You are on page 1of 128

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


-----------@-----------

PGS.TS. TRẦN VĂN SÁNG

BÀI GIẢNG

DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC

ĐÀ NẴNG – 2019
MỤC LỤC Trang

Chương 1: Những vấn đề chung về ngôn ngữ và ngôn ngữ học................................ 1


1.1.Khái niệm về ngôn ngữ ........................................................................................... 1
1.2. Khoa học về ngôn ngữ ............................................................................................ 2
1.3.Sự phát triển của ngôn ngữ ...................................................................................... 7
1.4 Phân biệt ngôn ngữ và lời nói .................................................................................. 9
1.5. Các bộ môn của ngôn ngữ học ................................................................................11
1.6.Các đơn vị của ngôn ngữ và các cấp độ của ngôn ngữ ............................................12
Chương 2: Ngồn gốc và bản chất của ngôn ngữ........................................................18
2.1.Nguồn gốc của ngôn ngữ .........................................................................................18
2.2.Bản chất xã hội của ngôn ngữ ..................................................................................22
2.3.Bản chất tín hiệu và hệ thống cấu trúc của ngôn ngữ ...............................................26
Chương 3: Các quan hệ và các chức năng của ngôn ngữ ..........................................31
3.4.Các quan hệ của ngôn ngữ .......................................................................................31
3.5.Các chức năng của ngôn ngữ ...................................................................................33
Chương 4: Ngữ âm học ................................................................................................39
4.1. Khái niệm ngữ âm và ngữ âm học...........................................................................39
4.2. Lợi ích cúa ngữ âm học............................................................................................42
4.3. Bản chất của âm thanh lời nói .................................................................................43
4.4. Cơ chế tạo âm của ngôn ngữ....................................................................................49
4.5. Âm tiết ....................................................................................................................52
4.6. Sự biến đổi ngữ âm trong lời nói.............................................................................54
4.7. Các hiện tượng ngôn điệu........................................................................................57
4.8. Sự khu biệt trong mặt biểu đạt của ngôn ngữ...........................................................61
4.9. Chữ viết ..................................................................................................................64
Chương 5: Từ vựng học ...............................................................................................68
5.1. Khái niệm từ vựng và từ vựng học ..........................................................................68
5.2. Các xu hướng nghiên cứu về từ...............................................................................69
5.3. Các bộ môn nghiên cứu về từ .................................................................................71
5.4. Cấu trúc ý nghĩa của từ ...........................................................................................75
5.5. Một số hiện tượng từ vựng phổ biến .......................................................................85
5.6. Các phương thức tạo từ phổ biến.............................................................................89
5.7. Phân loại từ tiếng Việt .............................................................................................91
5.8. Một số phương pháp nghiên cứu từ vựng ...............................................................96
Chương 6: Ngữ pháp học .............................................................................................99
6.1. Khái niệm................................................................................................................99
6.2. Các trường phái ngữ pháp cơ bản ...........................................................................99
6.3. Các quan hệ ngữ pháp phổ biến .............................................................................104
6.4. Ý nghĩa ngữ pháp ...................................................................................................106
6.5. Phương thức ngữ pháp ...........................................................................................107
6.6. Phạm trù ngữ pháp..................................................................................................111
Chương 7: Phân loại ngôn ngữ trên thế giới..............................................................116
7.1. Phân loại ngôn ngữ theo loại hình .........................................................................116
7.2 Phân loại ngôn ngữ theo nguồn gốc........................................................................118
Tài liệu tham khảo.......................................................................................................123
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÔN NGỮ VÀ NGÔN NGỮ HỌC
1.1. KHÁI NIỆM VỀ NGÔN NGỮ
1.1.1. Ngôn ngữ là gì?
- Tiếp cận theo hướng từ nguyên học, có thể hiểu ngôn là mình nói với người khác,
ngữ là mình đáp lời người khác. Theo cách hiểu này Ngôn ngữ là những lời nói qua lại
giữa mọi người trong cộng đồng với nhau.
- Từ điển tiếng Việt – Hoàng Phê chủ biên (1987). “Ngôn ngữ là hệ thống những
âm, những từ và những quy tắc kết hợp chúng mà những người trong cùng cộng đồng
dùng làm phương tiện để giao tiếp với nhau”.
- Theo cách hiểu của ngôn ngữ học hiện đại, ngôn ngữ là những âm thanh do con
người phát ra dùng để giao tiếp với nhau. Định nghĩa này cho phép chúng ta hiểu ngôn
ngữ trong cơ chế phát sinh và hoạt động của chúng. Những âm thanh chứa đựng thông
tin, gắn liền với tư duy của con người mới được coi là ngôn ngữ.
Từ các quan điểm trên chúng ta có thể hiểu:
Ngôn ngữ là những âm thanh do con người tạo ra. Nó gắn liền với ý thức và chứa
đựng nội dung thông tin. Đó là hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp
chúng mà những người trong cùng cộng đồng dùng làm phương tiện để giao tiếp với
nhau.
Ngôn ngữ học là bộ môn khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ.
1.1.2. Ngôn ngữ có vai trò như thế nào trong đời sống xã hội?
- Trong đời sống, ngôn ngữ có một vai trò hết sức quan trọng.
Xã hội loài người tồn tại được cũng là nhờ vào các mối liên kết giữa các thành
viên với nhau, như: Liên kết về văn hóa; liên kết về kinh tế; liên kết về huyết thống...
Các mối liên kết đó được thực hiện thông qua giao tiếp. Trong giao tiếp con người có thể
sử dụng nhiều phương tiện khác nhau. Trong đó phương tiện giao tiếp quan trọng nhất,
phổ thông nhất và hiệu quả nhất của xã hội là ngôn ngữ.
Ngôn ngữ chứa đựng trong mình nó nhiều dấu hiệu của đời sống như dấu ấn văn
hóa -lịch sử; dấu ấn tâm sinh lí; năng lực nhận thức, tư duy... Theo thống kê của các nhà
ngôn ngữ học, trên thế giới hiện có khoảng trên 6000 ngôn ngữ. Mặc dù khác nhau về
loại hình và cách thức thể hiện, song chúng đều làm phương tiện giao tiếp và mang
những đặc trưng chung của một loại công cụ xã hội đặc biệt. Điều này có nghĩa là qua

1
ngôn ngữ, chúng ta có thể giải mã được hàng loạt vấn đề có liên quan mật thiết đến đời
sống cộng đồng dân tộc.
Thực trạng hiện nay trong sách dạy học tiếng của tất cả các nước trên thế giới chỉ
chứa khoảng 20% cấu trúc ngôn ngữ. Đặc biệt trong tiếng Việt, tỉ lệ này còn nhỏ hơn
(khoảng 17%).
- Ngôn ngữ là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như triết học, văn
hóa học, lịch sử học, văn học, dân tộc học...
Vì vậy, khoa học về ngôn ngữ luôn luôn phải tính đến mối quan hệ khách quan với
các khoa học liên ngành lấy ngôn ngữ làm đối tượng và chất liệu nghiên cứu. Đối với
một ngôn ngữ phát triển ở trình độ cao, ngôn ngữ học sẽ phân loại, phân lớp chúng theo
những tiêu chí nhất định:
+ Phân theo đặc điểm chất liệu: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
+ Phân theo phạm vi địa lí: ngôn ngữ toàn dân (tiếng phổ thông) và ngôn ngữ địa
phương (tiếng địa phương).
+ Phân theo lĩnh vực giao tiếp: ngôn ngữ sinh hoạt, ngôn ngữ hành chính, ngôn
ngữ khoa học, ngôn ngữ báo, ngôn ngữ chính luận, ngôn ngữ nghệ thuật.
+ Phân theo đặc trưng phương thức tạo nghĩa: ngôn ngữ chung (ngôn ngữ văn
hóa) và ngôn ngữ nghệ thuật.
1.2. KHOA HỌC VỀ NGÔN NGỮ
1.2.1. Lược sử vấn đề
- Ngôn ngữ học ra đời muộn nhất vào khoảng thế kỷ thứ V TCN. Thời kì này ngôn
ngữ học chủ yếu tập trung xung quanh một số đơn vị và bình diện nhất định như giải
thích từ vựng, giải thích ngữ pháp... để hướng vào một số mục tiêu thực dụng đang được
cuộc sống đặt ra.
- Đến thời Phục hưng, ngôn ngữ học phát triển mạnh mẽ hướng vào giải quyết các
nhiệm vụ thực tiễn như biên soạn từ điển, nghiên cứu ngữ pháp, xây dựng văn tự... của
nhiều ngôn ngữ khác nhau.
- Thành tựu quan trọng nhất của ngôn ngữ học thế kỷ XV - XIX là việc thiết lập
được một sơ đồ về các ngữ hệ. Ngôn ngữ học so sánh thời kì này phát triển rực rỡ.Đến
cuối thế kỷ XIX, khuynh hướng ngữ pháp trẻ ra đời báo hiệu một thời kì mới cho sự phát
triển của ngôn ngữ học.
- Đến đầu thế kỉ XX, một khuynh hướng nghiên cứu mới xuất hiện gọi là ngôn
ngữ học hiện đại với tên tuổi lớn là F.de Saussure. Khuynh hướng này coi ngôn ngữ là

2
một hiện tượng xã hội, thừa nhận sự tác động của xã hội đối với sự tồn tại và phát triển
của ngôn ngữ. Trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương của F.de Saussure, chủ nghĩa
cấu trúc ra đời và nhanh chóng trở thành khuynh hướng chủ đạo trong ngôn ngữ học nửa
đầu thế kỷ XX. Tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa cấu trúc: xem ngôn ngữ như một kết cấu,
một thực tể toàn vẹn bao gồm các yếu tố có quan hệ qua lại, ràng buộc và chi phối lẫn
nhau về mặt giá trị. Từ khuynh hướng này, nhiều phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ hiệu
quả đã ra đời.
- Từ những năm 30 của thế kỷ XX, đã hình thành trường phái miêu tả Mỹ, với
công trình đầu tiên nổi tiếng Language của L.Bloofield (1933).
- Từ những năm 1960, một trường phái ngôn ngữ học mới cạnh tranh mạnh mẽ với
trường phái miêu tả là Ngữ pháp tạo sinh mà đại diện là N.Chomsky. Trường phái này
tiếp tục phát triển tư tưởng của F.de Saussure, đồng thời khắc phục sự gò bó trong cái
khung chật hẹp của chủ nghĩa cấu trúc hình thức. Những người này đã lập ra Hội ngôn
ngữ học chức năng quốc tế. Một trong những đại biểu của hội là A. Martinet.
Ngày nay ngôn ngữ học đã phát triển mạnh mẽ, những người đi sau kế tục thành
tựu của những người đi trước để đưa ngành khoa học này không ngừng tiến lên. Ngôn
ngữ được tiếp tục nghiên cứu ở các bình diện: cấu trúc, chức năng…
Một số nội dung gần đây được đặt ra trong nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam:
- Ngôn ngữ học tri nhận: đó là một trường phái mới của ngôn ngữ học hiện đại,
tiến hành nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở vốn kinh nghiệm và sự cảm thụ của con người
về thế giới khách quan cũng như cách thức mà con người tri giácvà ý niệm hoá các sự vật
và sự tình của thế giới khách quan đó.
- Cảnh huống ngôn ngữ : là toàn bộ các hình thái tồn tại ngôn ngữ, tức là các ngôn
ngữ và biến dạng của ngôn ngữ (phương ngữ địa lí và phương ngữ xã hội, các phong
cách chức năng…) được một thực thể xã hội (tộc người hay cộng đồng tộc người) sử
dụng, trong giới hạn của khu vực, của một cộng đồng chính trị - lãnh thổ, hay một quốc
gia nhất định.
- Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam ở các phương diện: ngữ
âm, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng, vị trí chức năng và chính sách xã hội… đối
với ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, đồng thời nghiên cứu quá trình tiếp xúc giao thoa
ngôn ngữ và văn hoá của các dân tộc trong thời kì đổi mới, hội nhập và phát triển bền
vững.
1.2.2. Đối tượng nghiên cứu
1.2.2.1. Bản chất xã hội của ngôn ngữ

3
- Giải quyết những vấn đề chung như bản chất, nguồn gốc, chức năng, sự hình
thành và phát triển của ngôn ngữ. Qua đó có thể cho cái nhìn khái quát nhất về ngôn ngữ
như là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Những vấn đề này cũng được triết học quan tâm
nhằm lí giải bản chất của ngôn ngữ trong quy luật phát sinh, phát triển đặc thù của nó.
- Nghiên cứu bản chất xã hội của ngôn ngữ đã có lúc được xem là một ngành khoa
học đặc thù hoặc là một đối tượng nghiên cứu của dân tộc học, văn hóa học, xã hội học
hay triết học. Theo hướng này người ta cố gắng đi tìm chứng cớ, làm thực nghiệm để
chứng minh cho tính chất xã hội của nó thông qua cách hình thành ngôn ngữ của một con
người. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở đây thì giá trị của các nghiên cứu chỉ bó hẹp trong
phạm vi của văn hóa học, xã hội học. Cũng từ xuất phát điểm này, các nhà ngôn ngữ học
đã chỉ ra được những tính chất xã hội đặc thù của ngôn ngữ.
- Khi học thuyết về nguyên lí tính võ đoán ra đời đã chỉ ra rằng ngôn ngữ là một
loại tín hiệu võ đoán. Từ đó làm nên một cuộc cách mạng trong ngôn ngữ.
1.2.2.2. Hệ thống cấu trúc ngôn ngữ
- Mỗi một hệ thống là một tập hợp các yếu tố, giữa chúng có mối quan hệ, tác
động qua lại lẫn nhau và với môi trường bên ngoài tạo nên tính chỉnh thể của hệ thống.
+ Mỗi hệ thống vừa là hệ thống, đồng thời lại vừa là yếu tố của một hệ thống khác
có cấp độ lớn hơn.
+ Mỗi yếu tố vừa là yếu tố, đồng thời lại vừa là hệ thống của các yếu tố có cấp độ
nhỏ hơn.
+ Tính chỉnh thể của hệ thống được cụ thể hoá thống qua các mối liên hệ giữa các
yếu tố cấu thành và giữa hệ thống với môi trường.
Đây chính là phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật hiện
tượng trong thế giới hiện thực.
- Nghiên cứu hệ thống cấu trúc ngôn ngữ hướng đến mục tiêu chỉ ra các đơn
vị, các bình diện và các cấp độ ngôn ngữ.
+ Coi ngôn ngữ như những thể thống nhất phức tạp bao gồm nhiều yếu tố liên kết
với nhau tạo thành các hệ thống từ nhỏ đến lớn. Các hệ thống lớn bao hàm các hệ thống
nhỏ hơn.
+ Các đơn vị ngôn ngữ chủ yếu được đề cập là âm vị, âm tiết, hình vị, từ, cụm từ,
câu, văn bản. Tất cả các đơn vị trên đều là những thực thể hai mặt hình thức và nội dung.
+) Hình thức của các đơn vị ngôn ngữ là âm thanh
+) Nội dung là ý nghĩa mà âm thanh đó biểu đạt.

4
Nội dung cũng có hình thức của chúng (gọi là nội dung của hình thức, là cách
thức tạo lập ý nghĩa trong các đơn vị ngôn ngữ). Hình thức của nội dung thường dễ gây
nhầm lẫn với hình thức đơn thuần. Vì trong thực tế, hình thức âm thanh cũng có mối
quan hệ gắn bó với hình thức của nội dung.
- Nghiên cứu hệ thống cấu trúc ngôn ngữ thực chất là nghiên cứu hệ thống tín
hiệu ngôn ngữ.
+ Lí giải được cách thức mã hóa thông tin trong từng đơn vị (thuộc mọi cấp độ)
của tất cả các ngôn ngữ hoặc một ngôn ngữ của một dân tộc nào đó trong từng hoàn cảnh
nói năng cụ thể. Quá trình này xây dựng lên lí thuyết thông tin ngôn ngữ làm nền tảng
cho phân tích, tiếp nhận và sử dụng ngôn ngữ dân tộc đạt hiệu quả cao hơn.
+ Đi đến tận cùng của hệ thống cấu trúc ngôn ngữ (thiết lập thông điệp) là cách
thức vận hành của ngôn ngữ trong quá trình chúng thực hiện chức năng lưu giữ và truyền
đạt thông tin.
Tóm lại: Nghiên cứu hệ thống cấu trúc ngôn ngữ là quá trình tìm hiểu các thuộc
tính (hình thức và nội dung) của từng yếu tố ngôn ngữ và cách thức các yếu tố này liên
kết lại với nhau để tạo nên các thông điệp phục vụ cho quá trình giao tiếp. Hệ thống cấu
trúc ngôn ngữ là đối tượng nghiên cứu chính của ngôn ngữ học.
1.2.2.3. Loại hình ngôn ngữ
- Nghiên cứu loại hình ngôn ngữ hướng đến mục tiêu chỉ ra các loại hình ngôn
ngữ với các đặc trưng tương đồng về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, các phương thức ngữ
pháp, các phạm trù ngữ pháp. Từ những điểm tương đồng đó người ta có thể thiết lập
nên các loại hình ngôn ngữ.
- Mục đích của so sánh loại hình là nhằm chỉ ra các nét tương đồng về tư duy
ngôn ngữ của các dân tộc. Từ đó có thể vận dụng để giải mã văn hóa hoặc ứng dụng cho
việc xây dựng chương trình và phương pháp học ngoại ngữ. Ngày nay ngôn ngữ học phát
triển, loại hình ngôn ngữ đã trở thành một bộ phận hợp thành của ngôn ngữ học so sánh.
1.2.3. Các phân ngành ngôn ngữ học
1.2.3.1. Ngôn ngữ học miêu tả
Có nhiệm vụ phân tích, miêu tả các đơn vị, các bình diện cấu thành ngôn ngữ, các
quan hệ giữa các đơn vị ngôn ngữ với nhau. Ngoài việc phân tích và miêu tả các đơn vị
ngôn ngữ như âm tiết, từ, câu... trên hai mặt hình thức và nội dung, ngôn ngữ học miêu tả
còn: Chỉ ra các quan hệ nội tại của các cấu trúc ngôn ngữ mà nhờ nó các đơn vị ngôn
ngữ đơn lẻ (chủ yếu là từ và các đơn vị tương đương) kết hợp lại với nhau tạo nên những
cấu trúc lớn hơn mang giá trị thông tin thực tại giúp con người truyền đi một thông điệp

5
nào đó phục vụ cho quá trình giao tiếp; Chỉ ra các mối quan hệ giữa cấu trúc hệ thống
với các yếu tố bên ngoài chi phối quá trình sản sinh ngôn bản.
Theo lý thuyết tín hiệu học của Ch.Morris, tín hiệu học gồm 3 bộ phận: Nghĩa
học: nghiên cứu mối quan hệ giữa tín hiệu với thế giới hiện thực; Kết học: nghiên cứu
thuộc tính hình thức của tín hiệu, quy tắc kết hợp các tín hiệu để thành thông điệp; Dụng
học: nghiên cứu mối quan hệ giữa tín hiệu và sự lý giải chúng. Ngữ dụng học bao gồm 4
phạm vi chính: lý thuyết hành vi ngôn ngữ; lý thuyết hội thoại; lý thuyết lập luận; lý
thuyết quan hệ hiển ngôn và hàm ngôn.
1.2.3.2. Ngôn ngữ học so sánh
- Hướng vào việc so sánh các ngôn ngữ với nhau trên từng cấp độ, bình diện để
tìm ra nét tương đồng và dị biệt giữa chúng.
- Gồm 3 phân môn, so sánh lịch sử, so sánh loại hình và so sánh đối chiếu. Mỗi
một phân môn có đối tượng, phương pháp nghiên cứu và hướng vào giải quyết những
vấn đề riêng.
1.2.3.3. Ngôn ngữ học lí luận
- Lí giải các hiện tượng ngôn ngữ, các khái niệm ngôn ngữ và ngôn ngữ học nhằm
xây dựng những lí thuyết chung mang tính nền tảng để làm cơ sở phương pháp luận cho
các vấn đề nghiên cứu về nó.
- Dựa vào những thành tựu nghiên cứu của Ngôn ngữ học miêu tả và Ngôn ngữ
học so sánh để đưa ra những mệnh đề lí thuyết có vai trò quan trọng như những chỉ dẫn
cần thiết cho quá trình tiếp cận ngôn ngữ của người sử dụng và người nghiên cứu về nó.
1.2.4. Ý nghĩa của ngôn ngữ học
- Ngôn ngữ là chất liệu, phương tiện chính của văn học, sử học, văn hóa học, dân
tộc học, xã hội học v.v.
+ Có thể tìm thấy hầu hết các dấu ấn văn hóa trong một ngôn ngữ dân tộc nào đấy.
Khi nghiên cứu văn hóa một dân tộc, người ta có thể tìm cứ liệu trên các công trình kiến
trúc, các sản vật đặc trưng, cũng có thể tìm trong ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ dân gian
của chính dân tộc ấy.
+ Thứ ngôn ngữ này kết tinh các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần qua hàng
ngàn năm lịch sử xây dựng đất nước. Ở Việt Nam chẳng hạn, các gương mặt tuồng cổ
xuất hiện trong các câu thơ cổ điển hay những dấu ấn văn hoá quan niệm về nhân cách
được lưu giữ trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ dân gian hết sức rõ nét:

6
* Những người thắt đáy lưng ong
Đã biết chiều chồng lại biết nuôi con
Những người béo trục béo tròn
Ăn vụng như chớp đánh con suốt ngày
* Người khôn con mắt đen sì
Người dại con mắt nửa chì nửa thau
* Chim khôn hót tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
Chúng có thể được xem như những quan niệm của người xưa về tướng mạo con
người được ghi lại bằng ngôn ngữ.
Vấn đề này đặc biệt rõ nét trong chữ viết tượng hình của Trung Hoa qua nghệ
thuật thư pháp. Trong mỗi ngôn ngữ, vốn từ đồng nghĩa cũng là một biểu hiện tiêu biểu
cho cách thức chia cắt thế giới khách quan để nhận thức. Ngôn ngữ trở thành nơi lưu giữ
các giá trị văn hóa bền vững nhất của một dân tộc.
- Nghiên cứu những vấn đề về ngôn ngữ cho chúng ta một cách nhìn tổng quát
hơn và sâu sắc hơn về ngôn ngữ mà chúng ta đang sử dụng, từ đó ứng dụng vào việc
giảng dạy tiếng được tốt hơn.
- Kết quả nghiên cứu của ngôn ngữ học cho ta phương tiện và phương pháp vận
dụng vào các ngành khoa học liên ngành và khoa học ứng dụng (nhất là trong dịch
thuật).
1.3. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÔN NGỮ
Ngôn ngữ vận động và phát triển cùng với sự vận động và phát triển của một dân
tộc và nền văn hóa của dân tộc ấy. Lịch sử dân tộc không trùng khớp với lịch sử ngôn
ngữ nhưng giữa chúng có sự tương ứng rất lớn.
Vì vậy, khi nghiên cứu một nền văn hóa, người ta không thể bỏ qua các chứng tích
ngôn ngữ. Văn hóa - văn minh và ngôn ngữ có quan hệ mật thiết với nhau.
Do đó, phát triển ngôn ngữ là một nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy sự phát triển của
nền văn hóa. Ngôn ngữ phát triển theo những quy luật nhất định. Tựu trung có hai
khuynh hướng chủ yếu: tự thân (quy luật bên ngoài) và nội tại (quy luật bên trong).

7
1.3.1. Quy luật bên ngoài
Quy luật bên ngoài là những quy luật khách quan tác động đến ngôn ngữ làm cho
bản thân ngôn ngữ biến đổi. Dưới sự tác động của quy luật này ngôn ngữ phát triển theo
hai xu hướng chính : phân hóa và tiếp nhận.
1.3.1.1. Xu hướng phân li
- Ngôn ngữ được hình thành và phát triển theo từng khu vực, tạo nên tiếng nói của
từng dân tộc nhất định. Quá trình xâm lấn hay chia tách dân tộc, bộ tộc đã tạo nên quá
trình phân li của ngôn ngữ.
- Thực tế cho thấy các phương ngữ đều có nguồn gốc từ một ngôn ngữ mẹ. Cùng
với các yếu tố địa lí, điều kiện xã hội... đã sản sinh ra các ngôn ngữ có những đặc trưng
riêng so với ngôn ngữ gốc.
- Tuy nhiên, không phải ngôn ngữ nào cũng có khả năng phân li. Chỉ những ngôn
ngữ phát triển vượt lên trước của những nền văn hóa tiên tiến mới có khả năng phân li.
- Ngôn ngữ có khả năng phân li được xem là ngôn ngữ có trình độ phát triển cao
trên phạm vi toàn thế giới. Điểm tựa của một ngôn ngữ phát triển là một nền văn hóa đạt
đến trình độ cao. Nếu nền văn hóa đó bị phá hủy thì ngôn ngữ tương ứng với nó sẽ tiêu
tan hoặc được bảo tồn ở những ngôn ngữ tiếp nhận nó. Điển hình của tình trạng này là
tiếng Latin.
- Để một ngôn ngữ có thể phân li, ngoài yếu tố khách quan như chiến tranh, xâm
lấn, di cư... thì điều kiện chủ quan là nền văn hóa của ngôn ngữ đó phải có khả năng
khuếch tán. Hiện nay trên thế giới, tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha,
tiếng Pháp... được xem là những ngôn ngữ có khả năng phân li rất lớn. Kết quả của quá
trình phân li trong tiến trình lịch sử lâu dài đã hình thành nên các ngữ hệ.
1.3.1.2. Xu hướng hợp nhất
- Quy luật hợp nhất diễn ra trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ. Sự tiếp xúc làm cho
ngôn ngữ giàu lên về từ vựng, phong phú thêm về cách thức thể hiện của các phương
thức ngữ pháp.
- Nếu năng lực phân li là dấu hiệu về trình độ phát triển cao thì năng lực hợp nhất
(năng lực tiếp nhận) lại thể hiện sức sống và tốc độ phát triển của một ngôn ngữ.
- Có những ngôn ngữ vừa có khả năng phân li, vừa có khả năng hợp nhất. Những
ngôn ngữ đó luôn giữ vai trò là ngôn ngữ quốc tế (tiếng Anh chẳng hạn).
- Tiếng Việt là một ngôn ngữ phát triển từ xu hướng hợp nhất. Nhờ tiếp nhận linh
hoạt các yếu tố ngoại lai mà tiếng Việt phát triển nhanh chóng để trở thành một ngôn ngữ

8
văn hóa, ngôn ngữ văn học. Thường ngôn ngữ nào có sức phân li mạnh thì ngôn ngữ đó
có vai trò quan trọng hơn và được nhiều người sử dụng hơn.
1.3.2. Quy luật bên trong
Quy luật nội tại chỉ ra sự phát triển tự thân của ngôn ngữ. Xu hướng này đưa ngôn
ngữ tới chỗ ngày càng hoàn thiện hơn và hiệu quả giao tiếp ngày càng cao hơn. Nhìn
chung có mấy xu hướng chính sau:
- Bổ sung thêm hình thức biểu đạt (tăng thêm số lượng từ vựng; bổ sung thêm các
cấu trúc ngữ pháp mới).
- Bổ sung thêm cái được biểu đạt như đa nghĩa hóa nghĩa của từ, ẩn dụ hóa, hoán
dụ hóa từ vựng, sử dụng nghĩa của từ một cách lâm thời.
- Gạt bỏ những yếu tố không cần thiết, ít hiệu quả, thay thế bổ sung nó bằng các
yếu tố tiện lợi hơn. Ví dụ: colour  color; labour  labor (tiếng Anh và tiếng Mỹ).
- Tiết kiệm hình thức ngôn ngữ theo hướng đa nghĩa hóa như carry (mang, xách,
đội, cắp)...
- Đơn giản hóa cấu trúc ngữ pháp: thay câu phức thành câu đơn, gạt bỏ các mô
hình câu phức tạp. Ví dụ: từ tiếng Anh sang tiếng Mỹ đã có một sự thay đổi đáng kể:
have got  have; foot (số ít)  foti feeti  feete  feet (số nhiều).
Trong tiếng Việt, sự phát triển của ngôn ngữ thể hiện trên rất nhiều phương diện
như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và cả phong cách nữa, trong đó ngữ âm và từ vựng là hai
yếu tố biến đổi mạnh nhất.
1.4. PHÂN BIỆT NGÔN NGỮ VÀ LỜI NÓI
Khi giao tiếp bằng ngôn ngữ với nhau giữa những người cùng cộng đồng tuy mỗi
người có giọng nói riêng, cách diễn đạt riêng nhưng họ vẫn hiểu nhau vì giữa mọi người
trong giao tiếp còn có một cái chung đó là các âm, các tiếng và qui tắc kết hợp chúng
thành từ ngữ, thành câu, cũng như các quy tắc biến đổi, sắp xếp chúng thành những đơn
vị mang thông báo. Và cái chung đó đã, đang và sẽ được dùng vô số lần khác nhau giữa
những người cùng cộng đồng. Cái chung đó chính là ngôn ngữ.
1.4.1. Ngôn ngữ
- Ngôn ngữ là hệ thống đơn vị vật chất, âm thanh và các quy tắc tổ chức sử dụng
chúng. Khi sử dụng, ngôn ngữ thực hiện được các chức năng xã hội của nó.
- Ngôn ngữ được phản ánh trong ý thức của cả cộng đồng và được trừu tượng hóa
khỏi bất kỳ một tư tưởng, một cảm xúc hay một cá nhân cụ thể.

9
- Ngôn ngữ chỉ bao gồm các đơn vị và qui tắc ở dạng trừu tượng và khái quát, nó
được nhận thức bởi cả cộng đồng chứ không chỉ của từng cá nhân cụ thể.
- Đối với mỗi cá nhân, ngôn ngữ như bộ luật không thành văn, có tính xã hội chặt
chẽ, bộ luật này được hình thành gìn giữ và phát triển mạnh mẽ trong ý thức, trong khái
niệm và trong truyền thống chung của cộng đồng.
Bộ luật này bao gồm những thói quen, nói, nghe, và hiểu được mỗi cá nhân trong
cộng đồng tiếp thu một cách dễ dàng và liên tục từ thời thơ ấu và rất khó thay đổi về sau.
Nó như một sợi dây vô hình gắn mỗi con người với nhau cùng cộng đồng trong xã hội.
1.4.2. Lời nói
- Ngôn ngữ thực hiện các chức năng giao tiếp và công cụ tư duy của mình thông
qua lời nói ra hoặc điều viết ra của cá nhân sử dụng nó.
- Lời nói là kết quả của hoạt động ngôn ngữ của mỗi cá nhân khi sử dụng hệ thống
ngôn ngữ.
- Lời nói là chuổi liên tục các ký hiệu ngôn ngữ được mỗi cá nhân tạo ra theo các
nguyên tắc và chất liệu của ngôn ngữ sao cho phù hợp với nhu cầu biểu hiện nội dung khi
giao tiếp.
- Nội dung biểu hiện có thể là nội dung thông báo, thông tin, tình cảm, cảm xúc, ý
muốn tác động. Lời nói là sản phẩm ngôn ngữ của mỗi cá nhân, mang màu sắc của cá
nhân. Người nói trong từng hoàn cảnh, tình huống giao tiếp cụ thể. Ví dụ: câu văn của
Nguyên Hồng thường dài, còn câu văn của Nguyên Công Hoan thường ngắn. Tuy vậy, lời
nói nào cũng được tạo ra theo những chất liệu, quy tắc chung của ngôn ngữ cộng đồng.
Đây là hoạt động của con người nhằm chuyển các chất liệu và quy tắc chung của ngôn
ngữ thành sản phẩm lời nói của cá nhân cụ thể.
1.4.3. Quan hệ ngôn ngữ và lời nói
- Vào đầu TK XX một số người đã tuyệt đối hóa sự khác biệt giữa ngôn ngữ và lời
nói, xem như hai hiện tượng không liên quan gì lẫn nhau. Họ cho rằng:
+ Ngôn ngữ hoàn toàn có tính chất xã hội.
+ Lời nói hoàn toàn có tính chất cá nhân.
Nhưng sự thể không phải như vậy.
- Việc phân biệt nội dung hai khái niệm giữa ngôn ngữ và lời nói như
F.de.saussure đã làm thực chất chỉ làm tách bạch hai mặt của một vấn đề:
+ Ngôn ngữ (như một hệ thống trừu tượng chung) được thực tại hóa trong lời nói.
+ Lời nói chính là ngôn ngữ đang hành chức
10
- Hoạt động của ngôn ngữ có một mặt cá nhân và một mặt xã hội. Không thể quan
niệm chỉ có một mặt nào đó mà thôi.
- Ngôn ngữ và lời nói gắn bó khăng khít với nhau và đòi hỏi phải có nhau. Ngôn
ngữ là cần thiết để lời nói có thể hiểu được và gây được hiệu quả cho nó. Ngược lại lời
nói cần thiết để ngôn ngữ được xác lập.
- Về phương diện lịch sử: lời nói bao giờ cũng có trước và chính lời nói làm cho
ngôn ngữ biến đổi dần theo hướng phát triển.
Như vậy, lời nói không phải cái gì đó thứ yếu, ngẫu nhiên và hoàn toàn mang tính
cá nhân, mà lời nói có thể xem là ngôn ngữ đang ở dạng hoạt động. Nó cũng có bản chất
xã hội của ngôn ngữ lẫn những màu sắc riêng của người sử dụng.
1.5. CÁC BỘ MÔN CỦA NGÔN NGỮ HỌC
1.5.1. Dẫn luận ngôn ngữ (An Introduction to Linguistics)
- Dẫn luận ngôn ngữ là lí thuyết chung về các loại ngôn ngữ. Nó nêu lên các
nguyên lí và các thuộc tính chung nhất của các loại hình ngôn ngữ.
- Dẫn luận ngôn ngữ chỉ ra một cách khái quát bức tranh ngôn ngữ thế giới và
những đặc trưng mang tính bản chất nhất của các loại hình ngôn ngữ.
- Giáo trình dẫn luận ngôn ngữ lấy tiếng mẹ đẻ (đối với người học là người Việt
Nam thì tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt) làm phương tiện truyền đạt. Bên cạnh đó, dẫn liệu
được sử dụng để minh họa cho các vấn đề lý luận của ngôn ngữ và ngôn ngữ học là tiếng
Anh, một ngôn ngữ quốc tế có trình độ phát triển rất cao.
1.5.2. Ngôn ngữ học bộ phận
1.5.2.1. Ngữ âm học (Phonetics)
- Ngữ âm học nghiên cứu cấu trúc âm thanh của một ngôn ngữ - tức là nghiên cứu
về hình thể biểu đạt âm thanh (vỏ ngữ âm), cấu trúc âm thanh, phương tiện phát âm, các
đặc điểm của các đơn vị phát âm và những vấn đề liên quan.
- Ngữ âm học chú trọng cả âm thanh ngôn ngữ lẫn âm thanh lời nói và đặt chúng
vào trong quá trình sản sinh (cơ chế tạo âm của bộ máy cấu âm), cơ chế tồn tại (các phẩm
chất âm học của các đơn vị âm thanh được xác định bởi cộng đồng xã hội) và cơ chế hoạt
động (cơ chế tương tác lẫn nhau trong lời nói hiện thực).
1.5.2.2. Từ vựng học (Lexicology)
- Từ vựng học nghiên cứu vốn từ của một ngôn ngữ - tức là nghiên cứu tổng thể
những đơn vị từ vựng cấu tạo nên một ngôn ngữ, cũng như cấu trúc và đặc điểm về quan
hệ nội tại, hay chức năng của nó.

11
- Qua đó nhằm giải nghĩa và phân loại từ thành các nhóm, các lớp theo những mục
đích và tiêu chí khác nhau, tập hợp và xây dựng các loại hình từ điển.
1.5.2.3. Ngữ pháp học (Grammar)
- Ngữ pháp học nghiên cứu cách thức hoạt động của ngôn ngữ. Ngữ pháp học bao
gồm ba bộ phận hợp thành: từ pháp học, cú pháp học và văn bản pháp.
- Từ pháp nghiên cứu vai trò, cách thức hoạt động của từ trong cụm từ và câu. Cú
pháp học nghiên cứu các loại câu và các cách thức cấu tạo câu. Văn bản pháp nghiên cứu
các mô hình văn bản và các phép liên kết trong văn bản.
1.5.2.4. Phong cách học (Stylistics)
- Phong cách học nghiên cứu các đặc trưng ngôn ngữ được sử dụng trong từng
lĩnh vực giao tiếp của đời sống xã hội cũng như nghiên cứu đặc điểm của các loại, các
lớp phương tiện ngôn ngữ trong từng lĩnh vực giao tiếp cụ thể.
- Phong cách ngôn ngữ là một bộ môn của ngôn ngữ học ra đời muộn hơn các bộ
môn khác. Bộ môn này liên quan chặt chẽ với nhiều ngành học khác.
- Tuy nhiên, cốt lõi của phong cách ngôn ngữ học vẫn là việc lấy ngôn ngữ làm
đối tượng trung tâm của quá trình nghiên cứu. Ngôn ngữ không những là dấu hiệu mà
còn là chất liệu quy định các đặc trưng của từng phong cách chức năng. Vì vậy, môn học
này còn gọi là Phong cách chức năng ngôn ngữ.
1.6. CÁC ĐƠN VỊ NGÔN NGỮ VÀ CÁC CẤP ĐỘ NGÔN NGỮ
1.6.1. Các đơn vị ngôn ngữ
Trong ngôn ngữ có nhiều đơn vị cùng bậc (loại, cấp) và có những đơn vị khác bậc,
khác loại.
a. Những đơn vị cùng bậc (loại, cấp) : âm vị này với âm vị khác, số lượng âm vị
hữu hạn khoảng 20 – 80 âm vị ; từ này với từ khác, số lượng vô hạn ; câu này với câu
khác, số lượng vô hạn.
b. Những đơn vị khác bậc, khác loại :
- âm vị (phonemes)
+ Là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, nó là một tập hợp (hoặc một chùm) những nét khu
biệt đồng thời.
+ Âm vị không tồn tại độc lập trong quá trình nói năng mà tham gia vào các cấu
trúc âm tiết một cách linh hoạt.
Ví dụ 1: xét hai từ ta và tha

12
ta gồm 2 âm vị /t/ và /a/; nét khu biệt của /t/: đầu lưỡi răng, tắc vô thanh.
tha gồm 2 âm vị /ť/ (th) và /a/ nét khu biệt của /t’/: đầu lưỡi răng, tắc bật hơi
/t/ và /t/ (th) chỉ khác nhau một nét bật hơi.
Các nét khu biệt để phân biệt âm vị này với âm vị khác.
Ví dụ 2: xét hai từ ta (1) và tu (2)
/t/ (1): có các nét khu biệt: đầu lưỡi răng, tắc vô thanh.
/t/ (2): có các nét khu biệt: đầu lưỡi răng, tắc vô thanh, tròn môi.
/t/ (1) và /t/ (2) có 3 nét khu biệt: đầu lưỡi răng (1), tắc vô thanh (2), tròn môi (3),
trong đó có (1) và (2) chung; còn (3) giúp ta phân biệt âm vị /t/ kết hợp với âm vị /u/.
- Hình vị (morphemes)
+ Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất mang nghĩa tham gia vào các phương thức cấu tạo
từ hoặc để biến đổi hình thức của từ.
+ Nghĩa của hình vị là ý nghĩa chưa được xác định một cách chắc chắn và cụ thể.
Nó tồn tại hiển nhiên trong một ngôn ngữ nào đấy và là chất liệu để tạo lập từ. Chỉ khi từ
được thiết lập chức năng thì ý nghĩa của chúng mới được xác định.
+ Trong tiếng Việt, ngoại trừ các thuật ngữ phiên âm tiếng nước ngoài, hầu hết âm
tiết trùng với hình vị. Ví dụ: apatít gồm 3 âm tiết, một hình vị; quần áo gồm hai âm tiết,
hai hình vị tạo nên một từ ghép.
+ Trong tiếng Anh hiện tượng âm tiết trùng với hình vị chỉ là ngẫu nhiên và không
phổ biến. Trong các ngôn ngữ biến hình, hình vị được phân thành hai loại, hình vị độc lập
là những hình vị tồn tại độc lập và có khả năng tạo từ đơn (boy, red) và hình vị không độc
lập, là những hình vị không thể đứng một mình tạo từ (ble, ly, s, tion).
Cách phân xuất hình vị: để phân xuất hình vị của một từ đã cho, ta cần đối chiếu
từ đó với những từ có một bộ phân âm và một bộ phận nghĩa tương tự nó. Ví dụ: books
(sách, số nhiều), đối chiếu với book (sách, số ít), book giống books ở một bộ phận âm
(book) và một bộ phân nghĩa (sách). Từ đó ta suy ra book - (sách), -s (số nhiều). Các đơn
vị tách ra từ books gồm book và s là những đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, vậy chúng là những
hình vị.
- Từ (Words)
+ Từ là đơn vị ngôn ngữ có nghĩa hoàn chỉnh, có cấu tạo ổn định, mang tính độc
lập, có chức năng định danh và chức năng tạo câu. Từ vừa là đối tượng nghiên cứu của từ
vựng - ngữ nghĩa học, vừa là đối tượng nghiên cứu của ngữ pháp học.

13
+ Về hoạt động trong lời nói, từ là đơn vị có khả năng hoạt động độc lập. Chính
đặc điểm này ta phân biệt được từ với hình vị. Hình vị tuy có nghĩa nhưng không trực
tiếp tạo nên cụm từ và câu. Chúng xuất hiện trong lời nói chỉ như một bộ phận của từ,
không thể tách riêng ra mà dùng được. Ví dụ: trong các câu: tôi đến nhà máy. Họ rời sân
bay. Ta không thể dùng một trong các hình vị nhà, máy thay cho nhà máy hay sân, bay
thay cho sân bay. Còn trường hợp nhà, máy, sân và bay được sử dụng độc lập, như nhà
này có sân. Đó là các từ chỉ do một hình vị tạo thành.
+ Trong ngôn ngữ từ là đơn vị được nhận diện ra sớm nhất. Do từ là một đơn vị
mang nghĩa nhỏ nhất của lời nói. Nó là hạt nhân của các cấu trúc ngữ nghĩa mà con người
tạo ra để phục vụ cho những mục đích nhất định.
+ Trong ngôn ngữ học hiện đại, từ được xem là đối tượng trung tâm của mọi quá
trình phân tích, lí giải. Những đặc điểm về hình thức và ý nghĩa của từ có tính quyết định
rất lớn đến cấu trúc hình thức và ý nghĩa của các đơn vị do nó tạo nên. Từ dùng đúng và
độc đáo là cơ sở để câu trở nên chuẩn xác và có giá trị biểu đạt cao.
+ Trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới, từ được tạo ra từ một trong bốn phương
thức chính: từ hóa hình vị, phụ tố, láy và ghép.
- Cụm từ
Có nhiều cách hiểu khác nhau về cụm từ. Nói chung, có thể tóm tắt : cụm từ là một
tổ hợp gồm hai từ trở lên (quan niệm 1: gồm 2 thực từ trở lên, không kể các hư từ đi kèm;
quan niệm 2; là tổ hợp nhiều từ không phân biệt tính chất từ loại) có quan hệ chính phụ,
đẳng lập, chủ vị (quan niệm rộng). Quan niệm hẹp thì cho rằng chỉ những tổ hợp có quan
hệ chính phụ mới gọi là cụm từ. Có thể phân loại cụm từ thành:
- Cụm từ chính phụ: thành tố chính là từ loại nào thì cụm từ thuộc từ loại đó: cụm
danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
- Cụm từ đẳng lập. Ví dụ: mưa gió; trời đất; quân dân,…
- Cụm từ chủ vị. Ví dụ: nước chảy; hoa trôi; bèo dạt, …
- Cụm từ cố định là đơn vị có sẵn như từ. Ví dụ: mặt trái xoan, mũi sọc dừa, nói
tóm lại,…
- Cụm từ tự do được tạo ra nhất thời trong lời nói tùy yêu cầu phản ánh thự tế
khách quan và thái độ của người nói.
- Câu (Sentences)
+ Câu là đơn vị nhỏ nhất của lời nói, diễn đạt một nội dung thông báo trọn vẹn,
dựa trên một kết cấu ngữ pháp nhất định và kèm theo một ngữ điệu kết thúc. Ngữ điệu
kết thúc là điểm dừng trong khi nói và dấu chấm câu trong khi viết.
14
+ Câu có vai trò cấu tạo nên văn bản.
+ Thành phần câu: thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ; thành phần phụ: trạng
ngữ, bổ ngữ, định ngữ,... Ví dụ: sáng nay (trạng ngữ), khoa tôi (chủ ngữ) đón sinh viên
mới (vị ngữ).
Các từ nay, tôi, mới (định ngữ); sinh viên (bổ ngữ), các từ này cũng là thành phần
phụ của cụm từ nhỏ trong câu.
+ Phân biệt câu theo cấu tạo ngữ pháp: câu đơn, câu ghép, câu đặc biệt,...
+ Phân biệt câu theo mục đích nói, có câu tường thuật, câu nghi vấn, câu cảm
thán,...
- Văn bản (Text)
+ Văn bản là sản phẩm của quá trình tạo lời, mang tính chất hoàn chỉnh, là sản
phẩm gồm tên gọi (tiêu đề) và một loạt những đơn vị riêng (những thể thống nhất trên
câu) kết hợp lại với nhau bằng những mối quan hệ về từ vựng, ngữ pháp, lô gic, tu từ, để
thực hiện một nội dung nhất định bằng một hình thức nghệ thuật phù hợp.
+ Văn bản thực hiện những chức năng biểu đạt to lớn mà câu không đảm đương
nổi, một văn bản lớn bao hàm nhiều văn bản nhỏ.
+ Việc chia nhỏ văn bản thành: khổ, đoạn, mục, chương… làm cho văn bản trở nên
mạch lạc và chặt chẽ khi dung lượng thông tin và dung lượng văn bản quá lớn.
Tóm tắt các đơn vị khác bậc trong ngôn ngữ

Đơn vị Chất liệu tạo ra sản Vai trò đối với hệ Vị trí trong hệ thống các
cấu tạo phẩm thống ngôn ngữ đơn vị

Âm vị Nét khu biệt Hình vị Cấu tạo hình vị Nhỏ nhất của ngữ âm
H. vị Âm vị Từ Cấu tạo biến đổi từ Nhỏ nhất của ngôn ngữ
Từ Hình vị Câu Gọi tên, cấu tạo câu Đơn vị cơ bản của ng. ngữ
C. từ Từ Câu Gọi tên, cấu tạo câu
Đơn vị cao nhất, phức tạp
Câu Từ Văn bản Thông báo, tạo văn nhất,trong hệ thống các đơn
bản vị ngôn ngữ

1.6.2. Các cấp độ ngôn ngữ


Có hai cách gọi tên các cấp độ ngôn ngữ:
- Gọi theo tên đơn vị (khác bậc), cấp độ: âm vị, hình vị, từ, cụm từ, câu
- Gọi tên theo bộ phận ngôn ngữ học:
15
+ Cấp độ âm vị học (âm vị).
+ Cấp độ hình thái học (hình vị, từ).
+ Cấp độ cú pháp học (cụm từ, câu).

