Explore Ebooks
Categories
Explore Audiobooks
Categories
Explore Magazines
Categories
Explore Documents
Categories
Quy trình thẩm định giá là một khoa học thực hiện có tổ chức và logic được sắp xếp
phù hợp với các quy tắc cơ bản đã được xác định rõ, giúp cho các thẩm định viên có
thể đưa ra một kết luận ước tính giá trị có cơ sở và có thể tin tưởng được.
Dựa theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05, ban hành kèm theo Thông tư số
28/2015/TT-BTC ngày 06/03/2015 của Bộ Tài chính thì quy trình thực hiện thẩm định
Quy trình thực hiện thẩm định giá
giá gồm 06 bước với các nội dung cụ thể như sau:
Xem xét các đặc điểm cơ bản về pháp lý, vị trí, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và các
Lập kế hoạch thẩm định giá
vấn đề khác có liên quan đến tài sản thẩm định giá tại thời điểm thẩm định giá;
Xác định đối tượng sử dụng kết quả thẩm định giá;
Xác định giả thiết và giả thiết đặc biệt (nếu có).
Xác định giá trị của tài sản cần Lập phương án phân công thẩm định viên và cán bộ trợ giúp thực hiện yêu cầu
thẩm định giá thẩm định giá của khách hàng, đảm bảo việc áp dụng quy trình kiểm soát chất
lượng hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp;
Xác định phương thức, cách thức tiến hành thẩm định giá;
Xác định tiến độ thực hiện, trình tự thu thập và phân tích dữ liệu, thời hạn cho
Lập Báo cáo kết quả thẩm định phép của trình tự phải thực hiện;
giá và Chứng thư thẩm định giá Xác định các tài liệu cần thu thập về thị trường, về tài sản thẩm định giá và các
tài sản so sánh.
Khảo sát hiện trạng thực tế của tài sản, ghi nhận lại về thông số của tài sản, đánh giá
nhanh tình hình của tài sản.
Chụp hình tài sản thẩm định theo dạng toàn cảnh và chi tiết, và những chứng cứ
quan trọng.
Các nguồn thông tin thu thập, phục vụ cho quá trình thẩm định giá bao gồm: thông
tin từ khách hàng cung cấp, từ kết quả khảo sát thực tế, từ các giao dịch mua bán tài
Quy trình thực hiện thẩm định giá
sản trên thị trường, trên các phương tiện truyền thông, trên các văn bản thể hiện
tính pháp lý của tài sản.
Ngoài ra, thẩm định viên còn phải thu thập các thông tin qua đến chi phí, giá bán, lãi
suất, chính sách thuế, thu nhập, các điều kiện giao dịch của tài sản thẩm định giá và
tài sản so sánh (nếu có), các thông tin về yếu tố cung cầu, lực lượng tham gia thị
trường, sở thích và động thái người mua – người bán tiềm năng, tình hình lạm phát,
các chỉ giá đối với nhóm tài sản cụ thể (nếu có).
Xác định giá trị của tài sản cần thẩm định giá
Lựa chọn các phương pháp thẩm định giá phù hợp với mỗi loại hình tài sản (thẩm
định viên phải áp dụng từ 02 phương pháp thẩm định giá trở lên).
Tính toán và xác định giá trị tài sản theo các phương pháp đã lựa chọn.
Tiến hành hoàn thiện hồ sơ và điều chỉnh, lựa chọn kết quả tốt nhất với độ tin cậy
cao nhất.
Lập Báo cáo kết quả thẩm định giá và Chứng thư thẩm định giá
Báo cáo kết quả thẩm định giá và Chứng thư thẩm định giá được lập theo quy định
tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 06.
Xác định thời gian có hiệu lực của kết quả thẩm định giá và Chứng thư thẩm định giá.
Báo cáo kết quả thẩm định giá và Chứng thư thẩm định giá sau khi được doanh
nghiệp thẩm định giá và chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá ký phát hành theo
đúng quy định của pháp luật được chuyển cho khách hàng và bên thứ ba sử dụng
kết quả thẩm định giá.