You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN VẬT LÝ KỸ THUẬT


----------------

ĐỒ ÁN MÔN HỌC I
ĐỀ TÀI

ỨNG DỤNG QUANG XÚC TÁC CỦA VẬT LIỆU TiO2

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Lương Hữu Bắc

Nhóm sinh viên thực hiện:


1. Đặng Thị Thơm MSSV: 20196456
2. Đào Thị Trang MSSV: 20196464
3. Nguyễn Văn Tâm MSSV: 20196443
4. Phạm Quốc Việt MSSV: 20196477

Hà Nội, năm 2021

1
MỤC LỤC

MỤC LỤC .................................................................................................................. 2


MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 3
I. Khái niệm quang xúc tác ...................................................................................... 4
II. Giới thiệu về vật liệu quang xúc tác TiO2 ............................................................ 4
1. Một số tính chất vật lí và hóa học.................................................................. 4
2. Đặc tính quang xúc tác của TiO2 ................................................................... 5
III. Cơ chế hoạt động của quang xúc tác.................................................................. 6
IV. Ứng dụng của quang xúc tác TiO2 ..................................................................... 7
1. Vật liệu tự làm sạch ......................................................................................... 7
2. Xử lí ô nhiễm nguồn nước ............................................................................... 9
3. Xử lí ô nhiễm không khí .............................................................................. 10
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 16

2
MỞ ĐẦU

Trong một vài thập kỷ gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của đất nước,
các nghành công nghiệp, nông nghiệp, các làng nghề ... ở Việt Nam đã có những tiến
bộ không ngừng cả về số lượng cũng như chủng loại các sản phẩm và chất lượng
cũng ngày càng được cải thiện. Bên cạnh những tác động tích cực do sự phát triển
mang lại thì cũng phải kể đến những tác động tiêu cực. Một trong những mặt tiêu
cực đó là các loại chất thải do các nghành công nghiệp thải ra ngày càng nhiều làm
ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khoẻ của người dân. Môi trường sống của
người dân đang bị đe dọa bởi các chất thải công nghiệp. Chính vì vậy, một vấn đề
đặt là cần tìm ra những công nghệ hữu hiệu, có thể xử lý triệt để các chất ô nhiễm có
trong môi trường.
Hiện nay trên thế giới có nhiều phương pháp xử lý ô nhiễm như phương pháp
hấp phụ, phương pháp sinh học, phương pháp oxi hóa - khử, phương pháp quang xúc
tác... Trong các phương pháp trên, phương pháp quang xúc tác có nhiêu ưu điểm nổi
trội như hiệu quả xử lý cao, khả năng chuyển đổi hoàn toàn các hợp chất hữu cơ độc
hai thành các hợp chất vô cơ ít độc hại và được quan tâm ứng dụng rộng rãi trong xử
lí môi trường.
Trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng phương pháp quang xúc tác trong xử
lí ô nhiễm môi trường, TiO2 với vai trò như một chất xúc tác quang hóa tiêu biểu đã
được nhiều quốc gia phát triển vì TiO2 có giá thành rẻ, an toàn với môi trường, không
bị hao hụt trong quá trình sử dụng. Vì vậy hiện nay, vật liệu TiO2 đang được nghiên
cứu và sử dụng nhiều, nhất là trong lĩnh vực xử lí môi truòng nước và khí với vai trò
xúc tác trong phản ứng quang hóa. Không chỉ dừng lại ở vai trò xúc tác, TiO2 còn có
nhiều ứng dụng quan trọng trong các lĩnh vực vật liệu, điện tử, năng lượng, mỹ phẩm,
y học…
Cụ thể TiO2 có những tính chất gì? Những ứng dụng ưu việt như thế nào? Để
trả lời câu hỏi này, chúng em đã tìm hiểu về đề tài “Tìm hiểu ứng dụng quang xúc
tác với vật liệu TiO2”.

3
I. Khái niệm quang xúc tác
Chất xúc tác là chất có tác dụng làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng hoá
học và không bị mất sau khi phản ứng. Nếu quá trình xúc tác được kích thích bằng
ánh sáng thì được gọi là quang xúc tác. Chất có tính năng kích hoạt các phản ứng
hoá học khi được chiếu sáng gọi là chất quang xúc tác. Nhiều hợp chất bán dẫn như
TiO2, ZnO, CdS, … có tính năng quang xúc tác, nhưng vật liệu nano TiO2 là một vật
liệu quang xúc tác tiêu biểu.
Ví dụ: Phản ứng oxy hóa các hợp chất hữu cơ dưới tác dụng cúa ánh sáng thông
qua TiO2.

