You are on page 1of 12

TAKE NOTES PHIÊN DỊCH 1

*Ngày 18/3/2021 thứ tư

Tìm hiểu về 2 loại hình của Phiên dịch ( trang 7 trong tài liệu )

Trong ngành dịch có 2 ngành cơ bản là biên dịch và phiên dịch. Mỗi loại dịch đều có các tiêu chí riêng đòi
hỏi người dịch phải biết cách vận dụng đúng đắn để giúp cho quá trình biên phiên dịch diễn ra suôn sẻ.

Về phiên dịch ta có 2 loại hình

- Dịch đuổi ( consecutive interpreting ) : trong một cuộc phỏng vấn vs đối tác ,người dịch sẽ chờ
đối tác nói hết 1 đoạn ngắn đầy đủ ý nghĩa rồi dịch thuật lại. ( vd: giao dịch thương mại, đàm
phán , sự kiện công ty,...)
- Dịch song song ( simultaneous interpreting ) : Trái với dịch đuổi , người dịch sẽ ngồi trong một
cabin cách âm , đc trang bị tai nghe và micro để phục vụ cho việc phiên dịch. Người dịch sẽ nghe
đối tác nói đến đâu thì dịch đến đó ( vd: hội nghị, hội thảo, sự kiện lớn của cơ quan chính
phủ , ...)

Cả 2 loại hình đều có nét riêng biệt đòi hỏi bản thân người dịch phải bình tĩnh tận dụng

Dịch đuổi cần phải rèn luyện khả năng trình bày và chịu ấp lực tốt trước đám đông

Dịch song song dù ngồi trong 1 cabin cách âm không cần phải đối diện vs đám đông nhưng sự phản xạ là
điều thiết yếu.

3 điều quan trọng mà một người phiên dịch cần phải làm để tận dụng tốt cả 2 loại hình phiên dịch :

- Nghe hiểu ngôn ngữ nguồn ( source language )


- Phân tích ngôn ngữ học và văn hóa
- Diễn đạt bằng ngôn ngữ mục tiêu ( target language )

*Ngày 25/8/2021 Thứ tư


Bloom’s Taxonomy là gì ?

- 6 cấp độ đo sự nhận thức ( từ dưới lên ) :cấp độ bậc 6 (thấp nhất) remember 5 understand
 4 apply  3 analyze  2 evaluate  cấp độ bậc 1 ( cao nhất) create
- 6 cấp độ này tương tự như 6 quá trình dịch.
Self study 2 : Mỗi tuần tìm ít nhất 10 phrases  Tuần thứ 6 sẽ nộp ( due to 22/9/2021 )

Tiêu chí chấm điểm của self study 2


CHƯƠNG 2 : TIÊU CHÍ, QUY TẮC VÀ ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH ( tài liệu
trang 26 )
CRITERIA , RULES AND CODE OF ETHICS
...we find translators and interpreters , but particularly interpreters, taking on an amazing range
of responsibility which goes far beyond linguistic mediator. ( người phiên dịch là người chịu
nhiều trách nhiệm mà còn hơn cả các chuyên gia ngôn ngữ học )
New words / definitions
Professional competence ( năng lực nghiệp vụ ) ,... to be continued
1. Tiêu chí của một phiên dịch tốt ( criteria for a good interpreter)
- Kiến thức ngôn ngữ học
- Kiến thức nền dùng để phiên dịch
- Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và kỹ năng phiên dịch
Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ là : Nghe nói đọc viết và cách sử dụng ngữ pháp , phát âm

