You are on page 1of 160

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NĂNG

KHOA NGỮ VĂN


_________________________________

BÀI GIẢNG

TIẾNG VIỆT
(DÙNG CHO SINH VIÊN NGOẠI NGỮ)

Biên soạn:PGS.TS. Trần Văn Sáng

ĐÀ NẴNG, 2018

1
Chương 1

NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT


1.1. ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT
1.1.1. KHÁI NIỆM ÂM TIẾT
Chuỗi lời nói mà con người phát ra gồm nhiều khúc đoạn dài ngắn khác nhau. Đơn vị
phát âm ngắn nhất là âm tiết (syllable).
Về phương diện phát âm, âm tiết có tính chất toàn vẹn, không thể phân chia được là bởi
nó được phát âm bằng một đợt căng của cơ thịt của bộ máy phát âm.
Khi phát âm một âm tiết, các cơ thịt của bộ máy phát âm đều phải trải qua ba giai đoạn:
tăng cường độ căng, đỉnh điểm căng thẳng và giảm độ căng.
1.1.2. ĐẶC ĐIỂM ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT
1.1.2.1. Âm tiết tiếng Việt có tính độc lập cao
- Ranh giới âm tiết rõ ràng, dứt khoát, cố định, bất biến trong dòng ngữ lưu. Mỗi âm tiết
mang một thanh điệu. Thanh điệu trùm lên tất cả. Khi chuyển từ âm tiết này sang âm tiết khác
cũng có nghĩa là chuyển sang thanh điệu khác, âm vực khác, nhờ thế mà âm tiết được phát âm
rạch ròi. Ở tiếng Việt hiếm thấy trường hợp một âm tiết được phát âm thành hai hoặc hơn hai âm
tiết bị nhập làm một, hoặc thay đổi ranh giới của âm tiết trong chuỗi ngữ lưu.
Chú ý: trường hợp đặc biệt là các tiếng ríu trong khi phát âm:
có một động > cậm đồng
nghỉ một tý > nghỉm tý
hai mươi mốt > hăm mốt
hai mươi lăm > hăm lăm
ba mươi hai > băm hai
ông ấy > ổng
đằng ấy > đấy
bằng nào > bao…
Những trường hợp nói trên tình hình rất khác với hiện tượng đọc nối như trong các ngôn
ngữ Ấn Âu.
- Trong một phát ngôn có nhiều âm tiết, các âm tiết tách biệt rất rõ, không có hiện tượng
nối âm, nuốt âm như các ngôn ngữ Ấn Âu.
Ví dụ (1): Anh em > *An hem
Ám ảnh > *Á mảnh
Êm ái > *Ê mái
Cam ế > * Ca mế
(2) Ô mai khác với Ôm ai

2
Xem ô tô khác với Xe mô tô
So sánh cách phát âm trong các ngôn ngữ Ấn Âu, cách phát âm trong tiếng Anh: He is a
student (He’s a student) và trong tiếng Pháp: Il est étudiant.
1.1.2.2. Ranh giới âm tiết trùng với ranh giới hình vị: tiếng
Thông thường trong tiếng Việt, một chuỗi ngữ lưu có bao nhiêu âm tiết thì có bấy nhiêu
hình vị và ranh giới của âm tiết và ranh giới hình vị trùng nhau.
Ví dụ: Đẹp / vô / cùng / tổ / quốc / ta/ ơi.
Câu thơ trên gồm 7 âm tiết, đồng thời cũng là 7 hình vị.
Điều này khác với các ngôn ngữ Ấn Âu. Bởi vì trong các ngôn ngữ này âm tiết chỉ là đơn
vị phát âm thuần túy và hoàn toan vô can với đơn vị có nghĩa. Ví dụ:
Trong tiếng Anh: [boi: z]: Boys: 1 âm tiết
Boy / s: 2 hình vị
Tất nhiên trong ngôn ngữ Âu Âu cũng có những trường hợp âm tiết trùng với hình vị
nhưng đó không phải là hình thức tiêu biểu.
Ngược lại trong tiếng Việt cũng có một số trường hợp một hình vị có hai hoặc hơn hai âm
tiết. Ví dụ; thằn lằn, bồ hóng, bù nhìn, mắc cọt, v.v. những đây không phải là trường hợp tiêu
biểu của tiếng Việt.
Từ đặc điểm nói trên có thể thấy rằng âm tiết trong tiếng Việt là đơn vị có cương vị kép:
vừa là đơn vị phát âm nhỏ nhất, vừa là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất.
Do đó người ta gọi âm tiết tiếng Việt là hình tiết (Syllabeme – vừa là âm tiết, vừa là hình
vị).
Như vậy, đặc điểm này cho thấy âm tiết tiếng Việt không thuần túy là đơn vị ngữ âm
(đơn vị một mặt), mà nó còn là đơn vị có khả năng biểu hiện ý nghĩa.
1.1.2.3. Âm tiết tiếng Việt là điểm xuất phát để phân xuất âm vị học
Truyền thống ngôn ngữ học châu Âu xem âm tiết chỉ là sự tổ hợp các âm vị. Trong các
ngôn ngữ này, âm vị mới là đơn vị cơ sở tạo vỏ vật chất cho hình vị. Ví dụ trong tiếng Anh, âm
tiết Boys có hai hình vị {boy}, {s}. hình vị thứ hai là hình {s}. Do đó, ở ngôn ngữ Ấn Âu để
phân xuất âm vị người ta dựa vào hình vị (tức là dựa vào chức năng cấu tạo vỏ vật chất đơn vị có
nghĩa của âm vị).
Ở tiếng Việt, đơn vị thực sự có chức năng cấu tạo vỏ âm thanh cho hình vị là âm tiết nên
người ta dựa vào âm tiết để phân xuất hình vị.
1.1.3. CÂU TRÚC ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT
1.1.3.1. Khả năng phân tích các âm tiết thành các thành tố (khả năng phân giải âm tiết)
Âm tiết tiếng Việt không phải là một khối bất khả phân mà nó là một cơ chế được cấu tạo
bằng các bộ phận nhỏ. Căn cứ vào thực tế sử dụng tiếng Việt nêu sau, người ta đã tiến hành phân
tích cấu tạo âm tiết thành những thành tố cấu tạo:

3
- Hiệp vần trong thơ, tục ngữ:
-Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.(Truyện Kiều)
-Ăn vóc học hay. (tục ngữ)
- Nói lái: Con cá đối nằm trên cối đá; công an là can ông; tiền đầu là đầu tiên; con vịt -
kin vọt.
- Cấu tạo từ láy: lạnh lùng, bơ vơ, bâng khuâng, khúc khích, khe khẽ, lờ mờ
- Hiện tượng “iếc hóa”: học > học hiếc, khách > khách khiếc, bàn > bàn biệc
- Biến thể tự do: lay hoay > loay hoay, lanh quanh > loanh quanh
Quan sát cách sử dụng ngôn ngữ trong các trường hợp trên cho thấy phần vần có thể phân
tích thành những thành tố nhỏ hơn là âm đệm, âm chính và âm cuối.
1.1.3.2. Các thành tố cấu tạo âm tiết tiếng Việt
Thanh điệu: Có tác dụng khu biệt âm tiết về cao độ. Mỗi âm tiết có một trong 6 thanh
điệu. Vd: toán – toàn.
Âm đầu: Có những cách mở đầu âm tiết khác nhau (tắc, xát, rung), chúng có tác dụng
khu biệt các âm tiết. Vd: toán – hoán.
Âm đệm: Có tác dụng biến đổi âm sắc của âm tiết sau lúc mở đầu, nó có chức năng khi
biệt các âm tiết. Vd: toán – tán.
Âm chính: Mang âm sắc chủ đạo của âm tiết và là hạt nhân của âm tiết. Vd: túy- túi
Âm cuối: Có chức năng kết thúc âm tiết với nhiều cách khác nhau (tắc, không tắc...) làm
thay đổi âm sắc của âm tiết và do đó để phân biệt âm tiết này với âm tiết khác. Ví dụ: bàn – bài.
5 thành tố trên ở âm tiết nào cũng có, đó là 5 thành phần của âm tiết, mỗi thành phần làm
thành một trục đối lập (các âm tiết đối lập nhau theo từng trục, hay còn gọi là đối hệ). Trong mỗi
trục đối lập có nhiều vế đối lập nhau, mỗi vế là một âm vị.
Chẳng hạn, trong trường hợp “toán” và “tán” ta cũng có sự đối lập ở trục âm đệm, ở đây
có 2 vế, một vế được gọi là vế có, một vế được gọi là vế không (zero). Vì vậy ta có hai âm vị làm
chức năng âm đệm: vế không được gọi là âm đệm zero; vế có là âm vị /w/.
1.1.3.3. Sơ đồ cấu tạo âm tiết tiếng Việt
Các thành tố cấu tạo âm tiết được tổ chức theo sơ đồ sau:
THANH ĐIỆU
ÂM ĐẦU VẦN
(phụ âm đầu) Âm đệm Âm chính Âm cuối
1.1.3.4. Các bậc trong cấu tạo âm tiết tiếng Việt
Trong khi nghiên cứu về thanh điệu, Gordina thấy rằng đường cong biểu diễn âm điệu
của thanh điệu đi qua các vần [an], [aŋ], và các vần [aw], [aj] đều như nhau. Như vậy, có nghĩa
là thanh điệu độc lập với các thành phần chiết đoạn.

4
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đều thống nhất trình bày ở trên cho thấy âm tiết tiếng Việt
có một cấu trúc 2 bậc:

Cấu trúc 2 bậc này cũng được GS Đoàn Thiện Thuật sử dụn trong giáo trình Ngữ âm
tiếng Việt xuất bản lần đầu năm 1977.
Ngoài cấu trúc 2 bậc nói trên, một số nhà nghiên cứu còn chi tiết hóa thành 4 bậc lưỡng
phân theo phương pháp thành tố trực tiếp. Chẳng hạn;
Âm tiết

I…………….. Thanh (Siêu đoạn) Âm đoạn (Chiết đoạn)

II…………….. …………..Âm đầu …Khuôn vần (vần)

III…………………… …………..Âm đệm Vần (vần cái)

IV…………………………….. …………..Âm chính Âm cuối


1.1.4. PHÂN LOẠI ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT
Có nhiều tiêu chí phân loại âm tiết khác nhau, ở đây chúng tôi sử dụng cách phân loại
dựa trên tiêu chí thành phần kết thúc âm tiết, một tiêu chí thường được áp dụng trong ngôn ngữ
học đại cương.
Dựa vào cách kết thúc, các âm tiết được chia thành hai loại lớn: mở và khép. Trong mỗi
loại lại có hai loại nhỏ hơn. Như vậy có 4 loại âm tiết như sau:
- Những âm tiết được kết thúc bằng cách giữ nguyên âm sắc của nguyên âm ở đỉnh âm tiết thì
được gọi là âm tiết mở: la, oa, ta, toa (không có âm cuối)
- Những âm tiết được kết thúc bằng một bán nguyên âm (/w, j/) được gọi là những âm tiết
nửa mở: đại, hội, ai, oai
- Những âm tiết dược kết thúc bằng một phụ âm vang (/m, n, ŋ/...) được gọi là những âm tiết
nửa khép: làm, ăn, an, toan
- Những âm tiết được kết thúc bằng một phụ âm không vang, tắc vô thanh (/p, t, k/) được gọi
là những âm tiết khép: toát, tát, lớp, học.

5
Đặng Thị Lanh (Tiếng Việt-Đại cương, ngữ âm, Nxb ĐHSPHN, 2006, tr.80) bổ sung tiêu chí
thành phần mở đầu âm tiết, kết hợp với thành phần kết thúc âm tiết, lấy âm chính - nguyên âm là
mốc để xét, đã phân chia âm tiết tiết Việt thành các loại sau đây:
- Không có thành phần mở đầu – nguyên âm: a (1)
- Mở đầu là âm đầu vần –nguyên âm: oa (2)
- Mở đầu là phụ âm-nguyên âm: ta (3)
- Mở đầu là phụ âm và âm đầu vần-nguyên âm: toa (4)
Loại (1) là âm tiết nhẹ, loại (2) là âm tiết hơi nhẹ, loại (3) là âm tiết hơi nặng và loại (4) là
âm tiết nặng.
Dựa vào thành phần kết thúc, các âm tiết được phân như sau:
- Nguyên âm – không có thành phần kết thúc: la, ta, a, (5- âm tiết mở)
- Nguyên âm – thành phần kết thúc là bán âm: đại, hội (6-âm tiết hơi mở)
- Nguyên âm- thành phần kết thúc là phụ âm vang: tan, toan (7- âm tiết hơi đóng)
- Nguyên âm – thành phần kết thúc là phụ âm tắc: tát, toát (8- âm tiết đóng)
1.2. HỆ THỐNG ÂM VỊ TIẾNG VIỆT
1.2.1. KHÁI NIỆM ÂM VỊ
Âm vị là đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ dùng để cấu tạo và phân
biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ.
Âm vị còn có thể được coi là một chùm hoặc một tổng thể đặc trưng các nét khu biệt
được thể hiện đồng thời.
Âm vị là một đơn vị trừu tượng còn âm tố là một đơn vị cụ thể. Âm vị được thể hiện ra
bằng các âm tố và âm tố là sự thể hiện của âm vị.
Những âm tố cùng thể hiện một âm vị được gọi là các biến thể của âm vị.
Hệ thống âm vị gồm 5 tiểu hệ thống. Mỗi tiểu hệ thống đảm nhiệm một chức năng riêng
của cấu tạo âm tiết không thể thay thế cho nhau, gồm: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và
thanh điệu.
1.2.2. HỆ THỐNG ÂM ĐẦU
1.2.2.1. Chức năng: Giữ chức năng mở đầu âm tiết tiếng Việt là những âm vị có đặc trưng phụ
âm tính, và đều là phụ âm đơn.
1.2.2.2. Số lượng: Hệ thống âm đầu tiếng Việt có 21 phụ âm, bao gồm: /b, m, f, v, t, t’, d, n, z, ʐ,

s, ş, c, ʈ, ɲ, l, k, χ, ŋ, ɣ, h/
Thảo luận về giải pháp âm vị học:
- 21 phụ âm đầu: không thừa nhận âm vị tắc thanh hầu /ʔ/ trong các âm tiết như: a, oa,
an, oan.

6
- 22 phụ âm đầu: thừa nhận âm tắc thanh hầu /ʔ/ đứng đầu trong các âm tiết như: a, oa,
an, oan.
- 23 hoặc 24 phụ âm đầu: ngoài việc thừa nhận âm tắc thanh hầu /ʔ/ đứng đầu trong các
âm tiết (a, oa, an, oan), còn đưa ra giải pháp âm vị là chấp nhận phụ âm /q/ (thể hiện qua chữ
viết “qu-”); và/hoặc chấp nhận phụ âm /p/ đứng đầu âm tiết như; pingpông, đèn pin, vải pôpơlin,
các tên riêng Pa Cô, Sa Pa, Pắc Bó.
1.2.2.3. Tiêu chí khu biệt:
Có hai tiêu chí khu biệt các phụ âm đầu, đó là tiêu chí cấu âm và tiêu chí âm học.
- Tiêu chí cấu âm:
Tiêu chí phương thức: các phụ âm đầu tiếng Việt cấu tạo theo hai phương thức tắc và xát
Tắc: /b, d, t, t’, ʈ, c, k, m, n, ŋ, ɲ/

Xát: / f, v, s, ş, z, ʐ,, ɣ, x, l, h/
- Về âm học sự đối lập tiêu chí ồn vang:
Ồn: / b, d, t, t’, ʈ, c, k, f, v, s, ş, z, ʐ, ɣ, x, l, h/

Vang: / m, n, ŋ, ɲ /
Đối lập tiêu chí hữu thanh/vô thanh:
Hữu thanh: / b, d, m, n, ŋ, ɲ, v, z, ʐ, ɣ, l /

Vô thanh: / t, t’, ʈ, s, ş, c, k, f, x, h/
Bật hơi: / t’/
Không bật hơi: /b, d, t, ʈ, c, k, m, n, ŋ, ɲ, f, v, s, ş, z, ʐ,, ɣ, x, l, h /
- Tiêu chí định vị: các tiêu chí định vị gồm:
Môi: hai môi /b, m/; môi răng / f, v/
Lưỡi: Đầu lưỡi (bẹt lưỡi / t, s, z, t’, d, n, l/, quặt lưỡi / ʈ, ş, ʐ/); Mặt lưỡi / c, ɲ/;

Gốc lưỡi / k, ŋ, ɣ, x/
Thanh hầu: /h/
(Tắc thanh hầu): /ʔ/
Có thể hình dung theo bảng sau:

(Xem trang sau)

7
Vị trí cấu âm Môi Đầu lưỡi Mặt Gốc Thanh
Hai Môi Bẹt Quặt lưỡi lưỡi hầu
Phương thức cấu âm môi răng (lợi) (ngạc) (mạc)
Bật hơi t’
Ồn Không Vô (p) t ʈ c k (ʔ)
bật hơi thanh
Tắc Hữu b d
thanh
Vang m n ɲ ŋ
(mũi)
Ồn Vô thanh f s ş x h
Xát Hữu thanh v z ʐ ɣ
Vang (bên) l
Bảng hệ thống âm đầu tiếng Việt
1.2.2.4. Khả năng phân bố của âm đầu
Các âm đầu môi /m, b, f, v/ không phân bố trước âm đệm. Đây là qui luật dị hóa trong
tiếng Việt.
Những từ vay mượn có âm đầu là âm môi phân bố trước âm đệm đều được người Việt
phát âm thành một biến thể không có âm đệm.
Ví dụ: Ô tô buýt (bus) > ô tô bít
Thùng phuy (fus) > thùng phi
Các âm đầu /n, ʐ, ɣ / hiếm xuất hiện trước âm đệm. các từ có điều kiện phân bố như vậy
đều là từ vay mượn.
Ví dụ: noa, noãn, thê noa > mượn tiếng Hán
roa, cu roa > mượn tiếng Pháp (couroie)
góa, góa bụa > mượn tiếng Hán
Âm / f / ít xuất hiện trước uo.
Âm / ɣ / ít xuất hiện trước nguyên âm đôi / ie /, chỉ có các từ ghiện, (gớm) giếc.
1.2.2.5. Sự thể hiện âm đầu bằng chữ viết

Xem bảng tổng hợp trang sau

8
Âm Chữ Ví dụ Âm Chữ Ví dụ
/b/ b ba /ɲ/ nh nhà

/t / t ta / t’/ th thơ
/d/ đ đá / f/ ph phố
/c / ch cha / v/ v vắng
c cá /s / x xôi
/k / k kế (i, e) /ş/ s sôi
q quả d dành dụm
ng nga /z/ gi giành giật
/ŋ/ ngh nghe g gì
/ʈ/ tr trẻ /ʐ/ r ra

/m/ m mẹ /x/ kh khá


/n/ n na / h/ h học
/ɣ/ g gà /l/ l làm
gh ghế (i,e)

Trong số 21 âm vị phụ âm đầu, những âm vị có hai hình thức chữ viết trở lên là những
trường hợp cần chú ý. Tuy là hai hình thức chữ viết, nhưng không được sử dụng một cách tự do,
mà phải sử dụng theo quy tắc kết hợp ngữ âm, cụ thể;
- Ba âm vị / k, ɣ, ŋ / có hai/ba hình thức biểu hiện trân chữ viết như đã trình bày ở phần
trên.
- Âm vị / z / có ba hình thức chữ viết nhưng không có căn cứ ngữ âm nào cho sự khác
biệt này về chữ viết. Cần phải ghi nhớ từng trường hợp theo đặc điểm từ vựng – ngữ nghĩa (trong
các âm tiết có phụ âm đầu là / z / đảm nhận - là từ hoặc là thành phần của từ), ví dụ: da (da thú),
gia (gia đình), giếng.
1.2.2.6. Biến thể âm đầu
- Biến thể kết hợp: âm đầu bị môi hóa khi kết hợp với âm đệm hoặc nguyên âm tròn môi.
- Biến thể địa phương: âm đầu thể hiện trong các phương ngữ khá đa dạng
Ở phương ngữ Bắc (Bắc Bộ và Thanh Hóa), các âm quặt lưỡi không có mặt:
/ ʈ /==> /c / (tre > che)
/ ş / == > / s / (sa > xa)
/ ʐ / ==> / z / (ru > du)
Một số địa phương còn lẫn / l / ==> /n/: làm > nàm

9
Phương ngữ miền Trung (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế)
vắng mặt âm / ɲ /, nó được thay thế bằng âm /j / và âm vị / z / cũng được thay thế bằng /j /: nhì,
dì > gì.
Phương ngữ Nam (từ Đà Nẵng trở vào), âm vị / v / không có và được thay bằng / j /, âm
vị /z/ được thay bằng / j /: va, da > gia
1.2.3. ÂM ĐỆM
1.2.3.1. Vị trí và chức năng
Âm đệm nằm ở vị trí giữa âm đầu và âm chính, chỉ có một âm vị / w /.
Âm đệm /w/ có chức năng làm trầm hoá âm sắc của âm tiết.
Sở dĩ gọi là âm đệm vì trong khi phát âm âm tiết, âm đệm chỉ được thể hiện lướt nhanh.
So sánh cách phát âm hai âm tiết: TUI và TUY.
1.2.3.2. Khả năng phân bố: (xem phần âm đầu)
Âm đệm / w / bị hạn chế xuất hiện ở một số trường hợp:
- / w / không xuất hiện sau các phụ âm đầu là âm môi / m, b, f, v / và ít phân bố sau /n, ʐ, ɣ/
- Đối với nguyên âm, âm đệm không phân bố trước các nguyên âm dòng sau tròn môi. Đây là qui
luật dị hóa trong tiếng Việt.
- Âm đệm không phân bố trước các nguyên âm / ɯ và ɯɤ /.
Ngoài ra, âm đệm cũng ít phân bố trong âm tiết có phụ âm cuối là phụ âm môi / p, m /.
1.2.3.3. Sự thể hiện trên chữ viết
Âm vị / w / được thể hiện trên chữ viết bằng hai hình thức:
- u [u]: khi / w / xuất hiện trước các nguyên âm i, ê, iê (ia), ơ, â (độ mở hẹp, hơi hẹp). Ví
dụ: tuy, quế, luyện, huơ, huân,… và khi / w /xuất hiện sau con chữ q: qua, qui, quê, que, quân…
- o [ɔ]: khi / w / xuất hiện trước ba nguyên âm a, ă, và e (các nguyên âm có độ mở rộng
và hơi rộng): hoa hòe, hoặc.
1.2.3.4. Âm đệm trong phương ngữ, thổ ngữ (Biến thể âm đệm)
Trong phương ngữ Nam, sự có mặt của âm đệm ở các trường hợp có âm đầu là những âm
có điểm cấu âm mạc hay họng: / k, ɣ , h /, làm thay đổi các dạng âm đầu đó thành âm đầu / ɣ /:
oa, hoa, ngoa > goa; oan, hoan, ngoan > goan.
Ở một vài thổ ngữ, phương ngữ Nam, như Quảng Nam, âm đệm vắng mặt trong những
từ có âm đầu không phải là [t, t’, ʈ , c, ɲ , s, j, ş, l ] và nguyên âm dòng trước i, ê, e, iê [i, e, ε, ie]:
toe toét > te tét; truyền > triền; chuyện > chiện; thúy > thí; thuế > thế; nhuyễn > nhiễn, duyên >
diên, xuyến > xiến,…

10
1.2.4. HỆ THỐNG ÂM CHÍNH
1.2.4.1. Đặc điểm chung
Giữ chức năng làm âm chính trong âm tiết tiếng Việt là âm vị có đặc trưng nguyên âm tính.
1.2.4.2. Vị trí, số lượng, chức năng:
Âm chính trong cấu tạo âm tiết tiếng Việt có vị trí ở giữa âm đệm và âm cuối nếu nó
thuộc vào vần có âm đệm; và nằm giữa âm đầu và âm cuối nếu âm tiết không có âm đệm.
Âm chính là yếu tố không thể thiếu trong cấu tạo âm tiết tiếng Việt và nó qui định âm sắc
của âm tiết vì vậy âm chính được gọi là âm vị âm tiết tính.
Số lượng âm chính trong cấu tạo âm tiết gồm 16 âm vị, trong đó 13 nguyên âm đơn và 3
nguyên âm đôi. Cụ thể: /i, e, ε, ɤ, ɤˇ, a, ɯ, ă, u, o, ɔ, ɔˇ, εˇ/ và 3 nguyên âm đôi / ie, ɯɤ, uo/.
1.2.4.3. Tiêu chí khu biệt
Các âm chính tiếng Việt khu biệt theo các tiêu chí sau:
(1) Tiêu chí cấu âm:
- Về vị trí của lưỡi:
Lưỡi nâng về phía trước (nguyên âm dòng trước): /i, e, ε/ εˇ, ie /
Lưỡi nâng ở giữa (nguyên âm dòng giữa):/ ɯ, ɤ/ɤˇ, a/ ă, ɯɤ/

Lưỡi nâng phần sau (nguyên âm dòng sau): / u, o, ɔ/ɔˇ, uo /


- Về độ mở của miệng:
Nguyên âm hẹp (nhỏ; lưỡi nâng cao): / i, ɯ, u/

Nguyên âm hơi hẹp (Lớn vừa, lưỡi nâng hơi cao): / e, ɤ/ɤˇ, o /

Nguyên âm hơi rộng (Lớn, lưỡi hơi hạ thấp xuống): / ε/ εˇ, ɔ/ɔˇ/
Nguyên âm rộng (Lớn, lưỡi hạ thấp): / a/ ă /
Các nguyên âm đôi tiếng Việt đều là những nguyên âm đôi có độ mở của miệng từ hẹp đến
hơi hẹp.
- Hình dáng của môi: đối lập 2 loại nguyên âm tròn môi và không tròn môi.
Nguyên âm tròn môi: / u, o, ɔ/ɔˇ, uo /
Nguyên âm không tròn môi: / i, e, ε/ εˇ, ie, ɯ, ɤ/ɤˇ, a/ ă, ɯɤ /
(2) Tiêu chí đặc trưng âm học:
- Trường độ của nguyên âm: nguyên âm ngắn/ nguyên âm dài (chỉ áp dụng cho các
nguyên âm đơn, các nguyên âm đôi do cấu âm phức hợp cho nên luôn thể hiện ở trường độ dài)
Các nguyên âm đơn ngắn: / ă, ɤˇ, εˇ, ɔˇ/
Các nguyên âm đơn dài: / i, e, ε, ɯ, ɤ, a, u, o, ɔ /
- Âm sắc của nguyên âm: các nguyên âm được phân biệt thành ba loại:
Nguyên âm bổng: là các nguyên âm dòng trước, không tròn môi: //i, e, ε/ εˇ, ie /

11
Nguyên âm trung hòa: là các nguyên âm dòng giữa: / ɯ, ɤ/ɤˇ, a/ ă, ɯɤ/

Nguyên âm trầm: trầm / u, o, ɔ/ɔˇ, uo /


Có thể hình dung các nguyên âm theo sơ đồ sau:

Bảng hệ thống nguyên âm tiếng Việt


1.2.4.4. Sự thể hiện các âm vị âm chính trên chữ viết
Số TT Âm vị Chữ viết Ví dụ
1 /i/ i, y chi, y tế
2 /e/ ê tế
3 /ε/ e lẹ
4 / εˇ/ a anh ách
5 / ie / iê, ia, yê, ya liên, nguyên, khuya, mía
6 /ɯ/ ư tư

7 /ɤ/ ơ tơ

8 / ɤˇ / â tâm

9 /a/ a ta
10 /ă/ ă- a (ay, au) tăm, cau
11 / ɯɤ/ ươ, ưa thương, mưa

12 /u/ u thu
13 /o/ ô ô tô
14 /ɔ/ o, oo on, oong ooc

15 / ɔˇ/ o ong óc

16 / uo / uô, ua thua tuổi


Lưu ý:

12
- Theo giải pháp 16 âm vị âm chính, ta có 4 cặp nguyên âm đối lập theo tiêu chí ngắn - dài:
/ ε - εˇ, ɔ - ɔˇ, a- ă, ɤ - ɤˇ /. Các nguyên âm đôi không có đối lặp ngắn dài.

- Theo giải pháp 14 âm vị âm chính, ta có hai cặp đối lập ngắn dài: /a- ă, ɤ -ɤˇ/ (bớt/bất,
tơi/tây, lớn/lấn, lang/lăng, tai/tay, bác/bắc). Theo quan niệm này không thừa nhận 2 cặp
đối lập: / ε - εˇ, ɔ - ɔˇ/ (keng/canh, boong/bong) vì họ cho rằng đó là những từ tượng
thanh hay từ phiên âm ngoại lai; cho nên đó là những cứ liệu không thỏa đáng.
1.2.5. HỆ THỐNG ÂM CUỐI
1.2.5.1. Đặc điểm:
Âm cuối trong âm tiết tiếng Việt có thể là phụ âm tính, có thể là nguyên âm tính (bán
âm). Âm cuối có chức năng đóng âm tiết lại. Ngoài âm cuối /zero/, tiếng Việt còn có 8 âm cuối
có nội dung tích cực, trong đó có 6 phụ âm /m, n, ŋ, p, t, k/ và 2 bán nguyên âm /-w, -j/.
1.2.5.2. Tiêu chí khu biệt: xem bảng biểu diễn âm cuối.

Bảng hệ thống âm cuối tiếng Việt


1.2.5.3. Khả năng phân bố
Ngoài trường hợp đã nêu ở phần âm chính, còn những trường hợp lưu ý sau;
Các âm / p, m / ít xuất hiện trong âm tiết có âm đệm.
Bán âm cuối / w / không xuất hiện sau nguyên âm tròn môi.
Bán âm cuối / j / không xuất hiện sau nguyên âm dòng trước.
1.2.5.4. Sự thể hiện trên chữ viết
Âm Chữ Ví dụ Âm Chữ Ví dụ
/p/ p lớp ng ngang
/ŋ/ nh (2) xinh
/t/ t tất u cau
c bác /w/
/k/ ch (1) bách o cao
/m/ m làm y (3) cay
/n/ n nén /j/ i cai
Lưu ý
(1) Âm / k / ghi bằng “ch” khi trước nó là các nguyên âm dòng trước: ênh êch

13
(2) Âm / ŋ / ghi bằng “nh” khi trước nó là nguyên âm dòng trước / i, e /: inh ich
(3) Bán âm / j / ghi bằng “y” khi trước nó là nguyên âm ngắn / ɤˇ, ă /: tây, hay
- Giải pháp 10 âm vị âm cuối, nghĩa là, ngoài 8 âm cuối nói trên còn chấp nhận thêm hai âm cuối
/ c / và / ɲ / là giải pháp âm vị học - chính tả thuần túy. Dù trên chữ viết hay trong phát âm, tiếng
Việt có hai cặp phụ âm cuối / ŋ – k / và / c - ɲ / (ng - c và nh - ch), nhưng về mặt âm vị học, chỉ

có một cặp âm cuối / ŋ - k /, còn cặp âm cuối / c - ɲ / chỉ là biến thể của / ŋ – k / mà thôi: inh ich,
ênh êch, anh ach.
1.2.5.5. Biến thể phụ âm cuối
- Biến thể kết hợp:
Phụ âm cuối / ŋ k / kết hợp nguyên âm trước /i, e, ε/ εˇ, ie / được thể hiện thành âm mặt
lưỡi / c, ɲ /: tinh, chênh chếch.
Phụ âm cuối / ŋ k / kết hợp với nguyên âm giữa không thay đổi / ŋ, k /.
Phụ âm cuối / ŋ k / kết hợp với các nguyên âm dòng sau / u, o, ɔ, ɔˇ, uo / thì sẽ bị môi
hóa rất mạnh: hung hục, long lốc, ròng rọc.
Bán âm cuối / w / kết hợp với nguyên âm có độ mở hẹp và hơi hẹp thể hiện thanh [u].
Bán âm cuối / w / kết hợp với nguyên âm có độ mở rộng và hơi rộng thể hiện thành [ɔ].
- Biến thể địa phương:
Phụ âm cuối trong phương ngữ Nam Trung Bộ và Nam bộ mất khả năng khu biệt / t – k /,
/ n – ŋ /. Ví dụ: an ==> ang; át ==> ác, mắt ==> mắc.
1.2.6. HỆ THỐNG THANH ĐIỆU
1.2.6.1. Vị trí, số lượng, chức năng
Số lượng thanh điệu trong tiếng Việt gồm có 6 thanh điệu: ngang, huyền, ngả, hỏi, sắc,
nặng. Trên chữ viết, thanh ngang không được biểu hiện bằng các dấu như các thanh khác. Trong
kí hiệu ngữ âm, ta dung các con số để ghi các thanh: ngang (1), huyền (2), ngã (3), hỏi (4), sắc
(5), nặng (6).
Về vị trí của thanh điệu trong tiếng Việt, đã có những ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho
rằng thanh điệu gắn với nguyên âm. Ý kiến khác lại cho rằng thanh điệu gắn với phần vần. hợp lí
hơn thanh điệu gắn với toàn bộ âm tiết, nhưng được thể hiện chủ yếu ở những phụ âm hữu thanh
(đầu và cuối), bán âm (đầu và cuối) và đặc biệt là nguyên âm.
Thanh điệu có chức năng khu biệt nghĩa của từ dựa vào sự thay đổi độ cao của âm tiết.
1.2.6.2. Tiêu chí khu biệt
Theo truyền thống, ta có tiêu chí bằng trắc (tiếng bằng/tiếng trắc) để phân biệt ra hai loại
thanh điệu tương ứng;

14
Bằng: ngang, huyền
Trắc: ngã, hỏi, sắc, nặng.
Theo kết quả thực nghiệm vật lí học, ta có hai tiêu chí nữa: đường nét và âm vực. Xét về
đường nét, ta có hai loại thanh điệu:
Gãy: ngã, hỏi
Không gãy: ngang, huyền, sắc, nặng
Xét về âm vực, ta phân biệt hai loại;
Cao: ngang, ngã, sắc
Thấp: huyền, hỏi, nặng
Các thanh điệu tiếng Việt khu biệt theo các tiêu chí như sau (xem mô hình)

1.2.6.3. Khả năng phân bố


Các thanh ngang, huyền, hỏi, ngã không phân bố trong âm tiết có phụ âm cuối là am tắc
vô thanh.
1.2.6.4. Miêu tả các thanh điệu
Thanh ngang cao độ xuất phát cao, cao độ kết thúc cao, đường nét bằng phẳng và độ cao
từ lúc xuất phát đến lúc kết thúc (tương đương nốt Fa ở giọng nam trung).
Thanh huyền cao độ xuất phát thấp hơn thanh ngang quảng 4. Cao độ kết thúc thấp.
Đường nét lúc đầu đi ngang, sau đó đi xuống thấp hơn cao độ xuất phát. (tương đương nốt Si
trên).

15
Thanh ngã cao độ xuất phát thấp hơn thanh ngang và thương cao hơn thanh huyền.
Đường nét lúc đầu đi ngang, sau đó chúc xuống rồi đột ngột vút cao. Cao độ kết thúc của thanh
ngã rất cao. (tương đương nốt Đô trên).
Thanh hỏi cao độ xuất phát thấp hơn thanh ngã. Cao độ kết thúc bằng với cao độ xuất
phát. Đường nét đi ngang, đi xuống và đi lên ngang với cao độ xuất phát. (tương đương với Si
dưới).
Thanh sắc cao độ xuất phát thấp hơn thanh ngang. Cao độ kết thúc rất cao. Đường nét lúc
đầu đi ngang, sau đó là đi lên cao. (tương đương với nốt Mi trên, hoặc Sol trên).
Thanh nặng cao độ xuất phát thấp (gần với thanh huyền). Cao độ kết thúc thấp. Đường
nét lúc đầu đi ngang, su đó đi xuống thấp. (tương đương với nốt Rê dưới).
Sự miêu tả thanh điệu được biểu hiện rõ hơn qua biểu đồ sau đây:

1.2.7. THỰC HÀNH PHIÊN ÂM ÂM VỊ HỌC


1.2.7.1. Phiên âm âm vị học là một cách ghi lại một ngôn bản bằng các kí hiệu ngữ âm quốc tế,
theo một hệ thống âm vị đã xác định. Nếu phiên âm ngữ âm học ghi lại một cách chi tiết, đầy đủ
mọi đặc điểm âm học của âm tiết thì phiên âm âm vị học yêu cầu vừa đủ vừa chính xác.
Âm tiết “đỏ” được phiên âm ngữ âm học như sau: [dɔ 4 ] trong đó [d] mang nét rườm môi

hóa. Nếu là phiên âm âm vị học, người ta đưa ra các đặc trưng ngữ âm quan trọng nhất: / d ɔ4 /.
1.2.7.2. Quy tắc phiên âm âm vị học
- Mỗi âm tiết được đặt trong hai gạch nghiêng / /.
- Thanh điệu được ghi bằng số ở góc trên, trước gạch nghiêng cuối âm tiết.

16
- Các âm vị: am tắc thanh hầu, âm đệm zê rô, âm cuối zê rô được ghi bằng sự vắng mặt
của kí hiệu, tức là không có phiên âm.
- Kí hiệu ngữ âm tuân thủ nguyên tắc 1-1 giữa âm và kí hiệu (một âm được ghi bằng một
kí hiệu duy nhất)
Minh họa: Long lanh đáy nước in trời
/lɔˇŋ1/ /lεˇŋ1/ /dăj5/ /nɯɤk5 / / in1/ / ʈɤj2/

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 1


Theo sự hướng dẫn của giảng viên phụ trách môn học trên lớp

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 1


[1] Đoàn Thiện Thuật, Ngữ âm tiếng Việt, Nxb ĐHQGHN, 1999.
[2] Vương Hữu Lễ, Hoàng Dũng, Giáo trình ngữ âm tiếng Việt, Nxb ĐHSPHN, 1994.
[3] Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt, mấy vấn đề ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp, Nxb Giáo dục, H.1998

17
Chương 2
NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT
2.1. CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT
2.1.1. ĐƠN VỊ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT
a) Quan niệm về đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Việt
Hiện nay, có hai xu hướng xác định hình vị (đơn vị cấu tạo từ) đối lập sau đây:
- Hình vị trùng âm tiết: Lưu Vân Lăng dùng thuật ngữ morphem, Nguyễn Tài Cẩn dùng
khái niệm tiếng, Nguyễn Văn Tu dùng từ tố. Theo quan niệm này, “tiếng” là đơn vị cấu tạo từ
tiếng Việt.
- Hình vị không hoàn toàn trùng âm tiết: Ðỗ Hữu Châu cho rằng Hình vị (hay yếu tố cấu
tạo từ) tiếng Việt là những hình thức ngữ âm cố định, bất biến, nhỏ nhất với dạng chuẩn tối thiểu
là 1 âm tiết, tự thân có nghĩa (từ vựng hay ngữ pháp), có thể chịu tác động của phương thức cấu
tạo để cấu tạo từ cho tiếng Việt.
Trong giáo trình này, chúng tôi quan niệm đơn vị tạo từ trong tiếng Việt là âm tiết, quen
gọi theo truyền thống Ngữ văn Việt Nam là tiếng. Quan niệm này được dùng để giảng dạy tiếng
Việt trong nhà trường phổ thông hiện nay. Về mặt phát âm, mỗi tiếng được tạo ra do một luồng
hơi phát ra tự nhiên, kèm theo một thanh điệu nhất định. Về mặt văn tự, mỗi tiếng đồng nhất với
một chữ. Thí dụ: ăn, học, nhà, cao, cửa, rộng, thiên, địa, đại, tiểu, vô, hữu...
b) Phân loại cái đơn vị “tiếng” trong tiếngViệt
Từ việc xác định đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt là tiếng, người ta phân loại tiếng dựa vào 2
tiêu chí về nghĩa và về khả năng sử dụng độc lập/không dùng độc lập:
* Cách phân loại “tiếng” của GS. Nguyễn Tài Cẩn (tiếng =hình vị):
Tiếng độc lập Tiếng không độc lập
Tiếng có nghĩa thôn (nông thôn) ngữ (ngôn ngữ); quốc (quốc
đẹp (đẹp đẽ) (1) phòng) (2)
Tiếng vô nghĩa dãi (dễ dãi); mà, cả (mà cả)3
(Nguồn: Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb ĐHQG, 1999, tái bản)
Loại1: tiếng vừa độc lập, vừa có nghĩa. Ví dụ: xe, nhà, bàn, ghế, đi. đứng, chạy, nhảy,
nói, cười, buồn, vui,...
Loại 2: tiếng có nghĩa nhưng không độc lập, ví dụ: thuỷ, hoả, quốc, gia, ưu(ưu phiền),
nhân (nhân dân), lịch (lịch lãm),....
Loại 3: những tiếng vừa không độc lập, vừa không có nghĩa, ví dụ: thằn (thằn lằn), pheo
(tre pheo), nhung (nhớ nhung), dãi (dễ dãi),...
Như vậy, theo cách phân loại này, tiếng vô nghĩa thì bao giờ cũng là tiếng không độc
lập; tiếng có nghĩa thì có khi độc lập, có khi không. Hay nói cách khác, lấy tính độc lập để làm

18
tiêu chuẩn khẳng định rằng tiếng có nghĩa; và lấy hiện tượng vô nghĩa để làm tiêu chuẩn khẳng
định rằng tiếng không độc lập.
Theo giải pháp của GS. Nguyễn Tài Cẩn, tác giả thừa nhận có từ đơn và từ ghép. Trong
việc cấu tạo từ, vai trò của tiếng là quan trọng vì nó là thành tố cấu tạo nên cả từ đơn lẫn từ
ghép. Từ ghép “có ý nghĩa tương đương như thuật ngữ từ đa tiết”; còn từ đơn “là đơn tiết, đồng
thời cũng là tiếng”, là “kiểu đơn vị thuần nhất nội bộ về mặt cấu tạo”.
2.1.2. PHÂN LOẠI TỪ TIẾNG VIỆT VỀ MẶT CẤU TẠO
2.1.2.1. Từ ghép
a) Những quan niệm khác nhau về từ ghép tiếng Việt:
Ngoài tên gọi “từ ghép” (Hoàng Văn Hành, Đỗ Hữu Châu, Hồ Lê, Nguyễn Tài Cẩn,
Nguyễn Kim Thản,..), nó còn được gọi là “từ kép” (Lưu Văn Lăng, TrươngVăn Chình, Nguyễn
Hiến Lê). Một số nhà nghiên cứu không chấp nhận khái niệm “từ ghép” trong tiếng Việt, tiêu
biểu là Nguyễn Thiện Giáp, ông gọi từ ghép là “ngữ định danh”.
- Về mối quan hệ giữa từ ghép với cụm từ tự do:
Điều hiển nhiên, nhà nghiên cứu nào cũng nhận thức rõ, từ ghép là đơn vị của ngôn ngữ,
còn cụm từ tự do thuộc đơn vị của lời nói. Từ ghép phải là một chỉnh thể thống nhất không
những về mặt cấu tạo mà còn cả về mặt nội dung ý nghĩa. Một kết cấu là từ ghép phải:
- Không thể xen một yếu tố nào dù là thực hay hư vào giữa các thành tố của từ ghép;
- Mỗi thành tố của nó không bao giờ phát sinh quan hệ ngữ pháp riêng với một từ khác ở
ngoài kết cấu của nó.
Cụ thể, trong từ ghép, ta dùng 4 biện pháp 1) xen kẽ, 2)thêm ngoài, 3) cải biến, 4) đối
chiếu ) để phân biệt từ ghép với cụm từ tự do.
Các trường hợp đặc biệt: cây lâu niên, làng ven hà, hay kiểu kết hợp “A chả B”, “A với
chả B”, “A với B” (báo với cáo, ăn với chả năn).
b) Trật tự các thành tố trong từ ghép:
Khi các yếu tố trong từ ghép đồng nghĩa với nhau thì:
- yếu tố thuần Việt đứng trước, các yếu tố vay mượn đứng sau. Thí dụ: bạn hữu, xương
cốt, lo âu, can gián, gươm đao (các yếu tố đứng sau là Hán Việt), chó má, củi đuốc, kiêng khem,
tre pheo (các yếu tố đứng sau là gốc Tày Thái hoặc Môn – Khơ me).
- yếu tố thuộc từ vựng đồng đại đứng trước, yếu tố thuộc từ vựng lịch đại đứng sau (chợ
búa, tiêu pha, gía cả,...); yếu tố từ vựng toàn dân đứng trước, yếu tố từ vựng địa phương đứng
sau (chơi nhởi, rừng rú); yếu tố từ vựng có ý nghĩa chung thường đứng trước, yếu tố có ý nghĩa
chuyên biệt thường đứng sau (trông ngóng, nhanh chóng, lười biếng, ...)
Khi các yếu tố trong từ ghép gần nghĩa nhau, thì trật tự của chúng thường có xu hướng
là:

19
- Yếu tố biểu thị chỉnh thể thường đứng trước, yếu tố biểu thị bộ phận thường đứng sau.
Thí dụ; nhà cửa, mặt mũi, đầu óc, súng đạn, ...
- Yêú tố biểu thị sự vật hiện tượng, được coi là quen thuộc hơn, quan trọng hơn, chủ yếu
hơn thường đứng trước. Thí dụ: ruộng vườn, cơm canh, rượu chè, ăn uống,...
- Yếu tố biểu thị thuộc tính, trạng thái một cách chung hơn hoặc có sắc thái trung hoà hơn
thường đứng trước. Thí dụ: vui mừng, yêu thương, yêu mến,...
Khi các yếu tố trong từ ghép có nghĩa biểu thị ở hai chiều đối lập nhau thì trật tự giữa
các yếu tố được sắp sếp theo:
- Sự đối lập “cao - thấp”, như thứ bậc trong gia đình, trong quan hệ xã hội. thí dụ: ông bà,
cha con, thầy trò, vua tôi, tướng tá,...
- Sự đối lập hoặc về trình tự thời gian. Thí dụ: sớm tối, xưa nay, sống chết; hoặc sự định
vị không gian bắt đầu từ chiều thuận. Thí dụ: trên dưới, trước sau,; hoặc sự đối lập mạnh yếu, tốt
xấu. Thí dụ: cao thấp, tốt xấu, vui buồn, may rủi,...
Nhìn chung, nguyên tắc chung: yếu tố không đánh dấu ở trước còn yếu tố đánh dấu đứng
sau.
Ngoại lệ:
- Những trường hợp ẩn dụ hoá (gang thép/thép gang trong các ngữ “nhà máy gang thép,
ý chí gang thép” và “*ý chí thép gang”, “*nhà máy thép gang”)
- Có những từ ghép được sử dụng trật tự tự nhiên, bình thường so với chuẩn: ông cha,
cha ông, yêu thương, thương yêu... nhưng vợ chồng, cô chú, chú bác.
- Các từ ghép có “quan hệ nghịch cú pháp tiếng Việt” nên nó “chặt chẽ và có tính thành
ngữ cao”: mát tay, vui tính, cứng cổ, mềm lòng, nóng long, mát dạ,…
c) Phân loại từ ghép tiếng Việt
Cho đến nay, tuy xuất phát từ các giác độ khác nhau, nhưng các nhà Việt ngữ học chia từ
ghép thành hai loại:
- Các nhà ngữ pháp căn cứ vào mối quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong từ ghép,
chia từ ghép thành từ ghép đẳng lập (từ ghép song song, từ ghép liên hội) và từ ghép chính phụ.
- Các nhà từ vựng ngữ nghĩa căn cứ vào mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các yếu tố và khả
năng tạo nghĩa từ ghép của chúng, chia từ ghép thành hai loại: từ ghép đẳng nghĩa (từ ghép hợp
nghĩa, từ ghép hội nghĩa, từ g
hép phối nghĩa) và từ ghép phụ nghĩa (từ ghép phân nghĩa, từ ghép bổ nghĩa).
Theo đó, các từ ghép trong tiếng Việt được chúng tôi phân loại thành các loại cơ bản sau:
Loại 1: Từ ghép chính phụ
Từ ghép chính phụ là những từ ghép giữa hai tiếng trong đó có 1 tiếng giữ vai trò chính
và 1 tiếng giữ vai trò phụ. Nếu ký hiệu tiếng chính là X, tiếng phụ là Y thì tiếng phụ Y có tác

20
dụng phân hoá nghĩa của tiếng chính X. Ví dụ: đẹp mắt, làm duyên, tím ngắt, nhảy cẩng, thượng
khách, hậu phương, tiền phương,...
Từ ghép chính phụ có thể được thành các loại nhỏ hơn theo sự phân hoá nghĩa của chúng:
(1) Từ ghép chính phụ phân nghĩa: là những từ ghép chia loại lớn X thành những loại
nhỏ có quan hệ bao gồm và nằm trong so với loại lớn.
* Từ ghép phân nghĩa biệt loại: đây là những từ ghép phân nghĩa điển hình, có tính năng
sản cao, trong đó Y có vai trò phân hoá X thành những loại nhỏ.
X có thể có gốc danh từ: máy tiện thợ tiện xe đạp
máy nổ thợ mộc xe điện
máy điện thợ rèn xe máy
Có thể có gốc động từ: tiêm bắp, tiêm ven, mua sỉ, mua lẻ, in máy, in tay, in đá...
Có thể có gốc tình từ: dễ ưa, dễ mến, dễ thương, khó ưa, khó tính, khó bảo, lắm miệng,
lắm lời, lắm tài,...
*Từ ghép sắc thái hoá: đó là các từ ghép mà yếu tố Y có tác dụng chỉ các sắc thái khác
nhau của tính chất hay trạng thái, hoạt động do từ yếu tố X biểu thị: xanh lè, xanh um, xanh om,
thẳng đơ, thẳng đuột, cong tớn, nặng trịch, nặng trĩu, chậm rề, đấy ắp,(tiếng Y thường trống
nghĩa hoặc mờ nghĩa).
Từ ghép đẳng nghĩa (theo quan niệm của GS. Đỗ Hữu Châu): Nghĩa của tiếng X và tiếng
Y có phần nào đó đồng nghĩa với nhau. Do đó, nghĩa của toàn bộ từ ghép đồng nghĩa với nghĩa
của tiếng Y dùng một mình. Chẳng hạn, quả chuối = chuối, rắn hổ mang = rắn hổ. Xếp vào
nhòm từ ghép này là những từ như: cây chuối, cá rô, bánh ga tô, kẹo mè xửng, kẹo cu đơ,...
- Từ ghép phái sinh ngữ nghĩa hay từ ghép phụ gia hoá, theo quan niệm của GS. Đỗ Hữu
Châu (có tác giả gọi là từ phụ gia): tổ trưởng, tổ viên, phi chính phủ, phi ngôn ngữ, quốc hữu
hoá, cơ khí hoá, bất bình,…
(2) Từ ghép chính phụ biệt lập (từ ghép biệt lập):
Là những loại từ ghép đứng biệt lập, riêng rẽ, không nằm trong hệ thống nào. Trong
những từ ghép này, vẫn có tiếng X nhưng X không đóng vai trò là một loại lớn: đầu bò (của xe
honđa), càng cua (nhọt ở đầu ngón tay), tai hồng, mắt gió, mắt bão, cứng họng, bể chuyện, tím
gan, tím mặt, cứng đầu, ba chỉ, chân vịt, đầu ruồi,... Đại bộ phận các từ ghép chính phụ biệt lập
là các ẩn dụ như: ruột gà (lo xo uốn cong như ruột gà). Một số là các hoán dụ: ba chỉ, thắt
lưng…
(3). Từ ghép chính phụ có các từ gốc Hán Việt:
Các từ ghép Hán Việt chính phụ trật tự xuôi: đa ngữ, nhật thực, nhập khẩu, phi hành, phi
phàm, phóng thanh, tam giác,... Các từ ghép Hán Việt chính phụ theo trật tự ngược: nguyệt san,
nguyệt phí, nhãn quan, nhãn lực,... Có thể xem các từ ghép chính phụ Hán Việt này thuộc các từ
ghép chính phụ biệt lập.

21
Loại 2: Từ ghép đẳng lập
Từ ghép đẳng lập là những từ ghép trong đó hai tiếng bình đẳng đối với nhau, không
tiếng nào là chính, tiếng nào là phụ, cả hai tiếng góp nghĩa với nhau để cho nghĩa mới của toàn
từ ghép. Cho nên còn có thể gọi chúng là từ ghép hợp nghĩa. Có thể phân từ ghép đẳng lập
thành ba loại:
(1) Từ ghép đẳng lập gộp nghĩa: bao gồm những từ ghép thuộc mô hình ngữ nghĩa AB =
A+B. Chẳng hạn, từ quần áo chỉ đồ mặc nói chung, trong đó có cả quần lẫn áo. Một số ví dụ về
từ ghép gộp nghĩa: điện nước, xăng dầu, tàu xe, nghe nhìn, thu phát, thầy trò, phải trái, trắng
đen, riêng chung, trên dưới, đưa đón, ...
GS. Đỗ Hữu Châu gọi là Từ ghép đẳng lập tổng loại.
(2) Từ ghép đẳng lập đơn nghĩa: bao gồm từ ghép thuộc mô hình ngữ nghĩa AB = A
hoặc B. Tức là loại mà nghĩa khái quát chung của cả từ ghép tương ứng với ý nghĩa của một
thành tố có mặt trong từ. Ví dụ: núi non, binh lính, thay đổi, tìm kiếm,... Yếu tố thứ 2 có xu
hướng bị mờ nghĩa hoặc bị mất nghĩa. Chẳng hạn, núc (bếp núc), búa (chợ búa), pheo (tre pheo).
Thuộc loại này các các từ bếp núc, chợ búa, đường sá, áo xống, viết lách, thuốc thang, gà qué,
cá mú, phố xá,...
GS. Đỗ Hữu Châu gọi loại từ ghép này là Từ ghép đẳng lập chuyên loại.
(3) Từ ghép đẳng lập hợp nghĩa: bao gồm những từ ghép nằm trong mô hình ngữ nghĩa
AB > A+B. Tức là loại mà ở đó nghĩa của cả từ không phải chỉ là phép cộng đơn thuần nghĩa
của các thành tố, mà nó là sự tổng hợp nghĩa của các thành tố kèm theo sự trừu tượng hóa dựa
trên cơ sở liên tưởng ẩn dụ hay hoán dụ. Do đó nghĩa của cả từ mới hơn so với nghĩa của từng
thành tố. Thí dụ, đất nước non sông, sông núi, sơn hà, ruột thịt, gan dạ. GS. Đỗ Hữu Châu gọi
loại từ ghép này là Từ ghép đẳng lập phối nghĩa.
Loại 3: Từ ghép không xác định được quan hệ
Đại bộ phận các từ ghép không xác định được quan hệ giữa các tiếng là những từ ghép do
các tiếng mang nghĩa hư tạo nên: ắt là, âu là, tất cả, tất thảy, hết thảy, cả thảy, bao giờ, bấy
nhiêu, bởi thế, vì vậy, thực vậy, huống chi, mặc dầu, quả nhiên, quả thật, bỗng chốc, tất nhiên…
Chúng ta khó có thể kết luận quan hệ giữa các tiếng trong các từ ghép trên là quan hệ chính phụ
hay quan hệ đẳng lập.
Một số nhà nghiên cứu (GS.Đỗ Hữu Châu: 2007) xếp các tổ hợp sau vào một danh sách
và gọi là từ ghép lâm thời: nhà nghiên cứu văn học thế giới, sự đồng nhất, niềm phấn khởi, nỗi
buồn, cơn đau, trận gió, cánh đồng, khu rừng, con mèo, cái bàn, quyển sách, tấm ván, ưu khuyết
điểm (ưu điểm, khuyết điểm), tâm sinh lí (tâm lí, sinh lí)... Nhóm này nên xem là ngữ đoạn sẽ hợp
lí hơn.
2.1.2.2. Từ láy
a) Định nghĩa từ láy:

22
Hai cách nhìn khác nhau đối với hiện tượng láy trong tiếng Việt tất yếu dẫn đến những
định nghĩa khác nhau về từ láy.
Xuất phát từ quan niệm coi láy là ghép, các tác giả định nghĩa:
- “Từ láy âm là từ ghép mà các thành tố kết hợp với nhau theo quan hệ ngữ âm (Nguyễn
Tài Cẩn, 1975).
Xuất phát từ quan niệm coi láy là sự hoà phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hoá thì
những nhà nghiên cứu ủng hộ quan niệm này đều thừa nhận từ láy được tạo ra từ một phương
thức cấu tạo từ đặc biệt.
- “Từ láy là từ được cấu tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc theo những qui tắc nhất định,
sao cho quan hệ giữa các tiếng vừa điệp vừa đối hài hoà với nhau về ngữ âm có giá trị biểu trưng
hoá”(Hoàng Văn Hành, 1991).
- “Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn
bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo qui tắc biến
thanh, tức là qui tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm: nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh
ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của một hình vị hay đơn vị có nghĩa”
(Đỗ Hữu Châu, 1981, 2007).
Ví dụ:
đẹp (thành tố gốc) - đẹp đẽ (đẽ là thành tố láy)
rối (thành tố gốc) - bối rối (bối là thành tố láy)
trắng (thành tố gốc) - trăng trắng (trăng là thành tố láy)
Theo GS. Đỗ Hữu Châu, “phương thức láy cấu tạo nên các từ phức theo cách tạo hình vị
láy từ hình vị (đơn vị) cơ sở ”(Đỗ Hữu Châu, 1986, tr.72).
Đa số các nhà nghiên cứu chủ trương có thành tố gốc (hay đơn vị cơ sở, hình vị cơ sở)
để tạo ra từ láy; phần còn lại được xem là thành tố láy.
Tuy nhiên, có phải thực sự mọi tư láy trong tiếng Việt đều gồm hai phần: phần gốc và
phần láy được tạo ra từ phần gốc đó không? Đây đang là những vấn đề thảo luận hiện nay mà
chưa có hồi kết trong các giải pháp khác nhau.
b) Thảo luận về việc nhận diện từ láy tiếng Việt
Có thể nhìn nhận từ láy tiếngViệt theo hướng sau:
- Hợp lí hơn nên phân chia thành hai loại từ láy: từ láy xác định được thành tố gốc (gọi là
từ láy có tiếng gốc) như đẹp đẽ, vuông vắn, mấp mô, nhỏ nhen,.. và từ láy không xác định được
thành tố gốc (gọi là từ láy không có tiếng gốc) như: đủng đỉnh, lẽo đẻo, vằng vặc, bâng khuâng,
nhí nhảnh, thao láo,...
- Về nguyên lí cấu tạo thì trong thành phần cấu tạo từ láy chỉ có thể có tối đa một thành tố
có ý nghĩa và có khả năng hoạt động như một đơn vị từ vựng độc lập (đối với loại từ láy xác định
được thành tố gốc).

