You are on page 1of 3

[PHIẾU BÀI TẬP HÓA HỌC] Thứ ngày tháng năm 2010

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM


MÔN Nhôm
Thời gian làm bài: phút;
(30 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 185
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................

Câu 1: Nhúng 1 thanh Al nặng 50g vào 400ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian, lấy thanh Al ra
cân nặng 51,38g. Tính khối lượng Cu đã giải phóng (giả sử tất cả Cu sinh ra bám trên thanh Al)
A. 0,81g B. 1,62g C. 1,92g D. Kết quả khác
Câu 2: Cho Natri kim loại tan hết vào dung dịch chứa hai muối AlCl3 và CuCl2 đợc kết tủa A, nung A cho
đến khối lượng không đổi được chất rắn B, cho 1 luồng H2 dư đi qua rắn B nung nóng được chất rắn E
(gồm hai chất) là
A. Al và CuO B. Al2O3 và CuO C. Al2O3 và Cu D. Al và Cu
Câu 3: Cho 150ml dung dịch NaOH 7M vào 100ml dd Al2(SO4)3 1M. Xác định số mol các chất trong dd
thu được sau phản ứng.
A. 0,2 mol NaOH; 0,2 mol NaAlO2; 0,45 mol Na2SO4.
B. 0,2 mol NaAlO2; 0,3 mol Na2SO4; 0,25 mol NaOH.
C. 0,1 mol Al2(SO4)3 ; 0,45 mol Na2SO4; 0,2 mol NaAlO2.
D. Tất cả sai.
Câu 4: Lấy x (lít) dung dịch NaOH 0,4M cho vào dung dịch có chứa 58,14g Al 2(SO4)3 thu đợc 23,4g kết
tủa. Tính x(lít)?
A. Cả A, B, C đều sai B. 2,25 (lít) hay 2,65 (lít)
C. 2,65 (lít) hay 2,85 (lít) D. 2,25 (lít) hay 2,68 (lít)
Câu 5: Cho 1 mol Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 1 mol FeCl3. Điều nào sau đây đúng.
A. Sau phản ứng thu được 1 mol Fe kim loại. B. Sau phản ứng thu được 2 mol Fe kim loại.
C. Sau phản ứng thu được 3 mol Fe kim loại. D. Sau phản ứng không thu được Fe kim loại.
Câu 6: Cho 16,2g kim loại M (hoá trị n không đổi) tác dụng với 0,15 mol O2. Hoà tan chất rắn sau phản
ứng bằng dung dịch HCl dư thấy bay ra 13,44 lít H2 (đktc). Xác định kim loại M
A. Ca B. Al C. Fe D. Mg
Câu 7: Hoà tan 3,9g Al(OH)3 bằng 50ml dd NaOH 3M được dung dịch A,tính thể tích dung dịch HCl 2M
cần cho vào A để xuất hiện trở lại 1,56g kết tủa.
A. 0,06 lít hoặc 0,12 lít B. 0,12 lít
C. 0,05 lít D. 0,05 lít hoặc 0,12 lít
Câu 8: Hoà tan 9,14g hỗn hợp Cu, Mg, Al bằng dung dịch HCl d thu được 7,84 lít khí A (đktc); 2,54g chất
rắn B và dung dịch C.Tính khối lượng muối có trong dung dịch C
A. 3,99g B. 31,45g C. 32,25g D. Kết quả khác
Câu 9: Những kim loại nào sau đây không tác dụng với dd HNO3 đậm đặc nguội.
1. Cu 2. Zn 3. Fe 4. Pb 5. Ag 6. Al 7. Cr
A. Tất cả các kim loại B. 3, 5 C. 1,4, 5 D. 3, 6, 7
Câu 10: Hoà tan 7,8g hỗn hợp Al, Mg trong dung dịch HCl dư, phản ứng xong khối lượng dung dịch thu
được tăng thêm 7 gam. Khối lượng Al và Mg trong hỗn hợp đầu lần lượt là
A. 5,4g và 2,4g B. 1,2g và 2,4g C. 2,7g và 1,2g D. 5,8g và 3,6g
Câu 11: Kim loại nào sau đây chỉ có thể điều chế bằng phương pháp điện phân.
A. Ag B. Cu C. Al D. Fe
Câu 12: Hiện tượng nào sau đây là đúng.
A. Cho một luồng khí CO2 từ từ vào nớc vôi trong, xuất hiện nhiều dần và không tan trở lại ngay cả
khi CO2 có dư.

