You are on page 1of 11

Peter Dutton, Phó Giáo sư Học viện Nghiên cứu

Hàng hải Trung Quốc, ĐH Chiến Tranh Hải


Quân Hoa Kỳ
Thượng viện Hoa Kỳ

Điều trần tại Ủy Ban Đối ngoại về những tranh chấp về luật chủ
quyền hải phận và lãnh thổ tại Đông Á

15/7/2009

Peter Dutton, Phó Giáo sư Học viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc,

ĐH Chiến Tranh Hải Quân Hoa Kỳ

Tôi muốn cảm ơn ngài Chủ tịch và Uỷ ban đã cho tôi cơ hội ra mắt hôm nay.

Với những giải trình ngày hôm nay, tôi muốn làm rõ một số điều sau:

1. Những yêu sách mà Trung Quốc cho là hợp pháp tại biển Nam Trung Quốc
(biển Đông) và những hành động mà nước này đã thực hiện tại đây thách thức
những quyền lợi của hàng hải của Hoa Kỳ trong khu vực và trên toàn cầu.

2. Trung Quốc cho rằng chủ quyền của họ tại biển Nam Trung Quốc( biển Đông) là
cơ bản không thể bàn cãi, và đang tiến đến việc nắm giữ để củng cố.

3. Sức mạnh hải quân Trung Quốc đang phát triển; tuy nhiên, sự phát triển về hàng
hải này đúng ra chỉ được xem là sự củng cố cho việc tập trung vào chiến lược trên
đất liền hơn là một lực lượng hải quân viễn chinh thực sự.

4. Hoa Kỳ nên tiếp tục đứng vững ở vị trí số 1 trên thế giới về hàng hải hiện nay để
đảm bảo việc thông thương trong khu vực và trên toàn cầu cần thiết cho nền quốc
phòng lẫn nền an ninh của hệ thống hàng hải quốc tế.

Bắt đầu với việc Trung Quốc chính thức khẳng định chủ quyền của mình tại biển
Nam Trung Quốc (biển đông), trái ngược với những gì mà các nhà bình luận đề
nghị, nhà nước Trung Quốc chưa từng khẳng định chủ quyền kiểm soát ở vùng
nước của biển Nam Trung Quốc là hoàn toàn của mình. Khẳng định của Trung
Quốc về quyền kiểm soát hợp pháp vùng nước ngoài biển Đông một phần dựa trên
khẳng định của họ về chủ quyền trên tất cả hòn đảo tại Biển Nam Trung Quốc
(biển Đông) theo luật Trung Quốc về hải phận và những vùng cận biên giới năm
1992, trong đó Trung Quốc khẳng định là có chủ quyền đối với đảo Diaoyu
(Senkaku) tại biển Đông Trung Quốc và đối với quần đảo Donsha (Pratas), Xisha
(Paracel), Zhongsa (Macclesfield Bank), và Nansha (Spratly)(1) tại vùng biển Nam
Trung Quốc (biển Đông). Bên cạnh việc khẳng định chủ quyền của các vùng đảo
trên, luật về Khu Vực Đặc Quyền Kinh Tế (EEZ) năm 1998 của Trung Quốc cho
rằng “vùng đặc quyền kinh tế … mở rộng thêm 200 hải lý từ đường cơ sở từ vùng
biển đã được đo”(2). Kể từ khi các đảo ở biển Nam Trung Quốc được Trung Quốc
khẳng định chủ quyền, bao gồm cả đường cơ sở từ luật hải phận 1992; tác dụng
của luật năm 1998 giúp khẳng định phần lớn vùng đặc quyền kinh tế quanh các đảo
ấy. Vì thế, với hai luật trên, Trung Quốc đã khẳng định môt cách hữu hiệu rằng
vùng EEZ của mình bao trùm gần hết biển Nam Trung Quốc (biển Đông).

Do đó, nhà nước Trung Quốc không khẳng định rằng những vùng nước này là lãnh
hải, nước trong lục địa, hay nước trong vùng quần đảo hoặc bất cứ vùng nước ven
biển của các quốc gia sẽ có thể nằm trong chủ quyền của cả vùng nước rộng trong
vùng biển khu vực. Sự kết hợp của việc tự khẳng định chủ quyền đối với các hòn
đảo ở biển Nam Trung Quốc và cách giải thích luật biển quốc tế "độc đáo" của
Trung Quốc liên quan đến chủ quyền của các quốc gia ven biển nhằm giới hạn hay
cấm đoán các hoạt động quân sự nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế (3),
dường như là một phần kế hoạch của Trung Quốc trong việc độc quyền kiểm soát
quân sự trong vùng lưỡi bò của họ. Việc kiểm soát này tương đương với việc kiểm
soát các hoạt động nắm lấy chủ quyền các vùng thuộc lãnh hãi của họ.

