You are on page 1of 7

Proceedings of University Scientific Conference on:

“Interactive Teaching Techniques in Non-English Major Classes”.


24 December 2018,
Faculty Social Sciences and Humanities, Tien Giang University, Vietnam.

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TIẾNG ANH GIAO TIẾP


CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Current State of Using English by University Students in Social Communication.

TS. Nguyễn Hoàng Tiến,


Dr Nguyen Hoang Tien
Tóm tắt: Hiện nay, nhu cầu học ngoại ngữ rất cao, tăng mạnh so với các năm trước. Nhưng
học sinh rất bận rộn, không chỉ học các môn học mà còn làm việc nhiều hơn, vì vậy rất khó
để dành thời gian học ngoại ngữ. Việc học ngôn ngữ đòi hỏi đầu tư thời gian, với mục tiêu
rõ ràng. Học để vượt qua kỳ thi sẽ khác với việc học giao tiếp. Điều quan trọng nhất là
phương pháp và quyết tâm. Tiếng Anh là điều cần thiết nếu học sinh không có tiếng Anh,
chúng sẽ bị bỏ lại phía sau. Đặc biệt khi học tiếng Anh, học sinh phải giao tiếp để trở thành
một kỹ năng công việc trong tương lai. Tuy nhiên, học tiếng Anh tốt và giao tiếp bằng tiếng
Anh là hai loại khác nhau. Học sinh có thể học rất tốt về kỹ năng đọc và viết nhưng giao
tiếp không tốt. Do đó, phần trình bày sẽ được trình bày (1) Tổng quan về giao tiếp tiếng
Anh, (2) Thực trạng sử dụng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên, (3) Giải pháp nâng cao khả
năng giao tiếp tiếng Anh cho sinh viên.
Từ khóa: sử dụng, giao tiếp tiếng Anh, sinh viên đại học

