You are on page 1of 11

Đặng Thu Hòa – K58 Văn học CLC 2014

ĐỀ CƯƠNG MÔN VIỆT NGỮ HỌC ĐẠI CƯƠNG


Phần A: LÝ THUYẾT

Câu 1: Nguyên nhân hình thành Tiếng Việt và các vùng phương ngữ của nó?

1. Nguyên nhân:
- Nguyên nhân hình thành đc dựa trên sự phụ thuộc của 1000 năm Bắc thuộc,
đó là sự pha trộn giữa tiếng Hán và tiếng Việt Mường
 Tiếng Việt là sự pha trộn giữa tiếng Hán và các thổ ngữ phương Nam trong đó tính
chất Hán mang tính chủ đạo, tức là nó giống như ngôn ngữ vùng Nam sông
Trường Giang hiện nay của Trung Quốc  Tiếng Việt là sự pha trộn của Tiếng
Hán.
2. Các vùng phương ngữ:
- Việt – Chứt :
 Nằm ở phía Đông, tồn tại cách đây 4000 năm.
 Địa bàn: miền núi – Hà Tĩnh, Quảng Trị,Quảng Bình, Trung Lào.
- Tiền Việt – Mường:
 Ước tính khoảng 3000-4000 năm trước  đầu CN
 Là bộ phận của người Việt – Chứt, vượt đèo và tản ra hướng Bắc của
các vùng thượng du Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ. Ở
đây đã có người Tày – Thái sinh sống
 Xảy ra cuộc tiếp xúc lớn giữa Tày – Thái và Việt – Chứt trong đó yếu tố
Việt tỏ ra thắng thế.
 Đối chiếu với lịch sử thì tương ứng với thời Hùng Vương (Phú Thọ)
- Việt Mường:
 Một bộ phận của người tiền Việt – Mường vẫn ở lại địa bàn cũ  sau
này trở thành các phương ngữ Mường ở vùng núi phía Bắc
 Ở vùng đồng bằng và trung du lại càng bị ảnh hưởng của tiếng Tày –
Thái.
- Tiền Việt:
 Sự pha trộn của tiếng Mường và tiếng Hán k đồng đều, nó rất mạnh ở
phương Bắc nhưng lại yếu ở phương Nam và vùng núi đến mức vùng bị
ảnh hưởng mạnh bị biến đổi thành ngôn ngữ mới, đặt tên là Tiền – Việt.
 Cụ thể ảnh hưởng: các phụ âm cuối , đầu bị đơn giản hóa như tiếng
Hán và trở nên có thanh điệu một cách rõ rệt; các từ ngữ Hán hoặc là tiêu
diệt các từ Việt – Mường, hoặc là tồn tại cùng chúng; về ngữ pháp: trật tự
từ bị thay đổi
1
Đặng Thu Hòa – K58 Văn học CLC 2014

 2 ngôn ngữ chia cắt nhau và phát triển theo 2 con đường khác nhau.
 Như vậy, Tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ độc lập mới có cách đây
1200 năm.
- Việt cổ:
 Từ thế kỉ X- XVI
 Tiếng Việt ở Bắc Bộ mạnh lên và lan tỏa ở các vùng thiểu số ở xung
quanh và tiến dần vào miền trung – vốn là quê hương của nó.
 Ảnh hưởng của tiếng Việt lên ngôn ngữ xuất phát vẫn mạnh ở đồng
bằng, yếu ở vùng núi và phương Nam.
 Kết quả: + Vùng ĐB bị Việt hóa mạnh  tiếng địa phương, gọi là
tiếng khu 4 cũ (Thanh Hóa  Quảng Bình)
+ Vùng cao hơn do ít bị ảnh hưởng nên trở thành các thổ
ngữ mới của tiếng Mường.
+ Ở vùng cao hơn nữa không hoặc ít bị Việt hóa nên các
ngôn ngữ xa xưa vẫn còn tồn tại.
 Lưu ý: + Vùng ven biển từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế lúc này
vẫn là địa bàn của người Chăm  khi Tiếng Việt bị lan tỏa đến đó biến
thành tiếng địa phương Bình Trị Thiên, khác với tiếng Thanh Nghệ, trung
tâm là Huế.