Để hiểu được việc này cũng giống như việc chẻ đôi sợi tóc; tuy nhiên, việc hiểu
được các ý định sâu rộng của Trung Quốc đối với luật quốc tế nói chung trong
chính sách của họ là rất quan trọng. Trung Quốc không khẳng định chủ quyền với
vùng nước ở biển Nam Trung Quốc và quyền lợi đi kèm để kiểm soát các hoạt
động của quân sự nước ngoài như một đặc quyền của việc sở hữu - Trung Quốc chỉ
khẳng định chủ quyền để giới hạn thậm chí ngăn cấm lực lượng quân sự nước
ngoài tại những vùng nước này như là vấn đề liên quan đến quyền lợi của một
quốc gia ven biển có quyền đưa ra luật lệ để quản lý khu vực Đặc quyền Kinh tế
của mình, vùng này không phải là khu vực chủ quyền pháp lý đặc biệt về việc bảo
trì tài nguyên và môi trường. Nếu Trung Quốc khẳng định quyền kiểm soát với các
tàu quân sự bởi vì họ khẳng định chủ quyền tại biển Nam Trung Quốc, Hoa Kỳ
đương nhiên phản đối ý kiến này, chủ yếu dựa trên sự thực hiển nhiên; tuy nhiên,
cả hai có thể đồng ý chung về mặt pháp lý rằng chỉ trong những vùng mà họ có chủ
quyền về lãnh hải, họ mới có quyền kiểm soát các hoạt động quân sự nước. Như
vậy, tác động pháp luật của những tranh chấp chỉ nằm trong vùng biển Nam Trung
Quốc, như với trường hợp với Libya từng tuyên bố quyền kiểm soát các hoạt động
quân sự nước ngoài trong vùng Vịnh Sidra dựa trên đòi hỏi quá trớn của họ về chủ
quyền trong vùng nước đó.

Điều khiến cho trường hợp của Trung Quốc quan trọng đối với quyền lợi của Hoa
Kỳ là việc Trung Quốc khẳng định vùng EEZ có thể làm thay đổi các cùng EEZ
khác trên toàn thế giới. Bằng việc khẳng định chủ quyền đối với vùng EEZ nói
chung, nếu mà trường hợp của Trung Quốc được chấp nhận thì có thể sẽ thay đổi
cách nhìn của luật hải phận quốc tế về vùng EEZ ở khắp mọi nơi. Như vậy, có thể
EEZ sẽ bao trùm một phần ba đại đương thế giới, và tất nhiên một trăm phần trăm
vùng bờ biển, những vùng đảo, và nhiều vùng chiến lược của thế giới và những
kênh thông tin trên biển, quan điểm pháp lý của Trung Quốc đã xem thường sự
quan tâm và tiềm lực hải quân Hoa Kỳ, như một sự đảm bảo chính về an ninh biển
nói riêng.

Sự tự nhận về chủ quyền vùng EEZ của Trung Quốc chiếm gần hết biển nam Trung
Quốc( B.Đông) đã là một vấn đề gây tranh cãi, cùng lúc đó ít nhất bốn nước khác
kể cả Đài Loan cũng tự nhận chủ quyền tuyệt đối của mình tại ít nhất vài hòn đảo;
tuy nhiên còn hơn thế nữa vì nhiều đảo tại đây quá nhỏ để công nhận vùng EEZ
theo luật định về biển (UNCLOS) của LHQ. Tuy nhiên, thêm vào đó theo luật quốc
gia của Trung Quốc và sự diễn dịch luật về hải phận quốc tế, Trung Quốc tự thừa
nhận quyền hợp pháp để toàn quyền giới hạn hoặc điều chỉnh các hoạt động quân
sự của lực lượng nước ngoài tại vùng EEZ và vùng tiếp giáp vùng EEZ (4). Đối
với Hoa Kỳ, việc Trung Quốc tự nhận quyền hợp pháp của mình là một vấn đề
thách thức và nan giải vì Trung Quốc hiện nay đang xây dựng một lực lượng hải
quân mạnh, sớm hay muộn cũng sẽ hửu hiệu ngăn cản các nước láng giềng bảo vệ
hải phận của mình mà phần nhiêu trong số đó là các bạn và đồng minh của Hoa Kỳ
bởi vì Trung Quốc đã tăng cường sức mạnh quân sự và hải quân để phá rối các
chiến dịch của lực lượng hải quân Hoa Kỳ trong và ngoài biển Nam Trung Quốc
(b.Đông).

