch mũi tên 9.3 : đi thẳng khi mũi tên rẽ và ngược lại.
- Đi sai biển báo 411: hướng đi trên mỗi làn, kết hợp vạch kẻ 9.3.
Trường hợp có biển thì cần có vạch mới đủ căn cứ xử phạt, có vạch 9.3 mũi tên thì
không cần biển kết hợp.

4.ĐĂNG KIỂM.
1.Mục đích.
Kiểm định sự an toàn của xe để đảm bảo chất lượng được chuẩn khi lưu thông.
Xe hết hạn kiểm định sẽ không đảm bảo an toàn, có nguy cơ tai nạn hỏng hóc. Tiềm ẩn
tai nạn nguy hiểm cao.
2. Mức phạt: RẤT NẶNG.
- Theo nd46.2016 có nhiều mức phạt cho xe hết hạn kiểm định như: dưới 30 ngày, trên
30 ngày, là lái xe thuê hay chủ xe lái....
- Các mức phạt khá nặng và giam bằng, ngoài ra xe có thể bị cẩu chờ ra qđxp.
* Lưu ý: hết hạn 1 ngày cũng vẫn phạm lỗi dưới 30 ngày.
*Lời khuyên:
- Chú ý hạn đăng kiểm của xe để kiểm định xe đúng ngày.
- Nên đăng kiểm trước 10 ngày, 1 tuần là tốt nhất, tránh tình trạng quên, có việc gấp đi
xa....
- Hết hạn phí bảo trì đường bộ sẽ KHÔNG BỊ PHẠT và sẽ được truy thu vào lần đăng
kiểm tới.

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


45

4.Khi bị xử phạt với biển sai quy chuẩn, biển thiếu thì phải làm sao?

Khoản 3, điều 4 TT 01/2016 có quy định :


"Báo cáo đề xuất cấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan liên quan có biện pháp
khắc phục kịp thời những sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước về an ninh, trật
tự và trật tự, an toàn giao thông đường bộ; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ
phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và
hành lang an toàn đường bộ."
 Như vậy, thấy biển, vạch sai nhưng kệ, không báo cáo, không kiến nghị mà
lại bảo dân tự đi mà hỏi, tự đi mà kiến nghị là trốn tránh trách nhiệm của
mình, không làm đúng nhiệm vụ pháp luật đã giao.
Khoản 4, điều 4 của TT này:
"Hướng dẫn, tuyên truyền người tham gia giao thông chấp hành nghiêm chỉnh
pháp luật về giao thông đường bộ."
 Người ta hỏi ông không trả lời là ông không làm đúng nhiệm vụ hướng dẫn.
Ông lại còn dựa vào biển, vạch sai mà bắt phạt lái xe. Vậy là ông không hề
hướng dẫn, tuyên truyền người tham gia GT chấp hành nghiêm chỉnh pháp
luật về GTĐB mà lại còn tuyên truyền cho người ta rằng những điều trái
pháp luật là đúng (bảo biển, vạch sai là đúng luật nên phạt). Vậy là một lần
nữa ông lại làm trái luật.

KẾT LUẬN:
1. TÔI CÓ THỂ KIỆN ÔNG VÌ TỘI KHÔNG TUYÊN TRUYỀN CHO DÂN, DỰA
VÀO CÁI SAI ĐỂ SÁCH NHIỄU NHÂN DÂN, CỐ TÌNH LÀM SAI HIẾN PHÁP,
PHÁP LUẬT….
2. Sau khi trình bày về lỗi sai về biển, vạch đề nghị LẬP BIÊN BẢN ĐÚNG LỖI
VỪA THÔNG BÁO, ghi vào phần ý kiến người vi phạm : tôi không được hướng
dẫn về biển, vạch sai khi bị dừng xe.

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


46

3. Câu hỏi về biên bản – thiết bị kiểm định.


1. Làm gì khi bị dừng xe?
-Hỏi người dừng xe với mục đích gì?
1. Kiểm tra hành chính
2. Thông báo lỗi:
- Yêu cầu chứng minh lỗi
- Đọc thần chú “ yêu cầu anh lập đúng lỗi vi phạm như anh vừa thông báo”
KHÔNG CHUYỂN LỖI NHẸ HƠN VÌ NHIỀU KHI BỊ LỪA, MÌNH KHÔNG
PHẠM LỖI. GẠ CHUYỂN LỖI LÀ LÀ BIẾT BIÊN BẢN CHO ĐỦ CHỈ
TIÊU.