23
- Nên khảo sát hiện tượng láy nói chung và từ láy nói riêng trên quan điểm tâm và biên.
Thuộc tâm là những từ láy thoả mãn tiêu chuẩn về hình thức cấu tạo và nội dung ý nghĩa (thứ ý
nghĩa “biểu trưng”, “ấn tượng” chứ không phải là phép cộng về ý nghĩa của từng thành tố). Đó là
những từ láy xác định được thành tố gốc: nhanh nhẹn, nhỏ nhắn, và không xác định được thành
tố gốc: bùi ngùi, lẽo đẽo, đủng đỉnh,... Thuộc phạm vị biên là những từ có hình thức giống như
từ láy nhưng nội dung ý nghĩa không có đặc trưng biểu trưng, sắc thái hoá do sự hoà phối ngữ
âm tạo ra. Đó là những danh từ định danh sự vật như: ba ba, chôm chôm, cào cào, bìm bịp, đu
đủ, châu chấu,...
- Những từ láy gốc Hán như phảng phất, linh lợi, bồi hồi, đáo để, hùng hổ,...có thể coi
chúng là đã Việt hoá, đã hoà lẫn vào bộ phận từ láy gốcViệt.
Từ láy là những từ đa tiết mà “giữa các yếu tố tương ứng của các âm tiết có sự hoà phối
ngữ âm, có tác dụng tạo nghĩa, có giá trị biểu trưng hóa”(Hoàng Tuệ, 2001, tr.696). Theo đó,
những loại từ sau đây bị loại ra khỏi phạm vi của từ láy:
- Những từ có hình thức giống từ láy nhưng cả hai thanh tố đều có nghĩa, có khả năng
hoạt động độc lập, ý nghĩa của chúng lại do nghĩa các tiếng kết hợp với nhau tạo nên, giống ý
nghĩa của các từ ghép hợp nghĩa: nhún nhảy, tội tình, vùng vẫy, vung vẩy, ngẩn ngơ, gậy gộc,
tươi tốt, sáng sớm, ban bố, hốt hoảng, bình minh, nhỏ nhẹ, mặt mũi,...
- Những từ mà hai thành tố chỉ có sự láy lại ở riêng thanh điệu hoặc âm chính. Ví du: éo
le, tan hoang, vườn tược, tun hút, ton hót, tình cờ, vững chải, bẩn thỉu,...
- Những tổ hợp mà sự láy lại chỉ là cách lặp của lời nói, không có khả năng tạo đơn vị
cho ngôn ngữ. Ví dụ: vâng vâng, dạ dạ, có có, không không, đi đi, lại lại, anh anh, chị chị, em
em,... Đây là ngữ láy (cụm từ tự do).
c) Phân loại từ láy
Từ láy tiếng Việt đựơc phân loại trên hai cơ sở sau đây:
- Số lượng âm tiết trong từ láy.
- Sự đồng nhất hay khác biệt trong thành phần cấu tạo của các thành tố trong từ
láy do cách phối hợp ngữ âm tạo nên.
- Từ láy đôi: Căn cứ vào sự đồng nhất hay khác biệt trong các thành phần tạo nên các
thành tố do sự hoà phối ngữ âm mà có, các từ láy đôi được phân loại thành từ láy hoàn toàn và từ
láy bộ phận.
+ Từ láy hoàn toàn: Loại tương ứng hoàn toàn (ào ào, đùng đùng, oang oang); khác
nhau về thanh điệu (đo đỏ, tím tím, mơn mởn); khác nhau về âm cuối (khác khác/ khang khác,
vặc vặc/ vằng vặc)
Do quan niệm khác nhau, một số nhà nghiên cứu xem từ láy hoàn toàn cũng có điều khác
biệt. Trong “Ngữ pháp tiếng Việt” (1983) thì “từ láy toàn bộ là từ láy trong đó có sự lặp lại hoàn

24
toàn của tiếng” (1983, tr.56) như oe oe, róc róc, đùng đùng, cu cu, chôm chôm,.. Các từ láy bìm
bịp, đu đủ, chiền chiện,...không được coi là từ láy hoàn toàn, mà xếp vào từ láy bộ phận.
+ Từ láy bộ phận: Căn cứ vào sự phối hợp các bộ phận khác nhau của âm tiết, ta có thể
chia từ láy bộ phận thành hai kiểu nhỏ: từ láy âm (điệp âm) và từ láy vần (điệp vận).
Từ láy âm là những từ láy trong đó âm đầu được láy lại. Ví dụ: tung tăng, ngôn nghê,
bỏm bẻm, xum xuê, to tát, thập thò, bập bềnh, líu lo,…
Từ láy vần là từ láy trong đó phần vần trùng lặp ở cả hai âm tiết, còn phụ âm đầu khác
biệt. Ví dụ: lác đác, luẩn quẩn, lẩm cẩm, bịn rịn, lất phất, tần ngần,...
- Từ láy ba (thế hệ từ láy thứ hai): Đó là những đơn vị gồm ba tiếng có sự hoà phối ngữ
âm với nhau, ví dụ : sạch sành sanh, dửng dừng dưng, cỏn còn con, tất tần tật, mảy mày may,
tỉnh tình tinh, tẻo tèo teo, tỉ tì ti, tẻ tè te, xốp xồm xộp,... Tuyệt đại đa số các từ láy ba là từ láy
hoàn toàn. Có rất ít từ láy ba là bộ phận, và cũng chỉ gặp những từ láy vần, như: lơ tơ mơ, lờ tờ
mờ, lù tù mù,..
- Từ láy tư (thế hệ từ láy thứ ba): Từ láy tư là từ láy gồm 4 tiếng trong thành phần cấu
tạo của nó. hấp tấp > hấp ta hấp tấp; vất vưởng > vất vơ vất vưởng; bập bềnh > bập bà bập
bềnh; lúng liếng > lúng la lúng liếng...
2.1.2.3. Từ ngẫu kết (Từ phức ngẫu kết hay từ ghép ngẫu hợp)
Đây là loại từ phức không thể xếp vào từ ghép hay từ láy vì không có những đặc điểm
của bất cứ loại nào, gồm hai tiếng vô nghĩa không có quan hệ về ngữ âm. Đây là những từ do quá
trình biến đổi ngữ âm lịch sử các phụ âm kép. Ví dụ: bláp- ba láp, klăm - cà lăm; hoặc do cấu tạo
những từ tượng thanh: ví dụ: tắc kè; hoặc phiên âm một số từ vay mượn. Ví dụ: câu lạc bộ, kinh
tế, hy sinh, a xít, ba lăng nhăng.... Gs. Đỗ Hữu Châu xếp loại này vào danh sách những từ đơn
đa âm.
2.2. TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT
2.2.1. KHÁI NIỆM TỪ LOẠI VÀ CƠ SỞ PHÂN TỪ LOẠI
2.2.1.1. Khái niệm từ loại
Từ loại là lớp từ được phân chia trên cơ sở các đặc tính đồng nhất về thuộc tính cú pháp,
hình thái và nghĩa khái quát của từ.
Các từ thuộc cùng một từ loại thì có nghĩa ngữ pháp, khả năng kết hợp và chức năng ngữ
pháp tương tự nhau. Chẳng hạn, trong tiếng Việt, các từ làm, ăn, nghiên cứu, học đều chỉ hoạt
động; thức, ngủ, vui, buồn, sống, chết đều chỉ trạng thái; rơi, chảy, mọc đều chỉ quá trình,…
2.2.1.2. Tiêu chuẩn phân định từ loại
Ở một ngôn ngữ đơn lập điểm hình như tiếng Việt, việc phân định từ loại được xem xét
dưới cả hai góc độ: ý nghĩa ngữ pháp và hình thức ngữ pháp.
a) Dựa vào ý nghĩa ngữ pháp (ý nghĩa khái quát)

25
Ý nghĩa ngữ pháp là “ý nghĩa được khái quát từ các đơn vị ngôn ngữ. Trong phạm vi đơn
vị được xét là từ, thì có thể nói, ý nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa chung cho một lớp từ. Ý nghĩa ngữ
pháp là mặt nội dung của từ, có mối liên hệ biện chứng với hình thức ngữ pháp của từ” (Nguyễn
Thị Ly Kha, 2008, trang 28).
Ý nghĩa ngữ pháp thường được lấy làm căn cứ đầu tiên để phân định từ loại. Chẳng hạn:
- Các từ như gà, vịt, trăng, sao, người, gió, mưa, tư tưởng, tinh thần… có ý nghĩa khái
quát chung chỉ sự vật hiện tượng, thường là ý nghĩa chung của danh từ.
- Các từ như làm, ăn, uống, nói, viết, nghiên cứu, tham quan, thống kê,… có ý nghĩa khái
quát chung là chỉ hoạt động, thường là ý nghĩa chung của động từ.
- Các từ như một, hai, ba, bốn, năm,… có ý nghĩa chung là chỉ số cụ thể, xác định của sự
vật, hiện tượng, thường là ý nghĩa chung của số từ.
b) Dựa vào khả năng kết hợp
Mỗi một lớp từ có những khả năng kết hợp khác nhau. Khả năng kết hợp của từ không
tách rời ý nghĩa ngữ pháp của nó. Khả năng kết hợp hay còn gọi là thế phân bố của từ được xem
xét ở góc độ khả năng kết hợp với yếu tố đứng ngay trước hoặc đứng nngay sau nó. Với những
từ loại lớn như danh từ, động từ, tính từ người ta tìm được những lớp từ (thường là hư từ) có tác
dụng định loại. Chẳng hạn:
- Với danh từ, đó là những hư từ có ý nghĩa chỉ lượng, như những, mấy, mỗi, từng, các,
mọi (đứng trước danh từ đếm được); hoặc từ chỉ định này, nọ, kia, ấy (đứng sau danh từ). Ví dụ:
a. những [mỗi/từng] sinh viên [học sinh, chiến sĩ…]
b. thứ muối này, con bò kia, ngôi nhà ấy
Do có ý nghĩa chỉ sự vật, nên danh từ có khả năng kết hợp với hai nhóm từ vừa nêu.
- Với động từ, đó thường là các từ hãy, đừng, chớ, đã, đang, sẽ, vẫn, còn, cứ… (đứng
trước động từ); rồi, xong, mãi (đứng sau động từ). Ví dụ:
a. đang học, sẽ đi, hãy làm, vẫn đến, cứ xem xét
b. ăn rồi, làm xong, học nữa, chảy mãi
Chính lượng nghĩa khái quát “chỉ hành động, quá trình hoặc trạng thái” (tức chỉ sự tình)
của động từ là cơ sở nội dung mang đến cho động từ khả năng kết hợp vừa nêu.
c) Dựa vào chức năng cú pháp
Mỗi nhóm từ thường đảm nhiệm một chức năng cú pháp nhất định. Điều đó phản ánh bản
chất ngữ pháp của nhóm từ đó. Vì vậy, việc phân định từ loại tiếng Việt còn được xem xét dưới
góc độ khả năng đảm nhận một hay mọt số chức vụ ngữ pháp (tức là khả năng làm thành phần
câu) và cách thức thể hiện các chức năng ngữ pháp (chức năng làm thành phần câu, chức năng
kết nối các thành phần câu, tình thái hóa cho câu). Đây chính là tiêu chuẩn về chức năng.
Những chức vụ cú pháp thường dụng sử dụng để phân định từ loại là các chức vụ Chủ
ngữ, Vị ngữ, Bổ ngữ, Định ngữ. Chẳng hạn, các từ có ý nghĩa chỉ sự vật thường làm CN, ĐN;

26
còn các từ chỉ hoạt động, trạng thái thường làm VN; các từ chỉ quan hệ khôn tham gia thành
phần câu, mà chuyên dung để liên kết. Ví dụ:
a. Gió thổi. Mây bay. Chim hót. (DT là chủ ngữ)
b. Học sinh đang tập thể dục ngoài sân. (ĐT làm vị ngữ)
c. Vì mưa nên đường bị ngập. (QHT dùng để liên kết)
2.2.2. HỆ THỐNG TỪ LOẠI
2.2.2.1. Danh từ
a) Định nghĩa danh từ tiếng Việt
Danh từ là loại thực từ có khả năng làm thành một ngữ danh từ, làm trung tâm của một
ngữ danh từ.
Một số định nghĩa khác về danh từ tiếng Việt:
- “Danh từ là từ loại không thể độc lập làm vị ngữ. Đó là một từ loại không có vị ngữ
tính”. (Nguyễn tài Cẩn- Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb KHXH, H, 1975, trang
29)
- Danh từ “là từ loại có thể tự mình làm thành ngữ đoạn dùng để chỉ (những) sự vật, hay
(những) thực thể (hành động, biến cố, trạng thái, tình cảm,…) được xử lí như sự vật. Nói cách
khác, danh từ là lớp từ mang ý nghĩa thực thể”
(Nguyễn Thị Ly Kha, Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H, 2008, trang 38)
Danh từ biểu thị sự vật và những sự tình đã được sự vật hóa (hoạt động, quá trình, trạng thái).
b) Đặc trưng
- Về ý nghĩa khái quát: DT là lớp từ mang ý nghĩa thực thể (ý nghĩa sự vật)
- Về khả năng kết hợp: DT có thể kết hợp với từ chỉ lượng (ở trước) và từ chỉ định (ở sau), trong
khi các từ loại khác không có khả năng này. So sánh:
a. những học sinh này mấy chiếc kia sách này những người này
b.*những làm này *mấy ăn kia *chảy này *những phơi này
c.*những đẹp này * những nhanh kia *hai kia *những bốn kia
- Về chức vụ cú pháp: DT thường làm chủ ngữ, trạng ngữ (xét ở cấp độ câu); làm bổ ngữ, định
ngữ, làm thành tố chính trong cụm danh từ (xét ở cấp độ cụm từ). Ví dụ;
a.Mai, học sinh sẽ thi tốt nghiệp. (DT làm trạng ngữ, chủ ngữ)
b.trồng hoa, mua sách, xay lúa, tuyển công nhân (DT làm bổ ngữ)
c.sách toán, ngành sư phạm, bài thơ, con vẹt (DT làm định ngữ)
d. sinh viên này, hai quyển kia (DT làm thành tố chính trong cụm danh từ)
c) Tiêu chí phân loại danh từ
Để phân loại danh từ, các nhà Việt ngữ học đã dung nhiều tiêu chí, trong đó, những tiêu
chí sau được xem là nổi bật nhất;

27
- Tiêu chí [+- Chung]: “Danh từ chung là danh từ chỉ tên chung của một loại sự vật”;
“Danh từ riêng là danh từ chỉ tên riêng của từng người, từ sự vật” (UB KHXH, Ngữ pháp tiếng
Việt, Nxb KHXH, H, 1983, trang 79)
Như vậy, danh từ riêng là lớp danh từ dùng để gọi tên riêng cho một người, một vật. Ví
dụ: Hồ Chí Minh, Trần Phú, Nam Cao, Hà Nội, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng…Danh từ chung là lớp
danh từ dung để gọi tên cả một lớp sự vật, hiện tượng, như học sinh, giáo viên, trường, sông, núi,
tinh thần, đức tính, khái niệm, tình yêu, mưa, nắng, gió, bão.
- Tiêu chí [+- Trừu tượng]: một số nhà nghiên cứu phân chia thành danh từ cụ thể (biểu
thị những khái niệm về sự vật cụ thể như trâu, bò, ruộng, vườn, nhà, cửa) và danh từ trừu tượng
(biểu thị những khái niệm trừu tượng như đạo đức, tinh thần, lí tưởng, nguyên nhân).
Các tiêu chí trên chưa giúp sự phân loại đề cập sự đối lặp về ngữ pháp giữa các tiểu loại
danh từ, mà chỉ nêu ra sự đối lập về đối tượng biểu thị của danh từ (tức chỉ là phân loại về
nghĩa), ít có giá trị ngữ pháp.
- Tiêu chí [+- Đơn vị]: theo tiêu chí này, danh từ tiếng Việt được phân thành 2 loại có
những đặc trưng ngữ pháp khu biệt:
(1) Danh từ [+ Đơn vị] (Danh từ đơn vị)
(2) Danh từ [- Đơn vị] (Danh từ khối)
Tiêu chí [+- Đơn vị] cho kết quả phân loại khái quát và hợp lí hơn. Theo đó, việc phân
các tiểu loại danh từ không những có sự đối lập về ngữ nghĩa mà còn có sự đối lập về chức năng
cú pháp.
Tiêu chí [+- Đếm được] là tiêu chí dùng để phân chia danh từ [-Đơn vị] (Danh từ khối)
thành hai nhóm: [+ Đếm được] và [-Đếm được].
Sau đây là sự phân tích các tiểu loại danh từ theo tiêu chí [+- Đơn vị]: danh từ đơn vị và
danh từ khối. Quan điểm của giáo trình sử dụng tiêu chí này đề phân loại danh từ tiếng Việt. Đây
là hướng phân loại cung cấp những đối lập ngữ nghĩa-ngữ pháp của hai tiểu lại danh từ khá rõ
ràng. Đồng thời, hướng phân loại này vừa thỏa mãn được những yêu cầu của ngôn ngữ học đại
cương vừa phù hợp với đặc điểm loại hình của tiếng Việt.
d) Phân loại danh từ tiếng Việt
+ DANH TỪ ĐƠN VỊ
Danh từ đơn vị là loại danh từ biểu thị hình thức tồn tại của các thực thể phân lập trong
không gian, thời gian, có thể được lượng hóa bằng một lượng ngữ, đảm nhận chức năng trung
tâm của danh ngữ. Chẳng hạn: cái, con, tạ, yến, thước, lít, quyển, bó, viên, bên, phía, v.v.
Danh từ đơn vị có thể kết hợp với lượng ngữ: một cái bàn, hai con gà, ba tạ thóc, bốn mét
vải, năm quyển sách, trăm bó cỏ, mỗi bên, một phía,v.v.
Danh từ đơn vị được phân thành hai tiểu loại sau:

28
+ Danh từ đơn vị [+ hình thức, - nội dung] là những danh từ đơn vị chỉ có tính hình thức,
không có tính nội dung, như cái, chiếc, quyển, tấm, miếng, mét, kí, tạ, tấn,…Tiểu nhóm danh từ
đơn vị này không có khả năng độc lặp làm ngữ đoạn (không xét các cách nói tỉnh lược hoặc cách
nói có đánh dấu, như: bán tấm hay bán mét, ăn miếng trả miếng). Chẳng hạn, không thể nói: * lấy
cái, * mua chiếc, * tìm quyển; chỉ có thể nói lấy cái này, mua chiếc kia, tìm quyển sách, tìm
quyển này,v.v.
+ Danh từ đơn vị [+ hình thức, + nội dung] là những danh từ đơn vị vừa có tình hình thức
vừa có tính nội dung, như huyện, tỉnh, lớp, trường, ngành, trung đoàn, v.v.. Tiểu loại này có khả
năng độc lập làm ngữ đoạn trong những ngữ cảnh nhất định, có thể kết hợp với giới từ làm trạng
ngữ. Ví dụ: làng mới lập, lớp về nhất, chọn ngành, từ tỉnh đến huyện đâu đâu cũng tưng bừng
không khí ngày hội, v.v..
+ DANH TỪ KHỐI
Danh từ khối là loại danh tù biểu thị những thuộc tính chủng loại của các thực thể, không
lượng hóa được bằng một lượng ngữ chỉ số, đảm nhận chức năng làm định ngữ chỉ loại trong
ngữ danh từ. Chẳng hạn: bàn, gà, thóc, ngô, thịt, vải, lụa, sách, sữa, rau, quả, v.v.
Danh từ khối không lượng hóa được bằng lượng ngữ chỉ số: * bốn gà, * năm thóc, * ba
sữa, * hai sách, v.v., nhưng có thể kết hợp với một lượng ngữ không bao hàm số, không hàm tính
xác định. Chẳng hạn: tất cả học sinh, nhiều rau, ít quả, v.v.
Danh từ khối: được phân thành hai tiểu loại sau:
+ Danh từ khối [+ Đếm được]: Tuyệt đại bộ phận danh từ khối [+Đếm được] là từ Hán
Việt, đa tiết, chỉ người, hoặc chỉ khái niệm trừu tượng, trừ mảng danh xưng khoa học. Danh từ
khối [+ Đếm được] có khả năng cá thể hóa và lượng hóa bằng từ chỉ lượng hàm nghĩa số, có khả
năng chi phối mọi loại định ngữ: từng học sinh, ba quốc tịch, hai chính sách, mỗi đại biểu, bảy
chiến sĩ, hai chế độ, v.v.
+ Danh từ khối [- Đếm được]: hầu hết danh từ khối [- Đếm được] có cấu tạo đơn tiết; có
nghĩa chỉ chủng loại và/quan hệ hay khái niệm trừu tượng; có tính [+- Chất liệu]; không kết hợp
với lượng từ, định ngữ miêu tả; có nhiều tiểu nhóm có khả năng chuyển loại thành danh từ đơn
vị: sách toán, gà rừng, mẹ tôi, thịt này, cá thu, v.v.
Đối lập ngữ nghĩa-ngữ pháp giữa hai nhóm danh từ trong tiếng Việt
Danh từ đơn vị Danh từ khối
- Thiên về chỉ hình thức tồn tại của thực thể. - Thiên về chỉ thuộc tính chủng loại và/quan hệ
Vd: cái, chiếc, kí, mét, xã, làng, trung đội. của thực thể. Vd: gà, trâu, bò, bưởi, cha, mẹ.
- Biểu thị thực thể phân lập về hình thức, có - Biểu thị thực thể phân lập về chủng loại hoặc
kích thước xác định nên chia được. Vd: nửa tạ, quan hệ, được xem như một chỉnh thể, nên
nửa con, cả cái, nửa mét, cả chiếc, cả lớp, nửa không chia được. Vd: *nửa bò, *nửa gà, *nửa
lớp, nửa tấn. giáo viên.

29
- Hàm nghĩa số và hám tính xác định. Vd: bắt - Không hàm nghĩa số, không hám tính xác
con đen/ bắt con ấy. Nhất thiết phải đánh dấu định. Vd; bắt gà/ lấy thịt. Không bắt buộc đánh
về số và về tính [+-xác định]. dấu về số và về tính [+-xác định].
- Kết hợp với phân lượng từ. Vd: nửa cái, nửa - Không kết hợp với phân lượng từ. Vd: *ăn
quả, nửa trung đội. nửa gà, *nửa kẹo.
- Thường không độc lập làm danh ngữ. Vd: - Có thể độc lập làm danh ngữ. Vd: Sách rất
*Quyển rất hay, *Ngôi rất đẹp, *đọc quyển, hay. Nhà rất đẹp; đọc sách; bán xe.
*bán chiếc.
- Làm trung tâm (1) của danh ngữ. Vd: hai - Làm trung tâm (2) của CDT (vd: hai quyển
quyển sách bé bé ấy; những ngôi nhà khang sách bé bé ấy) hoặc làm định ngữ hạn định
trang ấy. (vd: vải lụa, sách toán)
- Không kết hợp với nhau theo quan hệ chính - Có thể kết hợp với nhau theo quan hệ chính
phụ. Vd: *tháng ngày, *chiếc quyển, *tấm cục. phụ. Vd: canh cải, sách toán, thuốc kháng
sinh.
- Không có khả năng chuyển loại Phần lớn có thể chuyển thành DTĐV hoặc từ
loại khác
(Nguyễn Thị Ly Kha, Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 2008, trang 42-43)
2.2.2.2. Động từ
a) Khái niệm
Động từ là thực từ có ý nghĩa quá trình (bao gồm ý nghĩa hành động, trạng thái động) và
trạng thái tĩnh, hiểu như là đặc trưng trực tiếp của sự vật, hiện tượng, kết hợp được (về phía
trước) với các từ hãy, đừng, chớ và thường trực tiếp làm vị ngữ trong câu.
b) Phân loại động từ
Lớp động từ thường được chia ra thành những lớp con theo hai tiêu chuẩn sau đây :
-Tính độc lập trong hoạt động ngữ pháp
- Khả năng kết hợp.
- Phân loại theo tiêu chí [+- Độc lập]:
(1) Động từ không độc lập
Động từ không độc lập là những động từ mà nội dung của ý nghĩa còn quá nghèo nàn,
quá chung, chưa diễn tả được một ý cụ thể.
Động từ không độc lập gồm có bốn nhóm con là:
a) Những động từ chỉ sự cần thiết và khả năng như: cần, nên, phải, cần phải... ; có thể,
không thể,...

30
b) Những động từ chỉ ý chí - ý muốn như: toan, định, dám, chực, buồn, nỡ...; muốn,
mong, chúc,...
c) Những động từ chỉ sự "chịu đựng" như: bị, được, chịu, mắc, phải,...
d) Những động từ chỉ sự bắt đầu, sự tiếp diễn, sự chấm dứt như: bắt đầu, tiếp tục, hết,
thôi,...
Ba nhóm đầu được gọi chung dưới cái tên động từ tình thái, tức là những động từ nêu
mối quan hệ của chủ ngữ hoặc chủ thể nói với nội dung của từ đứng sau động từ tình thái đó.
Xét ở phương diện quan hệ ngữ pháp, các động từ không độc lập nêu trên giữ vai trò
thành tố chính của cụm động từ; các thực từ khác hoặc cụm chủ - vị đứng sau đều là các thành tố
phụ sau của chúng. Xét ở phương diện ý nghĩa thì chính các thành tố phụ đứng sau lại mang
trọng lượng nghĩa lớn hơn.
(2) Động từ độc lập
Động từ độc lập là những động từ có ý nghĩa từ vựng đủ rõ, tự mình có thể làm thành tố
chính cụm động từ và không nhất thiết đòi hỏi phải có thực từ khác đứng sau để bổ khuyết ý
nghĩa cho mình. Động từ độc lập có thể được phân loại:
- Căn cứ vào một số phụ từ đặc biệt thường xuất hiện chung quanh động từ.
- Căn cứ vào khả năng xuất hiện những thực từ có ý nghĩa riêng ở phía sau để làm rõ
thêm, cụ thể hóa thêm ý nghĩa cho chúng.
- Động từ độc lập phân loại theo phụ từ đi kèm
a) Động từ chỉ hoạt động bao gồm hành động và quá trình vật lí có đặc điểm là có thể
nhận làm thành tố phụ trước các từ hãy, đừng, chớ; và không chấp nhận làm thành tố phụ trước
các từ rất, hơi, khí ; không chấp nhận làm thành tố phụ sau các từ lắm, quá. Ví dụ: đọc, thực
hiện, lấy, đi.
b) Động từ chỉ trạng thái tâm lí vừa chấp nhận hãy, đừng, chớ, vừa chấp nhận rất, hơi,
khí làm thành tố phụ trước hoặc lắm, quá làm thành tố phụ sau (thay vì rất, hơi, khí). Ví dụ lo,
kính nể, vui.
c) Động từ chỉ hoạt động vật lí và hoạt động tâm lí có thể kết hợp về phía sau động từ -
phụ tố xong, như: đọc xong, nghe xong, tìm hiểu xong, nhận mặt xong.
Phân biệt với chúng là những động từ chỉ trạng thái (tâm lí, sinh lí, vật lí) không kết hợp
được với xong, chẳng hạn không nói: thấy xong, kính nể xong... ; ốm xong, mỏi xong... ; sáng
xong, tối xong...

31
- Động từ độc lập phân loại theo khả năng kết hợp với thực từ đứng sau
Căn cứ vào khả năng xuất hiện thực từ đứng sau động từ để chỉ đối tượng chịu tác dụng
(hiểu rộng) của ý nghĩa nêu ở động từ, trước hết động từ được chia một cách khái quát thành hai
khối: động từ nội động và động từ ngoại động.
Động từ nội động (động từ vô tác) được hiểu là động từ chỉ trạng thái hay hoạt động
không tác dụng lên một đối tượng khác, mà nằm lại trong bản thân chủ thể hoặc tác dụng trở lại
bản thân chủ thể của trạng thái hay hoạt động, như: nghĩ ngợi, đau ốm, ngủ, nằm, đứng, đi,
chạy,...
Động từ ngoại động (động từ chuyển tác) chỉ hoạt động tác dụng lên đối tượng khác một
cách trực tiếp làm hình thành, biến đổi, tiêu huỷ đối tượng ấy hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến đối
tượng ấy, như xây nhà, đọc sách, đào đất, tìm áo, bắt kẻ gian, đánh trẻ con, kính trọng ông bà,...
Sau đây là những nhóm động từ có đặc trưng riêng:
a) Động từ chỉ hướng là những động từ có khả năng kết hợp trực tiếp với thực từ chỉ đích
hay chỉ vật cản (thường là danh từ chỉ nơi chốn) để chỉ hướng có đích như: ra sân, vào nhà, lên
gác, xuống hầm, về quê, đi chợ, qua sông,...
Cần lưu ý rằng động từ chỉ hướng chỉ có ý nghĩa "dời chuyển" khi chúng được dùng với
chủ thể có khả năng dời chuyển và không có mặt động từ dời chuyển, như: Cầu thủ đang ra sân.
Động từ chỉ hướng cũng được dùng sau các động từ khác. Có hai kiểu chính cần phân
biệt sau đây :
- Động từ chỉ hướng đứng sau động từ dời chuyển (về động từ dời chuyển, xem mục sau
đây) như đi ra và đi ra sân, đẩy ra và đẩy ra sân.
- Động từ chỉ hướng đứng sau động từ không có ý nghĩa dời chuyển. ở đây có hai trường
hợp khác nhau :
Trường hợp 1: Sau động từ chỉ hướng vẫn có khả năng thêm thực từ chỉ đích, như: Tôi
bỗng nghe tiếng động và tôi nhìn ra ; hoặc Tôi nhìn ra sân ; Tôi nhìn xuống nhà dưới...
Trường hợp 2: Sau động từ chỉ hướng không thể xuất hiện từ chỉ đích, như : mở cửa ra,
đậy nắp lại, nở ra, quắt lại, cụp xuống... ; nhìn ra vấn đề, hiểu ra sự việc, nhận ra thiếu sót,...
b) Động từ dời chuyển là những động từ có nội dung ý nghĩa "dời chuyển" và dễ dàng kết
hợp về phía sau với động từ chỉ hướng (xem mục a trên đây) để chỉ sự dời chuyển có hướng hoặc
để chỉ sự dời chuyển hướng đích (nếu sau động từ chỉ hướng có từ chỉ đích). Do khả năng kết
hợp với từ chỉ đối tượng được dời chuyển, động từ dời chuyển chia thành hai nhóm:

32
- Động từ tự dời chuyển là những động từ nội động có ý nghĩa dời chuyển, không kết hợp
được với từ chỉ đối tượng được dời chuyển, như : đi ra, chạy ra, bò ra, lê ra, trèo lên cây, tụt
xuống đất, lăn ra sân,...
- Động từ dời chuyển vật là những động từ ngoại động chỉ sự dời chuyển một đối tượng
nào đó, nên kết hợp được với từ chỉ đối tượng được dời chuyển ấy, như: đẩy xe lên dốc, đưa xe
vào nhà, kéo quyển sách ra, xắn tay áo lên, (nó) lăn cái thùng ra sân...
c) Động từ tiếp thụ, chịu đựng là động từ có nội dung ý nghĩa chỉ sự tiếp nhận, chịu đựng
một cách thụ động, như : Nó bị phạt; Nó bị đánh; Nó được khen; Nó mắc bệnh; Nó phải tù; Nó
chịu nộp phạt.
Nhóm động từ này ít ỏi về số lượng nhưng hoạt động của chúng đáng được chú ý.
d) Động từ chi phối hai đối tượng là những động từ cùng một lúc tác động đến hai đối
tượng (một trực tiếp và một gián tiếp). Cụ thể là:
- Động từ chỉ sự phát - nhận, như: cho bạn quyển sách, tặng bạn quyển sách, biếu thầy
quyển sách, mượn (của) bạn quyển sách, lấy của bạn vài tờ giấy, vay của bạn một ít tiền,...
- Động từ chỉ sự kết nối, như: pha sữa vào cà phê, trộn bột với đường, nối rơ moóc vào
xe.
Từ vào trong các tổ hợp này thay được bằng từ với.
e) Động từ vừa chi phối đối tượng vừa đòi hỏi nêu đặc trưng của hành động (biểu thị
bằng động từ ấy) hoặc đặc trưng của đối tượng. Những động từ này gồm có:
- Động từ chỉ sự dời chuyển vật (xem mục b trên đây).
- Động từ mang ý nghĩa gây khiến như: bảo em đọc sách, sai em lấy nước, buộc họ nhận
lỗi, bắt họ thôi việc ; cho phép học sinh nghỉ học, để mèo ăn mất cá,...
- Động từ mang ý nghĩa nhận xét, đánh giá như: coi nó là bạn
Lưu ý: Có tác giả phân loại theo tiêu chí khả năng hoạt động của ngữ đoạn và khả năng
chi phối bổ ngữ, phân thành: Động từ tình thái và động từ ngôn liệu (động từ thường).
- Phân loại theo tiêu chí [+- Động], [+- Chủ ý].
Về phương diện ngữ nghĩa, các động từ có thể phân chia theo nội dung sự tình mà nó
biểu thị. Sự phân biệt cơ bản giữa các sự tình được thể hiện trên hai chiều:
- Chiều của sự đối lập về tính (+-Động)
- Chiều của sự đối lập về tính (+-Chủ ý)
(S.Dik, Functional Grammar, 1978)

33
Cách phân loại sự tình trên đây của S.Dik là một trong những cách phân loại được coi là
có hiệu lực cho mọi ngôn ngữ, cho ta các loại sự tình sau đây và các loại động từ tương ứng:
Bảng các loại sự tình và các loại động từ tương ứng
VỊ TỪ [+ĐỘNG] [-ĐỘNG]
[+ CHỦ Ý] Hành động Tư thế
( “đánh”, “chạy”) ( “nằm”, “ở”)
[- CHỦ Ý] Quá trình Trạng thái
( “rơi”, “phai”) (“lo”, “sợ”)
+ Tiêu chí [+- Động]
[+-Động] là đặc điểm của những vị từ biểu thị những hành động hoặc quá trình.
Chẳng hạn khi nói:
a. Cây bàng đổ mất rồi. hay
b. Cây bàng đã đổ rồi. hay
c. Cây bàng đổ rồi.
thì quá trình “đổ” đã diễn ra trước đó và trong khi nói, quá trình không còn diễn ra nữa.
Trái lại, với các vị từ [-Động] (tức tĩnh), tức là những vị từ chỉ những trạng thái, tư thế,
tính chất không có sự mở đầu và kết thúc như những hành động và quá trình.
Chẳng hạn khi nói:
a. Cha tôi già rồi. hay
b. Cha tôi đã già. hay
c. Cha tôi đã già rồi.
thì trạng thái (hay tính chất) “già” bắt đầu có trước khi phát ngôn và vẫn tiếp tục tồn tại trong khi
phát ngôn và có thể sẽ tồn tại lâu hơn nữa.
Có những vị từ có hai cách dùng: [+Động] hoặc [-Động]

Ví dụ:
a. Tôi đã lau bàn này kĩ rồi.
b. Bàn này đã lau kĩ rồi.
Ở câu a, ta có một sự tình [+Động], một hành động đã hoàn thành và không còn tiếp diễn
nữa. Ở câu b, ta có một sự tình [-Động], trạng thái đã bắt đầu tồn tại và còn tiếp tục tồn tại.

34
Một vị từ nội động [-Động] như ngồi hay ngủ, ngoài những trường hợp được dùng để chỉ
tư thế hay trạng thái, còn có thể được dùng để chỉ những sự việc có thể coi là đã diễn ra và đã
hoàn thành. Ví dụ:
a. Mới bảy giờ mà anh ấy đã ngủ rồi.
b. Trường chưa mở cổng mà nó đã ngồi đó từ lâu.
Ta có một tư thế ngồi và một trạng thái ngủ đã bắt đầu và vẫn còn tiếp tục.
- Tiêu chí [+- Chủ ý]
[+-Chủ ý] là đặc điểm của những vị từ biểu thị hành động của người, của động vật.
So sánh:
a. Mời ông vào. a’.* mời ông vui.
b. Bố sai Tuấn mua rượu. b’.* Bố sai Tuấn ngủ.
c. Con mèo đang ăn cá. c’.*Con mèo định ngã.
Trong câu a, b, c ba vị từ mời, sai, ăn là vị từ biểu thị hành động của người và động vật.
Trong tiếng Việt, hai thế đối lập nghĩa học của S.Dik được thể hiện rõ ràng trên bình diện
ngữ pháp, và tiếng Việt không làm thành một ngoại lệ trong các ngôn ngữ của nhân loại.
Từ những thuộc tính ngữ nghĩa, cú pháp đã được xác minh trên lý thuyết, ta có thể phân
các động từ (vị từ) tiếng Việt làm các loại sau:
Sự tình Chủ ý Chuyển tác: ăn, kéo, đánh, lấy...
"động" (Động từ hành động) Vô tác: chạy, đi, gào, hót, leo...
Không chủ ý Chuyển tác: làm (đổ cây), thổi (tắt đèn)
(Động từ quá trình) Vô tác: chảy, khóc, ngã, nổ, rơi,...
Sự tình Chủ ý cúi, đứng, nằm, nghỉ, ngồi...
"tĩnh" (Động từ tư thế)
Không chủ ý sống, chết, thức, ngủ,...
(Động từ trạng thái)

c) Về thuật ngữ vị từ
Trong các thứ tiếng Âu Châu, sự phân biệt giữa Verb và Adjective, cũng như sự phân biệt
giữa các từ loại nói chung, là một sự phân biệt ngữ pháp. Chức năng tiêu biểu của Verb là làm vị
ngữ của câu hay làm trung tâm của vị ngữ, nghĩa là làm thành một ngữ đoạn có tính cách thành
phần trực tiếp của câu.

35
Ví dụ:
I open the window.
I like your paper very much.
Còn chức năng tiêu biểu của Adjective là làm phụ ngữ của danh từ hay làm bổ ngữ của
Verb, nghĩa là đóng một vai trò phụ thuộc trong ngữ đoạn chứ không thể tự nó làm thành một
ngữ đoạn trực tiếp của câu.
Ví dụ:
I would like to ask a difficult question.
You are very kind.
She is very nice.
Trong tiếng Việt, tình hình khác hẳn, tính từ cũng như động từ đều có thể làm vị ngữ của
câu hay làm trung tâm của vị ngữ.
Ví dụ:
Tôi mở cửa sổ.
Tôi thích bài tham luận của anh.
Anh ấy tốt quá.
Sự khác nhau giữa những từ được gọi là “động từ” và những từ được gọi là “tính từ” khó
chứng minh đến nỗi ngay cả tác giả chủ trương phân biệt hai từ loại này cũng phải thừa nhận một
thứ “siêu từ loại” gồm các động từ và tính từ, gọi là “vị từ” (Nguyễn Kim Thản – Động từ trong
tiếng Việt, NXB KHXH, tr.21 –23).
Nhiều tác giả lấy sự phân bố sau rất, khá làm tiêu chuẩn để phân biệt tính từ với động từ,
nhưng có khoảng 700 từ như yêu, ghét, giận, tránh,v.v…vốn có thể kết hợp với rất, khá, hơi
nhưng lại được họ xếp vào loại “động từ”, và có khoảng 900 từ như đực, cái, khổng lồ, tí hon,
công, tư, v.v… vốn không thể đi với rất, khá, hơi nhưng lại được họ xếp vào loại “tính từ”, vì lí
do gì không rõ ràng.
Vì vậy, trong nhưng năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu từ bỏ việc phân biệt “động từ”
và “tính từ” để đi tìm sự phân biệt về nghĩa đi đôi với những thuộc tính cú pháp được thể hiện
trong những quy tắc kết hợp có hiệu lực rõ rệt trong các ngữ vị từ, gọi chung là “vị từ”:
Vị từ là một từ có chức năng tự mình làm thành một ngữ vị từ hoặc làm trung tâm ngữ
pháp hay trung tâm ngữ nghĩa của một ngữ vị từ.

36
Cách quan niệm vị từ trong tiếng Việt và áp dụng các tiêu chí phân loại vị từ trên thế giới
vào tiếng Việt ngày càng trở nên phổ biến trong giới Việt ngữ học hiện nay. Trong giáo trình
này, chúng tôi vẫn sử dụng hai khái niệm quen thuộc: động từ và tính từ, nhưng có ứng dụng
những cách phân chia mới về động từ tiếng Việt.
2.2.2.3. Tính từ
a) Khái niệm
Tính từ là thực từ có ý nghĩa tính chất hiểu như là đặc trưng trực tiếp của sự vật, hiện
tượng kết hợp được về phía trước với các từ rất, cực kì, hơi, khí, quá; hoặc về phía sau với các từ
lắm, quá, cực kì,.. ; thường làm định ngữ, và vị ngữ trong câu.
b) Phân loại
Khác với các từ loại danh từ và động từ, nội bộ từ loại tính từ ít phức tạp hơn, sự phân
loại từ trước đến nay thường chỉ nhắc đến những lớp con dưới đây.
Diệp Quang Ban phân thành các tiểu nhóm sau:
(1) Tính từ tính chất
Tên gọi tính từ tính chất được dùng phân biệt với tính từ quan hệ (xem về tính từ quan hệ
sau đây) và được hiểu đó là những tính từ vốn mang ý nghĩa chỉ tính chất, chứ không phải vay
mượn nó ở lớp từ khác. Ý nghĩa tính chất ở đây rất phong phú về nội dung, đó là ý nghĩa về các
loại phẩm chất (tốt, xấu, đẹp, vụng, trơn, nhám, sạch, bẩn, trong, đục, tầm thường, quan trọng,
đúng, sai, phải, trái,...), về lượng thuộc nhiều phương diện (nhiều, ít, đông, thưa, ngắn, dài, to,
nhỏ, béo, gầy, cao, thấp, sâu, cạn, nhanh, chậm,...), về hình dạng (méo, tròn, ngay, lệch, thẳng,
cong, nhọn, cùn,...), về màu sắc (xanh, đỏ, vàng, tím,...), về âm thanh (vang, dội, ồn, lặng, réo
rắt, trầm. bổng,...), về hương vị (thơm, nồng, cay, ngọt,...),...
(2) Tính từ quan hệ
Tính từ (chỉ) quan hệ là tính từ mà ý nghĩa tính chất là ý nghĩa vay mượn từ ý nghĩa khác,
thường gặp là vay mượn ở ý nghĩa thực thể của danh từ, nói đúng hơn đó là thứ ý nghĩa thực thể
được "nhào nặn" thành ý nghĩa chỉ tính chất và chấp nhận sự đo đạc ở phương diện mức độ
thông qua từ rất chứng tố.
Vấn đề đã từng được đặt ra là trong tiếng Việt có thực tồn tại tính từ quan hệ không ?
Hay đó là cách miêu tả mô phỏng ngôn ngữ có biến hình từ của ấn - Âu ?
Theo Diệp Quang Ban, trong tiếng Việt vẫn tồn tại tính từ quan hệ. Duy số lượng tính từ
quan hệ ở tiếng Việt không lớn, nói khác đi, sự tạo nên tính từ quan hệ ở tiếng Việt không dễ

37
dàng như ở các ngôn ngữ biến hình từ. Chỉ danh từ nào ở cái vị trí sẵn chứa hoặc có thể thêm rất
vào trước thì nó mới được coi là tính từ. Vị trí này thường là vị trí định ngữ hay vị ngữ. Tuy
nhiên, đó mới chỉ là điều kiện cần cho danh từ đó có bản tính từ loại của tính từ, chứ chưa phải là
điều kiện cần và đủ để nó được coi là tính từ quan hệ. Tính từ quan hệ có thể có gốc là danh từ
chung, cũng có thể có gốc là danh từ riêng.
Ví dụ về tính từ có quan hệ với danh từ riêng: giọng (rất) Sài Gòn, cái nhìn (rất) Việt
Nam, thái độ (rất) Chí Phèo,...
Ví dụ về tính từ có quan hệ với danh từ chung: tác phong (rất) công nhân, cung cách
(rất) nhà quê, giọng lưỡi (rất) côn đồ, thái độ (rất) cửa quyền,...
Nguyễn Kim Thản, Đinh Văn Đức cho rằng, tiếng Việt không có tính từ chỉ quan hệ.
(3) Tính từ không đánh dấu (không trình độ)
Trong tiếng Việt có một nhóm nhỏ từ, xét cách hoạt động trong câu và xét mặt ý nghĩa,
thì giống hệt tính từ, nhưng không kết hợp được với các chứng tố chuyên dùng cho tính từ (rất,
hơi, khí,...). Đó là những từ: công, tư, chung, riêng, chính, quốc doanh, công ích,... như trong các
tổ hợp sau đây: việc công, đời tư, quyền lợi chung, gia đình riêng, vấn đề chính, hàng quốc
doanh, quỹ công ích...
Xét mặt ý nghĩa, có người gọi đây là những tính từ không trình độ với cách hiểu là nội
dung ý nghĩa của chúng không thể hoặc không cần đưa vào thế so sánh. Cũng xét ở phương diện
ý nghĩa, từ một góc nhìn khác, chúng ta có thể thấy những từ đang xét hoặc chỉ tính chất hoặc chỉ
quan hệ. So sánh :
Vấn đề chính → vấn đề có tính chất chính (tính chất)
Hàng quốc doanh → hàng thuộc về khu vực quốc doanh
(quan hệ).
Quyền lợi chung > quyền lợi có tính chất chung
(tính chất)
> quyền lợi thuộc về chung
(quan hệ)
Xét hoạt động ngữ pháp, những từ như vậy thường làm định ngữ (cho danh từ), một chức
vụ đặc trưng cho từ loại tính từ.
Bằng chứng về nội dung ý nghĩa và hoạt động ngữ pháp cho phép xếp chúng vào từ loại
tính từ. Tuy nhiên đây là những tính từ có khả năng kết hợp hạn chế, và trước hết không kết hợp

38
được với rất, chứng tố đánh dấu từ loại tính từ. Vì vậy, nếu cần có thể gọi chúng là những tính từ
không đánh dấu.
Cũng có thể xếp vào số tính từ không đánh dấu những từ tượng thanh đi với danh từ làm
định tố như: đùng đùng, ầm ầm, ào ào, leng keng, lộp bộp, róc rách, thì thầm,... trong các tổ hợp
kiểu: tiếng đì đùng (của pháo Tết), giọng thì thầm, tiếng xe cộ ầm ầm, tiếng gió ù ù, tiếng róc
rách (của dòng suối)...
Nguyễn Thị Ly Kha (2008, tr.72-73) phân loại tính từ theo hai tiêu chí. (1) Căn cứ vào ý
nghĩa và khả năng kết hợp được với các phụ từ, tính từ được phân thành hai nhóm:
- Tính từ chỉ tính chất không so sánh được về độ (công, tư, riêng, chung, đực cái, xanh lè,
xấu xí, xinh xẻo...) và
- Tính từ chỉ những đặc điểm tính chất so sánh được về độ (đẹp, giỏi, khỏe, cao, gầy,
thông minh,...);
(2) Căn cứ vào ý nghĩa và khả năng chi phối các loại thành tố phụ đi sau, tính từ được
phân thành hai nhóm:
-Tính từ chỉ các đặc điểm về chất (trắng, đỏ, đẹp, tốt, xấu, hiền,...) và
-Tính từ chỉ các đặc điểm về lượng (cao, thấp, nông, sâu, nặng, nhẹ, to, nhỏ...).
2.2.2.4. Số từ
a) Đặc trưng
- Về ý nghĩa khái quát: ST là lớp từ có ý nghĩa chỉ số cụ thể, xác định. Ví dụ: một, hai,
ba, vài, bảy, tám,…
Ý nghĩa chỉ số cụ thể, xác định là dặc tính quan trọng của số từ. Nó giúp ta phân biệt số
từ (là một từ loại) với những yếu tố chỉ lượng khác (với tư cách là một chức năng), như phân biệt
giữa số từ và danh từ chỉ số (đôi, cặp, chục, tá), với tính từ hàm nghĩa về lượng (ít, nhiều, đông,
lắm), với phân lượng từ.
- Về khả năng kết hợp: số từ chuyên đi kèm dannh từ đơn vị và danh từ khối đếm được.
tùy vào nghĩa chỉ số lượng hay số thứ tự của sự vật, hiện tượng mà số từ có thể xuất hiện trước
hoặc sau danh từ mà nó bổ sung ý nghĩa. Ví dụ: hai người, người thứ hai; hai đề (thi), đề (thi) số
hai; 25 chiếc quạt, chiếc quạt thứ 25.
- Về chức vụ cú pháp: số từ chuyên làm định ngữ cho danh từ (ví dụ: Năm 1557, Trung Quốc cho
người Bồ Đào Nha “mượn” Ma Cao để đổi lấy 500 lạng bạc mỗi năm.). Số từ cũng có thể làm
thành phần câu trong những ngữ cảnh đặc biệt (trong lối diễn đạt có tính biểu thức của toán học).
Ví dụ: Hai nhân năm là mười.
b) Phân loại số từ

39
- SỐ TỪ SỐ LƯỢNG: bao gồm các số từ chỉ lượng chính xác (một, hai, ba, bốn, năm,
sáu, ba mươi,…) và số tư chỉ lượng ước chừng (vài, dăm, mươi, mươi lăm). Do ý nghĩa chỉ số
lượng củ sự vật-hiện tượng nên tiểu loại này chuyên làm thành tố phụ trước cho danh từ (danh từ
đơn vị và danh từ khối đếm được). Ví dụ: bảy cái, tám lần, sáu sinh viên, bốn trường, vài người,
dăm nhà. Để biểu hiện ý nghĩa “ước chừng”, “gần đúng”, trước số từ chỉ số lượng có thể có các
từ: khoảng, độ, gần, hơn,…
- SỐ TỪ THỨ TỰ: có chức năng chỉ thứ tự của sự vật, hiện tượng. Ý nghĩa thứ tự của số
từ trong tiếng Việt do các danh từ thứ, loại, hạng mang lại. Có chức năng chỉ thứ tự của sự vật,
hiện tượng nên số từ chỉ thứ tự chuyên đi sau các danh từ thứ, loại, hạng, số. Ví dụ: nhà mười
bảy, phòng số sáu, hàng thứ tư, loại hai, hạng nhất.
Lưu ý: phân biệt số từ và phương tiện chỉ lượng.
2.2.2.5. Đại từ
a) Đặc trưng
- Là từ loại có chức năng trực tiếp chỉ vào vật, đại từ không biểu thị các ý nghĩa thực thể
như danh từ; không biểu thị ý nghĩa hoạt động, trạng thái, quá trình như động từ; và cũng không
biểu thị ý nghĩa đặc trưng, tính chất như tính từ. Chức năng trỏ vào sự vật và chức năng thay thế
của đại từ là rất rõ:
a.học sinh này b.cũng làm như vậy c.còn trẻ như thế
- Thay thế cho danh từ, động từ, tính từ và số từ là chức năng cơ bản của đại từ. Thay thế
cho từ thuộc từ loại nào thì đại từ mang đặc điểm ngữ pháp của từ loại ấy. Đâị từ có thể thay thế
cho một từ, một ngữ đoạn, một hoặc nhiều câu. Ví dụ: Nam mê đọc truyện. Hễ có tiền, nó lại
nhào vào hiệu sách.
- Đại từ không có khả năng kèm theo thành tố phụ như dannh từ, động từ, tính từ. Ví dụ:
*những tôi ấy, *hai nó, v.v. Những cách nói như hai chúng ta, bán những gì, đi những đâu,…
không phổ biến, thuộc vùng biên của đại từ.
- Đại từ không thuộc phạm vi hư từ vì nó có thể làm thành phần câu hay thành phần của
cụm từ giống như thực từ. Ví dụ: Họ đang xây nhà. (đại từ làm chủ ngữ).
b) Phân loại đại từ: gồm 6 tiểu loại
- ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG (Đại từ chỉ sự vật): là lớp từ dung để chỉ người/vật tham gia vào hoạt
động giao tiếp. Đại tư nhân xưng được phân loại như sau:

Người/vật tham gia Số đơn Số phức Ghi chú


quá trình giao tiếp
Ngôi thứ nhất Tôi, tao, tớ, Chúng tôi, Chúng ta, ta, mình, chúng mình là
mình, ta chúng tao, đại từ ngôi thứ nhất bao gồm cả
chúng tớ người nói và người nghe

40
Ngôi thứ hai Mày, mi, Chúng mày,
mình bay
Ngôi thứ ba Nó, hắn, y Chúng nó,
chúng, họ

- ĐẠI TỪ NGHI VẤN: là đại từ chuyên dùng để hỏi, chỉ xuất hiện trong câu nghi vấn, có thể
chia nó thành các tiểu nhóm sau đây:
- Hỏi về người: ai
- Hỏi về sự vật: gì, nào (cái gì, cái nào);
- Hỏi về không gian, thời gian: đâu, bao giờ, nào;
- Hỏi về số lượng: bao nhiêu, mấy
- Hỏi về hoạt động, tính chất: sao, thế nào
- ĐẠI TỪ PHIẾM CHỈ: là đại từ dùng để chỉ chung mọi người, mọi sự vật, mọi nơi chốn, thời
gian, mọi đặc điểm tính chất và số lượng,.v.v. không ám chỉ một đối tượng cụ thể nào: ai, đâu.
a.Ai có thế làm được. (ai: đại từ nghi vấn)
a’.Ai mà chẳng làm được. (ai: dại từ phiếm chỉ).
- ĐẠI TỪ CHỈ ĐỊNH: là những đại từ trỏ vào vật (trực chỉ hoặc hồi chỉ) như này, đây, nay, đấy,
kia, nọ, đó, đấy, nãy, nấy, v.v. Đại từ chỉ định thường làm định ngữ chỉ vị trí và thường đứng ở
vị trí cuối cùng trong cụm danh từ.
- ĐẠI TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TÍNH CHẤT: là những đại từ thay thế cho động từ, tính từ; gồm
hai từ: thế, vậy. Các đại từ này có khả năng kết hợp với các loại phụ từ (đi kèm danh từ và tính
từ) như các động từ và tính từ: cũng vậy, vẫn vậy, chẳng vậy, cũng thế, chẳng thế, cũng đã vậy
rồi, cũng đã thế rồi.
- ĐẠI TỪ CHỈ LƯỢNG: là những đại từ có khả năng thay thế cho số từ như toàn bộ, tất cả, bao,
bao nhiêu, bấy, bấy nhiêu… Ví dụ: Tất cả mọi người đều phải lên núi. > Tất cả đi lên núi.
2.2.2.6. PHỤ TỪ
a) Khái niệm
Phụ từ là những từ chuyên đi kèm các từ khác, tự mình không có khả năng làm thành tố
chính trong cụm từ chính phụ và cũng không có khả năng thay thế (như đại từ).
b) Phân loại
Căn cứ vào hoạt động ngữ pháp, có thể chia phụ từ thành hai lớp nhỏ:
- Phụ từ chuyên đi kèm danh từ, sẽ được gọi là định từ (hay phụ danh từ).
- Phụ từ chuyên đi kèm vị từ (động từ và tính từ) sẽ được gọi là phó từ (hay phụ vị từ).
(1) Định từ

41
Định từ chuyên đi kèm về phía trước danh từ và chỉ quan hệ về số lượng. Các định từ
thường gặp là: các, những, một, mọi, mỗi, từng, mấy...
Ba từ những, một, các và dạng zêrô làm thành một đối hệ và được gọi là các quán từ.
Các từ mọi, mỗi, từng có ý nghĩa phân phối.
Từ mấy dùng như những, các, thường gặp ở phía Nam và làm mất ranh giới của sự đối
lập về thế thiết định (các không đặt sự vật vào thế đối lập với sự vật khác, những thường đặt sự
vật vào thế đối lập với sự vật khác; ở mấy có mặt cả hai trường hợp này).
(2) Phó từ
Phó từ chuyên đi kèm vị từ về phía trước và về phía sau (ít hơn). Xét về mặt ý nghĩa khái
quát, có thể phân biệt hai kiểu quan hệ cơ bản sau đây ở phó từ:
- Quan hệ của nội dung vị từ hay của nội dung câu với hiện thực khách quan bên ngoài;
những mối quan hệ này sẽ được gọi là quan hệ tình thái khách quan.
- Quan hệ của nội dung vị từ hay của nội dung câu với người nói hay quan hệ giữa người
nói với người nghe; những mối quan hệ này sẽ được gọi là tính tình thái chủ quan.
Sự phân biệt này không phải bao giờ cũng dễ nhận ra được, tồn tại những trường hợp sự
đánh giá quan hệ khách quan thông qua chủ thể, lệ thuộc vào từng cá nhân, đồng thời tồn tại
những yếu tố ngôn ngữ vừa chứa đựng quan hệ khách quan và chứa đựng tính tình thái chủ quan
(như cũng, mới, đã, ...).
Những phó từ chỉ quan hệ khách quan thường gặp là:
- Những từ chỉ sự tiếp diễn, sự tương tự của hoạt động, trạng thái, tính chất, quan hệ nêu
ở vị từ như: đều, cũng, cùng, vẫn, cứ, còn, mải, lại, ... đứng trước vị từ và mãi, nữa, lại, cùng
đứng sau vị từ.
- Những từ chỉ quan hệ thời gian như từng, đã, mới, đang, sẽ, sắp, ... đứng trước vị từ, và
rồi, đã, hẵng, ... đứng sau vị từ.
- Những từ chỉ tần số như: thường, hay, năng, ít, hiếm đứng trước vị từ.
- Những từ chỉ kết quả như: mất, được, ra, đi đứng sau một số vị từ (ví dụ: quên mất,
quên đi, hiểu ra, hiểu được, nhỏ mất - chẳng hạn trong đẽo đi nhiều thế thì nhỏ mất).
- Những từ chỉ hướng diễn biến của tính chất nêu ở tính từ như ra, lên, đi, lại đứng sau
một số tính từ (ví dụ: béo ra, phình lên, gầy đi, quắt lại).
- Những từ chỉ mức độ như rất, hơi, khí, quá; trong đó từ quá có thể đứng sau và đứng
trước vị từ, các từ khác chỉ đứng trước vị từ.