Theo quan điểm của tôi, Trung Quốc tự xem mình đang ở điểm đỉnh của quá trình
nhằm chiếm thế thượng phong tại biển Nam Trung Quốc (biển Đông). Có lẽ một
trong những lý do khiến Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự chống lại tàu
chiến Hoa Kỳ tại đây là vì họ xem những cản trở trong việc khẳng định chủ quyền
của họ chính là là hải quân Hoa Kỳ và ý chí chính trị của Hoa Kỳ sẽ ủng hộ việc tự
do đi lại và sự khẳng định chủ quyền của bạn bè và đồng minh của Hoa Kỳ trong
khu vực. Tôi cho rằng Trung Quốc đã xác định vấn đề thứ hai là điều trọng nhất
ngăn cản họ mở rộng ảnh hưởng, nhất là trong lúc kinh tế khó khăn và lực lượng
quân sự quốc gia chú trọng vào bộ binh trong cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq .
Theo quan điểm của tôi, điều này là một trong những nguyên nhân khiến cho
Trung Quốc tăng cường các chiến dịch gần đây để quấy rầy các chiến dịch hải
quân của Hoa Kỳ trong khu vực: nếu Trung Quốc đánh giá thấp ý chí chính trị của
Hoa Kỳ trong việc tiếp tục các chiến dịch hải quân tại đây, Trung Quốc không cần
thách thức sức mạnh của hải quân Hoa Kỳ để đạt được mục tiêu. Trung Quốc có
thể xói mòn hiệu quả của hải quân Hoa Kỳ một cách gián tiếp mà vẫn đạt được kết
quả tương tự.

Thực vậy, một số nhà phân tích và học giả am hiểu đã cho rằng qua tính toán của
Trung Quốc về sức mạnh của Hoa Kỳ cho thấy sự khẳng định chủ quyền một cách
hung hăng của nước này tại biển Nam Trung Quốc (b.đông). Theo lối suy nghĩ này,
trong nhiều thập kỷ qua Trung Quốc lợi dụng các thay đổi nhỏ có lợi cho họ trong
các quá trình chuyển hoá quyền lực của địa phương trong các động thái về biển
Nam Trung Quốc( b.đông)(5). Vài hành động của Trung Quốc có thể được đánh
giá là mang tính cơ hội, như trận hải chiến chiếm quần đảo Trường Sa (??Hoa`ng
Sa??) vào năm 1974 với Việt Nam Cộng Hoà khi Hoa Kỳ đang hoàn tất việc rút
quân khỏi Nam Việt Nam, và tiếp tục vào năm 1976 khi Trung Quốc xâm chiếm
quần đảo Hoàng Sa (??? Truong Sa???) từ một Việt Nam vừa mới thống nhất. Sau
đó vào mùa xuân 1988, khi tàu chiến Hoa Kỳ đang chú ý vào việc hộ tống bảo vệ
tàu chở dầu qua eo biển Hormuz, Trung Quốc lại tiếp tục tấn công hải quân Việt
Nam tại quần đảo Trường Sa và chiếm thêm nhiều đảo nữa. Cuối cùng, vào cuối
năm 1994 và đầu năm 1995, khoảng 2 năm sau khi Hoa Kỳ rút quân khỏi căn cứ
hải quân ở vịnh Subic, Trung Quốc lẳng lặng chiếm dãy đá ngầm Mischief, một
đãy đá ngầm nhỏ gần đảo Palawan thuộc quyền kiểm soát của Philippine.Tàu chiến
của Trung Quốc lưu lại trong khu vực cho đến khi Trung Quốc xây xong một căn
cứ quân sự nhỏ nơi đây.

- Show quoted text -

Những chuyển đổi quyền lực gần đây tại biển Nam Trung Quốc (biển đông) không
thể được xếp vào loại mang tính cơ hội được nữa. Chúng là kết quả của quá trình
nghiên cứu, phát triển và đầu tư của Trung Quốc trong rất nhiều năm trong việc
chế tạo công nghệ quân sự nhằm ngăn cản sự tiếp cận của Hoa Kỳ đối với vùng
biển Đông Á. Điển hình là công trình nghiên cứu của Lyle Goldstein và William
Murray cho thấy rằng Trung Quốc đang tích cực tăng cường lực lượng tàu ngầm và
khả năng khai thác các khoáng sản biển(6), và nghiên cứu của Andrew Erickson và
David Yang ghi nhận rằng Trung Quốc đang phát triển chương trình tên lửa đạn
đạo chống tàu chiến(7). Ngoài việc thay đổi cán cân quân sự trong khu vực, các
chiến dịch quân sự của Trung Quốc nhằm loại bỏ tính hợp pháp chính đáng của các
hoạt động hải quân của Hoa Kỳ có vẻ như muốn thay đổi cục diện chính trị nơi
đây. Sự quan sát này dựa trên học thuyết ”3 Cuộc chiến mới” của Trung Quốc. 3
cuộc chiến này là cuộc chiến hợp pháp, cuộc chiến dư luận và cuộc chiến tâm lý.
Sự chú tâm của Trung Quốc đối với 3 mục tiêu này nhằm tạo lợi thế đối nội và đối
ngoại chính đáng tại các vùng đảo và quyền kiểm soát các hoạt độgn quân sự của
Trung Quốc tại biển nam Trung Quốc (b.Đông). Một bài viết trên báo Hải quân
Nhân dân vài năm trước cũng từng nhận định rằng mục đích của một cuộc chiến
pháp lý “…là để phòng ngừa xa,… tiêu diệt mọi mầm mống của vấn đề trước khi
nó thực sự trỗi dậy…” để “ cung cấp sự chính danh cho một hành động quân sự,”
và để “tham gia vào các cuộc tranh chấp hợp pháp” nhằm “bảo vệ chủ quyền quốc
gia và lãnh thổ”(8). Do đó, những phương pháp “mới” này được thiết kế nhằm đạt
được mục tiêu chiến thuật mà không cần phải sử dụng bạo lực bằng cách sử dụng
đòn bẩy dư luận cùng với việc đưa ra một đe dọa từ sức mạnh quân sự đang lớn
mạnh của Trung Quốc.