+ Do phải xây dựng một nhà nước PK đủ mạnh nên chúng ta


đã tiếp thu ồ ạt những gì mình chưa có từ tiếng Hán, nhất là về mặt từ
vựng bác học  đây là cách ứng xử thông minh.

+ Do khát vọng phải có 1 thứ chữ viết để ghi lại tiếng nói dân
tộc nên cha ông ta đã xây dựng chữ Nôm. Sự kiện này đc coi là phát minh,
do có chữ Nôm mà tiếng Việt dần đc thống nhất và chuẩn hóa.

 Tiếng Việt có từ thế kỉ VIII là sự kết hợp của sự nảy sinh ngôn ngữ do có
sự tiếp xúc với tiếng Hán.
- Giai đoạn Trung đại:
 Từ TK XVIII  giữa XIX: cho đến hết giai đoạn này Tiếng Việt đã
có các vùng phương ngữ như ngày nay và phát triển dần về phía Nam
theo con đường phát triển của dân tộc
 Do tiếp xúc với tiếng Chăm ở phía Nam  có thêm vùng phương ngữ
Trung và Nam Trung Bộ.
 Do tiếp xúc với tiếng Khmer và Hoa  có thêm 1 vùng phương ngữ
cuối cùng – Tiếng Việt Nam Bộ.

2
Đặng Thu Hòa – K58 Văn học CLC 2014

Câu 2: Đặc điểm chức năng âm tiết Tiếng Việt?

1. Nguyên lý chung:
- Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất trong chuỗi lời nói. Dù chúng ta phát âm
nhanh chậm đến đâu thì phát âm nhanh, chậm đến âm tiết là cùng, mặc dù ai cũng
biết trong âm tiết còn có những yếu tố nhỏ hơn.
- Mỗi âm tiết ứng với một đoạn căng cơ, tức là mỗi khi cơ quan phát âm căng
lên rồi lại chùng xuống, bất kể yếu tố trong âm tiết ấy là ngôn ngữ gì.
Ví dụ: syllable – 3 âm tiết
[si – lơ – bồ]
Chỗ căng nhất gọi là đỉnh âm tiết, chỗ chùng nhất gọi là ranh giới âm tiết.
- Vì là đơn vị phát âm nhỉ nhất cho nên âm tiết không liên quan đến ý nghĩa
 ranh giới âm tiết có thể bị biến động chứ không phải cố định.

2. Âm tiết Tiếng Việt:


- Mỗi đơn vị phát âm nhỏ nhất của Tiếng Việt hoàn toàn tương ứng với
nguyên lý đợt căng cơ của âm tiết nhưng Tiếng Việt còn có một số đặc điểm rất
quan trọng, đó là tuyệt đại đa số các âm tiết đều liên quan đến nghĩa, trong lúc đó
đơn vị có nghĩa nhỏ nhất được gọi là hình vị  âm tiết Tiếng Việt có cương vị kép
vừa là âm tiết, vừa là hình vị
- Trong thực tế, chúng ta còn gặp các trường hợp đáng ngờ sau:
2.1. Âm tiết trong từ láy kiểu 1:
+ Ví dụ: Nho nhỏ, lạnh lùng, khỏe khoắn, v..v
+ Những tiếng này tự thân nó không có nghĩa nhưng giá trị tạo nghĩa của nó
vẫn còn. Nghĩa của nó có thể giảm so (nho nhỏ), hoặc tăng, chuyển đối tượng
(lạnh lùng) so với âm tiết gốc.
2.2. Âm tiết láy kiểu 2:
+ Ví dụ: long lanh, đủng đỉnh, lảo đảo, đinh ninh, v...v
+ Tất cả các tiếng trong từ đều tự thân vô nghĩa nhưng đến 80 % những từ kiểu
này xưa kia có nghĩa, thậm chí 2 âm tiết mang nghĩa nhưng ngày nay đã bị mờ
nghĩa. Chưa kể trong số đó có rất nhiều từ vốn là tiếng Hán. Mặt khác, chúng
ta có thể giải thích theo hướng hình vị cấu tạo (nếu không có nó từ không thành
từ)
2.3. Âm tiết trong từ ghép kiểu 1:
+ Ví dụ: chợ búa, gió máy, v...v