42
- Những từ nêu ý khẳng định, phủ định, như có, không, chưa, chẳng, ... đứng trước vị từ,
và đâu đứng sau vị từ hoặc cùng với có, không, lập thành khuôn có vị từ đứng giữa kiểu có...
đâu, không... đâu để chỉ ý bác bỏ.
Những từ chỉ tính tình thái chủ quan thường gặp là:
- Những từ tạo ý nghĩa mệnh lệnh như hãy, đừng, chớ đứng trước vị từ.
- Từ chỉ hướng có lợi hay bất lợi cho đứng sau động từ (ví dụ về hướng có lợi: mua
(giùm) cho, nói (giùm) cho, thương cho; hướng bất lợi: nói cho, cười cho, ghét cho, ...
Có thể thấy, một số phó từ vốn là động từ chuyển hoá thành (như được, mất, ra, lên, đi,
lại, cho). Những động từ này chỉ được coi là phụ từ khi chúng dùng phụ vào vị từ khác và bản
thân chúng mất khả năng kết hợp với các phó từ khác theo kiểu vị từ kết hợp với các phó từ.
Một số phụ từ của vị từ (phó từ) có thể phối hợp với nhau tạo thành những khuôn nêu
mối liên hệ hô ứng trong hai vế của một câu, ví dụ: càng... càng, vừa... vừa, vừa... đã, mới... đã,
chưa... đã, có... cũng, đã... vẫn...
2.2.2.7. QUAN HỆ TỪ (KẾT TỪ)
a) Đặc trưng
- Quan hệ từ còn gọi là kết từ, từ nối. Mỗi cách gọi nhấn mạnh một loại đặc điểm của từ
loại này: gọi là kết từ hay từ nối là nhấn mạnh vào chức năng liên kết, còn gọi là quan hệ từ là
chú ý hơn ý nghĩa ngữ pháp của nó: biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các bộ phận được nó kết nối.
- Quan hệ từ là những từ biểu thị quan hệ ý nghĩa ngữ pháp giữa các từ, các cụm từ, giữa
các bộ phận của câu hoặc giữa các câu mà nó liên kết. Quan hệ từ không có ý nghĩa từ vựng, chỉ
thuần túy mang ý nghĩa ngữ pháp (ý nghĩa quan hệ) mà thôi.
- Quan hệ từ không làm thành phần câu hay làm thành tố trong cụm từ.
- Nhiều nhà nghiên cứu gộp liên từ và giới từ vào làm thành một loại, chính là quan hệ
từ.
b) Phân loại
Có thể chia quan hệ từ thành hai tiểu loại sau:
- QUAN HỆ TỪ ĐẲNG LẬP (liên từ): chuyên nối các yếu tố có quan hệ đẳng lập
Liên từ là những từ công cụ cú pháp có chức năng liên kết các thành phần đẳng lập trong
câu, các vế câu đẳng lập cấp trong câu, liên kết các câu, các đoạn văn (cấp liên câu). Khi phân
tích câu, liên từ không nằm ở thành phần nào của câu, nên thường được chú thích riêng: “liên
từ”, như thế là đã nêu được chức năng của liên từ trong câu hay trong ngữ: và, hay, hoặc, nhưng,
v.v. Liên từ có thể phân chia thành các tiểu nhóm sau:
- Biểu thị quan hệ lien hợp, như và, với, cùng, lẫn
- Biểu thị quan hệ lựa chọn, như hay, hoặc

43
- Biểu thị quan hệ tương phản, như nhưng, song.
- QUAN HỆ TỪ CHÍNH PHỤ (giới từ): chuyên nối các yếu tố có quan hệ chính phụ
- Giới từ là một từ công cụ ngữ pháp (gọi tắt là từ công cụ). các từ công cụ là những từ
được xác định là không có nghĩa từ vựng, chỉ được dùng như những phương tiện đánh dấu một
quan hệ ngữ pháp trong ngữ hoặc trong câu.
- Giới từ là những từ công cụ dẫn nhập một thành phần phụ trong ngữ hay trong câu.
Quan niệm này tồn tại khá vững vàng trong sự phân biệt đẳng lập và chính phụ giữa các thành
phần câu. Vì giới từ là yếu tố dẫn nhập nên khi phân tích câu, nó cũng được nhập vào với thành
phần đi sau nó, không bị lẩy riêng ra như đối với liên từ: vì, tại, mặc dù, nếu, do, tuy, bằng, về,
để, v.v.
Sau đây là một số giới từ thường dùng với các vai nghĩa phổ biến:
- Các giới từ “chính danh”
bởi, vì (nguyên nhân)
mặc dầu, tuy (nhượng bộ)
nếu, dù (điều kiện, giải thiết)
tại (nơi chốn hoặc nguyên nhân)
từ (nguồn)
- Các giới từ do danh từ chuyển thành
của (sở hữu)
trong, ngoài, trước, sau (không gian, thời gian)
trên, dưới, ngoài (không gian, số lượng)
- Các giới từ do vị từ chuyển thành
bằng (công cụ)
cho (tiếp thể)
cùng (liên đới)
để (mục đích)
đến, tới, vào (đích hoặc mục tiêu)
lên, xuống, ra (đích có hướng xác định)
ở (nơi chốn)
qua, ngang (lối đi)
sang, về, lại (hướng xác định)
về (phương diện)
với (liên đới, công cụ)
2.2.2.8. TÌNH THÁI TỪ
a) Khái niệm tình thái từ

44
- Tình thái từ “là những từ dùng để biểu hiện tình thái của hành động phát ngôn hoặc để
biểu hiện cám xúc. Chẳng hạn:
à, ư, nhỉ, nhé, đấy, đã, mà, chứ, chắc, thay, v.v.
chao, ôi, ái, a, ô, ô hô, chao ôi, than ôi, v,v,”
(Cao Xuân Hạo, Nguyễn Văn Bằng, Hoàng Xuân Tâm, Bùi Tất Tươm, Ngữ pháp chức
năng tiếng Việt, quyển 2: Ngữ đoạn và từ loại, Nxb Giáo dục, 2005, trang 119).
Nhóm tác giả này xếp vào tình thái từ gồm ngữ khí từ (trợ từ) và thán từ.
- Tình thái từ “là hư từ chỉ mối quan hệ của người nói (thái độ, sự nhấn mạnh, niềm tin,
sự đánh giá…) đối với nội dung câu nói hay đối với người nghe (hỏi, ra lệnh…; tỏ thái độ tôn
trọng, than hữu…). Tình thái từ thường chỉ xuất hiện ở bậc câu, tuy về mặt nội dung thì có thể
liên hệ với một từ, một cụm từ hay cả câu. Tình thái từ được chia thành hai nhóm là trợ từ (nhấn
mạnh) và tiểu từ tình thái”.
(Diệp Quang Ban, Ngữ pháp Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009, trang 342)
Tác giả xếp thán từ thành một từ loại riêng, không nằm trong tình thái từ.
- Từ tình thái - “Đó là một tập hợp từ không lớn về mặt số lượng (thường là các trợ từ và
thán từ)”, những cái tập hợp ấy lại có một đặc trưng riêng về bản chất ngữ pháp ngữ nghĩa. Tính
thái từ không có ý nghĩa từ vựng và cũng không có ý nghĩa ngữ pháp theo cách hiểu truyền thống
về hư từ. Ở trong câu, tuy chúng có bị chi phối bởi quy tắc kết học, nhưng vị trí và sự di chuyển
của chúng cho thấy từ loại này thiên về công cụ của nghĩa học nhiều hơn. Ý nghĩa của các tình
thái từ tập trung vào việc diễn đạt tình cảm, thái độ của người nói trong mối quan hệ nội dung
của câu và sự đối chiếu với thực tại, nhờ đó tình thái từ góp phần quan trọng vào việc hình thành
mục đích phát ngôn của các câu”. (Đinh Văn Đức, Các bài giảng về từ pháp học tiếng Việt: từ
loại nhìn từ bình diện chức năng, Nxb ĐHQG Hà Nội, trang 238). Theo quan niệm của tác giả,
tình thái từ bao gồm hết các loại: trợ từ, thán từ, tiểu từ tình thái .
Như vậy, dù có nhiều cách gọi và quan niệm khác nhau, song các tiểu loại được xếp vào
tình thái từ đều có chức năng biểu hiện ý nghĩa tình thái nhất định.

b) Phân loại
Từ quan điểm chức năng, chúng tôi phân tình thái từ thành các tiểu nhóm sau:
- NGỮ KHÍ TỪ (tiểu từ tình thái, trợ từ):
Ngữ khí từ là từ dùng để biểu hiện tình thái của hành động phát ngôn, làm cho câu có
một sắc thái ngôn trung riêng.
Chẳng hạn:
a. Anh không đi chơi à? (à đánh dấu loại câu hỏi tổng quát)
b. Thế này thì hỏng mất! (mất biểu thị ý lo ngại trước một khả năng xấu)
c. Đã bảo mà! (mà nhấn mạnh thêm nhận định đã bảo)

45
d. Ông tưởng tôi không biết đấy chắc? (đấy cho biết câu hỏi đang nhằm vào
nội dung “Ông tưởng tôi không biết”
và chắc nhấn mạnh thêm tình thái
giả định của hành động phát ngôn)
Ngữ khi từ được đặt ở cuối câu và được phát âm không trọng âm: à, ư, sao, nhỉ, nhé,
mất, thôi, đấy, đã, đi, mà, kia, chứ, chắc,…chúng thường được gọi là tiểu từ tình thái cuối câu.
Ví dụ:
- Ôi! Đẹp quá nhỉ.
- Em về nhé!
Một vài ngữ khí từ có thể dung kết hợp với nhau: mất thôi, mất đấy, đấy chứ, đấy mà,
đấy chắc, đấy à, đấy sao, v.v. Ví dụ:
a. Ông không nói dối đấy chứ?
b. Như thế này thì hỏng mất thôi!
c. Nó ăn được ớt đấy mà.
Ngoài những ngữ khí từ đã nêu trên còn phải kể thêm những từ từ được dung để đánh dấu
cám thán cho những câu trần thuật bình thường: thay, biết bao, biết mấy, làm sao, quá, quá đỗi,
quá chừng, lắm,v.v. Ví dụ: Đau đơn thay phận đàn bà!;
- TRỢ TỪ điển hình như: chính, ngay, cả, những, đến, ngay cả, ngay những, chính ngay, ngay
như, v.v. cũng được xem là tình thái từ, biểu thị sự đánh giá của người nói với một sự tình nào
đó trong câu.
- THÁN TỪ
- Thán từ là từ dùng để biểu hiện cảm xúc hoặc để gọi đáp. Chẳn hạn: a, a ha, ôi, ái, ái
chà, chao, chao ôi, vâng, dạ, v.v.
- Đặc điểm của thán từ là có thể tự nó làm thành một câu trọn vẹn và không thể kết hợp
với bất cứ từ nào và nó không hề có quan hệ ngữ pháp với bất kì từ ngữ nào trong câu khi nó
được ghép vào một câu.
Ví dụ: - Ái! Ôi! Chao ôi!
- Ôi chao! Người đâu mà lười thế!
Thán từ có thể phân thành hai tiểu loại sau:
- Thán từ biểu hiện cảm xúc: Cái cảm xúc do thán từ biểu hiện không phản ánh một nhạn
định, một hành động từ duy ngôn từ, tuy đôi khi nó được dùng như một tín hiệu. Nó rất gần với
tiếng kêu. Chẳng hạn, thán từ dừng để bộc lộ các trạng thái cảm xúc đột ngột mạnh mẽ như vui
mừng: ôi, a, á, a ha…; ngạc nhiên: ô, ơ, ủa,…; đau đớn: ái, ối, than ôi, hỡi ôi,…; sợ hãi: eo, ôi,
ối v.v..
- Thán từ gọi đáp: các thán từ gọi đáp cũng không phản ánh một nhận định mà chỉ có
chức năng xác lập liên lạc giữa người nói và người nghe. Chẳng hạn: ê, vâng, dạ, ơi, ạ, v.v:

46
- Hỡi các bạn.
- Vâng, ông cứ bảo.
- Bẩm cụ ạ.
2.3. CỤM TỪ TIẾNG VIỆT
2.3.1. KHÁI QUÁT VỀ CỤM TỪ
2.3.1.1. Khái niệm cụm từ: Cụm từ là tổ hợp gồm hai từ trở lên, giữa các từ có mối quan hệ về
ngữ nghĩa và ngữ pháp nhưng chưa thành câu [Nguyễn Thị Ly Kha, 2008, tr.122]. Như vậy,
cụm từ không phải là một loại đơn vị ngôn ngữ (hoặc đơn vị lời nói) thuộc cấp độ trên từ. Xét về
tôn ti các đơn vị trong hệ thống cấu trúc của ngôn ngữ, cụm từ cùng cấp độ với từ. Cũng như từ,
cụm từ là yếu tố cấu tạo câu và chỉ có chức năng định danh, không có chức năng thông báo.
2.3.1.2. Các loại cụm từ: Tùy theo mối quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong cụm từ, người
ta phân định thành:+ Cụm đẳng lập: Các thành tố trong cụm từ bình đẳng về ngữ pháp. Ví dụ:
anh và em; cò và vạc, nó với tôi.
+ Cụm chính phụ: Thành tố trung tâm quyết định bản chất ngữ pháp của toàn bộ kết cấu,
các thành tố còn lại phụ thuộc vào nó. Ví dụ: sách của tôi, những ngày ấy, sẽ về quê.
+ Cụm chủ vị (kết cấu chủ-vị): Mối quan hệ giữa hai thành tố trong cụm từ là quan hệ
chủ vị, quan hệ nêu-báo: gió thổi, đèn bị tắt trong câu: Gió thổi mạnh khiến đèn bị tắt.
Hiện nay có nhiều quan niệm rộng/hẹp khác nhau về cụm từ. Bên cạnh khái niệm cụm
từ, các khái niệm ngữ, ngữ đoạn, đoản ngữ cũng được sử dụng, tuy nhiên nội hàm các khái niệm
này là không trùng khít lên nhau. Cách dùng khái niệm ngữ (ngữ đoạn/đoản ngữ) để chỉ riêng
các cụm từ chính phụ được nhiều nhà nghiên cứu hiện nay tán thành.
Cụm từ cố định (ngữ cố định) là đối tượng nghiên cứu của từ vựng học; còn cụm từ tự do
là đối tượng nghiên cứu của ngữ pháp học.
Giáo trình chỉ đề cập các loại cụm từ chính phụ tiêu biểu: cụm danh từ, cụm động từ,
cụm tính từ.
2.3.1.3. Đặc điểm của cụm từ chính phụ
Cấu tạo của cụm từ chính phụ thường gồm 3 phần: Phần trung tâm (T) đứng giữa và do
thực từ đảm nhiệm, phần phụ trước (Pt) đứng trước trung tâm và phần phụ sau (Ps) đứng sau
trung tâm. Giữa trung tâm và phần phụ sau có thể có sự hiện diện của một từ nối (n). Trong mỗi
phần của cụm từ có thể chứa nhiều yếu tố được gọi là một thành tố. Có thể hình dung cấu tạo của
cụm từ chính phụ theo mô hình như sau: Pt + T + (n) Ps.
Trong cấu tạo của cụm từ chính phụ, thành tố chính có vai trò và đặc điểm như sau về
mặt ngữ pháp:
- Thành tố chính phải do thực từ đảm nhiệm, là thành tố cần thiết trong tổ chức của cụm
từ. Nó không thể vắng mặt khi cụm từ tách rời khỏi ngữ cảnh.
- Trong quan hệ nội bộ của cụm từ, thành tố chính chi phối và qui định chức năng cho

47
các thành tố phụ. Thành tố chính là danh từ thì các thành tố phụ là định ngữ; thành tố chính là vị
từ thì thành tố phụ là bổ ngữ.
- Trong quan hệ với các yếu tố khác ngoài cụm từ, thành tố chính là thành tố đại diện cho
toàn bộ cụm từ. Chức năng của cả cụm từ cũng là chức năng của thành tố chính. Như vậy, trong
cấu tạo của cụm từ chính phụ, thành tố chính là thành tố đóng một vai trò rất quan trọng, nó chi
phối và quy định đặc điểm ngữ pháp cho toàn cấu trúc của cụm từ.
Trong cấu tạo của cụm từ chính phụ, thành tố phụ có vai trò, đặc điểm như sau:
- Về vị trí: thành tố phụ xuất hiện trước thành tố chính là thành tố phụ trước; thành tố phụ
xuất hiện sau thàn tố chính là thành tố phụ sau.
- Về từ loại: các từ làm thành tố phụ trước thường do các hư từ đảm nhiệm. Các từ làm
thành tố phụ sau có thể là thực từ hoặc hư từ. Ví dụ: những vấn đề ấy; không tốt lắm; đã làm bài
tập rồi. Cũng có một số từ nhất định có thể xuất hiện trước hoặc sau thành tố chính. Ví dụ: cực
kỳ hay; hay cực kỳ; quá thật thà; thật thà quá.
- Về cấu tạo: có thể có một hoặc nhiều từ tham gia làm thành tố phụ trước hoặc sau. Trật
tự sắp xếp các thành tố phụ trước nói chung đơn giản, dễ xác định. Trật tự sắp xếp các thành tố
phụ sau phức tạp hơn. Khi thành tố phụ sau là một thực từ, nó dễ dàng phát triển thành một cụm
từ mới.
2.3.2. CỤM DANH TỪ (danh ngữ/ngữ danh từ)
2.3.2.1. Khái niệm
Cụm danh từ là cụm từ chính phụ trong đó có danh từ làm thành tố chính (trung tâm) và
một hay nhiều thành tố phụ đứng chung quanh bổ sung ý nghĩa cho thành tố chính.

2.3.2.2. Cấu tạo của cụm danh từ


Cấu tạo của cụm danh từ thường gồm ba phần: phần trung tâm, phần phụ trước và phần
phụ sau. Ba phần này được sắp xếp theo mô hình chung như sau: - 3 - 2 - 1 D1 D2 + 1 + 2. Ví
dụ: Tất cả những cái quyển sách cũ kỹ ấy.
+ Phần trung tâm: Do danh từ đảm nhiệm. Số lượng danh từ xuất hiện ở trong tâm có
thể một hoặc hai. Nếu là hai danh từ thì trung tâm có hình thức cấu tạo như sau: D1 + D2. Nếu
trung tâm chỉ có một danh từ thì danh từ ấy hoặc là D1 hoặc là D2. Cũng cần chú ý, có khi trung
tâm là một cấu trúc đẳng lập (gồm hai hay trên hai danh từ, ví dụ: tất cả nhà cửa đất đai ở đây;
những tâm tư nguyện vọng chính đáng ấy). D1 bao giờ cũng là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (cái,
con, cây, chiếc, tấm, quyển, cuốn, cục, viên, tảng…) hoặc là danh từ chỉ đơn vị qui ước (mét,
thước, tấn, tạ, lạng, ký, cân…). Còn D2 là các loại danh từ còn lại (danh từ chỉ người, vật, chất
liệu, tổng hợp…). Ví dụ: Hai cây táo; một chiếc lá; mấy thước vải; những quyển sách cũ kỹ ấy
(Trung tâm có 2 danh từ). Nhà này; sách ngoại ngữ (Trung tâm có một danh từ: D2).
+ Phần phụ trước: Gồm 3 vị trí:

48
- Vị trí -1: là vị trí của từ chỉ xuất (cái).
- Vị trí -2: là vị trí của từ chỉ số lượng (hai, ba, những, các, mấy…)
- Vị trí -3: là vị trí của những từ chỉ tổng lượng (cả, cả thảy, tất cả…)
+ Phần phụ sau: Gồm hai vị trí:
- Vị trí +1: là vị trí của thực từ (danh từ, vị từ; có thể được chiếm giữ bởi một thực từ
hoặc một cụm từ CP, ĐL hay C-V). Ví dụ: Những quyển sách của thư viện thành phố (Cụm từ
CP). Những quyển sách cũ kỹ nhưng đắt tiền ấy (Cụm từ ĐL); Những quyển sách tôi mới mua
(Cụm từ C-V)
- Vị trí +2: là vị trí của các từ chỉ định (này, kia, nọ, ấy, đó…)
Phần phụ trước (Pt) và phần phụ sau (Ps) của cụm danh từ có những khác biệt như sau:
+ Về số lượng và vị trí các thành tố: Pt có ba thành tố xuất hiện ở các vị trí -3, -2, -1
trước trung tâm. Ps có hai thành tố xuất hiện ở các vị trí +1, +2 sau trung tâm.
+ Về trật tự các thành tố: Trật tự các thành tố Pt không thay đổi. Các thành tố Ps nói
chung cũng thế; tuy nhiên đôi khi để tránh hiểu nhầm, trật tự của chúng có thể thay đổi.
+ Về cấu tạo: Mỗi vị trí của Pt chỉ có một từ. Ở Ps, trừ vị trí +2, vị trí còn lại (+1) có thể
xuất hiện nhiều từ với những quan hệ khác nhau. Ví dụ: Những đóa hoa nở muộn (quan hệ CP);
Những đóa hoa nho nhỏ xinh xắn (quan hệ ĐL); Những đóa hoa chị ấy mới mua (quan hệ C-V);
Những đóa hoa nho nhỏ, xinh xắn mà chị ấy mới mua (Vị trí +1 của Ps gồm hai thành tố: từ “nho
nhỏ” và cụm chủ-vị “chị ấy mới mua”.). Nói chung, vị trí +1 của Ps có cấu tạo khá phức tạp. Về
mặt lý thuyết, vị trí này có thể mở rộng đến vô hạn.

Pt (-3) Pt (-2) Pt (-1) TRUNG TÂM Ps (+1) Ps (+2)


Phụ tố tổng Phụ tố số Từ “cái” DT đơn vị DT chỉ sự Phụ tố hạn Phụ tố chỉ
thể lượng chỉ xuất vật (khối) định/nêu đặc định
trưng miêu tả
Tất cả những cái con mèo đen ấy
hai cái anh sinh viên lười biếng đó
Cả ba cái cân thịt thiu kia
Toàn bộ các bức tranh rất cổ này
Hết thảy những con trâu mới tậu nọ
Tất cả hai trăm tấn gạo dự trữ đó
những cuốn sách mới x bản ấy

49
2.3.3. CỤM ĐỘNG TỪ (động ngữ, ngữ động từ)
2.3.3.1. Khái niệm
Cụm động từ là cụm từ chính phụ có động từ làm thành tố chính và một hay nhiều thành
tố phụ đứng chung quanh bổ sung ý nghĩa cho thành tố chính.
Trong câu, cụm động từ thường làm vị ngữ. Các thành tố phụ của cụm động từ có chức
năng làm bổ ngữ cho động từ trung tâm.
2.3.3.2. Cấu tạo cụm động từ
Cấu tạo của cụm động từ có ba phần: phần trung tâm (T), phần phụ trước (Pt) và phần
phụ sau (Ps).
+ Phần trung tâm: do một động từ hoặc cũng có thể do một chuỗi động từ. Trung tâm là
một chuỗi động từ khi nó được cấu tạo hoặc sử dụng theo quan hệ đẳng lập.
+ Phần phụ trước: đơn giản, thường do các phó từ (hư từ) đảm nhiệm (đang, sẽ, đã,
vẫn, cứ, cũng, chẳng, không, hãy, chớ...); cũng có thể do từ tượng thanh hoặc tính từ đảm nhiệm
để miêu tả cách thức của hành động do động từ trung tâm biểu thị. Ngoài ra, xuất hiện ở phần
phụ trước có thể là một kết cấu được gọi là giới ngữ (cụm từ có quan hệ từ đứng trước). Các
quan hệ từ thường gặp ở trường hợp này là: từ, ở, trong, ngoài, trên, dưới…
+ Phần phụ sau: phức tạp hơn so với phần phụ trước. Sự phức tạp thể hiện ở chỗ:
- Về từ loại: Tham gia ở phần phụ sau có thể là hư từ (phó từ) hoặc thực từ (danh từ,
động từ, tính từ, đại từ, số từ).
- Về số lượng thành tố: một hoặc nhiều thành tố tùy loại động từ trung tâm.
- Về cấu tạo: mỗi thành tố phụ sau có thể là một từ rời, hoặc cũng có khả năng là một
cụm từ (cụm CP, cụm ĐL, cụm C-V)
- Trật tự các thành tố phụ sau ở cụm động từ không ổn định.
2.3.4. CỤM TÍNH TỪ
2.3.4.1. Khái niệm
Cụm tính từ là cụm từ tự do có quan hệ chính phụ mag thành tố chính là tính từ.
Ví dụ: (Đường làng) vắng lặng quá.
(Chị ấy) hơi gầy yếu.
2.3.4.2. Cấu tạo của cụm tính từ
- Phân trung tâm:
+ Tính từ chỉ tính chất: Anh ta rất chăm học (chăm, lười, siêng, chăm chỉ, cần cù, thông
minh, sang dạ, tốt, đẹp, xấu, ngoan, hiền,v.v.)
+ Tính từ chỉ kích thước, trọng lượng:
Tấm ván dài hơn 3m.
Hắn ta nặng đến 70kg.
+ Tính từ chỉ màu sắc:

50
Mắt xanh mỏ đỏ.
Mặt xanh nanh vàng.
- Phần phụ trước:
Đảm nhận vị trí phần phụ trước của cụm tính từ thường là hai nhóm tiền phó từ;
+ Phó từ chỉ mức độ: quá, lắm, thật, ghê…
+ Chỉ hiện trạng: đã, đang, sẽ…
- Phân phụ sau:
+ Danh từ hoặc quan hệ từ + danh từ:
Cậu ấy rất giỏi môn lịch sử.
Cậu ấy rất giỏi về lịch sử.
+ Động từ hoặc quan hệ từ + động từ:
Nó chỉ khéo đóng kịch.
Nó chỉ thật sự giởi về bơi lội.
2.4. CÂU TIẾNG VIỆT
2.4.1. KHÁI QUÁT VỀ CÂU
2.4.1.1. Khái niệm
Câu không phải là đơn vị có sẵn như từ mà là một đơn vị do người nói dùng từ cấu tạo
nên trong quá trình suy nghĩ thông báo.
Về định nghĩa câu, từ trước tới nay có trên 300 định nghĩa theo nhiều khuynh hướng khác
nhau: ngữ pháp duy lý, ngữ pháp logic, lịch sử tâm lý, ngữ pháp hình thức, ngữ pháp cấu trúc,
ngữ pháp chức năng, v.v.
Chẳng hạn:
- Câu là đơn vị cơ bản của lời nói, của ngôn từ, của văn bản. (Benveniste,1961)
- Câu là sự thể hiện ngôn ngữ học của một mệnh đề. (Sapir, 1921)
Trong giáo trình này, chúng tôi thống nhất định nghĩa về câu như sau:
Câu là đơn vị dùng từ đặt ra trong quá trình suy nghĩ, được gắn với ngữ cảnh nhất định
nhằm mục đích thông báo hay thể hiện thái độ đánh giá. Câu có cấu tạo ngữ pháp độc lập, có
ngữ điệu kết thúc.
2.4.1.2.Đặc điểm của câu
- Câu có chức năng thông báo
+ Câu mang nội dung thông tin:
Ví dụ: Tối nay, có đoàn kịch nói Hà Nội biểu diễn ở rạp hát Trưng Vương.
+ Câu được dùng để bày tỏ cảm xúc, thể hiện thái độ, tình cảm:
Ví dụ: Huế ơi! Quê mẹ của ta ơi!
Nhớ từ ngày xưa tuổi chín mười. (Tố Hữu)
+ Câu được dùng để tác động đến hành động, nhận thức của người nghe.

51
Ví dụ: - Trời đất ơi! → Bày tỏ thái độ
- Sức khỏe là vàng → Tác động đến nhận thức!
- Câu có cấu tạo ngữ pháp độc lập
- Câu có một chỉnh thể cấu trúc hoàn chỉnh thể hiện ở chỗ:
+ Ở dạng đơn giản và bình thường câu có tạo gồm hai thành phần chính: chủ ngữ và vị
ngữ.
Ví dụ: Chúng tôi // xem phim.
+ Ngoài ra câu còn có cấu trúc đặc biệt, chỉ có một thành phần còn gọi là câu đơn phần.
Ví dụ: - Máy bay!
- Cấu tạo ngữ pháp của câu cũng tuân theo những quy tắc ngữ pháp nhất định. Chẳng
hạn, thành phần định ngữ thường đi kèm với danh từ, bổ ngữ đi kèm với động từ, tính từ. Câu có
vế chính thì phải có vế phụ.
Ví dụ: Dù tôi // khuyên bảo thế nào, nó // vẫn không nghe.
Vế phụ Vế phụ
- Câu có ngữ điệu kết thúc
Cuối câu bao giờ cũng có ngữ điệu kết thúc câu. Đi kèm với ngữ điệu kết thúc, câu còn có
các yếu tố tình thái đánh dấu kết thúc câu: à, ư, nhỉ, nhé…
Trên hình thức chữ viết thường thể hiện ở dấu câu như: dấu chấm, dấm chấm hỏi, dấu
chấm than…Trên lời nói thể hiện bằng ngữ điệu của lời nói
- Câu được gắn với một ngữ cảnh nhất định
Con người giao tiếp với nhau bằng câu, đơn vị trên câu chứ không phải bằng từ hay cụm
từ. Nội dung giao tiếp phong phú, đa dạng và bao giờ cũng phải gắn với một không gian, thời
gian cụ thể. Một câu nói, viết sẽ đúng trong hoàn cảnh này nhưng lại không đúng khi đặt trong
hoàn cảnh khác.
2.4.2. CÁC THÀNH PHẦN CÂU
2.4.2.1. Thành phần chính (thành phần nòng cốt)
Mỗi câu bình thường có hai bộ phận làm nòng cốt: Một bộ phận thường chỉ chủ thể như
người, vật, sự việc được nói đến và một bộ phận thường nói về hành động, trạng thái, tính chất…
của chủ thể đó. Bộ phận chỉ chủ thể gọi là chủ ngữ, bộ phận chỉ trạng thái, hành động, tính chất
của chủ thể gọi là vị ngữ. Vậy trong câu thường có hai thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ.
a) Chủ ngữ
+ Chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của câu. Chủ ngữ thường nêu lên người, vật,
sự việc, hiện tượng… có quan hệ với vị ngữ theo quan hệ tường thuật. Hay nói cách khác: chủ
ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, làm chủ sự việc trong câu, nêu lên sự vật được
đưa ra xem xét đánh giá (chủ thể thông báo).
Ví dụ: Nước // chảy. Hoa // trôi.

52
CN VN CN VN
+ Vị trí: chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ. Trừ trường hợp vì mục đích tu từ (muốn nhấn
mạnh vị ngữ) thì chủ ngữ đảo ra sau vị ngữ.
Ví dụ: - Rất đẹp // hình anh lúc nắng chiều.
VN CN
- Bạc phơ // mái tóc người Cha.
VN CN
- Trong đêm, bỗng cất lên // một tiếng còi.
VN CN
+ Về từ loại: chủ ngữ có thể do danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ đảm nhận. Nhưng
nhiều nhất và đặc trưng nhất là danh từ.
Ví dụ: Mây // bay. (danh từ)
Ca hát // làm cho đời sống thêm tươi vui. (động từ)
Tôi // làm bài tập. (đại từ)
Nhất // là anh, nhì // là tôi. (số từ)
Cần kiệm // là một đức tính tốt. (tính từ)
+ Cấu tạo: chủ ngữ có thể do:
- Một từ: Trăng // lặn.
- Một cụm từ: Ngôi nhà ấy // rất đẹp.
- Kết cấu chủ - vị: Anh ta // nói vậy // là đúng.
C V
CN VN
b) Vị ngữ
+ Vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu. Vị ngữ thường nêu lên hành động,
tính chất, trạng thái, quan hệ của sự vật được nêu lên ở chủ ngữ (nội dung thông báo).
Ví dụ: (1) Chim hót. (2) Chúng ta lao động.
CN VN CN VN
+ Vị trí: Vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ. Trừ trường hợp đảo trật tự cú pháp với mục
đích tu từ.
Ví dụ: Nơi đây, đời đời yên nghỉ // các liệt sỹ vô danh.
VN CN
+ Từ loại: Vị ngữ có thể do động từ, tính từ, danh từ, số từ, đại từ… đảm nhận. Nhưng
nhiều nhất và đặc trưng nhất là động từ, tính từ.
Ví dụ: Bông hoa này // rất đẹp. (tính từ)
Tôi // là giáo viên. (danh từ)
Sinh viên // là tôi. (đại từ)

53
Nước Việt Nam // là một. (số từ)
+ Cấu tạo: Vị ngữ có thể do:
- Một từ: Em bé // hát.
- Một cụm từ: Em // là người con gái Sông La.
Hoa hồng // đẹp và thơm.
- Một kết cấu chủ - vị: Xe này // lốp / đã hỏng.
C V
CN VN
Chủ ngữ và vị ngữ có quan hệ với nhau rất chặt chẽ, chi phối lẫn nhau (gọi là quan hệ nêu
– báo).
2.4.2.2. Thành phần phụ của câu
2.4.2.2.1.Phân biệt thành phần phụ của cụm từ và thành phần phụ của câu
+ Thành phần phụ của cụm từ
Thành phần phụ của cụm từ là thành phần phụ của cho từ trung tâm trong cụm danh từ,
cụm động từ, cụm tính từ. Nếu trung tâm là danh từ thì thành phần phụ gọi là định ngữ, nếu trung
tâm là động từ, tính từ thì gọi là bổ ngữ.
Ví dụ: Người mà tôi gặp // đã đi xa.
ĐN
Chị ấy hát bài “Cô gái Sài Gòn đi tải đạn”.
BN
+ Thành phần phụ của câu
Trong câu ngoài thành phần chính chủ ngữ và vị ngữ còn có thành phần phụ. Gọi là thành
phần phụ của câu bởi vì:
- Về mặt ngữ pháp:
Thành phần phụ của có tính độc lập không phụ thuộc vào yếu tố nào trong nòng cốt câu.
Có vị trí không thuần nhất ở trong câu, có thể đứng trước giữa, sau nòng cốt câu bằng các
dấu câu.
- Về mặt ý nghĩa:
Bổ sung cho nòng cốt câu về một mặt ý nghĩa nào đó: như thời gian, địa điểm, nguyên
nhân, cách thức, thái độ…Nếu lược bỏ chúng không làm ảnh hưởng đến cấu trúc của nòng cốt
câu.
2.4.2.2.2. Các loại thành phần phụ
Căn cứ vào ý nghĩa và quan hệ của thành phần phụ với nòng cốt câu để phân loại các thành
phần phụ. Thông thường có các thành phần phụ sau:
a) Thành phần trạng ngữ (Thành phần tình huống)

54
+ Trạng ngữ là thành phần phụ của câu thường dùng để bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt câu
về: địa điểm, thời gian, cách thức, phương tiện, hoàn cảnh…nhằm làm rõ thêm nội dung cần
thông báo trong nòng cốt câu.
+ Các loại trạng ngữ:
- Trạng ngữ chỉ thời gian: thời gian mà hành động xảy ra.
Ví dụ: - Chiều nay, tôi về Đà Nẵng.
-Mười năm trước, tôi là sinh viên.
- Trạng ngữ chỉ địa điểm: Chỉ địa điểm mà hành động xảy ra, thường có quan hệ từ: ở,
trên, dưới, rong, ngoài, tại…trước danh từ hoặc cụm danh từ.
Ví dụ: - Dưới cầu, nước chảy trong veo.
- Trên cầu, tơ liễu bóng chiều thướt tha.
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Nêu nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp làm nảy sinh điều
muốn nói trong nòng cốt câu, thường dùng các quan hệ từ mở đầu: vì, do, bởi…
Ví dụ: - Con gà tốt mã nhờ lông.
Răng đen vì thuốc, rượu nồng vì men.
- Trạng ngữ chỉ mục đích: Chỉ mục đích mà hành động hướng đến, dùng các quan hệ từ:
để, để cho…
Ví dụ: -Vì tổ quốc, chúng ta sẵn sàng hi sinh.
- Để học tốt, chúng ta phải chuẩn bị tư liệu đầy đủ.
- Trạng ngữ chỉ điều kiện: Chỉ điều kiện để thực hiện hành động, dùng các quan hệ từ: nếu,
hễ, giá, mà…
Ví dụ: - Nếu là chim, tôi sẽ là bồ câu trắng.
- Nếu là hoa, tôi sẽ là hoa hướng dương.
- Trạng ngữ chỉ nhượng bộ: Chỉ sự tương phản hay thua kém, dùng các quan hệ từ: dù, mặc
dù, dù cho…
Ví dụ: Tuy mệt tôi vẫn cố làm cho xong việc.
- Trạng ngữ chỉ cách thức, tình huống, phương tiện: Chỉ cách thức, tình huống… mà hành
động xảy ra. Loại trạng ngữ này thường được cấu tạo gồm một quan hệ từ kết hợp với từ hay
cụm từ
Ví dụ: - Bằng giọng nói dịu dàng, chị // mời tôi vào nhà.
- Với nụ cười vui vẻ, chị // mời chúng tôi vào nhà.
b) Thành phần đề ngữ (Khởi ngữ)
+ Đề ngữ là thành phần phụ của câu, thường đứng đầu câu để nêu lên một sự vật, sự
việc,… nhằm mục đích nhấn mạnh như một chủ đề.
+Đề ngữ khác với chủ ngữ:

55
- Đề ngữ thường đứng trước C - V có quan hệ với cả nòng cốt câu, còn chủ ngữ chỉ quan hệ
với vị ngữ
- Đề ngữ thường được tách khỏi nòng cốt câu bằng dấu phẩy hoặc trợ từ “thì”, “là”, còn
chủ ngữ thành phần chính của câu, giữa chủ ngữ và vị ngữ không có dấu ngắt câu.Ví dụ: Tôi thì
tôi xin chịu.
+ Các kiểu đề ngữ
- Đề ngữ nhấn mạnh chủ ngữ:
Ví dụ: - Mà y, y không chịu Oanh một tí nào.
- Còn chị, chị công tác ở đâu.
- Đề ngữ nhấn mạnh vị ngữ:
Ví dụ: - Cứ dạy, một thằng cũng dạy.
- Giàu, tôi cũng giàu rồi.
- Đề ngữ nhấn mạnh định ngữ (trong bộ phận bổ ngữ của câu):
Ví dụ: - Nhà, bà ấy có hàng trăm dãy.
Ruộng, bà ấy có hàng trăm mẫu.
- Củi, một cành khô lạc mấy dòng.
- Đề ngữ nhấn mạnh bổ ngữ:
Ví dụ: - Áo đỏ, người đưa trước dậu phơi.
- Cô Loan, tôi đã quen từ trước.
- Đề ngữ nhấn mạnh một phạm vi, đối tượng, vị trí.
Ví dụ: - Quan, người ta sợ cái uy của quyền thế.
Nghị Lại, người ta sợ cái uy của đồng tiền.
- Sức, hai người ngang nhau.
- Miệng ông, ông nói, đình làng, ông ngồi.
c) Tình thái ngữ (Phụ ngữ của câu – DQB)
+ Là thành phần phụ của câu thường nêu lên thái độ, tình cảm của người nói về hiện thực
được thể hiện trong câu hoặc để gọi đáp.
+ Vị trí của tình thái ngữ không xác định, nhưng thường đứng đầu câu.
+ Phụ ngữ tình thái thường được dùng để nêu các ý nghĩa về quan hệ có liên quan đến phần
câu còn lại. Có ba quan hệ:
Quan hệ của hiện thực khách quan với nội dung câu nói gọi là quan hệ khách quan.
Quan hệ giữa người nói với với nội dung câu nói gọi là ý nghĩa tình thái chủ quan.
Quan hệ của người nói với người nghe
Các kiểu tình thái ngữ
- Thể hiện thái độ khẳng định hay phủ định:
Ví dụ: - Quyển sách này của tôi, đúng thế.

56
- Không phải, (là) quyển sách của tôi.
- Thể hiện thái độ, tình cảm của người nói:
Ví dụ: - Hỡi ôi, việc chửa thành công.
- Than ôi, thời oanh liệt này còn đâu?
- Thể hiện sự đánh giá:
Ví dụ: - Ôi dào, trời đất này mà còn đi rước cái của nợ ấy về.
- Khốn khổ, cũng lại cô độc cô quả như con với cái nhà ông
Quốc Trương Phi này!
- Thể hiện sự gọi đáp đưa đẩy:
Ví dụ: - Em ơi, buồn làm chi!
- Thưa cụ, con đã trả cho nó rồi ạ!
* Chú ý: Thành phần phụ này có thể tách thành thành phần biệt lập trở thành một câu, gọi là câu
đặc biệt.
Ví dụ: Ô kìa! Ai phá đồi nương.
Câu
Ô kìa, ai phá đồi nương.
Tp phụ
d) Giải thích ngữ (Giải ngữ- Chú giải, Phụ chú)
+ Là thành phần phụ của câu thường đứng giứa, đứng sau nòng cốt câu để làm sáng tỏ
thêm về một phương diện nào đó liên quan đến nội dung câu: Bình luận, giải thích, xuất xứ, làm
rõ thái độ, cách thức, bình chú.
+ Về cấu tạo: Giải ngữ có thể là một từ, một cụm từ, một kết cấu chủ - vị đảm nhận.
Ví dụ: - Nam, lớp trưởng, rất nang động trong công việc.
- Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà.
+ Trên chữ viết, được tách với nòng cốt câu bằng dấu phảy, dấu ngoặc đơn, dấu gạch
ngang.
Ví dụ: - Cô bên nhà bên (có ai ngờ) cũng vào du kích.
- Đường này lắm bưởi nhiều hơn.
(Đi vòng để được qua nhà đâý thôi)
e) Thành phần phụ liên ngữ (thành phần chuyển tiếp - chuyển ngữ)
+ Liên ngữ là thành phần phụ thường dứng đầu câu, dùng để nối ý của câu chứa nó với ý
của câu đứng trước.
+ Thành phần phụ liên ngữ được cấu tạo bằng các từ ngữ có chức năng chỉ ra thứ tự của sự
trình bày (tóm lại, nhìn chung, thế là…) nêu sự giải thích, minh họa (nghĩa là, tức là, có nghĩa
là, nõi cách khác,..).
Ví dụ: - Thế là từ đấy, ông lão Cóc không bao giờ dám xin nghỉ chăn bò.

57
- Vậy mà, y vẫn học bình thường…
- Tôi mời lào hút thuốc. Nhưng lão không nghe.
2.4.3. PHÂN LOẠI CÂU
Dựa vào các tiêu chí khác nhau, mà ta có các loại câu không giống nhau.
Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo câu, ta có các loại câu: câu đơn, câu ghép. Câu đơn gồm:
câu đơn bình thường, câu đơn đặc biệt. Câu ghép gồm: câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ,
câu ghép chuỗi, câu ghép qua lại... Xét về mục đích phát ngôn, ta có câu trần thuật, câu nghi vấn,
câu mệnh lệnh, câu cầu khiến, câu cảm thán...
Hiện nay có ba quan niệm về câu đơn - câu ghép:
a) Câu đơn là câu chỉ có một nòng cốt C-V (hay một mệnh đề). Vậy những câu có hai
nòng cốt C-V trở lên thì đó là câu ghép. Theo quan niệm này có: Tiếng Việt 7 (Phan Thiều).
b) Câu đơn là câu chỉ có một nòng cốt C-V. Câu ghép là câu có hai nòng cốt C-V trở lên,
trong đó C-V này không bao hàm C-V kia. Theo quan điểm này có: Giáo trình “Ngữ pháp tiếng
Việt” của Đỗ Thị Kim Liên, sách “Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt” của Nguyễn Kim Thản, và
“Ngữ pháp tiếng Việt” của UBKHXH.
c) Câu đơn là câu chỉ có một nòng cốt C-V. Câu ghép là câu có từ hai nòng cốt C-V trở
lên, trong đó các C-V tồn tại tách bạch nhau. Câu có các thành phần bổ ngữ, định ngữ, vị ngữ,
chủ ngữ được phát triển thành một kết cấu C-V thì đây là câu phức (Diệp Quang Ban, Ngữ pháp
tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 1992; hay câu trung gian (Hoàng Trọng Phiến, Ngữ pháp tiếng Việt,
Nxb ĐH và THCN, 1988).
Giáo trình sử dụng cách phân loại câu theo đặc điểm cấu tạo thành ba loại cơ bản: câu
đơn, câu phức và câu ghép.

2.4.3.1. Câu đơn


Khái niệm: Câu đơn là câu chỉ có một nòng cốt câu và không chứa hơn một kết cấu chủ
vị. Câu đơn gồm các loại: câu đơn hai thành phần, câu đơn tỉnh lược và câu đặc biệt.
Câu đơn hai thành phần là loại câu đơn có cấu tạo nòng cốt là một kết cấu chủ- vị. Ví
dụ: Nước chảy.
Trong cấu tạo của câu đơn hai thành phần có thể có thêm phụ ngữ bổ sung ý nghĩa cho
cụm chủ-vị ấy. Ví dụ: Đêm qua, trời rét đậm.
Câu đơn hai thành phần nói chung có hai kiểu:
+ Câu đơn hai thành phần nêu đặc trưng: Đây là kiểu câu đơn mà vị ngữ của nó do vị
từ hoặc cụm vị từ đảm nhiệm, nêu các đặc trưng về hoạt động, trạng thái, tính chất… Ví dụ: (1)
Phong // về quê; (2)Chiếc áo này // đã cũ.
+ Câu đơn hai thành phần chỉ quan hệ: Đây là kiểu câu đơn mà vị ngữ của nó có từ chỉ
quan hệ đứng trước (như: là, của, do, tại, bằng, hơn, kém, trở nên, hóa, hóa thành…), nêu lên

58
mối quan hệ nào đó giữa sự vật biểu thị giữa chủ ngữ với một sự vật khác được biểu thị ở vị ngữ.
Ví dụ: (1) Hiệu trưởng // là người Huế. (2) Chiếc lược này // bằng ngà.
Câu đơn đặc biệt là loại câu mà cấu tạo ngữ pháp của nó có thể là một từ hoặc một cụm
từ (chính phụ hay đẳng lập) làm nòng cốt. Tham gia cấu tạo câu đặc biệt thường là danh từ, vị từ
(gồm động từ và tính từ); có khi là cảm từ (thán từ), từ gọi đáp… Dựa vào tính chất từ loại của từ
được dùng làm nòng cốt hay từ làm thành tố chính trong nòng cốt, có thể phân biệt các kiểu câu
đơn đặc biệt:
- Câu đặc biệt danh từ: Bom tạ!
- Câu đặc biệt vị từ: Ngã! Nóng nực quá!
- Câu đơn đặc biệt có những điểm giống và khác câu đơn tỉnh được như sau:
+ Giống nhau: Về hình thức biểu hiện bên ngoài, do từ hay cụm từ (chính phụ, đẳng lập)
thể hiện.
+ Khác nhau: Câu đơn đặc biệt có cấu tạo ngữ pháp là một nòng cốt đặc biệt, khó có thể
xác định đó là chủ ngữ hay vị ngữ. Còn câu đơn tỉnh lược là câu đơn trong đó chủ ngữ hoặc vị
ngữ hoặc cả hai thành phần chính này, nhờ dựa vào ngữ cảnh, được lược bỏ đi mà người ta vẫn
hiểu được. Như vậy, dựa vào ngữ cảnh, người ta có thể khôi phục lại được thành phần được tỉnh
lược.
2.4.3.2. Câu phức
Câu phức là câu có một nòng cốt câu nhưng có hai hoặc hơn hai kết cấu chủ vị. Trong đó
chỉ có một kết cấu chủ vị làm nòng cốt câu, các kết cấu chủ vị còn lại chỉ là một thành phần của
câu như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ,v.v.
- Câu phức có kết cấu CV làm chủ ngữ (Câu phức chủ ngữ):
Ví dụ: Mỹ /thua đã rõ ràng.
- Câu phức có kết cấu CV làm vị ngữ (Câu phức vị ngữ):
Ví dụ: Những cuốn sách này bìa / rất đẹp.
- Câu phức có kết cấu CV làm trạng ngữ (Câu phức trạng ngữ):
Ví dụ: Tay /ôm chồng sách, Nam bước vào phòng.
- Câu phức có kết cấu CV làm định ngữ (Câu phức định ngữ):
Ví dụ: Bài tập thầy giáo / cho tuần trước quá khó.
- Câu phức có kết cấu CV làm bổ ngữ (câu phức bổ ngữ):
Ví dụ: Khi ta / lớn lên đất nước đã có rồi.
2.4.3.3. Câu ghép
Câu ghép là câu có từ hai nòng cốt trở lên. Có thể phân chia câu ghép thành các loại sau đây:
câu ghép chuỗi, câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ và câu ghép qua lại.
Nhìn chung, về đại thể, có thể chia câu ghép tiếng Việt thành các kiểu sau:
a) Câu ghép chuỗi (câu ghép không có từ liên kết)

59
Câu ghép chuỗi là kiểu câu ghép không sử dụng từ nối kết giữa các vế câu.
- Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. (Hồ Chí Minh)
- Mây tan, mưa tạnh.
b) Câu ghép đẳng lập: là kiểu câu ghép có sử dụng các quan hệ từ đẳng lập (như và, còn,
nhưng, hay, rồi…) để liên kết giữa các vế câu.
- Câu ghép đẳng lập có quan hệ liệt kê;
Ví dụ: Một người đàn và một người hát.
- Câu ghép đẳng lập có quan hệ tuyển lựa;
Ví dụ: Mình đọc hay tôi đọc; Anh đi hoặc tôi đi.
- Câu ghép đẳng lập có quan hệ đối chiếu (tương phản, đối lập): mà, nhưng, song...
Ví dụ: Tôi nói mãi rồi song nó có chịu nghe đâu.
- Câu ghép đẳng lập có quan hệ nối tiếp:
Ví dụ: Gió ngừng thổi rồi mưa cũng ngớt dần.
c) Câu ghép chính phụ: là kiểu câu ghép có hai vế câu trong đó vế câu được coi là vế phụ
bao giờ cũng được dẫn nhập bằng một quan hệ từ phụ thuộc (như nếu, giá, hễ, tuy, dù, mặc
dù…) để liên kết với vế câu còn lại (vế chính). Đứng trước vế chính có thể có một quan hệ từ
khác làm thành cặp với quan hệ từ dùng ở vế phụ (nếu … thì; tuy…nhưng; v.v…).
Ví dụ: Hễ trời mưa thì con đường này ngập nước.
- Câu ghép chính phụ có quan hệ nhân quả: Vì (do, tại, bởi, nhờ) X > (nên Y).
Ví dụ: Vì trời mưa nên đường lầy lội. > Đường lầy lội vì trời mưa.
- Câu ghép chính phụ có quan hệ điều kiện/giả thiết-hệ quả: Nếu (giá/giả sử) X > ( thì)Y.
Ví dụ: Nếu trời mưa thì tôi xin đến chậm mười phút.
- Câu ghép chính phụ nhượng bộ-tương phản/tăng tiến: Tuy (dù, mặc dù) X > (nhưng) Y.
Ví dụ: Tuy rét vẫn kéo dài nhưng mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. (Ng.Đ Thi)
d) Câu ghép qua lại: là kiểu câu ghép có hai vế câu liên kết với nhau bằng các cặp phụ
từ (như vừa…vừa; càng…càng; mới…đã; chưa…đã; vừa mới…đã; chẳng những…(mà) còn,
v.v…), hoặc bằng các cặp đại từ (ai…nấy; nào…ấy (nấy); bao nhiêu…bấy nhiêu) Giữa các vế
câu qua lại có thể dùng kèm quan hệ từ.
Ví dụ: Bao nhiêu tấc đất, bấy nhiêu tấc vàng. (Tục ngữ)
Lưu ý: Đặc điểm của hai kiểu câu ghép qua lại và chính phụ rất gần gũi với nhau: có hai
vế câu; dùng các cặp từ chỉ quan hệ để ràng buộc các vế câu với nhau; trong cùng một câu cụ thể
có khi sử dụng phối hợp cả hai loại phương tiện liên kết: quan hệ từ và phụ từ. Do đó, một số tài
liệu ngữ pháp đã gộp hai kiểu câu c) và d) vào chung một loại, và gọi là câu ghép qua lại.
2.5. VĂN BẢN VÀ LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
2.5.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
2.5.1.1. Khái niệm và những đặc trưng chính của văn bản

60
- Khái niệm
Hiện nay, trong các sách nghiên cứu về ngôn ngữ học đang có nhiều quan niệm khác
nhau về văn bản. Giáo trình này thống nhất với quan niệm về văn bản của I.R.Galperin :
“Văn bản là kết quả của quá trình tạo lời, mang tính mục đích, tính hoàn chỉnh, thường
được khách quan hoá dưới dạng tài liệu viết theo một loại hình nhất định, bao gồm các đơn vị và
các kết cấu trên câu được liên kết bằng các phương tiện liên kết” (I.R.Galperin 1987- Văn bản
với tư cách đối tượng nghiên cứu ngôn ngữ học, Nxb KHXH, Hà Nội.)
Như vậy, văn bản (VB) là phương tiện, cũng là sản phẩm giao tiếp ngôn ngữ ở dạng viết,
có những đặc trưng cơ bản:
- Có sự hoàn chỉnh tương đối về hình thức và nội dung; vừa thống nhất về cấu trúc.
- Có tính liên kết chặt chẽ, tính chính xác, nhất quán, rành mạch.
- Có sự trau chuốt về ngôn ngữ; vừa độc lập về giao tiếp.
- Có mục tiêu thực dụng, đưa lại hiệu quả và tác động về nhận thức, hành động, tình cảm và
thẩm mĩ ở người đọc.
Khi tiếp nhận và tạo lập VB, cần chú ý đến các nhân tố giao tiếp, trả lời các câu hỏi: ai
viết, viết cho ai, viết cái gì và về cái gì, viết trong hoàn cảnh nào, nhằm mục đích gì, ngôn ngữ
được sử dụng là gì?,v.v...
Có nhiều loại VB (phân chia theo phong cách - chức năng ngôn ngữ): VB khoa học, VB
nghị luận, VB hành chính - công vụ, VB báo chí, VB văn học - nghệ thuật, v.v..
2.5.1.2. Cấu trúc tổng quát của một văn bản thông thường
(1) Đầu đề (còn được gọi là nhan đề, tiêu đề ...) là vị trí mạnh, gây chú ý trước tiên khi
tiếp nhận và soạn thảo VB (đôi khi nó quyết định việc ta đọc / không đọc một VB, ví dụ khi lật
qua các trang báo). Đầu đề thường ngắn gọn, là ngữ danh từ, ngữ động từ, ngữ tính từ... Trong
một số VB (đặc biệt là VB hành chính - công vụ), đầu đề được cấu tạo từ hai phần: danh từ
chung chỉ tiểu loại VB (ví dụ: đơn, hợp đồng...) và phần nội dung cơ bản của VB.
Nội dung cơ bản và khái quát của VB (thông tin về đề tài, chủ đề chung trong VB có
nhiều chủ đề bộ phận, v.v.) được thể hiện ở đầu đề (nhất là trong VB khoa học, nghị luận, báo
chí, hành chính - công vụ). Do đó, phải rất chú ý cách trình bày (phân đoạn, ngắt dòng, bố trí
kiểu và co chữ để tạo sự khu biệt, lưu ý...), nhằm bảo đảm tính chính xác về nội dung ngữ nghĩa
và tính thẩm mĩ (sự cân đối, tính hài hoà, v.v.).
Đề tài của VB cho ta biết VB viết về vấn đề gì (nội dung hiện thực khách quan), có thể
được thể hiện ở tên của VB, tên các tiểu mục (tiêu đề) trong VB và hệ thống từ ngữ chủ đề của
VB đó, v.v. Xác định đề tài phải dựa trên kết quả khái quát những nội dung này.
Chủ đề của VB chính là ý đồ cụ thể, đích hướng tới của người viết liên quan đến đề tài.
Với những VB phức tạp, có thể có chủ đề chung và nhiều chủ đề bộ phận, được nêu ra và giải
quyết ở các vị trí khác nhau trong toàn bộ VB.

61
Cần phân tích đầu đề về cấu trúc cú pháp, tránh: ngắt dòng giữa những từ đa tiết, hoặc
thành ngữ, hoặc cụm từ cố định; hoặc không ngắt dòng khi cần thiết phải ngắt dòng. Trong ví dụ
dưới đây, cách trình bày (1) đã gây hiểu lầm ý đồ người viết (bài báo nói về hai vấn đề), trong
khi tác giả chỉ muốn nói đến hai nội dung của việc giáo dục (2).

Cách trình bày 1 (gây hiểu lầm):


Giáo dục ngôn ngữ và
Giao tiếp ngôn ngữ ở trường phổ thông:
Một phương án cho năm 2000
Cách trình bày 2 (như ý đồ người viết, tạo cách hiểu đúng):
Giáo dục
Ngôn ngữ và giao tiếp ngôn ngữ
ở trường phổ thông:
Một phương án cho năm 2000
Xét mối quan hệ giữa tiêu đề với nội dung cơ bản của văn bản, cú hai loại tiờu đề: tiêu đề
mang tính dự báo và tiêu đề mang tính nghệ thuật.
Tiêu đề mang tính dự báo
Đây là loại tiêu đề phản ánh một phần hay toàn bộ nội dung cơ bản của văn bản. Qua tiêu
đề thuộc loại này, người đọc cú thể suy đoán trước đề tài hay/và chủ đề của văn bản. Ví dụ:
Thằng Bờm (a), Cảnh rừng Việt Bắc (b), Mùa gặt ở làng tôi (c), Hoàng Lê nhất thống chí (d),
Lão Hạc (e), Vợ nhặt (f), Hoa hậu Malaisia bị tước danh hiệu (h) v.v...
Tiêu đề (a) đó phản ánh được một trong hai đề tài của văn bản. Tiêu đề (b) phản ánh toàn
bộ đề tài của bài thơ. Tiêu đề (c), (d), (e) cũng tương tự. Tiêu đề (f) liên quan chặt chẽ với chủ
đề. Tiêu đề (h) vừa phản ánh đề tài, vừa gợi ra chủ đề của văn bản.

