You are on page 1of 37

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Applying presentation and role - play in teaching speaking skill


(Áp dụng thực hành thuyết trình và tình huống kịch trong việc dạy
kỹ năng Nói)

BỘ MÔN: TIẾNG ANH

Năm học 2014-2015


CONTENTS
PHẦN I – THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN.......................................................................- 1 -

1. Tên sáng kiến......................................................................................................................- 1 -

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:...............................................................................................- 1 -

3. Tác giả.................................................................................................................................- 1 -

4. Chủ đơn vị đầu tư:...............................................................................................................- 1 -

5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:..................................................................................................- 1 -

6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến....................................................................- 1 -

7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu:.................................................................................- 1 -

PHẦN II: TÓM TẮT SÁNG KIẾN............................................................................................- 2 -

PHẦN III – MÔ TẢ SÁNG KIẾN.............................................................................................- 4 -

1. Hoàn cảnh này sinh sáng kiến............................................................................................- 4 -

2. Cơ sở lý luận của vấn đề.....................................................................................................- 6 -

2.1. Tại sao lại sử dụng thực hành thuyết trình để dạy kỹ năng Nói?................................- 6 -

2.2. Tại sao lại sử dụng tình huống kịch trong dạy kỹ năng Nói?......................................- 8 -

3. Thực trạng của vấn đề......................................................................................................- 10 -

3.1. Thuận lợi................................................................................................................- 10 -

3.2. Khó khăn................................................................................................................- 11 -

4. Giải pháp cho vấn đề........................................................................................................- 11 -

4.1. Thông tin chung về đối tượng và giáo trình..............................................................- 11 -

4.2. Giải pháp....................................................................................................................- 14 -

5. Kết quả đạt được:..............................................................................................................- 28 -

PHẦN IV – KẾT LUẬN.........................................................................................................- 29 -

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................- 30 -

PHỤ LỤC...........................................................................................................................- 31 -
PHẦN I – THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến
Applying presentation and role - play in teaching speaking skill
(Áp dụng thực hành thuyết trình và tình huống kịch trong việc dạy kỹ năng Nói)
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy tiếng Anh
3. Tác giả
 Họ và tên: Phạm Phương Chi Giới tính: Nữ
 Ngày tháng/năm sinh: 17/02/1992
 Trình độ chuyên môn: Cử nhân Sư phạm Tiếng Anh
 Chức vụ, đơn vị công tác: Tổ Ngoại Ngữ - Trường THPT Chuyên Nguyễn
Trãi –TP Hải Dương
 Điện thoại: +84 1697 062 092
4. Chủ đơn vị đầu tư: Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Lớp 10 chuyên Toán và 10 chuyên Sinh
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
 Máy vi tính có kết nối Internet
 Máy chiếu
 Loa đài
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ tháng 9 – 2014 đến tháng 3 -
2015
Tác giả Xác nhận của đơn vị

1
PHẦN II: TÓM TẮT SÁNG KIẾN
Trong sự đổi mới toàn diện của nền giáo dục, môn tiếng Anh trở thành môn
học mũi nhọn và được quan tâm rất nhiều ở tất cả các cấp học. Ngay trong môn
tiếng Anh, sau nhiều năm nghiên cứu và đổi mới, chương trình học tiếng Anh
dành cho học sinh cũng đã được đổi mới theo phương hướng phát triển năng lực
toàn diện. Cách học thụ động, tập trung vào công thức ngữ pháp đã trở nên lỗi thời
và đã được thay thế bởi những giờ học kỹ năng và học giao tiếp đầy mới mẻ và
hứng thú. Từ tháng 9 năm 2013, Sở Giáo dục tỉnh Hải Dương đã tiến hành thí
điểm bộ sách giáo khoa đã qua cải biên và phát triển theo mục đích phát triển năng
lực ngôn ngữ toàn diện của người học.

Cũng trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay và sự tồn tại bền vững của tiếng
Anh như một ngôn ngữ toàn cầu, khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ này trở thành
mục tiêu hàng đầu trong việc học của học sinh. Mặc dù quan trọng là thế, nhưng
kỹ năng giao tiếp, hay gọi cách khác là kỹ năng giao tiếp không phải là một kỹ
năng dễ dàng để tiếp cận và làm quen. Bên cạnh sự chưa chắc chắn về mặt ngôn
ngữ, người học còn phải đối diện với những lo lắng, sợ hãi khi phải giao tiếp bằng
ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ, cũng từ đó, hiệu quả của giờ học kỹ năng Nói
khó mà đạt được hiệu quả cao nhất. Vì vậy, việc tìm tòi và sáng tạo ra những
phương pháp mới và phù hợp để hướng dẫn học sinh học kỹ năng này là nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu với mọi giáo viên dạy bộ môn Tiếng Anh. Trong bản báo cáo
sáng kiến này, tôi xin giới thiệu và trình bày tới đồng nghiệp và các học sinh 2
hoạt động không phải là mới, nhưng được áp dụng không nhiều trong việc dạy kỹ
năng Nói trong bậc học Trung học phổ thông hiện nay tại Tỉnh Hải Dương; đó là
phương pháp áp dụng hoạt động thực hành thuyết trình và tình huống kịch vào
việc dạy kỹ năng Nói.

2
Trong bản báo cáo này, ngoài hoàn cảnh, lý do chọn đề tài này, tôi còn đề
cập đến những cơ sở lý luận cho việc áp dụng 2 hoạt động trên trong việc dạy kỹ
năng nói. Đặc biệt hơn, tôi cũng sẽ trình bày khá cụ thể những hoạt động tôi đã sử
dụng trong việc giảng dạy của mình, những kết quả đạt được sau giờ học tôi đã
phụ trách trong suốt thời gian được phân công giảng dạy tại trường THPT
Chuyên Nguyễn Trãi. Ngoài ra, tôi cũng sẽ liệt kê và đề nghị những điều kiện cần
thiết để hỗ trợ việc áp dụng sáng kiến trong phần Kết luận và Khuyến nghị.

3
PHẦN III – MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1. Hoàn cảnh này sinh sáng kiến


Với mối quan tâm ngày càng tăng cao cho quá trình toàn cầu hóa, thật hiển
nhiên rằng nhu cầu giao lưu giữa các quốc gia được đặt lên quan tâm hàng đầu. Từ
đó, việc am hiểu ngôn ngữ thứ 2 trở nên ngày 1 cần thiết và giàu lợi ích hơn bao
giờ hết. Vì vây, rất nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập đến tầm quan trọng được đặt
trong việc dạy và học ngoại ngữ.

Tuy nhiên, việc học tiếng Anh chưa bao giờ thực sự dễ dàng với người học.
Trong bài báo của mình, Liu (2006) đã nhấn mạnh:

“Language educators have long recognized that learning a second/foreign


language is not an abstract exercise of memorizing vocabulary and applying
grammatical rules. The learner must also face the stress and ambiguities of
communicating within the parameters of an unfamiliar culture”

Có nghĩa là:

“Những nhà giáo dục ngôn ngữ đã nhận ra từ rất lâu rằng học một ngôn ngữ
không phải là một bài tập cụ thể mà trong đó người học chỉ cần ghi nhớ từ
vưng và áp dụng cấu trúc ngữ pháp. Người học còn phải đối diện với những
căng thẳng và lo lắng về việc giao tiếp trong giới hạn của một nền văn hóa
lạ lẫm”

Liu (2005) cũng nói rằng những học sinh học tiếng Anh, đặc biệt là các học
sinh không chuyên, thường cảm thấy vô cùng khó khăn trong việc thực hành nói,
vì vậy, kết quả môn nói thường không được như mong muốn.