TÀI LIỆU ĐỌC BỔ SUNG CHƯƠNG 1


1. Mai Ngọc Chừ (chủ biên), Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh
Toán, Nhập môn Ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Hoàng Dũng, Bùi Mạnh Hùng (2007), Dẫn luận Ngôn ngữ học, Nxb Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
3. Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Minh Thuyết, Đoàn Thiện Thuật (1998), Dẫn luận
ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Kasevich, V.B (1998), Những yếu tố cơ sở của Ngôn ngữ học đại cương, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
5. Ju.V. Rozdextvenxki (1998). Những bài giảng ngôn ngữ học đại cương. Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
6. Vũ Đức Nghiệu (chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp (2009), Dẫn luận Ngôn ngữ học,
Nxb ĐHQG, Hà Nội.
7. F. de Saussure (2005), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương (bản dịch tiếng Việt
của Cao Xuân Hạo). Nxb Khoa học xã hội. H.
8. Stankêvich, N.V. (1982), Loại hình các ngôn ngữ, Nxb Đại học và THCN, Hà
Nội.
9. Stepanov, Iu. (1984), Những cơ sở của Ngôn ngữ học đại cương, Nxb Đại học và
THCN, Hà Nội
10. Fromkin, V., Rodman, R., Collins, P., Blair, D. (1990), An Introduction to
Language. Sydney – London – Tokyo -Toronto: Harcourt Brace Jovanovich.
11. Lyon. J (1972), Introduction to Theoritical Linguistics. London.
12. Yule,G. (1985), The Study of Language - An Introduction. Cambridge:
Cambridge University Press.

16
NỘI DUNG ÔN TẬP CHƯƠNG 1
Nội dung ôn tập 1 : - Ngôn ngữ có vai trò như thế nào trong đời sống xã hội?
- Trình bày đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ?
- Các phân ngành ngôn ngữ học?
Nội dung ôn tập 2: - Trình bày qui luật phát triển bên ngoài của ngôn ngữ, cho ví dụ?
- Trình bày qui luật phát triển nội tại của ngôn ngữ, cho ví dụ?
Nội dung ôn tập3: - Đối tượng của ngôn ngữ học.
- Các bộ môn của ngôn ngữ học
Nội dung ôn tập 4 : - Các đơn vị ngôn ngữ
- Các cấp độ của ngôn ngữ

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


1. Giảng viên giao nhiệm vụ học tập cho sinh viên ngay trên lớp học.
2. Hệ thống câu hỏi và bài tập được lấy từ 2 nguồn tài liệu tham khảo số [6] của
nhóm tác giả Hoàng Dũng & Bùi Mạnh Hùng và số [18] của nhóm tác giả Vũ Đức
Nghiệu & Nguyễn Văn Hiệp theo thứ tự Danh mục tài liệu tham khảo của Bài giảng.

17
Chương 2
NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA NGÔN NGỮ

2.1. NGUỒN GỐC CỦA NGÔN NGỮ


Từ lâu con người đã đi tìm nguồn gốc hình thành của ngôn ngữ. Suốt một thời
gian dài đã tồn tại rất nhiều quan niệm xung quanh sự ra đời của ngôn ngữ. Trong đó có
nhiều quan niệm sai lầm đã tồn tại một thời gian rất lâu cho đến khi học thuyết của Mác
ra đời, vấn đề nguồn gốc ngôn ngữ mới được giải quyết một cách triệt để.
2.1.1. Những quan niệm trước Mác
2.1.1.1. Các quan niệm dân gian
Trong kho tàng folklore, nhiều dân tộc trên thế giới đều cho rằng ngôn ngữ được
các vị thần sáng tạo nên ngay từ khi hình thành thế giới. Các quan niệm này đã làm chỗ
dựa cho các học thuyết sai lầm, thần bí hóa các hiện tượng xã hội trong nhiều năm.
Trong kinh Vê da, người Ấn Độ cổ cho rằng ngôn ngữ được vị thần có tên là Vak
sáng tạo nên.
Người Ai Cập cổ lại cho rằng sự ra đời của ngôn ngữ bắt nguồn từ môi và răng của
vị thần Plaklơ.
Các quan niệm này thần bí hóa nguồn gốc ngôn ngữ đồng thời với quá trình thần
bí hóa các hiện tượng tự nhiên và xã hội khác mà khoa học đương thời chưa đủ sức giúp
họ giải thích một cách rõ ràng. Tình hình đó đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của
ngôn ngữ và ngôn ngữ học.
2.1.1.2. Thuyết tượng thanh
- Thuyết tượng thanh hình thành vào khoảng từ thế kỉ XVII - XIX. Thuyết này cho
rằng tất cả các ngôn ngữ đều nảy sinh do con người bắt chước các âm thanh tự nhiên
trong thế giới xung quanh.
- Sự bắt chước âm thanh mà các học giả nói tới gồm những nội dung khác nhau:
+ Theo Platon và Augustin: thực chất là dùng đặc điểm của âm thanh để mô phỏng
đặc điểm của sự vật khách quan.
Ví dụ: Trong tiếng Hy Lạp [r] là một âm rung, âm thanh phát ra nhờ sự rung động
của lưỡi, cho nên nó đã được dùng để gọi tên sông ngòi là sự vật có đặc điểm lưu động.
Trong tiếng Latin âm mel (mật ong) có tính mềm mại, biểu thị một thứ gì ngọt
ngào. Còn âm accr (thép) thì biểu thị một cái gì cứng rắn.

18
+ Quan niệm phổ biến nhất về sự bắt chước âm thanh là con người dùng cơ quan
phát âm của mình mô phỏng những âm thanh do sự vật phát ra như tiếng chim kêu, gió
thổi, tiếng nước chảy, mèo kêu. Ví dụ: Con mèo kêu meo meo nên gọi là con mèo, hay
con tắc kè… tiếng gió thổi vi vu…
+ Trong ngôn ngữ học hiện đại, sự bắt chước âm thanh còn được giải thích là con
người dùng đặc điểm của tư thế bộ máy cấu âm để mô phỏng đặc điểm của sự vật khách
quan. Ví dụ: như [ku], [gu], hoặc [nu]… có đặc điểm âm tròn môi, trong nhiều ngôn ngữ
đều được dùng để tạo nên từ căn của những từ biểu thị các sự vật có đặc điểm hình tròn,
trống rỗng, hình lõm hoặc kéo dài (trước khi phát âm môi kéo dài ra trước).
- Cơ sở của các quan niệm trên là ở chỗ trong tất cả thứ tiếng đều có một số lượng
nhất định các từ tượng thanh, các từ sao phỏng, như mèo, bò, lom khom, ép, úp, nêm,
xen… trong tiếng Việt.
- Tuy nhiên, với một số lượng lớn từ không phải là từ tượng thanh thì học thuyết
này giải thích không có căn cứ. Vì vậy, mặc dù đã phát hiện ra một hiện tượng có thực
trong quá trình hình thành ngôn ngữ của con người, học thuyết này vẫn là một học thuyết
sai lầm và phiến diện.
2.1.1.3. Thuyết cảm thán
- Thuyết cảm thán phát triển mạnh vào thế kỉ XII - XIX. Những người chủ trương
thuyết này là Rút Xô và Xtăng Đan. Họ cho rằng ngôn ngữ loài người bắt nguồn từ những
âm thanh xuất phát từ những cảm giác như buồn, vui, hờn, giận, đau đớn...
- Trong một số trường hợp, đó là những thán từ, những tín hiệu của cảm xúc và ý
chí của chúng ta.
- Trong các trường hợp khác thì có thể xem xét mối liên hệ gián tiếp giữa âm
hưởng của từ và trạng thái cảm xúc của con người : những kết hợp âm tố nào đó gây ra
trong tâm hồn của chúng ta những ấn tượng giống như những ấn tượng mà các sự vật đã
gây cho chúng ta.
- Cơ sở của thuyết này là sự tồn tại trong các ngôn ngữ một số lượng lớn các thán
từ và những từ phát sinh từ thán từ, như ối, ái, a, ha, chao ôi. v.v… trong tiếng Việt.
- Thế nhưng, trường hợp động vật và trẻ sơ sinh cũng biết biểu hiện cảm xúc
nhưng chúng đều không phải là ngôn ngữ. Do đó, cũng như thuyết tượng thanh, nhiều sự
lí giải của thuyết này không có cơ sở khoa học. Vì vậy, thuyết cảm thán vẫn chỉ là một
học thuyết phiến diện và chủ quan.

19
2.1.1.4. Thuyết khế ước xã hội
- Thuyết khế ước xã hội bắt nguồn từ một số ý kiến của nhà triết học cổ đại
Đêmôcrít và phát triển mạnh vào thế kỉ XVIII với hai tác giả tiêu biểu là Ađam Smít và
Rút Xô.
- Thuyết này khẳng định ngôn ngữ ra đời là do con người thỏa thuận với nhau mà
quy ước ra.
+ Ađam Smit cho rằng khế ước xã hội là khả năng đầu tiên làm ngôn ngữ hình
thành.
+ Rút Xô cụ thể hóa bằng lý giải: quá trình ngôn ngữ loài người ra đời trải qua hai
giai đoạn.
+) Giai đoạn đầu là giai đoạn tự nhiên: ngôn ngữ là sản phẩm của cảm xúc tự
nhiên, giống như âm thanh của động vật phát ra khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài.
+) Giai đoạn sau là giai đoạn văn minh: ngôn ngữ là sản phẩm của khế ước xã hội
(do con người quy định, thỏa thuận để gắn cho mỗi đơn vị âm thanh một ý nghĩa nào đó).
- Cơ sở của thuyết này là tính quy định của tín hiệu ngôn ngữ. Tính chất này chính
là tính xã hội của ngôn ngữ. Mỗi một tín hiệu ngôn ngữ trong một hệ thống nào đấy
(trong một ngôn ngữ dân tộc) đều ra đời và tồn tại trong một cộng đồng xã hội và bị
chính cộng đồng đó quy định về mặt hình thức cũng như về mặt giá trị.
Chẳng hạn: âm thanh gọi tên một con vật hay một đồ vật nào đấy khi đã trở nên ổn
định thì không cá nhân nào có thể tùy ý thay đổi được nữa.
Tuy nhiên, tính quy định này không phải là một sự thỏa thuận đơn thuần giữa
người này với người kia mà chúng hình thành một cách tự nhiên trong môi trường giao
tiếp xã hội được hiện thực hóa và thúc đẩy bởi một quá trình hoạt động diễn ra ngày
càng mạnh mẽ đó là lao động. Khế ước xã hội mà học thuyết này đưa ra là một phát hiện
hết sức quan trọng cho những nghiên cứu sau này về ngôn ngữ.
- Thế nhưng, thuyết này có chỗ phi lý bởi vì muốn có khế ước xã hội để tạo ra
ngôn ngữ thì phải có ngôn ngữ đã. Người nguyên thủy chưa có ngôn ngữ không thể nào
bàn bạc với nhau về phương án tạo ra ngôn ngữ được.
2.1.2. Quan điểm của Mác về nguồn gốc ngôn ngữ
Với sự ra đời của triết học duy vật biện chứng, vấn đề nguồn gốc ngôn ngữ được
xem xét và phân tích một cách toàn diện và khoa học hơn. Con người là chủ thể sáng tạo
và sử dụng ngôn ngữ, vì vậy phải tìm hiểu sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với nghiên
cứu nguồn gốc ra đời và phát triển của con người.

20
2.1.2.1. Ngôn ngữ bắt nguồn từ lao động
Qua quá trình phân tích, tổng hợp và kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó,
Mác và Ăng ghen đã chỉ ra rằng lao động làm phát sinh, phát triển loài người. Cùng với
quá trình đó là sự ra đời, phát triển và biến đổi của ngôn ngữ.
Trong tác phẩm “Tác dụng của lao động trong sự chuyển biến từ vượn thành
người” Ăng Ghen viết: “Đem so sánh con người với các loài động vật, ta sẽ thấy rõ ràng
ngôn ngữ bắt nguồn từ trong lao động và cũng nảy sinh với lao động, đó là cách giải
thích hay nhất đúng nhất về nguồn gốc của ngôn ngữ”.
- Mác và Ăng Ghen cho rằng, sự phát triển của cuộc sống loài vượn người đã tạo
ra các yếu tố đầu tiên làm tiền đề cho sự xuất hiện của ngôn ngữ.
2.1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ
- Từ động tác hái lượm, thói quen dùng hai chi trước kiếm ăn, dẫn tới tư thế đứng
thẳng khiến các cơ quan phát âm cũng hoàn thiện dần dần. Đó là nhân tố ban đầu tạo tiền
đề cho sự xuất hiện của ngôn ngữ.
- Khi lao động trở thành phương thức kiếm sống chính thì nhu cầu giao tiếp đòi
hỏi gắt gao hơn nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin trong việc tổ chức lao động của
cộng đồng.
- Những tiếng kêu ban đầu dần dần đi vào khuôn mẫu và tạo thành những âm
thanh đầu tiên của tiếng nói chính thức.
- Từ những âm thanh cơ bản ban đầu, với sự phát triển từng bước của tư duy, con
người đã sáng tạo theo lối phái sinh các âm thanh khác tương tự như những âm thanh đã
có làm cho số lượng đơn vị âm thanh tăng lên nhanh chóng (ghép, láy, phụ tố, biến đổi
căn tố từ những đơn vị đơn lẻ ban đầu). Chứng cớ của lí giải này là kết quả của quá trình
phục nguyên trong ngữ âm học và từ vựng học.
- Sự tiếp xúc ngôn ngữ ngày càng rộng và đa dạng đã làm cho ngôn ngữ của một
dân tộc nào đó không ngừng biến đổi để trở thành một ngôn ngữ văn minh tồn tại cho đến
ngày nay.
Tất cả các quá trình trên đều diễn ra trong lao động xã hội với nhu cầu giao tiếp
ngày càng cao hơn. Như vậy, trước hết nhờ vào lao động, rồi đồng thời với lao động đó
là hai động lực thúc đẩy ngôn ngữ ra đời và phát triển. Có thể khái quát quá trình này
theo lược đồ sau:
Lao động  tư thế đứng thẳng  não phát triển  bộ máy phát âm hoàn thiện.
Lao động  thức ăn động vật, nấu chín  não phát triển  khả năng tư duy tăng.

21
Lao động  nhu cầu giao tiếp trở nên bức thiết  tiếng nói đơn giản ra đời.
Lao động  tiếp xúc, tiếp nhận  số lượng yếu tố ngôn ngữ tăng lên.
Với học thuyết duy vật lịch sử, Mác và Ăng ghen đã làm cho mọi sự giải thích
giản đơn, chủ quan và phiến diện về nguồn gốc của ngôn ngữ trước đó bị phá sản.
Tuy nhiên chúng ta cũng cần nhìn nhận đúng giá trị của các học thuyết trước Mác
về vấn đề này. Những học thuyết trước đó về nguồn gốc ngôn ngữ mặc dù không phát
hiện, nhận rõ được căn nguyên, động lực ra đời và phát triển của ngôn ngữ nhưng chúng
đã trở thành tiền đề cho học thuyết khoa học của Mác.
Bên cạnh đó, các học thuyết này là những cảm nhận hồn nhiên của nhiều học giả
đã trở thành những gợi ý lí thú cho những nghiên cứu về các mặt biểu hiện khác nhau của
ngôn ngữ trong ngôn ngữ học hiện đại.
2.2. BẢN CHẤT XÃ HỘI CỦA NGÔN NGỮ
2.2.1. Khái niệm bản chất
- Bản chất là những thuộc tính cơ bản quy định cả hình thức bên ngoài lẫn phẩm
chất bên trong của một sự vật hiện tượng nào đó.
- Những thuộc tính bản chất làm cho sự vật hiện tượng này phân biệt với sự vật
hiện tượng kia khác nhau về chủng loại.
- Trong mỗi chủng loại đều có những thuộc tính cơ bản. Nhờ nó mà con người dễ
dàng nhận ra chúng trong thao tác tư duy so sánh.
- Trên bình diện tổng thể thế giới được chia làm hai phần: tự nhiên và xã hội. Sự
vật hiện tượng thuộc thế giới nào sẽ mang bản chất của thế giới ấy. Một sự vật hiện tượng
mang bản chất xã hội thì ra đời và tồn tại gắn liền với sự ra đời và tồn tại của xã hội.
2.2.2. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội
2.2.2.1. Một số quan niệm sai lầm về bản chất xã hội của ngôn ngữ
a. Ngôn ngữ mang đặc trưng nòi giống chủng tộc.
- Ý kiến này cho rằng ngôn ngữ phụ thuộc vào đặc trưng chủng tộc, như màu da, tỉ
lệ thân thể, hình thức xương sọ. v.v… Các đặc điểm về sinh học của từng dân tộc quy
định thứ ngôn ngữ mà họ sử dụng.
- Tuy nhiên, khi các thực nghiệm được tiến hành và các khảo nghiệm được công
bố thì nhận định này đã ngay tức khắc tỏ ra không có tính thuyết phục, chẳng hạn nếu
đứa trẻ sơ sinh người Việt sống với người Nga thì đứa trẻ lớn lên nói tiếng Nga, còn đứa
trẻ người Nga sống với người Việt thì khi trưởng thành sẽ nói tiếng Việt.

22
Trong thực tế, ranh giới chủng tộc và ranh giới ngôn ngữ không trùng nhau:
+ Có khi một chủng tộc lại nói nhiều thứ tiếng khác nhau như trường hợp người
Hy lạp, người An ba ni, người Xecbi, v.v…
+ Có khi nhiều chủng tộc khác nhau lại nói chung một thứ tiếng, như người Mĩ
hiện nay.
b. Ngôn ngữ mang thuộc tính của thế giới tự nhiên.
- Do ảnh hưởng của học thuyết tiến hóa của Đác Uyn, một số người cho rằng ngôn
ngữ cũng giống như một sinh vật (cơ thể sống) thông thường, có phát sinh, phát triển và
tiêu vong.
- Để biện minh cho quan điểm này, người ta đã dẫn ra các hiện tượng nhiều từ cũ,
nghĩa cũ đã mất đi, nhiều từ mới, nghĩa mới đã được tạo ra trong các ngôn ngữ.
- Thực ra qui luật phát triển của ngôn ngữ không giống quy luật tự nhiên. Ngôn
ngữ luôn luôn kế thừa cái cũ, và phát triển cái mới, không bao giờ bị hủy diệt hoàn toàn.
Một số ngôn ngữ ngày nay không còn được sử dụng song chúng vẫn còn để lại dấu ấn rõ
nét trong ngôn ngữ đương thời. Ví dụ: Trong tiếng Latin đã để lại hệ thống chữ cái và
nhiều âm đọc trong tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga.
c. Đồng nhất ngôn ngữ với bản năng sinh vật của con người
- Nghĩa là họ cho hoạt động nói năng cũng có tính chất bản năng như các hoạt
động ăn, khóc, cười, chạy, nhảy của con người. Họ thấy hầu như đứa trẻ nào cũng biết
khóc, biết cười, biết ăn…rồi biết nói như nhau và trẻ con ở tất cả các nước trên thế giới
đều bắt đầu nói những âm giống nhau như pa pa, ma ma, ba ba, v.v…
- Thực ra những bản năng sinh vật như ăn, khóc, cười, có thể phát triển ngoài xã
hội, trong trạng thái cô độc. Còn ngôn ngữ không thể có được những điều kiện như thế :
Nếu tách một đứa bé ra khỏi xã hội loài người, thì nó biết ăn, chạy, leo trèo… nhưng nó
không biết nói.
Nhà văn Ju véc nơ (Julesverne 1828 – 1903) trong Hòn đảo bí mật đã kể câu
chuyện về chàng Ay rơ tôn bị bỏ lại ở hoang đảo để trừng phạt vì phạm tội. Do thoát ly
khỏi xã hội Ay rơ tôn không sống như người nữa, chàng mất hết khả năng tư duy và
không nói được nhưng khi được tìm thấy, được trở về với xã hội loài người thì khả năng
tư duy và khả năng nói dần dần hồi phục.
Câu chuyện hai em bé gái Ấn Độ được Ridơxing phát hiện trong một hang sói có
sói con vào năm 1920 cũng chứng minh điều đó. Vì bị rơi vào đời sống hoang dã, hai em
đã tiếp thu những kỹ năng đời sống súc vật và mất đi tất cả những gì thuộc về con người.
Hai em không biết nói mà chỉ kêu rống lên mà thôi.

23
Cái gọi là ngôn ngữ trẻ em cũng không chứng tỏ ngôn ngữ là hiện tượng sinh vật.
Bởi vì, thực ra những âm trẻ con tập nói chưa phải là ngôn ngữ mà chỉ là những âm vô
nghĩa. Những âm này chỉ trở thành sự kiện ngôn ngữ khi được liên hệ với ý nghĩa nào đó.
Những từ giống nhau về mặt ngữ âm trong mỗi ngôn ngữ nhưng có nghĩa khác nhau :
Chẳng hạn, ma ma, tiếng Nga gọi là mẹ, còn tiếng Grudi gọi là bố ; ba ba, tiếng
Nga gọi là bà, tiếng Thỗ Nhĩ Kỳ gọi là cô gái. Sở dĩ trẻ con tập nói, thường phát những
âm giống nhau vì đó là những âm dễ phát âm.
d. Đồng nhất ngôn ngữ với tiếng kêu của động vật
- Quả thật, một số động vật cũng có thể dùng âm thanh để thông báo : gà mẹ dùng
tín hiệu âm thanh để gọi con, gà gô và cừu rừng kêu để báo cho cả bầy biết nguy hiểm ;
động vật cũng có thể dùng âm thanh để biểu thị cảm xúc của mình (giận, sợ, hài lòng…),
Nhiều gia súc còn có thể hiểu con người và một số câu nói của con người, như người gọi
chó đến, đuổi nó đi, bảo nó nằm xuống …; con vẹt, con sáo có thể nói được một số câu
nói của người khi người ta dạy nó.
- Tuy nhiên, tất cả những biểu hiện trên đây ở loài động vật vẫn chỉ là những hiện
tượng sinh vật. Đó chỉ là những phản xạ không điều kiện hoặc có điều kiện mà thôi.
+ I Páp lốp đã gọi những phản xạ như vậy là hệ thống tín hiệu thứ nhất. Hệ thống
này có cả ở người lẫn động vật.
+ Tiếng nói của con người thuộc hệ thống tín hiệu thứ 2, tức là tín hiệu của những tín
hiệu thứ nhất. Hệ thống tín hiệu thứ 2 gắn liền với tư duy trừu tượng, với việc tạo ra khái
niệm chung là các từ.
Như vậy, ngôn ngữ của con người không phải là hiện tượng sinh vật như tiếng kêu
của loài động vật
e. Cho ngôn ngữ là hiện tượng cá nhân.
- Theo Viện sĩ Sa khơ ma tốp có ngôn ngữ của mỗi cá nhân, còn ngôn ngữ của một
làng, một thành phố, của một khu, của một dân tộc, theo ông chỉ là sự bày đặt của khoa
học, là kết luận trung tính một số ngôn ngữ cá nhân nhất định.
- Sự thực mỗi cá nhân có thể vận dụng ngôn ngữ một cách khác nhau, nhưng nếu
không có ngôn ngữ chung thống nhất thì làm sao con người sẽ giao tiếp được.
Như vậy, ngôn ngữ không thuộc các hiện tượng tự nhiên, cũng không phải là hiện
tượng cá nhân, vậy thì nó phải là hiện tượng xã hội.

24
2.2.2.2. Những thuộc tính bản chất xã hội của ngôn ngữ
- Trong cuốn Hệ tư tưởng Đức Mác và Ăng Ghen đã viết “Ngôn ngữ là ý thức
thực tại, thực tiễn, ngôn ngữ cũng tồn tại cho cả những người khác nữa, như vậy là cũng
tồn tại lần đầu tiên cho bản thân tôi nữa, và cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ sinh ra là do
nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác”.
- Bản chất xã hội được nhắc tới 3 lần ở câu nói trên.
+ Ngôn ngữ thể hiện ý thức xã hội.
+ Ngôn ngữ tồn tại cho người khác, và chính vì thế mà nó mới tồn tại cho bản
thân tôi.
+ Ngôn ngữ phát sinh do nhu cầu giao tiếp của con người.
- Như vậy theo quan điểm của CN Mác, bản chất XH của ngôn ngữ thể hiện ở chỗ:
+ Nó phục vụ xã hội với tư cách là phương tiện giao tiếp.
+ Nó thể hiện ý thức xã hội.
+ Quá trình tồn tại và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát
triển xã hội.
- Khẳng định ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội cũng có nghĩa là thừa nhận ngôn
ngữ tồn tại và phát triển theo quy luật khách quan của mình, không phụ thuộc vào ý chí
nguyện vọng của mỗi cá nhân.
- Trong quá trình phát triển, ngôn ngữ luôn tiếp thu các yếu tố mới (từ mới, nghĩa
mới) để phong phú và hoàn thiện hơn. Nhưng những yếu tố như vậy ít khi là của cá nhân.
Khi một nhu cầu nào đó của xã hội nảy sinh, ngôn ngữ thường mách bảo cho con người
một phương tiện ngôn ngữ nào đó có thể được dùng một cách mới mẻ trong lời nói.
2.2.2.3. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt
- Trong các hiện tượng xã hội, CN Mác phân biệt Cơ sở hạ tầng (CSHT) và Kiến
trúc thượng tầng (KTTT).
+ CSHT là toàn bộ những quan hệ sản xuất (QHSX) của một xã hội trong sự vận
động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của XH đó (QHSX là quan hệ giữa
người với người trong quá trình sản xuất, bao gồm: các quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản
xuất; các quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất; các quan hệ trong phân phối sản phẩm lao
động).
+ KTTT là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn
giáo, nghệ thuật… cùng với những thiết chế XH tương ứng của chúng như nhà nước,
đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội.
25
- Ngôn ngữ không phải là hiện tượng XH thuộc CSHT. Ngôn ngữ cũng không phải là
hiện tượng xã hội thuộc KTTT. Mà ngôn ngữ là phương tiện để trao đổi thông tin, tình
cảm của con người.
- So sánh KTTT và ngôn ngữ.

KTTT Ngôn ngữ


- Là sản phẩm của một CSHT, - Ra đời và tồn tại phát triển theo sự phát triển của XH
Ra đời, tồn tại, tiêu biến theo loài người
CSHT - Không có tính giai cấp
- Có tính giai cấp - Thay đổi từ từ theo quy luật bên trong, hoàn thiện
- Thay đổi theo lối “cách mạng” dần cái đã có
đột biến - Phạm vi tác động lớn, hầu như không có giới hạn.
- Phạm vi tác động nhỏ, hẹp, có Liên hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất và các hoạt
hạn. Không trực tiếp liên hệ với động khác của con người trên tất cả các lĩnh vực công
sản xuất. Nó chỉ liên hệ với sản tác, từ CSHT đến KTTT, phản ánh trực tiếp những
xuất một cách gián tiếp thông thay đổi trong sản xuất
qua CSHT

- Như vậy, ngôn ngữ không thuộc CSHT, không thuộc KTTT, cũng không phải là
công cụ sản xuất, ngôn ngữ là hiện tượng xã hội đặc biệt.
+ Ngôn ngữ phục vụ xã hội, làm phương tiện giao tiếp giữa mọi người, phương
tiện trao đổi ý kiến trong xã hội.
+ Ngôn ngữ sinh ra, tồn tại và phát triển cùng với cuộc sống XH con người.
2.3. BẢN CHẤT TÍN HIỆU VÀ HỆ THỐNG CẤU TRÚC CỦA NGÔN NGỮ
2.3.1. Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ
2.3.1.1. Khái niệm tín hiệu
a. Tín hiệu là một sự vật hay một thuộc tính của sự vật tác động vào giác quan con
người và đưa đến cho con người một thông tin nào đó. Làm cho con người tri giác được
và lý giải, suy diễn tới một cái gì đó khác với sự vật.
b. Các điều kiện để một sự vật (hiện tượng, thuộc tính) trở thành tín hiệu.
- Phải là một sự vật, hiện tượng thuộc tính được nhận biết qua giác quan (thị giác,
khứu giác, xúc giác, vị giác …)
- Đại diện hoặc gợi ra một cái gì đó nhưng không phải là chính nó. Ví dụ: câu thơ
“chuồn chuồn bay thấp thì mưa…) là một tín hiệu.

26
- Sự vật hiện tượng phải nằm trong một hệ thống nhất định (như đèn giao thông
phải đặt đúng chỗ).
2.3.1.2. Phân loại tín hiệu
a. Cách phân loại tín hiệu
- Dựa vào hình thức thể hiện của tín hiệu: có tín hiệu thính giác, thị giác, khứu
giác…
- Dựa vào nguồn gốc xuất xứ của tín hiệu: có tín hiệu tự nhiên, tín hiệu nhân tạo.
- Dựa vào chức năng xã hội của tín hiệu: Có tín hiệu giao tiếp (dùng ngôn ngữ
báo hiệu cho người khác biết hiện tượng thiên nhiên); tín hiệu phi giao tiếp (các hiện
tượng xẩy ra trong tự nhiên tác động vào các giác quan của con người, như mây đen…
gió… báo hiệu trời sắp mưa).
- Dựa vào đặc tính tổ chức của tín hiệu:
+ Có tín hiệu phân tiết, phân đoạn. Trong ngôn ngữ có hình vị, từ, cụm từ, câu…
chia tín hiệu thành các bộ phận nhỏ có thể tách nó ra thành các chỉnh thể.
+ Có tín hiệu không phân tiết, toàn bộ tín hiệu là một chỉnh thể. Ví dụ: đèn giao
thông, các yếu tố tạo thành tín hiệu nếu tách ra thì không có nghĩa. Biển báo có bệnh
viện: gường và chữ thập đỏ…
b. Vị trí của tín hiệu ngôn ngữ trong cách phân loại tín hiệu
- Ngôn ngữ thuộc tín hiệu: nhân tạo, thính giác (ngôn ngữ bắt đầu bằng âm thanh),
giao tiếp, phân tiết.
Cách tổ chức làm cho tín hiệu ngôn ngữ khác với các tín hiệu khác: đặc điểm phân
tiết làm cho ngôn ngữ tiết kiệm, dùng nhiều lần so với khi sử dụng tín hiệu khác.
2.3.1.3. Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ
a. Cũng như mọi loại tín hiệu khác, tín hiệu ngôn ngữ cũng có hai mặt: mặt biểu
hiện vật chất (cái biểu hiện) và mặt nội dung được biểu hiện (cái được biểu hiện).
- Cái biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ là âm thanh do bộ máy phát âm của con
người phát ra. Còn cái được biểu hiện của nó là khái niệm về sự vật, hiện tượng. v.v…
được phản ánh, được gọi tên.
- Tín hiệu ngôn ngữ trước hết là các hình vị và các từ, vì hai đơn vị này có nghĩa.
Còn âm vị không có nghĩa, nó chỉ có giá trị phân biệt (là xác âm thanh).

27
b. Cái biểu hiện và cái được biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ gắn bó khăng khít với
nhau như hai mặt của một tờ giấy. Ví dụ: cây (cái biểu hiện) – hình dáng của cây (cái
được biểu hiện).
c. Hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ không bao giờ tách rời nhau nhưng lại có quan
hệ võ đoán với nhau.
- Người ta không thể tìm được lý do giải thích tại sao âm này lại biểu đạt ý này.
Hoặc vì sao ý kia lại được biểu đạt qua âm nọ (trừ một số từ phỏng theo âm thanh của sự
vật hiện tượng trong tiếng Việt như: mèo, vi vu, tắc kè, ối, chao ôi… đây là các từ tượng
thanh, thán từ, hoặc các từ mới biểu hiện tính võ đoán thấp).
Ví dụ : xe - phương tiện vận tải
Đạp - hành động của chân
(âm) võ đoán với (nghĩa)
xe đạp - chỉ loại phương tiện dùng bằng chân (giảm tính võ đoán vì các từ
đơn xe, đạp đã gánh tính chất võ đoán cho từ xe đạp rồi).
d. Cái biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ có tính hình tuyến, thể hiện về mặt thời
gian, xuất hiện lần lượt hết tín hiệu này đến tín hiệu khác.
Tại một điểm thời gian không xuất hiện hai tín hiệu ngôn ngữ mà lần lượt các từ,
cụm, câu này xuất hiện mới đến từ, cụm, câu khác.
Đối với các tín hiệu khác tất cả các đường nét trình diện ra một lần.
2.3.2. Hệ thống cấu trúc ngôn ngữ
2.3.2.1. Khái niệm hệ thống
Hệ thống là một tổng thể của ít nhất hai yếu tố (hoặc đơn vị) có quan hệ qua lại
với nhau, quy định lẫn nhau, tạo thành một chỉnh thể phức tạp hơn. Ví dụ: bàn ghế trong
lớp học là một hệ thống, khi bàn đặt trước ghế, cả bàn và ghế mới phát huy tác dụng. Ở
trường hợp này nó là hệ thống, ở trường hợp khác nó là bộ phận của hệ thống. Đèn giao
thông: xanh, đỏ, vàng là một hệ thống.
2.3.2.2. Khái niệm cấu trúc
Cấu trúc là tổng thể các mối quan hệ có trong hệ thống.
- Cấu trúc là một thuộc tính cấu tạo hệ thống, chỉ có thể nói đến cấu trúc của từng
hệ thống nhất định, vì: mỗi hệ thống có cách tổ chức riêng.

28
- Khi người ta hiểu được cấu trúc bên trong của hệ thống tức là ta đã nắm được
cấu trúc của hệ thống đó. Ví dụ: các bàn ghế trong phòng là một hệ thống. Còn cách thức
xếp đặt, bàn giáo viên để trên, bàn học sinh xếp thành bốn dãy đó là cấu trúc.
2.3.2.3. Ngôn ngữ là một hệ thống có cấu trúc
- Số lượng các đơn vị, các yếu tố ngôn ngữ vô cùng nhiều (vượt qua yêu cầu của
hệ thống): bậc từ có hàng triệu từ khác nhau; âm vị 20 – 80 âm vị; quan hệ từ đồng âm,
trái nghĩa, đồng nghĩa, và những quan hệ khác nhau.
- Yêu cầu hệ thống ngôn ngữ đáp ứng một cách dư thừa. Ngôn ngữ là một hệ
thống cấu trúc rất phức tạp.
So sánh các đặc điểm của hệ thống ngôn ngữ và các hệ thống phi ngôn ngữ.

Tiêu chí Các hệ thống phi ngôn ngữ Hệ thống ngôn ngữ

- Số lượng yếu tố - hữu hạn - vô hạn


- Được dùng - ở hiện tại - quá khứ, hiện tại, tương lai
- Loại yếu tố -một loại (đồng loại, đồng - vừa cùng loại (từ - từ; câu –
hạng) câu) vừa khác loại (hình vị- từ)

- Chức năng - đơn chức năng - đa chức năng

- Ngôn ngữ là hệ thống cơ sở tạo ra hệ thống phi ngôn ngữ. Từ ý định thông tin,
thông báo hình thành từ ngôn ngữ chuyển mã sang tín hiệu phi ngôn ngữ.

TÀI LIỆU ĐỌC BỔ SUNG CHƯƠNG 2


1. Mai Ngọc Chừ (chủ biên), Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh
Toán, Nhập môn Ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Hoàng Dũng, Bùi Mạnh Hùng (2007), Dẫn luận Ngôn ngữ học, Nxb Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
3. Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Minh Thuyết, Đoàn Thiện Thuật (1998), Dẫn luận
ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Kasevich, V.B (1998), Những yếu tố cơ sở của Ngôn ngữ học đại cương, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
5. Ju.V. Rozdextvenxki (1998). Những bài giảng ngôn ngữ học đại cương. Nxb
Giáo dục, Hà Nội.

29
6. Vũ Đức Nghiệu (chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp (2009), Dẫn luận Ngôn ngữ học,
Nxb ĐHQG, Hà Nội.
7. F. de Saussure (2005), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương (bản dịch tiếng Việt
của Cao Xuân Hạo). Nxb Khoa học xã hội. H.
8. Stankêvich, N.V. (1982), Loại hình các ngôn ngữ, Nxb Đại học và THCN, Hà
Nội.
9. Stepanov, Iu. (1984), Những cơ sở của Ngôn ngữ học đại cương, Nxb Đại học và
THCN, Hà Nội
10. Fromkin, V., Rodman, R., Collins, P., Blair, D. (1990), An Introduction to
Language. Sydney – London – Tokyo -Toronto: Harcourt Brace Jovanovich.
11. Lyon. J (1972), Introduction to Theoritical Linguistics. London.
12. Yule,G. (1985), The Study of Language - An Introduction. Cambridge:
Cambridge University Press.
NỘI DUNG ÔN TẬP CHƯƠNG 2
Nội dung ôn tập : - Những quan niệm trước Mác.
- Quan điểm của Mác về nguồn gốc ngôn ngữ.
Nội dung ôn tập : - Trình bày những thuộc tính xã hội của ngôn ngữ ?
- Hãy chứng minh ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt.
Nội dung ôn tập : - Khái niệm tín hiệu
- Phân loại tín hiệu
- Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Giảng viên giao nhiệm vụ học tập cho sinh viên ngay trên lớp học.
2. Hệ thống câu hỏi và bài tập được lấy từ 2 nguồn tài liệu tham khảo số [6] của
nhóm tác giả Hoàng Dũng & Bùi Mạnh Hùng và số [18] của nhóm tác giả Vũ Đức
Nghiệu & Nguyễn Văn Hiệp theo thứ tự Danh mục tài liệu tham khảo của Bài giảng.

30
Chương 3
CÁC QUAN HỆ VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA NGÔN NGỮ

3.4. CÁC QUAN HỆ CỦA NGÔN NGỮ


3.4.1. Quan hệ ngữ đoạn và quan hệ liên tưởng
3.4.1.1. Quan hệ ngữ đoạn (quan hệ kết hợp/ quan hệ ngang)
- Là quan hệ nối kết các đơn vị ngôn ngữ thành chuổi khi ngôn ngữ đi vào hoạt
động.
- Cơ sở của quan hệ ngữ đoạn chính là tính hình tuyến của ngôn ngữ. Tính chất
này bắt buộc các đơn vị ngôn ngữ phải nối tiếp nhau, lần lượt xuất hiện trong ngữ liệu
(dùng lời nói) để tạo ra những ngữ đoạn khác nhau.
Ví dụ: Nhà ông Nam có cái bàn gỗ lim rất cổ
CN VN BN ĐN1 ĐN2
Các bộ phận tạo thành một ngữ đoạn: Ngữ đoạn chủ ngữ; ngữ đoạn vị ngữ gồm
các đoạn nhỏ kết hợp lại.
Chia ngữ đoạn gắn với vai trò của các từ, cụm từ. quan hệ kết hợp hàng ngang gắn
với vai trò ngữ pháp của các ngữ đoạn.
- Đặc điểm:
+ Quan hệ ngữ đoạn là quan hệ có tính tương cận. Nó liên kết các đơn vị ngôn ngữ
cùng loại, cùng bậc, đứng cạnh nhau, để tạo thành các đơn vị lớn hơn. Ví dụ: từ + từ =
cụm từ; cụm từ + cụm từ = câu (cùng loại, cùng bậc tương cận).
+ Quan hệ ngữ đoạn là quan hệ giữa các đơn vị đồng hạng tức là các đơn vị thuộc
cùng góc độ, có cùng một chức phận như nhau, được sử dụng kế tiếp trên trục nằm
ngang.
3.4.1.2. Quan hệ liên tưởng (quan hệ hình/quan hệ hàng dọc)
- Là quan hệ xâu chuổi một đơn vị (yếu tố) xuất hiện trên trục ngữ đoạn, cùng với
những đơn vị (yếu tố) khác vắng mặt trên trục ngữ đoạn đó. Nhưng lại đứng sau lưng
đơn vị hay yếu tố có mặt và về quy tắc chúng có thể thay thế cho đơn vị, yếu tố có mặt.
Ví dụ: Tôi uống trà. Các yếu tố có thể thay thế trà như cà phê, nước chanh, bia…
đứng sau yếu tố có mặt sẵn sàng thay thế yếu tố có mặt.

31
Câu thơ của Tản Đà: Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày. Chữ khô được thay
cho chữ tuôn gợi nhiều sắc thái biểu cảm; Hay câu thơ của Huy Cận: Nắng xuống trời
lên sâu chót vót. Chữ sâu thay cho chữ cao gợi nhiều liên tưởng sâu xa.
So sánh giữa quan hệ phi ngôn ngữ và quan hệ ngôn ngữ, chúng ta thấy:
- Đối với quan hệ phi ngôn ngữ: không có quan hệ kết hợp để có kết cấu lớn hơn.
Và không có sự liên tưởng giữa ký hiệu này với ký hiệu khác. (ký hiệu nào chỉ biết ký
hiệu đó).
- Đối với quan hệ ngôn ngữ: có sự kết hợp giữa đoạn nhỏ, lớn; có sự kết hợp hàng
dọc, liên tưởng từ tín hiệu này đến tín hiệu khác.
Hai quan hệ ngữ đoạn và liên tưởng (đặc biệt là quan hệ liên tưởng) tạo điều kiện
cho người đọc có quyền lựa chọn từ phù hợp nhất, với nội dung cần diễn đạt qua ngữ
đoạn cụ thể. Tạo ra từ đồng nghĩa phong phú cho phép người sử dụng lựa chọn để đạt ý
nghĩa diễn đạt cao.
3.4.2. Quan hệ đồng nhất và quan hệ đối lập
a. Từ đồng nghĩa: là những từ giống nhau ít nhất một nét nghĩa nào đó hoặc giống
nhau ít nhất ở một thành phần nghĩa nào đó.
Thành phần nghĩa: biểu vật, biểu niệm, biểu thái. Có những từ giống nhau ở biểu
vật, biểu niệm, nhưng khác nhau ở nghĩa biểu thái.
Ví dụ: Tôi cho (thí tặng, biếu) nó tiền. Các động từ cho, thí, tặng, biếu. Giống:
biểu vật: hoạt động của con người; biểu niệm: đưa một vật sang cho người khác. Khác:
sắc thái biểu cảm của từ: cho: trung tính; thí: khinh; tặng, biếu: trọng.
b. Từ đồng âm: những từ có âm thanh giống nhau, nhưng gợi ý nghĩa khác nhau.
Ví dụ: ruồi đậu mâm xôi đậu, kiến bò đĩa thịt bò.
c. Từ trái nghĩa: các từ đối lập nhau về nghĩa nhưng có quan hệ tương liên với
nhau.
- Hai từ một cặp. Ví dụ: cao – thấp: đối lập: trị số cao (lớn) đối lập với trị số thấp
(nhỏ); đồng nhất: tương đồng về số đo, theo phương thức thẳng đứng, tính từ gốc trở lên.
- Từ và cụm từ có quan hệ đồng nhất và đối lập. Giống: về chức phận: định danh,
gọi tên. Ví dụ: gà (từ), con gà này (cụm). Khác: về cấu tạo: từ: một hoặc một tổ hợp âm
tiết, như: bản; TBCN; cụm từ: có 3 phần: đầu / chính / cuối. Ví dụ: Những /con mèo / ấy.
- Cụm từ và câu: giống: cấu tạo phức tạp, gồm các từ tạo thành; khác: về chức
phận: cụm từ: khu biệt nghĩa của từ; câu: tròn vẹn nội dung thông báo.