Tiêu đề mang tính nghệ thuật


Loại tiêu đề này khụng gợi ra điều gỡ về đề tài và chủ đề của văn bản. Nó được đặt ra
nhằm mục đích gây ấn tượng, nghi binh nhằm đánh lạc hướng người đọc. Thậm chí, loại tiêu đề
này có thể trở thành phản tiêu đề. Chẳng hạn, các tiêu đề như: Oẳn tà roằn (tên một truyện ngắn
của Nguyễn Công Hoan), Bến không chồng (tên một quyển tiểu thuyết của Dương Hướng), Thân
phận tình yêu (tên một quyển tiểu thuyết của Bảo Ninh) ... gây ấn tượng rất mạnh đối với người
đọc,…
Xét mối quan hệ giữa hai loại tiêu đề vừa nếu với các phong cách ngôn ngữ văn bản,
chúng ta thấy các loại văn bản thuộc phong cách khoa học, hành chính và chính luận thường cú
tiêu đề mang tính dự báo. Còn các loại văn bản thuộc phong cách nghệ thuật thường các tiêu đề
mang tính chất nghệ thuật hơn là tính chất dự báo.

62
Về mặt ngôn từ biểu đạt, tiêu đề có thể chia thành hai loại: tiêu đề biểu đạt bằng từ, ngữ
và tiêu đề biểu đạt bằng câu thuộc đủ kiểu loại (câu hoàn chỉnh và câu tỉnh lược, câu trần thuật,
câu mệnh lệnh, câu nghi vấn...). Tiêu đề như Nghèo (tên một truyện ngắn của Nam Cao). Các
tiêu đề như Muối của rừng, Cảnh rừng Việt Bắc, là tiêu đề bằng ngữ. Các tiêu đề như Ta đi tới,
Hoa hậu Malaysia bị tước danh hiệu, Sao lại thế này?... là tiêu đề bằng câu.
Xét về mặt cấp độ, cú tiêu đề toàn thể và tiêu đề bộ phận. Tiêu đề toàn thể là tiêu đề của
cả văn bản. Tiêu đề bộ phận là tiêu đề của từng phần, chương, mục... trong văn bản.
(2) Mở đầu
Trong nhiều trường hợp, phần thứ nhất (mở đầu trong cấu trúc VB), không được ghi
thành tên gọi, hoặc được ghi mở đầu hoặc đặt vấn đề; v.v. tuỳ theo tính chất, quy mô và dung
lượng thông tin của VB. Phần này nêu những thông tin mang tính tổng luận:
a) Vài nét khái quát về vấn đề sẽ trình bày, giới thiệu đối tượng, nội dung, phạm vi bàn
luận.
b) Chủ đề chung và chủ đề bộ phận của VB (thường có trong câu luận đề).
c) Phương pháp, phương hướng hoặc nguyên tắc trình bày, giải quyết vấn đề (thường gặp
trong VB khoa học, nghị luận).
Câu luận đề thường có cấu trúc ở dạng đầy đủ, có nhiều bổ ngữ; hoặc là câu ghép; có
chức năng truyền tải thông tin về đối tượng và phạm vi bàn luận.
Câu luận đề có nội dung khái quát nhất nếu VB được mở đầu bằng phương pháp quy nạp,
hoặc có nội dung hẹp nhất, cụ thể nhất nếu VB được mở đầu theo phương pháp diễn dịch. Câu
luận đề thường ở cuối phần mở đầu. Do đó, muốn xác định những nội dung cơ bản của VB (chủ
đề chung và chủ đề bộ phận), có thể (và cần phải) tìm ở vị trí này.
Tuy nhiên, trong nhiều loại VB, hoặc trong cùng một loại VB, có thể không có câu luận
đề (hoặc gọi một cách khác: câu luận đề “ẩn”); muốn xác định đối tượng, nội dung, phạm vi trình
bày... phải tìm ý chính ở các vị trí mạnh của VB và khái quát các ý đó. Dưới đây là hai ví dụ về
câu luận đề:
“... Mục đích của bài viết này (“Tìm hiểu sự bảo lưu tên Nôm làng xã dưới góc độ ngôn
ngữ và văn hóa” - NV) là góp thêm cứ liệu để tìm hiểu những điều kiện, nội dung và cách thức
bảo lưu tên Nôm làng xã trong sự bảo lưu văn hóa dân tộc nói chung, dựa trên kết quả điều tra ở
một số khu vực thuộc đồng bằng Bắc Bộ”. (TC.Văn hóa dân gian, số 3 (47), 1994, 50 - 51).
Chủ đề chung của VB: Sự bảo lưu tên Nôm làng xã
Các chủ đề bộ phận: a) điều kiện bảo lưu
b) nội dung bảo lưu
c) cách thức bảo lưu tên Nôm làng xã

63
- “Có lẽ trên thế giới hiếm có một đất nước nào vừa thật đa dạng mà cũng vừa thật thống
nhất như Inđônêxia. Sự đa dạng và thống nhất ấy được biểu hiện trên nhiều yếu tố: từ địa hình,
khí hậu tới thành phần dân tộc, từ đời sống con người tới lịch sử văn hóa. (Ngô Văn Doanh)
Chủ đề chung: thống nhất trong sự đa dạng
Các chủ đề bộ phận: địa hình, khí hậu, thành phần dân tộc, đời sống, lịch sử, văn
hóa...
(3) Giải quyết vấn đề (còn gọi: Khai triển, Phát triển)
Phần này phát triển các tư tưởng chủ yếu và triển khai nội dung VB: thông báo, giải
thích, bình luận... Có thể có nhiều đoạn văn (ĐV) mà độ dài ngắn còn tuỳ tính phức tạp của nội
dung được bàn luận. Các ĐV đó, trong nhiều trường hợp, có thể có tiêu đề (tiểu mục, đề mục)
được ghi chữ số (La Mã hoặc Arập) hoặc chữ cái... thể hiện trình tự, liệt kê, và để khu biệt, tách
bạch..., đặc biệt là thể hiện các cấp độ (lớn, nhỏ, đẳng lập...) của các chủ đề bộ phận; thường thấy
khi tạo lập hoặc tái tạo lại dàn ý, đề cương VB. Khi một VB không có các dấu hiệu hình thức
trên thì: muốn xác định các chủ đề bộ phận và các ý chính của VB, trước hết ta xác định số lượng
ĐV nhưng đồng thời phải xem xét mối quan hệ giữa các ĐV đó (liên kết hình thức và nội dung),
vì nhiều khi không có sự rõ ràng trong phân đoạn (lỗi nhập đoạn, tách đoạn...). Có khi phải nhiều
ĐV mới tạo nên một ý lớn, trong đó, mỗi đoạn chỉ là một ý nhỏ (chỉ để giải thích, chứng minh,
nêu dẫn chứng, v.v...)
Các chủ đề bộ phận (chính là các luận điểm, các ý chính hay thành tố nội dung, v.v...)
đều nằm trong định hướng phục vụ chủ đề chung nhằm tạo ra tính nhất thể (unity) của VB. Nói
cách khác, chủ đề chung được duy trì, triển khai ở các chủ đề bộ phận.
Việc sắp xếp và trình bày các luận điểm có thể theo các nguyên tắc, quan hệ lôgích
mang tính:
Khách quan:
- Quan hệ có tính chất nội tại giữa đối tượng và các thành tố cấu thành nên đối tượng đó.
- Quan hệ có tính văn hóa giữa đối tượng với môi trường văn hóa tồn tại quanh đối tượng.
- Quan hệ lôgích khách quan, tồn tại thực tế.
Chủ quan:
- Tuỳ thuộc nhận thức, đánh giá và cảm xúc của người viết về tầm quan trọng của từng luận
điểm, vấn đề.
(4) Kết luận (còn gọi là kết thúc vấn đề)
Tóm lược, tổng kết những vấn đề đã được trình bày trong phần giải quyết vấn đề.
Có thể có kết thúc văn bản theo nhiều cách khác nhau, nhưng về cơ bản có hai cách
chính:
+ Kết thúc khép: đó là cách kết thúc tóm tắt lại, hệ thống hoá lại những vấn đề đã được
trình bày trong phần triển khai của văn bản. Đa số văn bản dài dùng kết thúc khép. Ví dụ:

64
“Chất lượng nghệ thuật của tác phẩm Nam Cao không hoàn toàn đồng đều nhưng nói
chung bằng một tài năng lớn, Nam Cao đã có những đóng góp mới mẻ đối với sự phát triển của
văn xuôi Việt Nam. Nghệ thuật tiểu thuyết Nam Cao có sắc thái hiện đại rõ rệt và về nhiều mặt,
đã đánh dấu bước phát triển mới của tiểu thuyết “quốc ngữ” Việt Nam, mới phôi thai vài ba chục
năm, đang hiện đại hoá với một tốc độ đặc biệt mau lẹ.
( Lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945, Nxb Giáo dục.)
+ Kết thúc mở: đó là kết thúc theo kiểu dựa vào những điểm đx được trình bày ở phần
khai triển mà đưa ra những liên tưởng, những cảm nghĩ, những đề nghị ... Thường các văn bản
ngắn hay sử dụng kết thúc mở. Ví dụ;
“Nguyễn Du có lẽ không từng viết kịch hay đóng kịch nhưng rõ ràng Nguyễn Du rất biết
“nhập vai”, Nguyễn Du từng hoà với Kiều làm một và hoà làm một đến một mức rất sâu. Nhưng
hoà làm một với Kiều mà vẫn là Nguyễn Du, người sáng tạo ra cả thế giới Truyện Kiều, vẫn nhìn
Kiều và nhìn mọi người trong truyện với cái nhìn của Nguyễn Du. Cái khó trong nghệ thuật viết
truyện cũng như trong nghệ thuật sân khấu, phải chăng là ở chỗ này?” (Hoài Thanh)
2.5.2. ĐOẠN VĂN-ĐƠN VỊ ĐIỂN HÌNH, ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA VĂN BẢN
2.5.2.1. Khái niệm đoạn văn
- Đoạn văn vừa là sự phân đoạn về nội dung (có sự hoàn chỉnh nhất định về ý), vừa là sự
phân đoạn hình thức (bắt đầu từ chỗ lui vào đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu của câu đầu và kết
thúc bằng dấu chấm câu).
- Đoạn văn là đơn vị cơ sở cấu thành nên văn bản, trực tiếp đứng trên câu, có tác dụng
phát triển chủ đề bộ phận theo hướng phục vụ việc triển khai chủ đề chung của văn bản.
Trong định nghĩa vừa nêu, cần lưu ý mấy điểm:
Thứ nhất là về khái niệm tập hợp. Nếu đoạn văn là một tập hợp thì cũng chính là phần tử.
Do đó, về số lượng câu, đoạn văn có ba khả năng: đoạn văn gồm nhiều câu, tức là từ hai trở lên
(tập hợp nhiều phần tử), đoạn văn một câu (tập hợp một phần tử) và đoạn văn không cú câu nào
(tập hợp rỗng). Đoạn văn nhiều câu là hiện tượng phổ biến trong văn bản. Đoạn văn một câu chỉ
xuất hiện rải rác trong văn bản. Đoạn văn không câu nào là trường hợp đặc biệt, chỉ xuất hiện ở
các bài văn tuyển. Đó là những đoạn văn đó bị lược bỏ, được báo hiệu bằng dấu chấm ngang
dòng.
Thứ hai là tính liên kết trong đoạn văn. Trong đoạn văn, tính liên kết cũng thể hiện ở cả
hai bình diện: liên kết nội dung và liên kết hình thức như ở cấp độ văn bản.
Thứ ba là sự hoàn chỉnh tương đối của đoạn văn. Một đoạn văn được xem là hoàn chỉnh
khi nội dung biểu đạt của nó mang tính tự nghĩa và xác định. Đoạn văn chỉ hoàn chỉnh tương đối
khi nội dung biểu đạt của nó mang tính hợp nghĩa và/hay không xác định.

65
Thứ tư là về khái niệm chủ đề bộ phận ở cấp độ nhỏ nhất mà đoạn văn diễn đạt. Điều này
có nghĩa là những chuỗi câu dưới đoạn chỉ có chức năng triển khai chủ đề của đoạn; dưới đoạn
không cân chủ đề bộ phận ở cấp độ nhỏ hơn.
5.2.2.2. Cấu trúc của đoạn văn (ở dạng đầy đủ, khái quát nhất)
Xét theo vị trí trong đoạn, có câu mở đoạn, các câu thân đoạn và câu kết đoạn.
Xét theo ý nghĩa và chức năng trong đoạn, có câu chủ đề (với ĐV có câu chủ đề), các câu
khai triển chủ đề và câu kết. Câu kết báo hiệu sự kết thúc ĐV, tóm lược lại những ý chính vừa
trình bày trong ĐV, gợi lên, dẫn sang những vấn đề tiếp theo trong các ĐV sau; trước câu kết
thường gặp các từ, ngữ: tóm lại, như vậy là, nói chung, thành ra...
Trong nhiều trường hợp, có câu kết diễn giải chủ đề, hoặc tóm lược chủ đề, chứa đựng ý
chính của ĐV.
Câu chủ đề:
- Về nội dung, giới thiệu khái quát về đối tượng, chủ đề và nội dung hạn định về chủ đề,
ý chính của ĐV
- Về cấu tạo, có đầy đủ nòng cốt chủ - vị, có thể có nhiều bổ ngữ hoặc là một câu ghép
(hoặc câu phức). Cần tránh viết câu chủ đề quá khái quát hoặc quá chi tiết.
- Về vị trí, câu chủ đề có thể đứng đầu đoạn văn, đứng giữa đoạn văn hoặc đứng cuối
đoạn văn hoặc vừa ở đầu vừa ở cuối đoạn văn.
Một ví dụ về câu chủ đề: Ngôn ngữ tạo hình của tượng nhà mồ cũng trở nên sinh động và
hiện thực hơn. (Ngô Văn Doanh) (Chủ đề: ngôn ngữ tạo hình; nội dung hạn định chủ đề: trở nên
sinh động và hiện thực hơn).
5.2.2.3. Tìm ý chính của đoạn văn, viết đoạn văn
Muốn tìm ý chính của ĐV, có hai cách, tuỳ theo từng loại ĐV:
a) Với ĐV không có câu chủ đề (chủ đề “ẩn”): ý bao trùm của ĐV được thể hiện ở từng
câu trong đoạn, là kết quả khái quát ý nghĩa của các câu đó. Ví dụ:
“Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu
nước và thương nòi của chúng ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu”. (Hồ Chí
Minh). Chủ đề của đoạn văn trên là: Tội ác của thực dân Pháp.
b) Với ĐV có câu chủ đề (ở các vị trí khác nhau trong ĐV):
- Câu chủ đề ở đầu ĐV (trùng với câu mở đoạn):
“Đặc điểm diễn đạt nổi bật của phong cách khẩu ngữ là tính tự nhiên, cảm xúc, không
phụ thuộc qui cách sách vở. Tính tự nhiên được hiểu là không được chuẩn bị trước, không được
gọt giũa như phong cách ngôn ngữ viết. Tính cảm xúc được hiểu là mang thái độ đánh giá, tình
cảm chủ quan của người nói trong lời phát biểu. Tính không lệ thuộc vào qui cách sách vở được
hiểu là không theo một mẫu diễn đạt được qui định như trong phong cách ngôn ngữ viết”.
- Câu chủ đề ở giữa ĐV (trùng với một trong các câu thân đoạn):

66
“Sự tiếp xúc ngôn ngữ Việt - Hán đã diễn ra ngót một nghìn năm dưới ách thống trị của
phong kiến Trung Hoa, trong khuôn khổ của một chính sách đồng hoá quyết liệt và tàn bạo.
Nhưng trong thời kỳ ấy, với sức sống tiềm tàng của nó, được sự chăm lo, gìn giữ của nhân
dân, tiếng Việt chẳng những không bị mai một mà trái lại vẫn tồn tại và phát triển không
ngừng. Về mặt ngữ âm, tiếng Việt thời ấy đã có nhiều biến đổi trong hệ thống âm đầu và âm
cuối, hệ thống thanh điệu xuất hiện. Về mặt từ vựng, tiếng Việt càng giàu có hơn nhờ tiếp nhận
và Việt hóa một bộ phận khá lớn từ gốc Hán. Sự phát triển mới này khẳng định bản sắc của tiếng
Việt, một bản sắc bền vững, sẽ được duy trì suốt các giai đoạn sau”.
- Câu chủ đề đặt ở cuối ĐV (trùng với câu kết đoạn).
“Thú mỏ vịt ngày nay còn mang nhiều đặc điểm của loài bò sát. Ngoài ra, cấu tạo hóa
thạch của một nhóm bò sát sống ở đại trung sinh đã có một số đặc điểm của giống thú: Có răng
mọc trong lỗ chân răng ở xương hàm... Vì vậy, bò sát cổ hẳn phải là tổ tiên của loài thú”.
- Câu chủ đề vừa ở đầu, vừa ở cuối ĐV (trùng với câu mở đoạn và câu kết đoạn). Trong
trường hợp này, còn được gọi là câu chủ đề kép. Câu đầu thường nêu nhận xét chung, các câu
tiếp theo triển khai nội dung nhận xét này, câu cuối nâng lên thành kết luận của lập luận toàn
ĐV:
“Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp, đẹp như thế nào đó là điều rất khó nói. Chúng ta
không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào, cũng như không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng
của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta, là người Việt Nam, chúng ta cảm thấy và thưởng thức
một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và
trong dân ca, lời văn của cac nhà văn lớn. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp, bởi vì tâm hồn
của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới
nay là cao quí, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp”. (Phạm Văn Đồng)
5.2.2.4. Dựng đoạn văn, viết đoạn văn
Dựng đoạn văn, viết đoạn văn nói chung là hiện thực hóa cái đã đề ra trong đề cương,
nhằm khai triển một luận điểm, một ý (thành tố nội dung) và tạo ra một chủ thể để cấu thành VB
theo hướng triển khai chủ đề chung. Muốn vậy, phải vận dụng các phương tiện (từ, ngữ, câu,
cụm câu) và cách thức diễn đạt, liên kết câu. Công việc này phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Tính nhất thể (unity): Các ý nhỏ chỉ hướng về ý chính, xoay quanh chủ đề, tránh rời rạc,
lạc đề.
- Tính mạch lạc (cohenency): Các câu trong ĐV phải liên kết với nhau về hình thức và
nội dung:
Liên kết nội dung là liên kết về chủ đề: chủ đề được duy trì và triển khai, được sắp xếp
theo những nguyên tắc nhất định, rõ ràng, lôgích.
Liên kết hình thức (sự thể hiện liên kết nội dung) được thể hiện ở:

67
- Liên kết quy chiếu: Đối tượng, vấn đề... được nêu ra ở câu này sẽ là điểm gốc quy
chiếu cho đối tượng, vấn đề đó ở các câu khác.
- Liên kết tỉnh lược: Có thể vắng chủ ngữ ở các câu tiếp theo nếu trước đó đã nhắc đến
chủ ngữ này, không được gây hiểu lầm sang chủ ngữ, đối tượng khác.
- Liên kết bằng liên từ (hay kết từ, kết ngữ), ví dụ: trái lại, tuy nhiên, nói một cách khác...
- Liên kết theo trường từ vựng: Sử dụng các từ nằm trong trường liên tưởng từ vựng nào
đó, ví dụ: kinh doanh, tiếp thị, giá thành, lợi nhuận, khấu hao... đều nằm trong phạm trù kinh tế
hoặc kinh tế hàng hóa.
- Thao tác viết ĐV:
- Căn cứ vào đề cương, viết thành một đoạn văn cho mỗi luận điểm (mỗi thành tố nội
dung, mỗi ý lớn).
- Lựa chọn hướng triển khai nội dung (trong đoạn), cách lập luận và đưa ra kết luận của
đoạn.
-Viết ĐV có câu chủ đề “hiện” (ở các vị trí tuỳ chọn, như đã nêu trong phần Tìm ý chính
của ĐV).
- Viết ĐV không có câu chủ đề (hay chủ đề “ẩn”): thường chỉ dùng với văn miêu tả các
sự việc, quá trình, hoặc khi viết tiểu kết, tổng kết. Cần sắp xếp thứ tự các câu theo một trình tự
hợp lý, dựa trên một tiêu chuẩn, sự “chung nhau” nào đó (lần lượt viết các câu nêu rõ thuộc tính
khác nhau của cùng một đối tượng, sự vật hoặc các đối tượng, sự vật đồng loại). Thường dùng
cách liên kết câu theo kiểu song hành (xem thêm ví dụ đã nêu ở phần: tìm ý chính của đoạn văn,
mục: đoạn văn không có câu chủ đề).
- Các kết cấu chuyển đoạn thường gặp
- Về nội dung, thể hiện các quan hệ trình tự (thoạt tiên, trước hết, tiếp theo, sau nữa, rút
cuộc...), tương đồng (ví dụ: ngoài ra, bên cạnh đó, hơn nữa, vả lại, mặt khác, một mặt là...),
tương phản (ví dụ: tuy vậy, trái lại, nhưng, thế nhưng, ngược lại...), nhân quả (ví dụ: vì vậy, cho
nên, lí do là...)
- Về cấu tạo, có thể là từ, ngữ, kết cấu, câu hoặc vế câu (ví dụ: tuy nhiên, dù sao, nhưng,
vả lại, về phương diện này thì..., như chúng ta đều biết, nói một cách khác, những điều vừa trình
bày trên đây cho phép kết luận rằng...).
5.2.2.5. Lập luận trong văn bản và trong đoạn văn
- Lập luận: là đưa ra những lý lẽ nhằm dẫn dắt người tiếp nhận đến một kết luận nào đó
mà người viết muốn đạt tới. Đó là cách thức sắp xếp, trình bày các luận điểm, các vấn đề (xác
lập và tổ chức các yếu tố cấu thành nội dung VB), luận chứng là phép suy luận lôgích, đưa ra lí
lẽ và dẫn chứng để giải thích, chứng minh, bình luận. Lí lẽ và dẫn chứng, bằng chứng... được gọi
là luận cứ, có thể bao gồm:
a) dẫn chứng thực tế;

68
b) số liệu thống kê;
c) trích dẫn luận điểm, ý kiến của người khác (trực tiếp, gián tiếp, tóm lược, v.v...) để đưa
ra kết luận trong lập luận.
- Các cách lập luận thường gặp
a) Quy nạp: Cách suy luận đi từ những hiện tượng, sự kiện riêng lẻ đến những kết luận
chung.
Ví dụ: “Chúng ta đã quan sát hiện tượng một số chất cháy như lưu huỳnh, phốt pho,
cácbon... tác dụng với ôxi kèm theo sự toả nhiệt và phát sáng. Hiện tượng đó gọi là sự cháy. Sự
cháy là sự ôxi hóa có toả nhiệt và phát sáng”.
b) Diễn dịch: Cách suy luận ngược với quy nạp, đi từ cái chung, cái khái quát đến cái
riêng, cái cụ thể; vận dụng nguyên lí chung để xem xét sự vật riêng biệt. Ví dụ:
“Phàm bệnh gì cũng vậy, lúc mới phát ra, biết mà chữa ngay thì còn dễ, chớ để lâu
ngày thì tất khó hơn hoặc có khi nguy, không sao chữa được nữa. Suy rộng ra, ta lại có thể lấy
việc bệnh tật mà so với việc thân, việc nhà, việc nước, đại khái đều như thế cả. Nghĩa là bất cứ
việc gì, nếu đã gọi là hư hỏng thì phải biết sớm lo ngay đi, hoặc còn chữa chạy được, chớ nếu để
lâu ngày quá, đôi khi nước đã đến chân thì dù có muốn cũng không sao kịp được nữa, vì để trễ
quá rồi”.
c) So sánh: Gồm so sánh tương đồng và so sánh tương phản.
- So sánh tương đồng là đi từ một chân lí đã biết, đã được công nhận để suy ra một chân
lí tương tự, có chung lôgích bên trong.
Ví dụ:
Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai
có thể xâm phạm được; trong những quyền đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu
cầu hạnh phúc.
Lời bất hủ ấy trong Bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có
nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra và bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền
được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
(Hồ Chí Minh).
- So sánh tương phản là đối chiếu (đối sánh) các mặt, các phương diện, tính chất đối
chọi, trái ngược... hoặc đối lập để làm nổi bật điều mà người viết muốn hướng tới.
Ví dụ:
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng viết:
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn tự do, bình đẳng về quyền
lợi”. Đó là những lẽ phải không ai chối coi được. Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp
lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của
chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. (Hồ Chí Minh).

69
d) Nhân quả: Cách suy luận nhờ vạch rõ nguồn gốc của các hiện tượng cụ thể, dự kiến
những kết quả, hiện tượng xảy ra. Có thể trình bày theo trình tự kết quả - nguyên nhân hoặc
nguyên nhân - kết quả, hoặc trình bày hàng loạt sự việc theo quan hệ nhân - quả liên hoàn. Ví dụ.
“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải tăng gia sản xuất. Muốn tăng gia sản xuất thì
phải có kỹ thuật cải tiến. Muốn sử dụng tốt kỹ thuật thì phải có văn hóa. Vì vậy, công việc bổ túc
văn hóa là cực kỳ quan trọng.
- Trong khi lập luận cần chú ý:
- Có thể phối hợp diễn dịch với quy nạp; hoặc sử dụng cách nêu phản đề (nêu ý kiến phản
bác một kết luận đã có rồi trình bày ý kiến của ngườiviết, nhằm gây chú ý và tăng tính thuyết
phục trên cơ sở đối sánh, phủ định...).
- Phải thể hiện được: tính chặt chẽ, sắc bén; sự mạch lạc của các luận điểm (tránh lan
man, “lạc đề”); tính hợp lí trong hệ thống lí lẽ; tính chính xác, đầy đủ, đáng tin cậy, có nguồn
gốc, xuất xứ rõ ràng và phù hợp của các luận cứ, dẫn chứng, v.v... trong khi triển khai luận điểm.
- Để làm rõ tính thuyết phục của lập luận, phải sắp xếp trình tự các câu theo tiến trình
lôgích.
- Kết luận phải rõ ràng.
- Luận cứ và kết luận (của lập luận) phải hợp nhau.
5.2.3. LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
5.2.3.1. Khái niệm liên kết
- Liên kết (cohension) là thứ quan hệ nghĩa giữa hai yếu tố ngôn ngữ nằm trong hai câu
hoặc nằm trong hai vế của của một câu ghép theo kiểu giải thích nghĩa cho nhau. Nói chi tiết
hơn, liên kết là thứ quan hệ giữa hai yếu tố ngôn ngữ mà muốn hiểu nghĩa cụ thể của hai yếu tố
này thì phải tham khảo nghĩa của yếu tố kia, và trên cơ sở đó hai câu chứa chúng liên kết được
với nhau.
- Sự liên kết là mạng lưới của những quan hệ và liên hệ giữa các phần tử là các câu và
giữa các câu, phần tử ấy tồn tại những mối liên hệ và quan hệ quy định vị trí của các câu làm
thành cấu trúc của văn bản.
- Có liên kết nội dung và liên kết hình thức. Giữa hai mặt liên kết hình thuác và liên kết
nội dung có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ: liên kết nội dung được thể hiện bằng hệ thống các
phương thức liên kết hình thức, và liên kết hình thức chủ yếu dùng để diễn đạt sự liên kết nội
dung.
5.2.3.2. Phương tiện liên kết và phương thức liên kết
Phương tiện liên kết
- Phương tiện liên kết là các yếu tố hình thức cụ thể của ngôn ngữ tham gia vào việc tạo
ra sự nối kết hai câu với nhau.

70
- Liên kết trong văn bản là hiện tượng chung cho nhiều ngôn ngữ, nhưng các phương tiện
ngôn ngữ cụ thể dùng vào liên kết có thể khác nhau trong những ngôn ngữ khác nhau
Phương thức liên kết
- Phương thức liên kết là cách sử dụng các phương tiện kết có cùng một thức chất (tạo
thành một hệ thống con) vào việc liên kết câu với câu.
- Các phương tiện dùng trong một phương thức liên kết đều có một điểm chung để tập
hợp lại chúng với nhau trong một hệ thống con, nhưng giữa chúng có thể có những nét riêng
phân biệt được với nhau để sử dụng trong những ngữ cảnh cụ thể khác nhau. Chẳng hạn, cùng là
những từ thay thế, nhưng từ thay thế cho danh từ chỉ sự vật khác với từ thay thế cho động từ, tính
từ chỉ sự việc, cách thức, tính chất. Tính chất chung của những từ này là “khả năng thay thế”,
cho nên chúng thuộc về phương thức liên kết “thế”.
- Phương thức liên kết còn được gọi gọn hơn là phép liên kết, liên kết hình thức.
5.2.3.3. Liên kết câu trong văn bản (liên kết hình thức trong văn bản)
-Phép lặp
Lặp từ ngữ để duy trì chủ đề nhất là lặp những từ, ngữ giữ chức năng quan trọng về ngữ
pháp (chủ ngữ, vị ngữ).
Ví dụ: Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày công bố. Những quy định trước đây
trái với pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Lặp cấu trúc để phát triển nội dung theo hướng bổ sung hoặc tương phản, có khi tạo sự
nhịp nhàng, cân đối về ngữ điệu, tạo tính biểu cảm. Có thể lặp đầy đủ (cấu trúc hai câu hoàn toàn
giống nhau), có thể lặp thiếu (hoặc biến đổi chút ít). Ví dụ về lặp cấu trúc:
Ví dụ: Gần cái gì ta ghét là khổ. Xa cái gì ta yêu là khổ.
- Phép thế
Thế đại từ là dùng ở câu thứ hai một đại từ (nhất là đại từ đi kèm danh từ có nghĩa khái
quát) để thay thế cho từ, ngữ... chỉ đối tượng, sự kiện, vấn đề... đã được nêu ở câu thứ nhất (để
tránh nhắc lại nguyên văn gây nặng nề, không ngắn gọn...). Ví dụ:
“Nguyễn Du là nhà thơ xuất sắc nhất mọi thời đại. Ông đã để lại cho đời một khối lượng
tác phẩm đồ sộ có giá trị nghệ thuật đắc sắc”.
Thế đồng nghĩa, gần nghĩa là dùng ở một câu các từ, ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa với các
từ, ngữ ở câu khác, nhằm tránh lặp và nhằm cung cấp thêm thông tin phụ. Có hai loại:
+ Thế đồng nghĩa từ điển: người Pháp đổ máu đã nhiều. Dân ta hy sinh cũng không ít.
(Hồ Chí Minh) (Thế đồng nghĩa phủ định).
+ Thế đồng nghĩa ngữ cảnh (còn gọi thế đồng nghĩa lâm thời): Chiếc giỏ xe chở đầy hoa
phượng. Em chở mùa hè của tôi đi đâu. (lời trong bài hát).
- Phép liên tưởng:

71
Phép liên tuởng là cách dùng từ, ngữ... chỉ sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái... làm
cho người đọc nghĩ đến từ ngữ trong cùng một trường nghĩa chỉ phạm trù, phạm vi của thực tế
khách quan ở câu khác. Có thể có:
Liên tưởng bộ phận là dùng ở câu thứ hai một hoặc một số từ, ngữ chỉ bộ phận mà tổng
thể (toàn thể) của nó đã được một số từ ngữ khác nêu ở câu thứ nhất. Ví dụ: - Cái xe trục trặc ở
chổ nào đó. Hình như máy nổ không đều.
Hoặc: - Bệnh viện này rất lớn. Mỗi phòng rộng đến 40m2.
Trong phép liên tưởng bộ phận với tổng thể, cần chú ý: có sự liên tưởng nhờ một thuộc
tính tất yếu của đối tượng (ví dụ: Tôi nhìn vào phòng. Trần rất cao), hoặc một thuộc tính có thể
của đối tượng (ví dụ: Tôi nhìn vào phòng. Cửa sổ sơn màu xanh), hoặc một thuộc tính suy ra từ
ngữ cảnh (ví dụ: Tôi nhìn vào phòng. Đập vào mắt tôi là chiếc quạt trần màu xanh)
Liên tưởng tổng thể (hoặc toàn thể) là dùng ở câu thứ hai những từ, ngữ chỉ tổng thể mà
các bộ phận của nó đã được nêu ra từ câu trước bằng những từ ngữ khác. Ví dụ: Chồng ngồi xem
báo. Vợ đang khâu vá. Các con ríu rít học bài. Cái gia đình ấy thật hạnh phúc.
Liên tưởng đồng loại là dùng ở các câu những từ, ngữ chỉ đối tượng, sự vật... đồng loại,
nghĩa là cùng một loại, một lớp sự vật, hiện tượng, tiến trình... có quan hệ ngang hàng, đẳng lập,
không có cái nào bao hàm cái nào như trong liên tưởng tổng thể, liên tưởng bộ phận; thường
dùng để phát triển chủ đề, thường được thực hiện thông qua những từ ngữ có chung một trường
nghĩa.
Cóc chết bỏ nhái mồ côi
Chẫu ngồi chẫu khóc: chàng ôi là chàng
ễnh ương đánh lệnh đã vang
Tiền đâu mà trả nợ làng ngoé ơi! (Ca dao)
Liên tưởng định vị là sự xác định, liệt kê các đối tượng, sự vật tồn tại, hoạt động... hoặc
gắn với hoặc ở trong đối tượng, sự vật khác, nhưng không phải bao giờ cũng có những quan hệ
với nhau như những thuộc tính tất yếu mà nhiều khi chỉ là sự liên quan. Ví dụ:
- Sau khi mở cửa phòng mổ, đèn bật sáng trưng. Bác sĩ đang rửa tay thay áo. Các y tá
lăng xăng chạy đi chạy lại.
- Phép đối (còn gọi là nghịch đối)
Thường sử dụng những từ, ngữ trái nghĩa, từ ngữ phủ định, ước lệ, miêu tả (có hình ảnh
và ý nghĩa tương phản, đối lập nhau). Gồm:
Đối trái nghĩa: Phép liên kết dùng các từ ngữ trái nghĩa nhau.
Ví dụ: Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong.
(Hồ Chí Minh)
hoặc: Trong như tiếng hạc bay qua. Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
(Nguyễn Du).

72
+ Có thể có phép đối dùng từ ngữ miêu tả:
“Dẫu sao thì tôi vẫn mắc nợ anh ấy một chút lòng tử tế. Gặp đến lúc cần đến tôi, tôi phải
lấy sự tử tế ra mà đối lại. Không lẽ tôi ghẻ lạnh ? Tôi đành xếp tập giấy đang viết dở lại, đi theo
anh ấy vậy”. (Nam Cao)
+ Có thể có phép đối dùng từ ngữ ước lệ:
“Biết rõ về tôi, địch quyết bắt tôi khuất phục. Nhưng tôi quyết giữ vững lập trường chiến
đấu của mình”. (Nguyễn Đức Thuận)
Đối phủ định là cách dùng từ ngữ có ý nghĩa phủ định đi với từ ngữ không có ý nghĩa
phủ định. Ví dụ:
“Biết người, biết mình trăm trận trăm thắng. Ta không biết địch, nhưng ta biết ta thì
thắng và bại ngang nhau. Ta không biết địch mà cũng không biết ta thì đánh trận nào thua trận
ấy”.(Tôn Tử)
- Phép nối
Có thể dùng (và có thể không dùng) trong câu thứ hai các từ, ngữ, kết cấu có ý nghĩa
quan hệ vừa nối (tín hiệu chuyển tiếp, móc xích), vừa thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa các câu
(xem thêm phần quan hệ ý nghĩa). Gồm:
Nối kết từ (kết từ còn được gọi là quan hệ từ, liên từ, từ nối). Ví dụ:
‘Công trình nghiên cứu đầu tiên về cá biển ở nước ta là của Pellegrin vào năm 1905.
Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học nghề cá một cách toàn diện và có hệ thống được mở đầu cùng
với sự ra đời của Viện Hải dương học Đông Dương - Nha Trang vào năm 1922”. (TC. Hoạt
động khoa học, số 3, 1995, 13).
Nối kết ngữ (còn gọi nối tổ hợp từ): Dùng kết cấu có ý nghĩa chuyển tiếp, thường là
nhóm từ hoặc ngữ. Ví dụ:
“Từ đó nhân dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là, cuối năm ngoái sang đầu năm
nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”. (Hồ Chí Minh)
Nối tuyến tính (còn gọi phép trật tự tuyến tính): Sử dụng cách sắp xếp các câu theo một
trật tự nhất định để miêu tả quá trình xảy ra trong thực tế theo đúng trình tự, thứ tự... khách quan
(kể cả sự liên kết lôgích được hình thành nhờ một vai trò nào đó). Ví dụ:
- Đổ hỗn hợp muối ăn và nước muối vào bát sứ. Đun đến khi nước bốc hơi hết, muối ăn
còn lại trong bát.
hoặc: - Phát súng nổ. Em bé từ lưng trâu ngã lăn xuống. (Anh Đức)
hoặc: - Nạn nhân nằm bất tỉnh. Hung thủ đã tẩu thoát.
Chú ý: Trong phép nối, người ta còn sử dụng các trợ từ, phụ từ, tính từ mang ý nghĩa quan hệ
(như: cũng, cả, lại, vẫn, khác...).
Ví dụ: - Gà lên chuồng từ lúc nay. Hai bác ngan cũng đã ì ạch về chuồng rồi. Chỉ duy có hai chú
ngỗng vẫn tha thẩn đứng giữa sân. (Tô Hoài).

73
- Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười. (Nam Cao).
- Tôi biết trong vụ này anh không phải là thủ phạm. Thủ phạm là người khác cơ. (Trần
Đình Vân).
Cũng có khi một câu được nối với một bộ phận khác chưa phải là câu, mà chỉ là thành
phần câu được mở rộng (cấu tạo từ các loại ngữ trực thuộc).
- Tôi nghĩ đến sức mạnh của thơ. Chức năng và vinh dự của thơ.

CÂU HỎI VÀ NỘI DUNG ÔN TẬP CHƯƠNG 2


Theo sự phân công và định hướng của giảng viên giảng dạy trên lớp

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 2

[1] Đinh Văn Đức, Ngữ pháp tiếng Việt, từ loại, Nxb ĐH&THCN, H.1986.

[2] Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung, Ngữ pháp tiếng Việt, 2 tập, Nxb GD, 1991.

[3] Nguyễn Tài Cẩn, Ngữ pháp tiếng Việt: tiếng-từ ghép-đoản ngữ, Nxb ĐH&THCN, 1975.

[4] Nguyễn Thị Ly Kha, Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb GD, Hà Nội, 2008.

74
Chương 3
TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT
3.1. KHÁI QUÁT VỀ TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT
3.1.1. Định nghĩa từ vựng học
Từ vựng học (lexicology) là một chuyên ngành ngôn ngữ học có nhiệm vụ nghiên cứu từ
vựng của ngôn ngữ. Từ vựng là tập hợp các từ và các đơn vị tương đương với từ trong ngôn ngữ.
Đơn vị tương đương với từ là những cụm từ cố định, cái mà người ta vẫn hay gọi là các
thành ngữ và quán ngữ. Ví dụ: ngã vào võng đào, múa tay trong bị, con gái rượu, tóc rễ tre, của
đáng tội... trong tiếng Việt; hoặc Wolf in sheeps clothing (Sói đội lốt cừu),... trong tiếng Anh.
Nhiệm vụ và mục đích cơ bản của từ vựng học là phải giải đáp những vấn đề chính sau:
- Xác định cái đơn vị gọi là từ của ngôn ngữ đang nghiên cứu là gì, như thế nào, chúng
được cấu tạo ra sao.
- Nghĩa của từ là gì.
- Các bộ phận hợp thành từ vựng của một ngôn ngữ là gì, quan hệ giữa các từ và các đơn
vị tương đương với từ trong từng bộ phận đó ra sao.
- Các từ đã hoạt động như thế nào để tạo nên các câu và các ngôn bản trong giao tiếp.
3.1.2. Các bộ phận, phân môn của từ vựng học
Trong thực tế, nghiên cứu từ vựng có thể xuất phát từ những bình diện khác nhau và dùng
những phương pháp khác nhau. Vì vậy, tuỳ theo phương pháp nghiên cứu và mục đích nghiên
cứu mà làm hình thành những phân môn khác nhau như: Từ vựng học đại cương và Từ vựng học
cụ thể.
Từ vựng của một ngôn ngữ có thể được nghiên cứu trong sự hình thành, sự biến đổi cả về
hình thức ngữ âm, cả về nội dung ý nghĩa trong lịch sử. Đó là nhiệm vụ nghiên cứu của Từ vựng
học lịch sử.
Từ vựng của một ngôn ngữ còn có nhiệm vụ nghiên cứu từ vựng của ngôn ngữ trong trạng
thái hiện nay, tạm thời không tính đến sự biến đổi trong lịch sử. Đó là nhiệm vụ nghiên cứu của
Từ vựng học miêu tả, còn gọi là Từ vựng học đồng đại.
Có những bộ môn hình thành trên cơ sở nghiên cứu những mặt, những bộ phận khác nhau
của từ vựng:
* Từ nguyên học: Bộ môn này có mục đích tìm hiểu, giải thích và xác định những hình
thức, những ý nghĩa có tính chất cội nguồn của từ: Từ nguyên học dân gian và Từ nguyên học
khoa học.

75
* Danh học: bộ môn nghiên cứu các qui luật đặt tên: tên người, tên sông, tên núi non, tên
làng xã, tên thành phố, tên vùng đất... Vì vậy, ở đây có hai phân môn: Nhân danh học và Địa
danh học.
* Ngữ nghĩa học: là bộ môn nghiên cứu các vấn đề về nghĩa của từ. Bên cạnh đó, nó còn
nghiên cứu mặt nội dung hay ý nghĩa của cả các đơn vị như hình vị, cụm từ, câu, văn bản v.v...
Song trong các sự kiện có nghĩa của ngôn ngữ, thì từ ngữ thường được coi là sự kiện có tầm
quan trọng đặc biệt.
* Từ điển học. Mối quan hệ giữa Ngữ nghĩa học và Từ điển học giống như mối quan hệ
giữa hai mặt của một ngành học: mặt lý thuyết và mặt ứng dụng. Từ điển học nghiên cứu và
miêu tả ý nghĩa của từng đơn vị từ vựng và được trình bày trong các loại từ điển. Có thể phân
chia từ điển thành hai loại lớn: Từ điển bách khoa, Từ điển ngôn ngữ loại từ điển được xây dựng
bằng những con đường “ngôn ngữ học”. Chúng được phân thành các loại nhỏ: Từ điển một ngôn
ngữ và Từ điển nhiều ngôn ngữ.
3.2. NGỮ NGHĨA CỦA TỪ
3.2.1. Từ nhiều nghĩa
3.2.1.1. Khái niệm
- Từ nhiều nghĩa là từ ngoài nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm đầu tiên còn được dùng để
biểu thị nhiều nghĩa biểu vật và nhiều nghĩa biểu niệm khác nữa. (Đỗ Hữu Châu, Từ vựng học
tiếng Việt, 2007, tr.99).
Ví dụ: các nghĩa sau đây của một số từ nhiều nghĩa (không giải thích nghĩa mà chỉ nêu
các sự vật tiêu biểu cho một nghĩa biểu vật nào đó):
Chân: 1. chân người, chân con vật; 2. chân giường, chân bàn, chân tủ, chân ghế; 3. chân
tường, chân đồi, chân trời; 4. chân răng, chân tóc; 5. chân trong đội bóng, chân tổ tôm;
Chậm: 1. đi chậm, làm chậm; 2. đến chậm,
Như vậy, cùng một hình thức ngữ âm của từ có thể ứng với nhiều phạm vi sự vật, hiện
tượng khác nhau và có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau được gọi là hiện tượng nhiều nghĩa từ
vựng.
3.2.1.2. Đặc điểm chuyển nghĩa
- Dựa vào nghĩa gốc sau đó hình thành các lớp nghĩa phái sinh
Nghĩa gốc là nghĩa có trước hay nghĩa đầu tiên, còn được gọi là nghĩa từ nguyên.
Nghĩa phái sinh là nghĩa xuất hiện sau, được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
Thí dụ, từ đăm chiêu có nghĩa gốc là “bên phải, bên trái” trong câu tục ngữ: “Cầm đũa
tay chiêu, đập niêu không vỡ, đánh vợ không đau” và trong câu ca dao “Con gà mày gáy đăm
chiêu - Để chúa tao nằm tao nghỉ chút nao” hoặc trong Quốc âm thi tập: “Vinh hoa nhiều thấy
khách đăm chiêu - Bần tiện ai là kẻ trọng yêu”.

76
(Đăm chiêu có nghĩa là “tả hữu, tức là giúp đỡ, đỡ đần”), nay nó chỉ dùng trong nghĩa
chuyển, chỉ “vẻ mặt tư lự, lo lắng”.
- Căn cứ vào nghĩa cơ bản để hình thành các nghĩa phụ trong ngữ cảnh cụ thể
Nghĩa cơ bản hay nghĩa chính là nghĩa biểu vật mà những người trong một cộng đồng
ngôn ngữ thường sử dụng nhất đối với một từ nào đấy khi nó đứng một mình và ít lệ thuộc vào
ngữ cảnh hơn cả. Nghĩa chính thường là cơ sở để giải thích nghĩa phụ.
Nghĩa phụ là nghĩa được phát triển từ một nét nghĩa nào đó của nghĩa chính. Ðấy là nghĩa
lệ thuộc vào văn cảnh, do đó muốn hiểu rõ được nó phải dựa vào văn cảnh.
- Giữa các nghĩa khác nhau trong một từ có sự thống nhất nào đó:
Tính thống nhất này thể hiện ở chỗ, các nghĩa khác nhau đều phát triển trên một (hoặc
một vài) nét nghĩa nào đó trong một nghĩa biểu niệm của từ đó. Thí dụ, các nghĩa củ từ chân
phát triển trên nét nghĩa: bộ phận năng đỡ vật so với mặt nền (chân núi, chân tường, chân
răng,...)và nét nghĩa: bộ phận giữ con người ở một vị trí nào đấy (chân trong hội, chân bóng đá,
chân tổ tôm).
- Các từ cùng nhóm, cùng một trường thường chuyển nghĩa theo một hướng giống nhau. Lấy
ví dụ các từ chỉ bộ phận sinh lí của cơ thể con người đều được dùng để chỉ các chức năng hoặc
một hành động đặc trưng của con người: ruột, gan, tim, phổi, lòng, dạ đều được dùng trong các
nghĩa đó: “xót ruột vì thua lỗ”, “lòng yêu nước” “thằng to gan”, “một người gan góc”, “trái
tim anh dành cho em”, “anh chàng bạo phổi”, “học sáng dạ, tối dạ”, “lòng dạ ngay thẳng”,
“lòng dạ thuỷ chung”... Cả những từ ghép như: tai mắt, mồm miệng, miệng lưỡi, chân tay... đều
hình thành trên cái hướng chung này của các từ chỉ bộ phận cơ thể.
3.2.1.3. Phương thức chuyển nghĩa
Hai phương thức chuyển nghĩa phổ biến trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới là ẩn dụ
và hoán dụ.
a) Ẩn dụ
Là phương thức lấy tên gọi A của sự vật a để gọi tên các sự vật b,c,d vì giữa a,b,c,d có
điểm giống nhau. Hay nói cách khác, ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa dựa vào quy luật liên
tưởng tương đồng.
* Có 2 hình thức chuyển nghĩa:
- Dùng cái cụ thể để nói cái cụ thể (ẩn dụ cụ thể - cụ thể)
Nghĩa của từ chân, mũi, cánh... trong “chân bàn, chân tường, chân núi...”; “mũi thuyền,
mũi đất, mũi dao...”; “cánh buồm, cánh đồng, cánh quạt...”... Nghĩa của các từ cắt, bám, nống,
nặng, nhạt, êm... trong “cắt hộ khẩu”, “bám sản xuất”, “quân địch hòng nống ra”, “thuóc lá
nặng”, “lời pha trò nhạt”, “màu nhạt”, “tiếng hát rất êm”, “xe chạy rất êm”.. là các ẩn dụ cụ
thể - cụ thể.
- Dùng cái cụ thể để gọi tên những cái trừu tượng (ẩn dụ cụ thể - trừu tượng).

77
Khi chúng ta nói “trọng lượng của tư tưởng”, “khối kiến thức”, “xiềng xích của những
lề thói cũ”, “nắm nội dung của các tác phẩm”, “đập tan luận điệu xuyên tạc”, “con đường tiến
lê của xã hội”,... là các ẩn dụ cụ thể - trừu tượng.
* Một số cơ chế chuyển nghĩa của phương thức ẩn dụ thường thấy:
- Dựa vào sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng: Mũi thuyền, mũi dao,
mũi kim, răng bừa, răng lược, miệng hố, bụng chân, lá phổi, lá bài,
- Dựa vào sự giống nhau về vị trí giữa các sự vật, hiện tượng: Ruột bút, lòng sông, đầu
làng, ngọn núi, gốc của vấn đề...
- Dựa vào sự giống nhau về cách thức thực hiện giữa hai hoạt động: Cắt hộ khẩu, nắm tư
tưởng, “đừng có vặn nhau nữa”...
- Dựa vào sự giống nhau về chức năng giữa các sự vật, hiện tượng: Cửa sông, của rừng,
bến xe, bến tàu điện, ...
- Dựa vào sự giống nhau về tính chất, trạng thái hoặc kết quả giữa các đối tượng: Tương
lai sáng sủa, triển vọng mờ mịt, ấn tượng nặng nề, lời nói ngọt ngào, lời pha trò nhạt quá, giọng
chua chát, tình cảm khô, lời nói khô, một ý nghĩa đắng cay, ...
Sự phân loại ẩn dụ theo cơ chế nét nghĩa tương đồng không phải bao giờ cũng tách bạch,
dứt khoát. Trong rất nhiều ẩn dụ không phải chỉ một mà thường là một số nét nghĩa cùng tác
động. Thí dụ, trong những từ mũi, chân, cánh... cả hai nét nghĩa “hình dáng” và “vị trí” phối hợp
với nhau tạo nên các nghĩa ẩn dụ của chúng.
b) Hoán dụ
Là phương thức lấy tên gọi A của sự vật a để gọi tên cho sự vật b,c,d vì giữa a,b,c,d tuy
không giống nhau nhưng có một quan hệ gần nhau gần nhau nào đó về không gian hay thời gian.
Hoán dụ là phương thức chuyển nghĩa dựa vào quy luật liên tưởng tiếp cận.
* Các dạng chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ:
a. Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa bộ phận và toàn thể. Dạng chuyển nghĩa này có các cơ
chế chuyển nghĩa cụ thể sau: Ví dụ: chân, tay, miệng trong “có chân trong đội bóng”, “một tay
cờ xuất sắc”, “gia đình có tám miệng ăn.”; gốc, ngọn dùng thay cho cây trong “trước sân trống
mấy gốc cau”, “ngoài vườn có mấy ngọn miệng”; nóc dùng để chỉ cho ngôi nhà trong “làng nhỏ,
chỉ độ vài chục nóc”...
b. Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa vật chứa và vật bị chứa hay lượng vật chất được chứa.
Thí dụ: Một nhà sum họp trúc mai, cả làng tỉnh dậy cả đêm khuya, cả thành phố trở nên nhộn
nhịp, lớp ta đã giành được giải nhất,...
c. Lấy tên nguyên liệu gọi tên cho hoạt động hoặc sản phẩm được chế ra từ nguyên liệu
đó. Thí dụ: cây viôlông, cây viết trẻ, cây bút trẻ, ...

78
d. Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa đồ dùng hoặc dụng cụ và người sử dụng hoặc ngành
hoạt động sử dụng dụng cụ đó. Thí dụ: “tay búa tay súng”, “tay cày, tay súng”, “tay bút, tay
súng”...
e. Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa cơ quan chức năng và chức năng. Thí dụ: tên gọi của cơ
quan được dùng để gọi cho các chức năng, như đầu chỉ “trí tuệ”, “lí trí”; tim chỉ “tình cảm”,
bụng chỉ “tâm địa”, mắt chỉ “thị giác”; mũi chỉ “thính giác”...
f. Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa tư thế cụ thể và hành vi hoặc trạng thái tâm - sinh lí đi
kèm. Thí dụ, tắt thở, nhắm mắt, xuôi cẳng sáo, xuôi tay... chỉ cái chết; khoanh tay chỉ sự “bất
lực”, cúi đầu chỉ sự “cam chịu”, ngẩng đầu chỉ sự “bất khuất”...
Tóm lại, mỗi sự vật, hiện tượng có quan hệ với nhiều sự vật, hiện tượng khác chung
quanh, do đó có thể có rất nhiều dạng hoán dụ. Vấn đề quan trọng cần chú ý là cần phải biết lựa
chọn quan hệ nào là cơ bản để chuyển đổi tên gọi.
* Mối quan hệ giữa ẩn dụ và hoán dụ:
- Giống:
+ Bản chất cùng là sự chuyển đổi tên gọi.
+ Cùng dựa trên quy luật liên tưởng.
- Khác:
+ Cơ sở liên tưởng khác nhau:
Ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng. Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi
tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn. Do đó, ta có thể nói
ẩn dụ mang nhiều sắc thái chủ quan hơn.
Hoán dụ dựa vào sự liên tưởng tiếp cận. Mối quan hệ giữa sự vật chuyển đổi tên gọi và
sự vật được chuyển đổi tên gọi là có thật, chứ không hoàn toàn tùy thuộc vào sự suy luận chủ
quan của con người. Do đó hoán dụ mang nhiều tính khách quan hơn.
3.2.2. Hiện tượng đồng âm
3.2.2.1. Khái niệm
Hiện tượng đồng âm là hiện tượng giống nhau về ngữ âm nhưng khác nhau về ý nghĩa
của nhiều đơn vị ngôn ngữ riêng biệt. Hiện tượng đồng âm có thể xảy ra ở nhiều cấp độ khác
nhau. Người ta đề cập đến các hiện tượng đồng âm ở cấp độ câu, cụm từ (The sun's rays meet
đồng âm với The sons raise meat, A notion đồng âm với An ocean) nhưng phổ biến hơn cả là
hiện tượng đồng âm ở cấp độ từ bởi vì đơn vị ngôn ngữ càng ở cấp độ đơn giản thì hiện tượng
đồng âm càng dễ xảy ra
3.2.2.2. Phân biệt đồng âm với nhiều nghĩa
Cả hai cùng có đặc điểm là sử dụng vỏ ngữ âm giống nhau để biểu thị những ý nghĩa
khác nhau, nhưng ở hiện tượng đồng âm giữa các nghĩa của từ không có quan hệ; còn ở hiện

79
tượng nhiều nghĩa, giữa các nghĩa có quan hệ, xảy ra do hiện tượng nhiều nghĩa và sự chuyển
biến ý nghĩa của từ.
Thí dụ:
Trong tiếng Việt: đá (đá bóng), và đá (hòn đá); má (mẹ) và má (gò má).
Trong tiếng Pháp: barre (then cửa) và barres (hai mép ngựa, chỗ mắc hàm thiếc),
boulette (viên nhỏ) và boulette (điều sai lầm).
Trong tiếng Anh: clap (vỗ tay) và clap (bệnh lậu), guy (gã, anh chàng) và guy (dây
thừng, dây xích)...
Tuy nhiên ranh giới giữa từ đồng âm và từ đa nghĩa không tuyệt đối như hai đường
thẳng song song, không có chỗ gặp gỡ. Khi một nghĩa của từ đa nghĩa bị phân hóa xa đến mức
người ta khó nhận ra mối quan hệ giữa chúng, người ta có thể đẩy chúng sang hiện tượng đồng
âm. Thí dụ: từ gạo và học gạo có thể xem là hai từ đồng âm. Ngoài ra theo ý kiến của nhiều nhà
ngôn ngữ học, cũng nên xem là từ đồng âm ở những trường hợp chuyển nghĩa gắn liền với hiện
tượng chuyển loại. Thí dụ: bào (dụng cụ) và bào (hoạt động), lift (nâng lên) và lift (thang máy).
Về điểm này, có nhiều ý kiến chưa thống nhất. Giải quyết chúng một cách thống nhất và toàn bộ
là một yêu cầu và là một vấn đề đang còn ở phía trước.
Như vậy, có thể nói hai đơn vị được xem là đồng âm khi giữa chúng có hình thức ngữ
âm giống nhau và không có quan hệ với nhau về mặt ý nghĩa.
Như vậy, chúng ta cần chú ý những điểm sau:
- Hiện tượng đồng âm có thể xảy ra ở nhiều cấp độ ( giữa các cụm từ tự do với nhau, giữa
những từ đa âm tiết, giữa những từ đơn âm tiết, giữa từ đơn âm tiết và các yếu tố cấu tạo từ (
tiếng không độc lập).
- Những trường hợp chệch chuẩn không được xem là những hiện tượng đồng âm.
-Với những trường hợp chuyển nghĩa quá xa, không xác định được cơ chế chuyển nghĩa,
có thể xem chúng là những trường hợp đồng âm.
3.2.2.3. Những con đường hình thành đơn vị đồng âm của tiếng Việt
Dựa vào cấp độ các đơn vị đồng âm có thể phân hiện tượng đồng âm trong tiếng Việt
thành các loại sau:
a) Ðồng âm giữa từ với từ
Ở đây tất cả các đơn vị tham gia vào nhóm đồng âm đều là từ. Loại này được chia thành
hai loại nhỏ hơn:
- Ðồng âm từ vựng: Tât cả các từ đều thuộc cùng một loại. Thí dụ:
+ Ðường 1(đường đi) - Ðường 2 (đường phèn)
+ Cất 1 (cất tiền vào tủ) - Cất 2 (cất hàng) - Cất 3 (cất rượu).
-Ðồng âm từ vựng- ngữ pháp: Các từ trong nhóm đồng âm khác nhau về từ loại. Ví dụ:
+ Chỉ 1 (cuộn chỉ) - Chỉ 2 (chỉ đường)- Chỉ 3 (chỉ có 5 đồng).

