You are on page 1of 2

GỢI Ý ÔN TẬP THI GIỮA KÌ MÔN LÝ

LỚP 10

1. Giới hạn thi:


Toàn bộ chương 1: chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng biến đổi đều, chuyển
động tròn đều, sự rơi tự do, công thức cộng vận tốc:

2. Các kỹ năng cần thiết:


- Biết cách viết phương trình chuyển động của một hoặc nhiều vật chuyển động thẳng trên
cùng hệ quy chiếu. Cho thời điểm, tính vị trí. Cho vị trí, tính thời điểm.
- Tính được thời điểm hai xe gặp nhau, vị trí gặp nhau.
- Phân biệt vận tốc trung bình và vận tốc tức thời (*)
- Biết phân tích đồ thị chuyển động, đồ thị vận tốc và dựa vào đồ thị để giải bài toán.
- Sử dụng thành thạo các công thức liên quan đến gia tốc, rơi tự do và chuyển động tròn
đều.
- Tính được quãng đường đi trong giây thứ n, quãng đường đi trong giây cuối, thời gian đi
1 m cuối.
- Biết cách sử dụng công thức cộng vận tốc để tính vận tốc tương đối. (*)

3. Các điểm cần lưu ý:


- Khi viết pt chuyển động, phải có hệ quy chiếu và xác định các yếu tố ban đầu. Chú ý xác
định đúng t0. Nhớ vẽ hình.
- Vật chuyển động ngược chiều dương thì vận tốc âm.
- Dấu của a phụ thuộc vào tính chất chuyển động và chiều của vận tốc.
- Đề bài không bao giờ cho dấu của a và v mà chỉ cho độ lớn.
- Giải pt bậc 2 phải luôn cho ra 2 nghiệm: nhận nghiệm dương và nghiệm nhỏ.
- Cẩn thận với các đồ thị vận tốc cắt ngang trục Ot. Khi đó, bao giờ cũng là chậm dần đều
rồi nhanh dần đều.
- Gia tốc rơi tự do g luôn luôn > 0. Nếu ném lên a = -g, nếu ném xuống a = g.
- Luôn chọn hệ quy chiếu: gốc tọa độ ở vị trí xuất phát, gốc thời gian lúc xuất phát, chiều
dương là chiều chuyển động.
- Học kỹ lý thuyết vì có thể có câu hỏi giáo khoa. Các bài cần học kỹ:
- Như thế nào là chuyển động thẳng đều, biến đổi đều, rơi tự do, tròn đều?
- Ý nghĩa, công thức của gia tốc tức thời?
- Chu kỳ, tần số, tốc độ góc là gì? Công thức, đơn vị?
- Đặc điểm của vectơ gia tốc rơi tự do?

* Dành cho Nâng cao


GỢI Ý ÔN THI GIƯÃ KÌ I
LỚP 11 - MÔN LÝ
1. Giới hạn thi:
- Công của lực điện cho đến Công của dòng điện (bỏ nguồn điện)

2. Các kỹ năng cần có:


- Biết cách tính hiệu điện thế giữa 2 điểm trong điện trường đều, xác định dấu của U.
- Hiểu được khi nào là công phát động, công cản. Tính được công của lực điện trong điện
trường đều.
- Sử dụng thành thạo công thức tụ điện, công thức tụ điện phẳng (*), ghép tụ (*). Hiểu
khái niệm U giới hạn.
- Áp dụng định luật Ôm và các tính chất mạch song song, nối tiếp để tính các đại lượng I,
U, R, P, A, Q trong đoạn mạch.
- Hiểu điều kiện đèn sáng và tính toán trong mạch có đèn.
- (*) Giải bài toán mạch cầu cân bằng.
- (*) Biết xác định chiều dòng điện bằng định luật Kirchoff.

3. Các điểm cần lưu ý:


- d trong các công thức là hình chiếu của độ dời lên phương của E.
- Công của lực điện không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc điểm đầu
và cuối. UABC = UAC.
- U có thể âm. E luôn dương. A có thể âm.
- Không nên dùng A = qEd mà thay bằng A = qU và U = dE sẽ dễ hơn.
- Điện tích Δq phóng ra sẽ làm giải phóng năng lượng ΔW = ΔqU
- Công suất không phụ thuộc vào thời gian.
- Khi mạch cầu cân bằng, có thể bỏ sợi dây ở giữa.
- Đối với bóng đèn, P, U, I là 3 giá trị luôn đi cùng nhau. Một trong 3 cái đạt định mức thì
cả 3 dều đạt định mức. R đèn là giá trị không đổi (bỏ qua sự giãn nở vì nhiệt)
- Cần học kỹ các câu giáo khoa:
- Phát biểu định luật Ohm, định luật Joule - Lens.
- Tính chất công của lực điện
- Định nghĩa điện dung.
- Nguồn điện là gì?
- Định nghĩa cường độ dòng điện.

* Dành cho Nâng cao

You might also like