Những lập luận nói trên đã cho ta thấy những người học tiếng Anh như
ngôn ngữ thứ 2 phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về cả khả năng và tâm lý

4
trong khi học kỹ năng Nói. Mặc dù rất khó, nhưng kỹ năng nói lại đóng vai trò
quan trọng, cho phép người học có thể giao tiếp được. “Trong các kỹ năng ngôn
ngữ thì kỹ năng nói là quan trọng nhất trong việc tiếp nhận ngôn ngữ” (Naraza,
2011,).

Trên cơ sở đó, các nhà ngôn ngữ học, giáo dục học, nhà nghiên cứu và các
giáo viên đã cố gắng làm cho quá trình học môn Nói trở nên thuận tiện hơn. Đã
từng có nghiên cứu chứng minh rằng kĩ năng nói luôn được quan tâm, chú trọng
rất nhiều vì (1) đã có hàng loạt các phương pháp giao tiếp trong lớp học đã được
nghiên cứu và phát hiện qua rất nhiều hội thảo (2) đã có hàng ngàn bài báo về việc
học kỹ năng nói đã được xuất bản (Naraza. 2011). Trong một nghiên cứu khác, tác
giả lại một lần nữa khẳng định rằng, so sánh kĩ năng nói với các kĩ năng còn lại
(Nghe, Đọc, Viết), nhiều người học luôn coi việc thành thạo ngôn ngữ giao tiếp là
quan trọng nhất. (Burnkart, 1998)

Để củng cố kỹ năng nói một cách hiệu quả, giáo viên cần xây dựng chiến
lược dạy học để giúp cho học sinh có thể tiếp thu được những mục đích giao tiếp.
Trong nghiên cứu của mình, Haron, Ahmad, Mamat mà Mohamed (2012) đã cho
rằng xây dựng những phương pháp học tập nhất định trong thực hành Nói sẽ rất
bổ ích cho người học trong việc tiếp thu các bài học Nói. Trong đó có phương
pháp luyện tập thuyết trình và luyện nói theo tình huống kịch.

Qua những kinh nghiệm đúc rút từ quá trình học tập tại trường Đại học
Ngoại Ngữ - ĐHQGHN và qua thời gian công tác tại trường THPT Chuyên
Nguyễn Trãi Hải Dương, tôi nhận thấy 2 phương pháp trên đã có những hiệu quả
rất tích cực đối với kết quả kỹ năng nói của chính bản thân tôi, cũng như các em
học sinh do tôi phụ trách. Vì vậy, tôi quyết định đi sâu vào nghiên cứu tính hiệu
quả khi áp dụng phương pháp này trong việc dạy kỹ năng nói cho học sinh khối
10, đặc biệt là các lớp không chuyên Anh.

5
2. Cơ sở lý luận của vấn đề

2.1. Tại sao lại sử dụng thực hành thuyết trình để dạy kỹ năng Nói?
Những bài học về những cuộc hội thoại hoặc giao tiếp truyền miệng truyền
thống luôn tập trung vào những tình huống thực tế quen thuộc như đi mua sắm, đi
ăn ở nhà hàng, mua vé, v.v…. Trong suốt 9 năm học tiếng Anh tại bậc Tiểu học và
Trung học cơ sở, học sinh đã luôn được hướng dẫn tiếp cận với những hoạt động
đó. Vì vậy, đến khi tiếp cận vào môi trường Đại học, các em đã trở nên quá nhàm
chán và không còn động lực với sự lặp lại liên hoàn như thế. Đó là một trong
những lí do chính tại sao quyết định dạy kĩ năng thuyết trình trong lớp học giao
tiếp trở thành một sự đổi mới thú vị. Một lí do khác, qua nhiều năm, kỹ năng
thuyết trình, dù ở bất kỳ dạng nào, đều trở nên ngày một quan trọng với cả môi
trường học thuật hoặc môi trường phi học thuật.

Hiện nay, những bài thuyết trình thường chỉ được thực hiện bằng tiếng mẹ
đẻ, trong công cuộc toàn cầu hóa ngày càng đòi hỏi những cá nhân có thể thuyết
trình bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Vì Tiếng Anh vẫn luôn được là ngôn ngữ
được ưa thích trong mọi giao dịch quốc tế, việc hướng dẫn học sinh để các em có
thể hình thành tư tưởng, kỹ năng, cũng như thực hành ở mức độ làm quen dường
như vô cùng cần thiết do kỹ năng này có thể ảnh hưởng đến không những kết quả
học tập của các em ở bậc Đại học, mà còn cả cơ hội nghề nghiệp sau này của các
em.

Among the many advantages of oral presentations are: bridging the gap
between language study and language use; using the four language skills
in a naturally integrated way; helping students to collect, inquire, organize
and construct information; enhancing team work; helping students become
active and autonomous learners. (King, 2002:402)

6
Có nghĩa là:

Thuyết trình truyền mang lại rất nhiều lợi ích: nối liền khoảng cách giữa
học ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ; sử dụng cả bốn kỹ năng ngôn ngữ hòa
hợp một cách tự nhiên; giúp học sinh trong việc thu thập, tìm hiểu, tổ chức
và xây dựng thông tin; nâng cao tinh thần hợp tác nhóm; giúp học sinh trở
nên chủ động và tự lập. (King, 2002:402)

Những hoạt động thực hành thuyết trình giúp tạo nên một môi trường lớp
học lấy người học làm trung tâm. Chúng được thiết kế để tạo ra cho học sinh
nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh nhất có thể. Vai trò chính của giáo viên là giới
thiệu và giải thích những khái niệm mới và chỉ dẫn hoạt động. Vì vậy, học sinh
được tự kiểm soát việc học của chính mình.

Trong bất kì lớp học lấy người học làm trung tâm nào, việc động viên sự tự
lập từ học sinh luôn vô cùng quan trọng. Làm bài thuyết trình là một cách lý tưởng
để thực hiện mục đích đó. Người học sẽ có thể làm bài thuyết trình theo cá nhân
hoặc trong nhóm nhỏ. Và những nhiệm vụ đó lại đòi hỏi một mức độ tự lập rất lớn
trong việc sử dụng ngôn ngữ của người học, cũng là một kỹ năng khá mới đối với
các em. Nếu sự lựa chọn về chủ đề, nghiên cứu, và việc chuẩn bị đó lại là trách
nhiệm duy nhất của học sinh thì lợi ích của sự tự lập có thể được phát huy lớn
nhất. Người học có thể hoàn toàn tự mình kiểm soát bài thuyết trình của mình, và
nó có thể giúp việc xây dựng sự tự tin khá lớn, không phải chỉ trong năng lực
ngoại ngữ, mà còn cả trong sự phát triển chung của học sinh.

Trong những hoạt động theo nhóm hoặc theo cặp, học sinh có thể tham
khảo và đánh giá lẫn nhau khi họ cùng chuẩn bị bài thuyết trình. Sự góp ý từ bạn
thực sự rất có ích trong môi trường người học làm trung tâm. Thứ nhất, sự đánh
giá từ bạn có thể mang đến những lợi ích khổng lồ trong việc kích thích sự tự lập
trong quá trình học. Học sinh đảm nhận một số trách nhiệm mà theo cách truyền
7
thống, chỉ có giáo viên làm. Bên cạnh đó, nó còn giúp phát triển việc học của học
sinh và kích thích sự tự lập giữa các em. Ngoài ra, còn một số ích lợi khác mà sự
đánh giá từ bạn bè có thể đóng góp: Xem bài thuyết trình của bạn rất có ích khi
chuẩn bị bài thuyết trình cho bản thân. Bằng việc tham gia vào quá trình học sinh
tự đánh giá nhau, các em còn có thể hiểu được quá trình làm thế nào để có thể làm
được một bài thuyết trình tốt. Qua việc chứng kiến và tiếp cận đến sản phẩm của
bạn mình, học sinh có thể tránh được những lỗi thường xảy ra hoặc những khó
khăn về mặt kỹ thuật, và tránh được rất nhiều bẫy lừa qua việc tham khảo sản
phẩm của người khác. Ngược lại, học sinh còn có thể bắt chước những điểm tốt,
những ý tưởng hay trong bài thuyết trình của bạn. Thêm vào đó, học sinh có thể
thích nhận được lời khuyên từ bạn về những kinh nghiệm mà họ đã trải qua. Vì
làm như vậy, học sinh sẽ nhận được nhiều lời khuyên thực tế và có ích hơn là
những lời khuyên mang tính lý thuyết của giáo viên.