Câu Hỏi: XXX dừng xe tôi và báo lỗi A(lừa hoặc dọa) giờ không phạt lỗi A cố
kiểm tra hành chính và lập lỗi B(có lỗi: bằng lái, bảo hiểm hoặc đăng ký) thì phải
làm sao?

Yêu cầu lập đủ, đúng lỗi, không bỏ qua lỗi. Nếu chỉ ghi vào biên bản lỗi B thì ghi ý
kiến vào phần ý kiến trong biên bản: xxx báo lỗi A nhưng không lập. (Ở đây vi
phạm nghiêm trọng luật XLVPHC vì bỏ qua lỗi, không xử lý lỗi).

2.Chứng minh lỗi.

Tại điểm đ khoản 1 điều 3 luật xử lý vi phạm hành chính có viết:

“đ. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành
chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại
diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.”
=> người bị lập biên bản có quyền chứng minh mình không vi phạm hoặc thông
qua người đại diện hợp pháp.

1.Các lỗi có thể phát hiện trực tiếp không cần chứng minh từ thiết bị nghiệp vụ:

Mũ bảo hiểm, giấy bảo hiểm, ngược chiều, gương,dừng đỗ….

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


47

1. Em không đồng ý và không được ghi ý kiến vào biên bản thì sao?
Cứ kí, nhận 1 liên của biên bản về khiếu nại sau.
2. Em lỡ kí vào biên bản đồng ý lỗi rồi thì sao?
Làm đơn khiếu nại về biên bản mình đã ký nêu quan điểm không đồng ý.
3. Em bị chuyển lỗi, về nhà phát hiện ra giờ làm sao?
Các lỗi phát hiện trực tiếp khó khiếu nại được nếu không có clip, ghi âm: mũ, bảo
hiểm,
Các lỗi khiếu nại sau khi bị chuyển lỗi, yêu cầu chứng minh vi phạm: đè vạch,
vượt đèn, tốc độ, xi nhan, dừng đỗ, đi lên vỉa hè, sai làn…
4. Biên bản không dấu thì sao?
Biên bản không có giá trị pháp lý, có thể photo được => khiếu nại.
5. Em không đồng ý, không ký, không nhận 1 liên biên bản ?
TỰ CHỊU nếu bị lập biên bản với lỗi không có: mũ, bảo hiểm, đăng ký…
Mất biên bản hoặc mất giấy tờ người ta giữ thì không có gì để khiếu nại.
6. xxx không xé biên lai với lỗi dưới 250k theo quy định thì sao?
Cứ ra kho bạc nộp tiền lấy bằng về rồi khiếu nại sau.

Bằng mọi cách PHẢI kí và nhận 1 liên của biên bản làm bằng chứng, sau khi
nghiên cứu thì có thể khiếu nại mặc dù đã ghi ý kiến đúng lỗi.

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


48

4. Câu hỏi đơn giản.


1. Đi xe có cần chính chủ không?

Không cần chính chủ, luật GTĐB quy định chỉ cần xuất trình giấy tờ xe.

Không có lỗi chính chủ.

2. Như nào là quên giấy tờ, như nào là không có?


Có giấy tờ khi mang đến nhận QĐXP thì chuyển thành quên.
Với đăng ký: không có đăng ký phương tiện thì không lấy được.
3. Lỗi chính và lỗi phụ khác nhau như nào?
KHÔNG CÓ lỗi chính, lỗi phụ, lỗi đi kèm. Lỗi nào cũng có thể bị dừng xe
nếu phạt hiện được.
VD không gương vẫn là lỗi, xxx có thể dừng xe và xử lý bình thường.
4.
4. Các lỗi cơ bản hay gặp nhất.
Xi nhan, tốc độ, đè vạch, đèn đỏ, đèn vàng(không có lỗi), sai làn( đa phần là
dọa, chỉ có ở BRT HN), đường cấm, cấm rẽ, cấm quay đầu, ngược chiều,
nồng độ cồn, vượt phải….
7. Tra mức phạt ở đâu?
a. Phần mềm ithong.
b. Bảng tra lỗi cơ bản.
8. Học luật ở đâu là chuẩn nhất?
a. Trong sách luật( vào phần tệp các nhóm sẽ có, tải về rồi in ra)
b. Các group/ page chuyên nghiên cứu về giao thông.
5. Lỗi nào thì lập biên bản, lỗi nào thì phải ra QĐXP tại chỗ.
- 1 số lỗi BẮT BUỘC PHẢI lập biên bản khi phát hiện bằng thiết bị
nghiệp vụ: Vượt đèn đỏ, tốc độ, đè vạch, nồng độ cồn…
- Lỗi trên 250k thì lập biên bản: tổng số tiền các lỗi trên 250k: ví dụ
Gương (90k) + bảo hiểm(90k) + mũ(150k) = 330k.
- Lỗi đến 250k thì ra qdxp tại chỗ, xé biên lai.