Có vẻ như Trung Quốc đang tận dụng cơ hội để tăng cường sự giải quyết có lợi
cho mình tại biển Nam Trung Quốc (b.Đông). Cuộc đối thoại song phương duy
nhất hiện nay về biển Nam Trung Quốc (b.Đông) mà tôi biết dường như dậm chân
tại chỗ. Uỷ ban Chỉ đạo Hợp tác Hữu nghị Việt -Trung vừa ra một thông báo sau
kỳ hội nghị lần thứ hai năm 2008 là đôi bên “đồng ý giải quyết mọi tranh chấp
bằng thương lượng vì hòa bình và ổn định tại biển Nam Trung Quốc.” Tuy nhiên,
tuyên bố này hoàn toàn trái ngược với việc Trung Quốc luôn luôn khẳng định “chủ
quyền không thể chối cãi” đối với các đảo tại biển Nam Trung Quốc, bao gồm việc
mới đây vào tháng 5 2009 khi Trung Quốc ra tuyên bố tại LHQ đáp trả lại khẳng
định chủ quyền của Philippines và Việt Nam(9). Nếu Trung Quốc tiếp tục không
muốn công nhận bất cứ đảo nào tại đây thuộc về các nước láng giềng thì có gì để
mà thương lượng. Trong tranh chấp hải phận với Nhật Bản tại biển Đông Trung
Quốc, Trung Quốc có vẻ nhập nhằng trong việc Nhật kiểm soát quần đảo Senkaku,
thậm chí Trung Quốc còn có những hành động khiêu khích để khẳng định chủ
quyền và đợi khi vị thế của Trung Quốc lớn hơn Nhật sẽ áp đặt sự khẳng định chủ
quyền này(10). Theo tôi, Trung Quốc cũng đang dùng biện pháp tương tự để khẳng
định chủ quyền ở biển Nam Trung Quốc. Nếu vị thế hiện nay của họ không đủ
mạnh để áp đặt chủ quyền của mình thì Trung Quốc có xu hướng đợi đến khi vị thế
của mình mạnh hơn để áp đặt hơn là chấp nhận thương lượng.

Tuy nhiên, với sự can thiệp của Hoa Kỳ thì có thể khiến cho các bên ngồi lại ít nhất
là để thương lương đa chiều với nhau để giải quyết va chạm và tránh sự leo thang
về tranh chấp về vùng EEZ, thềm lục địa, khẳng định an ninh và quyền tiếp cận
khu vực. Nội dung thảo luận Hoa Kỳ vì quyền lợi của mình nên nêu rõ rằng mình
ủng hộ các giải pháp hoà bình đối với các tranh chấp lãnh thổ như đã được trình
bày trong Điều luật Hành xử vùng biển Nam Trung Quốc, và chúng ta sẽ giữ lời
hứa với các nước bạn và đồng minh bằng việc hỗ trợ họ nếu bị tấn công và khẳng
định những sự tăng cường hoạt động quân sự và tuần tra biển của Trung Quốc là
không mang tính xây dựng. Các bên cũng nên kiềm chế hành động của mình. Kết
quả cuối cùng có thể là cơ hội lịch sử cho Trung Quốc để họ chứng minh việc mình
phát triển quân sự chỉ nhằm mục đích hòa bình và ý định thân thiện với các nước
láng giềng.