2.2. Tại sao lại sử dụng tình huống kịch trong dạy kỹ năng Nói?
Ments (1999:5) nói rằng “Trong 1 tình huống kịch, mỗi học sinh phải diễn
lại một phần trong hoàn cảnh chung của những người khác và qua đó, các em
được cung cấp một khuôn khổ trong đó chúng được thử sức với vốn ứng xử của
mình và có thể học thêm cách ứng xử tương tác trong nhóm”

Khi học sinh được phân công 1 tình huống để diễn, các em sẽ phải bỏ công
sức để tư duy những ngôn ngữ phù hợp để có thể diễn tả cách nhìn và suy nghĩ
trong giao tiếp. Hoạt động này còn có thể giúp học sinh đạt được sự trôi chảy
trong kỹ năng nói, và điều này có thể giúp kích thích sự tự tin từ các em. Vì kỹ
năng nói đòi hỏi luyện tập và tiếp xúc nhiều hơn những kỹ năng khác, nên tình
huống kịch có thể đóng vai trò rất hiệu quả. Khi được xem những tình huống được
phân công, học sinh có thể điều chỉnh để thích ứng với tâm trạng, biểu cảm qua
giọng nói của tình huống được cho trước, điều này cũng phục vụ cho việc trình
diễn sau này của các em. Ví dụ, khi học sinh được phân công diễn một cuộc đối
8
thoại giữa người bán hàng và khách hàng, họ sẽ được thử sức với một hoàn cảnh
xã hội khác vừa mới, thú vị, mà cũng đầy thử thách với các em. Hoạt động này tạo
cho học sinh cơ hội để thể hiện sự sáng tạo của mình vì cách sống, ngôn ngữ, tình
cảm, môi trường, biểu cảm và ngôn ngữ cơ thể là hoàn toàn khác nhau.

Bên cạnh đó, chuẩn bị cho tình huống kịch không chỉ có thể giúp cho học
sinh trở nên tự tin, mà còn giúp các em đạt được sự trôi chảy trong tiếng Anh.
Trong tình huống kịch, mặc dù giáo viên là người cung cấp cho học sinh đề tài,
nhưng học sinh phải tự chọn lọc những ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh, từ đó có
thể giúp học sinh nâng cao vốn từ vựng

Trong việc học kỹ năng nói, ngoài những hoạt động truyền miệng như tả
tranh, kể truyện,…, chúng ta còn có thể cho học sinh diễn kịch để thử thách khả
năng sáng tạo của các em. Giao tiếp không chỉ hạn chế trong một tình huống nhất
định nào, vì thế tình huống kịch có thể cho học sinh thử thách bản thân ở những sự
tương tác theo các tình huống khác nhau. Từ việc thực hành tiếng Anh theo một
tình huống được kiểm soát, học sinh có thể trở nên tự tin hơn để giao tiếp trong
tình huống thật trong đời sống. Ngôn ngữ không chỉ bao gồm từ vựng và ngữ
pháp, Johnson và Morrow (1981:11) đã khẳn định rằng:

Apart from being grammatical, the utterance must also be appropriate on


very many levels at the same time: It must conform to the speaker’s aims, to
the role relationship between the interactants, to the setting, to the topic,
linguistic context, etc. The speaker must also produce his utterance within
severe constraints; he does not know in advance what is said to him (and
hence what the utterance will be a response to) yet if the conversation is not
to flag, he must respond extremely quickly. The rapid formulation of
utterances which are simultaneously“right” on several levels is central to the
(spoken) communicative skills.

9
Có nghĩa là:

Ngoài việc đúng về mặt ngữ pháp, những câu nói cũng phải phù hợp với rất
nhiều điều khác nữa: Chúng phải giúp người nói đạt được mục đích nói,
phải phù hợp với vai trò quan hệ giữa người nói và người nghe, phù hợp với
khung cảnh, với chủ đề, với ngữ cảnh thuộc ngôn ngữ, v.v. Người nói trong
khí nói cũng phải chịu áp lực đòi hỏi về khả năng, họ sẽ không được biết
trước những gì sẽ được nói với họ. Vì nếu cuộc hội thoại bị ngắt quãng, họ
sẽ phải phản hồi thật nhanh. Khả năng hình thành câu nói trong mọi hoàn
cảnh là mục tiêu của việc học kỹ năng nói.

Vì những lí do kể trên, tôi đã rất tự tin áp dụng phương pháp thực hành
thuyết trình và tình huống kịch để hướng dẫn học sinh của mình học kỹ năng Nói.

3. Thực trạng của vấn đề


Trong quá trình áp dụng sáng kiến này, tôi có một số thuận lợi và cũng gặp
phải một số khó khăn.

3.1. Thuận lợi


 Học sinh rất hào hứng, nhiệt tình tham gia hoạt động dự án. Các em cũng
rất thông minh, sáng tạo, có nhiều ý tưởng hay và có một tinh thần đồng đội
tốt.

 Nhà trường tạo diều kiện tối đa về cơ sở vật chất: Phòng học tiếng, máy
chiếu, máy tính nối mạng Internet, có nhân viên kỹ thuật trợ giúp khi cần
thiết.

 Học sinh trong lớp có nhận tức tương đối tốt, nên tôi đã điều chỉnh thời
lượng của một số bài học theo phân phối chương trình là 2 tiết xuống còn 1
tiết để dành thời gian cho các em thuyết trình.

10
3.2. Khó khăn
 Học sinh không có nhiều thời gian vì khối lượng bài vở của các em rất
nhiều, ở tất cả các môn.

 Một bộ phận học sinh còn e dè, tự ti, mặc cảm về khả năng nói Tiếng Anh
của mình nên khi thuyết trình không nói được trôi chảy.

 Một số ít học sinh còn chưa thật tích cực, ỷ lại và dựa dẫm vào các bạn
khác, không tham gia nhiều vào việc thực hiện dự án.

4. Giải pháp cho vấn đề

4.1. Thông tin chung về đối tượng và giáo trình

4.1.1. Đối tượng


Vào tháng 8/2015, tôi được phân công phụ trách dạy bộ môn tiếng Anh cho
3 lớp thuộc khối 10 tại trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi: 10 Toán, 10 Hóa và 10
Sinh. Các em học sinh tại các lớp này đều đã có nền tảng tiếng Anh trước khi vào
trường để thích ứng được với kì thi vào THPT do khi đó, môn Tiếng Anh là một
trong những môn bắt buộc đối với các học sinh dự tuyển vào trường Chuyên. Tuy
nhiên, đa phần các em học sinh này, do chỉ dùng tiếng Anh để thi qua môn thi điều
kiện, chứ không phải môn thi tự chọn; do vậy, hầu hết các em đều chưa có niềm
yêu thích, cũng như chưa đầu tư nhiều cho bộ môn này. Kết quả là, dù đã có được
nền tảng ngữ pháp và từ vựng nhất định trong ngôn ngữ này, các em vẫn chưa thể
sử dụng ngôn ngữ này trong giao tiếp cơ bản, đặc biệt ngại ngùng và thờ ơ đối với
kỹ năng nói. Do vậy, việc động viên bằng cách sáng tạo ra những hoạt động mang
tính chủ động là rất cần thiết trong việc xây dựng, củng cố và nâng cao kỹ năng
nói cho các em.

