You are on page 1of 7

NHỮNG ĐIỀU GHI NHỚ TRONG GIAO TIẾP NGHỀ BÁO

1. Có 50 cách để nói từ “vâng” và cũng có 50 cách để nói từ “không” nhưng chỉ

có một cách để viết ra điều đó (B.Shaw).

2. Khi tham gia vào quá trình giao tiếp thì nhà báo, dù muốn hay không muốn,

phải trở thành một nhà tâm lí học.

3. Đối với người thực hiện cuộc phỏng vấn, người trả lời phỏng vấn hào hứng là

một báu vật. Nhưng tự mình trở thành người kể chuyện giỏi là nhiệm vụ nghề

nghiệp của người làm phỏng vấn.

4. Những câu hỏi đã được sắp xếp theo chương trình truyền hình thuộc về những

yếu tố của chiến lược báo chí, còn những câu hỏi trước ống kính thì thuộc lĩnh

vực chiến thuật.

5. Khoảng cách tin cậy chỉ có thể có được khi có sự tôn trọng lẫn nhau và cả hai

phía đều quan tâm muốn nói chuyện. Chỉ có như vậy, nhà báo mới tránh được

thái độ khoe mẽ bề ngoài, cũng như tránh được thói quen “rón rén kiễng chân”

trước nhân vật được phỏng vấn.

6. Đối với nhà báo không có gì nguy hiểm hơn là sự khẳng định cho rằng phát

biểu trước ống kính camera hầu như là một thể loại truyền hình dễ dàng nhất

và dễ thực hiện nhất.

7. Khả năng biết đưa ra những câu hỏi “về thực chất vấn đề” sẽ không được đưa

ra nếu người hỏi thiếu hiểu biết về vấn đề ấy.

8. Trong thời đại chúng ta, việc chuẩn bị của nhà báo chuyên nghiệp, để thực

hiện cuộc phỏng vấn làm rõ một chân dung hoặc một vấn đề, đôi khi chẳng
khác gì công việc của một nhân viên tình báo, chỉ khác ở chỗ là tác giả của

cuộc phỏng vấn hành động có lợi cho nhân vật được phỏng vấn.

9. Người đối thoại với chúng ta là chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Người ấy

không cần chuẩn bị việc thể hiện mình là thợ mỏ, là ca sĩ hay là cư dân. Nhưng

để tiến hành cuộc trao đổi với người ấy thì người phóng viên, nếu không muốn

rơi vào tình huống khó xử, phải tạm thời học cách trở thành người thợ mỏ, cãi,

ngư dân một chút.

10.Sự sẵn sàng của người tiến hành cuộc phỏng vấn không chỉ là việc biết rõ cần

hỏi về vấn đề gì, mà còn là biết rõ cách hỏi: đưa ra câu hỏi dưới hình thức gì,

ưu tiên lựa chọn tình huống phù hợp với tính cách của nhân vật mình sẽ hỏi.

11.Một cuộc đối thoại ngắn ngủi trên màn ảnh(sân khấu, truyền hình, toạ đàm) có

thể làm tốn rất nhiều tuần lễ tìm kiếm của nhà báo.

12.Để trở thành phóng viên phỏng vấn giỏi, cần phải có tài năng, yêu quí con

người.

13.Nếu những người làm công tác truyền hình báo chí thiếu trình độ nghề nghiệp

thì đó là thiếu sót nhỏ hơn nhiều so với tình trạng họ thiếu văn hoá nói chung.

14.Trong khi quay phim thì làm người quan trọng hơn làm nghề.

15. Thông thường sự hiện diện của văn hoá giao tiếp trên báo chí truyền hình

không thể hiện rõ, nhưng người ta nhận ra ngay lập tức sự thiếu vắng của văn

hoá giao tiếp.

16.Lời răn trong kinh thánh: đừng đối xử với đồng loại theo cách mà ta không

muốn kẻ khác đối xử với ta như vậy, là điều khoản trước nhất trong bộ qui tắc

đạo đức của nhà báo.


NHỮNG ĐIỀU RĂN CỦA NGƯỜI PHỎNG VẤN

1. Điều răn thứ nhất: tính rõ ràng và sự ngắn gọn

2. Điều răn thứ hai: đừng đưa ra những câu hỏi cụt ý.

3. Điều răn thứ ba: phải chăng, nên cụ thể hơn nữa…

4. Điều răn thứ tư: hãy giữ gìn giây phút im lặng.

5. Điều răn thứ năm: thái độ đúng mực và tôn trọng người đối thoại.