3
Đặng Thu Hòa – K58 Văn học CLC 2014

+ Ở những từ này cũng có một âm tiết tự thân vô nghĩa nhưng sự thật nó vẫn
có nghĩa, trong quá trình lịch sử bị phai mờ. Muốn tìm nghĩa của từ ta phải tìm
trong các ngôn ngữ thân thuộc (Khmer, Mường ...)

các ngôn ngữ tiếp xúc (Thái – Tày, Hán, ...)

các tiếng địa phương cổ (Thanh – Nghệ)


cổ văn
2.4. Âm tiết từ ngẫu kết:
+ Ví dụ: mồ hôi, đồi mồi, bồ hóng, hy sinh, mâu thuẫn, v..v
+ Có thể giải thích ý nghĩa âm tiết ở đây theo hướng của từ ghép – hướng của
từ “long lanh”. Ngoài ra có thể trong âm tiết đó trước đây có nghĩa nhưng bị
phai mờ, nhất là nhóm từ gốc Hán, đó là chưa kể trong khi sử dụng người ta
vẫn tách ra làm hai để dùng như những từ độc lập.
2.5. Các từ phiên âm tiếng Âu Châu:
+ Ví dụ: cafe, ...
+ Âm tiết trong những từu này rõràng không có nghĩa nhưng dưới áp lực tiếng
việt người ta vẫn dùng như là có nghĩa theo những dạng khác nhau – đem đối
lập chúng với âm tiết đồng âm: cafe – cà pháo, mát xa – mát gần; chẳng hạn
cấp nghĩa cho chúng hoặc rút ngắn các âm tiết để thành các đơn tiết.
 Âm tiết tiếng Việt là đơn vị đa chức năng – chức năng kép, hình vị và âm tiết
được gọi chung là hình tiết, tiết vị.

Câu 3: Đặc điểm cấu trúc âm tiết Tiếng Việt?

1. Cấu trúc 2 bậc:


- Thuộc ngữ hệ Thổ (Nhĩ Kỳ), hệ Xê-mít (Semite) thì các thành phần tạo nên
âm tiết bình đẳng với nhau. Nếu âm tiết là sự kết hợp máy móc giữa phụ âm và
nguyên âm, thì ở Tiếng Việt cấu trúc lại có 2 cấp độ
Âm tiết

I. Âm đầu Vần Thanh điệu

4
Đặng Thu Hòa – K58 Văn học CLC 2014

II. Âm đệm Âm chính Âm cuối

 Ở bậc I, các thành phần kết hợp với nhau 1 cách lỏng lẻo  người ta tìm
được rất nhiều sự kiện để chia tách chúng. Chữ Hán và chữ Nôm được xây dựng
trên cơ sở này, chỉ đến khi có chữ Quốc ngữ thì phần vần mới được thể hiện.
+ Có rất nhiều các biểu tượng ngữ âm, ngữ nghĩa liên quan đến 3 thành phần ở
bậc I. Tức là các bộ phận này có thể tạo ra những nhóm ý nghĩa, mà ý nghĩa lại là
đặc trưng của hình vị.
+ Phụ âm đầu:
 “h” trong nhóm “hơi...”  đặc trưng cho các bộ phận hô hấp
 “m” trong nhóm “môi...”  đặc trưng cho các bộ phận trên khuôn mặt

+ Vần:

 “um” trong nhóm “um tùm, khúm núm, ...”  toát lên ý nghĩa đặc trưng
tập trung tại 1 điểm.
 “ênh ang” trong nhóm “mênh mang, thênh thang, ...”