Câu hỏi: Bị lỗi gương nhưng xxx không xé biên lai, bắt ra kho bạc nộp thì
sao?
Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM
49

TL: Cứ ra kho bạc nộp bình thường, về khiếu nại sau. Nội dung: Hạn chế
quyền lợi người bị XLVPHC.

6. Biên bản chuẩn như nào?


Có số quyển, số biên bản, PHẢI CÓ DẤU TRÒN TREO ĐƠN VỊ LẬP,
không có dấu tròn hoặc chỉ có dấu vuông : biên bản không có hiệu lực.
7. Thần chú 1 số trường hợp khi bị dọa:
- LẬP BIÊN BẢN ĐÚNG LỖI VỪA THÔNG BÁO, TÔI KHÔNG XIN
CÁC ANH, ĐỀ NGHỊ KHÔNG CHUYỂN LỖI.
Luật quy định rất rõ:
Điều 8 khoản 2 luật hiến pháp 2013
Điêu 5 khoản 3 luật CAND 2014
Điều 8 khoản 3 luật công chức nhà nước
Tôi đang giám sát, yêu cầu đồng chí phối hợp cho nhân dân giám sát ( quay
phim, chụp ảnh). TÔI SẼ LÀM VIỆC VỚI CÁC ĐỒNG CHÍ BẰNG VĂN
BẢN.
8. Biển chuẩn phân làn 412 như nào?
- Biển có hình phương tiện và mũi tên bên trên.
- Biển không gộp, không có hình vẽ sai khác, không có chữ, kích thước tỉ
lệ ngang/ dọc = ¾.
- Biển 403 rất hay bị dùng sai chức năng phân làn.
9. Biển 415 là biển gộp làn, có sai làn không?
Đã gộp làn là gộp các phương tiện các làn đi chung 1 chiều, không có phân
làn dành riêng cho từng loại xe => không phân làn & không sai làn.
10. Sai đường xảy ra khi có biển phần đường dành riêng(403) và đặt ở đầu
đường. VD: cầu vượt báo cho xe máy, oto thì xe thô sơ không được đi vào.
Cầu Chương Dương có phần đường dành cho xe máy, phần đường dành cho
oto.
11. Hầu hết các biển cấm rẽ, đường cấm KHÔNG có giá trị xử phạt: Thiếu biển
hướng dẫn 416, 418. BẮT BUỘC phải có biển hướng dẫn mới đủ theo quy
chuẩn.
12. Lỗi gì với vạch tim đường?
- Vạch tim đường PHẢI là màu vàng 1.1, 1.2, 1.3, 1.4. Vạch màu trắng
Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM
50

KHÔNG phải là vạch tim đường, hoặc dùng sai chức năng => không có giá
trị.
- Khi đè vạch tim đường liền nét thì CHỈ CÓ LỖI SAI VẠCH. Xe máy 70k,
oto 150k.
13..Đi thẳng , đè vạch mắt võng là lỗi gì?
Vạch mắt võng chỉ cấm dừng, không cấm đè, đi.
Với vạch mắt võng CHỈ CÓ LỖI SAI VẠCH, KHÔNG CÓ SAI LÀN
Vạch mắt võng chuẩn không có vạch chồng vạch khi kết hợp với mũi tên rẽ
phải sẽ thành BẮT BUỘC PHẢI RẼ PHẢI.
14. Quên xi nhan qua vòng xuyến, đường cong lỗi phạt bao nhiêu?
Không có quy định chế tài nào để phạt, yêu cầu lập đúng biên bản với lỗi xi
nhan qua vòng xuyến, đường cong.
Luật chỉ yêu cầu PHẢI có tín hiệu khi báo rẽ, báo chuyển làn.
15. Xe 1.4T có được vào đường cấm xe tải?
Xe 1.5T trở lên mới là xe tải. Xe dưới 1.5T là xe con.
16. Bị lập BB mà không ưu tiên giữ bằng lái mà giữ đăng kiểm có được không?
Thứ tự giữ giấy tờ Bằng-> Đăng ký -> Đăng kiểm. Giữ sai theo thứ tự này
thì xxx đã vi phạm. => viết đơn khiếu nại.
17. Lắp cản va đập vào xe bị lỗi gì? Quá hạn đăng kiểm 1 ngày có sao không?
Nếu trong đăng kiểm không có: Thay đổi chiều dài xe phạt 6- 8 triệu, tước
bằng 2 tháng.
Quá hạn dưới 1 tháng: cẩu xe + tạm giữ xe 7 ngày +tiền phạt.
18. Biên bản thay giấy tờ được bao lâu?