Vào điểm sau này thì đã có một số nghi ngờ, đặc biệt là ở Nhật. Thực vậy, từng có
một cuộc tranh cãi nẩy lửa giữa các học giả và các phân tích gia người Trung Quốc
về việc Hải quân Trung Quốc nên lớn mạnh đến đâu để nhằm phát riển khả năng
“vùng nước xanh”. Tuy nhiên, theo tôi, hoàn toàn không có khả năng việc Trung
Quốc đang cố gắng xây dựng hải quân để đối đầu với hải quân Hoa Kỳ trong việc
thống lĩnh biển trong tương lai gần. Kết quả bắt buộc của việc quân đội Trung
Quốc phát triển mạnh trong 2 thập kỷ qua, và đặc biệt là sau khi Trung Quốc gửi
quân đến vịnh Aden để hỗ trợ việc chống hải tặc nơi đây, được cho là có lẽ việc
xây dựng hải quân của Trung Quốc có thể che dấu ý định của mình để một ngày
nào đó vượt cả việc xây dựng khu vực phòng thủ Đông Á để thách thức vị thế độc
tôn của Hoa Kỳ trên thế giới. Tuy nhiên, theo tôi, sự tiến triển này sẽ khó có khả
năng xảy ra vì 3 lý do.

Thứ nhất, Trung Quốc sẽ không xây dựng một lực lượng hải quân viễn chinh lớn
bởi vì không phải là một lợi ích địa lý cho một nước mạnh về lục địa lại đi tập
trung quá nhiều nguồn lực để kiểm soát đường hàng hải quốc tế, đặc biệt khi lực
lượng hải quân hùng mạnh đã có sẵn và cung cấp dịch vụ miễn phí(11). Thứ hai,
nhiều nước cho rằng Trung Quốc đã gặp quá nhiều thách thức về kinh tế, chính trị
và xã hội và chúng sẽ tranh giành nguồn lực và sự quan tâm chính trị trong suốt
thời gian còn lại của thế kỷ này nên Trung Quốc không thể có điều kiện để chịu
thêm áp lực (12). Qua những quan sát trên, tôi xin thêm vào một điểm nữa là lý do
khiến tôi không cho rằng Trung Quốc đang trởthành một sức mạnh về hàng hải:
nếu Trung Quốc có ý định phát triển sức mạnh hải quân để thách thức Hoa Kỳ
ngoài biển Đông và Nam Trung Quốc, dấu hiệu nổi bật của ý định này sẽ là sự thay
đổi trong quan điểm về luật biển quốc tế từ việc cấm tiếp cận sang tiếp cận, bởi vì
khả năng để kiểm soát và sử dụng hỏa lực hải quân mà không có sự cho phép của
luật quốc tế sẽ là sự đầu tư xa xỉ mà không có ích lợi thực tế. Như vậy, nghịch lý
thay, vì quyền lợi của mình, Hoa Kỳ nên chấp nhận sự cọ xát giữa các luồng quan
điểm khác nhau về luật biển quốc tế như một cái giá có thể chấp nhận được của
việc tách những quyền lợi căn bản của một quyền lực lục địa mạnh ra khỏi một
quyền lực hàng hải mạnh.

Điều đó không phải để nói rằng Hoa Kỳ không nên làm giảm giá trị hoặc quan
điểm của mình dưới bất kỳ hình thức nào khi đề cập đến luật tiếp cận hải phận
quốc tế cho những việc liên quan đến hòa bình và an ninh thế giới hoặc những sứ
mạng liên quan đến an ninh biển tư những đe doạ bất thường. Tuy quan điểm về
luật biển của Mỹ được đồng thuận bởi 140/157 thành viên của UNCLOS, phần còn
lại đồng thuận với Trung Quốc trên một hay nhiều phương diện rằng những nước
ven biển có quyền giới hạn các hoạt động quân sự của lực lượng nước ngoài,
chúng ta không nên ỷ lại vào tình trạng hiện tại. Thực vậy, quan điểm củaTrung
Quốc đã lôi kéo được khá nhiều sự đồng thuận, kể cả một số nước láng giềng. Tuy
chính phủ của Philippines, Indonesia và một số nước trong vùng vẫn chấp nhận
quan điểm cho phép hoạt động quân sự tự do trong vùng EEZ; nhưng, đại diện của
những nước này cũng bày tỏ sự ủng hộ ngầm với quan điểm củaTrung Quốc, lý do
hợp lý nhất là họ muốn cầm chân việc phát triển của hải quân Trung Quốc nơi đây.
Điều này cho ta thấy những cộng sự của ta tại khu vực Châu Á cũng cảm nhận
được sự chuyển động về quyền lực tại biển Nam Trung Quốc và họ cần nhiều sự
quan tâm của ta hơn hiện nay rằng Hoa Kỳ vẫn thực hiện đầy đủ các cam kết về an
ninh khu vực và vẫn duy trì một lực lược hải quân hùng hậu trong vùng.