KHÁI QUÁT VỀ TIẾNG ANH GIAO TIẾP


Cho đến nửa cuối thế kỷ 20, sau khi thế giới chứng kiến một loạt thất bại của các
phương pháp giảng dạy tiếng Anh, sự ra đời của khái niệm dạy ngôn ngữ giao tiếp và dạy
tiếng Anh giao tiếp là kết quả của nỗ lực tìm kiếm các giải pháp hay phương pháp tiếp cận
hiệu quả hơn. Dạy ngôn ngữ giao tiếp lấy khái niệm "ngôn ngữ giao tiếp" làm nền tảng.
Do đó, trước khi hiểu được thế nào là dạy tiếng Anh giao tiếp, chúng ta cần hiểu chính
xác các khái niệm cơ bản liên quan, trong đó có khái niệm “năng lực ngôn ngữ giao tiếp”
và “tiếng Anh giao tiếp”. Bởi vì theo Sandra J. Savignon: “Dạy ngôn ngữ giao tiếp
(Communicative language teaching - CLT) đề cập đến cả quá trình và mục tiêu trong phòng
học. Khái niệm học thuyết trung tâm trong dạy ngôn ngữ giao tiếp là năng lực giao tiếp,
một thuật ngữ được đưa vào tranh luận liên quan đến sử dụng ngôn ngữ và học ngoại ngữ
hoặc ngôn ngữ thứ hai trong những năm đầu của thập kỷ 70” (Sandra J. Savignon).
Vậy dạy ngôn ngữ giao tiếp là gì?
Theo mô hình của Sandra J. Savignon, quá trình học diễn ra thông qua thực hành và
trải nghiệm trong phạm vi ngày càng rộng các bối cảnh, sự kiện giao tiếp. Nhờ đó, người
học sẽ dần dần mở rộng năng lực giao tiếp, bao gồm năng lực ngữ pháp, năng lực đàm
thoại, năng lực văn hoá xã hội, và năng lực chiến lược. Mặc dù tầm quan trọng tương đối
của các thành phần phụ thuộc vào trình độ tổng thể về năng lực giao tiếp, mỗi thành phần
đều tối quan trọng. Hơn nữa, tất cả các thành phần luôn nằm trong mối liên hệ mật thiết.
Chúng không thể được phát triển hay đo lường một cách tách biệt. Thêm vào đó, khi một
sự phát triển diễn ra trong một lĩnh vực, thành phần đó tương tác với các thành phần khác
để tạo ra sự phát triển đối với năng lực giao tiếp tổng thể.
Vấn đề mấu chốt khi dạy ngôn ngữ giao tiếp là cuốn hút người học vào quá trình
giao tiếp để phát triển năng lực giao tiếp của họ. Hơn thế, quá trình phát triển năng lực giao
tiếp cần được diễn ra trong các tình huống và bối cảnh có ý nghĩa với người học. Về ngữ
pháp tiếng Anh? Có lẽ rất nhiều người trong số chúng ta sẽ đặt câu hỏi: Khi học tiếng Anh
giao tiếp, có cần dạy hay học ngữ pháp không? Thực ra các nhà ngôn ngữ cũng đã khẳng
định trong rất nhiều tài liệu là ngữ pháp không thể thiếu trong học tập cũng như sử dụng
tiếng Anh giao tiếp. Vấn đề này tập trung vào ba nội dung chính: Các quy tắc ngôn ngữ
nói chung (bao gồm ngữ pháp) không thể loại trừ khỏi quá trình dạy tiếng Anh giao tiếp,
dạy tiếng Anh giao tiếp không phải chỉ là dạy nghe nói mặt đối mặt, và dạy tiếng Anh giao
tiếp không có nghĩa loại bỏ các tư liệu học truyền thống quen thuộc. Dạy ngôn ngữ giao
tiếp không chỉ là giao tiếp lời nói mặt đối mặt. Dạy ngôn ngữ giao tiếp nói chung hay tiếng
Anh giao tiếp nói riêng không phải chỉ bao gồm nghe nói mặt đối mặt. Các nguyên lý giảng
dạy ngôn ngữ giao tiếp khẳng định sự áp dụng đồng đều đối với hoạt động đọc và viết.
Điều này có ý nghĩa thực tiễn tại Việt Nam vì có rất nhiều người hiểu sai rằng học tiếng
Anh giao tiếp đồng nghĩa với học nghe nói, hay dạy tiếng Anh giao tiếp đồng nghĩa với
dạy hai kỹ năng nghe và nói. Không nhất thiết loại bỏ hoàn toàn tư liệu học truyền thống
quen thuộc. Các tư liệu học truyền thống có thể bao gồm nhiều loại, trong đó có sách giáo
khoa, sách bài tập. “Tư liệu thiết kế để thúc đẩy năng lực giao tiếp có thể được sử dụng
như các phương tiện trợ giúp cho ghi nhớ, ôn tập, dịch hoặc dành cho các bài tập ngữ pháp.