Hình 1. Cơ chế quang xúc tác

II. Giới thiệu về vật liệu quang xúc tác TiO2


1. Một số tính chất vật lí và hóa học

TiO2 là vật liệu bán dẫn loại n có vùng cấm rộng (3.0 - 3,2 eV).
TiO2 tồn tại ở dạng bột, thường có màu trắng ở dạng điều kiện tiêu chuẩn (nhiệt
độ phòng, áp suất khí quyển).

4
Khối lượng phân tử là 79,87 g/mol, trọng lượng riêng từ 4,13 – 4,25 g/cm3, nóng
chảy ở nhiệt độ cao 1780˚C, không tan trong nước và các axit như axit sunfuric và
clohydric… ngay cả khi đun nóng.
Tinh thể TiO2 có ba dạng thù hình chính là anatase, rutile và brookite. Vì brookite
khá là không bền nên trong tự nhiên dạng tinh thể anatas và rutile thường phổ biến
hơn, được sử dụng trong hầu hết các ứng dụng của titan oxit. Cả hai đều là chất
bán dẫn có vùng cấm rộng, đều có cấu trúc kiểu bát diện bao gồm một nguyên tử
titan ở chính giữa cùng với sáu nguyên tử oxy xung quanh.

Hình 2. Hình ảnh 2 dạng thù hình chính của TiO2 lần lượt từ trái sang là Anatase và Rutile

Nguồn: Internet

2. Đặc tính quang xúc tác của TiO2

TiO2 chỉ thể hiện khả năng xúc tác quang khi kích thước hạt dưới 100nm.
Khi được chiếu sáng TiO2 trở thành chất oxy hóa khử mạnh. Điều này tạo cho vật
liệu nhiều ứng dụng phong phú, đa dạng và quý giá.
Nano TiO2 có thể phân hủy được các chất độc hại bền vững như: đioxin, thuốc
trừ sâu, benzen... cũng như một số virut, vi khuẩn gây bệnh với hiệu suất cao.

5
Dưới tác dụng của ánh sáng, TiO2 kỵ nước hay ái nước tùy thuộc vào công nghệ
chế tạo. Khả năng này được ứng dụng để tạo ra các bề mặt từ tẩy rửa mà không
cần hóa chất và tác động cơ học.
Nano TiO2 kháng khuẩn bằng cơ chế phân huỷ, tác động vào vi sinh vật như phân
huỷ một hợp chất hữu cơ. Vì vậy, nó tránh được hiện tượng “nhờn thuốc” và là
một công cụ hữu hiệu chống lại sự biến đổi gen của vi sinh vật gây bệnh. Bản thân
TiO2 không độc hại và có thể tái sử dụng nhiều lần vì tính chất của chất xúc tác.
Các sản phẩm của sự phân hủy cũng là những chất sạch, an toàn với môi trường.
Những đặc tính này tạo cho nano TiO2 những lợi thế vượt trội về hiệu quả kinh tế
và kỹ thuật trong việc làm sạch môi trường nước và không khí khỏi các tác nhân
ô nhiễm hữu cơ, vô cơ và sinh học.

III. Cơ chế hoạt động của quang xúc tác


Do cấu trúc điện tử được đặc trưng bởi vùng hoá trị (VB) và vùng dẫn (CB), các
chất bán dẫn như TiO2 có thể hoạt động như những chất xúc tác cho các quá trình
oxy hoá khử do ánh sáng và sự hình thành gốc tự do OH* là vấn đề mấu chốt của
phản ứng quang xúc tác trên TiO2.
TiO2 có cấu trúc anatase có độ rộng vùng cấm là 3,2eV. Do đó dưới tác dụng của
photon có năng lượng từ 3,2eV trở lên sẽ xảy ra quá trình phản ứng như sau:
TiO2 + hv → e-CB + h+VB
Khi xuất hiện các lỗ trống mang điện tích dương (h+VB) trong môi trường là nước,
thì xảy ra các phản ứng tạo gốc OH*.
h+VB + H2O → OH* + H+
Mặt khác, khi xuất hiện electron trên vùng dẫn (e-CB) nếu có mặt O2 trong môi
trường nước thì cũng sẽ xảy ra phản ứng tạo gốc OH* theo quá trình sau:
e-CB + O2 → O2 –
2O2 - + 2H2O → H2O2 + 2HO- + O2
H2O2 + e-CB → OH* + HO-