Bảo vệ những quy ước truyền thống về các hoạt động quân sự bằng việc duy trì
cam kết để vượt trội về sức mạnh hải quân toàn cầu sẽ có những kết quả quan trọng
cho vùng Đông Á và hơn thế nữa. Một vành đai chống tiếp cận đang được phát
triển xuyên vùng đất Nam Á từ biển Arabian đến biển Nhật Bản. Trong số khoảng
mười quốc gia đang chính thức giữ nguyên quan điểm pháp lý đối chọi với quyền
tự do vốn có về hoạt động quân sự trong và ngoài vùng EEZ, các nước tập trung
trong khu vực dọc theo vùng duyên hải Nam Á đang đóng chiếm giữ các tuyến cáp
thông tin vô cùng quan trọng của thế giới. Trong khu vực này, các nước Iran,
Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, Burma, Malaysia, Trung Quốc, Bắc Hàn đều thực
hiện việc kiểm soát đối với lực lượng quân sự nước ngoài tại vùng EEZ. Việt Nam
cũng có thể được xếp vào danh sách này; tuy nhiên, nước này đã tự vẽ đường cơ sở
lớn hơn thay vì khẳng định quyền kiểm soát vùng EEZ như là một phương pháp
chống xâm nhập. Đây là một bổ xung bên cạnh những chấp thuận ngầm cho quan
điểm chống thâm nhập thỉnh thoảng được đưa ra bởi một số học giả và quan chức
của một số quốc gia trong khu vực đã không nêu ra ở đây. Trong số các quốc gia
đó, vài nước cũng đã xây dựng được lực lượng hải quân đáng kể trong khu vực
trong khi một số nước khác đang cố gắng sở hữu khả năng hạt nhân hoặc những
công nghệ chống xâm nhập giống như Trung Quốc để tăng trọng lượng cho quan
điểm pháp lý của họ.
Để chống lại những quan ngại về việc chống xâm nhập của những nước ven biển
này, Hoa Kỳ cần đặt trọng tâm việc giới thiệu và trình bày những lợi ích an ninh
biển có thể có từ tiềm năng hải quân mạnh cùng với với quyền được tiếp cận rộng
rãi các vùng biển. Đặc biệt, Hoa Kỳ cần tìm cơ hội để cam kết với Trung Quốc và
các nước khác trong vùng về các hoạt động hợp tác quốc tế để ổn định vùng biển
khỏi các bất ổn truyền thống và không truyền thống. Thêm nữa, vì Trung Quốc
ngày càng muốn đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn đầu thế giới, bằng chứng
rõ ràng là Trung Quốc với những nỗ lực tham gia lực lượng giữ hòa bình, hợp tác
bình đẳng với Trung Quốc rất có lợi về nhiều mặt cho mối quan hệ chung (13).
Việc mời tàu chiến Trung Quốc tham gia vào các chiến dịch giữ an ninh hàng hải –
thậm chí khi ta vẫn đang bất đồng về quan điểm chủ quyền – nên trở thành một kế
hoạch định hướng. Đạt một mục tiêu chung về hàng hải bằng cách làm việc trong
cùng một khu vực chung hoặc riêng trong khi thực hiện các tác vụ khác nhau như
đã thấy trong các chiến dịch ở vịnh Aden hiện tại đáng được nghiên cứu kỹ hơn
như một chuẩn mực của hợp tác trong tương lai ở trên biển giữa các phe phái
không nhất thiết phải có sự đồng thuận hoàn toàn.

Thực ra, việc Trung Quốc quyết định tham gia vào các chiến dịch chống hải tặc tại
vịnh Aden mở ra một cơ hội đáng khuyến khích cho việc hợp tác hải quân để mang
lại trật tự và ổn định cần thiết cho một cơ chế hoạt động tốt toàn cầu, nơi mà tình
trang kinh tế và sức mạnh chính trị mà các nước chính dựa vào. Thêm vào đó,
những chiến dịch như vậy cho phép Trung Quốc tham gia trong việc cung cấp
“hàng hóa toàn cầu” từ những chiến dịch hải quân nhân đạo và thuộc về an ninh
được ủng hộ bởi những can thiệp hợp lý, tiếp cận có định hướng của luật biển quốc
tế.