32
3.4.3. Quan hệ tôn ti và trật tự
a. Quan hệ tôn ti: Là quan hệ giữa các ngôn ngữ không cùng loại mà tầng bậc với
nhau: quan hệ giữa các cấp độ ngôn ngữ. Đó là quan hệ giữa âm vị - hình vị - từ - cụm từ
(trên bao hàm dưới)
b. Quan hệ trật tự: sắp xếp theo một trật tự nhất định, nếu trật tự đó đảo lộn thì sẽ
không có nghĩa hoặc tạo nên nghĩa mới.
Ba quan hệ cơ bản trong ngôn ngữ chi phối hoạt động của ngôn ngữ. Quan hệ tôn
ti: quan hệ giữa các đơn vị khác chức phận, khác bậc; quan hệ ngữ đoạn: quan hệ cùng
chức phận; quan hệ liên tưởng: hàng dọc, lựa chọn từ thay thế.
3.5. CÁC CHỨC NĂNG CỦA NGÔN NGỮ
Ngôn ngữ có hai nhóm chức năng:
- Nhóm chức năng cơ bản, gồm có: chức năng giao tiếp; chức năng làm công cụ
của tư duy.
- Nhóm chức năng hệ quả, gồm có: chức năng sáng tác văn học; chức năng lưu
trữ; chức năng tổ chức xã hội; chức năng thẩm mĩ; chức năng giải trí.
3.5.1. Chức năng cơ bản
3.5.1.1. Chức năng giao tiếp
“Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất giữa con người với nhau”
(Lênin).
a. Giao tiếp ngôn ngữ là hoạt động trao đổi thông tin giữa hai hoặc nhiều người
bằng hệ thống ngôn ngữ chung kèm theo thái độ, hình dáng, hoạt động, tác động, cảm
xúc…
Đặc điểm: nhân vật giao tiếp >= 2; nội dung thông tin (có hoặc không có thái độ,
tình cảm, tác động…); các nhân vật giao tiếp sử dụng chung một ngôn ngữ.
b. Loài người đã sử dụng nhiều phương tiện, hình thức giao tiếp khác nhau như:
Dùng âm thanh: sáo, chuông, kẻng, nhạc…; Dùng đường nét: biển báo, hình vẽ…; Dùng
đồ vật: ghi nhớ về số lượng, dùng đồ vật để biểu hiện thái độ (như vỏ ốc, cành lá, mũ,…)
…; Dùng màu sắc: đỏ - xanh – đen – vàng…; Cử chỉ: vẫy tay, nhăn mặt.
c. So với các phương tiện giao tiếp mà loài người đã sử dụng, ngôn ngữ là
phương tiện giao tiếp: Hoàn hảo nhất (khoa học, chặt chẽ); Phức tạp nhất (nhiều tầng
cấp, nhiều dạng biểu thị); Hiệu quả nhất (diễn tả nhiều lĩnh vực đời sống của con người).
Con người có thể sử dụng nhiều phương tiện giao tiếp khác nhau: hiện đại, nhanh,
chính xác… nhưng tất cả đều phải được sử dụng trên phương tiện ngôn ngữ. Đó là cách
33
thay thế ngôn ngữ bằng các phương tiện kỹ thuật. Ngôn ngữ là một phương tiện hình
thức giao tiếp không thể thay thế cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Ngôn ngữ là
phương tiện bất ly thân của con người, tồn tại cùng với loài người, là dấu hiệu phân biệt
người và động vật.
3.5.1.2. Chức năng làm công cụ của tư duy (phương tiện để biểu đạt tư duy)
- “Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. Ngôn ngữ cũng cổ xưa như ý
thức vậy, ngôn ngữ là ý thức thực tại, thực tiễn. Tương tự như ý thức, ngôn ngữ sinh ra
chỉ do nhu cầu cần thiết phải giao tiếp với người khác” (C. Mác).
- Ngôn ngữ được các nhà duy vật biện chứng xác định chức năng là: công cụ để
hiện thực hóa tư duy của con người.
a. Khái niệm hoạt động nhận thức của con người.
- Nhận thức cảm tính: cảm giác, tri giác, biểu tượng.
+ Cảm giác là sự phản ánh trực tiếp hiện thực khách quan vào ý thức con người,
qua những thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng. Ví dụ: vấp đá biết đá cứng; ăn bún
biết bún mềm; sờ vào lửa biết lửa nóng…
+ Tri giác là sự tổng hợp tất cả những cảm giác về những thuộc tính khác nhau
của sự vật hiện tượng nhằm đem lại hình ảnh hoàn chỉnh hơn về sự vật hiện tượng. Ví dụ:
đá: cứng, hình ảnh bất kỳ, nặng.
+ Biểu tượng là hình ảnh của sự vật được giữ lại trong trí nhớ, qua tiếp xúc nhiều
lần với sự vật sẽ để lại trong chúng ta những ấn tượng, hình ảnh về sự vật đó, dù sự vật
đó không còn trước mặt ta. Ví dụ: tuy không có quả cam trong tay nhưng ta vẫn hình
dung ra đặc điểm của quả cam về hình dáng, màu sắc, hương vị… Bởi vì, ta đã tiếp xúc
với quả cam.
Nhận thức cảm tính còn có ở một số loài thú. Chẳng hạn: cháy rừng thú biết chạy,
khi trời lạnh chúng biết tìm chổ ấm…
- Nhận thức lý tính: khái niệm, phán đoán, suy lý.
Hoạt động tư duy là sự tổng hợp, phân tích so sánh những nhận thức cảm tính, rồi
trừu tượng hóa, khái quát hóa để rút ra được một liên hệ có tính quy luật giữa các sự vật
hiện tượng. Cũng như tìm ra được những đặc điểm bản chất bên trong của sự vật hiện
tượng trong thế giới khách quan dưới dạng khái niệm.
+ Khái niệm là một hình thức của tư duy trừu tượng phản ánh những mối liên hệ
về thuộc tính bản chất phổ biến của một tập hợp các sự vật hiện tượng nào đó.

34
Khái niệm là sự tổng hợp toàn bộ về hiểu biết của con người về sự vật hiện tượng.
Ví dụ: nước: chất lỏng, không màu,không mùi, không vị, sôi ở 100 độ c, đóng băng ở 0
độ c, tỉ trọng 1.
Khái niệm là sản phẩm đầu tiên của tư duy, so sánh các thuộc tính của sự vật này
với thuộc tính của sự vật khác.
+ Phán đoán là hình thức của tư duy trừu tượng vận dụng các khái niệm để khẳng
định hoặc phủ định một thuộc tính, một mối liên hệ nào đó của hiện thực khách quan. Ví
dụ : trời sắp mưa (qua hình ảnh mây đen, sấm chớp).
+ Suy lý là một hình thức của tư duy trừu tượng trong đó xuất phát từ một hoặc
nhiều phán đoán làm tiền đề để rút ra phán đoán mới làm kết luận. Ví dụ: Mọi kim loại
đều dẫn điện (phán đoán 1); Sắt là một kim loại (phán đoán 2); Sắt dẫn điện (phán đoán
kết luận).
Hoạt động tư duy tạo ra các sản phẩm khái niệm, phán đoán. Các sản phẩm này
cần được truyền đạt tới những người khác trong cộng đồng. Loài người ngay từ đầu đã
chọn ngôn ngữ âm thanh làm phương tiện vật chất để biểu đạt tư duy.
Các khái niệm trong tư duy được biểu đạt bằng các từ hoặc các cụm từ hay các câu
trong ngôn ngữ. Các phán đoán của tư duy được biểu đạt bằng các câu trong ngôn ngữ.
b. Quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy
- Ngôn ngữ và tư duy ra đời cùng một lúc và chỉ có ở con người (dấu hiệu quan
trọng nhất để phân biệt người với động vật).
- Ngôn ngữ và tư duy cùng tồn tại và phụ thuộc lẫn nhau.
+ Ngôn ngữ: hình thức vật chất (cái biểu đạt).
+ Tư duy: nội dung (cái được biểu đạt). Ví dụ: cuốn sách (cái biểu đạt); đóng
thành tập, có chữ, có kiến thức (cái được biểu đạt).
+ Các sản phẩm của tư duy (khái niệm, phán đoán) bao giờ cũng được khoác áo
vật chất âm thanh của ngôn ngữ để có thể truyền đạt tới người khác.
+ Chính trong ngôn ngữ và nhờ có ngôn ngữ mà tư duy, ý thức, tư tưởng của con
người vừa được hiện thực hóa vừa trở nên chặt chẽ và sâu sắc hơn. Ngược lại, nhờ tư duy
phát triển mà ngôn ngữ ngày càng hoàn thiện, khoa học hơn.
- Ngôn ngữ và tư duy thống nhất nhưng không đồng nhất.
+ Thống nhất: phù hợp, gắn bó, nội dung biểu đạt thể nào thì ngôn ngữ biểu đạt
thế ấy.

35
+ Không đồng nhất: tư duy có hệ thống sản phẩm khái niệm, phán đoán thông qua
ngôn ngữ.
+) Khái niệm: (từ, cụm từ, câu); +) Phán đoán: (câu). Đơn vị vật chất ngôn ngữ:
từ, cụm từ, câu hình thành để diễn đạt nội dung.
+) Nghĩ (tư duy) không trùng với nói (ngôn ngữ). Ví dụ: Sách (khái niệm giống
nhau) được diễn đạt bằng ngôn ngữ khác nhau. Chẳng hạn: tiếng Việt: một cuốn sách;
tiếng Anh: a book.
+) Cùng một kiểu nội dung phán đoán như nhau, mỗi ngôn ngữ có cách thể hiện
khác nhau.
3.5.2. Chức năng hệ quả
3.5.2.1. Chức năng sáng tạo văn học (thi pháp, thi ca). Theo R.tacobsơn Ngôn ngữ
học và thi ca, 1960.
a. Thông điệp – ngữ cảnh: chức năng chiếu vật (chỉ vào sự vật cụ thể).
b. Thông điệp – người nói: chức năng biểu hiện (người nói tự bộc lộ trình độ nhận
thức, khi nói).
c. Thông điệp – người nhận: chức năng tác động của lời nói đối với người nhận
d. Thông điệp – hệ thống ngôn ngữ: chức năng siêu ngôn ngữ (dùng ngôn ngữ để
giải thích ngôn ngữ).
e. Thông điệp – người nói và người nhận: chức năng duy trì giao tiếp, điều chỉnh
phát ngôn cho hợp.
g. Thông điệp – thông điệp: chức năng sáng tạo thi ca.
3.5.2.2. Chức năng lưu trữ: Nhờ có ngôn ngữ, bằng ngôn ngữ mà những tri thức
văn hoá của một cộng đồng người nói riêng và cả xã hội loài người nói chung được lưu
giữ và lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác.
3.5.2.3. Chức năng tổ chức xã hội: Ngôn ngữ kết nối các thành viên trong xã hội
với nhau.
Ngoài ra ngôn ngữ còn có các chức năng thẩm mĩ (cái đẹp của cuộc sống được thể
hiện qua ngôn ngữ); chức năng giải trí (cách thức sử dụng ngôn ngữ đã tạo nên những
tình huống vui tươi, hài hước đáp ứng nhu cầu giải trí của con người).

36
TÀI LIỆU ĐỌC BỔ SUNG CHƯƠNG 1
1. Mai Ngọc Chừ (chủ biên), Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh
Toán, Nhập môn Ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Hoàng Dũng, Bùi Mạnh Hùng (2007), Dẫn luận Ngôn ngữ học, Nxb Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
3. Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Minh Thuyết, Đoàn Thiện Thuật (1998), Dẫn luận
ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Kasevich, V.B (1998), Những yếu tố cơ sở của Ngôn ngữ học đại cương, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
5. Ju.V. Rozdextvenxki (1998). Những bài giảng ngôn ngữ học đại cương. Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
6. Vũ Đức Nghiệu (chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp (2009), Dẫn luận Ngôn ngữ học,
Nxb ĐHQG, Hà Nội.
7. F. de Saussure (2005), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương (bản dịch tiếng Việt
của Cao Xuân Hạo). Nxb Khoa học xã hội. H.
8. Stankêvich, N.V. (1982), Loại hình các ngôn ngữ, Nxb Đại học và THCN, Hà
Nội.
9. Stepanov, Iu. (1984), Những cơ sở của Ngôn ngữ học đại cương, Nxb Đại học và
THCN, Hà Nội
10. Fromkin, V., Rodman, R., Collins, P., Blair, D. (1990), An Introduction to
Language. Sydney – London – Tokyo -Toronto: Harcourt Brace Jovanovich.
11. Lyon. J (1972), Introduction to Theoritical Linguistics. London.
12. Yule,G. (1985), The Study of Language - An Introduction. Cambridge:
Cambridge University Press.

NỘI DUNG ÔN TẬP CHƯƠNG 3


Nội dung ôn tập: Quan hệ ngữ đoạn và quan hệ liên tưởng; Quan hệ đồng nhất và
quan hệ đối lập; Quan hệ tôn ti và trật tự.
Nội dung ôn tập: - Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ.
- Chức năng làm công cụ của tư duy.

37
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Giảng viên giao nhiệm vụ học tập cho sinh viên ngay trên lớp học.
2. Hệ thống câu hỏi và bài tập được lấy từ 2 nguồn tài liệu tham khảo số [6] của
nhóm tác giả Hoàng Dũng & Bùi Mạnh Hùng và số [18] của nhóm tác giả Vũ Đức
Nghiệu & Nguyễn Văn Hiệp theo thứ tự Danh mục tài liệu tham khảo của Bài giảng.

38
Chương 4
NGỮ ÂM HỌC
4.1. KHÁI NIỆM NGỮ ÂM VÀ NGỮ ÂM HỌC
Khi nghiên cứu về chất liệu có tính chất vật chất của tín hiệu ngôn ngữ, người ta
nhận thấy các đơn vị ngôn ngữ là những đơn vị âm thanh khu biệt nhau về thuộc tính và
giá trị. Các thuộc tính âm học mặc dù được tạo ra từ một cơ chế sinh học nhưng lại mang
tính chất xã hội. Nghiên cứu ngữ âm là quá trình đi tìm những thuộc tính âm học mang
chức năng xã hội của các đơn vị ngôn ngữ.
4.1.1. Khái niệm ngữ âm
Ngôn ngữ tồn tại dưới hai dạng thức cơ bản là âm thanh và văn tự. Âm thanh là
hình thức tồn tại đầu tiên của ngôn ngữ.
Âm thanh ngôn ngữ là âm thanh do con người phát ra, mang những thuộc tính
phân biệt với âm thanh của thế giới tự nhiên.
Tiếp cận theo cách của từ nguyên học, ngữ là ngôn ngữ, âm là âm thanh. Ngữ âm
là âm thanh ngôn ngữ.
Với định nghĩa này, sẽ nảy sinh một vấn đề: âm thanh ngôn ngữ phân biệt với âm
thanh lời nói ở những điểm nào?
Âm thanh ngôn ngữ thống nhất nhưng không đồng nhất với âm thanh lời nói. Âm
thanh ngôn ngữ mang tính khái quát, trừu tượng. Âm thanh lời nói mang nặng yếu tố cá
nhân và yếu tố địa phương. Âm thanh ngôn ngữ mang tính chuẩn mực và khách quan, nó
được thiết lập bởi ngữ âm học.
Các nhà ngữ âm học đã tiến hành phân tích những thuộc tính của âm thanh lời nói
trong các hoàn cảnh nói năng khác nhau của các cá nhân khác nhau, tiến hành so sánh đối
chiếu để tổng hợp những thuộc tính mang tính phổ biến và ưu thế của mỗi đơn vị âm
thanh để thiết lập nên hệ thống ngữ âm.
Hệ thống ngữ âm bao gồm tất cả các đơn vị âm thanh chuẩn mực (còn gọi là chính
âm) hoạt động trong một ngôn ngữ. Hệ thống âm này là cách tiêu chuẩn hóa ngôn ngữ
xét về mặt âm thanh. Nó là khuôn mẫu để điều chỉnh tất cả các dạng thức của âm thanh
lời nói (vốn tùy tiện và mang tính chủ quan rất cao).
Nhờ hệ thống ngữ âm mà tình trạng phân li của ngôn ngữ dân tộc về mặt âm
thanh giảm đi và ngày càng trở nên thống nhất. Nhờ đó giao tiếp âm thanh diễn ra thuận
lợi hơn. Ngữ âm học quan tâm cả hệ thống âm thanh ngôn ngữ lẫn những biểu hiện của
các đơn vị âm thanh này trong thực tế nói năng (âm thanh lời nói).

39
4.1.2. Khái niệm ngữ âm học
Ngữ âm học là bộ môn khoa học nghiên cứu về âm thanh của ngôn ngữ và những
dạng thức của nó trong đời sống hiện thực.
Hiện nay ngữ âm học đi theo hai xu hướng chính, ngữ âm học lí thuyết và ngữ âm
học thực nghiệm.
- Ngữ âm học lí thuyết giải quyết những vấn đề về mặt khái niệm, xác định nội
dung, đối tượng, mục đích... của nghiên cứu ngữ âm. Đặt nền tảng lí luận cho ngữ âm học
bộ phận (tức nghiên cứu ngữ âm của một ngôn ngữ cụ thể nào đó).
- Ngữ âm học thực nghiệm sử dụng những phương tiện kĩ thuật và những phương
pháp xã hội học để phân tích, so sánh và chỉ ra các thuộc tính vật lí, thuộc tính sinh lí và
thuộc tính xã hội của các đơn vị ngữ âm trong một ngôn ngữ nào đó. Từ đó thiết lập nên
những tiêu chuẩn nhằm quy chuẩn hóa hệ thống ngữ âm cho ngôn ngữ của một quốc gia.
Hiện nay ngữ âm học thực nghiệm luôn luôn được soi sáng bằng ngữ âm học lí
thuyết. Nhìn chung ngữ âm học nghiên cứu âm thanh trên các mặt sau :
Thứ nhất, ngữ âm học nghiên cứu các thuộc tính vật lí của âm thanh. Các thuộc
tính vật lí phổ biến của âm thanh bao gồm cường độ, trường độ, cao độ, âm sắc.
Những thuộc tính này có trong tất cả các loại âm thanh. Tuy nhiên, âm thanh lời
nói là do con người phát ra nên tất cả những thuộc tính trên đều nằm trong những giới
hạn nhất định. Ngữ âm học có nhiệm vụ phát hiện ra các thuộc tính đó với những biểu
hiện khác nhau và với các mức độ khác nhau nằm trong giới hạn. Bên cạnh đó, khi
nghiên cứu các thuộc tính vật lí của các đơn vị âm thanh riêng lẻ, ngữ âm học đồng thời
cũng nghiên cứu cơ chế tồn tại và hoạt động của các đơn vị này trong thực tế nói năng.
Những đơn vị âm thanh không tồn tại riêng lẻ, biệt lập mà luôn liên kết với nhau,
tác động lên nhau để tạo thành từng chuỗi theo nguyên lí đối lập và dị biệt. Ví dụ : phụ
âm kết hợp với nguyên âm để tạo thành âm tiết, hai âm tiết giống nhau một phần về âm
thanh kết hợp với nhau tạo thành từ láy... Khi các đơn vị âm thanh này liên kết với nhau,
giữa chúng sẽ xảy ra các tương tác làm cho mỗi thành tố biến đổi. Các thuộc tính âm
thanh ban đầu không còn nguyên vẹn nữa. Đây cũng là một vấn đề được ngữ âm học
nghiên cứu.
Thứ hai, ngữ âm học nghiên cứu cấu trúc của bộ máy cấu âm và cơ chế hoạt động
của chúng. Đặc điểm sinh lí và năng lực hoạt động của từng bộ phận của bộ máy phát âm
ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất của các đơn vị âm thanh. Trong quá trình vận động cấu
âm, mỗi một cơ chế vận động sẽ tạo ra một loại âm thanh nhất định.

40
Dựa vào cách thức vận động tạo âm của bộ máy phát âm, người ta chia thành hai
cơ chế cơ bản, cơ chế tạo nguyên âm và cơ chế tạo phụ âm. Ngoài ra khi mở rộng đối
tượng, còn có cơ chế tạo âm tiết, cơ chế tạo câu... Nắm được đặc điểm sinh lí của bộ máy
phát âm và cơ chế vận động tạo âm có thể giúp ta điều chỉnh được quá trình đó phù hợp
với đặc điểm âm học của từng đơn vị ngữ âm, làm cho việc phát âm trong giao tiếp ngày
càng tiến gần đến tính chuẩn mực.
Thứ ba, ngữ âm học nghiên cứu tính chất xã hội của ngữ âm.
Sau khi chỉ ra các thuộc tính vật lí, thuộc tính sinh lí của các đơn vị ngữ âm, ngữ
âm học phải chỉ ra được những thuộc tính xã hội của những đơn vị này.
Thuộc tính xã hội của ngữ âm là những thuộc tính (vật lí và sinh lí) mang tính khu
biệt cho một hệ thống âm thanh của một ngôn ngữ hay nhiều ngôn ngữ.
Về mặt này cần phải có sự tham gia tích cực của thao tác so sánh đối chiếu. Có hai
khuynh hướng nghiên cứu thuộc tính xã hội của ngữ âm trong ngôn ngữ học.
Khuynh hướng thứ nhất, nghiên cứu thuộc tính xã hội của ngữ âm giữa ngôn ngữ
của con người nói chung (tất cả các ngôn ngữ) với các loại âm thanh khác có trong thế
giới tự nhiên. Người ta tiến hành đối sánh hai phương diện.
- Đối sánh để tìm ra những âm thanh đặc thù chỉ có ở trong ngôn ngữ của con
người.
- Đối sánh để thấy được mức độ dị biệt giữa các âm thanh ngôn ngữ của con người
với với các âm thanh của tự nhiên tương ứng với nhau.
Qua hai mặt này có thể rút ra được số lượng các đơn vị âm thanh riêng biệt của
con người và những đơn vị âm thanh tương ứng nhưng có những nét khác nhau. Từ đó có
thể chỉ ra được những thuộc tính bản chất và khu biệt giữa âm thanh của con người với
các loại âm thanh khác.
Khuynh hướng thứ hai, nghiên cứu các thuộc tính xã hội của ngữ âm đối với một
ngôn ngữ cụ thể. Dùng một ngôn ngữ làm đơn vị trung tâm của hệ quy chiếu để so sánh
với các ngôn ngữ khác nhằm tìm ra nét khu biệt của hệ thống ngữ âm đưa ra xem xét.
Nét khu biệt về ngữ âm của một ngôn ngữ bao gồm số lượng các thành tố âm
thanh và các đơn vị âm thanh tương ứng đặc trưng cho một ngôn ngữ nào đó.
Ví dụ: trong ngôn ngữ X có đơn vị âm thanh a1 và b1 trong khi trong ngôn ngữ B
chỉ có âm thanh b2 (gần nhưng không trùng với b1) mà không có âm thanh a2. Kết luận
rút ra: a1 và b1 là những âm đặc trưng cho ngôn ngữ X. Những âm này là biểu hiện về
tính xã hội của ngôn ngữ X được đưa ra xem xét.

41
Thực tế cho thấy rằng số lượng các đơn vị âm thanh phát ra trong quá trình nói
năng là vô hạn, song các yếu tố tạo nên các âm thanh đó là có giới hạn và có thể đếm
được. Trong tiếng Việt, dù viết bao nhiêu trang, nói bao nhiêu từ, câu, song cũng không
nằm ngoài cấu trúc của 29 chữ cái, sáu thanh điệu và một số dấu câu. Theo thống kê sơ
bộ, nguyên âm của các ngôn ngữ thường không vượt quá con số 35. Một trong những
nhiệm vụ quan trọng nhất của ngữ âm học là đi tìm tiếng chuẩn cho một quốc gia. Hầu
hết các nước đều lấy tiếng thủ đô làm tiếng chuẩn cho quốc gia mình. Tiếng Việt tạm thời
lấy âm Hà Nội cộng với 3 âm ở Vinh s, l, tr làm tiếng chuẩn. Ngoài ba đối tượng nghiên
cứu chủ yếu, mối liên hệ giữa âm và chữ (quan hệ ngữ âm với văn tự) cũng là một vấn đề
mà ngữ âm học quan tâm. Đây cũng có thể coi là một trong những đối tượng của hướng
nghiên cứu ngữ âm học ứng dụng.
4.2. LỢI ÍCH CỦA NGỮ ÂM HỌC
Ngữ âm học hướng vào những mục đích thiết thực không những đối với ngôn ngữ
học mà còn đối với cả các ngành khoa học liên quan khác. Có thể điểm qua một số lợi ích
mà ngành này đưa lại:
- Đối với từ vựng học: Những hiểu biết về ngữ âm học góp phần tích cực vào việc
nghiên cứu các phương thức cấu tạo từ. Từ được tạo nên bởi tổ hợp các âm tiết. Hình
thức cấu tạo của các âm tiết trong từ cho biết được cách thức tạo từ trong một ngôn ngữ
nào đó.
Ví dụ: việc thêm các đơn vị âm thanh thứ yếu (phụ tố) vào đơn vị âm thanh chính
(căn tố) tạo nên từ mới trong tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp. Đây là một phương thức
tạo từ đặc trưng cho ngôn ngữ biến hình. Trong khi đó, ở tiếng Việt từ được hình thành
theo ba cách vận động khác nhau, âm tiết tạo từ (từ hóa hình vị), các âm tiết liên kết nhau
(ghép) và âm tiết chính phái sinh âm tiếp khác theo nguyên lí ngữ âm (láy). Rõ ràng, sự
vận động tạo từ song song với quá trình vận động của ngữ âm.
- Đối với cú pháp học: Một số yếu tố ngữ âm tham gia tích cực vào việc thực hiện
các chức năng ngữ pháp.
Ví dụ: các yếu tố ngôn điệu như ngữ điệu giúp phân định thành phần câu; trọng
âm giúp nhận diện từ và chức năng của từ. Trong các ngôn ngữ biến hình, sự biến đổi của
các đơn vị ngữ âm trong từ là dấu hiệu về sự biến đổi của các ý nghĩa ngữ pháp.
- Đối với tu từ học: Đặc trưng của các đơn vị ngữ âm là cơ sở để nghiên cứu các
phương tiện và biện pháp tu từ ngữ âm trong thơ ca. Các yếu tố ngữ điệu, hệ thống
nguyên âm, hệ thống phụ âm cuối... là chất liệu của các phương tiện tu từ. Với những
thuộc tính âm học khu biệt, mỗi một yếu tố ngữ âm nói trên khi xuất hiện đúng lúc, đúng
vị trí sẽ tạo ra những hiệu quả biểu đạt bất ngờ.

42
Ví dụ: trong tiếng Việt có sự đối lập giữa nguyên âm mở và khép, trước và sau,
thanh bằng và thanh trắc, thanh thấp và thanh cao... Các đơn vị này khi xuất hiện trong
hoàn cảnh phù hợp sẽ tạo ra được những ấn tượng ngữ nghĩa nhất định nào đó bổ sung
cho các đơn vị mang nghĩa một cách tích cực.
- Đối với ngôn ngữ học: Các thành tựu ngữ âm học được ứng dụng rộng rãi trong
dạy đọc, viết cho trẻ hoặc người mới học ngoại ngữ; đối chiếu đọc - viết trong học ngoại
ngữ; chuẩn hóa ngữ âm và thống nhất chính tả...
4.3. BẢN CHẤT CỦA ÂM THANH LỜI NÓI
4.3.1. Bản chất tự nhiên của âm thanh lời nói
Các đơn vị của lời nói là những âm thanh như vô số các âm thanh khác tồn tại
xung quanh ta. Chúng đều là những đơn vị được cấu tạo bởi những chất liệu nhất định. Vì
vậy chúng mang những thuộc tính khách quan của thế giới vật chất. Nghĩa là các đơn vị
này đều mang những thuộc tính vật lí nào đấy và được sản sinh theo một cơ chế nhất
định.
4.3.1.1. Thuộc tính vật lí của âm thanh lời nói
Âm thanh của lời nói cũng như âm thanh trong thế giới tự nhiên, về bản chất đều
là những sóng âm được truyền đi trong một môi trường nhất định. Môi trường thông
thường là không khí. Khi phát âm, luồng hơi đi từ phổi ra ngoài làm dây thanh chấn động
tạo ra những sóng âm, chúng được truyền đi trong không khí đến tai người nghe và đập
vào màng nhĩ. Con người nhận thức được âm thanh qua hệ thần kinh thính giác.
Âm thanh lời nói là một loại vật chất, vì vậy chúng mang những thuộc tính vật lí
nhất định. Những thuộc tính vật chất cơ bản của âm thanh lời nói quy định những thuộc
tính xã hội của ngữ âm. Điều này có nghĩa là âm thanh lời nói luôn mang những thuộc
tính vật lí ổn định nào đó mà nhờ nó cộng đồng tri giác được. Nếu âm thanh lời nói trở
nên tùy tiện thì giao tiếp sẽ rất khó khăn.
Âm thanh nói chung, âm thanh ngôn ngữ nói riêng có các thuộc tính cơ bản sau:
- Thuộc tính cường độ (loundness): Cường độ là độ lớn của âm thanh. Mỗi một âm
thanh phát ra nằm trong một giới hạn cường độ nhất định tai người mới nghe được. Giới
hạn này gọi là ngưỡng âm thanh. Ngưỡng âm thanh của từng động vật là khác nhau.
Xét về mặt vật lí, cường độ của âm thanh phụ thuộc vào biên độ giao động của
sóng âm. Biên độ giao động càng lớn thì âm phát ra càng to và ngược lại. Muốn có một
đơn vị âm thanh cường độ lớn thì sự va chạm giữa các vật thể phải mạnh.
Đối với lời nói, khi luồng hơi ra nhanh và mạnh thì âm phát ra lớn và khi luồng
hơi ra yếu thì âm phát ra nhỏ. Vận tốc và áp lực của luồng hơi tác động lên các cơ quan

43
phát âm phụ thuộc vào sức khỏe, cấu trúc của phổi, thanh hầu, dung lượng không khí...
Đơn vị đo cường độ là db (decibel). Năng lực thể hiện thuộc tính của cường độ ngoài cấu
trúc sinh học của bộ máy phát âm còn cần đến sự rèn luyện.
- Thuộc tính trường độ (length): Trường độ là độ dài của âm thanh. Mỗi một đơn
vị âm thanh đều có một độ dài nhất định ứng với một quá trình vận động cấu âm của các
cơ quan phát âm.
Do đặc điểm âm học của các đơn vị âm thanh nên quá trình cấu âm có thể diễn ra
dài hay ngắn. Khái niệm trường độ trong ngữ âm học chủ yếu dùng để chỉ độ dài của âm
tiết. Do quá trình cấu âm của con người có tính ổn định nên trường độ của âm tiết là
tương đương nhau.
Sự khác nhau về trường độ giữa các âm tiết trong quá trình nói năng là do ý thức
chủ quan và ngữ cảnh chi phối. Đồng thời thói quen phát âm mang dấu ấn văn hóa của
một quốc gia hay của một địa phương cũng ảnh hưởng đến cách thể hiện trường độ.
Nếu trường độ được tăng cường, giao tiếp sẽ chậm lại, trường độ rút ngắn, thông
tin sẽ được nén chặt, giao tiếp diễn ra nhanh hơn.
Tiếng Việt là ngôn ngữ có trường độ âm tiết tương đối lớn. Đặc điểm này phân
biệt với tiếng Anh. Vì vậy người Việt nghe và nói tiếng Anh sẽ gặp khó khăn về tốc độ.
Trường độ trong lời nói bình thường ngắn hơn trường độ của ca từ. Người sử dụng
ngôn ngữ âm thanh tốt, ngoài những yêu cầu khác, phải là người sử dụng linh hoạt yếu tố
trường độ. Các âm tiết được phát âm dài ngắn khác nhau tùy theo tính chất của âm thanh
và nội dung thể hiện. Điều đó tăng cường nhạc tính và cảm xúc cho lời nói.
Như vậy, trường độ vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính khách quan. Nó là
một yếu tố ngữ âm cần được rèn luyện và phải sử dụng một cách linh hoạt.
- Thuộc tính cao độ (pitch): Là độ cao của âm thanh. Đơn vị đo là hz (herts). Độ
cao này phụ thuộc vào tần số rung động của sóng âm. Tần số càng lớn thì âm phát ra càng
cao và ngược lại.
Trong phát âm của con người, tần số rung động của sóng âm phụ thuộc vào tần số
rung động của dây thanh. Dây thanh chấn động nhanh cho ta những thanh cao, dây thanh
chấn động chậm cho ta những thanh thấp. Tần số rung động của dây thanh phụ thuộc vào
đặc điểm cấu tạo của dây thanh và vận tốc của luồng hơi khi đi qua thanh hầu. Vận tốc
của luồng hơi lại phụ thuộc vào áp lực của phổi và độ mở của thanh hầu.
Vì vậy, cao độ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Giới hạn cao độ của một cá nhân
gọi là âm vực giọng nói của cá nhân đó. Giới hạn cao độ của một bản nhạc là âm vực của

44
bản nhạc đó. Âm vực càng lớn thì khả năng phát âm càng cao (khả năng phát âm là năng
lực phát âm của cá nhân xét về số lượng âm thanh phân biệt về cao độ).
Ví dụ: trong một bài hát, nốt nhạc thấp nhất là 200 hz, nốt nhạc cao nhất là 800 hz.
Như vậy âm vực của bài hát là 800 - 200 = 600 hz. Nếu âm vực giọng nói là 550 hz thì
người đó sẽ thể hiện được bài hát một cách trọn vẹn. Nếu âm vực của bài hát từ 600 hz
trở lên thì người đó sẽ không thể hiện được.
Cao độ là một thuộc tính âm thanh dễ thể hiện trong lời nói hàng ngày nhưng lại
hết sức linh hoạt trong các bản nhạc. Vì vậy, có thể nói, lời ca tiếng hát là nghệ thuật của
phát ngôn xét từ góc độ âm thanh. Rèn luyện ngôn ngữ âm thanh ở mức cao nhất được
thực hiện qua những bài hát.
Xét về cách thức và mức độ thể hiện, có thể phân cao độ thành hai loại: cao độ
khách quan và cao độ chủ quan.
Cao độ khách quan là cao độ của các đơn vị âm thanh tồn tại trong hệ thống ngữ
âm của một dân tộc. Mỗi một đơn vị âm thanh (âm tiết) có một cao độ nhất định. Cao độ
này nằm trong một giới hạn. Nếu thoát ra khỏi giới hạn đó, âm thanh sẽ bị phá vỡ hoặc sẽ
giao thoa với một âm khác. Những nốt nhạc cơ bản (đồ, rê, mi, pha, son, la, si) là sự thể
hiện rõ nét nhất của cao độ khách quan.
Cao độ chủ quan là cao độ của một giọng nói, một phát âm cụ thể ứng với một cá
nhân nào đó. Khi phát âm một đơn vị âm thanh nào đó, yếu tố tâm lí và ngữ cảnh giao
tiếp chi phối, cao độ sẽ được thể hiện một cách cụ thể. Ta có thể phát âm một âm tiết cao
hoặc thấp. Khả năng thay đổi đó tạo cho âm thanh một cao độ chủ quan. Làm chủ cao độ
cũng là một kĩ năng nói rất quan trọng của con người.
Trên bình diện tổng thể, cao độ chủ quan do đặc điểm cơ quan phát âm từng
người quy định (ví dụ, cao độ trong giọng nói của trẻ từ 250 - 500 hz). Thông thường
giọng nói của trẻ con và phụ nữ cao hơn giọng nam giới và người già. Mức độ và khả
năng phát âm cao hay thấp tạo nên giọng nói thanh hoặc trầm mang tính đặc trưng cho
từng người, từng giới và từng độ tuổi. Căn cứ vào đặc trưng cao độ của từng giới bị quy
định bởi đặc điểm của bộ máy phát âm (chủ yếu là dây thanh), ta có bảng phân xuất sau :

Độ cao/loại Giọng nam Giọng nữ

Thấp 76 – 256 217 – 665

Trung bình 96 – 384 256 – 768

Cao 140 – 512 384 – 1024

45
Muốn thể hiện cao độ của âm thanh một cách linh hoạt trong quá trình nói năng,
cần có một quá trình luyện âm công phu.
- Thuộc tính âm sắc (sound quality): Âm sắc là sắc thái của âm thanh được tạo ra
nhờ vào sự cộng hưởng của các khoang cộng hưởng. Nguồn gốc của sự khác nhau về âm
sắc là sự khác nhau về hình dạng và khả năng thay đổi hình dạng của hộp cộng hưởng.
Cùng với một dây đàn, một nhạc công, cùng bấm một nốt nhạc, song tiếng đàn khác nhau
là vì thùng đàn khác nhau.
Miệng của con người với vai trò là hộp cộng hưởng, nó đóng vai trò chính trong
việc tạo ra âm sắc. Khoang miệng có thể thay đổi hình dạng kích thước (nhờ vào sự vận
động của lưỡi, quai hàm, môi...) để tạo ra vô số kiểu cộng hưởng khác nhau. Để có một
giọng nói (hoặc hát) hay (âm sắc hoàn hảo và riêng biệt) thì ngoài yếu tố bẩm sinh di
truyền còn cần phải có một sự rèn luyện nhất định (về quá trình cấu âm).
Nếu xem xét cách nói năng của những người sống trên cùng một địa bàn hẹp,
chúng ta thấy rằng sự khác nhau về giọng nói giữa người này với người khác thực chất là
sự khác nhau về sự vận dụng các yếu tố kể trên. Nó thể hiện năng khiếu giao tiếp bằng lời
của mỗi cá nhân. Đây là một vấn đề quan trọng cho thấy việc rèn luyện giọng nói là luôn
luôn cần thiết đối với tất cả mọi người.
Lời ăn tiếng nói hết sức quan trọng. Điều đáng chú ý ở đây là nhiều khi mọi người
chỉ chuyên chú vào nội dung lời nói mà không hề biết rằng giọng nói chính là cái thần
của những lời nói gió bay ấy. Dân gian có câu, Chim khôn hót tiếng rảnh rang - Người
khôn ăn nói nhẹ nhàng dễ nghe là vì thế. Lời nói dễ nghe sẽ mang lại hiệu quả giao tiếp
cao hơn.
4.3.1.2. Thuộc tính sinh lí của âm thanh lời nói
Âm thanh của ngôn ngữ được tạo ra do sự hoạt động của bộ máy phát âm. Vì vậy,
phẩm chất của âm thanh phụ thuộc vào những phẩm chất sinh lí.
Phẩm chất sinh lí là toàn bộ những đặc điểm của bộ máy phát âm ảnh hưởng đến
chất lượng của âm thanh. Bộ máy đó bao gồm phổi, thanh hầu và các khoang cộng
hưởng.
Các chủng tộc đều có bộ máy phát âm cơ bản giống nhau, do đó, về mặt lí
thuyết,con người có đủ khả năng nói được bất kì thứ ngôn ngữ nào hiện có trên thế giới.
Trong bộ máy phát âm, khoang miệng đóng vai trò quan trọng nhất, vì đó là nơi
xảy ra nhiều hoạt động cấu âm. Trong khoang miệng, bộ phận quan trọng nhất là lưỡi.
Đầu lưỡi có thể chạm vào răng, lợi, ngạc cứng, ngạc mềm, hoặc rung động, hoặc uốn
cong, nâng lên chạm vào ngạc mềm (vòm miệng phía sau), ngạc cứng (vòm miệng phía

46
trước), hoặc dịch về phía sau chạm vào thành họng... tạo cho khoang miệng nhiều hình
thù và cách cản trở luồng hơi khác nhau; môi có thể chúm lại hay dẹt ra, ngậm hay mở,
mở rộng hay mở hẹp... Tất cả những vận động đó đã làm cho khoang miệng biến đổi hình
thù để tạo ra các đơn vị âm thanh khác nhau đáp ứng nhu cầu biểu đạt vô cùng phong phú
và đa dạng của giao tiếp ngôn ngữ. Nói đến thuộc tính sinh lí của âm thanh là nói đến hai
mặt cấu thành.
Mặt thứ nhất, cơ quan phát âm. Các bộ phận của cơ quan phát âm là những nhân
tố ban đầu quyết định đến đặc tính âm thanh của các đơn vị âm thanh qua các cơ chế tạo
âm. Các bộ phận đó được chia làm hai nhóm chính, dây thanh và các khoang cộng
hưởng.
- Dây thanh là hai cơ mỏng nằm song song với nhau theo chiều dọc của một khối
sụn (gọi là thanh hầu). Giữa thanh hầu là khí quản. Thanh hầu có thể co giãn làm cho vận
tốc không khí đi qua khí quản và dây thanh thay đổi tạo nên những sóng âm có tần số và
biên độ khác nhau.
- Các khoang cộng hưởng bao gồm khoang mũi (2), khoang miệng (1), khoang yết
hầu (3). Khoang miệng chứa lưỡi, ngạc cứng, ngạc mềm, môi, răng, lợi. Khoang này
đóng vai trò quan trọng nhất. Khoang yết 2hầu chứa thanh hầu, lưỡi con, nắp họng.
Khoang mũi là một khoang trống và không kín, giá trị cộng hưởng không lớn.
Mặt thứ hai, cơ chế tạo âm. Cơ chế tạo âm quyết định tính chất vật lí của các đơn
vị âm thanh. Mỗi một cơ chế tạo ra một loại âm thanh. Có hai cơ chế cấu âm cơ bản, cấu
1
âm có sự vận động của dây thanh và cấu âm không có sự vận động của dây thanh.
3
Khi thanh hầu mở rộng, vận tốc luồng hơi đi qua chậm không làm cho dây thanh
rung hoặc rung không đáng kể, các cơ quan phát âm khác ở miệng, ở mũi tạo ra những
cản trở để tạo ra âm thanh. Những âm này được gọi là phụ âm. Đặc trưng của phụ âm là
tiếng động chiếm phần cơ bản.
Những phụ âm nào khi phát âm mà dây thanh không rung thì được gọi là phụ âm
vô thanh, tức âm thanh đó chỉ toàn là tiếng động. Phụ âm nào mà khi phát âm có sự rung
động của dây thanh thì gọi là phụ âm hữu thanh.
Cách thức cản trở không khí của các cơ quan phát âm được gọi là phương thức
cấu âm. Các cơ quan cản trở không khí khi phát âm được gọi là vị trí cấu âm.
Tên gọi của phụ âm dựa trên đặc tính âm thanh của nó. Đó là khi luồng hơi đi ra
va đập với rất nhiều cơ quan phát âm tạo ra đồng thời nhiều sóng âm. Các sóng âm này
có cùng xu hướng vận động kết hợp với nhau tạo nên một hợp âm có tên là phụ âm.