1 Vũ Thế Thuy – THPT Thái Phiên


[PHIẾU BÀI TẬP HÓA HỌC] Thứ ngày tháng năm 2010

B. Nhỏ từ từ dd HCl vào dd NaAlO2 cho đến dư, lượng xuất hiện nhiều dần, sau đó tan từ từ và mất
hẳn.
C. Nhỏ từ từ dung dịch KOH vào dung dịch Al2(SO4)3 đến dư, lượng vừa xuất hiện, lắc tan, sau một
thời gian lại xuất hiện nhiều dần.
D. Sục luồng khí CO2 từ từ vào dung dịch NaAlO2, xuất hiện, sau đó tan dần do khí CO2 có dư.
Câu 13: Cho 260ml dung dịch AlCl3 0,1M tác dụng với 40ml dung dịch KOH thì thu đợc 1,872g kết tủa.
Vậy nồng độ mol/l của dung dịch KOH là
A. 0,2M B. 1,8M hoặc 2M. C. 0,02M D. 0,18M
Câu 14: Chỉ dùng nước có thể phân biệt những chất mất nhãn nào dưới đây:
A. Al, Al2O3, Fe2O3, MgO. B. Na2O, Al2O3, CuO, Al
C. Al, Zn, Ag, Cu. D. ZnO, CuO, FeO, Al2O3.
Câu 15: Nguyên tắc chung để điều chế Al là
A. Thực hiện quá trình khử Ion Al3+. B. Thực hiện khử nhôm kim loại.
C. Thực hiện quá trình oxi hoá Ion Al3+. D. Thực hiện quá trình oxi hoá nhôm kim loại.
Câu 16: Đốt bột Al trong bình kín chứa đầy khí Cl2. Phản ứng xong thấy khối lượng chất rắn trong bình
tăng 106,5g.
Khối lượng Al đã tham gia phản ứng là
A. 18g B. 36g C. 27g D. 54g
Câu 17: Trong các kim loại sau: Cu, Fe, Pb, Al người ta thường dùng kim loại nào để làm vật liệu dẫn điện
hay dẫn nhiệt.
A. Chỉ có Cu B. Chỉ có Al C. Cu và Al D. Fe và Al
Câu 18: Hoà tan m gam Al vào dung dịch HNO3 loãng dư thu đợc hỗn hợp khí gồm 0,01mol NO và 0,015
mol N2O. Tính m?
A. 2,7g B. 13,5g C. 0,27g D. 1,35g
Câu 19: Để tách nhanh Al2O3 ra khỏi hỗn hợp bột Al2O3 và CuO mà không làm thay đổi khối lượng có thể
dùng hoá chất nào sau đây.
A. Axit HCl, dd NaOH. B. Nước
C. Dung dịch NaOH, khí CO2. D. Nước amoniăc.
Câu 20: Thổi một luồng khí CO qua ống sử dụng mg hỗn hợp Al2O3, MgO, FeO, CuO nung nóng. Khí
thoát ra sục vào nước vôi trong dư, thu được 15 gam kết tủa trắng. Sau phản ứng chất rắn trong ống sứ có
khối lượng 200g. Tính m?
A. 217,4g B. 219,8g C. Kết quả khác D. 202,4g
Câu 21: Cho hỗn hợp A gồm a (mol) Al và 0,2 mol Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung
dịch B, dẫn khí CO2 vào dung dịch B thu được kết tủa D, lọc lấy kết tủa D rồi đem nung đến khối lượng
không đổi thu được 40,8g chất rắn E.Giá trị tính ra mol của a là
A. 0,3mol B. Một kết quả khác C. 0,6mol D. 0,04mol
Câu 22: Trong vỏ Trái Đất có nhiều nhôm hơn sắt nhưng giá mỗi tấn nhôm cao hơn nhiều so với giá mỗi
tấn sắt. Lí do vì
A. Chuyển vận quặng nhôm đến nhà máy xử lí tốn kém hơn chuyển vận quặng sắt.
B. Nhôm có nhiều công dụng hơn sắt nên nhà sản xuất có thể có lợi nhuận nhiều hơn.
C. Quặng nhôm ở sâu trong lòng đất trong khi quặng sắt từng thấy ngay trên mặt đất.
D. Nhôm hoạt động mạnh hơn sắt nên để thu hồi nhôm từ quặng sẽ tốn kém hơn.
Câu 23: Kim loại nào sau đây được dùng nhiều nhất để đóng gói thực phẩm:
A. Zn B. Fe C. Sn D. Al
Câu 24: Cho hỗn hợp K và Al vào H2O, thấy hỗn hợp tan hết. Chứng tỏ
A. Nước dư và nK nAl. B. Nước dư
C. Nước dư và nK < nAl. D. Al tan hoàn toàn trong H2O.
Câu 25: Hoà tan hỗn hợp A gồm 13,7g Ba và 5,4g Al vào một lượng nước có dư thì thể tích khí thoát ra ở
điều kiện tiêu chuẩn là:
A. 13,44 lít B. 4,48 lít C. 6,72 lít D. Một kết quả khác