80
+Câu 1 (câu nói) - Câu 2 (câu cá) .
b) Ðồng âm giữa từ với tiếng
Ở đây các đơn vị tham gia vào nhóm từ đồng âm khác nhau về cấp độ. Yếu tố là từ bản
thân là một tiếng độc lập, yếu tố còn lại là tiếng không độc lập. Thí dụ:
+ Ðồng1 (cánh đồng) - Ðồng2 ( Ðồng lòng) -Ðồng3(mục đồng)
+Yếu 1( yếu đuối) - Yếu 2 (yếu điểm).
Ngoài ra, dựa vào tiêu chí nguồn gốc, có thể thấy hiện tượng đồng âm xảy ra giữa các
yếu tố sau:
-Yếu tố thuần Việt - Yếu tố thuầnViệt
- Yếu tố thuần Việt - Yếu tố vay mượn: yếu (1): yếu kém về mặt nào đó (điểm yếu) và
yếu (2): HánViệt, mang nghĩa quan trọng (yếu điểm).
-Yếu tố vay mượn - Yếu tố vay mượn: cơ (1): HánViệt, đói (cơ hàn) và cơ(2): Hán
Việt, máy (phi cơ).
Trong số những yếu tố vay mượn, những yếu tố có nguồn gốc từ tiếng Hán chiếm số
lượng lớn. Loại này thường gây hiểu lầm cho cả với người sử dụng bản ngữ.
c) Nguyên nhân xuất hiện hiện tượng đồng âm
Có thể kể ra 4 nguyên nhân chính sau:
- Do sự tiếp nhận từ ngữ nước ngoài: cổ (1): thuầnViệt, bộ phận cơ thể và cổ(2): cũ,
mượn tiếng Hán.
- Do sự biến đổi ngữ âm: dì- dì, mlời- lời, nhời; blát- trát; lợi - lời...
- Do sự rút gọn các từ đa âm tiết:
- Do sự phân hóa của từ đa nghĩa.
3.2.3. Hiện tượng đồng nghĩa
3.2.1.1. Khái niệm
Hiện tượng đồng nghĩa (Synonymy) là một trong những khái niệm có tính nền tảng nhất
của ngôn ngữ học, cũng như của lôgích học, ngữ nghĩa lôgích và của kí hiệu học. Trong ngôn
ngữ học chủ yếu người ta nghiên cứu hiện tượng đồng nghĩa biểu niệm. Các biểu thức A và B
được gọi là đồng nghĩa (giữa A và B xảy ra hiện tượng đồng nghĩa) nếu cái biểu hiện của chúng
không như nhau, nghĩa là Hình thức (A) khác Hình thức (B), còn cái được biểu hiện của chúng là
như nhau, nghĩa là Nội dung (A) = Nội dung (B). Các đơn vị đồng nghĩa là trường hợp riêng của
các biểu thức đồng nghĩa.
Trong ngôn ngữ học, các nhà nghiên cứu cũng phân biệt các hiện tượng đồng nghĩa hình
thái học, nghĩa là hiện tượng đồng nghĩa của các phụ tố (in và un trong tiếng Anh, bất = phi = vô
trong tiếngViệt), hiện tượng đồng nghĩa từ vựng, nghĩa là hiện tượng đồng nghĩa giữa các từ vị
(má - mẹ, cha - bố, sân bay - phi trường...), hiện tượng đồng nghĩa cú pháp, nghĩa là hiện tượng

81
đồng nghĩa của các kết cấu cú pháp (An giỏi hơn Nam và Nam kém hơn An; mẹ rất yêu con và
con được mẹ rất yêu...).
Hiện tượng đồng nghĩa thường được xem xét trong mối liên hệ với khái niệm dị nghĩa,
tức là đồng âm và đa nghĩa.
Từ đồng nghĩa là trường hợp riêng quan trọng nhất nằm trong cái được gọi là đơn vị từ
vựng đồng nghĩa (phân biệt với đơn vị ngữ pháp đồng nghĩa) và tất cả đều nằm trong hiện tượng
đồng nghĩa của ngôn ngữ.
3.2.1.2. Phân loại từ đồng nghĩa
Dựa vào mức độ giống nhau về nét nghĩa giữa các từ đồng nghĩa, có thể chia từ đồng
nghĩa thành các loại:
a) Từ đồng nghĩa tuyệt đối:
Là những từ đồng nghĩa đồng nhất về ý nghĩa biểu niệm và cả nghĩa biểu thái cũng như
phạm vi sử dụng của chúng. Ðấy là hiện tượng đồng nghĩa giữa các từ do sự song tồn giữa :
- Từ cũ và từ mới.Thí dụ: Trăng - nguyệt - chị hằng - gương nga; trực thăng - máy bay
lên thẳng; xe lửa - tàu hỏa - hoả xa; phi cơ - máy bay;...
-Từ địa phương và từ toàn dân. Thí dụ: Cha - bố - tiá; mẹ - me - má - vú; thấy - chộ; xa -
ngái; cô - ả - o;...
-Từ thuần Việt và từ vay mượn. Thí dụ: Bệnh nhân - người bệnh; sử dụng - dùng; mô bi lết - xe
máy.
-Thuật ngữ và từ thường. Thí dụ: Trần bì - vỏ quýt; lưu huỳnh - diêm sinh , lân- phốt
pho...
b) Ðồng nghĩa tương đối
Bao gồm những trường hợp đồng nghĩa khác nhau nhiều hay ít trong các thành phần ý
nghĩa hoặc khác nhau ở một hoặc vài nét nghĩa nào đó trong ý nghĩa biểu niệm của các từ. Cụ
thể chúng có thể khác nhau ở các điểm sau đây:
- Khác nhau về nghĩa biểu thái. Thí dụ: Ăn - xơi - tọng - hốt; trẻ em - con nít; phụ nữ -
đàn bà.
- Khác nhau về phạm vi biểu vật. Thí dụ: Chết - qua đời - mất; lạnh - lạnh lẽo; lạnh -
lạnh lùng; diệt - tiêu diệt - xoá sổ - loại khỏi vòng chiến;...
- Khác nhau ở các nét nghĩa trong cấu trúc biểu niệm của các từ. Thí dụ: Nhà - lâu đài;
ngại - sợ - kinh; đẹp - mỹ lệ; mổ - bổ - cắt - ngắt -xé,...
Hiện tượng đồng nghĩa tương đối xảy ra phổ biến hơn trong ngôn ngữ so với từ đồng
nghĩa tuyệt đối. Quy luật của ngôn ngữ là tiết kiệm, hiện tượng đồng nghĩa tuyệt đối chẳng
những không có tác dụng làm giàu cho hệ thống từ vựng mà ngược lại còn có thể làm cồng kềnh
cho hệ thống ngôn ngữ dân tộc. Ði vào tìm hiểu các từ đồng nghĩa cụ thể, các từ đồng nghĩa
tương đối có thể khác nhau ở nhiều dạng nét nghĩa rất phong phú, đa dạng.

82
* Nhận xét:
- Do từ có thể có nhiều nghĩa nên một từ có thể đồng nghĩa với nhiều từ khác nghĩa nhau.
-Từ đồng nghĩa có thể xảy ra giữa các từ có các yếu tố cấu tạo và phương thức cấu tạo
khác nhau. Thí dụ: To- lớn- bự- đồ sộ- khổng lồ; nhỏ- tí hon,...
- Từ đồng nghĩa cũng có thể xảy ra giữa các từ có cùng yếu tố cấu tạo .
Thí dụ: máu- máu me; chim- chim chóc; xấu- xấu xí; khoẻ- khỏe khoắn.
Ngoài ra, do thành ngữ cũng là một loại đơn vị từ vựng nên bàn đến hiện tượng đồng
nghĩa từ vựng cũng có thể tập hợp các thành ngữ có nghĩa giống nhau.
Thí dụ: khoe khoang- múa rìu qua mắt thợ; may mắn- buồn ngủ gặp chiếu manh- chết
đuối vớ được cọc-chuột sa hủ nếp- mèo mù vớ cá rán;...
3.2.1.3. Phương pháp xác định từ đồng nghĩa
Trong chuyên luận “Từ đồng nghĩa tiếng Việt” (2007), tác giả Nguyễn Đức Tồn đã đề
nghị sử dụng kết cấu đồng nhất “A là B” và đảo lại “B là A” để nhận diện các từ đồng nghĩa.
Cách áp dụng thủ pháp này như sau:
- Nếu hai đơn vị từ vựng/từ có thể xuất hiện được trong kết cấu “A là B” và đảo lại được
“B là A” mà không cần phải chỉnh lí bằng cách thêm bớt nét nghĩa gì vào một trong hai đơn vị/từ
thì đó là những đơn vị từ vựng/từ cùng nghĩa (đồng nghĩa).Ví dụ:
+ đảo chính là đảo chánh (+) - đảo chánh là đảo chính (+)
+ đấu tranh là tranh đấu (+) - tranh đấu là đấu tranh (+)
+ bàng quang là bọng đái (+) - bọng đái là bàng quang (+)
+ Phi trường là sân bay (+) - sân bay là phi trường (+)
- Nếu hai đơn vị từ vựng/ từ có thể xuất hiện được trong kết cấu “A là B” và đảo ngược
lại “B là A” cần có sự chỉnh lí, thêm bớt nét nghĩa nào đó vào một trong hai đợn vị từ vựng / từ
thì đó là những đơn vị từ vựng/ từ gần nghĩa. Ví dụ:
+ trần bì là vỏ quýt + (đã phơi khô để làm thuốc).
vỏ quýt là trần bì (trước lúc phơi khô).
+ đền là bù (+) (+ để trả giá cho sự thiệt hại do mình gây ra).
Bù là đền (+)(+ cho đủ chỗ thiếu, chứ không phải do gây thiệt hại).
Thủ pháp thực hành trên không chỉ cho phép nhận diện các từ đồng nghĩa, mà còn có thể
vận dụng nhận diện bất kì hiện tượng đồng nghĩa nào. Dù đó là kết cấu đồng nghĩa, ngữ cố định
đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hay hình vị đồng nhĩa. Ví dụ:
- “An cao bằng Nam” là “Nam cao bằng An” (+)
- “Thầy giáo khen Bảy” là “Bảy được thầy giáo khen” (+)
- “Nước đổ lá khoai” là “Nước đổ đầu vịt” (+)
- Phi là vô (+)
Các trường hợp trên có thể đảo lại trật tự kết cấu theo kiểu “B là A”.

83
3.2.4. Hiện tượng trái nghĩa
3.2.4.1. Khái niệm
Giáo sư Nguyễn Thiện Giáp cho rằng “Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm,
đối lập về ý nghĩa, biểu hiện khái niệm tương phản về lôgíc, nhưng tương liên lẫn nhau” [Từ
vựng học tiếng Việt, 1998, tr.205].
Tiêu chí mối quan hệ tương liên trở thành một vấn đề cần được thuyết minh và chiếm
một vị trí quan trọng. Thí dụ: Bé và xinh trong Nhà này tuy bé mà xinh; đẹp và lười trong Cô ấy
đẹp nhưng lười xuất hiện trong các cấu trúc ngữ pháp mang ý nghĩa đối lập nhưng chúng không
phải là các từ trái nghĩa vì chúng không có quan hệ tương liên.
Cần phải nhận thấy rằng các từ được xem là trái nghĩa điển hình trước hết phải có các
nét nghĩa khái quát trong cấu trúc biểu niệm giống nhau. Chẳng hạn, các cặp từ trái nghĩa to-
nhỏ; dài - ngắn... giống nhau ở nét nghĩa phạm trù (đều là tính chất của vật) và nét nghĩa loại
(đều là kích cỡ của vật). Nét nghĩa này có thể thay thế cho tiêu chí tương liên đã nói ở trên. Vì
vậy, có thể nói như Ðỗ Hữu Châu, trái nghĩa là một dạng quan hệ giữa các từ trong cùng một
trường, cùng tính chất với hiện tượng nhiều nghĩa. Trái nghĩa và đồng nghĩa chỉ là những biểu
hiện cực đoan của hai quan hệ đồng nhất và đối lập. Hiện tượng trái nghĩa xảy ra khi giữa các từ
cùng trường nghĩa xuất hiện một nét nghĩa đối lập.
Có thể đi đến một cách hiểu về từ trái nghĩa như sau: Từ trái nghĩa là những từ có một số
nét nghĩa khái quát trong cấu trúc biểu niệm giống nhau, bên cạnh đó, nổi bật lên ít nhất một nét
nghĩa đối lập.
Cần phân biệt hai khái niệm khác nhau và đối lập. Sự xuất hiện của các nét nghĩa khác
nhau không tạo nên hiện tượng trái nghĩa. Trong các từ cắt, chặt, bửa, xẻ... nét nghĩa cường độ
mạnh, cường độ yếu không tạo cho các từ trở nên trái nghĩa.
3.2.4.2. Phân loại từ trái nghĩa
a) Trái nghĩa tuyệt đối (hay trái nghĩa thực sự):
Ðây là trường hợp trái nghĩa giữa các từ thoả mãn các tiêu chí sau:
1) Bên cạnh những nét nghĩa khái quát giống nhau, giữa các từ có xuất hiện nét nghĩa đối
lập;
2) Chúng nằm ở vùng liên tưởng nhanh nhất, mạnh nhất, có tần số xuất hiện cao nhất.
Nói nôm na, hễ có A là người ta liên tưởng đối lập ngay tới B. Thí dụ:
dài / ngắn rộng / hẹp to / nhỏ cao /thấp
sớm / muộn cứng / mềm quen /lạ yêu /ghét
b)Trái nghĩa tương đối:
Là trường hợp trái nghĩa giữa các từ chỉ thỏa mãn tiêu chí 1) mà không thỏa mãn tiêu chí
2). Tức đấy là các trường hợp trái nghĩa nằm ở vùng liên tưởng yếu, nghĩa là nói tới A người ta
không liên tưởng đối lập ngay tới B. Thí dụ:

84
Nhỏ / khổng lồ thấp / lêu nghêu cao / lùn tịt
Giáo sư Đỗ Hữu Châu có cách phân loại khác, từ trái nghĩa được phân thành hai nhóm
chủ yếu:
- Trái nghĩa đối nghịch (hay: trái nghĩ bổ sung): là những từ trái nghĩa mà nghĩa của từ
này phủ định tuyệt đối nghĩa của từ kia. Thí dụ, đực đối nghịch với cái. Những từ trái nghĩa đối
nghịch trong tiếng Việt: nam-nữ, trống-mái, chẵn-lẽ, sống-chết, động-tĩnh, ẩn-hiện, đi-đứng, v.v.
- Trái nghĩa trái ngược: các từ trái nghĩa trái ngược có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, phủ định X không nhất thiết là khẳng định Y và ngược lại, phủ định Y không
nhất thiết là khẳng định X.
Thứ hai, các từ ngữ trái ngược thường được dùng để thiết lập sự so sánh tương đối và
tuyệt đối. Thí dụ, dài-ngắn, rộng-hẹp, giàu –nghèo, lạnh-nóng... Chẳng hạn, nếu nói: con đường
này không dài thì không nhất thiết có nghĩa: con đường đó ngắn. Nó có thể hơi dài, có thể không
dài không ngắn, có thể hơi ngắn... Đại bộ phận các từ ngữ trái nghĩa là những từ ngữ trái ngược.
3.2.4.3. Những tiêu chí ngôn ngữ học của từ trái nghĩa
Theo GS. Nguyễn Thiện Giáp trong “Từ vựng học tiếng Việt” (1998), từ trái nghĩa có các
tiêu chí ngôn ngữ học sau:
- Khả năng kết hợp giống nhau của các vế. Trong cặp trái nghĩa, nếu vế này có thể kết
hợp với những từ nào đó thì vế kia cũng thể kết hợp được với những từ ấy. Ví dụ:
người cao - người thấp sông rộng - sông hẹp
cây cao - cây thấp nhà rộng - nhà hẹp
Khi khả năng kết hợp khác nhau, chứng tỏ chúng không trái nghĩa. Ví dụ: giá cao- giá hạ
thì được, nhưng trình độ cao phải đi đôi với trình độ thấp chứ không phải trình độ hạ. Điều đó
chứng tỏ cao và hạ trong trường hợp thứ hai không trái nghĩa với nhau.
- Khả năng cùng gặp trong một ngữ cảnh. Ví dụ:
- Thư viện đóng hay mở cửa. (đóng - mở)
-Nỗi đêm khép mở nỗi ngày riêng chung. (khép - mở)
- Tính qui luật của những liên tưởng đối lập, nghĩa là nhắc đến vế thứ nhất, người ta
nghĩ ngay đến vế thứ hai. tiểu-đại, lớn-bé, tí hon-khổng lồ, bé nhỏ-to lớn, trường - đoản, trọng-
khinh, nặng-nhẹ, cao-thấp, ra-vào, v.v.
3.2.5. Trường nghĩa
3.2.5.1. Khái niệm
Trường từ vựng-ngữ nghĩa (gọi tắt là trường nghĩa) là tập hợp các đơn vị từ vựng có quan
hệ với nhau theo một tiêu chí nào đó (quan hệ tuyến tính, quan hệ trực tuyến, quan hệ liên
tưởng).
3.2.5.2. Các loại trường nghĩa

85
a) Trường tuyến tính (trường nghĩa ngang)
Là tập hợp các đơn vị từ vựng có khả năng kết hợp với một từ trung tâm nào đó trên trục
tuyến tính.
Như thế, ngoài các trường nghĩa trực tuyến lại có thể tập hợp các từ có chung khả năng
kết hợp với một từ nào đó để lập nên các trường nghĩa tuyến tính của từ ấy. Thí dụ các trường
nghĩa ngang của từ BÀN:
Một, hai/ vài, các, những, mọi, tất cả, mỗi... + BÀN
Làm, đóng, chế tạo, sửa, chữa, dọn, lau...... + BÀN
BÀN + này, kia, ấy, nọ/ của..., do..., để..., ở..., v. v...
BÀN + to, nhỏ, tốt, xấu/ gỗ, sắt, đá, nhựa, mi ca/ ăn, học, nước,
Trường nghĩa tuyến tính có những đặc điểm sau:
- Các từ trong một trường nghĩa ngang là những từ thường kết hợp theo chuẩn mực ngữ
nghĩa phổ biến của một ngôn ngữ chung.
- Một từ nhiều nghĩa có thể lập những trường nghĩa ngang khác nhau về tính chất tuỳ
theo nghĩa nào được lấy làm trung tâm.
-Các từ trong một trường nghĩa là sự cụ thể hoá các nét nghĩa trong nghĩa biểu vật của từ.
b) Trường trực tuyến
* Trường biểu vật:
Trường biểu vật là tập hợp các từ có quan hệ đồng nhất về phạm vi biểu vật.
Trường biểu vật về người: đàn ông, đàn bà, yêu thương, nhớ, tiếc, suy nghĩ, làm việc,
giận hờn, trách móc, v.v.
Trường biểu vật động vật: chó, mèo, lợn, gà, sủa, hú, hí, vồ, cắn, v.v.
Trường biểu vật thực vật: đào, mận, trúc, mai, cành, hoa, lá, quả, chồi, v.v.
Mỗi trường thường có một nhóm từ trung tâm có tác dụng quy định đặc trưng ngữ nghĩa
của trường.
Ví dụ: Mũi (1) thuộc trường biểu vật về bộ phận cơ thể: Ngán thay cái mũi vô duyên
(2) thuộc trường biểu vật về đồ vật: mũi dao, mũi kéo, mũi súng...
(3) thuộc trường biểu vật về vật thể thiên nhiên: mũi đất, đất mũi Cà Mau..
* Trường biểu niệm:
Trường biểu niệm là tập hợp các đơn vị từ vựng có cùng cấu trúc biểu niệm khái quát.
Căn cứ để tập hợp các từ về cùng một trường biểu niệm là các khuôn nét nghĩa, hay cấu trúc
biểu niệm. Thí dụ:
- Trường biểu niệm (hoạt động)... (làm xuất hiện X từ hoặc không Y từ):
X là đối tượng sinh vật học: đẻ, sinh, nở (cây nở hoa), ở cử, khai, nẩy (nẩy mầm)
X là những sản phẩm văn hoá, tinh thần: nghĩ, sáng tạo, sáng tác, phát minh, phát kiến,
v.v.

86
X là sản phẩm vật chất: chế tạo, làm, điều chế, chế biến, đóng, nặn, viết, vẽ, đẽo, cắt, xây
dựng, v.v.
* Trường liên tưởng
Như vậy, trường liên tưởng là tập hợp các đơn vị từ vựng được gợi lên do sự liên tưởng
tự do với một từ trung tâm nào đó.
Đặc tính của trường liên tưởng:
(1) Trường liên tưởng của một từ gồm những từ đồng nhất về ngữ nghĩa với từ đó. Ví
dụ: từ bò gợi ra trâu; từ trâu gợi ra trẻ chăn trâu, từ này lại gợi ra các từ hát, tiếng sáo, nghêu
ngao,...
(2) Tính dân tộc
Từ chim đối với người Việt Nam có thể dùng cho người đàn ông, chỉ sự bay nhảy, sự vui
tươi, sự thoải mái nhưng lại là từ cấm kị đối với người đàn ông Tây Ban Nha vì nó sẽ gợi ra
những điều rất xấu xa (trong tiếng Tây Ban Nha chim là pijaro mà pijaro có nghĩa xấu chỉ những
người đàn ông đồng tính luyến ái).
(3) Tính thời đại
Trường liên tưởng của một từ đơn giản như: cánh đồng đối với những người nông dân
trước cách mạng và hiện nay không giống nhau. Chắc chắn ngày trước từ này không thể gợi ra
các từ hợp tác, đội sản xuất, bờ thửa, bờ vùng, phân hoá học, máy cày, độ pH,... Bởi lẽ đơn giản,
thời trước chưa làm gì có những thứ ấy. Mặt khác, những cây đa, quán ngói, bầy cò đã đi ra khỏi
trường liên tưởng của từ này trong thời đại ngày nay.
(4) Tính cá nhân
Đối với những người sống quanh quẩn trong những thành phố lớn, từ tắc (đường) nhiều
lắm cũng chỉ gợi ra ô tô, xe đạp, bụi bặm, ồn ào, chật chội, chờ đợi, khó chịu, chen, lách, va
chạm, tai nạn,... nhưng đối với các chiến sĩ, các thanh niên xung phong trên các tuyến đường
chống Mĩ cứu nước trước đây gợi ra bức tranh nhiều màu sắc đậm nét, đầy những sự tích anh
hùng: bom đạn, rốc ket, sụp, lở, bom từ trường, cái chết, hố, lởm chởm, pháo sáng, thông đường,
san lấp, những người lai xe, cuốc, choòng, mìn, bộc phá,...
3.3. CÁC LỚP TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT
3.3.1. Từ vựng tiếng Việt xét xét theo nguồn gốc
3.3.1.1. Từ thuần Việt
Có thể quan niệm về từ thuần như sau:
Ngoài những từ có thể xác định chắc chắn là tiếng Việt tiếp nhận của tiếng Hán và các
ngôn ngữ Ấn- Âu, các từ còn lại là các từ thuần Việt. Cụ thể đấy là các từ biểu thị các sự vật,
hiện tượng cơ bản nhất và tồn tại từ lâu đời: ăn, ở, đi, lại, đẹp, tốt, xấu, xanh, đỏ, vàng, cao, thấp,
trên, dưới, ra, vào, lên, xuống,.v.v.

87
Như vậy, từ thuần Việt là những từ thường được hiểu có tính qui ước nhiều hơn là tính
đích thực của ngôn ngữ bản địa - những từ gốc Môn-Khmer họ Nam Á- vốn là nguồn gốc của
tiếng Việt.
3.3.1.2. Từ gốc Hán
a) Quá trình tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán:
Kết hợp tiêu chí thời gian hình thành với tiêu chí hình thức ngữ âm và phong cách có
thể phân những từ gốc Hán ra làm ba loại: Từ tiền Hán-Việt, từ Hán-Việt, từ Hán-Việt Việt hóa.
b) Tình hình vay mượn từ tiền Hán-Việt
Từ tiền Hán-Việt là những từ gốc Hán được dân tộc ta tiếp nhận từ trước đời Ðường. Đây
là những từ được các nhà nghiên cứu gọi bằng những tên gọi khác nhau.: từ Hán Việt cổ
(Nguyễn Văn Thạc, 1968; Vương Lộc, 1985); từ Hán cổ (Nguyễn Văn Tu, 1976; Trương Chính,
1989, Nguyễn Thiện Giáp, 1985); từ mượn Hán (Phan Văn Các, 1981); từ tiền Hán Việt (Nguyễn
Ngọc San, Nguyễn Quang Hồng); cổ Hán Việt tự (Vương Lực). Lớp từ này lâu nay nó vẫn được
coi là những từ Việt. Theo quan điểm đồng đại, dựa vào chức năng và giá trị sử dụng, nhiều tác
giả xem chúng là từ thuần Việt. Các từ tiền Hán Việt tiêu biểu: buồng, buông, buộc, buồm, bay,
chúa, chuộng, chứa...
c) Từ Hán-Việt
- Khái niệm từ Hán Việt
Trong giáo trình “Từ vựng học tiếng Việt” (1985), GS. Nguyễn Thiện Giáp phân biệt
từ gốc Hán trong tiếng Việt với các từ Hán đọc theo âm Hán Việt.
Từ Hán-Việt là những từ gốc Hán đời Ðường-Tống được biến đổi theo quy luật ngữ âm
tiếng Việt. Ví dụ: hoàng thượng, thượng, thượng đế, chế độ, chiếm đoạt, xung đột, chính thống,
triều đình, khoa cử, văn chương, giảng giải, hiền triết, tú tài, cử nhăn, tiến sĩ, trạng nguyên,
thám hoa, Phật, nát bàn, hòa thượng, giáng thế, thiên đường,...
- Cách đọc Hán Việt
Nguyễn Tài Cẩn trong “Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt (1979)”
quan niệm:
- Cách đọc Hán Việt là sản phẩm của sự tiếp xúc giữa tiếng Việt với tiếng Hán và nền
văn tự Hán xảy ra vào đời Đường, theo hệ thống ngữ âm tiếng Hán mà cụ thể là hệ thống Đường
âm dạy ở Giao Châu (khoảng thế kỷ XVIII - X). Nói đến cách đọc Hán Việt là nói đến cái vỏ
ngữ âm mà người Việt Nam gán cho hệ thống văn tự Hán, bất luận những chữ đó là chữ gì.
- Cách đọc Hán Việt trở thành một hệ thống cách đọc độc lập tách ra khỏi cách đọc ở
Trung Nguyên là từ thế kỷ XI. Điều này gắn liền với tác động của nhân tố chính trị xã hội: Việt
Nam trở thành quốc gia độc lập, tự chủ từ thế kỷ X. Còn trước đó, cuối đời Đường, cách đọc chữ
Hán ở Việt Nam là cách đọc học được của một sinh ngữ.

88
- Diễn biến của cách đọc Hán Việt có quan hệ với hệ thốg ngữ âm tiếng Việt. Đó là mối
quan hệ tương tác hai chiều. Điều này lí giải: những dị biệt ban đầu của cách đọc Hán Việt so với
ngữ âm tiếng Việt đã giảm dần, và càng ngày bộ phận này càng lọt sâu vào quỹ đạo của tiếng
Việt, càng ngày nó càng chịu tác động mạnh mẽ của qui luật ngữ âm và ngữ âm lịch sử của tiếng
Việt.
- Diễn biến của cách đọc Hán Việt còn gắn liền với việc sử dụng văn tự: lúc đầu là văn tự
Hán; sau đó là vừa chữ Hán vừa chữ Nôm mà khi đọc Nôm, viết Nôm- không trực tiếp thì gián
tiếp- hầu như bao giờ chúng ta cũng cần phải dựa vào cách đọc Hán Việt cả; cuối cùng là chúng
tồn tại trong lối văn viết ghi bằng chữ quốc ngữ; tồn tại cả trong lối nói khẩu ngữ của quảng đại
quần chúng.
- Đặc điểm của từ Hán Việt
Về mặt ngữ âm: ta có thể rút ra một số đặc điểm ngữ âm như sau:
+ Có sự đối lập giữa âm hữu thanh và âm vô thanh giữa hai thời kì. Cụ thể:
Sự dối lập giữà / b / và / f / .Thí dụ: buồng - phòng; buông - phóng; bùa - phù.
Sự đối lập giữa / m / và / v /. Thí dụ: mùa -vụ; múa- vũ; muộn- vãn.
Sự đối lập giữa / d/ và / tr /. Thí dụ: đục - trọc, đuổi -truy; đúng -trúng.
Sự đối lập giữa / ia / và / i /. Thí dụ: bia- bi ; lìa- li ; bìa- bì.
Sự đối lập giữa / ô / và / a / khi không đứng sau / i / ngắn. Thí dụ : nôm, nồm - nam, nộp-
nạp,
Sự đối lập của /ă/ ngắn và /i/ khi đứng trước /ng/ và /k/ . Thí dụ: sanh - sinh.
Sự đối lập giữa / e / và / a / hay / ie /. Thí dụ: quen- quán ; khoe- khoa ; sen -liên.
Sự đối lập giữa / o / và / wo /. Thí dụ: hòn - hoàn.
Sự đối lập giữa / ua / và / u /. Thí dụ: chúa - chủ ; múa- vũ .
Sự đối lập giữa / ưa / và / ư /. Thí dụ: lừa - lư ; chứa - trữ ; tựa - tự.
Sự đối lập giữa /ơ/, /ai /, /ơi /, /âi / và /i /. Thí dụ: cờ- kì; thơ- thi ; dời -di;
Về mặt ý nghĩa: Ý nghĩa có thể được biến đổi theo nhiều hướng.
+ Mở rộng ý nghĩa của từ Hán. Thí dụ:
Từ khám trong tiếng Hán có một nghĩa xem xét, khi đi vào tiếng Việt nó thêm nhiều
nghĩa mới như: xét, lục, khám, soát.
Từ thủ trong tiếng Hán có 2 nghĩa: 1/. Phần trên cơ thể của người (thủ cấp). 2/. Ðứng
trước hết (thủ khoa, thủ lĩnh). Sang tiếng Việt, ngoài hai nghĩa trên, phát sinh thêm một nghĩa
mới là phần trên của cơ thể gia súc ( thủ lợn, thủ bò).
+ Thu hẹp nghĩa của từ Hán. Việc thu hẹp nghĩa có thể diễn ra dưới nhiều hình thức.
+ Giảm bớt các nghĩa được sử dụng trong tiếng Hán. Thí dụ:
Trong tiếng Hán từ nhất có mười hai nghĩa, khi đi vào tiếng Việt nó chỉ được sử dụng có
hai nghĩa : số thứ tự và đều hay cùng.

89
Từ phong trào trong tiếng Hán có ba nghĩa: 1- Hướng gió và cữ thủy triều. 2- Gió lốc,
gió xoáy giữa biển khơi.3- Sự việc diễn ra sôi nổi trong một thời kì nhất định. Khi đi vào tiếng
Việt , chỉ có nghĩa 3- được giữ lại.
+ Chỉ bảo lưu nghĩa của một trong hai thành tố của từ được sử dụng trong tiếng Hán. Thí dụ:
Ðột ngột trong tiếng Hán có nghĩa là cao chót vót, cao ngất một mình, trong đó đột có
nghĩa là bất chợt, ngột có nghĩa là cao mà phẳng. Trong tiếng Việt, chỉ có nghĩa của đột được giữ
lại để chỉ sự bất ngờ, không có dấu hiệu gì báo trước.
+ Chỉ sử dụng nghĩa của tiếng Hán theo nghĩa hẹp. Thí dụ:
Tiêu hóa trong tiếng Hán có nghĩa là tiêu tan vật chất hóa ra chất khác. Thí dụ như chất
đặc nấu chảy ra chất lỏng...Nói chung, có thể dùng cho mọi quá trình biến đổi của vật chất.
Trong tiếng Việt, tiêu hóa chỉ được sử dụng để chỉ quá trình biến thức ăn thành chất nuôi dưỡng
cơ thể của người và động vật.
+ Chuyển sang nghĩa hoàn toàn mới. Thí dụ:
Từ ngoại ô trong tiếng Hán có nghĩa là cái bờ thành nhỏ đắp bằng đất để ngăn trộm
cướp. Trong tiếng Việt ngoại ô chỉ khu vực bên ngoài thành phố.
Phương phi trong tiếng Hán có nghĩa là hoa cỏ thơm tho; trong tiếng Việt có nghĩa là béo
tốt.
Khôi ngô trong tiếng Hán có nghĩa là cao to; trong tiếng Việt có nghĩa là mặt mũi sáng
sủa, dễ coi.
Bồi hồi trong tiếng Hán có nghĩa là đi đi lại lại; trong tiếng Việt có nghĩa là trạng thái
tâm lí bồn chồn, xúc động.
Kĩ lưỡng trong tiếng Hán có nghĩa là khéo léo, trong tiếng Việt có nghĩa là cẩn thận.
Ðáo để trong tiếng Hán có nghĩa là đến đáy, trong tiếng Việt có nghĩa là quá quắt trong
đối xử, không chịu ở thế kém đối với bất cứ ai.
+ Thay đổi sắc thái biểu cảm. Thí dụ:
Trong tiếng Hán , từ thủ đoạn có nghĩa là tài lược, mưu cơ. Trong tiếng Việt thủ đoạn
mang nghĩa xấu, tương đương với cách thức lừa bịp. Phụ nữ, nhi đồng trong tiếng Hán mang sắc
thái trung tính, sang tiếng Việt nó diễn đạt khái niệm mang sắc thái dương tính .
Sự thay đổi sắc thái biểu cảm có thể gắn liền với sự thay đổi các nét nghĩa trong ý nghĩa
biểu niệm. Thí dụ:
Tiểu tâm trong tiếng Hán có nghĩa là cẩn thận, chú ý ( sắc thái dương tính). Trong tiếng
Việt có nghĩa là lòng dạ nhỏ mọn, hẹp hòi (sắc thái âm tính).
Lợi dụng trong tiếng Hán có nghĩa là đồ vật tiện dùng hay sử dụng đồ vật sao cho có lợi
(trung tính). Trong tiếng Việt có nghĩa là dựa vào điều kiện thuận lợi nào đó để mưu cầu quyền
lợi riêng không chính đáng ( sắc thái âm tính)

90
Về mặt phong cách: mang tính trang trọng (thiếu nhi-con nít, phụ nữ-đàn bà); tính cổ
kính (mỹ nhân-người đẹp, cố hương-quê cũ, phi trường-sân bay), tính chính xác, rõ nghĩa (độc
lập- đứng một mính, du kích-đánh chơi),v.v.
Về mặt cấu tạo, từ đa tiết Hán-Việt do phần lớn là mượn từ tiếng Hán nên được cấu tạo
theo ngữ pháp Hán. Trong các kết cấu chính phụ, yếu tố phụ bao giờ cũng được đặt trước. Thí
dụ:
+ Ðịnh tố + danh từ. Thí dụ : chính phủ, thủ pháp, thiên tử, thủy điện, ngoại quốc, độc
giả, ...
+ Bổ tố + động từ. Thí dụ: cưỡng đoạt, độc lập, độc tấu, bi quan, ngoại lai, lạm dụng, kí
sinh,...
Một số lớn từ Hán-Việt cũng được cấu tạo theo kết cấu đẳng lập.Thí dụ:
+Danh từ +danh từ. Thí dụ: mô phạm, quy củ, nhân dân, phụ nữ, thư tịch, quốc gia,...
+Tính từ +tính từ. Thí dụ: hạnh phúc, phú quý, khổ sở, cơ hàn, phong phú, trang nghiêm
thích hợp,...
+Ðộng từ +động từ . Thí dụ: tiếp nhận, tàn sát, chiến đấu, thương vong, đả phá, giáo
dưỡng,...
Có điều cần chú ý là những từ Hán-Việt kiểu này ít có thể đảo vị trí giữa các yếu tố như
những từ thuần Việt .
Ngoài ra, trên cơ sở những yếu tố Hán-Việt này, hàng loạt những từ mới sau đó đã được
tạo ra. Người Việt có thể kết hợp yếu tố Hán-Việt với yếu tố thuần Việt để tạo ra từ mới. Thí dụ:
binh lính, cướp đoạt, đói khổ, súng trường, kẻ địch, tàu hoả,...
c) Từ Hán-Việt hóa
Bên cạnh tên gọi phổ biến là “Hán Việt Việt hoá” thì có một số tác giả còn gọi loại đơn vị
này là “hậu Hán Việt” (Nguyễn Quang Hồng).
Đây là những từ đã Việt hoá về ngữ âm từ những từ gốc Hán. Ví dụ: các từ như gương
(kính), gác (các), gang (cang), vạch (hoạch), vốn (bổn), ván (bản), vá (bổ), vỡ (phá), sức (lực),
xanh (thanh), đời (đại),...
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp (1985) cho rằng, từ Hán Việt được Việt hoá gồm những từ
vốn là từ Hán khi nhập vào hệ thống từ vựng của tiếng Việt đã biến đổi diện mạo ngữ âm, không
còn giống dạng ngữ âm Hán Việt ban đầu nữa. Ví dụ: gan (can), gần (cận), ghi (kí), goá (quả),
gươm (kiếm), vốn (bổn), vợ (phụ), dao (đao), dừng (đình), giống (chủng), vẽ (hoạ), vạ (hoạ), cầu
(kiều),...
Nguyễn Ngọc San (2003) coi từ Hán Việt Việt hoá “là một lớp từ trong tiếng Việt”. Theo
tác giả, dưới tác động của những biến đổi ngữ âm, một từ Hán Việt đã tách làm hai, một là giữ
nguyên âm Hán Việt cũ, hai là phát sinh ra âm mới. Vì âm mới này có xuất phát điểm là âm Hán
Việt nên ta gọi chúng là âm Hán Việt Việt hoá. Ví dụ: gan (can), gương (kính), gươm (kiếm),

91
giữa (cân), gần (cận), cẩm (gấm), ghi (kí), gửi (kí), gang (cang), goá (quả), gương (cưỡng), gác
(các), ghế (kỉ).
Tóm lại, những từ gốc Hán trong tiếng Việt chiếm số lượng rất lớn và giữ vai trò quan
trọng trong việc biểu đạt tư tưởng, tình cảm của người Việt. Tuy nhiên cần chú ý sử dụng đúng
chỗ, đúng lúc mới có thể phát huy được tác dụng to lớn của chúng.
3.3.1.3. Từ gốc Ấn Âu
a) Từ mượn Pháp trong tiếng Việt
Các từ Pháp nhập vào tiếng Việt chủ yếu chỉ các khái niệm mới về lối sống, văn hoá, văn
minh của Pháp nói riêng, của phương Tây nói chung như ăn mặc, cấu trúc nhà cửa, trang thiết bị
trong nhà, ẩm thực cùng máy móc thiết bị, khoa học-kỹ thuật, công nghệ,... Có thể dẫn ra một số
nhóm chủ yếu như sau:
- Các từ mượn Pháp liên quan đến trạng phục, trang điểm. Ví dụ: ba-dơ-suy (pardessus),
bành-tô (paletot), bi-ki-ni (bikini), bờ-lu-dông (blouson), bốt (botte), ca-vát/cra-vát (cravate),
com-plê /com-lê (complet), coóc-xê (corset), cồn – cát-xê(col cassê), juýp (jupe), len (laine),
may-ô (maillot), mù-soa/ mùi-xoa (mouchoir), phi-dê (friser), săng-đan (sandale), sơ-mi
(chemise), vét-tông/ xe-xtông (veston), xi-líp (slip), xu-chiêng (soutien-gorge),...
- Các từ mượn Pháp liên quan đến đơn vị đo. Ví dụ: ga-lông (gallon), gam/gram
(gramme), héc-ta (hecto), ki-lô-mét (kilomètre), ki-lô-oát (kilowatt), ki-lô-gam (kilogrammer), lít
(littre), oát (watt), vôn (volt), xăng-ti-mét (centimètre).
- Các từ mượn Pháp liên quan đến xây dựng, nhà cửa. Ví dụ: ban-công (balcon), bê-tông
(béton), cốp-pha (coffage), đi-văng (divan), hô-ten, ô-ten (hôtel), ki-ốt (kiosque), toa-lét
(loilette), vi-la (villa), xi-măng (ciment), xa-lông (salon),...
- Các từ mượn Pháp liên quan đến đời sống văn hoá tinh thần như nghệ thuật, âm nhạc,
giải trí. Ví dụ: ác-mô-ni-ca (harmonica), ác-coóc-đê-ông (accordéon), đăng-xinh (dancing), đi-
scô (discothèque), ghi-ta (guitare), gia (jazz), oóc-gan (organe), ô-pê-ra (opéra), phim (film), pi-
a-nô (piano), sắc-xô-phôn (saxophone), vi-ô-lônh (violon), tăng-gô (tango), van (valse), xi-nê
(cinéma),...
-Các từ mượn Pháp liên quan đến ẩm thực. Ví dụ: bích-qui (biscuit), bíp-tết/bít-tết
(bifteck), ca-cao (cacao), cà-phê-in (caféine), ca-ri (cari), cà-phê (café), cà-rố (carotte), cốc-tai
(coktail), đét-xe (dessert), giăm-bôing/ dăm-bông (jambon), pho-mát(fromage), sâm-banh
(champage), si-rô (sirop), sô-đa (soda), sô-cô-la (chocolat), sốt-vang (sauce au vin), su-hào
(chou-rave), súp (soupe), súp-lơ (chou-fleur), vang (vin), xi-gà (cigare), xoong (casserole), xúc-
xích (saucisse),...
- Các từ mượn Pháp liên quan phương tiện giao thông, thiết bị. Ví dụ: boóc-ba-ga/ poóc-
ba-ga (porte- bagages), bu-gi (bougie), bu-lông (boulon), buýt (bus, autobus), ca (autocar), ca-bin
(cabine), ca-nô (canot), cu-roa (couroire), đi-ê-den (diésel), ga-ra (garage), gác-đờ-bu (garde-

92
boune), mỏ-lết (molette), mô-bi-lét (bobylette), mô-tô(moto), xích-lô (cyclo), mô-tơ (moteur),
phanh (frein, freiner), tuóc-nơ-vít(tournevis), vô-lăng (volant), ...
- Các từ mượn Pháp liên quan đến in ấn, thông tin. Ví dụ: am-pli/am-li (amplicateur), áp-
phích (affiche), bông (bon), ca-mê-ra (caméra), ca-nông (canon), cát-xét (cassette), ga-len
(galène), phim (film), ra-đi-ô (radio), tem (timbre), phông (fonte), tê-lê-phôn (téléphone), ...
- Các từ mượn Pháp liên quan đến chiến tranh. Ví dụ: ba-lô (ballot), bi-đông (bidon),
bom (bombe), bốt/bót (poste), lô-cốt (blockhaus), rốc-két (roquette),xà-lim (cellule), ...
- Các từ mượn Pháp liên quan đến chức vụ hành chính thời Pháp. Ví du: ách (adjudant),
cẩm (commissaire de police), cò (commissaire de police), cu-lít (coolie), gác-đờ-co (garde du
corps), sếp (chef),...
-Các từ mượn Pháp liên quan đến giáo dục. Ví dụ : bờ-rô-phét-xơ (professeur), com-pa
(compas), cóp/cóp-pi (copier), đíp-lốp (diplôme), đốc-tờ (docteur), đúp (redoubler), ê-ke
(équerre), ...
- Các từ mượn Pháp liên quan đến y học. Ví dụ : áp-xe (abcès), a-mi-đan (amydal), a-xít
(acide), băng (bande), bưng-ca (brancard), bờ-lu/ blu (blouse), đốc-tờ (docteur), moóc-phin
(morphine), vác-xin/vắc-xin (vaccin), ven (veine), vi-ta-min (vitamine), xi-lanh (cylindre),...
- Các từ mượn Pháp liên quan đến hoá học. Ví dụ : các-bon (carbone), các-bô-níc
(carbonique), sun-phát (sulfate), hi-đrô (hydrogel), sun-phua (sulfure),...
b) Các từ tiếng Anh được sử dụng trong tiếng Việt
Chúng tôi tạm dùng cách gọi “từ tiếng Anh được sử dụng trong tiếng Việt” thay cho khái
niệm “từ mượn Anh” trong tiếng Việt. Ví dụ :
“Nơi mà internet free, mọi sinh viên đều có thể online 24/24 mà không cần phải có mặt,
chỉ cần status luôn available. Theo ý của Vietchanel thì “treo nick đi học” chính là slogan (khẩu
hiệu) xứng đáng nhất cho giới trẻ hiện đại và là biểu hiện rõ nhất của xã hội giao tiếp bằng
internet”. (Báo Sinh viên Việt Nam, số Tết, 2004).
Các hình thức xuất hiện của từ tiếng Anh trong tiếng Việt:
- Một số từ được dịch ra tiếng Việt. Ví dụ: cổ điển (classic, nhạc), đồng quê (country,
nhạc), xanh (blues, nhạc), chuột (mouse, máy tính), nút cổ chai (bottle-neck), giá trần (ceiling
price), thị trường hối đoái (exchange market), hạn ngạch nhập khẩu (import qoutas), mậu dịch tự
do (free trade), thị trường vốn (capital market), thuế giá trị gia tăng (value-added tax; VAT).
Nhìn chung, các từ dịch này đã trở nên quen thuộc và được dùng ổn định, đi vào đời sống
tiếng Việt.
- Một số từ được sử dụng theo cách phỏng âm và viết bằng chính tả tiếng Việt. Ví dụ:
caobồi / cao-bồi (cowboy), sô (show), ca-ta-lô (cataloge), an-bum (album), công-te-nơ
(container).
- Dùng nguyên dạng cách viết tiếng Anh. Loại này có thẻ chia thành hai loại:

93
+ Một số từ tuy được viết nguyên dạng tiếng Anh nhưng đã quen thuộc với đại đa số
người Việt. Ví dụ: chat, computer, dowload, e-mail, fair-play, fan, fast food, fax, gallery, gold,
internet, penalty, stress, photocopy, scaldal, world cup...
+ Đa số các từ viết nguyên dạng tiếng Anh chỉ được người Việt nhận biết theo cách nói,
bắt chước. Ví dụ: cốc-tai (cocktail), đai-rếch (direct), đi-dai (design), hát-trích (hat-trick), hét-
phôn (headphone), lai- sâu (live show), năm-bờ-oăn (number one), ô-vờ-nai (overnight), prét-
xing (pressing), sóp-ping (shopping), va-len-tin/ vơ-len-thai (valentine),...
3.3.2. Từ vựng tiếng Việt xét theo đối tượng sử dụng
3.3.2.1. Từ vựng toàn dân
Trừ những từ ngữ thuộc các lớp từ được sử dụng hạn chế về mặt lãnh thổ (từ địa phương)
hoặc về mặt “phương ngữ xã hội” (thuật ngữ, tiếng lóng, từ nghề nghiệp), số còn lại được gọi là
lớp từ vựng chung hoặc từ vựng toàn dân.
Ngay tên gọi của lớp từ này cũng đã ngụ ý rằng nó gồm những từ ngữ mà toàn dân, mọi
người, mọi nơi, mọi lúc đều có thể sử dụng một cách rộng rãi.
Lớp từ này có khối lượng từ ngữ lớn nhất, và trong từ vựng của ngôn ngữ nào cũng vậy, nó
đóng vai trò làm nền tảng. Nó cũng là cơ sở để thống nhất từ vựng và thống nhất ngôn ngữ dân
tộc, đồng thời là tài sản chung để mọi thành viên trong dân tộc, trong xã hội sử dụng làm công cụ
giao tiếp chung. Bởi vì nó gọi tên cho tất cả những sự vật, hiện tượng, thuộc tính, quá trình,...
thiết yếu nhất trong sự tồn tại của đời sống con người.
Trong tương quan với từ vựng địa phương, từ nghề nghiệp, thuật ngữ và cả tiếng lóng,
lớp từ toàn dân vừa làm chỗ dựa cho chúng, lại vừa được chúng bổ sung cho. Trong trường hợp
cần thiết, vẫn có những từ ngữ trong các lớp từ được sử dụng hạn chế đó, được chấp nhận và tiếp
thu vào vốn từ vựng chung (dĩ nhiên, không phải là tất cả mọi từ). Đó là sự tác động qua lại hai
chiều, là biểu hiện của tính thống nhất trong cái đa dạng của từ vựng.
3.3.2.2. Từ địa phương
Từ địa phương là những từ được sử dụng hạn chế ở một hoặc vài địa phương nào đó. Từ
địa phương là một bộ phận của phương ngữ. Phương ngữ là ngôn ngữ của một địa phương bao
gồm cả mặt ngữ âm, từ vựng lẫn ngữ pháp.
Như vậy, từ địa phương là những từ được dân cư của một hay vài vùng nào đó sử dụng.
Ðó là một nhánh phụ của ngôn ngữ toàn dân.
- Về nội dung: chúng là tên gọi những đặc sản, đặc điểm sinh hoạt văn hoá, xã hội của
một địa phương, đôi khi chúng phản ánh cách nhận thức riêng biệt về sự vật, hiện tượng của địa
phương.
- Về mặt hình thức ngữ âm: chúng phản ánh lối phát âm đặc thù của từng địa phương.
Nhìn chung, toàn dân vẫn hiểu được những biến thể phát âm này. Tuy nhiên, đôi khi cũng xảy ra
trường hợp người địa phương này nói, người địa phương khác không hiểu được.

94
- Về mặt chức năng: Ít khi được sử dụng vào sách báo, các sinh hoạt văn hoá, hành
chính, khoa học. Trong văn học, có thể được sử dụng khi muốn nêu bật sắc thái địa phương về
mặt ngôn ngữ của nhân vật. Qua quá trình thử thách, từ địa phương có thể được bổ sung vào vốn
từ toàn dân.
Vấn đề phân chia các vùng phương ngữ trong tiếng Việt:
Có hai xu hướng phân chia khác nhau:
-Xu hướng thứ nhất, phân chia thành ba vùng phương ngữ. Bao gồm các phương ngữ sau:
+Phương ngữ Bắc Bộ gồm phương ngữ các vùng từ Thanh Hoá trở ra.
+ Phương ngữ Trung Bộ gồm phương ngữ các vùng từ Nghệ An trở vào.
+Phương ngữ Nam Bộ gồm các phương ngữ các vùng từ Sông Bé trở vào.
- Xu hướng thứ hai, phân chia thành bốn vùng phương ngữ. Bao gồm các phương ngữ cụ
thể sau:
+ Phương ngữ Bắc Bộ bao gồm các từ ngữ được sử dụng ở trung tâm Hà Nội và các tỉnh
phía Bắc đến Thanh Hóa.
+Phương ngữ Bắc Trung Bộ bao gồm phương ngữ các vùng từ Nghệ Tĩnh đến Bình Trị
Thiên.
+ Phương ngữ Nam Trung Bộ bao gồm phương ngữ các vùng từ Quảng Nam, Ðà Nẵng
đến Thuận Hải.
+ Phương ngữ Nam Bộ bao gồm phương ngữ vùng Ðông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
Phương ngữ Nam Bộ kéo dài từ Ðồng Nai, Sông Bé đến Mũi Cà Mau. Trung tâm của phương
ngữ Nam Bộ là thành phố Hồ Chí Minh.
Phân loại từ địa phương:
Có thể thấy có một số kiểu từ địa phương sau:
-Từ địa phương không có sự đối lập với từ vựng toàn dân. Thí dụ:
+Từ địa phương Nam Bộ: chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, chao, tràm, đước,...
+ Từ địa phương Bắc Trung Bộ: chẻo, cối, khoé, nhút, thưng,..
-Từ địa phương có sự đối lập với từ vựng toàn dân toàn dân.
Kiểu này có thể chia ra hai loại nhỏ. Căn cứ vào hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa của chúng.
+Từ địa phương đối lập về mặt ý nghĩa.
Những từ ngữ này về ngữ âm giống với từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ văn học toàn
dân, nhưng ý nghĩa khác nhau. Ví dụ:
Từ ngữ Ngôn ngữ toàn dân Nghĩa trong phương ngữ
-cậu - Em trai mẹ - Hải Hưng: Anh trai của mẹ.
-té - Hắt nước - Nam Bộ: ngã.
Ở các từ ngữ địa phương kiểu trên cần phân biệt hai trường hợp:

95
*Từ địa phương và từ toàn dân vốn cùng một nguồn gốc, nhưng có sự biến đ đổi về
nghĩa. Sự biến đổi này diễn ra theo hướng mở rộng (Thí dụ: nón = nón+ mũ), hoặc chuyển đổi
trong phạm vi cùng một trường nghĩa (Thí dụ: chén = bát, mận= roi ).
* Từ địa phương và từ toàn dân đồng âm với nhau chứ không có quan hệ nguồn gốc.Thí
dụ giữa té (hắt nước ) và té (ngã ).
- Từ địa phương có sự đối lâp về mặt ngữ âm. Kiểu này có thể chia ra làm hai loại nhỏ, căn cứ
vào mức độ khác biệt về ngữ âm so với từ ngữ toàn dân tương ứng.
+ Các từ ngữ địa phương có hình thức ngữ âm khác hoàn toàn với từ ngữ tương ứng trong
ngôn ngữ toàn dân. Thí dụ:
- Toàn dân - Hải Hưng - Thanh Hóa - Nghệ Tĩnh -Nam Bộ
bà mậu mụ
cá quả cá tràu cá lóc
lợn ỉn heo
đầu chốc trốc
tao choa choa
không nỏ hổng
thuyền nốc ghe
xoan cây đu sầu đâu
+Các từ ngữ địa phương có hình thức ngữ âm khác bộ phận với từ ngữ tương ứng trong
ngôn ngữ toàn dân. Thí dụ:
- Toàn dân - Hải Hưng - Thanh Hóa - Nghệ Tĩnh - Nam Bộ
đu đủ thù đủ thu đủ
chào mào chốc mào chúc mào
gà kê kha
trâu râu tru tru
lưới lái lái
thật thiệt
sinh sanh
3.3.2.3. Biệt ngữ
Biệt ngữ là những từ hoặc ngữ biểu thị những sự vật, hiện tượng thuộc phạm vi sinh hoạt
của một tập thể xã hội riêng biệt. Tập thể xã hội đó có thể là các giai cấp thống trị trong các chế
độ xã hội cũ, những giới xã hội như công chức, công nhân, tôn giáo, các thầy mo, thầy cúng, giới
học sinh, sinh viên,...
Thí dụ: Trong tôn giáo Phật giáo có những từ như : Phật, chúng sinh, niết bàn, thiền, tam
bảo, quy y, độ trì , trai giới,...