47
Khi thanh hầu khép lại, luồng hơi đi ra với vận tốc rất nhanh làm cho dây thanh
rung mạnh, miệng và các cơ quan phát âm khác không cản trở luồng hơi mà chỉ đóng vai
trò cộng hưởng để tạo ra âm thanh. Những âm thanh này được gọi là nguyên âm.
Tên gọi này dựa trên đặc tính của nó: là một tiếng thanh, đơn nhất về sóng âm. Hai
cơ chế tạo âm đối lập nhau tạo ra hai loại âm thanh đối lập nhau về bản chất. Chính tính
chất đối lập nhau này đã gắn kết chúng lại với nhau trong một quy trình vận động cấu âm
khép kín đó là vận động cấu âm âm tiết. Một âm tiết điển hình trong các ngôn ngữ gồm
phụ âm kết hợp với nguyên âm. Trong quá trình nói năng, các âm vị không tồn tại độc lập
mà kết hợp với nhau để tạo ra một âm tiết.
4.3.2. Bản chất xã hội của ngữ âm
Nghiên cứu âm thanh ngôn ngữ về cơ sở tự nhiên của nó là chỉ mới lưu ý về mặt
chất liệu. Các yếu tố ngữ âm luôn luôn được tạo ra trong quá trình giao tiếp của mọi
thành viên trong xã hội, cơ sở tồn tại của tính chất xã hội của ngữ âm là xã hội loài người
sáng tạo và sử dụng ngôn ngữ. Do vậy nó mang bản chất xã hội.
Mỗi một hệ thống ngữ âm (với các thuộc tính âm thanh lẫn giá trị) đều tương ứng
với một cộng đồng dân tộc nhất định. Thoát ra khỏi cộng đồng, giá trị của các đơn vị âm
thanh bị phá vỡ hoặc thay đổi về giá trị. Tính xã hội của ngữ âm được thể hiện chủ yếu
trên hai mặt:
Thứ nhất, thể hiện ở số lượng âm vị và số lượng âm tiết. Mỗi ngôn ngữ có một hệ
thống nguyên âm, phụ âm và âm tiết nhất định. Thông thường, ngôn ngữ phát triển cao sẽ
có số lượng nguyên âm và phụ âm lớn hơn. Bên cạnh đó số lượng các yếu tố ngôn điệu
cũng là một biểu hiện của tính xã hội của ngữ âm.
Thứ hai, giá trị của các yếu tố ngữ âm. Có thể có rất nhiều âm trùng nhau giữa
ngôn ngữ này với ngôn ngữ khác, tuy nhiên giá trị của mỗi âm giống nhau đó sẽ hoàn
toàn khác nhau giữa các ngôn ngữ. Mỗi một xã hội xác định giá trị cho từng đơn vị âm
thanh do họ sáng tạo nên trong quá trình hình thành dân tộc và ngôn ngữ.
Ngoài hai biểu hiện cơ bản nói trên, tính chất vật lí của các đơn vị âm thanh cũng
là mặt dễ nhận thấy. Ví dụ: tính chất xát của âm xát tiếng Việt kém xa tính chất xát của
âm xát tiếng Anh. Trong nguyên âm tiếng Việt có sự phân biệt ô và o trong khi tiếng Nga
không phân biệt. Tiếng Việt phân biệt giữa t và th trong khi đó tiếng Anh cho đó chỉ là
biến thể của một âm vị duy nhất; tiếng Anh không có nguyên âm ư như tiếng Việt; tiếng
Nga không có phụ âm h, th như tiếng Việt.
Tóm lại, mỗi hệ thống ngữ âm chỉ được xác lập giá trị trong một ngôn ngữ nhất
định. Tính chất xã hội của ngữ âm là một thuộc tính quan trọng cho người học ngoại ngữ

48
khi tiến hành các thao tác so sánh đối chiếu nhằm khắc sâu kiến thức ngôn ngữ mà mình
đang học.
4.4. CƠ CHẾ TẠO ÂM CỦA NGÔN NGỮ
Âm thanh ngôn ngữ được con người tạo ra theo những cơ chế nhất định. Mỗi một
cơ chế tạo âm, tạo ra một đơn vị âm thanh tương ứng. Cơ chế tạo âm có thể hiểu là cách
thức vận động của bộ máy phát âm trong quá trình tạo ra âm thanh lời nói.
Nghiên cứu cơ chế tạo âm không những giúp ta hiểu sâu sắc hơn bản chất của từng
đơn vị âm thanh mà còn có thể cho phép tác động vào quá trình vận động cấu âm để làm
cho tiếng nói được chuẩn mực và hoàn thiện hơn.
4.4.1. Cơ chế tạo phụ âm (The consonants)
Phụ âm được tạo ra từ sự cản trở luồng hơi của các cơ quan phát âm, vì vậy,
nghiên cứu cơ chế tạo âm của loại âm thanh này người ta tập trung trên hai mặt, cơ quan
tạo âm (vị trí cấu âm) và đặc điểm luồng hơi khi đi từ phổi ra ngoài (phương thức cấu
âm).
4.4.1.1. Phương thức cấu âm (Manner of articulation)
Tất cả phụ âm của các ngôn ngữ trên thế giới đều được tạo ra từ một, hai hoặc cả
trong 3 phương thức chính, tắc, xát và rung. Tuy nhiên mức độ thể hiện và tính chất của
âm thanh được tạo ra từ các phương thức này là khác nhau. Từ đó dẫn tới tình trạng thói
quen phát âm tiếng mẹ đẻ cản trở cách phát âm các phụ âm có cùng phương thức phát âm
trong một ngôn ngữ khác.
Phương thức xát, tạo ra phụ âm xát: là những phụ âm mà khi phát âm luồng hơi
tra nhanh qua một khe hẹp và phải vượt qua chướng ngại vật (như lưỡi chẳng hạn) tạo
nên sự cọ xát trong tiếng động. Ví dụ: âm /s, z, f / trong tiếng Anh.
Nguyên lí của âm xát là sự ma sát của luồng hơi từ phổi đi ra với các cơ quan phát
âm khác. Đối lập với sự cọ xát (có tính ma sát) là sự va đập của luồng hơi theo chiều
vuông góc. Góc va đập càng nhỏ tính chất xát càng lớn và ngược lại.
Ngoài ra mức độ của tính chất xát còn phụ thuộc vào vận tốc và dung lượng của
luồng hơi. Mặt này lại phụ thuộc vào cấu trúc sinh lí của từng tộc người (cấu trúc của bộ
máy phát âm to hay nhỏ, mạnh hay yếu...). Thông thường người phương Tây phát âm các
phụ âm xát rõ hơn người phương Đông. Bên cạnh đó, trong các ngôn ngữ phương Tây,
âm xát cũng xuất hiện với tần số lớn hơn và vị trí xuất hiện cũng linh hoạt hơn.
Phương thức tắc, tạo ra phụ âm tắc: là những phụ âm mà khi phát âm luồng hơi đi
ra bị nén lại trong một khoang kín. Khi áp lực đạt đến một mức độ nhất định sự cản trở sẽ
bị phá vỡ hoàn toàn tạo ra một tiếng nổ. Âm thanh đó gọi là âm nổ hay âm tắc. Khoang

49
cấu âm phụ âm tắc thông thường là khoang miệng. Khi lưỡi con nâng lên bịt kín lối thông
lên mũi, luồng không khí bị các cơ quan khác ở miệng cản trở hoàn toàn, độ căng cấu âm
đạt đến đỉnh điểm thì sự cản trở ấy bị phá vỡ tạo thành tiếng nổ.
Ngoài khoang miệng là khoang chủ yếu tạo ra âm tắc còn có khoang yết hầu. Tuy
nhiên tắc họng hay tắc yết hầu lại chiếm số lượng rất nhỏ và không phổ biến ở tất cả các
ngôn ngữ. Điều này xuất phát từ nguyên nhân, yết hầu là nơi khó vận động để tạo ra
nhiều âm khác nhau. Nó kém xa khoang miệng là khoang có rất nhiều bộ phận của cơ
quan phát âm kết hợp với nhau để tạo nên rất nhiều âm tắc có tính chất phân biệt nhau rất
rõ nét.
Ví dụ: âm /t, d, k/ trong tiếng Việt là những âm tắc. Tính chất tắc cũng phụ thuộc
rất nhiều vào cấu trúc sinh lí của từng tộc người. Âm tắc trong tiếng Anh có tính chất nổi
trội hơn âm tắc tiếng Việt.
Phương thức rung, tạo ra phụ âm rung: là những phụ âm mà khi phát âm luồng
hơi đi từ phổi ra ngoài bị chặn lại ở một vị trí nào đó như lưỡi chẳng hạn, nó vượt qua
chướng ngại rồi lại bị chặn lại theo những chu kì đều đặn tạo nên sự biến thiên có tính
chất tương ứng của sóng âm. Âm thanh mà ta nghe được có độ rung như những gợn sóng
đều đặn. Ví dụ: âm /r/ trong tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga là phụ âm rung. Trong tiếng
Việt, một số vùng phát âm âm /r/ cũng rung như trong tiếng Anh. Tuy nhiên các nhà Việt
ngữ học vẫn xác định chính âm tiếng Việt không có phụ âm rung.
4.4.1.2. Vị trí cấu âm (Place of articulation)
Vị trí cấu âm là nơi mà luồng hơi đi từ phổi ra ngoài bị điều khiển để tạo ra âm
thanh. Mỗi một phụ âm được tạo ra từ những tương tác của những bộ phận trong bộ máy
cấu âm nhất định.
Nhờ vào vị trí cấu âm mà người nghiên cứu có thể xác định được tính chất của âm
thanh đó để xác lập chuẩn chính âm cũng như có phương pháp điều chỉnh đối với những
đối tượng phát âm lệch chuẩn.
Trong tất cả các ngôn ngữ, có rất nhiều phụ âm cùng chung vị trí cấu âm. Điều đó
phù hợp với thực tế khách quan là bộ máy cấu âm của con người thuộc các chủng tộc
khác nhau giống nhau gần như hoàn toàn.
Tuy nhiên, có những phụ âm được cấu âm từ những vị trí mà trong ngôn ngữ khác
không có. Thực tế đó là do thói quen phát âm của từng dân tộc được hình thành trong một
thời gian khá dài. Chỉ ra được điều này sẽ rất có lợi cho người tiếp nhận một ngôn ngữ
khác ngoài tiếng mẹ đẻ với tư cách là một ngoại ngữ. Ví dụ: âm môi tiếng Việt có /b, m,
f/; âm mũi tiếng Việt có /m, n, η/; âm giữa răng - đầu lưỡi tiếng Anh có /¶, q/, như
mother, there, three, third.
50
Với sự phát hiện ra vị trí cấu âm của các phụ âm, người ta có thể dễ dàng phát
hiện và điều chỉnh những phụ âm bị phát âm sai. Ví dụ: tr (đầu lưỡi)  ch (mặt lưỡi); l
(đầu lưỡi, răng, xát)  n (đầu lưỡi, răng, tắc) (trong đầm  chong đầm) trong tiếng Việt.
Phương thức cấu âm và vị trí cấu âm chỉ ra cho chúng ta cách thức phát âm một
âm vị hay một âm tiết chính xác như sự miêu tả của ngữ âm hay âm vị học.
4.4.2. Cơ chế tạo nguyên âm (The vowels)
Khi phát ra một nguyên âm, luồng không khí không bị cản trở, vậy làm sao để tạo
ra các nguyên âm khác nhau đảm bảo cho quá trình giao tiếp được thực hiện dễ dàng. Đó
là vấn đề cần quan tâm khi chúng ta tìm hiểu một hệ thống nguyên âm của một ngôn ngữ
nào đấy. Phẩm chất của nguyên âm được căn cứ vào âm sắc, mà âm sắc lại phụ thuộc vào
hộp cộng hưởng (chủ yếu là khoang miệng).
Sự thay đổi hình dáng kích thước của khoang miệng tạo ra các nguyên âm khác
nhau. Hình thức thay đổi của khoang miệng là sự thay đổi vị trí của lưỡi và môi. Do vậy
khi phân loại hay phân tích nguyên âm của mỗi ngôn ngữ, người ta dựa vào 3 tiêu chí:
lưỡi cao hay thấp (miệng mở hay khép); lưỡi trước hay sau; môi tròn hay dẹt. Sự thay
đổi của ba yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hình dạng của hộp cộng hưởng, từ đó tạo
nên những sự cộng hưởng khác nhau để tạo ra các nguyên âm khác nhau.
Sự kết hợp của các yếu tố kể trên tạo ra các âm sắc khác nhau. Các âm sắc khác
nhau là các nguyên âm khác nhau. Hình thang nguyên âm quốc tế được khái quát lên từ
hình dáng của lưỡi khi phát âm. Ví dụ: yes, football (jes, f). Lược đồ nguyên âm tiếng
Việt và tiếng Anh:
i ư u i u

ê ơ ô e
Λ
e o o

a a
Trong hệ thống âm vị, có một loại không hoàn toàn là nguyên âm song vẫn có
những đặc điểm giống nguyên âm, đó là những âm không làm đỉnh âm tiết và khi phát
âm nó bị lướt đi. Người ta gọi những âm này là bán nguyên âm. Ví dụ: /u, i/ trong tiếng
Việt và /w, j/ trong tiếng Anh.

51
4.4.3. Cơ chế tạo âm tiết
Trong quá trình vận động tạo âm, bộ máy phát âm tạo ra nhiều đơn vị âm thanh.
Đơn vị tối thiểu mà quá trình đó tạo ra được là âm tiết. Cơ chế vận động tạo âm tiết là
một cơ chế phức tạp và rất linh hoạt.
Tùy thuộc cấu trúc của âm tiết mà cơ chế tạo âm của chúng mang những đặc trưng
riêng. Trong tất cả các ngôn ngữ, âm tiết có thể thuộc một trong các dạng tiêu biểu sau :
Âm tiết thuần túy nguyên âm(a); nguyên âm giữa và phụ âm cuối (an); phụ âm
đầu và nguyên âm (ta); phụ âm đầu, nguyên âm và phụ âm cuối(tan); phụ âm đầu, bán
nguyên âm và nguyên âm (toa); bán nguyên âm, nguyên âm và âm cuối (oan); phụ âm
đầu, bán nguyên âm, nguyên âm và âm cuối (toan)… Có thể có các cấu trúc tương tự với
những thành phần bổ sung. Ví dụ: âm tiết có sự tham gia của âm đệm. Trong một số ngôn
ngữ, có sự tồn tại của một dạng trung gian giữa âm vị và âm tiết là bán âm tiết. Các ý
kiến xung quanh vấn đề này cho đến nay vẫn chưa thống nhất. Cơ chế tạo âm tiết là một
cơ chế liên hoàn đi từ âm vị đầu đến âm vị cuối theo trật tự cơ bản là trật tự tuyến tính
của thời gian cấu âm. Bên cạnh trật tự tuyến tính là cơ chế thâm nhập lẫn nhau (có những
âm vị mà quá trình cấu âm xảy ra đồng thời với âm vị khác).
4.5. ÂM TIẾT (Syllable)
Trong các đơn vị ngữ âm, âm tiết là đơn vị phát âm được chú ý đến sớm nhất. Bản
thân âm tiết có cấu trúc ngữ âm bền vững trong mỗi cộng đồng dân tộc nhất định nói
cùng một thứ tiếng. Âm tiết được hiểu là đơn vị âm thanh nhỏ nhất của lời nói, mang các
yếu tố ngôn điệu như trọng âm, thanh điệu. Hiện nay có một số quan niệm về âm tiết.
Mỗi một quan niệm đều đứng trên một góc nhìn riêng.
4.5.1. Định nghĩa
Một chuỗi lời nói mà con người phát ra gồm nhiều khúc đoạn dài ngắn khác nhau.
Đơn vị phát âm ngắn nhất là âm tiết. Mỗi âm tiết được phát âm nghe thành một tiếng.
Phát ngôn có bao nhiêu tiếng là có bấy nhiêu âm tiết.
Với các ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, tiếng Trung, tiếng Thái,…thì xác định số
lượng và ranh giới âm tiết trong phát ngôn đơn giản hơn các ngôn ngữ hòa kết như tiếng
Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp. Mỗi âm tiết khi phát âm cơ thịt của bộ máy phát âm căng
lên rồi chùng xuống, trải qua ba giai đoạn tăng cường-đỉnh điểm-giảm dần. Ứng với ba
giai đoạn này là ba mức của độ vang: tăng cường độ vang- đỉnh điểm độ vang- suy giảm
độ vang.

52
4.5.1.1. Thuyết độ vang
Độ vang là khả năng duy trì các phẩm chất âm thanh trong thời gian cấu âm. Thời
gian cấu âm càng dài âm lượng càng lớn và khả năng tri giác của người nghe về nó càng
rõ. Độ vang phụ thuộc rất lớn ở quá trình cấu âm âm cuối. Nếu sự cấu âm âm cuối bằng
không (không có âm cuối), độ vang sẽ đạt mức cực đại, cấu âm âm tiết đó diễn ra dễ dàng
và âm thanh nghe trong hơn.
Thuyết độ vang cho rằng âm tiết là kết cấu của một tập hợp các âm vị. Các âm vị
này tập trung xung quanh một âm có độ vang lớn nhất. Âm có độ vang lớn nhất đó là
nguyên âm làm âm chính. Ví dụ: trong âm tiết book, /u/ là âm vị làm âm chính có độ
vang lớn nhất. Trong tất cả các loại âm tiết thuộc mọi ngôn ngữ, âm chính luôn có mặt.
Do đó mỗi một tổn thương về dây thanh đều ảnh hưởng đến chất lượng của giọng nói.
4.5.1.2. Thuyết độ căng cơ
Độ căng cơ là sự hoạt động của các cơ trong quá trình điều khiển cấu âm. Độ căng
thay đổi linh hoạt tạo ra nhiều kiểu và mức độ cấu âm khác nhau. Nếu thuyết độ vang
nhìn âm tiết từ góc độ âm học (tính chất âm thanh) thì thuyết về độ căng cơ chỉ ra độ
căng cấu âm tạo thành âm tiết. Độ căng cấu âm tăng dần từ đầu âm tiết và giảm dần từ
giữa âm tiết. Đỉnh âm tiết là điểm mà độ căng đạt tới mức cao nhất để bắt đầu giảm dần.
Âm tố nằm ở đỉnh bao giờ cũng nghe rõ hơn các âm tố khác. Ví dụ: độ căng cấu âm của
các âm tiết tan ca được biểu diễn trên hình sin như sau:
a a
t n c a

4.5.2. Phân loại âm tiết


Âm tiết trong mỗi ngôn ngữ và các ngôn ngữ rất phong phú đa dạng. Từ những
góc nhìn nhất định ta có thể phân loại chúng thành từng lớp, từng loại khác nhau. Có thể
phân loại âm tiết theo các tiêu chí: số lượng thành tố cấu thành; cao độ và diễn biến cao
độ; trường độ của âm chính (độ vang)... Tiêu chí phổ quát nhất được lựa chọn để phân
loại âm tiết là tiêu chí độ vang. Việc xác định độ vang là mặt biểu hiện quan trọng nhất
của âm tiết thể hiện sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ đối với phẩm chất âm thanh của
âm tiết. Dựa vào tiêu chí này người ta phân âm tiết thành hai loại cơ bản:
Âm tiết mở: là những âm tiết kết thúc bằng nguyên âm (vang, không tắc). Khi âm
tiết kết thúc bằng một khoảng trống, âm lượng nguyên âm được tăng cường tối đa, âm
thanh người ta nghe được có tính êm ái, quá trình cấu âm diễn ra thuận miệng. Loại âm
tiết này dễ phát âm và dễ nghe, ít gây nhầm lẫn trong quá trình tri giác, như hò, dô, ta,...

53
Âm tiết khép: là những âm tiết kết thúc bằng phụ âm (không vang, tắc). Khi âm vị
cuối là một phụ âm tắc - vô thanh, quá trình cấu âm bị kết thúc một cách đột ngột. Tình
trạng đó làm cho âm lượng của nguyên âm bị hạn chế. Quá trình cấu âm diễn ra một cách
khó khăn. Âm thanh nghe được không có tính thuận tai, như: đất, khuất, gốc, kịp,...
Trên đây là hai loại âm tiết cơ bản xét từ góc độ cấu âm và tính chất âm thanh. Nó
phản ánh thực trạng âm thanh của tất cả các ngôn ngữ. Từ tính phổ quát này, mỗi ngôn
ngữ có thể có cách phân loại chi tiết hơn hoặc những cách phân loại bổ sung. Ví dụ: trong
tiếng Việt, khi dựa trên tiêu chí độ vang, người ta phân âm tiết thành 4 loại: mở, nửa mở,
nửa khép và khép. Trật tự này cũng là trật tự tăng dần của độ phức tạp trong cấu âm.
Cách phân loại âm tiết như trên có ý nghĩa to lớn đối với ngôn ngữ học nói chung và các
ứng dụng trong dạy học tiếng nói riêng.
4.6. SỰ BIẾN ĐỔI NGỮ ÂM TRONG LỜI NÓI
Khi nghiên cứu ngữ âm, người ta tạm thời tách riêng từng yếu tố để làm rõ các
tính chất âm thanh khu biệt của từng đơn vị cấu thành. Tuy nhiên, trên thực tế, việc tách
biệt các nguyên âm, phụ âm để xem xét thì đó chỉ là sự xem xét mang tính tương đối.
Trong lời nói hiện thực, các yếu tố kiến tạo âm thanh không tồn tại riêng lẻ mà kết hợp
với nhau hết sức chặt chẽ trong từng đơn vị lời nói (âm tiết) và giữa các đơn vị lời nói
(âm tiết, ngữ đoạn) với nhau.
Các cách thức kết hợp và tương tác lẫn nhau tạo nên sự biến đổi ngữ âm theo
những quy tắc nhất định dựa vào tính lô gíc tự nhiên về phẩm chất vật lí và phẩm chất
sinh lí của quá trình cấu âm. Cơ sở của sự biến đổi ngữ âm trong lời nói là khi phát âm sự
thay đổi cơ chế tạo âm (của các cơ quan phát âm) không theo kịp với quá trình phát âm
làm cho các thành tố trong chuỗi lời nói phải mang một phần đặc điểm của thành tố kế
cận. Sự điều chỉnh này là một thuộc tính tự nhiên trong quá trình nói năng của con người.
Ví dụ: Look at là hai âm tiết có sự kết nối lẫn nhau giữa phụ âm cuối của âm tiết đầu với
nguyên âm đứng đầu của âm tiết sau. Play[plei] # pen về tính chất bật hơi của âm vị /p/.
Can [k n] # scan về tính chất bật hơi của âm vị /k/. Time [taim] # start về tính chất bật
hơi của âm vị /t/. Hiện tượng này trong tiếng Anh gọi là biến thể âm vị (allphones). Tiếng
Anh là một ngôn ngữ có sự biến đổi ngữ âm cao, do vậy khi đọc hay nói cần phải đặc biệt
chú ý các mặt sau: Phát âm (pronunciation); Trọng âm (stress); Ngữ điệu (intonation);
Nối âm (sound linking); Giảm âm (sound reduction); Nhịp điệu (rhythm). Sự biến đổi
ngữ âm diễn ra trong dòng lời nói tuân theo một số quy luật nhất định. Những biểu hiện
của nó mang tính đặc trưng cho từng ngôn ngữ.

54
4.6.1. Quy luật đồng hóa
Đồng hóa là quá trình một âm A tác động vào một âm B, làm cho âm B mang
những thuộc tính tương tự của âm A. Âm B có thể bị đồng hóa nhiều hay ít.
Nếu bị đồng hóa ở mức độ cao thì bản thân nó có thể biến thành một âm khác có
một số tính chất âm thanh tương tự như âm A. Nếu đồng hóa ở mức thấp, âm B chỉ biến
đổi một phần âm thanh.
Mức độ đồng hóa âm là khác nhau trong các ngôn ngữ khác nhau. Khi nắm được
quy luật đồng hóa của một ngôn ngữ, người học ngoại ngữ có thể nắm chắc được quy tắc
phát âm và tự điều chỉnh cấu âm của mình phù hợp với thói quen phát âm của nguời bản
ngữ. Trong xã hội hiện đại, sự hội nhập về mọi mặt của đời sống xã hội đòi hỏi giao tiếp
ngôn ngữ âm thanh ngày càng cao. Hội nhập về ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong
quá trình ấy.
Trong tiếng Việt, sự biến đổi ngữ âm tiêu biểu nhất là hiện tượng đồng hóa và dị
hóa thanh điệu. Ví dụ : muôn vạn  muôn vàn, (ngày mai trời đẹp) vô vàn, ba một  ba
mốt, đẹp đẹp  đèm đẹp, khác khác  khang khác... Đặc biệt trong ca từ tiếng Việt, sự
đồng hóa về thanh điệu làm cho dòng nhạc trở nên du dương, suôn sẻ, dễ hát, dễ thuộc.
Trong tiếng Anh sự đồng hóa diễn ra hết sức phức tạp. Đây là một ngôn ngữ phát
triển ở trình độ cao. Chính quá trình phát triển đã để lại nhiều dấu ấn về sự biến đổi ngữ
âm. Ví dụ: last year /la:stòi¶/; let me see /lemisi/; news paper /njus(z)peip¶/; what /wot/ có
/o/  /a/. Đặc biệt sự đồng hóa diễn ra mạnh nhất là vô thanh hóa và hữu thanh hóa, khi s
đứng sau phụ âm vô thanh (voiceless: p, f, t, s, q, ò, k, h) thì bị vô thanh hóa và đứng sau
phụ âm hữu thanh (voiced: b, l, v, m, n, d , r, z, ¶ j w, d, g) thì bị hữu thanh hóa. Ví dụ:
books  /s/; pens  /z/... Một số hiện tượng đồng hóa khác trong tiếng Anh như:

*Mũi hóa [  ] khi đứng trước m, n, h (king).

*Răng hóa [ P ] khi đứng trước q, ¶ (tenth, eight).


*Bật hơi với /t, p, k/ khi những phụ âm này đứng đầu âm tiết và trực tiếp tham gia
cấu thành âm tiết (car, pen, tea); (try to come in time, please) [trai tu kΛm in taim pliz];
Kate is going to Paris on the eighth of January by train [keit iz giŋ tu pưriz n δi eitθ əv
dnjυəri bai trein].
4.6.2. Hiện tượng nuốt âm
Hiện tượng nuốt âm là sự biến mất hay sự lướt đi khi phát âm các âm vị trong âm
tiết. Trong các ngôn ngữ, bán nguyên âm thường bị lướt đi một phần nên phẩm chất âm
thanh của chúng không thể hiện đầy đủ. Những âm vị này không thể làm đỉnh âm tiết mà
chỉ có vai trò tu chỉnh âm sắc của nguyên âm.

55
Ví dụ: bán nguyên âm /u/ trong âu sầu, bán nguyên âm /i/ trong trôi nổi (tiếng
Việt), bán nguyên âm /j/ trong yes, bán nguyên âm /w/ trong what, would (tiếng Anh)...
Trong tiếng Anh hiện tượng nuốt âm rất phổ biến. Ví dụ: farm  /fa:m/; post
office/p¶uzofis/... Nguyên nhân của hiện tượng nuốt âm trong tiếng Anh chủ yếu là do
vận tốc phát âm và trọng âm chi phối.
Thói quen phát âm của người Anh là chỉ nhấn mạnh (tăng cường cường độ âm
thanh) vào một số âm tiết nhất định trong từ. Những âm tiết hoặc âm vị khác có thể bị
lướt đi. Hệ quả là rất nhiều âm vị, âm tiết không được phát âm một cách hoàn toàn. Đặc
biệt là một số âm vị hiện nay chỉ để lại dấu hiệu trên mặt chữ viết còn khi phát âm lại
không được chú ý đến. Đây cũng là một khó khăn cho người học tiếng Anh với tư cách là
một ngoại ngữ.
Người Anh cũng đã có lúc tính đến việc cải cách chữ viết sao cho tất cả những con
chữ ghi âm vị đều được phát âm, những chữ nào không biểu âm (không được phát âm)
thì bị loại bỏ (không cần viết). Tuy nhiên, làm như vậy sẽ vấp phải một vấn đề lớn đó là
tính bảo tồn giá trị của các văn bản cũ và thói quen viết chữ của toàn dân.
Nếu lịch sử ngôn ngữ là lịch sử phát triển của một nền văn hóa, thì lịch sử văn tự
là một biểu hiện tiêu biểu của quá trình đó. Vấn đề ngôn ngữ văn tự và ngôn ngữ âm
thanh ở đây chỉ có thể khắc phục được khi một quốc gia nào đó lấy tiếng Anh làm ngôn
ngữ mẹ đẻ và phát triển theo hướng độc lập (như tiếng Mỹ chẳng hạn).
4.6.3. Hiện tượng nhập âm
Hiện tượng nhập âm là hiện tượng sát nhập các âm tố đứng cạnh nhau giữa hai
âm tiết của hai từ để tạo ra một âm tiết mới.
Hiện tượng này rất phổ biến trong các ngôn ngữ Ấn - Âu là những ngôn ngữ biến
tố, từ đa âm tiết chiếm số lượng cơ bản như tiếng Anh, tiếng Pháp chẳng hạn. Tiêu biểu
cho tình trạng này là tiếng Anh. Ví dụ: Thank you, Look at, Is it a pen ? What is it ?
Good evening, Come in, Put some ice around his head (bị hiểu nhầm là buộc chuột xung
quanh đầu anh ta). Trong tiếng Việt, hiện tượng nhập âm không phổ biến và không tiêu
biểu. Ví dụ: hai mười một  hăm mốt.
Ngoài các biểu hiện về sự biến đổi ngữ âm trong lời nói nói trên, trong tiếng Việt
còn có hiện tượng dị hóa. Đây cũng là một hình thức sản sinh ra từ láy và góp phần làm
cho việc nói hay đọc dễ dàng hơn. Ví dụ: hai mười một  hăm mốt, khác khác  khang
khác, đẹp đẹp  đèm đẹp, nóng nóng  nong nóng...

56
4.7. CÁC HIỆN TƯỢNG NGÔN ĐIỆU
4.7.1. Khái niệm
Ngôn điệu là một khái niệm của ngôn ngữ học. Muốn hiểu ngôn điệu là gì trước
hết cần phải làm rõ từ điệu dưới góc độ từ nguyên học. Điệu có thể hiểu là những biểu
hiện của hành vi, hoạt động đi ra khỏi tính chuẩn mực làm cho sự vật hiện tượng mang
một sắc thái mới. Người làm điệu có thể dùng ngữ điệu của lời nói, cách ăn mặc, bước
đi... khác thường để thể hiện. Tuy nhiên, những sự làm điệu đó vẫn không làm thay đổi
được bản chất cố hữu của mình. Như vậy, một cá thể bao gồm hai phần chủ yếu, phần
bản chất mang tính ổn định và những biểu hiện phụ có thể thay đổi được. Tương tự như
thế, ngôn điệu là điệu tính của ngôn ngữ. Âm thanh lời nói được cấu thành từ hai phần
chủ yếu, phần âm thanh cơ bản và phần âm thanh không cơ bản. Hai phần này hòa quyện
vào nhau để tạo nên chất giọng của mỗi người, mỗi vùng đất, mỗi dân tộc.
Phần âm thanh không cơ bản thường là các yếu tố siêu đoạn tính có khả năng
thay đổi phẩm chất âm thanh rất lớn. Chúng được gọi là các yết tố ngôn điệu. Khi các yếu
tố ngôn điệu thay đổi phẩm chất âm thanh thì đồng thời chúng cũng tác động lên phần âm
thanh cơ bản làm cho phần âm thanh này biến đổi.
Như vậy, các yếu tố ngôn điệu đã làm thay đổi các phẩm chất âm thanh của các
đơn vị ngôn ngữ. Nghiên cứu các hiện tượng ngôn điệu chính là việc tìm hiểu những tác
nhân của sự biến đổi ngữ âm trong lời nói.
4.7.2. Một số hiện tượng ngôn điệu phổ biến trong ngôn ngữ
4.7.2.1. Thanh điệu (Tone)
Thanh điệu là một yếu tố ngôn điệu quy định cao độ và diễn biến cao độ của âm
tiết trong âm vực. Nó có hiệu lực trên toàn bộ âm tiết và không thể phân chia khúc đoạn
trong quá trình cấu âm như các âm vị khác. Vì vậy, thanh điệu còn được gọi là âm vị siêu
đoạn tính. Trong tiếng Việt, thanh điệu vừa là yếu tố ngôn điệu vừa là âm vị siêu đoạn
tính có chức năng cấu thành âm tiết như các âm vị đoạn tính (nguyên âm, phụ âm) khác.
Thanh điệu là hiện tượng ngôn điệu phổ biến trong các ngôn ngữ đơn lập mà tiêu
biểu nhất là tiếng Việt. Do tính chất và chức năng đặc biệt của mình mà thanh điệu vừa là
một hiện tượng ngôn điệu, vừa là một yếu tố cơ bản trong cấu trúc âm thanh của âm tiết.
Lời nói của người Việt có được điệu tính là nhờ vào thanh điệu. Mỗi một thanh
tiếng Việt như là một nốt nhạc, nốt luyến trầm bổng, biến thiên, không biến thiên, biến
thiên nhiều hoặc biến thiên ít. Thanh điệu cũng là một trong những yếu tố chủ đạo làm
nên điệu tính và ngữ điệu cho dòng lời nói.

57
Trong các ngôn ngữ Ấn - Âu thì thanh điệu có khi chỉ là thói quen và không phổ
biến. Trong tiếng Anh, có thể có những âm tiết trong từ được tăng cường về cường độ và
cao độ nhưng chúng thuộc một hiện tượng khác đó là trọng âm.
Như vậy, thanh điệu không phải là yếu tố phổ biến trong mọi ngôn ngữ. Đối với
người nước ngoài học tiếng Việt, thanh điệu là một vấn đề quan trọng không thể bỏ qua
vì nó liên quan đến nhiều vấn đề khác như phát âm, ngữ nghĩa của từ.
Thanh điệu tiếng Việt có thể phân thành các nhóm khác nhau :
- Nếu căn cứ vào độ cao, ta có nhóm thanh thuộc âm vực cao (ngang, ngã, sắc) và
nhóm thanh thuộc âm vực thấp (huyền, hỏi, nặng).
- Nếu căn cứ vào đặc trưng của quá trình cấu âm (diễn biến của cao độ trong âm
vực), ta có nhóm bằng phẳng (không dấu, huyền) và nhóm không bằng phẳng (ngã, hỏi,
sắc, nặng). Nhờ có sự góp mặt của thanh điệu mà âm tiết tiếng Việt khi phát âm một cách
liên tục có được giai điệu trầm bổng nhịp nhàng.
Nhìn chung, thanh điệu tiếng Việt có sự tương hợp rất lớn với các thuộc tính ngữ
âm của từng âm tiết. Do đó, mặc dù thanh điệu là một yếu tố ngôn điệu có nhiều thuộc
tính phức tạp song nó vẫn không phải là cản trở quá lớn không thể vượt qua trong cách
phát âm của người Việt.
4.7.2.2. Trọng âm (accent)
Trọng âm là một biện pháp âm thanh nhằm làm nổi bật một đơn vị ngôn ngữ lớn
hơn âm vị (âm tiết, từ, cụm từ, câu) để phân biệt với những đơn vị ngôn ngữ khác ở cùng
cấp độ. Trong các cấp độ, trọng âm của từ được chú ý hơn cả. Có ba loại trọng âm được
khảo sát:
- Trọng âm lực, được thể hiện bằng sức mạnh của luồng hơi khi phát âm. Âm tiết
mang trọng âm được phát âm với cường độ mạnh hơn cường độ của các âm tiết khác. Nói
cách khác, ở âm tiết có trọng âm, độ căng cấu âm lớn hơn và áp lực không khí đi ra mạnh
hơn âm tiết không có trọng âm. Trọng âm trong tiếng Nga, tiếng Anh là trọng âm lực. Ví
dụ: record /ríko:d/ (verb); record /réco:d/ (noun), information, education, student, army,
situation...
- Trọng âm nhạc tính, được thể hiện bằng cao độ tức là tần số giao động của sóng
âm. Âm tiết mang trọng âm được phát ra cao hơn hoặc thấp hơn các âm tiết khác. Tiêu
biểu cho loại trọng âm này là tiếng Việt. Trọng âm nhạc tính trong tiếng Việt được tạo
thành từ 3 yếu tố: thanh điệu; cấu trúc âm tiết; sự tương tác giữa các âm tiết trong ngữ
lưu (tức là điều kiện để thanh điệu và các phẩm chất ngữ âm liên quan thể hiện một cách
trọn vẹn hay không).

58
Các ngôn ngữ khác cũng có trọng âm nhạc tính mặc dù không thể hiện rõ ràng
bằng tiếng Việt. Cao độ trong âm tiết tiếng Việt không phải bất biến trong quá trình cấu
âm mà hầu hết chúng biến thiên theo những cách thức nhất định : biến thiên đi lên, đi
xuống, biến thiên nhanh, chậm, mạnh, yếu...
Ngôn ngữ nào có trọng âm nhạc tính thì ngôn ngữ ấy giàu tính nhạc trong lời nói.
Mặc dù trọng âm nhạc tính làm phong phú thêm cho ngôn ngữ âm thanh nhưng đồng thời
nó cũng gây ra những khó khăn nhất định cho quá trình luyện âm.
Trong tiếng Việt, những âm tiết mang thanh ngã, hỏi, sắc, nặng là những âm tiết
có trọng âm nhạc tính phức tạp. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng trọng âm nhạc tính cho
đến nay vẫn còn là một vấn đề cần phải bàn thêm.
- Trọng âm lượng, được thể hiện bằng trường độ của âm thanh trong quá trình phát
âm. Âm tiết có trọng âm có trường độ lớn hơn các âm tiết khác. Trọng âm lượng thường
diễn ra đồng thời với trọng âm lực
Điều cần lưu ý là các loại trọng âm trên có thể đồng thời phối hợp với nhau và
xuất hiện đồng thời trong từng đơn vị ngôn ngữ. Tuy nhiên, mỗi một ngôn ngữ có một
hoặc một số loại trọng âm nổi bật mang tính đặc trưng.
Tiếng Hung-ga-ri, Séc, Phần Lan có trọng âm cố định ở âm tiết đầu ; trọng âm
tiếng Pháp thường đứng cuối, trong khi đó trọng âm tiếng Anh thì không có vị trí cố định.
Do vậy, việc luyện âm tiếng Anh không chỉ gặp khó khăn ở ngữ điệu (thay đổi hết sức
linh hoạt) mà còn ở cả trọng âm của nó nữa.
Tóm lại: Trong các ngôn ngữ có trọng âm, trọng âm liên quan chặt chẽ đến việc
nhận diện từ. Phát âm sai trọng âm, từ sẽ bị nhận diện sai hoặc không thể nhận diện được.
4.7.2.3. Ngữ điệu (Intonation)
Ngữ âm học không dừng lại ở việc nghiên cứu các đơn vị độc lập là âm tiết cấu
tạo nên từ mà còn hướng tới một đơn vị lớn hơn xuất hiện thường xuyên trong giao tiếp
ngôn ngữ. Đó là câu.
Trong mỗi câu, dòng âm thanh không phải như một tiếng vang rền của sấm, hay
kéo dài lê thê như tiếng còi tầm, mà là một chuỗi các đơn vị ngữ âm biến thiên liên tục
trong sự liên kết với nhau một cách chặt chẽ. Các cách thức và xu hướng biến thiên các
thuộc tính ngữ âm trong câu còn gọi là ngữ điệu.
Xét về mặt âm học, ngữ điệu là sự biến đổi của các yếu tố âm thanh trong câu như
cao độ, trường độ, nhịp điệu, trọng âm, âm sắc... một cách nhịp nhàng. Sự biến đổi này
làm cho dòng lời nói trở nên giàu nhạc tính, làm cho lời nói của con người khác âm thanh
của các loài động vật một cách căn bản.

59
Xét về mặt giá trị, ngữ điệu luôn luôn thể hiện những giá trị nhất định nào đó của
phát ngôn. Có ngôn ngữ, có trường hợp ngữ điệu độc lập tạo nên giá trị, lại có ngôn ngữ,
có trường hợp ngữ điệu phụ họa cho nội dung của phát ngôn. Mỗi một ngôn ngữ, mỗi
một hoàn cảnh nói năng ngữ điệu mang một chức năng, một giá trị riêng.
Điểm chung về sự thể hiện phổ biến của ngữ điệu trong tất cả các ngôn ngữ là sự
thay đổi cao độ và cường độ của các đơn vị ngữ âm trong dòng lời nói. Mỗi một ngôn
ngữ, phẩm chất ngữ âm của ngữ điệu mang tính đặc thù.
Trong tiếng Việt, dòng lời nói có thể được phát ra cao hay thấp, dài hay ngắn,
nhanh hay chậm, liên tục hay ngắt quãng, nhấn mạnh hay lướt nhẹ... Đó là sự thể hiện
của ngữ điệu.
Trong tiếng Anh, ngữ điệu chủ yếu được thể hiện qua sự tăng cường cường độ và
cao độ vào những âm tiết (của từ) nào đó trong phát ngôn (còn gọi là lên giọng và xuống
giọng).
Trong các lĩnh vực hoặc hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, ngữ điệu được thể hiện
khác nhau trên cùng một đơn vị ngôn ngữ. Về tổng thể, ngữ điệu phụ thuộc vào các mặt
như cấu trúc ngôn ngữ; khuynh hướng ngôn ngữ; thể loại văn bản; cảm hứng, mục đích
và nội dung thông báo.
Xét về phẩm chất vật lí, ngữ điệu có phần giống với thanh điệu hay trọng âm.
Nhưng trong khi trọng âm, thanh điệu chỉ có hiệu lực trên âm tiết hay từ là chủ yếu thì
ngữ điệu lại có ảnh hưởng trên toàn bộ câu nói. Từ cái nhìn khái quát, người ta chia ngữ
điệu thành các loại theo hình thức biểu đạt khách quan của phát ngôn (phát ngôn thực
hiện những chức năng biểu đạt nhất định được gọi là câu theo mục đích nói).
*Ngữ điệu trong câu trần thuật. Trong câu trần thuật tiếng Anh, ngữ điệu thường
đi lên ở đầu câu và đi xuống ở cuối câu. Ngữ điệu lên hay xuống biểu hiện qua sự lên
giọng hay xuống giọng khi phát âm. Tùy theo cấu trúc của phát ngôn mà hình thức của
ngữ điệu được xác định một cách tương ứng. Có câu chứa đựng nhiều điểm nhấn. Lúc đó
ngữ điệu trở nên rất phức tạp.
Ví dụ: I am learning English now.
Một số trường hợp khác, trong tiếng Anh, ngữ điệu còn xuất hiện trong đặc ngữ và
từ. Ví dụ: Afternoon  fall-rise; Relationship  rise.
*Ngữ điệu trong câu hỏi tiếng Anh. Trong câu hỏi, ngữ điệu thường có xu hướng
đi lên ở cuối câu. Tuy nhiên, đối với câu hỏi có từ để hỏi (what, why, how, when,
where...) ngữ điệu lại có xu hướng đi xuống ở cuối câu. Lúc này điểm nhấn lại rơi vào
đầu câu.

60
Ví dụ: Are you ready ?

Come on. I am writing


* Ngữ điệu trong câu cảm thán tiếng Anh. Câu cảm thán là loại câu có ngữ điệu
phức tạp. Thông thường những từ mang nghĩa quan trọng được phát âm cao hơn để dễ
phân biệt và để tạo sắc thái nhấn mạnh.
Ví dụ : (Oh,) How beautiful you are!

Are you doing?


What Yes
Trong tiếng Việt ngữ điệu mang tính đặc thù. Ngoài các đặc điểm chung nó còn
chứa đựng những yếu tố phức tạp. Chẳng hạn như, cách ngắt giọng cũng góp phần không
nhỏ trong việc biểu đạt nội dung câu nói. Trong những trường hợp này, ngữ điệu giữ vai
trò là một phương thức ngữ pháp hơn là một yếu tố ngôn điệu. Ví dụ: Gia tài này để lại
cho con // rể không ai được xâm phạm. Hoặc có thể là Gia tài này để lại cho con rể //
không ai được xâm phạm; Đừng uống chè, uống rượu // con nhé. Đừng ăn trộm, ăn
cắp // con nhé. Đừng đánh cờ, đánh bạc // con nhé.
Cũng có thể nhịp điệu của các phát ngôn này là: Đừng uống chè, // uống rượu con
nhé. Đừng ăn trộm, // ăn cắp con nhé. Đừng đánh cờ,// đánh bạc con nhé... Có khi ngữ
điệu được thể hiện bằng một khoảng lặng báo hiệu xuống giọng, giảm cường độ và giảm
vận tốc phát âm. Ví dụ: Thôi rồi... // Lượm ơi; Lượm ơi... // còn không; Cô bé nhà bên //
(có ai ngờ) // cũng vào du kích. Sự hạ giọng thể hiện cái lặng người đi, nghiêng mình
trước một điều cao cả nhưng bất ngờ.
Tóm lại: Ngữ điệu là một hiện tượng ngôn điệu phức tạp, nó bị chi phối bởi cả yếu
tố khách quan lẫn yếu tố chủ quan. Vì vậy, việc sử dụng ngữ điệu trong câu nói phải có
sự hiểu biết và trải qua quá trình rèn luyện thực sự. Ngữ điệu đưa lại hai giá trị chính,
biểu đạt giọng điệu (thể hiện rõ nhất trong ngôn ngữ văn xuôi) và biểu đạt sắc thái biểu
cảm (đặc biệt trong ngôn ngữ thơ).
4.8. SỰ KHU BIỆT TRONG MẶT BIỂU ĐẠT CỦA NGÔN NGỮ
4.8.1. Nét khu biệt giữa âm vị và âm tố
4.8.1.1. Âm vị (phoneme)
Âm vị là đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ dùng để cấu tạo
và khu biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ.

61
Ví dụ: Các hệ thống âm vị của tiếng Việt
- Hệ thống âm đầu: Tiếng Việt có 22 phụ âm đầu, bao gồm: /b, m, f, v, t, t’, d, n, z,
ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ, l, k, χ, ŋ, ɣ, h, ʔ/.

Bảng hệ thống âm đầu tiếng Việt


- Hệ thống âm đệm: Âm đệm /w/ có chức năng làm trầm hoá âm sắc của âm tiết.
- Hệ thống âm chính: Tiếng Việt có 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi làm
âm chính: /i, e, ε, ɤ, ɤˇ, a, ɯ, ă, u, o, ɔ, ɔˇ, εˇ, ie, ɯɤ, uo/

Bảng hệ thống nguyên âm tiếng Việt


- Hệ thống âm cuối: Ngoài âm cuối /rezo/, tiếng Việt còn có 8 âm cuối có nội
dung tích cực, trong đó có 6 phụ âm /m, n, ŋ, p, t, k/ và hai bán nguyên âm /-w, -j/.