11
4.1.2. Giáo trình
Giáo trình tiếng Anh 10 được chia thành 2 cuốn: Sách học sinh và Sách bài
tập được biên soạn bởi nhóm tác giả Hoàng Văn Vân (Tổng Chủ biên), Hoàng Thị
Xuân Hoa (Chủ biên), Đặng Nghiệp Giang, Phan Hà, Hoàng Thị Hồng Hải, Kiều
Thị Thu Hương, Vũ Thị Lan, Đào Ngọc Lộc và David Kaye. Bộ giáo trình này là
sản phẩm cộng tác giữa Nhà xuất bản Bộ Giáo Dục Việt Nam và Tập đoàn xuất
bản giáo dục PEARSON.

Mới được thí điểm trong năm học 2013-2014, và được chính thức sự dụng
trong chương trình học từ năm học 2014-2015,vẫn đi theo phương hướng của giáo
trình cũ là phát triển toàn diện năng lực ngôn ngữ cho học sinh, song bộ giáo trình
mới này được đầu tư hơn rất nhiều không những về mặt cấu trúc, hình ảnh, mà còn
về nội dung phù hợp với phương pháp giảng dạy.

Bộ giáo trình gồm 10 bài chia đều cho 2 kỳ học trong năm, mỗi kỳ sẽ hoàn
thành với 5 bài. Mỗi bài lại được chia thành các đơn vị bài nhỏ hơn: Getting
started, Language, Reading, Speaking, Listening, Writing, Communication and
Culture, Looking back và Project. Dưới đây tôi xin liệt kê tên chủ đề của 10 bài và
những nội dung nói được cung cấp theo từng bài:

Bài 1: Family life (Cuộc sống gia đình)

 Speaking: Expressing opinions about housework (Nêu ý kiến về công việc


nhà)

Bài 2: Your body and you (Cơ thể của bạn)

 Speaking: Talking about how to get rid of bad habits (Nói về cách để từ bỏ
thói quen xấu)

Bài 3: Music (Âm nhạc)

12
 Speaking: Talking about TV shows (Nói về các chương trình TV)

Bài 4: For a better community. (Cho một cộng đồng tốt đẹp hơn)

 Speaking: Talking about local community development. (Nói về sự phát


triển cộng đồng tại địa phương)

Bài 5: Inventions (Các phát minh)

 Speaking: Talking about inventions, their uses and their benefits (Nói về các
phát minh, việc sử dụng chúng và những lợi ích)

Bài 6: Gender equality (Bình đẳng giới)

 Speaking: Talking about equal job opportunities (Nói về sự cân bằng trong
cơ hội nghề nghiệp)

Bài 7: Cultural diversity (Đa dạng văn hóa)

 Speaking: Comparing traditions and customs in two countries and discuss


those of Vietnam. (So sánh truyền thống và phong tục của 2 nước khác nhau
trên thế giới và thảo luận về truyền thống Việt Nam)

Bài 8: New ways to learn (Cách học mới)

 Speaking: Talking about how electric devices can help us learn. (Nói về sự
hỗ trợ trong học tập từ các thiết bị điện tử)

Bài 9: Preserving the environment. (Bảo vệ môi trường)

 Speaking: Talking about the environmental impacts of human activities


(Nói về những ảnh hưởng về môi trường lên sinh hoạt của con người)

Bài 10: Ecotourism (Du lịch sinh thái)

13
 Speaking: Talking about what tourists can do on an eco-tour (Nói về những
hoạt động du khách có thể tham gia trong tour du lịch sinh thái)

4.2. Giải pháp


Vì giáo trình mới đã được cải biên theo hướng phát triền năng lực ngôn ngữ
toàn diện, nên phần nội dung của kỹ năng Nói cũng đã được đầu tư sáng tạo
hơn. Tuy nhiên, dựa theo năng lực và sở thích của đối tượng học sinh mình
đang phụ trách, tôi đã chỉnh sửa, thay đổi và phát triển thêm so với yêu cầu nội
dung trong sách giáo khoa. Bên cạnh đó, ngoài nhưng tiết học nói được phân
theo chủ đề từng bài, tôi cũng đã thiết kế thêm 6 bài kiểm tra dành cho kỹ năng
nói để có thể hoàn thành 2 đầu điểm miệng và 1 đầu điểm nói học kỳ cho mỗi
kỳ học.

Tiếp theo đây, tôi xin giải thích cụ thể hơn những phương pháp tôi đã áp
dụng trong từng nội dung bài và bài kiểm tra.

4.2.1. Hoạt động nói theo từng bài học

4.2.1.1. Bà i 1: Family life (Cuộ c số ng gia đình)


 Nội dung nói theo yêu cầu của SGK: Expressing opinions about
housework (Nêu ý kiến về công việc nhà).

 Hoạt động đã thực hiện:

 Loại hoạt động: Presentation (Information Gap)

 Cơ sở vật chất hỗ trợ: Không

 Trình tự tiết học:

 Học sinh kẻ 1 bảng gồm 12 ô lớn, chia thành 2 nửa, 1 nửa ghi những công
việc nhà mà mình thích làm kèm theo lí do, 1 nửa ghi những công việc nhà
mình không thích làm kèm theo lí do.
14
 Giáo viên sẽ gọi 1 số học sinh phát biểu dưới dạng thuyết trình ngắn: trong
từ 3 đến 4 câu, học sinh kể lại cho cả lớp nghe về 1 trong những công việc
nhà mà mình đã viết trong bảng (Bao gồm trả lời những câu hỏi: Đó là việc
gì? Mức độ thường xuyên mà bạn làm công việc đó? Bạn có thích công việc
đó không? Tại sao?

 Trong lúc nghe học sinh phát biểu, giáo viên sẽ ghi lại lỗi sai của học sinh
để góp ý sau phần trình bày. Nếu cần thiết, giáo viên có thể tự mình làm
một ví dụ để giúp học sinh có thể hiểu bài hơn.

 Sau đó, học sinh di chuyển trong lớp, đặt câu hỏi cho các bạn cùng lớp của
mình: Which household chores do you like and dislike? (Công việc nhà nào
bạn thích hoặc không thích) để tìm ra những bạn có cùng ý kiến với mình
rồi ghi lại tên của những bạn đó vào bảng của mình tại những ô có cùng sở
thích.Chú ý là không được ghi cùng 1 tên vào 2 ô khác nhau. Học sinh nào
có thể điền tên của bạn cùng lớp vào tất cả các ô trong bảng thì hô to
“Bingo!” để trở thành người thắng cuộc.

 Khi đó, giáo viên sẽ yêu cầu học sinh quay trở lại chỗ ngồi và nghe người
thắng cuộc kể về những bạn có cùng sở thích và lí do về công việc nhà với
mình.

 Mục đích của hoạt động: Do khi đó, đối tượng học sinh mới nhập trường,
vẫn còn nhiều bỡ ngỡ với môi trường lớp học tại đây và lạ lẫm với bạn cùng
lớp. Vì vậy, hoạt động này không chỉ giúp các em thực hành đặt câu hỏi để
lấy được thông tin mình cần và thuyết trình ngắn bằng tiếng Anh, nó còn
tạo cơ hội và kích thích các em gỡ bỏ sự ngại ngùng và tự tin giao tiếp cùng
bạn mới.

15
4.2.1.2. Bà i 2: Your body and you (Cơ thể củ a bạ n)
 Nội dung nói theo yêu cầu của SGK: Talking about how to get rid of bad
habits (Nói về cách để từ bỏ thói quen xấu).