+ Đối với thanh điệu cũng vậy, ví dụ thanh trắc là gồm những đại từ chỉ định
ở phía xa (ấy, đấy, đó,...), thanh bằng chỉ định ở gần. Thanh điệu góp phần quan
trọng tạo nên các hiện tượng dân gian nghệ thuật, v..v

 Điều đó khiến người ta đề nghị rằng: âm đầu, vần, thanh điệu là


những hình vị con, hình vị nhánh (tha hình vị)
 Ở bậc II, các thành phần kết hợp với nhau chặt chẽ hơn, các sự kiện chia
tách chúng ít hơn, theo truyền thống chúng là một khối.
2. Thành phần cố định:
- Theo nguyên lý, số lượng âm tố tham gia vào cấu tạo âm vị không cố định,
khi ít khi nhiều nhưng trong Tiếng Việt không phải thế. Xét 1 cách khoa học chặt
chẽ, người ta nói rằng thành phần của âm tiết Tiếng Việt luôn là 5, mặc dù trên chữ
viết không phải lúc nào 5 thành phần này cũng được ghi nhận

Âm đầu Âm đệm Âm chính Âm cuối Thanh điệu


Ngoại Ng o A i nặng
Ngoa Ng o A zezo ngang
Nga Ng zezo Zezo a ngang

5
Đặng Thu Hòa – K58 Văn học CLC 2014

A “ờ” zezo A zezo ngang


Lan L zezo A n ngang
Vui V zezo U i ngang
Hòa H zezo O a huyền
Nhưng nếu xét 1 cách dân gian, người ta nói rằng thành phần đầy đủ của âm tiết là
5, thành phần tối thiểu là 2.

3. Cấu trúc đóng:


- Âm tiết ở các loại hình ngôn ngữ phi đơn lập luôn luôn có cấu trúc mở để
trong chuỗi lời nói chúng có thể kết hợp với các yếu tố đứng trước và đứng sau 
sự nối âm luôn luôn xảy ra.
Ví dụ: make up
- Trái lại, trong ngôn ngữ đơn lập mà tiêu biểu là tiếng Việt, luôn có cấu trúc
đóng trong đó các thành phần luôn luôn ổn định  nên không có sự “xâm thực”.
Do vậy, cách nói năng được cho là chuẩn mực của Tiếng Việt là phải tròn vành rõ
chữ.

Câu 4: Nêu vắn tắt các khái niệm âm tiết, hình vị, tiếng:

1. Âm tiết:
- Câu trả lời cho vấn đề “âm tiết là gì?” không phải chỉ có một, bởi lẽ, cái thực
thể mà chúng ta gọi là “âm tiết” đó có thể được nhìn nhận từ những bình diện
không giống nhau.
 Từ bình diện cấu âm mà xét, âm tiết đã từng được “cắt nghĩa” bằng học
thuyết về độ vang và học thuyết về độ căng cơ.
 Từ bình diện cấu trúc và chức năng, có thể định nghĩa: Âm tiết là đơn vị của
lời nói bao gồm ít nhất một nguyên âm làm hạt nhân và một phụ âm hoặc tổ hợp
phụ âm đứng trước, hoặc đứng sau, hoặc đồng thời vừa có đứng trước, vừa có
đứng sau hạt nhân đó. Ví dụ: các âm tiết: a – ai – cô – học – tập ....
- Có thể đưa ra một định nghĩa chung nhất về “âm tiết”: là đơn vị phát âm nhỏ
nhất trong chuỗi lới nói. Mỗi âm tiết ứng với một đợt căng cơ, tức là mỗi khi cơ
quan phát âm căng lên rồi lại chùng xuống, bất kể yếu tố trong âm tiết ấy là ngôn
ngữ gì.
2. Hình vị:
- Trong ngôn ngữ học, một hình vị là đơn vị ngữ pháp nhỏ nhất của một ngôn
ngữ. Lĩnh vực nghiên cứu hình vị là hình vị học. Hình vị không giống như một từ,