Tương tự, một giáo viên chỉ có sách hướng dẫn theo phương pháp ngữ pháp dịch chắc chắn
có thể dạy năng lực giao tiếp”. Dạy ngôn ngữ giao tiếp không loại bỏ chú ý vào siêu ngôn
ngữ. Ý thức của người học về siêu ngôn ngữ hiểu đơn giản là ý thức về các quy tắc ngữ
pháp, quy tắc đàm thoại, và quy tắc đối với sự phù hợp về mặt xã hội của ngôn ngữ. Tuy
nhiên, việc dạy cấu trúc ngữ pháp trong dạy ngôn ngữ giao tiếp cũng đòi hỏi được đặt trong
bối cảnh giao tiếp có ý nghĩa. Các vấn đề chủ yếu trên đây một mặt khẳng định dạy tiếng
Anh giao tiếp là phát triển năng lực giao tiếp của người học. Đồng thời cũng chỉ ra các
quan niệm sai lầm rất cơ bản và phổ biến tại Việt Nam hiện nay khi cho rằng học tiếng
Anh giao tiếp không cần học ngữ pháp, hay học tiếng Anh giao tiếp đồng nghĩa với học
nghe nói. Hơn nữa, rất nhiều lớp học còn đồng nghĩa dạy phát âm hay đánh vần tiếng Anh
với dạy tiếng Anh giao tiếp lại càng là một sai lầm vô cùng lớn.Tất nhiên trong môi trường
học tiếng Anh tại Việt Nam, khi từ vựng và ngữ pháp được tập trung chủ yếu thì khả năng
phát âm chuẩn và kỹ năng giao tiếp thường phát triển chậm hơn nhiều. Do vậy, bạn sẽ cần
hướng dẫn chuyên sâu về phát âm chuẩn và luyện giao tiếp tiếng Anh.
Theo Mazouzi (2013), các hoạt động dành cho người học nên được thiết kế dựa trên
hai tiêu chí cần đạt được với vai trò quan trọng như nhau đó là khả năng nói lưu loát và độ
chính xác của lời nói. Bởi vì, đây là hai yếu tố quan trọng của việc giảng dạy ngoại ngữ
theo đường hướng giao tiếp. Các hoạt động thực hành trên lớp có thể giúp cho sinh viên
phát triển năng lực giao tiếp của mình. Vì thế, họ cần phải hiểu được hoạt động thích hợp
của hệ thống ngôn ngữ. Đặc điểm thứ nhất của hoạt động nói là tính lưu loát và đây là mục
tiêu chính mà giáo viên muốn sinh viên của mình đạt được khi giảng dạy kỹ năng nói cho
họ. Thornbury (2005) cho rằng khả năng nói lưu loát là khả năng trình bày vấn đề một cách
dễ hiểu để không làm gián đoạn quá trình giao tiếp đang diễn ra khiến người nghe cảm
thấy chán và không muốn tiếp tục nghe. Hedge (2000) thì diễn tả nói lưu loát là khả năng
trả lời một cách chặt chẽ, mạch lạc thông qua việc kết hợp các từ và các cụm từ với nhau,
phát âm các âm rõ ràng và có sử dụng trọng âm và ngữ điệu khi nói.
Tính chính xác là đặc điểm quan trọng thứ hai của hoạt động nói. Nếu người học muốn nói
lưu loát thì họ cần phải chú trọng đến cả tính chính xác của cấu trúc ngữ pháp, từ vựng,
cũng như cách phát âm trong khi nói. Do đó, giáo viên nên tập trung vào cả yếu tố chính
xác và lưu loát của lời nói trong quá trình giảng dạy kỹ năng nói cho sinh viên. Theo
Thornbury (2005) việc sử dụng đúng các cấu trúc ngữ pháp trong khi nói đòi hỏi người học
phải để ý đến độ dài, tính phức tạp của các phát ngôn và cấu trúc hoàn chỉnh của các mệnh
đề. Để đạt được độ chính xác về mặt từ vựng, người học phải lựa chọn các từ ngữ phù hợp
với ngữ cảnh. Cùng một từ, hay một cụm từ được sử dụng trong những ngữ cảnh khác nhau
thì sẽ mang nghĩa khác nhau.Vì thế, người học nên biết cách sử dụng từ ngữ và thành ngữ
một cách chính xác để tránh gây hiểu lầm cho người nghe. Thornbury (2005) khẳng định
phát âm cũng là yếu tố mà người học cần quan tâm đến trong khi nói. Để có thể nói tiếng
Anh một cách chính xác, người học nên nắm rõ các quy tắc về âm vị cũng như cách phát
âm của các từ khác nhau trong tiếng Anh. Ngoài ra, cần phải hiểu rõ các đặc điểm siêu
đoạn tính như trọng âm, ngữ điệu, nhịp điệu. Những đặc điểm này giúp người học nói tiếng
Anh dễ dàng và hiệu quả.