 Hoạt động đã thực hiện:

 Loại hoạt động: Presentation

 Cơ sở vật chất hỗ trợ:

 Giấy A0 ghi những thói quen xấu của giáo viên

 Tài liệu thêm gồm bảng trống kẻ làm 2 cột: Nên làm và không nên làm

 Trình tự tiết học:

 Bắt đầu tiết học, giáo viên đặt 1 câu hỏi cho học sinh: “Do you have any
bad habit? Do you think it is a good habit or a bad one?” (Các em có thói
quen đặc biệt gì không? Theo các em thì đó là thói quen tốt hay xấu?) và
gọi một số học sinh trả lời câu hỏi của mình.

 Học sinh làm bài tập 1 (trang 20 – SGK) theo cặp, đọc những thói quen xấu
trong bài cho, phân loại xem đó là tốt hay xấu và đưa ra lí do để giải
thích.VD: “I think leaving things until the last minute is a good habit,
because it provides me inspiration which betters my work result” (Tôi nghĩ
thói quen nước đến chân mới nhảy là một thói quen tốt, vì nó mang đến cho
tôi nguồn cảm hứng và làm cho kết quả công việc của tôi tốt hơn)

 Tiếp theo, học sinh đọc bài mẫu có sẵn trong SGK về làm thế nào để từ bỏ
thói quen đi ngủ muộn.

 Giáo viên treo lên bảng giấy A0 ghi 10 thói quen xấu của chính mình dã
được chuẩn bị từ trước. Sau đó chia lớp thành 8-10 nhóm, mỗi nhóm 4

16
người. Mỗi nhóm được phát cho 1 tờ giấy A4, trong đó có 1 bảng trắng để
ghi kế hoạch. Mỗi nhóm chọn ra 1 thói quen xấu của giáo viên rồi điền vào
trong bảng những điều giáo viên nên làm hoặc không nên làm để từ bỏ thói
quen đó.

 Sau 10 phút thảo luận, giáo viên gọi 1 số nhóm lên thuyết trình phần chuẩn
bị của mình trong 5 phút/nhóm. Trong khi các nhóm thuyết trình, giáo viên
lắng nghe và ghi lại những lỗi về ngôn ngữ hay phát âm mà học sinh mắc
phải để góp ý với các em sau khi bài thuyết trình kết thúc

 Mục đích của hoạt động: Tạo cho học sinh một ngữ cảnh có thật để nói là
một phương pháp rất hữu ích để kích thích học sinh trong kỹ năng này.
Ngoài ra, hoạt động còn giúp cho học sinh và giáo viên trở nên gần gũi nhau
hơn.

4.2.1.3. Bà i 3 – Music (Â m nhạc)


 Nội dung nói theo yêu cầu SGK: Talking about TV shows (Nói về các
chương trình TV)

 Hoạt động đã thực hiện:

 Loại hoạt động: Role-play + Presentation

 Cơ sở vật chất hỗ trợ: Tài liệu thêm ghi tên các chương trình TV

 Trình tự tiết học:

 Mỗi học sinh được phát 1 tài liệu thêm có tên những chương trình TV
nhưng đã bị bỏ trống 1 số chỗ. Học sinh làm việc theo nhóm 4 người, thảo
luận rồi điền vào những chỗ trống đó. Sau 5 phút, giáo viên chữa bài và đưa
ra đáp án đúng

17
 Học sinh làm bài tập 1 (Trang 30 – SGK): so sánh điểm giống và khác nhau
giữa 2 chương trình Tìm kiếm thần tượng Âm nhạc Việt Nam và Ai là triệu
phú. Giáo viên gợi ý những tiêu chí để so sánh: Name (tên chương trình),
Show type (Loại chương trình), Purpose (Mục đích của chương trình) và
Rules (Luật chơi).

 Với hoạt động nói chính, học sinh làm việc trong nhóm 5-6 người, tưởng
tượng rằng mình là nhà sản xuất chương trình TV, thiết kế một chương trình
trò chơi chào mừng Lễ hội Hóa Trang (Haloween) theo 4 tiêu chí ở hoạt
động trước để tổ chức trong vòng 90 phút và cho 30 thí sinh.

 Sau 20 phút thảo luận, mỗi nhóm cử 1 thành viên lên thuyết trình trước lớp
về ý tưởng của nhóm mình. Sau khi các phần thuyết trình kết thúc, cả lớp
bình chọn kế hoạch hay nhất để sử dụng, tổ chức cho câu lạc bộ Haloween
có thật.

 Mục đích của hoạt động: Tạo một tình huống có thật để kích thích sự sáng
tạo cũng như hứng thú của học sinh trong việc nói tiếng Anh. Bên cạnh đó
là rèn luyện kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp những kế hoạch của mình
qua việc đóng giả làm nhà sản xuất chương trình TV.

4.2.1.4. Bà i 4 – For a better community (Cho mộ t cộ ng đồ ng tố t đẹp hơn)


 Nội dung nói theo yêu cầu SGK: Exchange opinions and talk about local
community development (Trao đổi ý kiến và nói về sự phát triển cộng đồng
trong địa phương)

 Hoạt động đã thực hiện:

 Loại hoạt động: Presentation (Picture description) + Role play (simulation)

 Cơ sở vật chất hỗ trợ: Không

18
 Trình tự tiết học:

 Học sinh nhìn vào 3 bức tranh có sẵn trong SGK trang 42 và tự mình miêu
tả bức tranh bằng cách trả lời những câu hỏi sau: Who are the people in the
photos? What are they doing? Where do you think those activities are taking
place? What are their expressions: Excited, enthusiastic, exhausted, tired,
disappointed? What do you think the reasons are? (Người trong bức tranh là
ai? Họ đang làm gì? Những hoạt động của họ đang diễn ra ở đâu? Họ đang
tỏ ra thế nào: hào hứng, nhiệt tình, kiệt sức, mệt mỏi hay thất vọng? Tại sao
họ lại tỏ ra như vậy?). Sau 5 phút, giáo viên gọi một số học sinh đứng lên
trước lớp để miêu tả bức tranh

 Sau đó, học sinh được chia thành các nhóm 4 người. Tưởng tượng rằng một
tổ chức tình nghuyện đang tổ chức một cuộc thi tuyển thành viên. Trong 1
nhóm, 2 thành viên sẽ đóng vai Nhà tổ chức, và 2 thành viên còn lại đóng
vai thí sinh. Trong khi Nhà tổ chức chuẩn bị vị trí cần tuyển thành viên và
các câu hỏi tuyển thành viên thì các thí sinh chuẩn bị những phẩm chất phù
hợp với công việc này và lí do chọn công việc bằng cách viết CV (hồ sơ xin
việc).

 Sau 15 phút chuẩn bị cho cả Nhà tổ chức và các Thí sinh, các nhóm lần lượt
lên diễn lại vai trò của mình.

 Mục đích của hoạt động: Luyện tập sử dụng ngôn ngữ miêu tả. Bên cạnh
đó, cung cấp kỹ năng phỏng vấn xin việc cho học sinh do đó là một kỹ năng
rất thiết thực và cần thiết cho các em trong tương lai. Song song vẫn là mục
đích kích thích sự hào hứng và sự tương tác giữa học sinh sử dụng ngôn ngữ
thứ 2.

19
4.2.1.5. Bà i 5 – Inventions (Các phá t minh)
 Nội dung nói yêu cầu theo SGK: Talk about some unique inventions, their
uses and their benefits (Nói về một số phát minh đặc biệt, ứng dụng và ích
lợi của chúng)

 Hoạt động đã thực hiện:

 Loại hoạt động: Presentation

 Cơ sở vật chất hỗ trợ:

 Giấy A3 trắng

 Bút dạ

 Nam châm

 Mẫu lược đồ tư duy

 Trình tự tiết học:

 Học sinh được giới thiệu về chủ đề nói qua việc làm bài tập 1,2,3 (Trang
52-SGK)

 Trong tiết học trước (Tiết học đọc), học sinh đã được giao bài tập về nhà là
chuẩn bị thông tin về một phát minh mà em ưa thích. Trong tiết học này,
học sinh làm việc trong nhóm 4 người, chia sẻ những thông tin mà mình đã
chuẩn bị với các bạn trong nhóm.