6
Hình 3. Hình ảnh: Cơ chế quang xúc tác của TiO2

Nguồn: Internet

IV. Ứng dụng của quang xúc tác TiO2


1. Vật liệu tự làm sạch
Vật liệu TiO2 được sử dụng trong sản xuất vật liệu tự làm sạch như sơn, gạch men,
kính tự làm sạch…Sơn tự làm sạch hay còn gọi là sơn quang xúc tác. Về bản chất
chúng được tạo ra từ những hạt TiO2 có kích thước nano phân tán trong huyền phù
hoặc nhũ tương với dung môi là nước. Tương tự, TiO2 có thể được phối trộn vào
lớp men phủ trên bề mặt gạch men hoặc được tráng phủ thành lớp mỏng trên bề mặt
gạch men, tấm kính,…
Hiện nay, trong một số phòng vô trùng, phòng mổ bệnh viện trên thế giới sử dụng
những vật liệu có TiO2 và một đèn chiếu tia tử ngoại để diệt vi khuẩn, vi rút, hạn
chế việc lây nhiễm bệnh tật đồng thời giảm đáng kể lượng thuốc sát trùng và những
chất tẩy rửa độc hại.
Ngoài ra các cửa kính với một lớp TiO2 siêu mỏng, chỉ dày cỡ micro, vẫn cho phép
ánh sáng thường đi qua nhưng lại hấp thụ tia tử ngoại để kích thích phản ứng quang
hóa phân hủy các hạt bụi nhỏ, các vết dầu mỡ do các phương tiện giao thông thải
ra. Các vết bẩn này cũng dễ dàng bị loại bỏ chỉ nhờ nước mưa, khi nước rơi trên

7
mặt kính tạo ra hiệu ứng thấm nước. Nước trải đều ra bề mặt thay vì thành giọt,
cuốn theo chất bẩn đi xuống.

Hình 4. Hình ảnh: Tòa chung cư tại NewYork có cửa kính phủ TiO2

Nguồn: theculturetrip.com

Hình 5. Hình ảnh bụi bẩn và vết nước bám trên kính thông thường sau mưa

8
Hình 6. a) quá trình quang xúc tác phân hủy chất hữu cơ; b) quá trình quang hóa ưa nước giúp
nước dàn đều cuốn đi bụi bẩn

Nguồn: Internet
2. Xử lí ô nhiễm nguồn nước
Nước đang ngày càng bị ô nhiễm bởi nhiều tác nhân như nước thải công nghiệp từ
các nhà máy dệt may, cao su, giấy, mỹ phẩm, … đó là các chất màu, thuốc nhuộm
hoạt tính, các ion kim loại nặng, các chất hữu cơ, từ hóa chất bảo vệ thực vật của
ngành nông nghiệp như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ… Hầu hết chúng đều là những
chất rất khó phân hủy theo thời gian và không gian, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
con người và các sinh vật sống khác.

Người ta đã nghiên cứu ra phương pháp quang xúc tác để xử lí nước bị ô nhiễm. Các
gốc tự do OH*, O2*-, ... đóng vai trò quan trọng trong cơ chế phân huỷ hợp chất hữu
cơ. Trong đó gốc tự do OH* là một tác nhân oxi hoá rất mạnh, không chọn lọc và có
khả năng oxi hoá nhanh chóng hầu hết các chất hữu cơ cho sản phẩm phân hủy cuối
cùng là CO2 và H2O.

Ưu điểm: Có thể xử lí nhiều chất độc hại trong nước cùng lúc

Nhược điểm:

9
Khi trộn nano TiO2 vào nước thành dung dịch trắng đục, ánh sáng từ đèn cực tím
không thể xuyên qua dẫn đến chỉ có nano TiO2 trên bề mặt phát huy tác dụng, làm
giảm hiệu quả.

Khi sử dụng TiO2 để xử lý môi trường nước, quá trình oxi hóa thường tạo huyền
phù trong dung dịch nước nên khó tách loại ra khỏi môi trường nước sau khi xử lý.

Hình 7. Nước thải từ một công ty nhuộm xả ra môi trường

Nguồn: Internet

3. Xử lí ô nhiễm không khí

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ và thiếu kiểm soát về mặt xử lý chất thải ô
nhiễm của nhiều ngành kinh tế đã tạo ra sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhiều
ngành công nghiệp đã thải vào môi trường các chất độc hại huỷ hoại môi sinh, gây
ra bệnh hiểm nghèo cho con người. Một giải pháp có thể hạn chế được vấn đề này
nếu ứng dụng công nghệ nano để chế tạo vật liệu nano TiO2 với hiệu ứng quang xúc
tác để xử lý ô nhiễm môi trường.