96
Trong Thiên chúa giáo có những từ như: Chúa, thánh, linh mục, rửa tội, xưng tội,
amen,...
Trong chế độ phong kiến có những từ như: Trẫm, khanh, hạ thần, long nhan, long thể,
ngự giá, băng hà,...
- Phân loại biệt ngữ:
Có thể bàn đến hai loại biệt ngữ:
- Những biệt ngữ là tên gọi chính xác các sự vật, hiện tượng trong thực tế và không có tên
gọi tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân.
Thí dụ: Ngai vàng, tàn, lọng, cung, trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa,...
-Những biệt ngữ là tên gọi thêm chồng lên tên gọi đã có.
Thí dụ: Viên tịch, độ cơm,..(Trong phật giáo).
Trẫm, ta, khanh (Từ xưng hô của vua).
Thiếp, nàng, chàng,...(Từ xưng hô của người con trai và người con gái với nhau
thời phong kiến).
Biệt ngữ không hoàn toàn và mãi mãi tách biệt với ngôn ngữ nhân dân. Qua thời gian,
những từ được thử thách sẽ được bổ sung vào ngôn ngữ toàn dân.
3.3.2.4. Tiếng lóng
Tiếng lóng là những từ được dùng để gọi tên các sự vật, hiện tượng vốn đã có tên gọi,
được một tập thể xã hội nhất định sử dụng nhằm mục đích muốn che giấu những điều mà người
nói không muốn cho người ngoài tập thể biết hoặc muốn bộc lộ cái vẻ riêng của tập thể mình
hoặc bộc lộ thái độ một cách mạnh mẽ. Ví dụ:
Tiếng lóng của bọn trộm cắp: chôm, chôm chỉa (trộm cắp), trúng mánh (thành công),
ngầu (dữ tợn), xế nổ (xe máy), xế hộp (xe hơi), dỏm (đò giả), cớm (công an)…
Tiếng lóng của giới buôn bán: xịn (đồ tốt), bèo (rẻ), không đụng hàng- hàng độc ngân
hàng (hàng không bán được), gào, hét (ra gái cao), gía mềm (rẻ), giá cứng (đắt)…
Tiếng lóng của giới mại dâm: chào hàng (giới thiệu gái), có hàng (gặp gái), má mì (tú
bà, chủ chứa), bắt địa (làm tiền), mặt rô (tên bảo kê), lóc (ế, không có khách)…
Tiếng lóng của những người nghiện xì ke, ma túy: phê (đang phê, đang hút), vã (lên cơn
nghiện ma túy), hàng trắng (chất ma túy), cái chết trắng (chết do ma túy), nàng tiên nâu (thuốc
phiện)…
- Ðặc điểm của tiếng lóng:
- Có tính tạm thời.
- Có tính lẻ tẻ, không hệ thống.
- Phương thức tạo tiếng lóng:
- Dùng nguyên một từ ngữ có sẵn nhưng gán cho chúng một nghĩa khác

97
Tiếng lóng học sinh, sinh viên không phải là những từ ngữ được sáng tạo lần đầu, mà nó
mượn các âm thanh, các hình thức ngữ pháp, cấu trúc ngữ pháp từ ngôn ngữ toàn dân để tạo từ.
Bốn mắt: chỉ người cận thị
Cây gậy: chỉ điểm một
Chậm tiêu: lâu hiểu, chậm hiểu, chưa hiểu
Con ngỗng: điểm hai
Cúp cua: trốn học
Kết mô đen: để ý một người khác giới
Gỉa nai: giả vờ ngây thơ
Kính gãy gọng: điểm không
Leo cây: bị lỗi hẹn
Quay phim: giở tài liệu trong lúc thi hoặc làm bài kiểm tra
Viêm màng túi: hết tiền
Bắt đạn: được cha mẹ gửi tiền
Lên đoạn đầu đài: bị thầy, cô giáo gọi lên bảng
Kẹt đạn: hết tiền
Bật đèn xanh: ngầm cho phép, đồng ý làm một việc gì đó
Bán muối: chỉ người chết
Bó tay: chịu thua không giải quyết được vấn đề
Đánh bóng tên tuổi: chỉ công nghệ lăng xê các ngôi sao
Bán cháo phổi: chỉ nghề dạy học
Giải quyết nỗi buồn: đi vệ sinh
Xà beng: chỉ tăm
Xuất chuồng: gả chồng
Tép riu: thấp kém
Tụng kinh: học thuộc lòng (bằng cách lẩm nhẩm như tụng kinh)
Tanh tưởi: quá giỏi, ngoài cả sức tưởng tượng
Tinh vi: ra vẻ ta đây
Trồng cây si: kiên trì, thậm chí trơ lỳ để theo đuổi cho bằng được
Tầm ngắm: để ý đến ai đó, hay cái gì đó
Say nắng: thích nhau hoặc yêu nhau
Ngoài từ ghép ra một phương thức tạo từ cơ bản nữa là từ đơn nhưng không được phổ biến
ưa dùng như từ ghép.Ví dụ như:
Đạn: tiền
Phao: tài liệu học sinh mang giấu để giở xem khi kiểm tra, thi cử
Phê: say mê, thích thú

98
Phiêu: ở trạng thái tâm hồn bay bổng, lãng mạn
Phim: tài liệu mang vào phòng để quay cóp khi thi, kiểm tra
Quay: xem tài liệu khi thi cử, kiểm tra
Rởm: không thật, giả
Súng: bộ phận sinh dục nam
Tạch: không làm được bài kiểm tra, thi
Mít: (trí tuệ) kém thông minh, chậm hiểu
Kết: thích
Cua: tán tỉnh được một bạn khác giới, thường là nữ
Tanh: quá giỏi, ngoài sự tưởng tượng
Chảnh: kiêu kỳ, làm cao
Muỗi: thuộc chuyện vặt không đánh bàn, không đáng quan tâm để ý
Móm: hết tiền
Ngố: kém, đụt
Ngỏm: chết
Như vậy, những tiếng lóng thường thấy nhất là những tiếng lóng sử dụng ngay các đơn vị từ
vựng vốn có của tiếng Việt và cấp cho chúng thêm một nghiã mới: nghĩa lóng.
-Dựa trên những từ ngữ sẵn có nhưng thay đổi vỏ ngữ âm, hoặc tỉnh lược đi một phần
Ví dụ:
Lịch: lịch sự, đẹp
Bụi: đi bụi, ngủ bụi
Uể oải → oải: oải quá = mệt quá
Tin vịt → vịt: giả, không phải tin thật
Khoe mẽ → mẽ: hình thức bên ngoài
Máu me → máu: ham thích
Cảm hứng → hứng: phấn khích cao độ
Chảnh chọe → chảnh: kiêu kỳ, làm cao
Băng keo → keo: ki kiệt, keo kiệt
La hét → hét: lên giá, nói giá
- Phiên âm tiếng nước ngoài, khẩu ngữ gốc Hán, rồi giữ nguyên hoặc mở rộng nghĩa
Tiếng lóng được tạo ra bằng các đơn vị từ vựng nước ngoài bằng cách, các đơn vị từ vựng
nước ngoài được Việt hóa cách đọc. Ví dụ như:
Đai: (die) chết, thất bại, thua thiệt
Xì tai: (style) phong cách
Si đa: (hàng hóa) đã qua sử dụng
Hai phai: (high, hifi) dùng để chỉ người đồng tình, luyến ái

99
Xe cần hen: (second-hand) thứ phẩm cũ dùng rồi
Xì căng đan: vụ bê bối
Côsôvô: chỉ chiến tranh lạnh (trong quan hệ bạn bè, yêu đương)
Mo: (most) chết, đói, hết tiền
- Dùng các tên riêng để tạo nên tiếng lóng
Sử dụng tên riêng, nhất là tên riêng trong các tác phẩm văn học nghệ thuật (tiểu thuyêt,
phim ảnh, bài hát…) để tạo tiếng lóng theo cách riêng của họ.
Thị nở: để chỉ người phụ nữ xấu xí
Chí Phèo: để chỉ những kẻ gàn dở, bất cần đời
Chị Dậu: để chỉ những người có cuộc sống nghèo khổ
Đời cô Lựu: để chỉ những người có cuộc sống bần cùng, khổ cực
Diễm xưa: để chỉ người yêu cũ hay mối tình đã qua
Sở Khanh: chỉ kẻ háo sắc, lừa gạt phụ nữ
Nôbita: chỉ những người hậu đậu, không cẩn thận
Domino: chỉ những người hay bắt chước người khác
Sư tử Hà Đông: chỉ những người đanh đá, hay ghen dữ dằn
Hai Lúa: chỉ nhà quê
Hoạn thư: chỉ người phụ nữ hay ghen
Xuân Tóc Đỏ: chỉ kẻ hay gặp may mắn
3.3.2.5. Từ ngữ nghề nghiệp
Từ nghề nghiệp là những từ biểu thị những công cụ, sản phẩm và quá trình sản xuất có
tính thủ công, được một số người trong một ngành nghề nào đó sử dụng. Ví dụ:
Thuộc nghề nông có: cày vỡ, cày ải, bón lót, bón đón đòng, bón thúc, gieo thẳng, gieo
vại, lúa con gái, lúa đứng cái, lúa uốn câu, v.v.
Thuộc nghề dệt có: xa, ống, suốt, thoi, cữ, go, trục, gằm, guồng cửi, hồ sợi, đánh ống, sợi
mộc, sợi hồ, biên vải, v.v.
Thuộc nghề làm nón có: lá, móc vanh, guột, riệp, nức, khuôn, bắt vanh, chằng nón, khâu
nó, v.v.
- Ðặc điểm của từ nghề nghiệp:
- Phạm vi sử dụng hạn chế.
- Ý nghĩa biểu vật trùng với phạm vi sự vật hiện tượng trong thực tế ngành nghề và ý
nghĩa biểu niệm trùng với khái niệm của ngành nghề về sự vật hiện tượng đó.
- Về mặt cấu tạo, hầu hết từ nghề nghiệp đều sử dụng những đơn vị có sẵn của tiếng Việt
và có nguồn gốc thuần Việt.
- Hầu hết các từ đều được cấu tạo theo nguyên tắc có lí do. Tỉ lệ những từ mang tính võ
đóan thấp.

100
- Từ nghề nghiệp và thuật ngữ có mối quan hệ chặt chẽ. Từ nghề nghiệp được phát triển
và chỉnh đốn lại sẽ được bổ sung vào hệ thống thuật ngữ. Do dó có thể nói từ nghề nghiệp là
thuật ngữ khoa học cấp thấp.
- Từ nghề nghiệp là một bộ phận trong ngôn ngữ dân tộc, nó có quan hệ gần gũi với đời
sống nhân dân, do đó nó dễ dàng trở thành từ ngữ toàn dân khi những khái niệm riêng ấy trở nên
phổ biến rộng rãi trong xã hội.
3.3.2.6. Thuật ngữ
Thuật ngữ là bộ phận từ vựng dùng để biểu đạt những khái niệm xác định thuộc hệ thống
những khái niệm của một ngành khoa học xác định.
Ðặc điểm:
- Tuy là bộ phận từ vựng không thể thiếu được trong vốn từ dân tộc, nhưng so với từ
thường, thuật ngữ ít được sử dụng rộng rãi.
- Thuật ngữ có ý nghĩa biểu vật trùng với phạm vi sự vật hiện tượng trong thực tế của các
ngành khoa học - kĩ thuật tương ứng.
- Ý nghĩa biểu niệm trùng với khái niệm về các đối tượng ấy trong các ngành khoa học cụ
thể.
- Nội dung của thuật ngữ thường đồng nhất ở mọi ngôn ngữ do nó không bị sự chia cắt
thực tế khách quan khác nhau của từng ngôn ngữ tác động. Vì vậy, nếu những từ thường mang
tính dân tộc, thì thuật ngữ mang tính quốc tế.
Tiêu chuẩn xây dựng thuật ngữ:
- Tính chính xác:
Một thuật ngữ chính xác có nghĩa là nó chỉ biểu đạt được một khái niệm duy nhất mà
không gây nhầm lẫn. Muốn vậy, cần làm sao cho hệ thống thuật ngữ được sử dụng trong một
ngành khoa học không xuất hiện hiện tượng đồng âm, đồng nghĩa hay nhiều nghĩa.
- Tính hệ thống.
Tính hệ thống biểu hiện ở cả hai mặt hình thức và nội dung.
Về mặt nội dung, mỗi thuật ngữ tương ứng với một khái niệm nhất định có quan hệ chặt
chẽ với các thuật ngữ khác trong hệ thống, và mang một giá trị riêng biệt.
Về mặt hình thức, tính hệ thống biểu hiện ở chỗ nhìn vào mặt cấu tạo của thuật ngữ,
những người trong chuyên ngành có thể nhận diện được đấy là tên gọi của đối tượng nhóm nào,
miền nào trong chuyên ngành ấy nhờ những điểm đồng nhất và đối lập của nó với các đơn vị
khác về mặt phương thức cấu tạo hay các yếu tố cấu tạo.
-Tính dân tộc và tính quốc tế:
Do thuật ngữ là một bộ phận trong vốn từ dân tộc nên đồng thời nó phải mang tính dân
tộc. Tính dân tộc biểu hiện chủ yếu ở mặt hình thức của thuật ngữ. Thuật ngữ phải có những đặc
điểm phát âm, cấu tạo phù hợp với tiếng nói dân tộc.

101
Ngoài ra, bởi vì các khái niệm khoa học là tài sản chung của toàn nhân loại nên thuật ngữ
cũng phải mang tính quốc tế. Tính quốc tế biểu hiện chủ yếu ở mặt nội dung. Nói như thế không
có nghĩa tính quốc tế không có quan hệ gì với mặt hình thức. Các ngôn ngữ cùng khu vực thường
có hệ thống thuật ngữ tương tự nhau ở cả mặt cấu tạo.
Các phương thức xây dựng thuật ngữ:
- Thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường:
Là phuơng thức cấu tạo bằng cách chuyển nghĩa của những từ thường thành thuật ngữ.
Do được chuyển nghĩa như vậy cho nên giữa từ thường và thuật ngữ có một độ chênh nhất định
về nghĩa.
- Mô phỏng thuật ngữ nước ngoài:
Là phương thức cấu tạo bằng cách sử dụng những yếu tố cấu tạo và mô hình cấu tạo từ
của tiếng Việt, đặc biệt là khai thác các yếu tố cấu tạo Hán- Việt để dịch nghĩa của thuật ngữ
quốc tế.
Ví dụ: Polysyllabic languages dịch là Ngôn ngữ đa âm tiết
Prefixe ------- Tiền tố
Sufixe ------- Hậu tố
Ultrasound ------- Siêu âm
Software ------- Phần mềm
- Mượn nguyên thuật ngữ nước ngoài:
Là cách tạo thuật ngữ bằng cách sử dụng thuật ngữ nước ngoài về cả âm lẫn nghĩa.
Ví dụ: calci, sulfure, calcium, alminium,...
Có những hiện tượng dùng một thuật ngữ để biểu đạt nhiều khái niệm khác nhau hoặc
ngược lại, cùng một khái niệm được biểu đạt bằng nhiều thuật ngữ khác nhau.
Ví dụ cho trường hợp 1: Thuật ngữ từ vị được dùng tương đương với các khái niệm sau:
dictionaire ( từ điển), lexique ( từ vựng), lexème ( từ vị ).
Ví dụ cho trường hợp 2: Khái niệm morphème được biểu hiện bằng nhiều thuật ngữ khác
nhau: từ tố, hình vị, moocphem.
Khái niệm suffixe được biểu hiện bằng nhiều thuật ngữ không thống nhất: tiếp vĩ tố, tiếp
vĩ ngữ, phần gia cuối, hậu tố, tiếp tố.
Ngoài ra, cho đến nay hình thức phản ánh (cụ thể cách phiên âm đối với các thuật ngữ
gốc Ấn-Âu ) vẫn chưa thống nhất. Ví dụ:
Calci ( Ca ) được phiên âm cal- ci, calci, calxi, canxi (Hóa)
3.3.3. TỪ TIẾNG VIỆT XÉT THE THỜI GIAN SỬ DỤNG
3.3.3.1. Từ cổ và từ lịch sử

102
a) Từ cổ: là những từ biểu thị những đối tượng, sự vật còn tồn tại trong thực tế đương
đại, tuy nhiên đã trở nên lỗi thời do sự xuất hiện và phổ biến của một từ đồng nghĩa với nó. Như
vậy, từ ngữ cổ là những từ ngữ:
+ Chỉ còn gặp trong các tác phẩm cổ chứ không tồn tại trong tiếng Việt hiện đại, như “
bợ” là “vay”, “khứng” là “chịu”, “mắng” là “nghe”, “bui” là “duy, riêng”, “lọ” là “huống chi”,
v.v.
+ Gặp trong tiếng Việt hiện đại nhưng đã thay đổi ít nhiều về mặt ngữ âm, như “khách
thứa” thành “khách khứa”, “bàn nàn” thành “phàn nàn”, “đam” thành “đem”, v.v.
+ Còn gặp trong tiếng Việt hiện đại nhưng ý nghĩa đã bị lu mờ do chúng không còn được
dùng độc lập nữa, như “han” trong “hỏi han”, “tác” trong “tuổi tác”, “le” trong “song le”, v.v. ;
hoặc đã thay đổi hoàn toàn về ý nghĩa như “ đăm chiêu” không phải là “bên phải, bên trái, các
phía”, “lịch sự” không phải là “từng trải”, vốn là nghĩa cổ của các từ này.
b) Từ lịch sử: Là những từ ít được dùng do sự biến mất của đối tượng được gọi tên hay
do các quy định xã hội. Ví dụ:
+ Tên gọi những chức tước phẩm hàm thời xưa: án sát, bát phẩm, chánh hội, chánh tổng,
cung, phi, cửu phẩm, công sứ, hoàng hậu, lãnh binh, lí trưởng, phó lí, ngự sử, tham tri, thái thú,
thư lại, thượng thư, tiên chị, tuần phủ, tri huyện,...
+ Tên gọi những hiện tượng thi cử thời xưa: cử nhân, đình nguyên, hoàng giáp, hội
nguyên, phó bảng, trạng nguyên,...
+ Tên gọi các thứ thuế thời xưa: thuế đình, thuế thân, thuế điền, ....
Khác với từ cổ, từ lịch sử không có từ ngữ đồng nghĩa trong tiếng Việt hiện đại. Chúng ít
được sử dụng trong các phong cách ngôn ngữ hiện đại, trừ khi cần diễn đạt những khái niệm có
tính chất lịch sử. Trong các văn bản lịch sử, văn học về các thời kì cổ đại và cận đại, từ ngữ lịch
sử được sử dụng khá nhiều.
3.3.3.2. Từ mới và nghĩa mới
Những từ ngữ mới chưa được dùng rộng rãi cũng có thể được xếp vào lớp từ tiêu cực.
Tuy nhiên cần chú ý là chỉ nên xem là những từ tiêu cực những từ ngữ vừa mới xuất hiện, tính
chất mới mẻ của nó vẫn còn được mọi người thừa nhận. Nếu đối tượng mà chúng biểu thị đi vào
đời sống thì những từ ngữ ấy nhanh chóng hòa nhập vào nhóm từ tích cực.
Phần lớn những từ ngữ mới là những từ ngữ biểu thị các khái niệm thuộc các ngành khoa
học tự nhiên và xã hội. Chúng có thể định danh thuần túy cho đối tượng. Ví dụ: bộ nhớ ngoài, bộ
nhớ trong, bộ vi xử lí, chuyển giao công nghệ, cổ đông, cổ phần, công nghệ thông tin, doanh
nghiệp, đĩa từ, hội đồng quản trị,...Hay định danh tu từ cho các đối tượng. Ví dụ: ăng ten rổ rá,
đề bạt chui, phụ nữ lang thang chuyên nghiệp, phụ nữ lang thang thời vụ, văn hoá thịt
chó,...Trong đó loại đầu là chủ yếu.

103
Về đại thể, từ vựng tiếng Việt có những đơn vị từ vựng mới với những nghĩa mới theo
những con đường sau:
- Khi một từ sẵn có được dùng lặp đi lặp lại trong một ngữ cảnh trước đó chưa được dùng
làm nảy sinh một nghĩa phụ trước đó chưa có thì nó có một nghĩa phụ mới.Ví dụ: điện thoại
nóng, truy bắt nóng, điều tra nóng, đề tài nóng, giá bèo, một cữ nhậu bèo, tiền chùa, điện thoại
chùa, đi bụi, cơm bụi...
- Vay mượn và tạo từ theo các phương thức tạo từ sẵn có của tiếng Việt, phần lớn từ tiếng
Anh hoặc từ tiếng Anh phát âm theo tiếng Pháp: (nhạc) pốp, rốc, cha cha cha, dix cô, cô ta, vi
da, vi đê ô, cát xê, tốp ten, chạy sô,...
- Ghép hai từ ghép có một từ tố chung lại, tạo thành từ ngữ mới: công nông nghiệp, hoá
mĩ phẩm, phối kết hợp... hoặc hình thành những từ ghép theo hình thức ghép hai yếu tố đại diện
cho hai từ lại: động thái (hành động và thái độ), bàn thảo (bàn bạc và thảo luận), cản ngại (ngăn
cản và trở ngại), chỉnh sửa (điều chỉnh và chỉnh sửa)...
3.4. NGỮ CỐ ĐỊNH
3.4.1. KHÁI NIỆM NGỮ CỐ ĐỊNH
Ngữ cố định là các cụm từ (ý nghĩa có tính chất là ý nghĩa của cụm từ, cấu tạo là cấu tạo
của cụm từ) đã cố định hoá nên nó có tính chặt chẽ, sẵn có, bắt buộc, có tính xã hội như từ. Ví
dụ: mũ ni che tai, hết nước hết cái, mua dây buộc mình, rán sành ra mỡ, nằm mơ giữa ban
ngày,v.v. Ngữ cố định có mấy đặc điểm cần chú ý sau:
Tính thành ngữ: Tính thành ngữ được định nghĩa như sau: cho một tổ hợp có nghĩa S do
các đơn vị A,B, C... mang ý nghĩa lần lượt s[1], s[2], s[3]... tạo nên. nếu như nghĩa S không thể
giải thích bằng các ý nghĩa s[1], s[2], s [3] thì tổ hợp A, B, C có tính thành ngữ.
Thí dụ, hết nước hết cái là tổ hợp có tính thành ngữ vì ý nghĩa “quá dài, quá mức chịu
đựng, bực dọc, sốt ruột” của nó không thể giải thích được bằng các nghĩa của hết nước hết cái...
Tính thành ngữ của các ngữ cố định có những mức độ từ thấp đến cao khác nhau. Ba hoa
thiên tướng có tính thành ngữ thấp hơn ba chìm bảy nổi, ba chìm bảy nổi có tính thành ngữ thấp
hơn ba cọc ba đồng,...
Tính tương đương với từ về chức năng tạo câu: Thí dụ, từ mãi trong câu: “Tôi chờ anh
mãi mà không thấy anh đến” có thể thay bằng: “Tôi chờ anh hết nước hết cái mà không thấy anh
đến”; hoặc từ hợp lực trong câu: “Nếu không hợp lực với nhau mà làm ăn thì cũng khó thoát
được cái đói và cái rét” có thể thay bằng ngữ chung lưng đấu cật thành “Nếu không chung lưng
đấu cật với nhau mà....”.
- Các ngữ cố định cũng có thể rút gọn, như ngữ chết nhăn răng, tốt mã giẻ cùi, có thể
rút gọn thành nhăn răng, tốt mã. Chúng cũng có thể được mở rộng thêm thành phần như ngữ:
ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng mở rộng thành: ăn cơm nhà mà lại đi thổi tù và hàng tổng,
người ta cười cho...

104
- Từ trong ngữ cố định cũng có thể thay thế được bằng những từ cùng trường nghĩa
hoặc đồng nghĩa: lúng túng như chó ăn vụng bột thành lúng túng như chó xơi trộm bột.
Tuy nhiên, dù có biến thể thế nào đi nữa thì các biến thể cũng không được phép vượt quá
công thức kết cấu và các quan hệ ngữ nghĩa vốn có trong ngữ quá xa. Chẳng hạn, Nói toạc móng
heo không thể đổi thành nói toạc móng lợn dù rằng heo và lợn là hai từ đồng nghĩa.
3.4.2.PHÂN LOẠI NGỮ CỐ ĐỊNH
Phân loại ngữ cố định theo kết cấu
- Các ngữ cố định có kết cấu là cụm từ:
* Các ngữ cố định có các từ trung tâm: Dai như đỉa, đỏ như son, đen như mực, bạc như
vôi, tức như bò đá... Dãi dầu mưa nắng, dĩa gió dầm mưa... Cướp cháo lá đa, cướp công cha mẹ,
cướp cơm chim... Chạy long tóc gáy, chạy thục mạng, chạy như cờ lông công....
* Các ngữ cố định không có từ trung tâm: dây mơ dễ má, một nắng hai sương, dầu sôi
lửa bỏng, đỏ dầu vào lủa, đem con bỏ chợ...
- Các ngữ cố định có kết cấu là câu:
Các ngữ cố định có kết cấu câu đều không có từ trung tâm. Đó là các ngữ cố định có kết
câu là một câu đơn: chuột chạy cùng sào, chuột sa chĩnh gạo, ruột bỏ ngoài da, thân làm tội đời,
thần hồn nát thần tính; hoặc có kết cấu là một câu ghép: đâm bị thóc, chọc bị gạo; ăn cơm nhà
vác tù và hàng tổng; mâm cao cỗ đầy; mặt xanh nanh vàng; vật đổi sao dời....
Phân loại ngữ cố định theo chức năng
Có thể chia ngữ cố định thành hai loại lớn: ngữ cố định miêu tả và quán ngữ.
- Ngữ cố định miêu tả (còn gọi Ngữ định danh, Thành ngữ):
Ngữ cố định miêu tả là những ngữ cố định tương đương với các từ định danh. Chúng vừa
có tác dụng gọi tên sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái chưa có tên gọi; vừa có tác dụng thể
hiện các sắc thái khác nhau của một sự vật, một hoạt động, một tính chất, một trạng thái nếu
chúng đã có tên gọi, đó là trường hợp các ngữ: mắt lươn, mắt phượng, mắt ốc nhồi, mắt cá chày,
mắt lợn luộc... miêu tả các hình dáng khác nhau của mắt con người; dai như đỉa, dai như chão,
dai như chó nhai dẻ rách... thể hiện các tính chất dai của các sự vật, các hành động khác nhau...;
chạy long tóc gáy, chạy bán xới, chạy như cờ lông công... miêu tả các tình thế, các dạng chạy
khác nhau; nói nước đôi, nói buông xuôi, nói vuốt đuôi, nói bãi đôi, nói cứ như thật.... miêu tả
các cách nói khác nhau v.v.
Những ngữ cố định phân loại theo kết cấu cú pháp nói trên đều là các ngữ cố định miêu
tả, ngữ cố định định danh, hay còn gọi là các thành ngữ.
- Quán ngữ: là các ngữ cố định phần lớn không có từ trung tâm, không có kết cấu câu.
Chúng là những công thức nói lặp đi lặp lại với những từ ngữ tương đối cố định, chủ yếu là để
đưa đẩy, để liên kết, chuyển ý, để thể hiện các hành động nói khác nhau và nhất là đảm nhiệm
chức năng rào đón. Ở trong câu, các quán ngữ không đảm nhiệm chức năng làm thành phần

105
chính trong nòng cốt câu mà đảm nhiệm các chức năng ngoài nòng cốt câu như chuyển tiếp,
chêm, xen kẽ, tình thái - Các chức năng dụng học cơ bản .
Các quán ngữ thường gặp trong tiếng Việt: Một mặt là..., mặt khác là.., thứ nhất ..., thứ
hai...,nói cách khác..., nói khác đi..., tóm lại..., nói tóm lại..., như sau..., dưới đây..., the tôi thì, ai
cũng biết, tôi nghĩ rưàng, tôi đã chắc chắn rằng, dễ thường, lẽ nào..., tôi cho rằng, có mà đến
tết, thảo nào, khổ một nỗi, xin bỏ ngoài tai, chả trách, may ra, chưa biết chừng..., liệu thần hồn...

CÂU HỎI VÀ NỘI DUNG ÔN TẬP CHƯƠNG 3


Theo sự hướng dẫn và gợi ý của giảng viên giảng dạy trên lớp

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 3


[1] Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng-ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà nội.
[2] Nguyễn Thiện Giáp (2002), Từ vựng học tiếng Việt, tái bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[3] Nguyễn Thiện Giáp (2011), Vấn đề “từ” trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

106
Chương 4
HÀM NGÔN TRONG GIAO TIẾP
Trong thực tiễn giao tiếp xã hội, có hai cách nói: nói thẳng, nói trắng, nói toạc ra... và, nói
bóng gió, nói vòng vo, nói quanh co, nói lơ lửng, nói lập lờ, nói úp mở... Đó là những vấn đề mà
người nghiên cứu quan tâm đến khi nghiên cứu về nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ngôn của lời
nói.
Quả thật, hiển ngôn và hàm ngôn là vấn đề thú vị, làm hấp dẫn giới nghiên cứu
những năm gần đây. Nó là vấn đề của lý thuyết giao tiếp, ngữ dụng học, ngôn ngữ học văn bản,
và đặc biệt là logic - ngữ nghĩa học. Ngôn ngữ học hiện đại quan tâm đặc biệt đến hiển ngôn và
hàm ngôn để giải thích và phân tích nghĩa của câu (lời - phát ngôn). Trước khi tìm hiểu hiển
ngôn và hàm ngôn là gì?
4.1.TIỀN GIẢ ĐỊNH
4.1.1. Khái niệm tiền giả định
Tiền giả định (TGĐ) là khái niệm được Frege nêu ra lần đầu vào năm 1966 khi ông phân
biệt giữa hai loại ý nghĩa: ý nghĩa khẳng định (Asserted meaning) và ý nghĩa giả định
(Presupposed meaning). Theo Frege, TGĐ là cái không thay đổi khi câu bị phủ định.
ở Việt Nam, TGĐ được giới thiệu lần đầu trong bài báo khá công phu “Phân tích ngữ
nghĩa” của Hoàng Phê (1975). Tác giả cho TGĐ không có giá trị thông báo chính thức, đối lập
với phần khẳng định - phần có giá trị thông báo chính thức.
Ví dụ:
Vừa mới đang hoạt động di chuyển: TGĐ
Dừng = …………………………………
Nay không hoạt động di chuyển: khẳng định
Cũng trong bài báo này, tác giả phân biệt nghĩa và ý. Ý là nội dung diễn đạt của một đơn
vị ngôn ngữ trong một hoàn cảnh phát ngôn cụ thể, tức là một đơn vị lời nói và sự thống nhất
giữa nghĩa và ý tạo nên ý nghĩa của lời (phát ngôn). Tác giả xem TGĐ là hàm nghĩa và nghĩa bao
gồm nghĩa chính thức và hàm nghĩa. Cho nên, ý cũng có ý chính thức và hàm ý. Tiếp nối quan
điểm trên, trong bài báo “Nghĩa của lời” (1981), tác giả lại cho TGĐ là điều mà người nói coi
như là người nghe đã biết rồi, bất tất phải nói:
+ Nguyễn Đức Dân (1987) trong “Logic-ngữ nghĩa- cú pháp” coi TGĐ là điều kiện dùng
chuẩn xác của một câu, là cái nền cho sự hội thoại được tiến hành bình thường và câu nói đó
được chấp nhận. Tác giả phân TGĐ thành: TGĐ ngữ nghĩa và TGĐ ngữ dụng.
+ Cao Xuân Hạo (1991 và 1998) quan niệm TGĐ của một câu nói là một điều gì phải
được giả định là đã có trước khi nói câu đó, vì nếu không có điều này thì không thể nói câu đó

107
được (câu đó sẽ trở thành phi lý hoặc không thể thiếu được ). TGĐ được tác giả đối lập với hàm
ý của một câu nói, là một điều gì mà khi nghe câu ấy, người nghe phải rút ra như một hệ quả tất
nhiên. Theo tác giả có hai loại TGĐ: TGĐ trong nghĩa của từ và TGĐ trong nghĩa của câu.
Ví dụ: Từ điển giải thích từ mẹ như sau: “người phụ nữ có con, trong quan hệ với con”.
Với ý nghĩa của từ “mẹ” có thể phân biệt hai phần (hai nét nghĩa): phần tiền giả định (“phụ nữ”)
và phần thông báo (“có con”). Phần TGĐ không bị phủ định, phần thông báo có thể bị phủ định.
TGĐ trong câu được phân thành TGĐ ngôn ngữ và TGĐ dụng pháp. TGĐ ngôn ngữ là
nội dung nghĩa của những câu đi trước câu đang xét trong văn bản hay trong hội thoại. TGĐ
dụng pháp là những tình huống làm điều kiện tiên quyết cho giá trị hay hiệu lực của câu đang
xét.
Tóm lại, mặc dầu có sự khác biệt trong cách định nghĩa và phân loại, nhưng tựu trung,
các nhà nghiên cứu đều coi TGĐ là những thông tin đã biết, tồn tại dưới dạng ngầm ẩn, dùng làm
cơ sở cho việc thuyết minh các sản phẩm ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp. TGĐ là khái niệm
đặc biệt quan trọng trong việc phân chia việc phát ngôn thành các loại khác nhau, tuỳ theo cách
hiểu TGĐ để có những sự phân loại không giống nhau.
Tiền giả định là những hiểu biết đã được các nhân vật giao tiếp mặc nhiên thừa nhận,
dựa vào chúng mà người nói tạo nên ý nghĩa tường minh trong phát ngôn của mình.
4.1.2. Các cách kiểm nghiệm tiền giả định
a. Quan hệ với ý nghĩa tường minh
TGĐ đã được các nhân vật giao tiếp mặc nhiên thừa nhận, dựa vào nó mà người nói tạo
ra ý nghĩa tường minh trong phát ngôn của mình. TGĐ không phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp.
Hàm ý là những hiểu biết có thể suy ra từ ý nghĩa tường minh và tiền giả định của ý
nghĩa tường minh. Cơ sở để suy ra hàm ý là các “lẽ thường”. Hàm ý dựa vào ngữ cảnh giao tiếp.
Hàm ý có thể là kết luận r còn ý nghĩa tường minh là luận cứ. Ví dụ:
A- Vân đi đâu rồi nhỉ?
B- Thưa thầy, hôm nay là thứ bảy mà.
(r: Vân đi chơi với người yêu)
Hoặc ý nghĩa tường minh là kết luận r, còn hàm ý là luận cứ.
A - Tối nào nó cũng đi chơi với người yêu, chẳng lo học.
B - Đâu có ạ, tuần lễ bảy tối thì sáu tối bạn ấy đọc sách đến khuya mà.
(hàm ý : Vân chỉ vắng mặt tối thứ bảy hằng tuần.)
b) Quan hệ với hình thức ngôn ngữ tạo nên phát ngôn
- Tiền giả định có quan hệ với các yếu tố ngôn ngữ cấu thành phát ngôn, có những dấu
hiệu ngôn ngữ đánh dấu nó.
Ví dụ – Anh ta đang lo đám tang cho bà mẹ vợ khó tính của anh ta.
Có các TGĐ : + Anh ta có mẹ vợ.

108
+ Mẹ vợ anh ta mới chết.
- Hàm ý, trái lại không tất yếu phải được đánh dấu bởi các dấu hiệu ngôn ngữ. Ví dụ:
Phát ngôn “Mưa rồi!” có các hàm ý khác nhau nếu xuất hiện trong những hoàn cảnh giao tiếp
khác nhau.
c) Lượng tin và tính năng động hội thoại.
Ý nghĩa tường minh và hàm ý có tính năng động hội thoại cao hơn là TGĐ, có nghĩa là ý
nghĩa tường minh và hàm ý (nằm trong ý định truyền báo của phát ngôn) là một giai đoạn trong
cuộc thoại, từ giai đoạn này mà hội thoại tiến lên bước mới.
Ví dụ:
Sp1 - Anh ta đã cai thuốc lá.
Sp2 - Thế à, anh ta cai nó có vất vả lắm không?
Sp1 - Cũng khá vất vả.
→ Cuộc thoại tiến lên dựa vào ý nghĩa tường minh của phát ngôn.
Ví dụ: Sp1- Anh ta đã cai thuốc lá.
Sp2 -Thế à? Bây giờ anh ta không phải vay tiền bạn nữa nhỉ ?
Sp1- Cũng chẳng khá lên được, bỏ thuốc lá thì lại nghiện cà phê. Ba đấm bằng một đạp.
→ Cuộc thoại tiến lên nhờ vào hàm ý “Anh ta có thể tiết kiệm được tiền”
d) Phản ứng đối với các dạng phát ngôn.
Trừ những TGĐ đóng vai trò ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên, các TGĐ thông thường có
những đặc điểm sau đây khi phát ngôn biến đổi dạng:
-Tính chất kháng phủ định:
TGĐ giữ nguyên khi phát ngôn chuyển từ dạng khẳng định sang dạng phủ định. Nó
chống lại phủ định.
Ví dụ: - Thắng đi lấy thuốc cho vợ.
→ - Thắng không đi lấy thuốc cho vợ
(TGĐ vẫn giữ nguyên: Thắng đã có vợ)
- Tính chất bất biến khi phát ngôn thay đổi về hành vi ngôn ngữ tạo ra nó.
TGĐ của phát ngôn xác tín vẫn giữ nguyên khi phát ngôn này chuyển thành phát ngôn
hỏi, mệnh lệnh...
- Thắng đi lấy thuốc cho vợ
→ - Thắng đi lấy thuốc cho vợ phải không?
→ - Đi lấy thuốc cho vợ đi, Thắng!
(TGĐ vẫn giữ nguyên: Thắng đã có vợ)
- Tính chất không thể khử bỏ
TGĐ không thể bị loại bỏ ngay trong cùng một phát ngôn bởi cùng một người nói
ra.Không thể nói:

109
- Thắng đi lấy thuốc cho vợ nhưng Thắng không có vợ.
Hàm ý không có những đặc điểm nói trên, cụ thể :
- Hàm ý không giữ nguyên khi phát ngôn chuyển từ khẳng định sang phủ định.
Ví dụ – Anh ta đã cai thuốc lá. (hàm ý: Anh ta đã khoẻ ra)
- Anh ta không cai thuốc lá. (hàm ý thay đổi)
- Hàm ý không giữ nguyên hành vi ngôn ngữ khi hành vi ngôn ngữ thay đổi đối với ý
nghĩa tường minh.
Ví dụ : -Anh Thắng đã cai thuốc lá. (hàm ý: Anh ta đã khoẻ ra). Nếu hành vi ngôn ngữ
thay đổi:
- Anh Thắng có cai thuốc lá không?
- Hãy cai thuốc lá đi, Thắng!
thì hàm ý của các hành vi ngôn ngữ đó là khác nhau.
- Hàm ý có thể khử một cách dễ dàng nhờ kết tử đối nghịch.
Ví dụ: - Anh ta đã cai thuốc lá nhưng anh ta không khoẻ ra.
4.1.3. Phân loại tiền giả định
a. Tiền giả định bách khoa
Bao gồm tất cả những hiểu biết về hiện thực bên trong và bên ngoài tinh thần con người mà
các nhân vật giao tiếp cùng có chung, trên nền tảng đó mà nội dung giao tiếp hình thành và diễn
tiến.
Ví dụ:
b. TGĐ ngôn ngữ: Những TGĐ được diễn đạt bằng các tổ chức hình thức của phát ngôn. Gồm 2
nhóm:
- TGĐ ngữ dụng và TGĐ nghĩa học
- TGĐ từ vựng và TGĐ phát ngôn
* TGĐ ngữ dụng: Những nhân tố quy tắc dụng học làm tiền đề cho một phát ngôn nào
đó.
* TGĐ nghĩa học: TGĐ có quan hệ với tổ chức hình thức ngôn ngữ diễn đạt nội dung
miêu tả tường minh của phát ngôn. Gồm
* TGĐ từ vựng: Những ý nghĩa, chức năng của từ quy định điều kiện sử dụng từ được
hiện thực hóa, trở thành TGĐ từ vựng của phát ngôn. Gồm TGĐ từ thực: Những TGĐ do ý nghĩa
của từ thực tạo nên và TGĐ từ hư: Những TGĐ do sự xuất hiện của những từ hư trong phát ngôn
mà có
* TGĐ cú pháp: Những TGĐ do tổ chức của phát ngôn diễn đạt (trừ ý tường minh) và
không gắn với ý nghĩa hoặc chức năng của từ.
Ví dụ: - Vũ hội làm chúng ta quên rằng bây giờ đã là 12 giờ khuya.
Phát ngôn này có các nghĩa tiền giả định sau :

110
(1) Có một cuộc vũ hội.
(2) Vũ hội tổ chức vào ban đêm
(3) Vào ban đêm không nên thức quá khuya để ảnh hưởng đến sức khoẻ và ảnh hưởng
đến những người khác đã nghỉ ngơi.
(4)12 giờ khuya, theo Việt Nam là đã quá khuya.
Nghĩa (1) (2) là nghĩa tiền giả định ngôn ngữ. Nghĩa (3) (4) là nghĩa tiền giả định bách
khoa.
4.2. HÀM Ý
4.2.1. Khái niệm hàm ý
Hàm ý là những hiểu biết có thể suy ra từ ý nghĩa tường minh và tiền giả định của ý
nghĩa tường minh. Nghĩa hàm ý lệ thuộc sâu sắc vào hoàn cảnh giao tiếp.
Ví dụ: -Vũ hội làm chúng ta quên rằng bây giờ đã 12 giờ khuya.
Nghĩa hàm ý: Chúng ta phải giải tán thôi.
Ví dụ 2: Phát ngôn A: “Trời nóng quá”, ngoài ý nghĩa tường minh thông tin về thời tiết
còn có những hàm ý khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau. Chẳng hạn:
- Khi Sp1 và Sp2 đang ở trong một căn phòng ngột ngạt thì phát ngôn A có thể là yêu
cầu mở cửa sổ hay mở quạt.
- Khi Sp1 và Sp2 đang ở trên đường đi thì phát ngôn A có thể là lời đề nghị nên nghỉ
chân ở dưới một bóng râm.
- Khi hai người đang đi ngang trước một cửa hàng giải khát thì phát ngôn A có thể là lời
bộc lộ giá như có một ly nước mát.
- Khi người khách mới đến, chủ nhà tỏ vẻ ái ngại cho khách “Trời nóng quá”. Lúc này
phát ngôn này lại mang nghĩa là “Anh vất vả quá”.
4.2.2. Phân loại hàm ý
+ Nguyễn Đức Dân (1987) trong “Logic - ngữ nghĩa - cú pháp” cho rằng ngoài nghĩa
hiển ngôn (nghĩa nguyên văn), câu còn chứa một thông tin không biểu hiện khác gọi là nghĩa
hàm ngôn. Theo tác giả, nghĩa hàm ngôn bao gồm TGĐ và Hàm ý. Và hàm ý lại chia thành:
a. Hàm ý ngôn ngữ (độc lập với ngữ cảnh).
b. Hàm ý hội thoại (được hình thành trong những tình huống giao tiếp cụ thể).
Ví dụ: Tạp chí này mỗi số cũng in có 50 ngàn bản.
Hiển ngôn: Tạp chí này mỗi số in 50 ngàn bản.

111
TGĐ : có tạp chí khác mỗi số in 50 ngàn bản.
(do từ “cũng”)
Hàm ngôn:

Hàm ý ngôn ngữ: tạp chí này mỗi số in 50 ngàn bản là ít.
(do từ “có ”đem lại).
Hàm ý:

Hàm ý hội thoại: do tình huống giao cụ thể để suy ra.

+ Trong “Đại cương ngôn ngữ học” tập 2 (1993), Đỗ Hữu Châu phân chia nghĩa phát ngôn
thành: ý nghĩa tường minh và ý nghĩa hàm ẩn. Ý nghĩa tường minh (hiển ngôn) là ý nghĩa theo
câu chữ của phát ngôn; ý nghĩa hàm ẩn thì nhờ suy ý mới nắm bắt được. Từ đó, tác giả phân loại
như sau:

Hàm ngôn nghĩa học


Hàm ngôn
Hàm ngôn dụng học
Ý nghĩa hàm ẩn
TGĐ nghĩa học.
TGĐ
TGĐ dụng học.
Ví dụ:
- Vũ hội làm chúng ta quên rằng bây giờ đã 12 giờ đêm rồi.
Hiển ngôn: Vũ hội đã kéo dài đến 12 giờ đêm.
TGĐ: - Có một cuộc vũ hội.
-Vũ hội tổ chức vào ban đêm...
Hàm ngôn: tuỳ theo tình huống giao tiếp và dụng ý người nói
-Chúng ta phải giải tán thôi.
-Vũ hội thành công chứng cớ là mọi người đã quên mệt mỏi vì giờ giấc.
Tóm lại, dù gọi bằng một số tên gọi khác nhau: ý nghĩa tường minh, hiển ngôn, hiển nghĩa, ý
nghĩa hàm ẩn, hàm ngôn, hàm ý hội thoại... thì các tác giả đều thừa nhận một điều là phát ngôn,
bên cạnh nghĩa bề mặt do câu chữ thể hiện (hiển ngôn), còn có một loại nghĩa do suy luận mới
có được. Đó chính là nghĩa hàm ngôn.
Giáo trình phân chia hàm ý chia ra 2 loại:]

112
- Hàm ý ngữ nghĩa (dẫn ý)
- Hàm ý ngữ dụng học (ngụ ý)
a. Hàm ý ngữ nghĩa (dẫn ý) là hàm ý được suy ra từ nội dung ngữ nghĩa tường minh của
phát ngôn.
- Hàm ý ngữ nghĩa là các luận cứ hoặc kết luận không được nói ra một cách tường minh,
mà để cho người nghe dựa vào quan hệ lập luận mà rút ra.
Ví dụ : - U, thì lấy! Con lớn thuốc, con bé thuốc... Thuốc lắm rồi sau cũng có lúc được đi
ăn mày (Nam Cao- Nước mắt)
Hàm ý ngữ nghĩa: Con cái ốm đau nên hết cả tiền.
- Cũng thuộc hàm ý ngữ nghĩa là những hàm ý được suy ra từ một quan hệ lập luận đã
cho một cách tường minh trong phát ngôn. Ví dụ: “Nếu trời mưa thì tôi ở nhà” – ta rút ra được
một hàm ý đối nghịch- hàm ý ngữ nghĩa: “Nếu trời đẹp thì tôi đi chơi”
Ví dụ 2: Bốn cái ghế đã hỏng hết ba
có hàm ý ngữ nghĩa “ Một cái còn dùng được”
Hàm ý ngữ nghĩa ít lệ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp.
b. Hàm ý ngữ dụng (ngụ ý)
Ví dụ 1: Cán bộ tổ chức - nhân sự A đã đến hỏi giáo sư B về sinh viên C. Cuộc đối thoại
như sau:
- Thưa Giáo sư, năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên C thế nào ạ?
- À, C là một sinh viên chăm chỉ, đoàn kết với bạn bè.
Giáo sư B không trả lời thẳng vào nội dung câu hỏi của cán bộ A và nói lệch sang vấn đề
hạnh kiểm của C. Ngụ ý của phát ngôn của Giáo sư B là năng lực khoa học của C không có gì
đáng nói.
Ví dụ 2: Chồng đi dự tiệc đến khuya mới về, thấy vợ ngồi chờ liền nói:
- Đã nửa đêm mà khách khứa chưa ai về!
Phát ngôn này có ngụ ý “Anh về như thế này vẫn là sớm đấy em ạ”.
4.2.3. Cơ chế tạo nghĩa hàm ngôn
Muốn tạo ra nghĩa hàm ngôn, người nói một mặt phải tôn trọng các quy tắc ngữ dụng
(chiếu vật, chỉ xuất, quy tắc chi phối các hành vi ngôn ngữ, quy tắc lập luận, quy tắc hội thoại...)
và giả định rằng người nghe cũng biết và tôn trọng chúng, mặt khác lại cố ý vi phạm chúng và
giả định rằng người nghe cũng ý thức được chỗ vi phạm đó của mình.
a) Sự vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất
Ví dụ: Cặp từ xưng hô “bố/con” có TGĐ: giữa A và B có quan hệ gia đình (cùng huyết
hệ hay khác huyết hệ như giữa bố mẹ vợ, chồng với con rể, con dâu). Một cuộc thoại giữa A và
B không hề có quan hệ gia đình, bắt đầu bằng “bác/tôi”, “bác/cháu”...đã chuyển xưng hô bằng
“cha / con” tạo nghĩa hàm ngôn là quan hệ giữa A và B là thân thiết gần gũi. Hay trong cuộc cãi

113
lộn vợ chồng đã có sự chuyển ngôi xưng hô từ “anh/em” sang “tôi/cô”, “tao/mày”. Sự xưng hô
này hàm ý rằng có sự thay đổi trong quan hệ của hai người.
b) Các hành vi ngôn ngữ gián tiếp (lực ngôn trung gián tiếp)
Ngoài lực ngôn trung trực tiếp, câu nói còn có lực ngôn trung gián tiếp, không lộ rõ trong
nghĩa nguyên văn của câu mà thường là do tình huống hội thoại gợi lên. Chẳng hạn xét ví dụ sau
đây:
1.(Một người qua đường hỏi một người qua đường):
-Ông có đồng hồ không ạ?
Đây là câu hỏi về sở hữu. Lực ngôn trung trực tiếp là một yêu cầu cho biết trong số tài
sản của người kia có (một hay) nhiều đồng hồ không. Nhưng câu đó thường là một cách hỏi giờ
(Mấy giờ rồi ạ?). Đó là câu có lực ngôn trung gián tiếp. Hễ nghe câu hỏi “Ông có đồng hồ
không?” thì người qua đường nào cũng trả lời: Bảy giờ, chứ không phải: có (rồi đi tiếp), càng
không phải: ở nhà, tôi có đến ba cái đồng hồ rất tốt.
Tóm lại, trong những trường hợp trên, lực ngôn trung gián tiếp lấn át lực ngôn trung trực
tiếp hay nghĩa hàm ẩn hiện lên và lấn át nghĩa nguyên văn là vì nó nghe có lý hơn. Và nếu hiểu
theo nghĩa nguyên văn thì câu nói nghe ngớ ngẩn, vô duyên và trở thành “phi lý”. Do vậy, các
hành vi gián tiếp có hiệu lực tạo ý nghĩa hàm ẩn như một biện pháp nằm trong dụng ý người nói.
c) Sự vi phạm các quy tắc hội thoại
Nguyên tắc hợp tác (Cooperative Principle) trong hội thoại đã được P.Grice phát biểu
như sau: Hãy làm cho phần đóng góp của anh đáp ứng đòi hỏi ở giai đoạn mà nó xuất hiện phù
hợp với yêu cầu hoặc phương hướng của cuộc hội thoại mà anh đã chấp nhận tham gia. Theo
ông, có 4 phương châm nhỏ sau đây:
1.Phương châm về lượng:
a/ Hãy nói sao cho có nội dung đáng nói.
b/ Đừng nói nhiều hơn cái nội dung đáng nói.
2.Phương châm về chất:
c/ Hãy nói đúng sự thật.
d/ Đừng nói điều gì mình biết là không đúng.
3. Phương châm về quan hệ:
e/ Hãy nói vào đề.
4.Phương châm về cách thức:
f/ Hãy nói cho rõ, tránh cách nói rối rắm hay mơ hồ.
Như vậy, sự vi phạm trong các quy tắc hội thoại dẫn đến:
+ Để tuân thủ một/những quy tắc khác.
+ Làm nảy sinh những hàm ý làm cho sự giao tiếp bị lệch lạc đi.
Ta thử xét sự vi phạm các quy tắc hội thoại nói trên và quá trình hình thành ý nghĩa hàm ngôn.

114
c.1. Hàm ngôn và quy tắc “nói cho có nội dung” (lượng)
Một trong những câu trống rỗng nhất về thông tin là những trùng ngôn (trùng ngữ) như:
1. a - Sự thật vẫn là sự thật.
b - Chiến tranh là chiến tranh.
2. a - Anh là đàn ông kia mà!
b - Chị tôi chỉ là một người đàn bà.
Đây là những kiểu câu nói vi phạm quy tắc về lượng để tạo nghĩa hàm ngôn. Bởi lẽ ta
thấy: một câu trùng ngôn “Chiến tranh là chiến tranh” có vẽ ngớ ngẩn khi ta hiểu theo nguyên
văn (dĩ nhiên chiến tranh không phải là hoà bình, cũng không phải là cuộc cãi lộn của mấy đứa
trẻ!), mà phải được hiểu là “trong chiến tranh không thể tránh khỏi những sự việc tàn nhẫn và phi
lý”. Trong câu 1b đã gọi là “anh” thì dĩ nhiên phải là đàn ông. Chính vì “dĩ nhiên” đó mà TGĐ
rằng “anh” có một thái độ gì đó không tỏ rõ tính cách đàn ông, và do đó mà hàm ý nhắc nhở,
trách móc hay khích lệ.
Tiêu biểu cho những phát ngôn loại này là những lời chào hỏi. Chẳng hạn:
3. a. Bác đi làm đấy ạ ?
b.Cô mới về ạ ?
Những phát ngôn trên chẳng báo tin cho ai biết thêm một điều gì. Đó chỉ là những phát
ngôn nhằm “duy trì” mối quan hệ bình thường giữa những người quen biết với nhau.
C.2 Hàm ngôn và quy tắc “nói đúng sự thật” (chất)
Trong ngôn ngữ, do chức năng giao tiếp của nó, rất khác với logic. Đối với logic học, khi
một người có 4 đứa con nói rằng “mình có ba đứa” thì mệnh đề này là đúng sự thật, vì khi mệnh
đề “có bốn đứa con” đúng sự thật thì điều đó bao hàm tính đúng sự thật của các mệnh đề: “có ba
đứa”, “có hai đứa”, “có một đứa”; trong khi loại trừ tính đúng sự thật của những mệnh đề như
“không có đứa nào” hay “có năm đứa”, “có sáu đứa”. Nhưng trong ngôn ngữ, có bốn đứa con mà
nói rằng mình có ba đứa là nói dối.
Ví dụ: Viên phó thuyền trưởng của một chiếc tàu viễn dương nọ có thói nát rượu. Một
hôm ông thuyền trưởng phải ghi vào nhật ký của tàu: Hôm nay phó thuyền trưởng lại say rượu.
Hôm sau, đến phiên trực của mình, viên phó thuyền trưởng đọc thấy câu này trong nhật ký của
tàu, giận lắm, vội viết vào trang kế theo: Hôm nay thuyền trưởng không say rượu. Ai đọc câu này
cũng đều phải nghĩ rằng có những hôm khác thuyền trưởng say rượu, trong khi thuyền trưởng
không hề uống rượu bao giờ ! Vậy câu của thuyền phó “Hôm nay thuyền trưởng không say
rượu” là một lời vu khống, mặc dầu nội dung nguyên văn hoàn toàn đúng sự thật. Khi viết như
vậy, thuyền phó đã TGĐ rằng “thuyền trưởng hay say rượu” và đã vi phạm quy tắc: nói hết sự
thật. Cội nguồn của hàm ý xỏ xiên này nằm trong hai chữ “hôm nay”. Cái khung đề thời gian này
hạn chế phạm vi hiệu lực của phần thuyết (Thuyền trưởng không say rượu) vào một ngày hôm
ấy, trong khi nó có hiệu lực cho tất cả mọi ngày.

115
c.3. Hàm ngôn và quy tắc nói vào đề ” (quan hệ)
Một trong những quy tắc quan trọng nhất của hội thoại là người tham dự phải nói vào đề,
nhất là khi trả lời những câu hỏi. Muốn chuyển sang đề tài khác, người tham dự đối thoại phải có
sự thương lượng với người tiếp chuyện, ít nhất là bằng những khởi ngữ: à này, nhân thể cũng xin
nói, còn có việc này nữa là ...
Vi phạm quy tắc này, tức cố tình tránh nói thẳng vào đề, “đánh trống lảng” sẽ dẫn đến
những hàm ý hội thoại.
Ví dụ: Khi sắp nhượng bộ trước sự lả lơi của một gả sở khanh, người thiếu phụ nói:
Nhưng xin anh giữ thanh danh cho em, đừng bép xép nhé!
Gã sở khanh đáp: Người quân tử không bao giờ làm như vậy.
Nhưng chỉ một tuần sau, cả thị trấn đã biết chuyện. Người thiếu phụ trách:
- Sao anh đã nói thế mà lại nuốt lời ?
- Tôi nói là người quân tử không bao giờ làm như vậy. Nhưng tôi không hề nói tôi là
người quân tử.
Khi nói “Người quân tử không bao giờ làm như vậy”, hay “Người có lương tâm bao giờ
cũng giữ lời hứa”... thì bao giờ cũng chứa đựng hàm ý: “Tôi là người như thế đó”. Vì nếu không
có hàm ý này, câu đó sẽ hoàn toàn ra ngoài đề.
c.4. Nói mỉa - một lời nói gần với hàm ngôn
Nói mỉa là chê bai bằng một lời đánh giá trái nghĩa với lời đánh giá lẽ ra phải nói. Chẳng
hạn: “Chê dở thì nói hay, chê xấu thì lại nói đẹp”. Những từ được dùng “tâng bốc” thường là
những từ khoa trương, thậm xưng, sáo mòn.
Ví dụ: a, Thật là văn chương tuyệt cú !
b, Đem ra mà triển lãm được đấy !
c, Môn đăng hộ đối lắm nhỉ !
Một số cách nói mỉa đã trở thành điển chế không có nghĩa tích cực mặc dầu nghĩa gốc là
tích cực. Chẳng hạn: Đẹp mặt ! bao giờ cũng có nghĩa là “đáng xấu hổ”. Sướng chưa ! bao giờ
cũng có nghĩa là “đã thấy hậu quả tai hại như thế nào chưa ?”. Đôi khi, từ ngữ dùng trong câu nói
mỉa có thể được nói trệch đi như “anh hùng” nói thành “yêng hùng”, “nghiêng nước nghiêng
thành” thành “nghiêng nước nghiêng thùng”. Như vậy, nói mỉa tạo nên hàm ý cho câu nói.
Người nói đã vi phạm quy tắc “nói cho rõ ràng” (cách thức ).
4.2.4. Lý do của hàm ngôn
Sở dĩ có những hiện tượng hàm ý, hàm ngôn (không kể những hàm ý từ vựng do các quy
tắc của tiếng Việt quy định), là vì những yêu cầu phức tạp của hoạt động giao tiếp xã hội, của sự
tác động lẫn nhau giữa những con người cùng một cộng đồng ngôn ngữ, của nền văn hoá dân tộc
và của những xu hướng thẩm mĩ của con người.

116
Nếu ngôn ngữ chỉ là công cụ thông tin (truyền đạt tin tức, kinh nghiệm, trí thức), thì lời nói chỉ
cần minh xác là đủ. Nhưng thông tin không phải là mục đích của hoạt động ngôn ngữ. Thông tin
chỉ là một trong những phương tiện tác động lẫn nhau.
Như ta biết, người nói luôn luôn muốn truyền đạt nhiều hơn cái được nói. Bao giờ cũng
có những điều mà người ta thấy không cần phải nói ra, không thể nói thẳng. Hơn nữa, không
phải tất cả những gì người ta muốn diễn đạt đều có thể được nói ra cả. Nhận thức của con người
phong phú và phức tạp. làm cho người khác hiểu được đầy đủ và chính xác nhận thức của mình
không phải là dễ. Trong tác phẩm “Bút ký triết học” V.Lênin viết: “Viết một cách thông minh có
nghĩa là giả định người đọc cũng thông minh, là không nói hết, là để người đọc tự nói với mình
những quan hệ, những điều kiện, những giới hạn - chỉ với những quan hệ, những điều kiện,
những giới hạn này thì một câu nói mới có giá trị và có ý nghĩa”.
Sau đây là những lý do chủ yếu đưa đến việc sử dụng hàm ngôn và hàm nghĩa trong tiếng
Việt (cũng như các ngôn ngữ khác).
1) Những hệ cấm đoán có tính truyền thống, gồm những điều kiêng kỵ có liên quan đến
tín ngưỡng, những phép lịch sự trong cách ăn nói.
2) Các quy tắc xã giao, trong đó điều có liên quan nhiều nhất đến ngôn ngữ là các yêu
cầu tránh áp đặt ý muốn của mình cho người đối thoại và tránh làm người đối thoại mất thể diện.
3) Người ta không bao giờ muốn mang tiếng là nói xấu, dèm pha hay vu khống người
khác. Sử dụng hàm ngôn, dù là một cách thiện ý hay ác ý, người nói bao giờ cũng có thể phủ
nhận cái ẩn ý trong câu đã nói ra, khi có ai trách cứ. O.Ducrot viết: Hàm ngôn là “nói một cái gì
đó mà không vì thế mà nhận trách nhiệm là đã có nói, có nghĩa là có thể vừa có được hiệu lực
của nói năng, vừa có được sự vô can của sự im lặng”.
4) Hàm ngôn làm cho hành động giễu cợt hay trêu chọc thêm phần sắc bén rất nhiều và
khiến cho người nghe cảm thụ nó một cách thấm thía hơn. (Chẳng hạn: nói tục giản thanh).
5) Hàm ngôn là sản phẩm của hai xu hướng cố hữu của con người: xu hướng chơi và xu
hướng thẩm mĩ- vốn rất gần gũi nhau trong thế giới tâm lý. Hàm ngôn cũng là một trò chơi như
“chơi chữ”; và “chơi chữ” là nghệ thuật! Phong vị mặn mà của một mẫu giai thoại, một chuyện
tiếu lâm thường được gói trọn trong một hàm ngôn được dùng đắc địa.
Tóm lại, nghĩa hàm ẩn (hàm ngôn) có một vị trí hết sức quan trọng trong sự giao tiếp bằng ngôn
ngữ. Nhiều khi nó còn quan trọng hơn cả nghĩa hiển ngôn. Không hiểu nghĩa hàm ẩn của một
câu nói là chưa thực sự hiểu câu nói đó, và đó là một điều gây trở ngại rất lớn trong giao tiếp
ngôn ngữ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 4
[1] Đỗ Hữu Châu. Đại cương Ngôn ngữ học, Tập 2. NXB Giáo dục, 2003.
[2] Nguyễn Thiện Giáp. Dụng học Việt ngữ. NXB ĐHQG Hà Nội, 2000.
[3] Nguyễn Đức Dân. Ngữ dụng học, Tập 1. NXB Giáo dục, 2000.