 Giáo viên treo lên bảng một lược đồ tư duy mẫu về phát minh tai nghe đã
được chuẩn bị sẵn nhằm gợi ý cho học sinh cách tư duy cũng như cũng
thông tin cần thiết cần được nhắc đến trong bài thuyết trình.

20
 Sau đó, các nhóm 4 học sinh đã được chọn từ hoạt động trước bàn bạc lại 1
lần nữa, chọn ra phát minh nổi bật nhất. Mỗi nhóm được phát 1 tờ giấy A3
trắng và 1 bút dạ để vẽ lược đồ tư duy về phát minh của nhóm mình.

 Sau 10 phút chuẩn bị, các nhóm lần lượt gắn lược đồ tư duy của mình lên
bảng rồi thuyết trình về sản phẩm của mình.

 Mục đích của hoạt động: Lược đồ tư duy là một sáng kiến rất có ích trong
việc giúp học sinh thuyết trình, bên cạnh đó là phát huy khả năng sáng tạo,
cũng như tang tốc độ tư duy cho các em để chuẩn bị cho các bài thuyết
trình.

4.2.1.6. Bà i 6 – Gender equality (Bình đẳng giới)


 Nội dung nói yêu cầu theo SGK: Talking about equal job opportunities
(Nói về sự bình đẳng trong cơ hội nghề nghiệp

 Hoạt động đã thực hiện:

 Loại hoạt động: Presentation (Debate)

 Cơ sở vật chất hỗ trợ:

 Tài liệu thêm số 1 (ngôn ngữ thường sử dụng để thể hiện sự đồng tình hoặc
phản đối 1 cách tế nhị)

 Tài liệu thêm số 2 (các đề tài và các ý tưởng hỗ trợ)

 Trình tự tiết học:

 Sau phần dẫn dắt học sinh vào chủ đề bài học, học sinh được phát Tài liệu
thêm số 2 bao gồm 1 số ý kiến về bình đẳng giới cùng các ý tưởng hỗ trợ
cho các ý kiến đó, tuy nhiên thứ tự đã bị đảo lộn. Học sinh tự mình kết nối
những ý kiến và ý tưởng hỗ trợ sao cho phù hợp với nhau và quyết định

21
xem những ý tưởng hỗ trợ đó được xây dựng trên sự đồng tình hay phản
đối.

 Sau đó, học sinh lại được phát Tài liệu thêm số 1 bao gồm các ngôn ngữ để
thể hiện sự đồng tình hay phản đối trong 1 bài nói trang trọng. Học sinh
được hướng dẫn lấy bút nhớ hoặc gạch chân 3 cấu trúc ưa thích của mình.

 Học sinh được chia thành 6 nhóm. Dựa theo 6 chủ đề đã được cho sẵn trong
Tài liệu thêm số 2, mỗi nhóm được chia thành 2 nhóm nhỏ hơn: nhóm Đồng
tình và nhóm Phản đối. Mỗi nhóm phụ trách thuyết trình về 1 chủ đề đã
được cho sẵn. Trong 5 phút, các nhóm nhỏ trong từng nhóm lớn thảo luận
để phát triển các ý tưởng hỗ trợ cho ý kiến mình phụ trách. Sau đó, các
nhóm lớn bắt đầu thực hành tranh luận theo mô hình: A1 (gợi ra chủ đề và
nếu ý kiến của mình)  B1 (phản bác lại ý kiến của A1 và đưa ra ý kiến của
mình)  A2 (phản bác lại ý kiến của B1 và đưa ra ý kiến của mình)  B2
(phản bác lại ý kiến của A2 và đưa ra kết luận cho vấn đề)

 Mục đích của hoạt động: Thực hành thuyết trình để bảo vệ ý kiến của mình
trong các tình huống trang trọng. Đó là một kĩ năng cần thiết cho các em
học sinh trong việc học tập và làm việc với người nước ngoài trong tương
lai.

4.2.1.7. Bà i 7 – Cultural Diversity (Đa dạ ng vă n hó a)


 Nội dung nói yêu cầu theo SGK: Comparing traditions and customs in two
countries and discuss those of Vietnam (So sánh truyền thống và phong tục
của 2 nước khác nhau trên thế giới và thảo luận về truyền thống Việt Nam).

 Hoạt động đã thực hiện:

 Loại hoạt động: Presentation (Jigsaw) + Role play

 Cơ sở vật chất hỗ trợ:


22
 Tài liệu thêm (phong tục tập quán của 1 số nước trên thế giới)

 Trình tự tiết học:

 Đầu tiên, học sinh đọc bài khóa cho sẵn trong bài tập 2 (trang 20 – SGK) rồi
tóm tắt lại những ý chính có trong bài.

 Trong bài này, kỹ thuật jigsaw (tạm dịch là ghép nhóm) được áp dụng ở 2
mức độ:

(1) Học sinh được chia thành 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4-5 người. Thành viên trong 1
nhóm sẽ được đánh số từ 1-4 (hoặc 1-5). Mỗi nhóm sẽ được cung cấp 1 bộ thông
tin về truyền thống, cũng như phong tục của 1 nước trên thế giới. Mỗi nhóm phụ
trách 1 nước, mỗi thành viên trong nhóm sẽ phụ trách đọc hiểu 1 mẩu thông tin
nhỏ có số tương ứng với số của mình. Học sinh sẽ có 2 phút để đọc hiểu và ghi
nhớ nội dung thông tin mình đảm nhiệm, giáo viên nhắc nhở với học sinh không
được sao chép dưới mọi hình thức. Sau 2 phút, giáo viên thu lại những thông tin
đã phát trước đó. Sau đó, trong 5 phút tiếp theo, học sinh trong cùng 1 nhóm chia
sẻ với nhau mẩu thông tin mà mình đã nhận được.

(2) Trong Jigsaw mức độ 1, học sinh đã được đánh số từ 1-4 (hoặc từ 1-5) và
được phát thông tin được đánh số tương ứng. Khi này,tất cả các học sinh được
đánh cùng 1 số sẽ tập hợp lại thành 1 nhóm mới bao gồm 8 người, mỗi người nắm
trọn vẹn thông tin về 1 đất nước. Trong nhóm mới này, các thành viên đóng giả là
người của nước mình phụ trách, lại chia sẻ với nhau những thông tin mà mình có
được về đất nước đó. Từ đó, mọi thành viên trong lớp đã nắm đầy đủ thông tin của
cả 8 nước.

 Sau đó, giáo viên chọn một số đất nước bất kì trong 8 nước đã chuẩn bị
trước đó rồi chọn một số học sinh lên bảng để kể về thông tin mà mình đã

23
có được. Trong lúc học sinh thuyết trình, giáo viên lắng nghe rồi đưa ra
nhận xét.

 Mục đích của hoạt động: Tăng cường kỹ năng giao tiếp giữa học sinh. Tạo
môi trường vui nhộn, thú vị để kích thích sự thích thú, nhiệt tình của học
sinh.

4.2.1.8. Bà i 8 – New ways to learn (Cá ch học mới)


 Nội dung nói theo yêu cầu SGK: Talking about hơ electronic devices can
help us learn.

 Hoạt động đã thực hiện:

 Loại hoạt động: Presentation (Discussion)

 Cơ sở vật chất hỗ trợ:

 Tài liệu thêm (Lợi ích và tác hại của CALL - phương pháp học ngôn ngữ
với sự trợ giúp của máy tính.