Một điểm cuối về quan hệ hợp tác Trung Quốc - Hoa Kỳ trên biển: vì biển đông và
biển nam Trung Quốc đều mang tính chiến lược quan trọng cho cả Trung Quốc và
Hoa Kỳ, và vì vậy sẽ có thể tiếp tục những va chạm; nếu họ hoạt động xa hơn vùng
duyên hải biển Đông Á thì khả năng hợp tác giữa hải quân hai bên sẽ dễ thực hiện
hơn. Thách thức đối với Hoa Kỳ trong việc quan hệ với Trung Quốc là giữ được
ảnh hưởng tại Đông Á mà vẫn thúc đẩy quá trình hợp tác toàn cầu. Trung Quốc
khao khát muốn đóng vai trò của một quyền lực có trách nhiệm trên thế giới và
song song với việc họ sẵn sàng cam kết các nhiệm vụ an ninh, dù không phải trên
hình thức hợp tác trực tiếp với hải quân của Hoa Kỳ hoặc của các nước khác tại
vịnh Aden, vẫn cho thấy những cơ hội như thế trong tương lai sẽ xảy ra và chúng
nên được chào đón nồng nhiệt. Trung Quốc càng hợp tác với Hoa Kỳ nhiều giống
như các quốc gia có cùng ý tưởng đó tại Đông Á, thì càng có nhiều cơ hội cho các
yếu tố tin tưởng cần thiết để cân bằng mối quan hệ Trung Quốc – Hoa Kỳ tại Đông
Á. Các cơ hội cho việc hợp tác tại Đông Á như cứu trợ nhân đạo hoặc ngăn cản
dịch bệnh, Trung Quốc nên được chào đón như môt cộng sự. Các tàu bệnh viện
mới của Trung Quốc có thể mang lại các cơ hội cho việc này, việc hợp tác của các
tàu bệnh viện của Hoa kỳ và Trung Quốc nên được cân nhắc để mang lại nhiều lợi
ích của y tế hiện đại đến cho các vùng kém phát triển ở Đông Nam Á. Cuối cùng,
những hoạt động như thế này sẽ mang lại yếu tố tin tưởng cần thiết, dựa trên việc
tăng cường tiếp xúc về quân sự, sẽ mang lại sự ổn định chiến lược cần thiết mà các
bên đều mong muốn.

Tóm lại, hai hành động thể hiện vai trò dẫn đầu quan trọng mà Hoa Kỳ lúc này nên
làm để thực hiện việc tự do định vị, một sự quan trọng chiến thuật đối với an ninh
Hoa Kỳ là trước hết cần khẳng định lại vị trí của chúng ta là những người ủng hộ
cho quyền xâm nhập dựa trên luật biển quốc tế. Trong một thời gian quá dài, chúng
ta đã bỏ qua mục tiêu quan trọng này đối với an ninh Hoa Kỳ. Chúng ta đã ỷ lại
vào lập luận rằng những quyền lợi theo quan điểm của chúng ta là tất nhiên và
trông đợi những nước khác cảm thấy có lý để được thuyết phục bởi quan điểm của
chúng ta, hoặc chúng ta đã đơn thuần dựa trên sức mạnh quốc gia để thực hiện
những mục tiêu về hải phận mà ta quan tâm mà không để ý đến những các nước
khác nghĩ gì. Tuy nhiên, ngày này thậm chí không có một sự thống nhất về quan
điểm trong chính sách về biển trong các cơ quan chính phủ. Chính phủ liên bang sẽ
có lợi từ một chính sách về biển thống nhất, và từ chính sách đó, đề ra một kế
hoạch thông tin chiến lược và hiệu quả để giải thích những lợi ích và sức mạnh
quan điểm của Hoa Kỳ trên biển.

Thứ hai, kể tứ tháng 10/2007, hải quân Hoa Kỳ đang hoạt động dưới một chiến
lược trên biển trong đó phản ảnh quan hệ hợp tác toàn cầu như là một trong những
nền tảng quan trọng trong an ninh hàng hải toàn cầu để chống lại các mối đe dọa
truyền thống lẫn không truyền thống. Như Amiral Willard từng đề cập gần đây,”
từng trạng không phe phái hiện thời của chúng ta ràng buộc” trong việc tạo dựng
mối quan hệ cộng tác để đạt được an ninh trong và ngoài nước. Như Đô đốc
Willard đã tường trình rằng "vị trí không theo phe nhóm của chúng ta đã ngăn cản"
chúng ta thành lập những nhóm hợp tác để đạt được nền an ninh quốc gia và thế
giới. Đô đốc Willard cũng cho rằng UNCLOS đóng vai trò quan trọng bởi vì nó
cung cấp một quy chế mạnh mẽ cho các hoạt động chống lại các mối nguy hại
truyền thống lẫn không truyền thống trêm toàn cầu. Vì những lý do này, tôi cũng
bổ xung rằng việc Trung Quốc liên tục quảng bá quan điểm chống xâm nhập – và
các khán giả lắng nghe thông điệp này đang lan ra các khu vực quan trọng của thế
giới - điều này nhắc chúng ta không nên ỷ lại khả năng tự do định vị cho các mục
đích quân sự mà chúng ta đang sử dụng. Trung Quốc đang khẳng định vai trò lãnh
đạo của trong những vấn đề như thế này trong Hội Đồng. Ngược lại, Hoa Kỳ thì
không. Một thẩm phán Trung Quốc đang ngồi ở Tòa án Luật biển Quốc tế. Hòa
toàn không có thẩm phán Mỹ. Khi các thương lượng về việc thay đổi điều luật diễn
ra, Trung Quốc có một ghế ở đó và sẽ bỏ phiếu còn Hoa Kỳ thì không. Để cải thiện
vị trí lãnh đạo thế giới của ta, theo tôi Hoa Kỳ nên tham gia với 157 nước khác
hiện đang là thành viên của Hội đồng LHQ về Luật biển trong khi có cơ hội sớm
nhất có thể.