Nano TiO2 với hoạt tính quang xúc tác nên gần đây đã được tập trung nghiên cứu
như một trong những giải pháp có triển vọng nhất để xử lý các chất thải độc hại phân
tán trong môi trường. Đặc biệt là diệt vi khuẩn, nấm mốc trong phòng bệnh, nhà ở,
10
khử mùi hôi trong văn phòng, phân hủy các khí NOx, SOx, VOCs,.... trong môi
trường không khí để tạo ra các khí không độc hại như CO2, H2O.

Hình 8. Hình ảnh quá trình xử lí không khí ô nhiễm với hiệu ứng quang xúc tác của nano TiO2

Nguồn: Internet

Trên thế giới, người ta đã sản xuất ra nhiều máy lọc không khí có sử dụng nano
TiO2.

Hình 9. Hình ảnh sơ đồ hoạt động của hệ thống xử lý khí quang xúc tác

Nguồn:Internet

11
Hình 10. Hình ảnh máy lọc không khí ô tô có sử dụng bộ lọc xúc tác TiO2

Nguồn: Internet

4. Tách H2 từ nước
Tìm một loại năng lượng mới thay thế năng lượng hóa thạch hiện đang là một
nhiệm vụ sống còn của nhân loại. Hydro được hi vọng là một năng lượng tiềm
năng trong nhiều năm tới. Bằng phương pháp quang điện hóa phân rã nước có
thể nhận được hydro từ nước, năng lượng mặt trời và chất xúc tác quang.

Hình 11. Hình ảnh: Quá trình tạo ra H2 bằng phản ứng quang xúc tác

Nguồn: Internet

12
Quá trình này hoạt động như sau:
+ Khi được chiếu nhân tố ánh sáng thích hợp tại điện cực anod xảy ra quá
trình:
𝑇𝑖𝑂2 + 2hv → 2𝑒 − + 2ℎ+
+ Các lỗ trống quang sinh di chuyển đến bề mặt tiếp xúc giữa anod và
chất điện ly, còn điện tử quang sinh di chuyển về điện cực catod.
+ Tại điện cực anod:
1
𝐻2 𝑂 + 2ℎ+ → 2𝐻+ + 𝑂2
2
+ Các ion H+ di chuyển về Catod và bị khử bởi các điện tử:
2𝐻 + + 2𝑒 − → 𝐻2
Hiện nay việc sản xuất thương mại hydro bằng quá trình quang điện hóa
có hiệu suất thấp do các nguyên nhân: sự tái hợp của lỗ trống và điện tử,
quá trình xảy ra trong vùng UV, phản ứng tái hợp H2 và O2. Nếu giái
quyết được các khó khăn này thì năng lượng hydro là triển vọng của kỷ
nguyên năng lượng sạch.

Hình 12. Hình ảnh một số mẫu ô tô sử dụng pin nhiên liệu hydro: a) Xe bus Mercedes Benz
(2005), b) Xe Honda FCX (2006), c: Xe Toyota FCV (2015), d: Xe Huyndai Tuson Nguồn:
Internet

13
Những ưu điểm và hạn chế của nano TiO2 trong vai trò làm chất xúc tác quang cho
các ứng dụng xử lý môi trường, TiO2 có các ưu điểm sau:

- TiO2 khoáng hóa hoàn toàn chất hữu cơ độc hại thành chất vô cơ không độc hại là
CO2, H2O và các muối.

- Sử dụng ở điều kiện nhiệt độ, áp suất bình thường, không sinh ra chất độc hại. Cách
sử dụng đa dạng, thích hợp cả nơi có nồng độ chất ô nhiễm cao như tại nguồn thải,
hoặc nơi có nồng độ ô nhiễm thấp hơn như không khí môi trường xung quanh hoặc
trong nhà.

- Nguồn nguyên liệu dồi dào, giá thành rẻ, chế phẩm phong phú. Tuy nhiên, do có
dải cấm rộng nên TiO2 gần như chỉ hấp thụ bức xạ trong vùng tử ngoại. Đây là một
hạn chế lớn vì không quá 5% năng lượng bức xạ mặt trời chiếu xuống bề mặt trái đất
thuộc vùng tử ngoại. Các cặp điện tử - lỗ trống sinh ra khi TiO2 được chiếu sáng có
khuynh hướng dễ tái hợp trở lại, dẫn đến hiệu suất lượng tử thấp.