 Trình tự tiết học:

 Từ tiết học trước (tiết học Đọc), học sinh được phát Tài liệu thêm đọc về
một nghiên cứu về ích lợi và tác hại của CALL (Computer Assisted
Language Learning), một phương pháp học ngôn ngữ với sự trợ giúp của
máy tình. Một nửa lớp được phát tài liệu về lợi ích của CALL, nửa còn lại
được phát tài liệu về tác hại.Học sinh đã được yêu cầu đọc và hiểu tài liệu ở
nhà trước khi vào giờ Nói.

 Vào giờ, lớp được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 4 người. Sắp xếp sao
cho trong 1 nhóm có 2 học sinh có thông tin về lợi ích, 2 học sinh có thông
tin về tác hại của CALL. Trong 15 phút, học sinh bàn bạc, chia sẻ với nhau
để hình thành 1 bài thuyết trình theo 1 cấu trúc đầy đủ trong vòng 10 phút.
24
 Sau 15 phút, giáo viên gọi 1 số nhóm lên bảng để trình bày bài thuyết trình
của nhóm mình.

 Mục đích của hoạt động: Luyện tập truyền đạt thông tin theo văn phong
trang trọng theo đúng định dạng của 1 bài thuyết trình.

Do khi hoàn thành sáng kiến, phân phối chương trình học mới hết Bài 8, nên hoạt
động cho 2 bài còn lại vẫn đang trong quá trình thiết kế và hoàn thiện, vì vậy vẫn
chưa được thực nghiệm. Nội dung hoạt động nói cho 2 bài này sẽ được bổ sung
trong các sáng kiến sau.

4.2.2. Speaking tests (Các bài kiểm tra nói )

4.2.2.1. Điểm miệng thườ ng xuyên số 1


Do hạn chế về mặt thời gian, chỉ có 45 phút trong một tiết học, nên ở mỗi
nội dung nói thuộc mỗi bài học, chỉ có từ 1-2 nhóm học sinh, mỗi nhóm gồm 4-5
học sinh có cơ hội thực hành những hoạt động nói kể trên. Vì thế trong mỗi bài,
kết quả của những hoạt động nói kể trên sẽ được sử dụng làm điểm miệng thường
xuyên của 8-10 học sinh.

4.2.2.2. Điểm miệng thườ ng xuyên số 2.


 Loại hoạt động: Role-play

 Cơ sở vật chất hỗ trợ: Không.

 Trình tự:

 Lớp được chia thành các nhóm 5-6 học sinh/nhóm.

 Trước ngày lấy điểm 1 tuần, học sinh được báo về nội dung kiểm tra và có 1
tuần để chuẩn bị. Trong bài kiểm tra lần này, học sinh được tùy ý chọn loại
tình huống kịch mà mình ưa thích (truyện cổ tích, gameshow,…)để biểu
diễn sao cho lời thoại của mỗi học sinh kéo dài từ 2 phút đến 2 phút rưỡi.
25
 Mục đích của hoạt động: Tạo cho học sinh hứng thú khi thực hành Nói,
giảm bớt gánh nặng của bài kiểm tra.

4.2.2.3. Kiểm tra nó i học kỳ số 1.


 Loại hoạt động: Presentation +Role-play

 Cơ sở vật chất hỗ trợ:

 Tranh ảnh

 Tiến trình:

 Học sinh được chia thành các cặp thi, học sinh lẻ ra sẽ thực hành với giáo
viên.

 Bài thi nói học kì được chia làm 3 nội dung:

(1) Thuyết trình ngắn: Giáo viên sẽ đặt cho mỗi học sinh 2 câu hỏi bất kì. Đối với
mỗi câu hỏi, học sinh phải trả lời được trong vòng từ 3-4 câu.

(2) Thuyết trình (tả tranh): Mỗi học sinh sẽ được cung cấp 1 bức tranh. Sau 30
giây suy nghĩ, mỗi học sinh phải miêu tả bức tranh được giao trong 1-2 phút.

(3) Tình huống kịch: Cặp học sinh phải tương tác với nhau dựa trên tình huống
được giao trong một bộ bức tranh gồm câu hỏi tình huống và 1 số đồ vật phải
chọn.

 Mục đích của hoạt động: Kiểm tra lại và đánh giá thành quả của học sinh
trên các nội dung khác nhau đã được học trong suốt học kì.

4.2.2.4. Điểm miệng thườ ng xuyên số 3.


Hình thức lấy điểm này được thực hiện giống như hình thức lấy điểm miệng
thường xuyên số 1.

26
4.2.2.5. Điểm miệng thườ ng xuyên số 4.
 Loại hoạt động: Role-play (Impromtu)

 Cơ sở vật chất hỗ trợ: Không.

 Trình tự:

 Học sinh được chia thành các nhóm 5-6 người/nhóm theo sơ đồ chỗ ngồi.
Từng nhóm lần lượt lên bàn giáo viên để bốc thăm tình huống đã được
chuẩn bị từ trước và được đánh số từ 1-6. Nhiệm vụ của mỗi nhóm là chia
vai cho mỗi thành viên trong nhóm sao cho tất cả các thành viên phải có
thời lượng nói gần tương đương nhau (1-1,5 phút). Sau 15 phút chuẩn bị,
các nhóm theo thứ tự lần lượt lên diễn phần tình huống của mình và đặt 1
câu hỏi từ tình huống cho hoạt động tiếm theo.

 Sau đó, các nhóm lại lên bàn giáo viên bốc thăm lại 1 lần nữa. Số xuất hiện
trong lá thăm đại diện cho số thứ tự của nhóm có câu hỏi tình huống cần
được giải quyết. Trong 5 phút, cả nhóm phải bàn bạc cách giải quyết tình
huống, sau đó lên bảng diễn lại phần giải quyết tình huống đó. (Ví dụ:
Nhóm 1 bốc được số 6, thì nhóm 1 sẽ phải giải quyết câu hỏi tình huống của
Nhóm 6 trong phần diễn tình huống).

 Mục đích của hoạt động: Rèn luyện khả năng giải thích tình huống cho sẵn.
Phát huy sự sáng tạo của học sinh bằng cách giải quyết các tình huống có
thật.

4.2.2.6. Kiểm tra nó i học kỳ số 2.

Do kỳ kiểm tra này sẽ diễn ra vào tháng 5/2015 (tức là sau 2 tháng từ ngày
sáng kiến này được hoàn thiện ), nên những hoạt động được áp dụng cho kì kiểm
tra này vẫn đang còn trong giai đoạn thiết kế và sẽ được hoàn thành trong các sáng
kiến sau.
27
5. Kết quả đạt được:
Sau một thời gian áp dụng thuyết trình và tình huống kịch để dạy kỹ năng Nói
cho học sinh, tôi tự nhận thấy đã có một số thành quả đáng mừng như sau:
 So với thời gian đầu, học sinh tỏ thái độ tích cực hơn đối với bộ môn tiếng
Anh, đặc biệt là kĩ năng Nói. Thay bằng thái độ chán nản và e ngại ban đầu
với những hoạt động Nói, giờ đây, các em đã hang hái hơn, nhiệt tình hơn,
và chủ động hơn trong việc nâng cao khả năng của bản thân mình.
 Sự tiến bộ trong khả năng của các em cũng có thể nhận ra rõ rệt. Do đặc thù
môn học đòi hỏi rất nhiều sự tự tin từ học sinh, nên việc kích thích sự tự tin
là mục đích hàng đầu trong việc dạy Nói. Qua những hoạt động thuyết trình
cũng như tình huống kịch, các em học sinh đã thể hiện sự tin vượt bậc do
được tiếp xúc với những ngữ cảnh có thật xung quanh các em. Cũng từ đó
mà năng lực ngôn ngữ của các em đang phát triển một cách đáng mừng.
 Bên cạnh việc nâng cao năng lực, học sinh còn có thể phát triển toàn diện
những kỹ năng mềm như tư duy phê phán, khả năng tóm tắt, chọn lọc và tổ
chức thông tin, và đặc biệt là các sắp xếp, tổ chức các hoạt động theo nhóm.
 Qua những hoạt động trên, sự gắn bó, tình đoàn kết giữa học sinh cũng
được củng cố nhiều hơn. Từ việc thu thập kinh nghiệm không chỉ qua sản
phẩm của bản thân, mà còn qua việc tham khảo từ bạn bè, học sinh học
được cách tôn trọng ý kiến của nhau, biết chia sẻ và bàn bạc để cùng hoàn
thành nhiệm vụ được giao.