Thay được trong thời hạn hẹn của biên bản ,quá ngày, giờ hẹn ngày coi như
không có giấy tờ bị tạm giữ.

Các lỗi giam bằng : nồng độ cồn,vượt đèn đỏ, quá tốc độ> 20km/h, sai làn = sai
đường = đường cấm = đi lên vỉa hè…. Giam bằng 2 tháng. Trong thời gian
giam bằng coi như không có bằng. Bị lập biên bản sẽ bị giam xe.

19. Vượt đèn vàng bị ghi biên bản không chấp hành hiệu lệnh tín hiệu giao
thông phạt bao nhiêu?
Yêu cầu ghi rõ biên bản là “ không chấp hành đèn tín hiệu giao thông: đèn
Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM
51

vàng’’.Không có lỗi, đèn vàng là cảm tính của người dừng xe.
=> VƯỢT ĐÈN VÀNG KHÔNG CÓ LỖI.
20. Lực lượng nào được dừng xe lập biên bản vi phạm?
- Tất cả các lực lượng được giao nhiệm vụ theo kế hoạch, chuyên đề phân công
có quyền dừng xe và lập biên bản, không nhất thiết phải là CSGT hoặc đi
cùng CSGT. (Điều 58 Luật XLVPHC 2012).
VD: CAP, 113, Thanh tra GT, CSCĐ…
- Trường hợp lập biên bản không theo chuyên đề, nhiệm vụ ta có thể khiếu nại về
hành vi lập biên bản sai quy định, sai chuyên đề được cấp.
VD: Cân tải không có chuyên đề, cân tải bằng trạm cân tư nhân….

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


52

5. Không có lỗi dọa thành có lỗi.


1. Xi nhan bật/tắt ,sớm/muộn
2. Xi nhan qua vòng xuyến: luật ban hành không có quy định nào phải xi nhan qua
vòng xuyến. Chỉ có chuyển làn hoặc chuyển hướng thì phải có tín hiệu
3. Xi nhan đi đường cong
4. Không xi nhan khi đi theo đường chữ Y nhưng không có biển báo rẽ
5. Biển báo sai quy chuẩn: Biển sai (Biển không có trong quy chuẩn), cắm sai quy
cách (trên cột điện với khu vực ngoài đô thị), biển tốc độ không được cắm 2 bên
chiều đi
6. Biển cấm rẽ nhưng không có biển chỉ dẫn 418, biển đường cấm nhưng không
có biển hướng dẫn lối đi 416
7. Vượt đèn vàng ghi biên bản thành không chấp hành tín hiệu đèn, viết biên bản
thành không mũ, bảo hiểm
8. Đo tốc độ bằng mồm, không có hình ảnh chứng minh
9. Không cung cấp được hình ảnh vi phạm với 1 số lỗi: vượt đèn đỏ, tốc độ, sai
làn, đè vạch…
10. Mũ bảo hiểm thời trang: luật quy định chỉ phạt những người không đội mũ bảo
hiểm chứ không quy định phạt mũ bảo hiểm thời trang.

Những trường hợp không có lỗi thường được gạ viết biên bản đổi lỗi nhẹ hơn,
tàu nhanh: Sai làn, vượt đèn vàng -> mũ bảo hiểm,không gương, không bảo
hiểm…
Vi phạm giao thông là vi phạm hành chính, không phải là hình sự nên không có
điều luật nào áp giải người vi phạm hành chính về phường.

Điều 122. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
1. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp
cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương
tích cho người khác."
Nếu không đua xe đánh võng, đá lửa, bốc đầu… thì không có lý do gì để bị tạm
giữ cả, nên cũng không bị áp giải về phường.