6
Đặng Thu Hòa – K58 Văn học CLC 2014

và sự khác nhau giữ hai khái niệm trên là hình vị có thể đứng một mình hoặc
không, trong khi đó một từ, theo định nghĩa, có thể đứng một mình.
- Hình vị (thuật ngữ Tiếng Anh: morpheme) là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có
nghĩa và có giá trị (chức năng) về mặt ngữ pháp.
- Trong các ngôn ngữ đơn lập, âm tiết được phân lập một cách rõ ràng: nói
thành tiếng, viết thành một chữ. Âm tiết thường trùng với hình vị
3. Tiếng:
- Việc nghiên cứu ngôn ngữ thực ra là việc nghiên cứu vỏ âm thanh và ngữ
nghĩa của nó. Trong vỏ âm thanh, có một khái niệm mà chỉ xuất hiện ở các ngôn
ngữ đơn lập – đó là “tiếng”.
- Tiếng là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất. Trong Tiếng Việt, có một loại
đơn vị xưa nay ngừơi ta thường quen gọi là “tiếng”, “tiếng một” hay “chữ”. VD:
ăn, đi, nói, và, nhưng, yêu, đã, thiên, địa,…
- Gọi loại đơn vị này là “tiếng” tức là căn cứ vào ngữ âm (mặt nghe đuợc), gọi
là “chữ” tức là căn cứ vào mặt văn tự (mặt thấy đuợc). Cái thấy được là cái để ghi
cái nghe đuợc.

- Về phuơng diện phát âm của tiếng, mỗi tiếng bao giờ cũng phát ra bằng một
hơi, tương ứng với một đợt căng cơ thịt bộ máy phát âm, tương ứng với một lần
tăng – giảm độ vang, và mang một thanh điệu nhất định _ “tiếng” tức là âm tiết.
- Về mặt chữ viết, từ chữ Nôm truớc kia đến chữ Quốc ngữ hiện nay, mỗi
tiếng bao giờ cũng viết rời ra thành từng chữ một. Đối với người học tiếng Việt,
khi đứng truớc một câu văn hay câu thơ, muốn xác định có bao nhiêu tiếng là điều
không hề khó. Sự tương ứng giữa tiếng và chữ khiến cho việc học tiếng việt dễ
dàng hơn.

 Tóm lại:
 Thuật ngữ âm tiết để chỉ đơn vị phát âm nhỏ nhất.
 Trong từ và ngữ pháp ta có hình vị được coi là đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa
và có giá trị ngữ pháp.
 Khi đem các tiêu chuẩn của hình vị áp dụng vào trong TV thì ta thấy
chúng tương đương với âm tiết.
 Các nhà từ vựng và ngữ pháp muốn tránh dùng thuật ngữ âm tiết vốn là
của ngữ âm nên đặt tên mới theo cách gọi dân gian là tiếng.

Câu 5: Tại sao nói “tiếng là một đơn vị trung gian giữa từ và hình vị?
- Tính trung gian thể hiện ở 2 việc:

7
Đặng Thu Hòa – K58 Văn học CLC 2014

1. Những tiếng làm từ đơn đều có hai mặt:

+ chúng là một từ độc lập, đi thẳng vào câu. VD: xinh

+ Lúc khác nó chỉ là 1 thành tố của từ. VD: xinh đẹp.

2. Những tiếng không làm từ đơn được nhưng chúng vẫn gần gũi với từ
đơn bởi hai lẽ:

+ Về hình thức chúng có cấu tạo giống hệt từ đơn thậm chí nhiều trường hợp
nó đồng âm với những từ khác.

+ Đằng sau những tiếng này vẫn tiềm tàng khả năng trở thành từ đơn. Trong 1
hoàn cảnh nào đó và khả năng tiềm tàng này diễn ra ở tất cả các kiểu từ.

VD: Từ láy: quấn quýt

Từ ghép: yêu dấu, xe cộ.

Từ phiên âm: kilogram

Từ Hán Việt: Địa lý.