28
PHẦN IV – KẾT LUẬN
Do đặc thù môn học, khó mà có thể dùng những bài kiểm tra và điểm kiểm
tra để đánh giá một cách xác thực tiến bộ của học sinh mới chỉ qua hơn 1 kỳ học,
nhưng là một giáo viên phụ trách bộ môn này, tôi tin rằng phương pháp áp dụng
thực hành thuyết trình và tình huống kịch vào việc dạy nói đã mang lại cho các em
không ít lợi ích, không chỉ trong việc học kiến thức văn hóa, mà còn rèn luyện
nhiều kỹ năng mềm cho các em trong suốt quá trình thực hiện.

Qua đây, tôi cũng xin được cảm ơn Nhà trường và Tổ Bộ Môn đã tạo điều
kiện cho tôi về mặt cơ sở vật chất để tôi có thể thuận lợi áp dụng sáng kiến của
mình. Lời cảm ơn sâu sắc hơn tôi muốn gửi đến những học sinh của tôi vì không
phải là những học sinh chuyên Anh, nhưng các em luôn tỏ thái độ hoàn toàn hợp
tác và chủ động trong mọi hoạt động tôi đưa ra, dù đôi khi những hoạt động đó
còn lạ lẫm và đôi khi khó đối với các em.

Tuổi đời và tuổi nghề chưa cao, kinh nghiệm thu được chưa nhiều, vì vậy,
những sai sót thật khó để tránh khỏi. Qua bản mô tả này, tôi cũng mong nhận được
sự đóng góp, góp ý mang tính chất xây dựng từ đồng nghiệp, Tổ bộ môn và cả
Nhà trường để tôi có thể học hỏi, trau dồi và nâng cao thêm chuyên môn cũng như
nghiệp vụ của mình.

29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Burnkart, G. S. (1998)―Spoken language: What it is and how to teach it.
Retrieved on November 24th, 2014 from
http://www.nclrc.org/essentials/speaking/goalsspeak.htm.

Haron, S. C., Ahmad, I. S., Mamat, A. & Mohamed, I. H. A. (2012). Strategies to


Develop Speaking Skills among Malay Learners of Arabic. International Journal of
Humanities and Social Science, 2, 17. Retrieved November 24th, 2014 from
http://www.ijhssnet.com/journals/Vol_2_No_17_September_2012/34.pdf

Johnson, K. & Morrow, K. (1981). Communication in the classroom: Applications and


methods for a communicative approach. Essex, England: Longman Group Limited.

King, J. (2002). Preparing EFL Learners for Oral Presentations. Dong Hwa Journal of
Humanistic Studies, 4, 401-418.

Liu, M. (2005). Reticence in Oral English Language Classrooms: A Case Study in


China. TESL Reporter 38, 1, pp. 1-16.

Liu, M. (2006). Anxiety in EFL Classrooms: Causes and Consequences. TESL Reporter
39, 1, 13-32.

Ments, V. M. (1999).The effective use of role-play: practical techniques for


improving learning (2nded.). Retrieved May 12, 2012 , from
http://books.google.com.bd/books/about/The_Effective_Use_of_Role_Play. html?
id=GbXOYf8aTIC&redir_esc=y

Nazara, S. (2011). Students’ Perception on EFL Speaking Skill Development. Journal of


English Teaching, 1, 1. Retrieved Novenber 24th, 2014 from
https://www.academia.edu/776982/Students_Perception_on_EFL_Speaking_Skill
_Devel opment.

30
PHỤ LỤC
Giáo án mẫu:

Unit 6 – GENDER EQUALITY - SPEAKING

I. Objective:

 Practice expressing and explaining for agreement and disagreement about a controversial topic.

 Approach to debating atmosphere.

II. Teaching aid:

 Handout 1 (language for agreement, disagreement and partial agreement)

 Handout 2 (Topic + supporting ideas)

III. Procedure:

Section Activities Aims Time


Pre-  Teacher comes into class, pretending to be - Provide a meaningful 5
really angry context to activate mins
 Teacher raises the topic by telling the story of students’ interests.
hers: “In the breakfast today, my grandmother
kept complaining that my mother could not
give birth to any son and stereotyping that
women cannot do big and cannot as successful
in career as men are”.
 Teacher asks students if they agree with her
grandmother’s notion and asks them for
explanation.
 Do an exercise: - Provide references to 5
 Students are given a handout in which some shape the form of mins
controversial topics and their supporting ideas speaking
are put in wrong order. Match the topics with
their suitable supporting and decide if they are
agreement or disagreement to the topic.

31
KEY: 1.c-A 2.a-D 3.e-D 4.b-A 5.f-A
6.d-D
 Students are given another handout with the 5
language to express agreement and mins
disagreement.
 Students choose 3 favorite sentences from
each category and learn them by heart.
While-  Task 2 (page 10) - Make students practice 15
 Class is divided into 6 groups; each group is speaking mins
responsible for 1 of 6 topics in the task.
 Each group is divided to 2 smaller groups which
are FOR and AGAINST.
 Students discuss the supporting idea in 5
minutes and then practice making a debate
 Some groups are called on to present their - Enhance students’ 10
outcome in front of the class confidence speaking in mins
front of a crowd.
- Exemplify
Post-  Students give comment on their peers’ - Activate students’ 5
performance reflecting skills mins

32
Exercise: Match the topics with their corresponding supporting ideas and decide if they are of
Agreement (A) or Disagreement (D)

Topic Supporting ideas A/D


1. Men are better leader than women a. In fact, a large number of women can do really
well in the position of an officer, an accountant, a
police woman, etc.
2. Women’s natural roles are care- b. Women usually get up early in the morning to
givers and housewives. prepare breakfast for the whole family while men
just enjoy those breakfast without any helps.
3. Men should be decision-makers c. Men normally have better critical thinking and
and breadwinners in a family. power which are necessary qualifications for a group
commander.
4. Women are more hard-working d. Everybody has the right to explore and use their
than men although they are knowledge to better the society.
physically weaker
5. Men are not as good with children e. In this day and age, it is a normal case that women
as women earn much higher income than their husband.
6. Married women should not pursue f. Actually, women are born with feminine, so they
a career. are in born gentler and more patient than men.

Agreement, Partial Agreement and Disagreement

Agree (For) Partial Agree (Neutral) Disagree (Against)


 There is no doubt about  It is only partly true 
I don't agree with you.
it that... that... 
I’m sorry, but I
 I completely /  That’s true, but… disagree.
absolutely agree with  I can agree with that  I'm afraid, I can't agree
you. only with reservations. with you.
 I agree with you  That seems obvious,  The problem is that...
entirely. but...  I (very much) doubt
 I totally agree with you.  That is not necessarily whether...
 I simply must agree so.  This is in complete
with that.  It is not as simple as it contradiction to...
 I am of the same seems.  With all due respect,…
opinion.  I agree with you in  I am of a different
 I am of the same principle, but… opinion because ...
opinion.  I agree with you in part, I cannot share this / that
 That’s exactly what I but… / the view.
think.  Well, you could be  I cannot agree with this
right. idea.
 What I object to is...
 I have my own
thoughts about that.
Retrieved from: http://www.myenglishpages.com/site_php_files/communication-lesson-agreement-
disagreement.php#.VKkCoaiVM6w

33

You might also like