Bảng hệ thống âm cuối tiếng Việt


62
- Hệ thống thanh điệu: Tiếng Việt có 6 thanh: không dấu, huyền, ngã, hỏi, sắc,
nặng.
4.8.1.2. Nét khu biệt giữa âm vị và âm tố
Âm vị và âm tố là hai đơn vị thể hiện mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng hay
cái trừu tượng với cái cụ thể. Âm vị được xác lập từ những biểu hiện của âm tố. Âm tố là
hình thức thể hiện vật chất của âm vị.
Trong giao tiếp người ta nhận diện được âm tố. Xét trong mối quan hệ giữa ngôn
ngữ và lời nói thì âm tố là đơn vị của lời nói, còn âm vị là đơn vị của ngôn ngữ.
Một âm vị trong bối cảnh ngôn ngữ này thì dùng âm tố này, trong bối cảch ngôn
ngữ khác thì dùng âm tố khác. Một âm vị có thể được thể hiện bằng nhiều âm tố. Các âm
tố cùng thể hiện một âm vị được gọi là các biến thể của âm vị đó.
Sự phân biệt giữa âm tố và âm vị rõ nét nhất là trong tiếng Anh. Các âm vị tiếng
Anh không có giá trị âm thanh ổn định, chúng tương tác lẫn nhau trong âm tiết và từ để
tạo nên những sự biến đổi. Các hình thái âm thanh biến đổi đó hiện diện với tư cách là
các âm tố.
Ví dụ: các âm tiết spend, people chứa hai biến thể của âm vị /p/.
Trong tiếng Việt, do lịch sử hình thành, một số âm phân biệt nhau đã được nhất
thể hóa và hiện nay chúng tồn tại với tư cách là các biến thể của âm vị.
Ví dụ: các âm tiết quen, cơm, kể  chứa các biến thể của âm vị phụ âm đầu /k/.
4.8.2. Cách xác định âm vị và các biến thể của âm vị
Xác định âm vị và những biến thể của nó có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu ngôn
ngữ nói chung, ngữ âm nói riêng. Xác định âm vị giúp chúng ta hệ thống hóa được số
lượng âm vị trong một ngôn ngữ. Xác định được các biến thể âm vị giúp cho người
nghiên cứu và sử dụng một ngôn ngữ nào đấy có thể phát âm hoặc nhận diện một cách
chính xác các trạng thái tồn tại khác nhau của một âm vị trong các bối cảnh khác nhau.
Muốn sử dụng tốt một ngôn ngữ, chúng ta cần phải có năng lực phân biệt các âm vị gần
nhau và các âm tố của cùng một âm vị duy nhất. Điều này càng trở nên cần thiết khi
chúng ta tiếp xúc với một ngoại ngữ.
4.8.2.1. Cách xác định âm vị
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, các đơn vị âm thanh ngôn ngữ thuộc các
cấp độ khác nhau được tạo ra từ những thành tố âm thanh nhỏ nhất đó là âm vị. Trong
một ngôn ngữ, số lượng âm vị tương đối lớn (đây là điểm phân biệt rất căn bản giữa hệ
thống âm thanh của con người và hệ thống âm thanh của các loài vật xét về mặt số
lượng).
63
Nguyên lý sản sinh âm vị trong ngôn ngữ là nguyên lý tương đồng và dị biệt. Một
trong hai nguyên lí này sẽ tạo ra nhiều âm vị rất gần nhau về mặt âm thanh. Nếu không
có phương pháp so sánh, chúng ta sẽ rất dễ nhầm hai âm vị khác nhau thành hai biến thể
của một âm vị.
Người ta xác định âm vị bằng bối cảnh đồng nhất: là bối cảnh trong đó hai âm
đang xét đứng trước và sau những âm như nhau. Trong hai cấu trúc âm thanh (âm tiết) đó
nếu phân biệt với nhau về giá trị biểu đạt (ý nghĩa) thì chúng là hai âm tố của hai âm vị
khác nhau.
Ví dụ: cam và cơm là hai âm tiết, đồng thời là hai từ phân biệt nhau về nghĩa, nên
chúng chứa đựng hai âm vị phân biệt nhau là /a/ và /γ/ là hai âm vị khác nhau. Như vậy,
hai âm gần gũi nhau xuất hiện trong cùng một bối cảnh phân biệt nhau về giá trị thì được
coi là hai âm vị khác nhau chứ không phải là các biến thể của cùng một âm vị duy nhất.
4.8.2.2. Cách xác định biến thể âm vị
Những âm tố khác nhau cùng thể hiện một âm vị được gọi là các biến thể
/ɤ/ (gh,g), /ă/
(variants) của âm vị. Ví dụ: tiếng Việt: /Z/ (d,gi), /k/ (k,c,q), /ŋ/ (ng,ngh), /ɤ
(a,ă), /i/ (i, y),…
Biến thể âm vị được xác định trong bối cảnh loại trừ nhau. Hai âm ở vào bối cảnh
loại trừ nhau thì khi xuất hiện ở bối cảnh này sẽ không xuất hiện ở bối cảnh khác nữa.
Người ta gọi các âm tố xuất hiện trong bối cảnh loại trừ nhau là những biến thể của cùng
một âm vị duy nhất.
Ví dụ: âm /t/ bật hơi chỉ xuất hiện trong time, trong khi đó /t/ không bật hơi hoặc
bật hơi không đáng kể lại xuất hiện trong stamp mà không xuất hiện trong âm tiết time.
Trong tiếng Việt, khi phát âm những từ tu, tô, to ta có phụ âm môi hóa [t], nhưng
trong những từ như ta, tư, ti, tê thì lại có một phụ âm không môi hóa [t] khi hai âm ở vào
thế phân bố bổ sung như vậy, chúng là những biến thể của âm vị.
4.9. CHỮ VIẾT
4.9.1. Khái niệm
Chữ viết là hệ thống kí hiệu bằng đường nét được dùng để biểu đạt ngôn ngữ âm
thanh theo những cách thức nhất định.
Thông thường, có chữ viết tức là có tiếng nói nhưng điều ngược lại thì không phải
lúc nào cũng đúng. Một số kiến giải cho rằng chữ viết có trước tiếng nói. Chứng cớ là
loài người đã thắt nốt dây, vạch trên cát, khắc trên đá để lưu giữ và truyền đạt thông tin.
Chúng có thể được xem là thứ chữ viết sơ khai. Loại chữ này không phải là một hình
thức phái sinh từ âm thanh, ghi âm thanh ngôn ngữ mà chúng độc lập với ngôn ngữ.

64
Tuy nhiên, quan điểm hiện đại lại cho rằng chúng chỉ là một dạng thức có tính
chất manh nha của chữ viết chứ không phải là chữ viết đích thực. Những nốt buộc, hình
vẽ trên xương, trên đá, trên mai rùa... chẳng qua là những ký hiệu như những ký hiệu
nhân tạo thuần túy khác (vẫy tay, lắc đầu...) mà thôi.
Chữ viết đích thực có mối liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ âm thanh. Chúng có tính
chất tương ứng với các đơn vị âm thanh rất lớn. Chữ viết có quan hệ mật thiết với tiếng
nói song không đồng nhất với tiếng nói.
Ngôn ngữ âm thanh xuất hiện cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người, nhưng
chữ viết lại ra đời muộn hơn và diễn ra trong điều kiện ngôn ngữ âm thanh cũng như nền
văn hóa của tộc người nói thứ tiếng ấy phát triển đến một trình độ cao.
Ngôn ngữ âm thanh trong một thời gian rất dài đã trở thành chất liệu cơ bản của
giao tiếp cộng đồng. Tuy nhiên giao tiếp âm thanh chỉ có hiệu lực trong một phạm vi nhất
định cả về không gian và thời gian. Lời nói trực tiếp có sức truyền cảm mạnh mẽ. Mặt
khác, trong giao tiếp ngôn ngữ, không phải khi nào cũng có thể tiến hành dưới hình thức
ngữ âm được. Để khắc phục hai mặt hạn chế đó của ngôn ngữ âm thanh, con người đã
tìm ra một hình thức thông tin mới đó là thông tin bằng chữ. So với lời nói thì chữ viết
xuất hiện sau.
Cho tới nay nhiều ngôn ngữ vẫn chưa có chữ viết. Chữ viết đóng vai trò là phương
tiện trung gian lưu giữ thông tin một cách lâu bền và phục vụ cho giao tiếp gián tiếp.
Ngày nay, mặc dù đã có rất nhiều phương tiện ghi âm hiện đại, song chữ viết vẫn đóng
một vai trò quan trọng không thể thiếu trong đời sống của chúng ta. Dĩ nhiên, chữ viết và
tiếng nói cũng tồn tại tương đối độc lập với nhau (vì vậy sự phát triển và biến đổi của hai
hình thức tồn tại này của ngôn ngữ có sự lệch nhau đáng kể, như chữ viết tiếng Anh
chẳng hạn).
Trong thực tế có nhiều ngôn ngữ lấy chữ viết của ngôn ngữ khác để ghi âm cho
ngôn ngữ của mình. Chữ viết phụ thuộc vào lời nói. Khi giữa chúng không có sự phù hợp
nữa thì vấn đề đặt ra là phải tiến hành cải tiến chữ viết.
Chữ viết là một hình thức kí hiệu đồ hình dùng để cố định hóa âm thanh của ngôn
ngữ. Văn tự chứa đựng trong nó những giá trị văn hóa của mọi nền văn minh. Ngày nay,
với sự ra đời của các phương tiện ghi âm, truyền âm đi xa, vai trò của chữ viết có bị ảnh
hưởng một phần. Nhưng nó vẫn còn là yếu tố quan trọng đối với giao tiếp ngôn ngữ của
con người.
4.9.2. Các kiểu chữ viết
Ngôn ngữ là sản phẩm của quá trình tư duy, mà chữ viết là hình thức tồn tại của
ngôn ngữ. Do vậy chính nó cũng bị các quy luật tư duy chi phối trong cách thể hiện. Chữ

65
viết của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới cơ bản được chia làm hai loại, chữ ghi ý và chữ
ghi âm.
4.9.2.1. Kiểu chữ ghi ý
Chữ ghi ý là loại chữ dùng hình thức của từng con chữ để ghi lại những ý nghĩa
nhất định nào đó. Đây là loại chữ viết cổ nhất của loài người. Chữ viết ghi ý có quan hệ
mật thiết với mặt ý nghĩa của các đơn vị âm thanh. Đặc điểm chữ ghi ý:
- Biểu thị được cả khái niệm sự vật tính (quan sát được) lẫn những khái niệm trừu
tượng.
- Truyền đạt khái niệm trong từ chứ không biểu thị từ ở dạng định hình về ngữ âm
và ngữ pháp. Các từ đồng âm sẽ được ghi khác nhau tùy theo nghĩa của chúng.
- Hình chữ ngày càng đơn giản, có tính quy ước cao.
- Hạn chế: mỗi chữ biểu thị một từ, nên số chữ sẽ rất nhiều mà khả năng ghi nhớ
của con người lại có hạn.
Để khắc phục hạn chế, ngoài 2 cách cấu tạo (tượng hình- dựa vào hình dáng vật
thể; chỉ sự- dùng nét vẽ để thể hiện sự việc) người ta đã bổ sung một số biện pháp khác
vào những nguyên tắc của chữ ghi ý. (Tiêu biểu như chữ Hán và chữ Nôm):
- Hội ý: ghép hai chữ đã có để tạo nên chữ thứ ba, biểu thị một từ thứ ba, trên cơ
sở của nghĩa hai từ đầu cùng góp phần nhắc gợi đến nghĩa của từ thứ ba. Ví dụ: nhật +
nguyệt - minh (sáng); thủy + mục (mắt) - lệ (nước mắt).
- Hình thanh: ghép hai chữ đã có để tạo nên một chữ thứ ba, trong đó một chữ
nhắc gợi tới nghĩa, một chữ nhắc gợi tới âm của từ thứ ba. Ví dụ: thủy + khả -
hà (sông); thủy + (họ) Hồ - hồ (cái hồ).
- Chuyển chú: lấy một chữ đã có để biểu thị một chữ khác trên cơ sở hai từ có liên
hệ về nghĩa với nhau. Hai chữ có thể hoàn toàn giống nhau, có thể thay đổi chút ít. Ví dụ:
hảo - hiếu; khảo - lão.
- Giả tá: lấy một chữ đã có để biểu thi một từ khác đồng âm hoặc gần âm với từ
cũ. Ví dụ: trường – trưởng; cố - cổ.
4.9.2.2. Chữ ghi âm
Loại chữ không biểu thị ý nghĩa của từ trên hình thức của từng con chữ mà tái
hiện chuổi âm thanh nối tiếp ở trong từ.
Âm thanh mà chúng biểu thị có thể độc lập hoặc kết hợp với các chữ (âm) khác để
tạo ra một đơn vị âm thanh lớn hơn. Những âm thanh này biểu đạt ý nghĩa theo cách thức
riêng của nó và mang tính võ đoán rất cao.Chữ ghi âm có hai loại:

66
Chữ ghi âm tiết, mỗi kí hiệu biểu thị một âm tiết, mà số lượng âm tiết bao giờ
cũng ít hơn từ nên nó đơn giản hơn nhiều so với chữ ghi ý.(chữ Nhật, Hàn).
Chữ ghi âm vị, mỗi kí hiệu biểu thị một âm vị. người ta dùng âm thanh của các âm
vị để tạo ra các âm tiết hay từ. Do vậy, với một số lượng âm vị rất hạn chế, chúng ta có
thể tạo ra được hàng loạt âm tiết và từ. (chữ Quốc ngữ và các chữ dùng chư cái Latin).

TÀI LIỆU ĐỌC BỔ SUNG CHƯƠNG 4


1. Vương Hữu Lễ, Hoàng Dũng (1994), Ngữ âm tiếng Việt. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. F. de Saussure (2005), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương (bản dịch tiếng Việt
của Cao Xuân Hạo). Nxb Khoa học xã hội. H.
3. Zinder,L.R (1964), Ngữ âm học đại cương. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Ladefoged, Peter (1975), A Course in Phonetics. Cambridge: Cambridge
University Press.
5. Peter Roach : Phonetic and Phonology. Cambridge University Press.

NỘI DUNG ÔN TẬP CHƯƠNG 4


Nội dung ôn tập 1: - Khái niệm ngữ âm và ngữ âm học
- Lợi ích của ngữ âm học
Nội dung ôn tập 2: - Bản chất tự nhiên của âm thanh lời nói
- Bản chất xã hội của ngữ âm
Nội dung ôn tập 3: - Cơ chế tạo phụ âm
- Cơ chế tạo nguyên âm
- Cơ chế tạo âm tiết
Nội dung ôn tập 4: Âm tiết ; sự biến đổi ngữ âm trong lời nói.
Nội dung ôn tập 5: Một số hiện tượng ngôn điệu phổ biến trong ngôn ngữ
Nội dung ôn tập 6 : - Nét khu biệt trong mặt biểu đạt của ngôn ngữ

67
- Chữ viết

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


1. Giảng viên giao nhiệm vụ học tập cho sinh viên ngay trên lớp học.
2. Hệ thống câu hỏi và bài tập được lấy từ 2 nguồn tài liệu tham khảo số [6] của
nhóm tác giả Hoàng Dũng & Bùi Mạnh Hùng và số [18] của nhóm tác giả Vũ Đức
Nghiệu & Nguyễn Văn Hiệp theo thứ tự Danh mục tài liệu tham khảo của Bài giảng.

Chương 5
TỪ VỰNG HỌC

5.1. KHÁI NIỆM TỪ VỰNG VÀ TỪ VỰNG HỌC


5.1.1. Khái niệm từ vựng
Thế giới vật chất được định vị bằng ngôn ngữ trước hết thông qua từ. Mỗi từ là
một sự vật, hiện tượng, quá trình, tính chất được con người phản ánh trong sự chia tách
thế giới một cách tạm thời để nhận thức. Lúc này, từ như một phương tiện vật chất được
sử dụng để mã hóa những thông tin độc lập tương đối với nhau mà con người thu nhận
được. Từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ, là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất độc lập về ý
nghĩa và hình thức. Từ như hạt nhân tồn tại tương đối độc lập trong tư duy của con người
và được huy động để kết nối tạo nên những đơn vị (cấu trúc) lớn hơn phục vụ cho quá
trình giao tiếp và lưu giữ thông tin.
Theo Từ nguyên học, vựng trong từ vựng là sưu tập, tập hợp. Từ vựng là vốn từ
của một ngôn ngữ. Mỗi một ngôn ngữ đều có một vốn từ nhất định, được hình thành
trong một tiến trình lịch sử lâu dài. Chúng tương đồng và dị biệt với nhau về đặc điểm và
chức năng. Trong Việt ngữ học, khi xem xét từ về cấu trúc, người ta gọi tập hợp từ là từ
vựng (ngữ pháp truyền thống); khi xem xét từ về chức năng trong câu người ta gọi tập
hợp từ là từ loại (ngữ pháp chức năng). Từ vựng là đối tượng của Từ vựng học, còn Từ
loại là đối tượng của Ngữ pháp học.
5.1.2. Khái niệm từ vựng học
Từ vựng học là bộ môn nghiên cứu về vốn từ của một ngôn ngữ nhằm phân loại
chúng thành từng nhóm tùy thuộc vào tiêu chí đề ra và mục đích sử dụng.

68
Thông thường, người ta căn cứ vào các tiêu chí như nguồn gốc, cấu tạo, phạm vi
sử dụng, chức năng, ý nghĩa... Bên cạnh đó, trong từ vựng học cũng có những phân
ngành đặc thù, ví dụ Từ điển học, Danh học chẳng hạn. Khoa học về ngôn ngữ của mỗi
quốc gia có cách thức tiếp cận riêng với những phạm vi nghiên cứu nhất định.
5.2. CÁC XU HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ TỪ
5.2.1. Nghiên cứu từ về mặt nguồn gốc
Nghiên cứu từ về mặt nguồn gốc là một xu hướng nghiên cứu dựa trên nguyên lí
lịch đại của ngôn ngữ. Kết quả của quá trình này trước hết là phân từ thành các lớp, từ
thuần và từ vay mượn.Giải quyết được vấn đề này trước hết giúp ta làm rõ được nguồn
gốc hình thành của từng lớp từ trong vốn từ của một ngôn ngữ. Từ đó có thể lí giải được
các mối quan hệ về mặt ngữ hệ của ngôn ngữ. Bên cạnh đó, việc làm rõ được nguồn gốc
từ vựng có thể giúp ta lí giải các hiện tượng về mặt cấu tạo hình thể ngữ âm của từng lớp
từ. Ngoài ra nghiên cứu từ về mặt nguồn gốc cho ta cái nhìn tin cậy về lịch sử của một
ngôn ngữ cũng như lịch sử và tiến trình văn hóa của một cộng đồng dân tộc.
5.2.2. Nghiên cứu từ về mặt cấu tạo
Nghiên cứu từ về mặt cấu tạo nhằm làm rõ cấu trúc ngữ âm - ngữ nghĩa của từ.
Thực chất của quá trình này là việc chỉ ra các phương thức tạo từ trong một ngôn ngữ.
Giải quyết vấn đề này giúp ta nắm được quy luật nhận thức thế giới và tư duy
ngôn ngữ của một dân tộc. Việc nghiên cứu cấu trúc của từ tập trung trên hai hướng, cấu
trúc ngữ âm và cấu trúc ngữ nghĩa.
Nghiên cứu cấu trúc ngữ âm là lấy âm tiết và các cách thức kết hợp, biến đổi của
nó làm đối tượng chủ yếu. Ví dụ : theo hướng nghiên cứu này, người ta phân loại từ vựng
thành từng nhóm đơn tiết, đa tiết, láy, biến tố, đơn lập...
Nghiên cứu cấu trúc ngữ nghĩa là phân lập từ theo biểu hiện của cấu trúc hình
thức ý nghĩa. Đối tượng và căn cứ xem xét là hình vị, một đơn vị mang nghĩa chưa xác
định hoàn toàn tồn tại tiềm tàng trong hệ thống ngôn ngữ.
Nếu một hình vị tồn tại độc lập tạo từ thì từ đó được xếp vào nhóm từ đơn. Nếu
các hình vị kết hợp với nhau để tạo từ thì từ đó được gọi là từ ghép. Dựa trên các hình
thức tham gia vào cấu trúc từ mà người ta có thể phân loại các kiểu ghép, bình đẳng
(đẳng lập) hay không bình đẳng (chính phụ). Từ đơn và từ ghép là hai lớp từ cơ bản và
phổ biến trong tất cả các ngôn ngữ xét về mặt cấu trúc ý nghĩa.
5.2.3. Nghiên cứu từ về mặt chức năng
Nghiên cứu từ về mặt chức năng thực chất là nghiên cứu chức năng của đơn vị
ngôn ngữ. Mỗi một từ khi đã mang nghĩa bao giờ cũng mang một chức năng nào đó.

69
Có thể chia chức năng của từ thành hai loại, chức năng biểu đạt ý nghĩa tổng quát
và chức năng kết hợp trong câu (chức năng cú pháp). Trong ngôn ngữ, có những từ mang
hai chức năng rõ rệt, lại có lớp từ chủ yếu mang chức năng cú pháp và nhờ chức năng này
để có được ý nghĩa. Thông thường, kết quả của quá trình nghiên cứu này là sự phân loại
từ theo chức năng biểu đạt và chức năng cú pháp như phân từ thành các lớp thực từ
(danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ) và hư từ (quan hệ từ, tình thái từ, phụ từ). Thực
từ vừa mang chức năng ý nghĩa, vừa mang chức năng ngữ pháp. Hư từ chủ yếu mang
chức năng ngữ pháp.
5.2.4. Nghiên cứu từ về mặt phạm vi sử dụng
Nghiên cứu từ về mặt phạm vi sử dụng nhằm vào sắc thái phong cách ngôn ngữ.
Mỗi một phạm vi giao tiếp thích ứng với một lớp từ vựng nhất định.
Về phạm vi địa lí, từ vựng của một ngôn ngữ có thể được chia làm hai lớp cơ bản,
từ toàn dân (phổ biến trên toàn lãnh thổ của một quốc gia, còn gọi là từ phổ thông, từ văn
hóa) và từ địa phương (chỉ được sử dụng trong một vùng lãnh thổ nhất định, có thể gọi là
phương ngữ từ vựng).
Về phạm vi giao tiếp (còn gọi là lĩnh vực giao tiếp), từ được khu biệt hóa bởi sắc
thái biểu cảm và sắc thái phong cách. Nếu nhìn một cách khái quát, vốn từ được phân
thành hai lớp, từ nghệ thuật và từ phi nghệ thuật.
Từ nghệ thuật có tính tu từ cao, có giá trị biểu cảm rõ nét và đa giá trị. Phân biệt
với lớp từ này là từ phi nghệ thuật, trung hòa sắc thái biểu cảm và có tính chất đơn nghĩa.
Nhìn một cách chi tiết, vốn từ có thể được giới hạn trong từng phong cách chức
năng ngôn ngữ, từ thuộc phong cách hành chính, từ thuộc phong cách sinh hoạt, từ thuộc
phong cách chính luận, từ thuộc phong cách báo...
5.2.5. Nghiên cứu từ về mặt ý nghĩa
Nghiên cứu từ về mặt ý nghĩa là việc chỉ ra các loại, các lớp nghĩa của từ trong
các góc nhìn khác nhau:
Từ góc nhìn truyền thống, người ta phân nghĩa của từ thành các loại như nghĩa cũ,
nghĩa mới, nghĩa gốc, nghĩa phái sinh, nghĩa chính, nghĩa phụ, nghĩa đen, nghĩa bóng,
nghĩa cụ thể, nghĩa trừu tượng...
Theo quan điểm hiện đại, nghĩa của từ được phân thành các loại như nghĩa biểu
vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu cảm.
Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu nghĩa của từ mà người ta có thể chọn một góc
độ nhất định nào đấy.
5.3. CÁC BỘ MÔN NGHIÊN CỨU VỀ TỪ
70
5.3.1. Từ nguyên học
Tìm hiểu, giải thích và xác định nguồn gốc hình thức ngữ âm, nguồn gốc ý nghĩa
có tính chất cội nguồn của từ dựa vào các cứ liệu của các ngành khoa học khác như sử
học, dân tộc học, văn hóa và chính trị...
Trong ngôn ngữ học, Từ nguyên học đóng góp to lớn vào quá trình nghiên cứu
ngôn ngữ theo nguyên lí lịch đại. Thành quả của Từ nguyên học giúp ta cứ liệu để có
được cái nhìn chính xác về xu hướng vận động và phát triển của một ngôn ngữ nào đấy.
Bên cạnh đó, các kết quả của Từ nguyên học đưa lại cũng bổ sung những cứ liệu tin cậy
cho quá trình thiết lập các ngữ hệ ngôn ngữ.
Hiện nay Văn hóa học rất quan tâm đến Từ nguyên học. Từ những thành tựu của
Từ nguyên học, người ta có thể xác định được các giá trị văn hóa được lưu giữ trong từng
lớp từ vựng được lưu giữ trong lời ăn tiếng nói dân gian.
Ví dụ: các từ cổ trong các tác phẩm viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi như bui,
chăng được hiểu một cách chính xác. Cách định danh tên gọi khái quát nước, đất nước,
làng nước, quốc gia, dân tộc, nhà nước, giang sơn phản ánh sự vận động, biến đổi và
thay thế của văn hóa - xã hội của Việt Nam qua từng chặng đường phát triển. Một số tên
gọi như đồng, bạc, đồng bạc phản ánh cách thức gọi tên tiền tệ theo chất liệu của người
Việt.
Có những ngữ cố định du nhập được người Việt sử dụng như một quán ngữ mà
nếu không được nghiên cứu bởi Từ nguyên học, ý nghĩa đích thực của nó có thể sẽ bị
biến đổi thậm chí mất đi, như nam mô A di đà Phật. Nam mô là chắp tay lạy, A là vô, di
đà là lượng. Đặc ngữ này có thể hiểu là (con) lạy đức Phật, đấng tối cao.
Sự du nhập của văn hóa và ngôn ngữ Pháp để lại dấu ấn rõ nét qua tên gọi một số
sự vật. Ví dụ: Auto (Pháp) ô tô.
Một số từ Hán - Việt hoặc từ cổ cũng rất cần được soi sáng bằng các nghiên cứu
của Từ nguyên học. Ví dụ: cố vấn là người ngồi sau (cố là quay lại, vấn là hỏi) để có thể
quay lại hỏi. Như vậy, cố vấn là người tham gia góp ý. Sáo là bao bọc. Nghĩa của từ này
được lưu giữ trong các từ phái sinh như khuôn sáo, khách sáo, sáo rỗng (con) sáo.
Hạn: trước hết dùng để chỉ hoàn cảnh thiếu nước trồng trọt do trời không mưa lâu
ngày. Đến nay ở miền Bắc và miền Trung, hạn còn được dùng với nghĩa chỉ sự rủi ro
nghiêm trọng của cá nhân xuất phát từ nhiều nguyên nhân xấu trùng hợp ngẫu nhiên
trong cùng một thời điểm.
Chủ nhật: ngày của Chúa (chúa nghỉ, hoàn thành việc sáng tạo ra thế giới), đến
nay được hiểu là ngày nghỉ cuối tuần.

71
Lập thân: một từ Hán Việt. Lập là đứng, lập thân là một mình thiết lập, giải quyết
các mối quan hệ xã hội. Nghĩa hiện đại là tự xây dựng nên vị thế của mình trong cộng
đồng xã hội.
Lập nghiệp: một mình làm việc để nuôi sống bản thân mình. Nghĩa hiện đại là học
tập để có nghề nghiệp ổn định đủ khả năng nuôi sống mình và gia đình.
Chín chữ cù lao: theo quan niệm xưa gồm sinh (sinh đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ
(vuốt ve), xúc (cho bú), trưởng (nuôi lớn), dục (dạy dỗ), cố (chú ý), phục (dạy bảo), phúc
(bảo vệ). Nghĩa hiện đại chỉ công cha nghĩa mẹ.
Can đảm: can là gan, đảm là mật. Nghĩa hiện đại chỉ người không sợ hiểm nguy.
Đao phủ: đao là dao, phủ là búa, chỉ loại người có tính hung bạo, ưa dùng vũ lực
để giải quyết mọi chuyện mà không biết đến những cách ứng xử nhân văn khác.
Mâu thuẫn: gắn với một câu chuyện dân gian. Dê gắn với thuộc tính sinh lí của
một loài vật. Đế quốc, thực dân : lại gắn với một thể chế, một thời đại lịch sử của các
quốc gia trên thế giới.
5.3.2. Danh học
Danh học là một phân ngành của từ vựng học nghiên cứu quy luật đặt tên người,
tên đất, tên sự vật. Danh học bao gồm ba bộ phận hợp thành, Nhân danh học, Địa danh
học và Vật danh học.
Nhân danh học nghiên cứu quy luật đặt tên người của từng dân tộc trong ngôn ngữ
của họ. Địa danh học nghiên cứu cách đặt tên các vùng đất, sông, suối, ao, hồ, các đơn vị
hành chính v.v. Vật danh học nghiên cứu các quy luật đặt tên các sự vật trong thế giới vật
chất xung quanh ta.
Việc nghiên cứu các quy luật đặt tên giúp ta những cứ liệu tin cậy để phát hiện các
giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể ẩn chứa trong ngôn ngữ của mỗi dân tộc. Ví dụ, tên
người Việt Nam được đặt dựa theo giới tính, trình độ văn hóa, nghề nghiệp. Phụ nữ người
Việt thường đặt tên theo các loài hoa, các sự vật mềm mại, sáng tươi như hồng, huệ, lan,
phượng, đào, thủy, hương... trong khi đó nam giới lại đặt tên theo những sự vật to lớn,
bền vững cứng rắn như sơn, thông, thắng, dũng, thạch, đồng, trung, nghĩa...
Tiếng Việt không chỉ có hệ thống đại từ nhân xưng (tao, mày, nó,...) mà còn có hệ
thống từ xưng hô lâm thời mang đậm dấu ấn văn hóa của người Việt trong cách xưng gọi,
như các danh từ thân tộc chú, bác, cô, gì, anh, chị... Những từ này vốn là danh từ gọi tên
những người có cùng huyết thống trong một dòng tộc.
Trong ba phân ngành cấu thành Danh học thì Địa danh học là phân ngành phát
triển mạnh nhất. Địa danh học không những là một phân ngành của ngôn ngữ học mà nó

72
còn là một mảng nghiên cứu vô cùng quan trọng của Văn hóa học, Dân tộc học và Lịch
sử học. Trên thế giới phân ngành này phát triển rất mạnh và đạt được rất nhiều thành tựu
có ý nghĩa to lớn. Ở Việt Nam, Địa danh học mới chỉ được chú trọng trong những năm
gần đây và thành tựu nghiên cứu của nó cũng còn rất hạn chế. Mặc dầu vậy, chúng cũng
đã tạo ra được những thành tựu ban đầu rất có giá trị và hứa hẹn những triển vọng mới.
5.3.3. Từ điển học
Từ điển học là khoa học về phương pháp và nguyên tắc biên soạn từ điển. Dựa
vào tính chất và mục đích biên soạn, người ta phân chia từ điển ra nhiều loại khác nhau.
Mỗi một loại từ điển được biên soạn theo những cách thức riêng. Ví dụ : trong từ điển
ngôn ngữ, số lượng từ được lựa chọn được xác định bởi tần số xuất hiện của chúng trong
quá trình sử dụng. Căn cứ vào cứ liệu được sử dụng một cách ngẫu nhiên, mỗi một từ có
một tần số nhất định. Việc lựa chọn từ sẽ được tính từ tần số cao đến tần số thấp và dừng
lại ở số lượng từ cần thiết đã được định trước cho dung lượng của một cuốn từ điển. Đây
là nguyên tắc chung đối với tất cả các loại từ điển. Ngoài nguyên tắc này, mỗi loại từ điển
lại có những nguyên tắc riêng. Căn cứ vào tính chất của từ trong từ điển, người ta chia từ
điển thành hai loại, từ điển khái niệm và từ điển ngôn ngữ.
Từ điển khái niệm là loại từ điển chỉ bao hàm khái niệm. Những từ không phải là
khái niệm sẽ bị loại ra khỏi từ điển này. Số lượng khái niệm trong một ngôn ngữ thể hiện
rất rõ nét trình độ phát triển về văn hóa của dân tộc sử dụng ngôn ngữ ấy.
Trong hệ thống ngôn ngữ, chỉ có các thực từ mới có khả năng trở thành khái
niệm. Quá trình một từ trở thành khái niệm diễn ra trong một thời gian dài. Khi một từ
trở nên phổ biến và ổn định về nghĩa trong một lĩnh vực giao tiếp nhất định nào đó thì sự
tồn tại và hoạt động của chúng với tư cách là khái niệm. Trong ngôn ngữ, có những đơn
vị vừa là từ vừa là khái niệm.
Từ tồn tại trong hệ thống ngôn ngữ, khái niệm tồn tại trong tư duy. Cũng có những
đơn vị từ vựng ở thế lưỡng phân, tức chưa trở thành khái niệm một cách hoàn toàn. Khi
hoạt động tư duy diễn ra, chúng được huy động. Lúc này người sử dụng phải xác định
cho nó một nội hàm và một ngoại diên để đơn vị đó hoạt động như một khái niệm. Quá
trình tư duy kết thúc thì phán đoán phân rã và trả các đơn vị này trở lại với tư cách là từ.
Đây là việc xây dựng khái niệm cho một lĩnh vực tư duy khoa học xảy ra thường xuyên
trong đời sống hiện đại.
Từ điển khái niệm không giải thích từ mà giải thích khái niệm do từ biểu thị. Các
khái niệm do từ biểu thị luôn luôn giới hạn trong các từ chỉ các sự vật hiện tượng, quá
trình, tính chất. Do vậy Từ điển khái niệm không bao gồm các loại từ như thán từ, trợ từ,

73
phụ từ. Khái niệm khác từ ở chỗ nó được xác định một cách chắc chắn cả nội hàm lẫn
ngoại diên.
Từ điển khái niệm bao gồm từ điển bách khoa và từ điển chuyên ngành. Từ điển
bách khoa giải thích các khái niệm thuộc tất cả các chuyên ngành, còn từ điển chuyên
ngành giải thích các khái niệm thuộc một chuyên ngành nào đó. Từ điển khái niệm thuộc
một lĩnh vực tư duy nào đấy thường có tên gọi là Thuật ngữ chuyên ngành hoặc Từ điển
thuật ngữ chuyên ngành. Nhờ vào hệ thống khái niệm mà cá nhân có thể nhanh chóng
nắm bắt được thông tin của một mảng hiện thực.
Ví dụ: để tiếp cận kiến thức y học, người ta có thể tìm hiểu qua hệ thống khái
niệm trong từ điển thuật ngữ y khoa: lâm sàng, sinh thiết, triệu chứng lâm sàng, x quang,
siêu âm, cơ địa, phản ứng phụ... Để tiếp cận kiến thức về điện, có thể thông qua các khái
niệm như điện trở, điện trường, cường độ dòng điện, hiệu điện thế, điện tích, từ trường...
Số lượng khái niệm chuyên biệt mà cá nhân sở hữu lớn nhất cho biết nghề nghiệp
và trình độ học vấn, trình độ chuyên môn của cá nhân đó.
Từ điển ngôn ngữ bao gồm các từ trong ngôn ngữ đó. Từ điển ngôn ngữ được xây
dựng dựa trên những dấu hiệu và khía cạnh khách quan vốn có của từ và từng lớp từ. Dựa
vào các mặt, các khía cạnh của từ, người ta xây dựng từ điển ngôn ngữ thành các loại từ
điển chuyên biệt hóa như:
Từ điển giải thích: giải thích nghĩa của từ trong các tình huống sử dụng có tính
thông dụng và điển dạng.
Từ điển từ nguyên: giải thích hình thái ngữ âm và nội dung ngữ nghĩa có tính cội
nguồn của từng từ nhằm so sánh với tình trạng hiện thời để thấy được xu hướng vận động
của từ đó.
Từ điển phương ngữ: giải thích các từ địa phương và đối sánh nó với từ toàn dân
nhằm giúp người sử dụng ngôn ngữ có thể hiểu được các từ được sử dụng trong một
phạm vi địa lí nhất định nào đó.
Từ điển thành ngữ: liệt kê, giải thích nghĩa các tầng nghĩa cũng như ngồn gốc hình
thành của các thành ngữ trong một ngôn ngữ nào đấy.
Từ điển chính âm: nhằm giúp người nghiên cứu và sử dụng ngôn ngữ nắm chắc
được cấu trúc âm thanh chuẩn mực của các từ trong hệ thống ngữ âm. Từ điển chính âm
liệt kê toàn bộ các yếu tố trong hệ thống âm thanh chuẩn mực trong sự so sánh với các
hiện tượng lệch chuẩn.
Từ điển chính tả: cung cấp tất cả các hình thức chính tả của từ nhằm giúp người sử
dụng ngôn ngữ nắm được các quy tắc về chữ viết và cách viết trong một ngôn ngữ.

74
Từ điển đồng âm: hệ thống hóa các từ đồng âm trong một ngôn ngữ nhằm giúp
người sử dụng ngôn ngữ ấy không nhầm lẫn nghĩa của các từ có hình thức ngữ âm giống
nhau hoàn toàn.
Từ điển đồng nghĩa: hệ thống hóa các từ tương đồng với nhau về nghĩa trong một
ngôn ngữ để tiện cho cách tra cứu, so sánh nghĩa của các từ trong từng dãy và sử dụng
chúng chính xác, hiệu quả hơn.
Từ điển trái nghĩa: liệt kê các từ trái nghĩa với nhau và giải thích chúng.
Từ điển tác gia: hệ thống hóa tên của các tác gia trong một lĩnh vực hoạt động xã
hội hoặc hoạt động sáng tạo nào đấy.
Từ điển tần số: quy mô lớn nhằm tần số hóa sự xuất hiện của các từ trong một
ngôn ngữ. Nếu là từ điển tần số quy mô nhỏ, chúng có thể khu biệt trong một lĩnh vực,
một mảng hay một tác phẩm nào đấy.
Trong quá trình biên soạn cũng như sử dụng từ điển, cần phải chú trọng xem xét
những đơn vị có khi xuất hiện và được sử dụng với tư cách là từ, có khi xuất hiện và
được sử dụng với tư cách là khái niệm. Điều này phụ thuộc vào ngữ cảnh.
5.3.4. Ngữ nghĩa học
Ngữ nghĩa học nghiên cứu nghĩa và cấu trúc nghĩa của từ trong tất cả các trạng
thái tồn tại của nó. Từ có bao nhiêu mối quan hệ chi phối sự hình thành nghĩa sẽ có bấy
nhiêu mặt quan tâm của ngữ nghĩa học.
Nghĩa của từ hình thành trong các mối quan hệ khách quan như quan hệ giữa từ
với sự vật, từ với người sử dụng, từ với các từ khác trong phát ngôn... Từ đó hình thành
nên các loại nghĩa như nghĩa của từ trong từ điển; nghĩa của từ trong lời nói trực tiếp;
nghĩa của từ trong tác phẩm văn chương; nghĩa của từ trong văn bản khoa học.
5.4. CẤU TRÚC Ý NGHĨA CỦA TỪ
5.4.1. Nghĩa của từ là một hiện tượng phức tạp
Từ có quan hệ rất đa dạng với các hiện tượng khác nên nghĩa của từ cũng là một
hiện tượng phức tạp. Xét trên các phương diện khác nhau chúng ta có các loại nghĩa khác
nhau. Học thuyết về giá trị đã soi sáng cho vấn đề này.
Từ không phải là tín hiệu đơn thuần có hai mặt hình thức và nội dung thống nhất
quy định lẫn nhau, mà là một loại tín hiệu đặc biệt. Nghĩa của nó bị chi phối bởi rất nhiều
yếu tố và mang tính võ đoán. Nghĩa của từ mang tính động, khác với các loại tín hiệu
khác, gía trị của chúng mang tính tĩnh. Chính tính động về nghĩa của từ mà càng ngày từ
càng được nghiên cứu trong ngữ dụng học. Hướng nghiên cứu này đặt từ trong phát ngôn
và trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Từ trong cách nhìn của ngôn ngữ học hiện
75
đại không chỉ là loại phương tiện giúp con người mã hóa thông tin mà nó còn là phương
tiện giao tiếp đặc biệt. Khi từ được sử dụng trong giao tiếp, tính chất tín hiệu của nó trở
nên đặc thù. Lúc này, mọi giá trị định hình trước đó bị thay đổi một cách linh hoạt.
Vì vậy, nghiên cứu nghĩa của từ trong ngôn ngữ hành chức bao giờ cũng phải đặt
chúng vào trong các mối quan hệ khách quan bên trong và bên ngoài của chúng. Nghĩa
của từ trong ngôn ngữ khoa học hầu như trùng với nghĩa của nó trong từ điển. Trong khi
đó, nghĩa biểu cảm, nghĩa kết cấu có được lại nhờ quy luật giá trị. Từ có các mối quan hệ
cơ bản với các yếu tố sau:
Sự vật
Từ Các từ khác trong phát ngôn
Người sử dụng
Hướng nghiên cứu nghĩa của từ trong ngữ cảnh là hướng nghiên cứu của Ngữ
dụng học. Ngành này ở Việt Nam mới chỉ đạt được những thành tựu rất khiêm tốn. Hãy
lấy vài ví dụ về việc nghiên cứu nghĩa của từ trong các phát ngôn của tiếng Việt. Dựa vào
một trường nghĩa giống nhau để tìm nét khu biệt.
Ví dụ 1: đã có nghĩa là gì trong các phát ngôn sau: Xuân đã đem mong nhớ trở về
(Nguyễn Bính). Đã mang chức năng gợi ra một cái gì đó ngủ yên lâu ngày nay bị đánh
thức dậy. Vì vậy, đã là trợ từ nhấn mạnh chứ không phải là phụ từ chỉ thời gian cho hành
động; Xuân này đến nữa đã ba xuân (Nguyễn Bính). Phát ngôn nói về sự trôi đi của thời
gian quá lâu. Vì vậy đã xuất hiện trong sự đối lập với mới. Đây là phụ từ chỉ thời gian và
đồng thời cũng chỉ ý nghĩa liệt kê để nhấn mạnh tính dài lâu của sự chờ đợi một cái gì đó
chưa thấy tới.
Đã nghèo lại vụng. Từ đã chỉ tính chất đồng thời của đối tượng nói đến. Nó là liên
từ hô ứng chỉ sự liệt kê, thực hiện chức năng quan hệ và hầu như không có nghĩa từ vựng.
Ví dụ 2: xét chức năng và nghĩa của từ rồi trong phát ngôn:Thôi rồi Lượm ơi! (Tố
Hữu). Rồi biểu thị một sự sống trôi về quá khứ một đi không trở lại. Chức năng cơ bản là
chỉ cảm xúc, tạo tình thái cho phát ngôn. Trong trường hợp này nó là phụ từ của động từ
mang chức năng nhấn mạnh tính chất của sự việc xảy ra. Vì vậy, nghĩa từ vựng của từ
này hầu như không đáng kể và không rõ nét.
Bác Dương thôi đã thôi rồi (Nguyễn Khuyến). Rồi đứng đằng sau đã để nhấn
mạnh tính chất của sự việc xảy ra. Bên cạnh đó cũng phải thấy rằng rồi liên kết chặt với
thôi thành thôi rồi như một quán ngữ. Lúc này nó đảm nhận đồng thời hai chức năng,
chức năng ngữ nghĩa (chỉ sự ra đi của Bác Dương và tạo tình thái cho phát ngôn).