Mặt khác, sự không có mặt các lỗ xốp của TiO2 cho phép sự chiếu sáng lên các hạt
là đồng đều, song chính điều này lại làm cho khả năng thu hút các chất ô nhiễm của
TiO2 kém.

Ngoài ra, sự hoạt động mạnh của quang xúc tác TiO2 dẫn tới sự phá hủy các vật liệu
khi chúng tiếp xúc với TiO2.

Mong muốn tạo được các chất xúc tác vừa hoạt động trong vùng ánh sáng khả kiến,
vừa có khả năng hấp phụ cao, đồng thời không phá hủy các vật liệu khác đã trở thành
xu thế mới. Vì vậy, ngày nay các vật liệu xúc tác quang trên cơ sở nano TiO2 hầu hết
đều dùng dưới dạng pha tạp.

14
KẾT LUẬN

Đồ án cho thấy cái nhìn tổng quát về vật liệu nano TiO2, những hiểu biết cơ bản
và những ứng dụng thực tế của nano TiO2. Hiệu ứng quang xúc tác của vật liệu nano
TiO2 được coi là cơ sở khoa học đầy triển vọng cho các giải pháp kỹ thuật xử lý ô
nhiễm. Trong lĩnh vực công nghệ nano thật khó để tìm thấy một vật liệu nào có nhiều
ứng dụng quý giá, thậm chí không thể thay thế như nano TiO2.

Việc ứng dụng nano TiO2 vào thực tế gặp nhiều khó khăn đó chính là năng
lượng vùng cấm rộng, việc thu hồi lại sau khi sử dụng và việc các cặp điện tử - lỗ
trống sinh ra khi TiO2 được chiếu sáng có khuynh hướng dễ tái hợp trở lại, dẫn đến
hiệu suất lượng tử thấp. Các giải pháp đã được đưa ra như biến tính TiO2 với một
nguyên tố kim loại (Fe, Cr, Ni, Ag,..) và phi kim (N, S, C,...) có thể làm giảm năng
lượng vùng cấm từ đó mở rộng vùng quang xúc tác sang vùng ánh sáng khả kiến.
Việc thu hồi TiO2 ta có thể bọc lớp TiO2 bên ngoài nhân là một chất từ tính, phân tán
hạt TiO2 trong nước dưới dạng huyền phù, như vậy bề mặt tiếp xúc lớn mà ta dễ
dàng thu hồi lại bằng từ trường.

Những ứng dụng từ ý tưởng được ứng dụng vào cuộc sống đang được tiếp tục
nghiên cứu để đưa vào thực tiễn, có những ý tưởng đã làm được và những ý tưởng
chưa thể thực hiện. Tuy nhiên đây đều là những ý tưởng rất khả thi và nếu thành công
nó sẽ hứa hẹn mang lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống của chúng ta.

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Huệ, (2010), “Nghiên cứu xử lí ô nhiễm không khí bằng vật liệu sơn
Nano TiO2/Apatite, TiO2/Al2O3 và TiO2/bông thạch anh”. Báo cáo tổng kết đề tài
chương trình khoa học trọng điểm cấp nhà nước. Mã số: KC.08.26/06-10.
2. Trần Thị Đức, (2003), “Nghiên cứu chế tạo các loại màng xúc tác quang TiO2 để
xử lý các chất độc hại trong không khí và nước”. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Viện
Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
3. Nguyễn Xuân Văn, (2011), Nghiên cứu chế tạo màng mỏng TiO2 nhằm cho mục
tiêu ứng dụng quang xúc tác, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Công nghệ, Đại học
Quốc Gia Hà Nội.
4. Lê Thị Mai Hoa, (2016), “Nghiên cứu tổng hợp và đặc trưng vật liệu mới, cấu trúc
Nano ứng dụng trong quang xúc tác phân hủy thuốc nhuộm”. Luận án Tiến sỹ Hóa
học. Mã số: 62.44.01.19.
5. Nguyễn Thị Mai Hương (2018), “Nghiên cứu chế tạo, tính chất xúc tác quang và
ưu nước của màng tổ hợp TiO2/SiO2 và TiO2/PEG bằng phương pháp SOL-GEL”.
Luận án tiến sĩ Vật lý. Mã số: 9 44 01 04.
6. Phạm Minh Tứ, (2019), “Nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng và đánh giá hoạt tính
quang xúc tác của các hệ vật liệu tổ hợp trên cơ sở nano TiO2/ (CNT, ZnO, SiO2)”.
Luận án tiến sĩ Hóa học. Mã số: 9.44.01.19

16

You might also like