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


53

6. Lời phát biểu trên báo không có giá trị.


Gần đây 1 số báo đăng vấn đề bạn đọc quan tâm và phát biểu cảm tính của 1 số
ông làm trong cơ quan, tổ chức nào đó. Ví dụ: biển khu đông dân cư KHÔNG cần
nhắc lại, biên bản vi phạm hành chính KHÔNG cần dấu tròn treo vẫn có giá trị
pháp lý, vượt đèn vàng phạt như vượt đèn đỏ….
- Luật do Quốc Hội ban hành.
- Nghị định do Chính Phủ ban hành.
- Thông tư do Bộ- cơ quan ngang Bộ ban hành.
Kết Luận:
1. TẤT CẢ VĂN BẢN ĐỀU DO CƠ QUAN, TỔ CHỨC CỦA NHÀ NƯỚC BAN
HÀNH BẰNG VĂN BẢN, MẤY ÔNG PHÁT BIỂU MANG TÍNH CHẤT CÁ
NHÂN, KHÔNG PHẢI LÀ CỦA TỔ CHỨC. KHÔNG RA VĂN BẢN, KHÔNG
CÓ GIÁ TRỊ XỬ PHẠT KHI NÓI TRÊN BÁO
2. DÙ BÁO CÓ ĐĂNG TIN THỦ TƯỚNG ĐƠN PHƯƠNG KHẲNG ĐỊNH
VƯỢT ĐÈN VÀNG LÀ SAI LUẬT, LẬP BIÊN BẢN VPHC KHÔNG CẦN DẤU
TRÒN TREO THÌ CŨNG KHÔNG ĐÚNG VÀ KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ.
Đi thêm vào chi tiết , các bạn ngại đọc có thể bỏ qua vì câu trên là nắm được vấn
đề chính rồi.
1. Báo lá cải không phải là công báo chính phủ. Bài đăng của báo lá cải không có
giá trị pháp lý cũng như bảo đảm tính đúng đắn (đồng áp dụng cho đài phát thanh
và Vua Tin Vịt.)
2. Nghị định không phải là luật, nghị định là văn bản dưới luật. Cụ thể về vấn đề
GT thì luật là Luật GTĐB 2008, Nghị định 46/2016 là chế tài xử phạt. Các cụ chỉ
có vi phạm Luật GTĐB chứ không vi phạm NĐ 46. Nên không nghe những đối
tượng chém gió vi phạm luật vì NĐ 46 có quy định nọ, quy định kia…
3. Luật có phải lúc nào cũng rõ ràng không? Không, luật nhiều chỗ rất mơ hồ. Có
những chỗ trong luật rất rõ ràng, chỉ có thể hiểu theo một ý, những cũng có những
chỗ dễ gây hiểu lầm nhiều ý khác nhau.
4. Khi luật không rõ ràng có thể gây nhầm lẫn theo nhiều ý thì cần phải giải thích
luật. Đây là điểm dối lừa (Dan Brown) thường hay được sử dụng để dắt mũi dư
luận. AI GIẢI THÍCH LUẬT THÌ LÀ ĐÚNG VÀ PHẢI THỰC HIỆN?
Chỉ có duy nhất ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI là cơ quan có đủ thẩm
quyền để giải thích luật (Khoản 2, điều 74 Hiến Pháp 2013; Điều 85 Luật
BHVBQPPL 17/2008).
Các trường hợp giải thích luật còn lại chỉ là để tham khảo, không có giá trị pháp lý.

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


54

Về những vấn đề trong luật mà mỗi người hiểu một ý, nếu UBTVQH chưa ra nghị
quyết giải thích thì không cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào khác có đủ thẩm quyền
để phán quyết vấn đề đó bắt buộc phải hiểu như thế nào, đúng hay
Hiến Pháp 2013, Điều 74. Uỷ ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và
quyền hạn sau đây:
"1. Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì kỳ họp Quốc hội;
2. Ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao; giải thích Hiến pháp, luật,
pháp lệnh;"
Luật BHVBQPPL, Điều 85. Thẩm quyền giải thích luật, pháp lệnh
"Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích luật, pháp lệnh.
-Khi dừng xe phải hỏi lí do dừng xe : phát hiện lỗi HOẶC kiểm tra hành chính.

-Khi bị vẫy xuất trình các giấy tờ: giấy đăng ký, giấy đăng kiểm, bằng lái xe, bảo
hiểm…( xe không cần phải chính chủ).

-Khi được thông báo lỗi: người vi phạm có quyền chứng minh mình không vi
phạm, người thông báo phải chứng minh lỗi đã thông báo (Điều 3, khoản 1, điểm đ
Luật XLVPHC thì xxx phải chứng minh lỗi vi phạm.)

-Lập biên bản yêu cầu ghi đúng lỗi như đã được thông báo ban đầu, tránh trường
hợp không có lỗi bị chuyển lỗi, có lỗi thành lỗi nặng hơn (sai vạch kẻ đường, biển
báo (70k)-> không mũ (150k)), không đồng ý lỗi thì ghi không đồng ý vào mục ý
kiến người vi phạm trong biên bản

-Thứ tự ưu tiên tạm giữ: bằng lái, đăng ký-> đăng kiểm ( nhiều trường hợp giữ
đăng kiểm mà không ưu tiên giữ bằng lái TA CÓ THỂ KIỆN)

- Trường hợp bị tạm giữ giấy tờ, phương tiện mà không lập biên bản thì gọi đến
113 & Cục CSGT( 069.42608 ) để phản ánh hành vi của cán bộ thu giữ.