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TIẾNG ANH GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN
Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, ngày càng nhiều các tập đoàn lớn, công ty nước
ngoài đầu tư vào Việt Nam để mở rộng thị trường. Trước những cơ hội đó, tiếng Anh trở
thành một công cụ đắc lực để người lao động khẳng định năng lực của mình. Thực tế cho
thấy giới trẻ đang có nhiều cơ hội tại các môi trường quốc tế bởi khả năng nắm bắt nhanh
và tư duy nhạy bén, tuy nhiên hơn nửa sinh viên ra trường vẫn bơi trước dòng biển tìm việc
mà không thể chớp lấy cơ hội bởi năng lực tiếng Anh còn hạn chế dù được học bài bản
ngoại ngữ từ trên ghế nhà trường. Như vậy có thể thấy các trường đại học đang hướng đến
việc nâng cao năng lực làm việc của sinh viên, cả phạm vi trong nước và quốc tế. Do đó,
từ tầm nhìn, mục tiêu chung có thể thấy các trường đại học rất quan tâm đến việc nâng cao
năng lực ngoại ngữ cho sinh viên trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập như hiện nay.
Theo khảo sát về việc sinh viên sau khi ra trường đáp ứng yêu cầu kỹ năng tiếng
Anh, có khoảng 49,3% sinh viên đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng, 18,9% sinh
viên không đáp ứng được và 31,8% sinh viên cần đào tạo thêm. Điều này cho thấy hơn nửa
số sinh viên sau khi ra trường không đáp ứng đủ yêu cầu về kỹ năng tiếng Anh. Đây là một
thực trạng đáng lo ngại khi nhiều sinh viên ra trường nhưng vẫn chưa trang bị kỹ càng
ngoại ngữ và các kỹ năng cần thiết, kéo theo tỷ lệ thất nghiệp sau khi ra trường càng cao.
Việc học ngôn ngữ nên cần phát triển đồng đều cả 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết. Đặc
thù sinh viên các trường Đại học Việt Nam nói chung là khi còn ngồi trên ghế nhà trường
là các bạn được đào tạo về ngữ pháp rất tốt, tuy nhiên vì không có nhiều cơ hội thực hành
nên kỹ năng nghe – nói bị yếu mới dẫn đến tình trạng hụt hẫng khi áp dụng ngoài đời
thường. Việc này sẽ thể hiện rõ nhất khi các bạn gặp các tình huống cần giao tiếp với người
nước ngoài. Chính vì vậy các bạn sinh viên cần phải chú trọng tới kỹ năng nghe - nói và
dành thời gian thực hành nhiều hơn để việc học ngoại ngữ được hiệu quả.
Sinh viên đuối khi giao tiếp thực tế. Trong thực tế, việc học ngoại ngữ cũng giống như một
đứa trẻ học tiếng mẹ đẻ, việc học cần bắt đầu bằng việc lắng nghe – bắt chước và tập nói,
sau đó mới học viết và đọc. Tuy nhiên quá trình học ngoại ngữ của các bạn trẻ lại ngược
lại, quá chú trọng vào ngữ pháp, thiếu thực hành nên khả năng giao tiếp còn hạn chế. Rất
nhiều bạn sinh viên sau khi ra trường có kỹ năng đọc hiểu rất tốt, có thể trả lời email và
soạn tài liệu thành thạo, tuy nhiên khi gặp gỡ người nước ngoài lại ấp úng, không thể giao
tiếp trôi chảy. Đây là tình trạng chung của đa số sinh viên và điều này làm cho các bạn bỏ
lỡ nhiều cơ hội làm việc trong môi trường quốc tế. Một thực tế nữa là sinh viên nắm chắc
ngữ pháp tiếng Anh, tốt nghiệp chuyên ngành đạt loại giỏi và sở hữu một CV tiếng Anh rất
đẹp, nộp hồ sơ vào một công ty có vốn đầu tư nước ngoài nổi tiếng nhưng nhanh chóng bị
loại trong phần phỏng vấn trực tiếp với quản lý bởi vì sinh viên đó đã không thể giao tiếp
trôi chảy mặc dù có rất nhiều ý tưởng hay nhưng lại không thể trình bày được. Chính điều
này khiến sinh viên khó khăn khi tìm công việc theo sở thích, mặc dù sinh viên cầm trên
tay tấm bằng giỏi.

GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG GIAO TIẾP TIẾNG ANH CHO SINH
VIÊN ĐẠI HỌC
Trong thời đại hội nhập, tiếng Anh trở thành một ngôn ngữ thiết yếu và là công cụ
đưa sự thành công tới gần hơn với mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Để không bị đuối trong
quá trình toàn cầu hóa, việc đầu tư quỹ thời gian cho việc học tiếng Anh giao tiếp là một
việc quan trọng cần được sinh viên nhìn nhận nghiêm túc hơn. Bởi những lối mòn trong
quan điểm và phương pháp học nên để tránh bỏ lỡ cơ hội cho bản thân và chiếm được ưu
thế sau khi ra trường, sinh viên cần phải thực sự chủ động trong việc học ngoại ngữ. Đầu
tiên đó là gạt bỏ tâm lý ngại, trốn tránh khi phải sử dụng tiếng Anh. Lời khuyên thứ hai đó
là bản thân các bạn phải từ bỏ được việc học tập theo lối mòn, tức là thay vì thụ động tiếp
thu những kiến thức từ phía Thầy/ Cô và nhà trường, sinh viên cần phải tăng cường thời
gian luyện phản xạ nghe – nói trong quỹ thời gian học tập. Những bạn trẻ không sợ chủ
động giao tiếp tiếng Anh là những người tiến bộ rất nhanh. Phần lớn giới trẻ hiện nay lựa
chọn học giao tiếp để cân bằng kỹ năng nghe nói và đọc viết của mình. Vì thế, để trở thành
người giao tiếp thành thạo thì người học phải học cách kiểm soát được cảm xúc của mình.
Trạng thái cảm xúc tiêu cực thì sẽ dẫn đến giao tiếp thất bại, ngược lại với cảm xúc tích
cực người nói có thể thành công trong giao tiếp. Năng lực ngữ pháp bao gồm kiến thức về
hệ thống các quy tắc ngữ pháp, cú pháp, từ vựng và ngữ âm. Năng lực này giúp người học
có thể nắm vững cấu trúc và diễn đạt lưu loát. Năng lực diễn ngôn ngữ giúp giải quyết các
vấn đề về liên kết và mạch lạc trong các loại văn bản khác nhau. Năng lực này là khả năng
nắm vững phương thức kết hợp ý nghĩa và hình thức ngữ pháp nhằm tạo ra các văn bản
viết hay nói có nghĩa thông qua việc sử dụng các phương thức kết nối để liên kết các hình
thức phát ngôn (như đại từ, từ nối, các cấu trúc tương đương) và các quy tắc kết nối ngữ
nghĩa. Năng lực ngôn ngữ - xã hội là việc sử dụng hợp lí về ngữ nghĩa (như thái độ, hành
động lời nói…) và hình thức ngôn ngữ (như từ vựng, biểu đạt phi ngôn từ, ngữ điệu). Hay
nói cách khác, năng lực này giúp tạo ra các phát ngôn thích hợp để người nghe có thể hiểu
được trong các ngữ cảnh khác nhau, với các mục đích giao tiếp và quy tắc giao tiếp khác
nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Một số chiến lược nâng cao kỹ năng nói cho sinh viên không chuyên tiếng Anh,
http://huc.edu.vn/mot-so-chien-luoc-nang-cao-ky-nang-noi-cho-sinh-vien-khong- chuyen-
tieng-anh-5023-vi.htm.
[2]. Sinh viên ngày nay với tiếng Anh – thế mạnh và hạn
chế, http://donghanh.net/2017/04/17/sinh-vien-ngay-nay-voi-tieng-anh-the-manh-va-han-
che/.
[3]. Sinh viên Việt Nam “đuối” vì kém giao tiếp tiếng Anh,
http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Huong-nghiep/748362/sinh-vien-viet-nam-duoi-vi- kem-
giao-tiep-tieng-anh.
[4]. Sinh viên Việt Nam “đuối” vì kém giao tiếp tiếng Anh,
http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Huong-nghiep/748362/sinh-vien-viet-nam-duoi-vi- kem-
giao-tiep-tieng-anh.

You might also like