117
Chương 5

PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT


5.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ PHONG CÁCH HỌC
5.1.1. Khái niệm
- PHONG CÁCH
“Từ điển tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học (Hoàng Phê chủ biên) định nghĩa từ
phong cách: “Phong cách d. 1. Những lối, những cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử
sự tạo nên cái riêng của một người hay một loại người nào đó (nói tổng quát). Phong cách lao
động mới. Phong cách lãnh đạo. Phong cách quan nhân. Phong cách sống giản dị. 2. Những đặc
điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật, biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ
hay trong sáng tác nói chung thuộc cùng một thể loại (nói tổng quát). Phong cách của một nhà
văn. Phong cách văn học nghệ thuật. 3. Dạng của ngôn ngữ sử dụng trong những yêu cầu chức
năng điển hình nào đó, khác với những dạng khác về từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm. Phong cách
ngôn ngữ khoa học, Phong cách chính luận. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.” [Hoàng Phê chủ
biên 2006, 782]
Quan điểm của giáo trình:
Phong cách: là nét riêng của một đối tượng, có tính ổn định, lặp đi lặp lại, tạo thành đặc
trưng riêng, bản sắc riêng của đối tượng đó.
Phong cách ngôn ngữ: là nét riêng về sử dụng ngôn ngữ của một chủ thể (một cá
nhân, một tầng lớp, một dân tộc, một thời đại, …) hoặc của một lĩnh vực giao tiếp (hành
chính, báo chí, khoa học, …).
- PHONG CÁCH HỌC
Phong cách học: “là một bộ phận của ngôn ngữ học nghiên cứu các nguyên tắc và quy
luật lựa chọn và hiệu quả lựa chọn. sử dụng toàn bộ các phương tiện ngôn ngữ nhằm biểu hiện
một nội dung tư tưởng và tình cảm nhất định trong những phong cách chức năng ngôn ngữ nhất
định” [Cù Đình Tú 2001, 21-22]
Đây là khoa học nghiên cứu về sử dụng ngôn ngữ một cách nghệ thuật, nói khác đi đó là
“khoa học nghiên cứu các quy luật nói viết có hiệu lực”[Cù Đình Tú 2001, 17].
Đinh Trọng Lạc: “Trên những nét chung nhất, phong cách học được hiểu là khoa học về
các quy luật nói và viết có hiệu lức cao.” [Đinh Trọng Lạc 1999, 3]
Phan Ngọc: “Phong cách học là khoa học khảo sát các kiểu lựa chọn và tính biểu cảm của
các lựa chọn ấy” [Phan Ngọc 1985, 15]
Xét theo nhiệm vụ nghiên cứu, có thể định nghĩa: Phong cách học là bộ môn của ngôn
ngữ học, nghiên cứu về các phong cách ngôn ngữ, giá trị biểu đạt của các phương tiện ngôn ngữ
và những cách thức diễn đạt có hiệu quả cao.

118
Định nghĩa rộng nhất về Phong cách học: Khoa học về nghệ thuật diễn đạt.
5.1.2. Phong cách chức năng ngôn ngữ
5.1.2.1. Quan niệm về phong cách chức năng
Phong cách chức năng là khái niệm chỉ sự phân loại ngôn ngữ thành các phong cách khác
nhau dựa vào chức năng xã hội mà chúng thực hiện trong phạm vi giao tiếp đó.
Cù Đình Tú: “Phong cách chức năng ngôn ngữ là dạng tồn tại của ngôn ngữ dân tộc, biểu
thị quy luật lựa chọn, sử dụng các phương tiện ngôn ngữ tùy thuộc vào tổng hợp các nhân tố
ngoài ngôn ngữ như hoàn cảnh giao tiếp, đề tài và mục đích giao tiếp, đối tượng tham dự giao
tiếp.” [Cù Đình Tú 2001, 32]
Quan điểm của giáo trình: Phong cách chức năng thuộc bình diện hoạt động lời nói, đó là
kiểu diễn đạt đặc thù trong một lĩnh vực giao tiếp chuyên biệt.
5.1.2.2. Phân loại các phong cách chức năng tiếng Việt:
Cho đến nay vẫn chưa có quan điểm thống nhất. Có hai cách phân chia cơ bản: Cách
phân chia 2 bậc và cách phân chia 1 bậc.
Võ Bình – Lê Anh Hiền [1983, 15]:
Các phong cách chức năng

phong cách sách vở phong cách khẩu ngữ

phong cách khoa học phong cách hành chính phong cách chính luận

phong cách văn học


- Cù Đình Tú [2001, 61]
TIẾNG VIỆT TOÀN DÂN
Phong cách khẩu Phong cách ngôn ngữ gọt giũa
ngữ tự nhiên Phong cách khoa Phong cách Phong cách hành Phong cách
học chính luận chính ngôn ngữ văn
chương
- Đinh Trọng Lạc [1999, 10]:
TIẾNG VIÊT
PC PC PC PC PC
SHHN hành chính khoa học chính luận báo chí
Hai cách phân chia trên đây không những khác nhau về số bậc phân loại mà còn khác
nhau về kết quả phân loại.
Trong bảng phân loại của tác giả Cù Đình Tú, không có phong cách ngôn ngữ báo chí.
Tác giả Cù Đình Tú coi ngôn ngữ báo chí chỉ là một phần của phong cách ngôn ngữ chính

119
luận. Còn trong bảng phân loại của tác giả Đinh Trọng Lạc, không có phong cách ngôn ngữ văn
chương. Tác giả Đinh Trọng Lạc theo quan điểm của nhà Phong cách ngôn ngữ học.
5.2.3. Sắc thái tu từ của các phương tiện ngôn ngữ
Tên gọi khác: màu sắc tu từ, đặc điểm tu từ, giá trị tu từ.
Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) định nghĩa :
+ Màu sắc: Tính chất đặc thù. Nghệ thuật đượm màu sắc dân tộc. Màu sắc tôn giáo. Màu
sắc thời đại.
+ Sắc thái: Nét tinh tế làm phân biệt những sự vật về cơ bản giống nhau. Sắc thái
nghĩa của từ đồng nghĩa.
Quan niệm của Cù Đình Tú:
-Màu sắc tu từ: “Đặc điểm tu từ là phần tin riêng mang tính chất bổ sung của hình thức
biểu đạt cùng nghĩa, phần tin này một mặt chỉ rõ thái độ đánh giá tình cảm với đối tượng được
nói đến, một mặt chỉ rõ giá trị sử dụng trong phong cách ngôn ngữ chức năng ngôn ngữ của hình
thức biểu đạt cùng nghĩa.” [Cù Đình Tú 2001, 25]. Phương tiện biểu đạt (hình thức biểu đạt):
+ Phần tin cơ sở (ý nghĩa chỉ xuất, ý nghĩa lôgic – sự vật)
+ Phần tin bổ sung (ý nghĩa hàm chỉ)
Ví dụ: So sánh: bà xã - vợ - phu nhân
Phần tin cơ sở: Người phụ nữ đã kết hôn với một người đàn ông là chồng người ấy.
Phần tin bổ sung:
+ vợ: sắc thái biểu cảm bình thường; dùng cho mọi phong cách ngôn ngữ.
+ bà xã: sắc thái biểu cảm thân mật, bình dân; dùng trong phong cách khẩu ngữ.
+ phu nhân: sắc thái biểu cảm kính trọng, trang trọng, tôn xưng; dùng trong phong
cách ngôn ngữ văn hoá mang tính chất nghi thức, xã giao; chỉ dùng cho vợ của những nhân vật
quan trọng,
Nói chung đặc điểm tu từ phần nội dung rất nhỏ bé, tinh tế của phương tiện ngôn ngữ
trong sự đối chiếu, so sánh với các hình thức cùng nghĩa.
Phần nội dung này biểu thị ý nghĩa, tác dụng tu từ của phương tiện ngôn ngữ trong nói
năng, giao tiếp.
Khái niệm đặc điểm tu từ gồm hai phương diện là sắc thái biểu cảm và màu sắc phong
cách ngôn ngữ.
Hai phương diện này luôn có liên hệ chặt chẽ với nhau trong một tín hiệu ngôn ngữ; sắc
thái biểu cảm của một tín hiệu ngôn ngữ thường quyết định màu sắc phong cách của nó.
Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể tách chúng ra hai mặt để xem xét, phân tích.
-Sắc thái biểu cảm
Sắc thái biểu cảm là khái niệm phong cách học thể hiện thái độ, tình cảm, cách đánh giá,
cách quan niệm của người nói, người viết về đối tượng trong một hình thức biểu đạt.

120
Tác giả Cù Đình Tú chia sắc thái biểu cảm của một hình thức biểu đạt làm 3 mức độ: sắc
thái biểu cảm dương tính, sắc thái biểu cảm trung hòa, sắc thái âm tính.
* Sắc thái biểu cảm dương tính: trân trọng, khâm phục, tôn xưng, tán dương, ca ngợi,
thông cảm, trìu mến, âu yếm, hài lòng … Đây là những sắc thái biểu cảm tích cực.
* Sắc thái biểu cảm trung hòa: Không khinh, không trọng, không thân mật, không xa
cách, không châm biếm, không ca ngợi . . . Đây là những sắc thái biểu cảm bình thường, trung
tính.
* Sắc thái biểu cảm âm tính: tức giận, bực mình, phẫn nộ, uất ức, trách móc, châm
biếm, đả kích, chê bai, khinh bỉ, cười cợt, . . . Đây là những sắc thái biểu cảm tiêu cực.
Ví dụ:
Sắc thái biểu cảm Sắc thái biểu cảm Sắc thái biểu cảm
âm tính trung tính dương tính
bà bô, chị Cả mẹ má, u, bầm, mẫu thân,
hiền, mẫu
nó, hắn, gã, thị, thằng ấy, y, nghỉ, người ấy cô ấy, chú ấy, cậu ấy, chị ấy,
con ấy, thằng cha ấy, con ông ấy, bà ấy
mụ ấy, lão ấy
thí, thí bỏ, cúng cho tặng, biếu, kỷ niệm, lưu niệm

-Màu sắc phong cách


Màu sắc phong cách là khái niệm phong cách học chỉ rõ phạm vi sử dụng của tín hiệu
ngôn ngữ, tức giá trị phong cách chức năng của tín hiệu ngôn ngữ đó.
Các phương tiện ngôn ngữ, xét theo màu sắc phong cách ngôn ngữ, chia làm 2 nhóm:
+ Phương tiện ngôn ngữ có màu sắc đa phong cách (trung hoà về phong cách )
+ Phương tiện ngôn ngữ có màu sắc đơn phong cách (chuyên phong cách)
(1). Phương tiện ngôn ngữ đa phong cách ngôn ngữ : Là phương tiện ngôn ngữ dùng
chung cho mọi phong cách ngôn ngữ, không mang đặc trưng, sắc thái của một phong cách
ngôn ngữ nào.
Đây là phương tiện ngôn ngữ trung tính, không đánh dấu (unmarked).
Ví dụ: nhà, người, vợ, chồng, xe đạp, ô-tô, ăn, uống, suy nghĩ, thức dậy, đẹp, xấu, …
(2). Phương tiện ngôn ngữ đơn phong cách: Là phương tiện ngôn ngữ chỉ được sử
dụng hạn chế trong một phong cách ngôn ngữ nhất định, mang rõ dấu ấn, đặc trưng của phong
cách ngôn ngữ đó.
Đây là phương tiện ngôn ngữ được đánh dấu (marked) về màu sắc phong cách. Ví dụ:
+ Màu sắc khẩu ngữ: mày, tao, dễ sợ, quá trời, ngon ơ, cà khịa, te tua, xẩu hoắc, tối hù, .
. .

121
+ Màu sắc văn chương: thiếp, chàng, thi nhân, văn sĩ, ngọc thỏ, kim ô, lá thắm, chỉ hồng,
...
+ Màu sắc khoa học: nhiễm sắc thể, axit nucleic, proton, notron, lượng tử, tích phân, vi
phân,…
Quan niệm của Đinh Trọng Lạc màu sắc tu từ: “Màu sắc tu từ là khái niệm phong cách
học chỉ phần thông tin có tính chất bổ sung bên cạnh phần thông tin cơ bản của một thực từ. Đa
số các từ ngữ trong ngôn ngữ chỉ có phần thông tin cơ bản (còn gọi là ý nghĩa chỉ xuất) như: bàn,
ghế, tốt, đẹp, đi lại, rất,…
Nhưng trong ngôn ngữ cũng có nhiều từ, ngoài phần thông tin cơ bản ra còn có phần
thông tin bổ sung (còn gọi là ý nghĩa hàm chỉ) như: lẻn, chuồn, sáng dạ, nguyệt, lệ, phu nhân,
…”[Đinh Trong Lạc, 1999, 22].
Nhận xét về định nghĩa: bó hẹp khái niệm màu sắc tu từ cho từ ngữ. Đúng ra phải cho tất
cả các loại phương tiện biểu đạt.
Tác giả Đinh Trọng Lạc phân loại màu sắc tu từ thành bốn thành tố:
+ màu sắc biểu cảm – hình tượng: hình tượng mang tính biểu cảm do từ ngữ mang lại.
Họ truyền giọng điệu cho con mình tập nói
Họ gánh theo tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân.
(Nguyễn Khoa Điềm, Đất nước)
+ màu sắc cảm xúc: thể hiện tình cảm, cảm xúc của người nói (viết) về đối tượng tặng
(thân mật), biếu (kính trọng), xơi (trang trọng), chén (vui đùa), bét (khinh bỉ), lẻn (khinh miệt)
+ màu sắc bình giá: thể hiện thái độ đánh giá về đối tượng: tán thành/không tán thành,
xấu/ tốt, tích cực / tiêu cực, … tình báo (tốt) – gián điệp (xấu); khởi nghĩa (tốt, tán thành) – nổi
loạn (xấu, không tán thành); lãnh tụ (tốt, tích cực) – đầu sỏ (xấu, tiêu cực); kiên cường (tốt, đáng
ca ngợi) – ngoan cố (xấu, chê bai); bạn chiến hữu (tốt, tán thành) – đồng bọn (xấu, phản đối); …
+ màu sắc phong cách: sắc thái gợi ra về đặc trưng phong cách mà từ ngữ đó chuyên sử
dụng. Ví dụ: nguyệt, lệ (màu sắc thơ ca cổ), phu nhân, đáp từ (màu sắc ngoại giao, trang trọng).
Giáo trình này theo cách phân loại của tác giả Đinh Trọng Lạc nhưng mở rộng phạm vi
của khái niệm cho tất cả các loại hình thức biểu đạt (từ ngữ, ngữ pháp, ngữ âm, phép tu từ):
“Màu sắc tu từ là khái niệm chỉ phần thông tin có tính chất bổ sung (ý nghĩa hàm chỉ) bên cạnh
phần thông tin cơ bản (ý nghĩa chỉ xuất, ý nghĩa lôgic – sự vật) của một hình thức biểu đạt, và
phần thông tin bổ sung này gồm có 4 thành tố:
+ màu sắc biểu cảm – hình tượng (hình tượng do HTBĐ gợi ra)
+ màu sắc cảm xúc (tình cảm, cảm xúc của người nói, viết)
+ màu sắc bình giá (thái độ đánh giá về đối tượng)
+ màu sắc phong cách (đặc trưng phong cách mà HTBĐ đó chuyên sử dụng).”

122
5.2. PHONG CÁCH KHẨU NGỮ (Phong cách sinh hoạt hằng ngày)
5.2.1. KHÁI NIỆM
5.2.1.1.Định nghĩa
Phong cách khẩu ngữ là phong cách ngôn ngữ dùng trong lĩnh vực giao tiếp sinh hoạt
hằng ngày của cá nhân, có tính chất tự nhiên, tự phát, không chuẩn bị trước. Chẳng hạn ngôn
ngữ trong giao tiếp gia đình, bạn bè, hàng xóm, láng giềng, ... nói về những đề tài thường ngày
của cuộc sống.
5.2.1.2. Các nhân tố giao tiếp chi phối đặc điểm phong cách
- Vai giao tiếp: Vai giao tiếp cá nhân.
- Nội dung giao tiếp: Những vấn đề thông thường trong cuộc sống hằng ngày (một mẩu
tâm sự, một câu thăm hỏi, một lời đàm tiếu, một thái độ phản ứng tức thì, …).
- Mục đích giao tiếp: Tiếp xúc, tạo lập quan hệ cá nhân, thông tin về cuộc sống hằng
ngày.
- Hoàn cảnh giao tiếp: Đối thoại trực tiếp (hoặc bán trực tiếp qua điện thoại, qua internet
như yahoo messenger, facebook, skype), thân mật, không mang tính chất chính thức xã hội.
- Dạng thức ngôn ngữ: Dạng thức ngôn ngữ nói (đàm thoại hằng ngày) là chủ yếu.
Có thể bằng hình thức ngôn ngữ viết: thư cá nhân, nhật ký cá nhân.
- Chức năng: Trao đổi tư tưởng tình cảm (chức năng giao tiếp hiểu theo nghĩa hẹp).
5.2.2. ĐẶC TRƯNG
5.2.2.1. Tính tự nhiên
Ngôn ngữ trong phong cách khẩu ngữ là ngôn ngữ tự nhiên, tự phát của một người cụ thể,
gắn chặt với một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
Đó là loại ngôn ngữ không có “tính chuẩn bị trước”, không gọt giũa, trau chuốt, không
hướng về chuẩn mực.
5.2.2.2. Tính cảm xúc
Ngôn ngữ khẩu ngữ luôn có sắc thái biểu cảm rõ ràng, thể hiện một thái độ, một cách
đánh giá, một cách quan niệm về đối tượng được nói đến.
Ngôn ngữ khẩu ngữ tiếng Việt thường có khuynh hướng sắc thái biểu cảm âm tính.
5.2.2.3. Tính cụ thể
Lời nói của phong cách ngôn ngữ khẩu ngữ bao giờ cũng cụ thể, hình ảnh, điều đó phù
hợp với hình thức giao tiếp trực tiếp, tức thời.
5.2.2.4. Tính cá thể
Trong nói năng hằng ngày, mỗi người ít nhiều đều có phong cách, sắc thái riêng. Sắc thái
riêng đó có thể là về cách phát âm hoặc cách dùng từ, đặt câu, cách sử dụng phép tu từ, hoặc là
cách trình bày, lập luận, diễn đạt, … Để hiểu đúng ý tưởng của ngôn ngữ khẩu ngữ, nhiều khi

123
phải nắm được sắc thái, thần thái riêng này của người nói, vì nó làm khúc xạ khá nhiều nội dung
đang được trình bảy.
5.2.3. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ
5.2.3.1. Ngữ âm
Không mang tính chuẩn mực, không theo chuẩn mực.
Giọng điệu, cách phát âm mang màu sắc riêng của cá nhân, gắn liền với một địa
phương, một tầng lớp người hoặc một nghề nghiệp nhất định.
Thường sử dụng các hình thức lược âm, biến âm: hăm ba ← hai mươi ba; phỏng ←
phải không; hợp ← hợp tác xã; thanh ← thanh tra (/thanh toán); …
Hay sử dụng các yếu tố ngữ điệu như kéo dài, nhấn giọng, ngắt giọng,... để tạo sự chú ý,
tăng sức biểu cảm.
Mày mà không về đây thì bà g . . i . .ế . . t mày đi!
Lấy vợ mà đẻ ra con thì ai chẳng lấy được, lấy vợ mà ĐẺ ra tiền mới khó con ơ . . i !
5.2.3.2. Từ ngữ
Phong cách khẩu ngữ có một lớp từ ngữ riêng, rất phong phú, đa dạng. Đó là lớp từ ngữ
khẩu ngữ, một lớp từ chuyên dùng cho giao tiếp thường ngày, vừa đóng vai trò rất quan trọng
cho việc tái hiện ngôn ngữ nhân vật trong sáng tác văn chương: mày, tao, cậu em, dễ sợ, hiền
khô, tối hù, cạn ngắc, ba láp ba đế, đi guốc trong bụng, rán sành ra mỡ, . . .
Từ ngữ khẩu ngữ mang tính chất cụ thể, hình ảnh, biểu cảm: Mới sáng mồng một, vừa mở
mắt đã quàng quạc cái mồm như con quạ khoang. Đứa nào láo, cứ đánh sặc tiết nó ra, tội vạ
đâu ông chịu.
5.2.3.3. Ngữ pháp
Thường dùng loại câu rút gọn, câu đặc biệt, câu không đầy đủ cấu trúc.
Câu văn khẩu ngữ thường lược bớt các quan hệ từ, thêm nhiều từ ngữ chêm xen, đưa đẩy,
nhiều trợ từ, thán từ.
Câu văn bị giãn ra, nhiều từ ngữ bị dư, lượng thông tin ý niệm thấp.
Độ dài câu văn thường ngắn (thường khoảng 5 - 25 âm tiết).
Cấu trúc nói chung là đơn giản, thiên về cấu trúc đề - thuyết.
5.3. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH-CÔNG VỤ
5.3.1. KHÁI NIỆM
- Văn bản thuộc phong cách HC- CV là loại văn bản điều hành, quản lý hoạt động xã hội,
phục vụ giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức với nhau hoặc với các cá nhân, giữa các cá nhân
trong khuôn khổ pháp lý.
- Văn bản thuộc phong cách HC- CV thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh
vực hành chính-công vụ. Đó là vai của nhà pháp luật, người quản lý, người làm đơn, người xin
thị thực, người làm biên bản, người ký hợp đồng...

124
- Văn bản hành chính - công vụ bao gồm các kiểu loại:
+ hiến pháp, luật, điều lệ, nội quy...
+ thông tư, chỉ thị, nghị quyết, nghị định, quyết định, công văn...
+ hợp đồng, biên bản, báo cáo, đơn từ, giấy tờ văn thư hành chính...
Văn bản thuộc phong cách HC-CV bao gồm tất cả các loại giấy tờ của cá nhân, cơ quan
Đảng và nhà nước, và các tổ chức xã hội có giá trị pháp lý nhằm thực hiện chức năng thông báo
và chỉ đạo hành động. Hay nói cách khác, VBHC-CV nhằm thực hiện hai chức năng cơ bản:
chức năng giao tiếp lý trí (thông báo) và chức năng ý chí (sai khiến). Để thực hiện các chức năng
này, Văn bản HC-CV phải mang một màu sắc phong cách đặc biệt: yêu cầu phải thực hiện, bắt
buộc phải thi hành điều đã được thông báo.
5.3.2. ĐẶC TRƯNG
5.3.2.1. Tính khuôn mẫu
Tính khuôn mẫu của VBHC-CV thể hiện trong thể thức, qui cách trình bày (cả hình thức
và nội dung). Có những văn bản in sẵn hoặc không in sẵn, nhưng đều có công thức diễn đạt
chung. Tính khuôn mẫu tạo điều kiện tự động hoá trong tiếp nhận và xử lý văn bản.
5.3.2.2. Tính chính xác, tường minh
Tính chính xác, tường minh như một điều kiện bắt buộc, thể hiện ở chỗ:
- Có tính logic, chặt chẽ, nhất quán.
- Mang tính đơn nghĩa, thể hiện trên các cấp độ: từ, ngữ, câu, kết cấu đoạn văn và toàn
văn bản.
- Ngắn gọn, đơn giản nhưng đủ thông tin cần thiết để giải quyết những mục tiêu, nhiệm
vụ, công việc, yêu cầu đã đề ra trong văn bản.
5.3.2.3. Tính khách quan-nghiêm túc
Tính khách quan - nghiêm túc thể hiện ở chỗ:
- Tính xác nhận, đánh giá, khẳng định, chi phối hành động.... trong nội dung thông tin.
- Sự gắn liền với chuẩn mực pháp luật, nhấn mạnh tính mệnh lệnh, yêu cầu, chỉ thị... cho
đối tượng tiếp nhận văn bản.
- Tính đơn điệu, “lạnh lùng”, khô khan.
- Tính nghi thức (ví dụ: thường gặp Kính gửi, Kính chuyển, Theo đề nghị..., Căn cứ
vào..., Nay ban hành...).
- Sự tồn tại ngầm ẩn một quan hệ tôn ti, thứ bậc giữa các vai tạo lập và tiếp nhận văn bản;
do đó, chi phối cách xưng hô riêng trong từng vai và trong từng loại văn bản.
5.3.3. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ
5.3.3.1. Ngữ âm, chữ viết, hình thức trình bày
Phải tuân theo những quy định có tính chất chuẩn mực chính thức.
- Ngữ âm: Phải phát âm theo chuẩn, hướng theo chuẩn, tránh cách phát âm địa

125
phương và những lỗi phát âm.
- Chữ viết: Phải theo những quy định chính tả của cơ quan có thẩm quyền (Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Quốc hội).
- Hình thức trình bày: Phải tuân theo những quy định về thể thức trình bày do các cơ
quan nhà nước quy định.
5.3.3.2. Về từ ngữ
- Hệ thống thuật ngữ mang tính đơn nghĩa (một cách hiểu), thống nhất, được tiêu chuẩn
hoá và được sử dụng nhất quán có những thuật ngữ riêng trong từng kiểu loại phong cách văn
bản, bao gồm:
+ tên gọi tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (ví dụ: cục, vụ, viện, trường, công ty, xí
nghiệp...)
+ tên gọi chức vụ, chức trách... (ví dụ: giám đốc, hiệu trưởng, trưởng phòng, vụ trưởng...)
-Có nhiều danh từ làm định ngữ và động từ được danh từ hoá (ví dụ: biện pháp hành
chính, sự điều động, việc triển khai kế hoạch...)
- Nhiều từ Hán - Việt, nhất là trong văn bản pháp lý.
- Không dùng từ địa phương, tiếng lóng, khẩu ngữ, các từ ngữ quá chuyên sâu, v.v..
* Một số cụm từ và ngữ thường gặp trong phong cách ngôn ngữ HC-CV:
- Dùng để mở đầu văn bản: Thi hành quyết định số...; Căn cứ vào...; Theo đề nghị trong
đơn ngày..; Tiếp theo công văn (báo cáo, tờ trình..) ngày...
- Dùng để liên kết giữa các phần: Về vấn đề vừa nêu (vừa trình bày/ vừa đặt ra...); Dưới
đây là...; Để tiếp tục giải quyết (thực hiện)...; So với yêu cầu đã được đặt ra...; Với những đề
nghị/ yêu cầu/ kiến nghị vừa nêu...
- Dùng để nêu rõ phạm vi điều cần thảo luận, xem xét thêm: Xét về phương diện X thì...;
Trong tình hình X chúng tôi tạm thời giải quyết...; Trong tình hình X chúng tôi đề nghị Y thực
hiện trong thời gian là...; Với cương vị là....
- Dùng để kết thúc văn bản: Xin trân trọng cảm ơn ông/ đồng chí/ giám đốc/ quý công ti/
quý phòng ban...; Xin gửi tới quý công ty lời chào trân trọng..
5.3.3.3. Đặc trưng về câu
- Mang tính chất rập khuôn, cứng nhắc, nghi thức; triệt tiêu mọi sắc thái cá nhân trong
cách dùng từ, ngữ và cách thức diễn đạt; ít hoặc không sử dụng các từ tình thái, v.v..
- Có sự lặp lại từ ngữ (nhất là danh xưng) và cấu trúc câu để diễn đạt mạch lạc và tránh
mơ hồ về nội dung.
- Thường có trạng ngữ đi kèm dấu phẩy (,) ở đầu câu thứ nhất trong mỗi đoạn văn để tách
bạch các vấn đề và làm sáng rõ nội dung. ví dụ: Đối với các trường hợp..., Trong tình hình hiện
nay..., Về vấn đề trên..., Xét về phương diện...

126
- Thường có các câu đầy đủ các thành phần, các câu có ý nghĩa chủ động (có thể dùng
câu bị động khi không cần nêu rõ chủ thể hành động); các câu thường có kết cấu thuận (dùng cấu
trúc đảo trong những trường hợp nhấn mạnh thông tin cần thiết). Có nhiều câu mang ý nghĩa
tường thuật, cầu khiến.
- Hầu như không có câu nghi vấn, câu cảm thán, vì vậy, không hoặc rất ít khi dùng dấu
cảm (!), dấu hỏi (?), dấu lửng (...). lối nói phủ định và khẳng định có thể được vận dụng linh
hoạt. Lời nói trực tiếp được dùng phổ biến hơn lời nói gián tiếp.
- Dùng nhiều câu ghép hoặc câu phức với các thành phần đồng chức được tách bạch
(từng dòng riêng), có thể có dấu gạch đầu dòng hoặc chữ “điều”, “khoản”, hoặc chữ số (La Mã,
Arập), hoặc chữ cái... Ví dụ:
Giám đốc
- Căn cứ vào Nghị định 86 CP ngày....;
- Căn cứ vào Nghị định 52 Cp ngày...;
- Xét nhu cầu...;
- Theo đề nghị của Ông Vụ trưởng Vụ...;
Quyết định
Điều 1: Nay... (nội dung quyết. định)
Điều 2: .... (như trên, nếu còn).
Điều 3: (những người chịu trách nhiệm thi hành)
Điều 4: (hiệu lực văn bản: thời gian, không gian, có phủ định một số quyết định
trước đó hay không).
Toàn bộ nội dung trên đây được thể hiện chỉ trong một câu phức: từ Giám đốc là thành
phần chủ ngữ, từ Quyết định là thành phần vị ngữ. Toàn bộ phần có 4 gạch đầu dòng là các thành
phần đồng chức (được ngăn cách bằng dấu chấm phẩy) đều giữ chức năng trạng ngữ. Toàn bộ
Điều 1 đến Điều 4 là bổ ngữ
5.4. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC
5.4.1. KHÁI NIỆM
Phong cách ngôn ngữ khoa học được dùng trong lĩnh vực hoạt động khoa học, với chức
năng chủ yếu là thông tin - nhận thức, cung cấp những tri thức mới bằng các hình thức giới thiệu,
trình bày, nhận xét, đánh giá, lý giải những hiện tượng, những vấn đề, những quy luật của tự
nhiên và xã hội.
Văn bản thuộc phong cách khoa học mang tính khuôn mẫu, giảm thiểu yếu tố cá nhân.
Chúng được phân loại theo 3 tính chất:
a) Chuyên sâu: các công trình khoa học, sách, báo, tạp chí chuyên ngành, luận án, luận
văn, tiểu luận, báo cáo, các chuyên đề, v.v...

127
b) Giáo khoa: các giáo trình, bài giảng, các sách công cụ trong nhà trường (dạy học và
thực nghiệm).
c) Phổ cập: tài liệu phổ biến, trao đổi tin tức khoa học; phổ cập tri thức, hướng dẫn thực
hành; các loại VBKH này ít nhiều mang tính hấp dẫn, giáo dục dưới hình thức nhẹ nhàng, gây
hứng thú tìm tòi, sưu tầm.
5.4.2. ĐẶC TRƯNG
- Có chức năng thông báo là chủ yếu, thường trình bày những phân tích, suy luận, lí giải,
nhận xét, đánh giá, trình bày những hiện tượng, quy luật của tự nhiên, xã hội...
- Có tính trừu tượng, khái quát cao, lôgích, chặt chẽ, nhất quán, khách quan và tường
minh; thường ngắn gọn, không chứa đựng thông tin dư thừa... trong khi thực hiện chức năng
chứng minh tính đúng đắn của nội dung thông báo.
5.4.3. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ
5.4.3.1. Ngữ âm, chữ viết
+ Tuân theo hình thức ngữ âm, chính tả chuẩn mực.
+ Có thể sử dụng những cách phát âm xa lạ với hệ thống ngữ âm dân tộc (thuật ngữ nước
ngoài, từ ngữ quốc tế).
+ Ngoài kênh chữ viết, còn sử dụng những hệ thống ký hiệu, sơ đồ, bảng biểu, công thức,
.. theo yêu cầu của từng ngành khoa học.
5.4.3.2. Về từ ngữ
+ Dùng nhiều thuật ngữ chuyên ngành và liên ngành trong nhiều lĩnh vực, nhiều thuật
ngữ mang tính quốc tế. Ví dụ: các thuật ngữ trong toán học: hàm số, đạo hàm, tích phân, vi phân
...; trong vật lý học: điện trở, quán tính, cơ học, dao động...; trong văn học: hình tượng, điển
hình, nhân vật, cấu trúc, cốt truyện, mô típ, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, điểm
nhìn nghệ thuật, đa thanh, giọng điệu...; trong ngôn ngữ học: âm vị, hình vị, từ, đoạn văn, văn
bản, ẩn dụ, hoán dụ, dụng học, tín hiệu, hệ thống, cấu trúc, phong cách, tu từ,...; trong kinh tế
học: hàng hoá, giá trị, thặng dư, lợi thế so sánh, cổ phiếu, cổ phần, tài chính,...; trong lịch sử:
tiền sử, sơ sử, dã sử, chính sử, sự kiện, bối cảnh, văn hoá đồ đá, văn hoá đồ đồng, văn hoá
truyền thống,...
+ Phần lớn là những từ, ngữ mang tính đơn nghĩa, trung hòa về phong cách chủ yếu là
danh từ. Đặc biệt là danh từ có ý nghĩa trừu tượng, cấu trúc danh hoá (thường có sự, cuộc, tính...)
và lớp từ Hán - Việt với ý nghĩa khái quát, ngắn gọn, súc tích và chính xác. Ví dụ: sự sáng tạo,
sự phát triển, tính hiện thực, tính năng động,v.v..
+ Tính chất đơn nghĩa, trung hoà về phong cách làm cho VBKH hoàn thành tốt chức
năng thông báo khách quan và chứng minh thuyết phục, đồng thời cũng là một dấu hiệu phân
biệt nó với ngôn ngữ nghệ thuật trong VBNT. Tuy nhiên, không thể nói rằng ngôn ngữ khoa học
đối lập hoàn toàn với tính hình tượng được xem là đặc trưng của VBNT. Trong các văn bản khoa

128
học xã hội (văn, triết, sử...), cho phép sử dụng có chọn lọc cách nói biểu cảm, có tính hình tượng
phục vụ cho việc diễn đạt giàu hình ảnh của người viết, ví dụ Hoài Thanh viết: “Nhật ký trong tù
canh cánh một tấm lòng nhớ nước”, “Có những nhà thơ suốt đời không làm được một câu thơ,
tôi muốn nói một câu đáng gọi là thơ”. Nhưng những phượng tiện hình tượng không bắt buộc
phải sử dụng trong văn bản khoa học.
5.4.3.3. Về cú pháp
+Thường dùng câu đầy đủ các thành phần và câu ghép, câu phức; ít hoặc không dùng câu
rút gọn, câu tỉnh lược.
+ Thường dùng câu “vô nhân xưng” (có thể vắng chủ ngữ hoặc có chủ ngữ không xác
định), hoặc có chủ ngữ là “ta, chúng ta” hoặc “nó ” để trỏ đối tượng được đề cập. Một vài ví dụ:
Ai cũng biết rằng... (chủ ngữ không xác định), Cho một điểm X, ... Không phải ngẫu nhiên mà
vấn đề này đã được bàn luận nhiều... (vắng chủ ngữ).
+ ít dùng cấu trúc đảo; các thành phần câu được trình bày theo trật tự thông thường là chủ
yếu (chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ: S-V-O).
+ Các câu được liên kết chặt chẽ, lôgích, tạo nên những ĐV được phân tách rõ ràng; các
ĐV có thể được ghi số hoặc các dấu hiệu khác để khu biệt, thể hiện các cấp độ.
+ Ngôn ngữ văn bản khoa học sử dụng một số lượng lớn phượng tiện liên kết giữa các
câu độc lập và giữa các phần thông tin riêng lẻ của văn bản. Chẳng hạn:
-chỉ nguyên nhân: vì, do, tại, bởi, nguyên nhân là, lý do là, bởi lẽ...
-chỉ mục đích: để, để cho, nhằm, với mục đích là,...
-chỉ sự tương đồng: giống như, tương tự như, tương đương với...
-chỉ trình tự: trước tiên, thoạt tiên, tiếp theo, sau cùng, thứ nhất, thứ hai, thứ ba, trước
hết, đồng thời, song song với,...
-chỉ sự tương phản: trái lại, nhưng, tuy nhiên, mặt khác, đối lập với,...
-chỉ sự bổ sung: hơn nữa, thêm vào đó, ngoài ra, cũng phải nói thêm rằng,...

+ Sử dụng nhiều cấu trúc câu hô ứng nhằm diễn đạt chính xác, chặt chẽ các luận điểm,
các ý trong đoạn văn và văn bản. chẳng hạn: tuy A nhưng B, không những A mà còn B, càng A
càng B, bao nhiêu A bấy nhiêu B, chừng nào A chừng đó B,...
5.5. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ (Phong cách thông tấn)
5.5.1. KHÁI NIỆM
5.5.1.1. Định nghĩa
Phong cách báo chí là phong cách ngôn ngữ dùng trong lĩnh vực giao tiếp của báo, đài
phát thanh, đài truyền hình.
Các loại hình báo chí:

129
+ Theo loại hình chủ sở hữu: báo tư nhân, báo của các tổ chức phi chính phủ, báo của nhà
nước, …
+ Theo cách thức truyền tải: báo viết, báo nói (đài phát thanh), báo hình (đài truyền
hình), báo điện tử (báo mạng).
+ Theo thời gian phát hành (dùng cho báo viết): nhật báo, tuần báo, bán nguyệt san, tập
san,…
Chú ý: phân biệt “thông tấn” (thu thập và cung cấp tin tức) và “báo chí” (đăng tải, phát hành tin
tức).
5.5.1.2. Các nhân tố giao tiếp chi phối phong cách
- Vai giao tiếp:
Nhà báo, người đưa tin (cộng tác viên) ↔ khán thính giả.
Người quảng cáo, người giới thiệu sản phẩm ↔ công chúng.
Khán thính giả ↔ khán thính giả, nhà quản lý, người lãnh đạo, …
- Nôi dung giao tiếp: Tin tức thời sự về chính trị, xã hội, khoa học kỹ thuật, văn học nghệ
thuật, ngoại giao quốc phòng, thể dục thể thao, thời trang, điện ảnh, ẩm thực, hàng hoá,…
- Mục đích giao tiếp: Thông tin về tin tức, qua đó gián tiếp tác động tới độc giả làm thay
đổi nhận thức, thái độ của họ về thời cuộc, về lối sống, cách sống,…
- Hoàn cảnh giao tiếp: Mang tính chính thức xã hội (với nhiều mức độ, tuỳ theo loại hình
báo chí).
- Dạng thức ngôn ngữ: Không phải mọi loại văn bản đăng trên báo hoặc phát trên đài
phát thanh, đài truyền hình đều thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí. Mà chỉ những loại văn bản
sau đây:
+ Văn bản tin tức: tin vắn, bản tin, tin tổng hợp, ghi chép, phóng sự, phỏng vấn,…
+ Văn bản phản ánh công luận: ý kiến bạn đọc, tiểu phẩm, . . .
+ Văn bản thông tin – quảng cáo: nhắn tin, thông báo, rao vặt, quảng cáo,…
5.5.1.3. Chức năng
- Chức năng: thông tin – tác động.
Lưu ý: Tiêu ngữ của đài VOA (Đài Tiếng nói Hoa Kỳ Voice of America): “Thông tin để
tiến bộ”.
Báo chí là công cụ thông tin đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn của một giai cấp,
một thể chế xã hội.
Ở phương Tây, báo chí được coi là lực lượng quan trọng thứ tư trong bốn lực lượng (tứ
quyền – Fourth Estate) quan trọng trong xã hội (lập pháp, hành pháp, tư pháp, báo chí).
5.5.3. ĐẶC TRƯNG
5.5.3.1. Tính thời sự

130
Ngôn ngữ báo chi luôn theo sát các diễn biến mới nhất của thời cuộc, đưa lại cho người
đọc, người nghe một cái nhìn mới mẻ về tình hình mọi mặt của đời sống, giúp họ luôn luôn có
những tin tức được cập nhật từng ngày, từng giờ, làm thay đổi nhận thức của họ về cuộc sống xã
hội.
Báo chí là chiếc cầu nối quan trọng nối độc giả với cuộc sống sôi động, nhiều mặt của xã
hội.
5.5.3.2. Tính hấp dẫn
Báo chí muốn tồn tại và phát triển phải gắn liền với độc giả.
Số lượng độc giả là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá uy tín của một tờ
báo hoặc một kênh phát thanh, truyền hình. Đặc biệt là những tờ báo (hoặc kênh phát thanh,
truyền hình) có khuynh hướng thương mại.
Vì vậy báo chí phải đề cao yếu tố hấp dẫn độc giả về ngôn từ diễn đạt, về hình thức trình
bày. Trong đó đầu đề các bài báo là một yếu tố rất được chú trọng.
5.5.3.3. Tính đại chúng
Ngôn ngữ báo chí phải giản dị, dễ hiểu, cách diễn đạt phải phù hợp với trình độ phổ
thông của đại đa số độc giả.
5.5.3.4. Tính ngắn gọn
Lý do:
+ Khuôn khổ tờ báo (4 trang – 12 trang) và thời lượng phát tin có hạn.
+ Người đọc, người nghe của báo chí hiện đại chỉ có nhu cầu thông tin và họ tự suy nghĩ,
phán xét, không muốn nghe người khác phân tích, bình luận dài dòng với dụng ý tuyên truyền,
giáo dục.
Thể hiện:
+ Câu văn báo chí ngày càng ngắn gọn. Một câu dài nên tách ra thành nhiều câu ngắn để
thông tin được rõ ràng.
+ Khuôn khổ một bài báo ngày càng nhỏ lại, hình nhiều, chữ ít hơn. Báo mạng đề cao
hình thức truyền tải đa phương tiện (chữ, hình (tĩnh và động – video), tiếng nói, âm thanh)
5.5.3.5. Tính cụ thể, xác thực
Tin tức báo chí đưa ra phải cụ thể, rõ ràng (5 WH – what, who, where, when, how). Phải
chỉ rõ ai là người cung cấp tin, tin tức được có độ xác thực ra sao, đã được kiểm chứng như thế
nào.
Tin tức của báo chí phải chú trọng số liệu, hình ảnh kèm theo để chứng thực cho độ tin
cậy của tin.
5.5.4. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ
5.5.4.1. Ngữ âm

131
+ Ngữ âm chuẩn mực, hướng về chuẩn mực (phát thanh viên, bình luận viên, biên tập
viên, MC của đài phat thanh và đài truyền hình).
+ Ngữ âm phải mang tính chân thực của cuộc sống, của nhân chứng, sự kiện, tránh dàn
dựng, lạm dụng kỹ thuật.
5.5.4.2. Từ ngữ
+ Có một lớp từ vựng thuộc về nghề báo được sử dụng lặp đi lặp lại như : phóng viên,
bạn đọc, cộng tác viên, đặc phái viên, thông tấn, hãng thông tấn, theo nguồn tin, ….
+ Sử dụng một lớp từ ngữ có màu sắc biểu cảm rõ rệt và được cấu tạo theo một dạng thức
đặc biệt có tính chất hình ảnh, tu từ.
+ Hay sử dụng lớp từ ngữ mới tạo ra (tân từ) có tính chất thời thượng.
5.5.4.3. Ngữ pháp
+ Câu văn tương đối ngắn gọn (thường từ 10 đến 30 âm tiết), linh hoạt, đa dạng.
+ Có những khuôn câu theo phong cách báo chí.
5.5.4.4. Tu từ
+ Hay sử dụng các phép tu từ như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, tượng trưng, chơi
chữ, …, đảo ngữ, tương phản, lặp cú pháp, câu hỏi tu từ, . . .
5.5.4.5. Kết cấu văn bản
Thường có những khuôn mẫu cấu trúc định sẵn cho từng thể loại báo, nhưng không nhất
thiết phải bắt buộc theo một cách máy móc.
5.6. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
5.6.1. KHÁI NIỆM
- Văn bản chính luận là loại văn bản nhằm bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm
chính trị tu tưởng của mình đối với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội. Bởi vậy, trong một
số trường hợp có một số văn bản nằm ở đường biên giới giữa chính luận với khoa học, giữa
chính luận với văn bản nghệ thuật văn chương.
Chẳng hạn: những văn bản chính luận sau đây có nhiều điểm giao nhau với văn bản khoa
học: Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hoá Việt Nam của Trường Chinh, Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự
nghiệp ta và người nghệ sĩ của Phạm Văn Đồng,...
Hoặc các văn bản chính luận sau cũng có nhiều căn cứ để xem là những văn bản nghệ thuật văn
chương: Hịch tướng sĩ của Trần QuốC Tuấn, Cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi, Tuyên ngôn độc
lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh,...
- Văn bản chính luận là những văn bản có chức năng truyền đạt thông tin, tác động vào trí
tuệ, tình cảm, tuyên truyền, giáo dục, cổ vũ hành động.
5.6.2. ĐẶC TRƯNG
- VBCL có tính bình giá công khai, tức biểu thị một cách rõ ràng trực tiếp thái độ của
tác giả đối với sự kiện. ví dụ, một số câu văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

132
+ Lấy dân làm gốc.
+ Hiện nay vấn đề giải phóng là cao hơn hết.
+ Cán bộ phải chân đi, mắt thấy, tai nghe, miệng nói, tay làm, óc nghĩ.
+ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây; vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người.
Tính bình giá công khai là nét khu biệt của VBCL so với VBNT: văn bản nghệ thuật
cũng bao hàm thái độ bình giá, nhưng là bình giá ngầm, gián tiếp, thông qua hệ thống hình
tượng.
- VBCL có tính lập luận chặt chẽ. Bởi vì muốn thuyết phục người đọc thì cần phải giải
thích, thuyết minh một cách có lí lẽ, có căn cứ vững chắc, nghĩa là phải dựa trên cơ sở những
luận điểm, luận cứ khoa học. Về điểm này, VBCL gần gũi với VBKH. Chẳng hạn, Chủ tịch Hồ
Chí Minh viết: có anh hùng là vì có tập thể anh hùng. Có tập thể anh hùng là vì có nhân dân anh
hùng, Đảng anh hung.
- VBCL có tính truyền cảm mạnh mẽ, tức sự diễn đạt hùng hồn, sinh động, có sức hấp
dẫn và đạt hiệu quả cao, thuyết cả bằng lý trí, cảt bằng tình cảm đạo đức. Chẳng hạn, Chủ tịch
Hồ Chí Minh viết :
+ Đồng bào Nam Bộ là dân của nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song
chân lý đó không bao giờ thay đổi.
+ Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy
tớ thật trung thành của nhân dân.
5.6.3. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ
5.6.3.1. Ngữ âm
Phát âm chuẩn mực, thân mật, biểu cảm, hùng hồn.
Giọng điệu, ngữ điệu và những yếu tố phi lời kèm theo trong dạng nói của phong cách
chính luận đặc biệt quan trọng.
Âm sắc, màu sắc của lời nói luôn thay đổi phù hợp với nội dung, tình cảm của từng đoạn
văn.
Tình cảm, niềm tin của người nói phải thể hiện qua giọng nói, lời nói và truyền đến
người nghe bằng sự lay động của trái tim và nhận thức.
5.6.3.2. Về từ, ngữ
- Trong VBCL, những từ ngữ chính trị đóng một vai trò quan trọng trong sự bộc lộ thái
độ bình giá công khai của người viết. Người viết qua cách dùng những từ ngữ chính trị có thể tỏ
rõ lập trường, quan điểm và tình cảm của mình về từng vấn đề của đời sống xã hội. Chẳng hạn,
những câu văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau đây;
+ Đối với người, ai làm gì lợi cho nhân dân cho Tổ quốc đều là bạn. Bất ký ai làm caí gì
có hại cho nhân dân và cho Tổ quốc tức là kẻ thù.

133
+ Vì vậy đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào cũng phải quyết tâm đấu
tranh chống mọi kẻ địch... Đạo đức cách mạng là phải hoà mình với quần chúng thành một khối,
tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng.
- Trong một số VBCL, nhằm bày tỏ thái độ, tình cảm của mình một cách mạnh mẽ, người
viết chính luận thường chọn lọc và sử dụng các đơn vị từ vựng hội thoại giàu màu sắc tu từ.
Chẳng hạn: Chính sách bắt nạt của các người đại diện Pháp ở Đông Dương đã bắt chúng ta
phải chịu đựng cuộc chiến tranh này (Hồ Chí Minh).
- Ngôn ngữ trong VBCL phải giản dị, rõ ràng, chính xác, có khả năng diễn đạt dễ hiểu
những khái niệm phức tạp. Cần tránh những từ ngữ địa phương, thổ ngữ, tiếng lóng, biệt ngữ và
những từ ngữ mới còn xa lạ với nhiều người.
5.6.3.3. Đặc trưng về câu
- Ngôn ngữ VBCL có xu hướng đi tìm những cách đặt câu mới mẻ. Có những lối diễn đạt
ngày nay được dùng trong nhiều phong cách văn bản nhưng phải nói rằng nó đã được sử dụng
đầu tiên trongphong cách VBCL và ngày nay vẫn là đặc trưng cho VBCL.
- Về trật tự sắp xếp các thành phần cú pháp trong câu văn chính luận, người viết thường
sử dụng cấu trúc đảo thành phần cú pháp vì mục đích nhấn mạnh. Các thành phần bổ ngữ, trạng
ngữ thường được đưa lên đầu câu và tạo thành phần đề của câu; hoặc các từ chỉ tính chất, trạng
thái của hành động lên trước động từ. Chẳng hạn: Dùng “nồng nàn yêu nước” thay cho “yêu
nước nồng nàn”,dùng “thiết tha yêu quí” thay cho “yêu quí thiết tha”, dùng “vĩnh viễn từ bỏ”
thay cho “từ bỏ vĩnh bỏ”,...
5.7. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
5.7.1. KHÁI NIỆM
- Khái niệm nghệ thuật bao gồm các loại hình: âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc, điện ảnh,...
tuy nhiên, khi nói đến văn bản nghệ thuật ở đây được hiểu là văn bản tác phẩm văn chương như:
tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch,...
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là loại văn bản có chức năng tác động thẩm mĩ qua con
đường trung gian là hình tượng văn học. Vì vậy, các đơn vị ngôn ngữ hoạt động trong phong
cách văn bản nghệ thuật với chức năng nổi bật nhất là tác động tình cảm và thẩm mĩ bằng hình
tượng một cách sáng tạo. Đây là một trong những nét khác biệt cơ bản nhất giữa một bên là
phong cách văn bản nghệ thuật và một bên là phong cách văn bản phi – nghệ thuật (VBKH,
VBCL, VBHC).
- VBNT, do chức năng tác động thẩm mĩ bằng hình tượng nên ngôn ngữ vừa mang tính
khái quát, vừa cụ thể; vừa mang tính khách quan vừa mạng tính chủ quan, vừa lý trí vừa tình
cảm; vừa đơn nghĩa vừa đa nghĩa, vừa mơ hồ vừa cụ thể, rõ nghĩa.
5.7.2. ĐẶC TRƯNG

134
- VBNT có tính cấu trúc, bản thân mỗi tác phẩm là một cấu trúc, trong đó các thành tố
nội dung, tư tưởng, tình cảm, hình tượng và các thành tố hình thức ngôn ngữ diễn đạt chúng
không những phụ thuộc lẫn nhau mà còn phụ thuộc vào hệ thống. Tính cấu trúc là điều kiện của
cái đẹp. Mỗi yếu tố ngôn ngữ chỉ có được ý nghĩa thẩm mĩ khi nằm trong tác phẩm thành một
chỉnh thể lời nói nghệ thuật.
- VNNT có tính hình tượng. Đặc điểm về tính hình tượng được coi là tiêu chuẩn hàng
đầu của phong cách ngôn ngữ văn bản nghệ thuật. Không có đặc điểm này, VBNT coi như
không có gì khu biệt với các phong cách chức năng ngôn ngữ của các văn bản còn lại. Chẳng
hạn, trong câu thơ của Nguyễn Đình Thi:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
thì các từ ngữ “chảy máu”, “đâm nát” bên cạnh các nghĩa đen, nghĩa đầu tiên còn mang nghĩa bổ
sung xây dựng hình tượng văn học: phác hoạ hình tượng Tổ quốc Việt Nam thân thương bị kẻ
thù tàn phá, huỷ diệt.
- VBNT có tính thẩm mĩ. Nói tới nghệ thuật là nói tới cái đẹp. Cái đẹp trong nghệ thuật
không chỉ là sự sao chép, mô phỏng cái đẹp ngoài cuộc sống và trong thiên nhiên. Nó là cái đẹp
được tái tạo lại trong hoạt động sáng tạo của nhà nghệ sĩ.
- VBNT có tính sinh động và tính biểu cảm cao. Cái đặc tính này tạo ra một con đường
riêng làm thành bản chất của chức năng tác động ở phong cách nghệ thuật: tác động bằng tình
cảm. Đồng thời, đay cũng là đặc tính tạo nên phẩm chất nhạy bén, dễ xúc cảm của người nghệ sĩ.
5.7.3. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ
5.7.3.1. Ngữ âm
Ngôn ngữ văn chương sử dụng tất cả các phương tiện ngữ âm của ngôn ngữ dân tộc phục
vụ cho nhu cầu biểu đạt của tác phẩm văn chương: tiếng địa phương, tiếng nước ngoài, những
cách nói biến âm, trại âm, những cách phát âm mang màu sắc riêng của cá nhân, ... Về phương
diện này, ngôn ngữ văn chương rất giống với khẩu ngữ, nhưng trong văn chương, những yếu tố
vừa nói được nghệ thuật hoá, cách điệu hoá.
Yếu tố ngữ âm được đặc biệt coi trọng trong thơ và các loại văn vần. Ngữ âm là một
phương diện thi pháp hàng đầu của thơ (vần, nhịp điệu, nhạc điệu, tiết tấu, niêm, luật, ...).
Yếu tố ngữ âm cũng được chú ý trong văn xuôi nghệ thuật (nhịp điệu, tiết tấu, sự luân
phiên, hài hoà về bằng trắc, độ dài ngắn của câu văn, ...).
5.7.3.2. Về từ, ngữ
- Sử dụng rất nhiều từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh. Đây là những từ có sức gợi
hình, gợi cảm cao, dễ tạo nên tính nhạc điệu, tiết tấu trong ngôn ngữ nghệ thuật, đặc biệt trong
thơ ca. Ví dụ: mênh mông, mịt mờ, thăm thẳm, lênh đênh, đìu hiu, sè sè, long đong, thấp thoáng,
gập gềnh, man mác,...

135
-Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông
Buồng the phải buổi thong dong.
T hang lan rủ bứơc trướng hồng tẩm hoa. (Nguyễn Du)
-Kiến đậu cành cam bò quấn quýt
Ngựa về làng Bưởi chạy lanh chanh. (Câu đối)
Việc sử dụng từ láy đúng mức, chọn lọc đã góp phần không nhỏ vào việc tạo ra chất trữ
tình trong thơ.
- Có hiện tượng tách từ nhằm cấp nghĩa cho vỏ âm thanh của từ, đồng thời tạo cách diễn
đạt mới trong cách dùng từ. Qua bàn tay của người nghệ sĩ, những từ hay từ tố tưởng như trống
nghĩa, không có ý nghĩa, nay lại nhận được một ý nghĩa có tính độc lập, có khả năng tái hiện cảm
giác của người ta về một nét cá tính, một hành động hay tính chất của sự vật hay hiện tượng. Ví
dụ:
- Làm người phải đắn phải đo
Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâu. (Ca dao)
- Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc vui đầy tháng trận cười suốt đêm. (Nguyễn Du)
- Thường xuyên sử dụng các đơn vị thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ làm chất liệu biểu đạt
hình tượng trong tác phẩm. Ví dụ:
- Thấy anh bây giờ khổ sở, em đã chẳng thương hại còn xỉa xói, nhắc đến những lúc
hoang phí trước kia mà xỉ vả. Nào “lúc có tiền thì chẳng biết ăn nhịn để dè, chỉ biết nay gà mai
chó”.(Nam Cao- Đôi mắt)
-Chị tức lộn ruột lên: có bao giờ chị phải ngửa tay xin chồng để nuôi bố, nuôi con?
(Trần Đăng- Những ngày cuối năm)
Trong một số trường hợp, nhiều thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ khi sử dụng trong tác
phẩm văn chương được cải biên một cách sáng tạo. Ví dụ:
-Trăng thề còn đó trơ trơ
Dám xa xôi mặt mà thưa thớt lòng. (Nguyễn Du)
Xét về từ loại, ngôn ngữ nghệ thuật sử dụng nhiều từ phổ thông nhưng không ít từ địa
phương, tiếng lóng, thuật ngữ khoa học, từ biểu cảm, cảm thán. Tất cả từ loại được sử dụng trong
văn bản nghệ thuật đều nhằm thực hiện chức năng thẩm mĩ bằng hình tượng của mình.
Ví dụ: - Đôi ta thương chắc mần ri
Mẹ cha mần rứa, anh thì mần răng. (Cao dao)
5.7.3.3. Đặc trưng về câu
- Phong cách văn bản nghệ thuật thường hay sử dụng các loại câu mở rộng thành phần
định ngữ, trạng ngữ và các loại kết câu đảo. Ví dụ:

136
- Một nghĩa trang liệt sĩ trong hàng trăm nghĩa nằm rải rác khắp nước- vì một lý do
chính trị hay xã hội bức bách nào đó, không loại trừ cả lý do nghĩa tình sâu xa, người ta vội
vàng thu gom về đây những mảnh hài cốt vương với ở khắp các chân bãi, xó rừng, có cái có, có
cái chỉ hàm nghĩa tượng trưng rồi xây trát, rồi cắt băng khánh thành, làm lễ truy điệu, đọc đôi
lời ai điếu rổn rang hoặc mùi mẫn và sau đó là hết. (Chu Lai - ăn mày dĩ vãng)
-Lỏng buông mái tóc sau thềm võng
Tiếng ngọc, mùi hương lẫn gió chiều.
(Lưu Trọng Lư- Chiếc cáng diều)
-Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô, lạc mấy dòng,
(Huy Cận- Tràng giang)
- Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo.
(Tố Hữu)
- Trên xe ngồi chễm chệ một người đàn bà. (Nguyễn Công Hoan)
- VBNT sử dụng nhiều câu hỏi tu từ, câu cảm thán, nhiều lối diễn đạt lệch chuẩn, nhiều
kết cấu ngôn ngữ bất thường về nghĩa. Ví dụ:
- Ôi Tổ quốc! Ta yêu như máu thịt
Như mẹ như cha, như vợ như chồng.
Ôi Tổ quốc! Nếu cần ta chết
Cho những ngôi nhà, ngọn núi con sông. (Tố Hữu)
- Em là ai?
Cô gái hay nàng tiên?
Em có tuổi hay không có tuổi?
Mái tóc em hay là mây là suối? (Tố Hữu)
Tóm lại, ngôn ngữ nghệ thuật với chức năng tác động thẩm mĩ bằng hình tượng, vì vậy,
những cách nói lệch chuẩn như “Em đi như chiều đi”, “Nước đi đi mãi không về cùng non”,
“thuyền chòng chành đôi mạn, em ôm duyên trở về”, “Tình yêu dài như nỗi nhớ”,.... chiếm tỉ lệ
cao và trở thành nét đặc trưng trong cách diễn đạt.