7. NĐ 46 không phải là căn cứ xác định lỗi.


1. Nghị định không phải là Luật. NĐ là văn bản quy phạm pháp luật nhưng là
văn bản dưới luật. Luật là văn bản QPPL, nhưng không phải cứ văn bản QPPL thì
là Luật, không thể lẫn lộn hai khái niệm này với nhau (tham khảo thêm Điều 4
Luật BHVBQPPL 80/2015).
2. Có khi nào NĐ có chức năng như luật không? Có, nếu NĐ thuộc trường hợp tại
Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM
55

điểm 3, điều 19 Luật BHVBQPPL. NĐ 46/2016 có nằm trong trường hợp này
không? Các cụ có thể tự tra tự đánh giá.
3. Điều 1 NĐ 46 có nói "Nghị định này QUY ĐỊNH VỀ HÀNH VI VI PHẠM
HÀNH CHÍNH; hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả…?" Như
vậy có phải NĐ này cũng có chức năng quy định hành vi thế nào là phạm luật GT
không? Không, QUY ĐỊNH VỀ HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH nói nôm na
chỉ là đặt tên cho hành vi vi phạm, quy định cụ thể điều, khoản cho hành vi vi
phạm chứ không phải là xác định một hành vi là có vi phạm luật GT hay không.
4. Đối tượng bị áp dụng NĐ 46 được quy định ở Điều 2 của NĐ này:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân, tổ chức CÓ hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ, đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Người có thẩm quyền xử phạt.
3. Cá nhân, tổ chức khác có liên quan."
Như vậy nếu KHÔNG CÓ hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực GT thì các cụ
không thuộc đối tượng áp dụng của NĐ này. Trước khi dùng nghị định này để xử
phạt thì các PHẢI bị xác định TRƯỚC rằng đã vi phạm hành chính về GT, cụ
thể là vi phạm Luật GTĐB 2008, vì các cụ thuộc đối tượng áp dụng của luật này
(*). Khi xxx nói các cụ phạm luật GT thì phải nói được là vi phạm điều khoản nào
của Luật GTĐB 2008 chứ không phải là nói rằng NĐ 46 có quy định như vậy.
Việc ban hành NĐ 46/2016 không làm thay đổi luật, ko có luật mới nào đưa ra
theo NĐ 46.
Ví dụ: Khi các cụ đi 4b vào đường có biển báo đường cấm. Các cụ không vi phạm
điểm b, khoản 4, điều 5 của NĐ 46 mà các cụ vi phạm khoản 1, điều 11 của Luật
GTĐB 2008 (dựa vào cái biển đường cấm) (**). Vi phạm điều này thì các cụ mới
nằm trong đối tượng áp dụng của NĐ 46. Giở NĐ 46 ra để xem quy định chi tiết,
và quy định chi tiết chỉ ra rằng vi phạm của các cụ thuộc các trường hợp loại trừ
của điểm a, khoản 1, điều 5 trong NĐ 46 (***). Cụ thể là lỗi "Đi vào đường cấm"
tại điểm b, khoản 4, điều 5 (****) - đây chính là chức năng QUY ĐỊNH VỀ
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH của NĐ 46 (cho biết tên lỗi là vị trí điều,
khoản), và lỗi được QUY ĐỊNH này có mức phạt là 0.8-1.2 triệu, tước bằng 1-3
tháng.

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


56

--------------------------------------------------
(*): Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến giao thông đường bộ trên
lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(**): Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ
1. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống
báo hiệu đường bộ.
(***): "Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ
các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm g, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l
Khoản 2; Điểm a, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm k Khoản 3; Điểm a, ĐIỂM B,
Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm h, Điểm i KHOẢN 4; Điểm a Khoản 5; Điểm b,
Điểm c, Điểm đ Khoản 6; Điểm a, Điểm c Khoản 7; Điểm a, Điểm đ Khoản 8 Điều
này;
(****): "ĐI VÀO ĐƯỜNG CẤM, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một
chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi
phạm quy định tại Điểm a Khoản 8 Điều này và các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm
vụ khẩn cấp theo quy định;"

…………………………………………………………………………………….

=> xử phạt hành vi:” Người ngồi trước không đội mũ bảo hiểm cho người ngồi
sau” là sai vì:

- Nghị định 46 không phải là căn cứ xác định lỗi, lỗi được xác định theo luật
GTĐB 2008.