Chủ đề của nội dung thứ 3 : Đạo đức người phiên dịch trong khi dịch
(Trang 4546)
*Sự hợp tác ( Cooperation ). Tinh thần hợp tác là điều cần thiết cho một người phiên dịch và
chủ yếu là làm việc teamwork, nghĩa là người phiên dịch phải có tinh thần chung sức hỗ trợ
người chủ trì ( authority). Nếu như trong một cuộc họp hay một cuộc hội nghị , người diễn giả
nhận ra mình đã mắc phải sai lầm là nói ra những điều không nên nói khiến cho người nghe
phản ứng không mấy khách quan. Thì vào lúc này người phiên dịch sẽ phải sẵn sàng làm bia đỡ
đạn cho người diễn giả.
*Bảo vệ bí mật ( Proffesional secrecy). Người phiên dịch cần phải biết được rằng tất cả các
thông tin trong các cuộc họp , hội nghị dù lớn hay nhỏ đều chứa đựng nhiều thông tin tuyệt
mật, và nhiệm vụ của người phiên dịch đó là không được phép tiết lộ các thông tin đó ra ngoài
mà chưa được sự cho phép của các tổ chức dù cho đó là thông tin , đời tư riêng của một cá
nhân cụ thể nào đó.
Sau khi dịch ( After the assigment )
Sau mỗi lần dịch , có 2 quy trình mà người dịch cần phải định hướng rõ ràng cho công việc của
mình đó là tự phê ( self-criticism) và tự đánh giá (self-evaluation) , dù cho đó là một buổi dịch
thành công hay thất bại thì hãy luôn lạc quan, tự thưởng cho mình những gì mình xứng đáng
nhận được với sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Hãy xem lại các bài dịch của mình và tìm ra các lỗi
sai để lần sau có thể rút kinh nghiệm mà không phải hối hận cho các buổi dịch sau này.
Tuần sau sẽ có thêm 1 form bài tập về multiple choice ( chủ đề về chương 2 )
Kiến thức ngoài ngôn ngữ ( extra-linguistic knowledge )
Hiểu lời nói ( Understanding the speech )
Cộng đồng phi bản ngữ ( Localised forms )
Văn hóa đặc thù ( Cultural awaremness )
Sự ám ảnh tích cực ( Positive obsession )
Chép chính tả ( Dictation)
Nói tiếng địa phương ( dialect )
Phát âm chệch để tạo tiếng cười ( phonetic deviation )
Tái tạo thông điệp ( reformulation)
Xây dựng câu ( building sentences)
Tái tạo câu ( reforming sentences )
Tật nói nhát gừng ( staccato)
Tôn trọng đạo đức nghề nghiệp ( professional demeanour )
Nghi ngờ ( scepticism)
Châm biếm ( irony )
Chống đối ( opposition )
Hiện tượng thiên lệch ( lopsided development )
Xu hướng sai lầm trong nghiệp vụ ( faulty vocational guidance )
Lối nói kẻ cả ( speak with authority)
Sự tán đồng và phản đối ( agreement and disagreement )
Dùng từ ( the nuances of words )
Độ chính xác về thuật ngữ và khái niệm ( technical accuracy )
Cuộc gặp gỡ chính trị ( political assembly)
Cách diễn đạt cứng rắn , chắc chắn ( forcefulness of expression )
Lời nói hào hoa phong nhã ( elegance of speech )
nhóm 1 : 48 – đầu 50
Nhóm 2 : mục số 1 , 2
Nhóm 3 : mục số 4 , 5
Nhóm 4: mục 5 , 6
Nhóm 5: mục số 7,8
Nhóm 6 : mục số 9,10
9. Kỹ thuật xử lý khi nghe không hiểu hết thông điệp
- Nhiệm vụ của người phiên dịch bắt buộc phải dịch trung thành , đầy đủ thông tin và chính xác.
- Sẽ có trường hợp người dịch nghe không hiểu được thông điệp của diễn giả thì :
*TH1 : Khi không biết một từ hoặc nhóm từ quan trọng trong câu , phải hỏi lại diễn giả giải thích
cho mình trước khi dịch. Người phiên dịch không được phép bỏ qua, cũng không được phép
dịch bừa để che dấu khiếm khuyết của mình.
*TH2: Khi người phiên dịch không suy diễn nổi ý nghĩa của thông điệp do không hiểu một từ
hoặc nhóm từ nào trong thông điệp ấy, thì người phiên dịch sẽ phải dùng kiến thức nền để
phán đoán nghĩa một cách đúng đắn.
10. Kỹ thuật nghe lấy đầy đủ các thông tin
- Yêu cầu nghe của người phiên dịch là nghe lấy đầy đủ các thông tin. Đây là tổng hợp các kỹ
thuật nghe đã được luyện.
- Đòi hỏi người phiên dịch phải có khả năng ghi nhớ tốt và tổ chức thông tin trong đầu theo một
trật tự nhất định của diễn giả.

You might also like