- Tiếng là loại hình vị chưa đặc biệt chưa đối lập hẳn với từ, 1 số rất lớn còn là
từ, 1 số tuy không phải là từ nhưng vaaxb mang nhiều dáng dấp của từ.
- Tiếng là đơn vị tự nhiên nhất theo nguyên lý ngôn ngữ thì từ mới là đợn vị
cơ bản, tự nhiên nhất. Hình vị thì chỉ các nhà KH mới biết. trái lại trong TV từ là
đơn vị rất khó nhận diện thậm chí các nhà chuyên môn sâu chưa chắc đã thống
nhất được với nhau. VD: hoa hồng

Câu 6: Tiếng chi phối các tập quán ngữ văn gì?

1. Tập quán viết rời từng tiếng:


- Trên thế giới, trừ các ngôn ngữ viết theo lối chữ vuông (tiếng Trung, Nhật,
Triều Tiên,...) còn lại tuyệt đại đa số đều viết rời từng từ, kể cả những ngôn ngữ
gần gũi với Tiếng Việt (Lào, Indonesia,...). Tiếng Việt rõ ràng là có đơn vị gọi là từ
bao gồm nhiều âm tiết nhưng cho đến khi nó đc Latinh hóa người ta vẫn viết theo
kiểu từng tiếng.
- Có thời kì, vì muốn đồng hành với thế giới  cuối thế kỉ XX có ý kiến viết
liền từng từ (VD: Cáchmạng, Nhândân,...) Tuy nhiên nó lại gặp một số rắc rối.

8
Đặng Thu Hòa – K58 Văn học CLC 2014

- Rõ ràng nguyên nhân của tập quán này xuất phát từ đặc điểm của tiếng –
đơn vị cơ bản của Tiếng Việt.
2. Tập quán sáng tạo thơ ca:
- Sở dĩ việc sáng tạo thơ ca là rất dễ dàng với người Việt, trong lúc đó lại vô
cùng khó khăn với các dân tộc khác. Bởi vì đơn vị gieo vần là các tiếng chứ không
phải các từ. Nếu lấy từ làm đơn vị gieo vẫn thì rất khó khăn nhưng với tiếng lại rất
đơn giản, nhiều khi người ta “hi sinh” từ mà sự hòa âm vẫn còn, thậm chí rất hay
(thơ bút tre,...). Từ đó các nói có vần đc coi là một phong cách căn cước.
3. Tập quán viết tắt nhưng không nói tắt
- Từ khi có chữ quốc ngữ, người Việt có lối viết tắt theo kiểu phương Tây –
viết tắt phụ âm đầu. Nhưng rất tiếc việc này chỉ dừng lại ở viết mà không thể nói
tắt đc. Người Việt quan niệm rằng hễ phát âm là phát âm ra tiếng. Tuy nhiên, đối
với những tên tắt quá nổi tiếng thì có thể nói tắt đc (VTC, VOV, VTV,...). Vì thế
có cách viết thuần Việt là viết kèm nguyên âm: Vinataba, tocontap,... nhưng cách
viết này gặp phải trở ngại vì tiếng Việt có nhiều dấu phụ  không thể viết tắt cùng
dấu của nó nên nó lại thành không có nghĩa hoặc dễ bị suy diễn do người Việt có
thói quen tri nhận tiếng phải có nghĩa  phản tác dụng.
4. Gọi tên riêng
- Dưới ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, các tên riêng kể cả tên người và
tên đất có xu thế song tiết (nhiều tiếng, đa tiết,...) Bản chất của Tiếng Việt là tiếng
cho nên những tên này tiềm tàng khả năng trở thành tiếng đơn ( xứ Thanh, xứ
Lạng, xứ Nghệ,...)

* Ngoài ra còn có các tập quán: làm câu đối, chơi chữ, nói lái, tập Kiều, chế
nhạc,... cũng đều xuất phát từ đặc điểm của tiếng, đó là các tiếng đều có nghĩa
như từ, có khi không phải là từ nhưng vẫn gần gũi với từ.

Câu 7: Vị trí của từ Hán – Việt trong Tiếng Việt?