- NĐ 46 chỉ là mức giá phạt khi vi phạm luật GTĐB.

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


57

PHẦN 6: QUY TRÌNH KHIẾU NẠI VPHC


Làm đơn khiếu nại giờ không biết luật thì nhờ ai giúp?

Liên hệ fanpage/ Group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM.

Luật giao thông & ATGT®.


1. Các lỗi không giữ bằng hoặc giữ bằng 1 tuần rồi nhận qdxp thì cứ nộp phạt
lấy qdxp rồi khiếu nại sau.
2. Các lỗi giam bằng thì có thể khiếu nại ngay sau khi lập biên bản. ( các lỗi
yêu cầu hình ảnh, vượt đèn, nồng độ cồn, sai phần đường, sai làn)
3. Bằng mọi cách PHẢI lấy được qdxp, biên bản rồi khiếu nại. Nhiều trường
hợp phát hiện xxx sai nhưng không có bằng chứng thì không khiếu nại được,
rất có thể quy thành tội vu khống.

KHIẾU NẠI ĐẾN AI? NỘI DUNG NHƯ NÀO?

Sau khi phát hiện sai xót về xử lý vi phạm hành chính, người bị lập biên bản có
quyền khiếu nại đến các cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Nội dung khiếu nại: sau khi lập biên bản vphc tôi về nhà nghiên cứu luật và
phát hiện đội 123 lập biên bản với tôi là không đúng. Bằng văn bản này tôi
khiếu nại ông a, ông b về các vấn đề như sau….
Lần 1: Đến lãnh đạo đơn vị lập biên bản và cơ quan cao hơn của đơn vị ấy
nhằm mục đích giám sát xử lý khiếu nại. VD: Đội CSGT A của HN thì khiếu
nại đến giám đốc CATP HN, phòng CSGT HN.

(Đội không có quyền giải quyết khiếu nại).

Lần 2: Đến cơ quan cao hơn của đơn vị lập biên bản: Giám đốc CATP, Cục
CSGT. Đơn vị giám sát là Thanh tra bộ.

Lần 3: Thanh tra bộ. Sau khi khiếu nại lần 1, 2, 3 thì có quyền khởi kiện ra tòa .

Lưu ý: Khiếu nại là quyền của công dân. Thấy xxx sai mình khiếu nại để lấy lại
quyền lợi hợp pháp. Khiếu naị không ảnh hưởng đến XLVPHC.

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


58

PHẦN 7: CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG BỊ XLVPHC.


(Luật XLVPHC 2012)
Điều 11. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:
1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
5. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm
hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi
phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này.
Điều 61. Giải trình
1. Đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định áp dụng hình thức xử
phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn hoặc áp dụng mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối
với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở
lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc
bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Người có
thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức
vi phạm hành chính trước khi ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp cá nhân, tổ
chức không có yêu cầu giải trình trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3
Điều này.
2. Đối với trường hợp giải trình bằng văn bản, cá nhân, tổ chức vi phạm hành
chính phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành
chính.
Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền có thể gia
hạn thêm không quá 05 ngày theo đề nghị của cá nhân, tổ chức vi phạm.

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


59

Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tự mình hoặc uỷ quyền cho người đại diện
hợp pháp của mình thực hiện việc giải trình bằng văn bản.
3. Đối với trường hợp giải trình trực tiếp, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải
gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm
hành chính.
Người có thẩm quyền xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho người vi phạm về
thời gian và địa điểm tổ chức phiên giải trình trực tiếp trong thời hạn 05 ngày, kể
từ ngày nhận được yêu cầu của người vi phạm.
Người có thẩm quyền xử phạt tổ chức phiên giải trình trực tiếp và có trách nhiệm
nêu căn cứ pháp lý và tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm hành
chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng đối với
hành vi vi phạm. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, người đại diện hợp pháp
của họ có quyền tham gia phiên giải trình và đưa ra ý kiến, chứng cứ để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Việc giải trình trực tiếp được lập thành biên bản và phải có chữ ký của các bên liên
quan; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ thì các bên phải ký vào từng tờ biên bản.
Biên bản này phải được lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và giao cho cá
nhân, tổ chức vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp của họ 01 bản.
Điều 65. Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp sau
đây:
a) Trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật này;
b) Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính;
c) Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 6 hoặc hết thời hạn
ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 3 Điều 63 hoặc khoản 1 Điều 66 của Luật
này;
d) Cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải
thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt;

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


60

đ) Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Điều 62 của
Luật này.
2. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người
có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng có thể ra
quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm
hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tang
vật bị tịch thu, tiêu hủy; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm
và thời hạn thực hiện.