76
Ví dụ 3: Rồi đời y sẽ mốc lên, sẽ gỉ đi, sẽ mục ra ở một xó nhà quê... Rồi y sẽ chết
mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống (Nam Cao). Trong phát ngôn trên chúng ta thấy rõ
ràng nghĩa của từ chết và sống là rất khác so với nghĩa bình thường của chúng mà trong
giao tiếp đời thường người ta vẫn sử dụng.
Ví dụ 4: Sáng đi bóng (1) hãy còn dài; Trưa về bóng (2) đã nghe ai bóng tròn
(Ca dao). Trong câu ca dao trên có hai từ bóng. Khi liên kết ngữ đoạn được thực hiện thì
nghĩa của chúng hoàn toàn thay đổi. Nghĩa biểu vật của từ bóng đã chuyển sang nghĩa ẩn
dụ: sự thay đổi về nhân cách và chính kiến của đối tượng được nói đến tương tự như sự
thay đổi của cái bóng vận động trong thời gian nửa ngày.
Như vậy, giá trị biểu đạt của từ phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Các ví dụ trên mới chỉ
đặt từ vào trong ngữ cảnh hẹp nhưng chúng ta cũng thấy rằng nghĩa của từ là một hiện
tượng phức tạp. Để giải quyết vấn đề này cần thiết phải thiết lập nên hệ thống các nguyên
tắc chung. Đó chính là lí thuyết về giải nghĩa từ. Lí thuyết giải nghĩa từ là lí thuyết giải
mã tín hiệu đặc thù như chính tính đặc thù của tín hiệu ngôn ngữ.
5.4.2. Các loại nghĩa của từ
Có nhiều cách phân loại nghĩa của từ. Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu người
ta có thể dựa vào các căn cứ khác nhau để phân loại nghĩa từ.
Nếu muốn tìm hiểu sự chuyển biến về nghĩa của từ trong lịch đại, nghĩa từ sẽ được
phân xuất thành nghĩa cũ và nghĩa mới, nghĩa gốc và nghĩa phái sinh. Nếu căn cứ vào
phương diện đồng đại và xem xét nghĩa từ trong thực tế giao tiếp, người ta phân nghĩa từ
thành các loại như nghĩa đen và nghĩa bóng, nghĩa cụ thể và nghĩa trừu tượng, nghĩa tự
thân và nghĩa văn cảnh.
Trong ngôn ngữ học hiện đại, trường phái ngữ nghĩa học cấu trúc phân hệ thống
nghĩa từ thành 2 bậc. Bậc 1 là hệ thống của từ đa nghĩa. Ví dụ: từ đi có nhiều nghĩa như
chuyển động, chết... Bậc 2 là hệ thống các nét nghĩa của mỗi nghĩa. Ví dụ: đi với nghĩa
chuyển động có các nét nghĩa như bằng chân, tiến lên phía trước theo từng bước, chân
này thay thế chân kia và không nhấc hai chất cùng lúc lên khỏi mặt đất...
Một quan điểm hiện đại có thể cho ta cái nhìn khái quát nhất về nghĩa của từ là
phân nghĩa từ thành 4 loại cơ bản (nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa sử dụng, nghĩa
kết cấu). Cách phân loại này dựa trên điểm nhìn đồng đại, đặt từ trong các mối quan hệ
vốn có (từ với sự vật hiện tượng được nó phản ánh, từ với người sử dụng, từ với quan
niệm của cộng đồng ngôn ngữ từ về sự vật hiện tượng được từ biểu thị, từ với các yếu tố
khác trong ngữ cảnh). Có thể tổng kết các mối quan hệ khách quan làm nên các loại
nghĩa của từ qua sơ đồ khái quát sau:
vỏ ngữ âm

77
gọi tên biểu hiện

đối tượng ý niệm

5.4.2.1. Nghĩa biểu vật


Nghĩa biểu vật thể hiện mối quan hệ của từ với đối tượng mà từ biểu thị, gọi tên.
Đối tượng mà từ biểu thị gọi là cái biểu vật. Mỗi cái biểu vật ứng với nghĩa biểu vật của
từ. Đối tượng mà từ biểu thị không phải chỉ có những sự vật, hiện tượng, mà còn là quá
trình, tính chất... tồn tại khách quan. Mỗi một sự vật hiện tượng đều có những thuộc tính
khách quan nhất định. Những thuộc tính này gắn bó chặt chẽ với sự vật hiện tượng và
làm nên sự phân biệt giữa nó với các sự vật hiện tượng cùng loại và khác loại khác.
Như vậy, nghĩa biểu vật là tất cả các thuộc tính của sự vật, hiện tượng, quá trình,
tính chất được từ biểu thị, gọi tên một cách cụ thể (chiếu vật và chỉ xuất). Những thực từ
trong một ngôn ngữ bao giờ cũng có nghĩa biểu vật.
5.4.2.2. Nghĩa biểu niệm
Nghĩa biểu niệm thể hiện mối quan hệ của từ với khái niệm, biểu tượng mà từ biểu
thị. Khái niệm, biểu tượng mà từ biểu thị gọi là cái biểu niệm. Quan hệ giữa từ và khái
niệm được gọi là nghĩa biểu niệm.
Nghĩa biểu niệm là những thuộc tính chung nhất cho toàn bộ một lớp đối tượng
chứ không mang tính riêng lẻ và cụ thể như nghĩa biểu vật. Một cái biểu niệm ứng với
nhiều cái biểu vật có cùng chủng loại.
Nghĩa biểu vật thay đổi tùy theo từng sự vật và hoàn cảnh tồn tại, còn nghĩa biểu
niệm lại mang tính ổn định. Mỗi một sự vật hiện tượng tồn tại khách quan, những thuộc
tính vốn có của nó làm nên nghĩa biểu vật, trong khi đó những thuộc tính cơ bản nhất mà
cộng đồng ngôn ngữ nhận thức, quan niệm về nó lại tạo nên nghĩa biểu niệm.
Quan hệ giữa cái biểu vật với cái biểu niệm thực ra là mối quan hệ giữa sự vật cụ
thể và khái niệm của từ gọi tên sự vật đó. Khi một sự vật, hiện tượng, quá trình, tính chất
được từ gọi tên và trở nên phổ biến thì nghĩa biểu niệm tiến tới tiệm cận với nghĩa biểu
vật. Nghĩa biểu niệm là cơ sở hình thành khái niệm cho từ.
5.4.2.3. Nghĩa sử dụng

78
Theo nguyên lí mã hóa thông tin, mỗi một từ với tư cách là tín hiệu khi tồn tại
trong hệ thống ngôn ngữ mặc nhiên đã có một cấu trúc nghĩa nhất định nào đó. Tuy nhiên
với tính võ đoán vốn là thuộc tính đặc trưng của tín hiệu ngôn ngữ, nghĩa của từ bị quy
định bởi rất nhiều yếu tố.
Một trong những mối quan hệ làm nên nghĩa của từ là người sử dụng chúng.
Chính người sử dụng, theo một cách thức nào đó đã cấp nghĩa cho từ. Biểu hiện rõ nét
nhất của quá trình này là con người sử dụng từ ngữ trong những trạng thái tâm lí và cách
thức đánh giá nhất định về đối tượng phản ánh qua sự gọi tên của từ. Vì vậy, từ được sử
dụng với một sắc thái biểu cảm nhất định.
Như vậy, nghĩa sử dụng là sự phản ánh các thuộc tính của sự vật, hiện tượng vào
ý thức chủ quan của người sử dụng. Khi sử dụng một từ ngữ, cá nhân bao giờ cũng đưa
vào đó quan niệm của mình vào cách gọi tên đối tượng được nói đến. Nghĩa sử dụng tạo
nên nghĩa biểu thái, nghĩa ẩn dụ, nghĩa hoán dụ cho từ. Ví dụ: các từ chết, từ trần, ngoẻo
có cùng một nét nghĩa biểu niệm song khác nhau về nghĩa sử dụng.
Trong phát ngôn Cậu vàng rồi đời rồi ông giáo ạ! (Lão Hạc - Nam Cao), thì rồi
đời không phải là một cái chết của một sinh vật đáng ghét mà ngược lại chỉ cái chết của
một con vật gần gũi nhất - như một người bạn đời của lão Hạc. Hay câu Bây giờ Mận
mới hỏi Đào... thì mận và đào không phải là những trái cây thông thường. Nghĩa biểu vật
của chúng đã chuyển thành nghĩa ẩn dụ.
Tương tự như trên, trong tiếng nói của trẻ, nghĩa của từ có khi là một khối trống
rỗng (do đó người lớn khi nghe trẻ con nói một điều xúc phạm thì không chấp vì ngay
bản thân người nói cũng không hề hiểu rằng mình đang xúc phạm đến người khác).
Nghĩa sử dụng có khi được gọi là nghĩa biểu cảm. Tuy nhiên cách gọi này không bao quát
được mọi trường hợp.
5.4.2.4. Nghĩa kết cấu
Từ xuất hiện trong đời sống như một tín hiệu. Nó bị các yếu tố trong hệ thống bao
hàm ràng buộc và quy định về giá trị. Giá trị mà từ có được khi xuất hiện trong cấu trúc
ngôn ngữ gọi là nghĩa kết cấu.
Nghĩa kết cấu không phải là một loại nghĩa tách biệt độc lập hoàn toàn với nghĩa
sự dụng và các loại nghĩa khác mà chúng gắn bó chặt chẽ với nhau. Nghĩa kết cấu (còn
gọi là nghĩa văn cảnh) là các thuộc tính của sự vật hiện tượng được phản ánh trong từ
nhưng các thuộc tính đó được xác định bởi bản thân nó quan hệ với các thành tố khác
trong phát ngôn.
Ví dụ: anh trai trong câu Anh trai tôi năm nay 20 tuổi khác anh trai trong Anh trai
dạo này khỏe không? Hoặc mình trong Mình đi mình lại nhớ mình (Tố Hữu), đó trong

79
Trời mưa trời gió - vác đó đi đơm với từ ngày mất đó đó ơi (ca dao), bạn vàng trong Bạn
vàng ở với bạn vàng - Đừng chơi cùng bạn vện ra đàng cắn nhau (ca dao).
Nghĩa kết cấu cũng là loại nghĩa được quan tâm trong phân tích ngôn ngữ tác
phẩm văn chương. Ví dụ: trong câu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều (Huy Cận), từ đâu
có thể có 3 nét nghĩa được hàm chứa trong ba từ ngữ có tính phân lập hóa của từ đâu (lúc
này đâu tồn tại với tư cách là hình vị chính): đâu có, đâu còn, đâu đây. Khi đặt vào bối
cảnh ngôn ngữ (bài thơ) chúng ta có thể đưa ra phỏng đoán về nghĩa sử dụng đó là đâu
đây. Với nghĩa này, nhà thơ đã làm rõ tính bất định của không gian dài rộng, mơ hồ.
Khi từ tồn tại trong các mối quan hệ và chịu sự tương tác giữa các yếu tố trong hệ
thống thì giá trị biểu đạt của nó được xác lập. Đây chính là cơ sở của nguyên lí xem xét
nghĩa của từ phải đảm bảo tính hệ thống. Tức là không tách từ ra khỏi bối cảnh tồn tại
của nó để phân tích và nhận diện.
Nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm là nghĩa cơ bản của từ. Chúng mang tính ổn
định và khách quan cao. Khi từ được sử dụng trong giao tiếp, trong tạo lập ngôn bản (mã
hóa thông tin để lưu giữ) thì nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm có những biến đổi nhất
định để hiện ra với tư cách là nghĩa sử dụng và nghĩa kết cấu.
Nghĩa sử dụng và nghĩa kết cấu là nghĩa đích thực của từ vì ngôn ngữ chỉ là ngôn
ngữ khi nó đang hành chức (đang thực hiện chức năng giao tiếp, hay đang được sử dụng
để mã hóa thông tin). Khi tri giác một đơn vị ngôn ngữ, người ta thường dựa vào nghĩa
biểu vật và nghĩa biểu niệm của từ làm điểm xuất phát và sau đó dựa vào văn cảnh ngôn
ngữ để xác định ra nét nghĩa đích thực của từ. Đó chính là quá trình phân tích ngôn ngữ ở
cấp độ từ.
Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng các loại nghĩa của từ bao giờ cũng có quan hệ chặt
chẽ với nhau. Sự phân chia chỉ mang tính tương đối. Các tên gọi về nghĩa của từ cơ bản
được hình thành từ các góc độ, cách thức tiếp cận khác nhau.
5.4.3. Các xu hướng chuyển nghĩa của từ
Từ không phải là một loại tín hiệu bất biến. Trong quá trình tồn tại, từ biến đổi cả
về hình thức lẫn ngữ nghĩa. Tính chất này đã được F.de Saussure nêu ra trong nguyên lí
tính võ đoán. Sự chuyển đổi nghĩa của từ cũng là một biểu hiện về sự phát triển của ngôn
ngữ. Từ gọi tên và phản ánh thế giới khách quan dưới nhãn quan của con người. Vì vậy,
khi thế giới vật chất cũng như con người nhận thức về nó thay đổi, tất yếu nghĩa của từ
cũng sẽ thay đổi theo.
Ví dụ: từ miệng trước đây dùng chỉ một bộ phận của người và động vật nhưng
cùng với thời gian, nghĩa của từ này đã có sự thay đổi và chuyển vào trong một loạt từ
phái sinh mới là miệng hố, miệng thúng... là phần mở ra đầu tiên của sự vật.

80
Trong thực tế giao tiếp, các từ cùng trường nghĩa thì có cùng xu hướng biến đổi
nghĩa. Nghĩa của một từ có thể thay đổi. Trong đó nghĩa mới có thể triệt tiêu nghĩa cũ,
hoặc song song tồn tại với nghĩa cũ. Dĩ nhiên để được chấp nhận và cộng đồng cùng sử
dụng thì quá trình phát triển này phải dựa trên những nguyên tắc và quy luật của ngôn
ngữ, quy luật tư duy và cả quy luật tâm lí. Các quy luật sẽ định hướng cho quá trình kiến
tạo nội dung ý nghĩa. Điều này sẽ tạo ra những cơ chế và phương thức biến đổi có tính cố
định trong tất cả các ngôn ngữ.
- Xu hướng đa nghĩa hóa: Từ được sinh ra với một nghĩa và trong quá trình tồn tại
nó mang thêm những nghĩa mới và đóng vai trò là từ đa nghĩa. Quá trình vận động của
một từ sẽ làm định hình những nội dung cơ bản của nó. Đến lượt những nội dung này
được ghi nhận trong từ điển và bảo lưu trong trí nhớ. Người ta thường hình dung về nghĩa
của một từ thông qua những cách dùng thông dụng nhất của nó. Tuy nhiên ngôn ngữ
không phải luôn luôn ở trong trạng thái tĩnh mà nó vận động phục vụ giao tiếp và liên tục
nảy sinh những nội dung mới. Người sử dụng ngôn ngữ chỉ tiệm cận mà không thể nắm
bắt nghĩa của từ một cách trọn vẹn.
Có một số lí do chủ yếu chi phối sự vận động ngữ nghĩa của từ làm cho từ trở
thành từ đa nghĩa:
+ Từ phản ánh sự vật và các thuộc tính sự vật trở thành nét nghĩa của từ. Hệ quả
tất nhiên là khi sự vật (các thuộc tính của sự vật được từ gọi tên) thay đổi sẽ kéo theo sự
thay đổi về nghĩa của từ. Ví dụ: từ đồng hồ thời Trung đại chỉ vật làm bằng đồng, dùng
giọt nước làm đơn vị xác định thời gian. Đến thời hiện đại từ này có thể chỉ vật dụng cơ
khí, điện tử chạy bằng pin dùng đo thời gian.
+ Nhu cầu tạo ra những tên gọi mới để biểu thị những sự vật mới hình thành hoặc
để thay thế các tên gọi cũ đã trở nên sáo mòn không còn gây ấn tượng. Khi tên gọi mới
được hình thành, tên gọi này vừa mang nghĩa cũ lẫn nghĩa mới.
+ Quá trình tiếp xúc giữa ngôn ngữ này với một vài ngôn ngữ khác cũng phần nào
làm ảnh hưởng đến nghĩa của một số từ.
+ Động lực chủ yếu thúc đẩy sự biến đổi nghĩa chính là do nhu cầu giao tiếp ngày
càng đa dạng và phức tạp của con người mà ngôn ngữ như là một phương tiện cần phải
bám sát để thỏa mãn cái nhu cầu đó. Lúc này mâu thuẫn sẽ nảy sinh : số lượng từ có hạn
trong khi nhu cầu biểu thị nội dung ý nghĩa lại là vô hạn và không thể tính hết. Đứng
trước yêu cầu này, từ vựng sẽ phát triển theo một trong hai hướng: tạo ra các từ mới hay
phức thể hóa nghĩa từ để tiết kiệm hình thức biểu đạt. Cách thứ nhất được hiện thực hóa
khi mà số lượng từ vựng còn hạn chế. Nếu số lượng đơn vị từ tăng lên quá nhiều sẽ lập
tức vượt quá khả năng ghi nhớ của con người và sẽ sinh ra tình trạng kênh trong giao tiếp

81
giữa người này với người khác (một từ được đưa ra sử dụng có thể người này biết nhưng
người kia không biết hoặc ngược lại).
Để khắc phục được mâu thuẫn trên và tuân thủ quy luật tiết kiệm hình thức ngôn
ngữ, tiếng Việt đã phát triển theo hướng dùng cái tối thiểu của hình thức để biểu đạt tối
đa nội dung. Xu hướng này diễn ra một cách tự nhiên và cũng tuân theo lô gíc về nguyên
lí tồn tại của sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan (sự vật hiện tượng gồm nhiều
mặt cấu thành và được con người phản ánh ngày càng chi tiết, toàn diện ; sự tương đồng
trong phương thức tồn tại của sự vật).
Quá trình này đã tạo ra các từ đa nghĩa. Ví dụ: root: rễ cây, căn nguyên, nguồn
gốc; carry: ôm, xách, cầm, quẩy, nắm, nâng, bê, cắp, bưng, ẵm, ấp, bợ, bế, bồng, đeo,
đèo, đội, khiêng, mang, vác, gánh, gồng, thồ, chở, cõng; present: hiện tại, món quà, kind:
loại, tử tế; life: sự sống, cuộc sống, đời người, tuổi thọ; like: thích, giống như, giống
nhau; give: cho, biếu, tặng, phân phối, cam kết; free: tự do, miễn thuế, phóng túng, có
sẵn; fire: lửa, đám cháy, bắn, nhiệt tình; fit: khoẻ mạnh, thích hợp, cơn đau, sự ngất đi;
mean: nghĩa là, ý muốn nói, kiên quyết, bao hàm, keo kiệt, khoảng giữa; friend: bạn,
thân thiện; operation... Có khi một nét nghĩa của một từ nào đó do cá nhân sáng tạo nên
trong một tình huống sử dụng nhất định, như trong tác phẩm văn chương chẳng hạn. Nét
nghĩa đó được nhiều người công nhận và sử dụng rộng rãi thì dần dần sẽ bị xã hội hóa và
trở thành nghĩa phụ của từ đó. Lúc này từ trở thành từ đa nghĩa.
Ví dụ: Xuân ơi xuân em mới đến dăm năm (Tố Hữu). Xuân được gán thêm một
nghĩa mới: năm mới. Nét nghĩa này hiện nay không không còn là nghĩa ẩn dụ nữa. Con:
một cá thể được mẹ sinh ra (gà con, bê con)  trẻ (trẻ con)  nhỏ (xe con); Của: vật
chất do lao động làm ra (của cải)  chỉ sở hữu (tiền của tôi)  chỉ quan hệ (trường của
tôi, thầy của tôi).
- Xu hướng ẩn dụ: Ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi giữa hai sự vật nếu như giữa
chúng có một thuộc tính nào đó giống nhau trong thực tế hoặc trong đánh giá, nhận thức
chủ quan của con người. Ví dụ: mặt (người)  mặt đất (đại diện đầu tiên khi tiếp xúc với
sự vật đó).
Về bản chất, ẩn dụ là phép so sánh ngầm. Khi hình thành thao tác so sánh người ta
công khai đối chiếu hai đối tượng để tìm ra nét đồng nhất. Còn ẩn dụ, đối tượng được so
sánh lẫn thuộc tính giống nhau được hiểu một cách ngầm ẩn và người tiếp nhận phải tự
suy luận để nắm bắt nội dung biểu đạt đích thực.
Từ ẩn dụ từ vựng đến ẩn dụ tu từ là một quá trình đi từ tư duy sáng tạo ngôn ngữ
của cộng đồng xã hội đến tư duy sáng tạo ngôn ngữ của cá nhân ; từ bền vững đến lâm
thời ; từ phát hiện vĩnh cửu đến phát hiện tạm thời. Do có sự sáng tạo của người tiếp nhận

82
nên ẩn dụ tu từ bao giờ cũng có khả năng khơi gợi hơn so sánh tu từ. Phép so sánh chỉ
giới hạn trong một cách hiểu, phép ẩn dụ tiềm tàng nhiều cách hiểu khác nhau hoặc phân
biệt với nhau trong cảm nhận của chủ thể nhận thức. Ẩn dụ từ vựng là một phương thức
chuyển hóa nghĩa của từ diễn ra đồng thời với quá trình sản sinh từ vựng. Ví dụ: lòng 
lòng sông, đầu  đầu làng, miệng  miệng hố, mũi  mũi kim, mũi thuyền, 3 mũi giáp
công; cánh  cánh tay, cánh đồng, phe cách, 3 cánh quân...
Ẩn dụ từ vựng có thể được thiết lập dựa trên sự tương đồng giữa hai sự vật trên
một số mặt nhất định nào đó:
+ Giống nhau về hình thức. Đây là sản phẩm của tư duy cảm tính trực quan và nó
có số lượng áp đảo thường xuyên xuất hiện với tần số cao trong lời nói. Ví dụ: lá (cây)
 lá cờ (đều có dạng phiến mỏng).
+ Giống nhau về cách thức hoạt động. Ví dụ: (tôi) đi  năm tháng qua đi (đều chỉ
sự dịch chuyển); nắm (tay)  nắm (vấn đề) (chỉ hành động giữ lại cho mình, biến thành
của mình một cách chắc chắn).
+ Giống nhau về chức năng, công dụng. Ví dụ: chân (người)  có chân trong Hội
đồng quản trị (giúp cá nhân định vị trên mặt đất hoặc trong một tổ chức xã hội).
+ Giống nhau về tính chất bổ sung. Về bản chất đây là sự dịch chuyển tên gọi giữa
những cảm giác do các giác quan đảm nhiệm: Thị giác: màu sắc, xa, gần...; Thính giác:
ồn ào, im lặng...; Khứu giác: thơm, hôi, khét...; Vị giác: đắng, cay, ngọt...; Xúc giác:
nóng, lạnh, êm, ráp, ...Ví dụ: các từ: Rượu nặng (xúc giác chuyển thành vị giác); tiếng
hát êm ái (xúc giác chuyển thành thính giác)…
Ẩn dụ bổ sung là cách nói gây ấn tượng thông qua việc lấy một cảm giác quen
thuộc đã có để giúp hình dung về những đặc tính trừu tượng hơn của một sự vật nào đó.
Ví dụ: tay cầm mùi dạ lan hương (xúc giác chuyển thành khứu giác); tiếng rơi rất
mỏng như là rơi nghiêng (thị giác và xúc giác chuyển thành thính giác).
Ngoài ra có thể coi biện pháp nhân hóa như là một biến thể đặc sắc của ẩn dụ. Ở
đó khi cho các sự vật, đồ vật được quyền nói năng, hành động như con người, lúc đó
người ta đã tiến hành đồng nhất thế giới con người với thế giới tự nhiên.
Cần lưu ý rằng, Từ vựng học quan tâm đến các ẩn dụ đã được cố định hóa, được
cộng đồng chấp nhận và sử dụng rộng rãi. Riêng các ẩn dụ lâm thời là sản phẩm sáng tạo
của một cá nhân nào đấy trong văn cảnh nói năng nhất định chỉ phục vụ cho những ý đồ
giao tiếp cụ thể, đơn nhất. Chúng là ẩn dụ tu từ, là đối tượng khảo sát của phong cách học
và văn bản học.

83
- Xu hướng hoán dụ: Hoán dụ từ vựng cũng là một sự chuyển đổi tên gọi, lấy tên
gọi của sự vật này để gọi tên cho sự vật khác nếu như giữa chúng có mối liên hệ gần gũi,
sát thực. Cơ chế tổng quát tạo lập các hoán dụ là dựa vào quan hệ giữa cái bộ phận với
cái toàn thể. Có hai khả năng:
* Lấy cái bộ phận gọi tên chỉnh thể lớn bao chứa nó. Ví dụ: phái mày râu (chỉ nam
giới); thời ẵm ngửa (một động tác, tư thế để gọi thời gian sơ sinh của một con người).
* Dùng cái chỉnh thể gọi tên các bộ phận hàm chứa trong lòng cái chỉnh thể đó. Ví
dụ: Tố Hữu viết: Cả nước ôm em khúc ruột của mình (cả nước chỉ toàn thể nhân dân).
Hoán dụ làm gia tăng tính hình ảnh, hình tượng sinh động của câu nói nhưng tùy
thuộc vào phạm vi liên tưởng mà sẽ có những xu hướng hoán dụ nhất định:
* Dùng một đặc điểm tiêu biểu để gọi tên sự vật: hoa hướng dương; con chuột túi;
cây phong ba; gấu trúc...
* Dùng vật dụng tiêu biểu để gọi tên nghề nghiệp, con người. Ví dụ: bục giảng;
giáo án; viên phấn trắng; tầng lớp mục kỉnh (chỉ dạy học và nghề dạy học).
* Dùng một vật, hành động tiêu biểu để gọi tên một quãng thời gian. Ví dụ: thời
vàng son (chỉ giai đoạn thành công nhất của một con người, một tổ chức); thời oanh liệt
(chỉ giai đoạn phấn đấu cật lực, vượt qua thử thách để giành được những thành quả có giá
trị nhất trong đời một con người, trong lịch sử tồn tại của một tổ chức); thời máu lửa, (chỉ
thời gian chiến tranh ác liệt); thời đạn bom (chiến tranh loạn lạc); thời áo trắng (chỉ thời
đi học vô tư và đầy ước mơ lãng mạn, thường là học phổ thông trung học); thời phượng
vĩ (chỉ thời đi học nói chung); hoa học trò (chỉ những niềm vui nho nhỏ, những chuyện
vui buồn của người đi học); mực tím (chỉ thời đi học với những mộng ước và những xao
động trong tâm hồn của tuổi học trò).
* Dùng một bộ phận cơ thể để gọi tên người, chỉ người. Ví dụ: một cái đầu siêu
việt (chỉ người thông minh); một trái tim nhân hậu (chỉ người vị tha); con mắt tinh đời
(chỉ người có nhận xét sắc sảo)...
* Dùng con số cụ thể để biểu thị số lượng các đối tượng, như: dăm ba người (ít
người); cả vạn, cả mớ (nhiều); ba chìm bảy nổi (nhiều thử thách); vài ba chữ lem nhem
(người ít học).
- Xu hướng trừu tượng hóa từ vựng: Trừu tượng hóa là quá trình biểu trưng hóa
nghĩa của từ. Nghĩa của từ đi từ phản ánh hiện thực một cách cụ thể (phản ánh các phẩm
chất cụ thể cảm tính của sự vật hiện tượng) chuyển dần vào phản ánh các thuộc tính
mang tính tinh thần. Quá trình này có thể diễn ra song song với sự sản sinh từ mới. Ví dụ:
cay  cay đắng, cay cú; lạnh  lạnh lùng...

84
Phát hiện phương thức chuyển hóa nghĩa của từ giúp ta cách thức tiếp cận và phân
tích nghĩa của nó một cách khoa học và chính xác.

5.5. MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TỪ VỰNG PHỔ BIẾN


5.5.1. Hiện tượng đồng âm (Homonymy)
Đồng âm là hiện tượng tồn tại trong tất cả các ngôn ngữ một số lượng từ vựng
trùng nhau về âm nhưng khác nhau hoàn toàn về nghĩa. Ví dụ: đậu trong ruồi đậu mâm
xôi đậu, thi đậu; bò trong kiến bò đĩa thịt bò; hữu (phải), hữu (có), hữu (bạn)...
Người Việt có hiện tượng chơi chữ đồng âm rất phổ biến. Trong đó, các từ đồng
âm có thể cùng xuất hiện hoặc từ xuất hiện là từ đồng âm với những từ vắng mặt mà
người nói muốn gợi ra. Từ đồng âm cùng xuất hiện trong một bối cảnh:
- Vũ cậy mạnh vũ ra vũ múa
Vũ gặp mưa vũ ướt cả lông.
- Thị vào chầu thị đứng thị trông
Thị cũng muốn thị không có ấy.
- Vợ cả vợ hai, cả hai vợ đều là vợ cả.
Từ đồng âm không xuất hiện mà nằm trong quan hệ liên tưởng của người nghe:
- Chàng cóc ơi chàng cóc ơi
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
Ngàn vàng khôn chuộc dấu vôi bôi.
- Đào tiên đã bén tay phàm
Thì vin cành quýt cho cam sự đời.
Trong tiếng Hán, hiện tượng đồng âm từ vựng rất phổ biến. Hiện nay thành tựu
ngôn ngữ học chưa có lời giải đáp hoàn toàn thoả đáng và toàn diện về hiện tượng ngôn
ngữ này. Trong tiếng Anh, hiện tượng từ đồng âm cũng rất phức tạp. Ví dụ: I leave my
key at home và I leave Ha noi for HCM city; see và sea...

85
5.5.2. Hiện tượng đồng nghĩa (Synonymy)
Là hiện tượng nhiều từ giống nhau về nghĩa song khác nhau về hình thức ngữ âm.
Hiện nay hiện tượng này được thể hiện dưới nhiều tên gọi khác nhau: đồng nghĩa, gần
nghĩa, trùng nghĩa...
Đồng nghĩa được chia làm 3 lớp cơ bản: đồng nghĩa hoàn toàn (do sự tồn tại của
các phương ngữ trong một ngôn ngữ thống nhất); đồng nghĩa phong cách học (các từ
đồng nghĩa phân biệt với nhau ở sắc thái phong cách); đồng nghĩa không hoàn toàn (do
sự chi phối của cấu trúc sự vật hiện tượng mà từ biểu thị).
Ví dụ: Jungle, rain forest, tropical; learn, study; say, tell, speak, talk; defend,
protect, preserve; found, establish, set up; nice, lovely, beautiful, pretty, attractive, good-
looking; intelligent, smart, clever; surrised, shocked, amazed, astonished; occupation,
job, work, proffession, carier; maybe, perhaps, possibly; normal, ordinary, usual; see,
look, watch; go back, come back......
I don’t want to sit near the door, so I guess I ll’ have to take (the other one/
another one) (the other  cùng nhóm, anther  khác nhóm => the other one is correct).
Như vậy, từ đồng nghĩa là những từ có khả năng thay thế cho nhau trong những
ngữ cảnh nhất định mà không làm thay đổi nội dung cơ bản của phát ngôn. Trong quá
trình sử dụng ngôn ngữ chúng ta bắt gặp hai loại đồng nghĩa, đồng nghĩa hoàn toàn và
đồng nghĩa không hoàn toàn.
Đồng nghĩa hoàn toàn hầu như chỉ có giá trị khu biệt âm thanh ngôn ngữ mang
tính địa phương, như: mẹ, má, u, bầm... Loại đồng nghĩa cần phải quan tâm đó là đồng
nghĩa không hoàn toàn. Chẳng hạn: đưa, gửi, trao, giao, cống, nạp/ nộp, cho, biếu, tặng,
hiến, tế, dâng, cúng...
Tất cả các từ đồng nghĩa quan hệ với nhau và tạo thành loạt đồng nghĩa. Từ nào
mang nghĩa chung nhất, trung hòa sắc thái biểu cảm được gọi là từ chủ đạo. Các từ trong
loạt đồng nghĩa được phân biệt với nhau về các mặt như phạm vi sử dụng, sắc thái ý
nghĩa, và sắc thái biểu cảm. Theo quy luật tiết kiệm và khuynh hướng tồn tại của ngôn
ngữ, hễ có hai từ đồng nghĩa hoàn toàn thì một trong hai từ đó trong xu hướng phát triển
chung sẽ bị triệt tiêu.
Xem xét hiện tượng đồng nghĩa là một công việc hết sức phức tạp. Muốn đi sâu
vào vấn đề này chúng ta cần phải xem xét các bình diện của hiện tượng đồng nghĩa để từ
đó tìm ra cơ chế tồn tại của nó. Quan hệ về nghĩa của các từ đồng nghĩa không hoàn toàn
có thể nằm trong hai trường hợp.
Thứ nhất: khác nhau về nghĩa biểu vật. Các từ trong dãy đồng nghĩa cùng đề cập
đến một tính chất nhưng mỗi đơn vị từ lại biểu thị một hoặc một số sự vật khác nhau. Ví

86
dụ: nhăn nhó (mặt), nhăn nhúm (vải), nhăn nheo (da); cứng rắn (sự vật có hình khối),
cứng cáp (sự trưởng thành về nhiều mặt); cứng cỏi (sự trưởng thành về nhân cách).
Thứ hai: khác nhau về một nét nghĩa trong nghĩa biểu niệm. Ví dụ: thi đua - ganh
đua: đều chỉ hành động cạnh tranh. Trong đó ganh đua: cạnh tranh mạnh mẽ và mang sắc
thái xấu, vụ lợi cá nhân, thi đua: cạnh tranh lành mạnh, mục đích tốt. Đỏ gay (gây ấn
tượng mạnh cho thị giác), đỏ ngầu (đỏ đục). Kiểu dạng này là điển hình cho các kết cấu
đồng nghĩa mà nét nghĩa đặc thù giúp phân biệt từng đơn vị khi chúng biểu hiện nghĩa
ngầm ẩn, tinh tế, người sử dụng bình thường không cảm nhận được hoặc khó biểu đạt
thành lời.
Ví dụ: trách nhiệm - bổn phận: cả 2 công việc đều buộc cá nhân phải làm. Trách
nhiệm: công việc có tính bắt buộc được quy định bằng luật pháp, bổn phận: công việc có
tính bắt buộc được quy định bởi các chuẩn mực đạo đức.
5.5.3. Hiện tượng trái nghĩa (Antonymy)
Hiện tượng trái nghĩa từ vựng là hiện tượng tồn tại trong các ngôn ngữ một số
lượng từ khác nhau về ngữ âm, đối lập về ý nghĩa, biểu hiện các khái niệm tương phản về
lô gíc, nhưng tương liên lẫn nhau.
Hiện tượng trái nghĩa phản ánh sự nhận thức thế giới theo nguyên lí đối lập. Trong
ngôn ngữ, hiện tượng trái nghĩa tồn tại dựa trên một kiểu tư duy liên tưởng đặc thù. Từ
trái nghĩa hình thành dưới sự chi phối mạnh mẽ của văn hóa dân tộc.
Vì vậy, có khi một cặp phạm trù (được thể hiện trong cặp từ trái nghĩa) đối lập với
nhau trong ngôn ngữ này nhưng lại không đối lập với nhau trong ngôn ngữ kia. Đây cũng
là một biểu hiện về tính không đồng nhất giữa ngôn ngữ và tư duy (ngôn ngữ và tư duy
thống nhất song không đồng nhất với nhau. Ngôn ngữ mang tính dân tộc, tư duy mang
tính nhân loại).
Tuy nhiên, từ trái nghĩa cũng được hình thành theo những quy luật nhất định và
thể hiện bằng các kiểu trái nghĩa trong mọi ngôn ngữ.
5.5.3.1. Các kiểu từ trái nghĩa
Kiểu từ trái nghĩa thứ nhất là những cặp từ thể hiện các sự vật hiện tượng đối lập
với nhau về thuộc tính, phẩm chất. Ví dụ: xanh - đỏ, đỏ - đen...
Kiểu trái nghĩa thứ hai thể hiện mức độ cao nhất của tính chất trái nghĩa. Các từ
thể hiện những thuộc tính của sự vật hiện tượng đối lập loại trừ nhau. Ví dụ: đen - trắng,
dài - ngắn, cao - thấp, sống - chết... Trong tiếng Trung, từ trái nghĩa được chia làm hai
loại, phản thấn và bồi thấn. đối phản thấn là đối lập hoàn toàn. Đối bồi thấn là đối dị biệt.
5.5.3.2. Các tiêu chí ngôn ngữ học của từ trái nghĩa

87
Về khả năng kết hợp. Các từ đối lập nhau có thể kết hợp cùng với một từ khác để
tạo nên một từ mới hay cụm từ có ý nghĩa đối lập nhau. Ví dụ: sống - chết  người sống,
người chết; fine - bad  fine weather, bad weather...
Về khả năng cùng gặp trong một ngữ cảnh. Trong một ngữ cảnh, các từ đối lập
nhau có thể cùng xuất hiện. Ví dụ: Theo thống kê cho thấy số người giàu ở nông thôn rất
ít, trong khi đó số người nghèo lại chiếm đa số.
Về sự liên tưởng đối lập. Khi nhắc đến từ thứ nhất trong cặp từ trái nghĩa thì người
ta nghĩ ngay đến từ thứ hai. Ví dụ: Kinh tế thị trường đã làm cho một lớp cư dân đã
nghèo lại càng nghèo hơn. Người nghe sẽ liên tưởng đến một nội dung được nói đến đối
lập với nó: Trong khi đó một bộ phận dân chúng nhanh chóng thích nghi với cơ chế mới
đã giàu lại càng giàu hơn. Sự liên tưởng này được thiết lập dựa trên liên tưởng đối lập
của từ vựng (cặp trái nghĩa giàu - nghèo).
Từ tư duy trái nghĩa, mỗi một ngôn ngữ hình thành những kiểu lập luận đối lập
độc đáo thể hiện quan niệm, lối suy nghĩ của mỗi dân tộc. Ví dụ: trong giao tiếp, người
Việt thường hay dùng các kiểu câu: Dáng nó đẹp nhưng da lại đen (coi trọng dáng hơn
da); Nó đẹp trai nhưng nghèo (coi trọng năng lực kinh tế hơn vẻ ngoài); Nó nghèo nhưng
đẹp trai (coi trọng vẻ ngoài hơn năng lực kinh tế).
5.5.4. Hiện tượng thành ngữ (Idiom)
Trong tất cả các ngôn ngữ đều tồn tại những đơn vị trên từ. Những đơn vị này ổn
định về cấu trúc và nghĩa và có chức năng như từ. Trong số các đơn vị trên, căn cứ vào
đặc trưng biểu đạt, người ta phân chúng thành hai loại cơ bản: loại mang nghĩa bóng,
chứa đựng những giá trị văn hóa dân gian và loại có chức năng đưa đẩy, kết nối.
Loại thứ nhất được gọi là thành ngữ. Loại thứ hai được gọi là quán ngữ. Thành
ngữ và quán ngữ giống nhau ở cấu trúc và cách thức hình thành nhưng khác nhau ở cấu
trúc ngữ nghĩa. Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về ý nghĩa,
vừa có tính gợi cảm và được dùng tương đương với một từ.
Về mặt cấu tạo, thành ngữ được tạo nên từ những quy tắc ngữ âm - ngữ nghĩa. Ví
dụ: công dã tràng; tái ông thất mã; ăn xổi ở thì; miệng hùm gan sứa; cả vú lấp miệng
em; tử biệt sinh li; tứ cố vô thân; chén tạc chén thù; bạch diện thư sinh; danh bất hư
truyền; họa tùng khẩu xuất - bệnh tùng khẩu nhập; dương dương tự đắc; nợ như chúa
chổm; ăn vóc học hay; nước hâm lại gái ngủ trưa; cao chạy xa bay; công ăn việc làm;
con ông cháu cha; nếm mật nằm gai; thọc gậy bánh xe; cứt trâu để lâu hóa bùn; đời cha
ăn mặn đời con khát nước; của thiên trả địa; giàu bị chê - nghèo bị khinh - thông minh
bị trị; của đồng chia ba của nhà chia đôi...

88
Trong tiếng Anh việc phân biệt giữa thành ngữ với tục ngữ là một vấn đề chưa rõ
ràng. Ví dụ: face to face (mặt đối mặt); there is a will there is a way (có chí thì nên); by
hard labour one will succeed (có công mài sắt có ngày nên kim); a golden key opens
every door (vàng là chìa khóa vạn năng); he laughs last who laughs best / laugh today
and cry tomorrow (cười người chớ vội cười lâu - cười người hôm trước hôm sau người
cười / giòn cười tươi khóc/ sướng lắm khổ nhiều); one person’s meat is another poison
(được lòng ta xót xa lòng người); from smoke into smother (nghĩa: tránh khói lại chui
vào chỗ cháy âm ỷ: tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa); up and down (đi tới đi lui); off and on
(năm thì mười họa); if you agree to carry the calf, they will make you carry the cow (nếu
bạn chấp nhận mang tới cho họ con bê, họ sẽ bắt bạn mang tới cả con bò mẹ nữa: được
đằng chân, lân đằng đầu)...
5.6. CÁC PHƯƠNG THỨC TẠO TỪ PHỔ BIẾN
Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ. Chúng được hình thành theo những cách thức
nhất định. Cách thức hình thành từ vựng (cơ chế sản sinh từ vựng) trong ngôn ngữ gọi là
phương thức tạo từ. Có 4 phương thức tạo từ phổ biến trong các ngôn ngữ là từ hóa hình
vị, ghép, phụ tố, láy. Từ vựng của mỗi ngôn ngữ được sản sinh theo những phương thức
nhất định, cùng với một số điều kiện khác tạo nên tính đặc thù cho ngôn ngữ ấy.
5.6.1. Từ hóa hình vị
Phương thức từ hóa hình vị là phương thức tác động vào bản thân một hình vị,
làm cho hình vị đó có đặc điểm ngữ pháp và có ý nghĩa như từ.
Khi hình vị tự do được sử dụng trong phát ngôn thì nó mang các đặc điểm của từ
và ta nói các từ đơn trong đó đã được hình thành qua phương thức từ hóa hình vị. Các
hình vị tồn tại trong ngôn ngữ như những yếu tố nhỏ nhất có nghĩa.
Nghĩa của hình vị tồn tại trong tiềm thức của người bản ngữ như nét nghĩa chung
và cơ bản nhất của một từ. Khi đi vào một tình huống sử dụng, hình vị đó được xác định
cả về cấu trúc ngữ nghĩa lẫn về cấu trúc ngữ âm. Ví dụ: nhà thờ gồm hai hình vị nhà +
thờ, nghĩa của nhà: nơi dùng để ở nói chung. Nhưng khi được sử dụng trong một văn
cảnh cụ thể như xây nhà cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thì hình vị này trở thành từ với
những nét nghĩa xác định như là nơi dùng để ở, làm bằng chất liệu cơ bản là gạch, mái
lợp ngói, diện tích vừa phải...
Tóm lại: Phương thức từ hóa hình vị là cách thức tạo từ bằng việc lấy nghĩa của
hình vị để thiết lập nên nghĩa cơ bản bên cạnh những nét nghĩa khác có được nhờ vào bối
cảnh ngôn ngữ trong đó hình vị biến thành từ. Quá trình sử dụng hình vị vào trong các
hoàn cảnh nói năng cũng chính là quá trình biến nó thành từ. Phương thức này là phương
thức tạo từ phổ biến và diễn ra sớm nhất trong hầu hết các ngôn ngữ.

89
5.6.2. Phương thức ghép
Phương thức ghép là phương thức tác động vào hai hoặc hơn hai hình vị làm cho
chúng kết hợp lại với nhau và mang những đặc điểm ngữ pháp và có ý nghĩa của từ.
Giá trị của từ được tạo nên nhờ vào sự kết hợp mang tính tổng thể của các hình vị
bộ phận. Tuy nhiên, giá trị đó không phải là phép cộng đơn giản về nghĩa của các hình vị
bộ phận. Nếu nhầm tưởng từ ghép được tạo ra từ sự kết nối của hai hoặc hơn hai từ đơn
lại với nhau, ta sẽ dễ dàng đi đến một cách hiểu sai lệch, nghĩa của từ ghép là sự ghép lại
với nhau nghĩa của các từ đơn.
Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng mức độ gần gũi về nghĩa của từ ghép với nghĩa của
các hình vị hợp thành giữa từ này với từ khác là không giống nhau. Ví dụ: các từ ghép
tiếng Việt như máy bay, nhà đá, xe đạp, giấy nháp... (nhóm từ này gọi là ghép phân nghĩa
hay ghép chính phụ) sẽ có nghĩa gần với nghĩa của các hình vị hợp thành. Trong khi đó
các từ ghép như đi về, ra vào, lên xuống, nhà cửa, ruộng vườn, đi đứng, ăn ở... (nhóm từ
này gọi là ghép hợp nghĩa hay ghép đẳng lập) lại có nghĩa tương đối xa so với nghĩa của
các hình vị hợp thành. Còn các từ ghép trong tiếng Anh, như: grand + father 
grandfather, black + board  blackboard, super + market  supermarket, breakfast,
sunflower, butterfly, stertree (quả khế), cowboy, chairman, newsagent (người bán báo),
fatherland, stepfather... (nhóm từ này gọi là ghép hợp nghĩa hay ghép đẳng lập) lại có
nghĩa tương đối xa so với nghĩa của các hình vị hợp thành.
5.6.3. Phương thức láy
Phương thức láy là phương thức tác động vào một hình vị cơ sở làm xuất hiện
một hình vị phụ có hình thức lặp lại hoàn toàn hay một phần âm thanh của hình vị cơ sở.
Phương thức láy là phương thức tạo từ tương đối phổ biến trong các ngôn ngữ
thuộc loại hình đơn lập. Tiêu biểu cho phương thức tạo từ này là tiếng Việt. Ví dụ: đẹp
đẹp đẽ; xanh  xanh xao, trắng  trắng trẻo, tròn  tròn trịa... Cơ chế tạo nghĩa trong
từ láy tiếng Việt cho đến nay vẫn là một vấn đề chưa được giải quyết thỏa đáng. Nguyên
nhân là do lớp từ này được hình thành theo một cơ chế riêng có tính đặc thù so với tất cả
các ngôn ngữ khác trên thế giới.
Từ láy được hình thành từ hai hay nhiều hình vị có quan hệ về mặt ngữ âm. Nhờ
mối quan hệ về âm thanh đã tạo cho vốn từ này tính gợi hình, gợi cảm. Chính giá trị ngữ
âm tạo ra giá trị ngữ nghĩa cho từ láy. Khả năng biểu đạt của từ láy là hết sức to lớn. Nhờ
vào tính biểu trưng của hình thức âm đã biến hàng loạt những khái niệm trừu tượng thành
những từ có khả năng biểu đạt sự vật hiện tượng một cách cụ thể. Ví dụ: long lanh, hắt
hiu, sát sạt, lao xao, xôn xao, bâng khuâng, măn mó, nhỏ nhặt, nhỏ nhắn, nhỏ nhen, nhỏ
nhẹ, khờ khạo, run rẩy, èo uột, âm ỉ, chòng chành, làng nhàng...