2 Vũ Thế Thuy – THPT Thái Phiên


[PHIẾU BÀI TẬP HÓA HỌC] Thứ ngày tháng năm 2010

Câu 26: Tại sao miếng Al (đã cạo sạch màng bảo vệ Al2O3) khử H2O rất chậm và khó, nhưng lại khử H2O
dễ dàng trong dung dịch kiềm mạnh.
A. Vì Al tạo lớp màng bảo vệ Al(OH)3. Lớp màng bị tan trong dung dịch kiềm mạnh.
B. Vì Al có tính khử kém hơn kim loại kiềm, kiềm thổ.
C. Vì Al là kim loại có hiđrôxit lưỡng tính.
D. Vì Al là kim loại có thể tác dụng với dung dịch kiềm.
Câu 27: Cho dd NH3 dư vào dd AlCl3 và ZnCl2 thu được A, nung A được chất rắn B, cho luồng H2 đi
qua B nung nóng sẽ thu được chất rắn gồm
A. Zn và Al B. Zn và Al2O3 C. Al2O3 D. ZnO và Al2O3
Câu 28: Cho 14g NaOH vào 100ml dung dịch AlCl3 1M. Khi phản ứng kết thúc tính khối lượng kết tủa tạo
thành?
A. 7,8g B. 3,9g C. 23,4g D. Không tạo kết tủa
Câu 29: Chỉ dùng duy nhất 1 hoá chất nào dưới đây để có thể phân biệt được 4 lọ mất nhãn chứa các dung
dịch riêng biệt: AlCl3, ZnCl2, FeCl2 và NaCl.
A. dd AgNO3 B. dd Na2CO3 C. dd NaOH D. dd NH3
Câu 30: Một dung dịch chứa x mol NaOH và 0,3mol NaAlO2. Cho 1 mol HCl vào dung dịch đó thì thu đ-
ược 15,6g kết tủa. Hỏi khối lượng NaOH trong dung dịch là kết quả nào sau đây?
A. 3,2g B. 32g C. 32g hoặc 16g. D. 16g

-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

3 Vũ Thế Thuy – THPT Thái Phiên

You might also like