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


61

PHẦN 8:TAI NẠN.


1. Tại hiện trường.
- Tổ chức cấp cứu người bị nạn, nếu còn sống thì gọi cho cơ quan y tế gần nhất hoặc sơ
cứu tạm thời rồi chuyển đi cấp cứu.
- Hỗ trợ phân luồng giao thông để tránh ùn tắc.
- Bảo vệ tài sản người tai nạn.
** Gọi cho cơ quan công an nơi gần nhất để bảo vệ hiện trường, bảo vệ những người
liên quan...
LƯU Ý: hạn chế quay phim chụp ảnh, dừng lại xem xét bàn tán gây cản trở giao thông.
- Đứng lại không hỗ trợ được gì thì nên di chuyển ra khu vực tai nạn càng sớm càng tốt.
Ai cũng hóng như mình thì đường tắc hết, nhiều khi tai nạn bên này phía bên chiều
ngược lại vẫn tắc
- Không nên bức xúc hội đồng với người gây tai nạn.
- Hãy làm việc đúng theo pháp luật, người gây tai nạn không có tội gì với các bạn, tội
trạng để pháp luật xử lý.
2. Xử lý phương tiện tai nạn.
- Theo TT77 BCA nghiêm cấm tạm giữ phương tiện làm căn cứ bồi thường.
- Vụ việc xảy ra nếu thiệt hại nặng về sức khỏe hay chết người sẽ chuyển sang cơ quan
điều tra.
- Nếu 2 bên hòa giải tình cảm thì yêu cầu viết đơn bãi nại, không truy cứu trách nhiệm.
Không yêu cầu cơ quan điều tra vào cuộc.
*** Sau khi tai nạn phải khám nghiệm ngay phương tiện. Trường hợp cố tình giữ
phương tiện không theo TT77 thì yêu cầu lập quyết định tạm giữ phương tiện ghi rõ lý
do hoặc kết luận tai nạn.
* Có thể khiếu nại với các hành vi gây khó dễ, không trả phương tiện, không lập quyết
định tạm giữ phương tiện....

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


62

PHẦN 9:GIẢI TRÌNH.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lâp – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN GIẢI TRÌNH


Kính gửi: -Ông trưởng phòng…………….

Căn cứ Luật XLVPHC.

Tôi tên là:

Sinh ngày:

CMND số:

Cấp ngày :

Địa chỉ thường trú :

Số điện thoại:

Tôi làm đơn xin trình bày sự việc như sau:


Ngày ... tháng ... năm 2018, tôi bị tổ CSGT công an .......... lập biên bản vi
phạm hành chính trong lĩnh vực Giao thông đường bộ số…..về hành vi đi ĐÈN
CHIẾU SÁNG KHÔNG CÓ TÁC DỤNG, và tôi đã công nhận lỗi nhưng xét thấy
do đây là trường hợp vi phạm xảy ra do sự kiện bất ngờ không lường trước. Nên
tôi viết đơn này xin được giải trình nguyên nhân vi phạm của tôi để ông xem xét.

Ngày .../.../2018, tôi điều khiển xe đi từ hướng đến ...... trước đó tôi đã kiểm
tra kỹ hệ thống kỹ thuật của xe và thấy tất cả vẫn hoạt động bình thường. Sau đó,
khi đi đến KM...........thì tôi bị tổ CSGT dừng xe và lập Biên bản vi phạm hành
chính như trên

Như giải trình ở trên, hành vi vi phạm của tôi do sự kiện bất ngờ xảy ra, tôi
Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM
63

không biết đèn xe sẽ cháy trên đường di chuyển. Theo quy định tại khoản 3 điều 11
luật XLVPHC thì lỗi này của tôi sẽ không bị xử phạt

Bằng đơn này, tôi giải trình đến ông trưởng Công an ............. nội dung trên,
đề nghị ông xem xét và không ra quyết định xử phạt tôi theo quy định tại điều 65
luật XLVPHC.

Kính mong ông xem xét giải quyết, tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày ... tháng .... năm ....

NGƯỜI LÀM ĐƠN

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM


64

Biên soạn từ nhóm tác giả Fanpage :HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM,
Luật giao thông & ATGT®. Tham khảo tài liệu từ Page:NGUYEN VIET THANH.
Tái bản, sửa đổi ngày 9, tháng 1, năm 2019.

Fanpage/ group: HỌC LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM

You might also like