6. Điều răn thứ sáu: Câu hỏi của quí vị có đáng chú ý không?
NHỮNG QUI TẮC ĐẠO ĐỨC CỦA BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH

1. Ý thức trách nhiệm trước xã hội


Đối với nhà báo truyền hình, cần phải có ý thức trách nhiệm xã hội trước:
- Toàn xã hội
- Quần chúng khán giả
- Những nhân vật trong các chương trình truyền hình, báo chí và trong các bài
phóng sự.
- Đội ngũ các nhà báo mà anh ta là đại diện.
- Hãng truyền hình, toà soạn báo mà nhân danh anh ta nói với khán giả.
- Bản thân mình.
2. Trách nhiệm trước khán giả
- Lịch bố trí chương trình và những bản thông báo
- Những ý kiến tư vấn của các chuyên gia.
- Tuân thủ lịch phát sóng, in bài.
3. Thông tin trên truyền hình, báo chí
- tính xác thực: viện dẫn nguồn tin gốc, kiểm tra, hậu tác động xã hội, tin đồn,
những sự việc và những ý kiến, …
- Sửa chữa các sai lầm.
- Thông tin đầy đủ.
4. Ý thức trách nhiệm trước nhân vật
- Sự thoả thuận từ trước
- Giao tiếp trước ống kính.
- Xúc phạm cuộc sống riêng tư.
- Danh tiếng.
- Quyền trả lời.
- Sự phỉ báng trên báo chí.
5. Ý thức trách nhiệm trước bản thân
KỸ NĂNG GIAO TIẾP NGHỀ BÁO
I. Tổng quan về khoa học giao tiếp
1. Khái niệm giao tiếp
- Quan niệm tâm lí học
- Quan niệm ngôn ngữ học
2. Các hình thức giao tiếp cơ bản
- Giao tiếp trực tiếp
- Giao tiếp gián tiếp
3. Phương tiện giao tiếp
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ
- Giao tiếp phi ngôn ngữ
4. Vai trò của giao tiếp trong xã hội
5. Lịch sự và văn minh trong giao tiếp
6. Các phương tiện kỹ thuật trong giao tiếp và vấn đề truyền thông đại chúng
II. Kỹ năng giao tiếp nghề báo: những vấn đề cơ bản
1. Cách xưng hô và văn hoá giao tiếp của nhà báo với nhân vật giao tiếp

2. Kỹ năng đối thoại, đặt câu hỏi lấy tin tức trong khi phỏng vấn

3. Kỹ năng truyền đạt thông tin trong bài đối thoại trực tiếp (talk show)

4. Kỹ năng lắng nghe tích cực của nhà báo

* Những thói quen xấu trong lắng nghe:


- Giả vờ chú ý
- Nghe một cách máy móc tất cả các sự kiện
- buông trôi đến xao lãng
- Bình luận về cách nói chuyện hoặc bề ngoài của người nói chuyện
- Bác bỏ vấn đề với lí do chúng không được thú vị
- Không chịu khó lắng nghe
* Lắng nghe một cách hiệu quả:
- Lắng nghe tập trung cao
- Lắng nghe có chủ ý để thu thập thông tin
- Lắng nghe để thấu cảm
II. Những tính cách của một Phóng viên
* Tính cách cá nhân
- Tò mò
- Lì lợm
- Có trí nhớ tốt
- Có khả năng lắng nghe
- Biết thuyết phục người khác
- Chú tâm đến từng chi tiết
- sẵn sàng làm việc vất vả
* Kỹ năng nghề nghiệp
1. Kỹ năng quan trọng nhất: Viết được. Phóng viên phải biết tôn trọng ngôn ngữ.
2. Có Khả năng thu thập thông tin, đánh giá thông tin và viết nó một cách sáng tạo.
3. Nghĩ một cách có tính phê bình và sử dụng kỹ năng này hàng ngày.
4. Chính trực. Phóng viên phải xem xét thông tin một cách thật thà, kiểm tra thông
tin, không kết luận vội vàng hay có thành kiến.
5. Biết nghi ngờ một cách lành mạnh:
III. Các đặc điểm trong giao tiếp của người Việt- ứng dụng cho phóng viên
BIÊN TẬP VIÊN-ANH LÀ AI?
I. Biên tập viên- copy editor, phải đặt mình vào vai trò của ba người khác
nhau:
1. Người tiêu dùng- vị trí của một độc giả bình thường.

2. Kiến trúc sư- kiểm ra toàn bộ thiết kế bài viết một cách tổng thể.

3. Thợ cơ khí- bỏ những phần thừa và chi tiết không cần thiết.

II. Mục đích và nhiệm vụ của công tác biên tập


1. Lấy thái độ phê phán để đánh giá các tin phóng viên viết ra, xem chúng có

quan trọng không.


2. Lựa chọn tài liệu.

3. Làm công tác kiểm tra: người, việc, con số, sự kiện….

4. công tác chữa bài: sửa diễn đạt về mặt ngôn ngữ.

III. Biên tập viên xử lí các tin tức như thế nào?
Có 4 điểm quan trọng cần làm:
1. Chính trị đúng

2. Có gia trị tin: trọng yếu, khẩn bách, kịp thời

3. Sự việc đúng.

4. Văn tự khá.

IV. nguyên tắc của biên tập


1. Đọc cẩn thận nhiều lần trước khi sửa bài
2. Kiểm tra cẩn thận các chi tiết trong bài: số liệu, nhân vật, thời gian, địa
điểm, ….
3. Đánh dấu những chỗ nghi ngờ
4. Không được tự tiện sửa những chỗ nguyên cảo nếu chưa có căn cứ
5. Tránh lẫn lộn người, việc đưa tin
6. sửa bài theo một nguyên tắc thống nhất
7. đưa bài duyệt theo chế độ

You might also like