90
5.6.4. Phương thức phụ tố
Phương thức phụ tố là phương thức thêm các yếu tố phụ vào các yếu tố chính để
tạo ra từ mới. Yếu tố chính còn gọi là căn tố, là thành phần ổn định về hình thức âm thanh
và về ngữ nghĩa. Phụ tố được chia làm hai loại, tiền tố và hậu tố. Đây là phương thức tạo
từ của các ngôn ngữ biến hình. Trong đó tiêu biểu nhất là tiếng Anh.
5.6.4.1. Tiền tố
Tiền tố là phụ tố đặt trước căn tố. Trong tiếng Anh, tiền tố tác động mạnh mẽ tới từ
và làm nội dung ngữ nghĩa của nó biến đổi mạnh mẽ. Ví dụ: các tiền tố dis, re, im, in, un,
multi, en, uni, fore... trong tiếng Anh chuyên biệt hóa nghĩa từ, làm thay đổi cả nét nghĩa
cơ bản của căn tố: appear  disappear; close disclose; pay  repay; polite 
impolite; comfortable  uncomfortable; correct  incorrect; large  enlarge; sector 
multisector; lateral  unilateral (bilateral); form  uniform (không đổi).
Trong tiếng Việt có một loại từ có hình thức giống như được hình thành từ phương
thức phụ tố chuyên dùng để khu biệt đối tượng một cách tinh vi: trắng đốp, trắng ngần,
trắng phau, trẳng ởn, trắng nõn, trắng tinh, trắng hếu, trắng toát; đen láy, đen thui, đen
kịt, đen bóng, đen tuyền...
5.6.4.2. Hậu tố
Hậu tố là phụ tố đặt sau chính tố. Ví dụ : các hậu tố er, ble, ly, ion... rất phổ biến
trong tiếng Anh. Chúng có thể thay đổi những nét nghĩa chính của từ thông qua hiện
tượng chuyển di từ loại (thay đổi chức năng cơ bản).
5.7. PHÂN LOẠI TỪ TIẾNG VIỆT
5.7.1. Phân loại từ tiếng Việt dựa vào phương thức tạo từ
Vốn từ của một ngôn ngữ rất lớn, muốn phân chia chúng cần phải dựa vào những
tiêu chí nhất định. Các tiêu chí phân loại từ đều phải nhất quán trên quan điểm bản chất
của nó. Tức là phải dựa vào các quy tắc sản sinh, cấu tạo và sử dụng để phân loại từ. Tuy
nhiên, mọi sự phân chia đều chỉ mang tính tương đối.
Theo đó người ta phân từ tiếng Việt thành các lớp như sau: từ đơn âm, từ đa âm
(căn cứ vào số lượng âm tiết), từ đơn, từ ghép (căn cứ vào sự vận động của các hình vị
tham gia tạo từ), từ láy (căn cứ vào mối quan hệ về âm thanh giữa các âm tiết).
Cách 1: Đơn tiết (đi, đứng, nhà, vườn, xanh, đỏ)
Từ đơn
Đa tiết (từ láy âm, từ phiên âm, từ có âm tiết
không rõ nghĩa)

91
Vốn từ Hợp nghĩa (quần áo, làng xóm, sống chết)
Từ ghép
Phân nghĩa (xe đạp, máy nổ, sân bay)
Cách 2:
Đơn tiết (đèn, sách, nhà, cây...)
Đơn
Đa tiết (mồ côi, bồ hóng, pênixilin...)
Vốn từ
Láy âm (long lanh, đỏ đắn...)
Phức
Hợp nghĩa (quần áo, dày dép, đi lại)
Ghép nghĩa
Phân nghĩa (xe đạp, máy bay, áo đỏ)
Cách 3:
Đơn tiết (một hình vị trùng một âm tiết)
Hoàn toàn (rầu rầu, đo đỏ)
Đa âm (láy)
Bộ phận (lanh chanh)
Vốn từ
Đa tiết Ghép nghĩa (đẳng lập, chính phụ)

Ghép ngẫu kết (các âm tiết không có quan hệ với nhau về mặt ngữ âm và mặt ngữ nghĩa)
Hãy xem xét các cách phân chia để thấy được tính hợp lí và bất hợp lí của nó.
Trước hết cần thấy rằng từ là một đơn vị hai mặt (hình thức và nội dung) do vậy nó phải
được phân loại trên cả hai bình diện một cách đồng thời.
Nếu căn cứ vào thuộc tính hai mặt này thì cách phân chia thứ nhất tỏ ra có lí hơn
cả. Vì trong cách phân chia đó đã dựa trên hai mặt hình thức và nội dung: lấy hình vị làm
yếu tố nội dung và lấy âm tiết làm yếu tố hình thức. Mặc dù vậy quan điểm phân chia này
cũng có nhiều ý kiến phản đối. Có tác giả cho rằng nếu xem từ đơn là một hình vị thì từ

92
láy (theo cách phân chia trên) chỉ có một hình vị là không ổn (trong khi có nhiều từ láy có
một âm tiết rõ nghĩa).
Cách phân chia thứ 2 cũng chú trọng cả hai bình diện song khi cho rằng tất cả từ
láy đều có ít nhất hai hình vị trở lên là không thỏa đáng vì trên thực tế có nhiều từ láy mà
hai yếu tố đều không rõ nghĩa, mà sự hòa phối ngữ âm mới tạo ra ngữ nghĩa cho từ.
Cách phân chia thứ 3 tuy chỉ lấy tiếng làm cơ sở nhưng trong quá trình phân chia
cũng đề cập đến mặt ngữ nghĩa. Hơn nữa, trong khi xem xét từ láy, người ta lại chỉ chú
trọng và tuyệt đối hóa mặt ngữ âm (coi nó là từ đa âm tiết). Như vậy theo cách phân chia
này thì từ láy hiện ra với tư cách là một từ đa âm tiết còn cấu trúc ngữ nghĩa của nó vẫn
chưa được đề cập. Đây cũng là một vấn đề chính yếu mà người ta quan tâm (nhưng quan
điểm phân chia này lại không giải quyết được đối với từ láy).
Thực tế hình thức và ngữ nghĩa của từ láy là một cấu trúc phức tạp, không thể lấy
đơn vị tiếng (trùng hình vị) ra làm căn cứ phân loại. Từ láy là một từ đa âm tiết song giữa
các âm tiết đều có mối quan hệ ngữ âm hết sức chặt chẽ. Vì vậy xem xét và nhận diện từ
láy từ phương diện ngữ âm là có cơ sở. Tuy nhiên cả ba quan điểm phân chia ở trên đều
chưa hoàn toàn thỏa đáng đối với từ láy. Chính vì vậy chúng ta phải coi từ láy là một loại
từ vựng có cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa đặc trưng.
Theo quan điểm truyền thống, người ta có thể chia từ vựng của một ngôn ngữ
thành từng lớp theo các tiêu chí nhất định:
* Dựa vào số lượng nghĩa mà từ phản ánh, từ vựng được phân thành 2 lớp : từ đơn
nghĩa và từ đa nghĩa.
* Dựa vào nguồn gốc, từ vựng được phân thành 2 lớp: từ thuần và từ vay mượn.
* Dựa vào phạm vi sử dụng, từ vựng được phân thành 3 lớp: từ toàn dân, từ địa
phương, từ nghề nghiệp.
* Dựa vào chức năng ngữ pháp, từ vựng được phân thành 2 lớp: thực từ và hư từ
(thực từ gồm danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ).
5.7.2. Phân loại từ tiếng Việt theo tiêu chí chức năng
Phân loại từ tiếng Việt theo tiêu chí chức năng thực chất là việc xem xét chức năng
của từ trong biểu đạt ngữ nghĩa và chức năng của từ trong các cấu trúc lớn hơn nó (trong
cụm từ, trong câu). Xung quanh vấn đề này tồn tại hai quan điểm chính
Quan điểm thứ nhất:
Vốn từ

93
Thực từ Hư từ

Quan hệ từ Trợ từ Thán từ phụ từ

Loại từ (định từ ) phụ động phụ tính


(phó từ) (phó từ)
Quan điểm thứ hai: do Giáo sư Đinh Văn Đức đưa ra.
Vốn từ

Thực từ hư từ tình thái từ


(danh, động, tính, số, đại)

quan hệ từ định từ phó từ trợ từ thán từ


Cách phân chia từ loại tiếng Việt còn nhiều ý kiến chưa thống nhất. Việc đưa ra 2
quan điểm phân chia nói trên đối với từ tiếng Việt chỉ để dùng vào mục đích minh hoạ
cho các quan hệ ngữ pháp được giáo trình đưa ra.
Sự khác nhau giữa hai quan điểm trên là quan niệm về từ tình thái.
Quan niệm thứ nhất xem từ tình thái cơ bản chỉ mang chức năng cú pháp nên được
xếp vào nhóm hư từ.
Quan niệm thứ hai cho từ tình thái là lớp từ phân biệt với hư từ vì hư từ chỉ có
chức năng bổ sung nghĩa hoặc liên kết giữa các thành phần trong câu, trong khi đó tình
thái từ cơ bản tác động lên toàn bộ câu nói, góp phần đắc lực vào việc hình thành ý nghĩa
của câu.
Các lớp từ được miêu tả như sau:
* Quan hệ từ là những từ có chức năng thiết lập các quan hệ giữa các thành
phần, thành tố trong hệ thống câu. Tùy theo loại quan hệ mà lớp từ này được phân thành
các nhóm:
Quan hệ chủ ngữ - vị ngữ (c-v) : chỉ có một đơn vị là (hệ từ).

94
Quan hệ đẳng lập: gồm các đơn vị như và, với, cùng, hoặc, hay (liên từ).
Quan hệ chính - phụ: gồm các đơn vị như của, để, vì, nếu (giới từ).
* Định từ (còn gọi là loại từ). Định từ có chức năng xác định và làm rõ thêm quan
niệm của con người đối với các sự vật hiện tượng được từ gọi tên. Định từ luôn đi với
danh từ và bổ sung ngữ nghĩa cho danh từ. Hiện nay vẫn còn tồn tại một số quan niệm về
chức năng và tên gọi của lớp từ này. Có người cho rằng, đây là một loại danh từ (danh từ
chỉ loại). Ví dụ: con, cái, chiếc, tấm, bức, quyển, cục, hòn, viên, nắm, thanh, mẫu, miếng,
hạt, tấm, súc, phiến, sợi, thanh, làn, tia, giọt, hạt, cây, cuộc, niềm, nỗi, nền, sự, đôi...
(chiếc thuyền - con thuyền; khẩu súng - cây súng; sợi nhớ - nỗi nhớ; đôi chiếu - chiếc
chiếu; viên đá - hòn đá; chiếc thuyền - lá (thuyền mấy lá Đông Tây lạnh ngắt); quả tim -
trái tim - con tim...)
* Phó từ (còn gọi là phụ từ) có chức năng bổ sung nghĩa cho động hoặc tính từ.
Phó từ được chia làm hai loại:
Phó từ cho tính từ bao gồm các từ như: rất, hơi, quá, lắm, cực kì, vô cùng...
Phó từ cho động từ bao gồm các từ như: đã, đang, sẽ, vừa, mới, từng, cứ, còn,
mãi, hãy, đừng, chớ,...
* Trợ từ là những từ có chức năng nhấn mạnh nghĩa của thành phần câu hoặc cả
câu. Căn cứ vào cách thức tham gia vào câu người ta chia trợ từ thành hai nhóm chính:
Nhóm 1: tạo tính tình thái cho câu. Ví dụ: các từ à, ư, nhỉ, nhé... có thể đứng cuối
câu để tạo sắc thái ngữ nghĩa cho toàn bộ câu nói.
Nhóm 2: thể hiện sự nhấn mạnh sắc thái nghĩa cho thành phần câu. Ví dụ: Nó chỉ
ăn cơm với cà; Nó mua những mười cuốn sách; Tôi thì tôi xin chịu; Mà nói vậy trái tim
anh đó; Rồi sẽ có một ngày ta ngoái lại...
* Thán từ là những từ có chức năng biểu thị cảm xúc của người nói đối với đối
tượng được đề cập đến trong câu. Trong bất kì ngôn ngữ nào cũng có thán từ. Thán từ
trong tiếng Việt như ôi, úi chui cha, trời ơi, ô, ô hô...
Trong tất cả mọi phát ngôn, từ bao giờ cũng đảm nhận một chức năng ngữ pháp
nào đó. Chức năng ngữ pháp của từ luôn gắn với từng loại từ nhất định. Vì vậy, việc phân
chia từ thành các từ loại khác nhau dựa vào chức năng ngữ pháp là cần thiết.
Tóm lại: Việc nhận diện từ loại phải căn cứ vào các mặt sau: ý nghĩa khái quát,
khả năng kết hợp, khả năng giữ các chức vụ ngữ pháp trong câu của từ
5.8. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TỪ VỰNG
5.8.1. Phương pháp phân bố

95
Phương pháp phân bố là phương pháp đặt đơn vị ngôn ngữ (từ) vào các ngữ cảnh
khác nhau nhằm tìm ra các mặt biểu đạt ý nghĩa và chức năng của chúng. Các nghĩa khác
là nghĩa bổ sung tạo nên nét khu biệt về nghĩa cho mỗi từ trong từng ngữ cảnh cụ thể.
5.8.2. Phương pháp thay thế
Phương pháp thay thế là phương pháp dùng sự thay thế lần lượt một yếu tố ngôn
ngữ (từ) trong một văn cảnh bằng một yếu tố khác. Phương pháp này nhằm hai mục đích:
thiết lập được dãy đồng nghĩa hoặc trường từ vựng; xác định và miêu tả được giá trị biểu
đạt của một yếu tố ngôn ngữ khi đặt nó trong mối quan hệ với các yếu tố khác của một hệ
thống (ngữ cảnh) xác định (loại hình bài tập điền từ vào chỗ trống).
Phương pháp này thường được áp dụng cho bài tập lựa chọn từ đồng nghĩa trong
dãy đồng nghĩa phù hợp nhất với từng ngữ cảnh. Qua việc thay thế lần lượt các từ vào
ngữ cảnh ta có thể nắm bắt được ý nghĩa cơ bản của tất cả các từ đã cho và hiểu được sắc
thái ý nghĩa khu biệt của từng từ trong dãy đồng nghĩa.
5.8.3. Phương pháp cải biến
Phương pháp cải biến là phương pháp đưa yếu tố (từ) vào trong hệ thống và thay
đổi chức năng, vị trí, quan hệ của nó để làm rõ các khía cạnh bản chất của chính yếu tố
ngôn ngữ (từ) đó. Phương pháp cải biến cũng có nét giống với phương pháp phân bố.
Tuy nhiên trong khi phương pháp phân bố đưa từ vào các ngữ cảnh khác nhau thì
phương pháp cải biến lại thay thế lần lượt một mối quan hệ ngữ đoạn của ngữ cảnh duy
nhất. Qua đó nhằm làm rõ các nét nghĩa khu biệt và chức năng (thay vì làm rõ ý nghĩa
chính) của từ đưa ra nghiên cứu.
5.8.4. Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp
Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp là phương pháp miêu tả ngôn ngữ thông
qua việc miêu tả quan hệ của nó với các yếu tố hiện diện trong hệ thống. Phương pháp
này cho ta thấy được giá trị của yếu tố ngôn ngữ một cách cụ thể - giá trị thực của ngôn
ngữ hành chức.
Phương pháp này được tiến hành như sau: đưa từ vào một bối cảnh cụ thể và dựa
vào nghĩa của phát ngôn để xác định nghĩa của từ. Nếu đưa ra tất cả các bối cảnh cho từ
đã chọn thì phương pháp này trùng với phương pháp phân bố đã nêu trên.
5.8.5. Phương pháp phân tích nghĩa tố
Phương pháp phân tích nghĩa tố là phương pháp phân xuất ý nghĩa của từ thông
qua cảm nhận của cá nhân đối với từ đó. Phương pháp này cần đến năng lực ngôn ngữ
của người phân tích phải đạt đến một trình độ cao, giàu kinh nghiệm sống.
5.8.6. Phương pháp thống kê, phân xuất toán học
96
Phương pháp thống kê phân xuất toán học là phương pháp dùng số liệu thống kê
cách dùng của một từ nào đó và phân xuất chúng theo tỷ lệ phần trăm để qua đó làm rõ ý
nghĩa cơ bản (hoặc ý nghĩa hiện đại) của từ. Ý nghĩa cơ bản của từ nằm trong số các câu
sử dụng từ đó với tần số xuất hiện cao nhất.

TÀI LIỆU ĐỌC BỔ SUNG CHƯƠNG 5


1. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình Ngôn ngữ học, Nxb ĐHQG Hà Nội.
2. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
3. Cao Xuân Hạo (1998), Tiếng Việt- mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa.
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. F. de Saussure (2005), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương (bản dịch tiếng Việt
của Cao Xuân Hạo). Nxb Khoa học xã hội. H.
5. Cruse, Alan (2000), Meaning in Language. Oxford: Oxford University Press.
6. Lyon. J (1972), Introduction to Theoritical Linguistics. London.
7. Radford, A. et all (1999). Linguistics, an Introduction. Cambridge: Cambridge
University Press.
8.Yule,G. (1985), The Study of Language - An Introduction. Cambridge:
Cambridge University Press.
NỘI DUNG ÔN TẬP CHƯƠNG 5
Nội dung ôn tập 1: - Các xu hướng nghiên cứu về từ
- Các bộ môn nghiên cứu về từ
Nội dung ôn tập 2: - Các loại nghĩa của từ
- Các xu hướng chuyển nghĩa của từ
Nội dung ôn tập 3: - Một số hiện tượng từ vựng phổ biến;
- Các phương thức tạo từ phổ biến
Nội dung ôn tập 4: - Phân loại từ tiếng Việt;
- Một số phương pháp nghiên cứu từ vựng.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

97
1. Giảng viên giao nhiệm vụ học tập cho sinh viên ngay trên lớp học.
2. Hệ thống câu hỏi và bài tập được lấy từ 2 nguồn tài liệu tham khảo số [6] của
nhóm tác giả Hoàng Dũng & Bùi Mạnh Hùng và số [18] của nhóm tác giả Vũ Đức
Nghiệu & Nguyễn Văn Hiệp theo thứ tự Danh mục tài liệu tham khảo của Bài giảng.

98
Chương 6
NGỮ PHÁP HỌC

6.1. KHÁI NIỆM


Về khái niệm Ngữ pháp, theo Từ nguyên học thì ngữ là ngôn ngữ, pháp là cách
thức. Ngữ pháp là cách thức hoạt động của ngôn ngữ.
Khái niệm ngữ pháp bắt nguồn từ ngôn ngữ Hi Lạp. Trong tiếng Hi Lạp, ngữ pháp
có nghĩa là nghệ thuật viết lách (The art of writing). Trước đây ngữ pháp bao gồm tất cả
những gì liên quan đến ngôn ngữ. Hiện nay ngữ pháp chỉ bao gồm từ và câu (ví dụ:
Phonetics (ngữ âm học) bây giờ là một môn tách biệt khỏi ngữ pháp).
Ngữ pháp là toàn bộ các quy tắc, các mô hình kết hợp của các đơn vị ngôn ngữ,
vốn trừu tượng và khái quát, nhờ vào các phương thức biểu hiện mà trở thành những
đơn vị hiện thực, cụ thể và có giá trị thông tin thực tại.
Trong quá trình nói năng, các đơn vị ngôn ngữ rời rạc, nhờ sự kết hợp theo một
quy tắc nào đó mà mối quan hệ giữa hình thức và nội dung của phát ngôn được xác lập.
Ngữ pháp chính là toàn bộ các quy tắc sử dụng về từ và câu của một ngôn ngữ.
Ngữ pháp học là bộ môn khoa học nghiên cứu các cách thức liên kết giữa các từ
lại với nhau tạo thành câu, thành văn bản phục vụ cho quá trình giao tiếp.
6.2. CÁC TRƯỜNG PHÁI NGỮ PHÁP CƠ BẢN
Hiện nay tồn tại rất nhiều trường phái ngữ pháp. Mỗi một trường phái đều có cách
nhìn nhận của riêng mình. Tuy nhiên, khi mỗi một trường phái phát triển đến đỉnh điểm
thì trở nên cực đoan. Cũng có khi các nhà ngữ pháp cực đoan hóa để làm nổi bật một
cách nhìn về cách thức hoạt động của ngôn ngữ. Có thể các trường phái ngữ pháp bổ
sung cho nhau hoặc đối lập nhau, nhưng tất cả các loại ngữ pháp hiện nay đều tập trung
giải quyết 3 vấn đề thuộc 3 bình diện:
* Bình diện kết pháp: nghiên cứu mối quan hệ giữa tín hiệu với tín hiệu trong phát
ngôn (ngữ pháp cấu trúc, ngữ pháp cải biến). Các tín hiệu được thể hiện với tư cách là từ,
cụm từ, câu, đoạn văn là các đơn vị thông tin được mã hóa. Những đơn vị này liên kết với
nhau bằng các loại hình quan hệ để tạo ra một đơn vị lớn hơn. Nghiên cứu ngôn ngữ trên
bình diện kết pháp là việc chỉ ra các mối quan hệ, các loại hình quan hệ để từ đó mô hình
hóa cấu trúc của hệ thống thuộc mọi cấp độ (từ, cụm từ, câu, văn bản).
* Bình diện nghĩa học: nghiên cứu mối quan hệ giữa cái biểu đạt với cái được
biểu đạt. Trong đó cái được biểu đạt là căn bản nhất. Trên bình diện nghĩa học, người ta

99
tập trung làm rõ cơ chế tạo nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ. Ví dụ : cơ chế tạo nghĩa của
câu là tổng hòa ý nghĩa của các đơn vị tạo ra nó với ngữ cảnh mà trong đó nó được sinh
ra (gồm những mặt, những yếu tố như không gian, thời gian sản sinh ngôn bản, mục đích
giao tiếp...). Mục đích cuối cùng của việc nghiên cứu ngôn ngữ trên bình diện nghĩa học
là tìm ra ý nghĩa đích thực của các cấu trúc ngôn ngữ được đưa ra xem xét.
* Bình diện dụng học: nghiên cứu mối quan hệ giữa tín hiệu với người sử dụng tín
hiệu đó. Cụ thể là nghiên cứu các đơn vị ngôn ngữ trong quá trình thực hiện những chức
năng biểu đạt nhất định nào đó. Dụng học có đối tượng nghiên cứu rất phong phú và đa
dạng. Ví dụ: dụng học nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ, các dạng thức ngôn ngữ thuộc
các phong cách ngôn ngữ khác nhau. Mục đích của việc nghiên cứu ngôn ngữ trên bình
diện dụng học là chỉ ra được các nguyên tắc sử dụng ngôn ngữ phù hợp với từng tình
huống giao tiếp, từng hoàn cảnh sử dụng cụ thể trên cả hai phương diện cấu trúc hình
thức và nội dung biểu đạt.
6.2.1. Ngữ pháp truyền thống (Traditional Grammar)
Ngữ pháp truyền thống là trường phái ngữ pháp ra đời từ rất sớm. Trường phái
ngữ pháp này hình thành trên nguyên lí cấu trúc luận. Nguyên lí cấu trúc luận chỉ ra rằng,
tất cả các sự vật có thuộc tính vật chất đều được sản sinh và tồn tại nhờ vào một cấu trúc
nội tại. Chính cấu trúc nội tại giúp cho vật thể đó tồn tại và duy trì được giá trị của mình.
Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã sớm nhận ra ngôn ngữ có tính vật chất (là những
kết cấu âm thanh). Vì thế họ cho rằng có thể phân lập những kết cấu này thành những bộ
phận nhỏ hơn. Khi đã phân lập được chúng, việc chỉ ra mối liên kết và cách thức liên kết
giữa chúng sẽ trở nên cực kì đơn giản.
Khi người ta phát hiện ra bản chất tín hiệu của ngôn ngữ thì trường phái ngữ pháp
này đã vận dụng thành tựu đó để đưa nguyên lí cấu trúc luận phát triển đến đỉnh cao. Họ
nhận thấy rằng, ngôn ngữ tồn tại như một bàn cờ, chỉ cần nắm được giá trị của từng quân
cờ và cách thức hoạt động của chúng là có thể điều khiển được cả ván cờ.
Nhờ lí thuyết này mà ngữ pháp truyền thống đã chỉ ra được một cách khái quát các
đơn vị, các bình diện và các chức năng của từng thành tố, thành phần trong các cấu trúc
ngôn ngữ. Câu có thể được xây dựng từ hai thành phần nòng cốt (trong Việt ngữ học gọi
là chủ ngữ và vị ngữ) và các thành phần bổ trợ khác. Mỗi một thành phần có thể bao gồm
nhiều thành tố nhỏ hơn (nằm trong từng cụm từ) có quan hệ với nhau một cách bình đẳng
hay lệ thuộc.
Với việc dựa hẳn vào nguyên lí cấu trúc luận và bản chất tín hiệu của ngôn ngữ,
các nhà ngữ pháp học truyền thống đặc biệt chú trọng nghiên cứu các thành phần của
phát ngôn một cách độc lập. Họ xem các thành phần này như những mảnh ghép cơ động

100
có thể linh hoạt tham gia vào các cấu trúc để tạo ra những đơn vị mới. Cống hiến lớn nhất
của họ là đã vạch ra được những cấu trúc phổ biến của các đơn vị ngôn ngữ. Từ đó có thể
giúp ta nhanh chóng nắm bắt được nguyên tắc cấu tạo của ngôn ngữ trong quá trình sử
dụng.
Bên cạnh những cống hiến to lớn, trường phái ngữ pháp này cũng còn bộc lộ một
số hạn chế nhất định.
Thứ nhất, ngữ pháp học truyền thống chỉ nghiên cứu cấu trúc bề mặt (các yếu tố
hiện diện với các quan hệ nội tại của chúng) mà không thấy được các mối quan hệ với
bên ngoài như cơ chế sản sinh cơ chế tồn tại và cơ chế quy định sự hoạt động của ngôn
ngữ. Xuất phát từ chỗ nghiên cứu những bộ phận hợp thành của ngôn ngữ và coi các bộ
phận này như những chi tiết của cỗ máy.
Do vậy ngữ pháp học truyền thống mới chỉ cho chúng ta thấy được một cách khái
quát cấu trúc hệ thống của cỗ máy đó mà chưa chỉ ra được cơ chế vận hành của nó trên
thực tế, động lực thúc đẩy nó vận hành và các yếu tố bên ngoài chi phối sự kiến tạo của
cỗ máy đó trong quá trình vận hành như: người phát ngôn, người tiếp nhận; các yếu tố
khách quan, chủ quan tác động đến chủ thể nói năng; sự tương tác giữa người nói với
người nghe v.v.
Thứ hai, ngữ pháp học truyền thống chỉ quan tâm đến những mô hình kết hợp
khác nhau. Trên thực tế những mô hình đó chỉ là những mô hình lô gíc hình thức chỉ có
tác dụng xem xét tính đúng - sai dựa trên hình thức bề mặt mà không đi vào chiều sâu cấu
trúc ngữ nghĩa. Trong thực tế, có những mô hình đúng về mặt lô gíc hình thức song lại sai
về lô gíc ngữ nghĩa (khi đối chiếu ý nghĩa của nó với hiện thực khách quan mà nó phản
ánh).
Thứ ba, khi xem xét nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ, ngữ pháp truyền thống đã
tách nghĩa biểu niệm khỏi nghĩa dụng học. Trong khi đó có nhiều kiểu cấu trúc ngôn ngữ
(nhất là ngôn ngữ văn chương) lại lấy nghĩa ngữ dụng làm nghĩa cơ bản. Nghĩa ngữ dụng
được suy ra từ hoàn cảnh nói năng cụ thể qua lăng kính của các yếu tố hiện diện chứ
không phải được suy ra một cách trực tiếp từ các yếu tố hiện diện. Từ những hạn chế trên
của ngữ pháp học truyền thống mà một ngành ngữ pháp khác ra đời bổ sung cho nó đó là
ngữ pháp học chức năng.
6.2.2. Ngữ pháp chức năng (Functional Grammar)
Ngữ pháp chức năng ra đời dựa trên nguyên lí cấu trúc - tín hiệu - chức năng (nói
tắt là cấu trúc - chức năng). Trường phái ngữ pháp này không phủ nhận ngữ pháp cấu trúc
mà vận dụng những thành tựu nghiên cứu của nó để phát triển một lí thuyết ngữ pháp
mới cao hơn và toàn diện hơn.

101
Nếu ngữ pháp truyền thống chỉ chú trọng về bản chất tín hiệu của ngôn ngữ và chỉ
xem xét ngôn ngữ trên bản thân nó và vì bản thân nó (tách ngôn ngữ ra khỏi các quan hệ
bên ngoài của nó), thì ngữ pháp chức năng lại đặt các đơn vị ngôn ngữ với tư cách là các
tín hiệu đặc biệt trong quá trình sản sinh và hoạt động.
Chính mối liên hệ bên ngoài của ngôn ngữ đã làm cho nó trở thành loại tín hiệu
đặc biệt. Một nguyên lí nổi tiếng (tính võ đoán) được F.de Saussure phát hiện đã đặt nền
tảng cho lí thuyết cấu trúc - chức năng. Chính chức năng chi phối cấu trúc, sau đó cấu
trúc mới thực hiện sứ mệnh biểu đạt của mình. Mỗi một chức năng (nội dung biểu đạt) có
thể được thể hiện dưới nhiều hình thức cấu trúc khác nhau. Mỗi một biểu hiện của hình
thức luôn luôn mang một dấu hiệu phân biệt của chức năng. Cách suy nghĩ của con người
càng đa dạng thì các biểu hiện về cấu trúc ngôn ngữ càng trở nên phong phú.
Ngữ pháp chức năng nghiên cứu các đơn vị, các cấu trúc của ngôn ngữ trong quá
trình thực hiện các chức năng giao tiếp khác nhau của chúng. Vì vậy, trường phái ngữ
pháp này đặc biệt quan tâm đến ngữ dụng học, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến các mối
quan hệ như: ngôn ngữ với sản phẩm của ngôn ngữ; ngôn ngữ với ngữ cảnh; ngôn ngữ
với nhân vật giao tiếp; ngôn ngữ với hoàn cảnh giao tiếp v.v.
Tóm lại: Ngữ pháp chức năng luôn xem xét ngôn ngữ trên hai bình diện song
song: Cấu trúc - chức năng. Các hành vi giao tiếp như gọi điện thoại (using the
telephone); chào (greeting); hỏi (asking for information); tạm biệt (saying goodbye); đề
nghị (offering); cảm ơn và đáp lại (thanking people and responding to thanks); mời, chấp
nhận và khước từ lời mời (making, accepting and declining invitations); yêu cầu (making
requests); xin lỗi và đáp lời xin lỗi (do mình gây ra), (apologizing and responding); nói
lời xin lỗi (do hoàn cảnh đưa lại), (making excuses); khen và đáp lời (complimenting and
responding); than phiền (complaining); bày tỏ ý kiến, tán thành và không tán thành
(expressing opinions, and disagreeing); yêu cầu và đề nghị giúp đỡ (requesting and
offering assistance); nói lời thu hút sự chú ý và cảnh báo (attracting attention and
warning); bày tỏ và đón nhận sự cảm thông (expressing and receiving sympathy); che
giấu cảm nghĩ (hiding feelings) chính là những vấn đề trọng tâm của ngữ dụng học, một
bình diện cấu thành ngữ pháp chức năng.
Trong Việt ngữ học, theo nhận xét của tác giả Cao Xuân Hạo thì lâu nay việc dạy
tiếng cho học sinh đã thoát li linh hồn của tiếng Việt. Chúng ta chỉ mới dừng lại ở cái phổ
quát của ngôn ngữ, đánh rơi thuộc tính tín hiệu, thuộc tính xã hội đặc biệt và mục đích
giao tiếp của chúng. Ông đã thống kê một số thành ngữ, tục ngữ như: Chó treo mèo đậy;
Vàng gió đỏ mưa; Nhiều no ít đủ; Cần tái cải nhừ; Cha nào con nấy; Mềm nắn rắn
buông; Trong ấm ngoài êm. Đây là những cấu trúc tỉnh lược hư từ thì, mà, là trong những
hoàn cảnh nói năng đặc biệt của người Việt mà người nước ngoài khó lòng có thể thâm

102
nhập được nếu như không được sống một thời gian dài trong cộng đồng người bản ngữ.
Nếu đưa những cấu trúc ngôn ngữ nói trên ra xem xét cấu trúc hình thức theo tiêu chuẩn
của ngữ pháp châu Âu, chúng ta sẽ không thể giải quyết được các hiện tượng ngữ pháp
tiếng Việt một cách triệt để.
Các cấu trúc ngôn ngữ dân gian nói trên là những điển dạng của cấu trúc câu tiếng
Việt (có hay không có các hư từ nhấn mạnh thành phần ý nghĩa hoặc hư từ thực hiện
chức năng kết nối). Tuy nhiên khi nghiên cứu câu tiếng Việt, người ta lại nhầm lẫn khi
cho rằng những cấu trúc câu nói trên là những câu đặc biệt. Trên thực tế, từ những cấu
trúc ngôn ngữ ổn định này, người Việt đã sáng tạo ra những cấu trúc ngôn ngữ tương tự.
Nhận định này là có cơ sở vì tiếng Việt vốn được lưu giữ bởi người bình dân qua nhiều
biến cố thăng trầm của lịch sử.
Cao Xuân Hạo còn đưa ra một số ví dụ khác như, các giáo viên thường đánh đồng
các phát ngôn: Tôi là công nhân với Tôi là một công nhân. Hai phát ngôn này nếu đặt
trong diễn ngôn và hoàn cảnh giao tiếp, chúng ta dễ dàng nhận thấy chúng khác nhau rất
xa. Hoặc phát ngôn Tôi tên là Nam (học sinh lớp... con ông...) với Tên tôi là Nam (do cha
tôi đặt cho lúc mới sinh ra...) là hai phát ngôn nhìn bề ngoài tưởng như chúng tương
đương nhau về giá trị. Trên thực tế chúng thông báo hai nội dung khác nhau. Mỗi một
phát ngôn có một hướng phát triển thông tin riêng mà nếu không đặt trong phân tích diễn
ngôn chúng ta rất dễ bị nhầm lẫn.
Trong giao tiếp đời thường, người Việt bình dân thường sử dụng những kiểu câu
như: Thứ nhạc này tôi không thích; Sách viết không hay; Trong vườn trồng toàn cam;
Bàn lau chưa sạch; Cơm chưa nấu. Thế nhưng khi không đặt được chúng vào trong
những cái khuôn nhất định (được xây dựng theo các mô hình của các ngôn ngữ phương
Tây, các nhà ngữ pháp học tiếng Việt đã không ngần ngại xếp chúng vào nhóm những
câu đặc biệt (thậm chí xếp vào nhóm những câu viết sai ngữ pháp, cần được chỉnh sửa
lại). Thực ra, khi coi ngôn ngữ là những tín hiệu được con người mã hóa để ghi nhớ
thông tin, các nhà ngữ pháp học truyền thống đã xem xét chúng đơn thuần về mặt cấu
trúc mà bỏ qua hoặc không chú trọng đến chức năng giao tiếp của chúng. Họ chỉ nhìn
nhận các đơn vị này từ phương diện cấu trúc. Sai lầm thứ hai là họ đã lấy cái khuôn (mô
hình cấu trúc) câu tiếng nước ngoài để xem xét mô hình câu tiếng Việt.
Nếu đặt trong các mối quan hệ thực tế, các câu nói trên thực hiện rất tốt chức năng
giao tiếp (vốn là chức năng cơ bản nhất của ngôn ngữ) của mình. Các câu trên là những
phát ngôn rất thông dụng trong tiếng Việt và cấu trúc của nó phải được soi sáng bằng ngữ
pháp chức năng mà cấu trúc đề - thuyết chính là cơ sở cho chúng ta phân định thành phần
câu một cách thuyết phục và triệt để nhất.

103
6.3. CÁC QUAN HỆ NGỮ PHÁP PHỔ BIẾN
6.3.1. Khái niệm
Trong mỗi cấu trúc ngôn ngữ, các đơn vị cấu thành không bao giờ tồn tại độc lập
mà chúng liên kết với nhau bằng những mối quan hệ bên trong (quan hệ ngữ nghĩa). Mối
quan hệ giữa các thành tố trong phát ngôn được gọi là quan hệ ngữ pháp. Đây chính là
cách nhìn nhận các cấu trúc ngôn ngữ với tư cách là những tín hiệu hai mặt tồn tại khách
quan. Nhờ những quan hệ này mà nghĩa của phát ngôn được hình thành.
Tuy nhiên hiểu khái niệm ngữ pháp như thế này chỉ là cách hiểu mang tính phổ
biến và khái quát. Thực ra giá trị biểu đạt của một phát ngôn còn bị chi phối bởi rất nhiều
mối quan hệ. Những mối quan hệ này cũng là quan hệ ngữ pháp. Mặc dù vậy, một định
nghĩa về ngữ pháp toàn diện hơn cho đến nay vẫn còn để ngỏ.
Tóm lại: Có thể hiệu một cách khái quát, quan hệ ngữ pháp là quan hệ giữa các
đơn vị ngôn ngữ với nhau để tạo ra ý nghĩa ngữ pháp.
6.3.2. Các kiểu quan hệ ngữ pháp
6.3.2.1. Quan hệ đẳng lập
Quan hệ đẳng lập là quan hệ giữa các thành tố tương đương nhau về chức năng
biểu đạt và chức năng cú pháp. Quan hệ giữa các thành tố này là quan hệ lỏng, giữa
chúng có tính độc lập cao, cả về chức năng lẫn ngữ nghĩa. Quan hệ đẳng lập được thể
hiện dưới một số dạng như:
Quan hệ liên hợp: là quan hệ liên kết giữa các yếu tố tương đồng nhau về chức
năng tạo ra một cấu trúc biểu đạt lớn hơn và phức tạp hơn. Cấu trúc biểu đạt đó có thể là
cấu trúc biểu vật hay biểu niệm được cấu thành từ sự liên kết của các thành tố mang
nghĩa với nhau. Ví dụ: Tôi và anh.... (cụm từ được tạo ra từ sự nối kết của liên từ, trong
đó các từ tôi, anh liên kết với nhau); nhà cửa (hai hình vị độc lập tạo từ); Anh đi cùng em
lên thành xưa; Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh (câu liên kết các từ chỉ đối tượng tương
đương nhau về chức năng biểu đạt).
Quan hệ lựa chọn: là quan hệ của hai hay nhiều yếu tố có đầy đủ điều kiện để thay
thế cho yếu tố kia trên trục tuyến tính. Ví dụ: Tôi hoặc anh... (cụm từ); Bọn địch hoặc
phải rút lui hoặc phải đầu hàng (câu).
Quan hệ giải thích: là quan hệ giữa hai thành tố tương đương nhau về nghĩa, trong
đó một thành tố có thêm một chức năng khu biệt, đó là chức năng giải thích cho thành tố
kia. Ví dụ: Nam, bạn tôi... (cụm từ); Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc văn võ song
toàn... (câu).

104
Quan hệ qua lại: là quan hệ của các thành tố liên hệ với nhau theo nguyên lí của lô
gíc khách quan như nguyên nhân - kết quả hoặc điều kiện - kết quả. Ví dụ: Vì lười nên
học kém; Vì nghèo nên hèn (câu).
6.3.2.2. Quan hệ chính - phụ
Quan hệ chính phụ là quan hệ phụ thuộc của một thành tố phụ vào một thành tố
chính. Thành tố phụ có chức năng bổ sung giá trị biểu đạt cho thành tố chính. Quan hệ
chính phụ có thể có các dạng thể hiện phổ biến như:
Quan hệ giữa thực từ với hư từ. Trong quan hệ này hư từ làm thành tố phụ bổ sung
ý nghĩa cho thực từ. Ví dụ: very nice; ăn rồi; đã đi (cụm từ).
Quan hệ giữa thực từ với thực từ. Trong quan hệ này một thành tố thực từ đóng
vai trò là thành tố phụ bổ sung ý nghĩa và làm rõ nghĩa cho thành tố kia và cho cả cấu
trúc đó. Ví dụ: ghế mây; sách đỏ; sương sớm (1 từ); đi nhanh, học giỏi (cụm từ). Trong
quan hệ chính phụ giữa thực từ với thực từ có thể có hai dạng chính :
Danh từ với định ngữ của nó: beautiful girl (cụm từ)
Động từ với trạng ngữ của nó: work carefully (cụm từ)
Quan hệ chính phụ là quan hệ rất phổ biến trong các cấu trúc ngôn ngữ. Một số ví
dụ minh họa từ tiếng Việt:
Xã hội chủ nghĩa cổ sinh vật học
Tiếng suối chảy róc rách suối chảy róc rách
Ngôi nhà mẹ Lê mới xây rất khang trang Con gà mái nâu của mẹ...
6.3.2.3. Quan hệ chủ vị
Quan hệ chủ vị là quan hệ giữa hai thành tố phụ thuộc lẫn nhau, chúng làm tiền
đề hoặc giải thích cho nhau trong một kết cấu nhất định.
Quan hệ chủ vị thể hiện mối tương quan giữa tư duy và ngôn ngữ. Trong quan hệ
này, trật tự và tính liên hệ phổ biến, biện chứng của tự nhiên được phản ánh một cách sát
thực bởi ngôn ngữ. Cũng chính điều đó đã khiến cho tất cả các phán đoán đều có hình
thức là câu đầy đủ thành phần chủ yếu (có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ).
Quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ trùng khít với quy luật tồn tại của hiện thực được
con người phản ánh. Quy luật đó được thể hiện trong thực tế như giữa chủ thể với hành
động do chủ thể thực hiện (Tôi học tiếng Việt); giữa đối tượng với đặc điểm (Bông hoa
này rất thơm); giữa đối tượng với chức năng của đối tượng đó (Tôi là công nhân).

105
Quan hệ chủ vị thể hiện rõ nét sự thống nhất giữa ngôn ngữ và tư duy. Nhờ quan
hệ này mà con người có thể sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện để nhận thức thế giới
hiện thực một cách gián tiếp (thông qua hoạt động tư duy).
6.4. Ý NGHĨA NGỮ PHÁP
6.4.1. khái niệm
Ngôn ngữ tồn tại trong đầu óc con người duới hai dạng:
Dạng thứ nhất là các từ. Vốn từ trong trí nhớ của mỗi người là kết quả định vị thế
giới khách quan của người đó có được trong các hoạt động sống. Dạng này tồn tại một
cách bền vững và là yếu tố cơ bản, làm nên năng lực ngôn ngữ của mỗi cá nhân.
Dạng thứ hai là dạng ngôn ngữ tồn tại lâm thời. Hình thức của chúng là câu và
văn bản. Khi con người muốn tư duy và nhận thức thế giới trong tính thống nhất, liên
hoàn và phức tạp của nó, thì từ (với tư cách là sự phân mảnh tạm thời trong nhận thức thế
giới của con người) không đủ sức đáp ứng yêu cầu đó nên chúng liên kết lại với nhau để
tạo thành một phức thể lớn hơn (được gọi là câu và văn bản ; văn bản là phức thể được
tạo ra từ sự liên kết của các câu lại với nhau). Các phức thể ngôn ngữ lớn hơn từ, nhờ
vào các quan hệ nội tại, có chức năng biểu đạt một nội dung thông tin phức tạp. Thông
tin đó chính là ý nghĩa ngữ pháp.
Thông thường khi xét tới ý nghĩa của các đơn vị phát ngôn, người ta thường đưa ra
hai loại ý nghĩa, ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp. Ý nghĩa từ vựng gồm ý nghĩa biểu
vật và ý nghĩa biểu niệm. Ý nghĩa ngữ pháp là loại ý nghĩa toát ra từ các mối quan hệ nội
tại của thông báo (câu và văn bản, trong đó câu là đơn vị thông báo phổ biến).
Tóm lại:Ý nghĩa ngữ pháp là loại ý nghĩa khái quát hóa, trừu tượng hóa, bao hàm
lên hàng loạt từ, cụm từ và câu.
Ý nghĩa ngữ pháp được rút ra từ các mối quan hệ. Tùy theo góc độ và quan điểm
nhìn nhận (mỗi cách nhìn nhận hình thành nên một trường phái ngữ pháp) mà quan hệ
ngữ pháp được xác định theo một cách riêng. Nếu xét quan hệ nội tại (quan hệ của các
đơn vị ngôn ngữ hiện diện trong cấu trúc) ta có các quan hệ cùng bậc và khác bậc (từ -
từ; từ - cụm từ; cụm từ - cụm từ). Nếu xét quan hệ giữa ngôn ngữ với quá trình sản sinh
ra nó, ta có quan hệ giữa nội dung câu nói với hiện thực khách quan (giữa ngôn ngữ với
ngữ cảnh).
6.4.2. Phân loại ý nghĩa ngữ pháp
Có hai cách phân loại ý nghĩa ngữ pháp:
Cách 1: ý nghĩa quan hệ và ý nghĩa tự thân

106
- Ý nghĩa quan hệ: do mối quan hệ của đơn vị ngôn ngữ với các đơn vị khác trong
lời nói đem lại. Ví dụ: trong câu mèo vồ chuột, từ mèo biểu thị chủ thể của hoạt động vồ,
còn chuột biểu thị đối tượng. Nhưng trong câu chuột lừa mèo, thì từ chuột mang ý nghĩa
chủ thể và từ mèo mang ý nghĩa đối tượng của hoạt động. Các ý nghĩa chủ thể, đối tượng
chỉ nảy sinh do những mối quan hệ giữa các từ trong những câu cụ thể. Chúng là những ý
nghĩa quan hệ.
- Ý nghĩa tự thân: các từ mèo và chuột đều biểu thị sự vật, các từ vồ và lừa đều
mang ý nghĩa hoạt động. Điều này không phụ thuộc các quan hệ ngữ pháp. Những ý
nghĩa ngữ pháp không phụ thuộc vào quan hệ ngữ pháp được gọi là ý nghĩa tự thân. Các
ý nghĩa ngữ pháp khác như “giống cái”, “giống đực”, “số ít”, “số nhiều” của danh từ ,
hay “thời hiện tại”, “thời quá khứ”, “thời tương lai” của động từ,… cũng thuộc vào loại ý
nghĩa tự thân.
Cách 2: ý nghĩa thường trực và ý nghĩa lâm thời.
- Ý nghĩa thường trực là loại ý nghĩa ngữ pháp luôn đi kèm với ý nghĩa từ vựng,
có mặt trong mọi dạng thức của đơn vị, như ý nghĩa “sự vật” của danh từ trong các ngôn
ngữ khác nhau, ý nghĩa “giống đực”, “giống cái” của danh từ tiếng Nga, tiếng Pháp, hay
ý nghĩa “hoàn thành thể” của động từ hoàn thành thể tiếng Nga.
- Ý nghĩa lâm thời là loại ý nghĩa chỉ xuất hiện ở một số dạng thức của đơn vị,
như: các ý nghĩa “chủ thể”, “đối tượng”, “số ít”, “số nhiều”,… của danh từ, “thời hiện
tại”, “thời quá khứ”, “thời tương lai” hay “ngôi thứ nhât”, “ngôi thứ 2”, “ngôi thứ 3” của
động từ,…
Phối hợp cả 2 cách phân loại trên có 3 loại . ý nghĩa ngữ pháp sau:
1) Ý nghĩa quan hệ. 2) Ý nghĩa tự thân thường trực. 3) Ý nghĩa tự thân không
thường trực.
6.5. PHƯƠNG THỨC NGỮ PHÁP
Khái niệm phương thức được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đời sống. Phổ
biến nhất là trong triết học và kinh tế chính trị học. Trong các lĩnh vực này, phương thức
được hiểu là cách thức tiến hành hoạt động hay cách thức vận hành của một bộ máy, một
cơ chế nào đấy. Ví dụ: phương thức sản xuất tư bản là cách thức vận hành của nền kinh tế
dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, lấy quan hệ cung - cầu của thị trường làm nền
tảng dưới sự thúc đẩy của lợi nhuận do giá trị thặng dư mang lại. Như vậy có thể hiểu
phương thức là cách thức quy định của một mặt hoạt động trong một lĩnh vực nào đấy.
Trong mọi ngôn ngữ, các ý nghĩa ngữ pháp và các quan hệ ngữ pháp cần được
hiện thực hóa bằng những cách thức nhất định. Các cách thức này đặc trưng cho từng

107
ngôn ngữ và có tính quy luật. Mỗi phương thức ngữ pháp là một cách thức, phương pháp
biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp thông qua các hình thức vật chất cụ thể, cảm tính.
Tóm lại: Phương thức ngữ pháp: là những biện pháp, hình thức chung nhất thể
hiện ý nghĩa ngữ pháp.
Mỗi ngôn ngữ đều có những phương thức ngữ pháp riêng để hiện thực hóa các ý
nghĩa ngữ pháp. Nói cách khác cùng một ý nghĩa ngữ pháp trong các ngôn ngữ khác nhau
thì được hiện thực hóa bằng những cách thức khác nhau. Số lượng các phương thức ngữ
pháp trong các ngôn ngữ trên thế giới là có hạn.
6.5.1. Các phương thức ngữ pháp bên trong từ
Phương thức phụ tố: là phương thức thêm vào chính tố (căn tố) những yếu tố phụ
để tạo ra ý nghĩa ngữ pháp.
- Trong tiếng Anh, phụ tố có thể đảm nhận các chức năng như thể hiện ý nghĩa về
số, thời, cách... của chủ thể hành động trong phát ngôn. Ví dụ: student  students. S là
phụ tố thể hiện ý nghĩa về số của danh từ.
- Trong tiếng Pháp, Ví dụ: từ antinational (phản dân tộc), kèm theo chính tố nation
(dân tộc) có hai phụ tố là tiền tố anti-(phản, chống) và hậu tố -al (biểu thị tính chất giống
đực, số ít). Ý nghĩa mà tiền tố anti- biểu thị là ý nghĩa từ vựng. Còn ý nghĩa mà hậu tố -al
biểu thị là ý nghĩa ngữ pháp.
- Trong tiếng Jarai, trung tố -rơ- trong bơrơsao (sự cãi nhau) biểu thị ý nghĩa “sự
vật”. Còn bơsao (cãi nhau), có ý nghĩa “hành động”
Phụ tố là phương thức ngữ pháp phổ biến trong các ngôn ngữ biến hình. Nó làm
cho cơ chế hoạt động của các cấu trúc ngôn ngữ thêm phần chặt chẽ và phức tạp, đặc biệt
là vấn đề phát âm.
Phương thức chuyển đổi ngữ âm: là phương thức dùng sự thay thế nguyên âm hay
phụ âm trong nội bộ căn tố của từ để diễn đạt ý nghĩa ngữ pháp.
Phương thức này, được sử dụng trong nhiều ngôn ngữ Ấn- Âu, đặc biệt trong
trường hợp biểu thị cấp so sánh của tính từ.

