You are on page 1of 2

BÍ QUYÊT HỌC TỐT MÔN PHIÊN DỊCH

Cùng với tiến trình hội nhập theo xu thế toàn cầu hoá, Ngoại ngữ được xem là
ngành học quan trọng để người dân Việt Nam tìm đến bạn bè thế giới, nối vòng tay lớn,
học hỏi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ kỹ thuật…
Trong dạy và học Ngoại ngữ, Phiên dịch là môn học tổng hợp, đòi hỏi người
học phải có kỹ năng thực hành ngôn ngữ ở mức độ cao hơn. Những kiến thức về ngữ
âm, ngữ pháp, từ vựng, khả năng tư duy, khả năng tổng hợp, kiến thức xã hội, vốn
sống… luôn là những yếu tố quan trọng trong quá trình phiên dịch.
Do đó, có thể nói rằng, dịch là quá trình xử lý ngôn ngữ đòi hỏi kỹ năng về văn
chương, kiến thức về từ vựng, kinh nghiệm sống, ngoài ra còn đòi hỏi cả sự thông
minh, sáng tạo, có như vậy mới có thể cho ra đời những bản dịch hay ( dịch viết) và đạt
được mục đích giao tiếp (dịch nói).
1. Những khó khăn gặp phải khi học môn Phiên dịch (Interpretation)
Phiên dịch (Dịch nói) được xem là một trong những môn học khó khăn nhất đối
với sinh viên chuyên ngữ. Có nhiều nguyên nhân được sinh viên nêu ra, tuy nhiên hai
lý do quan trọng nhất vẫn là khả năng ghi-nhớ thông tin và kĩ năng tư duy để chuyển tải
nội dung đã nghe sang ngôn ngữ yêu cầu.
Dưới đây là những khó khăn phổ biến mà sinh viên cho rằng mình gặp phải khi
thực hành môn phiên dịch:
- Không bắt kịp với tốc độ của bài nghe (bài phát biểu, phỏng vấn, bản tin,…);
mới kịp nghe và xử lý thông tin cho phần đầu của bài nghe thì người nói đã chuyển qua
phần khác.
- Bắt kịp được nội dung bài nghe nhưng không có khả năng tư duy nhanh chóng
để chuyển tải thông tin nghe được quan ngôn ngữ mẹ đẻ theo yêu cầu.
- Thiếu vốn từ cần thiết cho các lĩnh vực khác nhau trong đời sống để dịch một
cách chính xác nhất từ vựng mà mình nghe được. Điều này rất dễ hiểu bởi vốn từ vựng
tiếng Anh rất phong phú, cùng một từ nhưng sẽ được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau
tuỳ thuộc vào loại hình văn bản mà nó được sử dụng (chính trị, xã hội, văn học, giáo
dục …).
- Thiếu những kỹ năng cần thiết trong quá trình thực hành nghe - dịch.
1. Một số giải pháp cơ bản giúp cải thiện kĩ năng nghe - dịch
Để học tốt môn phiên dịch, quan trọng nhất là rèn luyện cho mình những kỹ năng
cần thiết. Trong thực tế, đối với một phiên dịch viên, khả năng nghe - xử lý thông tin -
chuyển tải thông tin ngay từ lần nghe đầu tiên là yêu cầu cơ bản, bởi vì người nói chỉ
nói một lần, không nhắc lại. Phiên dịch viên không thể yêu cầu đối tác nhắc đi nhắc lại
những điều họ vừa nói nhiều lần; nếu không, hiệu quả và mục đích giao tiếp không thể
đạt được. Do vậy, bất kì người học nào khi luyện tập, thực hành môn này cần rèn cho
mình những kĩ năng quan trọng sau:
- Kỹ năng ghi nhớ;
- Kỹ năng ghi chép;
- Các kỹ năng ngữ dụng để đối phó với những tình huống nảy sinh trong khi dịch;
- Kỹ năng trình bày trước công chúng;
- Kỹ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;
- Kỹ năng nghiên cứu.
Không thể phủ nhận rằng việc nghe và sau đó nhắc lại một cách chính xác thông
tin mà mình vừa nghe được là một điều quá khó khăn đối với bất kì người học nào. Tuy
nhiên, việc lặp lại một cách chính xác, đầy đủ thông tin lại không thực sự cần thiết. Bởi
lẽ, người nghe chỉ cần ghi nhớ những ý chính (main ideas), các từ chìa khoá (key
words) để truyền đạt lại thông tin sang tiếng mẹ đẻ hoặc sang một ngôn ngữ theo yêu
cầu. Do vậy, kỹ năng ghi nhớ còn được hiểu là kỹ năng rút ra ý chính của bài nghe.
Tương tự như vậy, kỹ năng ghi chép ở đây cũng không bao hàm việc ghi lại hết
tất cả những gì mà mình nghe được. Thực ra thì điều này cũng gần như là không thể,
bởi tốc độ nói sẽ luôn nhanh hơn tốc độ ghi chép. Vậy thì, kỹ năng ghi chép cần được
hiểu thế nào cho đúng? Ở đây việc ghi chép cần được thực hiện theo hai bước cơ bản:
Tốc kí và Ghi tóm tắt (Note taking). Dựa vào khả năng ghi nhớ và rút ra ý chính phía
trên, người học chỉ cần ghi một cách tóm tắt những nội dung mà mình vừa nghe và xử
lý xong.
Ngoài hai kỹ năng cơ bản và cần thiết này, những kỹ năng còn lại cũng đóng vai
trò vô cùng quan trọng. Người học cần rèn luyện cho mình khả năng làm việc một cách
độc lập trong quá trình tiếp nhận và xử ký thông tin, nhưng đồng thời cũng phải linh
hoạt, nhuần nhuyễn nếu tính chất công việc cần sự hợp tác với cặp hoặc nhóm. Ngoài
ra, như đã trình bày phía trên, mỗi loại hình văn bản sẽ cho ra đời một cách dịch khác
nhau, do đó, cá nhân phải trau dồi cho mình một vốn từ vựng đa dạng về các lĩnh vực
khác nhau trong đời sống. Làm được điều này sẽ giúp cho việc xử lý các tình huống
khác nhau xảy ra trong khi dịch và vì vậy hiệu quả dịch sẽ tốt hơn.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là việc luyện tập và thực hành
một cách thường xuyên. Phiên dịch cũng tương tự như các môn thực hành nghe - nói -
đọc - viết, cần phải được trau dồi và rèn luyện hàng ngày. Nguồn tài liệu cho bộ môn
này rất phong phú trên các trang mạng học tiếng Anh. Biết khai thác một cách có hiệu
quả các websites phục vụ cho việc học sẽ nâng cao khả năng, vốn từ và kỹ năng cần
thiết cho người học.
Trên đây là một số mẹo nhỏ cho việc học môn phiên dịch nói riêng và việc học
ngoại ngữ nói chung. Hi vọng rằng nó có thể giúp ích cho các bạn sinh viên chuyên ngữ
trong việc cải thiện chất lượng và hiệu quả học tập của mình. Chúc các bạn thành
công!

(Sưu tầm)

You might also like