- Từ gốc Hán nói chung và Tiếng Việt nói riêng có một vị trí đặc biệt trong
Tiếng Việt, không những có số lượng lớn mà còn có sức sản sinh cao, dễ đặt từ
mới. Chúng gia nhập vào mọi lĩnh vực giao tiếp của người Việt, đặc biệt trong lĩnh
vực chính trị, khoa học, văn hóa xã hội. Cụ thể, khi sử dụng từ Hán – Việt, chúng
ta đã tạo được sắc thái tao nhã tự nhiên  tạo sắc thái trang trọng hơn.
Ví dụ: phụ nữ - đàn bà
- Chúng cũng tạo được sắc thái khái quát đơn nghĩa nên đặc biệt được sử dụng
làm thuật ngữ trong hầu hết các lĩnh vực

9
Đặng Thu Hòa – K58 Văn học CLC 2014

- Trong công cuộc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt phải đặc biệt lưu ý tới
lớp từ này ở 3 điểm:
 Không nên có thái độ bài trừ vì có thời đã lầm tưởng. Bởi vì từ Hán – Việt
có tác dụng rất riêng trong nhiều lĩnh vực
Ví dụ: trong các văn bản pháp lý, chính trị,...
 Tránh việc quá lạm dụng từ Hán – Việt khi mà từ thuần Việt đã đáp ứng đủ
nhu cầu và tư duy.
 Chú ý tránh những kết hợp Hán – Việt dễ gây mơ hồ.

Câu 8: Vai trò của ẩn dụ - hoán dụ trong Tiếng Việt?


- Ẩn dụ và hoán dụ là công cụ tích cực của tư duy.
- Giúp tiết kiệm thời gian trong việc tìm hiểu sự vật, hiện tượng mới và đặt
tên cho chúng. Chúng ta k cần tiếp xúc trực tiếp mà vẫn biết được về chúng theo sự
hiểu biết của mình.
- Ẩn dụ và hoán dụ đưa sự vật đến tầm nhìn của mình để xem xét.
- Là phương thức tốt để phát triển ngôn ngữ.Giúp con người tạo nên từ ngữ
mới mà không cần hình thức mới. Từ mới được tạo nên từ những từ ngữ cũ là con
đường phát triển ngôn ngữ ngắn nhất, giúp ta tìm hiểu sự vật ở 1 mức độ nào đó.
- Là phương thức sử dụng ngôn ngữ đạt hiệu quả cao, đem đến sức sống mới
cho ngôn từ, tạo nên cái đẹp cho người sử dụng, tăng giá trị câu nói ( sử dụng trong
sang tác văn chương).

PHẦN B. BÀI TẬP


1. Ghi âm âm vị học.
2. Xác định từ đa tiết và phân loại.
3. Xác định phương thức chuyển nghĩa
4. Xác định từ loại.

Bảng ghi âm chữ tiếng Việt:

Chữ cái Cách ghi âm Chữ cái Cách ghi âm


a /a/ iê /i˯e/
ă /aˇ/ uô /u˯o/
â / Ɣˇ/ ươ /ɯ˯ ǝ/
b /b/ ia /ie/
c, k, q /k/ ưa /ɯ˯ǝ/
d, gi /z/ ua /u˯o/
đ /d/ ươu / ɯ˯ ǝ
10
Đặng Thu Hòa – K58 Văn học CLC 2014

e /ɛ/ ph /f/
ê /e/ kh /x/
g, gh /Ɣ/ ch /c/
h /h/ tr /ct/
i /j/ x /s/
l /l/ th /th/
m /m/ ng/ngh /ŋ/
n /n/ v /v/
n /ɔ/ nh //

ngoại lệ: /w/ trong oa (do


tròn môi)
ô /o/ Dấu thanh Cách ghi âm
ơ /ǝ/ ngang 1
p /p/ huyền 2
r /˛r/ ngã 3
s /ʂ/ hỏi 4
t /t/ sắc 5
u /u/ nặng 6
ư /ɯ/

11

You might also like