Tóm lại, luật biển quốc tế rất quan trọng và Hoa Kỳ cần lưu ý để bảo đảm các
quyền lợi của chúng ta được bảo vệ trong vấn đề xâm nhập trong luật biển. Tuy
nhiên sức mạnh sẽ có hiệu lực hơn là lời nói. Theo tôi, việc bảo vệ sức mạnh hàng
hải chúng ta không bị xoá sạch thì rất quan trọng với an ninh quốc gia của nước ta
lẫn các nước khác. Quyền lực đang thay đổi tại Đông Á, không phải cân bằng mà
là chuyển đổi. Cơ hội tốt nhất của Mỹ để giữ hòa bình tại khu vực là tỏ thái độ kính
trọng với vị thế mới trong vùng củaTrung Quốc bằng cách chìa tay ra để hợp tác về
mặt hàng hải. Tuy nhiên, để đạt được những gì ta, các bạn bè và đồng minh quan
tâm, ta phải giữ ưu thế vượt trội về sức mạnh hàng hải.

Chú thích:

(1): Luật về biển của CHNDTH và vùng tiếp giáp , 25/2/1992

(2): Luật về về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của CHNDTH, 26/7/1992

(3): Peter Dutton, phúc trình trước hội đồng kinh tế an ninh Trung Quốc – Hoa Kỳ: www.uscc.gov/
hearings/ 2009hearings/ written_testimon ies/09_06_ 11_wrts/09_ 06_11_dutton_ statement. pdf.

(4): Khảo sát và xem xét luật của CHNDTH, 29/8/2002, và các quy định của CHNDTH về quản lý của
nước ngoài liên quan đến Nghiên cứu khoa học biển, 1/10/1996 . Đối với một độc quyền của quan điểm
của Trung Quốc trên luật pháp lý cho các quốc gia ven biển để hạn chế các hoạt động quân sự nước ngoài
trong EEZ, xem Ren Xiaofeng và Cheng Xizhong, Quan điểm của Trung Quốc , 29 Chính sách
biển(2005), trang 139

(5): Bonnie S. Glaser and Lyle Morris, nhận xét của Trung Quốc về sự suy giảm của Hoa Kỳ, Tổ chức
Jamestown, 9/7/2009; và Richard Fisher, Jr., Cuộc chiến mới ở biển Nam Trung Quốc: Trung Quốc đã
ranh ma hơn, Trung tâm định hướng và chiến lược, 28/6/2008

(6) : Goldstein Lyle và Murray William, những con rồng Dưới mặt biển, Lực lượng tàu ngầm của Trung
Quốc, An ninh quốc tế, Vol. 28., No. 4, Xuân 2004, pp. 161-196

(7): Andrew S. Erickson và David D. Yang, bên rìa của một người thay đổi cuộc chơi, Những việc Viện
Hải quân Hoa Kỳ đạt được,1/5/ 2009
(8): Jin Hongbing, Cuộc chiến hợp pháp: công cụ sắc bén mài giũa các cơ hội để tận dụng các sáng kiến,
People’s Navy( Renmin Haijun, ở Trung Quốc), 29/6/2006

(9): Brian McCarten, Khuấy động vùng nước tại quần đảo Spratly, Asian Sentinal, 4/2/2008; và Trung
Quốc nói rằng các nước láng giềng nên tránh xa khỏi các đảo đang tranh chấp, Reuters 12/5/2009

(10): Xiongdu, Trung Quốc bắt đầu thí nghiệm an toàn tại biển Đông Trung Quốc, CCTV, 3/7/2008

(11): Robert s Ross, The Geography of the Peace: East Asia in the 21st Century, An ninh quốc tế, Vol 23,
No 4, Xuân 1999, pp 81-118

(12): Susan Shirk, Fragile Superpower: How China‟s Internal Politics Could Derail its Peaceful Rise,
Oxford University Press (2007)

(13): Peter Duton, Charting A Course: U.S.-China Cooperation at Sea, An ninh Trung Quốc, 3/2009

Nguồn: Thượng viện Hoa Kỳ

http://www.foreign.senate.gov/testimony/2009/DuttonTestimony090715p.pdf

Chim Cánh Cụt, X-Cafe chuyển ngữ

You might also like