Nghĩa
Tốt Tốt hơn Xấu Xấu hơn
Ngôn ngữ

Anh
Good Better bad Worse

Pháp Bon Meilleur Mauvais Pire

108
6.5.2. Phương thức ngữ pháp bên ngoài từ
Phương thức lặp: phép lặp được sử dụng để tạo nên một dạng thức mới của từ qua
đó biểu thị sự thay đổi ý nghĩa ngữ pháp. (khác với phương thức láy là lặp lại toàn bộ hay
một bộ phận võ ngữ âm của căn tố để tạo nên một từ mới - với ý nghĩa từ vựng mới).
Chẳng hạn:
- Lặp lại toàn bộ một danh từ để biểu thị sự chuyển đổi từ số ít sang số nhiều:
người, ngày (số ít)- người người, ngày ngày (số nhiều).
- Lặp toàn bộ một động từ để biểu thị sự liên tục hoạt động: gật, cười (một hoạt
động)- gật gật, cười cười (nhiều hoạt động liên tục).
- Lặp toàn bộ một tính từ để biểu thị mức độ thấp của tính chất trạng thái: vui,
thích (mức độ bình thường)- vui vui, thích thích (mức độ thấp).
- Lặp một bộ phận của danh từ trong tiếng Itakno (ở Philippin) để biểu thị số
nhiều: talon (cánh đồng)- taltalon (những cánh đồng).
- Phương thức lặp được dùng khá phổ biến trong các ngôn ngữ Đông Nam Á.
Phương thức hư từ: là phương thức ngữ pháp dùng hư từ để diễn đạt ý nghĩa ngữ
pháp. Biểu hiện rõ ở tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Thái, tiếng Bungari,…
Nếu phụ tố biến đổi từ là một bộ phận của từ gắn chặt với căn tố, thì hư từ là một
từ riêng độc lập với từ mà nó bổ sung ý nghĩa ngữ pháp.
Trong tiếng Việt, hư từ đi kèm động từ hay tính từ để chỉ thời gian (đã, sẽ, đang,
…), chỉ mệnh lệnh (hãy, đừng chớ,…), chỉ sự khẳng định hay phủ định (chẳng, chưa,có,
…), chỉ mức độ (rất, hơi, quá,…), biểu hiện thái độ, tình cảm (à, ư, nhỉ,…),… Ví dụ: Bác
đã đi rồi sao Bác ơi. Trong đó đã, rồi vừa chỉ thời của động từ vừa mang sắc thái biểu
cảm của câu nói.
Các hư từ như à, ư, nhỉ, nhé, chứ... tiếng Việt đảm nhiệm chức năng tình thái
trong câu, tạo cho câu nói trực tiếp một tình thái nói năng tinh tế cần thiết. Ví dụ: nhé
biểu thị sự đề nghị: Đứng ở đây, em nhé; Em đứng ở đây, anh nhé; Anh dùng cà phê
nhé... Ư biểu thị nghi vấn cảm thán: Nhiều đấy ư em mấy tuổi rồi; Thời trước làm quan
cũng thế ư... Nhỉ thể hiện thái độ bình giá chủ quan một cách trực tiếp: Giá cứ thế này
mãi thì thích nhỉ! Nhà ai mới nhỉ tường vôi mới; Hai mươi. Ừ nhỉ... Tháng năm trôi; Ờ
đã chín năm rồi đấy nhỉ...
Dùng hư từ để diễn đạt ý nghĩa ngữ pháp là phương thức phổ biến trong nhiều
ngôn ngữ. Đặc biệt trong tiếng Việt, hư từ có một vai trò hết sức to lớn, phương tiện này
đóng góp vào việc xây dựng nên một phương thức ngữ pháp đặc thù và một khả năng
diễn đạt hết sức tinh tế và phức tạp. Phương thức hư từ là một phương thức ngữ pháp
thực sự làm cho tiếng Việt trở nên phong phú và đa dạng.

109
Phương thức trật tự từ: ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện bằng thứ tự sắp xếp các
từ trong câu. Các từ xuất hiện trên trục tuyết tính và liên kết với nhau bằng quan hệ ngữ
đoạn tuân theo một trật tự nhất định vừa có tính phổ quát cho tất cả các ngôn ngữ, vừa có
tính đặc thù cho mỗi ngôn ngữ.
Ví dụ: trong tiếng Việt nếu ta thay đổi trật tự sắp xếp của các từ trong một câu thì ý
nghĩa ngữ pháp của các từ đó cũng thay đổi và do đó ý nghĩa của cả câu cũng khác đi,
thậm chí làm cho nội dung thông báo mất nghĩa. chẳng hạn: tôi yêu em khác em yêu tôi;
tôi đang đọc sách khác sách đang đọc tôi.
Trật tự từ còn biểu hiện ý nghĩa quan hệ của từ (chủ ngữ-bổ ngữ,…), sắc thái
biểu cảm… Khi khảo sát các ngôn ngữ, người ta nhận thấy rằng không có ngôn ngữ nào
mà ở đó trật tự từ hoàn toàn cố định, và không có ngôn ngữ nào mà ở đó trật tự từ hoàn
toàn tự do. Phương thức trật tự từ là một phương thức ngữ pháp tiêu biểu của tiếng Việt,
tiếng Trung và tiếng Thái.
Trong ví dụ trên, đã tập trung các phương thức ngữ pháp tiêu biểu cho ngôn ngữ
đơn lập. Qua đó, người ta thấy rằng bất kì thông tin nào cũng có nhiều kiểu diễn đạt.
Người nói bao giờ cũng dùng thao tác đối chiếu, so sánh để có cách diễn đạt tối ưu, thể
hiện trọn vẹn và sâu sắc thông tin trong khuôn khổ của một số lượng hạn chế các yếu tố
ngôn ngữ.
Phương thức ngữ điệu: dùng ngữ điệu để biểu thị các ý nghĩa tình thái của câu
như: tường thuật, nghi vấn, khăng định, phủ định,…
Trong tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp,… câu tường thuật được phát âm với
giọng thấp dần, còn câu nghi vấn được phát âm với giọng cao dần Ví dụ: tiếng Anh: He is
a student; is he a student?
Trong tiếng Việt, nhờ sự khác nhau về độ cao hay thấp, độ mạnh hay yếu, độ
nhanh hay chậm mà phân biệt là câu tường thuật (mẹ đã về), hay nghi vấn (mẹ đã về ?),
hay cảm thán (mẹ đã về !).
Bằng ngữ điệu, có thể phân biệt các quan hệ ý nghĩa và ngữ pháp khác nhau của
từ trong câu và do đó xác định chức năng ngữ pháp của các từ. Ví dụ: trâu cày/ không
được// thịt. Hiện tượng phát âm kéo dài một từ, biểu thị ý nghĩa phủ định., như vâng…
âng… âng; anh giỏi… ỏi… ỏi.
Trong lời nói cũng như trong thi ca, ngữ điệu thể hiện rõ nét tính tình thái, tính
biểu cảm của người nói đối với đối tượng được nói đến. Ngữ điệu ở đây đã tạo ra một câu
hỏi tu từ có khả năng biểu đạt nội dung rất lớn. Nếu tước bỏ ngữ điệu đặc trưng của
những dòng thơ trên, người đọc có thể hiểu sai nội dung biểu đạt mà người nói muốn

110
truyền đạt. Cũng chính vì vậy mà ta không ngạc nhiên khi một người Anh hiểu sai hoàn
toàn câu một câu nói của người Việt và ngược lại.
6.6. PHẠM TRÙ NGỮ PHÁP
Phạm trù là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong triết học và nhiều ngành
khoa học nhân văn khác. Có thể hiểu một cách khái quát, phạm trù là nhóm sự vật hiện
tượng có cùng phẩm chất.
Phạm trù ngữ pháp hay còn gọi là các hình thức ngữ pháp là nhóm phương tiện
ngôn ngữ biểu đạt một ý nghĩa ngữ pháp. Để biểu hiện một ý nghĩa ngữ pháp nào đó, các
ngôn ngữ đều sử dụng một số phương thức nhất định, các phương thức đó đều được thể
hiện bằng các hình thức vật chất. Như vậy, phạm trù ngữ pháp hay hình thức ngữ pháp
chính là mối tương quan của một ý nghĩa ngữ pháp và một phương thức ngữ pháp được
thể hiện dưới một dạng vật chất cụ thể.
Phạm trù ngữ pháp là sự thống nhất giữa ý nghĩa ngữ pháp với các hình thức biểu
hiện của nó.
6.6.1. Phạm trù số (Number)
Phạm trù số thể hiện sự phân biệt về số lượng của các sự vật được danh từ gọi
tên. Trừ một số ngôn ngữ có hình thái số đôi. Số của danh từ trong các ngôn ngữ biến
hình cơ bản chia ra hai loại : số ít (singular) và số nhiều (plural). Ví dụ:

Ngôn ngữ Số ít Số nhiều

Tiếng Pháp un boeuf (một con bò) des boeufs (những con bò)

Tiếng Anh student (sinh viên) students (những sinh viên)


watch (đồng hồ) watches (những cái đồng hồ
này)

Tiếng Việt con mèo những con mèo

6.6.2. Phạm trù giống (Gender)


Giống là phạm trù ngữ pháp của danh từ. Nó biểu hiện ở các ngôn ngữ biến hình,
là sự thống nhất giữa ý nghĩa ngữ pháp và hình thức ngữ pháp. Sự phân biệt về giống của
danh từ không dựa vào giống của các sự vật gọi tên, mà chịu sự chi phối của các qui luật
nội tại trong ngôn ngữ.
Danh từ có phạm trù giống, nên khi đứng trong câu nó lại đòi hỏi các từ khác phải
tương hợp về giống với nó. Vì thế, các từ thuộc từ loại khác phải có hình thái về giống
tương ứng. Sự phân biệt giống của danh từ ở mỗi ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ: Tiếng Nga

111
có 3 giống giống đực, giống cái và giống trung, như: (phiên âm sang tiếng Việt) knhiga
(quyển sách - giống cái), ôknô (cửa sổ - giống trung), xtôl (cái bàn - giống đực). Tiếng
Pháp có 2 giống: giống đực và giống cái, như: la table (cái bàn - giống cái - tiếng Nga,từ
tương tự nó là giống đực), le cahier (quyển vở - giống đực), le stylo (cái bút - giống đực -
tiếng nga, từ có ý nghĩa tương tự là giống cái)...

Phạm trù giống của danh từ không có trong tiếng Anh, tiếng Việt.
6.6.3. Phạm trù cách (Case)
Phạm trù cách là phạm trù ngữ pháp của danh từ, biểu thị mối quan hệ ngữ pháp
của danh từ với các từ khác trong thành phần câu. Phạm trù cách thường được thể hiện
bằng phụ tố. Tiêu biểu cho phạm trù này là tiếng Nga, tiếng Anh. Tiếng Nga có 6 cách:
khuza (1), khuzu (2), khuze (3), Khuzy (4), khuzou (5), khuzc (6). Tiếng Anh có sở hữu
cách. Ví dụ: the king’s (của vua) Peter’s car (xe hơi của Peter). Khi tận cùng của danh từ
có s, thì thêm dấu phẩy (’) sau chữ s, như: students’ books (những cuốn sách của các sinh
viên). Cần phân biệt (‘s) và (of), chẳng hạn: the woman’s (1) husband (2) (chồng của
người đàn bà); the husband (2) of the woman (1).
6.6.4. Phạm trù ngôi (Person)
Phạm trù ngôi là phạm trù ngữ pháp của động từ biểu thị vai giao tiếp của chủ thể
giao tiếp, thể hiện phổ biến trong ngôn ngữ biến hình. Chủ thể hoạt động nói ở động từ
được quy ước: Ngôi thứ nhất chỉ người nói. Ngôi thứ hai chỉ người nghe. Ngôi thứ ba chỉ
đối tượng được nói đến. Trong các ngôn ngữ có phạm trù ngôi như tiếng Anh, tiếng Nga,
tiếng Pháp, ngôi của động từ được thể hiện bằng phụ tố, bằng trợ động từ, hoặc bằng phụ
tố kết hợp với trợ động từ. Ví dụ: Tiếng Anh, phạm trù ngôi có thể biểu hiện nhờ trợ động
từ: I shall speak (tôi sẽ nói), you will speak (mày sẽ nói), he will speak (nó sẽ nói).
Ở tiếng Việt, các đại từ nhân xưng cũng diễn đạt được đầy đủ các ý nghĩa về ngôi,
nhưng các động từ dù biểu thị hành động của vai giao tiếp nào, chúng cũng giữ nguyên
hình thức ngữ âm. Vì thế, động từ tiếng Việt không có phạm trù ngôi.
6.6.5. Phạm trù thời (Tense)
Phạm trù thời là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị quan hệ giữa hành động
với thời điểm ra đời của phát ngôn.
Só lượng các mặt trong phạm trù thời của động từ ở các ngôn ngữ khác nhau, có
thể khác nhau nhưng trên đại thể phạm trù thời thường phân biệt 3 thời:
Thời quá khứ (diễn tả hành động đã xảy ra trước khi nói). Ví dụ: I went to school.
Thời tương lai (diễn tả hành động sẽ xảy ra sau khi nói). Ví dụ: I am going to
school.

112
Thời hiện tại (diễn tả hành động đã xảy ra trong khi đang nói). Ví dụ: I go to
school.
Có những ngôn ngữ còn phân biệt các thời một cách chi tiết hơn. Thời của động từ
được thể hiện bằng phụ tố hay trợ động từ.
6.6.6. Phạm trù thể (Aspect)
Phạm trù thể là phạm trù ngữ pháp của động từ biểu thị cấu trúc thời gian bên
trong của hoạt động với tính chất là những quá trình có khởi đầu, tiếp diễn và kết thúc.
Các ngôn ngữ có phạm trù thể thường phân biệt: thể hoàn thành (perfective) với
thể chưa hoàn thành (imperfective), thể thường xuyên (habitual) với thể tiếp diễn
(progessive). Ví dụ:
Thể hoàn thành. When I arrived he had gone out. (khi tôi đến anh ta đã đi ra
ngoài). Thể chưa hoàn thành. I have been working hard for 20 years. (tôi đã làm việc vất
vả 20 năm - bây giờ vẫn còn làm việc).
Thể thường xuyên. She usually gives a very good lecture (cô ta thường giảng bài
rất hay).
Thể tiếp diễn. She Is giving a lecture of linguistics now (bây giờ cô ta giảng về
ngôn ngữ học).
6.6.7. Phạm trù thức (Mood)
Phạm trù thức là phạm trù ngữ pháp của động từ biểu thị quan hệ giữa hành động
với thực tế khách quan và với người nói. Nó được thể hiện bằng phụ tố. Những thức
thường gặp trong các ngôn ngữ là thức: tường thuật, mệnh lệnh, giả định, điều kiện: Ví
dụ trong tiếng Anh:
Thức tường thuật cho biết ý kiến của người nói khẳng định hay phủ định sự tồn tại
của hoạt động trong thực tế khách quan. We stay at the country; We don’t stay at the
country.
Thức điều kiện (condition): biểu thị khả năng xảy ra của hành động. If it does not
rain I shall go out.
Thức mệnh lệnh (imperative): biểu thị nguyện vọng, yêu cầu, sai khiến. Go away!
Let me see...
Thức giả định cho biết hoạt động tuy không diễn ra nhưng đáng lí đã có thể diễn ra
trong những điều kiện nhất định. If only (giá như) I had seen him, I would have stopped.

113
Động từ tiếng Việt không có phạm trù thức. Tuy vậy các ý nghĩa của phạm trù này
vẫn được thể hiện nhờ vào một số hư từ, hay nhờ ngữ điệu của các câu. Ví dụ: Hãy đi ra
ngoài ; nếu anh rảnh hãy ghé nhà tôi chơi.
6.6.8. Phạm trù dạng (Voice)
Phạm trù dạng là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị quan hệ giữa hành động
với chủ thể phát ra hành động hay đối tượng chịu sự tác động của hành động. Phạm trù
dạng thể hiện: Ý nghĩa về tính chất chủ động của hoạt động (active voice), chỉ rõ hành
động do chủ thể thực hiện. Ví dụ: they cleaned the streects last night (họ quét sạch đường
đêm qua).
Ý nghĩa về tính chất bị động của đối tượng hành động hướng tới (passive voice),
chỉ rõ đối tượng bị tác động bởi hành động của chủ thể. Ví dụ: the streects ware cleaned
last night by them (đường được quét sạch đêm qua bởi họ)
Trong tiếng Việt ý nghĩa bị động được diễn tả bằng hư từ như bị, được... như Nó
bị phê bình, Nó được nghỉ,…
TÀI LIỆU ĐỌC BỔ SUNG CHƯƠNG 6
1. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Nguyễn Tài Cẩn (1996), Ngữ pháp tiếng Việt. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại. Nxb ĐHQG Hà Nội.
4. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
5. Cao Xuân Hạo (1998), Tiếng Việt- mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa.
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. M.K. Halliday (2001), Dẫn luận ngữ pháp chức năng (Hoàng Văn Vân dịch).
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. H.
7. Nguyễn Văn Hiệp (2008), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
8. Nguyễn Văn Hiệp (2009), Cú pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (2004), Thành phần câu tiếng Việt. Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
10. Chafe W. L (1971), Meaning and the Structure of language. Chicago and
London.
11. Yule,G. (1985), The Study of Language - An Introduction. Cambridge:
Cambridge University Press.

114
NỘI DUNG ÔN TẬP CHƯƠNG 6
Nội dung ôn tập 1: - Các trường phái ngữ pháp cơ bản.
Nội dung ôn tập 2: - Khái niệm ngữ pháp.
- Các trường phái ngữ pháp.
- Quan hệ ngữ pháp.
- Phương thức ngữ pháp.
- Phạm trù ngữ pháp.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Giảng viên giao nhiệm vụ học tập cho sinh viên ngay trên lớp học.

2. Hệ thống câu hỏi và bài tập được lấy từ 2 nguồn tài liệu tham khảo số [6] của
nhóm tác giả Hoàng Dũng & Bùi Mạnh Hùng và số [18] của nhóm tác giả Vũ Đức
Nghiệu & Nguyễn Văn Hiệp theo thứ tự Danh mục tài liệu tham khảo của Bài giảng.

115
Chương 7
PHÂN LOẠI CÁC NGÔN NGỮ TRÊN THẾ GIỚI

7.1. PHÂN LOẠI NGÔN NGỮ THEO LOẠI HÌNH


7.1.1. Khái niệm
So sánh loại hình là loại so sánh dựa trên đặc điểm loại hình của các ngôn ngữ.
Loại hình ngôn ngữ có thể xây dựng nên từ các dấu hiệu về ngữ âm, từ pháp và cú pháp.
Đặc biệt về từ pháp (phương thức cấu tạo và cách thức biến hóa của từ). Ví dụ : âm tiết
tiếng Việt có tính phân lập cao trong phát âm (khi phát âm, giữa các âm tiết bao giờ cũng
có một khoảng cách tương đối lớn).
Nội dung của phương pháp này là dựa vào đặc điểm hình thức của các ngôn ngữ
trên các mặt: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp để so sánh chúng và xác lập nên loại hình ngôn
ngữ. Các ngôn ngữ cùng loại hình không nhất thiết phải có cùng nguồn gốc hay có quan
hệ họ hàng. Theo phương pháp này, cách phân loại chủ yếu dựa trên sự xác định đặc
trưng biến hóa của từ, cấu tạo từ và cú pháp. Phương pháp so sánh loại hình phải đạt
được các mục tiêu sau :
Thứ nhất, phát hiện, tìm ra những đặc trưng riêng biệt cho từng loại hình ngôn
ngữ. Ví dụ: trong các ngôn ngữ đơn lập ranh giới âm tiết trùng với hình vị. Đặc điểm này
ảnh hưởng đến các đặc điểm khác như cấu tạo từ, quan hệ giữa các từ trong câu.
Thứ hai, lựa chọn các đơn vị để miêu tả các đặc điểm loại hình. Có thể chú ý đến
những phương thức diễn đạt các ý nghĩa ngữ pháp như phương thức trật tự từ, phương
thức hư từ, phương thức phụ tố, phương thức ngữ điệu...
Thứ ba, tìm hiểu những cách thức biểu hiện những quan hệ ngữ pháp của từ và
câu (các phương thức ngữ pháp đặc trưng cho từng nhóm ngôn ngữ).
Theo các nguyên tắc trên, người ta phân ra các loại hình ngôn ngữ như loại hình
ngôn ngữ đơn lập (quan hệ của từ và câu được thể hiện bằng trật tự từ và hư từ là chủ
yếu), loại hình ngôn ngữ biến hình (ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện bằng sự biến đổi ngữ
âm của từ), loại hình ngôn ngữ chắp dính (các phụ tố kết hợp một cách cơ giới với căn tố
để tạo nên ý nghĩa ngữ pháp hay tạo ra từ mới), loại hình ngôn ngữ tổng hợp (bên cạnh từ
trong các ngôn ngữ này còn có đơn vị nửa từ nửa câu).
Loại hình ngôn ngữ là tổng thể những đặc điểm hoặc thuộc tính cấu trúc và chức
năng tồn tại trong một hay một nhóm ngôn ngữ này đối với một hay một nhóm ngôn ngữ
khác. Loại hình ngôn ngữ học nghiên cứu những đặc điểm phổ quát của ngôn ngữ loài
người bên trong hoặc bên ngoài lí thuyết hành vi ngôn ngữ.
116
7.1.2. Các loại hình ngôn ngữ
7.1.2.1. Loại hình ngôn ngữ hòa kết (biến hình, biến tố, chuyển dạng, khuất chiết,
- Inflected languages)
Các ngôn ngữ: Nga, Anh, Pháp, Hy lap, Arập,… có các đặc điểm:
- Biến đổi âm vị ở trong hình vị mang ý nghĩa ngữ pháp. Tiếng Anh: foot (bàn
chân) – feet (những bàn chân), tooth (cái răng)- teeth (những cái răng). Ý nghĩa từ vựng
và ý nghĩa ngữ pháp được dung hợp trong từ nhưng khó tách bạch được riêng từ loại ý
nghĩa.
- Có phụ tố kết hợp với căn tố. Mỗi phụ tố có thể mang nhiều ý nghĩa ngữ pháp
hoặc cùng một ý nghĩa ngữ pháp có thể được diễn đạt bằng các phụ tố khác nhau. Tiếng
Anh dùng s và es để diễn đạt ý nghĩa ngữ pháp số nhiều, như: ball (quả bóng), balls
(những quả bóng), coach (huấn luyện viên), coaches (các HLV),…
- Có sự liên hệ chặt chẽ của các hình vị trong từ. Ví dụ trong tiếng Nga, chính tố
hay- chỉ có thể tồn tại trong các hình thức như hayka, hayku, hayke,…
7.1.2.2. Loại hình ngôn ngữ chắp dính (Agglutinative languages)
Các ngôn ngữ: Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Triều Tiên, Malay,… có các đặc điểm:
- Sử dụng rộng rãi các phụ tố để cấu tạo từ mới và diễn đạt những mối quan hệ
ngữ pháp khác nhau. Hình vị trong các ngôn ngữ chắp dính có tính độc lập cao và mối
liên hệ giữa các hình vị không chặt chẽ. Ví dụ: trong tiếng Malay, chính tố imbang (cân
bằng) hoạt động độc lập. Từ chính tố này có thể chắp thêm nhiều phụ tố khác nhau (cả
tiền tố, hậu tố) để tạo ra các từ mới, như: berimbang (cân xứng), imbangan (so sánh),
pengimbang (vật đối xứng), mengimbangkan (làm cho cân bằng).
- Mỗi phụ tố trong các ngôn ngữ chắp dính chỉ biểu thị một ý nghĩa ngữ pháp,
ngược lại, mỗi ý nghĩa ngữ pháp chỉ được biểu thị bằng một phụ tố. Ví dụ: tiếng Nhật có
phụ tố -suru sử dụng để cấu tạo một động từ từ một danh từ ( “ai” tình yêu – aisuru
(yêu)), phụ tố -teki cấu tạo tính từ từ một danh từ ( bunggakku (văn học)- bunggakkuteki
(có tính văn học).
7.1.2.3. Loại hình hỗn nhập (đa tổng hợp, lập khuôn)
Các ngôn ngữ ở Nam Mĩ và Tây - Nam Xibêrri… có đặc điểm:
Một từ có thể tương ứng với một câu trong các ngôn ngữ khác. Đơn vị này, vì vậy
vừa là từ vừa là câu. Đó là đơn vị lập khuôn, được cấu tạo trên cơ sở động từ, trong đó nó
có thể có mặt luôn cả bổ ngữ, trạng ngữ, thậm chí cả chủ ngữ.

117
Ví dụ, trong tiếng Suakhili: Nitampenda (tôi sẽ yêu nó). Penda (yêu) là động từ cơ
sở. Ni (tôi- chủ ngữ), ta (sẽ), m (nó-bổ ngữ). Atakupenda (nó sẽ yêu anh), penda (yêu) là
động từ cơ sở. A (nó- chủ ngữ), ta (sẽ), tu (anh-bổ ngữ).
Ngôn ngữ hỗn nhập vừa kết hợp các hình vị với nhau, vừa có thể biến đổi vỏ ngữ
âm của hình vị: A (nó- chủ ngữ) chuyển thành m (nó-bổ ngữ). Vì thế, nó vừa mang tính
chất của ngôn ngữ chắp dính, lại vừa mang tính chất của ngôn ngữ hòa kết.
7.1.2.4. Loại hình ngôn ngữ đơn lập (Amophous languages)
Các ngôn ngữ tiêu biểu: tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Thái, tiếng Lào,… có các đặc
điểm sau:
- Từ không biến đổi hình thái. Ví dụ: từ “tôi” trong tiếng Việt: Tôi yêu cô ấy (1);
Cô ấy yêu tôi (2) (“tôi” không thay đổi hình thái). Tiếng Anh: I love her ; she love me.
Có sự biến đổi I – me; she – her.
- Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng trật tự từ và
hư từ. Ví dụ: “tôi” ở (1) là chủ ngữ, còn “tôi” ở (2) là bổ ngữ. Hay em chồng khác chồng
em; đầu gối khác gối đầu. người - những người; ngủ- đang ngủ, ngủ rồi.
- Có tính phân tiết hay đơn tiết. Ví dụ: nước + mắm = nước mắm, nhà + cửa =
nhà cửa,…
7.2. PHÂN LOẠI NGÔN NGỮ THEO NGUỒN GỐC
7.2.1. Khái niệm
Ngôn ngữ học so sánh lịch sử là một phương pháp đặc thù của ngôn ngữ học thế
kỉ 19 với những đại biểu nổi tiếng như anh em nhà Skêgen, sau đó được anh em Grim kế
thừa và phát triển. Nội dung của phương pháp này là so sánh các ngôn ngữ thân thuộc với
nhau để tìm ra mức độ tương đồng giữa các ngôn ngữ nhằm vạch ra quan hệ thân thuộc
và nguồn gốc của các ngôn ngữ. Trên cơ sở đó tiến hành phân loại họ hàng ngôn ngữ và
xác lập nên các ngữ hệ.
Ngôn ngữ học hiện đại thừa nhận các ngôn ngữ có quan hệ họ hàng (related
languages) khi giữa chúng có mối tương ứng về ngữ âm của các đơn vị ngôn ngữ như
hình vị, từ... và mối tương ứng về ý nghĩa của chúng. Ngôn ngữ học so sánh lịch sử dựa
trên thao tác so sánh theo chiều lịch đại để xác định quan hệ họ hàng, xem xét lịch sử
biến đổi của các ngôn ngữ cùng gốc. Một tập hợp các ngôn ngữ có quan hệ họ hàng với
nhau được gọi là họ hay ngữ hệ. Ví dụ: ngữ hệ Ân – Âu; ngữ hệ Hán - Tạng; ngữ hệ
Nam Á... Jakob Grim đã phát biểu rằng, ngôn ngữ chúng ta là lịch sử của chúng ta.
Nhà ngôn ngữ học so sánh nổi tiếng Đức, ông A.Schleicher (1821-1868) đã căn
cứ vào học thuyết tiến hóa và đưa ra học thuyết về cây ngữ hệ. Học thuyết này chỉ ra

118
rằng, các ngôn ngữ có thể ở rất xa nhau về mặt địa lí đều có cùng một nguồn gốc ra đời,
trong đó những ngôn ngữ cùng thế hệ càng gần với “gốc” sẽ có sự tương đồng lớn hơn
các ngôn ngữ cùng thế hệ nhưng ở xa “gốc”.
Sau này ông W. Schmit (1843-1901) là học trò của A.Schleicher đã đưa ra thuyết
làn sóng và cho rằng những ngôn ngữ phân bố gần nhau về mặt địa lí thì giống nhau
nhiều hơn các ngôn ngữ ở cách xa nhau. Hai quan niệm này đã bổ sung cho nhau và cho
chúng ta một cách nhìn tương đối trọn vẹn về sự phát triển của ngôn ngữ. Khi tìm hiểu về
ngôn ngữ học so sánh lịch sử chúng ta cần chú ý những vấn đề sau:
Thứ nhất, so sánh các ngôn ngữ trong cùng một ngữ hệ phải dựa vào sự so sánh
trên các mặt về hình vị, từ, song không nhất thiết phải đưa ra tất cả các từ để so sánh mà
phải căn cứ vào vốn từ cơ bản và loại bỏ các từ vay mượn.
Thứ hai, tiến hành so sánh trên các cấp độ khác nhau như cấp độ ngữ âm, cấp độ
từ vựng hay cấp độ ngữ pháp.
7.2.2. Các ngữ hệ cơ bản trên thế giới
7.2.2.1. Ngữ hệ Ấn – Âu
Là ngữ hệ được biết đến sớm nhất, rõ ràng nhất và lớn nhất thế giới. Nó bao gồm
nhiều dòng (nhánh, chi) ngôn ngữ:
Dòng Slavơ: Bao gồm 11 ngôn ngữ và chia thành 3 nhóm (tiểu chi): Đông
Slavơ: tiếng Nga, Ucraina... hơn 190 triệu người nói; Nam Slavơ: Tiếng Bungari,
Maxeđon... khoảng 26 triệu người sử dụng; Tây Slavơ: tiếng Séc, Slôvac, Ba lan...
khoảng 260 triệu người sử dụng;
Dòng Ban tích: Bao gồm một số ngôn ngữ như tiếng Litốp, Latus, Latgan;
Dòng Anbani: Với số người sử dụng khoảng 4 triệu, bao gồm một số người ở
Anbani, Nam tư, Hy lạp…;
Dòng Giéc man: Có khoảng 450 triệu người sử dụng, bao gồm một số ngôn ngữ
như tiếng Đức, tiếng Anh...;
Dòng Ken: Bao gồm một số ngôn ngữ như tiếng Ailen,Xcốtlen,... ;
Dòng Rôman: Có khoảng 12 triệu người sử dụng, bao gồm các ngôn ngữ như
tiếng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, Rumani...;
Dòng Hi lạp: Gồm tiếng Hi lạp mới với khoảng 12 triệu người sử dụng;
Dòng Ấn Độ: Có khoảng 450 triệu người sử dụng, gồm các ngôn ngữ như tiếng
Hinđi, U rơđu...;
Dòng I ran: Gồm tiếng Perxit, Tazdic....
119
7.2.2.2. Ngữ hệ smít – khmít
Gồm các dòng: Smít, Berbero, Kusit, sado-khmit.
7.2.2.3. Ngữ hệ Capcazơ
Gồm các dòng: dòng Tây, dòng Đagestan, dòng Nacs, dòng Kartoven.
7.2.2.4. Ngữ hệ Ugo-Phần Lan
Gồm các dòng: dòng Ugo, dòng Phần Lan.
7.3.2.5. Ngữ hệ Tuyếc
Gồm các thứ tiếng: Thổ Nhĩ Kỳ, Azecbaizan, Turmeni, Tácta,...
7.2.2.6. Ngữ hệ Altai
Gồm tiếng Mông Cổ, KhanKha, Buriat, Kamưc, Evenki,...
7.2.2.7. Ngữ hệ Thái-Kadai
Gồm các dòng: dòng Kadai, dòng Kam-Thai. Các dòng này, tồn tại ở các quốc gia
Thái Lan, lào, Việt Nam, Trung Quốc, Myanmar, Ấn Độ.
7.2.2.8. Ngữ hệ Hán-Tạng
Gồm các dòng: Dòng Hán-Thái (gồm tiếng Hán, Thái, Lào, Tày, Nùng...); Dòng
Tạng - Miến (gồm tiếng Tạng và tiếng Miến Điện. Ở Việt Nam có tiếng Hà Nhì, Lô Lô,
Phù Xá...); Dòng Mèo – Dao (gồm tiếng mèo, tiếng Dao, tiếng Pà Thẻn ở Bắc Việt Nam)
7.2.2.9. Ngữ hệ Nam đảo:
Gồm các dòng: Dòng Mã Lai (Gồm tiếng Inđônêxia, Bataki,... ); Dòng Polineđi
(Gồm tiếng Maori, Gavai,...)
7.2.2.10. Ngữ hệ Nam Á:
Gồm 5 dòng: Munda, Nicobar, Aslia, Môn-Khmer, H’mông –Dao. Trong đó Môn-
Khmer là dòng quan trọng nhất có 103 ngôn ngữ thành viên, có trên 100 triệu người sử
dụng. Đây là dòng ngôn ngữ có quan hệ nguồn gốc và họ hàng trực tiếp với tiếng Việt.
Trong dòng Môn-Khmer có 9 nhóm ngôn ngữ: Khasi, Môn, Khơmer, Pear, Bana, Katu,
khơmú, paluang và Việt -Mường.
Ở Việt Nam, các ngôn ngữ sau thuộc dòng ngôn ngữ Môn-Khmer: Khơmer
(nhóm Khmer), Cơho, Mnông, Xtiêng, Mạ, Chơro, Bana, Xơ đăng, Hrê, Gié- Triêng, Co,
Brâu (nhóm Ba na), Bru-Vân Kiều, Cơ tu, Tà ôi (nhóm Katu), khơ mú, Xinh-mun, Ơđu
kháng, Mảng, (nhóm khơmú), Việt, Mường, Chứt, Cuối, Mã-liềng, Poong, Á-rem (nhóm
Việt –Mường).

120
*Vấn đề xác lập dòng họ tiếng Việt.
Theo A.G.Haudricourt (1911-1996) nhà ngôn ngữ học người pháp: tiếng Việt là
một ngôn ngữ thuộc nhóm Môn –Khơ me, họ ngôn ngữ Nam Á. Nhiều tác giả khác đã
tiếp thu tinh thần của ý kiến này, để tiếp tục nghiên cứu bổ sung để đi đến nhất trí về
nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng Việt như sau: “Tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc
nhóm Việt – Mường, tiểu chi Việt Chứt, nằm trong khối Việt – Ka tu thuộc khu vực phía
đông của ngành Môn –Khơ me trong họ ngôn ngữ Nam Á” (Nguyễn Tài Cẩn (2003), Một
số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hóa, NXB ĐHQG HN, tr 381). Tiếng Việt có
quan hệ với tiếng Thái, tiếng Hán và các ngôn ngữ Nam Đảo. Đó là những quan hệ tiếp
xúc vay mượn, chứ không phải là quan hệ họ hàng.
Đông Nam Á
Ngữ hệ: Nam đảo Thái – Kadai Nam Á Mèo – Dao Hán – Tạng
Dòng: Munda Nicobar Aslia Môn- Khơmer H’Mông- Dao
Nhóm: Kha si, Môn, Khơmer, Pear, Bana, Việt – Mường, Katu, Khơmú, Paluang,
Chứt, Cuối, Mã-liềng, Poong, Á-rem, Việt, Mường, (nhóm Việt –Mường)
Bảng tổng kết ngôn ngữ học so sánh

Tiêu chí Đối tượng Tư liệu Mục đích Kết quả


Ngành học

SS lịch sử Ngôn ngữ họ Hình vị, từ Mối quan hệ họ Ngữ hệ ngôn


hàng hàng ngữ

SS đối chiếu Tất cả các Mọi cấp độ Nét tương đồng, Phục vụ dịch
ngôn ngữ dị biệt thuật

SS loại hình Hình thái của Mọi cấp độ Phổ niệm về Loại hình
mọi ngôn ngữ hình thái ngôn ngữ

Tóm lại: Ngôn ngữ học ra đời và phát triển trong một thời gian khá dài với những
thành tựu nghiên cứu phong phú, đa dạng, việc thường xuyên bổ sung những phát hiện
mới về ngôn ngữ là điều hết sức cần thiết.

121
TÀI LIỆU ĐỌC BỔ SUNG CHƯƠNG 7
1. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (2001), Đại cương ngôn ngữ học, T.1+T.2. Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
2. Mai Ngọc Chừ (chủ biên), Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh
Toán, Nhập môn Ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Minh Thuyết, Đoàn Thiện Thuật (1998), Dẫn luận
ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Vũ Đức Nghiệu (chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp (2009), Dẫn luận Ngôn ngữ học,
Nxb ĐHQG, Hà Nội.
5. Stankêvich, N.V. (1982), Loại hình các ngôn ngữ, Nxb Đại học và THCN, Hà
Nội.
6. Fromkin, V., Rodman, R., Collins, P., Blair, D. (1990), An Introduction to Lang
uage. Sydney – London – Tokyo -Toronto: Harcourt Brace Jovanovich.
7. Radford, A. et all (1999). Linguistics, an Introduction. Cambridge: Cambridge
University Press.
8. Yule,G. (1985), The Study of Language - An Introduction. Cambridge: Cambridge
University Press.

NỘI DUNG ÔN TẬP CHƯƠNG 7


Nội dung 1: Các tiêu chi phân loại các ngôn ngữ trên thế giới.
Nội dung 2: Các nhóm ngôn ngữ phân chia theo loại hình.
Nội dung 3: Các ngữ hệ/chi/tiểu chi phân chia theeo nguồn gốc.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Giảng viên giao nhiệm vụ học tập cho sinh viên ngay trên lớp học.

2. Hệ thống câu hỏi và bài tập được lấy từ 2 nguồn tài liệu tham khảo số [6] của
nhóm tác giả Hoàng Dũng & Bùi Mạnh Hùng và số [18] của nhóm tác giả Vũ Đức
Nghiệu & Nguyễn Văn Hiệp theo thứ tự Danh mục tài liệu tham khảo của Bài giảng.

122
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT
1. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Nguyễn Tài Cẩn (1996), Ngữ pháp tiếng Việt. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (2001), Đại cương ngôn ngữ học, T.1+T.2. Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
4. Mai Ngọc Chừ (chủ biên), Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh
Toán, Nhập môn Ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Trần Trí Dõi (2001), Ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa xã hội. Nxb Văn hóa
thông tin. Hà Nội.
6. Hoàng Dũng, Bùi Mạnh Hùng (2007), Dẫn luận Ngôn ngữ học, Nxb Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
7. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại. Nxb ĐHQG Hà Nội.
8. Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Minh Thuyết, Đoàn Thiện Thuật (1998), Dẫn luận
ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình Ngôn ngữ học, Nxb ĐHQG Hà Nội.
10. Nguyễn Thiện Giáp (2017), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
11. Z.S. Harris (2001), Các phương pháp của ngôn ngữ học cấu trúc (Cao Xuân
Hạo dịch). Nxb Giáo dục, Hà Nội.
12. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
13. Cao Xuân Hạo (1998), Tiếng Việt- mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa.
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
14. Cao Xuân Hạo, Hoàng Dũng (2005), Từ điển Thuật ngữ Ngôn ngữ học đối
chiếu Anh-Việt, Việt-Anh. Nxb Khoa học xã hội, TP. Hồ Chí Minh.
15. Kasevich, V.B (1998), Những yếu tố cơ sở của Ngôn ngữ học đại cương, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
16. Ju.V. Rozdextvenxki (1998). Những bài giảng ngôn ngữ học đại cương. Nxb
Giáo dục, Hà Nội.

123
17. Vương Hữu Lễ, Hoàng Dũng (1994), Ngữ âm tiếng Việt. Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
18. Vũ Đức Nghiệu (chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp (2009), Dẫn luận Ngôn ngữ học,
Nxb ĐHQG, Hà Nội.
19. M.K. Halliday (2001), Dẫn luận ngữ pháp chức năng (Hoàng Văn Vân dịch).
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. H.
20. Nguyễn Văn Hiệp (2008), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
21. Nguyễn Văn Hiệp (2009), Cú pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
22. F. de Saussure (2005), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương (bản dịch tiếng Việt
của Cao Xuân Hạo). Nxb Khoa học xã hội. H.
23. Stankêvich, N.V. (1982), Loại hình các ngôn ngữ, Nxb Đại học và THCN, Hà
Nội.
24. Stepanov, Iu. (1984), Những cơ sở của Ngôn ngữ học đại cương, Nxb Đại học
và THCN, Hà Nội.
25. Đoàn Thiện Thuật (1977), Ngữ âm tiếng Việt. Nxb Đại học và THCN, Hà Nội.
26. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (2004), Thành phần câu tiếng Việt.
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
27. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1998), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
28. Zinder,L.R (1964), Ngữ âm học đại cương. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

TIẾNG ANH
29. Asher,R.E.(ed - in- Chief) (1994), The Encyclopedia of Language and
Linguistics. Oxford: Pergamon Press.
30. Cruse, Alan (2000), Meaning in Language. Oxford: Oxford University Press.
31. Chafe W. L (1971), Meaning and the Structure of language. Chicago and
London.
31. Fromkin, V., Rodman, R., Collins, P., Blair, D. (1990), An Introduction to
Language. Sydney – London – Tokyo -Toronto: Harcourt Brace Jovanovich.
33. Ladefoged, Peter (1975), A Course in Phonetics. Cambridge: Cambridge
University Press.
124
34. Lyon. J (1972), Introduction to Theoritical Linguistics. London.
35. Radford, A. et all (1999). Linguistics, an Introduction. Cambridge: Cambridge
University Press.
36. Peter Roach : Phonetic and Phonology. Cambridge University Press.
37. Trask, R. (2004), Key Concepts in Lannguages and Linguistic. London - New
York: Routledge.
38. Yule,G. (1985), The Study of Language - An Introduction. Cambridge:
Cambridge University Press.

125

You might also like