137
Chương 6
CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TIẾNG VIỆT
Vận dụng các biện pháp tu từ là một trong những con đường chủ yếu để nâng cao hiệu
quả của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Các biện pháp tu từ là những cách thức, những hình thức diễn đạt bóng bẩy, gợi cảm
nhằm nâng cao hiệu lực của ngôn ngữ.
Truyền thống văn hóa và thói quen ngôn ngữ của mỗi dân tộc có ảnh hưởng trực tiếp tới
việc hình thành và sử dụng các biện pháp tu từ ở một ngôn ngữ. Vì vậy, giữa các biện pháp tu từ
của các ngôn ngữ vừa có sự tương đồng vừa có sự khác biệt. Chẳng hạn, tiếng Việt có các biện
pháp tu từ tương đồng với các ngôn ngữ khác như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ... và có các biện pháp
tu từ riêng biệt như tập Kiều, nói lái.
Có hai cách phân loại các biện pháp tu từ:
- Dựa vào các phương tiện ngôn ngữ người ta phân chia thành các biện pháp tu từ ngữ
âm, các biện pháp tu từ từ vựng- ngữ nghĩa và các biện pháp tu từ ngữ pháp.
- Dựa vào các quan hệ ngôn ngữ người ta phân chia thành các biện pháp tu từ cấu tạo
theo quan hệ liên tưởng và các biện pháp tu từ cấu tạo theo quan hệ tổ hợp.
Đặc điểm của các biện pháp tu từ cấu tạo theo quan hệ liên tưởng là sử dụng các yếu tố từ
vựng – ngữ nghĩa làm chất liệu. Trên cơ sở quan hệ liên tưởng các biện pháp tu từ dạng thức này
sẽ thông qua hiện tượng chuyển nghĩa lâm thời của từ ngữ để làm nên hiệu lực biểu đạt.
Các biện pháp tu từ cấu tạo theo quan hệ liên tưởng gồm có so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, vật
hóa, phúng dụ, hoán dụ, tượng trưng.
Đặc điểm của các biện pháp tu từ cấu tạo theo quan hệ tổ hợp là sử dụng các yếu tố từ
vựng, ngữ pháp, ngữ âm làm chất liệu. Trên cơ sở quan hệt tổ hợp, các biện pháp tu từ dạng thức
này sẽ thông qua sự phối hợp, sắp xếp các thành tố từ ngữ và ngữ âm để tạo ra lượng nghĩa bổ
sung.
Các biện pháp tu từ cấu tạo theo quan hệ tổ hợp như là điệp từ ngữ, đồng nghĩa kép, tăng
cấp, đột giáng, tương phản, im lặng, khoa trương, nói giảm, chơi chữ, tập Kiều...
6.1. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ CẤU TẠO THEO QUAN HỆ LIÊN TƯỞNG
6.1.1. SO SÁNH TU TỪ
a. Khái niệm
So sánh tu từ hay so sánh nghệ thuật là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng
khác loại có cùng một nét giống nhau nào đó nhằm diễn tả một cách có hình ảnh và biểu cảm đặc
điểm của một đối tượng.
Ví dụ: “Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

138
Cỏ đón giêng ha, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”
(Chế Lan Viên)
Cần lưu ý, so sánh tu từ khác với so sánh logic. Để phân biệt người ta căn cứ vào đặc
điểm của đối tượng so sánh và mục đích của sự so sánh.
Trong so sánh logic (hay so sánh lý luận, so sánh chính xác):
- Hai đối tượng so sánh: cùng loại
- Mục đích: xác lập sự tương đương
Ví dụ: Mai có khuôn mặt như mẹ.
Trong khi đó, ở so sánh tu từ:
- Hai đối tượng so sánh: khác loại
- Mục đích: diễn tả có hình ảnh, biểu cảm đặc điểm của một đối tượng
b. Các kiểu so sánh tu từ
Trong cấu trúc của so sánh tu từ phải có ít nhất hai vế đặt trong mối tương quan: vế được
so sánh (ký hiệu A) và vế dùng để so sánh (ký hiệu B). Như thế A là cái chưa biết, B là cái đã
biết, cái được dùng làm chuẩn. Nguyên tắc của so sánh tu từ là dùng B để làm sáng tỏ A một
cách cụ thể và hấp dẫn.
- Kiểu phổ quát nhất: A như (tựa, tựa như) B
Ví dụ: “Đôi ta như lửa mới nhen
Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.” (Ca dao)
- Kiểu B bao nhiêu A bấy nhiêu
Ví dụ: “Qua cầu ngã nón trông cầu
Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu.” (Ca dao)
- Kiểu A là B
Ví dụ: “Nhân dân là bể
Văn nghệ là thuyền” (Tố Hữu)
-Kiểu A – B hay so sánh song hành là kiểu so sánh đặt hai vế song song và lược bớt từ so sánh.
Ví dụ: - “Miệng quan – trôn trẻ”
- “Lời nói – đọi máu” (Tục ngữ)
- “Hồn tôi giếng nước ngọt ngào
Trăng thu trong vắt, biển chiều trong xanh.”
c. Giá trị phong cách
So sánh tu từ được dùng rộng rãi trong nhiều phong cách. Đây là một biện pháp rất hiệu
quả để miêu tả các đối tượng sự vật. Nhờ các hình ảnh đem ra so sánh mà các ý tưởng, các
yếu tố trừu tượng được cụ thể hóa và trở nên gời cảm.

139
Ví dụ: “Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng...” (Chế Lan Viên)
Mùa đông và cái rét, cánh kiến và hoa vàng là sự gắn bó tất yếu của tự nhiên. Mượn quy
luật tự nhiên để nói về cái nhớ và quan hệ tình yêu, Chế Lan Viên đã thể hiện được mối quan
hệ khăng khít và sự vững bền trong tình yêu của mình.
6.1.2. ẨN DỤ TU TỪ
a. Khái niệm
Ẩn dụ tu từ (hay ẩn dụ nghệ thuật) là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi của đối tượng này để
biểu thi đối tượng kia trên cơ sở liên tưởng về những nét tương đồng giữa hai đối tượng.
Ví dụ: “Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông dường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu” (Xuân Quỳnh)
Không chỉ trong văn chương mà ngay cả trong ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày ta cũng gặp
vô số ẩn dụ, như người mẹ nựng con: “con cún con”, “con chó con”, “con mèo hen”, “con
voi còi”... (của mẹ). Hoặc khi người mẹ tức giận gọi con là “đồ quỷ sứ”, “đồ khỉ”, “thằng
giặc”, “thằng giời con”... Trong những phát ngôn như:
- “Bao nhiêu của tiền đem nướng vào sòng bạc hết rồi!”
- “Làm ăn gãy cầu, bay luôn cả chục cây vàng.”
đều có ẩn dụ tu từ.
Qua những ví dụ trên có thể thấy trong ẩn dụ tu từ cũng có hai yếu tố là cái được ẩn dụ
và cái dùng để ẩn dụ. Nhưng trên bề mặt ngôn bản cái được ẩn dụ không xuất hiện trực tiếp. Do
đó ẩn dụ được gọi là so sánh ngầm.
b. Các kiểu ẩn dụ tu từ
Cơ sở để tạo nên ẩn dụ là những nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng, hoạt động,
trạng thái, cảm giác. Vì thế có bao nhiêu khả năng tương đồng sẽ có bấy nhiêu khả năng cấu tạo
ẩn dụ. Sau đây là các lạo ẩn dụ tu từ chủ yếu:
- Ẩn dụ chân thực: tức là những ẩn dụ được cấu tạo bằng sự so sánh ngầm những nét tương
đồng giữa các sự vật, các hoạt động, các tính chất, các trạng thái.
Ví dụ về ẩn dụ - tương đồng giữa các sự vật
“Con sông kia bên lỡ bên bồi
Một con cá lội biết mấy người buông câu.” (Ca dao)
Trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau các hình ảnh “một con cá lội”, “mấy người
buông câu” sẽ có những ý nghĩa ẩn dụ khác nhau. Trong ý nghĩa chung nhất, hay hình ảnh ấy
ẩn dụ cho mối lợi và những người cầu lợi.
Ví dụ về ẩn dụ - tương đồng về tính chất:

140
“Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông” (Nguyễn Du)
Hoa lựu có màu đỏ như màu lửa vì thế Nguyễn Du đã dùng “lửa” để biểu thị “hoa”.
Ví dụ ẩn dụ - tương đồng về hoạt động:
“Lòng em đã quyết thì hành
Đã cấy thì gặt với anh một mùa.” (Ca dao)
“Cấy”, “gặt” ẩn dụ cho hành trình tình yêu và hôn nhân của đôi lứa.
Ví dụ về ẩn dụ - tương đồng về trạng thái:
“Cứ nghĩ: Hồn thơm đang tái sinh
Ngôi sao ấy lặn hóa bình minh”. (Tố Hữu)
Câu thơ của Tố Hữu viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Ngôi sao lặn” và “Bác Hồ qua đời”
có trạng thái như nhau (không còn), “sao lặn” biểu thị Bác Hồ từ trần.
- Ẩn dụ bổ sung:
- Ẩn dụ bổ sung (còn gọi là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác) là sự thay thế một cảm giác này
bằng một cảm giác khác trong nhận thức cũng như trong diễn đạt bằng ngôn ngữ. Chẳng hạn
trong lời ăn tiếng nói hàng ngày ta vẫn thường nghe: “thấy nóng”, “thấy lạnh”, “thấy thơm”,
“thấy đói cồn cào”, “lời nói ngọt ngào”, “giọng nói ấm áp”, “tiếng cười giòn tan”, “câu
chuyện nhạt nhẽo”, “xấu không ngửi được”; Hoặc “màu cánh trả”, “màu cánh sen”, “màu lông
chuột”, “màu cháo lòng”...
Trong văn chương, ẩn dụ bổ sung được sử dụng khá phổ biến và tạo ra một hiệu quả nghệ
thuật rõ rệt. Hãy đọc một câu văn xuôi và một câu thơ có mặt ẩn dụ bổ sung.
Ví dụ: “Mà bên nước tôi thì đang bừng lên cái nắng bốn giờ chiều, cái nắng đậm đà của
mùa thu biên giới, cái thứ nắng hanh đang sấy khô gió Tây Trang và đang mài sắc thêm
tiếng động của hoa lau phất cờ trong bóng núi.” (Nguyễn Tuân)
- “Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.” (Xuân Diệu)
-Ẩn dụ tượng trưng:
Ẩn dụ tượng trưng là những ẩn dụ có tính chất tượng trưng, mang ý nghĩa biểu tượng.Ví
dụ: “Đất nước Việt Nam chìm trong bóng đêm kéo dài hàng thế kỷ bỗng bừng lên buổi bình
minh của thời đại.” (Lê Duẫn)
Cũng như ẩn dụ bổ sung, trong văn chương, ẩn dụ tượng trưng đã góp phần làm nên
những hình tượng nghệ thuật rất đặc sắc.
Ví dụ: “Xưa phù du mà nay đã phù sa
Xưa bay đi mà nay không trôi mất
Cho đến được lúa vàng, đất mật
Phải trên lòng bao trận gió mưa qua.”
(Chế Lan Viên)

141
c. Giá trị phong cách
Ẩn dụ tu từ được sử dụng nhiều nhất là trong các loại hình ngôn ngữ nghệ thuật. Bên
cạnh chức năng nhận thức sức mạnh đặc biệt của ẩn dụ là biểu cảm, nhờ thông qua lối nói hình
ảnh, kín đáo. Trong văn chính luận, ẩn dụ tu từ là một phương tiện diễn đạt có sức hấp dẫn mạnh
mẽ.
Ví dụ: “Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.” (Hồ Chí Minh)
6.1.3. NHÂN HÓA VÀ VẬT HÓA
Nhân hóa và vật hóa thực chất là những ẩn dụ được xây dựng trên mối quan hệ giữa con
người với thế giới sự vật chung quanh.
a. Nhân hóa
Khái niệm: Theo cách hiểu truyền thống nhân hóa là cách lấy những từ ngữ biểu thị
thuộc tính, dấu hiệu của con người để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối tượng không phải con
người khiến cho đối tượng đó trở nên sinh động hơn, gần gũi hơn.
Chẳng hạn, trong ngôn ngữ hàng ngày ta vẫn thường nghe: “cửa cống kêu rống lên”, “đá
đổ mồ hôi”, “lúa đang thì con gái”, “lúa chín quá giấc”, “na mở mắt”...
Trong ca dao, thơ ca, nhân hóa khá phổ biến:
“Vì sương nên núi bạc đầu
Biển lay bời gió hoa sầu vì mưa.”
Nhân hóa đã khiến cho ngoại giới trở thành nội giới vì thế trong thơ hiện đại nhân hóa
cũng là một biện pháp tu từ đắc dụng:
“Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối
Đêm bâng khuâng đôi miếng lẫn trong cành.” (Xuân Diệu)
Các loại nhân hóa: Dựa vào cách cấu tạo có thể phân chia nhân hóa thành hai loại:
+ Thứ nhất là miêu tả đối tượng trong những đặc điểm, tính chất, hoạt động, trạng thái của
con người. Chẳng hạn:
“Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre
giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người.
Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!” (Thép Mới)
+ Thứ hai là coi đối tượng không phải con người như con người và đối thoại tâm tình với
chúng. Chẳng hạn:
“Núi cao chi lắm núi ơi?
Núi che mặt trời, chẳng thấy người thương.” (Ca dao)
Giá trị phong cách: Nhân hóa là cách đưa thế giới khách quan vào cuộc sống con người
khiến cho cảnh vật vô giác vô tri trở nên có tâm hồn và gần gũi thêm lên. Như thế nhân hóa vừa
có chức năng nhận thức vừa có chức năng biểu cảm. Biện pháp này được sử dụng phổ biến nhất
là trong ngôn ngữ sinh hoạt và trong ngôn ngữ văn chương.

142
b. Vật hóa:
Khái niệm: Đối lập với nhân hóa là vật hóa. Vật hóa là cách dùng những từ ngữ vốn biểu thị
về sự vật, thực vật, động vật để biểu thị về con người.
Ví dụ:
“Nổ” là âm thanh của pháo, của súng đạn thường được gán cho những người có tính ồn ào
vô lối. Kẻ hay xu nịnh thì thường gọi là “hót” (tiếng chim), kẻ hay nói quá lên thì thường gọi là
“gáy” (tiếng gà). Tương tự là cách dùng các từ “sủa”, “ong ỏng”, “gầm gừ”...để biểu thị hoạt
động “nói” của một ai đó.
- Giá trị phong cách: Vật hóa là một cách thức châm biếm, mỉa mai bằng cách thay đổi
phạm vi biểu vật của từ. Biện pháp này được sử dụng rộng rãi nhất là trong ngôn ngữ sinh hoạt
và trong ngôn ngữ nghệ thuật. Trong văn chương trào phúng, biện pháp vật hóa đã để lại những
tiếng cười rất thú vị:
Ví dụ: - “Ba đồng một mớ đàn ông
Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha
Ba trăm một mụ đàn bà
Mua về mà trải chiếu hoa cho ngồi.” (Ca dao)
Cũng như nhân hóa, vật hóa vừa có chức năng nhận thức vừa có chức năng biểu cảm.
6.1.4. PHÚNG DỤ
a. Khái niệm
“Phúng dụ là một hệ thống ẩn dụ nhằm biểu đạt một vấn đề đạo đức, luân lý, xã hội nào đó có
tính chất khuyên răn. Đó là sự miêu tả bằng một loạt hình ảnh, có khi bằng một câu chuyện cụ
thể, để nói lên một ý niệm trừu tượng” [Cù Đình Tú & NTG 1982, 157]
Ví dụ: Lắm sãi không ai đóng cửa chùa. (Tục ngữ)
Khi đền nhà con la, đừng nói gì liên quan đến đôi tai. (TN Gia-mai-ca)
Có thể coi phúng dụ là một dạng thức ẩn dụ nhưng với quy mô lớn hơn, không chỉ ở cấp
độ câu, đoạn mà còn bao quát toàn bộ tác phẩm. Phúng dụ dựa trên cơ sở lối nói ngụ ý, bóng gió,
biểu đạt một ý tưởng trừu tượng, khái quát bằng hình ảnh trực quan. Chẳng hạn câu “Một cây
làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” diễn tả một triết lý về sự đoàn kết.
b. Cấu tạo
+ một hệ thống ẩn dụ (tạo thành một câu tục ngữ, bài ca dao, một truyện ngụ ngôn). Ví
dụ:
Con cò chết rũ trên cây
Bồ câu mở lịch xem ngày làm ma
Cà cuống uống rượu la đà
Bao nhiêu cóc nhái nhảy ra chia phần
Chào mào thì đánh trống quân

143
Chim chích mặc quần vác mõ đi rao.
(Ca dao)
+ 2 tầng nghĩa (bề mặt: những hình ảnh miêu tả cụ thể; bề sâu: bài học triết lý nhân sinh,
đạo đức, đối nhân xử thế, ...)
+ cách diễn tả: thâm thuý, thường có tính chất trào phúng.
c. Giá trị phong cách
-Tác dụng chủ yếu: nhận thức.
Nội dung sâu xa của phúng dụ được gửi gắm dưới hình thức miêu tả và người đọc phải
ngẫm nghĩ để giải mã lời khuyên, câu chuyện đó và nhận được một bài học thấm thía về triết lý
nhân sinh, về xã hội, về lối sống, về quan niệm đạo đức, ...
- Mở cửa cho người vào thì ruồi muỗi cũng vào theo. (Tục ngữ Trung Quốc)
- Khi con lừa của ông quan toà chết, mọi người đều đi đưa đám; khi bản thân ông quan
toà chết chẳng có ai đưa tang. (Tục ngữ A-rập)
Phúng dụ thường được sử dụng trong ngôn ngữ văn chương và ngôn ngữ chính luận.
6.1.5. HOÁN DỤ TU TỪ
a. Khái niệm
Hoán dụ là phép tu từ dùng từ ngữ mang nghĩa này để diễn đạt thay cho một từ ngữ mang
ý nghĩa khác có liên quan về mặt lôgic.
-Thế là gần ba tháng trời, những sự đóng góp chi tiêu của một gia đình năm miệng ăn, hết
thảy trông vào hai bàn tay của người đàn bà con mọn. (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
- Thà rằng ăn bát cơm rau
Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời. (Ca dao)
b. Cấu tạo
- Chỉ có một vế (B: cái dùng để thay thế). Còn cái được thay thế (A: cái cần nói tới) ẩn đi,
phải suy luận mới biết.
Đàn bà dễ có mấy tay
Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan?
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
- Mối quan hệ giữa B và A: có thực, khách quan, lôgic (quan hệ tương cận).
b. Phân loại
Có rất nhiều loại vì có rất nhiều kiểu tương quan lôgic. Thường các sách Phong cách học
tiếng Việt chia hoán dụ từ 4 đến 8 loại.
Một số kiểu hoán dụ thường gặp:
- Hoán dụ bộ phận ↔ toàn thể
Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.

144
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Chú ý: phân biệt “bộ phận khả ly” và “bộ phận bất khả ly”.
- Hoán dụ bộ phận cơ thể → chức năng, đặc điểm
Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu ...
(Tố Hữu, Tâm sự)
- Hoán dụ vật sử dụng (đồ dùng, trang phục) → người sử dụng
Những ngày tôi sống đây là những ngày đẹp nhất
Ngày mỗi ngày áo trắng đến thăm tôi.
(Chế Lan Viên)
- Hoán dụ dấu hiệu, biểu hiện cụ thể → hành động, tính chất
Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
(Ca dao)
- Hoán dụ vật chứa ↔ vật bị chứa (cải dung – synecdoche)
Sải Gòn thức đêm đêm theo Hà Nội
Nghe thủ đô đập giữa tim mình.
(Giang Nam)
- Hoán dụ số xác định ↔ số phiếm định (cải số)
Học hành ba chữ lem nhem
Thấy gái thì thèm như chửa thèm chua. (Ca dao)
- Hoán dụ tên riêng → tính cách, đặc tính (cải danh)
Một giọng văn rất Nguyễn Tuân. (Báo)
Giọng nói đặc sệt chất Huế. (Khẩu ngữ)
- Hoán dụ tác giả ↔ tác phẩm
Giá đem lòng tôi đọc Nguyễn Du
Có phải đã hiểu nhân dân mình thêm chút nữa?
(Chế Lan Viên, Đọc Kiều)
d. Tác dụng tu từ
Tác dụng chủ yếu của hoán dụ là nhận thức. Hoán dụ khắc hoạ, nhấn mạnh một thuộc
tính, dấu hiệu nổi bật, quan trọng, độc đáo nào đó (từ góc nhìn của người nói) về đối tượng miêu
tả. Vì thế hoán dụ đem lại sự mới lạ về cách gọi tên, một nhận thức mới mẻ, mang nhiều ý nghĩa
khám phá về đối tượng.
Hoán dụ là một nhãn hiệu đặc tả về sự vật, hiện tượng.

145
Tuỳ theo việc chọn lựa dấu hiệu, thuộc tính tích cực, trung tính hay tiêu cực của đối
tượng miêu tả khi xây dựng phép hoán dụ mà sắc thái biểu cảm của hoán dụ sẽ là dương tính,
trung hoà hay âm tính.
So sánh: - Này tóc quăn ơi! Lại đây tớ bảo!
Hoán dụ được sử dụng nhiều trong khẩu ngữ và ngôn ngữ văn chương.
Lưu ý : Phân biệt hoán dụ tu từ và hoán dụ từ vựng
Hoán dụ từ vựng (lexical metonymy) là một phương thức chuyển nghĩa của từ đa
nghĩa dựa vào mối tương quan lôgic giữa hai sự vật, đối tượng. Nghĩa mới do hoán dụ từ
vựng tạo ra hầu hết mọi người đều biết, đều hiểu và sử dụng. Nghĩa mới này cũng được ghi trong
từ điển, trở thành vốn tài sản chung của cộng đồng ngôn ngữ. Hoán dụ từ vựng không có tính
chất mới mẻ, sáng tạo, bất ngờ.
+ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. → Đó là một tay ghi-ta cực giỏi.
+ Mùa xuân về, hoa khoe sắc nở. → Đã hai mươi mùa xuân trôi qua trên mái
tóc xanh của nàng.
Hoán dụ tu từ (metonymy) là một phép tu từ lâm thời chuyển đổi tên gọi của đối tượng
này sang cho đối tượng khác dựa trên quan hệ lôgic giữa hai đối tượng. Đây là một sáng tạo mới,
có tính chất cá nhân của người sử dụng ngôn ngữ gắn liền với một văn cảnh cụ thể.
* Phân biệt ẩn dụ tu từ (metaphor) và hoán dụ tu từ (metonymy)
+ Ví dụ ẩn dụ tu từ:
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.
(Nguyễn Đình Thi, Đất nước)
+ Ví dụ hoán dụ tu từ:
Sói không sợ chó chăn cừu mà sợ sợi dây xích của nó.
(Tục ngữ Nga)
Sợi dây xích → tình trạng bị giam cầm, mất tự do, nô lệ.
Giống: chỉ có một vế: cái để biểu thị (B). Vế còn lại: cái được biểu thị (A) vắng mặt.
Khác: quan hệ giữa B và A
+ Ẩn dụ: quan hệ tương đồng (giống nhau)
+ Hoán dụ: quan hệ tương cận (lôgic, khách quan, gần gũi, có thực).
6.1.6. TƯỢNG TRƯNG
a. Khái niệm
Tượng trưng là những ẩn dụ tu từ, hoán dụ tu từ có tính chất ước lệ xã hội.
Ví dụ: bồ câu → hoà bình; búa liềm → liên minh công nông; Thành đồng Tổ quốc →

146
miền Nam anh dũng, bất khuất.
Cơ sở của tượng trưng là các ẩn dụ, hoán dụ được dùng đi dùng lại nhiều lần, trở nên
quen thuộc.
Nghĩa của tượng trưng mang tính tập thể, quen thuộc với nhiều người cùng chung một
bối cảnh văn hoá. Khi tách khỏi văn cảnh, tượng trưng vẫn còn những giá trị nhất định vì đó là
một “kiểu hình tượng hoá một đối tượng của xã hội” [Cù Đình Tú & NTG 1982, 166].
b. Phân loại
Có hai loại.
- Tượng trưng là ẩn dụ
Thương thay thân phận con rùa
Lên đình đội hạc, xuống chùa đội bia. (Ca dao)
con rùa → người nông dân thân phận thấp hèn, bị đày ải và cam chịu.
- Tượng trưng là hoán dụ
Ðứng lên, thân cỏ, thân rơm
Búa liềm không sợ súng gươm bạo tàn!
(Tố Hữu, Ba mươi năm đời ta có Đảng)
6.2. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ CẤU TẠO THEO QUAN HỆ KẾT HỢP
6.2.1. PHÉP ĐIỆP (Điệp từ ngữ và lặp cú pháp)
a. Khái niệm
Tên gọi khác: điệp từ ngữ, phép trùng điệp, phép lặp.
Điệp ngữ là phép tu từ dùng cách lặp lại nhiều lần một từ, ngữ nào đó để nhấn mạnh ý,
tăng cường sức biểu đạt.
Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con
người. (Thép Mới, Cây tre)
Điệp ngữ là cách lặp lại từ, ngữ với dụng ý nghệ thuật. Cần phân biệt điệp ngữ với phép
lặp (để liên kết) và lỗi lặp.
Điệp ngữ dựa trên cơ sở quy luật tâm lý: cái gì lặp lại nhiều lần sẽ gây được chú ý, tạo ấn
tượng mạnh.
b. Phân loại
- Điệp từ
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.

147
(Ca dao)
- Điệp ngữ
Ngày em phá nhiều bom nổ chậm
Đêm nằm mơ nói mớ vang nhà
Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy.
(Phạm Tiến Duật, Gửi em, cô thanh niên xung phong)
- Điệp câu
Giận thì giận mà thương thì thương Giận thì giận mà thương thì thương Anh sai
đường thì em không chịu nổi Anh yêu ơi xin đừng có giận vội Mà trước tiên anh phải tự trách
mình Anh cứ nhủ rằng em không thương Em đo lường thì rất cặn kẽ Chính thương anh nên em
bàn với mẹ Phải ngăn anh không đi chuyến ngược Lường Giận thì giận mà thương thì thương
Giận thì giận mà thương thì thương.
(Hò ví dặm Nghệ Tĩnh, Giận mà thương)
- ĐIỆP CÚ PHÁP (lặp cú pháp, điệp cú pháp, lặp cấu trúc, điệp cấu trúc, điệp kiểu câu).
Điệp cú pháp là phép tu từ lặp lại cấu trúc của một cụm từ, một câu, một nhóm câu
nhằm mục đích nhấn mạnh nội dung biểu đạt và tạo nhịp điệu, âm hưởng cho câu văn, câu thơ.
Ví dụ: Cấu trúc lặp lại: Nếu là A, tôi sẽ B.
Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng.
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương.
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm.
Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương.
(Trương Quốc Khánh, Tự nguyện)
Cần phân biệt điệp cú pháp có dụng ý tu từ với hiện tượng trùng lặp cấu trúc ngẫu nhiên
trong một đoạn văn. Dấu hiệu để nhận ra phép điệp cú pháp là ở chỗ, ngoài phần có chung về cấu
trúc, còn có chung một chủ đề, và láy lại một số từ nhất định.
Cũng cần chú ý là trong phép điệp cú pháp có thể có sự sai biệt đôi chút về một vài
thành phần cú pháp nhưng không quan trọng lắm.
Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất.
Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. (Hồ Chí Minh, Di chúc)
(1) CN – nhất định VN + BN
(2) CN nhất định VN
(3) CN nhất định VN + BN
Phép điệp cú pháp vừa triển khai được ý một cách hoàn chỉnh, vừa làm cho người
nghe dễ nhớ, dễ thuộc. Nhịp điệu và âm hưởng câu văn nhờ sự trùng điệp mà trở nên mạnh mẽ,
hùng hồn.

148
3. Tác dụng
- Điệp ngữ có tác dụng gia tăng lượng nghĩa, nhấn mạnh ý tưởng, khắc sâu ấn tượng. Điệp ngữ
còn có tác dụng liên kết, tăng cường văn khí và điều hoà âm luật.
Tác dụng chủ yếu của phép điệp cú pháp là nhận thức (nhấn mạnh thông tin).
Điệp ngữ được dùng nhiều trong phong cách ngôn ngữ chính luận và phong cách ngôn
ngữ văn chương.
6.2.2. ĐỒNG NGHĨA KÉP
a. Khái niệm
Đồng nghĩa kép là phép tu từ dùng (trong một ngữ cảnh hẹp) một loạt từ ngữ đồng
nghĩa hoặc gần nghĩa cùng nói về một đối tượng để nhấn mạnh, làm nổi rõ một vấn đề diễn đạt.
Đặt nghệ thuật ra ngoài xã hội ... cho nghệ thuật có tính chất thiêng liêng, thần bí là phi
lý, là nguỵ biện và – thưa ông Thiếu Sơn – đó là gian trá.
(Hải Triều, Nghệ thuật vị nghệ thuật hay Nghệ thuật vị nhân sinh)
Mẹ ta lòng đói dạ sầu
Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ.
(Hoàng Cầm, Bên kia sông Đuống)
b. Tác dụng
Đồng nghĩa kép giúp triển khai đầy đủ nội dung một vấn đề từ nhiều phương diện.
Cách diễn đạt tập trung của đồng nghĩa kép làm tăng hiệu quả diễn đạt hơn cách diễn đạt
riêng lẻ. Tác dụng diễn đạt của đồng nghĩa kép gần giống với phép điệp ngữ.
Từ ngày cô đi lấy chồng
Gớm sao có một quãng đồng mà xa
Bờ rào cây bưởi không hoa
Qua bên nhà thấy bên nhà vắng teo.

Lợn không nuôi, đặc ao bèo


Giầu không dây chẳng buồn leo vào giàn
Giếng thời mưa ngập nước tràn
Ba gian đầy cả ba gian nắng chiều.
(Nguyễn Bính, Qua nhà)
Tác dụng của đồng nghĩa kép là nhận thức và biểu cảm.
Đồng nghĩa kép được dùng nhiều trong phong cách chính luận (đặc biệt là văn hùng
biện), ngôn ngữ nghệ thuật.
6.2.3. LIỆT KÊ VÀ TĂNG CẤP
6.2.3.1. Liệt kê
a. Khái niệm

149
Liệt kê là phép tu từ kể ra một loạt đối tượng cùng loại để nhấn mạnh tính chất phong
phú, đa dạng hoặc bề bộn, phức tạp của sự vật, hiện tượng đang nói tới.
Người nhà quê bây giờ mở miệng ra là thấy đề nghị, yêu cầu, phê bình, cảnh cáo,
thực dân, phát xít, phản động, xã hội chủ nghĩa, dân chủ với tân dân chủ nữa mới khổ
thiên hạ chứ. (Nam Cao, Đôi mắt)
Cần phân biệt liệt kê tu từ và liệt kê thông thường (liệt kê lôgic).
Giữa các thành tố của sự liệt kê có thể được sắp xếp theo một trình tự nào đó.
b. Phân loại
Có 2 loại.
- Liệt kê không theo cặp
Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc,
cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng
nước mới để kiếm mồi. (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu ký)
- Liệt kê theo cặp
Cái ái tình của các cụ thì chỉ là sự hôn nhân, nhưng đối với ta thì trăm hình muôn
trạng: cái tình say đắm, cái tình thoáng qua, cái tình gần gụi, cái tình xa xôi, cái tình chân thật,
cái tình ảo mộng, cái tình ngây thơ, cái tình già dặn, cái tình giây phút, cái tình nghìn thu. (Lưu
Trọng Lư)
c. Tác dụng
Liệt kê nhấn mạnh tính chất phong phú, đa dạng, phức tạp của vấn đề nói tới, làm nổi rõ
ấn tượng thẩm mỹ, gây chú ý, tạo hiệu quả diễn đạt cao hơn bình thường.
Mợ à, tôi quét nhà, thông cống, dời gạch, chở ngói, xây nền, đắp tường, cày ruộng, bừa
đất, gieo mạ, cấy lúa, xây dựng cơ đồ cho nhà mợ.
(Ngô Thừa Ân, Tây du ký – Lời Trư Bát Giới nói với vợ)
Liệt kê làm tăng tính chất nhịp nhàng, cân đối cho lời văn.
Phép liệt kê thường gắn liền với phép điệp cú pháp.
Liệt kê có khi được sử dụng như một thủ pháp “đặc tả” về đặc trưng sự vật, hiện tượng:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh. (Câu đối)
Phép liệt kê được sử dụng nhiều trong văn nghệ thuật, văn chính luận.
6.2.3.2. Tăng cấp
a. Khái niệm (Tên gọi khác: tăng tiến, tiệm tiến và tiệm thoái).
Tăng cấp là phép tu từ sắp xếp các thành tố ngữ nghĩa xoay quanh một nội dung theo
trình tự tăng dần hoặc hoặc giảm dần để tạo ấn tượng đặc biệt về cách diễn đạt và nhấn mạnh vấn
đề trình bày.
Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc,

150
thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)
Tính năng của vũ khí: súng ← gươm ← cuốc ← thuổng ← gậy gộc
Quyết tâm kháng chiến: tương đối cao → cao → rất cao → cực kỳ cao → đặc biệt cao
(thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ)
Tăng cấp là một hình thức đặc biệt của phép liệt kê.
b. Cấu tạo
Một phép tăng cấp phải gồm các thành tố ngữ nghĩa (từ, cụm từ) sắp xếp xoay quanh nội
dung trình bày và có 2 lớp nghĩa:
Lớp nghĩa bề mặt: tăng dần hoặc giảm dần (thường lên đến đỉnh điểm – climax)
Lớp nghĩa hàm ẩn: tăng dần.
Người ta sẽ khinh y, vợ y sẽ khinh y, chính y sẽ khinh y. (Nam Cao, Sống mòn)
Độ xa cách: người ta → vợ → chính y
Mức độ khinh: tương đối cao → rất cao → tuyệt đối cao
c. Phân loại
Căn cứ vào hướng tăng tiến của các thành tố nghĩa trên bề mặt, phép tăng cấp được chia
làm 2 loại.
- Tiệm tiến (tiến từ từ)
Nếu bánh mì trong lò bị hỏng, bạn mất một tuần; nếu mùa màng thất bát, bạn mất một
năm; nếu hôn nhân bất hạnh, bạn mất một đời. (Tục ngữ E–xtô–ni–a)
- Tiệm thoái (lui từ từ)
Cưới nàng anh toan dẫn voi
Anh sợ quốc cấm nên voi không bàn
Dẫn trâu sợ họ máu hàn
Dẫn bò sợ họ nhà nàng co gân
Miễn là có thú bốn chân
Dẫn con chuột béo mời dân mời làng... (Ca dao)
d.Tác dụng
Phép tăng cấp tạo nên một ấn tượng đặc biệt về cách diễn đạt nghệ thuật. Thông qua sự
tăng tiến, nội dung trình bày được nhấn mạnh, khắc sâu.
Trong phép tăng cấp, tiêu điểm thông báo của lời văn rơi vào đỉnh điểm của sự tăng tiến.
Phép tăng tiến, tuỳ theo từng trường hợp, nghiêng về tác dụng nhận thức hay tác dụng
biểu cảm.
Phép tăng cấp được sử dụng nhiều trong ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ chính luận.
6.2.4. ĐỘT GIÁNG
a. Khái niệm

151
Đột giáng là phép tu từ sắp xếp các thành phần ngữ nghĩa hạ thấp xuống đột ngột, bất ngờ
ở cuối mạch trình bày nhằm nhấn mạnh, gây chú ý, tạo ấn tượng đặc biệt.
Mừng ông nay mới đẻ con trai,
Thực giống con nhà chẳng giống ai,
Mong cho chóng lớn mà ăn cướp ...
Cướp lấy khôi nguyên kẻo nữa hoài!
(Nguyễn Quý Tân, Mừng bạn đẻ con trai)
Đột giáng là một hình thức đặc biệt của phép liệt kê.
Trong phép đột giáng, nếu nội dung trình bày ở phần đầu là dương tính (tích cực) thì nội
dung của chi tiết cuối sẽ là âm tính (tiêu cực), và ngược lại.
Ví dụ (kết thúc âm tính):
Bắt chước ai ta chúc mấy lời:
Chúc cho khắp hết ở trong đời.
Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước,
Sao được cho ra cái giống người. (Tú Xương, Chúc Tết)
Về hình thức trình bày, trước chi tiết cuối cùng của phép đột giáng, ở phần lớn trường
hợp, người ta có thể dùng dấu ba chấm.
b. Tác dụng
Do được xây dựng theo một trình tự không bình thường, tạo sự chuyển đổi bất ngở, nên
phép đột giáng có tác dụng nhấn mạnh, xoáy sâu vào nội dung của chi tiết hụt hẫng ở cuối.
Phép đột giáng vừa có tác dụng nhận thức vừa có tác dụng biểu cảm.
Tiếng cười do phép đột giáng gây ra thường hồn nhiên, sảng khoái. Phép đột giáng cũng
bắt người đọc, người nghe phải nhận thức lại, suy nghĩ lại về vấn đề trình bày.
Đột giáng thường được sử dụng trong văn thơ trào lộng, châm biếm.
Một trà, một rượu, một đàn bà
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta
Chừa được cái gì hay cái nấy
Có chăng chừa rượu với chừa trà!
(Tú Xương, Ba cái lăng nhăng)

6.2.5. TƯƠNG PHẢN


a.Khái niệm Tên gọi khác: đối ngữ, đối chọi, phản ngữ, phản đề.
Tương phản là phép tu từ sắp xếp bên cạnh nhau một cặp từ ngữ biểu thị hai tính chất, sự
vật, hiện tượng trái ngược, đối lập nhau nhằm làm nổi rõ đặc điểm của đối tượng diễn đạt.
Cùng trong một tiếng tơ đồng
Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm.

152
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b. Cấu tạo
+ Cấu trúc: gồm 2 vế A ↔ B
+ Phương tiện diễn đạt: từ ngữ trái nghĩa (trái nghĩa từ điển hoặc trái nghĩa lâm thời)
+ Ý nghĩa: hai vế đối chiếu, soi tỏ cho nhau làm nổi rõ tính chất tương phản, nảy sinh
lượng thông tin bổ sung qua đối chiếu.
c. Phân loại
- Tương phản trong cùng một sự vật, hiện tượng
Trường Sơn đông nắng, tây mưa
Ai chưa đến đó, như chưa rõ mình. (Tố Hữu, Nước non ngàn dặm)
- Tương phản giữa các sự vật, hiện tượng
Phượng những tiếc cao, diều hãy lượn
Hoa thì hay héo, cỏ thường tươi. (Nguyễn Trãi, Quốc âm thi tập)
d. Tác dụng
Tác dụng chủ yếu: nhận thức.
Tương phản khẳng định đặc điểm của đối tượng một cách đậm nét. Đây là cách miêu tả
đặc điểm của đối tượng thông qua thế đối lập.
Đôi mắt thâm quầng này là do những lúc thức khi người ta ngủ, khóc khi người ta
cười, thương khi người ta ghét ... (Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Như Tô)
Tương phản cũng là một thủ pháp cơ bản của văn chương, nghệ thuật.
Phép tương phản được sử dụng nhiều trong ngôn ngữ văn chương, báo chí, chính luận. Ví
dụ:
Mỗi tôn giáo bắt đầu từ một động lực giải phóng nhưng kết thúc là một nhà tù vĩ đại.
(Tagore)
6.2.6. IM LẶNG
a. Khái niệm Tên gọi khác: phép lặng, nói lửng, phép treo, ẩn ngữ, mặc ngữ, tỉnh lược.
Im lặng là phép tu từ cố ý ngừng lời hoặc lược bớt một từ ngữ cần có trong lời nói để thể
hiện những dụng ý diễn đạt đặc biệt.
Em nghe họ nói phong phanh
Hình như họ biết chúng mình … với nhau. (Nguyễn Bính, Chờ nhau)
Hôm qua em hứa anh rằng…
Sao nay em lại khăng khăng bảo là…
Tưởng em yêu thật hóa ra…
Cũng vì anh quá thật thà cho nên…
(Nguyễn Nhật Ánh, Chấm chấm chấm)

153
Chỗ ngừng lời hoặc lướt bớt lời của phép im lặng trong văn bản thường thể hiện bằng dấu
chấm lửng (...).
b. Phân loại
Căn cứ vào kiểu yếu tố bỏ trống, người ta chia phép im lặng làm 2 loại.
- Im lặng là sự ngừng lời (với dụng ý nghệ thuật)
Nhiều tác giả phong cách học còn lẫn lộn sự ngừng lời thông thường trong giao tiếp (vì
những lý do về vật lý, thể lực, ...) với sự dừng lời có dụng ý nghệ thuật (nhằm tạo sự chú ý, tạo
sự bất ngờ, nhằm nhấn mạnh, ...). Chỉ có sự dừng lời kiểu thứ hai mới thuộc phép im lặng. Ví
dụ:
Hắn xông lại gần, đảo ngược mắt giơ tay lên nửa chừng:
– Bẩm không ạ, bẩm thật là không say. Con đến xin cụ cho con đi ở tù mà nếu không được
thì... thì... thưa cụ...
Hắn móc đủ mọi túi, để tìm một cái gì, hắn giơ ra: đó là một con dao nhỏ, nhưng rất sắc.
Hắn nghiến răng nói tiếp:
– Vâng, bẩm cụ không được thì con phải đâm chết dăm ba thằng, rồi cụ bắt con giải
huyện. (Nam Cao, Chí Phèo)
- Im lặng là sự lược lời (với dụng ý nghệ thuật)
Thực chất đây là kiểu nói lửng (nói nửa chừng, không hết ý, để cho người nghe tự
hiểu). Kiểu thứ hai này là dạng điển hình cho phép im lặng. Quan điểm của các tác giả về kiểu
thứ hai này cũng khá thống nhất.
Người quốc sắc, kẻ thiên tài,
Tình trong như đã ... mặt ngoài còn e ... (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
c. Tác dụng
Phép im lặng chủ yếu thực hiện tác dụng biểu cảm.
Sự ngừng lời, lược lời trong phép im lặng thường thể hiện sự ngẹn ngào, xúc động, sự e
thẹn hoặc báo hiệu một sự đe doạ, một lời ám chỉ (allusion), ...
Phép im lặng được dùng nhiều trong văn chương, báo chí, khẩu ngữ.
6.2.7. KHOA TRƯƠNG
a.Khái niệm Tên gọi khác: ngoa dụ, thậm xưng, nói quá, phóng đại, cường điệu, ngoa ngữ,
nói ngoa.
Khoa trương là phép tu từ phóng đại quy mô, tính chất, đặc điểm của đối tượng nhằm làm
nổi rõ đặc trưng bản chất của đối tượng miêu tả, gây sự chú ý, tăng cường sức biểu cảm.
Thương em chẳng biết để đâu
Để quán quán đổ, để cầu cầu xiêu. (Ca dao)
b. Cấu tạo

154
Khoa trương được diễn tả bằng hình ảnh miêu tả có tính chất cường điệu, phóng đại.
Khoa trương chỉ có một vế: vế hình ảnh miêu tả (B). Vế nội dung cần nói tới, cần nhấn mạnh (A)
ẩn đi, phải ngẫm nghĩ mới hiểu.
Khoa trương thường được biểu hiện qua hình thức so sánh phóng đại hoặc một sự
miêu tả phi thực.
c. Phân loại
Xét theo phương diện được phóng đại của đối tượng, chúng ta có các loại hai khoa
trương cơ bản sau đây:
- Khoa trương quy mô, kích thước của sự vật, hiện tượng
Con rận bằng con ba ba
Nửa đêm nó ngáy cả nhà thất kinh.
Hàng xóm vác gậy đi rình
Té ra con rận trong mình bò ra. (Ca dao)
- Khoa trương tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng
Nói ngọt lọt đến xương. (Tục ngữ)
Nghe đồn bác mẹ anh hiền,
Cắn cơm không bể, cắn tiền bể hai.(Ca dao)
d. Tác dụng
Khoa trương có tác dụng nhận thức, tác dụng biểu cảm và gây ấn tượng.
Cách diễn tả khác thường, nhiều khi rất vô lý của phép khoa trương gây sự chú ý, tạo ra
sức hấp dẫn đặc biệt.
Tên lửa của chúng tôi có thể bắn trúng mắt một con ruồi bay trong vũ trụ.
(Nhikita Khrushôp, Tổng Bí thư ĐCS Liên Xô, trả lời phóng viên phương Tây, 1961)
Khoa trương được dùng nhiều trong sử thi, anh hùng ca, thơ văn trữ tình, thơ văn
châm biếm, trào phúng.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi!
(Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo)
Khoa trương cũng hay được dùng trong khẩu ngữ tiếng Việt.
Nghe hắn ninh sượng cả mặt. (Khẩu ngữ)
Làm mửa mật vẫn không xong. (Khẩu ngữ)

6.2.8. NHÃ NGỮ


a. Khái niệm Tên gọi khác: khinh từ, nói tránh.
Nhã ngữ là phép tu từ dùng những từ ngữ nhã nhặn, lịch sự thay thế cho những từ ngữ
thô lỗ, khó nghe.

155
Nhã ngữ là một biến thể của phép uyển ngữ.
Ông lại nhìn trước nhìn sau lần nữa. Lần này kỹ càng hơn. Rồi cả quyết, ông vén một ống
quần lên. Rồi rất sung sướng, rất hể hả, cũng rất hồi hộp nữa, ông làm cái việc giải thoát cho
bong bóng... (Nam Cao)
làm cái việc giải thoát cho bong bóng → đi tiểu (đái)
Thuyền tình vừa ghé tới nơi
Thì đà trâm gãy bình rơi bao giờ. (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Trâm gãy bình rơi → chết
b. Cấu tạo
Nhã ngữ được cấu tạo dựa trên hoán dụ (ví dụ 1) hoặc ẩn dụ (ví dụ 2).
c. Phân loại
Xét theo đề tài, trong tiếng Việt, chúng ta thường gặp 2 loại nhã ngữ sau:
- Nhã ngữ nói về cái chết
Tiếng Việt rất phong phú loại nhã ngữ về đề tài cái chết.
Kiếp hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
- Nhã ngữ nói về hoạt động sinh lý, quan hệ nam nữ
Tiếc thay một đóa trà mi
Con ong đã tỏ đường đi lối về. (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
- Lưu ý: Phân biệt nhã ngữ tu từ và nhã ngữ từ vựng.
Nhã ngữ từ vựng:
nhà vệ sinh, toa-lét → chuồng (hố) xí, chuồng tiêu
đại tiện (đi cầu, đi đồng) → ỉa,
tiểu tiện (xả bầu tâm sự) → đái
sản phẩm loại 2 (thứ phẩm) → sản phẩm xấu, kém chất lượng
tham ô của công → ăn cắp tài sản của nhà nước
tình hình chưa có công ăn việc làm → nạn thất nghiệp
những tồn tại cần khắc phục → những thiếu sót, yếu kém
6.2.9. CHƠI CHỮ
a. Khái niệm Tên gọi khác: lộng ngữ.
Chơi chữ là phép tu từ sử dụng một cách độc đáo, sáng tạo chỗ giống nhau (gần giống
nhau) về ngữ âm, chữ viết, ngữ nghĩa, ngữ pháp của từ ngữ để tạo ra lượng thông tin liên tưởng
bất ngờ, thú vị.
Ai đặt ra cái chữ quốc ngữ cũng đã tài tình lắm, chữ hiền chỉ hơn chữ hèn có một
chữ i với một cái dấu mũ đó thôi. (Nam Cao, Sống mòn)

156
b. Cấu tạo
Một phép chơi chữ phải có đủ hai bình diện: cấu trúc bề mặt và cấu trúc liên tưởng bề
sâu.
Cấu trúc bề mặt: thường phải có ít nhất 2 thành tố giống nhau (gần giống nhau, liên quan
gần gũi với nhau) về ngữ âm, chữ viết, ngữ nghĩa, ngữ pháp được người nói (viết) sắp xếp khéo
léo bên cạnh nhau.
Cấu trúc liên tưởng bề sâu: những hàm ý, ngụ ý, ẩn ý kín đáo, sâu sắc, hoặc hài hước
(humour) gợi ra từ sự giống nhau của các thành tố trên cấu trúc bề mặt.
Thông tin liên tưởng và thông tin cấu trúc bề mặt trong phép chơi chữ là khác loại,
hoàn toàn không liên quan gì với nhau. Mối liên hệ khác loại giữa hai loại thông tin càng xa thì
sự bất ngờ, lý thú của phép chơi chữ càng lớn.
c. Phân loại
Dựa vào chất liệu dùng tạo nên phép chơi chữ, Cù Đình Tú chia phép chơi chữ ra làm 3
loại, gồm 11 tiểu loại [Cù Đình Tú 2001, 207-208].
- Chơi chữ bằng phương tiện ngữ âm, chữ viết
+ Dùng từ đồng âm (gần âm)
Ruồi đậu mâm xôi đậu
Kiền bò đĩa thịt bò. (Câu đối)
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần. (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
+ Dùng tiếng cùng phụ âm đầu
Chạy chữa chai chân chẳng chịu chừa
Chín chiều chua chát chán chê chưa?
Cha chài chú chóp chơi chung chạ,
Chẳng chính chuyên chi chớ chực chờ.
(Khuyết danh, Trách người đa tình)
+ Dùng cách chiết tự (phân tích chữ)
Duyên thiên (天) chưa thấy nhô đầu dọc (夫),
Phận liễu (了) sao đà nảy nét ngang (子).
(Hồ Xuân Hương, Không chồng mà chửa)
+ Dùng cách phiên âm hài hước
Wesmoreland (Oét-mo-len) –> Vét mỡ lợn, Vét mồ lên
Marc Artheur (Mác Ác-thơ) –> Mặt ác tệ
- Chơi chữ bằng phương tiện từ vựng – ngữ nghĩa
+ Dùng từ đồng nghĩa
Đi tu Phật bắt ăn chay

157
Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không. (Ca dao)
+ Dùng từ (tiếng) thuần Việt và Hán Việt đồng nghĩa
Con ngựa ô uống hồ nước mã
Con gà vàng ăn hạt kê xanh. (Ca dao)
+ Dùng từ nhiều nghĩa
Nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà thơ, cả bốn nhà đều không nhà ở. (Thanh Tịnh)
Làm bí thư hoài có … bí thơ?
Rằng thơ với Đảng nặng duyên tơ
Thuyền bơi có lái qua mưa gió
Không lái thuyền trôi lạc bên bờ (Tố Hưu, Chuyện thơ)
+ Dùng từ cùng trường nghĩa
Ngày xuân em đi chợ Hạ
Mua con cá thu về chợ hãy còn đông. (Ca dao)
- Cạm bẫy người khéo căng nhỉ? Qua giông tố tưởng nên số đỏ,
Số độc đắc văn chương vừa trúng thế! Nỡ dứt tình, không một tiếng vang.
(Câu đối của Bùi Huy Phồn viếng Vũ Trọng Phụng)
- Chơi chữ bằng phương tiện ngữ pháp
+ Dùng lối tách từ, ghép từ
“Châm chích ngôn”, “Ca dao cạo”
(Tên những chuyên mục trên báo Tuổi trẻ cười)
+ Thay đổi trật tự ngữ pháp
Ngựa người và người ngựa
(Nhan đề một truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan)
Sinh sự thì sự sinh. (Khẩu ngữ)
- Chơi chữ theo bố cục hình học
Cụ già thong thả buông cần trúc
Hồ rộng mênh mông mặt nước hồng
Muôn vạn đài hoa hương bát ngát
Tuổi già vui thú với non sông. (Vô danh)
d. Tác dụng
Tác dụng chủ yếu của phép chơi chữ là biểu cảm. Chơi chữ tạo ra sự hài hước
(humour), vui đùa hoặc châm biếm, mỉa mai.
Chơi chữ thường có giá trị lật ngược tình huống do những liên tưởng bất ngờ, độc đáo.
Chơi chữ cũng có tác dụng nhận thức. Chơi chữ tạo ra những liên tưởng bất ngờ, kỳ
thú, kích thich trí tuệ của người nghe (đọc), đem lại nhận thức mới mẻ về cơ cấu ngôn ngữ hoặc
những vấn đề đời sống xã hội mà nó gợi ra.

158
Chơi chữ được dùng nhiều trong khẩu ngữ, ngôn ngữ văn chương, báo chí.
Người Việt Nam là một dân tộc thích chơi chữ và hay chơi chữ. Chơi chữ là một phép tu
từ cực kỳ phong phú trong tiếng Việt. Đã có khá nhiều cuốn sách và luận án tiến sĩ viết về phép
chơi chữ.
6.2.10. TẬP KIỀU
a. Khái niệm Tên gọi khác: lẩy Kiều. Hữu Đạt phân biệt tập Kiều và lẩy Kiều
Tập Kiều là phép tu từ vay mượn, sao phỏng lời, ý hoặc cách diễn đạt của tác phẩm
Truyện Kiều vào câu văn, câu thơ, lời nói để tạo một sắc thái diễn đạt đặc biệt.
Tập Kiều là một hình thức dẫn ngữ của riêng tiếng Việt và người Việt Nam.
Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương
Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng. (Tố Hữu, Kính gửi cụ Nguyễn Du)
So sánh:
Tiếc thay chút nghĩa cũ càng,
Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng. (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Tập Kiều là một hình thức đặc biệt của nhại.
b. Phân loại
Có 5 kiểu tập Kiều thường gặp.
- Mượn nguyên văn (từng câu, cặp câu)
- Mượn ý
Tôi xa quê hương đã năm mươi năm rồi. Thường tình người ta xa nhà, lúc trở về thì
mừng mừng, tủi tủi. Nhưng tôi không buồn, không tủi...
Quê hương nghĩa nặng tình sâu
Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình.
(Hồ Chí Minh, Bài nói chuyện khi về thăm quê, 1957)
So sánh:
Những là rày ước mai ao
Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình. (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
- Mô phỏng cách diễn đạt
Có tiền mà cậy chi tiền
Có tiền như Mỹ cũng phiền lắm thay. (Hồ Chí Minh)
So sánh:
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần. (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
- Lắp ghép các câu thơ Kiều
Trên vì nước, dưới vì nhà,
Lòng này ai tỏ cho ta hỡi lòng

159
Nhìn càng lã chã giọt hồng,
Nỗi lòng ai ở trong lòng mà ra… (Thơ vịnh Cái ống máng)
So sánh:
+ Trên vì nước, dưới vì nhà
Một là đắc hiếu, hai là đắc trung.
+ Tức gan riêng giận trời già
Lòng này ai tỏ cho ta hỡi lòng.
+ Nhìn càng lã chã giọt hồng
Rỉ tai, nàng mới giải lòng thấp cao
+ Tẩy trần vui chén thong dong
Nỗi lòng ai ở trong lòng mà ra. (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
c. Tác dụng
Tập Kiều có Tác dụng biểu cảm, diễn cảm:
+ Tạo màu sắc Kiều, không khí Kiều.
+ Tạo sự giao hoà, đồng cảm giữa người nói và người nghe trong cùng một mã giao tiếp
ngôn ngữ – văn hoá chung là tác phẩm Truyện Kiều.
+ Tạo sự thông hiểu, thấu đạt dễ dàng về vấn đề trình bày trên cơ sở liên tưởng với vốn
hiểu biết về Truyện Kiều.
Tập Kiều là được sử dụng phổ biến ở địa phương miền Bắc trong lời nói thường ngày,
trong thơ văn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người rất thích tập Kiều, lẩy Kiều.

CÂU HỎI VÀ NỘI DUNG ÔN TẬP CHƯƠNG 5


Theo gợi ý của giảng giảng trên lớp học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 5

[1] Đinh Trọng Lạc, Phong cách học tiếng Việt, Nxb GD, H. 1995.
[2] Hữu Đạt, Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb KHXH, 1999.
[3] Cù Đình Tú, Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb ĐH&THCN, 1983.

160

You might also like